Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:04:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 2 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 372777 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #410 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 04:35:55 pm »

 NTLS TP Hồ Chí Minh thì chia thành khu vực các LS nằm theo địa phương . Nếu LS quê QB thì kiếm không khó lắm, quan trọng là thông tin có chuẩn không thôi.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #411 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 05:18:57 pm »

QK7 có f2 đấy bác dongddoi78 ạ, đó là sư đoàn đặc công của Miền, còn tồn tại một thời gian sau 1975, giải tán quãng năm 1976-77. Trong quansuvn có nói về f2 này rồi mà. Wink
Cám ơn thông tin của anh HungNT, phù hợp với thông tin chúng tôi có là anh Ơn ở bộ đội đặc công nước. Trước đây chúng tôi có hai tin về trường hợp hi sinh của anh Ơn: một là hi sinh sớm trong huấn luyện ở miền Bắc, nhưng anh bạn bên quân y nói có gặp anh Ơn đâu đó Quảng Bình, đang đi vào. Suy đoán là anh hi sinh trong các trận đánh Cửa Việt.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #412 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 05:27:04 pm »

QK7 có f2 đấy bác dongddoi78 ạ, đó là sư đoàn đặc công của Miền, còn tồn tại một thời gian sau 1975, giải tán quãng năm 1976-77. Trong quansuvn có nói về f2 này rồi mà. Wink
Cám ơn thông tin của anh HungNT, phù hợp với thông tin chúng tôi có là anh Ơn ở bộ đội đặc công nước. Trước đây chúng tôi có hai tin về trường hợp hi sinh của anh Ơn: một là hi sinh sớm trong huấn luyện ở miền Bắc, nhưng anh bạn bên quân y nói có gặp anh Ơn đâu đó Quảng Bình, đang đi vào. Suy đoán là anh hi sinh trong các trận đánh Cửa Việt.

Nhưng theo thông tin bác cung cấp thì anh Ơn HS ngày 28.6.75 tại Lái Thiêu kia mà. Như thế là HS sau giải phóng miền Nam à?
Logged
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #413 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 05:30:17 pm »

QK7 có f2 đấy bác dongddoi78 ạ, đó là sư đoàn đặc công của Miền, còn tồn tại một thời gian sau 1975, giải tán quãng năm 1976-77. Trong quansuvn có nói về f2 này rồi mà. Wink
Cám ơn thông tin của anh HungNT, phù hợp với thông tin chúng tôi có là anh Ơn ở bộ đội đặc công nước. Trước đây chúng tôi có hai tin về trường hợp hi sinh của anh Ơn: một là hi sinh sớm trong huấn luyện ở miền Bắc, nhưng anh bạn bên quân y nói có gặp anh Ơn đâu đó Quảng Bình, đang đi vào. Suy đoán là anh hi sinh trong các trận đánh Cửa Việt.

Nhưng theo thông tin bác cung cấp thì anh Ơn HS ngày 28.6.75 tại Lái Thiêu kia mà. Như thế là HS sau giải phóng miền Nam à?

 Nếu LS hy sinh ở Lái Thiêu thì liệu có nằm ở NTLS Bình Dương không ạ?
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #414 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 06:10:38 pm »

Theo thông báo từ phòng LĐTBXH tỉnh Quảng bình thì phần mộ LS Ơn đang được an táng tại nghĩa trang thành phố HCM, nhưng không biết cụ thể tại nghĩa trang nào và vì sao hy sinh tại Lái thiêu mà an táng ở Tp HCM, trong thông báo có rất nhiều thông tin trùng hợp với nhân thân LS Ơn, nếu đúng ở quân khu 7 có f2 và là sư đặc công thì rất có khả năng đây chính là Ls Ơn mà chúng tôi cần tìm, Vậy đề nghị các đ/c thành viên QS tại thành phố HCM có điều kiện xác minh hộ phần mộ LS.
 Đề nghị các CCB f2 QK 7 nếu có thông tin gì về liệt sỹ Ơn xin cho biết, chân thành cám ơn.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #415 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 06:22:38 pm »

Sư đoàn 2 đặc công tiền thân là Đoàn 27 (Sư 27 đặc công Miền) gồm: 1 lữ đoàn (316), 7 trung đoàn (10, 113, 115, 116, 117, 119, 429). Trong 7 trung đoàn trên thì có trung đoàn 116 trước khi về f27 mang phiên hiệu 367 (hoạt động ở K). Trong biên chế của Đặc công Miền đến 1975 không có e118.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #416 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 06:31:22 pm »

Nhưng theo thông tin bác cung cấp thì anh Ơn HS ngày 28.6.75 tại Lái Thiêu kia mà. Như thế là HS sau giải phóng miền Nam à?
Chính là chúng tôi không có nguồn tin nào tin cậy hơn tin từ cơ quan chức năng Quảng Bình. Có nhiều trường hợp hi sinh sau giải phóng, tôi nghĩ thế. Vì bom mìn trong khi làm nhiệm vụ chẳng hạn.
Có điều hơi lạ là anh Ơn, nếu đúng là bạn chúng tôi, về tham gia chiến đấu cùng thời gian với anh q.trung, 7 năm vẫn là hạ sĩ?
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #417 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2010, 08:14:08 pm »

Thông tin mới về một người bạn, có được từ Phòng TBLĐXH Quảng Bình như sau:

LS Nguyễn Văn Ơn. Sinh 1951.
Cấp bậc: hạ sĩ, y tá, E118, F2, QK7.
Hy sinh: 28/6/1975 tại Lái Thiêu, Bình Dương. Hiện yên nghỉ tại NTLS TPHCM.
Quê quán: xã Mộ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Tình cờ có bác nào trên đây biết bất cứ điều gì về trường hợp này, xin cho biết. Xin cám ơn trước.
Bạn nên đưa phần này về " giúp dỡ tìm người" thì hơn. Trường hợp của liệt sĩ Ơn có lẽ bị nhầm lẫn gì đó:
- Về phiên hiệu đơn vị thì F2 không có E118, không phải thuộc QK7
- Địa danh thì thuộc QK 7 rồi 

f2 Miền Đông Nam bộ chính là tiền thân của f302 sau này. Các cụ nhà ta ngày đánh Mỹ đã cho VNCH xơi quả lừa ngon ơ. có 2 f2 và 2f3  Cheesy
Logged
Thienlan
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #418 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2010, 08:15:07 pm »

Alo alo, em vừa trở về sau chuyến đi Tây Nguyên. Kết quả là đã đặt chân tới tọa độ 81 - 86 ô 6 nơi mà bác em được an táng, tuy nhiên do trời mưa, cây cối rậm rạp nên việc tìm kiếm gặp khó khăn. Hy vọng vào mùa khô với đầy đủ nhân lực vật lực gia đình em lại Tây Nguyên tiến.

Em có ghi chép hành trình đi tìm cũng rất vất vả. Các bác thấy bài dài dòng quá thì bỏ qua luôn nhé.

Nhật ký đi tìm mộ liệt sỹ Sa Thày – Kontum tháng 8/2010

Ngày 5/8/2010 chúng tôi liên hệ với trung đoàn 66 tại TP. Kontum, trung đoàn giới thiệu lên sư đoàn 10 nhưng do đơn vị đang có nhóm quy tập đang làm nhiệm vụ ở nơi khác nên không thể giúp gì được.

Nhờ có người quen nên chúng tôi đã được giới thiệu trực tiếp tới Huyện đội Sa Thày – khu vực có tọa độ mà bác của tôi đã hy sinh. Chiều ngày 5/8/2010 Đ/c chỉ huy Dương và Đ/c Thông Huyện đội Sa Thày đã tiếp đón chúng tôi nhiệt tình và cử 02 Đ/c là Lê Đức Mỹ và Mai Du Ca ngày hôm sau lên đường ngay (được biết Đ/c Mỹ đã từng cùng đoàn Hà Nội tìm được hài cốt liệt sỹ lính mũ sắt Hà Nội trên đỉnh Chư Tan Kra năm nào)


Thân nhân liệt sỹ và đ/c Mỹ (bên phải) một ngày trước khi lên đường

Chúng tôi được ngủ lại Huyện đội, các đ/c đã bố trí cho chúng tôi mỗi người một giường. Nửa đêm rạng sáng 6/8/2010 trời mưa to,  phần vì lạ giường phần vì hồi hộp cho ngày mai lên đường nên tôi không chợp mắt được, đến gần sáng trời tạnh hẳn. Chắc là trời cũng chiều lòng người để chúng tôi lên đường an toàn.

Sáng ngày 6/6/2010 chúng tôi ăn sáng cùng anh em trong Huyện đội, lần đầu tiên tôi được ngủ lại và ăn cùng cán bộ chiến sỹ. Chúng tôi ăn ngon và cảm phục vì hầu hết thức ăn và rau xanh đều do chiến sỹ ta tăng gia.

Trước khi khởi hành chúng tôi ra chợ Sa Thày  chuẩn bị hương, hoa, rượu, lương thực, xăng dự phòng, tháo hết yếm xe, và quan trọng hơn là mua 03 bộ xích để lắp vào bánh sau xe máy khi đi vào đường trơn trượt rất hiệu quả. 06 bộ tăng võng, máy định vị vệ tinh GPS , cuốc xẻng và 02 chiếc nồi nấu anh em trong Huyện đội cho mượn, Đ/c Mai Du Ca có nhắc nên mua thêm bộ lưới để bắt cá suối – đây là ý tưởng sáng suốt mà trong những ngày ở sâu trong rừng chúng tôi vẫn có thực phẩm tươi ăn hàng ngày. Chúng tôi khởi hành với 03 xe máy, 02 người một xe nhằm hướng Ya Xier thẳng tiến.

Đi chừng vài chục cây số đường đang làm rồi đi sâu vào trong rừng chúng tôi dừng lại tại ngã ba đường và dùng máy định vị GPS, tại đây bắt đầu những ngày không dùng được ĐTDĐ. Tiếp tục đi theo con đường mòn nhỏ rẽ nhánh tại ngã ba, cây cối hai bên đường rậm rạp thỉnh thoảng mới nhìn thấy những chiếc bẫy thú mà người dân đặt hai bên đường. Đây mới bắt đầu đoạn đường gian nan, chúng tôi dừng lại và bắt đầu lắp xích vào bánh sau mỗi xe. Đường đi trơn trượt, lên dốc xuống dốc lúc nào cũng phải chạy số 1 hiếm khi chạy số 2, nếu không có xích thì chắc là chúng tôi không đi được vì đêm hôm trước trời mưa to. Hai chân dang ra vừa chống vừa đẩy, hai tay mỏi nhừ nhất là lúc xuống dốc vì cả trọng lượng cơ thể dồn vào. Trời trở về chiều cũng là lúc chúng tôi tới bên bờ suối, do hôm trước mưa nên nước suối dâng cao. Ngay lúc đó trận mưa rừng lại ập đến làm chúng tôi ướt như chuột lột, phải làm tạm lán để nổi lửa nấu mì tôm ăn trưa. Một lúc sau nghe thấy tiếng sấm và chim hót báo hiệu trời tạnh mưa chúng tôi cho xe nổ máy đi qua suối, nước ngang thân xe cứ như là trận lụt lịch sử ở Hà Nội năm 2008. Vất vả lắm chúng tôi mới vượt qua dốc 7 tầng nghĩa là có 7 con dốc rất cao người ngồi sau liên tục nhảy xuống đẩy. Trời xầm xì trở tối rất nhanh, rất may đi được một đoạn đường nữa chúng tôi gặp chiếc lán có 03 người ở để trông rẫy và đề xuất xin ở lại vì nếu đi tiếp thì không thể đến được điểm cần hạ trại do trời tối. Chúng tôi nghỉ ngơi tắm giặt và nấu ăn tối cùng giao lưu với 03 người bạn mới. Lần đầu tiên tôi ngủ ở rừng trên chiếc võng của người lính, vì đi đường thấm mệt nên ngủ rất ngon. Nửa đêm giật mình tỉnh dậy vì bị dội nước mưa lạnh buốt từ đầu đến lưng, thì ra do trời mưa nước ứ lại nặng quá làm tuột đầu dây buộc tăng không may rơi trúng vào mình. Tôi dậy trở đầu võng và cứ mặc áo ướt như thế ngủ cho đến sáng.

Sáng hôm sau 7/8/2010 trời tạnh mưa chúng tôi nấu cơm, cùng ăn rối tiếp tục lên đường. Vì đêm mưa nên đường rất trơn, có những đoạn vẫn còn vũng nước lớn rất, tuy vất vả nhưng cả đoàn vẫn cứ kiên trì bám đường luồn sâu vào tọa độ đã cho. Ấn tượng nhất là leo dốc Chó, đây là dốc dài và cao nhất, anh em xuống vừa đẩy vừa nghỉ, có những lúc bánh xe quay tít mà không lên được, vất vả lắm cả đoàn mới leo lên đến đỉnh dốc và nhìn lại con dốc mới thấy sức anh em bỏ ra để đưa 03 chiếc xe lên là cả một kỳ tích. Phải nói người dân đặt cái tên là dốc Chó cũng có cơ sở của nó vì khi leo đến đỉnh dốc là mũi, miệng tranh nhau thở (như chó) và phải bò bằng 4 chân (cũng như chó). Càng đi sâu vào trong rừng đường mòn nhỏ dần, càng hoang vắng, cây cối hai bên đường rậm rạp muỗi, vắt càng nhiều. Đến khảng 3 giờ chiều chúng tôi đến được địa điểm cần tập kết gần con suối (tọa độ mà chúng tôi tìm kiếm là 81 – 86 ô 6 Plây Gia Siêng) và định làm lán, anh em tản ra xung quanh thăm dò thì thấy bên kia con suối có chiếc lán bỏ không. Mừng quá chúng tôi đến sửa sang lại, căng tăng và tập trung đồ đạc để nghỉ tại lán, chúng tôi chia nhau thành nhóm: nhóm đi hái rau, nhóm nấu cơm, nhóm đi thả lưới bắt cá. Khi anh em mang rau về là cơm đã chín, rau là măng lồ ô, rau chân vịt (nấu canh chua) và rau dớn. Được một lát anh em đi thả lưới cũng bắt được 3 chú cá suối to bằng hai ngón tay – vậy là chúng tôi đã có món canh cá nấu chua tuyệt vời. Buổi tối ăn cơm rau rừng, cá suối, rượu ấm ở lán của riêng mình nên ai cũng vui vẻ phấn khởi, đêm đó chúng tôi ngủ rất ngon. Khi tỉnh dậy thì trời đã sáng, tiếng chim hót líu lo, lại chuẩn bị bữa sáng với măng lồ ô, rau dớn, rau chân vịt, anh em không quên ra kiểm tra lưới thả đêm qua và lại có 4 chú cá mắc lưới. Phải nói rằng ăn cá suối rất thơm ngon, rau rừng tươi sạch nên bữa ăn sáng không còn sót lại gì. Nước được đun sôi trong ống lồ ô đem pha cà phê tan uống tuyệt ngon, phần còn lại được mang đi uống dọc đường.


Đ/c Mỹ (bên phải)

Chúng tôi lên đường trong tâm trạng phấn chấn phần vì có bữa sáng ngon và no phần vì chỉ một lát nữa thôi là chúng tôi tiếp cận được với tọa độ cần đến. Cây rừng trên đường đi rất rậm rạp một lần nữa đ/c Mỹ lại lấy máy định vị GPS và bản đồ ra kiểm tra xem đi đúng hướng chưa. Trời bắt đầu mưa, mây mù nhiều nên tín hiệu ở máy định vị rất yếu, khoảng nửa giờ sau đã bắt được tín hiệu gần với tọa độ 81 – 86. Phải nói rằng vắt ở đây cực nhiều, bám hết vào hai chân, có chú nhanh chân đã leo lên bụng, cổ cắn đau nhói. Trên đầu muỗi rừng vo ve điên loạn, may quá tôi có cầm theo kem chống muỗi nhưng dường như không ngăn cản được lũ côn trùng khát máu này. Bây giờ chỉ còn xác định ô số 6 nữa là xong, máy định vị GPS và bản đồ lại được sử dụng, ô số 6 này nằm trên 2 sườn của 2 quả đồi liền kề. Bây giờ không có đường mòn mà chúng tôi phải cắt ngang rừng, đ/c Ca cầm dao phát cây đi đầu, chúng tôi rầm rập đi theo từ dưới sườn đồi lên tận đỉnh để dễ quan sát. Đây rồi tọa độ 81 – 86 ô số 6 đang ở dưới chân, xung quanh rất nhiều dấu vết của hố bắn, có cả dấu vết của đường kéo pháo lên đỉnh đồi. Theo đ/c Mỹ thì dấu vết cần tìm là những hố hình chữ nhật đã bị lõm xuống, gần cây to để đánh dấu hoặc là xếp đá xung quanh và thường không chôn ở những nơi quá dốc. Khi đã tìm thấy những mộ khả nghi đ/c Mỹ dùng chiếc thuốn bằng sắt 6 nhọn dài chừng 1.6m để xác định trước khi đào, nếu thấy mềm mềm và dễ thuốn thì bắt đầu đào ngay. Chúng tôi xác định được 04 chiếc mộ khả nghi như thế và tiến hành đào, nhưng hầu như được khoảng 40cm thì gặp phần đất cứng nguyên thủy chúng tôi đành bỏ. Lý giải về vấn đề này đ/c Mỹ nói là do trời mưa làm cho đất nhão nên khi thuốn không chính xác. Tiếp tục luồn rừng sang nửa quả đồi còn lại thuộc ô số 6 chúng tôi phát hiện ra một số mô đất khả nghi và có rãnh thoát nước xung quanh các mô đất. Do trời mưa, cây cối rậm rạp trên đầu nên không gian dưới chân hơi tối, chúng tôi quyết định để lại quốc, xẻng quay về lán nghỉ ngơi để ngày hôm sau đến đào.


Đ/c Ca (bên phải) và tập bản đồ

Không như hôm trước, ngay từ sáng trời đã hửng nắng sau khi ăn no anh em lại lên đường. Từ chỗ hạ trại tới nơi đi bộ khoảng 1 giờ, tới nơi chúng tôi bắt đầu đào, được một lát thì ra đó là tổ mối. Anh em lại tản ra xung quanh tìm kiếm nhưng do lá cây rụng nhiều nên gây nên rất nhiều hạn chế. Chúng tôi bày hương, hoa, bánh kẹo và hoa quả, thắp nến, vãi muối, gạo thắp hương, đốt tiền vàng cúng tế bác tôi và các đồng đội.

Chúng tôi quyết định ra về mà lòng nặng trịch, bước chân đi mà cây mây cứ quấn vào chân, vào người như muốn níu kéo người ở lại. Bác và các đồng đội cứ yên tâm sẽ có ngày chúng cháu đến đón về xum họp cùng gia đình tổ tiên.

Trở lại lán nghỉ ngơi ăn uống, sáng hôm sau sau khi cơm nước no nê chúng tôi lên đường trở về Huyện đội.

Hy vọng vào mùa khô đường dễ đi hơn, dùng thuốn chính xác hơn và đặc biệt lá cây rừng rụng có thể được dọn đi để dễ tìm kiếm hơn. Phần nữa chúng tôi sẽ có thời gian chuẩn bị tốt hơn về lương thực, dụng cụ (như máy dò kim loại), nhân lực.

Logged
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #419 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2010, 01:24:16 pm »

Thông tin mới về một người bạn, có được từ Phòng TBLĐXH Quảng Bình như sau:

LS Nguyễn Văn Ơn. Sinh 1951.
Cấp bậc: hạ sĩ, y tá, E118, F2, QK7.
Hy sinh: 28/6/1975 tại Lái Thiêu, Bình Dương. Hiện yên nghỉ tại NTLS TPHCM.
Quê quán: xã Mộ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Tình cờ có bác nào trên đây biết bất cứ điều gì về trường hợp này, xin cho biết. Xin cám ơn trước.

 Có tin vui cho các đàn anh Trỗi nói chung và K4 nói riêng đây. Hiện NTLS TP HCM có tên Liệt sỹ Nguyễn Văn Ơn. TT như sau :

- LS Nguyễn Văn Ơn
  Sanh : 1951
  QQ    : Quảng Bình
  Ngày HS: 20/6/1975
  Đơn vị : C4-D1 - 117A

 Các đàn anh kiểm tra lại kỹ nhé, kẻo mừng hụt.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM