Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 01:08:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 11506 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #200 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2023, 10:13:45 am »

3. Vấn đề tiêu diệt chiến lược và nghệ thuật quyết chiến.

Trong chiến tranh, vấn đề tiêu diệt chiến lược là vấn đề hết sức quan trọng. Tiêu diệt đối phương, đè bẹp sự kháng cự của đối phương, buộc đối phương phải nhận sự thất bại. Đó là yêu cầu cao nhất của chiến tranh, để đạt mục đích cao nhất của chiến tranh là giành thắng lợi chiến tranh. Tiêu diệt đối phương, có tiêu diệt nhỏ, vừa và lớn, có tiêu diệt chiến thuật, chiến dịch và tiêu diệt chiến lược. Các mức tiêu diệt đó đều quan trọng, nó bồi bổ, bổ sung cho nhau và tạo điều kiện cho nhau, tạo thành một sức tiêu diệt địch rất rộng rãi, rất mạnh. Nhưng trong các mức đó thì tiêu diệt chiến lược là quan trọng nhất. Tiêu diệt chiến lược làm cho sự so sánh lực lượng giữa hai bên thay đổi một cách nhanh chóng, tạo ra thế chiến lược mới, tạo ra sự chuyển biến cục diện chiến tranh, tạo ra thắng lợi chiến lược, thắng lợi chiến lược quyết định trong chiến tranh. Đánh tiêu diệt là một cái chất chính trong chiến tranh. Đánh tiêu diệt nhỏ, vừa, lớn là một quá trình phát triển dần dần từ nhỏ đến lớn, từ lượng đến chất.


Tiêu diệt chiến lược là một chuyển biến về chất trong quá trình vận động và phát triển của chiến tranh.

Tiêu diệt chiến lược không những chỉ tiêu diệt một lực lượng lớn, quan trọng của địch trong một thời gian ngắn mà còn tiêu diệt và đánh bại từng tập đoàn chiến lược, từng đạo quân của địch. Các tập đoàn chiến lược, các đạo quân là những lực lượng cốt cán, là những tổ chức cốt cán của lực lượng vũ trang để tiến hành chiến tranh, để tiến hành các đòn đánh quyết liệt, quyết định trong chiến tranh. Tiêu diệt chiến lược của địch, đánh bại tổ chức chiến dịch, chiến lược của địch, đánh bại các ý đồ, kế hoạch chiến lược của địch, đánh bại nghệ thuật tác chiến chiến dịch, chiến lược của địch, và trên cơ sở đó mà đánh bại ý chí kháng cự của địch. Muốn tiêu diệt chiến lược phải tổ chức các chiến dịch lớn và các chiến dịch có tính chất quyết chiến về mặt chiến lược.


Chủ lực của hai bên - các tập đoàn chiến lược đương đầu giao chiến với nhau, đối chọi với nhau một cách quyết liệt. Cuộc đối chọi quyết liệt đó diễn ra dưới hình thức quyết chiến chiến lược. Quyết chiến chiến lược là một cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt nhất, cao nhất, giải quyết mâu thuẫn lớn nhất, tập trung nhất trong chiến tranh.   


Quyết chiến chiến lược là một cuộc thử thách lớn nhất, một cuộc thử thách toàn diện các mặt trong chiến tranh, là một sự thử thách về tài tổ chức và nghệ thuật chỉ huy; là một sự thử thách về ý chí, là một sự đối chọi quyết liệt nhất của hai bên tham chiến. Muốn giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong chiến tranh thì cần thiết phải tiến hành quyết chiến chiến lược để tiêu diệt chiến lược quyết định. Quyết chiến chiến lược là một thành phần tính đặc nhất trong sự cấu thành của chiến tranh, là một nhân tố rất quan trọng trong vận động của chiến tranh, là một sự vận động có tính quy luật trong toàn bộ quá trình vận động và phát triển của chiến tranh.


Trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta, tiêu diệt chiến lược và quyết chiến chiến lược thường xuất hiện và diễn ra một cách phổ biến.

Lý Thường Kiệt đã tiến hành quyết chiến chiến lược trên chiến tuyến sông Cầu để tiêu diệt chiến lược quyết định mà giành được thắng lợi trong chiến tranh. Lý Thường Kiệt chỉ thực hành một cuộc quyết chiến chiến lược cũng giành được thắng lợi chiến tranh. Quyết chiến chiến lược và tiêu diệt chiến lược của Lý Thường Kiệt được sự hiệp đồng và hỗ trợ rất đắc lực của nhiều trận đánh nhỏ và vừa. Các trận đánh đó đạt được mục đích tiêu hao địch một cách rộng rãi và thực hiện được tiêu diệt chiến thuật và chiến dịch, tạo điều kiện tốt cho việc chuẩn bị quyết chiến để tiêu diệt chiến lược.


Trần Hưng Đạo qua từng trận đánh nhỏ đạt tiêu hao và tiêu diệt chiến thuật, rồi tiến lên tổ chức một số chiến dịch, đạt được tiêu diệt chiến dịch và chiến lược, rồi trên cơ sở những thắng lợi đó mà tiến hành quyết chiến chiến lược, đạt được tiêu diệt chiến lược quyết định, giành được thắng lợi cho chiến tranh, hoặc giành được thắng lợi cơ bản, thắng lợi quyết định cho chiến tranh. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), Trần Hưng Đạo đã tổ chức một trận quyết chiến tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan - tập đoàn chiến lược chủ yếu của quân xâm lược ở giữa Thăng Long và Chương Dương. Sau một chiến dịch lớn đã tiêu diệt và đánh tan đạo quân Toa Đô trên sông Hồng, từ bến Hàm Tử đến cửa sông Luộc, giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đập gãy một thế trận của địch làm cho Thoát Hoan ở Thăng Long bị cô lập. Sau trận Hàm Tử, quân địch bị suy yếu một bước quan trọng, lâm vào thế bị động lúng túng. Nắm được thời cơ có lợi, Trần Hưng Đạo liền tổ chức một trận quyết chiến Chương Dương - Thăng Long nhằm tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan. Trận quyết chiến này đã thành công, giành thắng lợi chiến lược quyết định, tạo ra điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc tiếp tục tiêu diệt và đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.


Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288), Trần Hưng Đạo cũng đã tổ chức hai trận quyết chiến chiến lược; một trận ở Bạch Đằng, tiêu diệt đạo quân Ô Mã Nhi và một trận ở vùng Vạn Kiếp, tiêu diệt và đánh tan đạo quân Thoát Hoan. Hai trận này đã thành công rực rỡ và hai trận này đã chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mưu đồ xâm lược của triều đình phong kiến nhà Nguyên đối với nước ta.


Trận Bạch Đằng là một trận đã thể hiện được trình độ chỉ huy cao và nghệ thuật chỉ huy tài của bộ chỉ huy quân đội nhà Trần. Việc nắm địch, phán đoán địch được chính xác, biết được ý đồ rút lui của địch. Việc chọn mục tiêu, đối tượng tiến công cũng rất đúng. Tập trung lực lượng đánh đạo quân rút trước, đánh đạo quân đang vận động trên đoạn đường rút lui xa có nhiều khó khăn trước. Diệt được đạo quân này một cách nhanh gọn sẽ tạo điều kiện tốt cho việc tiêu diệt tiếp đạo quân thứ hai. Nếu không đồng thời tiêu diệt được cả hai đạo quân trong cùng một lúc thì cũng tập trung lực lượng tiêu diệt gọn một đạo quân yếu trước. Sau đó sẽ tiếp tục tiêu diệt các đạo quân khác, về thế trận thì chọn được khu vực quyết chiến có lợi. Trong khu vực quyết chiến lại biết cải tạo địa hình, tổ chức lại chiến trường, nhử địch vào cạm bẫy, làm cho địch đang mạnh hóa thành yếu đột ngột, không kịp và không có cách xử trí đối phó, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt dịch một cách dễ dàng, về sử dụng lực lượng thì đã cơ động đúng lúc lực lượng dự bị chiến lược đứng chân ở địa bàn cơ động tập trung về hướng tiến công chiến lược có lợi nhất, có điều kiện phát triển thuận lợi nhất. Tập trung lực lượng vào hướng đó thì có thể giành được thắng lợi to lớn. Thắng lợi chiến lược đó đạt được thì sẽ tạo ra điều kiện rất thuận lợi cho bước phát triển tiếp theo. Do có trình độ và nghệ thuật chỉ huy cao cường nên trận Bạch Đằng là một trận thắng lợi rất đẹp, một trận thắng lợi rất oanh liệt.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #201 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2023, 10:14:52 am »

Trong cuộc chiến tranh giải phóng của nghĩa quân Lam Sơn, sau một thời gian dài tiêu hao, tiêu diệt nhỏ và vừa quân địch, đến năm 1426, Lê Lợi - Nguyễn Trãi mới có điều kiện tổ chức các chiến dịch lớn, thực hiện việc tiêu diệt chiến lược đối với quân địch.


Chiến dịch Chúc Động - Tốt Động là một chiến dịch lớn thực hiện việc tiêu diệt chiến lược, giành thắng lợi chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng buộc quân địch phải chuyển vào thế phòng ngự hoàn toàn về chiến lược trên toàn tuyến. Sau chiến dịch này, một thời kỳ mới, một tình thế mới, một thời cơ mới đã mở ra - Thời kỳ đánh những đòn quyết định để giành thắng lợi hoàn toàn. Đòn quyết định mới đó là trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng sang cứu viện cho Vương Thông. Tình hình lúc này đặt ra cho bộ chỉ huy của Lê Lợi - Nguyễn Trãi nhiều vấn đề phải xử trí. Nguyễn Trãi đã nắm được bản chất của tình hình chiến tranh trong thời kỳ này. Ông đã nắm được mâu thuẫn chính của chiến tranh trong thời kỳ này. Ông đã nói rõ cho Vương Thông rằng hắn chỉ còn trông chờ vào Liễu Thăng để mà sống thoi thóp trong vòng vây mà thôi và một khi nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt được đạo quân ứng cứu của Liễu Thăng thì Vương Thông chẳng khác gì như cá đã bỏ trong giỏ.


Nhận thức và phân tích được tình hình một cách chính xác và khoa học như thế, bộ chỉ huy nghĩa quân đã quyết định tập trung phần lớn lực lượng tinh nhuệ, quyết tâm tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng. Bộ chỉ huy nghĩa quân đã tập trung mọi sự cố gắng để tổ chức và thực hành trận đánh quyết định này một cách rất chu đáo, cẩn thận. Trận quyết chiến này đã giành được thắng lợi vẻ vang, đã kết thúc và xóa sạch được ách thống trị nước ngoài.


Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước do Quang Trung lãnh đạo, quyết chiến diễn ra tương đối độc đáo. Quyết chiến không diễn ra sau một quá trình ngắn của các trận tiêu diệt nhỏ như thời Lý Thường Kiệt, nó không diễn ra sau một quá trình nhử địch vào sâu, tiêu hao tiêu diệt nhỏ và vừa quân địch trong một thời gian ngắn như thời Trần Hưng Đạo. Nó cũng không diễn ra sau một thời gian dài hàng mấy năm như thời Lê Lợi. Quyết chiến ở thời đại Quang Trung diễn ra rất nhanh, trong một thời gian đặc biệt ngắn. Quyết chiến không trải qua một số bước chuẩn bị mà xuất hiện cùng lúc với việc phát động cuộc chiến tranh chống xâm lược và cũng kết thúc luôn cả cuộc chiến tranh.


Nguyên nhân gì đã sinh ra sự việc này?

Đó cũng là do điều kiện cụ thể của hai bên tham chiến. Quân của Quang Trung giỏi hơn quân của Tôn Sĩ Nghị về trình độ kỹ thuật, chiến thuật và chỉ huy, về tinh thần và quyết tâm. Quân của Quang Trung là một đội quân rất tinh nhuệ, rất thiện chiến, một đội quân dày dạn chiến đấu, có rất nhiều kinh nghiệm chiến tranh, một đạo quân trăm trận trăm thắng, đặc biệt là có trình độ sở trường đánh vào chỗ mạnh nhất của đối phương. Đó là trình độ đánh công thành. Đặc tài này, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi không có được đầy đủ như Quang Trung. Quang Trung lại có tài tạo ra thời cơ và biết lợi dụng thời cơ có lợi nhất để giành thắng lợi tốt nhất.


Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của nhân dân ta ở thời đại Hồ Chí Minh cũng phát triển từ tiêu diệt nhỏ, vừa rồi đến lớn, trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

Năm 1950, quân ta đã mở chiến dịch Biên giới, tiêu diệt tập đoàn chiến dịch của địch, giành thắng lợi chiến dịch quyết định, tạo ra thắng lợi chiến lược, giải phóng một khu vực rộng lớn từ Cao Bằng xuống qua Lạng Sơn, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đẩy địch vào thế bị động phòng ngự, phát triển thế chủ động tiến công của quân ta. Sau cục diện Biên Giới và tiếp theo một số các chiến dịch tiến công khác, thế và lực của quân ta ngày càng phát triển, càng mạnh. Quá trình phát triển này là một quá trình chuẩn bị cho bước phát triển mới mạnh hơn.


Đến Đông Xuân 1953-1954, ta chủ động tiến công địch trên khắp các chiến trường và đặc biệt là mở chiến dịch Điện Biên Phủ, một trận quyết chiến chiến lược, thực hiện việc tiêu diệt chiến lược đối với địch, cùng với các trận tiêu diệt nhỏ và vừa trên toàn bộ chiến trường, giành thắng lợi chiến lược quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), giải phóng một nửa đất nước.


Chiến tranh là một cuộc đấu tranh quyết liệt nhất. Chiến tranh vận động và phát triển bằng một quá trình đối chọi nhau quyết liệt giữa hai bên tham chiến. Quá trình đối chọi đó, đứng về mặt đấu tranh vũ trang mà nói, là quá trình tiêu diệt lẫn nhau giữa hai lực lượng vũ trang; đánh tiêu diệt là cái lõi của chiến tranh. Đánh tiêu diệt vận động bằng hình thức quyết chiến.


Quyết chiến là một hình thức thể hiện cao nhất, tập trung nhất của đánh tiêu diệt, quyết chiến là một khâu giải quyết mâu thuẫn, là một quá trình phát triển, là một bước chuyển biến của chiến tranh, là một khâu then chốt của chuỗi chiến lược. Mục đích và yêu cầu toàn diện và cao nhất của đánh tiêu diệt và quyết chiến là tiêu diệt được từng bộ phận lực lượng quan trọng của địch, phá vỡ được thế trận của địch, chiếm lĩnh được trận địa của địch, giành được dân về ta và giải phóng được đất đai.


Trong chiến tranh, đánh tiêu diệt và quyết chiến có nhiều màu, vẻ rất phong phú, rất linh hoạt. Đánh tiêu diệt, có tiêu diệt nhỏ, vừa và lớn cũng có cả tiêu hao (về ý nghĩa chiến lược). Mỗi thứ đều có vai trò, vị trí, tác dụng của nó và bồi bổ, hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi thứ đều có tầm quan trọng của nó. Nhưng tiêu diệt lớn là quan trọng nhất, có tác dụng quyết định nhất trong chiến tranh, vì nó làm thay đổi cơ bản, làm chuyển biến về chất trong chiến tranh, giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong chiến tranh. Chiến tranh cũng như các sự vật khác, có rất nhiều mâu thuẫn, nhiều loại mâu thuẫn. Có thứ mâu thuẫn nhỏ, có thứ mâu thuẫn lớn, có thứ mâu thuẫn chủ yếu, có thứ mâu thuẫn thứ yếu. Có giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu thì mới giải quyết chiến tranh được triệt để. Đánh tiêu diệt chiến lược và quyết chiến chiến lược là giai đoạn phát triển cao trong quá trình vận động của những mâu thuẫn trong chiến tranh, là giai đoạn giải quyết mâu thuẫn cao nhất, quyết liệt nhất trong chiến tranh.


Trong điều kiện cụ thể nào đó, việc đánh tiêu diệt nhỏ, vừa và tiêu hao lớn, rộng rãi cũng có thể tạo nên chuyển biến về chất, tạo được thắng lợi chiến lược.

Tiêu diệt nhỏ và vừa chỉ gây được chuyển biến về lượng nhưng cái số lượng về "lượng" đó to đến một mức nào đó, cái lượng đó xảy ra ở trong một hoàn cảnh, điều kiện nào đó thì cũng gây ra được chuyển biến về chất.


Đánh tiêu diệt nhỏ và vừa vào các mục tiêu, đối tượng quan trọng nhất của địch, lại đánh đồng loạt vào tất cả mọi nơi, vào tất cả các mục tiêu, đối tượng quan trọng nhất của địch, tuy là từng nơi thì nhỏ, nhưng nhìn chung cả toàn cục thì cũng là lớn, cũng có tác động lớn.


Tung toàn bộ lực lượng hoặc phần lớn lực lượng ra đánh tiêu diệt nhỏ và vừa, đánh vào phần lớn các mục tiêu, đối tượng quan trọng nhất cũng là có ý nghĩa, có tính chất của quyết chiến. Cho nên quyết chiến cũng diễn ra một cách rất linh hoạt và phong phú, có nhiều hình thức, nhiều màu vẻ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #202 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2023, 10:25:40 am »

Quyết chiến vào lúc nào, thời cơ nào cũng có nhiều biểu hiện khác nhau. Đánh sớm như Quang Trung và Lý Thường Kiệt, đánh muộn một chút như Trần Hưng Đạo, một thời gian lâu mới đánh như Lý Bôn, Triệu Quang Phục và Lê Lợi - Nguyễn Trãi, các thời cơ quyết chiến trên đều giành được thắng lợi.


Thời cơ quyết chiến là một điều rất quan trọng, có quan hệ đến thắng bại của chiến tranh. Vì thế phải xét đến điều kiện giữa địch và ta một cách rất kỹ càng, chính xác, cụ thể là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai bên, sự so sánh về thế và lực giữa hai bên; tính năng động trong chỉ huy của hai quân đội, v.v...


Về hướng quyết chiến và đối tượng quyết chiến cũng có nhiều vẻ. Lý Thường Kiệt và Quang Trung đánh ngay vào hướng tiến công chủ yếu của địch, vào ngay đạo quân chủ yếu của địch, vào ngay bộ thống soái của địch. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi - Nguyễn Trãi thì đánh vào hướng địch yếu trước, vào đạo quân yếu trước, sau mới đến đạo quân mạnh nhất của địch. Chiến dịch Biên Giới (1950) cũng đánh vào chỗ địch tương đối yếu trước, rồi tiến lên đánh vào quân địch tương đối mạnh hơn trong chiến dịch Điện Biên Phủ.


Về kiểu thức quyết chiến thì có thể đánh những đòn tập trung tiêu diệt lớn, trên từng hướng, cũng có thể đánh nhiều đòn nhỏ, tiêu diệt vừa, phân tán trên nhiều hướng. Hai phương thức trên phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh mà vận dụng cho thích hợp. Nếu có điều kiện tập trung đánh lớn, thì chiến tranh giải quyết sẽ nhanh hơn.


Về cách thức quyết chiến thì có thể đánh từng bộ phận, hoặc có thể liên tục kế tiếp, hoặc có thể đồng loạt đánh vào nhiều mục tiêu trên nhiều hướng, v.v... Có thể đánh một đòn hoặc nhiều đòn.

Lý Thường Kiệt và Quang Trung chỉ đánh một đòn. Các cuộc chiến tranh khác thường đánh nhiều đòn. Lê Lợi đánh diệt bộ phận. Trần Hưng Đạo đánh các đòn tương đối liên tục kế tiếp nhau.

Về sử dụng lực lượng trong quyết chiến, trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta thì thường là ít hơn so với địch. Trận Chi Lăng - Xương Giang, quân Lê Lợi khoảng 5 vạn, quân Liễu Thăng 10 vạn. Trận Thăng Long, quân Quang Trung 10 vạn, quân Tôn Sĩ Nghị 20 vạn. Các trận của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên, quân nhà Trần cũng thường ít hơn quân Nguyên. Câu nói của Trần Hưng Đạo: "Lấy ngắn trị dài" có nhiều ý nghĩa: quân ít đánh thắng quân nhiều cũng có ý nghĩa đó.


Trong lịch sử chiến tranh, lực lượng sử dụng trong quyết chiến của hai bên thường là xấp xỉ nhau. Có rất nhiều trận quyết chiến, bên quân ít thắng bên quân nhiều một cách oanh liệt. Thắng lợi của quyết chiến không phải chỉ quyết định ở quân số, mà còn quyết định vào nhiều nhân tố khác. Có những nhân tố chủ yếu hơn quân số.


Về hình thức quyết chiến thì có đánh vận động - đánh ngoài công sự - và đánh công thành - đánh trong công sự. Trần Hưng Đạo và Lê Lợi tổ chức các trận quyết chiến bằng cách đánh vận động để giải quyết chiến tranh. Quang Trung thì đánh công thành để giải quyết chiến tranh. Ngày xưa, trình độ phát triển của xã hội còn thấp. Chiến tranh vận động tương đối đơn giản hơn, vì thế vận dụng một hình thức tác chiến cũng có thể giải quyết được chiến tranh (một hình thức đây là nói một hình thức chủ yếu, ngoài ra còn có các hình thức khác bổ trợ). Ngày nay, tình hình phức tạp hơn, chiến tranh thường giải quyết bằng nhiều hình thức tác chiến; phải đánh cả ngoài công sự và trong công sự và còn nhiều điều phức tạp khác nữa.


Quyết chiến là một nghệ thuật và là nghệ thuật rất cao. Đánh tiêu diệt và quyết chiến trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta có nhiều kiểu cách khác nhau, nhiều màu vẻ rất phong phú, linh hoạt và sáng tạo. Nghệ thuật quyết chiến đã phát triển lên một trình độ cao, có những trận quyết chiến tài giỏi.


Lịch sử chiến tranh trên đây đã chứng minh chiến tranh có quy luật chung và quy luật riêng; có những nguyên tắc cơ bản và có những điểm phát triển. Nhận thức chiến tranh và chỉ đạo chiến tranh phải vững chắc và hết sức linh hoạt, sáng tạo, không cứng đờ, rập khuôn máy móc. Trong cái muôn màu muôn vẻ đó, thì màu nào cũng thắng, vẻ nào cũng thành. Đó là do biết vận dụng phương pháp chiến tranh phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể khác nhau của mỗi cuộc chiến tranh.


Lửa to phải 10 thùng nước, hoặc 100 gáo nước, lửa nhỏ chỉ cần một phảy quạt cũng đủ để dập tắt.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #203 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2023, 10:37:51 am »

4. Vấn đề thế trận chiến lược

Thế trận chiến lược là sự thể hiện cụ thể của chủ trương, quyết tâm và kế hoạch chiến lược, là sự bày binh bố trận để tiến hành tác chiến, tiêu diệt quân địch.

Thế trận chiến lược triển khai trên một khu vực chiến lược rộng lớn, hoặc trên quy mô phạm vi cả nước. Thế trận chiến lược là sự tổ chức triển khai chiến đấu của nhiều loại lực lượng vũ trang, của nhiều binh chủng, của nhiều đơn vị với quy mô khác nhau, của nhiều loại kinh nghiệm đánh địch và đánh địch bằng nhiều hình thức chiến thuật, nhiều cách đánh, nhiều thủ đoạn phương thức chiến dịch, chiến lược khác nhau, có nhiều hướng, nhiều tuyến nhằm tiêu diệt, tiêu hao nhiều mục tiêu, đối tượng quân địch với nhiều quy mô, yêu cầu khác nhau để đạt tới thắng lợi có ý nghĩa về chiến lược.


Thế trận chiến lược hình thành là căn cứ vào sự phán đoán, phân tích tình hình địch, ta. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nhiệm vụ tác chiến, căn cứ vào địa hình, v.v...

Thế trận chiến lược là một tổ chức rất phức tạp. Nó thể hiện trình độ và nghệ thuật tổ chức và chỉ huy của cơ quan tham mưu và bộ chỉ huy cao cấp.

Thế trận đúng sẽ bảo đảm một phần quan trọng cho sự thắng lợi. Thế trận hay là một thế trận có thể tiêu diệt được nhiều địch, đánh bại được ý đồ và kế hoạch tác chiến của địch. Muốn thế thì ngoài việc tiêu diệt, tiêu hao địch rộng rãi ở trên toàn thế trận ra, còn cần tiêu diệt được lực lượng nòng cốt của địch tham gia giao chiến, tức là những đơn vị lớn của địch, tập đoàn chiến dịch và chiến lược chủ yếu của địch. Thế trận chứa đựng hai quân đội, chứa đựng sự hoạt động của hai quân đội luôn luôn đấu tranh với nhau. Vì thế mà thế trận luôn luôn biến hóa. Bộ chỉ huy bày thế trận và điều khiển thế trận cần làm thế nào giữ được chủ động từ đầu đến cuối, giữ được thế mạnh, thế có lợi và phát huy được cao thế mạnh để nhử địch vào thế bất lợi, thế bị động khốn quẫn có lực nhiều mà yếu. Có thế mới có thể tiêu diệt địch nhanh gọn, đánh một số trận then chốt, trận quyết định để giành thắng lợi lớn.


Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), trong thế trận chung trên phạm vi cả nước, Trần Hưng Đạo đã tổ chức dược một trận quyết chiến có thế trận rất đẹp, tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan ờ Chương Dương và Thăng Long. Chiến dịch lớn này có nhiều thế trận hiệp đồng hỗ trợ nhau rất chặt chẽ, ăn ý, tạo được thời cơ, điều kiện cho nhau rất hay; có thế nhử, thế đánh, thế nổi, thế chìm. Vây hãm thủy trại Chương Dương là thế nhử. Diệt địch ở giữa Chương Dương và Thăng Long là thế đánh. Hai thế trên đây là thế nổi. Lực lượng bí mật phục sẵn ở gần thành Thăng Long để đợi thời cơ khi đạo quân Thoát Hoan tiến ra khỏi thành Thăng Long đi cứu Chương Dương, bỏ thành Thăng Long sơ hở thì hiệp đồng cùng các thế khác bất ngờ đánh chiếm Thăng Long là thế chìm.


Thế trận này là một thế trận tạo thời cơ, có rất nhiều mưu mẹo, là một chiến dịch đánh bằng mưu. Sự thống nhất giữa thế và thời trong chiến dịch rất đẹp. Đặc điểm thế trận của Trần Hưng Đạo là mưu sâu, thế hiểm.


Trong cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn, ở vào giai đoạn cuối (1427), Lê Lợi đã bày một thế trận rất đẹp, thế trận có hướng chủ yếu, hướng thứ yếu, hướng phối hợp; có hướng tiến công, hướng phòng ngự, hướng vây hãm. Trên hướng chủ yếu lại có khu vực tập trung lực lượng, khu quyết chiến. Thế trận cũng có tuyến một là các lực lượng tham chiến đợt đầu và tuyến hai là lực lượng dự bị tham gia đợt sau, lại còn lực lượng hậu bị, bổ sung.


Sau trận Chúc Động - Tốt Động (1426), 10 vạn quân của Vương Thông bị tiêu diệt 5 vạn, còn lại 5 vạn co về phòng ngự cố thủ trong thành Đông Đô. Một số thành khác cũng lâm vào tình hình khốn quẫn đó. Vương Thông đã phải cầu cứu, xin thêm quân tiếp viện. Triều đình nhà Minh buộc phải phái quân sang cứu Vương Thông. Hai đạo quân cứu viện sang cứu Vương Thông tiến vào đường Lạng Sơn và Hà Giang. Bộ chỉ huy nghĩa quân nhận định: quân ở trong thành không mạnh, quân viện mới là vấn đề quyết định tình thế trong lúc này. Mối mâu thuẫn chủ yếu của thời kỳ này là những đạo quân cứu viện. Trong hai đạo quân cứu viện thì đạo quân Liễu Thăng là quyết định nhất. Nhưng muốn bảo đảm cho việc tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng thì phải có cái thế hỗ trợ chung.


Do nhận định, phân tích chính xác, bộ chỉ huy nghĩa quân đã triển khai được một thế trận trên quy mô chiến lược cả nước một cách đúng đắn. Hướng đánh đạo quân Liễu Thăng là hướng chủ yếu, tập trung phần lớn lực lượng tinh nhuệ, thực hành tiến công tiêu diệt. Hướng đánh đạo quân cứu viện thứ hai của địch do Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào đường Hà Giang là hướng đánh viện thứ yếu. Cách đánh ở hướng này là đánh ngăn chặn, không cho Mộc Thạnh tiến tới được Đông Đô để liên lạc với Vương Thông. Hướng vây hãm Vương Thông ở Đông Đô cũng là hướng thứ yếu. Hướng này thực hành cách đánh vây hãm không cho Vương Thông đánh ra ngoài để liên lạc được với Liễu Thăng và Mộc Thạnh. Còn các hướng khác là hướng phối hợp, thực hành vây hãm và địch vận, không cho địch chạy thoát, tập trung về Đông Đô và bức hàng quân địch ngay tại chỗ.


Thế trận là ý đồ tác chiến, là biểu hiện cụ thể bằng sự bố trí lực lượng. Căn cứ vào một số bài viết của Nguyễn Trãi và một số tài liệu khác (các tài liệu này cũng không có đủ số liệu), căn cứ vào tư tưởng và nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của bộ chỉ huy nghĩa quân, căn cứ vào thế trận lúc bấy giờ, ta có thể nghiên cứu về lực lượng và cách bố trí, triển khai lực lượng của nghĩa quân để hình thành thế trận chiến lược của chiến cục mùa đông náăm 1427. Quân chủ lực của nghĩa quân có khoảng 5-6 vạn người. Quân các lộ (quân địa phương) khoảng 10 vạn.


Trong một cuộc chiến tranh giải phóng có nhiều tính chất nhân dân thì quân địa phương và dân quân có tác dụng rất lớn. Trong điều kiện công cụ chiến tranh giữa hai bên không chênh lệch nhau mấy về chất lượng, về trình độ kỹ thuật thì tác dụng của dân quân, của địa hình lại càng lớn. Do đó mà quân địa phương và dân quân trong thời nhà Trần và thời Lê Lợi đã phát huy được vai trò rất lớn, đã phát huy được sức mạnh của một cuộc kháng chiến có nhân dân tham gia. Căn cứ vào lực lượng trên, ta có thể phán đoán việc triển khai lực lượng trong thế trận như sau:

Ở hướng chủ yếu có thể có khoảng hơn 3 vạn đến 4 vạn, gồm cả lực lượng dự bị chiến lược và được sự hỗ trợ của quân địa phương, ở hướng đánh ngăn chặn đạo quân Mộc Thạnh có khoảng 1 vạn quân cùng với quân địa phương và nghĩa binh. Ở hướng vây hãm Vương Thông có thể có khoảng 1 vạn cùng với quân địa phương và dân binh, ở hướng này có thể huy động được nhiều quân địa phương và dân binh, vì là một vùng đông dân và quân chủ lực của Lê Lợi cũng đã hoạt động ở đó tương đối lâu và đã đánh thắng nhiều trận lớn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #204 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2023, 10:38:37 am »

Còn các hướng phối hợp khác, chủ yếu là dùng cách đánh bao vây, địch vận thì chỉ có một số ít quân chủ lực làm nòng cốt, còn chủ yếu là dùng quân địa phương và dân binh để có thể tiết kiệm binh lực ở hướng không quan trọng mà tập trung được vào hướng quan trọng. Trong khi đó thì bộ tham mưu của Lê Lợi vẫn tiếp tục tuyển mộ thêm quân sĩ và gấp rút huấn luyện để làm quân hậu bị bổ sung và phát triển thêm quân đội.


Ở đây có một vấn đề rất khó cho nghĩa quân là quân ít mà phải đánh với một đội quân đông, lại nhiều mục tiêu đối tượng cùng xuất hiện trong cùng một lúc. Cái giỏi là vẫn phân tán, kiềm chế chia cắt được quân địch trên toàn chiến trường lại tập trung được vào hướng chủ yếu, biết dùng cách đánh khác nhau để tiêu diệt từng bộ phận địch rồi tiêu diệt toàn bộ quân địch.


Ở trên hướng chủ yếu lại có khu quyết chiến. Hướng tiến công chủ yếu tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng là từ Lạng Sơn đến Bắc Ninh, những khu vực đánh tiêu diệt chủ yếu, khu vực tập trung lực lượng (khu quyết chiến) có thể là từ Chi Lăng (Đồng Mỏ) cho tới Xương Giang (Bắc Giang).


Trong các tài liệu chưa thấy nới đến chữ quyết chiến, chưa thấy có lý luận về "khu quyết chiến". Nhưng căn cứ vào sự bố cục lực lượng vào sự triển khai thế trận, ta có thể phân tích về hướng chủ yếu và thứ yếu, về khu quyết chiến ở trên hướng chủ yếu.


Trong khoảng 5-6 vạn quân chủ lực, thì phần lớn là bố trí từ Bắc Ninh đến Chi Lăng. Ý định tác chiến và kế hoạch tác chiến là định đánh một trận quyết định ở Chi Lăng và không cho địch tiến qua Xương Giang (Bắc Giang) để tiến về Đông Đô. Cần phải hiệp đồng với thế trận mai phục ở Chi Lăng mà chặn đứng quân địch lại ở Xương Giang vì nếu địch tiến qua đường Xương Giang về tới Bắc Ninh thì tình thế sẽ có rất nhiều khó khăn. Và địch đã tới được Bắc Ninh thì có thể bắt đầu liên lạc được với Vương Thông ở Đông Đô. Vì thế trước khi bố cục thế trận đánh Liễu Thăng, bộ chỉ huy nghĩa quân đã quyết định phải đánh chiếm cho được thành Xương Giang. Trình độ đánh thành của nghĩa quân không được khá lắm, nhưng với ý nghĩa chiến dịch và chiến lược của thành Xương Giang nên nghĩa quân quyết tâm hạ cho được thành đó và việc này phải mất hàng tháng mới làm được. Ngoài việc phải chiếm lấy thành Xương Giang để chặn quân địch lại ở đó, làm cho địch không có một đầu mối trung gian để nối liền với Vương Thông, không có một bàn đạp trung gian để tiến về Đông Đó (một đầu cầu chiến lược để tiến về Đông Đô), bộ chỉ huy nghĩa quân còn bố trí một lực lượng tổng dự bị chiến lược ở mạn sông Thương để cơ động về hướng Xương Giang, chi viện cho lực lượng ở tuyến một, đồng thời đề phòng ngăn chặn Vương Thông nếu hắn phá vỡ được vòng vây ở Đông Đô chạy về hướng Xương Giang.


Thế trận ở hướng chủ yếu như thế là tương đối chặt chẽ, vững chắc và linh hoạt. Có thế trận mai phục ở Chi Lăng, có thế chặn đầu về chiến dịch và chia cắt về chiến lược, có lực lượng dự bị ở sát ngay tuyến ngăn chặn để quyết tiêu diệt địch.


Chiến sự diễn biến tương đối đi đúng theo đường hướng của thế trận. Thế trận không đứng yên, nó luôn luôn biến hóa trong quá trình đấu tranh của hai quân đội và có những thế mới xuất hiện.


Bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm chủ được thế trận, đã điều khiển được thế trận, dẫn dắt sự biến hóa đi vào được đúng thế trận và đã thành công rực rỡ.


Căn cứ vào thế trận trên đây, vào ý định và quyết tâm của bộ chỉ huy nghĩa quân và căn cứ vào diễn biến chiến sự, có thể đi sâu một bước để nghiên cứu và phân tích kỹ hơn nữa về thế trận, tìm ra những điểm cụ thể trong thế trận, phân tích các thành phần cấu thành thế trận. Điểm quan trong nhất trong các thành phần của thế trận là khu vực tập trung lực lượng để tiêu diệt địch một cách quyết định, đánh những trận then chốt.


Khu vực tập trung đó khái quát lên là khu quyết chiến. Khu quyết chiến là hạt nhân của thế trận. Quyết định việc tiêu diệt tập đoàn chiến dịch và chiến lược chủ yếu của địch là ở khu quyết chiến. Muốn tiêu diệt tập đoàn chiến dịch, chiến lược chủ yếu của địch ở khu quyết chiến thì phải đánh một số trận then chốt, quyết định cho việc tiêu diệt đó. Sự vận động của sự vật cũng như sự vận động của chiến tranh có rất nhiều thành phần đấu tranh với nhau, nhiều mặt đấu tranh với nhau; có rất nhiều mâu thuẫn. Phải tập trung giải quyết những khâu mấu chốt chính, tập trung vào chỗ nào, lúc nào thành phần nào gay gắt nhất, quyết liệt nhất thì mới quyết định được sự chuyển biến căn bản của sự vật. Nếu cứ phân tán, chỗ nào cũng giải quyết thì giải quyết không được triệt để.


Trong thế trận ở khu quyết chiến, trên hướng chủ yếu này, trận Chi Lăng là một trận then chốt thứ nhất, là hiệp đầu quyết định cho việc tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng. Sau trận Chi Lăng, quân địch bị tiêu diệt một bộ phận quan trọng về sinh lực và cơ quan chỉ huy, làm cho đội hình địch rối loạn, thế trận của địch tan vỡ, tinh thần địch hoang mang, chúng phải cố chạy xuống Xương Giang. Trận Xương Giang là một trận then chốt thứ hai, quyết định việc tiêu diệt hoàn toàn đạo quân Liễu Thăng.


Do có thế trận đúng, hiểm và hay nên các bước tác chiến đều hoàn thành nhiệm vụ và đòn quyết chiến tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng đã thành công, giành được thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến. Chiến cục này là một chiến cục có thế trận trên phạm vi cả nước. Thế trận này là một thế trận rất phức tạp. Các thế trận có mối liên hệ bên trong về chiến lược rất chặt chẽ, có sự liên hệ về tình huống chiến lược chứ không phải chỉ có liên hệ về mặt kế hoạch. Đặc biệt của thế trận là sự hỗ trợ của các thế tạo điều kiện cho thế chủ yếu rất là quan trọng. Mỗi thế cũng phải hành động cùng một lúc, nhiệm vụ rất nặng nề và phải hoàn thành cho được mới hoàn thành được nhiệm vụ chung một cách hoàn hảo. Nhìn trận đồ này như là xem một bức tranh tuyệt đẹp, có nhiều màu sắc tươi sáng, phong phú và sinh động.


Trong cuộc phản công ra Thăng Long, thế trận của Quang Trung triển khai để đánh vào một mục tiêu tập trung. Nhưng thế trận rất mạnh, hiểm, kín và chắc. Thế trận này là một thế trận có nhiều thế, các thế có mối quan hệ hữu cơ trong một thế tổng hợp chung, hiệp đồng, hỗ trợ nhau rất chặt chẽ, ăn ý.


Thế đánh ở một mặt chính là một thế mạnh, thế chủ yếu, gồm nhiều mũi, có đánh thẳng vào mặt chính trận địa của địch, có đánh vào sườn trận địa của địch, hiệp đồng, hỗ trợ nhau chặt chẽ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #205 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2023, 10:39:23 am »

Thế chủ yếu - hướng chủ yếu, đánh thẳng vào Thăng Long có ba mũi, ba thế nhỏ. Cánh đánh theo đương số 1 vượt qua Hạ Hồi, Ngọc Hồi có hai mũi. Hai mũi đó có sự hiệp đồng với nhau trong cánh đó. Cánh đánh theo đường số 6 vào Khương Thượng - Đống Đa chỉ có một mũi. Cánh này đánh vào sườn địch, hiệp đồng và cùng hỗ trợ với cánh ở đường số 1. Cánh này (cánh đường số 6) chỉ có một mũi - một đạo quân. Nhưng một mũi đó cũng lại có thể chia làm hai mũi nhỏ, để tự bản thân nó có sự hiệp đồng, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Mũi đánh vào Lục Đầu là thế chia cắt quân địch ở Thăng Long với Hải Dương, là thế vây chặt và là thế yểm hộ sườn phải (phía đông) cho đạo quân chủ lực của Quang Trung đánh vào Thăng Long và cũng là một thế để yểm hộ cho mũi đánh lên Phượng Nhỡn. Mũi đánh vào Phượng Nhỡn (Hà Bắc) là thế vây chặn xa, chặn quân địch rút chạy và chặn quân cứu viện từ Nam Quan xuống.


Thế trận của Quang Trung có một đặc điểm nổi bật là có sức tiến công mạnh, có sự kết hợp chặt chẽ giữa đột phá với bao vây vu hồi, có cái hình dáng của một thế trận bao vây tiêu diệt quân địch. Để đánh những đòn bất ngờ, mãnh liệt, Quang Trung thường hoàn chỉnh thế trận trong quá trình thực hành tiến công. Thế trận của Quang Trung thể hiện tư tưởng tiến công tiêu diệt rất kiên quyết, rất triệt để...


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hiện nay, nhân dân ta có một thế trận rất hay, vô cùng phức tạp và phong phú. Nó phát triển tới một đỉnh cao trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta.

Thế trận đó là một thế trận của một cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng phát triển tới một đỉnh cao. Thế trận này là một thế trận thiên la địa võng. Nhân dân ta đã bày được một thế trận trong cả nước: thế trận của mọi người dân, mọi lực lượng (quân sự và chính trị), mọi thứ quân (chủ lực, địa phương và dân quân du kích), mọi thứ vũ khí, mọi phương pháp chiến tranh, mọi biện pháp đấu tranh. Nhân dân ta đã đánh địch ở khắp mọi nơi, cụ già, em bé cũng đánh địch, cũng thành một thế trận, cũng thành một mũi tiến công, một người cũng thành 3 mũi giáp công. Nhân dân ta đánh địch ở ngay trong sào huyệt của nó, đánh địch ở cả trên không, dưới dất, dưới nước. Quân địch ở đâu cũng bị đánh, bị đánh ở trước mặt, bị đánh ở sau lưng. Thế trận này làm cho hơn một triệu quân với hàng ngàn máy bay, xe tăng của Mỹ, ngụy cùng 4-5 nước chư hầu tham chiến đều không cựa quậy được, bị bao vây, trói chặt, bị tiêu diệt và thất bại từng bộ phận, từng bước, đi dần tới thất bại hoàn toàn. Thế trận này làm cho địch không thể xoay xở được, không thể đánh theo ý muốn của chúng được, không thể đánh theo cách đánh của chúng được, làm cho địch quân đông, vũ khí nhiều mà hóa ít. Thế trận này làm cho lực ta tăng lên gấp bội, thế ta biến hóa vô cùng.


Thế trận này tạo cho ta những điều kiện vô cùng thuận lợi, muốn đánh địch ở đâu, lúc nào, cách gì tùy ta lựa chọn. Do có thế trận đó mà ta luôn luôn chủ động điều động địch, làm cho địch phải phân tán, căng mỏng, mệt mỏi, sa vào thế trận của ta rồi bị tiêu diệt. Thế trận của ta là một thế trận tiến công địch một cách tổng hợp toàn diện. Nó có một sức mạnh rất lớn, một sức dẻo dai rất bền, lại rất vững chắc, sâu hiểm, sắc nhọn. Thế trận trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước hiện nay của nhân dân ta là một thế trận rất phong phú, rất mạnh, rất hay và đã phát triển tới một đỉnh rất cao. Nó kế thừa những kinh nghiệm, tinh hoa của dân tộc ta, tiếp thu kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cách mạng thế giới và phát huy lên một trình độ mới của thời đại ngày nay.


Qua nhiều kiểu cách của thế trận và sự vận động phong phú của thế trận có thể đi sâu thêm một bước để nghiên cứu về bản chất của thế trận. Thế trận là vấn đề về tình huống và thời cơ để tiêu diệt địch. Bày thế trận và điều khiển thế trận là tạo ra được tình huống và thời cơ có lợi để tiêu diệt được tập đoàn chiến dịch, chiến lược chủ yếu của địch một cách hay nhất, đẹp nhất. Sự vận động của thế trận là sự vận động của tình huống và thời cơ, là sự vận động của thế quyết chiến. Thời cơ là vấn đề quan trọng nhất trong sự vận động của thế trận. Thế trận và thời cơ có mối liên hệ bên trong rất khăng khít với nhau, là một sự thống nhất về chất. Điều khiển thế trận để tạo ra được tình huống và thời cơ là tính năng động và chủ động trong sự chỉ huy. Giữ được chủ động trong suốt cả quá trình biến hóa của thế trận là vấn đề rất quan trọng trong sự chỉ huy để tạo ra được tình huống và thời cơ có lợi nhất để tiêu diệt địch.


Các dẫn chứng chiến tranh trên đây đã nói lên nhiều đặc điểm khác nhau muôn màu muôn vẻ về thế trận trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta. Thế trận của Quang Trung rất mạnh, mạnh như gió gào, thác đổ. Thế trận của Lê Lợi - Nguyễn Trãi mềm mại, nhẹ nhàng, nhưng rất vững chãi, dẻo dai như núi nhọn, sông dài. Thế trận của Trần Hưng Đạo sâu hiểm như rừng rậm, cây dày. Quang Trung đánh trận như cưỡi ngựa múa đao. Lê Lợi đánh trận như đánh cờ chọn nước. Trần Hưng Đạo đánh trận như tìm mồi đặt bẫy.


Qua lịch sử chiến tranh trên đây, tổ tiên ta đã xây dựng được một nghệ thuật về thế trận rất hay, rất đẹp; mỗi thời một vẻ, mỗi người một vẻ.

Thế trận là một vấn đề rất phức tạp, là một vấn đề tương đối khó, là một nghệ thuật cao trong chiến tranh.

Thế trận chứa đựng, thể hiện hầu như toàn bộ nội dung của chiến dịch, của chiến tranh.

Bày được thế trận đúng, hay đã khó, nhưng điều khiển thế trận lại còn khó hơn. Được rèn luyện trong một quá trình đấu tranh vũ trang lâu dài, dân tộc ta đã có một nghệ thuật muôn màu muôn vẻ về thế trận, có nhiều thế trận rất hay, rất đẹp, rất phong phú, linh hoạt, sáng tạo và đã phát triển tới một trình độ cao.


Ngày nay, chúng ta cần tiếp thu, học tập một cách nghiêm túc để vận dụng sáng tạo và nâng cao lên hơn nữa, làm phong phú kho tàng nghệ thuật chiến tranh và khoa học quân sự Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #206 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:25:24 am »

5. Nghệ thuật đột phá và bao vây vu hồi

Đột phá, bao vây vu hồi là một hình thức của thế trận, là sự thể hiện thế trận về mặt cách đánh.

Đột phá, bao vây vu hồi là một thủ đoạn hành động của các binh đoàn (các phân đội) trong tác chiến tiến công tiêu diệt địch, là một cách đánh của các đơn vị bộ đội, các lực lượng vũ trang.

Yêu cầu của tác chiến là tiêu diệt địch một cách kiên quyết, nhanh gọn và triệt để. Muốn thế thì phải đánh thẳng vào đội hình của địch, xuyên thủng được đội hình của địch, cùng một lúc vây địch lại không cho địch chạy thoát và chia cắt địch ra nhiều mảnh không cho dồn cục lại, rồi tiêu diệt cho nhanh chóng, sạch gọn.


Lịch sử chiến tranh đã chứng minh, chiến dịch nào, trận chiến đấu nào kết hợp được chặt chẽ giữa đột phá mạnh (đột kích) với bao vây vu hồi chặt thì tiêu diệt địch được nhanh gọn, triệt để, và lực lượng ít cũng tiêu diệt được lực lượng nhiều.


Trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta, Quang Trung là người có trình độ cao, có đặc tài về nghệ thuật đột phá và bao vây vu hồi. Trận Phú Xuân (Huế) và trận Thăng Long là hai trận điển hình xuất sắc về nghệ thuật đột phá và bao vây vu hồi. Trong chiến dịch này, Quang Trung đã đánh vào chỗ mạnh nhất, cứng nhất và quan trọng nhất của địch. Ông đánh ngay vào bộ chỉ huy, bộ thống soái của địch, diệt ngay bộ chỉ huy đó cùng với tập đoàn chiến lược chủ yếu của nó, ở trong thành quách. Ba yếu tố trên (diệt bộ thống soái, diệt tập đoàn chiến lược chủ yếu, diệt trong thành quách) làm cho cuộc chiến tranh giành được thắng lợi rất nhanh. Thường Quang Trung chi đánh một đòn quyết chiến là giành được thắng lợi chiến tranh.


Nguyên nhân của thắng lợi có nhiều mặt. Trước tiên là tinh thần và quyết tâm của quân đội của Quang Trung rất cao, tư tưởng tiến công rất kiên quyết, tư tưởng đánh tiêu diệt rất triệt để. Đội quân của Quang Trung là một đội quân dày dạn chiến đấu, có nhiều kinh nghiệm, trình độ và nghệ thuật tác chiến giỏi. Quang Trung là người chỉ huy có tài năng kiệt xuất. Về trình độ và nghệ thuật tác chiến thì Quang Trung rất giỏi về đánh công thành, đánh tiêu diệt các tập đoàn lớn của địch ở trong thành quách. Điều quan trọng là không cho địch chạy thoát và không cho quân địch ở ngoài đến cứu viện. Muốn thế phải đột phá và bao vây vu hồi. Đột phá cũng phải nhiều mũi, nhiều hướng, bao vây vu hồi cũng phải có gần, có xa, nhiều tầng nhiều lớp.


Trong chiến dịch Thăng Long, Quang Trung thực hành đột phá trên hai hướng: hướng theo đường số 1 qua Hạ Hồi, Ngọc Hồi và hướng theo đường số 6 vào Khương Thượng - Đống Đa. Bản thân mỗi hướng cũng có nhiều mũi, cũng có bao vây của bản thân mũi đó. Trong hai mũi đột phá vào Thăng Long thì mũi đánh vào Khương Thượng lại có tác dụng là một mũi bao vây, đánh vào sườn so với mũi chính đánh thẳng theo đường số 1 là đạo đại quân do chính Quang Trung thân chinh chỉ huy. Về bao vây vu hồi thì có vu hồi gần ở Lục Đầu và vu hồi xa ở Phượng Nhỡn.


Chiến dịch Phú Xuân có vu hồi gần ở Phú Xuân và vu hồi xa ở gần sông Gianh. Hai thành phần đó (đột phá và bao vây vu hồi) kết hợp, hiệp đồng được chặt chẽ với nhau thì làm cho quân địch bị diệt ngay ở trong thành, không thể chạy thoát được và quân ngoài muốn đến cứu cũng không được. Trong chiến dịch Thăng Long, thế trận đột phá và thế trận vu hồi đã hiệp đồng được với nhau chặt chẽ, yểm hộ, tác động lẫn nhau. Hai mũi đột phá mạnh có tác dụng quyết định tiêu diệt đạo quân Tôn Sĩ Nghị. Hai mũi đột phá này được sự hiệp đồng yểm hộ và hỗ trợ bằng hai mũi vu hồi: một mũi vu hồi gần và một mũi vu hồi xa.


Mũi vu hồi gần đánh vào Lục Đầu và vùng Hải Hưng có nhiệm vụ chia cắt Thăng Long với Hải Hưng, tiêu diệt và ngăn chặn quân địch ở Hải Hưng không cho về tiếp ứng cho Thăng Long và không cho quân ở Thăng Long chạy về hướng Lục Đầu, đồng thời cũng để hư trương thanh thế, yểm hộ cho hướng Thăng Long và cũng là một thế yểm hộ cho mũi vu hồi xa ở Phượng Nhỡn. Mũi vu hồi xa đánh vào Phượng Nhỡn vừa có ý nghĩa chiến dịch và chiến lược. Nhiệm vụ của nó là diệt quân địch rút chạy về Nam Quan, đồng thời có nhiệm vụ diệt và ngăn chặn vòng ngoài, không cho địch từ Nam Quan sang cứu viện cho quân địch ở Thăng Long. Mũi này đã đánh tan quân rút lui của Tôn Sĩ Nghị. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật bao vây của Quang Trung là khép rất kín thế bao vây, là vu hồi rất xa, là bao vây hai vòng (bao vây kép). Nghệ thuật bao vây này có hình thức của hợp vây chiến dịch và hợp vây chiến lược.


Trong nhiều chiến dịch tiến công, Quang Trung đã vận dụng cách đánh đột phá kết hợp với bao vây vu hồi một cách thành thạo, nhuần nhuyễn, có một trình độ cao. Ông rất có tài về đánh thành, về đột phá công sự vững chắc. Phần lớn các trận thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đều là đánh thành như đánh thành Bình Định, thành Gia Định (Sài Gòn), thành Phú Xuân (Huế), thành Thăng Long.


Về kỹ thuật đánh thành và chiến thuật đánh thành của Quang Trung tài liệu còn ít, chưa sưu tầm được hết, sự hiểu biết về vấn đề này còn ít. Căn cứ vào một ít tài liệu, có thể đề ra một số vấn đề nghiên cứu về kỹ thuật đánh thành, thì Quang Trung đã sử dụng thang ván để vượt thành, con lăn, con cúi, khiên mộc để chống tên nỏ và thuốc súng để diệt sinh lục và phá tường thành, v.v... về sử dụng các phương tiện này có thể tập trung vào các mũi công phá chủ yếu, để phá vỡ sự chống cự và vỏ cứng (tường thành, công sự) của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho đột phá. Về chiến thuật thì đột phá nhiều hướng nhiều mũi. Trong trận Thăng Long, khi địch dang phải tập trung đối phó với hướng Ngọc Hồi ở trên đường số 1, thì mũi tiến công theo đường số 6 của Đô đốc Long đánh ngay vào Khương Thượng rồi phát triển tiến công chọc sâu ngay vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị, đánh vỡ ngay thế trận của địch, làm cho quân đội của Tôn Sĩ Nghị bị hỗn loạn. Bộ tham mưu và bản thân Tôn Sĩ Nghị cũng không còn cách đối phó và phải tháo chạy.


Đánh công thành, đột phá là một chiến thuật khó, là một nghệ thuật cao. Quang Trung có sở trường, có tài năng về môn này. Do đó mà ông có quyết tâm cao, tin tưởng vào việc tiêu diệt địch, tin vào chắc thắng và thắng lợi nhanh chóng.


Trong cuộc chiến tranh đời nhà Trần, trình độ đánh công thành còn yếu. Cách đánh đột phá vào thành quách chưa phát triển, về bao vây vu hồi thì có một số trận có trình độ cao. Trận Chương Dương - Thăng Long (1285), mũi đánh vào thành Thăng Long là một mũi vu hồi rất đẹp. Mũi đó là một thế trận về thời cơ nằm trong thế trận chung. Mũi đó có mối liên hệ chặt chẽ với mũi (hướng) chính; lợi dụng thời cơ khi mũi chính tiêu diệt lực lượng chủ yếu của địch mà trong thành Thăng Long sơ hở thì kịp thời đánh vào hậu phương, vào sau lưng dịch để hiệp đồng với hướng chính, tạo ra thắng lợi chung to lớn. Trận Bạch Đằng (1288), Trần Hưng Đạo đã bao vây chặt được đạo quân Ô Mã Nhi, tiêu diệt toàn bộ đạo quân đó và bắt sống tướng chỉ huy Ô Mã Nhi. Cách bao vây ở đây, ngoài các cánh quân ở hai bên bờ sông và ở thượng lưu ra, thì còn có một thế trận bao vây bằng hàng rào cọc lim ở miền hạ lưu sông Bạch Đằng cùng với một số binh lực nhỏ. Hàng rào ngăn chặn cọc lim này là thế chặn đầu, lại vừa là một thế bao vây ở mặt đầu đạo quân của địch; nó nằm trong thế trận bao vây chung. Trận tiến công phục kích với thế bao vây chặt bằng mưu sâu này rất đẹp - Nó đã giành được thắng lợi vẻ vang.


Trong cuộc chiến tranh giải phóng thời Lê Lợi, chiến cục mùa đông 1427 có một thế trận bao vây chiến lược rất lớn, phức tạp, nhưng rất hay nên đã tiêu diệt được đạo quân Liễu Thăng và đạo quân Vương Thông.


Bao vây, vu hồi ở đây không phải chỉ là trong phạm vi chiến dịch, đánh vào một mục tiêu chiến dịch, một khu vực chiến dịch mà là đánh vào nhiều mục tiêu, đối tượng chiến dịch, trong một thế trận chiến lược chung, trên một địa bàn chiến lược rộng lớn.


Trong thế trận bao vây chiến lược chung, có mấy thế trận bao vây cục bộ. Thế trận bao vây đạo quân Vương Thông ở trong thành Đông Đô - Nhiệm vụ của thế trận này là không cho Vương Thông chạy thoát ra khỏi thành đi về hướng Hà Bắc, hoặc đi về hướng Vĩnh Phú, để sau khi tiêu diệt được đạo quân Liễu Thăng thì sẽ dụ hàng hoặc là đánh tiêu diệt. Thế trận bao vây này tương đối đơn giản. Thế bao vây ở hướng chính đánh đạo quân Liễu Thăng có phần phức tạp hơn. Bao vây ở đây có bao vây mai phục diệt địch ở Chi Lăng, có chặn đuôi phía Lạng Sơn và cắt được lương thảo, chặn đoàn quân tiếp viện. Thế chặn đầu thì có mũi chặn trực tiếp của chiến dịch ở Chi Lăng. Ngoài ra còn có mũi chặn đầu xa, có ý nghĩa chiến lược ở Xương Giang. Mũi chặn đầu ở Xương Giang vừa là thế chặn đầu, vừa là thế chia cắt chiến lược giữa đạo quân Liễu Thăng với đạo quân Vương Thông ở Đông Đô. Do có thế bao vây chặt chẽ, kín chắc, nhiều tầng như thế nên Lê Lợi đã chia cắt được Liễu Thăng với Vương Thông, cô lập được Vương Thông và khép chặt được Liễu Thăng mà tiêu diệt ở trên hai khu quyết chiến Chi Lăng và Xương Giang, ở khu quyết chiến Chi Lăng, Lê Lợi không tiêu diệt hết được đạo quân Liễu Thăng. Số còn lại tháo chạy về Xương Giang. Nhờ có mũi chặn đầu - mũi bao vây trước mặt ở Xương Giang nên đã chặn được đạo tàn quân đó lại, tạo điều kiện tốt cho lực lượng ở các hướng khác cơ động đến bao vây tiêu diệt nốt.


Lịch sử chiến tranh trên đây chứng tỏ thế trận tốt là một thế trận có thế đột phá và bao vây vu hồi tốt. Hai thành phần này là hai thế trận của một thế trận chung, có mối liên hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành một sức mạnh chung, thành những mũi đánh mạnh, sắc, nhọn, hiểm vào toàn bộ đội hình của địch, vào tất cả mọi bộ phận của đội hình địch, không cho địch có điều kiện cơ động, xoay chuyển thế trận, không cho địch có điều kiện chống đỡ, đối phó hoặc tháo chạy mà phải chịu để bị tiêu diệt hoàn toàn.


Đột phá là một nghệ thuật rất khó, nhưng bao vây vu hồi cũng không phải là giản đơn, là một vấn đề rất phức tạp. Có nhiều hình thức và kiểu cách bao vây vu hồi. Vấn đề rất quan trọng là bao vây được kín, chắc, làm cho địch ra cũng không được mà vào cũng không được; bao vây được đúng chỗ, đúng lúc. Có thế mới tiêu diệt gọn được quân địch. Bao vây vu hồi có thể hình thành trước khi tiến công hoặc vừa tiến công, đột phá vừa hình thành bao vây vu hồi. Đột phá, bao vây vu hồi là một thủ đoạn tác chiến rất cần thiết và rất hay. Thủ đoạn này đã được phát triển phong phú, nhiều kiểu cách trong lịch sử chiến tranh của dân tộc ta.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #207 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:27:55 am »

6. Vấn đề xây dựng và sử dụng lực lượng

Xây dựng lực lượng là một vấn đề rất cơ bản trong chiến tranh. Có lực lượng quân sự mới có thể tiến hành chiến tranh được. Cái cơ sở, cái nguồn của lực lượng quân sự là ở nhân dân. Chiến tranh giải phóng, chiến tranh chống xâm lược là dựa vào sức mạnh của nhân dân. Các cuộc chiến tranh giải phóng và chống xâm lược của dân tộc ta ở những thế kỷ trước tuy do giai cấp phong kiến lãnh đạo nhưng cũng được nhân dân ủng hộ và tham gia, vì họ nêu được ngọn cờ độc lập dân tộc. Một cuộc chiến tranh giải phóng, chống xâm lược của một nước nhỏ chống lại một nước lớn thì điều kiện nhân dân tham gia là vô cùng quan trọng, là quyết định. Việc tổ chức và xây dựng lực lượng trong một cuộc chiến tranh như thế thường là chia ra mấy thứ quân, thường là có ba thứ quân cơ bản:

- Quân chủ lực (quân trung ương hay quân triều đình).

- Quân địa phương (quân các lộ hay quản các vương hầu).

- Dân binh (nghĩa dũng quân hay hương binh).

Việc tổ chức các thứ quân như trên thể hiện được quy luật của việc tổ chức lực lượng vũ trang trong một cuộc chiến tranh chống xâm lược, thể hiện được bản chất của một cuộc chiến tranh có tính chất nhân dân. Đội quân tập trung đặt dưới sự chỉ huy của cơ quan chỉ huy tối cao, cơ động tác chiến trên phạm vi cả nước là đội quân chủ lực. Ở từng khu vực, có lực lượng vũ trang của các lãnh tụ địa phương, ở từng thôn, xã thì nhân dân đứng dậy đánh địch. Đó là lực lượng vũ trang rộng rãi trong nhân dân.


Trong cuộc chiến tranh đời nhà Trần, khi quân triều đình rút lui, xoay chuyển thế trận, thì quân các lộ và hương binh đánh địch ở các nơi, cả miền núi và miền xuôi cùng nhân dân làm nhà không vườn trống. Do đó đã làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi, không vơ vét được lương thực, của cải làm cho quân lính địch tinh thần chán nản. Tình hình này tạo điều kiện thuận lợi cho quân chủ lực và tất cả các lực lượng vũ trang tiêu diệt địch.


Trong cuộc chiến tranh của nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân nhiều nơi đã hưởng ứng với nghĩa quân nổi dậy đánh địch bằng cách này cách khác. Khi quân chủ lực của nghĩa quân đến đánh địch ở đâu thì quân các lộ và nghĩa dũng quân đều có phối hợp, hiệp đồng tác chiến. Số lượng quân chủ lực của nghĩa quân không nhiều. Các đạo quân, cánh quân chủ lực đi tác chiến ở các hướng so với địch thì rất ít. Nhưng do có sự phối hợp, hiệp đồng của quân địa phương và dân binh nên nghĩa quân vẫn có đủ sức mạnh để đánh địch, giành được thắng lợi rực rỡ.


Nguyễn Trãi đã nói đại ý là nghĩa quân Lam Sơn có quân tinh nhuệ, quân các lộ và quân nghĩa dũng. Thời cổ cũng đã có câu: "Ngụ binh ư nông" và câu: "Vừa cày ruộng, vừa đánh giặc". Do tổ chức được các thứ quân như thế, tổ chức được lực lượng vũ trang rộng rãi như thế, nên sức mạnh của chiến tranh được nhân lên gấp bội, đánh địch được khắp mọi nơi, dàn được thế trận trong cả nước, đưa địch vào một vòng vây trùng điệp. Tổ chức được các lực lượng quân sự, các thứ quân như trên thì có một sức mạnh rất lớn, có một nguồn vô tận.


Cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời đại Hồ Chí Minh, đã thể hiện được cao nhất, toàn diện nhất về ý nghĩa và tính chất này.

Ngoài việc tổ chức các thứ quân ra, thì việc tổ chức lực lượng vũ trang thành các binh chủng và thành các đơn vị tác chiến cũng rất quan trọng. Trong lực lượng vũ trang cần tổ chức các đơn vị tác chiến để thực hành các trận đánh có ý nghĩa về chiến dịch và chiến lược.


Căn cứ theo yêu cầu của tác chiến, căn cứ vào khả năng và căn cứ vào sự phát triển của chiến tranh mà tổ chức các đơn vị tác chiến lớn, vừa hoặc nhỏ. Giai đoạn đầu của chiến tranh, trong thời ký đánh du kích thì đơn vị tác chiến thường là nhỏ, rồi tiến dần lên các đơn vị vừa và đến giai đoạn cuối của chiến tranh trong thời kỳ đánh tập trung, vận dụng chiến lược phản công và tiến công, đánh những đòn tập trung lớn thì có thể tổ chức các đơn vị lớn.


Trong cuộc chiến tranh mà bên kháng chiến đã có một nhà nước, đã có một quân đội tập trung, chính quy thì có thể tổ chức ngay được những đơn vị vừa và lớn.

Quy luật giành thắng lợi triệt để trong chiến tranh là quy luật của tiêu diệt chiến lược. Đó là quy luật có tính chất phổ biến. Có tiêu diệt chiến lược, tiêu diệt chiến lược quyết định mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong chiến tranh. Tiêu diệt chiến lược càng lớn, càng có ý nghĩa quyết định thì thắng lợi càng nhanh. Trong một hoàn cảnh, điều kiện nào, tiêu diệt nhỏ và tiêu hao chiến lược lớn rộng rãi cũng có thể giành được thắng lợi chiến lược. Nhưng lúc nào, thời cơ nào thì thực hành tiêu diệt chiến lược là phải căn cứ vào sự so sánh lực lượng giữa hai bên, căn cứ vào thế và lực của hai bên mà quyết định, không thể theo ý muốn chủ quan. Muốn tiêu diệt chiến lược thì cần tổ chức các đơn vị lớn hoặc tương đối lớn để tổ chức các chiến dịch, thực hành đánh tiêu diệt các đơn vị chiến dịch và chiến lược của địch, giành thắng lợi chiến dịch, chiến lược và thắng lợi chiến lược quyết định. Các đơn vị này là các đạo quân, các tập đoàn chiến lược. Các đơn vị chiến lược phụ trách từng hướng chiến lược, từng địa bàn chiến lược. Nó là lực lượng để tổ chức các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược.


Trần Hưng Đạo đã tổ chức các đơn vị chiến lược và các tập đoàn chiến lược để thực hành phản công và tiến công chiến lược. Trên các hướng tiến công chiến lược của quân địch, Trần Hưng Đạo đểu tổ chức các đạo quân lớn, nhỏ, để đánh ngăn chặn quân địch, còn đại quân thì bố trí ở địa bàn cơ động để chuẩn bị tạo thời cơ phản công.


Khi phản công, các đạo quân được triển khai trên một số hướng, bắt đầu phản công trên từng hướng rồi liên tục, kế tiếp ở hướng khác. Đạo đại quân thì dừng chân ở địa bàn chiến lược cơ động, sẵn sàng di chuyển về hướng chủ yếu để đánh đòn chiến lược quyết định.


Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), Trần Hung Đạo dàn một đạo quân ở hướng Lạng Sơn, một đạo quân ở hướng Quảng Yên, một đạo quân ở hướng Nghệ An để chặn đánh các mũi tiến công của địch, còn đại quân thì thời kỳ đầu tập trung ở hướng Lạng Giang - Vạn Kiếp. Khi bắt đầu phản công thì đạo quân của Trần Nhật Duật thực hành phản công trên hướng sông Hồng, tiêu diệt và đánh tan đạo quân Toa Đô. Cuộc phản công thứ nhất trên hướng quan trọng này đã tạo điều kiện, thời cơ cho cuộc phản công thứ hai. Cuộc phản công thứ hai do tập đoàn chiến lược chủ yếu của Trần Hưng Đạo đảm nhiệm, lúc đó đóng ở hướng Ninh Bình - Thanh Hóa, thực hiện việc tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan (tập đoàn chiến lược chủ yếu của quân xâm lược) ở Chương Dương - Thăng Long, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến.


Đến cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288), Trần Hưng Đạo cũng bố trí các đạo quân để đánh địch trên các hướng tiến quân của chúng. Đại quân bố trí ở địa bàn cơ động. Khi bất đầu phản công, đạo quân thứ nhất của nhà Trần đánh tiêu diệt đạo quân Ô Mã Nhi ở sông Bạch Đằng. Sau đó đạo quân thứ hai đánh kế tiếp luôn đạo quân Thoát Hoan ở vùng Vạn Kiếp.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #208 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:29:19 am »

Trong cuộc chiến tranh giải phóng thời Lê Lợi, đến giai đoạn phản công chiến lược (1426), đội quân chủ lực đã được phát triển, Lê Lợi cũng tổ chức các đơn vị chiến lược - các đạo quân tung ra hoạt động, tiến vào địa bàn chiến lược chủ yếu của quân nhà Minh để tác chiến tiến công tiêu diệt địch. Các đạo quân đó hoạt động ở trên một số hướng chiến lược, địa bàn chiến lược, ở miền Bắc Bộ và xung quanh Đông Đô.


Đạo quân thứ nhất gồm khoảng trên 3.000 quân hoạt động ở vùng Sơn Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang. Nhiệm vụ của đạo quân này là tiêu diệt địch và mở rộng vùng giải phóng ở phía tây Đông Đô, vùng tây Bắc Bộ, lập một bàn đạp để bao vây và tiến công Đông Đô, đồng thời dàn một thế trận để chặn đường tiếp viện của địch từ Vân Nam sang.


Đạo quân thứ hai gồm khoảng 4.000 quân hoạt động ở vùng Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang. Nhiệm vụ của đạo quân này là tiêu diệt địch và mở rộng vùng giải phóng ở phía đông và phía bắc Đông Đô, vùng đông, đông bắc và vùng nam của Bắc Bộ, ngăn chặn quân Minh từ Nghệ An, Thanh Hóa rút về Đông Đô bằng đường sông Hồng và chặn quân tiếp viện từ Quảng Tây sang.


Đạo quân thứ ba gồm khoảng 2.000 quân hoạt động ở phía nam thành Đông Đô. Còn đại quân của Lê Lợi thì đóng ở vùng Thanh Hóa.

Các đạo quân này cùng với quân các lộ (quân địa phương) và nghĩa dũng quân (dân binh) đã hoàn thành được nhiệm vụ chiến lược, tiêu diệt địch, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn, mở rộng, phát triển được lực lượng kháng chiến và đã tạo ra được thế trận có lợi để tiến hành cuộc quyết chiến cuối cùng đạt thắng lợi vào mùa đông 1427. Chiến cục mùa đông 1427, trên cơ sở thắng lợi đã giành được trong một năm phản công vào năm 1426, bộ tham mưu nghĩa quân cũng tổ chức các đơn vị chiến lược, tập đoàn chiến lược để đánh những đòn chiến lược quyết định.


Ở Đông Đô, có đơn vị chiến lược bao vây Vương Thông. Ở Lào Cai có đơn vị chiến lược đánh ngăn chặn đạo quân Mộc Thạnh từ Vân Nam sang, ở Chi Lăng và Xương Giang có tập đoàn chiến lược chủ yếu đánh tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng.


Thời Quang Trung, trong chiến dịch tiến công Thăng Long, Quang Trung cũng đã tổ chức và triển khai được các đơn vị chiến lược, các tập đoàn chiến lược tác chiến trên nhiều hướng.

Tập đoàn chiến lược chủ yếu - đại quân gồm ba đạo quân - phụ trách hướng tiến công chủ yếu, đánh thẳng vào Thăng Long. Các hướng khác do các đơn vị chiến lược khác phụ trách, cùng hiệp đồng tiến công ở bên sườn, sau lưng và đường rút chạy của địch.


Qua những dẫn chứng chiến tranh trên đây, có thể thấy trong các cuộc chiến tranh trước kia, để tiêu diệt chiến lược khác nhau thì có thể tổ chức các đơn vị chiến lược và tập đoàn chiến lược. Các đơn vị chiến lược và tập đoàn chiến lược mới có khả năng đánh tiêu diệt lớn, giải phóng và giữ vững những địa bàn chiến lược. Trên chiến trường cả nước có tổ chức được một số đơn vị chiến lược và tập đoàn chiến lược mới có thể căng địch, phân tán địch ra trên các hướng, mởi có thể tiến công địch trên nhiều hướng, tiến công địch một cách liên tục kế tiếp, tiêu diệt chiến lược quân địch một cách dồn dập, làm cho địch xoay xở không kịp, không kịp hồi phục, lực lượng bị suy yếu một cách nhanh chóng, gây nên sự thay đổi so sánh lực lưạng một cách nhanh chóng có lợi cho ta.


Vấn đề quan trọng là tiến công chiến lược một cách liên tục kế tiếp, hướng này kế tiếp hướng khác hoặc tiến công đồng thời ở trên nhiều hướng đạt được tiêu diệt chiến lược một cách dồn dập, liên tục, tạo ra thời cơ liên tục, tạo ra thời cơ mới, thời cơ sau lớn hơn thời cơ trước, thắng lợi sau lớn hơn thắng lợi trước. Tiến công nhiều hướng, nhưng vẫn có thể tập trung được một số đơn vị chiến lược thành tập đoàn chiến lược chủ yếu vào hướng trọng điểm để đánh những đòn có tính chàt quyết định. Có nhiều đơn vị chiến lược, tập đoàn chiến lược, tiến công địch trên nhiều hướng một cách kế tiếp hoặc đồng thời mới có sự phối hợp chiến trường, có sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo được thời cơ cho nhau để tiêu diệt địch một cách dễ dàng, nhanh, gọn. Tổ chức được nhiều tập đoàn chiến lược mới có lực lượng hùng hậu, dẻo dai, đánh được dài hơi, dai sức và linh hoạt. Các tập đoàn chiến lược có thể dàn ra tuyến trước trên một số hướng thành một thê đội tác chiến, hoặc có thể dàn ra phía trước một vài tập đoàn chiến lược thành thê đội một, còn một tập đoàn lớn thì để ở tuyến sau làm thê đội hai, khi có thời cơ hoặc có tình huống mới sử dụng.


Tổ chức hai thê đội chiến lược thì việc sử dụng lực lượng và hành động tác chiến có thể được chủ động và linh hoạt hơn, hơi sức sẽ vững bền hơn, dẻo dai hơn. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) thời nhà Trần, trong bố trí chiến lược của Trần Hưng Đạo, có thể nêu ý kiến là thế trận chiến lược đó do hai thê đội chiến lược dàn quân trên các hướng chiến lược tổ chức thành. Tập đoàn chiến lược Trần Nhật Duật đánh đạo quân Toa Đô ở trên sông Hồng và một số đơn vị khác ở trên một số hướng khác là thê đội một. Đại quân của Trần Hưng Đạo đóng ở Ninh Bình - Thanh Hóa là thê đội hai.


Sau khi thê đội một tiêu diệt và đánh tan đạo quân Toa Đô, tạo ra được thời cơ chiến lược mới, thì Trần Hưng Đạo liền sử dụng thê đội hai chiến lược tiến ra, đánh đạo quân Thoát Hoan ở Thăng Long, Chương Dương dứt điểm về chiến lược. Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288), thê đội một chiến lược đánh địch ở Bạch Đằng và Vạn Kiếp, thì đại quân (thê đội hai) vẫn còn đóng quân ở tuyến sau trên địa bàn chiến lược cơ động là Thái Bình và Hải Hưng. Sau khi đã tạo ra được thời cơ chiến lược. Trần Hưng Đạo liền tung thê đội hai ra tăng cường cho thê đội một ở các hướng Bạch Đằng và Vạn Kiếp để kiên quyết tiêu diệt triệt để quân thù.


Thời cơ sử dụng thê đội hai chiến lược của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có sớm hơn trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, nhưng là đúng thời cơ.

Việc sử dụng thê đội hai chiến lược cũng rất linh hoạt, vừa có thể là đội dự bị, vừa có thể là thê đội hai, có thể có hai tính chất, làm cả hai nhiệm vụ.

Trong cuộc chiến tranh thời Lê Lợi, năm 1426, ba đạo quân tiến ra miền Bắc Bộ để hoạt động là có tính chất thê đội một chiến lược. Còn đại quân của Lê Lợi đóng ở Thanh Hóa là có tính chất thê đội hai chiến lược.


Chiến cục mùa đông 1427, các đạo quân ở Lê Hoa, Đông Đô, Chi Lăng có tính chất là thê đội một, còn đại quân của Lê Lợi đóng ở Bắc Ninh thì vừa có tính chất là một đội tổng dự bị chiến lược, vừa có tính chất là thê đội hai chiến lược. Trong thực tế sử dụng thì đạo đại quân đó có tính chất là đội tổng dự bị chiến lược.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #209 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2023, 09:30:22 am »

Tổ chức nhiều tập đoàn chiến lược và bố trí được thành hai thê đội là một vấn đề rất quan trọng để tiến công địch được toàn diện, liên tục làm cho địch đối phó bị động, xoay xở khó khăn, suy yếu nhanh chóng mà ta thì chủ động, linh hoạt, bên sức, dẻo dai, nhưng trong một điều kiện hoàn cảnh nào đó, thì tổ chức một thê đội chiến lược cùng đánh tiêu diệt chiến lược lớn quyết định, giành được thắng lợi chiến tranh một cách nhanh chóng. Thực tiễn này đã thể hiện ở thời Quang Trung. Quang Trung thường chỉ sử dụng tập đoàn chiến lược chủ yếu thành một thê đội chiến lược, đánh một đòn quyết chiến chiến lược là thực hiện được tiêu diệt chiến lược giành được thắng lợi chiến lược quyết định. Trận Thăng Long là một điển hình về vấn đề này.


Tổ chức lực lượng nhỏ, vừa, lớn đánh tập trung hay phân tán cũng phải vận dụng rất linh hoạt, phải có tất cả các quy mô, kiểu cách. Mỗi cái đều có tác dụng, ý nghĩa của nó, không một thứ nào thay thế được tất cả. Mỗi thứ phải bồi bổ, bổ sung cho nhau. Phải vận dụng tổng hợp, toàn diện. Sức mạnh lớn là ở chỗ tổng hợp, toàn diện. Trong phân tán có tập trung. Vừa có nhỏ lại vừa có lớn, nhưng cái trọng điểm vẫn là có tính chất quyết định. Có tập trung lực lượng, chỉ huy thống nhất, công cụ tiến bộ thì năng suất mới cao.


Có tập trung lực lượng, tập trung đấu tranh vào giải quyết những kháu mấu chốt nhất mới giành được thắng lợi quyết định, mới thúc đẩy sự vật phát triển nhanh chóng. Việc tổ chức, xây dựng và sử dụng lực lượng chiến lược là một vấn đề rất cơ bản, rất quan trọng trong chiến tranh. Nó là cơ sở cho việc chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo chiến tranh.


Qua các diễn biến về lịch sử chiến tranh trên đây có thể đề ra một vấn đề về quy luật chiến tranh.

Chiến tranh luôn luôn phát triển, không một cuộc chiến tranh nào giống một cuộc chiến tranh nào.

Chiến tranh phát triển rất phong phú, muôn màu muôn vẻ, có nhiều điểm rất khác nhau.

Nhưng chiến tranh vận động là có quy luật. Người ta vẫn có thể nhận thức được chiến tranh, học tập được các kinh nghiệm khác nhau của chiến tranh và chỉ đạo chiến tranh theo quy luật của nó. Chiến tranh cũng như các sự vật khác, vận động là có quy luật; có quy luật chung và quy luật riêng.


Quy luật của chiến tranh là sự vận động có tính chất bản chất của chiến tranh.

Chiến tranh là sự đối chọi giữa hai quân đội, giữa hai quốc gia, hai tập thể quốc gia hoặc hai tập đoàn xã hội. Sự diễn biến và kết quả của sự đối chọi đó (chiến tranh) như thế nào là do nhân tố chính sau đây:

1. Sức mạnh của hai bên tham chiến (vật chất và tinh thần, cả nhân dân và quân đội).

2. Tài năng lãnh đạo, chỉ huy của cơ quan lãnh đạo (gồm cả đường lối chiến tranh và khả năng thực hiện đường lối đó) và trình độ tác chiến của quân đội.

Chiến tranh không thể thoát khỏi hai nhân tố cơ bản trên đây. Hai nhân tố trên cấu thành sự vận động của chiến tranh. Sự vận động của chiến tranh chính là sự vận động của hai nhân tố trên. Đó cũng là điều kiện tồn tại và vận động của chiến tranh. Đó là sự vận động có tính bản chất của chiến tranh. Tìm hiểu quy luật chung của chiến tranh để chỉ đạo chiến tranh chính là tìm hiểu sự vận động của hai nhân tố cơ bản của chiến tranh trên đây.


Sức mạnh của hai bên tham chiến đối chọi nhau là sự quan hệ về so sánh lực lượng hai bên tham chiến. Sự so sánh về lực lượng vật chất là yếu tố khách quan của chiến tranh. Sự chỉ đạo, tính năng động chủ quan là yếu tố chủ quan của chiến tranh.


Lực lượng so sánh giữa hai bên chênh lệch nhau nhiều thì chiến tranh có thể diễn ra một cách khác. Lực lượng so sánh không chênh lệch nhau mấy thì chiến tranh có thể diễn biến một cách khác. Đó là căn cứ vào yếu tố khách quan của chiến tranh mà nói. Nhưng chiến tranh còn phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan nữa, tức là sự chỉ đạo chiến tranh của cơ quan lãnh đạo và trình độ tác chiến của quân đội. Đó là tính năng động chủ quan trong chiến tranh.


Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, chế độ xã hội tốt đẹp, đoàn kết được toàn dân, phát huy cao độ được tinh thần chiến đấu của nhân dân và quân đội; sự chỉ đạo chiến tranh tài tình, trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang tài giỏi là những nhân tố chủ quan của chiến tranh, là sức mạnh cực kỳ to lớn của chiến tranh, là sức mạnh có tính chất quyết định. Lực lượng vật chất yếu, nhưng lực lượng tinh thần mạnh thì sức mạnh tổng hợp vẫn mạnh. Lực lượng vật chất mạnh, nhưng lực lượng tinh thần yếu thì sức mạnh tổng hợp cũng sẽ yếu, hoặc không mạnh.


Đường lối chính trị, chế độ xã hội, sự chỉ đạo chủ quan có khả nãng biến tinh thần thành sức mạnh vật chất rất to lớn có tính chất quyết định thắng bại của chiến tranh.

Sức mạnh vật chất là một thành phần cơ bản của chiến tranh. Nó vận động cùng một nhịp, cùng trong một khối thống nhất với sức mạnh tinh thần của chiến tranh.

Nhận thức, nghiên cứu chiến tranh, tìm hiểu quy luật của chiến tranh và chỉ đạo chiến tranh không thể tách rời hai nhân tố cơ bản đó ra được. Chỉ có tổng hợp hai nhân tố đó thành một khối thống nhất, có sự tác động lẫn nhau để nhận thức quy luật của chiến tranh, nhận thức sự vận động của chiến tranh thì mới có thể chỉ đạo chiến tranh một cách đúng đắn được.


Lịch sử chiến tranh của dân tộc ta có những sự diễn biến rất khác nhau. Có cuộc chiến tranh giành thắng lợi trong một thời gian rất ngắn. Có cuộc chiến tranh giành thắng lợi trong một thời gian tương đối ngắn. Có cuộc chiến tranh giành thắng lợi trong một thời gian dài, v.v... Những diễn biến trên đây đều vận động trong một quy luật chung là quy luật của sự so sánh lực lượng và sự chỉ đạo chiến tranh. Những cuộc chiến tranh thời cổ ở nước ta, trong một xã hội mà nền kinh tế còn thuần nhất - kinh tế nông nghiệp - các nhân tố chính trị và xã hội cũng chưa phức tạp, công cụ chiến tranh còn đơn giản, phương tiện cơ động, phương tiện thông tin còn thô sơ, thì chiến tranh thường kết liễu bằng một số cuộc quyết chiến tuy cũng có những cuộc chiến tranh kéo đài vì có một số điều kiện khác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM