Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 09:38:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148580 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:51:34 pm »

Lời dẫn

Sau này Kít-sinh-gơ viết rằng chuyến đi của Ních-xơn thăm Bắc Kinh có lợi ích cho quan hệ đối với Liên Xô. Bởi trước chuyến đi của Ních-xơn, Brê-giơ-nhép và đồng nghiệp của mình đã nhanh chóng đi tới thống nhất ý kiến. Điều này chỉ có Cục hồ sơ Liên Xô mới chứng minh được sự suy đoán của Kít-sinh-gơ. Dù sao thì những văn bản gốc của cuộc hội đàm cấp cao đủ để minh chứng về sự nhạy cảm của Mát-xcơ-va đối với chuyến thăm Bắc Kinh của Ních-xơn.

Nội dung hội đàm cấp cao Mỹ-Xô tháng 5/1972 chưa công bố, một sổ biên bản mật duy nhất được hé lộ, cũng chỉ biết được nội dung thảo luận về một số vấn đề nhạy cảm, như vấn đề Trung Quốc, đặc biệt vấn đề Việt Nam, cũng chỉ cung cấp rất ít thông tin mà thôi.

Theo một số nhà quan sát Mỹ phân tích “Một quan hệ cá nhân tốt" là đặc điểm chủ yếu của cuộc gặp gỡ. Nhưng gần đây Mỹ ném bom Bắc Việt Nam đã gây nên phản ứng mạnh mẽ của Ban lãnh đạo Liên Xô. Ngoài ra, Hiệp định đạt được qua cuộc đối thoại về hạn chế vũ khí chiến lược lần thứ nhất, cùng Bộ Nguyên tắc cơ bản đều nhằm tạo ra bầu không khí hữu nghị.

Tuy nhiên, một đề nghị của Liên Xô trong đó đã làm cho người Mỹ không hài lòng và nghi ngờ. Trong chuyến thăm bí mật Mát-xcơ-va tháng 4, Brê-giơ-nhép đã nói cho Kít-sinh-gơ về quan điểm của Mát-xcơ-va đối với vấn đề hai bên không sử dụng vũ khí hạt nhân (hiệp ước ký năm 1973).

Liên Xô cho rằng, đề nghị này của họ là một bước tiến lớn về cam kết không sử dụng trước vũ khí hạt nhân, là một bước đi trong thực hiện Bộ Nguyên tắc cơ bản. Nhưng từ một khía cạnh khác, Kít-sinh-gơ đã phát hiện tín hiệu: Muốn hình thành mặt trận chống Trung Quốc, cung cấp "đất thánh" cho tên lửa Liên Xô chĩa vào Trung Quốc.

Như sau này Kít-sinh-gơ nói "Liên Xô có ý đồ làm xấu đi quan hệ giữa chúng ta với Bắc Kinh". Họ cho rằng Trung Quốc cũng sẽ nhận ra ý đồ "thù địch" nằm trong đề nghị này của Liên Xô. Đề nghị này không ngừng đả kích tuyên bố của Trung Quốc về chống sử dụng vũ khí hạt nhân, mà cũng không ngăn cản Liên Xô tiến hành tấn công hạt nhân đối với các nước khác như Trung Quốc.

Ních-xơn đã nêu với Brê-giơ-nhép một đề nghị ngược lại trong đó gợi ý Liên Xô sử dụng "kênh ngầm" để đi sâu vào cuộc đối thoại với Mỹ. Bị đề nghị có khuynh hướng chống Trung Quốc kia làm khó dễ, trong chuyến thăm Bắc Kinh tháng 7/1972 Kít-sinh-gơ đã nói sơ qua với Chu Ân Lai về đề nghị này, ông ta nói với Chu, Ních-xơn sẽ chấp nhận đề nghị này nếu Liên Xô cam kết không tấn công hạt nhân vào các nước Đồng minh của Mỹ và các nước khác có lợi ích của Mỹ. "Các nước khác" ở đây chỉ Trung Quốc.

Cuối tháng 7, Đô-brư-nin nêu ra một đề nghị rõ hơn, và Kít-sinh-gơ phát hiện trong đó ý đồ: Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn từ bỏ việc tấn công đối phương trước bằng vũ khí hạt nhân, cho dù các quốc gia khác có sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ quốc gia đồng minh của mình.

Trong một cuộc trao đổi với Hoàng Hoa tại phòng mật của CIA, tại Niu-oóc, Kít-sinh-gơ có nhắc lại chuyện này. Kít-sinh-gơ giải thích: Đề nghị này không thể chấp nhận, bởi nó sẽ làm nhiễu "hành động tự do" của Mỹ, có nghĩa bảo vệ "hoà bình thế giới" bằng cái ô hạt nhân bao gồm các quốc gia nằm trong Hiệp định. "Chúng tôi đang tìm một phương thức, trong đó coi không sử dụng vũ khí hạt nhân là mục tiêu chứ không phải là trách nhiệm". Nói một cách khác, Kít-sinh-gơ hy vọng không một lực lượng nào hạn chế Chính phủ Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân trước .

Một tuần sau đó, Hoàng Hoa chuyển cho Kít-sinh-gơ một bản tuyên bố của Bắc Kinh chỉ trích mạnh mẽ đề nghị của Liên Xô. Trả lời Hoàng Hoa, Kít-sinh-gơ có dịp giải thích cặn kẽ nhận thức của mình về khuynh hướng của Mát-xcơ-va muốn dựng nên "Sự háu đá của phương Đông" và sử dụng bá quyền, gây nên tình hình căng thẳng ở châu Âu và châu Á. Có lẽ Kit-sinh-gơ cũng nêu ra nhận xét tương tự với Chu Ân Lai và nói để Trung Quốc rõ, cho dù không có một Hiệp định chính thức, Oa-sinh-tơn cũng sẽ giúp đỡ Trung Quốc nếu bị Liên Xô tấn công.

Trong thực tế, Kít-sinh-gơ coi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là một bộ phận nằm trong hệ thống An ninh của Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Bút-sơ tham gia từ đầu cuộc hội đàm Kít-sinh-gơ-Hoàng Hoa. Nhưng đến năm 1972, Kít-sinh-gơ đã gạt ông ta ra khỏi danh sách những người dự hội đàm.

Tháng 3, Kít-sinh-gơ báo cho Hoàng Hoa biết “Bút-sơ sẽ không tham gia Hội đàm của chúng ta nữa, chỉ mời ông ta dự khi thảo luận vấn đề liên quan tới Liên Hợp Quốc"
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:52:54 pm »

Nhà Trắng
BẢN GHI NHỚ HỘI ĐÀM VĂN KIỆN TUYỆT MẬT.
THAM KHẢO NỘI BỘ

Ngươi dự.

Tiến sĩ Hăng-ri Kít-sinh-gơ,

Cố vấn An ninh Nhà nước bên cạnh Tổng thống, thành viên NSC Uyn-tơn Lốt,

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Hoàng Hoa,

Phiên dịch Sử Diên Hoa

Thời gian: Ngày 4/8/1972, 5h15-5h45 chiều thứ sáu.

Đia điểm: Niu-oóc

(Mở đầu là một số câu chuyện nhẹ nhàng, trong đó Kít-sinh-gơ khen bộ Tôn Trung Sơn màu ghi nhạt của Đại sứ Hoàng)

(Kít sinh-gơ: Sáng nay tôi gặp Đại sứ Bút-sơ, Ngài đã làm cho ông ta rất sợ Triều Tiên. Ngài đã doạ ông ta. Chúng tôi nhất định dành cho ông ta nhiều sự ủng hộ.

Đại sứ Hoàng: (rút ngay trong túi một tờ giấy và đọc) Tiếp tục cuộc trao đổi lần trước của chúng ta.

Tôi muốn nêu một số nhận xét về quan điểm chính qua lời tuyên bố của Tiến sĩ Kít-sinh-gơ ngày 27/7, đó là Hiệp ước ký giữa Mỹ và Liên Xô về không sử dụng vũ khí hạt nhân chống nhau. "Trước tiên, phía Trung Quốc cho rằng, mục đích của Liên Xô trong đề nghị rất rõ là muốn xây dựng bá quyền hạt nhân trên thế giới. Thứ hai, đề nghị của Liên Xô chỉ qui định giữa Mỹ-Xô và các nước đồng minh không sử dụng vũ khí hạt nhân, theo Hiệp ước "Cấm thử vũ khí hạt nhân từng phần và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" là một hành động ngược chiều, là nhằm tăng cường lũng đoạn vũ khí hạt nhân, giữ ưu thế hạt nhân, tạo nên sự đe dọa hạt nhân đối với các quốc gia không có vũ khí hạt nhân và các quốc gia bị cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, buộc họ phải phục tùng bá quyền này hay bá quyền khác. Như vậy hai thế lực này có thể tự do chia cắt thế giới, định đoạt vận mệnh các quốc gia khác trên thế giới.

Đại sứ Hoàng thông qua phiên dịch nói thêm rằng Hiệp định Mỹ-Xô về không sử dụng vũ khí hạt nhân là "không thể chấp nhận được", nó đi ngược lại sự bình đẳng giữa các quốc gia , hơn nữa nó hàm nghĩa cuộc xung đột giữa các siêu cường, đi ngược lại các điều khoản chống bá quyền trong thông cáo Thượng Hải. Hiệp ước mà Bắc Kinh chấp hành là phải huỷ bỏ và cấm sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là cấm sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại nước không có vũ khí hạt nhân.

Đại sứ Hoàng: Chúng tôi mong phía Mỹ hãy xem xét kỹ lưỡng vấn đề này.

Hoàng Hoa còn đọc 3 bản ghi nhớ, một là yêu cầu Liên Hợp Quốc chấm dứt bao vây và trừng phạt Triều Tiên, hai là cảm ơn Mỹ đã hỗ trợ bảo vệ an toàn cho Thái tử Xi-ha-núc trong chuyến nghỉ ở nước ngoài, ba là cảm ơn Tiến sĩ Kít-sinh-gơ đã có đóng góp thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc, Mỹ với Tây Đức.

Nhưng Tiến sĩ Kít-sinh-gơ phản đối đề nghị của Trung Quốc về đưa vấn đề Triều Tiên ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc, ông ta nói bóng, nói gió về khả năng có hành động đối với một số vấn đề mà Trung Quốc đang quan tâm.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:53:37 pm »

Kít-sinh-gơ: Bây giờ chúng ta trao đổi vấn đề của nước Đức. Tôi có kênh liên lạc trực tiếp với Thủ tướng Đức, có thể không qua kênh ngoại giao

Đại sứ Hoàng: Thủ tướng ư?

Kít-sinh-gơ: Thủ tướng Bran-đô "Kênh trực tiếp" của ông ta là Cố vấn về ngoại giao của Thủ tướng, có thời gian đương nhiệm xấp xỉ như tôi làm việc cho Tổng thống. ông ta từng xin ý kiến của tôi về việc lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Bon, ông ta bày tỏ quan điểm cá nhân cho rằng không nên vội vàng, trọng tâm của Đức đặt ở châu Âu. Hiện nay, tôi đang suy nghĩ để trả lời ông ta.

Theo nguồn tin đáng tin cậy, người đó có tên Ban-ét-gông, có quan hệ mật thiết với Liên Xô, hắn hầu như báo cáo tất cả nội dung cuộc trao đổi với Liên Xô, cho nên tôi cần thận trọng trong khi trả lời. Nhưng như đã nói với Ngài, đầu tháng 9 tôi đi Đức gặp trực tiếp Bran-đô. Về phía chúng tôi chúng tôi tán thành Cộng hoà liên bang Đức lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Vấn đề là các Ngài có muốn lập quan hệ ngoại giao trước cuộc bầu cử tháng 12 hay không? Trong bức điện, ông ta cho biết là ngày 3/12. Cho đến nay vẫn chưa công bố tin này. Ý muốn của các Ngài ra sao?

Đại sứ Hoàng: Chúng tôi chưa nhận được chỉ thị rõ ràng.

Kít-sinh-gơ: Tất nhiên. Sau khi nhận thông tin từ Ngài tôi sẽ có trả lời không chính thức cho ông ta.

Đại sứ Hoàng: Tin tức đưa cho thấy, trong thời gian thăm Trung Quốc, Sa-rốt-đô nhiều lần bày tỏ, nước Đức muốn sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và phía Trung Quốc cũng có phản ứng tích cực:

Kít-sinh-gơ: Vấn đề hiện nay là thời gian cụ thể cho "sớm nhất". Nếu phía Ngài muốn tôi rất vui lòng báo cho Đức biết các Ngài đã chuẩn bị sẵn sàng. Có lẽ các Ngài cũng cho biết tôi còn cần thông báo với ai ngoài ông ta?

Đại sứ Hoàng: Cái gì?

Kit-sinh-gơ: Thông qua người khác, chứ không phải Ban-ét-gông. Bởi hắn sẽ lập tức báo cáo với Liên Xô về việc này, nhưng nếu các Ngài có ý kiến gì khác cũng xin cho biết. Tôi sẵn sàng chờ đợi và trả lời.

Hoàng nêu rõ, lập quan hệ ngoại giao với Đức sẽ dễ hơn, bởi trước đây Đức không có quan hệ ngoại giao với Tưởng Giới Thạch.

Kít-sinh-gơ nói rằng, tìm một cơ hội thích hợp để thông qua Đảng Dân chủ xã hội cầm quyền, hay Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo chống đối là vấn đề "sách lược"

Kít-sinh-gơ: Tôi xin trao đổi qua với Ngài về vấn đề hạt nhân. Trước hết, tôi tán thành sự phân tích của Ngài. Nhưng tất nhiên chúng tôi không thể chấp nhận động cơ như các Ngài nói. (Đại sứ Hoàng đã sửa lại phát âm chứ "ascribe" của nữ phiên dịch Hạ) Bởi nếu là động cơ của chúng tôi, thì tất nhiên chúng tôi không hỏi ý kiến các Ngài.

Tôi xin phân tích qua về tình hình thế giới và chiến lược mà chúng ta có ý định thực hiện, sau đó, chúng ta trở lại trao đổi vấn đề này. Theo phân tích của chúng tôi, Liên Xô có chính sách cố ý cô lập các Ngài. Hai năm trước đây Liên Xô ký kết hàng loạt Hiệp ước và biểu hiện của họ ở phương Tây, theo chúng tôi chỉ có thể giải thích là ý đồ xâm lược chống phương Đông (đại sứ Hoàng hỏi Hạ một số vấn đề) Đó là sự phân tích của chúng tôi.

Chúng tôi cho rằng thời kỳ nguy hiểm nhất có thể xuất hiện vào năm 1974 đến 1976. Chúng tôi còn cho rằng, cho phép xây dựng bá quyền do Mát-xcơ-va thống trị tại lục địa châu Âu châu Á sẽ xung đột với lợi ích của phía chúng tôi. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích bản thân, chúng tôi sẽ chống lại. Tuy nhiên không có Hiệp định chính thức nào được ký (với Trung Quốc). Vấn đề hiện nay là chúng ta không thể gây nên tình hình căng thẳng giả tạo như ở phương Tây. Mỹ không thu được lợi lộc gì khi quốc gia Đồng minh phải thực thi chính sách của mình trong tình hình căng thẳng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:55:14 pm »

Đại sứ Hoàng: Ý của Ngài là, các Ngài không có lợi ích trực tiếp ở phương Tây?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không có lợi ích trực tiếp trong tình hình căng thẳng kéo dài ở phương Tây. Đúng vậy, nếu chúng tôi muốn giữ vị trí này, thì chúng tôi không bao giờ đơn phương giảm quân lực ở Châu Âu, như tôi đã nói với Thủ tướng, cho dù có Hiệp định, con số mà chúng tôi giảm bớt cũng không vượt quá 10%.

Nhưng điều chúng ta phải làm là trong thời gian mà tôi đề cập trên, hai nước chúng ta phải lập quan hệ đầy đủ. Như vậy người ta sẽ tin khi nói rằng các Ngài bị tấn công vì có liên quan đến nhiều lợi ích của Mỹ. Nếu các Ngài cho rằng, phía chúng tôi đặt lợi ích kinh tế cao hơn tất cả là cực kỳ sai lầm. Bởi chí ít là Chính phủ này đặt kinh tế ở vị trí thứ ba.

Tôi đã nói qua với Ngài về chiến lược cơ bản của chúng tôi để tạo ra một cơ sở lòng tin và tránh để Liên Xô lợi dụng cái cớ "bị bao vây” chúng tôi hy vọng làm được nhiều như Liên Xô để đạt được sự cân bằng trên hình thức. (Hoàng kiểm tra lại lời dịch của Hạ, và mỉm cười như bảo Kít-sinh-gơ nói tiếp đi) Đó là một chính sách rất phức tạp, và tình hình hiện nay cũng rất phức tạp.

Chúng tôi không bao giờ tham gia vào bất kỳ một Hiệp định nhằm cô lập hoặc chĩa vào các Ngài. Nhưng chúng tôi tìm kiếm một biện pháp mới là bóc đi nội dung thực chất của đề nghị, giữ lại một số thứ trừu tượng, làm mất đi ý nghĩa điều khiển. Chúng tôi chưa trả lời ở đây xin nói với Ngài về suy nghĩ của chúng tôi. Ví dụ, tôi muốn nói với Ngài điều mà chúng tôi đang suy nghĩ về nội dung dự thảo. Chúng tôi đang cân nhắc một đoạn với ý như thế này, khi họ không cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân chống nhau, chúng ta cũng có thể nói chúng ta đồng ý với nỗ lực lớn nhất để tạo ra môi trường quốc tế, trong đó không một ai được sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tiếp đoạn thứ hai là, để thực hiện môi trường đó, bên này hay bên kia, Đồng minh của bên này hay bên kia, bất cứ một bên nào đều không được sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại nước thứ ba, và tiến thêm bước nữa là, không một bên nào được xúi giục Đồng minh hoặc nước thứ ba tiến hành đe dọa và sử dụng vũ lực.

Chúng tôi chưa trình ra dự thảo này, vì còn trong quá trình thảo luận. Nó rất rộng không hạn hẹp trong các quốc gia có vũ khí hạt nhân, đó cũng không phải là sự cam kết. Nếu các Ngài có ý kiến. gì, chúng tôi rất hoan nghênh. Tôi đã nói rồi, chúng tôi không trả lời. Chúng tôi khẳng định không bao giờ chấp nhận đề nghị vừa nói.

Đại sứ Hoàng: Thái độ của phía Trung Quốc đã bày tỏ rõ ràng trong văn kiện thứ nhất. Phía Trung Quốc mong phía Mỹ hãy thận trọng xem xét yêu cầu của phía Liên Xô, Hiệp ước về cấm và huỷ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân phải được tất cả các nước thảo luận... (nhắc lại) được trao cho tất cả các quốc gia.

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu quan điểm của Ngài.

Đại sứ Hoàng: (liếc qua văn kiện). Bước thứ nhất, Hiệp ước cần quy định giữa các nước có vũ khí hạt nhân không sử dụng vũ khí hạt nhân. Các nước có vũ khí hạt nhân không dùng vũ khí hạt nhân chống lại các nước không có vũ khí hạt nhân. Phía chúng tôi cho rằng chỉ có một Hiệp định như vậy mới đúng đắn, mới thực sự giải quyết được vấn đề.

Kít-sinh-gơ : Tôi hiểu điều đó, không có điểm nào là không phù hợp với quan điểm của phía chúng tôi.

Đại sứ Hoàng: Ngài cho rằng phía Liên Xô chấp nhận đề nghị này ư? Có mấy phần khả năng?

Kít-sinh-gơ: (dừng một lát) Họ có chấp nhận đề nghị này không ư?

Kít-sinh-gơ: Trước đây Ngài từng hỏi họ như vậy.

Đại sứ Hoàng: Trong đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái, chúng tôi đã nhấn mạnh lập trường về vấn đề này, đề nghị ông Ma-lích trả lời. Nhưng ông ta im lặng. Trước đây, phía Liên Xô nêu ra quan điểm tương tự, đề nghị tương tự.

Kít-sinh-gơ: Tôi không đoán được, lâu nay tôi hoài nghi điều này. Nhưng tôi có thể khẳng định để Ngài yên tâm, chúng tôi sẽ thông báo tới Ngài trước mỗi bước đi trong vấn đề này.

Đại sứ Hoàng: Liệu phía Mỹ có tán đồng chủ trương của phía chúng tôi?

Kít-sinh-gơ: (Dừng một lát) Chúng tôi cố gắng hoá giải tình hình Liên Xô đe dọa bằng vũ khí thông thường đối với các nước Đồng minh của chúng tôi. Để bảo vệ Tây Âu chúng tôi chủ trương cấm dùng vũ khí hạt nhân.

Đại sứ Hoàng: Bởi vì phía Trung Quốc nêu ra phương án cấm sử dụng vũ khí hạt nhân không phải là một bước đi riêng rẽ, mà đó là bước đi thứ nhất.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:55:24 pm »

Kít-sinh-gơ: Đó là vấn đề hàng đầu của chúng tôi. Các nước Đồng minh của chúng tôi ở Châu Âu không thể chống lại quân lực hùng mạnh của Liên Xô.

Đại sứ Hoàng: Vậy thì, tôi mong phía Mỹ cho chúng tôi biết ý kiến về vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi suy nghĩ kỹ.

Kít-sinh-gơ: Ngài yên tâm, chúng tôi có bất cứ hành động gì cũng sẽ báo trước cho phía các Ngài biết. Ngài có thể thông báo với Thủ tướng của các Ngài rằng, chúng tôi không bao giờ chấp nhận đề nghị thử vũ khí hạt nhân của Liên Xô.

Đại sứ Hoàng: Tôi sẽ báo cáo việc này với Thủ tướng.

(Kít-sinh-gơ đã trao đổi việc ông ta thông qua thư ký nội các nước Anh Brơ-ke Tren, tiến hành hoạt động hậu trường cho chiến lược tam giác, đã đạt được sự hiểu biết chung giữa Mỹ-Anh)

Đại sứ Hoàng: (Ngắt lời) Hiện nay cần làm rõ một vấn đề Ngài đã nói sẽ cố gắng để tránh xảy ra tình hình đó. Lời tuyên bố này là nhằm vào ý đồ của Liên Xô ư? Ngài từng nói: "Cố gắng để tránh xảy ra tình hình đó".

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi sẽ cố gắng tránh để xảy ra tình hình Đông Á bị Liên Xô lợi dụng. Chúng tôi cũng đã thảo luận với các nước Đông Á về ý đồ này của Liên Xô. Nhưng cho đến nay không rõ phản ứng của họ ra sao? Chúng tôi thảo luận với họ về một số vấn đề khác, với các cuộc thảo luận với các Ngài.

Đại sứ Hoàng: Ngài có chứng cớ để khẳng định chắc chắn về quan điểm của Ngài là năm 1974-1976 nguy hiểm nhất không?

Kít-sinh-gơ: Tôi chỉ cảm giác vậy thôi. Hoặc là trước đó những ngày an ninh ở Châu Âu đã không còn nữa. Hoặc là Hội nghị an ninh châu Âu đã có tiến triển, làm thay đổi một bộ phận lực lượng quân sự. Tất cả đều có khả năng.

Đại sứ Hoàng: Nếu Hội nghị an ninh Châu Âu và Hiệp định ngừng bắn ở Pa-kit-xtan có tiến triển...

Kít-sinh-gơ; Đúng vậy, một khi nền hoà bình trong ý nguyện được xây dựng thực sự, hoặc sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng ở miền Tây, các cuộc tập kết quân sự được hoàn tất, vũ khí hạt nhân được nghiên cứu và sản xuất trước năm 1974 thì mọi khả năng đều có thể được thực hiện.

Phiên dịch: Ý của Ngài là vũ khí hạt nhân đã được nghiên cứu và sản xuất?

Kít-sinh-gơ: Là một lực lượng chiến lược, nhằm nhiều hơn vào nước Mỹ.

Đại sứ Hoàng: Nhằm vào nước Mỹ ư?

Kít-sinh-gơ: Có đôi chút. Tôi không muốn các Ngài có cảm giác chỉ các Ngài mới bị bao vây bởi Lực lượng chiến lược đó khiến nước Mỹ lo ngại. Hầu như toàn bộ là nhằm vào chúng tôi. Có một số nhằm vào các Ngài, nhưng phần lớn là lao về phía Mỹ.

Đại sứ Hoàng: Xin cảm ơn sự giải thích của Ngài.

Kít-sinh-gơ: Tôi không muốn nói Ngài bị nhầm. Không phải tất cả mọi người đều tán đồng quan điểm này. Nếu Chính phủ thay đổi nhiệm kỳ, họ có thể có một số quan điểm khác.

Phiên dịch: Cái gì?

Kít-sinh-gơ: Cô cần biết rằng, trong cuộc đua đối kháng giữa Mỹ và Liên Xô, mọi người có quan điểm khác nhau.

Kít-sinh-gơ tóm tắt nói về Hiệp định Hoà bình ở Việt Nam rồi đưa cho Hoàng Hoa một số văn kiện và cho biết Bắc Việt Nam đang nỗ lực làm chủ tình hình chính trị trong nước

Đại sứ Hoàng: Những điều ông muốn nói chỉ vậy thôi ư?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy!

Sau cuộc trao đổi, Kít~sinh-gơ hỏi Hoàng Hoa, nếu muốn quay phim ở Trung Quốc thì liên hệ với Chính phủ Trung Quốc ra sao? Ví dụ: Một người bạn của Nhà Trắng tên là Bô-hốp-pi có hỏi về việc quay ngoại cảnh cho một chương trình, Kít-sinh-gơ không muốn dính vào chuyện này, nếu được thì cần trả lời rõ hơn. Hoàng trả lời: ông Hốp có thể viết thư hỏi Sứ quán Trung Quốc tại Ốt-ta-oa hoặc trực tiếp viết thư cho tôi.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 06:22:30 pm »

Chương II
HAI KẺ THÙ CŨ.
KÍT-SINH-GƠ Ở BẮC KINH
(THÁNG 12/1973)

Lời dẫn

Tháng 2/1973, Hăng-ri Kít-sinh-gơ đến Bắc Kinh lần thứ tư, ông ta không những hội kiến với Mao Chủ tịch, mà còn có cuộc trao đổi-như sau này trong báo cáo với Tổng thống Ních-xơn được miêu tả là "tự do nhất và thẳng thắn; tôi được tiếp đón nhiệt tình nhất trong lịch sử các cuộc viếng thăm” (Kít-sinh-gơ).

Kít-sinh-gơ cho rằng, hàng loạt nguyên nhân khiến tình hình đó trở thành hiện thực, trong đó có việc chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Mỹ. Oa-sinh-tơn "nắm Trung Quốc chính xác" và ban lãnh đạo Trung Quốc đã quá sốt ruột muốn đẩy nhanh việc chính thức hóa và chế độ hóa mối quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta".

Để lập kênh trao đổi có quy củ và quan hệ song phương, trước khi Mỹ cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, Kít-sinh-gơ và Ban lãnh đạo Trung Quốc nhất trí thành lập văn phòng liên lạc ở thủ đô hai nước. Sự quan tâm chung về vấn đề Liên Xô đã biến điều này thành hiện thực. Như Chủ tịch Mao Trạch Đông nêu rõ: “hai nước đều có nhu cầu cùng có cố gắng chung để đối phó với kẻ lạnh lùng".

Cũng như trước đây, Trung Quốc đã chứng thực điều mà Tổng thống Ních-xơn và Tiến sĩ Kít-sinh-gơ phán đoán, quan hệ tam giác giữa Mỹ với Bắc Kinh và Mát-xcơ-va đã thúc đẩy đòn bẩy của Oa-sinh-tơn với hai nước do đó đứng về phương diện chung mà xét mối quan hệ này đã tăng cường thực lực của Mỹ. Cho dù Kít-sinh-gơ rất tin vào cuộc trao đổi với Mao Trạch Đông, và Chu Ân Lai, nhưng ông ta cũng không phủ nhận rằng, họ tỏ ra nghi ngờ khi nhắc đến chính sách ngoại giao của Mỹ và nhấn mạnh đến quan hệ Trung-Mỹ.

Trong thực tế, Mào Trạch Đông và Chu Ân Lai "Một lần nữa đề cập tới chủ đề này", cho rằng Oa-sinh-tơn sẽ giúp Liên Xô để đối phó với Trung Quốc, cho dù kế hoạch này chưa thiết kế xong và cho rằng "không còn nghi ngờ gì nữa. Một Trung Quốc hùng mạnh và độc lập sẽ đem lại lợi ích cho Mỹ, đem lại lợi ích cho hoà bình thế giới". Ông ta cũng cho rằng, Mỹ cũng có nhu cầu phải hóa giải quan hệ căng thẳng với Mát-xcơ-va.

Cuối cùng, Kít-sinh-gơ phát hiện ra rằng mình đang không ngừng làm cho Ban lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, Kít-sinh-gơ không để cho mối quan hệ căng thẳng của Mỹ với Liên Xô đe doạ tới Bắc Kinh. Tuy vậy, Ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thái độ hoài nghi.

Trong những tháng sau đó, Kít-sinh-gơ không ngừng cố gắng để dành lấy lòng tin ở phía Bắc Kinh. Cho dù, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai còn nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề hoà hoãn quan hệ Mỹ-Xô, Kít-sinh-gơ luôn nhấn mạnh rằng, họ dễ dàng chấp nhận một sự thật hiển nhiên là, có một liên minh các lực lượng quốc tế, do Oa-smh-tơn thúc đẩy mấy chục năm qua sau thế chiến thứ hai. Ví dụ, người Trung Quốc đã từ bỏ chỉ trích công khai liên minh Tô-ky-ô-Oa-sinh-tơn. Ngược lại, họ hiểu mục đích của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ là nhằm "ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng và quân phiệt Nhật Bản".

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 06:22:48 pm »

Trên thực tế, người Trung Quốc coi Nhật Bản "là hình thù ban đầu của một liên minh chống lại Liên Xô và Ấn Độ". Với Tây Âu, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và một số người khác trở thành kẻ ủng hộ nhiệt thành đối với NATO. Và hệ thống phòng thủ châu Âu lớn mạnh.

Người phụ trách văn phòng liên lạc của Mỹ tại Bắc Kinh Đa-vít Bluc sau này phát hiện, nguyên nhân người Trung Quốc thay đổi hoàn toàn thái độ đối với NATO rất đơn giản: "Giảm bớt lực lượng liên quân, có nghĩa Liên Xô cũng phải giảm một số lượng nhất định các sư đoàn lục quân. Bộ phận này sẽ di chuyển sang phía đông, và có khả năng sẽ đóng ở một số vùng Đông Á".

Trong cuộc trao đổi, Kít-sinh-gơ và Chu Ân Lai bàn chi tiết tới một vấn đề chưa được giải quyết ở Đông Nam Á: cuộc loạn chiến ở Cam-pu-chia kéo dài nhiều năm. Sau cuộc đảo chính năm 1970, do cam kết với Lon-non, Chính phủ Ních-xơn đã phát động cuộc chiến không tuyên bố với Cam-pu-chia bằng cách ném bom Cam-pu-chia nhằm làm tan rã phiến quân Khơ-me đỏ và ủng hộ chính quyền ngụy ở miền Nam Việt Nam. Trung Quốc cho rằng, không thể dùng ném bom, mà cần dựa vào cuộc đối thoại giữa Mỹ và Hoàng thân Xi-ha-núc để giải quyết vấn đề.

Mặc dù ủng hộ Chính phủ Lon-non, Kít-sinh-gơ vẫn tính đến sự thay đổi về chính trị, thậm chí còn tính đến chuyện đưa Hoàng thân Xi-ha-núc trở lại nắm vị trí quan trọng nhất trong đời sống chính trị ở Cam-pu-chia. Nhưng Kít-sinh-gơ lại gắn vấn đề đàm phán với ngừng bắn ở Cam-pu-chia. Nếu Mỹ ngừng ném bom, tổ chức Khơ-me đỏ phải hạ vũ khí.

Kít-sinh-gơ tỏ ra rất thích thú khi thảo luận với Chu Ân Lai về vấn đề chính trị và quân sự nhạy cảm này. Nhưng ông ta lại thiếu hứng thú và hiểu biết chuyên môn, về vấn đề chính sách thương nghiệp và tài chính tiền tệ. Kít-sinh-gơ có ý đồ đi tới thỏa thuận với Trung Quốc một Hiệp định về một loạt vấn đề hóc búa, như phong tỏa tài chính, tài sản của Trung Quốc tại Đài Loan và quyền đòi hỏi cá nhân của công dân Mỹ đối với Chính phủ Trung Quốc v.v....

Khi giải quyết các vấn đề này, các Cố vấn của Kít-sinh-gơ ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lại quan hệ giữa cơ quan thương mại của ngân hàng Mỹ và Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc đã kiên trì sự kiểm soát về chính trị, và tư duy theo kiểu Mác Lê-nin đã ảnh hưởng sâu rộng trọng đời sống chính trị và xã hội ở Trung Quốc, khiến cho cuộc tranh luận về quyền đòi hỏi tài sản trở nên phức tạp.

Mao Trạch Đông đã cảnh cáo thẳng thừng Kít-sinh-gơ rằng, có lúc người Mỹ sẽ nói:" Chủ nghĩa Cộng sản hãy đứng dẹp sang một bên" trong khi đó, người Trung Quốc cũng sẽ nói: "Chủ nghĩa Đế quốc hãy đứng dẹp sang một bên". Kít-sinh-gơ buộc phải đồng ý rằng, hai bên không thể không kiên trì nguyên tắc của mình. Đối với Kít-sinh-gơ, thành công quan trọng trong chuyến đi là đạt được thoả thuận giữa Oa-sinh-tơn và Bắc Kinh về lập cơ quan liên lạc.

Trong tính toán ban đầu, Kít-sinh-gơ muốn mở ở Bắc Kinh cơ quan liên lạc của Mỹ, mà không muốn Trung Quốc mở cơ quan tương tự tại Oa-sinh-tơn. Kít-sinh-gơ báo cáo với Ních-xơn rằng, Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ "không có ý định giải phóng Đài Loan bằng vũ lực”, khiến việc mở cơ quan liên lạc của Trung Quốc tại Mỹ trở thành khả năng thực thi. Trong khi đó, Kít-sinh-gơ nhấn mạnh nguyện vọng của Tổng thống Ních-xơn muốn thiết lập quan hệ bình thường giữa Mỹ và Trung Quốc, đã thúc đẩy hai bên đi tới Hiệp định về lập cơ quan liên lạc.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 06:22:55 pm »

Tháng 4 năm 1973, Chính phủ hai nước đã thiết lập "quan hệ cấp Đại sứ thực sự" tại hai thủ đô, và đại diện hai nước Mỹ-Trung Quốc được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và đặc quyền. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Tổng thống Ních-xơn, Kít-sinh-gơ đã truyền đạt sai ý của Thủ tướng Chu Ân Lai: Thủ tướng Chu An Lai nói "Lúc đó chưa có kế hoạch", chứ không phải là "chưa có ý đồ", nhưng dù sao Kít-sinh-gơ không để cách diễn đạt mập mờ đó cản trở tới sự nhất trí trong ý tưởng của hai bên.

Kit-sinh-gơ hiểu rằng vấn đề Đài Loan là vấn đề hóc búa trong tương lai đối với Bộ Ngoại giao Mỹ. Kít-sinh-gơ cũng đã tính đến khả năng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai sẽ nhanh chóng đưa ra tuyên bố về người lãnh đạo mới của Trung Quốc, khiến quan hệ Trung-Mỹ trên đà phát triển sẽ bị đứt đoạn.

Oa-sinh-tơn thiếu hiểu biết về động cơ chính trị trong nội bộ Bắc Kinh, càng không rõ thái độ của lớp lãnh đạo sắp tới. Tuy vậy Kít-sinh-gơ tin rằng tác dụng đòn bẩy của Mỹ sẽ giữ mối quan hệ thân thiện của Mỹ với Bắc Kinh. Ông ta biết rằng. Nếu cứ giữ tư tưởng thù địch với Liên Xô, thì người Trung Quốc không phải là quả cân để chúng ta lựa chọn. "Nếu Oa-sinh-tơn có thể xử lý tốt mối quan hệ quan trọng này một cách tinh tế, thì như Kít-sinh-gơ đảm bảo với Ních-xơn rằng: "Sẽ tiếp tục có lợi cho chúng ta, đó là hoà hoãn tình hình căng thẳng ở châu Á, tăng cường thêm một bước mối quan hệ với Mát-xcơ-va, sau đó xây dửng một cơ cấu cân bằng trong tổng thể".

Phần lớn biên bản về các cuộc trao đổi của Kít-sinh-gơ với Trung Quốc đến nay vẫn còn giữ bí mật. Biên bản có được duy nhất hiện nay là một số đoạn trích cuộc hội đàm với Mao Trạch Đông ngày 17/2 và cuộc trao đổi với Chu Ân Lai về vấn đề Cam-pu-chia. Nhưng báo cáo về các chuyến thăm của Kít-sinh-gơ gửi Ních-xơn đã được công bố, đã bổ khuyết cho những tài liệu còn thiếu. Bởi trong tài liệu ghi tỉ mỉ về chiến lược của Kít-sinh-gơ và Chu Ân Lai chống Liên Xô.

Hơn nữa, biên bản quan trọng nhất về cuộc hội đàm bí mật đầu tiên giữa Kít-sinh-gơ và Mao Trạch Đông đã được công bố. Kít-sinh-gơ được mời đến chỗ ở của Mao Trạch Đông trong đêm ông ta hội kiến với Chu Ân Lai. Ở thời điểm đó, sức khỏe của Mao Trạch Đông khá hơn nhiều so với một năm trước đó, nhưng vẫn trong giai đoạn phục hồi.

Một năm sau, trong báo cáo Kít-sinh-gơ viết: "Mao Chủ tịch có khoẻ hơn so với tháng 2, nhưng gầy đi nhiều”. Trong tự truyện của mình, Kít-sinh-gơ có nói đầy đủ và tỉ mỉ về cuộc nói chuyện lần đó, và ông ta được chứng kiến tính khôi hài (của Mao) cũng như giờ phút cực kỳ căng thẳng nặng nề của Mao Trạch Đông, như lúc Mao Trạch Đông cảnh cáo với Kít-sinh-gơ về ý đồ của Liên Xô.

Nhưng trong tự truyện, Kít-sinh-gơ đã bỏ đi phần nhạy cảm nhất trong cuộc nói chuyện, ví dụ như Mao Chủ tịch hoài nghi "phương Tây thúc đẩy Liên Xô đông tiến, để nhằm vào chúng tôi". Và Oa-sinh-tơn muốn Trung Quốc và Liên Xô đánh nhau, coi như một cách để đập tan Liên Xô. Kít-sinh-gơ cũng bảo lưu ý kiến trao đổi về cuộc bầu cử ở Pháp, điều đáng chú ý là ông ta tuyên bố. "Chúng tôi sẽ giúp Pom-pi-đu với khả năng lớn nhất" và những ý kiến chung quanh quan hệ Nhật-Nga. Ở đây, Kít-sinh-gơ và Mao Trạch Đông đã nhất trí về việc ngăn cản quan hệ giữa Mát-xcơ-va và Tô-ky-ô đi đến chỗ quá thân mật.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #58 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 06:24:39 pm »

BIÊN BẢN GHI NHỚ VỀ HỘI ĐÀM
TÀI LIỆU TỐI MẬT, DÙNG ĐỂ THAM KHẢO NỘI BỘ

Người dự: Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Ân Lai, Trợ lý Ngoại trưởng Vương Hải Dung, phiên dịch Đường Văn Sinh, phiên dịch Thẩm Tác Vân;

Tiến sĩ H.Kít-sinh-gơ Trợ lý an ninh Quốc gia bên cạnh Tổng thống, Uỷ viên Hội đồng an ninh Quốc gia Uyn-tơn Lốt

Thời gian: 11h30 đêm thứ bảy, ngày 17/2/1973 đến 0h20 sáng chủ nhật ngày 18/2/1973 .

Địa điểm : Chỗ ở của Mao Chủ tịch trong Trung Nam Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc

(11h đêm ngày 17-2-1973, trong buổi gặp mặt tại toà nhà nhỏ gần nhà khách Chính phủ, Thủ tướng Chu Ân Lai báo tin: Mao Chủ tịch sẽ gặp Tiến sĩ Kít-sinh-gơ và Uyn-tơ Lốt vào lúc 11h30, và cho biết ngay bây giờ nhân viên tùy tùng cùng Chu Ân Lai đến tháp tùng Kít-sinh-gơ đến nơi ở của Mao Trạch Đông).

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ và phái đoàn đến nhà khách Chính phủ, Chu Ân Lai đã có mặt ở đó lúc 11h20, sau đó cùng Kít-sinh-gơ đáp xe đến Trung Nam Hải. Chu Ân Lai và Kít-sinh-gơ sóng đôi bước vào nhà khách, đi tới một gian phòng nằm trong chỗ ở của Mao Chủ tịch. 

Với sự giúp đỡ của nữ y tá, Mao Chủ tịch đứng dậy từ ghế dựa đi lại phía Kít-sinh-gơ, bày tỏ sự hoan nghênh, phóng viên nhiếp ảnh bấm máy chụp hình.

Kít-sinh-gơ nói: Đã một năm trôi qua kể từ khi gặp Chủ tịch lần trước.

Chủ tịch nhìn và khen Uyn-tơn Lốt trẻ, còn trẻ hơn cả phiên dịch nào Uyn-tơn Lốt nói, dù sao ông ta cũng lớn tuổi hơn phiên dịch. Chủ tịch ra hiệu chỉ một cái ghế dựa lớn và giản dị, mọi người đến ngồi xuống, phóng viên nhiếp ảnh tiếp tục chụp hình.

Mao Chủ tịch: (đi về phía ghế của mình) Xem ra tôi cũng tàm tạm, nhưng chúa trời cũng đã vẫy gọi tôi rồi, (nói với Uyn-tơn Lốt) ông vẫn còn trẻ.

Uyn-tơn Lốt : Tôi cũng đang già đi.

Mao Chủ tịch: Tôi là người già nhất trong đám này.

Chu Ân Lai: Người già thứ hai là tôi

Mao Chủ tịch: Trong quân đội Anh, có người chống lại nền độc lập của đất nước các Ngài. F.Mông-te-gô-mê là một trong số những người chống lại chính sách của các Ngài.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Mao Chủ tịch: ông ta chống lại chính sách của Đa-lét nhưng chắc không chống lại Ngài nữa. Lúc đó, Ngài cũng chống lại chúng tôi, và chúng tôi cũng chống lại Ngài, cho nên: chúng ta là hai kẻ thù của nhau (cười).

Kít-sinh-gơ: Hai kẻ thù cũ.

Mao Chủ tịch: Hiện nay, chúng tôi gọi quan hệ giữa chúng ta là hữu nghị

Kít-sinh-gơ: Đó cũng là lập trường của chúng tôi.

Mao Chủ tịch: Đó cũng chính là điều tôi muốn nói.

Kít-sinh-gơ: Tôi đã nói với Thủ tướng rằng, chúng tôi chưa bao giờ có cuộc trao đổi với quốc gia nào một cách thẳng thắn như với các Ngài.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #59 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 06:25:34 pm »

Mao Chủ tịch: (nói với nhân viên nhiếp ảnh) Các anh có thể ra ngoài rồi. (nhân viên nhiếp ảnh ra ngoài) Nhưng chúng ta không nên nói dối hoặc can dự vào một âm mưu, quỷ kế nào khác. Chúng tôi không đánh cắp văn kiện của các Ngài. Ngài có thể để văn kiện ở đâu đó để thử chúng tôi. Chúng tôi cũng chưa bao giờ lắp thiết bị để nghe trộm điện thoại của các Ngài. Tôi từng nói với đồng nghiệp của Ngài, ông Et-ga Snâu. Tôi nói: đối với các văn kiện quan trọng, CIA các Ngài không có mấy tác dụng.

Kít-sinh-gơ: Rất đúng. Đó cũng là kinh nghiệm của chúng tôi.

Mao Chủ tịch: Bởi vì, khi Ngài muốn ra một mệnh lệnh, hoặc Ngài muốn có tư liệu về một vấn đề nào đó thì yêu cầu gởi báo cáo tới. Chúng tôi cùng có cơ quan Cố vấn như vậy, giống như các Ngài, nhưng họ làm việc không giỏi (Chu Thủ tướng cười). Ví dụ như họ không biết Lâm Bưu (Chu cười) Họ cũng không biết Ngài sẽ tới đây. Tôi có đọc hai bài viết năm 1969, trong đó một bài do một nhân viên cao cấp phụ trách công việc Nhà nước của Bộ Ngoại giao viết, sau đó đăng trên báo Nhật Bản.

Kít-sinh-gơ: Chắc rằng, tôi chưa đọc.

Thủ tướng Chu: Đúng vậy!

Mao Chủ tịch: Ngài rất giỏi làm việc. Ngài đã bay đến khắp mọi nơi. Ngài là con én hay chim bồ câu (cười)? Cơ bản việc giải quyết xong vấn đề Việt Nam cũng được tính đến.

Kít-sinh-gơ: Đó là cảm giác của chúng ta. Hiện nay chúng ta cần có một thời kỳ quá độ đi đến hoà bình.

Mao Chủ tịch: Đó là điều đúng đắn

Kít-sinh-gơ: Vấn đề cơ bản là Việt Nam đã giải quyết.

Mao Chủ tịch: Vị Tổng thống của Ngài khi xưa từng ngồi chỗ này (dùng tay chỉ), chúng tôi đã nói đến một tình hình giống nhau, mỗi Bộ Ngoại giao có cách làm của mình và phát huy được tác dụng, cần có, và như vậy dẫn tới hai nước sẽ bắt tay nhau.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Chúng ta đều đứng trước một nguy cơ. Có lúc chúng ta buộc phải thực hiện những cách khác nhau, nhưng đều vì mục tiêu giống nhau.

Mao Chủ tịch: Như vậy là tốt. Chỉ cần nhất trí trong mục tiêu, chúng tôi không làm hại các Ngài, các Ngài cũng không làm hại chúng tôi, như vậy chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng để đối phó với kẻ lạnh lùng (cười).

Trong thực tế, có những lúc chúng tôi chỉ trích các Ngài, các Ngài chỉ trích chúng tôi. Vị Tổng thống của các Ngài đã từng nói, đó là do tư tưởng. Các Ngài nói, "Chủ nghĩa Cộng sản của các ông hãy đứng sang một bên", chúng tôi nói: "Chủ nghĩa Đế quốc của các ông hãy dẹp sang một bên". Đó là điều không thể tránh

Kít-sinh-gơ: Tôi cho rằng, cả hai phía chúng ta đều phải trung thành với nguyên tắc của mình. Trong thực tế, chúng ta nói không giống nhau sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm, tôi từng nói với Thủ tướng khi ở châu Âu như vậy. Xuất phát từ nguyên tắc của mình các Ngài có thể nói mạnh hơn chúng tôi.

Mao Chủ tịch: Còn về châu Âu và Nhật Bản, chứng tôi mong các Ngài hãy hợp tác với từng phía. Có thể cãi nhau trong một số vụ việc, nhưng về cơ bản cần có sự hợp tác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM