Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:23:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 11106 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #60 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:30:04 am »

Ở Tây Nguyên, quân Mỹ có sư đoàn bộ binh số 4 phụ trách chiến trường. Ngoài ra chúng còn có lực lượng dự bị của các cấp trên. Khi phải đối phó với cuộc tiến công của ta thì lực lượng phụ trách chiến trường - sư đoàn bộ binh số 4 - phải ứng phó đầu tiên. Sau đó mới lần lượt có sự tham gia của lực lượng dự bị của các cấp trên. Để đối phó với cuộc tiến công của quân ta ở Đắc Tô, sư đoàn 4 Mỹ chỉ có thể sử dụng tối đa hai lữ đoàn. Còn một lữ đoàn thì phải đảm nhiệm nhiệm vụ phòng ngự và làm lực lượng dự bị, luân phiên. Khi hai lữ đoàn thê đội một không đủ sức đối phó thì phải sử dụng lực lượng dự bị của các cấp trên.


Trên toàn chiến trường miền Nam, cuộc tiến công của Quân giải phóng vẫn còn nằm trong giai đoạn đánh vận động, có đánh một phần vào tuyến phòng ngự vành ngoài của địch. Ở Đắc Tô, Quân giải phóng cũng áp dụng chủ trương đánh vận động, tiến công quân địch ở vành ngoài tuyến phòng ngự cơ bản của chúng.


Đúng như quy luật và thủ đoạn của phòng ngự cơ động, khi bị tiến công, quân Mỹ đối phó tương đối kịp thời và cơ động lực lượng tới hướng có chiến sự một cách khá nhanh. Để đối phó với cuộc tiến công của Quân giải phóng, một mặt quân Mỹ tăng cường phòng ngự trên tuyến phòng ngự cơ bản, một mặt chúng sử dụng một lực lượng lớn hơn để tiến hành phản kích, ngăn chặn Quân giải phóng tiến công hoặc đánh bật Quân giải phóng ra khỏi trận địa tiến công, giải tỏa cho các cứ điểm phòng ngự của chúng.


Để chủ động loại trừ sự tiến công của Quân giải phóng, khi phán đoán và phát hiện những cứ điểm nào bị uy hiếp, có nguy cơ bị tiến công thì quân Mỹ tiến hành phòng ngự ngăn chặn trước ở vòng ngoài các cứ điểm đó, mà ta thường gọi là phòng ngự dự phòng.


Ở Đắc Tô, do hành động khôn khéo của Quân giải phóng, lại được địa hình rừng núi thuận lợi, nên các lực lượng và phương tiện tình báo tốn tiền của địch cũng không giúp gì được cho bộ chỉ huy quân Mỹ phát hiện và phán đoán ra cuộc tiến công của Quân giải phóng. Các máy móc trinh sát điện tử tinh vi của quân Mỹ có thể với tới các hành tinh trong vũ trụ, nhưng lại không sao dò la được bước chân, con mắt của người chiến sĩ Việt Nam đầy quyết tâm và tài trí.


Khi bị tiến công ở Đắc Tô, quân Mỹ sử dụng 2 lữ đoàn của sư đoàn 4 làm thê đội một chiến dịch ra tiến hành phản kích ngăn chặn, đánh vào tuyến tiến công thứ nhất, đối chọi với thê đội một tiến công của Quân giải phóng. Thê đội một chiến dịch của địch bị thê đội một chiến dịch của ta đánh cho bị thiệt hại nặng. Các tiểu đoàn của hai lữ đoàn sư đoàn 4 bị yếu sức. Hai tiểu đoàn quân Mỹ không thể đánh bật được một tiểu đoàn của Quân giải phóng ra khỏi trận địa tiến công của Quân giải phóng ở dãy cao điểm Ngọc Rinh Rua và Ngọc Bơ Biêng. Trái lại, căn cứ hành quân chiến dịch của chúng ở Đắc Tô - Tân Cảnh, gồm sở chỉ huy, sân bay, kho tàng và các lực lượng dự bị lại bị pháo binh của Quân giải phóng đánh phá bằng những trận bão lửa, gây ra cho chúng những thiệt hại nặng nề.


Phản kích trực tiếp, chính diện không thành công, quân Mỹ liền sử dụng một bộ phận của thê đội một mở một mũi đánh vào sườn sau trận địa tuyến một của Quân giải phóng ở vùng núi Ngọc Dơ Lang, phía sau Ngọc Rinh Rua và Ngọc Bơ Biêng. Bộ chỉ huy Quân giải phóng đánh giá được khả năng cơ động và nắm được "sở trường" này của quân Mỹ. Do đó mũi vu hồi gần của chúng được tung ra lại sa ngay vào thế trận trong một trận đồ hiểm hóc đã được bày sẵn của Quân giải phóng. Mũi vu hồi đó liền bị đánh cho tơi tả. Kết quả là nó cũng không hoàn thành được nhiệm vụ phản kích, buộc phải co lại thành từng điểm và chuyển vào thế phòng ngự.


Thê đội một chiến dịch không hoàn thành được nhiệm vụ phản kích, quân Mỹ phải sử dụng lực lượng cơ động dã chiến, tức là lực lượng dự bị của quân khu (quân đoàn) tiến vào làm thê đội hai chiến dịch. Lực lượng này là lữ đoàn dù độc lập số 173, một trong những đơn vị sừng sỏ của quân viễn chinh Mỹ. Nó vào Việt Nam tương đối sớm nên đã có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường Việt Nam. Thê đội hai chiến dịch là một đơn vị quân dù có máu mặt, nên bộ chỉ huy chiến dịch của địch sử dụng nó tương đối tích cực và táo bạo. Lữ dù 173 không được sử dụng vào tuyến thứ hai mà được sử dụng vào tuyến thứ ba của chiến dịch phản công này. Đây là một hành động chiến dịch rất lợi hại, là một thủ đoạn chiến dịch hiểm hóc. Đánh vào hậu phương của đối phương, đánh sâu, đánh xa vào phía sau tuyến tác chiến của đối phương là một cách đánh rất chủ động và tích cực, vì nó làm rối loạn đội hình của đối phương, làm đảo lộn thế trận của đối phương. Quân đội các nước công nghiệp tiên tiến, có đủ điều kiện và khả năng về binh lực, hỏa lực và cơ động, mới tạo ra được sức đột kích mạnh và tốc độ tiến công cao, có chiều sâu đê áp dụng cách đánh trên. Đảm nhiệm nhiệm vụ chiến dịch quan trọng và hóc hiểm đó, lữ đoàn 173 tiến vào cánh phải của đội hình chiến dịch và chiếm lĩnh vị trí xuất phát ở Plây Cần - Bến Hét, nhằm đánh vào sườn trái và vào tuyến sau cùng của đội hình chiến dịch của Quân giải phóng. Đây tuy là nơi hiểm yếu, nhưng cũng chưa phải là nơi hiểm nhất.


Với một lữ đoàn, tuyến xuất phát lại ở Plây cần - Bến Hét, quân địch không thể đánh vào toàn bộ tuyến sau cùng hoặc đánh lan rộng sang tới sườn phải của tuyến sau cùng trong đội hình chiến dịch của Quân giải phóng. Hoặc có thể: bước thứ nhất, lữ dù 173 đánh chiếm sườn trái trước và sau khi đã chiếm được sườn trái rồi thì chúng mới đánh sang sườn phải vào toàn bộ tuyến sau cùng trong đội hình chiến dịch của Quân giải phóng.


Về mặt chiến dịch, tuyến tác chiến thứ ba phía sau có ý nghĩa là chỗ dựa cho tuyến thứ hai và thứ nhất.

Về mặt địa hình, ở đây là một dải địa hình rất quan trọng, có nhiều điểm cao lợi hại, khống chế tuyến thứ hai và chia cắt, án ngữ hậu phương chiến dịch với tuyến thứ hai của Quân giải phóng. Nếu quân địch chiếm được tuyến này thì các đơn vị Quân giải phóng tác chiến ở tuyến thứ hai sẽ bị chia cắt và bị cô lập. Nếu giữ được tuyến này thì các đơn vị giải phóng tác chiến ở tuyến thứ hai mới có chỗ dựa vững chắc và mới có được sự chi viện từ hậu phương chiến dịch.


Quân giải phóng cho rằng ở trên tuyến này có thể sẽ diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt giữa hai bên và dự kiến khu quyết chiến có thể sẽ hình thành ở trên tuyến thứ ba hoặc ở giữa tuyến thứ hai và tuyến thứ ba, nơi có dải địa hình có nhiều điểm cao khống chế quan trọng, trong đó có điểm cao 875, nằm ở giữa trung tâm, là một trong những điểm khống chế quan trọng nhất. Xác định được tính chất quan trọng của tuyến thứ ba với dải địa hình hiểm yếu đó, Quân giải phóng đã không tung lực lượng chủ yếu ra tác chiến ở trên tuyến thứ hai. Phần lớn lực lượng Quân giải phóng được bố trí ở trên tuyến thứ ba, vừa để giữ tuyến đó, vừa làm lực lượng dự bị.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #61 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:31:23 am »

Trong bước một của chiến dịch, Quân giải phóng chỉ sử dụng một phần lực lượng để tác chiến ở tuyến một và tuyến hai. Bước này vừa có mục đích tiêu diệt vừa có mục đích thăm dò, tạo ra thế trận và thời cơ. Khi đã tạo ra được thế trận có lợi và thời cơ có lợi, Quân giải phóng mới tung chủ lực ra đánh những trận then chốt để đạt được trận đánh tiêu diệt quyết định.


Khi bố trí cụm quân chủ yếu ở trên tuyến thứ ba, Quân giải phóng đã xác định điểm cao 875 là một cái nút then chốt, đã bố trí một lực lượng tương đối mạnh chiếm lĩnh và tổ chức xây đắp trận địa, công sự tương đối vững chắc.


Trong khi đó, các trận đánh giữa quân ta và quân Mỹ vẫn tiếp diễn ở tuyến thứ nhất và tuyến thứ hai. Lữ đoàn dù 173 sau khi chiếm lĩnh tuyến xuất phát ở Plây Cần - Bến Hét, liền tung một cánh quân gồm 2 tiểu đoàn, mở một mũi tiến công xuống phía tây nam Plây Cần, vào điểm cao 823, Ngọc Kan Liệt, đánh vào sườn trái tuyến thứ ba và đánh chiếm điểm cao 875. Cánh quân này tiến vào tới sườn trái tuyến thứ ba thì liền bị đánh ngay và bị thiệt hại nặng nề. Một tiểu đoàn bị tiêu diệt và một tiểu đoàn bị đánh thiệt hại nặng.


Chúng không hoàn toàn chiếm lĩnh được sườn trái, nhưng còn bám giữ được một số đoạn.

Để cứu nguy cho cánh quân này, đồng thời để thực hiện ý đồ chủ quan và tham lam đã sẵn có, lữ dù 173 liền tung hết đội dự bị của chúng ra để đánh chiếm điểm cao 875. Thật không may mắn chút nào, chúng đã nhảy ngay vào cái lưới được giăng sẵn, vào ngay thế trận quyết chiến của Quân giải phóng. Một tiểu đoàn dù bị tiêu diệt. Để cứu nguy cho một số ít tàn quân còn sống sót chạy thoát, để lấy thương binh và lấy xác, bộ tư lệnh dã chiến 1 quân Mỹ phải cấp tốc điều động thêm lực lượng cơ động chiến lược là sư đoàn ngựa bay số 1 tới chiến trường. Một tiểu đoàn lính ngựa bay được máy bay lên thẳng đưa tới trận địa nóng bỏng này. Chịu thiệt hại nặng nề, bọn lính ngựa bay cùng với một bộ phận lính dù 173 mới tạm đặt chân được lên điểm cao 875. Nhưng sau đó Quân giải phóng liền mở trận đánh giành giật với địch và cuối cùng đã chiếm lại được điểm cao này. Trong khi đó, ở phía sau lưng trận địa địch, một bộ phận chủ lực cùng bộ đội địa phương và du kích của ta cũng mở các mũi tiến công vào sườn đông và đông bắc Đắc Tô - Tân Cảnh. Quân Mỹ phải rải một số đơn vị ngụy và một đơn vị của sư đoàn kỵ binh bay để đối phó. Lực lượng địch trở thành phân tán không tập trung được vào khu quyết chiến ở phía tây Đắc Tô - Tân Cảnh.


Cuộc phản kích của địch bằng các lực lượng tinh nhuệ của chiến trường đã bị đánh bại. Lữ đoàn dù 173 đã bị đánh thiệt hại nặng. Các lữ đoàn của sư đoàn 4 cũng bị đánh tiêu hao nặng. Quân địch buộc phải rút lui về tuyến phòng ngự cũ. Sau trận này, viên tư lệnh sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ đã phải rầu rĩ thốt ra những câu tuyên bố là sau này hắn sẽ không cho quân đánh sâu vào hậu phương của đối phương nữa. Qua ba lần thất bại viên chỉ huy sư đoàn 4 Mỹ cũng như đồng bọn hắn không thể không rút ra những bài học cho mình. Chiến thuật phòng ngự cơ động, có chiều sâu, thủ đoạn phản kích ngăn chặn từ xa có nhiều bậc thang của quân Mỹ đã bị giáng một đòn nặng nề.


Sau các chiến dịch cuối năm 1967, trên toàn chiến trường miền Nam, quân Mỹ đã giảm sút nhiều sức tiến công và ngày càng chuyển dần vào phòng ngự. Qua ba năm tiến hành chiến tranh trực tiếp bằng quân viễn chinh và 5 năm tiến hành chiến tranh bằng cố vấn và vũ khí, đô la không thành công, quân Mỹ đã bị tiêu hao về người và của, đã mệt mỏi về tinh thần ý chí. Thế và lực của quân Mỹ đã bắt đầu giảm sút.


Còn về phía Quân giải phóng thì trải qua mấy năm chiến tranh, lực lượng đã ngày càng phát triển, kinh nghiệm chiến đấu ngày càng phong phú, trình độ tác chiến ngày càng được nâng cao, sức tiến công ngày càng mạnh. Ta thì ngày càng mạnh lên còn địch thì ngày càng yếu đi, ta thì tiến công ngày càng mạnh còn địch thì ngày càng phải co về phòng ngự, đó là một thời cơ tốt cho quân dân miền Nam khai thác nhằm tạo ra những biến chuyển mới trong chiến tranh.


Tìm và tạo ra thời cơ chiến lược, tạo ra thời cơ lớn để mở những đòn tiến công lớn, giành thắng lợi lớn làm chuyển biến cục diện chiến tranh là một nghệ thuật rất quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh. Thời cơ đẻ ra thời cơ. Giành thắng lợi được trong thời cơ này thì sẽ sinh ra thời cơ mới khác. Quân ta đã tiếp tục giành được thắng lợi trong năm 1967.


Thế thì sang năm 1968, quân dân miền Nam Việt Nam phải làm gì? Phải giành thắng lợi lớn hơn, oanh liệt hơn.

Còn về phía quân Mỹ thì sẽ làm gì? Chúng có giữ được trận địa phòng ngự của chúng không? Và sức tiến công có hạn chế của chúng sẽ được đưa ra sử dụng như thế nào?

Sau chiến cục năm 1967, quân Mỹ có củng cố và mở rộng được một phần thế trận phòng ngự của chúng nhưng vẫn bị đánh những đòn đau, vẫn bị tiêu diệt nặng. Thế và lực của chúng tiếp tục bị suy yếu, chúng càng chuyển sâu vào thế phòng ngự hơn. Ngoài những đòn đau của các đơn vị chủ lực của Quân giải phóng, quân Mỹ còn bị chiến tranh du kích của nhân dân miền Nam tiêu hao rộng rãi trên những vùng nông thôn rộng lớn. Cùng với các đòn tiến công trên, nhân dân trong các đô thị miền Nam cũng tiến hành các đòn tiến công Mỹ - ngụy bằng các cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ và các hoạt động du kích tiêu diệt sinh lực địch, trong đó có nhiều sĩ quan các cấp, và phá hủy các kho tàng, máy bay của chúng ở trong các hậu cứ.


Trong khi ấy thì các lực lượng vũ trang giải phóng vẫn ngày càng lớn mạnh. Thế trận của ta đã trải ra rộng khắp và giăng kín trên toàn bộ chiến trường, cài ém vào mọi địa bàn vây hãm quân địch ở khắp mọi nơi. Đó là những điều kiện và thời cơ thuận lợi cả về chủ quan lẫn khách quan cho cuộc tiến công đồng loạt và nổi dậy sôi nổi của quân dân ta trên toàn chiến trường miền Nam.


Sau những đòn đau vào cuối năm 1967, quân Mỹ vẫn còn choáng váng và đang chuẩn bị đón những đòn tiến công mới của đối phương, thì đối phương của chúng bỗng nhiên im bặt, không có hành động gì lớn. Sau trận bão, trời trở lại yên lặng. Trời sẽ tiếp tục quang đẹp hay là một trận bão mới sẽ tới? Đối phương đã mệt mỏi sau các trận tiến công, hay họ tạm nghỉ dưỡng sức để lấy hơi cho một trận tiến công mới? Đối phương đang chuẩn bị cho một trận tiến công mới bình thường hay một cuộc tiến công ở vòng ngoài tuyến phòng ngự của quân Mỹ với một quy mô lớn hơn?
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #62 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:32:17 am »

Mặc dầu đã được quân dân miền Nam cho nhiều bài học đích đáng, cách xem xét của các tướng tá Mỹ vẫn chưa vượt được ra khỏi quan điểm chiến lược thông thường, cổ điển, máy móc của các nhà chiến lược tư sản. Đó là quan điểm đánh giá so sánh lực lượng nặng về số lượng, về vật chất mà nhẹ về ý chí quyết tâm và tài trí của con người. Khi tính toán lực lượng của mình, các tướng tá Mỹ chỉ thấy chúng vẫn còn số quân đông, vũ khí trang bị, phương tiện khí tài nhiều mà không thấy hết những chỗ suy yếu về nhiều mặt, nhất là về mặt tinh thần và ý chí xâm lược. Khi tính toán lực lượng của đối phương, chúng chỉ thấy họ còn thua kém chúng về số lượng quân chủ lực cơ động, về vũ khí trang bị, phương tiện hiện đại mà không thấy hết được sức mạnh của cuộc chiến tranh toàn dân, không lường hết được sức mạnh tinh thần vô địch và tài trí tuyệt vời của các lực lượng vũ trang giải phóng và đông đảo nhân dân cách mạng miền Nam, không hiểu hết được hình thái và thế trận của chiến tranh nhân dân. Chúng không sao tính toán và thấy được các điều kiện về so sánh lực lượng, về thế và lực trên chiến trường của hai bên đối địch cũng như tình hình thế giới đã tạo ra một thời cơ chiến lược có lợi cho quân dân miền Nam. Dựa vào quân số đông, vũ khí trang bị nhiều vừa được tăng viện thêm cộng với hàng mấy chục vạn quân chư hầu và quân ngụy, đế quốc Mỹ cho rằng đối phương chỉ có thể có khả năng tiến công với quy mô và mức độ hạn chế ở ngoài tuyến phòng ngự của chúng. Chính vì thế nên chúng đã hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân dân miền Nam, đánh vào tận hang ổ của chúng mùa xuân năm 1968.


Mùa xuân năm 1968 là một thời điểm tốt cho thời cơ chiến lược mới của quân dân miền Nam. Cuộc tiến công đồng loạt vào các đô thị nổ ra cùng với sự nổi dậy của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị miền Nam là một cuộc tiến công lớn, một cuộc tập kích đồng loạt có ý nghĩa chiến lược vào hầu hết các sào huyệt của quân thù. Trong số 50 thành phố, thị xã của toàn miền Nam thì có 43 thành phố, thị xã đã bị tiến công vào cùng một ngày, là 30 tháng 1 năm 1968. Quân Mỹ không thể tưởng tượng nổi cuộc tiến công táo bạo và thần tình này của quân dân miền Nam. Các tuyến phòng ngự dày đặc và vững chắc của Mỹ - ngụy và chư hầu hình như là bị bỏ ngỏ, còn Quân giải phóng thì như từ dưới đất đánh lên và từ trên trời đánh xuống. Một lần nữa cơ quan tình báo của Mỹ và mạng lưới trinh sát cảnh giới điện tử của chúng tuy rất đắt tiền nhưng lại tỏ ra vô tích sự như một thứ xa xỉ phẩm trước những bước chân của người chiến sĩ Việt Nam.


Quân Mỹ đã bị bất ngờ hoàn toàn trước cuộc tiến công lớn này. Hai thành phố lớn nhất là Sài Gòn và Huế đều bị tiến công mạnh nhất và Mỹ - ngụy ở đây cũng bị thiệt hại nặng nhất. Sài Gòn bị tiến công hai lần vào tháng 2 và tháng 5 năm 1968. Huế bị tiến công và đánh chiếm trong một thời gian lâu nhất là 25 ngày, từ 31 tháng 1 đến ngày 24 tháng 2 năm 1968. Còn các thành phố, thị xã khác thì bị tiến công đánh chiếm từ 1 - 2 ngày đến 5 - 7 ngày. Nhân dân ở các vùng nông thôn cũng nổi dậy mạnh mẽ, phá tan từng mảng ấp xã ở hầu khắp các tỉnh. Nhiều nơi, nhân dân vùng nông thôn đã sôi nổi kéo vào các đô thị phối hợp với mũi tiến công quân sự để đánh địch và tiêu diệt địch.


Để hiệp đồng với đòn tiến công đồng loạt vào các thành thị và nổi dậy ở nông thôn, chủ lực Quân giải phóng còn mở một cuộc tiến công lớn đánh vào quân Mỹ ở đường số 9 thuộc tỉnh Quảng Trị. Ở đây, các binh chủng sừng sỏ của quân Mỹ là lính thủy đánh bộ và kỵ binh bay đã bị đánh thiệt hại nặng nề. Một trại quân kiên cố ở làng Vây của một tiểu đoàn lính biệt kích "mũ nồi xanh" bị tiêu diệt. Một trung đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ bị tiến công và bị vây hãm ở Khe Sanh. Không dám chịu đựng một trận Điện Biên Phủ đối với quân Mỹ, tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã phải ra lệnh cho trung đoàn lính thủy đánh bộ bị đánh nhừ tử đó tháo chạy khỏi Khe Sanh.


Trước cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt hết sức bất ngờ của quân dân miền Nam, quân Mỹ - ngụy đã đối phó lại một cách rất bị động. Với bản chất vô cùng tàn ác dã man, quân Mỹ đã dùng máy bay ném bom giết hại hàng loạt dân thường, phá hủy hàng dãy phố, giết hại cả nhân viên ngụy quyền, ngụy quân và gia đình họ.


Cuộc tiến công đồng loạt vào cốc thành thị của quản dân miền Nam buộc các tướng tá Mỹ phải tính toán lại trình độ tổ chức và khả năng tinh thần lớn lao của đối phương, phải "xét duyệt" lại cách đánh giá đối phương của chúng. Thái độ kiêu căng, chủ quan trước đây của chúng đã phải chừng nào giảm bớt. Với gần nửa triệu quân Mỹ, hơn 5 vạn quân chư hầu và hơn nửa triệu quân ngụy, bố trí thành nhiều tuyến phòng ngự trùng trùng điệp điệp từ xa, thế mà đối phương - một quân đội với trình độ chính quy hiện đại chưa cao - vẫn lọt qua được để "đưa chiến tranh vào các thành phố. Hơn nữa họ lại có thể tiến công thống nhất vào hàng loạt thành thị trong cùng một ngày hoặc từ một đến hai ngày. Đó là một điều có phần khó hiểu và trái ngược với cách suy nghĩ quen thuộc của các giỏi quân sự Mỹ. Như vậy thì bây giờ đế quốc Mỹ cần có bao nhiêu quân và bố trí phòng ngự như thế nào mới ngăn chặn được đối phương, không cho họ tiến công vào các sào huyệt của chúng?


Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam và trên con đường vận chuyển chiến lược đã phơi bày khá rõ sự bất lực của nó trước cuộc tiến công mùa xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam. Năm 1967 là năm cuộc chiến tranh phá hoại trở nên hết sức ác liệt. Đế quốc Mỹ đã cho xuất kích mỗi ngày trung bình 380 - 400 lần chiếc máy bay rải hàng vạn tấn bom xuống lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và con đường vận chuyển chiến lược trong năm 1967. Thế mà mùa xuân 1968, đối phương vẫn có khả năng mở một cuộc tiến công rộng lớn, mạnh mẽ trên khắp miền Nam. Thực tế đó khiến người ta không khỏi nghi ngờ hiệu quả của chiến tranh phá hoại, không khỏi đánh giá lại tác dụng và cách sử dụng một khối lượng bom đạn kinh người của không quân và hải quân Mỹ.


Nói cho đúng thì người ta cũng không cần phải đánh giá lại tính năng tác dụng của bom đạn Mỹ cũng như trình độ sử dụng vũ khí, khí tài của quân đội Mỹ, vì điều đó đã khá rõ. Điều cần đánh giá lại chính là tinh thần và tài trí của đối phương. Đó mới quả là một điều kỳ lạ. Dưới bom đạn khủng khiếp của giặc Mỹ, đồng lúa của nhân dân ta vẫn xanh rờn, đường giao thông vẫn thông suốt. Những cánh đồng 5 tấn nặng trĩu bông vẫn vươn lên trong bom đạn Mỹ. Quân dân miền Nam vẫn chiến đấu ngày càng mạnh. Sự chi viện của hậu phương ra tiền tuyến vẫn ngày càng lớn. Lơ-may, cựu tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC), với cái giọng đầy kiêu căng và ngông cuồng, đã nói sẽ đánh cho miền Băc Việt Nam quay trở lại thời kỳ đồ đá. Nhân dân Quảng Bình đã trả lời mộng tưởng mù quáng đó của Lơ-may bằng câu nói đầy ý nghĩa là "đất nước miền Bắc Việt Nam sẽ đầy rẫy những đồ nhôm làm bằng xác máy bay Mỹ".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #63 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:35:15 am »

Thất bại trong mùa xuân 1968 của quân Mỹ là một thất bại có ý nghĩa chiến lược. Đây là đòn thất bại thứ hai của quân Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đòn thất bại thứ nhất là thất bại về chiến lược phản công, trong hai cuộc phản công vào mùa khô năm 1965-1966 và mùa khô năm 1966-1967. Sau hai cuộc phản công không thành công, quân Mỹ phải chuyển dần vào phòng ngự. Đây là thất bại của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh". Không những thế, nó còn là một tiếng chuông báo hiệu sự thất bại của chiến tranh, một triệu chứng của cơn nguy kịch của con bệnh chiến tranh xâm lược.


Thất bại trong mùa xuân 1968 lại là đòn thất bại nặng nề hơn đòn thất bại thứ nhất. Phản công không được thì chẳng còn hy vọng giành được thắng lợi. Phòng ngự cũng lại không xong thì làm sao có thể đứng vững được mãi!


Đòn thất bại thứ hai này đã đẩy quân Mỹ tụt xuống bậc dốc sâu hơn. Đà xuống dốc của quân Mỹ thật là thăm thảm. Trong chiến cục mùa xuân 1968, quân dân miền Nam đã tiêu diệt 20 vạn tên địch, trong đó có 7 vạn quân Mỹ, làm tan rã 21 vạn quân ngụy; phá hủy và bắn rơi 3.000 mấy bay: bắn hỏng và phá hủy 2.000 xe tăng, xe bọc thép; 490 khẩu pháo và 3.000 xe vận tải quân sự. Số quân và số phương tiện chiến tranh để bù vào sự hao hụt này cùng tương đối lớn. Nhưng nếu được bổ sung cho đủ số lượng cũ thì có giữ vững được thế phòng ngự không? Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ không tin tưởng vào điều đó. Tướng Oét-mo-len vội vã xin cấp cứu tăng quân. Không còn cách nào khác, Nhà trắng và Lầu năm góc đành kinh hoàng gửi thêm viện binh sang Việt Nam. Số quân Mỹ được tăng thêm là 5 vạn rưỡi, cộng với số cũ thì tổng số quân Mỹ vào cuối năm 1968 đã lên đến hơn 53 vạn. Số quân và phương tiện chiến tranh được bổ sung cộng với số quân được tăng thêm đã trở thành một gánh nặng tốn phí mà đế quốc Mỹ dù giàu có cũng không thể nào kham mãi được. Nó càng như những giọt nước rót thêm vào cốc nước đã đầy của bầu không khí chống chiến tranh đang lan tràn sôi sục trong nhân dân Mỹ.


Tăng thêm quân sang Việt Nam chẳng những không xây dựng được niềm tin thắng lợi ở những người lính Mỹ vốn đã không có từ lâu, mà cũng chẳng hồi phục được quyết tâm thắng lợi của ngay bộ chỉ huy quân Mỹ đã bắt đầu dao động sau mấy đòn thất bại nặng nề. Nói cho đúng với thực tế thì bây giờ chúng chỉ mong sao cho khỏi thua nặng, thua đau mà thôi. Như thế là ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã bị đẩy lùi một bước. Đây là một điều rất quan trọng, đã tạo ra một chuyển biến quan trọng trong chiến tranh. Đó là chuyển biến về bước xuống thang chiến tranh của đế quốc Mỹ.


Do thất bại trong chiến cục mùa xuân năm 1968, đế quốc Mỹ đã phải đặt ra vấn đề thương lượng với đối phương. Cuộc hội nghị Pa-ri đã được mở ra để bàn về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, giữa bốn bên là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước Mỹ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn. Đi đôi với cuộc hội nghị Pa-ri, đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ vĩ tuyến 19 trở về phía Bắc.


Giấc mộng vàng đế quốc đã trở thành cơn ác mộng. Tiếng nói hét ra lửa của tên kẻ cướp công khai hợp pháp, xưng hùng xưng bá trên thế giới đã không đốt cháy được chân lý. Lịch sử đã mở ra một trang sáng ngời về sức mạnh của chính nghĩa Việt Nam. Trước những thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng thống Giôn-xơn đã phải đắng cay ly dị với cuộc đời chính trị của mình. Ông ta đành ngoảnh mặt đưa chân, trao lại tay lái cho người thủy thủ khác chèo chống con thuyền xâm lược của chú Sam đang nghiêng ngửa trong sóng gió cách mạng.


Chuyển biến quan trọng sau thất bại nặng nề trong chiến cục mùa xuân năm 1968 của quân Mỹ là ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã bị lung lay. Tổng thống Giôn-xơn cũng như các nhà chiến lược Mỹ cho rằng dù có tăng thêm quân Mỹ sang Việt Nam cũng không thể giành được thắng lợi. Nước Mỹ sẽ chìm đắm trong sự sa lầy của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Sau bốn năm tiến hành chiến tranh xâm lược, sự thất bại đã rõ ràng. Giờ đây đã đến lúc phải cứu nước Mỹ ra khỏi "con đường hầm không có lối thoát". Cái ánh sáng lờ mờ mà các mưu sĩ Mỹ cho rằng đã tìm thấy ở cuối đường hầm để gỡ cho nước Mỹ ra khỏi Việt Nam một cách danh dự là chủ trương "phi Mỹ hóa chiến tranh". Không thể lún sâu mãi trong cái hầm chông Việt Nam, nước Mỹ phải rút dần sự dính líu trực tiếp vào Việt Nam. Chủ trương chiến lược mới "phi Mỹ hóa chiến tranh" là con đẻ của sự thất bại của chiến tranh cục bộ. Nó nói lên rất rõ một điều là, tuy bị thất bại nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ chiến tranh xâm lược, không từ bỏ chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.


"Phi Mỹ hóa chiến tranh" là một sự thay đổi về chiến lược của chiến tranh xâm lược, chứ không phải là từ bỏ chiến tranh xâm lược. Tuy bị thất bại, nhưng đế quốc Mỹ vẫn còn rất ngoan cố. Âm mưu cơ bản của chúng vẫn không thav đổi. Chúng chỉ thay đổi chiến lược, thay đổi cách tiến hành chiến tranh. "Phi Mỹ hóa chiến tranh" là vẫn tiến hành chiến tranh, nhưng với sự rút dần vai trò của quân đội Mỹ trong chiến tranh, rút dần sự dính líu trực tiếp của quân đội Mỹ trong chiến tranh, mà trao dần trách nhiệm chiến tranh cho quân đội ngụy. Thật là: "Voi già còn chẳng ăn ai, nữa là trâu trẻ có tài cán chi?". Đúng là một cách làm liều, lấy gỗ mọt thay cho thép gỉ. "Phi Mỹ hóa chiến tranh" là không chịu thua đau, thua nặng, mà vẫn thực hiện được chủ nghĩa thực dân mới với yêu cầu, mức độ thấp hơn, hạn chế hơn.


Nội dung của chiến lược mới trong giai đoạn "phi Mỹ hóa chiến tranh" có những thay đổi quan trọng. Để bổ sung vào những chỗ thiếu sót trong thế trận phòng ngự, quân địch một mặt tăng cường củng cố phòng ngự trong các thành thị, mặt khác mở rộng địa bàn kiểm soát ở vùng nông thôn nhằm đánh bật cơ sở, đánh bật chỗ đứng chân của Quân giải phóng ra xa để bảo vệ cho các thành thị, đồng thời tiếp tục đánh phá hậu phương của đối phương bằng không quân.


Chiến lược mới này được tiến hành vào cuối năm 1968 đầu năm 1969. Thi hành một chiến lược mới không phải là một điều dễ dàng. Cái mới trong thế thắng tuy cũng có khó nhưng còn dễ hơn là cái mới trong thế thua. Quân Mỹ trực tiếp xông vào cái rừng gươm giáo Việt Nam đã khó nay lại định để cho quân ngụy tiếp tục một mình thì lại càng khó khăn trăm bề. Tất nhiên những buổi đầu, quân Mỹ chưa thể buông tay để cho quân ngụy đi đứng một mình mà phải có sự dìu dắt, tập dượt dần dần.


Trước kia, tiến công vào địa bàn của ta, hoặc đối phó với các cuộc tiến công của quân ta là trách nhiệm của quân Mỹ. Đến nay, quân Mỹ thường gánh trách nhiệm đó cùng với quân ngụy. Cuối năm 1968, quân Mỹ lấy chiến trường Tây Nguyên làm nơi thí điểm chiến lược này. Tất nhiên, chúng phải tập từng bước ngắn chập chùng. Nơi nào địa hình thuận lợi, gần tuyến phòng ngự cơ bản của chúng và cuộc tiến công của ta không lớn thì quân Mỹ giao cho quân ngụy tự gánh lấy nhiệm vụ đối phó với cuộc tiến công của Quân giải phóng. Nơi nào địa hình khó khăn, phải tiến hành ngăn chặn từ xa, phải tiến sâu vào địa bàn của Quân giải phóng để tổ chức tuyên phòng ngự có chiều sâu và phải đối phó với cuộc tiến công lớn của chủ lực Quân giải phóng thì quân Mỹ vẫn phải tự đảm nhiệm. Cuối năm 1968, đầu năm 1969, khi Quân giải phóng mở cuộc tiến công nhỏ ở vùng núi Chư Pa ở phía tây thị xã Plây Cu, gần tuyến phòng ngự cơ bản của địch, thì quân Mỹ sử dụng liên đoàn biệt động quân số 2 và trung đoàn 42 của quân ngụy. Khi hai đơn vị này bị tiêu diệt từng bộ phận và bị đánh thiệt hại nặng thì một bộ phận quân Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 4 phải nhảy vào ứng cứu. Để một mình quân ngụy đỡ đòn thì thất bại sẽ nặng nề, song vừa mới buông tay mà lại phải đỡ ngay thì chính quân Mỹ lại tự dùng tay mình để xóa sạch những vết phấn son trên bộ mặt "phi Mỹ hóa" vừa mới tung ra đê quảng cáo. Thật là một điều rất khó xử cho quân Mỹ. Cuối cùng buộc lòng chúng phải nhảy vào để cứu quân ngụy. Một bộ phận quân Mỹ nhảy vào trong khi hai đơn vị quân ngụy đã bị thất bại. Thời cơ thật là không hợp. Bộ chỉ huy quân Mỹ đã sử dụng lực lượng một cách nhỏ giọt và bị động, mà cái sức mạnh được tăng thêm đó lại bị đưa vào một chỗ đã không còn lực, lỡ mất thế, thiếu mất đà, nên tất nhiên trở thành đơn độc. Nó không hóa thành mạnh mà lại trở thành yếu đuối. Cuối cùng quân Mỹ cũng lại thất bại nốt và rồi số tàn quân của cả tớ lẫn thầy đều phải tháo chạy về trận địa của chúng. Còn Quân giải phóng thì chiếm lĩnh được vùng núi Chư Pa và dùng đó làm bàn đạp xuất phát để tiến ra đánh vào đường số 14 ở phía bắc thị xã Plây Cu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #64 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:35:50 am »

Cuộc thí nghiệm bước đầu chưa thành công, quân Mỹ còn phải tiếp tục cuộc thí nghiệm nữa. Đầu năm 1969, Quân giải phóng mở cuộc tiến công ở vùng Kleng, phía tây thị xã Kon Tum. Đây là một vùng địa hình hiểm trở, nối liền với khu căn cứ giải phóng và ở xa tuyến phòng ngự cơ bản của địch. Để đối phó với cuộc tiến công này của Quân giải phóng, quân Mỹ không dám đem quân ngụy ra thí nghiệm mà phải tự cáng đáng lấy. Hai lữ đoàn thuộc sư đoàn 4 Mỹ tiến vào chiến đấu. Với khả năng và lực lượng, về hỏa lực và về cơ động, những thủ đoạn, quy luật cũ về phòng ngự cơ động vẫn được chúng đem ra áp dụng.


Dựa vào khả năng về cơ động và khả năng về phương tiện chỉ huy, quân Mỹ ra quân tương đối nhanh. Chúng đồng thời triển khai căn cứ hành quân chiến dịch cùng một lúc với việc triển khai và thực hành các tuyến ngăn chặn từ xa có chiều sâu lớn. Quân giải phóng đã nhẵn mặt sư đoàn 4 Mỹ, các thủ thuật của chúng không qua được mắt Quân giải phóng. Quân Mỹ muốn trải sâu tuyến ngăn chặn của chúng thì Quân giải phóng cũng vươn dài tuyến tiến công của mình. Cuộc chiến đấu diễn ra trong suốt chiều sâu toàn bộ đội hình chiến dịch của cả hai bên. Chiều sâu chiến dịch khoảng 30km, tổ chức thành ba tuyến ngăn chặn, từ cứ điểm Kleng ở phía tây sông Pô Cô đến dãy núi Chư Rơ Bang ở phía đông sông Sa Thầy và một mũi thọc sâu của quân Mỹ đánh vượt qua phía tây sông Sa Thầy. Chính diện chiến dịch cũng rộng khoảng 30km từ sườn nam Chư Rơ Bang đến Ngọc Tơ Ba. Tốc độ chiến đấu diễn ra rất nhanh, nhịp độ chiến đấu rất khẩn trương. Các tuyến ngăn chặn của địch đểu bị đánh dồn dập. Căn cứ hành quân chiến dịch của địch ở Kleng cũng bị đánh liên tục. Qua hơn một tháng chiến đấu, hai lữ đoàn quân Mỹ đã bị tiêu diệt một số đại đội và có hai tiểu đoàn bị đánh thiệt hại nặng. Các mũi xung kích của địch đều bị bẻ gãy. Đội tiền phong bị vây hãm và thiệt hại nặng, đồng thời hậu tuyến vẫn liên tục bị đánh phá. Cuộc hành quân của địch không hoàn thành được nhiệm vụ. Thủ đoạn chiến dịch phòng ngự ngăn chặn từ xa của địch có lợi hại nhưng vẫn không tạo ra được những cái mộc che chở cho trận địa của chúng. Những hàng rào người và hàng rào lửa của máy bay và pháo binh có thể phá đổ cây rừng, đào xói những hố đất đỏ làm hoen ố rừng xanh, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được những mũi lao của Quân giải phóng chọc vào tim gan của chúng. Bị đánh thiệt hại nặng và bị thất bại về thủ đoạn chiến dịch, hai lữ đoàn thuộc sư đoàn 4 Mỹ phải rút khỏi chiến đấu, lui về tuyến phòng ngự cơ bản của chúng ở thị xã Kon Tum và trên đường số 14.


Sau chiến dịch Kleng, nắm thời cơ giành chủ động và phát huy thắng lợi, đến mùa hè năm 1969 Quân giải phóng mở cuộc tiến công ở phía tây căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh ở bờ phía tây sông Pô Cô trên vùng núi Ngọc Dơ Lang. Môn võ cũ của quân Mỹ đã mất hiệu nghiệm. Để tránh bị thiệt hại, quân Mỹ đành giữ thái độ "trùm chăn" làm một pháo đài hiu quạnh cố thủ trên tuyến phòng ngự cơ bản. Chúng chỉ cho quân ngụy ra chống đỡ với cuộc tiến công của quân ta. Nhưng khi hai tiểu đoàn của liên đoàn 2 quân biệt động ngụy bị vây hãm ở vùng núi Ngọc Dơ Lang thì quân Mỹ cũng phải nhổm mình đưa ra một tiểu đoàn pháo binh, lập vài trận địa trên dãy cao điểm Ngọc Tơ Sung sát bờ tây sông Pô Cô ở phía nam điểm cao Ngọc Bơ Biêng để chi viện cho quân ngụy. Pháo Mỹ có tăng thêm sức mạnh cho quân ngụy nhưng không cứu được quân ngụy. Cuối cùng hai tiểu đoàn quân ngụy thuộc liên đoàn 2 quân biệt động ngụy vẫn không thoát khỏi vòng vây của quân ta và bị tiêu diệt gọn, một số tiểu đoàn của trung đoàn 42 bị đánh thiệt hại nặng.


Đi đôi với việc tập đi cho quân ngụy, nội dung cơ bản thứ hai của chiến lược "phi Mỹ hóa" là bình định nông thôn.

Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, đế quốc Mỹ cho rằng tiêu diệt được quân chủ lực của đối phương thì chiến tranh sẽ được giải quyết. Trong bốn năm chiến tranh, một thời gian dài bằng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, mộng tưởng đó đã bị tan vỡ. Quân Mỹ phải co về phòng ngự. Các tuyến phòng ngự của quân Mỹ, tưởng rằng rất kín chặt và vững chắc, nhưng vẫn còn sơ hở, lỏng lẻo, đối phương muốn đánh vào đâu cũng vẫn được. Sau cuộc tiến công đồng loạt vào các thành thị của quân dân miền Nam vào mùa xuân 1968, quân Mỹ mới giật mình thấy rằng đằng sau lưng chúng lại là trận địa của Quân giải phóng. Những nguyên tắc tác chiến tiến công cũng như phòng ngự của một đội quân hiện đại phải vận dụng như thế nào ở cái đất nước Việt Nam, mà ngủ giữa ban ngày ở những nơi đô thị, hậu cứ sâu và xa như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng cũng vẫn nằm mê thấy lựu đạn nổ ngay ở bên giường? Thế rồi một "khám phá" mới của sự việc cũ, quân Mỹ lại phải quay về con đường cũ là tiếp tục thi hành chính sách bình định nông thôn. Công tác bình định nông thôn lúc này không phải chỉ giao cho quân ngụy và cố vấn Mỹ làm, mà cả quân Mỹ cũng trực tiếp tham gia. Như thế là quân địch phải quay về làm công việc ổn định lại trận địa và hậu phương của chúng. Bọn thực dân Mỹ đã tiến hành công tác bình định một cách toàn diện bằng mọi thủ đoạn quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa một cách rất dã man và thâm độc. Chúng giết người già, trẻ em, phụ nữ... như những con thú dữ, không còn một chút tính người. Vụ Sơn Mỹ mà loài người nguyền rủa càng ghi đậm hơn vào trang sử tội ác của quân đội xâm lược Mỹ và càng làm hổ thẹn cho lương tâm của những người Mỹ lương thiện.


Để xúc tiến công tác bình định, đế quốc Mỹ đã chi hàng tỷ đô la cho kế hoạch này. Ở những khu vực trọng điểm của kế hoạch bình định, "phủ toàn quyền" Mỹ ở Sài Gòn còn cho người Mỹ xuống làm cố vấn ở các ấp xã, thậm chí có nơi chúng còn cho người Mỹ xuống trực tiếp làm ấp trưởng như ở một vài khu dồn dân bên cạnh sở chỉ huy của sư đoàn 4 Mỹ ở La Sơn thuộc tỉnh Gia Lai. Cuộc đấu tranh giữa địch và quân dân miền Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên hai mặt trận tác chiến giữa quân chủ lực của hai bên và mặt trận bình định và chống phá bình định.


Đế quốc Mỹ phải chi một số tiền lớn, phải dùng một số lượng lớn quân đội với một số lượng bom đạn rất lớn, cùng với các thủ đoạn rất tàn bạo như hủy diệt làng mạc bằng bom đạn, dùng máy húc để cày ủi xóm làng, dùng máy bay lên thẳng để hốt dân vào trong các trại tập trung. Với tất cả những biện pháp, thủ đoạn và lực lượng như thế, đế quốc Mỹ cũng đã tiến hành bình định được một số khu vực ở vùng ven các thành phố, thị xã. Quân Mỹ tập trung lực lượng để làm công việc ổn định hậu phương của chúng thì chúng phải bỏ hở những nơi khác, phải "nhường" cho lực lượng giải phóng ở những nơi khác. Quân Mỹ có thể tạm thời bình định được một số xã, ấp nhưng nhất định chúng không thể bình định được lòng dân. Cuộc chiến đấu còn tiếp tục diễn ra quyết liệt.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #65 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:38:11 am »

III
CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH"


Bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng thống Giôn-xơn đã phải rầu rĩ rút lui khỏi trường đua chính trị, và bộ đôi Ních-Xơn - Ác-niu đã thắng cuộc.

Thừa hưởng cái gia tài xâm lược ọp ẹp của Giôn-xơn, Ních-Xơn phải đi tiếp những nước cờ rối bời, tướng xa chệch choạc mà Giôn-xơn đã để lại. Với bộ tham mưu mới, Ních-Xơn định bơm một sinh khí mới cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhưng Ních-xơn cũng không thể bơi ngược được dòng nước xiết.


Ních-xơn phải thừa nhận một tình thế là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đang đi vào con đường thất bại. Ních-Xơn không thể cưỡng được sự thật này và cũng phải đi theo con đường mà Giôn-xơn đã đi.


Ních-xơn không thể không đi theo con đường của Giôn-xơn, vì không thể cưỡng được thực tế khách quan của chiến tranh. Nhưng chẳng lẽ Ních-Xơn lại hoàn toàn đi theo cung cách của Giôn-xơn. Bộ mặt mới cần phải cớ một vài dáng điệu mới. Võ sĩ mới lên đài chưa bị những cú nốc ao nên thường dễ có thói ngông nghênh.


Con đường mà Ních-Xơn đi tiếp theo con đường của Giôn-xơn là rút dần sự dính líu trực tiếp của quân Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến lược cuối cùng của Giôn-xơn là "phi Mỹ hóa chiến tranh". Chiến lược mới của Ních-Xơn là "Việt Nam hóa chiến tranh", thực chất là "thay màu da của xác chết" như đại sứ Mỹ Bân-cơ đã từng trâng tráo giới thiệu, với đầy đủ tư cách của một tên lái buôn máu người man rợ.


"Việt Nam hóa chiến tranh" là một thí điểm của "học thuyết" Ních-xơn - một chiến lược toàn cầu mới xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ. Nó là kết quả sinh ra từ sự thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. "Học thuyết Ních-xơn" là chiến lược toàn cầu thứ ba của đế quốc Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Chiến lược toàn cầu thứ nhất trong thời Ai-xen-hao là "trả đũa ồ ạt", một thứ chiến lược của sức mạnh. Chiến lược toàn cầu thứ hai trong thời Ken-nơ-đi là "phản ứng linh hoạt", một thứ chiến lược của sức mạnh giảm sút. Còn chiến lược toàn cầu thứ ba là "học thuyết Ních-Xơn", một thứ chiến lược của sức mạnh đã suy yếu.


Quá trình phát triển chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ trải qua ba thời kỳ diễn biến như trên đã chứng tỏ con đường đi xuống của chính sách xâm lược toàn cầu của chúng. Vai trò sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ không thay đổi về mục tiêu, nhưng đã phải giảm bớt mức độ và phải thay đổi về hình thức. Tháng 7 năm 1969, ở đảo Gu-am trên Thái Bình Dương, Ních-xơn chính thức tuyên bố chiến lược mới này của đế quốc Mỹ.


Một tờ báo Mỹ đã viết như sau:

"Những cuộc, xáo trộn ở Mỹ từ 1963 đã ảnh hưởng sâu xa đến các nơi khác trên thế giới, nơi Mỹ nay đang đóng một vai trò khác hẳn với chiến lược sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Mỹ vẫn còn cố gắng thi hành trong 10 năm qua. Ngay cả sau cái chết của Giôn Ken-nơ-đi (tổng thống Mỹ bị ám sát ở Dallos ngày 22 tháng 11 năm 1963), thế giới vẫn còn tin vào lời hứa của ông trong bài diễn văn nhậm chức. - Rằng Mỹ sẽ "trả bất cứ giá nào, chịu đựng bất cứ một gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ khó khăn nào, yểm trợ bất cứ người bọn nào, chống lại bất cứ một kẻ thù nào để bảo đảm sự sống còn và sự thành công của tự do". "Thời gian đã đi qua". Mười năm sau, lời lẽ của tổng thống Ních-Xơn mang một giọng điệu khác nhiều. Ông Ních-Xơn nói: "Cái thời mà nước Mỹ làm cho cuộc xung đột của mọi nước khác thành của mình, hay khiến tương lai của mọi nước khác trở thành trách nhiệm của mình, hay chỉ bảo nhân dân các nước khác phải làm sao giải quyết các vấn đề riêng của họ đã qua đi rồi".

Các lý do của sự thay đổi này không phải là khó tìm kiếm lắm.

Sức mạnh quân sự của người Mỹ và sự quyết tâm sử dụng sức mạnh ấy thì không ai nghi ngờ gì lắm trong 10 năm qua. Ngày nay, guồng máy chiến tranh của Mỹ vẫn còn khủng khiếp. Nhưng ít nhà lãnh đạo ngoại quốc tin rằng nó còn có thể hay sẽ được sử dụng trở lại như là một lực lượng cảnh sát trên toàn cầu... Câu chuyện "phòng thủ thế giới" đã lên cao độ vào năm 1965 khi tổng thống Giôn-xơn đưa quân đội Mỹ vào miền Nam Việt Nam để tham dự một trận chiến vì một nước khác, trong đó hầu hết người Mỹ cùng chia sẻ sự tin tưởng rằng khả năng quân sự của Mỹ có thể đè bẹp cộng sản Việt Nam.


"Đằng sau sự giảm sút của Mỹ, 8 năm chiến tranh không thành công đã đưa người Mỹ đến chỗ thực tế. Rõ ràng lực lượng cộng sản ở Việt Nam đã bị đánh giá dưới mức của nó. Tuy vậy sự giảm sút trong các tham vọng toàn cầu của Mỹ phần nhiều không là kết quả của sự không thành công ở Việt Nam mà là do những đổi thay về kinh tế, xã hội và chính trị xảy ra ở Mỹ và trên thế giới"1 (Trích từ tạp chí Mỹ "Tin Mỹ và thế giới", do báo "Hòa bình'' xuất bản ở Sài Gòn số 1593 ngày 4-12-1973 đăng lại).


Tác giả bài báo chỉ nói đúng một phần. Vì sao nước Mỹ có sự xáo trộn về kinh tế, xã hội và chính trị? Có phải nguyên nhân chính là do sự thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam không? Cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt Nam hao người tốn của, mất lòng dân đã làm cho nước Mỹ bị suy yếu về kinh tế, suy đồi về xã hội và rối ren về chính trị. Chính cái đó đã làm cho nhân dân Mỹ suy nghĩ và làm cho nước Mỹ bị chia rẽ về chính trị và bị suy yếu trên thế giới. Các giới cầm quyền Mỹ đã phải nhìn vào thực tế và phải xét duyệt lại đường lối, chính sách xâm lược toàn cầu của họ. Sự thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam mới là nguyên nhân chính trong sự thay đổi chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ trong mười năm qua. Học thuyết Ních-Xơn - chiến lược toàn cầu mới của đế quốc Mỹ - sinh ra trong sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Nó là một bước thụt lùi mới về chiến lược toàn cầu xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ.


Trong khi đế quốc Mỹ bị sa lầy và bị suy yếu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì các nước xã hội chủ nghĩa vẫn ngày càng lớn mạnh, các nước dân tộc cũng lớn mạnh lên và củng cố được nền độc lập của mình, các nước Tây Âu và Nhật Bản cũng phát triển và dần dần tách khỏi sự khống chế của Mỹ rồi tiến lên cạnh tranh với đế quốc Mỹ. Thế lực của đế quốc Mỹ bị suy yếu nặng nề trên thế giới. Đế quốc Mỹ không còn đủ sức để đóng vai trò sen đầm quốc tế như những năm 50 và 60 của thế kỷ này. Chiến lược toàn cầu mới xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ - "học thuyết Ních-Xơn" - chính là được sinh đẻ ra trong những điều kiện và hoàn cảnh như thế. "Học thuyết Ních-Xơn" là chủ trương chiến lược về việc đế quốc Mỹ cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ gánh nặng với các nước "đồng minh" của Mỹ để bảo vệ "thế giới tự do", một danh từ mỹ miều che đậy cho âm mưu xâm lược thế giới và đàn áp phong trào cách mạng thế giới của đế quốc Mỹ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #66 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:38:46 am »

Chiến lược "chia sẻ trách nhiệm" để xâm lược thế giới và đàn áp phong trào cách mạng thế giới, tuy có làm giảm bớt vai trò của đế quốc Mỹ, nhưng vẫn phải dựa vào sức mạnh của Mỹ. Sức mạnh là cái xương sống trong chiến lược của đế quốc Mỹ. Chiến lược "chia sẻ trách nhiệm" phải dựa trên sức mạnh. Sức mạnh của đế quốc Mỹ trong thời Ai-xen-hao là ở vào cái thế "trà đũa ồ ạt". Sức mạnh của đế quốc Mỹ trong thời Ních-xơn phải chuyển sang thế "ngăn đe". "Học thuyết Ních-xơn" gồm nhiều nội dung do nhiều chủ trương chiến lược, nhiều thành phần chiến lược hợp thành, song nội dung cơ bản của nó là "ngăn đe thực tế" và "chia sẻ trách nhiệm", ngoài ra nó còn một số nội dung phụ để bổ sung cho hai nội dung cơ bản trên. Đó là các nội dung như "liên minh khu vực", "cân bằng lực lượng" và "thương lượng, hòa hoãn trên thế mạnh". Giới cầm quyền Mỹ tung ra một không khí hòa bình hòng ru ngủ thế giới. Chúng âm mưu chia rẽ các nước đối địch, làm suy yếu lực lượng cách mạng. Chúng tìm cách tranh thủ nước này, ve vãn nước khác, cô lập nước kia, uy hiếp nước nọ để tập trung sức đánh từng nước một, đánh kẻ thù nguy hiểm trước mắt của chúng và khi cần thì không ngần ngại thí bỏ cả bạn bè, tôi tớ.


Thế nhưng "học thuyết Ních-Xơn" lại là sự thể hiện bước suy yếu của đế quốc Mỹ. Nước Mỹ ngày nay bị sa lầy và suy yếu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không thể một mình cáng đáng tất cả mọi mặt trong các cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ, địa phương. Để giải quyết khó khăn đó, giới cầm quyền Mỹ đề xuất việc sử dụng viện trợ vật chất, chi viện hỏa lực không quân, hải quân và tham gia chỉ huy bằng các cố vấn đề tiếp sức cho những chính quyền tay sai đang lung lay trước sức tiến công của các lực lượng cách mạng. Trong khuôn khổ "học thuyết Ních-Xơn", một công thức được đưa ra: "hỏa lực Mỹ + lục quân bản xứ". "Việt Nam hóa chiến tranh" là "học thuyết Ních-Xơn" được tiến hành ở Việt Nam. Việt Nam là nơi thí điểm đầu tiên của "học thuyết Ních-Xơn".


Tập đoàn Ních-xơn lên thay tập đoàn Giôn-xdn. Một tập đoàn thống trị mới lên cầm quyền với một bộ tham mưu mới, thường có nhiều tham vọng mới, nhiều tham vọng lớn. "Việt Nam hóa chiến tranh" tuy là một bước thụt lùi về chiến lược, song nó mang tính chất gian xảo, nguy hiểm không thể coi thường. Nội dung của "Việt Nam hóa chiến tranh" là xây dựng cho quân ngụy Sài Gòn lớn mạnh lên để dần dần thay thế quân Mỹ, củng cố trận địa của quân ngụy bằng bình định nông thôn, đánh bật cơ sở, lực lượng cách mạng ra khỏi những khu vực tranh chấp hoặc do chúng đang kiểm soát và cuối cùng là đánh phá ác liệt căn cứ địa cách mạng cùng đường vận chuyển tiếp tế chiến lược làm cho lực lượng cách mạng bị kiệt quệ không còn sức tiến công, để cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần.


Đây là một âm mưu rất thâm độc. Bước đầu tiên của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là tiến hành công tác bình định nông thôn đe chiếm dân và đánh bật cơ sở cách mạng ra khỏi nông thôn. Trên cơ sở chiếm được dân và củng cố được trận địa, chúng sẽ có điều kiện để xây dựng lực lượng vũ trang rộng lớn. Chúng tổ chức một cơ quan chỉ đạo công tác bình định rất lớn với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và chi hàng tỷ đô la trong một năm. Chúng huy động toàn diện các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, lấy biện pháp quân sự và kinh tế làm chủ yếu. Chúng dùng biện pháp quân sự đàn áp, giết chóc nhân dân, đốt phá nhà cửa, cày ủi xóm làng để gom xúc dân vào các trại tập trung, sống dưới sự kiểm soát của một chính quyền cảnh sát và mật thám, ở các trại tập trung, chúng bắt buộc nhân dân phải cầm súng cho chúng, phải tham gia các tổ chức vũ trang phản động. Lực lượng vũ trang và nửa vũ trang được tổ chức một cách rộng rãi. Ở các ấp chiến lược, trại tập trung có tổ chức lực lượng nửa vũ trang là phòng vệ dân sự và lực lượng vũ trang ở câp xã là dân vệ. Có xã, ấp có cả lực lượng bảo an. Ngoài lực lượng vũ trang và nửa vũ trang ra, địch còn tổ chức thêm cả lực lượng cảnh sát, mật vụ, cảnh sát vũ trang.


Chính quyền của địch là một chính quyền quân phiệt, không có một lực lượng vủ trang mạnh, không dựa vào sự đàn áp quân sự thì chính quyền phản động đó không thể tồn tại được. Lực lượng vũ trang là cột trụ của chính quvền địch. Đàn áp, bắn giết là biện pháp chủ yếu của trật tự, là lối sống của địch.


Nhưng đàn áp cũng chưa đủ bảo đảm, địch còn dùng thêm biện pháp kinh tế. Chúng đốt phá nhà cửa, càn phá mùa màng ruộng rẫy rồi gom xúc dân, bắt ép họ phải vào sống trong các khu tập trung và phát cho họ số gạo chết đói để sống trong vòng rào dây thép gai. Ở một số khu vực nằm sâu trong vùng kiểm soát của chúng, địch dùng kinh tế tạo ra một sự phồn vinh giả tạo. Những hàng công nghiệp thuộc loại tiêu dùng thừa ế của Nhật Bản, Tây Đức, Mỹ tràn vào miền Nam. Lương của nhân viên chính quyền ngụy, quân đội ngụy và bà con của chúng là do tiền Mỹ, cũng như những người làm công cho các sở Mỹ và buôn bán với quân đội Mỹ và quân đội ngụy dùng số tiền của Mỹ để mua sắm các thứ hàng tiêu dùng đó.


Trong những vùng Mỹ - ngụy chiếm đóng, bên cạnh những hàng rào dây thép gai, đế quốc Mỹ còn dùng biện pháp kinh tế, vừa bần cùng hóa nhân dân, vừa tạo ra một thói quen tiêu dùng giả tạo để trói buộc một số người dân vào trong vòng kiểm soát của chúng.


Về chính trị, đế quốc Mỹ dùng mọi biện pháp để cột chặt người dân vào sợi dây thống trị của chúng. Chúng buộc phần lớn các gia đình phải có con em, người thân tham gia vào chính quyền và quân đội ngụy. Chúng tạo ra một quan hệ xã hội hỗn loạn, phức tạp, gây ra một đảo lộn mới trong xã hội. Chúng bôi đen, bôi nhọ mọi người, với ý đồ cạo hết màu mỡ, làm cho miếng đất bị khô cằn đi và cách mạng không thể bén rễ được.


Đi đôi với chủ trương "nhuộm đen" nhân dân, quân địch còn ráo riết tiến hành thanh lọc, triệt phá cơ sở cách mạng. Chúng lập ra rất nhiều tổ chức để tiến hành công tác này. Ngoài các công cụ chủ yếu là chính quyền, quân đội, cảnh sát, mật vụ, chúng còn tổ chức ra các đội "bình định", "phượng hoàng", "thiên nga". Để bổ trợ cho các biện pháp trên, quân địch còn có một âm mưu lâu dài rất thâm độc, đi vào bề sâu để quyến rũ, lung lạc tư tưởng, ý thức và tình cảm của con người. Chúng tuyên truyền và cho thi hành một thứ văn hóa suy đồi, hòng làm mê muội con người, làm trụy lạc thanh niên. Chúng âm mưu dùng phim ảnh, ca nhạc, sách báo khiêu dâm, cao bồi làm món ăn tình cảm của thanh niên. Chúng định biến tiền tài, ăn chơi, gái đĩ, giết chóc thành lẽ sống của thanh niên. Chúng mong biến thanh niên thành những tên trộm cắp, giết người, thành lính đánh thuê, không còn biết gì là nhân dân, là Tổ quốc. Chúng mong phá sạch hết phẩm chất con người, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #67 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:39:26 am »

Với các biện pháp quân sự, kinh tế, chính trị và văn hóa như trên, chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ được thể hiện một cách rất điển hình ở miền Nam Việt Nam. Chủ nghĩa thực dân mới ở đây khác với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở các nơi khác trên thế giới vì nó gắn liền với chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ đã huy động toàn bộ lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế và văn hoá của chúng, nhằm đạt bằng được mục đích. Không một nơi nào trên thế giới mà đế quốc Mỹ phải dùng tới hàng triệu quân Mỹ, ngụy, chư hầu với hàng trăm tỷ đô la để tiến hành chủ nghĩa thực dân kiểu mới như ở đây.


Chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam là một thứ chủ nghĩa thực dân mới quân phiệt.

Xây dựng lực lượng quân ngụy và bình định là mặt thứ nhất của "Việt Nam hóa", đánh phá hậu phương của đối phương là mặt thứ hai của "Việt Nam hóa".

Đánh phá hậu phương của đối phương là một nhiệm vụ chiến lược cơ bản của quân Mỹ. Đến giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh", nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục. Ních-Xơn với bộ tham mưu của y mới lên đài nên có vẻ hùng hổ lắm. Nhưng sự hùng hổ này cũng chỉ có hạn. Sự hùng hổ trong thời kỳ Giôn-xơn là ở trong cao trào của cuộc chiến tranh xâm lược. Sự hùng hổ của Ních-Xơn là ở trong thoái trào của chiến tranh xâm lược.


Ních-xơn muốn làm cho "Việt Nam hóa" có tiếng vang hơn "phi Mỹ hóa" của Giôn-xơn. Trong việc đánh phá hậu phương, căn cứ của đối phương, Ních-Xơn đã áp dụng thủ đoạn dùng không quân một cách mạnh mẽ hơn. Ngoài ra Ních-xơn còn cố ý đồ lớn hơn, chủ trương sử dụng cả lục quân một cách có trọng điểm, có chọn lọc. Ních-Xơn rất coi trọng việc triệt phá cơ sở vật chất, tiềm lực chiến tranh của đối phương. Muốn đánh phá hậu phương căn cứ địa của cách mạng miền Nam, Ních-Xơn định dựa vào nước Lào và nước Cam-pu-chia, lấy đó làm hai mũi dùi thọc vào sau lưng căn cứ địa của cách mạng miền Nam. Để thực hiện kế hoạch này, Ních-Xơn sử dụng tập trung lực lượng biệt kích đánh thuê Vàng Pao ở Lào, có máy bay Mỹ yểm trợ, đánh ra chiếm Cánh Đồng Chum. Nhưng mặc dầu đã 2 - 3 lần đem ra thực hiện, kế hoạch này vẫn đều bị thất bại thảm hại. Chẳng những bọn biệt kích Vàng Pao, lính đánh thuê của Mỹ, không mảy may chiếm được Cánh Đồng Chum, mà ngược lại các sào huyệt lớn nhất của chúng ở Sảm Thông, Long Chẹng lại bị Quân giải phóng Lào tiến công mãnh liệt. Cuối cùng quân Vàng Pao phải co rúm lại chống đỡ ở ngay trong sào huyệt của chúng ngày càng bị thu hẹp lại. Thừa thắng, Quân giải phóng Lào còn mở rộng thế tiến công của mình ra tới ngã ba Sa-la Phu-khun, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, ngoài phạm vi Cánh Đồng Chum, ở Hạ Lào, bọn lính Lào đánh thuê của Mỹ cũng bị thua đau không kém. Quân giải phóng Lào đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn và phì nhiêu, một địa bàn chiến lược quan trọng - từ cao nguyên Bô-lô-ven đến Sa-ra-van và ra sát đường số 13.


Lực lượng quân sự của Mỹ tuy to lớn, nhưng rõ ràng lục quân Mỹ không thể mở ra cùng một lúc nhiều chiến trường lục địa ở nhiều quốc gia châu Á được. Ngay ở trên lục địa Đông Dương, lục quân Mỹ đã thấy bị hạn chế, nhất là ở những nơi địa hình hiểm trở như nước Lào. Đế quốc Mỹ chỉ dùng không quân, mà không quân thì không thể một mình quyết định được chiến tranh.


Đòn đánh vào Cam-pu-chia là một đòn hiểm ác của Ních-xơn. Đây là một mũi dùi lợi hại chọc thẳng vào đằng sau căn cứ địa quan trọng của cách mạng miền Nam. Ních-Xơn cho đấy là thế cờ rất hiểm, rất hay.


Tháng 3 năm 1970, nhân lúc Quốc trưởng Xi-ha-núc ra nước ngoài, bọn Lon Non, tay sai của Mỹ đã làm đảo chính ở Cam-pu-chia. Lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Cam-pu-chia đã nổi lên tiến công mãnh liệt bè lũ Lon Non, tiêu diệt và đánh đổ chính quyền phản động ở những vùng nông thôn rộng lớn và ở một số thị xã, thị trấn. Sau một đòn tiến công bất ngờ mạnh nhu vũ bão, cả Mỹ và tay sai đều trở tay không kịp, quân địch đã bị tiêu diệt và quét sạch khỏi 5 tỉnh ở miền Đông Bắc Cam-pu-chia là Ra-ta-na Ki-ri, Stung Treng, Prê-ha-via, Môn-đôn Ki-ri và Kra-chi-ê. Ở vùng nông thôn rộng lớn miền Tây Nam Cam-pu-chia, quân địch cũng bị tiêu diệt và quét sạch. Chỉ trong vòng hai tháng, tháng 4 và tháng 5 năm 1970, lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia đã giải phóng những đất đai rộng lớn và phì nhiêu gồm 5 thị xã, 5 tỉnh hoàn chỉnh và những vùng nông thôn rộng lớn khác, với một số dân chiếm 70 - 80% tổng số dân của nước Cam-pu-chia. Chính quyền cách mạng được thành lập ở khắp vùng giải phóng từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương. Gây ra gió phải gặp bão. Để cứu nguy cho tên tay sai Lon Non đang trong cơn hoạn nạn, đế quốc Mỹ phải dùng không quân và lục quân Mỹ cùng lục quân ngụy Sài Gòn đánh sang vùng biên giới miền Đông Cam-pu-chia, giáp với biên giới miền Nam Việt Nam. Nhưng quân Mỹ cũng chỉ dám tiến sâu vào nội địa Cam-pu-chia khoảng 20 - 30km. Chúng muốn tránh một cuộc sa lầy mới, vì chúng đang bị bán thân bất toại trong cuộc sa lầy lớn ở miền Nam Việt Nam. Đánh vào một vùng biên giới giữa hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia, đế quốc Mỹ nhằm hai mục đích; vừa cứu Lon Non, lại vừa đánh phá cách mạng miền Nam Việt Nam.


Vào cuối tháng 4 năm 1970, quân Mỹ mở một cuộc tiến công lớn. Chúng tập trung một lực lượng lớn gồm các sư đoàn 9, sư đoàn kỵ binh bay, sư đoàn 4 cùng các sư đoàn ngụy Sài Gòn, gồm 75 tiểu đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn thiết giáp, 22 tiểu đoàn pháo binh, tổng cộng 65.000 tên (20.000 Mỹ), có sự chi viện của máy bay chiến thuật và chiến lược, mở một cuộc tiến công năm mũi đánh sang các vùng đường số 2, số 4 Cam-pu-chia, vùng Mỏ Vẹt, vùng Lưỡi Câu, vùng Môn-đôn Ki-ri và vùng Ra-ta-na- kin, trên trục đường 19 kéo dài và hai ven bờ Nam Bắc sông Pô Cô. Để đối phó với âm mưu này và để phá tan cuộc tiến công của địch, lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia phối hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã đánh bại những mũi thọc sâu của địch vào nội địa Cam-pu-chia. Sau vài chục ngày chiến đấu, quân Mỹ bị đánh thiệt hại nặng. Ở trên một số hướng, việc tiếp tế của quân Mỹ trở nên rất khó khăn và tốn phí vì không có đường sá vận chuyển. Nếu kéo dài cuộc chiến đấu thì quân Mỹ sẽ bị sa lầy hơn, sẽ bị thiệt hại nặng hơn và sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với cuộc tiến quân của quân Mỹ sang vùng biên giới Cam-pu-chia, nước Mỹ rơi vào một sự sợ hãi mới. Nhân dân Mỹ, thanh niên Mỹ đã bị một sự sợ hãi lớn ở Việt Nam, nay lại chồng thêm một sự sợ hãi nữa ở Cam-pu-chia, làm cho Ních-Xơn cũng phải sợ hãi nốt. Cuối cùng, đến giữa và cuối tháng 6 năm 1970, quân Mỹ phải rút hết khỏi Cam-pu-chia. Ních-Xơn chỉ còn để lại quân ngụy Sài Gòn chiến đấu trên đất Cam-pu-chia. Kết quả là quân Mỹ cũng không cứu được Lon Non. Các vùng giải phóng Cam-pu-chia vẫn được hoàn toàn giữ vững. Quân Mỹ đã bị thất bại, không chiếm đóng được vùng biên giới giữa hai nước Cam-pu-chia và Việt Nam. Chúng không phá vỡ được vùng căn cứ địa cách mạng, không giúp Lon Non sống sót lại được ở các tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Trái lại quân Mỹ đã bị đánh thiệt hại nặng và cuối cùng phải rút khỏi vùng biên giới này. Một lần nữa lại chứng minh là lục quân Mỹ không thể cùng một lúc mở ra được nhiều chiến trường quốc gia trên lục địa Đông Dương. Khu vực Đông Dương - lục địa châu Á không phải là miếng đất ngon lành cho lục quân Mỹ. Nhiều nhà chiến lược Mỹ cũng đã nêu ra kinh nghiệm đó.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #68 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2023, 09:34:01 am »

Đánh vào Cam-pu-chia, quân Mỹ như chim chích lạc vào rừng. Xa căn cứ chính, thiếu các tiện nghi sinh hoạt theo kiểu "lính cậu", - quân Mỹ thấy bơ vơ, chán ngán. Tinh thần của chúng rất kém. Tại một khu vực ở miền Nam Việt Nam, tiếp giáp với biên giới Cam-pu-chia, quân Mỹ biết có một cơ quan cách mạng không có người nhưng chúng cũng không dám tiến vào mà chỉ dùng máy bay và pháo binh bắn phá. Chúng gặp một tổ liên lạc của quân đội cách mạng cũng phải dừng lại, không dám tiến đánh. Một quân y viện cách mạng cũng đánh lui hàng đại đội Mỹ. Một xưởng dược quân y có vài chục nam nữ dược sĩ, dược tá cũng đánh lui hàng đại đội địch, bảo vệ được cơ sở.


Một quân đội tinh thần kém như thế tất nhiên không thể đánh chiếm vùng căn cứ địa cách mạng được.

Để đỡ đòn cho quân Mỹ và để nâng đỡ một phần cho Lon Non khỏi cơn nguy khốn, Ních-Xơn phải để lại quân ngụy Sài Gòn chiến đấu ở vùng biên giới. Bọn này có chiếm được một vùng đất đai nhỏ, gồm vài đoạn đường giao thông và một vài thị trấn nhỏ.


Tung một số lượng lớn quân Mỹ đánh vào vùng biên giới Việt Nam và Cam-pu-chia, Ních-Xơn muốn mở một cuộc phản công lớn vào cách mạng miền Nam Việt Nam và cách mạng Cam-pu-chia. Song tình hình đã đảo ngược lại mọi đự toán của Ních-xơn. Không những quân Mỹ không phá vã được, không chiếm lĩnh được khu căn cứ địa cách mạng mà vùng giải phóng của cách mạng lại được mở rộng, khu căn cứ địa lại được củng cố hơn.


Gây ra cuộc đảo chính ở Cam-pu-chia, Ních-Xơn gặp một sự bất ngờ lớn. Ních-xơn tường mình có thể đánh một đòn hiểm vào cách mạng Việt Nam. Ních-Xơn định biến nước Cam-pu-chia trung lập thành một nước tay sai của Mỹ, làm một mũi dùi thúc vào sau lưng cách mạng Việt Nam. Không ngờ chính Mỹ lại dấn thân sa lầy tại Cam-pu-chia, mang thêm một gánh nặng nữa trong việc phải tiếp tay cho bè lũ Lon Non chống đỡ lại sức tiến công ngày càng mạnh mẽ của nhân dân cách mạng Cam-pu-chia.


Đấu tranh chống bè lũ Mỹ - Lon Non, lực lượng cách mạng Cam-pu-chia phát triển như vũ bão và đã giành được thắng lợi trong hơn một nửa nước. Chính quyền cách mạng đã được thành lập ở các tỉnh, các thị xã, thị trấn, quận lỵ và đã giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn gồm 5 tỉnh hoàn chỉnh liên hoàn với nhau thành một căn cứ địa rộng lớn và vững chắc. Ở đó chính quyền cách mạng trung ương đã được thành lập.


Sau thất bại đau đớn trong cuộc phản công vào Cam-pu-chia, Ních-xơn đã ngấm nhưng chưa thật thấm. Tuy bị thất bại ngày càng nặng, nhưng vì chưa bị tiêu diệt lớn và trận địa chưa bị phá vỡ, nên quân Mỹ vẫn còn có sức. Bộ chỉ huy Mỹ vẫn còn tham vọng lớn.


Sau cuộc phản công của quân Mỹ vào Cam-pu-chia, ta càng thấy rõ âm mưu và thủ đoạn chiến lược của địch. Trong giai đoạn phòng ngự, quân Mỹ không thể tiêu diệt được Quân giải phóng. Quân Mỹ chỉ có thể hy vọng đánh phá hậu phương giải phóng hòng phá hủy, làm tổn thất cơ sở vật chất và tiềm lực chiến tranh của lực lượng cách mạng. Chúng còn hòng gây ra sự rối loạn không ổn định trong hậu phương của quân ta và gây tác động tinh thần, tâm lý trong quân đội và nhân dân miền Nam.


Với bản chất hiếu chiến và tàn bạo, lại vừa mới nhảy lên vũ đài chính trị, Ních-Xơn có tham vọng lớn hơn Giôn-xơn. Ngoài việc dùng không quân đánh phá hậu phương của quân ta, Ních-xơn còn dùng cả lục quân để đánh phá từng đòn, từng lúc, đánh phá có trọng điểm, có chọn lọc vào hậu phương giải phóng. Cuộc phản công lớn vào vùng biên giới Cam-pu-chia trong năm 1970 đã chứng minh điều đó. Sau cuộc phản công này, Quân giải phóng phán đoán địch có thể tung ra một đòn phản công mới vào năm 1971. Là một nước đế quốc đầu sỏ, giàu mạnh, đế quốc Mỹ thường có những tham vọng lớn. Bản chất của chúng lại rất phản động, ngoan cố và xảo quyệt. Dù có bị lùi một bước nhưng chúng vẫn lại cố tiến lên. Tất nhiên khả năng và mức độ tiến của chúng được đến đâu thì lại còn do tác động của đối phương. Năm 1970, địch đánh vào vùng biên giới Cam-pu-chia không thành công và đã bị thất bại trong âm mưu chiến lược dùng Cam-pu-chia làm một mũi dùi thúc vào sau lưng căn cứ địa của cách mạng miền Nam. Hỏng keo này bày keo khác, chúng cho rằng khu vực Đường 9 - Nam Lào là một mũi dùi mới rất lợi hại có thể đánh xuyên cái dạ dày của cách mạng miền Nam. Đòn này cũng là một đòn lợi hại không kém gì đòn đánh vào vùng biên giới Cam-pu-chia. Tuy nhiên do bị thất bại quá đau tại Cam-pu-chia nên lần này Ních-xơn đã đắn đo hơn. Ních-Xơn không sử dụng lục quân Mỹ mà chỉ sai lục quân ngụy Sài Gòn đánh vào Đường 9 - Nam Lào.


Những đơn vị sừng sỏ của quân ngụy Sài Gòn được tung vào đây gồm ba sư đoàn và một số trung đoàn như sư đoàn dù, sư đoàn lính thủy đánh bộ, sư đoàn 1 bộ binh, v.v... cùng với một số đơn vị thiết giáp. Lục quân Mỹ không tham gia mũi xung kích mà chỉ đứng đằng sau bảo vệ tuyến xuất phát chiến dịch và làm chỗ dựa cho quân ngụy Sài Gòn.


Tháng 2 năm 1971, quân ngụy Sài Gòn bắt đầu hành động dưới sự chi viện của không quân Mỹ và được sự bảo đảm cơ động bằng máy bay lên thẳng của Mỹ. Mũi đột kích chủ yếu của quân ngụy Sài Gòn là đột phá dọc theo đường số 9. Mục tiêu chiến dịch là Sê-pôn. Các mũi đột kích thứ yếu là đột phá dọc hai bên sườn nam và bắc đường số 9 để yểm hộ cho mũi đột kích chủ yếu. Ngoài ra, chúng còn tổ chức các mũi yểm hộ nhỏ ở vòng ngoài, mở rộng diện tiến công ra xa ở hai bên sườn nam và bắc đường số 9. Đây là một chiến dịch tiến công với quy mô lớn nhất của quân ngụy Sài Gòn từ trước tới nay, dưới sự chi viện, yểm trợ hỏa lực và cơ động của quân Mỹ. Đây là một đòn có tính chất quyết định về mặt chiến lược của đế quốc Mỹ.


Đoán biết được âm mưu, ý đồ và hướng hành động của chúng. Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã cùng hiệp đồng triển khai mọi việc chuẩn bị bày thế trận để sẵn sàng diệt địch. Quân địch mở cuộc tiến công lớn nhưng thực tế là chúng đang lao đầu vào bẫy.


Ngày 8 tháng 2 năm 1971, các mũi tiến công của địch cùng tiến hành đột phá trên bộ và trên không. Mũi đột phá chủ yếu của địch đánh dọc theo đường số 9 từ Hương Hoá tới Sê-pôn bằng các binh đoàn, binh chủng hợp thành bị đánh chặn quyết liệt.


Đến mãi ngày 13 tháng 2 năm 1971, mũi đột phá chủ yếu của địch mới tiến dược tới Bản Đông. Các mũi tiến công yểm hộ ở hai bên sườn nam và bắc đường số 9 bằng đột phá đường không cũng bị ngăn chặn và bị đánh phá quyết liệt. Mũi nhọn của cánh bắc bị bẻ gãy ngay ở điểm cao 650, 543, 456. Trên điểm cao 543, tiểu đoàn dù 3 và ban chỉ huy lữ dù 3 đã bị tiêu diệt gọn và tên đại tá lữ trưởng lữ đoàn dù 3 thuộc sư đoàn dù bị bắt sống cùng với cả cơ quan tham mưu của hắn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #69 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2023, 09:34:56 am »

Trên sườn bắc, cánh quân biệt động tiến công yểm hộ sườn ở tuyến thứ hai của đội hình chiến dịch của địch cũng bị tiêu diệt một tiểu đoàn và chúng phải chùn lại. Mũi yểm hộ sườn trái của đội hình chiến dịch do hai trung đoàn của sư đoàn bộ binh 1 đánh chiếm khu vực điểm cao 550 và Cô Bốc làm bàn đạp thục ra Khe Gió và điểm cao 619. Chúng bị ta đánh thiệt hại nặng 1 trung đoàn và 1 trung đoàn bị bao vây khiến địch phải điều 2 lữ đoàn 147, 258 (sư đoàn lính thủy đánh bộ) từ phía sau ra thay sư đoàn bộ binh 1. Số phận của 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ cũng như 2 trung đoàn của sư đoàn bộ binh 1, đã bị bao vây và đánh thiệt hại nặng trên các điểm cao 550, 544, 542. Tình hình đó đã buộc mũi tiến công chủ yếu của địch trên trục đường 9, sau khi tới Bản Đông phải tạm thời chuyển sang phòng ngự. Đây là một nguy cơ cho cuộc tiến công của quân địch. Mũi tiến công chính, sức mạnh nhất của cuộc tiến công, động lực chính của toàn cuộc tiến công đã mất thế và mất sức. Cuộc tiến công có thể bị đánh bại vì cái xương sống của nó đã bị đánh mềm nhũn. Toàn bộ chính diện tiến công của địch đều bị đánh chặn và tốc độ tiến công phải chậm lại. Chiều sâu tiến công không đạt được như ý đồ, còn nằm trong một đoạn nông cạn.


Quân địch từ tiến công phải chuyển sang phòng ngự. Mục tiêu chiến dịch của địch chưa đạt được. Để lòe bịp thiên hạ và gỡ thể diện chính trị, địch cho đổ bộ hạ cánh đường không một bộ phận lực lượng xuống gần Sê-pôn rồi vội vã rút chạy ngay và tuyên bố ầm ĩ rằng chúng đã đánh chiếm được Sê-pôn.


Qua giai đoạn đầu của chiến dịch, quân địch đã mất sức tiến công và phải chuyển sang phòng ngự. Chúng đã bị tiêu diệt gọn 4 tiểu đoàn và bị đánh thiệt hại nặng 3 lữ đoàn bộ binh, 2 trung đoàn thiết giáp và trên 200 máy bay lên thẳng bị bắn rơi. Không bỏ lỡ thời cơ này, Quân giải phóng từ phòng ngự, phản công liền chuyển nhanh sang tiến công.


Do chính diện tiến công của địch không được phát triển ngang đều, chiều sâu tiến công bị so le, nên mũi tiến công chủ yếu của địch ở Bản Đông trở thành đột xuất, bị hở sườn, nhất là sườn trái ở phía nam đường số 9. Phát hiện được thời cơ và chỗ sơ hở đó của địch, Quân giải phóng liền tiến vào bao vây cụm chủ yếu của địch ở Bản Đông.


Trước nguy cơ cụm quân chủ yếu ở Bản Đông bị tiêu diệt quân địch liền tung đội dự bị chiến dịch là sư đoàn bộ binh số 1 ra đánh chiếm điểm cao 273 Phu-ta-păng ở phía nam Bản Đông để yểm hộ sườn trái cho cụm quân chủ yếu này. Địch đã sử dụng hết đội dự bị, lực lượng chiến dịch đã bị ném vào hết tuyến tác chiến và đang bị nguy khốn. Trên tuyến chiến dịch, chúng không còn lực lượng để tổ chức đội dự bị mới. Sức tiến công của chúng không còn nữa. Trong phạm vi quân khu, địch chỉ còn hai sư đoàn đang phải chiến đấu ở các hướng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ở các quân khu khác, chúng cũng đang bị tiến công. Trong phạm vi toàn miền Nam, địch có hai sư đoàn cơ động chiến lược - sư dù và lính thủy đánh bộ thì đã phải dốc vào chiến dịch này. Do đó chúng có cố gắng cũng không còn khả năng cơ động chiến lược nữa.


Nắm được tình hình trên, Quân giải phóng liền tung phần lớn lực lượng phòng ngự ở Sê-pôn cùng lực lượng dự bị chiến dịch mở đòn tiến công đánh vào trung đoàn số 1 thuộc sư đoàn bộ binh số 1 của quân ngụy Sài Gòn ở điểm cao 723. Trải qua mấy ngày chiến đấu, Quân giải phóng đã tiêu diệt gọn trung đoàn này, chiếm lĩnh hoàn toàn trận địa của địch trên điểm cao 723 và phát triển tiến công sang điểm cao 660, diệt gọn trung đoàn 2 (thiếu) thuộc sư đoàn bộ binh 1 và phá vỡ vòng yểm hộ sườn nam của cụm Bản Đông. Đồng thời Quân giải phóng cũng tiêu diệt lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ trên điểm cao 550 và đánh thiệt hại lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ trên dãy núi Cô Bốc, uy hiếp trực tiếp đoạn đường 9 từ Hương Hóa đến Lao Bảo. Thắng lợi này đã củng cố thêm thế trận bao vây Bản Đông và làm cho quân địch ở đây càng tăng thêm nguy cơ bị tiêu diệt. Trước sự uy hiếp nặng nề đó, quân địch đã giảm sút ý chí rất nhanh. Chúng buộc phải đi quá nhanh vào con đường ba mươi sáu chước. Khi mới hùng hổ ra quân, chắc hẳn chúng không bao giờ nghĩ đến tình huống một lực lượng đông như thế, lại được hỏa lực Mỹ yểm trợ đến mức thừa mứa như thế lại phải đánh bài chuồn nhanh như thế. Chẳng biết Ních-Xơn có ra lệnh rút chạy cho tướng Mỹ A-bram và Thiệu không hay là A-bram và Thiệu không vâng lời quan thầy?


Đêm 19 tháng 3 năm 1971, cụm quân Bàn Đông mở đường máu tháo chạy về Hương Hóa. Các cánh quân khác cũng tháo chạy theo.


Quân giải phóng nhân dân Lào hiệp đồng với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam lập tức truy kích và diệt thêm một số quân địch. Riêng 4 trung đoàn xe tăng, xe bọc thép của địch thì bị tiêu diệt hết, không chạy thoát được chiếc nào. Các cánh tàn quân rút về tới Hương Hóa được ít hôm thì rút hết cả về tuyến phòng ngự cơ bản trên đường số 1 từ Đông Hà tới Huế. Cuộc tháo chạy bán sống bán chết này đã được các báo Mỹ và vô tuyến truyền hình Mỹ phản ánh rõ nét qua những hình ảnh quân ngụy Sài Gòn bám càng máy bay lên thẳng Mỹ từ Nam Lào chạy về Hương Hoá, Đông Hà.


Thế là trong một thời gian ngắn, từ ngày 8 tháng 2 năm 1971 đến ngày 23 tháng 3 năm 1971, cuộc tiến công của quân địch đã bị thất bại hoàn toàn. Thất bại thảm hại của địch được thể hiện ở số lượng quân địch và số lượng đơn vị lớn của địch bị tiêu diệt. Tổng số quân địch bị tiêu diệt là 19.960 tên cùng 556 máy bay (có 505 máy bay lên thẳng), 528 xe tăng và xe bọc thép, 112 khẩu pháo. Các đơn vị của địch bị tiêu diệt là lữ đoàn số 3 dù, số 147 lính thủy đánh bộ, trung đoàn số 1 cùng các trung đoàn bọc thép số 4, 7, 11, 17. Ngoài ra, các trung đoàn, lữ đoàn khác đều bị đánh thiệt hại nặng.


Cay cú và khát nước dẫn tới liều lĩnh, Ních-Xơn đánh canh bạc mới lại bị thua đau hơn trước. Đây là một đòn nặng giáng vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của chúng.

Cuộc tiến công lớn của địch sử dụng một binh lực lớn và hỏa lực mạnh bị thất bại nhanh chóng là vì các cánh quân, các mũi tiến công của chúng đều bị đánh thiệt hại nặng và bị tiêu diệt, các thủ đoạn chiến dịch và chiến thuật của chúng đều bị đánh bại và tinh thần chiến đấu của chúng tỏ ra bạc nhược.


Đó là nói về hướng tiến công chính của địch. Còn ở Tây Nguyên chúng cũng mở cuộc tiến công phối hợp vào vùng ba biên giới. Đội tiên phong của cuộc tiến công này là các đơn vị của trung đoàn 42 thuộc sư đoàn 22 và một số bộ phận của liên đoàn 2 quân biệt động - lực lượng cơ động của quân khu 2. Chúng vừa mới mon men tới vùng núi Ngọc Tơ Ba ở phía tây - nam căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh thì bị chặn đánh ngay. Một tiểu đoàn của trung đoàn 42 bị tiêu diệt ở điểm cao 935, sườn tây dãy núi Ngọc Tơ Ba. Một tiểu đoàn khác cũng thuộc trung đoàn này bị đánh thiệt hại nặng ở sườn đông dãy Ngọc Tơ Ba. Một tiểu đoàn quân biệt động cũng bị đánh thiệt hại ở sườn tây điểm cao 935. Quân địch phải cho một đơn vị ra cứ điểm Plây Cần - Bên Hét để để phòng quân ta tiến công và đón số tàn quân chạy về tới đó. Cuộc tiến công phối hợp chiến trường của địch ra vùng ba biên giới còn đang trong giai đoạn triển khai thì đã bị đánh tan. Âm mưu của địch đã bị phá ngay từ trong thời kỳ còn trứng nước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM