Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:26:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang  (Đọc 350031 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 10:11:13 pm »

@ Bác Đoàn: Xuống phố huyện pót bài nên đang đọc bài của bác. Câu chuyện thật cảm động và hơi buồn! Đọc cứ như mình đang mắc lỗi gì ấy bác ạ!
---------------------------------------------------------------------------------
  Bên Tây Nam các bác thì không có khái niệm thiếu rau đâu nhỉ? Em đã từng thấy một chú lính móc hộp gà 1kg (hộp gà TQ hẳn hoi) đổi lấy một nắm rau tập tàng, cái loại rau hái dọc bờ suối ấy! Loại rau rừng này cũng hiếm vì lính vặt ráo cả!
Không thiếu đến như thế. Trong rừng thì tàu bay, môn thục. Phum hoang thì chùm ruột, khế chua...Sau này ở cứ thì mang hạt giông từ nươc sang tăng gia tự trồng. Vitamin C không thiếu. Chỉ thiếu mỗi vitamin ""E"" thôi tư lệnh ạ!
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 10:25:08 pm »

Từ mấy năm trước em đã có dự định lên Vị Xuyên để tận mắt xem lại những nơi đã được nghe kể, thế mà mãi vẫn chưa thực hiện được. Không biết nếu vào đó thì đi thế nào, bác Đoàn, bác Cao Sơn nhỉ Smiley
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 09:14:35 am »

Thời đầu 8x, quả là Hà Giang chưa phải là đỉnh thật. Lúc đó, tớ ở đơn vị suốt ngày nghe thông báo về bình độ 400 ở Lạng Sơn cơ. (địa danh này bây giờ có cái Mẫu Sơn đang hot đấy)
Hà Giang nổi từ 83 trở đi thì phải.
Còn chuyện rau hiếm ở Hà Giang thì đúng rồi. Tớ theo đoàn chi viện mang thanh bê tông lên làm hầm cho anh em ở Hà Giang, có vác theo chục bao ni lông mầu xanh của Tầu đựng toàn dưa cải muối, loại muối cả cây rau cải, được coi là hàng cao cấp của anh em ta trên đấy.
Cái bao ni lông mầu xanh cuả Tầu ấy, to bằng bao gạo 50 ki lô, không biết nguyên thủy nó bọc cái gì, lâu ngày quên rồi. Mà bác Dongadoan hay bác Cao Sơn có được ăn cây dưa cải muối nào trong cái bao đó không? Chưa biết chừng quả đất lại tròn  Grin
@ chiangshan: lên Hà Giang bây giờ được coi là "hot" của dân "phượt" đấy. Vết tích chiến tranh hầu như không còn thấy gì. Cách cửa khẩu Thanh Thủy chừng 2 km còn một ngôi mộ của một sỹ quan biên phòng ngay bên đường 2. Còn qua của khẩu Thanh Thủy sang đất Tầu chỉ mất 2 k lệ phí. Có thể sang bên đó uống côca Tầu và nghẫm nghĩ về sự vật đổi, sao dời.
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 09:44:57 am »

Bác Đoàn. Đúng là say chứ không phải ngộ độc, dưng mà lúc ấy em cứ nghĩ là chắc tèo. Hê hê, bệnh bi kịch hoá vấn đề.

ChiangShan. Lên Hà Giang bây giờ, dân phượt chỉ chạy vòng vòng nơi không có chiến sự. Các đơn vị cũ tổ chức thăm trận địa cũng chỉ vòng vòng bên ngoài, không vào khu tiền duyên ngày xưa được. Trước bọn mình có ý định vào sâu, xin phép được biên phòng rồi, kéo cả trinh sát đi cùng, rồi cũng thúc thủ quay ra vì 20 năm vật đổi sao rời, cỏ lau cỏ lác mọc ngút trời và mìn thì vẫn còn không gỡ được.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
MEO
Thành viên
*
Bài viết: 78


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 10:15:02 am »

Đây rồi! Cuối cùng thì cũng bác dongadoan cũng xuất chiêu. Bác cố gắng đều đặn nhé. Cảm ơn bác
Logged
architecto
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 02:35:36 pm »

Sau kể lại, chúng nó bảo đúng là chôm chôm, chúng nó vẫn ăn. Em thì đến giờ vẫn không hiểu đó là quả gì. Bác Đoàn có bao giờ nghe nói về loại quả này không?
Quả Vải Đá bác Cao Sơn ạ. Nó rất giống Chôm Chôm (tuy quả nhỏ hơn). Chín thì ăn khá ngọt, nhưng cùi quả thì không lóc khỏi hột. Bác đang đói, chén vào nên say thế thôi, quả này lành lắm.
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 04:34:58 pm »

Sau kể lại, chúng nó bảo đúng là chôm chôm, chúng nó vẫn ăn. Em thì đến giờ vẫn không hiểu đó là quả gì. Bác Đoàn có bao giờ nghe nói về loại quả này không?
Quả Vải Đá bác Cao Sơn ạ. Nó rất giống Chôm Chôm (tuy quả nhỏ hơn). Chín thì ăn khá ngọt, nhưng cùi quả thì không lóc khỏi hột. Bác đang đói, chén vào nên say thế thôi, quả này lành lắm.

Có lý. Quả nhỏ hơn chôm chôm thật. Mình không dám khẳng định là chôm chôm vì nó lại mọc trên núi đá vùng phía Bắc. Chôm chôm là cứ phải Nam bộ, nhỉ.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 05:28:21 pm »

Nếu nhớ không nhầm thì Cao Sơn còn mấy cái ảnh chụp ở Làng Pinh, Nà Cáy...lần gần đây lên thăm? Cao Sơn post lên đây đi!  Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 08:11:41 pm »

 Ở cứ hậu cần của eH12 tại Nà Cáy, bọn tớ toàn ở trong nhà nửa âm. Tức là cái nhà có một nửa ngầm trong hang đá, nửa còn lại thì lợp bằng giấy dầu nhô ra ngoài. Cái hang thì để ngủ, cái nhà thì để làm việc, uống nước và chập tối thì...bắn khỉ, bắn chuột! Grin

 Chỗ ngủ thì trải sạp nứa, lót chăn bông. Mấy cái sạp làm sát vào vách hang, chừa một chỗ trống ở giữa để đốt một đống lửa sưởi vào buổi đêm. Lần đầu tiên ngủ ở cái nhà nửa âm đó, tớ bị một mẻ sợ gần chết Grin Đêm ấy, sau khi nhận bàn giao của fB16, ổn định sơ sơ kho tàng, đồ đạc xong ai cũng mệt phờ, lăn ra ngủ như chết. Lúc ấy mà nó có pháo sang thì có khi cũng cóc tỉnh dậy được. Ngủ trong hang giấc ngủ thường rất nặng nề, hay ngủ mê và chợt tỉnh bởi không khí bí và khói. Khoảng nửa đêm, tớ tỉnh dậy, bỗng thấy "vùng mềm dưới bụng" Grin lạnh tóat - giật hết cả mình cứ tưởng mình quay lại thời 2 tuổi Shocked Vội sờ xuống dưới, thì...cha mẹ ơi! Có cái gì lạnh ngắt, tròn tròn mà lại mềm nhũn khoanh tròn trên "bụng" mình Huh Rắn, rắn hay sao ấy, mà tớ thì sợ rắn nhất đời Embarrassed Vùng dậy, hắt toẹt cái đống ấy đi, tớ hét tóang lên --> cả hang nhốn nháo chồm dậy! Và khi biết chuyện thì các lão ấy cười rầm rĩ, xúm vào trêu chọc làm tớ ngượng mất mấy buổi. Hì, hóa ra là một cô (chắc là cô Grin) trăn đá ở trong hang lạnh quá, chui ra ngự tạm trên bụng tớ để...ngủ!

 Cái giống trăn này sau đó tớ còn tiếp xúc nhiều nên không thấy sợ nữa chứ lần đầu tiên nhìn thấy nó kinh cực. Ai lại đầu đỏ, chót đuôi đỏ, thân thì xam xám, mông mốc. Con to thì khoảng 3, 4 ký, con nhỏ thì bằng cái đũa cả. Chúng sống lúc nhúc trong những kẽ đá và thức ăn chủ yếu là chuột, thằn lắn..., không chê cả gà tăng gia của bọn tớ! Grin Cái giống trăn ấy hiền lạ, chả có ý định cắn tớ bao giờ Grin Trời hửng nắng là kéo đàn, kéo lũ ra nằm phơi trên gộp đá, chấp cả pháo của địch thỉnh thoảng lại làm phát đánh đùng. Đêm thì rúc vào chăn ngủ cùng lính hoặc ra nằm quanh đống lửa, đến sáng lại chui vào hang.

 Sau này, các bố lính cựu kiếm cái cải thiện hết bèn hô nhau bắt trăn thịt. Các bố ấy cũng cắt tiết pha rượu, treo ngược con trăn lên lột da, rồi cũng băm viên rán với mỡ cừu. Ăn cũng đường được Grin Chén một lần quen mùi, sau các bố ấy lùng kinh lắm, suýt thì bọn trăn ấy tiệt chủng. Mà không có nó thì chuột nó phá kinh hoàng, bọn tớ đã ngồi ước lượng với nhau, mỗi đầu người của trung đoàn phải cõng tới gần trung đội chuột. Chuột nhiều đến nỗi rắc vài hạt cơm ra sàn là nó xông ra cả đàn, đuổi không đi, gí nòng AK vào bóp cò cái đoành là con chuột nát bét! Grin Cuối cùng để bảo tồn nòi giống cho cái loại trăn có ích ấy, trung đoàn phải ra cái lệnh: Chỉ được chén loại trên 1 ký. Hì, nhưng có cân cóc đâu mà biết con nào trên 1 ký hay không? Tuy vậy, các bố ấy cũng chờn nên chỉ chén con to thôi, con nhỏ thì "tha cho cháu nó lớn!"
 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2008, 02:30:21 pm »

Đây là đoạn đường phản gương. Bên phải là sông Lô và các trận địa pháo của quân ta. Bên trái là làng Ping, Nà Cáy. Đằng trước, mây che phủ chính là đỉnh 1250, nơi quân địch đặt trận địa pháo bắn thẳng vào đội hình vận tải của quân ta.

Mặt trận Hà giang lấy sông Lô làm mốc, chia làm hai hướng: mặt trận phía Đông và mặt trận phía Tây. Phía Tây bắt đầu từ thung lung Thanh thuỷ, kéo dài đến Lao Chải. Phía Đông từ núi Pha hán, kéo đến đỉnh 1030 (Giả âm sơn).



(Nếu có gì không chính xác, nhờ bác Đoàn, Chiangshan và các bác khác nhắc nhở và sửa hộ)
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2008, 02:31:56 pm gửi bởi Cao Sơn » Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM