Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:38:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 10959 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #290 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:57:29 am »

Để thực hiện những yêu cầu trên, phải vận dụng sáng tạo các biện pháp, thủ đoạn tác chiến phù hợp với điều kiện cụ thể về địch, về ta và địa hình, thời tiết... trên chiến trường. Từ thực tiễn lịch sử quân sự, có thể nêu lên một số biện pháp, thủ đoạn chính sau đây:

1. Căng địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt.

Thủ đoạn tác chiến này thường được áp dụng khi phải dùng lực lượng ít đánh quân địch có số lượng đông và đang còn sung sức. Đó là cách dùng mưu kéo địch ra nhiều nơi, chia cắt, cô lập các cụm quân của chúng làm cho lực lượng địch tuy đông mà phải dàn mỏng, phân tán, từ đó bộc lộ sơ hở, ta tập trung được lực lượng vào nơi và lúc có lợi để giáng những đòn then chốt, tiêu diệt một bộ phận quan trọng của chúng. Như sách Binh thư yếu lược đã viết: "Ta thì chụm mà địch thì chia; ta chụm làm một mà địch thì chia làm mười, như thế là lấy mười mà đánh một..."1 (Binh thư yếu lược, tr. 218). Đó cũng là cách triệt để cô lập đối tượng mà ta chọn để tiêu diệt với các bộ phận khác của địch, khiến cho chúng tuy còn lực lượng mà như bị trói chân trói tay, đành ngồi nhìn quân mình chịu chết mà không sao tiếp viện ứng cứu được.


Trong lịch sử quân sự Việt Nam, có thể kể ra nhiều ví dụ hay về việc sử dụng thủ đoạn này. Trong cả ba lần đánh Mông - Nguyên xâm lược, vua quan nhà Trần đều dùng cách vừa đánh chặn vừa cơ động căng chúng ra vùng đồng bằng sông Hồng, tạo thời cơ tập trung lực lượng phản công tiêu diệt địch bằng những trận then chốt quyết định: Đông Bộ Đầu,Chương Dương - Thăng Long, Tây Kết - Hàm Tử, Chi Lăng, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, v.v... Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ta dùng cách phản tán khối chủ lực cơ động mà Na-va đã cố công xây dựng ra 5 hướng và giam chân chúng ở đó để tập trung lực lượng giáng đòn quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ. Quân địchở Điện Biên Phủ cũng bị ta trói chặt bằng cách cắt đứt đường tiếp viện, ứng cứu và rút chạy theo đường bộ vềhướng Thượng Lào và bóp nghẹt đường tiếp viện, tiếp tế bằng cầu hàng không của chúng. Trong cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1968, ta tăng cường áp lực trên mặt trận đường 9, gây cho giới cầm quyền và chỉ huy quân sự Mỹ sự ám ảnh nặng nề về "một cái gì giống như Điện Biên Phủ" ở Khe Sanh, thu hút và kìm giữ ở đây trên 45.000 quân Mỹ để rồi bất ngờ mở cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt ở hầu khắp các đô thị miền Nam. Trong chiến dịch bắc Tây Nguyên xuân 1972, ta dùng cách nhử quân dù là lực lượng dự bị chiến dịch của địch ra phía tây bắc Kon Tum để tiêu diệt một bộ phận và giam chân chúng ở đó đồng thời cắt đứt đường tiếp viện, tiếp tế bằng đường bộ của địch từ đồng bằng lên Tây Nguyên và từ nam Tây Nguyên lên bắc Tây Nguyên, vây hãm, cô lập địch ở Đắc Tô, Tân Cảnh. Nên khi các căn cứ này bị ta tiến công tiêu diệt thì địch đành bó tay, không có cách nào ứng cứu. Cách đánh này cũng được vận dụng rất thành công trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975: về mặt chiến lược, căng địch ra hai đầu chiến tuyến để mở cuộc tiến công vào quãng giữa là địa bàn chiến lược Tây Nguyên; còn trong chiến dịch Tây Nguyên thì thực hành chia cắt vây hãm để trói chặt quân địch ở Buôn Ma Thuột mà tiêu diệt.


Như vậy, căng địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt là thủ đoạn tác chiến mang tính truyền thống của nghệ, thuật quân sự Việt Nam, được vận dụng khá phổ biến ở quy mô chiến lược, chiến dịch. Vận dụng thủ đoạn này thường phải dùng mưu lừa địch, điều địch, và mưu kế càng sâu thì hiệu quả càng lớn. Chính vì vậy mà tuy cùng một thủ đoạn tácchiến nhưng khi vận dụng thì thiên biến vạn hóa mỗi trận một khác, kẻ địch không biết đằng nào mà phòng, nên vẫn bị bất ngờ, vẫn phạm sai lẫm và thất bại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #291 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:58:34 am »

2. Kết hợp đánh trước một với đánh bên sườn và phía sau, hình thành thế bao vây tiêu diệt dịch.

Đây là thủ đoạn tác chiến được vận dụng rộng rãi trong nhiều nền nghệ thuật quân sự từ xưa đến nay, cả ở phạm vi chiến lược, chiến dịch và chiến đấu, trong các loại hình tác chiến tiến công, phản công và phòng ngự. Nó nhằm phân tán sức mạnh của đối phương, bảo đảm tập trung sức mạnh của mình vàohướng, mục tiêu chủ yếu được lựa chọn. Nó còn bảo đảm bao vây, chia cắt địch ra nhiều mảnh để lần lượt tiêu diệt từng bộ phận, không để cho chúng ứng cứu lẫn nhau hoặc rút chạy. Giỏi vận dụng thủ đoạn này thì bên ít quân vẫn có thể đánh thắng bên đông quân hơn và đạt hiệu suất chiến đấu cao.


Thời cổ đại, trong trận Lốc-tơ-ra (năm 371 trước Công nguyên), Ê-pa-mi-nông-đa lần đầu tiên từ bỏ lối đánh vỗ mặt, và chỉ dùng một ít lực lượng kiềm chế địch trên chính diện còn lực lượng chủ yếu thì tập trung thành quả đấm mạnh đánh vào sườn phải quân Xpác-tơ, nên với 7.000 quân đã tiêu diệt hoàn toàn 11.000 quân của đối phương. Trong trận Can (năm 216 trước Công nguyên) Ha-ni-ban chỉ có 5 vạn quân, bằng đòn đánh vào hai bên sườn và phía sau kết hợp với kìm giữ chính diện đã đánh bại hoàn toàn 7 vạn quân La Mã do Va-rôn chỉ huy. Trong thời kỳ cận đại, Na-pô-lê-ông Bô-na-pác cũng nổi tiếng về vận dụng thủ đoạn này mà điển hình là trận Au-xtec-lit1(Trong trận này, Na-pô-lê-ông với 73.000 quân đã đánh bại liên quân Nga - Áo có 86.000 người) năm 1805. Ông ta nói: "Khi phải đánh quân địch trội hơn về số lượng, tôi thường nhanh như chớp lao vào sườn địch ở đó, rồi nhân lúc địch đang lúng túng, lại dùng toàn bộ lực lượng đánh mạnh vào các điểm khác"1 (Theo: V.E.Xap-kin, Những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1987, tr. 33).


Trong trận Xta-lin-grat cuối năm 1942, quân đội Xô-viết đã chặn đứng địch ở trước thành phố rồi dùng hai gọng kìm hợp vây tiêu diệt 33 vạn quân phát xít Hít-le, bắt sống thống chế Phôn Pao-luyt. Đây là một điển hình về nghệ thuật hợp vây hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh.


Ở nước ta, thủ đoạn này cũng được vận dụng một cách phổ biến mà ở đây chỉ có thể nêu một số ví dụ. Trong trận đại phá quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long (1789) trên đường hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc, Quang Trung bố trí lực lượng thành 5 đạo quân cùng một lúc tiến công từ nhiều hướng trên cả chính diện, bên sườn và phía sau khiến quân địch không kịp trở tay. Bằng cách ấy, với 10 vạn quân trong tay, chỉ trong 5 ngày, ông đã tiêu diệt gần hêt 30 vạn quân địch, kết thúc chiến tranh thắng lợi.


Trong kháng chiến chống Pháp, chiến dịch Hòa Bình là một ví dụ về kết hợp đánh địch trên mặt trận chính diện (Hòa Bình) và mặt trận sau lưng địch (trung du và đồng bằng). Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mở đầu bằng cuộc tiến công trên nhiều hướng: Tây Bắc, Trung - Hạ Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào rồi mới kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ, cuộc tiến công chiến lược xuân 1972 được tiến hành đồng thời trên ba hướng: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ta bắt đầu bằng đòn tiến công vào bên sườn thế trận chiến lược của địch rồi giáng các đòn gối đầu và kế tiếp trên chính diện và sau lưng địch. Chiến dịch Hồ Chí Minh cũng là một ví dụ điển hình về tiến công địch bằng nhiều mũi, trên nhiều hướng, thực hiện bao vây toàndiện và thọc sâu chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch một cách nhanh gọn.


Sử dụng kết hợp ba thứ quân đánh địch trên nhiều hướng là một nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến Việt Nam. Bộ đội địa phương đánh quận lỵ, phá khu dồn dân...; du kích đánh tỉa, phá giao thông...; đặc công, biệt động đánh sân bay, sở chỉ huy, căn cứ hậu cần của địch...; bộ đội chủ lực tiêu diệt các mục tiêu then chốt; những trận đánh cố sự kết hợp chặt chẽ như vậy đều giành thắng lợi vang dội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #292 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:59:44 am »

3. Kết hợp đột phá (hoặc vây lấn) với thọc sâu, đưa lực lượng luồn sâu, thực hiện trong ngoài cùng đánh.

Thủ đoạn tác chiến này thường được vận dụng trong tiến công và phản công. Đó là sự kết hợp giữa lực lượng đột phá trước mặt và bên sườn với lực lượng thọc sâu (hay đã luồn sâu ém sẵn từ trước) đánh thẳng vào trung tâm chỉ huy, lực lượng dự bị và các mục tiêu trọng yếu khác nằm sâu trong lòng địch, thực hiện trong ngoài cùng đánh, hoặc phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào. Thủ đoạn này nếu được vận dụng tốt thường gây bất ngờ lớn cho đối phương, đạt được yêu cầu đánh hiểm, đánh tiêu diệt và đem lại hiệu quả chiến đấu cao.


Trong cuộc tiến công tiêu diệt quân Thanh ở Thăng Long (1789), mũi thọc sâu từ hướng tây nam do Đô đốc Long chỉ huy1 (Có tài liệu nói mũi này do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy) đánh vào Khương Thượng rồi chọc thẳng vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long đã tỏ ra rất lợi hại, như một lưỡi đao nhọn đâm vào tim địch, phối hợp rất nhịp nhàng với mũi đột phá chính diện do Quang Trung trực tiếp chỉ huy đánh vào Ngọc Hồi, đồn quân mạnh nhất của địch ở mặt trận nam Thăng Long. Cách đánh này của Quang Trung là môt ví dụ về nghệ thuật "lấy chính để đánh, dùng kỳ để thắng". Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vào giai đoạn cuối ta cũngkết hợp đột phá ở vòng ngoài với mũi thọc sâu, vào thẳng sở chỉ huy của tướng Đờ Cát-xtơ-ri. Cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1968 là cách đánh luồn sáu vào trong lòng địch trên quy mô chiến lược. Chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân 1975 cũng là một vi dụ xuất sắc về kết hợp đột phá ở vòng ngoài với các mũi thọc sâu vào các trung tâm đầu não của địch trong nội thành Sài Gòn.


Vận dụng thủ đoạn này đòi hỏi người chỉ huy phải chọn mục tiêu, thời cơ đúng, tổ chức sử dụng lực lượng thích hợp, chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ. Lực lượng thọc sâu thường không nhiều nhưng phải đủ mạnh, tinh nhuệ và được trang bị tốt, phải hành động bất ngờ, táo bạo, hiệp đồng chặt chẽ vỏi các lực lượng trên các hướng khác. Đó có thể là lực lượng đặc công, biệt động và bộ đội địa phương, du kích bí mật luồn sâu lót sẵn trong lòng địch, hoặc là các lực lượng bộ binh, bộ binh cơ giới, xe tăng, bộ đội đổ bộ đường không bằng nhảy dù, bằng máy bay lên thẳng... tiến hành thọc sâu đồng thời với đột phá hay sau khi đột phá ở vòng ngoài.


4. Kéo viện ra để tiêu diệt

Thủ đoạn này thường được vận dụng khi địch bố trí phòng ngự trong công sự vững chắc, ta có sở trường và kinh nghiệm tác chiến vận động trên địa hình. Có thể thực hiện bằng cách đánh điểm hay vây điểm để diệt viện.


Đó là cách tiến công hay vây hãm một điểm hiểm yếu trong thế trận địch, buộc chúng phải điều động quân ở một nơi khác đến ứng cứu, giải tỏa hoặc chiếm lại, ta lập thế trận tại nơi quân viện của địch tất phải qua để tiêu diệt chúng, sau đó có thể thừa thắng tiếp tục vây ép bức hàng hay tiêu diệt địch trong công sự. Cũng có khi kéo quân viện của địch ra để tiêu diệt và giam chân chúng ở nơi này, tạo điều kiện cho ta tiến công tiêu diệt chúng ở nơi khác.


Có thể lấy nhiều ví dụ trong lịch sử về vận dụng thủ đoạn này. Vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Minh, Lê Lợi -Nguyễn Trãi đã tiến hành vây thành (quân Vương Thông ở Đông Quan), diệt viện (quân Liễu Thăng và quân Mộc Thạnh) trên quy mô chiến lược, sau đó phát huy thắng lợi, tiếp tục vây ép, gọi hàng, buộc Vương Thông phải xin hàng rút quân về nước.


Chiến dịch Biên Giới (1950) là một ví dụ điển hình về cách đánh điểm (Đông Khê) diệt viện (quân Lơ Pa-giơ từ Thất Khê lên định chiếm lại Đông Khê và đón quân Sác-tông rút chạy khỏi Cao Bằng) đạt hiệu suất chiến đấu cao. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 cũng có thể coi là một trận đánh điểm diệt viện trên quy mô chiến lược: đánh các điểm then chốt của địch ở tây Bắc (Lai Châu), Trunp - Hạ Lào, Tây Nguyên, buộc địch phải tung viện ra hòng chặn đứng cuộc tiến công của ta, tạo thời cơ cho ta tập trung diệt bộ phận quân viện chủ yếu của địch ở Điện Biên Phủ bằng một trận tiến công tập đoàn cứ điểm.


Trong kháng chiến chống Mỹ, lợi dụng quân Mỹ thường chủ quan, ỷ lại vào hỏa lực và cơ động, ta đã bày mưu nhử chúng ra các khu chiến đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt, như sư đoàn kỵ binh bay ở thung lũng I-a Đrăng, lữ đoàn dù thuộc sư đoàn dù 101 ở vùng sông Sa Thầy, lữ đoàn dù 173 và sư đoàn bộ binh 4 ở cao điểm 875 (Tây Nguyên), v.v...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #293 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 10:00:35 am »

5. Tiến hành các đòn đột kíchđồng loạt hay gối đầu, kế tiếp nhau.

Đây là phương thức tác chiến được vận dụng trong tiến công (hoặc phản công) ở quy mô chiến lược, chiến dịch khi ta có đủ sức mạnh cả về thế và lực.

Tiến hành các đòn đột kích đồng loạt thường tạo được bất ngờ lớn, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó trên nhiều hướng, dễ lâm vào thế lúng túng, rối loạn. Hiệu quả của cách tiến công đồng loạt phụ thuộc vào nghệ thuật sử dụng lực lượng, lựa chọn mục tiêu tiến công, tạo và nắm thờicơ hành động, phối hợp chiến trường và phát triển nhịp độ tiến công.


Tiến hành các đòn đột kích gối đàu hoặc kế tiếp trong một quy hoạch tổng thể là phương thức nhầm phát triển tiến công với nhịp độ ngày càng cao, cường độ ngày càng lớn, tạo phản ứng dây chuyền phá vỡ từng mảng thế trận địch, gây đột biến về chiến dịch, chiến lược. Hiệu quả của cách tiến công bằng các đòn gối đầu hoặc kê tiếp phụ thuộc vào nghệ thuật xây dựng thế trận, quy hoạch chiến lược, chiến dịch chính xác, bố trí triển khai lực lượng thích hợp trên các hướng chiến trường, lựa chọn mục tiêu đột kích đầu tiên và dự kiến các đòn tiếp theo, nắm thời cơkịp thời phát triển tiến công.


Có thể nêu ra nhiều ví dụ về vận dụng phương thức tác chiến nói trên trong lịch sử quân sự thế giới cũng như ở nước ta. Cuộc phản công của quân độiXô-viết ở Xta-lin-grat (1942) trong chiến tranh thế giới thứ hai được mở đầu bằng những đòn đột kích đồng loạt của ba phương diện quân sống Đôn, Tây Nam và Xta-lin-grat, kết thúc bằng việc bao vây tiêu diệt hoàn toàn cụm tập đoàn quân phát xít gồm gần 1,5 triệu tên. Chiến dịch công phá Béc-lin (1945) cũng được tiến hành bằng các đòn đột kích đồng loạt của ba phương diện quân Bê-lô-ru-xia 1, Bê-lô-ru-xia 2 và U-crai-na 1 vào sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức.


Trong lịch sử Việt Nam, chiến dịch đại phá quân Thanh của Quang Trung là cuộc tiến công đồng loạt bằng 5 đạo quân kết hợp đòn đột phá chính diện với các mũi đột kích bên sườn, thọc sâu, vu hồi được thực hiện một cách bất ngờ, chớp nhoáng. Cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1968 là một cuộc tiến công chiến lược với các đòn đột kích đổng loạt bất ngờ vào các mục tiêu trọng yêu của địch ở hầu khắp các thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được tiến hành bằng ba đòn tiến công chiến lược gôi đầu và kê tiếp trên toàn chiến trường miền Nam.


6. Phát huy cách đánh sáng tạo của các quân, binh chủng trong tác chiến độc lập và tác chiến hiệp đồng.

Để thực hiện yêu cầu đánh trúng, đánh hiểm, đánh tiêu diệt, các quân binh chủng của lực lượng vũ trang ta đã phát huy nhiều cách đánh sảng tạo cả trong tác chiến độc lập và tác chiến hiệp đồng.

Pháo binh có cách đánh độc lập của các đội pháo mang vác chuyên trách, bí mật luồn sâu vào hậu phương địch, đánh vào các sở chỉ huy, sân bay, trận địa pháo, căn cứ hậu cần... của chúng. Trong tác chiến hiệp đồng thì dùng cách tháo ra mang vác hay kéo đẩy vào sát trận địa địch để bắn gần, bắn ngắm trực tiếp đạt hiệu suất chiến đấu cao như ở Điện Biên Phủ hay trên chiến trường Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.


Trong cách đánh của xe tăng, có lúc lợi dụng hoạt động nghi binh phía trước mặt địch, xe tăng cùng bộ binh tiến quân ban đêm luồn vào bên sườn trận địa địch để đột kích bất ngờ, giành thắng lợi lớn, như trong trận Đắc Tô - Tân Cảnh tháng 4 năm 1972. Lại có trường hợp lợi dụng đòn đánh trước của đặc công và pháo binh khiến địch hoang mang rối loạn, xe tăng bật đèn pha tiến nhanh vào trận địa địch, cùng bộ binh đánh chiếm các mục tiêu, như trong trận Buôn Ma Thuột mùa Xuân 1975.


Bộ đội đặc công có lúc tác chiến độc lập, tiêu diệt các mục tiêu hiểm yếu trong hậu phương địch, đánh rồi rút. Cũng có trường hợp chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành, đánh và chiếm giữ các vị trí then chốt như sân bay, cầu... tạo điều kiện cho bộ binh và xe tăng phát triển tiến công.


Hải quân ta có cách đánh độc lập của các đơn vị tàu, các đội đặc công nước, đồng thời tác chiến hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng trên bờ.

Các binh chủng của bộ đội phòng không và không quân có cách đánh sáng tạo trong tác chiến độc lập và hiệp đồng đã đánh bại không quân hiện đại của đế quốc Mỹ, đặc biệt đãhiệp đồng tác chiến tuyệt vời trong trận đập tan cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng tháng 12 năm 1972.
   Cách đánh là lĩnh vực hết sức phong phú mà ở đây chỉ có thể nêu lên một số dạng phổ biến

ược rút ra từ thực tiễn lịch sử. Cách đánh không phải và không thể là những công thức cố định, chết cứng, mà phải được vận dụng với tinh thần sáng tạo, luôn luôn phát triển, đổi mới phù hợp với thực tiễn đấu tranh vũ trang trong từng giai đoạn lịch sử. Cách đánh phát triển dưới ảnh hưởng của nhiêu nhân tố khác nhau, và như Ph.Ăng-ghen đã chỉ rõ, những nhân tố có tác động mang tính cách mạng trước hết là việc sử dụng những trang bị vũ khí mới và chất liệu người cầm súng chứ không phải là "sự sáng tạo tự do của trí tuệ" các tướng lĩnh thiên tài. Ảnh hưởng của người tướng giỏi chỉ là làm cho cách đánh phù hợp với trình độ trang bị vũ khí và chất lượng người lính mà thôi.


Trong lịch sử quân sự Việt Nam, cách đánh nảy sinh, phát triển và hoàn thiện trong thực tiễn chiến đấu, và nhiều khi là sản phẩm sáng tạo của những người trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, như cách đánh đặc công ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp và phát triển đến trình độ cao trong kháng chiến chống Mỹ, cách đánh vây lấn nảy sinh từ chiến dịch Điện Biên Phủ, sau này được vận dụng với tầm vóc lớn hơn ở Khe Sanh, v.v... Nghệ thuật vận dụng cách đánh của người chỉ huy là phải xuất phát từ những điều kiện thực tế về trang bị kỹ thuật, chất lượng bộ đội của ta, của địch, về môi trường tác chiến, phát huy trí tuệ tập thể của cán bộ, chiến sĩ, kịp thời tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, từ đó tìm ra được cách đánh hay nhất cho từng trận đánh, từng chiến dịch, khắc phục mọi biểu hiện máy móc, rập khuôn, chủ quan, xa rời thực tiễn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #294 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2023, 08:25:06 am »

Chương VI
TÌNH HUỐNG


Quá trình tác chiến diễn ra thông qua các tình huống. Sự đối chọi về mưu kế, thế trận và sức mạnh của các bên tham chiến cuối cùng biểu hiện ra ởtình huống. Việc phán đoán, xử trí tình huống đó như thế nào có liên quan mật thiết đến diễn biến và kết cục của tác chiến. Vì vậy, đây là một nội dung quan trọng của nghệ thuật chỉ huy.


Tình huống tác chiến là tổng thể những nhân tố và điều kiện xuất hiện ở một thời điểm nhất định, có tác động đến quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến của các bên tham chiến trên chiến trường. Nó tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho mỗi bên trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tác chiến.


Có nhiều loại tình huống. Xét về quy mô tác chiến, có tình huống chiến lược, chiến dịch, chiến đấu. Xét về phạm vi, mức độ, có tình huống chung tác động đến toàn bộ cuộc chiến và có tình huống riêng về từng mặt (tình huống trên mặt đất, trên không, trên biển...) hay tác động đến những bộ phận, lực lượng riêng biệt, v.v... Xét về tính chất, có tình huống thuận lợi hay khó khăn, tình huống có chủ định, có dự kiến hay ngẫu nhiên, đột xuất, v.v...


Tình huống nảy sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan: số lượng, hình thái bố trí, hành động và kết quả tác chiến của các bên tham chiến, những biến đổi về địa hình khí tượng - thủy văn, tình hình nhân dân trong khu vực tác chiến, v.v... Tình huống tác chiến (nhất là ở quy mô chiếnlược, chiến dịch) còn chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị ngoại giao, của cục diện chiến tranh nói chung, của hoạt động tác chiến trên các chiến trường khác. Song động lực chủ yếu và trực tiếp tạo nên tình huống tác chiến là sự đấu trí, đấu lực giữa hai bên đối địch trên chiến trường.


Như vậy tình huống là một hiện tượng khách quan phản ánh kết quả đáu tranh đối kháng giữa các lực lượng đối địch trong một không gian, thời gian cụ thể. Tình huống có hai mặt: tất yếu và ngẫu nhiên.


Các nhà lý luận quân sự tư sản thường nhấn mạnh vai trò của ngẫu nhiên trong chiến tranh. Họ đổ lỗi cho ngẫu nhiên để biện minh cho những thất bại của các quân đội xâm lược. Khi lý giải nguyên nhân bại trận của quân đội Hít-le trong chiến tranh xâm lược Liên Xô (1941-1945), một số nhà sử học tư sản và tướng lĩnh phát xít cũ phân bua rằng chúng bị đánh bại không phải bởi quân đội và nhân dân Xô-viết anh hùng mà bởi "tướng Lầy lội" và "tướng Băng giá" của mùa đông Nga.


Với quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta cho rằng tình huống chiến đấu cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, đều nảy sinh và phát triển theo những quy luật khách quan nên mang tính tất yếu và đó là một chủ đạo của tình huõng. Con người có thể nhận thức được quy luật và xu hướng khách quan của các sự kiện, nắm được những yếu tố, điều kiện làm nảy sinh tình huống, từ đó có thể phán đoán, dự kiến và dùng nỗ lực chủ quan tác động tích cực vào quá trình khách quan để dẫn dắt tình huống phát triển theo hướng có lợi cho mình. Song chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của ngẫu nhiên trong tác chiến. Bởi vì đây là cuộc xung đột mất còn giữa những lực lượng đối địch mà mỗi bên đểu tìm cách xoay chuyển tình thế có lợi cho mình và tiêu diệt đối phương, diễn ra trong một không gian rộng và chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan khác, nên có thể xảy ra những sự kiện bất ngờ mang tính xác suất mà ta khó dự kiếntrước được. Nhận thức đúng hai mặt tất yếu và ngẫu nhiên của tình huống là để phát huy cao độ tính năng động chủ quan trong việc phán đoán, điều khiển và tạo lập tình huống, đồng thời sẵn sàng về mọi mặt để ứng phó với những tình huống ngẫu nhiên đột xuất.


Quá trình người chỉ huy xác định quyết tâm và tổ chức thực hiện quyết tâm tác chiến chính là quá trình phân tích tổng hợp mọi thông tin cần thiết để đánh giá tình huống trước mắt, dự đoán những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, từ đó xác định mưu kế, thế trận, tổ chức lực lượng và cách đánh để loại trừ tình huống bất lợi, tạo lập tình huống có lợi, chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng đối phó với những tình huốngbất ngờ có thể xảy ra. Đây chính là tiêu điểm của cuộc đấu trí giữa hai bên đối chiến. Bên nào có tư duy sắc sảo, nhạy bén và nắm được nghệ thuật điều khiển tình huống thì bên ấy giành được quyền chủ động, dẫn dắt quá trình tác chiến phát triển đến thắng lợi.


Nghệ thuật điều khiển tình huống bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phán đoán tình huống.

Là việc người chỉ huy và cơ quan chỉ huy đánh giá, phân tích mọi yếu tố, điều kiện liên quan đến tác chiến để phán đoán các sự kiện, tình thế đang diễn ra hoặc cọ thể xảy ra trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến.


Phán đoán tình huống là công việc thường xuyên, liên tục của chỉ huy từ khi chuẩn bị cho đến khi kết thúc tác chiến. Phán đoán tình huống sát, đúng là cơ sở để xử trí điều khiển tình huống chính xác, đạt hiệu quả cao. Ngược lại, phán đoán sai sẽ là bước đầu tiên kéo theo các sai lầm khác, và nếu không lập thời sửa chữa, thì sẽ rơi vào thế bị động, tổn thất và thậm chí thất bại. Vì vậy phán đoán tình huống là công việc khó khăn, hệ trọng, có liên quan đến thành bại và xương máu củabộ đội, đòi hỏi người chỉ huy phải có trách nhiệm cao, có năng lực tư duy sâu sắc và phương pháp tư duy đúng, có tác phong quyết đoán nhưng chín chắn, thận trọng. Mọi thái độ giản đơn, tùy tiện hay nông cạn hời hợt trong phán đoán tình huống đều dẫn đến những thiếu sót tai hại.


Song cũng cần thấy rằng người chỉ huy dù sáng suốt đến đâu cũng chỉ có thể dự đoán được những xu thế chính, những tình huống lớn có thể xảy ra trong một khoảng không gian, thời gian nào đó, còn hình thái, quy mô, giờ giấc và địa điểm cụ thể của tình huống thì không thể lường trước hết được. Vì vậy trong quá trình tác chiến, người chỉ huy cần bám sát mọi diễn biến trẽn chiến trường để kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung những phán đoán ban đầu của mình, đồng thời nhanh chóng phát hiện, đánh giá những tình huống xảy ra đột biến mà mình chưa dự kiến trước được. Nếu cứng nhắc trong suy nghĩ, thiếu cơ động linh hoạt trong điều hành thì khi vấp phải khó khăn dễ lâm vào lúng túng, bị động. Một ví dụ: trong chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh cho rằng quân đội Nhật không thể đột nhập vào Xinh-ga-po (lúc đó thuộc Anh) từ hướng bắc vì hướng đó có 700km rừng rậm án ngữ, nên họ tập trung xây dựng hệ thống phòng thủ quay về hướng nam. Nhưng ngày 8 tháng 2 năm 1942, quân Nhật đã tiến công vào Xinh-ga-po từ phía bắc và quân Anh đã phải chịu thất bại do phán đoán thiếu chính xác và không chuẩn bị để đối phó với tình huống đột xuất này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #295 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2023, 08:26:21 am »

Trong phán đoán hình huống, người chỉ huy cần dựa vào những căn cứ chủ yếu sau đây:

a) Hiểu địch một cách toàn diện, khách quan, trên cơ sở những cứ liệu xác thực về số lượng, chất lượng, hình thái bố trí, khả năng tác chiến và khả năng cơ động của từng lực lượng nhất là lực lượng dự bị, khả năng tiếp viện, bổ sung, quy luật hoạt động của địch. Phải chú ý mọi hiện tượng, động thái của địch nhưng không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài, cũng không bị những hiện tượng giả do địch tạo ra để đánhlừa ta, mà phải đi sâu phân tích bản chất, âm mưu, thủ đoạn, quy luật hành động và khả năng thực tế của chúng. Đặc biệt cần tìm hiểu năng lực, phong cách và cả cá tính của chỉ huy địch, bởi vì tình huống nảy sinh chủ yếu từ sự đối chọi mưu kế, thế trận, lực lượng, cách đánh... mà chỉ huy địch là người thiết kế và điều hành.


Trong thực tế không phải bao giờ người chỉ huy cũng có được những tin tức thật đầy đủ, chính xác về địch, và nhiều khi phải tiếp nhận những thông tin sơ lược, mơ hồ hoặc thậm chí sai lệch và trái ngược nhau. Vì vậy người chỉ huy cần có cái nhìn tinh tế, gạn lọc lấy những điểm mấu chốt nhất để phán đoán tình huống được sát đúng.


b) Hiểu rõ tình hình ta về mọi mặt: số lượng, chất lượng, trình độ huấn luyện, trạng thái tinh thần, trang bị kỹ thuật, khả năng tác chiến, chỗ mạnh, chỗ yếu... của từng lực lượng tham chiến.

c) Xem xét những yếu tố bên ngoài tác động đến tác chiến: tình hình đấu tranh chính trị, ngoại giao, cục diện chiến tranh nói chung và hình thái địch - ta trên các chiến trường khác, v.v...

d) Hiểu rõ những đặc điểm của môi trường tác chiến: tình hình nhân dân, địa hình, thời tiết... và những biến động có thể xảy ra trên địa bàn trong thời gian tác chiến.


Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những cứ liệu về các vấn đề nói trên, người chỉ huy phán đoán, dự kiến mọi tình huống có thể xảy ra trước chiến đấu và trong quá trình chiến đấu. Đặc biệt cần phán đoán cho đúng ý định, mục tiêu của chỉ huy địch với mức cố gắng cao nhất mà chúng có thể đạt tới trong mối tương quan về thế và lực giữa ta và địch, trong những điều kiện cụ thể của môi trường tác chiến và điều kiện phối hợp với các hướng tác chiến khác. Trong phán đoán về địch, không được đánh giá thấp đi đến chủ quan, phiêu lưu, cũngkhông đánh giá cao hơn cái địch có trong thực tế và cần dự kiến cả những khả năng địch mắc sai lầm mà ta có thể lợi dụng để phát triển thắng lợi. Cũng như người đánh cờ phải tính trước nhiều nước, người chỉ huy cần suy xét để dự kiến được những tình huống kế tiếp nhau qua các bước phát triển của tác chiến: nếu ta đột phá vào một điểm nào đó thì địch sẽ có những khả năng gì để đối phó, ta sẽ xử trí với cách đối phó ấy như thế nào và địch tiếp tục phản ứng ra sao, v.v...


Trong chiến dịch Biên Giới (1950) ta chủ trương đánh chiếm Đông Khê nhằm kéo viện binh địch ra để tiêu diệt bằng tác chiến vận động. Bộ chỉ huy chiến dịch dự kiến sau khi địch mất Đông Khê, có thể xảy ra mấy tình huống sau:

- Địch ứng cứu hòng chiếm lại Đông Khê bằng đường bộ từ Lạng Sơn - Thất Khê lên và có thể bằng cả đường không (nhảy dù).

- Địch rút quân khỏi Cao Bằng, phối hợp với quân từ Thất Khẽ lên ứng cứu.

- Bị đánh mạnh trên mặt trận Cao - Lạng, có nhiều khả năng địch đánh lên Thái Nguyên hòng kéo chủ lực ta về, đỡ đòn cho hướng chính.

Trên cơ sở những phán đoán như trên, Bộ chỉ huy chiến dịch xác lập mưu kế, bày thế trận và bố trí lực lượng sẵn sàng đánh địch. Thực tế đã diễn ra về cơ bản đúng như dự kiến: hai binh đoàn Lơ Pa-giơ và Sác-tông đã sa vào trận địa bày sẵn của ta và bị tiêu diệt gọn. Cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng vấp phải sự đánh trả của các lực lượng vũ trang đã được bố trí sẵn, nên cũng nhanh chóng thất bại.


Cũng có những trường hợp trong phán đoán tình huống, ta chưa đủ yếu tố để khẳng định một cách chắc chắn, nên phải dùng biện pháp tác động buộc địch bộc lộ ý định và khả năng thực tế của chúng, tạo thêm căn cứ cho ta kết luận một cách chính xác. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, khi hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, Hội nghịBộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1974 đặt ra một vấn đề cần cân nhắc là nếu ta đánh lớn, liệu Mỹ có đưa quân trở lại miền Nam không? Tuy đã kết luận: Mỹ đã rút khỏi miền Nam thì khó có khả năng quay trở lại, nhưng Bộ Chính trị vẫn thấy rằng để đi đến kết luận cuối cùng về quyết tâm chiến lược, còn phải tiếp tục nghiên cứu tình hình kỹ hơn nữa. Đầu tháng 1 năm 1975, ta mở cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, và qua xem xét động thái của giới cầm quyền Mỹ - ngụy trước sự kiện này, Bộ Chính trị đã có cơ sở để khẳng định khả năng can thiệp trở lại của đế quốc Mỹ là rất hạn chế.


Trong phán đoán tình huống, chiều dày kiến thức và kinh nghiệm của người chỉ huy về những quy luật của đấu tranh vũ trang, về những nguyên tắc của nghệ thuật quân sự có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, kiến thức, kinh nghiệm dù sâu rộng đến đâu cũng chỉ có tác dụng gợi ý cho người chỉ huy những kết luận mang tính giả định mà nếu chỉ dựa vào đó thì dễ mắc sai lầm, vì điều kiện lịch sử mỗi lúc một khác, tình huống tác chiến không bao giờ lập lại y nguyên như cũ. Do đó để phán đoán tình huống chính xác, người chỉ huy phải dựa vào tư duy biện chứng, vận dụng thành thạo các phương pháp tư duy lô-gích: phân tích và tổng hợp, trừu tượng và khái quát, quy nạp và diễn dịch, v.v... Sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức, kinh nghiệm với phương pháp tư duy biện chứng sẽ giúp người chỉ huy nhanh chóng nắm bắt được những nét chủ yếu của tình huống và kết luận một cách mau lẹ, chính xác.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #296 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2023, 08:28:13 am »

2. Xử trí tình huống.

Là việc người chỉ huy dựa trên sự phán đoán, dự kiến tình huống, đề ra những giải pháp, phương án nhằm loại bỏ hoặc hạn chế các tình huống bất lợi, điều khiển và dẫn dắt tình huống phát triển có lợi nhất cho nhiệm vụ, mục tiêu tác chiến. Đây là bước có ý nghĩa quyết định trong nghệ thuật chỉhuy tình huống mà sự đúng sai của nó có quan hệ trực tiếp đến thành bại của tác chiến và xương máu của bộ đội.


Xử trí tình huống đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào ý chí, năng lực của chỉ huy và khả năng hành động của bộ đội trong việc thực hiện mấy yêu cầu chủ yếu sau đây:

a) Tuân thủ tính khách quan.

Tính khách quan là yêu cầu quan trọng đầu tiên để bào đảm người chỉ huy xử trí tình huống được chính xác. Nó đòi hòi mọi quyết định, giải pháp đề ra phải phù hợp với tình hình thực tế lúc diễn ra tình huống, dù thực tế đó có khác hoặc thậm chí trái ngược với tình huống và phương án được dự kiến từ trước. Muốn vậy, người chỉ huy không bao giờ được chủ quan, thỏa mãn với những hiểu biết đã có mà cho đến giờ phút chót, phải thu thập phân tích những thông tin xác thực, toàn diện và mới nhất có liên quan đến tác chiến, từ đó rà soát lại để kịp thời sửa đổi, điều chỉnh các quyết định của mình nếu thấy không còn phù hợp nữa. Người chỉ huy cần biết tư duy một cách độc lập, song cũng phải tôn trọng và phát huy trí tuệ của những người giúp việc và cấp dưới thuộc quyền. Xưa nay, các nhà chỉ huy lỗi lạc đều là những người biết nghe và chấp nhận những ý kiến đúng của cấp dưới. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, vua Trần Thái Tôn đã nghe lời khuyên của Lê Phụ Trần, không tiếp tục quyết chiến "dốc túi đánh nước cuối cùng" với địch mà lánh đi, chờ thời cơ phản công. Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã chấp nhận ý kiến và kế hoạch của Nguyễn Chích trong việc chuyển hướng chiến lược đánh vào Nghệ An, tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Minh.


Trong xử trí tình huống, người chỉ huy phải dám quyết đoán với lý trí sáng suốt, với đầy đủ ý thức trách nhiệm và lòng dũng cảm. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, việc thay đổi quyết tâm từ "đánh nhanh giải quyết nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" chỉ vài giờ trước lúc nổ súng trên toàn mặt trận là một quyết định đúng đắn, dũng cảm của tư lệnh chiếndịch sau khi kiểm tra cân nhắc kỹ những yếu tố mỗi nhất về địch, về ta. Quyết định đó đã bảo đảm cho chiến dịch chắc chắn giành thắng lợi và giảm bớt xương máu của bộ đội.


b) Tuân thủ tính thời gian.

Trong cuộc đấu trí đấu lực giữa ta và địch, bên nào cũng hết sức tranh thủ thời gian để hành động trước đối phương. Hành động trước cũng là cách giành chủ động, tạo thế lợi và tăng sức mạnh. Vì vậy, một yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc xử trí tình huống là phải mau lẹ, kịp thời. Mọi sự phán đoán, xử trí tình huống dù chính xác đến đâu nhưpg chậm chạp, mất thời cơ thì đều trở thành vô hiệu, hoặc đạt hiệu quả rất thấp.


Tính thời gian trong xử trí tình huống được thể hiện ở việc hạ quyết tâm của người chỉ huy và tổ chức thực hiện quyết tâm đó. Phấn đấu để rút ngắn thời gian ở cả hai khâu đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn của khoa học chỉ huy, đặc biệt là trong tác chiến hiện đại.


Trong chiến dịch Biên Giới (1950), sau khi ta đánh chiếm Đông Khê, tình huống diễn biến rất khẩn trương phức tạp. Sau khi mưu toan chiếm lại Đông Khê không thành, bộ chỉ huy Pháp quyết định cho binh đoàn Sac-tông rút khỏi Cao Bằng, và ra lệnh cho binh đoàn Lơ Pa-giơ ngừng việc chiếm lại Đông Khê để vòng qua hướng tây nam Đông Khê đón quân từ Cao Bằng rút về. Bộ chỉ huy ta đã phán đoán đúng ý định của địch và nhận rõ nếu để cho hai binh đoàn địch hội quân được với nhau thì rất khó tiêu diệt chúng, nên đã hạ quyết tâm nhanh chóng, chính xác: tranh thủ thời gian tiêu diệt binh đoàn Lơ Pa-giơ trước khi binh đoàn Sác-tông về đến nơi; đồng thời tích cực ngăn chặn binh đoàn Sác-tông để sau khi tiêu diệt xong binh đoàn Lơ Pa-giơ thì chuyển sang tiêu diệt chúng. Quyết tâm đó được các đơn vị của ta quán triệt và thực hiện hết sức tích cực, khẩn trương nên đã đạt hiệu quả tác chiến rất cao: chỉ trong 7 ngày đêm (từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 10 năm 1950) tiêu diệt gọn hai binh đoàn tinh nhuệ của quân Pháp.


c) Tuân thủ tính toàn cục.

Cùng với tính khách quan và tính thời gian, tính toàn cục bảo đảm sự đúng đắn và hiệu quả cao của việc xử trí tình huống.

Tính toàn cục đòi hỏi người chỉ huy khi hạ quyết tâm xử trí tình huống cẩn tính toán các mối quan hệ ảnh hưởng, tác động qua lại giữa hành động trước mắt và hành động tiêp sau, giùa trận này với trận khác, giữa các hướng, các mũi, các bộ phận, giữa chiến thuật, chiến dịch và chiến lược, và nhiều khi phải tính cả mối quan hệ với các mặt đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao trong nước và quốc tế, v.v...


Quyết định của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tập trung lực lượng chủ yếu tiêu diệt cánh quân cứu viện của Liễu Thảng trên hướng Lạng Sơn - Chi Lăng là đã tính đến toàn cục, đến mối quan hệ giữa đạo quân của Vương Thông ở Đông Quan với hai cánh quân viện của Liễu Thăng và Mộc Thạnh, có tính đến việc giải quyết toàn bộ cuộc chiến tranh.


Quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch ỏ Điện Biên Phủ sau những đòn tạo thế chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954 là kết quả sự cân nhắc tình hình chiến trường cả nước, trong mối quan hệ với chiến trường Lào, Cam-pu-chia, cũng như tác động của chiến dịch đối với tình hình quân sự chính trị ở Đông Dương và cuộc đấu tranh ngoại giao của ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ.


Tính toàn cục bảo đảm cho quyết tâm xử trí tình huống của người chỉ huy đạt được độ chính xác cao và hiệu quả lớn. Nó thúc đẩy mối quan hệ tác động qua lại tích cực giữa các yếu tố của tác chiến, trận trước tạo tiền đề cho trận sau, địa bàn này tạo thuận lợi cho địa bàn khác, chiến đấu tạo thê cho chiến dịch, chiến dịch tạo thế cho chiến lược, đấu tranh vũ trang kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, ngoại giao... tất cả nhằm đạt tới mục tiêu chung giành thắng lợi. Ngược lại, nếu người chỉ huy hạn chế tầm nhìn trong phạm vi mụctiêu trước mắt của đơn vị mình, chiến trường mình thì xử trí tình huống dễ không chính xác, hiệu quả thấp, có khi còn gây trở ngại, tổn thất cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chung, ở đây có thể nhắc lại một kinh nghiệm đau xót thời kỳ cuối năm 1945, đầu năm 1946. Trước thái độ hống hách của quân đội Tưởng và thấy có cơ hội tìm nguồn vũ khí, có cán bộ chỉ huy ta dã quyết định tiến công một đơn vị là quân Tưởng để lấy vũ khí, trang bị cho mình. Bị lóa mắt bởi lợi ích nhỏ nhoi, đồng chí đó không nhìn thấy hậu quả tai hại của việc mình làm đối với toàn cục cuộc đấu tranh giữa ta với quân Tưởng, mà Bác Hồ và Trung ương Đảng đã mất bao công sức, kể cả phải dùng những biện pháp đau đớn để giải quyết1 (Xem: Báo Nhân dân chủ nhật, ngày 5 tháng 8 năm 1990).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #297 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2023, 08:30:42 am »

d) Bảo đảm tính tối ưu.

Tính tối ưu đòi hỏi người chỉ huy khi xử trí tình huống phải lựa chọn được phương án hợp lý nhất, bảo đảm đạt được hiệu quả cao nhất với mức tổn thất, tiêu hao về người và vật chất thấp nhất.

Thực hiện đầy đủ yêu cầu của tính khách quan, tính thời gian và tính toàn cục là đã thực hiện được về cơ bản những yêu cầu của tính tối ưu, nhưng chưa đủ. Trong mỗi tình huống, người chỉ huy đều phải dự kiến nhiều phương án để cân nhắc lựa chọn lấy phương án tốt nhất. Trong đông - xuân 1950, để thực hiện nhiệm vụ giải phóng biên giới, Bộ chỉ huy chiến dịch đề ra hai phương án: phương án 1 dự kiến tập trung lực lượng chủ yếu tiêu diệt địch ở Cao Bằng trước, sau đó đánh viện binh địch và tiếp tục tiêu diệt Đông Khê, Thất Khê. Phương án 2 là đánh Đông Khê trước để mở màn chiến dịch, sẵn sàng tiêu diệt quân địch ứng cứu cho Đông Khê, sau đó chuyển xuống đánh Thất Khê và cuối cùng tiêu diệt địch ở Cao Bằng, nếu địch rút chạy khỏi Cao Bằng thì tập trung lực lượng tiêu diệt chúng. Bộ chỉ huy chiến dịch đã chọn phương án 2 và thực tiễn đã chứng minh đó là phương án đạt được tính tối ưu, vì nó đáp ứng ở mức cao nhất mấy yêu cầu chính sau đây:


- Tập trung được sức mạnh đánh vào nơi tương đối yếu nhưng hiểm yếu của địch...

- Bảo đảm đánh thắng trận đầu, tạo thế tốt cho các đòn tiếp theo.

- Phù hợp với sở trường và khả năng tác chiến, khả năng cơ động của các lực lượng tham gia chiến dịch.

Trong thực tế, mỗi phương án đều có mặt thuận lợi và mặt khó khăn, và nhiều khi để thực hiện phương án tối ưu, chúng ta phải chấp nhận những khó khăn đòi hỏi phải có quyết tâm cao, cố gắng lớn để khắc phục. Như trong chiến dịchĐiện Biên Phủ, sau khi quyết định chọn phương án tối ưu là "đánh chắc tiến chắc" chúng ta đã phải bỏ nhiều công sức để khắc phục những khó khăn về thay đổi thế bố trí lực lượng, về xây dựng hệ thống trận địa, về vận chuyển, tiếp tế bảo đảm hậu cần cho chiến dịch và cả về công tác tư tưởng đối với cán bộ, chiến sĩ.


Trên đây là mấy yêu cầu chính để bảo đảm xử trí tình huống được chính xác vàđạt hiệu quả cao. Nắm vững những yêu cầu đó, người chỉ huy con phải biết sử dụng những biện pháp thích hợp và sáng tạo để giải quyết tình huống.


Như trên đã nói, có nhiều loại tình huống vàđối với mỗi loại, mỗi tình huống cụ thể, phải có những biện pháp xử trí riêng biệt. Ởđây, chỉ nêu một số biện pháp chính thường được vận dụng để xử trí với những tình huống tác chiến nảy sinh từ sựđấu trí, đấu lực giữa ta vàđịch trên chiến trường:


Gạn lọc tình huống.

Trong tác chiến, do kết quả sựđối chọi về mưu kế, thế trận và sức mạnh giữa ta vàđịch, có thể xuất hiện nhiều khả năng, nhiều tình huống khác nhau. Gạn lọc tình huống là việc người chỉ huyđánh giá, phân loại các tình huống đang diễn ra hoặc có khả năng sẽ xảy ra, xác định những tìnhhuống nào nguy hại cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tác chiến mà ta có thể dùng nỗ lực chủ quan để loại bỏ, ngăn chặn không cho chúng nảy sinh, hoặc nếu có xảy ra thì tác hại cũng bị hạn chế. Như vậy ta có thể tập trung tâm trí và sức lực để đối phó với những tình huống không thể loại bỏ được. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm, ta đã phối hợp với quân giải phóng Pa-thét Lào phá tan phòng tuyến sông Nậm Hu, loại trừ tình huống địch có thể tiếp viện bằng đường bộ cho Điện Biên Phủ, hoặc quân địch ở Điện Biên Phủ có thể rút chạy theo hướng Thượng Lào. Bước vào chiến dịch, ta dùng pháo binh bẳn phá sân bay Mường Thanh, loại trừ tình huống địch sử dụng sân bay tại chỗ để vận chuyển, tiếp tế và tác chiến bằng không quân, đồng thời bao vây, áp sát, chia cắt tập đoàn cứ điểm để hạn chế đến mức thấp nhất tình huống địch tiếp viện, tiếp tế bằng thả dù. Như vậy ta chỉ còn phải tập trung đối phó với một tình huống: quân địch ở Điện Biên Phủ chống trả bằng lực lượng của bản thân với sự chi viện và tiếp viện bằng đường không ngày càng hạn chế.


Dẫn dắt tình huống.

Là việc người chỉ huy dùng những biện pháp tác động để điều khiển tình huống đang xảy ra hoặc sẽ diễn ra theo hưáng mà mình mong muốn. Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo trong hai trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng đều khôn khéo sử dụng những biện pháp như chặn đánh, khiêu chiến rồi giả thua rút chạy... để lái tình huống tác chiến diễn ra theo đúng ý định của ta: đưa đoàn binh thuyền của địch đến bãi cọc ngầm đúng vào lúc nước triều xuống thấp. Để đánh thắng trận Chi Lăng, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã thi hành một loạt biện pháp để dẫn dắt tình huống phát triển theo phương án mình đã chọn: đánh chặn và rút quân từng bưác từ Pha Lũy đến Ải Lưu, đồng thời gửi thư khuyên Liễu Thăng lui quân để kích thích thêm tính kiêu ngạo, chủ quan của hắn; dựng nhiều rào lũy từ Ải Lưu tới Chi Lăng để địch khỏi nghi ngờ ta mai phục; cho những độiquân nhỏ vừa đánh vừa lùi để nhử địch; phá cầu để chia cắt đội hình quân địch... Cách "đánh điểm diệt viện" (như trong chiến dịch Biên Giới 1950) củng là dùng biện pháp tác động vào điểm hiểm yếu của địch để kéo chúng ra khỏi công sự, dẫn đến tình huống ta mong muốn: đánh địch bằng tác chiến vận động trên địa hình dã ngoại.


Gạn lọc tình huống có khi cũng là biện pháp để dẫn dắt tình huống: loại trừ một số khả năng hành động của địch, buộc chúng chì còn khả năng hành động theo tình huống ta dự kiến. Trong chiến dịch Tây Nguyên Xuân 1975, để tạo thế cho trận mở màn Buôn Ma Thuột, ta cắt đường 19, đường 21, loại trừ tình huống quân địch từ đồng bằng ven biển lên ứng cứu cho Tây Nguyên bằng đường bộ, đồng thờibố trí lực lượng sẵn sàng đánh cắt đường 14 trước ngày nổ súng để loại trừ tình huống địch từ Plây Cu tiếp viện cho Buôn Ma Thuột. Địch chỉ còn cách ứng cứu bằng đường không nhưng khả năng đổ quân lớn bằng máy bay vận tải quân sự cũng bị ta tước bỏ bằng cách đánh chiếm sânbay Hòa Bình. Kết quả gạn lọc tình huống đó đã dẫn dắt đến tình huống ta dự kiến: sau khi mất Buôn Ma Thuột, địch chỉ có thể phản kích với lực lượng không lớn chở bằng máy bay lên thẳng và ta đã chuẩn bị sẵn lực lượng để tiêu diệt chúng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #298 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2023, 08:34:01 am »

Tạo lập tình huống.

Là việc người chỉ huy chọn các biện pháp hành động để chủ động tạo ra tình huống buộc địch phải đối phó nhằm những mục đích như: làm thất bại hoặc gây trở ngại cho việc thực hiện ý đồ tác chiến của địch; buộc địch phải bộc lộ thế trận, ý định và thủ đoạn tác chiến, qua đó phát hiện sơ hở hoặc nơi hiểm yêu của địch để ta đánh đòn quyết định; đánh lạc hướng địch, kéo địch về hướng này để ta tiêu diệt chúng ở hướng khác, v.v...


Lý Thường Kiệt bất ngờxuất quân sang đất địch, triệt phá các căn cứ hậu cần và căn cứ xuất phát xâm lược của quânTống là tạo lập một tình huống buộc địch phải hoãn cuộc tiến công vào nước ta.

Trong Đông Xuân 1953-1954, ta tạo tình huốngtrước bằng cách mởhướng tiến quân lên Tây Bắc giải phóng Lai Châu, buộc địch phải phản ứng bằng cách cho quân nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ lập thành tập đoàn cứ điểm và đưa quân lên Thượng Lào, lập phòng tuyến sông Nậm Hu. Tiếp đó ta lại tạo thêm tình huống mới với cuộc tiến công ở Trung Lào rồi phát triển xuống Hạ Lào, buộc địch phải tiếp tục điều quân cơ động đến lập một tập đoàn cứ điểm mới ở Xê-nô (Xa-va-na-khet). Ta tạo tình huống tiếp theo: tiến công địch ở Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, buộc địch phải ngừng cuộc tiến công ở Phú Yên để đưa quân lên tăng cường phòng thủ Plây Cu và nam Tây Nguyên. Tiếp đó lại xuất hiện một tình huống mới do ta tạo ra: tiến công phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu khiến địch lại phải rút quân dự bị cơ động chỉ còn khá mỏng manh để tăng cường phòng thủ kinh đô Luông Pha-băng. Đến đây toàn bộ thế trận địch đã bị phơi bày và lộ ra nơi hiểm yếu của chúng để ta tập trung lực lượng giáng đòn quyết định: Điện Biên Phủ.


Trong cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân xuân 1968, ta tăng cường sức ép ở khu vực Khe Sanh và nổ súng tiến công trên mặt trận đường 9, tạo một tình huống tác động mạnh mẽ đến tâm lý của giới cầm quyền và chỉ huy quân sự Mỹ, thu hút về đây một lực lượng lớn quân chiến đấu Mỹ, tạo điều kiện cho ta bất ngờ mở cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt ở hầu khắp các thành phố thị xã miền Nam.


Đối chọi tình huống.

Là việc người chỉ huy tạo lập một tình huống mới để đối chọi với một tình huống khác do địch gây ra, nhằm giành và giữ quyền chủ động, làm thất bại ý đồ tác chiến của địch và xoay chuyển tình thế có lợi cho ta. Đây là sự đấu mưu, đấu trí khẩn trương quyết liệt giữa hai bên tham chiến. Bên nàothông minh, sắc sảo hơn, có năng lực tổ chức, chỉ huy giỏi hơn và khả năng hành động tốt hơn thì bên ấy giành phần thắng.


Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai (1285), sau khi quân nhà Trần rút khỏi Thăng Long về Thiên Trường, Thoát Hoan cho quân từ Thăng Long tiến xuống Thiên Trường phối hợp với đạo quân Toa Đô từ Nghệ An - Thanh Hóa đánh lên Trường Yên, tạo ra tình huống kẹp chặt quân nhà Trần giữa hai gọng kìm. Đối chọi với tình huống này, Trần Hưng Đạo và các vua Trần đã cho đại quân rút khỏi Trường Yên - Thiên Trường theo đường biển, một bộ phận ngược lên hướng đông bắc chiếm lĩnh những địa bàn trọng yếu, còn đại bộ phận trở vào Thanh Hóa. Sự đối chọi tình huống sắc sảo ấy đã làm thất bại kế hoạch hợp vây chiến lược của địch và đảo ngược tình thế từ chỗ bị vây ép quay lại vây ép địch, từ hướng bắc xuống và từ hướng nam lên, tạo điều kiện và thời cơ thuận lợi để tiến hành cuộc phản công chiến lược đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vào tháng 12 năm 1946, quân và dân ta đứng truớc một tình huống gay cấn: sau khi đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, thực dân Pháp gây hấn ở Hà Nội, liên tiếp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta và dự định nổ súng đánh chiếm Hà Nội vào ngày 22 tháng 12. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta và Bác Hồ đã có một quyết định đối chọi tình huống sáng suốt: phát động cả nước đứng lên kháng chiến vào đêm 19 tháng 12, giành quyền chủ động tiến công địch trước khi chúng kịp hành động.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa hơn 20 vạn quân Mỹ và quân chư hầu vào tham chiến ở miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta, hòng tạo ra tình huống thay đổi đột ngột so sánh lực lượng, đảo ngược cục diện chiến tranh, buộc quân và dân ta lui về phòng ngự và chỉ có thể đánh du kích bằng những đơn vị nhỏ. Với sự phán đoán tình huống chính xác: "Dù Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh,lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn", Trung ương Đảng ta quyết định tiếp tục phát triển thế chiến lược tiến công. Thực hiện quyết tâm đó, quân và dân ta đã đánh cho quân Mỹ những đòn phủ đầu đích đáng ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, Đất Cuốc, Bầu Bàng..., đồng thời phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, đánh địch bằngcác "vành đai diệt Mỹ" ở Đà Nẵng, Chu Lai, An Khê, Củ Chi... Có thể nói đây là một sự đối chọi tình huống chiến lược mang đầy đủ tính cách mạng và tính khoa học.


Trong tác chiến, đối chọi tình huống gay gắt nhất là lúc địch tăng viện, ứng cứu, phản kích. Trong trận Xta-lin-grat cuối năm 1942, Bộ chỉ huy quân đội Xô-viết đã sử dụng đội dự bị mạnh đánh vào bên sườn và phía sau cụm quân Man-sten được phái đến cứu nguy cho đạo quân Pao-luyt, đập tan kế hoạch giải vây của chúng, buộc Pao-luyt phải đầu hàng.


Mùa Xuân 1975, khi địch sử dụng sư đoàn 23 đến ứng cứu cho Buôn Ma Thuột, ta đã kịp thời sử dụng đội dự bị mới được thành lập là Sư đoàn 10 để đánh bại địch phản kích. Còn trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1972, khi ta đánh vào thị xã Kon Tum, địch đã kịp thời tăng cường lực lượng của sư đoàn 23 để củng cố phòng ngự nhưng ta sử dụng trung đoàn 66 không hợp lý, nên trận đánh không thành công.


Trên đây là một số biện pháp chủ yếu trong nghệ thuật xử trí tình huống của người chỉ huy. Việc phân chia các loại biện pháp như trên chỉ có ý nghĩa tương đối, để tiện nghiên cứu, xem xét. Thật ra giữa các biện pháp đó, không có ranh giới thật rõ ràng, dứt khoát. Chúng có quan hệ qua lại chặt chẽ, được vận dụng đan xen vào nhau, kết hợp với nhau nhằm mục tiêu chung cuối cùng là điều khiển tình huống phát triển theo hướng có lợi nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu tác chiến.


Nghệ thuật điều khiển tình huống có quan hệ khăng khít với nghệ thuật mưu kế, thế trận, sử dụng lực lượng và cách đánh, vì đó chính là những phương tiện trong tay người chỉhuy để điều khiển tình huống. Muốn gạn lọc, dẫn dắt tình huống, hoặc tạo lập, đối chọi tình huống thành công, người chỉ huy đều phải biết lập mưu lừa địch, điều địch, tạo thế ta, phá thế địch, bày thế trận vững chắc hiểm hóc, giỏi tổ chức sử dụng lực lượng và tìm chọn được cách đánh hay. Và nghệ thuật mưu kế, thế trận, tổ chức sử dụng lực lượng và cách đánh có hiệu quả cao đến đâu, cuối cùng phải được thể hiện ở kết quả điều khiển tình huống trên chiến trường.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1839



« Trả lời #299 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2023, 08:39:04 am »

Chương VII
THỜI CƠ


Thời cơ là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Việc gì cũng vậy, khi đã có những điều kiện đầy đủ rồi thì làm đúng thời cơ sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại làm không đúng thời cơ thì kết quả thấp hay thậm chí bị thất bại.


Đối với các cuộc đấu tranh xã hội gay go quyết liệt thì thời cơ càng có ý nghĩa to lớn. Chúng ta đã biết Mác, Ăng-ghen, Lênin coi trọng việc nắm thời cơ trong khởi nghĩa vũ trang như thế nào. Ở Nga vào tháng Mười năm 1917, Lênin kêu gọi phải "lập tức chuyển sang khởi nghĩa"1 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, M. 1976, tr. 448, 512, 572) vì thời cơ đã hoàn toàn chín muồi. "Trì hoãn là chết"2 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, M. 1976,tr. 448, 512, 572) và "những người cách mạng sẽ phạm tội ác vô cùng lớn, nếu họ bỏ mất thời cơ"3 (V.I.Lênin, Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, M. 1976,tr. 448, 512, 572).


Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu một mẫu mực về nắm thời cơ trong khởi nghĩa. Mùa thu năm 1944, biết thời cơ chưa đến, Người đã kịp thời chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa ở Cao - Bắc - Lạng, tránh cho cách mạng khỏi bị tổn thất. Tháng 10 năm 1944, Người dự đoán: "Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong vòng một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh"4 (Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1990, tr. 57). Tháng 8 năm 1945, trước tình hình thế giới, trong nước chuyển biến dồn dập, Người khẳng định: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"1 (Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1990, tr. 62).


Vấn đề thời cơ trong chiến tranh, trong tác chiến được các nhà lãnh đạo chiến tranh và chỉ huy quân sự hết sức coi trọng. Nguyễn Trãi nói: "Thời cơ, thời cơ, chớ nên để lỡ"2 (Nguyễn Trãi, Quân trung từ mệnh tập) và trong thực tiễn, ông luôn chỉ đạo nghĩa quân Lam Sơn nắm đúng thời cơ mà hành động. Bác Hồ cũng thường căn dặn bộ đội: "Phải luôn luôn có sáng kiến để lợi dụng thời cơ"3 (Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, tập 1, tr. 232).


Thời cơ tác chiến là hoàn cảnh có những điều kiện thuận lợi tối đa cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tác chiến, diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Có nhiều loại thời cơ. Xét về quy mô tác chiến, có thời cơ chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. Xét về phạm vi, mức độ phát huy tác dụng, có thời cơ cho từng hành động, từng nhiệm vụ cụ thể (thời cơ nổ súng, phản kích, kết thúc trận chiến đấu, chiến dịch...) và thời cơ có quan hệ tới toàn bộ cuộc chiến đấu hay chiến tranh. Xét về tính chất, có thời cơ được chuẩn bị từ trước và thời cơ đột biến, v.v...


Thời cơ là một hiện tượng khách quan. Nó là sản phẩm sự vận động tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan: sự phát triển thế và lực, kết quả tác chiến của ta; sự suy thoái và khó khăn, thất bại, sai lầm của địch; ảnh hưởng thắng lợi của ta trên các chiến trường khác, trên các mặt đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao...) và những biến động trong tình hình quốc tế; những yếu tố tự nhiên (địa hình, thời tiết khí hậu...) có lợi cho ta, bất lợi cho địch, v.v... Nhưng động lực chủ yếu và trực tiếp làm nảy sinh thời cơ là nỗ lực chủ quan của ta trong quá trình đấu trí, đấu lực với địch trên chiến trường.


Như vậy, thời cơ không phải là hiện tượng hoàn toàn ngẫu nhiên. Con người có thể nhận thức được thời cơ, phát huy nỗ lực chủ quan và tận dụng các điều kiện khách quan có lợi đê chủ động tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ mà hành động.


Thời cơ không phải là một yếu tố vật chất nên tự nó không thể đem lại một hiệu quả vật chất nào hêt. Nó chỉ là điều kiện, khả năng, và điều quyết định là con người nhận biết và sử dụng điều kiện, khả năng ấy như thế nào để đạt tối mục đích của mình. Nếu nắm đúng thời cơ và biết hành động phù hợp với thời cơ thì sức mạnh được tăng lên gấp bội, có thể chỉ dùng ít lực lượng mà đạt được hiệu quả lớn, đúng như Bác Hồ đã nói: "Gặp thời một tốt cũng thành công"1 (Sách đã dẫn, tr. 193). Ngược lại bỏ lỡ thời cơ thì hành động không đạt được kết quả mong muốn, thậm chí có thể rơi vào tình thế bị động, suy thoái "mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy"2 (Nguyễn Trãi, Quân trung từ mệnh tập) như Nguyễn Trãi từng chỉ rõ.


Cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác, thời cơ hình thành và phát triển theo quy luật: từ những biến đổi về lượng chuyển hóa thành biến đổi về chất, từ phát triển tuần tự đến những bước nhảy vọt. Thời cơ là những điểm nút trong suốt tiến trình tác chiến và chiến tranh, là sản phẩm của sự tích tụ những điều kiện cần thiết cho nó nảy sinh. Dĩ nhiên, khi đến những điểm nút ấy, sự biến đổi về chất hay bước nhảy vọt có diễn ra hay không là tùy thuộc vào hoạt động của con người. Thời cơ là lúc mâu thuẫn phát triển đến độ chín muồi cần được giải quyết của đấu tranh tình huống.


Thời cơ có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác của nghệ thuật tác chiến. Nó đến nhanh hay chậm là do kết quả vận dụng tổng hợp các yếu tố mưu kế, thế trận, lực lượng,cách đánh, tình huống đạt được đến mức nào. Thời cơ là khâu cuối cùng để biến kết quả vận dụng các yếu tố nói trên thành thắng lợi hiện thực trên chiến trường và tác động trở lại làm tăng sức mạnh và hiệu quả của việc vận dụng các yếu tố đó trong giai đoạn tiếp theo.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM