Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:04:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 11095 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #330 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 03:11:34 pm »

Ông đã tìm ra được điều kiện tồn tại và vận động của sự vật. Đó là một quan điểm, thực tiễn rất cao. Chỉ như vậy mới có thé nhìn sự vật ở mọi khía cạnh của nó, mới tìm ra được các điều kiện cho sự vật tồn tại và vận động đê có thế nhận thức được bất cứ sự vật nào và có cách xử trí đúng đắn rất sinh động linh hoạt đối với các sự vật, dù phức tạp đến đâu. Có thể thấy trong nhận thức của Nguyễn Trãi đã có mầm mốngvề mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, giữa bản chất và hiện tượng, ông đã nhìn kỹ bản chất hơn hiện tượng, nhìn kỹ nội dung hơn hình thức.


Nguyễn Trãi đã thấy những nhân tố tổng hợp của chiến tranh. Ông luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh và sự tất thắng của chính nghĩa, của nhân dân. Ông không có quan điểm định mệnh về chiến tranh.

Do có quan điểm biện chứng, Nguyễn Trãi đã có được nhận thức sâu sắc về quy luật của chiến tranh, ông cho rằng sự vật là có vận động, có biến đổi, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, lúc đầu là nhỏ yếu, nhưng sau có thể lớn mạnh.

   Ông đã từng nói:

   "Song gặp khôn mà thông, càng đánh càng thắng, đến đâu cũng là bẻ gẫy đập tan, há chẳng phải là lòng trời đấy sao! Ngày nay vận trời tuần hoàn, đi rồi lại. Trước kia ăn không nề hai bữa, mà nay thì với lương thực của các ngươi tích trữ ăn được ba chục năm; trước kia quân bất quá vài trăm người, mà nay thì binh phụ tử ở Thanh Hóa không dưới hai vạn, quân có tiếng tinh tráng dũng cảm ở Diễn Châu, Tân Binh, Thuận Hóa cũng không dưới vài vạn, cùng quân đồng lực ở các lộ Giao Châu, không dưới mười vạn người" (Lại thư cho Vương Thông, sđd, tr. 138).

   Ông còn nói:

   "Kể ra, thời có khi thịnh khi suy, thế có kẻ mạnh, kẻ yếu; cũng là lẽ trời lòng người, thuận hay nghịch, hướng theo haytrái ngược". (Thư dụ tướng sĩ trong thành Xương Giang, sđd, tr. 157).

   Ông thường khuyên mọi người nên hiểu biết mọi lẽ thay đổi của sự vật:

   "Song điều đáng quý ở người quân tử là hiểu thời thông biến mà thôi, vả lại vận trời tuần hoàn, đi rồi lại lại, từ xưa đến nay, bao giờ cũng thế, nước An Nam xưa bị Trung Quốc xâm chiếm là từ Tần, Hán trở đi. Phương chi trời đã phân cách Nam Bắc, có núi cao sông lớn, bờ cõi rành rành; dẫu mạnh như Tần; giàu như Tuỳ, nào có thểsinh thế lực được đâu!" (Thư cho Đả Trung và Lương Như Hối, sđd, tr. 122).


   Do nhận thức được sự vận động, biến đổi của sự vật, nên ông tin tưởng cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng do Lê Lợi lãnh đạo nhất định sẽ thắng, tuy lúc đầu so sánh lực lượng giữa ta và địch có chênh lệch nhau nhiều. Và ông kết luận:

   "Càn khôn đã bĩ mà lại thái. Nhật nguyệt đã mờ lại trong".
(Bình Ngô đại cáo)

   "Than ôi! Từ xưa đến nay. Trăm đời đổi thay". (Phú núi Chí Linh, sđd, tr. 87).

   Không những Nguyễn Trãi hiểu được sự vật là có biến đổi, mà ông còn thấy được các mối quan hệ của sự vật. Nhìn nhận sự vật bao giờ ông cũng nhìn các khía cạnh của nó, các mối liên hệ của nó. Do đó ông nhìn nhận sự vật một cách đúng đắn và tìm ra được kết luận sắc sảo.


   Ông cho rằng nghĩa quân Lam Sơn lúc đầu còn nhỏ yếu, nhưng vì có chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ và có cách đánh phù hợp nên nhất định sẽ ngày càng lớn mạnh và cuối cùng sẽ chiến thắng quân địch có số quân đông hơn.


   Quân xâm lược yếu hay mạnh không phải chỉ ở số lượng quân đội của chúng nhiều hay ít, mà còn ở các vấn đề khác như chính trị, tinh thần, nghệ thuật quân sự và cả hậu phương của chúng nữa.

   Ông đã khẳng định các điều thua của quân nhà Minh như sau trong lá thư dụ Vương Thông:

   "Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua:

   - Nước lụt chảy tràn, tường rào đổ lở, lương cơ thiếu thốn, ngựa chết, quân ôm. Đó là điều phải thua thứ nhất.

   -Xưa Đường Thái bắt Kiến Đức mà Thế Sung ra hàng. Nay những nơi quan ải hiểm yếu đều có quân và voi đồn, giữ, nếu viện binh đến, thế tất phải thua, viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai.

   -(Ở nước các ông) quân mạnh ngựa tốt nay đóng cả ở miền Bác để phòng bị quân Nguyên, không dõi nhìn đến miền Nam. Đó là điều phải thua thứ ba.

   - Luôn động can qua, liên tiếp đánh dẹp, người sống không vui, nhao nhao thất vọng. Đó là điều phải thua thứ tư.

   -Gian thần chuyên chính, chúa yếu giữ ngôi, xương thịt hại nhau, gia đình sinh biến. Đó là điều phải thua thứ năm.

   -Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc; quân sĩ trong thành thì đều mệt mỏi, tự chuốc diệt vong. Đó là điều phải thua thứ sáu". (Lại thư dụ Vương Thông, sđd. tr. 134).

   Có nhận thấy mối quan hệ của sự vật, có thấy các sự vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình vận động của nó thì mới có thái độ đúng, có cách xử trí đúng đối với mọi sự vật được.

   Nguyễn Trãi đã nhận thức sự vật như thế nên có cách xử trí đối với sự vật như sau:

   "Bởi biết người biết mình, hay yếu hay mạnh". (Phú núi Chí Linh, sđd, tr. 85).

   "Sống nhục thà thác (chết) vinh, biết quân ta khả dụng (giỏi giang)".
(Phú núi Chí Linh)

   "Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ.
   Lấy ít địch nhiều, hay dùng mai phục"
(Bình Ngô đại cáo)

   Sống trong hoàn cảnh của một cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, Nguyễn Trãi luôn luôn cho rằng phải cố gắng vươn lên từ trong khó khăn, gian khổ; muốn thắng lợi phải trải qua khó khăn gian khổ, phải có chí bền để mà thành công. Ở đây lại thấy tính năng động chủ quan của Nguyễn Trãi.

   Nguyễn Trãi thấy được nhân tố khách quan và chủ quan. Nguyễn Trãi không có tư tưởng định mệnh.

   "Bởi trời muốn khốn ta để trao trách nhiệm, nên ta càng cố chí để vượt gian nan"
(Binh Ngô đại cáo)
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #331 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 03:21:25 pm »

Chiến tranh tức là đấu tranh xã hội. Ở lĩnh vực đó, mối liên hệ nhân quả của sự vật được Nguyễn Trãi đặt trong sự cố gắng của con người.

Giải phóng đất nước, lập nước là công cuộc rất lớn lao. Phải có sự cố gắng lớn mới làm được. Lúc đầu lại phải trải qua những khó khăn gian khổ. Bất cứ sự vật nào ra đời, xuất hiện được cũng phải trải qua những quá trình hình thành của nó. Sự vật càng có công phu xây dựng thì khi xuất hiện, hình thành càng tốt đẹp.

Hãy nghe ông nói về môi liên hệ nhân quả như sau:

"Thế là bởi tai nạn nhiều là gốc dựng nước, lo nghĩ nhiều là cái nền mở nghiệp thánh. Trải biến nhiều thì mưu kế sâu, tính việc xa thì thành công kỳ"
(Phú núi Chí Linh)

   "Nghĩ sửa trí ở khi chư loạn".
   "Nghĩ giữ nước từ lúc chưa nguy".
   "Phải cẩn thận lúc trước để tính lúc sau; phải làm nên việc lớn từ ở việc nhỏ".

   (Chiếu giáng Tư Tề làm quận Vương, đặt con thứ là Nguyễn Long nối nghiệp, sđd, tr. 204).

   "Nhiều hoạn nạn mối dựng được nước, lắm lo phiền mới dạy thành nhân, cái khốn khô ngày nay là trời thử ta thôi.

   Các khanh nên bền giữ lòng xưa, thận trọng, đừng vì thế mà chán nản". (Lam Sơn thực lục, sđd. tr. 72).

   Ông còn đi xa hơn nữa trong nhận thức về mối liên hệ nhân quả của sự vật bằng sự phát huy tài năng, trí tuệ của con người. Tài năng, trí tuệ của con người có khả năng tác động một cách tích cực vào sự vận động của sự vật, lập nên một mối liên hệ nhân quả rất tích cực trong sự vận động của sự vật.

   Ông nói:

   "Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế, thì mạnh hóa ra yêu, yên lại thành nguy; sự vật thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay". (Lại thư dụ Vương Thông, sđd, tr. 132).

   Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói về thời, thế rất sâu sắc và có tầm khái quát cao:

   "Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ,

   Kiên quyết, không ngừng thế tiến công;

   Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

   Gặp thời, một tốt cũng thành công"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 3, tr. 287. 1158).
   
Sự tài tình của Nguyễn Trãi còn ở chỗ ông đã có trong nhận thức mầm mống về các mặt đối lập của sự vật và tìm ra được cách giải quyết mâu thuẫn, cách thống nhất các mặt đôi lập.

   Ông đã từng nói:
   "... Không lấy việc nhỏ hại việc lớn, không lấy nhìn gần mà lãng nhìn xa...".
   "... Tất phải nghĩ chỗ khó mà mưu việc dễ. Bảo rằng công khó thành mà lại dễ hỏng, tất phải cẩn thận lúc đầu mà tính về sau". (Lam Sơn thực lục, sđd, tr. 73, 74).

   Nhìn thấy mâu thuẫn trong sự vận động của sự vật là thể hiện một tư duy cao. Tìm ra được cách giải quyết mâu thuẫn lại là một phương pháp tư duy cao hơn nữa. Dựa vào sức mạnh chính trị, tinh thần của nhân dân, vào sức mạnh của ý chí con người, Nguyễn Trãi đã bước một chân sang địa hạt duy vật.

   Ông nói: "Đã do trời mà biết thời lại có chí để công thành"
(Phú núi Chí Linh)
   và:
   "Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần.
   Lúc Khôi Huyện quân không một lữ.
   Ấy trời muốn khốn ta để trao trách nhiệm,
   Nên ta càng quyết chí để vượt gian nan".
(Binh Ngô đại cáo)

   và: "Thời có thịnh có suy,
      Quan hệ ở vận trời.
      Việc có thành, có bại,
      Thực bởi tại người làm".
(Quân trung từ mệnh tập)

   Nguyễn Trãi còn tiến một bước cao hơn là trong mớ bòng bong của các mâu thuẫn, ông đã tìm ra được mâu thuẫn chủ yếu. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu thì các mâu thuẫn khác đều được giải quyết. Vào khoảng cuối năm 1427, 15 vạn viện binh của nhà Minh chia làm hai đạo quân tiến vào nước ta để đi cứu nguy cho đạo quân Vương Thông đang bị vây hãm chặt ở thành Đông Quan.


   Trong tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng đánh bại hai đạo quân viện binh. Đội quân viện binh bị đánh bại thì Vương Thông bị vây hãm ở thành Đông Quan sẽ phải đầu hàng hoặc bị tiêu diệt. Mâu thuẫn chủ yếu của chiến cục lúc đó là đội quân viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh; và mặt chủ yếu của mâu thuẫn là đạo quân của Liễu Thăng.


   Giải quyết được mâu thuẫn giữa quân ta và Liễu Thăng thì các mâu thuẫn khác trong chiến cục lúc đó sẽ được giải quyết và cũng giải quyết được chiến tranh.

   Nguyễn Trãi đã nói như sau với Vương Thông:
   "... Chỗ trông cậy của các ông chỉ là quân cứu viện mà thôi". (Thư cho Vương Thông, sđd, tr. 144).
   "... Nếu viện binh đến, thế tất phải thua, viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt". (Sáu điều thua của Vương Thông, sđd, tr. 134).

   Tiêu diệt, đánh bại được đội quân cứu viện thì đội quân bị vây hãm sẽ phải đầu hàng hoặc bị tiêu diệt.

   Đó là quy luật chung của chiến tranh. Lịch sử đã chứng nhận như thế.

   Đối với các sự vật, Nguyễn Trãi bao giờ cũng cố gắng xem xét mọi khía cạnh của nó; thấy hết sự phức tạp của nó cũng như những mối liên hệ giữa chúng với nhau. Như vậy là ông đã nhìn thấy mâu thuẫn của sự vật và các mối liên hệ qua lại của nó. Hơn thế nữa, Nguyễn Trãi còn tìm ra phương pháp để giải quyết sự phức tạp đó, các mâu thuẫn đó của sự vật một cách rất đúng đường hướng, rất chủ động.


   Trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, cũng như trong công việc quản lý nhà nước, trong quan hệ giữa người với người trong xã hội, Nguyễn Trãi bao giờ cũng chân thành, nhân nghĩa, hiến cả đời mình cho sự nghiệp lớn của đất nước, của dân tộc. Ông luôn nhận thức được vấn đề phức tạp của mọi sự vật, và tìm ra cách giải quyết đúng đắn, sáng suốt.


   Nguyễn Trãi quả là một nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc ta. Dân tộc ta rất tự hào có một nhà tư tưởng lớn rất tiến bộ như thế.

   Ngày nay, chúng ta cần thực sự học tập Nguyễn Trãi, nắm chắc những tư tưởng, phương pháp luận của ông và vận dụng một cách sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #332 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 03:22:37 pm »

XII
CUỘC CHIẾN TRANH CỦA MỸ VÀ NATO Ở CÔ-XÔ-VÔ, NAM TƯ - MỘT HÌNH THỨC CHIẾN TRANH MỚI


Hỏa lực đường không ngày càng phát triển và sẽ tiếp tục phát triển. Máy bay và tên lửa là loại vũ khí có thể giải quyết, khắc phục được mâu thuẫn giữa sự cơ động và địa hình, giải quyết, khắc phục được mâu thuẫn giữa đột kích hỏa lực với thời gian và không gian. Máy bay và tên lửa không bị hạn chế về không gian và thời gian. Nó có thể đánh được vào toàn bộ đất nước của đối phương chỉ trong thời gian rất ngắn, dù ở đó địa hình có phức tạp - núi non, sông nước hiểm trở - mà bộ đội lục quân không thể làm được như thế. Máy bay và tên lửa có thể tiến công được mọi nơi, với tốc độ rất nhanh, tạo ra tình huống đột ngột, bất ngờ. Bởi vì hâa lực của máy bay và tên lửa cũng rất lớn. Sự tiến công bằng hỏa lực đường không rất mạnh, rất lợi hại. Đó là tính ưu việt của máy bay và tên lửa. Do có tính ưu việt như thê nên loại vũ khí này sẽ ngày càng phát triển và ngày càng chiếm ưu thế trong chiến đấu. Nó là đòn bẩy của tác chiến; quân đội của chủ nghĩa đế quốc muốn đi xâm lược nước khác, không có máy bay và tên lửa thì không thể chiến đấu được. Bởi vì bộ đội lục quân phải dựa vào sức mạnh của máy bay và tên lửa mối có thể chiến đấu được. Do đó, chiến trường trên không ngày càng gắn với trên bộ, chi phối trên bộ. Máy bay và tên lửa là nhân tố mới trong chiến tranh; chúng hình thành nên phương pháp tác chiến mối, hình thành phương pháp tác chiến chiến lược mới. Tác chiến phòng không đánh trả máy bay, tên lửa cũng là phương pháp tác chiến chiến lược mới.


Chiến trường trên không ngày càng phát triển. Chiến đấu cũng càng phát triển ở trên không. Ai làm chủ được không trung, người đó sẽ có khả năng khốhg chế được trên bộ, trên biển. Lý luận về tác chiến của quân đội Mỹ là không - bộ - không biển và không - biển - bộ. Vũ khí trên không sẽ ngày càng có tác dụng lớn, ngày càng là át chủ bài của quân đội xâm lược. Nó giải quyết những vấn đề cơ bản của chiến đấu là cơ động, hỏa lực và đột kích. Nó giải quyết những mâu thuẫn giữa cơ động và địa hình, giữa đột kích hỏa lực và thời gian, không gian; tạo ra lực lượng, tạo ra tình huống, tạo ra xu thế phát triển của chiến tranh là chiến đấu trên không do máy bay và tên lửa ngày càng phát triển.


Song, chiến tranh cuối cùng phải giải quyết trên bộ, đó là phải chiếm lĩnh đất đai. Chiến tranh sau này phải lấy kết quả của các vũ khí chiến đấu trên không tiến công trên bộ, trên biển để đi tới chiếm lĩnh đất đai. Các nước có nền kỹ thuật, công nghệ cao, có máy bay, tên lửa ngày càng tiến bộ thì xu hướng phát triển chiến đấu trên không ngày càng trở nên quan trọng, dùng hỏa lực đường không tiến công các mục tiêu trên bộ, trên biển. Trước kia, quân đội dùng hỏa lực của lục quân để chiến đấu trên bộ. Ngày nay và sau này, quân đội dùng hỏa lực đường không (máy bay và tên lửa) để tiến công trên bộ. Tiến công bằng hỏa lực đường không sẽ đánh được toàn bộ lãnh thổ của nước đối phương mà lại ít bị thương vong về sinh lực. Tiến công trên bộ, dùng hỏa lực của lục quân chỉ đánh được một phạm vi hẹp, chiều sâu đánh phá chỉ khoảng mấy chục, mấy trăm ki-lô-mét và thương vong sinh lực lớn. Ngày nay, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển, người ta có thể dùng không trung để giải quyết các vấn đề cốt yếu trên mặt đất. Điều này đã được chứng minh qua các cuộc chiến tranh gần đây: Trong chiến tranh Vùng Vịnh chống I-rắc, Mỹ và đồng minh đã dùng không trung tiến hành hỏa lực đường không vào I-rắc kéo dài liên tục 38 ngày đêm. Sau khi đánh rã đối phương, xét thấy có khả năng chiếm lĩnh mục tiêu, Mỹmới tiến hành tiến công trên bộ. Tiến công trên bộ vào I-rắc chỉ có bốn ngày, Mỹ đã đạt được các mục tiêu đề ra. Cuộc chiến tranh xâm lược I-rắc là 42 ngày. Qua cuộc chiến tranh này ta thấy, tiến công trên bộ phụ thuộc vào kết quả của tiến công hỏa lực đường không. Nếu tiến công hỏa lực đường không chưa làm cho đối phương suy yếu nặng nề thì tiến công trên bộ chưa đặt ra. Điều này được minh chứng qua cuộc chiến tranh ở Cô-xô-vô.


Trong cuộc chiến ở Cô-xô-vô - Nam Tư, Mỹ và NATO chỉ tiển công hỏa lực đường không bằng máy bay và tên lửa, chưa tiến công trên bộ bằng lục quân. Cuộc chiến tranh này kết thúc sau giai đoạn tiến công hỏa lực đường không kéo dài liên tục 79 ngày đêm. Tại sao Mỹ và NATO không tiến hành cuộc tiến công trên bộ? Có nhiều lý do buộc Mỹ và NATO phải xem xét, trong đó có lý do Mỹ và NATO rất sợ thương vong sinh mạng. Thương vong nhiều về sinh mạng sẽ gây ra vấn đề chính trị lớn trong các nước NATO và nước Mỹ. Tiến công hỏa lực đường không chỉ đạt được mục đích hạn chế, vì không có bộ đội lục quân chiếm lĩnh đất đai thì chỉ đạt được một số mục đích nhất định. Mỹ và NATO rất sợ đưa bộ đội lục quân đánh vào một đất nước có địa hình hiểm trở, có nhân dân và quân đội kiên cường, đoàn kết, nhất trí, quyết tâm đồng lòng kháng chiến, không sợ hy sinh gian khổ để bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ phẩm giá con người. Thực tếở Cô-xô-vô - Nam Tư cho thấy, tiến công hỏa lực đường không đánh vào các mục tiêu di động thì rất khó. Bên bị tiến công nếu khéo ngụy trang, nghi binh lừa địch, thì tiến công hỏa lực đường không lại càng kém hiệu quả.


Tiến công hỏa lực đường không đã trở thành một hình thức chiến tranh mới. Chiến tranh chỉ diễn ra bằng máy bay, tên lửa và chống máy bay, tên lửa. Ở I-rắc, cuộc chiến tranh được diễn ra qua hai giai đoạn, giai đoạn đầu - giai đoạn cốt yếu là tiến công hỏa lực đường không, và giai đoạn hai là tiến công trên bộ.


Ở Cô-xô-vô - Nam Tư, cuộc chiến tranh diễn ra chỉ có tiến công hỏa lực đường không mà không có tiến công trên mặt đất. Chiến tranh ở đây là cuộc chiến tranh bằng không quân và tên lửa và tiến công hỏa lực đường không bằng máy bay và tên lửa đã trở thành một hình thức chiến tranh mới - chiến tranh hỏa lực đường không.


Ngày nay trong chiến tranh xâm lược hay chống khủng bố quốc tế, đầu tiên là phải chống được cuộc tiến công hỏa lực đường không của đối phương. Các nước đế quốc ỷ vào sức mạnh và với những lý do (cớ) rất vô lý, đã dùng biện pháp tiến công hỏa lực đường không để áp đặt đường lối, để duy trì lợi ích kinh tế, để thực nghiệm vũ khí mới và thu lợi nhuận cho bọn lái súng.


Thực tế các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, có trường hợp phải chống cuộc tiến công bằng hỏa lực đường không đồng thời với chống cuộc tiến công trên bộ, trên biển. Dù trong trường hợp nào, chống cuộc tiến công bằng hỏa lực đường không là rất quan trọng. Trong khi bộ đội lục quân của hai bên đang đánh nhau ở ngoài mặt trận, ở hậu phương của nước bị xâm lược cũng bị kẻ xâm lược tiến công bằng hỏa lực đường không. Cũng có trường hợp, kẻ xâm lược dùng biện pháp tiến công hỏa lực đường không trước ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, nhằm đánh phá nát (hủy diệt) hậu phương của nước bị xâm lược, làm mềm chiến trường; sau đó, nó dùng biện pháp tiến công trên bộ và trên biển để xâm chiếm đất đai hòng đạt được mục đích cao hơn.


Cuộc đánh trả có hiệu quả cuộc tiến công bằng hỏa lực đường không đối với quân xâm lược là rất quan trọng, có lúc mang ý nghĩa quyết định. Đòn tiến công hỏa lực đường không bị đánh đau, đánh bại thì kẻ đi xâm lược phải xuống thang, phải kết thúc, đi vào hòa đàm bằng cách này hoặc cách khác; chiến tranh bằng tiến công hỏa lực đường không chỉ đạt được mục đích hạn chế. Điều này đã được chứng minh ở Việt Nam, sau thất bại của Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972.


Nếu cuộc chiến tranh tiến hành bằng hai giai đoạn, giai đoạn đầu tiến công bằng hỏa lực đường không và giai đoạn tiếp sau là tiến công trên bộ, thì có thể đạt được mục đích cao hơn. Nhưng nếu giai đoạn tiến công trên bộ bị sa lầy, bị đánh đau, buộc phải đi vào hòa đàm thì mục đích chiến tranh không đạt được, hoặc đạt được rất thấp. Hình thức tiến hành chiến tranh một giai đoạn hay hai giai đoạn là phụ thuộc vào đối tượng tác chiến.


Ngày nay, chống cuộc chiến tranh xâm lược phải rất coi trọng đánh trả có hiệu quả cuộc tiến công hỏa lực đường không của địch; đồng thời phải sẵn sàng đánh bại cuộc tiến công trên bộ và trên biển của địch. Đầu tiên, địch tiến hành cuộc tiến công bằng hỏa lực đường không trước, nếu ta đánh kém hiệu quả thì địch sẽ tiếp tục cuộc tiến công này rồi kết hợp với tiến công trên bộ, trên biển bằng bộ đội lục quân, hải quân đánh bộ, đổ bộ đường không, vấn đề này còn tùy theo đối tượng tác chiến. Có khi kẻ xâm lược lấy tiến công trên bộ là chính; có đối tượng, nó đồng thời tiến công trên bộ và tiến công bằng hỏa lực đường không; có đối tượng, nó tiến công bằng hỏa lực đường không là chính... Như vậy, để đối phó với biện pháp tiến công này, một mặt phải đối phó có hiệu quả cuộc tiến công bằng hỏa lực đường không; đồng thời phải sơ tán các cơ sở vật chất, các nhà máy, kho tàng, v.v... và bộ đội phải luôn luôn di chuyển, phải làm mục tiêu giả, nghi binh lừa địch. Nếu ta đánh tốt, cuộc tiến công hỏa lực đường không của địch đạt hiệu quả thấp, địch cũng có thể phải kết thúc và đi vào đàm phán. Nếu ta đánh không tốt, địch có thể liều lĩnh, dựa vào kết quả cuộc tiến công bằng hỏa lực đường không mà phát triển tiếp theo cuộc chiến tranh bằng tiến công trên bộ và trên biển. Lúc đó ta phải đồng thời đánh trên cả ba mặt trận: trên không, trên bộ, trên biển.


Với xu thế phát triển của chiến tranh như thế, ta phải củng cố, tăng cường lực lượng, tăng cường huấn luyện và nâng cao nghệ thuật tác chiến phòng không của ba thứ quân, mà quan trọng hơn cả là tăng cường súng, pháo phòng không, tên lửa phòng không các cỡ, các loại súng, pháo phòng không cho dân quân, tự vệ để vừa đánh được máy bay, vừa đánh được tên lửa hành trình. Cũng cần dùng súng bộ binh để phòng không, vì nó cũng có thể làm được điều đó. Người chỉ huy và cơ quan phải nắm được, hiểu được phương pháp tổ chức, trang bị, huấn luyện, sản xuất vũ khí và nghệ thuật tác chiến phòng không của ba thứ quân, hiểu biết, nắm được các vũ khí hỏa lực tiến công đường không của cấc nước trên thế giới, nhất là các nước tiên tiến. Ngày nay, ngoài súng pháo phòng không của quân đoàn, sư đoàn ra thì các binh chủng của quân đoàn, sư đoàn cũng phải được biên chế trang bị súng phòng không, tên lửa phòng không vác vai như: bộ đội xe tăng, pháo binh, công binh, vận tải, v.v...


Chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới là áp đặt đường lối bá quyền lãnh đạo và lợi ích kinh tế, quân đội tư bản rất sợ thương vong về sinh mạng nên tiến công hỏa lực đường không thường xảy ra phổ biến, cũng có khi kết hợp với tiến công trên bộ và có khi không có tiến công trên bộ.


Cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược sau này cần theo sát, theo kịp với xu hướng phát triển mới của chiến tranh, và phải biết đánh đau, đánh bại các biện pháp tác chiến chiến lược mũi nhọn của địch.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM