Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:52:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử Su-27  (Đọc 100254 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #90 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 10:48:29 pm »

Anh nói nhăng nói cuội là chỉ Irkutsk sản xuất máy bay hai chỗ ngồi trước sau, MK xuất khẩu. Tôi đưa nguồn tin chính thức của nước tầu bảo rằng máy bay của họ sản xuất ở Amure, anh còn cãi cùn gì.

nhiều chuyện quá, cứ trả lời cụ thể đi, cái 56 đâu.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77193#msg77193

Chú mình xác nhận trước, tớ trả lời trước:
- Irkurt (IAPO) và Gagarin (KnAAPO) sản xuất cái gì, thời điểm nào, tại sao thì chú mình đọc ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg76593#msg76593
- Chiếc 56 thì chú mình cứ chiếu cái phả hệ nhà Su xem chiếc T10PMK-1 nó nằm ở đâu, rồi vào chỗ này đọc để biết thêm nhé: http://airwar.ru/enc/fighter/su30mki.html
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #91 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 10:49:06 pm »

À, to bò dai.
Bò bảo Su-30 và các đuôi K, máy bay xuất khẩu, sản xuất ở Irkutks
Nhưng bọn tầu, mà là thông tin nhà nước chính thức nó bảo, máy bay của nó làm ở Komsomolsk-on-Amur. 
http://www.sinodefence.com/airforce/fighter/su30.asp
Tự trọng gớm nhỉ.

Còn cái 56 nằm ở đâu, ở đây này
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77159#msg77159
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77191#msg77191

Post lại cái mẩu trích ấy này. Bò xem, ai bảo bò cái PMK-1 làm từ cái 0101 ??

Câu hỏi cho bò vẫn ở trong các link trên, bò đã trả lời đâu mà chỉ cố cãi cùn ?? Mất thời gian quá.

to đoạn post của anh bên dưới. Tôi không tốn công làm thêm một post nữa nên thêm vào đây một câo.
Anh trả lời các câu hỏi cụ thể đi cho chóng, lằng nhằng quá.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77159#msg77159
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77191#msg77191


-----------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------


Bản "lược sử Su-27" trộn lẫn những dữ kiện lăng nhăng vào tài liệu chính quy, do đó hết sức rác. Mình dịch lại nguyên bản tài liệu này. Việc dịch từ tiếng Nga và một việc rất khó, vì ngôn ngữ Nga rất khoa học, người Nga quen viết câu dài vì cái đầu của họ to và họ tưởng mình cũng như phần còn lại của thế giới đầu to mắt lớn như họ. Thêm nữa, mình cũng không dùng thường xuyên tiếng Nga.

Nguồn lăng nhăng ban đầu là các báo cáo thành tích của đảng hay các câu truyện tuyên truyền cũng rẻ tiền như vậy. Nguồn nữa chắc là của wiki. Nói chung là các loại nguồn chứa nhiều phóng tác của các nhà bác học giỏi đên mức không phân biệt nổi các loại động cơ máy bay cơ bản.

Với đảng và chính quyền, chúng mình làm rõ vẫn đề, ơn đảng lãnh đạo, Su đã hai lần vấp phải những đoạn gai góc mà các máy bay khác như MiG, Tu đành bó tay thân bại danh liệt. Đó là lần Su cương quyết thay đổi cơ bản thiết kế 1980-1983, trong khi đảng đòi sản xuất ngay theo một mẫu thử đẻ non. Lần thứ 2 là Liên Xô đổ, Su đã dẻo dai sống qua cơn hoạn nạn này và bật dậy nhanh chóng sau đó, trong khi MiG coi như chết thẳng cẳng, Tu ngắc ngoải, Yak chết kỹ chôn chặt.

Một số vấn đề hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, thời kỳ Sukhoi thiết kế hai mẫu thử ban đầu có hình dáng của Su-27 tương lai. Thời kỳ phân chia nhiệm vụ giữa Su và MiG, tạo nền tảng cho sự thành công của Su sau này. Cũng như cấu trúc thực tế của Su-27 sau này là phiên bản Su-27S. Đây là mới vài đoạn khác nhau do trộn lẫn những dữ liệu lăng nhăng như wiki chẳng hạn.

Trong thời kỳ 1972-1975, Su-27 chưa dự định mang vũ khí hay radar, hay động cơ nào, nhưng bác đoành đã tặng nó trọn bộ vũ khí và khí tài của MiG-23, MiG-27 ?? Đây là một sáng tác rất mang tính wiki.
Radar và động cơ đầu tiên mà nó dự định mang chính là của nó, ra đời sau nó, nên 2 mẫu thử đầu tiên mang động cơ khác.
Một ví dụ về phóng tác nữa là định nghĩa máy bay thế hệ 3,4. Lúc đó chưa có ai phân chia như vậy, và thật ra các nguồn này cũng không thể phân biệt đâu là 3, đâu là 4 để mà phân biệt. Theo cách phóng tác này thì MiG-23 thích hợp với dải tốc độ rộng, dải độ cao rộng, dùng dã chiến, tác chiến bằng điện tử... sẽ là máy bay thế hệ 4.

Một ví dụ về phóng tác tuyên truyền đậm chất đảng, do đó khá phản khoa học, là sự mô tả về tai nạn của T-10-2. Ở đây, tác giả nào đó đã phóng tác đoạn cộng hưởng như là dao động trên lò xo vậy, có lẽ người viết ám ảnh quá nhiều bởi dao động và cộng hưởng, mà không biết rằng trục dọc của máy bay không được treo trên lò xo. Thực tế, máy bay ở trong một chế độ chưa từng được thử nghiệm, nhưng trước đó đã được cảnh báo về lý thuyết. Các xoáy cuộn không khí sinh ra từ thân làm mất ổn định áp lực trên cánh ổn định đuôi khí góc đón gió lớn, làm máy may thay đổi đột ngột góc đón gió, vượt ngoài tầm kiểm soát của hệ ổn định điện tử. Tai nạn này là một áp lực để thiết kế lại toàn bộ máy bay và cho mẫu thử T-10S, mẫu được dùng chính thức.

Một ví dụ về chất wiki là đổi đi một chút yêu cầu thiết kế. Su-27 là chương trình có nhiệm vụ thiết kế các máy bay đứng đầu thế giới, vượt trội F-15, đánh chặn các đối thủ tiềm tàng đang phát triển như YF-16, J6 , YF-17. Wiki thay đổi là đối đầu với  F-15 và tiêu diệt các F-4. Đậm đặc chất nhồi sọ của lái súng Mỹ.

Còn bò thì khỏi nói, ngay từ đầu Su đã được thiết kế làm máy bay đa năng, nhưng bò khẳng định đến Su-30 mới ném bom được ?? Có lẽ trọng tải 8 tấn của Su dùng để mang 20 quả đạn đối không ??


----------------------------------------

tiếp theo
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77408#msg77408


Từ T-10 đến T-10S, một máy bay hoàn toàn mới.
Phiên bản mới của máy bay áp dụng những đặc điểm mới qua những nỗ lực làm việc tối đa của Viện Sukhoi bắt đầu năm 1979. Ban đầu là nỗ lực làm các mẫu thử T-10 ban đầu đạt được những chỉ tiêu kỹ thuật như yêu cầu, thực hiện bởi OKB và SibNIA, kết quả là đưa ra cách đường lối tiến cấu hình ban đầu. Ở SibNIA, công việc dẫn đầu bởi Stanislav Kashafutdinov, tiến sỹ khoa học (Ở Nga hiện nay và Liên Xô trước đây, candidate là tiến sỹ khoa học, rất ít người đạt được sau khi có bằng tiến sỹ tương đương phương Tây doctor). Theo đường lối đó, khác nhau giữa thiết kế T-10 và T-10S trở nên rõ ràng. Cuối cùng, nó trở thành việc xóa bỏ thiết kế cũ và thiết kế lại một máy bay hoàn toàn khác. Theo Mikhail Simonov, chỉ một vài điểm T-10S thừa kế tiền nhiệm T-10, là bánh càng chính và ghế phóng.

Chỉ còn những đặc điểm chung nhất mà P.O.Sukhoi đặt ra cho Su-27 là còn lại, ví dụ, cấu trúc kết hợp, làm ổn định một thiết kế không ổn định với trọng tâm giữa đuôi bằng lái điện tử, bố trí động cơ tách rời với cửa hút gió hình lồng thò ra...

T-10S có một số cải tiến. Nhưng cải tiến quan trọng nhất là đôi cánh, tiến bộ ở đây là bỏ hoàn toàn cấu trúc điều khiển lực nâng truyền thống, thay vào đó là cấu trúc điều khiển lực nâng sử dụng máy tính. Cấu trúc này điều khiển hiệu quả hơn, nhẹ hơn, nhưng lại cần tính toán phức tạp khi điều khiển. Bước này nằm trong xu thế tự động hóa máy bay: đơn giản thiết bị lái, chuyển lái sau sang lái trước. Các cải tiến quan trọng khác là bố trí lại đuôi tránh xoáy cuộn không khí sinh ra từ thân khi góc đón gió AoA lớn, thu hẹp thân và bố trí lại các càng.

T-10S mang cánh mới, bỏ đi đường cong mép trước cánh đặc trưng của T-10 cũ. Mép cánh trước xiên thẳng, vặn một góc lên phần phát triển cánh giáp thân (bào khí trước cố định). Phàn phát triển gốc cánh (bào khí tĩnh) và cạnh trước cánh gấp góc rõ ràng chứ không uốn lượn. Mũi cánh hình oval bỏ đi và thay vào đó là mũi cánh thông thường, ở đây có thêm một móc treo cho đạn đối không. Điểm này có hai kết quả, làm nhẹ máy bay và thêm 2 đạn đối không nữa nâng tổng số đạn lên 10. Diện tích cánh tăng từ 59,4 m2 lên 62m2.

Các thiết bị điều khiển lực nâng trên cánh thay đổi lớn. Phía sau cánh, cánh nâng phụ (aileron) và cánh cân bằng (flap) được thay bởi một thiết bị chung hai chức năng, điều này làm việc điều khiển máy bay cần tính toán phức tạp và phải điều khiển máy tính. Cạnh trước cánh có thêm thiết bị điều khiển lực nâng nữa (slat), toàn bộ các thiết bị điều khiển lực nâng được điều khiển máy tính đảm bảo máy bay thực hiện được đường bay “bao vòng cực”, tức vừa ngoặt gấp, vừa vọt lên cao.

Khả năng điều khiển lực nâng bằng các thiết bị điều khiển cánh mới trên bộ cánh mới sẽ nhanh chóng chuyển góc đón gió âm về chiều dương và cho phép hoạt động ở dải góc đón gió lớn, điều khiển góc đón gió thuận lợi với độ cao và tốc độ khác nhau, điều đó tạo thuận lợi hơn cho ổn định ngang và ngăn cản rung lắc.
(Trong tất cả các máy bay, người ta thiết kế sao cho khi máy bay có góc đón gió dương thì nó cân bằng ngang, nên khi có góc đón gió âm máy bay sẽ ở chế độ vị trí góc ngang không bền. Các máy bay ổn định ngang cưỡng bức như T-4, MiG-25, Su-27 chỉ giảm khả năng tự ổn định ngang, chứ không bỏ hoàn tòan đặc tính khí động này. Khi có ổn định dọc điện thì việc ổn định ngang dọc tương hỗ với nhau làm việc ổn định thuận lợi hơn, nhưng lại đẻ ra những yêu cầu nghiên cứu mới về bài toán điều khiển và hình dáng các thiết bị khí động.)

Để giảm sự kéo dài máy bay, máy bay làm thon hơn, hẹp hơn và sau buồng lái gồ cao hơn. Phần mũi máy bay được thiết kế lại. Mặt cắt mũi máy bay ở vị trí giữa buồng lái nhỏ đi. Nắp buồng lái giữa nhỏ đi và lùi về sau, diện tích mặt cắt phần trước máy bay ở vị trí thùng dầu thứ nhất tăng lên. Ở hai sườn, khung máy bay và khung giá sườn (nơi lắp cánh) theo đổi theo chiều dọc. Diện tích mặt cắt hai bên của khung giá sườn đoạn giữa thân giảm đi, tâm đuôi thân được sắp xếp lại chừa ra một khoảng trống hình trụ, bố trí thêm phầ kéo dài của bình dầu thứ 2. Lúc đó, tổng lượng dầu mang theo đến 9,4 tấn.

Để tăng khả năng ổn định chiều hướng và ổn định xoáy có được từ hiệu ứng tác động tới về mặt thiết bị, tránh ảnh hướng của xoáy cuộn không khí tác đọng đén bề mặt thiết bị, các thiết bị khí động thực hiện việc thay đổi lớn.
Hai tấm ổn định đứng (phần cố định của đuôi ngang) lui về sau và đặt trên phần gia cố của ống động cơ. Do được gia cố, hai tấm này tự do lựa chọn theo tính toán và thử nghiệm vị trí tốt nhất trong luồng xoáy tạo ra bởi thân máy bay.
Tấm ổn định hướng (phần cố định của đuôi đứng) không đặt trên ống động cơ, mà tăng khoảng cách ra ngoài và lắp trên đuôi ngang, đuôi đứng có thêm phần nhỏ phía dưới. Tổng cộng diện tích đuôi ngang gồm ổn định đứng và tấm lái đứng (ổn định hướng) rộng hơn trước nhiều.

Việc thu hẹp thân máy bay làm giảm tác động của thân vào khí động, góp phần với việc cải tiến đuoi tăng khả năng ổn định của máy bay, những tình huống tăng mạnh là góc đón gió AoA lớn, tốc độ máy bay thấp.

Kiểu bố trí càng sau (càng chính) mới làm vỏ động cơ thon hơn và nhẹ đi. Càng sau bố trí phía trước và gập ngang vào cánh khi thu, T-10 ban đầu càng bố trí sau, gập về trước khi thu cùng với xoay bánh.

Phanh gió trước ở T-10 là nắp đậy ổ giấu bánh sau, nay đặt tên lưng máy bay mở dựng lên.

Để giảm bụi khi cất cánh, gốc của càng trước di chuyển về phía sau

T-10S có thêm hệ thống bảo vệ máy bay trước vật thể lạ (foreign-object damage FOD). Kết cấu này thay đổi cửa hút gió, trông nó như to hơn. Cửa điều tiết khí vào động cơ bố trí thêm ở mặt dưới cửa hút gió, trên T-10 ban đầu cửa điều tiết nằm trong ống hút, mặt trên tấm đáy.

Về giao tiếp buồng lái, T-10 và T-10S khá giống nhau, mặc dù buồng lái được thiết kế lại, đặc trưng là cổ điển nhiều đồng hồ cơ. Về sau này, kiểu buồng lái ban đầu được thay đổi khác hẳn bởi màn hình đa năng.

Một số mẫu thử được đóng theo thiết kế cũ, nhưng đợt sản xuất hàng loạt đầu tiên, ký hiệu Su-27S là thiết kế mới. Máy bay được trang bị cho không quân và phòng không ba nước Belarusia, Ucraina và Nga. Năm 1984 máy bay được thử nghiệm tại Liyetsk. Tháng 12/1984 bắt đầu phục vụ tại Lữ Đoàn Komsomolsk-na-Amuar. Năm 1985 được chấp nhận phục vụ trong không quân toàn Liên Xô.

Phiên bản Su-27S sản xuất từ năm 1982 đến 1991. Đây là phiên bản chính thức đầu tiên của dòng Su-27. Một số nguồn tin phương Tây gọi T-10 là Flanker-A, T-10S là Flanker-B. Máy bay được sản xuất chủ yếu tại Komsomolsk-na-Amuar, được biên chế với tên thường gọi Su-27P.

Các hậu duệ trực tiếp là:
Phiên bản hiện đại hóa Su-27M, Su-35 ban đầu, Su-37.
Phiên bản trên tầu sân bay Su-27K và Su-33. (thật ra, Liên Xô trước đây không đóng các tầu san bay thật sự mà họ gọi là Tuần dương hạm hạng nặng có sân bay). Phiên bản huấn luyện Su-27KUB, phiên bản huấn luyện hiện đại hóa Su-33UB. (Ở đây cần chú ý, Su-27KUB không có thiết kế ổn định, khi nó bán kèm cho nước nào đó, thì nó được thay đổi cấu hình buồng lái sao cho thích hợp với công việc huấn luyện của nước đó)
Phiên bản xuất khẩu được đặt tên Su-27SK, hậu duệ là J-11 tầu ->  J-11B
Su-27SM2 tiến lên thành Su-35 hiện nay.
Su-27SMK Su-30KI  Su-27SM

So sánh bề ngoài T-10 và T-10S
   

Phiên bản Su-27S được sản xuất có một số tham số
Mã loại    Su-27
Chức năng   đa năng thiên chiến đấu trên không
Năm    1982
Chỗ ngồi    1
Động cơ    2*8100kg (khô, chưa đốt đít) /12500kg (đốt đít) Lyulka AL-31F
Sải cánh    14,7m
Dài    21,94m
Diện tích cánh    62.0m2
Khối lượng rỗng   16380kg
Khối lượng thông thường    22500kg
Khối lượng tối đa    28000kg
Vũ khí    6000kg
Tốc đô tối đa    M2,35 (2500km/h)
Chịu gia tải tối đa hướng trọng lực      9,0
Trần bay    18500m
Tầm bay tối đa không tiếp dầu    3800km
Tầm bay với vũ khí tối đa 1500km

Vũ khí
Súng    1*30mm
đạn tự hành và khí tài khác trên    10 móc treo.


http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77606#msg77606

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 01:26:31 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #92 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 10:56:53 pm »

tiếp theo
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77408#msg77408

Từ T-10 đến T-10S, một máy bay hoàn toàn mới.
Phiên bản mới của máy bay áp dụng những đặc điểm mới qua những nỗ lực làm việc tối đa của Viện Sukhoi bắt đầu năm 1979. Ban đầu là nỗ lực làm các mẫu thử T-10 ban đầu đạt được những chỉ tiêu kỹ thuật như yêu cầu, thực hiện bởi OKB và SibNIA, kết quả là đưa ra cách đường lối tiến cấu hình ban đầu. Ở SibNIA, công việc dẫn đầu bởi Stanislav Kashafutdinov, tiến sỹ khoa học (Ở Nga hiện nay và Liên Xô trước đây, candidate là tiến sỹ khoa học, rất ít người đạt được sau khi có bằng tiến sỹ tương đương phương Tây doctor). Theo đường lối đó, khác nhau giữa thiết kế T-10 và T-10S trở nên rõ ràng. Cuối cùng, nó trở thành việc xóa bỏ thiết kế cũ và thiết kế lại một máy bay hoàn toàn khác. Theo Mikhail Simonov, chỉ một vài điểm T-10S thừa kế tiền nhiệm T-10, là bánh càng chính và ghế phóng. CHỉ còn những đặc điểm chung mà P.O.Sukhoi đặt ra cho Su-27 là còn lại, ví dụ, cấu trúc kết hợp, làm ổn định một thiết kế không ổn ccịnh với trọng tâm giữa đuôi, lái điện tử, bố trí động cơ tách rời với cửa hút gió thò ra...


Chú mình chịu khó đọc lại từ đầu chủ đề xem ông Đoành viết sao, rồi đọc thêm ở đây: http://airwar.ru/enc/fighter/su27.html

Có gì cần trình bày thêm về Su-27PU hay Su-30 cứ nói ra tự nhiên nhé Cheesy
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #93 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 11:28:28 pm »

Đây là chỗ người lớn, có tri thức và tự trọng nói chuyện về Su-30, không phải chỗ cho bọn trẻ trâu lăng xăng xếch mé tuất ah!

Người có tự trọng không sửa bài quàng xiên và đánh tráo khái niệm.

Vụ Su-30 của IAPO, KnAAPO đã được đưa tại đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg76593#msg76593
Nhắc lại: Cần biết phân biệt sự khác nhau về nguồn gốc giữa Su-30xx của IAPO với Su-30xx của KnAAPO.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #94 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 11:51:05 pm »

- Nhà máy chế tạo máy bay mang tên Gagarin tại KnA – nay là KnAAPO: chuyên trách máy bay tiêm kích Su-27 dòng 1 chỗ và các phiên bản nâng cấp (Su-27, Su-33, Su-35 và Su-37)

Bác Bò sao nóng thế hay hôm nay CK tụt dốc?
Bác nói câu trên là sai rồi, đó là thông tin cũ. KnAAPO sản xuất máy bay 2 chỗ ngồi cho Tầu đấy. SP của nó gồm: Su-33, Su-30MK, Su-27SKM, Su-30MK2, Su-35.
Link đây ạ: http://www.knaapo.ru/rus/gallery/events/combat/su-30mk/index.wbp

Còn IAPO thì cũng lắp Su-30MK thế mới hay, nhưng tập trung nhiều dòng Su cho Ấn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2009, 11:54:35 pm gửi bởi SSX » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #95 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 11:58:53 pm »

- Nhà máy chế tạo máy bay mang tên Gagarin tại KnA – nay là KnAAPO: chuyên trách máy bay tiêm kích Su-27 dòng 1 chỗ và các phiên bản nâng cấp (Su-27, Su-33, Su-35 và Su-37)

Bác Bò sao nóng thế hay hôm nay CK tụt dốc?
Bác nói câu trên là sai rồi, đó là thông tin cũ. KnAAPO sản xuất máy bay 2 chỗ ngồi cho Tầu đấy. SP của nó gồm: Su-33, Su-30MK, Su-27SKM, Su-30MK2, Su-35.
Link đây ạ: http://www.knaapo.ru/rus/gallery/events/combat/su-30mk/index.wbp

Còn IAPO thì cũng lắp Su-30MK thế mới hay, nhưng tập trung nhiều dòng Su cho Ấn.


SSX đấy à! Đọc kỹ cả bài theo đường dẫn rồi hãng phán nhá Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #96 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 10:46:48 am »

Tiếp theo
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77479#msg77479
Vài ngộ nhận thú vị.

Có khá nhiều điểm ngộ nhận trong các lời kể của các nhà sử học chuyên nghiệp cũng như những người thích tìm hiểu lịch sử nghiệp dư sau này.

Ví dụ, chi tiết là ban đầu Pavel Sukhoi không thích thú với chương trình máy bay mới, ông chỉ bắt đầu dưới sức ép của bộ  đầu 1971, nhưng sau đó lại đưa ra mẫu thử tốt nhất.

Một chi tiết nữa là MiG và Su đấu đá nhau căng thẳng nhưng lại dàn xếp được.

Thật ra, cả hai chi tiết đều là những tình huống lý thú, nhưng phi thực tế. Những người bênh vực chi tiết thứ nhất dẫn rằng, Su-27 về sau này không giống máy bay nào trước đó của Sukhoi cả. Đó là điểm không đúng, Sukhoi là nhóm thiết kế thiên về máy bay đa nang có không chiến (máy bay cường kích-tên Tầu),trước đó, Su-15 đánh chặn trở thành Su-17 đa năng, Su cũng sản xuất những máy bay ném bom như Su-22, Su-24.
Trong thập niên 1960, Su đã nỗ lực phát triển một số phương án kỹ thuật cao, như T-4, điều này làm Su được huấn luyện tốt và nắm được những khiến thức cơ bản cần thiết cũng như những giải pháp thực tế. T-4 (Su-100) cũng như các máy bay khác cùng thời không thể hoàn thiện được vì thiếu ổn định tự động bằng điện tử.

Việc bế tắc trong phát triển T-4 đã chỉ rõ yêu cầu cần ổn định điện tử. Các máy bay cùng thời T-4 (Su-100) là XB-70, Tu-144, Concord đều gặp những vẫn đề lớn về ổn định. Duy nhất có chương trình Concord đi vào sản xuất, nhưng đây là chương trình ít tham vọng, có vận tốc thấp nhất và là dân sự. Tuy vậy, nó cũng kết thúc rất thê thảm.

Một bước trung gian trước khi có ổn định điện tử ngang là máy bay cánh cụp cánh xòe MiG-23, F-111. Khi bay chậm, nhu cầu cần ổn định ngang tăng lên, chúng xòe cánh ra, khi bay nhanh cụp lại thành cánh tam giác chịu đựng khỏe và ổn định hướng. Cơ cấu này nặng nề, cũng được dùng trên Su-24. Khi có ổn định tự động, người ta không cần sản cánh rộng nữa mà co diện tích nâng vào sát trục dọc, từ đây xuất hiện các máy bay chiến đấu thân rộng, cánh chữ nhật hay hình thang xuôi. Áp dụng điểm này là MiG-25, F-15.

MiG cũng đã nố lực tăng khả năng vận động của MiG-21 bằng các mẫu thử Ye-6, Ye-8 (1956). Chúng đã nỗ lực hết sức mình, các mẫu thử vượt thời gian. Ye-8 dùng những cơ cấu tự địng cơ học. Sau này, F-16 là bản sao của Ye-8 trong thời đại điện tử.

Hướng phát triển của Ye-8 là tăng AoA. Khi tăng góc này, lực làm đổi hướng máy bay mạnh, máy bay đổi hướng nhanh và đó là linh hoạt, vận động tốt. Góc đốn gió AoA lớn trước tiên làm ảnh hưởng đến lưu lượng khí vào động cơ, nên kiểu cửa hút có khe hẹp đặc trưng của MiG-21, A-12 bỏ đi, thay vào đó là kiểu chống xung M1 bằng ống dài. Điều quan trọng là cơ cấu tự cân bằng của đuôi có xu thế kéo máy bay về vị trí thẳng trục, phản lại ý muốn tăng góc AoA, nên cần có thêm thiết bị khí động nữa ở mũi để làm chỗ tựa cho đuôi đứng bẻ trục dọc máy bay. Nhưng thiết bị này (bào khí trước), lại làm mất khả năng tự ổn định khí động. Bẳng  mẫu thử này, MiG đã cho thấy sự cấp thiết phải áp dụng ổn định điện tử vào việc điều khiển trục dọc và góc AoA.

Một ví dụ về cái vể bề ngoài hoàn toàn khác đời trước là MiG-25. Máy bay có thân rộng và 2 đuôi đứng, vi trí đuôi đứng di chuyển ngang ra phía ngoài, hơi nghiêng để tránh luồng xoáy động cơ. Cấu hình này, trừ đi cái cửa hút gió rất đặc biệt được copy ở F-15, vẫn là cấu hình cơ bản của F-22. Đuôi đứng nghiêng ra ngoài là cơ chế tự ổn định hướng tương tác với ổn định độ cao và cân bằng bằng khí động. MiG-25 chỉ phát triển mạnh cân bằng điện tử chiều ngang (xoáy). MiG-25 có thân rất rộng, nhưng được thiết kế để truy sát tốc độ siêu cao, máy bay không chú trọng đến AoA lớn và thay đổi. Su-27 và MiG-29 thừa kế cấu hình thân rộng, điểm khác là đặt cửa hút gió bên dưới cánh và bỏ đi việc điều khiển bào khí trước gắn liền với điều khiển khẩu độ cửa hút. Cửa hút gió ống điều áp đặt dưới như thùng treo là thừa kế máy bay phát triển AoA Ye-8.

MiG-25 cũng là một trong những máy bay Liên Xô đầu tiên có cấu trúc kết hợp. Cấu trúc này có đặc điểm toàn bộ máy bay được phát triển trên bộ khung cơ bản là hai ống động cơ, người ta làm bộ giá sườn và gắn vào đó các cấu tạo thân trước (buồng lái, điện tử), khí động (cánh, đuôi). Cấu trúc này là cấu trúc cơ bản của cả phác thảo và các phiên bản thực tế sau này dòng Su-27.

Như vậy, một máy bay ổn định tự động cả ngang, dọc và xoáy, có trọng tâm xuôi về sau, đưa các thiết bị lái lên trước, di chuyển đuôi đứng ra khỏi thân, thân rộng cánh thang xuôi sau hoặc chữ nhật... là kết quả tất yếu, nó được phần cơ học mong đợi từ lâu chỉ chờ thời đại điện tử. Các phác thảo ban đầu của Su-27 năm 1972 chỉ đơn giản là MiG-25, có tốc độ chậm hơn, nhưng AoA lớn hơn, tầm nhìn rộng hơn, thích hợp cho máy bay đa năng.

Thật ra, các phương án may bay tương lai phát triển độc lập trong các viện thiết kế Yak. MiG, Su và nhiều viện khác, phiên bản phác đầu tiên của Su được chú ý năm 1972 thật ra được phát triển cả về lý thuyết và bản vẽ, ý tưởng từ nhiều nơi. Tuy nhiên, chỉ MiG và Su đạt được phác họa triển vọng, và cùng phát triển chương trình PFI.

Phác thảo của Su được chính V. Sukhoi đặt ra từ 1969. Năm đó ông cũng thành lập nhóm nghiên cứu để thực hiện thực tế phác thảo này. Đầu năm 1970, nhóm phát triển đã trở thành một đơn vị khá mạnh trong Su OKB, cho đến 1972, được sự cộng tác của các nhà khoa học cơ bản lớn, nhóm đã thực hiện xong những tính toán chính.

Phác thảo MiG-29 của MiG là một phiên bản khắc phục các nhược điểm một đuôi đứng của MiG-21 và MiG-23, chúng bị luồng xoáy từ thân tác động mạnh khi bay AoA lớn tốc độ cao. Điểm này MiG đi trước Su. Cấu tạo thân rộng với phần phát triển gốc cánh (bào khí trước cố định), cánh chữ nhật... là các đặc điểm chung có được sau khi có ổn định ngang tự động (T-4 và MiG-25). Không phải chọn cấu hình nhỏ là hướng đi sai của MiG, vì bên châu Âu cũng đi theo hướng nhỏ và rất phát triển. Nếu so MiG-29 và F-16 cùng thời thì một trời một vực, F-16 chỉ là một máy bay còi cọc trước MiG-29, mặc dù MiG cũng chả to gì. MiG chỉ tụt lại sau Su vì một lý so khác, Su yên ổn ở Siberia xa xôi, trong khi MiG tan tành thời Liên Xô rối ren, đó là còn may, chứ AN còn bị xóa xổ.

Su-27 đã cương quyết vượt qua trì trệ tảo bởi những nhà lãnh đạo dốt nát đậm tính đảng suy đồi.

Bệnh thành tích là một cái cớ để duy trì các thế lực ngu si, đậm chất chính trị suy đồi, bè phái. Căn bệnh này đã suýt nữa biến Su-27 thành một thứ đẻ non, yếu đuối thô thiển. Sau khi Pavel Sukhoi mất, người ta vội vã đưa ra kiểu mẫu T-10-1, và Mikhail Simonov phải mất thêm nhiều năm nữa, với những nỗ lực tối đa cả về quyền lực và kỹ thuật để làm lại hoàn toàn thiết kế, bỏ thiết kế T-10-1. Thật may mắn, nếu không, một nhóm suy đồi nào đó đã có thể có thành tích chế tạo ra máy bay chiến đấu chủ lực của Liên Xô, bất chấp việc nó là kẻ đẻ non. Những kẻ ngu si cơ hội định hớt lấy những thành tích, khi chúng tưởng kết quả nghiên cứu đã ở trong tầm tay.

Bản chất sự yếu kém của T-10-1 là gì ?? Là bản thiết kế vụng về, thô thiển làm tăng khối lượng máy bay, là thiếu khả năng tính toán áp dụng kỹ thuật mới chuyển thiết bị lái lên trước. Những điểm này trói buộc nhau, máy bay nặng làm giảm khả năng gia cố khung thân, buộc lòng phải đặt đuôi bé hơn và lắp đuôi đứng ngay trên thân, vướng phải dòng khí xoáy khi AoA lớn. Sự vụng về này diễn ra khi Sukhoi mất, thời kỳ triển khai bản vẽ chế tạo.

Thật ra, ngay trrong phác thảo xây dựng trong giai đoạn 1969-1972, việc tránh những xoáy cuộn của thân vào cánh lái đứng khi góc AoA lớn đã được thể hiện rõ ràng. Phác thảo dùng cấu hình đuôi đứng đặt trên ống động cơ, giống như T-10-1 dùng, điều mà những kẻ cơ hội bám lấy để bảo vệ sự ngu dốt của họ. NHưng trong phác thảo, các đuôi đứng nghiêng ra ngoài dể tránh xoáy cuộn, đây là cấu hình tự cân bằng, làm giảm yêu cầu gia cố ống đuôi như đuôi đứng đặt xa ra ngoài của T-10S, tự cân bằng là hướng đầu tiên mà phác thảo đề ra khi cân bằng điện tử còn chưa chứng minh được đủ tin cậy. Cấu hình nghiêng ra ngoài này sẽ được dùng trong F-22 sau này. Do đó, nói T-10-1 đặt đuôi đứng trên ống động cơ nên giống phác thảo của Paval Sukhoi chỉ là hình thức nguỵ biện, đuôi đứng của nó dựng đứng, khi ổn định tự động yêu cầu, nhưng vẫn đặt trên ống động cơ, điều đó chính phác thảo đuôi đứng nghiêng ra ngoài để tránh xoáy cuộn thân đã phản đối từ 1969-1972.

Nói rõ hơn, khi xây dựng phác thảo, chưa có ổn định tự động đầy đủ chiều trục dọc (lên xuống), chưa xuất hiện yêu cầu đuôi đứng (ổn định hướng) đứng thẳng ,trong góc AoA lớn đuôi đứng nghiêng sẽ gây lực cản lớn ở đuôi, cản trở việc phát triển AoA lớn theo diều khiển. Phác thảo đặt đuôi đứng trên vỏ động cơ để giảm khối lượng gia cố, nhưng nghiêng ra ngoài để tránh thân. Sau này người ta thấy rằng không nên làm đuôi nghiêng nữa, nhưng vẫn giữ vị trí trên ống động cơ, làm diện tích đuôi đứng nằm trọn vẹn trên vùng xoáy gây ra bởi thân khi góc AoA lớn.

Nói rõ hơn nữa, Pavel Sukhoi đã nhìn thấy ảnh hưởng của xoáy cuộn không khí sinh ra từ thân khi góc AoA lớn và tốc độ cao, nguyên nhân làm mẫu thử T-10-2 rơi, phác thảo giải quyết bằng đuôi đứng nghiêng ra ngoài, khi các tính toán sau chưa yêu cầu đuôi đứng (ổn định và lái hướng) phải đứng, nhưng khi có yêu cầu đuôi đứng phải đứng, khi T-10-1 được thiết kế cụ thể sau khi Pavel Sukhoi mất, nười ta đã tuân theo yêu cầu mới là đuôi đứng dựng đứng, mà quên đi yêu cầu cơ bản của AoA lớn trong tốc độ cao,  là tránh luòng khí xoáy của thân. Vừa vụng về trong một thiết kế thô thiển của thân, vừa không xử lý được yêu cầu mới, T-10-1 mới tồi tệ như vậy và nó chỉ là một dấu nhấn của bệnh thành tích, đặc trưng của những thế lực dốt nát muốn tranh giành thành tích chế tạo được Su-27 trong "chung kết", những thế lực dốt nát không hiểu, T-10-1 không thể là chung kết, nhưng cố bảo vệ nó.

Từ khi T-10-1 chưa bay, Mikhail Simonov và Viện Nhiên cứu Hàng không Siberia SibNIA đã chỉ ra điều này, đó là thừa kế những tính toán cuả Pavel Sukhoi. Tuy nhiên, bằng nguỵ biện và áp lực thành tính của bè phát dốt nát, T-10-1 đã bay với thiết kế như vậy. Khi T-10-1 bay rồi, việc tranh đấu với các đồng chí đảng viên dốt nát nhưng cần thành tích đã làm Su-27 ra đời rất muộn, thật sự là 1982. May mắn hơn F-15 hay M16, Liên Xô đã đánh đổ một tên đẻ non, dù nó đã ngự trên ngai.

Một kết quả tiên tiến nữa mà Su-27 trong thời kỳ Mikhail Simonov cho vẽ lại hoàn toàn máy bay là Su-27 thừa kế xu hương rất tiên tiến ngày đó, chuyển lái sau lên trước, với bước đầy tiên là dùng cạnh trước cánh có điều khiển.


Thắng lợi. Bên Mỹ, việc tụt hậu diễn ra ngay sau khi Su-27 và MiG-29 xuất hiện.

F-15 là máy bay copy MiG-25, chính vì thế mà nó tự trói buộc vào các đặc điểm của máy bay chuyên nghiệp không chiến này. Nhược điểm lớn nhất của F-15 trước Su-27 là Su bỏ đi cửa hút gió rất đặc trưng của MiG-25, thay vào kiểu cửa hút gió lồng treo dưới thân cánh.

Ví dụ, F-15 và MiG-25 đều sử dụng cơ cấu cửa điều tiết khí vào động cơ kiêm chức năng bào khí trước điều khiển được. Ở MiG-25, khi tốc độ cao, cửa này cúi xuống, một mặt, nó hạn chế khí vào động cơ. Mặt khác, nó tạo lực ấn mũi máy bay xuống, cân bằng với các lực khác mạnh lên khi máy bay bay nhanh. Thiết kế này thích hợp với việc máy bay bay với góc AoA ổn định ở một độ cao, tốc độ nào đó, thích hợp với máy bay đánh chặn FBV, nguyên lý chiến đấu của MiG-25 và MiG-31, cơ cấu 2 trong một này nhẹ góp phần làm chúng có tốc độ cao. Cơ cấu này làm hạn chế khả năng máy bay trong những góc AoA khác nhau, khi cùng tốc độ và độ cao, điều cần thiết cho một máy bay đa năng. Để linh hoạt, người ta cần tách rời hai cơ cấu này, để điều khiển lực nâng mũi máy bay linh hoạt khi cần điều khiển góc AoA. Nhược điểm này càng được khếch đại hơn nữa khi F-15 sử dụng mũi chúi để tăng tầm nhìn phi công, ở tốc độ cao, mũi chúi này tăng lực dìm đầu máy bay cùng với cửa động cơ cần giảm lượng gió, điều này buộc tăng lực dìm đuôi trong khi tăng lực nâng cánh bù vào, làm máy bay không thể bay nhanh được. MiG-25/31 thì lại có tầm nhìn phi công hẹp với cái mũi nhô cao, không thể chấp nhận cho một máy bay đa năng.

Ngay từ đầu, các chuyến biểu diễn của P-42 đã chứng minh rằng Su-27 vượt trội rất nhiều trước F-15 về động lực. Sau đó, Su tiếp tục phát triển khí động với các phiên bản dùng bào khí trước điều khiển được, động cơ lái lực đẩy 4 chiều,  khả năng vận động còn tăng cao hơn nhiều.

Cũng như cặp MiG-29 và F-16. F-16 đi theo một mẫu thử vượt thời đại là Ye-8 ( MiG-21, 1956), nhưng đến lúc này đã cổ rồi. F-16 có cửa hút gió dưới thân cánh thích hợp cho A0A lớn, nhưng nó lại mang đuôi đứng giữa ống động cơ-mà từ MiG-25 đã bỏ đi, không thể có AoA lớn tốc độ cao. Thời Ye-8 là thời dogfight, máy bay cần nhỏ rẻ. Đến thời MiG-29, dogfight chỉ là một trong nhiều chức năng của máy bay đa năng, việc giữ cấu hinh đó không còn hợp. Ví dụ, khi góc AoA lớn tốc độ cao, đuôi giữa thân sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của xoáy cuộn từ thân. Các cải tiến Lavi, J-10... có bào khí trước điều khiển được, chỉ tăng được góc AoA ở vận tốc nhỏ, lợi cho ném bom. Các thử nghiệm AoA của Ye-8 chưa thể đi đến máy bay thực tế để kiểm nghiệm được kỹ càng.

Khó mà có thể nói thắng lợi của Su-27, MiG-29 trong chương trình PFI là lớn lao. 8 năm sau khi F-15 đưa vào sản xuất, Su-27 mới ra đời (1982). Nhưng sự trì trệ bởi độc quyền bên Mỹ đã đảm bảo thắng lợi này tồn tại lâu dài.

Tuy nhiên, mong muốn ban đầu của Su về phương thức không chiến mới, tầm xa và liên lạc với nhau băng thông rộng, chỉ có thể thực hiện được khi kỹ thuật điện tử phát triển 199x.


So sánh với khí động của F-22

Một điểm nữa có thể quan sát được ở F-22. Máy bay này có khí động đặc biệt giống MiG-25, giống hơn cả F-15 nếu trừ đi cái cửa hút gió kiêm bào khí trước điều khiển được. Đặc trưng ở cái đuôi nghiêng cho thấy F-22 sử dụng cơ chế tự ổn định khí động tươg tác chung giữa ba chiều: hướng, độn cao và ngang. Ví dụ, khi máy bay chéo hướng một góc bên trái so với đường bay, đuôi nó sẽ bị để cao lên, trong khi đó cánh trái dìm xuống làm lực nâng đẩy phần trọng tâm lên cao và sang trái, trong khi đuôi bị đẩy sang trái. Điều đó làm máy bay tự chuyển hướng thân về hướng bay trong khi ít thay đổi hướng trục dọc (độ cao). Cơ chế tự cân bằng khí động này lạc hậu hơn điện tử và đương nhiên F-22 không thể điều khiển AoA như Su-27 được.

Ở đây cũng thấy rõ một điểm, F-22 có nhược điểm rất giống phác thảo năm 1972 của Su-27, nó chưa dự tính ổn định điện tử góc AoA (góc leo cao). Đồng thời F-22 cũng có nhược điểm giống như mẫu thử T-10-1, là nó đã vượt giới gạn khối lượng để tăng cường gia cố đuôi, để sử dụng đuôi đứng đặt xa trên đuôi ngang, lùi bộ đuôi về sau, do đó, đuôi đứng của nó nằm trọn vẹn trong luồng khí xoáy của thân cánh khi AoA lớn. Một nhược điểm nữa có thể thấy rõ, điều khiển tự động của F-22 chưa đủ để nhập cánh nâng phụ và cánh cân bằng vào làm một như Su-27. Tất cả những điểm đó đều chứng minh F-22 không thể có góc AoA lớn ở tốc độ cao và những được bay phức tạp.

Cùng với việc điều khiển hướng lực đẩy không mạnh bằng Su, ta có thể kết luận, việc tuyên truyền F-22 cơ động trong dogfight hơn là Su chỉ là nhảm nhí.

tiếp theo
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77765#msg77765

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2009, 01:37:14 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #97 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 07:22:31 pm »

Lâu lâu không thấy SSX đưa bài nhảm, nhưng vừa gặp chú tuất thì vẫn bổn cũ soạn lại. Kể cũng kỳ! Tớ trao đổi mấy bài chú mình đưa trước đó ở phần dưới. Duy có điều, vào hùa với kẻ thiếu kiến thức cơ bản trầm trọng, lại chuyên tranh cãi cù nhầy bằng cách tầm chương trích lỏi thế chẳng đáng mặt tẹo nào!

Thế nào là việc so sánh Su-30 (Su-27PU) và F-22 (YF-22)?
Trích dẫn
SSX: Các trang web thường viết F-22(YF-22) nhưng cũng phân biệt YF bay đầu tiên ngày nào, F-22 bay đầu tiên ngày nào. Tương tự, Su-30(Su-27PU) nghĩa là YF là bản thử nghiệm của F-22, Su-27PU là bản thử nghiệm của Su-30
[/i]

Quy trình thiết kế - chế tạo một loại máy bay chiến đấu có nhiều giai đoạn và tên gọi của loại máy bay cũng biến đổi giống như trứng-tằm-ngài. Cái chính cần phân biệt nó ở giai đoạn nào để gọi tên cho đúng bản chất. Hãy bắt đầu bằng thuật ngữ Mỹ cho những vấn đề bàn luận:

Trong đề án Máy bay tiêm kích chiến thuật tiên tiến (Advanced Tactical Fighter – ATF) của Mỹ, YF-22 chẳng gợi ra điều gì tới chiếc Raptor hiện tại ngoài hình dáng gần giống. Mẫu thử qua được giai đoạn “Thuyết trình” (Demonstration and Validation – Dem/Val) vào tháng 4/1991 và được phát triển thành loại Raptor hiện tại có tên là YF-22A dùng động cơ P&W-119. Tới lượt YF-22A lại tiếp tục trải qua giai đoạn “Hoàn thiện cơ cấu vận hành và chế tạo” (Engineering and Manufacturing Development – EMD) với 7 mẫu thử có tên gọi F-22A, trong đó chiếc đầu xuất xưởng vào tháng 4/1997. Tới tháng 8/2001, sau khi vượt qua EMD, F-22A được chính thức chọn tên là F/A-22 Raptor và bước vào giai đoạn “Chế tạo khởi động lô nhỏ” (Low-rate initial production – LRIP) với 20 chiếc đầu tiên. Tới tháng 8/2008, tổng cộng đã có 122 chiếc F/A-22 được bàn giao cho Không quân Mỹ để đưa vào giai đoạn “Kiểm tra và đánh giá vận hành bước đầu” (Initial operational Test and Evaluation – OT&E), rồi “Kiểm tra và đánh giá vận hành chuyên sâu” (Dedicated operational Test and Evaluation – DIOT&E) trước khi được chấp thuận cho giai đoạn “Sản xuất đại trà” (Full-rate Production – FRP). Con kền-kền xuất hiện trên đời như thế đấy.

Tới lượt Su-30 (Su-27PU) nguyên thuỷ: Su-30 không phải là một đề án máy bay tiêm kích riêng biệt, mà là một hướng phát triển máy bay tiêm kích phòng không tầm xa từ phiên bản huấn luyện vũ trang của máy bay tiêm kích tiền tuyến Su-27 (đề án Máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nặng tiên tiến – TPFI của Liên Xô). Hai mẫu thử T-10PU-5 và T-10PU-6 là tên gọi dùng trong giai đoạn thử nghiệm 1988-1989 tại IAPO, tương ứng với Dem/Val của Mỹ. Cuối 1989, mẫu T-10PU-5 hoàn tất thử nghiệm và những thiết bị đã hoàn tất thử nghiệm của nó được ứng dụng ngay cho những chiếc loại Su-27UB đại trà để thành loại Su-27UBP hay còn gọi là Su-27PU, đồng thời hoán cải những chiếc Su-27UB khác sang cấu hình này để dùng cho trong nước và xuất khẩu. Thời gian từ 1989 tới tháng 7/1991 chính là thời gian của Su-27PU và tương ứng với giai đoạn EMD của Mỹ. Quyết định cho phép sản xuất Su-27PU (tên nội bộ IAPO) dưới tên Su-30 xuất hiện từ tháng 7/1991 và loạt Su-30 chế tạo tương ứng với giai đoạn “Chế tạo khởi động lô nhỏ” bắt đầu từ ngày 14/4/1992. Đây cũng chính là bước chuyển từ EMD sang LRIP của Su-30.

Như vậy, Su-30 nguyên thuỷ chỉ là sự đặt tên cấp nhà nước cho loại Su-27PU do IAPO dùng trước đó cho những chiếc chế tạo mới và hoán cải, nâng cấp trong giai đoạn 1989-1991 và sau đó là sản xuất theo lô nhỏ từ tháng 4/1992. Điều này cũng tương ứng với trường hợp Su-33 (Su-27K) của KnAAPO.

Việc so sánh Su-27PU là bản thử nghiệm của Su-30 giống như YF-22 là bản thử nghiệm của F-22, vì những lẽ trên, là không chính xác.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #98 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 10:27:12 pm »

To anh bò cũ lắm lời bên dưới, Anh vẫn chưa trả lời tôi, tại sao cai bức tranh mà anh lấy làm căn cứ không có chiếc 56 nó đi đâu.
Anh thấy ai gọi T-10U-2, T-10U-5, T-10U-6 làg Su-30 bao giờ mà anh cãi cùn dai thế.

Anh bảo ai nghiêm túc ?? Anh họp chợ ?? anh có thể sửa lại cái ý là MiG 2 chỗ ngồi sản xuất ở Amuar- như dân hàng tôm hàng cá, thế nhưng cái 56 nó đi đâu, cái hình anh post nó to lù lù còn đấy mà ?? 

Để xem ai lăng cuội ở đây ?? Ban đầu tôi và anh chỉ cãi nhau một chút về phiên bản cho Việt nam. Anh bảo nó xuất xưởng ở đó, tôi bảo lúc đó không còn ai sản xuất loại máy bay đó và nó chỉ ở trong căn cứ ở đó, và trước khi xuất xưởng được tân trang. Rôi anh dẫn chứng là chỉ Irkutks sản xuất máy bay hai chỗ ngồi và xuất khẩu. Rôi tôi đưa dẫn chứng của Tầu là may bay của nó ở Amuar, anh cố cãi cùn cái gì Huh

Việc chấp nhận những thông tin lăng nhăng trên internet như vậy. Thiếu chiếc 56, Su-30MKI trở thành phiên bản xuất khẩu từ bản Su-30 nguyên thủy, và đáng ra phải đặt tên là Su-30KI. Cũng như vậy, Su-27 không phải là máy bay sản xuất theo mẫu thử  T-10-1 năm 1977, mà là máy bay về sau này, T-10-7 năm 1981. Tôi đã nói với anh rồi, net là một bãi rác, ăn rác với một cái đầu rỗng sẽ loại tiêu hóa, khi đã loạn tiêu hóa thì không còn cách gì ngoài nói cuội cãi càn.


--------------------------------
tiếp theo http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77606#msg77606

Phiên bản 2 chỗ ngồi trước sau

Đứng trước thực tế là, Su-27 là máy may khác phần lớn với các máy bay Liên Xô khác về đặc tính và vũ khí khí tài, dẫn đường và các thiết bị khác, người ta thiết kế phiên bản hai chỗ ngồi với mục tiêu ban đầu là huấn luyện. Nó thừa kế toàn bộ đặc tính vận động và vũ khí khí tài của phiên bản chiến đấu một chỗ ngồi. Hơn nữa, với tầm và thời gian bay của Su-27, hai phi công một chuyến bay sẽ là một lựa chon tốt hơn.

Sukhoi bắt đầu thiết kế phiên bản hai chỗ ngôi từ cuối những năm 187x, trước khi tiến hành thử nghiệm mẫu máy bay mới T-10S. Yêu cầu thiết kế là giữ nguyên góc lớn của buồng lái, giống nhau giữa hai phiên bản một và hai chỗ ngồi để giữ nguyên mức độ khí động hoàn thiện cao của máy bay. Trong măm 1980, những chuẩn bị trước khi chế tạo đã hoàn tất.
Khí động cửa phiên bản hai chỗ ngồi phần lớn giống 1 chỗ ngồi. Khác nhau lớn nhất về thiết kế là phần trước thân, nơi nối vào buồng lái có 2 chỗ ngồi, điểm khác nữa là diện tích đuôi tăng lên để tăng ổn định hướng. Để tăng tầm nhìn của chỗ ngồi sau, phần sau buồng lái nâng cao một chút. Cả hai chỗ ngồi đều có nắp nghiêng trước và mở lên trên, dễ dàng vận hành và thoát hiểm. Việc đặt buồng lái sau cao lên làm thay đổi cấu trúc giá khung sườn ở phía trước thùng dầu một và giữa hai cánh, làm máy bay có một bướu gù. Cấu tạo này làm máy bay giữ nguyên càng trước (càng hạn cánh) và cơ cấu cân bằng ngang (điều khiển gờ trước cánh), lắp ở dưới phía sau buồng lái. Cấu tạo mới làm giảm dung tích nhiên liệu và tăng chiều dài thân. Mỗi đuôi đứng dài thêm 420mm và diện tích tăng 1,55m2.

Trong và sau hoàn thành Su-27S năm 1980-1982, phiên bản hai chỗ ngồi trước sau cũng được thiết kế lại cùng phiên bản một chỗ ngồi, kế hoạch thử nghiệm dự tính tiến hành sau khi hoàn thành và đứa vào sản xuất  Su-27S.

Phiên bản đầu tiên của dòng hai chỗ ngồi trước sau dùng để huấn luyện. Năm 1884 Sukhoi tiến hành thử tĩnh mẫu bay hai chỗ ngồi trước sau đặt tên là Su-27UB, sang năm sau bắt đầu lắp ráp máy mẫu máy bay đầu tiên, mãu thử T-10U-1. 7/3/1984 phi công thử nghiệm N.F.Sadovnikov lái cất cánh chuyến đầu tiên. Các mẫu thử tiếp theo là T-10U-2, T-10U-3. Các mẫu thử được đóng tại nhà máy KnAAPO ( Liên hợp sản xuất máy bay Komsomolsk-na-Amuar), lắp ráp cuối cùng tại xưởng của Sukhoi tại Maxcơva. Việc sản xuất hàng loạt được sắp tại Liên hợp sản xuất máy bay Irkutsk-IAPO.

Mẫu thử chuẩn bị cho lô sản xuất hàng loạt đầu tiên là T-10U-4, đóng tại Irkutsk, bay thử bởi phi công thử nghiệm G.E.Bulanov và N.N.Ivanov 10/1/1986. Sau đó, Su-27UB được biến chế về các đơn vị không quân và phòng không cùng với Su-27S.

Hai mẫu thử tiếp theo T-10U-5T-10U-6 năm 1986, được sử dụng như máy bay thử nghiệm. Các mẫu thử này sơn số vỏ từ 01 (T-10U-1) đến 06. Chiếc thứ 7 trở đi là Su-27UB được sản xuất hàng loạt từ 1986-1991.

Máy bay T-10U ban đầu được sử dụng cho phòng không và không quân các nước Nga, Ucraina và Belorusia nhưng ngay năm 1986 được sử dụng trong không quân toàn Liên Xô với tên Su-17UB.

Su-27UB được hiện đại hóa thành UBM.
Phiên bản xuất khẩu cho Tầu và Việt Nam là UBK. Đây chỉ là phiên bản gốc, tùy nước nhập máy bay gì mà người ta chọn lại cấu hình buồng lái cho nước đó. T-10USK là mẫu thử phiên bản xuất khẩu này (S là sẽ sản xuất hàng loạt). Phiên bản này được Tầu sản xuất với tên JJ-11 (Su-27 là J-11).

Máy bay không chiến hạng nặng Su-27PU


Một trong những dự định ban đầu của Sukhoi, sau đó được chấp nhận năm 1972, là nguyên lý chiến đấu trung tâm nhóm không chiến. Tuy nhiên, những rào cả về điện tử kìm hãm khả năng này một thời gian dài. Từ năm 2005, Su-30 Ấn Độ định kỳ tập trận với Không lực Hoa Kỳ, và chứng minh rằng các Su-30 dẫn các MiG-21 cổ lỗ đã chiến thắng F-25 trên tất cả các mặt chiến thuật. Điều này dẫn đến lần đầu tiên bầu đoàn thế tửt nhà Su được mời sang thăm Mỹ làm thượng khách. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, thì ký thuật điện tử phát triển chóng mặt mới hé mở khả năng này. Dòng Su-27 có tham vọng phát triển hướng này có hai loại, một thiên về đối không là Su-27PU, một thiên về đối hải là Su-32/34.


Các mẫu thử T-10U-2, T-10U-5, T-10U-6 về sau tham gia chương tình thử nghiệm Su-27PU, máy bay chiến đấu trên không hạng nặng.

Mẫu thử T-10-2 là mẫu thử đầu tiên thực hiện lắp cần tiếp dầu và bay đường dài, năm 1985 cất cánh lần đầu, đến 1986 đã được hoán cải với cần tiếp dầu và móc hãm dùng trên tầu sân bay. Năm 1986-1987 máy bay thực hiện thử nghiệm bay đường dài tiếp dầu qua IL-78 và Su-24. Tháng 7/ 1987 máy bay thực hiện chuyến bay dài Maxcơva-Komsomolsk na Amuar-Maxcơva, 13000km. Đây là bước đầu tiên trong chương trình máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27PU. Năm 1989, máy bay đổi số vỏ từ 02 sang 25. Máy bay cũng được sử dụng trong những thử nghiệm của chương trình Su-27K.

Bước tiếp theo của chương trình Su-27PU là lắp hệ thống điện tử mới. T-10U-5, T-10U-6 tham gia việc này cùng với lắp cần tiếp dầu và những cải tiến bay đường dài mà T-10U-2 đem lại, chúng đổi tên thành T-10PU-5, T-10PU-6. Công việc bắt đầu năm 1988 nhưng đến 1991 mới chỉ có một mẫu hoàn thành. Dòng máy bay Su-27PU được sản xuất rất ít, chỉ dùng trong thử nghiệm. Do chương trình bị đình trệ quá lâu thời Liên Xô rối ren, sau đó, khi chương trình tái khởi động thì nó đã lạc hậu và người ta phát triển nhanh thành Su-30, Su-30M.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg76683#msg76683

Chương trình Su-27PU được khỏi động lại năm 1991-1992. Tuy nhiên, người ta chỉ sản xuất 2 chiếc. Điều đặc biệt là hai chiếc này đánh số phục vụ, nhưng lại chỉ được dùng để thử nghiệm. 3 Chiếc gồm một chiếc 1 chỗ ngồi và hai chiếc này được đánh số 595 596 597 được dùng ở Đoàn bay thử nghiệm. Kết quả của cuộc thử nghiệm là chúng đã .... cổ rồi, và do đó xuất hiện dòng Su-30 và Su-30M. Dòng Su-27PU đen phận như vậy và anh bò cũ cứ nhai đi nhai lại là không có Su-27PU, mặc dù tên các mấu tử là PU đàng hoàng và không ai dám gọi T-10U-2, T-10U-5, T-10U-6 là Su-30 cả.

5 chiếc đầu tiên của dòng Su-30 là hoán cải từ Su-27UB, 4 được biên chế về lữ đoàn 54 (GIAP 54), một chiếc ở lại Irkutsk, đánh số từ 51-55, chiếc 55 ở lại không rõ lý do, có thể nó hỏng, có thể nó được hoán cải. Chiếc thứ 6 là chiếc đóng mới, nhưng ngay khi xuất xưởng đã được giữ lại xưởng và trở thành mẫu thử nghiệm Su-30M đầu tiên. Tuy vậy, tiến triển kỹ thuật dòng Su-30M rất chậm do Nga đang đảo lộn và mẫu thử mang số 56 lúc chưa hoán cải là nguyên mẫu của dòng Su-30 đời đầu tiên.  Bắt đầu từ 5 chiếc trên, có tên Su-30. Có thể cải tiến ở chúng không nhiều, nhưng đó là giai đoạn trung gian ngắn ngủi. Đáng ngạc nhiên là cả 5 chiếc này đều được đánh số máy bay thử nghiệm. Một hai chiếc trong số đó còn ở lại GIAP 54 15 năm sau.

Bước đệm của Su-27PU và Su-30 là việc đặt hàng 8 chiếc cho không quân, bao gồm 2 chiếc cho đoàn bay thử nghiệm và 51-56. Thế nhưng, quyết định thử nghiệm lại chũng trong Đoàn Bay thử nghiệm đã làm gói hàng này chia làm 3. 4 chiếc sau được chuyển thành máy bay thử nghiệm chiến thuật và sau đó được tận dụng như Su-27UB huấn luyện thường. Chiếc 55 giữ lại nhà máy không rõ lý do, có thể, nó dự định được sửa thành Su-30 thật sự như chiếc 56, nhưng khó có thể làm điều đó trên khung Su-27UB.

Chiếc 56 là chiếc đóng mới và là chiếc đầu tiên thật sự là Su-30, nhưng kiếp sống Su-30 của nó quá ngắn ngủi, nó thoát thai gần như lập tức thành Su-30M.

Cùng với phiên bản 2 chỗ ngồi trước sau là phiên bản hai chỗ ngồi ngang hàng, loại máy bay Su-27 lớn, thân rộng. Chúng ta sẽ xem xét loại máy bay đó sau. Đó là dòng máy bay mạnh tính đối đất, còn đối đất như thế nào thì mình đã có ý kiến ở đây.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77316#msg77316

tiếp theo
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg78011#msg78011
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2009, 12:05:28 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #99 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 10:43:51 pm »

Tớ chán vãi khi phải nói chuyện với kẻ lươn lẹo như chú mình rồi. Mà tớ cũng từng nhắc nhở để chú mình rút kinh nghiệm, xem ra phí lời!

Đã không sửa các lỗi cũ, chú lại tiếp tục lặp lại sự bịa đặt về việc tớ bảo ngoài IAPO thì KnAAPO không có Su-30 xuất khẩu cho TQ?! Nhắc đường dẫn cho chú đọc rồi bỏ cái tính lèm bèm đi: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg76593#msg76593

Chiếc 56 thì đã cho chú cái mẹt ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77478#msg77478

----
@ HP: Đây là diễn đàn nghiêm túc, không phải cái chợ. Dù ảo hay thật thì chú cũng nên cư xử đàng hoàng cho người ta nhìn vào. Cái gì chú chưa biết, chưa rõ thì đọc cho kỹ hãy nói. Đừng nói trước rồi lấp liếm sau rất phản cảm cho người đọc. Phần tớ không muốn mất thêm thời gian với chú trong thời điểm này!

@ Admin & Mod chủ quản: Mọi sự tranh luận cần có điểm dừng và trọng tài giám sát, nhắc nhở nhằm tránh quá đà và những hành vi phản tranh luận. Tất cả các bài Buff tôi đã đưa và các bài phản biện liên quan đều có trên này để Admin và Mod chủ quản tìm hiểu và xử lý theo nội quy diễn đàn. Khi có thời gian, Buff tôi sẽ mở riêng mục về "Lược sử Su-30".
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM