Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 12:50:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 724369 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #190 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 08:10:28 pm »

Sau đây là thống kê về vũ khí binh chủng (pháo binh và phòng không) VN trong KCCP. Các bác đều biết là trong KCCP ta sử dụng rất nhiều cỡ pháo khác nhau, do nhiều quốc gia chế tạo. Tuy nhiên các tài liệu lại chỉ thống kê lại theo cỡ nòng và chủng loại (sơn pháo, dã pháo, thủy pháo...) và ngay cả cách ghi chủng loại đôi khi cũng không chính xác. Do đó thống kê này không tránh khỏi có nhiều sai sót, rất mong nhận được sự góp ý.


III. VŨ KHÍ BINH CHỦNG

1. Pháo binh

a) Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 (Mỹ)



Cỡ nòng: 37mm; cỡ đạn: 37x233mm
Nặng: 414kg
Tầm bắn tối đa: 7000m
Tốc độ bắn: 25 phát/phút

Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 được nghiên cứu phát triển từ năm 1937 và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1940-1942, trang bị rộng rãi cho quân đội Mỹ trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh hoặc gắn trên xe cơ giới.

Ở chiến trường Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng nhiều pháo M3 do Mỹ trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Pháo chống tăng 37mm kiểu 94 (Nhật)



Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 327kg
Tầm bắn: 2900m

Pháo chống tăng 37mm kiểu 94  được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1936, sử dụng trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 94 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại.


c) Pháo chống tăng 57mm QF 6 pounder/M1 (Anh)



Cỡ nòng: 57mm; cỡ đạn: 57x244mm
Nặng: 1140kg
Tầm bắn tối đa: 4600m

Pháo chống tăng 57mm QF 6 được thiết kế năm 1940, sản xuất hàng loạt năm 1941 để trang bị cho quân đội Anh trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh và gắn trên xe cơ giới. Quân đội Mỹ cũng sử dụng rộng rãi loại pháo này với ký hiệu M1.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng một số pháo 57mm QF 6 do Mỹ trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


1.2. Bộ binh pháo

a) Bộ binh pháo 37mm kiểu 1916 TRP(Pháp)



Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 160kg
Tầm bắn tối đa: 2400m

Bộ binh pháo bắn nhanh 37mm kiểu 1916 (M1916 TRP) do Pháp sản xuất, năm 1916 được đưa vào biên chế và được quân đội Pháp, Mỹ sử dụng trong CTTG 1.

Một số pháo M1916 được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương, sau 1945 bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 (Nhật)



Cỡ nòng: 70mm
Nặng: 212kg
Tầm bắn: 2700m
Tốc độ bắn: 10 phát/phút

Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 do Nhật chế tạo, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế năm 1932, trang bị rộng rãi cho quân đội Nhật, sử dụng trong CT Trung - Nhật, CTTG 2. Pháo kiểu 92 cũng được quân đội TQ-QDĐ và TQ-CS thu sử dụng lại trong CT Trung - Nhật, nội chiến TQ, CT Triều Tiên...

QĐNDVN sử dụng nhiều pháo kiểu 92 do thu từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương năm 1945 hoặc do TQ-CS viện trợ năm 1950. Pháo kiểu 92 còn được gọi là "sơn pháo 70 ly".
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 07:13:27 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #191 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 09:00:05 pm »

1.3. Sơn pháo

a) Sơn pháo 65mm kiểu 1906 (Pháp)



Cỡ nòng: 65mm
Nặng: 400kg
Tầm bắn: 6500m

Sơn pháo 65mm kiểu 1906 được đưa vào biên chế quân đội Pháp từ 1906, được sử dụng trong CTTG 1 và CTTG 2. Một số được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương, sau 1945 bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Sơn pháo 75mm kiểu 1928 (Pháp)



Cỡ nòng: 75mm; cỡ đạn: 75x190mm
Nặng: 660kg
Tầm bắn tối đa: 9000m
Tốc độ bắn tối đa: 28 phát/phút

Sơn pháo 75mm kiểu 1928 được sản xuất và xuất khẩu từ 1908, được đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1919, cải tiến và mang ký hiệu M1928. Pháo M1928 được quân Pháp sử dụng trong CTTG 2 và tiếp tục dùng ở chiến trường Đông Dương. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


c) Sơn pháo 75mm kiểu 41 (Nhật)



Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 540kg
Tầm bắn tối đa: 6300m

Sơn pháo 75mm kiểu 41 được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1908, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Pháo kiểu 41 cũng được quân TQ-QDĐ, TQ-CS sử dụng trong nội chiến TQ, CT Triều Tiên...

QĐNDVN sử dụng nhiều pháo kiểu 41, trang bị cho trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351; có được nhờ thu của các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương năm 1945 hoặc được TQ-CS viện trợ năm 1950.


d) Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch (Anh)



Cỡ nòng: 94mm
Nặng: 731kg
Tầm bắn tối đa: 5400m

Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Anh năm 1916, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 1 và 2.

Ở chiến trường Đông Dương quân đội Pháp sử dụng pháo 94mm do Anh trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


1.4. Dã pháo

a) Dã pháo 75mm kiểu 38 (Nhật)



Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 947-1100kg
Tầm bắn: 8000-11000m

Dã pháo 75mm kiểu 38 được sản xuất và đưa vào biên chế năm 1905, cải tiến năm 1926, trở thành 1 trong những kiểu pháo tiêu chuẩn của quân đội Nhật, sử dụng trong CTTG 2.

Sau 1945, QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 38 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại.


b) Dã pháo 75mm kiểu 1897 (Pháp)



Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 1190kg
Tầm bắn: 11000m
Tốc độ bắn: 15 phát/phút

Dã pháo 75mm kiểu 1897 được thiết kế từ 1891-1896, sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Pháp từ 1897 với nhiều phiên bản, được quân Pháp và một số nước khác sử dụng trong CTTG 1 và 2.

Pháo M1897 tiếp tục được quân Pháp dùng ở chiến trường Đông Dương, nhiều khẩu đã bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


c) Dã pháo 105mm kiểu 1936 Schneider (Pháp)



Cỡ nòng: 105mm
Nặng: 3920kg
Tầm bắn tối đa: 16000m

Dã pháo 105mm kiểu 1936 được đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1936, sử dụng trong CTTG 2 và tiếp tục dùng trên chiến trường Đông Dương. QĐNDVN tịch thu một số pháo M1936 nhưng sử dụng hết sức hạn chế do thiếu đạn và thiếu phương tiện vận chuyển.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2008, 12:00:14 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #192 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 10:14:21 pm »

1.5. Lựu pháo

a) Lựu pháo 87,6mm QF 25 pounder (Anh)



Cỡ nòng: 87,6mm
Nặng: 1800kg
Tầm bắn tối đa: 12000m

Lựu pháo 87,6mm QF 25 được sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Anh trong thập niên 30, được Anh và nhiều nước khác sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên....

Quân đội Pháp ở Đông Dương sử dụng pháo QF 25 do Anh trang bị, một số được QĐNDVN thu sử dụng lại và thường được gọi là "pháo 88 ly".


b) Lựu pháo 75mm kiểu M1/M116 (Mỹ)



Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 653kg
Tầm bắn: 8800m

Lựu pháo 75mm M1 được sản xuất hàng loạt năm 1940 và đưa vào biên chế quân đội Mỹ với nhiều phiên bản. Pháo M1 được Mỹ trang bị cho các đơn vị sơn cước, không vận, thuỷ quân lục chiến... sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng một số pháo M1 (thường gọi thành "sơn pháo") do thu của quân Pháp (được Mỹ trang bị) hoặc được TQ-CS viện trợ.


c) Lựu pháo 105mm kiểu M2/M101 (Mỹ)



Cỡ nòng: 105mm; cỡ đạn: 105x372mm
Nặng: 2260kg
Tầm bắn: 11700m

Lựu pháo 105mm kiểu M2 được sản xuất hàng loạt năm 1941, trở thành lựu pháo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên... Pháo M2 cũng là lựu pháo chính của quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương.

QĐNDVN thu được 4 khẩu pháo M2 trong chiến dịch Biên giới 1950 và Tây Bắc 1952, và được TQ-CS viện trợ 20 khẩu khác (QGP TQ thu từ TQ-QDĐ do Mỹ trang bị). Số pháo này được trang bị cho trung đoàn pháo binh nặng đầu tiên của QĐNDVN - trung đoàn 45, đại đoàn công pháo 351 thành lập năm 1953. Pháo M2 được QĐNDVN sử dụng lần đầu với quy mô hạn chế trong chiến dịch Hoà Bình 1952-1953, nhưng đáng kể nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.


1.6. Pháo phản lực

Pháo phản lực 75mm H-6 (TQ)



Cỡ nòng: 75mm x6

QĐNDVN được TQ-CS viện trợ 1 tiểu đoàn 12 dàn H6 năm 1954, nằm trong đại đoàn công pháo 351. Tiểu đoàn này đã tham gia trong đợt tiến công thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.


1.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)

Năm 1945, QĐNDVN thu được một số pháo phòng thủ bờ biển (thường được gọi là "thuỷ pháo") của các đơn vị thuộc địa Pháp đồn trú ở Đông Dương. Đáng kể nhất có 3 khẩu pháo 138mm kiểu 1910 (?) ở pháo đài Cát Bà (Hải Phòng) đã được trung đội Ký Con sử dụng để đánh trả tàu chiến Pháp từ tháng 11/46 đến tháng 2/47 trước khi phải phá huỷ. Một số pháo cỡ nòng 75mm cũng được sử dụng lại trong chiến đấu.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2008, 01:10:10 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #193 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 11:03:19 pm »

1.8. Pháo cao xạ

a) Pháo cao xạ 20mm Oerlikon



Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 480kg
Tầm bắn (cao): 2000m
Tốc độ bắn: 450 phát/phút

Pháo cao xạ Oerlikon 20mm do Reinhold Becker thiết kế trong thời gian CTTG 1, sau đó nhanh chóng được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế, được sử dụng rộng rãi với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới và tàu thuyền.

QĐNDVN thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


b) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)



Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 373kg
Tầm bắn: xa 5500m, cao 3500m
Tốc độ bắn: 120-300 phát/phút

Pháo cao xạ 20mm kiểu 98, dựa trên pháo Oerlikon, được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1938, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


c) Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 (Nhật)



Cỡ nòng: 76,2mm
Nặng: 2450kg
Tầm bắn: xa 13800m, cao 9100m

Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 dựa trên pháo cao xạ Vickers của Anh, được đưa vào biên chế quân đội Nhật từ 1927, được sử dụng trong CTTG 2. Pháo kiểu 88 thường được gọi là 75mm, mặc dù cỡ nòng thực tế là 76,2mm.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và đã hoán cải thành pháo bắn mục tiêu mặt đất.


d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)



Cỡ nòng: 25mm; cỡ đạn: 25x163mm
Nặng: 850kg
Tầm bắn tối đa: xa 7500m, cao 2500m
Tốc độ bắn: 250-300 phát/phút

Pháo cao xạ Hotchkiss 25mm được chọn đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1938 nhưng chỉ kịp sản xuất một số trước khi CTTG 2 nổ ra. Phiên bản do Nhật sản xuất mang tên kiểu 96 được trang bị năm 1936 và sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

QĐNDVN thu được một số pháo Hotchkiss/kiểu 96 và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Pháo cao xạ 75mm (Pháp)



Có nhiều phiên bản pháo cao xạ cỡ nòng 75mm được quân đội Pháp sử dụng trước và trong CTTG 2 (kiểu 1897, 1913, 1917, 1933, 1936...). Một số được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương trước CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN thu được nhiều khẩu pháo cao xạ 75mm của Pháp và đã hoán cải thành pháo bắn mục tiêu mặt đất. Trong đó có số pháo trang bị cho đại đội pháo binh Thủ đô - đơn vị pháo binh chính quy đầu tiên của QĐNDVN, thành lập tháng 6/46.


f) Pháo cao xạ 40mm Bofors



Cỡ nòng: 40mm; cỡ đạn: 40x311mm
Nặng: 522kg
Tầm bắn tối đa: cao 7000m
Tốc độ bắn: 120 phát/phút

Pháo cao xạ 40mm Bofors do công ty Bofors phát triển từ cuối thập niên 1920, được hầu hết quân đội các nước Đồng minh sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho cả bộ binh và hải quân.

QĐNDVN thu được một số pháo Bofors phiên bản gắn trên tàu hoả bọc thép hoặc trong đồn bốt của quân Pháp và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2008, 01:13:13 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #194 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 11:27:39 pm »

2. Phòng không

a) Pháo cao xạ 20mm Oerlikon



Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 480kg
Tầm bắn (cao): 2000m
Tốc độ bắn: 450 phát/phút

Pháo cao xạ Oerlikon 20mm do Reinhold Becker thiết kế trong thời gian CTTG 1, sau đó nhanh chóng được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế, được sử dụng rộng rãi với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới và tàu thuyền.

QĐNDVN thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


b) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)



Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 373kg
Tầm bắn: xa 5500m, cao 3500m
Tốc độ bắn: 120-300 phát/phút

Pháo cao xạ 20mm kiểu 98, dựa trên pháo Oerlikon, được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1938, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)



Cỡ nòng: 25mm; cỡ đạn: 25x163mm
Nặng: 850kg
Tầm bắn tối đa: xa 7500m, cao 2500m
Tốc độ bắn: 250-300 phát/phút

Pháo cao xạ Hotchkiss 25mm được chọn đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1938 nhưng chỉ kịp sản xuất một số trước khi CTTG 2 nổ ra. Phiên bản do Nhật sản xuất mang tên kiểu 96 được trang bị năm 1936 và sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

QĐNDVN thu được một số pháo Hotchkiss/kiểu 96 và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Đại liên DShK kiểu 1938 (LX)



Cỡ đạn : 12,7x109mm
Dài : 1625mm
Nặng : 34kg riêng súng
Băng đạn : 50 viên

Đại liên Degtyarov - Shpagin kiểu 1938 (DShK M1938) do Shpagin phát triển dựa trên mẫu đại liên DK của Degtyarov, được chấp nhận đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1938. DShK được quân đội LX sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền....

Năm 1950, đại liên DShk phiên bản phòng không được TQ viện trợ cho VN và trở thành hoả lực phòng không chính trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập QĐNDVN.


f) Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 (LX)



Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 2100kg
Tốc độ bắn: 60 phát/phút

Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 được LX phát triển dựa trên pháo 25mm Bofors kiểu 1933, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1939, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Pháo M1939 cũng được sử dụng bởi một số quân đội các nước CS.

Năm 1953 QĐNDVN được LX viện trợ qua đường TQ 6 tiểu đoàn pháo M1939, biên chế thành trung đoàn cao xạ pháo đầu tiên - trung đoàn 367, đại đoàn 351. Đơn vị này tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

-------------------------

Thống kê vũ khí VN trong KCCP đến đây là hết, phần súng ngắn sẽ được bổ sung vào mục VK cá nhân. Xin nhường lại cho bác Đoàn với thống kê vũ khí VN trong KCCM Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2008, 11:37:25 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #195 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2008, 02:16:44 pm »

Như vậy là hai khẩu Pháo ở Pháo đài Láng nổ súng vào quân Pháp 12/1946 là Loại Pháo phòng không 75mm của Pháp phải 0 chiangshan?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #196 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 10:28:07 am »

Vâng, mặc dù mấy khẩu pháo ở pháo đài Láng được ghi là của Đức nhưng phần nhiều khả năng là của Pháp.

Nhưng có cái này thú vị, đây là bức ảnh vẫn thường được chú thích là ở pháo đài Láng.



Thử so sánh:





Các bác thấy sao, em thì cho là cái ảnh đấy là 1 khẩu pháo Nhật.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #197 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 12:01:34 pm »

Thống kê vũ khí VN trong KCCP đến đây là hết, phần súng ngắn sẽ được bổ sung vào mục VK cá nhân. Xin nhường lại cho bác Đoàn với thống kê vũ khí VN trong KCCM
---------------------------------------
 Phần pháo mặt đất còn thiếu khẩu này thì phải: Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #198 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 12:18:32 pm »

Vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ

 
CHƯƠNG 1: VŨ KHÍ BỘ BINH

 I, Vũ khí cá nhân:
1, Súng ngắn:

a, K-54:
  Lúc này vũ khí cá nhân đã được sử dụng thống nhất. Cán bộ sơ, trung cấp sử dụng súng Tokarev TT33, VN ta gọi là khẩu K-54 (theo TQ):

Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm
- Nặng: 910 gr
- Dài nòng: 116 mm/196mm.
- Băng đạn: 8 viên.

b, K-59: 
  Cán bộ cao cấp hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt trang bị loại Makarov PM, PMM hay còn gọi là K-59 (TQ copy của Nga):


 Thông số chính :
- Cỡ nòng: 9 mm
- Nặng: 730 gr (PMM: 760 gr)
- Dài: 161 mm (PMM: 165 mm)
- Băng đạn: 8 viên (PMM: 12 viên)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2008, 07:14:09 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #199 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 01:05:29 pm »

Phần pháo mặt đất còn thiếu khẩu này thì phải: Grin

37mm sao trông to thế nhỉ. Ảnh ở BT Pháo binh đấy ạ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM