Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:41:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282415 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #390 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 09:32:35 am »

@bienngot: đợi lâu quá hả,  Grin, có thông tin đây:

...Căn cứ theo giấy báo tử cháu đã gửi sư đoàn 320 đơn xin trích lục thông tin ban đầu về liệt sỹ nhưng chưa thấy công văn trả lời. Gọi điện thì Ban chính sách nói là không có danh sách ở đơn vị. Cháu lúng túng chưa biết làm gì tiếp mong các bác chỉ giúp.
Hiện tại cháu đang liên hệ với sư đoàn 320B bây giờ là 390 ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa nhưng chưa có kết quả.
http://www.flickr.com/photos/77529296@N04/6945821789/in/photostream
http://www.flickr.com/photos/77529296@N04/6945829561/in/photostream

... Liệt sỹ: Lại Hồng Quang - Sinh năm: 1952
Quê quán: Xóm 12 Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà
Nhập ngũ: tháng 4/1970 - Chức vụ: Đại đội phó
Đơn vị: Sư đoàn 320 - Hy sinh ngày 10/9/1972 - Tại mặt trận phía nam - quân khu 4. ...

Nhìn thông tin của chị, nhất là trên giấy báo tử có ghi BTL Mặt trận B5 thì có thể khẳng định ngay rằng LS thuộc sư đoàn 320B (sư đoàn Đồng Bằng) tham gia chiến dịch phòng ngự và bảo vệ Quảng trị 1972 rồi. Chị cứ hỏi thông tin từ 390 ở Thanh Hóa đi, cái đó rất cần trong quá trình thu thập đủ hồ sơ thông tin về trường hợp LS, để trình với bất kỳ cơ quan chính sách nào. Ở đây, trong phạm vi bài viết nhỏ này, tôi sẽ nói về trận đánh đó để chị tự hào,  Grin.

1. Quảng trị tháng 8,9 /1972: thời điểm điểm đó BTL mặt trận B5 chia thành các khu vực như sau:
Trích dẫn
- Khu phía tây bao gồm phạm vi từ bắc sông Mỹ Chánh đến nam sông Thạch Hãn, tây đường 1 do các sư đoàn 304 và 308 phụ trách. Sư đoàn 304 sử dụng Trung đoàn 9 đứng chân từ nam động Ông Do đến Động Tiên, tổ chức phòng ngự khu vực các điểm cao 74, 235, 367. Trung đoàn 66 tổ chức phòng ngự khu vực 105B, động Ông Do. Hai tiểu đoàn đặc công 15 và 19 hoạt động ở nam sông Mỹ Chánh. Trung đoàn 24 và Trung đoàn 141 làm lực lượng dự bị đứng chân ở khu vực Chùa Nga. Sư đoàn 308 sử dụng Trung đoàn 36 phòng ngự khu vực Tích Tường, Như Lệ; Trung đoàn 209 giữ Phước Môn, điểm cao 26, Tanh Lê; 2 trung đoàn 102 và 88 củng cố phía sau.

- Khu phía đông gồm hai huyện Triệu Phong và Do Linh do Sư đoàn 320B phụ trách, bố trí các trung đoàn 64 và 101 ở tuyến phòng ngự phía trước. Các đơn vị K5 hải quân, tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh phòng giữ Cửa Việt. Trung đoàn 48 củng cố và làm lực lượng dự bị của cánh đứng chân ở Cam Lộ.

- Khu giữa là khu phòng ngự chủ yếu gồm Phượng Hoàng, Ái Tử, Đông Hà, Cam Lộ do Sư đoàn 325 phụ trách. Sử dụng Trung đoàn 18 phòng ngự Nham Biều, Ái Tử; Trung đoàn 27 và Tiểu đoàn 3 địa phương phòng ngự khu vực Đông Hà, Động Côn, Quai Vạc (sau đó Trung đoàn 271 vào thay để Trung đoàn 27 ra củng cố); 2 trung đoàn (165 và 95) làm dự bị đứng chân ở khu vực Nại Cửu, Phượng Hoàng, Rào Vịnh, điểm cao 36.

Các lực lượng vũ trang địa phương Quảng Trị sử dụng tiểu đoàn 14 hoạt động ở Triệu Phong và trục đường 18, tiểu đoàn 3 bảo vệ Đông Hà, tiểu đoàn 8 hoạt động ở Tây Hải Lăng. trục đường 1 từ La Vang đến Mỹ Chánh. Tiểu đoàn 10 luân phiên từng đại đội hoạt động ở Phương Lan, Mỹ Thủy, Đa Nghi.

Tôi tạm mô phỏng bởi cái bản đồ to này cho chị dễ nhận biết:


2. Thế trận khu phía đông:
- Có thể nói, ngay từ những ngày đầu tham gia chiến dịch, F320B (sư đoàn 320B) đã bị phân tán đội hình theo yêu cầu và đặc thù từng đơn vị. Toàn bộ Trung đoàn 48 đã vào và tham gia chiến dịch phòng ngự Thành cổ Quảng trị. Trung đoàn 52 được giao đi làm nhiệm vụ khác và phối thuộc cho F320B là trung đoàn 27. Chính vì vậy, thế trận tại khu đông lúc này chỉ còn lại 2 trung đoàn và các lực lượng trực thuộc của sư đoàn.

- Trong khi đó, tháng 8 và tháng 9, nước lũ dâng cao, toàn bộ các sông Vĩnh Điện, Thạch hãn tràn sâu vào bờ; gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị bộ binh trong quá trình phòng ngự: hầm hào lở, nhão; công sự sụt; toàn bộ khu vực chốt ẩm thẩm. Lợi dụng cơ hội đó, địch tăng cường phá hoại: máy bay liên tục rải thảm, pháo biển - pháo từ các căn cứ quân sự của địch tập trung trút đạn. Suốt từ tháng 4,5/1972 đến thời điểm này, có thể nói, chưa bao giờ các chiến sỹ của ta lại phải đối phó với nhiều thử thách như vậy. Mệnh lệnh giữ vững Thành cổ - giữ vững Quảng trị là biểu tượng, là niềm tin, là sự kiên quyết không lùi bước trong những tháng hào hùng, gian khổ ấy. Thành cổ trở thành quyết chiến điểm, là sự sống còn với cả hai phía trong chiến sự cũng như trong suốt giai đoạn đàm phán hiệp định Pari.

- Để giảm thiểu sức khoan phá, sức ép của địch lên Thành cổ; BTL sư đoàn 320B đã quyết định, dùng trung đoàn 64, đánh lớn trên cánh đông, tăng cường đột phá thọc sườn địch tại Thành cổ. Vậy đấy, trung đoàn 64B sư đoàn 320B đã bước vào trận chiến trên những xóm/ làng đồng bằng ven biển Quảng trị - chang chang cát trắng, chói chang mặt trời. Phơi mình trên cát, nằm giữa tọa độ pháo địch đã được căn chỉnh sẵn, sẵn sàng và quyết tâm "chia lửa với đồng đội trong thành cổ". Bằng mọi cách, mọi hỏa lực, thu hút một lực lượng lớn địch về phía mình; thu hút cường độ tập trung địch sang phía trung đoàn. Với truyền thống, "luồn sâu - đánh hiểm" - những người lính đồng bằng đã bước vào trận đánh mới với niềm tự hào sâu sắc và thi đua với những người anh em 48 ("48 còn - Thành cổ còn").

Rất hay và may mắn, trong một thời gian ngắn, chúng ta cùng được phân tích, được hiểu, được xem và cùng nhìn về những người lính đồng bằng: hai sư đoàn 320 trong các thế trận, chiến dịch khác nhau nhưng đều phát huy hết được truyền thống anh hùng của mình.

còn tiếp
Logged

daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #391 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 11:15:22 am »

Bác Nguyễn Trọng Luân ơi, Cám ơn thông tin của bác đưa lên, nhưng theo cháu biết đấy là phần đầu của chiến dịch đường 9/1971. về sau bên ta Bắt sống đại tá Thọ.
Lúc này e36 đang hành quân dọc đường 9 chưa đánh đồi không tên ah. đến đêm 27/2/1971 khi e 36 đi đến điểm cao 31 -31 đã đánh xong rồi ah.
Vì khi đó  c2 e 36 cùng các E khác tập trung đánh đánh đồi không tên là từ ngày 1 cho đến ngày 5/3/1971 Bác ah. cái này cháu hỏi trực tiếp Bác Điềm C18  e 36 vì trong nhật ký bác đó chép từng ngày ah. Mỗi tội là chưa ra nơi chôn cất thôi. Huh
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #392 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 10:04:44 pm »

"Được mai táng Đông Bắc xã Ngọc Tụ- huyện Đắc Tô- tỉnh Kon Tum. Tại tọa độ 2802ô6
- Không có ô tọa độ kiểu: 2802ô6 đâu,  . Cái đó gọi là chữ tác đánh chữ tộ hay còn gọi là sơ suất trong quá trình ghi chép thông tin. Nhưng từ đó lại gây cực khó cho các gia đình liệt sỹ khi đi tìm.
Cái bản đồ quân sự cỡ 1/250.000 sẽ khái quát cho bác thấy Ngọc Tụ (Suim Ngok Tu - cao điểm 923) ở đâu, và theo như trích dẫn trên thì không cần em trả lời bác cũng sẽ thấy tại sao nó quan trọng thế? ngụy nhất thiết phải bảo vệ đến thế?"

Có thể là ở cái ô vuông có Dacto 1, Dacto 2, ngoktu, đấy Quang ạ, bộ binh thường xác định tọa độ đơn giản bằng cách chia ô vuông ra làm 9 phần, ô số 6 có thể ở phía đông bắc ô đó, có thể  thấy số 2 trục tung, số 8 trục hoành ở cái bản đồ đó, đại khái thế, kinh nghiệm của chú là đúng ở ô vuông đó, có bđ tỷ lệ cao hơn chắc chính xác hơn.
Logged
bienngot
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #393 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 09:01:38 am »

Cháu xin cảm ơn mod quangcan!
Cháu cũng đọc qua cuốn lịch sử sư đoàn 320 và cũng biết nắm sơ qua tình hình chiến sự năm 1972. Chỉ có sư 320B tham gia mặt trận Quảng Trị.
Anh phụ trách chính sách sư đoàn 320B (giờ 390) có trả lời cháu qua điện thoại rằng liệt sỹ Lại Hồng Quang hy sinh tại Bích La Đông - Triệu Thành - Triệu Phong - Quảng Trị. Gia đình muốn biết rõ hơn là liệt sỹ thuộc trung đoàn, tiểu đoàn nào thì bên đó trả lời chỉ ghi là cán bộ thuộc sư đoàn. Cháu đề nghị Ban chính sách trả lời rõ cho gia đình cháu bằng văn bản để tiện hơn cho những công việc tiếp theo ạ.
Cháu cũng đang liên hệ với một số đồng đội đi cùng với bác cháu nhưng kết quả chưa có gì khả quan. Đến 30/4 này các bác sẽ họp mặt cháu nghĩ đây là cơ hội tốt cho gia đình cháu.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #394 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 01:33:27 pm »

@qtrung: vâng, lúc đầu cháu cũng thấy sao lại có tọa độ kiểu thế, sau nghĩ lại và trao đổi với bác tuaans thì thấy có thể hiểu theo kiểu ngược lại - "kiểu của lính ta"  Grin. Việc xác định ô tọa độ thế là chuẩn rồi.  Grin

@daulephuoc: vị trí Đồi không tên đã được xác định ở đây.

@bienngot: biết hết thế rồi thì hỏi anh em tui làm chi nữa Grin. Đúng là  trận đó trung đoàn 64 đánh phòng ngự ở Bích La Trung, Bích La Hậu, Bích La Nam và có đủ dẫn chứng để khẳng định rằng LS hy sinh ở Bích La Đông (chỗ vị trí phòng ngự tôi đã mô phỏng ở bản đồ trước đó). Phần 2 của tôi định viết chi tiết về trận Bích La Đông thế là tiêu rồi  Grin, vậy khỏi nhé. Đúng là chị vẫn cần phải có văn bản xác nhận của sư đoàn 320B thật và dịp 30/4 này là cơ hội hiếm có đấy. Mà Bích La Đông thì nó ở xã Triệu Đông chứ nhỉ, Triệu Thành là sao?

Tui cho chị các bản đồ dưới này, vào trong đó có gặp bác Quy (tin nhắn) hoặc bác Lê Triệu thì bảo là quangcan chưa gặp bác lần nào nhưng rất ngưỡng mộ, tặng bác cái đồ độc này giúp tìm đồng đội năm xưa. Chị tìm CCB đại đội 11 tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 thời điểm 9/1972, mà có khi phải hỏi các bác ở đại đội vận tải của trung đoàn 64 sư đoàn 320B thì mới biết chắc được nơi chôn LS Lại Hồng Quang, đại đội phó đại đội 11.
Logged

daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #395 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 08:25:41 pm »

Cám ơn Bác Tuaan noi về đồi không tên, địa điểm. nhưng sao khi nhìn trên bản đồ không thấy dấu hiệu của quả đồi nhỉ/
Theo như bác cựu chiến binh c18 e 36 nói thì đồi không tên là khu vực gồm khoảng 3 quả đồi nhỏ liền nhau.
Không biết các bác bên 64 có nhận định như vậy không? mong các bác chỉ giúp.
Thông tin mà CCB c28  e 36 nói -" hi sinh tại đâu - chôn tại đó" nếu thế khả năng tìm thấy mộ cao. còn không nhờ vào may mắn vậy! Kiss
Logged
AKAVN
Thành viên
*
Bài viết: 38


« Trả lời #396 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 12:24:38 am »

Tình cờ em vào website của nghĩa trang Trường Sơn! Đọc thấy có trường hợp Liệt sỹ Lê Trung Vinh - Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Hy sinh năm 1970 mà năm sinh lại đề là 1969???

Em không biết làm thế nào? Ai? đơn vị nào có trách nhiệm đính chính lại thông tin này cho liệt sỹ!

Đây ạ: Liệt sỹ nằm ở số 58:

http://trianlietsi.vn/new-vn/thong-tin-liet-sy/297/danh-sach-liet-si-quang-binh-tai-nghia-trang-liet-si-truong-son.vhtm
Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #397 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 09:30:02 am »

Tình cờ em vào website của nghĩa trang Trường Sơn! Đọc thấy có trường hợp Liệt sỹ Lê Trung Vinh - Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Hy sinh năm 1970 mà năm sinh lại đề là 1969???

Em không biết làm thế nào? Ai? đơn vị nào có trách nhiệm đính chính lại thông tin này cho liệt sỹ!

Đây ạ: Liệt sỹ nằm ở số 58:

http://trianlietsi.vn/new-vn/thong-tin-liet-sy/297/danh-sach-liet-si-quang-binh-tai-nghia-trang-liet-si-truong-son.vhtm

Bạn AKVN nhắc thế là đúng rồi, theo hồ sơ quản lý liệt sỹ tỉnh Quảng Trị thì Liệt sỹ Lê Trung Vinh sinh năm 1944, các thông tin khác đúng nhưng ngày sinh trên bí mộ sai.
Cái này là do sơ suất của người khắc bia khi nâng cấp nghĩa trang và Ban quản lý nghĩa trang kiểm tra không kĩ, chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại để điều chỉnh cho đúng theo thông tin từ giấy báo tử và ý kiến của gia đình.
Xếp Quangcan: Tôi đã đăng ký lại cái nik mới để tham gia hóng hớt chuyện với các bác, sau khi mất nik, nik cũ vào mãi không được. Có gì thiếu sót mong Xếp thông cảm và giúp đỡ nhé. Năm nay QC có chuyến nào vào Quảng Trị ta hẹn gặp nhau nha. ĐT: 01692225678- Hoàn.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #398 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 11:54:41 am »

@bienngot: không hiểu sao anh cứ có ý nghĩ về trường hợp LS sẽ được đưa về Nại Cửu (trên bản đồ có đấy), lúc đấy Nại Cửu coi như là nơi củng cố, dừng chân, SCH tiền phương của cánh đông đấy, chắc đơn vị vận tải cũng không mang đi xa được đâu.

@AKAVN: cám ơn bạn, nhạc sỹ trẻ  Grin; chắc là do đánh máy nhầm khi số hóa đấy thôi, năm 1949 là hợp lý  Grin.

@Minhhoang.CCCP: em thì không chắc nhưng hội các chú lính SV năm nay chắc chắn vào đấy, lễ to lắm; lúc nào vô em sẽ báo bác nhé,  Grin. Mong bác cùng ở trên này hỗ trợ và chia sẻ.
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #399 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2012, 12:39:07 pm »

...
Xếp Quangcan: Tôi đã đăng ký lại cái nik mới để tham gia hóng hớt chuyện với các bác, sau khi mất nik, nik cũ vào mãi không được. Có gì thiếu sót mong Xếp thông cảm và giúp đỡ nhé. Năm nay QC có chuyến nào vào Quảng Trị ta hẹn gặp nhau nha. ĐT: 01692225678- Hoàn.

Chào Bác Hoàn!

Mấy làn ăn ngủ ở Đông Trường Sơn, lọ mọ tới tận biển Cửa tùng - khi Hiếu Giang mới mở rét-tau-răn ngoài ấy!
Mà chưa có dịp gặp Bác, cứ hẹn vậy đã...
Cho phép SGG "nhiều chiện" tí hén!...
@quangcan: Bác Hoàn là người "phe ta", cậu liên hệ xem Bác Hoàn thích dùng cái tên gì... Rồi "xách cái bao" đi tìm ác-min-đại-nhơn xin mợt/merge nick cũ và mới của Bác Hoàn làm một - để ta còn tìm ra các bài cũ, toàn thông tin cả đấy chứ

(à, còn chuyện "xách cái bao" thì nhớ là có lần Lão ấy nói "bữa chiều không có gì đưa cô thì chú cứ lại chỗ anh" - hê! nhớ dành lại ít để tháng sau tớ ra nhá Grin;D;D)
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM