Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:26:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ Tổng Tham mưu Xô-viết trong chiến tranh  (Đọc 127373 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #190 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 01:49:27 pm »

Cuối cùng, chiều sâu nhiệm vụ của các phương diện quân hạn chế nhất định như vậy sẽ đặt ra cho các tư lệnh phương diện quân một trách nhiệm cao đối với việc dự kiến tiến trình phát triển về sau của các sự kiện. Đồng thời, Đại bản doanh cũng tính là trong hai ngày 22 và 23 tháng Năm, việc tiến hành thảo luận rộng rãi cùng với những hội đồng quân sự của các phương diện quân về chiến dịch có tính chất chiến lược nói chung, đã giúp cho các hội đồng quân sự của các phương diện quân tất cả những gì cần thiết để thực hiện huấn luyện bộ đội chặt chẽ đúng với tinh thần những quyết tâm đã được thông qua. Các đồng chí tư lệnh các phương diện quân đều có đầy đủ khái niệm về khả năng phát triển của chiến dịch, nghĩa là các đồng chí ấy có thể vững lòng để chỉ huy và bảo đảm chiến dịch.

Thêm nữa, lại có những đồng chí đại diện của Đại bản doanh, một là Phó tổng tư lệnh tối cao, hai là Tổng tham mưu trưởng, ở trực tiếp tại chỗ để theo dõi và giúp đỡ việc chấp hành thật đúng nội dung và tinh thần các chỉ thị của Đại bản doanh. Và, các đồng chí ấy lại là những thành viên am hiểu tường tận nhất việc xây dựng kế hoạch tấn công với những quy mô chiến lược, nghĩa là trong những trường hợp khẩn cấp, bao giờ cũng có thể ra chỉ thị trực tiếp bổ sung nhiệm vụ cho các phương diện quân, và trong thực tế các đồng chí cũng đã làm như vậy.

Các đồng chí ấy giữ một vai trò hết sức lớn trong việc tập trung những phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết cho cuộc tiến công. Chẳng hạn có vấn đề sau đây, thật khó mà giải quyết trong các phương diện quân Pri-ban-tích 1 và Bê-lô-ru-xi-a 3, là hai phương diện quân phải đưa vào chiến đấu một số lượng xe tăng lớn, kể cả tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5. Ngay ngày mồng 8 tháng Sáu, A. M. Va-xi-lép-xki điện báo cáo lên Đại bản doanh:

“Việc chuyển giao những gì đã định cho Tséc-ni-a-khôp-xki bị chậm. Chẳng hạn như ở chỗ Ô-bu-khốp, hết ngày 5 tháng Sáu phải đưa đến đủ, nhưng đến ngày hôm nay mới có 50%”

Ba ngay sau, A-lếch-xan-đrơ Mi-khai-lô-vích Va-xi-lép-xki lại trực tiếp đề nghị với bộ trưởng Bộ dân ủy giao thông phải đẩy mạnh tốc độ vận chuyển, và phải chuyên chở cho hết, không được để chậm quá ngày 18 tháng Sáu. Tuy vậy, ngày 17 tháng Sáu, đồng chí lại gửi một báo cáo khẩn về Đại bản doanh:

"Công tác vận chuyến đường sắt rất căng, gây nên mối lò ngại không tập trung được kịp thời một số đơn vị cho phương diện quân, và cả việc chuyển giao một số hàng tiếp tế”

Ở phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1, tình hình cũng hệt như vậy. Ngày 11 tháng Sáu, Gh. C. Giu-cốp báo cáo cho Tổng tư lệnh tối cao:

“Công tác vận chuyển đạn dược cho phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 tiến hành rất chậm. Trong một ngày đêm, phương diện quân nhận được chỉ có một hay hai chuyến... Có cơ sở để tin chắc rằng phương diện quân sẽ không được bảo đảm đúng thời hạn đã định”.

Nhịp độ chuyên chở bộ đội cũng rất chậm: chẳng hạn lữ đoàn pháo binh có uy lực mạnh và ba trung đoàn pháo tự hành có nguy cơ đến muộn. Quân đoàn cơ giới Cra-xnô-grát 1 của trung tướng X. M. Cri-vô-sê-in bị nghẽn dọc đường, và đến hết ngày 12 tháng Sáu mới có tất cả 5 đoàn xe của quân đoàn tới nơi.
Những tiểu đoàn ô-tô cần thiết và nhiên liệu cho máy bay không làm sao đến được phương diện quân Bê-lô-ru-xỉ-a 2.

Những báo cáo của các đồng chí đại diện Đại bản doanh đã khiến cho I. V. Xta-lin phải chú ý phòng ngừa. Tổng tư lệnh tối cao hỏi ý kiến các phương diện quân xem có thể bắt đấu chiến dịch đúng thời hạn được không. A. M. Va-xi-lép-xki thẳng thắn trả lời Tổng tư lệnh tối cao rằng: “thời hạn dứt khoát bắt đầu chiến dịch nói chung phụ thuộc vào công tác vận chuyển của đường sắt; về phía mình, chúng tôi đã và đang làm hết mọi việc để giữ được đúng thời hạn đồng chí đã quy định”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #191 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 01:50:00 pm »

Chắc là Xta-lin đã có tác động đến các đồng chí làm công tác vận tải. Kế hoạch vận chuyển đường sắt chưa thỏa mãn được các phương diện quân, đã phải đem ra nghiên cứu lại. Cuối cùng, công tác vận tải cũng bắt đầu tiến hành với tốc độ cao hơn. Việc tập trung bộ đội nhờ thế được đầy mạnh. Tuy vậy, thời hạn bắt đầu chiến dịch cũng vẫn bắt buộc phải lùi từ ngày 19 tới ngày 23 tháng Sáu.

Và từ ngày ấy cho đến cuối tháng Tám, chiến dịch vĩ đại Bê-lô-ru-xi-a không một phút im tiếng súng. Ngay ngày đầu chiến dịch, phòng ngự của quân địch đã bị chọc thủng trên nhiều hướng, và bộ đội chúng ta tiến nhanh lên phía trước, không một sức gì ngăn nổi.

Nhưng, cuộc chiến đấu không phải chỉ thuận chiều, dễ dàng. Những tù binh bị bắt khai rằng chúng được lệnh phải cố thủ trong những trận địa đang chiếm lĩnh bằng bất cứ giá nào. Và, chúng đã hành động với đầy đủ dã tâm cuồng bạo và quyết liệt. Nhưng, sức chống cự của quân địch vẫn bị bẻ gãy và đợt sóng tiến công của quân đội xô-viêt ngày càng lan xa mãi sang phía Tây.

“Cuộc kết thúc đang đến gần... Chỉ còn những tàn quân bị hoang mang của 30 sư đoàn thoát khỏi chết và không bị bắt làm tù binh), - một trong những viên tướng sừng sỏ của bọn Hít-le là Xíc-phơ-rít Phôn Vét-phan đã nhận xét đặc điểm cuộc tiến công của quân đội xô-viêt ở Bê-lô-ru-xi-a như vậy.

Chiến dịch “Ba-gra-chi-on” một lần nữa chứng minh hùng hồn tính ưu việt của nghệ thuật quân sự xô-viết so với nghệ thuật quân sự của cái Đế chế phát-xít Đức. Địch bị hất tung ra khỏi những trận địa kiên cố của chúng, rồi sau đó trong một số ngày nhất định đã bị hợp vây và tiêu diệt.

Trong quá trình chiến dịch, quân đội ta đã tạo ra ba lò lửa bao vây lớn những khu vực Vi-tép-xcơ, Bô-brui-xcơ và Min-xcơ. Min-xcơ là lò lửa bao vây hết sức lớn; tuy vậy cũng vẫn không giữ chân những lực lượng lớn của Quân đội xô-viết ở đây lâu. Cuộc tiến công triển khai trên một chính diện hơn một nghìn ki lô mét đã tiến hành với tốc độ tiến quân trung bình mỗi ngày hơn 20 ki-lô-mét.

Cũng cần nhấn nhấn mạnh điều này nữa, là bộ chỉ huy tối cao của quân địch không những đã bị lừa nên phán đoán sai những hướng nỗ lực chủ yếu của quân ta trong giai đoạn chiến tranh này, mà lại còn không ngờ rằng đòn đột kích của ta lại mạnh đến thế, sắc như mũi kiếm.

Việc chuẩn bị chiến dịch, do Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu phối hợp chặt chẽ với các bộ tư lệnh phương diện quân và cơ quan tham mưu của các phương diện quân, cùng tiến hành lâu dài và thận trọng, đã được chứng minh là hoàn toàn đúng. Ý định sâu xa và những kế hoạch chiến dịch xây dựng tỉ mi trong tay Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô là một trong những phương tiện để giành thắng lợi có tầm quan trọng lịch sử
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #192 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:14:44 am »

CHƯƠNG MƯỜI BA
Ở các phương diện quân Pri-ban-tích

Tôi trở về Mát-xcơ-va. - Nhìn lại thời gian qua. - Những ý định mới. - Vấn đề “Cha với con”: chuyến đi công tác với Nguyên soái X. C. Ti-mô-sen-cô. - Phương diện quân Pri-ban-tích 3. - Thăm những thắng tích Pu-skin. - Báo cáo chưa đạt của K. A. Mê-rét-xcốp. - Trước những chiến dịch quyết định. - Từ bờ sông Nê-va đến bờ sông Nác-va. - L. A. Gô-vô-rôp. Chiến đấu chiếm Si-a-u-lai và đột kích vào Mê-men. - I. Kh. Ba-gra-mi-an. - Vùng nhốt thú Cuôc-lan.

Cuộc tiến công vào Bê-lô-ru-xi-a bước sang ngày thứ bảy. Khi bộ đội chúng ta vừa chọc thủng dải phòng ngự chủ yếu của địch và đang nhanh chóng phát triển vào tung thâm chiến dịch của chúng, thì có điện thoại từ Bộ tổng tham mưu gọi tới. Tiếng A. I. An-tô-nốp nói:

- Đồng chí hãy trở về Mát-xcơ-va, nhiệm vụ của đồng chí ở phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 đã hoàn thành, đây đang có nhỉèu việc.

- Sao thế, A-lếch-xây l-nô-ken-chi-ê-vích, - tôi khẩn khoản, - chiến dịch vừa mới bắt đầu. Dù thế nào cũng cho tôi được chia sẻ với anh em chút ít thành quả chứ.

- Miếng ngon chằng phải là để cho chúng ta. - Không hiểu sao An-tô-nốp lại có vẻ nòng nảy, không đồng ý với tôi - Đồng chí phải về ngay, không trì hoãn được và cũng không nên có ý định gì nữa. Đó là mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao.

Mấy phút sau, tôi liên lạc với Gh. C. Giu-cốp, đề nghị can thiệp giúp tôi.

- Tôi rất thông cám, nhưng không thể giúp được, - Giu-cốp trả lời. - Tổng tư lệnh tối cao đã có lệnh thì phải trở về

Mọi việc thu xếp cũng nhanh thôi. Chiếc máy bay Si-47 và tổ bay do thiếu tá Bu-tôp-xki phụ trách, người bạn đường thường xuyên của tôi trong những lần đi công tác ra mặt trận, đỗ ở một sân bay dã chiến gần đầy. Hai giờ sau, chúng tôi cất cánh và đến tối mịt ngày 30 tháng Sáu, tôi đã có mặt ở Bộ tổng tham mưu, ở đây, việc nghiên cứu cấp bách kế hoạch những chiến dịch tiếp theo của các Lực lượng vũ trang Liên Xô đặc biệt ở miền Pri-ban-tích đang chờ tôi.

Tôi cần phải nói là trước mùa hè năm 1944, trên các hướng ở miền Pri-ban-tích, chưa có đủ những điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô hành động chiến đấu. Ở đấy, chúng ta chỉ có những lực lượng và phương tiện tương đối yếu, nên chỉ tiến hành được những chiến dịch nhỏ và những kết quả đạt được rất ít ỏi.

Nhưng đến khi quy mô tiến công của chúng ta ở Bê-lô-ru-xi-a được mở rộng, thì tình huống lại thay đổi hẳn. Bộ đội ta tiến quân trên hướng chủ yếu - hướng chiến lược phía Tây - đã tạo nên tiền đề cần thiết cho những chiến dịch thắng lợi ở Lít-va, Lát-vi-a và E-xtô-ni-a. Hành động tích cực của chúng ta ở miền Tây U-crai-na, tiếp theo là ở Ru-ma-ni, Hung-ga-ri và trên lãnh thổ các nước khác trong bán đảo Ban-căng đã có ảnh hưởng, tuy gián tiếp nhưng cũng rất tốt đến những chiến dịch mới này.

Tình thế chung trong lúc này lại được hành động của các nước Đồng minh phương Tây góp phần làm cho thuận lợi thêm. Chờ mãi, cuối cùng đến ngày 6 tháng Sáu 1944, họ đã đổ bộ vào Noóc-măng-đi và mở rộng căn cứ bàn đạp vừa chiếm được. Ta dự đoán là ít lâu sau quân Đồng minh sẽ tiến hành một cuộc tiến công rộng lớn ở miền Tây - Bắc nước Pháp.

*
*    *

Trong khi xây dựng kế hoạch giải phóng miền Pri-ban-tích, tất nhiên ta không quên kinh nghiệm của những trận đánh không hoàn toàn thành công của chúng ta ở những cửa ngõ tiếp cận tới đó. Vì vậy, cho phép tôi được quay ngượt lại thời gian, trở về năm 1943.  
Các nhà nghiên cứu, các sử gia, phân tích những tài liệu về thời kỳ này, thường nhấn mạnh đến tính không hoàn chỉnh của những chiến dịch của quân đội xô-viết trên các hướng ở miền Pri-ban-tích. Thật vậy, cuộc tiến công của chúng ta trong mùa thu năm 1943 và mùa đông năm 1944 ở miền ấy đã không kết thúc được bằng việc tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chúng ta không chia cắt được cụm tập đoàn quân “bắc” và thanh toán chúng đi.
Dĩ nhiên, phải đặt ra câu hỏi: tại sao lại như vậy?
Trả lời một cách chung chung thì đó là vì trên các hướng ấy lúc bấy giờ chúng ta không có đủ lực lượng. Nguyên nhân thiếu lực lượng thì bạn đọc cũng đã biết rồi vì chính trong thời gian ấy, chúng ta phải tập trung những nỗ lực chủ yếu vào Hữu ngạn U-crai-na, cốt để đánh bại hẳn Cụm tập đoàn quân “nam” rất mạnh và đang hung hăng của địch. Ngoài ra, các phương diện quân Ca-li-nin, Tây và Trung tâm đều đang được quyết định cứ phải tiếp tục tiến công.
Còn kết cục của các chiến dịch ở miền Pri-ban-tích sẽ được quyết định bởi những thắng lợi ở trên cánh phía Nam và ở phía giữa mặt trận Xô - Đức.
Kế hoạch nói chung là đúng, dù về sau ta có phát hiện ra là kế hoạch ấy chưa dự tính đầy đủ đến khả năng quân địch sẽ điều động những đội dự bị của chúng từ nội địa nước Đức đến và những lực lượng khá lớn từ chiến trường phía Tây sang. Những thiếu sót như thế dĩ nhiên là không hay, nhưng tránh cho hết có lẽ cũng không được. Theo ý tôi, dù rằng bộ máy công tác của chúng ta trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại rất tốt, cũng không thể nào loại trừ được mọi thiếu sót.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #193 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:16:05 am »

Các bạn đã biết việc xây dựng kế hoạch chiến dịch và chiến cục tiến hành ở Bộ tổng tham mưu như thế nào rồi. Tôi cùng đã nói đến việc nghiên cứu và phê chuẩn những kế hoạch chiến cục và chiến dịch ấy như thế nào ở Đại bản doanh. Nhưng bây giờ tôi muốn nói rõ hơn.

Tất cả các ủy viên của Đại bản doanh thường họp trong phòng làm việc của I. V. Xta-lin để thảo luận kế hoạch, mỗi khi đã chuẩn bị xong. Về phía quân nhân, gần như lúc nào cũng có mặt Gh. C. Giu-cốp và A. M. Va-xi-lép-xki, không kể An-tô-nốp, tôi và các tướng khác - đại biểu của các cơ quan chấp hành trong Bộ tổng tham mưu và các cục trung ương thuộc Bộ dân ủy quốc phòng.

Những vấn đề bảo đảm trang bị và kỹ thuật cho chiến dịch cũng được giải quyết ngay tại Đại bản doanh, bởi thế cho nên chúng tôi thường gặp ở đây những công trình sư xô-viết nổi tiếng về kỹ thuật chế tạo máy bay, xe tăng và các thứ pháo như A. X. I-a-cô-vlép, A. N. Tu-pô-lép, X. V. I-li-u-sin, A. I. Mi-côi-an, Gi. I-a. Cô-tin, V. G. Gra-bin, và cả những bộ trưởng dân ủy Đ. Ph. U-xti-nốp, V. A. Ma-lư-sép, B. L. Van-ni-cốp, A. I. Sa-khu-rin. Xta-lin tự mình phụ trách về mặt kỹ thuật quân sự và không một kiểu vũ khí mới nào đem ra sản xuất hàng loạt mà không đưa ra nghiên cứu tại Đại bản doanh hay ở hội nghị của Hội đồng quốc phòng Nhà nước.

Thường thì việc thảo luận mọi vấn đề ở Đại bản doanh được tiến hành trong hoàn cảnh bình thường và yên tĩnh. Mọi người đều có thể phát biểu ý kiến của mình. Xta-lin không phân biệt ai, gọi mọi người theo họ, chỉ có Mô-lô-tốp thì gọi thân mật bằng “cậu”. Còn đối với đồng chí, thì chúng tôi chỉ có một cách gọi là “đồng chí Xta-lin”. Tôi nhớ là không có trường hợp nào Tổng tư lệnh tối cao nhầm lẫn hay quên mất tên họ của một ai trong số rất đông những đồng chí được triệu tập đến họp ở Đại bản doanh.

Cuộc họp thảo luận kế hoạch chiến cục mùa đông năm 1943 - 1944 không có gì khác thường lệ. Tất cả vẫn như trong những cuộc họp khác và quyết nghị cũng rõ ràng là phải điều những đội dự bị chủ yếu và những phương tiện vật chất sang phía Nam, còn các phương diện quân Pri-ban-tích thì chỉ được phân phối những cái gì cần thiết tối thiểu mà thôi. Nhưng chúng ta biết rõ là bấy giờ nhu cầu của các phương diện quân ấy trong thực tế cao hơn cái tối thiểu nhiều.

Nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng làm cho cuộc chiến đấu kéo dài ra ở miền Pri-ban-tích trong thu-đông năm 1943/1944 là điều kiện cơ động của ta khi tiến công bị kém sút. Quân địch có mạng lưới đường giao thông rất tốt của các nước cộng hòa Pri-ban-tích ở phía sau cụm tập đoàn quân của chúng, còn chúng ta khi tiến ra biên giới miền Pri-ban-tích thì thiếu đường giao thông, mà tình trạng đường sá thì lại quá tồi.

Những điều kiện thiên nhiên như rừng rộng bát ngát, đầm lầy sâu không đóng băng, hồ ao và sông ngòi chảy dọc chi chít, đều không lợi cho bên tiến công. Trên trận địa ấy, khả năng sử dụng xe tăng rất bị hạn chế; và toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến đấu, dù muốn hay không, đều đè lên vai bộ binh. Do tầm nhìn xa bị hạn chế, hiệu suất bắn của pháo binh bị giảm, nên chiến trường này đòi hỏi nhiều đạn dược hơn nơi khác, nhưng ta không có đủ.

Chiến dịch càng tiến triển thì lực lượng đôi bên càng thêm cân bằng, và hình thái chiến đấu diễn biến lúc này là những mũi đột kích chính diện của ta vừa thu được ít kết quả, vừa bị thiệt hại nhiều. Lúc mới bắt đầu, tổng quân số của cụm tập đoàn quân “bắc”; có hơn 700000 người, còn chúng ta thì có hơn 1 triệu quân một chút. Muốn chiến thắng nhanh chóng mà lại trong những điều kiện thiên nhiên phức tạp và tình trạng thiếu thốn đạn dược như vậy, số quân ấy của ta chưa đủ.

Bộ đội xô-viết thực ra chỉ tiến công quân địch trên những đường tiếp cận ở phía Nam và Đông - Nam miền Pri-ban-tích, thì làm sao tạo ra được điều kiện kết thúc các chiến dịch. Ở gần Lê-nin-grát, trước tháng Giêng 1944, ta đã buộc phải tự hạn chế ở những hoạt động có ý nghĩa tại chỗ và gần như phải dồn hết mọi chú ý vào việc phá vây cho thành phố.

Nhưng, tất cả những sự kiện ấy tuyệt không có nghĩa là các chiến dịch ở miền Pri-ban-tích trong thu-đông năm 1943/1944 không có tác dụng gì. Ở đây, bộ đội của chúng ta đã gây cho địch những thiệt hại nặng, kiềm chế những lực lượng lớn của chúng ở miền Pri-ban-tích, làm cho bộ chỉ huy phát-xít Đức đoán lạc hướng đột kích chủ yếu của ta. Rốt cuộc, những chiến dịch đó hẳn đã tạo điều kiện dễ dàng cho chúng ta giành được thằng lợi rất quan trọng ở gần Lê-nin-grát.

Theo dõi xem kế hoạch hoạt động lúc bấy giờ của chúng ta ở miền Pri-ban-tích được hình thành như thế nào và cuối cùng đã được xác định dứt khoát ra sao, quả thật là thú vị.

Trong thời gian này, ngoài các phương diện quân Lê-nin-grát và Vôn-khốp ra, còn có phương diện quân Tây - Bắc và phương diện quân Ca-li-nin đang hoạt động trên những cửa ngõ xa của miền Pri-ban-tích. Phương diện quân Tây cũng cần phải tiến đến biên giới Lát-vi-a và Lít-va.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #194 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:16:59 am »

Mùa thu năm 1943, Bộ tổng tham mưu sẽ cân nhắc khả năng dùng không lực lượng của phương diện quân Tây - Bắc, đột kích chủ yếu từ khu vực Xta-rai-a Rút-xa thẳng về phía Tây. Nhưng rốt cuộc nhận thấy rõ là phương diện quân Tây - Bắc không đủ sức, địa hình phức tạp và phòng ngự của địch lại kiên cố, nên sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ, không thể tiêu diệt được tập đoàn quân 16 của địch đang chống lại.

Sau đó, lại nghiên cứu đến khả năng đột phá trong dải của phương diện quân Tây, với một bộ phận lực lượng sau này sẽ đánh quặt lên phía Bắc. Làm như vậy, có lẽ sẽ hạn chế được phòng ngự của quân Đức đòi với phương diện quân Ca-li-nin và đưa được phương diện quân này tới Nê-ven, Rê-déc-ne. Mũi đột kích của phương diện quân Ca-li-nin trên hướng ấy sẽ làm cho địch hở sườn và phía sau, đồng thời làm yếu cả sức đề kháng của chúng trước phương diện quân Tây - Bắc. Và như thế phương diện quân Tây - Bắc có thể tiến lên phía trước.

Ý định ấy thật hẫp dẫn, nhưng không thực hiện được, vì phải xuất phát từ những kết quả tiến công của phương diện quân Tây, mà tốc độ tiến công của phương diện quân ấy lại mỗi ngày một chậm. Không thể trông mong gì vào việc đột phá sâu và phát triển những hành động ở một bên sườn được.

Chúng tôi có những phương án khác, mà cơ sở đều cho thấy rõ ý định chung là: cắt Cụm tập đoàn quân “bắc” khỏi những lực lượng còn lại của địch trên đất liền, ra khỏi lãnh thổ nước Đức. Muốn vậy, một trong những phương diện quân phải tiến công dọc sông Tây Đvi-na, trên hướng Pô-lốt- xcơ Đa-u-gáp-pin-xơ (Đvin-xcơ) và tiến ra Ri-ga. Đồng thời lại dự định sử dụng những phương diện quân bạn tiếp giáp ở hai bên, để tiến công cắt nhỏ cánh quân Pri-ban-tích của địch, tiêu diệt chúng từng bộ phận khi chúng gần như đã bị cô lập.

Tin Bộ tổng tham mưu nhận được về khả năng quân địch sẽ rút hết ở trước mặt các phương diện quân Lê-nin-grát, Vôn-khôp và Tây - Bắc đã có ảnh hưởng nhất đỉnh đến việc chọn phương thức hành động như vậy. Bây giờ, chúng ta biết là bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân “bắc” thật ra có xin rút về tuyến sông Tây Đvi-na, nhưng đề nghị đó bị ban lành đạo quân sự tối cao của nước Đức Hít-le bác bỏ và tướng Lin-đe-man, người kiên trì bảo vệ ý kiến rút lui này, ít lâu sau phải nhường chức tư lệnh trưởng cụm tập đoàn quân cho tướng Phri-xne. Và trong thực tế, không hề có rút quân; địch cứ ngoan cố bám lấy những trận địa chúng đang chiếm lĩnh và điên cuồng chống phá mọi ý định của ta, những ý định nhằm phá vỡ phòng ngự của chúng.

Ngày 7 tháng Mười 1943, sau hai tuần lễ chiến đấu ác liệt, bộ đội chúng ta cuối cùng đã chiếm được Nê-ven, một điểm tựa lớn và đầu mối giao thông quan trọng có tính chất chiến dịch của địch. Chúng mất con đường sắt duy nhất chạy dọc ngay bên cạnh chiến tuyến. Nhưng Nê-ven còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa, vì đó là nơi tiếp giáp giữa hai Cụm tập đoàn quân “bắc" và “trung tâm” của địch. Mất Nê-ven, sự hiệp đồng giữa hai cụm chiến dịch sẽ gặp khó khăn và trong trường hợp chúng ta tiếp tục phát triển đột kích về phía Tây, quân địch ở miền Pri-ban-tích có thể bị cắt hẳn ra khỏi đơn vị kề sát bên phải chúng. Tất nhiên, bộ chỉ huy quân Đức ra sức tìm mọi cách ngăn cản làm cho thắng lợi ở Nê-ven của chúng ta không thể biến thành thắng lợi lớn được.

Cuộc chiến đấu ác liệt lại mở rộng ra cả khu vực Gô-rô-đốc. Chiếm được Gô-rô-đốc, trước mắt chúng ta sẽ mở ra khả năng vu hồi từ phía Bắc vào Vi-tép-xcơ và toàn bộ sườn trái của Cụm tập đoàn quân “trung tâm”.

Quân địch cũng nghiên cứu rất kỹ tất cả những chi tiết ấy. Chúng đã điều những lực lượng không quân bổ sung tới đây chi viện cho lục quân của chúng. Trên không phận Nê-ven và Gô-rô-đốc, xuất hiện những binh đoàn máy bay ném bom và máy bay tiêm kích mới.

Về phía chúng ta, cũng đã có một số biện pháp bổ sung. Vào giữa tháng Mười, trên hướng I-đri-txa, ta đã đưa cơ quan chỉ huy và các đơn vị bộ đội thuộc phương diện quân Bri-an-xcơ trước đây cũng như các đội dự bị của Đại bản doanh và các đơn vị lân cận tới vùng này để thành lập một phương diện quân mới, lấy tên là phương diện quân Pri-ban-tích.

Được bổ nhiệm làm tư lệnh phương diện quân mới này là đại tướng M. M. Pô-pốp, người trước đó không lâu đã tiến hành thật tuyệt diệu một chiến dịch đưa bộ đội ta vượt qua dải của đơn vị bạn, tiến vào sau lưng cánh quân Bri-an-xcơ của địch. Kết quả là toàn bộ những khu rừng vùng Bri-an-xcơ và cả thành phò Bri-an-xcơ cùng với đầu mối đường sắt lớn đã được giải phóng nhanh chóng.

Bây giờ, M. M. Pô-pốp có ý định tiêu diệt cánh quân I-đri-ta của địch và mở đường tiến ra Ri-ga. Từ ngày 1 tháng Mười một, cũng tại đây đã diễn ra những trận chiến đấu rất gay go. Bộ chỉ huy Đức điều năm sư đoàn từ các khu vực khác của mặt trận tới hướng này. Sức chống cự của địch tăng lên hẳn. Quân ta tính ra mới tiến được có vài trăm mét.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #195 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:18:24 am »

Còn phải có thêm những biện pháp gì nữa để thay đổi tình hình có lợi cho chúng ta. Một trong những biện pháp đó là điều động bộ đội từ hướng I-đri-txa về dải của phương diện quân Ca-li-nin (Phương diện quân Ca-li-nin, từ ngày 20 tháng Mười 1943 gọi là phương diện quân Pri-ban-tích 1. Đồng thời, phương diện quân Pri-ban-tich lại đổi tên là phương diện quân Pri-ban-tich 2.) trước đây. Ta dự kiến là sau khi điều động như vậy, phương diện quân Pri-ban-tích 1 sẽ chiếm lại Gô-rô-đốc và Vi-tép-xcơ trong tay địch, rồi sau đó tiến nhanh ra Pô-lốtxcơ Đvin-xcơ, Ri-ga.

Ngoài ra, trong bộ tư lệnh phương diện quân Pri-ban-tích 1 cũng có những thay đổi. Từ ngày 19 tháng Mười một 1943, tướng I. Kh. Ba-gra-mi-an bắt đầu chỉ huy phương diện quân này. Nhận chức vừa một ngày, đồng chí được lệnh: phải chiếm cho được Gô-rô-đôc. Nhưng mệnh lệnh là mệnh lệnh, chứ không thể nào chiếm ngay được vùng dân cư rất quan trọng này, để tiếp tục tiến quân đến Vi-tép-xcơ và Pô-lốt-xcơ. Mãi một tháng sau, do kết quả của những trận chiến đấu ngoan cường và đẫm máu, Gô-rô-đốc mới được giải phóng. 

Hồi ấy, I. V. Xta-lin rất chú ý theo dõi những việc diễn ra trên những đường tiếp cận tới miền Pri-ban-tích. An-tô-nốp và tôi năng lui tới “biệt thự gần thành phố” của Xta-lin hơn để báo cáo. Một hôm, chúng tôi đến đây vào đúng bữa ăn (Xta-lin ăn tối vào lúc 9 hay 10 giờ, có hôm muộn hơn). Tổng tư lệnh tối cao nhanh chóng giải quyết mọi việc, rối mời chúng tôi cùng ăn. Những trường họp như thế không hiếm và tôi còn nhớ một số chi tiết đáng chú ý.

Bữa ăn của Xta-lin, cả những bữa tiệc lớn, thường không có người phục vụ bên bàn ăn. Các đồng chí phục vụ chỉ mang mọi thứ cần thiết tới phòng ăn, rồi lặng lẽ đi ra. Trên bàn bày sẵn những bộ đồ ăn, bánh mì, rượu cô-nhắc, rượu vốt-ca, rượu vang nguyên chất, đồ gia vị, muối, nhiều loại rau và nấm. Thường không có lạp xường, giăm-bông và những món ăn khai vị khác. Xta-lin không ăn được đồ hộp.
Lượt món ăn đấu tiên đựng trong những chiếc liễn to, đặt trên một chiếc bàn ở cạnh bàn ăn. Có một chống đĩa sạch để ở đây.

Xta-lin đi tới, khẽ nhấc những nắp liễn lên nhìn, rồi nói to nhưng không nói hẳn với một ai:

- A ha, xúp.., xúp cá đây.., xúp bắp cải này... Chúng ta ăn xúp bắp cải đi. - Rồi đồng chí tự múc lầy và mang đĩa thức ăn tới bàn ăn.

Những khách ăn, không phân biệt địa vì, đều làm như thế, chẳng phải mời mọc gì cả, ai muốn ăn món gì thì lấy món ấy. Sau đó, các đồng chí phục vụ mang vào lượt món ăn thứ hai, và người nào thích món gì cũng lại tự lấy mà ăn. Cố nhiên là chúng tôi chỉ uống ít rượu, độ một hai ly nhỏ. Bữa ăn đầu tiên, An-tô-nốp và tôi hoàn toàn không uống. Xta-lin thấy thế, mỉm cười nói:

- Các cán bộ Bộ tổng tham mưu có thể uống một ly nhỏ được chứ.

Lượt phục vụ thứ ba thường là nước trà. Chúng tôi rót nước từ ấm xa-mô-va đang sôi đặt trên một bàn riêng. Ấm pha trà cũng được đun nóng trên bếp.

Những chuyện nói trong lúc ăn phần lớn là chuyện công việc đề cập tới những vần đề chiến tranh, công tác của ngành công nghiệp và nông nghiệp. Xta-lin nói nhiều, còn những người khác chỉ trả lời những câu hỏi của đồng chí, rất hãn hữu mới thấy đồng chí nói đến những chuyện khác. 

Sau này, khi làm Tổng tham mưu trưởng (M. Stê-men-cô làm Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên Xô sau chiến tranh, từ 1948 đến 1952. - ND), tôi còn có dịp ăn với Xta-lin không những ở Mát-xcơ-va, mà ở cả miền Nam, những lần được triệu tập đến báo cáo, trong những kỳ đồng chí đi nghỉ mát. Nghi thức những bữa ăn ở đây thường cũng hệt như thế.

Nhưng, hãy trở về với những chiến dịch ở miền Pri-ban-tich. Mùa đông năm 1944, Bộ tổng tham mưu và Đại bản doanh đang nghiên cứu những ý định mới đối với khu vực này. Ta dự kiến giải vây xong Lê-nin-grát thì sẽ thay đổi được tình hình ở đây có lợi cho chúng ta.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #196 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:19:17 am »

Những hành động chiến đấu của các phương diện quân Lê-nin-grát và Vôn-khốp để giải phóng thành phố Lê-nin và đánh đuổi bọn chiếm đóng phát-xít Đức ra khỏi vùng đất đai Lê-nin-grát đến cuối tháng Hai thì kết thúc. Đây là một chiến thắng rực rỡ. Tất cả những người tiến bộ trên thế giới, lo lắng theo dõi đời sống và cuộc chiến đấu của thành phố đã phải chịu bao đau khổ ấy, rất sung sướng với chiến thắng đó. Bộ đội xô-viết từ bờ sông Nê-va tiến thẳng đến bờ sông Nac-va, những bước chân rắn chắc tiến vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô-viết E-xtô-ni-a, tới Pơ-xcôp, tiếp cân đến Ô-xtơ-rốp.

Những hoạt động của phương diện quân Pri-ban-tích 2, một bộ phận hợp thành của chiến dịch phá vây cho Lê-nin-grát diễn ra ít kết quả hơn, chỉ mới hoàn thành được phầa nhiệm vụ thứ nhất là kiềm chế những lực lượng của tập đoàn quân 16 của địch và đánh chiếm Nô-vô-sô-côn-ni-xki. Các trận đánh rất ác liệt, nhưng không phát triển đột phá sâu được và bộ đội phải dừng lại ở phía Đông I-đri-txa chừng 40 tới 45 ki-lô-mét. Ở mặt Nam, phương diện quân Pri-ban-tích 1 dừng lại trên những đường tiếp cận đến Pô- lốt-xcơ và Vi-tép-xcơ

Kết quả của chiến sự diễn biến như trên, đưa bộ đội ta đến trước hệ thống phòng ngự sâu thành nhiều tuyến của địch, có hệ thống công trình phát triển, chẳng hạn như khu vực phòng tuyến kiên cố Pơ-xcốp - Ô-xtơ-rốp nằm trên dọc con đường mà lực lượng chủ yếu của tập đoàn quân Đức 16 đã đưa từ mặt phía Nam vào.

Từ giữa tháng Hai, Bộ tổng tham mưu lại bắt lay vào nghiên cứu ý định những chiến dịch mới, nhằm tiêu diệt địch trên đất đai miền Pri-ban-tích. Như thường lệ, A. I. An-tô-nôp phụ trách việc này. Tôi được tham gia muộn hơn một ít, sau khi đi công tác ở Crưm về.

Phương diện quân Vôn-khôp không để thành một phương diện quân nữa mà được giải thể ngày 15 tháng Hai. Đề nghị giải thể phương diện quân ấy là của L. A. Gô-vô-rốp. Đồng chí cho rằng vì lợi ích của việc thống nhất chỉ huy trên hướng Vôn-khốp, toàn bộ dải hoạt động của phương diện quân Vôn-khốp cần chuyển thuộc quyền đồng chí. Đại bản doanh đồng ý, nhưng sau này, xét ra việc ấy là sai lầm. Không bao lâu, thực tế chiến đấu đòi hỏi phải thành lập phương diện quân Pri-ban-tích 3 ngay trên khu vực này.

Suy nghĩ về những chiến dịch mới ở miền Pri-ban-lích, Bộ tổng tham mưu có ý định buộc địch phải phân tán lực lượng của chúng ra thành mấy hướng, đồng thời chúng ta cố gắng tập trung những lực lượng và phương tiện của mình trên những khu vực quyết định. Theo nguyên tắc chung ấy, phương diện quân Lê-nin-grát sẽ mở mũi đột kích chủ yếu vào eo đất Nác-va, trên hướng Pi-ác-nu, từ phía Bắc vu hồi vào Tác-tu.

Một mũi đột kích thứ yếu, nhưng cũng khá mạnh, của phương diện quân, sẽ đột kích vào Pơ-xcôp và dự kiến là từ đó sẽ phát triển thắng lợi xuống hạ lưu sông Tây Đvi-na. Cuối cùng, một bộ phận lực lượng phải đi vòng qua hồ Tsút xuôi về mặt phía Nam, cũng tiến công vào Tác-tu.

Mũi đột kích chủ yếu của phương diện quân Pri-ban-tích 2, như trước kia, nhắm thẳng vào I-đri-txa, Rê-đéc-ne, còn những mũi đột kích thứ yếu thì chuẩn bị vào Ô-xtơ-rốp và Ô-pô-tsơ-ca.

Chiến dịch của cánh phải phương diện quân Pri-ban-tích 1 dự tính ở trên hướng Xe-be-giơ, tiếp giáp với mặt Nam I-đri-txa. Còn lực lượng chủ yếu của phương diện quân thì dự định sẽ phát triển tiến công tới Vi-tép-xcơ.

Theo ý định, những nỗ lực hợp nhất ở hai bên sườn tiếp giáp nhau của hai phương diện quân Pri-ban-tích 1 và Pri-ban-tích 2 phải tạo cho được biến chuyển lớn ở I-đri-txa và có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình của toàn bộ chiến dịch ở miền Pri-ban-tich.

Tương quan của những mũi đột kích ấy không những sẽ phá vỡ phòng ngự của quân Đức mà còn có triển vọng cô lập chúng ở miền Pri-ban-tích và cho phép quân ta tiến ra Ri-ga.

Ý kiến của Bộ tổng tham mưu được Đại bản doanh hoàn toàn tán thành, và trên cơ sở đó, ngày 17 tháng Hai 1944, đã giao nhiệm vụ cho các phương diện quân Pri-ban-tích 2 và Pri-ban-tích 1. Để phối hợp hành động của hai phương diện quân ấy, Đại bản doanh đã cử nguyên soái Liên Xô X. C. Ti-mô-sen-cô đại diện cho Đại bản doanh, tới miền Pri-ban-tích. Tôi được chi định làm tham mưu trưởng của đồng chí.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #197 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:20:22 am »

Nhận nhiệm vụ ấy, cứ thẳng thắn mà nói, tôi chẳng phấn khởi gì, vì một là những chiến dịch trước đây ở miền Pri-ban-tích không đạt được kết quả lắm, hai là tôi được biết Xê-mi-ôn Côn-xtan-ti-nô-vích Ti-mô-sen-cô hay có thái độ nghi ngờ đối với các cán bộ của Bộ tổng tham mưu. Nhưng mệnh lệnh là mệnh lệnh. Tôi liền nghiên cứu cẩn thận tài liệu, chọn những sĩ quan giúp việc mình và sẵn sàng lên đường.

Đến ngày giờ, chúng tôi tập trung ở sân ga Ri-ga. Nguyên soái đến muộn một ít, người phụ trách chuyến tàu đặc biệt gồm có mấy toa, tỏ ra lo lắng, vì ngại rằng tàu chỉ khởi hành chậm một chút thôi là sẽ bị nghẽn lại trên đường hàng tiếng đồng hồ, bởi việc vận chuyển bằng đường sắt bấy giờ rất nặng.

Cuối cùng, nguyên soái đến, vẻ không vui: đồng chí chào qua loa anh em, rồi lên xe. Chúng tôi ngồi ở một toa khác. Tàu chuyển bánh, lao đi ngay.

Một lát sau, tôi được mời đến gặp nguyên soái để ăn tối, bữa ăn biến thành một buổi giải thích rất khó chịu.

- Người ta phái anh đi với tôi để làm gì ? - nguyên soái hỏi ngay và không chờ tôi trả lời, đã nói tiếp: - Muốn dạy chúng tôi, những người già (Thực ra, năm ấy Ti-mô-sen-cô mới 49 tuổi. - ND.), muốn giám sát chúng tôi ư? Vô ích!.. Khi các anh còn mặc quần thủng đũng thì chúng tôi đã chỉ huy sư đoàn chiến đấu giành lại Chính quyền xô-viết cho các anh rồi. Các anh tốt nghiệp các học viện và nghĩ rằng mình có thể nắm được cả râu Thánh đấy hẳn... Anh bao nhiêu tuổi lúc cách mạng bắt đầu?

Tôi trả lời là lúc đó tôi vừa tròn 10 tuổi, và tất nhiên chưa thể có một chút đóng góp gì cho cách mạng.

- Ra thế! - nguyên soái kết thúc, vẻ trịnh trọng. 

Câu chuyện làm tôi băn khoăn. Tôi nhấn mạnh rằng tôi chỉ thực hiện có mỗi một nhiệm vụ giao cho tôi lúc có mặt X C. Ti-mô-sen-cô. Ngoài ra, tôi không có nhiệm vụ nào khác. Bản thân tôi rất kính trọng đồng chí và sẵn sàng học tập đồng chí. Nếu đồng chí cần tôi giúp việc gì, tôi sẽ làm tất cả những gì mà mình có thể làm được.

- Thôi được, nhà ngoại giao ạ, - Xê-mi-ôn Côn-xtan-ti-nô-vích nói có vẻ dịu đi một ít, - thôi ta đi ngủ. Thời gian sẽ cho biết rõ giá trị của từng người chúng la.

Đấy, tôi bắt tay vào chấp hành những nhiệm vụ mới của mình với lời chúc (động viên) như thế đấy.

*
*   *

Ngày 28 tháng Hai, chúng tôi đến sở chỉ huy phương diện quân Pri-ban-tích 2 ở Xpi-tsi-nô. Đại tướng M. M. Pô-pốp đã tạo cho chúng tôi mọi tiện nghi có thể được trong điều kiện chiến đấu: dành cho tất cả chúng tôi một căn nhà của người nông dân có hầm đào sẵn bên cạnh.

Ngày hôm sau, 29 tháng Hai, X. C. Ti-mô-sen-cô tìm hiểu tình hình và xác định cho rõ thêm những vấn đề hiệp đồng giữa hai phương diện quân. I. Kh. Ba-gra-mi-an cùng đến Xpi-tsi-nô. Tôi đã có cảm tình sâu sắc với đồng chí từ những ngày đồng chí còn làm giáo viên của chúng tôi ở Học viện Bộ tổng tham mưu. Tham gia chiến tranh, I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích Ba-gra-mi-an làm trưởng ban tác chiến của phương diện quân, sau đó làm tham mưu trưởng phương diện quân, rồi chỉ huy xuất sắc tập đoàn quân. Giải quyết bất kỳ vần đề tác chiến nào với đồng chí cũng đều thấy nhẹ nhàng đon giản.

Đồng chí hội ý với M. M. Pô-pốp rất nhanh để nắm mọi tình hình, rồi cả hai vị tư lệnh báo cáo với nguyên soái là phương diện quân của các đồng chí sẵn sàng bắt đầu tiến công vào ngày 1 tháng Ba. Thời hạn này đúng với thời hạn dự định trong kế hoạch, và các đồng chí tư lệnh cũng không bổ sung, sửa đổi gì vào kế hoạch chiến dịch, nên Xê-mi-ôn Côn-xtan-ti-nô-vích cũng không phải giải quyết gì hơn ngoài việc cho phép tiến công.

Có một số tác giả xác định một cách sai lầm rằng ngày 1 tháng Ba 1944, phương diện quân Pri-ban-tích 2 đã chuyển sang phòng ngự. Trong thực tế, các sự kiện đã phát triển một cách khác hẳn.

Ngày 1 tháng Ba, hồi 11 giờ 20 phút, sau khi pháo bắn chuẩn bị, bộ đội của các phương diện quân Pri-ban-tích 1 và 2 tiến công vào trận địa quân địch. Kết quả chiến đấu ngày thứ nhất trong dải của phương diện quân Pri-ban-tích 2 rõ ràng không đạt yêu cầu. Cả ngày hôm ấy, chúng tôi ở tại đài quan sát của phương diện quân, và tận mắt trông thấy quân Đức phòng ngự ngoan cố như thế nào, hỏa lực pháo binh và súng máy của chúng vô cùng dày đặc. Bộ binh chúng ta thật không sao tiến lên được.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #198 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:21:04 am »

Phương diện quân Pri-ban-tích 1 lúc đầu đạt được một số kết quả nhưng sau đó không thể phát triển được. Qua việc lấy khẩu cung tù binh mới biết rằng, quân địch đã biết được cuộc tiến công của ta và đã chuẩn bị đối phó. Chúng tổ chức hệ thống hỏa lực, có tính đến những mũi đột kích của ta, và đã làm nhiều động tác ngụy trang, che mắt trinh sát viên xô-viết. Trong quá trình pháo bắn chuẩn bị, chúng ta vẫn không chế áp mạnh được phòng ngự địch. Không quân lại không chi viện được bộ binh, thời tiết xấu làm hạn chế hoạt động của máy bay. Ngày hôm sau, ta vẫn đột kích nhưng hiệu quả cũng vẫn thấp.

Tiếp tục tiến công không có tác dụng, ta tạm thời ngừng lại. Cần phải phát hiện tận gốc những nguyên nhân làm ta đành không thắng và suy nghĩ để tìm cách tổ chức mọi việc trong những ngày sắp tới được tốt hơn. Vì vậy, sáng ngày 3 tháng Ba, mọi người lại họp ở sở chỉ huy phương diện quân Pri-ban-tích 2. Hội nghị họp lâu và đi tới kết luận chung là: nếu không có ưu thế lực lượng và phương tiện lớn hơn quân địch thì việc đột phá vào phòng ngự rất mạnh của địch trên hướng I-đri-txa không thể đạt được kết quả mong muốn và nhanh chóng được. Đánh ở đây sẽ không tránh được thiệt hại nặng và tốn phí đạn dược nhiều. Trinh sát lại báo cáo là quân địch đã điều thêm ba sư đoàn bộ binh và một sư đoàn xe tăng nữa tới khu vực I-đri-txa.

Chiến dịch được quyết định hoãn lại 8 tới 10 ngày. Ta dự định trong thời gian này sẽ bổ sung bộ đội, tích lũy đạn dược và chờ quân đoàn kỵ binh 3 đến. Theo đề nghị của chúng tôi, quân đoàn kỵ binh 3 sẽ đến tăng cường cho phương diện quân Pri-ban-tích 2.

Tất cả mọi người đều nhất trí là nên tránh đột phá trên một địa đoạn hẹp ngoài mặt trận, vào chính diện tập đoàn I-đri-txa của địch. Hợp lý hơn là nên mở rộng chính diện tiến công để chọn hướng có lợi hơn mà vu hồi vào phía Bắc I-đri-txa. Những ý kiến trên, chúng tôi viết lại thành ý kiến đề nghị, kèm theo kế hoạch chiến dịch cụ thế, gửi về Đại bản doanh ngay trong ngày hôm ấy.

Mũi đột kích chủ yếu của phương diện quân Pri-ban-tích 2 sử dụng lực lượng của hai tập đoàn quân, dự định sẽ đột kích ở phía Bắc đường sắt Pu-xtô-sca - I-đri-xa, thẳng về phía Tây. Hầu như mọi lực lượng và phương tiện của các hướng thứ yếu đều dồn về đấy. Riêng ở chỗ tiếp giáp với phương diện quân Lê-nin-grát thì để lại tất cả, chỉ có một sư đoàn và một lữ đoàn. Phương diện quân Pri-ban-tích 1 sẽ đột kích từ khu vực phía Tây Nê-ven dọc theo con đường sắt ấy, và cũng sử dụng lực lượng của hai tập đoàn quân.

Mấy giờ sau, Mát-xcơ-va có điện trả lời. Chúng tôi đọc lệnh rằng: nhiệm vụ chủ yếu là đưa chủ lực của phương diện quân Pri-ban-tích 2 sang tả ngạn sông Vê-li-cai-a vào phía Bắc I-đri-txa và bằng những nỗ lực chung của hai phương diện quân, tiêu diệt được cánh quân I-đri-txa của địch. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng không được phép làm yếu chỗ tiếp giáp với phương diện quân Lê-nin-grát. Phương diện quân Pri-ban-tích 1 thì vẫn đột kích vào Xe-be-giơ như cũ.

Như vậy là Đại bản doanh lại nhắc chúng tôi một lần nữa là chủ yếu phải lưu ý tới khu vực I-đri-txa.
X. C. Ti-mô-sen-cô ở vào một tình thế rất khó xử. Đồng chí biết rằng Hội đồng quân sự phương diện quân Pri-ban-tích 2, ngay từ hồi tháng Giêng 1944 đã phản đối việc tập trung những nỗ lực trên hướng I-đri-txa. Các đồng chí chứng minh rằng chiến dịch ở đây không có triển vọng, vì mật độ quân địch dày đặc, các đội dự bị của chúng cơ động dễ dàng, vì đặc điểm địa hình và nhiều hoàn cảnh khác nữa. Hội đồng quân sự phương diện quân đề nghị đột kích ít sâu hơn vào Nô-vô-rơ-giép, ở đó sau này có thể hợp nhất được những nỗ lực của một số tập đoàn quân.

Hồi đó I. V. Xta-lin đã đồng ý với đề nghị ấy. Nhưng đã qua hơn một tháng rồi. Tình hình đã thay đổi mà tư lệnh phương diện quân và những cán bộ chủ trì khác trong phương diện quân vẫn giữ ý kiến như trước. X. C. Ti-mô-sen-cô không thể không lưu ý đến việc này, vả lại ngay chính đồng chí cũng đã đồng tình trong một chừng mực nào với các đồng chí trên trong cuộc họp ngày 3 tháng Ba. Nhưng mặt khác, bây giờ đồng chí lại là đại diện của Đại bản doanh, và phải thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu của Đại bản doanh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #199 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:22:14 am »

Lại còn những điều phức tạp khác nữa. Một số tư lệnh tập đoàn quân vẫn không thoát ra khỏi cái định kiến cho rằng quân địch nhất định phải tự rút sang bên kia sông Vê-li-cai-a, như vậy thì đánh làm gì cho thiệt người và phí đạn? Cứ chờ thêm một thời gian nữa rồi hãy tiến công có hơn không?

Sau những trận đánh không thắng ngày 1 và 2 tháng Ba, những chuyện về bọn phát-xít Đức sẽ rút quân về phía sau gần như thôi không ai nói nữa. Quân địch đã chứng minh hành động là chúng không nghĩ tới việc giao lại trận cho ta. Nhưng, ai có thể cam đoan rằng tất cả những người đứng ra tổ chức cuộc tiến công của chúng ta đều vững tin như vậy

Nguyên soái cùng với chúng tôi chia nhau đi từ tập đoàn quân này sang tập đoàn quân khác, suốt ngày làm việc dưới các đơn vị, kiểm tra tình hình bộ đội, giúp đỡ, thuyết phục các đồng chí thấy sự cần thiết phải tiêu diệt tập đoàn I-đri-txa của địch. Cũng như ở những mặt trận khác, bộ đội ở đây rất tốt, biết đánh, đánh dũng cảm và tin tưởng, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào công việc tổ chức.

Tôi yêu cầu tăng viện cho nhóm mình. Bộ tổng tham mưu phái đến cho tôi thêm một số sĩ quan, trong số đó có đại tá Cru-tri-nin gặp phải việc không may. Đồng chí đi bằng máy bay Po-2. Đồng chí phi công đề nghị không đỗ xuống sân bay, vì từ sân bay còn phải đi một chặng đường xa nữa mới tới sở chỉ huy, và tìm một địa điểm thuận tiện nào đó gần sở chỉ huy để hạ cánh là tốt hơn cả. Đại tá đồng ý, và các đồng chí đã hạ nhầm xuống ngay một bãi mìn của quân Đức. Cũng thật lạ: máy bay không bị phá nổ, nhưng lúc ra khỏi bãi mìn thì đồng chí phi công bị thương nặng. Cru-tri-nin lại an toàn vô sự. Còn máy bay thì phải mất mấy ngày mới kéo ra được.

*
*   *

Ngày 10 tháng Ba, cuộc tiến công lại bắt đầu. Ta tiến công quyết liệt nhưng kết quả chỉ thọc được vào phòng ngự địch có hai đoạn, một đoạn với chính diện 25 ki-lô-mét và một đoạn 20 ki-lô-mét, còn chiều sâu thì chừng 7 tới 9 ki-lô-mét.

Sang ngày 18 tháng Ba, X. C. Ti-mô-sen-cô lại triệu tập hội nghị các tư lệnh phương diện quân, ủy viên Hội đồng quân sự và tham mưu trưởng. Cuộc họp tiến hành tại sở chỉ huy của N: E. Tst-bi-xốp, ở tập đoàn quân đột kích 3, nơi tiếp giáp giữa hai phương diện quân. I. Kh.Ba-gra-mi-an, Đ. X. Lê-ô-nôp và V. V. Cu-ra-xốp đại biểu cho phương diện quân Pri-ban-tích 1; M. M. Pô-pốp, N. A. Bun-ga-nin và L. M. Xan-đa-lôp đại biểu cho phương diện quân Pri-ban-tích 2. Hội nghị thảo luận nội dung báo cáo tổng kết gửi về Đại bản doanh và bàn về kế hoạch những hành động sau này.

Được nguyên soái ủy nhiệm, tôi thông báo tóm tắt tình hình ngoài các mặt trận (như ta thường nói là để cho đúng thủ tục chứ mọi người ở đây đều đã hiểu rất rõ tình hình), sau đó thì báo cáo những dự kiến sắp tới. Ti-mô-sen-cô muốn nghe ý kiến của các bộ tư lệnh phương diện quân về những dự kiến ấy. Cả hai tư lệnh phương diện quân phát biểu ý kiến của mình. Về nguyên tắc, những quan điểm của các đồng chí ấy cũng thống nhất với chúng tôi và cũng không thể khác hơn được. Sở dĩ như vậy, là vì chúng tôi đã trao đổi với nhau trong khi làm việc. Chủ yếu là chúng tôi xác định cho rõ từng chi tiết và các đề nghị bổ sung mà chỉ Đại bản doanh mới có thể thỏa mãn được.

Sau đó, Cu-ra-xốp, Xan-đa-lôp và tôi sang căn nhà bên, viết báo cáo gửi lên I. V. Xta-lin. Chừng hai giờ sau, báo cáo làm xong, chúng tôi đọc lại và ký tên.

Những kết quả không đáng kể của đợt tiến công vừa qua cùng với những thiệt hại của chúng ta, được báo cáo lên Tổng tư lệnh tối cao. Những nguyên nhân vì sao đánh không thắng, được trình bày khá tỉ mỉ. Đặc biệt có nêu rõ là địch đã điều được sư đoàn bộ binh 24, sư đoàn bộ binh nhẹ 28 và sư đoàn xe tăng 12 từ mặt trận Lê-nin-grát, và những sư đoàn bộ binh 132, 290 và 83 từ các khu vực ngoài mặt trận miền Pri-ban-tích về hướng I-đri-txa.

Đồng thời, có nói rõ cả những vấn đề như: trong điều kiện phức tạp của miền Pri-ban-tích thì việc chuẩn bị tiến công phải tỉ mỉ, cẩn thận hơn nữa, và tổ chức chiến đấu cần phải tốt hơn. Chúng tôi lại đề nghị lên Đại bản doanh chuẩn y cho thời hạn một tháng để chuẩn bị chiến dịch mới ngay trên hướng I-đri-txa này. Trong số những đề nghị gửi lên trên, có hai đề nghị cơ bản nhất là: xin bổ sung đạn dược cho các phương diện quân và tăng quân số các sư đoàn lên từ 5000 tới 6000 người.

Đại bản doanh đồng ý với tất cả các đề nghị ấy, và chúng tôi lại đem hết nghị lực ra bắt tay vào việc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM