Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:58:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ điểm chốt bắt đầu (Ký về Sư đoàn 341 - Sông Lam)  (Đọc 293566 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 10:35:24 pm »

  Kể ra, ngoài bảng chi tiết thành tích, bác kèm theo luôn bảng thống kê sơ lược về thiệt hại thì tốt.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 10:22:30 am »

    Chào bạn Đậu Thanh Sơn . Cảm ơn bạn đã còn lưu giữ các số liệu b/c thành tích chiến đấu của Sư đoàn . Trong những năm tháng bảo vệ BGTN .
                Theo TP biết thì ngoài những thành tích đã thống kê  ( Theo tài liệu tuyên huấn ) Trung đoàn 273 còn lập 1 chiến công xuất sắc nữa là tháng 4-5/80 đã kiên trì gọi hàng hơn 200 người . Đây là số cán bộ Tỉnh thuộc tỉnh Công pông Chi Năng chạy theo Sờ Rây Ka . Ta bao vây và kêu hàng đúng 3 ngày tại khu vực Biển Hồ . Nơi giáp gianh 2 tỉnh Bắctambawng và Congpoongchinawng .Đây là thành tích đặc biệt rất có ý nghĩa trong việc xây dựng chính quyền cho Bạn .
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 09:28:19 pm »

Em chao anh Trần Phú.
Vâng, con số anh nói trên là chính xác, nhưng đó là thành tích của năm 1980. Số liệu em nêu trên đây là thành tích của Sư đoàn 341 trong 6 tháng đầu năm 1979, lúc Sư đoàn đang làm nhiệm vụ tại Puasat, nhằm phụ họa cho những trận đánh anh đã nêu trong loạt bài và bài ký em đã post.

 Một thời trai trẻ của anh em mình cũng như bao người lính khác của sư đoàn 341, sư đoàn 9, sư đoàn 7, sư đoàn 5 và hàng chục đơn vị khác đã gắn liền với những tên đất tên làng của nước Việt hay những phum sóc, thành phố, rừng núi của CPC. Đọc loạt bài "Tản mạn ngả ba con voi" hay các loạt bài khác của trungy1, của binh yen 1960 v.v...  đã gợi cho chúng ta những kỷ niệm vui buồn và thật xúc động khi nhắc đến tên người tên đất của một thời gian khổ hy sinh. Trong từng tấc đất của CPC hôm nay đã thấm đẫm biết bao xương máu của đồng đội của chúng ta đã ngã xuống.
 Trong trang sử vàng hào hùng và chói lọi của sư đoàn 341 hôm nay khi nói về những chiến công đó chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi hàng ngàn đồng đội đã nằm xuống. Vừa qua đã đưa từ Puasat và Kako về nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh 105 hài cốt liệt sỹ, không có tên tuổi, đơn vị. Có lẽ trong số đó đã có cả Nguyễn Trịnh Ngọ trinh sát tiểu đoàn 1, Trung đoàn 273 hy sinh tại đường 5. Các anh ra đi có tên, có tuổi có cha mẹ, có quê hương, bây giờ các anh về nước với cái tên "liệt sỹ vô danh" hay là "Liệt sỹ chưa biết tên". Thật đau nhói tâm can và thương nhớ Ngọ cùng hàng trăm đồng đội khác đã hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn.
Thời gian sẽ qua đi, cuộc chiến tranh máu lửa sẽ im ắng dần và trôi về quá khứ. Nhưng trong tâm can của thân nhân liệt sỹ và những CCB chúng ta may mắn sống sót sau hai cuộc chiến, có lẽ ngọn lửa đó vẫn âm ỉ cháy và sẽ không bao giờ tắt phải không anh?
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 09:33:48 pm »

Chào bạn nguyenquocchung
Bạn muốn biết thêm về thiệt hại của ta phải không? Trong chiến đấu vấn đề thiệt hại, thương vong là điều tất nhiên, không tránh khỏi. Bạn có thể thấy được sự gian hổ và ác liệt đó qua từng trận đánh mà anh Trần Phú và những anh em khác viết trên diễn đàn. Còn số liệu cụ thể của thiệt hại của Sư đoàn 341 vì lý do bí mật quân sự nên mình không thể đưa lên trang được (vì khộng được phép của sư đoàn), mong bạn hết sức thông cảm.
Chúc bạn sức khỏe và công tác tốt.
Thân mến.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 10:21:13 pm »

Kể tam quốc diễn nghĩa nữa đi anh Sơn , hihi , chờ lâu quá trời Tongue
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #35 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 01:15:50 pm »

... đã gợi cho chúng ta những kỷ niệm vui buồn và thật xúc động khi nhắc đến tên người tên đất của một thời gian khổ hy sinh. Trong từng tấc đất của CPC hôm nay đã thấm đẫm biết bao xương máu của đồng đội của chúng ta đã ngã xuống.
 Trong trang sử vàng hào hùng và chói lọi của sư đoàn 341 hôm nay khi nói về những chiến công đó chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi hàng ngàn đồng đội đã nằm xuống. Vừa qua đã đưa từ Puasat và Kako về nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh 105 hài cốt liệt sỹ, không có tên tuổi, đơn vị. Có lẽ trong số đó đã có cả Nguyễn Trịnh Ngọ trinh sát tiểu đoàn 1, Trung đoàn 273 hy sinh tại đường 5. Các anh ra đi có tên, có tuổi có cha mẹ, có quê hương, bây giờ các anh về nước với cái tên "liệt sỹ vô danh" hay là "Liệt sỹ chưa biết tên". Thật đau nhói tâm can và thương nhớ Ngọ cùng hàng trăm đồng đội khác đã hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn.

 Bác Đậu Thanh Sơn!

 Là người lính trong chiến đấu có rất nhiều chuyện để hiểu và đã hiểu ra, nhưng có một điều mà BY chưa hiểu. Đó là tổ chức của QD ta trong vấn đề làm công tác thương binh tử sỹ của các cấp, lính bị thương thì đi viện cấp E F QD hay QK thì rõ rồi, nhưng tử sỹ ở các đại đội chiến đấu thì chỉ chuyển về đến C bộ là coi như hết trách nhiệm, còn lại là việc của bộ phận vận tải D hoặc cấp cao hơn nữa.

 Đưa tử sỹ về C bộ kể cả ở tiền phương, có khi B cũng không mang về vì đang bận chiến đấu và do bộ phận phục vụ cấp C tự lấy tử sỹ về và giao cho vận tải D, nếu có thì xách theo cái ba lô của tử sỹ với đồ tư trang của họ, văn thư C viết vội vàng trích ngang của tử sỹ nhét vào túi áo ngực hay để trên cáng võng chuyển về tuyến sau và trên quyển trích ngang đơn vị ghi thêm dòng chữ ở phần đã hy sinh ngày ... tháng ...năm... và ở đâu? Không ai còn biết thêm gì nữa về "số phận" tiếp theo của tử sỹ và công tác còn lại, nếu có thời gian thì cấp D làm vệ sinh cho tử sỹ, thay cho đồng đội bộ quần áo lành lặn nhất rồi chuyển lên tuyến trên.

 Trong đơn vị BY có nhiều trường hợp chiến sỹ hy sinh ngay đến C B trưởng cũng không biết, lúc nhàn tản khi trà dư tửu hậu chuyện trò với nhau mới tóe loe ra là thằng A thằng B đã hy sinh ở trận đó, nghe cứ như chuyện lạ đó đây nhưng lại là chuyện thật. Đơn vị đánh vận động, mọi công tác thương binh tử sỹ do CTV lo, cấp B cũng mải lo đội hình tác chiến của mình và thực hiện vận động tấn công, có tử sỹ cũng không biết, bộ phận đi sau lo việc này, khi xong trận đánh B trưởng mới quay lại hỏi thằng A thằng B đâu? Lúc đó mới biết nó đã bị thương và được cáng về tuyến sau, cũng cứ nghĩ nó bị thương đi viện rồi sẽ trở về đơn vị lại, chờ mãi cũng cứ thấy bóng dáng nó mất hút không tin tức gì nữa, đến lúc anh em ngồi lại chuyện trò mới té ngửa ra rằng thằng em trong B của mình hy sinh từ đời nảo đời nào rồi và chỉ có mấy ông đi sau mới biết rõ chuyện đó.

 Chỉ cần mang được tử sỹ lên đến D là không còn ai biết tử sỹ đó tên tuổi, mặt mũi ra sao nữa, ai biết được trừ những thằng lính dưới C loại có tên tuổi hoặc có nhiều anh em đồng hương trên D. Tử sỹ chỉ căn cứ vào tờ trích ngang do văn thư cài vội vào xác tử sỹ và trong chiến đấu chuyện thất lạc tờ giấy đó cũng là chuyện bình thường. Vì vậy chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia cũng là chuyện có thể lắm chứ và tử sỹ đi có tên tuổi rõ ràng quê quán cha mẹ đầy đủ nhưng tới nghĩa trang nằm thì vô danh là vì vậy.

 Ngày BY mới vào chiến trường, lớp lính đàn anh có nhắc, ghi 1 mảnh giấy tên tuổi của mình, phiên hiệu đơn vị, hòm thư số và địa chỉ quê quán, tên tuổi cha mẹ để khi cần báo cho ai ở đâu?...vv. Cho vào túi nylon trắng dán kín nó lại và luôn để trong túi áo ngực bên trái. Lúc đầu cũng có làm như đàn anh chỉ dẫn, nhưng sau thấy nó thế nào ấy, cảm giác như mình sắp chết đến nơi rồi nên vứt bỏ. Nhiều anh "cùn" đời giọng "Bựa": Sống còn chẳng thiết thì thiết tha gì khi chết phải có tên với chẳng tuổi.  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 08:55:32 pm »

     Chào bạn ĐTS . Bạn BY . Đúng là về chính sách TBLS của ta đã rất tốt . Song thực tế con có nhiều bất cập . Như trước đã có bài viết nổi tiếng của nhà văn Minh Chuyên là:"Thủ tục làm người con sống " Là chuyện có thật tại TB Đã ầm ỹ 1 thời .
             Cách đây 3 năm TP có vào QUANGTRI tìm mộ của người bạn và cũng là người anh vợ bây giờ . Vào chỗ trung tâm chính sách ĐÔNG HÀ tìm mấy phút là được ngay . Điều đáng nói là trung tâm này lúc đầu ko báo công khai cho các tỉnh biết . Ai biết thì vào . Còn ko thì tự đi tìm lấy .
              Mình đến nghĩa trang xã Hải Phú . Anh vợ mình đã quy tập về đó . Hy sinh năm 5/72 Hàng ngày mình đi qua mà ko thể biết .
          Lại có điều đáng nói đáng trách nữa là rất nhiều ngôi mộ vô danh . Nhưng thực tế các đ/c này khi đưa về đây đa phần có tên tuổi . Nhưng quản trang ko có . Các bia mộ tạm bị trâu bồ húc ủi lẫn lộn hết . nên khi xây dựng lại đẹp như bây giờ thì ko biết bia mộ của ai nữa . Đến năm 2008 khi mình vào lấy hài cốt anh vợ thì vẫn ko có quản trang chính thức . Họ nói là chỉ có 1 người tự nguyện trông coi . KO CÓ CHẾ ĐỘ GÌ CẢ . Còn nhiều những chuyện khác nữa mà ko tiện nói về chính sách ,chế độ còn rất bất cập .
                      Chúc các bạn có nhiều sức khỏe ,niềm vui cuộc sống .
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 09:40:38 pm »

Chao BY.
Đúng là công tác chính sách của chúng ta trong các cuộc chiến tranh vừa qua có những vấn đề mà mình cũng băn khoăn như bạn. Hồi mới vào chiến trường B2 thay chốt cho Sư đoàn 9 làm nhiệm vụ chốt chặn trên đường 13 (Bình Dương) và các trận đánh sau đó giải phóng chi khu Chơn Thành, Xuân lộc, Trảng Bom, vv... mình cũng được trung đội phổ biến như bạn nói là dùng mảnh giấy ghi họ tên, năm sinh , đơn vị, quê quán.... bỏ vào túi áo (không có túi nilon như bạn nói đâu), nhưng BY biết không trong chiến đấu nhiều đồng đội bị thương, hoặc hy sinh  máu chảy ướt thấm giấy nên không thể đọc được, hoặc bị cháy. Mình còn nhớ ngày 23 /4/1975 tiểu đoàn mình đang hành quân trên đường 14 từ Bình Long về đánh Xuân Lộc. Khoảng 8h30 khi đi qua ngầm Mã Đà (Bây giờ là Thủy điện Trị An) đó, bị thám báo địch trong rừng phát hiện, sau đó thằng OV10 bay đến chỉ điểm cho phản lực trút bom vào đội hình, nhiều anh em hy sinh và bị thương. Số anh em hy sinh bị cháy hết cả quần áo thì làm sao còn giấy trong túi áo. Để nhận dạng anh em đó chỉ có những người cùng tiểu đội may ra nhận dạng được bằng cách căn cứ vào  chiều cao, thấp, có cái răng vàng...còn những người không có đặc điểm thì chịu. Đơn vị chỉ liệt kê những ai không còn ... vậy thì làm sao mà chính xác được. Rồi sau ngày giải phóng quy tập anh em về nghĩa trang, rồi sau đó địa phương di dời nghĩa trang ... nên thất lạc mất tên tuổi của anh em. Thậm chí tại nghĩa Trang LS Đồng Nai đơn vị mình có người hai mộ cùng tên tuổi, hoặc nghĩa trang LS Xuân Lộc có 42 mộ nhưng không biết của ai, chỉ có một tấm bia lớn ghi tên 42 liệt sỹ mà thôi. Vừa qua gia đình họ có liên hệ với mình để xác minh trường hợp 2 mộ, nhưng mình cũng bó tay. Mình còn cách chỉ cho thân nhân liệt sỹ là đi giám định ADN thôi.
Nhưng điều mình băn khoăn nhất là trong chiến tranh chống Mỹ thì chuyện thất lạc là tất nhiên, có thể chấp nhận được vì hồi ấy chiến trường và hậu phương xa nhau. Nhưng chiến tranh Biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế thì khó chấp nhận được. Vì sau chiến trường là một hậu phương vững chắc, thế mà vẫn thất lạc mộ đấy. Qua đó mới thấy được sự tắc trách của một số người làm công tác chính sách ở hậu phương (mình có số liệu đầy đủ 14 nghĩa trang của 8 tỉnh thành có liệt sỹ của sư đoàn an táng. Hiện còn 365 mộ bị thất lạc, chưa kể 105 mộ vô danh đưa từ Puasat và Kako về). Và, một điều nữa cũng khó hiểu nữa là: Giấy báo tử của đơn vị gửi về tỉnh, sau đó tỉnh đội lại làm một giấy báo tử khác gửi về địa phương và ghi mộ an táng tại nghiã trang đơn vị ở phía Nam. (Phía Nam thì từ Quảng Trị trở vào đến Mũi Cà Mau có trời mới tìm được) Mình biết điều này là vừa qua có thân nhân liệt sỹ cầm Tờ giấy báo tử vào nhờ mình xác minh mộ. (giấy báo tử của tỉnh đội Nghệ Tĩnh chứ không phải của sư đoàn 341).
Bạn đọc báo và thấy đấy, bây giờ vẫn có liệt sỹ về quê sau 30, 40 năm...
Nói thêm một chút về vấn đề này nhé: Ngày xưa khi còn nhỏ, các chú bộ đội đóng quân trong nhà mình, trước khi đi vào chiến trường, thấy các chú khắc tên hoặc đục tên vào mặt sau khóa thắt lưng. Trong chiến đấu nếu có cháy thì khóa thắt lưng vẫn còn tên. Thế mà đến khi đi đánh nhau mình lại không làm theo điều đó. Còn quân đội Mỹ và ngụy Sài Gòn, tên nào cũng đeo một chiếc thẻ bài bằng inor (bây giờ mình dùng để cạo gió đó) khắc tên, số quân, nhóm máu. Nếu bị thương nhìn vào đó có thể truyền máu được rồi không cần xét nghiệm (mà còn máu đâu và thời gian đâu để xét nghiệm phải không), nếu chết thì căn cứ vaò số lính trên thẻ, quân lực tra hồ sơ sẽ biết đó là ai. Coi vậy mà chúng nó làm điều này khoa học thật.
Thôi mình cũng chịu không lý giải với bạn được vấn đề này. Chúc bạn vui khỏe. Thank a lot
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 10:15:46 pm »

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ban liên lạc truyền thống CCB Sư đoàn 341 đã tổ chức họp mặt các tướng lĩnh, các đồng đội đang tại ngũ và CCB khắp mọi miền đất nước tại Dinh Độc Lập. Buổi hội ngộ đó có mặt hơn 1000 đại biểu tham dự. Trên chuyến về họp mặt đó đoàn CCB sư đoàn 341 Thái Bình đã thăm viếng nghĩa trang Trường Sơn và một số nghĩa trang khác trên đường vào Nam. Anh Trần Phú và anh Trịnh Lập xúc động làm một bài thơ  trên đường lấy tên là "KÝ ỨC THỜI GIAN".Nhân đây Thanh Sơn xin mạn phép hai anh post lên diễn đàn để anh em cùng đọc, cùng suy ngẫm về một thời máu lửa, binh đao, và cũng coi đây như một nén nhang lòng tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh:

Tôi trở vào thăm lại chiến trường xưa
Rừng vẫn cứ bạt ngàn hoa lá
Núi hiên ngang vừa quen vừa lạ
Mỏm đá nào ngày ấy bước chân trơn...

Tôi bước đi trong mây gió chập chờn
Thầm cầu niệm những linh hồn liệt sỹ.
Nghĩa trang Trường Sơn, nơi các anh yên nghỉ
Đất ấm dần cùng hương khói, thời gian.

Đất nước ta rừng núi bạt ngàn
Các anh nằm đây, còn ai, còn ai nữa?
Tổ quốc ghi công, bia vàng rực rỡ
Xin đón về cùng đồng đội, đồng hương...

Thế kỷ 20 huyền thoại một con đường
Chuyển núi, lay rừng, đạp từng ngọn dốc
Bằng máu, bằng xương, bằng tinh thần dân tộc
Con đường mang tên: Hồ Chí Minh

Những bến phà: Xuân Sơn, Long Đại*
Những Dốc Miếu, Do Linh, Đông Hà**
Hàng chục năm ròng không đêm nào ngơi nghỉ
Tất cả vì giải phóng Miền Nam

Đất A Vương, Đại Lộc, Điện Bàn***
Sông Thạnh Mỹ, Bến Giàng, Núi Lở
Đường Trường Sơn chân đi, tay mở
Rau tàu bay ôm búp măng rừng

Đón giao thừa, chia nhau miếng bánh chưng
Vui nhè nhẹ còn canh chừng động tĩnh
Đêm Kontum xuân về tĩnh mịch
Cánh hoa nào người lính vẫn chờ mong?...

Rừng núi Tây Nguyên vui tiếng chiêng còng
Sông nước Cửu Long dạt dào sóng vỗ
Đạn bom thù gây tang thương đau khổ
Cho đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Tôi hòa mình trong đoàn khách tham quan
Chào phố cổ Hội An Đà Nẵng
Ngũ Hành Sơn khoe mình trong nắng
Đèo Hải Vân mây trắng lút chân người.

Chào Khánh Hòa, điểm hẹn biển khơi
Xưa Xuân Lộc, Củ Chi, Dầu Tiếng
Nơi dành giật, giao tranh quyết liệt
Những trận càn máu đổ, đầu rơi...

Thành phố Sài Gòn tấp nập ngược xuôi
Vui kỷ niệm 30 năm chiến thắng
Bến Nhà Rồng êm đềm, phẳng lặng
In sắc trời rực rỡ pháo hoa...

Tôi trở về trong câu hát ngân nga
Thêm bịn rịn bỡi những tà áo tím
Đường trường Sơn đông vui nhộn nhịp
Khách ra vào
thăm lại chiến trường xưa

(Tháng 4/2005)
*Quảng Bình
** Quảng Trị
*** Quảng Nam





Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 10:38:03 pm »

       Chào bạn ĐTS . TP cảm ơn bạn đã nhớ bài thơ mà TP đã đọc tại hội trường lớn của dinh Độc Lập Saigon NGày 20/4/2005 . Ngày gặp mặt của ccb Sư đoàn 341 nhân dịp 30 năm miền nam hoàn toàn giải phóng .
                               Chúc bạn cùng gia đình khỏe ,luôn có nhiều niềm vui cuộc sống .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM