Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:31:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169963 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #240 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:39:09 pm »

* Sụp đổ

Tướng Ushijima rút khỏi Shuri, lui về phía Nam 15km, đến một dãy đồi cao thẳng đứng xuống biển. Đây là tuyến phòng thủ cuối cùng của Nhật, vì sau lưng họ là biển Đông Hải (biển Đông Trung Hoa).
Tại lâu đài Shuri, người Nhật chỉ để lại độ 200 quân, phần lớn là những thương binh đi không được và một số lớn là dân cư đảo Okinawa. Các thương binh có nhiệm vụ giữ lâu đài và các hang động bên dưới cho đến chết. Thành phố Shuri trong vòng vây bị oanh tạc tan nát hoàn toàn, chỉ còn lại một trường học và một nhà thờ. Ngày 31-5 sư đoàn 77 bộ binh Mĩ cùng thủy quân lục chiến đã chiếm thành phố. Trong lâu đài Shuri đổ nát vẫn còn hai cái chuông đồng lớn loang lổ vết đạn nhưng người ta vẫn có thể đọc nhũng dòng chữ Hán như sau:
Hỡi người, chuông là vật phát ra tiếng. Thanh bay cao, bay xa. Nó báo thời gian, nó báo khi nào bóng tối đến, nó báo khi nào ánh sáng trở lại.
Hỡi kẻ có tội, hãy lắng nghe tiếng chuông, linh hồn các người sẽ được cứu rỗi".
Ngày 1-6-1945, quân Mĩ tiến đến gần thành lũy cuối cùng của quân Nhật. Họ bắt đầu tiến công vào nơi yếu nhất của hệ thống bố phòng, một trái núi đầy hang động, nơi đó 2000 lính hải quân Nhật đang đóng giữ. 13 ngày sau, sư đoàn 6 thủy quân lục chiến Mĩ chiếm được nơi này, thiệt hại 1700 người, phía Nhật chết hết. Người ta tìm thấy thi hài của chuẩn đô đốc Minoru Om, sĩ quan cao cấp nhất ở đây. Ông ta cùng 6 sĩ quan của Bộ tham mưu đã tự sát kiểu "Hara Kiri".
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #241 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:39:41 pm »

Chiều ngày 15 tháng 6, trong một hang động lớn làm chỉ huy sở của sư đoàn 7, đại tá Kanayama, trung đoàn trưởng trung đoàn 27 bộ binh tập hợp 102 người còn lại của trung đoàn. Ông ta làm lễ đốt quân kì Trung đoàn và nói:
"Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, chí hi sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cám ơn anh em đã phục vụ quên mình. Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể Trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc nữa, tôi lãnh trách nhiệm về ệnh này (1). Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết: Quân dội Nhật Bản đã chiến đấu anh dũng ra sao ở Okinawa".
Đoạn ông ta rút gươm mổ bụng tự sát. Đại úy Sato huơ gườm, chém đứt đầu đại tá Kanayama, giúp ông ta đi sang thế giới bên kia một cách nhanh chóng. Sato tra gươm vào vỏ hô to "TonnoHeika Banzai" (2) và rút súng lục ra chĩa vào đầu bóp cò tự sát
Ngày 18-6, tướng Simon Bolivar Buckner, tư lệnh quân Mĩ tại Okinawa đang trên đường hành quân thì bị địch nhắm bắn bằng súng cối. Đạn nổ văng mảnh vào ngực làm ông chết trước giờ phút thắng lợi cuối cùng.
Ngày 21 tháng 6, trong chỉ huy sở của mình, tướng Ushijima và mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Xong ông ta viết thư trình lên Thiên hoàng, báo về chiến sự ở Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ Tổng tham mưu quân lục Hoàng gia Tokyo. ông ta vẫn bình tĩnh, dí dỏm, đùa nhẹ nhàng với mọi người (3) và bảo Đại tá Yahara: "Này Yahara ơi, tôi và ông chắc sẽ "Hara Kiri". Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này".
Chiều ngày 22 tháng 6, tướng Ushijima và tướng Cho quỳ gối hướng về phía Bắc (hướng Hoàng cung) bái ba bái và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ ra cho Đại úy Sakaguchi thêm bay đầu.
Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng, tiếp theo đó, 7 sĩ quan tham mưu cùng tự sát.
Ngày 2 tháng 7, trận chiến Okinawa chính thức chấm dứt. Suốt ba tháng chiến đấu, quân Mĩ bị chết 12.520 người và bị thương 34.420 người.
Phía Nhật mất đi hơn 100.000 quân. Dân đảo Okinawa, do bị đạn bị đau ốm và tự sát bằng cách từ trên cao nhảy xuống biển, chết đến 75000 người (một phần tám dân số đảo).
Giờ đây người Mĩ có một căn cứ hết sức quan trọng để chuẩn bị xâm nhập các đảo xứ Phù Tang. Hàng rào phòng thủ cuối cùng nơi cửa vào đất Nhật đã bị thọc thủng.


(1) Từ trước đến nay, trong quân đội Nhật, khi thua là phải chiến đấu đến chết. Đây là một sự kiện mới lạ. Người lính Nhật quen được chỉ huy, họ mất định hướng. Số lớn ra khỏi hang, không biết đi đâu cho đến khi bị Mĩ bắt.
(2) Tức là "Thiên hoàng vạn tuế”
(3) Khi tướng Cho, tham mưu trưởng, ra cửa hang đi tiểu ông ta nói: “ Tướng quân hãy nhanh lên. Cái “sự đời” của tướng quân to lắm, Mĩ nó nhắm vào đây là chết”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #242 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:40:23 pm »

MƯA BOM TRÊN ĐẤT NHẬT

Cuộc oanh tạc đầu tiên của Hoa Kỳ vào thủ đô Tokyo (Nhật Bản) do phi đội máy bay ném bom của trung tá James Doolittle tiến hành ngày 18-4-1942 là một nỗ lực đặc biệt của Mĩ nhằm gây tác đông tâm lí. Từ đó cho đến giữa năm 1944, Hoa Kỳ không có điều kiện để tiến hành những cuộc oanh kích khác vào lãnh thổ Nhật. Từ tháng 6-1944 bắt đầu có vài cuộc ném bom lẻ tẻ. Mãi đến cuối năm 1944, khi tuyến phòng thủ của Nhật Bản bị đẩy lùi về gần Đất Mẹ, và phần lớn lãnh thổ Nhật đã nằm trong tầm với của không quân Mĩ, thì các cuộc oanh tạc Nhật Bản mới được tiến hành với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng ác liệt. Đó không chỉ là nhũng đòn tâm lí nữa, mà chính là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tiến công của Đồng minh nhằm hủy diệt tiềm lực công nghiệp quân sự Nhật, tiêu diệt các căn cứ hải, lục, không quân địch, ngăn chặn sự chi viện của chính quốc cho các chiến trường xa, bao vây cô lập Nhật Bản; và sau cùng, phối hợp với các chiến dịch tiến công của lục quân và hải quân Đồng minh để buộc Nhật Bản phải đầu hàng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #243 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:41:35 pm »

* Từ 24-11 -1944 đến 8-5-1945

Ngày 24-11-1944, còi báo động phòng không của Tokyo lần đầu tiên réo vang kể từ khi chiến tranh bắt đầu: máy bay Mĩ kéo đến ném bom. Đó là phi đoàn oanh tạc cơ 73 do chuẩn tướng Emmett O’Dounell chỉ huy xuất phát từ Saipan lần đầu tiên tiến đánh thủ đô Nhật Bản. 93 pháo đài bay khổng lồ B.29 quần thảo trên bầu trời gây khủng khiếp khắp nơi. Hơn 100 chiếc Zéro bay lên đánh chặn, nhưng đạn súng máy của các chiến đấu cơ Nhật không xuyên thủng nổi vỏ thép của các pháo đài bay; ngược lại, hỏa lực của các máy bay oanh tạc này lại gây tổn thất cho các chiến đấu cơ địch. Đoàn máy bay Mĩ đã trút bom xuống một xí nghiệp chế tạo máy bay Nhật ở cách hoàng cung 16km về phía tây bắc, rồi trở về an toàn. Chỉ 1 pháo đài bay bị rơi do một chiếc zéro bị thương đâm thẳng vào. Ba ngày sau, vẫn phi đoàn 73 ấy lại kéo đến Tokyo với 62 chiếc B.29 để đánh tiếp vào xí nghiệp nói trên mà lần trước họ đánh chưa thật trúng. Nhưng lần này cũng lại không đánh được vì người Nhật đã phủ kín xí nghiệp quan trọng đó bằng một lớp mây mù nhân tạo dày đặc. Phi đoàn đành kéo đi đánh phá công sở quanh Tokyo.
Đêm 28 rạng ngày 29-11, tàu ngầm Archerfish của Hoa Kỳ do trung tá Josehp F.Enright chỉ huy đã lọt vào vùng biển Nhật Bản ở cách Tokyo 100 dặm. Nó đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật Bản là chiếc Shinano, cùng cỡ với các siêu thiết giáp hạm Musashi và Yamato.
Đầu tháng 12, một trận động đất mạnh đã tàn phá nặng nề Nagoya và khu kĩ nghệ quan trọng quanh thành phố. Cũng trong thời gian đó, các pháo đài bay B29 xuất phát từ Saipan đã 3 lần oanh tạc dữ dội xí nghiệp chế tạo động cơ máy bay thuộc hãng Mitsubishi ở thành phố này. Các cuộc oanh tạc đạt hiệu quả cao tới mức người Nhật phải cho chuyển những thiết bị còn lại vào sâu trong lòng đất.
Qua tháng 1-1945, các cuộc oanh tạc Tokyo vẫn tiếp diễn đều đặn, nhưng kết quả không cao. Ngày 16-2, để yểm trợ cho cuộc đổ bộ Iwo Jima sắp bắt đầu, Lực lượng đặc nhiệm 58 của phó đô đốc Mitscher, với 30 tàu sân bay các loại mang theo 1200 máy bay đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản cách bờ 60 dặm, tung ra những đợt oanh kích khốc liệt vào những xí nghiệp và mục tiêu quân sự ở Tokyo và vùng phụ cận trong suốt 2 ngày.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #244 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:41:58 pm »

Để khắc phục hậu quả của những cuộc oanh tạc liên tiếp diễn ra, chính phủ Nhật buộc phải huy động đông đảo lực lượng nhân dân vào công tác phòng vệ. Các "Hội láng giềng" được lập ra từ trước chiến tranh, bao gồm trên dưới một chục gia đình trong mỗi "hội", để kiểm soát việc phân phối lương thục và nhu yếu phẩm đồng thời cứu giúp nhau trong chiến tranh; nay trở thành các tổ chức phòng không, cứu hỏa, cứu thương và cứu sập Các thành viên chủ chốt của hội này, cả nam lẫn nữ, được phát đồng phục và các dụng cụ cần thiết. Chọn lọc từ trong số này, riêng ở Tokyo đã có 8100 nhân viên cứu hỏa dân sự được huấn luyện . Rải rác trên toàn thành phố có 1117 trạm cứu hỏa để phối hợp với các đội lính cứu hỏa của nhà nước.
Đêm 9-3, còi báo động Tokyo lại rú lên như bao lần khác. Nhưng lần này, người Nhật sẽ phải chứng kiến một cuộc ném bom khác trước rất nhiều. Một số lượng đông hiếm thấy gồm tới 333 máy bay ném bom hạng nặng của Hoa Kỳ, xuất phát từ các căn cứ Gưam, Tinian và Saipan tại quần đảo Marianas họp thành đoàn. Chúng tập trung tấn công không phải là một mục tiêu quân sự hay công nghiệp lớn nào, mà là khu ngoại ô phía đông Tokyo dài 6km và rộng 4,5 km có 750.000 công nhân và dân nghèo sống chen chúc trong những túp nhà dựng tạm bằng gỗ và giấy bồi, để làm việc trong mấy nghìn xưởng nhỏ ở ngay trong khu này. Thoát được lưới lửa phòng không và không gặp máy bay Nhật đánh chặn, lúc 0 giờ 15, đoàn máy bay Mĩ đã dội xuống khu vục này một trận mưa bom khác thường: bom napalm, còn gọi là bom lửa, bom xăng hay bom cháy. Chỉ phút chốc, một biển lửa khổng lồ hình thành không gì cứu chữa nổi làm Tokyo rực sáng và nóng bỏng như giữa trưa hè. Trong thảm họa đêm rạng ngày 10-3-1945 ấy, 130.000 người Nhật đã bị chết thiêu mà không hiểu họ phạm tội gì? Con số đó tương đương với số người Đức chết trong trận Đồng minh oanh tạc thành phố Dresden ngày 13 và 14-2-45. Nhưng ở Dresden phải dùng đến 1400 máy bay, gấp hơn 4 lần số máy bay đã sử dụng ở Tokyo.
Cuộc ném bom quỷ khốc thần sầu trên là sáng kiến của thiếu tướng Curtis Lemay, tư lệnh sư đoàn oanh tạc cơ thứ 3 đóng tại quần đảo Marianas. Ông ta cho rằng có thể buộc Nhật Bản đầu hàng mà không cần phải đổ bộ lên đất Nhật, bằng cách tiến hành liên tục những cuộc ném bom hủy diệt trên quy mô lớn. Chiến thuật ném bom của ông ta là: tập trung lực lượng lớn cho mỗi đợt oanh kích, tháo bỏ hầu hết các thiết bị phụ để tăng sức chở bom napalm cho máy bay, bay thấp vào ban đêm để tiến đánh địch, và rải đều bom cháy đó vào những mục tiêu dễ bắt lửa trên từng khu vực rộng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #245 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:42:39 pm »

Cuộc oanh kích đầu tiên theo chiến thuật này đã thành công trọn vẹn. Nhưng việc dùng vũ khí tiêu diệt hàng loạt thường dân như vậy sẽ phải giải thích thế nào về mặt đạo lý? 28 nhà giáo dục nổi tiếng của Hoa Kỳ đã lên án hành động vô nhân đạo đó và yêu cầu giới lãnh đạo đất nước "hãy kiểm tra lại trái tim của họ". Tuy nhiên, dư luận chung ở Mĩ và Anh lúc bấy giờ ngả theo quan điểm: người Đức và người Nhật phải chịu trách nhiệm về mỗi quả bom rơi trên đất nước họ. Tờ Time khẳng định Lemay dùng bom lửa thiêu đốt Tokyo là việc "biến ước mơ thành hiện thực" và kêu gọi "các thành phố Nhật Bản cần phải được thiêu trụi như lá rụng mùa thu”. Tờ New York Times thì viết rằng "Chúa đã ban cho ta các loại vũ khí là để ta sử dụng chúng". Điều gì là tội phạm ở Coventry, Rotterdam, Warsaw và London đã trở thành anh hùng ở Hamburg, Dresden, Osaka và Tokyo (1).
Đêm 10 rạng 11-3, Lemay lại cho 313 máy bay mang bom napalm thả xuống Nagoya, thành phố lớn thứ ba của Nhật. Tiếp sau đó lần lượt đến các thành phố Osaka, Kobe và Yokohama. Ngày 15-3 chính phủ Nhật phải ra lệnh cho tản cư thường dân ra khỏi các thành phố lớn. Và rồi họ cũng tìm được những biện pháp đối phó với chiến thuật ném bom của Lemay, hạn chế bớt tác hại của nó.
Ngày 7-4, trong lúc hạm đội cuối cùng của Nhật bị tiêu diệt trên đường đi Okinawa, không quân Mĩ mở đầu một đợt tấn công mới vào đất Nhật bằng một cuộc oanh tạc lớn vào Tokyo và vùng phụ cận. Phần lớn chiến đấu cơ Zéro ở đây bay lên chặn địch, nhưng 57 chiếc đã bị các chiến đấu cơ Mustang P.51 của Hoa Kỳ bắn hạ và 136 chiếc khác bị chính các pháo đài bay B.29 bắn rơi. Người Nhật liền cho các máy bay Thần phong xuất trận và tung ra những máy bay phản lực đầu tiên, nên cũng đánh thiệt hại nặng các phi đội Hoa Kỳ (2) Từ hôm đó cho đến đầu tháng 5, các chiến đấu cơ lớn Mustang P.51 yểm trợ các pháo đài bay Hoa Kỳ, ngày cũng như đêm tập trung đánh phá các căn cứ không quân Nhật, trước hết là những nơi xuất phát của các phi đội Thần phong.
Ngày 12-4, tân thủ tướng Kantaro Suzuki ra lệnh thành lập Tập đoàn quân tình nguyện, bao gồm tất cả đàn ông từ 15 đến 55 tuổi và phụ nữ từ 17 đến 45 tuổi, để chuẩn bị chiến đấu ngay trên Đất Mẹ. Nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt ở Okinawa, không quân Mĩ vẫn oanh tạc các sân bay trên đảo Kyushu và nhiều nơi khác mà chưa thấy địch đổ bộ lên Đất Mẹ.
Từ tháng 12-1944 đến tháng 5-1945, 19500 tấn bom của Đồng minh đã được thả xuống chiến trường Thái Bình Dương, phần lớn rơi xuống Nhật Bản


(1) John Toland, sđd, tr.764. (Coventry, Rotterdam, Warsaw và London là các thành phố bị Đức Quốc xã oanh tạc nặng nề, còn Hamburg, Dresden, Osaka và Tokyo cũng bị như vậy, nhưng do không quân Đồng minh tiến hành).
(2) Đức là nước đầu tiên chế tạo máy bay phản lực (từ 6-1944) và đưa vào chiến đầu (từ cuối 1944). Đồng minh cũng có máy bay phản lực từ đầu năm 1945 .
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #246 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:43:10 pm »

* Từ 8-5 đến 5-8-1945

Việc phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không chỉ là sự sụp đổ của Đế chế thứ III, mà còn là một đòn nặng nề đối với nước Nhật quân phiệt. Giờ đây, toàn bộ sức lực của phe Đồng minh sẽ dồn vào để tiêu diệt kẻ thù duy nhất còn lại của họ, và sự bại trận của Nhật Bản chỉ còn là vấn đề thời gian.
Bộ máy chiến tranh của Đồng minh cũng được tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả hơn. Kể từ đây, đại tướng Douglas Mac Arthur là Tổng tư lệnh các lực lượng Lục quân và thủy sư đô đốc Chester Nimitz là Tổng tư lệnh các lực lượng hải quân Đồng minh. Về không quân, đại tướng Carl Spaatz là tư lệnh các lục lượng không quân chiến lược, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tối cao Liên quân Đồng minh đặt tại Washington. Thuộc quyền tướng Spaatz có Tập đoàn không quân 20 đặt căn cứ tại quần đảo Marianas của đại tướng H.H Arnold và Tập đoàn không quân 8 của thiếu tướng James H.Doolittle từ châu Âu chuyển dần qua Okinawa. Không quân chiến thuật của Đồng minh có các Bộ tư lệnh ở từng khu vực. Tư lệnh không quân chiến thuật của Đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương là trung tướng George Kenney. Thuộc quyền ông có Tập đoàn không quân thứ 5 do thiếu trong E.C Whitehead cầm dầu đặt căn cứ tại Iwo Jima và Okinawa; Tập đoàn không quân thứ 13 ở Leyte của tướng P.B Wurtsmith; Tập đoàn không quân thứ 7 ở Saipan của tướng T.D.White. Tư lệnh không quân chiến thuật Mĩ ở Trung Hoa là tướng Stratemeyer. Dưới quyền ông có tập đoàn không quân thứ 14 của trung tướng Cheunault (và trung tướng Stone lên thay từ tháng 7) và Tập đoàn không quân thứ 10 của thiếu tướng Howard C.Davidson. Mỗi tập đoàn không quân có trên dưới 2000 máy bay các loại, từ pháo đài bay B29, B.24 Liberator, các oanh tạc cơ B.32 Dominator, các máy bay ném bom hạng trung Mosquitos, Micheus... cho đến các chiến đấu cơ hiện đại kiểu Mustang, Thunderbolt... Bên cạnh đó, còn có lực lượng không quân của hải quân Hoa Kỳ thuộc các hạm đội 3,5 và 7 trong khu vực Thái Bình Dương mà mỗi hạm đội đều có từ 1200 đến 1500 máy bay trên các tàu sân bay của mình. Đó là chưa kể đến hàng chục nghìn thủy phi cơ các loại.
Ngày 10-5, sau khi đã diệt hết các căn cứ không quân Nhật trên đảo Kyushu, không quân Mĩ quay trở lại tấn công Tokyo và Nagoya. Từ 14 đến 17-5, Tập đoàn không quân thứ 7 đã tiến hành một cuộc oanh tạc vô cùng mãnh liệt cùng một lúc vào 5 thành phố Tokyo, Kobe, Nagoya, Yokohama và Osaka. Đêm 23-5, 562 pháo đài bay B.29 lại tiến hành một vụ ném bom cháy kiểu Lemay xuống khu vực phía Tây Tokyo.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #247 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:43:59 pm »

Ngày 25, hơn 500 pháo đài bay lại thả bom napalm vào giữa trung tâm thủ đô, thiêu cháy trụi 16,8 dặm vuông, giết chết 10.000 người. Ngọn lửa đã lan đến tận Hoàng Cung, khiến vua và hoàng hậu phải xuống hầm ẩn náu. Ngày hôm đó, các máy bay phản lực Nhật đã bắn rơi được 19 pháo đài bay B.29 trên bầu trời thủ đô. Bởi thế, từ ngày 9-6 không quân Mĩ lại tập trung đánh phá đến tận cùng các nhà máy sản xuất máy bay Nhật và các căn cứ không quân còn lại của dịch. Ngày 12-6, lần đầu tiên 2 pháo đài bay B.24 Liberator băng ngang nước Nhật từ Đông sang Tây tiến vào biển Nhật Bản đánh chìm một số thương thuyền đang di chuyển giữa Triều Tiên và Nhật Bản.
Tiếp đó, ngày 17-6, hơn 450 pháo đài bay lại oanh tạc các hải cảng trên bờ biển phía Tây nước Nhật. Liên lạc với Triều Tiên bị đe dọa tức là Nhật Bản bắt đầu bị phong tỏa khỏi đất liền châu Á.
Đầu tháng 7, sau khi đã chiếm xong Okinawa với 7 sân bay trên đảo, cuộc oanh kích Nhật Bản đã gia tăng cường độ rất nhiều, hơn cả sự tàn phá nước Đức trước đó. Từ ngày 4-7, không còn thấy máy bay Nhật nghênh chiến, không quân Đồng minh đã làm chủ bầu trời Nhật Bản. Từ tháng 3 đến tháng 6, Nhật Bản đã mất 4000 máy bay. Một số phi đội sống sót phải kéo sang Triều Tiên trú ẩn chờ ngày xuất kích khi Đồng minh đổ bộ lên Đất Mẹ. Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm 1945, các máy bay Thần phong cùng với bom bay "OKA" (người Mĩ gọi chệch theo tiếng Nhật là "Baka", nghĩa là "thằng ngốc”) và những gì còn lại của không quân Nhật đã đánh đắm được 264 hạm tàu các loại của Mỹ trong đó có 4 tàu sân bay lớn là các chiếc Ticonderoga, Saratoga, Intrepid và Bunker Hiu. Hạm đội thứ 3 Hoa Kỳ cũng biến khỏi vùng biển nước Nhật sau trận bão lớn ngày 5-6. Vì bị sóng to gió lớn đánh hư hại 5 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 1 tuần dương hạm và 13 hạm tàu khác, hạm đội của đô đốc Halsey buộc phải rút về căn cứ sửa chữa gần 1 tháng. Ngày 3-7, hạm đội lại xuất trận với 1200 máy bay thuộc Lực lượng đặc nhiệm 38 thay phiên nhau oanh tạc 80 sân bay Nhật ở vùng đồng bằng quanh thủ đô Tokyo.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #248 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:44:20 pm »

Ngày 14-7, hải quân và không quân Mỹ đánh phá mãnh liệt thành phố Kamishi cách Tokyo 400km về phía Bắc và thành phố Muroran trên đảo Hokkaido. Ngày 17 và 18-7, lại thêm một cuộc oanh kích lớn của 1500 máy bay vào các thành phố lớn của Nhật. Tiếp đó, Đồng minh tập trung lục lượng tìm diệt những gì còn lại của hải quân Nhật đang trú ẩn tại các cảng Yokosuka và Kure. Sau 4 cuộc oanh kích lớn trong các ngày 18, 24,25, và 28-7, kết quả đem lại là 4 thiết giáp hạm, 2 tàu sân bay nhẹ, 2 tuần dương hạm nặng và 1 tuần dương hạm nhẹ của Nhật đã bị đánh đắm hoặc trọng thương. Cuối tháng 7, cả nước Nhật chỉ còn vẻn vẹn 2 tàu sân bay nhẹ, 4 tuần dương hạm, 26 khu trục hạm và 16 tàu ngầm. Thiết giáp hạm cuối cùng còn lại trong tổng số 12 thiết giáp hạm của Nhật là chiếc Nagato đã bị đánh trọng thương tại Yokosuka. Cùng lúc với việc hủy diệt các chiến hạm trên, ngày 24 và 28-7 đã diễn ra những cuộc ném bom và bắn phá dữ dội ở Nagoya, Osaka, Sakai, Nagasaki và nhiều thành phố lớn khác.
Trên 2000 máy bay, trong đó có nhiều chiếc thuộc các tàu sân bay Anh đã thực hiện các phi vụ oanh tạc này. Từ 29-7 đến 1-8, một trận bão lớn thổi qua hầu hết nước Nhật làm cho cường độ oanh tạc có phần giảm xuống. Ngày 3-8 Đồng minh cho xuất trận thêm nhiều máy bay ném bom hạng nặng kiểu P-61 "Black Window" làm cho chiến sự nóng bỏng trở lại. Tính chung từ đầu tháng 6 đến 15-8-1945, Đồng minh đã dùng hết 135000 tấn bom ở chiến trường Thái Bình Dương, hầu hết số đó rơi xuống chính quốc Nhật Bản. Thế là số bom ném trong hai tháng rưỡi cuối cùng của chiến tranh nhiều hơn gấp 7 lần số bom dùng trong 6 tháng trước đó. Kết quả 7 tháng của năm 1945, không quân và hải quân Đồng minh đã đánh đắm hoặc làm trọng thương 2700000 tấn trọng tải tàu các loại, tiêu diệt 11375 máy bay các loại của địch.
Đến đầu tháng 8-1945, hải quân và không quân Nhật coi như đã bị loại khỏi vòng chiến, tiềm lực công nghiệp chiến tranh của Nhật đã bị tàn phá rất nặng nề và chính quốc Nhật Bản đã bị bao vây phong tỏa gắt gao. Tokyo chỉ còn trông cậy vào lục quân trên đất liền châu Á và sự hi sinh quên mình của một trăm triệu thần dân của Thiên hoàng trên 4 hòn đảo Nhật.
Đài phát thanh Tokyo liên tục tố cáo các cuộc oanh tạc dã man của không quân Hoa Kì. Nhưng người Nhật còn chưa biết rằng thảm họa khủng khiếp nhất đối với họ vẫn còn phía trước.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #249 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:45:15 pm »

CHƯƠNG X
NHỮNG ĐÒN GIÁNG CUỐI CÙNG


TUYÊN CÁO POTSDAM VÀ TƯƠNG LAI NHẬT BẢN

* Nhật Bản mưu tìm hòa bình

Cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Okinawa diễn ra cùng lúc với thời kì giãy chết của Đế chế thứ III ở Đức. Trong lúc bá tước Bernadotte đang đóng vai trò con thoi giữa các thủ đô châu Âu để thăm dò khả năng mưu tìm hòa bình cho chế độ Quốc xã theo yêu cầu của tên trùm cơ quan Gestapo là Himmler, thì nhiều người Thụy Điển khác cũng đóng vai trò tương tự cho Nhật.
Đại sứ Thụy Điển tại Tokyo Wider Bagge được ngoại trưởng Nhật Mamoru Shigemitsu (thời thủ tướng Koiso) nhờ làm trung gian bán chính thức giữa Nhật và Hoa Kỳ. Nhưng đến khi nội các Koiso đổ, thì tân Bộ trưởng Ngoại giao Togo cho rằng Nhật chỉ nên tìm hòa bình qua ngả Liên Xô.
Những giới tư bản tài phiệt Nhật cũng có đường lối của họ. Như ta đã thấy, suốt thời chiến tranh nước Nhật do hai con ngựa "Quân phiệt” và "Tài phiệt" lôi kéo. Nó đưa nước Nhật càng ngày càng đến gần bờ vục thẳm. Giờ đây phe tài phiệt muốn tìm đường cứu vãn phần nào hay phần ấy. Vì vậy người của họ ở Thụy Sĩ tìm mọi cách để tiếp cận với các giới Hoa Kỳ có vai vế. Eric Erikson, đại diện cho một công ty hàng hải Thụy Điển,. có những mối làm ăn quan hệ với phe tài phiệt Nhật, tiếp xúc với Hoàng thân Carl Bernadotte và đóng vai liên lạc cho tùy viên quân sự Nhật ở Stockholm.
Những bước đầu này không được Tokyo đồng ý cho lắm, nhưng cũng không cấm đoán hẳn.

Ở Thụy Sĩ, ba người Nhật tìm cách móc nối với Allen W Dulles, đại diện cho cơ quan OSS ( 1). Người đầu là trung tá Yoshoro Fujimura, tùy viên hải quân của Sứ quán Nhật ở Berne. Người thứ hai là Shigeyoshi Tsuyama, đại diện cho công ty hàng hải Osaka ở châu âu. Người thứ ba là Shintaro Ryu, đặc phái viên châu âu của tờ Asahi Shimbun.

(1) OSS - Office of Strategie Study- Sở nghiên cứu chiến lược, là tiền thân của CIA.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM