Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:58:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử Su-27  (Đọc 100357 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #70 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 03:38:03 pm »

Bác Đoành cho hỏi cái này là cáigì thế, sao giống xe của CT.MTĐT vậy?  Grin


Đây là máy bay thử nghiệm lắp động cơ AL-35 TVC. Lái lực đẩy của cái này có chức năng hấp thụ radar và chống phát xạ hồng ngoại. Nó chỉ lái lực đẩy 2 chiều lên xuống như F-22 Mỹ. Bên phải ảnh là động cơ thường.
http://www3.ttvnol.com/quansu/526305/trang-25.ttvn

Phiên bản này hiện chưa được dùng cho máy bay nào.

Bác Đoành này, cha nào viết cái quyển này trình thấp quá. Chắc là mấy lão chính trị viết tài liệu tuyên truyền, viết thế này thì lính tráng nó cười cho. Tán nhảm về lịch sử quân sự thì được, chứ tán nhảm về lịch sử khoa học thì thành nhảm nhí ngay.

Em ví dụ nhé.
"mạng pha" ?? phase array là mảng pha chứ. Antena của nó là một mảng các phần tử xếp trên một mặt, chứ có phải là mạng các phần tử đâu. Mảng pha được dùng trên máy bay chiến đấu từ 196x, chứ không phải mới đây.

"động tơ tuốc bin phản lực", hiểu sai chữ turbo jet, dân được cấp bằng cấp 3 đểu mà không thèm học vật lý, đáng tiếc là bọn này hơi nhiều.  Turbojet là động cơ luồng tuốc bin, ở đây có cả hai cái sai. Su-27 các đời chỉ sử dụng động cơ turbojet trong các mẫu thử nghiệm đầu tiên. Tất cả các Su-27 phục vụ đều sử dụng động cơ turbofan=động cơ tuốc bin quạt trong, hay có cách gọi nữa là động cơ phản lực phân luồng. Máy bay nào, kể cả cánh quạt, cũng phải chạy bằng phản lực, là lực không khí tác động vào động cơ khi động cơ đẩy không khí ra sau. Turbojet = động cơ luồng tuốc bin là loại động cơ mà toàn bộ khí qua tuốc bin đều chui vào buồng đốt. Turbofan = động cơ tuốc bin quạt trong là loại động cơ sử dụng lực đẩy bằng 2 luồng, qua và không qua buồng đốt.

Cái con số F-15C tầm phát hiện 180km là bác lấy trên wiki, cái đống rác rưởi ấy thì có cái gì mà tin được ?? Đây là tầm phát hiện máy bay lớn, còn tầm phát hiện máy bay không chiến của nó thì nhỏ hơn. Su là máy bay có kích thức radar lớn và sử dụng được bước sóng dài, là những đặc điểm để nâng tầm phát hiện. Tầm phát hiện máy bay lớn của nó là trên 300km. Tuy nhiên, khi so sánh máy bay chiến đấu trên không thì người ta spo bằng tầm phát hiện máy bay chiến đấu, trừ cái wiki chuyên dùng để nhồi sọ liệt não.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2009, 04:17:12 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #71 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 11:12:45 pm »

Tặng bác Đoành, các đồng chí và các bạn gia phả của dòng Su-27 (tới năm 2000) để tiện theo dõi quá trình phát triển và các phiên bản của loại máy bay tiêm kích này.

Nguồn: rustrana.ru

Các ghi chú:
- Đoạn bôi xanh: Giai đoạn thiết kế
- Đoạn bôi đỏ: Sản xuất đại trà
- Đoạn để trắng: Thử nghiệm
- Mũi tên liền: Phát triển trực tiếp từ/thành
- Mũi tên ngắt quãng: Kế thừa một số đặc điểm
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #72 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:11:16 pm »

Đồng chí chỉ được cái copy paste là nhanh.
Chắc ở trong trang gốc, người ta đầy đủ và có chú thích rõ ràng. Trong cái này của đồng chí chỉ có mũi tên, mà không phân biệt hai trường hợp "đóng lại từ" và "thiết kế lại từ", là 2 điểm hoàn toàn khác nhau. Việc thiếu "đóng lại từ" làm đồng chí đánh mất đi các máy bay thử nghiệm. Đang đọc về Su-30, tôi chỉ có thể chỉ ra cho đồng chí 2 cái ví dụ sai cũng có thể là mức chết người.

Tôi hỏi đồng chí nhé, chiếc T-10-37 nó ở đâu vậy, chiếc này đóng vai trò quan trọng khi thiết kế Su-30.
Chiếc sơn số 56 ở đâu vậy, đây là chiếc đầu tiên của Su-30M.

Đồng chí mất số 56, nên đồng chí đã vẽ Su-30MKI xuất phát từ Su-30, thực tế Su-30MKI là một phiên bản của Su-30M.
Trong hình, chiếc 01-01 tiến thành chiếc T-10PMK-1 (chắc 01-01 là chiếc có số khung số khung 79371010101. Hoàn thành 13/2/1992, mà đồng chí cố cãi già là Su-30, do ban đầu dự định biên chế chứ không phải máy bay thử nghiệm nên nó đánh số vỏ 596). Vì thế nên Su-30MKI của đồng chí mới là một phiên bản của Su-30 nguyên thủy.

Còn đúng ra, nhánh này là chiếc ban đầu có số vỏ 56, chiếc cuối cùng trong lô 8 chiếc đặt hàng mà chiếc 596  là chiếc đầu tiên. Chiếc này vừa xuất xưởng chưa bàn giao đã được quyết định giữ lại ở nhà máy Irkutst để hoán cải thành mẫu thử Su-30M đầu tiên ngay trong năm 1993. Cuối năm 1996, nó lại được hoán cải lần nữa thành mẫu thử đầu tiêưn của Su-30MKI, đánh mã nhà máy 10-4PMK-1, số vỏ 01, bay lần đầu 2/1997. rơi ở Paris Air Show năm 1999.  Su-30MKI xuất phát từ Su-30M chứ không phải Su-30 đời đầu.

Chiếc 01-01 trên mà đồng chí bảo là chuyển thành T-10PMK-1 cũng cuối năm 1996 hoán cải thành mẫu thử đầu tiên của Su-30MK. Cùng là MK, nhưng MKI khác xa. Su-30MK là điểm xuất phát của phiên bản Su-30MKK. Ở đây, đồng chí đã nhầm MK là xuất phát điểm của MKI vì cùng họ MK.

Ở đây khoan nói đâu là Su-27 đâu là Su-30. Ở đây, chỉ vì mất chiếc 56 mà đồng chí làm mất toàn bộ dòng Su-30MKK và cắm dòng Su-30MKI vào Su-30 nguyên thủy. Như vậy, đồng chí định sang Ấn Độ đổi tên máy bay của họ thành Su-30KI
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=510.msg76683#msg76683
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2009, 06:28:04 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #73 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 07:58:45 pm »

Chết chửa cái chú tuất này! Tớ và chú mình đã bao lần “đọ cánh” ở đâu đó rổi nhể?

Cứ hễ khi nào chú nói quàng nói xiên về một chủ đề nào đó thì tớ lại trợ giúp một số tài liệu để chú đọc cho nó có cơ bản, đặng còn giao lưu. Vậy mà chú mình cứ chứng nào tật ấy, xáo xào bảo thủ, sửa bài tới lui, rồi quay ra ngụy biện hỗn hào. Chán vãi!

Chú mình cứ đọc kỹ tài liệu đi rồi chờ tớ vãn vãn việc ta trao đổi tiếp. Nói thật, vắng chú mình trên diễn đàn tớ cũng thấy buồn. Nhưng chú cứ mãi chứng nào tật ấy như thế thì ai mà chịu được! Tài liệu của bọn Tây-Xô-Mẽo nhiều khi cũng không chính xác, nhưng ít nhất chúng cũng được gọt rũa, phản biện cỡ hai ba chục năm nay rồi. Nay chú mình đọc lại, nên lấy cái cầu thị mà học hỏi trước, trình bày sau. Thế nhỉ!

@ Mod Deptraideu: cậu chuyển giúp mấy bài tranh cãi về Su không hợp với “Máy bay VN” sang bên này cho đúng địa chỉ nhé!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #74 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 08:27:31 pm »

Nó ở đâu thì cứ kệ nó ở đấy. Chuyển cái gì



Bất cứ bức tranh nào về vẫn đề này cũng đều có chú thích rõ "thiết kế lại từ" hay "đóng lại từ". Đó là vẫn đề quan trọng, vì Su-30 xuất phát từ Su-27P, chứ không phải xuất phát từ Su-27UB. Mặc dù các mẫu thử ban đầu là đóng lại từ Su-27UB.
Nếu không có chú thích như thế mà chỉ là mũi tên, thì đó là chuyện nhảm nhí, đoán mò lăng nhăng từ các thông tin lăng nhăng.

Tôi đưa cả địa chỉ trang sinodefende, thông tin chính thức, mà chú còn nhảm nhí cãi cùn được. Thế thì thế nói ngắn gọn lại vậy.
Su-30MKI xuất phát từ Su-30 nguyên thủy hay Su-30M ??
Su-30MK xuất phát từ Su-30 nguyên thủy hay Su-30M ??
Chiếc N 01-01 trở thành T10PMK-1 từ bao giờ ??

Bò cũ không biết đọc bức tranh do chính bò post ra thì trích ra một đoạn vậy, mất công quá.


Mà mấy cái bài tôi mất công dịch và gõ giải thích sự phát triển của Su-27P, Su-27PU và Su-30 nó đi đâu rồi. Tôi còn đặt đường link trên này cơ mà ?? Các đồng chí coi trọng công tôi quá nhỉ ?? các đồng chí xóa đi để cãi cùn nói cuội tiếp à ?

Chết chửa cái chú tuất này! Tớ và chú mình đã bao lần “đọ cánh” ở đâu đó rổi nhể?

Cứ hễ khi nào chú nói quàng nói xiên về một chủ đề nào đó thì tớ lại trợ giúp một số tài liệu để chú đọc cho nó có cơ bản, đặng còn giao lưu. Vậy mà chú mình cứ chứng nào tật ấy, xáo xào bảo thủ, sửa bài tới lui, rồi quay ra ngụy biện hỗn hào. Chán vãi!

Chú mình cứ đọc kỹ tài liệu đi rồi chờ tớ vãn vãn việc ta trao đổi tiếp. Nói thật, vắng chú mình trên diễn đàn tớ cũng thấy buồn. Nhưng chú cứ mãi chứng nào tật ấy như thế thì ai mà chịu được! Tài liệu của bọn Tây-Xô-Mẽo nhiều khi cũng không chính xác, nhưng ít nhất chúng cũng được gọt rũa, phản biện cỡ hai ba chục năm nay rồi. Nay chú mình đọc lại, nên lấy cái cầu thị mà học hỏi trước, trình bày sau. Thế nhỉ!

@ Mod Deptraideu: cậu chuyển giúp mấy bài tranh cãi về Su không hợp với “Máy bay VN” sang bên này cho đúng địa chỉ nhé!

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2009, 09:02:30 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #75 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 01:52:17 am »

Bác Đoành cho hỏi cái này là cáigì thế, sao giống xe của CT.MTĐT vậy?  Grin


Đây là máy bay thử nghiệm lắp động cơ AL-35 TVC. Lái lực đẩy của cái này có chức năng hấp thụ radar và chống phát xạ hồng ngoại. Nó chỉ lái lực đẩy 2 chiều lên xuống như F-22 Mỹ. Bên phải ảnh là động cơ thường.
http://www3.ttvnol.com/quansu/526305/trang-25.ttvn

Phiên bản này hiện chưa được dùng cho máy bay nào.

Bác Đoành này, cha nào viết cái quyển này trình thấp quá. Chắc là mấy lão chính trị viết tài liệu tuyên truyền, viết thế này thì lính tráng nó cười cho. Tán nhảm về lịch sử quân sự thì được, chứ tán nhảm về lịch sử khoa học thì thành nhảm nhí ngay.

Em ví dụ nhé.
"mạng pha" ?? phase array là mảng pha chứ. Antena của nó là một mảng các phần tử xếp trên một mặt, chứ có phải là mạng các phần tử đâu. Mảng pha được dùng trên máy bay chiến đấu từ 196x, chứ không phải mới đây.

"động tơ tuốc bin phản lực", hiểu sai chữ turbo jet, dân được cấp bằng cấp 3 đểu mà không thèm học vật lý, đáng tiếc là bọn này hơi nhiều.  Turbojet là động cơ luồng tuốc bin, ở đây có cả hai cái sai. Su-27 các đời chỉ sử dụng động cơ turbojet trong các mẫu thử nghiệm đầu tiên. Tất cả các Su-27 phục vụ đều sử dụng động cơ turbofan=động cơ tuốc bin quạt trong, hay có cách gọi nữa là động cơ phản lực phân luồng. Máy bay nào, kể cả cánh quạt, cũng phải chạy bằng phản lực, là lực không khí tác động vào động cơ khi động cơ đẩy không khí ra sau. Turbojet = động cơ luồng tuốc bin là loại động cơ mà toàn bộ khí qua tuốc bin đều chui vào buồng đốt. Turbofan = động cơ tuốc bin quạt trong là loại động cơ sử dụng lực đẩy bằng 2 luồng, qua và không qua buồng đốt.

Cái con số F-15C tầm phát hiện 180km là bác lấy trên wiki, cái đống rác rưởi ấy thì có cái gì mà tin được ?? Đây là tầm phát hiện máy bay lớn, còn tầm phát hiện máy bay không chiến của nó thì nhỏ hơn. Su là máy bay có kích thức radar lớn và sử dụng được bước sóng dài, là những đặc điểm để nâng tầm phát hiện. Tầm phát hiện máy bay lớn của nó là trên 300km. Tuy nhiên, khi so sánh máy bay chiến đấu trên không thì người ta spo bằng tầm phát hiện máy bay chiến đấu, trừ cái wiki chuyên dùng để nhồi sọ liệt não.

Cái máy bay thử nghiệm này là T-10-26. Chế tạo dựa trên mẫu T-10U-5 nên một số chỗ ghi là T-10U-5.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2009, 11:49:44 am gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #76 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 09:49:04 am »

Các trang web thường viết F-22(YF-22) nhưng cũng phân biệt YF bay đầu tiên ngày nào, F-22 bay đầu tiên ngày nào. Tương tự, Su-30(Su-27PU) nghĩa là YF là bản thử nghiệm của F-22, Su-27PU là bản thử nghiệm của Su-30. Nhưng đi vào chi tiết kỹ thuật thử nghiệm là thử nghiệm còn chính thức là chính thức, phân biệt rõ ràng. Câu: sản xuất Su-27PU dưới tên chính thức là Su-30 sai về thuật ngữ, nói ngược lại còn có thể đúng. Người ta chính thức công nhận Su-30 kế thừa từ Su-27UB bỏ qua tất cả các bản thử nghiệm. Tiếng Việt cũng có cái sai, ví dụ: trước đây có từ bút máy, nhưng máy là phải có chi tiết cơ chuyển động, chuyển đổi: máy in, máy ảnh, chứ TV không phải là máy. Vậy nên điều này cũng thường thôi, các đồng chí không nên vì thế mà dương súng.

2 chiếc Su-27PU là T10-PU5 và T10-PU6, T10-PU5 bay thử chuyến đầu tiên ngày 31/12/1989, sau đó đem về Mát làm phòng thí nghiệm bay (testbed), chiếc T10-PU6 được chuyển cho đội bay Летчики để bay thử nghiệm/biểu diễn. Phả hệ Su là đúng. Quá trình thử nghiệm kéo dài mãi về sau này còn Su-30 đã được sản xuất năm 1991.

Cá biệt Mỹ chế tạo 18 chiếc YF-22 không dùng hết, để tiết kiệm nên lấy khung thân lắp đồ mới thành F-22. Cũng có trường hợp lấy cả đồ điện dùng để update F-16 lắp sang F-22 nhưng không thể vì thế mà bảo F-22 là từ F-16.
Liên xô khi đó đã sản xuất 800 chiếc Su-27, có chỗ nói 500, dù là bao nhiêu thì cũng rất ngờ rằng Su nhà Vịt và Khựa là khung thân cũ lắp đồ mới.
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #77 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 10:45:25 am »

Cũng có rất nhiều cái sai khác trong các tài liệu mà những người hiểu sâu về nó rất khó chấp nhận và trong chừng mực nào đó chúng ta phải ngầm hiểu với nhau. Tuy nhiên không vì thế mà topic của bác Đoành kém giá trị. Sau đây là một ví dụ như vậy.

Ở trang trước của bác Đoàng nói về AIM-120 bắn và quên nhưng thực ra không hẳn như vậy.
Lý do là ở chỗ ra đa trên đầu tên lửa không bao giờ mạnh bằng ra đa trên máy bay nên vẫn phải nhờ máy bay mẹ dẫn đường. Các tên lửa kiểu cũ được máy bay mẹ chiếu ra đa để bay đến mục tiêu, tên lửa bay trong phạm vi chùm ra đa đó nên máy bay mẹ trong khi đang dẫn tên lửa bị hạn chế chồm chúi lạng lách, có khó khăn khi bị máy bay khác tấn công. Nhờ cải tiến hệ thống datalink 2 chiều bằng radio hay TV, các tên lửa AIM-120 đời mới có được thuận lợi hơn trong việc dẫn đường. Nhưng bởi tầm bắn xa, máy bay mẹ sau khi bắn vẫn phải chiếu mục tiêu để lấy thông số dẫn đường cho tên lửa, không có chuyện bắn và quên, bắn xong quay đầu chạy như giai đoạn 1 quán tính lệnh của hình vẽ dưới. Hoặc giả nhờ datalink để máy bay khác dẫn đường.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.40

sơ đồ dẫn đường lấy từ airwar.ru


Một cái sai khác là so sánh AIM-120 tầm trung với R-27 tầm ngắn góc bắn rộng. Hợp lý thì phải so nó với tầm trung cùng thời R-77 ra mắt năm 1992, những phiên bản đời đầu R-77 và AIM-120 là gần tương đương nhau. Cách nói như đã dẫn là cách nói khiêm tốn của các chuyên gia Liên xô khi họ đặt mục tiêu phải vượt lên đối thủ. Còn tầm bắn của AIM-120 kể cả bản D mới nhất không vượt qua R-77 và các tên lửa khác của Liên xô. Ở AIM-120D, người ta cải tiến hệ dẫn, làm nhẹ đầu đạn và các bộ phận rồi cho rằng tầm bắn tăng gấp đôi bản C là tuyên truyền bậy. Tầm AIM-120D chỉ khoảng 110km, chỉ có một phiên bản 2 tầng của AIM-120 mới có tầm bắn 160-180km nhưng chưa có cách nào để lắp cho F-22 bởi khoang vũ khí chỉ có như thế không lắp được.



Đây là bảng so sánh của bác gulfoil


Mặc dù tuyên truyền AIM-120 đã "rất hiệu quả" và lập "chiến công rực rỡ" trong chiến tranh Nam tư và Iraq. Nhưng Mỹ và đồng minh NATO chưa bao giờ công bố thật sự đã dùng bao nhiêu tên lửa AIM-120. Chỉ qua nguồn tin ngoài, người ta mới biết tại Iraq, nhiều máy bay Mig của Iraq đã tránh rất thành công nhiều tên lửa tầm xa AIM-120 phóng cùng một lúc. Còn có một sự thật khác là cũng như Nam tư, đa số Mig Iraq bị diệt khi đang đậu dưới đất bằng tên lửa không đối đất, một số chạy thoát sang Iran, một chiến công không chiến của Mỹ và đồng minh!!!??? Ngày nay đa số các chuyên gia phương Tây đều thừa nhận, tên lửa tầm xa của họ nói chung đều rất kém hiệu quả.
 
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2009, 12:13:30 pm gửi bởi SSX » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #78 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 10:55:36 am »

Thôi, SSX à, mình đã trích đoạn rồi dịch chi tiết từng chiếc mẫu thử rồi-đồng thời cung cấp các link nguồn chính thức của nhà nước cho các đồng chí, những các đồng chí xóa đi để cãi cùn nói cuội tiếp.

Su-27PU không phải Su-30 vì hai mẫu T-10PU-5 và T-10PU-6 không phải là Su-30. Không bao giờ có ai công nhận nó là Su-30 cả vì tên nó rõ ràng là PU. Đơn giản thế thôi nhưng các đồng chí vẫn cãi cùn. Trong cãi đoạn bị xóa, mình đã nói rõ, Su-27PU chỉ có 4 chiếc rưỡi kể cả mẫu thử. Hai chiếc duy nhất được đánh số biên chế 595 và 596 được phân về viện LII, trước đó một chiếc Su-27P đánh số lại thành 595 cũng được phân về đây, giao cho Đoàn bay thử nghiệm cũng được biên chế về viện này, cho đến lúc này, chưa tồn tại cái tên Su-30. 2 chiếc này là bắt đầu của lô 8 chiếc, nhưng 6 chiếc sau giao cho không quân, từ đây mới có tên Su-30.

Lý do là chương trình Su-27UP phát triển rất chậm trong thời kỳ Liên Xô rối ren bởi đồng chí Gorbachov. Khi chương trình tái khởi động, thì nó đã lạc hậu với các kỹ thuật mới, nên nó chỉ sản xuất 4 chiếc đó. Các chiếc sau trong lô 8 chiếc được đánh số lại là máy bay thử nghiệm từ 51-56, làm máy bay thử nghiệm chiến thuật. Chiếc thứ 6, số 56 đã là Su-30M.

-----------------


Đúng rồi, trên kia là Máy bay thử nghiệm động cơ AL-35. Động cơ này được thiết kế theo hướng của lái lực đẩy kiểu F-22, có chắn hồng ngoại và mở ra khả năng chắn radar kín cho đuôi động cơ. Nó không được dùng vì chỉ lái lực đẩy hai chiều.
Một cái sai lớn nữa của tài liệu trên cũng nằm ở đây. Su-27 và các hậu duệ đều lái lực đẩy 4 chiều, chứ không phải lái lực đẩy 2 chiều. Góc lái ngang tuy nhỏ hơn nhưng là lái 4 chiều. Chỉ duy nhất có dòng động cơ AL-35 là lái 2 chiều nhưng chỉ dừng ở thử nghiệm. Nó không đạt tính cơ động cao như các động cơ lái lực đẩy 4 chiều khác.

Một cái sai nữa của tài liệu là nói về yêu cầu ra đời của Su-27.
http://www.snariad.ru/istrebiteli/
Su-27 có mục tiêu trực tiếp là đối diện với F-15. Trong thập niên 196x, Khrusov với mớ lý luận lẹo điên loạn rất đặc trưng của nhóm chính trị suy đồi đã cắt hàng loạt các chương trình phát triển máy bay. Mục tiêu của ông ta chỉ là phe cánh đấu đá và tính chất là dốt nát. Điều này dẫn đến trong những năm 197x, Liên Xô thiếu hụt các máy bay thừa kế các kỹ thuật mới. Ở Liên Xô lúc đó vẫn tồn tại đội hình biên chế bằng các máy bay không chiến và đối đất chuyên nghiệp. Mà việc phát triển các kỹ thuật điện tử sẽ cho ra các máy bay 2 trong một.
F-15 là bản sao thu nhỏ, đa năng hóa của MiG-25, tận dụng phát triển kỹ thuật này. Mỹ cũng copy mẫu máy bay MiG-21 để cho ra F-16 cùng với F-15. Trong khi đó thì phiên bản MiG-21 đã quá lạc hậu và MiG-23 cũng không phải tiên tiến.

Với mục tiêu trực tiếp đó, yêu cầu kỹ thuật của Su-27 là máy bay không chiến cỡ lớn nhưng rẻ hơn MiG-31, sau sẽ được trang bị làm máy bay chủ lực song song với máy bay mũi nhọn do MiG-31 đóng. Máy bay cần thỏa mãn các tiềm năng khác nhau như linh hoạt cho dogfight, mang nặng cho đối đất, radar lớn và động cơ tốc độ cao đường dài cho không chiến tầm xa...


về phân lớp máy bay.

Phân biệt các máy bay chiến đấu trên không thế hệ 2-3-4 như thế nào ?? MiG-21 được đánh đồng thế hệ với F-4 là sai. MiG-21 tuy chiến đấu bằng điện tử nhưng là máy bay hoàn toàn dogfight, F-4 ban đầu được thiết kế là máy bay hoàn toàn FBV. Như vậy, MiG-21 và F-4 là hai thế hệ hoàn toàn khác nhau. Chỉ có điều, F-4 ra trận đánh thua MiG-21 và phải trang bị trở lại dogfight, nên người ta gọi giễu nó như vậy.
Sự phân biệt bằng khả năng cất cánh dã chiến với vận tốc cất cánh nhỏ cũng sai. Nếu nư thế thì MiG-23 sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ 4.

Máy bay thế hệ 3-4 không phân biệt khả năng đa nhiệm, khả năng chiến đấu quá tầm nhìn, khả năng bay vận tốc nhỏ, radar lớn và nhỏ, bay lâu và chóng hết dầu... Cấu hình kích cỡ động cơ và radar, cũng như khả năng mang vũ khí của chúng là ngang nhau.

Sự phân biệt ở đây là máy bay thế hệ 4 có máy tính mạnh. Có thể phân biệt sự khác nhau ở đây. F-4 nếu bắn tầm xa thì sỹ quan điều khiển vũ khí ngồi ghế sau (operator office) phải lái đạn đến gần mục tiêu, đủ cho đạn tự tìm mục tiêu. Vậy nên nó là thế hệ 3, còn thế hệ 4 thì máy tính sẽ làm việc đó thay cho xạ thủ. Có thể thấy rõ điều đó ở MiG-25, khi trang bị máy tính mạnh nó sẽ là MiG-31, từ 3 lên 4.

Ở đây, đồng chí bò cũ cũng hiểu sai vai trò trung tâm nhóm không chiến của MiG-31. MiG-31 có khả năng giao tiếp máy bay-may bay lớn, nhưng nó là máy bay đánh chặn lớn, chứ không phải là máy bay "đảm bảo ưu thế trên không". Máy bay không chiến tầm xa bằng hệ điện tử lớn của Liên Xô ban đầu là Tu-128, người ta chế ra 2 loại tên lửa tầm rất xa cho nó. Nói rõ hơn, MiG-31 không có khả năng đuổi theo từng mục tiêu một tên không nếu không dùng nhiều máy bay, bấy chấp việc mục tiêu tồi, nhưng Tu-128 như pháo đài bay bắn ra xung quanh làm được điều đó. Su-27PU thừa kế điều này của Tu-128. Một chương trình của MiG là MiG 7.x nhưng không được chế tạo.

Việc thắng thế của Su là một cái nhìn hết sức xa vời của các nhà lãnh đạo cũ, một đại diện là Andropov. Nhờ phát triển về hướng Đông mà Su tránh được những rối ren thời hậu Liên Xô mà không tan tành nát bươm như MiG. Có thể nói, tuyến đường Baikal-Amuar được xây dựng cho mục tiêu đầu tiên là Su, nhà máy Komsmonsk na Amuar.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2009, 11:32:14 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #79 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 12:02:33 pm »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3290.msg77282#msg77282

Ở đây, bạn SSX lại nhận định đúng rồi. Wiki chỉ là một công cụ để nhồi sọ liệt não mà thôi, đáng tiếc là số này khá đông.

Ta thử xem, một chiếc radat to tướng trên máy bay mẹ có tầm kịch trần 180km (theo họ quảng cáo), thế nhưng một radar bé tẹo trên đầu đạn cũng có tầm đó (theo họ quảng cáo) ?? Điều vô lý này thì chỉ có liệt não là tin được vào cái wiki thối đó. Nếu radar đạn con không có tầm đó thì sao đạn con bắn và quyên được trong tầm đó ?? Chắc nó dẫn đường bằng niềm tin wiki.

sự thật là thế nào ?? chẳng cần phải là chuyên gia về vũ khí cũng biết được điểm đó.
Ban đầu, người ta sử dụng bám radar bán chủ động. Tức là, máy bay mẹ chiếu chùm vào mục tiêu, chùm phản xạ lại, con thu được và hướng đến mục tiêu. Vì đầu thu và máy tính của con bé tí tẹo, nên khoảng cách thu được của con chỉ bằng một phần mẹ. Thông thường con bằng một phần ba, một phần tư mẹ đúng theo tỷ số đường kính antena. Như vậy, tầm tối đa của con là bao nhiêu khi (theo họ quảng cáo), tầm radar mẹ là 180km ??

Ở đây còn một nhược điểm nữa, máy bay mẹ khó mà quan sát được nhiều mục tiêu, vì lúc đó dùng chảo cơ, cái chảo cơ khó mà lắc đảo liên tục được. Trong khi đó, chỉ mất tín hiệu dẫn đường vài giây là con chết. Mà theo các ảnh chụp, radar của F đều có kích thước nhỏ, chùm quét nhỏ và phải bù bằng lắc cơ rất lớn. Như vậy, các tham số dẫn đường được bao nhiêu nhiều nhiều đạn cùng lúc, lại cùng lúc với việc nào đó nữa cần xem lại. Có lẽ đúng như thế thì chiếc F-15 phải rung bần bật vì radar lắc giật mấy phát trong một giây.

Tiếp theo, người ta dùng  liên lạc và hệ thống dẫn đường quán tính. Máy bay mẹ không cần chiếu radar liên tục vào mục tiêu, mà thỉnh thoảng quan sát với tần suất thưa hơn. Con tự định vị mình bằng quán tính và tự tính đường đi theo thông tin của mẹ. Quan trọng nhất là con không phụ thuộc vào cái đầu thu bé tị bé tẹo nữa ở tầm xa. Điều này chỉ có sau này rất nhiều ở phương Tây, như bạn SSX đã dẫn. Cũng thật buồn cười, khá đông người tin vào những điểm quá ngớ ngẩn đến trẻ con cũng nhận ra được.

Tuy nhiên, việc giảm tần suất quan tâm đến mục tiêu không thay đổi được bao nhiêu. Đặc biệt, sau khi bắn, máy bay mẹ vẫn phải bay về hướng mục tiêu vì góc quan sát của radar phương tây rất hẹp. Và nguyên tắc là, một đạn bắn và quên được có tầm bằng mẹ khi và chỉ khi nó có radar to như radar mẹ.

Thêm một nhược điểm rất lớn nữa của các AIM là nó được thiết kế để đánh máy bay của gà chứ không phải diều hâu vô địch không chiến. Đó là ở tầm kịch trần mẹ, thì máy bay mẹ không thể quan sát được con, vì tầm máy bay mẹ được tính là tầm quan sát được mục tiêu to. Đạn con chỉ có diện tích phản xạ bằng một phần mấy chục mục tiêu, tầm quan sát được cũng như thế. Ở tầm này, dẫn đường quán tính không còn đủ chính xác để định vị con nữa. Chính vị vậy, mẹ không thể hiệu chỉnh cho con và con dễ mất mục tiêu khi gặp tác chiến điện tử.

Kết quả: Iraq 2003, không một đạn tầm xa nào bắn trúng. Đây là kết quả cực kỳ đáng sợ nhưng là sự thật. Điều này dẫn đến việc Mỹ tập trận định kỳ với Su và sau đó là chuyến thăm lịch sử Su sang Mỹ.

Lợi thế của các Su và MiG là dùng antena mảng pha lớn, góc quét điện tử không phải lắc cơ lớn, nên họ không cần dùng cơ chiều vào mục tiêu mà sử dụng phương pháp của các hệ thống đối không trên mặt đất: "track from scan". Điểm này kết hợp với vận động tốt cho phép SU chiếm vị trí bắn lợi thế ở tầm gần nếu loạt đạn tầm xa đầu tiên trượt.

---------------------
----------------------
Trước khi nhận định về quá trình phát triển của Su-27, chúng ta xem lại một cái sai lầm chết người của bò cũ. Bò cũ cho rằng chỉ đến Su-30 mới có khả năng đối đất. Đến những máy bay chuyên nghiệp kông chién như MiG-17, MiG-21 cũng có khả năng đối đất nữa là Su-27.

Vậy khả năng đối đất cần đến những gì Huh

Su-27 được thiết kế ban đầu là may bay đa nhiệm, đương nhiên ngay từ các mấu thử ban đầu chúng có khả năng đối đất.
Khả năng đối đất thể hiện ở tầm bay lớn, 2000-4000 km không mang thùng dầu phụ, đến 5000km có thùng dầu phụ, có tiếp dầu thì nó dễ dàng đạt tầm bay trên 10000km.
Một đặc tính nữa hỗ trợ tính đối đất mạnh, đó là khả năng mang đến 8000kg vũ khí (thank ThangLong69).
Khả năng thứ 3 đảm bảo ưu thế khi đối đất là máy bay có khả năng bay rất chậm, phiên bản Su-27 ban đầu vận tốc tối thiểu khi bay ngang là 200km/h, bay góc 26 độ là 160km/h, sau này bay ngang là 180km/h.
Su-27 cũng là máy bay có khả năng điều khiển đường bay phức tạp và chính xác, điều này đến nay được chứng minh là đứng đầu thế giới, rất cần cho việc bay sát mặt đất, ném bom chính xác.
Như vậy, cấu hình cơ học Su-27 đảm bảo những tính năng đối đất như ném bom chính xác, tuần tiễu thám sát mặt đất. Thêm nữa, khác với các máy bay đối đất cho đến lúc đó-đầu 1970, Su-27 có khả năng không chiến tốt để đảm bảo ưu thế trên không-một yêu cầu cao trong đối đất. Tổng hợp các mặt, về phần cơ học, Su-27 đối đất tốt hơn Su-22, mang nhiều bom hơn Su-25 MiG-27, bay xa hơn chúng.

Tuy vậy, Su-27 ban đầu thiếu những phương tiện đối đất chính xác như TV, Laser, radar quét mặt đất như những máy bay chuyên nghiệp đối đất hoặc tính đối đất cao như MiG-23, Su-24, Su-22, MiG-27. Nó chỉ thực hiện được một số nhiệm vụ đối đất như đánh tầu biển, bắn đạn tự hành nếu như trang bị các khí tài đeo thêm ở móc treo. Giải pháp này lúc đó được khá nhiều máy bay khác thực hiện ở phương Tây. Một phần là do các khí tài này lúc đó thay đổi chóng mặt, không nên gắn cố định. Một phần so Su vẫn phải đảm bảo khả năng không chiến.

Radar quét mặt đất chỉ có thể thực hiện trên máy bay chiến đấu một cách rộng rãi vào 199x, khi máy tính đã phát triển mạnh.

-----------------

Một điểm sai nữa của bò mà mình đã chỉ rõ ở đây
http://www.quansuvn.net/index.php?action=post;quote=76683;topic=3290.60;num_replies=80;sesc=1ac445a5262ae02802e54a9eac140db5

Đồng chí này kể lể hàng loạt những nhà máy sản xuất Su-27, mà quên mất nhà máy chính là KnAAPO (Liên hợp sản xuất máy bay Komsomolsk-na-Amure). Mặc dù mình đã dẫn chứng nguồn tin chính thức cấp nhà nước, những đồng chí vẫn cố cãi. Điều này thì hơi hài, nhưng cái mà đồng chĩ cố cái sai to là Liên hợp Sản xuất máy bay Irkutsk là nơi sản xuất Su-30 và xuất khẩu.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 09:05:11 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM