Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:29:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử Su-27  (Đọc 100358 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #60 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 03:07:00 am »



Dưới đây là buồng lái sau của PU, cũng là SU-30 đời đầu.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=510.msg71288#msg71288

- Su-27UB/UBK/UBM/PU đều là những sản phẩm của Irkut - Sukhoy. Những thứ mà tổ hợp này xuất khẩu đều có thêm đuôi K nên nhiều nguồn thấy VN nhập loại Su-27 2 chỗ thì phỏng đoán ngay rằng đó là loại Su-27UBK, trong khi thực tế không hẳn. Đồng chí này nói mộ câu sai mấy chỗ.
Irkut chỉ là một căn cứ lớn, nơi đó cũng có một nhà máy quan trọng của SU, nhưng cũng có một căn cứ lớn, các máy bay cổ đại bảo dưỡng và xếp xó ở đây. Chỉ có UBK và MKK là đuôi K, nhưng UBK không phải là một loại cụ thể.

Khác với các phiên bản Su-27UB phát triển từ các mẫu thử T-10U-1/2/3/4 huấn luyện vũ trang, phiên bản Su-27PU phát triển từ 2 mẫu thử T-10PU-5 và T-10PU-6 tiêm kích tầm xa Đồng chí này nói không biết nghĩ. 2 mẫu thử T-10PU-5 và T-10PU-6 là PU, chứ không phải PU phát triển từ chúng.
T-10PU-5 và T-10PU-6 là máy bay có hệ điện tử của PU đóng trên cấu hình khung và khí động của UB
UB đơn giản là huân luyện 2 chỗ ngồi của các bản nguyên thuỷ T-10-1 và T-10-2
SU-30 thử nghiệm ban đầu là mẫu thử được đóng lại từ T-10PU-5 và T-10PU-6 (GỌI CHUNG LÀ 10-4PU), đến lúc này chúng mới có tiếp dầu. mẫu thử của UB được lắp cần tiếp dầu bay thử trước, sau đó, tiếp tục được trang bị lại điện tử. như vậy, hai chiếc máy bay (chứ không phải loại máy bay) T-10PU-5 và T-10PU-6 ban đầu là UB, sau đó là PU.
Đây là điểm rắc rôpis của các mẫu thử mà người hời hợt nhầm lung tung.

Phân biệt Su-27UBK với Su-27PU/Su-30 nguyên thủy (mẫu T-10PU-5) sai vì Su-27PU<>Su-30 nguyên thủy

Phòng không ban đầu
 

Nào cùng xem Su-30/Su-27PU của VN:

- Su-27UB/UBK/UBM/PU đều là những sản phẩm của Irkut - Sukhoy. Những thứ mà tổ hợp này xuất khẩu đều có thêm đuôi K nên nhiều nguồn thấy VN nhập loại Su-27 2 chỗ thì phỏng đoán ngay rằng đó là loại Su-27UBK, trong khi thực tế không hẳn.

- Khác với các phiên bản Su-27UB phát triển từ các mẫu thử T-10U-1/2/3/4 huấn luyện vũ trang, phiên bản Su-27PU phát triển từ 2 mẫu thử T-10PU-5 và T-10PU-6 tiêm kích tầm xa. Hai mẫu thử này đều có các đặc điểm thiết kế khí động của loại T-10U-x như Su-27UB, nhưng T-10PU-5 có thêm cần tiếp liệu gấp gọn và T-10PU-6 thì là T-10PU-5 + cánh vịt. Sau khi thử nghiệm thành công, Su-27PU được đặt tên là Su-30 tiêm kích đánh chặn tầm xa và loại Su-30M tiêm kích đa năng. Ngoài chức năng đánh chặn tầm xa, Su-27PU/Su-30 còn có hệ thống liên kết phần tử và ra-đa cải tiến cho phép nó có khả năng chỉ huy và kiểm soát hành quân của biên đội tiêm kích. Thời điểm 1989-1993, các máy bay Su-27UB được nâng cấp tính năng và chuyển loại thành Su-27PU không cần tiếp dầu để dùng thử nghiệm cho lực lượng PKKQ Nga, đồng thời dùng làm mẫu phô diễn tính năng cho loại Su-30MK xuất khẩu. Đây chính là loại mà cả Ấn, TQ và VN nhập về cùng với loại Su-27SK/SMK.

- Phân biệt Su-27UBK với Su-27PU/Su-30 nguyên thủy (mẫu T-10PU-5) tương đối dễ dàng nhờ (i) vị trí giấu cần tiếp dầu bên má trái máy bay và (ii) đầu dò tổ hợp định vị quang hồng ngoại lệch phải, nhưng phân biệt giữa Su-27UBK với Su-27PU chuyển loại/Su-30K (mẫu T-10U-x) lại không thể dựa vào hình dáng bên ngoài mà luận được. Cách đơn giản nhất để biết Su-27PU chuyển loại là ngó vào bảng điện buồng lái của phi công ngồi sau để xem có màn chỉ thị tình huống trên không gắn chính giữa phí trên của bảng hay không.

- Đ/c Ov10 đã vác máy ảnh vào xưởng để chụp một chiếc Su-27PU số hiệu 8523 không biết có ghi được tấm hình buồng lái phía sau hay chưa.


« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 03:27:45 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #61 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 05:37:45 am »

Ở ngoài VN, những dữ kiện chính thức về các loại chiến đấu cơ (Su-27, Mig 29, v.v.) tương đối khá phổ biến.  Dĩ nhiên, Su-27 thì vượt trội Mig 29 từ sức tống
, tầm hoạt động, và trang bị điện tử; thêm nữa giá cả mua vào cũng khá mềm (cỡ 30 triệu Mỹ kim cho mỗi em) nên tôi nghĩ rằng không quân VN đã chọn đúng đối tượng cho túi tiền của mình (một số báo nước ngoài cho biết rằng VN đã mua được 12 chiếc Su-27).   Thiết nghĩ nếu Su-27 được Pháp, Do Thái, hoặc Cà Ri nâng cấp hệ thống điện tử, radar, và có trang bị tên lửa không-đối-không của Mỹ (AIM-120D AMRAAM) hoặc R-77 (thể BVR) của Nga thì sứ mệnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (nhất là lãnh hải như khu vực HS, TS chẳng hạn) của các anh .... thợ lái xứ ta sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Dĩ nhiên giới lãnh đạo có lẽ sẽ chọn R-77 để trang bị cho mí em Su-27 vì tên lửa KĐK R77 chỉ bằng 1/3 của AIM-120D theo giá cả chợ trời hiện giờ.  Nghe đâu mí ĐC TQ cũng đã ra lò bản nhái R-77 (họ lấy tên là SD-10) có bảng giá chỉ bằng 1/10 của AIM-120D (tuy nhiên chắc họ sẽ không bao giờ bán cho VN đâu hén).  Cool
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #62 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:32:29 pm »

@ Bí Bếp:

Trích dẫn
Ở ngoài VN, những dữ kiện chính thức về các loại chiến đấu cơ (Su-27, Mig 29, v.v.) tương đối khá phổ biến. Dĩ nhiên, Su-27 thì vượt trội Mig 29 từ sức tống , tầm hoạt động, và trang bị điện tử

Trong nước thông tin về chúng cũng phổ biến không kém bác ah Grin
Nói chung, Mig-29 và Su-27 là các dòng tiêm kích chiến trường thiết kế cho các nhiệm vụ cụ thể của Không quân Liên Xô trước đây. Chúng khác nhau nhiều thứ nhỏ nhưng chủ yếu là tầm hoạt động vì người ta muốn như vậy. Su-27 và hậu duệ được nhiều nước chọn mua vì nó phù hợp với học thuyết quân sự và điều kiện trang bị quốc phòng của họ.

Rất nhiều thông tin trên mạng trong các trang tiếng Anh nói về máy bay Nga được dùng lại từ The Encyclopedia of World Military Aircraft của hai tác giả David Donald và Jon Lake viết từ năm 1994. Nhìn chung hai ông này viết cũng công phu, nhưng thông tin lạc hậu và nhiều chỗ rất không chính xác. Bác tham khảo cẩn trọng kẻo lẫn!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #63 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:42:57 pm »

@ huyphuc: Họ..họ! Chú cứ bình tĩnh đọc kỹ bài trước khi tranh luận nào Grin

Trích dẫn
Đồng chí này nói mộ câu sai mấy chỗ.
Irkut chỉ là một căn cứ lớn, nơi đó cũng có một nhà máy quan trọng của SU, nhưng cũng có một căn cứ lớn, các máy bay cổ đại bảo dưỡng và xếp xó ở đây.

Nói nhà máy Irkutsk sản xuất các dòng 2 chỗ phiên bản của Su-27 như Su-27UB/UBK/UBM/PU là sai ư?

Ngay từ đầu 1980, PTK Sukhoi đã hoàn tất ý tưởng của dòng Su-27UB huấn luyện vũ trang. Sau khi khung mẫu thử do nhà máy Gagarin tại KnA làm xong và chuyển về PTK Sukhoi để hoàn tất vào năm 1985, loại Su-27UB được đem thử nghiệm. Su-27UB chính thức được giao cho nhà máy chế tạo máy bay Irkutsk sản xuất từ cuối năm 1986.

Cuối thời kỳ tồn tại của Liên Xô, có hai nhà máy chủ lực chuyên chế tạo thành phẩm Su-27 cho Sukhoi là Irkutsk (máy bay huấn luyện vũ trang 2 chỗ vốn chiếm thị phần ít) và Gagarin tại KnA (tiêm kích 1 chỗ và các phiên bản nâng cấp vốn chiếm thị phần lớn). Cơ cấu mặc định phân chia chế tạo Su-27 dòng 2 chỗ của Irkutsk và Su-27 dòng 1 chỗ của Gagarin KnA được duy trì tới khi LX tan rã và tiếp tục trong những năm đầu thuộc LB Nga.

Tới nay, nhà máy Irkutsk thuộc tổ hợp IAPO (Công ty cổ phần Chế tạo và Khoa học Irkut) do Hãng Sukhoi chiếm 13,2% vốn là nơi duy nhất đã và đang sản xuất các loại Su-27UB/UBK/UBM/PU.

Trích dẫn
Chỉ có UBK và MKK là đuôi K, nhưng UBK không phải là một loại cụ thể.
Không chỉ UBK và MKK là đuôi K, nhà máy Irkut thuộc IAPO còn sản xuất hàng loạt K khác Su-30K hay còn gọi là Su-27PUK, Su-30MK và Su-30KN dùng cho trong nước và xuất khẩu.

UBK đối với IAPO Sukhoi thì có cấu hình cụ thể, nhưng đối với khách hàng trong cơ chế thị trường thì có thể gia giảm trên nền UBK cơ bản do IAPO chào. Thế nên mới có việc gọi là Su-27UBK nhưng do điều chỉnh cấu hình mà thành loại khác với tên gọi.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #64 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 03:17:52 pm »

Trích dẫn
Đồng chí này nói không biết nghĩ. 2 mẫu thử T-10PU-5 và T-10PU-6 là PU, chứ không phải PU phát triển từ chúng.

Logic của mọi quá trình chế tạo là từ sự thành công của mẫu thử được định danh tới sản phẩm có tên gọi cụ thể. Quá trình chế tạo Su-27UBP/PU không nằm ngoài logic đó.

Từ thiết kết mẫu thử T-10U-2 (có cần nhận dầu gấp gọn bên má trái máy bay) của loại Su-27UB, PTK Sukhoi và nhà máy Irkut đã cho ra hai mẫu thử T-10PU-5 và T-10PU-6 mang hệ thống thiết bị điện tử, dẫn đường và chỉ huy tầm xa mới. Đây chính là 2 mẫu thử của dòng sản phẩm đặc thù do IAPO Sukhoi chế tạo: loại máy bay tiêm kích đánh chặn huấn luyện kiêm chỉ huy (đa nhiệm đối không) Su-27UBP hay còn gọi là Su-27PU. Nên nhớ là Su-27UBP/PU chỉ được định danh sau khi mẫu T-10PU-5 nêu trên hoàn tất thử nghiệm trong năm 1989. Từ năm 1989 tới 1991, nhà máy Irkut tiến hành sản xuất Su-27UBP thay vì Su-27UB thuần tuý, đồng thời nâng cấp một số Su-27UB sang Su-27UBP/PU cho Không quân LX/Nga dùng thử nghiệm. Cuối năm 1991, Chính phủ Nga cho phép Sukhoi IAPO sản xuất Su-27PU dưới tên chính thức là Su-30. Quá trình sản xuất Su-30 hàng chợ ở IAPO Sukhoi bắt đầu khởi động từ ngày 14/4/1992.

Như vậy, có 2 vấn đề cần được nói cho rõ với dòng sản phẩm Su-30 của IAPO Sukhoi là:
- Loại Su-27UBP/PU được đặt tên và sử dụng sau này gồm những được chế tạo mới hoặc nâng cấp từ Su-27UB theo cấu hình mẫu thử T-10PU-5. Từ cuối năm 1991, loại này được gọi bằng tên chính thức là Su-30 dù người ta vẫn phải mở ngoặc là Su-27PU. Ấn Độ là nước đầu tiên đặt mua một lô Su-30 (Su-27PU) theo cấu hình mẫu T-10PU-5 với tên thương mại là Su-30K(I).
- Loại Su-30M phát triển từ mẫu thử T-10PU-6 với cánh vịt trở thành sản phẩm xuất khẩu Su-30MK. Ấn Độ và Mã-lai trở thành 2 khách hàng đầu tiên của dòng này với các loại Su-30MKI (1997) và Su-30MKM (2007).
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #65 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 05:41:01 pm »

To Bí Bếp
Su klhoong cần sử dụng các thiết bị và vũ khí phương Tây. Các phiên bản lai giống đồ điện phương Tây được lên kế hoạch chỉ để tương thích với vũ khí và khí tài phương Tây, trong những nước mua vũ khí ở cả hai nguồn. Su có những khí tài và vũ khí mạnh nhất thế giới, nên những nước mua một nguồn vũ khí không cần lai giống. Su là máy bay đầu tiên thử nghiệm tên lửa duy nhất trên thế giới hiện nay bắn được mọi hướng (ra mọi hướng và vào mọi hướng). Nó sử dụng những đạn đối không, đối đất hải đối hải tốt nhất mà phương Tây còn lâu mới có được. Những cuộc tập trận chiến thuật của Su-30 Ấn Độ trước máy bay phương Tây đã chứng minh điều đó.
Chỉ có ở phương Tây người ta mới bị nhồi sọ quảng cao là Su cần đến khí tài phương Tây mà thôi.

Hệ thống điện tử của Su-30 xuất phát từ nguyên lý chiến đấu hoàn toàn mới: một máy bay chính sẽ dẫn đội hình các máy bay nhỏ, đạn tự hành bắn từ thiết bị khác, máy bay không người lái... xung trận. Điều này chưa hề được thự hiện ý tưởng từ Phương Tây. Chính vì vậy, hệ thống điện tử của Su-30 rất lớn, ban đầu được mệnh danh là miniAWACS, phương Tây không có hệ thống nào để so sánh. Nói cho rõ thêm, chỉ riêng radar đuôi của Su-30 đã có antena lớn bằng một số máy bay chiến đấu phương Tây.

To bò cũ.
Đòng chí này cãi cố.

Irkut cho đến khi chuyển giao cho Việt Nam là nhà máy chủ yếu thực hiện việc lắp ráp SU-30 xuất khẩu. Lúc này phiên bản SU-27 cũ (buồng lái trước đầy đồng hồ cơ) không còn sản xuất, chẳng có nhà máy nào sản xuất nó cả. NHà máy này trước đây lắp ráp nhiều (nhưng không phải là nơi sản xuất chủ yếu), nên người ta mang các Su cũ về đây hoán cải, đăt trong căn cứ. Khi chuẩn bị xuất bán, các máy bay này được đưa về nhà máy rồi chở đi xuất xưởng. Hiện nay nhà mãy vẫn sản xuất khá nhiều Su-30 xuất khẩu.
Các phiên bản xuất khẩu tốt nhất được lắp ráp ở Komsomolsk-na-Amuare, Irkut là đầu, Komsomolsk-na-Amuare là cuối tuyến đường Baikal-Amure. Các nhà máy chế tạo SU được bố trí nằm dọc theo tuyến đường Siberi-Armuare. Định kỳ các nhà máy được nhận hợp đồng mới cùng với việc cải tiến dây chuyền xoay vòng, như vậy theo một chu kỳ sẽ nâng cấp các nhà máy theo thứ tự vòng tròn. Tiếp theo phiên bản Su-27 nguyên thuỷ, các phiên bản chuyên nghiệp không chiến Su-35 và một phần Su-33 được chuyển đến Komsomolsk-na-Amuare. Do không tiếp tục sản xuất Su-27 đời gần đầu (phiên bản Su-27 Việt Nam), nên Irkut chuyển sang các phiên bản sau nhưng không phải là các phiên bản nội địa nổi trội. Về sau, do các phiên bản xuất khẩu bán được nhiều, nên Irkut phình to ra, nhưng không phải là dây chuyền lắp ráp tiên tiến, vì hiện nay chu kỳ đầu tư mũi nhọn vẫn đang nằm tại Komsomolsk-na-Amuare.

T-10PU-5 và T-10PU-6.
Thứ nhất, Su-27 PU không phải là Su-30, đồng chí nói chúng là một là sai. Thứ 2, không phải Su-30 nào cũng có cần tiếp dầu, đấy là cái sai thứ 2 của đồng chí.

T-10PU-5 và T-10PU-6 là SU-27PU. Tên nó là như thế.

Ở đây có một cái rắc rối nên đồng chí và nhiều người nhầm, hai chiếc T-10PU-5 và T-10PU-6 là hai mẫu thử, ban đầu cái khung thân của nó là SU-27UB được hoán cải chỉ để để thử nghiệm bay đường dài và không có hoán cải điện tử. Trong năm 1888 hai chiếc UB được hoán cải để thực hiện chuyến bay thử Maxcơva-Komsomolsk na Amuare-Maxcơva.

Sau khi thử nghiệm bay đường dài thành công, tháng 8/1988 chúng bắt đầu được hoán chuyển để thành phiên bản PU. Điểm khác biệt sau khi hoán cải là chúng được lắp thiết bị điện tử mới, không hề có trong các máy bay trước. SU-27UB được chọn chỉ vì đây là nhưng máy bay 2 chỗ ngồi thân hẹp, thích hợp nhất với cấu hình có chức năng không chiến 2 chỗ ngồi, trong khi đó sự khác biệt chính của SU-27PU lại không phải là khung thân, mà là thiết bị điện tử và nguyên tắc nhiệm vụ. Sau khi hoán cải với các thiết bị này, chúng sẽ là SU-27PU. Tuy nhiên, cho đến năm 1991 chỉ một chiếc thành công, như vậy, loại máy bay SU-27PU xuất hiện rất ít.
Khác biệt lớn nhất của SU-27PU và SU-27P là ở chỗ, PU là máy bay trung tâm của nhóm không chiến, còn SU-27P là máy bay không chiến cổ điển. SU-27PU đã thực hiện cuộc cách mạnh kỹ thuật mà chỉ có Nga đơn hành đại đạo, không một nước nào đủ trình độ toàn diện để theo. Một ước mơ có thể được tô vẽ thế này, đến ngày nào đó, một SU-27PU dẫn 4 chiếc UAV xung trận, không một máy bay chiến đấu nào của phương Tây chống lại được cả. Phần điện của PU được phát triển từ P, nhưng diễn ra rất chậm do Liên Xô rối ren.

Đó là các đặc trưng của các SU-27P. Nó có thể được lắp trên khung thân của SU-27UB, nhưng đúng ra phải nói rằng, SU-27PU là tiếp theo của SU-27P, chứ không phải SU-27PU là tiếp theo của SU-27UB. Các đồng chí đánh giá theo tiêu chí bên ngoài nhiều quá, nếu các đồng chí đánh gia theo tiêu chí bên ngoài thì chắc SU-32/34 không phải là SU nữa. Chính vì các đồng chí đánh giá theo hình dáng bên ngoài nên mới không phân biẹt được PU và SU-30. Các xằng bậy này nhan nhản trên nét, các đồng chí ăn tạp ngốn vào nên mới loạn tiêu hoá như vậy.
http://www.sirviper.com/index.php?page=fighters/su-27/su30

Như vậy các mẫu thử T-10PU-5 và T-10PU-6 có nhiều phần được lưu truyền từ khi chúng là UB, rồi PU, rồi SU-30. Vì vậy cho nên nhiều đồng chí tối dạ cho SU-27UB, SU-27PU và SU-30 là một. Điều đó như là tôi cắt cái quần dài ra làm quần đùi, đồng chí chỉ cái quần đùi của tôi bảo là quần dài vậy, rồi quần đùi sờn gấu, tôi cắt ra làm sịp, đồng chí giơ cái sịp đó ra giới thiệu với mọi người là quần dài.

Người ta đặt tên sờ sờ đâu là PU, đâu là SU-30, nhưng đồng chí loạn tiêu hoá nên mới bảo SU-27PU là SU-30, thế người ta đặt tên làm gì ??
Khác biệt cơ bản của SU-30 với SU-PU là khả năng đối đất. Và thật ra, đúng thật sự thì PU chưa ra đời. SU-30 đã thực hiện thành công ý tưởng ban đầu, là đối không đối đất hai trong một. Trong khi đó, loại PU được fornat  nhưng chưa kịp trang bị thì đã có SU-30 và nó dừng lại. Khả năng đối đất được thực hiện bởi một hệ thống điện tử lớn, do đó, máy bay không chiến có hệ thống điện tử lớn rất có tiềm năng đối đất. Thế nhưng để những tính năng còn chìm đó ra ánh sáng lại là vẫn đề thế hệ, đó chính là sự phân biệt SU-27PU và SU-30. Làm một máy bay đa năng là mục tiêu ban đầu khi thiết kế SU-27, đến đây mới coi như thành công.

Tiếp theo sau năm 1991, người ta hoàn thiện các mẫu thử khác, nhưng thay đổi rất nhiều. Phiên bản SU-27PU xuất hiện trước công chúng năm 1991 và lúc đó nó chỉ có một mẫu thử duy nhất. Trong khi đó, các thiết bị cho máy bay, kể cả những phần quan trọng nhất là đồ điện tử và động cơ chưa được hoàn thiện. Máy bay vẫn sử dụng loại động cơ lượng thông qua thấp AL-31 gần như nguyên thuỷ, chỉ thích hợp với không chiến tầm ngắn, không thích hợp với đa năng và bay đường dài, bay lâu. Phần điện tử cũng vậy, nó mang đồ điện tử chưa đủ lớn với yêu cầu nhiệm vụ: cần thực hiện một lúc nhiều công tác phức tạp, diện rộng và tầm xa. Phiên bản PU ban đầu này có giao tiếp chức năng không chiến đơn giản như máy bay chiến đấu trên không cổ, trong khi nguyên lý mới yêu cầu quá khác biệt.

Cuối năm 1991, Chính phủ Nga cho phép Sukhoi IAPO sản xuất Su-27PU dưới tên chính thức là Su-30 Chính vì đồng chí không phân biệt được đâu là 27PU, đâu là 30, nên đồng chí nhặt nhặt 3 cái điều như thế này trên nét loạn tiêu hoá. Nếu đồng chí biết nghĩ một chút, thì đồng chí có thấy bao giờ người ta bắt đầu sản xuất máy bay mới từ một mẫu thử không ?? Tiến trình ra đời một máy bay mới mất nhiều bước. Ban đầu, một vài mẫu thử khác nhau được đóng để thử nghiệm tìm ra những ưu điểm, các ưu điểm này được trộn vào nhau và cho ra một vài mẫu tiếp. Các mẫu này được đánh giá cấp quốc gia, nếu được tiếp tục thì bao giờ quân đội cũng đư ra các vẫn đề mới, và sẽ đến bước sản xuất các máy bay thử mghiệm, khoảng một vài cái đến trên dưới chục cái. Các máy bay này được sản xuất song song với việc các phi công thử nghiệm huấn luyện vài chục phi công mới, các máy bay này được sử dụng vừa để thử nghiệm hoàn thiện thiết kế, vừa để không quân tìm kiếm các chiến thuật cho nó.
Tiến trình sản xuất bắt đầu sau bước này, lúc này, quân đội đã có một số kha khá phi công và dùng số đó để sản xuất người song song với máy bay. Hay là đồng chí cho rằng, một máy bay mới thì phi công chỉ cần nhảy lên là đánh nhau như trĩ luôn ??
Một máy bay đâu phải là một cái ô tô ?? ai cũng có thể dùng ô tô, nhưng người ta cần thiết kế ba mặt cho một cái máy bay: máy bay, phi công và chiến thuật. Một cái ô tô chỉ cần hãng tham gia thiết kế sản xuất, còn một cái máy bay cần rất nhiều thứ, trong đó có cả 3 nhóm người tham gia thiết kế : các nhà kỹ thuật, phi công và các nhà quân sự.

Nguyên lý chiến đấu của SU-30 khác biệt khá xa với SU-27 và các máy bay truyền thống, hệ thống điện tử mới muốn hoạt động tốt yaau cầu nhiều thứ kỹ thuật khác: máy bay bay được lâu và xa, động cơ lượng thông qua cao và một lớp phi công-điện tử mới, cũng như các vũ khí mới và biên chế quân đội mới.
Cho đến 1992, kế hoạch sản xuất một số lượng đáng kể các mẫu thử mới theo yêu cầu mới mới được bắt đầu. Các thử nghiệm được tiến hành cho đến năm 1993 và đây là thời điểm ra đời Su-30, về sau này có một số chiếc một chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi song song cũng được thử nghiệm theo hướng này và được gọi là Su-30, nhưng dần chúng chuyển sang hướng khác: Su-35 và Su-32/34, cũng như Su-27P hiện đại hoá. Những chiếc Su-30 chính thức gồm 3 anh em, sau trở thành các MKK1, MKK2 và MKI.

Hệ thống điện tử mới đặc trưng bởi số lượng lớn các màn hình đa năng thay cho đồng hồ, mánh tính mạnh cho phép phát hiện và theo dõi, dẫn bắn nhiều mục tiêu, phân tích các mục tiêu phức tạp, thông tin số và định vị toàn cầu. Động cơ AL-31 được cải tiến để tăng lượng thông qua và bắt đầu bàn đến khả năng lái lực đẩy. Về nhiệm vụ, nó nổi trội khả năng đối đất và đối hải-lợi dụng hệ thống điện tử lớn. Đây chính là thời điểm người ta format SU-30 ngày nay. CHương trình đưa ra hai loại Su-30 gần như song song. Một loại có đồ điện tử lớn nhưng giao tiếp cũ, một lợi tiên tiến hơn. Điểm phức tạp hơn nữa là song song với những hoán cải chính, thì mỗi kiểu đều có 2 loại: dùng và không dùng cánh bào khí trước, thử nghiệm lái lực đẩy. Mẫu thử T-10-4PMK-1/T-10-4PMK-2 cũng như vậy, nó là SU-30MK ra đời 1993, hai anh em này sau được cải tiến để trở thành Su-30MKK2 và Su-30MKI.

Phiên bản đơn giản rất giống giao tiếp phi công với PU, là Su-30 nguyên thuỷ và do đó nhiều người nhầm. Nó chỉ khác biệt lớn ở những chỗ mà amateur không chụp ảnh được. So với PU, nó có thêm hệ định vị toàn cầu,  radar quét địa hình mặt đất, nhiệm vụ đối đất... và động cơ lượng thông qua cao. Phiên bản có giao tiếp đơn giản vì việc dùng màn hình đa năng là cách mạng trong kỹ thuật giao tiếp phi công-máy bay, nên giao tiếp cũ giảm bới gánh nặng đạo tạo nhiều phi công giỏi liền một lúc. Cũng vì vậy, việc huấn luyện các Su-30 này tận dụng những buồng tập hay may bay huấn luyện Su-27 cũ, nên các đồng chí mới có thông tin là Su-27PU chính là Su-30.
Phiên bản đơn giản được sản xuất rất ít, vì giao tiếp như thế không thích hợp. Ban đầu, người tầu cũng lo ngại việc huấn luyện phi công thế hệ mới, nên đã chọn cái này. Thế nhưng hoá ra việc huấn luyện phi công không khó khăn như người ta sợ, và thế là Tầu có SU-30MKK1 và SU-30MKK2.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 06:34:28 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #66 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 09:41:27 pm »

Hi hi! Cậu viết dài dòng, lẫn lộn quá mà tớ lại bận nên chỉ trao đổi ngắn gọn thế này:

Trích dẫn
Irkut cho đến khi chuyển giao cho Việt Nam là nhà máy chủ yếu thực hiện việc lắp ráp SU-30 xuất khẩu. Lúc này phiên bản SU-27 cũ (buồng lái trước đầy đồng hồ cơ) không còn sản xuất, chẳng có nhà máy nào sản xuất nó cả. NHà máy này trước đây lắp ráp nhiều (nhưng không phải là nơi sản xuất chủ yếu), nên người ta mang các Su cũ về đây hoán cải, đăt trong căn cứ. Khi chuẩn bị xuất bán, các máy bay này được đưa về nhà máy rồi chở đi xuất xưởng. Hiện nay nhà mãy vẫn sản xuất khá nhiều Su-30 xuất khẩu.
Các phiên bản xuất khẩu tốt nhất được lắp ráp ở Komsomolsk-na-Amuare, Irkut là đầu, Komsomolsk-na-Amuare là cuối tuyến đường Baikal-Amure. Các nhà máy chế tạo SU được bố trí nằm dọc theo tuyến đường Siberi-Armuare. Định kỳ các nhà máy được nhận hợp đồng mới cùng với việc cải tiến dây chuyền xoay vòng, như vậy theo một chu kỳ sẽ nâng cấp các nhà máy theo thứ tự vòng tròn. Tiếp theo phiên bản Su-27 nguyên thuỷ, các phiên bản chuyên nghiệp không chiến Su-35 và một phần Su-33 được chuyển đến Komsomolsk-na-Amuare. Do không tiếp tục sản xuất Su-27 đời gần đầu (phiên bản Su-27 Việt Nam), nên Irkut chuyển sang các phiên bản sau nhưng không phải là các phiên bản nội địa nổi trội. Về sau, do các phiên bản xuất khẩu bán được nhiều, nên Irkut phình to ra, nhưng không phải là dây chuyền lắp ráp tiên tiến, vì hiện nay chu kỳ đầu tư mũi nhọn vẫn đang nằm tại Komsomolsk-na-Amuare.

Cậu sai cơ bản về cấu trúc và vận hành của ngành công nghiệp hàng không quân sự cuối LX đầu Nga cho tới hiện nay cho các sản phẩm của Sukhoi. Về cơ cấu trước năm 1994 nói thì dài dòng, vắn lại thế này: riêng máy bay dòng Su-27 và hậu duệ do PTK Sukhoi thiết kế và được giao khâu chế tạo cho các Liên hiệp xí nghiệp chế tạo máy bay (nay là các công ty cổ phần):
- Nhà máy chế tạo máy bay mang tên Gagarin tại KnA – nay là KnAAPO: chuyên trách máy bay tiêm kích Su-27 dòng 1 chỗ và các phiên bản nâng cấp (Su-27, Su-33, Su-35 và Su-37)
- Nhà máy chế tạo máy bay Irkut tại Irkutsk – nay là IAPO: chuyên trách máy bay huấn luyện vũ trang Su-27 dòng 2 chỗ và các phiên bản nâng cấp (Su-27UB/UBK/UBM/UBP, Su-30/K/MK/KN)
- Nhà máy chế tạo máy bay Novosibirsk – nay là NAPO: chuyên trách máy bay tiêm kích đối hải đa nhiệm Su-27 dòng 2 chỗ và các phiên bản nâng cấp (Su-27IB, Su-32FN và Su-34)
- Các nhà máy chế tạo động cơ, linh kiện, khí tài, thiết bị hàng không cung cấp cho 3 nhà máy trên.

Từ năm 1994 về sau, cấu trúc phân chia này bị đảo lộn mạnh do sự thao túng của các tổ chức tài phiệt trong nước, rồi nhà nước LB từng bước thâu tóm kiểm soát trước khi xuất hiện Tập đoàn công nghiệp hàng không hợp nhất UAC là mẹ của hãng Sukhoi và mối quan hệ chằng chịt về sở hữu vốn giữa hãng Sukhoi và UAC đối với các công ty cổ phần chế tạo trên. KnAAPO, NAPO và PTK Sukhoi hiện do Công ty cổ phần công nghiệp hàng không Sukhoi sở hữu vốn chính nên được coi là con đẻ, trong khi IAPO chỉ là con nuôi. Thị phần món Su-30 xuất khẩu béo bở dĩ nhiên phải được dành cho con đẻ thay vì con nuôi. Hiện nay, KnAAPO là nơi chiếm thị phần xuất khẩu chính của các dòng Su-27 1 và 2 chỗ.



Trích dẫn
Thứ nhất, Su-27 PU không phải là Su-30, đồng chí nói chúng là một là sai. Thứ 2, không phải Su-30 nào cũng có cần tiếp dầu, đấy là cái sai thứ 2 của đồng chí.

Hai thứ này mà cậu còn cố cãi thì đúng là chịu Grin
Tớ nhắc lại: Su-27UBP/PU chỉ là tên do IAPO Sukhoi đặt cho các máy bay sản xuất mới hoặc nâng cấp từ Su-27UB từ khi hoàn tất thử nghiệm mẫu T-10PU-5 tới khi tên chính thức trình làng của nó là Su-30 được chấp thuận. Để tránh gây nhầm lẫn giữa các bản Su-30 khác, loại Su-30 này được gọi là Su-30 (Su-27PU) sản xuất theo mẫu thử T-10PU-5.

Loại Su-30 nào không có cần tiếp dầu trừ mấy chiếc Su-30 (Su-27PU) nâng cấp từ Su-27UB nhỉ?

Trích dẫn
trong khi đó sự khác biệt chính của SU-27PU lại không phải là khung thân, mà là thiết bị điện tử và nguyên tắc nhiệm vụ. Sau khi hoán cải với các thiết bị này, chúng sẽ là SU-27PU. Tuy nhiên, cho đến năm 1991 chỉ một chiếc thành công, như vậy, loại máy bay SU-27PU xuất hiện rất ít.

Chính vì thế việc phân biệt Su-27PU với Su-27UB/UBK nâng cấp chỉ có thể tìm ra ở ghế sau như tớ đã nói Grin

Trích dẫn
Khác biệt lớn nhất của SU-27PU và SU-27P là ở chỗ, PU là máy bay trung tâm của nhóm không chiến, còn SU-27P là máy bay không chiến cổ điển. SU-27PU đã thực hiện cuộc cách mạnh kỹ thuật mà chỉ có Nga đơn hành đại đạo, không một nước nào đủ trình độ toàn diện để theo. Một ước mơ có thể được tô vẽ thế này, đến ngày nào đó, một SU-27PU dẫn 4 chiếc UAV xung trận, không một máy bay chiến đấu nào của phương Tây chống lại được cả.

Ý đó chỉ đúng một nửa bởi nửa còn lại đã bị Mig-31 xơi mất trong chức năng này.

Trích dẫn
Khác biệt cơ bản của SU-30 với SU-PU là khả năng đối đất. Và thật ra, đúng thật sự thì PU chưa ra đời. SU-30 đã thực hiện thành công ý tưởng ban đầu, là đối không đối đất hai trong một. Trong khi đó, loại PU được fornat  nhưng chưa kịp trang bị thì đã có SU-30 và nó dừng lại.

Sai bét! So sánh thế chỉ đúng với Su-30 đời sau: Su-30K (phát triển từ T-10PU-5), Su-30KN (từ Su-30K) và Su-30MK (từ T-10PU-6) của IAPO; Su-30MK (từ Su-27SK) và Su-30MK2 (từ Su-30MK và Su-27M) của KnAAPO.

 Túm lại ở 2 điểm:
- Cần biết phân biệt sự khác nhau về nguồn gốc giữa Su-30xx của IAPO với Su-30xx của KnAAPO.
- Trao đổi về những thứ chưa bao giờ nhìn-sờ thì cứ đọc kỹ và điềm đạm. Ám chỉ ví von linh tinh tớ húc bỏ bu. Nhỉ?! Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #67 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 10:57:38 pm »

Bác HuyPhuc:

Kiến thức của bác về những dữ kiện kỹ thuật của các loại phi cơ chiến đấu (tiêm kích) rất đáng nễ.  Giá thành của mỗi phiên bản Su-30 tương đối khá mềm so với mặt hàng tương đương của Mỹ; tuy nhiên các nước ngoài EU (đa số là khách hàng Á & Mỹ la tinh) cũng ngần ngừ chọn mua ... vì được điều nầy thì mất điều kia (tương tự như dân phó nhòm ... trước mí ẻm nái kồng hay cà nông). 

Phi cơ Nga (từ Su 27 trở lên) nói chung là ... sức tống mạnh, bay lượn tốt, tuy nhiên trang bị điện tử + tên lửa dạng KĐK vẫn chưa qua hàng Mỹ đâu bác.  Từ ngày một số nước khối Đông Âu nhập vào NATO, dĩ nhiên họ cũng có lắm cuộc tập trận kín lẫn hở; ưu và khuyết điểm có thứ họ công bố, có điều họ dấu.  Nếu mí anh Nga bán được hàng là họ bán tốt ...thời đại kinh tế thị trường mờ bác ... đó là chưa kể mí đc phương bắc (vua làm hàng nhái) cũng hăm hở bán đủ thứ ... Cool
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #68 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 12:24:34 pm »

Bác HuyPhuc:

Kiến thức của bác về những dữ kiện kỹ thuật của các loại phi cơ chiến đấu (tiêm kích) rất đáng nễ.  Giá thành của mỗi phiên bản Su-30 tương đối khá mềm so với mặt hàng tương đương của Mỹ; tuy nhiên các nước ngoài EU (đa số là khách hàng Á & Mỹ la tinh) cũng ngần ngừ chọn mua ... vì được điều nầy thì mất điều kia (tương tự như dân phó nhòm ... trước mí ẻm nái kồng hay cà nông). 

Phi cơ Nga (từ Su 27 trở lên) nói chung là ... sức tống mạnh, bay lượn tốt, tuy nhiên trang bị điện tử + tên lửa dạng KĐK vẫn chưa qua hàng Mỹ đâu bác.  Từ ngày một số nước khối Đông Âu nhập vào NATO, dĩ nhiên họ cũng có lắm cuộc tập trận kín lẫn hở; ưu và khuyết điểm có thứ họ công bố, có điều họ dấu.  Nếu mí anh Nga bán được hàng là họ bán tốt ...thời đại kinh tế thị trường mờ bác ... đó là chưa kể mí đc phương bắc (vua làm hàng nhái) cũng hăm hở bán đủ thứ ... Cool

Bác buồn cười. Ngoài những nước đó ra thì còn nước nào mua máy bay nữa ?? Châu Âu và Mỹ có máy bay riêng của nó, đồng thời Âu, Mỹ phải theo tiêu chuẩn NATO, đối thủ tiền tàng của khối này vẫn là Nga, mua máy bay Nga thì về sau đấnh nhau thật lấy đâu ra đạn. Đây cũng là lý do các nước khác phải đau đầu khi chuyển từ máy bay khác sang máy bay Nga. Tuy nhiên, những khách hàng lớn nhất thế giới ngoài ÂU Mỹ ra thì còn ai ?? Lớn nhất đích thị là Tầu và Ấn, mức sống cao như Arab Saudi, thân cận Mỹ như Thái Lan, Nam Hàn, Ai Cập, thị trường truyền thống của phương Tây như Malaysia, Indonesia... đều đang xem xét hoặc đã mua Su-MiG. Tất nhiên, Nga giữ lại những kỹ thuật cao cho mình, nhưng như thế đã quá đủ để cạnh tranh rồi.

Trong số những nước rất giàu mà vẫn phải nhập máy bay có Nhật. Nó là đối tượng đáng kể mà Su MiG nhường cho F. Lý do thì ai cũng hiểu, nước này về nguyên tắc vẫn là một nước bại trận, được Mỹ bảo hộ quân sự.
-----------

To Bò cũ
Đồng chí cóp nhặt thông tin trên nét thì loạn tiêu hóa là phải, tôi đã bảo rồi, đó là một cái đống rác khổng lồ mà, có ai ăn rác mà không loạn tiêu hóa đâu. Trong thwoif đại thông tin, bản lĩnh cơ bản để tiêu hóa thông tin ngày càng đặt cao, ăn thông tin ngày càng khó, chứ những người coi ăn thông tin ngày càng dễ thì liệt não sớm.

Đồng chí nói mà không biết nghĩ, tôi hỏi nhỏ, các nhà máy trên sản xuất tất cả Su rồi thì nhà máy Komsomolsk-na-Amuare sản xuất cái gì hả đồng chí ?? Nhà máy Bato sản xuất cái gì hả đồng chí ?? Komsomolsk-na-Amuare là nhà máy tiên tiến nhất hiện nay.
Câu trả lời cho đồng chí đây này: vào lúc chuyển giao choe Việt Nam nó sản xuất Su-27P, Su-27S và Su-27K, cái đuôi K mà đồng chí cãi chày cãi cối là ở đấy. Đây là dòng máy bay chiến đấu một chỗ ngồi không chiến. Su-27P là máy bay không chiến, Su-27S thật ra là Su-27PS, phiên bản cải tiến tiếp theo như tôi đã nói trên, Su-27K là máy bay không chiến trên tầu sân bay sau thành Su-33. Cái thông tin nhà máy Gagarina sản xuất máy bay một chỗ ngồi của đồng chí có tuổi thọ từ thời Liên Xô.
http://www.mars.slupsk.pl/fort/sukhoi/su-30-ru-k.htm#su27k

Khi đồng chính sử dụng những số liệu từ thời Liên Xô, dùng để đoán già đoán non, thì thông tin chính thức nói về Komsomolsk-na-Amuare.
http://www.sinodefence.com/airforce/fighter/su30.asp

Cái sai của đồng chí là dùng những thông tin từ năm 1991 để lắp vào việc chuyển giao máy bay cho Việt Nam, từ đó đến nay một thời đại đã qua rồi đồng chí ạ, đâu còn Liên Xô nữa ??. Những máy bay cho Việt Nam lúc chuyển giao còn nhà máy nào sản xuất ở đâu nữa đâu mà đồng chí cãi chày cãi cối là nó sản xuất ở chỗ này chỗ nọ ?? T10SK, Su-27SK là phiên bản Việt Nam, chuyển giao cuối 199x, thì lúc đó Irkut đã sản xuất Su-30 đến đời thứ mấy rồi.

Đồng chí vẫn cho rằng SU-27PU là Su-30, mặc dù tôi đã chĩ rõ những điểm trên. Đồng chí cũng tiếp tục nhai lại việc Su-30 được sản xuất năm 1991 mà tôi đã chỉ ra cho đồng chí, không thể bắt đầu sản xuất hàng loạt với một mẫu thử.
Năm 1991 là thời điểm bắt đầu kế hoạch thiết kế và thử nghiệm Su-30 trên cơ sở Su-27PU, nó khác nhau như thế nào thì tôi đã nói cho đồng chí bên trên.

Loại Su-30 nào không có cần tiếp dầu trừ mấy chiếc Su-30 (Su-27PU) nâng cấp từ Su-27UB nhỉ? Đồng chí loạn tiêu hó vì những tài liệu trên nét đến mức lẫn lộn ngược đời. SU-27PU có cần tiếp dầu, không chiếc Su-27PU nào không có cần tiếp dầu.

Đây là lịch sử của tất cả những chiếc Su-27PU.

T-10U-2 là một mẫy thử trước tiên, 1886, dùng để thử nghiệm cần tiếp dầu, sau mẫu này được dùng trong chương trình phát triển Su-27K, mẫu thử T-10-37 là phiên bản rẽ sang hướng Su-27K. Vào những năm 199x, mẫu thử T-10U-2 chuyển thành T-10-25. Chuyến bay đường dài thực hiện đầu tiên 7/1987.
Số (sơn ngoài vỏ) máy bay ban đầu là 02, sau là 25

Trên cơ sở những thử nghiệm này, người ta quyết định tiếp dầu cho T-10U-5 và T-10U-6, hai mẫu thử đầu tiên của Su-27PU, được thực hiện bằng cách hoán cải hai chiếc Su-27UB. Thử nghiệm bay dài bằng T-10-5 và T-10-6, bao gồm thực hiện việc hoán cải máy bay và bay thử. T-10-5 ban đầu không có cần tiếp dầu, nhưng vào những năm 199x nó được hoán cải có cần tiếp dầu.

Tháng 8/1988 thì chiếc máy bay T-10-5 được bắt đầu hoán cải với radar mới để thành Su-27PU, năm 1989 chuyến bay đầu tiên được thực hiện, và đổi tên là T-10PU-5. Đây là chiếc Su-27PU duy nhất cho đến năm 1991 và sau đó có thêm 3 chiếc nữa và đó là toàn bộ số Su-27PU. Như vậy, mặc định Su-27PU có cần tiếp dầu. Những chiếc sau chỉ cất cánh vào 4/1992.
 T-10PU-5 đánh số là 05

Chiếc thứ 2 T-10PU-6 bắt đầu vào đầu năm 1989. Nhưng nó hoạt động được rất lâu sau đó. Nó còn được hoán cải một lần nữa vào năm 1997, bay lần đầu tháng 3 năm 1998. Đây là mẫu thử thứ 2 trong chương trình Su-30MKI, ký hiệu 10-4PMK-6, mang động cơ AL-31FP có lái lực đẩy và máy bay có bào khí trước.
Số máy bay 06

Các phiên bản dự định sản xuất hàng loạt là chiếc thứ 3 và thứ 4 của PU. Nếu như coi máy bay Su-27PU đã được sản xuất, thì có thể nói thế này: nó có hai loại nhỏ và số lượng sản xuất mỗi loại là 1 chiếc. Đây là thời kỳ trình bầy với giới quân sự để phát triển chiến thuật và đội ngũ phi công. Thời kỳ này đã làm mất giống Su-27PU vì các nhà quân sự đã nhìn thấy một tương lai sử dụng khác, nói rõ hơn là các chiến thuật và công dụng khác trên loại máy bay này, sự cải tiến tiếp theo của Su-27PU là Su-30. Giới quân sự đặt hàng 8 chiếc Su-27PU, nhưng đến chiếc thứ 3 nó đã trở thành Su-30. Hai chiếc đầu trong nhóm 8 chiếc này là SU-27PU. 5 trong số 8 chiếc này được hoán cải từ SU-27UB.  Đặc biệt là cả hai chiếc duy nhất của "SU-27PU sản xuất hàng loạt" đều có bụng màu đỏ.

Chiếc thứ nhất của Su-27PU, Serial numer 01-01. Số khung 79371010101. Hoàn thành 13/2/1992. Năm 1993 sử dụng thử nghiệm Su-30K. Năm 1996 nó được hoán cải thành phục vụ chương trình thử nghiệm Su-30MK. Trong năm 1992, nhóm phi công thử nghiệm dẫn đầu bởi Anatoliy Kvochur sử dụng chiếc này.
Số máy bay 596

Chiếc thứ 2 dòng  Su-27PU Serial numer 01-02, số khung  79371010102.  Hoàn thành năm 1992, mình không rõ thời gian bay thử ban đầu. Sau này, chiếc máy bay này được sử dụng trong thử nghiệm sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, radar mới của Su-27UB và Su-30, hệ thống điều khiển máy bay mới. Năm 2001 máy bay này được hoán cải thành mẫu thử thứ 2 của chương trình thử nghiệm Su-30KN, Irkutsk.
Số máy bay 597.

Hai chiếc này được chuyển cho LII (Viện nghiên cứu M.M. Gromov). Ở viện thành lập  Đoàn bay thử nghiệm do phi công Anatoly Kvochur dẫn đầu, đoàn này tồn tại 1992-1996 và đóng một vai trò quan trọng với Su-30. Trước khi nhận 2 chiếc này, LII cũng nhận Su-27P số 595 (ban đầu là Su-27 số 320, serial number 37-11), đây là máy bay không có cần tiếp dầu, cũng nằm trong chương trình Su-30 (nhưng đương nhiên không phải Su-30). Cả ba chiếc này đều có bụng đỏ.

Kể từ chiếc thứ 3, thì tên Su-30 được dùng, chính thức chấm dứt têm Su-27PU.

Đấy là toàn bộ những chiếc Su-27PU.
http://www.airwar.ru/enc/fighter/su30.html
у-30 (серийный ╧ 01-01, заводской ╧ 79371010101)  Tò cũ căn cứ vào đây ể nói chiếc này là Su-30 ?? Kết quả của việc nhồi nhét thông tin vào cái đầu rỗng không biết suy nghĩ. Cùng một lô hàng, nhưng hai chiếc này đã được đánh số biên chế, nhưng 6 chiếc sau lại đánh số thử nghiệm. Vì sao, vì lúc 2 chiếc này ra đời thì chưa có mã tên Su-30, nó là máy bay biên chế của Su-27P. Nhưng 6 chiếc sau lại là mẫu thử nghiệm đầu tiên của Su-30.


Còn đây là sự ra đời chính xác của Su-30. Rất dễ nhầm lẫn bởi vì Su-30 ra đời và Su-27PU dừng ngay trong lô hàng đầu tiên của Su-27PU. NAPO yêu cầu cũng cấp 8 chiếc Su-27PU để bắt đầu thời kỳ thử nghiệm chiến thuật, dự kiến các máy bay sẽ được đóng từ 1992-1993, 2 chiếc đầu tiên là hai chiếc trên.

Thời kỳ chuyển giao cho không quân xây dựng chiến thật bắt đầu bằng loạt 6 chiếc Su-30 đầu tiên, 4 chiếc biên chế trong Lữ đoàn không quân cận vệ 54 (54-GIAP) tại Savaslyeyka. Chiếc đầu tiên xuất xường cuối năm 1992 và chiếc cuối cùng của lô này năm 1993. Các máy bay này tuy được biên chế ra không quân, nhưng chỉ là bước thử nghiệm chiến thuật, nên vẫn mang số hiệu của máy bay thử nghiệm, đánh số từ 51 đến 56. Chiếc 55 nằm lại Irkutsk không rõ lý do, cũng có thể nó hỏng. Chiếc cuối cùng cũng nằm lại Irkutsk để làm máy bay thử nghiệm chương trình Su-30M ngay ki nó ra đời.
Năm chiếc đầu tiên, số 51-55 đều không phải là máy bay mới mà là hoán cải từ Su-27UB. Thật ra, cả 6 chiếc này đều được gọi là Su-30, nhưng chỉ có chiếc thứ 6, chiếc duy nhất đóng mới, mới là máy bay đa năng Su-30. Sau một giai đoạn ngắn thử nghiệm chiến thuật, các nhà quân sự đã đề nghị  nâng cao khả năng đối đất thành máy bay đa nhiệm, tuy nhiên, các nhà kỹ thuật còn mất nhiều thời gian.

Phiên bản Su-30M là cải tiến nâng cao tính đa năng, mẫu thử đầu tiên của Su-30M chính là chiếc 56. Chỉ ngay trong năm 1993, khi vừa xuất xưởng, máy bay này đã được hiện đại hóa thành Su-30M với yêu cầu đa nhiệm, mãy bay được giới thiệu ở Dubai, nhưng kiểu Su-30M này không được sản xuất. Như vậy, bò cũ do thiếu hiểu biết đã không phân biệt được điểm này: ngay từ khi mới ra đời, Su-30 đã có tính đối đất, đó là điểm khác biệt của nó so với Su-27, các phiên bản huấn luyện và xuất khẩu có thể bị cắt chức năng nào đó, chứ tất cả các Su-30 đều đối đất, trừ vài chiếc đầu tiên, sau này những chiếc dùng nội địa đều chuyển sang đa năng.
Nói thêm, Chiếc máy bay này sau đó lại tham gia chương trình Su-30MKI, nó được đóng lại một lần nữa năm 1996-1997, có bào khí trước và động cơ lái lực đẩy AL-31FP. Quyết định lắp thêm bào khí trước đến khi máy bay sắp hoàn thành 7/1997, đây là một quyết định quan trọng với Ấn Độ: sự phát triển lái tự động xuất hiện và họ vớ được nhanh chóng, trong khi Tầu ù ờ bỏ mất. Máy bay cất cánh lần đầu 12/1997 và được đánh số lại 01. Mã tên của máy bay T-10-4PMK-1 .  Đây là mẫu thử đầu tiên của Su-30MKI. Vladimir Avyeryanov làm rơi máy bay này ở  Paris Air Show in 06/1999.

Thế nhưng chiếc thứ 2 của Su-30M lại được hoán cải từ Su-27UB, nhưng là lấy một chiếc của đợt sản xuất sau năm 1988. Ban đầu, chiếc Su-27UB số 389 , sau được sơn lại khi thành Su-30 là 321. Chiếc này thường được dùng để trình diễn là Su-30MK như Paris Air Show 1993. Do thường được dùng trình diễn khả năng đa nhiệm. nên nó thường chụp ảnh với bộ đồ khủng cả đối không và đối đất. Do đó, rất nhiều người nhầm tưởng Su-30M là nó.


Mẫu thử mang số 596 của Su-27PU được hoán cải ngay trong năm Su-30MK, phiên bản xuất khẩu
. Ấn Độ nhập 18 chiếc loại này được sản xuất sau 1996-1997, đây là phiên bản Su-30 đầu của Ấn, báo chí Nga hồi đó gọi nó là Su-30MK, còn Ấn Độ và bão chí nước ngoài gọi là Su-30MKI-I, do các gọi Nga nên nhiều người nhầm, thực chất, Ấn Độ có hai loại MK khác nhau. Những chiếc đầu này được đánh số SB001-SB018. Sau 18 chiếc không bào khí trước này là đến phiên bản hiện đại hóa, có lái lục đẩy và bào khí trước, radar mạnh hơn.

Đấy là sự ra đời của Su-30, dòng Su-30 không có M tồn tại rất ngắn.

Chương trình MiG-27PU là chương trình được bắt đầu năm 1988 sau các thử nghiệm và hoán cải trước đó, 1986. Nhưng do những rối ren của Liên Xô, chương trình đã tiến rất chậm và coi như bị dừng lại. Thực chất, từ khi tái khởi động chương trình Su-27PU thì những chiếc Su-27PU tồn tại rất ngắn, chúng được bắt đầu sản xuất đưa vào phục vụ nhưng số lượng rất ít, tổng cộng cả số thử nghiệm và thât chỉ có 4 cái rưỡi.
Tiếp theo, phiên bản Su-30 đời đầu (không có M) cũng chỉ thọ có vài tháng, sau đó được hoán chuyển thành máy bay đa niệm Su-30M. Thời điểm đánh dấu sự ra đời của Su-30 là chiếc thứ 3 trong lô hàng 8 chiếc Su-27PU thử nghiệm chiến thuật, bay lần đầu 12/1992 bởi phi công thử nghiệm  G. Bulanov và W. Maksimyenkov của IAPO. Sau này, những chiếc Su-30 đời đầu vẫn tiếp tục được sản xuất với số lượng nhỏ phục vụ huấn luyện và một số trong chúng được sửa lại để xuất khẩu. Nguyên nhân ?? giao tiếp phi công như tôi đã nói trên.
Phiên bản Su-30 không có M cũng chỉ có 4 mẫu rưỡi trước khi chương trình Su-30M bắt đầu.
http://www.mars.slupsk.pl/fort/sukhoi/su-30-ru1.htm

đây là buồng lái cổ của những chiếc Su-30 đời đầu, nó giống hệt của Su-27PU, nên đồng chí bò cũ nhầm .
http://www.airwar.ru/enc/fighter/su30.html


Đồng chí gọi lại Su-30 đời đầu có buồng lái giống máy bay cổ dùng đồng hồ cơ là Su-27PU, nên đồng chí mới lẫn lộn như vậy. Do được thiết kế với yêu cầu huấn luyện được đặt cao, nên rất nhiều trong chúng không có cần tiếp dầu (đa số). Khi chuyển sa tầu Su-30MKK1, có cả loại có và loại không có cần tiếp dầu.

Gọi Su-27PU và Su-30 cũng như trước đây Ye-50 được gọi là MiG-23, hay tiếp theo Ye-8 cũng được gọi là MiG-23, đây là những thông tin phóng viên amater đoán gì đoán non mà ra.

Năm 1992 là năm bắt đầu phát triển Su-30, cũng như các máy bay khác, người ta đóng trên dưới chục mẫu thử, vừa để thử nghiệm kỹ thuật, vừa để huấn luyện một nhóm vài chục phi công. Khi máy bay ổn định thiết kế thì nhóm phi công này là giống để nhân lên lớp phi công đầu tiên.  Giai đoạn sau, những máy bay phục vụ chính thức, hay loạt sản xuất đầu tiên là năm 1993 ở Irkut. Lúc này cũng bắt đầu format Su-30MK và nó được sản xuất năm 1995.

Khi viết, người ta thường dùng "Su-30 (Su-27PU)" vì PU chỉ có một vài mẫu thử, coi như là chiếc này không được đưa vào sản xuất, chỉ là bước đệp trung gian của Su-30. Hoặc "Su-27PU: Original designation of the Su-30". Người ta viết như thế nên những cái đầu loạn tiêu hóa mới tưởng tượng ra Su-27PU là Su-30. Những điểm khác nhau của nó tôi đã nói nhiều rồi, Su-27PU ra đời năm 1989, còn Su-30 ra đời sau năm 1991.

Đồng chí gọi Su-27PU là Su-30, đương nhiên là không có khả năng đối đất. Đồng chí lại gọi Su-30 đồng hồ cơ là Su-27PU, nên nó không có cần tiếp dầu. Mà người ta đã gọi hai máy bay bằng hai tên rời nhau: Su-27PU và Su-30, đồng chí còn cãi chầy cãi cối làm gì hả đồng chí ??

Tôi đã cất công gõ lịch sử và thời gian từng mẫu thử trên, thế mà bên dưới đồng chí còn cãi cùn được. Thật đúng là trâu bò. Đồng chí nói láo, tôi sửa thì đồng chí cãi cùn, cãi cùn không được thì đồng chí bảo đi kiếm cơm ??

Đây là chiếc mang số hiệu 56
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2009, 06:47:11 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #69 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 02:56:12 pm »

Chết cười cùng ợ hơi với chú Tuất này thôi Cheesy Grin

Tớ giờ phải kiếm cơm nuôi các cháu. Phần Su-30 tặng chú mấy đường dẫn để bổ túc kiến thức không cứ cãi nhằng mãi Grin

Tại Quân sử có bài dịch công phu của lão Đoành (nhớ đọc lời tựa trang 1 không lại bảo lão dịch sai):
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg60799#msg60799

Mấy ông Nga ngố lạc hậu cỡ tớ chỉ biết những thứ này:
http://www.airwar.ru/enc/fighter/su30.html

Còn đài địch cũng chỉ biết đến vậy:
http://www.vectorsite.net/avsu27_2.html

Còn niềm tin của chú tớ biết đọc ở đâu Huh
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM