Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 06:19:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148992 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #260 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:47:13 pm »

Sau khi kết thúc công việc tại Hội nghị An ninh hợp tác châu Âu, Grô-mư-cô và Kít-sinh-gơ đã gặp nhau vào chiều ngày 11 tháng 7, họ trao đổi về một số vấn đề khác, bắt đầu từ vấn đề Trung Đông. Nhưng Kít-sinh-gơ luôn từng bước thực hiện chính sách ngoại giao Trung Đông của ông ta, thí dụ như thỏa thuận với lực lượng vũ trang của Ít-xra-en, yêu cầu họ rút khỏi bán đảo Si-nai.

Liên Xô luôn tỏ ra rất bất mãn về việc Mỹ độc chiếm công việc Trung Đông. Grô-mư-cô đưa ra đề nghị họp lại Hội nghị Giơ-ne-vơ nhằm đưa Mát-xcơ-va trở lại tiến trình hoà bình Trung Đông và ngăn chặn "thùng thuốc súng" của khu vực này bùng nổ trở lại. Kít-sinh-gơ đưa ra một cam kết mập mờ nước đôi, thì thật ra ông ta cũng không lý thú gì về việc này: "Khi chúng ta dùng một tốc độ rất nhanh để làm những việc chúng ta không thể làm được, một áp lực rất lớn sẽ ập đến ngay sau đó".

Khi Grô-mư-cô nhắc đến vấn đề Pa-le-xtin thì, Kít-sinh-gơ nói, nếu các đoàn đại biểu của Xi-ri, Pa-le-xtin và các nước A-rập khác mà gặp nhau trong một căn phòng, "họ sẽ đánh thuốc độc cho nhau."

Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô còn tiến hành một cuộc đàm thoại riêng nữa. Grô-mư-cô đã chuyển một bức thư của Brê-giơ-nhép cho Pho. Trong thư bày tỏ sự lo ngại đối với tuyên bố công khai của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Sle-sinh-gơ về việc sử dụng đầu tiên vũ khí hạt nhân.

Ông ta rêu rao, Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân khi có cuộc tiến công quy mô lớn của Liên Xô vào Tây Âu, Sle-sinh-gơ cho rằng một sách lược sử dụng đầu tiên vũ khí hạt nhân được công nhận sẽ là điều kiện không thể thiếu của chiến tranh kẽ hở: "Nếu ai không chấp nhận chính sách sử dụng đầu tiên, người ấy chính là đã chấp nhận một đạo luật tự phủ định mình bằng cách giảm bớt sức uy hiếp của mình".

Những tuyên bố này là đứng trên lập trường của Mỹ về phương châm hạt nhân, nhưng đối với Brê-giơ-nhép, thì chúng hình như không ăn khớp gì với hoà hoãn cả. Sự bảo đảm của Pho đối với Brê-giơ-nhép là không có hiệu quả. Kít-sinh-gơ cố tìm cách làm yên lòng ông ta, nhưng tính chất nhạy cảm của vấn đề lại khiến ông ta trở nên khó chịu hơn.

Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô cũng ít nhiều đề cập đến Trung Quốc và Nhật Bản. Hai quốc gia này đã bắt đầu thương thảo một hòa ước hòa bình và hữu nghị. Các siêu cường cũng đều đang mật thiết quan tâm theo dõi sự phát triển của tình hình ấy. Trước đây, Kít-sinh-gơ đã từng kiên quyết từ chối đề nghị của Liên Xô về một cuộc Hội nghị liên quan đến quan hệ với Nhật Bản, nhưng tình hình mối quan hệ Trung-Mỹ không sáng sủa gì lắm đã thúc ông nói với Grô-mư-cô rằng, quan hệ quá thân thiết giữa Nhật Bản và Bắc Kinh sẽ không gây hứng thú cho các siêu cường.

Tuy nhiên, ông ta không tiết lộ một nguyên tắc khác của quan hệ Mỹ-Nhật, đã không cho phép Nhật Xô hợp tác, điểm này ông ta đã từng nói với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Do hợp tác Tô-ky-ô - Mát-xcơ-va và hợp tác Tôkyô-Bắc Kinh đều không thể thực hiện trong thời gian gần, Kít-sinh-gơ phản đối làm suy giảm quan hệ Mỹ-Nhật, khiến Nhật càng thêm độc lập hoặc nói khác đi là chính sách Nhật Bản sẽ là chính sách của chủ nghĩa dân tộc. Ông và cộng sự của ông cho rằng, quan hệ Mỹ - Nhật như vậy là điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế Đông Á.

Trong vấn đề Trung Quốc, Kít-sinh-gơ giữ thái độ trầm mặc; ông không sẵn sàng trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao của nước địch thủ chính của Trung Quốc về các chi tiết trong quan hệ Oa-sinh-tơn - Bắc Kinh. Ông đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của ông cho rằng: Trung Quốc lớn mạnh lên rồi, tình hình sẽ trở nên "rắc rối hơn".

Vài năm trước ông cũng đã từng nói với Đại sứ Mỹ như vậy: Một khi khả năng hạt nhân của Trung Quốc phát triển đến mức khó đối phó, "họ sẽ có chủ kiến hơn" và không cần ngả về phía Oa-sinh-tơn, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #261 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:48:08 pm »

CƠ MẬT. CẤM PHÂN PHÁT.
BIÊN BẢN HỘI ĐÀM

Người tham gia;

Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Grô-mư-côi;

Vích-to Xu-khốt-lép thành viên Vụ châu Âu 2 bộ Ngoại giao Liên Xô (phiên dịch);

Kít-sinh-gơ Bộ trưởng Ngoại giao, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống;

Pi-tơ Rê-đi-man: Uỷ viên hội đồng An ninh quốc gia.

Thời gian và ngày tháng: 1 giờ 10 - 2 giờ 20 chiều ngày 11 tháng 7 năm 1975, thứ sáu.

Địa điểm: Khách sạn quốc tế, phòng nghỉ của Bộ trưởng Ngoại giao Kít-sinh-gơ.

Chủ đề: Truyền đạt miệng ý kiến của Brê-giơ-nhép; đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược; Trung Quốc và Nhật Bản; chính sách hạt nhân của Bra-zin; quan hệ hai bên

(Nguồn: Cục tự do thông tin và tư liệu Bộ Ngoại giao Mỹ: Bản sao của cơ quan lưu trữ hồ sơ mật quốc gia.).

Grô-mư-cô: (Nói với Xu-khốt-lép bằng tiếng Nga). Đưa lá thứ ấy cho tôi. Thưa ông Bộ trưởng Ngoại giao tôi xin gửi ông một bản thông tin miệng của Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép chuyển tới Tổng thống Pho về những tuyên bố lặp lại nhiều lần của Bộ trưởng Quốc phòng qúy Quốc Sle-sinh-gơ. Chúng tôi đề nghị các ông lưu tâm. Nói thẳng ra là chúng tôi hết sức sửng sốt về việc này, tất cả những người lãnh đạo của Liên Xô, kể cả Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép đều rất quan tâm đến việc này.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng: Đây là một bản thông tin miệng. Tôi xin định chuyển tới ông một phần bản nguyên văn tiếng Nga chính thức và một bản dịch (ghi chép A).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #262 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:49:08 pm »

Phiên dịch như sau:

"Kính thưa ông Tổng thống!

Tôi không thể không trao đổi với ông một lần nữa về những vấn đề đã được nêu ra và đã đi đến nhất trí tại Hội nghị Vla-đi-vô-stốc.

Điều tôi muốn nói đến những lời phát ngôn của các quan chức cao cấp Mỹ, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng của ông. Đoạn phát ngôn này không những nhấn mạnh chạy đua vũ trang, đồng thời còn nêu ra khả năng Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Liên Xô và các nước thành viên của Hiệp ước Vác-sa-va.

Mặc dù chúng ta đã có được những lời bảo đảm tương ứng, nhưng những lời phát ngôn như thế này không những không có chiều hướng chấm dứt, mà còn ngày một nhộn nhịp thêm và ngày một mang thêm tính chất thách thức. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ như một cái chuông reo liên hồi không nghỉ. Hầu như không có ngày nào ông ta không nói gì về điều này. Có lúc ông ta nói đến sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại châu Âu, có lúc lại nói về tiến hành cuộc tấn công mang tính nốc ao đối với Liên Xô. cuối cùng, cách đây vài ngày, ông ta đã tuyên bố khả năng Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chống Liên Xô.

Thưa ông Tổng thống, có lẽ ông cũng phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của tình hình này thật là kỳ quặc, lẽ nào không nên chấm dứt?
Một mặt, chúng ta cũng đã xây dựng được mục tiêu ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, và hy vọng ký kết một hòa ước cơ bản trong vấn đề này. Trong Hội nghị Vla-đi-vô-tốc chúng ta đều đã đồng ý lấy phương hướng cố gắng chung cần quan tâm làm vấn đề trọng tâm để phát triển quan hệ Xô-Mỹ.

Mặt khác những lời tuyên bố đó lại là do một quan chức trọng yếu của Mỹ phát biểu, quan điểm có khả năng của chúng và một số sự việc không sao tránh khỏi, như chiến tranh chẳng hạn, sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đối với công chúng. Rốt cuộc, điều Bộ trưởng Quốc phòng của ông ngày nào cũng nói là việc phải xây dựng quy tắc ứng xử của chiến tranh hạt nhân chỉ không phải là ngăn chặn một cuộc chiến tranh như vậy.

Những lời tuyên bố như vậy chẳng phải là chứng tỏ một hướng đi trái ngược với "quyết tâm” của hai nước chúng ta hay sao? Chúng tôi đã nhận được các loại giải thích về những tuyên bố này. Nhưng sự thật là những tuyên bố ấy - ở đằng sau chúng nhất định có một chủ trương mơ hồ nào đó - vẫn cứ được phát biểu.

Vấn đề chính là chúng ta nên phản ứng như thế nào về những tuyên bố kể trên? Nếu những tuyên bố ấy cũng xuất hiện ở Liên Xô, thì điều đó đối với quan hệ tương hỗ giữa chúng ta và các quốc gia quy mô nhỏ trên thế giới sẽ không có gì khó hiểu.

Vấn đề này, tôi xin nhắc lại, là rất nghiêm trọng. Nó liên quan đến vấn đề nguyên tắc, liên quan đến ý đồ tương hỗ giữa các quốc gia. Điều này là hết sức rõ ràng.

Cộng sự của tôi và tôi đều hy vọng, thưa ông Tổng thống, rằng ông sẽ chú ý đến vấn đề chúng tôi nêu ra".

Kít-sinh-gơ: (Xem qua một lượt) Thông báo này lập tức khiến Tổng thống chú ý ngay. Nhưng xin nói thật, cách làm của các Ngài chẳng có ích gì vì nó không phản ánh quan điểm của Tổng thống. Nó phản ánh ý đồ tham gia sửa đổi của một thành viên nội các trong năm bầu cử. Nhưng điều đó là không thể thực hiện được.

Grô-mư-cô: Tôi chỉ muốn bày tỏ hy vọng của chúng tôi và tôi biết, đây cũng là điều Tổng Bí thư muốn tôi phải nói, thông báo phải được đối xử hết sức nghiêm túc. Nếu Tổng Bí thư nêu vấn đề này với Tổng thống trong Hội nghị Hen-xin-ki sẽ thì không cảm thấy không thích hợp, mà nhất định nó còn sẽ được xử đối hết sức rất nghiêm túc.

(Grô-mư-cô còn đặc biệt nêu: Đoàn đại biểu không có gì để nói trong "SALT2" được tiếp tục sau Hội nghị Giơ-ne- vơ; ông yêu cầu Kít-sinh-gơ chỉ thị cho đặc phái viên của Mỹ chuyển sang vấn đề khác, như vậy, hai bên sẽ có được câu chuyện để nói.)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #263 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:49:56 pm »

Grô-mư-cô: Còn một vấn đề nữa là: Trước Hội nghị thường kỳ của Nghị viện Mỹ năm nay, sẽ có một Hội nghị đặc biệt chuyên về vấn đề kinh tế quốc tế, tiếp tục thảo luận những vấn đề này trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc. Theo ông, lúc đó sẽ thảo luận những gì? Việc triệu tập Hội nghị về những vấn đề này có phải là một chủ ý tốt hay không? Đây không thể coi là một tuyên bố có lý do đầy đủ.

Kít-sinh-gơ: Không, tôi hiểu. Tuần sau, tôi sẽ có một cuộc diễn thuyết, cảnh cáo những hành vi chống đối trong Liên Hợp Quốc, đặc biệt là không liên quan gì đến Liên Xô, nhưng liên quan đến một số quốc gia mới. Với những tư liệu để bàn thảo với các, chúng tôi sẽ soạn ra một kế hoạch để trao đổi với các ông. Chúng tôi cho rằng, không nên để cho các quốc gia mới chỉ định những vấn đề này. Chúng tôi sẽ đưa ra kế hoạch của chúng tôi, chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường này, tôi có thể cam đoan với Ngài như vậy.

(Hai người đã trao đổi ý kiến về kế hoạch của họ trong việc tham dự Hội nghị Liên Hợp Quốc mùa thu năm nay, Grô-mư-cô đã nhận lời mời đi Oa-sinh-tơn gặp Tổng thống Pho theo lời mời của Kít-sinh-gơ).

Grô-mư-cô: ...Ngài còn nhớ trước đây đã nói đến khả năng gia nhập Liên Hợp Quốc của Việt Nam không?

Kít-sinh-gơ: Nhớ.

Grô-mư-cô: Ngài có ý kiến gì? Ngài nhìn nhận thế nào về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gia nhập Liên Hợp Quốc?

Kít-sinh-gơ: Nếu nam bắc Triều Tiên đều gia nhập Liên Hợp Quốc cả thì chúng tôi sẽ tán đồng.

Grô-mư-cô: Đó vẫn là lập trường của ông ư?

Kít-sinh-gơ : Đúng vậy.

Grô-mư-cô: Nếu như Nam Bắc Triều Tiên thật sự gia nhập Liên Hợp Quốc, vậy thì rốt cuộc phải đối xử với Việt Nam ra sao?

Kít-sinh-gơ: (trầm tư suy nghĩ) Tôi không hoàn toàn từ chối xem xét vấn đề này. Để tôi suy nghĩ đã.

Grô-mư-cô: Khu vực châu Á đang xảy ra những chuyện gì? Người bạn Trung Quốc và người bạn Nhật Bản của ông đang xảy ra những chuyện gì?

Kít-sinh-gơ: Trung Quốc rất kỳ vọng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống. Hiện nay, chúng tôi định sắp xếp vào tháng 11 hoặc tháng 12, cũng có thể là cuối tháng 11. Trước chuyến thăm của Tổng thống, tôi sẽ đích thân đến Trung Quốc trước. Trước 6 tuần.

Grô-mư-cô: Sẽ đàm phán với Mao Trạch Đông chứ?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không kỳ vọng sẽ có những kết quả gây kinh ngạc. .

Grô-mư-cô: Đó sẽ là một chuyến thăm ngắn ngày hay dài ngày?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi còn chưa trao đổi vấn đề này. Họ muốn kéo dài một tuần. Chúng tôi có thể rút ngắn lại.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #264 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:50:52 pm »

Grô-mư-cô: ông có tình báo gì về Trung-Nhật xây dựng quan hệ hữu nghị, liệu có khả năng đạt được thỏa thuận không? Thời gian qua, chúng ta đã trao đổi thấy mục đích của Nhật Bản trong sự kiện này là ...

Kít-sinh-gơ: Bá quyền

Grô-mư-cô: Bá quyền, vậy thì Trung Quốc nghĩ thế nào về điều này.

Kít-sinh-gơ: Dự đoán của tôi, đây không phải là dự đoán dựa vào tình báo, là họ rất có thể sẽ đạt được.

Grô-mư-cô: Đạt được?

Kít-sinh-gơ: Đạt được thỏa thuận ấy.

Grô-mư-cô: Vậy là Trung Quốc sẽ dành thắng lợi.

Kít-sinh-gơ : Đây không phải là dự đoán dựa vào tình báo, mà là dự đoán dựa vào tính cách của người Nhật.

Grô-mư-cô: Thủ tướng Nhật không kiên định.

Kít-sinh-gơ: ông ấy không kiên định. Tháng 8 ông ấy sẽ đến thăm Oa-sinh-tơn. Chúng tôi không khuyến khích quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật đi đến chỗ có gì thân mật quá mức.

Grô-mư-cô: Điều dễ thấy là Thủ tướng Nhật Mi-ki khá coi thường việc Trung Quốc muốn có một ưu thế rõ rệt nhằm trực tiếp chống lại Liên Xô, việc đó đối với Mỹ, ông biết là tình thế ấy là thích hợp nhất cho Mỹ.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không có hứng thú gì về vấn đề này.

Grô-mư-cô: Điều ấy khiến chúng tôi sửng sốt. Chúng tôi không hiểu tại sao Ta-kei Mi-ki coi nhẹ điểm ấy. Khi ông gặp Thủ tướng Nhật, nếu như ông có nhắc đến chủ trương của chúng tôi với ông ấy - chúng tôi không cầu khẩn ông làm như vậy - thì chúng tôi cũng sẽ không phản đối. Nhật và những nước láng giềng của họ, kể cả Liên Xô, đều có liên quan đến nhau, đó là điều Nhật Bản phải xem xét. Nhưng hình như họ không hề làm như vậy.

Không phải là việc nói trên đã khiến chúng tôi kinh hoàng như vậy đâu, nhưng chúng tôi có khả năng tự bảo vệ mình! Thế nhưng, chúng tôi muốn giữ quan hệ hữu nghị bình thường với Nhật Bản, còn chúng tôi cho rằng làm như vậy có lợi nhất cho Nhật Bản.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #265 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:51:46 pm »

Kít-sinh-gơ: Tôi đã từng nói với ông đối với hai nước chúng ta, việc giữ được một tầm nhìn xa trông rộng là rất quan trọng. Tôi tin chắc rằng, sang thập kỷ 80, bản tính của lợi ích sẽ trở thành một dạng tự tin.

Hiện nay là sự tự tin về phương diện vũ khí hạt nhân; đến thập kỷ 80, nó sẽ trở thành hiện thực trong rất nhiều vấn đề chính trị. Chúng ta không nên coi nhẹ sự thật này.

Thứ hai, chúng tôi cho rằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản có quan hệ thân mật quá mức thì sẽ là nguy hiểm.

Thứ ba, một ngày nào đó những Hiệp ước bá quyền ấy sẽ được dùng để đối phó với chúng ta.

Tôi không loại trừ khả năng quan hệ giữa chúng tôi và Trung Quốc trong mười năm tới sẽ tiến triển, nhưng trong vòng mười năm thì có khả năng vẫn sẽ khó khăn. Hiện nay quan hệ giữa chúng tôi với Trung Quốc khá hơn chút ít so với quan hệ giữa các ông và Trung Quốc.

Grô-mư-cô: Phần nào thôi ư?

Kít-sinh-gơ: Nhưng tuỳ theo sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, tình hình đối với chúng tôi cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Grô-mư-cô: Tôi thấy đó là điều hết sức thú vị. Quả thực chúng tôi cũng tin vào điều đó, nghĩa là chúng ta đang đứng trước những vấn đề nghiệt ngã đối với vai trò lãnh đạo của chúng tôi và vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nếu các ông thật sự muốn nhìn vào quan hệ tương lai giữa các ông và các nước châu Á thì những vấn đề này cũng phải giúp ích cho Mỹ...

Chúng tôi đang tập trung chú ý vào một việc và luôn cố gắng đánh giá ý nghĩa trọng đại của sự việc đó, mà chưa thể rút ra bất cứ kết luận lạc quan nào, đó là việc Tây Đức và Bra-zin ký kết Hiệp định về việc cung cấp lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị. Đánh giá của chúng tôi và đánh giá của các nước khác về việc này là giống nhau, đó là Bra-zin đang chuẩn bị chế tạo vũ khí hạt nhân và muốn nhận được sự giúp đỡ của Tây Đức. Đây không phải là một vấn đề lý thuyết, mà là một vấn đề thuộc chính sách thực tế, tôi nói vậy có đúng không?

Chúng ta là những nước tham gia "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân", điều này liên quan đến hai nước chúng ta. Tiện thể xin nói, Đức là nước tham gia "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân", còn Bra-xin thì không. Về mặt địa lý, Ngài và Bra-xin rất gần nhau, về mặt chính trị, Ngài và Bra-xin càng gần gũi hơn. Còn chúng tôi tin là Ngài càng hiểu rất rõ khả năng Đức sẽ làm gì trong việc này.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không cho rằng Bra-xin đã quyết định phải xây dựng hệ thống vũ khí hạt nhân, nhưng cuộc giao dịch này đã cung cấp những khả năng cho Bra-xin. Chúng tôi quan tâm đến tương lai. Một khi thiết bị tuần hoàn nhiên liệu hoàn chỉnh đã được cung cấp, thì khả năng tiếp theo là được cung cấp về nhiên liệu. Nhưng chúng tôi quan tâm, và đã công khai bày tỏ mối lo ngại của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng Hội nghị các nhà cung cấp lần này sẽ đi đến nhất trí trong vấn đề an toàn. Nhưng nếu như không được như ý, chúng ta sẽ phải chuẩn bị tốt cho việc tiến hành giao lưu về tư tưởng giữa hai bên, vì đây là một tiến triển nguy hiểm.

Grô-mư-cô: Chúng ta sẽ chuẩn bị tốt cho việc tiến hành một cuộc giao lưu về tư tưởng, quan điểm.

Kít-sinh-gơ: Vậy nhé. Chúng ta đi ăn cơm trưa, được chứ?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #266 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:52:32 pm »

Grô-mư-cô: Về quan hệ song phương giữa chúng ta, tôi còn nhớ rất rõ những lời Ngài nói với tôi khi ở Việt Nam (Nguyên văn tiếng Trung Quốc, ND), còn tôi thì đã từng bày tỏ hy vọng của mình, và tôi không muốn lặp lại những lời tôi đã nói. Chúng tôi luôn luôn kiên trì đường lối, đặc biệt là đường lối đã được hai Hội nghị nguyên thủ trước đây đặt ra.

Quả là đôi khi Mỹ tùy tiện đưa ra một số tuyên bố không thật phù hợp với đường lối đó, nhưng còn Tổng thống, mà ông cũng đã từng đại diện cho Tổng thống một lần nữa nhấn mạnh rằng phải trước sau như một kiên trì đường lối đó. Điều dó chỉ có thể gây ra phản ứng tích cực của chúng tôi.

Chúng tôi tin chắc rằng, nếu như chúng ta tiếp tục sự nghiệp này, thì hai nước chúng ta đều chẳng những có thể tràn đầy lòng tin nhìn về tương lai, mà còn tràn đầy lòng tin tiếp tục tiến lên trên con đường chúng ta đã bắt đầu trong những năm gần đây. Nó không những có lợi cho nhân dân Mỹ và nhân dân Liên Xô, mà còn có lợi cho nhân dân các nước trên thế giới. Trên thực tế, dù là Đô-mi-nich, Thủ tướng nước Man-ta cũng không thể khiến chúng ta nản lòng trong việc này. Vừa rồi là tôi muốn một lần nữa nhắc lại hy vọng này của tôi.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi hiểu điều đó. Chúng tôi còn tin là điều đó sẽ có lợi cho cả hòa bình thế giới, như tôi vừa nói, trong những năm sắp tới, tính tất yếu phải làm như vậy sẽ ngày càng lớn hơn. Lập trường của Tổng thống chúng tôi đang trở nên kiên định, hầu như cho đến tận tuần này, vì vậy cho tới khi Tổng thống Pho rời khỏi phòng làm việc của mình vào năm 1981, nó sẽ trở thành một chuyên đề đặc tả biểu hiện mãi mãi trên trường quốc tế.

Grô-mư-cô: Ngài rất lạc quan.

Kít-sinh-gơ: Tất cả các cuộc điều tra cho thấy, nếu như bây giờ tổ chức bầu cử, ông ta sẽ giành thắng lợi với ưu thế áp đảo. Trừ phi tình hình trong nước sụp đổ. Nhân dân cả nước cho rằng tình hình đang phát triển theo hướng tốt.

Grô-mư-cô: Tình hình của Đảng Dân chủ ra sao?

Kít-sinh-gơ: Ham-phơ-rey đã được đề cử. Giắc-xơn vẫn có khả năng; nghe nói Ken-nơ-đi có thể sẽ thỏa hiệp.

Grô-mư-cô: Nhưng ông ta còn chưa tự mình tuyên bố. Điều đó có thể không?

Kít-sinh-gơ: Tôi cho rằng không thể, nhưng tôi cũng không loại trừ khả năng đó. Tôi nghĩ rằng ông ta đang chờ đợi năm 1980. Khi Tổng thống còn làm việc trong văn phòng của ông, thì việc đấu đá nội bộ giữa họ sẽ làm chính bản thân họ bị tổn hại. (Mọi người đều đứng dậy)

Grô-mư-cô: Hội nghị sắp kết thúc sẽ khiến nhiều việc trở nên có khả năng.

Kít sinh-gơ: Tôi đã chỉ thị cho các Đại sứ của chúng tôi, yêu cầu các Đại sứ báo cho các đoàn đại biểu khác rằng: Sau hai năm cố gắng, việc đồng ý và kiên trì Hiệp ước này chẳng có ý nghĩa gì cả.

Grô-mư-cô: "Liên hệ" là ý gì? Là người nào cũng sẵn sàng giữ liên hệ. Chẳng ai có thể thực thi quyết định cả.

Kít-sinh-gơ: Tôi tán đồng.

Grô-mư-cô: Đây là lần gặp mặt vui vẻ.

(2 giờ 2 phút chiều, hội đàm kết thúc, các thành viên trong đoàn nghỉ chuẩn bị dự chiêu đãi cơm).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #267 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:53:11 pm »

Lời dẫn:

Dự đoán của Kít-sinh-gơ về "hòa hoãn" sẽ trở thành "một chuyên đề đặc biệt mãi mãi xuất hiện trên trường quốc tế năm 1981 là hoàn toàn sai lầm, nhưng trong điều kiện bất lợi rõ rệt, ông ta kiên trì cố gắng ký kết thỏa thuận SALT2, nhằm chứng thực lời dự đoán này của mình. Khi ở Giơ-ne-vơ, Kít-sinh-gơ và Grô-mư-cô đã từng bàn bạc bản thỏa thuận SALT2, và đến cuối tháng 7, khi Pho dự Hội nghị Hen-xin-ki, ông ta đã hai lần hội đàm với Brê-giơ-nhép, trao đổi về Hiệp định SALT và những Hiệp ước song phương khác.

Tới lúc đó, vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai và tên lửa Crui-giơ đã khiến đàm phán trở nên phức tạp, sự phức tạp mà tất cả những người lãnh đạo chủ chốt đều đã không thể ngờ tới vào một năm trước đó Brê-giơ-nhép và Pho cùng làm việc với nhau rất hòa hợp trong thời gian ở Hen-xin-ki, nhưng các cuộc hội đàm của họ và các cuộc hội đàm tiếp theo được tổ chức ở Oa-sinh-tơn và Niu-oóc vào tháng 9 đều không có được những tiến triển lớn, về mặt khắc phục những bất đồng.

Trong khi Kít-sinh-gơ tìm cách né tránh việc hạn chế mạnh mẽ tên lửa Crui-giơ do Mát-xcơ-va thôi thúc, thì Liên Xô lại kiên trì cho rằng không nên đưa vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai vào nội dung đàm phán. Kít-sinh-gơ luôn muốn coi vấn đề máy bay ném bom Bách-kơ-phai là một hệ thống vũ khí "hỗn hợp" (không muốn coi nó là một quả bom chiến lược xét về ý nghĩa nghiêm khắc), hệ thống đó được coi như một vấn đề chịu sự hạn chế đặc biệt cùng với tên lửa Crui-giơ phóng từ phi thuyền của Mỹ.

Tuy nhiên, Grô-mư-cô không chút nhiệt thành: "Nếu máy bay ném bom phi hạng nặng của chúng tôi nằm trong tình trạng cô lập do không có sự hợp tác của Mỹ, thì chúng tôi sẽ không kêu la". Ông còn nghĩ rằng Kít-sinh-gơ đang đau buồn vì lưu luyến những tên lửa Crui-giơ đó, nhưng Mỹ không muốn chấp nhận đề nghị có tính chiến lược do Grô-mư-cô đưa ra, về việc coi tên lửa Crui-giơ phóng từ trên không là điểm hội tụ của đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược. Mặc dù Kít-sinh-gơ đề nghị nên tiếp tục xích gần hơn chủ trương của Liên Xô trong vấn đề tên lửa Crui-giơ, nhưng cuộc trao đổi vẫn lâm vào bế tắc.

Sau khi Grô-mư-cô trở về Mát-xcơ-va, Pho đã đưa ra đề nghị mới nhất trong lá thư Kít-sinh-gơ viết cho cho Brê-giơ-nhép và tuyên bố lại một lần nữa: Tiến tới tiếp tục những cuộc trao đổi này. Nhưng điều đó không phát huy tác dụng gì. Cuối tháng 10, Brê-giơ-nhép đã từ chối đề nghị này với những lời lẽ cứng rắn. Khi Kít-sinh-gơ trở lại Mát-xcơ-va mang theo những đề nghị mới, quyền lực của Brê-giơ nhép đã bị suy giảm, còn tình hình Ăng-gô-la cũng đang phủ một bóng mây lên hòa hoãn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #268 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:55:24 pm »

chương VIII
"GIỮA CHÚNG TÔI VÀ TRUNG QUỐC CÓ MỘT SỐ VẤN ĐỀ"

Lời dẫn

Chính quyền bù nhìn của Mỹ ở Việt Nam và Cam-pu-chia sụp đổ, xung đột chính trị giữa Mỹ với Bắc Kinh ngày càng gay gắt, cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ và sự hòa hoãn quan hệ Mỹ-Xô sáng nắng chiều mưa, đều là những thách thức nghiêm túc đối với quan hệ Trung-Mỹ do Kít-sinh-gơ dày công sắp xếp. Mặt khác, Kít-sinh-gơ biết rằng, nếu nói mục tiêu chính trị của Tổng thống Pho là thông qua việc cản trở những tiến bộ trong tiến trình bình thường hóa, để phức tạp hóa quan hệ Mỹ và Bắc Kinh, thì trên thực tế là ngấm ngầm phá hoại tiếng tăm của Kít-sinh-gơ trong Chính phủ.

Tháng 10 năm 1975, sau khi Kít-sinh-gơ tiến hành chuyến thăm Trung Quốc đầy gian nan, ông ta đã báo cáo với Pho rằng, quan hệ thật sự đang nguội đi. Ông ta còn viết trong báo cáo rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc "không đưa ra trả lời với một thái độ ngạo mạn và tự cho mình công bằng lương thiện". Mặc dù không khí đã được cải thiện chút ít sau chuyến thăm của Tổng thống Pho nhưng Kít-sình-gơ và Cố vấn của ông không thể giữ một quan điểm lạc quan về triển vọng của ngoại giao tam giác.

Dù Trung Quốc không hài lòng đối với chính sách của Mỹ và chỉ quan tâm đến kết quả đàm phán có tính tiêu biểu năm 1971-1973, nhưng ác cảm đối với Liên Xô vẫn là vấn đề trọng tâm của chính sách, vì thế Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Oa-sinh-tơn không gặp cản trở cơ bản nào trong nội bộ Chính phủ Trung Quốc.

Tháng 11 năm 1974, vài tháng sau khi Kít-sinh-gơ tiến hành chuyến thăm Bắc Kinh, quan hệ Oa-sinh-tơn và Bắc Kinh không ổn định, nhưng sau này gần như lại trở về quỹ đạo trước đây. Cuối năm 1974, trong giới báo chí đã xuất hiện những chỉ trích về sự trì trệ của tiến trình quan hệ bình thường hóa, nhưng Kít-sinh-gơ đã cho phép áp dụng một số thủ đoạn nghiêm khắc, ông vốn dĩ có khả năng ngăn chặn những lời phỉ báng này.

Mặc dù Trung Quốc đã nở nụ cười, nhưng những tuyên bố chối tai về hai siêu cường vẫn liên tiếp phát đi từ Bắc Kinh. Ông Gióoc-giơ Bút-sơ, Chủ nhiệm phòng liên lạc đang làm báo cáo phản hồi, cũng không khỏi lo ngại về tác động của những ngôn từ chống chủ nghĩa bá quyền của Bắc Kinh, thí dụ, lời chúc rượu của Bộ trưởng Ngoại giao Kiều Quán Hoa đọc trong một bữa tiệc chiêu đãi ngoại giao vào một buổi trưa, chính là những lời nói về hai siêu cường, miệng niệm nam mô bụng bồ dao găm.

Tuy nhiên, Bút-sơ cũng rút ra kết luận rằng: "Quan hệ cơ bản không bị xấu đi", ông cho rằng, đối với Bắc Kinh, có được liên hệ với Oa-sinh-tơn là "mục đích quan trọng nhất của thành phố này", nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy những tiến triển rõ rệt, sự giao lưu về phương án thương mại và kế hoạch cũng đang "dao động chưa ổn định".

Tháng 4 năm 1975 chính quyền Sài Gòn sụp đổ, sự kiện chính trị rung động mọi người đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa Mỹ và nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đầu tháng 5 năm 1975, Klt-sinh-gơ đã thừa nhận vấn đề chi tiết cần thiết cho "chữ tín" và học thuyết Đô-mi-nô nhằm tìm hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam. Tuy nhiên, ông cảm thấy loại bỏ những quan niệm ấy là rất khó khăn.

Vài tuần trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Kít-sinh-gơ đã nhấn mạnh tầm quan trọng phải biện hộ cho việc họ hứa sẽ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn khi tình hình nguy cấp, nhằm duy trì chữ tín của Mỹ trên phạm vi thế giới. Lần này, ông nhấn mạnh lại chữ tín và cố gắng xây dựng lại chữ tín với mức độ thấp. Đối thủ và các nhà bình luận (phần lớn là người cánh hữu và đặc biệt là những kẻ kiên quyết ủng hộ Đài Loan) sẽ luôn kiểm tra tỷ mỉ bất cứ dấu hiệu khó xác định nào trong chính sách ngoại giao của Chính phủ Mỹ về mặt nghĩa vụ quốc tế.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #269 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 10:55:58 pm »

Năm 1975, Kít-sinh-gơ viết thư cho Pho nói rằng, sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn khiến chúng ta hiểu rõ đầu đuôi ngọn ngành của mỗi một thay đổi chính trong quan hệ giữa chúng ta và Đài Loan, còn những đầu đuôi ngọn ngành này ám chỉ sự bỏ rơi một người bạn khác do nguyên nhân của chính sách đối ngoại và chính trị trong nước là không được hoan nghênh.

Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ không lâu, áp lực nảy sinh từ việc trên đối với chính sách Trung Quốc của Pho và Kít-sinh-gơ trở nên rõ nét hơn. Trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 5, Pho tuyên bố, ông ta sẽ "nhắc lại nghĩa vụ của chúng ta đối với Đài Loan" và nghĩa vụ đối với những nước khác trong khu vực này, như Nam Triều Tiên, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin. Trong tuyên bố ông không hề nêu quan hệ của Mỹ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thái độ kiên quyết này phải chăng đi ngược lại những cố gắng của Chính phủ nhằm biến Đài Loan thành một trung tâm không gây chú ý, và cũng khiến những ảnh hưởng cửa tuyên bố mới đây của Pho về thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giảm đi rất nhiều. Nhưng điều này khiến người ta liên tưởng đến việc ông ta hiểu thế nào về quan hệ với Việt Nam, Đài Loan, những nhân sĩ Đảng Cộng hòa bảo thủ và người Đồng minh-hải ngoại, "nếu như có việc gì có thể gây ra sự phản ứng của một nhân sĩ bảo thủ đối với Pho", thì nó sẽ là chống lại Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan.

Trong tháng 8, tiến trình quan hệ bình thường hóa lúc này trở nên hóc búa hơn, do gặp phải nhiều hạn chế, khi đó Ri-gân, người đã từng phê phán chính sách Trung Quốc của Chính phủ đã tuyên bố tư cách ứng cử viên Tổng thống của ông ta. Ngày 6 tháng 5 lẽ ra tuyên bố của Pho đưa ra chỉ làm cho Trung Quốc tức giận vì nó thể hiện rõ Oa-sinh-tơn vẫn "cần" Đài Loan. Mặc dù Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã nhắc lại nhiều lần Trung Quốc sẽ khoan dung, nhưng Kít-sinh-gơ và Cố vấn của ông ta ý thức rất rõ việc Bắc Kinh lo ngại Oa-sinh-tơn đang gắn họ vào vấn đề Đài Loan.

Tháng 10 năm 1975, Kít-sinh-gơ thử giải thích cho Tổng thống Pho vì sao quan hệ với Trung Quốc nguôi đi, ông ta cần biết tiến trình hoàn toàn bình thường hóa quan hệ đang gặp trở ngại chính trị, những trở ngại này chỉ có thể khiến Bắc Kinh hoài nghi độ tin cậy của Mỹ. Tuy nhiên, Cố vấn của ông ta chỉ rõ một điểm khi đặt vấn đề Đài Loan một cách nghiêm túc, tức lập trường đàm phán của Oa-sinh-tơn sẽ yếu; Trung Quốc thì khoan dung, còn Mỹ đang bị người Trung Quốc đặt "các ông vào trong tâm cảnh khoan hồng, rộng lượng tha, thứ bỏ qua của họ".

Tuy nhiên, tuyên bố của Pho không thể ngăn cản việc Đặng Tiểu Bình tuyên bố, Bắc Kinh hy vọng tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo cao cấp với Oa-sinh-tơn. Ngày 2 tháng 6 năm 1975, ông ta nói với các nhà báo Mỹ đang có mặt tại Trung Quốc rằng, Trung Quốc hoan nghênh Tổng thống Pho thăm Trung Quốc dù ông ta có phải xử lý những sự việc quan trọng hay không.

Nhưng trong vài tháng trước khi Pho đến thăm Bắc Kinh vào tháng 12, mong muốn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh về cuộc gặp nguyên thủ trở nên nhạt đi, và bắt đầu không ngừng phê phán gay gắt chính sách của Mỹ. Chỉ vài tuần sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh tỏ ra hoài nghi về những cam kết An ninh của Oa-sinh-tơn đưa ra nhằm chống lại Liên Xô, một bài xã luận quyết liệt của "Nhân dân nhật báo" đã lên án Liên Xô là "kẻ phát xít xã hội chủ nghĩa" và thực hiện "chuyên chính độc đoán chuyên quyền kiểu Hít-le".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM