Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:34:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169171 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:56:47 pm »

7 giờ tối bản thông điệp được điện sang Nhật và đến Tokyo vào trưa ngày 7, nhưng bộ phận kiểm duyệt Nhật tự ý giữ lại 10 tiếng đồng hồ. Do đó đại sứ Grew tại Tokyo chỉ nhận được vào lúc 11 giờ đêm.
Tại Văn phòng mật mã của hải quân Hoa Kỳ, các chuyên viên giải mã đã giải xong 13 trong 14 điểm của bản văn mà Bộ ngoại giao Nhật gửi cho đại sứ Nhật nhằm đệ trình lên tổng thống Hoa Kỳ(1).
Nhận định tầm quan trọng của 13 phần trong bức thông điệp này, trung tá Kramer báo cho Trung tâm hành quân và đích thân mang bản dịch đến Nhà Trắng.
Đọc xong tổng thống Roosevelt nói với Hopkins, cố vấn đặc biệt của ông: "Thế là chiến tranh".
Hopkins nói: "Tức quá, chúng ta không thể đánh trước được".
Đô đốc Harold Stark, tư lệnh hải quân Hoa Kỳ đêm ấy đang xem hát nhưng đầu óc ông ta lúc nào cũng nghĩ: nơi nào sẽ bị Nhật đánh đầu tiên: Singapore, Philippines, kênh đào Panama chăng? Nhưng không bao giờ có ý nghĩ Nhật đánh Trân Châu Cảng.
Tướng Shennan Miles, Cục ương tình báo của lục quân hôm ấy dùng cơm tối với Giám đốc tình báo hải quân. Ông ta đọc 13 phần của thông điệp Nhật với con mắt nhà quân sự nên "không thấy có lý do gì để báo động" và sau đó về nhà ngủ thẳng một mạch.

(1)  Người Nhật tin rằng không ai có thể giải được các mật mã ngoại giao và hải quân của họ. Nhưng thực tế Hoa Kỳ với chiến dịch Magic đã giải được tất cả. Nghĩa là giới hữu trách Hoa Kỳ đọc trước, biết trước cả tòa đại sứ Nhật những gì Tokyo gửi đến.  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2009, 06:21:11 pm gửi bởi LuuHuongSoai » Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:57:37 pm »

*Tại Hawaii, trên đảo Oahu:
Tối thứ bảy 6-12, tướng Walter Short, tư lệnh lực lượng lục quân phòng thủ quần đảo chủ trì một cuộc họp đột xuất với các sĩ quan tình báo và phản gián tại nhà riêng của ông để bàn về nội dung một bản báo cáo của cơ quan FBI (1) vừa gửi tới. Báo cáo cho biết một nha sĩ Nhật sống ở đây đã điện cho một tờ báo ở Tokyo về các máy bay, đèn pha, thời tiết, về cả hoa bông bụt, bông giấy đang nở rộ". Hội nghị chưa tìm ra ý nghĩa của bức điện này, tướng Short cho giải tán và dặn các sĩ quan về nghỉ ngơi thoải mái cho đến sáng hôm sau. Xong, ông lên xe cùng với vợ đến câu lạc bộ sĩ quan.
ĐÔ đốc Husband Kimmel, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trú đóng tại Hawaii tham dự chiêu đãi tại một nhà hàng lớn. Ông rời bàn tiệc lúc 21giờ 30 về ngủ tại nhà riêng. Cả hai vị chỉ huy cao cấp nhất tại Hawaii này đều đồng ý rằng không cần phải tăng cường tình hình báo động ở quần đảo này hơn nữa. Vả lại, trong các chỉ dẫn của Washington không thấy nói về không kích, chỉ nói là nên đề phòng tàu ngầm, điệp viên phá hoại.
Do đó, chế độ thời bình vẫn được duy trì cho quân nhân trên đảo.
Trong khi nghi vấn bức điện của một nha sĩ nào đó, các giới chức quân sự Mỹ và FBI hoàn toàn không nghi ngờ một điệp viên cự phách của tình báo Nhật đội lốt viên chức Lãnh sự quán Nhật tại Honolulu mang tên Tadashi Morimura đang khẩn trương hoàn tất sứ mệnh của mình. Trong ngày, từ tòa lãnh sự, ông ta dã điện về Tokyo, thông báo rằng Hoa Kỳ không chuẩn bị gì để để đối phó với một cuộc tấn công của Nhật Bản tại đây,"Không có lưới chống ngư lôi quanh các thiết giáp hạm, không có khí cầu phòng không gần Trân Chau Cảng" và khẳng định "có thể lợi dụng cơ hội rất thuận lợi này để tấn công bất ngờ". Đêm khuya, ông ta lại đánh đi một bức điện bổ sung, miêu tả kỹ càng vị trí thả neo của các chiến hạm trong cảng và nhấn mạnh "không có nhũng phi vụ trinh sát xa xuất phát từ hạm dội".

(1) F.B.l (Federal Bureau of investigation - Cục điều tra Liên bang): Cơ quan cảnh sát chính trị của Mỹ.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2009, 12:02:33 am gửi bởi LuuHuongSoai » Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:58:42 pm »

*Tại Singapore:
Pháo dài kiên cố của đế quốc Anh và nền đá tảng của sự phòng thủ của các nước đồng minh Tây phương tại vùng Đông Nam Á. Việc bố phòng đã được tăng cường để ngăn không cho người Nhật tiến về vùng giàu cao su, dầu hỏa ở Indonesia và cửa ngõ của Ấn Độ Dương.
Người Anh đã bỏ ra 60 triệu bảng lo việc bố phòng đảo này và một hạm đội hùng hậu với hai tàu chiến tối tân nhất thế giới để bảo vệ Mã Lai - Singapore. Hạm đội này có nhiệm vụ đánh quân đổ bộ ngay từ lúc nó còn đang di chuyển trên tàu không để cho nó xuống đất. Nhưng về phòng thủ trên bờ thì có nhiều bất hợp lý. Ví như súng phòng thủ ở trong các pháo đài chỉ có thể quay nòng về biển (ở phía nam) chứ không thể quay nòng về đất liền (phía bắc).

* Tại Đông Dương:
Tuy nhà cầm quyền Pháp vẫn còn cai trị với toàn quyền Decoux nhung chính phủ Vichy của thống chế Pétain đã từ lâu nhượng Đông Dương cho Nhật. Quân Nhật đóng căn cứ tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), sử dụng tiện nghi hải quân ở CamRanh, Đà Năng và đóng quân ở Bắc Bộ.
Hôm nay, nguyên soái Hisaichi Terauchi (vài ngày sau được phong chức tư lệnh chiến trường phương Nam) nhận được một mật điện, có đoạn văn:
 'NITAKA YAMA NOBORE, 1208"
Nghĩa là: Cuộc chiến tranh toàn diện chống các nước A B C D vào ngày 8-12-1941(l).
Trên mặt nổi, Terauchi là tư lệnh Nhật ở Đông Dương. Mặt chìm, ông ta là Tổng tư lệnh toàn thể chiến trường phương Nam (tức là Phihppines, Mã Lai, Singapore, Indonesia, Miến Điện và sau này cả Ấn Độ nữa).

1) Người Nhật dùng các chữ cái A B C D để chỉ American (Mỹ), British (Anh), China (Trung Hoa), Dutch (Hà Lan).
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 06:20:30 pm »

* Tại Hong Kong:
Một pháo đài lớn nhất của Đế quốc Anh, nằm tiếp cận với quân đoàn 23 Nhật chiếm đóng Hoa Nam (Trung Quốc): 11.319 quân trú phòng gồm cả hải - lục - không quân hoàng gia Anh đã được báo động, và họ vẫn tin tưởng ở sức mạnh vô địch của đế quốc Anh. Nhưng dân chúng thì cầm chắc Nhật sẽ đánh trong thời gian tới.
Vào lúc 10 giờ đêm này, các toán quân cảnh vào các nhà hàng, khách sạn, vũ trường kêu gọi những người thuộc hải quân và hàng hải thương thuyền hãy về tàu gấp. Tin tức về việc hạm đội Nhật rời Hải Nam cho mọi người biết: Tử thần sắp gõ cửa.

*Tại Thượng Hái:
Trong các tô giới của Anh và Pháp: Quân trú phòng đưa nhau vào các quán ăn, vũ trường, vui sống những ngày cuối cùng của hòa bình. Hơn ai hết, họ biết rằng mình nằm giữa lòng quân Nhật như một ốc đảo, nếu chiến tranh xảy ra, thì chỉ có chết hoặc trở thành tù binh mà thôi
Tại bến cảng, 2 pháo hạm: một của Anh, một của Mỹ, duy trì sự có mặt của phương Tây. Họ cố bám vào ảo vọng thời đại Victoria huy hoàng mà ngọn cờ Anh tỏa bóng khắp hoàn cầu.
Như vậy từ Washington cho đến Thương Hải mọi người đều cầm chắc Nhật sẽ tiến công. Nhưng thời điểm và mục tiêu bị tiến công vẫn còn là ẩn số.
Các Bộ tham mưu của phương Tây đều đưa ra các phán đoán. Người thì cho rằng Nhật đánh Hong Kong - Phihppines. Kẻ thì cho rằng đánh Singapore, thậm chí cả kênh đào Panama nữa.
Nhưng tuyệt nhiên, không ai nghĩ rằng Nhật sẽ đổ bộ ở biên giới Thái Lan - Mã Lai và đánh Hawaii.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 06:25:02 pm »

TẠI TOKYO, NGÀY 6 VÀ 7 THÁNG 12
Ở Phủ thủ tướng và Bộ Chiến tranh Nhật, để đánh lừa con mắt của các điệp viên, người ta vẫn duy trì chế độ làm việc bình thường. Nghĩa là người đang nghỉ phép vẫn tiếp tục nghỉ, người làm việc vẫn không có gì hối hả. Cuộc tiến công của Nhật nếu muốn thành công trọn vẹn, phải hoàn toàn bất ngờ. Mọi việc đều phải hướng về tinh thần này.
Nhưng cũng có những sự "bất ngờ” đối với Nhật. Tướng Tsutomu Sakai, tư lệnh quân đoàn 23 ở Quảng Châu (Trung Quốc) điện về cho biết một máy bay chở quân của Nhật rơi trong vùng kiểm soát của quân Trung Hoa và thiếu tá Sugisaka, người mang tài liệu của cuộc hành quân đánh Hong Kong sắp diễn ra, nằm trong số những người bị mất tích.
Như vậy có nên dời kế hoạch Tổng tiến công hay không?
Nhưng Thủ tướng Hideki Tojo vẫn quyết định: Đánh đúng theo kế hoạch định trước.
Tổng tham mưu trưởng lục quân cùng với Tổng tham mưu trưởng hải quân Nhật vào bệ kiến Thiên hoàng. Họ cho biết sẽ đánh Trân Châu Cảng vào ngày 8-12-1941 (giờ Tokyo) nghĩa là ngày 7-12-1941 ở Hawaii, một ngày chủ nhật, mọi người vui chơi hoặc nghỉ ngơi. Mặt trăng sẽ hé sáng lúc máy bay khởi hành, vì hôm ấy là 20 âm lịch, có trăng từ 1 giờ khuya đến sáng (1).
Hai giờ chiều ngày hôm ấy (6-12) Tổng tham mưu trưởng Sugiyama đánh một mật điện vẻn vẹn 2 chữ "Hinode Yamagata".
Giải mã ra có nghĩa là "Tiến công ngày 8-12". Bức điện đến tay Tư lệnh hành quân phương Nam. Ba giờ chiều, Tư lệnh hạm đội liên hợp, thủy sư đô đốc Yamamoto đánh bức điện cho Tư lệnh lực lương đặc nhiệm Z (đánh Hawaii): "Hitaka Ya Ma Nobore".
Trong lúc đó, tờ báo tiếng Anh ở Tokyo "Japan Times and Advertiser" đăng tít lớn "NHẬT BẢN CÓ NHỮNG CỐ GẮNG MỚI ĐỂ MƯU TÌM SỰ THÔNG CẢM CỦA HOA KỲ Ở BÀN HỘI NGHỊ ".

 (1) Về ngày giờ có sự khác biệt như sau:
Đối với Nhật và một số nước Đông á như Triều Tiên, Philippines... đó là ngày thứ hai 8-12-1941 tức ngày 20-10 âm lịch; còn đối với Hawaii, Hoa Kỳ đó là ngày chủ nhật 7-12 (tức ngày 19-10 âm lịch)
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 06:26:01 pm »

* Tại dinh Thủ tướng:
Thủ tướng Tojo (Đông Điều) và ngoại trưởng Shigenori Togo (Đông Hung) họp mặt có cả đô đốc IJO.
Thủ tướng và ngoại trưởng đồng ý với nhau là bức thông điệp "Tuyên bố cắt đứt hội đàm phải được trao lúc 12 giờ 30 ngày 7-12 (giờ Washington), tức là trước khi dội bom Trân Châu Cảng. Nhưng sợ tính giờ không đúng nên họ quyết định lại là 13 giờ trưa.
Trở về tư dinh của mình, thủ trong Tojo ra lệnh cho lính đem ngựa ra trước nhà. ông ta thay đồ cưỡi ngựa, dự định đi dạo chơi. Thích chơi ngựa đã đành, nhưng ông ta cũng muốn mọi người thấy "Thủ tướng an nhàn, chắc không có gì đặc biệt cả".

Trong lúc đó, đổng lý văn phòng thủ tướng, ông Hisino vẫn chơi quần vợt trên sân công cộng và mọi người đều trông thấy, kể cả ngoại giao đoàn.
Khi Tojo bước ra, viên sĩ quan tùy tùng chạy lại nói: Thưa Thủ tướng, bọn sĩ quan trong Lục quân ngày càng trách cứ Thủ tướng không cho họ đánh Mỹ. Nếu hôm nay Thủ tướng dạo ngựa, đó là Thủ tướng làm cho họ túc giận thêm, họ cho là Thủ tướng cầu an. Rồi lỡ có một thằng khùng nào trong bọn họ bắn Thủ tướng thì làm sao đây? Đi ngựa khó bảo vệ lắm.
Tojo ngẫm nghĩ một lúc không nói gì cả, vào phòng thay quần áo. Đoạn ra lệnh cho tài xế đem xe hơi để cả gia đình đi chơi.
Rõ ràng là ngay cả Thủ tướng Tojo cũng phải kiêng dè đám sĩ quan quân phiệt "của mình", tựa như một phù thủy mở nắp hũ cho âm binh lọt ra ngoài, rồi không thể kiểm soát được âm binh nữa
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2009, 12:02:02 am gửi bởi LuuHuongSoai » Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 06:27:34 pm »

NHỮNG BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG

* Tokyo, rạng ngày 8-12
Vào lúc 0 giờ 30 phút, đại sứ Hoa Kỳ tại Tokyo Clark Grew vội vã mở cửa xe, lao mình vào nhà của ngoại trưởng Nhật Togo, mang theo bức thông điệp vừa nhận được từ Washington gửi đến. Bản dịch vừa xong, ông ta gọi điện thoại cho Togo và ông này nhận tiếp dù là đêm khuya.
Gặp nhau tại tiền sảnh, Đại sứ Mỹ đi ngay vào vấn đề:
- Thưa ngài ngoại trưởng, tôi vừa nhận được một thông điệp của Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ gửi cho Thiên hoàng. Vậy xin Ngài vui lòng sắp xếp để tôi đích thân bệ kiến trao cho Người.
- Thưa Ngài đại sứ, tôi sợ rằng diện kiến Hoàng đế vào lúc giữa đêm xem là việc khó thực hiện, nhưng tôi cũng sẽ điện vào hoàng cung xem sao?
- Chắc Ngài ngoại trưởng hiểu về tầm quan trọng của thông điệp này?
- Nhưng nếu có thể, xin ngài đại sứ đọc cho tôi nghe qua, để tôi định liệu?
Đại sứ Grew lập tức đọc toàn bộ thông điệp:
Franklin Delano Roosevelt, Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, kính gửi Hoàng đế Hirohito, nước Đại Nhật Bản.
Washington, 6-12-1941.
Kính thưa Hoàng thương,
Cách đây một thế kỷ, một vị Tổng thống của Hoa Kỳ đã gửi đến Thiên hoàng lúc ấy một bức thông điệp, đề nghị rộng mở bang giao giữa hai dân tộc Nhật và Mỹ. Đề nghị ấy được Nhật hoàng hoan hỉ đón nhận và tiếp đó là một chuỗi dài thời gian tình hữu nghị không phai mờ và hòa bình vĩnh cửu giữa hai nước chúng ta. Nhờ sự quang minh của các nhà lãnh đạo thời ấy mà cả hai đều thịnh vượng và góp phần tích cực cho nhân loại.
… Hiện nay, một tình trạng bất bình thường đang đe dọa mối quan hệ hữu hảo giũa Hoa Kỳ và Đại Nhật Bản, cho nên tôi đánh bạo gửi đến Hoàng thượng bức thông điệp này, hy vọng góp phần đánh tan đám mây giông tố đang tụ tập trên bầu trời Thái Bình Dương và có thể dẫn đến những thảm họa lớn.
Trước đây một năm, chính phủ của Hoàng thượng đã ký kết với chính phủ Vichy (Pháp) cho phép quân đội Nhật Bản được vào miền Bắc Đông Dương thuộc Pháp với quân số độ 50 hay 60 ngàn người để bảo vệ cho quân lực Nhật đang hành quân ở Hoa Nam (Trung Quốc). Nhưng vào mùa hè năm nay, quân Nhật lại tiến xuống miền Nam Đông Dương, nói là để cùng Pháp hợp tác phòng thủ Đông Dương.
Tôi tin rằng không ai đe dọa Đông Dương cả. Trong vài tuần gần đây, sự tập trung cua một lực lượng lớn hái quân và không quân Nhật tại miền Nam Đông Dương gây nên tình trạng hết sức căng thẳng, làm lo ngại cho những đồng minh của Hoa Kỳ tại Đông Nam á. Nhân dân Philippines, quần đảo Indonesia thuộc Hà Lan, Thái Lan, Mã Lai đều tự hỏi: Không biết người Nhật đang tính gì và sẽ đe dọa ai? Và không ai muốn ngồi lâu dài trên một thùng thuốc nổ...
Tôi xin long trọng cam kết, Hoa Kỳ không bao giờ có ý định chiếm Đông Dương nếu như người Nhật chịu rút quân ra khỏi đó và tôi cũng đã được sự cam kết tương tự của chính phủ Hoàng gia Hà Lan, chính phủ Hoàng gia Anh, chính phủ Hoàng gia Thái Lan cũng như chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.
Một cuộc rút quân như vậy sẽ làm dễ dàng cho một cuộc dàn xếp hòa bình ở Thái Bình Dương…”

Nghe xong, ngoại trưởng Togo nghĩ: đến giờ phút này mà Hoa Kỳ vẫn không có một nhượng bộ nào, lại còn bắt Nhật rút quân khỏi Đông Dương nữa!
Nhưng ông ta không lộ vẻ bất bình và thản nhiên nói:
- Tôi thông cảm với sự lo âu của ngài và tôi sẽ làm hết sức mình dàn xếp một cuộc bệ kiến với Hoàng thượng.
1 giờ 20 phút, thủ tướng Tojo sau khi nhận được điện thoại của ngoại tưởng Togo đã sẵn sàng để tiếp kiến ông này. Thủ tướng hỏi ngay: "Tổng thống Hoa Kỳ nói gì?".
Togo trả lời :
-  Những gì chúng ta mong mỏi thì không có (nghĩa là vấn đề bỏ lệnh cấm vận đối với Nhật) mà còn đòi chúng ta rút quân khỏi Đông Dương nữa.
 - Thế thì không làm gì hơn được, mọi việc đã được sắp xếp.
Togo nói tiếp: “ Đại sứ Hoa Kỳ xin bệ kiến Hoàng đế ngay trong đêm nay" .

(1) Theo Thomas M. Coffey. lmperian Tragedy, Pinnacle Books, New York 1971, tr.28
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2009, 12:05:15 am gửi bởi LuuHuongSoai » Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 06:27:57 pm »

Thủ tướng Tojo nói: "Tôi không thấy gì trở ngại nhưng Ngoại trưởng nên để ý cho, là vào giờ này còn không mấy khắc nữa là phi cơ của ta sẽ cất cánh tấn công Trân Châu Cảng. Vậy chúng ta nên cùng nhau quyết định ngay bây giờ về bức điện trả lời".
Theo thông lệ của chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật, bức điện trả lời do chính phủ soạn thảo rồi đệ trình Nhật hoàng duyệt ký. Do đó Thủ tướng và Ngoại trưởng soạn ngay tại chỗ .
Soạn xong, ngoại trưởng Togo còn đùa một câu: "Thật là phiền phải đánh thức mọi người giữa đêm khuya vì một bức điện như vậy".
Thủ tướng trả lời: "May mắn là nó đến trễ, đến sớm hơn thì chúng ta khó xử lắm". Ý ông ta muốn nói là Nhật Bản phải hoãn cuộc hành quân Trân Châu Cảng lại.
Mãi đến 3 giờ 19 phút, ngoại trưởng Togo mới đến Hoàng cung.
Hoàng cung nằm ngay trung tâm Tokyo, với khoảng 6 dặm đường chu vi, chung quanh có hào sâu, tường cao bằng đá tảng có nơi cao 30 mét, xây dụng hơn năm thế kỷ trước đây (l).
Ngoại trưởng đã gọi điện trước cho Hoàng thân nội cung nên người này đã đón Ngoại trưởng từ ngoài cổng.
Hoàng thân Chưởng ấn Kido cũng có mặt ở phòng tiếp tân mặc dù đêm khuya. ông ta hỏi ngay: "Tổng thống Roosevelt nói gì đấy?"
 - Không một chút nhượng bộ nào từ phía người Mỹ cả - Ngoại trưởng trả lời. - Họ còn đòi ta rút khỏi Đông Dương.

(1) Trước kia gọi là lâu đài Edo, dựng lên cạnh làng chài Edo, do một hầu tước xây dựng, dòng họ Đức Xuyên (Tokugawa) chiếm lấy, xây dựng rộng lớn hơn. Vào năm 1868, vua Minh Trị dời đô từ Kyoto về đây và phát động phong trào phục hưng nước Nhật.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 12:06:37 am »

Kido hỏi: "Thủ tướng nghĩ sao?".
- Thủ tướng và tôi vừa gặp nhau, nhận xét tình hình, chúng tôi đã đồng ý về một bức thông điệp trả lời.
Lúc ấy, một hoàng thân nội cung bước vào cho hay Hoàng đế sẵn sàng tiếp Ngoại trưởng.
Nhật hoàng mặc quân phục hải quân trắng. Những lo âu làm cho ông già đi nhiều so với tuổi 39.
Ngoại trưởng vừa bái xong, Nhật hoàng tỏ vẻ chờ đợi. Ngoại trưởng trình tâu:
- Bẩm Hoàng thượng, một thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ vừa gửi đến Hoàng thượng, hạ thần xin phép đọc.
Nhật hoàng lắng nghe và nghĩ rằng: Có lẽ Tổng thống Hoa Kỳ hiểu lầm về vị trí của Nhật hoàng khi gửi bức điện như thế. Tuy rằng ông ta đã cố gắng nhiều trong thời gian qua để tránh cho hai nước phải gặp nhau trên chiến địa nhưng ông ta không thành công, vì không làm hơn thế được. Theo thể thế quân chủ lập hiến Nhật, thủ tướng và Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm về mọi mặt. ông ta chỉ có thể tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của họ chứ không có quyền ra lệnh cho họ.
Ngay trong mùa thu năm 1941 này, Tổng tham mưu trưởng lục quân và Tổng tham mưu trưởng hải quân đã nêu ra ý định đánh Đồng minh để phá vỡ vòng vây ngày càng siết chặt xung quanh nước Nhật. Nhật hoàng đã tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng ngài cũng chỉ có thể nói bóng gió, văn vẻ mà thôi.
Khi nghe đọc xong, Nhật hoàng hỏi; "Chúng ta phải trả lời như thế nào?”
Ngoại trưởng Togo nói: "Tâu Hoàng thượng, vào tháng 7 năm nay, Tổng thống Roosevelt cũng đã một lần có đề nghị tương tự và Thủ tướng lúc ấy, hoàng thân Konoye (Cận vệ) đã  khước từ. Nay, thần và thủ tướng Tojo cũng đã soạn một bản phúc điệp trình lên Hoàng thượng rõ”.
Sau khi nghe đọc xong, Nhật hoàng phán: Được!
Ngoại trưởng ra khỏi hoàng cung ở cổng Sakashita, ông nhìn đồng hồ, lúc ấy là 3 giờ 25 phút sáng.
Có lẽ máy bay của ta đang trên bầu trời Trân Châu Cảng rồi - ông ta thầm nghĩ - phó thác cho mệnh trời, không còn làm gì được nữa. Từ đây bắt đầu một ngày đáng nhớ trong lịch sử nhân loại.
Công viên bên ngoài cổng Sakashita vắng lặng trong đêm.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 12:07:58 am »

* Washington, sáng 7-12-1941 (giờ Washington).

Vào lúc 8 giờ, trung tá Kramer ở Phòng mật mã Bộ Hải quân Hoa Kỳ vừa giải xong phần thứ 14 công hàm của Bộ ngoại giao Nhật gửi cho Đại sứ Nhật báo cho phía Mỹ biết Nhật bỏ bàn hội nghị. Tiếp đó là bản "Chỉ thị phải làm", ra lệnh cho đại sứ Nomura phải trình công hàm đúng lúc 01 giờ 00 trưa ngày 7-12 (giờ Washington). Trung tá Kramer suy nghĩ con số 01 giờ trưa có ý nghĩa gì? Ông ta lấy một tập bản đồ lật xem một giờ trưa ở Washington là mấy giờ ở các nơi khác. Đoạn một ý nghĩ thoáng qua đầu: Đó là 7 giờ 30 sáng ở Hawaii. Hồi tưởng lại ký ức về thời gian phục vụ ở Hawaii, ông ta thấy đó là thời gian buông lỏng nhất trong ngày. Đó là giờ mà các thủy thủ của chiến hạm thường lên bờ để ăn sáng.


(1) Nội dung: Trước đây ít lâu, Tổng thống Mỹ cũng đã lưu ý nước Nhật về việc gia tăng sự hiện diện của quân đội Nhật tại Đông Dương, chính phủ Hoàng gia đã trả lời: Sự rút quân ra khỏi nơi đây là một vấn đề tùy thuộc sự bàn cãi ở hội nghị Washington (tức cuộc hội đàm giũa đại sứ Nhật Nomura với ngoại trưởng Mỹ Hull - TG). Nay chính phủ Hoàng gia xin phép được nhắc lại. Sự tạo dựng hòa bình ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á là ý muốn vô cùng của Nhật hoàng. do đó Nhật hoàng đã đặt hết hy vọng vào cuộc họp ở Washington và hy vọng rằng Tổng thống Hoa Kỳ thấy được sự cố gắng của người'?
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM