Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:24:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang  (Đọc 350246 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Thành viên
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #100 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2008, 07:47:46 pm »

Em đọc bên ttvnol thấy có đọan lính ta với lín tàu chỉ cách nhau 9-10m/chốt. Thật vậy hả các bác? À rồi còn thỉnh thỏang đùa dai đứng lên ném đồ cho nhau! Có ko các bác?
------------------------------------------------------------------
 Bạn đang nhắc đến điểm cao "4 hầm" đấy, gọi là "4 hầm" vì mỗi bên có 2 hầm, cách nhau dưới chục mét, ở giữa là chằng chịt dây thép gai và mìn. Hồi mình ở trên ấy, đội tuyên văn của sư lên "4 hầm" hát cho lính nghe, bọn lính TQ còn hò sang đề nghị hát to lên cho chúng nó nghe với! Grin

Thế thằng Tàu nào cũng biết tiếng Việt hả bác. Mà các bác hát bài gì thế? có phải "VN-Tunghoa núi liền núi, ớ ơ..." ko ạ? Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2008, 07:54:55 pm »

Không phải tất cả nhưng cũng chả ít vì bọn TQ lên chốt hồi ấy chủ yếu là lính tuyển tại các tỉnh biên giới sát mình, có cả bọn Hoa kiều hồi hương. Với cả, nhiều khi người ta cảm một bài hát không chỉ qua lời ca! Grin
Những bài hát hồi ấy lính HG hay được nghe là: Hoa sim biên giới, Gửi em ở cuối sông Hồng, Chiều dài biên giới, Sa Pa- Thành phố trong sương,... và những bài hát thời chống Mỹ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2008, 07:57:54 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
minhtriettg
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #102 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2008, 08:47:56 pm »

nếu khoảng cách gần như thế thì có kiểu bắn tỉa giống như trên Điện Biên ko bác?
thấy mặt nhau ko bác?
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #103 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2008, 09:32:16 pm »

nếu khoảng cách gần như thế thì có kiểu bắn tỉa giống như trên Điện Biên ko bác?
thấy mặt nhau ko bác?

Ở những chỗ gần nhau lại an toàn. Cả hai bên đều cố gắng kiềm chế.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
Vù Cưỡng
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #104 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 09:16:34 am »

Xác xe tăng gần cửa khẩu Thanh Thủy. Hồi trước bác Đoàn bảo đây là 2 con T-34 đúng không ạ.



Nhìn kĩ thì hình như ở trên cùng còn có 1 cái xác ôtô nữa.

Đâu, hai cái pháo tự hành BT.
Chỉ huy trung đoàn 95 là Trần Xuân Loạn, Thái Bình. Hồi đánh Căm nổi tiếng bởi một trận cỡ đại đôi, bò luồn qua hàng rào tập kích bất ngờ. Ông Loạn lên sư trưởng 325 rồi về hưu. Hắn nhậu với tớ một lần, nhưng ở hai chiến tuyến. Chả là hắn khá quân phiệt và ủng hộ quân phiệt. Mấy thằng tân binh lính Hà 1990 bị lão đại phó C9 95 lừa ra xếp hàng rồi bọn lính cũ mất dậy hội đồng. Ông Loạn mời tớ (linh Hà cũ) ngồi nhậu trên nhà tiểu đoàn để công tác chính trị  Grin Grin. Lính Hà thì khỏi nói, lười, thái đội bề ngoài lười (dẻo mép mà  Grin Grin) và chân thành lười ( kể chúng vừa yếu vừa... dốt đóng gạch, đóng gạch nghĩa đen nhé, chứ nghĩa bóng thì ngược lại).  Grin Grin . Đã thế hai ba thằng lại có đôi chút... quan hệ mới phiền.  Grin Grin Ngồi nhậu cùng với tớ là một chú 90 làm ở Phà Đen.

Ông Loạn ấy mắt trố như tớ  Grin Grin nhưng khoẻ như con tịnh. Tớ thì khoẻ như ....  Cái cổ tay ông ấy to hơn cổ chân tớ.  Grin Grin Grin  Dây của ông là 3 ông trố. Dũng đại trưởng C9 kịch trần vì thiếu đào tạo chính quy (sỹ quan thời chiến, trường thành từ lính mà lên, già đời vẫn đại trưởng), Tuấn trố D trưởng D6 và Loạn Trố E trưởng 95 cũ  Grin Grin. 3 lão này được cái hợp với tớ khoản nhậu. Có điều, tớ nhậu xong tỉnh dậy quên tiệt, còn ba lão này cái gì cũng nhớ, không quên kể tăng gấp đôi số rượu đã nốc  Grin Grin Grin. Tớ làm "thư ký đại đội" cho Dũng, viết vẽ báo cáo với biểu đồ, tô lại sơ đồ, bia...

Sư đoàn hồi lên chốt phần đông là lính "thang mộc" xứ Thanh. Lúc đó là cuối chiến tranh rồi. Bên thuyền chiến tranh ảnh hưởng to lớn với tâm lý. Lính của nó 3 tháng thay quân một lần, có nhiều đơn vị của các đại quân khu chủ chốt, sỹ quan ở đây về có chế độ cải thiện vị trí, chức vụ, cấp bậc rất hoành tráng. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cái nhìn quá rõ rệt thực tế của lính thuyền với chiến tranh. Ví dụ, đường tải nước lên chẳng hạn. Đây là con đường chung, có luật không thành văn, mỗi ngày tôi cõng nước, rồi tôi bắn, rồi tôi nghỉ, rồi anh cõng nước, rồi anh bắn. Ai vi phạm điều đó Huh? chỉ là những đơn vị thuyền mới lên hiếu chiến, kết quả là chính họ, thường là thiếu chuẩn bị nước, được một lần hiểu luật.
Càng kéo dài chiến tranh thì cái nhìn thực tế đó càng lan truyền sâu rộng, đấy là nguyên nhân chính, theo mình, thuyền nó ngừng chiến.

Có nhiều chuyện ấn tượng về 95 lên chốt lắm. Trên các bác có chụp ảnh nhà sư đoàn. Vừa ướt ráo lên bị bên kia-cũng mới thay quân, thị uy bắn cháy sạch. Ông Loạn mới nhân 10 số đạn đó rồi cũng bắn vào nhà sư đoàn nhà nó. thế là từ đó hai bên hiểu nhau lắm.

K6 (ở quân đoàn 2 hồi đó hay gọi D là K), tức D6 đóng chốt cách địch vách đá, ném thuốc lá cho nhau được. Hồi mới lên lính ăn cơm sáng toàn bụi sạn, vì có một thằng to con rậm râu, sáng ra nó lấy quả lựu đạn lớn nó tập thể dục. Trong chốt thì chưa có thương vong, nhưng bụi đá (chỉ còn đá, lớp đất đã bay từ 80 kiếp). Có lẽ chiến công hài hước nhất là sau đó, ông gì tớ quên tên, cho chú rậm râu hưởng quả M79 vào bụng, cả đám đông, mỗi thằng thuyền cầm một phần của chú đem về.  Grin Grin Grin

Trước khi về, mấy lão A trường C9 còn mò sang lấy được cái xanh tuya (cũng có thể bọn nó vứt đi  Grin Grin), được cái về có cái xem.

Tuy vậy, nhìn chung quan hệ lính hai bên ở các chốt tiền tiêu là đồng nghiệp, thuốc mời thường xuyên lắm.

Thương vong thì có một chàng đi mót lạc trúng mìn hay pháo gì đó.

Logged

陳団
Vù Cưỡng
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #105 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 06:42:40 pm »

lính về tâm lý khác thường lắm.
Tớ về đến Vĩnh Yên, thi vào HVKTQS (mà đỗ thủ khoa mới vui),vẫn máu chặn đường chấn xe  lắm. Một là không có tiền đi. Hai là những ngày tháng đó, công lý tự mình làm  Grin Grin Grin Grin có đánh nhau thì cũng chỉ  thiệt mấy chú chủ xe, hồi đó khách chính là lính trên núi, nó phải bít chứ .  Grin Grin Grin Grin Grin Hồi đó công an tỉnh là nhỏ, cáu lên bọn mình khừ ngay.  Grin còn mang kẻng công an VY về KTX treo làm hiệu.......... chiến. (khu 125).

mà khổ lính thật. thời với buổi. Tầm 87 thì còn đỡ, trước đó về nhiều anh ba ngơ, xã hội đổi thay nhưng cứ chân chỉ hạt bột mới điêu  Grin Grin Grin Grin Sinh viên hay lính đều có thời trẻ  Grin Grin nhưng lính lại thấy chân chỉ hạt bột là hay mới điêu  Grin Grin Thế nhưng linh 88 89 khá. Về cũng khá mà ở lại cũng tươm lắm. Bọn mình vưỡn nhậu đều mừ.
Logged

陳団
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #106 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 07:36:02 pm »

Có thế chứ.Tiếp đi bác Cường Vũ.Lật cánh từ tn lên phía bắc nhé.
 Bộ đội đi xe mà mua vé thì chắc là hiếm.Có tên trong sổ đỏ CITIES.
Nhưng hồi đó mà gặp bọn em là rách việc lắm.Nhưng mà sơn ăn tùy mặt,ma bắt tùy người.Gặp các bác lính cũ,lính biên giới thì phần lớn hỏi han rồi cho đi thôi.Thứ nhất là đồng cảm,thứ hai là các ông này có nhiều ông chán đời lắm...... Grin.
 Cũng có1,2 lần phải xuống chưởng,nhưng đấy là những bố lấc cấc quá đáng hay là trộm cắp vặt vãnh thôi.
Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #107 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2008, 08:17:53 pm »

Bác Đoành có bít hai cái xe BT cháy từ bao giờ không nhỉ. Thấy lính 85 86 truyền lại là nó nằm đấy từ lâu lắm rồi. Lính đi Hà Tuyên ông nào cũng biết hai cái xe này, cũng là một ấn tượng hay về kể lại, mặc dù ít người bít nó là loại xe j  Grin Grin Grin Grin Grin Grin.

Đây là loại pháo tự hành đóng trên thân xe BT-5 của thập niên 193x  Grin Grin Grin Grin. Trường dậy lái xe này là cái trường ở trên điểm cao 480-Vĩnh Yên. Giáp của nó thì khủng khiếp, súng trường bắn thằng là thủng  Grin.

Hồi 88 thì Hà Giang là thị xã lính chiến, toàn nhạc vàng. Ôi trời ôi, sao người đi thú trấn ải đông thế. Mà hồi 88 đi thú chỉ 6 tháng là về, mấy ông 83-84 có ông còn nằm trên chốt núi 6 năm, mục mất cả đầu óc tinh thần. Em có ông anh thằng bạn thân, thằng bạn em là Sĩ Béo ở khu Đường Sắt-Ngọc Khánh HN, thằng này đi làm sớm nhất hội, 1986, nhưng gần nây nó bỏ nhà máy đi chứng khoánh chứng cá, đang kêu giời đây. Anh nó không bít đi chốt từ bao h, về hâm hâm, ở bẩn khủng khiếp, suốt ngày nốc rượu.

Từ 1987, ở Quân Đoàn II chuyên gia Liên Xô đông và tham gia sâu lắm. Chuyên Gia có cả khu nhà riêng cạnh Quân Đoàn Bộ (Vôi) và khu trại trên Trường bắn Cấm Sơn. Lính chiến phục trình độ chỉ huy pháo binh Nga lắm, thấy mấy anh đi trước kể lại, 1987, pháo bắn chỉ trước bộ binh 300 mét, cực kỳ chính xác. Hồi 88 cũng thấy có loại vũ khí mới, theo em hiểu là ống phóng đạn cháy, một số chốt tiền tiêu có, do loại lính Hóa tăng cường về, mỗi chốt nếu có là một tổ. Có cái đấy thì bố thằng tầu cũng không đánh được chốt núi đá, mà đến 88 thì từ lâu nó cũng không tấn lấn rồi. Đợt 95 lên sau được tuyên dương nói chuyện nhiều, là khẳng định ai thắng ai trong chiến tranh quy mô nhỏ này. Ta khắc được tất cả các vở của nó, đồng thời tạo thế đan xen làm cho nó duy trì chiến tranh cực kỳ vất vả. Đã thế, số người kinh qua chiến tranh nằm trên nhiều vùng đất chủ chốt của nước tầu, nên hình ảnh thực tế về một cuộc chiến tranh cực kỳ ngu ngốc lan rộng và sâu khắp cái đất 1 tỷ dân này, hết sức bất lợi cho chính quyền địch.

Năm 88 nó cũng có thời gian dài củng cố công sự. Nó nổi tiếng có kiểu hầm ngầm trên núi đá. Hầm ngầm từ nhỏ đến to, đường ra công sự cá nhân cũng hầm ngầm. Rồi hầm ngầm chở pháo bằng ray, thò ra bắn mấy phát rồi thụt vào chui sang miệng khác.  Đến mấy năm sau lính vẫn được huấn luyện nâng cao khả năng đánh hầm ngầm.

Ta cũng lắm vở lắm, hồi sau này bọn em đọc báo tầu, thấy có cái ảnh nó tuyên dương j đấy liệt sỹ của nó, em dốt chữ vuông nên chỉ nghe một thằng kể lại, không đọc được. Đại khái ma ma lên thăm con đúng lúc thằng con chết gục trên khẩu ĐKZ-75mm, cả trung đội đứng chào kiểu nà binh bà ma ma đang nửa muốn khóc nửa phải nín để chụp ảnh "biến đau thương thành hành động" j` đấy. Đấy là chiến công của 95 đấy. Sau này em được biết nó cũng có Hồng Tiễn 紅箭, nhưng phở. Lúc đó 325 cũng bắn thử B72 sang trận địa ĐKZ của nó trên điểm cao 1500, nhưng không tới rồi dùng pháo dập để tránh nó lấy mất mẫu. Thấy lính pháo bảo ở đấy rất khó quan sát hiệu chỉnh pháo. Tuy vậy, thương vong của nó không phải nhỏ.

Lính chốt sợ pháo tầu lắm, vì nó bắn suốt ngày, thường đồn trình độ bắn pháo của tầu cao. Theo đánh giá của riêng em thì chỉ huy pháo của tầu đợt này phở, phở kinh người chứ không phải phở vừa. Nó chỉ có thể bắn vào các vị trí đã tính toán sẵn, còn diễn theo thay đổi thì nó tịt.

Cái em đánh giá thứ hai là trình độ xây dựng trận địa của nó cực kỳ tồi so với ta. Nó bỏ rất nhiều công của để xây trận địa, nhưng công thì cao mà trình độ lại phở. Hệ thống công sự bộ binh của nó có nhân tử là các ổ. Ổ là một công sự cho trung đội hoặc tiểu đội dùng chung, như cái lô cốt, nhưng được đắp đất đá kiểu dã chiến chứ không phải bê tông. Trận địa pháo  tầm ngắn gần thì chủ yếu đào đắp đất đá (chủ yếu là đá), cực kỳ tốn công mà thiếu khả năng cơ động. Vì vậy nó bỏ công cực kỳ nhiều để có trận địa, nhưng mỗi trận địa như thế phải phục vụ rất lâu và cuối cùng thì ta cũng mò ra hết.

Công sự bộ binh của ta ở đây xây dựng rất khó khăn. Thấy các anh bảo trước đây có rừng có đất, nhưng pháo bắn chỉ còn trơ đá, mà đên giờ xung quanh điểm cao 1500 vẫn trơ đá chưa mọc cây, bạn Sơn bốt cái ảnh trên đấy, nham nhở đá trông xa trăng trắng. Mặc dù nhiều đoạn khó khăn không thành hình, nhưng công sự của ta vẫn tuân theo nguyên tắc chung rất tôm chia nhánh. Nếu mà đầy đủ thì mỗi lính có 2-3 râu tôm, mỗi râu có một vài ổ bắn, 3 lính dồi gốc râu về tổ, tổ dồn về tiểu... Trên núi đã nhiều đoạn địa hình không thể làm đúng, nhưng đại thể vẫn vậy. Trận địa như vậy vị trí mỗi lính phòng ngự luôn bất ngờ với địch, càng rút lên càng tập trung lực lượng, tiếp viện cho điểm xung yếu đi qua tâm trận địa chứ không đi qua mặt tiền, dễ bị cắt đứt. Kiều đó bung ra thì thứ, co vào thì cụm, vị trí chiến đấu luôn thay đổi chứ không to lù lù ccó định như kiểu lô cốt của Tây với Tầu.

Chính vì trận địa pháo, trận địa người nó to lù lù như vậy nên nó mới khổ hơn ta mặc dù nó lắm pháo. Trận địa của nó có khuất núi thì ta bắn lâu, ta dùng pháo nhỏ đánh gần... Lính Tầu lại chóng xuống tinh thần lắm, nên mới có hiệu quả tâm lý ngược và nó kết thúc chiến tranh.

lại nói về pháo, bên kia biên giới có một cái cầu bắc qua nhánh sông Lô, ta bắn khuất núi, mãi không trúng (mà hình như chưa bao giờ trúng). Lính đồn cầu ấy làm bằng cao su.  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Mịe nó, nó chọn khu vực gây chiến biên giới quá chuẩn, pháo nó thuận tiện nhiều đài quan sát, pháo mình rất khó khăn.

Cái trận A6B (85) bạn Sơn bốt trên thì tầu nó kinh 3 đời. Về sau, còn nhiều sách báo, cả chuyên ngành lẫn văn học nó viết về trận này. Bản thân giới chuyên môn quân sự tầu cũng lấy đây là một trận đánh mẫu để nghiên cứu. Sau hình như năm 1987 nó đánh quy mô lớn chiếm lại diểm cao này hả Sơn ơi.

Hồi 90, sau này em nghe bọn tầu kể lại, rồi tìm mãi mới được bản mô tả nội dung và vài hình ảnh, không tìm được phim để xem. Ở Bắc Kinh có chiếu một cái phim truyện làm về chiến tranh này. Hình như nó mô đi phê cái trận A6B mà Tầu gọi là 211 bạn Sơn bốt trên đó đó. Phim mô tả đặc công nhà ta, có mấy ẻm nữ, chỉ huy và các ẻm chén suốt ngày.  Grin Grin Grin Grin Grin Tất nhiên Tầu thắng to, ta mưu mô tài giỏi rất nhiều nhưg cuối cùng thiếu chính nghĩa nên thua to. Nhưng câu khách nhất ở phim này là hình ảnh chén liên tục  Grin Grin Grin. Phim quá rẻ tiền và gây lên một làn sóng tỏ thái độ khinh bỉ ồn ào khắp các thành phố lớn, tất cả các báo chí thì chỉ có báo quân đội tầu là ọ ẹ được vài cái ú ớ, còn các báo lớn khác đều có thái độ khinh bỉ hoặc phản đối mạnh mẽ. Nhìn chung, lúc đó tư tưởng của cả nước Tầu con bị gông xiềng thật, nhưng sự phản đối chiến tranh hết sức mạnh, rộng khắp, sâu sắc, và rõ ràng là chúng ta thấy Tầu rút quân.

Trong thập niên 199x thì dân Tầu ra nước ngoài rất nhiều, cũng rất nhiều lưu học sinh ở lại nước ngoài làm ăn và họ thật sự ngỡ ngàng về các thất bại liên tiếp của quân Tầu. Họ cảm thấy bị lừa dối, một đội quân đánh vừa ngu vừa nhục nhưng đi nhồi sọ từng thằng trẻ con một, đó là đội quân vinh quang bách thắng. Rồi sỹ quan đi "biên giới phía nam" về được lên chức ầm ầm, vì ở đó vinh quang thắng lợi ầm ầm, đó thật sự là một sự tham nhũng chính trị tập thể quy mô rất lớn, lợi dụng chiêu bài yêu nước. Dân lưu học sinh ở lại của tầu viết nhiều sách vở báo chí xuất bản ở nước ngoài và cũng đôi khi lừa thế nào xuất bản được ở Tầu. Em có đọc một vài mô tả rất lạ, ví dụ, họ kể về một người con gái anh hùng năm 79, dùng súng trường bắn vỡ kính xe tăng, một mình chặn cả một đoàn quân lớn. Sau đó bà bị bắt, địch đê hèn lột trần truồng bà rồi cho xe tăng chạy qua. Chắc lúc đó chỉ một mình bà ở đó nên quân ta không hề biết chuyện này.
Logged
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #108 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2008, 10:02:10 pm »


. Ví dụ, đường tải nước lên chẳng hạn. Đây là con đường chung, có luật không thành văn, mỗi ngày tôi cõng nước, rồi tôi bắn, rồi tôi nghỉ, rồi anh cõng nước, rồi anh bắn. Ai vi phạm điều đó Huh? chỉ là những đơn vị thuyền mới lên hiếu chiến, kết quả là chính họ, thường là thiếu chuẩn bị nước, được một lần hiểu luật.
cái này em k hiểu bác ơi,nghĩa là sao hả bác??nghĩa là để tránh bắn vào nhau hả bác??

Cái trận A6B (85) bạn Sơn bốt trên thì tầu nó kinh 3 đời. Về sau, còn nhiều sách báo, cả chuyên ngành lẫn văn học nó viết về trận này. Bản thân giới chuyên môn quân sự tầu cũng lấy đây là một trận đánh mẫu để nghiên cứu. Sau hình như năm 1987 nó đánh quy mô lớn chiếm lại diểm cao này hả Sơn ơi.
Bác Sơn chưa post cái trận ấy bác minh_mai ơi.Bác post lại đi!Trận nào mà nghe hoành tráng thía??? Smiley
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 11:42:32 am »

Hơ buồn nhỉ, hoá ra mất công post bài bên mấy box kia lại ít được quan tâm  cho lắm.
Bác minh_mai nói đến trận này đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1367.10
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM