Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:42:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ điểm chốt bắt đầu (Ký về Sư đoàn 341 - Sông Lam)  (Đọc 293570 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #380 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 09:23:32 am »

“Vận may”của bốn chiến sĩ xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập

TPCN - Hơn 20 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, sau khi xem bộ phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390, chúng ta mới biết chính xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập và xe tăng 843 lúc ấy đang dừng bánh trước cổng phụ của Dinh.
 

Hiếm có bộ phim tài liệu nào người xem nhớ từng nhân vật như bộ phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390 của đạo diễn Phạm Việt Tùng phát trên màn hình nhưng lại là nhớ cái biệt danh do người xem đặt ra: Ông gác đầm cá (Vũ Đăng Toàn, trưởng xe), Ông đánh rậm (Nguyễn Văn Tập, lái xe), Ông lái xe lam (Ngô Sĩ Nguyên, pháo thủ số 1), Ông cắt tóc bị công an đuổi ở Bờ Hào (Lê Văn Phượng, pháo thủ số 2).
Trời Phật thường sang tai cho các nhà hảo tâm bù đắp cho những người đã phải gánh chịu quá nhiều thiệt thòi. Chính vì thế tại Đại hội Hai giỏi năm 1995, một ông giám đốc Cảng Nhà Rồng gặp Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập hứa sẽ bố trí cho con trai hai anh vào làm việc trong Cảng.
Sau khi Đại hội Hai giỏi bế mạc, Vũ Đăng Toàn dẫn cháu Nam, Nguyễn Văn Tập dẫn cháu Kết vào TP Hồ Chí Minh đến Cảng Nhà Rồng nhận việc. Trong lúc đi tìm nhà cho hai cháu, Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập gặp một ông giáo có căn buồng cho thuê.
Đã từng xem phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390 qua màn ảnh nhỏ, ông nhận ra ngay Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập, ông giáo bèn tặng tháng đầu ở miễn phí để kỷ niệm buổi gặp gỡ. Còn Lê Văn Phượng ở thị xã Sơn Tây bị công an dẹp tiệm hớt tóc ở Bờ Hào để đảm bảo mỹ quan Thành Cổ, lại được anh bạn giới thiệu cho một chỗ có thể bày đồ nghề ở gần trường Sĩ quan Lục quân.
Các sinh viên trong trường biết Lê Văn Phượng qua bộ phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390, thường để dành tóc “đem đầu” đến tiệm cắt tóc để giúp đỡ người pháo thủ số 2 này.
Sau một thời gian chạy xe lam, Ngô Sĩ Nguyên được một anh bạn thanh lý cho một chiếc xe Gát 69 làm phương tiện vận chuyển hàng hóa cho các chủ hàng trên tuyến đường Hà Nội – Thường Tín – Hà Nội.
Khoản thu nhập trên “dây chuyền nước chảy” này đã giúp cho anh pháo thủ số 1 giữ được thăng bằng thu chi trong cán cân thanh toán của gia đình bốn miệng ăn. Nhằm tạo điều kiện cho Nguyễn Văn Tập giải quyết một phần khó khăn trong gia đình có hai cháu đang theo học trung học phổ thông, Bưu điện huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã nhận anh vào làm bưu tá xã.
Một ông giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn ở Hải Dương đã gửi tặng Tập một máy điện thoại để bàn. Tập lên Bưu điện Gia Lộc đề nghị được chọn bộ số điện thoại nào có nhóm số 390 để nhớ tới chiếc xe tăng anh lái đã húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975.
Ông Trưởng phòng Bưu điện tìm mãi chỉ có một bộ số điện thoại có nhóm số 390 nhưng người khác đã đăng ký trước rồi. Nguyễn Văn Tập đành nhận bộ số điện thoại 711.155 vậy và anh đang nghĩ cách nào có thể đổi số cho khách hàng được cấp số điện thoại có nhóm số 390.
Một lần xem chương trình giao lưu với bốn chiến sĩ xe tăng 390, Tiến sĩ hóa học Nguyễn Thị Hòe vô cùng xúc động trước những mảnh đời một thời bị lãng quên, cuối cùng tay trắng vẫn chỉ là tay trắng.
Chị tự thấy trách nhiệm tạo điều kiện cho những người đã lập chiến công húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập giảm bớt gánh nặng trong đời sống hằng ngày mà các anh phải gánh chịu.
Chị gọi điện thoại lên Đài truyền hình Việt Nam hỏi địa chỉ bốn chiến sĩ trên xe tăng 390. Chị viết thư cho từng anh, tự giới thiệu mình là Chủ tịch Hội đồng quản trị một Công ty sản xuất mặt hàng hóa chất và mời các anh lên thăm Công ty.
Nếu thấy không có gì trở ngại trong đời sống gia đình, các anh có thể chọn một công việc thích hợp ở Công ty. Nhận được thư các anh lên thăm, thấy Công ty đang trên đà phát triển cần bổ sung nguồn lực lao động Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập ở lại làm việc.
Chị Nguyễn Thị Hòe phân công Vũ Đăng Toàn làm Phó Giám đốc Xí nghiệp Sơn giao thông Kova và Nguyễn Văn Tập vừa làm thủ kho, vừa điều khiển xe nâng đưa hàng ra vào kho. Ngoài lương theo chế độ hiện hành, chị còn trợ cấp cho hai chiến sĩ xe tăng tiền thuê nhà hàng tháng.
Còn Lê Văn Phượng, anh cám ơn lòng tốt của chị Nguyễn Thị Hòe nhưng tự thấy đã đến cái tuổi không theo được công việc khuôn theo giờ hành chính mà khi làm khi nghỉ đều lượng theo sức khỏe của mình.
Anh vẫn tiếp tục cắt tóc ở cổng trường Sĩ quan Lục quân.Trong khi đó Ngô Sĩ Nguyên, sau một thời gian thức khuya dậy sớm dọc ngang trên con đường gió bụi đã bắt đầu thấm mệt.
Anh bán xe Gát 69 đi và làm đơn xin vào làm ở Công ty xe Bus 10/10 Hà Nội. Vốn đã có bằng lái tăng cấp 2 – cấp cao nhất của Binh chủng Tăng – Thiết giáp, sau khi tu nghiệp, Nguyên lái xe theo tuyến một thời gian rồi được giám đốc Công ty điều động công tác về làm việc ở văn phòng Công ty.
Tuy không được “bốn anh em trên một chiếc xe tăng” nhưng các anh vẫn có điều kiện gặp nhau thuận lợi hơn.
Những người làm nên giờ phút lịch sử, sau 20 năm sống âm thầm trong quên lãng, cuối cùng nhân dân cũng biết đến. Tình cảm của nhân dân với bốn chiến sĩ xe tăng 390 và bốn bà vợ âm thầm sống bên chồng cũng sâu nặng khác gì bảng vàng, bia đá.

Vũ Bão


Tấm ảnh lịch sử của Francoise Demulder: xe 390 húc văng hai cánh cổng chính, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ. Bùi Quang Thận nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào (mũi tên)


(Từ trái qua phải) Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập bên xe tăng 390 đang trưng bày tại Dinh Thống Nhất


Phiên bản của chiếc xe tăng 390 huyền thoại ở trong TP.Hồ Chí Minh hiện nay - Ảnh: Di tích Dinh Độc lập


Chiếc xe tăng 390 bản gốc đang được trưng bày ở Bảo tàng Lực lượng Tăng Thiết Giáp



« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 10:14:12 am gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #381 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 09:57:00 am »

Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập


* Theo lời kể của Bùi Quang Thận: Tiêu diệt xong căn cứ Nước Trong. Đến 9h sáng ngày 30 tháng 4 Đại đội 4 tăng của chúng tôi quyết định vượt cầu tiến vào thành phố phía trước chúng tôi là chiếc xe của Đại đội 3 do đồng chí Hùng chỉ huy bị xe tăng M41 bắn cháy. Xe 843 của tôi vọt lên tiêu diệt xe địch và tiếp tục vượt cầu.
Khi đến Dinh Độc Lập thấy cổng đóng. Tôi ra lệnh cho pháo thủ 2 Nguyễn Văn Kỷ giục pháo thủ 1 Thái Bá Minh nhắm giữa cổng Dinh Độc Lập khai hỏa. Không hiểu sao đạn không nổ ? Hai lần như vậy, tôi ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng Dinh. Trong 10 phút phải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra. Ngay lúc đó xe tăng 390 do anh Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính. Thế là cả hai xe đều tiến vào bên trong.
Tôi cầm theo lá cờ rồi chạy vào Dinh mà không mang theo một thứ vũ khí gì! Gặp Lý Chánh Trung (Bộ trưởng bộ VHTT chính quyền Việt Nam Cộng Hòa), tôi túm chặt tay bảo "Cho gặp tổng thống Dương Văn Minh". Thấy tổng thống Dương Văn Minh ra, tôi ra lệnh "Đưa tôi lên cột cờ Dinh Độc Lập". Dương Văn Minh đã yêu cầu Lý Chánh Trung dẫn tôi lên [3]
* Theo lời kể của Vũ Đăng Toàn chính trị viên đại đội, chỉ huy xe tăng 390: Tôi thấy anh Bùi Quang Thận (đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe 843) cầm cờ chạy tới nơi. Biết đồng đội vào Dinh làm nhiệm vụ cắm cờ, tôi vội xách khẩu AK (bên hông vẫn đeo súng ngắn) chạy theo để yểm hộ. Hai chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phụ tá Tổng thống Dương Văn Minh. Tôi nhớ rõ lúc ấy ông Hạnh mặc quân phục, đội mũ hơi lệch, đeo quân hàm chuẩn tướng. Ông Hạnh chào rất lễ phép và nói Tổng thống Dương Văn Minh đang đợi quân Cách mạng. Lên đến lầu 2, anh Bùi Quang Thận định lên cắm cờ nhưng không biết đường. Ông Nguyễn Hữu Hạnh cử người đi theo và có một người mặc chiếc áo trắng cộc tay nhận dẫn anh Thận đi lên nóc Dinh bằng thang máy. Còn lại một mình với khẩu AK vẫn lăm lăm trên tay, tôi thấy Nội các của Dương Văn Minh nhốn nháo với thái độ khá sợ hãi. Lúc này Ngô Sĩ Nguyên (nguyên pháo thủ số 1 xe 390) cũng lên tới nơi. Hai anh em chúng tôi đã dồn Nội các của Dương Văn Minh vào một chỗ, sau đó Nguyên ra đứng gác ở cửa. [4]
* Nguyễn Văn Tập (nguyên lái xe tăng 390) kể rằng: Khi xe 390 vào sân Dinh Độc Lập thì vẫn còn xe và quân lính chính quyền Sài Gòn. Thấy xe tăng ta vào, họ sợ và chạy hết. Lúc đó sân Dinh Độc Lập rất vắng, không có nhiều quân ta. Tôi thấy anh Thận, anh Toàn rồi sau đó là anh Nguyên vào Dinh nên nhảy khỏi xe 390. Tôi chạy lên bậc thềm sảnh Dinh, bỗng chợt nghĩ: Nếu bây giờ mình vào nhỡ địch quay lại chiếm xe thì sao, nên vội quay lại xe, nhảy vào ghế lái và thò đầu ra ngoài. Sự việc sau đó diễn biến rất nhanh, xe tăng, bộ binh của ta tiến vào Dinh mỗi lúc một đông.
Khi xông vào dinh Độc Lập thì anh lao đầu vào cửa kính, ngã bật ra phía sau, có lẽ do ngoài Bắc Việt Nam không có loại kính trong suốt này. Sau đó khi được Đại tá Chiêm của VNCH mời vào dinh, anh cũng không dám leo lên thang máy. Theo anh thì:Lúc đó tôi thấy thang máy giống như... cái hòm - Bùi Quang Thận nhớ lại - Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!. Sau khi nghe ông Đại tá giải thích, anh bắt ông Đại tá vào trước, anh vào sau. [1]
Vào trong dinh, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại "canh chừng" các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa và chờ cấp chỉ huy đến, còn ông thực hiện cho được nhiệm vụ của mình là cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập. Đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống, được lệnh dẫn Bùi Quang Thận cùng hai người đi theo hỗ trợ là Nguyễn Hữu Thái - cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - và nhà báo Huỳnh Văn Tòng lên cắm cờ trên nóc dinh.
* Bùi Quang Thận kể tiếp: Khi lên đến nơi, tôi hạ cờ ngụy xuống. Nhưng do cờ được buộc chắc chắn nên phải cắn bằng răng - sau đó treo cờ giải phóng vào. Kéo cờ mình lên, tôi lại hạ xuống, đưa tay xem đồng hồ. Tôi thận trọng ghi: 11 giờ 30 ngày 30-4 và ký tên Thận lên góc lá cờ Tổ quốc. Song, kéo cờ lên lại. Tôi quay đầu bước đi, rồi lại quay lại nhặt lá cờ của ngụy với ý định làm vật kỷ niệm trong cuộc đời chiến đấu. Nhưng lá cờ ấy, sau này tôi đã trao lại cho bảo tàng vì nghĩ làm như thế sẽ có ý nghĩa hơn.[3]. Sự kiện cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập của tôi thì lịch sử đã ghi nhận. Đây là hành động tất yếu của người chiến sĩ ở giây phút lịch sử thiêng liêng. Bất kỳ ai có được giây phút ấy cũng không thể làm khác, việc làm ấy trước hết thuộc về lịch sử dân tộc. [5]


Một phiên bản đồng dạng đồng thời với Xe tăng 843 nay được trưng bày tại Hội trường Thống nhất (Dinh Độc Lập cũ).


Xe tăng 843 "gốc" hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam [2]


« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 07:35:41 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #382 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 10:21:01 am »

Bộ đội và xe tăng của quân giải phóng tiến vào Sài Gòn trong sự chào đón của nhân dân trưa 30/4/1975

















« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 04:47:21 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #383 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 10:22:50 am »

         
         Nhưng hình như là còn câu chúc cuối nữa anh à. Câu này gần giống như là mệnh lệnh, là giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 341:" Chúc các đồng chí đi sâu, đi lâu, đi xa, đi đến ngày toàn thắng"

     Không có đâu tranphu ơi, đấy là tư tưưởng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ khi đi chiến đấu: " Đi sâu, đi lâu, đi xa, đi đến ngày thắng lợi hoàn toàn". Ngày đó tại QB vanthang có dự họp QC nghe cấp trên phổ biến nhiệm vụ chiến đấu cho sư đoàn. Đồng chí Lê Đức Thọ viết tay trao bài thơ của mình cho chính ủy sư đoàn Trần Nguyên Độ. Bài thơ lúc đó chưa có tiêu đề gì cả.
     Sau này khi nhà xuất bản ấn hành tập thơ Lê Đức Thọ mới có tiêu đề " Tiễn bạn " như ĐTS viết.
    
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #384 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 11:11:31 am »

Một số hình ảnh quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long


Nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên dẫn đường cho quân giải phóng tấn công dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất


Quân giải phóng tiến vào Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn.


Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975.


Trước sự kháng cự dữ dội, quân giải phóng chiến đấu kiên cường, giữ vững trận địa đã chiếm được tại các khu vực Hóc Môn, Gò Vấp (tháng 4/1975).


Nhân dân vui mừng chứng kiến đoàn xe tăng tiến vào dinh Độc Lập. Ảnh: Lâm Hồng Long




Tổng thống VNCH tuyên bố đầu hàng vô điều kiện


Nhân dân Sài Gòn đón mừng đoàn quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975.


Bộ máy chính quyền Sài Gòn hoàn toàn tan rã, từ ngày 1/5/1975, lần lượt các tỉnh, thành ở miền Nam được giải phóng. Trong ảnh là quân giải phóng tiến vào thị xã Bạc Liêu.




Thuyền chở bộ đội tiến vào giải phóng Cà Mau.


« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 11:32:48 am gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
lethanh80
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #385 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 12:01:09 pm »

   @ bạn Anh Tho!Đúng vậy ,những tấm ảnh này do những phóng viên người nước ngoài( chắc có lẽ đang làm việc cho các hãng thông tấn quốc tế lúc bấy giờ tại Sài gòn) ghi lại.
    Chào các anh!Có  nhiều ảnh nói vế ngày 30/4 vì không cho copy (vì cho hình nhỏ quá) nên em chụp và đưa lên.Mỗi tấm ảnh đều có chú thích tiếng anh hoặc tiêng việt chỉ ghi ngày ...thán.Các ảnh này nằm trong kho ảnh "khống lồ" của 1 kiến trúc sư người Việt.Em sẽ chọn lọc và gởi tiếp sau.
        Bộ binh tràn ngập con đường phía trước trước dinh
                           
        Người được làm tổng thống VNCH chỉ 3 ngày bị áp giải
                           
        "Mệt nhưng rất vui mừng,bộ đội ta ngồi nghỉ( hút thuốc) ngay bên trong dinh"
                           
        Vẫn vui vẻ lạc quan nhưng sẵn sàng.... với cây 12li7 ngay trước khách sạn Cửu Long hướng ra bến Bạch Đằng
                           
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #386 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 09:48:10 pm »

Chao bạn lethanh80
Cám ơn bạn đã đưa những tấm ảnh tư liệu lên trang cho anh em cùng ngắm nghía hình ảnh bộ đội ta trong những ngày tháng lịch sử (4/1975). Ngày đó Thanh Sơn cũng như các chiến sỹ trẻ trong những tấm ảnh trên, trẻ trung, hồn nhiên ở cái tuổi 19. Tấm hình Avatar bên cạnh cũng chụp vào thời gian khoảng tháng 7 năm 1975 trên tiệm chụp hình Minh Phụng - đường Minh Phụng Quận 11. Lúc ấy mình là lính binh nhì, nhưng "máu" quá nên mượn  quân hàm của anh Cao Văn Biều thống kê quân lực tiểu đoàn để chụp ảnh, nên trông anh chàng trẻ măng mà lại đeo quân hàm thượng sỹ là như vậy.
Sau ngày 30/4/1975 - Những ngày đó tâm trạng của Thanh Sơn cũng như hàng ngàn bộ đội khác vui mừng hồ hởi không thể tả. Gặp nhau ôm nhau rưng rưng lệ "mày còn sống à?". Nhìn cái gì cũng lạ lẫm...
Những anh bộ đội đeo quân hàm binh nhì, binh nhất ra đường phố, dân Sài Gòn kháo nhau rằng bộ đội Bắc Việt đưa toàn là tướng trẻ đi đánh nhau. Bởi vì anh nào cũng đeo quân hàm là miếng tiết đỏ gắn một sao hoặc 2 sao. Ở quân đội VNCH, cấp tướng mới được gắn sao, cấp úy là hoa mai, vì vậy dân Sài Gòn mới lầm là bộ đội Bắc Việt toàn là tướng là vì vậy.
Bạn hãy đưa nhiều tấm hình về bộ đội ta trong những ngày tháng lịch sử lên nữa nhé.
Chúc bạn vui khỏe.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 09:53:42 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #387 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 08:17:39 am »

Chào bác Trần Phú và Văn Thắng f341
Chào Anh Thơ. Lethanh80.

Cám ơn bạn Lethanh80 đã đưa lên trang những tấm ảnh tư liệu thật hiếm thật quý của quân ta tiến vào Dinh Độc lập trong ngày 30/4/1975. Thanh Sơn cũng thắc mắc điều này đây. Thời khắc chụp tấm hình hai chiếc xe tăng số hiệu B988 và 2 xe thiết giáp trong sân dinh là lúc mấy giờ, khi lá cờ của VNCH vẫn đang bay trên nóc dinh? Vậy chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh độc lập lúc này ở đâu và cả chiếc 483 nữa?


Đây là thời điểm mà hầu hết TTG của lữ 203 nằm trong thê đội 1 binh đoàn thọc sâu của quân đoàn 2 đã vào trong sân dinh. Lúc này, 2 xe 843 và 390 đỗ sát bậc lên xuống của dinh. 
Logged
lethanh80
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #388 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 10:21:55 pm »

    Chiếc tăng 843 trước thềm dinh đợc lập
                                 
    Chiếc xe đạp thồ treo lủng lăng mấy quả cối cùng hành tiến với bộ binh
                                 
                           
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #389 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 06:05:41 pm »

Lethanh80!
Những bức hình này thật là tuyệt trong giờ phút chiếm Dinh Độc lập, Chiếc tăng 843 đậu trước thềm Dinh, có ông phóng viên nước ngoài đang chụp ảnh chứng kiến bộ đội giải phóng và xe tăng tràn vào chiếm lĩnh Dinh Độc lập.

Trong tập truyện ngắn Quê Hương của Quân đoàn 4, có một truyện ngắn "Một cuộc hành quân bằng xe đạp" của Nguyễn Quốc Trung đã nói về cuộc hành quân thần tốc của bộ đội ta tiến vào Sài Gòn. Bây giờ thấy cái hình này mới chứng kiến đấy là sự thật. Anh bộ đội giải phóng thồ chiếc ba lô với cái ống điếu cày, mấy quả cối 60, trước xe là bó hoa... thật tuyệt. Không biết những người chiến sỹ này đã bao giờ được xem những tấm ảnh này chưa?
Trong số họ, ai còn, ai mất trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới Phía Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế ở CPC?
Nếu một ai bây giờ nhận ra mình trong đó, chắc họ sẽ vô cùng vui sướng và hạnh phúc nhớ lại thời khắc lịch sử của 37 năm về trước phải không bạn?
Rất tiếc mình lại không được vào Dinh dộc lập trong ngày 30/4/1975. Lúc đó mình trong đội hình của đơn vị lại vào chiếm lĩnh sân bay Biên Hòa.
Cám ơn bạn lethanh80
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2012, 06:52:34 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM