Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:35:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ điểm chốt bắt đầu (Ký về Sư đoàn 341 - Sông Lam)  (Đọc 292796 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #250 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 02:18:02 pm »

     Cám ơn bác Văn Thắng cho biết thêm thông tin hiện nay của Nguyễn Đăng Ngô, người chiến sỹ dũng cảm trong chiến đấu tại mặt trận Xuân Lộc. Nếu lần này bác Thắng mời được Nguyễn Đăng Ngô vào dự họp mặt kỷ niệm 37 chiến thắng Xuân Lộc thì hay quá.
     Chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe. Anh nhớ chăm chị nhà cho tốt đấy nhé. Đứng quá mãi mê "mổ cò" bàn phím quên việc nhà là không được đâu đấy.

     Thanh Sơn thân mến!
     Năm nay tình hình kinh tế thế giới đang tiếp tục bị suy thoái nên BLL f341 Hà Tĩnh không thể kèm theo Nguyễn Đăng Ngô vào Long Khánh được.
     Cảm ơn ĐTS đã quan tâm và nhắc nhở bác. Bác bà đã tạm ổn, tự làm được nhiều việc, cả nấu cơm  và những công việc nội trợ khác nữa đấy chú ạ.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #251 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 08:52:07 pm »


Phòng tuyến thị xã Xuân Lộc - Trận đọ sức quyết liệt (5)
\

     Mờ sáng ngày 10 tháng 4, được chiến đoàn xe tăng 81 chi viện, tiểu đoàn 2 địch mở đợt phản kích hòng đánh chiếm lại khu vực nhà thờ và tòa Hành chính. Tiểu đoàn 9 đã giành giật với địch từng ngách phố, căn nhà, từng đoạn hào giao thông nhỏ. Cuộc chiến đấu ở đây không còn là đội hình chiến đấu của đại đội, tiểu đoàn, mà phần lớn là tổ chiến đấu, thậm chí là cá nhân chiến đấu. Mỗi tổ, mỗi người đều tự ghép mình thành từng bộ phận, tự hiệp đồng với nhau, hỗ trợ nhau chiến đấu. Chiến sĩ liên lạc đại đội 9 Phạm Văn Lái cùng phó đại đội trưởng Đặng Xuân Dần và ba chiến sĩ Trúc, Toại, Hà hình thành một mũi đánh vào một đoạn chiến hào của địch. Để tránh đánh vỗ mặt, Lái xin phép phó đại đội trưởng Dần, dẫn Toại và Hà vòng phía trái, bí mật thọc một mũi vào sau lưng địch. Bị đánh bất ngờ, bọn địch bỏ chạy. Lái đuổi theo. Mải đuổi giặc, Lái thọc quá sâu vào tung thâm, trong lúc đơn vị được lệnh chuyển hướng tiến công. Phạm Văn Lái chỉ còn một mình với khẩu AK hết đạn. Lái xác định: Còn một mình cũng đánh, tìm súng địch mà đánh! Lái vớ được khẩu AR.15 với băng đạn còn đầy và hai quả lựu đạn Mỹ. Anh củng cố công sự để chuẩn bị chiến đấu. Từ gốc cao su bên cạnh, ba tên địch mặc áo rằn ri mò lại. Lái im lặng chờ chúng đến thật gần mới tung lựu đạn. Một tên chết tại chỗ, một tên bị thương và tên kia bỏ chạy. Lái cầm khẩu AK đã lắp lê, đuổi theo lao một đường lê. Tên lính bị lưỡi lê xuyên qua lưng, bổ sấp về phía trước.
Trời tối dần. Qua một ngày chiến đấu, đói khát, mệt mỏi. Lái định tìm về đơn vị. Nhưng anh lại nghĩ nhiệm vụ là bảo vệ mục tiêu, không thể bỏ ra được.
     Đang củng cố vị trí chiến đấu thì có ba bóng người xuất hiện sau một mô đất. Quan sát kỹ, nhận ra ba du kích, Lái cùng với ba du kích lập một tổ chiến đấu.
     Sáng hôm sau (11 tháng 4), một đại đội địch mở đợt tiến công, địch chiếm lại một đoạn hào đã mất. Lái nâng khẩu B40 của chiến sĩ du kích, lao quả đạn vào đội hình địch, thiêu cháy 14 tên. Bọn sống sót xô nhau chạy. Phạm Văn Lái nhảy lên công sự đuổi đánh. Một mảnh đạn M79 cắm phập vào tay trái của anh, Lái phải trở về vị trí cũ.
     Đang băng vết thương thì gần chục tên địch lại lò dò tới gần. Lái phân công mục tiêu cho ba chiến sĩ du kích, còn anh dùng quả lựu đạn còn lại, tung vào cụm địch. Mấy tên địch ngã nhào. Đợt phản kích của địch bị tổ của Lái đánh bật ra. Đến 11 giờ, đơn vị vận động đến, cũng là lúc Phạm Văn Lái bị ngất đi và được đồng đội đưa về trạm phẫu thuật trung đoàn.
     Hơn một ngày chiến đấu trong hoàn cảnh một mình một hướng tiến công, độc lập chiến đấu, lấy súng địch tiêu diệt địch, bị thương không rời vị trí, Phạm Văn Lái đã diệt 31 tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, nêu tấm gương chiến đấu kiên cường, mưu trí sáng tạo, táo bạo tiến công.

     Đêm 10 tháng 4 là một đêm đấu pháo quyết liệt. Địch dùng hàng chục trận địa pháo với 86 khẩu đủ loại 105;  106,7; 155 cùng hàng chục lần máy bay ném bom phá hoại các khu vực đã bị ta đánh chiếm trong hai ngày qua. Chúng phản pháo vào các trận địa của ta, đồng thời bắn chặn các con đường từ hậu cứ dẫn vào thị xã. Máy bay C.130 xổ từng tràng đạn 120mm. Chúng định làm thành một rào lửa ngăn chặn, không cho ta tiếp đạn và giải quyết thương binh. Chúng định hủy diệt toàn bộ lực lượng ta còn bám trong thị xã. Nhưng các tiểu đoàn 5, 7, 9 vẫn kiên cường bám trụ, vừa củng cố công sự, vừa chuẩn bị tư thế đánh địch phản kích trong ngày mai.

     4 giờ sáng ngày 11 tháng 4, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho sư đoàn 341 tổ chức một lực lượng đánh vào sở chỉ huy chiến đoàn 43 và một lực lượng đánh xuống sân bay Cáp Rang, bắt liên lạc với sư đoàn 7.
Chiều hôm trước, địch đã dùng trực thăng đổ lữ dù 1 xuống ấp Tân Phong và lực lượng này đã bao vây tiểu đoàn 18 sư đoàn 7. Địch còn điều tiểu đoàn 1 chiến đoàn 48, tiểu đoàn 1 chiến đoàn 43 và tiểu đoàn 2 chiến đoàn 52 tăng cường giải toả vòng ngoài. Mờ sáng ngày 11 tháng 4, lực lượng này đã tổ chức phản kích vào khu hành chính dinh tỉnh trưởng và dọc theo đường số 1 về phía Tây Bắc.
     Như vậy nhiệm vụ của sư đoàn càng nặng nề hơn. Phải vừa đánh địch phản kích, giữ vững trận các mục tiêu đã đánh chiếm trong hai ngày qua, vừa tổ chức lực lượng hỗ trợ, giải vây, giải quyết khó khăn cho đơn vị bạn.

     Sư đoàn trưởng chỉ thị cho trung đoàn 270 tung tiểu đoàn 6 kết hợp với tiểu đoàn 7 đánh xuống sân bay Cáp Rang; tiểu đoàn 5 đánh sở chỉ huy chiến đoàn 43; tiểu đoàn 9 giữ vững các mục tiêu đã chiếm; tiểu đoàn 4 chuẩn bị đánh giải vây cho tiểu đoàn 18 sư đoàn 7.
     5 giờ 30 phút ngày 11 tháng 4, pháo binh bắn 30 phút vào sở chỉ huy sư đoàn 18 và chiến đoàn 43.
6 giờ pháo binh chuyển làn, kiềm chế các trận địa pháo địch ở Núi Thị, ngã ba Tân Phong. Tiểu đoàn 5 lợi dụng các hè phố, các ngôi nhà nhiều tầng bị bom pháo phá sập, áp sát và tiêu diệt được một số mục tiêu vòng ngoài của chiến đoàn 43. Địch chống cự quyết liệt, một vài phân đội của tiểu đoàn 5 lùi lại. Trong lúc đó, đại đội 5 vẫn tiếp tục đột kích theo hướng đã phân công. Trung đội trưởng Nguyễn Phi Nhân dẫn trung đội luồn qua các bức tường đổ, áp sát sở chỉ huy chiến đoàn 43 về hướng đông, tiêu diệt một số hỏa điểm bên ngoài. Địch rút sâu vào trong căn cứ. Nguyễn Phi Nhân đuổi theo, tieu diệt một số tên. Nhưng vì các mũi khác gặp khó khăn, không đột phá được vào mục tiêu nên mũi đột kích của Nguyễn Phi Nhân bị lẻ loi. Anh đã hy sinh anh dũng trước sở chỉ huy của chiến đoàn 43. Mãi đến 11 giờ, đại đội 6 tiểu đoàn 5 mới bắt liên lạc được với sư đoàn 7 và cùng với bạn tiếp tục đột phá vào sở chỉ huy chiến đoàn 43.

     Ở hướng tiểu đoàn 6 và 7 cũng diễn ra những trận đánh giằng co với địch. Địch mới được tăng viện, chúng sử dụng xe tăng, xe bọc thép cùng bộ binh chống trả điên cuồng. Các đơn vị của ta đã bốn lần đột phá vào sân bay Cáp Rang đều bị chúng đánh hất trở lại.
Tình hình diễn biến không thuận lợi. Hai tiểu đoàn đều gặp khó khăn. Phó sư đoàn trưởng Vũ Cao và chủ nhiệm chính trị Nguyễn Quế xuống ngay cơ sở chỉ huy trung đoàn 266 đốc chiến.
     Đại đội 9 tiểu đoàn 14 được lệnh đưa pháo 85 bắn trực tiếp vào các hầm chứa máy bay, lúc bấy giờ là sở chỉ huy lữ dù 1.
     Thực hiện quyết tâm “Mỗi viên đạn một lô cốt địch”, phó đại đội trưởng Nguyễn Văn Sửu sau khi chỉ huy khẩu đội bắn thủng hai hầm để máy bay, vừa quay về mô đất cao để quan sát và chỉ huy bắn tiếp, thì bị một chớp lửa lóe lên nơi anh đứng, tiếp theo là tiếng nổ đinh tai của quả đạn 105 của địch. Đất đá, cát bụi tràn khắp trận địa. Các pháo thủ Trần Xuân Trường, Trần Viết Long đều bị thương. Phó đại đội trưởng Sửu bị giập nát hai đùi.
   Anh em đến băng bó cho Nguyễn Văn Sửu, anh khoát tay, nói: “Đường nào tôi cũng không sống được, các đồng hãy băng ngay cho đồng chí kia”. Anh bảo vậy nhưng không ai bỏ anh.
   Trong tiếng ầm ào hỗn độn của máy bay và tiếng nổ của pháo ta, pháo địch, mọi người vẫn nghe rõ tiếng nói dõng dạc của Nguyễn Văn Sửu: “Bình tĩnh mà bắn, còn một người cũng đánh! Bắn thật chính xác để chi viện cho bộ binh”. Bị thương nặng, máu chảy nhiều, Nguyễn Văn Sửu vẫn bám chặt mô đất, nhoài người về phía trước, động viên bộ đội chiến đấu, Đến khi đã kiệt sức, anh thều thào:” Hãy chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, xứng đáng với lòng tin của các chiến sỹ bộ binh…”. Trên khuôn mặt Sửu thoáng nở một nụ cười… Anh đã trút hơi thở cuối cùng.
   Lâm Văn Học ôm chặt lấy Sửu: “Anh Sửu! Anh Sửu!” Thấy pháo bắn thẳng ngừng bắn, bọn địch lại kéo đại liên ra bắn chặn bộ binh ta. Học nhìn trừng trừng vào cái khoảng không có nhiều tia lửa điên cuồng ấy. Đôi mắt anh ánh lên một cách dữ dội: “Chúng mày phải chết!”. Lâm Văn Học lao tới bệ súng. Những viên đạn 85 ly thẳng căng lại vun vút lao vào căn cứ địch, phá tan các hầm ngầm của địch trong sân bay, tạo điều kiện thuận lợi cho hai tiểu đoàn 6 và 7 đánh chiếm sân bay Cáp Rang vào lúc 10 giờ sáng ngày 11 tháng 4.

(còn nữa)
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #252 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 03:22:53 pm »

 Kính mời các đồng chí CCB Sư đoàn 341 (Đoàn Sông Lam) về dự họp mặt truyền thống kỷ niệm 37 năm Sư đoàn tham gia chiến đấu và chiến thắng Xuân Lộc (21/4/1975 - 21/4/2012)
Thời gian: 8h30 ngày 21/4/2012.
Tại Hội trường Thị đội Long Khánh, Đường Cách Mạng Tháng Tám, Thị xã Long Khánh, Đồng Nai
     Để thuận tiện cho Ban tổ chức chuẩn bị tốt "công tác đảm bảo", đề nghị các đ/c đăng ký với đ/c Bình qua đt. Các đoàn thuộc các tỉnh Phía Bắc gửi danh sách về Ban Tổ chức trước ngày 15/4.
     Ban tổ chức sẽ thông báo trên một số phương tiện thông tin đại chúng (VTV, HTV và báo Tuổi trẻ, báo Đồng Nai)

          TM. BAN TỔ CHỨC
  Thượng úy: Đậu Thanh Sơn

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Đ/c Nguyễn Xuân Liễu -  ĐT: 0918 089 199
Đ/c Đậu Thanh Sơn - ĐT: 0903 735 302
Đ/c: Lê Thanh Bình - ĐT: 0918 399 615
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2012, 03:47:27 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #253 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 03:26:59 pm »

Giấy mời
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #254 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 03:27:35 pm »

Giấy mời họp mặt
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2012, 03:40:36 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #255 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 09:11:05 pm »

Phòng tuyến thị xã Xuân Lộc - Trận đọ sức quyết liệt (6)

     Mờ sáng ngày 10 tháng 4, được chiến đoàn xe tăng 81 chi viện, tiểu đoàn 2 địch mở đợt phản kích hòng đánh chiếm lại khu vực nhà thờ và tòa Hành chính. Tiểu đoàn 9 đã giành giật với địch từng ngách phố, căn nhà, từng đoạn hào giao thông nhỏ. Cuộc chiến đấu ở đây không còn là đội hình chiến đấu của đại đội, tiểu đoàn, mà phần lớn là tổ chiến đấu, thậm chí là cá nhân chiến đấu. Mỗi tổ, mỗi người đều tự ghép mình thành từng bộ phận, tự hiệp đồng với nhau, hỗ trợ nhau chiến đấu. Chiến sĩ liên lạc đại đội 9 Phạm Văn Lái cùng phó đại đội trưởng Đặng Xuân Dần và ba chiến sĩ Trúc, Toại, Hà hình thành một mũi đánh vào một đoạn chiến hào của địch. Để tránh đánh vỗ mặt, Lái xin phép phó đại đội trưởng Dần, dẫn Toại và Hà vòng phía trái, bí mật thọc một mũi vào sau lưng địch. Bị đánh bất ngờ, bọn địch bỏ chạy. Lái đuổi theo. Mải đuổi giặc, Lái thọc quá sâu vào tung thâm, trong lúc đơn vị được lệnh chuyển hướng tiến công. Phạm Văn Lái chỉ còn một mình với khẩu AK hết đạn. Lái xác định: còn một mình cũng đánh, tìm súng địch mà đánh! Lái vớ được khẩu AR15 với băng đạn còn đầy và hai quả lựu đạn Mỹ. Anh củng cố công sự để chuẩn bị chiến đấu. Từ gốc cao su bên cạnh, ba tên địch mặc áo rằn ri mò lại. Lái im lặng chờ chúng đến thật gần mới tung lựu đạn. Một tên chết tại chỗ, một tên bị thương và tên kia bỏ chạy. Lái cầm khẩu AK đã lắp lê, đuổi theo lao một đường lê. Tên lính bị lưỡi lê xuyên qua lưng, bổ sấp về phía trước.
     Trời tối dần. Qua một ngày chiến đấu, đói khát, mệt mỏi. Lái định tìm về đơn vị. Nhưng anh lại nghĩ nhiệm vụ là bảo vệ mục tiêu, không thể bỏ ra được. Đang củng cố vị trí chiến đấu thì có ba bóng người xuất hiện sau một mô đất. Quan sát kỹ, nhận ra ba du kích, Lái cùng với ba du kích lập một tổ chiến đấu.
    Sáng hôm sau (11 tháng 4), một đại đội địch mở đợt tiến công, địch chiếm lại một đoạn hào đã mất. Lái nâng khẩu B40 của chiến sĩ du kích, lao quả đạn vào đội hình địch, thiêu cháy 14 tên. Bọn sống sót xô nhau chạy. Phạm Văn Lái nhảy lên công sự đuổi đánh. Một mảnh đạn M79 cắm phập vào tay trái của anh, Lái phải trở về vị trí cũ.
     Đang băng vết thương thì gần chục tên địch lại lò dò tới gần. Lái phân công mục tiêu cho ba chiến sĩ du kích, còn anh dùng quả lựu đạn còn lại, tung vào cụm địch. Mấy tên địch ngã nhào. Đợt phản kích của địch bị tổ của Lái đánh bật ra. Đến 11 giờ, đơn vị vận động đến, cũng là lúc Phạm Văn Lái bị ngất đi và được đồng đội đưa về trạm phẫu thuật trung đoàn.
     Hơn một ngày chiến đấu trong hoàn cảnh một mình một hướng tiến công, độc lập chiến đấu, lấy súng địch tiêu diệt địch, bị thương không rời vị trí, Phạm Văn Lái đã diệt 31 tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, nêu tấm gương chiến đấu kiên cường, mưu trí sáng tạo, táo bạo tiến công.

     Đêm 10 tháng 4 là một đêm đấu pháo quyết liệt. Địch dùng hàng chục trận địa pháo với 86 khẩu đủ loại 105; 106,7; 155 cùng hàng chục lần máy bay ném bom phá hoại các khu vực đã bị ta đánh chiếm trong hai ngày qua. Chúng phản pháo vào các trận địa của ta, đồng thời bắn chặn các con đường từ hậu cứ dẫn vào thị xã. Máy bay C130 xổ từng tràng đạn 120mm. Chúng định làm thành một rào lửa ngăn chặn, không cho ta tiếp đạn và giải quyết thương binh. Chúng định hủy diệt toàn bộ lực lượng ta còn bám trong thị xã.
Nhưng các tiểu đoàn 5, 7, 9 vẫn kiên cường bám trụ, vừa củng cố công sự, vừa chuẩn bị tư thế đánh địch phản kích trong ngày mai.
     4 giờ sáng ngày 11 tháng 4, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho sư đoàn 341 tổ chức một lực lượng đánh vào sở chỉ huy chiến đoàn 43 và một lực lượng đánh xuống sân bay Cáp Rang, bắt liên lạc với sư đoàn 7.
Chiều hôm trước, địch đã dùng trực thăng đổ lữ dù 1 xuống ấp Tân Phong và lực lượng này đã bao vây tiểu đoàn 18 sư đoàn 7. Địch còn điều tiểu đoàn 1 chiến đoàn 48, tiểu đoàn 1 chiến đoàn 43 và tiểu đoàn 2 chiến đoàn 52 tăng cường giải tỏa vòng ngoài. Mờ sáng ngày 11 tháng 4, lực lượng này đã tổ chức phản kích vào khu hành chính dinh tỉnh trưởng và dọc theo đường số 1 về phía Tây Bắc.
     Như vậy nhiệm vụ của sư đoàn càng nặng nề hơn. Phải vừa đánh địch phản kích, giữ vững trận các mục tiêu đã đánh chiếm trong hai ngày qua, vừa tổ chức lực lượng hỗ trợ, giải vây, giải quyết khó khăn cho đơn vị bạn.

     Sư đoàn trưởng chỉ thị cho trung đoàn 270 tung tiểu đoàn 6 kết hợp với tiểu đoàn 7 đánh xuống sân bay Cáp Rang; tiểu đoàn 5 đánh sở chỉ huy chiến đoàn 43; tiểu đoàn 9 giữ vững các mục tiêu đã chiếm; tiểu đoàn 4 chuẩn bị đánh giải vây cho tiểu đoàn 18 sư đoàn 7.
     5 giờ 30 phút ngày 11 tháng 4, pháo binh bắn 30 phút vào sở chỉ huy sư đoàn 18 và chiến đoàn 43.
     6 giờ pháo binh chuyển làn, kiềm chế các trận địa pháo địch ở Núi Thị, ngã ba Tân Phong. Tiểu đoàn 5 lợi dụng các hè phố, các ngôi nhà nhiều tầng bị bom pháo phá sập, áp sát và tiêu diệt được một số mục tiêu vòng ngoài của chiến đoàn 43. Địch chống cự quyết liệt, một vài phân đội của tiểu đoàn 5 lùi lại. Trong lúc đó, đại đội 5 vẫn tiếp tục đột kích theo hướng đã phân công. Trung đội trưởng Nguyễn Phi Nhân dẫn trung đội luồn qua các bức tường đổ, áp sát sở chỉ huy chiến đoàn 43 về hướng đông, tiêu diệt một số hỏa điểm bên ngoài. Địch rút sâu vào trong căn cứ. Nguyễn Phi Nhân đuổi theo, tiêu diệt một số tên. Nhưng vì các mũi khác gặp khó khăn, không đột phá được vào mục tiêu nên mũi đột kích của Nguyễn Phi Nhân bị lẻ loi. Anh đã hy sinh anh dũng trước sở chỉ huy của chiến đoàn 43. Mãi đến 11 giờ, đại đội 6 tiểu đoàn 5 mới bắt liên lạc được với sư đoàn 7 và cùng với bạn tiếp tục đột phá vào sở chỉ huy chiến đoàn 43.
(Còn nữa)
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #256 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 09:56:29 pm »

Phòng tuyến thị xã Xuân Lộc - Trận đọ sức quyết liệt (7)

      11 giờ ngày 11 tháng 4, địch dùng 48 lần chiếc trực thăng đổ quân tăng viện xuống ngã ba Tân Phong. Thế là địch đã ném xuống cái thị xã này toàn bộ sư đoàn 18, Lữ kỵ binh 3, chiến đoàn 8, chiến đoàn 5, các liên đoàn biệt động quân của qua6nkhu 3, các liên đoàn biệt động què quặt của quân khu 1 và 2, thiết đoàn 5 xe tăng (60 chiếc), các tiểu đoàn pháo binh lãnh thổ và lữ dù 1. Chúng ném vào đây đến 9 chiến đoàn bộ binh. Chúng đã huy động đến mức cao nhất lực lượng không quân còn lại của Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ – một cuộc thí quân, thí tướng của Mỹ ngụy để kéo dài ngày tận số.

    Chúng dùng cả bom hơi ngạt ném xuống các khu vực xung quanh thị xã. Chúng còn huy động cả một bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý ở sài gòn đến Xuân Lộc để lên dây cót tinh thần cho binh lính và chỉ huy.

   Với tính chất giằng co quyết liệt, Xuân Lộc không còn nằm trong phạm vi của Xuân Lộc và Long Khánh, nó liên quan đến việc mất còn của ngụy quyền Sài gòn, liên quan đến việc kéo dài ngày giãy chết của chế độ Thiệu.
   Trong chiến tranh không phải mọi việc đều diễn ra theo kế hoạch mà đôi khi lại khác hẳn những điều dự kiến trên các bản đồ tác chiến. Và khi đó, mưu trí sáng tạo của người chỉ huy có vai trò quyết định.
    Trước những diễn biến phức tạp của tình hình. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4:”Khi địch đã dồn quân vào cố cứu thị xã Xuân Lộc, thì ta không cần tập trung lực lượng tiếp tục đánh thẳng vào đây nữa, mà chuyển lực lượng đánh đánh các đơn vị địch đến phản kích đứng chân chưa vững ở vòng ngoài đang thiếu công sự và thiếu sự hợp đồng chặt chẽ với nhau: dùng pháo tầm xa bắn phá và khống chế liên tục ngày đêm sân bay Biên Hòa, không cho máy bay chiến đấu của địch cất cánh”
Thực hiện ý đồ trên, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho sư đoàn đưa các tiểu đoàn 5, 6, 9 ra ngoài, tiểu đoàn 7 tiếp tục chốt các mục tiêu trong thị xã.
      Đến 21 giờ ngày 12 tháng 4, Quân đoàn chỉ thị cho tiểu đoàn 7 lùi ra ngoài và dùng Trung đoàn 270 vận động bao vây đánh địch xung quanh khu vực Núi Thị. Trung đoàn 266 khẩn trương củng cố và chuẩn bị nhận nhiệm vụ.

      Sau khi quân ta ra khỏi thị xã, địch liền đưa hai chiến đoàn 43 và 48 của sư đoàn 18, lữ dù 1, thiết đoàn 5 xe tăng tràn vào chiếm lại; dùng chiến đoàn 52 giải tỏa ngả ba Dầu Giây do Sư đoàn 6 của ta đánh chiếm hôm 10 tháng 4. Chúng dùng các chiến đoàn 315 và 322 từ Trảng Bom dọc theo đường số 1 đánh ra Dầu Giây để nối lại đoạn đường Long Khánh - Biên Hòa. Chúng tập tung trên 60 khẩu pháo các loại để chi viện.

      Lúc này, Bộ tư lệnh sư đoàn đã điều Trung đoàn 270 đánh địch xung quanh Núi thị, Tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 6 đã đánh chiếm được các điểm cao 46, 52 ở phía Bắc và đang khép chặt vòng quanh Núi Thị. Bộ chỉ huy nhẹ sư đoàn 18 ngụy đã chuyển đến đây sau khi ta tiến công vào thị xã. Lúc này Bộ chỉ huy chiến dịch tăng cường thêm Trung đoàn 95B và sư đoàn 6 mở đợt tấn công đánh chiếm Túc Trưng, tiêu diệt chiến đoàn 52 rồi theo trục đường 20 tiến xuống ngã ba Dầu Giây và chốt cứng đoạn đường số 1 từ ấp Trần Hưng Đạo đến ngã ba Dầu Giây. Sau đó, Trung đoàn 95B lại đánh lui lữ đoàn 3 kỵ binh từ Biên Hòa ra ứng cứu và giải tỏa đoạn đường số 1 do Sư đoàn 6 chiếm giữ.
      Sang ngày 15, Trung đoàn 266 được sư đoàn giao nhiệm vụ thay Trung đoàn 95B và sư đoàn 6, cơ động đánh địch từ ấp Hưng Nghĩa, Bàu Cá ra ngã ba Dầu Giây và chốt cứng khu vực đèo Mẹ Bồng Con.

      Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 270 đánh chiếm Gia Kiệm và làm chủ đoạn đường 20 từ ngà ba Dầu Giây lên Túc Trưng. Cùng ngày, tiểu đoàn 4 tiêu diệt sở chỉ huy chiến đoàn 43 trên cao điểm 245, 292.

      Thị xã Xuân Lộc bị cắt lìa khỏi Sài gòn, Biên Hòa. Lúc này các chiến đoàn 48, 43 và tiểu khu Xuân Lộc bị ta bắn phá liên tục. Lữ dù bị pháo binh ta bắn chặn không nhích lên được. Các trận địa pháo của địch bị triệt dần. Viên chuẩn tướng Lê Minh Đảo đã cắt đứt nguồn hy vọng ấy của hắn. Lữ đoàn dù tăng viện bị sa lầy trong đồn điền Trần Thiện Khiêm. Các lực lượng quân đoàn 3 của tướng Toàn rõ ràng không có hy vọng chọc thủng vòng vây theo đường số 1

(Còn nữa)
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #257 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 08:57:32 am »

          Chào Đâu Thanh Sơn! Tranphu341 rất cảm ơn bạn đã đang sưu tầm viết lại những diễn biến của cuộc chiến Xuân Lộc Long Khánh. Có thể nói đây là trận chiến ác liệt nhất để đến với chiến thắng 30/4. Ta và cả đối phương đều bị "HAO NGƯỜI TỐN ĐẠN". Nhưng cuối cùng thì chúng ta vẫn là người chiến thắng.

          Bây giờ một số sỹ quan của quân đội VNCH vẫn cho là chúng cũng chiến thắng khi chúng tái chiếm lại Xuân Lộc. Ta thì lại thay đổi chiến thuật là "rút ra bao vây đánh vòng ngoài". Như vây các Tướng lĩnh của ta xử lý tình huống rất giỏi. Nều như trước sự liều lĩnh bằng mọi giá của chúng là giữ Xuân Lộc. Chúng đã dùng tới cả 2 quả bom CPU nữa rồi thì việc ta rút ra bao vây vòng ngoài thì " Đúng là Thượng sách" Thật cao cờ! Và đúng là chỉ sau có mấy ngày nữa là bọn chúng bị bức tử, phải tháo lui bỏ chạy XUÂN LỘC.

         TP đã nhận được giấy mời và cũng đang tổ chức cho anh em ccb Thái Bình cùng gia đình vào trong đó dự lễ kỷ niệm 37 năm chiến thắng Xuân Lộc do anh em ccb Sư đoàn 341 của Tỉnh Đồng Nai tổ chức. Hy vọng những ngày đó gặp nhau anh em mình hàn huyên nhiều.

                           CHÚC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU NIỀM VUI TRONG NHỮNG NGÀY NGHỈ LỄ NÀY.
         NHỚ NÓI ANHTHO GỬI CHO TP THÔI THÌ RAU KHÔ CŨNG ĐƯỢC VÌ RAU SẠCH CỦA ĐỒNG ĐỘI VMH MÀ! HI HI....
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #258 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 11:33:38 am »

Chào bác Trần Phú.
         Chào Đâu Thanh Sơn! Tranphu341 rất cảm ơn bạn đã đang sưu tầm viết lại những diễn biến của cuộc chiến Xuân Lộc Long Khánh. Có thể nói đây là trận chiến ác liệt nhất để đến với chiến thắng 30/4. Ta và cả đối phương đều bị "HAO NGƯỜI TỐN ĐẠN". Nhưng cuối cùng thì chúng ta vẫn là người chiến thắng.

          Bây giờ một số sỹ quan của quân đội VNCH vẫn cho là chúng cũng chiến thắng khi chúng tái chiếm lại Xuân Lộc. Ta thì lại thay đổi chiến thuật là "rút ra bao vây đánh vòng ngoài". Như vây các Tướng lĩnh của ta xử lý tình huống rất giỏi. Nều như trước sự liều lĩnh bằng mọi giá của chúng là giữ Xuân Lộc. Chúng đã dùng tới cả 2 quả bom CPU nữa rồi thì việc ta rút ra bao vây vòng ngoài thì " Đúng là Thượng sách" Thật cao cờ! Và đúng là chỉ sau có mấy ngày nữa là bọn chúng bị bức tử, phải tháo lui bỏ chạy XUÂN LỘC.

         TP đã nhận được giấy mời và cũng đang tổ chức cho anh em ccb Thái Bình cùng gia đình vào trong đó dự lễ kỷ niệm 37 năm chiến thắng Xuân Lộc do anh em ccb Sư đoàn 341 của Tỉnh Đồng Nai tổ chức. Hy vọng những ngày đó gặp nhau anh em mình hàn huyên nhiều.

                           CHÚC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU NIỀM VUI TRONG NHỮNG NGÀY NGHỈ LỄ NÀY.
         NHỚ NÓI ANHTHO GỬI CHO TP THÔI THÌ RAU KHÔ CŨNG ĐƯỢC VÌ RAU SẠCH CỦA ĐỒNG ĐỘI VMH MÀ! HI HI....
ế

Đúng vậy bác Trần Phú ah. Vấn đề xử lý tình huống chiến lược cũng như chiến thuật trong trận đánh Xuân Lộc sau ngày 14/4/1975 của các vị chỉ huy QĐ4 và của sư đoàn 341 và sư đoàn 7 chúng ta rất tài tình. Chỉ cần bao vây cô lập, chia cắt Xuân Lộc với Biên Hoà, Xuân Lộc với Bà Rịa và tiêu diệt các cứ điểm vòng ngoài là buộc chúng phải tháo chạy.
     Thế nhưng trong một comment của bạn china trên toppic "Phan Rang và Xuân Lộc" china phát biểu rằng:"Quân đoàn 4 có giải phóng được Xuân Lộc đâu, mà đi vòng qua Xuân Lộc đó chớ". vậy đấy bác Phú ah. Nhiều người đâu hiểu rằng Sư đoàn 341 và Sư đoàn 7 đã tấn công Xuân Lộc như thế nào.
     Trong tháng 4 này tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức cuộc hội thảo về chiến thắng Xuân Lộc, sẽ có nhiều bài tham luận của các tướng lĩnh, các vị chỉ huy các đơn vị tham gia giải phóng Xuân Lộc. Nếu có được tài liệu, Thanh Sơn sẽ post lên cho anh em cùng đọc.
     Chúc bác và gia đình mạnh khỏe. Hẹn gặp lại anh và các đồng đội tại Xuân Lộc.

     SƠ ĐỒ MẶT TRẬN XUÂN LỘC (Tháng 4/1975 của địch)
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2012, 09:45:10 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #259 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 07:34:13 pm »

    Xuân Lộc; phòng tuyến cuối cùng của quân lực Việt nam cộng hòa, nơi đọ sức quyết liệt giữa quân đoàn 4 với sư đoàn 18 ngụy và những đơn vị tăng phái của chúng. Trận chiến ác liệt nhất, trận cuối cùng lực lượng cách mạng giải phóng thành phố Sài gòn gia định giải phóng miền Nam. Từ đó đến nay cả phía ta và địch cùng với các hãng thông tin quốc tế, những nhà quân sự chính trị trên thế giới đều quan tâm đến trận chiến khốc liệt này. Các sư đoàn 341, sư đoàn 7, sư đoàn 6, cùng các lực lượng tăng cường chiến đấu ở đây và các đơn vị của địch trấn giữ vị trí xuân lộc đều được ghi trong sử sách.
    Chúng tôi đã được tham gia vào dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của đảng ủy cấp trên nói về nhiệm vụ chọc thủng phòng tuyến này, có nhiều ý kiến khác nhau về trận chiến này. Có một ý kiến là anh Lê Xuân Ninh(là D phó) anh nói đại ý như sau:"mặc dù quân đoàn 4 không vào Sài Gòn sớm nhất nhưng là đơn vị đánh bại lực lượng chủ lực cuối cùng của giặc tạo điều kiện cho bạn vào chiếm dinh độc lập". Anh em quân đoàn 4 ở trận chiến này hi sinh nhiều nên có nhiều ý kiến không đồng tình với ý kiến của anh. Giờ đây sau thời gian trên 1/3 thế kỉ thì tôi nghĩ anh Lê Xuân Ninh nói đúng.
   - Anh Đậu Thanh Sơn; tôi đang đọc bài viết của anh và tham khảo các tài liệu của phía bên kia, của các nhà quân sự, các hồi ký, kí ức của cán bộ chiến sĩ ta đã từng tham gia chỉ huy, tham gia chiến đấu ở mặt trận Xuân Lộc... những trang viết của anh về F341 về các sư đoàn của quân đoàn 4 rất thuyết phục chúng tôi hiểu thêm những đơn vị đã từng tham gia đập tan phòng tuyến cuối cùng của giặc.
     Đã gần đến ngày kỉ niệm 37 năm giải phóng Sài gòn, giải phóng đất nước mong được đọc những bài viết của anh.




Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM