Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:35:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85547 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #120 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 03:04:59 pm »

     

     QTDC ơi!

      "Không dám, em chẳng dám đâu"...về hưu rồi, ở vùng sâu vùng xa, tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, khó tính không dám nói là có kinh nghiệm vì đây là tầng TW, mình địa phương cấp thôn bản tọp tẹp ...đồng đội nói thế phải tội chết...mình lại phải hô vua vạn tuế liên tục không bị phạm thượng chết liền.

      Theo tư liệu mình tham khảo được thì:

      Khái niệm “Tái cấu trúc” là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Về bản chất đó chính là việc tiến hành thay đổi doanh nghiệp một phần hay toàn diện, tự làm mới mình cho phù hợp với tình hình hiện tại để nâng cao năng suất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

      Qui mô doanh nghiệp cũng là một vấn đề trong tái cấu trúc, như vậy vừa rồi ta chia  doanh nghiệp chẳng qua chỉ mới đối phó với dư luận xã hội về sự thất thoát tài sản mà thôi; mục đích của việc chia nhỏ doanh nghiệp vừa rồi chia nhỏ nợ, chuyển nợ xấu cho các doanh nghiệp khác gánh bớt; xóa đi những bằng chứng vô trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp khi doanh nghiệp thua lỗ, mất vốn của chủ sở hữu nhà nước.

      Những doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ có cách thức tái cấu trúc khác với doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác – họ sẽ tùy thuộc vào năng lực nội tại về nguồn lực tài chính của cá nhân để tuyển dụng nhân sự, xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá sản phẩm ra thị trường và từng thời kỳ có những quyết sách phù hợp. Nhưng DNNN. nhất là mấy ông lớn sống dựa vào bầu sữa từ tiền thuế dân thì sẽ dựa vào quyết định của người cấp vốn cho doanh nghiệp – ai là người chủ quản doanh nghiệp, người đó sẽ có quyết định tái cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng của mình:

    A.Đối phó dư luận – như đã làm.

    B. hoặc vì sự tồn vong của doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước thì việc tái cấu trúc các DNNN phải giải quyết được các vấn đề sau:

    Thứ nhất: các DNNN chủ đạo nền kinh tế phải được tái cơ cấu tổ chức hoạt động theo nguyên tắc của thị trường và chịu chi phối của thị trường, nhà nước phải cắt bỏ hết bao cấp, hỗ trợ, ưu đãi đối với khối doanh nghiệp này – ví dụ dự án Bauxite Tây nguyên nay xin miễn toàn bộ các loại thuế, xin cấp bổ sung hỗ trợ vốn… là một ví dụ bao cấp không phù hợp với tái cơ cấu nền kinh tế đất nước.

     Thứ hai: Sản phẩm các DNNN – quả đấm thép này phải nâng cao giá trị gia tăng,chiếm lĩnh được thị trường trong nước, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình.

     Thứ ba: Thay đổi về tư duy kinh doanh - Một trong những yếu tố tái cấu trúc doanh nghiệp làm nên sự lớn mạnh của DN. Tầm nhìn của người lãnh đạo công ty là một yếu tố cốt lõi. Những doanh nghiệp nào bứt phá được tư duy cũ, bỏ lối sống dựa vào trợ cấp nhà nước, tiết kiệm chi phí, mạnh dạn đầu tư, gọi vốn và hướng ra thị trường toàn cầu với những chiến lược khoa học thì mới tạo nên sự lớn mạnh -tái cấu trúc mới thành công.

     Tuy nhiên việc lớn hơn của nhà nước – Thủ tướng chính phủ chủ sở hữu là tái cấu trúc nền Kinh tế đất nước; còn việc tái cấu trúc doanh nghiệp thì nên giao cho bộ chủ quản thực hiện, nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu phải không đồng đội – Thủ tướng chủ quản trực tiếp doanh nghiệp e khó lắm, khó lắm…
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #121 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 06:22:53 pm »

Bác xuanxoan: em cám ơn vì bác nói khá dễ hiểu và có vẻ chờ uân chuân hỏi chuẩn. Nhất là khoản thủ tướng không nắm trực tiếp mà chuyển cho các bộ chủ quản. Nhưng cách này thời cụ Khải cũng đã làm rồi và bác nhận xét gì về thời ấy?

Theo bác cách bác nêu đó có khả thi không? Vì đến giờ hình như vẫn chưa đâu vào đâu? Mà em nghĩ khó nhất là cái đoạn chủ sở hữu nhà nước, không có chủ thật thì phải. Mỗi nhiệm kỳ lại một chủ khác. Mà ai giám sát các bộ đây, văn phòng CP chăng, có vẻ không ổn vì vẫn chung một lò? em thì thấy rất chi là lùng bùng và có vẻ chẳng đến đâu.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #122 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 10:28:29 pm »


Nghe các bác nói chuyện tái cấu trúc nền kinh tế tôi thấy ...phấn khởi lắm. Grin Bởi nó là điều chính phủ quyết tâm thực hiện cho nền kinh tế mạnh khỏe hơn, phát triển hơn.
Nhưng tái đã vài năm nay mà tôi thấy...vũ như cẩn. Nền kinh tế thị trường nhưng kinh tế Quốc doanh lại chiếm vị trí chủ đạo với 34% GDP. Vậy đương nhiên phải tái ông này trước tiên, đúng không ạ? Bởi nó đang chiếm tỷ lệ lớn tín dụng và đầu tư công. Nhưng trên thực tế, mọi việc có thấy tiến triển gì đâu. Vinashin đã thất bại với đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011-2013 và phải trình đề án tái cơ cấu lần 2 lên Chính phủ. Vinalines thì mới bắt đầu triển khai đề án tái cơ cấu vừa được phê duyệt hồi đầu tháng 2 vừa qua. Có nhiều cơ sở để tin rằng bản đề án tái cơ cấu của Vinalines sẽ đi vào “ngõ cụt” như Vinashin ba năm trước.

Bác Vũ Khoan nhận xét:  “chương trình tái cơ cấu kinh tế là rất mờ ảo, đến nay, vẫn không ai hình dung được tái cấu trúc hình thù cụ thể thế nào, báo cáo Quốc hội xong rồi thôi, để đấy, chỉ thấy lúc nào cũng là khẩu hiệu chung chung”.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #123 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 11:22:43 pm »

Hi hi: Không còn gì để xơi thì tái làm gì, sắp hết nhiệm kỳ rồi tái làm gì, tiền đâu mà tái, hay chú lo tiền cho anh tái. Không tái cũng không được, nhưng thôi để chú làm, anh phải hạ cánh an toàn đã, chú tuanb5 nhé. Chú có cao kiến gì hay hơn thì tham gia với bác xuanxoan xem nào. Grin

bao giờ được thế này thì tái được ngay bác tuanb5 ạ:
http://m.tuoitre.vn/news/detail?id=218751
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2013, 11:35:54 pm gửi bởi qtdc » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #124 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 07:50:55 am »



      Chuyện Cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà anh Huong HN76 mình sẽ trao đổi sau. Nay tiếp tái cơ cấu...như cụ Vũ khoan nói vì cụ là người có chức vụ quyền hạn ngày xưa nên cụ không thể nói toạt móng heo như lính binh bét được. Cụ chỉ có thể nói“chương trình tái cơ cấu kinh tế là rất mờ ảo, đến nay, vẫn không ai hình dung được tái cấu trúc hình thù cụ thể thế nào..." là cụ phê phán ghê lắm rồi. Cái miệng cá ngão của các nhà kinh tế học nhà ta to mồn lắm, luôn nói, luôn khẳng định...tái cơ cấu thực ra nó đã bị biến dạng sang "xơi tái cơ cấu nền kinh tế" qua lý luận kinh tế thời khủng hoảng là vậy.

      "tái cơ cấu" nhưng chi tiêu "công" không giảm, nợ công ngày càng tăng, trong đó nợ của DNNN chiếm đại bộ phận thì thử hỏi mục tiêu của "tái cơ cấu nền kinh tế" đạt được hiệu quả theo cách hiểu của lính binh bét đã dẫn giải theo A hay đã đạt được theo mục đích B...thậm chí là C...tức là "xơi" tái cơ cấu; nhà nước mất cân đối thu chị, nợ công chiếm trên bao nhiêu % GDP rồi các bạn...Quỹ dự dữ quốc gia và gia đình chắc chuẩn bị giục dịch xuất chiêu rồi, mấy hôm nay thấy đang bàn chuyện phá giá trên báo...nghe mà sốt cả ruột...tại thế hệ "chất xám" của lính 5XX thời anh Luân, anh Tường hy sinh ở thành cổ Quảng trị và các chiến trường Miền nam, Tây Nam, biên cương phía Bắc nhiều qua, giờ vắng bóng người có tâm, có tài thật rồi. Giờ chỉ còn chờ thế hệ 6XX thực hiện nguyện ước của bác Hồ...đưa Việt nam sánh vai với các cường quốc năm châu thôi. Thế hệ ta đành hy vọng, vì ta sức cùng lực kiệt rồi.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #125 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 12:09:14 pm »

Bác xuanxoan dự đoán có lẽ đúng, chắc phải chờ thế hệ sinh ra những năm 206x (tức 6XX của thế kỷ 21) mới được, lúc ấy thì chắc quá rồi, hi hi. Mà cũng phải, thế hệ nào mà còn sinh ra, lớn lên, vương vấn với thời bao cấp sẽ bị nó kéo lại khi tham chính thôi.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #126 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 12:16:16 pm »

          
                 Thế là chết ,hay xắp hết hơi hở các bác . Grin. Các bác làm em lo quá !
Như Lép tôn stôi có nói trong "Chiến tranh và hòa bình " Liệu cái thế hệ 206x ấy nó có đẻ ra một "Tầng lớp quý tộc mới " không hả các bác .Lấy gì mà đảm bao cái điều đó đây ?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2013, 12:56:37 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #127 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 05:05:24 pm »

Hầy dà, bác huonghn76 lo gì, bác vừa là giai cấp công nhân tức là tầng lớp lãnh đạo, vừa là giám đốc nhà mình tức là đầy tớ, gió chiều nào mà chẳng che được, đâu có ai chết đâu, anh sống tôi sống mọi người sống, vậy thôi.
Đây báo Thanh niên về tái cơ cấu, bài cách đây 1 năm rồi nhé, đó là bài trao đổi của PV Thanh Niên với TS Vũ Thành Tự Anh:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120420/khong-co-dot-pha.aspx


Đóng tàu là một trong những ngành ưu tiên phát triển của đề án tái cơ cấu kinh tế - Ảnh: M.V

Tham khảo thêm bài của 1 nhà kinh tế khác TS Trần Vinh Dự, cũng cách đây 1 năm rồi, nói về đề án mà Bộ KHDT trình, các bạn có thể đồng ý hay không đồng ý với những quan điểm trên nhưng cứ từ từ tìm hiểu:

I/Tái cơ cấu kinh tế - nghiêm túc hay không?
Tái cấu trúc kinh tế là câu chuyện được nhắc đến nhiều từ khoảng 4 năm trở lại đây và hiện nay đã trở thành một trọng tâm về chính sách kinh tế của nhà nước.

Đề án dài 45 trang viết mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 17 tháng 4 vừa qua có vai trò là một kế hoạch tổng thể của Chính phủ nhằm tái cấu trúc về cơ bản nền kinh tế với mục tiêu giải quyết dứt điểm các khó khăn trong ngắn hạn và đặt nền móng bền vững cho sự phát triển trong trung và dài hạn.

Đáng tiếc là đề án này có vẻ như là một sản phẩm thiếu nghiêm túc và ngay từ đầu đã có cách tiếp cận không đúng.

Thiếu nghiêm túc ở chỗ những người đọc đề án này không khỏi có cảm giác rằng nó là một sản phẩm chắp vá, lắp ghép từ nhiều bài viết cũ và sự lắp ghép này là rất vụng về. Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh của trường Fulbright cũng cho rằng “đề án này được tổng hợp từ các đề án bộ phận, mà các đề án bộ phận đều được thực hiện khá vội vàng, trước sức ép cấp bách phải hành động của Chính phủ”. Theo Tiến sĩ Tự Anh, Chính phủ yêu cầu bốn đơn vị, bao gồm Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hang Nhà nước, và Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị ba đề án chỉ trong vòng hai tháng.

Hai tháng tuy không phải là thời gian dài, nhưng cũng không phải quá ngắn.Thế nhưng sản phẩm được công bố lại là một báo cáo có quá nhiều lỗi ngữ pháp và văn phạm, ngay cả tên một số đề mục cũng viết sai. Có vẻ như báo cáo này được chuẩn bị không tuân theo bất cứ một chuẩn mực văn phạm tối thiểu nào.

Cấu trúc của đề án rất lủng củng và nhiều phần hầu như không ăn nhập gì với nhau.Phần nói về thực trạng, bao gồm cả các yếu kém, viết khá dài, nhưng phần nguyên nhân của các yếu kém này lại chưa tới một trang giấy.Một đề án nhằm tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nhưng không dựa trên việc phân tích thấu đáo các nguyên nhân dẫn đến việc phải tái cơ cấu thì cũng sẽ không thể đưa ra được các giải pháp thấu đáo để loại bỏ các nguyên nhân này.

Có quá nhiều tầng, nấc khác nhau khiến người đọc không khỏi có cảm giác những người soạn báo cáo không nắm vững vấn đề và vì thế trình bày một cách hết sức lan man. Riêng phần nói về tái cơ cấu (“TCC”), có hàng loạt các “layers” như mục tiêu của TCC, quan điểm chỉ đạo TCC, nội dung của TCC, định hướng của TCC, điều kiện tiền đề của TCC, và giải pháp để TCC.

Trong khi đó, về thực chất, báo cáo này đáng lẽ ra phải có một phần phân tích thật sâu các nguyên nhân dẫn tới các yếu kém nội tại. Từ đó, đề ra các nội dung chính cần phải tái cơ cấu, và các giải pháp cụ thể để triển khai các nội dung này.

Về nội dung của chương trình tái cơ cấu, báo cáo này đưa ra 5 nội dung, trong đó chủ yếu là 3 nội dung đã được Trung Ương Đảng và Chính phủ đưa ra từ năm ngoái. Năm nội dung tái cơ cấu hướng vào (1) các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), (2) thị trường chứng khoán và các định chế tài chính, (3) hệ thống doanh nghiệp nhà nước, (4) đầu tư (chủ yếu là đầu tư công), và (5) kinh tế ngành và kinh tế vùng.

Để thực hiện 5 nội dung này, báo cáo đưa ra tới 13 giải pháp, phần lớn là rất lan man và không tập trung vào các nội dung tái cơ cấu ở trên. Có vẻ như đây là hai phần viết của hai tác giả hoàn toàn khác nhau và không hề phối hợp làm việc với nhau để có một sản phẩm ăn khớp. Thí dụ, không hề có một giải pháp cụ thể nào được đưa ra cho nội dung tái cơ cấu (1) và (2) ngoài 1 dòng nhắc đến quyết định 254/2012-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ có 3 giải pháp trực tiếp liên quan đến 3 nội dung còn lại của chương trình tái cơ cấu.Những giải pháp còn lại đều là các giải pháp gián tiếp đưa ra cho có.

II/Đề án tái cấu trúc kinh tế - khả thi hay không?
Mỗi nội dung trong chương trình tái cơ cấu là một bài toán khác biệt. Và cũng giống như mọi bài toán khác, nó thường có nhiều lời giải và những thứ giống như lời giải (giả lời giải).

Khác biệt giữa chúng là lời giải (thật) thì xử lý được vấn đề đưa ra, còn giả lời giải thì không làm được.Nhiều ý kiến góp ý cho bản đề án này đã nói đến vấn đề chi phí như là một rào cản mà đề án này hoàn toàn không đề cập.Thí dụ ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng bản đề án này còn chưa đánh giá chi phí cần thiết để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Theo ông cần việc tính toán chi phí sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí.

Vấn đề chi phí ông Nguyễn Văn Giàu (và nhiều chuyên gia khác) nhấn mạnh là một điểm hết sức quan trọng. Mặc dù một số quan chức  Bộ Kế hoạch và Đầu tư như Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung cho rằng tái cơ cấu không làm tiêu hao nguồn lực, mà chỉ là phân bổ lại nguồn lực nhưng cách nói này chỉ là một cách nói khéo trên quan niệm cân bằng tổng thể: nguồn lực toàn xã hội chỉ có bao nhiêu đó, chỉ phân bổ lại chứ không mất đi. Trên thực tế, tái cơ cấu sẽ cần đến chi phí, ít nhất là chi phí từ góc độ nhà nước. Bất kỳ một chính sách cải tổ kinh tế nào của nhà nước muốn đi vào thực tế cũng cần có nguồn lực ngân sách đi kèm. Nếu không thì nó chỉ nằm trên giấy. Thí dụ, nhà nước muốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng hiện nay, và chi phí mà chính phủ dự kiến cho việc này là 29 nghìn tỷ Đồng.

Việc phân tích rõ chi phí và lợi ích của các chính sách khác nhau sẽ cho phép xác định chính sách nào là hiệu quả nhất và nên thực hiện nhất. Vì thiếu phân tích này nên có vẻ như đề án của Bộ KH và ĐT được viết trên cơ sở cái gì cũng muốn làm, hay nói theo cách nói của Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý là “dàn hàng ngang”.

Thế nhưng chi phí cũng chỉ là một yếu tố trong số nhiều yếu tố quan trọng xác định các giải pháp đưa ra là thật hay là giả. Khác với một nền kinh tế chỉ huy, trong đó nhà nước chỉ cần ra lệnh và các đơn vị sản xuất phải thực hiện, trong một nền kinh tế thị trường thì nhà nước không thể ra lệnh, ra chỉ tiêu, ra quyết định. Kinh tế thị trường có nghĩa là các chủ thể kinh tế, bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp, có quyền, và luôn luôn, thực hiện các lựa chọn có lợi ích tốt nhất đối với họ, trong khuôn khổ luật chơi mà nhà nước quy định. Nhà nước không có quyền áp đặt hoặc yêu cầu các chủ thể kinh tế này phải lựa chọn theo cách mà nhà nước muốn.

Để một giải pháp tái cấu trúc là giải pháp thật thì ngoài câu chuyện nguồn lực nó phải xuất phát từ nguyên tắc thiết kế cơ chế. Tức là phải tạo ra một cơ chế theo đó các luật chơi và cơ chế khuyến khích vừa rõ ràng, đơn giản dễ thực hiện, vừa hướng được các bên tham gia (cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức, nhóm lợi ích) tới việc thực hiện được mục tiêu đặt ra. Nếu không dựa trên nguyên tắc này, các giải pháp đề ra sẽ là các giả lời giải, tức là đưa ra nhưng không thể áp dụng để giải quyết bài toán tái cơ cấu được. Cách tiếp cận này là bản lề, là cột trụ không thể thiếu cho một hệ thống giải pháp tái cơ cấu khả thi.

Đề án đưa ra một số nội dung tái cơ cấu cơ bản. Đó là tái cơ cấu (1) các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), (2) thị trường chứng khoán và các định chế tài chính, (3) hệ thống doanh nghiệp nhà nước, (4) đầu tư (chủ yếu là đầu tư công), và (5) kinh tế ngành và kinh tế vùng. Có một số giải pháp trong đề án đưa ra dựa theo nguyên tắc thiết kế thể chế. Thí dụ, một giải pháp rất nhỏ trong báo cáo này liên quan đến việc nâng cao chất lượng của các trường đại học (trong gói các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).

Theo đề án, cần hình thành hệ thống chấm điểm chất lượng và xếp hạng chất lượng của các trường đại học công, từ đó đưa ra quyết định phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường này trên cơ sở trường nào xếp hạng cao hơn sẽ được nhận nhiều ngân sách hơn. Đây là một giải pháp hay - mặc dù còn phải tiếp tục cụ thể hoá hơn nữa về việc triển khai như thế nào. Nó hay ở chỗ việc xếp hạng uy tín các trường đại học không khó, và thế giới đã thực hiện nhiều, kể cả bằng nhiều đơn vị xếp hạng tư nhân độc lập. Nếu việc phân bổ ngân sách dựa trên chỉ tiêu này, các trường công sẽ buộc phải tham gia vào một cuộc chạy đua “lên hạng”, trong đó càng có thứ hạng cao thì càng nhận được nhiều tiền. Cơ chế này cũng có nhiều khả năng để có thể minh bạch: mặc dù vấn đề hối lộ để được xếp hạng cao hơn là có, nhưng các đơn vị xếp hạng chắc chắn phải chịu búa rìu dư luận nặng nề nếu thao túng quá trình xếp hạng này một cách thái quá.

Tiếc là số giải pháp kiểu này không nhiều. Trên thực tế, hầu như không tồn tại. Khi nói về các giải pháp tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại) và thị trường chứng khoán và các định chế tài chính (nội dung 1 và 2 trong đề án), báo cáo chỉ nói về việc phải triển khai quyết định 254/2012-TTg của Thủ tướng Chính phủ chứ không có bất cứ thảo luận nào khác.

Đối với nội dung tái cơ cấu thứ 3 – tức là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước – đề án nêu ra một loạt giải pháp khá cũ kỹ và có thể nói là không đi vào thực chất. Thí dụ, báo cáo nhắc đến việc phải cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước không cho là quan trọng cần nắm, phải thu hẹp đầu tư ngoài ngành đối với các tổng công ty và tập đoàn nhà nước, phải tăng tính minh bạch về báo cáo và công bố thông tin, và phải hoàn thiện cơ chế quản trị theo mô hình doanh nghiệp hiện đại.

Không thực chất vì doanh nghiệp chỉ lành mạnh khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh thực sự. Không có cạnh tranh thì không thể có phát triển. Vì thế, mấu chốt của cải cách DNNN là đẩy họ vào thế buộc phải cạnh tranh chứ không phải gom lại thành các đơn vị chủ lực trong mỗi ngành và từ đó chây ỳ hưởng độc quyền, gây hại cho nền kinh tế, bất kể hoạt động đa ngành hay đơn ngành. Việt Nam đã có một số bài học thành công trong việc này nhưng do lợi ích nhóm vẫn không thể nhân rộng ra được.

Thêm nữa, nó cũng không thực chất vì đề án không nêu ra bất cứ giải pháp nào cho việc tuyển trọn bộ máy lãnh đạo – những người có trách nhiệm lèo lái các DNNN trên thị trường. Trường hợp ông Phạm Thanh Bình, cựu chủ tịch Vinashin, là một điển hình của một quan chức không có kinh nghiệm làm ăn được đẩy vào vị trí lãnh đạo một DNNN lớn, phải cạnh tranh toàn cầu trên một thị trường khó khăn. Để nâng cao hiệu quả của DNNN, cơ chế xét tuyển nhân sự cấp cao phải thay đổi, lãnh đạo các DNNN không thể là các quan chức mà phải tuyển từ những doanh nhân và/hoặc các CEO có kinh nghiệm và lịch sử thành công trên thương trường. Khi tuyển dụng những người này, thì Đại diện chủ sở hữu của nhà nước cũng cần phải tạo ra các cơ chế tạo động lực phải thích hợp. Các lãnh đạo DNNN khi lên nhận trọng trách phải có kế hoạch và cam kết về mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp đạt được các mục tiêu này thì lãnh đạo DNNN phải được hưởng một phần xứng đáng, còn nếu không đạt được thì phải chịu bị bãi nhiệm, nếu lạm quyền trục lợi thì phải bị xử lý hình sự.

Đối với nội dung số 4 - tái cơ cấu đầu tư công – đề án cũng nói đến một số giải pháp, tuy nhiên không có bất cứ điểm mới nào so với các quy chế hiện nay.Vì thế hầu như chắc chắn sẽ là giả giải pháp – tức là không đem lại bất cứ thay đổi đáng kể nào. Trên thực tế, các giải pháp này, kể từ hồi Nghị quyết 11 ra đời, đầu tư công không những không giảm mà còn tăng. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay tổng chi ngân sách Nhà nước vẫn có xu hướng tăng lớn (100.167 tỷ đồng), vượt 13,8% so với dự toán, trong đó, khoảng 23% số tăng chi ngân sách Nhà nước là tăng cho đầu tư phát triển.

Ai cũng biết nâng cao hiệu quả của đầu tư công là việc rất, rất khó, và việc đề ra một cơ chế mới (có thể thực hiện được) nhằm cải thiện hiệu quả của đầu tư công không phải là việc ngày một ngày hai có thể nghĩ ra. Nó liên quan đến kỷ luật tài chính của chính quyền trung ương và địa phương, và vì thế, để nâng cao hiệu quả nó đòi hỏi phải có cơ chế áp đặt kỷ luật tài chính nghiêm ngặt hơn lên chính quyền. Tuy nhiên, nhiều giải pháp tiềm năng theo hướng này sẽ vướng phải bức tường thể chế, thí dụ vấn đề quyền lực giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, vấn đề chất lượng đại biểu của các cơ quan đại diện này, cũng như vấn đề tự do ứng cử. Vì thế, dễ hiểu là báo cáo này, theo cách nói của Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh trong một bài viết gần đây, là “né tránh vấn đề thể chế”.

Đối với nội dung thứ 5, và là nội dung cuối cùng, các giải pháp hướng vào tái cơ cấu ngành và vùng thì chủ yếu là nói cho có. Lý do là cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ bị chi phối bởi các yếu tố lợi thế tự nhiên và lợi thế so sánh của các ngành và các vùng khác nhau. Dù có muốn, và dù duy ý chí thế nào, Việt Nam cũng không thể nhanh chóng hình thành các ngành công nghệ cao hay công nghiệp nặng “mũi nhọn” bằng bất cứ con đường tắt nào. Việc cần làm của nhà nước là tạo ra một môi trường kinh doanh thật sự bình đẳng, minh bạch, và cung cấp thông tin tốt nhất cho các chủ thể kinh tế để họ quyết định ngành nào, vùng nào có tiềm năng tốt nhất để đầu tư và phát triển. Các định hướng, ưu đãi, dẫn dắt, của nhà nước, dựa trên ý muốn chủ quan của một số cá nhân, sẽ chỉ tạo thêm các méo mó trầm trọng hơn về cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, chứ không làm cho chúng tốt lên.

Tóm lại, đề án tái cấu trúc kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 17 tháng 4 vừa qua lẽ ra phải là một kế hoạch chi tiết và cụ thể, dựa trên những phân tích sâu sắc và giải pháp thông minh, để thực hiện được chương trình tái cơ cấu nền kinh tế vốn đang là một nhu cầu cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Đáng tiếc, đề án này đã được chuẩn bị vội vàng và không có chiều sâu.Có lẽ Quốc hội cần Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một đề án khác, có thể sẽ mất thời gian, nhưng thà chậm mà chắc còn hơn là nhanh nhưng không khả thi.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #128 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 05:34:57 pm »

               Chào các bác, nước ta là đất nước có bờ biển dài ,trong tình hình an ninh trên biển có nhiều diễn biến phức tạp .Xu hướng phát triển kinh tế vươn ra biển là mục tiêu chiến lược quan trọng lâu dài của nhà nước .Kể cả về kinh tế cũng như quân sự ,chúng ta cần ngành nghề đóng tầu và sửa chữa tầu ,nó cũng phục lâu dài và đongs mới để trang bị cho hải quân .Cho nên nhiều cái thua ,lỗ dơ ẹ như mấy cái Vina vừa rồi vẫn phải cứu nó ,còn cứu như thế nào em chịu .Nếu không thì những cán bộ công nhân có tay nghề cao ra đứng đường ,lực lượng thất nghiệp này lại là một gánh nặng cho gia đình và xã hội . Trong khi đó tầu thuyền ,ta vẫn thiếu. Hải quân còn cần nhiều lắm...
                 Vấn đề em nêu ra như vậy ,các bác cho ý kiến .Còn giải quyết cái mớ bòng bong này không phải là việc của em
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #129 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2013, 05:47:27 pm »

Nào, tiếp chuyện phá sản, TS Trần Vinh Dự, đây cũng là một quan điểm để tham khảo:

Việt Nam cần có nhiều vụ phá sản hơn

Kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ đầu tháng 4 vừa qua, trong Quý 1 đã có hơn 2200 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, hơn 9700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng nghĩa vụ thuế. Trong khi đó số thành lập mới là 15300 doanh nghiệp.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trước đây mỗi Năm Việt Nam có khoảng 5000 tới 7000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, hoặc phá sản. Tới năm 2011, số doanh nghiệp rơi vào tình trạng này lên tới 10000 doanh nghiệp mỗi Quý.

Số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nhiều như vậy nhưng số doanh nghiệp thực tế đệ đơn xin phá sản chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số liệu từ Tòa Kinh tế TPHCM cho thấy cả năm 2011 chỉ thụ lý 11 vụ phá sản doanh nghiệp; trong khi chỉ hai tháng đầu năm 2012 Cục Thuế TPHCM công bố có đến trên 3.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Câu hỏi là tại sao lại có ít vụ phá sản như thế ở Việt Nam?

Được chia mất tự chịu

Đứng về góc độ kinh tế, hình thức doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, và sau này là cổ phần, cùng với luật về phá sản là một sáng tạo độc đáo của loài người. Nó tạo ra một sân chơi mới rộng lớn và an toàn để tất cả mọi người có thể tham gia làm giàu cho mình và cho xã hội mà không phải lo mất trắng.

Mỗi cá nhân khi bước chân vào thị trường lao động thường có hai lựa chọn – hoặc là đi làm cho người khác để hưởng lương, hoặc trở thành một doanh nhân. Người ta chỉ chọn trở thành doanh nhân khi họ cho rằng thu nhập kỳ vọng từ công việc này cao hơn. Thu nhập kỳ vọng này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố về thị trường, khả năng của doanh nhân về ý tưởng, sản phẩm, năng lực triển khai, tài chính…, và các chính sách của nhà nước.

Trong trường hợp một doanh nhân thành công, thì không chỉ có doanh nhân này được hưởng lợi. Nhà nước và xã hội được lợi thông qua thu thuế. Người lao động được hưởng lợi thông qua việc có công ăn việc làm. Người tiêu dùng được hưởng lợi vì có sự lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ đa dạng hơn. Thế nhưng khi một doanh nhân thất bại, nếu không có hình thức trách nhiệm hữu hạn và luật về phá sản, thì toàn bộ rủi ro từ hoạt động kinh doanh sẽ rơi xuống đầu doanh nhân đó. Nói các khác, rủi ro thì hưởng trọn, mà lợi ích thì phải chia ra.

Trong những trường hợp như vậy, số lượng người dám “liều” làm kinh doanh sẽ ít hơn mức tối ưu cho xã hội. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thất bại sau một thời gian ngắn. Theo Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (SBA), hơn 50% các doanh nghiệp mới thành lập sẽ biến mất trong vòng 5 năm. Một nghiên cứu khác của tạp chí Inc. và Hiệp hội Hỗ trợ Doanh nghiệp Quốc gia (National Business Incubator Association) cho thấy hơn 80% doanh nghiệp sẽ thất bại trong vòng 5 năm kể từ ngày thành lập. Thống kê ở New Zealand cũng cho thấy 53% số doanh nghiệp mới thành lập sẽ thất bại trong vòng 3 năm.

Luật về phá sản trở thành một công cụ bảo hiểm cho các doanh nhân. Nó giới hạn mức độ rủi ro mà các doanh nhân này phải gánh chịu trong trường hợp hoạt động kinh doanh bị thất bại. Trong trường hợp thất bại, những gì một chủ doanh nghiệp mất chỉ bị giới hạn trong số tài sản mà doanh nhân này bỏ ra trong doanh nghiệp. Vì thế, sau khi doanh nghiệp phá sản, doanh nhân vẫn có thể bắt đầu một doanh nghiệp mới trong trường hợp họ muốn tiếp tục theo đuổi công việc kinh doanh và chấp nhận chịu đựng rủi ro.

Chính vì phát minh ra công cụ bảo hiểm này mà hoạt động kinh doanh khắp thế giới mới bùng nổ. Rất nhiều nghiên cứu định lượng đã chỉ ra vai trò của luật này trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế. Thí dụ nghiên cứu của David M. Primo (giáo sư Đại học Rochester) và William Scott Green (giáo sư đại học Miami) cho thấy khi luật về phá sản cởi mở hơn thì hoạt động tự doanh sẽ tăng lên.

Được phá sản và bắt đầu lại từ đầu là một quyền lợi của chủ doanh nghiệp. Trong trường hợp của Việt Nam, quyền này được pháp luật thừa nhận. Thế nhưng trên thực tế thì rất hiếm khi quyền này được thực hiện. Như đã dẫn ở trên, số liệu từ Tòa Kinh tế TPHCM cho thấy cả năm 2011 chỉ thụ lý 11 vụ phá sản doanh nghiệp; trong khi chỉ hai tháng đầu năm 2012 Cục Thuế TPHCM công bố có đến trên 3.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Tại sao không phá sản được?

Có 4 lý do chính dẫn đến việc không có nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức phá sản ngay cả khi doanh nghiệp của họ đã kiệt quệ và không còn khả năng hồi phục.

Thứ nhất, luật pháp coi những chủ doanh nghiệp phá sản như những tội nhân. Theo quy định của pháp luật hiện nay, chủ doanh nghiệp phá sản và những người quản lý doanh nghiệp đó sẽ bị tòa ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

Điều này trên thực tế mâu thuẫn với tinh thần của luật phá sản. Nó làm hỏng mất dụng ý ban đầu của các nhà làm luật. World Bank, trong một báo cáo năm 2005 có tựa đề “Doing Business in 2006: Creating Jobs” có viết “các luật (quá khó khăn) làm ngăn cản việc sử dụng quyền được phá sản.Và chúng làm giảm tinh thần kinh doanh: các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các doanh nhân thường thử nhiều lần trước khi có được thành công. Trừng phạt chuyện lừa đảo là đúng, nhưng phá sản là chuyện khác. Một doanh nhân có thể không gặp may hoặc mắc sai lầm. Con nợ phải phá sản bản thân họ đã phải đối diện với gánh nặng tâm lý rồi. Tại sao còn phải trừng phạt họ về mặt pháp luật nữa?

Thứ hai là ngay cả khi doanh nghiệp đã nộp đơn xin phá sản, trình tự và quy trình xử lý các hồ sơ xin phá sản ở Việt Nam quá mất thời gian và rất khó thực hiện. Trong tuyệt đại đa số trường hợp quá trình này kéo dài hàng năm, thậm chí nhiều năm trời. Thị trường mua bán nợ không phát triển khiến việc xử lý các khỏan nợ (có thế chấp) khi doanh nghiệp phá sản trở nên rất khó khăn, đặc biệt là khi nó liên quan đến nhiều chủ nợ.

Thứ ba là trong trường hợp phá sản, câu chuyện phá sản của một doanh nghiệp là câu chuyện dân sự, nhưng ở Việt Nam lại rất dễ dẫn tới hình sự. Một khi hồ sơ xin phá sản được đệ trình, các cơ quan nhà nước và các chủ nợ có thể đi vào rà soát tất cả hồ sơ giấy tờ và chứng từ của doanh nghiệp. Với tình trạng quản trị doanh nghiệp theo kiểu Việt Nam, việc sai phạm là khá phổ biến. Nhiều trong số các sai phạm này có thể khép vào các tội hình sự như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... Điều này khiến các chủ doanh nghiệp lo sợ và vì thế không dám nộp hồ sơ xin phá sản.

Thứ tư là các thông lệ hiện hành cũng khiến cho việc phá sản trở nên khó khăn. Thí dụ, các chủ nợ của doanh nghiệp trong phần lớn trường hợp cũng không muốn con nợ tuyên bố phá sản. Các chủ nợ thường tìm cách thu hồi vốn cho vay thông qua việc gây sức ép đối với chủ doanh nghiệp thông qua kiện tụng, quan hệ xã hội, chính trị, thậm chí trong một số trường hợp kể cả thế giới ngầm. Ngay cả nhiều khi biết không có khả năng thu hồi vốn cho vay, thì việc con nợ chưa phá sản vẫn dễ ăn nói hơn vì các khoản cho vay này trên giấy tờ vẫn còn giá trị. Thực tế dễ thấy là các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong những năm vừa qua liên tục phải cho các con nợ, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển bất động sản, đảo nợ thay vì siết nợ để họ phải tuyên bố phá sản.

Các xác chết biết đi

Trên thực tế, việc không cho các doanh nghiệp đã hoàn toàn mất khả năng trả nợ phá sản là một việc hết sức nguy hiểm đối với nền kinh tế. Nó nguy hiểm ở nhiều góc độ:

Thứ nhất, đối với chủ doanh nghiệp và những người liên quan nó là việc kéo dài sự chịu đựng, thời gian, công sức, lo toan, nhiệt huyết vào một con đường mà họ biết là không còn lối thoát. Đây là một sự chịu đựng vô lý, hoàn toàn trái với tinh thần nhân đạo của luật phá sản. Và vì thế, nó cũng tạo ra sự phí phạm to lớn về nguồn lực và làm nản lòng những người muốn làm kinh doanh trong một môi trường rủi ro cao như ở Việt Nam.

Thứ hai, nó giam các nguồn lực nằm chết một chỗ thay vì hướng chúng vào các mục đích sử dụng có thể tạo giá trị gia tăng. Thí dụ, một doanh nghiệp sản xuất lâm vào tình trạng phá sản thì không còn khả năng sản xuất kinh doanh bình thường, và vì thế nguồn lực vật chất như thiết bị nhà xưởng của doanh nghiệp không được sử dụng tối ưu. Việc kéo dài sự tồn tại của doanh nghiệp này cũng đồng nghĩa với việc kéo dài tình trạng khai thác không hiệu quả các tài sản đó. Một doanh nghiệp bất động sản không còn vốn để xây tiếp dự án đang dở dang của họ sẽ khiến những người mua nhà phải chờ đợi vô lý, thời gian đưa vào sử dụng của dự án sẽ bị kéo dài vô hạn độ thay vì qua thủ tục phá sản, tài sản này được chuyển vào tay những chủ đầu tư có năng lực tài chính tốt hơn và có khả năng hoàn thành dự án sớm.

Thứ ba, nó kéo dài cơn mộng mị hoang đường của nhiều người, che dấu tình trạng thực sự của nền kinh tế, gây nên ảo tưởng là mọi chuyện vẫn ổn, bóp méo thông tin, và dẫn tới các khỏan đầu tư hoặc cho vay sai lầm. Câu chuyện này ở Việt Nam đặc biệt nguy hiểm, nhất là trong giai đoạn mà các nguồn lực đang cạn kiệt:

Rất nhiều doanh nghiệp trên thực tế không còn cách gì có thể khôi phục lại, nhưng vẫn được các ngân hàng bơm vốn và đảo nợ để kéo dài sự tồn tại. Đây là các khoản đầu tư sai lầm, gây phí phạm nguồn lực. Đến lượt nó, các khoản cho vay dưới chuẩn này lại tạo kéo lùi hệ thống ngân hàng, gây căng thẳng thanh khoản, đẩy nhiều ngân hàng vào tình trạng buộc phải có ứng cứu từ nhà nước. Khi nhà nước đứng ra cứu hệ thống ngân hàng, thì cũng là lúc nhà nước xã hội hóa tổn thất các khoản đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp và ngân hàng.

Nói cách khác, việc không cho phá sản tạo ra các xác chết biết đi (zombies) và các zombies này tiếp tục gây ra các thiệt hại cho cả xã hội trên nhiều mặt và bằng nhiều cách. Để có một nền kinh tế thị trường lành mạnh thì các nguồn lực trong nền kinh tế phải được liên tục vận động đến những nơi có khả năng sử dụng chúng hiệu quả nhất thay vì bị kẹt cứng ở các điểm không hiệu quả. Nói một cách hình tượng, các doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản cũng giống như các khối u phải được cắt bỏ càng nhanh càng tốt. Để càng lâu, các khối u này sẽ lan ngày càng rộng và hủy hoại cả cơ thể. Điều này đúng đối với nền kinh tế nói chung và cũng đúng với các chủ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nói riêng.

Nhiều người ở Việt Nam lo ngại rằng việc cho phá sản hàng loạt có thể tạo ra những đổ vỡ hệ thống. Điều này không phải là vô lý. Trên thực tế, ở rất nhiều nước, ngay cả Mỹ, có nhiều trường hợp được coi là “too big to fail” – tức là lớn quá không thể thất bại được. Trong trường hợp đó, các doanh nghiệp lớn này thường được chính phủ cứu. Thí dụ điển hình là trường hợp American Insurance Group (AIG) trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Các quyết định cứu trợ này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi và rất nhiều người, trong đó bao gồm cả các học giả nổi tiếng của Mỹ, lên tiếng phản đối các chương trình giải cứu này.

Thế nhưng câu chuyện ở Việt Nam hiện nay không phải là câu chuyện “too big to fail”. Không phải chỉ có các đại công ty được bảo vệ khỏi (hoặc không được phép) phá sản, mà ngay cả những công ty nhỏ và vừa cũng không được sử dụng quyền này trên thực tế. Trong khi các doanh nghiệp lớn thì được bơm tiền để cứu, các doanh nghiệp nhỏ hơn thì chủ doanh nghiệp nhiều khi phải chịu trách nhiệm gần như vô hạn – tức là phải bán tài sản cá nhân để giúp doanh nghiệp của mình trả nợ.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải sửa đổi lại luật phá sản doanh nghiệp sao cho họat động phá sản phải trở thành một hoạt động bình thường trong nền kinh tế. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể thực hiện được quyền phá sản của mình nhanh chóng và đơn giản. Các chủ doanh nghiệp không thành công trong một hoạt động kinh doanh nhất định cũng có thể nhanh chóng bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới. Các chủ nợ cũng có cơ hội, và có thị trường, để định giá các khoản cho vay, và khi khách hàng phá sản, có thể nhanh chóng thu về phần tài sản còn lại và chuyển phần vốn còn lại này cho các khách hàng khác có khả năng kinh doanh tốt hơn vay.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM