Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 01:11:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 11507 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #210 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:32:02 am »

Ngày nay, trong thế giới công nghiệp phát triển cao, những nhân tố quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội có nhiều phức tạp, công cụ chiến tranh phát triển cao, phương tiện cơ động và phương tiện thông tin tiến bộ thì chiến tranh diễn ra cũng phức tạp hơn.


Một nước lực lượng vật chất yếu đánh bại một quân đội xâm lược có lực lượng vật chất mạnh thì chiến tranh thường diễn ra lâu dài hơn. Chiến tranh chống xâm lược ít có khả năng giành thắng lợi bằng một vài ba cuộc quyết chiến.


Chiến tranh thời cổ có thể giải quyết bằng một hình thức tác chiến (vận động chiến), hoặc đánh công thành (trận địa chiến). Chiến tranh ngày nay có thể phải giải quyết bằng nhiều hình thức tác chiến (cả đánh du kích, đánh vận động và đánh trong công sự - đánh trận địa...).


Trên đây là những vấn đề quy luật có tính chất tổng quát của chiến tranh.

Về nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, chiến tranh cũng vận động có tính quy luật. Muốn giành được thắng lợi trong chiến tranh thì phải phản công và tiến công.

Phòng ngự chỉ là cục bộ và tạm thời. Phòng ngự đơn thuần là con đường chết. Đó là quy luật rất cơ bản của sự vận động của chiến tranh.

Quy luật của phản công và tiến công cũng căn cứ vào thế và lực của hai bên và căn cứ vào sự chỉ đạo chủ quan của hai bên. Phản công và tiến công không thể vận động ra ngoài quy luật này.

Căn cứ vào các yếu tố, điều kiện trên, phản công và tiến công có thể vận động theo một số quy luật. Phản công và tiến công có thể từ nhỏ đến vừa rồi đến lớn (cuộc chiến tranh thời Lê Lợi). Phản công và tiến công cũng có thể từ vừa đến lớn (cuộc chiến tranh thời Trần Hưng Đạo). Phản công và tiến công có thể bắt đầu đánh lớn ngay (cuộc chiến tranh thời Quang Trung). Phản công và tiến công có thể bắt đầu từ hướng quân địch yếu trước rồi đến hướng quân địch mạnh sau (Lê Lợi và Trần Hưng Đạo). Phản công và tiến công cũng có thể bắt đầu ngay từ hướng quân địch mạnh (Lý Thường Kiệt, Quang Trung).


Các tình huống chiến lược về phản công và tiến công trên đây tuy có khác nhau, nhưng phản công và tiến công vẫn vận động có quy luật. Phản công và tiến công trong các cuộc chiến tranh của các thời kỳ trên xuất hiện được và đều giành được thắng lợi. Nhưng sự xuất hiện về vận động của mỗi cuộc phản công và tiến công có khác nhau. Đó là do điều kiện tồn tại và vận động của nó có khác nhau.


Ở thời Hai Bà Trưng, phản công có xuất hiện, nhưng không tồn tại được. Ở thời Lý Bôn, Triệu Quang Phục, phản công có xuất hiện, rồi bị thủ tiêu; sau đó lại xuãt hiện và cuối cùng tồn tại được.

Một sự vật nào nảy sinh được là do có điều kiện cho nó ra đời; có những nhân tố hình thành sự vật đó: những điều kiện tồn tại của sự vật như thế nào, những nhân tố hình thành sự vật như thế nào thì sự vật xuất hiện như thế. Đó cũng là quy luật tồn tại và vận động của sự vật.


Sự phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh thời Lê Lợi xuất hiện từ nhỏ đến vừa rồi đến lớn và ở hướng quân địch yếu trước rồi mới đến hướng quân địch tương đối mạnh, cuối cùng đến hướng quân địch mạnh là phù hợp với quy luật của phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh đó. Vì về so sánh lực lượng thì quân đội của Lê Lợi ít hơn quân đội của quân xâm lược nhà Minh nhiều.


Nhưng về mặt chính trị, về tinh thần kháng chiến của nhân dân và quân đội, về chỉ đạo chủ quan của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn, thì quân dân ta thời bấy giờ mạnh hơn hẳn quân xâm lược. Nghĩa quân Lam Sơn có cái thế mạnh hơn quân xâm lược. Do đó mà Lê Lợi thực hành phản công và tiến công được. Nhưng phản công và tiến công phải tiến hành theo một cách phù hợp với thực tiễn chiến tranh đó, phù hợp với điều kiện cụ thể đó.


Nếu cơ quan chỉ đạo chiến tranh không chủ trương phản công và tiến công và không tổ chức phản công và tiến công là không nắm hết được thực tiễn của chiến tranh, không nắm được quy luật của chiến tranh. Nhưng nếu đi ra ngoài thực tiễn và điều kiện cụ thể của chiến tranh là không phù hợp với quy luật. Không phù hợp với quy luật thì phản công và tiến công không thể tồn tại và vận động được.


Trong cuộc chiến tranh do Quang Trung lãnh đạo phản công và tiến công xuất hiện khác với cuộc chiến tranh do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

Đó cũng là do thực tiễn chiến tranh thời Quang Trung khác thời Lê Lợi. Do điều kiện cụ thể của cuộc chiến tranh, Quang Trung thực hành phản công lớn ngay và ở hướng quân địch mạnh nhất, cũng là phù hợp với thực tiễn chiến tranh, phù hợp với quy luật của phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh đó. Về so sánh lực lượng, thì sức mạnh chiến tranh của Tây Sơn không yếu hơn Tôn Sĩ Nghị, mà là tương đương với Tôn Sĩ Nghị, về chỉ đạo chủ quan thì Quang Trung giỏi hơn Tôn Sĩ Nghị. Do đó mà có thể đánh lớn ngay được và đánh ngay vào được nơi quân địch mạnh nhất.


Phản công và tiến công thể hiện tư tưởng quân sự cách mạng. Phản công và tiến công là nhân tố chủ yếu của thắng lợi trong hoạt động chiến tranh và cũng là quy luật của thắng lợi trong chiến tranh.

Quy luật thắng lợi của phản công và tiến công là quy luật của đánh tiêu diệt.

Đánh tiêu diệt như thế nào để giành thắng lợi? Thắng lợi trong chiến tranh có thể nhanh và có thể chậm.

Về so sánh lực lượng và về chỉ đạo, nếu đánh tiêu diệt được lớn, tiêu diệt được những tập đoàn chiến dịch và chiến lược quan trọng của địch, ở những hướng chiến lược quan trọng thì thắng lợi có thể nhanh (Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo).


Nếu đánh tiêu diệt được nhỏ, phải qua nhiều trận tiêu diệt nhỏ, dần dần tiến lên đánh tiêu diệt được lớn thì thắng lợi sẽ chậm hơn (Triệu Quang Phục, Lê Lợi).

Đó là những quy luật cơ bản của tiến công và phản công để giành thắng lợi trong chiến tranh. Quy luật cơ bản nhất của tiến công và phản công là quy luật của đánh tiêu diệt chiến lược. Quy luật giành thắng lợi chiến tranh cũng là quy luật của đánh tiêu diệt chiến lược. Tóm lại, quy luật cơ bản nhất của chiến tranh là quy luật đánh tiêu diệt chiến lược hoặc đánh tiêu diệt có ý nghĩa chiến lược.


Ngoài những quy luật cơ bản đó ra, chiến tranh cũng có thể vận động theo một số quy luật khác. Trong điều kiện nào đó, đánh tiêu diệt nhỏ và vừa cũng có thể giành được thắng lợi trong chiến tranh và cũng có thể giành được thắng lợi tương đổi nhanh. Chiến tranh tổng hợp rất nhiều những nhân tố rất phức tạp.


Chiến tranh là sự đấu tranh toàn diện về cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của hai quốc gia, hai tập đoàn đối địch.

Sức mạnh tổng hợp, toàn diện của chiến tranh biểu hiện tập trung nhất trong sự đối chọi của hai lực lượng vũ trang. Nhưng lực lượng vũ trang không thể thoát ra khỏi cái nền của kinh tế và chính trị của chiến tranh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #211 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:34:17 am »

Ngày xưa trong một xã hội nông nghiệp, ảnh hưởng của kinh tế và chính trị đối với hoạt động quân sự rất quan trọng; nhưng sự quan trọng đó không lớn, không thật nhạy bén như trong một xã hội công nghiệp - Chính trị và kinh tế bao giờ cũng là cái nền, là cơ sở của quân sự - Ngày nay, trong một xã hội công nghiệp phát triển, trong thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ, sự giác ngộ của quần chúng nhân dân đã có một trình độ cao; sức mạnh của nhân dân đã cố một tác động lớn đến mỗi hoạt động của xã hội thì tác động của chính trị và kinh tế đối với toàn bộ quá trình hoạt động quân sự là rất lớn. Sự tiến công chính trị của quần chúng nhân dân chống quân xâm lược làm cho sức mạnh tổng hợp của chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân chống xâm lược tăng lên rất lớn. Sự tiến công chính trị của nhân dân đối với chính phủ phản động ở trong nước đế quốc gây ra chiến tranh xâm lược; sự tiến công chính trị của nhân dân thế giới đối với nước đế quốc xâm lược, làm cho sức mạnh của chiến tranh xâm lược suy yếu đi nhiều.


Cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược hao người tốn của gây nên sự khốn quẫn, suy thoái của nền kinh tế trong nước đế quốc cũng làm cho sức mạnh của chiến tranh xâm lược suy yếu đi nhiều.

Do những nhân tố toàn diện của chiến tranh tác động mạnh vào hoạt động quân sự mà những điều kiện giành thắng lợi của chiến tranh trở nên rất phức tạp. Dù sao, quy luật cơ bản của thắng lợi trong chiến tranh vẫn là phương hướng cần nắm vững. Trên cơ sở quy luật cơ bản đó mà tích cực, triệt để khai thác các điều kiện khác trong chiến tranh.


Muốn giành được thắng lợi trong chiến tranh thì phải đánh tiêu diệt; đánh tiêu diệt lớn - tiêu diệt chiến dịch và tiêu diệt chiến lược.

Quy luật của đánh tiêu diệt là quyết chiến - quyết chiến chiến dịch và quyết chiến chiến lược.

Có quyết chiến mới có thể tiêu diệt được triệt để quân địch, có tiêu diệt lớn, tiêu diệt triệt để quân địch mới giành được thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi triệt để. Đánh phân tán, không kiên quyết thì không có thể tiêu diệt được quân địch, không có thể tiêu diệt lớn, tiêu diệt triệt để được quân địch. Để quyết chiến, cần tổ chức các tập đoàn chiến dịch, chiến lược, tổ chức các chiến dịch và các chiến dịch lớn ở trên một số hướng chiến lược quan trọng.


Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đều tổ chức một vài tập đoàn chiến lược cơ bản làm lực lượng nòng cốt cơ động trên những hướng chiến lược chủ yếu; thực hành quyết chiến đánh những đòn tiêu diệt quyết định.


Ngày nay, trong cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại ở thời đại Hồ Chí Minh, quy luật của đánh tiêu diệt và quyết chiến có những phát triển mới.

Chiến tranh ngày nay phát triển rộng lớn và phức tạp hơn. Sức mạnh của quần chúng nhân dân rất lớn. Đánh tiêu diệt và quyết chiến được sự hỗ trợ mạnh mẽ của thế trận chiến tranh nhân dân cách mạng rộng lớn.


Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ nằm trong thế quyết chiến chung rộng lớn của chiến tranh nhân dân vĩ đại.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ngày nay, đánh tiêu diệt và quyết chiến lại nằm trong cái thế tiến công và nổi dậy rộng lớn và mạnh mẽ của toàn dân ở cả ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị trong cả nước.


Nghiên cứu chiến tranh, học tập chiến tranh để chỉ đạo chiến tranh.

Một trong những vấn đề rất quan trọng của việc nghiên cứu chiến tranh là nghiên cứu quy luật của chiến tranh. Quy luật của chiến tranh luôn luôn phát triển theo với sự phát triển của chiến tranh. Chiến tranh luôn luôn có những quy luật mới. Trong sự phát triển phong phú của quy luật chiến tranh vẫn tồn tại một số quy luật cơ bản của chiến tranh. Những quy luật cơ bản của chiến tranh cũng vận động trong sự vận động chung, tổng hợp của tất cả các quy luật của chiến tranh.


Quy luật cơ bản có tác dụng chi phối cả quá trình tiến triển của chiến tranh. Vì quy luật cơ bản của chiến tranh là quy luật có tính chất bản chất của chiến tranh; là quy luật của những nhân tố cơ bản cấu thành chiến tranh, là những điều kiện cơ bản tạo thành sự vận động và phát triển của chiến tranh.


Trong cuộc chiến tranh nào, sự so sánh lực lượng giữa hai bên đối chọi nhau và sự chỉ đạo chủ quan của hai bên cũng là rất cơ bản, là những vấn đề quan trọng nhất của chiến tranh. Nhưng trong mỗi cuộc chiến tranh khác nhau, sự so sánh lực lượng và sự chỉ đạo chủ quan lại có những sự thể hiện khác nhau. Có cuộc chiến tranh, sự so sánh lực lượng và sự chỉ đạo chủ quan thể hiện bằng sự đối chọi thuần túy giữa hai quân đội, giữa hai lực lượng vũ trang, thể hiện bằng sự đối chọi có chiến tuyến giữa hai quân đội. Có cuộc chiến tranh, sự so sánh lực lượng và sự chỉ đạo chủ quan thể hiện bằng lực lượng quân đội và lực lượng nhân dân ở một bên chống lại quân đội chuyên môn nhà nghề của một bẽn khác; thể hiện bằng một cuộc chiến tranh cài răng lược, không phân rõ chiến tuyến, thể hiện bằng sự tiến công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân quần chúng, ở khắp cả ba vùng chiến lược có một thế trận rộng lớn đã bố trí sẵn trong cả nước.


Nắm quy luật chiến tranh để chỉ đạo chiến tranh là một vấn đề rất quan trọng trong chỉ đạo. Có nắm quy luật chiến tranh mới nắm được đường đi và nước bước của chiến tranh.

Nắm quy luật chiến tranh là nắm những quy luật chung, những quy luật cơ bản của chiến tranh, đồng thời nắm những quy luật phát triển của chiến tranh, những quy luật riêng của chiến tranh.

Có thế mới chỉ đạo được chiến tranh một cách hoàn chỉnh, vững chắc, linh hoạt và sáng tạo.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #212 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:36:40 am »

THAY KẾT LUẬN


"Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là cái vốn quý nhất và là đặc điểm của dân tộc Việt Nam ta trải qua mấy nghìn năm lịch sử. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc ấy đã hình thành trong nhân dân ta ngay từ khi dựng nước và phát triển trong quá trình đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm. Tổ tiện chúng ta đã biết nắm lấy nó, phát huy nó để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Điều đó cắt nghĩa vì sao dân tộc Việt Nam ta đã lập được những chiến công lẫy lừng trong lịch sử"1 (Lê Duẩn, Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của công đoàn trong giai đoạn trước mất. Tạp chí Học tập, số 5, H. 1967, tr. 16).


"Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong thời đại hiện nay không những đã vận dụng những kinh nghiệm quý báu nhất của chiến tranh cách mạng của các nước anh em, mà lại đang kế tục và phát triển đến trình độ cao truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta cũng như tinh thần đấu tranh anh dũng và quật cường của các cuộc khởi nghĩa của nông dân ta trước đây. Chủ nghĩa Mác - Lênin quyết không phủ định lịch sử và tinh hoa của một dân tộc; ngược lại nó càng phát triển những tinh hoa đó lên một trình độ mới... Tinh thần quật cường của dân tộc ta, cũng như những tri thức về thao lược của ông cha ta chính đã góp phần xăy dựng nên đường lối quân sự và lý luận quân sự của Đảng ta trong điều kiện lịch sử hiện đại"1 (Võ Nguyên Giáp, Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Sự thật, H. 1970, tr. 151). Mấy nghìn năm sống còn và phát triển, chiến đấu quyết liệt và chiến thắng oanh bệt nói rõ: dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường và mưu lược, anh dũng và thông minh, bất khuất và sáng tạo. Truyền thống tự lập tự cường, đoàn kết chống giặc, mưu cao mẹo giỏi của tổ tiên ta là những truyền thống hết sức quý báu, được thế hệ này đến thế hệ khác tiếp thu, kế thừa và phát triển.


Lịch sử dân tộc ta là lịch sử một dân tộc chiến thắng.

Lý Thường Kiệt đã từng đánh thắng một quân đội trên 30 vạn người.

Trần Quốc Tuấn trong 30 năm trời ròng rã đã ba lần đánh thắng một kẻ thù mạnh nhất của thời đại đó trên thế giới, đã oanh liệt đánh một quân đội xâm lược đông đến trên dưới 90 vạn người.

Nguyễn Huệ đã từng chiến đấu quyết liệt, táo bạo, thần tốc, chỉ trong một trận đánh thắng trên 20 vạn quân xâm lược.

Những chiến công vang dội, hiển hách của tổ tiên ta bao giờ cũng là niềm tự hào chính đáng và kho kinh nghiệm phong phú của toàn dân tộc.

Từ khi có Đảng và Hồ Chủ tịch lãnh đạo, nhân dân ta từ hai bàn tay trắng vùng lên, đã làm Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến thắng lợi, liên tiếp đánh thắng những quân đội xâm lược đông mạnh, có trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân nhất của phát xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có đường lối cách mạng đúng đắn sáng tạo lãnh đạo, kết hợp được lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, tinh thần cách mạng và sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta nhất là của công nhân và nồng dân - càng được phát  huy triệt để, tài năng càng phát triển và kinh nghiệm đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang càng được tích lũy phong phú, dân tộc ta đã viết nên những trang sử mới hết sức vẻ vang.


Đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn sáng tạo của Đảng, của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công của cách mạng nước ta, lại là ngọn đuốc sáng ngời soi đường đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng nói chung và sự nghiệp đấu tranh vũ trang nói riêng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


Đường lối quân sự của Đảng có sức mạnh vô tận và vô địch vì đó là đường lối chiến tranh cách mạng của nhân dân mà công nhân và nông dân là quân chủ lực, nhằm đánh đổ kẻ thù đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc, mang lại ruộng đất cho nông dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội, là đường lối chiến tranh giải phóng dân tộc triệt để, đường lối của chiến tranh chính nghĩa chống chiến tranh xâm lược phi chính nghĩa của kẻ thù. Đó là đường lối quân sự của Đảng lãnh đạo một dân tộc nhỏ chống lại một kè địch mạnh gấp nhiều lần, đã giải quyết thành công một cách hết sức sâu sắc và sáng tạo, vấn đề cơ bản là dựa vào ưu thế tuyệt đối về chính trị - tinh thần, dựa vào chính nghĩa, vào sức đoàn kết chiến đấu của nhân dân thì có thể lấy yếu đánh mạnh, biến ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần thành lực lượng và thành ưu thế vật chất, quân sự; lấy tinh thần cách mạng và lực lượng vật chất của toàn thể dân tộc đánh bại những quân đội xâm lược lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc có trang bị vũ khí hiện đại.


Đường lối quân sự của Đảng là một điển hình thành công rực rỡ của sự vận dụng tài tình và sáng tạo những nguyên lý phổ biên của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng, về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, về chiến lược, chiến thuật của chiến tranh nhân dân, về xây dựng căn cứ địa cách mạng, v.v... vào thực tiễn cụ thể của nước ta, kết hợp tài tình và sáng tạo kinh nghiệm, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta và có phê phán, có chọn lọc kinh nghiệm chiến tranh cách mạng của các nước anh em.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch kính yêu, nhân dân ta kiên quyết đi theo con đường bạo lực cách mạng mà Đảng đã xác định là con đường đúng đắn duy nhất để đánh đổ kẻ thù, giành chính quyền về tay mình, đưa cách mạng đến thắng lợi. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta trong một thời kỳ lịch sử ngắn, nổi dậy liên tiếp chiến đấu cực kỳ anh dũng và cực kỳ quyết liệt lập nên những sự tích phi thường.


Nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng Tám thành công, quật ngã trên mấy chục vạn quân phát xít Nhật, tên đế quốc mạnh nhất châu Á thời đó, một trong những tên đế quốc mạnh nhất của thế giới tư bản chủ nghĩa.


Nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, đánh thắng nửa triệu quân của thực dân xâm lược Pháp có Mỹ giúp sức, một tên đế quốc cáo già, đã từng thống trị gần một thế kỷ trên đất nước ta.

Ngày nay, nhân dân ta đã và đang ghi những chiến công oanh liệt nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử của dân tộc, liên tiếp đánh thắng mọi mưu đồ xâm lược của đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, mạnh nhất của phe đế quốc chủ nghĩa, tên hung nô của thời đại ngày nay.

- Đã đánh thắng chính sách xâm lược thực dân kiểu mới với những thủ đoạn cổ truyền của chúng.

- Đã đánh thắng chiến lược ''chiến tranh đặc biệt" với trên nửa triệu quân ngụy dưới sự chỉ huy của 3 vạn "cố vấn Mỹ".

- Đã và đang tiến tới hoàn toàn đánh thắng chiến lược "chiến tranh cục bộ" với trên 1 triệu 20 vạn quân Mỹ, ngụy và quân chư hầu ở miền Nam.

- Đồng thời đã chiến thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của chúng ở miền Bắc, đập nát ưu thế của "không lực hiện đại" và "hải quân hiện đại" Huê Kỳ.


Đó là những sự tích thần kỳ của thời đại.

Những sự tích phi thường, những chiến công kỳ diệu đó chứng tỏ đường lỗi chính trị của Đảng là tất thắng, đường lối quân sự của Đảng là vô địch.

Lá cờ "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" của Hồ Chủ tịch đã được toàn dân, toàn quân ta giương cao, chỉ đạo nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Dưới lá cờ vẻ vang tất thắng đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng chiến tranh nhân dân của dân tộc Việt Nam anh hùng và thông minh chống chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ nhất định sẽ toàn thắng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #213 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:46:02 am »

Phần phụ lục


   
BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN QUỐC TUẤN

Ta thường nghe: Kỷ Tín1 đem minh chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu2 chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng3 nuốt than báo thù cho chủ; Thân Khoái4 chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức5, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh6, một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!


Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói đến nữa. Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây:

Vương Công Kiên7 là người thế nào? Tỳ tướng của ông, Nguyễn Văn Lập lại là người thế nào? Mà giữ thành Điếu Ngư8 nhỏ như cái đấu, chống với quân Mông Kha9 đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu. Cốt Đãi Ngột Lang10 là người thế nào? Tỳ tướng của ông là Xích Tu Tư lại là người thế nào? Mà xông vào chỗ lam chướng xa xôi nghìn trùng, đánh bại được quân Nam Chiếu trong vài tuần, khiến cho quân tướng đời Nguyên, đến nay vẫn còn lưu tiếng tốt.


Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. Thác mệnh Hốt Tất Liệt11 mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương12, mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau?


Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa13 ta cũng cam lòng.


Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.


Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thường để đãi yến14 ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con rịn, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp15 của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khôn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng chẳng khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi phỏng có được không?


Nay ta bảo thật các ngươi: Nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào dưới đống củi"16 là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội"17 làm răn sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên; khiến cho người người như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ18; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết19, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai20. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi, trăm năm về sau, tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi phỏng có được không?


Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là "Binh thư yêu lược". Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ21; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.


Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy bảo quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.


Chú thích:

1. Kỷ Tín: tướng của Hán Cao Tổ. Lúc Cao Tổ bị Hạng Vũ vây, Kỷ Tín giả làm Cao tổ ra hàng, bị Hạng Vũ giết, nhân thế Cao tổ thoát nạn.

2. Do Vu: tướng của Sở Chiêu Vương (đời Xuân Thu). Lúc Chiêu Vương lánh nạn, bị kẻ cướp đâm. Do Vu chìa lưng che chở.

3. Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá (đời Chiến Quốc) khi Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng nuốt than cho khác giọng giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử báo thù cho chủ.

4. Thân Khoái: người đời Xuân Thu, một viên quan giữ ao cá của Tề Trang Công. Khi Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái chết theo.

5. Kính Đức: tức Uất Trì Cung, đời Đường, đã đánh tháo vòng vây Vương Thế Sung, lấy mình che đỡ, hộ vệ cho Đường Thái Tông thoát nạn.

6. Cảo Khanh: tức Nhân Cảo Khanh - khi An Lộc Sơn khởi loạn đánh Đường Minh Hoàng, Cảo Khanh mắng Lộc Sơn, bị giặc cắt lưỡi mà vẫn không khuất phục.

7 và 8. Điếu Ngư: tên một trái núi rất hiểm trở ở Tứ Xuyên, đời Tông, Dư Giới có đắp thành ở đó. Khi Kiên và Lập đóng giữ, Mông Kha (tướng Mông Cổ) kéo quân đến đánh không được.

9. Mông Kha: anh của Hốt Tất Liệt, tức vua Hiến Tông nhà Nguyên.

10. Cốt Đãi Ngột Lang: một tướng giỏi của Mông Cổ đã từng đem quân đi đánh lấy nước Nam Chiếu (Nam Chiếu là một nước trước kia ở vào khoảng giữa 2 tình Tứ Xuyên và Vân Nam) đóng đô ở Đại Lý, Vân Nam.

11. Hốt Tất Liệt: tên vua Thế tổ nhà Nguyên.

12. Văn Nam Vương: tức là Thoát Hoan, con thứ 9 của Hốt Tất Liệt được phong ở đất Vân Nam.

13. Gói trong da ngựa: lấy ý câu nói của Mã Viện đời Hán: "Làm trai phải đánh đông dẹp bắc, dẫu chết ở chiến trường lấy da ngựa bọc thây cũng đành lòng".

14. Yến: đặt yến tiệc thết giặc. Nhạc Thái thường đời Trần chỉ dùng trong những dịp lễ tiết lớn, lúc ấy phải dùng để tiếp sứ thần giặc. Hưng Đạo Vương lấy điều ấy làm điều nhục lớn.

15. Thái ấp: phần đất vua phong cho quý tộc.

16. Đặt mồi lửa: theo nghĩa câu của Hán thư, đại ý: "ôm mồi lửa mà đặt dưới đống củi, rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên".

17. Kiềng canh nóng: theo một câu ờ Sờ từ, đại ý: "kẻ sợ canh nóng thường hay thổi cả rau nguội".

18. Bàng Mông, Hậu Nghệ: hai nhân vật bắn cung giỏi thời xưa, chép trong thần thoại Trung Quốc.

19. Cửa khuyết: của lớn ở hoàng cung.

20. Cảo Nhai: nơi dinh ngự của các vua man di khi vào chầu vua nhà Hán ở Tràng An (Trung Quốc).

21. Thần chủ: bề tôi và chúa. Đây là nói về quan hệ giữa lãnh chúa thái ấp và gia tướng, gia nô. Trần Quốc Tuấn là một trong những lãnh chúa lớn.

Dịch và chú thích của
Bùi Văn Nguyên
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #214 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:48:17 am »

TRẦN QUỐC TUẤN (HƯNG ĐẠO)
TRẢ LỜI NHÀ VUA


Quốc Tuấn bị bệnh, nhà vua đến nhà riêng thăm và hỏi rằng: "Nếu có sự không lành xảy ra1 mà quân nhà Nguyên lại sang xâm lấn, thì chống cự lại bằng cách gì?". Quốc Tuấn thưa: "Ngày trước Triệu Võ (Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán sai quân sang đánh, lúc ấy, về phía tiểu dân thì phá hết hoa màu ở đồng nội; về phần quân lính thì đại binh kéo sang châu Khâm, châu Liêm, đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh2 đánh tập hậu, đấy là một thời kỳ. Đến đời nhà Đinh, nhà Lê dùng được người hiền tài, lúc ấy phương Nam đương mạnh, phương Bắc đương suy, trên dưới một lòng, dân không có lòng ly tán, đắp thành Bình Lỗ mà phá được nhà Tống sang xâm lấn, lúc ấy dùng Lý Thường Kiệt đánh châu Khâm, châu Liêm, nhiều lần tiến quân đến Mai Lĩnh3, đấy là có thế lực mạnh. Mới rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt đánh phá bao vây, lúc ấy vua tôi cùng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay...


Đại khái, quân giặc cậy vào trường trận4, quân ta cậy vào đoản binh; đem đoản binh đánh lại trường trận, là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió, như lửa, thì thế giặc có thể dễ chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy theo thời cơ mà chế biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh lính như cha con một nhà, mới có thể dùng để chiến thắng được, vả lại, phải bớt dùng sức dân để làm cái kế thâm căn cố đế, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn". Nhà vua rất phục lời trình bày của Quốc Tuấn là đúng.

Trích trong bản dịch
Việt sử thông giám cương mục


1. Ý nói Quốc Tuân mất.

2. Một binh chủng chuyên dùng giáo mác đánh giặc, khác với trường binh là binh chủng đánh giặc bằng cung tên.

3. Ở địa phận tỉnh Giang Tây, tức là núi Đại Dũ, nơi xung yếu giữa tinh Giang Tây và Quảng Đông, trên núi trồng nhiều cây mai nên gọi tên là Mai Lĩnh.

4. Trường trận cũng như trường binh, xem chú thích trường binh, đoản binh ở trên.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #215 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:56:42 am »

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO1
(dịch)

NGUYỄN TRÃI

Thay trời làm việc, Hoàng thượng nghĩ rằng:
   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân;
   Quân điếu phạt trước là khử bạo.
   Như nước Đại Việt,
   Đất văn hiến xưa,
   Cõi bờ sông núi đã riêng,
   Phong tục Bắc Nam cũng khác.
   Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần dựng nền độc lập2,
   Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương3.
   Tuy cường nhược có lúc khác nhau,
   Mà hào kiệt bao giờ cũng có.
   Cho nên Lưu Cung tham công to mà chịu tai vạ4;
   Triệu Tiết ham việc lớn mà chóng bại vong5.
   Toa Đô bị bắt ở Hàm Tử quan6;
   Ô Mã lại chết ở Bạch Đằng hải7.
   Việc xưa xét lại bằng chứng rõ ràng.
   Gần đây nhân họ Hồ chính sách phiền hà,
   Khiến nên nỗi lòng dân oán hận.
   Quân Minh cường bạo, thừa dịp hại dân;
   Đảng ngụy gian tà, manh tâm bán nước.
   Thui dân đen trên lò bạo ngược,
   Vùi con đò dưới hố tai ương.
   Lừa chúng, dối trời, kế giở đủ muôn nghìn khóe;
   Động binh, gây hấn, ác chứa gần hai chục năm.
   Đủ điều bại hoại nghĩa nhân, chẳng còn trời đất;
   Hết cách vét vơ thuế má, nhẵn sạch núi đầm.
   Lên núi đào vàng, xông lam chướng để phá rừng đãi cát;
   Ra khơi mò ngọc, vấp giao long mà lặn biển dòng dây.
   Nhiễu dân, bẫy đặt bắt hươu đen;
   Hại vật, lưới dăng lùng chả biếc.
   Dù thảo mộc, côn trùng cũng không thỏa sống;
   Đến khốn cùng quan quả cũng chẳng yên thân.
   Rút máu mủ sinh linh, lũ kiệt hiệt miệng ráng nhờn béo;
   Đủ công trình thổ mộc, chỗ công tư nhà cửa nguy nga.
   Chốn hương thôn sưu dịch nặng nề;
   Trong làng xóm cửi canh bỏ phế.
   Tát khô nước Đông hải, khôn rửa sạch tanh hôi;
   Chẻ hết trúc Nam sơn, khó ghi đầy tội ác.
   Thần nhân thảy đều căm giận;
   Trời đất lẽ nào dung tha.
   Ta đây, phát tích đất Lam Sơn, nương thân nơi hoang dã8.
   Nghĩ khó đội trời cùng quân địch;
   Thề không chung sống với giặc thù.
   Nhức óc, đau lòng đã mười năm lẻ,
   Nằm gai, nếm mật, há một ngày đâu.
   Phát tức quên ăn, thường nghiên kỹ những pho thao lược;
   Ngẫm nay suy trước, đã xét cùng mọi lẽ hưng vong.
   Chí ở đồ hồi9, ngày đêm không nhãng.
   Đương lúc nghĩa binh mới dấy,
   Chính khi thế giặc đương hăng.
   Ngặt vì nhân tài lác đác lá thu.
   Tuấn kiệt lưa thưa sao sớm.
   Việc bôn tẩu thiếu người sai phái,
   Nơi trướng màn ít kẻ đỡ đần.
   Vì chưng lòng cứu lê dân, những bực tức mà miền đông muốn ruổi10
   Bởi vậy xe chờ hiền giả, vẫn thiết tha mà bên tả để không.
   Thế mà mong người tài vẫn như trông biển mịt mù;
   Làm điều nhân kíp hơn cứu người đắm đuối.
   Giận hung đồ vẫn chưa tiêu diệt;
   Lo quốc vận còn phải gian truân.
   Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần"11;
   Lúc Khôi Huyện quân không một lữ12;
   Ấy trời muốn thử ta để trao nhiệm vụ;
   Nên ta càng cố chí để vượt gian nan.
   Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ13 14;
   Thết quân, rượu hòa nước, dưới trên đều một bụng cha con15.
   Yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ;
   Ít địch nhiều, thường dùng mai phục
   Rút lại, thắng hung tàn bằng đại nghĩa;
   Thay tàn bạo lấy chí nhân.
   Trận Bồ Tất như chớp giật sấm ran16;
   Trận Trà Lân tựa tro bay trúc chẻ17.
   Cho nên sĩ khí càng hăng hái;
   Cho nên quân thanh rất lẫy lừng.
   Trần Trí, Sơn Thọ mấy tên, nghe hơi hết vía18;
   Phương Chính, Lý An một lũ, nín thở thoát thân19.
   Thừa thắng ruổi tràn, Tây Kinh đã trở về chủ cũ20;
   Tuyển quân tiến thẳng, Đông Đô lại thu hết cõi xưa.
   Trận Ninh Kiểu máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm;
   Trận Tốt Động thây phơi đầy nội, để thối nghìn thu21;
   Tâm phúc giặc, Trần Hiệp phải bêu đầu22;
   Sâu mọt dân, Lý Lượng cũng bỏ mạng.
   Vương Thông nhảy sang đánh gỡ, thua lại thêm thua23;
   Mã Anh kéo đến cứu nguy, tức càng thêm tức.
   Giặc chí cùng lực kiệt, bó tay chờ chết đến nơi;
   Ta mưu phạt tâm công, không đánh mà người phải khuất24.
   Vẫn tưởng giặc tất thay lông và đổi ý;
   Nào ngờ chúng lại gây nghiệt để chuốc tai.
   Cố chấp kỷ kiến định gieo vạ cho người ta;
   Tham công một thời để mua cười với thiên hạ.
   Để khiến trẻ ranh Tuyên Đức, độc vũ quá chừng25;
   Lại sai tướng nhát Liễu Thăng, thêm dầu chữa cháy.
   Năm Đinh Vị tháng chín, Liễu Thăng dẫn quân do Khâu On tiến sang26;
   Lại năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường tự Vân Nam kéo đến.
   Ta đã phục binh giữ hiểm, đập gãy tiên phong;
   Sau lại sai tướng chẹn ngang, cắt ngăn lương đạo.
   Ngày mười tám Liễu Thăng đã Chi Lăng thua kế;
   Ngày hai mươi Liễu Thăng lại Mã Yên bỏ thây27.
   Ngày hăm lăm Lương Minh trận hãm phải bỏ mình;
   Ngày hăm tám Lý Khánh kế cùng mà thắt cổ.
   Ta cứ đưa dao là phăng toạc cả;
   Chúng liền quay giáo mà đánh lộn nhau.
   Ta đã thêm quân bốn mặt vây thành28;
   Lại hẹn giữa tháng Mười diệt giặc.
   Bèn tuyển những quân hùm gấu;
   Lại sai các tướng vuốt nanh.
   Voi uống mà cạn hết nước sông;
   Gươm mài mà khuyết mòn đá núi.
   Đánh trận đầu sạch sanh kình ngạc;
   Đánh trận nữa tan tác chim muông.
   Lỗ kiến xoi đê vỡ phá tung;
   Gió mạnh thổi lá khô trút sạch.
   Thôi đô đốc gối quỳ phục tội,
   Hoàng thượng thư tay trói nộp mình29.
   Lạng Sơn, Lạng Giang thây ngã đầy đường;
   Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
   Sắc phong vân phải biến đổi,
   Ánh nhật nguyệt phải lu mờ.
   Quân Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà vỡ mật30;
   Quân Mộc Thạnh tan nơi Cần Trạm31, chạy để tháo thân.
   Máu chảy đầy đồng, Lãnh Cầu nọ nước trôi ấp ức;
   Thây chồng thành núi, Đan Xá kia cỏ nội thấm hồng.
   Cứu binh hai lộ kéo sang, chưa quay chân đã bại;
   Cường khấu các thành khiếp sợ, đều cởi giáp ra hàng.
   Tướng giặc bắt tù, xin thương hại vẫy đuôi cầu sống;
   Vũ thần chẳng giết, lấy khoan hồng thể bụng hiếu sinh.
   Bọn Phương Chính, Mã Kỳ được cấp năm trăm thuyền đã vượt biển vẫn hồn kinh phách lạc;
   Lũ Vương Thông, Mã Anh được cho mấy nghìn ngựa, đã về nước còn ngực đập chân run.
   Chúng đã sợ chết xin hòa, thực thà cầu sống;
   Ta muốn toàn quân làm cốt, ngơi nghỉ cùng dân.
   Chẳng những mưu kế cực sâu xa,
   Cũng là cổ kim chưa nghe thấy.
   Xã tắc từ nay bền vững,
   Sơn hà bởi đó đẹp tươi.
   Một áng kiền khôn, bĩ rồi lại thái32;
   Đôi vầng nhật nguyệt, hối mà lại minh33.
   Để mở nền muôn thuở thái bình,
   Để rửa nỗi nghìn thu hổ thẹn
   Thực cũng là nhờ trời đất, tổ tông thiêng liêng phù hộ mới được như thế.
   Ôi! Một tấm nhung y34, dẹp phăng giặc giã dựng nên công vô cạnh35 từ đây;
   Bốn bề phẳng lặng, sạch hết đục nhơ, tuyên bố mệnh duy tân khắp nước.
   Mấy lời bá cáo thiên hạ nghe tường.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #216 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:59:45 am »

Chú thích:

1. Tháng 12 năm Đinh Vị (1427), những tên giặc Ngô cuối cùng đều phải rút khởi nước ta, sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước đã kết thúc thắng lợi. Cuối tháng 12 năm ấy, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi viết bài "Binh Ngô đại cáo" này để công bố cho toàn dân biết thắng lợi rực rỡ của sự nghiệp diệt giặc, cứu nước, mở ra một thời kỳ độc lập, thái bình mới.


2. Triệu (nhà Triệu thành lập nhà nước Nam Việt từ 207-111 trước Công nguyên); Đinh (968-979); Lý (1010-1224); Trần (1226-1399). Thực ra nhà Triệu đã lập nên ở Nam Việt không phải là một triều đại của nước ta, ngược lại chính Triệu Đà đã xâm lược và thống trị nước ta trong khoảng thời gian từ 180-111 trước Công nguyên. Trong sử sách cũ của ta thường chép nhà Triệu như một triều đại phong kiến dân tộc. Đó là một sai lầm lớn cần chấn chỉnh lại.


3. Hán (220-204 trước Công nguyên), Đường (618-907), Tống (960-1279), Nguyên (1260-1368) là những triều đại phong kiến ở Trung Quốc.

4. Lưu Cung sau đổi gọi là Lưu Nghiêm, vua Nam Hán sai thái tử Hoàng Thao sang lấn nước ta, bị Ngô Quyền đánh đuổi.

5. Triệu Tiết, tướng nhà Tống, cùng Quách Quỳ đem quân sang lấn nước ta bị Lý Thưởng Kiệt nhà Lý đánh đuổi.

6. Toa Đô, tướng nhà Nguyên, sang đánh nước ta về thời Trần bị thua chết ở Hàm Tử quan (theo sử thì bị chết ở Tây Kết, Hưng Yên).

7. Ô Mã Nhi, tướng nhà Nguyên, sang đánh nước ta về thời Trần và bị bắt sống ở trận Bạch Đằng và chết ở cửa Bạch Đằng.

8. Lam Sơn là quê hương của Lê Lợi và cũng là nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

9. Đồ hồi là mưu toan khôi phục lại đất nước;

10. Hán Bái Công bảo Tiêu Hà rằng "Ta cũng muốn sang miền đông đấy, sao lại rầu rĩ ở đây lâu mãi được ư?" (Hán Thư, truyện Hàn Tín).

11. Linh Sơn là núi Chí Linh. Mỗi tuần là 10 ngày, mỗi tháng chia làm 3 tuần: thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Ở đây nghĩa quân 3 lần bị bao vây rất nguy khốn, riêng lần bị bao vây thứ ba (1423) nghĩa quân bị thiếu lương thực trong hơn hai tháng.


12. Khôi Huyện hay Khôi Sách là một địa điểm ở miền thượng du Thanh Hóa. Ở đây, đầu năm 1423, nghĩa quân bị quân Minh bao vây rất gấp, nên phải hy sinh liều chết phá vòng vây mới thoát khỏi nơi "tử địa" ấy như Lê Lợi đã nói. Lữ là một đơn vị quân đội theo biên chế xưa có 500 người.


13. Trong bài văn của Già Nghi có câu: "Yết can vi kỳ" - Giơ gậy tre làm cờ. Ý nói vội vàng khởi sự, chỉ kịp giơ cao cái gậy tre làm như cờ để làm hiệu triệu.

14. Manh lệ: Manh - dân cày ruộng; lệ - kẻ hèn. Manh lệ - trỏ nhân dân.

15. Xưa khi Sở với Tần đánh nhau, có người dâng vua Sở một chai rượu. Vua muốn quân sĩ cùng hưởng, nhưng rượu có ít không thể khắp được. Vua Sở bèn đổ rượu xuống sông rổi bảo mọi nguời múc uống, sĩ tốt cảm ân huệ rồi hết sức đánh bại Tần.


16. Bồ Tất hay Bồ Đằng là một địa điểm ở Thanh Nga, thuộc Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, năm 1424 trên đường tiến quân vào Nghệ An, nghĩa binh đã phục kích đánh bại một đạo quân Minh ở đây.

17. Trà Lân nay là huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Tháng 12 năm Giáp Thìn (1424), nghĩa binh hạ được thành Trà Lân (nay gọi là Con Cuông).

18 và 19. Trần Trí, Sơn Thọ, Phương Chính, Lý An là tướng nhà Minh ở Thanh Hóa, Nghệ An đã bị nghĩa binh đánh bại nhiều lần.

20. Tây Kinh hay Tây Đô là thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

21. Tốt Động (có sách chép là Tụy Động), một địa điểm thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, ở đây, tháng 10 năm Binh Ngọ (1426) nghĩa binh đã phục kích tiêu diệt phần lớn đạo viện binh của Vương Thông vừa mới kéo sang.


22. Trong trận Tốt Động nghĩa quân đã giết chết thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lượng.

23. Năm 1426, nhà Minh cử Vương Thông làm tổng binh và đô đốc Mã Anh làm tham tướng chỉ huy 5 vạn viện binh kéo sang Đông Quan. Đạo viện binh này bị đại bại ở trận Tốt Động.

24. Mưu phạt là dùng mưu lược để đánh thua kẻ địch; tâm công là lấy đức trí mà đánh đổ lòng giặc.

25. Tuyên Đức là niên hiệu vua Tuyên Tông (1426-1435) nhà Minh.

26. Khâu On thuộc tỉnh Lạng Sơn.

27. Mã Yên hay Đảo Mã ở xã Mai Sao thuộc On Châu, tỉnh Lạng Sơn. Liễu Thăng bị giết chết tại sườn núi Mã Yên này.

28. Sau khi thất bại ở Chi Lăng, bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ phải thu quân tiến về phía thành Xương Giang, nhưng thành này đã về tay nghĩa binh, nên quân Minh phải đóng quân giữ đồn, đắp lũy để tự vệ. Lê Lợi điều động đại quân tới bao vây và mở cuộc tiến công quyết liệt vào tháng 10 năm ấy.


29. Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Vị (1427), quân Minh ở Xương Giang bị đại bại, đô đốc Thôi Tụ, thượng thư Hoàng Phúc đều bị bắt sống.

30. Ải Lê Hoa trước thuộc Tuyên Quang, sau bị mất vào miền Mông Tự, thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đoạn sông Hồng ở huyện Mông Tự còn có tên là sông Lê Hoa. Vậy ải Lê Hoa có lẽ cũng nằm trên lưu vực sông Hồng gần biên giới Việt - Trung. Đạo viện binh của Mộc Thạnh bị chặn đánh ở Lê Hoa và khi nghe tin đạo quân Liễu Thăng bị đại bại thì kinh sợ, bỏ chạy tán loạn.


31. Cần Trạm có sách chép là Thang Trạm, cùng với Lãnh Câu hay Lãnh Thủy, Đan Xá là những địa điểm ờ gần ải Lê Hoa, ở những nơi đó nghĩa binh đã thừa thắng truy kích đánh thắng địch những trận lớn.

32. Kiền khôn bĩ rồi lại thái: ý nói đất nước qua cơn loạn lạc, rồi trở lại cảnh thái bình.

* Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì cửa Lê Hoa và sông Lô đều thuộc Tuyên Quang. Tuyên Quang thời xưa bao gồm tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang bây giờ. Như vậy, Lê Hoa có thể là một cửa ải ở phía biên giới Hà Giang, giáp sông Lô, không phải ở phía biên giới Lào Cai - Mông Tự, giáp sông Hồng. (Nxb QĐND).

** Cần Trạm thuộc vùng Kép - cần Dinh bây giờ, phía trên thị xã Bắc Giang khoảng 20km - Câu chính văn trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có nghĩa là "Quân Mộc Thạnh nghe tin quân Liễu Thăng bị thua ở Cần Trạm...". Không phải quân Mộc Thạnh bị thua ở Cần Trạm (Nxb QĐND).

33. Hối là tối, minh là sáng.

34. Nhung y: quân phục mặc ra trận. Thiên Vũ Thành ở Kinh Thư có câu: "Nhất nhung y, thiên hạ đại định" ý nói một khi mặc nhung y dẹp loạn lạc thì thiên hạ được bình định ngay.

35. Vô cạnh là không địch được. Thơ "Chấp cạnh" trong Kinh Thi có câu: "Vô cạnh duy liệt" (công không ai địch được). Ý nói lên cái công đánh được nhà Thương là công to, không ai địch nổi.

Dịch và chủ thích của bản dịch
Quân trung từ mệnh tập
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #217 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:14:02 am »

BÀI PHÚ NÚI CHÍ LINH

   Rồng thiêng vùng dậy bay Lam kinh,
   Giáo trời chỉ thẳng ải Bắc thành.
   Sáng nghiệp, nên công khó nhọc,
   Núi sông miền Tây anh linh.
   Ôi! Vua ta gồm tài thành võ,
   Việc bốn phương ra sức kinh doanh,
   Vận nước gian truân, lòng khổ nghĩ rành.
   Xem cơ trời đã có phần quyết đoán,
   Chắc thành công bèn luyện chí sắt danh.
   Vì thế nên ngày nay mới hóa Hồ, Việt thành một nhà mà núi này được ngàn thuở lưu danh vậy.
   Đương lúc:
   Nghĩa binh mới dấy, thế giặc đang hăng,
   Anh hùng trong nước, cây gặp mùa sương.
   Chí nuốt giặc Ngô ư? Ai Chủng, ai Lãi?
   Muốn xây nghiệp Hán ư? Ai Bình, ai Lương?
   Vua ta còn ẩn giấu ở núi này, chỉ nương náu mà tiềm tàng,
   Vợ con lưu ly, sĩ tốt tan hoang.
   Tuy xử cảnh khốn mà lòng càng thư thái, biết tương lai hẳn được vẻ vang.
   Mặc quân phục để làm áo, ăn rễ rau để làm lương.
   Chí tha thiết tính bề khôi phục, lòng băn khoăn chẳng chút trễ tràng.
   Tưởng núi này trong lúc ấy há chẳng như Hán Cao Tổ còn ở núi Mang Đường đó ư?
   Bời vì:
   Biết thế địch, biết sức mình, khi nhượng bộ, khi tăng cường.
   Chờ thời cơ đến khi thuận lợi, giấu oai hùng chẳng để hở hang.
   Nằm gai chẳng quản, nếm mật là thường,
   Lo rửa thẹn xưa nghìn thuở, để phục đất cũ bốn phương.
   Tưởng núi này lúc bấy giờ, há chẳng phải như đất Cối Kê còn làm chỗ ẩn náu cho Việt Vương đó ư?
   Thế rồi:
   Thu thập tàn quân, nuôi dưỡng ân cần,
   Trong sửa chiến cụ, ngoài vờ hòa thân.
   Tung vàng mộ lính, giết voi khao quân,
   Mọi người đều thân mến người trên mà liều chết, những lo đem sức lực để đền ần.
   Khi bây giờ:
   Luyện quân và chọn tướng, quyết thắng ra chước hay;
   Sống nhục thác vinh, biết quân ta vững chí;
   Lương thực, khí giới, lấy của giặc để xài.
   Kế vạn toàn sắp sẵn, tên một mũi không rơi.
   Cầm Bành cúi đầu mà nộp đất, Phương Chính khiếp vía mà chạy dài.
   Bèn cứ hiểm mà lập công, lại nhiều cách để lừa người.
   Lửa đốt ban đêm, cờ giăng ban ngày.
   Trận Đỗ Gia lấn đất để giành tiện lợi nơi ấy,
   Trận Khả Lưu qua sông đánh đắm quân thủy bên này.
   Sấm ran chớp giật, trúc chẻ tro bay.
   Chu Kiệt bỏ cũi, Hoàng Thành phơi thây.
   Hạ thành Nghệ An đã làm toàn vẹn,
   Thẳng tới Tây Đô chỉ trong phút giây.
   Cơm nước dọc đường đón rước,
   Đi lại tấp nập vui vầy.
   Hào kiệt còn nghiến răng căm giặc;
   Phụ lão đều khóc xưa mừng nay.
   Uy thanh quân ta ngày càng lừng lẫy;
   Địch binh bị động chống đó đỡ đây.
   Trận Thị Kiều như tổ kiến vỡ khi đê sạt;
   Trận Tốt Động như cây khô bị gió to lay.
   Trần Hiệp, Lý Lượng hùm xuống hầm sâu cùng thế;
   Vương Thông, Mã Kỳ cá trong vạc sôi sánh tày.
   Non sông muôn dặm thu phục,
   Chợ búa Đông Đô chẳng thay.
   Đương lúc bấy giờ, chẳng phải giống như Hán Cao Tổ, đuổi quân Sở ở đất Cai Hạ, bốn mặt bao vây đó ư?
   Có sao bọn giặc điên rồ, lòng tham không chán, sai viện binh sang cả hai nơi. Lấy dầu chữa cháy, tai vạ xem chơi.
   Liễu Thăng nộp mạng mà Chi Lăng máu chảy;
   Mộc Thạnh trốn chạy mà Lãnh Kinh xương đầy.
   Cứu binh hai đường, thua liểng xiểng không quay gót kịp;
   Thành giặc các xứ ra đầu hàng chẳng giọt máu rơi.
   Nguẩy đuôi van lạy, thảm thiết thương thay;
   Đương lúc bây giờ há chẳng giống như Câu Tiễn hãm vua Ngô ở Cô Tô đài đó ư?
   Tuy vậy:
   Hán Cao Tổ quy mô xa rộng, chính giống được thịnh đức của vua ta ngày nay,
   Còn Câu Tiễn chỉ có cái chí phục thù đáng kể, sánh vua ta muôn một nào tày!
   Đến như:
   Thần vũ không giết, đức lớn hiếu sinh.
   Nghĩ kế quốc gia trường cửu, tha ngay mười vạn hàng binh.
   Hai nước dốc lòng hòa hiếu, muôn đời dập mối chiến tranh.
   "Toàn quốc" trên hết lo sự yên lành.
   Vậy thì đức thịnh vua ta, Hán Cao Tổ làm sao sánh kịp, sẽ cùng hai đế ba vương mà lừng danh!
   Than ôi! Xưa qua nay lại, trăm đời khá suy.
   Vua Nghiêu trước làm Đường hầu, vua Thuấn nguyên xưa hàn vi.
   Thành Thang khởi binh từ đất Bạc, Thái Vương thiên đô sang núi Kỳ.
   Vì nhiều nạn là gốc dựng nước ở đó, mà lo âu là nền mở thánh từ đây.
   Trải biến nhiều thì trí lự sâu, tính việc xa thì thành công kỳ. Đế vương nổi lên, ai cũng thế này.
   Thế thì sự nghiệp vua ta, thực từ nay mà xây dựng;
   Và công cao đức thịnh vua ta, há chẳng cùng núi này vòi vọi muôn thì!
   Bèn chắp tay cúi đầu mà hiến bài ca rằng:
   Trời sinh thánh hoàng, đất dấy nghiệp vương.
   Kiền khôn mờ ám, gặp vận phi thường.
   Trông núi này cao ngất, nghĩ đến ngày xưa gian khổ,
   Nhớ vương nghiệp xây nên, quên lãng sao đang.
   Xin ghi thịnh đức, khắc vào đá để truyền bất hủ;
   Suốt nghìn đời và muôn đời, cùng trời đất mà trường thọ.

Bản dịch trong
Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #218 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:15:07 am »

TÌM HlỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ NGHỆ THUẬT CHỈ HUY

(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, H. 1987)


Lời nhà xuất bản


Để góp phần vào việc nghiên cứu phát triển lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn "Tìm hiểu một số vấn đề về nghệ thuật chỉ huy" của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam. Nội dung gồm một số bài viết chọn lọc của tác giả trong những năm gần đây.


Trong cuốn sách, trên cơ sở quán triệt đường lối quân sự của Đảng và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh giữ nước trong lịch sử dân tộc, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, tác giả nêu lên một số vấn đề về nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy tác chiến trong phạm vi chiến lược, chiến dịch và chiến đấu, trong đó nổi lên vấn đề nghệ thuật vận dụng kết hợp các yếu tổ lực lượng, thế trận, mưu kế và thời cơ để tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn, bảo đảm lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều. Đây cũng là một nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam cần được nghiên cứu sâu sắc và khái quát lên thành lý luận. Trong cuốn sách này, các vấn đề trên bước đầu được tác giả trình bày một cách có hệ thống, có căn cứ khoa học, được minh họa bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, sinh động.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn dọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #219 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:17:09 am »

I
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG
(Bài viết theo yêu cầu của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân)


Quá trình diễn biến của một cuộc khởi nghĩa vũ trang cũng như một cuộc chiến tranh là quá trình diễn ra những cuộc đọ sức giữa những lực lượng đối địch trên một khoảng không gian và trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn đến kết quả chung cuộc là phân định bên thắng, bên bại, kết thúc cuộc khởi nghĩa vũ trang hoặc cuộc chiến tranh đó. Đây cũng là quá trình vận động của nhân tố lực lượng trong nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng. Sử dụng lực lượng thích ứng hay không thích ứng với những điều kiện cụ thể khách quan trong đấu tranh giữa hai bên đối địch, điều đó quyết định sự phát huy hay suy giảm hiệu quả của lực lượng.


Từ đây, nổi bật lên vai trò và vị trí của nghệ thuật sử dụng lực lượng trong khởi nghĩa vũ trang và trong chiến tranh. Như V.I. Lênin đã nói, chìa khóa của chiến thắng nằm ở chỗ: "Có ưu thế áp đảo trong giờ phút quyết định, ở điểm quyết định - cái "quy luật" đó của những thắng lợi quân sự đồng thời cũng là quy luật của thắng lợi chính trị, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh giai cấp khốc liệt, kịch liệt mà người ta gọi là cách mạng"1 (V.I. Lênin, Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, M. 1977, tr. Cool. Lênin nhấn mạnh: "... Trong thời kỳ cách mạng, không phải chỉ biết rõ "ý chí của đa số" mà đủ đâu; không phải thế đâu, cần phải tỏ ra là mình có lực lượng mạnh hơn ở vào lúc quyết định và ở chỗ quyết định; cần phải chiến thắng"1 (Sdd, tập 34, tr. 54). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "... Muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng"2 (Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1985, tr. 194).


Nhìn lại các cuộc chiến tranh mà quân và dân ta đã tiến hành để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, có thể thấy rõ nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng là một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong quá trình lịch sử, quân và dân Việt Nam đã đánh thắng nhiều đạo quân xâm lược đông và mạnh hơn mình gấp bội. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thắng lợi là chúng ta đã nắm vững và vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn quy luật về tổ chức, sử dụng lực lượng.


Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, việc đầu tiên phải xét đến là so sánh lực lượng giữa hai bên đối địch. Trong đời sống của dân tộc ta suốt bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta "chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh" (Nguyễn Trãi - Phú núi Chi Linh). Nhưng đất nước ta lại là miếng mồi ngon mà các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa kia, sau đó là bè lũ đế quốc thực dân phương Tây thèm thuồng nhòm ngó. Để tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính nước ta, khi bắt đầu chiến tranh, các kẻ thù của chúng ta luôn luôn tập trung ưu thế về lực lượng quân đội và trang bị vũ khí. Những đạo quân xâm lược lúc đầu chủ yếu gồm quân, đội chính quy của chính quốc, rồi sau đó tùy theo phạm vi lãnh thổ mà chúng chiếm đóng được, cùng với thời gian của sự chiếm đóng đó, chúng tổ chức ngụy quyền và xây dựng ngụy quân làm lực lượng bổ trợ. Trong mọi trường hợp, nòng cốt của lực lượng địch vẫn là đạo quân viễn chinh.


Có những lần tổ tiên ta đã chọn lúc quyết định và điểm quyết định để tiến hành quyết chiến chiến lược ngay khi kẻ thù vừa đặt chân lên những ải địa đầu của Tổ quâc ta. Ví như trường hợp Ngô Quyền tiêu diệt đạo quân thủy Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng vào năm 938. Lực lượng quân thủy của ta lúc ấy không nhiều hơn lực lượng quân thủy Nam Hán. Thế nhưng, huy động lực lượng nhân dân địa phương cùng với quân đội xây dựng trận địa cọc ngầm dưới lòng sông Bạch Đằng, lợi dụng quy luật lên xuống của thủy triều, Ngô Quyền đã tiêu diệt cả đạo quân thủy Nam Hán ngay tại trận địa mai phục của ta, giết chết tại chỗ hoàng tử Hoằng Thao, đập tan ý chí xâm lược của vua Nam Hán chỉ trong một trận quyết chiến chiến lược. Lực lượng của kẻ thù đơn thuần là số lượng chiến thuyền và binh sĩ, nên tuy có số lượng đông, được trang bị tốt và có kinh nghiệm thủy chiến, nhưng đã không phát huy được sức mạnh của nó một khi dấn thân vào sông nước của ta. Đúng như lời Ngô Quyền nói với tướng sĩ: "Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức mạnh, đối địch với quân mỏi mệt, tất phá được..."1 (Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, tập 1, H. 1971, tr. 138). Tất phá được là còn tùy thuộc vào việc xây dựng trận địa mai phục mà một phần quan trọng dựa vào sức người, sức của của nhân dân địa phương, tùy thuộc vào tài thao lược của vị thống soái trong việc bố trí lực lượng, xác định cách đánh, dựa vào quy luật thiên nhiên của nước triều lên xuống, vào tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn quân. Tổng thể các nhân tố đó hội tụ lại đă tăng sức mạnh sẵn có của lực lượng ta lên gấp bội, khiến cho lực lượng ta tuy ít hơn nhưng vẫn tạo được sức mạnh hơn hẳn lực lượng địch để đè bẹp chúng ồ đúng nơi, vào đúng lúc quyết định.


Những điều kiện cụ thể về tương quan lực lượng xét cả hai mặt lực và thế đã cho phép Ngô Quyền tiến hành trận quyết chiến chiến lược để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn chỉ một ngày và trong không gian hẹp chỉ một đoạn trên sông Bạch Đằng ở gần cửa sông, tại ải địa đầu của Tổ quốc, ngay trong những ngày đầu của chiến tranh. Lực lượng đã được bố trí ở đúng nơi quyết định tại khu vực trận địa bãi cọc bằng gỗ đầu bịt sắt nhọn, và được tung ra đúng vào lúc quyết định khi nước triều rút xuống tức là vào nơi và lúc mà cả đoàn thuyền chiến Nam Hán sa vào bãi cọc ngầm, phần bị cọc đâm thủng, phần thì va vào nhau bị vỡ và đắm, đội hình địch rối loạn, tinh thần binh sĩ địch hoang mang, tan rã, dẫn đến kết quả là sức mạnh của chúng tụt xuống hẳn trong khi sức mạnh của ta vượt lên gấp bội.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM