Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:47:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kissinger-Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố  (Đọc 148584 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:24:44 pm »

Tổng thống Ních-xơn hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Pom-pi-đu. Nhân dân Mỹ và nhân dân châu Âu đều mong muốn như vậy, và đại đa số tỏ ra hoan nghênh. Ở châu Âu, nguyên nhân có thể khác nhau. Người Đức thì tin rằng người Liên Xô sẽ cho họ Đông Đức; còn người Anh, Pháp, Ý thì tin rằng mọi người đang sống trong một thế giới đầy rẫy nguy cơ tiềm ẩn. Sự huỷ hoại của cuộc chiến tranh hạt nhân ngày nay gây ra không phải là 3 ngàn người thiệt hại như trận Chân Châu Cảng, mà cả một vùng sẽ biến thành đống đổ nát. Nên họ nhận rõ hoà hoãn chính trị là rất quan trọng.

Một số người đi tìm kiếm Hội nghị châu Âu với nhận thức ngây thơ rằng Liên Xô đã thay đổi mục tiêu quy hoạch của họ về châu Âu và thế giới trên cơ bản là hoà bình. Mặt khác, một số người tìm kiếm hoà hoãn với ý thức được rằng mối quan hệ khác nhau giữa châu Âu, Liên Xô với Mỹ mang tính thực tế. Còn chính sách đối đầu là rất nguy hiểm.

Nhưng chúng ta không có bất kỳ ảo tưởng nào về mục tiêu cơ bản của các quốc gia Cộng sản. Họ đều có thế trận riêng của mình. Cho dù họ hy vọng, châu Âu hoặc người lãnh đạo nước Mỹ có quan điểm không nhượng bộ, bác bỏ đối thoại, là điều không thể có. Mười năm trước đây điều đó có thể có ở Mỹ, nhưng hiện nay là điều không thể. Ngoài ra các nhà lãnh đạo hiểu rằng dân chúng đều suy nghĩ một cách ngây thơ rằng cần phải tiến hành đối thoại hoà bình trong phạm vi toàn thế giới. Chúng ta cần tìm kiếm cuộc đàm phán như vậy.

Trên thực tế do tồn tại sức mạnh của Liên Xô, mạo hiểm tiến hành đối đầu ở Trung Quốc hoặc các nơi khác là điều không thể chấp nhận được. Vì vậy chúng ta cần tìm cách giảm bớt nguy cơ chiến tranh, làm cho châu Âu tiếp tục sinh tồn, mở cửa với phương Đông, bởi ở đó lòng người hướng về phương Tây.

Tổng thống hy vọng tiến hành bổ sung hiệp định dưới một góc độ khác. Buổi chiều ông đồng ý thảo luận vấn đề động cơ của chuyến thăm viếng Bắc Kinh. Ngày nay; Trung Quốc đã trở thành một lực lượng chủ yếu, với số dân nhiều nhất trên thế giới. Về kinh tế, Trung Quốc là một nước nhỏ. Dân số Trung Quốc là 800 triệu, Nhật Bản là 100 triệu nhưng sản lượng của Trung Quốc chỉ bằng một nửa của Nhật. Còn so với Liên Xô, hiện nay Trung Quốc chỉ có một lực lượng hạt nhân rất nhỏ bé.

Nhưng chúng ta cần nhìn nhận lực lượng đó với quan điểm lâu dài như Liên Xô và Tổng thống Pom-pi-đu. Tổng thống đã thực hiện một sự lựa chọn: Mở rộng tầm nhìn, với tất cả khả năng để xây dựng quan hệ hoà bình với Trung Quốc và Liên Xô. 

Hai Tổng thống đã kết thúc hội đàm và nhất trí để Tiến sĩ Kít-sinh-gơ dự cuộc họp buổi chiều sẽ thảo luận vấn đề Trung Quốc và vấn đề kinh tế thế giới. Tổng thống Pom-pi-đu nói: Trung Quốc phức tạp hơn Liên Xô nhiều. Tổng thống Ních-xơn nói, vấn đề Trung Quốc có thể phức tạp hơn, tế nhị hơn. Sau khi trao đổi, hai Tổng thống nhất trí để lộ với giới báo chí tin "Họ đã trao đổi ý kiến về chuyến thăm sắp diễn ra của Tổng thống Ních-xơn sang Bắc Kinh và Mát-xcơ-va”. .
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:25:51 pm »

BỊ VONG LỤC VỀ HỘI ĐÀM.
TỐI MẬT

Chủ đề. Hội nghị tại Jun-ta Ge-ral, An-gra-do He roi Smo, Tereeiya Azores

Thời gian: 4 giờ chiều ngày 12-12-1971

Người dự. Tổng thống Ních-xơn, Tổng thống Pom-pi-đu, Tiến sĩ Kít-sinh-gơ, An-đrây-rô-nhi-cốp, Thị trưởng Coóc tơ.

Tổng thống Ních-xơn nhận xét, cuộc họp buổi sáng rất có ý nghĩa. Tổng thống Pom-pi-đu có nhận xét độc đáo về ban lãnh đạo Liên Xô và hai bên đã tiến hành thảo luận. Ních-xơn nói tiếp, nếu Tổng thống Pom-pi-đu cho rằng cần thiết, Kít-sinh-gơ có thể đánh giá với tư cách cá nhân về sự khai phá Trung Quốc của ông ta.

Hai Tổng thống đã trao đổi về quan hệ Trung-Xô, nhưng đã né tránh vấn đề Trung-Xô đối đầu ở Nam Á. Tổng thống Ních-xơn nói, ông ta sẵn sàng lắng nghe nếu Tổng thống Pom-pi-đu có quan điểm khác về vấn đề đã nêu.

Kít-sinh-gơ nói: Tổng thống đã đưa ra phương châm lớn, bối cảnh lớn, chuyến thăm Trung Quốc của ông ta là nhằm tìm hiểu thêm người Trung Quốc. Đó là chuyện khá phức tạp, khá tế nhị nhưng chúng ta đã chuẩn bị dành cho người Trung Quốc một loạt đề nghị và phương án. Họ không nhất thiết phải chấp nhận hoặc bác bỏ. Chúng ta lợi dụng một nước trung gian được người Trung Quốc tín nhiệm để tiếp xúc với họ. Một khi đã liên hệ được, người Trung Quốc sẽ chủ động hơn chúng ta trong việc mời thăm viếng lẫn nhau, và vấn đề Việt Nam sẽ hầu như không cần thảo luận nữa.

Theo như chúng ta phân tích phán đoán, Trung Quốc chủ yếu quan tâm tới bốn nước, trong đó ba nước là láng giềng của họ.
Tới khi Kít-sinh-gơ lên đường, Ních-xơn đã dặn dò ông ta cần thăm dò kỹ quan điểm của Trung Quốc về tình hình thế giới và xem có cơ sở để thảo luận không. Lần thứ nhất, Kít-sinh-gơ đã gặp gỡ với Chu Ân Lai 20 tiếng đồng hồ. Trong chuyến thăm lần thứ hai, Kít-sinh-gơ đã hội đàm với Chu Ân Lai tổng cộng 35 tiếng đồng hồ.

Kít-sinh-gơ có kể về một câu chuyện khá tiêu biểu: Trong chuyến thăm Bắc Kinh lần thứ hai, ở sân bay có một khẩu hiệu viết: "Đả đảo đế quốc Mỹ", Kít-sinh-gơ đã nêu chuyện này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ngay chiều hôm đó, khẩu hiệu trên được thay thế "Đón chào đội cầu lông Á-Phi".

Đại đa số người Trung Quốc sợ người Liên Xô, tiếp đến là người Nhật. Ở Bắc Kinh và một số thành phố khác đều có hệ thống hầm trú ẩn ngầm dưới đất. Họ không phải nhằm đối phó với nước Mỹ. Họ triển khai hệ thống hầm trú ẩn dài khoảng 35 Ki-lô-mét. Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc diễn tập nhằm vào một triệu quân đội Liên Xô đồn trú trên biên giới Trung-Xô. Số lần tập tại các cuộc tập trận trên nhiều hơn cuộc tập trận nhằm vào quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản.

Còn về vấn đề Việt Nam, ấn tượng cơ bản nhất mà chúng tôi có được là, Trung Quốc mong muốn vấn đề này được giải quyết, nhưng lại không biết làm thế nào để Hà Nội không sát lại gần Mát-xcơ-va, mà ở họ, cảm giác bị bao vây cứ tăng lên.

Tổng thống Ních-xơn nói. Trong cuộc thảo luận giữa chúng tôi với người Trung Quốc tồn tại hai vấn đề đối lập với nhau. Chúng tôi muốn đưa hàng loạt vấn đề vào một thể thống nhất để thảo luận. Nhưng họ thì lại khác. Điều đó khiến vấn đề trở nên phức tạp. Thời kỳ đầu khi tình hình Trung Quốc có thay đổi, họ đành phải xác định trước phương hướng, cho nên gặp khó khăn khi xử lý vấn đề. Điều này là có thể hiểu được.

Chính sách của Trung Quốc bị tác động bởi ba động cơ mâu thuẫn nhau, một là: ý thức hệ, chống lại chúng ta; hai, họ có nhu cầu sinh tồn của họ, ba, họ muốn lãnh đạo thế giới thứ ba, dẫn dắt các quốc gia này đối đầu với Liên Xô và Mỹ. Điều đó đã dẫn Trung Quốc vào con đường quanh co.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:26:39 pm »

Sau đó, Tổng thống Ních-xơn yêu cầu Kít-sinh-gơ giải thích qua kế hoạch về cách thức hội đàm. Tiến sĩ Kít-sinh-gơ nói: Tổng thống sẽ tiến hành trao đổi rộng rãi với Thủ tướng Chu Ân Lai và cũng sẽ hội kiến Chủ tịch Mao Trạch Đông. Có khả năng Tổng thống sẽ hội kiến hai lần với Mao Trạch Đông. Không hội kiến với Mao Trạch Đông là không được. Đồng thời, còn có cuộc hội đàm chuyên viên ở các cấp khác nhau. Thủ tướng Chu Ân Lai có ý định tháp tùng Tổng thống Ních-xơn nhưng chưa công bố vấn đề đưa ra thảo luận cũng chưa được quyết định.

Hai bên đều đồng ý không lên lịch nghị sự, có thể thảo luận bất kỳ vấn đề gì nếu muốn. Hội nghị tiến hành theo phương thức hội đàm hai bên. Sau đó Tổng thống Ních-xơn nói tóm tắt cuộc hội đàm giữa Kít-sinh-gơ với người Trung Quốc, ông cho rằng người Trung Quốc có thái độ xem xét vấn đề từ một góc độ lâu dài. Người Trung Quốc không hy vọng đạt được một kết quả trực tiếp về vấn đề Đài Loan hoặc vấn đề khu vực qua hội đàm, mà họ nghiêng về suy nghĩ, coi hội đàm chỉ là mở đầu cho một quá trình lâu dài: Khi Tổng thống nói sẽ thăm Liên Xô muốn đưa thì người Trung Quốc kiên quyết đòi rút ngắn thời gian thảo luận vấn đề Liên Xô.

Tiến sĩ Kít-sinh-gơ nói: Liên Xô và Trung Quốc có thái độ khác nhau. Người Nga thích tuyên bố chung chung, như vậy có thể giải thích nó theo nhiều cách khác nhau. Còn người Trung Quốc lại thích tuyên bố cụ thể có trong thực tế, thích nói đến những điểm tương đồng và điểm bất đồng giữa hai bên. Sau đó, Tổng thống Ních-xơn nói: Thái độ của người Trung Quốc đối với láng giềng có thể tóm tắt như sau: Hiện nay họ vừa căm ghét vừa sợ người Nga, có chút sợ nhưng không căm ghét người Nhật. Còn người Ấn Độ, họ tỏ ra khinh bỉ.

Cuộc thảo luận chuyển sang cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pa-kit-xtan. Sau đó sang vấn đề chính sách kinh tế thế giới. Để tránh tình hình căng thẳng về kinh tế, Tổng thống Ních-xơn và Tổng thống Pom-pi-đu đã đi đến nhất trí về tỷ giá hối đoái. Sự nhất trí đó báo trước "Hiệp định Mít-thom-sơn" ký tại Oa-sinh-tơn sau đó một tuần. Hiệp định đó có sự sắp xếp mới về tiền tệ, bao gồm việc giúp Mỹ bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, cho phép đồng đô la Mỹ hạ giá 10% so với đồng tiền của 10 quốc gia châu Âu.

Trong cuộc tiếp kiến với Pom-pi-đu, Kít-sinh-gơ không đề cập tới "kênh ngầm" mà ông ta sử dụng nhằm thúc đẩy Mỹ tiếp cận với Trung Quốc và đàm phán Mỹ-Xô. Cho đến hôm nay, nội dung cuộc nói chuyện của ông ta với Đại sứ Liên Xô Đô-brư-nin mới chỉ được công bố cuộc Hội nghị sau chuyến đi đầu tiên của Kít-sinh-gơ thăm Trung Quốc vài tuần.

Mấy ngày trước đó, Ních-xơn vừa công bố một phần nhỏ những tư liệu đã ghi lại con số nhập khẩu. Ngoài việc giải quyết tại chỗ một-số vấn đề mấu chốt ra (chủ yếu là cuộc đàm phán Béc-lin và SALT) Hội nghị này còn ngầm báo cho mọi người về chính sách mới của Mỹ đối với Trung Quốc trong quan hệ Mỹ-Xô.

Trước khi Ních-xơn công bố chuyến thăm Trung Quốc, Liên Xô có thái độ ngờ vực về cuộc gặp gỡ cấp cao với Mỹ. Nhưng giờ đây bỗng nhiên họ tỏ ra dễ hợp tác. Đô-brư-nin nói với Kít-sinh-gơ: Mát-xcơ-va cho rằng, tuyên bố Ních-xơn thăm Liên Xô vào tháng 5/1972 là không hoàn toàn thích hợp. Nhưng đồng thời họ cũng lo ngại Mỹ tiếp cận Nhật Bản. Đô-brư-nin cũng rất lo ngại đề nghị của Ních-xơn về 10% phí phụ thu nhập khẩu, đã không nhắc nhở nội các Nhật Bản khi đột ngột thay đổi chính sách về Trung Quốc, do đó đã đẩy Nhật về phía Trung Quốc. Đề nghị đó đánh giá, đây chưa phải là cơ may cuối cùng để Liên Xô bày tỏ sự quan tâm thông cảm với Trung Quốc.

Cuộc giao lưu ở Béc-lin bộc lộ một số vấn đề do hành động bí mật của Kít-sinh-gơ gây ra. Quan chức ngoại giao Mỹ không biết giữa Kít-sinh-gơ và Đô-brư-nin đã có một sự thoả thuận từ lâu, do đó đã buộc phải dính líu vào một số vấn đề nan giải nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc chuẩn bị cho đàm phán.

Trước khi diễn ra cuộc đàm phán, nguy cơ đã xuất hiện trong quan hệ hai nước Ấn Độ và Pa-kit-xtan. Thời gian đó, hàng chục ngàn người bị giết hại trong phong trào đòi độc lập ở Đông Pa-kit-xtan. Nhà Trắng đã công kích Pa-kit-xtan, đồng minh của Trung Quốc lẫn Ấn Độ, bất chấp sự phản đối trong Chính phủ Mỹ.

Trước khi Ấn Độ gây chiến, Kít-sinh-gơ đã ngầm  khích lệ các bạn bè ở Trung Đông cung cấp viện trợ quân sự cho Pa-kit-xtan, bởi Quốc hội không cho phép viện trợ trực tiếp cho quốc gia này. Tất nhiên, Đô-brư-nin biết rõ hướng đi chính sách của Mỹ, và tất nhiên ông ta bác bỏ cam kết của Kít-sinh-gơ "chúng ta không liên quan" ở Nam Á.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 10:10:26 am »

BIÊN BẢN CUỘC NÓI CHUYỆN TỐI MẬT Ở NHÀ TRẮNG

Thời gian: Trưa ngày 17-8-1971 .

Địa điểm: Phòng bản đồ Nhà Trắng

Hội nghị được triệu tập là dịp để trả lời việc Đô-brư-nin gặp gỡ Kít-sinh-gơ tại Mát-xcơ-va. Đô-brư-nin đề cập đến chính sách kinh tế mới do Tổng thống công bố cuối tuần. Đây là cú sốc thứ hai của chúng ta dành cho Nhật Bản. Tôi nói, có lẽ đây là cơ may dành cho Ngài. Nhưng ông ta nói: Đây là cơ hội dành cho Trung Quốc. Một cơ hội  để Trung Quốc liên minh với Nhật, là điều nguy hiểm đối với thế giới. Ông ta không biết làm như vậy có thực tế không?. Đô-brư-nin không nói gì.

Về gặp gỡ cấp cao; khi đề tài chuyển sang vấn đề cụ thể, tôi nói với ông ta: Hội nghị tiến hành vào 22 tháng 5 và ngày 15 hoặc 16 tháng 9 ra tuyên bố là đẹp nhất, ông ta nói, tuyên bố là rất tốt, nhưng về thời gian phải hỏi ý kiến Mát-xcơ-va. Tất nhiên theo ông ta thì không có khó khăn gì.

Nhưng ông ta hỏi tại sao lại chọn ngày đặc biệt như vậy? Tôi trả lời, vì trước ngày 7/9, Tổng thống còn ở San-li-man, chưa trở về Oa-sinh-tơn. Hơn nữa, Tổng thống cần có thời gian một tuần để chuẩn bị, và việc báo cho quan chức biết cũng là điều quan trọng. Đô-brư-nin cho rằng, thông báo cho quan chức dễ lộ bí mật. Tôi nói không có chuyện đó đâu, ông ta muốn nhanh chóng nhận được câu trả lời.

Về Béc-lin: Sau đó, Đô-brư-nin lấy ra một tập giấy bắt đầu thảo luận vấn đề Béc-lin. Theo bức điện của Phê-lin gửi Mát-xcơ-va, thì sau khi nhận được lệnh, Đô-brư-nin phải lập tức bắt liên lạc với Kít-sinh-gơ. Theo như lời R.Ken-nit ông ta phải làm theo lệnh của Tổng thống làm lệch đi Hiệp định đã được thỏa thuận.

Đô-brư-nin cho rằng, điều này đang tạo ra một ấn tượng rất xấu, đó là bản Hiệp định được xây dựng bởi cấp có thẩm quyền tối cao. Tôi giải thích, vấn đề của chúng ta ở phía sau. Không có bất kỳ một quan chức hay đồng minh nào biết được Hiệp định của chúng ta, và họ vẫn đang chuẩn bị cho cuộc hội đàm. Đôi khi phải thay đổi cả quy trình thông thường. Tôi muốn để họ biết, trường hợp tiến trình có trục trặc, bế tắc, thì được giải quyết bằng lập trường thống nhất của chúng ta.

Tôi đã đọc bức điện của A-bu-ra-xi-mốp về sách lược cứng nhắc nhằm vào Đại sứ Mỹ. Nghe xong, Đô-brư-nin khẳng định. Một số người trong Đại sứ Liên Xô tại Đông Âu chưa quen với hoạt động ngoại giao, nhiều người đến từ các tổ chức Đảng cơ sở, nên thường không nhận ra được khi có ý kiến chống đối.

Về Trụng Quốc: Sau đó, Đô-brư-nin hỏi về quan hệ Mỹ-Trung có khó khăn gì không? Tại sao? Ví dụ như việc tuyên bố chuyến thăm Trung Quốc lại kéo dài như vậy? Tôi trả lời không có khó khăn gì, chúng tôi sẽ tuyên bố chuyến thăm vào một thời gian thích hợp và muốn đối phương sớm có thái độ.

Trở lại đề tài cũ, Đô-brư-nin hy vọng rằng không phải chúng tôi đang tiến hành cuộc tập trận chống Liên Xô. Tôi nói, sự việc sẽ chứng minh đó là suy diễn vô căn cứ. Sau đó ông ta đề cập đến An-sop Lo-lum. Chúng tôi đã từng trao đổi về vấn đề bố trí quân sự, tôi nói: A-na-to-li này, lẽ nào Ngài lại cho rằng chúng tôi hành động như vậy ư? Ngài cho đó là sự quan tâm đối với chúng tôi ư? Ông ta trả lời, tất nhiên, ông ta mong đó là sự thật.

Về tiểu lục địa: Sau đó, chúng tôi trao đổi về Ấn Độ, ông ta hy vọng chúng tôi nên hiểu rằng Liên Xô đang cố gắng để kiềm chế Ấn Độ. Họ muốn có hoà bình ở Nam Á. Khi chúng ta phát triển quan hệ với Trung Quốc, họ cũng đã liên kết với cột trụ mà chúng ta coi là dân chủ. Tôi nói rằng, cho dù liên quan đến tiểu lục địa đến mấy, chúng tôi không bao giờ hên kết với bất kỳ ai. Chúng tôi chỉ muốn ngăn không cho nổ ra chiến tranh, và chúng tôi muốn họ không cố tình dành cho Ấn Độ sự hậu thuẫn, để họ hiểu rằng gây chiến là không an toàn.

Đô-brư-nin nói, sự quan tâm của họ không thay đổi. Trên thực tế, họ đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Pa-kit-xtan đến Mát-xcơ-va để chứng tỏ họ đang theo đuổi một chính sách cân bằng. Tôi nói, họ không nên khích lệ Ấn Độ tìm kiếm một giải pháp chính trị vội vã. Bởi như vậy chỉ làm mất khả năng thực hiện của vấn đề. Tôi nói, chúng ta giải quyết trước vấn đề dân tị nạn và viện trợ, sau đó hãy tính đến chuyện hòa giải chính trị, có lẽ như vậy sẽ tốt hơn.

Đô-brư-nin nói, về cơ bản Liên Xô tán đồng cách làm như vậy. Sau đó, ông ta hỏi tôi, cứ ngồi nhìn Trung Quốc tấn công Ấn Độ, hay nên trợ giúp Trung Quốc. Ông ta còn nói, lúc đầu ông ta nói ngờ ý kiến của tôi, nhưng sự nghi ngờ đã được xua tan sau chuyến thăm Bắc Kinh của chúng tôi. Tôi nói, xưa nay tôi chưa bao giờ bình luận về một Hội nghị do nước khác triệu tập, chúng tôi cũng không hề liên kết đồng minh với quốc gia thù địch với Ấn Độ. Điều này là khẳng định.

Đô-brư-nin nói, ông tán thưởng Mỹ đã thực hiện chính sách ngoại giao mở đối với Ấn Độ. Dù rằng có lúc mũi nhọn nhằm vào Liên Xô nhưng ông ta cảm giác chính sách của Mỹ về cung cấp vũ khí cho Pa-kit-xtan là vượt ra ngoài tầm suy nghĩ của ông ta. Chúng ta đang dành ra một con số không hạn định cho hàng xuất khẩu của chúng ta. Tôi nói, chúng tôi không bao giờ công khai kêu gọi gây sức ép, và ông ta biết rất rõ vũ khí xuất khẩu của chúng ta là rất ít, không ảnh hưởng tới cân bằng chiến lược.

Về cuộc đối thoại hạn chế vũ khí hạt nhân: Đô-brư-nin nói, cho dù Mỹ có tin hay không, quân đội Liên Xô rất quan tâm đến hệ thống 3 điểm, bởi họ tin rằng, điều đó tạo căn cứ cho phòng ngự khu vực. Ngay cả hệ thống 2 điểm đối với họ cũng có khó khăn. Ông ta nói, nếu chúng ta chấp nhận 1 điểm, như vậy sẽ tạo ra một cơ sở để thoả hiệp. Tôi không trả lời, mà chỉ nói rằng, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề nghị này.

Đô-brư-nin nói, ông ta được lệnh chờ ở đây đến khi sự việc được giải quyết, nhưng ông ta rất sốt ruột bởi không thể không trở về vào ngày 20/9.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 10:11:55 am »

Lời dẫn

"Kênh ngầm" giữa Kít-sinh-gơ và Đô-brư-nin song song tồn tại với "Kênh ngầm" giữa Kít-sinh-gơ với quan chức ngoại giao Trung Quốc, trong đó Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Hoàng Trấn cũng là một "kênh". Trước khi Hoàng Trấn được cử đến Oa-sinh-tơn làm liên lạc cho Liên Hợp Quốc, năm 1973, Kít-sinh-gơ đã có những cuộc gặp thường lệ với Hoàng Trấn, trao đổi về quan hệ Mỹ-Xô và cuộc hoà đàm với Bắc Việt Nam tại Pa-ri.

Những buổi trao đổi đó đã khiến Kít-sinh-gơ tin hơn vào Chu Ân Lai và ông ta cho rằng cần thiết thông báo cho Bắc Kinh biết được vấn đề thực chất trong quan hệ Mỹ-Xô. ông ta chưa hề thảo luận vấn đề thực chất trong quan hệ Mỹ-Trung và cũng đề cập rất ít về chi tiết các cuộc trao đổi với quan chức Trung Quốc. Qua Kít-sinh-gơ cho thấy chính sách của Mỹ nghiêng về Trung Quốc.

Đại sứ Hoàng Hoa là một kênh quan trọng khác. ông là trưởng phái đoàn đầu tiên của Trung Quốc, thường trú tại Liên Hợp Quốc từ tháng 11/1971 (sau vài tuần Liên Hợp Quốc bỏ phiếu quyết định cái ghế của Trung Hoa lục địa), Hoàng và Kít-sinh-gơ bắt đầu tiến hành hội đàm bí mật tại phòng mật thuộc Cục tình báo Trung ương Mỹ, nằm ở khu vực phía đông Ma-hát-tan. Họ đã nhanh chóng thỏa thuận mối quan hệ vừa lòng cả hai phía.

Tuy họ biết cách giữ bí mật, nhưng một số quốc gia láng giềng tỏ ra nghi ngờ. Quan chức an ninh đề nghị Kít-sinh-gơ, dừng ngồi loại xe con đắt tiền, nên đến đúng giờ, và nêu ra nhiều chi tiết yêu cầu của bảo mật. Ngày 10/11/1971, Kít-sinh-gơ gặp Hoàng Hoa, giới thiệu vắn tắt chính sách của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Nam Á.

Một tuần trước khi Pa-kit-xtan bất thình lình mở cuộc tấn công Ấn Độ, khủng hoảng của Băng-la-đét đã trở thành cuộc chiến tranh xuất phát từ công luận Mỹ ủng hộ Ấn Độ và Băng-la-đét đòi độc lập. Ních-xơn và Kít-sinh-gơ đã ngầm nghiêng về Pa-kít-tan trong chính sách, một phần nguyên nhân trong đó là Tổng thống Xa-hya-khan đã đóng vai trò quan trọng, giúp Trung-Mỹ nối lại quan hệ.

Tất nhiên Kít-sinh-gơ coi Ấn Độ là người đại diện của Liên Xô, còn Thủ tướng Ấn Độ In-đi-ra Gan-đi muốn đập tan miền tây Pa-kit-xtan để trả thù nước này đã trợ giúp thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ. Kít-sinh-gơ đã nói cho Hoàng Hoa biết Nhà Trắng tiếp tục ủng hộ Ca-ra-chi như thế nào để chống lại mối đe dọa tiềm tàng của Liên Xô và Mỹ, đề nghị Chính phủ các nước Trung Đông cung cấp viện trợ quân sự cho Ca-ra-chi. Đồng thời Mỹ có kế hoạch đưa phi đội chiến đấu qua eo biển Ma-lúc-ka đến vịnh Ben-gan.

Tuy rằng không biết người thiết kế kế hoạch này là Ních-xơn hay là Kít-sinh-gơ, Ngoại trưởng Mỹ Râu-gíơ đã nổi nóng về chính sách của Nhà Trắng đối với Pa-kit-xtan. Ních-xơn và Kít-sinh-gơ vẫn bí mật chuẩn bị một số quyết định quan trọng. Họ hiểu rằng, việc bố trí hải quân nhằm răn đe Liên Xô ở mức độ lớn nhất.

Mặc cho Ấn Độ nghi hoặc quyết định của Mỹ, Kít-sinh-gơ giải thích rằng, đó là quyết định đầu tiên về khả năng chịu đựng một cuộc chiến tranh do mối quan hệ tam giác Xô-Trung-Mỹ gây ra. Nhưng Kít-sinh-gơ không thừa nhận đã từng đề nghị với Hoàng Hoa: nếu Bắc Kinh quyết định can thiệp vào cuộc chiến này", "để bảo vệ an toàn cho Trung Quốc, Mỹ sẵn sàng, chống lại các nước khác can thiệp vào nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa".

Trong cuộc nói chuyện đó, lời lẽ của Hoàng Hoa đầy mùi thuốc súng. Kít-sinh-gơ đã có kết luận sai lầm, ông ta cho rằng Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc chiến này. Bắc Kinh không muốn can dự vào cuộc chiến này, cũng như nhân dân Ấn Độ không muốn cuộc chiến leo thang.

Ngày 17/11, tức một tuần sau cuộc họp đó, Ấn Độ đã chấp nhận về ngừng bắn vô điều kiện của Pa-kít-tan.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #35 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 10:13:41 am »

BIÊN BẢN VỀ CUỘC NÓI CHUYỆN TỐI MẬT Ở CẤP CAO CHÍNH PHỦ
.

Thời gian: 6 giờ 05-7giờ 55 tối, thứ 6 ngày 10/12/71

Địa điểm: Ma-hát-tan, Niu-oóc.

Người dự.

Đại sứ Hoàng Hoa, Đại diện thường trực nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc và là Đại sứ tại Canađa.

Trần Sở, đại diện thường trực nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc và là Trưởng Ban tình báo.

Đường Văn Sinh, phiên dịch. Sử Diên Hoa, phiên dịch.

Kít-sinh-gơ, Cố vấn an ninh Quốc gia bên cạnh Tổng thống;

Đại sứ Gioóc-giơ Bút, đại diện của Mỹ tại Liên Hợp Quốc;

Hây-gơ, phó trợ lý An ninh Quốc gia bên cạnh Tổng thống.

Uyn-tơ-lốt, quan chức cao cấp NSC (Hội đồng an ninh quốc gia.)

Kít-sinh-gơ: Tôi thường đọc trên báo thấy tên Ngài. Ngài là nhà tuyên truyền, nhà hùng biện trứ danh.

Đại sứ Hoàng: Không, tôi chỉ tranh luận với người khác để tự vệ.

Trần Sở: ông ta đang tự vệ để phản kích.

Kít sinh-gơ: Đó là kiềm chế người khác. Thưa Đại sứ, cái mà chúng ta có chung không phải là công việc Liên Hợp Quốc theo nghĩa chặt chẽ. Hơn nữa người liên lạc của chúng tôi ở Pa-ri hiện nay không ở Pa-ri.

Phiên dịch Đường: ông Van-tơ?

Kít-sinh-gơ: ông ta hiện không ở Pa-ri. ông ta sẽ cùng Tổng thống đến A-giô-nét. Cuối cùng thì cũng thành chuyện của Liên Hợp Quốc, nhưng chúng tôi tha thiết mong muốn Thủ tướng sẽ hiểu đúng điều chúng ta đang làm. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện một quy trình có khác với thông lệ đôi chút (Hoàng Hoa gật đầu) lần trước đã sửa lại đôi chút phòng họp này, lần sau chúng ta sẽ gặp nhau trong môi trường dễ chịu hơn (nhìn lên bức tranh trên tường) Hình như cứ mỗi lần chuẩn bị cho phòng họp lại treo bức tranh Trung Quốc (các quan chức Trung Quốc cười). Tôi hy vọng lời lẽ đó là hữu nghị.

Đại sứ Hoàng: Xa thế này, tôi nhìn không rõ

Trần Sở: (nhìn bức tranh) Đó là bài thơ cổ.

Kít-sinh-gơ: Tôi có mấy tấm ảnh màu do ông chụp khá lắm. (Trần), tôi sẽ gởi cho ông. Những bức ảnh này chụp ở Trường Thành.

Xin được giới thiệu với các ông từng phần về những việc mà chúng tôi đã làm. Tiện đây, xin được nhắc lại: Đúng? Mọi người đều biết rõ việc làm của chúng tôi. Chúng tôi nói cho các ông biết về cuộc đối thoại với Liên Xô. Nhưng chúng tôi không có ý định nói với Liên Xô về cuộc nói chuyện giữa chúng ta, cũng không nói với đồng nghiệp về cuộc gặp gỡ giữa chúng ta. Ông G.Bút là người của Nhà Trắng duy nhất biết tôi tới đây.

Các ông đã rõ nhiều tuyên bố công khai của chúng tôi đối với Ấn Độ. Tôi cho rằng, trong tuyên bố trong tuần của mình tôi đã nói rõ, cần quy tội cho Ấn Độ. Những người cung cấp tin cho tòa báo biết rõ lời tuyên bố này. Trước khi các ông về. Tôi sẽ gởi tới các ông nguyên văn tuyên bố, để các ông đọc. Chúng tôi sẽ tiếp tục công khai làm như vậy. Các ông cũng đã biết tất cả những gì mà chúng tôi làm tại Liên Hợp Quốc, ở đây tôi không đề cập nữa bởi như vậy là thừa.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 10:14:35 am »

Kít-sinh-gơ đã giải thích với Hoàng Hoa về quyết định của Chính phủ Mỹ, cắt viện trợ cho Ấn Độ, gồm khoản tiền cho vay 87 triệu đô la Mỹ, 31 triệu đô la viện trợ quân sự, 72 triệu đô la viện trợ lương thực, ông ta cũng nói đến việc cảnh cáo Liên Xô, bao gồm một bức thư của Ních-xơn gởi cho Brê-giơ-nhép ngày 6/12 về "việc ủng hộ hành động xâm lược của Ấn Độ phương hại tới mối quan hệ Mỹ-Xô”.

Ngày 12/9 trong thư trả lời Brêgiơ-nhép về đề nghị ngừng bắn, thực hiện giải pháp chính trị giữa Chính phủ Pa-kit-xtan và Ban lãnh đạo Đông Pa-kit-xtan. Ních-xơn đã có phản ứng ngay sau ngày lãnh đạo Pa-kit-xtan xin được ngừng bắn, Ních-xơn tuyên bố. "Một cuộc chiến tàn khốc đang nhằm vào toàn bộ Pa-kit-xtan, một quốc gia bè bạn. Chúng ta có nghĩa vụ ủng hộ và giúp đỡ họ".

Kít-sinh-gơ: Để chứng minh lời nói của mình, chúng tôi sẽ cùng với nhiều nước viện trợ cho Pa-kit-xtan.

Đại sứ Hoàng: Nhưng trong thư không đề cập tới điểm này.

Kít-sinh-gơ: Không! Hiện tôi đang nói với các ông về việc này, nó khá phức tạp. Luật pháp cấm chúng tôi cung cấp trang bị cho Pa-kit-xtan trong bối cảnh này, cũng không cho phép quốc gia bạn bè được Mỹ trang bị, cung cấp trang bị cho Pa-kit-xtan. Vì vậy, chúng tôi cùng với nhiều nước đã có quyết định và đã báo cho Gióoc-đa-ni, I-ran và Ả-rập Sê-út. Chúng tôi sẽ báo cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một kênh mà Đại sứ Bút cũng không am tường.

Nếu họ cho rằng, sự an ninh quốc gia của họ bị ảnh hưởng khi vận chuyển vũ khí Mỹ đến Pa-kit-xtan, chúng tôi sẽ lên tiếng phản đối, nhưng chúng tôi cũng bày tỏ sự cảm thông với họ. Chúng tôi sẽ không phản đối mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ bổ sung ngân sách năm tới, cho dù họ có khó khăn đến mấy. Trên cơ sở đó, bốn máy bay sẽ rời Gióoc-đa-ni ngày hôm nay, cuối tuần này sẽ có 22 máy bay rời Gióoc-đa-ni, vũ khí và các trang bị được gửi đi từ I-ran.

Đại sứ Hoàng : Ý ông nói cuối tuần này.

Kít-sinh-gơ: Tôi không rõ thời gian cụ thể. Không lâu nữa sẽ có 6 máy bay cất cánh từ Thổ-Nhĩ-Kỳ. Đó là điều tuyệt đối bí mật, chúng tôi không muốn để người ta biết, chí ít cũng phải đợi tới ngày mai sau phiên họp Quốc hội.

Ngoài ra, chúng tôi chuẩn bị nhiều chiến hạm tại Thái Bình dương để sang Ấn Độ. Một hàng không mẫu hạm chở xe tăng với 4 khu trục hạm. Một chiến hạm trang bị máy bay lên thẳng và hai khu trục hạm. Nếu các ông cảm thấy thú vị muốn tìm hiểu, ở đây chúng tôi có bản đồ vị trí chính xác về hạm đội Liên Xô tại Ấn Độ dương. Đó là những chiến hạm nhỏ, không thể so sánh với chiến hạm Mỹ (đưa bản đồ cho Hoàng Hoa), đấy là xe tăng tàu buôn, là tàu ngầm ...

Đại sứ Hoàng: (cười) Tôi đâu phải là chuyên gia

Kít-sinh-gơ: Tôi cũng vậy, nhưng xem cũng dễ hiểu. Chiến hạm Liên Xô không nhiều, tổng số là bao nhiêu? (quay sang Hây-gơ) Tôi đọc thấy ở đâu nhỉ?

Đại sứ Hoàng: Hiện có thêm tuần dương hạm.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #37 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 10:15:21 am »

Kít-sinh-gơ: Chiến hạm của họ không nhiều. Bây giờ tôi xin nói về một việc rất nhạy cảm. Chúng tôi được biết, quan chức của các ông ở một số nước châu Âu khi trao đổi với một nước châu Âu, không dám khẳng định ý đồ của Liên Xô ở biên giới nước các ông, và muốn có trong tay một số tài liệu về ý đồ của Liên Xô.

Về phía chúng tôi, không tập trung suy nghĩ về tình báo chiến lược. Chúng tôi chỉ có tài liệu chung về ý đồ của họ. Những tài liệu đó thỉnh thoảng thu thập được qua vệ tinh. Chúng tôi sẽ chuẩn bị theo yêu cầu của các ông. Các ông muốn có thông tin liên quan tới ý đồ của Liên Xô, chúng tôi sẽ cung cấp. Hiện nay tôi không đem theo tài liệu đó. Các ông cần thứ gì, chúng tôi sẽ thực hiện và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đó là điều không cần nghi ngờ.

Thứ hai, Tổng thống muốn các ông hiểu rằng, trong tình hình hiện nay, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tự quyết định hành động của mình. Nhưng nếu Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cho rằng tình hình tiểu lục địa Ấn Độ đe dọa nền an ninh của mình và có hành động bảo vệ nền an ninh ấy, thì Mỹ sẽ phản đối các quốc gia khác can dự vào công việc của Trung Quốc. Chúng tôi không nêu ra biện pháp cụ thể, mà đơn giản chỉ là cung cấp tình hình liên quan đến hành động của các quốc gia khác.

Hành động của hải quân chúng tôi vẫn giới hạn ở vùng miền đông eo biển Ma-lúc-ca, sẽ được công bố khi họ vượt eo biển vào đêm chủ nhật. Tôi sẵn sàng nói để các ông hiểu rõ quan điểm của chúng tôi, về tình hình quân sự ở tiểu lục địa Ấn Độ. Không rõ quan điểm của các ông thế nào. Tôi sẵn sàng nói về quan điểm của chúng tôi sau đó đề cập về một vấn đề khác.

Quân đội miền Đông Pa-kit-xtan bị thua nặng, quân đội miền Tây Pa-kit-xtan sẽ không còn giọt xăng trong vòng hai, ba tuần tới, có khả năng chỉ 2 tuần, bởi dự trữ xăng của Ca-ra-chi đã bị phá hủy. Chúng tôi cho rằng, việc cần phải làm ngay là phải ngăn chặn cuộc tập kích của Đông Pa-kit-xtan vào Tây Pa-kit-xtan. Chúng tôi lo rằng, nếu không ngăn chặn cuộc tập kích, Đông Pa-kit-xtan sẽ trở thành Bu-tan, Tây Pa-kit-xtan trở thành Nê-pan. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Ấn Độ sẽ tung hoành xâm lược khắp nơi.

Vì vậy, đối với chúng tôi, đó là điều rất hệ trọng, tức thông qua gia tăng sức ép kết hợp với hành động chính trị ngăn chặn cuộc tập kích của Ấn Độ dành nhiều thời gian hơn nữa, vận chuyển nhiều hơn nữa vũ khí cho Pa-kit-xoan để cứu vãn tình thế.

Hôm qua, chúng tôi đã phát đi một tin, một tin không hề cường điệu, trích dẫn từ bức thư của Brê-giơ-nhép gửi cho Tổng thống Mỹ, bày tỏ quan điểm của mình. (quay sang Đại sứ Hoàng và phiên dịch Đường). Tại sao các vị không đọc nó? Đó là biện pháp đặc biệt nhằm đẩy mạnh tiến trình. Nhưng chúng ta cần hiểu, đây chỉ là tóm lược (quay sang phiên dịch Đường), đừng nên ghi từng câu từng chữ như vậy.

Các ngài không cần gián điệp át chủ, chúng tôi sẽ cho các ông tất cả. Chỉ văn kiện của ông ta. Chúng tôi biết các ông mang theo một gián điệp chủ bài. Nếu dựa vào ông ta sẽ không có cái này (quan chức Trung Quốc cười). Lần sau, ông ấy (tức Hoàng Hoa) sẽ cho tôi xem một công văn của Chính phủ. Nhưng căn bản không có tác dụng đối với tôi, tôi không thể nhìn thấy (quan chức Trung Quốc cười) (quay sang Đại sứ G.Bút) các ông không nên bàn luận về ngoại giao bằng phương pháp này.

Đại sứ: Tôi đang cố gắng tìm hiểu xem nó là gì? Tôi đang chờ bản dịch Trung văn.

Sau khi quan chức Trung Quốc đọc xong bức điện của Xa-hya-khan, Kít-sinh-gơ tóm tắt nội dung trả lời của Giê-hai đề nghị một cuộc đàm phán về ngừng bắn và rút quân có sự giám sát của quan sát viên Liên Hợp Quốc, để tìm một cuộc đàm phán nhằm đáp ứng nguyện vọng chính trị của Ben-ga-li
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 10:16:17 am »

Kít-sinh-gơ: Chúng tôi cho rằng, nếu Tây Pa-kit-xtan không muốn bị đập tan, có hai điều cần thiết phải làm: Một là gây đe doạ tối đa đối với Ấn Độ, ở chừng mực nào đó cũng là nhằm vào Liên Xô. Hai là, gây sức ép tối đa để đòi ngừng bắn.

Lúc này đây, tôi xin báo với các ông một việc. Chúng tôi được tin tình báo cho biết, Bà In-đi-ra Gan-đi nói với nội các rằng bà ta muốn đập tan lục quân và không quân của Pa-kit-xtan, chiếm lấy Cát-sơ-mia. Sau đó ngừng bắn. Đó cũng là nguyên nhân mà chúng tôi cho rằng phải ra tay ngăn chặn và chúng tôi đã mạo hiểm tổ chức cuộc họp này với Đại sứ.

Ngoài ra, còn một việc nữa, tối qua quyền Ngoại trưởng Mỹ đang ở châu Âu đã gặp và yêu cầu Đại sứ Ấn Độ không tính chuyện xâm chiếm bất kỳ lãnh thổ nào. Chúng tôi làm như vậy là để tạo cớ hợp pháp cho các hành động khác. Đó là những việc chúng tôi đang tiến hành.

Đại sứ Hoàng: Chúng tôi rất cám ơn Ngài Kít-sinh-gơ đã giới thiệu cho chúng tôi về tình hình tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng tôi sẽ truyền đạt tới Thủ tướng Chu Ân Lai, quan điểm của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề này không có gì bí mật. Chuyện gì cũng nên để cả thế giới biết. Lập trường cơ bản của chúng tôi tại Liên Hợp Quốc cũng là lập trường cơ bản của chúng tôi.

Tuy rằng, không thật hài lòng về nghị quyết này, nhưng trong cuộc họp Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chúng tôi luôn ủng hộ một dự thảo nghị quyết về ngừng bắn và rút quân. Chúng tôi cảm nhận dự thảo nghị quyết đã phản ánh nguyện vọng của phần lớn người đến từ nước nhỏ và nước vừa.

Dự thảo nghị quyết đã được Hội đồng Bảo an ủng hộ đặc biệt. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chúng tôi đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết này do An-giê-ri, Ác-hen-ti na và 38 quốc gia khác đưa ra, được thông qua với đa số 104 phiếu, chống lại ảnh hưởng của hai quốc gia là Liên Xô và Ấn Độ. Chúng tôi cho rằng điều đó phản ánh nguyện vọng của mọi người, phù hợp với mong muốn của nhân dân toàn thế giới.

Phiên dịch Đường: (quay sang Kít-sinh-gơ) Ngài có hiểu không?

Kít-sinh-gơ: Tôi hiểu.

Đại sứ Hoàng: Điều đó nói lên đại bộ phận nhân dân thế giới tán thưởng cái gì, và phản đối cái gì! Bởi với sự trợ giúp của Liên Xô, nếu ở tiểu lục địa này Ấn Độ làm cái mà họ muốn, thì nhiều quốc gia sẽ không an toàn, không có hoà bình dẫn đến sự chia cắt của nhiều quốc gia có chủ quyền và việc lập bản đồ mới cho nước Mãn Châu và Băng-la-đét, sự thôn tính quốc gia có chủ quyền bằng xâm lược quân sự.

(Hoàng Hoa giải thích thêm yêu cầu tối thiểu của phía Bắc Kinh đối với nghị quyết Liên Hợp Quốc là ngừng bắn và rút quân, sau đó đề cập thái độ "mềm yếu” của phía Oa-sinh-tơn, ông ta đề nghị thực hiện liên hiệp với Anh và Liên Xô để thúc đẩy cuộc đàm phán đông-tây Pa-kit-xtan. Kít-sinh-gơ nói "Chúng tôi không muốn Tây Pa-kit-xtan đi theo con đường Đông Pa-kit-xtan).

Đại sứ Hoàng: Đề nghị của Liên Xô đàm phán có nghĩa hợp pháp hóa trong việc dựng lại một nước Mãn Châu, có nghĩa giành được cái ghế hợp pháp từ Liên Hợp Quốc, nói một cách khác dùng Liên Hợp Quốc làm cái loa. Điều đó đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Pa-le-stin, ngược lại nguyện vọng của nhân dân thế giới. Nguyện vọng này thể hiện qua cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Liên Xô và Ấn Độ đang trong tiến trình cực kỳ nguy hiểm tại tiểu lục địa như chúng tôi đã từng vạch rõ, đang siết chặt bao vây Trung Quốc.

Kít-sinh-gơ: Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa.

Đại sứ Hoàng: Chắc Ngài đã rõ hành động của chúng tôi đó là sẵn sàng chuẩn bị đối phó với cuộc tấn công từ bốn phía.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 10:17:11 am »

Kít-sinh-gơ: Tất nhiên hai nước có trao đổi một số nội dung. Tôi mong được gửi một số nhân viên Bộ Ngoại giao sang tập huấn ở Trung Quốc. Thưa Ngài Đại sứ, Ngài cho tôi là "yếu mềm", nhưng tại Oa-sinh-tơn, các đồng nghiệp lại cho tôi là kẻ điên khùng.

Đại sứ Hoàng: Chúng tôi đang chuẩn bị đối phó với cuộc tấn công từ bốn phía. Chúng tôi sẵn sàng một lần nữa chuẩn bị áp dụng chiến tranh du kích với tiểu mạch cộng súng trường. Chúng tôi cũng sẵn sàng chuẩn bị tái thiết lại sau sự kiện này.

Quan điểm cá nhân của Brê-giơ-nhép thể hiện một sự can thiệp trực tiếp, thô bạo vào công việc của quốc gia có chủ quyền, là điều mà chúng tôi hoàn toàn không thể chấp nhận và không cho phép. Cái quan điểm mà chúng ta hiện chứng kiến dính tới cái gọi là đàm phán chính trị.

Tất nhiên, ngoài tình hình quân sự ở tiểu lục địa Ấn Độ-Pa-kit-xtan mà chúng tôi đọc ở trên báo ra, chúng tôi không còn tài liệu nào khác. Với kinh nghiệm lâu dài, chúng tôi nhận thấy cuộc chiến mà nhân dân Pa-kit-xtan phát động chẳng qua chỉ là chống đỡ. Vì vậy, họ cần được nhân dân Trung Quốc, nhân dân thế giới ủng hộ. Bất luận là ai cũng nên ủng hộ cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, để bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Chúng tôi có câu ngạn ngữ "phía đông không sáng, thì phía tây sáng". Nếu chúng ta thất bại ở nơi này, thì giành được thắng lợi ở nơi khác. Vì vậy, chúng ta phải kiên trì bền bỉ, giữ vững nguyên tắc: kiểm soát trong phạm vi cuộc chiến, thì thắng lợi cuối cùng vẫn thuộc về chúng ta. Tôi cho rằng: không cần thiết phân tích nhiều về điều này, bởi bản thân lịch sử về thắng lợi của cuộc cách mạng của nhân dân Trung Quốc đã là một chứng minh hùng hồn.

Kít-sinh-gơ: Thưa ngài Đại sứ, tôi tán thành sự phân tích của Ngài về tình hình. Những gì đang xảy ra ở tiểu lục địa Ấn Độ là sự đe dọa đối với toàn thể nhân dân, là sự uy hiếp sát sườn đối với Trung Quốc. Sự đe doạ này là nhằm vào mọi người. Chúng tôi biết Pa-kit-xtan đang bị xâm lược, bởi họ là người bạn của Trung Quốc, là người bạn của nước Mỹ. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của các Ngài.

Hiện nay, chúng ta có vấn đề cần phải giải quyết gấp. So với Ngài, tôi không hiểu rõ lắm về lịch sử chiến tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Tôi nhớ hình như có một bài học là phong trào nhân dân Trung Quốc đã kiên trì nguyên tắc trong mọi tình huống, sau khi nắm rõ Hiệp định đàm phán Trùng Khánh, thì khi cần đàm thì đàm, khi cần đánh thì đánh. Đó là đúng đắn.

Chúng tôi muốn Tây Pa-kit-xtan, có quân đội để có thể chiến đấu khi tình huống xấu đi. Chúng tôi chuẩn bị có ý định gây sức ép tối đa để ngăn chặn Ấn Độ. Hàng ngày các Ngài đọc "báo thời đại Niu-oóc" có đưa nhiều tin tức về hoạt động tiếp tế hậu cần quân sự cho Pa-kit-xtan của chúng tôi, những tin tức này không làm chúng tôi thú vị, bởi vì nó chỉ gây nên sự phản đối của tất cả những phe đối lập. Chúng tôi muốn tiếp tục gây sức ép quân sự, chính trị về phía Ấn Độ, không quan tâm đến đàm phán chính trị giữa Ban lãnh đạo Đông và Tây Pa-kit-xtan.

Điều hứng thú duy nhất có lẽ là Liên Xô đồng ý chúng tôi sẵn sàng tính đến chuyện ngừng bắn, làm theo như cách của các Ngài tại Liên Hợp Quốc. Phần lớn các đồng nghiệp của chúng tôi thích cách đó. Nếu chúng tôi thực hiện cách làm của các Ngài là ngừng bắn, rút quân, mà không có hành động khác, thì Pa-kit-xtan sẽ bị tiêu diệt, làm nhiều người ở Mỹ vui mừng. Nếu các Ngài và Pa-kit-xtan muốn như vậy, thì hãy làm như vậy. Đối với chúng tôi không có vấn đề gì cả. Đó là cách làm dễ nhất. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tán thành sự phân tích của các Ngài.

Chúng ta đang tìm biện pháp thực tế khả thi cho điểm mấu chốt này, mà nó đã gây nên một cuộc chiến đấu thông thường bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng tôi không liên hiệp với bất cứ ai để gây sức ép với Pa-kit-xtan. Chúng tôi chống Ấn Độ và tiếp tục giữ lập trường đó.

Nhưng có một vấn đề mà chúng tôi rất buồn để nói rằng quân đội Đông Pa-kit-xtan sẽ bị đánh bại ở Tây Pa-kit-xtan. Nếu chúng ta sai lầm về điểm này, thì sẽ là sai lầm tất cả. Các Ngài quan niệm thế nào về đàm phán phi chính trị và ngừng bắn? Chúng tôi muốn có nguyên tắc duy nhất cho cuộc đàm phán chính trị là hãy giữ lấy chứ không phải làm yếu Pa-kit-xtan.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM