Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 05:30:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169311 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #190 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:32:35 pm »

Nhưng hải quân Mĩ thì không được may mắn bằng. Trong suốt 10 ngày kể từ khi cuộc đổ bộ bắt đầu, các máy bay "Thần Phong" Nhật đã liên tục đâm bổ xuống các chiến hạm của Oldendorf cũng như của đoàn tàu đổ bộ. Hải quân Mĩ bị thiệt hại khá nặng, nhưng vẫn đứng vững để yểm trợ đắc lục cho lục quân đã lên bờ. Trong khi đó, các lực lượng thuộc hạm đội thứ 3 của đô đốc Halsey đã ngăn chặn mọi khả năng tiếp viện của địch cho Philippines. 4 đoàn tàu chở viện binh Nhật từ Sài Gòn đi Luzon đã bị đánh tan tành trong hai ngày 11 và 12-1 với 25 hạm tàu bị đánh đắm và 16 chiếc khác trọng thương, tổng cộng 127.000 tấn trọng tải tàu bị chìm cùng với 15.000 binh lính và sĩ quan Nhật mất mạng trên biển Đông (Nam Hải). Tiến gần tới vùng biển Đông Dương, ngày 12-1 các tàu sân bay của đô đốc Halsey đã tung máy bay đi oanh tạc dữ dội sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn cùng các căn cứ thủy phi cơ Nhật ở Cát Lái và Quy Nhơn (1). Tiếp đó, quay về phía bắc tiến vào vùng biển Trung Hoa, hạm đội này lại dùng hải pháo và máy bay oanh tạc Hồng Kông, Áo Môn, Sa Đầu và cả Takao trên đảo Đài Loan trong hai ngày 13 và 14-1. Họ hầu như không gặp sự kháng cự đáng kể nào của hải quân Nhật
Tại Luzon, cuộc phản công đầu tiên của quân Nhật đã diễn ra ngày 14-1. Khoảng một sư đoàn Nhật từ vùng núi phía Đông Nam thung lũng sông Lingayen đã đánh tạt sườn đội hình hành quân gây một số tổn thất đáng kể cho quân Mĩ. Nhưng khi quân Mĩ từ phía sau tiến tới thì quân Nhật rút. Đối với tướng Yamashita, cuộc phản công này chỉ nhằm làm chậm bước tiến của địch, để các lực lượng của ông kịp rút về vùng núi non hiểm trở phía Bắc Luzon. Không tin ở một "trận đánh quyết định" như đa số tướng lãnh Nhật thường mơ ước, Yamashita quyết định rời bỏ vùng đồng bằng ở trung tâm đảo và khu vực quanh vịnh Manila để bảo toàn lực lượng, kéo về vùng núi tiến hành một cuộc chiến lâu dài làm hao mòn kẻ địch.
Ngày 20-1, quân Mĩ chiếm Tarlac cùng với 2 sân bay Iba và Clark cách Lingayen 80km về phía Nam. Từ đây đến Manila còn khoảng 100 km nữa.

(1) Hai máy bay Mỹ đã bị Nhật bắn rơi trên bầu trời Sài Gòn ngày 12-1-1945.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #191 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:33:39 pm »

* Từ Corregidor đến Manila

Theo kế hoạch của mình, trong Yamashita ra lệnh rút quân khỏi Manila, chỉ để lại khoảng 3.000 cảnh vệ giữ trật tự. Nhưng Bộ tư lệnh hải quân Hoàng gia không đồng ý với quyết định này. Khi lục quân đã rút, họ ra lệnh cho chuẩn đô đốc Sanji Iwabuchi đưa 16.000 lính thủy đến chiếm lại thành phố, phá hủy các công sở, các tiện nghi vùng cảng, các kho bãi và giết hại nhiều người bản xứ. Tiếp đó, Iwabuchi cho quân xây đắp công sự để chuẩn bị chiến đấu giữ Manila.
Ngày 29-1 cho đến ngày 4-2, quân đoàn 7 Mĩ do tướng Hall chỉ huy đã đổ bộ ở cửa vịnh Manila trên cả hai bên bờ Bắc và Nam. Khoảng 5.000 quân Nhật ở đây đã rút vào đảo Corregidor cố thủ tựa như quân Mĩ đã làm trước đó 3 năm. Giao tranh ác liệt đã diễn ra trong suốt 11 ngày đêm ở hòn đảo pháo đài cách Manila về phía Tây chỉ hơn 50km. Ngày 17-2 quân Mĩ đã chiếm được Corregidor khi chỉ còn vỏn vẹn 20 người Nhật sống sót trên đảo này, nhưng không hề có lễ đầu hàng như người Mĩ trước đây.
Trận đánh giành thủ đô Manila bắt đầu ngày 4-2 bằng một cuộc tấn công mãnh liệt của quân đội Hoa Kỳ. Quân Nhật cố thủ đến cùng trên mỗi ngôi nhà, góc phố. Vòng vây quân Mĩ thắt chặt dần, nhưng mỗi bước tiến lên đều phải trả bằng máu. Ngày 14; quân cảng Cavite ở phía nam thành phố lọt vào tay Hoa Kỳ và đến ngày 25-2, toàn bộ thủ đô Manila đã thuộc về người Mĩ.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #192 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:34:05 pm »

* "Cuộc chiến tranh hao mòn"

Chiếm được Manila chưa phải là người Mĩ đã toàn thắng ở Luzon cũng như ở toàn Philippines. Tướng Yamashita đã tập trung được 170.000 quân với đầy đủ vũ khí trang bị ở vùng núi phía Bắc Luzon, do ông trục tiếp chỉ huy. Bên cạnh đó, còn có nhũng cụm quân khá lớn chiếm giữ các dãy núi phía Đông và Đông Bắc Manila và dãy núi Zambales gần căn cứ không quân Clark. Với lực lượng này, ông sẽ tiến hành một cuộc "chiến tranh tiêu hao" đối với quân Mĩ, nhằm dựa vào địa hình hiểm yếu, kìm giữ càng lâu càng tốt và tiêu diệt càng nhiều càng hay các đạo quân của tướng Mac Arthur bằng những trận đánh lẻ, tránh tập trung đánh trận lớn dễ bị hủy diệt vì ưu thế hỏa lực địch.
Sau khi chiếm Manila, tướng Krueger đưa những lực lượng chủ yếu của mình gồm 4 sư đoàn lục quân và 1 sư đoàn dù tiến lên vùng núi phía Bắc để giao chiến với chủ lục của Yamashita. Sau gần 3 tháng giao tranh, quân Mĩ vẫn không giành được một thắng lợi nào có ý nghĩa. Nhưng quân Nhật bị cạn nguồn tiếp tế nên sức kháng cự cũng giảm dần. Ngày 15-5, quân Mĩ chiếm được Balete là vị trí then chốt án ngữ những con đường từ vùng núi thông ra thung lũng sông Cazayan. Ngày 28-5 thị trấn Santa Fe trên vùng núi lọt vào tay Hoa Kỳ. Kể từ đây quân đội quốc gia Philippines cùng tham chiến bên cạnh quân Mĩ. Qua tháng 6, quân Mĩ liên tiếp giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày 15-6, ba sư đoàn Hoa Kỳ tràn vào dải bờ biển phía bắc Luzon. Ngày 21, một đạo quân đổ bộ đã đánh chiếm hải cảng Apam trên bờ biển phía Bắc gần cửa sông Cazayan. Như vậy, quân của tướng Yamashita đã bị đánh cả trước mặt và sau lưng. Ngày 28-6, các cánh quân Hoa Kỳ từ bờ biển phía Bắc đánh xuống và từ đồng bằng đánh lên đã gặp nhau giữa vùng núi non hiểm trở. Quân Nhật không còn khả năng kháng cự, chiến sự ở Luzon tới đây coi như kết thúc. Nhưng tướng Yamashita và số quân còn lại vẫn không chịu đầu hàng, họ ẩn náu trong rừng cho đến ngày chiến tranh chấm dứt (1).
Chiến cuộc giành quần đảo Philippines kết thúc sau gần 9 tháng giao tranh ác liệt. 17 sư đoàn Mĩ có quân số lớn hơn, trang bị tốt hơn, được sự yểm trợ của một lực lượng hải quân và không quân hùng hậu có ưu thế áp đảo so với địch, đã tiêu diệt và đánh tan 23 sư đoàn Nhật thuộc tập đoàn quân 14 và một số lực lượng khác thuộc hải quân và lục quân Nhật với tổng quân số lên tới 317.000 người tham chiến. Số quân Nhật chết ước tính 250.000 người, số còn lại, dù bị thương hay là không, cũng trú ẩn tại Philippines cho đến ngày chiến tranh kết thúc.
Để đạt đến kết quả đó, phía Mĩ đã mất 60. 000 người chết và 12.300 người bị thương .
Chiến cuộc Philippines là một đòn nặng nề cho cả lục quân và hải quân Nhật. Sau trận này, hải quân Nhật không sao gượng dậy được nữa.

(1) Tại đảo Mindanao, quân Mỹ chính thức đổ bộ từ 20-4-1945, chiến sự bùng lên mạnh mẽ khi tập đoàn quân 8 của tướng Eichelberger đổ bộ lên đây từ 12-5 và giao tranh kết thúc vào cuối tháng 6 khi quân Mỹ chiếm hầu hết đảo này. Nhưng 20.000 quân Nhật còn lại vẫn ẩn nấp trong rừng núi không chịu đầu hàng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #193 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:38:52 pm »

CHƯƠNG VII
TRÊN ĐẤT LIỀN CHÂU Á

Trong khi Đồng minh đang phản công thắng lợi trên các quần đảo ở Thái Bình Dương, thì tại đất liền châu Á lục quân Nhật vẫn còn rất hùng hậu.
Đạo quân Quan Đông của tướng Yoshijro Umezu gồm 700.000 binh lính và sĩ quan (chưa kể 200.000 quân ngụy Mãn Châu quốc) chiếm đóng xứ Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) và Triều Tiên đã trở thành lực lượng dự bị chiến lược tinh nhuệ và quan trọng nhất.
Trên chiến trường Trung Hoa, 820.000 quân Nhật do nguyên soái Shumroku Hata làm tư lệnh (chưa kể quân ngụy của chính phủ bù nhìn Uống Tinh Vệ) đã chiếm đóng toàn bộ Hoa Bắc, hầu hết Hoa Trung, các thành phố ven biển Hoa Nam. Bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam cũng bị chiếm từ tháng 7-1943. Tại Đông Nam Á, chỉ riêng vùng đất liền từ Miến Điện, Mã Lai (với Singapore) qua Thái Lan tới Đông Dương đã có 300.000 quân thuộc quyền nguyên soái bá tước Hisaichi Terauchi.
Ngay từ đầu năm 1943, tại hội nghị Casablanca, người Mĩ đã muốn phối hợp cuộc phản công của họ ở các hải đảo Thái Bình Dương với các cuộc phản công của Trung Hoa và của người Anh ở Miến Điện. Tuy nhiên, do chưa đủ khả năng và vì những tính toán chiến lược khác, cả Trùng Khánh lẫn London đều chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của Washington.
Tháng 5-1943, tại cuộc gặp gỡ ở ngay thủ đô Hoa Kỳ, tổng thống Roosevelt và thủ tướng Churchill cùng giới lãnh đạo quân sự Mĩ và Anh lại bàn về vấn đề trên. Phía Mĩ đề nghị mở các chiến dịch phản công ở Miến Điện ngay trong năm 1943 và các cuộc oanh kích Nhật Bản xuất phát từ các căn cứ không quân ở Trung Hoa.
Nhưng người Anh vẫn chỉ muốn "tập trung cho chiến dịch lớn chống Nhật vào năm 1945", sau khi đã đánh bại Hilter. Rốt cuộc họ chỉ có thể thỏa thuận là sẽ "không ngừng gia tăng áp lực chống Nhật".
Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Quebec (Canada) tháng 8-1943, tổng thống Roosevelt lại hối thúc việc mở chiến dịch phản công lớn ở Miến Điện. Một lần nữa, thủ tướng Churchill tránh né bằng cách đề nghị một cuộc đột kích vào Sumatra (Indonesia) mà người Mĩ không thể hài lòng. Sau cùng, để đẩy mạnh hoạt động trên chiến trường Đông Nam Á, hội nghị dã quyết định thành lập Bộ tư lệnh quân đội Đồng minh ở Đông Nam á, do phó đô đốc Anh Lord Louis Mountbatten làm tổng tư lệnh và phó tư lệnh là trung tướng Mĩ Joseph Stilwell, lúc đó đang là tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Trung Hoa kiêm Tổng tham mưu trưởng của Tưởng Giới Thạch. Bộ Tư lệnh này sẽ xây dựng kế hoạch phản công giành lại Miến Điện.
Trong khi Đồng minh tăng cường hoạt động, Nhật Bản cũng không chịu co về phòng thủ trên đất liền châu Á. Do đó, từ năm 1943, chiến sự ngày càng sôi động.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #194 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:39:33 pm »

GIAO TRANH TRÊN CHIẾN TRƯỚNG ẤN-MIẾN

* Quân Anh xâm nhập Miến Điện

Đầu năm 1943, người Anh đã thiết lập được nhiều sân bay tại vùng thung lũng sông Brahmaputre ở ấn Độ gần biên giới Miến Điện để làm căn cứ ngăn chặn quân Nhật xâm lăng Ấn Độ tiến đánh Nhật ở Miến Điện và tiếp viện cho chính phủ Trùng Khánh. Không lực Hoàng gia Anh (RAF) và tập đoàn không quân thứ 10 của Hoa Kỳ thường xuyên hoạt động nơi đây đã chuyển thêm rất nhiều chiến cụ cho Trùng Khánh. Người Mĩ còn cho đắp con đường từ Ledo, một thị trấn biên giới của Ấn Độ xuyên rừng núi vào lãnh thổ Miến Điện để chuẩn bị phản công.
Mặc dù chưa tin là có thể phản công thắng lợi, người Anh đã nhượng bộ trước những áp lực của Mĩ. Bộ tư lệnh Anh ở Ấn Độ do tướng Archibald Wawell đứng đầu đã soạn thảo xong một kế hoạch phản công ở Bắc Miến.
Tháng 1-1943, Sư đoàn 14 Ấn Độ từ lãnh thổ Miến Điện phía nam biên giới Ấn - Miến tiến vào vùng Arakan chiếm các thành phố Maungdaw và Buithidaung rồi đi sâu về phía Nam 60km dọc theo bán đảo Mayu về hướng hải cảng Akyab. Được không quân yểm trợ và tiếp tế đều đặn, sư đoàn tiến khá nhanh. Tướng Ida, tư lệnh quân đoàn 15 Nhật ở Miến Điện vội vã điều sư đoàn 55 của trung tướng Koga đến Arakan chặn đánh địch. Sau 2 tháng giao tranh, quân Nhật đánh bại quân Ấn và chuyển sang phản công. Bộ tư lệnh Anh vội rút sư đoàn 14 đã bị tổn thất nặng, đưa sư đoàn ấn Độ 26 ra thay thế, nhưng vẫn không chặn được đà phản công của Nhật.
Để phối hợp với cuộc hành quân ở Arakan, người Anh đã điều động một lực lượng đặc biệt chuyên chiến đấu ở rừng núi, do thiếu tướng Orde Charles Wingate chỉ huy, gồm quân kháng Nhật người Miến gọi là Chindits (theo tên một nhân vật huyền thoại nửa sư tử nửa đại bàng) cùng một số đơn vị người Gurkha và Anh-Ấn. Đêm rạng ngày 15-2, từ biên giới Ấn-Miến họ vượt sông Chindwin tiến về phía Đông vào vùng rừng núi Miến Điện rồi tách làm hai. Một đoàn gồm 2.200 người mang theo 800 con la chia thành 5 toán về phía Bắc. Đoàn kia gồm 1000 người với 250 con la chia làm 2 toán đi về phía Nam. Khoảng giữa tháng 3, cả 2 đoàn đã vượt sông Irrawaddy tấn công một loạt các đồn tiền tiêu của Nhật, cắt đứt các đường giao thông liên lạc, phá hủy các đường xe lửa và cầu cống, gây thiệt hại nghiêm trọng cho địch. Người Nhật đã phải tung ra gần 2 sư đoàn để đối phó với lực lượng đặc biệt này. Trước ưu thế áp đảo của địch, tướng Wingate buộc phải rút lui và đến giữa tháng 4 thì quân của ông dã trở lại biên giới Ấn Độ sau khi tổn thất khoảng 1000 người và hầu hết vũ khí trang bị. Trong khi đó, tại mặt trận Arakan, quân Nhật cũng quét sạch quân Ấn, chiếm lại Buthidaung (ngày 7-5), Maungdaw (14-5) và đẩy lùi phòng tuyến Anh đến sát biên giới Ấn Độ.
Mùa mưa đến đã chấm dứt chiến sự năm 1943 ở đây và cuộc phản công đầu tiên của quân Anh trên chiến trường Miến Điện đã thất bại hoàn toàn.
Mùa xuân 1944, cả phía Nhật lẫn phía Đồng minh đều chuẩn bị tấn công trên mặt trận Miến Điện. Đầu tháng 3, theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh do phó đô dốc Mounbatten đứng đầu, cuộc tấn công của Đồng minh bắt đầu. Tại phía nam đường biên giới ấn - Miến, quân Anh - Ấn một lần nữa lại tiến vào Arakan nhằm đánh chiếm hải cảng Akyab. Trong khi đó, ở phía Bắc biên giới, một lực lượng quân Trung Hoa được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt, do tướng Mĩ Stilwell chỉ huy xuất phát từ Ledo tràn vào Bắc Miến nhằm đánh thông liên lạc từ Ledo qua con đường Miến Điện sang Trung Hoa cho đến tận Trùng Khánh. Phối hợp với các mũi tiến công trên, Lực lượng đặc biệt Chindits của tướng Wingate được thả dù xuống sau lưng quân Nhật để đánh hậu phương địch.
Hiểu được ý đồ của đối phương trong cuộc tấn công này, Bộ Tư lệnh Nhật không cam chịu co về phòng thủ. Họ mở một cuộc tấn công lớn vào Ấn Độ.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #195 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:40:21 pm »

* Quân Nhật tràn vào Ấn Độ

Bộ Tư lệnh Nhật ở Miến Điện có tham vọng rất lớn là đánh vào xứ Ấn Độ để giành lấy thuộc địa khổng lồ này của đế quốc Anh. Họ tính rằng, với sự tham gia của quân đội quốc gia Ấn (Indian National Army, tức INA) do Chandra Bose cầm đầu, quân Nhật sẽ khuấy động được phong trào chống thực dân Anh ở ấn Độ, làm sụp đổ chính quyền Anh ở đây. Nhiều lần họ đã đề nghị việc này lên Bộ Tổng tham mưu Lục quân Hoàng gia nhưng không được chấp thuận, chỉ vì vấn đề tiếp vận không giải quyết được
Đầu năm 1944, mặc dù vấn đề tiếp vận càng trở nên tồi tệ nhưng vì cần có một chiến thắng sau một chuỗi thất bại ở Thái Bình Dương, nên Bộ Tổng tham mưu cho phép Bộ Tư lệnh Nhật ở Miến Điện xúc tiến việc này. Người Nhật cũng tính rằng tiến đánh Ấn Độ là một cách đối phó hữu hiệu với cuộc tấn công của Đồng minh ở Miến Điện, ít nhất cũng đánh phá được những căn cứ hậu cần và các sân bay của địch. Dĩ nhiên, người mừng nhất khi kế hoạch này được chuẩn y vẫn là Chandra Bose.
Đây là cơ hội bằng vàng để đạo quân INA của ông trở về đất Ấn. Theo. kế hoạch, bước đầu tiên là đánh chiếm thành phố Imphal của Ấn Độ cách biên giới 80km và vùng đồng bằng cùng tên ở miền Đông Bắc Ấn. Từ đó sẽ tiếp tục tiến sân vào khuấy đảo hậu phương địch để buộc Anh phải rút quân về giữ Ấn Độ, rời bỏ chiến trường Miến Điện.
Tập đoàn quân 15 của trung tướng Renya Mutaguchi (phát triển từ quân đoàn 15 của Ida) được giao nhiệm vụ này, nhưng đại tá Tadashi Katakura, trưởng phòng kế hoạch hành quân của ông vẫn rất lo ngại về những khó khăn không thể khắc phục: đường hành quân đầy khó khăn hiểm trở, phải qua nhiều sông lớn núi cao, rừng rậm, nhiều nơi chưa có dấu chân người mà tập đoàn quân 15 không đủ quân trang, quân dụng để hành quân xa hậu cứ lâu ngày. Trong khi đó, vấn đề tiếp vận bổ sung thường xuyên không thể giải quyết được.
Nhung tướng Mutaguchi cho ràng: nếu tướng Anh Wingate và đội quân của ông ta đã thục hiện thành công cuộc hành quân qua vừng này, thì người Nhật cũng làm được. Ông không biết rằng, với địa hình núi rừng hiểm trở ấy, đưa một đơn vị gọn nhẹ được huấn luyện đặc biệt vượt qua là một chuyện, còn đưa cả một đạo quân lớn tiến qua lại là chuyện khác.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #196 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:41:17 pm »

Ngày 8-3-1944, Tập đoàn quân 15 với tổng quân số 155.000 người, nòng cốt là 3 sư đoàn tăng cường của Nhật và 1 sư đoàn quân INA, vượt sông Chindwin thẳng tiến về phía Tây. Họ đã thành công trong việc băng qua vùng núi rừng trùng điệp ở đoạn giữa biên thùy Ấn - Miến. Khi đặt bước chân đầu tiên lên cánh đồng Imphal thuộc Ấn Độ, người Ấn trong quân đội INA quỳ xuống hôn đất và hô: "Jai Hind! Jai Hind!” (Đất mẹ Ấn Độ). Từ đây, tập đoàn quân chia làm 2 cánh tiến tới các mục tiêu đã định. Cánh trái thẳng tiến tới thành phố Imphal. Cánh phải gồm sư đoàn INA và sư đoàn 31 Nhật tiến tới một thành phố cách Imphal 120 km về phía Bắc là Kohima, đánh chiếm thành phố này rồi sẽ quay về Nam đánh vào Imphal cùng các lực lượng của cánh trái.
Lúc bấy giờ, lực lượng chủ yếu của Anh trên chiến trường Ấn - Miến cũng như ở Viễn Đông là tập đoàn quân Anh – Ấn số 14 đang tấn công Arakan (Miến Điện) bằng một số đơn vị của mình. Được tin quân Nhật tràn qua Ấn Độ, trung tướng William J. Slim, tư lệnh tập đoàn quân cho rằng địch không thể điều động một lực lượng lớn cho cuộc tấn công này. Ông quyết định đợi cho địch tiến vào vùng đồng bằng Imphal, sử dụng lực lượng hiện có của mình tại đó bố trí trận địa sẵn sàng đón đánh rồi chuyển sang phản công đánh bại chúng. Nhưng khi biết rõ kẻ địch rất mạnh, chỉ riêng ở Kohima đã có 2 sư đoàn tăng cường tiến đến, thì ông phải vội vã thay đổi kế hoạch. Tướng Slim lập tức cho đình chỉ cuộc tấn công ở Arakan để quay về chặn cuộc tấn công của địch. Trong vòng 60 tiếng đồng hồ, quân đoàn máy bay vận tải của tướng Old đã chuyển xong sư đoàn Ấn Độ số 5 ở Arakan với toàn bộ lừa ngựa và trọng pháo của nó, về tiếp cứu cho Kohima. Slim sợ rằng nếu mất Kohima, ông có thể mất luôn căn cứ hậu cần duy nhất của mình ở Dimapur, một đầu mối đường sắt trọng yếu ở cách đó 45 km về phía Tây Bắc. Cũng bằng cầu không vận và đường sắt, liên quân Anh - Mĩ đã liên tục tăng cường lực lượng cho thành phố Imphal thêm 61.000 binh sĩ và 28.000 tấn quân lương, khí cụ. Nhờ đó cả Kohima và Imphal đã đủ sức đương đầu với các cuộc tấn công ác liệt của Nhật.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #197 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:42:01 pm »

Giữa tháng 4, quân Nhật và INA chiếm được Kohima, nhưng quân Anh - Ấn tiếp tục kháng cự mãnh hệt trên một dãy đồi ở ngoại vi thành phố. Chiến sự kéo dài, quân Anh được không quân yểm trợ mạnh mẽ và luôn được tiếp viện đầy đủ, còn quân Nhật thì không. Do đó, tướng Kotoku Sato, sư đoàn trưởng sư đoàn 31 kiêm tư lệnh cánh quân Nhật ở đây đã không thể chuyển quân của mình về Imphal như kế hoạch đã định. Ông đành để cho sư đoàn INA một mình tiến về Imphal. Ngày 18-4, đơn vị tiền tiêu của sư đoàn INA báo cáo rằng lực lượng phòng thủ của địch trên đường tới Imphal là không đáng kể, cuộc hành quân đến đây chắc chắn sẽ thắng lợi. Chandra Bose liền đề nghị sư đoàn 31 Nhật tiến về Imphal. Nhưng tướng Sato chẳng những khước từ, mà còn dự tính rút khỏi Kohima về Miến Điện nếu không được tiếp tế thêm lương thực và đạn dược. Cho rằng Sato không thật tâm giúp quân INA giành chiến thắng đầu tiên trên quê hương mình, Bose liền báo cáo sự việc lên cấp trên. Tướng Mutaguchi khiển trách Sato (và sau đó cách chức ông này) nhưng vẫn để sư đoàn 31 tiếp tục chiến đấu ở Kohima mà không giải thích rõ lí do cho Bose.
Tại Imphal, người Nhật lại phạm một sai lầm về mặt tâm lí. Trước lúc tấn công vào thành phố, họ yêu cầu Bose ghi âm bài phát biểu của ông nói rằng: "Đánh chiếm Imphal để lập chiến công dâng lên Nhật Hoàng nhân kỉ niệm ngày sinh của Người". Bose khuớc từ, vì ông cho rằng nếu INA chiến đấu vì nền độc lập của Ấn Độ thì dân Ấn sẽ đi theo, còn chiến đấu vì Nhật Hoàng thì người Ấn sẽ tụ tập sau lưng ngươi Anh để đánh Nhật Sự tranh cãi ấy làm chia rẽ thêm hàng ngũ của quân tấn công, và thêm thời gian cho tướng Slim tăng cường lực lượng phòng thủ.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #198 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:42:27 pm »

Quân Nhật và INA vây đánh Imphal từ 6 đường, nhưng lực lượng bảo vệ thành phố, được không quân yểm trợ mạnh mẽ, đã giữ vững từng vị trí một. Chiến sự kéo dài từ tuần này sang tuần khác, quân Nhật bị tổn thất nhiều mà không được tăng viện nên không sao chiếm được thành phố. Phó tổng tham mưu trưởng Lục quân Nhật, trung tướng Hikosaburo Hata từ Tokyo phải bay đi thị sát tại chiến trường này. Trở về thủ đô ông đề nghị cho rút quân vì "không có khả năng giành thắng lợi”. Điều này trái với ước muốn của thủ tướng Tojo (lúc ấy vẫn còn đương nhiệm). ông ta khiển trách Hata là "có tinh thần chủ bại", đồng thời chỉ thị cho Lục quân đẩy mạnh cuộc tấn công tại Imphal.
Tướng Mutaguchi buộc phải cách chức cả 3 tư lệnh sư đoàn của ông ở Ấn Độ, một điều chưa từng có trong lịch sử quân đội Nhật. Ngày 5-6, ông đến trình diện thượng cấp của mình là đại tướng Masakazu Kawabe, tư lệnh quân Nhật tại Miến Điện, để báo cáo sự việc trên và trình bày mọi nỗi khó khăn mà quân Nhật gặp phải trên đất ấn Độ. Mutaguchi thầm mong nhận được lệnh rút quân; nhưng tướng Kawabe lại hứa hết sức giúp đỡ ông để tiếp tục chiến đấu và nhấn mạnh rằng: "Sự nghiệp của Chandra Bose và đạo quân INA của ông ta chính là sự nghiệp của bản thân tôi".
Nhưng quân Nhật trên đất Ấn không còn đủ khả năng giữ vững trận địa. Chỉ một ngày sau cuộc hội kiến trên, quân Anh đã phản công chiếm lại Kohima kết thúc 64 ngày giao tranh ở đây Số quân Nhật còn lại bị đuổi chạy về Imphal và 2 tuần sau quân Anh cũng tới đó để hỗ trợ cho đồng đội của họ đang chiến đấu trong thành phố.
Tình hình quân Nhật ở Imphal cũng hết sức bi đát. Sự giúp đỡ tối đa của tướng Kawabe cũng chỉ đủ lương thực cho 1 sư đoàn. Binh lính các sư đoàn khác phải tự túc lương thực bằng cách ăn củ rừng, cỏ cây, cũng như mọi loài thú mà họ săn bắt được. Mùa mưa đến khiến phần lớn những con đường mòn xuyên rừng núi về Miến Điện không thể đi lại được nữa.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #199 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:42:47 pm »

Không còn lối thoát, tướng Mataguchi phải gửi thư về Rangoon xin được rút quân. Nhận được thư, tướng Kawabe một mặt chỉ thị cho tập đoàn quân 15 phải khắc phục khó khăn tiếp tục chiến đấu, mặt khác cử người đi Manila, nơi đặt tổng hành dinh mới của Đạo quân phương Nam, để xin phép rút quân ở ấn Độ về. Nguyên soái Terauchi chấp thuận và ngày 9-7 lệnh rút quân được chuyển đến tay tướng Mutaguchi, kết thúc 80 ngày giao chiến tại Imphal. Cuộc lui binh diễn ra bí mật trong mưa gió. Quân Nhật thoát khỏi sự truy kích của địch, nhưng lại phải đương đầu với nạn đói và muôn vàn khó khăn nguy hiểm của một cuộc hành quân xuyên rừng núi hiểm trở trong mùa mưa lũ, phần lớn vũ khí, quân trang phải để lại cùng hàng nghìn binh sĩ bỏ mạng suốt dọc đường. Chỉ riêng sông Chindwin đã cuốn theo hàng trăm sinh mạng trên dòng nước mênh mông chảy xiết.
Đầu tháng 8, tập đoàn quân 15 đã về đến nơi xuất phát sau khi tổn thất 65.000 người chết và hàng chục nghìn người khác bị thương trong chiến dịch tiến công Ấn Độ. Tướng Mutaguchi cùng tham mưu trưởng của ông cũng như tướng Kawabe cùng tham mưu trưởng của ông này và nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp khác đều bị cách chức. Thất bại của chiến dịch này đã làm suy yếu lực lượng quân Nhật ở Miến Điện.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM