Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 08 Tháng Sáu, 2024, 02:46:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 149250 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #120 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 01:46:43 pm »

BẢN GHI NHỚ HỘI NGHỊ TẠI NHÀ TRẮNG.
VĂN KIỆN TUYỆT MẬT, CHỈ DÙNG THAM KHẢO NỘI BỘ
.

Người dự: Chủ tịch Mao Trạch Đông; Thủ tướng Chu Ân Lai; Bộ trưởng Ngoại giao Cơ Bằng Phi; Trợ lý Ngoại trưởng Vương Hải Dung; phiên dịch: Đường Văn Sinh và Thẩm Tác Vân. Ngoại trưởng Kít-sinh-gơ; Đại sứ Đa-vít Blúc-sơ, phụ trách cơ quan liên lạc của Mỹ; Uyn-tơn Lốt, Trưởng ban kế hoạch và phối hợp Bộ Ngoại giao.

Thời gian: Thứ hai, ngày 12-11-1973 Buổi chiều: 5giờ40 - 8 giờ25

Địa điểm : Chỗ ở của Mao Chủ tịch tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

(Mao Chủ tịch hoan nghênh Ngoại trưởng, Đại sứ Blúc-sơ và Lốt, sau khi chụp ảnh chung đã có cuộc trao đổi không chính thức với họ. Mao Chủ tịch nói: Đã lâu không gặp lại Ngoại trưởng hiện đang đảm nhiệm trọng trách". Ngoại trưởng trả lời: Thần sắc Mao Chủ tịch rất tốt. Chủ tịch trả lời: Thần sắc Ngoại trưởng cũng khá lắm. Chủ tịch nói với Blúc-sơ: ở độ tuổi này mà ông đã có được vị trí hiện nay quả là tuổi trẻ thành đạt. Đại sứ Blúc-sơ trả lời, cũng không còn trẻ nữa. Chủ tịch chỉ Lốt và nói: ông ta cũng còn rất trẻ)

Mao Chủ tịch: Các vị trao đổi gì vậy.

Thủ tướng Chu : Chủ nghĩa bành trướng

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Mao Chủ tịch: Ai bành trướng Ngài ư? (chỉ Ngoại trưởng)

Chu Ân Lai: Chính Ngài đây dấy lên, mọi người cùng theo.

Kít-sinh-gơ: Bộ Ngoại giao luôn lấy lý do cân bằng để chỉ trích chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ Ngài hiểu rõ nguyên nhân thật sự.

Mao Chủ tịch: Nhưng chủ nghĩa bành trướng bao giờ cũng làm cho người ta oán hận. Ngài không nên sợ họ.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không sợ họ. Thưa Chủ tịch, nhưng cứ một thời gian, buộc chúng tôi lại phải có biện pháp cứng rắn như hai tuần trước.

Mao Chủ tịch: Được, những biện pháp đó được đấy. Lúc đó, chúng tôi không tiện đưa ra lời khuyên với phó Thủ tướng Ai-cập Sa-phia, ông ta đến đây nói họ không tin chúng tôi, vì chúng tôi thiên vị It-xra-en. Tôi nói không hẳn như vậy. Con cháu người Do Thái đâu phải là một tập đoàn cứng đơ như tấm thép. Ví dụ như chúng tôi hợp tác với Ăng-ghen, chứ đâu phải với nhà tư bản Do Thái.

Kít-sinh-gơ: Vấn đề của Trung Đông hiện nay là không để bị kiểm soát bởi Liên Xô.

Mao Chủ tịch: Liên Xô không có khả năng kiểm soát Trung Đông. Bởi tham vọng thì lớn đấy, nhưng sức có hạn. Ví vụ như ở Cu Ba, Ngài dọa một cái là họ ù té chạy luôn.

Kít-sinh-gơ: Từ đó đến nay, chúng tôi đã dọa đến 3 lần, nhưng không công bố công khai thôi.

Mao Chủ tịch: Gần đây ư?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #121 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 01:47:40 pm »

Kít-sinh-gơ: Vâng, gần đây. Họ đưa đến mấy tàu ngầm, còn chúng tôi đưa ra mấy tàu chiến, thế là họ chuồn thẳng. Tôi nghĩ rằng quốc gia này (Cuba) muốn lập một mối quan hệ nào đó với chúng tôi. Lúc đầu, họ gửi một phái đoàn do Rốt-đô-rây-gút làm trưởng đoàn. Tay này dẫn một phái đoàn gồm sáu người châu Mỹ la tinh sang Trung Quốc, thay mặt Liên Xô để hòa giải với chúng tôi. Lần thứ hai, họ muốn thông qua Xê-au-xai-scu của Ru-ma-ni để hoà giải với chúng tôi. Họ còn nhắn chúng tôi không nên tiếp tục tranh đấu trong lĩnh vực tư tưởng nữa. Tôi nhớ, họ có tới đây.

Mao, Chu: Chuyện lâu lắm rồi.

Chu Ân Lai: Đó là lần đầu tiên họ tới Trung Quốc (nói bằng tiếng Anh)

Mao Chủ tịch: Lần thứ hai do chính Cô-xư-ghin đến đây vào năm 1960. Tôi đã nói với ông ta rằng chúng tôi sẽ cùng với ông ta kế thừa cuộc tranh đấu 10 ngàn năm. (Cười lớn)

Phiên dịch: Chủ tịch nói đến cuộc tranh đấu 10 ngàn năm nữa.

Mao Chủ tịch: Tôi nói với ông ta rằng, hai chúng ta đến với nhau không phải là kẻ theo Chủ nghĩa xã hội, bởi chúng tôi đã bị các ông gắn cho cái nhãn "chủ nghĩa giáo điều hiện đại", trở thành kẻ chống lại chủ nghĩa Mác. Vì vậy, hãy để chúng tôi đặt cho các ông cái tên "Chủ nghĩa xét lại” (cười lớn). Như vậy, chúng ta đều không phải là những người theo chủ nghĩa Mác. Lần đó, tôi đã nhượng bộ Cô-xư-ghin. Tôi nói phải tranh đấu 10 ngàn năm, nhưng nể tình ông ta đến thăm tôi với tư cách riêng, tôi đã giảm đi một ngàn năm (cười).

Ngài xem, tôi hào hiệp biết mấy, một bước nhượng bộ một ngàn năm (Chu và Mao trao đổi với nhau), sau đó, có một lần vẫn là người Ru-ma-ni, ông Pô-đi-ô-rốp-ski cũng thay mặt cho Liên Xô đến giảng hòa với chúng tôi, tôi lại giảm thêm một ngàn năm nữa (cười)

Ngài xem, cái thời hạn mà tôi quy định ngày càng ngắn lại: Lần thứ năm, Thủ tướng Ru-ma-ni Xê-au-xai-scu lại tới đây đó là chuyện hai năm trước, ông ta nhắc lại chuyện đó, tôi nói "Lần này cho dù đồng chí nói thế nào đi nữa, tôi sẽ không chịu nhượng bộ nữa đâu (cười).

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cần tiếp thu sách lược của Trung Quốc.

Mao Chủ tịch: Hiện nay giữa chúng ta có một số khác biệt. Giờ đây, tôi nói năng khó khăn, bởi rụng mất hai cái răng. Về hành động, giữa chúng tôi với các Ngài cũng có chỗ khác nhau. Nói cách khác, khi xảy ra vụ việc chúng tôi tìm cách đẩy nó trở lại. Một sự thực mà chúng tôi nắm chắc là Hiệp định mà Thủ tướng Cô-xư-ghin ký với chúng tôi ngày 11-9-1969 tại sân bay Bắc Kinh vẫn chưa thực hiện.

Kit-sinh-gơ: Tôi đã từng giải thích với Thủ tướng, chiến thuật của tôi hơi phức tạp, thiếu cái chất anh hùng, nhưng về tổng thể thì giống các Ngài. Điều không cần bàn cãi chúng ta đều hiểu chính sự đe doạ đến từ đâu.

Mao Chủ tịch: Ngài đang chơi thái cực quyền Trung Quốc. Môn quyền này của chúng tôi. Có sức mạnh đấy!

Thủ tướng Chu: Chúng tôi đang tấn công trực tiếp.

Kít-sinh-gơ: ở đâu có thách thức, chúng tôi sẽ có phản ứng như các Ngài.

Mao Chủ tịch: Tôi tin như vậy. Đó là cách giải thích tốt nhất để Ngài đến với thế giới Ả-rập.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #122 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 01:48:30 pm »

Kít-sinh-gơ: Chủ tịch đang học tiếng Anh?

Mao Chủ tịch: Tại sao các Ngài luôn bị làm mệt mỏi bởi các vụ bê bối tương tự Oa-tơ-ghết (phía Trung Quốc rộ lên tiếng cười). Bản thân sự việc rất đơn giản, nhưng nó lại gây ra sự rối ren. Cho dù thế nào, chúng tôi cũng rất không vui về chuyện này.

Kít-sinh-gơ: Nếu không làm theo chính sách ngoại giao, thì sự việc tiếp tục trượt theo quỹ đạo của nó. Nếu không chúng tôi phải có hành động khi xảy ra nguy cơ.

Mao Chủ tịch: Đúng vậy, thậm chí ngay tình hình trong nước, có lẽ không có gì khuất phục được Ngài và Tổng thống.

Kít-sinh-gơ: Không. Với tôi không có vấn đề gì hết. Vụ đó không liên quan tới tôi, cũng không liên quan đến Tổng thống. Vụ này sẽ được Tổng thống giải quyết.

Mao Chủ tịch: "Tình hình trong nước", tôi nói ở đây là chỉ nạn lạm phát, giá cả tăng, thất nghiệp tăng ở Mỹ. Giờ đây con số thất nghiệp đã giảm thiểu, đồng đô la tương đối ổn định. Vì vậy Ngài nói không có vấn đề gì. Nhưng tại sao vụ Oa-tơ-ghết lại sùng sục như nồi nước sôi?

Kít-sinh-gơ: ở đây có nhiều nguyên nhân phức tạp. Rất nhiều chính trị gia kỳ cựu không thích Tổng thống, bởi ông ta đeo đuổi chính sách phi bảo thủ, trong khi đó rất nhiều trí thức theo chủ nghĩa hư vô, muốn phá hoại tất cả.

Mao Chủ tịch: Ví vụ như Jiêm Rôi-stơn và Giô-dép An-sốp là nhóm chống lại Tổng thống Ních-xơn. Tôi thật không hiểu?

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu Jiêm Rôi-stơn là kẻ luôn chạy theo người khác. Còn Giô-dép An-sốp là người quá đà, rồi ông ta sẽ trở lại bình thường thôi.

Mao Chủ tịch: Theo Ngài, thì họ viết báo có nhằm kích động dư luận không?

Kít-sinh-gơ: Họ thích mình trở thành kẻ thống trị đất nước, họ thay nhau cách một ngày đóng vai Tổng thống một lần (cười). Nếu chúng tôi cứ chú ý theo dõi họ, thì thưa Chủ tịch, tôi không có được chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên. Để đối phó với sự chống đối của họ, những gì cần làm chúng tôi đã làm..

Mao Chủ tịch: Đúng vậy, người ta nói rằng người Mỹ không giữ được bí mật.

Kít-sinh-gơ: Có nhận xét như vậy.

Mao Chủ tịch: Nhưng tôi thì lại cho rằng, người Mỹ rất biết cách giữ bí mật?

Kít-sinh-gơ: Về cơ bản là vậy. Thưa Chủ tịch, xin Ngài hãy tin rằng, một khi tôi lưu giữ thông tin tình báo tại Nhà Trắng thì Ngài hãy tin rằng cuộc trao đổi của chúng ta sẽ không bao giờ bị lộ ra ngoài.

Mao Chủ tịch: Hãy nói về sự kiện Cu Ba, hay ví dụ về chuyến thăm Trung Quốc của Ngài, hoặc đối sách của Ngài gần đây nhằm chống Liên Xô, quả thật những vụ việc này giữ bí mật rất tốt.
Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, chúng tôi giữ bí mật ngay trong Văn phòng của tôi và giữ rất tốt. Nhưng về chuyện Liên Xô, thì chúng tôi không giữ bí mật. Chúng tôi luôn thông báo với các Ngài những việc có liên quan tới Liên Xô. Hành động của chúng tôi đối với Liên Xô như thế nào, các Ngài đều biết cả. Rồi đây chúng tôi còn được phép tiếp tục chứng minh như vậy. Liên Xô thích tạo ra một ấn tượng trước mọi người là, giữa họ và chúng tôi có kế hoạch kiểm soát toàn cầu. Đó là cái bẫy để họ lừa gạt các quốc gia khác. Đó không phải là chuyện thật? Chúng tôi đâu có ngu như vậy?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #123 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 01:49:21 pm »

Mao Chủ tịch: Ngài nói nhiều về một số vấn đề về Liên Xô, cũng là vấn đề chúng tôi đang thảo luận. Hơn nữa quan điểm của Ngài cũng tương tự như chúng tôi, cũng muốn chỉ khả năng Liên Xô tấn công Trung Quốc.

Kít-sinh-gơ: ô! Thưa Chủ tịch, trước đây tôi luôn nghĩ rằng về mặt lý thuyết, đây chỉ là khả năng, nhưng giờ đây tôi phát hiện đó là khả năng trong hiện thực. Tôi từng nói, và từng nêu ra với Thủ tướng và Tổng thống: Tôi cho rằng, điều đầu tiên trong suy nghĩ của Liên Xô là đập tan lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Mao Chủ tịch: Nhưng lực lượng hạt nhân của chúng tôi chỉ to bằng con ruồi mà thôi

Kít-sinh-gơ: Nhưng họ lo ngại mười năm sau tình hình sẽ thế nào đây?

Mao Chủ tịch: Tôi cứ cho là 30 năm hoặc 50 năm nữa, nhưng một nước muốn bật lên trong thời gian ngắn là chuyện khó có thể thực hiện được.

Kít-sinh-gơ: Như tôi đã nói nhiều lần, cũng như đã nói với Chủ tịch lần trước, nếu xảy ra chuyện thì sẽ gây hậu quả trầm trọng đến từng con người. Cho nên chúng tôi quyết định phản đối ngay khi chúng tôi chưa có bất cứ cuộc trao đổi nào với Trung Quốc.

Mao Chủ tịch: Nhưng tham vọng của họ lại mâu thuẫn với khả năng.

Kít-sinh-gơ: Có thể là như vậy. .

Mao Chủ tịch: Liên Xô đã bố trí 1/4 quân đội trên một tuyến dài, bắt đầu từ Thái Bình dương bao gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc đến Nam Á, phía tây có Trung Đông, châu Âu, xuyên qua Xi-bi-ri đến thẳng quần đảo Tu-rin.

Thủ tướng Chu: Còn phía đông dãy núi U-ran

Kít-sinh-gơ: Gần một nửa, khoảng hai phần năm

Mao Chủ tịch: Không bao gồm Trung Đông, Trung Đông nghiêng về một phía khác.

Kít sinh-gơ: Tôi biết.

Mao Chủ tịch: Nên gồm nước Cộng hoà Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và một số nước cộng hòa nhỏ khác, còn rất nhiều các nước liên minh nhỏ khác ở miền Đông.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi biết được cả tình hình bố phòng của mỗi đơn vị quân đội Liên Xô, mà có lần ngẫu nhiên chúng tôi nói với các Ngài, tôi đồng ý với Chủ tịch...

Mao Chủ tịch: (lời phát biểu của Kít-sinh-gơ trước khi được dịch) Liên Xô phải đối phó với ngần ấy kẻ thù, phải đối phó với cả khu vực Thái Bình Dương. Họ không thể không đối phó với Nhật Bản, với Trung Quốc, với Nam Á tạo nên bởi nhiều quốc gia nhỏ. Nhưng ở vùng này họ chỉ có một triệu quân, không đủ để bảo vệ bản thân, chứ đừng nói đi tấn công người khác. Tất nhiên họ sẽ không tấn công trước, trừ phi Ngài nhường Trung Đông cho họ, như vậy họ mới có quân để bành trướng về phía đông, như vậy cần tiếp quản một triệu quân mới đủ.

Kít-sinh-gơ: Không thể xảy ra chuyện đó. Tôi tán thành như Chủ tịch nói, nếu châu Âu liên minh với Nhật như điều chúng tôi đã trao đổi với Chủ tịch lần trước, và hiện nay đang làm việc đó, thì nguy cơ về cuộc tấn công Trung Quốc coi như không đáng kể. .

Mao Chủ tịch: Chúng tôi cũng kìm chân một bộ phận lực lượng của họ, rất có lợi cho hoạt động của Ngài ở châu Âu, và Nhật Bản. Ví dụ: Họ bố trí quân đội ở Ngoại Mông (một vùng đất thuộc Trung Quốc) là chuyện chưa từng có dưới thời Khơ-rút-sốp. Còn sự kiện đảo Trân-bảo xảy ra thời Brê-giơ-nhép sau thời Khơ-rút-sốp.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #124 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 01:51:04 pm »

Kít-sinh-gơ: Vào năm 1964. Đó là nguyên nhân cắt nghĩa tại sao thời kỳ đó Tây Âu, Trung Quốc và Mỹ tìm kiếm sự hợp tác.

Mao Chủ tịch: Đúng vậy.

Kít-sinh-gơ: Bởi trong tình hình đó, không ai bị tấn công.

Mao Chủ tịch: Thái độ của Nhật cũng được.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, đây là điều quan trọng.

Mao Chủ tịch: Thái độ của số quốc gia chính ở châu Âu cũng khá.

Kít-sinh-gơ: Thái độ của họ khá hơn sự dũng cảm của họ.

Mao Chủ tịch: Vấn đề hiện nay là một số quốc gia nhỏ ở Bắc Âu. Không, chủ yếu là một số nước ở khu vực dãy núi Bi-li-si.

Kít-sinh-gơ: Thái độ các quốc gia vùng Bi-li-sơ và Scăng-đi-na-vơ có phần dè dặt trước việc vị trí của Đức có thay đổi.

Mao Chủ tịch: Theo tôi, Đức vẫn là một phần của phương Tây, không có chuyện theo đuổi Liên Xô. Còn Na-uy thì sợ Liên Xô, Thuỵ Điển còn ngả nghiêng chưa rõ, Phần Lan có xu hướng ngả theo Liên Xô.

Kít-sinh-gơ: Do vị trí địa lý, chứ không phải lo hành động của họ.

Mao Chủ tịch: Đúng vậy, trong chiến tranh họ rất dũng mãnh.

Kít-sinh-gơ: Họ tỏ ra rất dũng mãnh.

Mao Chủ tịch: Đất nước của "Ngàn hồ”

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Mao Chủ tịch: Liên Xô cắt mất một phần lãnh thổ của họ, sau lại trả lại cho họ. Quốc gia này cũng khó bề đối phó, bởi gần Liên Xô quá.

Thủ tướng Chu; Tại sao họ bị chia cắt?

Kít-sinh-gơ: Họ đã tham chiến. Đó là thời Ca-li-nin, Ai-sơ-mốp.

Mao Chủ tịch: Thời kỳ Hít-le chiếm đóng Ba Lan. Xít-ta-lin không dám đánh chiếm các quốc gia vùng ven biển Ban-tích.

Kít-sinh-gơ: Nhưng sau đó không lâu, họ bị Liên Xô thu phục.

Mao Chủ tịch: Bởi Hít-tle tấn công Ba Lan, trong khi các nước đó cũng muốn ký Hiệp định hợp tác với Liên Xô. Thế là Liên Xô chớp nhanh thời cơ, nhét luôn 3 nước này vào ống tay áo của mình. Có lẽ 3 quốc gia điển hình này đã lập Đại sứ quán ở nước các Ngài.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, họ đã làm như thế.

Mao Chủ tịch: Trước khi họ lập quan hệ ngoại giao với các Ngài, Liên Xô không đòi đóng cửa các Sứ quán đó chứ?

Kít-sinh-gơ: Không.

Mao Chủ tịch: Vào năm 1933.

Kít-sinh-gơ: Vào năm 1933, chúng tôi đã lập quan hệ ngoại giao với các nước đó.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #125 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 01:51:49 pm »

Mao Chủ tịch: E rằng không ổn lắm khi họ gia nhập Liên Hợp Quốc

Kít-sinh-gơ: Họ không có trong Liên Hợp Quốc

Thủ tướng Chu: Họ có một số dân cư trú tại Mỹ .

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Họ có cả Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, nhưng tôi không hiểu họ làm cái gì?

Đại sứ Blúc-sơ: Họ chả làm gì cả. Trong họ có một tay tên là I-stô-lít, chỉ xuất hiện một lần trong buổi chiêu đãi cuối năm (cười)

Kít-sinh-gơ: Ngài rất đúng. Điều đó không ảnh hưởng gì đến quan hệ ngoại giao của chúng tôi với Liên Xô.

Mao Chủ tịch: Chúng ta hãy trao đổi vấn đề Đài Loan. Có hai vấn đề rõ ràng: quan hệ Mỹ với chúng tôi và chúng tôi với Đài Loan.

Kít-sinh-gơ: Về nguyên tắc...

Mao Chủ tịch: Chỉ cần các Ngài cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, thì chúng ta có thể giải quyết vấn đề quan hệ ngoại giao như chúng tôi và Chính phủ Nhật Bản đã làm. Còn vấn đề giữa chúng tôi với Đài Loan rất phức tạp. Tôi không tin có quá độ hoà bình (Hỏi Bộ trưởng Ngoại giao). Đồng chí có tin không?

Kít-sinh-gơ: Tôi ư? Chắc Chủ tịch hỏi Ngài Bộ trưởng Ngoại giao của ngài?

Mao Chủ tịch: Tôi hỏi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thủ tướng nói gì vậy. Sao không dịch lại. Họ là một số phần tử chống sự giải phóng, làm sao có thể hợp tác với chúng tôi. Không có Đài Loan cho dù 100 năm nữa, thì chúng tôi vẫn cứ như thế này. Trên thế giới này chả có chuyện gì lại thay đổi nhanh như vậy, mà tại sao lại phải nhanh cơ chứ. Đó chẳng qua chỉ là một hòn đảo nhỏ với khoảng 12 triệu dân, có thể nhiều hơn một chút.

Thủ tướng Chu: Dân số (Đài Loan) hiện nay là 16 triệu dân.

Mao Chủ tịch: Còn quan hệ của các Ngài với chúng tôi theo tôi không cần đến 100 năm.

Kít-sinh-gơ: Tôi tin điều đó, có thể nhanh hơn.

Mao Chủ tịch: Nhưng giờ đây do các Ngài quyết định, chứ chúng tôi không thúc giục các Ngài đâu. Nếu các Ngài thấy cần, thì chúng ta làm và làm được. Còn thấy làm bây giờ chưa ổn, thì cũng có thể lùi lại thời gian.

Kít-sinh-gơ: Theo quan điểm của chúng tôi, cần lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cái khó của chúng tôi là ở chỗ không thể chấm dứt ngay sự đi lại với Đài Loan. Ở đây có nhiều nguyên nhân liên quan đến tình hình nội bộ nước Mỹ. Tôi nói với Thủ tướng, chúng tôi mong đến hết năm 1976, có nghĩa trong năm 76 hoàn tất quá trình này. Vì vậy, vấn đề là, phải chăng chúng ta tìm ra một mô thức để lập được quan hệ ngoại giao, mà tác dụng của nó là góp phần tăng cường, mang ý nghĩa tượng trưng trong tượng trưng, mối quan hệ của chúng ta. Vì vậy, về góc độ kỹ thuật mà xét, để Văn phòng liên lạc Trung-Mỹ vận hành là tốt rồi.

Mao Chủ tịch: Điều này có thể làm được.

Kít-sinh-gơ: Làm cái gì?

Mao Chủ tịch: Nó (văn phòng) có thể vận hành cho đến nay, bởi các Ngài vẫn cần Đài Loan cơ mà?

Kít-sinh-gơ: Vấn đề không phải là cần, mà đó là vấn đề trong thực tế.

Mao Chủ tịch: Đó một câu chuyện, (cười) chúng tôi không sốt ruột về Hồng Kông, thậm chí chưa cần chạm tới Ma Cao. Nếu chúng tôi muốn vẫn có thể chạm đến Ma Cao, bởi đây là đất bị chiếm đóng từ thời nhà Minh (cười), Khơ rúp-sốp chửi chúng tôi: "Tại sao các ông lại không muốn thu hồi Hồng Kông và Ma Cao". Tôi còn nói với Nhật rằng: "Chúng tôi ủng hộ các ông đòi lại 4 đảo phương bắc. Trong lịch sử có chuyện Liên Xô cắt 1,5 triệu km2 lãnh thổ Trung Quốc.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #126 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 01:52:35 pm »

Kít-sinh-gơ: Như tôi hiểu, về quan hệ ngoại giao, về vấn đề Đài Loan, tôi cho rằng cần có sự lý giải tỉnh táo. Vấn đề là ở chỗ... có lẽ cơ quan liên lạc đang làm một số việc có ích. Vấn đề duy nhất là, một phía hay cả hai phía đều nhận thức rằng, về mặt nào đó chứng minh trong tượng trưng rằng quan hệ của chúng ta đã bình thường hóa từng mặt một. Trong tình hình đó, chúng ta có thể tìm kiếm một mô thức để biến thành khả năng, tất nhiên là không nhất thiết phải có.

Mao Chủ tịch: Chúng tôi đã lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Ấn Độ. Nhưng quan hệ giữa họ với chúng tôi không suôn sẻ, không bằng quan hệ giữa chúng tôi với các Ngài. Quan hệ giữa chúng tôi với các Ngài tốt hơn nhiều. Quan hệ tốt xấu là chuyện hệ trọng, nhưng toàn bộ tình hình thế giới mới là quan trọng hơn.

Kít-sinh-gơ: Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của Chủ tịch. Chúng ta cần hiểu nhau. Tôi tin rằng chúng ta đã hiểu nhau trong thực chất.

Mao Chủ tịch: Trưởng Văn phòng liên lạc của chúng tôi đã nói lại các vấn đề nguyên tắc chính của Ngài và cả chuyện Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chống đại đế quốc Anh.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, mấy tuần trước ông ta báo cáo với tôi rất dài. Tôi nghe được ở chỗ Thủ tướng.

Mao Chủ tịch: Có thể quẳng đi mớ lý luận đó. Trước mắt chúng tôi có một mâu thuẫn: một mặt chúng tôi phải ủng hộ các quốc gia Ả-rập chống lại chủ nghĩa Do Thái của It-xra-en, một mặt khác không thể không hoan nghênh Mỹ đẩy Liên Xô vào khu vực đó nhằm mục đích không để Liên Xô kiểm soát Trung Đông. Đại sứ Hoàng Trấn của chúng tôi khi đề đến cập việc ủng hộ thế giới Ả-rập không hiểu được tầm quan trọng của việc Mỹ kiềm chế Liên Xô.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, ông ta làm tôi giật mình, bởi ông ta nhắc lại quan điểm cứng nhắc của phía Mỹ (cười). Và tôi cũng hiểu được các Ngài phải đứng trên lập trường nào đó. Các Ngài làm như vậy không đối chọi lại với lập trường thường nhật của chúng tôi. Nhưng chúng tôi muốn chứng minh chúng tôi có hành động hòa hoãn ở Trung Đông không phải do sức ép của Liên Xô. Vì vậy, ngoại trừ đàm phán có kết quả, chúng tôi sẽ tiến hành phản kích chống lại sức ép của Liên Xô trong bất cứ lúc nào và sau đó đánh bại họ và chuyển sang một hướng khác. Chúng tôi không chống lại quyết tâm của Ả- rập, mà chỉ chống họ khuất phục bởi sức ép của Liên Xô.

Mao Chủ tịch: Đúng như vậy

Kít-sinh-gơ: Đó là sách lược hiện nay của chúng tôi

Mao Chủ tịch: Còn một vấn đề quan trọng khác. Đó là vấn đề Bát-đa, I-rắc. Không hiểu các Ngài có thể làm việc gì đó ở khu vực này? Còn phía chúng tôi, khả năng không lớn.

Thủ tướng Chu: Làm như vậy rất khó. Có thể tiếp xúc với họ, nhưng muốn thay đổi đường lối chính sách của họ đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Họ chỉ có thể thay đổi chút ít sau khi bị tổn thương. Họ đã bị tổn thương một lần rồi, đó là trong cuộc đảo chính.

Kít-sinh-gơ: Tại I-ran, các Ngài có thể làm tốt một cái gì đó. I-ran rất chủ động với I-rắc. Chúng tôi khuyến khích quốc vương I-ran lập quan hệ hữu nghị với các Ngài. Chiến lược của chúng tôi đối với I-rắc là bằng mọi cách tách Xi-ri ra khỏi họ. Sau đó làm giảm ảnh hưởng của họ trong các nước tiểu vương quốc ở vùng Péc-xích. Và chúng tôi sẽ tiếp cận họ khi họ phát hiện ra rằng chẳng được lợi lộc gì khi ngả về Liên Xô. Nhưng trước tiên phải làm cho I-rắc hiểu rằng, họ sẽ chẳng được gì cả nếu như tiếp tục chính sách hiện hành. .
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #127 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 04:55:06 pm »

Mao Chủ tịch: Quốc gia này nằm ở vùng biển Ả-rập tức vịnh Péc-xích, nhưng không có đê biển lẫn hải quân. Gần đây, chiến hạm bờ biển của các Ngài đã đến đó. Theo tôi làm như vậy là được đấy.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi sẵn sàng để chiến hạm ở lại đó một thời gian.

Mao Chủ tịch: Chắc là tàu hàng không mẫu hạm.

Kít-sinh-go: Một tàu chở sân bay và một tầu hộ vệ.

Mao Chủ tịch: Liên Xô thường qua lại eo biển Nhật Bản, phía đông là đảo Mít-uây, thâm nhập vùng các đảo Nhật Bản, có khi còn thử tên lửa trên Thái Bình dương.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Mao Chủ tịch: Theo tôi, mục tiêu của họ là kìm chân quân đội các Ngài ở Thái Bình dương, nhằm ngăn chặn các Ngài chuyển vận quân đội sang phía tây.

Kít-sinh-gơ: Trước hết, chúng tôi không để ý đến việc họ thử tên lửa trên Thái Bình dương. Bởi như vậy chúng tôi sẽ dễ dàng nắm được đặc điểm hệ thống tên lửa của họ. Còn về hạm đội, cái khó của chúng tôi là không có căn cứ quân sự cho các chuyến viễn du vùng Ấn Độ dương và biển A-rập. Nhưng nay chúng tôi phát hiện trên đảo Đi-gô-gác-xia có căn cứ quân sự, và đang đàm phán với Pa-ki-xtan về khả năng xây dựng quân cảng. Chúng tôi đang khẩn trương xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với quốc vương I-ran. Tôi tin rằng, rồi đây các Ngài sẽ thấy, nhiều chiến hạm của Mỹ có mặt tại Ấn Độ dương.

Mao Chủ tịch: Tại sao, người I-ran lại thích cái hệ thống an ninh chung châu Á, của Liên Xô nhỉ?

Kít-sinh-gơ: Trước hết, theo tôi, trong số những vị lãnh đạo ở khu vực A-rập, chỉ có quốc vương I-ran là người rõ nhất sự nguy hiểm đến từ Liên Xô. ông ta mua của chúng tôi khối lượng lớn trang bị quân sự nhằm phòng thủ đối với Liên Xô và bảo vệ Pa-ki-xtan. Thưa Chủ tịch nếu quốc vương có mặt tại đây thì ông ta chắc hẳn hoàn toàn tán thành ngay sự phân tích của Ngài về tình hình. Song quốc vương có vấn đề chiến thuật của mình, đó là muốn bày tỏ nguyện vọng hòa bình. Tôi cho rằng, ông ta đã phạm sai lầm. Bởi vì ông ta không thật sự vì hệ thống an ninh châu Á.

Thủ tướng Chu: Trong quý một sang năm, quốc vương sẽ đến thăm Trung Quốc (thủ tướng và Ngoại trường trao đôi về thời gian chuyến thăm có lẽ phải lùi lại thời gian, không thể sớm hơn được)

Kít-sinh-gơ: Quốc vương rất quan tâm đến việc lập quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, ông ta biết rõ thái độ của hai nước chúng ta đối với Pa-kit-xtan và Áp-ga-ni-xtan.

Mao Chủ tịch: Theo tôi, I-rắc vẫn là khâu tương đối yếu trong cục diện thế giới ngày nay.

Kít-sinh-gơ: Hiện nay, ở khu vực đó, I-rắc vẫn là điểm khó.

Thủ tướng Chu: (cười) Ca-đa-phi đi I-rắc nhằm gây chuyện

Mao Chủ tịch: Họ đang làm gì?

Thủ tướng Chu: Ca-đa-phi đến đó khuyên I-rắc đừng ngừng bắn

Kít-sinh-gơ: Hiện nay, Ca-đa-phi không còn là người hùng kiên định nhất lãnh đạo quốc gia đó.

Mao Chủ tịch: Tôi chưa hiểu con người này. Còn có một nhân vật khác, đó là Tổng thống Nam Yê-men. Tôi từng gặp ông ta. ông ta nói luôn suy nghĩ về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô và hỏi ý kiến tôi. Tất nhiên không mắc mưu ông ta, tôi nói phải thận trọng. Hiện nay, ông ta đang tìm cách đến với Liên Xô.

Kít-sinh-gơ: Câu kết rất chặt với Liên Xô, gây nên sóng gió ở cả vùng Péc-xích.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #128 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 04:55:51 pm »

Mao Chủ tịch: Các Ngài có quan hệ ngoại giao với họ không?

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi có quan hệ ngoại giao với họ mang tính kỹ thuật, không có một chút tác dụng nào cả. Nhưng chúng tôi có viện trợ cho Ma-sca-tơ, A-man và bắc Yê-men nhằm giữ chân họ. Phiên dịch và Chu mô tả vị trí địa lý của Ma-sca-tơ và A-man)

Mao Chủ tịch: Chúng ta hãy nói về chuyện Nhật. Lần này Ngài định ở lại thăm Nhật mấy ngày?

Kít-sinh-gơ: Chủ tịch luôn khiển trách tôi về vấn đề Nhật Bản. Tôi xin thành khẩn nghe ý kiến của Chủ tịch. Lần này tôi ở lại thăm hai ngày rưỡi. Nhận xét của Chủ tịch là đúng đắn. Làm cho Nhật Bản cảm thấy mình không cô độc là điều rất quan trọng nhưng không nên nhử họ nhiều quá.

Mao Chủ tịch: Thế chẳng phải là đẩy họ về phía Liên Xô ư?

Kít sinh-gơ: Không nên buộc họ phải có quá nhiều sự lựa chọn. Ví dụ như sự lựa chọn đối với hai nước chúng ta.

Mao Chủ tịch: Không có chuyện đó đâu.

Kít-sinh-gơ: Sẽ không xảy ra từ phía chúng tôi (không dịch)

Mao Chủ tịch: Nhật Bản trước tiên có mối quan hệ tốt với Mỹ, sau đó mới đến chúng tôi.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi không phản đối giữa Trung Quốc và Nhật Bản có mối quan hệ tốt đẹp. Chúng tôi chỉ muốn ngăn cản họ đến với Liên Xô.

Mao Chủ tịch: Họ không mắc lừa đâu.

Kít-sinh-gơ: Điều đó cắt nghĩa tại sao thỉnh thoảng chúng tôi liên minh cùng với họ để đối phó với Liên Xô. Bởi làm như vậy họ sẽ không cảm thấy đơn độc.

Mao Chủ tịch: Chúng tôi cũng khuyến khích họ cùng hành động với Mỹ, nhằm tránh để bị Liên Xô lôi kéo.

Thủ tướng Chu: Gần đây, Thủ tướng Ta-na-ka và đoàn tùy tùng có chuyến thăm Mỹ, họ đến bờ biển miền Tây hay Ha-oai.

Kít-sinh-gơ: Không. Họ đến Oa-sinh-tơn trước khi đi thăm Liên Xô. Quan hệ của chúng tôi với họ đã tốt hơn nhiều rồi. Giờ đây họ cũng bớt thần kinh hơn (cười)

Mao Chủ tịch: Họ sợ các Ngài. Các Ngài nên cố gắng xua tan nỗi ám ảnh của họ. Liên Xô đang tìm mọi cách để lôi kéo họ. Nhưng giờ đây họ cũng không tin Liên Xô nữa.

Kít-sinh-gơ: Không. Họ có bài học lịch sử thật tồi tệ. Điều đó có lợi cho cả chúng ta. Tính cách của người Nga và tính nết của người Nhật không hợp nhau.

Thủ tướng Chu: Thời gian Ta-na-ka thăm Liên Xô, Người Nga tỏ ra rất ngu xuẩn.

Mao Chủ tịch: Hai ngày trước đây, họ chả có hội đàm gì cả.

Kít-sinh-gơ: Họ chỉ nêu ra một số đề nghị về tài nguyên của Liên Xô.

Thủ tướng Chu: Họ diễn thuyết dài dòng với người Nhật.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy. Họ đối với chúng tôi cũng như vậy, tạo ra một ấn tượng: họ đang mua chuộc chúng tôi. Theo đề nghị của họ, thì chúng tôi phải đầu tư 10 năm, và đợi đến mọi công trình xây xong, họ mới hoàn trả lại cho chúng tôi (cười) Tất nhiên là chúng tôi không chịu. Bất kỳ Hiệp định ban đầu về công trình quy mô lớn đến mấy đều không có triển vọng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #129 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 04:56:30 pm »

Mao Chủ tịch: Bao gồm cả chế độ tối huệ quốc cũng được đặt lên bàn. Tôi rất vui khi được tin này, tốt nhất là cứ kéo dài thời gian.

Kít-sinh-gơ: Nhưng triển vọng thông qua Quốc hội không ổn lắm.

Mao và Chu: (cùng hỏi) Thật vậy ư? .

Kít-sinh-gơ: Vấn đề này sẽ không đưa ra trước tháng hai. Nêu ra ở Hạ viện, rồi Thượng viện. Nói chung không phải là chuyện sang năm, mà là vài năm tới, lại còn chuyện thông qua nữa chứ. Vấn đề lớn nhất hiện nay không phải là các điều khoản của chế độ tối huệ quốc, mà là Liên Xô không có cái gì để bán cho chúng tôi. Hàng rào buôn bán không thuộc trách nhiệm chúng tôi, mà là chất lượng sản phẩm của Liên Xô quá kém.

Mao Chủ tịch: Nhưng họ có thể cung cấp năng lượng mà các Ngài cần.

Kít-sinh-gơ: Nói vậy không chính xác, thưa Chủ tịch. Chúng ta còn phải tranh luận. Năng lượng của Liên Xô chỉ thoả mãn 5% nhu cầu của chúng tôi, mà phải mất 10 năm nữa mới đưa được sang Mỹ. Trong 10 năm đó, chúng tôi thừa sức khai thác nguyên liệu thay thế, bao gồm khí đốt châu Mỹ. Như vậy lúc đó không cần đến nhập khối lượng lớn khí đốt nữa.

Mao Chủ tịch: Ngài nói có lý.

Kít-sinh-gơ: Vấn đề là vốn tín dụng, chứ không phải là chế độ tối huệ quốc. Về vốn tín dụng thì chúng tôi kiểm soát rất chặt. Chúng tôi chưa hề cấp vốn tín dụng cho họ.

Mao Chủ tịch: Tôi không am hiểu vấn đề này lắm do thiếu kiến thức, nên chưa rõ ý của Ngài. Có thể điều Ngài nói là đúng. Hiện nay hình như Liên Xô rất cần một khoảng vốn tín dụng khoảng 8 tỷ đô la.

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, hiện nay chúng tôi đã cấp cho họ 3,3 tỷ đô la. Họ muốn sử dụng 8 tỷ đô la vào việc khai thác khí đốt.

Mao Chủ tịch: Tổng thống Mỹ truyền bá chủ nghĩa Ních-xơn từ Gu-am, chúng tôi đã nhận ra các Ngài đang từng bước đưa tư tưởng và chính sách của Ních-xơn vào cuộc chiến ở Nam Á. Đứng trên ý nghĩa này mà nói, Ngài nên tích cực hơn nữa .

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy.

Mao Chủ tịch: Ngài công bố một Hiệp ước Đại Tây dương mới. Nhưng chung quy chỉ là một.

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi sẽ đưa vào thực hiện mục tiêu cơ bản của đề nghị này trong 6 tháng đầu năm. Phần lớn nội dung của Hiệp ước liên quan đến quân sự đã được xác định, phần dự thảo chính trị cũng gần như xong, phần dự thảo kinh tế còn cần làm nhiều việc.

Mao Chủ tịch: Trong lĩnh vực kinh tế có nhiều mâu thuẫn

Kít-sinh-gơ: Đúng vậy, phải khắc phục khó khăn, bởi nó rất cần thiết. Chúng tôi có thể giải quyết. Giới báo chí nước Mỹ đã bắt đầu chú ý vào những ý kiến chống đối. Còn những quan chức ngoại giao thích xuất hiện trước công chúng lại không thể tin được. Bởi lời tuyên bố của họ đều in lên báo, tạp chí. Nhưng nói chung công việc của chúng tôi tiến triển khá tốt.

Mao Chủ tịch: Đó là nguyên nhân cắt nghĩa tại sao Liên Xô lại muốn thâu tóm cả châu Âu và họ gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn kéo châu Âu về phía mình. Họ có tham vọng quá lớn, nhưng cũng gặp khó khăn rất lớn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM