Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:03:47 pm



Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:03:47 pm
- Tên sách: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản: 2006
- Người số hóa: vnmilitaryhistory
 

Chỉ đạo thực hiện:

   Đại tá PHẠM QUANG ĐỊNH

   Đại tá PHẠM BÁ TOÀN

   Thượng tá NGUYỄN ĐỨC HÙNG


Tổ chức thực hiện:

   Đại tá HOÀNG ĐỨC NHUẬN

   Đại tá NGUYỄN TRUNG KIÊN

   Thiếu tá NGUYỄN MINH TUẤN

   Họa sĩ PHẠM VŨ QUỲNH


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:05:32 pm
HOÀNG MINH THẢO VỊ TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN
(Lời giới thiệu của Họa sĩ Phạm Vũ Quỳnh)


Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (tức Tạ Thái An) nguyên Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, chỉ huy trưởng trận đánh Buôn Ma Thuột, một đòn then chốt chiến lược mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Ông sinh ngày 25 tháng 10 năm 1921, tại thôn Cao, xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Cha ông làm nghề thợ may nổi tiếng ở quê nhà, vì nhiệt tình ủng hộ cách mạng, nên bị địch truy bức phải rời ra Quảng Ninh rồi chuyển lên Thất Khê - Lạng Sơn để sinh sống.


Năm 13 tuổi, ông được cha gửi về Hà Nội học ở trường tư thục Thăng Long, nơi đã đào tạo ra nhiều người con ưu tú cho đất nước. Ông thuộc thế hệ học sinh của các thầy dạy lúc đó là Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám... Sau thắng lợi của Mặt trận bình dân ở Pháp, phong trào cách mạng ở Việt Nam cũng phát triển rất mạnh mẽ. Là học sinh, ông tham gia và tìm hiểu về cách mạng nên đã bị nhà cầm quyền thực dân Pháp bắt tháng 4 năm 1938. Sau một tuần bị tra khảo, vì không có bằng chứng nên chúng buộc phải thả ông. Lần bị giặc Pháp bắt trở thành bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Về Lạng Sơn, ông tích cực tham gia hoạt động ở đảng bộ huyện Tràng Định.


Năm 1941 khi Bác Hồ trở về nước chỉ đạo cách mạng, Người đã chọn ông cùng một số thanh niên yêu nước như: Hoàng Văn Thái, Đàm Quang Trung, Vũ Lập, Nam Long, Thanh Phong,... sang Trung Quốc đào tạo về quân sự để chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam. Khoá học thuộc phân hiệu của Trường quân sự Hoàng Phố, được tổ chức ở Liễu Châu và huấn luyện ở Nam Ninh (Trung Quốc). Cuối năm 1944, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động. Lúc đó Bác Hồ được nhà cầm quyền của Tưởng Giới Thạch trả tự do. Vừa ra tù, Người đi giao thiệp ngay để xin cho những thanh niên đang được đào tạo này về nước và chính họ là lớp người đầu tiên xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi đó ông được phân công về Lạng Sơn để xây dựng cơ sở du kích, làm chính trị viên trung đội. Mới một tuổi quân, ông đã chỉ huy đội du kích tiêu diệt đồn Pò Mã nổi tiếng (5-1945) và tham gia cách mạng tháng Tám cùng nhân dân cướp chính quyền ở huyện Tràng Định - Lạng Sơn.


Cách mạng tháng Tám thành công, ông được gọi về Hà Nội. Bác Hồ giao nhiệm vụ cho ông thay tướng Nguyễn Bình, để tướng Nguyễn Bình vào miền Nam công tác. Với cương vị Khu trưởng Chiến khu 3, ông bắt tay ngay vào việc tiễu phỉ ở Móng Cái - Quảng Ninh. Lúc này phong trào cách mạng của ta trên cả nước đang ở thế mạnh, riêng vùng Móng Cái - Hà Cối còn nằm dưới sự kiểm soát của bọn thổ phỉ. Là người chỉ huy sâu sát và gan dạ, ông cùng một cán bộ đã tìm cách vào tận hang ổ của bọn thổ phỉ để trinh sát. Sau khi điều tra nắm tình hình trở về, ông tổ chức bộ đội chiến đấu, đồng thời kết hợp với địch vận, đưa chính quyền mới về tay nhân dân. Tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, chúng đã vấp phải thế trận chiến tranh nhân dân đang dâng lên ngày càng mạnh mẽ. Nơi đây thường xuyên diễn ra những trận đánh phối hợp của bộ đội chủ lực và dân quân du kích do ông chỉ huy nhằm vào hậu phương địch ở Hải Phòng, Kiến An, trên đường 5... khiến cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên và bị tổn thất rất nặng nề.


Năm 1949, ông về làm Tư lệnh Liên khu 4 thay cho tướng Nguyễn Sơn và đến năm 1950, ông được bổ nhiệm làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, đại đoàn chủ lực thứ hai của Quân đội nhân dân Việt Nam. Dưới sự chỉ huy của ông, đại đoàn đã lập được nhiều chiến công vang dội trên các chiến trường Trung Lào, Cánh Đồng Chum, trận đánh ở Chùa Cao - Ninh Bình và những trận đánh ngăn chặn quân địch, bảo vệ vững chắc hậu phương Khu 4 để ta tập trung nhân tài vật lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ.


Năm 1954, ông được giao làm Hiệu trưởng Trường bổ túc quân chính Bắc Sơn đầu tiên của quân đội ta, đến năm 1956 trường chuyển thành Trường quân sự trung cao và sau là Học viện quân sự. Năm 1962 có một thời gian ông lại tham gia học tập tại Trung Quốc. 12 năm sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc, vừa nghiên cứu khoa học, vừa giảng dạy, ông cùng với các đồng đội và những học viên vừa từ trong chiến trường ra học tập đã đúc kết được nhiều bài học quý báu cho nền nghệ thuật quân sự cách mạng.


Năm 1966, ông nhận nhiệm vụ làm Phó tư lệnh mặt trận B3 Tây Nguyên. Trên mặt trận nóng bỏng và ác liệt này, tài thao lược và mưu trí sáng tạo trong nghệ thuật chỉ huy quân sự của ông ngày càng được bộc lộ.


Năm 1967, với cương vị Tư lệnh mặt trận B3 Tây Nguyên, ông đã chỉ huy chiến dịch Đắc Tô 1 giành được thắng lợi xuất sắc. Kế thừa những kinh nghiệm từ chiến dịch Plây Me năm 1965 và chiến dịch Sa Thầy năm 1966, lần này ông cũng vận dụng cách dụ địch vào thế trận của ta. Ông phán đoán, khi ta cho đơn vị pháo binh đánh khêu ngòi vào căn cứ của địch, thì thế nào địch cũng cho quân ra đánh đuổi bộ phận khêu ngòi của ta, kết hợp dùng máy bay lên thẳng đổ quân xuống phía sau đội hình đơn vị khêu ngòi của ta để bao vây tiêu diệt. Nếu đơn vị đổ bộ bằng máy bay lên thẳng này bị ta đánh, thì chúng lại đổ quân tiếp vào sâu hậu phương để cắt đứt môi liên hệ giữa bộ đội đang chiến đấu và đánh phá hậu phương của ta. Dựa vào kinh nghiệm và phán đoán quy luật, thủ đoạn hành động của địch, với một lực lượng hơn 3 trung đoàn của ta, ông đã bày ra một thế trận nhiều tầng, nhiều lớp và sẵn sàng đón đánh địch bằng "chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt", đây là một chiến thuật mới được sáng tạo nhằm hạn chế sức mạnh cơ động của quân Mỹ.


Mưu kế dụ địch từng bước vào sâu trong thế trận của ta đã thành công. Mặc dù Mỹ - ngụy tăng cường mọi sức mạnh sẵn có, sử dụng trung bình mỗi ngày 700 lần chiếc máy bay, có cả máy bay B52 tham gia ném bom yểm trợ, nhưng vẫn không cản phá được các trận tiến công rộng lớn của ta đánh bại từng tiểu đoàn quân Mỹ. Lần đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên, ta dùng mưu lừa được 2 lữ đoàn Mỹ và 1 lữ đoàn (thiếu) quân ngụy ra nơi chọn sẵn, nhằm đánh bại chiến lược "tìm diệt" của Mỹ - ngụy và đánh thiệt hại nặng 1 lữ đoàn cơ động chiến lược của Mỹ, làm cho quân Mỹ từ đó rất e ngại tiến sâu vào khu căn cứ của ta.


Đầu năm 1970, ông cùng với Đảng ủy và Bộ tư lệnh mặt trận B3 Tây Nguyên chủ trương mở chiến dịch Đắc Xiêng. Trong chiến dịch này, mưu kế của ta là đánh Đắc Xiêng để dụ địch ở Tân Cảnh ra cứu, rồi tiêu diệt quân cứu viện bằng đường bộ và đường không. Trong trận Đắc Xiêng quân ta đã vây tròn, vây chặt cả bốn mặt bằng chiến thuật "vận động bao vây liên tục". Đây cũng là một chiến thuật mới sáng tạo, nhằm hạn chế hoả lực sát thương của địch, bao vây chặt quân địch, sau đó liên tục công kích cho đến khi dứt điểm làm chủ trận địa.


Năm 1972, ông chỉ huy chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh (Đắc Tô 2) giành thắng lợi to lớn. Không gian chiến dịch gần trùng hợp với chiến dịch Đắc Tô 1 - năm 1967, nhưng lần này đối tượng tác chiến là quân ngụy có sự chi viện tối đa của hoả lực Mỹ. Mưu kế chiến dịch là nghi binh lừa địch, bằng cách mở hai con đường cơ giới phía tây thị xã Kon Tum. Đây là con đường làm giả nhằm thu hút địch về phía đó, làm cho địch tập trung lực lượng vào thị xã Kon Tum mà để sơ hở Đắc Tô - Tân Cảnh. Lợi dụng sơ hở này ta mở một con đường quân sự làm gấp nối vào đường 14 để đưa lực lượng chủ chốt và xe tăng vòng về phía đông Đắc Tô - Tân Cảnh, là hướng địch không hề ngờ tới. Khi đã tạo được thế trận và thời cơ, quân ta siết chặt vòng vây ngăn chặn cụm thị xã Kon Tum và tập trung lực lượng đột phá cụm Đắc Tô - Tân Cảnh. Địch bị trói chân ở Kon Tum không thể đi phản kích, trong khi toàn bộ quân ở Đắc Tô - Tân Cảnh bị tiêu diệt, cụm phòng ngự phía bắc tỉnh Kon Tum sụp đổ nhanh chóng. Chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh cùng với các chiến thắng của chiến dịch Quảng Trị, chiến dịch Đông Nam Bộ và ''chiến dịch Điện Biên Phủ trên không" trong năm 1972 có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đưa chiến tranh bước sang một giai đoạn mới, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước, còn quân ngụy phải chuyển vào thế phòng ngự chiến lược.


Năm 1973, ông ra Hà Nội họp. Trong một buổi làm việc, ông nêu ý kiến với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng dễ hơn Kon Tum. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân và thiếu nước. Đại tướng rất đồng tình. Trải qua 6 năm lăn lộn trực tiếp chỉ huy trên chiến trường Tây Nguyên, với nhãn quan quân sự nhạy bén, ông nhận ra rằng, đánh Kon Tum thì không phát triển được, đánh Plây Cu thì địch còn mạnh, chỉ có đánh Buôn Ma Thuột là nơi địch yếu, sơ hở ít phòng bị và có hướng phát triển chiến dịch.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:07:39 pm
Năm 1974, ông làm Phó tư lệnh Khu 5, cuối năm ra Hà Nội dự họp bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Trong lúc này thế của ta đang lên và đang mạnh, địch ngày càng suy yếu. Đó là thời cơ để Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976 và nếu có thời cơ thì giải phóng miền Nam trong năm 1975. Ngay sau đó ông được dự họp hội nghị mở rộng của Quân ủy Trung ương để quán triệt và triển khai quyết định chiến lược của Bộ Chính trị "Chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Nam Tây Nguyên" và là nơi mở đầu cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Ông được giao nhiệm vụ là Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, đồng thời là Chỉ huy trưởng trận đánh Buôn Ma Thuột.


Đây là điều ông rất tâm đắc, chọn Tây Nguyên là nơi có dung lượng chiến trường lớn, vừa có rừng núi, vừa có cao nguyên, lại là nơi có đường chiến lược Hồ Chí Minh đi qua. Ở Tây Nguyên lại chọn Buôn Ma Thuột làm điểm đột phá là chính xác vì là nơi hiểm yếu. Điểm trúng cái huyệt đó thì toàn bộ Tây Nguyên và các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ sẽ rung chuyển. Mỗi khi nói về điều này, ông luôn nhắc tới sự sáng suốt của Bộ Chính trị, của Quân ủy Trung ương và đặc biệt là sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo thế cho Tây Nguyên mọi thuận lợi để giành chiến thắng một cách chắc chắn.


Đó là mưu kế chiến lược tạo ra một hình thế dàn trận chiến lược - bày binh bố trận, nhằm ghìm địch ở hai đầu Nam - Bắc chiến tuyến là Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng để tạo thế phá vỡ Tây Nguyên, sau đó tạo lực bất ngờ bằng cách tăng thêm cho Tây Nguyên 2 sư đoàn. Theo ông nói: Đưa bí mật đột ngột 2 sư đoàn lên Tây Nguyên là cái nút của cuộc chiến tranh, là mưu hay của ta, của Bộ thống soái mà trực tiếp là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người đã có kinh nghiệm tác chiến lớn, người có trình độ chỉ huy các chiến dịch lớn, người có tri thức chỉ huy tác chiến binh chủng hợp thành.


Lực lượng được tăng cường và bố trí hợp lý, mưu kế của ông và Bộ tư lệnh chiến dịch nhằm chuyển hoá thế trận: ta yếu thành mạnh, còn địch mặc dù về tổng thể thì mạnh hơn ta. Bằng cách nghi binh lừa địch, ta đánh thật nhưng mà là "thật giả" ở Plây Cu, đã điều được địch trở về Plây Cu. Sau đó lập tức chia cắt đường tạo thế cô lập Buôn Ma Thuật. Khi địch mắc vào mưu kế đó, thì ta liền tập trung lực lượng nhanh chóng phá vỡ Buôn Ma Thuột và đón đánh quân phản kích thắng lợi, tạo ra đột biến về chiến dịch. Đòn điểm huyệt thắng lợi buộc địch phải rút chạy khỏi Plây Cu, Kon Tum. Quân ta liền truy kích và tiêu diệt hoàn toàn quân địch tháo chạy, tạo ra đột biến về chiến lược. Chiến dịch đang thắng lợi trở nên thắng lợi rất lớn, thắng lợi một cách đột ngột, rất nhanh. Địch hoang mang dao động mất tinh thần, không còn khả năng chống đỡ, suy sụp về chiến lược, phản ứng dây chuyền đó đã tạo ra đột biến về chiến tranh.


Nói về sự kiện này, ông kể: Trước khi rời Hà Nội vào chiến trường, lúc chia tay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có căn dặn: "Nếu địch bị thua đau, bị mất Buôn Ma Thuột thì có khả năng chúng sẽ co cụm về các tỉnh ven biển miền Trung". Quả nhiên, thế trận diễn ra đúng như vậy. Vì thế ông thường nói: Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên là sự thắng lợi của mưu kế, của sự đấu mưu đấu trí với địch, tất nhiên phải có công cụ chiến đấu, có tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ trên chiến hào và phải dựa vào thế trận lòng dân. Nếu không có thế trận lòng dân thi làm sao ta lập được thế trận ghìm địch ở hai đầu Nam Bắc chiến tuyến, rồi nghi binh lừa địch, chia cắt địch... Từ thực tiễn chiến đấu, đến lý luận quân sự được ông khái quát :

   Mưu cao nhất là mưu lừa địch,
   Kế hay nhất là kế điều địch,
   Thế tốt nhất là thế chia cắt địch,
   Thời đẹp nhất là lúc địch ít phòng bị.
   Mưu sinh ra kế - thế đẻ ra thời,
   Đánh bằng mưu kế - thắng bằng thế thời.


Theo ông, kế hoạch tác chiến càng công phu kỹ lưỡng bao nhiêu thì thắng lợi càng dễ bấy nhiêu, thế trận càng phức tạp thì tình huống diễn ra càng giản đơn và ông coi đó là biện chứng pháp trong nghệ thuật chỉ huy cũng như nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh.


Suốt trên chặng đường trường chinh góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, hành trang ông mang theo là những trang sách mà trong đó chứa đựng hồn non nước, những điều mà ông tâm đắc:

Trần Hưng Đạo
- Đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có luỹ, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng như mưa bay trên không.

- Bở chỗ thực đánh vào chỗ hư, đó là cái diệu của việc binh.

Nguyễn Trãi
- Thời thời thực không nên lỡ.

- Bốn phương dân cày tập hợp. Rượu hoà nước, dưới trên cùng một bụng cha con.

- Bở chỗ thực đánh chỗ hư, bở chỗ mạnh đánh chỗ yếu, thì sức dùng một nửa mà công được gấp đôi.

- Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ;
   Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục.

- Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn;
   Mất thời không thế thì mạnh hoá ra yếu, an lại thành nguy.
   Hồ Chí Minh
   Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ,
   Kiên quyết không ngừng thế tiến công.
   Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
   Gặp thời một tốt củng thành công.

- Quả cân chỉ một ki-lô-gam ở vào thế có lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được vật nặng hàng trăm ki-lô-gam. Đó là thế thắng lực.

- Nước lấy dân làm gốc, quần chúng là gốc của cách mạng. Cách mạng cũng như chiến tranh cách mạng, là sự nghiệp của quần chúng.


Chiến thắng Tây Nguyên đã được ông vận dụng từ những triết lý đó. Từ chiến thắng Tây Nguyên đã tạo thế cho chiến dịch gối đầu Huế - Đà Nẵng đến Chiến dịch Hồ Chí Minh kế tiếp được mở ra nhanh chóng. Trong một thời gian ngắn, bằng ba đòn chiến lược Tây Nguyên - Huế, Đà Nẵng - Sài Gòn, cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975 đã giành được thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Năm 1976, ông lại trở về công việc nghiên cứu và giảng dạy với cương vị Viện trưởng Học viện Lục quân và có một thời gian ông học tập ở Liên Xô. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1977, ông làm Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao, nay là Học viện Quốc phòng.

Năm 1990, ông làm Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Quốc phòng. Đến năm 1995, nghỉ làm công tác quản lý, nhưng ông vẫn tham gia rất nhiều công việc như: giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh, hội thảo khoa học, viết sách viết báo, các công trình nghiên cứu về khoa học và nghệ thuật quân sự, v.v...; ngoài ra còn giữ các chức danh như: Ủy viên Hội đồng xét duyệt học hàm, học vị; Hội đồng chỉ đạo Bách khoa thư. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử và nghệ thuật quân sự được xuất bản từ năm 1958. Có những cuốn sách ông viết và xuất bản ngay trên chiến trường đã trở thành cẩm nang cho cán bộ chiến sĩ trước khi ra trận như cuốn: Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc (1969, 1971), Sự thất bại của sức mạnh phi nghĩa (1974), Cách dùng binh (1975),... Trong số đó có 8 cuốn sách là một Cụm công trình được Hội đồng xét giải thướng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ đánh giá là: "Đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về khoa học công nghệ đã được công bố, sử dụng từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học công nghệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc". Cụm công trình này đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2005 theo Quyết định số 971/2005/QĐ-CTN ngày 30 tháng 8 năm 2005 do Chủ tịch nước ký. Đến nay số đầu sách của ông đã có hơn 15 cuốn, ông vẫn còn muốn viết nhiều hơn nữa, để đóng góp vào nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, cũng như những vấn đề mà ông cho rằng dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều huân chương cao quý khác và được phong hàm Giáo sư, danh hiệu Nhà giáo nhân dân. 60 tuổi Đảng, dù ở bất kỳ cương vị nào ông đều luôn giữ vững danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ", sống một cuộc đời trong sạch, giản dị, sâu nặng nghĩa tình đồng chí đồng đội, tình quê hương làng xóm của người đảng viên gương mẫu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Ông thực sự là vị tướng của nhân dân.


Tháng 12 năm 2005
P.V.Q


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:09:38 pm
HỌC TẬP KHOA HỌC QUÂN SỰ XÔ-VIẾT1
(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, H. 1958)


Lời giới thiệu


Quân đội Xô-viết xứng đáng là quân đội đàn anh của các lực lượng vũ trang trong phe xã hội chủ nghĩa. Khoa học quân sự Xô-viết xứng đáng là nền khoa học quân sự tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Sinh cùng với Đại Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, Quân đội Xô-viết đã trải qua 40 năm lịch sử đầy chiến thắng vẻ vang và ngày nay đã trở thành một quân đội hiện đại vào bậc nhất mà không một quân đội một nước tư bản nào có thể so sánh nổi. Cũng trải qua 40 năm ấy, khoa học quân sự Xô-viết - nền khoa học quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành, đã được thử thách và được những kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh vũ trang làm cho ngày thêm phong phú.


Quân đội ta cũng như quân đội các nước anh em đều hướng về Quân đội Xô-viết và khoa học quân sự Xô-viết mà ra sức học tập. Đó là một nhu cầu bức thiết trên con đường xây dựng quân đội ta tiến lên chính quy và hiện đại.


Với tập sách nhỏ "Học tập khoa học quân sự Xô-viết", đồng chí Hoàng Minh Thảo đã sơ bộ đáp ứng được nhu cầu đó của cán bộ chúng ta.

Trong quyển này, đồng chí Hoàng Minh Thảo đã giới thiệu sơ lược quá trình xây dựng, chiến đấu và phát triển của Quân đội Xô-viết cùng những nguyên tắc căn bản mà Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô đã đề ra để xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô-viết. Đồng chí đã cố gắng trình bày một cách khái quát một số vấn đề của khoa học quân sự Xô-viết và những nguyên tắc chung của chiến tranh hiện đại với những quy luật phát triển và quan điểm đúng đắn của nó.


Như trên đã nói, những điều mà đồng chí Hoàng Minh Thảo trình bày trong quyển này chỉ mới là sơ bộ, khái quát, còn nhiều thiếu sót, nó mới đặt vấn đề và khêu gợi vấn đề để cho cán bộ chúng ta tiếp tục nghiên cứu học tập. Cho nên, chúng ta sẽ còn phải bổ sung, sửa chữa và góp thêm nhiều ý kiến quý báu. Nhưng dù sao, bước đầu đó củng rất đáng quý, đáng khuyến khích, đáng học tập.


Kho tàng khoa học quân sự Xô-viết rất quý báu, dồi dào, phong phú, sâu sắc. Tiến quân vào khoa học quân sự Xô-viết, quân đội chúng ta phải kiên quyết, anh dũng, bền bỉ như trong các cuộc chiến đấu trước kia. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, cán bộ chúng ta nhất định không hề biết mệt mỏi trên con đường đó.


Mong rằng quyển sách nhỏ này sẽ là một trong những người bạn đường của chúng ta, xin trân trọng giới thiệu với các đồng chí.


Tháng 4 năm 1958
Thiếu tướng HOÀNG VĂN THÁI


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:10:20 pm
I
SỰ THẮNG LỢI CỦA VŨ TRANG KHỞI NGHĨA
TRONG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI


Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thành công đã thay đổi tận gốc rễ mọi quan hệ và sinh hoạt xã hội. Dựa trên sự thay đổi căn bản của hạ tầng cơ sở, nền khoa học quân sự mới, nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản - thuộc phạm trù của thượng tầng kiến trúc - cũng được dựng lên.


Giai cấp vô sản dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin biết dùng lý luận và thực tiễn quân sự để tự võ trang đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ giành thắng lợi cho cách mạng.

Bạo lực là tiền đề của cách mạng ngay khi mà giai cấp cách mạng chưa bước lên vũ đài chính trị, khi mà giai cấp thống trị còn nắm được trong tay bộ máy quan liêu, quân phiệt mạnh mẽ để đàn áp cách mạng.

Trong lịch sử đã diễn ra những sự kiện như thế từ các cuộc khởi nghĩa của nông nô cho đến các cuộc cách mạng của giai cấp tư sản. Hiểu rõ điều đó, Đảng Bôn-sê-vích rất chú ý đến việc vận động binh lính. Đảng đã phái nhiều cán bộ vào hoạt động trong đội ngũ của quân đội Nga hoàng. Do Đảng đã chú ý tổ chức những đội tự vệ đỏ và lôi kéo được binh lính nên cuộc khởi nghĩa vũ trang bắt đầu từ thành Pê-trô-grát đã thắng lợi được dễ dàng trong cả nước.


Sau cách mạng tháng Hai, Lênin, người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Mác và Ăng-ghen đã áp dụng lý luận mác-xít đề ra khả năng phát triển hòa bình từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song vì giai cấp tư sản thống trị hồi đó thẳng tay dùng võ lực đàn áp quần chúng cách mạng, không dùng bạo lực với chúng không xong. Khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra và đưa đến thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. Đội Cận vệ đỏ đã là nòng cốt của lực lượng vũ trang cách mạng để đánh đổ chính phủ lâm thời tư sản Kê-răng-ski và chống với bọn phản cách mạng Coóc-ni-lốp.


Khả năng phát triển hòa bình của cách mạng thời đó không thành hiện thực, nhưng đã soi sáng cho con đường phát triển hòa bình cách mạng nhiều nước sau này trên thế giới. Đối với Cách mạng tháng Mười, vũ trang khởi nghĩa thật là quan trọng và cần thiết. Kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc và Việt Nam càng cho ta thấy vai trò của vũ trang khởi nghĩa. Đối với quân thù hung bạo và ngoan cố, sức mạnh thực tế, vật chất rõ ràng là không thể thiếu được trong khi làm cách mạng.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:12:14 pm
II
HỒNG QUÂN TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN


Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, Nhà nước Xô-viết nhận thấy rằng các đội Cận vệ đỏ chiến đấu rất anh dũng, nhưng với nhiệm vụ mới bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đội cận vệ số lượng ít, phân tán, thiếu huấn luyện, không thích hợp với hoàn cảnh mới. Do đó, Nhà nước Xô-viết và Lênin chú trọng đến việc cần thiết phải xây dựng một quân đội có tổ chức huấn luyện và được trang bị hơn. Lênin đã đề ra vấn đề giảm bỏ tính lưu động, tính du kích của quân đội; ngày 28 tháng 1 năm 1918 Lênin ký sắc lệnh thành lập Hồng quân công nông và đến ngày 14 tháng 2 thì ký sắc lệnh thành lập Hải quân công nông đỏ.


Trong sắc lệnh có nói: "Quân đội cũ là một công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức giai cấp công nhân. Theo với sự chuyển biến chính quyền từ trong tay giai cấp bóc lột sang tay nhân dân lao động và giai cấp bị bóc lột, cần thiết đề ra việc xây dựng một quân đội mới làm cốt cán cho chính quyền Xô-viết" (Con đường chiến đấu của quân đội Liên Xô, trang 13).


Bắt tay vào xây dựng Hồng quân, một quân đội hoàn toàn mới mẻ về nhiều mặt, Nhà nước Xô-viết gặp phải rất nhiều khó khăn. Điều khó khăn trước tiên và khó giải quyết nhất là cán bộ. Tình hình cán bộ rất thiếu thốn, về vũ khí, trang bị có thể lấy được của quân đội Nga hoàng mà dùng và có thể phát huy được tác dụng lớn hơn, nhưng về cán bộ không thể lấy hoàn toàn, lấy hết của quân đội Nga hoàng, không thể phát huy tác dụng lớn hơn được nếu không cải tạo. Hồng quân cần có những cán bộ trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và học hỏi được từ thực tế kỹ thuật quân sự. Trong khi đó các phần tử Men-sê-vích, xã hội cách mạng và các phần tử gian trá của giai cấp tư sản lọt vào trong hàng ngũ Hồng quân tìm mọi cách ngăn trở, phá rối công cuộc xây dựng của Hồng quân.


Bọn chúng đã chống lại chính sách quân sự của Đảng, không muốn thành lập một đội Hồng quân chính quy có tổ chức, có kỷ luật. Chúng âm mưu sát hại các đồng chí Bôn-sê-vích lãnh đạo trong quân đội. Việc xây dựng Hồng quân còn gặp khó khăn trong hoàn cảnh cách mạng vừa thành công thì cuộc nội chiến chống vũ trang can thiệp của các nước đế quốc bên ngoài lại tới liền.


Đảng đã kiên trì chống mọi khuynh hướng sai lầm và tập trung lực lượng xây dựng Hồng quân. Lênin đưa ra khẩu hiệu: "Cả nước là trại lính", "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả cho thắng lợi". Nguyên tắc tình nguyện tòng quân đổi thành nghĩa vụ quân sự. Gần một nửa tổng số đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản có mặt ở ngoài mặt trận, số khác thì làm công tác xây dựng và tiếp tế ở hậu phương.


Để đảm bảo cho các phần tử phản động khỏi lọt vào trong quân đội, để giữ vững vai trò của Hồng quân là một công cụ vững chắc nhất của chuyên chính vô sản, mọi người nhập ngũ đều cần có hai người giới thiệu đứng trong các cơ quan chính quyền hoặc đoàn thể cách mạng. Để bồi dưỡng nhân tài và đào tạo cán bộ, Đảng quy định mọi đảng viên đều phải nghiên cứu quân sự và theo chỉ thị của Lênin mở ra trường đào tạo cán bộ Hồng quân. Để giữ vững đường lối chính trị của Đảng trong quân đội, các đơn vị đều lập chế độ chính ủy. Nhờ đó quân đội càng chấp hành có hiệu quả mọi chủ trương, chính sách của Đảng trong quân đội, sinh hoạt chính trị của quân đội càng được chú ý và như thế là bản chất của quân đội cách mạng càng được bồi dưỡng. Muốn củng cố chính quyền Xô-viết và chuẩn bị lực lượng, Đảng đưa ra chủ trương một mặt đàm phán hòa bình, một mặt gấp rút xây dựng lực lượng.


Bọn đế quốc chủ nghĩa tưởng có thể bóp chết ngay trong buổi sơ sinh chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng hăm hở tấn công. Nhưng sau một số thất bại đau đớn ở Pơ-scốp và Nác-va xem chừng khó nuốt được chính quyền Xô-viết, đế quốc Đức nhận đàm phán. Hòa ước Brét-li-tốp được ký. Để kỷ niệm thắng lợi đầu tiên vẻ vang đó, Nhà nước Xô-viết lấy ngày 23 tháng 2 năm 1918, ngày đánh bại quân đội Đức, làm ngày sinh nhật của Hồng quân.


Miếng đòn đầu tiên giáng vào đầu con rắn Đức như thế chưa có thể làm chùn được các con rắn đế quốc khác. Ngay sau khi chiến tranh giữa các nước đế quốc kết thúc, chúng đầy căm thù tiến công tứ phía vào chính quyền Xô-viết.


Trước sự bao vây tấn công của các nước đế quốc và sự phản kháng của bọn Bạch vệ trong nước, nhân dân và Nhà nước Xô-viết đã hết sức chiến đấu để giữ vững chế độ tốt đẹp của mình. Điều khó khăn nhất lúc đó là thiếu lương thực và vũ khí.


Đảng nhận định một cách biện chứng rằng: muốn thắng lợi trong cuộc chiến tranh, ngoài sức mạnh tinh thần, phải có cả sức mạnh vật chất nữa, sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất không chống đối nhau, trái lại cùng kết hợp khăng khít với nhau mà phát triển.


Đảng còn nhận định rằng: không phải chỉ có bộ đội vũ trang tiến hành chiến tranh mà phải là toàn dân. Vì thế Lênin mới đưa ra khẩu hiệu: "Cả nước là một trại lính". Vì thế mà chính sách "cộng sản thời chiến" của Lênin mới ra đời. Tất cả những điều đó đều cần thiết để bảo đảm cho Hồng quân chiến đấu thắng lợi. Các công xưởng làm việc ngày đêm cung cấp vũ khí cho quân đội. Lương thực của nông dân tập trung vào cho mặt trận và công xưởng.


Tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của nhân dân và quân đội dưới sự động viên và lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích cùng các biện pháp bảo đảm của Đảng và Nhà nước đã chiến thắng. Hồng quân đã bảo vệ được Xa-rít-xin, một trung tâm chiến lược quan trọng ở miền Nam. Giữ được vùng Xa-rít-xin thì khống chế được các vùng Cô-ca-dơ U-cơ-ren và Trung Á. Đồng chí Sta-lin đã được cử xuống chỉ huy mặt trận này. Tập đoàn quân thứ 10 của Hồng quân cùng các đội Tự vệ công nhân đã đánh tan 6 vạn quân phản cách mạng do tên tướng Bạch vệ Cơ-sát-nốp chỉ huy. Trong khi đó thì ở vùng Vôn-ga vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1918 Tập đoàn quân thứ nhất của Chính ủy Qui-bi-sép có Hạm đội Vôn-ga tham gia cũng đánh tan quân Tiệp, đuổi chúng tới U-ran, giải phóng Nam U-ran cùng với bộ đội Tuyếc-két-tăng hội sư1 (Hội sư là 2 cánh quân cùng tiến đánh tiêu diệt được quân địch rồi gặp nhau).


Bọn đế quốc can thiệp vẫn không từ bỏ âm mưu đen tối của chúng. Một mặt chúng đem quân vào Hắc Hải, vào biên thùy nam Si-bê-ri, vào biên thùy phía bắc vùng Pê-trô-grát, một mặt chúng phát động bọn Bạch vệ nổi dậy. Ở miền Đông, có bọn Kôn-tơ-sắc, ở miền Nam có bọn Đê-ni-kin và bọn Krát-snốp, ở miền Bắc có bọn I-u-đê-ních.


Trước tình hình đó, Lênin nhận định mặt trận phía Đông quan trọng hơn hết và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân tập trung lực lượng bảo đảm cung cấp cho quân đội để chiến thắng ở phía Đông.

Được các nơi trong nước chi viện, Hồng quân đánh tan được quân địch ở phía Đông. Phơ-run-giê đặt kế hoạch tấn công tập trung chủ lực thành một binh đoàn đột kích chủ yếu đánh ở bên phải từ phía nam lên, còn các bộ phận khác đánh vào U-ran phối hợp với du kích ở Si-bê-ri. Kế hoạch đó đã thực hiện thành công. Sư đoàn 25 của Sa-pa-ép đã tạo được nhiều thành tích vẻ vang trong chiến dịch này. Du kích hoạt động cũng rất mạnh góp phần công lao chiến thắng. Thế là bọn Kôn-tơ-sắc ở miền Đông bị đánh tan.


Sau đó trung tâm chiến trường chuyển lên phía bắc. Vì Hồng quân ở đây mắc sai lầm trong kế hoạch tác chiến và có nội phản nên quân địch lúc đầu thu được ít thắng lợi, đánh sát tới cửa ngõ Pê-trô-grát.

Trước tình thế nguy cấp đó, Đảng tập trung lực lượng và phái một số cán bộ chỉ huy có kinh nghiệm tới. Cuối cùng Hồng quân vẫn giữ vững Pê-trô-grát và chuyển sang phản công. Ngày 21 tháng 6 năm 1919, Hồng quân đánh tan quân Phần-Lan và bọn I-u-đê-ních. Cuộc tấn công thứ nhất của bọn đế quốc can thiệp và bọn Bạch vệ bị thất bại.


Đông thua, bắc thua, bọn đế quốc liền xoay chiều. Chỉ còn phía nam và tây. Nhưng cả hai cuộc tiến công thứ 2 (ở phía nam), thứ 3 (ở phía tây) đều bị thất bại. Trong trận tấn công thứ 3, Hồng quân có cả binh đoàn kỵ binh tham gia chiến đấu, lập được nhiều thành tích, ở Viễn Đông, Hồng quân cũng đánh bại các cuộc tấn công của đế quốc Nhật.


Thế là trước tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của nhân dân và quân đội cách mạng, chủ nghĩa đế quốc buộc phải lùi bước.

Thắng lợi giành được trong cuộc chiến tranh chống cả một tập đoàn đế quốc chủ nghĩa cấu kết với thế lực phản động trong nước thật không phải là một chuyện thường. Ít người tưởng tượng được điều đó. Bọn đế quốc mù quáng tưởng rằng chúng có tiền của, vũ khí, quân đội nhà nghề là chúng làm trời, chúng thắng được tất cả. Chúng không hiểu được sức mạnh của quần chúng cách mạng là thế nào. Chỉ có những người cộng sản mới tin được điều này. Dựa trên quan điểm quần chúng Lênin đã phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh chính nghĩa (cách mạng).


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:13:11 pm
Cuộc chiến tranh chính nghĩa (cách mạng) là một cuộc chiến tranh của toàn dân, vì lợi ích của nhân dân, Lênin đã thấy trước có thể phát động được toàn dân tham gia chiến đấu, những người được chia ruộng đất, được sống tự do sẽ nhất định đứng lên để bảo vệ lấy những quyền lợi đã giành được của mình. Khi họ đã giác ngộ, có tổ chức, có lãnh đạo, đoàn kết thành một khối thì không có một sức mạnh nào có thể phá nổi. Ngoài ra vì chủ nghĩa xã hội là điều mong mỏi của nhân dân lao động thế giới, nhất định nó sẽ được ủng hộ rộng rãi trên toàn thế giới, ở điểm này chúng ta thấy được nguyên lý của Lênin về chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân.


Nhưng tiến hành chiến tranh nhân dân không phải chỉ tổ chức nhân dân đánh du kích, chiến đấu tại chỗ từng địa phương, rời rạc lẻ tẻ với các vũ khí thô sơ, mà phải tiến tới có những bộ phận cốt cán, tập trung có tổ chức, có trình độ kỹ thuật và trang bị cao hơn. Không thế không thể giành được những thắng lợi quyết định. Vì thế Đảng và Lênin đã chú ý ngay từ đầu đến việc tổ chức Hồng quân. Phải có hai lực lượng du kích và chính quy đó kết hợp được chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau chiến đấu mới có thể chiến thắng quân thù. Giai cấp tư sản không thể nhận thức đầy đủ được vấn đề này. Không có một thế giới quan và một nhân sinh quan đúng đắn, chúng không bao giờ tin ở lực lượng quần chúng nhân dân, chúng không biết gì đến sức mạnh của chính nghĩa. Chúng chỉ tin ở vũ khí, ở tài và thủ đoạn mưu lược của một số người chỉ huy. Đến khi thất bại chúng không thể cắt nghĩa được nên lại đâm ra hoang mang, hoài nghi rồi đâm ra mê tín, tin ở may rủi, số phận. Đó là quan điểm duy tâm của giai cấp tư sản về chiến tranh.


Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của Đảng và Lênin là lấy tấn công làm hình thức chủ yếu nhất, hình thức quyết định. Lênin cũng như Mác coi vũ trang khởi nghĩa như một nghệ thuật với một tinh thần tấn công kiên quyết nhất.


Tư tưởng tích cực tấn công kiên quyết của Lênin đã trở thành tư tưởng quân sự và thấm nhuần bản chất chiến đấu của Hồng quân.

Dặn dò về kế hoạch chuẩn bị võ trang khởi nghĩa ở Pê-trô-grát Lênin đã dẫn chứng một câu của Mác như sau: "Khi cuộc khởi nghĩa đã bắt đầu thì phải hành động kiên quyết nhất, hơn nữa phải nhất định và tuyệt đối thực hành tấn công. Phòng ngự là con đường chết của võ trang khởi nghĩa"1 (Thư của một người vắng mặt. Tuyển tập Lênin bản chữ Pháp, tập 2, phần 1, trang 177, 179, Nxb Ngoại văn. M. 1954).


Nhưng điều khôn khéo và tài tình của Lênin là đã biết vận dụng các hình thức chiến thuật một cách hợp thời, hợp với thực tế.

Lênin đã nói đến phòng ngự, nhận thức đúng mức vai trò của phòng ngự và đề ra nhiệm vụ phòng ngự khi cần thiết.

Lênin nói rằng: "Một quân đội thường thắng lợi, đã chiếm được một nửa hoặc hai phần ba đất đai của quân địch, lúc đó quân đội ấy không thể không đình chỉ tấn công, để tập hợp lực lượng, tăng thêm dự trữ về vũ khí, đạn dược, sửa chữa và củng cố đường giao thông, xây dựng kho quân nhu mới, điều động tập trung hậu bị quân, v.v... Trong điều kiện đó, đình chỉ tấn công chính là để cho quân đội thường thắng chiếm được hết đất đai còn lại của địch, tức là điều cần thiết để thu được thắng lợi hoàn toàn (Giai đoạn đấu tranh mới với giai cấp tư sản, nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô-viết). Chính lúc đầu cuộc chiến tranh nội chiến và chống can thiệp, Lênin đã đề ra phòng ngự và sau một thời gian thì chuyển sang tấn công.


Nguyên lý này đã được nhắc lại lúc đầu cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô sau này. Hiện nay Nhà nước và quân đội các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang theo nguyên lý ấy. Nguyên lý ấy khác hẳn với tư tưởng quân sự của giai cấp tư sản, nhận thức một cách phiến diện về tấn công và phòng ngự. (Thí dụ: tư tưởng quân sự của quân đội Đức thì nặng nề về tấn công rất coi nhẹ phòng ngự mà tư tưởng quân sự của quân đội Pháp thì lại nghiêng về phòng ngự, coi nhẹ tấn công). Lênin nhận định vấn đề này một cách toàn diện không những trong phạm vi chiến thuật mà còn nhận định một cách toàn diện, trong phạm vi cả cuộc chiến tranh.


Chiến tranh là một hình thức đấu tranh gay gắt nhất, cao nhất về các mặt. Nó không phải chỉ là một cuộc giao chiến giữa hai quân đội ngoài mặt trận, mà còn là một cuộc thử thách của chế độ chính trị, là một cuộc ganh đua của tài tổ chức, là một cuộc động viên ở hậu phương. Lênin rất chú ý đến việc động viên ở hậu phương, phát động tinh thần lao động sản xuất ở hậu phương để lấy lương thực, vũ khí cung cấp cho tiền tuyến. Một quân đội không có một hậu phương chắc chắn thì không thể sinh tồn và chiến thắng được. Nói lực lượng hậu phương không phải chỉ kể những thứ của cải đã có, những người đã có, mà còn phải kể đến lực lượng tiềm tàng sức người, sức của do phát huy tinh thần chiến đấu và lao động sản xuất đến cao độ mà có. Đó là những điều quan trọng để duy trì một cuộc chiến tranh lâu dài, giành lấy thắng lợi cuối cùng.


Lênin đã nói: "Ai có nhiều nguồn dự trữ, nhiều nguền lực lượng hơn thì người đó sẽ thắng trong chiến tranh".

Cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của nhân dân Liên Xô chống thù trong giặc ngoài đã thắng lợi vẻ vang. Giành được thắng lợi đó phải thật là anh dũng, thật là gian khổ. Không có chính sách đúng đắn của Đảng, tập trung tất cả vào việc chiến đấu đánh bại kẻ thù của chế độ Xô-viết, tìm mọi biện pháp để bảo đảm chiến đấu, phát động được quần chúng cả nước tham gia chiến đấu, không có tinh thần cách mạng của nhân dân chiu đựng moi hy sinh gian khổ, tinh thần anh dũng phi thường của quân đội, không có tay chèo vững chắc của Đảng cộng sản, không có những cái đó thì không thể thắng lợi, chế độ Xô-viết không thể sống còn được.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:15:13 pm
III
HỒNG QUÂN LIÊN XÔ TRONG
THỜI KỲ HÒA BÌNH XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


Chiến tranh chống can thiệp và nội chiến kết thúc, Nhà nước Xô-viết chuyển sang thời kỳ xây dựng hòa bình, Hồng quân cũng được cải tổ để bảo vệ Nhà nước Xô-viết, cùng nhân dân Liên Xô tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.


Trong vòng vây của tư bản chủ nghĩa, lực lượng quân sự của Nhà nước Xô-viết phải được củng cố.

Lênin chỉ thị rằng: "Chúng ta đem toàn bộ lực lượng ra tiến hành xây dựng hòa bình, quyết không để cho giữa đường bỏ dở. Đồng thời các đồng chí không được sơ khoáng trong việc bảo vệ Nhà nước chúng ta, cũng như giữ gìn sức chiến đấu của Hồng quân, xem như con ngươi trong mắt của chúng ta vậy" (Ngày 23-12-1922 - Con đường chiến đấu của Hồng quân, trang 67).


Củng cố lực lượng quân sự tức là củng cố quốc phòng, cải tổ phát triển Hồng quân, xây dựng Hồng quân tiến lên một quân đội chính quy, hiện đại hóa, đạt mục tiêu tiên tiến trên thế giới. Củng cố quốc phòng là một trong những nhiệm vụ bức thiết nhất của Nhà nước Xô-viết hồi bấy giờ. Muốn củng cố quốc phòng không thể không nói đến một nền kỹ nghệ quốc phòng. Muốn có kỹ nghệ quốc phòng phải có một nền công nghiệp nặng. Đi theo đúng đường lối của Lênin, của Đảng và Nhà nước Xô-viết, toàn dân Liên Xô đem hết sức mình ra phấn đấu để xây dựng một nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa lấy công nghiệp nặng làm cơ sở. Không có công nghiệp nặng thì không thể thoát khỏi tình trạng kinh tế lạc hậu, không thể tiến lên xã hội chủ nghĩa được, không có độc lập về kinh tế, cũng như không có quốc phòng vững chắc được.


Đối với bọn đế quốc chủ nghĩa, chúng ta không được mảy may sơ khoáng. Tư tưởng chiến tranh xâm lược đã đời đời thống trị đầu óc bọn đầu sỏ, bọn tướng tá các nước tư bản chủ nghĩa. Các nhà quân sự và các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản rất sùng bái dẫn chứng những câu châm ngôn như:

- "Chiến tranh là người cha của tất cả mọi vật" (Héraclite).

- "Được hay thua, đó cũng là cái gốc của sinh tồn" (Goethe).

Chúng công nhiên đưa ra chân lý của chúng:

- "Chiếm đất mới phải bằng con đường xâm lược và xâm lược đã trở thành một cái luật tất yếu" (Bernhardi).

- "Cũng cần công nhận một cách phổ biến quyền đô hộ, vì những đất đai có các dân tộc kém văn minh cần phải được đặt dưới sự cai trị của các dân tộc văn minh hơn" (Bernhardi)1 (Những câu này trích trong cuốn "Nước Đức với cuộc chiến tranh sau này" của Bernhardi, bản chữ Pháp. Nhà xuất bản Payot và công ty ở Pa-ri - Héraclite: nhà triết học cổ Hy Lạp - Goethe: nhà triết học tư sản Đức - Bernhard]: nhà quân sự tư sản Đức).


Đó là những lý luận tối phản động, những tư tưởng rất độc ác. Chúng đã xuyên tạc một cách vô liêm sỉ quy luật phát triển của xã hội và lừa bịp mọi người bằng thuyết cạnh tranh sinh tồn.

Nhân dân Liên Xô đã trải qua bao nhiêu gian khổ, thắt lưng buộc bụng để xây dựng nền công nghiệp nặng, để cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân, cũng như để cung cấp vũ khí, khí tài mới mẻ hợp thời đại cho Hồng quân.


Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, Nhà nước và Đảng cộng sản Liên Xô đã xây dựng Hồng quân trên cơ sở chính trị như sau:

1. Hồng quân là một đội quân của nhân dân lao động, chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động, công cụ của chính quyền vô sản chuyên chính. Hồng quân được xây dựng trên một quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.


2. Hồng quân là một đội quân của các dân tộc anh em trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Mọi dân tộc đều được góp sức lực, tài năng để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, không có phân biệt, đều bình đẳng trong tổ chức và chỉ huy quân đội.


3. Hồng quân là một quân đội có tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồng quân không phải là một đội quân xâm lược mà là một đội quân giải phóng, một đội quân anh em của giai cấp vô sản và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới.


Đó là một đội quân kiểu mới. Lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một đội quân giải phóng kiểu mới, một đội quân của những người bị áp bức không giống tí nào với đội quân của giai cấp bóc lột. Được xây dựng trên những nguyên tắc đó, Hồng quân đã trở thành thân thiết với tất cả nhân dân lao động trên thế giới, Hồng quân đã trở thành mẫu mực của quân đội các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa hiện nay.


Xây dựng Hồng quân trở thành một đội quân cách mạng chính quy, hiện đại hóa, không thể tách rời được việc xây dựng đất nước. Hòa bình trở lại, một đội quân mấy triệu người không cần thiết nữa. Hồng quân bắt đầu giản chính tiến hành phục viên và tham gia lao động sản xuất xây dựng xã hội chủ nghĩa. Năm 1923 tổng quân số chỉ còn 56 vạn người. Tính theo tỷ lệ dân số thì đó là một đội quân nhỏ nhất so với các nước tư bản đế quốc. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là Đảng và Nhà nước Xô-viết có ý coi nhẹ lực lượng phòng thủ đất nước, coi nhẹ việc tăng cường sức chiến đấu của Hồng quân mà chính là trái lại.


Thi hành chỉ thị của Đảng, đồng chí Phơ-run-giê đã lãnh đạo chấp hành tốt chính sách của Đảng về chế độ nghĩa vụ quân sự và xây dựng bộ đội địa phương, dân quân. Ngoài ra, Đảng còn động viên các đoàn thể quần chúng tham gia các hoạt động có tính chất quân sự để làm lực lượng hậu bị, làm nguồn bổ sung nhân tài chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. Thí dụ như "Hội những người bạn Không quân", "Hội những người bạn phòng hóa học", "Hội khoa học quân sự", v.v... Những đoàn thể này ra đời khoảng từ năm 1923-1925, đoàn kết và rèn luyện được hàng triệu nhân dân lao động sẵn sàng gia nhập quân đội phục vụ Tổ quốc.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:16:59 pm
Việc xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp vô cùng mới mẻ và khó khăn, nhưng Đảng cộng sản và Nhà nước Xô-viết cũng đã đề ra được những nguyên tắc đúng đắn căn bản như sau:

1. Sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc không thể lay chuyển được.

Đảng cộng sản đã vạch ra đường lối và đặt ra nhiệm vụ có cơ sở khoa học cho lục quân và hải quân trong mỗi một giai đoạn phát triển. Tất cả các nghị quyết của Đảng đều mang tính chất sáng tạo và nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chiến tranh thắng lợi trong những điều kiện cụ thể của từng thời kỳ. Bộ máy của Đảng, chính quyền thành một hệ thống lưới dày đặc gắn liền với cơ cấu tổ chức của quân đội. Đảng lại không ngừng củng cố và cải tiến các tổ chức đảng và cơ quan chính trị trong quân đội, coi công tác đảng và chính trị là một bộ phận quan trọng trong nền móng xây dựng và hoạt động của quân đội. Công tác đảng và công tác chính trị nhằm nâng cao sự giác ngộ nhiệm vụ, lòng trung thành vô hạn đối với Đảng và Nhà nước Xô-viết, bảo đảm sự đoàn kết, tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tinh thần cảnh giác trong quân đội. Đảng đã vạch cho chiến sĩ tính chất chính nghĩa và mục đích cao quý của cuộc chiến tranh giữ gìn Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Lênin nói: "Nền móng vững chắc của Quân đội Liên Xô xây dựng được là nhờ có công tác tổ chức và giáo dục chính trị của Đảng".


Trong những năm chiến tranh, Đảng đã gửi ra mặt trận nửa số đảng viên. Gương hy sinh, dũng cảm chiến đấu của các đảng viên đã củng cố hàng ngũ Hồng quân, động viên các chiến sĩ hăng hái lập công. Đảng luôn luôn kêu gọi công nhân, nông dân và đặc biệt các đảng viên, các đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên cộng sản phải ra sức học tập kỹ thuật quân sự và nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu.


Chế độ chính ủy do Đảng đề ra đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc xây dựng Hồng quân. Với công tác của mình chính ủy đã đoàn kết hàng ngũ Hồng quân, giáo dục Hồng quân lập trường tư tưởng vô sản, kỷ luật cách mạng, tinh thần dũng cảm chiến đấu, ngăn ngừa tư tưởng chủ quan, tự mãn, kiêu ngạo, trái lại đàn áp không thương tiếc những hoạt động phản bội của các phần tở chỉ huy cũ và đề cao, bảo đảm uy tín cho các người chỉ huy ưu tú.


Đảng là người đã động viên và tổ chức Quân đội Xô-viết đánh tan bọn can thiệp vũ trang và bọn phản cách mạng. Trung ương đã trực tiếp lãnh đạo các hoạt động của quân đội trên các mặt trận và Bộ chỉ huy tối cao. Đảng luôn luôn chú ý củng cố hậu phương, động viên nhân dân ủng hộ Hồng quân đặc biệt là nhân dân vùng gần mặt trận và các vùng mới giải phóng. Lênin, lãnh tụ vĩ đại của Đảng với danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, trực tiếp lãnh đạo các cơ quan quân sự, lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ quân đội, lãnh đạo động viên cung cấp người, vũ khí lương thực, trang bị cho quân đội.


Trong thời kỳ hòa bình xây dựng xã hội chủ nghĩa Đảng đã đấu tranh chống nhóm muốn thủ tiêu quân đội thường trực, Lênin và những bạn chiến đấu trung thành của Người đã nêu rõ sự cần thiết phải giữ vững quân đội thường trực và củng cố tinh thần sẵn sàng chiến đấu đề phòng sự đe dọa xâm lăng của đế quốc. Đảng lại chú trọng nhấn mạnh tính chất giai cấp của quân đội và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong quân đội. Đại hội Đảng lần thứ X yêu cầu không đưa công nhân ở trong quân đội ra ngoài và yêu cầu chuyển những công nhân trẻ tuổi ở các đội quân lao động vào quân đội thường trực. Đại hội yêu cầu củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội và đề nghị ngừng gọi những đảng viên cộng sản ra khỏi quân đội và trả lại những đảng viên cũ trong quân đội. Đại hội đã giao cho Trung ương nhiệm vụ tăng cường các cơ quan chính trị và phải đổi mới và củng cố thành phần các chính ủy; vì lúc đó Đảng đã khám phá được sự hoạt động của những nhóm muốn thủ tiêu quân đội thường trực và tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.


Đại hội Đảng lần thứ XIV đề thêm một mục trong điều lệ Đảng quy định việc xây dựng đảng, tổ chức đảng và cơ quan chính trị trong quân đội. Điều lệ đó yêu cầu các tổ chức đảng và công tác chính trị trong quân đội phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan Đảng và chính quyền địa phương.


Đại hội lần thứ XVI nêu rõ ý nghĩa lớn lao của việc phát triển nhanh chóng nền công nghiệp đối với việc củng cố quốc phòng. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, để bảo đảm thắng lợi, nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng đã được điều vào giữ những chức trách quan trọng trong quân đội. Ngoài ra còn điều thêm 4.700 cán bộ và đảng viên vào lục quân và hải quân.


Căn cứ vào quan điểm của Đảng là thắng lợi của cuộc chiến tranh trước hết và chủ yếu do tinh thần của quần chúng đổ máu trên chiến trường quyết định, Đảng hết sức giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu bất khuất cho quân đội.


Đảng không ngừng củng cố bộ máy Đảng và chính trị trong quân đội, cải tiến phương pháp công tác.

Sắc lệnh ngày 16 tháng 7 năm 1941 của Xô-viết tối cao quy định thành lập lại chế độ chính ủy bãi bỏ từ năm 1940. Việc thành lập lại chế độ chính ủy lúc đó rất thích hợp. Hoàn cảnh gian khổ của những tháng đầu của cuộc chiến tranh, việc rút lui bắt buộc của Quân đội Liên Xô đòi hỏi phải đấu tranh quyết liệt chống bọn phản bội, chống những phần tử hoảng hốt, khiếp nhược, chống tác phong dễ dãi lỏng lẻo trong quân đội. Tình hình non yếu, thiếu kinh nghiệm của những cán bộ chỉ huy từ trong hàng ngũ hạ sĩ và binh lính lên, từ trong công dân chưa phục vụ trong Hồng quân ra, làm cản trở việc chấp hành kỷ luật một cách nghiêm minh, đòi hỏi phải củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng. Chế độ chính ủy được thành lập lại đã giúp giải quyết những khó khăn đó.


Tháng 10 năm 1942 chế độ chính ủy lại được thay thế bằng chế độ một người chỉ huy, vì lúc đó Hồng quân đã có kinh nghiệm, các sĩ quan chỉ huy và chính trị đã trưởng thành.

Trong những năm chiến tranh Đảng luôn luôn giữ quan hệ chặt chẽ với nhân dân và quần chúng lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Liên Xô đã biến thành một mặt trận chiến đấu thống nhất. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, của các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật đã bảo đảm sản xuất vũ khí, phương tiện đầy đủ và thỏa mãn cho quân đội Liên Xô chiến thắng quân phát xít Đức.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:17:44 pm
2. Trong công cuộc xây dựng Quân đội Liên Xô, nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân Xô-viết trong việc bảo vệ Tổ quốc và tính chất giai cấp của quân đội được đề lên hàng đầu.

Khi Nhà nước Xô-viết mới ra đời, bọn đế quốc lợi dụng những phần tử phản cách mạng định dập tắt cách mạng và khôi phục lại chính quyền tư sản, địa chủ trên toàn nước Nga. Để bảo vệ thắng lợi cách mạng, Đảng cộng sản đề ra thành lập Hồng quân công nông, Hồng quân công nông là vũ khí của chuyên chính vô sản nên phải có tính chất giai cấp. Thành phần chủ yếu bao gồm những người đại diện cho hai giai cấp công nhân và nông dân. Việc tuyển mộ lúc đầu dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Vì hồi ấy chỉ có những công nhân và nông dân được giác ngộ sớm mới có thể tỏ ra kiên cường và có kỷ luật cách mạng.


Đến tháng 4 năm 1918 thì được chuyển từ chế độ tình nguyện sang nghĩa vụ tòng quân, quy định tất cả nam công dân từ 18 đến 40 tuổi đều có nghĩa vụ quân sự. Nhưng để giữ vững tính chất giai cấp của quân đội, Đảng quy định chỉ có những người lao động mới được cầm vũ khí, còn những người không lao động thì không được cầm vũ khí, họ làm nghĩa vụ quân sự bằng cách tham gia các công tác khắc phục vụ quân đội, phục vụ tiền tuyến. Sau khi Liên Xô đã thanh toán xong giai cấp bóc lột, Hiến pháp lại đề ra: "Nghĩa vụ tòng quân đối với mọi người là một pháp lệnh, chế độ binh dịch trong lực lượng võ trang Liên Xô là một nghĩa vụ vinh dự của người công dân Xô-viết".


Trai tráng công dân Xô-viết không phân biệt nguồn gốc giai cấp, vị trí xã hội, chủng tộc, tôn giáo, văn hoá đều phải làm nghĩa vụ quân sự. Công tác tuyên truyền giáo dục nghĩa vụ quân sự rộng rãi đã đóng một vai trò lớn trong việc chuẩn bị cho đông đảo công dân tham gia quân đội. Trong đại chiến thứ 2, Chính phủ lại quy định tất cả nam công dân từ 16 đến 50 tuổi đều phải làm nghĩa vụ quân sự. Các cơ quan Đảng, Xô-viết, các công đoàn và cơ quan tuyển mộ mở rộng việc tuyên truyền và giáo dục khắp trong nước làm cho đại đa số công dân khi được gọi vào Hồng quân đều đã biết một số tri thức quân sự tối thiểu. Một "Hội tự nguyện giúp đỡ Hải - Lục - Không quân" được thành lập. Hội đó có hàng triệu người chuẩn bị để thay thế các chiến sĩ trong các đơn vị của lực lượng võ trang Liên Xô, 5 năm gần đây lực lượng hội đó tăng gấp đôi. Hội đã đạt được nhiều thành tích trong việc phổ biến các tri thức quân sự chuẩn bị cho nhân dân chống những vũ khí mới của địch và tạo thành một lực lượng dự bị đầy đủ về trí lực và thể lực cho quân đội.


3. Trong việc đào tạo cán bộ và chiến sĩ phái nắm vững yêu cầu trên cơ sở giáo dục chính trị mà huấn luyện quân sự nhằm đáp ứng yêu cầu chiến thắng một kẻ dịch mạnh và trang bị kỹ thuật cao.

Đảng luôn luôn giáo dục cho Quân đội Liên Xô đường lối, chính sách của Đảng làm cho quân đội thừa nhận và thực hiện một cách kiên quyết những đường lối, chính sách đó.

Đảng luôn luôn chú trọng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và trình độ lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đồng thời nhấn mạnh việc giáo dục cán bộ nắm vững những đặc điểm và kinh nghiệm của chiến tranh cũng như các phương tiện và phương pháp đấu tranh càng ngày càng phát triển. Lênin còn yêu cầu cán bộ quân đội phải nghiên cứu những phương tiện chiến đấu, những thủ đoạn và phương pháp tiến hành chiến tranh của kẻ địch.


Mọi công tác tuyên truyền vận động của Đảng đều nhằm nâng cao lòng giác ngộ cách mạng, ý thức xã hội chủ nghĩa, tính kỷ luật, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, làm cho mọi chiến sĩ và cán bộ phải tự rèn luyện thói quen, khả năng vượt mọi khó khăn và thử thách của chiến tranh. Lênin thường dạy: "Kỷ luật nghiêm minh là điều không thể thiếu được của quân đội thường trực". Người phân biệt sự khác nhau giữa kỷ luật quân sự Xô-viết và kỷ luật roi vọt của nhà nước bóc lột. Kỷ luật Quân đội Xô-viết dựa trên cơ sở tự giác và quan hệ giữa các quân nhân trong Quân đội Xô-viết. Người quân nhân Xô-viết hiểu rằng phục vụ trong quân đội là một nghĩa vụ cao quý, là bảo vệ lợi ích công nông, bảo vệ thành quả của cách mạng, của chủ nghĩa xã hội vĩ đại.


Sự phục tùng cán bộ chỉ huy, việc chấp hành nghiêm minh điều lệnh là điều kiện không thể thiếu được trong việc chuẩn bị chiến đấu cho quân đội. Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ V có đề ra: "Hồng quân công nông phải xây dựng trên một cơ sở kỷ luật cao, mỗi một công dân đã được chính quyền trao cho vũ khí để bảo vệ lợi ích lao động, có trách nhiệm phải phụ thuộc vào yêu cầu mệnh lệnh của sĩ quan chỉ huy của chính quyền Xô-viết".


Lênin yêu cầu chấp hành điều lệnh không phải vì sợ mà vì ý thức tự giác. Người yêu cầu kiên quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng vô kỷ luật và tác phong du kích trong quân đội. "Phải đấu tranh chống tác phong du kích như đấu tranh chống với lửa" (Lênin toàn tập, tập 29, trang 512).


Dựa trên cơ sở của yêu cầu chiến tranh hiện đại, quân đội phải hết sức để cao kỷ luật. Không có kỷ luật nghiêm minh thì khi tác chiến các binh chủng quân chủng không đạt được hợp đồng và bổ trợ chặt chẽ cho nhau được. Chỉ có thống nhất ý chí hành động mới bảo đảm được thắng lợi. Sự vi phạm kỷ luật trong chiến tranh hiện đại sẽ dẫn đến những tai họa, những thiệt hại cho nên Đảng yêu cầu phải hết sức giữ gìn kỷ luật quân sự.


Cuối năm 1939 để đáp ứng với nhu cầu thực tế, theo chỉ thị của Đảng, quân đội lại cải tổ phương pháp giáo dục. Phải giáo dục bộ đội trong điều kiện sát thực tế chiến đấụ. Dạy cho chiến sĩ có khả năng và thói quen vượt bất kỳ khó khăn nào và không mong những thắng lợi dễ dàng. Đảng yêu cầu chú ý đến những kinh nghiệm mới và hết sức nghiên cứu những phương tiện chiến đấu mới, yêu cầu củng cố chế độ một thủ trưởng, đề cao tính kỷ luật, tổ chức và trật tự trong quân đội.


Từ sau chiến tranh, những phương pháp rèn luyện cán bộ đã được thay đổi cho phù hợp. Một hệ thống các trường, các lớp đã được thành lập.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 Quân đội Liên Xô đã tỏ ra hơn hẳn quân đội Đức về mọi mặt, vượt xa chúng về vũ khí, về tổ chức, về tinh thần chiến đấu và nghệ thuật chỉ huy chiến đấu, chiến dịch, chiến lược. Ngày nay kẻ địch âm mưu gây chiến đang ra sức phát triển trang bị, kỹ thuật mới. Tình hình đó đòi hỏi Quân đội Liên Xô phải luôn luôn tiếp tục cải tiến việc huấn luyện, việc trang bị, kỹ thuật chiến đấu mới phức tạp hơn, yêu cầu người chỉ huy phải có một trình độ cao hơn trước, phải phát huy cao độ tinh thần sáng tạo, vì mỗi một trận đánh, một chiến dịch không có cái nào giống cái nào. Chỉ có tài khéo léo, tính tự động, óc sáng tạo mới tạo điều kiện cho người cán bộ chỉ huy chiến đấu thắng lợi. Khoa học quân sự Liên Xô không nêu ra một mẫu mực nào cứng nhắc. Cho nên việc rèn luyện cán bộ phải là một công tác sinh động và thực tiễn. Chỉ có đưa những kiến thức thu được trong học tập lý thuyết vận dụng vào thực tế mới làm cho những kiến thức đó trở nên có tác dụng và ngày một phát triển phong phú thêm.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:18:37 pm
4. Không ngừng cải tiến các hình thức tổ chức và phương pháp công tác cho phù hợp với tình hình thay đổi và sự phát triển của các phương tiện và phương pháp đấu tranh vũ trang.

Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, những công tác lớn lao về cải tiến tổ chức quân đội đã tiến hành dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng.

Nội dung cơ bản của việc cải tiến đó gồm có:

- Chuyển lực lượng võ trang Liên Xô thành một hệ thống thường trực và địa phương kết hợp với nhau nhằm giảm bớt chi phí, giảm bớt số người tách khỏi sản xuất, nhưng đồng thời vẫn giữ được hạt nhân cơ bản của lực lượng võ trang đó.

- Các công dân làm nghĩa vụ quân sự đăng ký vào quân đội địa phương, học tập quân sự theo chế độ ngắn kỳ và kết hợp diễn tập với quân đội thường trực.

- Tăng cường cán bộ đảng trong cơ quan Trung ương của quân đội. Tập trung công tác đảng vào quân đội và tăng cường ảnh hưởng Đảng trong các đơn vị địa phương. Bộ máy quân sự Trung ương được giản chính và củng cố trở thành hệ thống lãnh đạo và chỉ huy duy nhất của lục quân, điều chỉnh công tác của các cơ quan phụ trách việc đăng ký và tuyên mộ.

- Những biện pháp của Ban Chấp hành Trung ương về vấn đề thanh trừ tên phản bội Trốt-sky và bè lũ của nó ra khỏi quân đội có ý nghĩa lớn lao trong việc củng cố quân đội. Đảng đã đưa vào bộ máy trung ương các sĩ quan chỉ huy và chính trị có kinh nghiệm lãnh đạo trong thời kỳ nội chiến và đã được học tập trong Viện hàn lâm quân sự.


Trong thời kỳ chiến tranh cơ cấu tổ chức quân đội được luôn luôn cải tiến. Nhờ có thay đổi tổ chức, có trang bị mới, kỹ thuật, chiến thuật mới, hỏa lực mạnh mẽ nên tính cơ động của các sư đoàn được tăng lên. Nhiều binh chủng được thành lập như đơn vị cơ giới, vùng núi, trượt tuyết, cao xạ pháo... Các đơn vị pháo binh lớn lên về chất lượng và số lượng. Các đơn vị chống tăng phát triển rất nhanh. Bộ đội lại được trang bị hỏa tiễn. Bộ đội xe tăng trở thành một sức mạnh làm cho kẻ thù khiếp sợ. Những đơn vị xe tăng được tổ chức ngay trong lục quân hoặc thành những đơn vị độc lập. Bộ đội không quân phát triển mạnh và toàn diện. Các binh chủng khác như: công binh, thông tin đều được phát triển rộng rãi.


Sự cải tiến không ngừng đó đã làm cho sức mạnh của quân đội ngày càng tăng tiến, làm cho Quân đội Liên Xô vượt hẳn quân đội các nước tư bản trên thế giới.


5. Phát triển nhịp nhàng và cân đối tất cả các binh chủng và quân chủng là một nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng Quân đội Liên Xô.

Đảng cộng sản Liên Xô biết rằng những phương pháp tiến hành chiến tranh, những hoạt động quân sự đều phụ thuộc vào nền kinh tế và chế độ chính trị. Khi hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh thay đổi thì kéo theo cả sự thay đổi về tổ chức và trang bị của quân đội và sự thay đổi trong tương quan giữa các binh chủng và quân chủng. Dựa trên yêu cầu phải đáp ứng đòi hỏi của chiến tranh hiện đại, đáp ứng tình hình phát triển nhanh chóng của các phương tiện đấu tranh vũ trang và đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng đã đề ra một cách toàn diện và sâu sắc nguyên tắc phát triển nhịp nhàng, cân đối, đồng thời quy định nhiệm vụ và sự phối hợp khéo léo giữa tất cả các binh chủng.


Trong thời gian tiến hành chiến tranh Đảng không ngừng chú ý cải tiến trang bị và phát triển tất cả các binh chủng và quân chủng làm cho Quân đội Liên Xô nâng cao được sức chiến đấu, bảo đảm đánh tan quân phát xít Đức. Thắng lợi đó đạt được là nhờ ở việc coi trọng và hiểu biết ý nghĩa, vai trò của các binh chủng.


Khoa học quân sự Xô-viết lại chỉ rằng cuộc chiến tranh sau này nếu xảy ra, sẽ mang tính chất vận động rất lớn và diễn ra khắp nơi trên bộ, trên không, ngoài biển. Nếu không có không quân chiến thuật, chiến lược, hải quân hiện đại và không có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các binh chủng thì không thể giành được thắng lợi.


Những đơn vị trang bị hỏa lực lớn, trong có nhiều xe tăng, pháo binh, có khả năng cơ động rất lớn, những đơn vị cơ giới xe tăng có đủ khả năng để hoạt động độc lập; nhiều loại phi cơ được phát triển; hải quân sẽ đóng một vai trò lớn lao trên chiến trường mặt biển, kết hợp với không quân và lục quân, hải quân sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc bờ biển.


Cho nên trong chiến tranh sau này chỉ có tăng cường hiệp đồng chặt chẽ giữa các binh chủng và quân chủng mới thu được thắng lợi.

Nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức sức sản xuất là nguồn gốc để phát triển xã hội, nắm vững nguyên lý của Ăng-ghen cho rằng: "Quân sự phụ thuộc vào kinh tế, kỹ thuật phụ thuộc vào sản xuất, kỹ thuật là cơ sở cho chiến thuật", Đảng và Nhà nước Xô-viết đặt kế hoạch trang bị Hồng quân một cách ăn khớp, nhịp nhàng với kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước. Sức chiến đấu của Hồng quân phản ảnh sức sản xuất của Nhà nước Xô-viết. Công cụ sản xuất mới đã làm thay đổi được tình hình sản xuất thì công cụ chiến tranh mới cũng có thể thay đổi được tình hình chiến đấu. Do đó Hồng quân được chú trọng trang bị các công cụ chiến tranh mới, vũ khí mái. Các nhà khoa học Xô-viết cũng luôn luôn nghiên cứu, chú ý tìm tòi phát minh để cải tiến trang bị cho Hồng quân.


Đảng và Nhà nước Xô-viết luôn luôn chú trọng nguyên tắc xây dựng kỹ thuật cho Hồng quân trên cơ sở xây dựng tư tưởng và chính trị để làm cho các chiến sĩ Hồng quân trở thành những người trung thành vô hạn với chính quyền Xô-viết, với vô sản chuyên chính và có một chí khí chiến đấu kiên cường, không khuất phục, đồng thời ngày càng có một trình độ kỹ thuật cao, một trình độ kỹ thuật vượt cả quân đội các nước tư bản tiên tiến nhất.


Chính phủ Xô-viết và nhân dân rất chú ý chăm sóc và yêu mến Hồng quân. Đời sống vật chất và văn hóa được chú ý đầy đủ và không ngừng được nâng cao; các trường lớp, câu lạc bộ, nhà an dưỡng được thành lập ở các nơi. Nhà hát trung ương của Hồng quân là một trong những nhà hát to nhất ở Liên Xô.


Trong khi nhân dân Liên Xô xây dựng thắng lợi xã hội chủ nghĩa thì bọn đế quốc chủ nghĩa luôn luôn nhòm ngó, tất nhiên chúng không yên lòng, vui vẻ mà trái lại nhìn bằng một cặp mắt đầy căm hờn. Nhất là bọn phát xít sau khi cấu kết với nhau thành đồng minh Đức - Ý - Nhật đã tự nguyện đi đầu chống Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế. Ở trời Tây bọn phát xít Hít-le quấy rối cuộc sống yên lành của nhân dân châu Âu. Bên phương Đông thì phát xít Nhật hoành hành ở Trung Quốc và biên thùy Si-bê-ri của Liên Xô. Bọn phát xít hiếu chiến chủ quan, mù quáng tưởng rằng với lực lượng quân sự to lớn của chúng sẽ nuốt tươi được đất nước Liên Xô. Năm 1938-1939, phát xít đem quân húc thử vào biên thùy Liên Xô vùng Hải-sâm-uy và Mông Cổ. Chúng đã nhận được một bài học sâu cay.


Thế là suốt trong thời kỳ nhân dân Liên Xô xây dựng hòa bình xã hội chủ nghĩa, Hồng quân anh dũng đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình là bảo vệ công cuộc hòa bình lao động của nhân dân, bảo vệ Tổ quốc Xô-viết xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ đất nước Hồng quân đã hoàn thành nhiệm vụ nặng nề là xây dựng thành một đội quân cách mạng chính quy, hiện đại, có một nền lý luận quân sự tiên tiến nhất và có những trang bị vũ khí, khí tài, kỹ thuật tối tân. Trước khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Hồng quân đã trở thành một quân đội hùng cường trên thế giới.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:23:36 pm
IV
HỒNG QUÂN LIÊN XÔ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC VĨ ĐẠI VÀ SỰ CHIẾN THẮNG CỦA NỀN KHOA HỌC QUÂN SỰ VÔ SẢN


Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Được ít lâu sau khi đánh bại nước Pháp và các nước tư bản khác ở châu Âu, phát xít Hít-le thu thập lực lượng và tài nguyên ở cả châu Âu chuyển sang tiến công thành trì cách mạng vô sản thế giới. Trung tâm chiến tranh thế giới chuyển sang đất nước Liên Xô. Có được ưu thế lúc đầu và lợi dụng được yếu tố bất ngờ, lại có được kinh nghiệm của hơn một năm chiến tranh, phát xít Hít-le tạm thời thu được thắng lợi lúc đầu. Chúng tập trung tuyệt đại bộ phận binh lực, binh khí vào chiến trường Liên Xô. Với từ 170 đến 240 sư đoàn gồm khoảng 3 triệu quân lính với các vũ khí, khí tài hiện đại, tối tân nhất, phát xít Hít-le tiến mau sát tới Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát. Kế hoạch phiêu lưu của chúng là trong 3 tháng sẽ làm cỏ xong nước Nga cộng sản và tên tướng giặc ngông cuồng điên dại Hít-le sẽ vào duyệt binh ở Mát-xcơ-va. Chúng đã chiến thắng dễ dàng các nước tư bản Tây Âu. Chúng chủ quan nặng, coi mình như là anh hùng của thế giới tư bản, tự tôn là bách chiến bách thắng.


Lúc đầu, vì lực lượng quân sự chưa chuẩn bị đầy đủ nên Hồng quân đã phải rút lui. Nhiệm vụ của Hồng quân trong thời kỳ này nhằm một mặt tiêu hao sinh lực, khí tài của địch, một mặt tổ chức động viên lực lượng ra tiền tuyến, đồng thời phải kiên quyết giữ vững những khu chiến lược then chốt.


Trong 4 tháng đầu chiến tranh, Hồng quân đã bị thương vong gần 2 triệu, đồng thời cũng tiêu hao quân địch hơn 4 triệu và giữ vững được Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát. Trong thời kỳ này, Hồng quân đã rút được thêm nhiều kinh nghiệm chiến đấu phong phú. Các cuộc chiến đấu phòng ngự giữ vững Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát đã làm ngạc nhiên các nước tư bản phương Tây. Sau này lý luận và nghệ thuật phòng ngự càng được hoàn thiện và đã tạo những điều kiện tốt để chuyển sang tiến công từ Sta-lin-grát trở đi.


Thật là một cuộc thử thách lớn lao giữa hai chế độ. Ba tháng trời qua, duyệt binh ở Hồng trường không phải là quân đội phát xít mà lại vẫn chính là Hồng quân. Trong khi đó thì quân đội phát xít trước mặt trận Mát-xcơ-va đang rút chạy một cách thảm hại về phía tây. Giặc Đức bắt đầu tỉnh giấc mê. Để bào chữa cho sự thất bại, chúng đổ lỗi tại trời: khí hậu mùa đông ở Nga quá rét lạnh. Trong khi đó giai cấp tư sản thế giới cũng tức tối, muốn làm giảm bớt giá trị thắng lợi của Liên Xô hòa chung một điệu với phát xít Hít-le. Nhưng luận điệu đó không giải thích được tại sao ở nước Đức sau này không bị ảnh hưởng gì về khí hậu mà phát xít Hít-le vẫn không giữ nổi Béc-lanh.


Bị thất bại thảm hại ở mặt trước Mát-xcơ-va, chúng bèn định ra một kế hoạch vu hồi thủ đô Xô-viết. Thu đông năm 1942 chúng tập trung lực lượng đánh xuống miền Nam định vượt qua sông Vôn-ga tiến sang phía đông rồi quanh lên bao vây Mát-xcơ-va. Nhưng Bộ Thống soái quân đội Xô-viết đã tỉnh táo khôn khéo hơn. Ba phương diện quân1 (Phương diện quân: là 1 đơn vị chiến lược cao nhất của Quân đội Xô-viết, gồm mấy chục vạn người, thường phụ trách từng mặt trận) tinh nhuệ và một Đội dự bị mạnh đã chăng một cái lưới chụp tươi 33 vạn quân tự phụ là "bách chiến bách thắng" của phát xít Đức ở Sta-lin-grát. Thật là một trong những chiến dịch bao vây danh tiếng nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Mộng tưởng của Hít-le bị tan vỡ.


Để hòng cứu vãn tình hình, mùa hè năm 1943 chúng tập trung lực lượng còn lại đánh vào Cuốc. Qua một số ngày tiến công, chúng lại bị kẹp vào một gọng kìm kinh khủng. Trận thất bại này dồn thêm chúng đến chỗ tuyệt vọng.


Đồng chí Sta-lin nói: "Nêu chiến dịch Sta-lin-grát báo hiệu sự suy tàn của quân đội phát xít Đức thì chiến dịch Cuốc đặt chúng trước một thảm họa". Nhiều binh đoàn tinh nhuệ của chúng bị tiêu diệt ở đó, vốn liếng của chúng càng rỗng, không còn cách nào xoay xở. Từ sau mùa hè năm 1943, thế chủ động chiến lược hoàn toàn chuyển sang tay Quân đội Xô-viết. Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, bắt đầu từ mùa xuân năm 1944, Hồng quân chuyển sang tổng phản công. Khởi đầu từ mặt trận Lê-nin-grát rồi tiếp đến các trận ở vùng U-cơ-ren - Cơ-ri-mê rồi đến các vùng Bi-ê-lô-ruýt-si và sau đó từ Bắc tới Nam, trên toàn tuyến các đòn tiến công liên tiếp, không ngừng diễn ra làm cho quân đội Đức túi bụi không biết đâu đối phó. Lúc đó quân Đức chỉ còn có một chiến thuật là "rút chạy". Chắc trước đây không bao giờ chúng ngờ trên con đường của chúng đi, vết giày chiến thắng chưa mờ thì vết giày thất bại đã in lên.


Sức tiến công của Quân đội Liên Xô như vũ bão. Có tháng đánh đuổi quân Đức giải phóng một bề sâu hàng trăm cây số. Đến cuối năm 1944, đất nước Liên Xô hoàn toàn được giải phóng và cuộc tiến công phát triển sang tới lãnh thổ các nước chư hầu của Đức.


Ngày nay chính Quân đội Xô-viết lại dùng những đòn chớp nhoáng, khốc liệt, đánh cho quân Đức không kịp thở. Những trận đánh đó đã biểu hiện nghệ thuật chiến dịch tiến công tuyệt vời của Quân đội Xô-viết. Các trận đánh nối tiếp nhau không ngừng thành những chiến dịch liên hoàn làm cho Quân đội Xô-viết giữ chắc thế chủ động từ đầu tới cuối. Nếu tổ chức của Nhà nước Xô-viết không tinh vi chặt chẽ, nếu nghệ thuật chỉ huy của tướng lĩnh Xô-viết không tài giỏi, nếu hậu phương nước Xô-viết không vững mạnh thì không tài nào động viên, điều động được hàng mấy triệu quân, hàng mấy trăm sư đoàn tiến công dồn dập, khi ở mũi này, khi ở mũi khác, làm cho quân Đức hoang mang không biết đâu là hướng chính, hướng phụ, đâu đánh, đâu không.


Có những trận Quân đội Xô-viết đã dùng tới hàng triệu quân, như trận tiến công thứ 2 từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1944 ở vùng nam U-cơ-ren, trận này Quân đội Xô-viết đã dùng ba phương diện quân và tiêu diệt tập đoàn quân miền Nam của Đức.


Trận tiến công thứ 5 cũng là một trận rất lớn, diễn ra vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 1944 ở vùng Bạch Nga. Trong trận này Quân đội Xô-viết đã tập trung phương diện quân tiêu diệt Tập đoàn quân trung ương của Đức mạnh hàng triệu quân. Trận này giải phóng toàn bộ đất đai Bạch Nga, một phần đất Ba Lan và một phần các nước Ban-tíc. Chiều sâu trận này thật là lớn. Trong có 2 tháng Quân đội Xô-viết tiến sâu mấy trăm cây số.


Trận tiến công thứ 7 cũng là một đòn ác liệt. Trận này diễn ra vào tháng 8 năm 1944 ở Mon-đa-vi, giáp với biên giới Ru-ma-ni. Ở đây Quân đội Xô-viết đã sử dụng phương diện quân tiêu diệt 22 sư đoàn Đức và nhanh chóng tiến vào đất Ru-ma-ni giải phóng thủ đô Buy-ca-rét. Trận này tuy nhỏ nhưng sức tiến thật là nhanh, thật là mạnh, và thời cơ tranh thủ thật hết sức đẹp đẽ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:24:32 pm
Đến khi Quân đội Xô-viết đã chuyển sang tổng phản công và mặc dù một mình, rõ ràng sắp chiến thắng phát xít Đức đến nơi, thì Mặt trận thứ 2 ở Tây Âu mà bọn tư sản phương Tây nói giáo mãi từ bao nhiêu lâu nay mới ra đời (tháng 6-1944). Tuy thế mà lực lượng chủ yếu của quân đội phát xít Đức vẫn tập trung ở chiến trường phía đông đối phó với Liên Xô. Do đó quân đội Đồng minh chỉ phải đánh với lực lượng nhỏ yếu của quân đội Đức, mặc dù vậy sức tiến quân vẫn chậm như rùa. Có ngày chỉ tiến được 2 cây số, có tuần lễ chỉ tiến được 6 đến 7 cây số, gặp một cuộc phản kích của quân Đức nào là lại mất hết. Chính Ai-xen-hao phải biện bạch rằng quân Anh - Mỹ sở dĩ tiến chậm là vì bị quân Đức đối phó mạnh và vi phải khắc phục địa hình và thời tiết.


Đầu năm 1945, với nhiệm vụ thiêng liêng là trừ diệt cho nhân dân thế giới cái họa phát xít, giúp các dân tộc giải phóng khỏi ách áp bức đế quốc, trên lãnh thổ các nước Đông Âu một chiến tuyến dài 1.200 cây số chạy từ bờ bể Ban-tíc đến dãy núi Các-pa-tơ, 7 phương diện quân của Hồng quân Liên Xô nhằm phía tây xuất phát.


Thật là một cuộc tiến quân vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay. Trải qua mấy tháng chiến đấu kịch liệt Hồng quân đã đánh vào đất Đức, chiếm cứ Béc-lanh. Nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản và công nhân cũng nổi dậy phối hợp hành động với Quân đội Xô-viết tiêu diệt phát xít Đức, giải phóng đất nước mình.


Ngày 2 tháng 5 năm 1945, quân Đức ở Béc-lanh xin đầu hàng và đến ngày 8 tháng 5 năm 1945 Bộ Thống soái Đức xin đầu hàng.

Lực lượng gây chiến trụ cột trên thế giới bị đánh đổ. Luận điệu khoác lác của bọn chủ nghĩa dân tộc sô-vanh Đức cho rằng quân đội Đức "bách chiến bách thắng" ở đất nước người và "nước Đức của bọn chúng bất khả xâm phạm" đã bị xoá bỏ.


Dập tắt xong cái lò lửa chiến tranh lớn nhất thế giới, Hồng quân Liên Xô chuyển sang Viễn Đông góp phần quyết định tiêu diệt nốt quân đội phát xít Nhật. Thế là chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Chiến thắng một quân đội mạnh nhất, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhất trong phe tư bản chủ nghĩa, Quân đội Liên Xô đã tỏ ra hơn hẳn bất cứ quân đội nào của giai cấp tư sản. Được xây dựng trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất luôn luôn phát triển mạnh mẽ, và được tu dưỡng bằng lý luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Quân đội Xô-viết qua những cơn thử thách gay go càng lớn mạnh thêm. Không còn nghi ngờ gì nữa, Quân đội Xô-viết đã trở thành một đội quân tiên tiến nhất thế giới.


Trở thành một quân đội tiên tiến là do Quân đội Xô-viết có được một nền khoa học quân sự hết sức nghiêm cách, chính xác, toàn diện. Nó nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vai trò và tác dụng của con người và vũ khí, của hậu phương và tiền tuyến, của các binh chủng, quân chủng, không quá đề cao một thứ nào và cũng không coi thường một thứ nào, khác hẳn nền khoa học quân sự của giai cấp tư sản chủ quan, phiến diện, một chiều.


Xuất phát từ quan điểm quần chúng, tập thể và quan điểm chỉnh thể, khoa học quân sự Xô-viết nhận định rằng chiến tranh là một cuộc đấu tranh toàn diện không riêng gì về quân sự mà cả về kinh tế, chính trị. không riêng gì của quân đội mà của cả nhân dân toàn quốc. Quân sự là một biểu hiện lực lượng kinh tế và chính trị của đất nước. Quân sự không thể độc lập tồn tại, nó phải dựa vào chính trị và kinh tế mà phát triển.


Do thấm nhuần quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền khoa học quân sự Xô-viết mới có nhận thức đúng đắn như trên. Vì thế cho nên lý luận quân sự Xô-viết mới đề ra 5 nhân tố thường xuyên có tác dụng quyết định thắng lợi của chiến tranh, vấn đề lực lượng tiềm tàng của đất nước đã được coi là một thành phần chủ yếu của khoa học quân sự Xô-viết và yếu tố tinh thần được coi là điều cơ bản quyết định của thắng lợi. Lực lượng tiềm tàng của đất nước không phải chỉ gồm riêng của cải vật chất mà gồm cả sức người, sức của. Nhưng tư tưởng cách mạng không coi các thứ đó như những vật chết. Người cách mạng rất coi trọng yếu tố động viên. Sức người, sức của đó phải biết động viên, phải biết tổ chức lại thì mới phất huy được tác dụng, và khi được động viên đầy đủ, có tổ chức chặt chẽ thì tác dụng sẽ phát huy được lớn nhất.


Sự diễn biến của các cuộc chiến tranh từ trước đến nay trong lịch sử đã chứng minh lý luận này. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 đế quốc Đức rất hùng mạnh và hung hăng nhưng cuối cùng bị thất bại vì không dai sức bằng các nước tư bản đồng minh Anh, Pháp, Mỹ.


Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, phát xít Đức lúc đầu hoành hành rất ghê gớm nhưng sau bị quân dân Liên Xô đánh thua vì lực lượng chiến tranh của Liên Xô ngày càng hùng hậu mà của Đức thì kiệt quệ dần. Phát xít Nhật lúc đầu cũng tung hoành ở Thái Bình Dương và Đông Nam A, nhưng rồi dần dần cũng sút kém và dần dần thua đế quốc Mỹ ở Thái Bình Dương, vì lực lượng của Mỹ còn dồi dào mà của Nhật thì đã không kịp và không đủ đối phó với mặt trận quá xa, rộng, trong khi đó lại bị nhân dân các nước nổi dậy chống lại ngay từ trong lòng chúng.


Các cuộc chiến tranh xảy ra xa hơn nữa trong lịch sử cũng chứng minh luận điểm này. Như cuộc chiến tranh chống quân Nguyên ở đời nhà Trần nước ta (khoảng những năm 1250 cho đến 1280). Sở dĩ quân đội của Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên 3 lần, mỗi lần hàng chục vạn quân, là do nhân dân cả nước đều đứng dậy kháng chiến. Các chúa phong kiến tập hợp vào quân chủ lực nhà Trần bỏ lại ruộng đất ở địa phương gây sự tan rã của chế độ đại điền trang. Nhân dân cả nước - tuyệt đại đa số là nông dân - có ruộng đất trong tay, phải sống chết giữ lấy ruộng đất đó mà sống nên sức kháng chiến mạnh vô cùng. Còn quân nhà Nguyên đi xâm lược không thể kéo cả nước sang, hơn nữa nhân dân Trung Quốc bị cưỡng ép, không tự nguyện hăng hái được, do đó sức lực ngày một kiệt quệ, tinh thần ngày một sút kém nhất định không tránh khỏi thất bại nhục nhã.


Cuộc kháng chiến trường kỳ vừa qua của nhân dân Việt Nam ta càng chứng minh luận điểm trên. Chủ nghĩa đế quốc Pháp đi xâm lược tất nhiên không thể kéo quân và của cải cả nước của chúng sang nước ta được, sau khi bị thất bại trong chiến lược "đánh mau, thắng mau" chúng phải chuyển sang chiến lược lợi dụng lực lượng tại chỗ, "dùng người Việt đánh người Việt". Nhưng về việc giành lấy nhân dân thì Đảng và Chính phủ ta đã chiếm ưu thế rõ rệt, nên cuộc kháng chiến của nhân dân ta kéo dài được và đi tới thắng lợi ngày nay.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:25:36 pm
Lý luận của khoa học quân sự Xô-viết về lực lượng tiềm tàng của đất nước cũng tức là yếu tố hậu phương trong chiến tranh đã được thực hiện, chứng minh và ngày càng trở nên phong phú thêm.

Về điểm này khoa học quân sự tư sản nhận thức không đầy đủ, lại vì bị mục đích và động cơ chiến tranh phi nghĩa hạn chế sự nhìn nhận của chúng, chúng thường nhấn mạnh yếu tố bất ngờ, quá chú trọng lực lượng quân sự một cách đơn thuần. Phát xít Đức tưởng vài tháng chiếm được Liên Xô, phát xít Nhật cũng tưởng vài tháng là chinh phục được Trung Quốc, đế quốc Pháp tưởng mấy tuần là giải quyết được Việt Nam, đế quốc Mỹ tưởng đánh Bắc Triều Tiên như "một cuộc du lịch bằng xe gíp". Khoa học quân sự Xô-viết không phủ nhận yếu tố bất ngờ, nhưng yếu tố bất ngờ không đơn độc phát sinh tác dụng, nó không tách rời các điều kiện và hoàn cảnh khác.


Nhân tố thắng lợi của bọn đế quốc là cái gì? Chúng thường nhìn một vật tách rời các điều kiện và hoàn cảnh chung quanh. Cho nên bí quyết hoặc bảo bối thắng lợi của chúng là xe tăng, tàu bay, chiến hạm và gần đây là vũ khí nguyên tử, khinh khí hoặc tên lửa. Cách nhận thức của chúng là như thế, là phương pháp tư tưởng chủ quan, phiến diện, một chiều.


Tất nhiên khoa học quân sự Xô-viết không phải không chú ý tới các thứ binh chủng, quân chủng, tới các thứ vũ khí. Nhưng khoa học quân sự Xô-viết vẫn nhận định từ trước đến sau vai trò chủ chốt của con người. Con người vẫn là trung tâm của mọi vật. Chính con người đã làm ra tất cả của cải vật chất. Con người đã làm ra các thứ vũ khí, khí tài và sử dụng nó. Con người giác ngộ, có tinh thần tích cực, kiên quyết, có thể làm được mọi việc khó khăn gian khổ nhất. Cho nên đối với những người cộng sản tinh thần của con người có thể làm nên sức mạnh vật chất vô biên.


Cũng vẫn xuất phát từ quan điểm duy vật, khoa học quân sự Xô-viết nhận thức rằng hình thái chiến tranh ngày càng diễn biến theo sự phát triển của sức sản xuất. Công cụ sản xuất thế nào thì công cụ chiến tranh, tức vũ khí cũng theo như thế. Sức sản xuất phát triển thì công cụ chiến tranh cũng phát triển, ở thời đại cổ sơ thì người ta có cung tên; ở thời đại đồ đá thì người ta có búa đá, chuông đá; ở thời đại đồ sắt thì người ta có dao, kiếm. Đến thời kỳ thuốc súng thì người ta có súng hỏa mai. Đến thời đại máy móc, điện khí thì người ta có súng máy, đại bác, tàu bay, xe tăng. Và đến bây giờ, thời đại nguyên tử thì người ta có vũ khí khinh khí, tên lửa.


Ngoài ra, phương thức, phương pháp sản xuất thay đổi cũng làm cho phương thức, phương pháp chiến tranh thay đổi. Ở thời đại phong kiến, quân đội tiến thành hàng dày đặc, luôn luôn đánh sát lá cà. Ở thời đại tư bản chủ nghĩa mới ra đời đội hình đã sơ tán. Đến trận thế giới chiến tranh thứ 1 đôi bên dùng trận địa chiến đánh nhau đã hơi cách xa nhau, mặt trận đã có chiều sâu. Đến chiến tranh thế giới thứ 2 chiến tranh vận động chiến đã phát triển, mặt trận đôi bên đã khá xa, chiều sâu đã khá lớn. Tương lai tính chất vận động của chiến tranh càng lớn hơn, chiến trường càng sâu rộng hơn, không những hàng trăm, hàng ngàn cây số mà bao gồm cả trái đất nữa.


Ở điểm này Ăng-ghen đã chỉ rõ ràng: "Ở đầu thế kỷ thứ 14 thuốc súng đã chuyển từ người Á-rập sang người Âu châu ở phương Tây và đã đảo lộn, như mọi người học sinh đều biết, tất cả những phương thức của chiến tranh"1 (Quyển "Vai trò bạo lực trong lịch sử", bản tiếng Pháp, Nxb xã hội Pháp, năm 1947).


Khoa học quân sự Xô-viết nhận thức được đó là một quy luật phát triển khách quan của chiến tranh. Nắm được quy luật đó và tích cực vận dụng nó hợp tình hình phát triển. Quân đội Xô-viết đã ngày càng xây dựng, hoàn thiện các binh chủng, quân chủng của mình. Binh chủng, quân chủng của Quân đội Xô-viết không những không thua kém quân đội giai cấp tư sản, mà còn có nhiều điểm trội hơn. Về bộ binh Quân đội Xô-viết hơn hẳn quân đội của giai cấp tư sản, không nói làm gì. Về mặt binh chủng kỹ thuật, ngay từ lúc đầu cuộc chiến tranh thứ 2 Quân đội Liên Xô cũng đã hơn quân đội phát xít Đức về pháo binh rất rõ ràng, chính quân thù cũng phải công nhận, về xe tăng và tàu bay cũng có điểm hơn về chất lượng, nhưng kém về số lượng. Cũng như hiện nay về hỏa tiễn, khinh khí Quân đội Xô-viết đã vượt rõ rệt quân đội của các nước đế quốc phát triển nhất.


Quân đội Xô-viết là người đầu tiên sáng lập và xây dựng một quân chủng mới, đó là quân đổ bộ đường không.

Dựa trên cơ sở cũ và với sự phát triển mới, khoa học quân sự Xô-viết xác định thêm một vài quân chủng. Trước kia có 3 quân chủng là lục quân, hải quân, không quân. Bây giờ có thêm 2 quân chủng nữa là đổ bộ đường không và quân phòng không.


Khái niệm của người ta luôn luôn phát triển theo sự phát triển của vật chất. Khoa học quân sự Xô-viết đã nhận thấy điều đó. Không những thế, khoa học quân sự Xô-viết đã nhận thức được những khái niệm cơ bản về khoa học, đưa ra thành phạm trù của môn khoa học đó để nâng cao nhận thức lên. Do đó mà từ các phát triển mới của quân đội, của vũ khí, Quân đội Xô-viết đã sáng lập ra quân chủng mới và những phạm trù mới của nghệ thuật quân sự, làm giàu thêm cho nền khoa học quân sự thế giới.


Chỗ chính xác, tính chất khoa học của khoa học quân sự Xô-viết là đánh giá đúng được vai trò, tác dụng của các binh chủng quân chủng. Nó hiểu rằng mỗi binh chủng, quân chủng đều có tác dụng riêng của mình, mà không thể thứ nào thay thế được thứ nào. Thắng lợi của chiến tranh là do sự cố gắng chung của các binh chủng và quân chủng mà giành được. Khi phát triển tới hỏa tiễn, khinh khí, các tưởng soái của Quân đội Xô-viết vẫn công nhận rằng vai trò của lục quân không giảm sút.


Chỗ này cũng chứng tở hai quan điểm, hai lập trường của hai giai cấp khác nhau. Vì sợ quần chúng, sợ con người, vì chủ nghĩa cá nhân duy tâm, giai cấp tư sản chỉ tin vào một vài cá nhân thần thánh, một vài thứ vũ khí, một vài bảo bối. Trái lại giai cấp vô sản lấy con người, lấy quần chúng làm cơ sở, nên mọi việc đều do con người, do quần chúng quyết định. Cá nhân, một vài thứ vũ khí có phát sinh tác dụng, nhưng phải dựa trên và không thoát ly được cơ sở con người, cơ sở quần chúng. Các cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới vừa qua đã vạch rõ được quan điểm nào là chính xác.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:27:33 pm
Trong trận chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân đội phát xít Đức quá nhấn mạnh vai trò của xe tăng, chúng cho xe tăng quyết định tất cả. Do đó chúng đã sử dụng xe tăng một cách ngông cuồng. Xe tăng thoát ly các binh chủng khác dễ dàng bị tiêu diệt, nhất là khi chiến đấu ở địa hình phức tạp. Chúng đã tổ chức xe tăng thành các binh đoàn đột phá ở thê đội một. Chiến thuật này đưa tới nước bí là quân Đức không giải quyết được vấn đề tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm chiến dịch, vì các binh đoàn xe tăng đã sớm bị tiêu hao. Trên chiến trường Tây Âu xe tăng của phát xít Đức làm chúa được là vì một thằng tư sản khỏe ăn hiếp một thằng tư sản hèn yếu hơn. Trên chiến trường phía đông, sự tình lại diễn ra khác hẳn. Trước mặt quân phát xít Đức, Liên Xô không phải là thằng tư sản yếu mà là anh vô sản càng đánh càng khỏe, nhưng chúng đã chủ quan nên không trông thấy điều đó.


Quan điểm quân chủng của quân đội đế quốc Mỹ lại khác. Là một tên tư sản béo phị, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu như Đức, nên quân đội đế quốc Mỹ chủ trương lấy không quân làm chủ yếu. Mưu gian của chúng còn lộ rõ ở chỗ bắt người nước khác làm lục quân để đánh thay cho chúng. Trong trận đổ bộ vào Bắc nước Pháp ở Noóc-măng-đi và cuộc phản công vào Tây Âu, đội dự bị chiến lược của quân đội Đồng minh phần lớn là các binh đoàn hàng không và nhảy dù. Do đó trong chiến dịch phản công quân Đức ở Tây Âu, quân đội Đồng minh ít tạo được những thắng lợi quyết định trong một thời gian ngắn, vì lý do ít có lực lượng cơ động lớn có sức đột kích mạnh và dẻo dai tung vào các tình huống có tính chất quyết định. Chiến tranh Triều Tiên xảy ra và kéo dài, một số người Mỹ đã thất vọng với cái thuyết "Không quân". Trong quốc hội Mỹ, cũng có người không sùng bái thuyết đó nữa. Họ cuống trí kêu gọi "nước Mỹ phải tổ chức 12 triệu lục quân".


Ở chiến trường Việt Nam, nếu chỉ một xe tăng hoặc một tàu bay mà giải quyết được chiến tranh thì đế quốc Pháp đã sung sướng lắm rồi, không còn phải lận đận trong 8, 9 năm trường và cuối cùng phải chịu đình chiến, rút khỏi miền Bắc và nhận thời hạn triệt thoái toàn thể quân đội trên đất nước ta.


Do nhận thức đúng mức được vai trò và tác dụng của các binh chủng, quân chủng nên khoa học quân sự Xô-viết lại đề ra được nguyên tắc hợp đồng các binh chủng, quân chủng. Ngày nay, người ta đã công nhận nguyên tắc này là một nguyên tắc cơ bản trong chiến tranh hiện đại. Chiến tranh ngày nay không thể tiến hành với một binh chủng. Rất chú ý phát huy tác dụng tập thể của các binh chủng. Quân đội Xô-viết đã vận dụng hiệp đồng các binh chủng một cách khéo léo, hoàn thiện mà không một quân đội nào của giai cấp tư sản có thể bì kịp.


Trong các chiến dịch tấn công, Quân đội Xô-viết đã tổ chức hiệp đồng giữa các binh chủng một cách rất hợp lý và chặt chẽ. Bộ binh và pháo binh hợp tác rất mật thiết. Pháo binh luôn luôn dọn đường cho bộ binh tiến lên. Hàng không binh thì giúp đỡ thêm cho pháo binh làm nhiệm vụ xa hơn để hiệp đồng với bộ binh. Còn xe tăng là người bạn rất thân cận của bộ binh. Không phải chỉ có xe tăng mới đối phó được với xe tăng địch, Quân đội Xô-viết còn phát huy tác dụng của mọi binh chủng như bộ binh, công binh, hàng không binh, pháo binh, nhất là pháo binh. Nhưng tất cả các binh chủng đó đều kết hợp hữu cơ với nhau thành hệ thống chống xe tăng rất nghiêm mật. Trong chiến dịch Cuốc mùa hè năm 1943, quân Đức tập trung chủ lực lớn nhất để định cứu vãn tình thế, gỡ lại canh bạc cuối cùng. Trên chiến trường Liên Xô, chúng có 21 sư đoàn xe tăng thì chúng tập trung vào Cuốc 17 sư đoàn. Không phải chỉ xe tăng mới có thành tích trong trận đấu tranh xe tăng này mà pháo binh Liên Xô cũng góp nhiều công sức, đặc biệt là cụm pháo binh chống tăng và các đội pháo binh chống tăng.


Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, không phải không có tàu bay và xe tăng chúng ta không chiến đấu được. Chúng ta phát huy tác dụng của các binh chủng khác để chiến đấu với xe tăng và tàu bay. Chúng ta đã biết vận dụng các điều kiện của quân đội ta và hoàn cảnh chiến trường nước ta mà chiến đấu với xe tăng. Chúng ta đã phát huy nhiều tác dụng của bộ binh, công binh. Lợi dụng và phát huy tất cả tác dụng của địa hình và hoàn cảnh địa lý, của vũ khí và khí tài. Do đó chúng ta đã hạn chế được tác dụng của xe tăng địch và nhiều trận đã thắng được xe tăng của địch.


Vì nhận rõ được tác dụng của các binh chủng như thế, nên khoa học quân sự Xô-viết đã định ra được nhiệm vụ, vai trò của các binh chủng một cách chính xác và tổ chức các binh chủng hiệp đồng chiến đấu được thích đáng.


Trong các chiến dịch tấn công đột phá phòng ngự địch có chiều sâu rộng lớn, Quân đội Xô-viết đã đề ra được đầy đủ toàn bộ nhiệm vụ của chiến dịch, dự tính được suốt cả quá trình chiến đấu từ đầu đến cuối, lực lượng bố trí và nhiệm vụ các đơn vị có liên quan với nhau không những trong khi đột phá mà còn cả trong khi phát triển. Nhờ đó đã bố trí lực lượng phân công nhiệm vụ cho các binh chủng, các binh đoàn theo được nguyên tắc trên một cách chính xác. Đầu tiên các binh đoàn liên hợp có pháo binh, hàng không binh và bộ đội xe tăng, đột phá phòng ngự địch, mở cửa đột phá. Khi cửa đột phá đã mở rồi thì các binh đoàn cơ giới tiến vào, chiến đấu khuếch trương chiến quả mà các binh đoàn liên hợp đã đạt được.


Từng cấp đơn vị chiến thuật hoặc chiến dịch đều có binh đoàn cơ giới của mình tung vào chiến đấu để khuếch trương chiến quả, nhanh chóng phát triển tung thâm để bao vây vu hồi tiêu diệt các tập đoàn chủ yếu của địch, tạo thắng lợi chiến thuật nhanh chóng thành thắng lợi chiến dịch. Trận đánh Ki-rô-vô-grát của Phương diện quân U-cơ-ren thứ nhất, thứ hai và chiến dịch Đông Phổ của Phương diện quân Bi-ê-lô-ruýt-si thứ nhất, thứ hai đã chứng tỏ điểm này được rõ rệt.


Việc vận dụng khôn khéo các lực lượng như thế làm cho lực lượng phát triển tung thâm là lực lượng cơ giới không sớm bị tiêu hao, lúc phát triển trong tung thâm chiến dịch vẫn giữ được sức lực. Mặt khác dùng lực lượng cơ giới đó để phát triển trong tung thâm là rất thích hợp, vì nó cơ động nhanh chóng. Vì thế trong biên chế quân đội, ở đơn vị quân đoàn đều có tổ chức sư đoàn thê đội hai là sư đoàn cơ giới, ở tập đoàn quân, phương diện quân thì có các binh đoàn cơ giới (binh đoàn lưu động). Trong phạm vi chiến dịch thì có các đội dự bị chiến dịch, chiến lược.


Đối với các binh chủng, khoa học quân sự Xô-viết đã có một nhận thức toàn diện, nên đã đưa tới những thắng lợi rực rỡ.

Về mặt nghệ thuật quân sự, khoa học quân sự Xô-viết đã có được một quan niệm đầy đủ về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Đó cũng là điều khác với nghệ thuật quân sự của giai cấp tư sản, nó chỉ đơn thuần đặt vấn đề chiến lược và chiến thuật. Do có một quan niệm đúng đắn như thế nên khoa học quân sự Xô-viết mới đặt được quan hệ rõ ràng giữa chiến thuật với chiến dịch và giữa chiến dịch với chiến lược. Có một quan hệ rõ ràng như thế mới có thể đặt kế hoạch tác chiến, phân phối, bố trí lực lượng được thích đáng.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:28:42 pm
Nghệ thuật quân sự Xô-viết còn xác định được các nguyên tắc chiến đấu có tính chất quy luật và ngày càng xây dựng hoàn thiện các quy luật đó. Nguyên tắc rất quan trọng là nguyên tắc đột phá phòng ngự địch. Nguyên tắc này đẻ ra quy luật bên tấn công phải có ưu thế gấp mấy lần bên phòng ngự và phải giữ vững ưu thế đó suốt từ đầu đến cuối, tập trung vào hướng có tính chất quyết định, hướng chủ yếu nhằm diệt tan tập đoàn chủ yếu của địch. Quy luật này thể hiện 1 nguyên tắc rất quan trọng là vấn đề giành chủ động trong chiến tranh. Có ưu thế thì mới có thể giành được chủ động mà có chủ động thì mới có thể thắng lợi. Quy luật này còn sinh ra vấn đề khác là phải chú ý luôn luôn tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm. Có tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm thì mới giành được ưu thế trong suốt quá trình phát triển của chiến đấu. Thế mà muốn luôn tăng cường lực lượng đột kích thì phải bố trí đội hình có chiều sâu, tức là có thê đội hai hoặc đội dự bị trong đội hình chiến đấu. Muốn thực hiện được quy luật trên lại còn phải nghĩ tới một vấn đề khác nữa là tốc độ tiến công. Tốc độ tiến công nhanh chậm có ảnh hưởng đến việc giành ưu thế.


Vận dụng quy luật này, Quân đội Xô-viết đã tập trung ưu thế gấp mấy lần quân địch phòng ngự. Có khi về pháo binh xe tăng gấp 10 lần. Trong chiến dịch Khát-tô-luân1 (Dịch theo âm Trung Quốc, vì chưa tìm được chữ Liên Xô) năm 1943, ở hướng chủ yếu Quân đội Liên Xô tập trung hơn địch: bộ binh gấp 5 lần, pháo binh gấp 8,5 lần, xe tăng gấp 2,6 lần; có lúc xe tăng gấp 13 lần (chiến dịch Ki-rô-vô-grát năm 1944).


Tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm cũng là điều được nhấn mạnh. Điều này đã được tỏ rõ trong nghệ thuật tổ chức và vận dụng thê đội hai và đội dự bị. Tăng cường lực lượng đột kích chưa phải đã hoàn toàn giành được ưu thế, điểm này còn có phần nào phụ thuộc vào tốc độ. Nếu sức đột kích không nhanh, địch kịp cơ động điều lực lượng ứng phó trong tung thâm thì cũng khó giành được ưu thế. Vì thế Quân đội Xô-viết rất chú ý đến việc nâng cao tốc độ tiến công. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tốc độ tiến công một ngày là từ 20 đến 25 cây số (trận Ki-rô-vô-grát 2 ngày 50 cây số) và hiện nay là từ 30 đến 40 cây số. Thật là một tốc độ mà quân đội của bất cứ một nước tư bản nào cũng không thể có được.


Trở lại lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc ta, tốc độ tiến công cũng đã nêu được tác dụng quan trọng của nó. Trong cuộc chiến tranh tốc quyết chống quân xâm lược nhà Thanh và tên phản bội Lê Chiêu Thống năm 1789 vua Quang Trung đã mở một cuộc tiến công chớp nhoáng chiếm lại thủ đô Thăng Long và giải phóng đất nước.


Ngày mồng 4 tháng Giêng đánh Ngọc Hồi (vùng Văn Điển) đến sáng ngày 5 đã chiếm được một phần thành Thăng Long.

Tốc độ tiến công cao khoảng 10 cây số 1 ngày đêm với cuộc hành binh thần tốc khoảng 50 - 60 cây số một ngày đêm đã là yếu tố rất bất ngờ làm cho Tôn Sĩ Nghị không kịp trở tay đối phó. Quân tướng nhà Thanh không thể tưởng tượng được rằng cuối tháng Chạp còn yên lặng như tờ mà đến những ngày đầu của tháng Giêng, đoàn quân xuất quỷ nhập thần ở Phú Xuân (Huẽ) đã hiện ra ở ngoại ô thành Thăng Long.


Cuộc tiến quân của chúng vào thành Thăng Long để phè phỡn đón xuân đã nhanh nhưng cuộc tháo chạy thảm hại của chúng lại vô cùng chóng. Tốc độ tiến công cao của quân Tây Sơn đã là một sở trường đặc sắc của vua Quang Trung và đã tạo nên thắng lợi quyết định nhanh chóng.


Quân đội Xô-viết coi hướng chủ yếu là rất quan trọng, nên rất cẩn thận trong việc chọn hướng chủ yếu. Đồng chí Sta-lin nói: "Hướng chủ yếu dự kiến 9 phần 10 của thắng lợi". Vì thế trong các chiến dịch tiến công, Quân đội Xô-viết đã tập trung lực lượng cơ bản vào hướng đột kích chủ yếu để đột phá giành lấy thắng lợi quyết định.


Trong khi phát biểu ý kiến về chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa ở Pê-trô-grát, Lênin đã dẫn chứng một câu của Mác. Câu này làm kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống tư tưởng quân sự Xô-viết, là cơ sở lý luận của nghệ thuật quân sự Xô-viết. Câu đó nhu sau: "Phải tập trung ở một địa điểm quyết định, trong một thời cơ quyết định, lực lượng thật nhiều hơn địch, nếu không thì địch được chuẩn bị và có tổ chức hơn sẽ tiêu diệt những người khởi nghĩa"... và ở một đoạn khác: "Cần phải thắng một trận đầu tiên và không ngừng tiến công quân địch, lợi dụng sự hoang mang của chúng để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác...".


Về một số vấn đề này, nghệ thuật quân sự Xô-viết cũng tỏ ra hơn hẳn nghệ thuật quân sự tư sản. Vì không nhận thức được đầy đủ các quy luật chiến đấu, nên quân đội của giai cấp tư sản ít đạt được những cuộc đột phá hoàn thiện. Đột phá chiến dịch của chúng thường bị đình trệ, vì khi bên phòng ngự cơ động lực lượng thì lực lượng đột kích của chúng không luôn luôn được tăng cường mạnh mẽ và thiếu một tốc độ cao.


Chúng ta thường thấy ở cấp tập đoàn quân, phương diện quân của quân đội Mỹ ít cớ những đội dự bị lớn mạnh.

Những nguyên tắc lý luận đó, những quy luật chiến đấu đó được thể hiện trong các chiến dịch tiến công, trong các trận hội chiến1 (Chiến dịch lớn, lực lượng chủ yếu 2 bên giáp chiến với nhau, chiến dịch có tính chất chiến lược). Ở chỗ này, nghệ thuật chiến dịch của Quân đội Xô-viết lại tỏ rõ tính chất ưu việt của nó. Thật là tinh xảo, từ tổ chức cho đến thực hành chiến dịch, về việc hiểu địch thì ta phải nắm được đầy đủ: lực lượng, địa điểm, thời cơ và các điều kiện chủ chốt, sống còn của chúng. Trong trận Sta-lin-grát, Bộ Thống soái Liên Xô nắm đúng được tổ chức và bố trí lực lượng tiến công của quân Đức, hướng tiến công chủ yếu của chúng, hiểu rõ được chỗ mạnh chỗ yếu của chúng, đoán được hướng, lực lượng và thời cơ chúng sẽ tiếp viện. Vì thế mọi hành động của quân Đức đều lọt vào kế hoạch của Quân đội Liên Xô.


Trong đột phá chiến dịch, vấn đề đầu tiên là việc sử dụng lực lượng, tức là tổ chức bố trí lực lượng tiến công như thế nào? Vấn đề này cũng xuất phát từ một quan điểm, từ một tư tưởng về chiến dịch như thế nào. Đột phá chiến dịch là một cuộc tiến công liên tiếp không dừng lại. Đột phá và phát triển là thống nhất. Cho nên phải giải quyết mâu thuẫn giữa đột phá và phát triển. Phải khéo bố trí lực lượng không chỉ quá nặng về đột phá mà bỏ quên mất phát triển. Giải quyết vấn đề này là bố trí lực lượng có bề sâu, đầu mạnh mà đuôi phải cứng. Muốn giải quyết vấn đề đó nữa thì phải tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, không được phân tán mành mành. Trong quá trình chiến dịch vẫn phải tập trung binh lực ưu thế. Đó cũng là một điều kiện quan trọng để giữ thế tiến công không ngừng.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:29:48 pm
Về sử dụng lực lượng tung vào chiến dịch, không phải ỷ có đầu mạnh đuôi cứng mà đâm ra húc bừa. Phải nhằm vào chỗ nào yếu nhất của địch, nhằm vào chỗ dễ đánh thắng nhất. Bám được vào trận địa của địch rồi, mở được cửa rồi là tung lực lượng không ngừng vào khoét sâu rộng ra và phát triển không ngừng, lại tìm cho được lực lượng chủ yếu của địch mà tiêu diệt. Như thế mới có thể biến những thắng lợi chiến thuật thành thắng lợi chiến dịch một cách mau chóng.


Muốn hoàn thành đột phá chiến dịch liên tục lại phải khéo biết vận dụng các binh đoàn, binh chủng. Trong từng binh chủng phải biết kết hợp nhiệm vụ giữa đột phá và phát triển; giữa các binh chủng với nhau cũng phải biết giúp đỡ nhau trong đột phá và phát triển.


Thành công của đột phá chiến dịch lại còn do ở một vấn đề là có khéo biết bao vây, vu hồi để đi đến hợp vây tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch. Đột phá liên tục trong trận địa phòng ngự có nhiều tầng của địch để làm gì? Điều quan trọng nhất là tiêu diệt tập đoàn chiến dịch chủ yếu của địch. Muốn thế thì phải cô lập tập đoàn chủ yếu đó ra, không cho liên lạc với hậu phương và bên cạnh, phá thế cứu ứng lẫn nhau của chúng, chặt đường rút lui của chúng. Yêu cầu này đặt ra cái thế hợp vây. Vì chỉ có hợp vây mới đạt được mục đích trên. Nghệ thuật hợp vây của Quân đội Xô-viết đã nổi bật lên trong nhiều chiến dịch tiến công lớn. Trận Sta-lin-grát là một thí dụ. Trong trận này, tập đoàn chiến dịch chủ yếu của quân Đức bị 2 mũi hợp vây khép chặt lại, đội dự bị chiến lược của chúng đến cơ động nhưng không kịp, không tiếp xúc được và bị đánh tan.


Một điều nữa không kém phần quan trọng trong việc tiến hành chiến dịch là tổ chức và sử dụng đội dự bị, lực lượng dự trữ cơ động của chiến dịch. Người chỉ huy chiến dịch phải nắm được cái vốn lưu động đó để mà sử dụng vào các tình huống quyết định và để phòng khi tình thế biến đổi bất trắc xảy ra. Sử dụng đội dự bị cũng là một nghệ thuật. Phải sử dụng đúng thời cơ, đúng địa điểm; phải giữ chặt đội dự bị trong tay, không hoang mang mà phân tán hoặc sử dụng quá sớm. Lại phải dùng vào tình huống có chất quyết định không được dùng bừa.


Về điểm này Quân đội Xô-viết cũng tỏ ra rất khôn ngoan. Chiến dịch Ki-rô-vô-grát và Đông Phổ đã chứng minh điều đó. Trong các chiến dịch này, binh đoàn lưu động có tính chất đội dự bị cứ đi theo sau các binh đoàn đột phá; khi có thời cơ là tiến vào cơ động khuếch trương chiến quả.


Còn quân Đức thì hoang mang nên đã mắc sai lầm phân tán và sử dụng quá sớm đội dự bị nên đã đi đến thất bại thảm hại như trong chiến dịch ở sông Đơ-ni-ép và ở nam U-cơ-ren.

Trong chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật quân sự Xô-viết cũng rất chú trọng đến việc giành chủ động và giũ vững chủ động đó. Vấn đề này cũng là một nguyên tắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch.

Về chiến lược dù có bị động, nhưng phải tranh thủ chủ động về chiến thuật, chủ động cục bộ. Trong chiến dịch cũng thế, lúc đầu dù có bị động, nhưng trong quá trình chiến dịch phải giành lấy chủ động. Khi đã giành được chủ động trong tay rồi thì phát huy lên và giữ cho vững từ đầu đến cuối. Có lúc biến bị động thành chủ động mà giành được thắng lợi lớn hoặc quyết định. Trận Sta-lin-grát và Cuốc là hai thí dụ. Ở nước ta thì có trận Hòa Bình và trận Điện Biên Phủ. Những thí dụ sống rất có giá trị này có thể bác bở một cách hùng hồn luận điểm không chính xác cho rằng như thế là ta bị địch lôi kéo, ta bị động. Địch lôi kéo chúng ta vào hang mà ta đi thì mới là khờ dại, còn nếu địch dẫn thân đến miệng hùm mà ta chê mồi thì không phải là khôn ngoan gì.


Từ đầu năm 1944 trở đi, thế chủ động chiến lược đã hoàn toàn chuyển sang tay Quân đội Xô-viết. Các chiến dịch tiến công liên tiếp diễn ra từ miền Bắc đến miền Nam, miền Trung rồi sang các nước Đông Âu và cuối cùng tới đất Đức. Trong khoảng một năm rưỡi Quân đội Xô-viết đã mỏ hơn 10 chiến dịch lớn, địch không có cách gì giành lại quyền chủ động, mà đến hạn chế quyền chủ động đó cũng không thể làm được.


Muốn giành chủ động thì phải có tinh thần tích cực tiến công, chỉ có tiến công mới có chủ động.

Chủ động là vấn đề sống chết của hai bên giao chiến. Có chủ động là có thể thắng lợi. Nhưng phải có điều kiện và biết tạo điều kiện để giành chủ động. Đồng chí Mao Trạch Đông đã nói: "Tự do hành động là mạch sống của quân đội, mất tự do nghĩa là quân đội gần đi đến chỗ bị đánh thua hoặc bị tiêu diệt"1 (Trong "Bàn về chiến tranh lâu dài" của Mao Trạch Đông).


Không những trong nghệ thuật chiến dịch tiến công Quân đội Xô-viết đã xây dựng được những nguyên tắc bất hủ mà trong phòng ngự, nguyên tắc chiến dịch của Quân đội Xô-viết cũng rất nổi tiếng. Chiến dịch phòng ngự Mát-xcơ-va, Lê-nin-grát và Sta-lin-grát là những sự thực, không thể chối cãi. Tư tưởng chiến thuật phòng ngự của Quân đội Xô-viết là tư tưởng phòng ngự tích cực và ngoan cường phòng ngự không phải là thủ tiêu mọi hành động tiến công. Vì có kết hợp với hành động tiến công, phòng ngự mới được vững chắc. Phòng ngự không phải chỉ là phòng ngự rồi dẫn tới thất bại. Phòng ngự là để tạo điều kiện chuyển sang tiến công kiên quyết.


Phòng ngự muốn đứng vững được phải theo các nguyên tắc chính sau đây:

1. Phòng ngự phải có hệ thống trận địa dày đặc có chiều sâu hình bậc thang, phòng ngự kiểu này làm cho địch không thể dễ dàng phá tan được toàn bộ hệ thống phòng ngự mà còn tạo ra điều kiện để phản xung phong tiêu diệt địch.

2. Phòng ngự có trung tâm vững chắc, thành thế hình tròn để chống với bao vây vu hồi của địch, cắm một cái đinh trong lòng địch, chia cắt đội hình tiến công của chúng tạo điều kiện thuận lợi cho phản xung phong tiêu diệt chúng.

3. Phòng ngự chống các binh khí hiện đại như xe tăng, pháo binh, phi cơ, hoá học, nguyên tử bảo đảm cho sinh lực không bị tiêu hao nặng đi đến mất sức chiến đấu.

4. Phòng ngự phải dựa vào địa hình có lợi, có hệ thống chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo chu mật làm cho địch không dễ dàng xâm phạm.

Các nguyên tắc trên đây thể hiện tính tích cực và ngoan cường không thể phá vỡ của phòng ngự hiện đại của Quân đội Xô-viết. Phòng ngự đó đã là phòng ngự thắng lợi.

Cùng một tư tưởng chiến thuật phòng ngự đó, quân đội ta đã đánh thắng trong các trận phòng ngự ở đèo Cla-vô, ở Điện Biên Phủ và ở các trận chống càn ở đồng bằng chống quân đội xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Pháp.


Quân đội nhân dân Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc anh em cũng đã tỏ rõ được tư tưởng và nguyên tắc chiến thuật phòng ngự này ở vĩ tuyến 38 trong cuộc chiến tranh anh dũng chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ.


Nghệ thuật quân sự Xô-viết là một hệ thống hoàn chỉnh về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, là một hệ thống tư tưởng quân sự Mác-xít trong thời đại chúng ta. Nó đã phát triển huy hoàng trong trận thế giới chiến tranh lần thứ 2. Hiện nay nó là cơ sở giàu có để phát triển nền nghệ thuật quân sự tương lai của quân đội các nước phe xã hội chủ nghĩa.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:30:43 pm
Đi đôi với việc xây dựng thành công một nền nghệ thuật quân sự hoàn thiện và khoa học, Quân đội Xô-viết chú ý xây dựng các chế độ chính quy, xây dựng một nền nếp giáo dục và quản lý bộ đội một cách nghiêm ngặt để đảm bảo thực hành thắng lợi nghệ thuật quân sự đó. Mọi sinh hoạt và hành động của quân đội đều theo chức trách, theo chế độ biến thành điều lệnh, quy tắc. Nhiệm vụ càng được rõ ràng cụ thể, tinh thần trách nhiệm càng cao.


Trong việc xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, Quân đội Xô-viết rất chú ý đến việc xây dựng tinh thần và kỷ luật. Tinh thần và kỷ luật là mạch máu của quân đội. Không có nó thì quân đội sẽ tan rã; ý thức kỷ luật của quân đội Xô-viết rất cao. Nó chứng tỏ tính tổ chức cao và có tu dưỡng về chính trị. Người quân nhân Xô-viết coi phục tùng kỷ luật, phục tùng mệnh lệnh như là một chức trách. Họ coi tính kỷ luật là một đạo đức cách mạng. Nhưng đặc điểm của kỷ luật của quân đội Xô-viết là có ý thức tự giác cao, việc phục tùng kỷ luật không bóp chết bản chất dân chủ và quan điếm quần chúng của quân đội. Trong khi nói về nhiệm vụ trực tiếp của chính quyền Xô-viết, Lênin dạy rằng: "Giai đoạn thứ ba đã bắt đầu, chúng ta phải củng cố những cái mà tự chúng ta đã đạt được, những cái mà chúng ta phải hợp pháp hóa, nghị định, sắc lệnh hoá, và có trách nhiệm làm chủ. Chúng ta phải củng cố những cái đó dưới những hình thức bền vững của một kỷ luật công tác hàng ngày". Kỷ luật làm cho quân đội thành một khối thống nhất chặt chẽ, và phát huy được sức mạnh lớn. Chỉ có một đội quân ô hợp thì kỷ luật mới lỏng lẻo và dễ tan rã. Luôn sẵn sàng một tinh thần chiến đấu cao, Quân đội Xô-viết nắm chắc phương châm "thời bình vì thời chiến". Trong sinh hoạt cũng như học tập, tinh thần không lúc nào lơ là, lỏng lẻo, dễ dãi, trái lại luôn luôn phải khẩn trương, cảnh giác. Sinh hoạt khẩn trương, cảnh giác là để nuôi thành một thói quen, làm cho người bộ đội, nếu chiến tranh xảy ra, không phải bắt buộc bước vào một trạng thái bỡ ngỡ và lúc nào cũng có thể hành động nhanh chóng. Vì không có tinh thần tập thể và thói quen tổ chức, những người nặng ý thức tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, sinh hoạt tản mạn trong một nền sản xuất lạc hậu, phân tán, mới khó chịu đối với sinh hoạt chính quy, tập trung, có tổ chức, có kỷ luật.   .


Mọi sinh hoạt, hành động của Quân đội Xô-viết đều đặt thành chế độ, quy tắc. Các bộ phận, các công tác hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau và tiến hành một cách nhanh chóng, hiệp đồng chặt chẽ, rõ ràng như một bộ máy tinh vi.


Quân đội là một tổ chức phải được rèn luyện luôn luôn, rèn luyện một cách gian khổ, công phu. Không trải qua rèn giũa, tôi mài lâu dài, quân đội không thể trở thành cứng rắn được. Quân đội Xô-viết chính nhờ trải qua những quá trình rèn rũa gay go mà trưởng thành và trở nên một quân đội hùng cường nhất thế giới. Xem qua truyện "Trên đường Vô-lô-kô-lam-skơ"1 (Những cuộc chiến đấu trên đường Vô-lô-kô-lam-skơ của A-lếch-xăng-đrơ Bếch; Trần Cư dịch, Nxb Quân đội nhân dân), chúng ta thấy được phần nào việc rèn luyện bộ đội của các người cán bộ chỉ huy Quân đội Xô-viết. Xuất phát từ lý luận liên hệ thực tế, dựa trên những kinh nghiệm cũ và dự kiến tính chất của cuộc chiến tranh tương lai, khoa học quân sự Xô-viết đã đề ra những nguyên tắc cơ bản cho việc huấn luyện và giáo dục bộ đội. Những nguyên tắc đó đã trở nên những yêu cầu cần thiết không thể thiếu được trong việc chỉ đạo công tác huấn luyện:


1. Sự thống nhất giữa giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự: yêu cầu này nhằm làm cho việc giáo dục và huấn luyện phục tùng một mục đích duy nhất: hoàn bị sức chiến đấu và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô-viết. Do đó cán bộ phải luôn luôn hướng việc giáo dục và huấn luyện theo đường lối của Đảng và của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm cho khoa học quân sự tiến lên hơn nữa phù hợp với chế độ xã hội tiến bộ nhất của loài người.

2. Huấn luyện và giáo dục tinh thần hoạt động tích cực và tinh thần bền bỉ, kiên quyết: yêu cầu này thể hiện một trong những điểm chủ yếu của tư tưởng khoa học quân sự Xô-viết. Nó xuất phát từ tính chất kiên quyết của những mục đích của cuộc chiến tranh hiện đại. Hồng quân Liên Xô nhờ có tinh thần bền bỉ, kiên quyết nên đã luôn luôn phát triển những đòn tiến công mãnh liệt và giành được thắng lợi trong những cuộc chiến tranh vừa qua.

3. Dạy bộ đội những điều cần thiết trong chiến tranh: nguyên tắc này biểu hiện rõ rệt tính chất hiện thực, làm cho việc giáo dục và huấn luyện hướng vào mục tiêu chiến đấu và tẩy bỏ những cái gì không giúp ích cho việc nâng cao sức chiến đấu của bộ đội trong cuộc chiến tranh hiện đại.

4. Chuẩn bị cho bộ đội bước vào một cuộc chiến tranh chống một kẻ địch mạnh, được trang bị đầy đủ về kỹ thuật và vũ khí: yêu cầu này thể hiện tính chất đúng đắn của khoa học quân sự trong việc đánh giá đối tượng tác chiến, làm cho quân đội luôn luôn theo dõi và nghiên cứu trình độ kỹ thuật, chiến thuật của địch để định ra những phương thức chiến đấu thích hợp.

5. Không những không lạc hậu mà còn vượt các quân đội khác về trình độ huấn luyện và tinh thần thường xuyên sẵn sàng chiến đấu: yêu cầu này nói lên tinh thần cảnh giác cao độ và tính chất tích cực chủ động trong công tác quân sự, tinh thần khắc phục khó khăn của bộ đội tiến lên hơn kẻ địch để đảm bảo giữ gìn hòa bình và an ninh cho Tổ quốc.

6. Tiến hành huấn luyện và giáo dục bộ đội trên tinh thần phát triển sáng kiến, tính chủ động và óc sáng tạo của binh lính và sĩ quan: nguyên tắc này nhấn mạnh việc lý luận liên hệ thực tế. Trong việc huấn luyện phải chú ý đến tình hình khách quan luôn luôn phát triển. Không thể giữ mãi những hình thức cũ và phương pháp cũ được. Do đó phải rèn luyện cho cán bộ và chiến sĩ tinh thần độc lập, tính chủ động, óc sáng tạo. Chỉ có rèn luyện tinh thần đó mới thức tỉnh ý muốn của mỗi người tìm tòi những phương pháp mới về sử dụng vũ khí kỹ thuật và vận dụng chiến thuật, làm cho cán bộ trở nên linh hoạt và quyết đoán được trước những tình hình gay go phức tạp cần phải xử trí kịp thời không phải đợi mệnh lệnh của cấp trên, về điểm này Quân đội Xô-viết khác hẳn các quân đội đế quốc. Bọn đế quốc biến người lính thành những cái máy chỉ biết hành động cứng đờ theo những điều quy định và phục tùng cấp trên một cách bị động, mù quáng.
   

Những nguyên tắc trên là hạt nhân tinh túy trong phương châm huấn luyện của Quân đội Liên Xô. Khoa học quân sự Xô-viết đã tìm ra và đúc kết lại qua nhiều kinh nghiệm đấu tranh võ trang lâu dài và qua những hoạt động huấn luyện thời bình của quân đội. Quân đội ta muốn không phạm phải những lệch lạc trong công tác huấn luỵện thì phảị chú ý nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc đó đồng thời vận dụng một cách linh hoạt vào tình hình cụ thể của quân đội ta.


Đối với quân đội Việt Nam, những người cán bộ chúng ta còn ít chú ý tới việc rèn luyện bộ đội, thiếu ý thức về vấn đề này. Một thí dụ nhỏ: người cán bộ trung đội trưởng hoặc đại đội trưởng của chúng ta không mạnh dạn, tự động quản lý giáo dục rèn luyện đơn vị mình, chỉ máy móc áp dụng kế hoạch, học được cái gì dạy cái ấy, mà lại nặng về phần kỹ thuật, chiến thuật, rất ít có ý thức rèn luyện công phu về kỷ luật và tác phong. Việc rèn luyện lại thoát ly sinh hoạt, chỉ chú ý giảng dạy khi ra thao trường hay ở trong lớp, ngoài ra còn có các mặt sinh hoạt khác thì không chú ý, xuề xòa cùng nhau ăn ở như một cơ quan hành chính.


Cần phải rèn luyện công phu, gian khổ; bộ đội chạy chưa được dai sức phải tập cho chạy được dai sức, nhảy chưa qua được hào, tường phải tập cho nhảy qua được, bắn chưa trúng phải tập bắn cho trúng, cho nhanh. Phải sửa chữa mọi cử chỉ động tác dù nhở trong sinh hoạt hàng ngày ở đội ngũ, ở nội vụ v.v... Người chỉ huy ngày thường có chỉ huy đơn vị mình chặt chẽ như thế, đến lúc chiến đấu cũng mới có thể chỉ huy chặt chẽ được.


Trên thế giới, mâu thuẫn là phổ biến, đấu tranh là phổ biến mọi sự vật chỉ có trong mâu thuẫn và đấu tranh mà vận động phát triển lên. Sinh hoạt trong quân đội cũng biểu hiện quy luật này. Đó là cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu diễn ra hàng ngày.


Quân đội là một tổ chức có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ nhất, nghiêm minh nhất. Đó cũng là một điều kiện sinh tồn và phát triển của quân đội.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:32:01 pm
V
MỘT VÀI VẤN ĐỀ TRÊN CON ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUÂN SỰ


Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, nền khoa học quân sự Xô-viết đã tỏ ra hơn hẳn nền khoa học quân sự của giai cấp tư sản. Nó đã thắng lợi huy hoàng.

Hiện nay, trong hòa bình xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, trong thời đại phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới và bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc già cỗi vẫn tồn tại, khoa học quân sự vẫn còn phát sinh tác dụng và ngày càng phát triển cao độ và càng hoàn thiện. Quân đội Xô-viết vẫn đứng hàng đầu trên thế giới và là một bảo đảm vững chắc cho công cuộc hòa bình lao động của nhân dân toàn thế giới.


Nhận thức được quy luật phát triển của xã hội, của chiến tranh, khoa học quân sự Xô-viết đã tìm được con đường đi chính xác cho Quân đội Liên Xô và quân đội các nước anh em. Với sự phát triển mới của sức sản xuất, dưới điều kiện điện tử và sức nguyên tử được phát triển, chiến tranh ngày nay càng có tính chất rộng khắp, mãnh liệt, tính chất cơ giới và vận động càng cao. Nắm được tính chất mới đó của chiến tranh, Quân đội Xô-viết đã chú trọng nâng cao trình độ cơ giới hóa của lục quân. Quân đội Xô-viết đã mô-tơ hóa và cơ giới hóa. Trong việc cơ giới hóa quân đội, nâng cao sức vận động của quân đội, các binh chủng trên không được đặc biệt chú ý. Tàu bay lên thẳng ra đời giải quyết được một vấn đề rất lớn mâu thuẫn giữa vận động với địa hình, đồng thời nó cũng giải quyết được một số vấn đề về chiến thuật. Việc phát triển các binh chủng trên không và nhất là tàu bay lên thẳng làm cho sức vận động của bộ đội được nâng lên rất cao. Quân đội cơ động được rất nhanh chóng và trên cả các địa hình rất phức tạp. Do đó mà tốc độ tiến công tăng lên rất cao, tung thâm chiến đấu cũng rất lớn và chiến thuật bao vây vu hồi cũng rất lợi hại.


Quá trình phát triển của chiến tranh là quá trình giải quyết mâu thuẫn. Bản thân chiến tranh, chiến đấu có rất nhiều mẫu thuẫn. Cho nên chiến tranh cũng phát triển qua những quá trình cách mạng. Binh khí xe tăng ra đời là một phát triển cách mạng. Vì nó giải quyết mâu thuẫn giữa vận động với hỏa lực. Trước kia, một khẩu pháo có hỏa lực mạnh thì lại rất nặng nề, vận động khó khăn, nay vấn đề đó đã bắt đầu giải quyết. Khi tàu bay ra đời thì lại là một bước phát triển mới. Tàu bay giải quyết một vấn đề lớn là vấn đề mâu thuẫn giữa vận động với địa hình. Đến tàu bay lên thẳng thì việc giải quyết đó được tiến bộ hơn. Bây giờ quân đội có thể vận động rộng rãi hơn. Đến nay nguyên tử, khinh khí, tên lửa, ra-đa ra đời thì việc giải quyết đó càng hoàn thiện hơn. Hiện nay tên lửa giải quyết được hoàn thiện nhất về mâu thuẫn giữa vận động với địa hình, mâu thuẫn giữa vận động với hỏa lực và mâu thuẫn giữa vận động với đột kích.


Nhưng tên lửa chưa phải là tuyệt đối, nó vẫn còn nhược điểm. Nó vẫn chưa giải quyết được tất cả các mâu thuẫn trên với vấn đề đánh chiếm. Vấn đề này cũng là một vấn đề rất cơ bản. Vì thế tên lửa không thể một mình hoạt động được, nó vẫn phải hiệp đồng với các binh chủng khác. Đó là một điều mà các nhà quân sự của giai cấp tư sản ít nghĩ tới, cho nên họ thường quá chú trọng, đánh giá quá cao một thứ binh khí đó thôi.


Tất nhiên trên con đường phát triển của khoa học kỹ thuật người ta có thể phát minh một thứ vũ khí, binh khí nào một mình nó giải quyết tập trung được một số mâu thuẫn, có được một số tính năng, tác dụng và ngày càng tiến bộ. Nhưng cũng rất khó một mình nó giải quyết được hết, có được mọi tính năng, tác dụng, mà dù có đi chăng nũa, tất cả tính năng, tác dụng đó tập trung vào một thứ vũ khí thì cũng không có khả năng lớn được. Vì thế việc hiệp đồng các binh chủng vẫn là cần thiết và lục quân vẫn là cơ sở.


Trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa hỏa lực với vận động Quân đội Liên Xô cũng hơn hẳn quân đội của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Một xe tăng Liên Xô nặng 46 tấn mang đại bác 122 ly, một xe tăng Mỹ cũng nặng 46 tấn mà chỉ mang đại bác 90 ly. Hai xe tăng sức nặng bằng nhau, sức cơ động cũng xấp xỉ nhau, thế nhưng hỏa lực của xe tăng Mỹ thì thua kém xe tăng Liên Xô. Quân đội Xô-viết nhận thức đúng được vấn đề đó, đã dùng kỹ thuật mà giải quyết được mâu thuẫn đó.


Sau này, khoa học phát triển cao hơn nữa, người ta sẽ có thể đẩy mạnh kỹ thuật để tiếp tục giải quyết mâu thuẫn được hoàn thiện hơn.

Như trên đã nói, còn vấn đề khó khăn nữa là vấn đề đánh chiếm (chiếm giữ). Hỏa tiễn tuy có hỏa lực mạnh, có sức cơ động cao, có sức đột kích lớn nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề chiếm giữ; mà vấn đề chiếm giữ là vấn đề mấu chốt, vấn đề cuối cùng của chiến đấu. Vấn đề này chỉ có lục quân (bộ binh) là đảm nhiệm được. Thế nhưng lục quân (bộ binh) thì lại kém các mặt khác. Muốn giải quyết vấn đề đó, và để khắc phục một số địa hình khác, có lẽ rồi đây người ta sẽ có thể nghĩ ra xe tăng bay. Xe tăng có hỏa lực mạnh, có sức đột kích và sức cơ động cao ở mặt đất và có sức đánh chiếm. Nhưng nó cũng không khắc phục được hết các địa hình ở mặt đất. Pháo binh, hàng không binh đem đạn, bom của mình mà đánh vào các trận địa quan trọng, các trung tâm công nghiệp, kinh tế; cả hỏa tiễn cũng thế, uy lực của nó còn lớn hơn bom đạn. Nhưng cả 3 thứ đều không có năng lực chiếm giữ; chỉ có một thứ ngoài bộ binh ra là có năng lực ấy. Đó là xe tăng. Xe tăng có nhiều đức tính tốt. Nó có hỏa lực mạnh, có sức cơ động cao ở mặt đất (tuy vậy có một số địa hình không hoạt động được hoặc hoạt động khó khăn), có sức đột kích lớn và cũng có năng lực đánh chiếm. Sau này nếu giải quyết được cho xe tăng cơ động được ở trên không thì vừa giải quyết được vấn đề cơ động ở đồng nước như ở Việt Nam, đồng thời cũng giải quyết được vấn đề đánh chiếm một cách nhanh chóng ở cự ly xa. Cơ động xe tăng ở trên không có 2 cách: một là dùng hàng không binh, hai là xe tăng tự cơ động lấy tức là xe tăng phải bay được ở trên không rồi đỗ xuống đất chiến đấu.


Nếu một khi xe tăng đã bay được thì giải quyết xe ô tô thiết giáp bay cũng không có vấn đề gì. Như thế là cũng có bộ đội bộ binh cơ giới theo sát, hiệp đồng chiến đấu với xe tăng, xe tăng sẽ không bị cô lập. Mâu thuẫn trong chiến đấu dần dần sẽ được giải quyết. Khi người ta đã nhận thức được vấn đề đó, khi sức sản xuất, khoa học đã phát triển cao độ thì người ta sẽ dùng kỹ thuật để giải quyết. Đó cũng là một quy luật như quy luật chung trong sự phát triển của sức sản xuất.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:33:27 pm
VI
KHOA HỌC QUÂN SỰ XÔ-VIẾT VỚI CUỘC
CHIẾN TRANH GlẢl PHÓNG VIỆT NAM


Khoa học quân sự Xô-viết là một hệ thống tư tưởng quân sự, là cơ sở lý luận về chiến tranh của chủ nghĩa Mác - Lênin, của giai cấp vô sản. Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tiến theo ngọn cờ của nền khoa học quân sự Xô-viết tiên tiến để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng cũng như việc xây dựng quân đội. Quân đội ta cùng một bản chất và mục đích chiến đấu như Quân đội Xô-viết, cùng một quan điểm về khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự như Quân đội Xô-viết. Quân đội ta còn tiếp thụ được tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông, tư tưởng vận dụng khoa học quân sự Mác - Lênin vào hoàn cảnh một nước thuộc địa và nửa phong kiến.


Đó là quy luật hoạt động vũ trang phổ biến, đó là điều cơ sở giống nhau của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên mỗi quân đội đều có những chỗ khác nhau về đặc điểm dân tộc, chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý, thời tiết, kinh nghiệm, truyền thống, tác phong v.v...


Thấm nhuần vai trò của vũ trang khởi nghĩa trong việc cướp chính quyền cách mạng, hiểu rõ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa, có khả năng thành công trong thời đại đế quốc chủ nghĩa nhất là sau Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa đế quốc càng lâm vào thời kỳ tổng khủng hoảng, phong trào giải phóng dân tộc lên cao, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Nga càng làm cho giai cấp công nhân thế giới thêm giác ngộ, Đảng cộng sản Đông Dương đã từ cuộc vận động chính trị trong quần chúng đi đến đề ra việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng để cướp chính quyền, từ đội Cứu quốc quân đến đội Tuyên truyền Giải phóng quân, đội Du kích Ba Tơ và các đội du kích vũ trang thoát ly hoạt động khắp nơi trong nước, nhất là trong thời kỳ kháng Nhật. Cuộc vận động binh lính địch được tích cực tiến hành, nhất là vào thời kỳ tiền khởi nghĩa đã lôi kéo được một số khá đông ngả theo cách mạng. Từ khi còn là các đội du kích, quân đội ta đã gắn chặt với nhân dân là người sinh đẻ ra mình; trong phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân, quân đội ta đã dần dần khôn lớn lên và luôn luôn chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Do bản chất cách mạng và bản chất nhân dân, các đội du kích do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo đã cùng nhân dân làm cách mạng thành công vào tháng 8 năm 1945. Do thế mà chính quyền nằm trong tay cách mạng, không bị san sẻ. Đến khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Đảng chủ trương kháng chiến lâu dài giành thắng lợi cuối cùng.


Lênin dạy rằng: "Lịch sử của thế kỷ thứ XX, thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc tan rã là đầy những cuộc chiến tranh thuộc địa".

Suốt trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong hòa bình Đảng ta luôn luôn lấy đường lối xây dựng và đường lối chiến đấu của quân đội của giai cấp vô sản mà Quân đội Xô-viết là gương mẫu, làm nền tảng lý luận để xây dựng quân đội cách mạng. Quân đội đó lấy công nông làm nòng cốt, nó thực sự là một quân đội nhân dân.


Trong kháng chiến, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Lực lượng vô tận của chúng ta là tinh thần chiến đấu của nhân dân vì mục đích giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp. Vì thế, Đảng đã động viên được toàn dân đem hết sức người sức của ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn để chiến đấu giữ lấy tự do, độc lập của mình. Toàn quốc là chiến trường, tiền tuyến và hậu phương là rộng khắp cả nước. Nắm được quy luật của chiến tranh, đánh giá đúng được quân ta yếu chống đánh với một kẻ địch mạnh hơn, do đó lúc đầu ta phải tiêu hao, làm mệt mỏi quân địch và áp dụng chiến lược phòng ngự, nhưng với tinh thần tích cực cách mạng, phòng ngự không phải là ngồi đợi địch, mà phải tìm cách đánh tiêu hao chúng. Phòng ngự của ta là phòng ngự tích cực, giống như Quân đội Liên Xô hồi đầu đánh Đức. Phòng ngự của chúng ta còn là phòng ngự vận động cũng giống như Triều Tiên hồi đầu chống Mỹ.


Lúc đầu cuộc kháng chiến, thành phần du kích chiến của ta rất rộng lớn và là chủ yếu, sau dần dần mới phát triển vận động chiến. Yếu tố du kích chiến và yếu tố vận động chiến kết hợp rất chặt chẽ. Chúng ta biết rằng một mình du kích chiến thì không thể giải quyết được chiến tranh, phải có vận động chiến và tiến tới có cả trận địa chiến. Vận động chiến sẽ trở nên rất quan trọng; nhưng du kích chiến không thể thiếu, nó yểm hộ và giúp đỡ rất đắc lực cho vận động chiến. Còn trận địa chiến thì khi chiến tranh phát triển lên cũng rất cần thiết.


Trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, Quân đội Liên Xô tiến hành một cuộc chiến tranh vận động, nhưng ở hậu phương của địch, nhân dân Liên Xô vẫn tiến hành một cuộc chiến tranh du kích rộng lớn. Trình độ tác chiến chính quy của Quân đội Liên Xô như thế mà tác dụng của du kích chiến vẫn không mất, nó đã gây được tác dụng quan trọng góp phần vào việc chiến thắng quân Đức. Đối với ta thì thành phần này lại càng quan trọng. Quân đội Liên Xô vì có đủ binh chủng, quân chủng hùng mạnh, nên trong chiến tranh vận động vẫn có khả năng tổ chức các trận địa kiên cố trực tiếp tiếp xúc với địch trong thực hành chiến đấu, dù tấn công hay phòng ngự.


Nghệ thuật quân sự của ta cũng được vận dụng theo tinh thần và tư tưởng của nghệ thuật quân sự Xô-viết. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến quân đội ta áp dụng chiến lược tích cực phòng ngự nên đã tiêu hao được quân địch mà dần dần giành lấy thế chủ động cục bộ. Khi đã giành được thế chủ động cục bộ thì ta tích cực giữ vững lấy và phát huy lên. Ta vận dụng lực lượng một cách rất khéo léo, tập trung mở chiến dịch tiến công khi ở nơi này, khi ở nơi khác, một cách tương đối liên tục, làm cho địch không biết hướng nào mà đối phó và đối phó không kịp. Sau chiến dịch Biên Giới thắng lợi thì tiếp theo đó là chiến dịch Trung du, xong đến chiến dịch Đường số 18, lại đến luôn chiến dịch Hà Nam Ninh, rồi Tây Bắc, v.v...


Quân địch thì từ sai lầm trong chiến dịch Hòa Bình đến ngu xuẩn ở chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc mở chiến dịch tiến công. Một chiến dịch tiến công phải có hậu phương vững chắc, vì trong quá trình chiến dịch vẫn là một quá trình tập trung và điều động lực lượng, một quá trình vận động và tăng thêm lực lượng. Chúng tự đem mình giam vào một vòng vây của rừng núi, cộng thêm với cái vòng vây ghê gớm của lực lượng đối phương.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:34:21 pm
Áp dụng những chiến thuật trên, quân đội ta đã vận dụng kinh nghiệm của Quân đội Xô-viết một cách linh hoạt. Tình hình thực tế khách quan trong cuộc chiến tranh ở nước ta đề ra cho quân đội ta phải có những phương pháp chiến đấu phù hợp với hoàn cảnh đó. Quân đội ta có những chỗ giống Quân đội Liên Xô như tinh thần và bản chất chiến đấu, tư tưởng chiến thuật. Nhưng quân đội ta cũng lại có chỗ không giống như về chỉ đạo cụ thể và phương pháp cụ thể.


Học tập khoa học quân sự Xô-viết không có nghĩa là làm một cuộc áp dụng nguyên tắc giản đơn và máy móc. Học tập phải có phê phán, có vận dụng vào thực tế, đồng thời phải biết kết hợp, phát huy những kinh nghiệm chiến đấu phong phú của quân đội ta, kết hợp kinh nghiệm, tác phong và truyền thống chiến đấu tốt đẹp của dân tộc ta.


Tiến hành một cuộc chiến tranh chống một đế quốc mạnh, Đảng ta đã nắm được các yếu tố và khả năng thắng lợi. Dựa theo các nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh, cuộc kháng chiến của ta càng làm rõ hơn tinh thần của nhân dân và quân đội, vai trò của hậu phương. Ngoài ra, yếu tố ủng hộ của quốc tế cũng rất quan trọng.


Quân đội ta là công cụ vũ trang của chính quyền cách mạng. Nó phải chấp hành mọi chính sách của Đảng và hoàn thành trìệt để các đường lối chính sách quân sự của Đảng. Muốn bảo đảm chắc chắn sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm nguyên tắc dân chủ tập trung, chế độ Đảng ủy được thành lập. Có chế độ Đảng ủy quân đội được chú trọng nhiều về mặt tư tưởng và chính trị và ngày càng được xây dựng vững chắc. Nguyên tắc lãnh đạo tập thể cũng được xây dựng. Quân đội ta là một quân đội cách mạng. Nó phải được quán triệt tinh thần dân chủ và tác phong quần chúng trong các quan hệ sinh hoạt, công tác cũng như trong chiến đấu.


Nước ta tuy nghèo, nhưng Đảng ta đã động viên được nhân lực, vật lực toàn quốc dốc vào cuộc kháng chiến. Ở đâu có nhân dân ta là ở đó có sức kháng chiến. Đó là điều kiện căn bản nhất của cuộc chiến tranh. Tinh thần kháng chiến của nhân dân ta cũng như việc động viên của cải của nước ta đã nêu ra những nét điển hình rất đặc biệt. Quân địch không thể tưởng tượng được rằng trong vùng chúng chiếm đóng đầy rẫy những pháo đài, lô cốt, thế mà nhân dân ta vẫn gom góp lương thực, tiền nong vượt qua cả phòng tuyến của chúng vận chuyển cung cấp cho kháng chiến: Cuộc chiến tranh của nhân dân ta, cũng như lịch sử của các cuộc chiến tranh chính nghĩa trên thế giới đã chứng tỏ tinh thần của nhân dân và quân đội là yếu tố quyết định sự thắng lợi của chiến tranh:


Cuộc kháng chiến lâu dài chống chủ nghĩa đế quốc Pháp kết thúc. Nhân dân ta đạt được thắng lợi giải phóng miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn tiếp tục thống trị ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh xâm lược, nhiệm vụ giải phóng dân tộc vẫn còn tiếp tục, nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội vẫn rất quan trọng.


Với tình hình mới, muốn hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, quân đội ta nhất định phải tiến lên. Ở thời đại khoa học, kỹ thuật đã phát triển tới cao độ, người ta đã đem tất cả những thành tựu mới nhất của khoa học áp dụng vào trong cuộc đấu tranh xã hội bằng hình thức vũ trang.


Đến nay khoa học quân sự Xô-viết càng tỏ ra tiên tiến nhất. Chúng ta lại càng phải ra công học tập nền khoa học quân sự ưu việt đó. Hiện nay quân đội ta bắt đầu bước lên xây dựng theo con đường chính quy hóa, hiện đại hóa, chính cũng là lấy nền khoa học quân sự Xô-viết làm mục tiêu phấn đấu, làm bó đuốc soi đường.


Bản chất quân đội cũng như tư tưởng chiến lược, chiến thuật của quân đội ta cũng là quán triệt, thấm nhuần tư tưởng khoa học quân sự Xô-viết. Hiện nay, trên thế giới chỉ có hai nền khoa học quân sự: nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản mà tiêu biểu là Quân đội Xô-viết và nền khoa học quân sự của giai cấp tư sản mà quân đội của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là tiêu biểu.


Quân đội Liên Xô đã vạch cho Quân đội nhân dân Việt Nam con đường tiến lên xây dựng một quân đội cách mạng chính quy và hiện đại hóa.

Trong kháng chiến quân đội ta đã dần dần xây dựng bước đầu được các binh chủng kỹ thuật. Đầu tiên là xây dựng các binh chủng có mật thiết quan hệ với bộ binh. Đó là một con đường tất yếu và chính xác.

Do sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng và Chính phủ với sự giúp đỡ vô bờ bến của nhân dân, quân đội ta đã hoàn thành một cách vẻ vang nhiệm vụ lịch sử của mình.

Hiện nay miền Nam vẫn còn kẻ thù của đất nước. Nhiệm vụ cách mạng của toàn dân ta vẫn là tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình, đồng thời xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quân đội ta kiên trì chấp hành đường lối hòa bình trong đấu tranh thống nhất, nhưng vẫn phải luôn luôn rèn luyện mình để tiến lên con đường chính quy và hiện đại hoá để kiên quyết bảo vệ và tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miến Bắc. Quân đội ta phải làm tròn sứ mệnh là công cụ của chính quyền nhân dân dân chủ chuyên chính đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đổì của Đảng, giữ vững tính chất con em của nhân dân lao động, kiên quyết phản đối mọi tư tưởng và hành động có hại tối lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động. Đó chính là noi theo tinh thần của Hồng quân trong cuộc nội chiến sau Cách mạng tháng Mười.


Trên con đường tiến lên chính quy hóa, hiện đại hóa, việc học tập khoa học quân sự Xô-viết lại càng là vấn đề thiết thân của chúng ta. Phải mở rộng và đi sâu học tập nghiên cứu những lý luận quân sự đã tổng kết trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 của Quân đội Xô-viết, đồng thời theo dõi được các phát hiện mới gần đây của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến hành động chiến đấu của quân đội.


Tuy trình độ còn non kém, lý luận còn nghèo nàn và còn có những sai lầm, thiếu sót nhưng bước đầu chúng ta đã vận dụng khoa học quân sự Xô-viết vào việc xây dựng quân đội ta.

Học tập khoa học quân sự Xô-viết không có nghĩa là thủ tiêu mọi kinh nghiệm quý báu của quân đội ta. Trái lại chính nhờ học tập khoa học quân sự tiên tiên ta mới đúc kết, phát huy được kinh nghiệm và truyền thống chiến đấu của ta một cách tốt đẹp. Coi nhẹ và không tiếp thu khoa học quân sự Xô-viết là không đúng. Không đi theo nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản thì vô tình hay hữu ý sẽ đi vào con đường khoa học của giai cấp tư sản mà đi theo con đường của giai cấp tư sản là đi vào con đường phản nhân dân, phản tiến bộ, con đường diệt vong. Không còn con đường nào khác nữa. Khoa học quân sự của giai cấp vô sản ở đâu? Chính là ở nền khoa học quân sự Xô-viết, vì nó là tiên tiến nhất, đầy đủ nhất.


Về điểm này, các sĩ quan Liên Xô tỏ ra được đào luyện rất có hệ thống và cơ bản. Họ nắm vững những động tác kỹ thuật cho đến chiến thuật. Trên nhiều mặt, người cán bộ chỉ huy Quân đội Liên Xô tỏ ra rất thành thạo, rất có tài năng. Không thể phủ nhận được, quân địch đã phải công nhận điều này về mặt pháo binh và nhiều mặt khác. Hiện nay quân đội ta cũng theo gương đó mà học tập và cũng đã thu được những kết quả bước đầu và đã bắt đầu bước vào con đường chính quy hóa, hiện đại hóa. Nhưng trình độ quân đội ta vẫn còn rất non kém, còn phải cố gắng thường xuyên và rất nhiều nữa.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:35:00 pm
Khi học tập khoa học quân sự Xô-viết cần phải khẳng định khoa học quân sự Xô-viết là tri thức quân sự tiên tiến của giai cấp vô sản và của cả nhân loại. Không học thì một là đứng yên ở trong tình trạng du kích, hai là đi vào con đường khoa học quân sự của giai cấp tư sản. Những người theo chủ nghĩa xét lại muốn tìm con đường nào hơn cũng không có.


Nhưng trong học tập cũng lại phải chú ý chống bệnh giáo điều máy móc. Chúng ta đã có phương pháp tư tưởng mác-xít, nhưng vì trình độ còn non nên chưa tránh khỏi mắc bệnh giáo điều máy móc, chúng ta còn phải nâng cao trình độ để phấn đấu chống bệnh giáo điều, nhưng không phải lo ngại bệnh giáo điều mà không mạnh dạn học tập lý luận tiên tiến của Quân đội Xô-viết.


Xây dựng một quân đội hiện đại không yêu cầu phải có một lúc đủ ngay hết cả và cũng không phải có đủ mọi thứ trang bị rồi mới có thể chiến đấu được. Tất nhiên chúng ta phải cố gắng, tiến bước cho thích hợp, không nên ỳ ạch. Còn nếu không có đủ mọi thứ thì chúng ta đã có phương pháp chiến đấu thích hợp với những thứ ta có, cũng như trong kháng chiến trước kia phương pháp chiến đấu, chiến thuật của chúng ta cứ ngày ngày biến đổi dần dần theo với sự phát triển kỹ thuật của quân đội ta.


Cần nhận rõ rằng: về trang bị tuy chúng ta vẫn còn lạc hậu hơn địch nhiều, nhưng nhất định không đến nỗi lạc hậu quá xa. Địch có súng máy, đại bác, tàu bay, xe tăng, hỏa tiễn, v.v... Chúng ta cũng có súng máy, đại bác và các thứ chống với tàu bay, xe tăng, chứ không đến nỗi chỉ có súng hỏa mai cách xa hẳn một thời đại.


Nguyên lý: "Kỹ thuật tiến bộ thì chiến thuật tiến bộ, kỹ thuật lạc hậu thì chiến thuật lạc hậu" vẫn có giá trị. Nhưng thắng lợi của chiến tranh là phải do nhiều yếu tố; vì chiến tranh là một cuộc đấu tranh toàn diện. Kỹ thuật của chúng ta có kém hơn địch, nhưng cũng đã ở một trình độ kỹ thuật cùng thời đại nên có nhận thức được về kỹ thuật của thời đại - lại cộng với các yếu tố khác của chiến tranh, nên tuy về kỹ thuật có lạc hậu hơn địch nhưng vẫn có chiến thuật hay hơn địch để thắng địch. Cho nên tuy kém địch, ít binh chủng và quân chủng hơn địch, nhưng vẫn có thể tin tưởng có các phương pháp chiến đấu để giành thắng lợi. Quân, đội Liên Xô có kỹ thuật ngang địch hoặc hơn địch thì lại có phương pháp chiến đấu và điều kiện thắng lợi nhanh chóng hơn và đỡ thiệt hại hơn.


Vấn đề trước mắt hiện nay của quân đội ta là vấn đề cán bộ và kỹ thuật. Cần mở rộng việc đào tạo cán bộ, nhìn vào trong quần chúng công nông, cần trau dồi tri thức và kỹ thuật cho cán bộ. Tìm mọi cơ hội nâng cao tri thức, kỹ thuật cho cán bộ, bồi dưỡng nhân tài, khuyến khích nhân tài phát triển nảy nở. Nên đoạn tuyệt với những tư tưởng bảo thủ, tư tưởng chủ quan, tự mãn. Hiện nay có 3 vấn đề cần phải học: một là học tập lý luận quân sự đã tổng kết được trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đó là những lý luận cơ bản, lý luận kinh điển; hai là học tập vận dụng những lý luận cơ bản kinh điển đó vào Việt Nam, kết hợp với đặc điểm địa hình, điều kiện quân đội ta, cũng như với truyền thống, tác phong chiến đấu của quân đội ta, nhân dân ta; ba là học tập những phát triển mới của kỹ thuật ảnh hưởng đến chiến thuật như thế nào để nếu không áp dụng được hết thì cũng biết cách đối phó.


Nhờ học tập Quân đội Liên Xô mà bộ mặt quân đội ta đã thay đổi. Bước đầu tình trạng lạc hậu của quân đội ta đã được cải biến. Ngày nay, nhờ học tập Quân đội Liên Xô mà chúng ta càng củng cố và thấm nhuần tư tưởng quân sự Mác - Lênin. Bước đầu chúng ta đã nhận thức được khái quát khoa học quân sự Xô-viết và hiểu biết được một phần nào nghệ thuật quân sự Xô-viết. Quân đội ta đã bắt đầu tiến vào con đường chính quy hóa và hiện đại hóa. Hiện nay chúng ta đã có một trình độ tiếp thu nền khoa học quân sự Xô-viết, nhất định chúng ta đã có cơ sở để nghiên cứu vận dụng khoa học đó vào hoàn cảnh Việt Nam. Điều này không những rất cần thiết cho việc xây dựng nghệ thuật quân sự của quân đội ta, mà còn có ý nghĩa để chứng minh rằng khoa học quân sự Xô-viết, đại biểu cho hệ thống tư tưởng quân sự của giai cấp vô sản là thực tiễn chứ không phải là giáo lý. Học tập Quân đội Liên Xô một cách sáng tạo như thế khác hẳn với những người theo chủ nghĩa xét lại và cũng tránh được bệnh giáo điều.


Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người. Nhân dân trên toàn thế giới hiện nay đang tiếp tục sự nghiệp Cách mạng tháng Mười. Trong lĩnh vực quân sự, Cách mạng tháng Mười cũng đã mở đường cho một nền khoa học quân sự mới, nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản. Nền khoa học quân sự đó đang trên bước đường phát triển huy hoàng. Dưới ngọn cờ của nền khoa học quân sự đó, quân đội của giai cấp vô sản các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đang phát triển nhanh chóng. Trong hàng ngũ đó, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đang mạnh mẽ tiến lên sát cánh cùng Quân đội Xô-viết anh em đi tới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:29:10 pm
VỀ CÁCH DÙNG BINH1
(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, H. 1997)


Lời nhà xuất bản


Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Minh Thảo không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự thao lược mà còn là một nhà nghiên cứu khoa học quân sự uyên thâm, một nhà giáo tâm huyết và có năng lực.


Trong những năm tháng cầm quân trực tiếp chỉ huy các trận đánh và các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã giúp ông nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho giai đoạn sau của cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, khi ông làm một nhà nghiên cứu khoa học quân sự và trực tiếp giảng dạy tri thức quân sự cho nhiều thế hệ chỉ huy kế tiếp ông.


Ông tham gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, song nghệ thuật quân sự là điều được ông chú tâm nghiên cứu và đạt nhiều thành tựu hơn cả.

Vào tuổi tám mươi, cái tuổi đã vượt ngưỡng "xưa nay hiếm" nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và miệt mài để góp phần làm giàu thêm tri thức quân sự Việt Nam cho thế hệ mai sau. Cuốn sách về cách dùng binh là kết quả của công việc nghiên cứu biên soạn gần đây của ông. Theo lời giáo sư, về cách dùng binh là những điều tâm đắc nhất của ông trong những năm làm công tác chỉ huy tác chiến, nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Do vậy cuốn sách nhỏ này - như lời ông nói - có thể coi như một bản tự thu hoạch của ông trong quá trình nghiên cứu khoa học quân sự. Vì là những điều tăm đắc nhất mới được viết ra, phân tích cặn kẽ cho nên người đọc cũng dễ cảm thông thấy nhiều vấn đề tác giả của cuốn sách về cách dùng binh chỉ nêu khái quát cho có tính hoàn chỉnh mà thôi. Đó là những vấn đề, những điểm đã được khắng định, đã được bàn nhiều hoặc tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu sâu.


Tác giả đã trình bày những vấn đề được nêu một cách ngắn gọn, vừa khái quát lý luận vừa có thực tế lịch sử minh chứng. Theo chúng tôi, đây là một cuốn sách tốt cho cán bộ chỉ huy các cấp trong quân đội, đặc biệt với các đồng chí sĩ quan chỉ huy trẻ.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:30:37 pm
Chương một
CHIẾN TRANH


1. Chiến tranh chống xâm lược giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc là chiến tranh chính nghĩa.


2. Chiến tranh là sự mất còn của dân tộc, toàn dân đều tham gia. Do đó chiến tranh chính nghĩa mang tính chất nhân dân. Toàn dân tham gia chiến tranh thì không có lực lượng nào có thể đánh bại được.


3. Tính nhân dân cao hay thấp là do cơ quan lãnh đạo chiến tranh có cùng mục đích, quyền lợi, nguyện vọng với nhân dân nhiều, hay ít, do dân vì dân nhiều hay ít.


4. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa, nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều có thể thắng chiến tranh xâm lược hung bạo, lớn mạnh về vật chất.

Chiến tranh nhân dân chính nghĩa có thể thắng chiến tranh xâm lược. Rất ít khi chiến tranh chính nghĩa thất bại, thất bại chỉ là tạm thời. Cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa thắng lợi như Việt Nam chống phong kiến phương Bắc và thắng quân Pháp, thắng quân Mỹ trong thời đại Hồ Chí Minh là thực tiễn điển hình sinh động.


5. Sức mạnh của chiến tranh chống xâm lược là sức mạnh chính nghĩa, nên có thể khai thác, huy động triệt để sức mạnh tiềm năng của nhân dân, tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc, là sự đoàn kết của toàn dân và tài thao lược.


6. Chiến tranh giải phóng có khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh du kích và kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Chiến tranh chính quy kết hợp với chiến tranh du kích là phương thức của chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược. Nó huy động được toàn dân tham gia chiến tranh và có sức mạnh vô địch.


7. Thắng lợi của chiến tranh có thể bằng cách đánh tiêu diệt địch, đuổi địch ra khỏi bờ cõi; có thể bằng đánh cho địch bị sa lầy, rồi tiến hành đàm phán hòa bình để địch rút quân về nước và có thể bằng đánh sang đất địch, tiêu diệt sào huyệt cuối cùng của địch, diệt trừ mầm mống chiến tranh.

Trong lịch sử, nghệ thuật kết thúc chiến tranh đã có các loại:

Nghệ thuật thắng địch trong chống chiến tranh xâm lược: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung đánh đuổi địch ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi, Nguyễn Trãi tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng đi cứu viện, Vương Thông mất cứu tinh đành phải tiến hành hội thề Đông Quan và rút quân về nước. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1954, Hồ Chí Minh sau khi tiêu hao tiêu diệt địch, hãm địch vào thế bị sa lầy nặng nề, thì tiến hành hòa đàm để địch rút quân về nước. Năm 1945, Hồng quân Liên Xô đánh sang Béc-lin, thủ đô nước Đức, tiêu diệt tên trùm phát xít Hít-le và bộ máy chiến tranh của nó, diệt trừ hẳn mầm mống chiến tranh.


8. Quân xâm lược đã từng thua đối phương bằng chiến tranh quân sự thông thường nhưng lại có thể thắng đối phương bằng chiến tranh tư tưởng, hay kiểu dạng chiến tranh khác.

Đế quốc không thắng một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh về quân sự bằng chiến tranh thông thường nhưng chúng đã thắng bằng chiến tranh tư tưởng.

Đế quốc cũng không thể thắng bằng chiến tranh vũ trang và chiến tranh tư tưởng đối với một số nước xã hội chủ nghĩa khác nếu các nước đó người lãnh đạo và nhân dân biết cách phòng và chống dạng chiến tranh này.

So sánh cuộc sống giữa hai chế độ thì chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn, không có thất nghiệp, tệ nạn xã hội, bạo lực... lại thường xuyên được giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục lòng tự tôn dân tộc nền chiến tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc khó giành được thắng lợi.

Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin phải gắn liền với giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức, văn hóa Việt Nam, tình thương yêu đồng loại, lòng nhân nghĩa; sự công bằng xã hội, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, chủ nghĩa thực dụng; theo đạo đức Hồ Chí Minh là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; thật thà, không lừa dối nhau, không ham thích đồng tiền một cách mê muội, một cách vô lương tâm. Phải giáo dục lòng kiên trì đạo đức xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa kiên cường thì mới chống được sự xâm nhập tự nhiên từ từ hoặc đột biến của chủ nghĩa tư bản.


9. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa thì tinh thần xả thân vì Tổ quốc, không sợ hy sinh, gian khổ, ác liệt, đoàn kết quân dân trên dưới một lòng, mới có thể lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn.


10. Chiến tranh là cuộc đấu tranh giữa các chủ thể, các lực lượng sống, nên đối chọi nhau vô cùng gay gắt, quyết liệt, có rất nhiều hình, nhiều vẻ, có rất nhiều mâu thuẫn.


11. Chiến tranh nhân dân là cuộc đấu tranh của quần chúng. Trong thực tiễn đấu tranh, quần chúng sẽ sáng tạo ra những cái mới, cần phát hiện ra những mầm mống sáng tạo của quần chúng mà khái quát lên thành những hình thức, phương pháp đấu tranh mới, thành lý luận mới.


12. Nêu cao tính chính nghĩa của chiến tranh thì sẽ thêm bạn, bớt thù, đoàn kết nội bộ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:32:09 pm
Chương hai
NẮM ĐỊCH


13. Nắm được quy luật thủ đoạn của địch thì các kế dễ hợp.

Nắm được quy luật thủ đoạn tác chiến của địch giúp ta đặt kế hoạch tác chiến phù hợp và có nhiều khả năng giành thắng lợi.

Nắm được quy luật thủ đoạn của địch muốn giải tỏa, ứng cứu cho mục tiêu bị tiến công thì ta dùng chiến thuật vây điểm diệt viện hoặc đánh điểm diệt viện. Nắm được quy luật thủ đoạn của địch là dùng máy bay lên thẳng phản kích vào hậu phương của ta thì ta bố trí đội hình có chiều sâu, sẵn sàng đánh quân hạ cánh trực thăng vào đằng sau đội hình của ta.


14. Quân xâm lược có thể mạnh về vật chất, nhưng yếu về chính trị, tinh thần.


15. Quân xâm lược bao giờ cũng muốn đánh nhanh thắng nhanh. Do tương quan lực lượng địch - ta, có thể thắng địch trong thời gian ngắn và cũng có thể thắng địch trong thời gian dài.

Quân xâm lược bao giờ cũng muốn đánh nhanh thắng nhanh. Nó rất sợ bị sa lầy. Ta yếu hơn địch thì phải đánh lâu dài để thay đổi tương quan, so sánh lực lượng, như Lê Lợi đánh quân Minh, Hồ Chí Minh đánh quân Pháp, quân Mỹ.

Nhưng cũng có trường hợp ta không yếu hơn địch mấy thì cũng có thể thắng địch trong thời gian ngắn, tương đối ngắn như Ngô Quyền đánh Hoằng Thao chỉ có mấy ngày cả giai đoạn tạo thế; Trần Hưng Đạo thắng địch trong mấy tháng. Trái lại khi địch mạnh hơn ta thì phải đánh lâu dài mới thắng, như Hồng quân Liên Xô thắng phát xít Hít-le sau 4 năm.


16. Địch quân đông thì ta phải phân tán chia cắt địch. Địch mạnh hơn ta nhiều thì phải đánh tiêu hao trước.


17. Địch muốn đánh phân tuyến thì ta phải đánh cài xen kẽ. Đánh cài xen kẽ là phương pháp có hiệu lực lớn để đánh bại quân xâm lược lớn mạnh.


18. Địch kiêu căng thì dễ dử ra ngoài căn cứ để tiêu diệt.


19. Địch có những phương tiện cơ động tốt như cơ động bằng máy bay lên thẳng thì ta phải tăng sức mạnh tại chỗ.

Sức mạnh tại chỗ của du kích và lực lượng vũ trang địa phương là cơ sở để ta kịp thời đối phó với sức cơ động cao và linh hoạt của máy bay lên thẳng đổ quân vào hậu phương ta. Máy bay lên thẳng giải quyết được nhiều mâu thuẫn nhất trong chiến đấu. Nó giải quyết mâu thuẫn giữa cơ động và địa hình, mâu thuẫn giữa cơ động và hỏa lực. Nếu máy bay lên thẳng chở được xe tăng nhẹ, xe bọc thép thì sức đột kích càng mạnh.


20. Chiến tranh hiện đại, không quân và tên lửa có sức mạnh hỏa lực lớn, sức cơ động cao, tầm bắn không hạn chế, hành động rất bất ngờ. Địch có thể tiến công hỏa lực đường không trước vào cả hậu phương ta, làm mềm chiến trường rồi mới tiến công bằng lục quân sau.
(Liên minh Mỹ và Tây Âu đánh I-rắc)


21. Phải nắm được bản chất, quy luật của chiến tranh, sự vận động của chiến tranh và xu hướng phát triển của nó.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:34:31 pm
Chương ba
MƯU KẾ


22. Mưu kế là điều đầu tiên của quyết tâm.

Mưu kế là một nội dung quan trọng của quyết tâm.

Quyết tâm là để thực hiện nhiệm vụ, chủ trương tác chiến. Muốn có quyết tâm, đầu tiên phải có mưu kế.

Có mưu kế hay mới định ra được quyết tâm hay.


23. Mưu cao nhất là mưu lừa địch.

Kế hay nhất là kế điều địch.


24. Lừa địch là tạo ra bất ngờ.

Điều địch là giành được chủ động.


25. Bất ngờ và chủ động là mạch sống của tác chiến.

Trong tác chiến vấn đề bất ngờ và chủ động rất quan trọng. Địch bị bất ngờ, không đề phòng; đối phương mạnh cho là đối phương yếu, đối phương đánh hướng này cho là đối phương đánh hướng khác, v.v... Như thế dù có đông quân cũng dễ bị thất bại. Trong tác chiến điều đầu tiên là làm cho địch bị bất ngờ. Muốn tạo được bất ngờ phải biết nghi binh. Trình độ cao nhất của nghi binh là đánh giả như đánh thật.

Điều thứ hai trong tác chiến là làm cho địch bị động, theo điều khiển của ta. Mùa Xuân 1975 ta đã lừa được địch, chúng tưởng là ta đánh Plây Cu và tập trung về Plây Cu. Sau sự bất ngờ bị động này của địch ta tập trung đánh Buôn Ma Thuột một cách nhanh gọn. Trong tác chiến hai bên đối địch đều muốn điều khiển nhau. Ai cũng muốn giành chủ động, tránh bị động. Bị động dễ đi vào chỗ chết.

Do đó có thể ví bất ngờ và chủ động là mạch sống của tác chiến.

Trận Lớt (371 trước Công nguyên) quân của Ê-pa-mi-nông-đa đã chuyển đội hình hàng ngang của mình thành đội hình nghiêng về phía sau bên phải, làm cho đội hình của quân Te-bò phải dàn rộng theo, không tập trung được. Sau đó Ê-pa-mi-nông-đa tập trung lực lượng ở cánh trái để tiêu diệt. Ê-pa-mi-nông-đa có 11.000 quân tiêu diệt quân Te-bờ 70.000. Ê-pa-mi-nông-đa đã lừa và điều động được quân Te-bò để tiêu diệt.

Trận Can (216 trước Công nguyên), Ha-ni-ban đã lùi trung quân đội hình về phía sau, dử cho quân La Mã vào rồi bao vây tiêu diệt. Ha-ni-ban đã lừa quân La Mã và điều quân La Mã vào sâu trong đội hình của mình để 5 vạn quân Bắc Phi tiêu diệt 8 vạn quân La Mã.

Trận Bối Thủy (204 trước Công nguyên), Hàn Tín đã lừa và điều động quân Triệu của Trần Dư ra đánh cánh quân ở bờ sông mà tập trung đội chủ lực để tiêu diệt. Lừa được địch và điều được địch như thế, 5 vạn quân của Hàn Tín đã tiêu diệt 10 vạn quân của Trần Dư.

Hai trận Bạch Đằng ở Việt Nam, Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đã lừa và điều địch vào bãi cọc trên sông theo thủy triều lên xuống mà tiêu diệt.


26. Lừa địch là phải nghi binh. Cái thần diệu của nghi binh là thật giả lẫn lộn.

Xuân 1975, quân ta đánh giả (đánh thật mà giả) ở Plây Cu để đánh thật (thật mà thực) ở Buôn Ma Thuột. Năm 1077, ở trên tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt, từ cánh phải cho một bộ phận lực lượng vượt sông đánh vào cánh trái của Quách Quỳ. Quách Quỳ phải điều một bộ phận lực lượng đến đối phó, làm cho trận địa chính sơ hở, bị yếu đi. Nhân cơ hội đó, Lý Thường Kiệt liền cho đại quân vượt sông đánh vào trận địa chính của Quách Quỳ và giành được thắng lợi. Đó là nghệ thuật tác chiến vừa giả vừa thật.


27. Mưu kế là định diệt địch ở đâu? Chia cắt địch ở đâu? Vây hãm địch ở đâu? Nghi binh, lừa địch như thế nào và ở đâu? Điều động địch ra chỗ nào? Phân tán chia cắt địch như thế nào? Ai đánh trước, ai đánh sau, v.v...


28. Mưu hay kế hiểm là một nghệ thuật cao trong nghệ thuật quân sự.


29. Mưu kế hay có thê lấy nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh.


30. Chiến tranh là một cuộc đấu mưu và đấu trí rất gay gắt.


31. Đấu mưu đấu trí là giải quyết mâu thuẫn trong chiến tranh.

Chiến tranh là cuộc đấu tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt của thắng bại, sống chết giữa hai chủ thể sống cùng muốn diệt một bên để giành thắng lợi. Hai bên đều thực hành các âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt. Do đó trong quá trình chiến tranh nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều là một mâu thuẫn vô cùng gay gắt. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó phải có nhân sinh quan vững vàng, đúng đắn và có quan điểm biện chứng.

Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh giải quyết mâu thuẫn bằng phát huy sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của nhân dân, của sự đoàn kết toàn dân, khơi dậy tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc và dùng tài thao lược, dùng mưu kế thế trận và thời cơ để làm cho địch mạnh hóa yếu, địch đông hoá ít và ta ít hoá nhiều, yếu hoá mạnh để cuối cùng thắng địch.

Đó là cách giải quyết mâu thuẫn rất tài tình của dân tộc ta, của truyền thống Việt Nam và của phép duy vật biện chứng Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:42:05 pm
Chương bốn
THẾ TRẬN


32. Có mưu kế đánh địch rồi thì phải bày thế trận. Thế trận là một yếu tố cấu thành nên nghệ thuật quân sự, là một nét độc đáo làm nên trường phái của học thuyết quân sự Việt Nam.


33. Có thế trận tốt thì ít có thể địch nhiều, nhỏ có thể đánh lớn.


34. Thế có thể làm tăng thêm lực hoặc làm giảm lực.


35. Thế trận gồm thế nổi (thế bộc lộ), thế chìm (thế ẩn giấu). Thế chìm là vô cùng quan trọng, làm cho địch bị bất ngờ và khó đối phó.

Năm 1972, bộ đội Tây Nguyên để Sư đoàn 320 và một số đơn vị khác đánh ngoại vi thị xã Kon Tum rồi bí mật ngả cờ im trống đưa Sư đoàn 2 Quân khu 5 và trung đoàn 66, tiểu đoàn đặc công cùng xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ bí mật triển khai ở Đắc Tô - Tân Cảnh. Địch tập trung đối phó ở ngoại vi thị xã Kon Tum, không chú ý tới Đắc Tô - Tân Cảnh. Tập đoàn chiến dịch của ta bất ngờ đánh Đắc Tô - Tân Cảnh; địch không có phản kích, ứng cứu. Không đầy một ngày ta giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh.

Xuân 1975, Sư đoàn 968 của ta đánh tuyến phòng thủ vòng ngoài thị xã Plây Cu. Địch tập trung đối phó ở Plây Cu. Tập đoàn chiến dịch của ta bí mật im lặng triển khai ở Buôn Ma Thuột làm thành thế chìm rồi tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột. Địch hoàn toàn bị bất ngờ. Địch đã bị ta lừa bằng nghi binh. Nghi binh có đánh thật mà thành ra đánh giả. Thật giả là kỳ diệu, lẫn lộn.

Đó là sự kết hợp giữa thế nổi và thế chìm thật hay, đẹp.


36. Thế trận sâu hiểm thì tác dụng của lực càng mạnh.


37. Thế trận càng phức tạp thì tình huống diễn ra càng giản đơn.

Xuân 1975, thế trận tiến công địch ở chiến trường Tây Nguyên của ta rất là phức tạp. Ta tiến công địch ở cả trước mặt địch và sau lưng địch. Ta đánh Plây Cu, cắt đường 19, đường 14, đường 21. Bộ đội địa phương và du kích đánh các quận lỵ, các ấp. Chủ lực thì bí mật dàn ra xung quanh Buôn Ma Thuật. Thế trận của ta tạo ra rất phức tạp.

Sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột địch chỉ còn một cách là hạ cánh trực thăng để sư đoàn 23 xuống đông Buôn Ma Thuột, trên đường 21 để cứu Buôn Ma Thuột. Địch không thể cứu Buôn Ma Thuột bằng đường bộ trên đường 14 được, vì Sư đoàn 320 của ta đã đánh chiếm, cắt đường.

Đi cứu Buôn Ma Thuột là chữa cháy, nên phải rất nhanh chóng. Chỉ còn một kế có thể khả thi là hạ cánh trực thăng xuống đông Buôn Ma Thuật trên đường 21.

Như thế là tình huống địch đi cứu Buôn Ma Thuột diễn ra rất giản đơn. Chỉ còn một tình huống diễn ra. Để đối phó với tình huống này ta đã bố trí sẵn Sư đoàn 10 và trung đoàn 25 để đánh địch. Rõ ràng trên thực tế ta có thể tổ chức bày đặt thế trận, điều động địch hành động trúng kế và rơi vào thế trận của ta để ta tiêu diệt nhanh gọn.


38. Thế trận cài xen kẽ là một thế trận hiểm hóc của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Chiến cục mùa Xuân 1975, thế trận của ta không phải đánh từ phía bắc vào, từ Quảng Trị vào Huế, Đà Nẵng rồi cuối cùng đến Sài Gòn. Mà lực lượng ta được bố trí ở phía tây Huế, tây Đà Nẵng qua Tây Nguyên và cả ở tây - bắc Sài Gòn. Thế trận của chiến tranh nhân dân rất độc đáo, kỳ lạ.

Trong khi ta đánh Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng thì ở Sài Gòn ta cũng có quân, thậm chí cả một quân đoàn đứng sẵn ở phía bắc, tây - bắc Sài Gòn chỉ cách thành phố khoảng 50 - 70km. Do đó mà đội tổng dự bị của địch không dám đi cứu Tây Nguyên và Đà Nẵng. Sau khi ta giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn 4 của ta lập tức đánh ngay Xuân Lộc, làm cho Sài Gòn tuy còn xa Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh cũng phải rung động, cũng phải rối loạn, tạo điều kiện cho đại quân của ta vào giải phóng Sài Gòn nhanh chóng, gọn gàng.


39. Chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt.

40. Thế trận sinh ra hình trận

Trong lịch sử quân sự truyền thống:

Hình trận dài, mỏng thì dễ đánh.

Hình trận vuông thì khó đánh

Hình trận vuông rỗng thì dễ đánh hơn hình trận vuông đặc.

Chiến dịch Biên Giới 1950, căn cứ vào hình thế của địch đóng quân theo dọc đường 4 từ Thất Khê qua Đông Khê đến Cao Bằng, thành một hệ thống cứ điểm, căn cứ theo trục đường.

Chủ trương của ta là đánh điểm diệt viện trên tuyến đường đó. Thế trận của ta bố trí dọc hai bên đường. Thế trận của ta đã tạo ra một hình trận dài và mỏng.

Lơ Pa-giơ, Sác-tông đi trên đường đó thành một sợi chỉ dài, đội hình rất mỏng, không có chiều sâu; đánh một cái là tan.

Chiến cục mùa Xuân 1975, thế trận của ta đánh địch không phải từ phía bắc Quảng Trị vào Huế, Đà Nẵng mà là từ phía tây Huế, Đà Nẵng. Tuyến phòng thủ cơ bản của địch nằm trên dọc đường số 1 từ Quảng Trị qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn... Nếu ta đánh từ phía bắc vào, từ Quảng Trị vào thì phải đột phá Quảng Trị, chiếm được Quảng Trị rồi lại phải tiếp tục đột phá Huế; chiếm được Huê rồi lại phải đột phá tiếp Đà Nẵng. Nếu đột phá từ phía bắc vào thì phải đột phá liên tục dài ngày, và phải đột phá liên tục theo chiều sâu rất lớn. Đột phá như thế thì các tuyến sau ở trong tung thâm của địch có thời gian củng cố và có điều kiện để cơ động phản kích.

Ta đột phá từ phía tây vào Huế, bỏ qua Quảng Trị, từ phía tây vào Đà Nẵng thì phòng ngự của địch rất mỏng, không có chiều sâu chiến dịch, mà chỉ có chiều sâu chiến thuật. Ta chỉ cần một lần đột phá chiến dịch là đã đạt tới chiều sâu chiến lược, là đánh được vào sân bay Đà Nẵng, thị xã Đà Nẵng, một căn cứ chiến lược của địch ở chiến trường phía bắc miền Nam.

Chiến tranh nhân dân của ta trải qua bao nhiêu năm mới tạo ra được một thế trận hiểm hóc như thế. Thế trận không phân tuyến bắc, nam với địch.

Dựa theo hình thế bố trí của địch do chiến tranh nhân dân của ta tạo ra, buộc địch phải bố trí lực lượng có lợi cho ta. Thế trận của ta tạo ra cho địch là một hình trận dài, mỏng, không có chiều sâu. Như thế ta chỉ cần đột phá một cách dễ dàng vài điểm trên hình trận đó của địch là địch tan vỡ, bị chia cắt thành nhiều mảng.

Sau khi giải phóng Tây Nguyên, ta phát triển đánh xuống Nha Trang, Cam Ranh nhằm chia cắt chiến trường miền Nam ra làm đôi, phá vỡ thế liên hoàn của địch; các chiến trường của địch bị cô lập, không ứng cứu được nhau.

Trong tác chiến tạo được hình trận dài, mỏng thì dễ đánh.

Trong kháng chiến chống Pháp ta đánh vào chiến trường Tây Bắc tức là đánh vào hình trận vuông, không giống như đánh vào một tuyến đường dài như trên đường số 4 Thất Khê - Cao Bằng như chiến dịch Biên Giới.

Ta đánh địch ở chiến trường Tây Bắc không phải đánh vào tuyến mà đánh vào diện, vào các cứ điểm của địch đóng trên địa bàn Tây Bắc. Nhưng hình trận vuông này của địch là hình trận vuông rỗng, vì địch không bố trí dày đặc các cứ điểm trên địa bàn. Do đó ta luồn quân, ém quân, chọc sâu vào đội hình của địch cũng dễ. Ta tiến vào bao vây tiến công các cứ điểm của địch cũng dễ, còn địch cơ động ứng cứu lẫn nhau lại khó. Do đó hình trận vuông ở đây là hình trận vuông rỗng, có khó đánh hơn hình trận dài của địch, nhưng cũng còn dễ hơn hình trận vuông đặc của địch. Hình trận vuông đặc la trên một diện địch bố trí mật độ cứ điểm nhiều, dày đặc có chiều sâu dễ cơ động, dễ chi viện ứng cứu lẫn nhau.

Chiến dịch Quang Trung - Hà Nam Ninh mùa hè 1951, quân ta đánh vào địa bàn đồng bằng, địch bố trí trên một diện đày đặc các cứ điểm. Ta lọt vào vòng trong của địch khó; địch lại dễ cơ động ứng cứu lẫn nhau, cả đường bộ, đường sống và phát huy được mạnh các quân chủng. Do đó mà hiệu quả của chiến dịch thấp.

Hình trận vuông đặc là khó đánh nhất. Nhưng nếu chiến tranh nhân dân phát triển cao, chiến tranh du kích phát triển mạnh và phối hợp tuyến trong, tuyến ngoài chặt chẽ thì cũng không khó lắm.

Tư duy về thế trận của Nguyễn Trãi là "Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn. Không thời mất thế thì to hóa ra nhỏ, mạnh hóa ra yếu, an lại thành nguy". Tư duy về thế trận của Hồ Chí Minh là:

   "Lạc nước hai xe đành bỏ phí
   Gặp thời một tốt cũng thành công"

Và:
   "Một quả cân
   Có thể nhấc được một tạ
   Như thế là thế thắng lực".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:57:17 pm
Chương năm
TÌNH HUỐNG


41. Tình huống là vấn đề sôi động nhất của chỉ huy tác chiến. Thực hành tác chiến cũng là vấn đề chỉ huy tình huống.


42. Chỉ huy thực hành tác chiến là vấn đề xây dựng tình huống, dẫn dắt tình huống, tạo tình huống, xử trí tình huống, đối chọi tình huống.


43. Trong đối chọi tình huống thì vấn đề hay nhất là gạn lọc tình huống.

Trong thực hành tác chiến, đấu tranh tình huống có rất nhiều tình huống phải đối phó; rất nhiều tình huống phức tạp, rối rắm. Tình huống như một mớ bòng bong làm thế nào loại được bớt các tình huống phức tạp. Gạn lọc tình huống là hạn chế hoặc loại trừ các tình huống nguy hại đối với ta, chỉ còn để diễn ra các tình huống dễ đối phó. Tình huống nguy hại đối với ta là tình huống đội dự bị các cấp của địch đến ứng cứu, giải tỏa, phản kích; hoặc địch co cụm lớn và tổ chức thành nhiều tuyến phòng ngự, ngăn chặn ta tiến công.

Trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954, để loại bỏ tình huống địch tập trung, các lực lượng cơ động ta đã phân tán địch trên toàn chiến trường Đông Dương. Sau đó ta tiến công Điện Biên Phủ. Lực lượng cơ động của địch đã bị phân tán ra các chiến trường, không tập trung lớn để đối phó ở Điện Biên Phủ được. Tướng Na-va đã thú nhận là lực lượng cơ động của quân Pháp đã phải phân tán từ 80 đến hơn 80% ra các chiến trường. Như thế là ta đã hạn chế được tình huống địch tập trung các lực lượng cơ động để đối phó với ta. Đó là vấn đề gạn lọc tình huống theo mưu kế của ta.

Chiến cục mùa Xuân 1975, thế trận chiến lược của ta đã bố trí được 3 tập đoàn chiến lược trên cả 3 chiến trường, ở cả trước mặt địch và sau lưng địch. Ta đã bố trí một quân đoàn và một số sư đoàn, trung đoàn ở mặt trận Huế - Đà Nẵng; một cụm sư đoàn và trung đoàn ở mặt trận Tây Nguyên, và đặc biệt đã bố trí một quân đoàn và một số sư đoàn, trung đoàn ở xung quanh thủ đô Sài Gòn của địch.

Thế trận chiến lược sâu, hiểm như thế đã hạn chế được các đội dự bị của địch đi ứng cứu, phản kích ra các chiến trường bị tiến công trước. Vì các đội dự bị của địch đã bị Quân đoàn 4 của ta kìm quân tại chiến trường Sài Gòn. Như thế là ta đã loại bỏ được tình huống khó khăn nhất, nguy hiểm cho ta là hạn chế hoặc loại trừ được đội dự bị của địch đi ứng cứu cho chiến trường Tây Nguyên và chiến trường Huế - Đà Nẵng.

Trong chiến dịch Tây Nguyên Xuân 1975, ta đánh chiếm đường 19, đường 14 và đường 21. Như thế là ta đã loại trừ được địch đi tăng viện Plây Cu bằng đường bộ từ Quy Nhơn lên. Khi ta đánh Buôn Ma Thuột thì ta cũng loại trừ được tình huống địch đi đường bộ theo đường 14 từ Plây Cu xuống ứng cứu cho Buôn Ma Thuột; chỉ còn một tình huống là địch từ Plây Cu hạ cánh trực thăng xuống phía đông Buôn Ma Thuột, trên đường 21 để ứng cứu cho Buôn Ma Thuột.

Tình hình ở đây là có hai tình huống địch từ Plây Cu đi ứng cứu cho Buôn Ma Thuột: một là, đi đường bộ theo đường 14 và hai là, đi máy bay trực thăng. Địch đi đường bộ thì lực lượng đông hơn và mạnh hơn. Ta gạn lọc tình huống này với ý định là loại trừ tình huống nguy hại ấy. Loại trừ tình huống này bằng cách dùng Sư đoàn 320 đánh chiếm đường 14. Sư đoàn 23 thiếu và các liên đoàn của địch không thể đi đường 14 và phá vỡ được thế ngăn chặn của Sư đoàn 320 để xuống ứng cứu Buôn Ma Thuật. Vì từ Plây Cu đi Buôn Ma Thuột dài 80km phải qua ba cái đèo hiểm trở, địch chỉ còn một cách là hạ cánh trực thăng.

Theo nguyên tắc và quy luật tác chiến, địch còn lực lượng dự bị thì phải đi ứng cứu.

Trong các tình huống đi ứng cứu Buôn Ma Thuột của địch, ta phân tích gạn lọc các tình huống xem còn tình huống nào diễn ra. Trong gạn lọc tình huống, ta hạn chế và loại trừ các tình huống nguy hại nhất, chỉ còn để diễn ra tình huống ít nguy hại hơn, ta dễ đối phó hơn - trong hai tình huống đi ứng cứu Buôn Ma Thuột là đường bộ và đường không. Ta đã loại trừ tình huống nguy hại nhất là đường bộ và chỉ còn đường không. Thực tế thì ta cũng không có khả năng hạn chế và loại trừ địch cơ động bằng đường không. Do đó mà tương kê tựu kế. Để đối phó với phản kích, ứng cứu Buôn Ma Thuột bằng đường không của địch ta đã sử dụng Sư đoàn 10 vừa đánh Đức Lập xong chuyển về làm đội dự bị, bố trí ở phía đông bắc Buôn Ma Thuột, sẵn sàng đánh địch hạ cánh trực thăng xuống đông Buôn Ma Thuột; và bố trí trung đoàn bộ binh độc lập số 25 đánh chiếm đường 21 ở phía đông Buôn Ma Thuột.

Đúng như dự kiến, phán đoán của ta theo quy luật tác chiến, sư đoàn 23 thiếu của địch hạ cánh trực thăng xuống đông Buôn Ma Thuột, trên đường 21. Địch rơi đúng vào bẫy của ta, đi đúng vào kế và sa vào thế của ta. Buôn Ma Thuột thất thủ, sư đoàn 23 bị tiêu diệt. Tình huống này đã tạo ra sự đột biến về chiến dịch. Đoàn quân địch Plây Cu rút chạy về Phú Yên lại bị tiêu diệt. Tình huống này lại tạo ra đột biến về chiến lược, tạo điều kiện cho chiến dịch Huế - Đà Nẵng thắng lợi giòn giã.

Trận Huế - Đà Nẵng thắng lợi giòn giã, sau Tây Nguyên lại tạo ra đột biến về chiến tranh.

Còn về tình huống chiến lược địch dùng đội tổng dự bị đi ứng cứu cho Tây Nguyên thì gạn lọc như thế nào?

Hình thế chiến lược của ta, địch đã tự nó hạn chế đội tổng dự bị của địch ở Sài Gòn khó cơ động đi ứng cứu cho các chiến trường khác được. Chỉ còn tình huống lữ đoàn dù ở Đà Nẵng có thể đi ứng cứu cho Tây Nguyên, khi Đà Nẵng chưa xảy ra chiến sự.

Thực hiện việc gạn lọc tình huống này, ta cho Sư đoàn 304 bám riết lữ dù 3 của địch ở địa bàn Đại Lộc, tây Đà Nẵng. Sư đoàn 304 của ta phải kìm giữ lữ dù 3 của địch ở đó, không cho nó cơ động đi ứng cứu cho Buôn Ma Thuột, cho Tây Nguyên.

Hành động gạn lọc tình huống này làm cho lữ dù 3 của địch không cơ động lên Tây Nguyên trước và sau Buôn Ma Thuột được. Chỉ đến khi Buôn Ma Thuột thất thủ, sư đoàn 23 bị tiêu diệt, và đoàn quân Plây Cu rút chạy địch mới phải nín thở cho lữ đoàn dù 3 từ Đà Nẵng về chiếm đèo Phượng Hoàng trên đường 21 để ngăn chặn quân ta tiến về chiếm Nha Trang.

Còn ở Tây Nguyên để hạn chế quân dù khi xuống Buôn Ma Thuật không thể hành động tự do, ta cho một bộ phận đặc công và bộ binh đánh chiếm một phần sân bay Hòa Bình ở Buôn Ma Thuật; và cho pháo binh sẵn sàng pháo kích sân bay Hòa Bình khi quân dù địch đổ quân xuống đó.

Nghệ thuật gạn lọc tình huống là hạn chế, thậm chí loại trừ không cho tình huống nguy hại diễn ra. Trận then chốt Buôn Ma Thuột, ta đã thực hiện được, nhờ đó mà trận đánh Buôn Ma Thuột đã thành công tốt đẹp.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:59:52 pm
44. Gạn lọc tình huống là nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn trong đối chọi tình huống.

Năm 1427, Lê Lợi gặp ba tình huống chiến lược, ba mâu thuẫn phải giải quyết: Vương Thông ở Đông Quan, Liễu Thăng ở Chi Lăng và Mộc Thạnh ở Lê Hoa. Liễu Thăng và Vương Thông là hai mâu thuẫn trọng yếu đối với Lê Lợi. Trình độ đánh thành kém và Vương Thông đã bị vây hãm thì Liễu Thăng lúc đó là nguy hiểm nhất; Liễu Thăng là đoàn quân mạnh nhất, còn sung sức, vì nó là đoàn quân đi cứu viện. Nó là cứu tinh của Vương Thông. Cho nên đạo quân Liễu Thăng lúc đó đối với Lê Lợi là mâu thuẫn chủ yếu. Lê Lợi tập trung vào giải quyết Liễu Thăng. Đánh phục kích quân mới ở xa đến lạ lẫm, mệt nhọc là sở trường và hợp với quan điểm, trình độ tác chiến của quân đội Lê Lợi. Mâu thuẫn đó được giải quyết thì Vương Thông đầu hàng. Đó cũng là hợp với nguyên tắc tác chiến vây điểm diệt viện. Mâu thuẫn chủ yếu đã chuyển hóa từ Vương Thông sang Liễu Thăng.

Mùa Xuân 1975, ta đánh Buôn Ma Thuột. Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, mâu thuẫn chủ yếu trong đấu tranh tình huống là sư đoàn 23 quân ngụy Sài Gòn đến phản kích cứu viện. Ta giải quyết được sư đoàn 23 thì mâu thuẫn trong đấu tranh tình huống trong giai đoạn đầu của chiến dịch Tây Nguyên được giải quyết.

Sau Buôn Ma Thuột và sư đoàn 23, thì tình huống mới lại phát sinh, đánh Plây Cu là chủ yếu hay phát triển xuống Nha Trang - Cam Ranh là chủ yếu. Đường 21 đã mở thì phát triển xuống Nha Trang, Cam Ranh là chủ yếu hơn; còn Plây Cu thì vây lại. Quân ta chiếm được Nha Trang, Cam Ranh thì giá trị chiến lược lớn hơn Plây Cu. Dù Plây Cu có còn đấy và còn quân đông cũng không còn tác dụng về chiến lược. Tình thế đó sẽ dẫn tới phải đầu hàng. Mâu thuẫn chiến lược chủ yếu lúc đó là Nha Trang.

Giải quyết thành công các mâu thuẫn trên tạo điều kiện thuận lợi để diễn biến chiến tranh, chiến cuộc phát triển theo dự kiến và mong muốn của ta. Đó cũng là nghệ thuật giành thắng lợi trong đấu tranh.


45. Tình huống sinh ra thời cơ

Thời cơ là mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm trong đấu tranh tình huống cần được chuyển hoá. Hai bên đấu tranh diễn ra tình huống một bên sắp thắng, một bên sắp thua; thắng nhỏ có thể phát triển thành thắng lớn, thua nhỏ có thể thành thua to hoặc thắng có thể biến thành thua, và thua có thể biến thành không thua hoặc thành thắng, v.v...

Đó là sự vận động mâu thuẫn của đấu tranh, là sự vận động của tình huống trong đấu tranh. Đấu tranh tình huống phát triển đến cao trào, đến giai đoạn sự vật phát triển tới độ chín muồi để có thể chuyển hóa sang một trạng thái mới. Đó là quy luật của sự vận động của sự vật trong đấu tranh. Một bên sắp thua, nhưng có đội dự bị đến cứu thì có thể không thua. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 ta đang thắng, địch đang thua, nhưng đội dự bị của địch đến, ta không đánh được, nên địch không thua to. Tình hình địch sắp thua to ta bỏ mất thời cơ đó, ta không đẩy được sự chuyển hóa tình huống đó phát triển, không chớp được thời cơ đó, địch đã đưa đội dự bị đến, làm cho lực lượng hai bên chuyển hóa sang một trạng thái khác. Địch yếu trở thành mạnh, ta đứng yên, không có chuyển hóa gì nên bỏ mất thời cơ. Địch đứng được và phát triển được, còn ta thì không phát triển được.

Cũng năm 1972 khi ta giải phóng được Đắc Tô - Tân Cảnh, ở thị xã Kon Tum địch rất hoang mang, đó là thời cơ ta đánh vào Kon Tum. Nhưng ta lại đánh chậm, không đánh ngay nên địch củng cố được. Ta bỏ lỡ mất thời cơ và không giành được thắng lợi lớn.

Mùa Xuân 1975, khi địch tập trung vào đối phó ở Plây Cu, để sơ hở Buôn Ma Thuột, sự chuyển hóa lực lượng hai bên là khâu Plây Cu chưa có sự chuyển hóa gì đến độ chín muồi để chuyển sang trạng thái khác, nhưng Buôn Ma Thuột đã có sự chín muồi để chuyển hóa sang một trạng thái khác, vì một bên rất yếu, một bên rất mạnh và bên rất yếu lại bị cô lập. Đó là thời điểm để hai bên đấu tranh chuyển hóa trạng thái. Buôn Ma Thuột không còn là như cũ, mà đã chuyển sang tay đối phương. Ta hành động đúng thời điểm đó là đã chớp được thời cơ.

Đến khi sư đoàn 23 đổ quân xuống ứng cứu Buôn Ma Thuột thì đấu tranh lại có hai hướng chuyển hóa. Một là cứu được Buôn Ma Thuột, biến bại thành thắng. Đó là một thời điểm để chuyển hóa, cũng như ở Mỹ Chánh trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, và đây cũng là thời điểm để chuyển hóa sang một hướng khác, một trạng thái khác. Từ thắng lợi Buôn Ma Thuột, nếu tiêu diệt sư đoàn 23 đến ứng cứu Buôn Ma Thuột thì thắng lợi của trận Buôn Ma Thuột càng lớn, có thể làm chuyển hóa mạnh cục diện chiến dịch, tác động đến chuyển hóa cục diện chiến lược, đội dự bị đến ứng cứu sinh ra thời điểm chuyển hóa của hai trạng thái. Hoặc là biến bại thành thắng; hoặc là biến thắng nhở thành thắng lớn; biến thắng lớn càng lớn hơn. Tình huống địch hoang mang cực độ sau thất bại, nếu hành động đúng trong tình huống này thì có thể biến thắng nhở thành thắng lớn. Hoặc sau khi hoang mang hồi phục lại được thì hạn chế được thất bại nhỏ không thành thất bại lớn. Sự chuyển hóa giữa hai trạng thái đó là do nghệ thuật nắm bắt thời cơ của hai bên đối địch. Trận Buôn Ma Thuột và trận tiêu diệt sư đoàn 23 là một đòn then chốt quyết định của chiến dịch tạo ra đột biến về chiến dịch, tạo ra phản ứng dây chuyền, đẩy đoàn quân Plây Cu rút chạy. Đoàn quân Plây Cu rút chạy bị tiêu diệt lại tạo ra một đột biến về chiến lược, làm cho cục diện chiến lược chuyển biến rất nhanh chóng, xoay chuyển một cách đột ngột, đẩy địch rối loạn về mặt chiến lược, tạo ra bước ngoặt về chiến lược.

Trong lịch sử ta cũng thấy khi đoàn thuyền của Hoằng Thao và đoàn thuyền của Ô Mã Nhi gặp phải cọc Bạch Đằng là thời điểm mà mâu thuẫn trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch đã phát triển đến đỉnh điểm, phát triển đến độ, đến giai đoạn cần được chuyển hóa, phát triển đến độ chín muồi để chuyển hóa. Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đã hành động đúng vào thời điểm đó. Các ông đã hành động đúng thời cơ, đã nắm bắt được thời cơ, chớp được thời cơ để hành động, nên đã giành được thắng lợi rất vang dội.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 07:03:16 pm
Chương sáu
TỔ CHỨC QUÂN


46. Tổ chức quân của chiến tranh nhân dân Việt Nam có ba thứ quân. Đó là quy luật và truyền thống của chiến tranh nhân dân Việt Nam để đánh thắng quân xâm lược lớn mạnh. Ba thứ quân thể hiện chiến tranh toàn dân; mà có chiến tranh toàn dân mới đánh bại được quân xâm lược.


47. Tổ chức quân thời bình và thời chiến thế nào thì hợp lý?

Thời bình tổ chức ít đơn vị lớn.

Thời chiến tổ chức các đơn vị lớn nhiều hơn.

Giai đoạn tổng tiến công tổ chức các đơn vị lớn càng nhiều hơn.

Thời bình nơi nào có nguy cơ bạo loạn lật đổ thi tổ chức các đơn vị địa phương phải mạnh hơn.

Giai đoạn tổng tiến công là giai đoạn đánh lớn, đánh tiêu diệt lớn để giải phóng đất đai; đánh vào các đô thị, các căn củ quân sự lớn, các trận địa kiên cố vững chắc của địch hoặc các đội quân lớn của địch cơ động hoặc phòng ngự dã chiến trên chiến truòng, các đội dự bị lớn của địch đi tiếp viện, ứng cứu, phản kích. Về không gian thì tác chiến trên một chiến trường rộng lớn, trên nhiều chiến trường hoặc trên toàn chiến tuyến. Muốn tiêu diệt lớn nhiều đoàn quân địch, trên nhiều chiến trường để giành thắng lợi của tổng tiến công thì phải tổ chức nhiều đơn vị tác chiến lớn. Phải tổ chức nhiều cụm sư đoàn, nhiều đoàn quân, tập đoàn quân có đơn vị tác chiến ở tuyến một và có các đội dự bị, v.v... Có thế mới tiến công liên tục trên nhiều chiến trường và cơ động một cách chủ động, và địch không thể hồi phục để đối phó có hiệu quả được. Được như thế thì thắng lợi chiến lược của ta ngày càng được mở rộng, chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ và địch thất bại về chiến lược càng nặng nề, dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của địch.

Chiến cục mùa Xuân 1975 ta có 2 quân đoàn và 1 cụm sư đoàn đứng chân trên toàn chiến tuyến và 1 quân đoàn làm đội tổng dự bị. Lần này đội tổng dự bị của ta hay hơn của quân đội Sài Gòn. Ta có một quân đoàn. Địch chỉ có 2 sư đoàn tổng dự bị, lại bị phân tán, không được sử dụng tập trung. Sư đoàn dù ra chiến đấu ở tuyến một coi như làm thê đội một chiến dịch.

Trong cuộc chống Nguyên - Mông lần thứ 2 năm 1285, nhà Trần tổ chức 2 đạo quân. Đạo quân bắc sông Hồng do Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh chủ tướng Thoát Hoan và đạo quân nam sông Hồng do 2 vua Trần chỉ huy, đánh phó tướng Toa Đô.

Năm 1427, Lê Lợi tổ chức 2 đạo quân. Một đạo vây hãm Vương Thông ở Đông Quan; một đạo quân đánh Liễu Thăng ở Chi Lăng - Xương Giang một đạo quân nhỏ chặn Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa - ngoài ra còn 1 đạo quân nhỏ làm đội tổng dự bị. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, năm 1941, quân phát xít Hít-le khi đánh Liên Xô, tổ chức ra 3 cụm tập đoàn quân, đánh trên 3 hướng chiến lược trọng yếu.

Năm 1945, sau khi giải phóng tổ quốc đánh đuổi quân đội phát xít ra khỏi đất nước, Liên Xô thực hành tổng tiến công sang nước Đức phát xít và các nước Đông Âu. Hồng quân Liên Xô tổ chức ra 6 phương diện quân đánh sang Béc-lin, diệt trừ mầm mống của lò lửa chiến tranh xâm lược.

Mỗi cụm tập đoàn quân lớn cũng như mỗi phương diện quân lớn có số đông tới khoảng triệu người, hàng ngàn máy bay, hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép và hàng vạn khẩu pháo.

Năm 1941, khi tổng tiến công sang Liên Xô, phát xít Hít-le tổ chức ra 3 cụm tập đoàn quân. Cụm tập đoàn quân trung tâm đánh về hướng Mát-xcơ-va có 50 sư đoàn, trong đó có 9 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn và 2 lữ đoàn cơ giới (có tài liệu nói sau này tổ chức thành tập đoàn quân xe tăng), 2 tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 2 và số 4; và được một tập đoàn quân không quân số 2 có 1.600 máy bay yểm trợ.

Về phía Hồng quân Liên Xô năm 1945, khi đánh sang Béc-lin và các nước Đông Âu, Hồng quân cũng tổ chức ra 6 phương diện quân. Phương diện quân Bê-lô-rút-si-a số 1 do Nguyên soái Giu-cốp chỉ huy đánh vào Béc-lin có 5 tập đoàn quân binh chủng hợp thành, 2 tập đoàn quân xe tăng, 1 tập đoàn quân không quân yểm trợ. Phương diện quân Bê-lô-rút-si-a số 1 và phương diện quân U-cờ-rai-na số 1 do Nguyên soái Kô-ni-ep chỉ huy, trực tiếp đánh vào Béc-lin có số quân là 2,5 triệu người.


48. Trong tác chiến hiện đại, phải coi trọng tổ chức lực lượng không quân, tên lửa, và lực lượng chống không quân, tên lửa.

Máy bay và tên lửa là những thứ vũ khí lợi hại nhất, có tính ưu việt nhất. Máy bay, tên lửa có hỏa lực mạnh nhất, tầm bắn, tầm tác chiến xa nhất, sức cơ động cao nhất, linh hoạt nhất, bất ngờ nhất. Nó giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong bản thân chiến đấu, như mâu thuẫn giữa địa hình và cơ động; giữa hỏa lực và cơ động; giữa không gian và thời gian, v.v... xu hướng tác chiến hiện đại là máy bay, tên lửa và các loại vũ khí không có người ngày càng phát triển. Bất cứ quân binh chủng nào cũng cần có máy bay yểm hộ, chi viện và hiệp đồng tác chiến; và quân, binh chủng nào cũng cần có trang bị tên lửa làm thứ hỏa lực cốt cán và có biên chế, trang bị máy bay.

Do đó các quân, binh chủng đều phải có vũ khí chống máy bay, tên lửa tốt và phải tăng cường các loại vũ khí đó.


49. Các đơn vị dân quân, du kích ngoài trang bị thô sơ, thô sơ cải tiến ra, cũng phải được trang bị tương đối hiện đại để đánh ở đằng sau lưng địch, đánh máy bay lên thẳng và đánh tên lửa hành trình, đánh xe tăng, xe bọc thép. Dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược, có tác dụng chiến lược. Nó có thể hạn chế sức mạnh chiến lược của đối phương.


50. Phù hợp với phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam nên trang bị các dạng vũ khí khí tài như sau:

- Thô sơ và thô sơ cải tiến.

- Mang vác và mang vác hiện đại.

- Cơ giới hóa và cơ giới hóa có trình độ cao.

- Vũ khí, khí tài chống tác chiến điện tử và tác chiến điện tử.

Căn cứ vào địch, vào ta, vào địa hình, thời tiết.

Địch: mạnh hơn ta rất nhiều về vũ khí, kỹ thuật. Trình độ hiện đại hớa, cơ giới hoá của địch rất cao.

Về ta: quan điểm, đường lối chiến tranh của ta nhất quán từ trước đến nay là chiến tranh nhân dân; tổ chức lực lượng thành 3 thứ quân - phương thức chiến tranh là chính quy kết hợp với du kích - phương pháp là tác chiến cài xen kẽ với địch - có 4 dạng vũ khí và 3 thứ quân mới chiến đấu được; trong điều kiện tương quan lực lượng trên mới thực hiện được phương thức chiến tranh và phương pháp tác chiến và tiến lên hiện đại hóa, cơ giới hoá ngày càng cao.


51. Tùy theo nhiệm vụ quân sự và địa hình, tổ chức quân có cái chung giống nhau và cũng có cái riêng khác nhau tùy từng địa bàn tác chiến.

52. Quân đội đi xâm lược có nhu cầu tổ chức hạm đội đại dương, có tàu sân bay. Quân đội bảo vệ Tổ quốc, không đi xâm lược, trong điều kiện còn hạn chế về thực lực kinh tế chưa tổ chức được hạm đội đại dương, thì cần tổ chức hạm đội biển gần hoặc cận đại dương, nhưng cần có thêm máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ có tốc độ lớn và có tên lửa bờ đối biển.

Quân đội ta không đi xâm lược ai, chỉ bảo vệ Tổ quốc nhưng cũng cần có hạm đội hải quân mạnh để chống lại hải quân hiện đại, hùng mạnh đến xâm lược của địch. Mặt khác, điều kiện kinh tế chưa cho phép, do đó chưa thể tổ chức hạm đội đại dương, chưa thể có tàu sân bay, nhưng rất cần có hạm đội biển gần hoặc cận đại dương, tên lửa bờ đối biển và có không quân mạnh để đánh lại hải quân địch. Sau này nếu giàu có, đủ sức, đủ tiền của bảo đảm xây dựng, phát triển mạnh kinh tế, có tiền đề xây dựng, phát triển quốc phòng, thì cũng có thể tổ chức hạm đội đại dương, để hạn chế sự khống chế lũng đoạn của các nước lớn. Ở thập kỷ 70 - Liên Xô có đóng tàu sân bay cỡ vừa chưa có tàu sân bay loại cỡ lớn như Mỹ, nhưng có máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ có tốc độ lớn, tầm bay xa TU22M. Đó là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ tốt nhất thế giới ở thập kỷ 70. Về tên lửa phòng không S300 (C300) của Liên Xô (Nga) cũng là loại tốt nhất hiện nay; tốt hơn tên lửa Pa-tơ-ri-ốt của Mỹ (Patriot).

"TU22M của Liên Xô có tốc độ bay gấp hơn 2 lần tiếng động; (Mach 2,25 - 2,5) bán kính chiến đấu: 4.000km - 5.000km, mang tên lửa không đối đất AS4 (Kitchen) có tầm bắn từ 300km đến 800km. Máy bay FB111 của Mỹ cũng có tốc độ bay như TU22M nhưng bán kính chiến đấu chỉ đạt 2.500km, bằng một nửa máy bay TU22M"1 (Janés Aircraft 1979-1980, Janés Weapon Systems 1979-1980).

Có máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ, có tốc độ cao, tầm bay lớn thì có thể uy hiếp, khống chế hạm đội đại dương của đối phương ở đại dương gần. Có hạm đội đại dương mới có chiến lược toàn cầu một cách hoàn chỉnh; mới tham gia bảo vệ hòa bình thế giới một cách tích cực. Đó là phương hướng chiến lược cần đạt tới của quân đội ta.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 19 Tháng Mười Hai, 2022, 07:04:03 pm
Chương bảy
ĐÓNG QUÂN


53. Đóng quân nên đóng ở nơi dễ cơ động.

Đóng quân ở nơi thuận lợi cho việc cơ động. Đóng ở nơi dễ cơ động thì sức một thành hai, vì làm được nhiều nhiệm vụ, trên nhiều hướng.

Xuân 1975, Sư đoàn 320 đóng quân trên đường 14 từ Plây Cu đi Buôn Ma Thuột nên đánh chiếm đường 14 cũng được; tăng cường cho Sư đoàn 316 đánh Buôn Ma Thuột cũng được; chi viện, tăng cường cho trung đoàn độc lập số 25 chiến đấu trên đường 21 cũng được. Ngày 12 tháng 3 nàm 1975, khi Sư đoàn 10 ở Đức Lập chưa cơ động về hướng đông bắc Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 phái 1 trung đoàn, từ đường 14 sang đường 21 để chi viện cho trung đoàn 25, đề phòng địch vượt qua trung đoàn 25 tiến về Buôn Ma Thuột.

Sư đoàn 316 đánh Buôn Ma Thuột nhanh chóng giành thắng lợi, không phải sử dụng đến lực lượng của Sư đoàn 320.

Đến khi đoàn quân ở Plây Cu rút chạy theo đường số 7 về Phú Yên, Sư đoàn 320 đã từ đường 14 kịp thời tiến sang đường số 7 truy kích tiêu diệt địch.


54. Nơi nào địch khó chia cắt thì nên đóng quân.

Địch định chiếm các yết hầu để chia cắt ta. Ta có quân đánh địch thì địch không thể tự do chiếm các yết hầu được; hoặc có chiếm thì cũng không thể chiếm hết được.

Cuộc hành quân "Lam Sơn 719" ở Đường 9 - Nam Lào, ta đã phá tan âm mưu chia cắt của địch, giành thắng lợi lớn, đường vận tải chiến lược vẫn thông suốt.


55. Đóng quân để bảo vệ mục tiêu thì nên đóng ở trong mục tiêu và ngoài mục tiêu; đóng ở cả vòng trong và vòng ngoài. Có thế mới có sức chiến đấu dẻo dai và hạn chế được đột kích bao vây của địch, đặc biệt bằng máy bay lên thẳng.


56. Đóng quân trong chiến tranh hiện đại cần chú ý chống tập kích của không quân, tên lửa và máy bay lên thẳng.


57. Đóng quân phải dựa vào thế ứng cứu chi viện lẫn nhau, không để cho địch bao vây chia cắt.


58. Đóng quân ở nơi nào để khi tiến công có thể đánh địch được ở nhiều hướng nhiều phía, cả đằng trước mặt địch và đằng sau lưng địch; khi phòng ngự có thể chống được quân địch bao vây, vu hồi và máy bay lên thẳng tập kích vào hậu phương ta.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:37:02 am
Chương tám
LUYỆN TƯỚNG VÀ LUYỆN QUÂN


59. Quân, tướng phải được luyện cả tinh thần, ý chí, và kỹ năng, tài thao lược.

Quyết định thắng lợi ở chiến trường là tinh thần, kỹ năng của người chiến binh trên chiến hào.

Mọi mưu lược quyết tâm, kế hoạch được thực hiện trong cuộc đấu tranh giữa 2 bên trên trận địa, chiến hào. Tướng và quân trực tiếp chiến đấu có tinh thần chiến đấu và kỹ năng chiến đấu cao hay thấp quyết định đến thắng bại, thắng to hay thắng nhỏ.


60. Đạo lý người tướng là chiến đấu cho dân, vì dân, cùng sướng khổ, sống chết với quân và dân, có đức độ tài năng mới thu hút được lòng người, chỉ huy được ba quân. Nói hay trên diễn đàn và phải làm tốt trong đời thường.


61. Tướng là phải luyện cả đức và tài. Có tài thì mới chỉ huy được. Nhưng không có đức thì khó đoàn kết, tập họp được toàn quân, toàn dân để phát huy sức mạnh và khó giành được thắng lợi.


62. Biết đấu tranh thì mới có sáng tạo, và mới biết giành thắng lợi.

Sự vật luôn vận động và đấu tranh. Sự vật đứng yên sẽ không tồn tại. Sự vật muốn phát triển phải thông qua vận động. Đã vận động là có mâu thuẫn, có đấu tranh giữa các mâu thuẫn để phát triển. Nếu không dám tiến hành chiến tranh chống xâm lược có nghĩa là thủ tiêu đấu tranh, đành chịu làm nô lệ; dám đấu tranh, dám tiến hành chiến tranh chống xâm lược thì mới tìm ra cách tiến hành chiến tranh. Đấu tranh luôn nảy sinh sáng tạo. Qua thực tiễn đấu tranh mà tìm ra cách đấu tranh, để sáng tạo. Sáng tạo chỉ có được qua thực tiễn hoạt động, thực tiễn đấu tranh. Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh cho sự vật là có vận động, có biến hóa, có đấu tranh để biến hóa.

Trần Hưng Đạo:
   "Thế chiến thắng qua chính và kỳ;
   Chính, kỳ biến hóa không thể cùng vậy"


Và:
   "Đua chọi thì biết được có thừa hay không đủ".

Nguyễn Trãi:
   "Vả lại vận trời tuần hoàn đi rồi lại lại.
   Từ xưa đến nay bao giờ cũng thế".


Và:
   "Từ xưa đến nay, trăm đời đổi thay"

Hồ Chí Minh:

"Bất kỳ giới tự nhiên hay trong xã hội, mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ cứ tiến mãi. Sự hiểu biết cũng phải tiến tới mãi, phát triển mãi.

Cho nên người lãnh đạo cách mạng phải khéo sửa đổi khi có sự sai lầm trong tư tưởng lý luận, kế hoạch và nghị quyết của mình. Đồng thời khi giai đoạn này phát triển sang giai đoạn khác, thì sự hiểu biết của người lãnh đạo và chiến sĩ cách mạng cũng phải tiến theo. Nghĩa là phải đề ra nhiệm vụ mới và phương pháp mới hợp với tình huống mới của cách mạng"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995 tr. 254, 265).


63. Phải luyện cách biết thắng trong chiến tranh bằng vũ trang và biết thắng trong chiến tranh bằng tư tưởng.

Đế quốc không dùng chiến tranh bằng vũ trang để chiến thắng nổi một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh về quân sự. Nhưng chúng đã dùng chiến tranh bằng tư tưởng để chiến thắng. Nếu nước xã hội chủ nghĩa nào đó có nền công nghiệp tiên tiến, đã làm ra được các loại vũ khí ngang với nước tư bản phát triển nhất; cũng làm ra được đủ các đồ dùng sinh hoạt cho cuộc sống con người như các nước tư bản, tuy kém về chất lượng nhưng lại có sức mạnh quân sự đủ để bảo vệ hòa bình thì có thể không cần tập trung quá lớn tiền của vào chạy đua vũ trang một cách quá mức, mà nên đầu tư thích đáng cho công nghiệp dân sinh mua sắm phát triển công nghệ mới, để sản xuất các đồ đùng sinh hoạt nâng cao đời sống của nhân dân. Ngoài ra phải giáo dục tốt hơn về đạo đức xã hội chủ nghĩa, về cái hay cái đẹp của chủ nghĩa xã hội, ưu việt hơn lối sống của xã hội tư bản; giáo dục tinh thần tự tôn dân tộc. Một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh là rất đáng tự hào. Tuy có kém xã hội tư bản một tí về vật chất, nhưng rất đẹp về tinh thần, rất đáng kính về một dân tộc vĩ đại có lịch sử hào hùng; có xã hội văn minh, công bằng.

Ngày nay kẻ thù đang dùng cái bóng của chiến tranh bằng vũ trang để hù dọa, uy hiếp, khống chế các nước và cũng đang dùng chiến tranh bằng tư tưởng, dùng diễn biến hòa bình để xoá nốt các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.


64. Trong thời bình phải tập trung luyện quân thông qua hình thức diễn tập, tập trận sát với thực tiễn chiến tranh tương lai.


65. Tự học tập, tự rèn luyện là con đường dẫn đến tài năng.


66. Tướng vì danh vọng, địa vị tiền tài thì dễ cám dỗ. Tướng vì đại nghĩa, đại nhân, đại thiện thì bền lòng, vững chí, tấm lòng trong sáng, đầu óc minh mẫn, khó khuất phục được.

Lẽ thường của con người là thích ăn ngon, mặc đẹp, ở tốt; thỏa mãn được dục vọng cá nhân; lối sống của xã hội tư bản dễ quyến rũ người ta. Do đó mà tham ô, hủ hóa, lừa đảo, kèn cựa, danh vọng, tiền tài, địa vị đã xuất hiện và tồn tại.

Việc kiên quyết chống tham ô, ăn cắp, ăn chơi xa hoa phải thông qua giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và nền văn hóa, đạo đức của dân tộc.

Tha hóa, biến chất, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến tranh bằng tư tưởng của kẻ thù. Xây đựng con người xã hội chủ nghĩa - con người xã hội chủ nghĩa kiên cường, thì mới chống được sự xâm nhập tự nhiên từ từ hoặc đột biến của chủ nghĩa tư bản.

Các cụ ta đã dạy những vấn đề luyện người:

Trần Hưng Đạo: "Người tướng giỏi đứng đắn mà hay biến hóa; cứng cáp mà hay thương người; nhân từ mà hay quyết đoán; dũng cảm mà hay tường tận; lấy sách lược mà chế ngự quan quân. Chưa thấy ai như thế mà không dựng được cơ nghiệp để dẹp yên họa loạn bao giờ.

Tranh lấy nghĩa mà không tranh lấy lợi, đó là để bày tỏ điều nghĩa. Lại hay tha người quy phục, đó là để bày tỏ điều dũng. Biết sau biết trước, đó là để bày tỏ điều trí.

Giết một người mà vạn người mừng thì cứ giết. Đáng giết thì dẫu người quý trọng cũng giết. Đó là hình thì xét ngược cả lên trên.

Thưởng thì thưởng cho cả những kẻ chăn trâu, người giữ ngựa. Đó là thưởng thì trôi xuống cả dưới vậy.

Thận trọng từ cái nhỏ; mứu trí ở việc lớn. Không tường tận vì ghét nghe lỗi mình; không sáng suốt vì nghe lời dèm pha. Không chắc chắn vì hay nhẹ dạ; không tiết độ vì hao phí của dân; mắc vạ vì ham lợi lộc; quê mùa vì bỏ người hiền".

(Binh thư yếu lược, trang 43 và 45)


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:38:33 am
Nguyễn Trãi nói: "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc. Nên công to ta phải lấy nhân nghĩa làm đầu". "Đạo làm tướng phải lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của". "Đẹp cung thất, cao đài tạ, tất gây thói tục xa hoa, ức lòng người, theo ý mình, tất đến trăm năm oán giận"1 (Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, H. 1976, tr. 196, 197, 119).

"Yêu người gần vì tình riêng. Họ hàng thì người thấp cũng tôn quý, tiểu nhân mà người nịnh cũng tin dùng. Nhân mừng mà thưởng khen; nhân giận mà phạt giết. Người trung thực phải khoá miệng; kẻ lương thiện thì ngậm oán. Thế mà còn cứ kiêu ngạo, tự tôn; không sợ mệnh trời gieo họa"2 (Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, H. 1976, tr. 196, 197, 119).

"Phàm người có chức vụ coi quân, trị dân, đều phải theo phép công bằng, làm việc cần mẫn, thờ vua thì hết trung, đối dân thì hết hòa, đổi bỏ thói tham ô, sửa trừ tệ lười biếng. Bè đảng riêng tây phải dứt; thái độ cố phạm phải chừa. Coi công việc của quốc gia là công việc của mình; lấy điều lo của dân sinh làm điều lo của thiết kỷ..."3 (Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, H. 1976, tr. 196, 197, 119).

Hồ Chí Minh:

"Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư"
"Cán bộ vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".


Trong bài "Sửa đổi lối làm việc", về đạo đức cách mạng, Hồ Chủ tịch nói:

"Nói tóm tắt, tính tốt ấy có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

a) Nhân là thật thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân.

Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.

Những người không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được.

b) Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải làm thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

c) Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, để phòng nguời gian.

d) Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.

đ) Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa.

Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.

Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước.

Không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 251, 253. Nói chuyện ở buổi lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp, Bác Hồ nói 5 điều: "Trí, tín, nhân, dũng, liêm" (tập 5, tr. 223) và bài nói chuyện tại Hội nghị quân sự lần thứ 5, tháng 8-1947, Bác lại nói 6 chữ: "Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung", (tập 5, tr. 479)).

Có tiếp thu thấm nhuần, tu dưỡng được những lời dạy của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh thì mới chống được cuộc chiến tranh tư tưởng mà kẻ thù đang tiến công hiện nay.


67. Tướng lãnh đạo chiến tranh phải giỏi cả chính trị quân sự, kinh tế Tướng quốc phải là người văn võ song toàn.


68. Tướng của dân là phải trọng đức độ, tài năng hơn là tiền tài, danh vọng; trọng trí tuệ hơn là giàu sang.


69. Tướng thương yêu quân thi có sức mạnh của kỷ luật tự giác. Có lúc phải tạm hoãn những nhu cầu thông thường của mình để bảo đảm cho nhu cầu thiết yếu của người dưới. Tướng khinh rẻ quân thì có lúc bị cô lập và nguy nan.


70. Tướng có nhân từ, đức độ thì mới thu hút được hiền tài và sống mãi trong lòng dân, lòng quân.


71. Tướng không được đem mưu mẹo gian dối, xảo trá đối với địch để đối với ta. Lừa lọc đối với địch, không được lừa lọc đối với ta.


72. Chơi với các loại bạn mà vẫn là mình mới là có bản lĩnh. Luyện vỏ mềm, nhân cứng, theo thuyết "dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Hồ Chí Minh.


73. Chỉ huy ba quân phải lấy thân mình làm gương sáng cho quân sĩ soi chung.


74. Tướng của dân là chiến đấu cho dân. Tổ quốc là nhân dân. Mọi suy nghĩ hành động là vì hạnh phúc của nhân dân vì sự tiến bộ của nhân dân. Cái đẹp nhất của con người là tình cảm hòa vào dân. Cái cao nhất của xã hội là dân làm chủ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:41:55 am
Chương chín
CẦM QUÂN


75. Yếu, ít hơn địch về vũ khí, vật chât, kỹ thuật mà dám đánh địch và dám giành thắng lợi là có nhân sinh quan và phương pháp luận rất cao.

Nhân sinh quan và phương pháp luận trong chiến tranh. Lý Thường Kiệt: "Nam Quốc sơn hà nam đế cư".

Trần Hưng Đạo: "Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi sẽ hàng". Và trong "Hịch tướng sĩ", Trần Hưng Đạo kêu gọi:

"... Chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, mà đến trăm năm sau tiếng dơ không rửa"1 (Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, H. 1971, tr. 201).

Nguyễn Trãi:
   "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
   "Sống nhục thà chết vinh".


Và: "Rút cuộc lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
   Đem chí nhân mà thay cường bạo".


Hồ Chí Minh:
   "Không có gì quý hơn độc lập tự do"

Đó là nhân sinh quan về chiến tranh. Chiến đấu để cho dân tộc được độc lập, tự do, không chịu làm nô lệ cho nước ngoài đến xâm lược, cai trị.

Về phương pháp luận là nhận thức được chiến tranh và biết chỉ đạo chiến tranh theo đường hướng phát triển của nó; nhận thức được quy luật chiến tranh một cách tự phát, một cách thô sơ hay tự giác, khoa học. Từ nhận thức được chiến tranh mà biết cách chỉ đạo chiến tranh.

Trần Hưng Đạo: "Biết xem thế đất, biết lập thế quân, khéo dùng kỹ thuật, đánh đầu là không có lợi".

"Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có luỹ, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng như mưa bay trên không, lập nên cuộc đời vô sự"1 (Đạo làm tướng - Binh thư yếu lược).

Và: "Tóm lại giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy, gió thổi thì dễ chế ngự.

Nếu chúng đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cần được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời mà làm, có thu được quân lính một lòng như cha con một nhà thì mới dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước"2 (Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, H. 1971, tr. 215).

Nguyễn Trãi:
   "Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ.
   Ít địch nhiều thường dùng mai phục".
(Bình Ngô đại cáo)

Và "Tướng giỏi đời xưa, bở chỗ vững đánh chỗ hở, tránh chỗ chắc, đánh chỗ hư; như thế thì sức dùng có một nửa, mà thành công gấp đôi"3 (Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, H. 1976, tr. 59).

Hồ Chí Minh:

   "1. Tránh nơi địch kiên cố.
   2. Không đánh những trận gay gắt khó khăn.
   3. Không rõ địch tình, không đánh.
   4. Liên hiệp dân chúng để phong tỏa và đánh úp quân địch.
   5. Cách đánh úp của đội du kích.
   6. Tránh chỗ rắn, nắn chỗ mềm.
   7. Chí phương đông, đánh phương tây.
   8. Cách đánh mai phục.
   9. Cách đánh lén ngang đường"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia. H. 1995, tr. 250, 257).

   "1. Địch tiến ta thoái.
   2. Địch thoái ta tiến.
   3. Địch nghỉ, ta quấy.
   4. Đoạn tuyệt giao thông"2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia. H. 1995, tr. 250, 257).

   "1. Đánh lén.
   2. Đánh mai phục.
   3. Đánh úp ban đêm"3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia. H. 1995, tr. 250, 257).

Phương pháp luận về chiến tranh của ta xuất phát từ quân nhỏ đánh quân lớn, ít đánh nhiều, rồi từ đó phát triển lên trở thành yếu hơn, nhỏ hơn một ít đánh quân đông hơn, mạnh hơn về vật chất, kỹ thuật để giành thắng lợi.


76. Chiến tranh là đấu trí, đấu lực. Thể hiện của đấu trí, đấu lực là đấu mưu kế, thế trận, tình huống, thời cơ và tinh thần. Ai mưu cao, thế trận đẹp, tình huống hay, tinh thần quyết chiến có thể thắng.


77. Người cầm quân phải có quan điểm biện chứng mới nhận thức được chiến tranh và chỉ đạo được chiến tranh.

Muốn tiến hành chiến tranh phải nhận thức được chiến tranh và chỉ đạo được chiến tranh. Muốn thế phải có quan điểm biện chứng.

Có quan điểm biện chứng mới nhận rõ được bản chất và quy luật của chiến tranh; nguyên nhân phát sinh, phát triển của chiến tranh, sự vận động, phát triển của chiến tranh và các điều kiện khác nhau trong sự vận động muôn hình muôn vẻ của nó; nhiều hình thức phức tạp của nó; các điều kiện chủ quan, khách quan trong sự vận động đa dạng của nó. Sự vật vận động là có quy luật, nhưng có các điều kiện, hoàn cảnh cho quy luật đó phát sinh và vận động. Không thể nhận thức quy luật một cách cứng đờ, máy móc. Do đó mà sự vật diễn ra không có hình có khối nhất định.

Chiến tranh là sự đấu tranh vô cùng quyết liệt, nên nó chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn. Sự vật luôn vận động và vận động trong đấu tranh. Có mâu thuẫn có đấu tranh. Đấu tranh trong chiến tranh nhằm giải quyết mâu thuẫn. Chiến tranh ít địch nhiều, nhỏ đánh lớn mâu thuẫn rất nhiều, rất gay gắt và có giải quyết được mâu thuẫn đó mới giành được thắng lợi. Trong lịch sử dân tộc ta đã giải quyết vấn đề này như thế nào? Đó là một điều rất lý thú, rất lạ, rất độc đáo - Việt Nam, rất kỳ tài; một truyền thống Việt Nam; một nghệ thuật Việt Nam.

Trần Hưng Đạo: "Dĩ đoản chế trường" là biết cách giải quyết mâu thuẫn của nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều. Cách giải quyết mâu thuẫn của Trần Hưng Đạo là phát huy sức mạnh chính trị, tinh thần và dùng nghệ thuật tác chiến quân yếu đánh quân mạnh. Sức mạnh chính trị, tinh thần là: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức". "Có thu được quân lính một lòng như cha con một nhà thì mới dùng được". Và: "Vả lại khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước"1 (Lịch sử Việt Nam, tậpl, Nxb Khoa học xã hội, H. 1971, tr. 215).

Giải quyết mâu thuẫn thứ nhất bằng cách xây dựng sức mạnh chính trị tinh thần, động viên, cổ vũ tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc, động viên, cổ vũ tinh thần dám đánh.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:44:47 am
Chỉ dùng chính trị, tinh thần để giải quyết mâu thuẫn trong chiến tranh cũng chưa đủ. Phải dùng cả phương pháp tiến hành chiến tranh nữa mới được. Dám rồi thì phải đánh và biết thắng.

Trần Hưng Đạo đã tìm ra cách đánh phù hợp với quân nhỏ đánh quân lớn, quân ít đánh quân nhiều. Ông nói: "Dĩ đoản chế trường", "Đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có lũy, chiến ở chỗ không có trận", và "Nếu địch mạnh ta yếu mà không có viện ở ngoài thì nên ràng buộc, giữ lại để chờ nó chết"1 (Binh thư yếu lược, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, H. 1970, tr. 170).

Tư duy đó nặng về đánh vận động chiến.

Nguyễn Trãi:
   "Như nước Đại Việt ta từ trước,
   Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
   Cõi bờ sông núi đã riêng,
   Phong tục Bắc Nam cũng khác.
   Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, mà hào kiệt không bao giờ thiếu".


   "Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng, thết quân, rượu hòa nước, dưới trên đểu một bụng cha con.
   Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục.
   Lấy yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ.
   Rút cuộc lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
   Đem chí nhân mà thay cường bạo".

(Bình Ngô đại cáo)

   "Giặc cùng đường kiệt sức, bó tay chờ chết đến nơi. Ta mưu phạt tâm công, không đánh mà người phải khuất".

Và: "Ta đã phục binh giữ hiểm, đập gãy tiên phong. Sau lại sai tướng chen ngang, tuyệt đường lương thực".
(Bình Ngô đại cáo)

Nguyễn Trãi thấy hai mặt đối lập của sự vật, thấy mâu thuẫn và biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập tự do".
        "Chiến tranh nhân dân chính nghĩa toàn dân, toàn diện".
   "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi".
   "Chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh chính quy".


Và: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".

Quan điểm biện chứng của Hồ Chí Minh là khoa học. Người nhận thức được quy luật vận động của sự vật, quy luật phát triển của sự vật. Sự vật vận động phát triển trong đấu tranh mâu thuẫn. Trong kháng chiến chống Pháp, Người nói: "Có người nói ta kháng chiến chống Pháp như châu chấu đá voi".


Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn về hiện trạng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem, thì như thế thật - Vì để chống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta phải dùng gậy tầm vông. Nhưng Đảng ta theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta không những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những người lừng chừng và bi quan kia rằng:

   "Nay tuy châu chấu đấu voi,
   Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra".


Sự thật đã chứng tỏ rằng "voi" thực dân đã bắt đầu lòi ruột, mà bộ đội ta đã trưởng thành như con hổ oai hùng. Dù lúc đầu sức địch mạnh như vậy, sức ta yếu như vậy, mà ta vẫn gan góc kháng chiến, vẫn tranh được nhiều thắng lợi, và tin chắc ta sẽ tranh được thắng lợi cuối cùng. Đó là vì ta có chính nghĩa, vì quân ta dũng cảm, dân ta đoàn kết và quật cường; vì ta được nhân dân Pháp và phe dân chủ thế giới ủng hộ. Mà cũng chính vì Chiến lược ta đúng"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 163, 164).


Đây là sự phân tích về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rất cách mạng và khoa học. Cái khó khăn lớn nhất của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ là lực lượng ta quá nhỏ bé so với thực dân Pháp, cái chính là thua kém về vật chất kỹ thuật vậy là phải có thời gian và tìm cách để chuyển hoá lực lượng, giải quyết mâu thuẫn ấy. Nhưng ta hơn địch ở ý chí tinh thần của dân tộc đang tiến hành kháng chiến trường kỳ, chính nghĩa, chống xâm lược, phát động được cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Sự phân tích đó thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự vật luôn vận động biến hóa, phát triển; và vận động phát triển trong đấu tranh. Trong đấu tranh thì có rất nhiều mâu thuẫn; và mâu thuẫn luôn luôn được giải quyết để sự vật phát triển tiến lên. Có đấu tranh thì có phát triển. Sự vật tiến bộ sẽ phủ định cái lạc hậu, lỗi thời để phát triển lên, để trở thành sự vật mới, càng mổ xẻ sự vật thì càng tiếp cận được cái tinh túy của sự vật, càng tiếp cận đỉnh cao của chân lý.


Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi cũng có một số quan điểm sơ khai gần giống như thế.

Trần Hưng Đạo thấy được quân địch cũng có thay đổi biến hóa - Ông nói: "Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu chúng đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cần được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời mà làm...".


Việc quân là việc luôn biến hóa, muôn hình, vạn trạng; tuy là có quy luật nhưng không cái nào giống cái nào. Quy luật cũng là có điều kiện ra đời của nó, có điều kiện vận động của nó.

Trần Hưng Đạo: "Phải nghĩ là có thể yên, có thể nguy, có thể tạm, có thể lâu. Tĩnh thì mưu, động thì có lợi. Cách chống đánh có mấy trăm mối, khi nhiều, khi ít, khi hợp khi phân, khi tiến khi gặp..."1 (Binh thư yếu lược, Nxb Khoa học xã hội, H. 1970, tr. 174, 51).

"Người tướng giỏi đứng đắn mà hay biến hóa"2 (Binh thư yếu lược, Nxb Khoa học xã hội, H. 1970, tr. 174, 51).


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:47:15 am
Trần Hưng Đạo cũng thấy 2 mặt đối lập của sự vật: "Dĩ đoản chế trường". Ông thấy 2 mặt đối lập của sự vật là có mâu thuẫn và ông biết cách giải quyết mâu thuẫn. Địch mạnh, ta yếu: muốn thắng địch thì phải vua quan đoàn kết và đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh chính trị, tinh thần và vận dụng cách đánh của quân yếu đánh quân mạnh.

Ông nói: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức". "Khoan thư sức dân...".
   "Quân đội có như cha con một lòng thì mới dùng được".
   "Phải dùng cách đánh vận động chiến; phải dùng mưu mẹo, thế trận".
   "Đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có lũy".


Và:
   "Phải dùng chính binh và kỳ binh"
   "Phải tránh chỗ thực đánh chỗ hư".


Nguyễn Trãi thấy sự biến hóa của sự vật, và qua đấu tranh mà làm cho sự vật biến hóa theo ý định của ta.

Ông nói:
   "Vả lại vận trời tuần hoàn đi rồi lại lại
   Từ xưa đến nay bao giờ cũng thế".
   "Từ xưa đến nay trăm đời đổi thay".

   Muốn cho sự vật biến hóa phải có đấu tranh.

Ông nói:
   "Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
   Nhưng hào kiệt đời đời không thiếu".
   "Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần,
   Lúc Khôi Huyện quân không một lữ.
   Ấy trời muốn thử ta để trao nhiệm vụ,
   Nên ta càng quyết chí để vượt gian nan".


Và:
   "Sống nhục thà chết vinh
   Biết quân ta dùng được"


Ông còn biết mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan và thấy tính năng động chủ quan, thấy tính quyết định là ở chủ quan.

Ông nói:
   "Đã do trời mà biết thời
   Lại có chí để công thành".

(Phú núi Chí Linh)

Vấn đề này cũng giống như các cụ ta nói: "Nhân định thắng thiên".

Nguyễn Trãi còn hiểu sự thích ứng với các điều kiện khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo.

Ông nói:
   "Lấy xưa nghiệm nay.
   Xét cùng mọi lẽ hưng vong
   Trải biến nhiều thì suy nghĩ sâu
   Tính việc xa thi thành công kỳ".


Và:
   "Biết địch, biết ta, có thể cứng, có thể mềm".
(Phú núi Chí Linh)

Do có quan điểm biện chứng như thế nên Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh mới lãnh đạo chiến tranh một cách tự giác rất kiên định, tài tình và rất linh hoạt, sáng tạo, không cầu may, dao động, giáo điều, máy móc, cứng đờ.


78. Người cầm quân có lúc không sợ ít về lực lượng mà sợ yếu về tinh thần và tài trí.


79. Tướng phải có quyết sách đúng.

Phải có quyết đoán, dám táo bạo thay đổi quyết tâm khi chủ trương cũ không còn phù hợp.

Trong kháng chiến chống Pháp, ở chiến dịch Biên Giới năm 1950, tư lệnh chiến dịch đã quả cảm, quyết đoán thay đổi quyết tâm đánh Cao Bằng sang đánh Đông Khê và đã được Hồ Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch phê chuẩn và đã giành được thắng lợi vang dội.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, tư lệnh chiến dịch cũng đã quyết đoán, thay đối phương châm đánh nhanh tiến nhanh bằng phương châm đánh chắc tiến chắc và đã được Thường vụ Trung ương Đảng phê chuẩn, nên cũng giành được thắng lợi kết thúc chiến tranh.    80. Tướng thông binh pháp cổ, kim, đông, tây là tướng có thể cầm quân lớn.


81. Quần chúng là người luôn sáng tạo, nhờ họ mà quyết tâm của người chỉ huy mới thành hiện thực. Người chỉ huy phải biết khái quát những sáng tạo của quần chúng.

Trong đấu tranh thực tiễn, quần chúng sáng tạo ra những phương pháp, hình thức đấu tranh mới, có khi mới là manh nha, mầm mống. Lãnh đạo phải biết nắm bắt kịp thời, tổng kết kinh nghiệm kịp thời, rồi nâng lên thành phương pháp, hình thức đấu tranh mới và xây dựng lý luận mới. Có thế chiến tranh mới có sáng tạo và phát triển nhanh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, địa đạo Củ Chi, từ hầm bí mật của quần chúng mà lãnh đạo nâng lên thành địa đạo chiến đấu thần kỳ, nổi tiếng. Địa đạo Vĩnh Mốc ở Vĩnh Linh cũng gần giống như thế.

Vành đai chống Mỹ ở Đà Nẵng cũng do quần chúng sáng tạo ra, rồi lãnh đạo nâng nó lên thành một biện pháp tác chiến hoàn chỉnh.

Ở chiến trường Tây Nguyên, trong kháng chiến chống Mỹ quần chúng sáng tạo ra những mầm mống của chiến thuật chốt kết hợp vận động. Lãnh đạo nắm bắt kịp thời, tổng kết, nâng lên thành chiến thuật "Chốt kết hợp vận động". Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam lại nâng lên một bước hoàn chỉnh hơn là chiến thuật "Vận động tiến công kết hợp chốt". Chiến thuật này rất có hiệu quả trong đánh Mỹ. Năm 1967, Sư đoàn 1 Tây Nguyên đã đánh bại lữ dù 173 của Mỹ ở cao điểm 875 (Sư đoàn 1 gồm 3 trung đoàn: 320, 66 và 174). Về chiến thuật "Bao vây công kích" cũng thế. Quần chúng sáng tạo ra mầm mống. Lãnh đạo nắm lấy đó, xây dựng qua mấy bước rồi hoàn chỉnh thành chiến thuật "Bao vây công kích". Bộ Tổng tham mưu lại nâng lên thành chiến thuật "Vận động bao vây tiến công liên tục". Chiến thuật này đã nâng khả năng đánh tiêu diệt lên một trình độ cao.

Về cách dùng pháo binh đánh gần, quần chúng cũng phát triển thành cách khiêng, kéo pháo 105, 85 vào gần đồn địch để bắn ngắm trực tiếp. Cách đánh này cũng đã thành công tốt đẹp. Với chiến thuật này hầu như các đơn vị cỡ tiểu đoàn, cụm tiểu đoàn của địch ở Tây Nguyên đóng trong công sự vững chắc đều bị tiêu diệt trong một thời gian ngắn khoảng từ 4 - 8 tiếng đồng hồ.

Hai chiến thuật "Vận động tiến công kết hợp chốt" và "Vận động bao vây tiến công liên tục" do trung đoàn 66 (đoàn Plây Me hai lần anh hùng) sáng tạo ra và vận dụng rất thành công. Chiến thuật khiêng, kéo pháo vào đánh gần do trung đoàn pháo binh 40 phát triển ra và cũng do trung đoàn 66 vận dụng đánh công sự vững chắc rất thành công.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:50:25 am
Chương mười
TÁC CHIẾN


82. Tác chiến của chiến tranh nhân dân là tổng hợp các chiến dịch và các hoạt động tác chiến; có sức kết hợp hoạt động chính trị trực diện - đấu tranh chính trị trực diện.

Đặc trưng sự khác nhau giữa hoạt động tác chiến và chiến dịch là ở chỗ thống nhất tình huống.

Hoạt động tác chiến cũng có thể có chỗ giống như chiến dịch trong sự thống nhất về mục đích, kế hoạch, thời gian, địa điểm, nhưng khó có sự thống nhất về tình huống như chiến dịch. Vấn đề quan trọng của chiến dịch là sự thống nhất về tình huống.

Trong chiến dịch, các tình huống có mối quan hệ chặt chẽ, quan hệ nội tại, hữu cơ với nhau. Các tình huống tạo tiền đề, điều kiện cho nhau, cùng phát triển, để dẫn dắt đến tình huống quyết định tạo ra trận đánh then chốt quyết định của chiến dịch. Trong hoạt động tác chiến, các tình huống thường diễn ra một cách rời rạc, tiến hành một cách độc lập, ít có mối quan hệ hệ thống. Các tình huống hoạt động khó tạo ra tiền đề điều kiện, dẫn dắt một cách hữu cơ đến các trận then chốt, theo sự chỉ đạo của chiến dịch, theo ý định của chiến dịch. Hoạt động tác chiến cũng có lúc có ý nghĩa chiến dịch, hoặc chiến lược, nhưng không thể thành chiến dịch được.

Trong kháng chiến chống Pháp các hoạt động tác chiến ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Nha Trang, v.v... đều có ý nghĩa chiến dịch, các hoạt động tác chiến ở Hà Nội lại có cả ý nghĩa chiến lược, nhưng không nên coi cuộc chiến đấu ở Hà Nội là chiến dịch...

Chiến dịch của chiến tranh nhân dân Việt Nam là tác chiến của 3 thứ quân, theo đường lối quân sự Việt Nam nên có kết hợp với tác chiến của bộ đội địa phương và dân quân du kích. Chiến dịch nào cũng có sự kết hợp đó.

Trong kháng chiến chống Mỹ nhân dân miền Nam phát triển những kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp, lại sáng tạo ra một hình thức đấu tranh mới trong chiến tranh là đấu tranh chính trị trực diện với địch. Đội quân tóc dài đã cản ngăn được pháo binh, xe tăng của địch khi chúng bắn phá các làng ấp.

Do đó chiến dịch Việt Nam lại có lúc kết hợp được với cả đấu tranh chính trị trực diện. Lực lượng 3 thứ quân chiến đấu với địch về quân sự. Lực lượng chính trị lại phá tề, trừ gian, phá chính quyền ấp, xã của địch, phá ấp, giành dân, giải phóng các ấp xã khỏi sự thống trị kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ.


83. Tác chiến truyền thống của quân nhỏ đánh quân lớn, yếu đánh mạnh thường vận dụng cách đánh vận động chiến trước, đánh thành sau và tích cực đánh vào đằng sau lưng địch.


84. Tác chiến chiến lược thể hiện ra ở chiến cục.

Chiến cục tổ chức ra nhiều chiến dịch và các hoạt động tác chiến và có thể có hoạt động chính trị. Cũng có khi tổ chức một chiến dịch. Nếu nhiều mục tiêu chiến lược thì nên tổ chức nhiều chiến dịch. Nếu chỉ có một mục tiêu chiến lược thì tổ chức một chiến dịch.

Nếu có nhiều mục tiêu chiến lược thì trong chiến cục nên tổ chức ra nhiều chiến dịch. Nhiều hướng, nhiều chiến trường địch đều bị đánh thì khó tập trung đối phó với một hướng một chiến trường, như thế ta mới thắng lợi to, thắng lợi nhanh.

Năm 1285, Trần Hưng Đạo cũng đánh ở cả 2 hướng. Hướng bắc sông Hồng đánh Thoát Hoan ở Thăng Long. Hướng nam sông Hồng đánh Toa Đô ở Tây Kết. Như thế cuộc Tổng phản công chỉ giải quyết trong hai tháng (tháng 5-1285 đến tháng 6-1285) và cả cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai chỉ khoảng 6 tháng là giành được thắng lợi (1-1285 - 6-1285).

Trong cuộc tổng phản công năm 1427, Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng tổ chức ra 3 chiến dịch trên 3 hướng chiến lược.

Hướng thứ nhất vây hãm Vương Thông ở Đông Quan. Hướng thứ 2 đánh tiêu diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng và hướng thứ 3 ngăn chặn Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa. Như thế địch không thể liên hoàn được với nhau, hỗ trợ được nhau, nên bị thất bại nhanh chóng.

Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1972, trong cuộc tiến công chiến lược, ta cũng đánh trên 3 chiến trường. Địch tập trung đối phó ở hướng này thì hở ở hướng khác. Do đó ta cũng giành được thắng lợi trên cả 3 hướng, tuy thắng lợi còn bị hạn chế.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1941, trong cuộc tổng tiến công xâm lược Liên Xô, phát xít Hít-le cũng mở 3 hướng tiến công. Do đó mà có tiến được tới bao vây Lê-nin-gờ-rát và tiến gần tới Mát-xcơ-va.

Năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô tổng tiến công sang các nước Đông Âu và sang nước Đức, cũng mở ra rất nhiều hướng, Do đó mà Hồng quân đã giải phóng rất nhanh các nước Đông Âu và phần lớn nước Đức.

Nhưng nếu chỉ có một mục tiêu chiến lược thì cũng chỉ cần mở một chiến dịch. Năm 938, Ngô Quyền chỉ mở một chiến dịch ở sông Bạch Đằng và đã đánh bại Hoằng Thao.

Năm 1077, Lý Thường Kiệt cũng chỉ mở một chiến dịch ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) và cũng đánh bại Quách Quỳ.

Sự vật, quy luật hình thành và vận động luôn có điều kiện, hoàn cảnh phát sinh, phát triển nên phải rất linh hoạt không máy móc, cứng nhắc; như thế mới là biện chứng.


85. Hướng tiến công chiến lược nên chọn hướng địch yếu, nhưng hiểm yếu; và đạt được 3 yêu cầu:

   1) Dễ phá vỡ chiến lược.
   2) Dễ phát triển chiến lược.
   3) Địch phản kích, ứng cứu khó.

Mùa Xuân 1975, ta chọn Tây Nguyên mở đầu cho chiến cục mùa Xuân, cho cuộc Tổng tiến công là phù hợp với nguyên tắc và yêu cầu trên. Thực tế đã trả lời. Địch ở đây yêu hơn Huế, Đà Nẵng nên dễ phá vỡ.

Sau khi địch bị phá vỡ, ta dễ phát triển xuống các tỉnh ven biển đồng bằng Khu 5 và dễ phát triển về hướng Sài Gòn hơn là Huế - Đà Nẵng. Đội dự bị của địch khó đến ứng cứu vì còn bị ràng buộc ở Huế - Đà Nẵng và Sài Gòn. Và nêu có đến cứu, ta cũng dễ đối phó.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:51:11 am
86. Chọn mục tiêu tiến công là giải quyết mâu thuẫn trong các tình huống chiến lược.

Tình huống chiến lược thì có nhiều và có rất nhiều mâu thuẫn trong đấu tranh giữa 2 bên. Tình huống nào là quan trọng, là quyết định cho sự vận động và phát triển của chiến tranh. Giải quyết được tình huống đó thì chiến dịch, chiến cục, chiến tranh phát triển được; nếu không thì không phát triển được.

Năm 1427, ba mục tiêu chiến lược xuất hiện trước Lê Lợi và Nguyễn Trãi: Vương Thông ở Đông Quan, Liễu Thăng ở Chi Lăng và Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa. Mục tiêu nào, tình huống chiến lược nào là quan trọng? Mâu thuẫn chiến lược nào là quyết định?

Vương Thông ở Đông Quan là mâu thuẫn quyết định khi Liễu Thăng, Mộc Thạnh chưa vào tới biên giới. Nếu giải quyết được Vương Thông thì giải quyết được chiến tranh. Nếu giải quyết được Vương Thông rồi, Liễu Thăng, Mộc Thạnh vẫn tiến vào thì mâu thuẫn chủ yếu lại chuyển hóa sang Liễu Thăng.

Trong chiến tranh hiện đại phải đặc biệt chú ý đánh quân phản kích đổ bộ đường không bằng máy bay lên thẳng. Ví như năm 1972, trong kháng chiến chống Mỹ, ta đã không đánh bại được quân dù hạ cánh bằng máy bay lên thẳng đi cứu An Lộc, nên đã không giải quyết được An Lộc. Năm 1975, ở Buôn Ma Thuột, ta đánh bại được hoàn toàn sư đoàn 23 Sài Gòn đi cứu Buôn Ma Thuột và còn tạo đà cho phát triển.

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, mùa xuân 1943 ở chiến dịch Xít-ta-lin-grát, Hồng quân đã đánh bại đội quân phản kích của thống chế Manh-xi-tanh, nên đội quân bị bao vây của thống chế Vôn Pao-lút phải đầu hàng.

Mùa đông 1427, đoàn quân cứu viện của Liễu Thăng bị tiêu diệt ở Chi Lăng, nên Vương Thông ở Đông Quan phải đầu hàng.

Trong phòng ngự, cuối năm 1972 và đầu 1973 ta đánh bại được lực lượng mới của địch tiến công chiếm Cửa Việt ở Quảng Trị, nên đã giành được thắng lợi, giữ vững được trận địa. Nhưng trong chiến cục 1972 ta không kiềm chế và đánh bại được phản kích của sư dù Sài Gòn.

Trong tiến công phải cố gắng hạn chế đội dự bị của địch đến cứu viện, nhất là đội dự bị cơ động bằng máy bay lên thẳng. Muốn thế phải đánh trên nhiều hướng; hướng nào có đội dự bị của địch có thể cơ động thì cần phải kìm chế nó.

Mùa Xuân 1975, ta cho Sư đoàn 304 ở hướng Đại Lộc đánh vào lữ dù của địch ở phía tây Đà Nẵng, kiềm giữ nó ở đó, không cho cơ động lên Tây Nguyên. Còn lực lượng dự bị của địch ở Sài Gòn thì có Quân đoàn 4 đóng ở gần đó, nên địch chỉ có thể cơ động nhỏ giọt một liên đoàn biệt động quân lên Tây Nguyên.

Đối phó với một chiến dịch tương đối lớn gồm 4 đến 5 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập, mà chỉ tăng thêm một liên đoàn thì ít có ý nghĩa.

Tiến công địch, không phải chỉ nhìn quân địch trực tiếp ở tuyến tác chiến, không phải chỉ nhìn thê đội một của địch, phải xem cả thê đội hai của địch, phải xem cả các đội dự bị của địch; nhất là đội tổng dự bị cơ động của địch.

Trong kháng chiến chống Mỹ, sư đoàn kỵ binh bay số 1, lữ đoàn dù 173, 101 của Mỹ là lực lượng dự bị cơ động toàn chiến trường, là những đơn vị chữa cháy của toàn chiến trường. Các đơn vị đó đã cứu được một số nơi trên chiến trường khi bị tiến công.


87. Tiêu diệt được mục tiêu, nhưng không tiêu diệt được quân phản kích, ứng cứu thì thắng lợi không được đầy đủ, hoàn toàn; mà có khi còn bị thất bại. Phải hạn chế hành động phản kích của địch, hạn chế được đội dự bị của địch. Phải đối phó với phản kích, ứng cứu và đội dự bị của địch bằng cả đường bộ, đường không và đặc biệt bằng đường không.


88. Tiêu diệt được mục tiêu và tiêu diệt được quân phản kích, ứng cứu đồng thời vây hãm, cô lập các tập đoàn khác của địch thỉ có thể gây ra phản ứng dây chuyền tạo ra đột biến chiến dịch, dẫn đến đột biến chiến lược, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh một cách mau lẹ đột ngột, tạo ra bước ngoặt về chiến tranh, tạo ra rối loạn về chiến lược cho địch và có thể dẫn địch đến bên bờ của sụp đổ.

Các tình huống chiến dịch có liên quan với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một trận thắng lớn, quan trọng có thể làm rung chuyển cả chiến dịch. Sau khi bị thất bại nặng nề; các nơi khác đánh nhỏ, hoặc không đánh địch cũng bỏ chạy. Đó là phản ứng dây chuyền và tạo ra đột biến chiến dịch.

Mùa đông 1950, trong kháng chiến chống Pháp, trong chiến dịch Biên giới, ta tiêu diệt cứ điểm Đông Khê, cắt đường tiếp tế cho Cao Bằng thì Sác-tông ở Cao Bằng rút chạy khỏi Cao Bằng, khi ta tiêu diệt binh đoàn Lơ Pa-giơ lên cứu viện thì quân địch ở thị xã Lạng Sơn rút chạy, kéo theo cả sự rút chạy của địch khỏi Đình Lập, An Châu.

Đòn Đông Khê gây ra phản ứng dây chuyền tới Cao Bằng. Sau khi ta tiêu diệt binh đoàn Lơ Pa-giơ và Sác-tông lại tiếp tục gây ra phản ứng dây chuyền dẫn đến địch ở Lạng Sơn rút chạy. Lạng Sơn rút chạy đã tạo ra bước phát triển, bước thắng lợi đột biến về chiến dịch; Lạng Sơn không đánh mà chạy. Đó là đột biến của chiến dịch đồng thời cũng tạo ra bước phát triển đột biến về chiến lược tạo chất mới về chiến lược, buộc địch từ tiến công chiến lược phải chuyển sang phòng ngự chiến lược.


Mùa Xuân 1975, sau khi Buôn Ma Thuột bị thất thủ và sư đoàn 23 địch bị tiêu diệt cũng gây ra phản ứng dây chuyên và tạo ra đột biến chiến dịch. Ta đã dùng bốn biện pháp chiến dịch để tạo ra phản ứng dây chuyển và đột biến về chiến dịch:

   1- Đánh cắt đường, cô lập các cụm quân của địch.
   2- Nghi binh đánh Plây Cu.
   3- Đột phá Buôn Ma Thuật.
   4- Đánh bại phản kích. Và thêm 2 biện pháp thứ 5 và thứ 6, lại tạo ra đột biến về chiến lược.


Đó là tiêu diệt đoàn quân rút chạy của địch từ Plây Cu về Phú Yên; và ba mũi tiến quân xuống chiếm đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, Nha Trang, Quy Nhơn, Tuy Hòa, chia cắt chiến trường miền Nam ra làm đôi và trực tiếp uy hiếp Sài Gòn. Trạng thái mới về chiến lược xuất hiện. Chất mới về chiến lược xuất hiện biến thắng lợi chiến dịch thành thắng lợi chiến lược. Chất mới về chiến lược không phải xuất hiện một cách từ từ, tiệm tiến mà xuất hiện một cách đột biến. Sự vật mới ra đời một cách mau lẹ. Sau khi ta tiêu diệt đoàn quân rút chạy khỏi Plây Cu và tiến xuống chiếm các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ thì lại diễn ra đột biến về chiến lược, làm xoay chuyển hẳn cục diện chiến lược. Khi Huế - Đà Nẵng thất thủ thì lại diễn ra đột biến về chiến tranh. Cục diện chiến tranh thay đổi đột ngột, tạo ra bước ngoặt chiến tranh dẫn quân địch đến bên bờ của sự sụp đổ.


Trong vận động của chiến tranh cũng như các sự vật, có phát triển tiệm tiến và phát triển đột biến. Phải có nghệ thuật lãnh đạo giỏi để tìm ra cách tạo cho sự vật (chiến dịch, chiến tranh) phát triển đột biến. Như thế sự vật mới phát triển nhanh và có hiệu quả lớn.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:52:35 am
89. Để tiến hành nhiều chiến dịch trong chiến cục, nên tổ chức nhiều tập đoàn chiến lược - đạo quân, và các tập đoán chiến dịch, các đơn vị địa phương.

Chiến cục nên tổ chức nhiều chiến dịch và các hoạt động tác chiến. Chiến dịch thì có chiến dịch lớn, chiến dịch nhỏ.

Do đó mà nên tổ chức nhiều tập đoàn chiến lược - đạo quân và các tập đoàn chiến dịch.

Mùa Xuân 1975 ta tổ chức hai tập đoàn chiến lược ở tuyến một là Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và một tập đoàn chiến lược làm đội tổng dự bị. Tập đoàn chiến lược phía bắc đứng ở Huế - Đà Nẵng gồm Quân đoàn 2 và các sư đoàn cùng lực lượng vũ trang của Quân khu Trị - Thiên và bắc Quân khu 5. Tập đoàn chiến lược phía nam đứng chân ở phía bắc, tây bắc Sài Gòn, gồm Quân đoàn 4 và các đơn vị của lực lượng vũ trang Quân khu 7.

Đội tổng dự bị là Quân đoàn 1 đứng ở phía sau. Ngoài ra còn tổ chức một tập đoàn chiến dịch mạnh ở Tây Nguyên gồm một cụm sư đoàn gồm có 4 sư đoàn. Như thế ta mới mở được nhiều chiến dịch trên các hướng chiến trường. Địch ở chiến trường nào cũng phải đối phó tại chỗ, không cơ động ứng cứu nhau được. Như thế ta đã thành công trong phân tán địch, không cho địch cơ động, tập trung.

Về vấn đề tổ chức đội tổng dự bị. Trong chiến cục này ta hơn hẳn địch. Ta có cả 1 quân đoàn làm đội tổng dự bị, chưa tham chiến ở đợt một, sẵn sàng làm các nhiệm vụ chiến lược mới phát sinh. Còn địch chỉ tổ chức đến cấp sư đoàn, mà lại phải tham chiến ngay ở đợt đầu, làm ngay nhiệm vụ của thê đội một chiến lược - chiến dịch và sử dụng phân tán. Năm 1972 thì địch sử dụng đội tổng dự bị chiến lược khá hơn ta.

Năm 1945, Hồng quân Liên Xô cũng tổ chức ra 6 tập đoàn chiến lược - 6 đạo quân là 6 phương diện quân tác chiến ở tuyến một, đánh sang các nước Đông Âu và nước Đức phát xít. Đặc biệt, đánh vào Béc-lin đã tổ chức ra một tập đoàn chiến lược khổng lồ hiếm có trong lịch sử chiến tranh gồm 2 phương diện quân chủ lực của Nguyên soái Giu-côp và Nguyên soái Kô-ni-ép có số quân là 2,5 triệu người; 34,5 ngàn khẩu pháo, cối; gần 6,5 ngàn xe tăng và pháo tự hành; gần 4,8 ngàn máy bay chiến đấu1 (Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự, tập 2, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản, H. 1996, tr. 97).


90. Phương pháp tiến công chiến lược là đồng thời trên toàn tuyến hoặc gối đầu, hoặc kế tiếp. Phải bảo đảm an toàn cho hướng tiến công chủ yếu. Nên tổ chức nhiều chiến dịch, có từ 2 chiến dịch chiến lược trở lên và các chiến dịch khác.

Trong chiến cục, có nhiều mục tiêu chiến lược và tổ chức nhiều chiến dịch thì nên đồng thời tiến công là phương pháp tốt nhất, có hiệu quả nhất. Như thế thì ở đâu địch cùng một lúc cũng phải đối phó ở khắp nơi, không cơ động ứng cứu nhau được.

Kháng chiến chống Mỹ, năm 1972 ta tiến công địch đồng thời trên cả 3 chiến trường trọng điểm: Quảng Trị, Lộc Ninh, Đắc Tô - Tân Cảnh và các hoạt động tác chiến khác, các chiến dịch nhỏ khác trên toàn bộ chiến trường. Địch ở đâu cũng phải đối phó. Chúng có cái mạnh hơn ta là cơ động đội tổng dự bị là sư đoàn dù bằng máy bay lên thẳng đi ứng cứu được cho các chiến trường, nên thắng lợi của ta có bị hạn chế. Tuy vậy cả 3 chiến trường lần đầu tiên ta đều tiêu diệt được các đơn vị cỡ trung đoàn và sư đoàn thiếu và giải phóng được đất đai cỡ quận huyện.

Năm 1975, ta cũng bố trí lực lượng tiến công trên 3 chiến trường trọng yếu Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn. Lần này là cuộc tổng tiến công, lực lượng lớn, nhiều binh chủng, nên khó tiến công đồng thời trên cả 3 hướng, mà dùng phương pháp gối đầu và lần lượt kế tiếp. Có cái hay là ta bố trí các cụm lực lượng trên cả 3 hướng. Do đó không đồng thời được, nhưng có thể gối đầu hoặc kế tiếp được. Chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc thì chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã phát động và kế tiếp là chiến dịch Hồ Chí Minh.

Năm 1285, Trần Hưng Đạo cũng vận dụng phương pháp đồng thời. Đạo quân bắc sông Hồng đánh Thoát Hoan ở Thăng Long thì đạo quân nam sông Hồng cũng đánh Toa Đô. Do đó mà 2 đạo quân Thoát Hoan và Toa Đô cùng bị tiêu diệt chỉ cách nhau có mấy ngày.

Năm 1427, Lê Lợi cũng đồng thời vây hãm Vương Thông và đánh Liễu Thăng và Mộc Thạnh.

Năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô đánh sang các nước Đông Âu và nước Đức phát xít cũng đồng thời tiến công trên toàn tuyến từ bờ biển Ban-tích đến bờ biển Đen.

Cuộc tổng tiến công lớn lao như thế, nên Hồng quân đã giải phóng Béc-lin trước quân Đồng minh và giải phóng được các nước Đông Âu và cả nước Áo ở Trung Âu. Hồng quân đã làm cho ước vọng của Sớc-sin không thực hiện được: "Tôi muốn rằng chúng ta sẽ đến trước người Nga ở một số khu vực trung tâm châu Âu"1 (Sách dẫn trên, tr. 220).

Phương pháp tiến công đồng thời là tốt nhất. Nhưng phải có lực lượng mạnh và có ưu thế hơn địch.

Thứ hai là phương pháp gối đầu. Phải xem kết quả của cuộc tiến công thứ nhất, cuộc tiến công trước như thế nào mà hành động.

Phương pháp thứ 3 là tiến công lần lượt kế tiếp. Phương pháp này thắng lợi phải kéo dài hơn.

Không dùng được phương pháp tiến công đồng thời nhưng phải phối hợp với hướng tiến công trước mà đồng thời phải kìm giữ địch ở các hướng để hỗ trợ cho hướng tiến công trước.

Lê Lợi đã vây hãm Vương Thông và ngăn chặn Mộc Thạnh đồng thời với đòn tiến công tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng.

Nếu không tiến công được đồng thời trên các hướng thì phải bảo đảm an toàn cho chiến dịch tiến công đầu tiên giành thắng lợi.

Mùa Xuân 1975, Quân đoàn 2 và các lực lượng vũ trang cả Quân khu Trị - Thiên và Quân khu 5 kìm giữ địch ở chiến trường Huế - Đà Nẵng và Quân đoàn 4 cùng lực lượng vũ trang Quân khu 7 kìm giữ địch ở Sài Gòn bảo đảm cho chiến trường Tây Nguyên mở đột phá khẩu chiến lược ở Buôn Ma Thuột.

Trong chiến dịch hoặc chiến cục, cần bảo đảm an toàn cho hướng chủ yếu của chiến dịch hoặc bảo đảm an toàn cho chiến dịch chủ yếu của chiến cục. Như thế thì chiến dịch và chiến lược mới phát triển thuận lợi được.

Trong trận đánh Buôn Ma Thuột năm 1975, để bảo đảm cho Sư đoàn 316 được thuận lợi an toàn trong tiến công, ta đã dùng Sư đoàn 320 đứng chân ở phía bắc Buôn Ma Thuột bảo đảm cho cánh bắc của sư đoàn, và dùng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập để bảo đảm cho hướng tây nam của sư đoàn.

Năm 1945, khi tiến công vào Béc-lin, hướng tiến công chủ yếu của phương diện quân Bê-lô-rút-si-a số 1 của Nguyên soái Giu-cốp được phương diện quân Bê-lô-rút-si-a số 2 của Nguyên soái Rốt-cô-xốp-ski bảo đảm cánh phải và được phương diện quân U-cơ-rai-na số 1 của Nguyên soái Kô-ni-ép bảo đảm cánh trái. Do đó mà các cánh quân đều phát triển thuận lợi và tốc độ tiến công cao, nhịp độ phát triển nhịp nhàng.

Về phía quân Đồng minh đánh vào Tây Âu, vì thiếu sự bảo đảm an toàn, nên có đơn vị tiến công đã bị đẩy lùi, hoặc bị đánh tan.

Tháng 9 năm 1944, trong 1 chiến dịch được tiến hành trên đất Hà Lan, quân Đồng minh đã không bảo đảm cạnh sườn cho mũi tiến công, nên đã bị quân Đức đẩy lùi; còn về bộ đội đổ bộ đường không, quân Đồng minh đã sử dụng tập đoàn quân đổ bộ đường không số 1 gồm 3 sư đoàn đổ bộ đường không và một lữ đoàn dù. Đây là một cuộc tác chiến đổ bộ đường không lớn nhất, có một không hai trong thế chiến thứ 2.

Quân đổ bộ đường không đã nhảy rất sâu vào hậu phương của quân Đức từ 30km, 60km đến 90km. Bộ phận nhảy rất sâu vào hậu phương đối phương 90km không được bảo đảm an toàn tốt, nên đã bị quân Đức đánh tan1 (Sách dẫn trên, tr. 220, 221).


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:54:01 am
91. Cần xác định nhiệm vụ, tính chất các chiến dịch, thứ tự phát động các chiến dịch và phối hợp các chiến dịch phối hợp chiến cục trên toàn chiến trường.


92. Cần có tạo thế chiến cục trước khi mở chiến dịch đầu tiên. Tạo thế chiến cục bằng thể trận chiến lược và các hoạt động tác chiến.


93. Chia cắt chiến lược và chiến dịch không những gây cho địch khó khăn về tác chiến mà còn gây ra hoang mang về tinh thần, tâm lý cho cả quân và dân của địch, suy yếu về tinh thần tâm lý cũng có giá trị ngang như hoặc hơn sự suy yếu về quân sự.

Trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, ta đánh chiếm đường 19, chia cắt chiến lược giữa Quy Nhơn ở đồng bằng ven biển với Plây Cu ở vùng núi, làm cho địch không những bị ảnh hưởng về tiếp tế hậu cần cho quân đội mà tiếp tế hậu cần khó khăn không chỉ ảnh hưởng đến tác chiến, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tinh thần của binh lính. Đối với nhân dân và vợ con binh lính hàng hóa mua bán hiếm hoi, giá cả tăng, đi lại thăm hỏi người nhà giữa các tỉnh không được, quân lính hoang mang. Nhân dân, vợ con binh lính hoang mang hơn. Điều đó tác động vào binh lính, làm cho quân lính lại thêm hoang mang. Đòn đánh vào tinh thần, tâm lý như thế có giá trị không kém gì một đòn đánh về quân sự.


94. Bị bao vây chia cắt và tinh thần hoang mang thì có thể giảm đi khoảng một nửa sức chiến đấu. Tránh chỗ mạnh, tránh đánh vỗ mặt mà đánh vào chỗ sơ hở, hiểm yếu vào sườn hoặc sau lưng địch.


95. Phản công có thể có phòng ngự trước và không có phòng ngự trước. Phản công không có phòng ngự trước, nhưng có thê có tác chiến của lực lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ.

Phản công có phòng ngự trước như Cánh Đồng Chum năm 1972, Mát-xcơ-va, Cuốc-cơ, trong chiến tranh thế giới thứ 2 và Lý Thường Kiệt ở sông Như Nguyệt.

Phản công không có phòng ngự trước như cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và Ngô Quyền ở sông Bạch Đằng năm 938. Không có phòng ngự trước, nhưng có lực lượng tại chỗ hỗ trợ thì phản công sẽ thuận lợi hơn, nhất là khi địch tiến công bằng đổ bộ đường không và đổ bộ đường không bằng máy bay lên thẳng (phản công Đường 9 - Nam Lào năm 1971).


96. Phòng ngự tích cực, ngoài hành động phản kích ra, cần có tiến công địch ở ngoài trận địa phòng ngự, đánh vào đằng sau đội hình tiến công của địch.

Phòng ngự tích cực, ngoài hành động phản kích ra, tiến công địch ở ngoài trận địa phòng ngự, đánh vào đằng sau đội hình tiến công của địch thì hiệu quả phòng ngự càng lớn. Đánh vào đằng sau đội hình tiến công của địch gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Phòng ngự Cánh Đồng Chum năm 1972 đã có mầm mống tiến công địch ở ngoài trận địa phòng ngự. Trung đoàn 66 (Sư đoàn 10) phòng ngự trên cao điểm 601 ở Võ Định, phía bắc thị xã Kon Tum năm 1973 đánh địch ở trong trận địa phòng ngự và trước trận địa phòng ngự. Đòn đánh địch ở trước trận địa phòng ngự có tính tích cực lớn và có hiệu quả lớn.


97. Chiến đấu nhất thiết phải có tiến công và phòng ngự. Phòng ngự chiến dịch và phòng ngự chiến lược có hay không thì tùy theo so sánh lực lượng hai bên và nghệ thuật quân sự, trong từng giai đoạn chiến tranh. Phải rất linh hoạt sinh động căn cứ vào thực tiễn, không máy móc cứng đờ.

Có phòng ngự chiến dịch và phòng ngự chiến lược. Năm 1077, Lý Thường Kiệt có phòng ngự chiến lược ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) để bảo vệ kinh đô Thăng Long.

Năm 1941, Liên Xô có phòng ngự chiến lược để bảo vệ đất nước. Chiều rộng của trận tuyến phòng ngự chiến lược trên những hướng chủ yếu và trọng yếu có tới hàng ngàn ki-lô-mét1 (Pavel Jiline - Viện sĩ thông tấn, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô - "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô-viết trong thời đại ngày nay", tr. 70. "Biên tập khoa học xã hội ngày nay", Viện Hàn lảm khoa học Liên Xô Mốt-xcơ-va 1985, bản tiếng Pháp).

Trần Hưng Đạo và Hồ Chí Minh đều không có phòng ngự chiến lược để bảo vệ thủ đô Thăng Long - Hà Nội. Như thế mới là biện chứng. Tình hình các cuộc chiến tranh có khác nhau. Không cuộc nào giống cuộc nào và tình hình các giai đoạn chiến tranh cũng khác nhau.


98. Nếu yếu hơn địch thì càng phải lợi dụng địa hình dử địch vào nơi hiểm trở để tiêu diệt.


99. Cơ động tạo ra lực lượng.

Cơ động bằng máy bay lên thắng vừa tạo ra lực lượng, vừa tạo ra thời gian và không gian. Năm 1972, sư dù ngụy Sài Gòn ở Kon Tum cơ động về cứu An Lộc. Chúng đã tăng thêm lực lượng cho An Lộc; và trong một thời gian rất ngắn chúng đã tới An Lộc và chúng đã rút hẹp được không gian từ Kon Tum đến An Lộc, và sau đó, cũng trong chiến cục Xuân Hè 1972, chúng lại cơ động ra Quảng Trị và cũng lại cứu được Quảng Trị. Nhưng do ta tổ chức 3 chiến dịch trên 3 hướng chiến trường nên địch phải phân tán đối phó, do đó ta vẫn giành được thắng lợi, tuy có bị hạn chế.

Mùa Xuân năm 1975, sư đoàn 23 (Quân khu 2 Sài Gòn) từ Plây Cu cơ động xuống cứu Buôn Ma Thuột thì lại bị đánh tan. Năm 1427, Lê Lợi cũng có nghệ thuật tết nên đã đánh bại Liễu Thăng.

Mùa xuân năm 1943, Hồng quân Liên Xô cũng giỏi nên đã đánh tan cơ động phản kích của Vôn Manh-xi-tanh ở Xít-ta-lin-grát.

Nắm được quy luật thủ đoạn của địch và có kế hoạch đối phó tốt thì vẫn phá được sự cơ động và cơ động bằng máy bay lên thẳng của địch.


100. Sức mạnh lớn của chiến tranh hiện đại là không quân và tên lửa. Phải có sức mạnh đánh không quân và tên lửa, đánh máy bay lên thẳng bằng 3 thứ quân.


101. Đánh giao thông đường bộ là một trong các cách đánh dễ nhất. Tuyến là nơi lực dàn mỏng. Điểm là nơi lực tập trung hội tụ.


102. Điều kỳ tài của vận động thế trận là nghệ thuật chính kỳ. Chính kỳ biến hóa vô cùng. Chính đánh, kỳ thắng; kỳ đánh chính thắng; chính kỳ cùng thắng.

Thế trận và các đòn đánh là có sự quan hệ với nhau, và hỗ trợ, tác động lẫn nhau, về mặt nghệ thuật, ít khi đánh một mũi một hướng. Như thế địch sẽ tập trung đối phó và ta không lừa, không điều được địch. Cho nên phải có mũi chính mũi phụ, mũi nghi binh; mũi tiến công chính diện, mũi bao vây, vu hồi; mũi đánh công khai, mũi đánh bí mật, bất ngờ.

Mũi đánh chính diện đánh công khai; mũi đánh bí mật, bất ngờ, đánh bên sườn; người xưa gọi là chính và kỳ. Có khi mũi chính đánh, mũi kỳ thắng. Có khi mũi kỳ đánh, mũi chính thắng. Điều đó tùy theo sự vận dụng, căn cứ vào tình hình địch ta.

Trần Hưng Đạo cho là chính kỳ biến hóa.

Hồ Chí Minh nói "dương đông, kích tây" cũng có ý nghĩa như thế.

Trong trận đánh Thoát Hoan ở Thăng Long năm 1285, Trần Hưng Đạo cũng vận dụng nghệ thuật này.

Trần Hưng Đạo cho vây đánh thủy trại Chương Dương để kéo đại quân của Thoát Hoan ra cứu, rồi dùng đội chủ lực đánh Thoát Hoan. Khi Thoát Hoan thống lĩnh đại quân ra cứu Chương Dương bị đánh tan tác thì đội đặc nhiệm của Trần Hưng Đạo phục sẵn ở phía tây thành Thăng Long liền đánh chiếm tổng hành dinh bỏ ngỏ của Thoát Hoan. Tổng chỉ huy quân Nguyên - Mông phải tháo chạy qua sông Hồng về nước.

Đó là kỳ đánh, chính thắng, rồi chính thắng và kỳ đánh và cuối cùng thì chính kỳ cùng thắng.

Đó là chính kỳ biến hóa vô cùng.

Trong trận đánh Thăng Long năm 1789, mũi chính binh của Quang Trung đánh ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi thì mũi kỳ binh của đô đôc Đặng Tiến Đông đánh vu hồi qua Đống Đa tiến vào đánh chiếm tổng hành dinh của Tôn Sĩ Nghị ở tây Long Cung. Đó là chính đánh, kỳ thắng.

Xuân năm 1975, ở chiến dịch Tây Nguyên, mũi kỳ binh của ta đánh Plây Cu, và cắt đường 19, rồi mũi chính binh của ta đánh chiếm Buôn Ma Thuột. Đó lại là kỳ đánh, chính thắng.

Chính, kỳ biến hóa vô cùng, vận động kỳ diệu.


103. Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời.

Đánh nhau, đầu tiên phải có mưu kế. Định dùng lực lượng nào, biện pháp, thủ đoạn gì để nghi binh lừa địch. Dùng lực lượng nào để chia cắt địch. Dùng lực lượng nào để bao vây, cô lập địch. Dùng lực lượng, biện pháp, thủ đoạn gì để kìm chế, hạn chế những cái mạnh của địch. Mưu kế đó sinh ra thế trận. Thế trận vận động, chuyển hóa sinh ra tình huống. Đối chọi tình huống sinh ra thời cơ.

Đánh nhau phải dùng mưu, không đơn thuần dùng lực; không chỉ lực chọi lực. Phải đấu trí và đấu lực.

Phải dùng mưu để đánh địch, và rồi phải dùng thế trận hiểm hóc vận động đối chọi với địch, tạo ra tình huống tốt và thời cơ để thắng địch.

Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo dùng mưu dụ địch vào bãi cọc Bạch Đằng, rồi dùng thế trận xung quanh bãi cọc và thời điểm địch đi vào bãi cọc để đánh thắng địch.

Chiến dịch Biên Giới năm 1950, ta bày mưu đánh Đông Khê để gọi địch lên cứu viện và bày thế trận trên đường số 4. Khi địch đi vào thế trận đã bố trí của ta, đúng vào thời điểm thế trận ta vận động đưa địch vào chỗ hiểm của thế trận mà tiêu diệt địch, thắng địch.


104. Chiến dịch nào gây ra được phản ứng dây chuyền và tạo ra đột biến là một chiến dịch hay.


105. Chiến cục có từ hai chiến dịch chiến lược trở lên là một chiến cục lớn.


106. Chiến cục có từ hai chiến dịch chiến lược trở lên cùng các hoạt động tác chiến du kích rộng khắp trong toàn bộ đội hình của đối phương là một chiến cục mạnh.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Giêng, 2023, 07:54:49 am
KẾT LUẬN


Chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược. Sức mạnh của nó là đường lối kháng chiến đúng đắn: là sự đoàn kết toàn dân, đoàn kết trên, dưới, đoàn kết quân dân; là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, dám đấu tranh, dám giành thắng lợi; là truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc; là tài thao lược; là sự sáng tạo trong kháng chiến.


Với sức mạnh đó, nên nước ta trong đấu tranh chống xâm lược nhỏ có thể thắng quân lớn, ít có thể địch nhiều.

Do nhận thức được chiến tranh và có phương pháp lãnh đạo chiến tranh một cách biện chứng nên trong lịch sử giữ nước của dân tộc từ xa xưa đến thời đại Hồ Chí Minh đã giải quyết mâu thuẫn vô cùng gay gắt là nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều một cách thành công.


Các nhà lãnh đạo chiến tranh của ta đã nắm được quy luật của chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược; thấy được sự vận động biện chứng của nó để đi đến thắng lợi. Qua đấu tranh thực tiễn lâu đời và khái quát lý luận của đặc điểm chiến tranh nhân dân ta đã tạo ra một trường phái quân sự Việt Nam.


Trường phái quân sự Việt Nam là tinh thần kháng chiến kiên cường của sức mạnh chính trị tinh thần của toàn dân lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy đấu trí, đấu lực để đánh địch, nặng về dùng mưu kế, thế trận để đánh địch; lấy tinh thần, trí thông minh và tài thao lược để đánh địch, thắng địch.


Từ đó mà xây dựng thành một học thuyết quân sự Việt Nam; xây dựng một hệ thống lý luận, một hệ thống quy luật tư tưởng quan điểm và nguyên tắc về chiến tranh cách mạng của quẫn chúng; một hệ thống lý luận về chiến tranh chính nghĩa của nhân dân; học thuyết về sự kết hợp giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích; về tác chiến cài xen kẽ; về sự kết hợp giữa chính trị, tinh thần với quân sự trong chiến tranh; về quan điểm đường lối, phương châm, phương thức. Có thể khái quát mấy ý chính:


Một đường lối: chiến tranh nhân dân.

Hai dạng chiến tranh: chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.

Ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phương và dân quân du kích.

Bốn dạng vũ khí:

a) Thô sơ và thô sơ cải tiến.

b) Mang vác và mang vác hiện đại.

c) Cơ giới hóa và cơ giới hóa trình độ cao.

d) Vũ khí tác chiến điện tử và chống tác chiến điện tử.

Năm kế sách: lực, thần, thế, thời, mưu.

Được 5 điều này thì có sức mạnh lớn.

Học thuyết quân sự của ta là học thuyết quân sự cách mạng, tiên tiến, có tính khoa học và thực tiễn cao, có sự sáng tạo lớn. Có thế nhân dân ta mới đánh thắng được các đội quân xâm lược mạnh, hung bạo nhất của thời đại, và sẵn sàng đánh thắng cả chiến tranh bằng vũ trang và chiến tranh bằng tư tưởng.


Học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã phát triển lên tầm cao mới. Chúng ta luôn luôn trau dồi để có đủ sức mạnh bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Giêng, 2023, 10:13:54 am
THẤT BẠI CỦA MỘT SỨC MẠNH PHI NGHĨA1
(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, H. 1975)

Lời nhà xuất bản


Sau hơn hai mươi năm chiến đấu kiên trì và kết thúc oanh liệt bằng trận quyết chiến chiến lược thần tốc mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã toàn thắng.

Kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và cũng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Muốn tìm hiểu và đánh giá được đầy đủ tầm vóc của nó thì phải có nhiều công trình tổng kết, nhiều tác phẩm nghiên cứu về các mặt, các khía cạnh khác nhau của nhiều cơ quan và nhiều nhà nghiên cứu trong những năm tới.


Để bước đầu góp phần vào công việc nghiên cứu rộng lớn nói trên, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân giới thiệu với bạn đọc cuốn "Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa" do đồng chí Hoàng Minh viết. Đây là cuốn sách được viết trong hoàn cảnh vừa khẩn trương, bận rộn lại vừa thiếu thốn tài liệu, ở chiến trường xa. Nhưng do nhiệt tình đóng góp của tác giả, bản thảo đã được hoàn thành trong một thời gian tương đối ngắn.


Như nhan đề sách đã nêu, tác giả muốn trình bày những ý kiến của mình về thất bại cay đắng của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới do đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, hung bạo và giàu mạnh nhất trong phe đế quốc, tiến hành trên đất nước ta trong hàng chục năm qua. Nội dung sách gồm các vấn đề sau:

- Diễn biến và thất bại liên tục của hàng loạt chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ đã từng đem ra dùng trên đất nước ta.

- Những nguyên nhân dẫn đến thât bại của các chiến lược nói trên.

- Hậu quả tai hại của cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mỹ đã phải trả giá đắt và sẽ còn phải trả giá đắt trong nhiều năm nữa.

Nhìn tổng quát, với những tư liệu được tập hợp lại một cách tương đối có hệ thống và những ý kiến nhận xét đánh giá, hoặc chỉ có tính chất nêu vấn đề hoặc đã có tính chất khẳng định, tác giả muốn cố gắng vạch rõ thất bại nặng nề, sâu cay về mọi mặt - nhất là về mặt quân sự - của kẻ thù xâm lược, và mặc nhiên là qua đó còn làm cho người đọc thấy được thắng lợi vĩ đại, vẻ vang của cuộc kháng chiến thần thánh do quân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng.


Bản thảo sách được hoàn thành trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, do đó về diễn biến của cuộc chiến, tác giả mới chỉ viết từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu xâm lược cho đến khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, chúng buộc phải rút quân ra khỏi đất nước ta sau những thất bại liên tiếp của nhiều chiến lược chiến tranh, kể cả những chiến lược xâm lược bằng các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến. Dừng lại ở thời điểm này, tất nhiên nội dung sách không khỏi có những chỗ hạn chế Song cũng như nhiều tài liệu khác nghiên cứu về từng mặt hoặc từng giai đoạn chiến tranh, cuốn sách của đồng chí Hoàng Minh vẫn có giá trị đóng góp tích cực vào công việc nghiên cứu chung. Chúng tôi rất mong sẽ được xuất bản các công trình nghiên cứu toàn diện và hoàn chỉnh nay mai.


Nhân dịp cuốn sách ra mắt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhiệt tình cộng tác của đồng chí Hoàng Minh và trân trọng giới thiệu với bạn đọc trong và ngoài quân đội.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Giêng, 2023, 10:14:52 am
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành tên đế quốc giàu mạnh nhất thế giới tư bản, là kẻ gây chiến và xâm lược quốc tế lớn nhất, là dinh lũy của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. Đồng thời nhiều nước đế quốc, tư bản lớn mạnh trước chiến tranh thế giới thứ hai hoặc bị thua trận, hoặc thắng trận nhưng đã kiệt quệ vì những tổn thất về người, về của trong chiến tranh, ngày càng lâm vào hàng loạt khó khăn nan giải về kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội. Hệ thống thuộc địa tan rã làm mất đi của chúng những nguồn bóc lột béo bỏ. Chủ nghĩa tư bản bước vào một thời kỳ tổng khủng hoảng mới, suy vong mới.


Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội đã thu được những thắng lợi trên nhiều nơi, hình thành một hệ thống thế giới và trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Nhiều nước thuộc địa cũ đã thoát khỏi ách thống trị thực dân của các nước đế quốc. Phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức, phong trào công nhân và phong trào dân chủ tiến bộ trong các nước tư bản chủ nghĩa cùng phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống đế quốc, dâng cao chưa từng thấy.


Rõ ràng lực lượng cách mạng thế giới mạnh hơn lực lượng phản cách mạng và ở trên thế tiến công. Chủ nghĩa đế quốc thế giới đứng đầu là Mỹ bị đẩy vào thê ngày càng suy yếu và chống đỡ bị động.

Những đặc điểm trên đây nói lên sự lớn mạnh của lực lượng tiến bộ, lực lượng cách mạng, lực lượng chống đế quốc xâm lược. Những đặc điểm đó cũng nói lên sự suy yếu mới của chủ nghĩa tư bản, đế quốc, chứng tỏ rằng tuy đế quốc Mỹ lợi dụng cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để trở nên giàu mạnh, nhưng bản thân chúng đang chứa chất nhiều mâu thuẫn nan giải, đồng thời chúng chỉ là kẻ cầm đầu một thế giới tư bản đang ngày càng ruỗng nát, suy sụp.


Chính trong bôi cảnh lịch sử đó, đế quốc Mỹ đã trương lá cờ "sen đầm quốc tế" của chúng.

Để thực hành chính sách bành trướng, đế quốc Mỹ lợi dụng tình cảnh các nước tư bản đế quốc "đàn em" bị suy yếu trong chiến tranh chưa kịp hồi phục, đã thông qua các thủ đoạn "viện trợ kinh tế, quân sự", khống chế các nước đàn em đó, đẩy các nước này xuống vai trò phụ thuộc Mỹ, thậm chí làm tay sai thực hiện một số chủ trương, chính sách của Mỹ.


Trước làn sóng tiến công của trào lưu cách mạng thế giới, đế quốc Mỹ ra sức ngăn chặn phong trào xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời tìm cách phản công bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả hình thức can thiệp vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược.


Nhằm thiết lập sự thống trị độc tôn của tư bản độc quyền Mỹ trên phạm vi thế giới, đế quốc Mỹ đã tiến hành một chiến lược toàn diện bao gồm các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.   

Xét về mặt quân sự, người ta thấy sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã ra sức chạy đua vũ trang, xây dựng một bộ máy chiến tranh đồ sộ, thiết lập một hệ thống căn cứ quân sự rộng khắp thế giới, thành lập hàng loạt khôi liên minh quân sự xâm lược như NATO (châu Âu), SEATO (châu Á), ANZUS (châu Đại Dương), CENTO (Trung tâm), ký kết hàng loạt hiệp ước quân sự tay đối với trên 43 nước. Mỹ đã ra sức chuẩn bị cho chiến tranh toàn diện, chiến tranh hạt nhân, đồng thời đề xuất và chuẩn bị tiến hành những cuộc chiến tranh hạn chế dưới các hình thức "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" để đàn áp các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Chúng lại áp dụng những thủ đoạn khuynh đảo bí mật, tiến hành những hoạt động lật đổ, đảo chính ở nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói, bàn tay tội ác can thiệp và xâm lược của Mỹ đã từ Oa-sinh-tơn tìm cách vươn đến bất cứ nơi nào mà chúng có thể vươn đến được trên thế giới.


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ đã đề xuất và tiến hành nhiều kiểu "chiến lược toàn cầu" nhằm thực hiện mục tiêu "bá chủ toàn cầu" mà chúng mơ tưởng, thích ứng với tình hình so sánh lực lượng trên thế giới ngày càng bất lợi cho chúng.


Từ năm 1945 đến năm 1950, Mỹ thi hành "chiến lược Tơ-ru-man", được mệnh danh là chiến lược "bao vây ngăn chận". Dựa vào độc quyền về vũ khí hạt nhân, Mỹ âm mưu bao vây Liên Xô, ngăn chặn phong trào cách mạng ở Đông Âu, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, đồng thời cũng để khống chế các nước tư bản đàn em. Nhưng Mỹ đã thất bại.


Trong những năm 1950, Mỹ thi hành chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Ai-xen-hao. Với chiến lược này, Mỹ dùng vũ khí hạt nhân làm "mũi kiếm", vũ khí thông thường làm "lá chắn", chuẩn bị chiến tranh tổng lực thế giới, đe dọa các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng trong thời kỳ này, Mỹ đã dần dần can thiệp vào Việt Nam. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1950 thì Mỹ mất độc quyền về vũ khí hạt nhân. Thế tiến công của cách mạng thế giới, nhất là của phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Ai-xen-hao vì thế bị phá sản.


Từ năm 1961 đến 1968, Mỹ thi hành "chiến lược phản ứng linh hoạt" của Ken-nơ-đi. Trong thời kỳ này, Mỹ chú trọng phát triển vũ khí thông thường, lấy đó làm "mũi kiếm", và vẫn ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân, lấy đó làm "lá chắn". Giới cầm quyền Oa-sinh-tơn vừa uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa vừa đặc biệt chú trọng đến việc ngăn chặn và đàn áp các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ này, giới cầm quyền Mỹ đề cao cái gọi là học thuyết "chiến tranh chống nổi dậy" và đã gây chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, tiến hành những hoạt động can thiệp vũ trang, gây căng thẳng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này, Mỹ ngày càng bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và những thất bại đó đã ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến bộ máy chiến tranh, đến toàn bộ đời sống chính trị, xã hội, kinh tế của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ ngày càng lún sâu vào một cuộc khủng hoảng toàn diện gay gắt. Thất bại nặng nề ở Việt Nam với những hậu quả trước mắt và lâu dài của nó không những đã buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược ở Việt Nam mà còn làm đảo lộn và buộc Mỹ phải thay đổi cả chiến lược toàn cầu của chúng.


Từ năm 1969 đến nay, trên cơ sở "học thuyết Ních-Xơn", Mỹ đã thi hành chiến lược "ngăn đe thực tế". Vận dụng "học thuyết Ních-xơn" và chiến lược "ngăn đe thực tế" vào Việt Nam, Mỹ đã đề ra chính sách "Việt Nam hóa". Thực chất của chính sách này là dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam với vũ khí Mỹ, với đô la Mỹ, với hàng vạn cố vấn quân sự Mỹ trá hình dân sự, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ mọi mặt của Oa-sinh-tơn, thông qua tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, một "phủ toàn quyền" trá hình với những tên "thái thú" thực dân kiểu mới Mỹ. Ních-xơn đã bị hất đổ. Chính quyền Pho thay thế chính quyền Ních-Xơn lại theo đuổi việc thi hành "học thuyết Ních-xơn" không có Ních-Xơn. Chẳng khác nào tiếp tục ở trong một tòa nhà mà nền móng đã sụt lở, việc làm trái khoáy đó tất không thể tồn tại lâu dài được. Nhưng, với bản chất phản động, hiếu chiến của đế quốc Mỹ, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn vẫn ngoan cố "thua keo này bày keo khác". Chúng tìm cách điều chỉnh lại chiến lược "ngăn đe thực tế" cho thích hợp với tình hình so sánh lực lượng hiện nay trên thế giới. Trong bước suy yếu trầm trọng mới của chúng, đế quốc Mỹ tìm cách điều chỉnh phương pháp, phương tiện nhưng vẫn bám lấy mục tiêu "bá chủ toàn cầu", "chủ nhân ông thực dân mới" của chúng trên thế giới.


Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trải qua sáu đời tổng thống Mỹ từ Tơ-ru-man đến Pho, các "học thuyết", các "chiến lược toàn cầu" của Mỹ đều chĩa vào mục tiêu: ngăn chặn, đàn áp ba trào lưu cách mạng của thời đại. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân mới. Đế quốc Mỹ tự coi mình là kẻ có quyền "đi lấp những khoảng trống", thay chân các nước đế quốc, tư bản cũ suy yếu đã và đang bị phong trào giải phóng dân tộc quét hất ra khỏi các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc cũ của chúng. Khi đưa ra thuyết "Đô-mi-nô" (những cây bài sụp đổ dây chuyền) ngày 7 tháng 4 năm 1954, Ai-xen-hao, tổng thống Mỹ lúc đó, đã coi việc đàn áp và phá hoại phong trào độc lập dân tộc là một mục tiêu quan trọng bậc nhất của chiến lược toàn cầu Mỹ. Ai-xen-hao đã xem xét tình hình Đông Dương lúc đó không những trên cơ sở các tài nguyên của Đông Dương mà cả những tài nguyên của Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a về cao su, thiếc, dầu hỏa... Thi hành chủ nghĩa thực dân mới, đế quốc Mỹ nhằm cố kìm giữ các nước vừa được giải phóng khỏi ách thuộc địa cũ trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, thực hiện chính sách lũng đoạn của bọn tư bản độc quyền Mỹ, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đồng thời tranh giành vị trí và ảnh hưởng với các đế quốc khác.


Ngay từ đầu những năm 1950, đế quốc Mỹ đã giương đôi mắt cú vọ của chúng hướng vào Việt Nam và Đông Dương. Lúc đó, từ Ai-xen-hao đến Đa-lét đều nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chúng xem Đông Nam Á là một khu vực đông dân, nhiều của, dồi dào nhiều loại nguyên liệu chiến lược, là một miếng mồi béo bở để bọn tư bản độc quyền Mỹ trục lợi, là một vùng địa lý chíến lược quan trọng. Nhưng đồng thời, đây cũng là một khu vực mà phong trào giải phóng dân tộc đang bùng nổ sôi sục, đặc biệt là tại Việt Nam và Đông Dương. Đông Nam Á và Việt Nam trở thành một trong những nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại. Cách mạng Việt Nam là sự kết hợp của ba trào lưu cách mạng của thời đại, là mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử đó, đế quốc Mỹ coi Việt Nam là mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới của chúng, là một vị trí quan trọng đổi với chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng. Ai-xen-hao đã có lần tuyên bố: "Chúng ta hãy tưởng tượng rằng chúng ta mất Đông Dương... Thiếc, vôn-phram là những thứ quý giá sẽ không từ vùng này đến (Mỹ) nữa... Do đó, khi nước Mỹ bỏ phiếu thông qua món tiền 400 triệu đô la để giúp đỡ cuộc chiến tranh này, chúng ta không bỏ phiếu cho một chương trình không có giá trị gì. Chúng ta bỏ phiếu cho con đường ngăn chặn các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước Mỹ" (Lời phát biểu của Ai-xen-hao trong đại hội thống đốc các bang ở Xi-ét-tơn ngày 4-8-1953).


Rõ ràng giới cầm quyền Oa-sinh-tơn cho rằng nếu đẩy lùi và ngăn chặn được cách mạng Việt Nam và Đông Dương, áp đặt được chính sách thực dân mới của Mỹ ở đấy, thì chúng sẽ có thể thẳng tay bóc lột tài nguyên của Việt Nam và Đông Dương, đẩy lùi và ngăn chặn được cả ba dòng thác cách mạng ỏ Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới.


Với những âm mưu thâm hiểm đó, đế quốc Mỹ đã dấn thân vào con đường chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc đọ sức lịch sử quyết liệt giữa hai mũi nhọn cách mạng và phản cách mạng bắt đầu.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Giêng, 2023, 10:16:22 am
I
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC MIỀN NAM VIỆT NAM BẢNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN KIỂU MỚI, "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT"


Thay thế đế quốc Pháp bị thất bại và rút lui, phá hoại Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, không thi hành điều khoản tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước Việt Nam, đế quốc Mỹ thực hành xâm lược thực dân kiểu mới đối với miền Nam Việt Nam. Chúng dựng lên ở miền Nam Việt Nam chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để mưu đồ xâm lược nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và các nước xã hội chủ nghĩa khác.


Tiến hành xâm lược bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam đối với đế quốc Mỹ thật không phải là dễ dàng. Tại đây chúng đã vấp phải nhân dân Việt Nam anh hùng.

Nhân dân miền Nam Việt Nam đã có lịch sử oanh liệt trong cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc Pháp. Nhân dân miền Nam Việt Nam đã đánh bại những đội quân xâm lược thiện chiến của đế quốc Pháp và giành được những thắng lợi vẻ vang, đã giữ vững và mở rộng được những vùng giải phóng rộng lớn.


Đứng trước một nhân dân cách mạng như thế, đế quốc Mỹ không thể chỉ dùng kinh tế để khống chế chính quyền lệ thuộc hoặc tay sai. Chúng cũng không thể dùng hình thức chính trị thông thường để thống trị nhân dân. Chúng đã phải thi hành một chủ nghĩa thực dân kiểu mới quân phiệt.


Biện pháp chủ yếu của chúng là áp dụng chính sách độc tài, cảnh sát, tù đày, chém giết. Chúng chủ trương khống chế chặt chẽ nhân dân, diệt trừ, thanh lọc cơ sở cách mạng trong nhân dân, đi đến thủ tiêu mọi hành động chống đối trong nhân dân. Hình thức chủ yếu là tập trung dân vào các khu tập trung, gọi là "ấp chiến lược" và cai trị bằng biện pháp quân sự. Chúng dùng những thủ đoạn cực kỳ dã man, tàn bạo như: "tố cộng", lê máy chém đi khắp nơi, tra tấn, đánh đập, chém giết và bắt đi tù đày hàng chục vạn người, từ trẻ em đến người già cả.


Đi đôi với biện pháp quân sự, dựa vào tiền bạc, đế quốc Mỹ còn dùng biện pháp kinh tế để nuôi một bộ máy đàn áp khổng lồ và để mua chuộc nhân dân. Kết hợp với các biện pháp quân sự và kinh tế, đế quốc Mỹ còn dùng những thủ đoạn chính trị, những biện pháp văn hóa tư tưởng rất thâm độc và xảo quyệt để lừa dối và lung lạc nhân dân.


Bao trùm lên bộ máy chính quyền tay sai là tòa đại sứ Mỹ, với hàng ngàn nhân viên các loại, tổ chức thành nhiều cơ quan cai trị, bôi quét bên ngoài bằng những nước sơn bóng bẩy. Những người yêu nước, tiến bộ ở Sài Gòn đã gọi tòa đại sứ Mỹ là "phủ toàn quyền" và tên đại sứ Mỹ là "toàn quyền", "thái thú".


Đó là điển hình, là đặc trưng của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đó là hình thức thực dân mới quân phiệt, hình thức cao nhất của chủ nghĩa thực dân mới.

Để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới quân phiệt, đế quốc Mỹ phải xây dựng công cụ bạo lực chủ yếu. Đó là quân đội tay sai.

Đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa các loại vũ khí vào miền Nam, mở các trường đào tạo sĩ quan để tổ chức, xây dựng một đội quân tay sai mạnh, có trang bị vũ khí hiện đại và huấn luyện chính quy.

Nói tóm lại, đế quốc Mỹ đã tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam bằng những công cụ lợi hại của chúng, bằng những thủ đoạn vô cùng xảo quyệt, tàn bạo được rút ra từ những kinh nghiệm đàn áp cách mạng trên thế giới.


Thế nhưng, có áp bức thì có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh!

Có dốc suôi đứng thì có thác dữ!

Có vỏ quýt dày thì cũng có móng tay nhọn!

Nhân dân miền Nam Việt Nam là một bộ phận của dân tộc Việt Nam anh hùng, quật cường bất khuất, đã có kinh nghiệm và truyền thống mấy nghìn năm đấu tranh vũ trang chống xâm lược, lại được tôi luyện dày dạn và có kinh nghiệm phong phú trong cuộc đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, quyết không để cho đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên đất nước của mình.


Trong thời kỳ đầu, nhân dân miền Nam chủ yếu chỉ dùng những hình thức thông thường của đấu tranh chính trị để chống lại chế độ độc tài của đế quốc Mỹ và tay sai như: đòi tự do dân chủ và dân sinh, chống đàn áp khủng bố, v.v... Đi đôi với việc đấu tranh chính trị chống địch, các cơ sở cách mạng còn mở rộng hoạt động, mở rộng việc xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị và tích trữ lực lượng, tạo điều kiện và thời cơ để từng bước đưa cuộc đấu tranh cách mạng tiến lên các cao trào mới. Do đó, mặc cho quân thù tung ra đủ trăm phương ngàn kế, thực lực cách mạng vẫn được mở rộng, cuộc đấu tranh của nhân dân quần chúng vẫn phát triển mạnh mẽ. Các tổ chức cách mạng của quần chúng được xây dựng và dần dần lớn mạnh. Các hạt nhân lãnh đạo được củng cố và phát triển. Kinh nghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm đấu tranh của quần chúng cũng ngày càng phong phú. Và đến năm 1959 thì cơ sở vũ trang cách mạng cũng bước đầu được xây dựng. Tuy còn rất nhỏ bé nhưng nó cũng là mầm mống của một nhân tố mới, một thành phần quan trọng để đưa cuộc đấu tranh cách mạng tiến lên những cao trào mới.


Trên cơ sở của phong trào chính trị rộng lớn, đã phát triển một thực lực cách mạng tương đối mạnh, được rèn luyện và thử thách trong cuộc đấu tranh chính trị của các năm trước. Với một lực lượng vũ trang nhỏ bé hỗ trợ, cùng với những điều kiện và thời cơ nổi dậy đã xuất hiện, năm 1959-1960, nhân dân miền Nam Việt Nam đã nhằm vào chỗ yếu của địch là nông thôn để mở một cuộc tiến công quyết liệt. Đó là cuộc nổi dậy rộng lớn của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, bắt đầu từ tỉnh Bến Tre. Ở miền Trung Trung Bộ, cuộc nổi dậy của nhân dân các dân tộc cũng nổ ra ở một số nơi thuộc vùng núi. Cuộc nổi dậy đã giành được thắng lợi rất oanh liệt. Thắng lợi đó đã chứng tở sự tài tình của cơ quan lãnh đạo và chí khí ngút trời của nhân dân miền Nam. Đó là sự nắm vững so sánh lực lượng giữa ta với địch và sự tính toán đúng thời cơ.


Địch tuy còn mạnh nhưng vẫn bộc lộ những chỗ sơ hở, những chỗ yếu. Lực lượng cách mạng đã mạnh và sẵn sàng hành động. Hướng tiến công chủ yếu nhằm vào chỗ dễ phá vỡ nhất trong trận địả của quân địch.


Cuộc nổi dậy này, nhân dân miền Nam gọi là "đồng khởi", là một cuộc khởi nghĩa từng phần tương đối rộng lớn, đánh vào cơ sở hạ tầng của địch, tức là đánh đổ chính quyền xã thôn của địch, lập nên chính quyền cách mạng ở cơ sở, mở rộng quyền làm chủ, xây dựng một lực lượng cách mạng hùng hậu, chuẩn bị đưa cuộc đấu tranh cách mạng phát triển lên một bước mới.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Giêng, 2023, 10:17:10 am
Cuộc đồng khởi là một thắng lợi chiến lược quan trọng, đã tạo ra một bước phát triển mới, một cục diện mới, một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân đân Việt Nam.

Cuộc đồng khởi đã mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, có một thực lực cách mạng hùng hậu, tạo ra được một địa bàn, một căn cứ rộng lớn và vững chắc.

Cuộc đồng khởi đã làm rung chuyển bộ máy thống trị của địch, làm lung lay tận gốc rễ chính quyền thống trị của địch. Chúng bị mất đi từng vùng dân, từng mảng đất. Tổ chức thống trị của chúng bị rách nát từng mảng. Địa bàn của chúng bị thu hẹp lại. Lực lượng của chúng bị suy yếu. Lực lượng so sánh giữa hai bên đã có sự thay đổi quan trọng. Một cục diện mỏi có lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam đã mở ra.


Đồng khởi là đỉnh cao nhất của thời kỳ lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu, có kết hợp một phần vũ trang. Trước kẻ thù vô cùng tàn bạo, có lực lượng vũ trang và cảnh sát mạnh, cai trị theo lối phát xít, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam đã sáng tạo ra được phương pháp đấu tranh chính trị vô cùng độc đáo, có rất nhiều hình thức phong phú và linh hoạt, từ những khẩu hiệu thấp đòi dân sinh, dân chủ đến các khẩu hiệu chính trị cao. Sự kết hợp giữa hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp đều được vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt, từ đấu tranh không bạo lực đến bạo lực của quần chúng. Phong trào diễn ra ở cả nông thôn và thành thị.


Lịch sử thế giới trước nay đã xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh chính trị. Hình thức cao - hình thức bạo lực của quần chúng, là tổng bãi công, tổng bãi học, tổng bãi chợ, tuần hành thị uy, chiếm công xưởng, chiếm trường học ở thành phố và chiếm ruộng, chiếm kho lúa gạo ở nông thôn, v.v... đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.


Ở miền Nam Việt Nam, những hiện tượng trên đã xuất hiện và diễn ra một cách liên tục, phát triển từ thấp đến cao, trên một khu vực rộng lớn, liên hoàn, ở phần lớn vùng nông thôn miền Nam cũng như ở nhiều thành phố. Đặc biệt, nó đã phát triển lên hình thức cao hơn là khởi nghĩa đánh đổ chính quyền của địch, lập ra chính quyền cách mạng ở một vùng nông thôn rộng lớn. Trong khi đó, cuộc đấu tranh chính trị cũng phát triển lên một bước mới: đấu tranh trực diện. Các đội quân chính trị của quần chúng đã ngăn chặn được những đội quân vũ trang của địch, ngăn chặn được các đoàn xe tăng, các đội pháo của địch bắn phá hoặc cày ủi xóm làng ruộng nương, ngăn chặn được một số hành động quân sự riêng lẻ của địch.


Nhân dân miền Nam Việt Nam đã kết hợp đấu tranh chính trị với công tác binh vận, địch vận và một phần hoạt động vũ trang để vây đồn, chiếm bốt. Cao hơn nữa là kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận, địch vận với một phần hoạt động vũ trang để tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn. Có thể nói, đây là sự phát triển rất sáng tạo của hình thức bạo lực quần chúng ở miền Nam Việt Nam. Với sức mạnh tổng hợp của hình thức bạo lực quần chúng, cuộc đồng khởi của nhân dân miền Nam Việt Nam đã giành được thắng lợi chiến lược quan trọng.


Tuy nhiên, dù sao đồng khởi cũng chỉ là khởi nghĩa từng phần, mới chỉ đánh đổ chính quyền của địch ở cơ sở xã thôn. Chính quyền cấp tỉnh và chính quyền trung ương của địch vẫn còn tồn tại. Lực lượng vũ trang của địch chưa bị tiêu diệt. Chúng còn giữ được địa bàn quan trọng và còn có khả năng, có sức để phản công. Chúng sẽ dốc lực lượng để đàn áp cách mạng. Vì thế, sau khởi nghĩa từng phần, lực lượng cách mạng phải chuẩn bị ngay chiến tranh, bắt đầu từ chiến tranh du kích và từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy.


Đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần chưa thể tiêu diệt triệt để được quân địch, nhưng nó đã tạo ra lực lượng, điều kiện, thời cơ và thế trận để đưa cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam lên những bước phát triển mới. Đó là bước đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để đánh tiêu diệt lớn, tiêu diệt triệt để quân địch.


Thủ đoạn tiến hành chủ nghĩa thực dân mới bằng phương tiện kinh tế và chính trị của đế quốc Mỹ đã bị cuộc đồng khởi của nhân dân miền Nam Việt Nam làm cho phá sản. Trước nguy cơ thất bại đó, đế quốc Mỹ phải sử dụng thêm biện pháp quân sự để bổ sung cho các biện pháp kinh tế, chính trị. Và càng ngày biện pháp quân sự lại càng nổi lên là biện pháp chủ yếu, sẽ phát triển thành một cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.


Xâm lược Việt Nam là một âm mưu lâu dài, một khâu trong chiến lược toàn cầu xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ. Dùng các biện pháp thông thường của chủ nghĩa thực dân mới để xâm chiếm miền Nam Việt Nam không thành công và có nguy cơ thất bại, đế quốc Mỹ đã đưa cuộc xâm lược bằng đô la lên thành một cuộc xâm lược bằng vũ khí. Chủ nghĩa thực dân mới bóng bẩy hấp dẫn bề ngoài của đế quốc Mỹ bịp bợm người ta bằng những chiếc xe hơi du lịch bóng lộn giờ đây đã hiện nguyên hình của nó là chủ nghĩa thực dân xâm lược, với những chiếc xe tăng giương lên họng pháo đen ngòm.


Sau cuộc đồng khởi năm 1959-1960, bộ máy chính quyền bù nhìn tay sai của đế quốc Mỹ bị đánh tơi tả ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Nhiều thành phố của địch cũng không được ổn định. Làn sóng cách mạng đang xô đẩy con thuyền thống trị của đế quốc Mỹ vào cơn nghiêng ngả. Nguy cơ thất bại đang ngày càng đè nặng lên chính quyền tay sai. Trước nguy cơ đó, đế quốc Mỹ đã ngoan cố và liều lĩnh đem chiến tranh vào để cứu vãn tình thế.


Trong tình hình miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn cho rằng hình thức chiến tranh thích hợp nhất đối với chúng là "chiến tranh đặc biệt".

Theo các chiến lược gia Mỹ, chiến tranh đặc biệt là một loại chiến tranh trong chiến lược quân sự toàn cầu mới "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ. Chiến tranh đặc biệt là loại chiến tranh dưới mức hạn chế, với quy mô thấp nhất trong ba loại chiến tranh trong chiến lược "phản ứng linh hoạt". Nó thuộc loại chiến tranh chống lật đổ, tức là chiến tranh đàn áp phong trào cách mạng.


Trong chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ chỉ sử dụng vũ khí, cố vấn, nhân viên kỹ thuật hoặc cao hơn nữa là có chi viện bằng hỏa lực - chủ yếu là hỏa lực tầm xa, hỏa lực của không quân và hải quân. Lục quân Mỹ không tham gia trực tiếp trong cuộc chiến tranh này. Bộ đội chiến đấu mặt đất là lục quân của chính quyền tay sai được trang bị bằng vũ khí của Mỹ. Nhưng khi thật cần thiết thì cũng có thể sử dụng một số rát ít lục quân Mỹ làm lực lượng cứu hỏa. Với hình thức chiến tranh này, đế quốc Mỹ chỉ tốn đô la và vũ khí chứ không tốn xương máu. Xương máu là của dân bản xứ. vả lại, đối với đế quốc Mỹ, nuôi một người dân "bản xứ" mặc quân phục cũng rẻ tiền hơn nuôi một người dân Mỹ mặc quân phục. Như vậy chúng có thể tha hồ phí phạm xương máu của dân "bản xứ".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Giêng, 2023, 10:17:59 am
Để tiến hành chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ gấp rút xây dựng một đội quân tay sai. Chúng đưa nhiều vũ khí, khí tài vào trang bị cho đội quân đó và gấp rút huấn luyện, đào tạo sĩ quan. Chúng mở các trường huấn luyện "bản xứ" và đưa một số sang đào tạo ở các trường quân sự bên chính quốc. Để nắm chắc đội quân này, đế quốc Mỹ còn cắm nhiều cố vấn các loại trong các cấp, các tổ chức của quân đội để trực tiếp huấn luyện và trực tiếp chỉ huy, đồng thời kiểm soát mọi hành động của đội quân tay sai. Ngoài ra, đế quốc Mỹ còn tổ chức một hệ thống quân đội riêng, không thuộc hệ thống quân đội của chính quyền tay sai. Hệ thống quân đội này do đế quốc Mỹ trực tiếp cung cấp trang bị vật chất, trả tiền và do sĩ quan Mỹ trực tiếp làm chỉ huy trưởng. Đó là những đơn vị quân biệt kích, phần lớn đóng ở vùng rừng núi, vùng biên giới và những đơn vị trinh sát vũ trang tầm xa (chiến lược) do các sĩ quan tình báo CIA "mũ nồi xanh" chỉ huy.


Có một quân đội tay sai được trang bị tương đối mạnh với sự chi viện hóa lực của không quân Mỹ, đế quốc Mỹ cho rằng chúng có thể đè bẹp được phong trào cách mạng, quét sạch được những hậu quả tai hại của cuộc đồng khởi.


Để tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ cần phải cải tổ lại tòa đại sứ Mỹ và các cơ quan viện trợ để các cơ quan này có đủ chức năng chỉ huy cuộc chiến tranh.

Dầu bọc bằng những cái vỏ gì, sơn màu gì, thực chất cái cốt chính của những cơ quan này vẫn là những bộ chỉ huy quân sự. Các tướng tá Mỹ có kinh nghiệm, có tài ba đều được đưa vào phụ trách các cơ quan nói trên.


Tướng Tay-lơ, bố đẻ của chiến lược "phản ửng linh hoạt", được đưa sang Việt Nam để thực hiện chiến lược đó, để thí nghiệm việc nuôi dạy trưởng thành cho đứa con mà hắn đã sinh ra.

Mục đích của chiến tranh đặc biệt là tiêu diệt phong trào cách mạng của quần chúng.

Lúc này, lực lượng cách mạng mới chỉ là phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng phát triển tới trình độ cao, tiến sang một thời kỳ có hành động bạo lực và khởi nghĩa từng phần. Cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng đã có kết hợp một phần với đấu tranh vũ trang ở mức thấp. Lực lượng cách mạng chưa có quân đội, mà chỉ là quần chúng vũ trang và có một số đội du kích nhỏ.


Với một đối tượng như thế, đế quốc Mỹ cho rằng chúng không cần dùng đến chiến tranh hạn chế, chiến tranh cục bộ, đưa vài ba sư đoàn lục quân vào cuộc chiến, mà chỉ cần dùng một cuộc chiến tranh đặc biệt, một cuộc chiến tranh dưới mức hạn chế, là có thể tiêu diệt được phong trào cách mạng.


Chủ trương chiến lược của chiến tranh đặc biệt là dùng quân đội tay sai với sự chi viện hỏa lực của không quân Mỹ đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ làm nòng cốt để thực hiện biện pháp quân sự, kết hợp với các biện pháp chính trị và kinh tế, văn hóa để tiêu diệt lực lượng cách mạng, đàn áp phong trào cách mạng, khôi phục lại hệ thống chính quyền tay sai ở cơ sở đã bị phá vỡ. Biện pháp chủ yếu là "bình định". Kế hoạch là chia ra các khu vực để tiến hành bình định, tập trung lực lượng vào các khu vực chủ yếu và hoàn thành trong một khoảng thời gian là mười mấy tháng, chia ra thành nhiều đợt để thực hiện. Thủ đoạn chủ yếu là đánh phá bằng quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị và kinh tế. Cách đánh phá của địch rất dã man, tàn bạo. Chúng dùng các thủ đoạn bắn giết, đốt phá, cày ủi làng xóm, dùng bom đạn triệt phá từng thôn xóm, xúc tát dân vào các khu tập trung, các ấp chiến lược. Ở các ấp chiến lược, các khu dồn, nhân dân bị kìm kẹp như trong một trại giam. Địch dùng lực lượng cảnh sát, mật vụ và đội bình định để thanh lọc và triệt phá cơ sở cách mạng.


Khu vực trọng điểm bình định là các tỉnh xung quanh Sài Gòn và các tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ.

Tung một lực lượng vũ trang lớn mạnh với những biện pháp và thủ đoạn cực kỳ tàn bạo, hết kế hoạch này đến kế hoạch khác, các bộ chỉ huy quân sự Mỹ và những tướng tá kỳ cựu, những quan chức chính trị thực dân cáo già đều tràn đầy niềm hy vọng là trong một thời gian ngắn chúng sẽ giành được thắng lợi. Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng chúng đã hoàn toàn tính toán sai và mọi hy vọng của chúng đều là không tưởng.


Nhân dân miền Nam Việt Nam hiểu rõ bản chất của Mỹ - ngụy, đã dự kiến trước các hành động phiêu lưu, điên cuồng của chúng nhằm đối phó với thắng lợi của phong trào đồng khởi. Ngay sau khi cuộc đồng khởi thắng lợi, nhân dân miền Nam liền gấp rút xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng tổ chức quân đội cách mạng để đưa cuộc đấu tranh cách mạng đang trên đà thắng lợi thành một cuộc chiến tranh cách mạng, một cuộc chiến tranh có sự nổi dậy của quần chúng kết hợp với tiến công quân sự.


Nếu như từ trước đồng khởi đến đồng khởi, phương pháp đấu tranh được vận dụng là lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu kết hợp một phần với đấu tranh vũ trang thì đến thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt, phương pháp đấu tranh là phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Thành phần đấu tranh vũ trang sẽ lên ngang với đấu tranh chính trị và ngày càng trở nên quan trọng.


Chiến tranh là sự đối chọi quyết liệt giữa hai lực lượng vũ trang, giữa hai quân đội. Đó là nguyên lý chung và là quy luật chung.

Nhân dân miền Nam với sự giác ngộ chính trị cao, không những đã tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh vũ trang mà còn sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh chính trị rất phong phú với nhiều quy mô, trình độ và kiểu cách khác nhau. Do đó sức mạnh của cuộc chiến tranh cách mạng đã tăng lên gấp bội.


Đó là một sáng tạo lớn trong đấu tranh cách mạng, trong chiến tranh cách mạng ở Việt Nam.

Lực lượng chính trị của nhân dân, quần chúng tiếp tục được phát triển và lớn mạnh. Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân quần chúng ngày càng dâng lên cao và rộng khắp. Đi đôi với cao trào đấu tranh chính trị đó, cuộc đấu tranh vũ trang cũng ngày càng phát triển. Quân địch đã dùng chiến tranh đê định tiêu diệt lực lượng cách mạng thì đương nhiên cách mạng cũng phải dùng chiến tranh để tiêu diệt lại chúng.


Đấu tranh chính trị rộng lớn có kết hợp một phần với đấu tranh vũ trang tất yếu phải phát triển thành chiến tranh du kích và chiến tranh du kích phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị.

Bên cạnh các tổ chức chính trị của quần chúng - các đội quân chính trị, các đội du kích cũng được tổ chức rộng khắp. Các đội du kích nhỏ dần dần phát triển lên thành các đội du kích vừa và lớn. Khi chiến tranh du kích đã phát triển cao thì ở một số chiến trường quan trọng tất yếu phải hình thành một số đơn vị chủ lực, tác chiến tập trung, đánh tiêu diệt được các đơn vị chủ lực của địch. Có các đơn vị chủ lực làm nòng cốt cho chiến tranh cách mạng thì mới có khả năng đánh bại được những âm mưu, ý đồ chiến lược của địch.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Giêng, 2023, 10:19:29 am
Trong giai đoạn địch thi hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt", các đơn vị chủ lực của lực lượng vũ trang cách mạng còn ít ỏi. Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh cách mạng là sức mạnh của lực lượng chính trị của nhân dân, quần chúng cách mạng, các đội du kích và một số đơn vị vũ trang chủ lực.


Đó là quy luật của chiến tranh cách mạng, chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều đặc biệt ở miền Nam nước ta là các đơn vị chủ lực được xây dựng tổ chức tương đối nhanh và phát triển, lớn lên tương đối nhanh mạnh. Trên cơ sở đó mà chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy cũng rất mạnh. Đó là một thế rất lợi của chiến tranh cách mạng ở miền Nam nước ta. Do nhanh chóng xây dựng và tổ chức được lực lượng vũ trang cách mạng nên từng bước quân dân miền Nam đã đánh bại từng âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch và đi đến đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt, phá tan âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ định dùng chiến tranh đặc biệt để tìm diệt cách mạng miền Nam.


Chiến tranh du kích được phát động trên toàn miền Nam nước ta không những đã giữ vững mà còn phát triển được thành quả của cuộc đồng khởi. Lực lượng vũ trang gồm các đội du kích và một số đơn vị chủ lực cùng với lực lượng chính trị của nhân dân đã đánh bại các kế hoạch chiến lược của Mỹ - ngụy như bình định, gom xúc dân, triệt phá cơ sở cách mạng và càn quét đánh phá vùng giải phóng, khu căn cứ địa cách mạng.


Cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và tay sai được triển khai từ năm 1961. Chủ trương chiến lược của chúng là đánh chiếm lại những vùng mà chúng đã bị mất, đồng thời đánh phá có chọn lọc một số vùng giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Chúng đặt ra nhiều kế hoạch bình định nhằm làm suy yếu lực lượng cách mạng và đi đến tiêu diệt cách mạng.


Đi đôi với việc tiến hành bình định, địch cũng đã tiến hành một vài cuộc càn quét, đánh phá khu giải phóng, căn cứ địa của lực lượng cách mạng như ở vùng núi Khu 5. Những cuộc càn quét quy mô lớn này cũng bị đánh bại.


Chiến tranh cách mạng ở Việt Nam có thế lợi rất mạnh. Đó là sự giác ngộ cao, là quyết tầm đấu tranh cách mạng của nhân dân quần chúng. Đó là sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng biết phát huy sức mạnh vô địch của nhân dân quần chúng, biết đề ra phương châm cơ bản cho cuộc chiến tranh cách mạng là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị cùng tiến hành song song với nhau.


Lực lượng cách mạng miền Nam đã phát huy được sức mạnh quân sự và chính trị, đánh bại mọi kế hoạch bình định và càn quét của địch. Đánh bại được chủ trương, âm mưu và kế hoạch của địch là do đánh bại được các thủ đoạn, biện pháp của địch, tiêu diệt được địch. Lực lượng cách mạng miền Nam đã đánh bại các biện pháp chiến thuật "tân kỳ" của địch như "trực thăng vận", "thiết xa vận", v.v... và các thủ đoạn chiến thuật kêu rỗng như "phượng hoàng vồ mồi", "bủa lưới phóng lao", v.v...


Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam giành được thắng lợi ngày càng lớn. Vùng giải phóng, địa bàn cách mạng ngày càng được mở rộng. Chính quyền tay sai ngày càng suy yếu, quân đội ngụy cũng ngày càng tỏ ra bất lực.


Trước sự thất bại ngày càng nặng về sự bất lực của ngụy quân, ngụy quyền, đế quốc Mỹ đã bắt buộc phải "thay ngựa giữa dòng".

"Con ngựa" bị thay đó là Ngô Đình Diệm, tên tay sai đầu sỏ cáo già số 1, tên độc tài phát xít cỡ "bự" đã từng được đế quốc Mỹ nuôi nấng, quảng cáo và vỗ béo một thời trong cái "chuồng ngựa" thực dân kiểu mới, bằng biết bao thủ thuật của cơ quan tình báo Mỹ CIA. Nếu như trước đây, khi đưa Ngô Đình Diệm lên ngôi tổng thống, đế quốc Mỹ đã đặt biết bao hy vọng vào hắn và ra sức tô son trát phấn cho hắn thì đến năm 1963, khi thấy 'hắn và bè lũ tỏ ra thối nát, bất lực trước phong trào cách mạng đang lên, chính đế quốc Mỹ lại cũng chẳng ngần ngại gì mà không "thí" hắn đi một cách lạnh lùng, tàn nhẫn. Quả là một bài học khá thấm thía cho mọi thứ tay sai đế quốc trên trái đất này!


Những trận thắng vang dội của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam như Ấp Bắc cùng với sự sụp đổ của tên tay sai đầu sỏ Ngô Đình Diệm đã bước đầu đánh dấu sự thất bại và bất lực của cuộc chiến tranh đặc biệt do Mỹ tiến hành.


Đế quốc Mỹ không thể ngờ được rằng cả một hệ thống chính quyền tay sai vững chắc như thế, được vũ trang đến tận răng và nhan nhản những mật thám như thế, bỗng chốc lại bị lung lay nghiêng ngả cùng với sự sụp đổ của các lô cốt và hàng rào kẽm gai, với sự rơi rụng lả tả của đoàn máy bay lên thẳng ở Ấp Bắc.


Sau khi Ngô Đình Diệm bị gạt bỏ, tình hình có nhiều chuyển biến có lợi cho cách mạng. Ngụy quyền khủng hoảng nghiêm trọng, cơ sở thống trị cũ của chính quyền Ngô Đình Diệm bị phá vỡ tan tành từ cơ sở. Nội bộ chính quyền mới do các tướng lĩnh ngụy cầm đầu có mâu thuẫn nội bộ rất sâu sắc. Chúng chia rẽ thành năm bè bảy phái. Các tướng lĩnh ngụy lại thiếu kinh nghiệm nắm giữ chính quyền. Những điều đó có ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch đàn áp phong trào cách mạng do viên "toàn quyền" Ca-bốt Lốt đưa ra. Do đó Ca-bốt Lốt buộc phải thay hết tên tướng ngụy này đến tên tướng ngụy khác. Toàn bộ hệ thống chính quyền ngụy từ trung ương đến cơ sở bị suy yếu nặng nề.


Đó là thời cơ và điều kiện rất thuận lợi khiến cho cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam đang trên đà phát triển được đẩy lên những bước tiến mới mạnh mẽ. Trước sự suy yếu và lục đục trong chính quyền ngụy, lực lượng cách mạng đã đẩy mạnh đà tiến công trên nhiều địa bàn và giành được thắng lợi ngày càng lớn.


Năm 1964, lực lượng vũ trang cách mạng đã tổ chức thành các đơn vị cỡ tiểu đoàn và trung đoàn. Đó là một bước phát triển quan trọng để tiến lên tác chiến tập trung tiêu diệt các đơn vị chiến thuật của địch. Có thế mới đánh bại được các thủ đoạn, biện pháp chiến thuật của địch và đi đến đánh bại các âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch trong chiến tranh đặc biệt.


Có tiêu diệt được địch, đánh bại được các thủ đoạn chiến thuật của địch thì mới cùng lực lượng chính trị của nhân dân đánh bại được các cuộc càn quét bình định của quân đội địch, giữ vững và mở rộng được địa bàn, giành và giữ được dân.


Chiến tranh du kích rộng rãi có kết hợp được với các đòn tác chiến tập trung mới tiêu diệt được lực lượng vũ trang của địch, mới đánh gãy, đánh rạn được cái xương sống, cái cột trụ của chính quyền địch, do đó mới đánh đổ được chính quyền địch.


Nắm được thời cơ nội bộ chính quyền của địch lục đục, chia rẽ, hệ thống lãnh đạo rời rạc, sự thống trị của địch lỏng lẻo, rệu rã, lực lượng vũ trang của địch yếu kém, ta chủ trương đẩy mạnh thành phần tác chiến tập trung trong chiến tranh du kích và kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị của quần chúng.


Phương hướng này được thực hiện thì đến năm 1964-1965 một tình thế mới đã mở ra.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 24 Tháng Giêng, 2023, 10:20:18 am
Đi song song với một số đòn đánh tiêu diệt với quy mô lớn hơn, tiêu diệt được các đơn vị chiến thuật của địch, tiêu diệt các đồn bốt, cứ điểm tương đối lớn của địch, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, phong trào nổi dậy của quần chúng đánh đổ chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn, giành quyền làm chủ của nhân dân, lập nên chính quyền cách mạng cũng phát triển rộng rãi và mạnh mẽ trên toàn miền, ở phần lớn vùng đồng bằng Khu 5 và phần lớn vùng rừng núi Tây Nguyên, nhân dân ta đã nổi dậy từng mảng, từng vùng một cách liên tục nối tiếp giành quyền làm chủ trên những khu vực rộng lớn ở nông thôn và một số thị trấn nhỏ. Phong trào cách mạng được phát triển một cách đồng đều trên toàn miền Nam.


Thắng lợi của sức tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và của sức nổi dậy của nhân dân đã làm cho thế và lực của cách mạng phát triển mạnh, còn thế và lực của địch thì bị suy yếu nghiêm trọng. Địch trở nên hoàn toàn bị động, chống đỡ lúng túng, lực lượng giảm sút, địa bàn bị thu hẹp. Sự thay đổi so sánh lực lượng đó đã tạo ra điều kiện và thời cơ đưa cuộc chiến tranh cách mạng tiến lên những bước mới mạnh mẽ hơn.


Không bỏ lỡ thời cơ và thế lợi, đến đầu năm 1965, Quân giải phóng miền Nam mở những đòn tiến công mới lớn hơn, với lực lượng tập trung hơn.

Trận Bình Giã ở miền Đông Nam Bộ, lần đầu tiên mở chiến dịch đánh vận động lớn dài ngày, quân ta đã tiêu diệt hơn 2.000 địch, bắn rơi và phá hủy 38 máy bay, phá 27 xe bọc thép. Sau đó đến thắng lợi vang dội của trận Đồng Xoài. Trận Ba Gia ở miền Trung Trung Bộ, Quân giải phóng đã tiêu diệt một chiến đoàn quân ngụy gồm 4 tiểu đoàn. Và các trận Đắc Sút, Đắc Tô, Lệ Thanh, quân ta đã tiêu diệt một loạt các quận lỵ của địch. Đi đôi với đòn tiến công quân sự tương đối lớn của các đơn vị vũ trang tập trung, chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh, tiêu hao và tiêu diệt nhiều lực lượng vũ trang ở cơ sở của địch, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.


Đấu tranh chính trị của quần chúng kết hợp với chiến tranh du kích trở thành làn sóng nổi dậy mạnh mẽ đánh đổ chính quyền tay sai ở cơ sở, lập nên chính quyền cách mạng, mở thêm những vùng làm chủ, vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Khu 5 và vùng núi Tây Nguyên.


Thắng lợi của quân dân miền Nam hồi giữa năm 1965 là một thắng lợi chiến lược quan trọng, đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc của lực lượng cách mạng miền Nam, có thể đánh đổ chính quyền ngụy tay sai của đế quốc Mỹ. Nó cũng đánh dấu sự bất lực, sự thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.


Trải qua bốn năm liên tục chiến đấu chống "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ (1961-1965), quân dân miền Nam đã tiêu diệt trên 50 vạn quân địch, trong đó có 30.000 tên Mỹ và chư hầu, bắn rơi và phá hủy, phá hỏng gần 1.500 máy bay, phá hủy và phá hỏng 1.700 xe quân sự trong đó có 300 xe tăng và xe bọc thép. Cả hai kế hoạch chiến lược của Mỹ - ngụy (kế hoạch Xta-lây - Tay-lơ và kế hoạch Giôn-xơn - Mắc Na-ma-ra) đều bị phá sản thảm hại. Chỗ dựa chủ yếu của Mỹ để tiến hành chiến tranh đặc biệt là ngụy quân, ngụy quyền đã bị giáng những đòn chí mạng và có nguy cơ sụp đổ.


Điểm nổi bật thứ nhất là, các đơn vị chủ lực trong lực lượng vũ trang giải phóng đã giáng cho các đơn vị chủ lực của địch những đòn nặng nề. Quân giải phóng đã tiêu diệt được những đơn vị lớn của địch cỡ trung đoàn, chiến đoàn và đã tiêu diệt và giải phóng được hàng loạt quận lỵ, thị trấn. Lực lượng vũ trang của địch không còn đảm đương được chức năng ngăn chặn và tiêu diệt lực lượng vũ trang của đối phương, không thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững được các địa bàn quan trọng. Trước các đòn tiến công lớn và dồn dập của Quân giải phóng, lực lượng vũ trang của địch có nguy cơ bị sụp đổ, tan rã.


Điểm nổi bật thứ hai là, vùng giải phóng được mở rộng ở phần lớn vùng nông thôn, bao gồm cả một số quận lỵ, thị trấn, tạo ra một vùng giải phóng liên hoàn rộng lớn, có một số dân đông đảo. Địa bàn, trận địa của địch bị thu hẹp một cách nhanh chóng.


Điểm nổi bật thứ ba là, phong trào cách mạng của quần chúng ở các đô thị lớn cũng phát triển mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ chống lại các chính sách phản động của chính quyền địch lôi cuốn hàng vạn, hàng chục vạn quần chúng nổi lên một cách rầm rộ và liên tục. Các cuộc đấu tranh đó đã làm cho chính quyền của địch ở các đô thị, kể cà chính quyền trung ương của địch ở Sài Gòn cũng có lúc tỏ ra bất lực.


Tình thế này đã đưa ngụy quyền Sài Gòn đến chỗ cực kỳ nguy hiểm. Số mệnh của chính quyền Sài Gòn như treo trên sợi tóc. Nó có nguy cơ bị sụp đổ. Trước tình thế hiểm nghèo đó, đế quốc Mỹ thấy rằng dùng chiến tranh đặc biệt cũng không thể cứu vãn được ngụy quyền khỏi sự sụp đổ, không thể đánh bại được cách mạng miền Nam, không thể xâm lược được miền Nam Việt Nam.


Dùng biện pháp cũ bị thất bại, đế quốc Mỹ phải tìm biện pháp mới. Ngoan cố bám lấy miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ không còn con đường nào khác là phải đưa quân đội viễn chinh Mỹ vào để cứu vãn tình thế, để tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh xâm lược.


Dùng chiến tranh đặc biệt cũng không cứu vãn được nguy cơ suy sụp của ngụy quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ điên cuồng dựng nên sự kiện vịnh Bắc Bộ, dùng hải quân và không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ đánh phá nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bắt đầu từ tháng 8 năm 1964. Dùng chiến tranh phá hoại đánh phá miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ cũng bị thất bại, không mảy may làm lung lay được ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam anh hùng.


Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ tiếp tục bị thất bại nặng nề. Hình thức xâm lược giấu mặt không thành công, hình thức xâm lược tương đối lộ liễu cũng thất bại. Đã đâm lao lại ngoan cố theo lao, để thực hiện dã tâm xâm lược, đế quốc Mỹ buộc phải dùng hình thức chiến tranh xâm lược trắng trợn hao người, tốn của. Đó là "chiến tranh cục bộ".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:23:06 am
II
"CHIẾN TRANH CỤC BỘ"


Cuộc chiến tranh đặc biệt thất bại. Đế quốc Mỹ chủ trương mở rộng chiến tranh để hòng cứu vãn ngụy quyền Sài Gòn đang có nguy cơ bị sụp đổ. Các tướng, tá, cố vấn Mỹ cùng với vũ khí của đế quốc Mỹ không phải là những phép màu làm cho đội quân ngụy đánh thuê tinh thần kém cỏi có thể chiến thắng được. Quân đội Mỹ phải trực tiếp tham chiến, chiến tranh đặc biệt được thay thế bằng "chiến tranh cục bộ".


Trước tình hình vô cùng rối ren và nguy hiểm của ngụy quyền Sài Gòn, đoàn quân viễn chinh Mỹ liền vội vã tiến vào miền Nam Việt Nam. Đội tiền phong của nó, do binh chủng lính thủy đánh bộ trong tập đoàn chiến lược thê đội một trên tuyến chiến lược tiền duyên ở Thái Bình Dương dẫn đầu, bắt đầu đổ bộ vào cửa biển Đà Nẵng hồi tháng 3 năm 1965. Tiếp đó, các binh, quân chủng của quân đội Mỹ đủ các loại lục tục kéo vào miền Nam nước ta.


Cuộc chiến tranh cục bộ xâm lược miền Nam Việt Nam bắt đầu.

Loại chiến tranh kiểu thứ hai trong lý luận "chiến lược phản ứng linh hoạt" trong chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ được đem ra thực nghiệm.

Đế quốc Mỹ là một nước có tiềm lực kinh tế và tiềm lực chiến tranh mạnh. Một âm mưu chiến lược nào của chúng không thực hiện được và chưa bị đánh bại hoàn toàn thì chúng sẽ xoay sang một âm mưu chiến lược mới. Âm mưu chiến lược mới có thể cao hơn âm mưu chiến lược cũ hoặc thấp hơn âm mưu chiến lược cũ, điều đó còn tùy thuộc vào sức đánh trả của đối phương.


Thực hiện chiến tranh cục bộ, đế quốc Mỹ hy vọng với sức mạnh quân sự to lớn, chúng có thể đánh bại được đối phương, đè bẹp được cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam nước ta.

Đồng thời, để ngăn chặn sự chi viện của nhân dân miền Bắc đối với cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, để phá hoại tiềm lực chiến tranh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, để uy hiếp tinh thần của nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta, đế quốc Mỹ điên cuồng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta.


Tiến hành chiến tranh cùng một lúc trên cả hai miền nước ta, đế quốc Mỹ cho rằng với lực lượng quân sự khổng lồ, với các loại vũ khí hiện đại có sức tàn phá lớn, với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, với hàng kho đô la, chúng sẽ đè bẹp cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta trong khoảnh khắc.


Nhìn hình thức bề ngoài một cách siêu hình thì suy nghĩ đó, lý luận đó của các nhà chiến lược Mỹ có vẻ có cơ sở. Nhưng đi sâu vào bên trong của hai bên đối địch, giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ, mà nhìn nhận một cách biện chứng thì suy nghĩ đó, lý luận đó là sai lệch.


Đế quốc Mỹ mạnh thật, giàu thật. Nhân dân ta không thể coi thường đế quốc Mỹ. Nhưng bên cạnh chỗ mạnh đó, đế quốc Mỹ cũng có nhiều chỗ yếu. Nếu ta biết tránh chỗ mạnh, làm giảm chỗ mạnh và biết khoét sâu chỗ yếu của đế quốc Mỹ thì sức mạnh của đế quốc Mỹ sẽ bị giảm sút và chúng sẽ trở thành yếu, không còn mạnh nữa.


Quân viễn chinh Mỹ ào ạt kéo vào miền Nam nước ta, không quân và hải quân Mỹ ngày đêm đánh phá miền Bắc nước ta, đã tạo nên sự thay đổi lớn về so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng. Đó là một cuộc đối chọi không cân sức về mặt lực lượng vật chất. Đó là một thử thách lớn đối với cả dân tộc Việt Nam chúng ta.


Tình thế thật là gay go. Cuộc đọ sức sẽ vô cùng quyết liệt.

Tiến hay lui? Một sự lựa chọn khó khăn.

Liệu dân tộc ta có đứng vững được trước sức mạnh vật chất to lớn, những thứ vũ khí hiện đại, những đoàn máy bay và xe tăng hùng hậu của đế quốc Mỹ không?

Lịch sử trả lời: dân tộc ta đã đứng vững và đã chiến thắng!

Đế quốc Mỹ muốn thách thức nhân dân ta thì nhân dân ta sẵn sàng trả lời sự thách thức đó.

Vì, để đối chọi với sức mạnh vật chất của đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta không phải chỉ đơn thuần có sức mạnh vật chất. Chúng ta có quyết tâm cách mạng không gì lay chuyển nổi, đồng thời lại có cả khoa học cách mạng vô cùng chính xác. Chúng ta có truyền thống bốn nghìn năm quật cường bất khuất đồng thời lại có khí thế long trời lở đất của thời đại xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có ý chí cách mạng sắt đá, có tinh thần vững vàng kiên định, đồng thời lại có đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, khách quan. Chúng ta quyết đánh và biết đánh!


Nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ tịch, toàn thể nhân dân Việt Nam đã bước vào cuộc đọ sức lịch sử với khí thế tiến công, quyết đánh và quyết thắng.

Cuộc đọ sức quyết liệt bắt đầu.

Đội quân viễn chinh Mỹ lớn mạnh triển khai vào miền Nam nước ta liền thực hành phản công một cách nhanh chóng. Chúng mở cuộc phản công chiến lược trên nhiều hướng, nhằm tiêu diệt các đơn vị chủ lực của các lực lượng vũ trang ta và chiếm đóng các địa bàn chiến lược quan trọng. Để chuẩn bị tác chiến cho một đội quân chính quy hiện đại đông đảo, quân Mỹ cấp tốc xây dựng, tổ chức thiết bị chiến trường ở miền Nam và ở các nước chư hầu kế cận. Các căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần quân cảng, sân bay, đường sá, v.v... nhan nhản mọc lên ở khắp miền Nam, Thái Lan và Phi-líp-pin.


Vừa đặt chân lên đất nước ta, quân viễn chinh Mỹ đã được nếm đòn ngay và sơ bộ hiểu thế nào là tinh thần và tài trí Việt Nam qua các trận Núi Thành, Vạn Tường ở ven biển miền Trung và các trận đánh máy bay Mỹ ở Quảng Bình và Quảng Ninh.


Thu đông năm 1965-1966 quân Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lớn đầu tiên ở miền Nam nước ta. Kế hoạch phản công chiến lược được đặt tên là "5 mũi tên", nhằm ba hướng lớn:

- Hướng thứ nhất: miền Đông Nam Bộ.

- Hướng thứ hai: Tây Nguyên.

- Hướng thứ ba: vùng đồng bằng miền Trung Trung Bộ.

Các đơn vị lục, hải, không quân của Mỹ sang xâm lược

Việt Nam đều là những đơn vị thiện chiến của quân đội Mỹ.

Sư đoàn bộ binh số 1 được mang tên là sư đoàn "Anh cả đỏ" của lục quân Mỹ. Một sư đoàn lục quân được tổ chức sớm nhất và đã tham gia hai cuộc đại chiến thế giới.

Sư đoàn kỵ binh bay số 1 là sư đoàn cơ động đường không có chức năng ứng viện cấp tốc, với 350 - 400 máy bay lên thẳng là một phát minh của "bộ óc điện tử" Mắc Na-ma-ra.

Sư đoàn bộ binh số 25 được mang tên là "Tia chớp nhiệt đới" đã đánh bại quân Nhật ở Phi-líp-pin trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:24:07 am
Với một lực lượng chiến đấu trên bộ lên đến trên 20 vạn tên, gồm những đơn vị danh tiếng của quân đội Mỹ, cộng với 5 vạn quân chư hầu và 50 vạn quân ngụy, được sự chi viện của một lực lượng không quân và hải quân mạnh, đế quốc Mỹ hy vọng có thể quét sạch lực lượng vũ trang cách mạng trong một chiến cuộc, rồi đè bẹp cuộc cách mạng của nhân dân ta.


Cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1965-1966 bằng chiến cuộc "5 mũi tên", mở màn từ thu - đông 1965 trên các hướng chiến lược quan trọng đều bị thất bại.

Trên ba hướng chiến lược - miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung - thì ở hướng miền Đông Nam Bộ và hướng Tây Nguyên, quân viễn chinh Mỹ bị nếm những đòn đau nhất.

Miền Đông Nam Bộ là một khu căn cứ chiến lược lớn của cách mạng miền Nam. Địa bàn chiến lược này lại là nơi trực tiếp uy hiếp Sài Gòn và sườn đông của đồng bằng sông Cửu Long. Do vị trí quan trọng của nó như thế nên đế quốc Mỹ nhằm địa bàn này là hướng tiến công chủ yếu.


Tây Nguyên cũng là một căn cứ chiến lược quan trọng của Quân giải phóng. Nó nối liền Trị - Thiên với miền Đông Nam Bộ, là cái cửa đi vào vùng đồng bằng và ven biển miền Trung, đồng thời cũng là chỗ dựa của đồng bằng miền Trung. Tây Nguyên cũng là nơi nối liền với các nước bạn: Nam Lào và đông bắc Cam-pu-chia.


Vùng đồng bằng miền Trung là khúc giữa của miền Nam Việt Nam, là nơi đông dân, nhiều của, lại có những căn cứ quân sự quan trọng như Cam Ranh, Đà Nẵng, v.v... Nó nối liền và khống chế cả một dải địa bàn quan trọng vùng đồng bằng ven biển từ phía bắc Sài Gòn cho đến Trị - Thiên. Đồng bằng ven biển miền Trung là một đầu cầu rất quan trọng cho việc tiếp tế hậu cần từ hậu phương lớn nước Mỹ tới chiến trường miền Nam. Nó cũng là nơi tiện cho việc tổ chức các căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần lớn, các quân cảng, sân bay lớn, v.v...


Theo bộ chỉ huy Mỹ, hướng miền Đông Nam Bộ là hướng chiến lược quan trọng nhất. Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ đã tung vào đó đơn vị tinh nhuệ nhất là sư đoàn bộ binh số 1 "Anh cả đỏ".

Hướng Tây Nguyên địch cũng coi trọng nên chúng đã tung vào đó một sư đoàn mạnh, sư đoàn "Kỵ binh bay" số 1, có sức cơ động cao, khắc phục được các địa hình rừng núi hiểm trở.

Ở hướng đồng bằng miền Trung, địch đã tung vào đó một số đơn vị "Kỵ binh bay" lính thủy đánh bộ và lính dù.

Với sức mạnh quân sự, với những đơn vị quân đội thiện chiến, đế quốc Mỹ mong giành được thắng lợi chiến lược quan trọng, làm chuyển biến căn bản được cục diện chiến tranh, tạo ra được bước ngoặt chiến lược.


Phương châm của chiến tranh xâm lược là đánh nhanh, thắng nhanh. Đánh lâu dài thì hao người tốn của, bị suy yếu về chính trị và kinh tế, bị sa lầy và sẽ dẫn đến không thắng hoặc bị thất bại. Vì vậy, đối với các cuộc chiến tranh xâm lược, các nhà lý luận quân sự danh tiếng của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản đều chủ trương thuyết "đánh nhanh, thắng nhanh". Tên trùm phát xít Hít-le cũng từng chủ trương và thực hành thuyết "đánh nhanh, thắng nhanh", đã thành công trong việc chinh phục một số nước châu Âu. Nhưng hắn đã bị thất bại thảm hại và đã phải tự tay kết liễu cuộc đời mình trong cuộc chiến tranh xâm lược nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết.


Ở Việt Nam, đế quốc Mỹ có thể thực hiện được cuộc chiến tranh xâm lược đánh nhanh, thắng nhanh không? Với quan điểm quân sự tư sản, giới quân sự Mỹ căn cứ vào số lượng quân đội, số lượng vật chất, trình độ kỹ thuật... đã cho rằng đế quốc Mỹ có thể thực hiện được thuyết "đánh nhanh, thắng nhanh". Nhưng với quan điểm quân sự của giai cấp vô sản được trang bị bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin thì sự đánh giá lại cố khác.


Lý luận quân sự vô sản cho rằng chiến tranh là tổng hợp của sự hình thành và vận động của hai nhân tố cơ bản: lực lượng vật chất và lực lượng tinh thần. Chiến tranh không thể hình thành và vận động thoát ra ngoài hai nhân tố cơ bản đó. Chiến tranh không phải chỉ là sự đối chọi đơn thuần giữa các loại vũ khí, giữa các trình độ kỹ thuật. Chiến tranh trước hết là sự đối chọi giữa con người với con người, giữa chế độ xã hội với chế độ xã hội. Ngoài ra còn có một số nhân tố khác nữa như đặc điểm truyền thống dân tộc, địa lý, thời tiết, v.v...


Những điều trên đây cho thấy đế quốc Mỹ không thể đánh nhanh, thắng nhanh được ở Việt Nam. Nhận thức đầy đủ những yếu tố tất thắng của mình, nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh bại âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ.


Lý luận khoa học chính xác đã được chứng minh bằng thực tiễn chiến đấu trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, vào mùa khô 1965-1966 của quân viễn chinh Mỹ. Một tình hình trái khoáy về lý luận, đảo ngược về nhận thức của quan điểm quân sự tư sản đã diễn ra.


Quân viễn chinh Mỹ hung bạo như những hung thần với những lưỡi kiếm sắc "thần sấm sét", "con ma", "chim ưng nhà trời"... tưởng chừng có thể tàn phá khắp nơi, đi đến đâu thì cỏ phải rạp đến đó. Thế mà chúng đã không thể tiêu diệt nổi một đại đội, một tiểu đoàn của quân ta.


Ngược lại, chúng đã bị quân ta tiêu diệt từng tiểu đoàn ở Bàu Bàng, trên đường số 13 (miền Đông Nam Bộ), sư đoàn bộ binh số 1 thiện chiến "Anh cả đỏ" đã bị tiêu diệt từng tiểu đoàn, ở Plây Me trong thung lũng I-a-đrăng (Tây Nguyên), sư đoàn kỵ binh bay số 1 cũng đã bị tiêu diệt từng đại đội, tiểu đoàn.


Hai thủ đoạn chiến thuật của quân Mỹ đều không phát huy được tác dụng như chúng mong muốn. Chiến thuật thông thường của các quân đội chính quy hiện đại là sự chiến đấu liên hiệp giữa bộ binh và xe tăng, được sự chi viện của hỏa lực pháo binh và không quân hình thành sự chiến đấu hiệp đồng các binh chủng, quân chủng và thực hành tiến công theo trận tuyến. Sức đột kích ở trên bộ chủ yếu là sức đột kích của các binh đoàn, bộ đội bọc thép.


Sư đoàn bộ binh số 1 đã vận dụng chiến thuật này. Nhưng sư đoàn bộ binh số 1 không biết rõ rệt trận địa của đối phương ở đâu mà đột phá. Trong khi đó trận địa của sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ lại hiện rõ ở Bàu Bàng dưới con mắt của đối phương. Thế là ở trước mặt, sau lưng và cạnh sườn trận địa của sư đoàn bộ binh số 1, Quân giải phóng miền Nam ào ào xông ra tiêu diệt chúng.


Thủ đoạn chiến thuật thứ hai, một thủ đoạn mới xuất hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là chiến thuật đổ bộ hạ cánh đường không bằng máy bay lên thẳng. Đây là một chiến thuật tiên tiến. Nó khắc phục được các địa hình hiểm trở mà sức cơ động đường bộ không giải quyết nổi. Sư đoàn kỵ binh bay của Mỹ sinh ra chính là để áp dụng chiến thuật này. Chiến thuật đổ bộ đường không có chỗ ưu việt, nhưng cũng có nhược điểm là không có xe tăng hoặc chỉ có xe tăng hạng nhẹ chiến đấu trong đội hình của bộ binh. Xe tăng là chỗ dựa cho bộ binh của quân đội các nước đế quốc.


Sư đoàn kỵ binh bay số 1 tiến vào vùng rừng núi hiểm trở ở Plây Me, Tây Nguyên rất nhanh, rất sâu và rất xa bằng đổ bộ hạ cánh. Nhưng nó chiến đấu đơn độc bằng bộ binh, cả sư đoàn phụ trách một hướng tiến công bằng một thủ đoạn chiến thuật độc lập, không có sự phối hợp, hiệp đồng và hỗ trợ của bộ đội lục quân có bộ binh và xe tăng tiến công ở trên bộ. Vấp phải một đối phương kiên cường và tài trí, nó bị thất bại trong thung lũng I-a-đrăng.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:25:41 am
Quân viễn chinh Mỹ không thể "làm cỏ" được ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Trái lại, tinh thần của binh lính Mỹ thì lại thấp như ngọn cỏ. Đó là nhận xét của các nhà báo tư sản phương Tây thốt ra sau các trận Bàu Bàng, Plây Me...


Đứng trước một đội quân xâm lược cớ sức mạnh vật chất khổng lồ, đứng trước từng đoàn xe tăng hiện đại, từng đàn máy bay đủ các loại hiện đại nhất, trước những máy móc điện tử tinh vi của thế hệ kỹ thuật vũ trụ, trước những cơn mưa bom bão đạn, quân dân miền Nam sẽ đánh như thế nào? Không một máy bay, không một chiếc xe tăng, không một khẩu đại bác thì đánh bằng cách nào?


Quân dân miền Nam biết rằng, đứng trước một kẻ thù như thế, chúng ta sẽ có rất nhiều khó khăn gian khổ và phải hy sinh.

Trước tiên là phải động viên toàn thể nhân dân và quân đội có một quyết tâm rất cao, có một ý chí gang thép, với một tinh thần quyết chiến quyết thắng. Lời hiệu triệu nổi tiếng, bất hủ của Hồ Chủ tịch "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "thà chết chứ không chịu làm nô lệ" chính là nguồn sức mạnh vô biên, là chân lý cuộc sống của nhân dân ta, đã cổ vũ, thôi thúc toàn dân ta đứng thẳng lên và tiến mạnh về phía quân địch. Trên cơ sở quyết tâm và ý chí như thế, quân dân miền Nam tìm ra những cách đánh phù hợp với thực tế.


Trần Hưng Đạo, nhà chiến lược đại tài của dân tộc ta đã từng nói: "Dùng đoản binh để thắng trường trận".

Với quan điểm quân sự của giai cấp vô sản, với đường lối quân sự của Đảng, với nhân dân anh hùng, với ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta trong bốn nghìn năm lịch sử, với truyền thống thao lược của các nhà quân sự đại tài Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... chúng ta có sức mạnh tinh thần, có sức mạnh về nghệ thuật quân sự và có tài trí rất lớn, có thể bù vào chỗ yếu về mặt vật chất và trình độ kỹ thuật.


Chiến tranh đã phát triển đến giai đoạn cao, giai đoạn của các binh đoàn chủ lực chọi nhau trên chiến trường. Cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam phát triển từ khởi nghĩa từng phần đến chiến tranh du kích, rồi từ chiến tranh du kích phát triển đến chiến tranh chính quy. Đó là một quy luật.


Chiến tranh chính quy của ta phát triển trên cơ sở của chiến tranh du kích và trên cơ sở của phong trào đấu tranh chính trị rộng rãi của nhân dân quần chúng. Cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh cách mạng của quần chúng. Cuộc chiến tranh được tiến hành đồng thời bằng hai lực lượng: lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị. Phương pháp tiến hành chiến tranh là có hành động tiến công của lực lượng vũ trang và có hành động nổi dậy của lực lượng quần chúng.


Cách mạng là tiến công, chiến tranh cách mạng cũng là tiến công. Tư tưởng chiến lược và chiến lược của quân dân miền Nam là tiến công. Phòng ngự chỉ là bộ phận và tạm thời, là sự chuẩn bị, tích trữ lực lượng, để tạo điều kiện và thời cơ cho tiến công. Tiến công thể hiện tinh thần tích cực chủ động, tính kiên quyết triệt để của giai cấp vô sản.


Với tư tưởng quân sự của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng, với đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam, quân dân miền Nam đã xử trí với quân viễn chinh Mỹ như thế nào, đối phó với cuộc tiến công chiến lược lần thứ nhất vào mùa khô 1965-1966 như thế nào? Tiến công hay phòng ngự? Đánh tập trung, đánh tiêu diệt hay đánh phân tán du kích, đánh tiêu hao? Lấy cứng chọi cứng hay lấy mềm chọi cứng? Việc lựa chọn quả không phải là dễ.


Quân Mỹ vào miền Nam giữa lúc đội quân ngụy Sài Gòn sắp sửa bị đánh bại, phong trào cách mạng đang lên cao, vùng giải phóng đã mở ra rất rộng, chính quyền ngụy đã tan rã từng mảng. Quân Mỹ vào vội vã, bị động lại phải phân tán ra đối phó với phong trào cách mạng đang rầm rộ ở khắp mọi nơi.


Quân Mỹ mạnh về vật chất và kỹ thuật nhưng lại kém về mặt tinh thần và tài thao lược.

Quân Mỹ không có điều kiện thuận lợi về mặt chính trị và nhân dân, không có điều kiện thuận lợi về địa hình. Quân Mỹ lại gặp một đối thủ rất khó hiểu, một đối thủ kỳ lạ ở trên đời. Quân Mỹ không hiểu hết mình, lại càng không rõ về người. Quá sùng bái vật chất, kỹ thuật, quân Mỹ đâm ra chủ quan, kiêu căng, thiếu tỉnh táo về suy nghĩ và hành động.


Tóm lại, quân Mỹ vừa có chỗ mạnh lại vừa có chỗ yếu, chỗ mạnh là không thể coi thường, song chỗ yếu là cơ bản và lâu dài.

Đối với kẻ địch như thế, chủ trương hợp lý nhất là tiến công. Nhưng tiến công cũng có nhiều cách. Quân dân miền Nam phải vận dụng tất cả mọi cách, tổng hợp mọi sức mạnh và mọi phương pháp, một cách thật phong phú và linh hoạt.


Cách tiến công của quân dân miền Nam là có cả nhỏ, vừa, lớn..., đánh chính quy và đánh du kích; đánh bằng quân sự và đánh bằng chính trị; đánh ở cả rừng núi và đồng bằng, ở cả nông thôn và thành thị; đánh ở cả trước mặt và sau lưng địch.


Về cách dùng sức thì quân dân miền Nam có cả lấy cứng chọi cứng và lấy mềm chọi cứng, lấy ít đánh nhiều và lấy nhiều đánh ít.

Bộ đội ta đã biết vận dụng cách đánh của một quân đội cách mạng hiện đại trong điều kiện Việt Nam chống với một kẻ địch rất mạnh về trang bị, kỹ thuật. Bộ đội ta lại biết vận dụng cách đánh truyền thống của dân tộc là cách đánh bại những đạo quân xâm lược thường lớn mạnh hơn mình gãp bội.


Cách đánh của một cuộc chiến tranh chống xâm lược thường có tính chất nhân dân. Nhân dân ta ở khắp mọi nơi đều một lòng đứng lên đánh giặc. Cuộc chiến đấu diễn ra ở khắp nơi, không phân rõ trận tuyến. Đó là một cuộc chiến tranh cài răng lược, một cuộc chiến tranh xen kẽ giữa ta và địch rất chặt chẽ. Quân địch tuy có số lượng đông, nhưng lại bị phân tán ra khắp nơi; có nhiều mà thành ít, vốn dày mà hóa mỏng và bị sa vào những vòng vây trùng điệp.


Trong lịch sử chống xâm lược ở nước ta, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi đã từng kêu gọi nhân dân đứng lên đánh du kích và làm vườn không nhà trông ở mọi nơi mà quân thù tiến đến. Theo Trần Hưng Đạo, "nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì thế dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng thì phải chọn tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thì mà làm..."1 (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H. 1971, tr. 88).


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:26:45 am
Quân xâm lược Mỹ rất hung hăng và chủ quan. Chúng tưởng có thể "ăn sống nuốt tươi" ngay được quân đội cách mạng. Nhưng quân dân miền Nam lại biết vận dụng cách đánh rất khôn ngoan.

Hãy làm cho quân Mỹ bị phí sức. Hãy làm cho chúng không thể phát huy được sở trường của chúng. Phải biết tránh chỗ mạnh của địch, làm hao mòn sức mạnh của chúng rồi nhằm vào chỗ yếu của chúng mà quật lại. Phải biết gia sức ta và tiêu hao sức địch. Ta không đánh theo ý muốn và cách đánh của địch mà trái lại buộc địch phải đánh theo ý muốn và cách đánh của ta. Như thế là làm cho sức mạnh của địch không phát huy được và làm cho cách đánh của địch bị "tréo giò".


Mục đích của cuộc tiến công chiến lược của địch là đánh một đòn chiến lược thứ nhất, giành bằng được thắng lợi chiến lược để làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Nếu đòn chiến lược thứ nhất chưa giải quyết được chiến tranh, hoặc về cơ bản chưa giải quyết được chiến tranh thì nó cũng phải tạo ra được điều kiện và thời cơ có lợi để tiến lên đánh một đòn thứ hai để giải quyết chiến tranh.


Mục tiêu và đối tượng tác chiến của đội quân xâm lược chính quy, hiện đại là tiêu diệt quân chủ lực của đối phương. Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ xác định rõ chủ trương đó bằng khẩu hiệu "tìm diệt", có nghĩa là đánh vào vùng căn cứ của cách mạng để tiêu diệt chủ lực của quân ta.


Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, đạo quân chủ lực của hai bên tham chiến cũng là mục tiêu và đối tượng chủ yếu của chiến tranh. Quân chủ lực là nòng cốt của các lực lượng vũ trang, là tổ chức vũ trang tinh nhuệ và mạnh nhất, là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh và giành thắng lợi trong chiến tranh. Đạo quân chủ lực bị tiêu diệt thì chiến tranh cơ hồ như bị thất bại, hoặc sẽ phải kéo dài ra.


Đi đôi với ý đồ tiêu diệt chủ lực của Quân giải phóng, quân Mỹ còn có ý đồ đánh phá căn cứ, đánh phá tiềm lực chiến tranh của Quân giải phóng. Chúng đã dùng lục quân và không quân để đánh phá căn cứ, đánh phá các cơ sở hậu cần, tiếp tế vật chất, các cơ quan chỉ huy của Quân giải phóng. Dã man và tàn bạo hơn nữa, chúng còn dùng máy bay thả các chất độc hóa học để phá hoại mùa màng, phá hoại môi sinh trong các khu căn cứ, hòng làm cho nhân dân và quân đội ở đó bị đói kém, làm cho tiềm lực của đối phương bị tàn lụi dần.


Một quân đội chính quy đông đảo thường sử dụng vật chất, vũ khí khí tài, trang bị rất lớn và tiêu hao cũng rất lớn.

Nếu không có một hậu phương rộng lớn, vững chắc và hùng hậu thì nó rất khó tồn tại và chiến đấu. Đế quốc Mỹ rất thông hiểu điều đó. Một trong những vấn đề chủ yếu của quan điểm chiến lược Mỹ là đánh phá hậu phương, phá hủy tiềm lực kinh tế và tiềm lực chiến tranh của đối phương. Chúng có sở trường và có khả năng. Phương tiện thực hiện biện pháp chiến lược này là không quân chiến lược và hải quân chiến lược, chủ bài của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh thông thường.


Đế quốc Mỹ cho rằng muốn "bóp nghẹt" cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam thì phải đánh phá miền Bắc Việt Nam. Chúng đã dùng một hình thức chiến tranh đặc biệt để tiến hành phá hoại miền Bắc. Đó là cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. Các nhà chiến lược Mỹ cho rằng cuộc chiến tranh phá hoại tàn bạo đó sẽ làm cho nhân dân miền Bắc bị mất tinh thần, đi đến nản lòng, không dám hăng hái chi viện cho đồng bào mình ở miền Nam. Ngoài tác dụng đánh vào tinh thần, ý chí của nhân dân miền Bắc, chiến tranh phá hoại còn có mục đích phá hủy tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự ở miền Bắc, làm cho miền Bắc bị kiệt quệ, không có đủ lực lượng vật chất để chi viện cho miền Nam.


Đường hành lang vận chuyển cũng là mục tiêu chiến lược của quân đội Mỹ, vì nó nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đế quốc Mỹ đã dùng một lực lượng không quân lớn và có lúc cũng sử dụng cả lục quân để đánh phá đường hành lang chiến lược đó.


Tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta. Từ tháng 2 năm 1965 trở đi, cuộc chiến tranh phá hoại diễn ra liên tục, kéo dài với mức độ rất ác liệt, với quy mô rộng lớn trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc và các đường hành lang chiến lược nối liền hậu phương với tiền tuyến.


Để đối phó với đạo quân viễn chinh Mỹ lớn mạnh và hung bạo, để đánh trả các cuộc tiến công ào ạt của nó ở cả miền Nam và miền Bắc, nhân dân ta đã có sự chuẩn bị tích cực và sẵn sàng.

Quân dân miền Bắc đã triển khai các lực lượng phòng không toàn quân và toàn dân, các lực lượng phòng thủ bờ biển để đánh trả lại cuộc chiến tranh phá hoại của địch ở miền Bắc. Một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không được triển khai một cách toàn diện và mạnh mẽ. Cuộc tập kích bằng không quân và hải quân của địch đã bị giáng trả một đòn đích đáng. Quân dân Quảng Bình và Quảng Ninh đã lập công đầu trong việc bắn rơi máy bay địch và bắt sống giặc lái.


Quân dân miền Nam cũng đã nhanh chóng xây dựng và tổ chức thêm các lực lượng vũ trang ba thứ quân ở miền Nam, coi trọng xây dựng và tổ chức các đơn vị chủ lực. Nhiều sư đoàn đã được tổ chức và triển khai trên các hướng chiến lược quan trọng. Để đối chọi với đội quân viễn chinh chính quy hiện đại của đế quốc Mỹ, Quân giải phóng cần có các đơn vị lớn, các binh đoàn chiến dịch mới có thể đánh tiêu diệt lớn. Đánh tiêu diệt lớn là một yêu cầu tất yếu, là sự vận động có tính quy luật của giai đoạn phát triển cao của chiến tranh.


Do nhận thức được quy luật vận động khách quan và tất yếu của chiến tranh, nên quân dân miền Nam đã chuẩn bị và triển khai được các lực lượng lớn trên các hướng chiến lược quan trọng và đánh trả ngay được cuộc tiến công đầu tiên vào mùa khô năm 1965-1966 của Mỹ.


Cuộc đối chọi thật là quyết liệt. Hai đối thủ đều có quyết tâm nhưng lại đều chưa hiểu rõ nhau lắm. Quân Mỹ thì quá tin vào sức mạnh vật chất kỹ thuật của chúng. Quân và dân Việt Nam thì tin vào tinh thần và quyết tâm, đường lối chiến tranh, tài thao lược và khả năng tiềm lực các mặt của mình.


Kết quả là quân Mỹ đã thất bại. Trong cuộc tiến công lần thứ nhất, chúng không tiêu diệt được chủ lực cũng như không phá tan được căn cứ của lực lượng cách mạng miền Nam. Trái lại chúng đã bị quân dân miền Nam đánh cho một đòn đau. Bị đòn phủ đầu khá nặng, chỉ trong một thời gian ngắn các sư đoàn quân Mỹ đã phải rút về trận địa của chúng.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:27:38 am
Trong 6 tháng phản công thực hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" Mỹ - ngụy đã bị tổn thất nặng nề. Chúng đã bị giết, bị thương, bị bắt hơn 112.500 tên, trong đó có 48.500 lính Mỹ và chư hầu. Như vậy, số Mỹ - ngụy bị diệt trong 6 tháng đã bằng 1/3 tổng số Mỹ - ngụy bị diệt trong cả 4 năm chúng tiến hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt", riêng số Mỹ bị diệt gấp 15 lần.


Quân Mỹ đã bị diệt từng đại đội, tiểu đoàn và bị đánh thiệt hại nặng từng chiến đoàn hỗn hợp bộ binh và xe tăng. Còn Quân giải phóng thì không bị tiêu diệt một đại đội nào.

Đó là cái giá đắt mà quân Mỹ phải trả cho cuộc phản công lần thứ nhất của chúng. Tình hình có vẻ kỳ lạ, có khó hiểu nhưng cũng lại dễ hiểu. Quân Mỹ tiến công vào một đối phương không có trận địa, trận tuyến rõ ràng. Quân Mỹ đánh vào những nơi rừng rậm cây dày. Quân Mỹ chỉ thấy rừng cây mà không thấy địch thủ. Sức mạnh vật chất kỹ thuật, bom đạn của Mỹ ào ào ạt ạt vung vãi ra, nhưng chẳng khác gì nghìn cân rơi vào biển nước. Khối lượng lớn bom đạn của Mỹ có thể phá hoại từng mảng rừng, khoét sâu hàng ngàn hố đất, nhưng không thể ngăn chặn được quân ta dũng mãnh xông lên tiêu diệt chúng. Vì muốn thắng nhanh và chủ quan, quân Mỹ tung cả lực lượng ra các hướng, và thực hành tiến công một cách ào ạt, lại đánh vào một đối phương không có mục tiêu trận địa rõ ràng, chọi với một địch thủ biến hóa như thần, không biết đâu mà lường trước được. Do đó mà lực lượng của địch tuy nhiều nhưng lại sử dụng phân tán thành ra có nhiều mà hóa ít. Sức mạnh vật chất của địch tuy có hùng hậu nhưng lại đâm ra hoang phí, hiệu suất thấp. Rốt cuộc quân Mỹ đã đưa mình vào lưới.


Quân dân miền Nam biết rằng Mỹ có ưu thế về vật chất kỹ thuật. Vì vậy, trên cơ sở của đường lối chiến tranh nhân dân, quân dân miền Nam phải có đường lối, phương châm chiến lược đúng đắn và sáng tạo, có nghệ thuật chiến dịch tài giỏi và có các chiến thuật, các cách đánh thích hợp, phong phú và linh hoạt. Có thể mới đối chọi được, đánh thắng được một địch thủ mạnh hơn mình gấp bội về mặt vật chất, kỹ thuật. Quân dân miền Nam chủ trương phải đánh lâu dài về mặt chiến lược. Đánh lâu dài sẽ làm cho sức mạnh của địch bị suy yếu dần, làm cho mũi nhọn của địch bị cùn dần, làm cho ý chí xâm lược của địch bị mềm nhão dần, đi đến đánh bại chiến lược thắng nhanh của chúng. Đánh được lâu dài, duy trì được cuộc kháng chiến lâu dài là đã thắng được một nửa cuộc chiến tranh, là đã thấy rõ thất bại của địch và thắng lợi của ta.


Đánh lâu dài có rất nhiều vấn đề phức tạp, khớ khăn và gian khổ. Đầu tiên là phải đứng vững được trước sức mạnh tiến công hùng hổ của quân địch. Sau đó sẽ lớn mạnh lên từng bước, giành thắng lợi từng phần.


Quy luật vận động, phát triển của chiến tranh lâu dài là tiến dần và có xen kẽ những bước nhảy vọt. Tiến dần và nhảy vọt là một thể thống nhất, là một quá trình tổng hợp trong sự vận động của chiến tranh lâu dài.


Nắm được quy luật đó của chiến tranh lâu dài, chủ trương chiến lược trong giai đoạn đầu của ta là đánh tiêu diệt sinh lực địch. Quân dân miền Nam không chủ trương phòng ngự giữ đất trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phòng ngự giữ đất theo hình thức trận địa sẽ bị động, bị tiêu hao và gặp nhiều khó khăn trong việc đối chọi lại với sức mạnh hỏa lực ào ạt của địch. Do đó, quân dân miền Nam phải tạm bỏ một số đất đai ở một số khu vực nhất định.


Muốn tiêu diệt sinh lực địch thì phải tiến công. Chỉ có tiến công mới tiêu diệt được quân địch và mới có chủ động, linh hoạt, mới có tự do hành động. Tiến công tiêu diệt sinh lực địch, không phòng ngự giữ đất, không có nghĩa là không bảo vệ những khu căn cứ địa của ta. Tiến công tiêu diệt sinh lực địch bằng cách đánh vận động kết hợp với chiến tranh du kích rộng rãi cùng với các hình thức tác chiến khác ở đằng sau lưng địch, chính là để đánh bại các cuộc càn quét của địch vào khu căn cứ của ta, nhằm tìm diệt chủ lực ta. Đó là kế dụ địch vào sâu để phân tán địch, làm cho quân địch mệt mỏi và đưa địch vào thế trận của ta để tiêu diệt chúng.


Tiêu diệt được quân địch, đánh bại được các cuộc càn quét của chúng là bảo vệ được khu căn cứ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, quân dân miền Nam chủ trương tiêu diệt sinh lực địch là chủ yếu, nhưng cũng chỉ mới là tiêu diệt về mặt chiến thuật. Quân giải phóng mới tiêu diệt được từng tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng từng chiến đoàn, trung đoàn, lữ đoàn của địch. Đó là do so sánh lực lượng. Chiến tranh càng phát triển ta ngày càng mạnh lên, địch càng suy yếu dần đi thì mới xuất hiện khả năng đánh tiêu diệt về mặt chiến dịch và chiến lược.


Cuộc chạm trán, đọ sức đầu tiên giữa Quân giải phóng và quân Mỹ trong chiến cuộc mùa khô 1965-1966 đã chứng minh hai chủ trương chiến lược của hai bên. Thắng lợi của quân dân miền Nam, thất bại của quân Mỹ đã chứng tỏ chủ trương của ta là đúng, cách làm của ta là hay. Ta đã giữ vững và phát triển được lực lượng, giữ vững được các khu căn cứ. Đối với địch thì chúng đã bị một đòn phủ đầu choáng váng. Một bất ngờ lớn, một sự khó hiểu không thể giải thích nổi đã đến với các nhà chiến lược Mỹ.


Sau khi cuộc phản công lần thứ nhất vào mùa khô năm 1965-1966 bị thất bại, quân đội Mỹ chưa bỏ ý định phản công. Chúng ráo riết chuẩn bị, chấn chỉnh, điều chỉnh lại lực lượng, bố trí lại chiến trường, tăng thêm lực lượng và sắp xếp lại kế hoạch nhằm đánh một đòn thứ hai mạnh mẽ hơn. Để chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị thiết bị và tổ chức chiến trường, chuẩn bị các bàn đạp tiến công, quân Mỹ vừa củng cố, mở rộng các căn cứ quân sự cũ, vừa lập thêm các căn cứ quân sự mới. Quân địch lập các căn cứ quân sự, các sở chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn trên các hướng tiến công của chúng. Phía trước các căn cứ quân sự, các sở chỉ huy sư đoàn là các cứ điểm quân sự hình thành một tuyến trận địa tiếp giáp với rìa ngoài các khu căn cứ của quân ta. Tuyến cứ điểm quân sự này có tác dụng là một bàn đạp xuất phát tiến công để đánh vào các khu căn cứ của ta. Ở miền Đông Nam Bộ, sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 1 Mỹ đóng ở Bàu Bàng, sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 25 đống ở Củ Chi, sở chỉ huy lữ đoàn độc lập 196 đóng ở Suối Đá (Tây Ninh), lữ đoàn dù 173 ở Biên Hòa, trung đoàn 11 thiết giáp đóng ở Xuân Lộc. Ở Tây Nguyên, sở chỉ huy sư đoàn kỵ binh bay đóng ở An Khê, sư đoàn bộ binh số 4 ở La Sơn.


Quân viễn chinh Mỹ từ 20 vạn trong mùa khô trước được tăng lên tới hơn 44 vạn trong mùa khô này. Cộng cả quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, lực lượng địch có tới hơn 1 triệu quân.

Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai cũng được thực hiện vào mùa khô - mùa khô 1966-1967. Với lực lượng được tăng thêm, với sức mạnh vật chất hùng hậu, bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ hy vọng đánh đòn thứ hai có thể đè bẹp quân ta và làm chuyển biến cục diện chiến tranh.


Trong cuộc phản công chiến lược mới, quân Mỹ vẫn chọn miền Đông Nam Bộ là hướng tiến công chủ yếu. Hướng Trị - Thiên là hướng quan trọng, đồng thời là hướng phòng ngự chủ yếu. Hướng đồng bằng miền Trung Trung Bộ và hướng Tây Nguyên là những hướng phối hợp.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:29:10 am
Để bảo vệ vững chắc Sài Gòn và để yểm hộ sườn trái cho mũi tiến công chủ yếu ở phía bắc Sài Gòn, địch mở thêm một tuyến phòng ngự rộng ra rìa phía tây Sài Gòn là vùng Mỹ Tho.

Thời kỳ này bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ đã có trong tay 9 sư đoàn và 3 lữ đoàn quân Mỹ, 2 sư đoàn lính Pắc Chung Hy và 11 sư đoàn quân ngụy. Ngoài số quân lớn này, Mỹ còn huy động thêm các lực lượng yểm trợ chiến đấu gồm 2 tập đoàn không quân, 1/3 lực lượng không quân chiến thuật và 1/3 lực lượng hải quân của cả nước Mỹ. Đối với một cuộc chiến tranh cục bộ thì số quân đó đã đạt tới mức cao, vượt ra ngoài lý luận về "hai cuộc chiến tranh rưỡi"1 (Lý luận về "hai cuộc chiến tranh rưỡi": chiến lược phản ứng linh hoạt xác định với lực lượng hiện có, đế quốc Mỹ có thể tiến hành cùng một lúc hai cuộc chiến tranh cục bộ, một cuộc ờ châu Âu, một cuộc ở châu Á và đồng thời vẫn còn lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh nhỏ hơn nữa, được coi như nửa cuộc. Cộng tất cả thành "hai cuộc chiến tranh rưỡi") trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ.


Bị thất bại trong cuộc phản công lần thứ nhất, dù vẫn tin vào sức mạnh vật chất kỹ thuật, quân Mỹ cũng buộc phải suy nghĩ bước đầu, phải rút ra một số kinh nghiệm. Thế trận phản công chiến lược lần này tuy về cơ bản vẫn giống như lần trước nhưng cũng có vài điều khác trước. Quân Mỹ vẫn tiến công toàn diện trên các hướng cũ và có mở rộng thêm ra một số hướng. Với tinh thần thận trọng hơn lẫn trước, thế trận lần này vừa có tiến công vừa có phòng ngự. Thế tiến công nhằm vào miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Trung Trung Bộ. Thế phòng ngự tiến hành ở Quảng Trị và miền Tây Sài Gòn. Thế tiến công lần này tuy vẫn ào ạt, nhưng có tính vững chắc hơn. Để tiến công vào các khu căn cứ của Quân giải phớng, quân Mỹ tổ chức các tuyến xuất phát tiếp cận khu căn cứ, củng cố tuyến bàn đạp đó, rồi mới thực hành tiến công.


Ở Tây Nguyên, để tiến công vào một khu căn cứ của ta trên lưu vực sông Sa Thầy, ở phía tây thị xã Plây Cu, quân Mỹ tổ chức tuyến xuất phát ở khu vực Sùng Thiện, Sùng Lễ. Ở tuyến xuất phát, quân Mỹ có thể dùng pháo binh tầm xa để chi viện cho các đơn vị chiến đấu ở phía trước tiếp giáp với đối phương. Ở tuyến xuất phát, quân Mỹ cũng có thể sử dụng máy bay lên thẳng để cơ động, điều động lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất tới tuyến tác chiến tiền duyên trong khoảng 10 - 15 phút, ở giữa tuyến xuất phát và tuyến tác chiến phía trước, nếu cần, lại có thể tổ chức thêm tuyến trung gian để chi viện hỏa lực, yểm hộ và làm chỗ dựa cho tuyến tác chiến phía trước.


Ở địa hình nào có thể sử dụng được xe tăng, xe bọc thép thì quân Mỹ cố gắng sử dụng liên hợp với bộ binh để tăng thêm sức đột kích trong tiến công và làm dày thêm vỏ cứng trong phòng ngự.

Trong cuộc tiến công lần này, tuy vẫn ào ạt về mặt chiến đấu, nhưng địch đã phải thận trọng, tiến từng bước về mặt chiến dịch. Phương pháp tiến công là tổ chức thành các tuyến tiến công, tiến dần về phía trước tới mục tiêu tác chiến ở phía đối phương. Các điểm trên tuyến tiến công đều được tổ chức bảo vệ để đề phòng đối phương phản công bằng cách cấu trúc các công sự trú ẩn cho chiến binh và các sở chỉ huy, bố trí các vật cản trở bằng hàng rào dây thép gai và mìn. Địa hình nào cho phép thì có cả xe tăng, xe bọc thép làm vỏ cứng, hợp thành cùng pháo binh để tăng cường hỏa lực tại chỗ.


Thế trận phản công chiến lược của địch nhìn chung tuy có vững chắc hơn trước song vẫn quá tham. Vì muốn thắng nhanh, thắng lớn, hợm hĩnh và thiếu kiên nhẫn nên phần lớn lực lượng, phần lớn các đơn vị tinh nhuệ của địch đều được tung ra phía trước đóng vai trò thê đội một, còn lực lượng dự bị, thê đội hai thường rất ít. Hướng tiến công chủ yếu cũng không được tập trung đúng mức.


Quân Mỹ có ưu thế về sức cơ động cao và cơ động được trên mọi địa hình nên chuyển hướng, lật cánh tương đối nhanh, tập trung và phân tán lực lượng cũng nhanh và linh hoạt. Chỗ mạnh đó có thể phần nào bù đắp được cho nhược điểm về thiếu và ít lực lượng dự bị. Song dù sao việc điều động, cơ động chiến trường như thế cũng vẫn có tính chất chắp vá và có lúc không được kịp thời cơ.


Do cơ động được trên mọi địa hình bằng máy bay lên thẳng, nên quân Mỹ có thể đánh sâu được vào các vùng rừng núi hiểm trở với một lực lượng tương đối lớn có cả pháo binh đi cùng và lập được các căn cứ hỏa lực rộng rãi thành các mạng hỏa lực, các tuyến hỏa lực pháo binh để chi viện cho bộ binh tác chiến.


Với lực lượng, khả năng và các điều kiện như trên, quân Mỹ mở cuộc tiến công rộng lớn trên toàn chiến trường. Mũi tiến công mạnh nhất đánh vào miền Đông Nam Bộ. Ở đây quân Mỹ sử dụng các sư đoàn bộ binh số 1 và số 25, lữ đoàn 196, lữ đoàn dù 173 và trung đoàn thiết giáp số 11, được pháo binh và máy bay các loại kể cả máy bay B.52 yểm trợ mạnh mẽ.


Để chuẩn bị cho cuộc phản công mùa khô lần thứ hai, từ 14 tháng 9 đến 15 tháng 10 năm 1966, quân Mỹ đã liên tiếp mở các cuộc hành quân cấp lữ đoàn hoặc lữ đoàn tăng cường gồm:

- Cuộc hành quân Brơ-mót-tơn của lữ đoàn 3 (sư đoàn bộ binh 4) ra khu vực Nhơn Trạch, lộ 15.

- Cuộc hành quân của lữ đoàn 173 và trung đoàn thiết giáp 11 đánh ra vùng Võ Đát - Tánh Linh.

- Cuộc hành quân Si-nan-đích của lữ đoàn 1 (sư đoàn bộ binh 1) đánh ra vùng Long Nguyên - Căm Xe.

- Cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ của lữ đoàn 196 và tiểu đoàn 2 (lữ đoàn 2, sư đoàn 25) đánh ra khu vực tây sông Sài Gòn - từ Bà Nhã đến Bàu Gòn.

Ngay từ đầu, địch đã bị ta đánh thiệt hại nặng lữ đoàn 196 (thiếu) và một tiểu đoàn của sư đoàn 25 ở Bàu Gòn. Do đó, chúng đã phải kết thúc các cuộc hành quân Brơ-mớt-tơn, Si-nan-đích và điều động toàn bộ lực lượng trên chiến trường miền Đông vào cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ. Như vậy cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ trở thành cuộc hành quân lớn thứ nhất mang tính chất đối phó bị động với ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, chính thức bắt đầu ngày 15 tháng 10 năm 1966.


Trong cuộc hành quân này, địch đã huy động tới 3 vạn quân, gồm 24 tiểu đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn 1 và 25, các lữ đoàn 173 và 196, trung đoàn thiết giáp 11 và quân ngụy; được chi viện 75 lần chiếc máy bay thuộc không quân chiến thuật và 30 lần chiếc B.52 trong mỗi ngày. Mục tiêu của cuộc hành quân nhằm đánh vào các khu vực: Cà Tum, Bổ Túc, Đồng Pan, Suối Đá, Bàu Gòn, Tây Ninh.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:30:26 am
Đội hình chiến dịch của địch triển khai như sau:

- Mũi tiến công chủ yếu gồm lữ đoàn 2 (sư đoàn 25), 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173, 1 lữ đoàn 196, 1 tiểu đoàn thiết giáp đánh lên Đồng Pan, Cà Tum.

- Mũi phối hợp gồm các lữ đoàn 2 và 3 (sư đoàn 1), lữ đoàn 3 (sư đoàn 25) đánh vào khu vực Bàu Gòn, Suối Đá, Trại Đèn. Còn lữ đoàn 173 (thiếu) đánh vào khu vực bắc Dầu Tiếng.

Thực hiện hành quân, địch đã sử dụng 12 đại đội biệt kích Mỹ đổ bộ trực thăng đánh chiếm dọn bãi và đổ quân vào bên sườn và sau lưng đội hình quân ta.

Nhìn chung, cuộc hành quân này được mở ra nhằm tiêu diệt chủ lực quân ta và đánh phá các cơ quan chỉ huy, các căn cứ hậu cần của quân ta. Nếu đạt được mục đích trên, quân Mỹ sẽ làm cho chủ lực của Quân giải phóng bị suy yếu nặng nề, tiềm lực chiến tranh của cách mạng bị kiệt quệ và căn cứ địa bị thu hẹp lại. Ý đồ chiến lược của địch rất thâm độc và có tính kiên quyết.


Quân dân miền Nam đã biết rõ điều đó, và cũng đã chuân bị sẵn sàng. Quân giải phóng đã phán đoán cơ bản đúng ý đồ, việc sử dụng lực lượng cùng đội hình tiến công của địch. Quân giải phóng cũng đã nghiên cứu và năm được tương đối chính xác đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của địch. Trên cơ sở đó, Quân giải phóng đã định ra được kế hoạch phản công, bày được thế trận tương đối kín chắc, vững mạnh và dẻo dai của cả ba thứ quân và các binh chủng để đánh bại cuộc tiến công của địch. Các sư đoàn, trung đoàn cùng các bộ đội binh chủng của Quân giải phóng đã kiên quyết và khéo léo cơ động dưới các làn bom đạn dày đặc của địch để cài thế ở trước mặt quân địch, bên sườn và cả đằng sau lưng địch.


Thế trận của Quân giải phóng nhằm chia cắt đội hình tiến công của địch, rồi tập trung lực lượng đánh vào hướng tiến công chủ yếu và bao vây tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, đánh bại cuộc tiến công của chúng.


Quân giải phóng đã chia cắt và ngăn chặn địch ở sát ngay tuyến xuất phát tiến công của chúng, đồng thời đánh diệt các đơn vị thê đội một của địch đánh sâu vào trận địa của ta. Quân giải phóng đã thực hành một số trận đánh vào cánh quân thuộc sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ ở bắc Bàu Gòn, nam tỉnh lộ số 13 và Chà Do ở bắc tỉnh lộ số 13. Ở hướng tỉnh lộ số 4, Quân giải phóng đã chặn đánh sư đoàn bộ binh số 25 Mỹ, đồng thời đánh mạnh vào sườn sau của sư đoàn này ở phía tây tỉnh lộ số 4 khiến sư đoàn này phải lúng túng chống đỡ, không dám tiến mạnh về phía đông tỉnh lộ số 4 và không tiến công hợp điểm với sư đoàn bộ binh số 1 ở Chà Do được. Vì thế quân ta đã phá vỡ thế hợp vây của địch, đánh bại đòn tiến công quyết định của chúng.


Phối hợp với chủ lực, bộ đội địa phương, du kích cùng các đơn vị đặc biệt của quân ta đã đánh địch rộng rãi ở trên khắp mặt trận, tiêu hao, phân tán và làm rối loạn đội hình của địch, đánh phá các căn cứ, sở chỉ huy của địch, tạo thành sức mạnh lớn cùng chủ lực đánh bại cuộc tiến công của chúng.


Ngày 11 tháng 11, ta pháo kích vào sở chỉ huy sư đoàn 1 ở Dầu Tiếng, diệt 200 tên, phá 17 trực thăng và 2 pháo. Ngày 25 tháng 11, ta lại pháo kích lần thứ hai vào đây, diệt 300 tên, phá hủy 4 trực thăng và 1 kho xăng.


Thế là quân địch đi tiến công nhưng chúng không tiêu diệt được của Quân giải phóng một đại đội nào, chẳng những thế chúng lại bị Quân giải phóng tiêu diệt từng tiểu đoàn. Chỉ trong vòng 4 ngày tiến công, lữ đoàn 196 đã bị loại ngay khỏi vòng chiến. Các đơn vị của hai sư đoàn bộ binh số 1 và số 25 của lục quân Mỹ bị đánh què quặt; 4.552 tên, trong đó có 3.719 tên Mỹ bị diệt. Đơ-xốt-xuya, tướng chỉ huy cuộc hành quân bị cách chức.


Cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ không thành và thất bại. Tiếp sau đó, từ 8 đến 28 tháng 1 năm 1967, địch lại tiếp tục mở cuộc hành quân Xê-đa Phôn với 1 vạn 5 nghìn quân vào khu vực Bến Súc. Ta đã dùng một bộ phận chủ lực và bộ đội địa phương diệt 2.565 tên (2.500 tên Mỹ), phá hủy 132 xe bọc thép. Bị thất bại, địch đã phải rút về vị trí cũ.


Như vậy là các cuộc hành quân hiệp đầu của địch đã thất bại khá đau. Tuy nhiên, nhìn chung ta vẫn chưa tiêu diệt được tập đoàn chiến dịch của địch, mà chỉ tiêu diệt được một số đơn vị chiến thuật, một số bộ phận trong thành phần chiến dịch của địch. Vì thế nên tuy bị thất bại trong hiệp thứ nhất, quân địch vẫn chưa bỏ ý định tiến công. Chúng nhanh chóng củng cố lại những đơn vị bị tiêu diệt và tiêu hao, tăng thêm quân và điều động thêm các đơn vị khác tới.


Rút kinh nghiệm của hiệp thứ nhất, cuộc phản công trong hiệp thứ hai này sẽ lớn hơn và quyết liệt hơn. Hướng tiến công và mục tiêu tiến công cơ bản như trong hiệp một, có mở rộng thêm phạm vi một ít. Đội hình tiến công chiến dịch của địch có to rộng hơn, phức tạp hơn và có một số thế, số mũi chặt chẽ hơn, hiểm hơn, sâu hơn.


Cuộc hành quân này được bộ chỉ huy quân sự Mỹ đặt tên là "Gian-xơn Xi-ti", bắt đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1967, tướng Mỹ Oét-mo-len đã tung ra một lực lượng lớn gồm các sư đoàn bộ binh số 1, số 25, lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn bộ binh số 4, lữ đoàn dù số 173, lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn bộ binh số 9, tổng cộng 9 lữ đoàn gồm 27 tiểu đoàn bộ binh Mỹ và chiến đoàn A lính thủy đánh bộ ngụy, về lực lượng thiêt giáp, có 4 trung đoàn gồm 11 tiểu đoàn, có 1.200 - 1.300 xe tăng và xe bọc thép. Về pháo binh, có 14 tiểu đoàn, tổ chức thành hai cụm pháo số 23 và số 4, tổng cộng 256 khẩu, về máy bay có 9 phi đoàn: 162 phản lực, 300 máy bay lên thẳng, 18 CH.47, có từ hai đến ba phi đoàn vận tải gồm 30 - 40 chiếc C.123 và C.130, 20 - 30 máy bay trinh sát thuộc các đơn vị liên đội số 12 của lữ đoàn hàng không vận tải số 1 và các đơn vị thuộc tập đoàn không quân số 7. Mật độ chi viện không quân là 100 - 120 lần chiếc một ngày, về công binh có 5 - 6 tiểu đoàn. Tổng số đơn vị tham gia hành quân, cả Mỹ và ngụy, là 30 tiểu đoàn và 12 đại đội biệt kích, khoảng gần 5 vạn tên. Như vậy là chúng đã sử dụng gần hết các lực lượng cơ động có thể huy động được ở miền Nam. Và cuộc hành quân do tướng Mỹ ba sao Xi- man, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy dã chiến 2 của Mỹ, trực tiếp điều khiển.


Mục đích cuộc hành quân của địch là đánh sâu hơn vào khu căn cứ của ta, tiếp tục làm nhiệm vụ mà các cuộc hành quân trước chưa hoàn thành. Quyết tâm của địch là tập trung lực lượng, cố gắng tiến hành một đòn lớn thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng, diệt đạo quân chủ lực, phá hủy khu căn cứ trung ương, phá hủy hậu phương, kho tàng, tiềm lực kháng chiến, hòng giành được một thắng lợi có tính chất quyết định để đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam, kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:32:11 am
Cuộc hành quân của địch được triển khai trên một khu vực rộng lớn về phía bắc và đông - bắc tỉnh Tây Ninh khoảng 40km, rộng khoảng 1.500km2. Bắc và tây khu vực tiến công giáp biên giới Cam-pu-chia, nam giáp tỉnh lộ số 13 và đông giáp sông Sài Gòn. Đội hình chiến dịch của địch trải rộng ra một tuyến dài, thành một hình vòng cung hơn 140km, chạy từ Long Nguyên qua Dầu Tiếng, Suối Đá, Tây Ninh đến Lò Gò. Ngày 21 tháng 2 năm 1967 thì đội hình chiến dịch của địch đã triển khai xong. Đây là tuyến bàn đạp xuất phát tiến công để đánh vào khu căn cứ của ta.


Cuộc tiến công thật là quyết liệt. Trên một phạm vi 1.500km2, nhiều sư đoàn bộ binh và nhiều trung đoàn xe tăng, xe bọc thép được nhiều tiểu đoàn pháo binh cùng hàng trăm lần chiếc máy bay chi viện trong một ngày, hàng mấy trăm máy bay lên thẳng làm phương tiện cơ động đường không nhanh chóng. Hằng ngày, địch sử dụng hàng nghìn quả bom các cỡ, các loại, hàng vạn quả đạn pháo từ 105 đến 175 - 203 ly. Máy bay B.52 tiến hành ném bom rải thảm có tính chất hủy diệt khu vực từ hậu phương chiến dịch của đối phương cho đến tuyến chiến thuật của đối phương. Ngoài ra địch còn rải chất độc hóa học để phát quang rừng cây hòng làm cho đối phương không có những nơi tập kết, có tuyến xuất phát tiến công, có hành lang cơ động được kín đáo, dễ làm mồi cho máy bay và pháo binh của quân Mỹ oanh tạc hủy diệt.


Với hỏa lực không quân và pháo binh mạnh mẽ, đánh phá thật nặng nề và ác liệt vào trận địa của Quân giải phóng, các cánh quân Mỹ liên hợp bộ binh và xe tăng được máy bay và pháo binh thường xuyên liên tục chi viện yểm hộ và dọn đường cho từng lữ đoàn đổ bộ bao vây bốh mặt, đồng thời dùng một lực lượng bộ binh cơ giới mạnh đánh từ phía nam lên phía bắc chia cắt khu vực càn ra làm nhiều mảnh, bao vây nhở trong bao vây lớn bằng các hình thức chiến thuật: bao vây hợp điểm, bủa lưới phóng lao, trực thăng vận, nhảy dù, v.v... Ào ạt tiến quân như vậy, quân Mỹ có thể tiến vào đánh chiếm một số mục tiêu, nhưng không tài nào tiêu diệt được Quân giải phóng, một đối phương kỳ lạ mà chúng đã từng chạm trán trong những cuộc phản công trước đây. Lần này đối phương của quân Mỹ lại còn có vẻ kỳ lạ và thần tình hơn các lần trước nữa. Qua mấy lần đọ sức, Quân giải phóng đã phán đoán được âm mưu, ý đồ của địch cũng như nắm được đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của chúng.


Ở các khu vực, Quân giải phóng đã sẵn sàng bày thế trận kín chắc và sâu hiểm rồi tổ chức các điều kiện để tạo ra thời cơ tiêu diệt địch.

Để tạo thế trận và thời cơ cho các đòn phản công tiêu diệt các cụm chiến dịch của địch, Quân giải phóng tổ chức các đơn vị nhỏ cùng với bộ đội địa phương và các đội du kích triển khai đánh nhỏ rộng khắp trên toàn bộ mặt trận, mục đích là để tiêu hao địch một bước, làm rối loạn thế trận của địch, làm cho địch bị mê muội, bị lừa dối, không nhận rõ được mục tiêu chính phụ, không nhận rõ thế trận thực hư. Sau đó, đến khi đã tạo ra được thế trận và thời cơ tốt, chủ lực Quân giải phóng mới xuất đầu lộ diện, nhanh chóng, cơ động và linh hoạt, giáng những đòn sấm sét vào các mục tiêu quan trọng và chủ yếu của quân địch, đạt được những đòn đánh tiêu diệt có ý nghĩa, đi đến đánh bại cuộc tiến công của địch, giành lấy thắng lợi.


Cuộc hành quân của quân Mỹ không thành công là do cách đánh của chúng và Quân giải phóng có sự đối lập, khác biệt rõ rệt. Vì thế nên quân Mỹ tuy đông, hỏa lực tuy mạnh, sức cơ động tuy nhanh song vẫn không thể tiêu diệt được Quân giải phóng, trái lại còn bị Quân giải phóng đánh cho những đòn nặng nề. Các mũi tiến công của địch đều bị đánh bại. Các thủ đoạn chiến thuật đều không thành công, sinh lực địch bị tiêu diệt nhiều, lực lượng cơ bản của chiến dịch bị thất bại nặng.


Quân Mỹ có sức tiến công nhanh, mạnh thật nhưng chúng không biết sử dụng hợp lý, đúng chỗ và đúng lúc nên toàn đánh hụt, đâm ra phí sức và mất sức. Chúng triển khai nhanh, tốc chiến hiệp đồng binh chủng khá, bao vây chiến dịch có quy mô rộng và nhanh. Nhưng cũng chính do muốn nhanh, hành động ào ạt nên không chắc và dễ bộc lộ sơ hở.


Về chiến thuật thì quân Mỹ lại kém hơn là chiến dịch. Đứng trước đối phương là các lực lượng vũ trang giải phóng "thiên biến vạn hóa", chúng rất khó xác định được mục tiêu chiến thuật, do đó hành động bao vây và tiến công chiến thuật của chúng đã không thành công. Bộ binh chúng đã kém, tinh thần chúng lại bạc nhược, thường chỉ dựa vào hỏa lực mạnh nên rất ít khi đột kích thành công và hễ cứ bị Quân giải phóng đánh là chùn lại.


Quân Mỹ đi tiến công nhưng lại bị đối phương tiến công lại trên toàn bộ đội hình chiến dịch nên đội hình chiến địch của chúng đâm ra rối loạn, phải phân tán, vừa tiến công lại vừa phải phòng ngự, bị mệt mỏi và bị tiêu hao tiêu diệt, khó tập trung lớn và khó đánh kéo dài được. Điều quan trọng là chúng không tiêu diệt được đối phương, mà ngược lại còn bị đối phương tiêu diệt.


Đó là một số nguyên nhân thất bại của quân đội Mỹ trong cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti.

Tính từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967, quân và dân Tây Ninh đã diệt 14.233 tên, hầu hết là Mỹ, trong đó đã: tiêu diệt 2 tiểu đoàn và 11 đại đội bộ binh, 1 tiểu đoàn và 5 đại đội pháo binh, 9 chi đoàn thiết giáp; đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo. Tổng cộng đã phá hủy 992 xe (có 775 xe tăng và xe bọc thép), 112 khẩu pháo và cỗi từ 105 ly trở lên, bắn rơi và phá hủy 160 máy bay.


Nhờ đạt được thắng lợi nên về cơ bản Quân giải phóng vẫn giữ vững được địa bàn, giữ vững được khu căn cứ, đánh đuổi được quân địch ra khỏi khu chiến. Đây là thất bại nặng nhất của đế quốc Mỹ và là thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Nam trong mùa khô 1966-1967.


Đối với các lực lượng vũ trang giải phóng, ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch này rất lớn.

Về mặt chiến lược, thắng lợi đó chứng tỏ Quân giẫi phóng vẫn giữ vững và phát triển được thế chủ động tiến công, bảo toàn được lực lượng và cơ quan chỉ huy, đánh bại được âm mưu, ý đồ chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của địch, xây dựng được lực lượng của mình ngày càng trưởng thành và đặc biệt là xây dựng được lòng tin ở khả năng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Về mặt chiến dịch và chiến thuật thì Quân giải phóng đã tìm được cách đánh phù hợp, đối chọi có hiệu quả với cách đánh của quân đội Mỹ chính quy và hiện đại.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:33:21 am
Đối với quân đội Mỹ thì chúng đã thất bại, không thực hiện được mục đích cơ bản của cuộc hành quân. Chúng không có cách đánh phù hợp để tiêu diệt nổi các lực lượng vũ trang giải phóng. Có thể nói đây là một thử thách lớn, dẫn đến việc chúng phải thay đổi chủ trương chiến lược - một sự thay đổi cay đắng từ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" lúc đầu sang chiến lược "đánh lâu dài" ngoài ý muốn của chúng.


Thất bại đó rõ ràng đến nỗi viên chỉ huy trưởng cuộc hành quân là Xi-man cũng phải thừa nhận rằng chúng "không đến được Lầu năm góc và không tìm thấy được Mắc Na-ma-ra của Việt cộng" (tin AFP ngày 26-2-1967). Còn tướng tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ là Oét-mo-len thì "cho thấy tình hình Việt Nam đã xấu đến mức ông ta không biết làm cách nào để thắng, ngoài việc tiếp tục làm cho đối phương phải đổ máu", còn "Giôn-xơn thì đang cưỡi trên lưng hổ và ông ta thấy khó mà tụt xuống được" (báo "Luận đàn Niu Oóc" ngày 19-4-1967).


Phối hợp với quân và dân Tây Ninh, trên khắp chiến trường miền Nam, từ Trị - Thiên cho tới Cà Mau, quân và dân miền Nam đều đánh mạnh, đánh đều, giành thắng lợi lớn.

Ở Tây Nguyên, quân địch cũng thực hiện ý đồ mở cuộc tiến công vào khu căn cứ giải phóng, ở đây ngoài sư đoàn kỵ binh bay số 1 đã chiếm đóng An Khê, địch còn đưa thêm một sư đoàn mới sang Việt Nam là sư đoàn bộ binh số 4, cùng với một bộ phận của sư đoàn bộ binh số 25 "Tia chớp nhiệt đới". Có thêm bộ binh thì tất nhiên phải có thêm xe tăng, pháo binh và máy bay, máy bay lên thẳng. Lực lượng ngụy ở đây có quân biệt động thuộc lực lượng cơ động của quân khu 2, các đơn vị thuộc sư đoàn 22 và sư đoàn 23, các đơn vị biệt kích "Mũ nồi xanh" của Mỹ và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang địa phương của ngụy. Nhìn chung, lực lượng quân địch, cả Mỹ và ngụy, tương đối đông và mạnh.


Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ được giao nhiệm vụ thường trực tác chiến trên chiến trường Tây Nguyên, còn sư đoàn kỵ binh bay số 1 thì được sử dụng làm lực lượng cơ động chiến lược, có nhiệm vụ ứng chiến trên toàn chiến trường miền Nam, đóng quân ở một địa bàn cơ động là An Khê, một vùng cao nguyên núi đồi rộng lớn, giáp ranh giữa đồng bằng và rừng núi, một vị trí trung tâm của chiến trường miền Nam. Đảm nhiệm vai trò tác chiến chính ở Tây Nguyên, sư đoàn bộ binh số 4 vượt lên trước sư đoàn kỵ binh bay số 1, tiến ra phía trước, tiếp cận với khu căn cứ của Quân giải phóng Tây Nguyên. Sư đoàn bộ binh số 4 đóng ở Plây Cu, một thị xã trung tâm của Tây Nguyên. Các lữ đoàn của nó tiến ra phía tây đường 14, chiếm các địa điểm tiếp giáp với khu căn cứ của Quân giải phóng, hình thành tuyến tiếp xúc với địa bàn tác chiến của Quân giải phóng ở phía trung và phía bắc Tây Nguyên.


Vì quá tin ở sức mạnh của quân Mỹ và coi thường quân ngụy, bộ tư lệnh dã chiến số 1 của Mỹ không sử dụng tập trung sư đoàn 4 Mỹ, mà lại phân tán sư đoàn này ra trên các hướng chiến dịch, và sử dụng nó làm thê đội một chiến dịch. Các lữ đoàn của sư đoàn 4 Mỹ đóng quân trên phạm vi hai tỉnh từ Plây Cu đến Kon Tum. Mỗi lữ đoàn của nó phụ trách một hướng tác chiến có tính chất chiến dịch. Quân Mỹ coi quân ngụy là "đàn bà giữ nhà" (câu nói của các nhà báo phương Tây). Vì thế mà các sư đoàn quân ngụy chỉ được giao nhiệm vụ giữ các hậu cứ, các thị trấn, thị xã và các tuyến hậu phương của quân đội Mỹ. Do không sử dụng quân ngụy ra tác chiến ở phía trước nên quân Mỹ phải phân tán và không tăng thêm được sức mạnh.


Khi sư đoàn 4 Mỹ đến Tây Nguyên và đang triển khai chiến đấu, thì Quân giải phóng cũng đã sẵn sàng bước vào cuộc đọ sức thứ hai với quân Mỹ. Qua cuộc đọ sức lần thứ nhất với quân Mỹ, bước đầu Quân giải phóng đã nắm được một số đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của chúng, biết được chỗ mạnh, chỗ yếu, biết được sở trường và tính nết của chúng.


Ỷ vào sức mạnh hỏa lực và sức cơ động cao bằng máy bay lên thẳng, quân Mỹ rất chủ quan và hung hăng, thường hay nhảy cóc sâu và xa vào tuyến sau của đôl phương, ít tính toán đến địa hình hiểm trở. Đó là đặc điểm nổi rõ về hành động tác chiến của quân đội Mỹ.


Khi một vị trí, một đơn vị nào của quân Mỹ bị đánh thì một mặt quân Mỹ cho lực lượng đến giải tỏa, ứng cứu cho vị trí đó, đơn vị đó, mặt khác chúng còn cho một lực lượng khác thực hành bao vây thẳng đứng bằng phương pháp hạ cánh, đổ bộ vào tuyến sau của đối phương để hòng cắt tuyến vận chuyển và cơ động của đối phương làm cho thê đội một của đối phương bị cô lập, bị cắt mất hết mọi sự chi viện của tuyến sau, đi đến bị tiêu diệt hoặc bị đánh bật ra khỏi tuyến chiến đấu. Đó là thủ đoạn và quy luật tác chiến của quân đội Mỹ.


Do tính nết của quân đội Mỹ như thế nên chúng khó tránh khỏi bị lừa, bị nhử mồi. Biết được sự chuẩn bị của chúng, phán đoán được âm mưu và ý đồ của chúng, nắm được đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của chúng, Quân giải phóng đã triển khai sẵn thế trận và thực hành tiến công trước để nhử địch vào thế trận của mình. Chủ lực Quân giải phóng bố trí thành thế trận cớ bậc thang, thành nhiều thê đội có chiều sâu, có các khu quyết chiến nhỏ và lớn.


Khi đã bày xong thế trận và xác định được các khu vực, các tuyến tiêu diệt địch, một bộ phận nhỏ Quân giải phóng liền thực hành đánh nhử mồi, tiến công trước. Quân Mỹ đang triển khai để chuẩn bị tiến công thì gặp mồi và bắt ngay. Quân giải phóng tiến công nhử mồi vào một vị trí quân biệt kích của Mỹ trên bờ đông sông Pô Cô ở phía tây thị xã Plây Cu: đồn Plây Gi-răng. Quân giải phóng biết rằng khi tiến công đồn Plây Gi-răng thì thế nào sư đoàn 4 Mỹ cũng triển khai ra phía đông sông Pô Cô để chiếm tuyến bàn đạp, tổ chức thành tuyến xuất phát phản kích, đồng thời cho quân nhảy qua sông Pô Cô sang phía tây bằng đổ bộ hạ cánh để bao vây và chia cắt thê đội một của Quân giải phóng.


Đúng như phương án tác chiến đã định, khi sử dụng một bộ phận nhỏ để tiến công đồn Plây Gi-răng thì Quân giải phóng đã bố trí sẵn một bộ phận chủ lực ở phía tây sông Pô Cô thẳng hướng với đồn Plây Gi-răng về phía tây. Các đội đổ bộ của địch vượt sông hạ cánh xuống đây liền sa ngay vào thế trận của Quân giải phóng. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Địch tăng viện thêm quân. Ta tiêu diệt được một số sinh lực địch nhưng chưa tiêu diệt được các đơn vị chiến thuật, chưa tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Đây chưa phải là khu quyết chiến chủ yếu của Quân giải phóng mà mới chỉ là một khu quyết chiến nhỏ, là tuyến một trong thế trận, là bậc thang thứ nhất trong đội hình chiến dịch có chiều sâu của Quân giải phóng. Khu quyết chiến của Quân giải phóng là ở bậc thang thứ hai, ở tuyến thứ hai, lùi sâu về phía tây hơn nữa, tức là ở khu vực phía tây sông Sa Thầy. Ở đây bộ phận chính của chủ lực quân ta đã sẵn sàng thế trận. Các điểm chốt trong khu quyết chiến chủ yếu đã được xác định. Thế trận đánh tiêu diệt đã được căng bẫy. Tình huống chiến đấu diễn ra theo đúng như quy luật. Muốn đánh bại thê đội một của Quân giải phóng ở khu vực giữa bờ tây sông Pô Cô và bờ đông sông Sa Thầy, quân Mỹ tất phải vượt qua đội hình thê đội một của quân ta, đổ bộ hạ cánh xuống bờ tây sông Sa Thầy.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 27 Tháng Giêng, 2023, 10:34:09 am
Quân Mỹ sẽ lập một tuyến chia cắt, một thế bao vây ở dọc bờ phía tây sông Sa Thầy bằng cách chiếm giữ một số điểm cao, khống chế trên địa hình có ý nghĩa của các điểm chiến thuật quan trọng.

Cuộc phản kích vòng ngoài này vừa có ý nghĩa bao vây, chia cắt thê đội một của quân ta, lại còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa là đánh phá ngay vào hậu phương của Quân giải phóng, tiêu diệt, đánh bật, đánh tan các lực lượng dự bị, thê đội hai, sở chỉ huy, kho tàng, bệnh viện, xưởng, trạm hòng phá tan tiềm lực chiến tranh và cơ cấu tổ chức, chỉ huy của Quân giải phóng.


Đây là một đòn có tính chất quyết định. Để thực hiện đòn này, chúng đã điều thêm một bộ phận lực lượng thuộc sư đoàn kỵ binh bay số 1 ở An Khê và một bộ phận lực lượng thuộc sư đoàn dù số 101 ở đồng bằng miền Trung lên tăng cường cho sư đoàn 4. Bộ chỉ huy sư đoàn 4 Mỹ đã tổ chức tuyến tác chiến ở bờ tây sông Sa Thầy trải rộng trên một chính diện dài khoảng 30 - 40km, nối liền các điểm chiến thuật then chốt, trên những dải địa hình quan trong, bằng các điểm cao khống chế.


Trong khi cuộc chiến đấu giữa Quân giải phóng và quân Mỹ đang tăng cường độ ở bờ phía đông sông Sa Thầy, thì quân Mỹ cũng tích cực chuẩn bị để đánh sang bờ phía tây. Sau khi cho B.52 và các loại máy bay khác ngày đêm dọn bãi và sát thương lực lượng Quân giải phóng, đồng thời cho máy bay thả chất độc hóa học, thê đội hai chiến dịch của địch ào ạt đổ bộ hạ cánh xuống bờ tây sông Sa Thầy. Có điều rất lý thú là quân Mỹ hạ cánh xuống đúng các điểm cao mà Quân giải phóng đang giương bẫy để sẵn sàng tiêu diệt chúng. Các lực lượng, các phương tiện trinh sát tinh vi và rất đắt tiền của quân Mỹ ở trên không và dưới đất đều trở thành mù hết cả. Hai tiểu đoàn quân Mỹ hạ cánh xuống chiếm hai điểm cao khống chế đều bị đánh, bị diệt ngay một tiểu đoàn. Những quả bom nổ ngay trên mặt đất, ở dưới chân binh lính của chúng, đồng thời các loại pháo, cối của Quân giải phóng ào ào ập tới, giáng những đòn bão lửa vào ngay trên đầu của chúng, rồi bộ binh Quân giải phóng dũng mãnh xông lên tiêu diệt chúng. Số địch còn sống sót liền hốt hoảng chạy về căn cứ.


Trong vài ba ngày đầu, khi quân Mỹ lập tuyến tác chiến chiến dịch mới tiến xa về phía trước trên bờ tây sông Sa Thầy thì các đội xung kích của nó đã bị đánh tiêu diệt. Tuyến tác chiến đó thế là bị rách nát. Quân Mỹ chỉ còn lại vài cứ điểm, không thành ra hình một tuyến nữa.


Sau khi đánh bại các mũi xung kích của địch, phá vỡ một mảng tuyến tác chiến của địch, Quân giải phóng tranh thủ thời cơ, phát huy tính chủ động và tích cực, tiếp tục tiến công các cứ điểm còn lại. Chỉ một thời gian ngắn, Quân giải phóng tiêu diệt được thêm một đơn vị cỡ tiểu đoàn của địch và đánh bật địch ra khỏi bờ phía tây sông Sa Thầy, khôi phục lại được trận địa.


Cuộc tiến công đi xa chớp nhoáng của địch bằng chiến thuật cơ động đã bị thất bại. Đánh vào khu căn cứ giải phóng, quân Mỹ định tìm diệt chủ lực, tiêu diệt sở chỉ huy và phá hủy tiềm lực chiến tranh của Quân giải phóng. Nhưng quân Mỹ tìm được gì? Cái khó nhất của quân Mỹ là tuy có biết quân ta ở khu vực đó, nhưng không thể biết thật cụ thể quân ta ở đâu. Chỗ nào cũng có Quân giải phóng và chỗ nào cũng lại không có. Một điểm thất sách cơ bản, một điểm kém cơ bản về mặt nghệ thuật chiến dịch, về mặt chỉ huy chiến dịch của quân Mỹ là không chuẩn bị được những nhân tố thắng lợi cho cuộc tiến công. Không biết đối phương ở đâu, không biết sở trường, thủ đoạn, quy luật tác chiến của đối phương như thế nào, mà đã thực hành tiến công, là một điểm tồi kém của nghệ thuật chỉ huy tác chiến.


Sau khi khôi phục được trận địa, địa bàn bờ tây sông Sa Thầy trở lại hình thái cũ, Quân giải phóng tranh thủ chấn chỉnh, củng cố và chuẩn bị tiếp tục chiến đấu. Quân giải phóng chủ trương, sau khi phản công thắng lợi thì phải nhanh chóng chuyển sang tiến công. Địch đã bị đánh bại một đòn, đã bị suy yếu. Chủ trương này là phù hợp vì nó đúng với tình hình và có điều kiện thắng lợi, có nhân tố thành công, về quân Mỹ thì tuyến thứ nhất phía trước đã bị phá vỡ. Ở tuyến thứ hai trên bờ sông Sa Thầy, chúng cũng đang bị sa lầy và đang bị suy yếu. Về Quân giải phóng thì qua một thời gian tác chiến, đã giành được thắng lợi quan trọng, Quân giải phóng càng thêm khí thế, có thêm kinh nghiệm và vẫn còn sung sức. Sau một thời gian chuẩn bị, những đơn vị đã đánh thắng trận ở bờ phía tây, liền tiến công sang bờ đông sông Sa Thầy hợp sức cùng các đơn vị quân ta đang tác chiến ở đó, thực hành tiến công tiêu điệt quân địch ở tuyến thứ hai của chúng. Quân Mỹ ở đây đã bị tiêu hao và mệt mỏi, nay lại bị tiến công dồn dập, bị áp lực mạnh, bị tiêu diệt và tiêu hao thêm nên đến tháng 3 năm 1967 chúng phải rút về tuyến thứ ba cuối cùng, tuyến xuất phát chiến dịch ở bờ đông sông Pô Cô. Như thế là về cơ bản Quân giải phóng đã đánh bại được cuộc tiến công của địch. Trận địa, địa bàn của ta đã trở lại hình thái cũ. Khu căn cứ giải phóng vẫn được giữ vững.


Không bỏ lỡ thời cơ, phát huy thắng lợi, với tinh thần tích cực và chủ động, Quân giải phóng lại tiến sang bờ phía đông sông Pô Cô, đánh vào tuyến cơ bản của chúng là tuyến xuất phát chiến dịch ở bờ đông sông Pô Cô trên một dải từ Sùng Thiện - Sùng Lễ đến Lệ Thanh trên trục đường 15 chạy tữ Chư Nghé đi Đức Cơ. Trên một tuyến dài khoảng từ 20 - 30km đó, Quân giải phóng thực hành tiến công toàn tuyến, nhưng có trọng điểm, nhằm vào các khu vực chủ yếu là Chư Nghé, Lệ Thanh và Đức Cơ. Tuy nhiên các đòn đột kích của Quản giải phóng cũng chỉ mới đánh vào vòng ngoài phía tây của các căn cứ đó. Quân ta tiêu diệt và tiêu hao thêm một số quân địch nữa, đồng thời bắn phá gây thiệt hại cho các căn cứ trên. Sở chỉ huy một lữ đoàn thuộc sư đoàn 4 Mỹ ở Lệ Thanh bị đánh phá nặng nề. Bị tiêu hao và thiệt hại, cuối cùng đến tháng 8 năm 1967 quân Mỹ lại phải rút bở tuyến xuất phát chiến dịch ở khu vực phía đông sông Pô Cô, lui về hậu cứ của chúng ở phía tây nam thị xã Plây Cu. Cuộc phản công lần thử hai của địch ở Tây Nguyên mang tên Pôn-ri-vơ đã bị thất bại. Hướng tiến công thứ hai của địch cũng bị thất bại.


Hướng tiến công thứ ba của địch ở đồng bằng miền Trung Trung Bộ nhằm cứu nguy cho hệ thống chiếm đóng của Mỹ - ngụy ở Bình Định, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng bị các lực lượng vũ trang giải phóng đánh gãy.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:14:15 am
Trong khi đó, quân và dân Trị - Thiên đã phát huy tác dụng của chiến trường mới mở, đánh liên tục trong suốt mùa khô, phối hợp đắc lực với quân và dân trên toàn miền Nam. Các trận An Lễ (10-12-1966), Quảng Điền (2-1967), trường bắn Nam Giao (6-2-1967), căn cứ hậu cần ngụy ở Huế (26-12-1966), các trận đánh liên tiếp trên tuyến đường số 9 (bắc Quảng Trị) từ 26 tháng 2 đến 10 tháng 3 năm 1967 và tiếp theo đó là các trận thắng lớn ở các căn cứ 241, ở Từ Hạ, La Vang đã tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân Mỹ - ngụy, đã giam chân một lực lượng quan trọng quân Mỹ, buộc chúng phải co vào thế phòng ngự hết sức bị động trên chiến trường này.


Sau khi chiếm đóng tuyến nam sông Bến Hải, vùng giáp ranh đồng bằng và rừng núi phía tây Quảng Trị - Thừa Thiên, bộ chỉ huy quân Mỹ có ý định lập một phòng tuyến vững chắc với kế hoạch xây dựng rất lớn, mang tên "phòng tuyến điện tử Mắc Na-ma-ra" - người sáng tác ra nó, lúc bấy giờ còn làm bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Mục đích của việc xây dựng phòng tuyến này là để ngăn chặn con đường vận chuyển chiến lược từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn, ngăn chặn những cuộc tiến công của Quân giải phóng. Chúng huênh hoang rằng khi phòng tuyến này được thiết lập thì một con chuột cũng không chui lọt. Thế nhưng còn chưa hoàn thành thì nó đã bị Quân giải phóng đánh phá tơi bời. Các cứ điểm của địch ở trên phòng tuyến và cả ở phía sau phòng tuyến đều bị bộ đội chủ lực và du kích ta liên tục tiến công, một số cứ điểm đã bị tiêu diệt. Rốt cuộc cái kế hoạch thiết lập "phòng tuyến điện tử Mắc Na-ma-ra" ấy đã bị hoàn toàn phá sản.


Trong khi ở các hướng chủ yếu, bộ đội chủ lực ta đánh bại cuộc phản công lớn của địch, thì ở đằng sau lưng địch, các phân đội chủ lực nhỏ, các đơn vị chuyên trách, cùng với bộ đội địa phương và du kích giải phóng cũng tiến công tiêu diệt nhỏ và tiêu hao quân địch một cách rộng rãi, phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân nổi dậy phá tan chính quyền cơ sở của địch lập nên chính quyền cách mạng của ta ở những vùng nông thôn rộng lớn. Phong trào sôi nổi nhất là ở vùng đồng bằng sông cửu Long và vùng đồng bằng Trung Trung Bộ. Thắng lợỉ của chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch và thắng lợi của phong trào nổi dậy của quần chúng làm cho thắng lợi chung càng to lớn, làm cho thế và lực của cách mạng càng mạnh lên. Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi nên nhiều vùng giải phóng vẫn được giữ vững, lực lượng cách mạng vẫn làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Vùng giải phóng đã tiến sát các đô thị. Đó là một thuận lợi đối với phong trào đô thị, đối với các hoạt động quân sự của lực lượng cách mạng ở các đô thị, đối với hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang giải phóng đánh phá các hậu cứ, sân bay, kho tàng của địch.


Để phối hợp với các đòn tiến công khác, để phát huy hết sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng độc đáo Việt Nam, các lực lượng vũ trang giải phóng còn mở các hoạt động quân sự ở các đô thị và mở các đòn đánh phá vào các căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần của địch. Quân Mỹ tưởng rằng chỉ có rừng núi là đáng sợ, đáng chán ngán, còn đô thị miền Nam là chốn bồng lai của chúng. Chúng không thể ngờ được rằng Sài Gòn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Biên Hòa, v.v... đều không phải là những nơi yên ổn đối với chúng.


Quân Mỹ là một đội quân chính quy hiện đại tiêu dùng vật chất rất lớn. Các căn cứ của chúng đều rộng lớn, bừa bộn vũ khí, đạn dược, máy bay, xe cộ, nhiên liệu, khí tài... Tư tưởng và hành động tác chiến của chúng là tác chiến theo trận tuyến. Theo chúng, đối phương chỉ có thể tập kích hậu phương của chúng bằng đường không, trong khi đó quân ta ở miền Nam lại không hề có một chiếc máy bay. Với kế hoạch bố phòng cẩn mật cho từng căn cứ, bằng đủ loại máy móc điện tử tinh vi, quân Mỹ cho rằng hậu phương của chúng phải có tính chất an toàn tuyệt đối.


Thế nhưng, các tướng tá Mỹ vẫn không sao lường hết được sức mạnh trí tuệ thần kỳ của đối phương; chúng cũng không sao thấy hết được những hiện tượng thiếu trách nhiệm, lỏng lẻo kỷ luật của binh lính chúng, những kẻ coi chiến tranh xâm lược như một chuyên đi buôn hoặc một chuyện bị bắt buộc. Do đó những căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần to rộng bừa bộn, những cư xá sĩ quan, những câu lạc bộ sĩ quan, những quán ăn ở các đô thị dù được tổ chức canh gác cẩn mật bằng đử loại máy móc trinh sát điện tử tinh vi cũng vẫn bị quân dân ta phát hiện ra những chỗ hở. Bám chắc vào nhân dân, các đơn vị bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, các đội du kích tài giỏi, thần kỳ đã tiến vào giữa hang ổ của địch đê tiêu diệt chúng. Những tiếng bom nổ trong các căn cứ, kho tàng, trong các trại quân, các sân bay Mỹ ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Long Bình, Liên Chiểu, Chu Lai, Sóc Trăng, Biên Hòa, Phú Bài, Plây Cu, v.v... đã làm cho chúng bị thiệt hại nặng nề về người cũng như về phương tiện chiến tranh và khiến chúng hết sức kinh hoàng.


Trong chiến cục mùa khô 1966-1967, quân Mỹ đã bị thất bại nặng nề, toàn diện trên cả hướng tiến công chủ yếu ở phía trước cũng như ở đằng sau lưng; bị đánh bại ở các vùng nông thôn rộng lớn, đồng thời cũng bị đánh đau ở trong các hậu cứ, các đô thị. Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của đế quốc Mỹ đã hoàn toàn thất bại. Cả hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" của chúng đều bị bẻ gãy. Trong bảy tháng đông xuân 1966-1967, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt gần 19 vạn quân địch, trong đó có hơn 9 vạn quân Mỹ, hơn 5 nghìn quân chư hầu Nam Triều Tiên, Úc, Tân Tây Lan, Phi-líp-pin và hơn 9 vạn quân ngụy. Quân dân miền Nam Việt Nam đã diêt gọn 49 tiểu đoàn địch, nhiều đại đội và 352 trung đội, phá hủy và hạ 2.180 máy bay, 340 khẩu pháo, bắn cháy và đánh chìm 100 tàu chiến, san bằng 200 đồn bốt, diệt 6 chi khu.


Như thế là cả hai cuộc phản công của đế quốc Mỹ đểu bị thất bại. Cuộc phản công sau còn bị thất bại nặng hơn là cuộc phản công trước. Nhiệm vụ và mục đích chiến lược đều không đạt được, Oa-sinh-tơn buộc phải xét lại chiến lược của mình.


Hai cuộc phản công thất bại thảm hại đã khiến cho giới quân sự Mỹ hiểu mình, hiểu người hơn. Mối quan hệ giữa tác dụng của vũ khí và vai trò của con người trong một chừng mực nào đó đã làm cho họ phải suy nghĩ. Điều đặc biệt ở đây là con người trên mảnh đất này, con người Việt Nam thật là không thể hiểu nổi. Vũ khí của đế quốc Mỹ và con người của đất nước Việt Nam có sự đối chọi, có sự "kỵ" nhau rất lạ lùng. Con người Việt Nam, thân hình không có gì to lớn lắm, thế mà vẫn đứng vững và vẫn đánh thắng một kẻ địch khổng lồ, được trang bị hiện đại từ đầu đến chân là đế quốc Mỹ. Như trên đã nói, thực tế nghiêm khắc đó đã buộc chúng phải thay đổi chủ trương chiến lược.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:25:26 am
Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh đã bị phá sản. Chiến lược phản công ào ạt, toàn diện, con đẻ của chiến lược đánh nhanh thắng nhanh đã không thành công. Để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược, quân Mỹ phải thay đổi chiến lược. Do bị sa lầy, chúng phải bị động chấp nhận chiến lược đánh lâu dài. Muốn đánh lâu dài thì phải củng cố lại lực lượng, củng cố lại trận địa và thực hành phản công có mức độ. Đó là một bước thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ. Đánh lâu dài của quân Mỹ là có tính chất tiêu cực. Thực chất chiến lược đánh lâu dài của quân Mỹ là từ phản công chuyển sang phòng ngự, dĩ nhiên quân Mỹ còn có khả năng phòng ngự cơ động. Chiến lược đánh lâu dài của quân đội Mỹ xâm lược khác hẳn về chất với chiến lược đánh lâu dài của chiến tranh cách mạng, chiến tranh chống xâm lược. Loại chiến lược đánh lâu dài này mang tính chất tích cực, luôn luôn thể hiện chiến lược tiến công: tiến công từ nhỏ đến lớn, vừa có tiến công vừa có phòng ngự, và cuối cùng chuyển lên tổng tiến công để giành thắng lợi chiến tranh.


Quân Mỹ xâm lược phải áp dụng chiến lược đánh lâu dài là vì chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bằng những cuộc phản công ào ạt đã bị thất bại. Chúng buộc phải thay đổi chiến lược, phải chuyển từ phản công sang phòng ngự. Cái tên chiến lược "tìm diệt" được thay bằng một cái tên mới là chiến lược "quét giữ", nghĩa là vừa có phòng ngự vừa có phản công đồng thời lại có tiến công có mức độ, có chọn lọc. Mục đích chủ yếu của chiến lược này là nhằm ngăn chặn không cho quân ta tiến công tiêu diệt chúng. Thực hiện chiến lược "quét giữ" là một thay đổi căn bản trong chiến lược của quân Mỹ, là một chuyển biến có tính bản chất của chiến lược trong chiến tranh.


Trước đây, quân Mỹ đề ra chiến lược "tìm diệt" nhằm thực hiện mục đích cơ bản và chủ yếu của chiến tranh là tiêu diệt đối phương và chiếm lĩnh lãnh thổ của đối phương. Chiến lược này đã bị thất bại, do đó quân Mỹ phải đi giật lùi một bước về chiến lược, chuyển sang chiến lược "quét giữ". Mục đích của chiến lược "quét giữ" là một mặt ngăn chặn đối phương tiến công đồng thời mặt khác tiến công đối phương với mức độ hạn chế, tiến công với mục đích hạn chế. Đã phòng ngự và tiến công hạn chế thì không thể tiêu diệt được đối phương và chiếm lĩnh được lãnh thổ của đối phương. Chiến lược này không nhằm mục đích cơ bản và chủ yếu, không thể hiện mục đích kiên quyết và triệt để của chiến tranh.


Sự thay đổi chiến lược đó là một thất bại quan trọng về chiến lược của quân Mỹ. Nó chứng tỏ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã bước đầu bị chùn lại. Con hổ dữ khét tiếng rừng già đã bị đánh cho cùn móng vuốt.


Để thực hiện chiến lược "quét giữ", quân Mỹ một mặt tăng cường củng cố trận địa phòng ngự, một mặt lấn thêm ra một vài hướng, chiếm đóng một số cứ điểm để mở rộng trận địa phòng ngự, bảo đảm cho thế phòng ngự vững chắc của chúng.


Ở miền Đông Nam Bộ, lợi dụng hướng có thuận lợi về mặt địa hình, quân Mỹ tiến sâu vào khu căn cứ của ta, chiếm đóng một số điểm địa hình có lợi, thiết lập các cứ điểm phòng ngự vòng ngoài để tổ chức thế trận phòng ngự có chiều sâu.


Ở vùng đồng bằng miền Trung Trung Bộ, chúng cũng tiến vào một số vùng giáp ranh, lập các cứ điểm phòng ngự vòng ngoài ở đó.

Ở các hướng khác có địa hình hiểm trở như vùng núi miền Đông Nam Bộ, vùng núi miền Trung Trung Bộ, khu căn cứ rộng lớn của Tây Nguyên, vùng núi Trị - Thiên, thì quân Mỹ không có đủ khả năng để lấn rộng ra và thiết lập những điểm chiếm đóng phòng ngự ở sâu trong căn cứ của Quân giải phóng.


Chiến lược "quét giữ" là vừa có phòng ngự, vừa cớ tiến công. Quân Mỹ còn có khả năng thực hiện chiến lược đó trong giai đoạn này, vì chúng còn mạnh và quân ta thì vẫn chưa có những đòn tiêu diệt lớn, chưa đủ sức "phá vỡ trận địa, phá vỡ tuyến phòng ngự và chiếm lĩnh địa bàn, đất đai chúng tạm kiểm soát.


Những điều kiện về so sánh lực lượng trên đây đã quyết định những thay đổi có mức độ về chiến lược của địch tạo ra tính chất và phương pháp phòng ngự, và cũng tạo ra mục đích, tính chất và phương pháp tiến công của chúng. Phòng ngự của quân Mỹ là phòng ngự cơ động, ngăn chặn từ xa, phòng ngự có chiều sâu và có tính chất tích cực về mặt chiến dịch. Tiến công của quân Mỹ là tiến công để phòng ngự. Mục đích của tiến công là để phá hủy cơ sở hậu cần của đối phương. Phạm vi và hướng tiến công có hạn chế, có chọn lọc.


Quân Mỹ thực hiện chiến lược "quét giữ" sớm nhất vào cuối năm 1967 ở chiến trường Tây Nguyên.

Qua hai chiến cục mùa khô năm 1965-1966 và mùa khô năm 1966-1967, quân dân miền Nam đã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của quân Mỹ. Trên cơ sở đó, ta cho rằng sức tiến công của chúng đã bị chùn lại. Đó là một thời cơ tốt cho quân ta phát triển mạnh mẽ thế phản công và tiến công.


Tranh thủ thời cơ đó, mùa khô năm 1967-1968 quân ta liền mở cuộc tiến công, phối hợp trên hai hướng ở hai chiến trường quan trọng là miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thời gian mở vào tháng 11 năm 1967.


Ở miền Đông Nam Bộ, từ 25 tháng 10 đến 10 tháng 12 năm 1967 quân ta mở cuộc tiến công vào hướng Bình Long, Phước Long tiêu diệt 5.400 tên, trong đó có 2.956 tên Mỹ, phá hủy 100 xe thiết giáp, san phẳng chi khu Phước Long.


Ở miền Trung Trung Bộ, ta mở cuộc tiến công vào khu vực Cấm Dơi - Hướng Là - Liệt Kiếm (Quảng Nam), từ 27 tháng 12 năm 1967 đến 15 tháng 1 năm 1968, tiêu diệt 2.450 tên Mỹ, bắn rơi 57 máy bay, phá hủy 39 xe.


Ở Tây Nguyên, Quân giải phóng mở cuộc tiến công vào hướng Đắc Tô. Ở hướng này, để đối phó với cuộc tiến công của Quân giải phóng, quân Mỹ đã sử dụng 2 lữ đoàn của sư đoàn bộ binh số 4 trong đợt đầu. Sau đó trong đợt hai của chiến dịch bộ tư lệnh dã chiến số 1 của quân Mỹ còn phải sử dụng thêm lữ đoàn dù số 173, đội dự bị chiến trường, và cuối cùng quân Mỹ lại phải tung thêm một bộ phận của sư đoàn kỵ binh bay số 1 - lực lượng cơ động chiến lược.


Ở trên mỗi chiến trường, quân Mỹ có tới 2 - 3 sư đoàn bộ binh và các trung đoàn, tiểu đoàn thiết giáp và pháo binh. Ngoài ra ở đó còn có các sư đoàn, trung đoàn quân ngụy và quân chư hầu. Quân tuy đông, nhưng chúng phải sử dụng phân tán, vì một thành phần lực lượng khá lớn phải làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến phòng ngự, các căn cứ quân sự, các trục đường giao thông và tiến hành công tác bình định cũng như đối phó với các hoạt động chiến đấu của du kích trên toàn bộ lãnh thổ chúng tạm thời kiểm soát.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:30:04 am
Ở Tây Nguyên, quân Mỹ có sư đoàn bộ binh số 4 phụ trách chiến trường. Ngoài ra chúng còn có lực lượng dự bị của các cấp trên. Khi phải đối phó với cuộc tiến công của ta thì lực lượng phụ trách chiến trường - sư đoàn bộ binh số 4 - phải ứng phó đầu tiên. Sau đó mới lần lượt có sự tham gia của lực lượng dự bị của các cấp trên. Để đối phó với cuộc tiến công của quân ta ở Đắc Tô, sư đoàn 4 Mỹ chỉ có thể sử dụng tối đa hai lữ đoàn. Còn một lữ đoàn thì phải đảm nhiệm nhiệm vụ phòng ngự và làm lực lượng dự bị, luân phiên. Khi hai lữ đoàn thê đội một không đủ sức đối phó thì phải sử dụng lực lượng dự bị của các cấp trên.


Trên toàn chiến trường miền Nam, cuộc tiến công của Quân giải phóng vẫn còn nằm trong giai đoạn đánh vận động, có đánh một phần vào tuyến phòng ngự vành ngoài của địch. Ở Đắc Tô, Quân giải phóng cũng áp dụng chủ trương đánh vận động, tiến công quân địch ở vành ngoài tuyến phòng ngự cơ bản của chúng.


Đúng như quy luật và thủ đoạn của phòng ngự cơ động, khi bị tiến công, quân Mỹ đối phó tương đối kịp thời và cơ động lực lượng tới hướng có chiến sự một cách khá nhanh. Để đối phó với cuộc tiến công của Quân giải phóng, một mặt quân Mỹ tăng cường phòng ngự trên tuyến phòng ngự cơ bản, một mặt chúng sử dụng một lực lượng lớn hơn để tiến hành phản kích, ngăn chặn Quân giải phóng tiến công hoặc đánh bật Quân giải phóng ra khỏi trận địa tiến công, giải tỏa cho các cứ điểm phòng ngự của chúng.


Để chủ động loại trừ sự tiến công của Quân giải phóng, khi phán đoán và phát hiện những cứ điểm nào bị uy hiếp, có nguy cơ bị tiến công thì quân Mỹ tiến hành phòng ngự ngăn chặn trước ở vòng ngoài các cứ điểm đó, mà ta thường gọi là phòng ngự dự phòng.


Ở Đắc Tô, do hành động khôn khéo của Quân giải phóng, lại được địa hình rừng núi thuận lợi, nên các lực lượng và phương tiện tình báo tốn tiền của địch cũng không giúp gì được cho bộ chỉ huy quân Mỹ phát hiện và phán đoán ra cuộc tiến công của Quân giải phóng. Các máy móc trinh sát điện tử tinh vi của quân Mỹ có thể với tới các hành tinh trong vũ trụ, nhưng lại không sao dò la được bước chân, con mắt của người chiến sĩ Việt Nam đầy quyết tâm và tài trí.


Khi bị tiến công ở Đắc Tô, quân Mỹ sử dụng 2 lữ đoàn của sư đoàn 4 làm thê đội một chiến dịch ra tiến hành phản kích ngăn chặn, đánh vào tuyến tiến công thứ nhất, đối chọi với thê đội một tiến công của Quân giải phóng. Thê đội một chiến dịch của địch bị thê đội một chiến dịch của ta đánh cho bị thiệt hại nặng. Các tiểu đoàn của hai lữ đoàn sư đoàn 4 bị yếu sức. Hai tiểu đoàn quân Mỹ không thể đánh bật được một tiểu đoàn của Quân giải phóng ra khỏi trận địa tiến công của Quân giải phóng ở dãy cao điểm Ngọc Rinh Rua và Ngọc Bơ Biêng. Trái lại, căn cứ hành quân chiến dịch của chúng ở Đắc Tô - Tân Cảnh, gồm sở chỉ huy, sân bay, kho tàng và các lực lượng dự bị lại bị pháo binh của Quân giải phóng đánh phá bằng những trận bão lửa, gây ra cho chúng những thiệt hại nặng nề.


Phản kích trực tiếp, chính diện không thành công, quân Mỹ liền sử dụng một bộ phận của thê đội một mở một mũi đánh vào sườn sau trận địa tuyến một của Quân giải phóng ở vùng núi Ngọc Dơ Lang, phía sau Ngọc Rinh Rua và Ngọc Bơ Biêng. Bộ chỉ huy Quân giải phóng đánh giá được khả năng cơ động và nắm được "sở trường" này của quân Mỹ. Do đó mũi vu hồi gần của chúng được tung ra lại sa ngay vào thế trận trong một trận đồ hiểm hóc đã được bày sẵn của Quân giải phóng. Mũi vu hồi đó liền bị đánh cho tơi tả. Kết quả là nó cũng không hoàn thành được nhiệm vụ phản kích, buộc phải co lại thành từng điểm và chuyển vào thế phòng ngự.


Thê đội một chiến dịch không hoàn thành được nhiệm vụ phản kích, quân Mỹ phải sử dụng lực lượng cơ động dã chiến, tức là lực lượng dự bị của quân khu (quân đoàn) tiến vào làm thê đội hai chiến dịch. Lực lượng này là lữ đoàn dù độc lập số 173, một trong những đơn vị sừng sỏ của quân viễn chinh Mỹ. Nó vào Việt Nam tương đối sớm nên đã có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường Việt Nam. Thê đội hai chiến dịch là một đơn vị quân dù có máu mặt, nên bộ chỉ huy chiến dịch của địch sử dụng nó tương đối tích cực và táo bạo. Lữ dù 173 không được sử dụng vào tuyến thứ hai mà được sử dụng vào tuyến thứ ba của chiến dịch phản công này. Đây là một hành động chiến dịch rất lợi hại, là một thủ đoạn chiến dịch hiểm hóc. Đánh vào hậu phương của đối phương, đánh sâu, đánh xa vào phía sau tuyến tác chiến của đối phương là một cách đánh rất chủ động và tích cực, vì nó làm rối loạn đội hình của đối phương, làm đảo lộn thế trận của đối phương. Quân đội các nước công nghiệp tiên tiến, có đủ điều kiện và khả năng về binh lực, hỏa lực và cơ động, mới tạo ra được sức đột kích mạnh và tốc độ tiến công cao, có chiều sâu đê áp dụng cách đánh trên. Đảm nhiệm nhiệm vụ chiến dịch quan trọng và hóc hiểm đó, lữ đoàn 173 tiến vào cánh phải của đội hình chiến dịch và chiếm lĩnh vị trí xuất phát ở Plây Cần - Bến Hét, nhằm đánh vào sườn trái và vào tuyến sau cùng của đội hình chiến dịch của Quân giải phóng. Đây tuy là nơi hiểm yếu, nhưng cũng chưa phải là nơi hiểm nhất.


Với một lữ đoàn, tuyến xuất phát lại ở Plây cần - Bến Hét, quân địch không thể đánh vào toàn bộ tuyến sau cùng hoặc đánh lan rộng sang tới sườn phải của tuyến sau cùng trong đội hình chiến dịch của Quân giải phóng. Hoặc có thể: bước thứ nhất, lữ dù 173 đánh chiếm sườn trái trước và sau khi đã chiếm được sườn trái rồi thì chúng mới đánh sang sườn phải vào toàn bộ tuyến sau cùng trong đội hình chiến dịch của Quân giải phóng.


Về mặt chiến dịch, tuyến tác chiến thứ ba phía sau có ý nghĩa là chỗ dựa cho tuyến thứ hai và thứ nhất.

Về mặt địa hình, ở đây là một dải địa hình rất quan trọng, có nhiều điểm cao lợi hại, khống chế tuyến thứ hai và chia cắt, án ngữ hậu phương chiến dịch với tuyến thứ hai của Quân giải phóng. Nếu quân địch chiếm được tuyến này thì các đơn vị Quân giải phóng tác chiến ở tuyến thứ hai sẽ bị chia cắt và bị cô lập. Nếu giữ được tuyến này thì các đơn vị giải phóng tác chiến ở tuyến thứ hai mới có chỗ dựa vững chắc và mới có được sự chi viện từ hậu phương chiến dịch.


Quân giải phóng cho rằng ở trên tuyến này có thể sẽ diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt giữa hai bên và dự kiến khu quyết chiến có thể sẽ hình thành ở trên tuyến thứ ba hoặc ở giữa tuyến thứ hai và tuyến thứ ba, nơi có dải địa hình có nhiều điểm cao khống chế quan trọng, trong đó có điểm cao 875, nằm ở giữa trung tâm, là một trong những điểm khống chế quan trọng nhất. Xác định được tính chất quan trọng của tuyến thứ ba với dải địa hình hiểm yếu đó, Quân giải phóng đã không tung lực lượng chủ yếu ra tác chiến ở trên tuyến thứ hai. Phần lớn lực lượng Quân giải phóng được bố trí ở trên tuyến thứ ba, vừa để giữ tuyến đó, vừa làm lực lượng dự bị.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:31:23 am
Trong bước một của chiến dịch, Quân giải phóng chỉ sử dụng một phần lực lượng để tác chiến ở tuyến một và tuyến hai. Bước này vừa có mục đích tiêu diệt vừa có mục đích thăm dò, tạo ra thế trận và thời cơ. Khi đã tạo ra được thế trận có lợi và thời cơ có lợi, Quân giải phóng mới tung chủ lực ra đánh những trận then chốt để đạt được trận đánh tiêu diệt quyết định.


Khi bố trí cụm quân chủ yếu ở trên tuyến thứ ba, Quân giải phóng đã xác định điểm cao 875 là một cái nút then chốt, đã bố trí một lực lượng tương đối mạnh chiếm lĩnh và tổ chức xây đắp trận địa, công sự tương đối vững chắc.


Trong khi đó, các trận đánh giữa quân ta và quân Mỹ vẫn tiếp diễn ở tuyến thứ nhất và tuyến thứ hai. Lữ đoàn dù 173 sau khi chiếm lĩnh tuyến xuất phát ở Plây Cần - Bến Hét, liền tung một cánh quân gồm 2 tiểu đoàn, mở một mũi tiến công xuống phía tây nam Plây Cần, vào điểm cao 823, Ngọc Kan Liệt, đánh vào sườn trái tuyến thứ ba và đánh chiếm điểm cao 875. Cánh quân này tiến vào tới sườn trái tuyến thứ ba thì liền bị đánh ngay và bị thiệt hại nặng nề. Một tiểu đoàn bị tiêu diệt và một tiểu đoàn bị đánh thiệt hại nặng.


Chúng không hoàn toàn chiếm lĩnh được sườn trái, nhưng còn bám giữ được một số đoạn.

Để cứu nguy cho cánh quân này, đồng thời để thực hiện ý đồ chủ quan và tham lam đã sẵn có, lữ dù 173 liền tung hết đội dự bị của chúng ra để đánh chiếm điểm cao 875. Thật không may mắn chút nào, chúng đã nhảy ngay vào cái lưới được giăng sẵn, vào ngay thế trận quyết chiến của Quân giải phóng. Một tiểu đoàn dù bị tiêu diệt. Để cứu nguy cho một số ít tàn quân còn sống sót chạy thoát, để lấy thương binh và lấy xác, bộ tư lệnh dã chiến 1 quân Mỹ phải cấp tốc điều động thêm lực lượng cơ động chiến lược là sư đoàn ngựa bay số 1 tới chiến trường. Một tiểu đoàn lính ngựa bay được máy bay lên thẳng đưa tới trận địa nóng bỏng này. Chịu thiệt hại nặng nề, bọn lính ngựa bay cùng với một bộ phận lính dù 173 mới tạm đặt chân được lên điểm cao 875. Nhưng sau đó Quân giải phóng liền mở trận đánh giành giật với địch và cuối cùng đã chiếm lại được điểm cao này. Trong khi đó, ở phía sau lưng trận địa địch, một bộ phận chủ lực cùng bộ đội địa phương và du kích của ta cũng mở các mũi tiến công vào sườn đông và đông bắc Đắc Tô - Tân Cảnh. Quân Mỹ phải rải một số đơn vị ngụy và một đơn vị của sư đoàn kỵ binh bay để đối phó. Lực lượng địch trở thành phân tán không tập trung được vào khu quyết chiến ở phía tây Đắc Tô - Tân Cảnh.


Cuộc phản kích của địch bằng các lực lượng tinh nhuệ của chiến trường đã bị đánh bại. Lữ đoàn dù 173 đã bị đánh thiệt hại nặng. Các lữ đoàn của sư đoàn 4 cũng bị đánh tiêu hao nặng. Quân địch buộc phải rút lui về tuyến phòng ngự cũ. Sau trận này, viên tư lệnh sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ đã phải rầu rĩ thốt ra những câu tuyên bố là sau này hắn sẽ không cho quân đánh sâu vào hậu phương của đối phương nữa. Qua ba lần thất bại viên chỉ huy sư đoàn 4 Mỹ cũng như đồng bọn hắn không thể không rút ra những bài học cho mình. Chiến thuật phòng ngự cơ động, có chiều sâu, thủ đoạn phản kích ngăn chặn từ xa có nhiều bậc thang của quân Mỹ đã bị giáng một đòn nặng nề.


Sau các chiến dịch cuối năm 1967, trên toàn chiến trường miền Nam, quân Mỹ đã giảm sút nhiều sức tiến công và ngày càng chuyển dần vào phòng ngự. Qua ba năm tiến hành chiến tranh trực tiếp bằng quân viễn chinh và 5 năm tiến hành chiến tranh bằng cố vấn và vũ khí, đô la không thành công, quân Mỹ đã bị tiêu hao về người và của, đã mệt mỏi về tinh thần ý chí. Thế và lực của quân Mỹ đã bắt đầu giảm sút.


Còn về phía Quân giải phóng thì trải qua mấy năm chiến tranh, lực lượng đã ngày càng phát triển, kinh nghiệm chiến đấu ngày càng phong phú, trình độ tác chiến ngày càng được nâng cao, sức tiến công ngày càng mạnh. Ta thì ngày càng mạnh lên còn địch thì ngày càng yếu đi, ta thì tiến công ngày càng mạnh còn địch thì ngày càng phải co về phòng ngự, đó là một thời cơ tốt cho quân dân miền Nam khai thác nhằm tạo ra những biến chuyển mới trong chiến tranh.


Tìm và tạo ra thời cơ chiến lược, tạo ra thời cơ lớn để mở những đòn tiến công lớn, giành thắng lợi lớn làm chuyển biến cục diện chiến tranh là một nghệ thuật rất quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh. Thời cơ đẻ ra thời cơ. Giành thắng lợi được trong thời cơ này thì sẽ sinh ra thời cơ mới khác. Quân ta đã tiếp tục giành được thắng lợi trong năm 1967.


Thế thì sang năm 1968, quân dân miền Nam Việt Nam phải làm gì? Phải giành thắng lợi lớn hơn, oanh liệt hơn.

Còn về phía quân Mỹ thì sẽ làm gì? Chúng có giữ được trận địa phòng ngự của chúng không? Và sức tiến công có hạn chế của chúng sẽ được đưa ra sử dụng như thế nào?

Sau chiến cục năm 1967, quân Mỹ có củng cố và mở rộng được một phần thế trận phòng ngự của chúng nhưng vẫn bị đánh những đòn đau, vẫn bị tiêu diệt nặng. Thế và lực của chúng tiếp tục bị suy yếu, chúng càng chuyển sâu vào thế phòng ngự hơn. Ngoài những đòn đau của các đơn vị chủ lực của Quân giải phóng, quân Mỹ còn bị chiến tranh du kích của nhân dân miền Nam tiêu hao rộng rãi trên những vùng nông thôn rộng lớn. Cùng với các đòn tiến công trên, nhân dân trong các đô thị miền Nam cũng tiến hành các đòn tiến công Mỹ - ngụy bằng các cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ và các hoạt động du kích tiêu diệt sinh lực địch, trong đó có nhiều sĩ quan các cấp, và phá hủy các kho tàng, máy bay của chúng ở trong các hậu cứ.


Trong khi ấy thì các lực lượng vũ trang giải phóng vẫn ngày càng lớn mạnh. Thế trận của ta đã trải ra rộng khắp và giăng kín trên toàn bộ chiến trường, cài ém vào mọi địa bàn vây hãm quân địch ở khắp mọi nơi. Đó là những điều kiện và thời cơ thuận lợi cả về chủ quan lẫn khách quan cho cuộc tiến công đồng loạt và nổi dậy sôi nổi của quân dân ta trên toàn chiến trường miền Nam.


Sau những đòn đau vào cuối năm 1967, quân Mỹ vẫn còn choáng váng và đang chuẩn bị đón những đòn tiến công mới của đối phương, thì đối phương của chúng bỗng nhiên im bặt, không có hành động gì lớn. Sau trận bão, trời trở lại yên lặng. Trời sẽ tiếp tục quang đẹp hay là một trận bão mới sẽ tới? Đối phương đã mệt mỏi sau các trận tiến công, hay họ tạm nghỉ dưỡng sức để lấy hơi cho một trận tiến công mới? Đối phương đang chuẩn bị cho một trận tiến công mới bình thường hay một cuộc tiến công ở vòng ngoài tuyến phòng ngự của quân Mỹ với một quy mô lớn hơn?


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:32:17 am
Mặc dầu đã được quân dân miền Nam cho nhiều bài học đích đáng, cách xem xét của các tướng tá Mỹ vẫn chưa vượt được ra khỏi quan điểm chiến lược thông thường, cổ điển, máy móc của các nhà chiến lược tư sản. Đó là quan điểm đánh giá so sánh lực lượng nặng về số lượng, về vật chất mà nhẹ về ý chí quyết tâm và tài trí của con người. Khi tính toán lực lượng của mình, các tướng tá Mỹ chỉ thấy chúng vẫn còn số quân đông, vũ khí trang bị, phương tiện khí tài nhiều mà không thấy hết những chỗ suy yếu về nhiều mặt, nhất là về mặt tinh thần và ý chí xâm lược. Khi tính toán lực lượng của đối phương, chúng chỉ thấy họ còn thua kém chúng về số lượng quân chủ lực cơ động, về vũ khí trang bị, phương tiện hiện đại mà không thấy hết được sức mạnh của cuộc chiến tranh toàn dân, không lường hết được sức mạnh tinh thần vô địch và tài trí tuyệt vời của các lực lượng vũ trang giải phóng và đông đảo nhân dân cách mạng miền Nam, không hiểu hết được hình thái và thế trận của chiến tranh nhân dân. Chúng không sao tính toán và thấy được các điều kiện về so sánh lực lượng, về thế và lực trên chiến trường của hai bên đối địch cũng như tình hình thế giới đã tạo ra một thời cơ chiến lược có lợi cho quân dân miền Nam. Dựa vào quân số đông, vũ khí trang bị nhiều vừa được tăng viện thêm cộng với hàng mấy chục vạn quân chư hầu và quân ngụy, đế quốc Mỹ cho rằng đối phương chỉ có thể có khả năng tiến công với quy mô và mức độ hạn chế ở ngoài tuyến phòng ngự của chúng. Chính vì thế nên chúng đã hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân dân miền Nam, đánh vào tận hang ổ của chúng mùa xuân năm 1968.


Mùa xuân năm 1968 là một thời điểm tốt cho thời cơ chiến lược mới của quân dân miền Nam. Cuộc tiến công đồng loạt vào các đô thị nổ ra cùng với sự nổi dậy của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị miền Nam là một cuộc tiến công lớn, một cuộc tập kích đồng loạt có ý nghĩa chiến lược vào hầu hết các sào huyệt của quân thù. Trong số 50 thành phố, thị xã của toàn miền Nam thì có 43 thành phố, thị xã đã bị tiến công vào cùng một ngày, là 30 tháng 1 năm 1968. Quân Mỹ không thể tưởng tượng nổi cuộc tiến công táo bạo và thần tình này của quân dân miền Nam. Các tuyến phòng ngự dày đặc và vững chắc của Mỹ - ngụy và chư hầu hình như là bị bỏ ngỏ, còn Quân giải phóng thì như từ dưới đất đánh lên và từ trên trời đánh xuống. Một lần nữa cơ quan tình báo của Mỹ và mạng lưới trinh sát cảnh giới điện tử của chúng tuy rất đắt tiền nhưng lại tỏ ra vô tích sự như một thứ xa xỉ phẩm trước những bước chân của người chiến sĩ Việt Nam.


Quân Mỹ đã bị bất ngờ hoàn toàn trước cuộc tiến công lớn này. Hai thành phố lớn nhất là Sài Gòn và Huế đều bị tiến công mạnh nhất và Mỹ - ngụy ở đây cũng bị thiệt hại nặng nhất. Sài Gòn bị tiến công hai lần vào tháng 2 và tháng 5 năm 1968. Huế bị tiến công và đánh chiếm trong một thời gian lâu nhất là 25 ngày, từ 31 tháng 1 đến ngày 24 tháng 2 năm 1968. Còn các thành phố, thị xã khác thì bị tiến công đánh chiếm từ 1 - 2 ngày đến 5 - 7 ngày. Nhân dân ở các vùng nông thôn cũng nổi dậy mạnh mẽ, phá tan từng mảng ấp xã ở hầu khắp các tỉnh. Nhiều nơi, nhân dân vùng nông thôn đã sôi nổi kéo vào các đô thị phối hợp với mũi tiến công quân sự để đánh địch và tiêu diệt địch.


Để hiệp đồng với đòn tiến công đồng loạt vào các thành thị và nổi dậy ở nông thôn, chủ lực Quân giải phóng còn mở một cuộc tiến công lớn đánh vào quân Mỹ ở đường số 9 thuộc tỉnh Quảng Trị. Ở đây, các binh chủng sừng sỏ của quân Mỹ là lính thủy đánh bộ và kỵ binh bay đã bị đánh thiệt hại nặng nề. Một trại quân kiên cố ở làng Vây của một tiểu đoàn lính biệt kích "mũ nồi xanh" bị tiêu diệt. Một trung đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ bị tiến công và bị vây hãm ở Khe Sanh. Không dám chịu đựng một trận Điện Biên Phủ đối với quân Mỹ, tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã phải ra lệnh cho trung đoàn lính thủy đánh bộ bị đánh nhừ tử đó tháo chạy khỏi Khe Sanh.


Trước cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt hết sức bất ngờ của quân dân miền Nam, quân Mỹ - ngụy đã đối phó lại một cách rất bị động. Với bản chất vô cùng tàn ác dã man, quân Mỹ đã dùng máy bay ném bom giết hại hàng loạt dân thường, phá hủy hàng dãy phố, giết hại cả nhân viên ngụy quyền, ngụy quân và gia đình họ.


Cuộc tiến công đồng loạt vào cốc thành thị của quản dân miền Nam buộc các tướng tá Mỹ phải tính toán lại trình độ tổ chức và khả năng tinh thần lớn lao của đối phương, phải "xét duyệt" lại cách đánh giá đối phương của chúng. Thái độ kiêu căng, chủ quan trước đây của chúng đã phải chừng nào giảm bớt. Với gần nửa triệu quân Mỹ, hơn 5 vạn quân chư hầu và hơn nửa triệu quân ngụy, bố trí thành nhiều tuyến phòng ngự trùng trùng điệp điệp từ xa, thế mà đối phương - một quân đội với trình độ chính quy hiện đại chưa cao - vẫn lọt qua được để "đưa chiến tranh vào các thành phố. Hơn nữa họ lại có thể tiến công thống nhất vào hàng loạt thành thị trong cùng một ngày hoặc từ một đến hai ngày. Đó là một điều có phần khó hiểu và trái ngược với cách suy nghĩ quen thuộc của các giỏi quân sự Mỹ. Như vậy thì bây giờ đế quốc Mỹ cần có bao nhiêu quân và bố trí phòng ngự như thế nào mới ngăn chặn được đối phương, không cho họ tiến công vào các sào huyệt của chúng?


Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam và trên con đường vận chuyển chiến lược đã phơi bày khá rõ sự bất lực của nó trước cuộc tiến công mùa xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam. Năm 1967 là năm cuộc chiến tranh phá hoại trở nên hết sức ác liệt. Đế quốc Mỹ đã cho xuất kích mỗi ngày trung bình 380 - 400 lần chiếc máy bay rải hàng vạn tấn bom xuống lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và con đường vận chuyển chiến lược trong năm 1967. Thế mà mùa xuân 1968, đối phương vẫn có khả năng mở một cuộc tiến công rộng lớn, mạnh mẽ trên khắp miền Nam. Thực tế đó khiến người ta không khỏi nghi ngờ hiệu quả của chiến tranh phá hoại, không khỏi đánh giá lại tác dụng và cách sử dụng một khối lượng bom đạn kinh người của không quân và hải quân Mỹ.


Nói cho đúng thì người ta cũng không cần phải đánh giá lại tính năng tác dụng của bom đạn Mỹ cũng như trình độ sử dụng vũ khí, khí tài của quân đội Mỹ, vì điều đó đã khá rõ. Điều cần đánh giá lại chính là tinh thần và tài trí của đối phương. Đó mới quả là một điều kỳ lạ. Dưới bom đạn khủng khiếp của giặc Mỹ, đồng lúa của nhân dân ta vẫn xanh rờn, đường giao thông vẫn thông suốt. Những cánh đồng 5 tấn nặng trĩu bông vẫn vươn lên trong bom đạn Mỹ. Quân dân miền Nam vẫn chiến đấu ngày càng mạnh. Sự chi viện của hậu phương ra tiền tuyến vẫn ngày càng lớn. Lơ-may, cựu tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC), với cái giọng đầy kiêu căng và ngông cuồng, đã nói sẽ đánh cho miền Băc Việt Nam quay trở lại thời kỳ đồ đá. Nhân dân Quảng Bình đã trả lời mộng tưởng mù quáng đó của Lơ-may bằng câu nói đầy ý nghĩa là "đất nước miền Bắc Việt Nam sẽ đầy rẫy những đồ nhôm làm bằng xác máy bay Mỹ".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:35:15 am
Thất bại trong mùa xuân 1968 của quân Mỹ là một thất bại có ý nghĩa chiến lược. Đây là đòn thất bại thứ hai của quân Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đòn thất bại thứ nhất là thất bại về chiến lược phản công, trong hai cuộc phản công vào mùa khô năm 1965-1966 và mùa khô năm 1966-1967. Sau hai cuộc phản công không thành công, quân Mỹ phải chuyển dần vào phòng ngự. Đây là thất bại của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh". Không những thế, nó còn là một tiếng chuông báo hiệu sự thất bại của chiến tranh, một triệu chứng của cơn nguy kịch của con bệnh chiến tranh xâm lược.


Thất bại trong mùa xuân 1968 lại là đòn thất bại nặng nề hơn đòn thất bại thứ nhất. Phản công không được thì chẳng còn hy vọng giành được thắng lợi. Phòng ngự cũng lại không xong thì làm sao có thể đứng vững được mãi!


Đòn thất bại thứ hai này đã đẩy quân Mỹ tụt xuống bậc dốc sâu hơn. Đà xuống dốc của quân Mỹ thật là thăm thảm. Trong chiến cục mùa xuân 1968, quân dân miền Nam đã tiêu diệt 20 vạn tên địch, trong đó có 7 vạn quân Mỹ, làm tan rã 21 vạn quân ngụy; phá hủy và bắn rơi 3.000 mấy bay: bắn hỏng và phá hủy 2.000 xe tăng, xe bọc thép; 490 khẩu pháo và 3.000 xe vận tải quân sự. Số quân và số phương tiện chiến tranh để bù vào sự hao hụt này cùng tương đối lớn. Nhưng nếu được bổ sung cho đủ số lượng cũ thì có giữ vững được thế phòng ngự không? Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ không tin tưởng vào điều đó. Tướng Oét-mo-len vội vã xin cấp cứu tăng quân. Không còn cách nào khác, Nhà trắng và Lầu năm góc đành kinh hoàng gửi thêm viện binh sang Việt Nam. Số quân Mỹ được tăng thêm là 5 vạn rưỡi, cộng với số cũ thì tổng số quân Mỹ vào cuối năm 1968 đã lên đến hơn 53 vạn. Số quân và phương tiện chiến tranh được bổ sung cộng với số quân được tăng thêm đã trở thành một gánh nặng tốn phí mà đế quốc Mỹ dù giàu có cũng không thể nào kham mãi được. Nó càng như những giọt nước rót thêm vào cốc nước đã đầy của bầu không khí chống chiến tranh đang lan tràn sôi sục trong nhân dân Mỹ.


Tăng thêm quân sang Việt Nam chẳng những không xây dựng được niềm tin thắng lợi ở những người lính Mỹ vốn đã không có từ lâu, mà cũng chẳng hồi phục được quyết tâm thắng lợi của ngay bộ chỉ huy quân Mỹ đã bắt đầu dao động sau mấy đòn thất bại nặng nề. Nói cho đúng với thực tế thì bây giờ chúng chỉ mong sao cho khỏi thua nặng, thua đau mà thôi. Như thế là ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã bị đẩy lùi một bước. Đây là một điều rất quan trọng, đã tạo ra một chuyển biến quan trọng trong chiến tranh. Đó là chuyển biến về bước xuống thang chiến tranh của đế quốc Mỹ.


Do thất bại trong chiến cục mùa xuân năm 1968, đế quốc Mỹ đã phải đặt ra vấn đề thương lượng với đối phương. Cuộc hội nghị Pa-ri đã được mở ra để bàn về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, giữa bốn bên là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước Mỹ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn. Đi đôi với cuộc hội nghị Pa-ri, đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ vĩ tuyến 19 trở về phía Bắc.


Giấc mộng vàng đế quốc đã trở thành cơn ác mộng. Tiếng nói hét ra lửa của tên kẻ cướp công khai hợp pháp, xưng hùng xưng bá trên thế giới đã không đốt cháy được chân lý. Lịch sử đã mở ra một trang sáng ngời về sức mạnh của chính nghĩa Việt Nam. Trước những thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng thống Giôn-xơn đã phải đắng cay ly dị với cuộc đời chính trị của mình. Ông ta đành ngoảnh mặt đưa chân, trao lại tay lái cho người thủy thủ khác chèo chống con thuyền xâm lược của chú Sam đang nghiêng ngửa trong sóng gió cách mạng.


Chuyển biến quan trọng sau thất bại nặng nề trong chiến cục mùa xuân năm 1968 của quân Mỹ là ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã bị lung lay. Tổng thống Giôn-xơn cũng như các nhà chiến lược Mỹ cho rằng dù có tăng thêm quân Mỹ sang Việt Nam cũng không thể giành được thắng lợi. Nước Mỹ sẽ chìm đắm trong sự sa lầy của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Sau bốn năm tiến hành chiến tranh xâm lược, sự thất bại đã rõ ràng. Giờ đây đã đến lúc phải cứu nước Mỹ ra khỏi "con đường hầm không có lối thoát". Cái ánh sáng lờ mờ mà các mưu sĩ Mỹ cho rằng đã tìm thấy ở cuối đường hầm để gỡ cho nước Mỹ ra khỏi Việt Nam một cách danh dự là chủ trương "phi Mỹ hóa chiến tranh". Không thể lún sâu mãi trong cái hầm chông Việt Nam, nước Mỹ phải rút dần sự dính líu trực tiếp vào Việt Nam. Chủ trương chiến lược mới "phi Mỹ hóa chiến tranh" là con đẻ của sự thất bại của chiến tranh cục bộ. Nó nói lên rất rõ một điều là, tuy bị thất bại nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ chiến tranh xâm lược, không từ bỏ chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.


"Phi Mỹ hóa chiến tranh" là một sự thay đổi về chiến lược của chiến tranh xâm lược, chứ không phải là từ bỏ chiến tranh xâm lược. Tuy bị thất bại, nhưng đế quốc Mỹ vẫn còn rất ngoan cố. Âm mưu cơ bản của chúng vẫn không thav đổi. Chúng chỉ thay đổi chiến lược, thay đổi cách tiến hành chiến tranh. "Phi Mỹ hóa chiến tranh" là vẫn tiến hành chiến tranh, nhưng với sự rút dần vai trò của quân đội Mỹ trong chiến tranh, rút dần sự dính líu trực tiếp của quân đội Mỹ trong chiến tranh, mà trao dần trách nhiệm chiến tranh cho quân đội ngụy. Thật là: "Voi già còn chẳng ăn ai, nữa là trâu trẻ có tài cán chi?". Đúng là một cách làm liều, lấy gỗ mọt thay cho thép gỉ. "Phi Mỹ hóa chiến tranh" là không chịu thua đau, thua nặng, mà vẫn thực hiện được chủ nghĩa thực dân mới với yêu cầu, mức độ thấp hơn, hạn chế hơn.


Nội dung của chiến lược mới trong giai đoạn "phi Mỹ hóa chiến tranh" có những thay đổi quan trọng. Để bổ sung vào những chỗ thiếu sót trong thế trận phòng ngự, quân địch một mặt tăng cường củng cố phòng ngự trong các thành thị, mặt khác mở rộng địa bàn kiểm soát ở vùng nông thôn nhằm đánh bật cơ sở, đánh bật chỗ đứng chân của Quân giải phóng ra xa để bảo vệ cho các thành thị, đồng thời tiếp tục đánh phá hậu phương của đối phương bằng không quân.


Chiến lược mới này được tiến hành vào cuối năm 1968 đầu năm 1969. Thi hành một chiến lược mới không phải là một điều dễ dàng. Cái mới trong thế thắng tuy cũng có khó nhưng còn dễ hơn là cái mới trong thế thua. Quân Mỹ trực tiếp xông vào cái rừng gươm giáo Việt Nam đã khó nay lại định để cho quân ngụy tiếp tục một mình thì lại càng khó khăn trăm bề. Tất nhiên những buổi đầu, quân Mỹ chưa thể buông tay để cho quân ngụy đi đứng một mình mà phải có sự dìu dắt, tập dượt dần dần.


Trước kia, tiến công vào địa bàn của ta, hoặc đối phó với các cuộc tiến công của quân ta là trách nhiệm của quân Mỹ. Đến nay, quân Mỹ thường gánh trách nhiệm đó cùng với quân ngụy. Cuối năm 1968, quân Mỹ lấy chiến trường Tây Nguyên làm nơi thí điểm chiến lược này. Tất nhiên, chúng phải tập từng bước ngắn chập chùng. Nơi nào địa hình thuận lợi, gần tuyến phòng ngự cơ bản của chúng và cuộc tiến công của ta không lớn thì quân Mỹ giao cho quân ngụy tự gánh lấy nhiệm vụ đối phó với cuộc tiến công của Quân giải phóng. Nơi nào địa hình khó khăn, phải tiến hành ngăn chặn từ xa, phải tiến sâu vào địa bàn của Quân giải phóng để tổ chức tuyên phòng ngự có chiều sâu và phải đối phó với cuộc tiến công lớn của chủ lực Quân giải phóng thì quân Mỹ vẫn phải tự đảm nhiệm. Cuối năm 1968, đầu năm 1969, khi Quân giải phóng mở cuộc tiến công nhỏ ở vùng núi Chư Pa ở phía tây thị xã Plây Cu, gần tuyến phòng ngự cơ bản của địch, thì quân Mỹ sử dụng liên đoàn biệt động quân số 2 và trung đoàn 42 của quân ngụy. Khi hai đơn vị này bị tiêu diệt từng bộ phận và bị đánh thiệt hại nặng thì một bộ phận quân Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 4 phải nhảy vào ứng cứu. Để một mình quân ngụy đỡ đòn thì thất bại sẽ nặng nề, song vừa mới buông tay mà lại phải đỡ ngay thì chính quân Mỹ lại tự dùng tay mình để xóa sạch những vết phấn son trên bộ mặt "phi Mỹ hóa" vừa mới tung ra đê quảng cáo. Thật là một điều rất khó xử cho quân Mỹ. Cuối cùng buộc lòng chúng phải nhảy vào để cứu quân ngụy. Một bộ phận quân Mỹ nhảy vào trong khi hai đơn vị quân ngụy đã bị thất bại. Thời cơ thật là không hợp. Bộ chỉ huy quân Mỹ đã sử dụng lực lượng một cách nhỏ giọt và bị động, mà cái sức mạnh được tăng thêm đó lại bị đưa vào một chỗ đã không còn lực, lỡ mất thế, thiếu mất đà, nên tất nhiên trở thành đơn độc. Nó không hóa thành mạnh mà lại trở thành yếu đuối. Cuối cùng quân Mỹ cũng lại thất bại nốt và rồi số tàn quân của cả tớ lẫn thầy đều phải tháo chạy về trận địa của chúng. Còn Quân giải phóng thì chiếm lĩnh được vùng núi Chư Pa và dùng đó làm bàn đạp xuất phát để tiến ra đánh vào đường số 14 ở phía bắc thị xã Plây Cu.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:35:50 am
Cuộc thí nghiệm bước đầu chưa thành công, quân Mỹ còn phải tiếp tục cuộc thí nghiệm nữa. Đầu năm 1969, Quân giải phóng mở cuộc tiến công ở vùng Kleng, phía tây thị xã Kon Tum. Đây là một vùng địa hình hiểm trở, nối liền với khu căn cứ giải phóng và ở xa tuyến phòng ngự cơ bản của địch. Để đối phó với cuộc tiến công này của Quân giải phóng, quân Mỹ không dám đem quân ngụy ra thí nghiệm mà phải tự cáng đáng lấy. Hai lữ đoàn thuộc sư đoàn 4 Mỹ tiến vào chiến đấu. Với khả năng và lực lượng, về hỏa lực và về cơ động, những thủ đoạn, quy luật cũ về phòng ngự cơ động vẫn được chúng đem ra áp dụng.


Dựa vào khả năng về cơ động và khả năng về phương tiện chỉ huy, quân Mỹ ra quân tương đối nhanh. Chúng đồng thời triển khai căn cứ hành quân chiến dịch cùng một lúc với việc triển khai và thực hành các tuyến ngăn chặn từ xa có chiều sâu lớn. Quân giải phóng đã nhẵn mặt sư đoàn 4 Mỹ, các thủ thuật của chúng không qua được mắt Quân giải phóng. Quân Mỹ muốn trải sâu tuyến ngăn chặn của chúng thì Quân giải phóng cũng vươn dài tuyến tiến công của mình. Cuộc chiến đấu diễn ra trong suốt chiều sâu toàn bộ đội hình chiến dịch của cả hai bên. Chiều sâu chiến dịch khoảng 30km, tổ chức thành ba tuyến ngăn chặn, từ cứ điểm Kleng ở phía tây sông Pô Cô đến dãy núi Chư Rơ Bang ở phía đông sông Sa Thầy và một mũi thọc sâu của quân Mỹ đánh vượt qua phía tây sông Sa Thầy. Chính diện chiến dịch cũng rộng khoảng 30km từ sườn nam Chư Rơ Bang đến Ngọc Tơ Ba. Tốc độ chiến đấu diễn ra rất nhanh, nhịp độ chiến đấu rất khẩn trương. Các tuyến ngăn chặn của địch đểu bị đánh dồn dập. Căn cứ hành quân chiến dịch của địch ở Kleng cũng bị đánh liên tục. Qua hơn một tháng chiến đấu, hai lữ đoàn quân Mỹ đã bị tiêu diệt một số đại đội và có hai tiểu đoàn bị đánh thiệt hại nặng. Các mũi xung kích của địch đều bị bẻ gãy. Đội tiền phong bị vây hãm và thiệt hại nặng, đồng thời hậu tuyến vẫn liên tục bị đánh phá. Cuộc hành quân của địch không hoàn thành được nhiệm vụ. Thủ đoạn chiến dịch phòng ngự ngăn chặn từ xa của địch có lợi hại nhưng vẫn không tạo ra được những cái mộc che chở cho trận địa của chúng. Những hàng rào người và hàng rào lửa của máy bay và pháo binh có thể phá đổ cây rừng, đào xói những hố đất đỏ làm hoen ố rừng xanh, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được những mũi lao của Quân giải phóng chọc vào tim gan của chúng. Bị đánh thiệt hại nặng và bị thất bại về thủ đoạn chiến dịch, hai lữ đoàn thuộc sư đoàn 4 Mỹ phải rút khỏi chiến đấu, lui về tuyến phòng ngự cơ bản của chúng ở thị xã Kon Tum và trên đường số 14.


Sau chiến dịch Kleng, nắm thời cơ giành chủ động và phát huy thắng lợi, đến mùa hè năm 1969 Quân giải phóng mở cuộc tiến công ở phía tây căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh ở bờ phía tây sông Pô Cô trên vùng núi Ngọc Dơ Lang. Môn võ cũ của quân Mỹ đã mất hiệu nghiệm. Để tránh bị thiệt hại, quân Mỹ đành giữ thái độ "trùm chăn" làm một pháo đài hiu quạnh cố thủ trên tuyến phòng ngự cơ bản. Chúng chỉ cho quân ngụy ra chống đỡ với cuộc tiến công của quân ta. Nhưng khi hai tiểu đoàn của liên đoàn 2 quân biệt động ngụy bị vây hãm ở vùng núi Ngọc Dơ Lang thì quân Mỹ cũng phải nhổm mình đưa ra một tiểu đoàn pháo binh, lập vài trận địa trên dãy cao điểm Ngọc Tơ Sung sát bờ tây sông Pô Cô ở phía nam điểm cao Ngọc Bơ Biêng để chi viện cho quân ngụy. Pháo Mỹ có tăng thêm sức mạnh cho quân ngụy nhưng không cứu được quân ngụy. Cuối cùng hai tiểu đoàn quân ngụy thuộc liên đoàn 2 quân biệt động ngụy vẫn không thoát khỏi vòng vây của quân ta và bị tiêu diệt gọn, một số tiểu đoàn của trung đoàn 42 bị đánh thiệt hại nặng.


Đi đôi với việc tập đi cho quân ngụy, nội dung cơ bản thứ hai của chiến lược "phi Mỹ hóa" là bình định nông thôn.

Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, đế quốc Mỹ cho rằng tiêu diệt được quân chủ lực của đối phương thì chiến tranh sẽ được giải quyết. Trong bốn năm chiến tranh, một thời gian dài bằng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, mộng tưởng đó đã bị tan vỡ. Quân Mỹ phải co về phòng ngự. Các tuyến phòng ngự của quân Mỹ, tưởng rằng rất kín chặt và vững chắc, nhưng vẫn còn sơ hở, lỏng lẻo, đối phương muốn đánh vào đâu cũng vẫn được. Sau cuộc tiến công đồng loạt vào các thành thị của quân dân miền Nam vào mùa xuân 1968, quân Mỹ mới giật mình thấy rằng đằng sau lưng chúng lại là trận địa của Quân giải phóng. Những nguyên tắc tác chiến tiến công cũng như phòng ngự của một đội quân hiện đại phải vận dụng như thế nào ở cái đất nước Việt Nam, mà ngủ giữa ban ngày ở những nơi đô thị, hậu cứ sâu và xa như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng cũng vẫn nằm mê thấy lựu đạn nổ ngay ở bên giường? Thế rồi một "khám phá" mới của sự việc cũ, quân Mỹ lại phải quay về con đường cũ là tiếp tục thi hành chính sách bình định nông thôn. Công tác bình định nông thôn lúc này không phải chỉ giao cho quân ngụy và cố vấn Mỹ làm, mà cả quân Mỹ cũng trực tiếp tham gia. Như thế là quân địch phải quay về làm công việc ổn định lại trận địa và hậu phương của chúng. Bọn thực dân Mỹ đã tiến hành công tác bình định một cách toàn diện bằng mọi thủ đoạn quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa một cách rất dã man và thâm độc. Chúng giết người già, trẻ em, phụ nữ... như những con thú dữ, không còn một chút tính người. Vụ Sơn Mỹ mà loài người nguyền rủa càng ghi đậm hơn vào trang sử tội ác của quân đội xâm lược Mỹ và càng làm hổ thẹn cho lương tâm của những người Mỹ lương thiện.


Để xúc tiến công tác bình định, đế quốc Mỹ đã chi hàng tỷ đô la cho kế hoạch này. Ở những khu vực trọng điểm của kế hoạch bình định, "phủ toàn quyền" Mỹ ở Sài Gòn còn cho người Mỹ xuống làm cố vấn ở các ấp xã, thậm chí có nơi chúng còn cho người Mỹ xuống trực tiếp làm ấp trưởng như ở một vài khu dồn dân bên cạnh sở chỉ huy của sư đoàn 4 Mỹ ở La Sơn thuộc tỉnh Gia Lai. Cuộc đấu tranh giữa địch và quân dân miền Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên hai mặt trận tác chiến giữa quân chủ lực của hai bên và mặt trận bình định và chống phá bình định.


Đế quốc Mỹ phải chi một số tiền lớn, phải dùng một số lượng lớn quân đội với một số lượng bom đạn rất lớn, cùng với các thủ đoạn rất tàn bạo như hủy diệt làng mạc bằng bom đạn, dùng máy húc để cày ủi xóm làng, dùng máy bay lên thẳng để hốt dân vào trong các trại tập trung. Với tất cả những biện pháp, thủ đoạn và lực lượng như thế, đế quốc Mỹ cũng đã tiến hành bình định được một số khu vực ở vùng ven các thành phố, thị xã. Quân Mỹ tập trung lực lượng để làm công việc ổn định hậu phương của chúng thì chúng phải bỏ hở những nơi khác, phải "nhường" cho lực lượng giải phóng ở những nơi khác. Quân Mỹ có thể tạm thời bình định được một số xã, ấp nhưng nhất định chúng không thể bình định được lòng dân. Cuộc chiến đấu còn tiếp tục diễn ra quyết liệt.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:38:11 am
III
CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH"


Bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng thống Giôn-xơn đã phải rầu rĩ rút lui khỏi trường đua chính trị, và bộ đôi Ních-Xơn - Ác-niu đã thắng cuộc.

Thừa hưởng cái gia tài xâm lược ọp ẹp của Giôn-xơn, Ních-Xơn phải đi tiếp những nước cờ rối bời, tướng xa chệch choạc mà Giôn-xơn đã để lại. Với bộ tham mưu mới, Ních-Xơn định bơm một sinh khí mới cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhưng Ních-xơn cũng không thể bơi ngược được dòng nước xiết.


Ních-xơn phải thừa nhận một tình thế là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đang đi vào con đường thất bại. Ních-Xơn không thể cưỡng được sự thật này và cũng phải đi theo con đường mà Giôn-xơn đã đi.


Ních-xơn không thể không đi theo con đường của Giôn-xơn, vì không thể cưỡng được thực tế khách quan của chiến tranh. Nhưng chẳng lẽ Ních-Xơn lại hoàn toàn đi theo cung cách của Giôn-xơn. Bộ mặt mới cần phải cớ một vài dáng điệu mới. Võ sĩ mới lên đài chưa bị những cú nốc ao nên thường dễ có thói ngông nghênh.


Con đường mà Ních-Xơn đi tiếp theo con đường của Giôn-xơn là rút dần sự dính líu trực tiếp của quân Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến lược cuối cùng của Giôn-xơn là "phi Mỹ hóa chiến tranh". Chiến lược mới của Ních-Xơn là "Việt Nam hóa chiến tranh", thực chất là "thay màu da của xác chết" như đại sứ Mỹ Bân-cơ đã từng trâng tráo giới thiệu, với đầy đủ tư cách của một tên lái buôn máu người man rợ.


"Việt Nam hóa chiến tranh" là một thí điểm của "học thuyết" Ních-xơn - một chiến lược toàn cầu mới xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ. Nó là kết quả sinh ra từ sự thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. "Học thuyết Ních-xơn" là chiến lược toàn cầu thứ ba của đế quốc Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Chiến lược toàn cầu thứ nhất trong thời Ai-xen-hao là "trả đũa ồ ạt", một thứ chiến lược của sức mạnh. Chiến lược toàn cầu thứ hai trong thời Ken-nơ-đi là "phản ứng linh hoạt", một thứ chiến lược của sức mạnh giảm sút. Còn chiến lược toàn cầu thứ ba là "học thuyết Ních-Xơn", một thứ chiến lược của sức mạnh đã suy yếu.


Quá trình phát triển chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ trải qua ba thời kỳ diễn biến như trên đã chứng tỏ con đường đi xuống của chính sách xâm lược toàn cầu của chúng. Vai trò sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ không thay đổi về mục tiêu, nhưng đã phải giảm bớt mức độ và phải thay đổi về hình thức. Tháng 7 năm 1969, ở đảo Gu-am trên Thái Bình Dương, Ních-xơn chính thức tuyên bố chiến lược mới này của đế quốc Mỹ.


Một tờ báo Mỹ đã viết như sau:

"Những cuộc, xáo trộn ở Mỹ từ 1963 đã ảnh hưởng sâu xa đến các nơi khác trên thế giới, nơi Mỹ nay đang đóng một vai trò khác hẳn với chiến lược sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Mỹ vẫn còn cố gắng thi hành trong 10 năm qua. Ngay cả sau cái chết của Giôn Ken-nơ-đi (tổng thống Mỹ bị ám sát ở Dallos ngày 22 tháng 11 năm 1963), thế giới vẫn còn tin vào lời hứa của ông trong bài diễn văn nhậm chức. - Rằng Mỹ sẽ "trả bất cứ giá nào, chịu đựng bất cứ một gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ khó khăn nào, yểm trợ bất cứ người bọn nào, chống lại bất cứ một kẻ thù nào để bảo đảm sự sống còn và sự thành công của tự do". "Thời gian đã đi qua". Mười năm sau, lời lẽ của tổng thống Ních-Xơn mang một giọng điệu khác nhiều. Ông Ních-Xơn nói: "Cái thời mà nước Mỹ làm cho cuộc xung đột của mọi nước khác thành của mình, hay khiến tương lai của mọi nước khác trở thành trách nhiệm của mình, hay chỉ bảo nhân dân các nước khác phải làm sao giải quyết các vấn đề riêng của họ đã qua đi rồi".

Các lý do của sự thay đổi này không phải là khó tìm kiếm lắm.

Sức mạnh quân sự của người Mỹ và sự quyết tâm sử dụng sức mạnh ấy thì không ai nghi ngờ gì lắm trong 10 năm qua. Ngày nay, guồng máy chiến tranh của Mỹ vẫn còn khủng khiếp. Nhưng ít nhà lãnh đạo ngoại quốc tin rằng nó còn có thể hay sẽ được sử dụng trở lại như là một lực lượng cảnh sát trên toàn cầu... Câu chuyện "phòng thủ thế giới" đã lên cao độ vào năm 1965 khi tổng thống Giôn-xơn đưa quân đội Mỹ vào miền Nam Việt Nam để tham dự một trận chiến vì một nước khác, trong đó hầu hết người Mỹ cùng chia sẻ sự tin tưởng rằng khả năng quân sự của Mỹ có thể đè bẹp cộng sản Việt Nam.


"Đằng sau sự giảm sút của Mỹ, 8 năm chiến tranh không thành công đã đưa người Mỹ đến chỗ thực tế. Rõ ràng lực lượng cộng sản ở Việt Nam đã bị đánh giá dưới mức của nó. Tuy vậy sự giảm sút trong các tham vọng toàn cầu của Mỹ phần nhiều không là kết quả của sự không thành công ở Việt Nam mà là do những đổi thay về kinh tế, xã hội và chính trị xảy ra ở Mỹ và trên thế giới"1 (Trích từ tạp chí Mỹ "Tin Mỹ và thế giới", do báo "Hòa bình'' xuất bản ở Sài Gòn số 1593 ngày 4-12-1973 đăng lại).


Tác giả bài báo chỉ nói đúng một phần. Vì sao nước Mỹ có sự xáo trộn về kinh tế, xã hội và chính trị? Có phải nguyên nhân chính là do sự thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam không? Cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt Nam hao người tốn của, mất lòng dân đã làm cho nước Mỹ bị suy yếu về kinh tế, suy đồi về xã hội và rối ren về chính trị. Chính cái đó đã làm cho nhân dân Mỹ suy nghĩ và làm cho nước Mỹ bị chia rẽ về chính trị và bị suy yếu trên thế giới. Các giới cầm quyền Mỹ đã phải nhìn vào thực tế và phải xét duyệt lại đường lối, chính sách xâm lược toàn cầu của họ. Sự thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam mới là nguyên nhân chính trong sự thay đổi chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ trong mười năm qua. Học thuyết Ních-Xơn - chiến lược toàn cầu mới của đế quốc Mỹ - sinh ra trong sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Nó là một bước thụt lùi mới về chiến lược toàn cầu xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ.


Trong khi đế quốc Mỹ bị sa lầy và bị suy yếu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì các nước xã hội chủ nghĩa vẫn ngày càng lớn mạnh, các nước dân tộc cũng lớn mạnh lên và củng cố được nền độc lập của mình, các nước Tây Âu và Nhật Bản cũng phát triển và dần dần tách khỏi sự khống chế của Mỹ rồi tiến lên cạnh tranh với đế quốc Mỹ. Thế lực của đế quốc Mỹ bị suy yếu nặng nề trên thế giới. Đế quốc Mỹ không còn đủ sức để đóng vai trò sen đầm quốc tế như những năm 50 và 60 của thế kỷ này. Chiến lược toàn cầu mới xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ - "học thuyết Ních-Xơn" - chính là được sinh đẻ ra trong những điều kiện và hoàn cảnh như thế. "Học thuyết Ních-Xơn" là chủ trương chiến lược về việc đế quốc Mỹ cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ gánh nặng với các nước "đồng minh" của Mỹ để bảo vệ "thế giới tự do", một danh từ mỹ miều che đậy cho âm mưu xâm lược thế giới và đàn áp phong trào cách mạng thế giới của đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:38:46 am
Chiến lược "chia sẻ trách nhiệm" để xâm lược thế giới và đàn áp phong trào cách mạng thế giới, tuy có làm giảm bớt vai trò của đế quốc Mỹ, nhưng vẫn phải dựa vào sức mạnh của Mỹ. Sức mạnh là cái xương sống trong chiến lược của đế quốc Mỹ. Chiến lược "chia sẻ trách nhiệm" phải dựa trên sức mạnh. Sức mạnh của đế quốc Mỹ trong thời Ai-xen-hao là ở vào cái thế "trà đũa ồ ạt". Sức mạnh của đế quốc Mỹ trong thời Ních-xơn phải chuyển sang thế "ngăn đe". "Học thuyết Ních-xơn" gồm nhiều nội dung do nhiều chủ trương chiến lược, nhiều thành phần chiến lược hợp thành, song nội dung cơ bản của nó là "ngăn đe thực tế" và "chia sẻ trách nhiệm", ngoài ra nó còn một số nội dung phụ để bổ sung cho hai nội dung cơ bản trên. Đó là các nội dung như "liên minh khu vực", "cân bằng lực lượng" và "thương lượng, hòa hoãn trên thế mạnh". Giới cầm quyền Mỹ tung ra một không khí hòa bình hòng ru ngủ thế giới. Chúng âm mưu chia rẽ các nước đối địch, làm suy yếu lực lượng cách mạng. Chúng tìm cách tranh thủ nước này, ve vãn nước khác, cô lập nước kia, uy hiếp nước nọ để tập trung sức đánh từng nước một, đánh kẻ thù nguy hiểm trước mắt của chúng và khi cần thì không ngần ngại thí bỏ cả bạn bè, tôi tớ.


Thế nhưng "học thuyết Ních-Xơn" lại là sự thể hiện bước suy yếu của đế quốc Mỹ. Nước Mỹ ngày nay bị sa lầy và suy yếu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không thể một mình cáng đáng tất cả mọi mặt trong các cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ, địa phương. Để giải quyết khó khăn đó, giới cầm quyền Mỹ đề xuất việc sử dụng viện trợ vật chất, chi viện hỏa lực không quân, hải quân và tham gia chỉ huy bằng các cố vấn đề tiếp sức cho những chính quyền tay sai đang lung lay trước sức tiến công của các lực lượng cách mạng. Trong khuôn khổ "học thuyết Ních-Xơn", một công thức được đưa ra: "hỏa lực Mỹ + lục quân bản xứ". "Việt Nam hóa chiến tranh" là "học thuyết Ních-Xơn" được tiến hành ở Việt Nam. Việt Nam là nơi thí điểm đầu tiên của "học thuyết Ních-Xơn".


Tập đoàn Ních-xơn lên thay tập đoàn Giôn-xdn. Một tập đoàn thống trị mới lên cầm quyền với một bộ tham mưu mới, thường có nhiều tham vọng mới, nhiều tham vọng lớn. "Việt Nam hóa chiến tranh" tuy là một bước thụt lùi về chiến lược, song nó mang tính chất gian xảo, nguy hiểm không thể coi thường. Nội dung của "Việt Nam hóa chiến tranh" là xây dựng cho quân ngụy Sài Gòn lớn mạnh lên để dần dần thay thế quân Mỹ, củng cố trận địa của quân ngụy bằng bình định nông thôn, đánh bật cơ sở, lực lượng cách mạng ra khỏi những khu vực tranh chấp hoặc do chúng đang kiểm soát và cuối cùng là đánh phá ác liệt căn cứ địa cách mạng cùng đường vận chuyển tiếp tế chiến lược làm cho lực lượng cách mạng bị kiệt quệ không còn sức tiến công, để cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần.


Đây là một âm mưu rất thâm độc. Bước đầu tiên của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là tiến hành công tác bình định nông thôn đe chiếm dân và đánh bật cơ sở cách mạng ra khỏi nông thôn. Trên cơ sở chiếm được dân và củng cố được trận địa, chúng sẽ có điều kiện để xây dựng lực lượng vũ trang rộng lớn. Chúng tổ chức một cơ quan chỉ đạo công tác bình định rất lớn với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và chi hàng tỷ đô la trong một năm. Chúng huy động toàn diện các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, lấy biện pháp quân sự và kinh tế làm chủ yếu. Chúng dùng biện pháp quân sự đàn áp, giết chóc nhân dân, đốt phá nhà cửa, cày ủi xóm làng để gom xúc dân vào các trại tập trung, sống dưới sự kiểm soát của một chính quyền cảnh sát và mật thám, ở các trại tập trung, chúng bắt buộc nhân dân phải cầm súng cho chúng, phải tham gia các tổ chức vũ trang phản động. Lực lượng vũ trang và nửa vũ trang được tổ chức một cách rộng rãi. Ở các ấp chiến lược, trại tập trung có tổ chức lực lượng nửa vũ trang là phòng vệ dân sự và lực lượng vũ trang ở câp xã là dân vệ. Có xã, ấp có cả lực lượng bảo an. Ngoài lực lượng vũ trang và nửa vũ trang ra, địch còn tổ chức thêm cả lực lượng cảnh sát, mật vụ, cảnh sát vũ trang.


Chính quyền của địch là một chính quyền quân phiệt, không có một lực lượng vủ trang mạnh, không dựa vào sự đàn áp quân sự thì chính quyền phản động đó không thể tồn tại được. Lực lượng vũ trang là cột trụ của chính quvền địch. Đàn áp, bắn giết là biện pháp chủ yếu của trật tự, là lối sống của địch.


Nhưng đàn áp cũng chưa đủ bảo đảm, địch còn dùng thêm biện pháp kinh tế. Chúng đốt phá nhà cửa, càn phá mùa màng ruộng rẫy rồi gom xúc dân, bắt ép họ phải vào sống trong các khu tập trung và phát cho họ số gạo chết đói để sống trong vòng rào dây thép gai. Ở một số khu vực nằm sâu trong vùng kiểm soát của chúng, địch dùng kinh tế tạo ra một sự phồn vinh giả tạo. Những hàng công nghiệp thuộc loại tiêu dùng thừa ế của Nhật Bản, Tây Đức, Mỹ tràn vào miền Nam. Lương của nhân viên chính quyền ngụy, quân đội ngụy và bà con của chúng là do tiền Mỹ, cũng như những người làm công cho các sở Mỹ và buôn bán với quân đội Mỹ và quân đội ngụy dùng số tiền của Mỹ để mua sắm các thứ hàng tiêu dùng đó.


Trong những vùng Mỹ - ngụy chiếm đóng, bên cạnh những hàng rào dây thép gai, đế quốc Mỹ còn dùng biện pháp kinh tế, vừa bần cùng hóa nhân dân, vừa tạo ra một thói quen tiêu dùng giả tạo để trói buộc một số người dân vào trong vòng kiểm soát của chúng.


Về chính trị, đế quốc Mỹ dùng mọi biện pháp để cột chặt người dân vào sợi dây thống trị của chúng. Chúng buộc phần lớn các gia đình phải có con em, người thân tham gia vào chính quyền và quân đội ngụy. Chúng tạo ra một quan hệ xã hội hỗn loạn, phức tạp, gây ra một đảo lộn mới trong xã hội. Chúng bôi đen, bôi nhọ mọi người, với ý đồ cạo hết màu mỡ, làm cho miếng đất bị khô cằn đi và cách mạng không thể bén rễ được.


Đi đôi với chủ trương "nhuộm đen" nhân dân, quân địch còn ráo riết tiến hành thanh lọc, triệt phá cơ sở cách mạng. Chúng lập ra rất nhiều tổ chức để tiến hành công tác này. Ngoài các công cụ chủ yếu là chính quyền, quân đội, cảnh sát, mật vụ, chúng còn tổ chức ra các đội "bình định", "phượng hoàng", "thiên nga". Để bổ trợ cho các biện pháp trên, quân địch còn có một âm mưu lâu dài rất thâm độc, đi vào bề sâu để quyến rũ, lung lạc tư tưởng, ý thức và tình cảm của con người. Chúng tuyên truyền và cho thi hành một thứ văn hóa suy đồi, hòng làm mê muội con người, làm trụy lạc thanh niên. Chúng âm mưu dùng phim ảnh, ca nhạc, sách báo khiêu dâm, cao bồi làm món ăn tình cảm của thanh niên. Chúng định biến tiền tài, ăn chơi, gái đĩ, giết chóc thành lẽ sống của thanh niên. Chúng mong biến thanh niên thành những tên trộm cắp, giết người, thành lính đánh thuê, không còn biết gì là nhân dân, là Tổ quốc. Chúng mong phá sạch hết phẩm chất con người, thuần phong mỹ tục Việt Nam.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 02 Tháng Hai, 2023, 08:39:26 am
Với các biện pháp quân sự, kinh tế, chính trị và văn hóa như trên, chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ được thể hiện một cách rất điển hình ở miền Nam Việt Nam. Chủ nghĩa thực dân mới ở đây khác với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở các nơi khác trên thế giới vì nó gắn liền với chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ đã huy động toàn bộ lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế và văn hoá của chúng, nhằm đạt bằng được mục đích. Không một nơi nào trên thế giới mà đế quốc Mỹ phải dùng tới hàng triệu quân Mỹ, ngụy, chư hầu với hàng trăm tỷ đô la để tiến hành chủ nghĩa thực dân kiểu mới như ở đây.


Chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam là một thứ chủ nghĩa thực dân mới quân phiệt.

Xây dựng lực lượng quân ngụy và bình định là mặt thứ nhất của "Việt Nam hóa", đánh phá hậu phương của đối phương là mặt thứ hai của "Việt Nam hóa".

Đánh phá hậu phương của đối phương là một nhiệm vụ chiến lược cơ bản của quân Mỹ. Đến giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh", nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục. Ních-Xơn với bộ tham mưu của y mới lên đài nên có vẻ hùng hổ lắm. Nhưng sự hùng hổ này cũng chỉ có hạn. Sự hùng hổ trong thời kỳ Giôn-xơn là ở trong cao trào của cuộc chiến tranh xâm lược. Sự hùng hổ của Ních-Xơn là ở trong thoái trào của chiến tranh xâm lược.


Ních-xơn muốn làm cho "Việt Nam hóa" có tiếng vang hơn "phi Mỹ hóa" của Giôn-xơn. Trong việc đánh phá hậu phương, căn cứ của đối phương, Ních-Xơn đã áp dụng thủ đoạn dùng không quân một cách mạnh mẽ hơn. Ngoài ra Ních-xơn còn cố ý đồ lớn hơn, chủ trương sử dụng cả lục quân một cách có trọng điểm, có chọn lọc. Ních-Xơn rất coi trọng việc triệt phá cơ sở vật chất, tiềm lực chiến tranh của đối phương. Muốn đánh phá hậu phương căn cứ địa của cách mạng miền Nam, Ních-Xơn định dựa vào nước Lào và nước Cam-pu-chia, lấy đó làm hai mũi dùi thọc vào sau lưng căn cứ địa của cách mạng miền Nam. Để thực hiện kế hoạch này, Ních-Xơn sử dụng tập trung lực lượng biệt kích đánh thuê Vàng Pao ở Lào, có máy bay Mỹ yểm trợ, đánh ra chiếm Cánh Đồng Chum. Nhưng mặc dầu đã 2 - 3 lần đem ra thực hiện, kế hoạch này vẫn đều bị thất bại thảm hại. Chẳng những bọn biệt kích Vàng Pao, lính đánh thuê của Mỹ, không mảy may chiếm được Cánh Đồng Chum, mà ngược lại các sào huyệt lớn nhất của chúng ở Sảm Thông, Long Chẹng lại bị Quân giải phóng Lào tiến công mãnh liệt. Cuối cùng quân Vàng Pao phải co rúm lại chống đỡ ở ngay trong sào huyệt của chúng ngày càng bị thu hẹp lại. Thừa thắng, Quân giải phóng Lào còn mở rộng thế tiến công của mình ra tới ngã ba Sa-la Phu-khun, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, ngoài phạm vi Cánh Đồng Chum, ở Hạ Lào, bọn lính Lào đánh thuê của Mỹ cũng bị thua đau không kém. Quân giải phóng Lào đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn và phì nhiêu, một địa bàn chiến lược quan trọng - từ cao nguyên Bô-lô-ven đến Sa-ra-van và ra sát đường số 13.


Lực lượng quân sự của Mỹ tuy to lớn, nhưng rõ ràng lục quân Mỹ không thể mở ra cùng một lúc nhiều chiến trường lục địa ở nhiều quốc gia châu Á được. Ngay ở trên lục địa Đông Dương, lục quân Mỹ đã thấy bị hạn chế, nhất là ở những nơi địa hình hiểm trở như nước Lào. Đế quốc Mỹ chỉ dùng không quân, mà không quân thì không thể một mình quyết định được chiến tranh.


Đòn đánh vào Cam-pu-chia là một đòn hiểm ác của Ních-xơn. Đây là một mũi dùi lợi hại chọc thẳng vào đằng sau căn cứ địa quan trọng của cách mạng miền Nam. Ních-Xơn cho đấy là thế cờ rất hiểm, rất hay.


Tháng 3 năm 1970, nhân lúc Quốc trưởng Xi-ha-núc ra nước ngoài, bọn Lon Non, tay sai của Mỹ đã làm đảo chính ở Cam-pu-chia. Lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Cam-pu-chia đã nổi lên tiến công mãnh liệt bè lũ Lon Non, tiêu diệt và đánh đổ chính quyền phản động ở những vùng nông thôn rộng lớn và ở một số thị xã, thị trấn. Sau một đòn tiến công bất ngờ mạnh nhu vũ bão, cả Mỹ và tay sai đều trở tay không kịp, quân địch đã bị tiêu diệt và quét sạch khỏi 5 tỉnh ở miền Đông Bắc Cam-pu-chia là Ra-ta-na Ki-ri, Stung Treng, Prê-ha-via, Môn-đôn Ki-ri và Kra-chi-ê. Ở vùng nông thôn rộng lớn miền Tây Nam Cam-pu-chia, quân địch cũng bị tiêu diệt và quét sạch. Chỉ trong vòng hai tháng, tháng 4 và tháng 5 năm 1970, lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia đã giải phóng những đất đai rộng lớn và phì nhiêu gồm 5 thị xã, 5 tỉnh hoàn chỉnh và những vùng nông thôn rộng lớn khác, với một số dân chiếm 70 - 80% tổng số dân của nước Cam-pu-chia. Chính quyền cách mạng được thành lập ở khắp vùng giải phóng từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương. Gây ra gió phải gặp bão. Để cứu nguy cho tên tay sai Lon Non đang trong cơn hoạn nạn, đế quốc Mỹ phải dùng không quân và lục quân Mỹ cùng lục quân ngụy Sài Gòn đánh sang vùng biên giới miền Đông Cam-pu-chia, giáp với biên giới miền Nam Việt Nam. Nhưng quân Mỹ cũng chỉ dám tiến sâu vào nội địa Cam-pu-chia khoảng 20 - 30km. Chúng muốn tránh một cuộc sa lầy mới, vì chúng đang bị bán thân bất toại trong cuộc sa lầy lớn ở miền Nam Việt Nam. Đánh vào một vùng biên giới giữa hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia, đế quốc Mỹ nhằm hai mục đích; vừa cứu Lon Non, lại vừa đánh phá cách mạng miền Nam Việt Nam.


Vào cuối tháng 4 năm 1970, quân Mỹ mở một cuộc tiến công lớn. Chúng tập trung một lực lượng lớn gồm các sư đoàn 9, sư đoàn kỵ binh bay, sư đoàn 4 cùng các sư đoàn ngụy Sài Gòn, gồm 75 tiểu đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn thiết giáp, 22 tiểu đoàn pháo binh, tổng cộng 65.000 tên (20.000 Mỹ), có sự chi viện của máy bay chiến thuật và chiến lược, mở một cuộc tiến công năm mũi đánh sang các vùng đường số 2, số 4 Cam-pu-chia, vùng Mỏ Vẹt, vùng Lưỡi Câu, vùng Môn-đôn Ki-ri và vùng Ra-ta-na- kin, trên trục đường 19 kéo dài và hai ven bờ Nam Bắc sông Pô Cô. Để đối phó với âm mưu này và để phá tan cuộc tiến công của địch, lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia phối hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã đánh bại những mũi thọc sâu của địch vào nội địa Cam-pu-chia. Sau vài chục ngày chiến đấu, quân Mỹ bị đánh thiệt hại nặng. Ở trên một số hướng, việc tiếp tế của quân Mỹ trở nên rất khó khăn và tốn phí vì không có đường sá vận chuyển. Nếu kéo dài cuộc chiến đấu thì quân Mỹ sẽ bị sa lầy hơn, sẽ bị thiệt hại nặng hơn và sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với cuộc tiến quân của quân Mỹ sang vùng biên giới Cam-pu-chia, nước Mỹ rơi vào một sự sợ hãi mới. Nhân dân Mỹ, thanh niên Mỹ đã bị một sự sợ hãi lớn ở Việt Nam, nay lại chồng thêm một sự sợ hãi nữa ở Cam-pu-chia, làm cho Ních-Xơn cũng phải sợ hãi nốt. Cuối cùng, đến giữa và cuối tháng 6 năm 1970, quân Mỹ phải rút hết khỏi Cam-pu-chia. Ních-Xơn chỉ còn để lại quân ngụy Sài Gòn chiến đấu trên đất Cam-pu-chia. Kết quả là quân Mỹ cũng không cứu được Lon Non. Các vùng giải phóng Cam-pu-chia vẫn được hoàn toàn giữ vững. Quân Mỹ đã bị thất bại, không chiếm đóng được vùng biên giới giữa hai nước Cam-pu-chia và Việt Nam. Chúng không phá vỡ được vùng căn cứ địa cách mạng, không giúp Lon Non sống sót lại được ở các tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Trái lại quân Mỹ đã bị đánh thiệt hại nặng và cuối cùng phải rút khỏi vùng biên giới này. Một lần nữa lại chứng minh là lục quân Mỹ không thể cùng một lúc mở ra được nhiều chiến trường quốc gia trên lục địa Đông Dương. Khu vực Đông Dương - lục địa châu Á không phải là miếng đất ngon lành cho lục quân Mỹ. Nhiều nhà chiến lược Mỹ cũng đã nêu ra kinh nghiệm đó.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:34:01 am
Đánh vào Cam-pu-chia, quân Mỹ như chim chích lạc vào rừng. Xa căn cứ chính, thiếu các tiện nghi sinh hoạt theo kiểu "lính cậu", - quân Mỹ thấy bơ vơ, chán ngán. Tinh thần của chúng rất kém. Tại một khu vực ở miền Nam Việt Nam, tiếp giáp với biên giới Cam-pu-chia, quân Mỹ biết có một cơ quan cách mạng không có người nhưng chúng cũng không dám tiến vào mà chỉ dùng máy bay và pháo binh bắn phá. Chúng gặp một tổ liên lạc của quân đội cách mạng cũng phải dừng lại, không dám tiến đánh. Một quân y viện cách mạng cũng đánh lui hàng đại đội Mỹ. Một xưởng dược quân y có vài chục nam nữ dược sĩ, dược tá cũng đánh lui hàng đại đội địch, bảo vệ được cơ sở.


Một quân đội tinh thần kém như thế tất nhiên không thể đánh chiếm vùng căn cứ địa cách mạng được.

Để đỡ đòn cho quân Mỹ và để nâng đỡ một phần cho Lon Non khỏi cơn nguy khốn, Ních-Xơn phải để lại quân ngụy Sài Gòn chiến đấu ở vùng biên giới. Bọn này có chiếm được một vùng đất đai nhỏ, gồm vài đoạn đường giao thông và một vài thị trấn nhỏ.


Tung một số lượng lớn quân Mỹ đánh vào vùng biên giới Việt Nam và Cam-pu-chia, Ních-Xơn muốn mở một cuộc phản công lớn vào cách mạng miền Nam Việt Nam và cách mạng Cam-pu-chia. Song tình hình đã đảo ngược lại mọi đự toán của Ních-xơn. Không những quân Mỹ không phá vã được, không chiếm lĩnh được khu căn cứ địa cách mạng mà vùng giải phóng của cách mạng lại được mở rộng, khu căn cứ địa lại được củng cố hơn.


Gây ra cuộc đảo chính ở Cam-pu-chia, Ních-Xơn gặp một sự bất ngờ lớn. Ních-xơn tường mình có thể đánh một đòn hiểm vào cách mạng Việt Nam. Ních-Xơn định biến nước Cam-pu-chia trung lập thành một nước tay sai của Mỹ, làm một mũi dùi thúc vào sau lưng cách mạng Việt Nam. Không ngờ chính Mỹ lại dấn thân sa lầy tại Cam-pu-chia, mang thêm một gánh nặng nữa trong việc phải tiếp tay cho bè lũ Lon Non chống đỡ lại sức tiến công ngày càng mạnh mẽ của nhân dân cách mạng Cam-pu-chia.


Đấu tranh chống bè lũ Mỹ - Lon Non, lực lượng cách mạng Cam-pu-chia phát triển như vũ bão và đã giành được thắng lợi trong hơn một nửa nước. Chính quyền cách mạng đã được thành lập ở các tỉnh, các thị xã, thị trấn, quận lỵ và đã giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn gồm 5 tỉnh hoàn chỉnh liên hoàn với nhau thành một căn cứ địa rộng lớn và vững chắc. Ở đó chính quyền cách mạng trung ương đã được thành lập.


Sau thất bại đau đớn trong cuộc phản công vào Cam-pu-chia, Ních-xơn đã ngấm nhưng chưa thật thấm. Tuy bị thất bại ngày càng nặng, nhưng vì chưa bị tiêu diệt lớn và trận địa chưa bị phá vỡ, nên quân Mỹ vẫn còn có sức. Bộ chỉ huy Mỹ vẫn còn tham vọng lớn.


Sau cuộc phản công của quân Mỹ vào Cam-pu-chia, ta càng thấy rõ âm mưu và thủ đoạn chiến lược của địch. Trong giai đoạn phòng ngự, quân Mỹ không thể tiêu diệt được Quân giải phóng. Quân Mỹ chỉ có thể hy vọng đánh phá hậu phương giải phóng hòng phá hủy, làm tổn thất cơ sở vật chất và tiềm lực chiến tranh của lực lượng cách mạng. Chúng còn hòng gây ra sự rối loạn không ổn định trong hậu phương của quân ta và gây tác động tinh thần, tâm lý trong quân đội và nhân dân miền Nam.


Với bản chất hiếu chiến và tàn bạo, lại vừa mới nhảy lên vũ đài chính trị, Ních-Xơn có tham vọng lớn hơn Giôn-xơn. Ngoài việc dùng không quân đánh phá hậu phương của quân ta, Ních-xơn còn dùng cả lục quân để đánh phá từng đòn, từng lúc, đánh phá có trọng điểm, có chọn lọc vào hậu phương giải phóng. Cuộc phản công lớn vào vùng biên giới Cam-pu-chia trong năm 1970 đã chứng minh điều đó. Sau cuộc phản công này, Quân giải phóng phán đoán địch có thể tung ra một đòn phản công mới vào năm 1971. Là một nước đế quốc đầu sỏ, giàu mạnh, đế quốc Mỹ thường có những tham vọng lớn. Bản chất của chúng lại rất phản động, ngoan cố và xảo quyệt. Dù có bị lùi một bước nhưng chúng vẫn lại cố tiến lên. Tất nhiên khả năng và mức độ tiến của chúng được đến đâu thì lại còn do tác động của đối phương. Năm 1970, địch đánh vào vùng biên giới Cam-pu-chia không thành công và đã bị thất bại trong âm mưu chiến lược dùng Cam-pu-chia làm một mũi dùi thúc vào sau lưng căn cứ địa của cách mạng miền Nam. Hỏng keo này bày keo khác, chúng cho rằng khu vực Đường 9 - Nam Lào là một mũi dùi mới rất lợi hại có thể đánh xuyên cái dạ dày của cách mạng miền Nam. Đòn này cũng là một đòn lợi hại không kém gì đòn đánh vào vùng biên giới Cam-pu-chia. Tuy nhiên do bị thất bại quá đau tại Cam-pu-chia nên lần này Ních-xơn đã đắn đo hơn. Ních-Xơn không sử dụng lục quân Mỹ mà chỉ sai lục quân ngụy Sài Gòn đánh vào Đường 9 - Nam Lào.


Những đơn vị sừng sỏ của quân ngụy Sài Gòn được tung vào đây gồm ba sư đoàn và một số trung đoàn như sư đoàn dù, sư đoàn lính thủy đánh bộ, sư đoàn 1 bộ binh, v.v... cùng với một số đơn vị thiết giáp. Lục quân Mỹ không tham gia mũi xung kích mà chỉ đứng đằng sau bảo vệ tuyến xuất phát chiến dịch và làm chỗ dựa cho quân ngụy Sài Gòn.


Tháng 2 năm 1971, quân ngụy Sài Gòn bắt đầu hành động dưới sự chi viện của không quân Mỹ và được sự bảo đảm cơ động bằng máy bay lên thẳng của Mỹ. Mũi đột kích chủ yếu của quân ngụy Sài Gòn là đột phá dọc theo đường số 9. Mục tiêu chiến dịch là Sê-pôn. Các mũi đột kích thứ yếu là đột phá dọc hai bên sườn nam và bắc đường số 9 để yểm hộ cho mũi đột kích chủ yếu. Ngoài ra, chúng còn tổ chức các mũi yểm hộ nhỏ ở vòng ngoài, mở rộng diện tiến công ra xa ở hai bên sườn nam và bắc đường số 9. Đây là một chiến dịch tiến công với quy mô lớn nhất của quân ngụy Sài Gòn từ trước tới nay, dưới sự chi viện, yểm trợ hỏa lực và cơ động của quân Mỹ. Đây là một đòn có tính chất quyết định về mặt chiến lược của đế quốc Mỹ.


Đoán biết được âm mưu, ý đồ và hướng hành động của chúng. Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã cùng hiệp đồng triển khai mọi việc chuẩn bị bày thế trận để sẵn sàng diệt địch. Quân địch mở cuộc tiến công lớn nhưng thực tế là chúng đang lao đầu vào bẫy.


Ngày 8 tháng 2 năm 1971, các mũi tiến công của địch cùng tiến hành đột phá trên bộ và trên không. Mũi đột phá chủ yếu của địch đánh dọc theo đường số 9 từ Hương Hoá tới Sê-pôn bằng các binh đoàn, binh chủng hợp thành bị đánh chặn quyết liệt.


Đến mãi ngày 13 tháng 2 năm 1971, mũi đột phá chủ yếu của địch mới tiến dược tới Bản Đông. Các mũi tiến công yểm hộ ở hai bên sườn nam và bắc đường số 9 bằng đột phá đường không cũng bị ngăn chặn và bị đánh phá quyết liệt. Mũi nhọn của cánh bắc bị bẻ gãy ngay ở điểm cao 650, 543, 456. Trên điểm cao 543, tiểu đoàn dù 3 và ban chỉ huy lữ dù 3 đã bị tiêu diệt gọn và tên đại tá lữ trưởng lữ đoàn dù 3 thuộc sư đoàn dù bị bắt sống cùng với cả cơ quan tham mưu của hắn.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:34:56 am
Trên sườn bắc, cánh quân biệt động tiến công yểm hộ sườn ở tuyến thứ hai của đội hình chiến dịch của địch cũng bị tiêu diệt một tiểu đoàn và chúng phải chùn lại. Mũi yểm hộ sườn trái của đội hình chiến dịch do hai trung đoàn của sư đoàn bộ binh 1 đánh chiếm khu vực điểm cao 550 và Cô Bốc làm bàn đạp thục ra Khe Gió và điểm cao 619. Chúng bị ta đánh thiệt hại nặng 1 trung đoàn và 1 trung đoàn bị bao vây khiến địch phải điều 2 lữ đoàn 147, 258 (sư đoàn lính thủy đánh bộ) từ phía sau ra thay sư đoàn bộ binh 1. Số phận của 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ cũng như 2 trung đoàn của sư đoàn bộ binh 1, đã bị bao vây và đánh thiệt hại nặng trên các điểm cao 550, 544, 542. Tình hình đó đã buộc mũi tiến công chủ yếu của địch trên trục đường 9, sau khi tới Bản Đông phải tạm thời chuyển sang phòng ngự. Đây là một nguy cơ cho cuộc tiến công của quân địch. Mũi tiến công chính, sức mạnh nhất của cuộc tiến công, động lực chính của toàn cuộc tiến công đã mất thế và mất sức. Cuộc tiến công có thể bị đánh bại vì cái xương sống của nó đã bị đánh mềm nhũn. Toàn bộ chính diện tiến công của địch đều bị đánh chặn và tốc độ tiến công phải chậm lại. Chiều sâu tiến công không đạt được như ý đồ, còn nằm trong một đoạn nông cạn.


Quân địch từ tiến công phải chuyển sang phòng ngự. Mục tiêu chiến dịch của địch chưa đạt được. Để lòe bịp thiên hạ và gỡ thể diện chính trị, địch cho đổ bộ hạ cánh đường không một bộ phận lực lượng xuống gần Sê-pôn rồi vội vã rút chạy ngay và tuyên bố ầm ĩ rằng chúng đã đánh chiếm được Sê-pôn.


Qua giai đoạn đầu của chiến dịch, quân địch đã mất sức tiến công và phải chuyển sang phòng ngự. Chúng đã bị tiêu diệt gọn 4 tiểu đoàn và bị đánh thiệt hại nặng 3 lữ đoàn bộ binh, 2 trung đoàn thiết giáp và trên 200 máy bay lên thẳng bị bắn rơi. Không bỏ lỡ thời cơ này, Quân giải phóng từ phòng ngự, phản công liền chuyển nhanh sang tiến công.


Do chính diện tiến công của địch không được phát triển ngang đều, chiều sâu tiến công bị so le, nên mũi tiến công chủ yếu của địch ở Bản Đông trở thành đột xuất, bị hở sườn, nhất là sườn trái ở phía nam đường số 9. Phát hiện được thời cơ và chỗ sơ hở đó của địch, Quân giải phóng liền tiến vào bao vây cụm chủ yếu của địch ở Bản Đông.


Trước nguy cơ cụm quân chủ yếu ở Bản Đông bị tiêu diệt quân địch liền tung đội dự bị chiến dịch là sư đoàn bộ binh số 1 ra đánh chiếm điểm cao 273 Phu-ta-păng ở phía nam Bản Đông để yểm hộ sườn trái cho cụm quân chủ yếu này. Địch đã sử dụng hết đội dự bị, lực lượng chiến dịch đã bị ném vào hết tuyến tác chiến và đang bị nguy khốn. Trên tuyến chiến dịch, chúng không còn lực lượng để tổ chức đội dự bị mới. Sức tiến công của chúng không còn nữa. Trong phạm vi quân khu, địch chỉ còn hai sư đoàn đang phải chiến đấu ở các hướng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ở các quân khu khác, chúng cũng đang bị tiến công. Trong phạm vi toàn miền Nam, địch có hai sư đoàn cơ động chiến lược - sư dù và lính thủy đánh bộ thì đã phải dốc vào chiến dịch này. Do đó chúng có cố gắng cũng không còn khả năng cơ động chiến lược nữa.


Nắm được tình hình trên, Quân giải phóng liền tung phần lớn lực lượng phòng ngự ở Sê-pôn cùng lực lượng dự bị chiến dịch mở đòn tiến công đánh vào trung đoàn số 1 thuộc sư đoàn bộ binh số 1 của quân ngụy Sài Gòn ở điểm cao 723. Trải qua mấy ngày chiến đấu, Quân giải phóng đã tiêu diệt gọn trung đoàn này, chiếm lĩnh hoàn toàn trận địa của địch trên điểm cao 723 và phát triển tiến công sang điểm cao 660, diệt gọn trung đoàn 2 (thiếu) thuộc sư đoàn bộ binh 1 và phá vỡ vòng yểm hộ sườn nam của cụm Bản Đông. Đồng thời Quân giải phóng cũng tiêu diệt lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ trên điểm cao 550 và đánh thiệt hại lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ trên dãy núi Cô Bốc, uy hiếp trực tiếp đoạn đường 9 từ Hương Hóa đến Lao Bảo. Thắng lợi này đã củng cố thêm thế trận bao vây Bản Đông và làm cho quân địch ở đây càng tăng thêm nguy cơ bị tiêu diệt. Trước sự uy hiếp nặng nề đó, quân địch đã giảm sút ý chí rất nhanh. Chúng buộc phải đi quá nhanh vào con đường ba mươi sáu chước. Khi mới hùng hổ ra quân, chắc hẳn chúng không bao giờ nghĩ đến tình huống một lực lượng đông như thế, lại được hỏa lực Mỹ yểm trợ đến mức thừa mứa như thế lại phải đánh bài chuồn nhanh như thế. Chẳng biết Ních-Xơn có ra lệnh rút chạy cho tướng Mỹ A-bram và Thiệu không hay là A-bram và Thiệu không vâng lời quan thầy?


Đêm 19 tháng 3 năm 1971, cụm quân Bàn Đông mở đường máu tháo chạy về Hương Hóa. Các cánh quân khác cũng tháo chạy theo.


Quân giải phóng nhân dân Lào hiệp đồng với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam lập tức truy kích và diệt thêm một số quân địch. Riêng 4 trung đoàn xe tăng, xe bọc thép của địch thì bị tiêu diệt hết, không chạy thoát được chiếc nào. Các cánh tàn quân rút về tới Hương Hóa được ít hôm thì rút hết cả về tuyến phòng ngự cơ bản trên đường số 1 từ Đông Hà tới Huế. Cuộc tháo chạy bán sống bán chết này đã được các báo Mỹ và vô tuyến truyền hình Mỹ phản ánh rõ nét qua những hình ảnh quân ngụy Sài Gòn bám càng máy bay lên thẳng Mỹ từ Nam Lào chạy về Hương Hoá, Đông Hà.


Thế là trong một thời gian ngắn, từ ngày 8 tháng 2 năm 1971 đến ngày 23 tháng 3 năm 1971, cuộc tiến công của quân địch đã bị thất bại hoàn toàn. Thất bại thảm hại của địch được thể hiện ở số lượng quân địch và số lượng đơn vị lớn của địch bị tiêu diệt. Tổng số quân địch bị tiêu diệt là 19.960 tên cùng 556 máy bay (có 505 máy bay lên thẳng), 528 xe tăng và xe bọc thép, 112 khẩu pháo. Các đơn vị của địch bị tiêu diệt là lữ đoàn số 3 dù, số 147 lính thủy đánh bộ, trung đoàn số 1 cùng các trung đoàn bọc thép số 4, 7, 11, 17. Ngoài ra, các trung đoàn, lữ đoàn khác đều bị đánh thiệt hại nặng.


Cay cú và khát nước dẫn tới liều lĩnh, Ních-Xơn đánh canh bạc mới lại bị thua đau hơn trước. Đây là một đòn nặng giáng vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của chúng.

Cuộc tiến công lớn của địch sử dụng một binh lực lớn và hỏa lực mạnh bị thất bại nhanh chóng là vì các cánh quân, các mũi tiến công của chúng đều bị đánh thiệt hại nặng và bị tiêu diệt, các thủ đoạn chiến dịch và chiến thuật của chúng đều bị đánh bại và tinh thần chiến đấu của chúng tỏ ra bạc nhược.


Đó là nói về hướng tiến công chính của địch. Còn ở Tây Nguyên chúng cũng mở cuộc tiến công phối hợp vào vùng ba biên giới. Đội tiên phong của cuộc tiến công này là các đơn vị của trung đoàn 42 thuộc sư đoàn 22 và một số bộ phận của liên đoàn 2 quân biệt động - lực lượng cơ động của quân khu 2. Chúng vừa mới mon men tới vùng núi Ngọc Tơ Ba ở phía tây - nam căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh thì bị chặn đánh ngay. Một tiểu đoàn của trung đoàn 42 bị tiêu diệt ở điểm cao 935, sườn tây dãy núi Ngọc Tơ Ba. Một tiểu đoàn khác cũng thuộc trung đoàn này bị đánh thiệt hại nặng ở sườn đông dãy Ngọc Tơ Ba. Một tiểu đoàn quân biệt động cũng bị đánh thiệt hại ở sườn tây điểm cao 935. Quân địch phải cho một đơn vị ra cứ điểm Plây Cần - Bên Hét để để phòng quân ta tiến công và đón số tàn quân chạy về tới đó. Cuộc tiến công phối hợp chiến trường của địch ra vùng ba biên giới còn đang trong giai đoạn triển khai thì đã bị đánh tan. Âm mưu của địch đã bị phá ngay từ trong thời kỳ còn trứng nước.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:35:48 am
Quân địch từ tiến công phải chuyển sang phòng ngự. Không bỏ lỡ thời cơ, quân ta từ phản công liền nhanh chóng chuyển sang tiến công. Đòn đột kích của quân ta nhằm vào cứ điểm Ngọc Rinh Rua, một cái chốt quan trọng nằm trên tuyến tiền duyên án ngữ vòng ngoài, bảo vệ cho tuyến phòng ngự cơ bản Đắc Tô - Tân Cảnh. Cứ điểm Ngọc Rinh Rua là một căn cứ hỏa lực và cũng là một căn cứ trinh sát điện tử, do một tiểu đoàn quân địch đóng giữ. Quân giải phóng đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở cứ điểm này, tiêu diệt và đánh thiệt hại thêm một số tiểu đoàn thuộc sư đoàn 23 đến cứu viện. Thế là cuộc tiến công của quân đoàn 2 vào vùng ba biên giới để phối hợp với Đường 9 - Nam Lào của địch cũng bị thất bại thảm hại.


Ở miền Đông Nam Bộ và vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, trên các khu vực Tây Ninh - Kréc và Lộc Ninh - Xnun, quân địch không còn sức tiến công. Chúng hoàn toàn nằm ở thế phòng ngự. Nắm được chỗ yếu này của địch, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân giải phóng Cam-pu-chia liền mở cuộc tiến công để phối hợp cùng với hướng Đường 9 - Nam Lào.


Quân địch ở vùng biên giới này bị tiến công toàn diện trên tất cả các hướng từ Tây Ninh, Lộc Ninh đến đồn điền cao su Suông, Chúp, Kréc và Xnun. Đây là một tuyến vòng ngoài, mỏng yếu và dễ bị cô lập. Lực lượng dự bị tại chiến trường cũng yếu và không có lực lượng dự bị chiến lược. Do đó, sau một thời gian bị tiến công mạnh và liên tục chúng không có lực lượng ứng cứu nên bị thiệt hại nặng, phải rút khỏi Xnun và một số khu vực. Thế là quân ngụy Sài Gòn ở vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia này cũng bị một đòn đau, một thất bại nặng nề, gần giống như đòn thất bại thảm hại ở Đường 9 - Nam Lào. Ở đây chúng không còn đủ sức giữ được trận địa và phải co hẹp địa bàn của chúng lại. Điều đó chứng tỏ một sự thay đổi so sánh lực lượng, một sự chuyển biến về cục diện đã diễn ra ở khu vực này.


Để phối hợp với các đòn tác chiến tập trung của chủ lực Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân giải phóng Cam-pu-chia, ở vùng đồng bằng miền Trung Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, các đơn vị quân ta cũng mở các đợt tác chiến mạnh, diệt được nhiều địch, mở được nhiều mảng giải phóng, giam chân thu hút được một số lớn quân địch tại đó, khiến chúng không thể tập trung được lực lượng để cơ động đi ứng cứu cho Đường 9 - Nam Lào và Xnun, Lộc Ninh. Thất bại của quân ngụy Sài Gòn ở Đường 9 - Nam Lào và ở vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, Lộc Ninh - Xnun là rất nghiêm trọng. Nó chứng tở sự kém cỏi về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của quân địch.


Ở Đường 9 - Nam Lào, quân địch bị thất bại trong tiến công. Ở Lộc Ninh - Xnun, chúng bị thất bại trong phòng ngự. Thất bại của địch không phải xảy ra trong một cuộc tiến công nhỏ, tiến công thường mà là một cuộc phản công lớn có ý nghĩa chiến lược, với mục đích kiên quyết chiếm lĩnh lãnh thổ của đôĩ phương, phá hủy cơ sở vật chất, hậu cần của đối phương, cắt đứt đường vận chuyển chiến lược của đối phương làm cho đối phương bị kiệt quệ rồi chết dần chết mòn. Muc đích lớn và hiểm ác đó hoàn toàn bị thất bại.

Vậy nguyên nhân gì đã đưa quân địch đến sự thất bại?

Trước hết, về mặt chiến lược, quân địch chọn mục tiêu tiến công vào tuyến tiếp tế chiến lược của đối phương là một đòn đánh hiểm, nhưng tham vọng của chúng quá lớn. Quân địch chọn hướng phản công chiến lược vào một nơi mà đối phương rất mạnh. Đó là một sai lầm về chiến lược.


Về mặt chiến dịch, chúng đã thiếu phần thận trọng và phạm phải tính chủ quan. Ỷ vào số quân đông, vào hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và sức đột kích của xe tăng, chúng đã tiến công một cách ào ạt, với tốc độ cao, chiều sâu lớn, chính diện rộng, trong một thời gian ngắn, vào một nơi địa hình hiểm trở. Hành động chiến dịch này làm cho đội hình chiến dịch của chúng bị rời rạc, lỏng lẻo, không dựa được vào nhau một cách chặt chẽ; các mũi, các cánh dễ bị cô lập. Khi bị đối phương quật lại mạnh mẽ thì đội hình chiến dịch của địch đâm ra rối loạn. Gặp địa hình hiểm trở, lại gặp một đối thủ mạnh nên chỗ mạnh của địch không phát huy được và tỏ ra kém hiệu lực. Các binh đoàn bọc thép của địch chỉ hành động được một cách khó khăn theo dọc đường và hai bên ven gần trên trục đường 9. Máy bay lên thẳng của địch được huy động tới mức rất cao, nhưng lại vấp phải một lưới lửa dày đặc và chính xác của hàng trăm khẩu súng cao xạ các loại của đối phương, pháo binh của địch tuy mạnh, nhưng lại không đối chọi được với pháo binh của đối phương. Tình hình trên đây đã chứng tở sự kém cỏi của địch về mặt chiến dịch.


Về mặt chiến thuật và chiến đấu thì quân địch lại càng kém cỏi hơn. Chiến đấu là cơ sở của chiến thuật, chiến dịch và chiến lược. Chiến lược và chiến dịch chỉ đạo chiến thuật và chiến đấu nhưng chiến thuật và chiến đấu lại thực hiện nhiệm vụ chiến dịch và chiến lược. Quân địch có nhiều vật chất, phương tiện và cũng có một ít kỹ năng nhưng tinh thần chiến đấu của chúng rất kém, do đó trình độ chiến đấu của chúng cũng kém. Chiến đấu kém tất phải dẫn đến chiến thuật kém, mà chiến thuật kém thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ chiến dịch. Những chiến thuật cơ bản của địch đều đã không thành công. Chiến thuật đóng chốt trên điểm cao, cấp tiểu đoàn, với công sự dã chiến tương đối vững chắc, dưới sự yểm hộ của hỏa lực không quân và pháo binh bị thất bại. Chiến thuật đóng chốt trên điểm cao, cấp trung đoàn, cũng bị thất bại nốt. Đây là chiến thuật chủ yếu của địch. Chiến thuật chủ yếu bị thất bại sẽ kéo theo thất bại của tất cả các thứ chiến thuật khác, chứng tỏ thất bại của toàn bộ sự hợp thành chiến thuật của địch. Chiến thuật đột kích bằng vỏ thép cũng bị bẹp dúm trước bức tường đồng và trước những mũi dùi kim cương của đối phương. Chiến thuật hạ cánh đường không - một điều kiện quan trọng cho sự hình thành chiến thuật "nhảy cóc", đóng chốt sâu vào phía sau của đối phương, nhất là ở địa hình rừng núi, cũng bị thất bại. Chiến thuật căn cứ hỏa lực, một nhân tố không thể thiếu được của tác chiến hợp đồng binh chủng cũng bị thất bại nặng. Chiến thuật chi viện bằng không quân "quả chùy thép" cũng kém tác dụng, vì sự kém cỏi của các chiến thuật khác. Trong thất bại của sức mạnh chiến đấu, thì sức mạnh của hạ cánh đường không, của mũi dùi thép và của hỏa lực pháo binh là bị thất bại nặng nề nhất. Thất bại về từng thứ chiến thuật của địch đã phơi bày thất bại của toàn bộ chiến thuật hợp thành của chúng và thất bại về chiến thuật tất phải dẫn đến thất bại về chiến dịch. Đó là những nguyên nhân vì sao cuộc phản công chiến lược quy mô lớn của địch vào Đường 9 - Nam Lào đã bị thất bại.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:37:33 am
Còn thất bại của địch ở Xnun - Lộc Ninh thì có tính chất như thế nào?

Về quy mô, phạm vi và tầm chiến lược thì thất bại của địch ở Xnun - Lộc Ninh không lớn bằng thất bại ở Đường 9 - Nam Lào. Nhưng nói về tính chất của sự vận động của chiến tranh, về hình thái chiến tranh và thế trận chiến lược thì nó cũng có ý nghĩa lớn. Vì ở đây thế trận của địch đã bị phá vỡ và chúng đã phải co hẹp địa bàn lãnh thổ lại; ở đây lần đầu tiên một tuyến phòng ngự của địch đã bị phá vỡ và bị đánh chiếm, tuy nó là một tuyến tiền duyên. Điều này chứng tỏ quân địch không còn khả năng giữ được lãnh thổ của chúng ở vòng ngoài xa xôi và cũng không còn khả năng phản kích để chiếm lại, do đó phải nhường cho đối phương.


Tiến công không thắng lợi hoặc bị thất bại nặng phải co về phòng ngự thì hình thái cơ bản không có gì thay đổi lớn.

Song nếu như phòng ngự không giữ được trận địa, lãnh thổ bị mất, bị chiếm thì hình thái bắt đầu có sự thay đổi. Đây là đứng về mặt lý luận mà nói. Về thực tế thì còn phải nghiên cứu cụ thể hơn. Phải nghiên cứu một bước về mặt sinh lực xem lực lượng bị tiêu diệt nhiều hay ít, lực lượng đó quan trọng hay không quan trọng? Ở Đường 9 - Nam Lào, quân địch bị tiêu diệt một sinh lực địch rất quan trọng, có thể làm nghiêng cán cân về so sánh lực lượng. Sinh lực là một vấn đề cơ bản và chủ yếu của chiến tranh. Giá trị thắng lợi ở Đường 9 - Nam Lào là ở chỗ đó. Giá trị về tiêu diệt sinh lực ở Đường 9 - Nam Lào còn là tiêu diệt được những tập đoàn lớn của địch bao gồm những đơn vị cơ động chiến lược, những đơn vị tinh nhuệ nhất của địch. Nó chứng tỏ trình độ đánh tiêu diệt của các lực lượng vũ trang cách mạng đã có một chất lượng mới, một bước phát triển mới. Ở Xnun - Lộc Ninh, sinh lực của địch bị tiêu diệt không quan trọng bằng Đường 9 - Nam Lào. Vấn đề Xnun - Lộc Ninh là vấn đề trận địa, lãnh thổ, vấn đề một tuyến phòng ngự. Giá trị của nó lại ở một mặt khác. Dĩ nhiên, như trên đã nói, tuyến phòng ngự của địch ở đây không phải là một tuyến quan trọng, cơ bản, chủ yếu. Tuyến này bị phá vỡ, bị mất, bị chiếm lĩnh cũng chưa tác động nhiều và gây ra đảo lộn trong thế trận chung, hình thái chung của địch. Ở đây thế trận của địch mới bị phá vỡ một khâu nhỏ, vẫn còn giữ được tính vững chắc của thế trận chung, hình thái chung. Phía ta cũng chỉ mới phá vỡ được một thế trận nhỏ của địch, một tuyến phòng ngự tiền duyên xa ngoài cùng của địch. Do đó ý nghĩa thực tiễn về phá vỡ phòng ngự của địch cũng có hạn. Tuy nhiên thắng lợi đó cũng mở ra một vấn đề mới, gây được một mầm mống mới trong sự vận động và phát triển của chiến tranh, đưa cuộc chiến tranh phát triển lên một bước mới, bước phát triển theo đúng phương hướng của giai đoạn tiến công chiến lược, giai đoạn đánh vào tuyến phòng ngự của địch, phá vỡ phòng ngự của địch, giải phóng đất đai, một bước phát triển cao của chiến tranh.


Qua chiến cục năm 1971, quân địch đã bị suy yếu một bước nghiêm trọng. Các âm mưu, ý đồ chiến lược của địch đã bị thất bại hoàn toàn. Những thủ đoạn, phương pháp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của địch cũng đã không đứng vững, không phát huy được hết tác dụng của nó và đã bị một bước thất bại. Đây là một điều rất quan trọng, rất cơ bản. Âm mưu, ý đồ chiến lược có thực hiện được hay không là do các thủ đoạn, phương pháp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật có thành công hay không? Các thứ này không thành công thì âm mưu, ý đồ cùng không thực hiện được. Các thủ đoạn cơ bản về tiến công và phòng ngự đều thất bại sẽ đặt ra một tiền đề cho sự chuyển biến chiến tranh sau này.


Thất bại trong năm 1971 của địch đánh dấu thất bại nghiêm trọng của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Ních-xơn. Thắng lợi của quân dân ba nước Đông Dương trong năm 1971 đã tạo ra so sánh lực lượng mới có lợi cho phía cách mạng. Thắng lợi đó đã tạo ra một thời cơ chiến lược mới cho quân dân ba nước Đông Dương tiếp tục tiến lên đánh đòn chiến lược mới to lớn hơn, giành thắng lợi to lớn hơn, đưa cuộc chiến tranh cách mạng phát triển lên một bước mới có ý nghĩa chiến lược quyết định hơn.


Thất bại nặng nề của địch trong năm 1971 đã tạo ra một sự chuyển biến về chiến lược trong chiến tranh, nhưng cũng chưa phải là lớn lắm. Địch đã bị suy yếu về thế, song quân của chúng còn đông, lực của chúng còn tương đối mạnh. Nước Mỹ có bị suy yếu, nhưng tiềm lực chiến tranh của nó vẫn còn dồi dào.


Sau thất bại năm 1971, quân địch đã thực sự đi vào thế phòng ngự. Thất bại của địch trong năm 1971 có hai điều có ý nghĩa về mặt chiến lược.

Thứ nhất là quân địch đã bị tiêu diệt những đơn vị tương đối lớn cỡ trung đoàn, lữ đoàn. Những đơn vị trung đoàn, lữ đoàn đó lại thuộc các binh đoàn cơ động chiến lược tinh nhuệ nhất.

Ở chiến trường Việt Nam, trung đoàn, lữ đoàn thông thường là đơn vị chiến thuật cấp cao, là thành phần cơ bản của chiến dịch. Trung đoàn và lữ đoàn thường đảm nhiệm một cánh hoặc một mũi của chiến dịch. Một trung đoàn hoặc vài trung đoàn bị tiêu diệt thì chiến dịch có thể bị đánh bại. Các chiến dịch nhỏ và vừa thông thường do cấp sư đoàn hoặc sư đoàn tăng cường đảm nhiệm gồm hai hoặc ba trung đoàn, lữ đoàn; cũng có khi bốn hoặc năm trung đoàn, lữ đoàn. Trong trường hợp này, cấp trung đoàn, lữ đoàn là đơn vị chiến thuật cấp cao và là thành phần cơ bản để tổ chức chiến dịch. Trong một số trường hợp khác, các chiến dịch lớn hơn do cấp quân đoàn đảm nhiệm, gồm vài ba sư đoàn thì lúc này sư đoàn lại là đơn vị chiến thuật cấp cao và là thành phần cơ bản của chiến dịch. Năm 1971, các đơn vị cấp trung đoàn, lữ đoàn của địch bị tiêu diệt đã đánh dấu một bước chuyển biến mới về sự suy sụp trong khả năng tiến công của địch, đã đặt ra một tiền đề về xu hướng chuyển vào phòng ngự chiến lược trong chiến tranh.


Ý nghĩa thứ hai về thất bại của địch trong năm 1971 là sự báo hiệu về khả năng đổ vỡ trong phòng ngự. Tuyến phòng ngự vành ngoài xa của địch đã bị phá vỡ. Khả năng và thủ đoạn phòng ngự chung của địch đã bị lung lay. Quân địch tiến công xa không được và phòng ngự xa cũng không xong.


Đó là hai chuyển biến mới và lớn trong chiến tranh. Những chuyển biến này sẽ dẫn tới sự thay đổi quan trọng về thế và lực trong chiến tranh, sẽ có thể dẫn tới khả năng thay đổi một hình thái mới trong chiến tranh.


Thất bại trong năm 1971 của địch là một thất bại bước đầu của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "học thuyết Ních-xơn" ờ Đông Dương. Thất bại đó đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược đi vào đúng quy luật của nó.


Sau mùa xuân năm 1971, quân ngụy phải chuyển vào thế phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường. Còn Quân giải phóng thì lớn mạnh lên về mọi mặt. Trình độ tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô lớn và trình độ đánh công sự vững chắc đã có tiến bộ. Thế chiến lược đã phát triển có lợi cho Quân giải phóng. Sự so sánh về thế và lực đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho Quân giải phóng tiến lên đánh những đòn tiêu diệt lớn hơn, giành thắng lợi to lớn hơn.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:45:48 am
Sau thất bại mùa xuân năm 1971, quân địch phải dành cả thời gian năm 1971 để củng cố, hồi phục lại lực lượng. Sau thắng lợi mùa xuân năm 1971, Quân giải phóng tích cực tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn trong năm 1972.


Nắm được tình hình quân địch không còn khả năng tiến công và đã phải chuyển vào phòng ngự trên toàn chiến trường. Quân giải phóng chuyển sang mở một cuộc tiến công chiến lược lớn vào mùa xuân hè 1972. Cuộc tiến công này nhằm tiêu diệt một số đơn vị lớn của địch, phá vỡ một số tuyến phòng ngự cơ bản của chúng, giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân, giành lấy thế tiến công chiến lược về tay Quân giải phóng, đẩy quân địch lún sâu hơn nữa vào thế phòng ngự bị động.


Đạt được mục đích đó, ta sẽ đẩy quân địch đi xuống một bước thất bại nghiêm trọng hơn, làm cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" bị thất bại một bước nặng nề hơn, tạo ra một cục diện mới, một bước ngoặt trong chiến tranh, đưa cuộc cách mạng tiến lên những bước phát triển mới.


Năm 1972, quân ngụy Sài Gòn bị suy yếu một bước tương đối nặng nề. Cũng trong năm này, ở Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống mới. Vấn đề giải quyết chiến tranh ở Việt Nam vẫn là nước cờ chính trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Tiếp tục rút quân Mỹ, giảm nhẹ gánh nặng chiến tranh của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam để lừa bịp dân Mỹ là một thế cờ mạnh của Ních-Xơn. Song, lục quân Mỹ tiếp tục rút khỏi Việt Nam và hạn chế tới mức tối thiểu trong việc dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh tất làm cho quân ngụy đã yếu lại càng thêm yếu, tuy không quân và hải quân Mỹ còn tham gia ở mức độ quan trọng. Tình hình trên đây làm cho quân ngụy không những không còn khả năng tiến công, mà khả năng phòng ngự cũng khó có thể vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi, là thời cơ chiến lược cho quân và dân miền Nam trong năm 1972.


Đứng trước thời cơ chiến lược đó, cuộc tiến công chiến lược lớn của quân dân miền Nam được mở ra trên toàn chiến trường.

Trong thế phòng ngự trên toàn chiến trường, quân địch rất coi trọng hướng Trị - Thiên, nhưng chúng lại phán đoán đối phương có thể mở hướng tiến công chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên.

Ở Trị - Thiên, chúng sử dụng 2 sư đoàn bộ binh số 1, số 3 và sư đoàn lính thủy đánh bộ, 14 tiểu đoàn pháo binh và 3 trung đoàn thiết giáp để tiến hành phòng ngự. Ngoài ra, địch còn có trung đoàn bộ binh độc lập số 51 và 1 liên đoàn biệt động quân.


Ở Tây Nguyên, quân địch có sư đoàn 23 và sư đoàn 22 thiếu cùng 3 trung đoàn thiết giáp và liên đoàn biệt động quân số 2.

Ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, quân địch có 3 sư đoàn bộ binh số 5, số 25, số 18 cùng 21 chi đoàn thiết giáp và 4 liên đoàn biệt động quân.

Ở các chiến trường khác, quân địch không có gì thay đổi quan trọng.

Vào khoảng tháng 1 và tháng 2 năm 1972, thấy Quân giải phóng tiến hành chuẩn bị chiến trường và cơ động lực lượng, quân địch càng tin rằng hướng tiến công chủ yếu của đối phương là ở Tây Nguyên. Để đối phó với tình huống đó, quân địch đã điều 1 lữ đoàn của sư đoàn dù lên Tây Nguyên để tăng cường cho quân đoàn 2. Đó là một xử trí tương đối hợp lý về mặt chiến lược.


Vì sao quân địch chỉ mới điều động có một lữ đoàn cơ động lên Tây Nguyên, mặc dầu chúng đã xác định bước đầu hướng phòng ngự chủ yếu và đã có quyết tâm đầu tiên về việc phải tăng cường tổ chức phòng ngự trên hướng phòng ngự ấy?


Vì đó mới chỉ là quyết tâm bước đầu. Chiến sự chưa thật sự xảy ra. Ý đồ của đối phương chưa được xác định một cách thật rõ ràng. Lực lượng dự bị chiến lược nắm trong tay bộ chỉ huy quân ngụy Sài Gòn chỉ có một sư đoàn và một lữ đoàn, nếu tung ra hết cả thì chúng chỉ còn tay không. Hơn nữa quân ngụy Sài Gòn lại có ưu thế về cơ động. Chúng có thể điều động lực lượng dự bị một cách nhanh chóng, dễ dàng.


Quân giải phóng và quân ngụy Sài Gòn đều ráo riết chuẩn bị để bước vào cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt. Quân địch ráo riết chuẩn bị phòng ngự. Quân giải phóng khẩn trương và tích cực chuẩn bị tiến công.


Để củng cố phòng ngự và để tăng cường tính vững chắc của phòng ngụ, quân địch đã sử dụng lực lượng dự bị chiến lược ra tuyến trước đảm nhiệm thê đội một phòng ngự. Lữ đoàn dù tăng cường cho chiến trường Tây Nguyên được đưa ra tổ chức một tuyến phòng ngự lâm thời, ngăn chặn từ xa, vượt qua tuyến phòng ngự của sư đoàn 23, tiến ra chiếm lĩnh dãy cao điểm ở phía tây sông Pô Cô từ phía nam điểm cao Ngọc Bơ Biêng đến điểm cao Chư Cô Tông và tổ chức tuyến phòng ngự ngăn chặn từ xa ở khu vực đó.


Ở chiến trường Trị - Thiên, lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ ngụy cũng đảm nhiệm phòng ngự trên tuyến tiền duyên, phía nam tuyến phòng ngự của trung đoàn 56.

Sử dụng lực lượng dự bị chiến lược làm thê đội một phòng ngự là một điều dở của quân địch. Điều này chứng tỏ bộ chỉ huy quân ngụy không tin ở sức chiến đấu của các sư đoàn chủ lực của các quân đoàn. Lực lượng dự bị chiến lược được đưa ra phía trước một khi đã bị tiêu diệt hoặc bị đánh tan thì trong tay bộ tư lệnh chiến dịch không còn một quả đấm mạnh để đối phó với các tình huống hiểm nghèo. Lực lượng dự bị ở tuyến trước bị tiêu diệt hoặc bị đánh tan thì các tuyến ở phía sau và toàn bộ đội hình, toàn bộ thế trận có thể bị sụp đổ. Đó vừa là cái dở của địch và cũng lại vừa là cái yếu của địch. Chúng tưởng rằng đưa lực lượng hùng hậu, tinh nhuệ ra phòng ngự ngăn chặn ở phía trước từ xa thì có thể bảo đảm được tính vững chắc của phòng ngự, bảo vệ được trận địa, bảo vệ được đất đai của chúng.


Còn Quân giải phóng thì lại cho rằng đó là một dịp tốt để ta có điều kiện tiêu diệt lực lượng mạnh nhất của địch một cách dễ dàng hơn, rồi nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng khác của địch và nhanh chóng phá vỡ tuyến phòng ngự của địch.


Vào tháng 2 và tháng 3 năm 1972, hai bên đều ráo riết tiến hành các công tác chuẩn bị và cơ động lực lượng. Quân giải phóng chuẩn bị tiến công. Quân địch chuẩn bị phòng ngự.

Quân giải phóng tiến hành chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn hiệp đồng binh chủng một cách rầm rộ, thế mà quân địch vẫn không dám tiến hành phản chuẩn bị, dù rằng các lực lượng dự bị chiến lược của chúng đã tiến ra phía trước. Rõ ràng quân địch đã ở vào tư thế phòng ngự. Do đó, Quân giải phóng đã tiến hành công tác chuẩn bị được thuận lợi, theo như kế hoạch.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:50:47 am
Ngày 30 tháng 3 năm 1972, cuộc tiến công chiến lược lớn của Quân giải phóng bắt đầu.

Những viên đạn đại bác các cỡ đã bay vút ra khỏi nòng pháo, trút vào đầu quân thù, mở đầu cho cuộc tiến công lớn này trên khắp mọi chiến trường.

Các hướng tiến công lớn cỏa Quân giải phóng diễn ra ở chiến trường Trị - Thiên, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Các chiến trường khác là hướng phối hợp, đều cùng tiến hành đồng loạt tiến công.

Ở chiến trường Trị - Thiên, cuộc tiến công của Quân giải phóng nổ ra mạnh mẽ nhất, ở đây, chỉ trong năm, sáu ngày (từ 30-3-1972 đến 3-4-1972), toàn bộ tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch chạy dọc theo sườn bắc đường 9, ở phía bắc Đông Hà, đến phía tây Cam Lộ gồm 15 cứ điểm công sự vững chắc từ điểm cao 554 đến Gio Linh, Cam Lộ đã bị đập nát. Đây là tuyến phòng ngự vững chắc nhất của địch ở chiến trường Trị - Thiên và cũng là tuyến phòng ngự vững chắc nhất của toàn miền Nam. Nó là tuyến phòng ngự Mắc Na-ma-ra cũ của quân Mỹ. Trên tuyến phòng ngự này, trung đoàn số 56, 57, lữ đoàn số 147 và 2 trung đoàn thiết giáp về cơ bản đã bị tiêu diệt. Toàn bộ tuyến phòng ngự tiền duyên của địch bị phá vỡ, cánh cửa đi vào tuyến phòng ngự cơ bản của địch ở Đông Hà, Quảng Trị đã mở toang trên các hướng. Hai khu trung tâm phòng ngự của địch ở Đông Hà và Quảng Trị bị uy hiếp nặng nề.


Không bỏ 15 thời cơ và không cho quân địch có thời gian củng cố phòng ngự, Quân giải phóng liền mở ngay cuộc tiến công tiếp sau vào tuyến phòng ngự cơ bản của chúng. Mục tiêu chủ yếu nhằm đánh vào hai cụm phòng ngự mạnh của địch ở Đông Hà và Quảng Trị trong tập đoàn phía bắc của địch ở chiến trường Trị - Thiên mà cơ quan chỉ huy của nó là sở chỉ huy sư đoàn 3 bộ binh quân ngụy ở Ái Tử.


Quân giải phóng chia làm 4 cánh tiến công đánh vào Đông Hà và Quảng Trị. Cánh thứ nhất đánh vào phía đông Đông Hà và Quảng Trị. Cánh thứ hai đánh vào phía bắc Đông Hà. Cánh thứ ba đánh vào phía tây Đông Hà và Quảng Trị. Cánh thứ tư đánh vào phía nam Quảng Trị. Trong bốn cánh này thì cánh đánh vào phía tây Đông Hà và Quảng Trị là cánh chủ yếu và mũi đánh vào sở chỉ huy sư đoàn 3 là mũi đột kích chủ yếu. Cánh đánh vào phía nam Quảng Trị là cánh bao vây, chia cắt tập đoàn Quảng Trị với hậu tuyến của địch ở Thừa Thiên. Cánh phía đông Đông Hà - Quảng Trị là cánh vu hồi chiến dịch.


Sau khi bị tiêu diệt và bị mất tuyến phòng ngự tiền duyên, tập đoàn Quảng Trị (tập đoàn bắc Trị - Thiên) của địch đã bị suy yếu nghiêm trọng. Chúng co đội hình lại và đưa lực lượng phía trong ra, tổ chức thành ba cụm phòng ngự Đông Hà, Ái Tử và La Vang, Quảng Trị. Các đơn vị còn lại của tập đoàn này gồm sư đoàn bộ binh số 3 thiếu, 3 liên đoàn biệt động quân lữ 147 lính thủy đánh bộ và các trung đoàn bọc thép số 20, 17, 11, 18 cùng 7 tiểu đoàn pháo binh. Để chi viện hỏa lực cho tập đoàn này chiến đấu, quân địch đã sử dụng sư đoàn không quân của quân đoàn 1 ngụy và các đơn vị thuộc tập đoàn không quân số 7 Mỹ, các đơn vị máy bay ném bom chiến lược B.52 cùng các pháo hạm của hạm đội 7 Mỹ.


Sau một thời gian chuẩn bị ngắn, Quân giải phóng đã nhanh chóng cơ động lực lượng hình thành thế trận bao vây tập đoàn Quảng Trị. Các binh đoàn binh chủng hợp thành của Quân giải phóng gồm các đơn vị bộ binh, xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ và tên lửa phòng không, mở những đòn đột kích mạnh mẽ tiến công vào các cụm Đông Hà và Ái Tử, đồng thời chia cắt quân địch giữa Quảng Trị và Thừa Thiên, ngăn chặn không cho thê đội hai chiến dịch và chiến lược của địch từ Thừa Thiên phản công ra Quảng Trị.


Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Quân giải phóng đã phát triển vào chiều sâu chiến dịch để tiến hành một trận quyết chiến chiến dịch của chiến dịch đầu trong chiến cục tiến công Xuân Hè trên hướng chiến lược chủ yếu này.


Khi đã phát hiện ra hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng, bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở Đông Dương và bộ chỉ huy quân Mỹ ở Thái Bình Dương liên tập trung phần lớn không quân và hải quân Mỹ để chi viện hỏa lực cho quân ngụy. Với hỏa lực của không quân và hải quân, bộ chỉ huy quân Mỹ hy vọng sẽ chặn đứng được cuộc tiến công của Quân giải phóng, hòng cứu cho quân ngụy khỏi bị tiêu diệt và tan vỡ.


Với khí thế dời non lấp biển, với lòng dũng cảm vô song, với trí thông minh tuyệt vời và nghệ thuật tài giỏi, Quân giải phóng đã vượt qua những làn bom đạn dày đặc của máy bay B.52 và lưới lửa pháo binh dày đặc của các chiến hạm Mỹ, mạnh mẽ tiến tới trận địa của địch. Lưới lửa phòng không có hiệu lực của Quân giải phóng đã yểm hộ cho đội hình chiến đấu rất có hiệu quả. Hỏa lực pháo binh của Quân giải phóng đã chế áp được các trận địa pháo binh và xe tăng, phá hủy công sự, sát thương nặng nề sinh lực, làm rối loạn chỉ huy của địch và chi viện đắc lực cho các binh đoàn bộ binh và xe tăng của quân ta đột phá vào tuyến phòng ngự của địch. Bộ đội công binh và bộ đội vận tải đã mở đường và tiếp tế cho các binh đoàn binh chủng hợp thành của Quân giải phóng chiến đấu và phát triển tiến công được thuận lợi, kịp thời. Bộ đội địa phương và dân quân du kích, phối hợp với các binh đoàn chủ lực, đã tác chiến ở đằng sau lưng địch, tiêu diệt nhỏ và tiêu hao rộng rãi quân địch gây cho chúng một số khó khăn.


Với sức mạnh tổng hợp trên, ngày 27 tháng 4 năm 1972 và ngày 30 tháng 4 năm 1972, Quân giải phóng đã đột phá vào trận địa phòng ngự của địch, tiêu diệt và chiếm lĩnh được các cụm Đông Hà và Ái Tử. Một đội tiên phong nhỏ của Quân giải phóng đã dũng cảm, nhanh chóng tiến đánh cầu Quảng Trị. Tập đoàn bắc Trị - Thiên của địch đã cơ bản bị tiêu diệt. Thế trận bắc Trị - Thiên của địch cơ bản đã bị phá vỡ. Sức chống cự của địch cơ bản đã bị đập tan. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân địch ở Quảng Trị đã bỏ vị trí chiến đấu của mình, vội vã tháo chạy về phía nam theo hướng Mỹ Chánh thuộc tỉnh Thừa Thiên. Quân giải phóng liền nhanh chóng đánh chiếm thị xã Quảng Trị và truy kích quân địch.


Tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng. Quân giải phóng tiến tới giáp giới phía bắc tỉnh Thừa Thiên. Ngụy quân và ngụy quyền trong thành phố Huế sống trong những giờ phút hãi hùng và trở nên vô cùng hỗn loạn.


Trong chiến dịch này, Quân giải phóng đã tiêu diệt tập đoàn bắc Trị - Thiên của địch gồm sư đoàn 3 bộ binh cùng với 2 liên đoàn biệt động, 3 trung đoàn số 2, 56, 57, các trung đoàn thiết giáp số 20, 17, 11 và 5 chi đoàn khác, 14 tiểu đoàn pháo binh; đánh thiệt hại nặng lữ đoàn 147 và liên đoàn 1 biệt động; tiêu diệt và làm tan rã 5 liên đội, 56 đại đội và 162 trung đội bảo an, dân vệ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:51:42 am
Tình thế thật nguy kịch. Bộ chỉ huy của tướng Mỹ A-bram phải vội vã điều các lữ đoàn của sư đoàn dù ngụy từ chiến trường Tây Nguyên và chiến trường miền Đông Nam Bộ về cứu nguy cho tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.


Thế là chỉ trong một thời gian ngắn từ 30 tháng 3 năm 1972 đến 2 tháng 5 năm 1972, một tập đoàn binh lực lớn của địch chiếm giữ một phòng tuyến mạnh nhất Đông Dương đã bị tiêu diệt và đập tan.

Quân địch có số quân đông, có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao và lại có công sự vững chắc. Nhưng tại sao chúng lại thua nhanh, thua nặng như thế. Nguyên nhân cũng dễ hiểu. Đó là vì tinh thần chiến đấu của chúng rất kém và chỉ huy của chúng tồi. Nhưng thế cũng chưa đủ. Ta phải tìm thêm nguyên nhân ở đối phương của địch.


Với nghệ thuật quân sự tài giỏi, bộ chỉ huy Quân giải phóng đã làm cho quân địch phải phân tán đối phó ở khắp các chiến trường miền Nam. Ở ngay chiến trường Trị - Thiên, quân địch cũng phải phân tán đối phó vì cuộc tiến công đồng loạt trên các hướng của đối phương. Sức cơ động cao của địch đã bị hạn chế vào lúc ban đầu trên toàn chiến trường cũng như ở ngay tại chiến trường này.


Địch có hỏa lực mạnh, nhưng hỏa lực của Quân giải phóng cũng không phải là kém. Quân giải phóng lại biết tập trung hỏa lực vào trọng điểm và vào các mục tiêu định tiến công để đánh tiêu diệt, đồng thời lại biết giành ưu thế về lực lượng, ưu thế về chủ động và ưu thế về bất ngờ lúc ban đầu để đánh đòn đột nhiên, mãnh liệt cả về binh lực và hỏa lực trên một chính diện rộng ở toàn tuyến phòng ngự của địch kết hợp với những mũi tiến công hiểm, thọc sâu đánh vào cạnh sườn và sau lưng trận địa phòng ngự địch, làm cho địch hoang mang rối loạn ngay từ đầu, không có cách gì xoay xở, đối phó được. Địch có công sự vững chắc, nhưng Quân giải phóng lại tiến công bằng bộ đội binh chủng hợp thành có sức đột kích tổng hợp mạnh của bộ binh, pháo binh và xe tăng.


Điều quan trọng hơn nữa là Quân giải phóng có tinh thần cao và có nghệ thuật chỉ huy giỏi. Quân giải phóng đã tập trung lực lượng đánh vào hai bên sườn của địch, đánh vào chỗ yếu của địch. Trên chỗ yếu đó lại tập trung lực lượng đánh thật mạnh, đánh đòn quyết định vào nơi hiểm. Các điểm phòng ngự hiểm yếu của địch ở hướng bên sườn bị đánh đòn khủng khiếp thì toàn bộ đội hình, thế trận phòng ngự của địch sẽ bị tan vỡ một cách nhanh chóng. Các mũi dao sắc chọc sườn vô cùng lợi hại.


Để phối hợp với chiến trường Trị - Thiên, ở các mặt trận khác Quân giải phóng cũng đồng loạt mở các đòn tiến công mạnh mẽ, nhịp nhàng.

Ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, các binh đoàn chủ lực của Quân giải phóng mở một chính diện tiến công rộng lớn từ tỉnh Tây Ninh đến tỉnh Bình Long và Phước Long. Chiều sâu tiến công từ Lộc Ninh đến Chơn Thành, Lai Khê.


Quân địch phòng giữ trên địa bàn này gồm các sư đoàn số 5, 18, 25, các liên đoàn biệt động quân số 4, 5, 6, 333, các trung đoàn thiết giáp số 1, 10, 15, 18, 6 và 8 tiểu đoàn biên phòng, được tăng cường 2 lữ đoàn dù và 1 lữ đoàn lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược.


Thế trận phòng ngự của chúng được tổ chức thành các tuyến ngang và các tuyến dọc như sau:

Tuyến tiền duyên chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia từ Xa Mát qua Cà Tum, Tống Lê Chân đến Bù Đốp.

Tuyến cơ bản chạy từ thị xã Tây Ninh qua thị xã An Lộc đến thị xã Sông Bé.

Giữa tuyến tiền duyên đến tuyến cơ bản có tuyến trung gian. Sau tuyến cơ bản là các tuyến hậu phương.

Trận địa phòng ngự của địch không hình thành trận tuyến kiểu phòng tuyến, kiểu chiến hào liên tục hoặc chiến hào đứt đoạn. Nó do các cứ điểm phòng ngự liên kết với nhau hình thành tuyến phòng ngự đứt đoạn.


Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã phân tích một cách khoa học và biện chứng thế trận của địch, tìm ra hệ thống tổ chức thế trận và thành phần cấu tạo thế trận của chúng, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng và vận dụng cách đánh một cách rất lợi hại.


Thông thường thế trận phòng ngự là ở thế chiều ngang. Nhưng do thế trận phòng ngự của địch là tuyến đứt đoạn, nên nó cũng lại có thế chiều dọc. Và như thế là do cả hai chiều ngang và dọc hình thành. Ở đây thế chiều dọc lại là cốt cán của thế chiều ngang. Hai thế chiều dọc có tác dụng như hai đường gân chính của toàn bộ thế trận là tuyến phòng ngự chạy dọc theo đường số 13 từ Lộc Ninh qua An Lộc, Chơn Thành đến Lai Khê, và tuyến đường 22 chạy từ Thiện Ngôn qua Trại Bí đến thị xã Tây Ninh.


Phá vỡ được hai tuyến phòng ngự chính chạy dọc theo hai con đường này thì toàn bộ thế trận của địch ở trên địa bàn hai tỉnh Bình Long và Tây Ninh sẽ bị phá vỡ.

Phân tích được các đầu mối quan trọng của thế trận địch, Quân giải phóng đã tập trung lực lượng phá vỡ các đầu mối quan trọng đó.

Thế trận tiến công của Quân giải phóng là thế trận kết hợp đánh cả vào chiều ngang phòng ngự và chiều dọc phòng ngự của địch, nhưng tập trung lực lượng đánh vào một thế trận phòng ngự cốt cán là tuyến đường 11, từ Lộc Ninh đến Chơn Thành. Do có cách đánh độc đáo nên Quân giải phóng mới vượt qua tuyến phòng ngự chiều ngang để thọc vào chiều sâu phòng ngự và đánh vào chiều dọc tuyến phòng ngự cốt cán của địch. Đánh ngay được vào chiều sâu phòng ngự, đập nát và đập gãy được tuyến phòng ngự dọc cốt cán của thế trận phòng ngự của địch thì toàn bộ thế trận của địch sẽ bị tan vỡ. Điểm đúng cái huyệt chính thì toàn bộ quân địch sẽ bị tê liệt. Đó là một nghệ thuật chỉ huy.


Quân giải phóng đã thực hành đột phá trên một chính diện rộng từ Thiện Ngôn đến Bù Đốp, mở một số cửa chiến dịch mà cửa chính là Lộc Ninh để đưa đội hình tiến công vào chiều sâu phòng ngự của địch.


Ở hướng tiến công chính, Quân giải phóng vận dụng cách đánh kết hợp đột phá chính diện với bao vây chia cắt, cô lập, vây hãm thê đội một chiến dịch của địch từ Lộc Ninh đến An Lộc để tiêu diệt chúng. Quân giải phóng đã thực hành tác chiến theo đúng thế trận và cách đánh, đã đột phá thành công, mở được cửa chiến dịch ở Lộc Ninh, tiêu diệt nhanh chóng cụm quân địch phòng ngự ở đây và giải phóng thị trấn Lộc Ninh.


Ở hai bên sườn hướng Lộc Ninh, Quân giải phóng cũng tiến công vào tuyến phòng ngự tiền duyên của địch, tiêu diệt và chiếm lĩnh các cứ điểm Thiện Ngôn, Bù Đốp..., giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, bảo đảm vững chắc và yểm hộ cho hướng tiến công chủ yếu của ta ở Lộc Ninh phát triển tiến công đánh sâu vào trận địa của địch. Sau khi đã nhanh chóng tiêu diệt cụm phòng ngự tiền duyên mạnh của địch ở Lộc Ninh, Quân giải phóng liền phát triển tiến công vào An Lộc.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:52:23 am
Để hiệp đồng với mũi tiến công từ Lộc Ninh vào An Lộc, Quân giải phóng đã cài sẵn một thế trận chia cắt, bao vây An Lộc. Thế trận này được triển khai từ phía nam An Lộc đến Chơn Thành trên đường số 13. Quân giải phóng đã tiêu diệt quân địch cùng các cứ điểm phòng ngự của chúng trên dọc đường, chiếm lĩnh và hoàn toàn làm chủ đoạn đường đó, thực hiện vây hãm hoàn toàn thị xã An Lộc.


Để cứu nguy, giải tỏa cho An Lộc bấy giờ đã bị vây hãm, bộ chỉ huy quân đoàn 3 của địch tung thê đội hai ra phản kích rất quyết liệt. Nhưng chúng không đột phá được trận địa của đối phương, không mở thông được đường, không giải tỏa được cho An Lộc.


Vây hãm được quân địch ở An Lộc rồi, Quân giải phóng liền từ Lộc Ninh tiến đánh An Lộc. Quân địch ở đây đã bị tiêu diệt gần hết, số còn lại cố gắng giữ được khu cố thủ. Trước nguy cơ mất An Lộc, bộ tổng chỉ huy quân địch liền sử dụng một bộ phận quân dù, lực lượng dự bị chiến lược, đổ bộ hạ cánh xuống gần An Lộc để yểm hộ cho cuộc chiến đấu phòng ngự ở đó, đồng thời có một mũi tiến ra đường số 13 để yểm hộ cho cuộc phản kích giải tỏa ở đây. Dựa vào ưu thế không quân, vào máy bay lên thẳng, địch đã tăng được thêm quân, tăng được tiếp tế vật chất, nên chúng đã cứu nguy được cho An Lộc. Mặc dù thế, quân địch ở An Lộc vẫn bị vây hãm, vẫn bị tiêu hao và vẫn ở trong thế phòng ngự bị động chống đỡ. Cuộc phản kích với cố gắng rất lớn mở thông đường 13, giải tỏa cho An Lộc vẫn không thành công. Quân địch đã gặp khó khăn và tổn phí rất nhiều để duy trì cuộc sống cho cụm quân ở An Lộc bằng tiếp tế đường không.


Thế trận vây hãm, cắt đường của Quân giải phóng thật là kỳ diệu. Quân giải phóng đã dựng lên cả một bức tường thép bằng tinh thần, ý chí và tài nghệ chiến đấu trên đường số 13. Cho nên dù đã dùng cả một lực lượng hùng hậu gồm sư đoàn dù, sư đoàn 21, 25 cùng 2 trung đoàn thiết giáp, được sự chi viện của hàng trảm máy bay chiến đấu ném bom và máy bay B.52, trút xuống đoạn đường này hàng vạn tấn bom đạn, quân địch cũng đành phải chịu bó tay. Với một lực lượng lớn như thế, với một số bom đạn nhiều như thế, ròng rã trong 10 tháng trời chiến đấu, mọi cố gắng và mọi mưu kế của địch đều trở nên vô ích. Quân ta vẫn vây hãm An Lộc, cắt đường số 13 cho tới khi Hiệp định Pa-ri được ký kết.


Trên hướng này, Quân giải phóng đã tiêu diệt 76.570 tên địch, gồm 5 chiến đoàn, 16 tiểu đoàn cùng hàng chục đại đội bộ binh khác, 3 thiết đoàn, 15 pháo đội; đánh thiệt hại nặng 8 sở chỉ huy cấp sư đoàn, lữ đoàn, tiểu khu, 6 chiến đoàn, trung đoàn, lữ đoàn, 23 tiểu đoàn bộ binh, 4 chi đoàn thiết giáp, phá hủy hàng chục kho quân sự.


Trên cơ sở tiêu diệt một số lớn quân địch, tiêu diệt các đơn vị cốt cán của địch trong phòng ngự, Quân giải phóng đã giải phóng một vùng đất đai thuộc 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long và một phần tỉnh Thủ Dầu Một, với chiều dài khoảng 260km từ Ô Răng đến Tà Pang Rơ Bon chiều sâu khoảng 100km từ Thiện Ngôn, Xa Mát, Lộc Ninh, Bù Đốp đến phía bắc Sài Gòn.


Ở chiến trường Tây Nguyên, cuộc tiến công của Quân giải phóng cũng diễn ra mạnh mẽ.

Như trên đã nói, địch cho rằng đòn tiến công chiến lược chủ yếu, hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng đã diễn ra ở đây. Chúng vội vã điều một lữ đoàn dù, rồi đến hai lữ đoàn dù lên tăng cường cho quân đoàn 2 ở chiến trường Tầy Nguyên. Để kịp thời đối phó, hòng chặn đứng cuộc tiến công của Quân giải phóng, lữ đoàn dù đã cập rập tiến ra phía trước để tổ chức tuyến phòng ngự ngăn chặn từ xa.


Ở chiến trường Tây Nguyên, quân đoàn 2 có sư đoàn bộ binh số 23 và sư đoàn bộ binh số 22 thiếu, cùng liên đoàn 2 quân biệt động - lực lượng cơ động của quân đoàn. Ngoài ra chúng còn một chục tiểu đoàn biệt động biên phòng - lực lượng biệt kích "mũ nồi xanh" cũ của quân Mỹ, cùng một số lượng đại đội, tiểu đoàn, liên đội quân bảo an tương đối đông. Về binh chủng, chúng có hơn 3 trung đoàn bọc thép, 10 tiểu đoàn pháo binh và 1 trung đoàn không quân.


Binh lực của chúng được bố trí như sau: sư đoàn 23 và liên đoàn 2 quân biệt động phụ trách phòng ngự từ thị xã Plây Cu, đường số 19, đường số 14 cho đến thị xã Kon Tum. Sư đoàn 22 thiếu phụ trách phòng ngự ở khu vực thị trấn Tân Cảnh và sân bay Đắc Tô. Lữ đoàn dù số 2 phụ trách phòng ngự trên dãy điểm cao phía tây sông Pô Cô, từ điểm cao 1015 đến điểm cao 966, đoạn giữa điểm cao Ngọc Bơ Biêng và cứ điểm Kleng.


Quân địch cho rằng hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng sẽ từ phía tây đánh vào Đắc Tô - Tân Cảnh, đường 14 và thị xã Kon Tum. Do đó địch đã tổ chức một tuyến phòng ngự vòng ngoài ở phía tây đường 14, tây Đắc Tô - Tân Cảnh, tây thị xã Kon Tum từ Plây Cần - Bến Hét đến điểm cao Ngọc Rinh Rua, Ngọc Bơ Biêng, điểm cao 1015, điểm cao 1049, 966 đến cứ điểm Kleng.


Quân địch triển khai thế trận phòng ngự về cơ bản đúng như phán đoán của Quân giải phóng. Nắm được thủ đoạn và quy luật tác chiến của địch, biết được tính nết của chúng là chủ quan, hám ăn, rất dễ bắt mồi và dễ bị sai khiến, nên Quân giải phóng đã nhử được chúng ra vòng ngoài tuyến phòng ngự cơ bản của chúng để tiêu diệt. Đồng thời ta còn tiến hành chia cắt, vây hãm các cụm phòng ngự trong tập đoàn phòng ngự của địch, rồi tiến công đột phá vào các cụm phòng ngự đó để tiêu diệt và phá vỡ thế trận phòng ngự của địch.


Từ thị xã Plây Cu qua thị xã Kon Tum đến thị trấn Tân Cảnh, thế trận của địch là một thế trận chiều dọc có một chiều sâu mỏng hoặc không có chiếu sâu. Ở từng khu vực trọng điểm như trung tâm phòng ngự Kon Tum, địch tổ chức một vài tuyến phòng ngự vòng ngoài, có chiều ngang và chiều sâu mỏng. Riêng ở thị trấn Tân Cảnh, một trung tâm phòng ngự mạnh thì tổ chức phòng ngự của địch có sâu, dày và vững chắc hơn. Từ phía nam thị xã Kon Tum đến phía bắc thị xã Plây Cu, tuyến phòng ngự cơ bản của địch không được che chở.


Quân địch chỉ tổ chức tuyến phòng ngự vòng ngoài ở phía tây đường 14 từ thị trấn Tân Cảnh đến thị xã Plây Cu, bảo đảm cho trận địa phòng ngự của địch có chiều sâu ở trên khu vực đó. Như thế là hợp với lô-gích quân sự tư sản. Cũng với quan điểm quân sự tư sản, chúng không thể phân tích được cách đánh cách mạng độc đáo của Quân giải phóng, do đó tuyến phòng ngự cơ bản của chúng bị bỏ hở, không được che chở ở phía đông.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:56:59 am
Trong khi nghiên cứu, phân tích thế trận và cách đánh của địch, Quân giải phóng đã phát hiện ra chỗ sơ hở, chỗ yếu nguy hiểm đó của địch, về hình thái thế trận của địch, ta đã đứng ở góc độ các chiều của thế trận mà nghiên cứu, phân tích tìm ra các đường tuyến cấu thành thế trận của địch và đường tuyến nào là đường tuyến cơ bản của thế trận. Ta đánh vào đường tuyến nào, đảo lộn dược góc cạnh nào, cắt được cái nút nào thì toàn bộ thế trận của địch sẽ bị xiêu vẹo, lung lay và đổ vỡ. Ta đã tìm ra chiều ngang và chiều dọc trong thế trận của địch và thấy rằng chiều dọc thế trận của địch là cái rường cột cho toàn bộ thế trận của địch. Đây là một nhược điểm lớn trong toàn bộ thế trận của địch, cũng là một sự bắt buộc đối với địch vì chúng phải chịu sự tác động của quy luật chiến tranh nhân dân của ta. Thế trận chiều dọc bị đánh nhão, bị đập nát thì toàn bộ thế trận của địch sẽ bị lung lay hoặc bị phá vỡ. Do nhận thức như vậy, Quân giải phóng đã đánh vào toàn bộ chiều dọc của tuyến đường 14, ở cả phía tây và phía đông con đường, từ thị trấn Tân Cảnh đến yếu khu Võ Định, chạy qua thị xã Kon Tum đến phía bắc thị xã Plây Cu, trừ một đoạn ngắn phía tây sông Pô Cô, ở tây - bắc thị xã Kon Tum, Quân giải phóng phải đột phá một tuyến phòng ngự chiều ngang rồi mới liên tục đột phá chiều sâu vào đường 14. Quân địch không ngờ được rằng đối phương lại có thể đưa hàng trung đoàn, sư đoàn, có cả xe tăng sang phía đông đường 14, đông Tân Cảnh và Võ Định.


Kế hoạch tiến công của Quân giải phóng đã sẵn sàng, Quân địch phải bị động rải sư đoàn 23 ra đối phó với Quân giải phóng trong giai đoạn đánh nhỏ, giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch ở trên đường 14 và đường 19. Chúng ném lữ đoàn dù 2 ra tổ chức tuyến phòng ngự ngăn chặn vòng ngoài ở dãy điểm cao từ 1015 đến 1049 và 966 vào đúng thế trận của Quân giải phóng. Thế là thời cơ tiêu diệt lữ đoàn này đã tới.


Tiếp đó, địch điều thêm lữ đoàn dù số 3 từ Sài Gòn ra Võ Định làm lực lượng dự bị, điều liên đoàn 6 quân biệt động từ Nam Bộ ra tăng cường phòng giữ thị xã Kon Tum.

Hai bên ta, địch đều đã triển khai lực lượng bố trí thế trận và sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt.

Cùng ngày giờ với cuộc tiến công đồng loạt trên toàn chiến trường, Quân giải phóng ở mặt trận Tây Nguyên cũng mở đầu cuộc tiến công đánh vào tiểu đoàn dù số 7 chiếm giữ điểm cao 1049. Tiểu đoàn này bị đánh thiệt hại nặng. Kế tiếp sau đó, mũi tiến công của Quân giải phóng chuyển sang đánh vào tiểu đoàn dù số 11 chiếm giữ điểm cao 1015. Tiểu đoàn này bị tiêu diệt gọn. Bộ chỉ huy quân địch liền tung lực lượng dự bị và lữ đoàn dù 3 ra phản kích. Một tiểu đoàn của lữ đoàn dù này bị đánh thiệt hại nặng và sở chỉ huy lữ đoàn ở Võ Định cũng bị đánh những đòn đau. Số tàn quân của hai lữ đoàn dù phải rút bỏ một số điểm cao còn lại, tháo chạy khỏi bờ phía tây sông Pô Cô, lui về giữ tuyến phòng ngự cơ bản trên đường số 14, từ Võ Định về đến thị xã Kon Tum.


Quân giải phóng Tây Nguyên đã hoàn thành trận then chốt thứ nhất của chiến dịch.

Tuyến phòng ngự ngăn chặn vòng ngoài ở phía tây bắc thị xã Kon Tum của địch đã bị phá vỡ. Cánh cửa chiến địch phía tây đường 14 đã được mở toang. Quân dù, lực lượng tinh nhuệ nhát, mạnh nhất của địch đã bị đánh sụn xương sông. Thế trận của địch đã bị lung lay mạnh và đã có phần bị rối loạn. Thời cơ tiến đánh vào tuyến phòng ngự cơ bản của địch, tiến công các khu trung tâm phòng ngự của địch, tiêu diệt các cụm phòng ngự trong tập đoàn phòng ngự của địch, thời cơ của những trận quyết chiến, chiến dịch đã đến.


Quân giải phóng nhằm vào cụm phía bắc của tập đoàn Kon Tum để mở đòn tiến công thứ nhất. Cụm này do sư đoàn 22 thiếu được tăng cường 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp và 3 tiểu đoàn pháo binh tổ chức thành, phòng ngự ở thị trấn Tân Cảnh và sân bay Đắc Tô 2. Đây là một cụm đột xuất, bị cô lập, dễ bị bao vây, chia cắt, dễ bị vây hãm.


Để vây hãm chặt sư đoàn 22 ở Đắc Tô - Tân Cảnh, bảo đảm cho quân ta tự do hành động, bảo đảm cho cuộc tiến công được thuận lợi, Quân giải phóng đã tiến hành hai tầng chia cắt. Tầng thứ nhất cắt đứt đường 14 từ Võ Định đến Tân Cảnh. Tầng thứ hai cắt đứt đường 14 từ bắc thị xã Plây Cu đến nam thị xã Kon Tum. Ngoài ra, bộ đội địa phương và dân quân du kích còn tổ chức một tuyến đánh ngăn chặn, tiêu hao trên đường số 19 từ phía tây thị xã Quy Nhơn đến phía đông thị xã Plây Cu.


Bộ chỉ huy quân địch đã mất sáng suốt. Chúng không phán đoán được mũi tiến công chủ yếu của đối phương sẽ nhằm vào mục tiêu nào? Thị trấn Tân Cảnh hay thị xã Kon Tum? Mà dù có biết thì đến giờ phút này chúng cũng chẳng nhúc nhích gì được nữa. Vì thế trận của Quân giải phóng đã mở ra và cài chặt vào thế trận của chúng rồi. Chúng đành phải ở đâu nằm đó, bị động chờ đợi các đòn tiến công của quân ta sẽ ập lên đầu chúng.


Trong nghệ thuật chỉ huy, lâm vào cảnh bị động và do dự không điều động, cơ động được lực lượng là một điều vô cùng thất sách. Tuy quân địch có máy bay lên thẳng, có thể cơ động bằng hạ cánh đường không, nhưng vì hai mục tiêu đều phải giữ, đều bị vây hãm, hơn nữa máy bay lên thẳng cũng không phải là vạn năng, chỉ một mình nó cũng không thể giải quyết được toàn bộ vấn đề về chiến dịch và chiến thuật.


Đã tạo ra được thế trận và thời cơ, Quân giải phóng liền tập trung lực lượng đột phá cụm Tân Cảnh và siết chặt vòng vây hãm cụm thị xã Kon Tum.

Quân giải phóng thực hành đột phá cụm Tân Cảnh từ phía đông và phía bắc, mũi đột kích chủ yếu là từ phía đông. Bộ đội xe tăng từ tuyến xuất phát ở phía tây Tân Cảnh đã cơ động theo đường quân sự làm gấp, vu hồi sang phía đông tham gia đột phá trong đội hình binh chủng hợp thành ở hướng đột kích chủ yếu. Một bộ phận nhỏ xe tăng cũng tham gia chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành ở hướng bắc Tân Cảnh.


Hướng đột kích chủ yếu của Quân giải phóng ở hướng đông, cùng với hành động vu hồi của bộ đội xe tăng của Quân giải phóng sang phía đông là một sự bất ngờ hoàn toàn, làm đảo lộn hoàn toàn kế hoạch và thế trận phòng ngự của quân địch.


Hướng phòng ngự chủ yếu của địch là ở phía tây và tây - bắc Tân Cảnh. Các đơn vị xe tăng chủ yếu của chúng đều chiếm lĩnh trận địa chiến đấu ở phía tây căn cứ Tân Cảnh và hướng phản kích chủ yếu của cụm xe tăng này là hướng tây và tây - bắc căn cứ Tân Cảnh. Vì thế, khi bộ đội xe tăng của ta xuất hiện ở phía đông căn cứ Tân Cảnh thì cụm xe tăng này - lực lượng phản kích chủ yếu của địch - đã trở thành vô đụng. Cho nên, khi bộ binh của Quân giải phóng đã bao vây căn cứ Tân Cảnh và khi bộ đội xe tăng giải phớng đã tiến tới quận lỵ Đắc Tô thì tên sư trưởng sư đoàn 22 Lê Đức Đạt chỉ còn cách báo cáo lên tên tư lệnh quân đoàn 2 Ngô Du, xin rút chạy. Trước tình cảnh hiểm nghèo đó, Ngô Du cũng chẳng còn phép gì lạ để cứu cho sư đoàn 22, nên đã phải chấp nhận. Nhưng khốn thay, quyết định cuối cùng không phải là do các sĩ quan và tướng lĩnh ngụy Sài Gòn. Chúng do Mỹ nuôi và Mỹ dắt cho đi đứng, nên quyết định cuối cùng vẫn phải do người Mỹ. Giôn Pôn Van, cố vấn trưởng quân đoàn 2, đã bác bỏ quyết định của Ngô Du và Lê Đức Đạt. Vậy tên cố vấn Mỹ hợm hĩnh đó có phép mầu nhiệm gì để cứu sống sư đoàn 22? B.52 và F.4 đã chẳng bất lực đó rồi sao? B.52 và F.4 đã không thể nào ngăn được Quân giải phóng, nào bộ binh, nào pháo binh, nào xe tăng, từ phía tây cơ động sang phía đông và đã tiến sát tới hàng rào của căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh đó sao? Rốt cuộc, với những "bảo bối" quen thuộc đó, Giôn Pôn Van đã chẳng cứu nổi được sư đoàn 22 mà ngay chính bản thân hắn cũng toi mạng trong một chiếc máy bay lên thẳng bị Quân giải phóng bắn rơi.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 10 Tháng Hai, 2023, 09:57:54 am
Trước cuộc đột kích hai ngày, pháo binh Quân giải phóng thực hành pháo kích vào căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh theo đúng kế hoạch. Căn cứ bị phá hủy từng phần, sinh lực địch bị tiêu hao một số, hệ thống chỉ huy của địch bị xộc xệch và tinh thần quân lính địch bị sa sút nghiêm trọng.


Dưới sự chi viện và yểm hộ đắc lực của pháo binh, sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972, bộ binh và xe tăng Quân giải phóng nhanh chóng đột phá thắng lợi vào sở chỉ huy sư đoàn 22 ở căn cứ Tân Cảnh. Tiếp đó, một cánh mai phục của Quân giải phóng cũng đột phá thành công vào căn cứ trung đoàn 47 ở sân bay Đắc Tô 2. Một phân đội xe tăng Quân giải phóng từ căn cứ Tân Cảnh phát triển tiến công sang sân bay Đắc Tô 2, hiệp đồng chặt chẽ với cánh quân đang tiến công ở đó, cùng bộ binh đánh bại các đợt phản kích của xe tăng địch. Trung đoàn 47 địch đã bị cánh quân này tiêu diệt. Một chiếc xe tăng anh hùng của Quân giải phóng đã đánh gục bảy xe tăng của địch ngay trên đường băng sân bay.


Trải qua hơn mười tiếng đồng hồ chiến đấu quyết liệt, Quân giải phóng đã hoàn toàn tiêu diệt sư đoàn 22 thiếu, gồm sở chỉ huy sư đoàn, trung đoàn 42, trung đoàn 47, 1 tiểu đoàn của trung đoàn 41, tiểu đoàn dù số 9 thuộc lữ đoàn dù số 3, 1 trung đoàn thiết giáp và hơn 2 tiểu đoàn pháo binh, cùng các đại đội bảo an và cơ quan hành chính quận Đắc Tô, quận Đắc Sút lưu vong. Quân giải phóng bắt sống hàng nghìn tên, trong đó có tên sư phó Vi Văn Bình cùng với cơ quan tham mưu của sư đoàn. Tên sư trưởng Lê Đức Đạt bị bắn chết.


Đắc Tô - Tân Cảnh là một cụm phòng ngự lớn của địch, có tính chất một tập đoàn phòng ngự trên tuyến phòng ngự cơ bản, do một sư đoàn chiếm giữ. Diệt được nó một cách nhanh chóng là do Quân giải phóng đã có thế trận hay, có cách đánh chiến dịch hiểm và có sự tiến bộ về trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng. Quân giải phóng đã làm cho địch bị động, kéo địch ra ngoài trận địa của chúng để tiêu diệt, khiến lực lượng của chúng bị tiêu hao một bước, lực lượng dự bị của chúng bị suy yếu. Trong khi đó, Quân giải phóng tiến hành bao vây chia cắt quân địch ra làm nhiều mảnh trên tuyến phòng ngự cơ bản của chúng và vây hãm, tiêu hao các cụm phòng ngự chủ yếu. Thừa lúc quân địch đã bị tiêu hao, mệt mỏi, rối loạn, mê muội và bị bất ngờ, Quân giải phóng liền tập trung lực lượng tiêu diệt, giải quyết từng cụm một. Thế trận ở đây là sự kết hợp giữa thế chính và thế kỳ, thế nổi và thế chìm cũng như giữa vây hãm và đột phá, giữa chính diện và vu hồi. Thế trận đó lại vận động uyển chuyển và biến hoá linh hoạt.


Sau khi tiêu diệt sư đoàn 22 và giải phóng vùng Đắc Tô - Tân Cảnh, Quân giải phóng liền tiến xuống phía Kon Tum, hiệp đồng với cánh quân đang bao vây địch ở đây, cùng tiến công vào thị xã Kon Tum, do sư đoàn quân ngụy số 23 phòng giữ. Ở đây, tuy đã bị vây hãm nhưng địch vẫn còn dự trữ về vật chất, hơn nữa chúng lại có ưu thế về máy bay lên thẳng, do đó sức chống cự của chúng còn mạnh.


Quân giải phóng tiến công tiêu diệt được một bộ phận địch ờ các tuyến phòng ngự vòng ngoài, sau đó đánh vào tiêu diệt một bộ phận quân địch và chiếm được một số khu vực trong thị xã.

Nhưng, sau một thời gian đánh kéo dài, do những điều kiện chủ quan và khách quan không thuận lợi, cuộc tiến công đã kết thúc vào ngày 5 tháng 6 năm 1972.

Tổng cộng, trong chiến dịch tiến công, Quân giải phóng Tây Nguyên đã tiêu diệt 17.820 tên, bắt sống hàng nghìn tên (trong đó có 114 sĩ quan, 1 đại tá sư đoàn phó, 3 trung tá). Số đơn vị địch bị tiêu diệt có sư đoàn 22 (thiếu) gồm các trung đoàn 42, 47, 1 tiểu đoàn của trung đoàn 41, 1 tiểu đoàn dù cùng bộ chỉ huy sư đoàn, 1 trung đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo và một số đại đội pháo lẻ, nhiều đại đội bảo an. Ta đã bắn rơi và phá hủy 49 máy bay, phá 39 khẩu pháo, 56 xe tăng và xe bọc thép, 140 ô tô và hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, xăng dầu... trong các thị xã Plây Cu và Kon Tum. Quân giải phóng còn thu được hàng trăm xe cơ giới, hàng vạn viên đạn lớn, hàng ngàn khẩu súng các loại và hàng chục khẩu pháo lớn.


Trên các hướng phối hợp khác, ở chiến trường đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng miền Trung Trung Bộ, cũng như vùng sau lưng địch và vùng đô thị, bộ đội chủ lực cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích giải phóng đều đồng loạt mở cuộc tiến công phối hợp một cách mạnh mẽ.


Lực lượng vũ trang giải phóng đã kết hợp cùng với cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân quần chúng tiêu diệt và tiêu hao rộng rãi quân địch, phân tán quân địch, buộc chúng phải đối phó trên khắp chiến trường. Quân giải phóng đã tiêu diệt từng tiểu đoàn, trung đoàn địch, đánh chiếm các cứ điểm quân sự cấp tiểu đoàn, trung đoàn, các quận lỵ, thị trấn, giải phóng từng vùng đất đai, mở ra từng mảng dân trong phạm vi từng xã, từng huyện. Các đơn vị bộ đội đặc biệt đã dũng cảm mưu trí, luồn sâu vào các căn cứ quân sự lớn của địch, vào các vùng đô thị để đánh phá các kho tàng, tiêu hủy cơ sở vật chất cùng các thiết bị quân sự, phương tiện chiến tranh của chúng, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.


Ở chiến trường miền Trung Trung Bộ, Quân giải phóng đã tiêu diệt các trung đoàn 40 và đánh thiệt hại nặng trung đoàn 41 thuộc sư đoàn 22 ở bắc Bình Định.

Quân giải phóng đã đánh chiếm và giải phóng hàng loạt quận lỵ, thị trấn, các căn cứ quân sự như Hoài An, Hiệp Đức, Quế Sơn, Ba Tơ... gồm hàng chục vạn dân, mở ra các vùng căn cứ rộng lớn. Quân giải phóng đã tiêu diệt trung đoàn 40 ở quận lỵ Hoài Ân. Một trung đoàn chủ lực bị tiêu diệt và một quận lỵ bị mất là một đòn choáng váng đối với toàn bộ quân địch ở vùng này. Trước tình hình khách quan thuận lợi đó, tuy điều kiện chủ quan còn có chỗ bị hạn chế, nhưng Bộ chỉ huy chiến trường có sự phối hợp của đòn tiến công chính trị đã táo bạo nắm thời cơ, mạnh dạn và nhanh chóng phát triển cuộc tiến công đánh xuống các quận lỵ Bồng Sơn, Tam Quan, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 41 thuộc sư đoàn 22, và giải phóng các quận lỵ này. Cuộc tiến công mạnh mẽ và liên tục của Quân giải phóng tiêu diệt nhanh chóng hai trung đoàn chủ lực ngụy đã làm cho toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền ở vùng này rung chuyển, rệu rã và hoang mang cao độ.


Đòn tiến công quân sự mạnh mẽ của các lực lượng vũ trang ở bắc Bình Định và Quảng Nam, Quảng Ngãi đã hỗ trợ đắc lực và tạo điều kiện, thời cơ vô cùng thuận lợi cho quần chúng nổi dậy. Nhân dân ở các vùng này (gồm cả một số gia đình binh sĩ ngụy) vốn có kinh nghiệm, có trình độ đấu tranh chính trị và quyết tâm cao, đã cùng với các lực lượng vũ trang cơ sở, tại chỗ, đồng loạt và rầm rộ nổi dậy. Nhân dân đã diệt, làm tan rã, bức hàng, bức rút các đơn vị bảo an dân vệ, các đồn bốt nhỏ, diệt và làm tan rã các cơ quan, hệ thống kìm kẹp thống trị của địch ở các xã, ấp. Nhân dân cũng đã thúc đẩy các cuộc binh biến, khởi nghĩa, phản chiến và phối hợp cùng với bộ đội truy lùng quân địch, thu dọn chiến trường.


Kết quả ở chiến trường đồng bằng miền Trung Trung Bộ, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 11 vạn tên địch, tiêu diệt 2 trung đoàn, 26 tiểu đoàn và 198 đại đội bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo, đánh thiệt hại nặng 1 sư đoàn và 2 trung đoàn bộ binh.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 02:59:09 pm
Giai đoạn đầu của cuộc tiến công chiến lược của Quân giải phóng đã giành được thắng lợi to lớn trên toàn chiến trường miền Nam. Nhiều vùng đất đai rộng lớn, gồm cả một số quận lỵ, thị trấn, thị xã đã được giải phóng.


Sau khi bị những đòn tiến công bất ngờ, choáng váng và bị thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ liến vội vã tăng cường chi viện hỏa lực không quân và hải quân cho quân ngụy, và giao cho lục quân Mỹ nhiệm vụ phòng giữ các thành phố lớn, để quân ngụy tập trung vào chiến đấu ở vòng ngoài. Được quân Mỹ tăng cường chi viện hỏa lực và giữ cho đằng sau lưng, quân ngụy liền tập trung lực lượng tiến hành phản kích hòng chiếm lại các vùng đã mất. Với sự cố gắng lớn và đành chịu tiêu hao nặng nề về sinh lực, quân ngụy đã chiếm lại được thị xã Quảng Trị, quận lỵ Quế Sơn, Tiên Phước, Tam Quan, Bồng Sơn. Ở các hướng khác, cuộc phản kích của địch đã bị đánh bại.


Ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, thị xã An Lộc vẫn bị vây hãm, đường số 13 vẫn bị cắt đứt hoàn toàn.

Ở chiến trường Tây Nguyên, quân địch bị mất thêm một số vị trí và một số địa bàn. Chúng bị mất thêm một đoạn đường 19 kéo dài từ cứ điểm Đức Cơ đến làng Dịt, gần quận lỵ Thanh An.

Sau chiến cục xuân hè, cuộc chiến đấu giữa ta và địch vẫn diễn ra liên tục và quyết liệt, song đến cuối năm 1972, hình thái hai bên vẫn như cũ. Quân địch đành chịu mất một số vùng đất đai, do đó ta đã mở rộng được nhiều vùng căn cứ, vùng giải phóng. Nhiều vùng giải phóng đã được nối liền, hình thành những vùng căn cứ rộng lớn, vững chắc và liên hoàn.


Để cứu vãn tình hình nguy ngập của quân ngụy ở miền Nam, tháng 3 năm 1972, đế quốc Mỹ đã liều lĩnh mở lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc nước ta.

Khác với cuộc chiến tranh phá hoại thời Giôn-xơn, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần này, Ních-Xơn đã tăng cường độ phá hoại lên một mức rất cao. Ngoài các loại máy bay được sử dụng trong lần trước đã được cải tiến, các loại bom đạn có sức công phá và độ chính xác cao hơn, đế quốc Mỹ còn dùng thêm một số loại máy bay mới như loại F.111 "cánh xòe, cánh cụp", đặc biệt dã man là đã dùng máy bay chiến lược B.52 để ném bom "rải thảm" xuống thủ đô Hà Nội và một số thành phố đông dân khác. Đi đôi với thủ đoạn dùng không quân ném bom ào ạt, liên tục, đế quốc Mỹ còn dùng hạm đội 7 thả mìn ở bờ biển và phong tỏa miền Bắc nước ta. Chúng đã không từ một hành động tàn ác dã man nào, miễn là đạt được mục đích phá hoại các cơ sở kinh tế trong nước cũng như cắt đứt mọi sự vận chuyển từ nước ngoài vào, khiến cho miền Bắc nước ta bị bóp nghẹt, không đủ sức và không đủ ý chí tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu ác liệt, cuối cùng buộc phải khuất phục trước sức mạnh cuồng bạo của chúng.


Rõ ràng, đây là một cuộc đọ sức, đọ hỏa lực, đặc biệt là đọ thần kinh và đọ tài trí quyết liệt nhất, điển hình nhất. Ai thắng ai sẽ được giải quyết ở cuộc đọ sức nảy lửa này. Một nước chưa có nền công nghiệp tiên tiến liệu có thể chịu đựng được một cuộc đọ sức về hỏa lực và kỹ thuật với một nước công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới, một "siêu cường quốc" không?


Thực tế đã trả lời: người thắng oanh liệt trong cuộc đọ sức lịch sử này là chúng ta chứ không phải là đế quốc Mỹ.

Với truyền thống anh hùng của Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..., với khí thế ngút trời của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, với sức sống mãnh liệt của chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo sáng suốt của một đảng mác-xít - lê-nin-nít chân chính, với sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của phe xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ thế giới, nhân dân Việt Nam đã đứng vững và đã thắng.


Trong 9 tháng, từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ đã dùng 2.575 lần chiếc máy bay gồm 2.100 lần chiếc máy bay chiến thuật, 31 lần chiếc F.111 và 444 lần chiếc B.52, để đánh phá miền Bắc nước ta. Thế nhưng, tổng cộng trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai này, chúng đã bị bắn rụng đến 753 chiếc, trong đó có 62 máy bay B.52, 10 máy bay F.111, số khác là các loại máy bay F.4, F.105, A.7, A.6, v.v...


Đặc biệt suốt trong 12 ngày đêm từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ đã dùng tới 444 lần chiếc máy bay B.52, 31 lần chiếc máy bay F.111 và 1.004 lần chiếc máy bay chiến đấu phản lực khác để đánh vào Hà Nội và một số thành phố khác. Có ngày chúng đã đùng 87 máy bay B.52, 17 máy bay F. 111 và 100 máy bay chiến đấu phản lực khác để đánh vào thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngoài những máy bay trực tiếp đánh mục tiêu, chúng còn đùng một số lượng máy bay tương đối lớn để bảo vệ, yểm hộ, trinh sát, gây nhiễu, tiếp dầu và đánh chặn máy bay ta. Để bảo đảm cho một số lượng lớn máy bay tham chiến, chúng đã phải sử dụng hàng chục căn cứ không quân trên các quốc gia khác nhau (Thái Lan, đảo Gu-am, Ô-ki-na-oa. Nam Việt Nam) và các tàu sân bay ở hạm đội 7.


Cuộc chiến đấu giữa máy bay Mỹ với quân dân ta ở thủ đô Hà Nội là một trận quyết chiến có ý nghía chiến lược về không đối đất và đất đối không. Trong trận quyết chiến này, đế quốc Mỹ đã dùng máy bay B.52 làm con chủ bài, làm lực lượng tác chiến chủ yếu, giữ vai trò quyết định, về phía quân dân Việt Nam, chúng ta cũng tập trung lực lượng, phương tiện để đánh quỵ con chủ bài đó của đế quốc Mỹ. Chúng ta đã thực hiện được đánh tiêu diệt chiến dịch về các mặt: lực lượng chủ yếu, thủ đoạn chủ yếu; do đó đã đánh bại được âm mưu, ý đồ cũng như toàn bộ chiến dịch tập kích đường không bằng không quân chiến lược của chúng.


Chỉ trong 12 ngày (từ 18-12 đến 29-12), quân dân thủ đô Hà Nội đã bắn rơi 81 máy bay gồm 34 B.52, 5 F.111, 21 F.4, 12 A.7, 4 A.6, 1 F.105, 2 R5C, 1 lên thẳng, 1 không người lái và bắt sống nhiều giặc lái.


Số máy bay B.52 bị bắn rơi nhanh và nhiều như thế đã làm cho một ký giả Mỹ phải thốt lên rằng: cứ tốc độ này thì chỉ trong vài ba tháng nữa, tức là đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm 1973, thì lực lượng máy bay B.52 của Mỹ ở chiến trường Thái Bình Dương sẽ hết sạch. Và số đại tá, trung tá, thiếu tá... phi công Mỹ vào trại tù binh cứ mỗi ngày một tăng như thế thì ngay nước Mỹ cũng không thể chịu đựng nổi. Cuối cùng, đế quốc Mỹ không còn cách nào khác hơn là đành chịu thua trong "trận Điện Biên Phủ trên không" vĩ đại này.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:00:35 pm
Cuộc chiến đấu ở trên cả hai miền Nam Bắc nước ta trong năm 1972 là một cuộc chiến đấu lớn nhất, quyết liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Nó là sự kế tục và phát triển của các giai đoạn trước, của cuộc tổng tập kích chiến lược năm 1968, cuộc chiến đấu lớn trong năm 1971.


Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam phát triển theo đúng quy luật của chiến tranh cách mạng, chiến tranh chống xâm lược là phát triển từ đánh nhỏ đến đánh lớn, từ giải phóng vùng rừng núi, nông thôn trước, rồi đến giải phóng thị trấn, thị xã sau, từ kết hợp đánh du kích với đánh vận động, rồi tiến lên kết hợp đánh du kích, đánh vận động với đánh trận địa; có phản công, có phòng ngự và có tiến công.


Ngoài quy luật chung đó ra thì cũng còn có một số quy luật đặc thù.

Cuộc tiến công năm 1972 là giai đoạn phát triển cao của chiến tranh, giai đoạn đánh tiêu diệt lớn, giai đoạn giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân, giải phóng thị trấn, thị xã. Muốn làm được nhiệm vụ đó thì phải tập trung lực lượng lớn, tác chiến hiệp đồng binh chủng với các binh khí kỹ thuật hiện đại và tác chiến có thành phần trận địa chiến. Bước đi cuối của chiến tranh là đánh tiêu diệt lớn, tiêu diệt về chiến dịch và chiến lược, tiêu diệt các tập đoàn lớn, các tập đoàn chủ yếu của địch ở ngay trên tuyến phòng ngự cơ bản của chúng, giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân, giải phóng các thị trấn, thị xã. Có như thế mới giải quyết được chiến tranh.


Cuộc tiến công năm 1972 của Quân giải phóng đã đi vào giai đoạn này. Điều quan trọng là trình độ tác chiến của bộ đội đã được nâng cao. Quân giải phóng đã có trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn, tác chiến có thành phần chiến đấu trận địa, có thể tiêu diệt từng trung đoàn, sư đoàn địch trong công sự vững chắc, phá vỡ từng cụm phòng ngự, từng tập đoàn phòng ngự của địch. Một điều rất đáng nghiên cứu là Quân giải phóng đã tác chiến theo phương thức này trong điều kiện không có một chiếc máy bay, mà quân địch thì lại có một lực lượng máy bay rất lớn mạnh. Địch đã dùng đến cả không quân chiến lược B.52 - con chủ bài chúng chưa từng đem dùng ở một nơi nào khác. Thế nhưng rốt cuộc, con chủ bài đó của quân Mỹ cũng chỉ gây thêm cho ta một số khó khăn chứ không thể nào ngăn chận được những đòn tiến công mãnh liệt của quân ta.


Đánh lớn hiệp đồng binh chủng là một tất yếu khách quan của chiến tranh, là một quy luật vận động và phát triển của chiến tranh. Đánh lớn hiệp đồng binh chủng kết hợp giữa đánh vận động với đánh trận địa là phương thức tác chiến cao nhất, là giai đoạn phát triển cao nhất của chiến tranh. Muốn quy luật và phương thức đó phát huy được tác dụng thì phải có nghệ thuật. Đánh một quân địch có cơ sở vật chất, có binh khí kỹ thuật, có hỏa lực mạnh hơn mình gấp bội thì nghệ thuật lại càng phải cao. Quân giải phóng đã có nghệ thuật chiến tranh cao, giỏi hơn quân địch nên mới chiến thắng được quân địch. Nghệ thuật của ta là nghệ thuật của chiến tranh cách mạng, nghệ thuật của sự kết hợp giữa chiến tranh và khởi nghĩa, nghệ thuật của sự kết hợp giữa quân sự và chính trị, giữa ba thứ quân, giữa ba vùng chiến lược, giữa tác chiến du kích và tác chiến chính quy, giữa đánh lớn và đánh nhỏ, giữa đánh ở trước mặt và đánh ở sau lưng địch. Nghệ thuật chiến dịch của ta là nghệ thuật về cách đánh, về thế trận, nghệ thuật về đột phá và bao vây, vu hồi nghệ thuật về thời cơ; và nghệ thuật về các trận then chốt, tạo thành một nghệ thuật tổng hợp là nghệ thuật quyết chiến. Nghệ thuật chiến dịch của ta là sự tổng hợp trong vận động biện chứng của các thành phần cơ bản hình thành chiến dịch. Đó là sự tổng hợp và vận động của lực và hình, của pháp và kế, cũng như của thế và thời1 (Lực: lực lượng; hình: hình thế, địa hình; pháp: phương pháp; kế: mưu kế; thế: thế trận; thời: thời cơ. H.M).


Nghệ thuật chiến tranh của ta còn có điểm hay nữa là lấy ngay súng đạn, xe, pháo, máy vô tuyến điện... của địch để đánh lại địch. Trong năm 1972, Quân giải phóng đã lấy pháo 105, 155, 175, xe tăng M.41, xe bọc thép M.113 của Mỹ để diệt quân ngụy, lấy mìn chống tăng của Mỹ để diệt xe tăng M.41, M.48 của Mỹ trang bị cho quân ngụy, và sử dụng hàng trăm xe ô tô của Mỹ để vận chuyển tiếp tế. Các chiến sĩ du kích phụ nữ ở vùng đồng bằng và miền núi đã sử dụng những loại súng trường tối tân nhất thế giới. Họ đã được trang bị bằng loại súng AK. Họ cũng lại cướp được súng M.16 của Mỹ để bắn vào đầu Mỹ - ngụy. Có thể nói, quân Mỹ không những chỉ cung cấp vũ khí, khí tài, phương tiện cho quân ngụy, mà còn cung cấp cho cả Quân giải phóng, thông qua một đội "lính vận tải mẫn cán" là quân ngụy.


Năm 1972 là năm quân Mỹ bị thất bại nặng nhất, lớn nhất kể từ lúc chúng bắt đầu gây chiến cho đến bây giờ. Đây là lần đầu tiên, các tuyến phòng ngự cơ bản, các tập đoàn phòng ngự lớn của địch bị tiêu diệt và bị đánh chiếm.


Tổng cộng, trong năm 1972, trên toàn miền Nam quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 48 vạn tên, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 10 sư đoàn, 35 trung đoàn bộ binh và chiến đoàn, 17 trung đoàn thiết giáp, 14 tiểu đoàn pháo binh; bắn rơi và phá hủy 3.340 máy bay, 3.047 xe tăng và xe bọc thép, 11.652 xe ô tô, 1.822 khẩu pháo, 686 tàu chiến; phá hủy 354 cầu cống, 1.070 kho lớn nhỏ với 110 vạn tấn bom đạn, nhiên liệu, vật chất của địch. Ta đã tiêu diệt và bức rút 37 quận lỵ chi khu, 2.428 đồn bốt, 10 căn cứ cấp trung đoàn và sư đoàn địch, giải phóng 7.800 ấp trong số 15.000 "ấp chiến lược" khỏi ách kìm kẹp của địch.


Do bị tiến công trên khắp chiến trường nên lực lượng của địch bị phần tán, căng mỏng ra khắp nơi: lực lượng dự bị chiến lược bị điều động như đèn cù, chạy ngược chạy xuôi. Cũng bởi lẽ đó nên trên mọi mặt trận chúng đều bị thất bại nặng nề.


Tóm lại, thất bại của đế quốc Mỹ trên cả hai miền Nam Bắc năm 1972 là một thất bại chiến lược. Đối với đế quốc Mỹ, đó là dấu hiệu của thất vọng, là tiếng chuông báo hiệu sự cuốn gói của chúng.

Do thắng lợi của quân đân Việt Nam trên cà hai miền trong cuộc kháng chiến lâu dài, nhất là do thắng lợi to lớn trong năm 1972, mà Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, chấm dứt sự dính líu trực tiếp của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam. Đội quân viễn chinh Mỹ đã phải rút ra khỏi đất nước ta.


Quân dân Việt Nam đã "đánh cho Mỹ cút" vào đầu năm 1973! Đó chính là bước thắng lợi thứ nhất, đồng thời cũng là điều kiện tất yếu để hai năm sau (mùa Xuân 1975), tiếp tục "đánh cho ngụy nhào", giành thắng lợi hoàn toàn cho dân tộc sau hơn 30 năm liên tục tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược, vĩnh viễn xóa bỏ mọi thứ chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:05:21 pm
IV
THẤT BẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤT BẠI ĐÓ


Sau tám năm (từ đầu năm 1965 đến đầu năm 1973) sử dụng quân đội Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời sử dụng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ đã phải rút ra khỏi sự dính líu trực tiếp vào Việt Nam. Đó là một thất bại nặng nề của chúng.


Kể từ năm 1954 đến 1972, suốt mười tám năm trời, đế quốc Mỹ đã áp dụng bốn chiến lược chiến tranh trong bốn đời tổng thống để xâm lược Việt Nam, nhưng vẫn không thực hiện được toàn bộ chính sách xâm lược của chúng ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương.


Đế quốc Mỹ đã tỏ ra hết sức ngoan cố, đã sử dụng một lực lượng rất lớn quân đội và vũ khí, đã giở mọi thứ chiến lược, xoay mọi thủ đoạn, ném ra một số tiền khổng lồ, áp dụng mọi thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để xâm lược Việt Nam.


Khi mới lên nhậm chức trong năm 1953, Ai-xen-hao đã tuyên bố: "Nếu để mất Việt Nam, mất Đông Dương thì khó có thể phòng thủ được bán đảo Ma-lai-xi-a", "phải ngăn chặn lại việc này ngay từ bây giờ" (Diễn văn đọc trước hội nghị hàng năm các thống đốc bang toàn nước Mỹ).


Năm 1961, sau khi nhậm chức, Ken-nơ-đi đã tuyên bố: "Mỹ không loại trừ việc đưa các lực lượng quân sự tới đồng bằng sông Cửu Long", "để đáp ứng yêu cầu của tình hình, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ Cộng hòa Việt Nam (ngụy) để bảo vệ chế độ. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tăng thêm sự chi viện nhiều mặt vào cố gắng phòng thủ Nam Việt Nam" (Tuyên bố của Ken-nơ-đi và thư của Ken-nơ-đi gửi Ngô Đình Diệm).


Khi mới lên làm tổng thống, Giôn-xơn cũng từng tuyên bố: "Nước Mỹ chúng ta sẽ thực hiện những điều cam kết mà chúng ta đã đưa ra ở Việt Nam. Tôi sẽ làm những việc gì cần phải làm để bảo vệ những lợi ích của chúng ta ở Việt Nam, vừa giữ đúng lời hứa của chúng ta" (Hồi ký của Giôn-xơn).


Khi lên làm tổng thống, Ních-Xơn cũng tuyên bố: "Chúng ta đã chịu đựng một đêm dài của tinh thần Mỹ, chúng ta đang bị mắc kẹt trong chiến tranh" nhưng "chúng ta giũ vững các mục tiêu cam kết" và sẽ "dốc sinh lực, sự khôn ngoan để phục vụ cho sự nghiệp đó". "Chúng ta hãy làm cho không còn chút nghi ngờ nào rằng: chúng ta sẽ dùng sức mạnh tới mức độ cần thiết trong thời gian cần thiết" (Diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ 1 của Ních-Xơn).


Qua bốn đời tổng thống, kế tiếp nhau lên cầm quyền, âm mưu và quyết tâm xâm lược miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ đều đã được biểu lộ một cách rõ ràng.

Để thực hiện âm mưu và quyết tâm xâm lược đó, đế quốc Mỹ đã vận dụng nhiều hình thức xâm lược, nhiều chiến lược xâm lược. Các hình thức và chiến lược xâm lược đó đều được vận dụng và phát triển từ mức thấp đến mức cao nhất.


Thời kỳ Ai-xen-hao làm tổng thống từ năm 1954 đến năm 1960, đế quốc Mỹ đã dùng hình thức xâm lược bằng kinh tế và chính trị ở miền Nam Việt Nam. Đó là hình thức xâm lược thực dân mới kiểu thông thường, phổ biến trên thế giới. Thực hiện kiểu xâm lược này, đế quốc Mỹ chỉ cần một số đô la, một số vũ khí cùng các hãng buôn, các đội văn hóa, với một tòa đại sứ đặc biệt gồm những nhân viên quân sự và nhân viên tình báo chuyên nghề lật đổ và chống lật đổ. Áp dụng không thành công, đế quốc Mỹ đã phải nâng lên một mức độ cao hơn. Đô la và vũ khí của Mỹ phải nhiều hơn. Ngoài tòa đại sứ, cơ quan viện trợ kinh tế, hãng buôn và đội văn hóa, đế quốc Mỹ còn tung vào miền Nam Việt Nam hàng mớ chuyên gia cố vấn quân sự, tình báo, và chuyên gia cố vấn chính trị, kinh tế để làm quan thầy trực tiếp cho chính quyền bản xứ. Mối quan hệ giữa đế quốc Mỹ và ngụy quyền rõ ràng là mối quan hệ giữa chủ và tớ.


Với hình thức xâm lược thực dân mới kiểu thông thường cao như thế, tốn kém như thế, mà vẫn không thành công, đế quốc Mỹ phải dùng hình thức xâm lược cao hơn là "chiến tranh đặc biệt", một trong ba loại chiến tranh của chiến lược quân sự toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ. Và, tướng Tay-lo, "bố đẻ" ra chiến lược này đã được tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi phái sang miền Nam Việt Nam để làm người vú cho đứa con mới ra đời đó.


"Chiến tranh đặc biệt" được thực hiện ở miền Nam Việt Nam là một cuộc chiến tranh đặc biệt lớn nhất, tốn kém nhất. Đế quốc Mỹ đã chi phí hàng tỷ đô la, sử dụng hàng trăm máy bay, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép cùng hàng vạn nhân viên quân sự cho cuộc chiến tranh đó. Các sĩ quan Mỹ đã trực tiếp chỉ huy đội quân ngụy Sài Gòn, từ bộ quốc phòng, bộ tổng tham mưu cho đến đơn vị cấp tiểu đoàn. Các phi công Mỹ và các đội quân tình báo Mỹ đã trực tiếp tham gia chiến đấu. Ngoài ra, lúc cuộc "chiến tranh đặc biệt" phát triển tới đỉnh cao vào giữa năm 1965 thì có hai đơn vị quân đội Mỹ cũng tham gia là sư đoàn lính thủv đánh bộ số 3 và lữ đoàn dù số 173.


"Chiến tranh đặc biệt" không thành công, chính quyền bù nhìn, tay sai có nguy cơ bị sụp đổ. Đế quốc Mỹ lại bị động, buộc lòng phải tiến hành "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam, loại chiến tranh thứ hai trong chiến lược quân sự toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ. Đây là một cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phối hợp cùng với một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân cũng lớn nhất đối với miền Bắc Việt Nam.


Cuộc chiến tranh cục bộ này đã vượt ra ngoài lý luận về chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Theo lý luận này, đế quốc Mỹ có thể tiến hành đồng thời hai cuộc chiến tranh rưỡi trong cùng một lúc mà vẫn còn một lực lượng dự bị hùng hậu để sẵn sàng ứng phó với cuộc chiến tranh thế giới hạt nhân toàn diện. Thế nhưng đế quốc Mỹ đã phải đưa cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam lên một đỉnh cao nhất, với số quân là 543.482 tên vào tháng 4 năm 1969. Ngoài ra, Mỹ còn có hàng chục vạn quân thuộc hạm đội 7 ở Thái Bình Dương và các lực lượng không quân ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Ô-ki-na-oa để chi viện cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Với số quân lớn như thế, lực lượng dự bị chiến lược của đế quốc Mỹ đã bị khánh kiệt. Nước Mỹ không còn quân để có thể mở một cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ khác. Vì vậy mà lý luận về "hai cuộc chiến tranh rưỡi" đã bị phá sản và đế quốc Mỹ đã phải sửa lại bằng lý luận "một cuộc chiến tranh rưỡi". Thực tế, chỉ một cuộc ở Việt Nam cũng đã quá đủ rồi, cái "rưõi" kia cũng khó thực hiện được.


Số quân Mỹ tác chiến trên hướng Việt Nam đã vượt cả số quân Mỹ trên hướng chiến lược chủ yếu của Mỹ ở châu Âu. Để duy trì lực lượng chiến đấu ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã phải thường xuyên huy động một số quân (150 vạn người) để bổ sung và thay phiên (gần bằng một nửa tổng số quân đội thường trực Mỹ trong lúc đó). Và, để bảo đảm cho số quân trên chiến đấu trong mấy năm chiến tranh, nước Mỹ phải huy động đến 4 triệu rưỡi lượt thanh niên Mỹ sang Việt Nam.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:06:37 pm
Làm một cuộc chiến tranh cục bộ phát triển cao như thế, cuối cùng đế quốc Mỹ cũng vẫn bị thất bại. Con đường chiến tranh đã cụt. Chúng phải tìm một lối rẽ: "Chiến tranh cục bộ" được thay thế bằng "Việt Nam hóa chiến tranh", lối rẽ đi xuống của chiến lược quân sự xâm lược Việt Nam.


Cuối cùng đế quốc Mỹ đã bắt buộc phải kết thúc sự dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược và quay lại con đường mòn luẩn quẩn mà chúng đã đi.

Một đế quốc giàu tiền của nhất, có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất, có lực lượng vũ trang mạnh nhất trong phe đế quốc, đã đổ ra hàng trăm tỉ đô la chi phí cho cuộc chiến tranh kéo dài suốt tám năm ròng rã, mà vẫn thua Việt Nam - một nước đất không rộng, người không đông và kinh tế còn chưa phát triển. Thất bại đó quả thật hết sức nặng nề và cay đắng đối với đế quốc Mỹ.


Vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy? Nguyên nhân nào đã đưa đế quốc Mỹ xuõng vực thẳm của thất bại?

Trước hết phải thấy: đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược trong những điều kiện lịch sử bất lợi đối với chúng, trong thời đại mà giai cấp công nhân trở thành nhân vật trung tâm, thời đại thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, thời đại mà chủ nghĩa tư bản thế giới đang ngày càng suy sụp và chủ nghĩa đế quốc thực dân đang ở trong cơn hấp hối. Đó là thời đại mà ba dòng thác cách mạng đang tiến công dồn dập vào chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc thực dân, làm cho thành trì của chúng đang sụp đổ từng mảng. Đó là thời đại mà chủ nghĩa tư bản Mỹ và chủ nghĩa tư bản thế giới đã lao sâu vào cuộc tổng khủng hoảng, nền kinh tế của nó đang ở trong một trạng thái hết sức không ổn định. Nhìn chung, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trong những điều kiện lịch sử bất lợi đối với chúng.


Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới xuất hiện là chỗ dựa, là ngọn cờ động viên các lực lượng cách mạng đang mạnh bước tiến lên. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời đã làm thay đổi một bước quan trọng so sánh lực lượng trên thế giới, đã đẩy cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản bước sang thời kỳ thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng cách mạng tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa tư bản, đế quốc.


Mâu thuẫn đã bùng nổ và đang bùng nổ mạnh mẽ là mâu thuẫn giữa phong trào giải phóng dân tộc, độc lập quốc gia với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này có điều kiện bùng nổ vì nó đang rất gay gắt và vì ở khâu mâu thuẫn này, lực lượng cách mạng có sức mạnh, còn lực lượng phản động thì yếu hơn so với các nơi khác.


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự suy yếu của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới đã vạch ra con đường cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ. Những ngọn cờ thực dân của các nước đế quốc lớn Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, v.v... trước đây còn nghênh ngáo trên khắp thế giới nay đã rách nát tả tơi. Đế quốc Anh thường khoe khoang với giọng kẻ cướp là một "đế quốc không có mặt trời lặn" - đã bị chìm sâu trong bóng tối. Bọn thực dân Bồ Đào Nha ngu xuẩn, ngoan cố đến giữa năm 1974 củng đã bị bánh xe lịch sử nghiến nát. Phong trào giải phóng dân tộc đang là ngọn đòn xung kích tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đây là một trào lưu đang có sức sống mãnh liệt và có sự hấp dẫn rộng rãi. Bản thân nó đã có sức mạnh, lại được tăng thêm sức mạnh vì có chỗ dựa vững chắc là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, có sự đoàn kết rộng rãi trong nội bộ phong trào và có sự hỗ trợ, phối hợp đấu tranh của phong trào công nhân và dân chủ, tiến bộ trong các nước tư bản đế quốc. Ngày nay các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân đều bị các lực lượng cách mạng và các lực lượng tiến bộ chống lại. Thế giới tiến bộ và chính nghĩa đã có đủ sức mạnh về tinh thần và vật chất để có những khả năng thực tế đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đó.


Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân ở Việt Nam là đi ngược lại trào lưu của thời đại. Nó không những bị nhân dân Việt Nam kịch liệt chống lại, mà còn bị các nước xã hội chủ nghĩa kiên quyết chống lại, và cả loài người tiến bộ cũng như nhân dân tiến bộ Mỹ đều tích cực chống lại. Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam không phải chỉ đụng chạm đến một nước Việt Nam riêng lẻ, mà còn uy hiếp, đe dọa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và các nước tiến bộ, các phong trào tiến bộ trên thế giới. Đế quốc Mỹ xâm lược được Việt Nam thì sẽ xâm lược và áp bức bóc lột được các nước khác. Đế quốc Mỹ đi xâm lược áp bức các nước khác, các dân tộc khác thì ở ngay trong nước Mỹ bản thân nhân dân Mỹ cũng bị giai cấp tư sản thống trị Mỹ áp bức bóc lột.


Những người tiến bộ trên thế giới và ở trong nước Mỹ hiểu rõ được điều đó, nên họ đều chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, đều chống lại moi cuộc chiến tranh xâm lược.

Một số nước chư hầu, đồng minh xa của đế quốc Mỹ, ít nhiều có tư thế độc lập, ít nhiều thức thời, đã từ chối không tham gia "chạy cờ" cho đế quốc Mỹ. Mặt khác họ cũng muốn để mặc cho đế quốc Mỹ bị ngụp lặn, chìm sâu trong vũng bùn chiến tranh để họ có thể nhanh chân tiến bước đi lên trên con đường thênh thang, không đối thủ.


Do đó mà đế quốc Mỹ bị cả loài người tiến bộ nguyền rủa, phỉ nhổ, lên án. Dư luận chính nghĩa của thế giới liên tục tiến công và bao vây đế quốc Mỹ. Trong lịch sử các cuộc chiến tranh xâm lược, không có cuộc chiến tranh xâm lược nào lại bị lên án, nguyền rùa như cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới mà đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam và các nước Đông Dương.


Nhân dân tiến bộ trên thế giới một mặt kiên quyết phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, mặt khác tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam về tinh thần cũng như về vật chất. Tình hình này làm cho sức mạnh vật chất của đế quốc Mỹ bị giảm sút, đồng thời sự yêu kém về chính trị và tinh thần lại càng thêm yếu kém, làm cho thế và lực tổng hợp của chiến tranh xâm lược trở thành bất lợi và suy yếu. Ngược lại, nó cũng làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam càng thêm sức mạnh, tăng thêm khả năng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.


Đối với nhân dân Việt Nam, nhân tố quốc tế là hết sức quan trọng, không thể thiếu được để đối chọi với một đế quốc giàu mạnh nhất trong phe đế quốc. Nhưng nhân tố bên trong của bản thân nhân dân Việt Nam vẫn là quyết định. Nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, dũng cảm, tài giỏi, biết tổ chức, huy động và phát huy cao độ mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của chính mình, đồng thời có đường lối quốc tế đúng đắn và biết sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế thì mới đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn nhất, tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh thực dân xâm lược.


Đó là những điều kiện lịch sử thế giới không có lợi cho bọn đế quốc gây chiến, một trong những nguyên nhân thất bại của đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:07:49 pm
Còn ở ngay trong nước Mỹ, thì những khó khăn ngày càng tăng, ngày càng trầm trọng về mọi mặt cũng là một nguyên nhân khác đẩy đế quốc Mỹ đến chỗ thất bại.

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là một cuộc chiến tranh không có liên quan trực tiếp đến nền an ninh của nước Mỹ, một cuộc chiến tranh chẳng có gì khêu gợi, cổ vũ được tình cảm yêu nước và ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc của người dân Mỹ. Mặt khác, đó cũng là một cuộc chiến tranh hao người tốn của một cách kinh khủng, vượt xa mọi cuộc chiến tranh xâm lược trong lịch sử nước Mỹ. Đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi của đông đảo nhân dân Mỹ. Chẳng những thế, nó còn làm thiệt hại đến quyền lợi nhiều mặt của những tập đoàn tư bản không "làm ăn" được gì nhiều trong cuộc chiến tranh.


Bản chất cuộc chiến tranh đó là phi nghĩa nên những kẻ cầm quyền nước Mỹ - đại biểu cho những tập đoàn tư bản tài phiệt, hiếu chiến - đã phải cố công tô vẽ, đã dùng mọi lời lẽ mỹ miều nhất để nói về "ý nghĩa cao cả'' cũng như biết bao hứa hẹn về thắng lợi của nó. Thế nhưng, dù Nhà trắng và Lầu năm góc đã giở mọi thủ đoạn xảo trá và luận điệu bịp bợm, chúng vẫn không tài nào thuyết phục nổi các tầng lớp nhân dân Mỹ. Vì, đông đảo người Mỹ đã ngày càng hiểu rằng số tiền thuế mà họ phải đóng cho chính phủ hiếu chiến Mỹ cũng như sinh mệnh của biết bao người Mỹ bình thường bị ném vào cái lò lửa chiến tranh Việt Nam, không phải là để mang lại quyền lợi và vinh dự cho họ mà là để nuôi béo và phục vụ cho tham vọng của các tổ hợp quân sự - công nghiệp, cho bọn lái súng Mỹ, cho bọn tay sai bù nhìn bản xứ cũng như bọn tư bản công nghiệp Nhật Bản. Ngay trước mắt họ, tiền tài cũng như vật tư chiến tranh - mồ hôi nước mắt của người dân lao động Mỹ - đưa sang Việt Nam đã bị những tên Mỹ đi xâm lược và bọn tay sai bù nhìn ăn cắp tới 30 - 40%, nhờ đó chúng đã trở thành những triệu phú, tỷ phú giàu có hơn nhiều người Mỹ ở chính quốc. Đông đảo người Mỹ ngày càng nhận thấy họ đã bị phung phí quá nhiều xương máu, tinh thần, trí tuệ và của cải vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa chẳng có lợi gì mà chỉ có hại cho nước Mỹ, cho bản thân mỗi người dân Mỹ. "... Người Mỹ không chịu để bị đưa đi chết trong một cuộc chiến tranh mà họ không hiểu và không tin tưởng. Họ không còn dễ mắc lừa mà ủng hộ cuộc chiến tranh đó nữa. Các nhóm ở khắp mọi nơi trong nước - các nhóm sinh viên, các nhóm giải phóng phụ nữ, các nhóm trong ngành giáo dục, các nhóm tôn giáo, các nhóm người da đen, một bộ phận lớn của nước Mỹ - mọi người theo cách của mình đều đang nói lên rằng họ đã mệt mỏi vì cuộc chiến tranh rồi. Tất cả đều đang nói rằng cuộc chiến tranh phải được chấm dứt ngay lập tức"1 (Lời phát biểu của nữ nghệ sĩ Mỹ Si-som tại Hạ viện Mỹ, Biên bản Quốc hội Mỹ ngày 14-10-1969 (theo bản dịch của VNTTX)).


Tất cả những hoạt động chống đối chiến tranh mạnh mẽ ở khắp nước Mỹ đã đẩy bọn gây chiến vào tình thế ngày càng khó khăn, khốn quẫn. Sự phản kháng của nhân dân Mỹ đã không cho phép bọn cầm quyền phản động hiếu chiến mặc sức vét người, vét của ở nước Mỹ để ném vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Vì vậy, bọn chúng đã phải dùng bạo lực, đàn áp, dùng quyền hành độc đoán để thực hiện mọi ý đồ vét người, vét của tiếp tục phục vụ chiến tranh.


Mặc nhiên là càng dùng bạo lực và quyền hành thì chúng lại càng vấp phải sức phản kháng quyết liệt hơn của đông đảo nhân dân Mỹ, kể cả nhiều người trong chính giới Mỹ.

Mặt khác, cũng phải thấy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài hàng chục năm quả là một "cái thùng không đáy" đối với đế quốc Mỹ. Càng lao sâu vào cuộc chiến tranh ấy thì nước Mỹ càng suy yếu về kinh tế, càng chia rẽ về chính trị, dẫn tới sự mất dần quyền khống chế của nước Mỹ đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới và các nước phụ thuộc của Mỹ, gây ra nguy cơ uy quyền bá chủ của đế quốc Mỹ bị sụp đổ. Rõ ràng cuộc chiến tranh cứ tiếp diễn mà vẫn chẳng thấy đôi chút ánh sáng le lói nào của "con đường hầm không có lối thoát" thì dù nước Mỹ có đông dân, có nền kinh tế giàu có bậc nhất thế giới cũng khó lòng mà chịu đựng mãi được.


Bản chất hoàn toàn phi nghĩa cùng với những nhân tố khác đã làm cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trở thành "một cuộc chiến tranh khó khăn nhất trong lịch sử nước Mỹ". Những khó khăn ngày càng chồng chất ở bên trong nước Mỹ là một trong những nguyên nhân đưa đế quốc Mỹ đến chỗ thất bại.


Những khó khăn ấy có liên quan đến một nguyên nhân thất bại nữa là tình trạng tinh thần thấp kém, của quân đội viễn chinh Mỹ, công cụ chủ yếu và trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.


Theo quan điểm chúng ta, hoạt động của con người luôn luôn có sự kết hợp thống nhất giữa vật chất và tinh thần. Vật chất là điều kiện, là cơ sở khách quan cho tinh thần hoạt động. Ngược lại, trên cơ sở vật chất nhất định, có sự tác động tích cực trở lại của tinh thần thì sẽ sinh ra một sức mạnh tổng hợp rất lớn, làm cho hoạt động của con người trở nên kỳ diệu, phi thường. Đó là một trong những lý do cơ bản giải thích vì sao khẩu súng trường lại có thể bắn rơi được máy bay phản lực siêu âm hiện đại, trong trường hợp người chiến sĩ bộ binh dám nhằm thắng máy bay thù đang lao xuống trước mặt mà bắn. Vì vậy, Lênin đã nói: "Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tâm trạng của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường... Việc quần chúng nhận thức được mục đích và nguyên nhân của chiến tranh có một tầm quan trọng to lớn: đó là sự bảo đảm cho thắng lợi"1 (V.I. Lenin, Toàn tập, tập 31, Nxb Sự thật, H. 1969, tr. 166).


Các tướng lĩnh Mỹ không phải là không nhắc tới tầm quan trọng của nhân tố tinh thần, song xét về thực chất thì quan điểm cơ bản của họ vẫn là quan điểm vũ khí luận. Đối với họ, vũ khí vẫn là quyết định trong chiến tranh còn người lính chẳng qua chỉ là một thứ công cụ, một cái máy bắn, không có ý thức tự giác. Họ cho thắng lợi của chiến tranh phụ thuộc vào ưu thế về số lượng vật chất, về trang bị máy móc, kỹ thuật nên coi nhẹ việc xây dựng, bồi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người lính. Như vậy, người lính Mỹ khó mà có tinh thần dũng cảm. Vì họ chiến đấu không có mục đích, bản thân họ và gia đình họ cũng lại bị áp bức, bóc lột, chèn ép, đánh mắng. Không có lý do thuyết phục nào kích thích được tinh thần tự giác chiến đấu dũng cảm, hy sinh của họ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:09:11 pm
Tinh thần quân đội Mỹ vốn đã thấp kém lại càng thấp kém trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trước hết, vì chúng đã vấp phải một đối thủ vô cùng lợi hại, một đối thủ có sức chiến đấu vượt hẳn ra ngoài mọi dự kiến của chúng. Đó là quân dân Việt Nam tài giỏi, anh hùng. Chúng đã liên tục đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trên chiến trường Việt Nam. Mặt khác, cũng còn vì những ảnh hưởng về mọi mặt từ hậu phương của chúng tác động tới. Quân viễn chinh Mỹ làm sao có thể giữ vững được tinh thần chiến đấu khi mà phong trào chống chiến tranh xâm lược của các tầng lớp nhân dân Mỹ cứ mỗi ngày một quyết liệt, mỗi ngày một lan rộng hơn? Không ít binh lính Mỹ đã dần dần hiểu ra rằng họ chỉ là một thứ công cụ đánh thuê cho bọn tư bản cá mập hiếu chiến. Xương máu của họ đổ ra ở Việt Nam không phải là để bảo vệ nước Mỹ mà chỉ có tác dụng làm cho cái túi tiền của những tên lái súng vốn đã nặng lại càng nặng thêm. Điều nhục nhã hơn nữa là họ còn bị nhân dân Mỹ khinh rẻ. Chính tướng Mỹ Tay-lơ cũng đã phải thú nhận: "Dân chúng Mỹ ngày nay không còn trọng vọng quân đội nữa và một bộ phận lớn trong công chúng Mỹ đang rơi vào thiên kiến chống quân sự... hình như trong công chúng Mỹ đang diễn ra một chiến dịch có tổ chức nhằm lăng nhục những quân nhân và những người đang mặc quân phục"1 (Báo Quân đội nhân dân, ngày 22-8-1973). Tâm trạng chán ngán, mệt mỏi trước một cuộc chiến tranh phi đạo lý "không có lối thoát" đã đưa người Mỹ bế tắc đến chỗ làm quen với làn khói ma túy. Và rồi nạn nghiện ngập ma túy lan tràn lại làm cho tinh thần binh lính Mỹ càng thêm suy sụp. Tuy nhiên, điều cần chú ý hơn là hiện tượng chống chiến tranh của binh lính Mỹ đã phát triển nhanh chưa từng thấy trong lịch sử quân đội Mỹ. Hàng chục tổ chức binh lính, hàng trăm tờ báo của binh lính chống chiến tranh xâm lược Việt Nam đã ra đời. Ngay ở Việt Nam cũng có những binh lính Mỹ tham gia và đi đầu trong các cuộc biểu tình đòi chính phủ Mỹ chấm dứt chiến tranh, đòi về nước. Ngoài những hành động chống lệnh, đào ngũ... có nơi lính Mỹ còn dùng cả bạo lực để chống lại các sĩ quan bắt họ đi chiến đấu.


Tình trạng tinh thần chiến đấu thấp kém của quân đội Mỹ đã được chứng minh qua những cuộc đụng độ giữa chúng và các chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Bình luận về chiến dịch Plây Me ở Tây Nguyên tháng 10 năm 1965, các nhà báo phương Tây đã coi "tinh thần của quân đội Mỹ thấp như ngọn cỏ, còn đối thủ của nó thì tinh thần cao đến tận mây xanh". Người ta đã từng thấy xe tăng Mỹ tháo chạy trước người chiến sĩ bộ binh Quân giải phóng miền Nam với khẩu B.40 trong tay. Người ta cũng từng thấy những tấm ảnh giặc lái Mỹ bi quan, bàng hoàng, run sợ sau khi bị tiến công bởi lưới lửa của súng bộ binh đối phương. Và một khẩu súng cối 60 ly của Quân giải phóng cũng có thể làm câm họng một trận địa pháo 4 khẩu 105 ly của quân Mỹ.


Tinh thần binh lính có liên quan trực tiếp đến chiến thuật và chiến đấu. Trong những hoàn cảnh phức tạp khó khăn, trong những tình huống khẩn trương, chuyển biến đột ngột... thì tinh thần lại càng có ý nghĩa quyết định. Tinh thần đã thấp kém thì không thể tích cực, chủ động linh hoạt, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, do đó không thể phát huy được tính năng, tác dụng và hiệu quà của vật chất kỹ thuật và cũng không thể vận dụng được chiến thuật. Đó chính là một trong những lý do làm cho chiến thuật của quân đội Mỹ yếu kém. Như ta đã biết, chiến thuật kém, chiến đấu không thắng lợi thì chiến dịch cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ và rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược và toàn cuộc chiến.


Quân đội Mỹ có chỗ mạnh về vật chất kỹ thuật nhưng lại có chỗ yếu cơ bản là tinh thần chiến đấu. Có phát hiện và phân tích được chỗ yếu cơ bản đó cùng với những chỗ yếu khác nữa thì mới dám đánh và đánh thắng chúng.


Đi đôi với tình trạng thấp kém về một tinh thần chiến đấu, quân đội Mỹ còn một chỗ yếu cơ bản nữa về mặt vận dụng quy luật tiến hành chiến tranh. Quy luật tiến hành chiến tranh xâm lược mà quân Mỹ vận dụng đó tỏ ra không thích hợp và không phát huy được tác dụng trước đối tượng chiến tranh là quân dân Việt Nam, trong điều kiện chiến trường Việt Nam. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa đế quốc Mỹ đến chỗ thất bại.


Các lực lượng viễn chinh Mỹ có số quân đông, được trang bị rất hiện đại, có hỏa lực rất mạnh và có sức cơ động rất cao. Với sự giàu có, với trình độ công nghiệp và khoa học kỹ thuật hiện đại của nước Mỹ, cơ quan tham mưu và hậu cần của quân đội Mỹ có thể tiến hành việc tổ chức thiết bị chiến trường và chuẩn bị cơ sở vật chất để triển khai đội quân khổng lồ của chúng một cách nhanh chóng, trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều địa hình khác nhau. Với khả năng và trình độ như thế, quân đội Mỹ đã có một cơ sở rất tốt để vận dụng quy luật tiến hành chiến tranh của quân đội chính quy hiện đại ở một trình độ cao, tác chiến theo kiểu trận địa kết hợp với cơ động cao và linh hoạt.


Chiến lược, chiến thuật của quân đội Mỹ biểu hiện trình độ kinh tế và khoa học, kỹ thuật của nước Mỹ. Nhìn chung, tư tưởng quân sự của quân đội Mỹ có điểm phát triển hơn so với các quân đội tư sản khác không có nền công nghiệp phát triển bằng. Nó đã vận dụng được thành quả của nền công nghiệp hiện đại và nền kỹ thuật tiên tiến của nước Mỹ vào chiến tranh.


Phương pháp tiến hành chiến tranh tức là phương pháp sử dụng các công cụ chiến tranh do con người có tổ chức tiến hành. Đặc điểm của chiến tranh hiện đại là có hỏa lực mạnh với tầm xa lớn; có khả năng cơ động cao và có sức đột kích mạnh kết hợp giữa mặt đất, mặt nước và trên không. Với trang bị kỹ thuật hiện đại vào bậc nhất trong các quân đội của thế giới tư bản chiến lược, chiến thuật của quân đội Mỹ nói chung có phần phong phú, linh hoạt hơn các quân đội tư sản khác, đặc biệt là khả năng cơ động nhanh chóng và khả năng tập kích vào sau lưng đối phương, về tổ chức lực lượng vũ trang, quân đội Mỹ cũng không phải chỉ có một quân đội chính quy mà còn có các lực lượng nửa chính quy và các đội quân đặc biệt.


Để cứu vãn tình thế nguy ngập của quân ngụy Sài Gòn, quân đội Mỹ đã thực hành phản công chiến lược một cách ồ ạt với quy mô lớn trên toàn bộ chiến trường, ở những hướng chiến lược quan trọng. Đế quốc Mỹ đã sử dụng cả đội quân viễn chinh Mỹ và chư hầu cùng với đội quân ngụy, tổ chức chúng thành hai lực lượng gồm: lực lượng chủ lực cơ động và lực lượng địa phương tại chỗ. Chúng đã thực hiện chiến thuật trận địa kết hợp với cơ động để thực hành tác chiến. Nói chung, quân đội Mỹ đã vận dụng quy luật chiến tranh chính quy hiện đại của nghệ thuật quân sự tư sản vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chiến lược - chiến thuật của quân đội Mỹ là chiến lược - chiến thuật trong chiến tranh thông thường của một quân đội tư sản chính quy hiện đại nhát kết hợp với chiến lược - chiến thuật chống chiến tranh cách mạng của giai cấp tư sản trên thế giới để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chiến lược - chiến thuật ấy đã có những điểm cải tiến nhất định để đối phó với một cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:10:17 pm
Thế nhưng đối với cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam phát triển tới trình độ cao trong thời đại ngày nay thì chiến lược - chiến thuật Mỹ rõ ràng đã bất lực, không phát huy được tác dụng. Chiến lược - chiến thuật của chiến tranh cách mạng Việt Nam có đủ điều kiện tồn tại vững chắc, phát triển mạnh mẽ và đánh bại chiến lược - chiến thuật của chiến tranh xâm lược do Mỹ tiến hành. Nhìn chung phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng Việt Nam có những điểm phát triển độc đáo, có sức mạnh rất lớn. Vì vậy, dù có những điểm mới hơn so với phương thức tiến hành chiến tranh của các quân đội tư sản khác, dù đã được cải tiến thì phương thức tiến hành chiến tranh của quân đội Mỹ cũng vẫn không sao thích ứng được với chiến trường Việt Nam, chiến lược - chiến thuật của chúng vẫn không thể đối chọi được vài chiến lược - chiến thuật của chiến tranh cách mạng.


Đánh nhanh, thắng nhanh là quy luật của chiến tranh xâm lược. Vì các đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược, dù rất giàu có hoặc giàu có nhất cũng không thể chịu đựng nổi một cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài, bị tiêu hao liên tục và nặng nề mà không nhìn thấy triển vọng thắng lợi. Chiến tranh xâm lược phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài thì có nghĩa là không còn khả năng thắng lợi nữa. Lịch sử đã từng nhiều lần chứng minh rằng đó là một quy luật khách quan và quy luật ấy chẳng kiêng nể gì những kẻ không biết tôn trọng nó, kể cả đế quốc giàu có nhất là đế quốc Mỹ.


Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, với chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, đế quốc Mỹ hy vọng có thể tiêu diệt được các lực lượng vũ trang, phá hủy nền kinh tế và đánh bại quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Nhưng chúng đã không thực hiện được điều đó, ngược lại quân đội Mỹ đã bắt buộc phải đánh kéo dài, đã bị tiêu diệt từng bộ phận và bị tiêu hao rất nặng nề, dẫn đến suy yếu nghiêm trọng về kinh tế và chính trị. Cuối cùng chúng đã bị thất bại một cách cay đắng.


Về mặt quân sự, thất bại trong chiến tranh là thất bại cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.

Về chiến lược và chiến dịch, quân đội Mỹ có số quân đông và vật chất nhiều. Chúng có khả năng triển khai chiến lược, chiến dịch nhanh và hành động chiến lược, chiến dịch đồng thời ở nhiều hướng chiến lược, chiến dịch trên một chiến trường rộng lớn. Chúng có khả năng cơ động cao và tập trung lực lượng lớn, để tổ chức lại ưu thế và lực lượng, có thể đồng thời tiến công ở trước mặt và cả ở hậu phương sâu xa của đối phương. Sức mạnh hỏa lực của quân Mỹ rất lớn trong đó phải kể đến không quân, một lực lượng làm được nhiều nhiệm vụ nặng nề và phát huy được nhiều tác dụng phức tạp khác nhau về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Song phương thức tác chiến của quân đội Mỹ đã tỏ ra không phù hợp và không có hiệu lực trước một cuộc chiến tranh nhân dân phát triển tới trình độ cao ở Việt Nam. Sức mạnh của quân đội Mỹ cũng bị nhiều hạn chế, không phát huy được hết tác dụng trên chiến trường Việt Nam.


Mặc dầu có số quân đông và cơ sở vật chất dồi dào song các tướng tá Mỹ vẫn luôn luôn thấy thiếu, luôn luôn đòi chính phủ Mỹ tăng viện. Đó là vì quân Mỹ đã bị phân tán ở khắp nơi, trên khắp chiến trường: cả ở trước mặt lẫn sau lưng, cả ở rừng núi, nông thôn lẫn đô thị, đâu đâu chúng cũng đều vướng phải thế trận "thiên la địa võng" của quân dân ta. Chúng luôn luôn bị bao vây và bị tiến công liên tục hàng ngày hàng giờ ở khắp nơi, kể cả ở những khách sạn sang trọng ngay giữa Sài Gòn. Lúng túng trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam, quân Mỹ - ngụy và chư hầu tuy nhiều mà hóa ra ít, muốn tập trung nhưng lại bị xé lẻ phân tán, muốn tiến công nhưng lại lâm vào phòng ngự, muốn đánh nhanh giải quyết nhanh nhưng lại phải đánh kéo dài và bị sa lầy trong một cuộc chiến tranh không lối thoát.


Quân Mỹ có sức mạnh vật chất. Nhưng đối chọi với cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thì sức mạnh ấy không tạo ra được thế mạnh về chiến lược, chiến dịch, ở Việt Nam, quân Mỹ không thể thực hiện được kiểu chiến tranh chiến tuyến kết hợp trận địa với cơ động vì không thể phân tuyến được với cuộc kháng chiến toàn dân, không tìm ra được mục tiêu rõ rệt trong toàn thể nhân dân Việt Nam, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Chúng không biết tiến hành quyết chiến như thế nào cho phù hợp để tiêu diệt chủ lực của đối phương.


Đó là nói về sự yếu kém về chiến lược và chiến dịch của quân đội Mỹ. Còn về chiến thuật thì nó lại càng tỏ ra yếu kém hơn cả.

Là một trong các thành phần cơ bản của nghệ thuật quân sự, chiến thuật cũng có vị trí quan trọng không kém so với chiến dịch và chiến lược. Vì xét cho cùng thì chiến tranh rốt cuộc phải giải quyết bằng chiến thuật và chiến đấu.


Tư tưởng quân sự thống trị trong quân đội Mỹ là: lấy hỏa lực để quyết định chiến đấu; vũ khí và kỹ thuật là chủ yếu, con người và tinh thần là phụ thuộc. Đó chính là chỗ yếu kém của quân đội Mỹ trong chiến thuật, chiến đấu. Vì hỏa lực chỉ là một thành phần chiến đấu, riêng mình hỏa lực không thể tạo thành sức đột kích quyết định, không thể tiêu diệt triệt để được địch thủ. Hỏa lực chỉ có thể sát thương, thậm chí sát thương tối đa đối phương, chứ không thể tiêu diệt triệt để cũng như không thể chiếm lĩnh được trận địa của đối phương. Hỏa lực phải cùng với xung lực trải qua vận động mới tạo thành sức đột kích quyết định, và chỉ có xung lực mới tiêu diệt triệt để được địch thủ và chiếm lĩnh hoàn toàn được trận địa của địch thủ. Cuối cùng không phải là quả đạn mà chính là người chiến binh phải phóng lưỡi lê vào tim quân thù, giẫm chân lén xác quân thù ở ngay trong trận địa, chiến hào, sở chỉ huy của chúng mới kết thúc hoàn toàn được chiến đấu.


Tìm ra và phát hiện được chỗ yếu kém về chiến thuật của quân đội Mỹ là một điều rất quan trọng. Nếu chỉ nhìn một cách tổng quát, chung chung, bề ngoài thì thấy quân Mỹ rất mạnh. Song có đi sâu vào cái thành phần cơ sở này của chiến đấu và chiến tranh mới thấy hết chỗ yếu của quân đội Mỹ, mới có lòng tin và dũng khí chiến đấu, mới có quyết tâm và mưu kế đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Có thế mới hiểu được tại sao quân Mỹ không tiêu diệt được một đại đội nào của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam; trái lại trong khi đó thì ngay trong những cuộc đụng độ đầu tiên, Quân giải phóng lại tiêu diệt được từng đại đội, từng tiểu đoàn của quân Mỹ.


Sự yếu kém về chiến thuật, chiến đấu làm cho sức mạnh tổng hợp của chiến tranh bị hạn chế và cũng trở thành yếu kém. Ở Việt Nam, quân Mỹ chẳng những yếu kém về chiến thuật, chiến đấu mà ngay cả về chiến lược, chiến dịch chúng cũng không phát huy được thế mạnh. Đó là một trong những nguyên nhân thất bại của chúng.


Điểm qua các nguyên nhân trên, chúng ta lại càng thấy nổi bật lên nguyên nhân có tính chất quyết định nhất, đẩy đế quốc Mỹ đến chỗ thất bại. Đó chính là đối phương của chúng, là nhân dân Việt Nam anh hùng. Đế quốc Mỹ thất bại vì chúng đã vấp phải một đối thủ lợi hại là nhân dân Việt Nam.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:11:31 pm
Khi bàn về thất bại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, không ít chính khách Mỹ đều cho rằng "chính phù Mỹ đã phạm phải một sai lầm thê thảm, một sai lầm lớn". Theo họ, đó là sai lầm về chọn đối tượng chiến tranh.


Đúng thế! Trong thời đại ngày nay, đế quốc Mỹ khó có thể tự do tung hoành được như các nước đế quốc xưa kia. Tuy nhiên, đối với một đối thủ nào đó thì đế quốc Mỹ cũng có thể lừa bịp, mua chuộc, chèn ép, lấn áp và thực hiện được âm mưu xâm lược với các mức độ khác nhau. Vì vậy ở Mỹ đã từng "thịnh hành cái ảo tưởng về sức mạnh toàn năng của Mỹ, thịnh hành một quan niệm kỳ quái cho rằng một nước có thể hành động như một tên sen đầm đối với toàn cầu" (Oan-tơ Líp-man, báo Mỹ "Tuần tin tức", ngày 14-12-1970).


Thế nhưng, cũng với ảo tưởng ấy, đế quốc Mỹ đã không buộc được nhân dân Việt Nam phải khuất phục. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mọi âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ đều bị vạch trần và đánh bại.


Việt Nam có chính nghĩa, được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ và được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng tình. Nhưng nếu nhân dân Việt Nam không quyết tâm và tài giỏi, không quyết đánh và biết đánh, không biết duy trì và phát huy chính nghĩa, không biết đoàn kết, tiếp thụ và phát huy sự giúp đỡ của bè bạn trên thế giới thì Việt Nam cũng không thể nào đứng vững được.


Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam là xâm lược một nước xã hội chủ nghĩa, là tiến công vào một phong trào giải phóng dân tộc. Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam là đánh vào một dân tộc anh hùng đã có truyền thống hàng mấy ngàn năm chống ngoại xâm, lại có một Đảng Mác - Lênin kiên cường, sáng suốt cùng với vị lãnh tụ thiên tài là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đụng vào một dân tộc như thế, trong điều kiện quốc tế như thế, sự thất bại của đế quốc Mỹ là điều không sao tránh khỏi.


Nhân tố thời đại, nhân tố truyền thống dân tộc cùng với nhân tố Đảng lãnh đạo đã nâng cao đến tột độ sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đương nhiên, trong các nhân tố đó thì nhân tố Đảng lãnh đạo vẫn là nhân tố quyết định nhất. Có nhân tố thời đại, có truyền thống vẻ vang, nhưng không có sự lãnh đạo tài tình đúng đắn của Đảng Mác - Lênin thì không thể khai thác, kết hợp, thống nhất và phát huy được đầy đủ các nhân tố tích cực kể trên.


Điểm đầu tiên nói lên sự lãnh đạo tài tình đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam là sự đánh giá đúng kẻ thù. Đế quốc Mỹ là kẻ giàu mạnh nhất trong phe đế quốc, lại có nhiều âm mưu, thủ đoạn vô cùng xảo quyệt, gian trá và tàn bạo. Đánh giá đúng đế quốc Mỹ quả không phải là việc dễ dàng. Nhưng Đảng Lao động Việt Nam đã đứng vững trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã có cách xem xét khách quan, khoa học nên đã đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu cũng như chỗ thật, chỗ giả của đế quốc Mỹ, nhờ đó mới có đầy đủ quyết tâm và biện pháp đánh thắng nó.


Đi đôi với sự phân tích và đánh giá đúng kẻ thù, Đảng Lao động Việt Nam lại rất tin tưởng ở nhân dân mình, dân tộc mình - một dân tộc vốn có truyền thống chống ngoại xâm hết sức vẻ vang, có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, có tài thao lược, lại có trình độ giác ngộ chính trị cao, trên cơ sở sức sản xuất và quan hệ sản xuất mới đang phát triển, trong điều kiện quốc tế thuận lợi của thời đại mới.


Trên cơ sở đánh giá ta, địch một cách khoa học, đúng đắn, Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam kiên quyết đánh Mỹ với sức mạnh vĩ đại của toàn dân kháng chiến, của lòng căm thù cao độ quân xâm lược và quyết tâm kháng chiến đến cùng.


Sức mạnh đó đã biểu hiện ra hàng ngày ở mọi hoạt động bình thường trong chiến đấu và sản xuất, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương cả nước.


Sức mạnh đó đã biểu hiện ra ở tinh thần chiến đấu rất cao, ý thức tổ chức và kỷ luật rất nghiêm, đoàn kết nội bộ và đoàn kết quân dân như keo sơn, nghệ thuật chiến đấu tài giỏi, sẵn sàng hy sinh chiến đấu để đánh thắng kẻ thù của các lực lượng vũ trang. Cụ thể hơn nữa, sức mạnh đó đã biểu hiện ra ở hàng nghìn hàng vạn tấm gương chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, thông minh rất mực cũng như biết bao chiến công lừng lẫy của các chiến sĩ chủ lực, địa phương, dân quân du kích, trên cả hai miền Nam Bắc.


Đương nhiên, sức mạnh đó không phải chỉ được chứng minh bằng các chiến công ngoài tiền tuyến của các lực lượng vũ trang mà còn biểu hiện rất rõ nét ở biết bao hành động anh hùng của toàn dân. Không có những công nhân cần cù dũng cảm trong xưởng máy, ngày đêm sản xuất bên cạnh các chiến hào và trận địa đánh địch, không có những xã viên cần cù dũng cảm sản xuất trên những cánh đồng 5 tấn - 7 tấn, không có những người lao động trí óc miệt mài nghiên cứu trong các phòng nghiên cứu, các cơ sở khoa học... thì rõ ràng không thể nào có chiến thắng oanh liệt được.


Trải qua hàng chục năm chiến đấu đầy ác liệt và gian khổ, toàn dân Việt Nam - từ cụ già cho đến em nhỏ, từ anh thanh niên cho đến chị phụ nữ - tất cả đều đứng vững trong mọi hoàn cảnh để lao động sản xuất và chiến đấu một cách dẻo dai, kiên cường và thông minh nhất. Đó là sức mạnh của tinh thần và tài trí của dân tộc ta.


Sức mạnh đó còn biểu hiện ra ở phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo của cuộc chiến tranh nhân dân do Đảng ta lãnh đạo. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, nắm vững những quy luật chung của chiến tranh, Đảng ta đã từng bước phát hiện và nắm vững những quy luật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam. Từ đó, Đảng ta đã xây dựng nên phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, đề ra được các chủ trương đúng đắn đối với toàn bộ quá trình, cũng như đối với từng giai đoạn của chiến tranh chống ngoại xâm ở nước ta. Nhờ đó chúng ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp rất to lớn của cả đất nước để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược có quân đội đông hơn, có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn hơn mình gấp nhiều lần.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:12:51 pm
Dĩ nhiên, ngoài sức mạnh của bản thân mình là chính, chúng ta lại phải có sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ toàn thế giới thì mới có thể đánh thắng được một kẻ thù nguy hiểm như đế quốc Mỹ.


Như trên đã nói, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ với một đội quân xâm lược khổng lồ trang bị dồi dào và hiện đại bậc nhất mặc dầu phi nghĩa vẫn có thể giành được thắng lợi trước một đối tượng bị xâm lược nào đó, với một mức độ nào đó, ngay cả trong trường hợp chúng không dùng tới lực lượng to lớn như ở miền Nam. Song, ở Việt Nam chúng đã phải dùng tới cả một lực lượng chiến tranh vượt ra ngoài mọi dự tính ban đầu (chỉ trừ có vũ khí hạt nhân) mà thất bại vẫn hoàn thất bại. Vì, "... Đối diện với quân đội Pháp trước đây và quân đội Mỹ hiện nay là cả một dân tộc kiên quyết như một quả núi đá, có một tâm hồn cao thượng, một sự dũng cảm không sợ bất kể một khó khăn nào... Họ luôn luôn ở trong chiếc nôi đó, nó phản ánh những đức tính thần thoại của họ: cứng rắn, khôn ngoan, kiên nhẫn, sáng tạo. Một lần nữa, ở Việt Nam người ta lại thấy xuất hiện một trong những hiện tượng tâm lý của quần chúng nhân dân mà trong suốt lịch sử của mình, đã từng làm đảo lộn những lý thuyết, những quy tắc và những tính toán đã dự định trước..." (Ý kiến bác sĩ E. Xcốp-phi-ê Lam-bi-ốt viết trong báo Pháp Thế giới tháng 11-1967).


Rõ ràng, ngoài những nguyên nhân đã nêu, nguyên nhân chủ yếu đẩy đế quốc Mỹ xuống vực thẳm của thất bại là do chúng đã vấp phải một đối thủ vô cùng lợi hại: nhân dân Việt Nam tài giỏi, anh hùng.


Chiến tranh cũng như các sự vật khác vận động là có quy luật. Nhận thức chiến tranh và chỉ đạo chiến tranh là vấn đề nắm quy luật.

Mỗi quy luật đều hình thành và vận động trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định. Dựa vào các quy luật của chiến tranh xâm lược, bọn đế quốc có thể giành được thắng lợi trong thời đại mà chủ nghĩa đế quốc còn làm mưa làm gió trên thế giới, hoặc ngay trong thời đại hiện nay chúng cũng có thể giành được thắng lợi trước một đối tượng nào đó. Thế nhưng, cũng dựa vào những quy luật đó, đế quốc Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đó là vì đế quốc Mỹ đã bỏ qua những điều kiện vận động và phát huy tác dụng của quy luật. Chúng không tính đến nhân tố thời đại cũng như không hiểu gì về đất nước mà chúng mang quân đến xâm lược. Cho nên thất bại của chúng là tất yếu.


Chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ có thể thắng lợi được ở một chỗ nào đó, nhưng lại thất bại ở Triều Tiên, Việt Nam và sẽ thất bại ở nhiều nơi khác. Đó là quy luật. Thắng lợi có quy luật của thắng lợi, thất bại có quy luật của thất bại.


Cuộc chiến tranh ở Việt Nam giữa đế quốc Mỹ xâm lược với nhân dân Việt Nam có nhiều điểm phức tạp. Phải nghiên cứu sâu xa, kỹ lưỡng và tìm hiểu mọi nhân tố, phân tích trên nhiều mặt và nhiều khía cạnh, mới nhận thức đầy đủ, chính xác được những quy luật của cuộc chiến tranh này.


Lực lượng vật chất trong chiến tranh là một trong những nhân tố cơ bản, một nhân tố cần phải xem xét đến trước tiên. Quy luật về lực là một trong những quy luật cơ bản và cũng cần phải xem xét đến trước tiên trong chiến tranh.


Đế quốc Mỹ chủ yếu đã dựa vào quy luật về lực để tiến hành chiến tranh. Dĩ nhiên, theo quan điểm của chúng, lực đây có nghĩa là lực lượng vật chất đơn thuần.

Trong chiến tranh, dựa vào quy luật về lực là một điều đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì trong chiến tranh còn có quy luật về tinh thần, về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, v.v... Phải nghiên cứu toàn bộ và phải đặt mối quan hệ chính xác giữa các quy luật đó. Ngoài ra lại phải nghiên cứu về mối quan hệ của những quy luật này với những quy luật bên phía đối phương nữa.


Nghiên cứu quy luật về lực thì cần thấy cái hình và cái thế của lực. Lực to, lực nhỏ, hình tròn, hình vuông, hình dài, hình ngắn, hình cao, hình thấp, v.v... Mỗi cái lực đó, mỗi cái hình của lực đó lại phải có cái thế của nó thì cái lực đó mới phát huy được hết tác dụng. Cho nên lực ít hóa nhiều, lực lớn thành nhỏ là như vậy.


Hồ Chủ tịch đã nói một cách chí lý về lực, thế và thời như sau:

"Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công".

Sách "Binh thư yếu lược" cũng đã nói một cách rất hay về lực, về hình cũng như về thế như sau: "Đại quân của địch bỗng đến, mà quân ta có ít khó bề đối phó, thì không nên đương đầu đón cản, quân ít không địch nổi. Nên đến nơi yếu hại, đợi nó qua nửa chừng, khi đại binh đã đi rồi, đón ở giữa đường, hoặc triệt lương cỏ, giặc muốn hợp vây thì quân ta chống lui chiếm lấy nơi cao, thuận thế đi lại, đánh thì hẳn được""1 (Binh thư yếu lược, quyển III, phần "Liệu thế giặc", Nxb Khoa học xã hội, H. 1970, tr. 164).


Đế quốc Mỹ tuy có lực nhiều, có khả năng cơ động cao, vận động nhanh nhưng lại rải ra một cái hình quá dài, quá rộng. Do đó nên lực nhiều mà hóa ít, hình dày mà thành mỏng. Cái lực trên cái hình đó lại không có cái thế lợi để vận động nên không phát sinh được sức mạnh.


Điều bất lợi rất lớn cho đế quốc Mỹ là lực lượng đông đảo của chúng bị mắc vào thế trận thiên la địa võng của chiến tranh nhân dân. Cái lực của chúng lâm vào một cái hình xấu, lại đứng trên một cái thế không tốt, nên không thể hành động được hoàn toàn tự do với hết sức của nó. Do đó sức mạnh của chúng không thể phát huy được hết mà còn bị hạn chế và dần dần suy yếu.


Sách "Binh thư yếu lược" đã nói về cách dùng thế mà thắng lực như sau:

"Địch mạnh mà có thế, thì giằng co cả đầu và đuôi, khiến nó chạy vạy, mỏi mệt; địch giỏi mà tiến trước, thì ta phải gieo vào đoạn giữa, khiến cho đầu đuôi không thể ứng nhau, thế lớn mà rộng, quân nhiều mà tản, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ kia, làm cho nó hợp thì khó mà tụ được, chia thì khó mà giữ được. Ta bèn gom quân lại, nhắm thẳng một hướng mà có thể thắng vậy"1 (Binh thư yếu lược, Sđđ, tr. 147).


Lực của quân đội Mỹ đã thế, tinh thần của chúng lại kém, nên sức mạnh của chúng lại càng giảm, làm cho nghệ thuật chỉ huy lại càng thiếu tinh vi, chính xác.

Rô-bớt Thôm-xơn (Robert Thompson) viên cố vấn người Anh về chống nổi dậy của quân đội Mỹ ở Việt Nam có thấy tình hình này: "Vì quá nôn nóng và vung phí sức lực một cách không cần thiết...", "Do có nhiều căn cứ hậu cần lớn, căn cứ quân sự lớn, nên quân đội Mỹ phải rải ra quá nhiều quân để bảo vệ", "và phải bảo vệ các vùng dân cư để đối phó với cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng"2 (Sách "Không có lối ra ở Việt Nam", xuất bản 1969 ở Luân Đôn).


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:14:18 pm
Quy luật chung của chiến tranh xâm lược là đánh nhanh thắng nhanh, là nhằm mục tiêu vừa tiêu diệt lực lượng vũ trang của đối phương, vừa bình định nhân dân, vừa chiếm giữ đất đai, trận địa của đối phương.


Quy luật tác chiến của chiến tranh xâm lược là vừa có tiến công, phản công và phòng ngự, vừa có đánh tập trung, đánh lớn với đánh phân tán, đánh nhỏ; vừa dùng quân sự để diệt đối phương, thống trị nhân dân, vừa dùng chính trị để mua chuộc, lừa phỉnh nhân dân, v.v...


Những quy luật nói trên bản thân nó vốn đã có mâu thuẫn. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, những mâu thuẫn đó lại càng bộc lộ ra một cách gay gắt và không sao giải quyết được. Đó là những mâu thuẫn giữa tìm diệt và bình định, giữa cơ động và chiếm đóng, giữa phân tấn và tập trung, giữa tiến công và phòng ngự, giữa tiêu diệt và tiêu hao, giữa quân sự và chính trị, giữa nhanh chóng và lâu dài, giữa mục đích và biện pháp...


Do những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và không thể giải quyết nổi nên các quy luật của chiến tranh xâm lược đã bị hạn chế và không phát huy được tác dụng ở Việt Nam. Ở đây, đối lập với chúng là các quy luật tiến hành chiến tranh nhân dân, vừa có tiến công lại vừa có nổi dậy, vừa có chiến tranh lại vừa có khởi nghĩa. Trong thực tiễn, các quy luật của chiến tranh nhân dân, thông qua sự vận dụng nhuần nhuyễn của quân dân Việt Nam, đã làm cho các quy luật của chiến tranh xâm lược trở thành không thích hợp, do đó không phát huy được tác dụng.


Quy luật tiến công của một quân đội chính quy hiện đại trong chiến tranh xâm lược là tập trung lực lượng tiến công một cách ào ạt trên một tuyến rộng, có nhiều hướng, vừa tiêu diệt lực lượng vũ trang vừa chiếm lĩnh trận địa của đối phương, vừa chiếm đất đai và thống trị nhân dân lại vừa đánh phá hậu phương của đối phương để phá hủy tiềm lực chiến tranh của đối phương. Mặc dầu đã được quân đội Mỹ vận dụng một cách tương đối thành thạo, quy luật này vẫn bị hạn chế rất nhiều và không đem lại được kết quả mà đế quốc Mỹ mong muốn.


Qua thử thách trong thực tiễn, quy luật tiến hành chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ cũng có sự phát triển. Quân đội Mỹ không phải chỉ áp dụng chiến lược tiến công mà phải chuyển sang chiến lược vừa có tiến công vừa có phòng ngự. Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, đánh tiêu diệt phải chuyên sang chiến lược đánh lâu dài, đánh tiêu hao. Chiến lược đánh lớn, đánh tập trung phải chuyển sang chiến lược vừa có đánh lớn, đánh tập trung vừa có đánh nhỏ, đánh phân tán. Chiến lược tìm diệt phải chuyển sang chiến lược vừa tìm diệt vừa bình định, v.v... Như vậy, chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là một chiến lược bất định, một chiến lược rối bòng bong. Quân đội Mỹ phải chuyển từ tiến công sang phòng ngự, từ tìm diệt sang bình định, từ tiêu diệt sang tiêu hao, từ "Mỹ hóa" sang "phi Mỹ hóa" và Việt Nam hóa. Đó là một bước thụt lùi rõ ràng về chiến lược.


Rô-bớt Thôm-xơn có giúp đế quốc Mỹ một số ý kiến để làm chậm bước thụt lùi đó. Nhưng những ý kiến của Rô-bớt Thôm-xơn lại làm tăng thêm tính tiêu cực của chiến lược. Thôm-xơn không thấy rằng Mã Lai khác với Việt Nam. Ở Mã Lai, quân đội cách mạng chưa có một đội quân chính quy hùng mạnh, lại không có một hậu phương rộng lớn và vững chắc. Ở Việt Nam, quân đội Mỹ mà phân tán ra từng trung đội, tác chiến cơ động để bảo vệ các vùng dân cư thì chỉ làm mồi ngon cho quân dân Việt Nam. Ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã tập trung từng tiểu đoàn, lữ đoàn mà còn bị tiêu diệt, thì đơn vị trung đội hỏi làm được cái gì? Thôm-xơn định gỡ mối rối này thì lại tạo ra những mối khác còn rối rắm hơn.


Quy luật cơ bản của chiến tranh là đánh tiêu diệt chiến lược. Trong đánh tiêu diệt chiến lược có nghệ thuật quyết chiến chiến lược. Có tiêu diệt chiến lược, có tiêu diệt được các tập đoàn lớn quân đội mới giải quyết triệt để được chiến tranh. Muốn đánh tiêu diệt chiến lược thì cần tổ chức các binh đoàn chiến lược để tiến hành các đòn tiến công chiến lược quyết định. Các binh đoàn chiến lược muốn thực hành tiến công chiến lược để tiêu diệt chiến lược, quyết chiến chiến lược thì phải có một hậu phương rộng lớn, vững chắc và có tổ chức. Đây là quy luật chung và cơ bản của chiến tranh.


Trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hiện tượng dùng chiến tranh du kích để giải quyết chiến tranh xâm lược xuất hiện rất hiếm trong lịch sử. Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, trong điều kiện lịch sử mới của ba dòng thác cách mạng, cùng với sự suy tàn của hệ thống đế quốc thế giới, hiện tượng này có lác đác xuất hiện. Đó là trường hợp của An-giê-ri, Ghi-nê Bít-xao, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la. Trong những trường hợp này, chiến tranh thường phải kéo dài và thắng lợi thường không được triệt để. Còn trong các cuộc nội chiến thì hầu như chưa thấy chiến tranh du kích giải quyết được chiến tranh. Chiến tranh du kích có kết hợp với tổng khởi nghĩa vũ trang thì lại giải quyết được chiến tranh một cách tương đối nhanh, thí dụ như Cu-ba.


Chiến tranh là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhất bằng hình thức vũ trang. Khi tiến hành chiến tranh thì phải dùng mọi hình thức, mọi phương pháp chiến tranh để giành thắng lợi. Muốn kết hợp những hình thức, phương pháp chiến tranh, vận dụng liều lượng của từng hình thức, phương pháp và xác định vị trí, vai trò của từng hình thức, phương pháp chiến tranh thì phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể và hoàn cảnh lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh mà quyết định. Dù sao khi đã tiến hành chiến tranh thì việc nắm vững quy luật chung, quy luật cơ bản của chiến tranh vẫn là rất quan trọng.


Trong đấu tranh giai cấp, cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản trong chiến tranh là quyết liệt nhất và triệt để nhất. Tính chất quyết liệt và triệt để trong chiến tranh giữa giai cấp vô sản kiên định với giai cấp tư sản phản động nhất lại càng cao.


Đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược bằng hình thức chiến tranh cục bộ lớn nhất, với phương pháp chiến tranh thông thường cao nhất ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam cũng đã tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân rất kiên quyết, với những hình thức và phương pháp rất cao để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược đó.


Ở Việt Nam, cuộc chiến tranh giữa đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh diễn ra rất quyết liệt, rất triệt để. Các hình thức và phương pháp chiến tranh cách mạng được phát triển toàn diện và ở trình độ rất cao. Những quy luật cơ bản của chiến tranh cách mạng Việt Nam là chiến tranh toàn dân và toàn diện, đấu tranh vũ trang toàn dân kết hợp với đấu tranh chính trị toàn dân trên cả ba vùng chiến lược. Những quy luật đó đã biểu hiện ở sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, sự kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, sự phát triển từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa từng phần, rồi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh du kích, và rồi từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy. Sự phát triển cao nhất là sự kết hợp toàn diện của các thành phần đó, tạo thành một sức mạnh tổng hợp to lớn. Những quy luật này được vận dụng vào trong những điều kiện cụ thể của chiến tranh là tiêu diệt lực lượng quân sự của địch kết hợp với việc giữ và giành quyền làm chủ của nhân dân và tiến lên giải phóng hoàn toàn; kết hợp đánh tiêu hao rộng rãi với đánh tiêu diệt; đánh tiêu diệt nhỏ tiến lên đánh tiêu diệt vừa và lớn. Về đánh tiêu hao thì có thể đánh địch ở khắp mọi nơi và mọi lúc, cả ở chỗ địch yếu và ở chỗ địch mạnh, về đánh tiêu diệt và đánh tiêu diệt chiến dịch, chiến lược để giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân thì đánh tiêu diệt ở chỗ địch yếu trước, tiến lên đánh tiêu diệt quân địch ở chỗ mạnh sau.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 17 Tháng Hai, 2023, 03:15:12 pm
Từ những quy luật chiến tranh trên đây đã sinh ra quy luật về tác chiến chiến dịch là sự kết hợp giữa đòn tác chiến của các binh đoàn chủ lực với các bộ đội du kích cùng với đấu tranh chính trị và nổi dậy của nhân dân. Đó là sức mạnh tổng hợp về tác chiến của cả lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, của cả quân đội và nhân dân. Đó là một trong những hình thức chiến dịch của chiến tranh nhân dân cách mạng - chiến dịch tiến công tổng hợp.


Trong chiến tranh, quy luật của tiến công chiến lược rất phong phú. Có thể thực hành đòn tiến công chiến lược đánh vào chỗ quân địch mạnh trước, rồi tiếp tục thực hành các đòn tiếp sau một cách kế tiếp liên tục để giành thắng lợi nhanh chóng.


Trong lịch sử chiến tranh ở nước ta, Nguyễn Huệ đã thực hành chiến lược tiến công này. Khi chuyển sang phản công, Trần Hưng Đạo cũng đã thực hành các đòn tiến công tương tự như thế.

Trái lại, trong chiến tranh cũng có quy luật tiến công chiến lược là đánh quân địch yếu trước, đánh quân địch mạnh sau và giành thắng lợi lâu hơn. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng quy luật này. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp của nhân dân Việt Nam ở giữa thế kỷ XX, cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân các nước châu Phi chống đế quốc Pháp và đế quốc Bồ Đào Nha ở giữa thế kỷ XX cũng vận dụng quy luật này. Thậm chí đế quốc Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi chuyển sang phản công quân đội phát xít Nhật ở Thái Bình Dương, cũng vận dụng quy luật tương tự như quy luật này. Sự khác nhau đó là do điều kiện của các cuộc chiến tranh khác nhau quyết định.


Quy luật có tính thực tiễn và khách quan. Quy luật tồn tại và vận động được là do có điều kiện cho nó tồn tại và vận động.

Quy luật của chiến tranh cách mạng Việt Nam rất phong phú, có phát triển và có sáng tạo. Quy luật cơ bản có tính vững chắc là tiến công, tiến công chiến lược, là đánh tiêu diệt, đánh tiêu diệt lớn. Quy luật cơ bản này vận động mạnh hơn các quy luật khác và đã làm cho chiến tranh có những bước chuyển biến lớn. Tác dụng của quy luật này đã thể hiện được vai trò, vị trí quan trọng của nó.


Quy luật chiến tranh xâm lược của quân đội chính quy hiện đại phát triển cao của đế quốc Mỹ đã đối lập một cách rất quyết liệt với quy luật của cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng cũng phát triển cao của nhân dân Việt Nam. Vì không phù hợp với những điều kiện lịch sử mới, quy luật chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ phải vận động một cách phụ thuộc vào sự vận động của quy luật chiến tranh nhân dân cách mạng Việt Nam. Quy luật đánh nhanh thắng nhanh, tác chiến quy mô lớn, lực lượng tập trung với hỏa lực mạnh, cơ động cao, tiến công ào ạt trên các tuyến, hướng và khu vực, nhất định phải chuyển sang quy luật đánh kéo dài, đánh phân tán trên diện rộng. Quy luật đánh lớn, tập trung phải bổ sung thêm phần đánh nhỏ. Quy luật tiến công ào ạt phải bổ sung thêm phần phòng ngự dàn mỏng. Quy luật tìm diệt phải chuyển sang nặng về bình định và ngăn chặn.


Tóm lại, quy luật của chiến tranh xâm lược dùng quân đội chính quy hiện đại lớn mạnh đánh tập trung tiêu diệt để thắng nhanh đã không phát huy dược tác dụng và phải chuyển sang đánh kéo dài, đánh tiêu hao, chiến tranh bình định mà rốt cuộc vẫn không thành công được.


Quy luật chung của chiến tranh xâm lược và quy luật được bổ sung của chiến tranh xâm lược đều không phát huy được tác dụng là do nó vấp phải quy luật chiến tranh nhân dân cách mạng rất phong phú.


Quy luật chiến tranh nhân dân cách mạng có một sức mạnh tổng hợp rất lớn. Có chiến tranh du kích rộng rãi và mạnh mệ, có đấu tranh chính trị và nổi dậy rộng khắp, sôi sục của nhân dân ở cả ba vùng chiến lược, mới tiêu hao rộng rãi được quân địch, mới làm cho quân địch phải phân tán, dàn mỏng, phải phòng ngự, lâm vào thế bị động, khốn quẫn. Có như thế, đòn tác chiến tập trung của quân ta mới có điều kiện để đánh tiêu diệt lớn, giành được thắng lợi lớn và làm chuyển biến cục diện chiến tranh.


Quy luật đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, quy luật tác chiến tập trung với tác chiến du kích, quy luật tiến công kết hợp với nổi dậy, đã tạo ra một sức mạnh tổng hợp rất lớn. Có như vậy mới làm đảo lộn được quy luật chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và làm cho nó không phát huy được tác dụng.


Các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh chống xâm lược chính nghĩa và tiến bộ thường có tính chất nhân dân. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân và toàn diện, chiến đấu bằng mọi hình thức, bằng mọi thứ vũ khí của mỗi người dân yêu Tổ quốc, yêu tự do, độc lập trên khắp đất nước.


Hình thái chiến tranh này tạo nên một thế trận thiên la địa võng của toàn dân, của mọi hình thức đấu tranh, trùng trùng điệp điệp vây hãm quân xâm lược và tiến công liên tục, mạnh mẽ quân thù ờ mọi phía, mọi nơi. Thế trận này tạo thành thế trận cài răng lược, xen kẽ chặt vào quân thù, không phân rõ chiến tuyến. Mỗi người dân là một mũi tiến công, mỗi bà già, mỗi em bé là một lực lượng chiến đấu, mỗi làng bản là một trận địa, pháo đài.


Thế trận từng người và thế trận từng làng tạo thành thế trận của triệu người, thế trận của cả nước đánh địch. Thế trận này là sức mạnh và là cơ sở vững chắc cho thế trận của các binh đoàn, các đạo quân diệt địch trên những địa bàn chiến lược rộng lớn.


Chiến tranh toàn dân, toàn diện, xen kẽ, cài răng lược là quy luật và cũng là truyền thống, là bí quyết thắng lợi của dân tộc ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước từ trước đến nay.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:02:20 pm
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972
BÀI HỌC XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY


Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT
Ủy viên Trung ương Đúng
Ủy viên Quân ủy Trung ương
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


Cách đây tròn 50 năm, Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào đã phối hợp thực hiện thắng lợi chiến dịch phòng ngự trên địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đập tan kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đánh thuê Thái Lan, bảo vệ vùng mới giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, tạo thế trận vững chắc cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở chiến trường Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào phối hợp thực hiện và đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự Việt Nam; tổ chức xây dựng, bố trí lực lượng và triển khai các phương án tác chiến hiệp đồng để đánh địch; sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương; hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch phòng ngự.


1. Khái quát thắng lợi của Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972

Sau thất bại nặng nề trong các Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; Chiến dịch Đông Bắc Campuchia và Chiến dịch Đường 6 ở Campuchịa, đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vẫn âm mưu đẩy mạnh chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh theo “Học thuyết Níchxơn” hòng biến Đông Dương thành chiến trường do quân ngụy Sài gòn, ngụy Lon Non và ngụy Lào đảm nhiệm. Đây là lực lượng tác chiến chủ yếu để chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, nhằm duy trì chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ đối với Đông Dương. Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Mỹ - ngụy tăng cường các hoạt động bình định nông thôn, sử dụng nhiều biện pháp đàn áp tàn bạo, đẩy mạnh các hoạt động bắt lính đôn quân, tăng cường lực lượng bảo an, dân vệ, trang bị vũ trang cho lực lượng ngụy quân, ngụy quyền nhằm kìm kẹp nhân dân, đánh phá cơ sở cách mạng hòng đẩy Quân giải phóng ra xa các vùng chiến lược quan trọng, làm cho lực lượng của ta mất chỗ đứng chân, không thể tạo bàn đạp để tiến công chúng trên chiến trường miền Nam.


Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, khu vực tác chiến trọng yếu để bảo vệ tuyến vận tải từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường ba nước Đông Dương. Đây là một vùng rừng núi nằm trên địa bàn của Lào, thời tiết ở khu vực này có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Yếu tố địa hình phức tạp tác động lớn đến hoạt động tác chiến của ta và địch, nhất là việc di chuyển quân, bảo đảm chỉ huy, tác chiến hiệp đồng, hậu cần, kỹ thuật... Lực lượng của địch đến trước ngày 20 tháng 5 năm 1972 ờ Quân khu 2 (Lào) gồm 76 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh (trong đó có lực lượng của Quân khu 2 (Lào), lực lượng lính đánh thuê Thái Lan, lực lượng từ các nơi khác điều đến với quân số khoảng 18.400 tên được bố trí trên 4 khu vực bao quanh Cánh Đồng Chum, dưới sự hỗ trợ của hỏa lực không quân Mỹ1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 16), về phía liên quân Việt Nam - Lào, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã quán triệt sâu sắc chủ trương, quyết tâm của trên, chủ động chuẩn bị thế trận phòng ngự ngay sau Chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, nhằm ngăn chặn ý đồ của địch chiếm lại địa bàn này trong mùa mưa. Lực lượng của ta và bạn được bố trí phòng ngự tại 5 khu vực: Khu trung tâm (Cánh Đồng Chum); khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pẹt) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng). Lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam tham gia phòng ngự gồm: 5 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh; lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào gồm: 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 17-19). Các lực lượng tham gia chiến dịch được tổ chức thành các chốt và các cụm chốt, bao gồm 2 thành phân: Lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động.


Do chủ động phòng ngự nên ngay từ những ngày đầu, liên quân Việt - Lào đã quán triệt kỹ chủ trương của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, chủ động tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, chiến sĩ nắm vững mục tiêu chiến dịch, âm mưu, ý đồ lấn chiếm của địch, nhiệm vụ cụ thể của từng lực lượng. Vì vậy bộ đội ta đã nhận thức tốt nhiệm vụ, thấy rõ những thuận lợi khó khăn, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao trước khi bước vào chiến dịch, về mặt tổ chức, chúng ta đã chủ động kiện toàn lực lượng, bố trí cán bộ. Liên quân có đầy đủ thời gian để xây dựng thế trận, xây dựng trận địa phòng ngự, xây dựng cách đánh, chủ động huấn luyện, củng cố hệ thống công sự phòng ngự, chuẩn bị vật chất, vũ khí, phương tiện và phối hợp với bạn Lào để huy động sức người, sức của cho chiến dịch phòng ngự.


Kết quả trong toàn chiến dịch, ta và bạn đánh 244 trận (ta thực hiện 170 trận; bạn thực hiện 74 trận), loại khỏi vòng chiến đấu 5.607 tên địch (bắt 179 tên), đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn cơ động và 3 tiểu đoàn lính đánh thuê Thái Lan, đánh thiệt hại 5 binh đoàn cơ động khác; ta và bạn đã bắn rơi 38 máy bay và bắn cháy 2 chiếc khác, thu 859 khẩu súng các loại (trong đó có 4 khẩu pháo 105mm và 4 khẩu cối 106,7mm), đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân lấn chiếm quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 62-63). Sau gần 6 tháng chiến đấu kiên cường, giữ vững trận địa phòng ngự, địch đã hoàn toàn thất bại trước chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt Nam - Lào, buộc phải rút khỏi các bàn đạp ở Cánh Đồng Chum. Liên quân đã chủ động kết thúc chiến dịch vào ngày 15 tháng 11 năm 1972.


hắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng khẳng định bộ đội ta và bạn Lào đã trưởng thành về nhiều mặt, cả lý luận và thực tiễn tổ chức chiến dịch phòng ngự; kỹ thuật và chiến thuật trong tác chiến phòng ngự. Điểm nổi bật của chiến dịch phòng ngự khu vực là lấy điểm tựa và cụm điểm tựa làm nòng cốt, có lực lượng cơ động mạnh để thực hiện phản kích và phán đột kích. Nghệ thuật sử dụng lực lượng và vận dụng cách đánh sáng tạo trong phòng ngự của ta đã có bước phát triển mới; kết hợp khéo léo giữa phòng ngự trận địa với cơ động phản kích, đột kích liên tục, chủ động tiến công địch để phòng ngự vững chắc; nắm chắc thời cơ và từng thời điểm quan trọng tổ chức những trận đánh then chốt có ý nghĩa quyết định để giành thắng lợi.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:06:19 pm
2. Một số bài học kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị rút ra từ Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng

Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi có sự đóng góp to lớn của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, qua đó để lại nhiều bài học quý:

Một là, công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch luôn chú trọng và tăng cường yếu tố chính trị của từng đơn vị và mỗi cá nhân, đó là việc giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương và các cấp ủy Đảng thông qua việc quán triệt sâu sắc quan điểm, các nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết của Quân ủy đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho chiến dịch thắng lợi.


Hai là các cấp ủy Đảng trong chiến dịch đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, làm cho mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch, âm mưu, thủ đoạn và ý đồ của địch, thấy được thuận lợi, khó khăn trong tổ chức phòng ngự; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em cùng chiến đấu chống kẻ thù chung; trên cơ sở đó xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu kiên cường, tinh thần đoàn kết hiệp đồng chiến đấu, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa ta và bạn.


Ba là, công tác đảng, công tác chính trị trong tác chiến chiến dịch đã chú trọng thực hiện dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xây dựng và tìm ra cách đánh hiệu quả để giành thắng lợi. Thực tiễn chiến dịch, liên quân chiến đấu Việt Nam - Lào chưa có nhiều kinh nghiệm trong tác chiến phòng ngự. Vì vậy, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị các cấp đã chú trọng lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ việc quán triệt cách đánh địch trong chiến dịch phòng ngự, từ đó mọi cán bộ, chiến sĩ hiểu, nắm chắc, tự giác thực hiện và vận dụng linh hoạt, sáng tạo.


Bốn là, kịp thời động viên, khích lệ, biểu dương những đơn vị, cá nhân có sáng kiến và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bố trí lực lượng cũng như trong chiến đấu. Công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách trước, trong và sau chiến dịch đà xác định đúng nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm, điều kiện tác chiến phòng ngự. Đã tiến hành tốt công tác dân vận đối với nhân dân nước bạn Lào và công tác địch vận; giáo dục, động viên bộ đội chấp hành chính sách và kỷ luật chiến trường; đề cao cảnh giác giữ gìn bí mật, phòng gian, đảm bảo an toàn cho bộ đội trong chiến dịch. Xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa ta và bạn, mọi người, mọi đơn vị thuộc quân đội hai nước đều đồng tâm hiệp lực động viên, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.


3. Vận dụng bài học kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị từ Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vào xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị hiện nay

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó dự báo; nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc đặt ra yêu cầu ngày càng cao. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 158). Quân ủy Trung ương xác định: “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao cho”2 (Quân ủy Trung ương, Nghị quyết số 847-NQ/QUTW “về phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới ”, Hà Nội, 2021, tr. 1), trong đó, xác định tập trung xây dựng chất lượng tổng hợp của Quân đội, đặc biệt chú trọng xây dựng chất lượng chính trị. Đó vừa là yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vừa là yêu cầu khách quan đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Quân đội ta. Những bài học kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị được rút ra trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cho thấy: Để có sức mạnh chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, trước hết từng đơn vị tham gia chiến dịch phải thực sự vững mạnh về chính trị; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; sự tin tường, kiên định của bộ đội, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, cách đánh, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu kiên cường, phòng ngự tích cực, chủ động cho bộ đội; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của cán bộ, chiến sĩ; giữ vững mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tăng cường đoàn kết hiệp đồng chiến đấu với quân đội và nhân dân Lào. Trong thời kỳ mới, vận dụng những bài học đó vào xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn điện của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện của các cấp ủy và tổ chức đảng là vấn đề cơ bản hàng đầu, quyết định đến chất lượng và hiệu quả xây dựng Quân đội về chính trị hiện nay. Toàn bộ hoạt động của bộ đội diễn ra ở các đơn vị trong toàn quân, vào mọi thời điểm, phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp.


Từ bài học rút ra của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã khẳng định rõ, các cấp ủy và tổ chức đảng phải luôn là hạt nhân lãnh đạo mọi hoạt động ở đơn vị, huy động được mọi tổ chức, mọi lực lượng tham gia xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị. Muốn vậy, cấp ủy và tổ chức đảng ở mỗi đơn vị phải thường xuyên chăm lo xây dựng bản lĩnh chính trị, lòng trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp, tính chiến đấu, tính tiền phong gương mẫu và năng lực lãnh đạo đối với đơn vị, bảo đảm ở đâu có hoạt động của bộ đội thì ở đó có sự lãnh đạo của tổ chức đảng, khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hay khoán trắng các nhiệm vụ quân sự cho người chỉ huy. Đặc biệt, khi có những tình huống phức tạp, cấp ủy và tổ chức đảng phải thực sự tỉnh táo, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để bộ đội đặt niềm tin vào tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cấp ủy và tổ chức đảng ở các đơn vị cần chủ động xác định chủ trương, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, phân công, phân cấp rõ ràng cho từng cấp ủy viên, bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy và tổ chức đảng đối với từng nhiệm vụ, từng đối tượng, từng thời gian. Nắm vững và đánh giá đúng tình hình của đơn vị mình, thấy rõ chỗ mạnh, chỗ yếu và chiều hướng phát triển tư tưởng trong đơn vị; nắm vững tâm tư, nguyện vọng, thái độ chính trị, trách nhiệm của mỗi người đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội, từ đó có nội dung, biện pháp tích cực, chủ động, nhạy bén để lãnh đạo. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Quân đội cần quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện ‘‘tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Thực hiện tốt Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Quân ủy Trang ương “Về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ", kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”.


Thứ hai, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng phù hợp với tình hình cách mạng, nhiệm vụ của Quân đội, đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ chủ trì, nhất là chính ủy, chính trị viên


Trong Quân đội, công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là một bộ phận hợp thành công tác đảng, công tác chính trị, có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đường lối quân sự, quốc phòng, nhiệm vụ của Quân đội; trang bị cho cán bộ, chiến sĩ thế giới quan, phương pháp tư duy biện chứng và những kiến thức cần thiết, xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần, phát huy phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ”.


Thực tiễn Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cho thấy: Nhờ làm tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng mà bộ đội luôn quán triệt tốt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, xác định rõ nhiệm vụ, nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn lấn chiếm của địch, thấy được khó khăn, thuận lợi, xây dựng quyết tâm chiến đấu để giành thắng lợi. Sự nghiệp cách mạng, công cuộc đổi mới đất nước, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu xây dựng Quân đội hiện nay đã và đang có những bước phát triển mới, do đó, nội dung, hình thức công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong Quân đội ta phải thường xuyên được đổi mới theo hướng: Mở rộng nội dung một cách toàn diện, gắn với thực tiễn, tăng chiều sâu, đa dạng, phong phú về hình thức. Nội dung công tác giáo dục chính trị - tư tưởng phải xuất phát từ mục đích của công tác giáo dục, luôn bảo đảm tính khoa học, thiết thực và khách quan. Nội dung công tác giáo dục chính trị - tư tưởng ở các đơn vị trong Quân đội phải trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, bám sát nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ Quân đội và từng đơn vị. Đồng thời, phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh cho cán bộ, chiến sĩ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở mọi lúc, mọi nơi.


Người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên là cán bộ chủ trì của đơn vị. Bản lĩnh, ý chí, quyết tâm chiến đấu của đội ngũ cán bộ chủ trì có tác động lớn đến bản lĩnh, ý chí, trình độ và phẩm chất của bộ đội. Do đó, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị hiện nay phải luôn đề cao và phát huy tốt vai trò của cán bộ chủ trì. Cán bộ chủ trì ở từng đơn vị phải thực sự là người năng động, sáng tạo, nắm vững tình hình, nắm vững đơn vị, tổ chức tốt công tác giáo dục chính trị, quản lý và giải quyết tư tưởng đối với cán bộ, chiến sĩ. Chính ủy, chính trị viên phải luôn thấm nhuần và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”; “Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công binh như một người anh, hiểu biết như một người bạn”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5 (1947 - 1948), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 484); tích cực tu dưỡng, rèn luyện, thực sự là tấm gương sáng để bộ đội noi theo.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:07:16 pm
Thứ ba, tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống dân tộc, truyền thống Quân đội, đơn vị, truyền thống quê hương, truyền thống đoàn kết keo sơn giữa Quân đội ta với Quân đội Lào

Đây là một nội dung rất quan trọng, góp phần xây dựng niềm tin, niềm tự hào, động lực tinh thần của mỗi quân nhân trong thời bình cũng như khi chiến tranh xảy ra. Trong công cuộc giữ nước, truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tinh thần đoàn kết... đã được hun đúc qua bao thế hệ, trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chính truyền thống đó đã nuôi dưỡng, vun đắp và khơi dậy cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta viết tiếp truyền thống kiên cường, anh dũng, vượt mọi khó khăn, bách chiến bách thắng, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân. Vì vậy, cần đẩy mạnh giáo dục các giá trị truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là giáo dục truyền thống của dân tộc, quân đội, đơn vị và địa phương để xây dựng trong mỗi quân nhân niềm tự hào về dân tộc, tự hào về Quân đội, đơn vị và quê hương mình, ra sức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện góp phần xây dựng đơn vị, quc hương, đất nước, quyết tâm bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, càng phải luôn giữ gìn và xây đắp ngày càng bền chặt mối quan hệ đoàn kết đăt biệt Việt Nam - Lào. Cần làm cho mọi quân nhân luôn nhận thức đúng và phát huy truyền thống tốt đẹp quan hệ gắn bó, keo sơn giữa Đảng, Nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam với Đảng Nhân dân và Quân đội nhân dân Lào trong những năm tháng chiến đấu bên nhau chống kẻ thù chung và trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước của mỗi quốc gia hiện nay, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết... Đoàn kết chặt thì lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4 (1945 - 1946), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161); “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8 (1953 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 105).


Thứ tư, tổ chức thực hiện tốt vấn đề dân chủ, kỷ luật, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch

Dân chủ rộng rãi, kỷ luật nghiêm minh là một truyền thống thuộc về bản chất của Quân đội ta. Bài học sâu sắc rút ra từ Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cho chúng ta thấy, một trong những tiền đề quan trọng để liên quân Việt Nam - Lào có nhiều cách đánh hay, sáng tạo, bất ngờ đối với quân địch là do chúng ta đã mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của mọi quân nhân trong xác định cách đánh địch và giữ nghiêm kỷ luật chiến trường. Từng đơn vị, mỗi quân nhân luôn là chủ thể của mọi hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa... có ý thức giác ngộ chính trị sâu sắc, đoàn kết nhất trí, thương yêu nhau, cùng nhau bàn bạc, góp mưu hiến kế, tìm mọi cách thực hiện triệt để chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; thực hiện dân chủ rộng rãi, kỷ luật nghiêm minh trong Quân đội là nhân tố giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, tiếp tục phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của “Bộ đội Cụ Hồ”. Hiện nay phải phát huy hơn nữa quyền làm chủ của cán bộ và chiến sĩ, chăm lo xây dựng và phát huy nhân tố con người để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội; đồng thời, tăng cường và giữ nghiêm kỳ luật quân sự, tạo ra ý thức tự giác chấp hành kỷ luật của mọi quân nhân. Đề cao vai trò của tổ chức quần chúng và Hội đồng Quân nhân trong thực hiện dân chủ, tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của tổ chức đảng, mệnh lệnh của người chỉ huy. Tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội, kiên quyết đập tan âm mưu, thủ đoạn nhằm “phi chính trị hóa” Quân đội; đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào, đẩy mạnh phòng chống suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là thắng lợi của tinh thần, ý chí và nghệ thuật quân sự đặc sắc của Việt Nam; của tình đoàn kết, gắn bó, cùng chung một chiến hào chống kẻ thù chung của quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Thắng lợi của chiến dịch đã để lại nhiều bài học quý, còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ những bài học đó, cho thấy: Bất luận trong hoàn cảnh nào, việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị luôn là một nguyên tắc cơ bản cần được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Đây là cơ sở, tiền đề để Đảng và Nha nước hoạch định chủ trương, đường lối xây dựng Quân đội, bảo đảm cho Quân đội nhân dân Việt Nam luôn thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng Nhà nước và nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:09:20 pm
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972 THÀNH CÔNG VỀ CHỈ ĐẠO TÁC CHIẾN CỦA BỘ TỔNG THAM MƯU


Trung tướng PHÙNG SĨ TẤN
Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam


Cách đây 50 năm, liên quân Việt - Lào chủ động tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của địch trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho hai chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam. Sau gần 6 tháng chiến đấu liên tạc, liên quân Việt - Lào thực hiện đánh 244 trận, trong đó có nhiều trận phản đột kích quan trọng; loại khỏi vòng chiến đấu hơn 5.759 tên địch, đánh thiệt hại và thiệt hại nặng các binh đoàn cơ động chiến lược của chúng, giữ vũng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum và sự liên kết giữa các vùng căn cứ của bạn Lào; đồng thời, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta. Thành công của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là thành quả của nhiều nhân tố hợp thành, trong đó công tác tham mưu, chỉ đạo tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu giữ vai trò rất quan trọng.


1. Nghiên cứu, đánh giá đúng về địch, vị trị chiến lược của Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, chủ động xây dựng kế hoạch, kịp thời tham mưu cho Quân ủy Trung ương mở chiến dịch phòng ngự, giành thế chủ động trên chiến trường

Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Đông Dương, nhất là sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ và quân đội Sài Gòn ờ Đường 9 - Nam Lào năm 1971, quân Mỹ và tay sai lâm vào thế bị động chiến lược, buộc phải chuyển vào phòng ngự nhằm duy trì cho cục diện chiến trường khỏi bị đảo lộn, đồng thời xúc tiến tìm một giải pháp chính trị có lợi trên bàn Hội nghị Pari. Trong lúc quân đội Sài Gòn phải co lại phòng ngự thì Mỹ thúc quân ngụy Lào và Campuchia đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho các chiến trường, hòng chặn đứng các cuộc tiến công quy mô lớn của ta trong năm 1972.


Trong khi Chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi mùa khô 1971 - 1972 của liên quân Việt Nam - Lào còn đang tiếp diễn, ngày 26 tháng 1 năm 1972, Thiếu tướng Lê Trọng Tấn - Tổng Tham mưu phó, người trực tiếp theo dõi và chỉ huy chiến dịch về Hà Nội, báo cáo kết quả, ưu điểm, thiếu sót của đợt đầu chiến dịch với Thường vụ Quân ủy Trung ương, về phương hướng nhiệm vụ sắp tới ở khu vực Cánh Đồng Chum, đồng chí đề nghị: “Tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng hoàn toàn vùng Loong Chẹng đến Nậm Ngừm. Trước mắt, cần tập trung giữ vững tuyến trung gian, những điểm cao có lợi gần Loong Chẹng, đánh bại các cuộc phản kích của địch, đồng thời tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để giải quyết nhanh, gọn việc giải phóng Loong Chẹng. Sau đó, giữ vững vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, để các vùng này trở thành căn cứ địa vững chắc của bạn”1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Tập 4 (1969 - 1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 411,412).


Cánh Đồng Chum là một cao nguyên rộng lớn thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, có địa hình phức tạp: Rừng rậm, núi cao hiểm trở xen kẽ những thung lũng rộng, bằng phẳng. Đây là địa bàn có giá trị chiến lược cả về quân sự, chính trị và kinh tế của nước bạn Lào. Về quân sự, khu vực này vừa có thế tiến công, phòng thủ vững chắc, vừa bảo đảm cho cách mạng Lào phát triển; đồng thời, ảnh hưởng đến tuyến chi viện chiến lược từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường ba nước Đông Dương. Vì thế, ngay sau khi ta và bạn tổ chức chiến dịch tiến công và làm chủ toàn bộ khu vực này, địch đã tăng cường lực lượng, do Mỹ trực tiếp chỉ huy và chi viện không quân hòng bao vây, chiếm lại địa bàn đã mất.


Phân tích về vị trí chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Bộ Tổng Tham mưu nhận thấy có hiện tượng đã thành quy luật là: Mùa khô ta giành quyền làm chủ, đến mùa mưa, do khó khăn về đường giao thông và tiếp tế, ta buộc phải rút bớt lực lượng thì địch lấn chiếm trở lại. Do đó, ngay sau khi liên quân Việt Nam - Lào giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và phát triển sâu vào Sảm Thông - Loong Chẹng, ta và bạn thống nhất chủ trương tổ chức phòng ngự một cách chủ động, quyết không để địch tái chiếm lại địa bàn chiến lược quan trọng này trong mùa mưa năm 1972.


Quán triệt quyết tâm chiến lược của Trang ương Đảng Lao động Việt Nam và Trang ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tháng 2 năm 1972, Hội nghị Quân ủy Trung ương Việt Nam xác định: Phải giành thắng lợi lớn, tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho ta, buộc địch phải chấm dứt chiến tranh trong năm 1972 theo điều kiện của ta, đồng thời có sự chuẩn bị mọi mặt để tiếp tục đánh mạnh hơn nữa vào mùa khô 1972 - 1973 nếu địch còn ngoan cố kéo dài chiến tranh1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 21). Chấp hành chủ trương đó và trên cơ sở thực tiễn của chiến trường Lào, ngày 13 tháng 2 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu hoàn thành soạn thảo Mệnh lệnh về tổ chức chiến dịch phòng ngự khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và Sảm Thông - Loong Chẹng. Mệnh lệnh nêu rõ:

Căn cứ vào tình hình trên, nhiệm vụ quân sự của Bộ Tư lệnh 959 là cùng với bạn xây dựng vùng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thành một khu vực phòng thủ vững chắc lâu dài, toàn diện, tạo thế bất khả xâm phạm cho vùng căn cứ địa cách mạng của bạn, đồng thời là bàn đạp xuất phát tiến công của ta về hướng Tây và Tây Nam. Về phương châm chỉ đạo tác chiến: Kết hợp chặt chẽ cơ động tiến công với chốt giữ khu vực, lực lượng cơ động là thành phần chủ yếu, chốt là thành phần quan trọng. Lấy tác chiến hiệp đồng binh chủng là phương án tác chiến chủ yếu, đồng thời tổ chức phòng thủ tác chiến có trọng điểm. Vận dụng tổng hợp nhiều hình thức chiến thuật, nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Biên niên sự kiện Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 -1975, Tập VIII (1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 57, 58). Chủ trương tổ chức chiến dịch phòng ngự khu vực chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được Quân ủy Trung ương ta và bạn nhanh chóng thống nhất. Tháng 2 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi đã nhận được chỉ thị sơ bộ: Sau chiến dịch tiến công, liên quân Lào - Việt sẽ chuyển sang phòng ngự chiến dịch2 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Tập 4 (1969 - 1972), Sđd, tr.415).


Đến đầu tháng 4 năm 1972, địch liên tục điều động lực lượng, đưa tổng số quân ở Quân khu 2 lên tới 18.400 tên, gồm 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh (có 18 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh quân Thái Lan) và nhiều phương tiện chiến tranh nhằm chuẩn bị mở cuộc tiến công giành lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng vào mùa mưa. Trước tình hình trên, ngày 1 tháng 4 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương ta chỉ đạo Đảng ủy - Bộ Tư lệnh 959 và các lực lượng tác chiến ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng sử dụng bộ phận lực lượng tiếp tục hoàn thành đánh chiếm những địa hình có lợi, ra sức củng cố chỗ đứng chân, đồng thời đẩy mạnh việc triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu. Đồng thời, Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ rõ: Hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào khẩn trương triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi bao gồm cả khu trung gian; kiên quyết đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm quy mô lớn của địch trong mùa mưa 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng của ta, trên cơ sở đó xây dựng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng chiến lược của địch, làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng của bạn khi co giải pháp chính trị, đồng thời thu hút lực lượng và sự chi viện của không quân Mỹ, tạo điều kiện cho các chiến trường khác hoạt động thuận lợi; tích cực đánh địch bằng nhiều hình thức, khống chế khu tung thâm Loong Chẹng, Buôm Loọng, buộc địch phải đối phó trong suốt mùa mưa1 (Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cảnh Đông Chum mùa mưa năm 1972, 1977 tr. 29).


Trong ngày 1 tháng 4 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Mặt trận Cánh Đồng Chum - Mường Sủi nêu rõ: Trong khi chờ phái viên sang trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh của Bộ, cần tập trung lực lượng Sư đoàn 312 và Sư đoàn 316 (các đơn vị đang chiến đấu ở khu vực Phu Mộc, Nậm Chà, Ta Can) kiên quyết tiêu diệt quân địch phản kích vào các chốt của ta. Đây là nhiệm vụ chính, vì thế, cần có kế hoạch và hướng dẫn đầy đủ cho các đơn vị trên thực hiện tốt nhiệm vụ. Cần tăng cường cán bộ xuống trực tiếp kiểm tra, đôn đốc và giúp đỡ cấp dưới về các mặt tổ chức, chỉ huy và cách đánh. Ngay lập tức cần tổ chức một số phân đội có nhiệm vụ đánh nhỏ quân địch ở trong tung thâm và phía sau Loong Chẹng, các phân đội này luân phiên hoạt động trong suốt mùa mưa. Lực lượng mỗi phân đội từ 1 đến 2 trung đội bộ binh, từ 1 đến 2 đội đặc công, cán bộ và chiến sĩ đều được chọn lọc, giáo dục nhận thức rõ nhiệm vụ, bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật tốt, trang bị gọn nhẹ nhưng mạnh (B40, Ẹ41, cối 60mm, cối 82mm, súng bộ binh, mìn...), thông tin bảo đảm1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Tập 4 (1969 - 1972), Sđd, tr.417). Đầu tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trang ương hai nước ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đồng chí Vũ Lập được chỉ định làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy; phía bạn Lào có đồng chí Xiphon Phalikhăn - Tư lệnh Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh về quân sự2 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyên và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 203).


Chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng khẩn trương tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng ngự chiến dịch. Khu vực phòng ngự được xây dựng trong phạm vi tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (khoảng 300km2), bố trí thành 5 khu vực: Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu, đánh địch trên hướng Nam và Tây Nam; Hin Tặng là khu vực phòng ngự cơ bản; Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu; Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là những khu vực tác chiến phối hợp đánh địch từ xa nhằm bảo vệ sườn Tây Bắc và sườn Đông của Cánh Đồng Chum.


Để phát huy sức mạnh lực lượng vũ trang hai nước, hai bên đã thống nhất: Các đơn vị Việt Nam phụ trách khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum, khu trung gian, khu Noọng Pẹt; các đơn vị Lào phụ trách khu vực Xiêng Khoảng và khu vực Mường Sủi1 (Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa năm 1972, Sđd, tr. 38). Về tổ chức phòng ngự, tại các khu vực trọng yếu xây dựng trận địa liên hoàn, hình thành hệ thống các khu vực vững chắc, nhiều tuyến, có chiều sâu. Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức 2 thành phần chiến đấu2 (Sau chiến dịch tiến công khôi phục lại Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, Sư đoàn 312 và một số đơn vị chủ lực ta rút về làm nhiệm vụ ở chiến trường miền Nam. Đến đầu tháng 5 năm 1972, lực lượng ta tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng còn các trung đoàn 148 và 174 thuộc Sư đoàn 316; 2 trung đoàn độc lập 866 và 335, 2 tiểu đoàn đặc công (27 và 41), Tiểu đoàn Pháo binh 42, 2 tiểu đoàn cao xạ 37mm, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 và 14,5mm, 1 tiểu đoàn tăng - thiết giáp, 2 tiểu đoàn công binh. Lực lượng bạn tham gia chiến dịch có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo xe kéo, 1 đại đội pháo mang vác, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và du kích): Lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động. Lực lượng phòng ngự gồm: Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) và Trung đoàn 866, được tăng cường 1/3 xe tăng - thiết giáp và 1/4 số pháo chiến dịch, mỗi trung đoàn cũng tổ chức lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động; lực lượng cơ động chiến dịch gồm: Trung đoàn 148 (Sư đoàn 316) và Trung đoàn 335 (đến tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C). Quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch về thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị: Khu trung gian và khu Mường Sủi, xong trước ngày 20 tháng 5; khu trung tâm Cánh Đồng Chum, Noọng Pẹt, Xiêng Khoảng, xong trước ngày 15 tháng 7.


Cùng với tổ chức phân công lực lượng chốt giữ trên từng khu vực, ta và bạn thống nhất xác định khu vực tiếp giáp giữa hai bên để làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệp đồng. Đây là một trong những nét sáng tạo nổi bật trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Với cách tổ chức này, các lực lượng chiến dịch vừa có thể chủ động đánh địch trên các hướng, vừa có thể chi viện, hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình tác chiến; đồng thời, thuận tiện cho việc chỉ huy, phát huy sở trường của từng lực lượng mỗi bên.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:11:43 pm
2. Khẩn trương chỉ đạo xây dựng hệ thống công sự, trận địa liên hoàn, vững chắc, tạo sức mạnh đánh bại các đợt tiến công quy mô lớn của địch

Do thời điểm chuẩn bị chiến dịch đúng vào mùa mưa (5.1972) nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng trận địa và vận chuyển vật chất hậu cần, kỹ thuật. Hơn nữa, việc phải tổ chức nhiều khu vực phòng ngự khiến khối lượng đào đắp công sự, hầm hào, đường cơ động,... tăng cao. Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với bạn, tích cực xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự và vận chuyển vật chất hậu cần, kỹ thuật phục vụ chiến dịch. Trong đó nhấn mạnh: “Ngay từ lúc này, phải chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị bộ đội, làm cho các cấp quán triệt quyết tâm, tổ chức huấn luyện theo phương án tác chiến nhưng phải bảo đảm giữ bí mật...”1 (Bộ Tổng Tham mưu kết luận nhiệm vụ tác chiến và xây dựng lực lượng của Bộ Tư lệnh Mặt trận 316 tại Lào, số 179/VP-TM (Dẫn theo: Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu, Biên niên sự kiện Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 -1975, Tập VIII (1972), Sđd, tr. 269)). Thực hiện chỉ đạo, chỉ trong thời gian ngắn, các lực lượng chiến dịch đã củng cố, làm mới được khoảng 300km đường, bảo đảm vận chuyển và cơ động lực lượng chiến đấu được thông suốt. Riêng Trung đoàn 148 làm mới 2 tuyến đường dài 40km với 80 chiếc cầu nhỏ. Trung đoàn 866 làm được nhiều đường cơ động và bắc cầu dây cáp qua suối Nậm Khô2 (Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa năm 1972, Sđd, tr. 51-52). Hệ thống thông tin liên lạc được tổ chức hoàn chỉnh bằng cả 3 phương tiện: Hữu tuyến điện, vô tuyến điện và thông tin vận động. Riêng về hữu tuyến điện, đã tăng cường tuyến đường dây cáp ngầm từ Bộ Tư lệnh Chiến dịch qua Phu Tâng, Phu Seo vào đến khu vực trung gian và phát triển trên 197km dây điện thoại, bảo đảm cho cấp chiến dịch nắm trực tiếp các trung đoàn cơ động, các phân đội hỏa lực, các trận địa phòng ngự then chốt. Lực lượng công binh đã giải quyết xong đường cơ động cho xe tăng, pháo binh, thậm chí còn làm ngầm qua suối, phòng khi mưa lũ.


Trước khi chiến dịch chuyển vào phòng ngự, một lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phâm cần thiết đã được đưa vào địa bàn chiến địch, bảo đảm đủ đánh địch từ 3 đến 4 tháng. Hệ thống công sự, trận địa chiến dịch được xây dựng vững chắc, nhiều tầng, nhiều lớp, giao thông hào nối liền giữa các cứ điểm, tạo thế liên hoàn, vững chắc, hiểm hóc. Đặc biệt, ta và bạn đã làm 658m đường hầm xuyên núi ở Phu Tâng, Phu Keng, Phu Học và nhiều công sự kiên cố ở các chốt và cụm chốt trọng yếu ở khu trung gian, trong các cứ điểm quan trọng, bảo đảm vừa hạn chế sát thương, vừa cơ động chiến đấu kịp thời1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđd, tr. 37)... Do chuẩn bị tốt công sự, đường sá, hệ thống thông tin nên lực lượng tham gia chiến dịch nhanh chóng cơ động, triển khai đón đánh địch kịp thời, hiệu quả. Trong hai ngày 21 và 22 tháng 8, khi các hướng đang triển khai đánh địch tiến công từ ngoài vào, địch bất ngờ sử dụng máy bay trực thăng đổ 2 binh đoàn cơ động (21, 26) xuống khu vực Đông Bắc Phu Keng, định đánh bất ngờ vào trung tâm Cánh Đồng Chum. Song, nhờ vận dụng phương thức phòng ngự linh hoạt, Trung đoàn 335 đã phối hợp với 1 tiểu đoàn (có xe tăng đi cùng) của Quân giải phóng nhân dân Lào tổ chức trận phản đột kích, tiêu diệt hơn 650 tên, bẻ gãy hoàn toàn mũi tiến công bằng đổ bộ đường không của địch vào khu vực phòng ngự.


3. Chỉ đạo hiệp đồng chặt chẽ giữa ta với bạn, đánh địch rộng khắp, thực hiện thắng lợi các trận then chốt, tiêu diệt lớn sinh lực địch, giữ vững địa bàn chiến lược

Thực hiện kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng lực lượng thông thuộc địa bàn, nhất là lực lượng vũ trang tại chỗ của bạn để tổ chức luồn sâu nắm tình hình ngay từ khi địch chuẩn bị tiến công; từ đó, tổ chức lực lượng cơ động đánh địch trên các hướng, phá vỡ thể tiến công, làm giảm áp lực tiến công của chúng vào các trận địa phía trước. Dưới sự chỉ huy, điều hành thống nhất của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, các đơn vị bộ đội Việt Nam và Lào đều chủ động đánh địch theo phạm vi đảm nhiệm, kiên quyết đẩy lùi mọi đợt tiến công, tạo thế trận đánh địch rộng khắp, nhất là trên hướng phòng ngự chủ yếu của chiến dịch. Đồng thời, tạo thời cơ để chiến dịch tập trung cả binh lực và hỏa lực đánh trận then chốt, then chốt quyết định tiêu diệt lớn sinh lực địch. Khi đánh địch ở khu vực tiếp giáp giữa ta và bạn, hai bên đã hiệp đồng chặt chẽ trong từng tình huống tác chiến, bảo đảm bọc lót, chi viện cho nhau trong suốt quá trình chiến đấu, tạo hiệu ứng lớn về tiêu diệt địch, giữ vững trận địa.


Theo dõi sát diễn biến chiến trường, Bộ Tổng Tham mưu luôn có những chỉ đạo kịp thời, ngày 31 tháng 8, Tổng Tham mưu trường gửi điện yêu cầu cùng với chủ động, tích cực đánh địch, phải đánh với tinh thần hét sức tiết kiệm, ít tổn thất nhất. Phải hết sức coi trọng việc giữ gìn lực lượng bộ đội và vật chất của ta để đủ sức đánh địch từ nay đến mùa khô và đánh bại cuộc hành quân lấn ra của địch, cần phát huy sức mạnh lực lượng tại chỗ, chủ động đánh địch ngay khi chúng mới đến, diệt cho được quân luồn lách, trực thăng và chỉ huy các cấp của địch. Đồng thời, phải nắm thật chắc lực lượng cơ động, tránh xé lẻ phân tán ra đối phó hoặc sử dụng sớm đánh vào những mục tiêu không phải quyết định làm sức ta mệt mỏi, tiêu hao trong lúc lực lượng cơ động và thê đội 2 của địch còn nhiều và chưa xuất hiện1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu, Biên niên sự kiện Bộ Tổng Thạm mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 -1975, Tập VIII (1972), Sđd, tr. 363).


Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, ta và bạn đã đẩy lùi mọi đợt tiến công của địch. Trong đó, bạn tập trung lực lượng đánh địch tiến công, bảo vệ phía bên phải và phía bên trái của khu vực chiến dịch, còn ta đánh địch phía chính diện, bảo vệ phía sau, đồng thời chi viện cho bạn đánh địch ở khu vực tiếp giáp. Sự phối hợp này đã liên tiếp đánh bại 4 đợt tiến công của địch, thực hiện thắng lợi ba trận then chốt trong các đợt 2, 3 và 4. Đặc biệt, trong trận phản đột kích thứ 3, địch sử dụng các binh đoàn cơ động (23, 30 và 31),... đồng loạt mở cuộc tiến công từ hướng Nam lên Phu Huột, Bản Xưa, Điểm cao 1172 (phía bên trái đội hình) và vào Cha Ho, Phu Tây (phía bên phải đội hình), hòng đánh vào trung tâm phòng ngự của ta. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến, tổ chức sử dụng lực lượng một cách linh hoạt, đón đánh địch trên các hướng. Trong đó, việc phối hợp của liên quân Việt Nam - Lào, nhất là sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động đã tạo sức mạnh tổng hợp, đánh thiệt hại nặng lực lượng chủ yếu của địch (GM 23) tại khu vực trung gian phía Nam Cánh Đồng Chum, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, góp phần quan trọng vào thắng lợi trận then chốt quyết định và của cả chiến dịch.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:12:28 pm
Như vậy, với vai trò cơ quan tham mun chiến lược, Bộ Tổng Tham mưu đã hoàn thành nhiệm vụ giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo liên quân Việt Nam - Lào tiến hành thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, góp phần vào thắng lợi cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Thắng lợi này củng cố thêm một bước quan hệ gắn bó giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội trong nhiệm vụ chung là kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ kết quả này, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng về chỉ đạo tác chiến chiến lược hiện nay, đó là:

Thứ nhất, cần quán triệt và thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về công tác quân sự, quốc phòng

Theo đó, Bộ Tổng Tham mưu phải quán triệt và triển khai thực hiện thắng lợi đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, nhất là Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, các nghị quyết của Quân ủy Trung ương, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Tiếp tục quán triệt thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia... Nắm chắc tinh thần cốt lõi của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 155-157). Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị đó, Bộ Tổng Tham mưu phải chủ động nghiên cứu, nâng cao chất lượng, phân tích, đánh giá và dự báo chính xác tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới, kịp thời tham mưu, đề xuất các chủ trương, đối sách đúng đắn những vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng.


Thứ hai, nắm vững âm mưu, hành động của địch và khả năng tác chiến của Quân đội, thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa


Trong tác chiến nói chung, tác chiến chiến lược nói riêng, thế trận luôn là nhân tố quan trọng, cùng với các yếu tố khác làm thay đổi cục diện chiến trường, chiến tranh. Đây là hoạt động đầu tiên, cần thiết trong lập thế trận nhằm tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh có lợi cho tác chiến chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Bởi, thông qua hoạt động tạo thế, chúng ta mới có thể phá được thế trận tiến công của địch, tạo cơ sở cho việc bày thế để hoàn chỉnh thế trận ban đầu có lợi cho tác chiến.


Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực luôn chứa đựng nhiều diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, Bộ Tổng Tham mưu phải nắm vững âm mưu, hành động của địch và khả năng tác chiến của Quân đội, nắm bắt kịp thời những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nghệ thuật quân sự mới; tiếp tục thực hiện tốt chức năng là cơ quan tham mưu chiến lược trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, nhất là kịp thời tham mưu, đề xuất “đúng, trúng” các kế hoạch, phương án tác chiến chiến lược. Để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, Bộ Tổng Tham mưu cần chủ động tham mưu, đề xuất thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch về quân sự, quốc phòng; xây dựng và hoàn thiện phương thức đấu tranh quốc phòng, lý luận về tác chiến chiến lược, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện nghiêm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; chủ động xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn kiện tác chiến cũng như điều chỉnh bố trí lực lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ; tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ biên giới, vùng trời, vùng biển, nội địa, địa bàn trọng điểm và không gian mạng, sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.


Thứ ba, tiếp tục tham mưu và chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng tinh, gọn, mạnh; tăng cường tiềm lực quốc phòng, tích cực xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc.


Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hòi Bộ Tổng Tham mưu phải tập trung rà soát, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu tổ chức Quân đội theo Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 17 tháng 1 năm 2022 của Bộ Chính trị về “Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết số 230-NQ/QUTW ngày 2 tháng 4 năm 2022 của Quân ủy Trung ương lãnh đạo thực hiện tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo; Kế hoạch của Bộ Quốc phòng thực hiện Nghị quyết số 230; xây dựng và ban hành biểu biên chế tổ chức mới; thông tư, quyết định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong toàn quân. Tham mưu đẩy mạnh hiện đại hóa các lực lượng, quân, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức; cùng với đó, đưa ra các giải pháp chiến lược trước mắt và lâu dài phát triển công nghiệp quốc phòng; sản xuất, mua sắm vũ khí trang bị hiện đại, phù hợp với tổ chức biên chế, khả năng tác chiến và phương án tác chiến mới của Quân đội trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị khóa X “Vc tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh”; nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 157). Đây là sự kế thừa, phát triển tư tưởng “lo giữ nước từ sớm từ xa, từ lúc nước chưa nguy” của dân tộc trong tình hình mới nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh. Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Bộ Tổng Tham mưu phải chủ động nghiên cứu kịp thời điều chỉnh lực lượng, thế trận, hình thành thế bố trí chiến lược, liên hoàn vững chắc; chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân duy trì nghiêm chế độ, nền nếp trực sẵn sàng chiến đấu; làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ vùng biển, vùng trời, biên giới, hải đảo; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quyết tâm kế hoạch, phương án tác chiến, chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Công an nhân dân và các lực lượng khác, xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống quốc phòng, an ninh, không để bất ngờ về chiến lược.


Thứ tư, nắm chắc tình hình, kịp thời chỉ đạo toàn quân, nhất là những đơn vị đóng quân trên địa bàn trọng yếu, chiến lược xử trí linh hoạt, kịp thời các tình huống

Trước yêu cầu đòi hỏi cao của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia cả trên bộ, trên không, trên biển và không gian mạng, Bộ Tổng Tham mưu phải làm tốt công tác tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, hóa giải các nguy cơ chiến tranh, xung đột, không để bị động, bất ngờ, nắm chắc tình hình, tích cực chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân, nhất là địa bàn trọng yếu, chiến lược nắm chắc diễn biến tình hình, những vấn đề phức tạp mới nảy sinh; từ đó đánh giá, dự báo đúng, kịp thời xử trí linh hoạt, đúng đắn các tình huống; kiên quyết không để bị động, bất ngờ; đồng thời, phát huy tốt năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, trình độ tổ chức chỉ huy, điều hành, khả năng phối hợp, hiệp đồng làm tham mưu cho chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, đề án quốc phòng, an ninh, trọng tâm là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng,... phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng lực lượng, từng địa bàn trọng yếu, chiến lược.


Như vậy, sau gần 6 tháng chiến đấu liên tục, ta và bạn đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ từ chủ trương đến công tác chuẩn bị và thực hành chiến dịch, giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi đó càng củng cố mối quan hệ đặc biệt, gắn bó keo sơn giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước Việt - Lào. Lần đầu tiên bộ đội ta tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh, giành thắng lợi lớn về nhiều mặt, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, góp phần làm phong phú thêm lý luận nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Những thành công và bài học kinh nghiệm trong tham mưu chỉ đạo, điều hành, chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị về lý luận và thực tiễn, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng trong công tác tham mưu chỉ đạo tác chiến chiến lược, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:14:16 pm
TÌNH ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU ĐẶC BIỆT GIỮA HAI TỈNH NGHỆ AN VÀ XIÊNG KHOẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


TS THÁI THANH QUÝ
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An


Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, có quan hệ truyền thống lâu đời, được hình thành và tôi luyện trong những năm tháng khó khăn gian khổ, kề vai sát cánh bên nhau chống ách đô hộ của thực dân vì độc lập, tự do của mỗi dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển của mỗi nước hiện nay. Cùng với sự phát triển của quan hệ giữa hai nước, các tỉnh có chung đường biên giới Lào - Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt.


Hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng gần gũi về địa lý, có vị trí địa - chiến lược, nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi đê đầy mạnh sự hợp tác. Trong từng giai đoạn lịch sử, quan hệ giữa hai tỉnh luôn giữ vị trí quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của hai tỉnh, cũng như quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Từ quan hệ “láng giềng thân thiện” trong buổi đầu lịch sử và “tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu” trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, Nghệ An - Xiêng Khoảng đã xác lập “quan hệ hữu nghị đặc biệt” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Phát huy thành quả hợp tác trong các thời kỳ kháng chiến, Nghệ An và Xiêng Khoảng tiếp tục phối hợp chẽ trong các lĩnh vực chính trị - quân sự, bước đầu hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nhất là giúp đỡ vùng giải phóng của Lào khôi phục kinh tế, văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh để ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân. Tình đoàn kết đó thể hiện ở các nội dung sau:

Một là, phối hợp trong xây dựng, bảo vệ căn cứ địa, phát triển lực lượng cách mạng Lào

Thực hiện Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào (1954), sau khi Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào, lực lượng kháng chiến Lào tập kết về các tỉnh do Vương quốc Lào quản lý, phái hữu ra sức khủng bố, mua chuộc, lôi kéo nhân dân... khiến cho tình hình Lào trở nên nghiêm trọng. Tình thế cách mạng Lào rất khó khăn. Công tác xây dựng căn cứ địa và lực lượng cách mạng ở 10 tỉnh do Vương quốc Lào quản lý đặt ra một cách cấp bách. Trước yêu cầu đó, ngày 29 tháng 6 năm 1954, Bộ Tư lệnh Thượng Lào (Việt Nam) ra chỉ thị về việc đem hết khả năng giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang1 (Chỉ thị của Bộ Tư lệnh Thượng Lào ngày 29 tháng 6 nom 1954 về việc đem hết khả năng giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang, in trong sách: Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Văn kiện, Tập II, 1946 - 1955, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 481). Theo đó, Nghệ An đã cử cán bộ sang Xiêng Khoảng trực tiếp giúp bạn phát động phong trào quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, mở rộng căn cứ địa và sẵn sàng phối hợp hành động khi cần thiết. Nắm vững quan điểm “có dân là có tất cả”, các đội công tác của Nghệ An đã phối hợp với cán bộ nòng cốt cách mạng Lào đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng vũ trang cách mạng Lào, tăng cường công tác tuyên truyền, dân vận trong nhân dân các bộ tộc Lào. Nhờ đó, lực lượng trung lập ở khu vực Trung Lào có nhiều chuyển biến tích cực về lập trường chống Mỹ và tay sai, nhân dân Lào có quan hệ tốt với vũ trang cách mạng và Quân tình nguyện Việt Nam. Mặt khác, Xiêng Khoảng là địa bàn có căn cứ quân sự đầu não Loong Chẹng của tướng phỉ Vàng Pao, cũng là trung tâm chỉ huy chiến lược của CIA tại Lào. Xác định đây là địa bàn hét sức quan trọng, tháng 8 năm 1960, Nghệ An đã phối hợp với lực lượng Quân khu 4 đưa các đội công tác vũ trang (đội vận động quân chúng, đội trinh sát bí mật, đội vũ trang chiến đấu) phát động phong trào đấu tranh. Từ sự giúp đỡ của Nghệ An, căn cứ địa kháng chiến ở Xiêng Khoảng ngày càng được mở rộng, cơ sở cách mạng ngày càng vững chắc, nhiều tiểu đoàn được thành lập, vận động được nhiều binh lính trở về với nhân dân. Nhiều thanh niên các bản, làng hăng hái gia nhập du kích. Cuối năm 1962, hầu hết các địa bàn ở đây đã có cơ sở cách mạng.


Trong bảo vệ, mở rộng các tuyến giao thông huyết mạch, trước yêu cầu chi viện cho chiến trường Lào và miền Nam Việt Nam việc bảo vệ và mở thêm các tuyến đường là hết sức cần thiết. Với địa bàn Nghệ An - Xiêng Khoảng, Đường số 7 đóng vai trò chủ yếu để đưa người và vật chất từ miền Bắc qua Nghệ An sang Xiêng Khoảng, nối thông lên căn cứ Sầm Nưa. Năm 1968, 1.000 dân công Nghệ An cùng với Trung đoàn 271, Tiểu đoàn 42, Tiểu đoàn 43, các đại đội 21, 18, 19, 52, 212 của Quân khu 4, quân và dân Xiêng Khoảng ngày đêm bám sát trận địa bảo vệ tuyến đường này, bảo vệ kho, trạm để đảm bảo chi viện cho Chiến dịch 139 (còn gọi là Chiến dịch Toàn Thắng hay Chiến dịch phản công giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng), bảo vệ cửa ngõ vào Xiêng Khoảng. Tháng 9 năm 1974, Nghệ An huy động hàng nghìn dân công và các đơn vị vũ trang phối hợp với quân dân Xiêng Khoảng tu sửa Đường số 7, xây dựng các kho hàng ở Bản Ban Nậm Căn để vận chuyển hàng hóa giúp vùng giải phóng Lào.


Hai là, phối hợp chiến đấu chống lực lượng Vàng Pao chống chiến tranh phá hoại của Mỹ

Tỉnh Xiêng Khoảng có vị trí địa chiến lược đối với cách mạng Lào. Đường số 7 (quốc lộ) từ Nghệ An sang Xiêng Khoảng được coi là “cửa ngõ” đi vào căn cứ địa Sầm Nưa từ phía Nam. Nếu địch kiểm soát được Xiêng Khoảng, sẽ tạo hướng bao vây, chia cắt Sầm Nưa từ hướng Nam. Nếu cách mạng Lào kiểm soát được Xiêng Khoảng sẽ nối thông căn cứ địa Sầm Nưa với Việt Nam qua địa bàn Nghệ An. Nhận thức vị trí quan trọng của Nghệ An và Xiêng Khoảng đối với cục diện chiến trường Đông Dương, Mỹ đã chỉ đạo chính quyền Sài Gòn và chính quyền Viêng Chăn tổ chức các hoạt động quấy phá vùng giáp biên giữa hai tỉnh. Cuối năm 1954, phái hữu mở chiến dịch khủng bố, cấu kết với quân đội Sài Gòn tổ chức các hoạt động gián điệp xâm nhập vào phía Tây Nghệ An kích động, lôi kéo đồng bào các dân tộc ít người nhằm chia rẽ đoàn kết Lào - Việt, phá hoại công cuộc xây dựng của miền Bắc Việt Nam. Tháng 8 năm 1955, địch lôi kéo 32 gia đình với 236 người ở Na Ngoi, Mường Lống (Nghệ An) chạy sang Lào. Ngày 19 tháng 10 năm 1955, 160 tên phỉ tiến công cướp phá vùng Keng Đu, hỗ trợ nhóm phỉ Lê Văn Giáo, Lò Văn Thi hoạt động phá hoại... Tình hình trên đặt ra cho Nghệ An yêu cầu bảo đảm an toàn biên giới phía Tây, giúp Lào xây dựng các căn cứ địa dọc biên giới hai nước để tiếp nhận viện trợ từ Việt Nam. Tỉnh ủy Nghệ An đã phối hợp với Quân khu 4 triển khai lực lượng chốt giữ các cửa khẩu sang Lào và tiến công tiêu diệt thổ phỉ.


Sau khi chính quyền Viêng Chăn bị thất bại trong bầu cử, ngày 4 tháng 5 năm 1958, Mỹ và tay sai điên cuồng đẩy mạnh các hoạt động quân sự, quyết tâm tiêu diệt lực lượng chủ lực của cách mạng Lào. Tháng 5 năm 1959, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, quân đội Viêng Chăn đã huy động lực lượng bao vây Tiểu đoàn 2 của quân chủ lưc Pathét Lào ở Cánh Đồng Chum. Trước tình thế hiểm nguy của bạn, tháng 6 năm 1959, lực lượng vũ trang Nghệ An phối hợp với các lực lượng của Quân khu 4 khẩn trương tiến công địch, giúp Tiểu đoàn 2 phá vây, về tập kết an toàn tại Tương Dương (Nghệ An). Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp vào Nghệ An chỉ đạo Quân khu 4 và nhân dân Nghệ An xây dựng kế hoạch giúp đỡ Tiểu đoàn 2. Thực hiện chủ trương, Trung tâm Đào tạo cán bộ Xuân Thành (Phủ Quỳ - Nghệ An) đã giúp bạn huấn luyện và bô sung quân số, phát triển thành 3 tiểu đoàn (1, 2 và 4), trang bị đầy đủ. Đây là những đơn vị chủ lực đầu tiên của cách mạng Lào trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ được xây dựng và phát triển trên địa bàn Nghệ An. Việc giải cứu Tiểu đoàn 2 và thành lập trung tâm huấn luyện bộ đội Pathét Lào đã đập tan âm mưu tiêu diệt lực lượng Pathét Lào của địch. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã đến tận Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Tỉnh ủy Nghệ An cảm ơn cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 và nhân dân Nghệ An.


Tháng 12 năm 1960, trong kế hoạch giải phóng Cánh Đồng Chum, Quân khu 4 phối hợp với Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 Pathét Lào mở cuộc tiến công giải phóng Noọng Hét (Xiêng Khoảng). Trong cuộc tiến công này, Nghệ An được giao nhiệm vụ huy động lực lượng dân công hỏa tuyến làm công tác hậu cần và lực lượng vũ trang địa phương làm nhiệm vụ bảo vệ cho quân chủ lực hành quân. Sau 3 ngày chiến đấu, toàn bộ khu vực Noọng Hét đã được giải phóng, mở đầu cho thắng lợi của liên quân Lào - Việt tại Cánh Đồng Chum. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1962, lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An phối hợp với Lữ đoàn 324 và quân dân Xiêng Khoảng giải phóng đồn Noọng Hét và Bản Ban, diệt và bắt 230 tên địch, giam chân và tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, tạo điều kiện cho Chiến dịch Nậm Thà giành thắng lợi, bảo vệ vững chắc Đường số 7, cửa ngõ từ Nghệ An vào Xiêng Khoảng. Tháng 7 năm 1964, khi các toán phỉ tiến công xã Bảo Nam, Kỳ Sơn (Nghệ An), lực lượng vũ trang Nghệ An và Quân khu 4 phối hợp với quân dân Xiêng Khoảng loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, giữ vững vùng giải phóng, bảo vệ nhân dân. Năm 1968, trong khi quân và dân miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc tổng tấn công và nổi dậy, thì trên chiến trường Lào, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương của Tỉnh đội Nghệ An phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Xiêng Khoảng giải phóng các xã Tài Xiêng, Tham Tác, Khu Khẹ, Tổng Khư (Mường Pẹc).


Từ năm 1969, thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Lào, Mỹ tăng cường viện trợ cho Vàng Pao vũ khí, tiền bạc xây dựng căn cứ kiên cố ở Mường Mộc (Xiêng Khoảng) hòng cắt đứt thế liên hoàn của vùng giải phóng Bắc và Trung Lào, uy hiếp miền Tây Nghệ An. Quân ủy Trung ương giao cho Quân khu 4 và Tỉnh đội Nghệ An phối hợp tiêu diệt căn cứ này. Nghệ An đã huy động Tiểu đoàn 42, Đại đội Đặc công 18, Đại đội 211 của huyện Tương Dương và 170 dân công hỏa tuyến tham gia chiến đấu. Ngày 16 tháng 2 năm 1969, hai căn cứ quan trọng của Vàng Pao ở Mường Ngát và Tham Tạt đã bị xóa sổ. Sau thắng lợi này, lực lượng vũ trang Nghệ An tiếp tục tiến công vào Nâm Mộ, cửa ngõ vào trung tâm Mường Mộc. Để giành lại thế chủ động trên chiến trường Lào, tháng 8 năm 1969, Mỹ và lực lượng thân Mỹ tập trung binh lực mở cuộc hành quân Cù Kiệt đánh chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, kiểm soát Đường số 7 để bịt cửa ngõ vào Xiêng Khoảng từ hướng Nghệ An sang. Trước âm mưu của địch, ta và bạn phối hợp mở chiến dịch phản công ở Cánh Đồng Chum với mật danh là “Chiến dịch 139” do Quân khu Tây Bắc (Việt Nam) tổ chức. Phối hợp với Chiến dịch 139, lực lượng vũ trang Nghệ An và Quân khu 4 cùng với lực lượng của bạn tác chiến hướng Đường số 7 gồm: Tiểu đoàn 42, Tiểu đoàn 43, Đại đội 211, Đại đội Đặc công 18, Đại đội Trinh sát 19, Đại đội Cao xạ 52, Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 271, Đại đội 212, lực lượng đặc công của Quân khu 4 và 1.800 dân công Nghệ An phục vụ chiến đấu. Qua 3 tháng (10 - 12.1969) phối hợp tác chiến, một loạt cứ điểm quan trọng như Xa Nọi, Keo Hom, Mường Mộc được giải phóng; ta và bạn tiêu diệt 253 tên phỉ, giải phóng 1.600 dân, phối hợp hiệu quả với Chiến dịch 139, góp phần đưa cách mạng Lào phát triển.


Năm 1971, phối hợp với Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, quân và dân Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ hậu cần cho chiến dịch, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.

Mùa mưa năm 1972, theo kế hoạch phối hợp cùng Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, trong khuôn khổ Chiến dịch 972 do Quân khu 4 tiến hành tại chiến trường Trung Lào, Nghệ An đã điều động 2 tiểu đoàn bộ binh 40 và 43, 1 đại đội súng côi 81mm, 1 trung đội súng máy phòng không 12,7mm, Đại đội Đặc công 18 và Đại đội 211 của huyện Tương Dương cùng 1.000 dân công hỏa tuyến trực thuộc Mặt trận 772. Hoạt động này của các lực lượng tỉnh Nghệ An đã phối hợp hiệu quả, thực sự “chia lửa”, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, cùng với những thắng lợi của các chiến dịch khác trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đã tạo điều kiện quan trọng để cách mạng hai nước Việt Nam, Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vào năm 1975. Thắng lợi của cách mạng Lào trước hết là nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Mặt trận Lào ycu nước, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân và dân các bộ tộc Lào. Đó cũng là thắng lợi của tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân hai nước Việt - Lào, trong đó có đóng góp không nhỏ cả về sức người, sức của của quân và dân Nghệ An.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:15:33 pm
Ba là, hợp tác xây dụng chính quyển, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế - xã hội

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cùng với phối hợp chiến đấu trên các chiến trường, Xiêng Khoảng và Nghệ An còn hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là hỗ trợ, giúp đỡ vùng giài phóng ở Xiêng Khoảng khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Hội nghị công tác miền Tây Thanh - Nghệ - Tĩnh (6.1958) tổ chức ở Nghệ An không chỉ tập trung bàn biện pháp xây dựng Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, phát triển kinh tế, văn hóa..., nhằm xây dựng ba tỉnh thành căn cứ địa trực tiếp của miền Nam và Lào, mà còn “đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể đề triển khai công tác viện trợ và giúp vùng giải phóng Lào khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá”1 (Trần Kim Đôn (Chủ biên), Biên niên sự kiện hữu nghị và hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Nxb Nghệ An, 2007, tr. 112). Theo đó, Nghệ An viện trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và cử chuyên gia sang vùng giải phóng của Xiêng Khoảng giúp bạn ổn định đời sông, phát triển sản xuất.


Trước âm mưu chia rẽ, triệt phá các vùng giải phóng, Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng Nhân dân Lào (4.1961) đề ra nhiệm vụ cần kíp động viên quân dân Lào ra sức xây dựng các khu giải phóng thành căn cứ địa cách mạng phát triển về mọi mặt2 (Bộ Quốc phòng Lào - Cục Khoa học - Lịch sử quân sự, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Trung Lào (1945 - 1975), Viêng Chăn, 2012). Để giúp bạn thực hiện chủ trương này, hàng nghìn dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An đã sang tu sửa đường sá, cầu cống, vận chuyển vũ khí, hàng hóa, dụng cụ sản xuất giúp nhân dân Xiêng Khoảng xây dựng và phát triển quê hương. Những năm 1961 - 1965, dù đang ra sức phấn đấu thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và chi viện chiến trường miền Nam nhưng Nghệ An vẫn ưu tiên chi viện và giúp đỡ vùng giải phóng của Xiêng Khoảng. Sau năm 1965, cùng với việc giúp đỡ xây dựng vùng giải phóng Lào, Nghệ An còn phối hợp đón nhân dân Lào sang sơ tán và là tỉnh tổ chức đón sớm nhất và nhiều nhất. Trong 4 năm (1969 - 1972), tỉnh đã đón gần 20.000 đồng bào Lào sơ tán3 (Nguyễn Thế Trung, Quan hệ đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), in trong sách: Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 379-398). Sau khi Chính phủ kháng chiến Lào chuyển về Sầm Nưa, vùng giải phóng Lào ngày càng được mở rộng, Đảng Nhân dân Lào quyết định xây dựng khu giải phóng theo mô hình của một quốc gia thu nhỏ. Nghệ An cử chuyên gia nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, văn hóa, giáo dục và y tế sang giúp nhân dân vùng giải phóng ở Xiêng Khoảng giải quyết khó khăn về lương thực, y tế và giáo dục. Tháng 3 năm 1967, Tỉnh ủy Nghệ An quyết định thành lập Ban C (Ban miền Tây) với nhiệm vụ “tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh các chủ trương, biện pháp vun đắp tình hữu nghị và hợp tác giữa Nghệ An với các tỉnh của Lào, trước hết là tỉnh Xiêng Khoảng”1 (Trần Kim Đôn (Chủ biên), Biên niên sự kiện hữu nghị và hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 119, 120, 120-121). Dưới sự chỉ đạo của Ban C, tháng 12 năm 1967, Nghệ An cử đoàn chuyên gia gồm 37 người, chia làm 8 tổ sang giúp đỡ các địa phương của Xiêng Khoảng: 2 tổ ở Mường Pẹc; 4 tổ ở Mường Khăm; 2 tổ ở huyện Noọng Hét2 (Trần Kim Đôn (Chủ biên), Biên niên sự kiện hữu nghị và hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 119, 120, 120-121). Sang năm 1968, có 49 chuyên gia Nghệ An, chia làm 20 tổ tiếp tục sang công tác ở 4 huyện (Mường Pẹc, Mường Khăm, Noọng Hét và Mường Mộc). Trong 20 tổ có 13 tổ nông nghiệp, 1 tổ lâm nghiệp, 2 tổ công nghiệp, 1 tổ thủy văn, 1 tổ giáo dục, 2 tổ y tế3 (Trần Kim Đôn (Chủ biên), Biên niên sự kiện hữu nghị và hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 119, 120, 120-121). Thời gian này, các tỉnh Trung Lào bị mất mùa cộng thêm sự đánh phá ác liệt của địch trên các tuyến đường, hàng từ Việt Nam sang gặp khó khăn nên xảy ra nạn đói trong nhân dân Lào. Nghệ An đã hỗ trợ, vận chuyển gạo, muối, vải, nông cụ, hạt giống, giúp nhân dân Xiêng Khoảng vượt qua nạn đói, tạo niềm tin vào sự nghiệp kháng chiến của Đảng Nhân dân Lào, Trung ương Neo Lào Hắc Xạt và niềm tin vào Bộ đội Việt Nam.


Tháng 12 năm 1968, đoàn đại biểu tỉnh Xiêng Khoảng sang thăm và làm việc với Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An. Hai bên đã ký kết nghĩa và thống nhất phương án hợp tác, giúp đỡ nhau trong thời gian tới: “Nghệ An sẽ giúp Xiêng Khoảng các mặt nông nghiệp, thủy lợi, giao thông vận tải, thương nghiệp, y tế, văn hóa giáo dục, bằng hình thức cử cán bộ chuyên gia và một khối lượng giống, vật tư, thiết bị, kỹ thuật... tạo điều kiện cho Xiêng Khoảng phát triển”1 (Trần Kim Đôn (Chủ biên), Biên niên sự kiện hữii nghị và hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 121, 126). Những năm 1969- 1975, công tác viện trợ và quan hệ kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa hai tỉnh ngày càng được tăng cường. Nghệ An đã cử 12 đợt chuyên gia, viện trợ hơn 40 triệu đồng bằng hiện vật (lương thực, xăng dầu, nông cụ...) giúp nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng ổn định sản xuất và đời sống2 (Trần Kim Đôn (Chủ biên), Biên niên sự kiện hữii nghị và hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 121, 126).


Nghệ An đã bồi dưỡng cấp tốc cán bộ quản lý vùng giải phóng, nhận hàng trăm học sinh Lào sang học tập tại các trường dân tộc nội trú của tỉnh. Sau khi học xong tiếng Việt và văn hóa cơ bản, học sinh Lào được cử tiếp đi đào tạo tại các trường chuyên nghiệp của tỉnh hoặc các trường đại học khác. Hầu hết các trường chuyên nghiệp ở Nghệ An như Trung cấp Y tế, Trung cấp Sư phạm miền núi, Trung cấp Kinh tế, Cao đẳng Sư phạm và Đại học Sư phạm Vinh đều có lưu học sinh Lào theo học. Dù chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu về giáo dục - đào tạo của bạn nhưng Nghệ An đã góp phần quan trọng giúp Xiêng Khoảng kịp thời giải quyết tình trạng thiếu cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn cho các vùng giải phóng.


Sự phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường cũng như sự giúp đỡ về kinh tế, văn hóa - giáo dục của Nghệ An dành cho Xiêng Khoảng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sự tiếp nối truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời giữa hai tỉnh. Đó là những biểu hiện cụ thể của “tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu” trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, là cơ sở quan trọng cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Bước ra khỏi chiến tranh, hai tỉnh tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trong thời kỳ mới - thời kỳ hợp tác đặc biệt trên tất cả các lĩnh vực theo tinh thần Nghị quyết số 251-NQ/TW ngày 30 tháng 4 năm 1976 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam “về tăng cường đoàn kết, giúp đỡ và hợp tác với cách mạng Lào trong giai đoạn mới”. Nghệ An đã tăng cường trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về chủ trương, đường lối cách mạng, đào tạo bôi dựỡng đội ngũ cán bộ giúp Xiêng Khoảng; giúp tỉnh này về vốn, về chuyên gia, kỹ thuật, về quốc phòng - an ninh, giao thông - vận tải... Thành công lớn nhất của quan hệ hợp tác hai tỉnh giai đoạn này là tập trung giải quyết thành công những vấn đề biên giới liên quan đến hai tỉnh.


Sang thời kỳ đổi mới, quan hệ giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng có điều kiện phát triển và được triển khai toàn diện giữa các tổ chức các ngành và các cấp tương đương, thông qua các hình thức kết nghĩa, ký kết hợp tác hằng năm, hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực an ninh, quốc phòng, “đối ngoại nhân dân”. Đầu năm 2022, Nghệ An đã phối hợp với Xiêng Khoảng tổ chức kết nghĩa 18 cặp xã đồn biên giới. Hợp tác kinh tế ngày càng được chú trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh qua cửa khẩu Nậm Cắn trong năm 2021 và quý I năm 2022 đạt gần 38,6 tỷ đồng. Các chương trình phối hợp giữa các ngành quân sự, công an, tư pháp, các tổ chức, Đoàn Thanh niên... hai tỉnh được ký kết thường niên, góp phần thể hiện sinh động chủ trương “đối ngoại nhân dân” và đường lối đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.


Hiện nay, trong bối cảnh mới, sự hợp tác trên lĩnh vực kinh tế hai bên cùng có lợi ngày càng trở thành xu thế chủ đạo, là hướng hợp tác cơ bản, lâu dài. Vì vậy, để nâng mối quan hệ lên một tầm cao mới, hai tỉnh cần đưa ra những bổ sung điều chỉnh nội dung, phương thức, cơ chế hợp tác thích hợp. Trong đó ưu tiên sự hợp tác toàn diện trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý thức độc lập, tự cường, phát huy thế mạnh của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, đồng thời dành sự ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau. Không ngừng gắn bó, thắt chặt mối quan hệ để cùng nhau vun đắp, giữ vững tình đoàn kết đặc biệt, tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đối ngoại nhân dân, bảo vệ an ninh an toàn khu vực biên giới; cùng hợp tác tương trợ bảo vệ trật tự, an ninh, kịp thời đập tan các âm mưu của các thế lực chống phá, các hoạt động buôn lậu, vượt biên trái phép. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu bổ sung thế mạnh cho nhau giữa hai tỉnh càng lớn, đòi hỏi cơ chế, chính sách ưu tiên cho nhau giữa hai bên càng cao. Là hai địa phương liền kề, nhiều tiềm năng phát triển của hai tỉnh được khơi dậy, trở thành yếu tố thúc đẩy nhau cùng phát triển, là cửa ngõ thông thương, bổ sung thể mạnh giúp nhau cùng phát triển và giữ mối quan hệ truyền thống, nâng quan hệ hai tinh lên tầm cao mới.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:17:57 pm
NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ - TINH THẦN GÓP PHẦN QUAN TRỌNG LÀM NÊN CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG NĂM 1972


Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN VĂN BẠO
Giám đốc Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng


Cách đây nửa thế kỷ, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của liên quân Việt - Lào nhằm chống lại quân ngụy Lào và quân đánh thuê Thái Lan diễn ra trên một địa bàn chiến lược quan trọng, rộng 3.000km2. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả cao. Sau 4 đợt chiến đấu tiến công, phản kích, phản đột kích, với ý chí quyết tâm cao độ và tinh thần chiến đấu kiên cường, liên quân Việt - Lào đã thực hiện 244 trận đánh (Quân tình nguyện Việt Nam đánh 170 trận, quân và dân Lào đánh 74 trận), diệt và làm bị thương hơn 5.600 tên địch, bắt và buộc ra hàng 1.137 tên; bắn rơi và phá hùy 130 máy bay, thu 136 khẩu pháo và cối. Riêng quân và dân Lào diệt gần 400 tên địch, bắt 139 tên, gọi hàng 230 tên, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, giải phóng 3 huyện, thu nhiều vũ khí, trang bị và quân trang, quân dụng của địch... Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi đã giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa các vùng căn cứ địa cách mạng của bạn và kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương, trực tiếp là cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam Việt Nam năm 1972. Có được chiến thắng vang dội trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 chính là nhờ sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chính trị - tinh thần được phát huy cao độ, góp phần quan trọng quyết định thắng lợi của chiến dịch.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông Dương. Từ đây có thể theo Đường số 6 đi tới căn cứ cách mạng Lào ở Hủa Phăn, theo Đường số 7 về phía Đông sang Việt Nam. Phía Tây có Đường số 13 nối Luông Phabăng với Viêng Chăn. Đây là khu vực tác chiến trọng yếu bảo vệ tuyến vận tải chiến lược từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường miền Nam, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đối với cách mạng Lào, lãnh đạo Neo Lào Hắc Xạt từng đánh giá nước Lào như một con voi trắng, khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là đầu voi, ai cưỡi được trên đầu voi thì người đó làm chủ nước Lào1 (Vi Say Chăn Tha Mạt, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - vị trí chiến lược quân sự quan trọng, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009, tr. 93). Mỹ coi Cánh Đồng Chum “là chìa khóa của nước Lào” và chọn đây làm nơi thí điểm học thuyết Níchxơn với công thức chiến tranh: “Quân ngụy Lào + quân Thái Lan + không quân, hậu cần, cố vấn Mỹ”.


Để giành thắng lợi trong chiến tranh, bên nào cũng phải chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng. Cách mạng phải giữ đất, giữ dân, đối phương cũng phải giành dân, giành đất. Do vị trí địa quân sự rất quan trọng của Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, nên trong những năm Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1960 - 1968) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” (1969 - 1973) ở Lào, Mỹ chỉ đạo phái hữu Lào luôn chú trọng bố trí ở đây một lực lượng quân sự mạnh quyết chiếm giữ địa bàn. Do vậy, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trở thành trung tâm của những trận giao tranh ác liệt, nơi diễn ra cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng quyết liệt giữa các lực lượng kháng chiến Lào phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam chống lại quân ngụy Lào và quân Thái Lan. Đây là khu vực ta và địch giành giật quyết liệt. Ta chưa đủ sức giữ, còn địch thì quyết chiếm lại, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 12 năm 1971 đã diễn ra tình trạng có tính quy luật: Mùa khô ta đánh địch, giành quyền làm chủ, nhưng mùa mưa địch lại nống ra chiếm lại vùng mới giải phóng.


Bước vào năm 1972, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương giành thắng lợi quyết định trên chiến trường miền Nam Việt Nam và tạo ra bước chuyển căn bản về chiến lược trên chiến trường Đông Dương. Vì thế, cùng với tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam, ngày 1 tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chỉ đạo Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Đoàn 959 chủ động chuyển vào tác chiến phòng ngự sau khi chiến dịch tiến công mùa khô kết thúc. Theo đó, Liên quân Việt - Lào tập trung mọi nguồn lực, xây dựng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thành khu vực phòng ngự, đánh bại các cuộc hành binh lấn chiếm của địch, bảo vệ khu vục Cánh Đồng Chum, củng cố vùng căn cứ giải phóng của bạn, phục vụ cho yêu cầu đấu tranh chính trị trong tình hình mới và chia lửa với chiến trường khác. Tháng 4 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch do Đại tá Vũ Lập làm Tư lệnh, Đại tá Lê Linh làm Chính ủy. Phía bạn Lào, đồng chí Xiphon Phalikhăn, Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh Chiến dịch. Sở Chỉ huy Chiến dịch đặt tại Phu Nhu.


Nhiệm vụ chiến dịch là hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào, khẩn trương triển khai kế hoạch phòng thủ khu vực Cánh Đồng Chum - Mường Sủi - Xiêng Khoảng, trong bất kỳ tình huống nào cũng phải kiên quyết bảo vệ vững chắc khu vực Cánh Đồng Chum, bao gồm cả tuyến trung gian; kiên quyết đánh bại mọi cuộc tiến công quy mô lớn của địch trong mùa mưa 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, trên cơ sở đó xây dựng Cánh Đồng Chum thành một địa bàn chiến lược, căn cứ địa vững chắc.


Căn cứ vào nhiệm vụ và trên cơ sở nghiên cứu địa bàn, tình hình địch Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ động, khẩn trương tổ chức xây dựng khu vực phòng ngự trong phạm vi tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (chiều dài 60km, chiếu rộng 50km), bố trí thành 5 khu vực: Cánh Đồng Chum (khu trung tâm) là khu vực phòng ngự chủ yếu, đánh địch trên hướng Nam và Tây Nam; Hin Tặng (khu trung gian) là khu vực phòng ngự cơ bản; Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu; Mường Sủi va thị xã Xiêng Khoảng là những khu vực tác chiến phối hợp đánh địch từ xa nhằm bảo vệ sườn Tây Bắc và sườn Đông của Cánh Đồng Chum.


Lực lượng ta tham gia chiến dịch được tổ chức thành 2 bộ phận: Bộ phận chốt giữ trận địa1 (Gồm 2 trung đoàn bộ binh (174 và 148) của Sư đoàn 316 được tăng cường 1/3 lực lượng xe tăng và 1/4 lực lượng pháo binh chiến địch) và bộ phận cơ động đánh địch trong và ngoài khu vực phòng ngự2 (Lúc đầu gồm 2 trung đoàn bộ binh tình nguyện độc lập (866 và 335) của Quân khu Tây Bắc, 2/3 xe tăng, 3/4 pháo binh chiến dịch; đến tháng 10 năm 1972, Bộ Tổng Tư lệnh tăng cường thêm Trung đoàn Bộ binh 88 thuộc Sư đoàn Bộ binh 308C). Lực lượng địch ở khu vực Quân khu 2 (Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng) vào thời điểm bắt đầu chiến dịch (5.1972) có 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh. Trong đó lính đánh thuê có 18 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh. Lực lượng tăng cường từ Quân khu 1, Quân khu 3 có GM 10B9, GM 30; đồng thời tại khu vực Sa La Phu Khun có 2 trung đoàn thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, 2 tiểu đoàn quân trung lập; 1 tiểu đoàn đặc biệt; 1 đại đội pháo binh. Tại sân bay ở Loong Chẹng có 2 phi đội T-28 với 9 máy bay, riêng không quân Mỹ chi viện từ 50 - 70 lần chiếc/ngày, trong đó có cả máy bay chiến lược B-521 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 16-17).


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 23 Tháng Hai, 2023, 02:19:21 pm
Trước khi bước vào chiến dịch, trên cơ sở phân tích các hoạt động của địch, ta nhận thấy một quy luật là chúng thường mở cuộc tiến công lấn chiếm vào lúc ta kết thúc hoạt động mùa khô, gặp khó khăn về vận chuyển, tiếp tế, cơ động. Mặt khác, vào thời điểm 1972, quân đội Mỹ và tay sai muốn giành thắng lợi quân sự trên chiến trường Đông Dương để tạo “thế mạnh” trên bàn đàm phán và giành ưu thế cho đảng cầm quyền trong năm bầu cử tổng thống Mỹ. Vì thể, địch sẽ mở cuộc hành binh quy mô lớn, đánh chiếm lại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Trong cuộc tiến công này, địch có nhiều lợi thế: Lực lượng đông vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại (cả máy bay B-52), chủ động về thời gian và mục tiêu tiến công. Ngoài ra, địch cũng đã đánh chiếm được một số địa bàn, vị trí quan trọng. Tuy nhiên, lực lượng Hoàng gia Lào và quân Thái Lan có những điểm yếu cốt tử. Đó là trình độ tác chiến hạn chế, tinh thần chiến đấu giảm sút, khả năng hỗ trợ của không quân Mỹ cũng có hạn và rất sợ phải tác chiến trong thời gian dài, địa bàn rộng... Về phía ta, có những thuận lợi cơ bản: Tinh thần đoàn kết và trình độ tác chiến cao nhất là kinh nghiệm vận động tiến công ở khu vực này. Đồng thời ta cũng gặp một số khó khăn: Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên, thời gian kéo dài, trên phạm vị rộng lớn lại diễn ra trong mùa mưa nên kinh nghiệm trong tổ chức phòng ngự còn hạn chế, bảo đảm tiếp tế hậu cần, kỹ thuật khó khăn; một số ít cán bộ chiến sĩ có tâm lý lo ngại tác chiến kéo dài, ác liệt, gian khổ hy sinh... Nhận rõ tình hình này, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt chú trọng công tác xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch. Bộ Tư lệnh Chiến dịch kịp thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt sâu sắc tình hình, nhiệm vụ, làm cho bộ đội nhận thức rõ những điểm mạnh tạm thời, những điểm yếu không thể khắc phục của địch và điểm mạnh cơ bản, khó khăn nhất thời của ta. Nhờ đó, lực lượng tham gia chiến địch không những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng, nêu cao ý chí, tinh thần quyết chiến quyết thắng, mà còn khắc phục được những biểu hiện chủ quan, thỏa mãn, đánh giá thấp về địch (cho rằng chúng vừa bị thua đau trong mùa khô 1971 - 1972 không còn khả năng tiến công lớn). Các lực lượng nhanh chóng chấp hành mệnh lệnh, chuyển vào phòng ngự, chủ động xây dựng phương án tác chiến, tiến công địch.


Với ý chí quyết tâm cao độ, ngay sau khi kết thúc chiến dịch tiến công mùa khô 1971 - 1972, liên quân Việt - Lào đã gấp rút chuẩn bị mọi mặt, thiết lập các cụm điểm tựa có hệ thống công sự, hầm hào; bố trí vật chất dự trữ chiến đấu ở từng khu vực; hình thành thế trận phòng ngự liên hoàn, vững chắc, có chiều sâu, đảm bảo tác chiến dài ngày. Trong gần 2 tháng (5.4 - 21.5.1972) khẩn trương chuẩn bị, ta và bạn tổ chức đào 500 hầm trú ẩn ven các đường cơ động, 50km hào giao thông, làm hơn 600km đường cơ động cho xe cơ giới, bắc 100 cầu vượt suối để vận chuyển trong mùa mưa. Nhân dân Xiêng Khoảng ủng hộ hàng nghìn cây tre, gỗ, hàng trăm tấm tôn để bộ đội làm công sự và làm cầu...


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra hết sức ác liệt, kéo dài gần 6 tháng với 4 đợt. Trong quá trình thực hành phòng ngự, để Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã vận dụng sáng tạo tư tưởng cách mạng tiến công của Đảng, không để bị động, phụ thuộc vào hành động của địch. Đồng thời, kiên quyết chấp hành triệt để nhiệm vụ chiến lược là giữ vững khu vực, mục tiêu chủ yếu. Cho nên, mặc dù là chiến dịch phòng ngự, nhưng cấp ủy và chỉ huy các cấp luôn luôn quán triệt cho bộ đội nắm vững tư tưởng phòng ngự tích cực, nêu cao tinh thần chủ động, tích cực tiến công, lấy tiến công tiêu diệt địch, kiên quyết chiến đấu giữ vững trận địa làm mục tiêu phấn đấu và phương châm hành động.


Trước những diễn biến phức tạp diễn ra trong các đợt của chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch kịp nhận thấy một số khó khăn nảy sinh. Đó là, mật độ bom pháo của địch dày đặc (có ngày địch sử dụng lực lượng không quân chiến thuật từ 80 đến 100 lần chiếc và từ 20 đến 25 lần chiếc B-52 tập trung đánh phá), bộ đội ta chưa có kinh nghiệm trong tác chiến phòng ngự, thời tiết khắc nghiệt (mùa mưa) và nhất là do tính chất vô cùng ác liệt, gian khổ, hy sinh tổn thất diễn ra hằng ngày, hằng giờ dẫn tới ý chí quyết tâm, niềm tin của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ vào thắng lợi của chiến dịch chưa cao. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã kịp thời, chủ động trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, kết hợp với nhiều biện pháp đồng bộ như bảo đảm ăn, nghi, sinh hoạt hằng ngày, điều cán bộ có năng lực, trình độ xuống trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị chiến đấu..., ta đã dần khắc phục được những hạn chế về chính trị tư tưởng, xây dựng được tinh thần quyết chiến, quyết thắng, yếu tố then chốt, quan trọng nhất, quyết định thắng lợi của chiến dịch. Chính nhờ đó, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với quân và dân Lào, làn lượt đánh bại các cuộc tiến công của địch, kết hợp giữa tiến công với phản kích, phản đột kích, đánh những trận then chốt hiệu quả cao. Nổi bật là những trận chiến đấu ác liệt ở Phu Kụt1 (Phu Kụt là vị trí tiền tiêu của Cánh Đồng Chum), xứng đáng với danh hiệu “Phu Kụt anh hùng” và tên gọi “Điểm tựa thép”. Đây cũng chính là một điển hình về tình đoàn kết và sự liên minh chiến đấu đặc biệt, kề vai sát cánh cùng chung chiến hào của hai quân đội Việt Nam và Lào đã kiên cường thực hiện các đợt chiến đấu đầy mưu trí và hết sức oanh liệt để ngăn chặn có hiệu quả các đợt tiến công ác liệt của địch, bảo vệ vững chắc trận địa Phu Kụt. Hay như Tiểu đoàn 6 thuộc Trung đoàn 174, do Đại úy, Tiểu đoàn trưởng Đào Trọng Lịch chỉ huy đã phát huy truyền thống của tiểu đoàn “đã ra quân là đánh thắng”, khắc phục khó khăn, kiên quyết, sáng tạo, cơ động linh hoạt, thực hiện nhiều trận phản kích hiệu quả cao, góp phần đánh bại các đợt tiến công của địch...


Để nâng cao sức mạnh chính trị - tinh thần, củng cố và tăng cường niềm tin vững chắc cho bộ đội vào khả năng và sức mạnh thực tế trong tác chiến phòng ngự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch còn chỉ đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án tác chiến ngay trong khu vực phòng ngự. Qua đó, rút kinh nghiệm, tìm ra những bài học hay, bổ sung, hoàn thiện từng phương án tác chiến, nhằm xử lý có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra, ta thường xuyên tổ chức thay phiên, đổi và bổ sung quân ở những chốt, những khu vực phải bám trụ, chốt giữ dài ngày, tạo cho bộ đội tâm lý thoải mái, được nghỉ ngơi dưỡng sức, giảm bớt căng thẳng, sẵn sàng bước vào trận đánh mới.


Cùng với những vấn đề quan trọng trên, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khàng là chiến địch có thời gian tương đối dài đã đặt ra cho công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật phải luôn chủ động, chu đáo, hiệu quả. Đây là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến ý chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu của bộ đội. Nếu chuẩn bị tốt sẽ bảo đảm đời sống, vũ khí trang bị cần thiết cho tác chiến và tạo sự yên tâm, lòng tin cho bộ đội, theo đó ý chí quyết tâm chiến đấu được nâng cao. Ngược lại, nếu không chuẩn bị tốt, dẫn tới trong chiến đấu phòng ngự dài ngày, nhất là diễn ra trong mùa mưa, bộ đội sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ, tổn thất, hy sinh... ảnh hưởng lớn tới tinh thần chiến đấu và niềm tin vào thắng lợi. Nhận thức đúng vấn đề này, trong quá trình diễn ra chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chỉ đạo lực lượng hậu cần bảo đảm 3.918 tấn vật chất: 2.876 tấn lương thực thực phẩm (73,4%), 442 tấn đạn (11,3%), 400 tấn nhiên liệu (10,2%), 200 tấn vật chất khác (5,1%)1 (Dẫn theo: Công tác bảo đảm hậu cần trong chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng 1972 của Đại tá Trần Đình Quang (Phòng Khoa học quân sự Tổng cục Hậu cần)). Quân y chiến dịch đã tăng cường lực lượng cho các đơn vị phòng ngự, nâng cao khả năng cứu chữa tại chỗ, do đó, đã tổ chức thu dung, điều trị thương binh, bệnh binh chu đáo, làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch góp phần bảo đảm sức khỏe và sức chiến đấu của bộ đội trong suốt mùa mưa.


Bằng những hoạt động thường xuyên, toàn diện, tích cực, kịp thời, phù hợp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch và cấp ủy, chỉ huy các cấp trực thuộc, cùng sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của quân, dàn Lào trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện 4 đợt của chiến dịch đã làm cho sức mạnh chính trị - tinh thần của bộ đội không ngừng củng cố, tăng cường. Đây là nhân tố hàng đầu góp phần quan trọng làm nên chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, loại hình chiến dịch phòng ngự chi chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng đều là những chiến dịch có tính ác liệt, quy mô lớn, dài ngày và thương vong tương đối lớn. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã vượt qua được những khó khăn, thử thách đó và giành thắng lợi, trong đó có yếu tố chính trị - tinh thần. 50 năm đã trôi qua, thắng lợi đó tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của V.I. Lênin và nhắc nhở chúng ta cần thực hiện tốt điều dạy bảo của Người về tăng cường sức mạnh chính trị - tinh thần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, rằng: “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa từng thấy”1 (V.I. Lênin toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 147).


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:04:26 am
V
HẬU QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN TRANH
XÂM LƯỢC VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐẾ QUỐC MỸ


Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã để lại cho đế quốc Mỹ biết bao hậu quả tai hại. Nó đã trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự suy yếu về mọi mặt của đế quốc Mỹ. Hậu quả của nó không chỉ biểu hiện ở sự suy yếu trước mắt mà còn tiếp tục "ngấm" sâu vào lục phủ ngũ tạng của nước Mỹ.

1. Suy yếu về kinh tế.

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã đánh một đòn nặng nề vào nền kinh tế Mỹ. Sự suy yếu về kinh tế đó là một hậu quả tai hại nhất cho nước Mỹ. Riêng cái giá về tiền của mà nước Mỹ đã phải trả cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là bao nhiêu? Cho đến nay, chưa ai tính tổng quát hết được. Theo con số chính thức do giới cầm quyền Mỹ công bố, Mỹ đã mất cho cuộc chiến tranh này 240 tỷ đô la, khoảng 36 vạn binh lính, sĩ quan chết và bị thương, hơn 8.600 máy bay các loại, v.v... Nhiều chính khách Mỹ đưa ra con số 350 tỷ đô la, trong lúc đó có nhà kinh tế học Mỹ đã tính toán là: nếu cộng cả những chi tiêu gián tiếp khác, cuộc chiến tranh Việt Nam đã ngốn mất của nước Mỹ trên 600 tỷ đô la. Nếu so với giá trị khối lượng vàng dự trữ của nước Mỹ chỉ trên 10 tỷ đô la, đây thật là những con số khổng lồ. Nếu so sánh với con số ngân sách quốc phòng Mỹ năm 1956 là 40,7 tỷ đô la, hoặc ngay cà ngân sách quốc phòng Mỹ năm 1974 là 82,6 tỷ đô la (với giá đồng đô la sụt giá hiện nay), thì càng thấy rõ ý nghĩa của số tiền 600 tỷ đô la nói trên.


Trong lịch sử nước Mỹ, xét về mặt tốn kém về tiền của và tổn thất về sinh mạng, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam chỉ đứng sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Về mặt hậu quả về kinh tế tài chính mà nói cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là một dịp để cho bọn tư bản độc quyền Mỹ tha hồ trục lợi. Bước ra khởi cuộc chiến tranh này, chủ nghĩa đế quốc Mỹ trở thành tên trùm của chủ nghĩa đế quốc thế giới, nước Mỹ trở thành một nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản, đóng vai trò kẻ cho vay, đỡ đầu cho hàng loạt nước tư bản đàn em và tự cho mình đóng vai trò "sen đầm quốc tế" với thế lực quân sự và kinh tế trong tay. Trong những năm cuối của những năm 40, trong những năm 50 cho đến ngày đế quốc Mỹ dấn thân vào cuộc phiêu lưu quân sự ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đang ở trên đỉnh cao của sức mạnh của chúng về quân sự và về kinh tế. Gần mười năm qua, từ 1965 đến 1973, đến khi quân đội Mỹ phải cuốn cờ rút ra khỏi Việt Nam trong tư thế nhục nhã của một đội quân chiến bại, thì cũng là lúc mà những từ ngữ lạm phát, suy thoái của nền kinh tế Mỹ ngày càng đậm nét trên các bản tin tức hàng ngày trong nước Mỹ cũng như trên thế giới.


Với cuộc chiến tranh Việt Nam, một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc đang làm rung chuyển nước Mỹ, trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những xáo động về xã hội và chính trị trong xã hội Mỹ. Cuộc khủng hoảng này được thể hiện qua một số nét như: ngân sách liên bang bị thiếu hụt nặng nề và kéo dài, nạn lạm phát giấy bạc liên tục và ngày càng trầm trọng, các món nợ mà chính phủ liên bang nợ của "công chúng" dưới nhiều dạng, trong đó có dạng phát hành công trái mà nhiều giới tư bản tài chính mua để lấy lãi, ngày càng chồng chất. Dưới đây là một vài ví dụ:


Về công trái, cuối năm 1964 số công trái của chính quyền liên bang phát hành trị giá 318,7 tỷ đô la. Tháng 11 năm 1972 trị giá này tăng lên đến 444,7 tỳ, tức là trong gần 8 năm đã tăng 136 tỷ, gấp hơn 3 lần mức tăng trong suốt 19 năm trước đó. Gánh nặng về công trái này đáng lẽ phải giảm bớt, trái lại đã ngày càng tăng thêm theo năm tháng, gây ra tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con hết sức nguy hiểm đối với sự cân bằng thu chi của những ngân sách liên bang Mỹ hiện nay và trong tương lai.


Về ngân sách, có năm Mỹ đã phải chi cho cuộc chiến tranh Việt Nam đến 30 tỷ đô la nếu chỉ tính theo các khoản chi mà bộ quốc phòng Mỹ phải gánh chịu và lên đến 50 tỷ đô la, nếu tính cả các khoản chi "bổ sung" mà ngân sách liên bang phải gánh chịu. Các khoản chi lớn đó đã khiến cho ngân sách liên bang Mỹ suốt từ năm 1965 cho đến nay luôn luôn lâm vào tình trạng thiếu hụt. Riêng từ năm 1965 đến 1972, ngân sách liên bang Mỹ đã hụt đến 85 tỷ đô la. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho chính phủ Mỹ phải vay nợ. Mặt khác, các khoản chi lớn về chiến tranh đã ảnh hưởng lớn đến mức độ cân đối cần thiết nhất định của sự phát triển các ngành kinh tế trong nước. Trong khi nhiều ngành công nghiệp sản xuất vũ khí bành trướng quá mức, thì nhiều ngành công nghiệp phục vụ cho đời sống xã hội lại ngày càng suy sụp. Những ảnh hưởng qua lại không thể tránh khỏi giữa các ngành sản xuất khác nhau trong một cơ cấu kinh tế chung đã đẩy nển kinh tế Mỹ vào một tình trạng suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế, do mâu thuẫn về quyền lợi suốt từ năm 1965 đến nay, ngày càng có nhiều nhân vật có tên tuổi trong giới chính trị, quân sự, học đường, tôn giáo Mỹ đã lên tiếng phản đối đường lối đẩy mạnh, cuộc chạy đua vũ trang, tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam và Đông Dương.


Nếu trong những năm 50 và đầu 60, đồng đô la được xem là đồng tiền chúa tể của thế giới tư bản thì từ đầu những năm 70, đồng đô la lại là nguồn lo âu hàng giờ, hàng ngày của những ai cầm nó trong tay vì trị giá của nó ngày càng sút theo đà đi xuống liên tục. Đây là một hậu quả của nạn lạm phát, một cơn ác mộng đang bao trùm nước Mỹ ngày nay. Câu nói đầu lưỡi của Giôn-xơn, Ních-Xơn trước kia và của Pho ngày nay đều là: "Sẽ chiến thắng nạn lạm phát", nhưng ngày này qua ngày khác, nạn lạm phát cứ bành trướng lên mãi và đang trở thành bóng đen của một tai họa bao trùm lên Nhà trắng, Lầu năm góc, cũng như tất cả các mái nhà lớn, nhà của mọi người công dân Mỹ. Chỉ tính từ cuối năm 1964 đến tháng 11 năm 1972, số giấy bạc lưu hành ở Mỹ đã tăng thêm 25 tỷ đô la (từ 39,6 tỷ cuối năm 1964 lên 65,1 tỷ cuối tháng 11 năm 1972, gấp 2 lần mức tăng 11,1 tỷ trong thời gian từ 1947 đến năm 1964). Đến năm 1974, con số này đã lên đến 70 tỷ. Tỷ lệ lạm phát hiện đang ở mức hàng năm 12,2%. Đây thật là một cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh Việt Nam mà giới cầm quyền Oa-sinh-tơn ỷ vào sự "giàu có" của nước Mỹ, đã không ngờ đến được. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã đập nát cái khẩu hiệu "thừa súng lại thừa bơ" mà giới cầm quyền hiếu chiến Mỹ đã từng có thời kỳ huênh hoang nêu ra. Nạn lạm phát bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sâu xa về tài chính và kinh tế trong chính chế độ tư bản Mỹ. Những số tiền khổng lồ mà Mỹ đã vung phí trong cuộc chiến tranh Việt Nam - nếu tính cả những chi phí gián tiếp lên đến trên 600 tỷ đô la, là một trong những yếu tố quyết định đưa đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng hiện nay trong nước Mỹ. Một trong những hậu quả tất nhiên của nạn lạm phát là giá sinh hoạt tăng. Từ năm 1966 đến năm 1972, giá sinh hoạt ở Mỹ đã tăng lên đến 32% tức là 22% cao hơn mức tăng trong 6 năm trước đó. Năm 1974, giá hàng tiêu dùng tăng 12,2%. Riêng giá lương thực tăng 21%. Một số mặt hàng như đường và dầu tăng 400%. Giá sinh hoạt tăng đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của những người dân Mỹ, nhất là của nhân dân lao động Mỹ. Cũng vì thế, từ năm 1966 cho đến nay, liên tục xảy ra nhiều cuộc đình công rất rộng lớn của hàng triệu công nhân Mỹ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giá hàng và các quyền lợi sống còn hàng ngày khác. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi sống còn đó ngày càng mang theo một nội dung chính trị sâu sắc và tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị của nước Mỹ. Giữa cuộc chiến tranh Việt Nam, nạn lạm phát, nạn suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng "thể chế" chính trị của nước Mỹ hiện nay, có những quan hệ tác động qua lại chặt chẽ.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:07:54 am
Là bạn đường của nạn lạm phát, nạn suy thoái sẽ dẫn nền kinh tế nước Mỹ đi đến đâu? Hiện nay, nhiều nhà kinh tế học tư bản đã phải thú nhận ràng: tai họa tương tự như cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm rung chuyển thế giới tư bản trong những năm đầu của những năm 30 là một đe dọa thực tế. Số thu nhập của nhân dân lao động Mỹ ngày càng giảm sút và số thuế đóng cho chính phủ ngày càng tăng cao. Báo chí Mỹ ngày nay ngày càng nói nhiều đến sự nghèo khổ của nhân dân Mỹ. Các nhà kinh tế học Mỹ đã thú nhận: "Giá hàng ở Mỹ đã tăng lên gấp 2 lần trong 25 năm qua và hiện nay ở Mỹ có tới 25 triệu người lâm vào cảnh sinh hoạt dưới cả mức nghèo khổ". Số người thất nghiệp cũng ngày càng tăng. Dưới đây là vài con số chứng dẫn:


(https://i.imgur.com/gR7o4nV.jpg)


Tốc độ phát triển công nghiệp ở Mỹ rất chậm. Riêng về ngành công nghiệp chế tạo thiết bị lại càng chạm hơn. Nếu lấy chỉ số phát triển năm 1967 là 100 thì đến giữa năm 1972 chỉ số này chỉ tăng lên đến 106,2 (theo Tạp chí Survey of Current business, tháng 11-1972).


Theo thống kê tháng 3 năm 1974, sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm nhiều nhất là sắt thép và hàng tiêu dùng.

Trong quý I năm 1974, khối lượng hàng bán lẻ giảm 8%. Nhiều công ty kỹ nghệ lớn của Mỹ đã phải đóng cửa vì thiếu hắn nguyên liệu và nhiên liệu. Các công ty sản xuất xe hơi lớn của Mỹ cũng đã phải đóng cửa hàng loạt các công xưởng. Theo tin tức của tuần báo Mỹ "Tin Mỹ và thế giới", công ty "Giê-nê-rôn Mô-to" đã ra lệnh đóng cửa suốt một tuần lễ 16 công xưởng sản xuất xe hơi. Công ty sản xuất xe hơi Crai-xlơ có 6 xưởng lắp ráp thì đóng cửa 5 xưởng, làm cho 6 vạn công nhân mất việc. Tình hình này nói chung làm cho hàng trăm ngàn công nhân sản xuất xe hơi phải lâm vào cảnh thát nghiệp, lôi kéo theo một cuộc sống bi đát cho hàng chục ngàn gia đình Mỹ.


Các hãng hàng không Mỹ cũng thải hàng ngàn phi công và nhân viên. Công ty hàng không lớn nhất của Mỹ, hãng U.A.L đã thải một lúc hơn 1.000 phi công và nữ chiêu đãi viên. Nhiều công ty hàng không khác như các hãng A.A.L, E.A.L và P.A.L cũng cùng lâm vào một cảnh như thế.


Đến lượt các công ty sản xuất máy bay cũng đang đóng cửa các công xưởng của họ, khiến cho hàng vạn công nhân sản xuãt máy bay mất việc làm. Công ty sản xuất máy bay Xe-xna thuộc bang Kan-xát, trong tháng 12 năm 1973 đã phải cho nghỉ việc 3.000 công nhân trong số 11.000 công nhân của công ty này. Nghiệp đoàn công nhân sản xuất máy bay Mỹ ước lượng rằng trên toàn nước Mỹ sẽ có đến khoảng 40.000 đoàn viên của họ lâm vào cảnh thất nghiệp trong thời gian gần đây.


Ngành xây dựng là một ngành cũng khá phát triển ở Mỹ, hiện nay đang lâm vào cảnh trì trệ. Hàng chục ngàn công nhân xây dựng đang không có việc làm vì ngành này đã giảm số công việc xuống đến hơn 20%. Ngành kỹ nghệ dệt đang lo ngại về thiếu hơi thiên nhiên; và như vậy thì việc chế hấp các loại tơ sợi hóa học sẽ gặp khủng hoảng.


Tại miền Nam nước Mỹ, các đoàn tàu đánh cá không nhổ neo được vì thiếu nhiên liệu chạy máy. Dọc theo bờ biển phía đông nước Mỹ, nhiều hãng lọc dầu đã phải cho máy nghỉ hoạt động vì thiếu dầu thô để lọc.


Các nông dân ở miền Tây - Nam nước Mỹ không mua được dầu để chạy máy cày của họ. Họ đã phải gửi một đơn thỉnh cầu có tính chất như một tối hậu thư cho chính phủ Mỹ đòi cung cấp dầu. Họ nêu lên rằng: "Nếu không thì mức sản xuất nông phẩm của Mỹ sẽ suy sụp thêm nữa".


Chính Rôc-phen-lơ, phó tổng thống Mỹ hiện nay đã phải nhìn nhận một phần sự thật: "Chúng ta đang tiến đến một giai đoạn của nhiều sự khan hiếm, thiếu hụt, và chúng ta đành phải chấp nhận sống trong một tình trạng như vậy vì không có một giải pháp nào khác hơn nữa cả!".


Cuộc chiến tranh Việt Nam đã giáng một đòn nặng nế vào nền kinh tế Mỹ. Sự suy yếu về kinh tế là một hậu quả tai hại tác động mạnh mẽ đến địa vị của nước Mỹ trên thế giới nói chung và ngay cả trên thế giới tư bản nói riêng. Đế quốc Mỹ dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để khống chế các nước khác. Đế quốc Mỹ không hề có ai là bạn bè chân tình cả. Mối quan hệ của Mỹ với các nước khác là quan hệ dựa trên cơ sở kinh tế. Quan hệ của họ với các nước khác là quan hệ giữa khống chế và bị khống chế, quan hệ giữa buôn bán và cạnh tranh. Tất cả mọi quan hệ, mọi lẽ sống của họ đều xuất phát từ đồng tiển. Họ không có sức mạnh về chính trị, vì chính trị của họ là chính trị phi nghĩa.


Sự suy yếu về kinh tế là một điều nghiêm trọng cho nước Mỹ. Vì sức mạnh chủ yếu của nước Mỹ là sức mạnh về kinh tế, sức mạnh cơ bản của một quốc gia. Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng cần có sức mạnh về kinh tế, cơ sở cho các sức mạnh khác. Song, các quốc gia tiến bộ, ngoài sức mạnh về kinh tế còn có sức mạnh về chính trị và tinh thần, dựa trên cơ sở một nền chính trị tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử xã hội. Các quốc gia đó có sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân về chính trị và tinh thần, đồng thời lại có sự đoàn kết, nhất trí với nhân dân tiến bộ trên thế giới. Do đó mà họ có một sức mạnh tổng hợp lớn.


Đế quốc Mỹ chỉ có một sức mạnh về kinh tế, song sức mạnh kinh tế đó lại bị đơn độc chẳng những không được sự hỗ trợ của các nước đồng minh mà còn bị đồng minh chèn ép. Vì vậy sức mạnh của đế quốc Mỹ là một sức mạnh bị hạn chế.


Cuộc chiến tranh Việt Nam đã chứng minh điều đó. Cuộc chiến tranh Trung Đông tháng 10 năm 1973 lại chứng minh thêm khi các nước Ả-rập sử dụng "vũ khí dầu lửa" của họ và buộc đế quốc Mỹ phải tạm thời lùi bước.


Suy yếu về kinh tế là một điều nghiêm trọng cho nước Mỹ vì nó gây ra các mặt suy yếu, rối loạn khác về chính trị, quân sự, xã hội, tâm lý ở ngay trong nước Mỹ và làm suy yếu địa vị các mặt của Mỹ ở trên thế giới. Điều còn nghiêm trọng hơn cho Mỹ là các nước tư bản đàn em của Mỹ thường bị Mỹ khống chế lại mạnh lên và đang đuổi sát Mỹ về kinh tế. Trong khi vết thương kinh tế của Mỹ chưa lành thì các ông bạn cạnh tranh của Mỹ vẫn đang cố vươn lên.


Thế lực kinh tế của Mỹ trước kia đứng ở thế bao vây các thế lực kinh tế thế giới. Ngày nay thế lực kinh tế của Mỹ lại ở vào thế bị thế lực kinh tế thế giới bao vây lại. Ba thế lực kinh tế đang đấu tranh và đánh mạnh vào thế lực kinh tế của Mỹ là: kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản, và kinh tế các nước đang phát triển.


Lực lượng kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế toàn dân. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có sức động viên sự tự giác và tích cực sản xuất của nhân dân. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế có chỉ đạo, có kế hoạch và cân đối. Nền kinh tế đó không có suy thoái.


Liên Xô đã đuổi kịp Mỹ về sản xuất sắt thép và cũng đuổi kịp Mỹ về trình độ khoa học kỹ thuật. Các nước xã hội chủ nghĩa có những nguồn tài nguyên phong phú.

Trong 10 năm, từ 1958 đến 1967, sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 121% trong khi đó Mỹ chỉ tăng có 69%.

Hiện nay Liên Xô đã đuổi kịp và vượt Mỹ về sản xuất thép: Liên Xô đã sản xuất 136 triệu tấn/năm còn Mỹ là 113 triệu tấn/năm.

Tốc độ tăng hàng năm của nền công nghiệp Liên Xô là 6% đến 8% còn Mỹ chỉ tăng hàng năm từ 5% đến 6%. Trong 4 tháng đầu năm 1974, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1974, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng 8,7% so với cùng thời kỳ này trong năm 1973.


Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang phát triển sang châu Mỹ la-tinh. Tháng 5 năm 1974, Bộ trưởng thương mại Ác-hen-ti-na đã sang thăm và ký một số hợp đồng kinh tế với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Bá quyền kinh tế của Mỹ đã bị phá một lỗ hổng. Bên cạnh Liên Xô đã đứng ngang hàng với Mỹ về nền công nghiệp và nền khoa học kỹ thuật hiện đại, Trung Quốc cũng đang đuổi sát các nước công nghiệp tiên tiến. Sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc đã được chúng minh ở kết quả của sự thành công bước đầu về kỹ thuật tên lửa, hạt nhân vả vệ tinh nhân tạo.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:11:03 am
Trong khi đế quốc Mỹ bị sa lầy và suy yếu về kinh tế vì cuộc chiến tranh Việt Nam, các nước xã hội chủ nghĩa đã có điều kiện thuận lợi để đuổi sát Mỹ về sự phát triển kinh tế và tốc độ tiến bộ về khoa học kỹ thuật.


Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa là một lực lượng chủ yếu để hạn chế, đánh lui, đánh bại sự lũng đoạn, khống chế và xâm lược kinh tế của đế quốc Mỹ trên thế giới. Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần đánh lui sự lũng đoạn và xâm lược kinh tế của đế quốc Mỹ ở nhiều nước dân tộc chủ nghĩa, nhất là một số nước ở châu Phi và Trung Đông. Sức mạnh kinh tế này cũng đang bắt đầu có tác dụng hạn chế một phần sự lũng đoạn kinh tế của Mỹ ở các nước tư bản Tây Âu. Xe ô tô của Liên Xô, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan đã bán sang thị trường các nước Tây Âu.


Sức mạnh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa tiến sát và tiến ngang sức mạnh kinh tế của Mỹ và một số nước tư bản chủ yếu khác là một điều kiện rất quan trọng để đánh lùi, đánh bại mưu đồ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, là một điều kiện vô cùng quan trọng để giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc, độc lập quốc gia của các nước mới phát triển và đang phát triển và cũng là một điều kiện rất quan trọng để giúp đỡ cho phong trào công nhân và phong trào dân chủ tiến bộ trong các nước tư bản chủ nghĩa.


Điểm thứ hai nói lên sự suy yếu về kinh tế của đế quốc Mỹ sau chiến tranh Việt Nam là sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản đàn em của Mỹ. Các nước này lớn mạnh lên về kinh tế thì có điều kiện và khả năng để đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc, khống chế của Mỹ. Các nước tư bản đàn em của Mỹ muốn được độc lập về chính trị thì điều đầu tiên là phải lớn mạnh lên về kinh tế, phải giành được địa vị độc lập về kinh tế. Trong mối quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa thì điều đầu tiên là quan hệ về kinh tế, quan hệ về đồng tiền. Sức mạnh kinh tế là sức mạnh chúa tể, quan hệ kinh tế là quan hệ hàng đầu.


Các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản đang đấu tranh với Mỹ, cạnh tranh với Mỹ về kinh tế, nhất định không chịu để cho Mỹ khống chế mãi về kinh tế và chính trị. Đó là quy luật của cạnh tranh, quy luật của mạnh yếu.


Trong khi nước Mỹ suy yếu đi vì bị sa lầy trong cuộc chiến tranh lâu dài không có lôi thoát ở Việt Nam thì các nước tư bản khác được rảnh chân và lớn mạnh lên về kinh tế. Trong khi Mỹ bị mắc kẹt ở Việt Nam thì sản xuất ở các nước tư bản khác tăng gấp 2 - 3 lần. Do đó mà đến cuối những năm 60, họ đã có điều kiện và khả năng để cạnh tranh về kinh tế với Mỹ. Hàng hóa công nghiệp của Nhật Bản đã xâm chiếm thị trường nước ngoài béo bở của Mỹ ở Đông Nam Á, ở châu Mỹ la-tinh và dần dần ở cả Tây Âu. Hơn thế nữa, hàng công nghiệp của Nhật còn xâm chiếm cả thị trường nội địa nước Mỹ. Lính Mỹ chiến đấu ở Đông Dương và Đông Nam Á đã dùng hàng công nghiệp của Nhật nhiều hơn của Mỹ. Nhiều hàng công nghiệp chiến tranh của Mỹ củng sản xuất, gia công và sửa chữa ở Nhật. Triển khai quân đội ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á để xâm lược Đông Dương, nước Mỹ không được cái gì mà trước mắt và trực tiếp lại mất quyền làm chủ một khu vực thị trường béo bở ở Đông Nam Á.


Các nước tư bản Tây Âu trong khối thị trường chung châu Âu cũng đã thừa cơ hội này mà giành lại thế đứng của mình ở trong nước và dần dần phát triển thế đứng đó, len chân vào các thị trường của Mỹ ở châu Mỹ la-tinh, châu Phi và Trung Cận Đông.


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã thi hành chương trình Mác-san ở Tây Âu. Số vốn đầu tư của tư bản Mỹ sang Tây Âu lên tới 17 tỷ đô la. Tình hình ngày nay lại diễn ra khác trước. Các nước tư bản Tây Âu đã giàu có lên và ngày nay họ đã có trong tay số đô la lên tới 85 tỷ, vượt gấp mấy lần số tiền đầu tư của Mỹ. Trước tình hình này, một số ký giả Tây Âu đã nói một câu tương đối ngộ nghĩnh là các nước Tây Âu có thể sẽ làm một chương trình Mác-san đảo ngược.


Tuy nước Mỹ giàu có như thế, tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ chiếm 40% trong tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ lại thấp hơn so với các nước tư bản khác. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm trung bình 5% tổng sản lượng quốc dân. Trong khi đó thì Tây Đức là 22%, Pháp là 15%, Nhật 12%. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới tư bản.


Sau cuộc chiến tranh Trung Đông tháng 10 năm 1973 và đến đầu năm 1974, các nước Tây Âu trong khối thị trường chung và Nhật Bản càng có cơ hội để cạnh tranh với Mỹ. Pháp là nước đi đầu trong việc bành trướng mậu dich, hợp tác kinh tế, đầu tư sang các nước Trung Cận Đông, Bắc Phi và châu Mỹ la-tinh. Nước Pháp đang tiến hành các kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ba Tư, nhà máy đúc thép ở I-rắc và các kế hoạch hợp tác kinh tế, mậu dịch, đầu tư khác ở các nước Ả-rập Xê-u-đích, Cô-oét, Bra-xin, v.v... Tây Đức và Nhật Bản cũng đang mạnh dạn đi theo con đường này của Pháp.


Các nước Bắc Âu và Úc thì đang tìm con đường tự chọn, rồi đến các nước phụ thuộc và chư hầu của Mỹ cũng phải tìm lấy con đường sống cho bản thân mình. Thụy Điển là một nước công nghiệp quyết đi con đường phát triển của mình, không chịu ảnh hưởng của Mỹ, đang có kế hoạch hợp tác kinh tế và kỹ thuật với các nước có chế độ xã hội tiến bộ và các nước xã hội chủ nghĩa. Nước Úc cũng đang có chủ trương buôn bán với các nước khác, ngoài ý muốn và sự khống chế của Mỹ.


Trong một cuộc phỏng vấn của tuần báo kinh tế Pháp "Kinh doanh", P. Rinh-prết, một cố vấn kinh tế thân cận của Ních-xơn đã nới: "Hoa Kỳ nhận thấy khó hợp tác với các nước kỹ nghệ để áp dụng một chiến lược chung nhằm đương đầu với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Tất cả những cố gắng của Hoa Kỳ để tăng cường sự hợp tác kinh tế với các đồng minh cố hữu của mình đều chuốc lấy những thất bại".


Dưới đây là các số liệu nêu lên sự so sánh về sự phát triển kinh tế giữa các nước tư bản công nghiệp phát triển với Mỹ.

(https://i.imgur.com/HlXfGsl.jpg)


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:12:08 am
Lực lượng kinh tế thứ ba đánh lùi sự khống chế và lũng đoạn về kinh tế của đế quốc Mỹ là các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba.

Các nước thuộc thế giới thứ ba trước kia vẫn là nguồn dự trữ về nguyên liệu và nhiên liệu của Mỹ và các nước tư bàn khác, là kho nguyên liệu của các nước tư bản phát triển. Đế quốc Mỹ và các nước tư bản phát triển làm giàu một cách nhanh chóng là do cướp đoạt tài nguyên và sử dụng nhân công rẻ mạt của các nước đang phát triển.


Ngày nay, các nước này, lợi dụng được hoàn cảnh suy yếu của đế quốc Mỹ sau Việt Nam, được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, biết cùng nhau đoàn kết lại, đã có sức đánh lùi từng bước sự khống chế, lũng đoạn và cướp đoạt của đế quốc Mỹ. Họ đã giành được độc lập về chính trị và đó là điều kiện thuận lợi để tiến lên giành độc lập về kinh tế. Các nước này đang tiến hành quốc hữu hóa các công ty tư bản nước ngoài. Họ đang tiến lên làm chủ tài nguyên, làm chủ đất nước của mình về cả chính trị và kinh tế. Họ sẽ từng bước tiến lên con đường công nghiệp hóa, con đường đánh lùi và đánh tan sự xâm lược về kinh tế của các nước tư bản.


Đây là một đòn nghiêm trọng đối với đế quốc Mỹ và các nước tư bản phát triển. Mỹ và các nước tư bản sẽ mất những điều kiện cơ bản, rất quan trọng để phát triển kinh tế. Họ vừa mất những kho tài nguyên quý giá, lại vừa mất những thị trường béo bở, những công trường có sức lao động rẻ mạt. Mất quyền lũng đoạn những nguồn nguyên liệu quý và hiếm, đế quốc Mỹ và các nước đế quốc tư bản khác, không những sẽ bị suy yếu về kinh tế mà còn sẽ bị suy yếu về quân sự. Đó là một điều rất có ý nghĩa. Lực lượng kinh tế mới trỗi dậy này càng được phát triển, càng có sức mạnh và ngày càng quan trọng.


Tình hình lạm phát tiền tệ, suy thoái kinh tế của nước Mỹ hiện nay đang làm suy yếu địa vị cường quốc thương mại số một mà nước Mỹ đã chiếm trong nhiều chục năm nay. Trong suốt gần một thế kỷ, Mỹ là một nước xuất siêu. Thế mà, với gánh nặng của cuộc chiến tranh Việt Nam đè nặng lên nền kinh tế Mỹ, nước Mỹ đã nhập siêu nặng nề trong vài năm gần đây. Điều đó đã dẫn đến việc cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ ngày càng thiếu hụt nặng. Trong 8 năm, từ 1965 đến 1972, tổng số thiếu hụt đã lên đến trên 50 tỷ đô la.


Cán cân thanh toán bị hụt nặng khiến kho vàng dự trữ của Mỹ ngày càng giảm. Cuối năm 1964, nước Mỹ có 15,4 tỷ đô la vàng dự trữ. Đến tháng 10 năm 1972, con số này tụt xuống còn 10,4 tỷ. Trong khi đó số đô la giấy ở nước ngoài lại lên đến trên 80 tỷ. Tóm lại, Mỹ không có đủ số vàng bảo đảm cho đồng tiền của mình đã chạy ra nước ngoài. Mỹ đã trở thành một con nợ không còn khả năng trang trải. Từ đấy, đồng đô la ngày càng mất giá trên thị trường quốc tế, đánh dấu bước suy sụp không tài nào gượng dậy nổi của thế lực kinh tế, tài chính của nước Mỹ, trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại.


Trong năm 1975 và chỉ nói riêng trước mắt, trong những năm còn lại của những năm 70, nền kinh tế Mỹ đang và sẽ phải đương đầu với những vấn đề trầm trọng sau đây:

- Ngân sách tiếp tục bị thâm hụt to. Khó khăn tài chính ngày càng chồng chất.

- Nền sản xuất không phát triển được, nạn suy thoái ngày càng đe dọa nghiêm trọng.

- Nạn lạm phát tiếp tục bành trướng.

- Nạn thất nghiệp ngày càng tăng.

- Cán cân buôn bán không có lợi.

- Cán cân thanh toán quốc tế ngày càng thâm hụt nặng.

- Đồng đô la sau hai lần phá giá ngày càng suy yếu.

Nếu trong những năm trước cuộc chiến tranh Việt Nam, những vấn đề trên đây chỉ là những mầm non đang nhú thì trong quá trình cuộc chiến tranh Việt Nam, các vấn đề đó đã được đà phát triển rất nhanh và ngày nay đang đe dọa không những nền kinh tế Mỹ mà cả cái gọi là "thể chế chính trị" Mỹ. Vì thế, có chính khách Mỹ đã nói: "Cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn chưa rút ra khỏi nền kinh tế tài chính của nước Mỹ".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:13:49 am
2. Suy yếu về chính trị

Như phần nguyên nhân thất bại đã nói, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam trong những điều kiện lịch sử không có lợi cho bọn đế quốc gây chiến.

Ngay từ năm 1968, thống chế Anh Môn-gô-mê-ri đã từng nhận xét rằng: "Toàn thế giới đã chống lại Mỹ" và coi đó "là một tấn thảm kịch đối với Mỹ". Nhận xét này gần như đã trở thành phổ biến trong dư luận phương Tây.


Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và chống đế quốc Mỹ đã nói lên tính chất và đặc điểm của thời đại ngày nay - thời đại suy tàn của chủ nghĩa tư bản, thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa và thời đại của phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, thời đại dân chủ và tiến bộ xã hội.


Cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược của Việt Nam là tiêu điểm của hai trào lưu cách mạng trên. Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cũng còn là vì bản thân mình. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ Việt Nam tức là đánh bại âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ đối với toàn thế giới. Đế quốc Mỹ bị thất bại, bị suy yếu vì cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì nền độc lập của các nước trên thế giới càng được củng cố. Nhân dân Việt Nam càng giương cao ngọn cờ chính nghĩa, càng làm cho chân lý sáng ngời thì nhân dân thế giới càng củng cố được lòng tin của mình. Tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, hy sinh gian khổ, khí phách hiên ngang, anh dũng tuyệt vời của nhân dân Việt Nam đã động viên khích lệ nhân dân thế giới, làm xúc động lòng người. Những sự tích anh hùng của nhân dân Việt Nam đã tỏa ra ánh sáng chói lọi của lương tri và đạo lý đối với loài người tiến bộ.


Các nước xã hội chủ nghĩa đã tích cực ủng hộ Việt Nam cả về tinh thần lẫn vật chất, kiên quyết lên án hành động xâm lược của đế quốc Mỹ.

Đông đảo các nước dân tộc chủ nghĩa, các phong trào giải phóng dân tộc cũng đứng về phía Việt Nam, tích cực cổ vũ ủng hộ về chính trị và tinh thần đối nhân dân Việt Nam, đồng thời kiên quyết phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ. Hơn 30 tổ chức quốc tế ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ đã được thành lập ở các nước dân tộc chủ nghĩa. Đi đôi với phong trào chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, phần lớn các nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la-tinh còn hành động chống chủ nghĩa thực dân mới hoặc ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở chính ngay tại nước mình.


Nhiều tổ chức ủng hộ Việt Nam, phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ đã được thành lập ở cả những nước tư bản chủ nghĩa như Thụy Điển, Pháp, Ý, Nhật, Anh, Tây Đức, Na Uy, v.v...

Làn sóng chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng hộ Việt Nam đã dâng lên mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới và trở thành phong trào có tổ chức của toàn thế giới. Trên thực tế, một mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng hộ Việt Nam đã hình thành.


Đó là một đòn nặng giáng vào đầu bọn xâm lược Mỹ, tên sen đầm quốc tế hung hãn, giáng vào dinh lũy của chủ nghĩa thực dân mới và đánh vào âm mưu làm bá chủ thế giới của đế quốc Mỹ.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới, của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, của phong trào giải phóng dân tộc và độc lập quốc gia của các nước.

Trên thế giới, thắng lợi của nhân dân Việt Nam là thắng lợi của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng còn là thắng lợi của phong trào dân chủ tiến bộ và hòa bình trên toàn thế giới. Sự đoàn kết và giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với nhân dân Việt Nam để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã tạo ra một sức mạnh lớn của phong trào cách mạng trên thế giới để đánh bại sự xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và ở trên thế giới.


Thắng lợi của nhân dân Việt Nam và thất bại của đế quốc Mỹ đã làm cho đế quốc Mỹ, kẻ bóc lột và đàn áp lớn nhất trên thế giới bị suy yếu đi về chính trị, kinh tế, quân sự, làm cho lực lượng so sánh phát triển có lợi cho lực lượng cách mạng, cho lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.


Thắng lợi của nhân dân Việt Nam và thất bại của đế quốc Mỹ đã đánh dấu và cũng là bước mở đầu cho sự suy sụp của chủ nghĩa thực dân mới và chiến tranh xâm lược thực dân mới của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong vai trò sen đầm quốc tế. Vì vậy, trên tờ Ri-đơ Đi-giót (2-1969), Giôn-xơn đã phải chua xót thú nhận: "Sự thật là sức mạnh hoặc sự kiện trên thế giới không đi theo ý muốn của chúng ta"1 (Chiến tranh Việt Nam và bước đường suy sụp của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nxb Quân đội nhân dân. H. 1973, tr. 54). Đúng thế! Sự thật hùng hồn trên thế giới đã, đang và sẽ chứng minh một cách rõ rệt cho điều đó.


Triều Tiên bắt tàu do thám Pu-e-blô của Mỹ. Pê-ru một nước nhỏ ở "sân sau của Mỹ" cũng bắt tàu đánh cá hoặc tàu do thám của Mỹ, cũng quốc hữu hóa các công ty dầu lửa của Mỹ, trục xuất phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ. Pa-na-ma đang đấu tranh với Mỹ đòi chủ quyền trên sông đào Pa-na-ma. Nước Vê-nê-du-ê-la cũng đang tiến hành quốc hữu hóa các công ty tư bản Mỹ. Các nước châu Mỹ la-tinh đang theo nhau đứng lên đấu tranh để thoát khỏi sự khống chế về kinh tế và chính trị của đế quốc Mỹ, và giành được thắng lợi từng bước, từng phần. Châu Mỹ la-tinh đã cựa mình ngày càng mạnh mẽ. Sợi dây khống chế của đế quốc Mỹ đã bị chùng lỏng và rạn từng quãng.


Có một sự kiện mới rất đáng chú ý: cuối tháng 2 năm 1974, trong cuộc hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao giữa các nước châu Mỹ la-tinh với Mỹ ở Mê-hi-cô, ngoại trưởng Mỹ Kít-xinh-giơ đã phải dùng những từ ngữ mỹ miều về mối "quan hệ bình đẳng" giữa các nước. Bình đẳng!!! Viên bộ trưởng ngoại giao kiêu căng và hợm hĩnh của chính phủ Mỹ mà phải uốn ba tấc lưỡi nói đến tiếng "bình đẳng", dù cho đó chỉ là giả dối và lừa bịp, thì có nghĩa là đế quốc Mỹ đã "xuống thế" lắm rồi!


Ở châu Phi, sự khống chế của đế quốc Mỹ đang bị phá lỏng một cách mạnh mẽ. Các nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Phi, các nước Ả-rập đang đoàn kết đứng lên dần dần quốc hữu hóa các công ty tư bản độc quyền Mỹ và nước ngoài, đồng thời các nước đó cũng bắt đầu tách dần ra những ảnh hưởng văn hóa, chính trị của đế quốc Mỹ ở trong nước họ.


Các nước Ả-rập và Ba Tư đã quốc hữu hóa 25% - 50% số công ty dầu của các nước tư bản phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan. Li-bi, An-giê-ri, I-rắc là những nước đang đi đầu trong việc quốc hữu hóa các công ty dầu. Tháng 7 năm 1962, I-rắc đã quốc hữu hóa phần lớn các cổ phần của công ty "Irak Petroleum" - một công ty hỗn hợp gồm các hãng BP, Shell, Mobiloil, v.v... Năm 1971, An-giê-ri đã quốc hữu hóa 51% số công ty dầu Anh, Mỹ, Hà Lan; Li-bi đã quốc hữu hóa công ty dầu Anh "British Petroleum" và công ty dầu Ý "Emi".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:14:29 am
Cuộc phong tỏa dầu của các nước Ả-rập sau cuộc chiến tranh Trung Đông tháng 10 năm 1973 chứng tỏ các nước dân tộc chủ nghĩa đã biết đoàn kết lại và dám đứng lên đấu tranh chống sự khống chế, đàn áp, bóc lột của đế quốc Mỹ. Họ đã biết sử dụng dầu hỏa như một thứ vũ khí lợi hại để đấu tranh làm điêu đứng đế quốc Mỹ và các nước tư bản khác, gây ra sự lục đục, chia rẽ trong nội bộ các nước đó. Cuộc phong tỏa này đã có tác dụng làm suy yếu các nước tư bản đế quốc về kinh tế, dẫn đến chỗ đánh lùi âm mưu xâm lược, khống chế của chúng.


Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở ra một bước tiến mới trong giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới. Với tác động mạnh mẽ của cuộc kháng chiến ở Việt Nam, cuộc chiến tranh ở Trung Đông giữa I-xra-en và các nước Ả-rập tháng 10 năm 1973 đã mở ra một hình thức đấu tranh mới của các nước dân tộc và các nước đang phát triển. Các nước Ả-rập đã biết tập hợp lại thành những tổ chức chính trị và kinh tế để đấu tranh chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Về kinh tế, các nước Ả-rập sản xuất dầu đã tổ chức tổ hợp dầu mỏ "OPEC", có chủ trương chung nhằm phong tỏa việc bán dầu cho Mỹ và Hà Lan, đồng thời khai thác và buôn bán dầu với thế giới, thoát khỏi sự khống chế của các nước đế quốc. Việc phong tỏa này đã làm cho nước Mỹ gặp rất nhiều khó khăn.


Theo kinh nghiệm các nước Ả-rập sản xuất dầu, cảc nước sản xuất nguyên liệu cũng đang chuẩn bị thành lập các tổ hợp nguyên liệu để đấu tranh với các nước đế quốc. Các nước sản xuất đồng hình thành một tổ hợp lấy tên là "CIPEC" gồm phần lớn các nước châu Phi, Pê-ru, v.v... Tổ chức này đã chỉ đạo được giá đồng, và giá đồng đã tăng cao. Các nước sản xuất nguyên liệu khác có thể cũng đi theo con đường này. Họ phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giàu có của họ, không để cho các nước đế quốc thực dân mới, nhất là đế quốc Mỹ cướp đoạt. Các nước đó đã thấy họ phải làm chủ những nguyên liệu, tài nguyên có giá trị của họ như bô-xít, nhôm, cao su, gỗ, cà phê, đậu nành, v.v... Vì vậy, ký giả tờ "Thời báo Niu Oóc" Phrêt Bếc-xten đã phải thốt ra rằng: "Các tổ hợp sản xuất giờ đây đã thành hình tại nhiều nơi, và chính sự đoàn kết mới của họ sau một thời gian bị các đại cường quốc, thực dân tận lực khai thác, khiến họ có thể tăng cao giá bán một cách "yên ổn" mà không hề sợ bị các nước lớn trên trả đũa chút nào cả". Sự vùng lên của các quốc gia sản xuất trên còn tạo nên cả một sự thăng bằng về cán cân chính trị và kinh tế, lấy bớt các nguồn tài chính quá dồi dào của các nước lớn, giảm bớt các quyền uy lãnh đạo của các nước lớn này, đã chia đều hoặc nâng cao địa vị cho các nước đang phát triển".


Điều đó chứng tỏ, các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước đang phát triển đã ý thức được rằng họ muốn nước nhà được thực sự độc lập, muốn dân tộc mình phát triển thì phải chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới. Muốn có sức mạnh thì phải đoàn kết lại, đoàn kết với phe xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Họ phải dùng cả vũ khí chính trị và kinh tế, đồng thời sẵn sàng dùng cả vũ khí quân sự. Thực tế cho ta thấy họ đã tập hợp lại thành những tổ chức chính trị và kinh tế, và khi cần thì cũng tập hợp lại thành những tổ chức quân sự.


Rõ ràng, đế quốc Mỹ bị thất bại và suy yếu đi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cùng sự lục đục, mâu thuẫn, chia rẽ vì quyền lợi trong nội bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, đã tạo điều kiện và thời cơ cho các nước đang phát triển mạnh mẽ tiến lên chống chủ nghĩa đế quốc thực dân mới, củng cố nền độc lập của mình.


Cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược đã được nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa tích cực ủng hộ. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các đoàn thể dân chủ, các nhân sĩ, trí thức tiến bộ đều tham gia phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Nhiều tổ chức chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đã được thành lập. Các tổ chức này đã ủng hộ nhân dân Việt Nam về tinh thần chính trị và cả về vật chất như quyên góp thuốc men, quần áo, tiền mua sắm các thứ cần thiết cho chiến đấu và sinh hoạt. Ngoài tác dụng ủng hộ nhân dân Việt Nam, cuộc đấu tranh này còn có tác dụng chống những ảnh hưởng của đế quốc Mỹ ở trong nước mình và động viên tập hợp nhân dân để đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Từ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa càng thấy rõ tính chất thiêng liêng và cao cả của cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, cho giá trị con người! Tấm gương của nhân dân Việt Nam đã cổ vũ nhân dân các nước tư bản tăng thêm dũng khí đấu tranh chống mọi áp bức, bóc lột, đàn áp và mọi thế lực phản động, đen tối.


Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam càng mạnh thì cuộc đấu tranh của nhân dân các nước tư bản cũng càng phát triển, cùng nhau tạo thành một trào lưu mạnh mẽ của cuộc đấu tranh sôi nổi cho tự do, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội.


Cuộc đấu tranh lớn của giai cấp công nhân Nhật, Pháp, Ý, Anh... đã giành được những thắng lợi lớn về quyền dân sinh dân chủ và cao hơn nữa là có nơi đã làm lung lay đến tận gốc rễ, đã đánh bại những đường lối, chính sách phản dân chù, phản động của các chính phủ cầm quyền, thậm chí đánh đổ ngay cả chính phủ đó. Dưới sự lãnh đạo của các đàng cộng sản, giai cấp công nhân đã liên hiệp hành động với các tầng lớp nhân dân tiến bộ khác từng bước đánh lui thế lực phàn động của các tập đoàn tư bản lũng đoạn cầm quyền, từng bước đưa phong trào dân chủ tiến bộ tiến lên.


Sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hao người, tốn của mà vẫn bị thất bại, đế quốc Mỹ đã bị suy yếu khá nặng nề về kinh tế, chính trị và quân sự. Vì phải tập trung vào Việt Nam, đế quốc Mỹ buộc phải bỏ trống các nơi khác, đồng thời cũng không tập trung được thời gian để xây dựng kinh tế; của cải, tiền bạc bị tiêu hao rất lớn mà không có cái để bù đắp. Giữa lúc đế quốc Mỹ mắc kẹt trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì các nước tư bản khác đã lợi dụng thời cơ có một không hai đó để rảnh rang và cố gắng xây dựng để đuổi sát nước Mỹ đồng thời hết sức tìm những chỗ hở của Mỹ mà "đệm" từng miếng đòn ngầm. Đã đuổi sát Mỹ về kinh tế thì các nước tư bản này cũng dần dần có thêm khả năng, điều kiện và ý chí để thoát dần ra khỏi ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ. Chẳng những thế, họ còn tranh giành quyền lợi, thế lực với Mỹ ở các nước trên thế giới là len lỏi chiếm đoạt cả thị trường ở ngay trong nội địa nước Mỹ.


Cuộc chiến tranh Việt Nam đã tạo điều kiện cho những mâu thuẫn sẵn có trong nội bộ thế giới tư bản vận động và phát triển. Đế quốc Mỹ bị suy yếu đi vì cuộc chiến tranh Việt Nam đã đưa đến một thời kỳ mới của mối quan hệ trong nội bộ thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai: thời kỳ tranh giành thị trường. Các nước tư bản khác đang tranh giành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và mua bán nguyên liệu, nhiên liệu với Mỹ trên tất cả các lục địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh. Điều nguy hại cho Mỹ là tư bản Nhật, Tây Đức, Pháp... đã mở được cửa đột phá để tiến vào sân sau của Mỹ là châu Mỹ la-tinh. Điều còn nguy hại hơn là tư bản Nhật và một số nước Tây Âu còn xâm chiếm cả thị trường nội địa nước Mỹ. Mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước tư bản khác đã gay gắt lại ngày càng gay gắt thêm.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:15:13 am
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ không những bị cả loài người tiến bộ lên án mà còn bị nhân dân tiến bộ Mỹ, những người Mỹ lương thiện kịch liệt lên án vì nó là một cuộc chiến tranh mất đạo đức nhất, lâu dài nhất, hao người tốn của nhất đối với nước Mỹ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hao người tốn của không có lối thoát đã gây ra hàng loạt rối ren về kinh tế, chính trị, xã hội, làm cho những mâu thuẫn cơ bản sâu xa ở bên trong nước Mỹ càng thêm trầm trọng. Chưa bao giờ ở nước Mỹ có những xáo động chính trị mạnh mẽ, chưa bao giờ nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc như trong thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Do phải đóng góp ngày càng nhiều cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhân dân lao động Mỹ ngày càng bị áp bức bóc lột nặng nề, ngày càng bị nghèo đi. Họ hiểu ràng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam càng kéo dài thì họ càng bị đau khổ. Nhân dân lao động Mỹ hiểu rằng muốn cải thiện đời sống, muốn có một đời sống tốt đẹp hơn thì phải đấu tranh chống chiến tranh xâm lược. Cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của nhân dân Mỹ có sự gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Những hành động đàn áp trắng trợn của chính phủ Mỹ đối với các cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ và phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mỹ, nhất là sự ngoan cố kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính phủ Mỹ đã làm cho nhân dân lao động Mỹ dần dần thấy rõ tính chất phản động, thối nát của chế độ chính trị, xã hội ở Mỹ. Được rèn luyện trong cuộc đấu tranh này, ý thức chính trị của nhân dân lao động Mỹ đã có một bước phát triển mới, mạnh mẽ trong phong trào đấu tranh chống chính quyền phản động, xâm lược và hiếu chiến ở Mỹ hiện nay.


Cuộc đấu tranh của nhân dân da đen trong tập thể nhân dân Mỹ cũng phát triển mạnh mẽ. Trong lịch sử 400 nâm đấu tranh của mình, chưa bao giờ cuộc đấu tranh của người da đen ở Mỹ lại bùng nổ dữ dội và lan rộng nhanh chóng như mấy năm vừa qua. Vốn là nạn nhân của chính sách phân biệt chủng tộc độc ác nhất của bọn cầm quyền Mỹ, là những người nghèo khổ và bị áp bức bóc lột nhiều nhất, những người da đen ở Mỹ đã phải chịu đựng những hậu quả nặng nề nhất do cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam gây ra, như nạn lạm phát, giá sinh hoạt đắt đỏ và không ngừng tăng cao, đời sống khó khăn và ngày càng cơ cực. Chính những người da đen ở Mỹ đã bị đẩy đi làm bia đỡ đạn ở Việt Nam nhiều nhất so với tỷ lệ số dân da đen ở Mỹ. Trong khi số dân da đen chỉ bằng 11% tổng số dân Mỹ thì số lính người da đen Mỹ bị thương vong ở Việt Nam chiếm 25% so với tổng số thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam. Thất bại của Mỹ ở Việt Nam, những chết chóc, thương tật của người da đen trong cuộc chiến tranh xâm lược phi đạo lý này, cùng với sự đàn áp, khủng bố dã man của chính phủ phân biệt chủng tộc ở Mỹ đối với người da đen trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh và đòi dân sinh, dân chủ, đòi quyền bình đẳng dân tộc đã thức tỉnh người da đen và làm tăng thêm dũng khí đấu tranh của họ. Nhiều người da đen đã nêu khẩu hiệu "Cuộc chiến tranh cho tự do của chúng ta là ở ngay trong lòng nước Mỹ chứ không phải ở Việt Nam". Báo chí Mỹ đưa tin: nhiều binh lính da đen Mỹ ở Việt Nam đã bí mật giấu vũ khí mang về nước để chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng của người da đen.


Cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và đòi dân sinh, dân chủ đã phát triển rộng rãi trong các giới nhân dân Mỹ, nhất là trong thanh niên, sinh viên. Cuộc đấu tranh này lan ra khắp các trường đại học ở Mỹ và cũng lan sang cả các trường trung học, đã trở thành hạt nhân của phong trào thanh niên Mỹ đấu tranh quyết liệt chống cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, với khẩu hiệu "Thà ngồi tù còn hơn đi lính sang Việt Nam". Sinh viên Mỹ là nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đầy tội ác do chính phủ Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Số sinh viên bị gọi vào quân địch chiếm tới 35% tổng số sinh viên trong năm 1969 (trước đây tỷ lệ chỉ là 5%). Bè lũ Ních-Xơn phải hoảng hốt đối phó với hành động bãi khóa của sinh viên hơn 600 trường đại học trong toàn nước Mỹ vào những ngày giữa tháng 10 năm 1969. Phong trào sinh viên đã trở thành một trong những lực lượng chống chiến tranh xâm lược mạnh nhất ở Mỹ. Kể từ năm 1965 đến năm 1969, số thanh niên Mỹ từ chối không đi lính sang Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. Phong trào đó phát triển mạnh từ năm 1967- năm đế quốc Mỹ bắt đầu bị thất bại nặng nề ở Việt Nam. Nó có sức lôi cuốn rộng rãi và có tác động mạnh mẽ tới phong trào chống chiến tranh trong nhân dân Mỹ.


Cuộc chiến tranh phi đạo lý ở Việt Nam đã làm cho lương tâm của những người lương thiện bị cắn dứt. Vì quá dã man, tàn bạo, vì quá phi đạo lý nên tự nó đã làm thức tỉnh những người, những giới rất khó thức tỉnh, kể cả giới văn nghệ sĩ Mỹ. Và chính nghĩa sáng ngời cũng như tinh thần chiến đấu hy sinh, dũng cảm phi thường của nhân dân Việt Nam đã đi vào chỗ tận cùng sâu thẳm của lòng người. Trong xã hội tư bản đen tối ở Mỹ đã sáng rực ngọn lửa chân lý của Mo-ri-xơn và ngày càng vang lên nhiều tiếng nói của những người Mỹ chân chính như Giên Phôn-đa, Pi-tơ Xi-go, Tôm Hay-đơn, No-am Chôm-xki, En-xbớc, v.v...


Như trên phần nguyên nhân thất bại đã nói, phong trào đấu tranh rộng lớn của đông đảo quần chúng nhân dân Mỹ đã tác động mạnh tới hàng ngũ binh lính Mỹ là những người đem xương máu ra chịu đựng muôn vàn khó khăn, gian khổ, chết chóc ở Việt Nam để phục vụ cho quyền lợi ích kỳ của các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ. Điều rất đáng chú ý là hành động chống chiến tranh trong binh lính Mỹ đã phát triển nhanh và mạnh chưa từng thấy trong lịch sử quân đội Mỹ.


Sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ chống bọn cầm quyền là một bước phát triển mới trên bước đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỳ. Nó chứng tỏ đông đảo nhân dân Mỹ quyết không để cho bọn hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ có tiếng nói quyết định cuối cùng. Phong trào đấu tranh đó càng phát triển thì càng làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Mỹ, đặc biệt là mâu thuẫn giữa bọn tư bản lũng đoạn thống trị với nhân dân Mỹ càng ngày lại càng sâu sắc. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã tác động trực tiếp tới đời sống mọi mặt của nước Mỹ làm cho mâu thuẫn đó càng trở nên sâu sắc, không thể nào hòa hoãn được.


Phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền Mỹ không những chỉ phát triển mạnh mẽ trong nhân dân Mỹ, mà còn tác động mạnh tới các giới chính trị, tới quốc hội Mỹ.

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam hao người, tốn của mà không giành được thắng lợi đã làm suy yếu nước Mỹ về kinh tế và chính trị, gây ra mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản và làm suy yếu địa vị bá chủ của đế quốc Mỹ trong thế giới tư bản. Trong hồi ký Thanh gươm và lưỡi cày, Tay-lơ phải tự thú: "Cái giá đắt khác nữa mà chúng ta phải trả cho cuộc chiến tranh này là sự chia rẽ nội bộ nước Mỹ, là việc để lộ những nhược điểm nội tại của chúng ta trước thế giới và là tình trạng mất quyền chủ động hành động để đối phó với các vấn đề đối nội và đối ngoại khẩn cấp khác của chúng ta".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:16:01 am
"... Do thất bại này, chúng ta đã phải trả một cái giá nặng nề là sự tan vỡ của nền đoàn kết quốc gia". Tờ "Thời Vận", cơ quan của giới công thương, vốn không có cảm tình với giới cấp tiến, cũng viết: "Nước Mỹ đã là một nước bị chia rẽ, thất vọng và lo âu, một loạt sự kiện đã đẩy nước ta vào một tình trạng hoang mang, lo sợ còn hơn cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn trầm trọng... Sự chia rẽ ở trong nước Mỹ đã lên tới mức không thể chịu đựng được nữa rồi".


Sự chia rẽ trong nội bộ giai cấp tư sản Mỹ tuy diễn ra trên nhiều mặt và trong nhiều vấn đề, giữa nhiều phe phái khác nhau với động cơ và mục đích cụ thể khác nhau trong việc tranh giành quyền lợi, song trước hết nó đã phản ánh sự bế tắc và phá sản toàn diện của cả một chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ, đồng thời cũng phản ánh sự suy yếu nghiêm trọng về chính trị trong giai cấp thống trị ở Mỹ. Nó làm cho giới cầm quyền Mỹ không thể tập trung được sức lực và trí tuệ vào chính sách xâm lược.


Do sự chia rẽ về chính trị trong nội bộ nước Mỹ, do mất tín nhiệm với dân chúng Mỹ, Ních-Xơn đã phải bày ra "trò Oa-tơ-ghết" để được bầu lại tổng thống một lần nữa. Vụ Oa- tơ-ghết tai tiếng đã phơi bày cái thân hình ghẻ lờ ốm yếu của một chính quyền hiếu chiến ngày càng suy đồi vì thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Trên thế giới, có lẽ người ta khó thấy một chính phủ mà cả tổng thống lẫn phó tổng thống đều bị gọi ra tòa rồi phải từ chức, hàng loạt cố vấn cao cấp bị đưa ra xét xử trước vành móng ngựa. Quả là một tấn bi hài kịch của chính phủ Mỹ, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Rõ ràng, giới cầm quyền Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì đồng thời cũng gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng, chính trị trầm trọng ở ngay trong nước Mỹ.

Một số nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đã gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là một chất xúc tác đã đưa đến một sự chuyển biến sâu sắc trong ý thức tư tưởng của nhân dân Mỹ. Một số chiều hướng ý thức tư tưởng mới của nhân dân Mỹ có liên quan chặt chẽ đến việc vạch ra những chiến lược quân sự mới của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã được nêu lên:

- Chiều hướng ý thức tư tưởng "biệt lập chủ nghĩa"

Giôn-xơn, Ních-Xơn, rồi Pho đều đã nhiều lần lên tiếng chống lại chiều hướng ý thức tư tưởng "biệt lập chủ nghĩa" ngày càng phát triển trong nhân dân Mỹ và xem đấy là một trong những "hậu quả tai hại" của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với "cách suy nghĩ" của người Mỹ. Giới cầm quyền Oa-sinh-tơn cho rằng: qua những thất bại và thiệt hại nặng nề của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đa số người Mỹ đang muốn "co về lại nước Mỹ, với châu Mỹ", "sống biệt lập trong khuôn khổ ranh giới nước Mỹ, châu Mỹ", "không quan tâm đến những sự việc xảy ra ở các nơi khác, các châu khác trên thế giới". Giôn-xơn, Ních-Xơn và Pho nhiều lần "đả kích" chiều hướng ý thức tư tưởng này và hô hào "phải tiếp tục đảm nhiệm vai trò, trách nhiệm và những cam kết của nước Mỹ trên thế giới". Thực ra, đây chính là chiều hướng tư tưởng của nhân dân Mỹ chống lại chính sách can thiệp, xâm lược, bành trướng, chính sách "sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ, đòi giới cầm quyền Oa-sinh-tơn phải quay về giải quyết những vấn đề đối nội cấp bách của chính bản thân nước Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Những khẩu hiệu chống chiến tranh quen thuộc "Không thêm Việt Nam nữa!", "Một Việt Nam là đã quá đủ rồi!", "Hãy quay ngay trở về nước Mỹ!" đã thể hiện "dấu ấn" sâu sắc của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với chiều hướng ý thức tư tưởng này của nhân dân Mỹ. Chiến lược quân sự toàn cầu của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn nhằm phục vụ cho âm mưu, ý đồ can thiệp, xâm lược của chúng trên thế giới để đóng vai trò "bá chủ toàn cầu", "sen đầm quốc tế". Những âm mưu, ý đồ đó của chúng đang vấp phải sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Mỹ. Bọn vạch ra chiến lược quân sự toàn cầu Mỹ không thể bỏ qua chiều hướng ý thức tư tưởng nói trên ngày càng lan rộng và thấm sâu trong nhiều tầng lớp nhân dân Mỹ và đây là một khó khăn lớn đối với chúng.


- Chiều hướng ý thức tư tưởng "chống quân sự", "chống quân phiệt".

Từ các tướng Tay-lơ, Oét-mo-len, A-bram đến các đô đốc Xác-pơ, Mu-rơ, Dum-oan và nhiều người khác trong giới quân sự chóp bu Mỹ đã nhiều lần đề cập đến vấn đề trên đây với những lời lẽ cay đắng. Ngày nay, nhân dân Mỹ nhìn tất cả những gì mang nhãn hiệu quân sự Mỹ với những đôi mắt hằn học, nghi ngờ, ghét bỏ, từ đường lối chiến lược quân sự, ngân sách quân sự đến các chương trình sản xuất các loại vũ khí, đến việc tuyển mộ một đạo quân gọi là "tình nguyện" nhưng thực chất là đánh thuê. Mặt khác, chính bản thân những sĩ quan các cấp và binh lính Mỹ ngày nay cũng mang theo trong tâm tư mặc cảm một quân đội xâm lược chiến bại đã gây ra những tội ác tày trời và đã bị đánh thua phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Báo chí Mỹ đã nói đến một hiện tượng tâm lý phổ biến của sĩ quan, binh lính Mỹ ngày nay: họ ngần ngại không dám mặc quân phục mỗi khi đi ra ngoài doanh trại, vì bộ quân phục Mỹ chỉ tượng trưng cho sự nhục nhã. Đã có một thời, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều viên tướng Mỹ được công chúng Mỹ xem như là những anh hùng dân tộc như Ai-xen-hao, Brát-lây, Mắc Ác-tơ, v.v... Một viên tướng Mỹ Ai-xen-hao đã ngồi trên ghế tổng thống Mỹ trong suốt hai nhiệm kỳ. Đã có lúc, đảng Cộng hòa Mỹ dự kiến có thể đưa tướng Oét-mo-len làm ứng cử viên của đảng này ra giành ghế tổng thống Mỹ. Tóm lại, từ 1945 đến 1965, trong suốt 20 năm đó, thế lực, uy quyền của giới quân sự Mỹ đã đạt đến đỉnh cao nhất. Cũng trong thời kỳ này, "chủ nghĩa quân phiệt" Mỹ ngày càng phát triển và bao trùm lên đời sống chính trị kinh tế, xã hội của nước Mỹ. Nhưng từ 1965 trở đi, cuộc chiến tranh Việt Nam đã đập gãy nát đôi cánh của con "diêu hâu" quân phiệt Mỹ đang định xòe đôi cánh khổng lồ của nó che phủ cả nước Mỹ lẫn toàn thế giới. Với cuộc chiến tranh Việt Nam, trước đôi mắt của nhân dân Mỹ, những viên tướng và đô đốc Mỹ kiêu căng trước đây đã trở thành những tên "tội phạm chiến tranh" từng gây ra những tội ác tày trời tại Việt Nam và đưa lại những tai họa cho chính nước Mỹ.


Trong "Tập san quân sự" Mỹ (số tháng 7-1972), trung tá lục quân Mỹ Uy-liêm Hao-xơ (William Hauser) viết: "Lục quân Mỹ đang trải qua một thời kỳ thử thách gay go nhất trong lịch sử lâu đời của mình. Những bệnh hoạn của lục quân Mỹ đang là đề tài ưa thích của giới thông tin báo chí Mỹ, từ những tờ báo lá cải đến những tạp chí lớn như tập san "Đối ngoại" từ những cuộc nói chuyện trên màn ảnh vô tuyến truyền hình đến những bộ phim tài liệu giáo dục. Báo "Bưu điện Oa-sinh-tơn" viết một loạt bài về "lục quân Mỹ trong cơn quằn quại". Trong một buổi điều trần trước quốc hội Mỹ, phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ phải buồn rầu thú nhận rằng những bài báo đó đã nói đúng sự thật. Tuy các nhà quan sát chưa nhất trí với nhau về những nguyên nhân gây ra những bệnh hoạn của lục quân Mỹ, nhưng mọi người đều nhất trí rằng đây là một cuộc khủng hoảng nhiều mặt. Đây là một cuộc khủng hoảng lòng tin nảy sinh ra từ một cuộc chiến tranh "không thắng được", từ những sự bất tài, bất lực liên quan đến cuộc chiến tranh (Việt Nam) này".


Đồng thời Han-pơ-rin (Halperin), cựu thứ trưởng quốc phòng Mỹ (1967 - 1969), một thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (1969) cũng đã viết trên tạp chí "Đối ngoại" (số tháng 1-1972) như sau:

"Trong những năm gần đây, uy tín của giới quân sự Mỹ đã xuống dốc..., ảnh hưởng chính trị của giới quân sự Mỹ đã giảm sút rất lớn. Việc các tham mưu trưởng các quân chủng Mỹ ủng hộ một đề nghị nhất định nào đó không còn là một đảm bảo cho sự chuẩn y của quốc hội và trong một số trường hợp, lại có thể có kết quả ngược lại".


Chiều hướng ý thức tư tưởng "chống quân sự", "chống chủ nghĩa quân phiệt" Mỹ bắt nguồn từ sự thất bại thảm hại của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nay đang là trở ngại đáng kể đối với Nhà trắng và Lầu năm góc trong việc vạch ra và thực hiện các kế hoạch chiến lược quân sự của chúng.


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:17:26 am
- Chiều hướng tan rã của "sự nhất tri về ý thức tư tưởng".

Đây chỉ là cách gọi của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn và giới báo chí Mỹ. Trong xã hội Mỹ đang nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, không hề bao giờ có "sự nhất trí về ý thức tư tưởng" giữa những kẻ thống trị, bóc lột và những người bị thống trị, bị bóc lột. Cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa Mỹ ngày càng quyết liệt. Thực ra, đây chính là chiều hướng tư tưởng trong nhân dân Mỹ bác bỏ chính sách "chiến tranh lạnh" với chiêu bài "chống chủ nghĩa cộng sản" mà giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã giương lên trong suốt mấy chục năm nay nhằm che đậy những âm mưu và hành động can thiệp xâm lược của đế quốc Mỹ trên thế giới. Cái được gọi là "ý thức tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản" mà giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã từng dùng bộ máy tuyên truyền đồ sộ của chúng nhằm lung lạc tư tưởng của nhân dân Mỹ, ngày nay đã trở thành "một món hàng ế ẩm" theo đúng cách gọi mà báo chí Mỹ đang dùng. So sánh thời kỳ chủ nghĩa chống cộng điên cuồng "Mắc Các-ti" hoành hành trên đất nước Mỹ trong những năm 1950 và đầu 1960 với thời kỳ từ 1965 đến nay, khi hàng triệu nhân dân Mỹ biểu tình chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam ngay trước tòa nhà quốc hội Mỹ, mọi người đều thấy rõ sự biến chuyển lớn lao, tầm quan trọng vô ngần và tác động của sự kiện này đối với đời sống của nước Mỹ ngày nay. Nhân dân Mỹ đang bác bỏ chính sách chiến tranh lạnh, chính sách "sen đầm quốc tế" nấp dưới chiêu bài "chống chủ nghĩa cộng sản" của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn. Ngay trong nội bộ bọn này cũng đang có sự chia rẽ sâu sắc về các phương thức, biện pháp "chống cộng sản" do những mâu thuẫn rất phức tạp về quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản Mỹ tạo nên, những mâu thuẫn này ngày càng trở nên sâu sắc trầm trọng cùng với thế lực ngày càng suy yếu của đế quốc Mỹ.


Bàn về sự tan rã của cái gọi là "sự nhất trí về ý thức tư tưởng" mà giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã từng nặn ra một cách giả tạo nhằm làm chỗ dựa cho các chính sách, chiến lược can thiệp, xâm lược của chúng, nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ Mai-cơn Cle (Michael Klare) đã viết trên báo "Thế giới ngoại giao" (tháng 3-1974) như sau:

"Nay Mỹ đang tiến dần từng bước vào thời kỷ "sau Việt Nam", người ta thấy rõ ràng các nhà chiến lược ở bộ quõc, phòng (Mỹ) sẽ phải thích ứng với một số yêu cầu có tính chất bắt buộc sau đây:

- Dư luận Mỹ từ nay sẽ không cho phép đưa lực lượng bộ binh Mỹ tham gia một cuộc chiến tranh dài hơi khác để chống lật đổ ở một vùng xa xôi trong thế giới thứ ba.

- Tình hình ngày càng rối ren do kết quả của những vấn đề ở trong nước (thất nghiệp, khủng hoảng năng lượng, đời sống đắt đỏ,v.v...) cộng thêm với tình trạng nạn lạm phát ngày càng tăng, cán cân thanh toán ngày càng bị thiếu hụt, làm cho người ta trông thấy trước là ngân sách liên bang sẽ dành một phần ngày càng bị giảm bớt cho các chi tiêu quốc phòng trong những năm tới.

- Tư tưởng chống chiến tranh lan rộng trong hàng ngũ quân đội và sự phát triển của phong trào lính Mỹ chống chủ nghĩa chủng tộc và chống sự đàn áp đã làm giảm khả năng chiến đấu của nhiều đơn vị tới mức Lầu năm góc đã phải từ bỏ một số kế hoạch chiến lược trong đó có vấn đề tham gia của những số quân rất lớn.


Nhưng nghiêm trọng hơn nữa là sự tan rã của sự nhất trí về ý thức tư tưởng, một sự nhất trí nhờ đó đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân đối với tất cả mọi biện pháp thuộc loại chiến tranh lạnh trước kia dựa trên sự chống lại một cách không khoan nhượng đối với sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Ngày nay, không còn như thời hoàng kim của những ngày ở Bá Linh và Triều Tiên; khi chỉ cần nêu cao cái gọi là "hiểm họa cộng sản" là đủ có thể tranh thủ được dư luận (và đồng thời làm cho quốc hội thông qua ngân sách cần thiết). Như hồi 1972, tiểu ban Hạ nghị viện về chính sách an ninh quốc gia đã có thể đi đến chỗ kết luận rằng: "Nền an ninh quốc gia của Mỹ không phải mặc nhiên bị đe dọa mỗi khi có một nước nào đó đi theo ý thức tư tưởng cộng sản". Chỉ cách đây 10 năm, người nào dám đưa ra lời tuyên bố" như trên chắc có lẽ đã bị coi là theo tà thuyết hay thậm chí bị gọi là phản bội nữa".


Như Mai-cơn Cle đã thú nhận, 10 năm của cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra một sự chuyển biến tư tưởng vô cùng lớn lao trong nhân dân Mỹ. Ngày nay, đế quốc Mỹ vẫn đeo đuổi mục tiêu bá chủ toàn cầu, sen đầm quốc tế của chúng, nhưng lại không còn đủ phương tiện vật chất để thực hiện được âm mưu đó do sự suy yếu toàn diện của nước Mỹ ngày nay và do sức mạnh tiến công của ba dòng thác cách mạng trên thế giới ngày càng phát triển. Điều trên đây càng làm cho Nhà trắng, Lầu năm góc đã lúng túng lại càng thêm lúng túng trong việc vạch ra "chiến lược quân sự sau Việt Nam" của chúng.


Song song với nạn suy thoái, lạm phát trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, với cuộc khủng hoảng "ý thức tư tưởng", nước Mỹ đang trải qua một cuộc "khủng hoảng chính trị" nghiêm trọng chưa từng thây suốt trong vòng gần 200 năm lịch sử của Hợp chủng quốc.


Cuộc khủng hoảng này diễn ra trên nhiều mặt. Giới chính trị, báo chí Mỹ đã đề cập đến nó, như là cuộc khủng hoảng của những mối quan hệ giữa ngành lập pháp và ngành hành pháp, trong nội bộ mỗi ngành lập pháp và hành pháp, giữa ngành lập pháp, hành pháp (tức bộ máy cầm quyền của nước Mỹ) với nhân dân Mỹ. Những biểu hiện cụ thể của tình hình nói trên là sự xung đột gay gắt giữa tổng thống Mỹ và quốc hội Mỹ, trong nội bộ chính phủ Mỹ: giữa tổng thống và các bộ trưởng, giữa các bộ trưởng với những khuynh hướng khác nhau, giữa đảng Cộng hòa Mỹ và đảng Dân chủ Mỹ, trong nội bộ mỗi đảng này, giữa hạ nghị viện Mỹ và thượng nghị viện Mỹ, trong nội bộ các nghị sĩ thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ ở mỗi viện, giữa tất cả những người trong bộ máy cầm quyền Mỹ và các tầng lớp nhân dân Mỹ, v.v... Trong "Thời kỳ Việt Nam" và "Thời kỳ sau Việt Nam" đã trôi vào quá khứ - điều mà giới cầm quyền Mỹ xưa kia từng rêu rao một cách tự hào "chính sách đối nội và đối ngoại lưỡng đảng", "sự nhất trí chính trị của quốc gia Mỹ sau lưng tổng thống Mỹ trong những thời kỳ khủng hoảng".


Tiêu đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh
Gửi bởi: vnmilitaryhistory trong 20 Tháng Ba, 2023, 09:18:10 am
Cuộc khủng hoảng chính trị đang rung chuyển chế độ xã hội của nước Mỹ có nguồn gốc sâu xa từ những mâu thuẫn nội tại của chính chế độ tư bản chủ nghĩa Mỹ. Nhưng, với cuộc chiến tranh Việt Nam, những mâu thuẫn đó đã nổ bùng, ngày càng trở nên trầm trọng. Giới báo chí Mỹ đã đề cập đến cuộc khủng hoảng này qua nhiều giai đoạn:

- Cuộc khủng hoảng về tư cách cá nhân mỗi tổng thống Mỹ.

Với sự can thiệp ngày càng trắng trợn của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến tranh này đã đưa lại bao nhiêu tai họa nhiều mặt cho nước Mỹ. Từ năm 1965 trở đi, một vấn đề đã được đặt ra trong sinh hoạt chính trị của nước Mỹ: phải chăng nguyên nhân của những sai lầm của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn trong các vấn đề đối nội, đối ngoại của nước Mỹ là sự bất tài, kém sáng suốt của cá nhân một tổng thống Mỹ như cá nhân Giôn-xơn, cá nhân Ních-Xơn, v.v... Nếu thế, chỉ cần thay đổi một cá nhân này bằng một cá nhân khác trên ghế tổng thống Mỹ là có thể thay đổi được tình hình. Nhưng, thực tế đã chứng minh rằng chính sách can thiệp, xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam vẫn không hề thay đổi dù rằng bốn người đã thay nhau ngồi trên cái ghế tổng thống Mỹ, từ Ai-xen-hao, Ken-nơ-đi, Giôn-xơn đến Ních-Xơn.


- Cuộc khủng hoảng của "chức vụ tổng thống".

Từ đấy, một vấn đề khác được dư luận công chúng Mỹ nêu lên: phải chăng nguyên nhân của các tai họa đang chồng chất lên nước Mỹ là ở chỗ "quyền hạn của chức vụ tổng thống" Mỹ quá rộng rãi, khiến cho mỗi cá nhân tổng thống Mỹ có thể quá rộng tay làm bừa, bất chấp dư luận công chúng trong nước và ngoài nước, bất chấp cả ngành lập pháp (tức là hai viện trong quốc hội Mỹ). Nhưng, thực tế cũng đã chứng minh rằng trong quá trình Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tuy có vài nghị sĩ Mỹ chống đối, nhưng chính quốc hội Mỹ cũng là kẻ đồng lõa tích cực tiếp tay cho các tổng thống Mỹ gây ra những tội ác tày trời trên các nước ở bán đảo Đông Dương này. Chính hai viện ở quốc hội Mỹ đã thông qua những ngân sách chiến tranh lên đến hàng trăm tỷ đô la, khiến cho đội quân viễn chinh Mỹ có thể tiến hành chiến tranh suốt từ 1965 đến đầu 1973 tại Việt Nam và các nước Đông Dương khác. Chính quốc hội Mỹ đã thông qua những món tiền lớn về những cái được gọi là "viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo" để nuôi dưỡng bè lũ bù nhìn tay sai Mỹ như tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, tập đoàn Lon Non ở Nông Pênh... Cũng chính quốc hội Mỹ đã thông qua, chỉ với 2 phiếu chống, cái gọi là "Nghị quyết về Vịnh Bắc Bộ" được xem như cấp "ngân phiếu trắng" cho Giôn-xơn rộng tay leo thang chiến tranh tại Việt Nam.


- Cuộc "khủng hoảng hiến pháp" Mỹ.

Thế thì phải chăng có những gì không ổn ở hiến pháp của nước Mỹ, cái hiến pháp đã quy định những quyền hạn của chức vụ tổng thống, của hai viện ở quốc hội Mỹ, cái "hiến pháp" làm nền tảng cho chế độ chính trị "hai đảng tư bản" của nước Mỹ ngày nay. Hiến pháp nước Mỹ đã nói nhiều đến những quyền tự do và chính cái hiến pháp đó đã cho bốn đời tổng thống Mỹ cái quyền "tự do can thiệp, xâm lược" vào Việt Nam và Đông Dương, "tự do" tiến hành chính sách "sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ trên thế giới. Với những quyền "tự do" nói trên ban cho giới cầm quyền Oa-sinh-tơn, từ Nhà trắng, Lầu năm góc đến thượng nghị viện, hạ nghị viện trong quốc hội Mỹ, đã đưa lại cho nhân dân Mỹ những "tự do thất nghiệp", "tự do cùng khổ", "tự do phần biệt chủng tộc", "tự do tệ nạn xã hội", v.v... Một trong những tác động bất ngờ nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với tình hình nội bộ nước Mỹ là nhân dân Mỹ, qua cuộc chiến tranh này đã bắt đầu chăm chú xét duyệt chính bản hiến pháp của nước Mỹ, những điều khoản cụ thể của bản hiến pháp này. Một điều không mới mẻ gì, thực ra đã cũ kỹ đến gần 200 năm nay, kể từ ngày "lập quốc" của nước Mỹ, đã được cuộc chiến tranh Việt Nam tô đậm nét lại trước đôi mắt của đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ: cái hiến pháp Mỹ đó chẳng qua chỉ là cơ sở pháp lý phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư bản độc quyền Mỹ, hay các "tổ hợp quân sự - công nghiệp" Mỹ theo lối nói ngày nay của nhiều người trong chính giới cầm quyền Mỹ, kể cả tướng Ai-xen-hao, cựu tổng thống Mỹ đã từng có lần thú nhận. Cuộc "khủng hoảng hiến pháp" đó, trong những năm gần đây đã vượt qua khuôn khổ của nó và trở thành điều mà giới báo chí Mỹ nói đến trong thời gian gần đây, trong và sau vụ bê bối "Oa-tơ-ghết" đã đưa Ních-Xơn đến chỗ phải rời bỏ ghế tổng thống Mỹ: "Cuộc khủng hoảng thể chế" của nước Mỹ.


- Cuộc "khủng hoảng thể chế" của nước Mỹ.

Chế độ xã hội của nước Mỹ ngày nay là chế độ tư bản chủ nghĩa với tất cả những mâu thuẫn, xấu xa và bế tắc tất yếu của nó. Thế nhưng, giới cầm quyền Mỹ từ trước đến nay lại sơn phết nó dưới lớp sơn màu mè hào nhoáng "tự do". Giới cầm quyền Mỹ còn tự gán cho nước Mỹ cái vai trò "duy trì nền tự do" trên toàn thế giới, thực chất là vai trò "sen đầm quốc tế. Cuộc chiến tranh Việt Nam với tất cả những hậu quả tai hại nghiêm trọng về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội đối với nước Mỹ đã làm cho nhiều người Mỹ như bừng mắt tỉnh giấc mơ tự hỏi: nếu chế độ nước Mỹ là một "chế độ tự do" thì tại sao nước Mỹ lại xua quân xâm lược nước khác, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, làm mất tự do của những dân tộc khác, trong khi đó, ngay trên đất nước Mỹ, chính quyền Giôn-xơn, Ních-Xơn lại đàn áp dã man các cuộc biểu tình chống chiến tranh của hàng triệu người Mỹ. Thế thì tự do ở đâu? Tại sao trên đất nước Mỹ, trong một thời gian không lâu, chỉ trong vòng 10 năm, lại xảy ra biết bao nhiêu tai ương dồn dập: cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc suy thoái, lạm phát về kinh tế, các cuộc xung đột chủng tộc lan rộng và dữ dội, làn sóng tệ nạn xã hội từ can phạm đủ loại tội ác đến nạn nghiện ngập ma túy, sự chia rẽ chính trị nội bộ sâu sắc, v.v... Phải trải qua những cơn giãy giụa quằn quại với cái giá hàng chục vạn người Mỹ chết và bị thương, hàng trăm tỷ đô la phung phí; Một câu trả lời chính xác rất đơn giản mới vượt qua được tất cả những chướng ngại vật của bộ máy tuyên truyền đồ sộ để hiện ra trước mặt hàng chục triệu người Mỹ: tất cả bắt nguồn từ "thể chế" của nước Mỹ ngày nay - thể chế tư bản chủ nghĩa. Cũng từ đây, một câu hỏi khác được đề ra: "Nếu thế, cần phải thực hiện những thay đổi gì đối với thể chế hiện nay của nước Mỹ".


Trong tạp chí "Niu Oóc Ma-ga-din", số tháng 10 năm 1974, giáo sư sử học Mỹ Pôn Xta (Paul Staar) đã viết về tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với vấn đề "thể chế" của nước Mỹ như sau: "Trước đây, đại bộ phận các tầng lớp trung gian của nhân dân chấp nhận chế độ xã hội Mỹ hiện nay như một thể thống nhất, và chỉ chỉ trích một vài bộ phận cụ thể. Ngày nay, họ bác bỏ cái chế độ xã hội này như một thể thống nhất và chỉ còn chấp nhận một vài bộ phận nào đó". Bản thân thượng nghị sĩ Mỹ Ét-uất Ken-nơ-đi, trong một cuốn sách viết về thế hệ thanh niên Mỹ ngày nay cũng đã phải than thở: "Ngọn lửa cuộc kháng chiến của người Việt Nam đang châm ngòi cho ngọn lửa nổi loạn trên chính đất nước Mỹ". Khi dùng từ "nổi loạn" này, Ét-uất Ken-nơ-đi đã liên tưởng chừng nào đến làn sóng cách mạng sau này trên nước Mỹ. Cuộc đấu tranh giai cấp trong tình hình nước Mỹ ngày nay vừa quyết liệt, vừa gay go phức tạp. Cuộc "khủng hoàng thể chế" nói trên tuy mới chỉ là những đốm lửa mới nhen, nhưng lại là những đốm lửa có thể thiêu rừng nếu gặp những điều kiện thuận lợi. Chính vì thế, giai cấp tư sản thống trị Mỹ, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn ngày nay đã tỏ ra rất lo lắng trước cuộc khủng hoàng này.


Hiện nay, cùng với sự suy yếu về kinh tế và quân sự, sự suy yếu về chính trị đã gây ra rất nhiều hạn chế đối với việc xác định một chiến lược quân sự mới của đế quốc Mỹ. Bất cứ đề án chiến lược quân sự nào của đế quốc Mỹ cũng đều bị đột trong khuôn khổ của "những hạn chế mới", hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.