Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:38:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 2 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 373544 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #350 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2010, 05:14:52 pm »


Bác SGG bảo là "Lời cuối cho bác Mik21", cháu thấy thế nào ấy,  Grin Cheesy Grin Cheesy Grin Cheesy Grin Cheesy

(Cháu tự biện bạch)
Cuộc sống nhiều bon chen làm cháu sống không còn tử tế với cuộc đời như thuở còn nhỏ, nhưng giờ đây, cháu mới biết vẫn còn có nhiều tấm lòng rộng mở như thế này (kể cả khi Gấu của các bác Grừ suốt ...)
Cháu ở Hà Nội nên rất vui nếu được tiếp đón các bác ở bờ Hồ con rùa bằng café Mai, kem Tràng Tiền, hoặc hầu các bác "Oánh Lục" ở Hồ Tây cả ngày ... Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Grin Cheesy Wink
Có dịp off side thì alô cho cháu nhé!
(Số của cháu đây ạ: 016-668-559-05)


Chết chết, bác gọi các anh ấy bằng chú xưng cháu, các bác ấy quở cho là phải  Cheesy  Cheesy Cheesy Cheesy

Bác mà lại là nữ nữa thì "tội" càng nặng thêm .
Logged
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #351 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2010, 05:15:51 pm »

Thưa các bác!
Tôi là anh trai liệt sỹ Tăng Văn Dung, Kim Thành, Hải Dương. Trận đánh căn cứ Nước Trong từ ngày 26/4/1975 đến 29/4/1975, em trai tôi đã hy sinh tại ngã ba đường 15. Trong số báo Nhân dân ra sau đó, có nhắc tới trường hợp hy sinh của em tôi: dùng B40 diệt một lô cốt, một xe tăng của thiết đoàn 318. Nhưng bị đại liên trên M48 của địch bắn và hy sinh. Vậy có bác nào trên diễn dàn này từng là đồng đội, hay biết được trường em tôi, xin liên lạc.
Chúc các bác mạnh khỏe!

Em bác ở đơn vị nào, bác cố nhớ lại xem. Trên này có mấy bác CCB tham gia chiến dịch HCM.
Logged
Emchã
Thành viên
*
Bài viết: 36


« Trả lời #352 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2010, 05:44:11 pm »

Thưa các bác!
Tôi là anh trai liệt sỹ Tăng Văn Dung, Kim Thành, Hải Dương. Trận đánh căn cứ Nước Trong từ ngày 26/4/1975 đến 29/4/1975, em trai tôi đã hy sinh tại ngã ba đường 15. Trong số báo Nhân dân ra sau đó, có nhắc tới trường hợp hy sinh của em tôi: dùng B40 diệt một lô cốt, một xe tăng của thiết đoàn 318. Nhưng bị đại liên trên M48 của địch bắn và hy sinh. Vậy có bác nào trên diễn dàn này từng là đồng đội, hay biết được trường em tôi, xin liên lạc.
Chúc các bác mạnh khỏe!

f304, QĐ2 đánh Nước Trong.
Xin bác nói rõ phần mộ LS đã tìm thấy hay chưa ạ?
Logged
dvthan
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #353 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2010, 11:33:08 pm »

Chào các bác, cô, chú trong đại gia đinh quansuvn. Gia đình cháu có bác là liệt sĩ hi sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.
 Thông tin về liệt sĩ:
 Họ tên: Lê Văn Đạm
 Quê quán: Đông minh-Khoái Châu-Hải Hưng
 Chức vụ: C trưởng C16 E66 F304
 Hi sinh ngày: 22/6/1972
trong bản lưu trú của cục chính sách thi ghi nơi hi sinh là: Trường Phước nhưng có đồng đội lại nói bác cháu hi sinh tại động ông Do. Vậy có bác, cô, chú nào biết thông tin gì về bác cháu xin thông tin đến sđt :0906112629 hoặc địa chỉ mail: xiaohenator@gmail.com
Gia đình cháu xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp liệt sĩ nhà bạn nếu những thông tin bạn đưa trên chính xác được trích lục từ giấy báo tử tôi có thể giúp bạn như sau:
Để có được hồ sơ gốc và thông tin của liệt sĩ bạn liên hệ với phòng chính trị sư đoàn 304 có địa chỉ sau:
Địa chỉ:  xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại:  069877100, 0211.877100, 0982.970.776 (anh Vịnh phụ trách chính sách)

Chào các bác,các chú, sau một thời gian tìm hiểu từ nhiều nguồn thì gia đình cháu cũng có được một số thông tin về trường hợp hy sinh của bác cháu như sau:
 - Bác cháu thuộc C pháo cao xạ 12,7 ly, E66, F304 hy sinh tại động Ông Do( nay thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được chôn cất cùng ba đồng đội khác gồm: Lê Văn Đạm (C trưởng), bác Điềm (B phó) cùng 2 người nữa cháu không biết tên.
Theo cháu được biết thì hiện nay tại động Ông Do có một đài tưởng niệm do hội CCB sư 304 xây dựng, như vậy khả năng các hài cốt liệt sỹ tại đây đã được quy tập là rất lớn. Nhưng trong danh sách mộ liệt sỹ tại các nghĩa trang của huyện Hải Lăng thì không có tên của bác cháu và bác Điềm, vậy sẽ có 2 trường hợp: thứ nhất là chưa được quy tập, thứ hai là đã quy tập nhưng là " liệt sỹ chưa biết tên" . Đó là những phân tích của cá nhân cháu, cháu cũng như gia đình rất mong nhận được ý kiến của các bác, các chú về trường hợp này. Thay mặt gia đình cháu xin được cảm ơn các bác, các chú!
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #354 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2010, 11:37:49 pm »

Bác quangcan: chiều nay em vừa gọi điện cho 1 bác CCB E21 của Bắc Giang (bác này đi từ ngày đầu E21 xuất phát vào Nam), thì thu lượm được mấy tin tức sau:
- E21 BG họp mặt toàn tỉnh vào ngày 5-8, nhưng năm nay không họp được vì khó khăn về kinh phí. E21 đã giải thể nên hiện nay hội CCB E21 tự hoạt động thôi, không có đơn vị cũ đỡ đầu.
- Sau Mâụ Thân, E21 ở ven Đà nẵng, đầu tháng 3-1968 thì ở vùng Đại lộc, Duy xuyên. Sau đó di chuyển về chỗ gọi là "Trạm 10 cây gỗ vuông" để củng cố đội hình, đến 11-5 đánh Khâm Đức. Em có hỏi cái Trạm 10 đó là gì, thì bác ấy nói là trạm giao liên/quân bưu của quân khu.
Như vậy ông cậu em không kịp tham gia trận Ngok TàVak và trận Khâm Đức đâu. Hy sinh 9-3-1968 thì khả năng trên đường chuyển quân từ vùng Đại Lộc, Duy Xuyên lên "Trạm 10" để củng cố chuẩn bị đánh Khâm Đức.
Bác xem có tư liệu nào thêm để tái hiện được cái vệt di chuyển ấy không bác?
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #355 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2010, 05:39:48 am »

...
- Sao lại gọi là Vùng A, B Đại Lộc ạ? Giờ nó ở chỗ nào ạ?
- Mẹ em kể lại là hồi đó có mâý người làng đi BĐ cùng về trước có kể lại là nghe đâu cậu em bị pháo dập/ném bom trúng đội hình trên đường chuyển quân ( không rõ là vào trận hoặc rút ra sau trận đánh).
Bác quangcan: ...
- Sau Mâụ Thân, E21 ở ven Đà nẵng, đầu tháng 3-1968 thì ở vùng Đại lộc, Duy xuyên. Sau đó di chuyển về chỗ gọi là "Trạm 10 cây gỗ vuông" để củng cố đội hình, đến 11-5 đánh Khâm Đức. Em có hỏi cái Trạm 10 đó là gì, thì bác ấy nói là trạm giao liên/quân bưu của quân khu.
Như vậy ông cậu em không kịp tham gia trận Ngok TàVak và trận Khâm Đức đâu. Hy sinh 9-3-1968 thì khả năng trên đường chuyển quân ...
Có một con sông nổi tiếng từ trong lịch sử, chiến sử cho đến thi ca trên vùng đất Quảng Nam - mà có một "ông anh" của SGG em, thuộc giới văn nghệ sĩ lấy nó làm cái tên cho mình và "ổng" cũng... nổi tiếng luôn - đó là sông Thu Bồn. Con sông này chảy về cửa Đại, Hội An đổ ra biển lớn - Sau khi đi ngang kinh thành cổ Sinhapura của xứ Chămpa xưa, cũng là ranh giới tự nhiên của hai huyện Đại Lộc, Điện Bàn và huyện Duy Xuyên
Ngược về đầu nguồn của sông Thu Bồn, thì ra từ đâu đó trên dãy Ngọc Linh, xuất phát dòng Boung với hai nhánh chảy, một nhánh hướng về đông-bắc đi ngang núi rừng Trà My, Quế sơn, Tiên Phước... rồi có đoạn trở dòng theo hướng nam-bắc, về giáp giới Đại Lộc - Điện Bàn

Nhánh còn lại theo hướng tây bắc, rồi thì cũng lại hướng nam-bắc, hợp cùng với dòng Agiàng (còn gọi là Cái Giàng), cũng đến từ đại ngàn Trường sơn và cái ngã ba hợp lưu này lại ở phía tây của Đại Lộc

Thế là tự dưng, vùng đất Đại Lộc vốn có địa hình cao từ bắc xuống nam, lại bị cắt ngang theo hướng tây đông bằng một dòng sông, nhưng người dân ở đây lại gọi là... sông Vu gia (!)

Cũng bởi hai nhánh Boung cùng hai đoạn chảy về hướng Bắc này - mà người lính xứ Quảng luôn tự hào về sự trung trinh của mình, luôn hướng về "hậu phương lớn-thủ đô"



Nói về con sông Giàng đến từ cực tây cũng như con sông Bung đến từ tây nam đất Quảng thì có nhiều chuyện để kể hầu các Bác lắm!

Nhưng ở đây là giải thích tại sao gọi là Đại Lộc A, B

Thì như mảnh bản đồ ở trên đã cho thấy đó, Đại Lộc bị dòng Vu gia chia làm hai mảnh bắc-nam nhưng ta lại không chia là B và N (hay S và N) mà lại chia là A/B
Số là do địa thế đặc biệt của mảnh đất Đại Lộc phía Nam, là vùng đồng bằng hợp bởi hai cạnh sông Vu gia và Thu bồn, như một hình tam giác-mũi tên... chĩa vào đất Điện Bàn - vừa tránh được tầm tay, vừa sát nách của tp quân sự Đà nẵng - ở đó lại có dân và có... lúa gạo
Chắc khỏi phải nói về "đất thép Điện Bàn", đất đầu cầu từ trên rừng xuống...

Thế là từ việc Đại Lộc thuộc B - À, mà đến đây, lại có chuyện: "Sao vào nam mà gọi là... đi B, chứ không phải là đi...N nhỉ?" - rảnh rang hôm nào ta lại tán về chuyện này! Grin - giờ thì có Đại Lộc thuộc B
Thì tất nhiên Đại Lộc còn lại là thuộc A
Vâng, cũng chỉ vì chăm chăm ngay ngáy cái độ nguy hiểm của con đường Trường Sơn, mà cái căn cứ Thượng Đức được địch tỉa tót, chăm chút xây dựng từ đồn trú, hỏa lực... cho đến địa bàn, dân chúng... - ngoài việc thiết lập những con đường tiếp vận dễ dàng từ đường bộ đến đường không, phát xuất từ việc gần Đà Nẵng - địch còn mang cả các gia đình binh sĩ lên đây, tạo điều kiện dễ dàng trong sinh sống... lại có hàng quân tiếp vụ thường xuyên mang lên bán rẻ như cho không bà con dân tộc để đổi lấy vàng, quế, trầm... và tất nhiên là có cả... các thông tin liên quan đến... Việt cộng

Nằm trên đất Đại Lộc A, căn cứ Thường Đức, nguy hiểm như một mũi dao cắm sâu vào dãy Trường Sơn - vốn dĩ ở đoạn này, ngoài các con sông lớn, dòng chảy thường kèm lưu vực khá rộng tạo thành các thung lũng trống trãi, lại có lũ thất thường...
Đó là lý do mà ở trong một post trước, SGG có nói về "việc di chuyển khó khăn trên tuyến TS vào giai đoạn 1964" mà Bác quangcan nhắc là phải có dẫn chứng cụ thể
Vâng, cả một thời gian dài trước 1968, hầu như tuyến Trường sơn cơ giới tập trung, khi từ A lưới vào đến ngả ba Azích, trước huyện Prao, đều phải rẽ sang Lào, để rồi có một nhánh trở vào K4-5 từ hướng cửa khẩu Đắc Ốc...
Mọi chuyện dễ dàng hơn sau khi bứng Khâm Đức 5/1968 (còn Thường Đức cứ ta cứ quấy rối, giữ chừng... cho đến 1974)

Giờ thì đang nói về Đại Lộc B vào những năm 1964-1968...
Thật tình là vào đoạn 1964-1965, mở đầu cho "chiến tranh cục bộ", trước khi QĐ Mỹ chính thức tham chiến - thì tài khóa viện trợ chiến tranh của Mỹ vào miền Nam tăng lên gần gấp ba - xấp xỉ 20tr đôla - trong khi chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận ở đồng bằng miền Nam bị phá sản, thì ở khu vực rừng núi thung lũng này - các loại hình ấy lại ngày càng phát huy tác dụng nguy hiểm khôn lường
Kết hợp với chất độc khai quang và bom napal - có tài liệu còn cho biết một số chất hóa học ảnh hưởng đến thời tiết (mà được thực hiện bằng các loại máy bay tầng cao, phát xuất từ việc cp Thailand lúc ấy cho phép sử dụng sân bay Utapao...) - Rồi trực thăng kiểu dáng Bell lại ưu việt hơn Huey trước đó về độ ồn, độ ổn định trần thấp và vũ khí trang bị tốt hơn...

Lại nằm ngay dưới đường bay từ đông Thái sang Chu Lai và Đà nẵng nữa... Thì phải nói sự ác liệt hầu như dồn hết trên tam giac Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc... B này... một vùng "oanh kích tự do" được thiết lập nhằm test thử các loại vũ khí cũng như kỹ chiến thuật (ấy, căn cứ Khâm Đức được gọi là trại huấn luyện là vậy mà...)

Như vậy, có nghĩa là... chuyện các đơn vị ta có quân số lớn hành quân qua lại vùng này là một chuyện... cực kỳ khó khăn - là lẽ đương nhiên!
Thật sự, so với các chiến trường khác sâu trong đại ngàn Trường Sơn - có bom bầy, pháo chụp... thì cũng theo giờ, giờ theo đợt. chứ còn ở đây, "một mét vuông bốn thằng ăn trộm" thì không biết đâu mà lần!
Đoàn quân lớn, phải chia từng nhóm nhỏ để hành tiến... di chuyển lâucho an toàn thì lại ảnh hưởng bởi... lương thực!

Ấy là chưa nói đến chuyện đau lòng, là xãy ra chuyện... có tử sĩ... dù có đánh dấu, cẩn thận... thì chưa chắc đã còn theo những đợt bom (dù chỉ là đi đánh điểm ở đâu đó về, còn dư bao nhiêu cơ số... thì cũng phải thả vào đây để đừng gây nguy hiểm khi... hạ cánh)
Mà ác ở chỗ nữa là, cấu trúc địa lý vùng này, lại ít hang động đá... rồi các vĩa đất có thể trồi sụt tự nhiên bất thần (tới nay ta vẫn thường nghe nhắc lũ ống, lũ quét trên vùng Nông sơn, Quế sơn...) 

Chuyện kể của SGG bao hàm nhiều ý nghĩa - nhằm để hiểu mọi góc cạnh vấn đề - để anh em chúng ta tham gia vào topic này... có thể chấp nhận những kết quả xấu nhất!

Chỉ một quyết tâm là "Chúng ta cứ cố gắng góp tay cùng nhau, làm cho hết những gì có thể"

Vâng, trên nhánh sông Bung chạy dọc theo đường Trường Sơn mới, có một Làng Rô ở xã Cà Dy - làng Rô này nổi tiếng đả từng nuôi chứa nhà thơ Tố Hữu trong thời kỳ vượt lao tù - từ địa điểm Làng Rô này (nhìn trên bản đồ) kéo về hướng đông gặp nhánh sông Bung chính, lệch về phía Duy Xuyên, trổ ra bên hông thánh địa Mỹ Sơn...
Đó là một trong những đường dây giao liên từ hướng núi xuống đồng bằng - trong chiến sử đường Trường Sơn, chúng ta nghe nói đến ngã ba Làng Rô đó...
Bởi vì những năm ấy, khi bà con Pako từ Alưới, chịu trách nhiệm phóng trạm xoi đường từ phía Bắc xuống thì hành lang đông tây lại do bà con kơ-tu ở vùng này đảm trách...
Đến tháng 5-1965, lực lượng TNXP Quảng Đà mới được hình thành với những liên đội đầu tiên để thiết lập trạm tuyến - chủ yếu cũng chỉ vận tải bằng... sức người - các cuôc vận chuyển cơ giới lúc ấy chỉ mới tiếp vận từ đất Lào đến làng Hồi, nằm phía Tây Bến Giằng... cần kíp lắm mới chuyển sang bên này sông Bung... bằng con đường duy nhất qua ngầm Xơi (mà ngày nay ta còn thấy được một đoạn ngầm nằm cạnh cầu Xơi trước khi vào thị trấn Thạnh Mỹ từ hướng Nam - ngầm này đã được kiên cố công khai sau năm 1974)

Vâng, nếu em nhớ không lầm, thì phía nam cầu Xơi đó một đoạn... vào chỗ cong, có nước cạn hơn, sát lèn đá cao... đó là một cái ngầm khác mang tên "Mười cây gỗ vuông" - do đã được đóng sẵn - để mỗi khi có xe ngang, chỉ cần lót ván để làm rầm cầu... - Chính nhờ cái lèn đá cao này, mà bọn trực thăng không dám đến gần!

Chứ còn ngầm Xơi - địa hình quá trống trải, như một thung lũng, chỉ cần xuất hiện bất thần từ một ngách núi, thì cả chục ống rốc-két, lại thêm 4 trái TAW... bất cứ thằng Orange nào (LLĐB xài trực thăng vũ trang Corbra) nào cũng dễ dàng xơi tái quân ta

Bác trung úy ạ! Tốt nhất là Bác liên hệ vào Tam Kỳ, tìm các nữ CCB D232 - tiểu đoàn nữ vận tải hậu cần QK5 - hỏi cho chính xác hơn... về trạm giao liên "Mười cây gỗ vuông" và những sự kiện liên quan trong những ngày ấy!
Bởi có điều đặt biệt nhất là ngày xuất kích rãi tuyến đầu tiên của các nữ tướng ấy - là ngày 8-3-1968
Ngày đầu tiên vào trận, luôn là ngày phải nhớ đời! (như em là... 5-8-85 nè!)
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #356 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2010, 07:01:35 am »

Thưa các bác!
Tôi là anh trai liệt sỹ Tăng Văn Dung, Kim Thành, Hải Dương. Trận đánh căn cứ Nước Trong từ ngày 26/4/1975 đến 29/4/1975, em trai tôi đã hy sinh tại ngã ba đường 15. Trong số báo Nhân dân ra sau đó, có nhắc tới trường hợp hy sinh của em tôi: dùng B40 diệt một lô cốt, một xe tăng của thiết đoàn 318. Nhưng bị đại liên trên M48 của địch bắn và hy sinh. Vậy có bác nào trên diễn dàn này từng là đồng đội, hay biết được trường em tôi, xin liên lạc.
Chúc các bác mạnh khỏe!

f304, QĐ2 đánh Nước Trong.
Xin bác nói rõ phần mộ LS đã tìm thấy hay chưa ạ?

Chào bác TVD!
Theo những gì tôi được biết thì các LS hy sinh tại trận đánh Nước Trong từ 26- 29.4.75 hầu hết đã được quy tập về NTLS huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, bác có thể liên hệ với Phòng LĐ-TB-XH Long Thành hoặc quản trang NTLS Long Thành để hỏi.
Để có số máy 2 nơi này bác có thể hỏi qua 1080 Đồng Nai hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 100 nhờ nối máy đến các địa chỉ trên.
Chúc bác thành công!
Logged
conlietsy
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #357 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2010, 09:16:19 am »

THƠ VIẾT NGÀY GIỖ CHA

Kính tặng hương hồn cha và các liệt sỹ Sư đoàn 316

Người ta có mộ cha để khóc
Còn con,
Con chẳng biết
Cha ở đâu trong rừng sâu, núi thẳm
Cha ở đâu giữa đất đá Trường Sơn
Chiếc áo xanh qua bao cuộc hành quân đã ngả sang màu bạc
Bao bọc cha - đất mẹ mở lòng.

Ba mươi năm có lẻ đã qua
Chưa một lần cha trở về nơi cắt rốn
Cha có nhớ chăng triền đê, bờ ruộng,
Giếng nước, gốc đa, tiếng diều sáo trưa hè.
Cha có nhớ chăng mấy gốc duối, cụm tre
Bà vẫn đợi cha về đốn giúp.
Cha có biết: tuổi 80, lưng bà đã còng hơn trước
Lúc nhớ, lúc quên...
Mỗi vụ mùa màng thường nhắc đến cha
Nào nước non cho miếng ruộng ghềnh xa,
Nào rơm rạ mùa này bà lo đun không đủ vụ…
“Cha chúng bay về, nó chẳng để bà lo!”

Cha ở đâu?
Để chay rằm cúng giỗ mỗi mùa
Con cháu hằng tâm hướng về nơi này vái vọng.
Cha ở đâu?
Để cháu con tìm về, thay tấm bia “liệt sỹ khuyết danh”
Trả lại tên cha trên mộ chí.
Cha ơi! Cỏ trên mồ đã kịp lên xanh
Hay vẫn úa vàng sau những đợt máy bay thù khai quang cánh rừng già năm ấy?

Lịch sử đã sang trang
Tổ quốc vươn vai lên một tầm cao mới
Và con tin trong nắm đất quê mình
Máu của cha đang ươm những mầm xanh./.

27/7/2007

HG
Logged
conlietsy
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #358 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2010, 09:22:03 am »

KÍNH MỜI CÁC BÁC, CÁC ANH ghé thăm, đọc hành trình tìm mộ bố của gia đình cháu trên Yume   
http://blog.yume.vn/xem-blog/hanh-trinh-tim-ma-bo-ky-tiep.soi_da.35CC5D2C.html
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #359 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2010, 09:27:47 am »

Các bác ơi em có người bác hy sinh đã lâu nhưng chưa tìm được phần mộ. Thông tin về bác như sau
 Liệt sĩ:     Nguyễn Văn Phốc    
 Ngày sinh:     1950
 Quê quán:     Trung Quyên-Mỹ Thành-Mỹ Lộc-Nam Định
 Đơn vị:     c36-d9-e22-f3 Sao Vàng
 Hy sinh:     08-08-1969 Trại sản xuất Ba Động -Đồn Đá 2 Qu�
 Các bác ai biết thông tin gì về phần mộ Liệt sĩ Nguyễn Văn Phốc hoặc tình tiết nào có liên quan thì ở đâu xin vui lòng báo tin cho gia đình chúng em


bác dungrommel, em nợ bác những thông tin trên lâu quá nhưng dò tìm mãi trong ban liên lạc sư đoàn 3 tại các tỉnh mà chưa được; E22 giải thể rồi nên giờ thông tin chẳng còn mấy ai. Hôm trước em có cầm trên tay một cuốn sách viết tay của bác Nguyễn Viết Đáng, nguyên trưởng tiểu ban kế hoạch (sản xuất, cơ giới, hậu cần) nhưng lại ở E12; còn một bác nữa là Lê Anh Sáng thì lại là cũng là CCB E22 sau là chủ nhiệm hậu cần F3 thời kỳ 1970. Em tin là LS bị thương trong trường hợp chiến đấu và đưa về trại sản xuất thì hy sinh nên sẽ được mai táng gần đó. Bác hỏi thử mấy bác này vậy, có còn hơn không? (Điện thoại em cho qua tin nhắn nội bộ).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM