Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:25:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169962 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #140 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:50:58 pm »

Trưa hôm ấy, đến phiên Chandra Bose, thủ tướng Chính phủ lâm thời giải phóng Ấn Độ:
« Tôi nghĩ rằng, hội nghị Đại Đông Á được triệu tập ở Tokyo, xứ của Mặt trời mọc, là một điều lành. Đây không phải là lần đầu tiên mà thế giới phải quay về hướng Đông để tìm ánh sáng soi đường. Đối với ấn Độ, không còn một con đường nào khác hơn là sự chiến đấu không khoan nhượng với chế độ thuộc địa. Một số nước nghĩ rằng: khoan nhượng với Anh quốc, tức là còn khoan nhượng với nô lệ và khổ đau của chính mình.
Trong cuộc đấu tranh này, chúng ta phải trả giá đắt. Tôi không biết, trong cuộc chiến đấu này, bao nhiêu người trong chúng tôi còn sống sót. Điều đó chúng tôi không quan tâm đến. Điều quan trọng đối với chúng tôi là Ấn Độ phải tự do".
Tờ Nippon Times viết: "Đây là một hội nghị khoáng đại LINH HỒN và MÁU Á CHÂU, lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Nơi đây những người anh em gặp lại nhau sau một chuỗi dài đêm tối triền miên. Người Hoa, Mãn, Ấn, Phi, Miến, Thái, Nhật cảm thấy họ là anh em ruột chung một mẹ: Mẹ Á châu !.
Hội nghị này là thành công tuyệt đỉnh trong cuộc đời hoạt động của Tojo, nếu nhìn dưới góc cạnh châu á, nhưng đối với giới quân phiệt Nhật, họ lo ngại. Bản chất của quân phiệt làm sao có thể hòa hợp với những ý tưởng "Tự do - Bình đẳng - Bác ái dù rằng đó chỉ là những chiêu bài. Quân phiệt là lòng tự phụ, là mặc cảm tự tôn, là thói ăn trên ngồi trước, là nhu cầu đè đầu đè cổ nhân dân trong xứ họ cũng như nhân dân các nước khác.
Dưới mắt họ, Hội nghị này phải là một tuồng hát nhằm mục đích nâng cao uy danh nước Nhật, để phục vụ cho lợi ích của quân phiệt. Nhưng khi cảm thấy nó có vẻ biến thành một Đại hội thục sự toàn Đông Á, thì họ lo ngại. Nhất là khi họ thấy thủ tướng Tojo bị lôi cuốn vào bầu "không khí hợp quần" ấy. Nếu ông ta cho ra những chính sách rộng rãi đối với các nước Đông Nam Á, nơi quân phiệt Nhật đang chiếm đóng, nơi mà nền kỹ nghệ Nhật đang khai thác tài nguyên, thì thật rầy rà!
Và họ làm mọi điều để Hội nghị ấy không có ngày mai, và tinh thần Hội nghị tan biến với sự ra về của các đại biểu.
Một số chính trị gia ở Nhật có gặp riêng thủ tướng Tojo và đề nghị ông ta nên mưu tìm hòa bình trong lúc nước Nhật đang chiến thắng và tinh thần quân Anh - Mỹ còn lung lay.
Ngay cả Kenryo Sato, bạn thân và cố vấn lâu nay của Tojo cũng khuyên ông nên mở ra một cuộc tấn công ngoại giao mưu tìm hòa bình. Ông ta lý luận rằng: "Nếu Anh - Mỹ chấp nhận hòa đàm thế nào họ cũng để cho Nhật một "cái bánh to" ở Thái Bình Dương".
Mục đích của chiến tranh là tiến xuống vùng giàu có Đông Nam Á, bây giờ đã được hơn thế, gần đến Úc châu rồi, « Mỹ phải thấy diều này và Nhật có lỗ lã gì đâu. Hơn nữa, Nhật chấm dứt chiến tranh với danh dự.
Nhưng Tojo lại trả lời:
"Nếu anh hoặc tôi mà "thốt ra", dù thốt ra nhỏ thôi, chữ "HÒA", là phe sĩ quan sẽ diệt chúng ta ngay".
Hơn ai hết, Tojo nhận thức rõ ràng: cầm đầu một đảng cướp phải đi luôn, đến khi chết mới thôi. Nếu muốn "giải nghệ" đàn em sẽ giết mình. Tojo giống như một phù thủy luyện âm binh. Ông ta mở nắp hũ ra, cho âm binh (tức quân phiệt) thoát ra, bấy giờ làm sao bắt nó trở vào hũ được?
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #141 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:51:53 pm »

PHẦN THỨ HAI
ĐỒNG MINH PHẢN CÔNG

CHƯƠNG VI
Ở TÂY NAM THÁI BÌNH DƯƠNG


Nếu chiến dịch Stalingrad (kết thúc ngày 2-2-1943) đã giành lại ưu thế cho phe Đồng minh, đánh dấu bước ngoặt lớn nhất của cuộc chiến tranh Xô-Đức và toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai, thì trận Guadalcanal (chấm dứt trước đó mấy ngày) cũng mở đầu thời kì phản công của Đồng minh trên chiến trường Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, quan điểm chiến lược toàn cầu của chính phủ Mĩ và chính phủ Anh khi bước vào thời kì này có khác nhau. Điều đó thể hiện trong cuộc họp thượng đỉnh tháng 1-1943 tại Casablanca, hải cảng lớn trên bờ Đại Tây Dương của xứ Maroc thuộc Pháp mà Mĩ mới chiếm đóng được 2 tháng, sau cuộc đổ bộ thắng lợi ở Bắc Phi. Hai vị nguyên thủ Hoa Kỳ và Anh quốc đã nhất trí quyết tâm đi đến cùng trong cuộc chiến tranh đánh bại hoàn toàn phe Trục. Họ cũng nhất trí ưu tiên trước hết cho chiến trường châu âu để tiêu diệt nước Đức Hitler, rồi mới đến chiến trường Thái Bình Dương để thanh toán nước Nhật quân phiệt. Nhưng vấn đề là ở chỗ: mỗi chiến trường sẽ được cung cấp bao nhiêu phương tiện vật chất và hoạt động mạnh đến mức độ nào? Thủ tướng Churchill (được Tổng tham mưu trưởng Sir Alan Brooke phụ tá) cho rằng phải dành 85% cho chiến trường châu Âu để có thể tấn công quyết liệt giành chiến thắng vào cuối năm đó. Ở châu Á - Thái Bình Dương chỉ tiến hành các hoạt động có giới hạn nhằm kiềm chế Nhật Bản trong thế phòng thủ, cho đến khi đánh bại Đức mới thực sự tiến công quyết hệt. Còn Tổng thống Roosevelt (với tướng G.Marshall, đô đốc Ernst J. King tháp tùng) lại muốn dành cho chiến trường chống Nhật tới 30% để có thể tiếp tục tiến công đẩy lùi quân Nhật. Người Mĩ giải thích rằng Nhật Bản còn mạnh, và sẽ ngày càng củng cố thêm lực lượng nếu Đồng minh không liên tục tiến công trong thời gian chờ cho Hitler sụp đổ.
Sau những cuộc tranh luận gay gắt, hai bên đi đến một hiệp định về mục tiêu tổng quát cho hoạt động của Đồng minh trong năm 1943, ghi nhận rằng: "Các chiến dịch ở Thái Bình Dương sẽ tiếp tục với mục đích gây sức ép mạnh mẽ với Nhật Bản, nhưng những chiến dịch đó sẽ không làm thất thoát quá nhiều các phương tiện chiến tranh cần dành cho châu Âu (1).
Như vậy, người ta hiểu rằng cuộc phản công của Đồng minh trong năm 1943 sẽ diễn ra trên một qui mô hạn chế, với lực lượng chủ yếu của Hoa Kỳ. Còn nước Anh vẫn chưa khởi sự những chiến dịch phản công trên các chiến trường của họ.

(1) John Tolland, The Rising sun, Random house, New York 1971, tr.495.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #142 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:52:21 pm »

CHIẾN TRƯỜNG NEW GUINEA VÀ VÙNG PHỤ CẬN

* Hình thái chiến trường đến đầu năm 1943

Với diện tích 829.300 km2, New Guinea là đảo lớn thứ hai trên thế giới, do nước Úc cai quản. Từ nửa đầu năm 1942, Nhật Bản đã chiếm hơn 2 phần 3 đảo ở cả 3 phía Tây, Bắc và Đông. Họ tập trung lục lượng ở thành phố cảng Lae nằm trên bờ một vịnh biển phía đông và hải cảng Salamaua cách Lae 50 km về phía nam. Quân đội Úc (có Mĩ trợ lực) vẫn chiếm giữ vùng đồng bằng phía Nam đảo cùng một dải bờ biển kéo dài về phía đông Nam có thành phố cảng quan trọng nhất của đảo là Moresby nhìn về phía nước Úc. Ngăn cách vùng Nhật chiếm với phần còn lại của Đồng minh là những dải núi kéo dài từ Tây sang Đông gần suốt chiều dài hòn đảo. Đây là những dải núi vô cùng hiểm trở có độ cao trung bình tới hơn 4000m với rùng già huyền bí bao phủ, che chở cho một số bộ lạc nguyên thủy sống hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.
Sau thất bại của "chiến dịch MO" (1), người Nhật hiểu rằng họ không thể dùng đường biển để đổ quân chiếm Moresby và phần còn lại của đảo. Họ liền thiết lập 3 căn cứ ven biển kế cận nhau là Gona, Sanananda và Buna cách Salamaua hơn 200km về phía Đông Nam để cho quân xuất phát từ đây băng qua dãy Owen Stanley mà tiến đánh địch. Trong khi đó, quân Mĩ - Úc cũng tìm mọi cách để phản công quân Nhật. Do đó, chiến sự ác liệt đã diễn ra ở Papua, phần cực đông của New Guinea, giữa hai sư đoàn Úc cùng một sư đoàn Mĩ với một quân đoàn Nhật. Với không quân yểm trợ và các đội biệt kích đánh phá sau lưng địch, hai bên đã sử dụng « đường mòn Kokoda" và « đường mòn Kapa Kapa" để băng rừng vượt núi tấn công nhau. Tháng 9-1942 quân Nhật dã tiến đến Loribaiwa cách Moresby 40 km nhưng lại bị đánh lùi. Tháng 11  năm đó, Đồng minh lại phản công. Quân Úc đánh chiếm được bản Kododa án ngữ con đường mòn dẫn tới 3 căn cứ xuất phát ở ven biển của Nhật, đồng thời quân Mĩ nhảy dù cắt đút liên lạc của 3 căn cứ này với Salamaua và Loe. Quân Nhật ở đây bị vây chặt nhưng vẫn kháng cự quyết liệt. Với sự yểm trợ đắc lực của không quân, Đồng minh lần lượt chiếm Gona, Buna và sau cùng là Sanananda vào ngày 19-1-1943. Quân Nhật không rút lui và cũng không đầu hàng, đánh đến cùng nên đã bị diệt 12000 quân. Đồng minh mất 3000, một phần không nhỏ là do bệnh tật.

(1) Xem chương IV, tập 1 sách này.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #143 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:53:09 pm »

Sau thắng lợi trên, Đồng minh đã nắm được ưu thế nhưng chưa đủ sức quét sạch quân Nhật khỏi đảo. Nhật Bản củng cố lại lực lượng và xin tăng viện để giữ vũng New Guinea.
Ở ngoài khơi cách bờ biển phía Đông New Guinea khoảng 100 km là đảo New Britain (thuộc quần đảo Bismarck) mà người Nhật đã chiếm từ đầu năm 1942. Thành phố cảng Rabaul, thủ phủ của đảo này, đã trở thành căn cứ trọng yếu của hải lục không quân Nhật. Nơi đây có một quân cảng và bơn sân bay lớn. Với bộ tư lệnh tập đoàn quân Quan Nam cùng Bộ tư lệnh quân đoàn 8 của tướng Imamura và Bộ tư lệnh quân đoàn 17 của tướng Hyakutake đặt ở đây, Rabaul là đầu não của các lực lượng Nhật đang hoạt động ở New Guinea và quần đảo Salomons.
Cho đến đầu năm 1943, Rabaul và New Britain vẫn được coi là hậu cứ tương đối an toàn của Nhật ở Tây Nam Thái Bình Dương. Từ New Britain vượt biển gần 300 km theo hướng đông nam sẽ đến hòn đảo đầu tiên của quần đảo Salomons kéo dài
1200 km cũng theo hướng đó. Bougaỉnville cũng như một số đảo khác phía Tây Bắc quần đảo này vẫn do Nhật Bản chiếm đóng, trong khi các đảo phía Đông Nam đã về tay Hoa Kỳ sau trận Guadalcanal, và người Mĩ vẫn liên tục tiến công nhằm chiếm trọn quần đảo.
New Guinea, New Britain và quần đảo Salomons liên quan chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động quân sự ở khu vục này. Nhưng nơi đâu sẽ là chiến trường chính của năm 1943? Người ta vẫn còn bàn cãi trong các Bộ tư lệnh tối cao của Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #144 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:54:00 pm »

* Nhật Bản cố xoay chuyển tình thế

Bị đẩy lùi cả ở New Guinea và Salomons, lại gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường lực lượng và phương tiện, song Nhật Bản không hề có ý định rút bỏ khu vục này, thậm chí cũng không hề dự định co về phòng ngư. Họ muốn tiến công để chiếm trọn New Guinea và giành lại quần đảo Salomons. Tuy nhiên, giữa lục quân và hải quân Hoàng gia đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt xem đâu là chiến trường chính để được ưu tiên tăng cường lục lượng và phương tiện. Lục quân cho rằng chiến trường New Guinea quan trọng nhất. Phải giữ bằng được New Guinea để lực lượng đe dọa Úc, không cho địch có đường phản công lên Indonesia và Philippines. Còn phía hải quân thì khẳng định quần đảo Salomons là quan trọng nhất. Nếu mất hết các đảo ở đây thì sẽ mất New Britain cùng căn cứ Rabaul, quần đảo Caroline bị đe dọa và Truk, căn cứ của hạm đội Liên hợp sẽ không còn an toàn. Hơn nữa, quần đảo Salomons có nhiều căn cứ không quân hơn New Guinea.
Trong cuộc tranh cãi này, cái "logic về chiến lược” thuộc về phía hải quân, nhưng "các biện hộ gia" của lục quân lại tỏ ra tài ba hơn.
Giữa lúc tranh cãi chưa ngã ngũ và chiến sự tạm thời lắng dịu, Tướng Hitoshi Imamura quyết định tăng viện 6400 quân cho Lae, căn cứ quan trọng nhất của Nhật ở New Guinea. Đêm 28-2-1943, một đoàn gồm 8 hải vận hạm chở số quân đó cùng vũ khí quân trang và 8 khu trục hạm hộ tống do chuẩn đô đốc Masatomi Kimura chỉ huy đã rời Rabaul tiến về New Guinea. Khi đi vào vùng biển Bismarck, đoàn tàu đã bị máy bay Mĩ phát hiện. Trong các ngày 2 và 3-3, hơn một trăm máy bay ném bom thuộc Tập đoàn không quân thứ 5 Hoa Kỳ, gồm phần lớn là những chiếc B.24 và B.25 mới chế tạo, xuất phát từ các căn cứ ở New Guinea đã tấn công dồn dập đoàn hạm tàu Nhật. Tất cả các tàu chở quân bị đánh chìm xuống biển cùng với 4 khu trục hạm. Trong số 4 khu trục hạm còn lại thì 3 chiếc bị thương, chỉ còn 1 chiếc thoát nạn.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #145 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:54:46 pm »

Tổn thất đáng kể này đã giúp thêm cho lục quân một dẫn chứng để kết luận: quân địch có mặt ở New Guinea là điều vô cùng nguy hiểm. Tại cuộc họp ngày 25-3, giới lãnh đạo lục quân và hải quân đã quyết định dành ưu tiên số một cho New Guinea để phản công tại đây. Nhiệm vụ chiến đấu được giao cho Tư lệnh hạm đội Liên hợp và tướng Hitoshi Imamura phối hợp thực hiện.
Hạm đội Liên hợp cho tiến hành "Chiến dịch I - Go" nhằm đánh phá các lực lượng không quân và hải quân địch tập trung tại New Guinea và Salomons, tạo điều kiện cho lục quân phản công tại New Guinea. Ngày 7-4, hạm đội đã tung ra một cuộc oanh tạc lớn nhất kể từ sau trận Trân Châu cảng, với 224 máy bay tiến đánh Guadalcanal nhưng chỉ đánh chìm được 1 khu trục hạm, 2 hạm tàu nhỏ và bắn rơi 7 máy bay Mĩ. Trong 3 ngày tiếp theo, máy bay của hạm đội đã tập trung đánh phá các căn cứ Mĩ - Úc trên đảo New Guinea như vịnh Oro, cảng Moresby và vịnh Milne. Theo báo cáo tổng hợp của các phi công, phía Mĩ - Úc thiệt hại 175 máy bay, 1 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm và 25 tàu chở quân. Thật ra, phía Đồng minh chỉ mất 5 máy bay, 1 tàu chở quân và 2 thương thuyền. Tuy nhiên, trước khi chết trong chiếc máy bay bị không quân Mĩ bắn hạ ngày 18-4, tư lệnh hạm đội Liên hợp là đô đốc Yamamoto vẫn tin rằng ông đã giáng cho không quân địch một đòn chí tử.
Cũng tin vào báo cáo sai sự thật trên, tướng Imamura yên tâm mở cuộc phản công ở New Guinea bằng lực lượng chính gồm 2 sư đoàn bộ binh. Vì những con đường mòn quen thuộc đã nằm sâu trong vùng Đồng minh kiểm soát, quân Nhật phải mở đường mới băng qua núi rừng hiểm trở của dãy Owen Stanley. Chưa ra khỏi núi thì 1 phần 4 quân số đã bị loại khỏi vòng chiến vì mất tích, vì sốt rét, rắn độc và kiệt sức. Tiếp đó, lực lượng không quân hùng hậu của Đồng minh đã oanh tạc tơi bời vào đội hình quân Nhật. Cuộc phản công của Nhật Bản ở New Guinea đã bị tan vỡ khi chưa thực sự giao chiến với bộ binh Đồng minh. Lúc ấy, người Nhật vẫn chưa biết rằng đây là cuộc phản công cuối cùng của họ ở New Guinea.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #146 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:55:12 pm »

*Đồng minh giành lại miền đông New Guinea

Theo kế hoạch trước đây của tướng Mac Arthur, cuộc tấn công giành lại New Guinea và New Bntain là bước thứ 3 sau khi chiếm xong Guadalcanal, Tulagi và toàn bộ phần còn lại của quần đảo Salomons. Nhưng vì quân Nhật ở Salomons kháng cự quyết liệt kéo dài nên Đồng minh đã phải mở cuộc tiến công ở New Guinea trong khi chiến sự ở Salomons còn đang tiếp diễn. Bởi thế, đây là cuộc tiến công trên hai trục tiến quân ở New Guinea và quần đảo Salomons.
Thêm vào đó, sự bất đồng về quan điểm chiến lược giữa lục quân với hải quân Hoa Kỳ cũng gây bất lợi cho Mac Arthur. Giống như bên phía Nhật, lục quân Hoa Kỳ coi trọng chiến trường New Guinea, còn hải quân thì lại khác. Tướng Mac Arthur và giới lãnh đạo lục quân nói chung coi việc chiếm lại New Guinea và New Britain là rất quan trọng để tiến đánh Philippines, rồi từ Philippines sẽ đổ bộ lên Okinawa trên đường tiến tới Nhật Bản.
Nhung các đô đốc E.J.Keng, C. Nimitz và Bộ tư lệnh hải quân lại hình dung con đường tới Nhật Bản sẽ qua các quần đảo Gilbert, Marshall, Caroline...
Cuộc tranh cãi giữa hai bên bất phân thắng bại buộc Washington phải phân chia lực lượng và phương tiện cho mỗi bên tiến hành theo kế hoạch riêng của mình.
Trong điều kiện đó, tướng Mac Arthur quyết tâm đẩy mạnh cuộc phản công giành lại New Guinea.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #147 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 11:01:16 pm »

Sau khi "Chiến dịch I - Go" của Nhật bị thất bại, ưu thế không quân trên chiến trường New Guinea và vùng phụ cận đã thuộc về phe Đồng minh. Không quân Mĩ kiểm soát chặt chẽ con đường hàng hải từ Rabaul di Lae và Salamaua, đánh chìm hầu hết các hạm tàu Nhật Bản trên con đường này. Bởi thế, mặc dù đoán biết Đồng minh sắp tấn công ở New Guinea, Bộ tư lệnh Nhật không thể tăng viện cho nơi này.
Ngày 4-9-1943, tướng Mac Arthur mở màn chiến dịch bằng một cuộc tấn công ba mũi vào các căn cứ trọng yếu của Nhật ở miền Đông New Guinea.
Từ phía Nam nhằm Salamaua tiến tới là các lực lượng bộ binh của liên quân Mĩ - Úc đã giao chiến với Nhật suốt thời gian qua. Cùng lúc đó, một lực lượng thủy quân lục chiến Mĩ đổ bộ vào bờ biển phía Đông Lae, sau lưng phòng tuyến địch. Đồng thời, một lữ đoàn 1700 quân đã nhảy dù xuống phía tây Lae và Salamaua. Ngồi trên máy bay, tướng Mac Arthur cùng đi với quân nhảy dù để quan sát chiến trường. Vòng vây ngày càng khép chặt quanh hai thành phố cảng. Ngày 11, liên quân Mĩ - Úc đánh chiếm Salamaua. Ngày 16-9, thủ phủ New Guinea của Nhật là Lae rơi vào tay lính thủy đánh bộ và lính dù Mĩ. Quân Nhật chuyển sang bán đảo Huon ở phía Bắc Lae và kháng cự quyết liệt Ngày 20-10, thị trấn ven biển Finschhafen ở cực Đông bán đảo Huon rơi vào tay Mĩ. Nhưng tại bán đảo này, quân Nhật đã chặn được đà tiến của Đồng minh suốt gần nửa năm trời .
Mac Arthur hiểu rằng ông chưa đủ lục lượng và phương tiện để nhanh chóng quét sạch quân Nhật ở đây.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #148 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 12:28:30 am »

* Đổ bộ Bougainville và tiến đánh New Britain

Sự kháng cự quyết liệt của quân Nhật ở quần đảo Salomons chỉ làm chậm bước chứ không chặn đứng được cuộc tấn công của hải quân Mỹ. Cuối tháng 6-1943, thủy quân lục chiến Mĩ do đô đốc W.Halsey chỉ huy tấn công mãnh liệt vào New Georgia, hòn đảo then chốt ở trung tâm quần đảo. Các sư đoàn của Halsey đã đánh tan 5000 quân địch phòng thủ và chiếm đảo vào đầu tháng 8. Tiếp đó, sau các cuộc tấn công "nhảy cóc" từ đảo này đến đảo kia, lần lượt các đảo Kolombangara, Vella Lavella, Treasury và Choiseul lọt vào tay Hoa Kỳ. Tàn quân Nhật trên khắp quần đảo xuống tàu rút về cố thủ tại Bougainville, hòn đảo lớn nhất quan trọng nhất và duy nhất còn lại thuộc về Nhật Bản trong quần đảo Salomons.
Ngày 2-11-1943, sau những cuộc oanh tạc dữ dội của không quân vào vị trí địch, 14000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh "Hoàng hậu Augusta" ở phía Tây Bougamviue. Quân Nhật chặn đánh ngay trên bãi biển và liên tục phản kích. Quân Mĩ không bị hất xuống biển nhưng cũng chỉ giữ được một dải bờ biển hẹp làm căn cứ hải quân ở Piva và ở nhóm đảo nhỏ Vertes kế cận để có đường giao thông tiếp tế với Rabaul và đánh quân tiếp viện Nhật trên biển. Nhiều trận chiến hạm nhỏ nhưng ác liệt dã diễn ra quanh Bougainville. Nhờ ưu thế không quân mà đưa thêm được viện binh đến, quân Mĩ chiếm được một phần đảo và thiết lập trên đó 3 sân bay. Từ ngày 25-12, Tập đoàn không quân thứ 13 Hoa Kỳ đã thường xuyên sử dụng các sân bay đó để oanh tạc Rabaul trên đảo New Britain. Tuy nhiên, quân Mĩ không sao tiêu diệt được 20.000 quân Nhật vẫn cố thủ trên phần còn lại của Bougainville. Họ phải chuyển sang bao vây triệt để và dùng phi pháo đánh phá liên tục làm cho đám quân Nhật ấy bị kiệt quệ và vô hiệu hóa (1).
Mặc dù quân Nhật vẫn còn ở Bougainviue cho đến hết chiến tranh, chiến sự ở quần đảo Salomons coi như kết thúc vào cuối năm 1943.

(1) Tháng 11-1944, quân Úc đến Bougainville thay cho quân Mỹ đi nhận nhiệm vụ mới. Quân Úc dồn đuổi quân Nhật đến vùng cực Bắc của đảo. Quân Nhật thiếu vũ khí, ăn đói, mặc rách, bệnh tật và chết rất nhiều vẫn còn đánh du kích cho đến ngày chiến tranh chấm dứt.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #149 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 12:28:58 am »

Việc quân Đồng minh chiếm giữ phía Đông New Guinea và đứng vững ở Bougainville đã tạo nên hai gọng kìm cho cuộc tấn công vào New Britain với căn cứ đầu não Rabaul.
Từ đầu tháng 10-1943, máy bay Đồng minh suốt ngày đêm oanh tạc quân cảng Rabaul và các sân bay trên đảo. New Britain bị bao vây cô lập với bên ngoài nhưng 50.000 quân Nhật ở đây đã sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công của dịch.
Ngày 15-12-1943, các lục lượng thuộc tập đoàn quân 8 bộ binh Hoa Kỳ dưới quyền tướng Mac Arthur đã đổ bộ lên Nrawe trên bờ biển phía Nam New Britain. Quân Nhật phản công rất mạnh nhưng quân Mĩ vẫn lập được căn cứ đầu cầu và mở rộng thêm phạm vi hoạt động.
Ngày 26-12, đến lượt các lực lượng của đô đốc Nimitz đổ bộ lên đoạn bờ biển thuộc dãy núi Gloucester, phía Tây New Britain. Bất ngờ bị đánh sau lưng, cánh quân Nhật trú đóng tại một sân bay ở đây hốt hoảng tháo chạy về phía Bắc.
Quân Mĩ từ hai phía Tây và Nam thẳng tiến về Rabaul. Ngày 15-2-1944 nhiều trận giao tranh ác liệt dã diễn ra ở phía đông Rabaul. Cuối tháng 2 đến đầu tháng 4, quân Mĩ lại đổ bộ lên New Ireland, hòn đảo kế cận phía Đông Bắc New Britain, chỉ cách Rabaul một eo biển hẹp chưa tới 50km. Đồng minh chiếm thêm 2 sân bay quan trọng và căn cứ hải quân Lorengau. Toàn bộ quân Nhật ở New Britain và New Ireland phải kéo hết về Rabaul cố thủ. Thay vì tấn công tiêu diệt, bộ tư lệnh Đồng minh chủ trương bao vây ngặt nghèo làm cho quân Nhật còn lại ở Rabaul đi dần đến chỗ kiệt quệ. Để thục hiện nhiệm vụ đó, sư đoàn bộ binh số 5 của Úc đã thiết lập một phòng tuyến rất kiên cố ngăn cách Rabaul với phần đất liền của đảo. Bị giam trong thành phố ba bề giáp biển, riêng phía Tây Nam lại đối mặt với phòng tuyến này, quân Nhật ở Rabaul chịu đựng mọi cảnh thiếu thốn cùng những trận mưa bom của Đồng minh cho đến ngày chiến tranh chấm dứt.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM