Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:22:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 2 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 373219 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LIENQUANK5
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #290 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 09:10:39 am »

Conlietsy@ Hiệp định pa ri về ba nước đông dương ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.—  Tại Lào cơ bản không còn chiến tranh, vậy tại sao bố bạn lại hy sinh vào ngày 5/3 vì bị bom được? hãy hỏi rõ điều này.

Hiệp định GiơNeVơ ( 7/1954) lập lại hòa bình ở Đông Dương chứ bác.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #291 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 10:05:05 am »

Thấy các bác "trao đổi thông tin" nhiều quá, em vội nhảy vào trích dẫn nguồn để làm sáng rõ vấn đề  Grin:

1. Hiệp định pa ri về ba nước đông dương ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.—  Tại Lào cơ bản không còn chiến tranh, vậy tại sao bố bạn lại hy sinh vào ngày 5/3 vì bị bom được? hãy hỏi rõ điều này.

Trích lịch sử F316 tập 2 thời kỳ KCCM như sau:
- Qua năm tháng đàm phán thương lượng tại Viêng Chăn, do thất bại trên các chiến trường, kẻ địch buộc phải xuống thang chiến tranh Ngày 21 tháng 2 năm 1973, hỉệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào dã được ký kết. Hiệp định thừa nhận những quyền cơ bản của nhân dân Lào là độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của nhân dân Lào, chấm dứt  mọi hành động quân sự và xâm lược của Mỹ và bọn tay sai Thái Lan ở Lào, rút hết quân đội Mỹ và Thái Lan ra khỏi Lào.
- Việc ký kết hiệp định này đã đánh dấu một thất bại rất căn bản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” tăng cường của đế quốc Mỹ, là sự phá sản nghiêm trọng của chính sách dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, dùng người châu Á đánh người châu Á của “học thuyết Ních-xơn” ở Lào. Đồng thời là một thắng lợi to lớn cửa nhân dân Lào. Đó là kết quả của sự đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc và hai quân đội Lào - Việt, trong đó có sự hy sinh đóng góp của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 316, từng kề vai sát cánh với quân và dân bạn hàng chục năm trên chiến trường quốc tế.
- Từ nay, cuộc đấu tranh cách mạng cửa nhân dân Lào anh hùng đã chuyển sang bước ngoặt mới, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Tin thắng lợi được truyền đi nhanh chóng làm nức lòng mọi người.
- Trong những ngày hòa bình dầu dầu tiên này, các đơn vi trong sư đoàn dã cùng các đơn vi bạn tiến hành sửa sang, làm nhà tại thi trấn Pôn Xa Vằn, làm sân bay để biến nơi đây thành địa điểm giao dịch quốc tế, trao trả tù binh theo như hiệp đinh đã ký kết, đồng thời tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh làm thay đổi bộ mặt của chiến trường, được nhân dân bạn yêu mến và cảm phục.
- Tháng 5 năm 1973, một niềm vui lớn đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ, Bộ quyết định khôi phục hoàn chỉnh sư đoàn 316 thành một sư đoàn chủ lực cơ động. Tháng 7, Bộ điều trung đoàn 88 của sư đoàn 308 C về đội hình sư đoàn và đổi phiên hiệu thành trung đoàn 149. Trong thời gian ấy, trung đoàn 187 pháo binh được thành lập gồm tiển đoàn pháo cao xạ 37 thuộc binh trạm 11, tiểu đoàn lựa pháo 122 của Bộ tư lệnh pháo binh và tiểu đoàn pháo hỗn hợp của sư đoàn. Các đơn vị trực thuộc cũ được lệnh tách khỏi Mặt trận 31 trở về đội hình sư đoàn.
- Sư đoàn 316 lúc này gồm ba trung đoàn bộ binh là trung đoàn 174, trung đoàn 148, trung đoàn 149 và trung đoàn 187 pháo binh cùng với các tiểu đoàn, đại đội trực thuộc. Thượng tá Đàm Văn Ngụy, anh hùng quân đội trung đoàn trưởng trung đoàn 174 cũ sau một thời gian vào Nam chiến đấu trở về được giữ chức sư đoàn trưởng. Thượng tá Hải Bằng và trung tá Nguyễn Hữu Thơi giữ chức phó sư đoàn trưởng. Thượng tá Hà Quốc Toản giữ chức chính ủy, thượng tá Đoàn Độ, phó chính ủy sư đoàn.
- Tháng 12 năm 1973, được lệnh của Bộ, sư đoàn hành quân về nước, trừ trung đoàn 174 theo yêu cầu của bạn ở lại thêm sáu tháng nữa cùng bạn làm áp lực đấu tranh thi hành hiệp định.

Vậy. LS hy sinh tháng 3/1973 tại lào là có cơ sở các bác nhỉ.  Grin

2. hoặc có thỏa thuận gì về  vấn đề của Lào và Campuchia đâu mà là "Hiệp định Paris về ba nước Đông Dương" được

Hiệp Định Paris là hiệp định chấm dứt Chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hoà, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Tuy vậy, tại Điều 20 Chương VII có đề cập rất rõ về vấn đề Campuchia và Lào. Cụ thể như sau:
- Chương VII: ĐỐI VỚI CAM-PU-CHIA VÀ LÀO

Điều 20:
a) Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam phải triệt để tôn trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Cam-pu-chia và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm sáu mươi hai về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của Cam-pu-chia và Lào.

Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam cam kết không dùng lãnh thổ của Cam-pu-chia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.

b) Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Cam-pu-chia và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nuớc đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

c) Công việc nội bộ của Cam-pu-chia và Lào phải do nhân dân mỗi nước này giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.

d) Những vấn đề liên quan giữa các nuớc Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Link: http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Paris_1973#Ch.C6.B0.C6.A1ng_VII:_.C4.90.E1.BB.90I_V.E1.BB.9AI_CAM-PU-CHIA_V.C3.80_L.C3.80O

Logged

tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #292 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 10:27:30 am »

TRường hợp bác Hưng  hy sinh tại Nọong Pẹt có lẽ đã được quy tập về nghĩa trang Anh Sơn Nghệ an vì điều dễ hiểu là các bác hy  sinh ở phía sau khi chôn cất đều được các đơn vị vẽ sơ đồ mộ chí , sơ đồ đó được bàn giao cho đaòn quy tập Nghệ an . Theo tôi biết thì hơn 1o năm qua đoàn quy tập gần như đã hoàn thành cất bốc khu vực này . Bây giờ  đoàn vào sâu hơn ở Viêng chăn , Bom lộng . Điều đau lòng  là thời gian quá lâu có khi trong mộ có lọ Pêni xi lin đựng giấy ghi tên tuổi nhưng mở ra mực đã bay hết không còn tên tuổi nên mộ trở thành vô danh .
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #293 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 11:30:14 am »

Thông tin hay quá bác ơi, gia đình cháu vẫn đang thắc mắc về tên đơn vị chính xác của bác cháu đấy ạ. C2 D4 nhưng mà của trung đoàn, sư đoàn nào thì vẫn chưa biết..

À quên mất bác bive ơi! trước khi E24 và D8 về thì tại khu vực này (phía bắc đường 19) BTL QK V đã điều E95 (đoàn Mang Yang) về chốt giữ rồi nhé. Có khi bác cứ hỏi Ban chính sách QK V nhỉ?
Logged

bive
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #294 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 11:45:45 am »

Thông tin hay quá bác ơi, gia đình cháu vẫn đang thắc mắc về tên đơn vị chính xác của bác cháu đấy ạ. C2 D4 nhưng mà của trung đoàn, sư đoàn nào thì vẫn chưa biết..

À quên mất bác bive ơi! trước khi E24 và D8 về thì tại khu vực này (phía bắc đường 19) BTL QK V đã điều E95 (đoàn Mang Yang) về chốt giữ rồi nhé. Có khi bác cứ hỏi Ban chính sách QK V nhỉ?

Vâng, như hôm trước bác quangcan tư vấn - cháu đang chờ quân khu V trả lời đây ạ!
Hồi hộp và chờ đợi ah!
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #295 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 01:00:34 pm »

Thanks bác quangcan. Em cũng nhớ là Hiệp định có 1 phần nói về Lào và Campuchia nhưng là cam kết, trách nhiệm của 4 bên ký HĐ đối với Lào và Campuchia ( không dùng lãnh thổ, không đưa quân vào ...như bác trích dẫn), không phải là về vấn đề của bản thân xung đột tại Lào và Campuchia.
Ý em muốn nói là chiến tranh ở Lào, Campuchia không nằm trong phạm vi trách nhiệm của HĐ Paris 27-1-1973: các bên tham chiến ở Lào không có nghĩa vụ đình chiến, cần "chiến" thì vẫn chiến bình thường.  Nên không phải là do HĐ Paris đã ký 27-1-1973 mà ở Lào không còn chiến tranh, không còn liệt sỹ như bác hoangphu nhận định. Thực tế là vẫn còn quân mình ở lại giúp bạn mà.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2010, 01:06:37 pm gửi bởi trung uy » Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #296 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 02:53:30 pm »

Thanks bác quangcan. Em cũng nhớ là Hiệp định có 1 phần nói về Lào và Campuchia nhưng là cam kết, trách nhiệm của 4 bên ký HĐ đối với Lào và Campuchia ( không dùng lãnh thổ, không đưa quân vào ...như bác trích dẫn), không phải là về vấn đề của bản thân xung đột tại Lào và Campuchia.
Ý em muốn nói là chiến tranh ở Lào, Campuchia không nằm trong phạm vi trách nhiệm của HĐ Paris 27-1-1973: các bên tham chiến ở Lào không có nghĩa vụ đình chiến, cần "chiến" thì vẫn chiến bình thường.  Nên không phải là do HĐ Paris đã ký 27-1-1973 mà ở Lào không còn chiến tranh, không còn liệt sỹ như bác hoangphu nhận định. Thực tế là vẫn còn quân mình ở lại giúp bạn mà.

Bác cáo các bác các chú là đầu 1972 bố cháu đã xuất ngũ nên không có thông tin gì về giai đoạn thân nhân bác CLS hy sinh được. tuy nhiên, nếu là bên Quân Y mà HS trong lúc làm đường thì có thể là do khi tham gia cùng công binh làm đường thì gặp phải bom chưa nổ thôi ạ . Cái này là nhà cháu suy luận thôi vì Ngã 3 Noọng Pẹt lúc đó hình như không còn là vùng chiến sự nữa.
Logged
Mik21
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #297 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 02:55:09 pm »

Kính gửi các bác Admin và các bác "Cháu Của Bác",
Gia đình cháu cũng như bao người khác, đang lục tìm ký ức của vài thế hệ trong công cuộc kiếm tìm người thân, mong được các bác, các anh, chị giúp đỡ.
Thông tin tìm Liệt Sỹ như sau:
1- Họ và tên: Trần Hùng
Cấp bậc: trung sĩ

Đơn vị: KT (Gia đình đã đi nhiều nơi tìm hiểu thì nhận được câu trả lời như sau:
+ Quân Đoàn 3 trả lời: Đơn vị: C1 -D635 -E320
+ Quân Khu 9 trả lời: C1 -D635 -E320 -F8 -Quân khu Cool

Nguyên Quán: Thái Ninh - Thanh Ba - Vĩnh Phú (nay thuộc Phú Thọ)
Nhập ngũ: 2-1964
Đi B: 9-1964
Hy sinh: 21-12-1964
Tại : Chân núi Ngọc Xuya.
Thi hài an táng tại Nghĩa trang Mặt trận.

Gia đình tôi không tiếp cận được với các CCB của E320 hoặc D635.
Vậy, Kính nhờ các bác trợ giúp, cho cháu xin
1- bản đồ địa điểm "Núi Ngọc Xuya"
2- Tên và số đt của các CCB cùng đơn vị với Liệt sỹ nhà cháu.
Cháu xin cảm ơn ạ,
 Kiss
Kính chúc các bác một ngày vui.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #298 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 06:34:00 pm »

...
Cấp bậc: trung sĩ
...
+ Quân Đoàn 3 trả lời: Đơn vị: C1 -D635 -E320
+ Quân Khu 9 trả lời: C1 -D635 -E320 -F8 -Quân khu Cool
...
Nguyên Quán: Thái Ninh - Thanh Ba - Vĩnh Phú (nay thuộc Phú Thọ)
Nhập ngũ: 2-1964
Đi B: 9-1964
Hy sinh: 21-12-1964

Tại : Chân núi Ngọc Xuya.
Thi hài an táng tại Nghĩa trang Mặt trận...
Nếu căn cứ vào thời gian đi B tháng 9 đến lúc hy sinh là tháng 12 của năm 1964 - thời điểm mà có nhiều sự chậm trễ trong việc vận chuyển trên đường chuyển quân...
Cùng với cái tên E320...

Thì có thể địa điểm hy sinh sẽ là chân núi NGỌC SỊA ở mạn Đông Bắc Đắc Tô - nơi mà mãi một năm sau (1965) mới là được E66 tiếp quản để chuẩn bị cho cuộc đọ sức đầu tiên với lực lượng Mỹ

Riêng cái trung đoàn 320 của Sư 8 lúc ấy còn đang rảo bước đâu đó trong vùng Bến Tre, Đồng Tháp... mãi đến sau 70-71 mới dời sang khu biên giới Việt-Cam (hình như lúc này mới gọi là thuộc QK8)
Nên không thể lấy đâu ra chân núi nào để mà... hy sinh ở đây vào năm 1964?

Thiển ý của SGG là gia đình Bác Mik21 nên bám vào thông tin của QK3 và theo chỗ SGG biết được, qua nhiều CCB kể, thì giai đoạn 1964 ở khu vực đó có vài chia sẻ đơn vị và thay đổi phiên hiệu nhằm tăng cường cho Khu 5 (Quảng Đà Trị thiên)

Ấy là tự dưng em bật ra cái tên Ngọc Sịa như thế - kết hợp với cái tên E320 - chỉ là giả thiết để các đàn anh am hiểu tham gia bàn tán xác nhận xem có hợp lý không đã... rồi mới tính đến "tọa độ đồ hình" ở đâu được ạ! (vì rằng em cũng nhớ là hình như những năm 64, chỉ có lính Nghệ An, Ninh Bình mới vào chi viện trong Khu 8 Grin)
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #299 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 07:01:18 pm »

Nếu căn cứ vào thời gian đi B tháng 9 đến lúc hy sinh là tháng 12 của năm 1964 - thời điểm mà có nhiều sự chậm trễ trong việc vận chuyển trên đường chuyển quân...
Cùng với cái tên E320...

Thì có thể địa điểm hy sinh sẽ là chân núi NGỌC SỊA ở mạn Đông Bắc Đắc Tô - nơi mà mãi một năm sau (1965) mới là được E66 tiếp quản để chuẩn bị cho cuộc đọ sức đầu tiên với lực lượng Mỹ

Riêng cái trung đoàn 320 của Sư 8 lúc ấy còn đang rảo bước đâu đó trong vùng Bến Tre, Đồng Tháp... mãi đến sau 70-71 mới dời sang khu biên giới Việt-Cam (hình như lúc này mới gọi là thuộc QK8)
Nên không thể lấy đâu ra chân núi nào để mà... hy sinh ở đây vào năm 1964?

@SaigonGuider:  Grin bác viết thế thì mọi người sẽ hiểu là cùng một lúc có đến hai trung đoàn 320 đấy, một tại B3 Tây Nguyên và một tại QK8. Khó cho bác Mik21 lắm đấy. Bác chú ý khi đưa ra quan điểm hay phân tích thì có trích dẫn, đưa nguồn tài liệu hay gì đó để chứng minh cụ thể nhé. Em không biết bác tham gia quân sử lâu chưa hay có nhiều thông tin về các đơn vị này không nhưng vì bác mới đóng góp ít bài nên em e rằng bác đưa thông tin thế này mọi người sẽ nghĩ bác nói theo quan điểm cá nhân của mình. Chủ quan quá.

Em xin đưa ra thông tin mà "chính ủy chiangsan" - một người khá có uy tín trên diễn đàn này đã tổng hợp. Em cũng đã tra cứu với một số tài liệu về B3 - Tây Nguyên và thấy chính xác:
- e320: thành lập năm 1964. Tăng cường cho B3 đầu 1965. Trực thuộc f1 chủ lực B3 khi f1 thành lập cuối 1965 đầu 1966. Cuối 1968 vào cho Nam Bộ và sau đó tách khỏi f1, về tăng cường cho QK8. Trực thuộc f8/QK8 khi f8 thành lập 10/1974.

Ấy là tự dưng em bật ra cái tên Ngọc Sịa như thế - kết hợp với cái tên E320 - chỉ là giả thiết để các đàn anh am hiểu tham gia bàn tán xác nhận xem có hợp lý không đã... rồi mới tính đến "tọa độ đồ hình" ở đâu được ạ! (vì rằng em cũng nhớ là hình như những năm 64, chỉ có lính Nghệ An, Ninh Bình mới vào chi viện trong Khu 8.
Vấn đề tìm mộ LS là thiêng liêng và rất nhaỵ cảm bác nhé, gia đình LS thường không có thông tin nên mới đưa lên diễn đàn để nhờ giúp đỡ. Vậy  mà bác lại tự dưng bật ra cái tên Ngọc Sịa như thế thì em cũng chịu. Em giả sử bác là người có uy tín trong việc này, gia đình LS nghe bác mò tìm Ngọc Sịa thì sao nhỉ?  Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM