Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 04:39:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148991 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #160 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:42:55 pm »

Kít-sinh-gơ: Đó là một chiếc phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng phải không? (cười)

Brê-giơ-nhép: Không, đây là đồ đựng xì gà. Bản chất của nó hoà bình hơn nhiều so với bề ngoài.

Kít-sinh-gơ: Một chuyên gia tình báo của chúng tôi bây giờ sẽ nói, chúng tôi đã biết trên tên lửa của Liên Xô có sáu chiếc MIRV.

Grô-mư-cô: Xuất phát từ hữu nghị, chúng tôi đã làm ra nó.

Kít-sinh-gơ: Điều này hơn hẳn tình báo trí tuệ của chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Giữa chúng ta không tồn tại bí mật nào cả, xin cho phép tôi bày tỏ sự cảm ơn vô cùng đối với Tổng thống Ních-xơn về những thông tin ông đã cung cấp gần đây (thư của Tổng thống viết ngày 21 tháng 3, đọc bảng A). Tôi đã đọc bức thư này với một hứng thú rất lớn và tôi cũng đã trả lời ngay (bảng B). Tôi rất mừng là Đại sứ Đô-brư-nin đã tham gia trao đổi nội dung bức thư này.

Kít-sinh-gơ: Tổng thống rất mừng khi nhận được thư của óng, Tổng thống còn gửi đến ông lời thăm hỏi nhiệt tình của cá nhân Tổng thống.

Brê-giơ-nhép: Rất cảm ơn. Tôi biết ông được uỷ quyền tiến hành đàm phán với chúng tôi (Kít-sinh-gơ mỉm cười với Sô-ne-phe-tơ), nên tôi sẽ không chuẩn bị trao đổi cụ thể với ông về vấn đề chi tiết của sự việc đó, tôi thường nhớ lại những cuộc đối thoại giữa chúng ta trước đây, đặc biệt là lần nói chuyện ở San Cle-men-tê, lần ấy Tổng thống đã nhấn mạnh rằng giữa chúng ta đã hình thành mối quan hệ rất tốt, rất hữu hảo, chúng tôi rất nhớ điểm này, trong thư trả lời của tôi, tôi cũng muốn báo cho Tổng thống biết rằng, chúng tôi cũng kiên trì nguyên tắc của tinh thần này. Sau đây tôi muốn trình bày quan điểm về thực chất của một số vấn đề tương đối cấp bách.

Kít-sinh-gơ: Xin mời.

Brê-giơ-nhép: Một vấn đề thực chất, cơ bản là: chúng ta phải đảm bảo tầm quan trọng về nội dung của chuyến thăm nước tôi sắp tới của Tổng thống Ních-xơn, không thấp hơn hội đàm giữa chúng ta đã tiến hành hai lần trước, nhằm mục đích không phá hoại quan hệ của chúng ta đã xây dựng trước đây, cũng nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển hơn nữa trong tương lai. Chúng ta cần cho nhân dân hai nước biết rằng, tất cả những gì chúng ta làm trước đây đã đúc kết thành nền móng vô cùng an toàn. Nếu chúng ta đi ngược lại, đây sẽ là một dấu hiệu phá hoại đối với nhân dân hai nước chúng ta.

Tôi gắn chặt những lời nói này với đất nước chúng tôi và chiến lược vĩ đại của Đảng chúng tôi. Chúng tôi thường nói, đặc biệt là sau Đại hội đại biểu của Đảng khoá 23 và 24, chính sách của chúng tôi không phải xây dựng trên cơ sở một số suy nghĩ tạm thời. Những chính sách này không chỉ liên quan đến các vấn đề như vấn đề kinh tế v.v... đồng thời còn gắn liền chặt chẽ với chính sách hoà bình của cơ sở này và tính tất yếu phải cứu cả nhân loại ra khỏi chiến tranh hạt nhân nóng, đó là một vai trò cực kỳ quan trọng, điều này phải là tiêu điểm quán xuyến trong cả quá trình trao đổi giữa chúng ta.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ đưa ra nhiều vấn đề trong quá trình trao đổi của chúng ta. (Kít-sinh-gơ gật đầu tán đồng). Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi muốn hỏi ý kiến của ông, ông muốn bắt đầu từ vấn đề gì?

Kít-sinh-gơ: Thưa Tổng Bí thư, chúng tôi hoàn toàn tán đồng lời nối vừa rồi của ông. Khi chúng ta gặp nhau lần đầu cách đây khoảng 2 năm, lúc đó là chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao giữa Ngài và Tổng thống Ních-xơn. Chúng ta còn đang ở vào giai đoạn ban đầu xây dựng quan hệ hoàn toàn mới. Ông và Tổng thống Ních-xơn cho rằng, giữa chúng ta dù tồn tại những bất đồng gì đi nữa, hai nước chúng ta đều có nghĩa vụ cực kỳ đặc biệt đối với hoà bình của bản quốc chúng ta và hoà bình thế giới. Nhiều sự kiện xảy ra trong hai năm qua đã kiên định thêm quan điểm này của chúng ta, đây cũng là nguyên tắc chỉ đạo cho cơ sở phát triển quan hệ hai nước chúng ta. Trong tất cả quan hệ qua lại giữa chúng tôi và Chính phủ Liên Xô, chúng tôi quyết định đều phải tuân thủ những nguyên tắc này.

Brê-giơ-nhép: Tôi cảm thấy rất mừng được nghe những điều này.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #161 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:43:46 pm »

Kít-sinh-gơ: Mặt khác, mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa cá nhân Tổng thống Ních-xơn và Tổng Bí thư ngày càng cao, hiện tượng này ít thấy ở các lãnh đạo cường quốc chúng tôi tin chắc rằng, điều này sẽ đảm bảo cho quan hệ hai nước chúng ta phát triển hơn nữa. Vì vậy việc quan trọng nhất là một lần nữa tôi tin chắc rằng Tổng thống và nhà đương cục quý quốc quyết tâm trước sau như một vẫn kiên trì sự nghiệp này, cho dù đôi lúc nảy sinh một số tình hình làm cho người ta thất vọng và chống lại tất cả đề nghị của Chính phủ Mỹ. Mục tiêu cơ bản của chúng tôi là, dù xảy ra bất cứ tình hình gì, đều phải đảm bảo phương thức giữ quan hệ hai nước chúng ta đã xây dựng và phát triển trong hai năm qua không bị dao động.

Brê-giơ-nhép: (ngắt lời phiên dịch của Sư-cô-dơ-rây.) Chúng ta cần loại bỏ từ "thất vọng”, cảm giác của từ "phức tạp” hay hơn.

Kít-sinh-gơ: Từ này thật sự hay hơn.

Brê-giơ-nhép: Vì tôi chưa hề thấy Tổng thống Ních-xơn cảm thấy thất vọng về những việc chúng ta đã làm. Chỉ có (nghị sĩ) Giắc-xơn mới cảm thấy thất vọng.

Kít-sinh-gơ: Tình hình này sẽ được cải thiện trong hai năm tới. (Sư-cô-đơ-rây phiên dịch xong những lời nói trên của Kít-sinh-gơ)

Brê-giơ-nhép: "Không hề dao động", đây chính là từ tôi thích. Tôi nói vậy không chỉ đại diện cho quan điểm của cá nhân tôi mà, đồng thời còn đại diện cho cả Đảng chúng tôi và nhân dân chúng tôi. Tôi có thể cho ông một bộ râu giả như vậy ông có thể đi bất cứ nơi nào trên đất nước chúng tôi và bất cứ ai cũng sẽ nói như vậy khi được ông hỏi. Còn tôi cho rằng, xuất phát từ việc cải thiện quan hệ với Chính phủ Mỹ, chính sách nhấn mạnh quan hệ hoà hoãn thật sự được đông đảo nhân dân Liên Xô tán đồng. Ông hiểu vì sao có được kết quả này không, mà không cần đưa ra bất cứ lời giải thích phức tạp nào cả.

Kít-sinh-gơ: Tình hình trong nước Mỹ cũng vậy. Trong nước, Mỹ còn rất nhiều tổ chức và cá nhân luôn luôn chống lại chính sách hòa hoãn này. Còn có một số tổ chức cho rằng, thắng lợi của chúng tôi là lẽ đương nhiên, vì họ cho rằng họ có thể thi hành chính sách chống Liên Xô trong khi có hoà bình. Nhưng sự nghiệp của chúng ta sẽ không bị những người này thao túng, sự nghiệp này là kết quả đạt được của Ngài và Tổng thống qua hai cuộc hội đàm cao cấp.

Chúng tôi vẫn kiên trì quán triệt điểm này trong cuộc hội đàm tổ chức vào mùa hè sang năm, chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của Tổng Bí thư, nghĩa là hội đàm mùa hè sang năm phải có giá trị như cuộc đàm phán trước đây: đạt được thoả thuận về vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược, thoả thuận về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và một số thoả thuận khác giữa hai bên.

Nhân dịp này tôi còn muốn đặc biệt nhấn mạnh một điểm, nghĩa là dù trong vấn đề thương mại hay trong vấn đề địa lý cụ thể, chúng ta đều phải hết sức tuân thủ và thi hành những thoả thuận hai bên đã đạt được.

Tổng Bí thư cứ hỏi tôi chúng ta nên trao đổi những gì. Tôi tin rằng...

Brê-giơ-nhép: Điều tôi hỏi là chúng ta nên bắt đầu từ vấn đề gì
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #162 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:44:38 pm »

Kít-sinh-gơ: Vâng, sáng nay Bộ trưởng Ngoại giao đã nhắc đến việc này, tôi đồng ý chúng ta có thể trao đổi vấn đề vũ khí chiến lược trong buổi sáng, chiều sẽ trao đổi vấn đề Trung Đông. Chúng tôi đồng ý đề nghị của Ngài nếu điều đó đúng như mong muốn của Ngài.

Về lĩnh vực khác, chúng tôi cũng muốn trao đổi bất cứ chủ đề gì liên quan đến quan hệ hai nước chúng ta, nhưng chúng tôi cho rằng, thời cơ trao đổi về vấn đề cắt giảm thực lực ở Trung Âu đã chín muồi, còn về mặt Hội nghị An ninh châu Âu, chúng tôi chuẩn bị trao đổi với Tổng Bí thư, làm thế nào để nhanh chóng đi đến kết luận ở mức độ tương đối thoả đáng cho Hội nghị này. Chúng tôi còn chuẩn bị trao đổi về vấn đề thoả thuận thương mại lâu dài và một số vấn đề quan hệ hai bên, thích hợp cho cuộc trao đổi giữa chúng ta.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên tôi tin rằng hai bên chúng ta đều sẽ nghĩ gì nói nấy và triển khai một loạt trao đổi trong một Hội nghị vui vẻ như vậy. Chúng ta cũng sẽ nêu ra bất cứ chủ đề gì xem ra có lợi cho cuộc trao đổi giữa chúng ta một cách không gò bó.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý.

Brê-giơ-nhép: Trên thực tế thì chủ đề chúng ta chuẩn bị trao đổi trước có thể là bất cứ chủ đề gì, còn về cá nhân tôi vấn đề vũ khí chiến lược là chủ đề phức tạp nhất và thích hợp nhất. Nếu Tiến sĩ Kít-sinh-gơ có thể sắp xếp, chế định, thậm chí ký cả một bộ thoả thuận quan trọng và mang chúng về giao lại cho Tổng thống Ních-xơn thì chẳng gì hay bằng. (Grô-mư-cô trình bày rõ cho Brê-giơ-nhép) Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao nói không cần ký chỉ cần văn kiện nguyên gốc, ông muốn tự mình ký những thoả thuận này.

Grô-mư-cô: Ý tôi không phải như vậy, tôi muốn để lại một số vấn đề gì đó cho Hội nghị Nguyên thủ giải quyết.

Kít-sinh-gơ: Bất luận chúng ta đạt được thoả thuận gì tại đây, tất nhiên chúng tôi đều tuân thủ nếu quan hệ hai bên chúng ta có những tiến triển.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên tôi cũng tuân thủ? Chúng ta đều phải tuân thủ nghiêm túc nếu chúng ta đã đạt được thoả thuận trong một số vấn đề cụ thể. Còn ngược lại chúng ta sẽ không còn là đối tác thành thực.

Kít-sinh-gơ: Nếu chúng ta trao đổi về vấn đề vũ khí chiến lược thì tôi muốn gọi thêm một trợ lý của tôi, ông ta đang đợi ở bên ngoài, ông là chuyên gia kỹ thuật về mặt này.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên là được.

(Hi-lát chuẩn bị ra đưa Lô-đa vào, nhưng Hi-lát trở lại một mình vì không tìm thấy Lô-đa.)

Kít-sinh-gơ: Xem ra vấn đề vẫn cứ đơn giản như vậy.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi có thể cam đoan với Ngài, chúng tôi không làm những chuyện bắt cóc như vậy.

Kít-sinh-gơ: Vừa rồi chúng tôi có một quan chức làm việc trong ngành phục vụ ngoại giao bị bắt cóc ở Mê-hi-cô. Bọn chúng đòi 50 vạn Mỹ kim tiền chuộc. Nhưng tôi còn không rõ người ấy có thể đáng 50 vạn Mỹ kim không, nên chúng tôi từ chối trả khoản tiền ấy. Chúng tôi chuẩn bị xong rồi, không có ông ấy chúng ta cứ bắt đầu như thường

(Lô-đa bước vào, người Liên Xô để ông ta chờ ở một phòng đợi khác của hành lang, Kít-sinh-gơ giới thiệu cho mọi người.)

Brê-giơ-nhép: (Nói với Lô-đa) Tiến sĩ Kít-sinh-gơ không muốn ông tham gia Hội nghị này, nhưng tôi kiên trì để ông tham gia.

Lô-đa: Cảm ơn Ngài.

Kít-sinh-gơ: Đúng là người gây chia rẽ? Tôi đã phải chịu nhiều đau khổ về mặt đối xử với cấp dưới.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #163 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 04:45:24 pm »

Brê-giơ-nhép: Khi ông còn là một trợ lý dưới quyền Tổng thống phụ trách về công việc an ninh quốc gia, tôi từng nói với ông rằng tôi có khó khăn, tôi đã từng trao đổi với Ngài. Bây giờ ông đã trở thành Quốc vụ khanh của Mỹ, và còn những chức vụ khác nữa.

Kít-sinh-gơ: Chức vụ khác là gì? Tôi nói là ngoài những thứ họ gọi tôi trên báo chí.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta hãy ăn điểm tâm trước đã (điểm tâm được đưa lên).

Kít-sinh-gơ: Thể trọng của tôi giảm đi 2 Kg trước khi sang Liên Xô.

Brê-giơ-nhép: Khí sắc của Ngài khá lắm, thật đấy. Chúng ta có thể bắt đầu trao đổi.

Kít-sinh-gơ: Xin mời. Hội đàm về hạn chế vũ khí chiến lược

Brê-giơ-nhép: Chúng ta bắt đầu từ vũ khí chiến lược.

Kít sinh-gơ: Vâng Ngài Tổng Bí thư, tôi đã gửi cho Đại sứ của quý quốc một báo cáo nói về một số tình hình chúng tôi chuẩn bị thúc đẩy trao đổi giữa hai bên (xem ghi chép của Mỹ ngày 21 tháng 3, bảng biểu C.) Tôi không biết chúng ta có nên dùng những quan điểm này để bắt đầu cuộc trao đổi hôm nay giữa chúng ta hay không.

Brê-giơ-nhép: Tôi cho rằng cơ sở xuất phát của chúng ta nên bắt đầu từ một sự thật là đoàn đại biểu của chúng tôi phát hiện hai bên đã lâm vào bế tắc khi đàm phán. Họ luôn luôn đàm phán, nhưng cho đến nay kết quả rất ít. Kinh nghiệm trước đây cho thấy, hiện nay đã đến lúc đưa ra những quyết sách ở cấp cao hơn.

Kít-sinh-gơ: Đây cũng là ý của tôi.

Brê-giơ-nhép: Nhân dịp này tôi xin đưa ra một vài bình luận: Nếu chúng ta hoàn toàn mặc cho binh lính của chúng ta tiến vào lĩnh vực này, thì kết quả trước mắt của chúng ta sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có trong lịch sử. Tôi nói như vậy với một thái độ hoàn toàn có trách nhiệm.

Binh lính của quý quốc và binh lính nước tôi hoàn toàn như nhau, Ngài thật sự không thể trách họ. Họ nói rằng chúng tôi hoàn toàn không quan tâm đến tất cả những chính sách này. Còn Bộ trưởng Quốc phòng cũng nói rằng, Mỹ mạnh hơn chúng tôi về mặt quân sự. Ở trong nước Mỹ cũng có một số người luôn cổ động cho quan điểm này và nói rằng "Chúng ta buộc phải xuất phát từ lập trường của một cường quốc quân sự để đàm phán với Liên Xô."

Tất nhiên rồi, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tất cả các cuộc đàm phán của chúng ta sẽ chẳng thu được gì nếu chúng ta mặc cho những luận điệu ấy chi phối bản thân mình. Cơ sở mà hai bên chúng ta luôn kiên trì trước đây và những thành tựu vĩ đại của chúng ta đã giành được trong quá khứ, chính là thoả thuận đầu tiên chúng ta đạt được về mặt phong toả số lượng vũ khí hiện có và cắt giảm vũ khí, còn những thứ này cũng chưa làm thay đổi cục diện cân bằng.

Vì vậy chúng ta tập trung cố gắng đưa ra một số quyết sách ở trên mức hiện nay, không cần đợi đến Giơ-ne-vơ mới đưa ra một số chỉ thị mới. Nếu chúng ta có thể đi đến một nhận thức chung nào đó, đại diện của chúng ta cũng sẽ dùng một ngôn ngữ khác để nói chuyện.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý, đây là phương thức tối ưu để chúng ta tiến hành đàm phán.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #164 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 09:52:09 pm »

Brê-giơ-nhép: Nhưng tôi thật sự muốn Ngài quan tâm đến một sự thật, tất cả những lời bàn về Mỹ đều phải trở nên mạnh hơn một chút.
Alếch-san-dơ-rốp: (nắn lại lời phiên dịch của Sư-cô-đơ-rây) Mạnh mẽ hơn.

Brê-giơ-nhép: Trừ phi chúng ta cấm reo rắc lời bàn tán này trong nước, ngược lại người ta sẽ ngày càng quen với tính tất yếu này, nghĩa là khi đối thoại với Liên Xô, tất yếu phải đứng trên tư thế của một cường quốc. Có lẽ chưa có đoạn ghi chép lịch sử nào chứng tỏ quan điểm của tôi, nhưng xin cho phép tôi nói rằng, mấy thế hệ người Mỹ đang sống hiện nay chưa từng trải qua nội chiến, cũng chưa từng trải qua những cuộc tấn công của phát xít như Xta-lin-gơ-rát đã chịu đựng, vì vậy họ rất dễ nói ra những lời này. Số người Mỹ thương vong trong chiến tranh chưa đến 2 triệu.

Grô-mư-cô: Hãy nghĩ xem có bao nhiêu quả phụ và trẻ mồ côi hiện nay.

Brê-giơ-nhép: Một phần tư số người ở bắc Nga chết trong chiến tranh. Đây chính là nguyên nhân vì sao những người dân trên đất nước chúng tôi căm phẫn chiến tranh. Tôi không thể biện minh cho Mỹ, về vấn đề rất nhạy cảm này. Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh việc này với mọi người và Bộ trưởng Bơ-ren-dơ.

Mặc dù Quốc hội của các ông không đồng ý cấp thêm khoản tiền phụ trợ khổng lồ cho Lầu Năm Góc, thậm chí cho dù Lầu Năm Góc không oán trách gì nhiều về việc này, nhưng nó vẫn là một chủ đề vô cùng nhạy cảm đối với chúng tôi. Những bàn luận này đã làm tăng thêm mức nhạy cảm này. Chúng tôi không thể không nghĩ như vậy.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tôi muốn nhấn mạnh một điểm, nhiệm vụ trước mắt ông và tôi đều cực kỳ gian nan, nhưng chúng ta có nghĩa vụ về việc này, tôi xin nhắc lại một lần, có nghĩa vụ tìm được một biện pháp giải quyết khả thi đối với cả hai bên, biện pháp giải quyết này sẽ không mang lại ưu thế cho bất cứ bên nào giữa chúng ta. Đây là nguyên tắc mà chúng tôi và Tổng thống Ních-xơn đã thoả thuận, vì vậy tôi hy vọng chúng ta đều tuân thủ.

Kít-sinh-gơ: Ngài Tổng Bí thư, tất cả chính sách của Chính phủ Mỹ đều xây dựng trên cơ sở một tiền đề, nghĩa là không bên nào được có một ưu thế quân sự mạnh hơn bên kia, cũng không nên thử giành lấy ưu thế quân sự mạnh hơn bên kia. Nếu bất cứ bên nào muốn đứng trên tư thế cường quốc tiến hành hội đàm với phía bên kia, thì đây sẽ là một tai hoạ lớn đối với nhân dân hai nước chúng ta và đối với cả cộng đồng nhân loại. Tôi đã nêu rõ điểm này trong mọi trường hợp công khai, kể cả trong các cuộc nói chuyện với Tổng thống. Chúng ta tiến hành hội đàm tại đây với tư cách là bạn.

Tôi cũng có thể báo cho Ngài biết rằng, tình hình của một số lĩnh vực trong nước Mỹ đã phát triển, vì vậy tôi muốn nói, việc phát triển theo một hướng khác sẽ khó khăn hơn. Nhưng hướng phát triển của cơ sở chính sách ngoại giao của chúng tôi là bất di bất dịch. Tất nhiên nhân dân nước tôi cũng đang quan tâm đến tình hình phát triển của Liên Xô. Chỉ cần Liên Xô phát triển một loại vũ khí mới, họ sẽ coi đây là một lý do chính đáng để phát triển vũ khí mới của chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Tôi không tán thành những lời nói trên cho lắm, nguyên nhân là thế này.

Trước khi ký Hiệp định Hạn chế vũ khí chiến lược, Mỹ đã có rất nhiều phương tiện chiến lược, chúng tôi lạc hậu hơn Mỹ trong lĩnh vực này. Mặc dù vậy, xuất phát từ mục tiêu nhân đạo nhất, chúng tôi vẫn đồng ý con số này và đã ký Hiệp ước, nội dung này đều được trình bày trong lời mở đầu (của Hiệp ước). Chúng tôi cũng luôn luôn tuân thủ và không tiếp tục đưa vào bất cứ hệ thống tên lửa mới nào, đồng thời chúng tôi còn chấp nhận một số điều kiện liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cũng đang cẩn thận tuân thủ tất cả những điều này.

Kít-sinh-gơ: chúng tôi không hề nghi ngờ việc này.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #165 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 09:56:53 pm »

Brê-giơ-nhép: Đầu sang năm, có thể tôi hoặc uỷ quyền cho người khác dự thảo một báo cáo liên quan, nhưng chúng tôi sẽ báo cáo chính xác sứ mạng chúng tôi đã hoàn thành và những cố gắng của chúng tôi về mặt tàu ngầm hạt nhân. Nhưng đến nay chúng tôi chưa hề sản xuất bất kỳ vũ khí mới nào.

Hai bên chúng ta nhất trí đồng ý có thể có một số cải tiến về mặt nào đó, nhưng cấm tái mở rộng quy mô hoặc tăng thêm bất cứ hệ thống chiến lược mới nào, chúng tôi thật sự đã phát triển một loại phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng, nhưng chúng tôi cũng chỉ phát triển đến đây mà thôi.

Chính vì vậy những lời bàn tán nói rằng chúng tôi đang thiết kế vũ khí mới nào đó là sai lầm. Cho dù phát minh ra thứ gì, chúng tôi cũng sẽ không tiếp tục triển khai để mâu thuẫn với thoả thuận đã đạt được. Tổng thống Ních-xơn từng nói Mỹ đang phát triển một số tàu ngầm hạt nhân mới, nhưng chúng tôi đã có 42

Kít-sinh-gơ: 62 chiếc chứ.

Brê-giơ-nhép: Đúng, 62 chiếc, chúng tôi sẽ không tiếp tục đóng tàu ngầm hạt nhân mới nữa.

Kít-sinh-gơ: Nếu các ông muốn đổi số lượng thành 42, chúng tôi cũng không phản đối.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi luôn tuân thủ thận trọng những nguyên tắc này, chúng tôi còn biết các ông đang lắp đặt phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng trên tàu ngầm hạt nhân, đồng thời còn dùng tên lửa Mu-ni-te-tơ-man thay thế Pô-se-đơn.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không có.

Brê-giơ-nhép: Các ông đang lắp đặt tên lửa mới nhằm thay thế những loại đã cũ rích

Kít-sinh-gơ: Điều này thì đúng. ...

Brê-giơ-nhép: Chúng ta cần phải có một số cải tiến có hạn trong phạm vi cho phép của thoả thuận. Vì vậy đưa ra kết luận nói rằng tất cả việc làm của chúng tôi đều mâu thuẫn với thoả thuận là không chính xác, số lượng đầu đạn hạt nhân hiện có của quý quốc vượt xa nước tôi, đây là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi.

Còn một trong những đặc điểm nữa là không thể kiểm soát nổi bằng phương thức theo dõi quốc gia, chúng tôi đoán rằng các ông sẽ còn chế tạo nhiều hơn khi số lượng của các ông đã vượt chúng tôi. Nếu chúng tôi cần xin lỗi về những việc chúng tôi hiện nay còn chưa làm thì đầu đạn hạt nhân của các ông đã vượt chúng tôi, không phải tôi oán trách vấn đề này.

Chúng ta đều phải tuân thủ nghiêm túc những thoả thuận đó. Các ông còn ôm ấp nghiên cứu xây dựng những hệ thống căn cứ tiền tiêu. Cuối cùng thì những đầu đạn này nhằm vào ai? Không thể nhằm vào Pháp được, vì Pháp đâu có thể tuyên chiến với Mỹ chứ.

Kít-sinh-gơ: Điều này có thể sẽ thay đổi nếu sự việc cứ tiếp tục!

Brê-giơ-nhép: Hoặc là Hà Lan, Bỉ, Cộng hoà Liên bang Đức hay là Cộng hoà Dân chủ Đức. Tôi có thể lấy bản đồ chỉ cho ông xem. Ông nói thoả thuận này phải gắn liền với việc Mỹ sản xuất tên lửa có thể đi đến lãnh thổ Liên Xô và Liên Xô sản xuất tên lửa có thể phóng đến lãnh thổ nước Mỹ. Tầm quan trọng của những tên lửa căn cứ tiền tiêu chính là ở đây. (ông lấy ra một tấm bản đồ nhỏ) Chúng có thể đi đến Ta-sken hoặc Ba-ku.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #166 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 10:00:36 pm »

Kít-sinh-gơ: Còn những tàu ngầm hạt nhân đó.

Brê-giơ-nhép: Đúng. Còn những căn cứ không quân. Toàn bộ Liên Xô lớn hơn một phần hai diện tích lục địa châu Âu đều nằm trong tầm bắn này.

Kít-sinh-gơ: Chúng ta buộc phải tách riêng từng vấn đề để trao đổi. Điều quan trọng nhất là, nếu Giô-bớt cứ huênh hoang bàn tán về vấn đề này, chúng tôi sẽ cần đến một phần tên lửa này đánh nước Pháp.

Brê-giơ-nhép: ông không thể đẩy trách nhiệm cho tôi! Lời nói chưa bao giờ gây ra hậu quả mang tính huỷ hoại, chỉ vũ khí mới có thể.

Kít-sinh-gơ: Tàu ngầm hạt nhân đã chứng tỏ điều này chứ?

Brê-giơ-nhép. Căn cứ và tàu thuyền các loại đều chứng tỏ.

Kít-sinh-gơ: Vì vấn đề này là vấn đề liên quan đến tầm bắn của tàu ngầm hạt nhân, còn số lượng tàu ngầm hạt nhân cũng đã được tính toán. chúng cũng là một phần trong thoả thuận. Nhưng chúng không nằm trong hệ thống căn cứ tiền tiêu. Chúng được bao quát trong thoả thuận của thời kỳ quá độ.

Grô-mư-cô: Nhưng đối tượng mà chúng muốn chỉ là chúng tôi, dù là tàu ngầm hạt nhân hay là máy bay vận tải trong căn cứ vận tải. Thoả thuận thứ nhất không gồm vũ khí hàng không chiến lược.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý với ý kiến của ông. Đó là một vấn đề riêng khác. Đây là máy bay chiến đấu của chúng tôi ư?

Brê-giơ-nhép: Những tấm ảnh này chụp không được đẹp lắm, đúng không? Những thứ do máy bay vận tải nằm trong căn cứ châu Âu vận chuyển là vũ khí hạt nhân. Vì vậy chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là cũng cho máy bay của chúng tôi chở vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa.

Kít-sinh-gơ: Tôi có hai vấn đề riêng, ngài Tổng Bí thư. Theo đánh giá của chúng tôi, hiện nay các ông đang nghiên cứu chế tạo bốn loại tên lửa mới. Điều này không trái với thoả thuận. Trên thực tế thì một trong những tên lửa đó khiến nhân dân chúng tôi rất căng thẳng, giả sử đó chỉ là cải tiến thôi, tôi cũng thật sự không thích nhìn thấy một hệ thống như thế này. Trên thực tế, tôi cũng sẽ chúc mừng Xô-mi-nốp về hệ thống mới này, nếu tôi gặp ông ta.

Brê-giơ-nhép: Tôi có thể thay mặt ông Xô-mi-nốp trả lời ông, đồng thời tôi còn có thể nói rằng, chúng tôi không hề chế tạo bất kỳ loại tên lửa mới nào. Chúng tôi chỉ cải tiến một chút tên lửa của chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Đây chỉ là vấn đề định nghĩa. Cải tiến này thật sự lớn quá, vì vậy chúng tôi đánh giá nó giống như một tên lửa mới vậy. Nhưng tôi không muốn tranh cãi nhiều về vấn đề này. Chúng tôi cũng không nói đây là việc làm trái với thoả thuận.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta không nên xuất phát từ lập trường của người khác, nên xuất phát từ phát ngôn chính thức của Chính phủ và lý do gây ra vấn đề kiểm soát.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý.

Brê-giơ-nhép: Chúng ta nên xuất phát từ suy nghĩ này nếu chúng ta thật sự muốn đi vào chủ đề chính, nghĩa là trong thời gian còn lại trước chuyến thăm của Tổng thống Ních-xơn, đàm phán của đoàn đại biểu hai bên cũng gần như không thu hoạch được gì nếu không có chúng ta. Và khó mà tìm được một biện pháp giải quyết khả dĩ để coi đó là một thoả thuận vĩnh cửu.

Kít-sinh-gơ: Tôi tán đồng ý kiến của ông.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #167 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 10:01:56 pm »

Brê-giơ-nhép: Tôi muốn đưa ra một đề nghị, có lẽ chúng ta có thể bắt tay vào một sự sắp xếp mới, sau lời mở đầu trong đoạn thứ nhất về việc có thể vận hành có hiệu quả hai bên chúng ta nhất trí đồng ý kéo dài thoả thuận tạm thời đến thời hạn năm 1980, đây là điểm thứ nhất. Nghĩa là hai bên đều duy trì mức lực lượng quân đội hiện có. Nhưng chỉ một điều này thôi thì thật sự chưa thể thoả mãn một số người Mỹ nào đó.

Kít-sinh-gơ: Không được đi vào chi tiết cụ thể. Xin nói thẳng rằng, xét về tình hình hiện nay ở trong nước Mỹ, điều này đặc biệt không thể. Cũng xin nói thẳng rằng, đây chỉ có thể là tăng cường lực lượng của nghị sĩ Giắc-xơn.

Brê-giơ-nhép: Vậy tiếp theo sau đó, chúng ta có thể viết một đoạn khác bằng những thuật ngữ mạch lạc nhất, trong đoạn này có thể quy định sơ sài những cam kết của hai bên chúng ta, đoàn đại biểu của chúng ta sẽ cố gắng làm việc, biến thoả thuận tạm thời thành một thoả thuận vĩnh cửu. Nhưng dù thế nào đi nữa, cá nhân tôi cho rằng vẫn còn chưa đủ. Số lượng đầu đạn nhiều như vậy luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, chúng ta hãy quyết định một số lượng tên lửa nhất định sẽ lắp đặt bao nhiêu đầu đạn.

Cô-ni-en-cô: Số lượng tên lửa nhất định này sẽ lắp đặt bao nhiều đầu đạn.

Grô-mư-cô: Cũng phải là phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng.

Brê-giơ-nhép: Chúng phải được quy định bằng số lượng hoặc hình thức phần trăm. Thí dụ Mỹ có quyền lắp đặt 1000 phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng trên tên lửa, còn chúng tôi cũng có quyền lắp đặt 1000 phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng trên tên lửa đạn đạo vượt đại dương.

(Trao đổi kỹ hơn đề nghị do Brê-giơ-nhép đưa ra, về kéo dài thoả thuận tạm thời đến năm 1980),

Brê-giơ-nhép nói: Hai bên đều nên có quyền tự do, nghĩa là hai bên đều có quyền quyết định phương tiện bay chở nhiều đầu đạn chia nhiều hướng là tỷ lệ của tên lửa đạn đạo phóng hoặc tên lửa đạn đạo vượt đại dương.

Brê-giơ-nhép: (Vẽ hình một hầm phóng tên lửa dưới mặt đất trên tờ giấy) Thí dụ chúng tôi từng có một hầm phóng tên lửa dưới mặt đất, còn các nhà thiết kế của chúng tôi thay đổi nó hẹp hơn một chút, thì đây không phải là một loại tên lửa mới, vì vậy chúng ta có thể tự do lựa chọn khi lựa chọn việc lắp đặt lại loại vũ khí này dưới mặt đất hoặc lắp đặt nó trên một chiếc tàu ngầm.

Kít-sinh-gơ: Bây giờ tôi đã hiểu sự khác biệt giữa một loại tên lửa mới và một sự cải tiến. Tôi không thể không tán thưởng các nhà thiết kế của các ông, họ đã vận dụng những kỹ xảo vĩ đại trong việc sử dụng không gian hiện có này.

Brê-giơ-nhép: Tôi cũng chỉ có thể nói, các Ngài cũng có một số nhà thiết kế rất siêu. Họ đã đặt tên lửa Mi-nu-tơ-man III vào cùng một cái hầm, mặc dù đây là một loại tên lửa mới.

Kít-sinh-gơ: (cười) Tôi chỉ muốn nói một câu, tôi hy vọng các ngài vĩnh viễn đừng sản xuất một loại tên lửa mới.

Brê-giơ-nhép: Chúng tôi cũng mong muốn các ngài như vậy.

Kít-sinh-gơ: Về cơ bản chúng ta đều đứng trước những vấn đề giống nhau. Tôi có thể nghỉ hai phút được chứ?

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên là được.

(Hội nghị tạm nghỉ, lúc này có một khoảng thời gian giải lao từ 12 giờ 58 phút đến 1 giờ 02 phút chiều, họ nhìn vào tấm ảnh phóng đại của Thượng tướng Brê-giơ-nhép đặt trên bàn gần tường, tấm ảnh này ông chụp ngày 24 tháng 6 năm 1945 tại cuộc diễu binh chào mừng thắng lợi ở Quảng trường Đỏ. Sau đó Hội nghị tiếp tục.)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #168 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 10:03:36 pm »

(Brê-giơ-nhép đề nghị rằng, nếu Mỹ thông qua đề nghị của ông về số lượng tên lửa đã trang bị đầu đạn trên MIRV là 1000, họ sẽ tiếp tục triển khai đàm phán về vấn đề thoả thuận vĩnh cửu và ông sẽ ký thoả thuận khi sang Oa-sinh-tơn vào năm 1975.)

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên, trong khi đó chúng ta cũng có thể đi đến bản ghi nhớ mới về vấn đề hệ thống chống tên lửa đạn đạo. Theo thoả thuận của chúng ta, có lẽ Ngài còn nhớ hai bên chúng ta đã nhất trí đồng ý: Hai bên đều có quyền xây dựng thêm một căn cứ trong tình hình Mỹ đã xây dựng một căn cứ chống tên lửa đạn đạo và Liên Xô cũng đã xây dựng một căn cứ chống tên lửa đạn đạo. Vì vậy chúng ta có thể từ bỏ thoả thuận về xây dựng một căn cứ chống tên lửa đạn đạo khác và duy trì số lượng ở mức độ con số chúng ta đã có.

Mặt khác, các ông cứ gắng sức chế tạo máy bay ném bom B-1, còn chúng tôi thì chế tạo máy bay TU-160 của chúng tôi. Nếu các ông đồng ý ngừng chế tạo máy bay ném bom B-1, chúng tôi cũng sẽ đồng ý ngừng chế tạo máy bay TU-160.

Tất cả những điều trên đều là yếu tố hoà hoãn quan hệ nếu đàm phán của chúng ta tiến triển theo hướng hoà hoãn tình hình.

Tất nhiên nó nằm trong phạm vi của một bản ghi nhớ riêng khác, nhưng tôi chỉ xem xét chúng một thể. Chúng ta hãy ký kết thoả thuận một lần, nhằm kết thúc việc thử hạt nhân dưới lòng đất.

Chúng ta hãy đi đến một thoả thuận trong một niên hạn cố định, thí dụ tính đến năm 1975, 1976 hoặc 1977, hai bên chúng ta đều phải ngừng thử hạt nhân dưới lòng đất, hai bên chúng ta còn phải kêu gọi những nước khác cũng làm như vậy. Thí dụ ngày 1 tháng 1 năm 1976 có thể thời hạn cuối cùng. Chúng ta còn có thể thêm một đoạn trong thoả thuận, quy định rõ nếu nước khác vẫn không chịu ngừng thử hạt nhân, vậy bất cứ một bên nào trong chúng ta đều có thể hành động theo ý của bản thân chúng ta.

Đồng thời chúng ta còn có thể đi đến một thoả thuận, nghĩa là Chính phủ Mỹ và Chính phủ Liên Xô đều đồng ý rút tất cả hệ thống hạt nhân ra khỏi khu vực Địa Trung Hải.

Kít-sinh-gơ: Có phải cấm những hệ thống vũ khí hạt nhân này không?

Brê-giơ-nhép: Là rút về. Chúng tôi sẽ rút tất cả máy bay vận tải chở vũ khí hạt nhân, còn các ông cũng như vậy. Đồng thời còn công bố số lượng tàu chiến và tàu ngầm.

Kít-sinh-gơ: Còn bao gồm tên lửa hoặc vũ khí khác?

Grô-mư-cô: Bất cứ máy bay vận tải nào có thể mang vũ khí hạt nhân.

Brê-giơ-nhép: Tất nhiên, tàu chiến hải quân truyền thống sẽ được phép lưu lại khu vực Địa Trung Hải.

Như vậy, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, trước mặt Ngài hiện nay đang có một kế hoạch có thể tăng cường an ninh và làm cho mức độ an toàn của hai bên chúng ta bằng nhau.

(Kít-sinh-gơ và Sô-ne-phe-tơ trao đổi với nhau)

(Sau khi Brê-giơ-nhép đề nghị ký một thoả thuận về quy định cấm tiếp tục chế tạo tàu ngầm có thể phóng tên lửa như tên lửa Trident của Mỹ chẳng hạn, Kít-sinh-gơ tuyên bố phía Mỹ có thể chấp nhận đề nghị về loại bỏ một căn cứ chống tên lửa đạn đạo do Liên Xô đưa ra. Họ còn trao đổi kỹ hơn về khả năng hạn chế vũ khí hạng nặng như máy bay ném bom B-1 v.v.)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #169 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 10:04:39 pm »

Brê-giơ-nhép: Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, tất cả nhưng thứ này thuần tuý đều xuất phát từ lập trường của nhân loại, có ý đồ hoà hoãn việc tăng vũ khí hạt nhân của hai bên chúng ta.

(Grô-mư-cô đưa cho Brê-giơ-nhép một tờ giấy.)

Vậy kết quả cuối cùng là, một mặt chúng ta định ra và ký kết các văn bản này, trong đó trình bày mục tiêu rõ ràng của chúng ta, mặt khác chúng ta lại phải nghe ý kiến của cấp dưới chúng ta. Các ông chế tạo tên lửa Trident và máy bay ném bom tầm xa B-1, còn đối với phía chúng tôi, chúng tôi lại phải chế tạo máy bay ném bom TU-160 và tên lửa hạt nhân tầm xa. Nhưng khi người ta phải đối mặt với tất cả hậu quả sẽ xảy ra, họ lại chĩa mũi nhọn vào chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Tôi xin nói về việc 1000 quả tên lửa Ngài Tổng Bí thư vừa nhắc đến, có một loạt vấn đề liên quan đến sự việc này.

Đầu tiên là đầu đạn hạt nhân mang trên tên lửa của các ngài nhiều hơn số lượng của phía chúng tôi, đây là sự thật. Hoặc tôi có thể nói là sẽ vượt số lượng của chúng tôi. Còn sức công phá của mỗi một quả đầu đạn hạt nhân của các ngài đều mạnh hơn của chúng tôi.

Thứ hai, đầu đạn hạt nhân lắp đặt trên tàu ngầm của các ngài còn chưa được là bao. Vì vậy, nếu các Ngài lắp đặt toàn bộ số lượng đầu đạn hạt nhân được thoả thuận cho phép lên tên lửa ở căn cứ mặt đất, như vậy đến thời điểm cuối cùng của thời kỳ này, các Ngài sẽ có thể tuỳ ý lắp đặt số lượng lớn đầu đạn hạt nhân lên tất cả tàu ngầm của các Ngài.

Số lượng đầu đạn các Ngài có thể huy động đã là có hạn, như vậy có nghĩa là chúng tôi hiện nay chỉ là phê chuẩn kế hoạch của phía các Ngài đang tiến hành. Còn kết quả cuối cùng sẽ là số lượng tên lửa trong căn cứ trên mặt đất của các Ngài sẽ vượt xa số lượng của chúng tôi.

Brê-giơ-nhép: Vừa rồi tôi đã nghe con số của Ngài nói, đồng thời tôi cũng đã nghe con số chính xác do quan chức của Bộ Quốc phòng chúng tôi đưa ra khi họ báo cáo với tôi nhưng kết quả của hai bên hoàn toàn khác nhau. Người của chúng tôi báo cáo rằng, số lượng của Mỹ nhiều hơn chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Tình hình này cũng có thể.

Brê-giơ-nhép: Tên lửa của các Ngài còn lắp những 12 quả.

Kít-sinh-gơ: 12 quả gì?

Brê-giơ-nhép: Họ báo cáo rằng: Người Mỹ đang lắp đặt nhiều đầu đạn hạt nhân lên tên lửa cũ của họ. Vì vậy cũng giống như hoàn cảnh của các Ngài, tôi luôn luôn có trách nhiệm nghe quan chức Bộ Quốc phòng báo cáo về tình hình tiến triển của Mỹ trong phương diện này. Cái gì là đầu đạn hạt nhân ư? Sức công phá của một đầu đạn hạt nhân tới 100 nghìn tấn. Khi ông tách nó thành 6 đầu đạn, sức công phá của nó sẽ không được 100 nghìn tấn nữa. Sức công phá của nó đã giảm đi một nửa.

Như vậy nhiều người trong quân đội của chúng tôi cho rằng, tốt nhất là có một loại đầu đạn hạt nhân có sức công phá vừa phải, còn quan điểm của một phe khác là đầu đạn hạt nhân càng nhiều càng tốt. Nhưng cuối cùng thì sự khác biệt giữa 1000 tấn và 50 nghìn tấn ở đâu? Hai kẻ đều nói lên sự chết chóc và huỷ diệt. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, các Ngài chỉ ném có hai quả bom hạt nhân đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn người.

Tôi luôn đọc rất kỹ các bài báo của giới báo chí Mỹ, tôi cho rằng mỗi người ở trong nước Mỹ đều không trách móc gì điều thoả thuận này. Những gì họ đưa ra không liên quan gì đến bản thoả thuận.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM