Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:15:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 10962 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #320 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2024, 09:16:31 pm »

IV
NGHỆ THUẬT DỤ ĐỊCH


Dụ địch thuộc phạm trù mưu kế. Dụ địch là giành chủ động, là điều động địch theo kế tác chiến của ta.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cửu nước, ở chiến trường Tây Nguyên, ta có nhiều cách dụ địch. Điển hình là hai trận sau đây:

Trận thử nhất là vào mùa đông năm 1967 (tháng 11-1967) ở chiến dịch Đắc Tô 1 (phía tây Đắc Tô - Tân Cảnh). Thời kỳ này quân Mỹ đang thực hành chiến lược "tìm diệt". Thấy quân ta ở đâu là chúng dùng máy bay lên thẳng đổ quân xuống để tiêu diệt.


Rút kinh nghiệm chiến dịch Plây Me năm 1965 và chiến dịch Sa Thầy năm 1966, lần này ta cũng vận dụng cách dụ địch, gọi địch vào thế trận của ta.

Sư 4 Mỹ có một lữ đoàn đóng ở Tân Cảnh và sau đó điều thêm lên đây lữ dù 173 - dự bị chiến trường. Địa hình ở vùng này núi cao rừng rậm, xen kẽ có những thung lũng nhỏ.

Dựa vào địch và địa hình như thế, ta bố trí một sư đoàn (Sư 1 gồm 3 trung đoàn: 66, 174, 320) và được trung đoàn 24 cùng đặc công, bộ đội địa phương, dân quân du kích Kon Tum phối hợp để tiến hành chiến dịch.

Trong các dãy cao điểm, có cao điểm 875 là nơi được tổ chức trận quyết chiến.

Mưu kế của ta là tìm cách dụ địch vào các khu chiến ta có bố trí sẵn. Trong các khu chiến đó, xác định một khu quyết chiến - một điểm quyết chiến. Như thế là mưu kế thống nhất với thế trận một cách chặt chẽ.

Mưu kế (thế trận) của ta như sau:

Ta dùng cách khêu ngòi bằng pháo kích để dử địch ra, và bố trí sẵn lực lượng đón địch ra để đánh.

Ta phán đoán, khi ta khêu ngòi thì địch có thể sẽ cho bộ binh ra đánh đuổi bộ phận khêu ngòi của ta, kết hợp với dùng máy bay lên thẳng đổ quân xuống phía sau đội hình đơn vị khêu ngòi của ta để bao vây tiêu diệt. Và nếu đơn vị đổ bộ bằng máy bay lên thẳng bị đối phương đánh thì chúng lại đổ tiếp vào sâu hậu phương ta để đánh phá hậu phương ta và cắt đứt liên hệ giữa bộ đội đang chiến đấu với hậu phương.


Dựa vào kinh nghiệm phán đoán quy luật, thủ đoạn hành động của địch, ta bố trí thế trận như sau: ở đằng sau bộ đội khêu ngòi bố trí một trung đoàn để đón đánh quân đô bộ đường không của địch. Khi quân đổ bộ đường không của địch bị đánh thì đội đổ bộ đường không thứ hai của địch lại đổ tiếp vào hậu phương ta. Ở đó ta cũng bố trí sẵn lực lượng để đánh quân đổ bộ đường không thứ hai của địch.


Dựa vào mưu kế (và thế trận) đó, ta bố trí thế trận như sau:

Ở dãy cao điểm Ngọc Bơ Biêng ta bố trí một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 24 và hai khẩu sơn pháo 75 ly cùng súng cối 82 ly để pháo kích vào sở chỉ huy của địch ở Tân Cảnh. Đằng sau đơn vị khêu ngòi ở Ngọc Bơ Biêng, ta bố trí trung đoàn 320 của Sư 1 ở Ngọc Dơ Lang; và đằng sau Ngọc Dơ Lang ta bố trí trung đoàn 174 ở cao điểm 875 và trung đoàn 66 ở cao điểm 823. Đây là khu quyết chiến và cao điểm 875 là điểm quyết chiến, ở đây ta sẽ dùng hai trung đoàn 174 và 66 để tiêu diệt địch và khi cần thì điều cả trung đoàn 320 đánh quặt lại phía sau đội hình tiến công của địch vào cao điểm 875.


Trung đoàn 174 chiến đấu ở điểm quyết chiến 875 trong khu quyết chiến. Trung đoàn 66 đánh vào cạnh sườn địch và bảo vệ cánh trái cho trung đoàn 174.

Quy luật và thủ đoạn hành động của địch về cơ bản diễn ra như ta dự kiến. Ta điều địch từng bước vào thế trận của ta.

Lữ 3 của sư 4 Mỹ cho hai tiểu đoàn tiến công đường bộ vào trận địa khêu ngòi của ta ở Ngọc Bơ Biêng và cho trực thăng đổ bộ quân xuống đằng sau trận địa khêu ngòi của ta ở khu vực Ngọc Dơ Lang, hòng bao vây tiêu diệt ta. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, dựa vào công sự vững chắc, ta giữ vững trận địa; và ở khu chiến thứ nhất (khu chiến trung gian), trung đoàn 320 của ta chiến đấu với quân đổ bộ đường không của địch.


Không đẩy được ta ra khỏi trận địa khêu ngòi và lại bị đánh ở mũi bao vây nên địch phái trung đội dự bị là lữ đoàn dù 173 Mỹ tới đối phó. Lữ đoàn dù 173 Mỹ đóng ở hai nơi. Sở chỉ huy và một lực lượng đóng ởTân Cảnh. Một lực lượng nữa đóng ở Plây Cần.


Nhiệm vụ của lữ đoàn dù 173 Mỹ là đánh vào hậu phương ta, cắt đứt liên hệ giữa tuyến trước với tuyến sau của ta, hòng bao vây tiêu diệt các lực lượng phía trước của ta và giải tỏa cho Tân Cảnh.

Lữ dù 173 dùng hai cánh làm hai mũi tiến công vào hậu phương ta. Mũi đổ bộ trực thăng đánh vào cao điểm 875, điểm khống chế và dùng đường bộ từ căn cứ Plây Cần đánh vào sườn bắc cao điểm 875.


Tiểu đoàn 3 trung đoàn 24 ở bộ phận khêu ngòi tiếp tục chiến đấu giữ vững trận địa và trung đoàn 320 Sư đoàn 1 tiếp tục vây đánh bộ phận đổ bộ đường không ở khu chiến trung gian. Trung đoàn 174 và trung đoàn 66 đánh địch ở khu quyết chiến, khu quyết chiến là khu chiến thứ hai, ở sâu hậu phương ta. Trung đoàn 174 đánh địch ở cao điểm 875 và trung đoàn 66 đánh cánh vu hồi địch ở dãy cao điểm 823. Hai mũi trên hai hướng tiến công của lữ 173 địch bị đánh thiệt hại nặng; qua 5 ngày chiến đấu, chúng chỉ chiếm được một phần cao điểm 875, rồi sau đó phải rút bỏ. Trong khi đó thì trung đoàn 24 cùng đặc công, bộ đội địa phương và dân quân du kích tỉnh Kon Tum cài xen kẽ với địch; đánh vào phía sau của địch, tức là đánh địch ở phía đông Tân Cảnh, phân tán sự đối phó của địch. Địch bị thương vong lớn. Chúng phải điều một tiểu đoàn của sư không vận ở An Khê lên để hỗ trợ lữ dù 173 lấy xác địch ở chân cao điểm 875.


Như thế là mưu kế dụ địch từng bước vào thế trận của ta đã thành công. Muốn dụ địch phải căn cứ vào quy luật, thủ đoạn hành động của địch, căn cứ vào các giai đoạn chiến tranh, căn cứ vào địa hình và căn cứ vào tâm lý tính nết, vào khả năng, sở trường, sư đoàn của địch. Có lúc địch ra xa, có lúc địch ra gần, và cũng có lúc địch không ra. Nhưng đánh vào chỗ địch buộc phải cứu thì có nhiều khả năng địch phải ra. Đó là nghệ thuật dụ dịch.


Trận thứ hai

Đánh Đắc Xiêng để gọi địch ở Tân Cảnh ra cứu, rồi tiêu diệt quân cứu viện. Xuân - hè 1970 ta mở mặt trận ở vùng Đắc Xiêng phía tây bắc Tân Cảnh. Mưu kế của ta là đánh cứ điểm Đắc Xiêng để trung đoàn 42 của địch ở Tân Cảnh ra cứu; ta sẽ đánh quân cứu viện.


Để yểm hộ cho một đơn vị thuộc trung đoàn 28 của ta bao vây tiến công Đắc Xiêng và không cho địch chiếm lĩnh một vài cao điểm trên dãy núi Ét ở phía tây Đắc Xiêng đánh vào đằng sau đội hình của ta, ta cho một đơn vị thuộc trung đoàn 28 chiếm lĩnh núi Ét.


Địch từ Tân Cảnh tiến lên phía nam Đắc Xiêng. Bị quân ta đánh chặn lại, địch lại cho đổ bộ trực thăng xuống phía tây Đắc Xiêng và đánh lên núi Ét. Ý định của địch là đánh quân ta ở núi Ét trước, sau đó mới giải tỏa cho Đắc Xiêng. Bịđơn vị của trung đoàn 28 đánh bật khỏi núi Ét, địch co cụm lại dưới chân núi Ét. Ta liền cho trung đoàn 66 ở nam Đắc Xiêng cơđộng lên bao vây quân địch ở phía tây Đắc Xiêng, dưới chân núi Ét. Trận quyết chiến diễn ra. Ta quyết tâm bao vây chặt quân địch và tiêu diệt chung ở đấy. Rút kinh nghiệm mọt số trận trước đểđịch thoát vây, lần này ta quyết tâm áp sát siết chặt vòng vây, không để cho địch chạy thoát. Vòng vây siết chặt đến đâu, công sự siết chặt tới đó. Có công sự tốt, phi pháo của địch ít tác dụng.


Sau hai ngày đêm chiến đấu liên tục, một trung đoàn thiếu của ta đã tiêu diệt hoàn toàn một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 42 của địch; bắt sống tù binh, bắt sống chỉ huy và thu toàn bộ vũ khí. Trung đoàn trưởng trung đoàn 42 đi trên máy bay lên thẳng nhìn thấy cảnh đó cũng đành chịu.


Đó là chiến thuật đánh điểm diệt viện. Đánh điểm ở đây chưa thành công, nhưng diệt viện thì thắng lợi. Ở đây địch có hai cách viện. Viện bằng đường bộ và viện bằng đường không. Ta đánh lui quân viện đường bộ và tiêu diệt quân viện đường không.


Trong chiến tranh sau này phải đánh địch cả ở đường bộ và đường không. Cái nào nhiều ít còn tùy tình hình, nhưng đường không là nguy hiểm hơn và có thể nhiều hơn.

Trong trận này, một chiến thuật mới có trình độ đánh tiêu diệt cao được hình thành. Đó là chiến thuật vận động bao vây tiến công liên tục. Chiến thuật này bắt đầu diễn ra từ năm 1969 trong trận đánh của trung đoàn 66 ở dãy núi Ngọc Dơ Lang.


Khác với chiến thuật tập kích, chiến thuật này, quân ta đánh trận địa; đánh đến đâu làm công sự trụ lại ở đó rồi tiếp tục công kích cả đêm và ngày. Ta đã đối mặt với địch thì phi pháo của địch cũng giảm tác dụng.

ở trận Ngọc Dơ Lang ta không bao vây nên địch chạy mất.

Đến chiến dịch Pu-prăng - Đức Lập ở nam Buôn Ma Thuột, trong trận Ka-te, ta cũng tiến công trận địa dã chiến một tiểu đoàn địch. Trận này diệt địch nhiều hơn; nhưng cũng không vây chặt, nên địch cũng chạy mất một số.


Đến trận Đắc Xiêng này, ta vây tròn, vây chặt cả bốn mặt, nên địch không chạy được, không thoát vây được, nên bị tiêu diệt hoàn toàn.

 Từ trận này mà hình thành chiến thuật "vận động bao vây tiến công liên tục", ở chiến trường lúc đó ta gọi là "bao vây công kích".

Đây là hai trận trong nhiều trận dụ địch. Kế dụ địch cũng có nhiều cách. Dụ địch là điều địch, là giành chủ động.

Dụ địch liên quan đến lừa địch. Lừa địch, dụ địch là một nghệ thuật cao và hay trong chiến tranh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #321 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2024, 09:19:23 pm »

V
VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ CHIẾN DịCH


Chuẩn bị chiến dịch tốt thì tiến hành chiến dịch được thuận lợi. Nó có thể góp một nửa phần thắng lợi của chiến dịch. Muốn tiến hành chiến dịch được tốt thì người chỉ huy và cơ quan phải biết ta, biết địch, biết địa hình địa lý, biết nhân dân như thế nào? Tức là phải biết thiên thời, địa lợi, nhân hòa như thế nào? Nếu biết được các vấn đề này càng rõ ràng, chi tiết thì khả năng thắng lợi càng nhiều.


Chẳng hạn, năm 1967, trong chiến dịch Đắc Tô 1 ở khu vực Ngọc Dơ Lang, cao điểm 875.

Về ta: nhân dân ở đây rất tốt, có tinh thần kháng chiến cao, quật cường bất khuất, một lòng theo cách mạng, theo Đảng và Bác Hồ. Về bộ đội: bộ đội ta có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến dịch Plây Me năm 1965 và chiến dịch Sa Thầy năm 1966. Về địa hình thì ở đây là vùng núi hiểm trở.


Về địch: quân Mỹ đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược "tìm diệt". Chúng rất hung hăng, ỷ vào sức mạnh kỹ thuật quân sự, nên ở đâu xuất hiện bộ đội ta là chúng dùng máy bay lên thẳng đổ quân xuống để chộp ta, tiêu diệt ta.


Dựa vào các yếu tố trên và đưa vào kinh nghiệm của chiến dịch Plây Me và Sa Thầy, một lần nữa, ta cũng lại dùng mưu khêu ngòi để dử địch ra.

Ở đây vấn đề nắm địch là rất quan trọng. Ta phải nắm được phiên hiệu, số lượng địch, biết quân địch có sở trường, sở đoản gì, biết được khả năng của nó, biết được tâm lý, tính nết của địch, nhất là người chỉ huy; biết được chiến thuật của địch trong giai đoạn chiến lược nào của chiến tranh.


Trong giai đoạn chiến lược tìm diệt thì đối với quân Mỹ, ta cứ pháo kích khêu ngòi là chúng ra ngay, vì chúng cậy có nhiều máy bay lên thẳng và được phi pháo rất mạnh yểm hộ, chi viện. Nếu dùng chiến thuật vây điểm diệt viện thì chúng càng phải ra. Đối với quân ngụy, trong giai đoạn đầu của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, chúng cũng nhảy ra, xa, gần còn tùy theo điều kiện, ở giai đoạn cuối của chiến tranh thì quân ngụy ra rất dè dặt, trừ khi ta đánh cắt đường giao thông giữa căn cứ này với căn cứ khác của chúng hoặc khi ta đánh chiếm một cứ điểm, một căn cứ, một thị trấn, thị xã tiện đường cơ động và chúng còn lực lượng dự bị thì chúng có nhiều khả năng ra. Đánh vào chỗ tất phải cứu thì có nhiều khả năng địch phải ra. Xuân - hè 1972 ta áp sát vào thị xã Kon Tum thì sư dù và biệt động quân ngụy phải ra. Vì ở nơi đó là nơi địch tất phải cứu. Mùa Xuân 1975, ta giải phóng Buôn Ma Thuột, quân dù ngụy ở Sài Gòn và Đà Nẵng không đi phản kích ứng cứu cho Buôn Ma Thuột được vì chúng phải chuẩn bị đối phó với Quân đoàn 4 của ta đóng ở phía bắc Sài Gòn và chuẩn bị đối phó với Sư 304 và Quân đoàn 2 của ta ở Đà Nẵng và Huế. Năm 1972, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đã tối giai đoạn gần cuối, lục quân Mỹ không tham gia các cuộc hành quân mà chỉ còn không quân Mỹ tham gia chi viện cho quân ngụy. Lúc này dùng pháo kích để điệu quân ngụy ra xa là khó. Ta phải dùng lực lượng áp sát các thị xã, các căn cứ quân sự lớn thì địch mới ra, và nó cũng ra gần thôi; hoặc là ta tiến công đánh chiếm các thị xã, thị trấn thì địch mới ra. Vì ở những nơi đó, địch không ra không được. Nó vừa có ý nghĩa quân sự, lại vừa có ý nghĩa chính trị.


Còn ta cũng phải nắm chắc sở trường, sở đoản của các đơn vị mình. Đơn vị nào giỏi chiến thuật nào thì phải dùng cho đúng. Đánh với Mỹ phải dùng lực lượng nhiều hơn, dùng sức mạnh vật chất nhiều hơn, vì quân Mỹ rất mạnh, tiêu hao vật chất lớn hơn và phải có dự trữ lớn hơn. Ta phải làm nhiều đường sá, nhiều tuyến kho tàng trên các hướng; nhiều lương khô, nhiều cuốc xẻng. Đối với người chiến binh, cái xẻng, cái cuốc nhỏ cũng không kém phần quan trọng như khẩu súng.


Về địa hình thì cần phân biệt vùng rừng núi khác, vùng đồng bằng khác, vùng sông ngòi khác.

Ở vùng rừng núi có thể đánh lớn, khi lực lượng ta còn có sự hạn chế. Nguyễn Trãi nói: "Quan hà bách nhị do thiên thiết. Hào kiệt công danh thử địa tãng", nghĩa là vùng sông núi hiểm trở thì hai người có thể chọi trăm người.


Ở vùng đồng bằng, khi ta mạnh lên rồi thì mới có thể đánh lớn. So sánh lực lượng giữa ta và địch để mà chọn địa hình. Trên cơ sở nắm địch, ta, địa hình, địa lý, nhân dân, cơ sở vật chất, đường sá, sông ngòi mà định ra mưu kế. Điều đầu tiên của quyết tâm tác chiến là định ra mưu kế. Điều đầu tiên của mưu kế là hướng tiến công (phản công) chủ yếu ở đâu? Đánh quân địch nào, đánh chiếm, giải phóng mục tiêu nào?


Để tiêu diệt quân địch nào, đánh chiếm, giải phóng mục tiêu nào được thuận lợi, thì phải nghĩ đến cách đánh như thế nào để được nhanh chóng, ít tốn xương máu? Muốn thế thì phải làm cho địch ở đó ít đề phòng, bị sơ hở, còn ta tập trung được lực lượng thuận lợi.


Để đạt được mưu kế đó: điều đầu tiên là phải nghi binh, lừa địch. Nghi binh, lừa địch là thuộc lĩnh vực nghệ thuật chỉ huy.

Người có nghệ thuật chỉ huy cao là biết nghi binh, lừa địch giỏi. Xuân - hè 1972, trong chiến dịch bắc Tây Nguyên (chiến dịch Đắc Tô 2), ta đã làm hai con đường giả tiến vào hướng tây bắc thị xã Kon Tum kéo địch ra đấy để cho Đắc Tô - Tân Cảnh chuẩn bị tiến công được thuận lợi. Địch đã mắc mưu nghi binh của ta. Ta đánh Đắc Tô - Tân Cảnh được thuận lợi, địch không còn lực lượng đi phản kích.


Trong chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân 1975, ta cũng nghi binh đánh địch ở Plây Cu, lừa địch tập trung vào đó, để cho Buôn Ma Thuột bị sơ hở. Buôn Ma Thuột sơ hở, không phòng bị, nên ta đánh được dễ dàng. Nguyễn Trãi nói: "Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu; tránh chỗ thực đánh chỗ hư thì sức dùng một nửa mà công được gấp đôi".

Tôn Tử nói: "Việc binh là việc dối trá".

Trần Hưng Đạo nói: "Lừa người chứ đừng để người lừa".

Sau khi có mưu kế định đánh địch ở đâu và lừa địch ở đâu rồi thì đến vấn đề lập thế trận. Lập thế trận là bày binh, bố trận trước quân địch, là xây dựng trên địa hình như thê nào để đánh địch được tốt nhất.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #322 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2024, 09:20:35 pm »

Muốn thế phải chia cắt địch ra nhiều cụm, nhiều mảnh; phá thế liên hoàn của địch. Cô lập mục tiêu ta định tiêu diệt; kìm hãm mục tiêu quan trọng của địch; đánh đằng trước mặt địch như thế nào, đánh cài xen kẽ đằng sau lưng địch như thế nào. Thế trận phải phức tạp, có nhiều thế. Phải bày một thế trận rất phức tạp. Phải kết hợp cả ba thứ quân mới tạo ra được thế trận phức tạp và hiểm hóc.


Thế trận phức tạp như trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng, Chu Du vào mà không ra được, phải có Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ của Gia Cát vào dẫn mới thoát ra được. Cho nên điều thứ hai của quyết tâm là thế trận. Nguyễn Trãi nói: "Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn. Không thời mất thế thì to hóa ra nhỏ, mạnh hóa ra yếu, an lại thành nguy". Hồ Chí Minh nói: "Lạc nước hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công". Trong quá trình chuẩn bị phải luôn luôn nắm địch và giữ gìn bí mật của ta, đồng thời phải có kế hoạch đối phó với các hành động của địch phá cuộc tiến công của ta, nhất là phi pháo và biệt kích của địch. Trong kế hoạch tác chiến phải dự kiến nhiều tình huống, cần dự kiến tình huống khó, tình huống dễ. Cần có kế hoạch đối phóvới tình huống khó trước. Nhưng lại phải có kế hoạch hạn chế sự diễn ra tình huống khó để ta đối phó với tình huống dễ được thuận lợi hơn. Muốn hạn chế tình huống khó thì ngoài cách đối phó của ta ra, còn phải nhờ cấp trên giúp đỡ.


Trong chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân 1975, muốn không cho các lữ dù của địch lên Buôn Ma Thuột, ngoài việc chiến trường Tây Nguyên nghi binh lừa địch đánh Plây Cu, thì Bộ Tổng chỉ huy cho Sư đoàn 304 Quân đoàn 2 bám đánh lũ dù 3 ở Đà Nẵng và Quân đoàn 4 rập rình ở vùng Biên Hòa và các hoạt động chiến đấu của Quân khu 7 ở phía tây Sài Gòn. Như thế là ta có khả năng hạn chế sự cơ động của địch lên tăng cường cho Buôn Ma Thuột, để tiến hành phòng ngự dự phòng. Tuy vậy ta vẫn chuẩn bị ba sư đoàn cùng hai - ba trung đoàn để đánh Buôn Ma Thuột. Trường hợp địch tăng cường lực lượng cho Buôn Ma Thuột thì ta cũng đủ sức đối phó. Cho nên tập trung ba sư đoàn đánh một trung đoàn không phải là phung phí lực lượng.


Trong khi có kế hoạch để đối phó với tình huống khó khăn nhất thì ta vẫn tìm cách để thúc đẩy diễn ra tình huống dễ nhất. Đó cũng là một nghệ thuật chỉ huy. Cho nên trong khi chỉ huy ta phải luôn luôn nắm chắc địch. Có nắm chắc địch thì mới có cách đối phó phù hợp. Chiến đấu là một quá trình diễn ra liên tục sự đối chọi của hai bên đối địch. Có nắm chắc địch mới biết cách xử trí, điều động địch. Nắm địch là phải dùng mọi phương pháp, phương tiện phối hợp với nhau; cả trinh sát lục quân và trinh sát kỹ thuật, v.v... Nắm địch phải đặt lên vấn đề trước tiên của công tác chuẩn bị và tiến hành chiến dịch.


Về địa hình, phải nắm các ngọn đồi núi nào địch có thể đổ quân đường không đến chiếm, đặt pháo. Ngọn đồi nào, bãi trống nào địch có thể đổ bộ đường không và ngọn đồi nào địch có thể đặt pháo. Phải nắm chắc để có kế hoạch đánh địch, và kế hoạch kìm pháo địch. Năm 1969, trong chiến dịch Pu-prăng - Đức Lập ở nam Buôn Ma Thuột, ở trận Ka-te, ta đã phán đoán đúng địch đổ quân xuống các ngọn đồi nào và cũng phán đoán nếu địch đổ quân xuống đó thi các ngọn đồi cách đó khoảng 8km địch sẽ đổ pháo xuống đó để chi viện; vì pháo 105 ở cách bộ binh 8km mới chi viện có hiệu lực.


Công tác chuẩn bị vật chất cũng phải đặt lên hàng quan trọng. Có trường hợp thiếu gạo, đạn mà phải ngừng chiến đấu, phải kết thúc chiến dịch. Cho nên phải chuẩn bị vật chất cho thật tốt, có dự trữ, và bảo vệ các kho tàng; nhất là khi ta đánh với quân địch có tiềm lực lớn và có phi, pháo, biệt kích mạnh.


Vì vậy việc chuẩn bị chiến dịch to hay nhỏ, dài hay ngắn còn phải căn cứ vào cả số lượng gạo, đạn mà ta có, hoặc được bổ sung một cách chắc chắn trong quá trình chiến dịch. Người chỉ huy và cơ quan khi đã nắm được địch và địa hình kỹ rồi thì phải chuẩn bị lương thực và đạn dược cho thật tốt.


Có khi ta phải tập cách đánh công sư vững chắc. Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1951, khi chuẩn bị đánh vị trí Chùa Cao, ta đã cho bộ đội diễn tập có sơn pháo 75 bắn đạn thật chi viện cho bộ binh xung phong đánh chiếm đầu cầu. Trận này ta đã thành công. Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1971 ta đã cho bộ đội tập đào công sự hầm chữ A ở gần hàng rào địch để chiếm lĩnh trận địa tiến công. Khi chuẩn bị đánh vị trí Ngọc Rinh Rua ở phía tây Tân Cảnh, buổi chiều tối, bộ đội mang sẵn các cây gỗ theo kích thước vào chiếm lĩnh vị trí tiến công và đào hầm chữ A cho từng tổ. Sáng hôm sau bắt đầu tiến công thì bộ đội đã có hầm chữ A cho từng tổ. Trận này ta đã chiếm được vị trí Ngọc Rinh Rua của địch và dùng pháo địch bắn vào sở chỉ huy của địch ở Tân Cảnh.


Dùng các cách đánh mới mà bộ đội chưa quen, chưa thành thạo thì phải tập cho kỹ trước khi đánh.

Còn một điều nữa là nếu chưa có đường để đánh vu hồi thì phải làm gấp đường cho mũi vu hồi. Năm 1972, trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên (Đắc Tô 2) ta đã làm một con đường quân sự gấp cho xe tăng và pháo binh đánh vu hồi ở phía đông Tân Cảnh.


Làm tốt tất cả các công tác chuẩn bị như trên là ta đã giành được một nửa phần thắng lợi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #323 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 01:46:46 pm »

VI
TƯ DUY CHIẾN THUẬT VÀ TƯ DUY CHIẾN DỊCH


Chiến thuật và chiến dịch khác nhau về chất, chứ không phải khác nhau về lượng.

Chiến thuật là nghệ thuật của chiến đấu; nghệ thuật của sự kết hợp các động tác chiến đấu như tiến công, phòng ngự; lợi dụng địa hình địa vật; các thủ đoạn chiến đấu như đột phá, thọc sâu, luồn sâu, bao vây, vu hồi, chia cắt trong một trận đánh.


Chiến dịch cũng vận dụng các thủ đoạn này, nhưng trong phạm vi lớn hơn, trong phạm vi của chiến dịch, trong phạm vi của nhiều trận đánh trong một chiến dịch.

Trong chiến đấu thường sử dụng các hình thức chiến đấu khác nhau như đánh công sự vững chắc, đánh phục kích, đánh tập kích, đánh vận động tiến công, đánh đặc công, đánh pháo kích v.v... Từng hình thức chiến đấu tổng hợp các động tác chiến đấu lại thành chiến thuật - thành nghệ thuật chiến đấu.


Cho nên, hình thức chiến đấu nào, chiến thuật nào cũng có đột phá bao vây, vu hồi, v.v... Các hình thức chiến đấu mang tính nghệ thuật chiến đấu lại trở thành chiến thuật như chiến thuật đánh công sự vững chắc, chiến thuật tập kích, phục kích, v.v... Các động tác chiến đấu, các thủ đoạn chiến đấu mang tính nghệ thuật lại trở thành chiến thuật như chiến thuật đột phá, chiến thuật bao vây, vu hồi, v.v...


Các thủ đoạn chiến đấu không chỉ dùng riêng cho chiến thuật mà nó còn dùng cho cả chiến dịch và chiến lược như:

Đột phá chiến dịch.

Đột phá chiến lược.

Bao vây chiến dịch, chiến lược.

Vu hồi chiến dịch, chiến lược.

Đợt hoạt động chiến đấu 60 ngày đêm ở Thủ đô Hà Nội 1946 có phải là chiến dịch không? Qua nghiên cứu các thành phần, yếu tố hình thành chiến dịch thì có thể nói đó chưa phải là chiến dịch; hoặc là chỉ mới có yếu tố của chiến dịch.

Còn ở Nam Định chiến đấu gần ba tháng thì sao?

Trong cuộc chiến đấu này có một trận diệt được mấy chục tên địch. Đó là một trận đánh lớn, có tính chất như một trận then chốt, nhưng chưa phải là một trận then chốt đúng với ý nghĩa và tác dụng của nó. Trận tiêu diệt được mấy chục tên địch là đánh một trận rồi rút; không kiên quyết bám trụ để tiếp tục đánh, buộc địch phải tiếp viện, rồi đánh viện binh, tiêu diệt quân tiếp viện hoặc tiêu hao một số quân tiếp viện.

Đánh kiểu như thế thì là một cách đánh du kích.

Cuốn "Lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật chiến dịch Việt Nam" đã công nhận cuộc chiến đấu trong thu - đông Việt Bắc 1947 là chiến dịch đầu tiên của quân đội ta.

Cái khác giữa chiến dịch với chiến thuật là: Chiến dịch là tổng hợp các trận đánh, là một hệ thống các trận đánh theo mục đích ý đồ chiến dịch rất kiên quyết, cùng vận động để tạo ra các tình huống chiến dịch dẫn đến trận then chốt quyết định, làm chuyển biến chiến lược, các trận đánh có mối quan hệ hữu cơ, nội tại, tạo tiền đề cho nhau. Trận đánh này tạo tiền đề cho trận đánh sau. Kết quả của trận đánh trước là nguyên nhân xảy ra trận đánh sau.


Tiêu diệt một căn cứ quân sự để địch đến phản kích, ta lại tiêu diệt quân phản kích tạo ra thắng lợi lớn hơn, tạo ra trận then chốt quyết định. Chiến dịch Biên Giới tiêu diệt Đông Khê; đánh bại sự phản kích của Lơ Pa-giơ, tạo ra trận then chốt quyết định, tạo ra đột biến, địch rút chạy khỏi Lạng Sơn.


Đánh Buôn Ma Thuột, giải phóng Buôn Ma Thuật và đánh bại sư 23 đến phản kích cũng tạo ra trận then chốt quyết định, tạo ra đột biến, dịch rút chạy khỏi Plây Cu - Kon Tum.

Ta pháo kích khêu ngòi để địch đổ bộ trực thăng ra phản kích nhằm đánh đuổi bộ phận pháo kích khêu ngòi của ta. Ta đánh quân đổ bộ bằng trực thăng, địch lại đổ tiếp trực thăng ra để đánh vào đằng sau đội hình bộ phận thứ ba của ta, và chia cắt bộ phận chiến đấu với bộ phận hậu phương của ta. Đội hình trực thăng thứ hai của địch bị đánh, địch lại cho bộ binh ở một vị trí bên cạnh đến phối hợp. Ta phán đoán được ý đồ đó, nên đã cho một bộ phận phục sẵn trên đường tiên quân của địch, và đánh bại cánh quân phối hợp đó. Rút cục địch thất bại, rút chạy. Trận địa vẫn do ta kiểm soát. Năm 1285 trong trận Chương Dương - Thãng Long, Trần Quang Khải cho vây hãm thủy trại Chương Dương nhằm buộc Thoát Hoan phải đưa quân ra cứu viện, Trần Quang Khải đánh đạo quân cứu viện của Thoát Hoan và cho môt đội đặc nhiệm đánh chiếm thành Thăng Long. Thoát Hoan thua định bỏ chạy vào thành, nhưng cờ Trần đã kéo lên trên thành, Thoát Hoan phải bỏ chạy qua sông Hồng về nước.


Bao nhiêu trận đánh quan hệ chằng chịt với nhau, tạo tiền đề cho nhau, dẫn đến thắng lợi lớn.

Các trận đánh có mối quan hệ chằng chịt với nhau, tạo tiền đề, điều kiện cho nhau cùng phát triển, để đi đến một kết quả chung của tổng hợp các trận đánh đó thành kết quả của chiến dịch.

Trong chiến thuật cũng có cách đánh điểm, diệt viện hoặc công điểm, diệt viện; cũng có cách đánh địch phản kích. Nhưng quy mô nhỏ hơn, phạm vi hẹp hơn, và giản đơn hơn. Trận nào có các mối quan hệ giữa các trận đánh nhỏ như thế thì nó cũng gần giống như chiến dịch; nó cũng cớ yếu tố của chiến dịch; nó cũng tiến sát tới chiến dịch. Sự vật cũng có những cái gần giống nhau.


Các tình huống chiến thuật diễn ra giản đơn hơn, ít tình huống hơn, vì quy mô, phạm vi, thời gian nhỏ hơn, ít hơn. Mối quan hệ giữa các tình huống cũng giản đơn. Các trận đánh tạo tiền đề, tạo tình huống cho nhau cũng giản đơn hơn. Còn chiến dịch thì rất phức tạp. Các trận đánh phải là một tổng hợp hoạt động ăn khớp với nhau theo một kế hoạch thống nhất về hành động, thời gian và địa điểm. Các tình huống phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ; phải thực hiện một cách kiên quyết liên tục, không được tùy tiện.


Chiến thuật tác động rất ít tới chiến lược. Chiến dịch thì tác động tới chiến lược. Tích tụ chiến thuật dẫn đến chiến dịch để chiến dịch tác động tới chiến lược.

Thắng lợi chiến thuật ít có ý nghĩa về chiến lược, trừ một số trường hợp đặc biệt. Quy luật cũng có quy luật chung và quy luật đặc thù. Thắng lợi chiến dịch thì có ý nghĩa về chiến lược, có ý nghĩa thúc đẩy chiến lược phát triển, có ý nghĩa làm chuyển biến cục diện chiến lược, có ý nghĩa tạo ra bước ngoặt của chiến lược, có ý nghĩa quyết định về chiến lược của chiến tranh, kết thúc chiến tranh như chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh, v.v... Quy mô và phạm vi chiến thuật, chiến dịch khác nhau; ý nghĩa của nó cũng khác nhau. Các thành phần, yếu tố hình thành và sự vận động của nó cũng khác nhau, tức là khác nhau về lượng và về chất.


Chiến dịch nhỏ, sơ khai thì có chỗ gần giống như chiến thuật; nó hình như là một chiến thuật lớn. (Chẳng hạn như một trung đoàn cũng đánh điểm diệt viện; hoặc vây điểm diệt viện). Chỗ này cũng gần giống như chiến dịch là các trận đánh có mối liên hệ với nhau.


Nhưng chiến dịch thì mục đích rất kiên quyết và có rất nhiều trận đánh khác nhau, vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau. Từng trận đánh cũng phải kiên quyết, liên tục để đạt được tác dụng, mục đích yêu cầu của chiến dịch đề ra, để tạo ra tình huống cho chiến dịch, để đánh trận này tạo ra tìnhhuống cho trận khác, để cuối cùng đi đến kết quả của chiến dịch, đạt đến thắng lợi của chiến dịch.


Có thể nói chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, chứ không nói chiến thuật có ý nghĩa chiến lược, trừ trường hợp đặc biệt. Và nói chiến dịch chiến lược thành một cụm từ, chứ không nói chiến thuật chiến lược. Không có cụm từ chiến thuật chiến lược.


Đặc trưng chiến dịch khác chiến thuật là các trận đánh trong chiến dịch phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có môi liên hệ nội tại giữa các trận đánh với nhau để tạo ra tình huống chiến dịch và các tình huống nhỏ dần dần phát triển để tạo ra tình huống lớn, tình huống then chốt, trận đánh then chốt, quyết định. Trận này tạo tình huống cho trận khác, là tiền đề, điều kiện cho trận khác. Kết quả của trận sau là nguyên nhân của trận trước. Cho nên từng trận đánh cũng phải rất kiên quyết liên tục. Không được đánh rồi bỏ, như kiểu đánh du kích. Mỗi trận đánh là một thành phần của chiến dịch, không phải là các trận đánh đơn lẻ rời rạc. Trận đánh đó ở thời gian, địa điểm nào, quy mô nào là nằm trong hệ thống chiến dịch, một hệ thống tổng thể của các trận đánh trong chiến dịch. Nó là một mắt xích trong hệ thống. Nếu một mắt xích nào đó không hoạt động thì cả hệ thống xộc xệch. Cho nên mưu kế, thế trận trong chiến dịch cũng là ở điểm này.


Chiến dịch có quy mô lớn, phạm vi rộng, thời gian dài, nhiều đơn vị tham gia, hai bên đối chọi nhau quyết liệt, phức tạp diễn ra nhiều tình huống, nên có điều kiện để thực hiện mứu kế và thế trận. Do vậy, nghệ thuật chiến dịch là nghệ thuật của mưu kế và thế trận.


Người chỉ huy chiến dịch như người đánh cờ. Ta đi quân nào, địch đi quân nào? Phải phán đoán và tính toán kỹ lưỡng từng nước. Tính được nhiều nước và lừa được địch thì cho dù hai xe đành bỏ phí nhưng một tốt cũng thành công.


Chiến thuật là tích tụ về lượng trong chiến tranh, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Chiến dịch là tích tụ về chất, tạo ra sự phát triển, chuyển biến về chất trong chiến tranh; nhất là các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược và chiến dịch chiến lược, tạo ra bước ngoặt chiến lược, bước nhảy vọt về chiến lược trong chiến tranh.


Chiến thuật và chiến dịch có điểm giống nhau và khác nhau; chúng cùng thuộc phạm trù của nghệ thuật quân sự. Ví như ngôi nhà một tầng và hai tầng có điểm giống nhau là đều có buồng, có cửa, nhưng điểm khác nhau là ở chỗ nhà hai tầng phải có một cầu thang để nối hai tầng với nhau.


Nhận thức sự giống nhau và khác nhau như vậy để hiểu biết về chiến dịch rõ hơn và vận dụng nghệ thuật chiến dịch tốt hơn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #324 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 01:50:34 pm »

VII
NGHỆ THUẬT CHUYỂN HÓA THẾ TRẬN VÀ TẠO ĐỘT BIẾN


Trong các tài liệu nghiên cứu thường thấy có vấn đề chuyển hóa thế trận. Có chuyển hóa thế trận mới có thể làm cho tác chiến phát triển được. Từ thế trận tiến công cứ điểm, căn cứ, hoặc đánh địch đang vận động thành công thì phải chuyển ngay sang thế trận đánh địch phản kích, ứng cứu. Thế trận lúc này không giống thế trận ban đầu nữa. Đội hình lúc này cũng khác. Thế trận lúc này là thế trận đánh địch phản kích và kìm giữ địch ở các hướng để bảo đảm cho đánh địch phản kích thắng lợi.


Thế trận đánh cứ điểm hoặc đánh địch đang vận động đã chuyển hóa thành một thế trận khác. Đội hình không còn như cũ nữa. Thế trận hai bên đã khác; tình huống tác chiến đã khác; địa hình hai bên cũng đã khác. Phải có sự cơ động, điều động mới. Lực lượng dự bị (đội dự bị) được tung ra đánh địch phản kích (đường bộ hoặc đường không), rồi phải tổ chức đội dự bị khác để luôn có lực lượng đối phó với các tình huống. Sau khi đánh địch phản kích thắng lợi rồi thì thế trận lại tiếp tục được chuyển hóa. Thế trận mới này, đội hình mới này là để phát triển chiến đấu và chiến dịch.


Đánh địch đang đồn trú hoặc đang vận động thắng lợi, sau đó lại đánh địch phản kích cũng thắng lợi thì có thể tạo ra một bước chuyển hóa cục diện chiến đấu, chiến dịch; và có khi tạo ra đột biến về chiến dịch, về chiến lược.


Năm 1972, ta đã giành thắng lợi ở ba chiến dịch trên ba chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộtrong cuộc tiến công chiến lược xuân - hè 1972 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên không mùa đông 1972 ở Hà Nội, Hải Phòng buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đó là bước thay đổi cục diện chiến tranh ở Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt về chiến tranh. Ta đã tiêu diệt một số lực lượng có ý nghĩa chiến dịch và chiến lược của quân ngụy Sài Gòn, giải phóng một số vùng đất đai, nhất là Quảng Trị, Đông Hà, Lộc Ninh là những địa bàn trọng yếu. Năm 1972, hình thái và hình thế chiến tranh đã có thay đổi. Địch mất một lực lượng lớn và một số địa bàn trọng yêu. Chiến trường đã có sự thay đổi, chủ trương chiến tranh đã có sự thay đôi cơ bản. Lực lượng và địa bàn (chiến trường) đã có lợi cho ta. Cục diện chiến tranh đã thay đổi, đã có bước ngoặt (quân Mỹ đã bị loại ra khỏi cuộc chiến tranh). Năm 1973, Mỹ rút ra khỏi cuộc chiến tranh tạo cho ta điều kiện rất thuận lợi để mở cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 và giành thắng lợi hoàn toàn.


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là cuộc chiến đấu cuối cùng để giải phóng miền Nam, thống nhấtTổ quốc.

Bố cục chiến lược của ta là căng địch ra hai đầu chiến tuyến và để hở quãng giữa miền Trung.

Địch thường xuyên và tập trung mọi chú ý vào Quân đoàn 2 của ta ở phía tây thành phố Huế, Quân đoàn 1 của ta ở bắc bờ sông Bến Hải và Quân đoàn 4 của ta ở phía bắc, tây bắc Sài Gòn. Đó là các tập đoàn chiến lược có ảnh hưởng tới sự sống còn của chiến tranh. Còn ở Tây Nguyên ta có một tập đoàn chiến dịch gồm 2 - 3 sư đoàn thì địch chỉ chú ý một cách không thường xuyên.


Đó là một thế trận mạnh, hay và hiểm hóc, thể hiện tài thao lược của ta. Đang lúc địch tập trung mọi chú ý vào Sài Gòn, Huế thì ta mỏ chiến dịch ở Tây Nguyên, nơi sơ hở và yếu, nhưng hiểm yếu của địch.

Đặt Quân đoàn 2, Quân đoàn 1 ở phía bắc chiến tuyến, và Quân đoàn 4 ở phía nam chiến tuyến cũng là cách nghi binh chiến lược cho Tây Nguyên. Khi địch đã bị giữ chặt ở Huế và Sài Gòn thì ta mở cuộc công phá lớn ở Tây Nguyên. Ta điều Sư đoàn 316 và Sư đoàn 968 vào Tây Nguyên một cách đột ngột, nhanh chóng cũng làm cho địch bị bất ngờ. Ở Tây Nguyên, từ một tập đoàn chiến dịch có 2 - 3 sư đoàn, bỗng nhiên trở thành một tập đoàn chiến lược gồm 5 sư đoàn (các sư 10, 320, 316, 968, Sư 3 Sao Vàng Quân khu 5 và bốn trung đoàn độc lập cùng bộ đội địa phương các tỉnh).


Thế trận ban đầu vào tháng Giêng 1975 chưa có gì chuyển biến, nhưng đến cuối tháng 2 năm 1975 đã có chuyển biến. Tây Nguyên im ắng đã nổi sóng. Thế trận đã chuyển hóa. Thế trận giữ nhau ở hai đầu đã chuyển thành thế trận chọi nhau và bị phá vỡ ở quãng giữa. Sau khi Đức Lập và Buôn Ma Thuột bị phá vỡ, các tuyến đường bị cắt đứt, thế trận lại chuyển hóa thành thế trận đánh địch phản kích. Ta đã tập trung lực lượng đánh địch phản kích. Khi lực lượng phản kích bị đánh bại, địch buộc phải rút chạy khỏi Plây Cu, Kon Tum, thế trận lại chuyển hóa thành đánh địch rút chạy và phát triển xuống đồng bằng, tiêu diệt địch còn lại và giải phóng các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ.


Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, thế trận đã chuyển hóa. Từ tiến công các cứ điểm, đánh cắt giao thông, chia cắt địch chuyển sang đánh địch phản kích. Đội hình phải điều động, bố trí lại. Thế trận chuyển hoá. Cách chuyển hóa thế trận ở đây không giống như cách chuyển hóa thông thường, không phải bố trí thế trận đội hình một cách thông thường mà là sự chuyển hóa đặc biệt; không phải là sự chuyển hóa về lượng, từ lượng nhỏ sang lượng lớn hơn, chuyển hóa từng bước lớn dần về lượng mà là chuyển hóa từ lượng sang chất. Sự chuyển hóa thế trận biến thành sự chuyển hóa chiến dịch và chiến lược, đặc biệt là gây ra đột biến chiến dịch và chiến lược.


Sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột và đánh bại địch phản kích, thực hiện sự bùng nổ chiến thuật và tạo ra phản ứng dây chuyên làm cho tập đoàn lớn của địch ở Plây Cu và Kon Tum không bị đánh mà phải chạy. Plây Cu và Kon Tum ta không đánh mà thắng. Phản ứng dây chuyền đó tạo ra đột biến về chiến dịch; chiến dịch đang tiến triển một cách bình thường, đang thắng lợi một cách bình thường, bỗng trỗ nên thắng lợi một cách đột ngột; thắng lợi rất lớn, rất nhanh, ngoài dự tính của cả hai bên. Sau thắng lợi đột biến về chiến dịch đó, ta lại chớp được thời cơ, tiêu diệt quân địch rút chạy khỏi Plây Cu, Kon Tum ở Củng Sơn và Tuy Hòa (Phú Yên) và phát triển xuống đồng bằng, giải phóng các tỉnh ven biển Khu 5 Nha Trang, Cam Ranh; biến thắng lợi chiến dịch thành thắng lợi chiến lược, tạo ra sự chuyển hóa về chiến lược, tạo ra sự đột biến về chiến lược trên chiến trường Tây Nguyên và chiến trường đồng bằng ven biển nam Khu 5. Địch bị tan vỡ từng mảng trong từng ngày một cách rất nhanh chóng và đột ngột. Chỉ huy rối loạn. Chiến lược chuyển sang bị động đối phó và rút lui. Sự chuyển hóa chiến lược đó, sự đột biến chiến lược đó cùng với sự giải phóng Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã tạo ra bước ngoặt quyết định về chiến tranh, đưa địch đến bên bờ của sự sụp đổ. Và chiến dịch Hồ Chí Minh sau đó đã giành thắng lợi quyết định.


Giải phóng Buôn Ma Thuột và đánh bại sư 23 địch đi phản kích là sự báo hiệu cho sự sụp đổ của quân khu 2, quân đoàn 2 của địch. Mất một căn cứ quân sự, chính trị, văn hóa lớn và mất một lực lượng cơ động, tinh nhuệ, địch mất hết các biện pháp tác chiến. Địch tác chiến dựa vào quân đồn trú (đồn trại, cứ điểm, căn cứ) và quân cơ động - vận động, nhưng khi hai chỗ dựa này bị đánh bại ở cỡ thị xã và sư đoàn thì chúng hết cách. Ở Plây Cu địch còn nhiều lực lượng, nhưng đơn vị tổ chức chỉ là cấp liên đoàn - trung đoàn nên không đủ sức đối phó. Trong khi đó chủ trương của địch là muốn giữ địa bàn còn lại ở ven biển với hy vọng kéo dài sự tồn tại, cho nên đãdẫn chúng đến thảm họa. Sự đột biến ở đây là đột biến về chiến dịch trên chiến trường Tây Nguyên, sau đó là đột biến về chiến lược trên cả địa bàn Tây Nguyên và vùng ven biển Nam Trung Bộ.


Đột biến là sự phát triển về lượng còn đang trong quá trình vận động thì có một tác động đặc biệt nhanh chóng, đột ngột, phát triển thành chuyển biến về chất. Sự vật phát triển từ lượng đến chất, từ chất sơ khai đến chất trưởng thành, đến chất chín muồi, hoặc từ chất sơ khai đến chất chín muồi do có đột biến. Muốn có đột biến thì cần tạo ra sự bùng nổ, gây ra phản ứng dây chuyển và dẫn đến đột biến.


Chuyển hóa thế trận, chuyển biến chiến dịch, chiến lược, tạo ra đột biến dẫn đến bước ngoặt chiến tranh là mưu kế, thế trận hay trong nghệ thuật chỉ huy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #325 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 01:52:09 pm »

VIII
PHƯƠNG PHÁP XÂY DƯNG MỘT CÁCH ĐÁNH MỚI


Trong thực tiễn chiến đấu, tiếp xúc với thực tế, với đấu tranh, lúc thắng lúc bại, quần chúng bao giờ cũng nghĩ ra cách làm để thắng nhiều, bại ít. Ở chiến trường Tây Nguyên trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước, từ không thành công trong hai trận năm 1969, năm 1970, trung đoàn 66 (Đoàn Plây Me) đã thành công trong trận năm 1971. Ở Đăc Xiêng (tây bắc tỉnh Kon Tum), trận năm 1969 là ở Ngọc Dơ Lang, tây nam Đắc Tô - Tân Cảnh vào ban đêm, trung đoàn 66 đã đột phá được vào một nửa trận địa của địch trong công sự dã chiến. Địch chống cự quyết liệt, gần sáng ta phải rút ra. Rút kinh nghiệm trận đó, ta chủ trương các trận sau phải bao vây rồi mới công kích, đột phá. Trận thứ hai trong trận đánh trong vùng Đức Lập - Bu Prăng ở Đắc Lắc, ta thực hiện bao vây rồi mới công kích. Nhưng do bao vây không chặt, sau khi công kích, đột phá, chiếm được phần lớn trận địa, địch lại chạy mất. Rút kinh nghiệm ta thấy khuyết điểm là không bao vây chặt, để cho địch chạy thoát một số. Từ những kinh nghiệm xương máu đó, ta chủ trương các trận sau phải bao vây thật chặt cả bốn mặt, rồi mối công kích đột phá, đánh đến đâu bám trụ tới đó, tiếp tục chiến đấu không để cho địch chạy thoát. Ngày 20 tháng 4 năm 1971, ta phát hiện một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 42 quân đội ngụy Sài Gòn co cụm trước điểm chốt núi Ét của ta ở tây cứ điểm Đắc Xiêng của địch. Đắc Xiêng là một cứ điểm địch đóng giữ ở phía tây bắc tỉnh Kon Tum. Nắm được địch và chủ trương tiêu diệt tiểu đoànnày, ta cho trung đoàn 66 (Đoàn Plây Me) vận động đến bao vây để công kích tiêu diệt. Đêm 22 tháng 4 năm 1971, ta dùng hai tiểu đoàn đến bao vây cả bốn mặt, chuẩn bị công sự dã chiến. Các công việc chuẩn bị chiến đấu xong, đến sáng 23 tháng 4 năm 1971, ta nổ súng công kích; đánh đến đâu bám đến đó; địch đối phó quyết liệt và có bộ phận địch định rút chạy, nhưng ta đã bao vây kín bốn mặt, cho nên bộ phận địch định rút chạy cũng bị diệt, bị bắt. Cuộc chiến đấu diễn ra liên tục ác liệt và chỉ trong hai tiếng đồng hồ ta đã tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 3, trung đoàn 42, sư đoàn 22 quân Sài Gòn, diệt hơn 200 tên, bắt sống 176 tên có cả tiểu đoàn trưởng, thu 112 súng các loại, bắn rơi 7 máy bay lên thẳng.


Đây là trận đánh hay, tiêu diệt nhanh gọn; đánh tiêu diệt ở trình độ cao, bắt sống cả chỉ huy, và địch không chạy thoát được; ta hoàn toàn làm chủ chiến trường, bắt tù binh, thu vũ khí. Qua hai trận không thành công, ta biết rút kinh nghiệm những khuyết điểm, chỉ ra những điểm cần bổ sung. Trận thứ ba khắc phục được những điểm còn tồn tại và đã thành công. Rút kinh nghiệm chính là tìm ra được những chỗ còn thiếu sót, những chỗ chưa tốt, rồi bổ khuyết và phát huy.


Thất bại là mẹ thành công. Tữ đó ta xây dựng chiến thuật "vận động bao vây tiến công liên tục". Đây là một dạng của chiến thuật vận động tiến công. Hiệu quả của chiến thuật tốt. Nó đạt tới trình độ cao về đánh tiêu diệt đối với công sự dã chiến. Cần chú trọng huấn luyện nhiều về hình thức chiến thuật này. Chiến thuật "vận dộng bao vây tiến công liên tục".


Đây là một dạng của chiến thuật "vận động tiến công", là đánh địch trong dã chiến, ngoài công sự vững chắc. Nó gồm các thành phần là vận động, tiến công, bao vây và chốt chặn. Trong tiến công thì đánh địch dạng vận động hoặc co cụm có công sự dã chiến. Trong khi đang vận động tiến công địch thì cũng có thể có một bộ phận chặn đầu không cho địch chạy để ta kịp cơ động đến để tiêu diệt.


Từ bốn thành phần hợp thành chiến thuật vận động tiến công đó có thể xuất hiện thành phần nổi bật, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của trận đánh là bao vây để hình thành một dạng của chiến thuật vận động tiến công mà ta gọi là "vận động bao vây tiến công liên tục" hoặc chốt chặn mà ta gọi là một dạng khác của chiến thuật vận động tiến công là "vận động kết hợp chốt chặn".


Vận động và tiến công là nhân tố thường xuyên của chiến đấu tiến công. Bao vây và chốt chặn là những thành phần nhỏ của chiến đấu, có khi không bao vây hoặc chốt chặn được thì địch chạy thoát; trận đánh thắng lợi nhưng lại để cho địch chạy mất một số, không tiêu diệt gọn, tiêu diệt hoàn toàn được. Phải tiếp tục đánh trận khác tiếp theo, có bao vây hoặc có chốt chặn mới tiêu diệt được địch. Như thê phải có nhiều trận đánh, có trận không có bao vây hoặc chốt chặn và có trận có bao vây, có chốt chặn mối tiêu diệt được địch hoàn toàn.


Ở chiến dịch Biên Giới trong kháng chiến chống Pháp, Đại đoàn 308 và 312 phải đánh nhiều trận ở cao điểm 447 và ở Cốc Xá mới tiêu diệt được binh đoàn Lơ Pa-giơ và Sác-tông, vì tiêu diệt một trung đoàn khó có thể đánh một trận. Còn vận động bao vây ngay từ đầu hoặc chốt chặn ngay từ đầu thì có thể chỉ một trận đánh là có thể tiêu diệt được địch hoàn toàn. Thường một trung đoàn hoặc trung đoàn thiếu đánh một tiểu đoàn địch mới có khả năng làm được điều này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #326 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 01:53:00 pm »

IX
NGHỆ THUẬT MƯU KẾ


Mưu kế là một nghệ thuật cao trong tác chiến. Điều đầu tiên của người chỉ huy là định ra mưu kế để tác chiến. Mưu kế là định tiêu diệt địch ở đâu, lừa địch ở đâu, chia cắt địch ở đâu để tạo thế có lợi cho ta và bất lợi cho địch. Mưu kế là thế thời và tình huống. Mưu sinh thế, kế đẻ ra thời. Từ đó mà diễn ra tình huống.

Thế tạo ra lực mạnh.

Thời tạo ra tình huống thuận lợi để giành thắng lợi.

Trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954, mưu kế chiến lược của ta là: phân tán quân đội thực dân Pháp ra các chiến trường Đông Dương để phá sự tập trung của địch ở chiến trường Bắc Việt Nam. Ta đánh địch ở Bắc Lào, Trung Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Tây Nguyên. Địch phải đi cứu các nơi đó, không đủ quân cần thiết để cứu Điện Biên Phủ. Chủ trương chiến lược của ta là phân chia lực lượng cơ động của địch ra các chiến trường mà nó cần phải giữ để không tập trung cho Điện Biên Phủ được. Khi Điện Biên Phu bị đánh thì địch không đủ lực lượng cơ động đi ứng cứu. Do đó, Điện Biên Phủ bị thất thủ.


Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, mưu kế chiến lược của ta là ghìm địch ở hai đầu Nam, Bắc chiến tuyến là Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng để địch bỏ hở quãng giữa Tây Nguyên. Thế trận chiến lược đó tạo thuận lợi cho chiến dịch Tây Nguyên. "Thời" để phát động chiến dịch Tây Nguyên đánh trận mở đầu Buôn Ma Thuột là lúc ta tăng thêm choTây Nguyên hai sư đoàn nữa, làm cho lực lượng của Tây Nguyên mạnh lên hơn địch.


Ở Tây Nguyên, ta lại dùng mưu kế lừa địch bằng các hoạt động nghi binh như: mở đường ở phía bắc hướng vào thị xã Kon Tum, di chuyển Sư 10 và Sư 320 vào Buôn Ma Thuột nhưng để lại toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc; cắt đường 19, 21 để cô lập Plây Cu, Kon Tum và các tỉnh ven biển miền Trung. Đồng thời sử dụng Sư 968 đánh vào phía nam Plây Cu. Đây là đòn nghi binh có giá trị nhất.


Thế, thời trong chiến dịch Tây Nguyên mà mở đầu bằng trận mở màn Buôn Ma Thuật là lúc ta đã dùng mưu kế nghi binh lừa địch ở Kon Tum, Plây Cu, chia cắt địch ra thành nhiều mảng và cắt đường 14 cô lập Buôn Ma Thuột. Thê là ta chia cắt địch, phá thế liên hoàn của địch. "Thời" là lúc ta tập trung được lực lượng áp đảo ở Buôn Ma Thuột, mà địch thì tập trung ở Plây Cu để sơ hở ở Buôn Ma Thuột.


Thế là tạo ra tình huống. Tình huống chín muồi là thời cơ hành động. Thế, thời là tạo ra tình huống để hành động. Xây dựng tình huống, tạo tình huống, gạn lọc tình huống, đấu tranh, đối chọi tình huống là cả một quá trình trong chỉ huy tác chiến, là cả một quá trình điêu luyện về chỉ huy, là giải quyết các mâu thuẫn trong đấu tranh giữa ta và địch. Mâu thuẫn là bản chất của sự vận động của sự vật, là quan hệ và đấu tranh giữa hai chủ thể, nhiều chủ thể và giữa các mặt đối lập. Nhận thức được mâu thuẫn, phân tích được mâu thuẫn và biết cách giải quyết mâu thuẫn là giành được thắng lợi.


Thế, thời cũng là tạo ra tình huống để hành động. Mùa đông 1967, ở Tây Nguyên, ta pháo kích vào một căn cứ của lữ đoàn Mỹ ở Đắc Tô - Tân Cảnh để nhử địch nhảy dù ra phía sau trận địa pháo của ta, vào khu chiến của ta. Ta tổ chức khu chiến 1 để đánh quân nhảy dù vào phía sau trận địa pháo của ta.


Đằng sau khu chiến 1, ta tổ chức khu chiến 2 - là khu quyết chiến, ở đây ta bố trí hai trung đoàn. Ta phán đoán khiquân dù thứ nhất của địch bị đánh ở khu chiến 1, địch có nhiều khả năng đổ quán dù lần thứ hai xuống đằng sau khu chiến 1 để đánh quân ta, cứu nguy cho quân dù 1 đang bị đánh ở khu chiến 1. Khi quân dù thứ hai đổ xuống đằng sau khu chiến 1, thì hai trung đoàn của ta tiến vào chiến đấu. Hai trung đoàn của ta đã đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn của lữ đoàn dù 173 Mỹ ở các khu chiến. Địch bị thất bại ở các khu chiến, tức là bị thất bại trong các cuộc hành quân giải tỏa. Đó là xây dựng thế trận, tạo thế trận đê tạo ra tình huống. Tạo tình huống, và khi tình huống phát triển đến độ chín muồi, là thời cơ hành động. Tổ chức xây dựng thế trận của ta là pháo kích và lập ra hai khu chiến. Tạo tình huống là ta pháo kích vào căn cứ địch, đánh quân dù lần thứ nhất và đánh quân dù lần thứ hai. Quân dù nhảy xuống các khu chiến và ta đã sẵn sàng đón đánh chúng, đó là thời cơ.


"Thế", "thời" là tạo ra tình huống. Tình huống phát triển đến độ chín muồi là thời cơ hành động.

Mưu kế, thế thời, tình huống là một nghệ thuật chỉ huy rất cao. Người chỉ huy phải được rèn luyện rất công phu, phải học tâp luyện tập rất kỹ càng và luôn rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc và có tinh thần sáng tạo trong thục tien đau tranh mới có thể phát triển được nghệ thuật chỉ huy và tài năng chỉ huy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #327 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 01:54:39 pm »

X
NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH VÀ CHIẾN THUẬT


Chiến dịch là một hoạt động tác chiến quan trọng trong chiến tranh; nó hoàn thành một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến dịch hoặc chiến lược. Trong chiến tranh, người ta thường tiến hành các trận chiến đấu, các chiến dịch lớn, nhỏ và thường phải qua các chiến dịch lớn, các chiến dịch chiến lược, các trận quyết chiến chiến lược (chiến dịch chiến lược quyết chiến) để giải quyết chiến tranh, để kết thúc thắng lợi của chiến tranh.


Chiến dịch là các trận giao chiến giữa hai bên đối địch. Chỉ đạo chiến dịch thể hiện mưu kế chỉ huy. Chiến dịch vừa thể hiện mưu kế vừa thể hiện hành động trực tiếp của lực lượng vũ trang - của quân đội. Người chỉ đạo chiến lược có thể ngồi trong màn chướng mà đặt mưu kế tác chiến. Người chỉ huy chiến dịch phải trực tiếp hành động với quân đội ở ngoài chiến trường.


Thắng lợi cuối cùng của chiến tranh phải do các trận đánh và các chiến dịch quyết định trực tiếp. Chiến dịch là tổng hợp các trận đánh có mối quan hệ hữu cơ với nhau, liên kết với nhau, tạo tình huống cho nhau. Từng trận đánh phải rất kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ của mình để hoàn thành nhiệm vụ chung. Các trận đánh trong chiến dịch đều tuân thủ theo một kế hoạch chung thống nhất, chỉ huy thống nhất theo một thời gian, địa điểm nhất định trong đó có trận then chốt và then chốtquyết định để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định, làm thất bại nhiệm vụ tác chiến của đối phương, tạo ra thắng lợi có mức độ khác nhau trong chiến tranh; tạo ra sự thay đổi, chuyển hóa về chiến lược, tạo ra cục diện mởi về chiến tranh hoặc tạo ra thắng lợi quyết định trong chiến tranh.


Đợt hoạt động kéo dài tới mấy tháng trong đó có thể có một chiến dịch hoặc hai chiến dịch.

Chiến dịch cũng như chiến lược phải thể hiện được quy luật của chiến tranh. Quy luật của chiến tranh là tránh tiêu diệt chiến lược, gồm cả lực lượng chiến lược và bộ thống soái của địch thì mới giành được thắng lợi triệt để, hoàn toàn trong chiến tranh.


Nhiệm vụ chiến dịch rất nặng nề, nó trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ chiến lược, mưu kế chiến lược. Chiến dịch có hoàn thành được nhiệm vụ hay không lại do chiến thuật, do các trận chiến đấu có hoàn thành được nhiệm vụ của mình mà chiến dịch đặt ra hay không. Cuối cùng là do các chiến binh trên chiến hào quyết định.


Muốn tiến hành chiến dịch, đầu tiên phải định ra mưu kế. Mưu kế chiến dịch là định đánh địch ở đâu, hướng chủ yếu, hướng phối hợp, hướng nghi binh như thế nào? Chia cắt địch ở đâu? Trong mưu kế, điều đầu tiên là tạo bất ngờ để đánh đòn quyết định; địch không có cách đối phó. Có thế ta mới dễ thắng và thắng nhanh.


Trong kháng chiến chống Pháp, trong chiến dịch Biên Giới 1950 mưu kế chiến dịch của ta là: Đánh Đông Khê để câu viện từ Thất Khê, Lạng Sơn lên. Tiêu diệt cứ điểm Đông Khê xong rồi diệt viện binh. Diệt cả điểm và diệt cả viện, làm cho quân địch ở Cao Bằng bị cô lập và cũng rút chạy luôn. Ta lại tiêu diệt luôn cả quân ở Cao Bằng rút chạy. Thế là thắng lợi cả ba bề, làm một được hai. Đánh một đòn mà thắng ba đòn.


Trong chiến dịch Điện Biên Phủ phương châm chiến dịch của ta là đánh chắc tiến chắc. Trên cơ sở phương châm đó, mưu kế chiến dịch của ta là tiêu diệt các cứ điểm vòng ngoài làm suy yếu lực lượng địch và phá vỡ từng mảnh trận địa địch làm cho thế trận của địch xộc xệch, cùng với việc không chế, đánh chiếm sân bay, cắt cái dạ dày của địch làm cho địch chưa bị tiêu diệt nặng nề nhưng phải đầu hàng.


Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1966, ở Tây Nguyên, mưu kế chiến dịch của ta là lừa địch ra tuyến sông Sa Thầy để tiêu diệt. Kết quả ta đã đánh thiệt hại nặng một số tiểu đoàn của sư 4 Mỹ và lữ đoàn dù 101 Mỹ.


Kế thừa chiến dịch Sa Thầy, mùa đông năm 1967 trong chiến dịch Đắc Tô 1 (Kon Tum) ta cũng đã lừa được các tiểu đoàn của một lữ đoàn thuộc sư 4 Mỹ và lữ đoàn dù 173 Mỹ hạ cánh trực thăng vào hai khu chiến ta đã dự kiến để đánh thiệt hại một số tiểu đoàn Mỹ và đánh thiệt hại nặng lữ đoàn dù 173 Mỹ ở đồi 875 nổi tiếng ở phía bắc Kon Tum.


Đến chiến dịch Đắc Tô 2 (Đắc Tô - Tân Cảnh) ở phía bắc thị xã Kon Tum năm 1972 mưu kế chiến dịch của ta lại có thay đổi. Ý định chiến dịch của ta là bước đầu giải phóng thị trấn Đắc Tô - Tân Cảnh. Sau đó mới đánh xuống thị xã Kon Tum. Để thực hiện nghi binh lừa địch, làm cho địch tập trung lực lượng vào thị xã Kon Tum mà để sơ hở Đắc Tô - Tân Cảnh, ta mở một con đường cơ giới phía tây bắc thị xã Kon Tum khoảng 20-25km. Hai lữ đoàn dù và liên đoàn cơ động quân số 22 của địch ra đối phó, định ngăn chặn, phá việc làm đường của ta. Ta cho Sư đoàn 320 và hai trung đoàn cùng các binh chủng ra đối chọi.


Lực lượng chủ chổt của địch tập trung vào khu vực thị xã Kon Tum mà để sơ hở thị trấn Đắc Tô - Tân Cảnh. Lợi dụng sự sơ hở đó ta làm một con đường quân sự gấp nối vào đường 14 để đưa lực lượng chủ chốt của ta gồm Sư đoàn 2 Quân khu 5 cùng trung đoàn 66, một tiểu đoàn đặc công của B3 cùng pháo binh, pháo cao xạ, tên lửa chống tăng và xe tăng vòng về phía đông Đắc Tô - Tân Cảnh, lợi dụng sơ hở, ít phòng bị của địch mà bất ngờ đánh vào căn cứ quân sự 42; trong khi xe tăng và pháo binh của địch lại bố trí ở phía tây căn cứ, hòng đối phó với ta ở phía tây. Cuộc chiến giữa ta và địch đang diễn ra quyết liệt xung quanh thị xã Kon Tum thì căn cứ 42 bất ngờ bị ta tiến công ở phía dông, nơi mỏng yếu và ít đề phòng của địch. Địch không kịp trở tay, sư dù mắc ở Kon Tum không đi cứu được thị trấn Đắc Tô - Tân Cảnh, lại cũng có thêm trung đoàn 28 cũng ra cắt đường 14 từ Kon Tum đi Tân Cành không cho dịch từ Kon Tum đi cứu Đắc Tô nên trung đoàn địch ở thị trấn Đắc Tô - Tân Cảnh bị tiêu diệt và bị bắt sống chỉ trong gần một ngày.


Đến chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân năm 1975, mưu kế của ta là nghi binh lừa địch ở Plây Cu để địch tập trung vào Plây Cu, sơ hở ở Đắc Lắc để ta đánh đòn quyết định vào Buôn Ma Thuột. Ngoài lừa địch ra, trong mưu kế, ta còn chia cắt địch ra thành nhiều cụm cô lập nhau, khó ứng cứu được cho nhau, tạo ra thế tập trung của ta, phá thế liên hoàn của địch.


Trong mưu kế, ngoài việc lừa địch, tạo ra bất ngờ, nó còn lập thế cho ta, phá thế của địch. Có thế mới tạo ra được tình 1 huống và thời cơ có lợi để tiêu diệt địch.

Do có mưu kế nghi binh lừa địch và chia cắt địch như thê, nên khi ta giải phóng Buôn Ma Thuật, địch ở Plây Cu không đi đường bộ xuống cứu Buôn Ma Thuột được mà phải đổ quân bằng máy bay lên thẳng xuống phía đông Buôn Ma Thuột và bị tiêu diệt. Trận giải phóng Buôn Ma Thuột và đánh bại phản kích ứng cứu của địch đã tạo ra một trận then chốtquyết định, làm cho địch hết cả lực lượng và hết cả các biện pháp tác chiến, tạo ra đột biến, buộc địch phải rút chạy khỏi Tây Nguyên; Plây Cu, Kon Tum không đánh mà thắng. Chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân 1975 và trận Buôn Ma Thuột thể hiện được đầy đủ các thành phần chiến thuật của nghệ thuật chiến dịch, làm cho địch hoàn toàn bị thất bại.


Chiến dịch muốn thắng lợi phải có chiến thuật tốt. Chiến thuật của ta là đánh vận động, trong đó có chiến thuật phục kích, tập kích, về đánh công sự vững chắc thì có chiến thuật cường tập, kỳ tập. Ngoài ra, còn có chiến thuật đánh đặc công.


Trong thực tiễn đấu tranh và thực tiễn tiến hành chiến tranh, chúng ta phải giải quyết nhiều mâu thuẫn. Quá trình đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, quần chúng luôn luôn có sáng tạo. Đó cũng là nguyên lý và là quy luật của sự phát triển. Bộ đội Tây Nguyên đã phát triển sáng tạo cách đánh chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt. Quân Mỹ có sức cơ động cao, hỏa lực mạnh. Nếu ta không có các chốt để chặn các mũi tiến công đột ngột, biến hóa của địch lại, chia cắt địch ra thì khó đánh được địch. Từ yêu cầu chiến thuật đó mà sinh ra chiến thuật mới là "vận động tiến công kết hợp chốt".


Trong chiến dịch Đắc Tô 1 (Kon Tum) năm 1967 bộ đội Tây Nguyên đã vận dụng chiến thuật này để đánh quân Mỹ ở cao điểm 875 và đã giành được thắng lợi.

Do yêu cầu đánh tiêu diệt, chiến thuật luôn phát triển. Năm 1970, bộ đội Tây Nguyên lại phát triển, sáng tạo ra chiến thuật "vận động bao vây tiến công liên tục". Chiến thuật này đã có tiền đề, sơ khai trong chiến dịch Biên Giới năm 1950 ở thời đánh Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1970 trong đánh ngụy ở cứ điểm Đắc Xiêng, quân ta đã dùng chiến thuật này để tiêu diệt sạch gọn một tiểu đoàn ngụy thuộc trung đoàn 42 lên ứng cứu cho cứ điểm. Chiến thuật này đạt trình độ đánh tiêu diệt cao. Quân ta vận động đến bao vây chặt cả bốn phía quân địch, rồi công kích liên tục cả ngày đêm, đánh đến đâu, chiếm chỗ luôn đến đó rồi tiếp tục công kích đến khi tiêu diệt hoàn toàn, bắt tù binh, thu cả vũ khí lẫn chỉ huy của địch, không để tên nào chạy thoát. Từ năm 1970 trở đi, chiến thuật này đã được vận dụng có kết quả ở chiến trường bắc Tây Nguyên. Năm 1973, trong trận đánh địch ở Com Bray, chiến thuật này cũng đã thành công, tiêu diệt được một tiểu đoàn quân ngụy ở phía đông bắc thị xã Kon Tum. Trung đoàn 66 của B3 là đơn vị vận dụng tốt chiến thuật này.


Về đánh công sự vững chắc, khó khăn nhất của ta là chế áp các công sự, các hỏa điểm và phá rào. Vận dụng kinhnghiệm chiến dịch Điện Biên Phủ, đưa pháo lên cao, vào hầm tháng 10 năm 1972 bộ đội pháo binh Tây Nguyên, lần đầu tiên đã vận dụng đưa lựu pháo 122 ly lên cao vào gần, cách vị trí địch khoảng 2km. Chỉ trong khoảng bốn tiếng đồng hồ, với việc tiêu thụ khoảng 100 viên đạn pháo cùng một số đạn súng cối, súng B41, quân ta đã tiêu diệt một tiểu đoàn tăng cường biệt động quân của địch.


Tháng 4 năm 1974, bộ đội pháo binh Tây Nguyên cũng đưa pháo 122 ly (có tầm bắn xa 27km) lên cao, có hầm chống đạn vào gần 4km cách vị trí Đắc Pét ở phía tây bắc tỉnh Kon Tum và đã tiêu diệt một tiểu đoàn biệt động quân địch trong khoảng gần một ngày.


Chiến dịch, chiến thuật, chiến đấu là hoạt động trực tiếp của bộ đội trên chiến trường. Mưu kế của nó là mưu kế hành động trực tiếp. Tình huống, thế và thời của nó diễn biến, biến hóa đột ngột, tức thời. Người chỉ huy phải rất năng động, nhạy bén và quả đoán mối có thể chỉ huy được tình huống, đấu tranh tình huống, đối chọi tình huống mà giành thắng lợi.


Trí tuệ Việt Nam, nghệ thuật quân sự Việt Nam là dựa trên cơ sở văn hóa chính trị Việt Nam nhằm chiến thắng các kẻ thù xâm lược.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #328 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 03:07:43 pm »

XI
TÌM HIỂU VỀ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH CỦA NGUYỄN TRÃI


Một cuộc chiến tranh giành được thắng lợi là do có đường lối chủ trương đúng và có cách tiến hành chiến tranh đúng.

Một cuộc chiến tranh giải phóng của một nước nhỏ đánh thắng một nước lớn thì đường lối phải đúng đắn và phương pháp chiến tranh phải có nhiều sáng tạo.

Cuộc chiến tranh giải phóng cứu nước của dân tộc ta ở đầu thế kỷ thứ XV do nghĩa quân Lam Sơn lãnh đạo đã chứng minh được cho những điều nói trên.

Nguồn gốc của sự đúng đắn và sáng tạo đó là ở đâu? Vấn đề này phải được đánh giá một cách toàn diện trên tất cả các mặt, các góc cạnh, các nhân tố của chiến tranh.

Ở bài viết này chỉ đề cập một mặt, một khía cạnh. Khía cạnh đó là vấn đề nhận thức về bản chất, tính chất của chiến tranh, về quy luật của chiến tranh và về sự chỉ đạo chiến tranh theo quy luật của nó.

Xét cho cùng sự đúng đắn và sáng tạo của mọi việc làm đều do con người có cách nhìn nhận và hành động đúng, phù hợp với sự vận động của sự vật. Hay nới một cách khác là con người nhận thức được bản chất và quy luật của sự vật, đồng thời lại chỉ đạo sự vật vận động đi đúng được quy luật.


Bài viết này đặt vấn đề bước đầu tìm hiểu về thế giới quan và phương pháp luận trong chỉ đạo chiến tranh của Nguyễn Trãi, một nhà quân sự lỗi lạc trong bộ chỉ huy của nghĩa quân Lam Sơn.

Trước hết, sự tiến bộ về thế giới quan và phương pháp luận của Nguyễn Trãi thể hiện ở quan điểm nhân dân và quan điểm chính nghĩa của chiến tranh. Có tin tưởng vào nhân dân, vào chính nghĩa mới tin tưởng vào sức mạnh tất thắng của chiến tranh.


Sự tin tưởng đó còn cao hơn nữa là dám chiến đấu, quyết chiến đấu để cho nhân nghĩa được sáng ngời, để cho cuộc chiến đấu quyết liệt, gian khổ giành được thắng lợi. Cái cốt lõi trong tư tưởng của Nguyễn Trãi là quan điểm nhân nghĩa tiến bộ, quan điểm nhân nghĩa của nhân dân. Quan điểm nói trên của Nguyễn Trãi được thể hiện ở những câu sau đây của ông: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân cứu nước trước cần trừ bạo" (Bình Ngô đại cáo). "Vả lại mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân..." (Chiêu về việc làm bài "Hậu tự huấn" để răn bảo thái tử trong Nguyễn Trãi toàn tập, tr. 203)1 (Những trích dẫn của Nguyễn Trãi trong bài này đều lấy từ: Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, H. 1976).


"Đẹp cung thất mà cao đài tạ, tất gây thói tục xa hoa; theo ý mình mà ức lòng người, tất đến trăm năm oán giận. Trẫm rất thẹn thùng vềđiều đó. Thường nghĩ quy mô lớn lao lộng lẫy, đều là sức lao khổ của quân dân...".

(Chiếu truyền bách quan không được làm những lễ nghi khánh hạ. sđd, tr. 196).

Nguyễn Trãi thực sự có quan điểm vì nhân dân, có lòng nhân nghĩa tiến bộ cao cả bao la đổi với nhân dân và gắn chặt với nhân dân:

   "Thà người phụ ta chứ ta không phụ người".

   "Trong khoảng vua tôi, lấy nghĩa lớn mà xử với nhau, thân nhau như ruột thịt, không hiềm gì, không ngờ gì, thế cho nên được lòng người mà ai ai cũng vui theo", (sđd, tr. 73).

Ông nói tiếp:

"Trước kia họ Trình (Trình tức là Trần, vì tránh huý mà đổi) cậy mình mạnh giàu, mặc dân khôn khổ, chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc. Những việc vô ích bày ra hàng ngày: nào là đánh bạc, vây cờ, chọi gà, thả chim; nào là cá vàng nuôi chậu, chim rừng nhốt lồng. Khoe tất tài năng nhỏ mọn, giành lấy hơn thua; quên hẳn thiên hạ lớn lao; chẳng hề đoái nghĩ...".


"Chỉ vụ ích kỷ phì gia; chẳng nghĩ khổ dân hại nước. Yêu người gần, vị tình riêng. Họ hàng thì người thấp cũng tôn quý, tiểu nhân mà người nịnh cũng tin dùng. Nhân mừng mà thưỏng khen; nhân giận mà phạt giết. Người trung trực phai khóa miệng; kẻ lương thiện thì ngậm oan". (Chiếu cấm các đại thần, tổng quản cùng các quan ở viện sảnh cục tham lam lười biếng, sđd. tr. 196).

"Kể đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của". (Thư trả lời Phương Chính, sđd, tr. 105).

"Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu". (Lại thư trả lời Phương Chính, sđd, tr. 106).

Những lời nói trên đây của Nguyễn Trãi đúng là những tư tưởng quan điểm của một người có nhân sinh quan đứng về phía nhân dân, đứng về phía nhân nghĩa, đứng về phía chân lý tiến bộ của xã hội.

Mặt khác trong nhân sinh quan của Nguyễn Trãi lại có tinh thần dám đấu tranh cho chính nghĩa, cho chân lý, và tin tưởng vào sự thắng lợi của chính nghĩa, của chân lý:

Ông nói: "Rút cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn.
      Lấy chí nhân mà thay cường bạo"
(Binh Ngô đại cáo)

Chính nghĩa của Nguyễn Trãi là chính nghĩa của nhân dân, vì nhân dân. Chính nghĩa chỉ có thực hiện được ở trongnhân dân thì mới đạt được mục đích của chính nghĩa, mới là chính nghĩa chân chính. Chính nghĩa đó như sau:

"Dân ta khổ vì giặc đã lâu, phàm đến châu huyện nào, mảy may không được xâm phạm. Nhân dân chẳng ai là không mừng, tranh nhau đem trâu rượu ra đón khao để cung vào quân dụng". (Lam Sơn thực lục, sđd, tr. 58).

Chính nghĩa của Nguyễn Trãi không những chỉ sáng ngời trong nhân dân, mà nó còn chiếu rọi tới cả quân địch, tới tù binh, hàng binh:

   "Phàm vợ con của (giặc) bắt được, không nỡ giết một ai, tha cho về hết".

   "Vua ra lệnh cho trong quân rằng: Đầu sỏ giặc đã hàng mảy may không được xâm phạm, những kẻ tội lớn tội nhỏ đều tha hết". (Lam Sơn thực lục, sđd, tr. 55).

   Do chính nghĩa sáng ngời như thế, nên nghĩa quân đã cảm hóa được quân địch; nhiều trận không đánh mà địch phải ra hàng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #329 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2024, 03:10:12 pm »

Nguyễn Trãi có tinh thần chiến đấu cao. Dù gặp khó khăn, gian khổ, ông vẫn có quyết tâm vượt qua để giành thắng lợi. Tinh thần chiến đấu đó thể hiện ở các câu sau đây của ông: "Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần. Lúc Khôi Huyện quân không một lữ. Bởi trời muốn khôn ta để trao trách nhiệm, nên ta càng cố chí để vượt gian nan" (Bình Ngô đại cáo).

"Tuy khốn đốn mà lại hay, vì cớ điều sắp vẻ vang. Mang giáp trụ để che thân, lấy củ rau để làm lương. Chí hăm hở lo toan, lòng căm tức chẳng hề quên" (Phú núi Chí Linh).

"Thế là bởi tai nạn nhiều là gốc dựng nước, lo nghĩ nhiều là cái nền mở nghiệp thánh" (Phú núi Chí Linh).

Nhân sinh quan của Nguyễn Trãi còn biểu hiện tập trung ở một câu nổi tiếng sau đây:

"Sống nhục thà thác (chết) vinh, biết quân ta khả dụng (giỏi giang)" (Phú núi Chí Linh).

Câu này cũng gần giống như lời kêu gọi vang dậy núi sông của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"; "Không có gì quý hơn độc lập tự do!"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 480 và tập 12, tr. 107). Đó là những quan điểm thuộc về nhân sinh quan của Nguyễn Trãi. Qua một số câu trích dẫn trên đây, ta có thể thấy tư tưởng và hành động của Nguyễn Trãi là thống nhất, và nhất quán trong suốt cả cuộc đời chiến đấu của ông.


Từ đó có thể thấy nhân sinh quan của ông rất tiến bộ và có nhiều điều gần gũi với nhân sinh quan cách mạng của chúng ta.

Những lời xưa mà tưởng như là lời nói của ngày nay. Bên cạnh nhân sinh quan tiến bộ đó, Nguyễn Trãi còn có thế giới quan và phương pháp luận tiến bộ.

Do nhận thức được sự vật và hành động theo được quy luật vận động của cuộc chiến tranh giải phóng, Nguyễn Trãi đã đềxuất được chủ trương đúng đắn để đóng góp vào sự lãnh đạo cuộc chiến tranh của Lê Lợi.

Nhận thức sự vật đúng và hành động đúng là do có thế giới quan đúng và có phương pháp luận đúng.

Có thể nói Nguyễn Trãi đã nhận thức được tính chất và quy luật của chiến tranh. Ông đã nắm bắt được sâu sắc tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của chiến tranh, vấn đề khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân.

Ông nhận thấy chiến tranh giải phóng cứu nước là một điều cần thiết, cần phải làm, vì quân xâm lược nhà Minh rất tàn ác, nhân dân ta, dân tộc ta không thể sống nổi dưới ách đô hộ bạo tàn đó.

Ông nói:

   "Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa hết vết nhơ. Chặt hết trúc Nam Sơn chẳng đủ ghi hết tội ác. Thần người đều căm giận trời đất chẳng dung tha.
   Ta đây phát tích Lam Sơn, nương thân hoang dã. Nghĩ thế thù không đội trời chung.
   Thề giặc nước khó cùng chung sống"
(Bình Ngô đại cáo)

Khi nước nhà bị đô hộ thì ông thấy cần phải tiến hành chiến tranh để giải phóng đất nước.

Khi đã hoàn thành được sứ mạng đó, thì ông thấy rằng cần phải có hòa bình để xây dựng đất nước, bảo đảm đời sống yên vui cho nhân dân và giữ mối quan hệ hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc. Những điều gì giữ vững được hòa bình, tránh đước chiến tranh thì phải cố gắng tiến hành.

   Ông nói:

   "Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa, ta lấy toàn quân làm cốt mà cho dân được nghỉ, chẳng những mưu kế cực kỳ sâu xa.
   Tưởng cũng xưa nay chưa từng được thấy.
   Xã tắc do đó được yên, non sông do đó đổi mới"
(Bình Ngô đại cáo)

   Một đoạn khác:
   "Đến như thân võ không giết.
   Đức lớn hiếu sinh.
   Nghĩ vì thế lâu dài của nhà nước.
   Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh.
   Sửa hòa hiếu cho hai nước, tắt muốn đời chiến tranh.
   Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh"
(Phú núi Chí Linh)

   Hai đoạn thơ văn trên đây có thể chứng tỏ rằng ông đã có suy nghĩ ở một khía cạnh nào đó về nguyên nhân, nguồn gốc của chiến tranh.

   Xuất phát từ quan điểm nhân nghĩa tích cực, nhân nghĩa tiến bộ, ông cho rằng chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh giải phóng cứu nước là chính nghĩa và tin tưởng rằng chính nghĩa thuộc về nhân dân thì nhất định thắng phi nghĩa.

   "Rút cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn.
   Lấy chí nhân mà thay cường bạo"
(Bình Ngô đại cáo)

   "Vì thế một khi cờ nghĩa mới phất, bốn phương nổi dậy như ong, mà giặc Ngô liền bị bại diệt".
   "Bởi chúng chỉ biết cướp nước bằng bạo mà không biết vỗ về bằng ân. Tuy ta lấy đại nghĩa mà được lòng người nhưng cũng bởi trời chán ghét giặc mà phó thác cho ta vậy". (Quân trung từ mệnh tập, sđd, tr. 198)

   Nguyễn Trãi không những nhận thức được tính chất của chiến tranh, mà ông còn đi xa hơn nữa là nhận thức được quy luật của chiến tranh và hành động theo quy luật của một cuộc chiến tranh giải phóng cứu nước. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vì có hiểu quy luật và hành động theo quy luật thì mới đi đúng đường hướng được. Đi đúng đường hướng thì mới có thể giành được thắng lợi.


   Nguyễn Trãi cho rằng một cuộc chiến tranh giải phóng là phải lấy ít đánh nhiều, lấy yếu địch mạnh. Do so sánh lực lượng như vậy nên cuộc chiến tranh phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ. Cuộc chiến tranh đó phải dựa vào sức mạnh của nhân dân và cuối cùng nhất định thắng lợi; vì nó là chính nghĩa, nó hợp với lòng người.


   Ông biết quy luật chung của chiến tranh là: "Huống chi lấy mạnh lấn yếu, lấy nhiều thắng ít, đó là việc thường". (Lam Sơn thực lục, sđd, tr. 66).

   Nhưng ông lại biết cái bản chất của sự vật. Ông có nhắc lại một câu của người xưa trong binh pháp:

   "Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều". (Thư trả lời Phương Chính, sđd, tr.105).

   Như thế cũng chưa đủ, ông còn tìm thêm về nghệ thuật, để cho quy luật yêu thắng mạnh, ít thắng nhiều được vận động.

   Ông nói:
   "Lấy yếu chống mạnh thường đánh bất ngờ. Lấy ít địch nhiều, hay dùng mai phục"
(Bình Ngô đại cáo)

   Đây là một điểm rất hay của Nguyễn Trãi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM