Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:07:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85939 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 09:58:55 pm »


Vâng, thưa bác xuanxoan! Người ta hay nói đến văn hóa lễ hội, nhưng dường như yếu tố văn hóa bị làm biến dạng đi nhiều, Tôi rất tâm đắc đoạn kết luận bài viết: Nên nhớ rằng tiền thu được lễ hội càng nhiều hơn ở túi ai đó thì tình đồng bào sẽ càng bị giảm đi. Có lẽ đã là quá muộn nhưng muốn cứu các lễ hội truyền thống thì phải trả lại giá trị thật của lễ hội bắt đầu từ việc trả lại sự sống của nó cho nhân dân, cho cộng đồng. Đừng làm thay cho nhân dân, bởi nhân dân là người thông minh nhất, khôn ngoan nhất trong mọi sự lựa chọn.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 04:41:41 pm »

Mời bác xuanxoan đọc bài báo cũ trong đường dẫn dưới về đạo BÀ TY,đây là một trong nhiều loại tà đạo (Tôn giáo )mới ở VIỆT NAM .đạo bà TY thì được CA xoá sổ lâu rồi . nhưng hiện cái thứ tương tự như thế này thì còn nhiều ,nằm rải rác khắp trên cả nước -nhưng chưa đến mức nguy hiểm trực tiếp ,các ngành chức năng vẫn theo sát và khi trái cây chín mùi thì hái .

http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Ta-dao-gay-hoang-mang/50727078/407/


còn đây là những gì của một tà đạo được gọi là THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ :

http://phapluattp.vn/20100816094818209p0c1112/thanh-hai-vo-thuong-su-su-that-ve-mot-ta-dao.htm


Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 05:41:27 pm »




(Văn hóa)- Nhìn đám đông khổng lồ người Hà Nội chen nhau ngồi ngoài đường Tây Sơn để vái vọng vào chùa Phúc Khánh trong lễ cầu an, một người bạn tôi- người nước ngoài đã lắc đầu không sao hiểu nổi.

                                                                                     Báo Đất Việt:
                                                                     Cập nhật lúc 10:39, 27/02/2013
Đến nơi nào để tìm sự bình an?

Đúng là cái cảnh cơm đùm cơm nắm đi xí chỗ để ngồi làm lễ cầu an ngoài đường vì trong chùa hết chỗ của người Hà Nội có vẻ hơi khó hiểu với một người châu Âu như Fred, bạn tôi. Anh bảo: “Ở nước tao, người ta phải vào thánh đường để cầu Chúa, chứ ai lại ngồi cả ngoài đường như thế, xe cộ chạy ầm ầm bên tai, làm sao có thể gặp được thánh thần?”


                                                  Trả lại tên cho em - lễ hội dân gian

       Hy vọng qua những bình luận các báo năm nay, những hình ảnh của những lễ hội cấp nhà nước và cấp tỉnh, cấp cơ sở như Huyện, xã... hy vọng nhà nước sang năm "trả lại tên cho em"; cho em về với cộng đồng dân tộc, về với cuội nguồn triết lý dân gian, nhà nước chỉ làm công tác quản lý hướng lễ hội theo luật pháp và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 06:21:34 pm »




(Văn hóa)- Nhìn đám đông khổng lồ người Hà Nội chen nhau ngồi ngoài đường Tây Sơn để vái vọng vào chùa Phúc Khánh trong lễ cầu an, một người bạn tôi- người nước ngoài đã lắc đầu không sao hiểu nổi.

                                                                                     Báo Đất Việt:
                                                                     Cập nhật lúc 10:39, 27/02/2013
Đến nơi nào để tìm sự bình an?

Đúng là cái cảnh cơm đùm cơm nắm đi xí chỗ để ngồi làm lễ cầu an ngoài đường vì trong chùa hết chỗ của người Hà Nội có vẻ hơi khó hiểu với một người châu Âu như Fred, bạn tôi. Anh bảo: “Ở nước tao, người ta phải vào thánh đường để cầu Chúa, chứ ai lại ngồi cả ngoài đường như thế, xe cộ chạy ầm ầm bên tai, làm sao có thể gặp được thánh thần?”


                                                  Trả lại tên cho em - lễ hội dân gian

       Hy vọng qua những bình luận các báo năm nay, những hình ảnh của những lễ hội cấp nhà nước và cấp tỉnh, cấp cơ sở như Huyện, xã... hy vọng nhà nước sang năm "trả lại tên cho em"; cho em về với cộng đồng dân tộc, về với cuội nguồn triết lý dân gian, nhà nước chỉ làm công tác quản lý hướng lễ hội theo luật pháp và thuần phong mỹ tục của dân tộc.



                             Bác Xoan ơi ,càng đông thì lại càng vui ,càng thích .Đó là văn hóa tâm linh mà ...lúc này nó đang là đỉnh cao ,rất thịnh hành trong xã hội mà do đời sống dân chúng đã khá giả hơn xưa đã tạo nên .Cái đông này nó cũng mang theo có cả cái nét của hội chứng số đông tạo nên một sự tin cậy .
                    Chắc bác còn nhớ thời 197x khi có đoàn ca kịch cải lương như Chuông vàng ,hay hoa mai chẳng hạn ,về các địa. phương biểu diễn là tranh nhau đi mua vé tranh nhau vào xem ,chen lấn xô đẩy có buổi còn chết cả người ,giống như đi xem bóng đá các đội nước ngoài nổi tiếng bây giờ .Bác biết đó ,thời đó dân ĐÓI văn hóa nghệ thuật mà .Còn bây giờ đói gì ,xin mọi người tự suy luận .Ngoài ra phải nói chính sác là người ta đi cầu ,đi tìm một niềm tin ,vào Phật ,Thánh ,Thần ,và các đấng bề trên ...Cũng tốt chứ sao bác .
                  Riêng em thì không ở mức độ đó .Ví như em đi Yên tử ,hay chùa Hương chẳng hạn ,vẫn vào lễ đầy đủ ,nhưng thú thật em đi thưởng lãm phong cảnh là chính .Bởi lòng tin của em có giới hạn ,ai bắt được ai phải tin thế này thế kia đâu . Còn các nơi khác như Côn Sơn ,hay Chí linh , Kiếp bạc ,em đến thành tâm để nhớ ơn các bậc anh hùng mà đã học đã biết qua sử sách .
         
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 06:25:36 pm »


      Chiến sĩ vô danh ơi!

     Chuyện tà đạo..chuyện chính đạo có lẽ phim kiếm hiệp của Trung quốc phản ảnh rất nhiều...chính tà có thể chỉ cách nhau một bước ví như chuyện mới tươi - một phó phòng là phóng viên báo gia đình và xã hội chỉ cần đăng một bài phản ứng câu nói của một công dân khác nhưng có chức quyền thì lập tức trở thành tà rồi.

     Giờ chuyện chính - tà, ta phải luôn suy nghĩ, phân tích nếu mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì đúng là chính - tà rõ ràng, nhưng giờ đâu có chuyện đó; người dân vì sao ở thế kỷ 21 rồi lại còn mê muội như 2 bài báo bạn đưa dẫn chứng...nếu người dân được học hành, được sống trong tình yêu thương nhau giúp đỡ nhau như thời bao cấp - tuy có nghèo khó nhưng có niềm tin, có người để tin thì những kẻ tâm thần, hoang tưởng đó liệu có trở thành lãnh đạo của những giáo phái đó không Huh hay bọn tâm thần đó sẽ bị nhân dân tẩy chay ngay. Hiện tượng đó xẩy ra - chỉ khi con người bị đẩy vào con đường cùng khổ, không lối thoát về tinh thần họ sẽ hướng tới ảo tướng về thần thánh và thần thánh lúc này giống như liều thuốc phiện - hy vọng cuối cùng của họ chỉ còn lại là thần thánh dù họ biết là không có thực; nhưng có mơ tưởng tới nó, họ còn có hy vọng để sống, thế thôi.

    Bạn hãy nhìn những bức ảnh của lễ hội đầu năm...bạn liên tưởng nhiều năm sau nó sẽ biến tướng như thế nào...nếu cứ đà như vậy, tôi tin sẽ mọc ra rất nhiều đức tin mới mà bắt đầu bằng những hội người này đấy.

    Mình hy vọng, con cháu mình sau này không rơi vào thảm cảnh mù quáng bới sự tuyên truyền vô lối kiểu "ma đưa lối, quỷ đưa đường" cuồng tín như mấy ngày vừa qua; nó đã làm mất đi ý nghĩa lễ hội dân gian nghìn năm được nhân dân gìn giữ. Mong con cháu mình có tâm hướng thiện, có tâm hướng Phật thì đi viếng cửa chùa trước lễ hội hoặc sau lễ hội để khỏi bị rơi vào thảm cảnh hành xác.

    Có lẽ vài năm sau từ những hình ảnh như đã đăng hôm nay sẽ dẫn đến sự cuồng tín của bộ phận này....rồi sẽ biến tướng ...sẽ thấy thôi mà chiến sĩ vô danh ơi.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2013, 10:12:53 pm »

                                                          Huong HN76 Chiensivodanh ơi!


      Đúng là đông vui như Huong HN76 nói, nhưng không phải mọi người đều vui mừng vì “lễ hội” dân gian  giống ngày xưa dù có chen nhau nhưng văn hóa vẫn được đề cao từ việc chuẩn bị đi chùa, ăn mặc, cách ăn nói người đi lễ…và ăn mày ra ăn mày..

       Trích thơ của cụ Nguyễn Nhược Pháp:

       Hôm nay đi Chùa Hương,
       Hoa cỏ mờ hơi sương.
       Cùng thầy me em dậy,
       Em vấn đầu soi gương.

       Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
       Em đeo giải yếm đào;
       Quần lĩnh, áo the mới,
       Tay cầm nón quai thao.

       …Thuyền đi, bến Đục qua,
       Mỗi lúc gặp người ra,
       Thẹn thùng em không nói :
       "Nam vô Ađi-đà !"

       … Chùa lấp sau rừng cây.
       (Thuyền ta đi một ngày.)
       Lên cửa chùa em thấy
       Hơn một trăm ăn mày.

       Em đi, chàng theo sau.
       Em không dám đi mau,
       Ngại chàng chê hấp tấp,
       Số gian nan không giàu.

       …Ngun ngút khói hương vàng,
       Say trong giấc mơ màng,
       Em cầu xin Trời Phật
       Sao cho em lấy chàng


      Còn đi lễ hội bây giờ đâu phải là lễ hội dân gian nữa, đâu phải tâm linh người Việt gửi gắm ở những huyền thoại linh thiêng ở ngôi đền, ngôi chùa đó…nó đã biến tướng sang một nhu cầu mới, khác lạ “như cái thằng 8 vía khấn trước, Bình Yên khấn sau lấy hết lộc của nó đấy”.

      Trong đám đồng ấy, cũng có các cụ thành tâm hướng Phật nhưng giờ không còn nhiều vì các cụ sức đâu mà chen, mà tranh giành, trèo đầu với bọn trẻ được nữa – thôi đành ở nhà gõ mõ tụng kinh và tu tại tâm mà. Trong đám đông mà Huong HN76 nói có những người mà cha mẹ hoặc vợ con họ đang bệnh tật nguy hiểm như ung thư.. có thể đã hết tiền, hết thuốc chữa rồi, nên phải tìm đến với thánh thần để cầu xin. Trong số đám đồng ấy, có thể có những người bị oan ức do “pháp luật ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được” không tiền, không chức, “lạc giữa đời thường” không biết kêu cầu ai, nên phải tìm đến Phật cầu mong phật cứu giúp – nhưng số người này chắc cũng chẳng nhiều lắm so với số đông cuồng tín như trong ảnh hôm nay.

        Nhìn hình ảnh số đông ngày càng trẻ, càng đa dạng đi chùa cứ như đi vũ trường váy ngắn hết cỡ có thể được, miệng cười toang toác nơi cửa phật; dẫm đạp lên đầu người khác giành giật nhau như nhận hàng cứu đói…;còn nhóm người vung tiền để mua thần bán thánh thì nhiều - kẻ đút tiền vào tay Phật, kẻ  đút vào miệng Phật, kẻ thì ném vào lòng Phật, kẻ dán tiền vào mình Phật…thôi thì đủ kiểu đút giống như ngoài đời sống trần gian họ sống như thế nào thì đi chùa cũng như vậy, mở mắt ra họ đã nghĩ phải đút ở đâu để giải quyết được công việc, phải đút ở đâu để thằng quan tiến chức, phái đút ở đâu để con cháu có việc…thôi thì đủ thứ đút…đút và đút. Nếu sau này không có “giáo phái đút” thì cũng sản sinh ra học thuyết đút và đút.

        Những kẻ đút đó, đâu biết rằng từ ngày xưa đã tục bỏ tiền giọt dầu, tiền công đức để giúp chùa tiền nhang khói cúng Phật, tiền ấy phải cho vào hòm công đức, hoặc để vào đĩa, đưa hai tay với thái độ thành kính cho nhà chùa…ấy là nói văn hóa ngày xưa và ngày nay khác nhau một trời một vực là vậy; đạo đức con người ngày xưa và ngay nay khác nhau là vậy (bạn có thể kham thảo thế nào là đạo đức nhé, ta có thể có chuyên đề bình luận về đạo đức hôm qua, hôm nay).

       “Số đông” chủ yếu như Huong HN76 đã viết.. càng đông thì lại càng vui ,càng thích .Đó là văn hóa tâm linh mà ...lúc này nó đang là đỉnh cao, rất thịnh hành trong xã hội mà do đời sống dân chúng đã khá giả hơn xưa đã tạo nên .Cái đông này nó cũng mang theo có cả cái nét của hội chứng số đông tạo nên một sự tin cậy .

        Nhưng theo mình đó là góc độ nhìn đám đông càng đông càng vui giống như đám cưới tổ chức càng to, mời càng nhiều khách thì mới gọi đám cưới của người danh giá thời nay hoặc một giáo phái nào đó càng nhiều đệ tử, con chiên thì mới đúng theo nghĩa của đồng đội. Còn lễ hội dân gian là sự tự nguyện của các bậc dân thôn đúng ra tổ chức và đóng góp, người chủ tế là bậc cao niên trong làng có đức cao vọng trọng. Khách thập phương vãn cảnh hoặc tin vào tâm lính nhớ ngày thì về cúng viếng dự lễ hội… Lễ hội là nhu cầu chính đáng để một bộ phận nhân dân được giãi bày, được an ủi, khát khao mong muốn được chở che bởi thần thánh (cụ thể) hoặc những thế lực siêu nhiên mà con người tưởng tượng ra là một thực tế đã được duy trì từ đời này sang đời khác; được cư dân tôn trọng và thừa nhận, vấn đề ai sẽ là người đứng ra chỉ cho họ cách hành xử thế nào cho phải phép với thần linh - chứ giờ nhiều nơi cũng bắt đầu bán  “Ấn” như Đền Trần, rồi đầu đâu cũng mời các quan to dự…biết họ là ai đâu mà làm lễ nghi, hướng dẫn lễ nghi chứ;  nay họ  làm chủ tế mai bị bắt vì tham nhũng khéo sui cả làng chứ bộ…khác xa nhau về nghi  lễ chứ bộ - những tri thức về tôn giáo và tín ngưỡng, không phải dân  mình không có, mà có cả ngàn năm nay rồi;  từ ngày  xưa đã có, đã quy định vào hương ước làng xã đâu ra đấy, đã truyền khẩu từ đời này sang đời khác ở lễ hội đó rồi; nhưng nay cứ ai có chức quyền là thay đổi nghi thức nghi lễ là vậy nên nghi thức lễ hội bây giờ hầm bà nhằng , dẫn đến hậu quả là chúng ta đã có những đám người ngồi chật đường hoặc đám đông đi nườm nượp lên chùa, thái độ hành xử theo lối bầy đàn, lưu manh, lố lăng, kệch cỡm là vậy – đây gọi là đại lạc đường trong quá trình phát triển văn hóa dân tộc đấy.

      Đám đông người như chợ vỡ ở đây chính là do một thời chúng ta đả phá mê tín dị đoan, rồi chiến tranh liên miên, tôn giáo, tín ngưỡng bị tàn phá như B52 dải thảm. Hòa bình rồi, kinh tế chuyển từ thời chiến sang thời bình, rồi xóa bao cấp, rồi phát triển kinh tế theo định hướng, sự chệnh lệch người giàu người nghèo quá mức; thay đổi đường lối, chính sách cứ như chong chóng…nhưng  luật pháp không theo kịp, không đầy đủ…v.v..đặc biệt khi khó khăn về kinh tế, đời sống bất an, lý tưởng không còn niềm tin như xưa; người lãnh đạo không ai đủ uy tín, sức thuyết phục dân chúng như Hồ Chủ Tịch và các đồng chí cùng thời với ông thì tôn giáo, tín ngưỡng đã được dịp bùng phát mạnh mẽ; họ đã tìm về với thần thánh trong một con đường không định.

      Đây cái mà tôi muốn nói đấy Chiensivodanh và Huong HN76 ạ; cái mình cần bây giờ không phải nhiều lãnh tụ mà là hệ thông pháp luật phải được xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh để người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và Luật pháp - Chỉ khi đó người dân mới có niền tin và người để tin.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2013, 07:03:42 am gửi bởi xuanxoan » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 07:55:37 am »

Đọc những dòng của bác XX thấy bác thuộc top người cổ khó tính , sống thoáng vui vẻ thấy dễ chịu hơn bác à .
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 08:47:28 am »

              Chào bác Xoan và các bác .Bây giờ em xin nêu tiếp ý đông và vui .
        Báo cáo các bác mấy hôm nay em nghe đài ,tivi nêu nhiều về vấn đề lễ hội ,có cái hay và rất nhiều cái chưa hay .Trong đó cũng có nhiều ý kiến trực tiếp của các cụ cao niên ở địa phương ,tổ chức lễ hội
              Vấn đề đầu tiên em khẳng định ,lễ hội là văn hóa ,là truyền thống ,là nét đẹp của địa phương ,của đất nước ,dân tộc . Có mang màu sắc ý nghĩa về tâm linh .Cầu mong cho m0ọi điều tốt đẹp hơn , tỏ lòng thành kính ,biết ơn các bậc tiền nhân đã công dựng xây đất nước .Đó là văn hóa tâm linh tốt đẹp .Bên cạnh đó cũng có mặt trái ,lơị dụng tín ngưỡng ,để trục lợi ,gieo rắc mê tín dị đoan ,tuyên truyền chống đối ...vv.
                Dân số đã phát triển gấp đến 3 lần ngày đánh Mỹ ,kinh tế khá hơn ,đi lại ô tô ,xe máy ,máy bay ,tầu hỏa rất thuận tiện .Cho nên người dân tham gia lễ hội đông ,trên tinh thần tín ngưỡng và du lịch ,tìm hiểu văn hóa dân tộc .Đó nét hay trong đời sống hiện tại ,nó là du lịch sinh thái có lợi cho con người .Cũng còn là nơi giao lưu văn hóa ,vùng miền ,các địa phương ,các thế hệ trong xã hội .
              Nên đừng có ông bà nào nói đây chỉ là lễ hội của làng tôi ,của địa phương tôi .Chỉ có chúng tôi mới có quyền tham dự ,và đặt ra tiêu trí này ,điều kiện kia ...
              Hội đông lễ lớn tập trung đông người ,thời gian trong không gian chật hẹp tăng lên ,không tránh khỏi sự va chạm ,bên cạnh đó cũng thấy nhiều điều bộc lộ nét thiếu văn hóa ,trong úng xử với LỄ ,với HỘI .Cái này cần nâng cao giáo dục ,tăng thêm hiểu biết về văn hóa xã hội của mỗi cá nhân .Bên cạnh đó cũng có quy chế ,quy định để hạn chế mặt đó ...vv
            Có những ý nêu nơi lễ hội ,ăn ,bán cả thịt động vật ...vv và vv. Có cầu ắt có cung đó là thường tình ,không thể mang ý thích của người này bắt người khác phải nghe theo ,vì nó chẳng làm ảnh hưởng đến ai cả . Không thể mang cái chay tịnh của người già bảo bọn trẻ phải theo ,vì chúng không thích thế .Không thể mang cái thích u tịch ,thanh  tịnh của người già mà đòi hỏi ,lễ hội nó phải như thế .Cái chính là tâm linh và nhận thức ở mỗi cá nhân.Mà ở đây em vẫn muốn nêu rõ hai vấn đề LỄ và HỘI .
            Lễ hội là của dân tộc ,đất nước ,cộng đồng .Nó chẳng của riêng ai .Cho nên vấn đề ở đây là nâng cao nhận thức văn hóa ,cộng đồng ngày càng làm cho lễ hội vui hơn đẹp hơn ,văn hóa hơn.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2013, 04:50:03 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:06:09 am »

@xuanxoan: Hết cả năm cũ rồi vẫn chưa có được dịp nâng ly hầu bác Grin
Em lại xin gửi bác mấy dòng thư pháp em sưu tầm được mà em thấy rất thích. Chúc bác sức khỏe - vui vẻ - tươi trẻ mãi ạ Grin
 
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 09:12:48 am »


               Tồng chí Han ,sao mà hiểu bác Xoan thế Grin Đây là bác Xoan của thế kỷ 21 đấy nhé mong tồng chí lưu ý ,đừng có khuyến khích bác X. giống Lỗ Đề Hạt trong Thủy hử nghen . Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM