Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:42:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148386 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:51:08 pm »

Sự kết hợp giữa cá tính với tư cách Cố vấn về chính sách đã giải thích được nguyên nhân tại sao Kít-sinh-gơ, một con người hay nói, bi quan không tin người, được giáo dục tại Đại học Ha-vơt, là dân di cư Do Thái, Cố vấn của Rốc-cơ-phe-lơ lại có thể phát triển mối quan hệ công việc nếu không nói là thân mật thì cũng là bằng phẳng với Ních-xơn, một con người đến từ Ca-li-phoóc-ni-a, trầm ngâm, không tin người, khinh bỉ trí thức và Do Thái, sau này trở thành nhân vật lừng danh của Đảng Cộng hòa. Cho dù thế nào chăng nữa, Ních-xơn đã phát hiện Kít-sinh-gơ là con người được việc cho mình, trước khi sử dụng ông ta.

Trong vai trò là Cố vấn về chính sách đối ngoại của Rốc-cơ-phe-lơ, Kít-sinh-gơ đã tiếp xúc với đồng nghiệp Jan Mác-san, Cố vấn về pháp luật và hoạch định chiến lược của Ních-xơn. Ngay trước khi được Ních-xơn đề bạt, Kít-sinh-gơ đã chuyển tới Mác-san và Ních-xơn những thông tin về đàm phán cuộc chiến tranh Việt Nam.

Danh tiếng chuyên môn của Kít-sinh-gơ đã khiến Ních-xơn tin rằng, mình sẽ được sự hỗ trợ của Kít-sinh-gơ ngay tại Oa-sinh-tơn. Không còn nghi ngờ gì nữa, tài tâng bốc của Kít-sinh-gơ cũng như bạn bè "nội bộ" mà ông cài cắm từ lâu đã đóng một vai trò nhất định.

Ních-xơn nhận thấy ở Kít-sinh-gơ một sự tư duy có lý trí, đặc biệt là trong vấn đề "trật tự" ổn định thế giới, cả hai đều tâm hợp ý đầu. Trong bài phát biểu chuẩn bị trước bầu cử, Kít-sinh-gơ đã chỉ rõ “sự gia tăng của tính chất bất ổn định trong phạm vi toàn cầu là xu thế lịch sử". Sức mạnh hạt nhân của Mỹ bị yếu đi, và những "hố sâu thay thế” đã hạn chế việc Mỹ sử dụng sức mạnh ở ngoài nước, những quốc gia liên minh cũ và quốc gia mới trỗi dậy đều có khả năng thực hiện độc lập.

Để tỏ rõ sự miệt thị đối với cách mạng của các nước thế giới thứ ba, Kít-sinh-gơ đã viết: "Họ thiếu tinh thần trách nhiệm đối với sự cân bằng của cả thế giới. Để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, các nước thế giới thứ ba sẽ đe doạ một hoặc hai siêu cường, thậm chí đe doạ cả hòa bình thế giới”.

Kít-sinh-gơ cho rằng, nhiệm vụ của thế kỷ mới là đi tìm con đường, khiến cho sức mạnh của Mỹ đáp ứng nhu cầu ý tưởng của một Hiệp định trật tự thế giới. Nghiên cứu chính sách ngoại giao châu Âu thế kỷ 19, Kít-sinh-gơ cho rằng, trật tự này cần sự cân bằng về sức mạnh có nghĩa là dù ràng buộc hành động của bản thân mình, hay hạn chế hoạt động của một số quốc gia không chịu hợp tác, các cường quốc trung tâm đều giành được lợi ích lớn hơn so với hành động phá hoại sự cân bằng này.

Đối với Kít-sinh-gơ ổn định là trung tâm của sự cân bằng, ông ta cho rằng tất cả quốc gia đều có trách nhiệm hợp tác để duy trì sự cân bằng trên thế giới, cần tránh sự phá hoại cân bằng do bất đồng ý kiến. Kít-sinh-gơ cho rằng, tính hợp pháp của một chính phủ thể hiện chủ yếu ở chỗ chính sách của Chính phủ đó phù hợp với sự cân bằng quốc tế, chứ không phải đặc điểm bên trong của nó.

Bằng mưu trí và "tinh thần của sứ mạng", Kít-sinh-gơ cho rằng Mỹ có thể phát huy vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy sự ổn định chính trị và an ninh quân sự, nhưng không được tác chiến một mình. Như Kít-sinh-gơ từng nói: "Một hậu quả của cuộc chiến là người Mỹ đã phản đối mạnh mẽ sự dính hu vào cuộc chiến ở ngoài biên giới". Cho dù Oa-sinh-tơn muốn can thiệp chăng nữa nhưng lực bất tòng tâm. Trong một thế giới nhanh chóng trở thành "đa cực", vũ khí hạt nhân không có ý nghĩa gì, bởi sự phân tán của sức mạnh kinh tế và quân sự, có nghĩa là "quyền tự quyết của các quốc gia khác đạt tới quy mô chưa từng có".

Căm ghét chiến tranh lạnh, Mỹ cần hạn chế cuộc chạy đua với Liên Xô. “Trong thời đại vũ khí hạt nhân dẫn đến sự hợp tác ở chừng mực nào đó và sự hạn chế tuyệt đối cuộc xung đột". Tệ hơn nữa, quan hệ Mỹ-Tây Âu đứng trước "khủng hoảng sâu sắc", không thể tiếp tục duy trì cái phương thức bảo vệ cũ của Mỹ là "Hãy để châu Âu có sức mạnh kinh tế và lòng tin chính trị lớn hơn" .
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:51:42 pm »

Tuy lực lượng Tây Âu ngày càng lớn mạnh, mặc dù bị chi phối bởi hoàn cảnh mới, Kít-sinh-gơ vẫn cho rằng, chỉ có Mỹ với sức mạnh của mình và triển vọng trong tương lai, mới đóng nổi "vai trò toàn cầu”. Việc trực tiếp can dự vào việc lập chính sách hoặc tìm cách thay đổi trong nỗ lực "dã tràng xe cát" nhằm vào thể chế thế giới thứ ba, Mỹ muốn quan tâm hơn về cái khung của một trật tự.

Điều giả thiết của Kít-sinh-gơ về vai trò sức mạnh của Mỹ có thể kích thích "động cơ của các quốc gia khác". Ví dụ: cung cấp viện trợ quân sự cho một thế lực ở khu vực, để chúng có thể giữ vững được "vùng tạm chiếm". Điều này có thể tìm thấy trong cái gọi là quan điểm của Ních-xơn, nó có nghĩa là một quốc gia nào đó có hành động "thiếu trách nhiệm", sẽ bị sức ép thậm chí bị can thiệp từ phía Mỹ hoặc các nước xung quanh.

Lập nên sự cân bằng mới không chỉ bị ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế phức tạp, mà còn gặp phải trở lực từ trong nước khi thực hiện nó. Kít-sinh-gơ cho rằng, cơ quan quyết sách sáng tạo có khái niệm tổng hợp nhất là Bộ Ngoại giao. Họ cần tìm ra phương pháp có khả năng chặn được việc hoạch định chính sách của các nước, nhằm tránh người quyết sách trở thành "kẻ điều phối giữa các bộ máy quan liêu, giống nhau”.

Trong quan điểm của Kít-sinh-gơ, sự thay đổi về quan niệm giá trị của lớp trẻ thực dụng cũng là rất nguy hiểm, bởi họ coi "quyền lực (kiểm soát) là vô đạo đức”, họ không quan tâm, thậm chí tỏ ra thù địch với hệ thống và khái niệm về trật tự. Do tồn tại một bộ phận người như "hố sâu ngăn cách", tâm trạng của công chúng Mỹ, bao gồm cả tầng lớp lãnh đạo cũng đang dao động giữa hai cực: “không cần quyền lực" và "cần có quyền lực nhiều hơn". Nếu như người Mỹ bằng lòng với di sản mà họ quản lý, thì Kít-sinh-gơ lại lo lắng sức mạnh của Mỹ bị giảm đi, không cho phép lạc quan về triển vọng của trật tự thế giới.

Quan tâm đến sự ổn định, Kít-sinh-gơ coi sự cân bằng do Mỹ lập nên là lực lượng chủ đạo để tránh cuộc hỗn loạn quốc tế, và ông ta tin rằng vai trò nòng cốt của Mỹ trong việc xây dựng cân bằng quốc tế là cần thiết cho việc ông ta thực hiện mục tiêu quan trọng. Trong báo cáo viết về hậu kỳ chấp chính của Ních-xơn, ông ta tỏ ra rất lo ngại khả năng Liên Xô biến lời tuyên bố thành hành động chống Trung Quốc. Điều đó giải thích tại sao ông rất coi trọng "Sự cân bằng về sức mạnh".

Tháng 2/1973, ông ta đã nói với Mao Trạch Đông một câu khiến người ta kinh ngạc và hoài nghi. Kít-sinh-gơ nói: "Nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc, sẽ phá loại nền an ninh của tất cả quốc gia, và làm cho chúng ta bị cô lập". Sau đó vài tháng, trong thư gửi Tổng thống Pháp Goóc-dơ Pom-pi-đu tháng 5/1973, Kít-sinh-gơ bày tỏ quan điểm tương tự, có nghĩa: "Đối với Mỹ, ngăn chặn Liên Xô phá huỷ Trung Quốc là vấn đề liên quan tới lợi ích căn bản. Nếu như Mát-xcơ-va "tìm cách khuất phục Trung Quốc, thì châu Âu sẽ biến thành Phần Lan, và Mỹ hoàn toàn bị cô lập".

Trên một khía cạnh khác, Kít-sinh-gơ dự đoán nếu Trung Quốc bị đánh bại, thế lực bá quyền Liên Xô sẽ nhanh chóng mở rộng sang lục địa Âu-Á. Sự cân bằng sức mạnh nếu có thay đổi lớn, sẽ dẫn tới Tây Âu tìm cách thỏa hiệp với Liên Xô và chấm dứt quan hệ Đồng minh với Mỹ. Nếu châu Âu trung lập hoặc bị “Phần Lan hóa", Mỹ sẽ bị chơi vơi trong một thế giới đầy ác cảm.

Quan điểm của Kít-sinh-gơ về ngăn chặn sự xuất hiện một nước Mỹ "bị cô lập", là thống nhất với quan điểm của nhân vật chính R.Các-stơ trong cuốn sách đầu tiên: "Thế giới bừng tỉnh" do ông ta viết. Cuốn sách đề cập tới thời kỳ hậu Na-pô-lê-ông lập nên sự cân bằng về sức mạnh. Tại sao đảo Iu-gơ-len lại không bị ngăn cách bởi sự phát triển của các lục địa quan trọng. Nó liên quan chặt chẽ đến quan điểm chung sau thế chiến thứ hai cho rằng vì an ninh quốc gia Mỹ đã hướng tới các đối thủ nổi trội trong phạm vi toàn cầu. Họ cho rằng, nếu Mỹ bị cô lập trong một thế giới bị ngự trị bởi hệ thống tập quyền Trung ương (chủ nghĩa Cộng sản hay chủ nghĩa phát xít) nhất là khi chúng đã kiểm soát được lục địa Âu-Á, thì chỉ với nền chính trị kinh tế tư bản tự do, Mỹ không thể tiếp tục tồn tại bằng một chính thể dân chủ pháp trị.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:52:16 pm »

Chúng ta có thể tìm hiểu sâu về Uy-li-am Ai-li-ô-đô, người luôn ủng hộ Kít-sinh-gơ. Vốn là uỷ viên Hội đồng đàm phán thương mại. Có khả năng ông ta đã nhồi cho Kít-sinh-gơ quan điểm chính trị kinh tế "chống cô lập". Ai-li-ô-đơ cho rằng, hệ thống của Mỹ đòi tự do hội nhập thị trường thế giới là điều tất nhiên.

Nhiều bậc tiền bối của Kít-sinh-gơ ở Oa-sinh-tơn đều có chung quan điểm như vậy Ví dụ: Oa-tơ Rô-stơ sau khi trở thành trợ lý An ninh quốc gia cho Lin-tơn Giôn-sơn đã viết trong năm 1962 rằng, sự thay đổi cân bằng về sức mạnh Âu-Á sẽ biến Mỹ thành một hòn đảo cô độc, "một quốc gia phòng ngự".

Sau này vào đầu năm 1962, Mắc-na-ma-ra giải thích trước Quốc hội tại sao phải chống chủ nghĩa cô lập: "Nếu không chống lại, Mỹ phải đối mặt với một thế giới nguy hiểm hơn, khó xác định hơn". "Trong thế giới đó, sức ép ngày càng tăng lên cùng với việc phổ biến vũ khí hạt nhân", mà ở đó "chúng ta chỉ có thể thay đổi phương hướng công nghiệp và thương nghiệp trong điều kiện tự do về kinh tế giảm đi tương đối, để đạt được mức tối đa về tự túc kinh tế”.

Trong suy nghĩ của Kít-sinh-gơ, muốn cân bằng sức mạnh, muốn Mỹ giừ được vị trí là trung tâm của nền chính trị thế giới, cần có sự nhất trí hoàn toàn với Ních-xơn. Trong đàm phán với Liên Xô và tìm con đường làm cho sức mạnh của Mỹ thích ứng với môi trường quốc tế mới, Kít-sinh-gơ và Ních-xơn đã gặp nhau ở trên điểm thú vị này. Ních-xơn đã viết trong cuốn "Quan hệ với nước ngoài" rằng: "Vai trò sen đầm quốc tể-mà Mỹ muốn đóng sẽ bị hạn chế.

Năm 1968, sau cuộc tranh cử Tổng thống, Ních-xơn đã nói đến mối nguy hiểm trong đối đầu hạt nhân và sự cần thiết phải tiến vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên đàm phán. Ních-xơn công khai đề cập khả năng khôi phục bang giao với Trung Quốc. Còn Kít-sinh-gơ nghiêng về quan điểm cho rằng, Trung Quốc trở thành mối uy hiếp trong thời gian gần, chứ không phải là một đối tác đầy tiềm năng.

Trong các Hội nghị trước đó, Ních-xơn và Kít-sinh-gơ đã có quyết định quan trọng về quy trình quyết sách của nội các mới. Trong thời gian tranh cử, Ních-xơn phê phán tiến trình chính sách ngoại giao thiếu bài bản và không thực tế của Tổng thống Giôn-sơn: ông ta thề "sửa sang nhà cửa", nhưng làm theo cách của mình. Ních-xơn đặc biệt coi thường Quốc hội, nghi ngờ rằng người của Đảng Dân chủ trong nội các đều là kẻ phá hoại, và quyết định phải thay đổi chính sách đối ngoại, để hỗ trợ cho mục tiêu chính trị.

Nếu như trước đây không biết, thì nay Ních-xơn nhanh chóng phát hiện ra rằng, Kít-sinh-gơ cũng coi Quốc hội là bức tường che khuất "tầm nhìn" của những người quyết định chính sách. Tự ban cho mình cái quyền làm việc theo quan điểm riêng, Kít-sinh-gơ đã dễ dàng thoả thuận với Ních-xơn trong vấn đề “tổng thống nhất trí cần hướng dẫn chính sách ngoại giao của Nhà Trắng". Tất nhiên, từ lâu Kít-sinh-gơ đã chuẩn bị giúp Ních-xơn đạt được mục đích này.

Ngay từ tháng 1/1969, Ních-xơn đã thông qua một loạt đề án đem lại cho Kít-sinh-gơ quyền lực chưa từng có trong cơ quan quyết định chính sách an ninh với danh nghĩa trợ lý an ninh quốc gia. Sử dụng các quyền đó, Kít-sinh-gơ yêu cầu dùng các NSSM (Bản ghi nhớ hội nghị về An ninh quốc gia.) chỉ đạo các cơ quan khác - Quốc hội, nghị viện, CIA (Cục tình báo trung ương Mỹ.), ACDA (Cục quản lý Cắt giảm vũ khí Mỹ.) chuẩn bị tiến hành học tập nghiệp vụ. Như vậy Ních-xơn và Kít-sinh-gơ có thể quyết định cần thay đổi chính sách ra sao. Hơn nữa, còn cho phép Kít-sinh-gơ lãnh đạo nhóm dự thảo NSCR (Nghị quyết Hội đồng an ninh quốc gia). Ních-xơn còn cho Kít-sinh-gơ cái quyền "tiền trảm hậu tấu” đối với đề án của các ngành.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:52:57 pm »

Kít-sinh-gơ rất am hiểu công việc thư ký và với biệt tài biến báo, ông ta kiểm soát rất chắc biên bản những cuộc nói chuyện của Ních-xơn, cũng như phương pháp sử dụng "kênh ngầm" trong đối thoại với Chính phủ nước ngoài, khiến cho Quốc hội như bị bưng trong cái trống.

Thành công của Kít-sinh-gơ trong việc giúp Ních-xơn kiểm soát được mức độ thực hiện các chính sách lại càng nổi bật. Tuy ở địa vị lãnh đạo, Kít-sinh-gơ vẫn dành lấy ưu thế chủ đạo trong việc quyết định chính sách. Tất nhiên ưu thế đó được xây dựng trên cơ sở cái giá mà người khác phải trả dần.

Bộ trưởng quốc phòng, nguyên Giám đốc phòng liên lạc trung tâm các vấn đề quốc tế M.Lê-đô có cơ sở sức mạnh của mình và cũng không ngờ nghệch trong quan trường, ông ta tìm mọi cách giữ quyền tự chủ khi cần gặp trực tiếp Ních-xơn. Những người khác thì không biết tinh khôn tháo vát như vậy.

Ních-xơn đã chọn người bạn lâu năm Uy-li-am Rô-giơ làm Ngoại trưởng, thực ra ông này thiếu hiểu biết về quan hệ quốc tế, nhưng như vậy có lợi cho Nhà Trắng trong việc kiểm soát chính sách đối ngoại. Rô-giơ miễn cưỡng chấp nhận sự lãnh đạo của Kít-sinh-gơ, bởi ông ta không có sức mạnh cũng như không dám thách thức Kít-sinh-gơ.

Sau khi tham gia Chính phủ, Đại sứ Liên Xô A-na-tô-li Đô-brư-nin một con người nhạy cảm chính trị đã thường xuyên gặp gỡ Kít-sinh-gơ, ông ta đã cân nhắc mức độ trong quyết sách của Kít-sinh-gơ để có sự phán đoán về cá nhân Kít-sinh-gơ. Trong bức thư gửi Ngoại trưởng Grô-mư-cô và Bộ Chính trị, ông ta đã miêu tả Kít-sinh-gơ là "con người thông minh, khôn ngoan, học rộng, nhưng lại rất tự phụ và không tìm cách che giấu ảnh hưởng của mình".

Để chứng minh về sự tự phụ của Kít-sinh-gơ, Đô-brư-nin đã viết: "Chỉ có hai con người bất kỳ lúc nào cũng biết rõ, biết chính xác lập trường của Mỹ trên vấn đề này hay vấn đề khác. Đó là Ních-xơn và Kít-sinh-gơ". Cho dù thế nào chăng nữa, Đô-brư-nin tin ở cơ sở lý luận có chiều tâng bốc đó: Trong Nhà Trắng, Kít-sinh-gơ có một vai trò quan trọng, và sức mạnh ảnh hưởng của ông ta trong lĩnh vực chính sách ngoại giao là tuyệt đối”.

Nếu như Ních-xơn và Kít-sinh-gơ với ý chí cứng rắn điều khiển chính sách của Mỹ, thì tất cả hành động của Chính phủ cũng đạt tới mục đích cuối cùng. Ví dụ, năm 1969, trong cương vị Tổng thống, Ních-xơn lần đầu tiên tiến hành cuộc thăm châu Âu và đã hiểu được nguyên lý chính sách ngoại giao của họ.

Do bất đồng trong cuộc đàm phán về Hiệp ước ngăn ngừa phổ biến hạt nhân và sử dụng vũ khí hạt nhân, quan hệ Mỹ-châu Âu đã xấu đi. Châu Âu tỏ vẻ nghi ngờ về vai trò sen đầm quốc tế mà Ních-xơn từng đề cập. Vì thế, Ních-xơn đã phải cam kết: xác định quan hệ Mỹ-châu Âu, và đầu tư cho NATO (Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây dương.).

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Uyn-sơn, Ních-xơn đảm bảo rằng cho dù "vai trò lãnh đạo của Mỹ có sa sút nhưng nước Mỹ vẫn là một quốc gia rất mạnh và có phạm vi ảnh hưởng to lớn, nó sẽ đảm bảo cam kết hỗ trợ châu Âu”. Ních-xơn hứa với Uyn-sơn rằng, ông ta không "run sợ” trước sách lược của Mát-xcơ-va được nâng cao. Bởi Oa-sinh-tơn nắm giữ trong tay "đầy đủ” sức mạnh răn đe hạt nhân. Nói một cách khác, cho dù Liên Xô có bất ngờ tấn công Mỹ, Mỹ cũng có đủ sức mạnh hạt nhân để giáng trả.

Để làm yên lòng các nước Đồng minh trong khối NATO, Ních-xơn đã đề ra sách lược cơ bản cho một chính sách đối ngoại: Thông qua việc kiềm chế Liên Xô để giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam, nhằm tới SALT (Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược.) và các mục tiêu khác.

Cho dù, Ních-xơn có đầy đủ lý do tin vào vũ khí hạt nhân của Mỹ, nhưng trong cuộc mật đàm với đại diện thường trực của NATO, ông ta nêu rõ cần thiết có SALT để "giảm bớt sự nguy hại đối với hoà bình" nhấn mạnh đến sự kiểm soát vũ khí, coi đó là thuốc an thần cho cuộc đối đầu giữa các lực lượng siêu cường.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:53:32 pm »

Năm 1967-1968, Giôn-sơn coi việc từ bỏ kiểm soát vũ khí là bước đi cho quan hệ hoà hoãn cho dù thế nào chăng nữa, Ních-xơn cũng không vội vàng bắt đầu đàm phán cũng không chịu nhẹ dạ ký SALT để có đàm phán, mà phải tiến theo tuần tự, ông ta không muốn gây cảm giác "Phương Tây yên ổn", hoặc ám chỉ "sự hòa hoãn không có hoà hoãn". Bởi vì trong khi vấn đề chính trị quan trọng, chiến tranh Việt Nam, khủng hoảng Trung Đông chưa được giải quyết, thì làm như vậy, chỉ đem lại nguy hiểm, cho Liên Xô.

Để có thể kiềm chế Liên Xô ở mức tối đa, Ních-xơn và Kít-sinh-gơ chủ trương nêu ra khái niệm "Liên hợp", có nghĩa là cần thận trọng trong khi tiếp xúc với một quốc gia, nhằm đảm bảo sự nhất trí trong mục tiêu chính trị. Đối với châu Âu, Ních-xơn không công khai sử dụng khái niệm "Liên hợp" bởi tính phức tạp trong điều khiển của nó. Nhưng tất nhiên ông ta coi đó là công cụ chính trị để thúc ép Liên Xô tác động đến sự kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam và giúp đỡ giải quyết cuộc xung đột Ả-rập-It-xra-en.

Ních-xơn luôn bày tỏ ngầm thái độ lạc quan của ông ta và Kít-sinh-gơ, bởi Liên Xô có đủ sức mạnh để tác động đến Hà Nội, có khả năng làm cho cuộc chiến Việt Nam sớm chấm dứt. Tương tự như vậy, Ních-xơn nói với Uyn-sơn rằng, ông ta tin Liên Xô muốn sớm đạt thỏa thuận về SALT hơn cả ông ta. Nói một cách khác, ở chừng mực nào đó, Oa-sinh-tơn có tác dụng đòn bẩy đối với Mát-xcơ-va.

Tuy nhiên nhận thức được Liên Xô có khả năng nới lỏng đối đầu trong tình hình mới, nhưng với tư tưởng chống cộng thâm căn cố đế, Ních-xơn vẫn coi Liên Xô là đối thủ nguy hiểm. Ních-xơn tin rằng, Liên Xô chỉ là "kẻ hiếu chiến" ba hoa, đồng thời coi việc làm yếu và phân tán lực lượng của NATO là một mục tiêu chính trị. Cho dù Liên Xô không thay đổi "trung tâm" của họ, nhưng ông ta đoán rằng một số nhân tố khiến cho Mát-xcơ-va phải thay đổi suy nghĩ" về sức mạnh của Tây Âu, về đám mây hạt nhân đang lơ lửng trên đầu và sự coi thường Trung Quốc.

Ních-xơn có ý đồ dò tìm khả năng và thái độ mới của Brê-giơ-nhép và người lãnh đạo Liên Xô khác. Nhưng trong lúc đó NATO cần đảm bảo sức mạnh quân sự "đáng tin cậy" nhằm răn đe Mát-xcơ-va. Rõ ràng, Ních-xơn không hoàn toàn thành thật với các Đồng minh ở châu Âu, tuy rằng ông ta từng nói bóng nói gió rằng, "Sự uy hiếp đối với nền hoà bình" nói lên tính bức bách của cuộc đàm phán về SALT. Nhưng ông ta lại cho rằng chưa cần thiết, và mong rằng không chỉ có Liên Xô lo ngại về "đám mây hạt nhân".

Cuối năm 1970, Ních-xơn đã thẳng thắn nói với Ét-uốt Héc người kế nhiệm của Uyn-sơn rằng: "Hiện nay, vấn đề làm tôi suy nghĩ là thay đổi sự cân bằng chiến lược... Thời kỳ tách khỏi vũ khí hạt nhân đã đến. Nếu Mỹ thực hiện kế hoạch chiến tranh hạt nhân, sẽ có 50 đến 60 triệu người chết. Để việc tách khỏi vũ khí hạt nhân có kết quả, Mỹ phải dùng đàm phán để thay thế chiến tranh lạnh".

Bằng một giọng chậm chạp, Ních-xơn bày tỏ rằng: thời gian đầu lên cầm quyền, ông ta không có ý tưởng to lớn về hòa hoãn, cho dù ông ta tin rằng đàm phán là con đường quan trọng nhất. Cho dù ra sao, cuộc thảo luận thẳng thắn về "Liên hợp" cho thấy Ních-xơn và Kít-sinh-gơ đang thiết kế một khung tư tưởng, để hướng dẫn quan hệ Mỹ-Xô phát triển. Trên một chừng mực nào đó, họ coi "Liên hợp" là sự tiến bộ trên một loạt vấn đề, trong đó có vấn đề Việt Nam, vấn đề SALT hoặc vấn đề Béc-lin.

Đó cũng là điều kiện tiên quyết để nới lỏng sự đối đầu với Liên Xô, và hơn thế nữa, "Liên hợp" còn có nghĩa Ních-xơn và Kít-sinh-gơ có ý định dùng biện pháp kích thích và trừng phạt (củ cà rốt và cái gậy) để khích lệ Liên Xô hành động theo nguyên tắc quốc tế ổn định, thậm chí còn ủng hộ nếu Liên Xô giữ được sự ổn định đó.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:54:07 pm »

Vì vậy, mùa thu năm 1973, Kít-sinh-gơ nói, mục đích hoà hoãn không phải để thay đổi tôn chỉ cơ bản của Mát-xcơ-va, hoặc thay đổi thể chế chính trị tàn bạo của họ, mà nhằm xây dựng một cơ cấu quan hệ quốc tế, khiến Mát-xcơ-va "cố gắng hơn để đeo đuổi sự nghiệp hòa bình, chứ không phải chiến tranh". ông ta dự đoán, nếu hoà hoãn duy trì với thời gian đủ dài, thậm chí Liên Xô có thể phát triển "lợi ích với phương Tây", lợi ích chính trị kinh tế đem lại qua hợp tác, điều đó sẽ không thay đổi nhiều tư tưởng của họ, mà chỉ làm thay đổi những tính toán mạo hiểm mỗi lần đưa ra quyết định khó khăn. Trong tình trạng đó, Liên Xô sẽ bắt đầu tự kiềm chế việc sử dụng ảnh hưởng của mình. Nói theo cách của Kít-sinh-gơ, Liên Xô sẽ trở thành thành viên hợp pháp trong hệ thống quốc tế.

Nếu như Ních-xơn nói, Việt Nam là mục tiêu trung tâm trong phương thức "Liên hợp" mà ông ta áp dụng ngay từ đầu thì các cuộc nói chuyện của ông ta với quan chức NATO cho thấy, ông ta cũng như Kít-sinh-gơ chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về việc kết thúc chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến Việt Nam là một mặt trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, cũng là tiêu điểm của cuộc. khủng hoảng chính trị trong nước. Vì vậy, cần kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, và Ních-xơn còn cho rằng, thắng hay bại trong cuộc bầu cử giành ghế Tổng thống lần nữa phụ thuộc vào cuộc chiến Việt Nam có được giải quyết hay không?

Như Đô-brư-nin đã nói với Kít-sinh-gơ sau đó vài tháng rằng: "Đối với Ních-xơn, một vấn đề trong chính sách ngoại giao là làm thế nào tìm được lối thoát để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam trong điều kiện có thể chấp nhận được". Mấu chốt là "điều kiện có thể chấp nhận được".

Cuối năm 1973, theo Kít-sinh-gơ, cuộc chiến cần được giải quyết bằng một phương thức nhất định, nếu không có cơ hội khác. Tất cả mọi sự sắp xếp về "sự trả giá của Chính phủ được chúng ta chỉ đạo trong sáng tạo" đều được cân nhắc kỹ lưỡng.

Số phận của chính quyền Sài Gòn là vấn đề cần được công khai. Nhưng cả Ních-xơn và Kít-sinh-gơ đều bác bỏ việc thừa nhận sự sụp đổ chính thức của chính quyền này trong Hiệp định hòa bình. Họ cho rằng làm như vậy sẽ giảm độ tin cậy đối với sức mạnh của Mỹ, dẫn đến tình trạng hỗn loạn của cả vùng Đông Nam Á, đặt Chính phủ vào chỗ khó bề phòng thủ, cuối cùng làm cho "các cơ hội khác" như quan hệ với Bắc Kinh hoặc Liên Xô khó bề xác lập.

Hoà bình mà Ních-xơn cam kết không giữ được lâu so với các tiền nhiệm, Ních-xơn và Kít-sinh-gơ cũng không khôn ngoan hơn, để tỏ rõ "độ tin cậy" của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, một sự hướng dẫn sai lầm, cố chấp đã khiến cuộc chiến kéo dài 4 năm, dẫn đến hàng loạt biến cố không thể kiểm soát, những bi kịch và sự công phẫn trong nước.

Như Ních-xơn dự đoán, chính sách "Liên hợp" mà ông ta và Kít-sinh-gơ xây dựng làm cho vấn đề Việt Nam, vấn đề SALT và vấn đề Béc-lin đan xen vào nhau, khiến cho quan hệ Mỹ-Xô phát triển chậm chạp.

Cuộc đàm phán về SALT bắt đầu từ mùa thu năm 1969, nhưng cho đến năm 1970, hai bên đều không nêu ra được một ý kiến nào có tính xây dựng. Ních-xơn hy vọng cuộc chiến Việt Nam kết thúc "càng sớm càng tốt”, nhưng hàng loạt vấn đề đọng lại trong quan hệ ngoại giao, sức ép của quân đội (như vấn đề bí mật ném bom Cam-pu-chia) và ý muốn của Ních-xơn để đạt được một Hiệp định, lại khiến cuộc chiến tiếp tục kéo dài.

Ních-xơn nhiều lần nêu yêu cầu với Đô-brư-nin, nhưng sự trợ giúp của Mát-xcơ-va là rất nhỏ bé, bởi ảnh hưởng của Liên Xô đến người Việt Nam là có hạn. Theo giả thiết về cuộc chiến tranh lạnh cổ truyền, Hà Nội đặt dưới sự chi phối của Mát-xcơ-va. Ních-xơn và Kít-sinh-gơ đã quy trách nhiệm cho phía Liên Xô là không chịu hợp tác. Năm 1970, họ đã công khai tuyên bố rằng, do Mát-xcơ-va thất bại trong việc tác động một cách có hiệu quả đối với Hà Nội, khiến "quan hệ của chúng ta với Liên Xô trở nên không sáng sủa".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:54:41 pm »

Ních-xơn và Kít-sinh-gơ cho rằng, để buộc Liên Xô phải hợp tác cần thực hiện “kiềm chế mạnh hơn". Và năm 1970, họ thi hành đường lối cứng rắn. Mùa thu năm 1970, Liên Xô đã gây ra "cuộc khủng khoảng nhỏ" về việc đưa thiết bị lặn vào Cu Ba. Kít-sinh-gơ đã cảnh cáo Đô-brư-nin bằng thái độ cứng rắn, ông ta nói: "Liên Xô đang đứng ở bước ngoặt trong quan hệ với chúng tôi". "Liên Xô có trách nhiệm quyết định là chúng tôi đi tới hoà hoãn hay đối kháng".

Tuy rằng, sau này ông ta tuyên bố một đường lối không có triển vọng đã dẫn đến "sự thay đổi trong chính sách của Liên Xô", ông ta hiểu rằng cần phải có hành động bí mật tương tự đối với Trung Quốc. Tuy rằng, các quan chức Nhà Trắng tin rằng Liên Xô rất cần giải quyết vấn đề Việt Nam. Tuy nhiên, họ đã không chỉ dựa vào sự trợ giúp của Liên Xô viện trợ.

Kít-sinh-gơ biết rằng, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam kinh tế và quân sự. Sau này, ông ta viết rằng, Nhà Trắng đi tìm một nguyên nhân mà Trung Quốc tiến hành mở cửa là "họ muốn cùng với Hà Nội, thúc đẩy vấn đề Bắc Việt Nam được giải quyết hợp lý nhằm kết thúc cuộc chiến ở Đông Dương".

Năm 1969, Ních-xơn đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ. ông ta nhờ Sác-lơ Đờ-gôn nhắn cho người lãnh đạo Trung Quốc một thông tin rằng: "Bất luận thế nào, Mỹ sẽ rút quân ở Việt Nam". Hiểu được sự lo ngại của Bắc Kinh đối với sự có mặt của lực lượng quân sự Mỹ ở Đông Nam Á, Ních-xơn tỏ rõ bắt đầu ngay cuộc rút quân, và ông ta không muốn xung đột với Trung Quốc trên vấn đề Việt Nam, mà chỉ hy vọng từng bước lái được Trung Quốc đi đến một Hiệp định, và chịu hợp tác với Oa-sinh-tơn.

Tuy vậy, Việt Nam cũng chỉ là một nhân tố để Chính phủ Mỹ khôi phục lại quan hệ bang giao bị cắt dứt 20 năm với Trung Quốc. Do Mao thiếu kinh nghiệm với Trung Quốc và cuộc đại cách mạng văn hóa, kinh tế Trung Quốc đi dần vào suy thoái. Người lãnh đạo nước Mỹ không coi Trung Quốc là "mô hình" phát triển xã hội mang tính uy hiếp, cần phải tách rời khỏi diễn dàn quốc tế và hệ thống thương nghiệp phương Tây.

Trong năm 1969, khi phát hiện Trung-Xô mâu thuẫn, các cuộc tranh chấp trên thế giới leo thang, Ních-xơn cho rằng đã đến lúc mở của cho Bắc Kinh, và cảnh cáo Liên Xô không nên uy hiếp Trung Quốc. Ở mức độ nào đó, Ních-xơn cho rằng, khôi phục quan hệ bang giao với Trung Quốc sẽ xua đi mối lo ngại của các quốc gia châu Á đối với sự hòa hoãn Mỹ-Xô. Ông ta nói với Kít-sinh-gơ và Đại sứ Mỹ ở Ba Lan rằng, nếu Mỹ-Xô quá gần nhau, các nước Đông Á sẽ nghi ngại Mỹ-Xô "âm mưu đối phó với Trung Quốc". Như vậy sẽ "hỏng bét".

Ních-xơn cho rằng, nếu Mát-xcơ-va lớn mạnh đến mức có thể "kiểm soát Trung Quốc về chiến lược sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn". Theo chính sách "mở cửa" của Ngoại trưởng Jôn-hây, Ních-xơn cho rằng ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc giữ vững lực lượng độc lập để chống lại chính sách nước ngoài là rất quan trọng. Nếu không, như ông ta từng nhấn mạnh với Kít-sinh-gơ rằng: "Một liên minh Trung-Xô mới sẽ uy hiếp hoà bình thế giới".

Cuộc đối đầu Trung-Xô đi vào-giai đoạn căng thẳng nhất. Cả Ních-xơn và Kít-sinh-gơ đều nhìn thấy cái lợi của họ từ trong sự đối đầu này. Họ đều tin rằng, mặc dù Trung Quốc rất không hài lòng về chính sách của Mỹ, nhưng sự lo ngại về sự uy hiếp của Liên Xô, khiến Bắc Kinh phải tìm đến hợp tác với Mỹ.

Kít-sinh-gơ không thích thú trước quan hệ Trung-Xô tiến triển. Nhưng ông ta tin rằng có thể tăng cường sức mạnh của Mỹ, Mỹ sẽ có sức "kiềm chế mạnh hơn đối với Mát-xcơ-va, và thúc đẩy Liên Xô “phải xây dựng với Mỹ một quan hệ mang tính xây dựng”, Oa-sinh-tơn hiểu rõ Trung Quốc "không tin vào" Liên Xô. Như vậy lập nên một cân bằng mới sẽ mở rộng chính sách kiềm chế, không những thế còn khiến cho Chính phủ Trung Quốc của Mao trở thành một thành viên hợp pháp trong hệ thống thế giới, và Liên Xô không chỉ lo ngại về quan hệ Trung-Xô, mà còn cảm nhận được sức ép phải cải thiện quan hệ với Mỹ".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:55:14 pm »

Ních-xơn và Kít-sinh-gơ buộc phải mở cửa đối với Trung Quốc, còn có nhiều nguyên nhân khác. Do Mỹ bị sa lầy ở Đông Nam Á và cuộc chiến tranh lạnh khiến Mỹ không thể bỏ qua khả năng một ngày nào đó "do tính toán sai lầm" dẫn đến Trung-Mỹ đánh nhau. Triều Tiên trong chia cắt là một thùng thuốc súng, Nhật Bản vững mạnh lên về kinh tế cũng lo ngại vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc cũng lo ngại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đang sống trở lại. Trung Quốc vẫn là "kẻ yếu về chiến lược và dễ bị tổn thương", và trước khi Trung Quốc “có thể trực tiếp uy hiếp nền an ninh của Mỹ bằng vũ khí chiến lược", Ních-xơn và Kít-sinh-gơ muốn xây dựng với Bắc Kinh "mối quan hệ tích cực", nhằm làm dịu tình hình Đông Á.

Trước ba ngày Kít-sinh-gơ tới Bắc Kinh, ngày 6-7-1971 tại bang Kan-xát, Ních~xơn đọc bài diễn văn nổi tiếng, đã hỗ trợ cho bản phân tích của trợ lý an ninh quốc gia của ông ta, về hướng dẫn, giảm bớt sự kiểm soát trung gian và Ních-xơn đã dự kiến sức mạnh và sức cạnh tranh trong kinh tế của Mỹ trong một thế giới đa cực, ông ta nhận thấy rằng sức mạnh của Mỹ đang yếu đi, nhưng bất luận tình hình ra sao cũng phải giữ được "vai trò chủ đạo" của Mỹ trong thị trường thế giới.

Để tâng bốc Mao và Chu (đã nhanh chóng biết được bài diễn văn), Ních-xơn đã không ngần ngại coi Trung Quốc là cường quốc kinh tế. Để ngăn ngừa Trung Quốc bị "cô lập" và mất đi mối liên hệ với Mỹ, Ních-xơn nhấn mạnh: "Cánh cửa nhất định phải mở ra", phải bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh và Oa-sinh-tơn, cho dù Trung Quốc có trở thành cường quốc kinh tế hay không, trong một thế giới mà công nghiệp và thương nghiệp nhanh chóng phục hồi, Ních-xơn, không thể mạo hiểm tách nước Mỹ ra khỏi khu vực có tiềm lực phát triển kinh tế to lớn này. Nhưng ông ta cũng không thể nói thẳng như vậy, nhằm tránh gây ra sự chống lại chủ nghĩa đế quốc của Bắc Kinh.

Như trong một bài viết đã nêu rõ, "Quan hệ Trung-Mỹ hoà hoãn không phải do trời quyết định". Cho dù thời gian từ 1969 đến 1970, Ních-xơn và Kít-sinh-gơ tiến hành nhiều chuyến thăm ngoại giao và thăm với tư cách cá nhân, nhưng trong biểu hiện của họ, mọi chuyện đều không phải hài hoà. Ví dụ, năm 1969, trong lời phát biểu, Ních-xơn nêu lên Trung Quốc là "sự đe dọa lớn nhất" đối với hoà bình thế giới, có khả năng sẽ kéo dài, hoặc làm rối loạn tiến trình khôi phục bang giao. Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện "đối đầu kép" với Mỹ và Liên Xô.

Từ năm 1969 đến 1970, thuộc hạ của Mao đã thận trọng thảo luận vấn đề sự đe doạ ngang nhau của Mỹ và Liên Xô. Tuy vậy Mao và Chu đều cho rằng có khả năng và cần thiết khôi phục quan hệ với quốc gia trước đây là kẻ thù. Song cho đến tận Hội nghị Lư Sơn mùa hè năm 1970, Mao mới tuyên bố việc này. Khi Mao thông báo với mọi người ông ta có cuộc mật đàm với Oa-sinh-tơn, và đã chấp nhận đề nghị của một đại diện Oa-sinh-tơn về chuyến thăm Trung Quốc các cán bộ lãnh đạo trong Đảng đều vô cùng sửng sốt.

Nhưng cuộc tấn công của Mỹ chống Cam-pu-chia làm gián đoạn cuộc đàm thoại Trung-Mỹ, mãi cho đến cuối năm đó, hai bên mới trở lại quỹ đạo. "Ngoại giao bóng bàn" của Bắc Kinh năm 1971 làm chẤn Động cả thế giới. Trong thời gian diễn ra giải bóng bàn thế giới tại Nhật Bản, đội bóng Trung Quốc mời đội bóng Mỹ tới Trung Quốc. Điều mang nhiều kịch tính hơn là Bắc Kinh và Oa-sinh-tơn đã đạt được thỏa thuận về vấn đề quan trọng cho chuyến thăm bí mật của Kít-sinh-gơ và Ních-xơn. Cho dù cuộc nói chuyện giữa Kít-sinh-gơ với Chu năm 1971 còn giữ bí mật, khi Ních-xơn và người Trung Quốc tuyên bố Ních-xơn sẽ thăm Trung Quốc, thì quan hệ cam kết của họ đã trở thành công khai.

Kít-sinh-gơ và Ních-xơn cho rằng, hành động đáng kinh ngạc của họ nhằm thay đổi cân bằng sức mạnh đáng được đền đáp. Trong mấy tuần diễn ra chuyến thăm Trung Quốc của Ních-xơn, bỗng nhiên Liên Xô tỏ ra cực kỳ linh hoạt về lịch gặp gỡ của Ních-xơn với Brê-giơ-nhép tại Mát-xcơ-va và tìm cách kết nối với các vấn đề khác như vấn đề Béc-lin.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:56:03 pm »

Bị kích thích bởi Oa-sinh-tơn và Bắc Kinh, Liên Xô đã đồng ý để Ních-xơn viếng thăm Mát-xcơ-va vào tháng 6 năm 1972, sau khi cân nhắc mối quan hệ giữa Pakixtan, đồng minh của Trung Quốc với Ấn Độ, người bị coi là đại diện cho Liên Xô. Ních-xơn và Kít-sinh-gơ tiếp tục gây sức ép với Liên Xô nhân cuộc chiến tranh Nam Á nổ ra vào tháng 11/1971. Bằng cách phát tín hiệu cảnh cáo Mát-xcơ-va và Niu Đê-li, cả hai người đều muốn chứng minh với Trung Quốc về độ tin cậy của họ và nó được coi là mở màn cho cuộc nói chuyện với Chu và Mao.

Chuyến thăm của Ních-xơn tới Bắc Kinh và Mát-xcơ-va năm 1972 được giới báo chí ca ngợi như một sự tích thần kỳ tại Trung Quốc. Ních-xơn cùng với Mao và Chu cùng ký bản thông cáo Thượng Hải, đôi bên đều chống lại "bá quyền", (chỉ Liên Xô). Mỹ chính thức xác nhận phải chống lại Liên Xô và rút quân đội ra khỏi Đài Loan.

Trong lần tái tranh cử Tổng thống, Ních-xơn ba hoa rằng: Chuyến thăm Trung Quốc là "một tuần lễ biến đổi thế giới". Sau đó mấy tháng, Ních-xơn gặp Brê-giơ-nhép tại Mát-xcơ-va và đi đến thỏa thuận quan trọng về nguyên tắc vấn đề SALT, ABMR (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo.) và quan hệ Mỹ-Xô.

Để thúc đẩy cho sự sắp đặt này, Ních-xơn đã đưa ra những ngôn từ hoa mỹ. Trong báo cáo gửi Quốc hội sau khi về nước, ông ta tuyên bố "Chúng ta đã nhìn thấy sự mở đầu của một kỷ nguyên mới", "đó là một kỷ nguyên trong đó biết bao nhiêu người phải sống dưới đám mây đen hạt nhân sẵn sàng bùng nổ bởi cuộc chạy đua vũ trang". Và để giảm mức độ phổ biến vũ khí hạt nhân, chúng ta bắt đầu giảm mức độ sợ hãi bằng cách giảm các nhân tố làm chúng ta sợ hãi.

Cho dù sau đó vài năm, việc ba hoa quá mức về hoà hoãn Mỹ-Xô đã gây khó khăn cho các kiến trúc sư Xô-Mỹ nhưng chính quyền Ních-xơn đã có một bước tiến quan trọng trong việc lập nên thế cân bằng mới về lực lượng quốc tế. Cuộc đàm phán với Mát-xcơ-va đã xác định phương thức làm dịu cuộc cạnh tranh Mỹ-Xô, công lao đó thuộc về Ních-xơn trong mục tiêu cân bằng sức mạnh.

Căn cứ vào Hiệp ước ABM, các siêu cường đã dừng lại cuộc chạy đua về hệ thống chống tên lửa; nhưng theo Hiệp định SALT, Chính phủ Ních-xơn có thể kiểm soát hệ thống tên lửa, và giữ được ưu thế về đầu đạn hạt nhân. Cứ cho là Ních-xơn và Kít-sinh-gơ cùng phủ định giá trị "nguyên tắc cơ bản về quan hệ Mỹ-Xô" mà Ních-xơn đã ký, văn kiện này đã xác lập việc giám sát cuộc chạy đua của các siêu cường, trong đó bao gồm cả vấn đề chung sống hòa bình, chủ quyền bình đẳng, không can thiệp nội bộ của nhau và biện pháp chế ước lẫn nhau, tránh không để xảy ra khủng hoảng.

Kít-sinh-gơ không quan tâm nhiều đến vấn đề chính sách kinh tế, nhưng thời gian đầu khi ông ta bắt đầu sự nghiệp, có vấn đề kinh tế từ hai phía. Oa-sinh-tơn cần mở rộng xuất khẩu để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, còn Mát-xcơ-va cần hiện đại hóa nền kinh tế nhưng thiếu lương thực, đó là động lực mạnh mẽ cho hoà hoãn, nhất trí với chính sách liên hợp.

Cho đến khi quan hệ hai bên đi vào hoà hoãn, Ních-xơn và Kít-sinh-gơ mới chịu chia sẻ lợi ích kinh tế với Liên Xô. Và kết quả kéo theo là nó đã trở thành động lực buộc Liên Xô phải xét lại chính sách đối ngoại của mình. Sau chuyến thăm Mátxcơva của Ních-xơn không lâu, Chính phủ Mỹ đã thực hiện cam kết cho vay tín dụng nông nghiệp để Liên Xô mua vài triệu đô la lương thực của Mỹ.

Tháng 10/1972, Oa-sinh-tơn ký với Liên Xô một Hiệp định thương mại rộng rãi và một Hiệp định viện trợ sau chiến tranh, dành cho Liên Xô được hưởng quy chế tối huệ quốc trong xuất khẩu. Mỹ còn cam kết thực hiện cho Liên Xô vay vốn ngân hàng để xuất khẩu với số lượng lớn đối với mặt hàng công nghiệp xuất khẩu của Mỹ. Các điều khoản trên đi vào thực hiện mang lại ý nghĩa to lớn cho quan hệ hoà hoãn hai bên trong vài năm sau đó.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2009, 05:08:45 pm »

Đồng bộ với Mỹ-Xô hòa hoãn, Liên Xô cũng đã hòa hoãn với Tây Âu trong đó Tây Đức đóng vai trò then chốt. "Chính sách Đông tiến" của Tây Đức đem lại động lực quan trọng: Ních-xơn và Kít-sinh-gơ cần phát triển mối quan hệ hoà hoãn với Liên Xô, bởi họ ngày càng lo ngại chính sách ngoại giao của Bộ trưởng Tây Đức Bran sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, và biến nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành "Phần Lan". Như vậy, ảnh hưởng của Mỹ sẽ mất đi hoặc sa sút nghiêm trọng.

Do tác động của "kênh ngầm" (Kít-sinh-gơ), một sự phát triển mấu chốt đã được hình thành, tức Hiệp định 4 bên về Béclin. Hiệp định này đã ổn định mối quan hệ của phương Tây với Béc-lin và khiến thành phố chia năm sẻ bảy này không còn là tiêu điểm đối đầu giữa các siêu cường. Nếu xét về tầm quan trọng của Hiệp định, nó thúc đẩy Nhà Trắng chấp nhận Hội nghị cấp cao tại Mát-xco-va, và làm tăng lợi ích hai bên trong nền an ninh châu Âu và trong cuộc đàm phán đa phương về lực lượng ở Trung Đông.

Đi đến Hội nghị an ninh châu Âu về kế hoạch hoạch định biên giới sau chiến tranh là mong muốn của Liên Xô. Một mặt, Oa-sinh-tơn ủng hộ MBFR (Đàm phán giải trừ quân bị cân bằng lẫn nhau năm 1973-1986.) nhằm gây sức ép với Quốc hội để rút quân khỏi Tây Âu. Đối với Ních-xơn và Kít-sinh-gơ, "luật tu chính Men-fin" của NATO dẫn đến nhiều nguy cơ; Còn Brê-giơ-nhép lại càng lo ngại hơn về điều đó bởi quân Mỹ rút khỏi Tây Đức sẽ ảnh hưởng tới vai trò của quân Đức tại châu Âu.

Trong Hội đàm cấp cao năm 1972, Ních-xơn và Brê-giơ-nhép đồng ý đàm phán về MBFR thông qua Hội nghị Hợp tác và an ninh châu Âu (CSCE) Hội nghị này được mở màn bằng cuộc họp sơ bộ vào tháng 11 tại Hen-xin-ky và cuộc đàm phán về MBFR được tổ chức vào tháng 1/1973 tại Hà Nội.

Kít-sinh-gơ đã không ngần ngại coi CSCE là "thất bại của phương Tây, bởi đó là một liên minh yếu ớt sinh ra trong thời kỳ ảo tưởng", ông ta coi đó là cái giá phải trả cho cuộc đàm phán quan trọng về MBFR, nhằm đảm bảo an toàn cho quân Mỹ đóng ở châu Âu, Ních-xơn và Kít-sinh-gơ đã đưa ra một giải pháp về Việt Nam. Đó là động cơ ban đầu của họ nhằm tiếp xúc với Bắc Kinh và Mát-xcơ-va.

Mùa hè năm 1972, sau vài tháng có cuộc nói chuyện với Mao và Brê-giơ-nhép, họ quyết định giữ "chính quyền Nguyễn", Mỹ tiếp tục trả một cái giá lớn về xương máu và tiền bạc, nhằm buộc Hà Nội chấm dứt đối đầu với Oa-sinh-tơn. Nếu Hà Nội tạm thời chấp nhận hòa hoãn, thì lẽ ra Mỹ phải chấp nhận Bắc Việt Nam đóng quân ở miền Nam. Nhưng cho dù thế nào chăng nữa, thì ảnh hưởng của Mỹ đối với Nam Việt Nam đã chấm dứt vào tháng 1/1973.

Giải quyết vấn đề Việt Nam là mục đích chủ yếu của Ních-xơn và Kít-sinh-gơ ngay trong thời kỳ đầu hoà hoãn với Liên Xô và lập lại bang giao với Trung Quốc. Nhưng sự thực phức tạp hơn nhiều, chạy đua với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh và tăng cường vai trò trung tâm của Mỹ trong nền chính trị thế giới, là hai nguyên nhân cơ bản để Nhà Trắng thúc đẩy quan hệ với hai cường quốc cộng sản.

Đặt chính sách kiềm chế chiến tranh lạnh trên một cơ sở mới, Chính phủ Ních-xơn theo đuổi một sự cân bằng trên cơ sở Trung-Xô xa lánh nhau, một mặt hợp tác với Liên Xô, mặt khác lại ngầm nghiêng về phía Trung Quốc, và đảm bảo bất kỳ bên nào cũng không có được quan hệ thân mật hơn so với các nước Đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu. Ních-xơn và Kít-sinh-gơ không ảo tưởng về khôi phục và cải thiện quan hệ với quốc gia đối địch nhau về chính trị và tư tưởng trong mấy chục năm qua.

Ních-xơn và Kít-sinh-gơ có khuynh hướng chống cộng của họ, hơn thế nữa lực lượng chính trị to lớn trong nước cung đang gây ảnh hưởng đối với Liên Xô, và đang lo ngại phải chăng Mỹ đang đi quá xa trong chính sách mềm mỏng đối với Bắc Kinh. Vì thế, biên bản đã ghi lại sự thật về khó khăn khi khôi phục lại bang giao với Bắc Kinh và Mát-xcơ-va, vạch rõ sự thật chua chát về Mỹ-Xô hòa hoãn và quan hệ Trung-Mỹ dẫm chân tại chỗ ở những năm 70.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM