Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:24:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85950 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 05:44:03 pm »

ghẹo bác bình yên tý thôi , còn tôi á ! chỉ cầu cho tiền đày túi , nhưng cầu mãi mà chẳng được ,cứ vào thì nhỏ giọt ra thì ồ ạt ,vất vả lắm mới giữ được chút đỉnh cũng tạm đủ ăn . nhưng tóm lại thì vẫn yêu đời . Tổ quốc ơi ta yêu người mãi mãi ....
Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 06:50:03 pm »

... còn tôi á ! chỉ cầu cho tiền đày túi , nhưng cầu mãi mà chẳng được ,cứ vào thì nhỏ giọt ra thì ồ ạt ,vất vả lắm mới giữ được chút đỉnh cũng tạm đủ ăn .
    Sao đi chùa bác có xít soa thành khẩn lẩm nhẩm khấn :
                                                                  Tiền vào như nước sông Đà
                                                              Tiền ra nhỏ giọt như cà phê Lâm
    Mà nếu có thể bác ra gặp Bà Chúa Kho ở Bắc ninh mà vay đại đi, cuối năm có bao nhiêu thì trả bấy nhiêu cũng được Grin Grin Grin
                                                                 
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 07:10:36 pm »

... còn tôi á ! chỉ cầu cho tiền đày túi , nhưng cầu mãi mà chẳng được ,cứ vào thì nhỏ giọt ra thì ồ ạt ,vất vả lắm mới giữ được chút đỉnh cũng tạm đủ ăn .
    Sao đi chùa bác có xít soa thành khẩn lẩm nhẩm khấn :
                                                                  Tiền vào như nước sông Đà
                                                              Tiền ra nhỏ giọt như cà phê Lâm
    Mà nếu có thể bác ra gặp Bà Chúa Kho ở Bắc ninh mà vay đại đi, cuối năm có bao nhiêu thì trả bấy nhiêu cũng được Grin Grin Grin
                                                                 


 
                       Thành tâm mà đi vay bà chúa kho ở Bắc Ninh ,thì cũng được thôi các bác à .Nhưng mà đầu tư vào bất động sản rồi lỗ chỏng gọng lên ,cuối năm không có tiền để trả cho bà chúa thì coi chừng chết đòn với bà đấy .Chứ chẳng chơi đâu các bác ạ  Grin
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #23 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 07:12:02 pm »

 10 điều tâm niệm của nhà Phật đây chiensivodanh ơi. Grin

 Vậy thì đi lễ chùa chúng ta cầu xin cái gì? Cầu xin sức khỏe ư? Không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh. Cầu xin nhiều tiền bạc ư? Thôi khỏi, không làm thì khỏi ăn, không dưng ai dễ đem phần cho ta kể cả Phật, tuổi thơ ấu học cấp I đã học rồi. Vì vậy chỉ cần cầu xin lấy sự bình yên cho tất cả mọi người thôi chiensivodanh ạ, mà phải cầu xin cho tất cả mọi người mới được chứ chỉ xin cho riêng mình thôi thì cũng không xong. Mình muốn bình yên nhưng những thằng "khùng" nó không muốn bình yên thì cũng đành không bình yên cùng với nó. Chi bằng xin luôn cả bình yên cho nó cùng hưởng cho nó lành. Grin

10 điều tâm niệm của nhà Phật

1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh

2. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn dễ kiêu sa nổi dậy

3. Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc

4. Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường

5. Làm việc đừng mong dễ thành, vì dễ thành lòng thường kiêu ngạo

6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa

7. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì thuận chiều ý mình thì tất sinh tự kiêu

8. Thi ân đừng cầu đáp trả, vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính

9. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay thì hắc ám tâm trí

10. Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ thì hèn nhát mà trả thù thì ân oán kéo dài .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 08:13:02 am »


      Xuanxoan hỏi đồng đội nhé

      Câu hỏi 1:

     Thử so sánh lễ hội ngày xưa (ta từng biết, từng chứng kiến nhé, loại U60 như mình đã chứng kiến nhiều đấy) so với ngày hôm nay qua các phóng sự ảnh, viết của các phóng viên và những lễ hội do chính danh chính quyền đứng ra tổ chức từ TW đến địa phương Huh .

     Câu hỏi 2:
   
      Liệu đà phát triển lễ hội kiểu này, Việt Nam có một thứ tôn giáo mới theo định hướng không Huh. - bản chất tương lai của thứ tôn giáo này chính là qua phóng sự ảnh và các bài viết của các phóng viên.

     Câu hỏi 3:

     Người đi lễ hội ngày càng trẻ hóa...liệu có phải tuổi trẻ ngày nay không còn niềm tin vào khoa học, không còn người thật để tin, không còn lý tưởng để tin vào tương lai không - họ phải dựa vào sự mê tín dị đoan đang đà phát triển theo định hướng để hy vọng vào tương lai thần thánh  Huh.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 09:14:58 am »

            Bác Xoan ơi ,bác truy kích anh em dữ quá  Grin .Theo em hiểu thì thế này lễ hội có hai phần LỄ +HỘI . Lễ thì thuộc tôn giáo tín ngưỡng .Lễ xong thì phải hội chứ (  Grin như kiểu đánh hội đồng ấy ) thì nó mới vui .
          Phần lễ hiện nay có được chú trọng ,phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ,có đầu tư ,có phát triển rất đa dạng ,lại thêm phần phong phú ...Có cả biến tướng nữa .Hơn thế nữa địa phương nào cũng có lễ hội ,quá nhiều lễ hội .Các ông bà chủ lễ ăn mặc kiểu các cụ ngày xưa ,có cách điệu ,rồi rước ,rồi quỳ lạy lễ bái .Cũng hay ,cũng lạ...( Em không dám bình luận)
Chưa nói đến ở một số địa phương ,các nhà quản lý lạm dụng lễ hội để quảng cáo .Như làm bánh chưng ,bánh dày ,chai rượu rõ là to ...vv. Để làm gì nhỉ ? Để được ghi vào kỷ lục ghinets .Có cần thiết không hả các bác .Hay đó chỉ là phù phiếm ...Và cũng có cả việc lợi dụng lễ hội để để chục lợi bói toán ,mê tín dị đoan.
           Còn phần hội ,do kinh tế khởi sắc so với ngày xưa nên du khách thập phương tham gia lễ hội đông hơn ,vui hơn .Phú quý sinh lễ nghĩa .Nhưng cũng ồn ào ,náo nhiệt ,nhiều lúc mất cả trang nghiêm của buổi lễ .Bên cạnh đó là vệ sinh môi trường ,và an toàn thực phẩm .Nhiều nơi tổ chức chưa được chu đáo phát sinh mất trật tự ,an toàn xã hội .
                Nhưng nói tóm lại là VUI ,ĐƯỢC nhiều hơn mất .Người dân thì thoải mái ,tăng hiểu biết dân trí .Địa phương ,ban tổ chức thì thu được tiền .Lợi cả đôi đằng
 (Em viết tí ti thôi chứ phân tích kỹ thì hết ngày mất) .Kính chúc các bác đầu năm đi lễ hội vui vẻ ,thoải mái ...Cầu gì được đấy
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2013, 11:23:14 am gửi bởi huonghn76 » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 09:17:01 am »

Chào bác XUANXOAN !

Trước hết mình phải phân biệt và tách hẳn giữa lễ hội và tôn giáo ra , tách hẳn tôn giáo và mê tín dị đoan ra thì sẽ dễ nhìn nhận vấn đề hơn .

Lễ hội nói chung là lành mạnh ,là nơi vui chơi giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân ,ví dụ như : lễ hội hát quan họ ,lễ hội yên tử ,lễ hội chùa Hương .....Còn chuyện một số người lợi dụng lễ hội để phục vụ cho nhu cầu mê tín dị đoan lại là chuyện khác ví như đồng bóng ,bói toán,giải tà trừ ma ....số này có nhưng ít . tùy theo mức độ vi phạm của một số cá nhân hay đơn vị cụ thể mà nhà nước có biện pháp phù hợp xử lý hoặc răn đe .

- Còn chuyện sắp tới đây có thêm tôn giáo mới nào nữa hay không và bản chất tôn giáo mới này như thế nào ?    

xin thưa với bác : Từ xa xưa cho đến nay cái thứ tôn giáo mới ấy nó vẫn cứ luôn manh nha phát triển .
lấy CỰU tư cách là một người có nhiều thâm niên hoạt động trong ngành tư pháp tại tp HCM EM XIN bật mí với bác CA đã bắt và phá nhiều vụ án như thế .

ví dụ ở HÀ TĨNH thì có đạo BÀ TY , DO MỘT NGƯỜI có bệnh hoang tưởng khởi sướng ,sau đó y dụ dỗ lôi kéo nhân dân theo y ,cũng phải tới vài trăm người ,nghi lễ của đạo này rất bệnh hoạn . khi hành lễ trai gái phải thoát y nhảy múa với nhau bên đống lửa ,sau nữa thì hành lạc tập thể như bầy đàn . đạo này đã được nhà nước giải thể .

ở phía nam này thì có ĐẠO : THANH HẢI VÔ LƯỢNG SƯ  một biến tướng của đạo phật .giáo đồ có tới nhiều nghìn người . HOẶC ĐẠO DỪA ,ĐẠO CHUỐI cuối cùng thì  những giáo phái hay đạo ấy ,cũng được CA quản chế  công khai hoặc không công khai . Hiện giờ em biết vẫn còn một số đạo mới lập đang rủ rê lôi kéo giáo dân , nhưng mới ở mức độ ít người ......
 Nhìn chung những thứ tôn giáo ấy người làm nghề chống như em gọi là BÀNG MÔN TÀ ĐẠO và luôn được CA theo sát qua những lá đơn tố cáo của quần chúng . chuyện này còn dài và nhiều lắm nói không hết đâu .
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #27 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 10:08:06 am »



                                           Trong bách khoa toàn thư (Wikipedia ) lễ hội được hiểu:

       Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

       Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa.

      Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 06:39:52 pm »


Nhân bàn về Lễ hội, mời các bác đọc bài của TS Nguyễn minh Hòa nhé:

Quan chức dự lễ: Tăng phần “quốc”, giảm phần “gia

Tôi năm nay gần 60 tuổi, tuổi thơ gắn bó với đền Hùng, trước khi đi bộ đội vào Nam, năm nào cũng lên đền Hùng vào ngày giỗ tổ. Tôi còn nhớ vào những năm ấy việc tổ chức lễ hội là do người dân ở các xã xung quanh như Hy Cương, Tiên Kiên, Chu Hóa cùng nhau góp tiền, góp của, góp sức. Điều đặc biệt là người chủ tế trong lễ được chọn luân phiên hằng năm giữa các làng bao giờ cũng là một bô lão cao tuổi, đẹp lão và bắt buộc phải là người có đức cao, con cháu đàng hoàng tử tế. Những năm ấy lễ không hoành tráng nhưng thật linh thiêng và trang trọng. Những năm sau này, do nhu cầu của xã hội mà lễ tổ chức to hơn do Nhà nước đảm nhiệm, chủ lễ bao giờ cũng phải là cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ, còn người đọc văn tế chí ít là một vị thứ trưởng nhưng tiếc thay chính điều này đã biến một lễ hội mang đậm tâm linh nguồn cội sang thành ngày kỷ niệm của Nhà nước vừa phô trương quyền thế vừa công thức sáo rỗng. Thậm chí sự xuất hiện của các quan chức trong nhiều trường hợp mang lại điều dở hơn là hay.

Nguồn: http://phapluattp.vn/20130224113146794p0c1021/tra-le-hoi-truyen-thong-cho-nguoi-dan.htm
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 08:22:52 pm »



     Hay lắm Tuanb5, mình chưa đọc bài này, nay mới đọc. Tác giả viết rất hay, chỉ một bài viết ngắn gọn đã lột hết những áo giấy nhuộm phẩm mầu của cái gọi là "lễ", chỉ còn sự thô kệch, trơ trẽn của cái gọi là hội  - tiền, bằng mọi giá tổ chức thật nhiều lễ hội để kiếm tiền từ ngân sách, bằng mọi thủ đoạn moi tiền từ khách thập phương, từ những người nhẹ dạ tin vào tín ngưỡng..tội chết.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM