Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 04:45:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148488 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #210 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 01:40:37 pm »

Nhà Trắng
OA-SINH-TƠN
BIÊN BẢN GHI NHỚ HỘI ĐÀM.
TỐI MẬT

Người dự:

Phó Thủ tướng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình;

Ngoại trưởng, Trợ lý An ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ Hen-ri Kít-sinh-gơ...

Thời gian: Thứ ba, ngày 26-11-1974. Buổi chiều 3 giờ45 - 5giờ00

Địa điểm: Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc.

Chủ đề: Vấn đề bình thường hoá.

(Ghi chú: nguồn tư liệu từ PPS hòm thư 370 cuộc nói chuyện của Kít-sinh-gơ ở Trung Quốc từ ngày 25-29 tháng 11 năm 1984.)

Kít-sinh-gơ: Hôm nay người của các Ngài nhiều hơn chúng tôi.

Đặng Tiểu Bình: Phía chúng tôi có thêm người. Theo tôi các Ngài không thể đông hơn chúng tôi, bởi chúng tôi có 800 triệu.

(Kít-sinh-gơ cảm ơn Đặng Tiểu Bình đã cử người đưa gia đình ông ta đi thăm Tử cấm thành. Khi Kít-sinh-gơ đề cập chuyện vợ ông ta đồng ý tiến hành châm cứu để chữa bệnh, Đặng Tiểu Bình đã nói về lịch sử môn châm cứu.)

Kít-sinh-gơ: Không ai nghĩ rằng một cây kim cắm trên người lại có thể chữa khỏi bệnh. Điều mà các nền văn minh khác chưa hề nghĩ tới.
Đặng Tiểu Bình: Chúng ta hãy trở lại vấn đề của chúng ta. Chúng tôi muốn nghe Tiến sĩ nói, đồng ý chứ?

Kít-sinh-gơ: Tôi có một số ý kiến về vấn đề bình thường hóa. Ông Ha-bíp đây đã nói về quan hệ song phương rồi. Tôi tin rằng, phía chúng tôi cũng như phía các Ngài đều có thể làm tăng tính chất phức tạp của vấn đề.

(Kít-sinh-gơ điểm lại tình hình Oa-sinh-tơn thực hiện cam kết đối với Trung Quốc trong năm 1971-1972, trong đó có giảm số lượng lớn quân Mỹ đóng ở Đài Loan).

Hiện nay, vấn đề là ở chỗ chúng tôi làm thế nào để hoàn tất quá trình này. Tôi muốn chia ra thành nhiều vấn đề: Vị trí ngoại giao của Đài Loan; quan hệ ngoại giao của Đài Loan với chúng tôi; lực lượng quân sự của chúng tôi ở Đài Loan và cam kết của chúng tôi với Đài Loan về phòng vệ.

Vấn đề của chúng ta không giống Nhật Bản, nói một cách khác, nó không giống với bất cứ quốc gia nào đã chính thức lập quan hệ ngoại giao với các Ngài, chủ yếu thể hiện ở hai điểm sau đây: Trước hết, tồn tại một quan hệ phòng vệ chính thức. Sau đó là ở Mỹ có một nhóm người thân Đài Loan từ lâu. Thực hiện phương thức tiến dần từng bước, rất thận trọng, trên cơ sở hợp tác với các Ngài, chúng tôi làm cho phái thân Đài Loan ở Mỹ không còn cố chấp như xưa.

Nhưng chúng ta cần nhớ một điều, ngăn chặn quan hệ Trung-Mỹ đã trở thành đề tài tranh cãi dữ dội ở Mỹ, là phù hợp với lợi ích chung của chúng ta. Cử một Thượng nghị sĩ hoặc một đoàn Thượng nghị sĩ đi làm một việc giống như Thượng nghị sĩ Giắc-xơn, Mỹ luôn có ý đồ làm những việc vì quan hệ Mỹ-Xô, rõ ràng không phải vì lợi ích của các Ngài, cũng không phải vì lợi ích của chúng tôi.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #211 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 01:41:15 pm »

Tôi xin nói thẳng với các Ngài để chúng ta hiểu nhau, và tất nhiên Ngài cũng nói rõ quan điểm của Ngài với tôi. Sau đó, chúng ta cùng xem có khả năng giải quyết được vấn đề này không. Ở đây, tôi cần loại bỏ, chứ không phải là nấp sau vật cản.

Chúng tôi tin rằng, như tôi đã nói, cho dù nổ súng tới tấp nhưng đều nhằm vào một hướng, và chúng ta cùng đứng trong một chiến tuyến. Như Chu Thủ tướng nói hôm qua, chúng ta đứng bên nhau.

Nếu không có gì nguy hiểm, chúng tôi không muốn làm tổn thương khả năng này, tôi còn nhớ câu nói của Mao Chủ tịch nói với tôi năm ngoái, khả năng đó tạo nên bởi hai bộ phận, bình thường hóa và môi trường quốc tế. Điểm qua như vậy, tôi trở lại vấn để cụ thể của chúng ta.

Thứ nhất, về vấn đề vị trí ngoại giao, chúng tôi chuẩn bị làm theo mô thức Nhật Bản, để giải quyết thực chất vấn đề. Biện pháp mà chúng tôi có thể dễ dàng thực hiện là chúng tôi duy trì một văn phòng liên lạc ở Đài Loan và lập một Đại sứ quán tại Bắc Kinh. Ngoại trừ điều này, chúng tôi sẵn sàng làm theo mô thức Nhật Bản.

Còn về vấn đề quân Mỹ đóng ở Đài Loan, chúng tôi chuẩn bị rút toàn bộ quân đội ra khỏi Đài Loan. Chúng tôi muốn bàn với Ngài về lịch rút quân, cần có cái khung thời gian để hoàn tất việc này. Đến mùa hè năm 1976 chúng tôi sẽ giảm một nửa, số còn lại rút hết vào năm 1977.

Xin nói thêm rằng, điều tôi trao đổi ở đây không phải là chúng tôi muốn phải được chấp thuận. Chúng tôi đồng ý nói ra với các Ngài, nhưng không nên công bố trước năm 1975 về điều chúng ta đã thoả thuận. Hiện nay, chúng tôi muốn đi tới một sự hiểu biết, đó là nên làm thế nào? Giờ đây còn lại vấn đề cuối cùng, đó là quan hệ phòng vệ của chúng tôi đối với Đài Loan. Xin nói thẳng, về vấn đề này, chúng tôi chưa tìm được đáp số.

Vấn đề là ở chỗ, nhìn về bề ngoài nói rằng một quốc gia đã có Hiệp định phòng vệ với một bộ phận của một quốc gia có chủ quyền mà nó thừa nhận, là chuyện hoang đường. Ngoài ra sau khi lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, thừa nhận Bắc Kinh là đại diện cho Chính phủ hợp pháp toàn Trung Quốc, chúng tôi tiếp tục duy trì các căn cứ chiến lược ở Đài Loan, là điều làm cho người ta không thích thú.

Nhưng như tôi nói với Ngài Ngoại trưởng tại Niu-oóc, chúng tôi cần có một phương án, để có một thời gian tối thiểu đảm bảo hoà bình thống nhất. Và tiến hành thẩm tra sau khi cắt đứt quan hệ với Đài Loan nhằm tránh xảy ra vấn đề khó xử như tôi đã miêu tả. Nếu có được một phương án như vậy có nghĩa chúng tôi thừa nhận Bắc Kinh là Chính phủ hợp pháp của Trung Quốc từ lâu, rút lại sự thừa nhận việc đối với Đài Loan, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Chúng tôi có mối quan hệ với sự thống nhất hòa bình.

Xin nói rằng hậu quả chính trị và tâm lý của việc cắt đứt quan hệ Đài Loan làm quan hệ phòng vệ của chúng tôi sẽ bị loại trừ. Nhưng chúng tôi cần có một thời kỳ quá độ cho dư luận công chúng, và toàn bộ quá trình được hoàn tất trong thời kỳ đó tạo nên một tình trạng căng thẳng quá mức trong nước. Đó là quan điểm cơ bản của chúng tôi. Nếu chúng ta thừa nhận nguyên tắc đó, thì cần xem xét nên vạch ra một phương án như thế nào.

Đặng Tiểu Bình: Chỉ có vậy thôi ư?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #212 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 01:42:28 pm »

Kít-sinh-gơ: Vâng, đó là ý tứ cơ bản. Tôi xin nhấn mạnh một điểm, về phía chúng tôi vấn đề cam kết phòng vệ chủ yếu là đặt ra như thế nào về mặt chính trị, chứ không phải là duy trì nó trong một thời gian.

Đặng Tiểu Bình: Có phải, trong thực tế các Ngài tự đặt ra điều luật này không? Liên Hợp Quốc: Điều Luật lệ nào vậy.

Đặng Tiểu Bình: Các Ngài chính là người đặt ra điều luật này, đó là điều luật của các Ngài cam kết với Đài Loan về phòng vệ do các Ngài tự xác định.

Kít sinh-gơ: Tất nhiên, nó hoàn toàn đúng sự thật trăm phần trăm

Đặng Tiểu Bình: Nếu các Ngài đặt ra điều luật, thì các Ngài cũng có thể hủy bỏ nó

Kít-sinh-gơ: Đó cũng là sự thật. Theo quan điểm của chúng ta, không phải là không làm được như vậy, mà lý do đã nói với các Ngài rồi, bởi làm như vậy không tiện. Bản thân hành động thừa nhận sẽ làm thay đổi bản chất của sự hòa giải đó. Bởi chúng tôi không thể ký kết Hiệp ước phòng vệ với một phần lãnh thổ của một quốc gia

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi ghi nhận quan điểm vừa rồi của Tiến sĩ, mà đó là điều tưởng tượng của Tiến sĩ trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng tại Niu-oóc hồi tháng 10. Giờ đây, tôi hiểu hết rồi.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Đặng Tiểu Bình: Tôi tin rằng, Ngoại trưởng cũng đã nói với Ngài nguyên tắc câu trả lời của chúng tôi về các điều chủ yếu. Xét về bản chất, sự tưởng tượng, quan điểm của Ngài dựa trên cơ sở mô thức Nhật Bản, và không thể xem xét. Chúng tôi có cảm giác, về bản chất nó là biến tấu của "một Trung Quốc", "một Đài Loan".

Kít-sinh-gơ: Tại sao Ngài nói vậy.

Đặng Tiểu Bình: Ồ, chủ yếu là do lập trường của các ngài đã thụt lùi, đã thay đổi lập trường về cơ quan liên lạc. Tình hình hiện nay là chúng tôi lập văn phòng liên lạc tại Oa-sinh-tơn, các Ngài lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh. Điều này chứng tỏ vẫn chưa có điều kiện cần thiết để bình thường hóa quan hệ. Nói cách khác, nếu Ngài đảo lại ví trí, lập Đại sứ quán tại Bắc Kinh, lập văn phòng liên lạc tại Đài Loan, có thể coi đó là biện pháp để sửa sai vấn đề.

Người ta sẽ đi đến kết luận, đó chẳng qua là biến tấu về "một Trung Quốc, một Đài Loan". Vì vậy, chúng tôi cho rằng đó là phương án rất khó chấp nhận.

Ngài vừa đề cập đến Hiệp ước phòng vệ ký với Tưởng Giới Thạch, Đài Loan. Nếu chúng ta thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, tuân theo đường lối thông cáo Thượng Hải, thì các Ngài cần hủy bỏ Hiệp ước ký với Đài Loan. Thực ra, vừa rồi Tiến sĩ đã làm rõ nguyên nhân rồi.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #213 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 01:42:35 pm »

Kít-sinh-gơ: Sau khi bình thường hóa về quan hệ, Hiệp ước phòng vệ không còn giá trị quốc tế nữa.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng còn ý nghĩa trong thực tế. Vì vậy xem ra thời cơ để giải quyết vấn đề này chưa chín muồi. Bởi dựa theo phương án của các Ngài, chúng tôi không thể chấp nhận cách bình thường hóa như vậy. Xem ra, các Ngài còn rất cần tới Đài Loan.

Kít-sinh-gơ: Không? Chúng tôi không cần Đài Loan. Đây không phải là vấn đề. Theo tôi, hiểu được là rất quan trọng, hiểu vấn đề như vậy là sai rồi. Chúng tôi hy vọng với cách thức áp dụng lâu nay, chúng tôi đang từng bước tách khỏi Đài Loan. Không còn nghi ngờ gì nữa, vị trí của Đài Loan đã bị yếu đi bởi tiến trình mà chúng tôi tuân theo. Ý kiến chúng tôi đưa ra sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình.

Đặng Tiểu Bình: Còn một vấn đề nữa là cách thức giải quyết vấn đề Đài Loan. Giả thiết rằng các Ngài đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, thì vấn đề Đài Loan hãy để người Trung Quốc chúng tôi tự giải quyết, còn chúng tôi sẽ sử dụng cách thức nào để giải quyết, tôi tin rằng Mao Chủ tịch đã nói rất rõ rồi.

Kít-sinh-gơ: Nếu tôi hiểu đúng, thì Mao Chủ tịch đưa ra tuyên bố 2 điểm: Một là Chủ tịch tin rằng vấn đề Đài Loan phải giải quyết bằng vũ lực, nhưng như Chủ tịch nói, Trung Quốc có thể chờ 100 năm để vấn đề tự nó giải quyết. Không rõ tôi hiểu như vậy có đúng không?

Đặng Tiểu Bình: Đó là sự thật, Mao Chủ tịch đã nói như vậy. Tất nhiên 100 năm chỉ là con số tượng trưng thôi.

Kít-sinh-gơ: Ồ! Tôi hiểu. Tôi muốn nói rằng? 100 năm sau, tôi không còn là Ngoại trưởng nữa. Tôi cần thỉnh thoảng nhắc lại chuyện này để các đồng nghiệp còn hy vọng. Tôi hiểu đây chỉ là con số tượng trưng. Tôi còn hiểu rằng, sau khi bình thường hóa cần loại bỏ bất kỳ từ ngữ nào mang tính khuyến khích trong quan hệ Mỹ-Đài Loan.

Đặng Tiểu Bình: Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói rất rõ rồi, giải quyết vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc, hãy để người Trung Quốc tự giải quyết lấy.

(Hai bên tiếp tục trao đổi các vấn đề trên. Kít-sinh-gơ nói, người Trung Quốc cũng còn mắc một món nợ với người Mỹ, đó là từ năm 1971, Oa-sinh-tơn đã bắt đầu một số tiến trình cuối cùng khiến Trung Quốc được Liên Hợp Quốc thừa nhận. Đặng Tiểu Bình nhắc lại lời tuyên bố của Mao Chủ tịch "Chúng tôi không tin vào cuộc mua bán hoà bình". Lúc đó, Mao Chủ tịch nói: Không có Đài Loan, chúng tôi vẫn không sao, chúng tôi có thể đợi 100 năm để giải quyết vấn đề này... Còn giải quyết vấn đề quan hệ các Ngài với chúng tôi, có lẽ không cần tới 100 năm... Theo tôi ý tứ của cuộc trao đổi cũng đã rất rõ ràng”) .

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Đó cũng là biên bản trao đổi mà tôi giữ được. Từ đó, tôi đi đến một số suy luận bằng cái đầu của mình. Cái đầu tôi có lẽ đần độn hơn người Trung Quốc. Những tuyên bố của tôi chưa hề bị người Trung Quốc bác lại. (cười) Tôi nhớ có lần, Thủ tướng Chu Ân Lai khen tôi rất thông minh. Tôi hỏi, nếu theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc, theo ý Ngài thì tôi là kẻ rất ba phải. Thủ tướng không bác lại lời tôi nói (cười)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #214 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 01:43:10 pm »

Lời dẫn

Tuy hai bên có tranh cãi về tiến trình bình thường hóa, nhưng hôm sau, Đặng Tiểu Bình và Kít-sinh-gơ ra thông cáo trong sự dung hoà. Hại bên đồng ý: Tổng thống Pho thăm Trung Quốc vào năm 1975. Kít-sinh-gơ ra thông cáo báo chí ngắn sau chuyến dừng chân ngắn ngày sẽ công bố tin Pho thăm Trung Quốc. Nhưng trong cuộc hội đàm ngắn mang tính nghi lễ với Chu Ân Lai tại bệnh viện, Kít-sinh-gơ được biết "không tiện" để có cuộc hội kiến với Mao Chủ tịch.

Lúc đó, Mao Chủ tịch không ở Bắc Kinh. Người sắp bị mù và bị hành hạ bởi chứng teo cơ bị và cứng cơ. Không ai nói với Mao Chủ tịch về bệnh tật của Người ... Mao Chủ tịch không chấp nhận tiến hành điều trị đặc biệt, ngay cả với bệnh thong manh của mình, và nhiều tháng đã không điều trị chứng mất thăng bằng. Nhưng Mao Chủ tịch vẫn tiếp một số khách, trong đó có Y-dơ-men Mác-cốt và Thủ tướng Đan Mạch Pôn Ha-tơ-rị-cơ. Việc Kít-sinh-gơ "không gặp được" Mao Trạch Đông có thể bị giới báo chí quốc tế miêu tả như "một cái tát vào mặt".

Biên bản hội đàm vòng hai của Đặng Tiểu Bình với Kít-sinh-gơ đề cập rộng rãi đến nhiều vần đề quốc tế, bao gồm vấn đề vũ khí hạt nhân, vấn đề hoà hoãn, vấn đề Trung Đông, vấn đề quan hệ Trung-Mỹ, vấn đề chủ nghĩa Cộng sản châu Âu; vấn đề Cam-pu-chia và vấn đề khủng hoảng năng lượng.

Nhưng hội đàm rất khó tiến triển. Đặng Tiểu Bình báng nhạo cuộc đàm phán của Mỹ với Liên Xô. Mao Trạch Đông từng nhận xét Đặng là người lính chiến chống chủ nghĩa xét lại Liên Xô. Nhưng Kít-sinh-gơ kiên trì quan điểm của mình. Để tỏ lòng tin tưởng vào khả năng của Mỹ, Kít-sinh-gơ đã lý giải quan điểm của mình về ưu thế chiến lược của Mỹ, né tránh cuộc tranh cãi về mối đe doạ của Liên Xô chống Trung Quốc, nhằm tránh bộc lộ mọi sự lo ngại.

Có lẽ để chọc tức người Trung Quốc, ngay từ đầu Kít-sinh-gơ đề cập với Đặng Tiểu Bình về đề nghị của Brê-giơ-nhép chống Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã bập vào miếng mồi. Sự tập trung của ông ta vào Liên Xô khiến Kít-sinh-gơ tin rằng, ngoại giao tam giác của ông ta đã đạt được hiệu quả cơ bản.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #215 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 08:35:45 pm »

BẢN GHI NHỚ HỘI ĐÀM
TỐI MẬT KHÔNG ĐƯỢC TÁN PHÁT,
NẾU KHÔNG ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA QUAN CHỨC CÓ THẨM QUYỀN

Người dự.

Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa;

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Kiều Quán Hoa;

Chủ nhiệm văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Oa-sinh-tơn Đại sứ Hoàng Trấn;

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Hải Dung;

Trợ lý vụ trưởng về công tác Mỹ và Châu Đại dương Đường Văn Sinh;

Thư ký Liêm Chính Bảo.

Bộ trưởng Ngoại giao, Trợ lý An ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Tiến sĩ Kít-sinh-gơ;

Phụ trách Văn phòng liên lạc của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh Đại sứ Gioóc-giơ Bút-sơ;

Trưởng nhóm hoạch định chính sách Uyn-tơn Lốt;

Thư ký Văn phòng Bộ Ngoại giao Bo-nai Ang-đơ-riu.

Thời gian: Thứ tư, ngày 27-11-1974. Buổi sáng 9 giờ 45 - 11 giờ 32

Địa điểm: Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh

Chủ đề. Tổng thống thăm Trung Quốc; chiến tranh hạt nhân; hội đàm về hạn chế vũ khí chiến lược; Nam Tư.

(Ghi chú: Nguồn tư liệu từ PPS cuộc nói chuyện của Kít-sinh-gơ ở Trung Quốc ngày 25 đến 29 tháng 11 năm 1974.)

Kít-sinh-gơ nói: "Phần lớn người Mỹ không hiểu được lời phát biểu đả kích siêu cường của Kiều Quán Hoa tại Liên Hợp Quốc".

(Sau đó, đề cập nhiều đến vấn đề chung quanh chuyến đi của Sle-sinh-gơ thăm Trung Quốc. Liên Xô từng ba lần mời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm nhưng đều bị phía Mỹ từ chối. Nếu chúng tôi để Bộ trưởng Quốc phòng làm chuyến du lịch ngoại giao, thì ông ta sẽ cho rằng đã đến một nơi mà chưa vừa ý.

Trong khi không xem xét chuyến thăm của Sle-sinh-gơ, nhưng Kít-sinh-gơ lại đề nghị, hoặc để thành viên nội các, hoặc để Tổng thống thực hiện chuyến thăm. Đặng Tiểu Bình hoan nghênh Pho thăm Trung Quốc, hai bên đồng ý thời gian quyết định vào năm 1975. (Trong thông cáo sẽ đưa tin Pho đi thăm Trung Quốc).

Kít-sinh-gơ: Bây giờ, tôi muốn nói với Ngài một chuyện khác, mà tôi đã nêu với Đại sứ của các Ngài rồi. Hồi tháng 10 tôi ở Mát-xcơ-va, Brê-giơ-nhép đề nghị chúng tôi ký kết một Hiệp ước mới, và đã trao đổi cụ thể với Tổng thống Pho tại Vla-đi-vô-stốc. Đề nghị này là hỗn hợp của thiên tiểu thuyết mùi mẫn với bản kiến nghị tinh vi. Họ nêu ra trong đề nghị: Mỹ cùng Liên Xô ký kết một Hiệp ước cam kết hai bên cùng thực hiện phòng vệ cho nhau khi bị bất kỳ một nước nào tấn công, hoặc hai nước bảo vệ Đồng minh của mình không để bị bất cứ nước nào tấn công bằng hạt nhân.

(Một cô gái Trung Quốc mở cửa ngách bước vào, hội đàm dừng lại)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #216 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 08:36:49 pm »

Kít-sinh-gơ: Người của tôi đang ở gian phòng khác, họ sẽ tham gia vào cuộc trao đổi sau đây ít phút.

Phiên dịch: Tôi nói rất to, có lẽ họ nghe thấy.

Kít-sinh-gơ: Lúc đó, chúng tôi đang tìm kiếm sự giải thích thực tế về hành động ra sao. Sự giải thích này như sau: Khi nổ ra chiến tranh giữa Liên Xô với một nước khác, hoặc Mỹ với một nước khác, hoặc giữa các nước là Đồng minh của nhau, bất kỳ ai sử dụng trước vũ khí hạt nhân, Mỹ và Liên Xô đều phải trợ giúp lẫn nhau, nếu không trợ giúp về vật chất thì hãy đứng trung lập trong thiện chí.

Theo tôi, có hai ba mục đích tổng thể. Thứ nhất làm yếu NATO, bởi đưa vũ khí hạt nhân vào cuộc buộc chúng tôi phải hợp tác với Liên Xô chống lại Đồng minh của chúng tôi. Thứ hai, buộc các quốc gia Ả-rập sợ It-xra-en sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ liên minh với Liên Xô. Thứ ba, theo tôi là nhằm vào Trung Quốc. Ngoại trừ ấn tượng tổng thể về sự cai quản chung, theo tôi dường như chỉ có 3 mục đích đó. Lúc đó chúng tôi không đồng ý tiến hành cuộc trao đổi nghiêm túc về đề nghị trên, cả sau này cũng vậy

Kiều Quán Hoa: Thật ra cũng có thể giải thích kiểu này về Hiệp ước ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân.

Kít-sinh-gơ: Không? Tuyệt đối không.

(Kít-sinh-gơ giải thích sự khác nhau giữa đề nghị mới nhất của Liên Xô về tạo ra sự cai quản chung hạt nhân với "Hiệp ước ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân năm 1973".)

Đặng Tiểu Bình: Mục tiêu và mục đích của họ thống nhất với nhau.

Kít-sinh-gơ: Thủ đoạn ngoại giao của họ vụng về mà trắng trợn.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng mục đích của họ thật rõ ràng, mục tiêu cũng rõ ràng. Theo chúng tôi, mục đích của họ không chỉ dừng lại ở đó, mà trước hết là lợi dụng Hiệp ước ký với các Ngài, để làm tăng sự yêu, sự ghét. Sau đó vươn lên bằng và vượt các Ngài về vũ khí hạt nhân. Ngoài ra họ quan tâm đến việc ký với các Ngài một Hiệp định như vậy, chứng tỏ họ đã hưởng hương vị ngọt ngào của Hiệp định. Nếu tôi không lầm, Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước về vấn đề hạt nhân là vào tháng 6 năm 1963, lúc đó tôi đang ở Mát-xcơ-va tiến hành cuộc đàm phán giữa hai Đảng, và Hiệp ước được ký kết đúng vào ngày tôi lên đường về nước.

Kít-sinh-gơ: Lúc đó, quả thật chúng tôi không biết hành tung của Ngài (cười)

Đặng Tiểu Bình: Nhưng cần nói rõ, trình độ vũ khí của Liên Xô lạc hậu nhiều so với các Ngài, song 11 năm qua, phải nói rằng họ đã đuổi kịp các Ngài.

Kít-sinh-gơ: Chưa hẳn đúng. Tôi xin phân tích để Ngài rõ. Các cường quốc công nghiệp hóa tăng số lượng vũ khí hạt nhân là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, ưu thế của nó chỉ thể hiện trên một điểm nào đó chứ không như vũ khí thông thường. Trong cả thời kỳ ký kết Hiệp định ở Vla-đi-vô-stốc, vũ khí hạt nhân của chúng tôi giữ được ưu thế đối với Liên Xô về số lượng, tính đa dạng, tính chính xác và tính linh hoạt. Nếu Ngài muốn nghe, lát nữa hoặc lúc nào đó tôi sẽ trình bày những yếu tố về số lượng và sự đặc trưng của vũ khí hạt nhân

Kiều Quán Hoa: Nếu có thể, tôi xin bổ sung vài lời. Chúng tôi cám ơn Tiến sĩ đã cho biết ý đồ của Liên Xô. Nhưng như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi không coi trọng những Hiệp ước này. Chúng tôi có với Liên Xô một Hiệp ước nhưng chưa hết hạn. Hiện nay, họ đang đề nghị ký với chúng tôi một "Hiệp ước mới về không xâm phạm lẫn nhau”. Tất nhiên sẽ công khai việc chúng ta xử lý thế nào Hiệp ước mới. Nhưng nói chung, chúng tôi không xem trọng những việc đại loại như vậy. Nhân tố quyết định không phải là hiệp ước, mà là chính sách, nguyên tắc và đường lối.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #217 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 08:37:35 pm »

Đặng Tiểu Bình: Tôi chưa nói hết. Vừa rồi tôi mới chỉ đề cập mục tiêu thứ nhất của Liên Xô. Mục tiêu thứ hai của họ như Tiến sĩ Kít-sinh-gơ nói có ý đồ tách các Đồng minh ra khỏi Mỹ. Về điểm này chắc chắn các Ngài đã phát hiện hoặc nhận ra. Cho dù có nói tới điều này, thì họ sẽ không bao giờ từ bỏ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Mục đích thứ ba của họ là duy trì vai trò lũng đoạn trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân của hai nước Xô-Mỹ. Họ không những sẽ lợi dụng điểm này để so sánh với nước các Ngài, mà còn dùng làm con ngáo ộp dọa các nước có ít vũ khí hạt nhân, nhằm đạt mục đích bá quyền của họ.

Vì vậy, quan điểm chung của chúng tôi về loại Hiệp ước này là chỉ quan tâm về khía cạnh chính trị và từ trước tới nay chúng tôi cho rằng, nó không quan trọng lắm. Chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi bất kỳ một Hiệp ước và Hiệp định nào. Như Tiến sĩ cũng đã nhiều lần nói rằng, mục đích của các Ngài không phải nhằm trói buộc người khác.

Kít-sinh-gơ: Mỗi lần thảo luận với Liên Xô đề nghị về thử và phổ biến hạt nhân nhằm vào Trung Quốc, chúng tôi đều né tránh các phương án nhằm vào các nước thế giới thứ ba.

Đặng Tiểu Bình: Nếu họ thật sự làm như vậy và thu được thành công, thì những hiệp ước có tác dụng gì. Chắc không lớn lắm. Nếu họ ký được các Hiệp định kia, thì họ sẽ vung vẩy cái gậy chỉ huy. Còn không ký, trong tay họ vẫn có vũ khí hạt nhân. Còn như vũ khí hạt nhân của chúng tôi như Mao Chủ tịch đã nói rồi "nó bé như con ruồi”.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi chưa bao giờ có cuộc trao đổi vấn đề vũ khí hạt nhân với các Ngài.

Đặng Tiểu Bình: Đúng vậy

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi nói lại với các Ngài về đề nghị của Liên Xô. Không phải nhằm gợi sự chú ý của các Ngài. Bởi nếu để họ nói thì các Ngài sẽ hiểu tình hình hiện nay. Chúng tôi đã đi đến một sự hiểu biết với các Ngài, cam kết không thông báo cho đối tượng, cho dù có sự quan hệ qua lại với Liên Xô. Vì vậy, cho dù các Ngài có chú trọng hay không, chúng tôi vẫn cứ thông báo với các Ngài về mối quan hệ qua lại đó, và không nhằm mục đích yêu cầu các Ngài phải có biện pháp.

Còn một chuyện nữa xảy ra ở Vla-đi-vô-tốc mà tôi muốn nói với các Ngài. Liên Xô đề nghị chúng tôi có cuộc trao đổi về quan hệ Trung-Nhật, và ngăn cản quan hệ đó gần gũi quá mức. Chúng tôi từ chối đề nghị của họ và đã nói chuyện này với người Nhật, cho họ biết chúng tôi đã từ chối đề nghị của Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình: Qua chuyện này, chúng tôi nhìn rõ hơn mục đích của Liên Xô. Ngoại trưởng Liên Xô Grô-mư-cô có một đặc điểm mà chính Khơ-rút-sốp đã nói với chúng tôi khi Mao Chủ tịch qua Liên Xô năm 1957. Giới thiệu Grô-mư-cô với chúng tôi, Khơ-rút-sốp nói: “Trong túi ông ta đựng rất nhiều thứ. Đồng chí Grô-mư-cô có thể nghĩ ra một phương án trong ngày một, ngày hai, và nghĩ ra rất nhiều chuyện. Đó là đặc điểm của đồng chí ấy". Khơ-rút-sốp đã nói về Grô-mư-cô như vậy. Và hình như chính ông ta cũng học được ở Grô-mư-cô đặc điểm này, trong túi ông ta cũng có rất nhiều thứ để chi phối. Còn về vấn đề đối phó với Liên Xô, chúng tôi không dựa vào vũ khí hạt nhân. Chúng tôi có kỹ xảo thông minh, đó là hầm trú ẩn cộng với tiểu mạch và súng trường.

Kít-sinh-gơ: Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các Ngài. Ngoại trừ Hiệp định ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân, còn tất cả Hiệp định chúng tôi ký kết đều không dính tới Trung Quốc. Nhưng theo chúng tôi, Hiệp định cuối cùng hoặc Hiệp định tạm thời đạt được tại Vla-đi-vô-tốc là rất có lợi cho việc cân bằng chiến lược tổng thể. Đánh giá thế nào thuộc quyền của Ngài, nhưng nó không dính dáng đến nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #218 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 08:38:25 pm »

Đặng Tiểu Bình: Tôi muốn nêu một vấn đề. Như Tiến sĩ nói, cuộc hội đàm hiện nay và Hiệp định ký gần đây là sự đột phá quan trọng. Có thật như vậy không? Nói cụ thể hơn, độ tin cậy là bao nhiêu? Triển vọng hòa hoãn và ngừng chạy đua vũ trang trong 10 năm ra sao?

Kít-sinh-gơ: Trước tiên, Ngài cần hiểu rằng, chúng tôi phải tác chiến trên rất nhiều mặt trận. Nếu câu nói này tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là thức thời, thì hiện nay chúng tôi đang có chiến lược cô lập cánh tả ở trong nước.

Đặng Tiểu Bình: Tôi thích cánh hữu

Kít-sinh-gơ: Cánh hữu không có sự lựa chọn nào khác khi phải đứng bên cạnh chúng tôi. Cánh hữu đứng chung với chúng tôi sẽ không có chuyện gì.

Đặng Tiểu Bình: ông Hít, người Anh chẳng phải là cánh hữu nổi tiếng ư?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Đặng Tiểu Bình: ông A-đê-nau, công dân trước đây của Ngài chẳng phải là cánh hữu nổi tiếng là gì? Còn Đờ-gôn, Pom-pi-đu, Gít-sca-đét-tanh nước Pháp; Ta-na-ka O-hi-ra nước Nhật đều là cánh hữu có tiếng tăm. Tôi khá thích những loại người đó.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi đã cử cánh tả đến Bắc Kinh.

Đặng Tiểu Bình: Tôi không hiểu ý Ngài.

Kít-sinh-gơ: Đại sứ là người thuộc cánh tả trong Đảng Cộng hòa, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng ông ta. Nhưng ở nước Mỹ, cô lập và đập tan những kẻ ngầm phá hoại kế hoạch phòng vệ chung của chúng ta và những kẻ thi hành chính sách căng thẳng theo tôi là ngu xuẩn, là điều rất quan trọng. Chúng ta có thể đạt được mục đích bằng cách thi hành một chính sách thu nạp tiếng nói của họ.

Hiện nay, tôi xin trả lời vấn đề của Ngài. Tôi không tin rằng điều này có thể đảm bảo hoà hoãn trong 10 năm, chứ không phải là trong một phút. Nhưng tôi tin rằng nếu sự hòa hoãn bị phá vỡ, tôi sẽ bằng tất cả khả năng của mình để động viên dư luận công chúng bảo vệ hoà bình chứ không phải xúi giục họ.

Đặng Tiểu Bình: Theo chúng tôi, không có khả năng để đi tới hòa hoãn, chứ đừng nói đến chuyện duy trì hoà hoãn trong 10 năm. Hơn nữa chúng tôi cho rằng, không có bất kỳ Hiệp định nào có thể trói được tay người Nga.

Kít-sinh-gơ: Đúng là không có. Nhưng họ cũng không có cách nào để những hành động vi phạm hiệp của họ định của họ mà chúng tôi lại không biết. Theo tôi, với họ đây không phải là Hiệp định khôn ngoan. Đối với họ chỉ có sự lựa chọn: hoặc là tuân theo Hiệp định thì chúng tôi giữ được ưu thế chiến lược nhất định, hoặc là vi phạm Hiệp định. Trong trường hợp này, về mặt tâm lý và chính trị chúng tôi sẽ nổi trận lôi đình.

Đặng Tiểu Bình: Như chúng tôi thấy, đề cao cảnh giác vẫn là điều cần thiết.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi tin tưởng sâu sắc điều này.

Đặng Tiểu Bình: Vậy là tuyệt.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi từng nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mét-téc-ních. Theo ông này, thủ đoạn chơi với Na-pô-lê-ông là phải giả vờ ngốc nghếch, nhưng lại không được ngốc nghếch. Ở nước chúng tôi diễn ra chuyện lạ đó là mức hạn chế trong Hiệp định tài trợ của Quốc hội, dễ hơn nhiều so với vốn với số lượng tương tự không có Hiệp định (Nói với Gióoc-giơ Bút-sơ, ông có cho là như vậy không? Bút-sơ: Vâng, tôi cho là như vậy)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #219 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 08:39:18 pm »

Đặng Tiểu Bình: Về cuộc hội đàm cho Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược, tôi xin hỏi thêm một số vấn đề: Phải chăng nó chỉ vũ khí chiến lược! Chỉ dành cho vũ khí hạt nhân ư?

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, chỉ dành cho vũ khí hạt nhân có tầm bắn quốc tế.

Đặng Tiểu Bình: Có nghĩa, chỉ bao gồm vũ khí chiến lược chứ không bao gồm các loại vũ khí khác.

Kít-sinh-gơ: Còn phụ thuộc vào định nghĩa của Hiệp định

Đặng Tiểu Bình? Vũ khí chiến lược nằm ngoài Hiệp định gọi là gì? Ví dụ, vũ khí thông thường có được coi là mang tính chiến lược không?

Kít-sinh-gơ: Không.

Đặng Tiểu Bình: Nếu vậy chúng ta có bất đồng trên điểm này, bởi ở đây có vấn đề là: liệu chiến tranh trong tương lai có phải là chiến tranh hạt nhân không?

Kít-sinh-gơ: Theo Ngài thì sao.

Đặng Tiểu Bình: Theo tôi không nhất định như vậy.

Kít-sinh-gơ: Tôi đồng ý. Nhưng tôi muốn nói như đã từng nói Mao Chủ tịch và Chu Thủ tướng, chúng tôi coi mọi biểu hiện bành trướng của Liên Xô, bất kể là sang đông hay sang tây, bất kể là nhằm vào quốc gia có hay không nằm trong hiệp ước, đều là sự đe dọa lâu dài nhằm vào chúng tôi. Điều đó không dính dáng đến các quốc gia mà chúng tôi quan tâm, mà chỉ liên quan đến hiện thực chiến lược. Thực ra, chúng tôi không quan tâm đến hành động bành trướng dẫn đến việc sử dụng vũ khí thông thường hay vũ khí hạt nhân.

Đặng Tiểu Bình: Có một sự việc, năm 1954 Khơ-rút-sốp tới Bắc Kinh ngoài việc ông ta nói về kỹ thuật trồng trọt, còn nói rằng tàu chiến hải quân giờ đây chẳng còn tác dụng nữa. ông ta nói, trong thời đại tên lửa, tàu chiến hải quân trở thành cái bia di động, bị tiêu diệt trong nháy mắt. Trong thực tế, hai, ba năm qua Liên Xô đã dừng lại việc xây dựng hải quân. Nhưng họ đã nhanh chóng sửa sai. Từ đó, bên cạnh phát triển mạnh mẽ vũ khí hạt nhân họ tiếp tục xây dựng vũ khí thông thường và hải quân

(Phía Trung Quốc nhấn mạnh, Liên Xô đang gia tăng số lượng hải quân đóng ở Ấn Độ dương và nhiều nơi khác. Nhưng Kít-sinh-gơ lại không nói về hải quân Liên Xô, cho rằng trong cuộc khủng khoảng Trung Đông gần đây, "Liên Xô điều động hải quân rất vụng về. "Biểu hiện sợ sệt" của Mát-xcơ-va trong cuộc khủng hoảng chứng tỏ "hải quân của họ yếu ớt")

Kít-sinh-gơ: Cho là như vậy, về mặt thực lực của lãnh thổ truyền thống, chúng ta không được đánh giá thấp Liên Xô. Về thực lực hải quân, họ không phải là đối thủ của chúng tôi. Có đô đốc hải quân của chúng tôi lại nói rằng, chúng tôi nhất định thua khi phải giao chiến với bất cứ nước nào, ngay cả Thụy Sĩ.

Nhưng trong thực tế, Liên Xô có thể sử dụng máy bay cất cánh từ căn cứ duyên hải đánh hải quân của chúng tôi đóng ở Địa Trung Hải. Nếu họ làm thật như vậy sẽ nổ ra cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Còn nếu là chiến tranh trên biển, hàng không mẫu hạm của chúng tôi ở rất xa, xử dụng hỏa lực mạnh bắn phá hàng không mẫu hạm của họ, thì họ sẽ bị tiêu diệt.

Đặng Tiểu Bình: Nhưng qua hội đàm giữa chúng tôi và người châu Âu, họ có vẻ lo lắng nhiều hơn các Ngài, không chỉ về hải quân, mà cả vấn đề toàn bộ quân đội thông thường
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM