Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 11 Tháng Năm, 2024, 09:45:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:32:29 pm »

     
CHƯƠNG 8

"CHÚNG TÔI ĐÃ PHẢI ĂN CÂY CỐI TRONG CÔNG VIÊN”

       Hôm nay, tất cả chúng ta đều là những người lính, tất cả những người công tác trong các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đều trở thành những người lính và thực hiện nghĩa vụ của mình cùng với mọi người dân khác của Leningrad.
DMITRI SHOSTAKOVICH, phát biểu trong một chương trình phát thanh ở Leningrad, tháng 3 năm 1941      

        Đây là nơi nhà thơ Pushkin đã viết Nhũng người Gypsy, Boris Godunov và nhiều bài thơ trữ tinh khác... - Tu viện của gia đỉnh Pushkin, từng là một bảo tàng, nay đã bị đốt cháy.
Tướng S.M. SHTEMENKO, năm 1944        

        Người nghệ sĩ vĩ cầm dầu tiên đang hấp hối, nhạc công trống bị bắn chết trên đường đi làm, người thổi sáo Pháp thì chết ngay trên bậc cửa...
Trích từ một bài báo của Y.BABUSHKIN về Dàn nhạc giao hưởng Leningrad, tháng 1 năm 1942        

        Sân bay Trung tâm Mátxcơva, sáng ngày 10 tháng 9 năm 1941, không khí mát mẻ nhưng bầu trời đầy mây. Goergi Zhukov, lúc này đã được phong hàm đại tướng, đang chuẩn bị lên máy bay để tới thành phố Leningrad đang bị bao vây. Ba người - hai vị tướng và người phi công đứng cạnh chiếc máy bay đang đỗ trên đường băng. Để tới được Leningrad, chiếc máy bay sẽ phải bay qua các phòng tuyến của kẻ thù. Ba người ngước nhìn những đám mây dày đặc bay thấp trên bầu trời.

        “Chúng ta sẽ vượt qua thôi”, người phi công mỉm cười nói, “thời tiết này thật là tốt cho chúng ta khi bay ngang qua các phòng tuyến của địch”. Zhukov đến nơi an toàn, nhưng ngay trước khi máy bay của ông (không có chiếc máy bay chiến đấu nào đi hộ tống) đến không phận Leningrad, hai chiếc tiêm kích Messerschmitt đã phát hiện ra nó. Cuối cùng thì máy bay của ông cũng hạ cánh được trong thành phố, đúng là ông vừa thoát khỏi một tình huống vô cùng nguy hiểm.

        Tháng 9 năm 1941, “chiếc thòng lọng càng thắt chặt hơn con đường yết hầu” vào thành phố Leningrad khi cụm Tập đoàn quân phương Bắc của Hitler dưới quyền Thống chế von Leeb đã chiếm được một phần quan trọng của khu vực xung quanh thành phố. Bằng việc chiếm giữ Schlusselburg (ở phía Đông, bên hồ Ladoga) vào ngày 8 tháng 9, quân địch đã chia cắt được mối liên hệ trên đất liền cuối cùng của khu vực này với phần còn lại của đất nước Xô viết. Giờ đây, Leningrad hoàn toàn bị bao vây.

        Ở eo đất Karelian, quân Phần Lan đã xuất hiện trên tuyến biên giới trước kia và cố tiến chiếm xa hơn nhưng đã bị chặn lại. Hiện chúng đang chờ thời cơ thuận lợi để bất thình lình tấn công vào Leningrad từ hướng Bắc. Sự thất thủ của Schlusselburg đã khiến cho Leningrad lâm vào tình thế hiểm nghèo. Con đường duy nhất để ra vào thành phố, điều vô cùng thiết yếu để tiếp tế vũ khí đạn được cùng các phương tiện chiến tranh, chưa kể lương thực, thực phẩm, là vượt qua hồ Ladoga hoặc bằng đường không dưới sự kiểm soát của máy bay chiến đấu. Các lực lượng của Hitler đã bắt đầu ném bom và nã pháo vào thành phố.

        Zhukov gọi các đợt tấn công của địch vào Leningrad là “dã man và tàn nhẫn”. Quân Đức bắn phá thành phố từ khắp mọi hướng. Trong lúc ấy, một lực lượng lớn xe tăng, thiết giáp và bộ binh cơ giới đã vượt qua những ngả đường tiến sát thành phố, tới các khu vực Urisk, Slutsk và các điểm cao Pulkovo. Zhukov nhận định, đó là những bằng chứng cụ thể cho thấy kẻ thù đang chiếm lấy những vị trí để chuẩn bị cho cuộc tấn công cuối cùng.

        Từng ngày, từng giờ, tình thế của Leningrad càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh đó, Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh cho Zhukov làm mọi điều có thể để cứu nguy cho thành phố  và ông cũng quyết tâm thực hiện điều đó để ngăn không cho “thành phố do Pie Đại để xây dựng” phải chịu thảm họa mà Hitler đã chủ định dành cho Leningrad. Tên trùm phát xít đã quyết định xóa sổ Leningrad khỏi bản đồ thế giới, “...cần phải tiến đến gần thành phố này và phá hủy nó bằng hàng rào pháo binh của tất cả các cỡ đại bác và pháo và các cuộc không kích tầm xa” (Chỉ thị của Bộ Chỉ huy Hải quân Đức ngày 22 tháng 9 năm 1941).

        Trong số các mục tiêu cần phá hủy được đánh dấu trên bản đồ chiến tranh của quân Đức, có thế đọc thấy: Số 9 - Bảo tàng Hermitage (một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất, xếp ngang hàng với Bảo tàng Anh quốc, Bảo tàng Louvre, Bảo tàng Prado, Bảo tàng mỹ thuật quõc gia ở Washington và Bảo tàng Gemaldegalerie ở Dresden)... Số 192 - Cung văn hóa Thanh thiếu niên... Số 708 - Viện chăm sóc bà mẹ và trẻ em... Số 736 - Trường học1.

------------------
       1. Ngay từ những ngày đầu tiên phát xít Đức xâm lược Liên Xô, chính quyền Xô viết đã có những bước chuẩn bị để sơ tán những tài sản có giá trị nhất của Bảo tàng Hermitage, như hai bức tranh Đức Mẹ của Leonardo da Vinci và bức Đức Mẹ của Raphael. Tháng 7 năm 1941, một số chuyến tàu hỏa đặc biệt khởi hành từ Leningrad nhằm thắng hướng Siberia, mỗi chuyên tàu có 20 toa, chớ 1.422 thùng chứa hơn 700.000 hiện vật của Bảo tàng Hermitage. Những tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất được đặt trong một toa bọc thép. Nhiều hiện vật trưng bày có giá trị vẫn để lại ở Bảo tàng và “sống" qua được cuộc chiến, cùng chịu cảnh bị bao vây với nhăn dân thành phố. (Một số nội dung trong thông tin trên được lấy trong cuốn sách nhỏ “Boris Piotrovsky, Giám đốc Bảo tàng Hermitage” của Yuri Alyansky, Mátxcơva, 1988).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:34:03 pm »


        Leningrad là mục tiêu chính của Hitler ở hướng Bắc. Tháng 7, quân Đức đã mở cuộc tấn công hòng chiếm thành phố này nhưng bị đẩy lui vì vấp phải sức kháng cự kiên cường của bộ đội Leningrad. Đợt tấn công thứ hai hồi tháng 8 cũng thất bại. Đầu tháng 9 năm 1941, quân Đức mỏ một cuộc tấn công tổng lực, bắt đầu bằng trận dội đạn pháo và đánh bom dữ dội. Một nhân chứng ngày đó kể lại:

        Tất cả nhà cửa, đường phố, cầu cống và người dân bị chìm ngập trong bóng tối chi một giây trước đó, bất ngờ loá mắt bởi những ngọn lửa chết chóc. Những đám khói đen dày đặc từ từ bốc lên trời, tràn ngập trong không khí mùi axít. Các đơn vị chữa cháy, các nhóm tự vệ và hàng nghìn công nhân đã chiến đấu với các đám cháy bất chấp những mệt nhọc sau cả ngày làm việc. Những nỗ lực của họ đã khống chế được ngọn lửa, các đám cháy dần dần được dập tắt. Nhưng kho Badayev, nơi cất trữ lương thực của cả thành phố, vẫn còn cháy. Ngọn lửa ư đó hoành hành suốt hơn 5 tiếng đồng hồ.

        Tới nửa đêm ngày 11 tháng 9, một mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh tối cao được gửi tới, chỉ định Zhukov làm Tư lệnh Phương diện quân Leningrad. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ của ngày mới, Zhukov đã thảo luận tình hình và những biện pháp bổ sung cần thiết để bảo vệ Leningrad với Nguyên soái K.Y. Voroshilov, Đô đốc Ivan Isakov (chỉ huy Hạm đội Baltic và một số đơn vị khác của Phương diện quân) và Andrei Zhdanov, Chủ tịch thành phố.

        Zhukov kể:

        Tôi biết rõ về thành phố và các khu vực xung quanh, bởi vì tôi đã học ở đấy mấy năm trước tại một trường đào tạo sĩ quan chỉ huy kỵ binh. Đã có nhiều thay đối kể từ thời điểm đó, nhưng tôi vẫn xác định được khu vực chiến trường.

        Tôi nhận thấy tất cả các đơn vị của Phương diện quân đều rất thiếu súng chống tăng. Để khắc phục điểu đó, chúng tôi quyết định sử dụng một số súng phòng không có khả năng bắn thủng xe thiết giáp. Ngay lập tức, số súng đó được chuyển từ các quảng trường và trên đường phố tới bố trí tại những vị trí trọng yếu nhất. Chúng tôi cũng vạch kế hoạch thành lập 5 - 6 lữ đoàn bộ binh từ số thủy thủ của Hạm đội Baltic và các sinh viên Leningrad. Họ chỉ được tổ chức và huấn luyện trong vòng một tuần lễ.


        Nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp vũ khí, đạn được và các quân trang, quân dụng khác cho bộ dội. Những thứ này được sản xuất ngay trong thành phố dưới làn mưa bom và đạn pháo không ngớt của kẻ thù. Chẳng hạn, Nhà máy Kirov sản xuất xe tăng hạng nặng KV trở thành trọng điểm của công tác bảo vệ. Nhiều công nhân nhà máy đã gia nhập các đơn vị tình nguyện và công việc được các thiếu niên cả nam lẫn nữ, phụ nữ và những người già đảm nhiệm thay. Các công nhân ngủ ngay tại xưởng, không rời nhà máy nhiều ngày cho tới những giây phút cuối cùng.

        Sau này, một tù binh Đức đã khai trước Tòa án quốc tế Nuremberg rằng, quân Đức đã nã pháo vào thành phố suốt các buổi sáng ngày 8, 9, rồi sáng ngày 11, 12, vào buổi chiều các ngày 5, 6 và buổi tối các ngày 8, 9, 10; bằng cách đó đạn pháo có thể giết chết được nhiều người nhất, phá hủy các nhà máy và các khu nhà thiết yếu, đồng thời đánh gục tinh thần của người dân Leningrad.

        Ngày 11 tháng 9, quân phát xít mở đợt tấn công mới và ngày hôm sau, tướng Halder, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng mặt đất của Đức đã ghi trong nhật ký: “Cuộc tấn công vào Leningrad của Quân đoàn bộ binh số 38 và Quân đoàn cơ giới số 41 đang tiến triển khá tốt. Một thành công lớn!”

        Các trận đánh ác liệt và hao tổn quân số kéo dài trong suốt một tuần. Zhukov tiết lộ một trong những biện pháp được triển khai để bảo vệ thành phố trước ưu thể áp đảo của kẻ thù: Hành động cương quyết và mạnh mẽ được thực hiện. Điều tối cần thiết là chúng tôi phải tận dụng những cơ hội dù nhỏ nhất để phản công dù ngày hay đêm, đẩy lui quân địch, giáng cho chúng những tổn thất về người và phương tiện, và đập tan các đợt tấn công của kẻ thù. Mệnh lệnh và kỷ luật nghiêm khắc nhất phải được duy trì. Việc kiểm soát bộ đội được thắt chặt. Chúng tôi đã làm mọi việc để ổn định tình hình trong thành phố bị bao vây và đang trong tình thế gian nguy nhất.

        Tình hình càng trở nên nghiêm trọng vào ngày 13 tháng 9 khi quân Đức chiếm thêm ba thị trấn nhỏ gần Leningrad. Tướng Halder đã ghi lại trong nhật ký: “Đã giành được những thắng lợi đáng kể tại Leningrad. Việc đưa quân ta vào “vành đai được củng cố từ bên trong” đường như đã hoàn thành”.

        Zhukov nhớ lại: “Tình thế vô vọng ngày càng gia tăng. Để ngăn chặn nguy cơ này, Hội đồng quân sự của Phương diện quân quyết định huy động đơn vị dự bị cuối cùng là Sư đoàn bộ binh số 10. Điểu này vô cùng nguy hiểm, nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:35:40 pm »


        Tình thể nguy hiểm của thành phố được thế hiện qua cuộc trao đổi qua điện thoại giữa Zhukov và Nguyên soái Saposhnikov, Tống Tham mưu trương ngàv 14 tháng 9:

        Saposhnikov: Chào đồng chí Georgi Konstantinovich. Hãy báo cáo và cho tôi biết những biện pháp mà đồng chí đang tiến hành.

        Zhukov: Xin chào đồng chí Boris Mikhailovich. Tình hình ở khu vực phía Nam phức tạp hơn nhiều so với nhận định của Bộ Tống tham mưu. Tối nay, quân địch đang tấn công với khoảng 3 - 4 sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn tăng thiết giáp... Tình hình cực kỳ nghiêm trọng. Nguyên nhân khiến tình tình càng trở nên tồi tệ là do không có bất cứ lực lượng dự bị nào ở khu vực Leningrad. Chúng tôi đang kháng cự trước sự tấn công của địch với tất cả những gì mà chúng tôi có thể huy động - những đơn vị chiến đấu không đầy đủ quân số. những trung đoàn độc lập và những sư đoàn của công nhân tình nguyện mới được tổ chức.

        Saposhnikov: Đồng chí đã áp dụng những biện pháp gì?

        Zhukov: Tối nay, chúng tôi đã tổ chức một hệ thống hỏa lực pháo của cả hải quân, súng phòng không và các đơn vị pháo binh khác đế bắn xuống các con đường địch chuyển quân qua. Chúng tôi đang mở kho pháo dự phòng và tôi nghĩ rằng đến sáng mai, chúng tôi sẽ triển khai được hàng rào dày đặc ở các khu vực trọng điểm đế hỗ trợ lực lượng bộ binh... Chúng tôi đang huy động tất cả các máy bay của Phương diện quân Leningrad và Hạm đội Baltic cùng khoảng 100 xe tăng... Mặc dù chúng tôi có tất cả 268 máy bay, nhưng chỉ có 163 chiếc là hoạt động được. Chúng tôi cần thêm máy bay.

        Saposhnikov: Tôi nghĩ kế hoạch của đồng chí triển khai hóa lực bắn chặn bằng pháo trước tiên là hoàn toàn đúng đắn. Phương diện quân Leningrad có đủ súng để tổ chức một vành đai như vậy.

        Zhukov: Đúng thế.

        Zhukov cùng giải thích rằng, ông cần sự hỗ trợ ngay lập tức từ Tập đoàn quân số 64 của Phương diện quân Volkhov đóng ở phía Đông thành phố để chọc thủng vòng vây của dịch.

        Khi Zhukov liên lạc được với Nguyên soái (LI. Kulik, Tư lệnh Tập đoàn quân số 54, ông vô cùng tức giận khi Kulik nói ông ta không thể hỗ trợ Leningrad sớm được, vì cho rằng quân địch  sẽ tấn công đơn vị mình. Trong cuốn hồi ký của mình, Zhukov nói ông không thể che giấu nỗi tức giận. Ông đã gửi một bức điện cho Kukil như sau:

        Quân dịch không tổ chức tấn công (tập đoàn quân của đồng chí), mà chúng chỉ thăm dò thôi. Thật không may là, một số người lại nhận định sai lầm về hoạt động do thám và tương đó là một cuộc tấn công... Tôi cũng hiểu rất rõ, đồng chí lo lắng cho sự tồn vong của Tập đoàn quân số 54 hơn tất cả nên rõ ràng thiếu sự quan tâm tới tình hình ở Leningrad. Tôi muốn đồng chí hiểu rằng, tôi đang phải huy động công nhân các nhà máy ra chiến đấu với kẻ thù và tôi không có thời gian để tổ chức phối hợp hành động trên toàn mặt trận. Tôi hiểu là không thể hy vọng ở bất cứ sự hỗ trợ nào từ Tập đoàn quân của đồng chí. Tôi phải dựa vào chính mình thôi. Hãy để tôi nói thêm rằng, tôi thực sự rất thất vọng vế tinh thần thiếu hợp tác giữa đơn vị của đồng chí với Phương diện quân Leningrad. Tôi xin nhắc tới Suvorov (thiên tài quân sự Nga thế kỷ thứ 18), nếu ở vị trí của đồng chí, ỏng ấy đã hành động hoàn toàn khác. Thứ lỗi cho tôi đã nói ra những điều tôi suy nghĩ, nhưng tôi không có thời gian để mà ngoại giao. Chúc đồng chí mọi điều tốt đẹp.

        Zhukov cho biết, trong cuộc nói chuyện sau đó với Stalin, ông không hề nhác lại nội dung bức điện ông đã gửi cho vị Tư lệnh “thiếu tinh thần tương trợ” của Tập đoàn quân số 54.

        Bất chấp tất cả nỗ lực của mình, Zhukov phải thừa nhận, tình hình tại Leningrad và khu vực xung quanh tiếp tục xấu đi. Thông chế von Leeb đã chứng tỏ ông ta làm hết sức để thi hành mệnh lệnh của Hitler là phá hủy hoàn toàn Leningrad bằng bất cứ giá nào trước khi quân Đức mở chiến dịch tấn công Mátxcơva.

        Ngày 17 tháng 9, chiến sự diễn biến vô cùng ác liệt, 6 sư đoàn lính Đức được không quân của Cụm Tập đoàn quân phương Bắc yểm trợ mạnh mẽ đã mở một cuộc đột kích thẳng vào Leningrad từ hướng Nam. “Những người lính bảo vệ thành phố đã chiến đấu kiên cường để giữ từng mét đất và liên tục phản công”, Zhukov nói, “pháo binh của Phương diện quân Leningrad và pháo từ Hạm đội Baltic đã trút những cơn mưa đạn xuống đội hình tiến công của địch, trong khi máy bay của lực lượng không quân và hải quân cũng được huy động hết để yểm trợ cho các lực lượng mặt đất”.

        Một mệnh lệnh cứng rắn được ban hành, nêu rõ: “trong bất cứ tình huống nào cũng không được bỏ các tuyến phòng ngự trọng yếu” - quá rõ ràng với tất cả những người đang bảo vệ thành phố. Thòi gian cứ trôi qua, toàn bộ các tiểu đoàn pháo binh, thậm chí là các trung đoàn, được điều vào các vị trí chiến đấu trông trải và bắn thẳng, phá vỡ đội hình đang tiến lên của quân địch. Có lúc tại một khu vực có tới hơn 500 khẩu pháo được đưa vào vị trí bắn thảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:37:53 pm »


        Khi giao tranh ở các thị trấn Pulkovo và Pushkino bước vào giai đoạn ác liệt, quân Đức đã tổ chức một trong những trận pháo kích và ném bom dữ dội nhất vào Leningrad hòng đè bẹp ý chí của quân và dân đang chiến đấu bảo vệ thành phố bị đánh phá. Ngày 19 tháng 9, địch liên tục nã pháo vào thành phố suốt 18 tiếng đồng hồ - từ l giờ 05 phút tới 19 giờ tối. Trong suốt 18 tiếng đồng hồ đó, không quân Đức đã 6 lần dội bom rải thảm xuống thành phố với 275 chiếc máy bay ném bom quần đảo trên bầu trời Leningrad.

        Nhà thơ nổi tiếng Olga Bergholts, làm việc tại Đài phát thanh Leningrad đã có một vị khách ghé thăm trong ngày hôm đó - ngày của những trận mưa bom đạn ác liệt. Vị khách đến Đài phát thanh là Moskovskaya, một phụ nữ sông ở phố Sremyannaya. Bà vừa mất hai người con khi một quả bom rơi trúng ngôi nhà của bà. Trước đây, bà chưa từng phát biểu trên đài phát thanh, nhưng bà đã cầu xin Olga: “Làm ơn, hãy cho tôi được nói vài điều trên đài... Tôi muốn được nói!”, Olga chấp thuận lời cầu khẩn và người phụ nữ đó đã nói với tất cả các thính giả về những gì đã xảy ra với các con của bà một giờ đồng hồ trước.

        Nhưng điểu mà người nghe nhớ nhất không phải là là những lời bà nói mà là hơi thở của bà. Nhà thơ kể rằng, đó là hơi thở nặng nhọc của một người phụ nữ đã kiệt sức vì gào khóc và vật vã trong đau đớn.

        Tiếng thở này, được khuếch đại trên các loa phát thanh vang tới từng ngôi nhà ở Leningrad và từng hầm hào trên đường dẫn vào thành phố, tất cả những người dân trong thành phố, những người lính đang chiến đấu đều lắng nghe câu chuyện của người mẹ về cậu con trai và cô con gái bé bỏng của bà đã chết như thế nào tại phố Sremyannaya, nghe rõ tiếng bà thở, tiếng thở than của nỗi tiếc thương vô hạn đồng thời cũng là tiếng thở của tinh thần dũng cảm vô song. Tất cả mọi người đều nhớ tiếng thở này vì nó giúp họ vững vàng chiến đấu1.)

        Không lâu trước khi người phụ nữ nói trên đài phát thanh, nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich cũng có mặt tại Đài phát thanh và đã phát biểu trên làn sóng. Đó là một ngày mà hầu như tất cả các báo trong thành phố đều đăng một hàng tít đậm: “Quân địch đã tiến sát cửa ngõ thành phố của chúng ta”. Shostakovich tiếp tục trụ lại trong thành phố một vài tháng trước khi đi sơ tán. Nhưng trong thời gian ở lại thành phố, ông vẫn khoác trên mình bộ đồng phục của người lính cứu hỏa, làm nhiệm vụ tại học viện nơi ông đang dạy học. Trên đài phát thanh, ông đã nói rất rõ ràng và đẩy cảm xúc về bản giao hưởng mới của ông, sau này trở nên rất nổi tiếng, được biết tới với tên gọi “Bản giao hưởng Leningrad”:

        Một giờ trước, tôi đã hoàn thành phần hai tác phẩm mới của tôi. Nếu tôi hoàn thành phần ba và bốn của bản giao hưởng này và nếu thành công, tôi sẽ gọi nó là bản giao hưởng số 7... Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, mặc dù mối nguy hiểm đang đe dọa Leningrad, nhưng tôi đã viết xong hai phần đầu của bản giao hương trong một thời gian rất ngắn. Tại sao tôi lại nói với các bạn về điều này? Tôi đang nói với các bạn bởi vì tất cả các bạn cũng như tôi sẽ thấy rằng, cuộc sống ở thành phố này vẫn tiếp tục, vẫn diễn ra bình thường. Hôm nay, tất cả chúng ta đều là những người lính, tất cả những người làm việc trong các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đều trở thành những người lính và thực hiện nghĩa vụ của mình cùng với mọi người dân khác của Leningrad.

        Trên đường tiến vào Leningrad, ngày 18 tháng 9, quân Hitler chiếm thị trấn Pushkin, nơi nhà thơ huyền thoại Nga đã sống và sáng tác nhiều bài thơ và những áng văn chương bất diệt. Tất cả người dân Nga (và cả những ai không phải người Nga) đều tôn kính cái tên Pushkin. Tận mắt chứng kiến thị trấn Pushkin sau khi quân Đức buộc phải rút lui khỏi đây mùa hè năm 1944, tướng S.M. Shtemenko đã viết trong cuốn hồi ký: Mộ của nhà thơ vĩ đại nằm trong Tu viện Svyatogorsk. Nơi đây Pushkin đã viết tác phẩm Những người Gypsy và Boris Godunov và nhiều bài thơ trữ tình khác sau này đã được chuyến thể thành bài hát. Tất cả những bài thơ ấy trở thành một phần không thể thiếu được trong nền văn học của chúng ta cũng như của tâm hồn người dân Nga. Làm sao chúng ta có thể bỏ qua một nơi như vậy?

        Sau đó ông miêu tả sự tàn phá đã man của quân Đức: Một phần tu viện bị thổi tung, những mái vòm biến mất. Tu viện gia đình Pushkin, từng là một bảo tàng, bị đốt cháy rụi. “Chúng tôi rời quang cảnh đố nát đó với lòng luyến tiếc vô hạn2”.

----------------------
        1. Vladimir Sevruk (Biên tập viên), Mátxcơva - Leningrad, Mátxcơva, 1974. Ngoài thơ ca, Olga Bergholts còn viết các kịch bản sân khấu và điện ảnh, bà đã ở lại Leningrad trong suốt thời gian thành phố bị bao vây. Không chỉ người dân Leningrad mà bộ đội các phương diện quân đều thích nghe các chương trình Đài phát thanh Leningrad của bà cho tới tận thời điếm nó ngừng hoạt động đầu năm 1942.

        2. S.M.Shtemenko, Bộ Tổng tham mưu Xô viết trong chiến tranh, Mátxcơva, 1970.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:39:12 pm »


        Sau này được biết, Cụm tập đoàn quân phương Bắc của Đức do von Leeb chỉ huy nhận lệnh của Hitler phải nhanh chóng đè bẹp ý chí quyết tâm của những người lính đang bảo vệ thành phố Leningrad để phối hợp cùng quân Phần Lan ở Karelia. Bất chấp những nỗ lực này, quân xâm lược vẫn thất bại. Theo Zhukov, do Bộ Tư lệnh Phương diện quân đã áp dụng những chiến lược (ông rất khiêm tốn: Zhukov đóng một vai trò quan trọng trong Bộ Tư lệnh) nên “đến cuối tháng 9, tuyến phòng ngự dày, nhiều tầng, có chiều sâu đã được củng cố trên các hướng Bắc, Nam, Đông Nam tiến về Leningrad”.

        Zhukov tiếp tục: “Cũng cần phải nói thêm rằng khi chúng ta ổn định được tình hình ở Phương diện quân Leningrad, lực lượng phòng ngự của chúng ta ở các khu vực quan trọng chỉ được bố trí theo hai tuyến. Một sư đoàn bộ binh được trang bị nhiều súng chống tăng chốt giữ một tuyến không quá 10 - 12 km”.

        Lực lượng phòng thủ lúc này trở nên rất mạnh, vì Phương diện quân của Zhukov được củng cố trở thành một hệ thống vững chắc và do pháo binh của bộ binh và hải quân đã được điều động tới đúng vị trí. Thêm vào đó là sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng mặt đất và lực lượng không quân, cũng như lực lượng phòng không tổ chức tốt, dày đặc của thành phố và bộ đội.

        Mặc dù thành phố bị tấn công rất ác liệt, ngoại trừ những người lính ngoài mặt trận, những người công nhân vẫn không rời vị trí; từ giữa tháng 7 năm 1941 đến cuối năm, các công nhân đã sản xuất 713 xe tăng, 480 xe bọc thép, 58 tàu bọc thép, hơn 3.000 súng chống tăng và gần 10.000 khẩu đại bác và hơn 3 triệu viên đạn pháo và mìn.

        Trong suốt 900 ngày đêm thành phố Leningrad bị bao vây, nhiều trẻ em được sơ tán tới thị trấn Karpinsk ở vùng núi Ural. Điều đầu tiên mà chúng làm khi tới nơi là chạy tới công viên địa phương. Anya, mới 12 tuổi vào năm 1942, nhớ lại: “Nhưng chúng tôi chạy vào công viên không phải để đi dạo, mà chúng tôi chạy tới để ăn. Vì chúng tôi quá đói! Chúng tôi đặc biệt thích lá thông vì lá kim mềm của nó hình như rất ngon. Chúng tôi ăn những chồi thông nhỏ mới nhú và nhai ngấu nghiên đầy mồm cỏ... Vì kể từ khi thành phố bị bao vây, tôi mới lại được ăn tất cả những loại cây mà tôi có thể ăn1”.

        Trước chiến tranh, dân số Leningrad là 3.100.000 người. Khoảng 1.700.000 người, trong đó có 414.000 trẻ em đã sơ tán khỏi thành phố trong thời gian từ tháng 6 năm 1941 tới tháng 3 năm 1943. Vì vậy, rất nhiều người dân thành phố đã chết vì đói. Trong suốt mùa dông đầu tiên và khắc nghiệt nhất trong thời gian thành phố bị bao vây, mùa đông năm 1941-1942, hơn 263.000 người đã chết đói trong thành phố. Tính tổng số, tất cả có trên 600.000 người đã chết đói và được chôn cất tại Nghĩa trang Piskarevskoye của thành phố.

        Một cuốn nhật ký được nữ học sinh Tanya Savichev, người đã sống ở Leningrad suốt thời gian thành phố bị bao vây, gìn giữ, hiện trưng bày tại một bảo tàng ở Đài Tưởng niệm Nghĩa trang Piskarevskoye. Trong đó ghi:

        Zhenya chết lúc 12 giờ 30 phút chiều ngày 28 tháng 12 năm 1941.
        Granny chết lúc 3 giờ chiều ngày 25 tháng 1 năm 1942.
        Lyoka chết lúc 5 giờ sáng ngày 17 tháng 3 năm 1942.
        Bác Vasya mất lúc 2 giờ sáng ngày 13 tháng 4 năm 1942.
        Bác Lyosha mất lúc 4 giờ chiều ngày 10 tháng 5 năm 1942.
        Mẹ mất lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 13 tháng 5 năm 1942.


        Dòng cuối cùng: “Savichevs đã chết. Tất cả mọi người đã chết. Bỏ mình lại cô đơn”. Ngay sau đó, Tanya được sơ tán nhưng cô bé rất yếu và đã chết năm 1943.

        Đầu tháng 10, các trinh sát của Zhukov báo cáo, quân Đức đang đào hầm hào, xây dựng boongke và công sự bê tông ngầm, đặt mìn và các chướng ngại vật khác bảo vệ phòng tuyến của chúng. Đơn vị tình báo của Zhukov kết luận rằng quân địch đang “đào bới” chuẩn bị cho chiến cục mùa đông. Bọn tù binh cùng khẳng định kết luận này. “Lần đầu tiên sau nhiều ngày, chúng tôi có thể cảm nhận chác chắn rằng Phương diện quân đã hoàn thành sứ mệnh của mình và đã ngăn chặn quân Đức tiến công Leningrad”.

        Đến cuối năm đó, tình hình ở các mặt trận đều được cải thiện và các lực lượng dự bị của Bộ Tổng Tư lệnh được thành lập ở hậu phương. “Quân địch dần dần mất thể chủ động về người và phương tiện mà chúng từng có trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh”. Zhukov cho biết, tận dụng triệt đế tình hình vô cùng thuận lợi này, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quyết định tổ chức một chiến dịch tấn công ở khu vực hồ Ladoga và phá vỡ vòng vây của địch. Chiến dịch này mang mật danh Iskra (Ánh chớp).

        Zhukov cho biết thêm, chiến dịch đó đã giúp quân của ông giành lại được Schlusselburg và nhiều vị trí quan trọng khác mà bọn phát xít đã biến thành các trung tâm phòng ngự mạnh của chúng. Ngày 18 tháng 1, các đơn vị tiên phong của hai phương diện quân gặp nhau. Thế bao vây của thành phố Leningrad được gờ bỏ.

-------------------
        1. Trích trong cuốn Sputnik, tháng 5 năm 1990.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:27:20 pm »


CHƯƠNG 9

STALINGRAD - PHIÊN BẢN CỦA ĐỊA NGỤC

        Dừng lại! Hãy nghiêng mình tỏ lòng tôn kính - bạn đang đứng trên một mảnh đất thiêng liêng.
LILIA KIRSHINA, Volgograd, 1967       

        Các kế hoạch của Manstein nhằm giải cứu lực lượng đang bị bao vây ở Stalingrad... không thành công như dự tính.
G.K.ZHUKOV, Nhớ lại và suy ngẫm       

        Các kế hoạch chiến tranh của Hitler luôn đặt ra mục tiêu tiến thẳng theo hướng A-A (Archangelsk - Astrakhan), kéo dài từ Biển Trắng ở phía Bắc tới Biển Caspian dưới phía Nam. Stalingrad luôn luôn được đề cập trong các kế hoạch năm 1941 và 1942 khi các cánh quân của Đức chuẩn bị cho các chiến dịch tại Mặt trận phía Đông trong mùa xuân và mùa hè. Tất nhiên, thành phố này được đặt tên như vậy sau khi Stalin trở thành lãnh tụ cao nhất, cũng giống như cái tên Leningrad -  thành phố thường được gọi là St Perterburg. Đầu tháng 11, Hitler cho rằng thành phố hầu như đã nằm trong tay quân Đức. Phát biểu trên đài phát thanh ngày 8 tháng 10 năm 1942, Hitler tuyên bố: “Chúng ta đã ở đó”, tình báo Xô viết đã thu được bài phát biểu này.

        Tính đến cuối thu năm 1942, các lực lượng của Hitler trên mặt trận Xô - Đức đã lên đến hơn 200 sư đoàn với tổng số khoảng 6,2 triệu sĩ quan và binh lính, với khoảng 51.000 khẩu pháo và đại bác, 5.000 xe tăng và các vũ khí tấn công khác, 3.500 máy bay và gần 200 tàu chiến.

        So sánh với lực lượng của Đức, quân Liên Xô có xấp xỉ 6,6 triệu sĩ quan và chiến sĩ, 77.000 khẩu pháo và đại bác, 7.000 xe tăng và 4.500 máy bay. Zhukov cho biết, điều quan trọng hơn cả là, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã có một lực lượng dự bị chiến lược gồm 27 sư đoàn bộ binh, 5 quân đoàn cơ giới hóa và xe tăng độc lập và 6 trung đoàn bộ binh độc lập khác.

        Zhukov nhận định, về quy mô lực lượng của hai bên, đến cuối “giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh” cán cân lực lượng bắt đầu nghiêng về phía Liên Xô. Đồng thời, ở mặt trận phía Đông, quân Liên Xô đã biết cách giữ bí mật các kế hoạch của mình và tung tin giả gây cho địch lúng túng trên quy mô lớn. “Do ngụy trang tốt công tác tập trung và huy động lực lượng nên chúng tôi đã giáng cho địch những đòn tấn công đầy bất ngờ”, Zhukov nói.

        Ví dụ về việc quân Đức bị ăn tin giả là, sau cuộc tấn công ác liệt ở phía Nam, tại Stalingrad và Bắc Caucasus, Bộ Chỉ huy tối cao Đức tin rằng, các lực lượng Xô viết sẽ không thể tiến hành một chiến dịch phản công lớn trên các mặt trận này. Mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy tối cao các lực lượng mặt đất của Đức ra ngày 14 tháng 10 năm 1942 khẳng định: “Quân Nga đã hoàn toàn suy kiệt trong các trận giao chiến gần đây. Mùa đông năm 1942 - 1943, chúng sẽ không thể tăng cường lực lượng mạnh mẽ như chúng đã có được trong mùa đông năm ngoái”.

        Nguvên soái Zhukov khẳng định: Tuyên bố này quá sai lầm.

        Mùa hè năm 1942 là một khoảng thời gian bận rộn đối với Mátxcơva chứ không chỉ trên chiến trường. Tháng 8, Winston Churchill bay tới Mátxcơva và chuyển một tin xấu rằng, Mỹ và Anh không thể mở mặt trận thứ hai trong năm đó. Trên đường đi, Churchill viết trong nhật ký: “Tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng về sứ mệnh này của mình... Tôi đã cố gắng, lao tâm khố tứ đế ngăn cản sự ra đời của Nhà nước Bônsêvích này... Tôi sẽ phải nói với họ như thế nào bây giờ? Tướng Wavell, mặc dù văn chương kém cỏi nhưng vẫn có thể truyền tải được thông điệp trên trong một bài thơ gồm mấy khổ nhưng mỗi khổ đều có câu kết là: “Không có Mặt trận Thứ hai trong năm 1942”.

        Mặc dù người Xô viết không bao giờ tin rằng, Bắc Phi, vùng Viễn Đông và cuộc chiến trên Đại Tây Dương là những chiến trường trọng tâm, nhưng điều còn gây tranh cãi là Ngày D năm 1944 diễn ra quá chậm trễ nên đã gây ra mối nghi ngờ rằng có một “động cơ chính trị” nào đó nhằm vào Kremlin. Vì vậy, chắc hẳn là hy vọng thực sự về việc Anh - Mỹ mở Mặt trận thứ hai vào năm 1942 là viển vông.

        Sau khi thông báo cho Stalin tin này trong cuộc gặp không lấy gì làm vui vẻ giữa hai nhà lãnh đạo, Churchill nhận được một Bản ghi nhớ trong đó nói rằng:

        Việc Chính phủ Anh từ chối mở Mặt trận thứ hai ở Châu Âu vào năm 1942 gây thất vọng và bất bình lớn trong dư luận nhân dân Xô viết, gây khó khăn cho Hồng quân ở mặt trận phía Đông và ảnh hưởng xấu đến các kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô. Những khó khăn mà Hồng quân Liên Xô phải đối mặt do việc từ chối mở Mặt trận thứ hai vào năm 1942 sẽ làm suy yếu khả năng tác chiến của quân Anh và các nước Đồng minh1.

-------------------
        1. Khi Chiến dịch Volga diễn ra, Thủ tướng Churchill cố gắng yêu cầu Liên Xô chấp thuận cho điều động quân Anh tới vùng Caucasus.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:28:14 pm »


        Zhukov tiết lộ về việc lập kế hoạch tấn công ở Stalingrad: “Theo kế hoạch của Bộ Tống tư lệnh tối cao, các lực lượng của chúng ta sẽ mở các đòn tiến công từ hướng Tây vào mùa hè và mùa thu năm 1942 nhằm vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm của bọn phát xít nhằm đánh lạc hướng chúng và làm cho Bộ Chỉ huy của Hitler nghĩ rằng đòn tấn công chính của chúng ta là ở đấy chứ không phải nơi nào khác, và rằng chúng ta đang chuẩn bị cho một chiến dịch lớn vào mùa đông. Điều này lý giải việc tháng 10, Bộ Chỉ huy Đức bắt đầu tập trung một số lượng lớn các lực lượng của chúng ở phía đối diện với các mặt trận phía Tây của chúng ta”. Ồng cũng cho biết, quân Đức đã điều 3 sư đoàn thiết giáp, cơ giới và bộ binh từ khu vực Leningrad tới phía Bắc Smolensk, 7 sư đoàn khác cũng nhanh chóng được đưa từ Pháp và Đức tới phía Tây Mátxcơva (cũng được coi là vùng phụ cận của Smolensk). Vì vậy, tới đầu tháng 11, Cụm tập đoàn quân Trung tâm của phát xít Đức đã tăng lên 12 sư đoàn kèm theo các phương tiện chiến tranh tăng cường khác.

        Zhukov cho rằng, Đức đã mắc sai lầm ngớ ngẩn về chiến thuật và càng làm trầm trọng thêm tình hình do công tác tình báo quá tồi, chúng đã thất bại ngay trong công tác chuẩn bị cho cuộc phản công chính ở Stalingrad, nơi chúng tập trung 10 tập đoàn quân bộ binh, 1 tập đoàn quân xe tăng và tập đoàn quân không quân và các đơn vị khác.

        Nhận định trên cũng được tướng Đức Jodi thừa nhận tại Tòa án quốc tế Nuremberg sau chiến tranh rằng, quân Đức đã không có dự đoán nào về sức mạnh thực sự của Hồng quân ở Stalingrad, nên hoàn toàn bị bất ngờ khi cuộc phản công quyết liệt của họ nổ ra - một cuộc phản công “được chứng minh là có tính quyết định”.

        Mùa thu năm 1942, quân Đức rơi vào một “tình thế hết sức khó khăn”. Biểu hiện đầu tiên là, chúng không đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Thứ hai là, chúng phái tác chiến trên một mặt trận rộng lớn kéo dài từ Biển Đen. qua phía Nam Caucasus, Stalingrad, vùng Sông Đông và tới Biển Barents. Ba là, chúng không có lực lượng dự bị chiến lược tại mặt trận và ở hậu phương. Thứ tư, chúng phải đối mặt với tình trạng sa sút tinh thần chiến đấu trong binh lính.

        Trong khi đó, các cuộc tấn công ác liệt vẫn nồ ra liên tiếp trên mặt trận Xô - Đức. Ngày 28 tháng 6 năm 1942, quân Đức mở cuộc tấn công, âm mưu tiêu diệt Hồng quân ở sườn trái phía Nam Orel, nhưng thất bại. Tuy nhiên, Hồng quân cũng buộc phải rút qua sông Đông, tấn công kìm chân các lực lượng của địch đang chiếm ưu thế. Ngày 6 tháng 7, quân Hitler bị chặn lại rất gần Voronezh bơi các cuộc phản công từ hướng Bắc. Kế hoạch ban đầu của Đức bị thất bại, buộc chúng phải chuyển hướng tấn công xuống phía Nam, tới khu vực sông Volga. Ngày 12 tháng 7, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô thành lập Phương diện quân Volga do tướng Andrie Eremenko chỉ huy. Sau 4 tháng truy kích ròng rã, Phương diện quân bị địch phát hiện, tấn công đẩy lùi, lực lượng rút lui của Hồng quân đã dựng lên một tuyến phòng ngự vững chắc. Trong tháng 7, Bộ Chỉ huy Đức mở chiến dịch mang tên “Kế hoạch Edelweiss” nhằm chiếm lấy vùng Caucasus. Thống chế Ewald von Kleist, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân A sau này nhận xét: “Chúng ta đã có thể đạt được mục tiêu nêu các tập đoàn quân của chúng ta không bị tiêu hao hết đơn vị này đến đơn vị khác để yểm trợ cho hướng tấn công vào Stalingrad”.

        Ngày 21 tháng 8, do sức địch quá mạnh, các lực lượng Xô viết phải rút từ vành đai phòng thủ bên ngoài vào tuyến trong Stalingrad. Hai ngày sau, không quân Đức điều hàng trăm máy bay ném bom thành phố. Tướng (sau này trở thành Nguyên soái) Eremenko cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh về trận đánh này trong cuốn sách viết về thành phố trong chiến tranh:

        Cả khu vực Stalingrad đường như bị lật tung lên và biên thành một màu đen. Dường như đã có một trận cuồng phong ghê gớm vừa đi qua thành phố, hất tung nó lên không trung và quăng trở lại với những đống đổ nát của nhà cửa trên khắp các quảng trường và đường phố. Không khí trở nên nóng bức, cay nồng, khắc nghiệt và rất khó thở. Tình hình hỗn loạn không thể nào tả xiết. Hàng nghìn âm thanh hỗn tạp đập chói tai. Đó là tiếng bom rơi ầm ầm hòa lẫn những tiếng nổ khác, cùng tiếng nhà đố ầm ầm và tiếng lửa cháy dùng dùng. Trong bầu không khí, âm thanh hỗn loạn ấy, chúng ta vẫn có thể nghe rõ tiếng rên rỉ và nguyên rủa của những người sắp chết, tiếng khóc lóc van xin của đám trẻ con, tiếng thổn thức của những người phụ nữ. Trái tim chúng ta nghẹn ngào thương xót cho số phận những nạn nhân vô tội do tội ác của phát xít Đức. Trong trái tim chúng ta đè nặng suy nghĩ rằng, chúng ta đã không thể ngăn được nỗi đau của hàng trăm người dân yêu chuộng hòa bình này, nhất là những em bé1.

------------------
        1. ''Eremenko, Stalingrad (bản tiếng Nga), Mátxcơva, 1961.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:29:20 pm »

 
        Giữa tháng 9, chiến sự đã chuyển hướng vào bèn trong thành phố. Đức Quốc xã liên tục tuyên truyền thành phố sắp thất thủ. Nhưng điều này còn quá sớm khi bọn xâm lăng phải đối mặt với điều mà vị tướng người Siberia A.P. Belobordov gọi là “cuộc đối đầu với ý chí ngoan cường của người Nga”. Suốt mùa thu và mùa đông năm 1942 - 1943, thành phố trở thành mục tiêu tập trung tất cả các chiến dịch trên mặt trận Xô - Đức. Thành phố Stalingrad, trung tâm công nghiệp và thông tin quan trọng, chính là tham vọng của Bộ Chỉ huy Đức nhằm chia cắt khu vực sông Volga và thiết lập bàn đạp để chiếm đóng Caucasus.

        Câu chuyện có thực dưới đây không chỉ là một trận đánh đẫm máu mà còn cho thấy thậm chí trên cuộc chiến đường phố đang diễn ra nóng bỏng nhất, tình người vẫn tồn tại:

        Stalingrad - lúc đầu bọn Đức gọi là “Phiên bản của Địa ngục”. Sau này chúng thay đối phép ẩn dụ này và bắt đầu ví rằng Địa ngục mới chính là phiên bản của Stalingrad. Thật vô cùng phi thường, mặc dù hàng trăm ngàn người đi sơ tán về hậu phương, nhưng còn rất nhiều người, chủ yếu là những phụ nữ và trẻ em quần áo bê bết, vẫn trụ lại ở Stalingrad trong suốt thời gian thành phố bị vây hãm, mạng sống của họ mong manh trên các bờ phía cao của sông Volga, trong các hố pháo và rãnh mương dẫn vào thành phố.

        Trên phố Lênin, pháo tầm ngắn của Hồng quân được đặt trên tầng Tòa nhà số 36. Bên phía đối diện, quân Đức bám chặt một tầng hầm và giữa hai tòa nhà, mỗi mét vuông đều nằm dưới tầm đạn. Rõ rằng không ai có thể sống sót trên vùng đất không người, ngoại trừ những người lính này, hầu hết người dân phải chạy khỏi thành phố. Người ta nói rằng thậm chí đến những con dơi trong các tòa nhà này cũng phải bỏ chạy.

        Nhưng trên con phố đặc biệt này, một người dân vẫn còn trụ lại. Khi màn đêm buông xuống, một sinh vật giống như một hồn ma di chuyển từ một miệng cống bên phải vào giữa con phố, chính xác là giữa hai làn đạn. Bàn tay già nua của bà ta lật tìm trong đống rác rưởi, sau đó bà ta trở xuống miệng cống và quay lại ngôi nhà bí ẩn của mình. Bà lão vẫn sống (có lẽ chính xác hơn là vẫn tồn tại) trong một cống thoát nước bằng thép của một mê cung dưới lòng đất trong thành phố. Các chiến sĩ Hồng quân còn nhớ, bà lão mặc một chiếc áo choàng mùa đông cũ kỹ, cổ áo đã ố vàng, sờn rách. Các chiến sĩ càng ngày càng khâm phục bởi vì bà lão có thể bò qua phố trong suốt một đêm không trăng sao tối tăm, khi màn đêm yên tĩnh ngự trị, trèo lên cầu thang đã bị thiêu trụi gần hết, đưa cho những người lính bị khói súng làm nhem nhuốc thảm lót chân mới giặt sạch hoặc quần áo mới mạng lại hoặc cháo yến mạch nóng.

        Trong ngôi nhà dưới lòng đất của mình, bà lão có một bếp lò nhỏ kêu ro ro nhè nhẹ giữa những tiếng ầm ầm sấm sét của trận đánh.

        Xà bông là một cái gì đó thật xa xỉ nhưng một người phụ nữ - Maria Gavrilovna - có thể có một miếng nhỏ khi mà ai đó cần đến. Một hôm, khi chỉ huy pháo binh than thơ bị đau răng, bà liền đưa cho ông một loại thuốc nóng để làm giảm đau. Dần dần, các chiến sĩ bắt đầu gọi bà là “Mẹ”.


        Một sáng, Maria Gavrilovna nói với “các con trai” rằng, hôm nay bà sẽ đãi họ một bữa tiệc - một nồi súp bắp cải nóng. Không ai biết bà kiếm bắp cải ở đâu. Nhưng nồi súp bắp cải với một ít thịt bò thái nhỏ chắc chắn là một bữa tiệc đặc biệt đối với những người lính. Đêm xuống, khi tiếng súng đạn dịu bớt, hình ảnh quen thuộc lại trèo lên từ miệng cống, lạch bạch di qua phố, mang theo một nồi đầy súp bắp cải nóng.

        Bỗng nhiên, các chiến sĩ nghe thấy tiếng nổ chói tai của pháo địch, nhưng họ vẫn thấy Maria Gavrilovna tiếp tục bước đi điềm tĩnh, không vội vàng, để không làm đổ nồi súp. Các chiến sĩ bắn trả để bảo vệ người khách vô cùng quý giá của họ. Nhưng khi bà trèo lên cầu thang, không hề để tràn một giọt súp, họ thấy máu đang chảy ra dưới khăn trùm đầu của bà. Đặt nồi súp xuống, bà ngã gục xuống sàn không kịp nói một lời nào. Bà không hao giờ tỉnh lại nữa. Những người lính chôn bà trong đêm đó dưới tường rào trong sân Tòa nhà số 36.

        Trên mộ bà, họ viết:

       “Nơi đây an nghỉ Maria Gavrilovna Timofeyeva, Người Mẹ của Tiểu đoàn đại bác tầm ngắn số 121.

-----------------------
       1. Câu chuyện này đã được đăng nhiều lần trên các tờ báo quân đội xuất bán trong chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:31:09 pm »


        Ngày 10 tháng 11 năm 1942, Zhukov tới Phương diện quân Stalingrad đế giúp thông qua lần cuối cùng các kế hoạch cho chiến dịch Tổng phản công sẽ bắt đầu ngay sau đó, làm nên một chiến thắng khiến cả nước Đức phái choáng váng. Hai ngày sau, Zhukov có mặt ở Mátxcơva bàn bạc về chiến dịch sắp tới với Stalin. Hai ngày tiếp theo, ông quay trở lại Stalingrad với chỉ thị “kiểm tra một lần nữa tinh thần sẵn sàng chiến đấu của sĩ quan và bộ đội để mở màn chiến dịch". Mục tiêu của chiến dịch là bao vây toàn bộ một tập đoàn của quân Đức.

        Ngày 11 tháng 11, sau khi cùng VỚI một số tướng lĩnh di thị sát địa hình tại vị trí dóng quân của một số tập đoàn quân chủ lực đang chuẩn bị cho chiến dịch, Zhukov báo cáo với Tống Tư lệnh tối cao:

        Đã làm việc với tướng A.I Eremenko hai ngày; đích thân đi trinh sát các vị trí của quân địch đối diện với các Tập đoàn quân số 51 và 57. Truyền đạt các mục tiêu cụ thể của Chiến dịch Uranus cho Tư lệnh các sư đoàn, quân đoàn và tập đoàn quân. Qua kiểm tra tôi thấy, tướng F.I Tolbukhin đã dẫn đầu trong các công tác chuẩn bị... Đã ra lệnh trinh sát trận địa, thông qua lần cuối cùng kế hoạch tấn công và các mệnh lệnh của Tư lệnh Tập đoàn quân dựa trên thông tin tình báo thu được. Tướng M.M. Popov làm việc rất tốt, đồng chí ấy biết phải làm gì.

        Zhukov cho Stalin biết còn thiếu khá nhiều thứ trong đó có cả việc phương tiện và ngựa cho hai sư đoàn kỵ binh không đến được, chưa có đủ cơ số đạn pháo cho chiến dịch sắp tới, cần gấp 100 tấn hóa chất chống dông (không có chất này thì các đơn vị cơ giới hóa bị vô hiệu hóa) và quân trang mùa đông cho hai tập đoàn quân mà ông vừa tới thăm.

        Zhukov cũng báo cáo, chiến dịch có thể bị hoãn lại nhưng nói thêm: “Đã ra lệnh sẵn sàng chiến đấu vào ngày 15 tháng 11 năm 1942”.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov cũng để cập tới những đoạn trích trong cuốn nhật ký của một sĩ quan lữ đoàn pháo binh Rumani đã chiến đấu với bộ đội tại Stalingrad:

        Ngày 19 tháng 11,

        Quân Nga nã pháo dữ dội vào sườn trái của Sư đoàn số 5 của chúng tôi. Từ trước tới nay, tôi chưa từng chứng kiến một trận pháo kích nào như thế... Pháo bắn quyết liệt khiến mặt đất rung chuyển và các cửa sổ vỡ vụn.

        Ngày 20 tháng 11,

        ... Không thể liên lạc với cấp chỉ huy cao hơn. Sư đoàn số 6 nhận lệnh phải giữ trận địa cho tới người lính cuối cùng. Hiện tại, chúng tôi đang bị quân địch bao vây...

        Ngày 21 tháng 11,

        Chúng tôi bị bao vây... Hỗn loạn khủng khiếp... Bạn bè nhìn chằm chằm vào những tấm ảnh người thân, vợ, con. Thật đau đớn khi nghĩ đến mẹ tôi, anh chị em tôi và những người thân yêu của tôi. Chúng tôi mặc những bộ quần áo còn đẹp nhất, thậm chí hai lớp lót trong. Chúng tôi nghĩ về kết cục bi thảm phía trước... Chúng tôi bàn bạc về hai sự lựa chọn cuối cùng:
        1) Cố gắng tấn công mở đường thoát;

        2) Đầu hàng.

        Sau khi bàn bạc hồi lâu, quyết định đưa ra là đầu hàng. Chúng tôi được biết Hồng quân đã phái đại diện tới mang theo yêu cầu đầu hàng.

        Cuốn nhật ký dừng lại ở đấy. Zhukov cho biết toàn bộ cánh quân Rumani đã đầu hàng.

        Đầu mùa hè năm 1942, Hitler vẫn còn lực lượng lớn nên vẫn thỏa sức huênh hoang. Từ đầu năm, các kế hoạch của giới quân sự Đức dựa trên đánh giá rằng, chỉ chiếm được các vùng kinh tế quan trọng ở miền Nam Liên Xô mới có thể làm suy yếu đối phương và tăng cường sức mạnh cho Đệ tam Đế chế đến mức có thể đi đến kết thúc chiến tranh. Các khu vực dầu mỏ ở Caucasus cũng là mục tiêu hàng đầu, vì ngay khi bắt đầu chiến tranh, nước Đức đã thiếu xăng dầu cùng với lương thực. Tuy nhiên, chiếm được Mátxcơva vẫn là mục tiêu quan trọng, vì vậy, chúng vẫn tập trung một lực lượng lớn ở khu vực Mátxcơva.

        Trong một phát biểu ngày 9 tháng 9 năm 1942, Hitler nhiều lần nhấn mạnh chi tiết Chỉ thị số 41, trong đó chỉ rõ các nhiệm vụ cơ bản của chiến cục mùa hè. Tên trùm phát xít giải thích cơ sở để ban hành chỉ thị này: “Mục tiêu đầu tiên của chúng ta là phải chiếm được những vùng trồng ngũ cốc cuối cùng của đối phương; thứ hai là, phải giành được mỏ than đá cuối cùng đề có thể sản xuất than cốc; thứ ba, tiến gần hơn tới các mỏ dầu, chiếm lấy hoặc chí ít thì cũng phải cách ly chúng với phần còn lại của đất nước này; và mục tiêu thứ tư là, mở rộng phạm vi tấn công và giành quyền kiểm soát khu vực sông Volga, tuyến đường giao thông thủy quan trọng cuối cùng của đối phương”. Kế hoạch của Đức cho thấy những mục tiêu thực sự mà chúng theo đuổi ở Liên Xô. Như Joseph Goebbels từng nói: “Đó không hẳn là một cuộc chiến tranh xưng hùng xưng bá, mà là cuộc chiến tranh vì lúa và bánh mỳ, vì bữa ăn thừa mứa, vì bữa sáng và bữa tối no nê... Đó là cuộc chiến tranh vì nguyên nhiên liệu thô, vì cao su và quặng sắt thép”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:36:52 pm »

   
        Zhukov và Vasilevsky đã bàn bạc kế hoạch tổng phản công trên ba mặt trận, dự kiến vào nửa cuối tháng 11 và được Stalin nhất trí. Ngay từ đầu tháng, nhiệt độ đã giảm mạnh và sông Volga bắt đầu đóng băng. Chẳng cần phải nói thêm gì nữa, mùa đông sẽ gây khó khăn cho quân Đức. Do lương thực đang cạn kiệt nên quân Đức sẽ sớm buộc phải giết thịt ngựa. Sự thực là, hàng nghìn lính Đức đã vui vẻ ăn bữa tối trong ngày Lễ Giáng sinh với thịt ngựa. Hàng nghìn con ngựa bị giết trong ngày lễ trọng đó.

        Zhukov đã miêu tả như thể này về những ngày mở màn chiến dịch:

        7 giờ 30 phút ngày 19 tháng 11, bộ đội Phương diện quân Tây Nam giáng một đòn tấn công sấm sét, đồng loạt bẻ gãy các vị trí phòng thủ của Tập đoàn quân Rumania số 3 ở hai khu vực... Quân địch quằn quại, hoảng sợ, tháo chạy và đầu hàng. Một số đơn vị Đức đóng đằng sau quân Rumania mở một cuộc phản công quyết liệt hòng ngăn cản sức tiến công của quân ta, nhưng chúng đã bị Quân đoàn Tăng số 1 và 26 đánh cho tan tác. Đòn tấn công chiến thuật vào Phương diện quân Tây Nam thực sự chấm dứt.

        Nhanh chóng chọc thủng được tuyến phòng ngự của Đức, Hồng quân đã tiến thêm được 50 km, vây chặt quân địch vào trong một chiếc túi khổng lồ. Vào đêm giao thừa năm mói, vòng vây phía ngoài đã đẩy ra xa Stalingrad 240 - 320 km về phía Tây. Những cố gắng nhằm giải vây cho đội quân 250.000 sĩ quan và binh lính đều không thành công, một nỗ lực cứu nguy lớn do Manstein chỉ huy từ hướng Tây Nam cũng thất bại. Trong tháng 1, Friedrich Paulus, Tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức, hai lần được yêu cầu đầu hàng đế bảo toàn tính mạng, nhưng ông ta vẫn trì hoãn. Binh lính Đức đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một hy vọng được giải cứu hay tiếp tế bằng đường hàng không nữa. Paulus, được Hitler phong làm Thống chế vào cuối tháng 1, cuối cùng buộc phải đầu hàng vào ngày 2 tháng 2 cùng với khoảng 90.000 binh lính.

        Con số thương vong ở Stalingrad là rất khủng khiếp. Giai đoạn đầu cuộc chiến, Đức chịu tổn thất rất nặng nề: có lẽ khoảng 150.000 người chết, 90.000 bị bắt làm tù binh. Hồng quân hy sinh hơn một nửa triệu trong chiến dịch này. Các tư lệnh Hồng quân đã thực thi một kỷ luật quân đội khắt khe theo lệnh của Zhukov, vì vậy, theo số liệu mà Bộ Quốc phòng Nga công bố năm 1995, 13.500 binh sĩ ở Stalingrad đã bị tử hình do hèn nhát và đào ngũ.

        Thành phố Stalingrad không bao giờ rơi vào tay quân Đức mặc dù một bộ phận nhỏ của chúng đã đặt được chân lên bờ Tây sông Volga. Người ta nói rằng, lịch sử của người Nga gắn chặt chẽ với thành phố lịch sử Stalingrad, nay được gọi là thành phố Volgograd. Hiện nay, có một công trình điêu khắc rộng 52m được biết đến như là biểu tượng kiến trúc của Đất Mẹ, trong đó miêu tả cảnh hàng trăm nghìn người Nga ủng hộ lệnh cấm rút lui của Kremlin. Mệnh lệnh số 227, có tiêu để “Không được rút lui một bước” được ban hành vào thời điểm sự tồn vong của đất nước Xô viết đang bị đe dọa. Nhiều tướng lĩnh của Stalin đã gọi mệnh lệnh này là một trong những văn ban quan trọng nhất của chiến tranh.

        Do công lao chỉ huy Chiến dịch Stalingrad thắng lợi, Zhukov được tặng thưởng Huân chương Suvorov hạng nhất. Một số tướng lĩnh khác cũng được tặng thương Huân chương này bao gồm: Vasilevsky, Voronov, Vatutin, Rokossovsky và Eremenko.

        Dưới đây là những gì mà các tướng Đức nhận định về thất bại ở Stalingrad1:

        Stalingrad là bước ngoặt của Đại chiến thế giới lần thứ hai. Đối với Đức, Chiến dịch Stalingrad là thất bại thảm hại nhất trong lịch sử, còn đối với Nga, đây lại là một chiến thắng vĩ đại nhất. Không một nước Đồng minh nào trong cuộc chiến tranh này không tự hào về một chiến thắng vĩ đại như thế.
Tướng Hans Doerr        

        Thất bại thảm hại tại Stalingrad, đầu hàng vô điều kiện toàn bộ một phương diện quân ở một mặt trận lớn, thảm họa quốc gia này gây nên những tốn thất vô cùng nặng nề, đó cũng là một thất bại to lớn của các đồng minh của chúng ta, những nước đã không thể giữ vững được tuyến phòng ngự bên sườn Tập đoàn quân số 6 - tất cả đã dẫn tới thảm họa nghiêm trọng này.
Tướng Heiz Guderian        

       Trận chiến tại Stalingrad là bước ngoặt trong lịch sử nước Đức. Chính chiến dịch Stalingrad và các sự kiện xảy ra cùng với nó, nếu chúng ta nhìn nhận lại, như là một giọt nước làm tràn ly của tất cả các vấn đề của cuộc chiến tranh cướp bóc của nước Đức Quốc xã.
T
hống chế Friedrich Paulus        

        Chúng ta không có bất cứ nhận định rõ ràng nào về sức mạnh của quân Xô viết tại khu vực Stalingrad. Trước đó, chẳng có gì ở đấy cả, vậy mà bỗng nhiên, một cuộc tấn công mãnh liệt nổ ra, trở thành nhân tố quyết định của cuộc chiến tranh này.
Tướng Alfred Jodi       

        Đối với người Đức, thất bại khủng khiếp này là do nhận thức chính trị ngu muội. Điều này ám ảnh sâu đậm nhất trong tâm trí những người bị bắt làm tù binh ở Stalingrad.
Tướng Otto Korfes       

-------------------
       1. Một số nhà phê bình, như Alan J.Levine (năm 1985), khi được hỏi về ý nghĩa những thất bại của Đức ở Stalingrad và nhiều nơi khác, cho rằng Chiến thắng của quân Đồng minh trong những chiến dịch này rốt cục chẳng phải tất cả đều có ý nghĩa quan trọng. Đây là một nhận định gây nhiều tranh cãi. Quan điểm về những chiến dịch hỗ trợ (chiến dịch nhánh) cho các chiến dịch trên - tuyên bố của rất nhiều chuyên gia và cả của nhiều chỉ huy của quân Đức, trong đó có Paulus, Jodi, Guderian và Doer - đều không thuyết phục.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM