Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Tác giả chủ đề:: dongadoan trong 15 Tháng Sáu, 2007, 09:41:28 pm



Tiêu đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Sáu, 2007, 09:41:28 pm
Đây là tài liệu từ một cuốn sách của Trung tướng Trương Khánh Châu chủ biên. Trong khi đưa lên có đôi phần tôi đã lược bỏ và chỉnh sửa, tuy nhiên những phần này đều không ảnh hưởng gì đến nguyên tác.

Vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội nào cũng có đặc trưng công nghệ riêng. Đặc trưng đó hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự, chiến lược quân sự, chiến lược trang bị của từng nước. Ví dụ : vũ khí trang bị của quân đội Mỹ có đặc trưng nổi bật là nhiều chức năng, nhiều tác dụng, dựa vào ưu thế chất lượng. Đặc trưng đó xuất phát từ quan niệm chiến lược trang bị dùng ưu thế chất lượng công nghệ áp đảo ưu thế số lượng của đối phương.
Đất nước ta có diện tích đất liền khoảng 32 vạn km vuông, nhỏ hơn so với một bang của Mỹ và chỉ xấp xỉ một tỉnh của TQ. Nhưng VN lại có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về mặt kinh tế và quân sự. Vì lẽ đó ngay từ xa xưa, công cuộc dựng nước của dân tộc ta luôn gắn bó với quá trình giữ nước. Trải qua bao thế kỷ chống kẻ thù xâm lược, người VN đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để chống thù trong giặc ngoài và từ đó tạo nên một đặc trưng riêng của vũ khí trang bị VN. Đặc trưng này càng nổi bật trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua.

Chương 1 : Ra đời trong bão táp


Ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi tiến vào hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát ở ĐBP, bộ đội ta thu được một tài liệu quan trọng của Bộ chỉ huy quân đội Pháp. Đó là bộ sưu tập tra cứu về các loại vũ khí quân giới VN chế tạo từ năm 1945 đến 1954 do Pháp biên soạn được viết bằng tiếng Pháp, dày 64 trang, mô tả chi tiết 9 loại súng đạn, mìn, lựu đạn gồm các kiểu khác nhau, được xếp loại như sau :
1, Súng ngắn và tiểu liên : 15 kiểu
2, Súng cối và súng phóng bom : 13 kiểu
3, Súng phóng lựu và lựu đạn phóng
4, Ba-zô-ka hoặc hoả tiễn : 5 kiểu
5, Súng không giật SKZ : 3 kiểu
6, Súng không giật SS : 7 kiểu
7, Lựu đạn : 7 kiểu
8, Mìn : 7 kiểu
9, Thuỷ lôi : 2 kiểu
Trong lời mở đầu của bộ sưu tập có nhận xét rằng Việt Minh đã có " một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật, một quyết tâm rõ rệt ..., đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi lớn những vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có nhiều sãng chế và đạt được một số công trình hoàn thiện".
Có thể nói, đó là một phần sự thú nhận thất bại của quân Pháp trong 9 năm đối đầu quyết liệt với nhân dân ta trong lĩnh vực vũ khí trang bị.
Vũ khí tự tạo ra đời cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân, tiếp tục phát triển trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đã góp phần quan trọng giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ trong thế bị bao vây cô lập bốn bề và về sau đã góp phần quan trọng hạn chế thế mạnh tăng thiết giáp của Pháp, đánh sập các hệ thống hầm ngầm, lô cốt kiên cố, đánh chìm các đoàn tàu chiến của quân viễn chinh Pháp, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", " chiến thuật giao thông ", " chiến thuật bình định " của các tướng tá Pháp, cuối cùng góp phần đưa tới thất bại của họ ở Điện Biên Phủ.
Những ngày cuối tháng 12/1946 Bộ chỉ huy Pháp đã có lý khi đánh giá tương quan của hai phía vào thời điểm sau ngày CM tháng 8, đặc biệt so sánh lực lượng Việt-Pháp trong lĩnh vực công nghệ quân sự lúc bấy giờ quả là " châu chấu đá voi ".
Hãy nhìn lại khả năng công nghệ của chúng ta ngày đó :
- Về khả năng công nghiệp : trước CM người Pháp có xây dựng một số xí nghiệp cơ khí ở vùng mỏ, thành phố lớn và bến cảng như SG, HN, HP, NĐ. Họ cũng xây dựng một số nhà máy nhiệt điện nhỏ. Mạng lưới điện chuyển tải chủ yếu cho các thành phố lớn. Tổng công suất phát không quá 50MW khả dụng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp mỏ, cơ khí, điện lực của Pháp đều được trang bị máy móc, thiết bị cơ giới trình độ thấp. Trong ngành cơ khí sửa chữa từ khâu rèn, dập, tiện, nguội, hàn và lắp ráp chỉ sử dụng các máy công cụ và khí cụ thông thường, công suất nhỏ không hợp thành dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh.
- Trong công nghiệp hóa học : người Pháp chỉ tập trung chủ yếu vàp các ngành hóa thực phẩm và xây dựng.
- Về các cơ sở nghiên cứu phát triển : vào thời điểm 1945 chúng ta không có một cơ sở nào có thể huy động vào mục đích chế tạo trang bị vũ khí.
- Riêng các cơ sở công nghiệp quân sự : phục vụ họat động chinh phục thuộc địa của Pháp vốn đã ít ỏi, lạc hậu, lại bị đình đốn kiệt quệ trong thời gian Nhật Bản thế chân ở Đông Dương. Nhà máy sản xuất đạn súng trường của Pháp ở Phú Thọ ngừng sản xuất từ năm 1942, hầu hết máy móc thiết bị đều bị tháo dỡ. Cơ sở lắp bom đạn của Pháp ở Đình Án (Vĩnh Yên) bị quân Nhật chiếm làm kho. Hãng thuốc nổ Đông Dương và cơ sở kỹ nghệ quân khí của Pháp chuyên sản xuất cloratkali, diêm sinh tuy vẫn còn họat động nhưng sản lượng không đáng kể. Xưởng Ba Son (sài Gòn), xưởng Sa-ta-ca (Đà Nẵng) sửa chữa tàu hải quân Pháp chỉ còn họat động cầm hơi. Số quân Pháp đặt trong thành Hà Nội chuyên sửa chữa súng, pháo, thiết bị điện-quang bị đảo lộn họat động từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Quân đội Nhật cũng có vài cơ sở sửa chữa vũ khí, ô tô, tàu thuyền ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng chỉ có hãng A-ta-ca là đáng kể.

Đánh giá về trình độ công nghệ, người Pháp-hơn ai hết-hiểu rõ rằng người Việt Nam ở thời điểm đầu những năm 40 còn ở thời kỳ tiền sử hoá công nghệ, nghĩa là trước năm 1500. Vào thời kỳ này, công nghệ chưa có được cơ sở lý luận vững chắc. Trong khi đó, nước Pháp và nhiều nước tư bản Âu-Mỹ đã trải qua ba giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hoá công nghệ. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1500: tiến bộ công nghệ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được, nền tảng lý luận công nghệ đã phát triển nhưng còn hạn chế. Giai đoạn thứ hai ở vào thế kỷ XIX, công nghệ tiến triển nhanh chóng nhờ dựa vào lý luận khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Giai đoạn thứ ba diễn ra trong thế kỷ XX, trong đó sự tiến hóa công nghệ diễn ra theo một quá trình có tổ chức, có định hướng rõ ràng dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc, một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Trong lĩnh vực quân sự, có ba loại công nghệ sau đây được phát triển ở các nước tư bản:
1.Các công nghệ có quan hệ đặc thù quân sự như công nghệ thuốc phóng, thuốc nổ; công nghệ các hệ thống điều khiển, v.v…
2.Các công nghệ dân dụng như giao thông vận tải, truyền thông, y tế có ý nghĩa quan trọng đối với chiến tranh.
3.Công nghệ hệ thống được dùng để chuẩn bị tiến hành chiến tranh như công nghệ ra quyết định, công nghệ huấn luyện, v.v…
Như vậy, trên bậc thang tiến hóa công nghệ, nước Pháp đã vượt xa Việt Nam gần ba thế kỷ. Biểu hiện cụ thể về ưu thế công nghệ quân sự của Pháp năm 1945 ở Đông Dương qua các con số nói lên sinh động và rõ ràng hơn cả.
Hồi đó, quân đội Pháp có hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo, tàu chiến, v.v… Tất thảy đều là sản phẩm của một nền công nghiệp đại cơ khí, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII và phát triển đến đỉnh cao vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ này. Đặc biệt, Pháp đã huy động vào cuộc chiến tranh Đông Dương hàng trăm máy bay vận tải và máy bay ném bom, được lắp bom nổ chậm, bom na-pan, rocket nổ lõm, bom phóng móc câu sát thương sinh lực, v.v…
Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp, được các nước tư bản sử dụng vào mục đích quân sự trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện máy bay của Pháp. Ngày 16 tháng 2 năm 1929, lực lượng không quân thuộc địa gồm bốn phi đoàn được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), lực lượng này là đạo không quân số 6 của nước Pháp, gồm hơn 100 máy bay các loại, trong đó có 40 chiếc phóng pháo kiểu Faruan 221, 6 chiếc máy bay trinh sát kiểu Poter, 40 máy bay khu trục kiểu Poter 25, một chiếc kiểu Poter 63, 20 chiếc kiểu Morane 406, 10 chiếc thuỷ phi cơ.
Từ khi xuất hiện cho đến khi chính quyền thuộc địa Pháp bị phát xít Nhật lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, không quân Pháp hoàn toàn làm chủ bầu trời, chưa một chiếc máy bay nào bị bắn rơi.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/MS406.jpg)
  Máy bay Morane 406





Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: danngoc trong 13 Tháng Tám, 2007, 09:18:20 pm
Hôm nay em mới thấy cái Morane. TRông nó giống cái P 40 thế nhỉ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: banzua trong 13 Tháng Tám, 2007, 10:42:26 pm
Hôm nay em mới thấy cái Morane. TRông nó giống cái P 40 thế nhỉ?
Cái này giống P40 nhưng có một loại máy bay khác còn giống loại này nhiều hơn nữa, đó là loại... Yak-1.

Hồi thế chiến thứ 2, khi phe Đờ Gôn có ý định thành lập phi đội Normandy-Niemens, mấy tay người Pháp đã chọn loại Yak trong số mấy loại máy bay cả của Nga lẫn Anh và Mẽo một phần lớn cũng là vì loại Yak này giống chiếc Morane 406 nhất, rất tiện cho việc huấn luyện phi công Pháp, đã từng quen biết loại này.
Người làm chuyên gia trong việc chọn máy bay là Jean Tulasne, phi đội trưởng chính thức của Normandy-Niemens, nguyên là phi đội trưởng 1 phi đội tiêm kích Morane 406 ở Bắc Phi trước thế chiến.
Sau khi ông Tulasne tử trận ở Orel hồi 1943, người lên thay thế là Pierre Pouyade. Ông này nguyên là phi đội trưởng 1 phi đội Morane 406 ở... Gia Lâm hồi 40-41 trước khi trốn sang Trung Quốc.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Tám, 2007, 05:38:54 pm
Năm 1946, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đội quân viễn chính Pháp có hai phi đội máy bay cường kích, một phi đội máy bay vận tải và một số máy bay chỉ huy, trinh sát với nhiều kiểu, loại hiện đại như máy bay khu trục Kinh Cobra, Spitfire; máy bay vận tải Dakota, Junker; máy bay trinh sát Catalines, Poter, Morane… Không quân Pháp vẫn hoàn toàn làm chủ bầu trời, ra sức phát huy ưu thế tuyệt đối này nhằm nhanh chóng đạt được mục đích của chiến tranh.
Ngoài ra, Pháp còn được Mỹ viện trợ không quân, pháo binh, cơ giới. Từ ba phi đội trong năm đầu chiến tranh, đến năm 1951 không quân Pháp có chín phi đội. Các loại máy bay khu trục Spitfire, Kinh Cobra được thay thế bằng máy bay cường kích Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20, Invader B26, Privater B24 do Mỹ sản xuất.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/f6f-5_idochina.jpg)
  Hellcat F6F của Pháp.

Các kho bom dự trữ của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đều được Mỹ lấy cung cấp cho Pháp sử dụng vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Không quân trở thành chỗ dựa, là niềm kiêu hãnh của quân Pháp. Họ huênh hoang một máy bay khu trục phóng pháo có thể đánh bại một trung đoàn Việt Minh. Nắm quyền chủ động và ưu thế tuyệt đối trên không, máy bay địch không chỉ làm nhiệm vụ cơ động lực lượng, tiếp tế vật chất, yểm trợ các lực lượng chiến đấu trên bộ, trực tiếp oanh tạc vào đội  hình chiến đấu của quân ta trong các chiến dịch, các trận đánh, các cuộc hành quân càn quét mà còn đánh sâu vào các căn cứ, vùng tự do của ta.
Dựa vào viện trợ Mỹ, phía Pháp ra sức tăng quân, mở rộng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược. Riêng về không quân, với 123 máy bay các loại do Mỹ cung cấp, số máy bay của Pháp trên chiến trường Đông Dương từ 296 chiếc năm 1952 lên 419 chiếc trong năm 1953. Mỹ còn cung cấp cho Pháp hàng vạn tấn bom đạn, giúp Pháp đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật, mở rộng và nâng câp một số sân bay ở Đông Dương, giúp Pháp sửa chữa các tàu sân bay Araumenche, Boisbelleau, v.v…
Đầu năm 1954, lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương do tướng Sắc-lơ Lô-danh chỉ huy có 91 máy bay vận tải các loại (75 chiếc Dakota C47; 16 chiếc vận tải hạng vừa Pac-két). Máy bay chiến đấu có 169 chiếc (41 chiếc B26, 8 chiếc B24, 120 chiếc khu trục các loại như Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20….). Các loại máy bay trên đều do Mỹ sản xuất và viện trợ cho Pháp.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/b24_dragon_indochina.jpg)
  B-24 của Pháp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Tám, 2007, 03:53:04 pm
Navarre hiểu rõ số phận Điện Biên Phủ gắn liền hơn bao giờ hết với vai trò của không quân. Do đó, y đã ném tất cả lực lượng không quân vào cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/C-47inDBP.jpg)
C-47 Dakota vận tải cho Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, Mỹ quyết định viện trợ thêm cho lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương 100 máy bay chiến đấu, 50 máy bay vận tải và lập cầu hàng không mới: từ Mỹ qua Pháp sang Sài Gòn; từ căn cứ quân sự Mỹ ở Clark Philippin sang Hải Phòng và từ Okinawa (Nhật Bản) sang Hải Phòng lên Điện Biên Phủ. Các cầu hàng không này do 200 chuyên viên quân sự Mỹ phụ trách. Ba tàu sân bay của hạm đội 7 Mỹ tiến vào Vịnh Bắc Bộ để uy hiếp quân và dân ta, khích lệ quân Pháp.
So sánh tiềm lực công nghệ-quân sự đó phản ánh rõ tình hình khách quan lúc bấy giờ. Nhưng khi rút ra kết luận và so sánh sức mạnh quyết định thì Bộ chỉ huy quân sự Pháp đã không tính đến ba yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến ưu thế công nghệ mà các chuyên gia quân sự phương Tây cũng tự thừa nhận.
Thứ nhất, ưu thế công nghệ chỉ góp phần tạo ra ưu thế quân sự khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn với các yếu tố khác như đường lối chiến tranh, tổ chức lực lượng, nghệ thuật quân sự, điều kiện chiến trường. Chỉ cần xét về phương diện mặt trận không thôi cũng thấy rõ ràng, ưu thế về các phương tiện tăng, thiết giáp của Pháp khó có thể phát huy trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đồi núi như ở Đông Dương. Máy bay có trình độ công nghệ vượt xa 3 đến 4 thế kỷ so với trình độ công nghệ thế kỷ XVI nhưng các khí cụ bay hồi đó chưa có thiết bị hồng ngoại, dễ bị đối phương vô hiệu hóa bằng màn đêm và nguỵ trang, như một nhà thơ Việt Nam đã từng viết “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Thứ hai, ưu thế công nghệ có thể tạo ra ưu thế quân sự và quyết định cục diện cuộc xung đột vũ trang trong phạm vi một chiến dịch hoặc trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, quy mô hạn chế, được giữ bí mật và tổ chức khôn khéo. Thí dụ điển hình về phương diện này là cuộc tấn công bất ngờ, ồ ạt của không quân Israel phá huỷ gần như toàn bộ lực lượng không quân trên mặt đất của Ai Cập đã quyết định cục diện chiến tranh năm 1967 ở Trung Đông. Nhưng trong một cuộc chiến tranh kéo dài, quy mô lớn gồm nhiều chiến dịch diễn ra trên một lãnh thỏ rộng lớn thì không hẳn như vậy. Người Nhật thắng người Mỹ một trận rất “ngoạn mục” trong chiến dịch Trân Châu Cảng nhưng không quyết định cục diện xung đột ở Thái Bình Dương trong tranh thế giới thứ hai. Về sau này, ưu thế công nghệ Mỹ cũng đã phải thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài ở Việt Nam. Đương nhiên đây chỉ là một trong những yếu tố khiến Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh này.
Thứ ba, người Pháp đã không tính đến sức mạnh công nghệ quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam tích luỹ được qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó được Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế tục và phát huy thành sức mạnh vĩ đại chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại mới.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Tám, 2007, 11:23:37 am
Trước hết, ngay trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của vũ khí trang bị trong cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng lần thứ nhất (họp vào tháng 3 năm 1935) khẳng định: “Phải có binh khí ít nhiều, càng nhiều càng tốt để thao luyện, để lúc cần thiết xung đột với quân thù”. Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng (họp vào năm 1939) nêu rõ phương hướng “quốc dân cách mạng quân nhất thiết phải được trang bị vũ khí và từng bước vũ khí phải được đổi mới theo hướng hiện đại hóa”.
Được chủ trương chỉ đạo đúng đắn đó của Đảng, ngay từ những ngày sôi sục cách mạng năm 1930-1931 đã xuất hiện các đội tự vệ được trang bị vũ khí thô sơ như dao găm, giáo, mác, đinh ba, gậy gộc-do quần chúng tự sắm.
Để chuẩn bị cho khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), Xứ uỷ ở đây đã vận động công nhân các xưởng Ba Son, Faci, v.v… sử dụng thiết bị tại chỗ bí mật sản xuất vũ khí thô sơ và lựu đạn, mìn, thành lập các xưởng chế tạo vũ khí như xưởng Bà U (Mỹ Tho), Mớp Xanh (Tân An), Hoà Thượng Đông (Rạch Giá)… Các xưởng này sử dụng các thiết bị đơn giản như lò rèn, ê tô, rìu… để sản xuất dao găm, giáo, mác hoặc chế tạo các loại lựu đạn và mìn đơn giản có vỏ bằng xi măng. Xưởng Mớp Xanh làm được 300 quả mìn, mỗi quả nặng 3 kg, phía ngoài bọc xi măng, bên trong bọc bằng sắt tây nhồi thuốc đen tự tạo cùng mảnh chai, sành. Xưởng này còn chế tạo các kiểu súng đơn giản không có kim hoả, khi bắn phải châm lửa.
Ở Bắc Bộ, để có thêm vũ khí cung cấp cho lực lượng vũ trang, Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng phát động nhân dân lập các lò rèn để làm dao, mác, kiếm, sản xuất súng kíp (năm 1943). Tháng 3 năm 1944, cơ sở sản xuất súng kíp Lũng Hoàng được thành lập. Nhiệm vụ chính của xưởng là sửa chữa và chế tạo mìn, lựu đạn. Trong khi dụng cụ của xưởng chỉ vẻn vẹn có: 1 đe thợ bạc, 1 ê tô, một kièm, 1 búa, 1 dũa, 1 bộ hàn chảo… Nguyên vật liệu do đồng bào địa phương ủng hộ như cuốc, xẻng, nồi gang, lư đồng, nồi đồng, thùng sắt tây… Xưởng chế thử loại lựu đạn đơn giản: vỏ bằng sắt tây, trong cùng nhồi thuốc đen, lớp giữa nhồi sỏi, đá, mảnh chai, mảnh sành, mảnh gang… Thuốc và dây cháy chậm do xưởng tự làm, hạt lửa lấy từ đạn súng trường. Sau đó, xưởng chế tạo mìn có vỏ bằng sắt tây. Nhưng quả mìn chưa thành công vì sức công phá yếu. Tiếp đó, xưởng bắt chước lựu đạn kiểu Mỹ đã nghiên cứu sản xuất thành công lựu đạn vỏ gang, bên ngoài đúc hai chữ V.M (Việt Minh). Xưởng Lũng Hoàng còn sửa chữa được súng ngắn, súng kíp, súng trường…
Ở đồng bằng, nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ tổ chức xưởng vũ khí Làng Chè (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Ngoài sửa chữa súng, xưởng còn nghiên cứu chế tạo thành công lựu đạn vỏ gang kiểu dập, phía ngoài cùng đúc hai chữ V.M. Lựu đạn của xưởng sản xuất đã cung cấp cho giải phóng quân và du kích.
Ở một số nơi khác, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Quảng Ngãi… anh em công nhân bí mật sử dụng vật liệu, thiết bị của Pháp để sản xuất vũ khí hoặc đưa dụng cụ, vật liệu ra chiến khu cung cấp cho các xưởng vũ khí của ta.
Tại miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi lập xưởng vũ khí ở Xuân Phổ (Tư Nghĩa) với nhiệm vụ chủ yếu là rèn các vũ khí thô sơ như giáo, mác, mã tấu, v.v… và sửa chữa các loại súng bộ binh. Về sau, nhiều làng xã trong vùng cũng lập các lò rèn để làm nhiệm vụ đó.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Tám, 2007, 01:53:10 pm
Ngày 7 tháng 5 năm 1944, dựa vào chủ trương của Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh, ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa, trong đó nêu rõ: lấy gì mà đánh quân thù? Có mấy cách kiếm vũ khí là: tự chế, mua và chiếm của giặc. Dân ta phải tự chế lấy một phần vũ khí thì lúc nổi dậy mới có cái mà giết giặc. Cái gì không tự chế được thì phải mua hoặc chiếm của địch. Mua thì tổ chức quyên góp, lập “quỹ mua súng”. Còn chiếm của giặc thì bằng hai cách: đánh các đồn trại, kho súng, các đội quân tuần tiuễ của quân địch mà chiếm lấy vũ khí và vận động binh lính của địch, làm cho họ giác ngộ, đem súng của quân địch lại cho ta.
Ngày 15 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh thành lập, Phòng quân giới thuộc Bộ Quốc phòng. Người trực tiếp giao nhiệm vụ cho các đồng chí phụ trách chỉ dẫn tổ chức sản xuất và mua sắm vũ khí cho quân đội. Một số máy móc được thu thập để mở rộng các xưởng quân giới thô sơ trước đây và lập thêm xưởng mới. Ngay từ khi trước cách mạng, chấp hành chỉ thị Tổng khởi nghĩa, hầu hết các địa phương trong cả nước đều lập lò rèn, nơi nào có điều kiện thì dựng “Công binh xưởng” để sản xuất vũ khí thô sơ, mìn, lựu đạn, chủ yếu là phát triển kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc về nghề rèn và đúc. Mặt khác, anh em học tập theo mẫu vũ khí (lựu đạn, mìn…) của Mỹ, Pháp và Trung Quốc nhưng áp dụng với vật liệu sẵn có của ta, thậm chí tận dụng cả sỏi đá, mảnh chai, mảnh sành làm lựu đạn.
Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Chính phủ tổ chức “Tuần lễ vàng” quyên góp vàng để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng. Nhân dân ta cả nước hưởng ứng nhiệt liệt. Nhiều gia đình đem hết vàng bạc, các vật kỷ niệm quý báu, thân thiết của mình ra đóng góp để đổi lấy vũ khí cho bộ đội. Chính phủ ta đã dùng phần lớn số vàng quyên góp được mua súng của quân Tưởng, quân Nhật. Đây là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng của ta lúc này.
Như vậy, từ chủ trương tạo nguồn vũ khí trang bị trên đây, các lực lượng vũ trang nhân dân ta (bao gồm quân chủ lực và bộ đội địa phương) được trang bị từ các nguồn:
Tự chế tạo là nguồn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn từ trước Cách mạng tháng Tám đến chiến dịch Biên Giới (năm 1950) mà quân đội Pháp đã tốn biết bao công sức ráo riết theo dõi, sưu tập, nghiên cứu và ghi lại trong bộ sư tập nói trên để tìm mọi cách ngăn chặn, phá hoại.
Mua sắm và lấy được của địch là nguồn rất quan trọng bao gồm lựu đạn, mìn, súng ngắn, súng trường, súng máy, pháo 75mm, 105mm, súng cối 60mm, 81mmm, sơn pháo 75mm, pháo phòng không 37mm, súng máy phòng không 12,7mm. Đây là nguồn vũ khí chủ yếu trang bị cho bộ đội pháo binh và bộ đội phòng không.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Sonphao_DKhe.jpg)
  Sơn pháo 75mm thu được của địch dự trận Đông Khê.
Để có được vũ khí tự tạo, quân và dân ta đã phải anh dũng hy sinh, lao động quên mình và sáng tạo, phát huy cao độ ý chí tự lực tự cường để giải quyết ba vấn đề công nghệ quan trọng nhất là thiết kế, nguyên vật liệu và chế tạo.
Về vấn đề thiết kế, trước hết phải nói về việc thiết kế loại vũ khí đơn giản nhất là lựu đạn. Hoàn cảnh kháng chiến những năm 40 không cho phép ta sử dụng nguyên các bản thiết kế của nước ngoài. Nói chung, ở các nước người ta chỉ sản xuất hai loại lựu đạn: lựu đạn tiến công bằng tôn và lựu đạn phòng thủ bằng gang.
Cả hai loại đều nhồi thuốc nổ tốt. Ta chỉ có loại thuốc nổ yếu, vật liệu đúng quy cách lại không có. Do đó phải thiết kế và sản xuất tới 50-60 loại lựu đạn khác nhau.
Ở nhiều nước, người ta thường đặt đồng hồ trong mìn nổ chậm. Ngoài việc dùng đồng hồ ta còn thiết kế ngòi nổ hẹn giờ bằng hóa chất ăn mòn dây kim loại để đóng mạch điện.
Trong ngành chế tạo vũ khí, một sơ suất nhỏ trong thiết kế cũng đủ gây thiệt mạng cho người sử dụng. Quả đạn cối nổ cướp cò có thể xé nòng. Quả lựu đạn có thể nổ trên tay… Vì thế ở các nước đòi hỏi vật liệu dùng trong công nghiệp vũ khí phải theo đúng quy cách nghiêm ngặt. Ở ta, giữa rừng xanh Việt Bắc hay bưng biền Nam Bộ, tìm đâu ra những vật liệu đúng quy cách? Nhưng không phải vì vậy mà vũ khí do ta sản xuất ra có thể được châm chước về tiêu chuẩn an toàn đã cho người sử dụng. Đó chính là một khó khăn lớn mà ta đã vượt qua được bằng ý chí cách mạng kiên cường, trí thông minh sáng tạo và bàn tay khéo léo của người Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Tám, 2007, 06:52:51 pm
Đánh địch cố thủ trong nhà gạch, ta dùng bộc phá, mìn lõm cỡ nhỏ hoặc đạn bazoka. Đánh lô cốt bê tông hoặc bê tông cốt thép ta nổ bộc phá cỡ lớn hoặc mìn lõm cỡ lớn. Cách đánh đó nguy hiểm cho xung kích vì anh em phải áp sát địch. Ở nước ngoài người ta dùng pháo hạng trung và hạng nặng hoặc rocket. Lúc bấy giờ, ta chưa có nhiều pháo. Cần phải chế tạp được một loại súng thật nhẹ, có thể vận chuyển dễ dàng nhưng lại có sức công phá ngang một số pháo hạng nặng. Súng không giật (viết tắt là SKZ) ra đời từ yêu cầu đó. Trên thế giới, ý tưởng về súng không giật xuất hiện gần như cùng một lúc với ý tưởng về bom nguyên tử. Lần đầu tiên, Mỹ sử dụng SKZ trong trận đổ bộ lên đảo Okinawa.
Biệt lập với thế giới bên ngoài, không có trong tay tài liệu để tham khảo, cán bộ quân giới ta đã phải thiết kế một loại vũ khí tối tân. Trước hết, phải giải quyết những vấn đề về lý thuyết, nghĩa là phải đi từng bước cơ bản, để xây dựng lý thuyết chung về súng không giật. Sau đó, vận dụng lý thuyết ấy để thiết kế, chế tạo một loại súng không giật SKZ của ta. Tiếp đến, phải tìm công nghệ chế tạo. Nghĩa là phải đi từ A đến Z. SKZ Việt Nam xuất hiện từ đó.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SKZ.jpg)
  SKZ Việt Nam.
Đề cập đến vấn đề thiết kế, không thể không kể đến bom bay. Trên thế giới không ai dùng thuốc đen trong tên lửa, ta đã dùng thành công. Nhược điểm của loại thuốc này là cháy quá nhanh, không cháy thành từng lớp như nitơrô xenlulôza. Đó là khó khăn thứ nhất. Khó khăn thứ hai là không có ống thép để làm tên lửa, ta phải đúc bằng đồng, nhưng độ chịu nhiệt và chịu lửa của đồng lại kém thép, làm thế nào để khi thuốc cháy, ống tên lửa không nóng chảy hoặc vỡ tan? Cuối cùng, ta vẫn phóng thử thành công bom bay, một loại tên lửa nặng 30 kg có thể đánh các mục tiêu xa 4 km. Khi thiết kế bom bay, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã kết hợp năng lực tư duy sáng tạo của chính mình và của đồng đội.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Chín, 2007, 01:23:57 pm
Nguyên vật liệu là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong công nghệ sản xuất vũ khí, thông thường do các nhành công nghiệp cung cấp, nhưng lúc này quân đội là nghành công nghiệp chính trong chiến tranh nên phải tự lo giải quyết. Quân và dân cả nước ta với lực lượng nòng cốt công nhân, cán bộ quân giới, đã tạo nguyên vật liệu sản xuất vũ khí từ nhiều hướng, bằng nhiều con đường với tất cả lòng dũng cảm, trí thông minh, sự hy sinh và đã đạt được kết quả to lớn.
Tính đến năm 1948, ta đã bóc được gần 1.000 km đường ray, tà vẹt, thu được gần 100 đầu máy xe lửa, hàng ngàn vành, bánh, trục xe lửa, hàng vạn tấn sắt thép cũ từ hàng trăm cầu trên cả nước; hàng chục tàu lăn đường, hàng trăm xe cũ nằm rải rác trên các tuyến đường…
 
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/II1_ChongPhap_4.jpg)
  Phá đường sắt ở Hưng Yên
Những thứ quý như tôlít, mênilít, đinamít được khai thức từ bom, đạn cối lép, thuỷ lôi của địch, thiếc băng ca và nhôm được khai thác từ các tàu Nhật bị Mỹ đánh chìm ở ven biển miền Trung hoặc nhiều nguyên vật liệu khác từ những máy bay hỏng trên những sân bay cũ của Pháp. Nhân dân ta cũng đóng góp cho kháng chiến hàng trăm tấn đồng, gang, sắt… Đồng bào và chiến sĩ có lúc đã đắp đập tát cạn nước để mò lấy vũ khí và kim loại trong những khí tài địch bị đánh đắm. Đồng bào đã nhiều lần đột nhập kho thuỷ lôi của địch, tháo gỡ tôlít, bí mật gỡ mìn bẫy, thu thuỷ lôi của địch ra ngoài tháo lấy thuốc. Ở một số vùng, đồng bào mò vớt được nhiều bom đạn của Pháp, Nhật đổ xuống sông từ trước, nhờ thế đã thu được hàng chục tấn nguyên vật liệu. Việc tìm kiếm bom địch không nổ để tháo ngòi lấy thuốc nổ là công việc thường xuyên tại nhiều nơi và đã thành phong trào quần chúng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Chín, 2007, 12:01:48 pm
  Những nguyên vật liệu để chế tạo chất nổ trong vũ khí không chỉ trông vào nguồn thu thập, mua hoặc chiếm được của địch mà phải tổ chức sản xuất để chủ động. Việc chế tạo các chất nổ, thuốc nổ, các hoá chất (để chế tạo chất nổ trong vũ khí) như diêm tiêu, thuốc đen, các axít cơ bản… được tổ chức sản xuất ở nhiều nơi, gần như trên khắp cả nước. Trong đó việc sản xuất fuminat thuỷ ngân là một thành công đặc biệt. Fuminat thuỷ ngan là loại thuốc kích nổ hàng đầu để chế tạo các loại hạt lửa, ống nổ… dùng cho các loại ngòi nổ của lựu đạn, mìn, các loại đạn pháo, cối. Fuminat thuỷ ngân được chế từ thuỷ ngân, axit nitơric 62% và còn 95%, là chất nhạy nổ dễ gây tai nạn khi thao tác, đóng gói, vận chuyển, ở nhiệt đọo 80 độ C trở lên có thể tự nổ. Nhân dân ta chế tạo được fuminat thuỷ ngân từ trước Cách mạng tháng Tám, bằng những dụng cụ thô sơ để sản xuất hạt lửa đạn. Từ năm 1946, nhất là từ năm 1947, do quy mô sản xuất vũ khí rộng lớn hơn, fuminat thuỷ ngân ngày càng được điều chế nhiều để làm hạt lửa, ống nổ cho mìn và đạn súng trường.
Từ năm 1948, việc sản xuất fuminat thuỷ ngân, thuốc đen, nhất là diêm tiêu được đẩy mạnh. Lúc này, khối lượng vũ khí do ta sản xuất ngày càng lớn, dự trữ nguyên liệu để chế thuốc đen, axit nitơric ngày càng cạn. Các địa phương tìm cách sản xuất diêm tiêu bằng phương pháp cổ truyền từ phân dơi trong các hang động. Phân dơi ngâm bám vào đất đá tồn đọng lâu đời trong hang động, việc khai thác khá gian nan, nguy hiểm, vì hang động thường sâu trong vùng núi cao hiểm trở, hiếm người qua lại, lại phải vận chuyển đến nơi có nước để lọc. Trung bình 100 kg đất-phân dơi lai phải có 30 kg tro mới lọc được 2-3 kg diêm tiêu.
  Trước đó, ở hầu khắp cả nước đều tiến hành chế tạo thuốc đen để nhồi lựu đạn, làm thuốc phóng, dây cháy chậm, pháo hiệu, v.v… Từ sau tranh thế giới thứ hai, ở các nước, thuốc đen không được dùng để làm thuốc nổ. Nhưng trong điều kiện nước ta hồi đó, bắn một quả đạn cối 165mm mất 14 kg thuốc nổ. Nếu dùng thuốc nổ tốt thì lấy đâu ra? Vì vậy, số thuốc nổ tốt như tôlít chỉ để nhồi đạn bazoka, mìn đánh xe tăng. Nguyên liệu chính để chế thuôc đen là diêm tiêu, than gỗ… với tỉ lệ khác nhau tuỳ theo công dụng của từng loại. Lúc đầu, nhiều nơi cùng sản xuất thuốc đen bằng nhiều cách khác nhau. Về sau, ta dùng phương pháp tinh lọc diêm tiêu và chế tạo thanh củi. Tuỳ theo khả năng của từng địa phương, có thể dùng xoan, bồ đề, cây quao. Dụng cụ chế thuốc đen thường làm bằng tre, gỗ hoặc đồng.
  Sản xuất axit cũng là khâu quan trọng để đáp ứng nhu cầu sản xuất vũ khí ngày càng lớn. Tháng 7 năm 1949, ta điều chế thành công mẻ axit đầu tiên. Tháng 8 năm 1949, chỉ riêng một xưởng quân giới đã sản xuất được hơn 2 tấn axit. Đến cuối năm 1949, xưởng đó đã sản xuất được 10 tấn axit sunfuric. Có axit sunfuric, Cục Quân giới xây dựng xưởng điều chế axit nitơric, đủ bảo đảm chế được 50 kg fuminat thuỷ ngân. Nha nghiên cứu kỹ thuật còn dựa theo phương pháp Kuliman để nghiên cứu, chế tạo thành công axit nitơric từ đất sét kết hợp với diêm tiêu vào tháng 8 năm 1950.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Chín, 2007, 06:55:11 pm
Còn phải kể đến một thành phần quan trọng để sản xuất mồi lửa, ống nổ là cloratkali. Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất cloratkali là điện cực than và muối cloruakali. Hai thứ này trước đây ta còn cất giấu được ở quanh khu vực nhà máy giấy Đáp Cầu (Bắc Giang), lúc đó thuộc vùng địch tạm chiếm. Nhân dân địa phương đã cùng quân giới bí mật chuyển được 10 tấn điện cực than và 40 tấn nước cloruakali lên Thái Nguyên. Tháng 3 năm 1949, xưởng Phạm Hồng Thái đã sản xuất thành công cloratkali.
Về các công nghệ khác trong chế tạo vũ khí, trước hết phải kể đến công nghệ đúc. Công nghệ đúc kim loại màu được áp dụng cho nhiều bộ phận, kể cả những bộ phận tinh vi, chính xác trong nhiều loại vũ khí như ngòi đạn cối, ống nổ, ống phóng lựu đạn. Công nghệ đúc gang dùng phương pháp đúc đứng để sản xuất đạn cối được thử nghiệm có kết quả và được áp dụng phổ biến. Vỏ đạn cối đúc đứng vừa trong, vừa đảm bảo độ dày đồng đều, khi bắn đạn bay ổn định hơn. Công nghệ đúc vỏ đạn cối, lựu đạn, mìn còn phụ thuốc vào lò đúc, than đúc. Qua nhiều nơi và nhiều lần rút kinh nghiệm, loại lò chõ với dung tích 20-50 kg gang quạt gió chạy điện hoặc đạp chân tiết kiệm được than, ngày càng phổ cập. Than được khai thác ở một số mỏ hoặc dùng than củi.
Về công nghệ rèn, lúc này có những kiểu lò kín dùng các loại than nung được sắt hoặc thép khá lớn. Dụng cụ rèn có thể đột, nong, dàn, tóp nòng súng cối cùng các khuôn rèn thân đạn cối, bazoka. Các loại búa máy nhỏ như búa ván, búa nhíp, cánh cung giảm được khá nhiều công sức đánh búa tay. Khâu rèn nòng súng cối dùng vỏ đầu đạn đại bác 105mm rèn nòng súng cối 60mm, 81mmm, vỏ đầu đạn đại bác 155 rèn nòng súng cối 120mm.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Coi-VM1949.jpg)
  Súng cối do quân giới VN sản xuất.
Mỗi quả đạn rèn thành từng đoạn, tiện ren để nối nhiều đoạn thành nòng và tiện tinh để bảo đảm cả sự đồng tâm và độ nhẵn bóng theo dung sai cần thiết. Lúc này ta có những thợ tiện giỏi đã giải quyết thành công những yêu cầu kỹ thuật này. Một xưởng của Liên khu 3 có sáng kiến nối nòng súng cối 120mm bằng cách chét nòng. Nòng súng này chịu được áp lục của liều 6 (1,2 kg thuốc đẩy là thuốc đen) là liều cao nhất mà không bị long khi bắn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Chín, 2007, 07:37:42 pm
Công nghệ dập có chày, cối, với máy dập nhỏ có thể dập chóp, côn đạn bazoka, đạn AT vừa nhanh, vừa không bị rách. Phương pháp dập sâu đã chế tạo thành công vỏ ống nổ thay thế đúc thiếc.
 
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/ThuAT.jpg)
Bắn thử đạn AT.
Trong nghiên cứu chế tạo vũ khí nói chung, trong công nghệ dập nói riêng, đáng chú ý nhất là việc dập đạn con (cả súng trường, tiểu liên, trung liên), do đòi hỏi bức thiết của chiến trường từ Việt Bắc đến Nam Bộ và phấn đấu theo chỉ thị của Trung ương Đảng là tiến tới không để một súng nào thiếu đạn. Máy dập thay cách làm bằng tay đã sản xuất đạn dược nhanh hơn, nhiều hơn. Tại Nam Bộ, ta dùng nhiều súng FM bắn đạn lấy được của địch. Về sau, khi địch thay đổi kiểu súng, ta thiếu đạn, phải tập trung nghiên cứu giải quyết. Qua nhiều lần thử nghiệm, ta đã tìm ra quy trình dập vỏ đạn FM. Tại Liên khu 5, phương pháp chế tạo đạn Xten được cải tiến từ tiện sang dập giảm được nửa thời gian sản xuất mỗi viên đạn. Đặc biệt, ta đã nghiên cứu dập thành công đạn DAM với những máy dập tự thiết kế chế tạo. Ngoài ra, ta đã tự thiết kế chế tạo chày, cối, đồ gá bằng lò xo toa xe lửa, thép đường ray; tự chế máy dập để vuốt dài và lò nướng cổ vỏ đạn để dập túp. Không có axit sunfuric, ta phải dùng nước tai chua để tẩy rửa. Không có xà phòng, phải dùng nước bồ hòn để bôi trơn. Mới đầu, dập bằng đồng đỏ nhưng khng đạt yêu cầu kỹ thuật, sau phải chuyển sang dập bằng đồng thau từ vỏ đạn pháo cũ cán ra. Khi đi vào sản xuất, ta đã hoàn chỉnh công nghệp, lập bản vẽ trang bị công nghệ thành một bộ tài liệu dập đạn DAM hoàn chỉnh để phổ biến. Để dập đan DAM, khó khăn nhất là nguyên vật liệu. Lúc đầu, ta dùng vỏ đồng đạn pháo, nhưng nguồn không dồi dào, nên ta phải nghĩ đến việc luyện hợp kim đồng nhưng lúc này ta chưa có kinh nghiệm. Với kiểu lò đúc đồng làm bằng đất sét pha trộn thêm đất chịu lửa, luyện với bột giấy bản, dùng gió trời, ta đã đúc được đồng dập vỏ đạn DAM.
Quá trình nghiên cứu dập đạn DAM, tại các xưởng vũ khí của ta lúc này ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam có những công nghệ gần giống nhau. Với nỗ lực vượt bậc của cán bộ, công nhân ngành sản xuất vũ khí trên cả nước, trong hai năm 1949-1950 ta đã sản xuất được khoảng 2 triệu viên đạn DAM, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng trên chiến trường trong giai đoạn quyết liệt này.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/NhoilapdanDAM.jpg)
Nhồi lắp đạn DAM.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Chín, 2007, 07:53:36 pm
Sau chiến dịch Biên Giới năm 1950, ngoài số vũ khí tự tạo, lấy được của địch và mua sắm, các lực lượng vũ trang nhân dân ta được các nước viện trợ một khối lượng vũ khí bazoka 90mm, súng cối 60mm, 82mm, pháo hạng nặng 105mm, pháo phòng không 37mm, súng trường 7,9mm, tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/37mm-DBP.jpg)
  Kéo pháo cao xạ 37mm ở Điện Biên Phủ.
Đây là sản phẩm của công nghệ sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ những năm 40, có tính tiêu chuẩn hóa và trình độ gia công cơ khí chính xác cao. Phần lớn số vũ khí đó được trang bị cho các trung đoàn, đại đoàn bộ binh, trong đó có bộ đội pháo binh và bộ đội phòng không. Tuy nhiên, vũ khí và trang bị phòng không thời đó vừa ít về số lượng, phần lớn lạc hậu về trình độ công nghệ trước ưu thế không quân của Pháp. Nhưng để đối phó với tiềm lực không quân Pháp có ưu thế tuyệt đối trên bầu trời, ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất, bộ đội phòng không của ta tỏ rõ tài năng sáng tạo trong việc khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có, góp phần quan trọng hạn chế tác dụng của không quân-át chủ bài, niềm kiêu hãnh và hy vọng của Pháp trong chiến tranh ở Đông Dương. Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã triển khai một loại hình công nghệ rất độc đáo, có thể gọi đó là công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật. Công nghệ này về sau được phát triển rực rỡ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt đã đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển các quân binh chủng kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Chín, 2007, 08:59:55 pm
Do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và về sau là cuộc kháng chiến chống Mỹ, các lực lượng vũ trang nhân dân ta phải tự mua sắm, tiếp nhận viện trợ một khối lượng rất lớn vũ khí trang bị kỹ thuật có trình độ công nghệ vượt xa khả năng tự chế tạo trong nước. Những vũ khí trang bị kỹ thuật đó được chế tạo nhằm sử dụng trên một chiến trường khác, nhằm đối phó với đối phương khác, trang bị cho những đội quân khác. Vì thế, hoạt động khai thác tận dụng các vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo ra phù hợp với điều kiện cuộc chiến tranh nhân dân, phù hợp với điều kiện môi trường và con người Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và trở thành một lĩnh vực công nghệ có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trong giai đoạn trước năm 1950 (trước chiến dịch Biên Giới), do đòi hỏi của cuộc kháng chiến, ngay từ năm 1946, một số đơn vị bộ binh tỉnh, huyện, du kích các thôn xã và tự vệ chiến đấu ở các cơ quan, công xưởng đã thành lập tổ bắn máy bay địch bằng súng trường. Một số chi đội đại đội Vệ quốc đoàn tổ chức đội phòng không được trang bị phổ biến là trung liên, có đội được trang bị thượng liên, đại liên. Những khẩu súng đó đề do quân và dân ta thu được của Pháp và Nhật. Ngoài ra, các chiến sĩ ta còn có sáng kiến làm “mìn treo” trên ngọn cây cao gọi là “không lôi”. Khi máy bay địch bay thấp qua vị trí treo những quả “không lôi” đó, các chiến sĩ mai phục sẵn sàng giật cho min nổ. Tuy không làm cho máy bay địch bị rơi vì mảnh mìn không văng tới độ cao của máy bay, những quả “không lôi” này cũng làm cho giặc lại bối rối, không dám cho máy bay sà xuống quá thấp, góp phần hạn chế hoạt động của chúng.
Trong năm đầu kháng chiến, một số khẩu pháo phòng không 75mm do quân và dân ta thu được của địch được sử dụng làm pháo đánh địch trên mặt đất. Để có vũ khí bắn máy bay, các chiến sĩ quân giới và quân dân các địa phương tích cực tìm kiếm, tháo gỡ các khẩu pháo 20mm, trọng liên 12,7mm trên các máy bay của Pháp, Nhật, Mỹ bị rơi, tổ chứ thu gom những khẩu súng, pháo đặt trên xe tăng, tàu chiến Pháp bị ta bắn cháy, bắn chìm… Để sử dụng các khẩu pháo đó phòng không, các chiến sĩ quân giới phải làm thêm giá đỡ, ổ quay; dùng tôn, sắt và tre, nứa làm những bộ “máy ngắm” đơn giản. Bộ đội ta có sáng kiến ghép hai khẩu trung liên thành một khẩu súng máy phòng không 7,62mm hai nòng; đặt súng lên xe bò, dùng trục bánh xe làm bệ, có thể quay nòng súng đi các hướng. Công nhân quân giới dùng ống nước bằng gang chế tạo được khẩu súng phòng không cỡ nòng 57mm, hình dáng giống khẩu súng cối, có thể bắn tới độ cao 400m. Cũng như súng trường, các khẩu súng tự tạo và cải tiến này chỉ bắn được ở tầm thấp. Để nâng cao hiệu quả bắn máy bay địch, các khẩu đội đều tìm cách lợi dụng các nóc nhà cao tầng, tháp nước, đỉnh đồi, mỏm núi… đưa súng lên cao.
Bằng những vũ khí tính năng rất hạn chế đó, chủ yếu là súng bộ binh, nhưng với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo để đánh địch, kể cả đánh địch trên không và bí mật tập kích các sân bay, trong bốn năm đầu kháng chiến, quân và dân ta đã bắn rơi và phá huỷ 149 máy bay các loại của địch.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Chín, 2007, 08:09:31 pm
Từ những khẩu súng bộ binh bắn rơi máy bay địch, từ những chiến sĩ bộ binh, từ những tổ, đội bắn máy bay bằng súng bộ binh, trong chiến tranh nhân dân rộng khắp, quân và dân ta đã từng bước xây dựng, hình thành lực lượng bắn máy bay địch trong ba thứ quân và bước đầu tổ chức được lực lượng phòng không bảo vệ các yếu địa, các tuyến đường giao thông. Đến năm 1952, quy mô tổ chức lực lượng phòng không của quân đội ta mới đến cấp đại đội, tiểu đoàn. Vũ khí bắn máy bay chỉ có một đại đội pháo phòng không 37mm, phần lớn là súng máy phòng không 12,7mm, trung liên, đại liên. Sự xuất hiện lực lượng phòng không trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gây cho không quân Pháp một số tổn thất bước đầu tuy chưa nhiều nhưng có ý nghĩa lớn. Tờ báo “Nước Pháp buổi chiều” nhận xét, các phi công máy bay khu trục, phóng pháo, phi công quan sát của Pháp phải thực hiện một số thay đổi về kỹ thuật, chiến thuật mỗi khi thi hành nhiệm vụ, những vấn đề mà trước đó họ rất ít hoặc không cần xét đến…
Vào giữa năm 1953, quân đội ta đã có tám tiểu đoàn phòng không, gồm sáu tiểu đoàn trong biên chế sáu đại đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thuộc Liên khu 5 và một tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Bên cạnh đó có một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các Liên khu, tỉnh. Về trang bị có 500 khẩu súng máy phòng không 12,7mm, bốn khẩu pháo phòng không 37mm.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các đơn vị phòng không đã cùng pháo binh, bộ binh và các lực lượng khác bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại của địch, bắn bị thương hàng trăm chiếc khác, diệt và bắt nhiều phi công địch. Trung đoàn pháo cao xạ 367, đơn vị nòng cốt của lực lượng phòng không chiến dịch, bắn rơi 52 máy bay (Có 3 chiếc B24, 6 chiếc B26, 1 chiếc C119, 10 chiếc C47, 13 chiếc F6F, 10 chiếc F8, 2 chiếc F4U, 4 chiếc SB20, 3 chiếc Morane), bắn bị thương 117 chiếc khác. Tất cả các loại máy bay Mỹ và Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ, cả vận tải và chiến đấu, có loại đã được cải tiến đến lần thứ bảy, được lắp rada như F4U, có loại ném bom cỡ lớn như B24, có loại do phi công Mỹ lái như C119… đều bị bộ đội phòng không ta bắn rơi và phần lớn là rơi tại chỗ.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/C-119inDBP.jpg)
C-119 Flying Boxcar do phi công Mỹ bay tiếp tế cho ĐBP.
Trừ máy bay Morane 500 do Pháp sản xuất, tất cả các loại máy bay trên đều do Mỹ chế tạo và viện trợ cho Pháp ngay trong quá trình diễn biến của chiến dịch. Có loại (như F6) địch phải loại khỏi vòng chiến đấu vì bị rơi quá nhiều. Mặc dù còn cố biện hộ, đổ tại “thời tiết xấu”, “căn cứ xa”… các tướng tá Mỹ cũng buộc phải thừa nhận không quân Pháp “quá yếu”, đã “phải trả giá đắt”, đã bị thất bại vì “lực lượng phòng không Việt Minh quá mạnh” “mật độ hoả lực phòng không của đối phương ở Điện Biên Phủ dày đặc” (Theo cuốn “Không quân Đông Dương” của tướng L.M.Chessin, trong trận Điện Biên Phủ, số máy bay bị bắn rơi và phá huỷ chiếm 31% số tham chiến. Số máy bay bị thương là 85%). Đối với phi công Pháp và Mỹ, bay trên vùng trời Điện Biên Phủ không còn là cuộc “dạo chơi nhàn hạ” như khi tập đoàn cứ điểm mới được thành lập mà là những cuộc “dạo chơi chết người”, “những phút bay kéo dài trên thung lũng Điện Biên Phủ trở thành những phút bay trên ranh giới của thảm họa”…
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/C-47inDBP-1.jpg)
Bay trên ranh giới của thảm họa!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Chín, 2007, 08:17:28 pm
Vào giữa năm 1953, quân đội ta đã có tám tiểu đoàn phòng không, gồm sáu tiểu đoàn trong biên chế sáu đại đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thuộc Liên khu 5 và một tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Bên cạnh đó có một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các Liên khu, tỉnh. Về trang bị có 500 khẩu súng máy phòng không 12,7mm, bốn khẩu pháo phòng không 37mm.

Không hiểu trong 500 khẩu 12,7mm này có bao nhiêu được đem ra sử dụng nhỉ. 8 tiểu đoàn thì cũng mới được 100-150 khẩu là cùng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Chín, 2007, 08:01:06 pm
Không hiểu trong 500 khẩu 12,7mm này có bao nhiêu được đem ra sử dụng nhỉ. 8 tiểu đoàn thì cũng mới được 100-150 khẩu là cùng.
----------------------------------------------------------
  Mỗi tiểu đoàn SMPK trang bị 32 khẩu 12,7 mm nên 8 tiểu đoàn là đã khoảng 250 khẩu rồi!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Chín, 2007, 08:18:15 pm
Nói về công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, không thể không kể đến một hình thức tác chiến đặc biệt, hiệu quả cao của các chiến sĩ biệt động của ta hồi đó. Bằng các quả mìn, bộc phá thô sơ, các chiến sĩ của ta đột nhập tấn công sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Bạch Mai (Hà Nội), tiêu diệt gần như toàn bộ số máy bay ở đó. Mặc dù các sân bay này được bố trí canh phòng cẩn mật nhất.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Phasanbay-1.jpg)
  Máy bay Pháp cháy tại sân bay Cát Bi.
Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các đội đặc nhiệm trên sông biển đã lập được nhiều chiến công vang dội. Năm 1948, anh em quân giới ta cải tiến một quả thuỷ lôi không nổ của quân Pháp thành một quả thuỷ lôi mới nặng 80 kg chạm nổ. Chiến sĩ biệt động Sài Gòn dùng loại thủy lôi này đánh chìm chiếc tàu chở 400 tấn đạn Xe-buýt-blơ của Pháp trên sông. Đầu năm 1950, ở Hải Phòng, biệt động ta tập kích vào khu bến cảng, đánh chìm chiếc tàu chở hàng của hãng Pha-nếch (Pháp). Năm 1951, lai một tàu chiến lớn của Pháp bị biệt động ra đánh chìm trên sông Đáy. Năm 1953, biệt động ta đánh chìm một lúc 5 tàu chiến và ca nô của quân Pháp, phá vỡ kế hoạch hành quân càn quét của chúng. Cách sử dụng vũ khí thô sơ, tạo ra cách đánh đặc biệt, về sau được tổng kết và xây dựng nên Binh chủng Đặc công-một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ trong các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
Sau chín năm trường kỳ kháng chiến kiên cường anh dũng, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã cùng với toàn thể nhân dân ta giành chiến thắng bằng thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ làm chấn động cả thế giới phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Chiến thắng đó có ý nghĩa “vượt qua không gian và thời gian” (Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ, một chiến thắng vượt qua không gian và thời gian. Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, 1994). Trong chiến thắng huy hoàng đó của dân tộc có sự đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng của các lực lượng vũ trang nhân dân trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, xứng đáng với lời khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trong dịp đến thăm Bảo tàng Quân giới Nam Bộ: “Anh dũng tuyệt vời, sáng tạo vô song. Quân giới Nam Bộ với những thành tích lớn là một ngành tiêu biểu cho tinh thần tự lực tự cường, dũng cảm tất thắng của đồng bào Nam Bộ và của quân và dân Việt Nam anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bác”.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Chín, 2007, 09:31:48 pm
Ra đời trong bão táp của cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta vừa kết tinh truyền thống văn minh công nghệ của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vừa tiếp thu thành tự công nghệ mới của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân thời đại mới. Vì vậy, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội ta có những nét đặc trưng riêng vừa mang bản sắc của nền văn hóa dân tộc, vừa mang tính quy luật tiến hóa công nghệ chung của nhân loại.
Bàn về đặc trưng công nghệ, trước hết cần thống nhất quan niệm về khái niệm này.
Công nghệ hiểu theo chữ gốc Latinh gồm hai nghĩa kết hợp với nhau. Một nghĩa là khoa học. Còn nghĩa kia là nghệ thuật, kỹ năng, kỹ xảo kiểm soát, chế ngự, làm chủ, sử dụng môi trường vật chất nhằm đem lại lợi ích cho con người. Như vậy, ngay từ xa xưa, công nghệ được quan niệm là một khoa học-làm, khoa học-hành động. Trong lịch sử hàng vạn năm, công nghệ được phát triển dựa trên kinh nghiệm hoạt động của con người (làm thử, thấy đúng, có lợi thì làm tiếp; thấy sai thì sửa đổi). Trong giai đoạn lịch sử dài dằng dặc đó công nghệ còn ở trình độ công nghệ-kinh nghiệm. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, công nghệ mới trở thành khoa học ứng dụng (applied sciense). Lúc này, công nghệ là khoa học khai thác áp dụng các quy luật tự nhiên để sử dụng có hiệu quả cao nhất, để thay đổi và làm chủ môi trường vật chất. Trong giai đoạn này bắt đầu hình thành công nghệ-khoa học. Với vai trò đó, công nghệ đã đạt được thành tựu kỳ vĩ trong thế kỷ XX. Đến nay, hàm lượng khoa học trong công nghệ ngày một cao và chuyển dần sang một giai đoạn mới-giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
Trong thời đại công nghệ, công nghệ được hiểu là tập hợp các công cụ-phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm. Công nghệ cũng được hiểu là kỹ năng và biện pháp nhằm chế tạo, sử dụng sản phẩm. Công nghệ bao gồm hai dạng: công nghệ quy trình (phương thức chế tạo) và công nghệ-sản phẩm (bản chất, đặc tính của sản phẩm, kỹ năng và nghệ thuật sử dụng sản phẩm).
Theo cách hiểu này, công nghệ có bốn yếu tố hợp thành: yếu tố thiết bị là máy móc, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng. Thiếu thiết bị thì không có công nghệ, nhưng thiết bị không đồng nhất với công nghệ. Yếu tố con người là nhân lực để vận hành điều khiển, quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, khéo léo, tài nghệ. Yếu tố thông tin bao gồm bản thuyết minh, mô tả sáng chế, bí quyết, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật. Yếu tố quản lý-tổ chức bao gồm các hoạt động phân bổ nguồn lực, xây dựng mạng lưới sản xuất, v.v… Những yếu tố đó liên quan mật thiết với nhau, trong đó vai trò con người là trung gian.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Chín, 2007, 10:11:21 pm
Đặc trưng quan trọng nhất của công nghệ là tính khả thi và tính ứng dụng, hiệu quả. Như vậy, có thể hiểu công nghệ như một dạng khoa học hành động nhằm biến đổi tri thức thành nguồn lực cải tạo xã hội, chứa đựng năng lực sáng tạo vô tận của con người.
Theo cách hiểu đó, chúng ta có thể rút ra được mấy đặc trưng công nghệ quan trọng và nổi bật sau đây của vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân ta thời kỳ chống Pháp.
Đặc trưng thứ nhất: Tính khả thi cao và tính hiệu quả lớn.
Theo quan niệm chung của giới khoa học thì đặc trưng công nghệ quan trọng nhất của các phương tiện vật chất là tính khả thi và hiệu quả. Đặc trưng này thể hiện ở tính phù hợp giữa các chi tiết kết cấu máy móc với các yêu cầu sản xuất (chế tạo) và yêu cầu sử dụng. Tính chất này được tạo ra trong quá trình thiết kế các chi tiết máy nhằm bảo đảm tạo ra tính chất và hiệu quả sử dụng cần có của sản phẩm, vừa để có thể sản xuất (chế tạo) đơn chiếc hoặc hàng loạt với chi phí thấp nhất về lao động và nguyên vật liệu. Muốn thế, kết cấu của sản phẩm phải đơn giản để dễ bao gói, lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp và sửa chữa. Để đạt được tính khả thi và hiệu quả lớn phải bảo đảm sử dụng phổ cập các chi tiết và bộ phận lắp ráp đã có sẵn cũng như các chi tiết và bộ phận đã được tiêu chuẩn hóa.
Theo quan niệm đó, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Trước hết, vũ khí trang bị kỹ thuật của ta phong phú về thể loại, súc tích về phương thức và kinh nghiệm sử dụng. Tuỳ theo khả năng và điều kiện của từng địa phương, đơn vị, sở trường của mỗi người, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ dân nhiều người hay ít người có thể nghĩ ra, tự làm lấy và tự mình dùng nó để đánh giặc. Ai có điều kiện đánh giặc bằng cách nào thì sản xuất ra kiểu vũ khí đó. Địa phương dân tộc nào có kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu bằng những kiểu loại vũ khí trang bị kỹ thuật gì thì phát triển mạnh mẽ về loại đó để có vũ khí đánh giặc vừa kịp thời, vừa lâu dài.
Về phương tiện và cách sản xuất cũng rất thuận tiện, thô sơ, đơn giản, ít cầu kỳ về hình thức, về kiểu loại, do đó, vũ khí chế tạo có rất nhiều loại và tên gọi khác nhau; có loại được khai thác từ các kiểu binh khí của cha ông thời xưa như giác mác, cung nỏ, bẫy đá; có lại được cải biên từ các dụng cụ sản xuất, bảo vệ sản xuất thành vũ khí đánh giặc, có loại được cải tiến từ các phương tiện, vũ khí của địch, v.v… phù hợp với nhiệm vụ tác chiến ngày càng phát triển cao tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương. Việc phổ biến học tập cũng nhanh chóng và dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với trình độ văn hóa phổ cập rất thấp của toàn dân hồi đó. Về phương diện này, điển hình nhất là các loại vũ khí căn bản tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta như mìn, lựu đạn, thuỷ lôi, v.v…

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Chongno.jpg)
 Các loại vũ khí tự tạo như chông, nỏ...


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Chín, 2007, 09:17:24 am
Lựu đạn là một loại vũ khí được chế tạo phổ biến nhất trong cả nước để trang bị cho hàng triệu chiến sĩ bộ đội chủ lực và dân quân. Trong những năm đầu kháng chiến có nhiều kiểu lựu đạn như kiểu ở Mỹ Tho, Tân An (bộ đội ta rất thích dùng loại lựu đạn này vì không phải rút chốt an toàn, chỉ cần ném chạm mục tiêu là nổ); kiểu đốt ngòi ở Trà Vinh, kiểu quẹt (như đánh diêm) để phát hoả, kiểu có đuôi khi rơi chúc đầu chạm nổ ở Bến Tre, Thanh Hóa; kiểu rơi đập nổ hình lọ mực của xưởng Phan Đình Phùng. Về sau chỉ còn ba kiểu thông dụng hơn cả là lựu đạn mỏ vịt (còn gọi là lựu đạn cần) cải biên từ các kiểu lựu đạn của Pháp, Mỹ, Anh; lựu đạn kiểu đập (cải biên từ kiểu của Nhật) và lựu đạn chầy, rút nụ xoè (cải biên từ kiểu của Trung Quốc). Cả ba kiểu này chỉ nặng 0,5-0,7 kg, có vỏ đúc bằng gang có khía để tạo mảnh. Nói chung, để chế tạo lựu đạn đã có sẵn nguyên liệu dễ kiếm, dễ gia công chế tạo.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Ducvomin.jpg)
Đúc vỏ mìn ở công binh xưởng
Mìn cũng có nhiều loại tuỳ theo công dụng như diệt bộ binh, phá xe cơ giới, máy bay, công sự, cầu đường. Do đó, mìn có hình dạng, trọng lượng khác nhau, nguyên vật liệu chế tạo khác nhau. Ban đầu, mìn được chế tạo từ đạn pháo, đạn cối, bom lép của địch, chỉ cần tháo ngòi cũ, lắp ngòi nổ mới. Vỏ mìn có thể làm bằng các vật liệu khác nhau như kim loại, sành sứ, gỗ, ống tre và vừa dễ nguỵ trang, vừa dễ kiếm tại chỗ. Một số nơi còn chế tạo mìn muỗi, mìn nhảy, mìn đạp. Với quả mìn dễ chế tạo, nhưng hiệu quả lớn, được sử dụng bất ngờ đã gây ra biết bao nỗi khiếp sợ cho quân Pháp từ chiến trường Nam Bộ đến chiến trường Việt Bắc. Thí dụ, mìn FT là loại mìn lõm, có thiết kế chế tạo đơn giản, dùng lượng nổ ít nhưng sức công phá lớn để phá tháp canh, lô cốt, một thời được quân Pháp gọi là “vũ khí khủng khiếp của Việt Minh”. Mìn pê-ta dùng hai kilôgam thuốc nổ TNT ứng dụng nguyên lý hai lần sóng nổ ngược chiều được điều khiển nổ từ xa bằng ngòi điện đã từng đánh sập hàng loạt đồn bốt, tháp canh, gieo nỗi kinh hoàng cho địch.
Thuỷ lôi của ta chế tạo thường có vỏ bằng tôn nhồi từ 20 đến 50 kg thuốc nổ, có ngòi giật hoặc ngòi điện hoạt động bằng pin hoặc động cơ điện quay tay, được sử dụng phổ biến trên các địa bàn có nhiều kênh rạch, sông ngòi như ở Nam Bộ. Thời kỳ đầu kháng chiến, thuỷ lôi của Quân giới Nam Bộ được chế tạo bằng cách cải tiến thuỷ lôi cỡ lớn của địch.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Chín, 2007, 07:38:21 pm
Ngay cả những vũ khí được coi là hiện đại lúc bấy giờ cũng được cải tiến để dễ chế tạo nhưng vẫn có hiệu quả sát thương cao.
SS là một loại súng không giật, giống như SKZ có kết cấu dựa theo nguyên lý bảo toàn động lượng. Trong SKZ của các nước, động lượng của đạn bắn ra phía trước được cân bằng với động lượng của khối khí phụt ra phía sau. Còn trong SS của ta, động lượng đó được cân bằng bởi một khối gỗ chắc phóng ra phía sau. Nhờ vậy, kết cấu súng đơn giản, tiết kiệm được nhiều thuốc phóng. SS là sản phẩm của Quân giới Nam Bộ dùng thay thế bazoka. Trong điều kiện Nam Bộ lúc đó thiếu nhiều thứ để sản xuất bazoka như thép ống đuôi, thuốc phóng, máy dập. Bằng nỗ lực và sáng tạo đặc biệt, Quân giới Nam Bộ chế tạo ra nhiều kiểu SS như SSAF đánh phá thành, tường; SSAT chống tăng; SSAC lắp đầu đạn nổ lõm; SSB để bắn đạn pháo 75mm thu được của Pháp, v.v…
Súng phóng bom và bom phóng được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng bé. Đạn giống như quả bom có 4 cánh bằng tôn, chuôi đạn bằng gỗ, có đầu bịt sắt để cắm vừa nòng súng. Thân đạn lúc đầu tận dụng quả bom 10 kg của Pháp, về sau ta tự đúc bằng gang. Ngòi đạn đúc bằng kim loại màu. Bom phóng có sức công phá lớn, bắn đi xa 300 mét, dùng để đánh phá doanh trại, đồn bốt. Cuối năm 1947 ta đã sản xuất được hàng trăm quả.
Súng và đạn cối 51mm cũng là một công trình công phu, sáng tạo. Thân súng và đạn được rèn từ thép đường ray xe lửa. Khâu khó giải quyết nhất là ngòi đạn. Các nước công nghiệp phát triển chế tạo ngòi bằng các máy chuyên dụng. Ta không có loại máy đó. Cái khó không bó được cái khôn. Ta đã thiết kế loại đạn có ngòi cấu tạo đơn giản. Quân giới Khu 2 đúc các chi tiết bằng thiếc với khuôn ép chính xác, đúc xong chỉ cần xử lý qua là được. Phần thuật phóng và thuốc phóng khá phức tạp cũng được các kỹ sư quân giới giải quyết tốt. Súng cối 51mm bắn đạn xa 2.000m, gây mảnh sắc, tán xạ trong phạm vi quy định. Quân giới Nam Bộ có sáng kiến chế tạo súng cối 60mm kiểu Brăng của Pháp. Nòng súng được chế từ ống giảm sóc máy bay vỡ 65mm. Đạn cối 60mm thu được của Pháp được lắp thêm đai đạn để bắn từ nòng có cỡ súng lớn hơn. Trong trận Tân Thới Hiệp (Gò Vấp), lần đầu tiên cả một tiểu đoàn địch hoảng loạn bỏ chạy vì không ngờ ta có súng bắn cầu vồng (súng cối). Đạn chống tăng AT được chế tạo để gá vào đầu súng trường bắn bằng khí nén do Cục Quân giới ta thiết kế chế tạo cũng là loại vũ khí chống chiến xa, dễ sử dụng, có hiệu quả chiến đấu cao, bộ đội ta rất ưa dùng.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Ducdancoi60mm.jpg)
  Đúc đai đạn cối 60


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Chín, 2007, 07:28:27 pm
Nói chung, vũ khí tự tạo căn bản của ta kết hợp một cách sáng tạo, tài tình các ý tưởng thiết kế vũ khí có trình độ khoa học cao trong các kiểu vũ khí của các nước với điều kiện kinh tế kỹ thuật cực kỳ khó khăn của ta hồi đó để nhanh chóng tạo ra các phương tiện chiến đấu thích hợp, hiệu quả cao. Công thức vũ khí tự tạo + lối đánh du kích tạo ra sức mạnh của chiến tranh nhân dân rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bức thiết của sự nghiệp giành và giữ vững nền độc lập của đất nước trong những năm tháng bão táp cách mạng.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Chong.jpg)
 Một số loại chông.
Từ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật thô sơ như giáo mác, cung tên, đến các loại vũ khí căn bản như lựu đạn, mìn và các loại vũ khí được coi là tối tân, hiện đại lúc bấy giờ (súng không giật, súng phóng bom, bazoka) đã góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Pháp, góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh, “chiến thuật giao thông”, “chiến thuật cố thủ” trong các lô cốt vững chắc, v.v… của đối phương.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Tapphonglao.jpg)
  Tập phóng lao



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: MEO trong 27 Tháng Chín, 2007, 01:10:12 pm

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Sonphao_DKhe.jpg)
  Sơn pháo 75mm thu được của địch dự trận Đông Khê.



Hình như khẩu sơn pháo 75mm này là của bọn Nhật thì phải, bác Dongadoan???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Chín, 2007, 07:47:56 pm
Hình như khẩu sơn pháo 75mm này là của bọn Nhật thì phải, bác Dongadoan???
--------------------------------------------------------------------------------------------
  Khẩu sơn pháo 75mm này của Pháp, Nhật không có loại 75mm mà chỉ có loại 94mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Chín, 2007, 07:57:25 pm
Đặc trưng thứ hai: tính khoa học kết hợp với tính cách mạng.
Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân khẳng định, trong điều kiện và hoàn cảnh nước ta thiếu một trong hai yếu tố đó chúng ta không thể tạo ra được vũ khí trang bị kỹ thuật cần thiết để chiến thắng.
Thông thường, để có được tính hiệu quả cao, vũ khí trang bị kỹ thuật phải được chế tạo theo những nguyên lý khoa học khách quan, chặt chẽ. Dù là loại vũ khí trang bị nào, nhưng nguyên lý cấu tạo, uy lực và cách đánh đòi hỏi một trình độ khoa học nhất định. Vật liệu, cách làm, hình dáng mỗi loại khác nhau, nhưng bất kỳ loại nào cũng đều vận dụng nguyên lý cơ bản cấu tạo của vật chất và của các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các loại vật chất khi được liên kết với nhau như: độ rắn, mềm, dẻo, sức xuyên sâu, sức đàn hồi mạnh, sức phóng, sức nổ, hoặc trọng lượng và tốc độ, v.v…
Uy lực sát thương của mỗi loại tuy có phạm vi và mức độ nhất đinh, nhưng đều vận dụng các nguyên lý khoa học (sát thương tại chỗ, sát thương xa trong một cự ly nhất định) để tạo nên hiệu suất chiến đấu cao, từ những loại phải đánh trước, đánh cố định một nơi, đến các loại mang đeo gọn nhẹ, đánh nhanh, uy lực lớn, thu hồi nhanh, cơ động trong nhiều tình huống chiến đấu phức tạp.
Tuy nhiên, với điều kiện và hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp hồi đó, trong quá trình sản xuất, sử dụng các loại vũ khí chúng ta phải nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm, đồng thời vừa sáng tạo và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của vũ khí tự chế tạo.
Một phần rất lớn vũ khí tự tạo của ta (còn gọi là vũ khí địa phương), đặc biệt là ở Nam Bộ, được chế tạo theo công nghệ-kinh nghiệm, công nghệ-kỹ xảo. Đặc điểm của công nghệ này là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa sáng tạo để luôn luôn có vũ khí thích hợp với từng cách đánh ở từng chiến trường, tận dụng nhiều kiểu loại vũ khí trang bị của địch trong khi chúng ta không có được bất kỳ một thông tin nào về chúng. Để làm được điều đó, nhiều cán bộ chiến sĩ quân giới và nhân dân ta đã phải hy sinh thầm lặng trong quá trình chế tạo vũ khí. Rõ ràng không có được tinh thần hy sinh cách mạng anh dũng đó của các cán bộ và chiến sĩ quân giới, chúng ta không thể nhanh chóng có được vũ khí tự tạo trong những năm đầu kháng chiến.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Thuyloitutao.jpg)
  Thủy lôi tự tạo
Đồng thời, để có được vũ khí tự tạo hiện đại lúc bấy giờ nhằm chiến đấu lâu dài, trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn mọi bề chúng ta vẫn phải tiến hành nghiên cứu sáng tạo khoa học với tinh thần khẩn trương, quyết tâm rất cao. Về phương diện này, dư luận trong và ngoài nước thường dẫn chứng súng bazoka sử dụng hiệu ứng nổ lõm. Hiệu ứng nổ lõm của thuốc nổ được phát minh từ năm 1864. Trong tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được nhiều nước công nghiệp vận dụng chế tạo đạn nổ lõm để đánh phá các công trình kiên cố, chống xe tăng và xe bọc thép. Nguyên lý khoa học đó được kỹ sư Trần Đại Nghĩa-người đại diện tiêu biểu cho đội ngũ các kỹ sư Quân giới Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp cùng tập thể cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên của quân đội ta vận dụng sáng tạo để chế tạo nhiều vũ khí của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, trong đó điển hình nhất là súng bazoka. Bác Hồ, Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng chú ý đến việc sản xuất súng bazoka ngay từ đầu năm 1946. Đây là một loại vũ khí gần như lý tưởng của ta lúc đó, đã góp phần quan trọng hạn chế ưu thế mạnh nhất của địch là xe cơ giới, xe bọc thép, xe tăng và công sự kiên cố. Lịch sử chế tạo và sử dụng loại vũ khí này là những trang sinh động về tinh thần cách mạng, tự lực tự cường của ngành Quân giới ta trong những năm tháng nước ta bị phong toả bốn bề.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Chín, 2007, 11:25:28 am
Năm 1946, ta thu được một khẩu bazoka của địch. Có được mẫu súng và đạn bazoka, cán bộ, công nhận xưởng Giang Tiên của Cục Quân giới ta tháo viên đạn mẫu ra từng bộ phận để vẽ kiểu và chế thử. Ban đầu, khi chế thử, xưởng gặp khó khăn về thiết bị, nguyên liệu như thiếu máy dập đồng lá, thép lá. Cán bộ, công nhân xưởng Giang Tiên đã tìm ra phương pháp gia công thích hợp. Đầu đạn và thân đạn được tiện từ các đoạn thép hoặc nhôm đặc. Còn phễu đồng được tiện từ những khúc đồng đúc. Ống đuôi đạn cũng tiện từ khúc thép đặc. Không có máy hàn điện, anh em hàn bằng thiếc gắn cánh đuôi vào cuống đuôi đạn. Phần cơ khí cuối cùng cũng được giải quyết khá trót lọt, quả đạn đầu tiên được chế tạo đúng hình dạng, kích thước. Khó khăn chính lúc này là tính toán buồng thuốc đẩy, loa phụt, liều thuốc đẩy, thuốc gây nổ. Nói chung là toàn bộ phần hóa chất, hoả thuật. Phải làm thế nào để viên đan bay đi theo tốc độ, tầm bắn quy định và khi chạm đích thì đạn nổ xuyên, phát huy được uy lực theo hiệu ứng lõm của khối thuốc nổ.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Bazooka.jpg)
 Bazooka Việt Nam
Kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Bộ Quốc phòng cử đến xưởng Giang Tiên (11 năm 1946) trực tiếp nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka. Lúc này, đồng chí Tạ Quang Bửu vừa là nhà khoa học kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đang trực tiếp chỉ đạo xưởng Giang Tiên về hướng nghiên cứu-chế tạo súng đạn bazoka. Sau khi kiểm tra phần cơ khí và qua tính toán, thử nghiệm, kỹ sư Trần Đại Nghĩa xác định được chủng loại và liều lượng thuốc đẩy, thuốc phóng. Nhưng lúc này ta không có những nguyên liệu như đạn của Mỹ, phải nghiên cứu để tìm được loại thay thế mà ta đang có. Khi đem bắn thử, đạn bay tốt, nổ nhưng lại chưa xuyên.
Mười ngày sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, việc nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka lại được tiếp tục, với tinh thần khẩn trương hơn, ngay tại cơ quan Cục Quân giới vừa di chuyển đến Ứng Hoà, Hà Đông. Một tổ cán bộ, công nhân, dưới sự hướng dẫn của đồng chí Trần Đại Nghĩa, nghiên cứu, hoàn chỉnh đạn bazoka. Còn súng bazoka thì giao cho xưởng K1 (Khu 11) chế thử theo mẫu của Cục. Một số quả đạn từ xưởng Giang Tiên gửi về Cục đem bắn thử. Đạn nổ nhưng vẫn không xuyên, còn phát sinh nhiều khuyết tật khác như vỡ ống đuôi (do tiện dày mỏng không đều) và tuột cánh đuôi (do hàn thiếc). Khắc phục những khuyết tật này không khó. Khó nhất là lúc này vẫn là làm cho quả đạn phải xuyên phá tốt.
Qua nghiên cứu nguyên nhân, các bộ phận nghiên cứu đi đến kết luận đạn không xuyên là do khối thuốc ở thân đạn không nổ hết, không tạo được tốc độ lớn, luồng xuyên mạnh, nhiệt độ cao, do thuốc gợi nổ ở ống quả đạn chưa đúng liều lượng. Anh em tiếp tục bắn thử với ống nổ mới (nhồi 50% fuminat thuỷ ngân và 50% axit piric). Lần bắn vào cuối tháng 2 năm 1947 đạt kết quả tốt, bức tường thành (như bia bắn) bị phá tan, lỗ xuyên vào tường sâu 75cm. So với một quả đạn của Mỹ nguyên vẹn còn lại được bắn tiếp để so sánh thì các hiện tượng nổ, khối lửa, lỗ thủng, sức xuyên đều tương đương.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Chín, 2007, 08:08:03 pm
Gần như cùng lúc, Cục Quân giới thử nghiệm thành công đạn bazoka ở Ứng Hoà. Ngay đêm hôm sau, đồng chí Phan Mỹ - Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng hồi đó đến trực tiếp yêu cầu cung cấp ngay súng đạn chống chiến xa để chặn quân Pháp trên đường số 6. Cán bộ và công nhân thức thâu đêm dưới ánh đèn dầu lửa, khẩn trương nhồi lắp hoàn chỉnh được 10 quả đạn trước khi trời sáng. Quân ta đã dùng số súng đạn bazoka đó diệt xe tăng địch ở Trúc Sơn-Chùa Trầm, số xe còn lại hốt hoảng quay về Hà Nội, góp phần bẻ gãy cuộc tiến quân của địch quét vùng Chương Mỹ-Quốc Oai (Hà Đông-Sơn Tây).
Nhưng chỉ mấy ngày sau đó, trong cuộc bắn thử ở Chợ Bến (Hà Đông), để tiếp tục hoàn chỉnh súng đạn bazoka, hai công nhân của tổ nghiên cứu bazoka đã hy sinh vì đạn nổ cướp ngay trong nòng súng. Về sau, ta tìm ra nguyên nhân là do gia công vách ngăn giữa buồng thuốc đẩy và buồng kim hoả không đúng quy cách.
Tổ nghiên cứu bazoka ở lại Khu 2 cùng xưởng B4 tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh. Chỉ mấy ngày sau, trong trận đánh trên sông ở Dinh Dược (Ninh Bình), một chiến sĩ của trung đoàn 34 bắn phát thứ nhất làm bị thương một ca nô địch, nhưng phát thứ 2 lại bị nổ cướp, chiến sĩ đó hy sinh. Nguyên nhân là do khi lắp ráp, so với đạn Mỹ, anh em ta còn thiếu một miếng tôn đệm giảm va đập ở cuối buồng thuốc.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Chín, 2007, 08:14:33 pm
Sau một thời gian nữa hoàn chỉnh, đến tháng 4 năm 1947, súng đạn bazoka do Cục Quân giới trực tiếp nghiên cứu-chế tạo đã ổn định, chính thức phổ biến mẫu đạn bazoka đến Ty quân giới các khu từ Việt Bắc đến Khu 4, Khu 5 để sản xuất.
Sau đó, các khu đều có 1 đến 2 xưởng chuyên chế tạo bazoka. Trên cơ sở bản vẽ mẫu hoàn chỉnh và Quân uỷ kinh nghiệm sản xuất, anh em cán bộ, công nhân lại có thểm nhiều phương pháp công nghệ sáng tạo như chóp đạn, côn đồng được dập bằng máy dập vít, thân đạn được rèn sát kích thước hơn; đuôi đạn (buồng thuốc đẩy) làm bằng ống thép nồi hơi xe lửa (những nơi có) thay thép đặc; khúc nối thân đạn với đuôi đạn đúc bằng kim loại màu, năng suất tăng nhiều lần. Nhiều xưởng chuyên sản xuất súng đạn bazoka với năng suất khá cao.
Sản xuất thành công súng đạn bazoka ngay trong năm đầu toàn quốc kháng chiến trong điều kiện nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậc, đất nước bị bao vây bốn bề là thành quả tiêu biểu cho việc kết hợp nỗ lực cách mạng phi thường, lòng yêu nước với khả năng vận dụng nguyên lý khoa  học hiện đại lúc bấy giờ vào điều kiện công nghệ thô sơ của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Gần 40 năm sau, năm 1981, đoàn vô tuyến truyền hình Pháp, Mỹ, Anh đến Việt Nam để xây dựng bộ phim “Lịch sử 30 năm bằng truyền hình”, đã phỏng vấn đồng chí Trần Đại Nghĩa, trong đó có nhiều câu hỏi về bazoka. Họ cho biết, theo chỉ thị của quân đội Pháp (Bộ tổng tham mưu), họ muốn biết vì sao ta sản xuất bazoka nhanh như vậy? Họ còn cho biết, ý đồ của quân Pháp hồi đó định dùng sức mạnh của xe tăng-thiết giáp nhanh chóng thọc sâu, để đè bẹp ta, kết thúc chiến tranh, nhưng đã không thành.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Bazookam1.jpg)
  Mẫu Bazooka-M1 của Mỹ
Ở Nam Bộ, để có được một kiểu bazoka phù hợp với điều kiện chế tạo và sử dụng ở địa phương, kỹ sư Lê Tâm cùng các cán bộ, chiến sĩ quân giới nơi đây thiết kế chế tạo súng SS với nhiều kiểu khác nhau để đánh phá tường thành, lô cốt, chống tăng. Ngoài ra quân giới Nam Bộ còn áp dụng các nguyên lý khoa học để cải biên, cải tiến các loại vũ khí của Pháp, Nhật, Mỹ do ta thu được phù hợp với cách đánh du kích trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đầm nước. Thí dụ, cải tiến những quả thủy lôi nhỏ từ 20 kg đến 30 kg để đánh tàu địch trên sông, cải biên đạn pháo 75mm, 90mm, 105mm của địch thành thuỷ lôi dùng ngòi nổ điện, v.v…


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Chín, 2007, 02:12:35 pm
Đặc trưng thứ ba: về cơ bản, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta trong giai đoạn này vẫn là công nghệ-kinh nghiệm bước đầu phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học.
Trước ngưỡng cửa năm 2000, chúng ta đang chứng kiến giải quyết phát triển mới của khoa học-kỹ thuật, trong đó quan trọng nhất là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà đặc trưng cơ bản là hàm lượng khoa học trong công nghệ ngày càng cao. Khoa học đã có thể xác định ngay từ trước tính khả thi và hiệu quả của công nghệ. Khoa học đã mách bảo chúng ta cách chế tạo được sản phẩm A hoặc B theo ý muốn.
Còn trong những năm 40 của thế kỷ XX nước Pháp cũng như các nước công nghiệp phát triển khác đã bước vào giai đoạn thứ 4 của nấc thang tiến hoá công nghệ của nhân loại. Trong khi đó, Việt Nam ta đang ở giai đoạn phát triển công nghệ-kinh nghiệm, hoặc công nghệ-kỹ xảo. Từ giới hạn đó, được tư duy khoa học soi rọi, công nghệ-kinh nghiệm phong phú tích luỹ được trong suốt hàng ngàn năm lịch sử đã từng bước phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học. Mặc dù hàm lượng khoa học trong đó còn rất thấp, nhưng đã tạo khả năng cho các nhà quân sự của ta từ chỗ “có gì đánh nấy” sang giai đoạn có thể tạo ra những thứ cần thiết để đánh giặc. Cần vũ khí chống tăng, quân giới trung ương ta đã chế tạo được bazoka, quân giới Nam Bộ cũng tự chế tạo được kiểu bazoka riêng là loại vũ khí hiện đại hơn bom ba càng chống tăng của Nhật hồi đó. Cần vũ khí đánh lô cốt chống lại chiến thuật co cụm của quân Pháp cuối năm 1949-1950, ta đã chế tạo ra bộc phá tường FT, súng SKZ, súng phóng bom, v.v…
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SungphongbomtrendeoAK.jpg)
Súng phóng bom trong một trận phục kích trên đèo An Khê, 1950
Đứng ở thời điểm thập kỷ 90 nhìn lại lịch sử có thể có ý nghĩ cho rằng đây chưa hẳn là một nét đặc trưng của công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của ta. Nhưng chỉ cần so với các nước châu Âu phải mất gần hàng mấy trăm năm để chuyển từ công nghệ-kinh nghiệm sang công nghệ-khoa học mới thấy được tầm vóc của bước phát triển lớn lao đó. Đặc trưng này giúp ta hiểu thêm một nét đặc trưng của thời đại ngày nay là một dân tộc có tiềm năng đổi mới công nghệ, một khi được chuẩn bị tốt và có chiến lược phát triển đúng, có thể tạo ra bước nhảy vọt công nghệ rấ lớn mà không cần đi theo quy luật tiến hoá tuần tự.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Mười, 2007, 07:43:38 pm
Đặc trưng thứ tư: Chứa đựng tiềm năng cải biên, cải tiến rất lớn.
Đặc trưng này có nguồn gốc sâu xa từ một đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư đường của sự giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Ở vị trí đó, người Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn minh của châu Á và thế giới. Quá trình giao tiếp trải qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam tích luỹ được một biệt tài cải biên, cải tiến. Đó là một nghệ thuật quy định tính đặc thù Việt Nam, khác biệt với các dân tộc khác. Ta chỉ cần so sánh với người Nhật trong việc tiếp nhận văn minh công nghệ của nước ngoài. Môt khi học cái gì của người khác, trước hết, người Nhật tái hiện gần như nguyên mẫu. Khi đã đạt đến đỉnh cao của sự hiểu biết, họ đổi mới theo kiểu Nhật ở một trình độ cao hơn, vượt xa hơn. Công nghệ điện tử và thông tin phát triển ban đầu ở Mỹ, nhưng được người Nhật tiếp thu và phát triển đến đỉnh cao hơn, có nhiều lĩnh vực còn vượt xa Mỹ.
Còn người Việt Nam vì không có đủ điều kiện để học người khác đến cùng nhưng lại rất thông minh và nhạy bén, có thể vừa học vừa cải tiến và ứng dụng ngay phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Tiềm năng đó đem lại cho người Việt Nam tính năng động và sáng tạo đặc biệt.
Vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện rõ tính chất đặc trưng này trong việc chế tạo từ loại đơn giản như mìn, lựu đạn, đến loại phức tạp như súng bazoka (phỏng theo súng SKZ của Mỹ). Khi thiết kế, cán bộ quân giới ta không chỉ căn cứ vào những mẫu có sẵn mà còn căn cứ vào khả năng vật liệu hiện có, trình độ và thiết bị công nghệ thô sơ, hạn chế, yêu cầu của cách đánh trên chiến trường từng thời kỳ để cải tiến cho phù hợp.
Khâu chế tạo, sản xuất bộ phân phụ tùng thay thế và sửa chữa vũ khí trang bị mà các lực lượng vũ trang nhân dân ta nhận được viện trợ từ các nước bạn cũng thể hiện rất rõ đặc trưng này. Khi bộ đội ta được trang bị vũ khí mới như pháo phòng không 37mm; súng ĐKZ 57mm; súng bazoka 90mm; súng cối 60mm, 82mm; pháo hạng nặng 105mm; súng trường 7,9mm; tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm, v.v… do các nước bạn viện trợ, thì yêu cầu sản xuất bộ phận thay thế súng pháo càng lớn, cả số lượng và chủng loại.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/K-50.jpg)
  Tiểu liên K-50, mẫu copy từ PPSh-41 được TQ viện trợ cho VN.
Bộ phận thay thế lại đòi hỏi kỹ thuật chế tạo khá phức tạp, trình độ công nghệ cao, phải tạo phôi, gia công cơ khí và nhiệt luyện khó khăn. Thông thường, muốn tiến hành sản xuất bộ phận thay thế nào phải có mẫu hiện vật hoặc bản vẽ bộ phận thay thế ấy. Thời kỳ này, cơ quan cấp trên thường chỉ ghi tên bộ phận thay thế vào kế hoạch sản xuất cho xưởng. Do đó,các xưởng thường phải cử cán bộ kỹ thuật đến kho quân khí hoặc đơn vị xem mẫu để vẽ. Đôi khi mẫu đã cũ, bị mài mòn nhiều, cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nhiều mẫu để đo đạc đối chiếu, so sánh tìm ra kích thước chính xác để bảo đảm bộ phận thay thế khi chế tạo xong phải dùng được. Lại còn phải xác định vật liệu, công nghệ chế tạo ra sao. Năm 1952, ta đã sản xuất đại trà 260 bộ phận khác nhau với hàng ngàn sản phẩm. Đến năm 1954, các xưởng đã sản xuất được gần 400 bộ phận khác nhau với số lượng hơn 50.000 sản phẩm. Sản xuất thành công nhiều bộ phận thay thế súng pháo, tuy số sản phẩm không nhiều bằng sản xuất vũ khí căn bản, vì đó là sản phẩm có trình độ cao trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, từ máy móc, thiết bị chuyên dùng đến nguyên vật liệu tương ứng của những bộ phận thay thế đó.
Sửa chữa vũ khí có nhu cầu số lượng lớn và yêu cầu trình độ cao hơn. Nhiều chiến dịch lớn liên tiếp diễn ra, số lượng vũ khí hỏng hóc nhiều. Từ năm 1953, việc sửa chữa súng pháo càng nặng nề, phức tạp, khó khăn. Riêng pháo lớn, năm 1953 ta đã phải sửa 19 khẩu pháo 105mm. Nếu khó khăn lớn nhất trong việc sản xuất bộ phận thay thế là thiếu mẫu hiện vật và bản vẽ thì khó khăn đầu tiên trong sửa chữa súng pháo là thiếu quy trình công nghệ, dụng cụ chuyên dùng và thiếu thợ chuyên ngành. Nhất là đối với pháo, khi cần sửa chữa phải có thợ sửa chữa hiểu biết sâu về cấu tạo cả khẩu pháo và từng bộ phận trong khẩu pháo. Bộ phận sửa pháo của nhiều xưởng lúc này lại thiếu thợ chuyên ngành có tay nghề. Nhưng trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, cán bộ và chiến sĩ công nhân ra đã quyết tâm khắc phục khó khăn, sửa chưa kịp thời súng pháo cho mặt trận.
Việc sửa chữa súng pháo lại đòi hỏi tính chủ động linh hoạt cao. Khác với việc sản xuất vũ khí, sửa chữa súng pháo hư hỏng không thể dự kiến đầy đủ từ đầu, thường có nhiều lệnh sửa đột xuất, khẩn trương, phải tập trung lực lượng sửa chữa liên tục để kịp hoàn thành đúng thời gian quy định.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Mười, 2007, 07:33:18 pm
Đặc trưng thứ năm: kế thừa truyền thống công nghệ quân sự phong phú của dân tộc.
Một trong những đặc trưng quan trọng của khoa học và công nghệ nói chung, khoa học công nghệ quân sự nói riêng là tính kế thừa truyền thống. Vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta cũng có đặc trưng đó. Nó kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của tổ tiên ta, nhân dân ta đã biết dùng mọi phương tiện, biết sử dụng tài tình mọi thứ có trong tay thành vũ khí đánh giặc. Vũ khí tự chế tạo đã góp phần to lớn vào việc thực hiện chủ trương “toàn dân là lính”, hoặc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, góp phần vào thắng lợi chung của các thời ký chống ngoại xâm trước đây.
Vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm chiến tranh nhân dân cách mạng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống của dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo và phát động toàn dân vũ trang bằng các loại vũ khí tự chế tạo có trong tay và vũ khí thông thường, đứng lên giành và bảo vệ chính quyền nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với quan điểm toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, vũ khí tự chế tạo càng được phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng giành thắng lợi và có tiếng vang trên thế giới từ đó.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Traodoi-min.jpg)
  Trao đổi cách sử dụng mìn tự tạo
Như chúng ta đã biết, trong kháng chiến chống Pháp, các lực lượng vũ trang nhân dân đã được trang bị từ nhiều nguồn: vũ khí tự tạo, viện trợ từ nước bạn, mua sắm, thu được của địch. Ngoài vũ khí trang bị do ta tự sản xuất, các nguồn khác phần lớn là những phương tiện chiến tranh tương đối hiện đại lúc bấy giờ, xét theo trình độ công nghệ cũng như so với mặt bằng trình độ khoa học kỹ thuật và văn hóa của bộ đội ta, nhân dân ta. Nhưng các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã nhanh chóng làm chủ, sử dụng với hiệu quả chiến đấu rất cao. Có được kết quả đó là do các lực lượng vũ trang nhân dân ta kế thừa và phát huy được một đặc trưng truyền thống văn hóa rất độc đáo của người Việt. Đó là công nghệ sử dụng các phương tiện vật chất.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Mười, 2007, 07:38:30 pm
Đặc trưng văn hóa này đã từng được thế giới ngưỡng mộ và ca ngợi qua cách chơi đàn bầu - loại nhạc cụ một dây duy nhất mà ở đâu trên thế giới này ai cũng có thể chế tạo được, nhưng trong tay người Việt Nam lại tạo ra hàng loạt gam âm thanh kỳ ảo, đưa người nghe vào thế giới kỳ lạ của những làn điệu dân ca, ví dặm, khúc ca quan họ, những chuyện cổ tích và thần thoại bí ẩn của phương Đông. Chiếc đàn dương cầm - đặc sản nhạc cụ của các dân tộc phương Tây - nhưng trong tay các nghệ sĩ Việt Nam lại đưa con người của mọi dân tộc trên thế giới chìm đắm, say mê với những bản nhạc giao hưởng do chính các nhạc sĩ phương Tây sáng tạo ra.
Một khi được kế thừa và phát huy trong việc sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật đánh giặc, truyền thống đó đã tạo nên phong cách sử dụng vũ khí rất độc đáo, rất Việt Nam. Ngoài truyền thống và cốt cách văn hóa của người Việt Nam, các mặt sau đây góp phần quyết định tạo nên đặc trưng công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
-Có đường lối chỉ đạo đúng đắn. Đó là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
-Hiểu biết tường tận, thấu đáo môi trường địa lý - khí hậu Việt Nam, kết hợp với vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có trong tay tạo nên phương thức đánh địch độc đáo, phong phú.
-Nắm chắc chỗ mạnh và điểm yếu trong các phương tiện chiến tranh của địch, trên cơ sở đó đề ra cách đánh buộc đối phương đánh theo cách đánh của ta để vô hiệu hoá ưu thế kỹ thuật và khoét sâu thêm chỗ yếu của chúng.
Được đường lối chiến tranh nhân dân cách mạng của Đảng ta soi sáng, chúng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ sử dụng các phương tiện chiến đấu. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tổ tiên ta đã từng biết khai thác tận dụng điều kiện môi trường để diệt giặc. Việc lợi dụng quy luật thuỷ triều để nhấn chìm hàng ngàn thuyền chiến quân Nam Hán, Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng là những trang sử chói lọi về phương diện đó.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/2_9982_1632917538377625013.jpg)
  Sơ đồ chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Mười, 2007, 09:20:06 pm
Mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng  trong công nghệ khai thác vũ khí trang bị, đặc biệt đối với các hệ thống vũ khí hiện đại, phức tạp, có tính hệ thống chặt chẽ. Người Pháp hiểu rất rõ khẩu pháo phòng không 37mm hoặc cỗ pháo mặt đất 105mm hạng nặng, nhưng họ không hiểu hết con người Việt Nam và môi trường Việt Nam nên chủ quan nhận định rằng Việt Minh không thể đưa được pháo lên Điện Biên Phủ. G.H.Giô-nô, một ký giả Pháp đã từng viết trong cuốn “Từ Verdun đến Điện Biên Phủ” như sau: Điểm đáng kinh ngạc không phải là Việt Minh có các loại pháo đó vì bộ chỉ huy Pháp đã biết trước đó một năm. Điều Pháp bị bất ngờ là làm sao Việt Minh lại đưa một khối lượng lớn pháo hạng nặng và duy trì tiếp tế đạn cho chúng vào tận Điện Biên Phủ, qua núi cao, rừng rậm, chẳng có đường sá gì cả!” (Tiếng sấm Điện Biên Phủ. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.161).
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Taidanchophao-DBP.jpg)
 Tải đạn cho pháo binh ở ĐBP.
Vì thế, khi dốc toàn lực không quân lên Điện Biên Phủ, Navarre hy vọng sẽ đánh cho Việt Minh một trận “nốc ao” ở khu vực lòng chảo này. Nhưng kết cục, các phi công Pháp đã thất thủ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ. Người Pháp sau gần 100 năm đô hộ ở Đông Dương chỉ thấy Việt Minh là những du kích nông dân, không thấy được truyền thống văn hóa đúc kết trong hàng ngàn năm lịch sử giúp họ nhanh chóng làm chủ, khai thác các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại mua được, lấy được của Nhật, Pháp hoặc được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, thậm chí chế tạo được cả các loại vũ khí theo các nguyên lý khoa học hiện đại để đương đầu với các phương tiện chiến tranh mới nhất cuả quân Pháp thời đó.
Công nghệ sử dụng cũng như bất kỳ đặc trưng công nghệ nào khác đều hàm chứa trong nó cả khoa học và nghệ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo góp phần tạo nên một phẩm chất đặc biệt của một đội quân, của người lính. Chính phẩm chất này về sau được phát huy đầy đủ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt hơn nhiều và sự ra đời một binh chủng đặc biệt của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Đó là Binh chủng Đặc công-niềm tự hào của nhân dân, quân đội ta nhưng là nỗi kinh hoàng, khiếp sợ của kẻ thù.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Mười, 2007, 08:45:23 pm
Đặc trưng thứ sáu: công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hình thành và phát triển ngoài quy luật thông thường, do đó đã tạo ra các yếu tố không bình thường sau đây:
Thứ nhất: không bình thường về trình độ. Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự làm ra và một phần tự tạo đã vượt xa trình độ và khả năng của tiềm lực khoa học-kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của nước ta. Vũ khí pháo binh và bộ binh-phương tiện chiến đấu phổ biến và chủ yếu của các lực lượng vũ trang nhân dân là sản phẩm của nền công nghiệp đại cơ khí, có độ chính xác cao, xét về công nghệ vật liệu và công nghệ thiết kế chế tạo. Chỉ có các nước có nền công nghiệp phát triển mới có khả năng chế tạo được các sản phẩm quân sự có trình độ công nghệ cao như thế. Tuy vậy, các vũ khí trang bị kỹ thuật đó lại được khai thác với hiệu quả cao bởi những người lính phần đông có trình độ văn hóa rất thấp, không ít người mù chữ.
Thứ hai: không bình thường về nguồn gốc. Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố: truyền thống dân tộc, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và kỹ thuật. Sử dụng sức mạnh tổng hợp đó, ta vừa tạo ra công nghệ thấp nhưng có hiệu quả cao; vừa tiêp thu công nghệ có trình độ cao từ nguồn viện trợ, giúp đỡ của các nước bạn, từ nguồn mua sắm và lấy được của giặc. Những vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo nhằm sử dụng chống lại các đối phương khác, trên một chiến trường khác, trang bị cho những người lính khác-khác ta về thể lực, về trình độ sử dụng, văn hóa, huấn luyện, về môi trường. Vì vậy, khi nằm trong tay các lực lượng vũ trang nhân dân ta, đương nhiên nảy ra nhu cầu rất lớn về cải biên, cải tiến, thích nghi hóa, để phù hợp với điều kiện chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tình hình đó đã làm cho mảng công nghệ này chiếm vị trí nổi bật trong hoạt động kỹ thuật quân sự của quân đội ta.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Nghiencuu.jpg)
 Nghiên cứu cải tiến vũ khí.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười, 2007, 05:43:37 pm
Thứ ba: không bình thường về thiết kế chế tạo và sử dụng. Ở các nước phát triển, để đưa vũ khí trang bị kỹ thuật vào sử dụng phải qua 4 giai đoạn:
-Giai đoạn 0 là giai đoạn xác định: kiểu, loại và phát triển công nghệ.
-Giai đoạn 1 là giai đoạn chứng minh: thiết kế chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm (từ 1 đến 3 năm). Giai đoạn này chiếm 3% chi phí.
-Giai đoạn 2 là phát triển quy mô đầy đủ (kéo dài từ 3 đến 10 năm). Giai đoạn này chiếm 12% chi phí.
-Giai đoạn 3: sản xuất (chế tạo) và triển khai, chiếm 35% chi phí.
Phần chi phí sau khi đưa vào sử dụng đến khi loại bỏ vũ khí ra khỏi trang bị chiếm 50% toàn bộ chi phí vòng đời của vũ khí.
Do nhu cầu bức bách của chiến tranh, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta không thể trải qua quá trình có tính chất tuần tự thông thường đó. Chúng ta đã phải vừa thử nghiệm ngay trong chiến đấu. Lấy kinh nghiệm và kết quả chiến đấu để hoàn thiện và cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật được thiết kế chế tạo dựa vào nhu cầu chiến đấu và nguyên vật liệu sẵn có, chứ không phải chế tạo nguyên vật liệu mới để đáp ứng yêu cầu thiết kế. Từ đó, chúng ta đã tận dụng và khai thác mọi tiềm năng để đáp ứng nhu cầu muôn vẻ của chiến tranh nhân dân. Tính khả thi và hiệu quả được ưu tiên hàng đầu. Đương nhiên, để làm được điều đó phải có tình thần dũng cảm, hy sinh và ý thức giác ngộ cách mạng rất cao.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Thucoi215mm.jpg)
Cối 215mm bằng vỏ chai oxy
Thứ tư: không bình thường giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng. Trong kháng chiến chống Pháp, đặc điểm này vừa là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với ta, lại vừa là điều kiện tạo ra sự phát triển vược bậc trong phát triển công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Trong hoàn cảnh bị bao vây bốn bề, phải tự lực tự cường trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, do nhu cầu của kháng chiến ta đã mạnh dạn đặt vấn đề và chế tạo thành công các loại vũ khí căn bản và vũ khí hiện đại lúc bấy giờ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Mười, 2007, 05:39:12 pm
Chương 2: Chiến thắng “Cuộc chiến tranh công nghiệp” của Mỹ.
Đặc trưng công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Năm 1964, khi mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, phía Mỹ phát động một cuộc “chiến tranh công nghiệp” quy mô lớn chưa từng thấy và đe doạ “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”. Cũng gần 9 năm sau, ngày 30 tháng 12 năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, chấp nhận ký kết Hiệp định Paris lập lại hoà bình ở Việt Nam. Còn các tướng tá Mỹ phải cay đắng thú nhận “Bắc Việt Nam có một trong các hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử bao gồm máy bay tiêm kích MiG-17, về sau là MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2 và hàng ngàn vũ khí từ súng phòng không 12,7mm đến pháo 100mm. Các kíp lái máy bay chiến đấu Mỹ mỗi lần bay vào miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường thép” (Đại tá Mỹ S.G.Summer-Niên giám về chiến tranh Việt Nam, New York, 1985). “Bắc Việt Nam phát triển được một lực lượng phòng không giàu kinh nghiệm nhất thế giới, một hệ thống phối hợp dày đặc và có hiệu quả không kém hệ thống phòng không của bất kỳ nước nào” (Tướng Mỹ G.J.Eadeo Tạp chí Không quân (Mỹ), số 6, năm 1973).
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Sam2.jpg)
Một trận địa SAM-2 ở Hà Nội.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Mười, 2007, 09:20:44 pm
Cũng xuất phát từ quan điểm “chiến tranh công nghiệp” và coi Việt Cộng chỉ có lực lượng chính quy với vũ khí trang bị lạc hậu, không tính hết sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, về sau các tướng tá Mỹ phải than thở rằng “thần chết luôn rình rập họ mỗi khi bước xuống ruộng lúa, đụng tay vào cái gáo dừa, mở một cánh cửa, nhấc một cái áo, chạm tay vào bức tượng Phật, gạt một cái lá khô trên đường đi”. Còn R.Rát-xen, chủ tịch Uỷ ban quân lực thượng nghị viên Mỹ phải thừa nhận: “Chúng ta (Mỹ) phải đương đầu với đội quân du kích tài tình nhất và chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Bất luận ở đâu, người lính nào cũng nghĩ rằng bước thêm một bước nữa có thể là bước cuối cùng của đời mình” (Thời báo Mỹ, số ra ngày 28 tháng 11 năm 1966).
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/votchongdanhMy.jpg)
Chông tre góp phần đánh Mỹ.
Sai lầm của những người vạch kế hoạch chiến tranh ở Pháp và Mỹ tuy có khác nhau-người Pháp khinh thường Việt Minh vì chỉ coi họ là những người du kích nông dân, còn người Mỹ chỉ nhìn thấy Việt Cộng là đội quân chủ lực được trang bị lạc hậu, ít ỏi-nhưng một trong những điểm chung cơ bản của những sai lầm đó là họ xuất phát từ quan niệm ưu thé công nghệ quyết định tất cả. Ở Việt Nam, Mỹ đã tiến hành một cuộc “chiến tranh công nghiệp” lớn nhất trong lịch sử. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, báo chí nước ngoài cũng đánh giá cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam là “đỉnh cao của chiến tranh thời đại công nghiệp” (X.Vybornov, Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số 4 năm 1993).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Mười, 2007, 08:31:26 pm
Xét về thời gian phát động và tiến hành chiến tranh (từ ngày 31 tháng 1 năm 1961 đến ngày 27 tháng 1 năm 1973), đây là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ nhất tính từ lúc Mỹ nhảy vào tham chiến kéo dài một năm rưỡi. Chiến tranh thế giới thứ hai tính từ lúc Mỹ tham gia là 4 năm. Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha chỉ diễn ra trong vòng 4 tháng (năm 1898). Nội chiến Mỹ kéo dài 5 năm rưỡi. Các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành sau Việt Nam càng rút ngắn hơn nữa.
Xét về trình độ khoa học và công nghệ, vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn nhất và một đội quân được trang bị hiện đại nhất thế giới tư bản. Ở Việt Nam, Mỹ sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh áp dụng các thành tựu mới nhất của nền khoa học và công nghệ quân sự.
Đó là những thành tựu mới của nền công nghệ điện tử, tin học, vũ trụ, vật liệu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX. Do đó, phương tiện chiến tranh Mỹ dùng ở Việt Nam có bước nhảy vọt mới về chất lượng toàn diện so với các phương tiện chiến tranh của Pháp trong chiến tranh Đông Dương trước kia cũng như so với cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Triều Tiên trong những năm 50.
Ở Việt Nam, Mỹ phát huy đến mức tối đa sức mạnh của vũ khí, kỹ thuật hiện đại trong ba quân chủng, đặc biệt là quân chủng không quân và hải quân với khối lượng vật chất, kỹ thuật, vũ khí, trang bị lớn chưa từng có, đã thí nghiệm những vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất thời kỳ đó như vũ khí điều khiển chính xác cao, phương tiện chiến tranh điện tử, máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay chỉ huy và báo động sớm AWACS, vũ khí khí tượng và vũ khí hóa học. Đặc biệt, Mỹ đã soạn thảo 307 đề án chế tạo vũ khí mới và hiện đại hóa vũ khí hiện có trong trang bị của lục quân (vũ khí bộ binh, tăng-thiết giáp, công binh, máy bay lên thẳng), thử nghiệm 200 mẫu thiết bị điện tử, trong đó có thiết bị hồng ngoại, khuếch đại ánh sáng mờ để phát hiện sinh lực và vũ khí trang bị của đối phương, đặc biệt để tiến hành chiến tranh điện tử và phát hiện các hoạt động của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của ta.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/E2cBanking_1.jpg)
E2C Hawkeye - một trong những loại AWACS được Mỹ sử dụng ở VN


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười, 2007, 09:30:03 pm
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thử nghiệm ba loại hình công nghệ cao chủ chốt mà gần đây họ đã đem ra sử dụng phổ cập trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Đó là công nghệ chỉ huy-kiểm soát-truyền thông-tình báo C3I (Command-Control-Communication and Intelligence), công nghệ vũ khí điều khiển chính xác cao PGM (Precision Guided Munition) và chiến tranh điện tử. Ngoài ra, Mỹ còn thử nghiệm các quan niệm kỹ-chiến thuật khác như “trực thăng vận” (dựa vào ưu thế công nghệ máy bay lên thẳng) và “thiết xa vận” (dựa vào ưu thế công nghệ tăng-thiết giáp) ở miền Nam Việt Nam. Mấy cuộc thử nghiệm đó bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thần thánh mà chính giới quân sự Mỹ cũng phải thú nhận.
Điển hình cho công nghệ C3I của Mỹ ở Việt Nam là hàng rào điện tử Mc.Namara. Thời ấy, báo chí phương Tây gọi đó là “phòng tuyến Maginot ở phương Đông” (Phòng tuyến do Pháp xây dựng trên biên giới Pháp-Đức nhằm ngăn chặn các mũi đột kích của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phòng tuyến được đặt tên là Maginot-tên riêng của Bộ trưởng chiến tranh Pháp Andre Maginot (1877-1932). Từ cuối năm 1966, phòng tuyến Mc.Namara bắt đầu được dựng lên trên địa bàn Trường Sơn, phía Nam khu phi quân sự, kéo dài lên biên giới Lào-Việt cắt qua Sêpôn, Mường Phìn, dài khoảng 100km và rộng chừng 30km để chống bộ binh và các phương tiện vận tải của ta hành quân vào Nam. Hàng rào gồm dây thép gai, mìn, ở các sườn đồi, thung lũng, có các đơn vị quân nguỵ miền Nam và nguỵ Lào đóng chốt. Hàng rào phân chia thành hai hệ thống chống xâm nhập. Một là hệ thống chống hành quân bộ gồm các máy nhậy cảm mùi người, bố trí liên hoàn với nhiều loại mìn sát thương sinh lực khác nhau. Hai là hệ thống chống vận tải gồm các máy nhậy cảm chấn động của xe, của người di động tạo ra.
Trên không, máy bay tuần tra liên tục 24/24 giờ để thu tín hiệu phát ra từ các hệ thống nhậy cảm (còn gọi là hệ thống sensor) và thông báo cho máy bay chiến đấu đến đánh phá. Cứ hai ngày một lần, máy bay chụp ảnh toàn cảnh khu vực hàng rào để phát hiện dấu hiệu phá hoại và xâm nhập của đối phương.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/hangraodientu-1.jpg)
Hàng rào điện tử McNamara
Các đồn bốt trên tuyến ngăn chặn đều được bố trí khí cụ khuếch đại ánh sáng mờ để quan sát ban đêm. Máy bay liên tục thả các loại bom mìn với số lượng hơn 20 triệu quả mỗi tháng để ngăn chặn hành quân. Mỹ đã dùng bom nổ mạnh để khai quang từng mảng rừng. Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho cải tiến máy bay C-130 thành máy bay chiến đấu trên đường mòn, được trang bị đèn pha cực mạnh và pháo bắn loại đạn có sức sát thương trên diện rộng.
Sau cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, các chiến lược gia và giới khoa học Mỹ đều đi đến kết luận thống nhất: hàng rào điện tử Mc.Namara thực sự không có hiệu quả trong cuộc chiến tranh ngăn chặn đối phương. Cần thay thế bằng một giải pháp khác để thực hiện mục tiêu ngăn chặn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Mười, 2007, 09:57:53 pm
Mỹ lại thử nghiệm một khái niệm công nghệ mới gọi là chiến trường tự động hóa. Tổng thống Mỹ coi đó là phương sách hiệu nghiệm để thực hiện mục tiêu chiến lược này. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ huy động tất cả các quân chủng tham gia, khẩn cấp thực hiện chương trình chiến trường tự động hóa. Trong đó có hệ thống trinh sát đường mòn gồm hai máy tính khổng lồ IBM 360-65 có nhiệm vụ phân tích các loại tiếng động để phân biệt người hay xe cộ, xác định chính xác thời gian và địa điểm của những nguồn phát ra tiếng động. Sau đó, chuyển thông tin đến trung tâm C3I để ra lệnh cho máy bay đánh phá.
Để trung tâm này có thể điều khiển hoạt động tác chiến của không quân, Mỹ đã xây dựng hệ thống máy cảm ứng địa chấn, cảm ứng âm thanh thả xuống khắp rừng, dọc các trục giao thông và được mệnh danh là “những tên gác đường”. Thí dụ: SPIKE BUOY, loại máy nhậy cảm âm thanh, được máy bay thả cắm xuống đất để phát hiện tiếng động trong khu vực xác định. ACCU BUOY, máy nhậy cảm âm thanh có dù, được máy bay thả mắc trên cây để thu tín hiệu âm thanh trong phạm vi rộng hơn và hạn chế sự phát hiện kịp thời của đối phương. ASID, máy nhậy cảm địa chấn có lắp cột angten nhỏ, trông tựa như một mầm cây vùng nhiệt đới đang nhô lên khỏi mặt đất. ACCUSID, máy nhậy cảm địa chấn và âm thanh, cũng tương tự như ASID, nhưng có thể dùng cùng một lúc truyền báo về trung tâm chỉ huy cả âm thanh và chấn động.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/DuongTruongSon-001.jpg)
Ảnh nhỏ: Lính Mỹ chuẩn bị ném "Cây nhiệt đới"
Ảnh lớn: Cây nhiệt đới - ASID
Để tức thời truyền về trung tâm những tin do các máy nhậy cảm phát ra, Mỹ dùng máy bay vận tải 4 động cơ cải tiến. Về sau được bổ sung loại máy bay không người lái QU-22B một động cơ, có thể bay ở độ cao an toàn vào các khu vực dày đặc hoả lực phòng không của Việt Nam. Các chuyên gia kỹ thuật sáng chế hệ thống trạm chuyển tiếp tự động đặt lên máy bay để dễ dàng tiếp cận khu vực cần kiểm soát.
Cách bố trí đó cho phép thu thập tin tình báo qua hệ thống máy nhậy cảm và xử lý tình huống ngay trên một khu vực cụ thể. Tại mỗi khu vực có một sĩ quan chỉ huy phụ trách toàn bộ hệ thống bao gồm các máy nhậy cảm, máy bay truyền thông, máy bay tấn công. Viên sĩ quan theo dõi diễn biến qua vô tuyến truyền hình. Toàn bộ mạng đường trong khu vực hiện lên màn hình. Hệ thống tự động xử lý tin rất nhanh, viên sĩ quan chỉ việc báo cho các loại máy bay dang hoạt động gần đó đến công kích vào mục tiêu được chỉ dẫn. Nếu thời tiết xấu, máy tính sẽ giúp máy bay chiến đấu thả bom tự động vào điểm chính xác.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Mười, 2007, 08:51:32 pm
Để tạo hoả lực cho hệ C3I này, Mỹ sử dụng các loại bom đạn kiểu mới, trong đó có các kiểu điều khiển chính xác cao. Đáng chú ý nhất là các loại bom đạn sau đây. Bom điều khiển bằng laser LGB (Laser Guided Bomb). Thời gian đầu, bom LGB được sử dụng chủ yếu trên đường 559. Sau đó, trong cuộc ném bom trở lại miền Bắc nước ta, bom LGB được sử dụng đánh vào một số mục tiêu trọng điểm, đặc biệt là cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Nhờ ứng dụng những đặc điểm riêng của tia laser như tính đơn sắc, tính kết hợp cao về không gian và thời gian, chùm tia có góc mở rất hẹp, bom có độ chính xác khá cao, có thể dùng để đánh vào các mục tiêu điểm mà bom thông thường không giải quyết được.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/gbu_12b.jpg)
Bom LGB Paveway được Mỹ sử dụng ném cầu Hàm Rồng năm 1972.
Bom từ trường là một kiểu “bom thông minh”, nổ chậm, được Mỹ thử nghiệm quy mô lớn thời đó để đánh phá các tuyến giao thông vận tải ngằm ngăn chặn hoạt động bảo đảm chiến đấu có ý nghĩa huyết mạch của ta. Khác với bom nổ chậm thông thường, bom từ trường là loại bom chờ nổ khi mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động của bom, đặc điểm nổi bật nhất của bom từ trường là có thể nổ trên mặt đất, dưới đất và dưới nước. Vì vậy, loại bom này còn có tác dụng như một kiểu thuỷ lôi. Nhờ tính đa năng đó Mỹ đã dùng bom từ trường với số lượng lớn, mật độ cao trong nhiều khu vực để đánh phá các tuyến đường giao thông thuỷ bộ, các vùng đông dân cư. Đặc biệt, từ tháng 5 năm 1972, cùng với các loại thuỷ lôi, Mỹ đã dùng một số lượng lớn bom từ trường để phong toả vùng biển, sông ngòi miền Bắc nước ta. Trong số các loại bom mìn Mỹ dùng đánh các đường giao thông vận tải, bom từ trường đóng vai trò quan trọng nhất.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Mười, 2007, 09:08:41 pm
Để tạo hoả lực cho hệ C3I này, Mỹ sử dụng các loại bom đạn kiểu mới, trong đó có các kiểu điều khiển chính xác cao. Đáng chú ý nhất là các loại bom đạn sau đây. Bom điều khiển bằng laser LGB (Laser Guided Bomb). Thời gian đầu, bom LGB được sử dụng chủ yếu trên đường 559. Sau đó, trong cuộc ném bom trở lại miền Bắc nước ta, bom LGB được sử dụng đánh vào một số mục tiêu trọng điểm, đặc biệt là cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Nhờ ứng dụng những đặc điểm riêng của tia laser như tính đơn sắc, tính kết hợp cao về không gian và thời gian, chùm tia có góc mở rất hẹp, bom có độ chính xác khá cao, có thể dùng để đánh vào các mục tiêu điểm mà bom thông thường không giải quyết được.

Thằng này cũng chính là thủ phạm đánh sập cầu Long Biên và ga Hàng Cỏ. Cầu thì sau này khôi phục mất béng mấy cái khung ở đoạn giữa, còn ga thì khu nhà chính xây lại trông như dở hơi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Mười, 2007, 09:12:32 pm
Thằng này cũng chính là thủ phạm đánh sập cầu Long Biên và ga Hàng Cỏ. Cầu thì mất béng mấy cái khung ở đoạn giữa, còn ga thì khu nhà chính sau này xây lại trông như dở hơi.
------------------------------------------------------------------------------
  Đánh cầu Long Biên và ga Hàng Cỏ là Paveway-2 đã được cải tiến, chỉ có một thằng F-4 vừa chiếu laser vừa ném bom. Đánh cầu Hàm Rồng là Paveway đời đầu, phải có một thằng lượn trên cao dùng laser chỉ thị mục tiêu cho thằng khác ném bom.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Mười, 2007, 08:17:33 pm
WAAPN là loại bom hình tròn, có rãnh. Các trái bom chứa trong thùng lớn, khi thoát ra để rơi xuống đất chúng tự quay để “lên cò”. Nếu mắc kẹt trên cây thì nằm im. Lúc này chỉ một chạm nhẹ sẽ nổ, kích động luôn những trái khác nằm rải quanh đó nổ theo. Hàng ngàn vạn mảnh nhỏ vung khắp mọi phía. Loại bom này thường thả vào vùng có đoạn đường đang tập trung người sửa. M-36 là loại bom nhỏ đựng trong thùng, mỗi thùng có 182 quả. Khi thùng bom tung ra, những quả bom thi nhau nổ, đứng xa trông vùng bom nổ như chớp lửa cháy rực mặt hồ. Sức sát thương của một bom mẹ đủ diệt đồng loạt một trung đoàn bộ binh đang triển khai. Chúng thường được dùng để đánh vào bãi xe, bến phà. Bom BLU-31 khi máy bay thả xuống sẽ chui sâu xuống đất, xe ô tô đi qua, bom được kích thích sẽ nổ tung. Loại này thường được dùng để đánh phá đường, diệt xe vận tải. Bom PAVE PATH có dù gắn vào đuôi. Trong bom chứa đầy propane (khí đốt). Bom được cấu tạo nổ trên cao cách mặt đất 4m đến 6m, tạo ra một áp suất lớn. Khi nổ sẽ quét sạch mọi vật dưới hình chiếu của nó với diện tích rộng chừng 1.000 mét vuông.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/blu-31-1.jpg)
 Bom BLU-31.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 16 Tháng Mười, 2007, 06:42:43 pm
Bom DRAGON TOOTH, một lượt máy bay rải xuống khoảng 300 quả, chủ yếu dùng để ngăn cản hành quân bộ, ngăn cản người đến cấp cứu. Chúng thường được thả dọc đường hành quân bộ. Bom GRAVEL tác dụng tương tự bom DRAGON TOOTH, nhưng có hình dáng như một cái túi bằng bàn tay. Bộ đội hành quân đường rừng rất khó phân biệt, dẫm phải sẽ bị bom nổ cưa cụt ngay bàn chân. Bom CBU-24 hình tròn, lớn hơn quả lựu đạn. Khi nổ văng đi hàng trăm viên bi. Tác dụng của nó là sát thương người, làm hư hỏng xe. Bom CBU-49, tương tự CBU-24, nhưng được lắp ngòi hẹn giờ, từng khu vực bị máy bay rải xuống vài trăm quả sẽ tạo nên vùng nguy hiểm. Chúng thường được thả vào những vùng vừa đánh phá hư hỏng nặng để ngăn cản người đến cứu chữa. EO là bom điện quang, ở đầu lắp một camera truyền hình nhỏ. Quả bom khi thoát khỏi máy bay sẽ tự bay đến mục tiêu. Loại bom này chủ yếu được dùng để đánh cầu, đánh đường ngầm, đánh hang, hầm, v.v… và những nơi được lưới lửa phòng không bảo vệ dày đặc.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/blu-43-Dragontooth.jpg)
Bom Dragontooth BLU-43
Như vậy, chiến trường điện tử tự động hoá không chỉ hạn chế việc đánh phá trong phạm vi một hành lang ngăn chặn mà mở rộng phạm vi trên toàn bộ không gian Trường Sơn suốt chiều dài gần 1.000 km, chiều ngang 60 đến 70km. Nhưng đến năm 1970, hầu hết các nhà khoa học quân sự và dân sự Mỹ đều thú nhận phía Việt Nam đã vô hiệu hóa hệ thống C3I kết hợp với các kiểu PGM hiện dại này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Mười, 2007, 08:03:14 pm
Công nghệ chiến tranh điện tử được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu trong các hoạt động của không quân, đặc biệt mạnh mẽ ở nấc thang cuối cùng của cuộc “leo thang công nghệ” trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc nước ta. Theo báo chí nước ngoài, cuộc chiến tranh đó có thể được chia thành mấy giai đoạn chủ yếu sau đây:
Giai đoạn thứ nhất từ ngày 2 tháng 2 năm 1965 đến tháng 7 năm 1965.
Trong giai đoạn này không quân Mỹ sử dụng các tốp lớn máy bay tiêm-cường kích F-4 và F-105 bay ở tầm cao 3.000m đến 4.000m là tầm thuận lợi nhất để ném bom. Trong khi đó, hệ thống phòng không của Việt Nam chỉ mới có súng bộ binh, pháo phòng không và máy bay MiG-17. Lúc đầu không quân Mỹ coi thường máy bay MiG-17 là “quá lạc hậu”, bay chậm (tốc độ chưa vượt âm thanh). Còn pháo phòng không là loại vũ khí đã đến lúc phải “xếp xó”. Từ đó, họ chủ quan đánh giá miền Bắc Việt Nam chỉ là một kiểu “thao trường” để họ tha hồ biểu diễn kỹ xảo không kích. Nhưng đến ngày 2 tháng 4 năm 1965, máy bay F-105 được F-4 yểm trợ đã bị MiG-17 bắn rơi (Truppenpraxi, số 5, năm 1967 (theo số liệu tổng kết của ta, ngay từ 5-8-1964, pháo phòng không và súng bộ binh của ta đã bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ)). Theo đánh giá của báo chí phương Tây, MiG-17 là máy bay tiêm kích-cường kích, một người lái, được đưa vào trang bị từ năm 1952, được trang bị vũ khí gồm pháo 23mm, rocket 55mm, tốc độ tối đa 1.125km/h, đã được các phi công tài giỏi của Việt Nam sử dụng bắn rơi nhiều máy bay của Mỹ buộc họ phải thay đổi chiến thuật và nghiên cứu các phương thức tác chiến mới thích hợp. Còn máy bay F-4 của Mỹ là máy bay đa năng, có thể cất cánh từ đất liền hoặc tàu sân bay, hai người lái, có thể bay với tốc độ tối đa 2.330km/h ở độ cao 11.000m, được trang bị 6 tên lửa Sparrow, bom, pháo và rocket.
Giai đoạn này biện pháp chiến tranh điện tử của Mỹ chủ yếu là gây nhiễu các loại rada pháo phòng không, rada cảnh giới bằng các phương tiện gây nhiễu đặt trên hạm tàu, trên máy bay trinh sát EB-66.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/mig17xf4.jpg)
MiG-17 vs F-4


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Mười, 2007, 08:42:53 pm
Giai đoạn thứ hai từ ngày 24 tháng 7 năm 1965 đến ngày 23 tháng 4 năm 1966 đánh dấu sự xuất hiện tên lửa phòng không có điều khiển trên miền Bắc Việt Nam và về cuối sự tham chiến có kết quả của máy bay tiêm kích đánh chặn bay với tốc độ siêu âm MiG-21 trong Không quân nhân dân Việt Nam. Theo báo chí nước ngoài, ngay trong trận đầu ra quân, tên lửa phòng không của Việt Nam đã bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ. Không quân Mỹ không còn dám “tung hoành” ở tầm cao, buộc phải chuyển sang đánh phá từ tầm thấp. Xét về công nghệ, chiến thuật bay thấp nhằm né tránh sự phát hiện bằng rada mặt đất của ta, tầm bị phát hiện bằng rada so với khi bay ở tầm cao và tầm vừa rút ngắn từ 3 đến 4 lần. Nhưng bay ở tầm thấp, các máy bay của Mỹ bị mất liên lạc vô tuyến với các trạm chỉ huy mặt đất và mất liên lạc trong đội hình, không phát huy được các phương tiện rada mang theo và cũng không phát huy được ưu thế các hệ thống dẫn đường tầm gần và tầm xa. Các phi công buộc phải dùng mắt thường quan sát mục tiêu. Ngoài ra, khi bay thấp, họ không thể tấn công ồ ạt mà phải hoạt động theo từng tốp nhỏ, do đó số bom đạn sử dụng bị hạn chế, không đạt được mục tiêu đề ra là tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ồ ạt, quy mô lớn nhằm “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”.
Bay ở tầm thấp, không quân Mỹ bị sa vào mạng lưới hoả lực của pháo phòng không cỡ nhỏ, đặc biệt là pháo 20mm và 37mm. Đến lúc này họ mới được nếm trải thất bại một khi đánh giá quá thấp công nghệ của đối phương. Chỉ tính từ tháng 1 năm 1966 đến tháng 7 năm 1966, trong số 393 máy bay Mỹ bị bắn rơi có 374 chiếc thuộc về công của pháo phòng không cỡ nhỏ và súng máy (theo Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số , 1982). Tờ tạp chí Tin Mỹ và thế giới khẳng định: “Đó là một lưới lửa phòng không đáng sợ và ít có trên thế giới. Bất cứ máy bay Mỹ nào bay vào tầm súng của lưới lửa tầm thấp đều có thể bị bắn rơi hoặc bị đánh hất lên cao làm mồi cho tên lửa SAM và máy bay MiG”.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Luoiluatamthap.jpg)
Lưới lửa tầm thấp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Mười, 2007, 08:09:06 pm
Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày 23 tháng 4 năm 1966 đến tháng 12 năm 1968. Đây là giai đoạn trong hệ thống phòng không của Việt Nam đã có mặt đầy đủ súng và pháo phòng không, tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm hiện đại. Pháo phòng không được điều khiển bằng rada, bắn đạn có ngòi chạm nổ hoặc ngòi điểu khiển nổ từ xa. Máy bay tiêm kích được trang bị tên lửa tự dẫn bằng hồng ngoại-thế hệ đầu tiên của tên lửa “thông minh” hoặc còn gọi là “vũ khí công nghệ cao”.
Điều đáng lưu ý là không quân Mỹ tỏ ra bất lực trong việc đối phó với pháo phòng không tầm thấp của ta-một loại vũ khí bị Mỹ liệt vào loại “già cỗi”, thế hệ cũ và “không đáng phải lưu tâm” khi vạch kế hoạch chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân buộc không quân Mỹ phải quay trở lại với chiến thuật hoạt động ở tầm vừa và tầm cao như trong chiến tranh Triều Tiên 15 năm về trước. Để đối phó với tên lửa phòng không có điều khiển và máy bay tiêm kích của Việt Nam cần phải tìm các bài võ mới có hiệu lực hơn. Cuộc chiến tranh điện tử-một phương thức chiến tranh tuy không phải là mới nhưng được đẩy mạnh, phát triển đến quy mô lớn và nỗ lực vượt bậc trong chiến tranh Việt Nam-được triển khai dồn dập từ tình huống đó.
Thời kỳ đầu, không quân Mỹ dùng màn nhiễu để nguỵ trang hướng bay trong khu vực tác chiến. Màn nhiễu nguỵ trang do các máy bay chuyên dụng tạo ra từ vùng bay trực chiến, gọi là nhiễu ngoài đội hình. Cách gây nhiễu đó có mặt hạn chế của nó là báo động cho hệ thống phòng không biết sắp có hoạt động không kích.
Về sau, không quân Mỹ chuyển sang dùng nhiễu trong đội hình chiến đấu. Mỗi máy bay tiêm kích-ném bom của Mỹ được lắp 2 container mang máy phát nhiễu để đối phó với các đài rada phát hiện và điều khiển tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích. Tuy nhiên, phương thức gây nhiễu này buộc các máy bay Mỹ phải duy trì đội hình chặt chẽ, do đó hạn chế khả năng cơ động. Vì vậy, không quân Mỹ phải dùng cả hai cách gây nhiễu cho đến cuối cuộc chiến tranh phá hoại. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng tên lửa chống rada như Shrike, Standard đánh trực tiếp vào các đài rada phòng không của ta. Dựa trên cơ sở nắm vững quy luật hoạt động gây nhiễu của địch, khai thác một cách tài năng sáng tạo các phương tiện rada, máy bay, tên lửa, pháo và vũ khí phòng không khác, lực lượng phòng không trong ba thứ quân của ta vẫn liên tiếp bắn rơi máy bay Mỹ. Đó là một trong những lý do buộc Mỹ phải đưa máy bay F-111A vào tham chiến tháng 3 năm 1968. Đây là loại máy bay mới nhất, có dạng cánh thay đổi (báo chí hồi đó gọi là máy bay “cánh cụp, cánh xoà”) được lắp các khí cụ và thiết bị điều khiển để bay men theo nền địa hình phức tạp ở Việt Nam từ tầm cực thấp. Máy bay F-111A thường hoạt động đơn thương độc mã vào ban đêm, trong điều kiện thời tiết phức tạp. Với F-111A, không quân Mỹ hy vọng đối phó được với cả ba đối thủ: tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích và pháo phòng không tầm thấp. Tuy thế, trong số sáu chiếc được điều đến Đông Nam Á có hai chiếc đã bị hệ thống phòng không Việt Nam bắn rơi, một chiếc bị tai nạn, những chiếc còn lại buộc phải quay về Mỹ vào cuối năm 1968 để cải tiến nhằm quay trở lại tham chiến về sau này.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/fae5_1.jpg)
F-111 bị bắn cháy trên tem bưu chính VN.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Mười, 2007, 07:02:14 pm
Giai đoạn thứ tư từ tháng 3 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973. Nét điển hình của giai đoạn này là có sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược B-52 và các máy bay của Mỹ được trang bị bom có điều khiển chính xác cao (Trên chiến trường miền Nam, máy bay B-52 được sử dụng từ trước tháng 3 năm 1972 (T.G)). Đây là thế hệ đầu tiên của bom đạn “tinh khôn” được lắp đầu tự dẫn bằng vô tuyến truyền hình hoặc laser, có độ chính xác khoảng vài mét.
Với các kiểu bom đó, máy bay của Mỹ có thể không kích mục tiêu từ cự ly 25km mà không cần bay vào khu vực có hoả lực phòng không từ mặt đất. Bom và tên lửa có điều khiển thời kỳ đầu chỉ sử dụng đánh vào các mục tiêu riêng lẻ. Đến giai đoạn cuối cùng cuộc chiến tranh phá hoại, các máy bay tiêm kích-ném bom trang bị loại bom đạn này được huy động để chế áp hệ thống phòng không nhằm tăng cường cho các máy bay nem bom chiến lược. Cũng trong giai đoạn này, hoạt động chiến tranh điện tử của Mỹ được triển khai với quy mô rộng hơn, trình độ công nghệ cao hơn, nhịp độ dồn dập hơn.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Carpet_Bombing_3.jpg)
B-52 ném bom Hà Nội.
Để đối phó với hoạt động chống chiến tranh điện tử của hệ thống phòng không Việt Nam ngày càng dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và được trang bị kỹ thuật ngày càng tốt, Mỹ đã phải tiến hành nhiều biện pháp kỹ thuật chiến tranh điện tử đa dạng và phức tạp như mở rộng tầm bao quát của các hệ thống rada trinh sát và điều khiển do rad tên lửa phòng không của ta hoạt động trên nhiều dải tần số khác nhau, mở rộng tầm bao quát của hệ thống gây nhiễu rada; tiếp tục đẩy mạnh sử dụng vũ khí chống bức xạ điện từ (hay còn gọi là tên lửa chống rada) như tên lửa Shrike; nghiên cứu chế tạo vũ khí tấn công từ ngoài tầm hoả lực phòng không (bom liệng tầm xa, bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển bằng vô tuyến truyền hình); không ngừng tìm kiếm các biện pháp chống đối phó điện tử mới, cải tiến các biện pháp cũ. Mỹ bắt đầu sử dụng các bộ xử lý tín hiệu bằng kỹ thuật số trong các hệ thống chiến tranh điện tử mới.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Mười, 2007, 09:06:52 pm
Sau một thời gian tiến hành cuộc chiến tranh điện tử ở Việt Nam, các chuyên gia quân sự Mỹ rút ra kết luận biện pháp đối phó điện tử là thiết yếu giống như nhiên liệu hoặc vũ khí trang bị cho máy bay. Xuất phát từ yêu cầu đó Mỹ đã xúc tiến đưa vào trang bị các máy bay chuyên làm nhiệm vụ chiến tranh điện tử như máy bay EA-6B. Đây là chiếc máy bay đầu tiên được thiết kế chế tạo như một hệ thống phóng nhiễu từ xa, chuyên dùng để tiêu diệt rada đối phương. Về sau, không quân Mỹ chế tạo một kiểu máy bay EF-111 chuyên tiến hành chiến tranh điện tử, được lắp 5 container, mỗi container chứa 2 hệ thống phát nhiễu. Mỹ chọn máy bay F-111 vì bay nhanh hơn, xa hơn máy bay EA-6B. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ cũng dùng máy bay EA-6B làm máy bay chiến tranh điện tử. Mỗi máy bay mang 2 máy phát nhiễu.
Mùa hè năm 1972, không quân Mỹ cho bay thử nghiệm loại máy bay tiên tiến F-4 Wild Weasel chuyên làm nhiệm vụ chiến tranh điện tử. Máy bay có khả năng phát hiện và tiêu diệt các hệ thống vũ khí do rada điều khiển và chiếm vị trí ưu tiên trong chiến tranh điện tử của không quân Mỹ.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/f4_12wwl.jpg)
F-4G Wild Weasel với cái mũi đặc trưng.
Máy bay F-4 được lắp hệ thống cảnh giới và né tránh địa hình điều khiển bằng máy tinh điện tử. Hệ thống cảnh giới cung cấp tin tức về vị trí mục tiêu cho hệ thống điều khiển hoả lực của máy bay. Ngoài vai trò chống rada, máy bay F-4 còn hộ tống cho máy bay cường kích và các máy bay trinh sát khác. Chúng đã từng hộ tống cho máy bay B-52 đánh vào Hà Nội và Hải Phòng năm 1972, tạo ra tầng nhiễu dài 40km đến 70km, rộng 5km đến 7km, dày 1km đến 2 km. Riêng máy bay ném bom chiến lược B-52 đã nhiều lần cải tiến, được lắp máy gây nhiễu “khôn ngoan” để đánh lừa rada bắt mục tiêu của tên lửa phòng không. Trên màn rada của tên lửa phòng không, dấu hiệu do máy gây nhiễu “khôn ngoan” tạo ra giống hết dấu hiệu B-52. Mỹ còn lắp cho B-52 một loại thiết bị “cảm ứng điện từ”-mắt thường cho phép máy bay bay ở tầm thấp hơn nhiều mà không phải dùng rada né tránh địa hình để tránh tên lửa phòng không tầm thấp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười, 2007, 06:53:28 pm
Máy bay cảnh giới và báo động sớm từ xa AWACS (Airborn Early Warning and Control System) E-2C lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam để phát hiện sớm các mục tiêu phát bức xạ điện từ và nhận dạng các mục tiêu đó. Các tín hiệu điện tử và nhận dạng các mục tiêu đó. Các tín hiệu điện từ được ghi nhận và xử lý bằng máy tính điện tử, tổng hợp và biểu thị trên màn ảnh. Máy bay chỉ cần bay ngoài không phận nhưng vẫn trinh sát sâu trong lãnh thổ đối phương. Đây là nguyên mẫu đầu tiên cho hệ thống cảnh giới và báo động từ xa hiện đại AWACS về sau này.
Với công nghệ chiến tranh điện tử hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ nên khi mở màn chiến dịch ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ mưu toan “giáng cho miền Bắc Việt Nam một đòn choáng váng” và buộc ta phải ký Hiệp định Paris theo điều kiện của Mỹ (Trong chiến dịch này Mỹ huy động 1.077 trong số 3.400 máy bay chiến thuật (chiếm 31% số máy bay thường trực chiến đấu của Mỹ), 150 trong số 400 máy bay B-52 (chiếm 37% lực lượng không quân chiến lược), 5 trong số 14 tàu sân bay tấn công, 58 trong số 98 tàu chiến các loại của hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương).
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/12ngaydem.jpg)
Lực lượng Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Nhưng ngay trong tuần đầu tham chiến, chính Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ bị bất ngờ. Họ đã phải lập hội đồng xác minh lý do 17 chiếc B-52 bị bắn rơi. Thành phần của hội đồng gồm phần lớn chuyên gia quân sự cấp cao và đại biểu của các công ty chế tạo các hệ thống điện tử cho B-52, do Tham mưu trưởng của Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ chủ trì. Hội đồng vội vã đề xuất các kiến nghị cải tiến. Ngày 29 tháng 12 năm 1972, có 2 cải tiến về angten thuộc cơ cấu tổ hợp thiết bị chống điện tử đã được áp dụng cho máy bay B-52, nhưng cũng không xoay chuyển được tình hình của không quân Mỹ. Quân và dân ta với nòng cốt là bộ đội Phòng không-Không quân đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F-111. Không quân trẻ tuổi của ta bắn rơi 2 máy bay B-52, ghi một chiến công mới vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần về thăm quân chủng: “Tổ tiên ta ngày xưa dã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú” (Lịch sử không quân nhân dân Việt Nam (1955-1977), Nxb Quân đội nhân dân, 1993, tr.5).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Mười, 2007, 08:35:28 pm
Sau thất bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, ưu thế trên biển và trên không của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng.
Về ưu thế trên biển. Nếu trước đó Mỹ đã từng khoe khoang sẽ “kiểm soát từng làn sóng trên Thái Bình Dương” thì sau chiến tranh tình hình khác hẳn. Sự suy yếu của hải quân Mỹ uy hiếp nặng nề ưu thế trên biển của họ. Mỹ đã phải giảm đến 20% lực lượng này vì gặp phải khó khăn về tài chính trong hai năm 1970-1971. Năm 1972 Le-đơ, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thú nhận Mỹ phải giảm 200 tàu của các lực lượng hải quân và việc giảm này nhất định ảnh hưởng đến lực lượng của hạm đội 7. Theo hãng thông tấn Mỹ UPI ngày 5 tháng 9 năm 1971, phó đô đốc Uy-li-am Mắc đã phải thừa nhận hạm đội 7 của Mỹ phải giảm từ 225 tàu với 87.000 người năm 1968, xuống còn 95 tàu với 40.000 người.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/h97409.jpg)
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/task_force_77_jpg_w240h234.jpg)
Tàu sân bay USS Oriskany CVA-34 thuộc Task force 77 (Lực lượng đặc nhiệm 77)/7th Fleet
Năm 1972 các hạm đội mạnh của Mỹ như hạm đội 2 (Đại Tây Dương), hạm đội 7 (Thái Bình Dương), hạm đội 6 (Địa Trung Hải) v.v… bị mất cân đối về nhiều mặt, chưa được bổ sung củng cố và trang bị lại. Nhất là hạm đội 7 có nguy cơ phải rút về vì mấy năm dồn sức vào chiến tranh Việt Nam đã bị tổn thất nặng. Còn tờ “Tin trong tuần” (Mỹ) số ra ngày 12 tháng 7 năm 1971 cũng nhận định sức mạnh hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải đã bị ảnh hưởng xấu của chiến tranh Việt Nam.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Mười, 2007, 08:55:11 pm
Về ưu thế trên không. Chẳng những ưu thế và lực lượng của không quân Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến tranh Việt Nam mà trên thực tế hậu quả thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã ảnh hưởng rõ rệt đến ưu thế trên không của Mỹ. Bom đạn và nhiều loại trang bị, vũ khí, có thời kỳ Mỹ sản xuất ra không đủ cung cấp cho chiến trường, phải mua thêm của các nước khác như Tây Đức, Canada, Nhật Bản, v.v… Có thời kỳ, theo tin Mỹ để lộ, số lượng bom đạn dự trữ chiến lược của Mỹ chỉ còn khoảng 30 vạn tấn, Oan-tơ Líp-man, nhà báo Mỹ nổi tiếng đã đưa tin: “Các kho đã gần cạn”. Còn Le-dơ, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cũng phải nhận xét: “Điều rõ rệt là sự sẵn sàng về quốc phòng của Mỹ bị suy yếu” (Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân. Loại phát hành đặc biệt, năm 1972, tập 1).
Các nhà quan sát nước ngoài kết luận, trong lúc nước Mỹ đang sa lầy nhiều năm phải bỏ ra hàng trăm tỷ đô la vào chiến tranh Việt Nam, thì Liên Xô đã có thể vượt hẳn Mỹ về nhiều mặt trong các lĩnh vực đó, làm cho Mỹ mất cả ưu thế trên biển, trên không, cả ưu thế về hạt nhân và vũ trụ. Điều đáng lo ngại nữa cho Mỹ là trong lúc đó sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc cũng phát triển. Tình hình đó đã làm cho “ô hạt nhân” của Mỹ không còn đủ tác dụng hiệu lực như họ mong muốn trong chiến lược toàn cầu.
Trên chiến trường miền Nam, cuộc chiến tranh dựa trên ưu thế vượt bậc về công nghệ của Mỹ cũng chịu chung số phận với cuộc chiến tranh ngăn chặn và phá hoại miền Bắc.
Về ưu thế máy bay lên thẳng. Ở miền Nam, Mỹ có hơn 5.000 máy bay các loại trong đó có khoảng hơn 4.000 máy bay lên thẳng. Nếu so với số máy bay của Pháp trước đây trên toàn Đông Dương là khoảng 500 chiếc, trong đó có 5 chiếc máy bay lên thẳng, thì sức mạnh của không quân Mỹ vượt xa về số lượng và chất lượng. Thomas Power, cựu Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ đã từng chủ quan nhận định không quân Mỹ có thể một mình chiến thắng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong vòng ít ngày với một lực lượng tối thiểu. Nhưng Mỹ vẫn không giành được thắng lợi, không ngăn được sự phát triển mạnh mẽ của chiến tranh cách mạng miền Nam. Quân giải phóng miền Nam đánh thắng trên 1 triệu quân Mỹ-nguỵ, phá huỷ hàng ngàn máy bay các loại của chúng (Theo tính toán của các tướng tá Mỹ, con số 4.000 máy bay lên thẳng dùng ở Nam Việt Nam có sức mạnh tương đương một triệu quân Mỹ (Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân, số đặc biệt, năm 1972, tập 1). Chiến thuật cơ động lực lượng lớn và chi viện hoả lực gần bằng máy bay lên thẳng là một chiến thuật có tầm quan trọng về chiến lược của Mỹ trên chiến trường miền Nam. Đặc biệt trong cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào vùng đường số 9-Nam Lào, trên một chiến trường rừng núi hẹp, địch huy động gần 1.000 máy bay lên thẳng. Trong chiến dịch này 600 máy bay lên thẳng hiện đại của Mỹ bị bắn rơi và phá huỷ. Tác dụng chiến thuật của máy bay lên thẳng đã mất hiệu lực: hoạt động cơ động lớn, nhất là hoạt động chỉ viện bằng hoả lực gần có những trận hầu như bị tê liệt, việc vận chuyển tiếp tế và bảo đảm hậu cần bị khống chế mãnh liệt; những đợt chuyển quân, đổ quân đều bị đánh đau; các thủ đoạn nhảy cóc di động chiến thuật không phát huy được tác dụng đáng kể và nhanh chóng bị phá sản trước hệ thống hoả lực phòng không dày đặc và sức đánh trả quyết liệt của Quân giải phóng.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Lamson719.jpg)
Hai trong số 600 chiếc bị bắn rơi với Lam Sơn 719


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Mười, 2007, 09:46:38 pm
Về ưu thế tăng-thiết giáp. Chiến thuật dùng lực lượng xe tăng, xe bọc thép làm lực lượng đột kích chủ yếu dựa vào chỗ mạnh vốn có của xe tăng, xe bọc thép để tăng cường sức đột kích và tốc độ tiến công,  tăng cường tính vững chắc và cơ động. Nhưng trong nhiều cuộc hành quân của Mỹ-ngụy trên chiến trường miền Nam, chức năng của lực lượng xe tăng, xe bọc thép đã mất hiệu lực. Trên chiến trường này, để tiêu diệt xe tăng địch, các lực lượng vũ trang nhân dân ta có thể dùng nhiều loại vũ khí và phương tiện như tên lửa và pháo chống tăng, mìn, hố hào kết hợp chặt chẽ với tính chất địa hình. Đặc biệt trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào, tất cả lực lượng xe tăng, xe bọc thép gồm hơn 4 thiết đoàn đều bị hoàn toàn tiêu diệt, không một chiếc nào chạy thoát. Đây là thất bại lớn nhất của lực lượng xe tăng cũng như của chiến thuật dùng xe tăng làm đột kích của Mỹ-ngụy. Trong cuộc hành quân xâm lược “Toàn thắng 1-71” vào Đông Bắc Campuchia, nhất là trong cuộc rút chạy khỏi Xnun, nơi mà địa hình khá thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh của xe tăng-thiết giáp, chiến thuật này cũng bị chung số phận.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/dauchim.jpg)
Bắt sống xe tăng tại đường 9.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Mười, 2007, 09:24:22 pm
Về ưu thế pháo binh. Pháo binh là một chỗ dựa cơ bản của địch. Vì thế, Mỹ luôn luôn ra sức cải tiến pháo binh. Chiến thuật pháo binh còn gọi là chiến thuật “căn cứ hoả lực” được vận dụng với quy mô lớn. Đó là sự tập trung một số rất nhiều pháo tổ chức thành một hệ thống căn cứ hoả lực pháo binh liên hoàn cả phía trước và phía sau, nằm ngay trong đội hình chiến đấu của các đơn vị hành quân, tạo nên một mạng lưới hoả lực pháo binh dày đặc và có uy lực mạnh để bảo đảm cho đội hình hành quân trong tiến công cũng như phòng ngự. Địch cho rằng, kết hợp chặt chẽ với máy bay và xe tăng-thiết giáp, hệ thống căn cứ hoả lực này có thể tạo nên khả năng chiến thuật rất lớn để chế áp mọi hoạt động của đối phương, tiến có thể đánh, cụm lại có thể giữ, khi rút lui có thể đảm bảo đội hình không bị rối loạn. Song, với nghệ thuật tác chiến, nhất là nghệ thuật sử dụng pháo binh tài giỏi, Quân giải phóng đã làm cho chiến thuật “căn cứ hoả lực” của địch hoàn toàn mất hiệu lực.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/vietnam_0.jpg)
Một căn cứ hỏa lực Mỹ tại Phước Tuy năm 1969.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười, 2007, 08:12:58 pm
Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác, các lực lượng vũ trang nhân dân ta được trang bị vũ khí kỹ thuật tương đối hiện đại, tạo cơ sở hình thành mới và phát triển các quân binh chủng kỹ thuật như Quân chủng Phòng không-Không quân (năm 1962 (Riêng Không quân nhân dân Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 3 năm 1955 theo quyết định số 15/QĐ của Bộ trưởng Quốc phòng thành lập Ban nghiên cứu sân bay. Ngày này trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân)), Quân chủng Hải quân (ngày 5 tháng 10 năm 1959), Binh chủng Đặc công (ngày 19 tháng 3 năm 1967), Binh chủng Hoá học (ngày 19 tháng 4 năm 1958). Cùng với các Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Thông tin và Binh chủng Công binh thành lập từ cuộc kháng chiến chống Pháp, các quân binh chủng kỹ thuật mới được thành lập góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, hiện đại, làm nòng cốt cho các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc thử thách mới.
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu chiến lược London về tình hình quân đội các nước trên thế giới, cuối những năm 60, Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị vũ khí với trình độ công nghệ vượt xa khả năng và trình độ công nghệ quân sự trong nước.
Theo họ, lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị xe tăng T-54, xe tăng trinh sát PT–76, xe bọc thép chở quân BTR-40, pháo tự hành SU-76, đạn rocket phản lực, các phương tiện cơ giới của công binh.
Vũ khí trang bị phòng không có pháo phòng không 37mm, 57mm, 85mm; súng máy phòng không 12,7mm, trong số đó có một vài kiểu được điểu khiển bằng rada và tên lửa phòng không tầm vừa SAM-2 có điều khiển.
Hải quân được trang bị tàu phóng ngư lôi cỡ nhỏ (50 tấn), tàu tuần tra cao tốc (100 tấn), tàu quét mìn ven bờ, tàu và xuồng máy tuần ttra được trang bị pháo, v.v…
Không quân được trang bị máy bay ném bom IL-28, máy bay tiêm kích MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, tên lửa không đối không, máy bay lên thẳng vũ trang và chống tàu, v.v…
Trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị thêm các xe tăng T-54, T-59, xe bọc thép trinh sát chiến đấu, pháo tự hành phòng không, tên lửa chống tăng có điều khiển Sagger, tên lửa phòng không tầm vừa SAM-3 và tên lửa phòng không tầm ngắn tự dẫn bằng hồng ngoại SAM-7, v.v…
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/A-72.jpg)
 Chiến sĩ GPQ với tên lửa SA-7 (tên Việt Nam là A-72)
Ngoài ra, được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, chúng ta đã trang bị cho bộ đội hoá học các phương tiện phòng chống vũ khí sát thương hàng loạt như khí cụ trinh sát phóng xạ (máy đo phóng xạ, máy đo chiếu xạ), khí cụ trinh sát hóa học (máy tự động báo chất độc hóa học, máy trinh sát chất độc hóa  học theo phương pháp chỉ thị màu), các loại xe trinh sát phóng xạ và chất độc hóa học. Bộ đội hóa học cũng được trang bị các phương tiện phòng chống hóa học như mặt nạ phòng độc, quần áo phòng da, thiết bị thông gió và lọc độc; khí cụ tiêu độc cho bộ đội và các vũ khí trang bị kỹ thuật khác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Mười, 2007, 10:05:17 pm
Khái quát trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, có thể rút ra một số nhận xét chung sau đây:
Về công nghệ vật liệu: đại bộ phận vũ khí trang bị kỹ thuật nhận được từ bên ngoài (từ phần lớn vũ khí bộ binh, pháo chống tăng, pháo phòng không, tên lửa, tàu phóng lôi, xe tăng đến máy bay chiến đấu) đều được chế tạo trong những năm từ 1940 đến 1960 hoặc đầu những năm 70. Trong những năm đó, trên thế giới đã và đang hình thành những công nghệ mới tạo dựng bức tranh công nghệ của thế giới hôm nay. Đó là công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử-tin học, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học và năng lượng.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Phaophongkhong.jpg)
Pháo phòng không S-60 cỡ 57mm của VN - sử dụng công nghệ của những năm 50/TK20
Trong công nghệ vật liệu đã hình thành và phát triển rất nhanh bộ môn khoa học mới gọi là khoa học vật liệu nhằm nghiên cứu tính chất của vật liệu dưới tác động của các quy luật chế tạo và gia công để tạo ra vật liệu có tính chất vật lý, cơ học, hóa học, nhiệt học theo yêu cầu định trước. Thành tựu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công nghệ quân sự để chế tạo các vật liệu đặc thù như vật liệu composit sợi chất dẻo, gồm chất dẻo, hợp kim nhẹ, v.v… có độ bền lớn ở nhiệt độ cao, chịu được quá tải lớn để chế tạo các thành phần chịu lực của máy bay, tên lửa; vật liệu có độ bền nhiệt chống cháy, chịu va đập và xung lực mạnh ở nhiệt độ cao để chế tạo động cơ các khí cụ bay; vật liệu siêu sạch có độ tinh khiết cao để chế tạo các thiết bị nhậy cảm hồng ngoại, rada, laser. Công nghệ chế tạo vật liệu đã hoàn toàn vượt qua giai đoạn kinh nghiệm để chuyển qua giai đoạn công nghệ-khoa học. Công nghệ vật liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chế tạo các khí cụ bay. Vào thời kỳ đó, khí cụ bay của ta sử dụng vật liệu kết cấu là kim loại và hợp kim nhẹ, còn khí cụ bay của Mỹ đã bước đầu dùng vật liệu composit sợi chất dẻo ở một số bộ phận. Đây là loại vật liệu vừa có độ bền lớn, lại nhẹ hơn nhiều vật liệu kim loại, đã góp phần tạo ra khả năng linh hoạt và cơ động rất lớn cho máy bay của Mỹ.
Công nghệ vật liệu trong vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là công nghệ của Liên Xô trước đây và của Trung Quốc, không chỉ có nét đặc thù quân sự như đã nêu trên, mà còn phải chịu được tác động mạnh của môi trường như gỉ, ăn mòn, nấm mốc. Để giải quyết vấn đề này, Liên Xô dùng hai biện pháp kết hợp. Một là dùng các chất phụ gia đặc biệt như nguyên tố hiếm hoặc thành phần tối ưu để tạo ra khả năng “miễn dịch môi trường”. Biện pháp này phụ thuộc cốt yếu vào trình độ khoa học và công nghệ vật liệu, đòi hỏi đầu tư rất lớn, nhưng là biện pháp cơ bản, đi thẳng vào bản chất của vật liệu. Biện pháp thứ hai là dùng các chất dầu, mỡ, sơn bảo quản, có thể sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn, chi phí thấp, sử dụng kết hợp với các vật liệu có khả năng “miễn dịch môi trường” ở mức độ vừa phải. Vì lý do kinh tế, Liên Xô đã phải kết hợp dung hoà hai biện pháp đó. Ngược lại, cách làm của Mỹ và Nhật Bản lại tập trung chủ yếu vào biện pháp thứ nhất. Họ sẵn sàng đầu tư lớn, đầu tư một lần, để nâng cao vượt bậc khả năng “miễn dịch môi trường” ngay từ khâu chế tạo vật liệu. Do đó vũ khí trang bị kỹ thuật của họ giá thành cao nhưng tin cậy, chống chịu môi trường tốt, đặc biệt trong môi trường nhiệt đới.
Công nghệ thiết kế chế tạo trên thế giới giai đoạn này đã bước đầu chuyển sang giai đoạn tự động hóa với sự hỗ trợ của máy tính điện tử. Điều này giải thích vì sao trong những thời gian ngắn, Mỹ đã kịp thay đổi, cải tiến các kiểu vũ khí trang bị để đưa vào sử dụng ở chiến trường Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 31 Tháng Mười, 2007, 09:05:28 pm
Công nghệ điện tử-tin học. Trong những năm 60 đến 70 công nghệ bán dẫn, vi điện tử, mạch tích hợp phát triển với tốc độ cao. Đầu những năm 70, công nghệ vi xử lý ra đời tạo ra bước ngoặt lớn trong quân sự. Bộ vi xử lý có thể tích khoảng 0.01cm3 thực chất là một bộ tự động xử lý thông tin logic có thể lắp được vào bất kỳ thiết bị kỹ thuật nào như đầu đạn tên lửa, bom, máy xử lý bảng bắn cho pháo, tạo ra quá trình “trí năng hóa” cho các khí tài quân sự và dân dụng. Bom laser, bom từ trường, tên lửa chống rada, các hệ thống điện tử tự động trong hàng rào Mc.Namara là những thí dụ điển hình sử dụng công nghệ điện tử thời kỳ này ở những mức độ khác nhau. Từ đó, bắt đầu ra đời các loại vũ khí điều khiển chính xác cao, hoặc vũ khí “thông minh”, phần chủ yếu trong các phương tiện chiến tranh công nghệ cao hiện nay.
Vũ khí trang bị kỹ thuật tiếp nhận từ bên ngoài của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong những năm chống Mỹ cứu nước bước đầu áp dụng những thành tựu công nghệ nổi bật đó của giai đoạn hình thành và phát triển nhanh cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật ở trình độ và quy mô khác nhau.
Trong các khí cụ hàng không, máy bay chiến đấu MiG-15, MiG-17, MiG-19, tên lửa phòng không là thế hệ những năm 50 có thiết bị đèn điện-điện tử chủ yếu được chế tạo theo công nghệ đèn điện tử, chưa có công nghệ in mạch. Do đó, các thiết bị điều khiển rất cồng kềnh, tiêu hao nhiều năng lượng, cần nhiều các thiết bị cung cấp điện, do đó hạn chế khả năng cơ động.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/KQNDVN20MiG-17s.jpg)
 MiG-17 của trung đoàn KQ 921.
Về sau, ta được viện trợ máy bay chiến đấu MiG-21, tên lửa phòng không SAM-7, tên lửa chống tăng thế hệ những năm 60, thiết bị điện-điện tử bắt đầu được bán dẫn hóa với tỷ lệ nhất định các mạch in đơn giản. Các thiết bị thông tin liên lạc của ta chủ yếu được chế tạo trên cơ sở công nghệ điện tử và bán dẫn, trong đó tỷ lệ thiết bị công nghệ bán dẫn chưa nhiều. Trong khi đó, các thiết bị thông tin của Mỹ đã chuyển sang thế hệ vi điện tử. Các thiết bị thông tin trên các phương tiện chiến đấu khác như xe tăng, thiết giáp, phòng chống hóa học, máy bay chỉ huy điều khiển của ta cũng chỉ mới đạt được trình độ công nghệ đèn điện tử và bán dẫn. Để bù đắp lại sự lạc hậu về công nghệ, các công trình sư Xô Viết đã áp dụng các tư tưởng khoa học thiết kế trình độ cao, độc đáo, để tạo ra các phương tiện chiến đấu có nhiều ưu điểm chiến-kỹ thuật kết hợp có hiệu quả cao, từ xe tăng, tên lửa phòng không, pháo, súng bộ binh đến máy bay đã từng được các chuyên gia phương Tây công nhận. Điển hình là máy bay tiêm kích MiG-17, có bán kính lượn vòng nhỏ, khả năng cơ động và linh hoạt lớn, đã được các phi công của ta khác thác sử dụng tài tình trong các lối đánh du kích trên không rất độc đáo, bắn rơi nhiều máy bay có trình độ công nghệ hiện đại hơn của Mỹ. Các xe tăng của ta có kiểu chỉ được lắp kính ngắm quang học, có kiểu được lắp máy ngắm hồng ngoại để hoạt động cả ngày và đêm; có kiểu điều khiển bằng cơ khí khá lạc hậu, lại có kiểu điều khiển bằng thuỷ lực, vỏ giáp thường là vỏ đúc nhưng ý tưởng thiết kế tiên tiến bù đắp lại vẫn có khả năng cơ động và vượt cản tốt, gọn nhẹ, khá thuận lợi cho khâu khai thác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Mười Một, 2007, 09:26:04 pm
Xét một số mặt khoa học và công nghệ chủ yếu, vũ khí trang bị kỹ thuật của Mỹ có ưu thế hơn vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta về chất lượng. Về số lượng, Mỹ cũng có ưu thế vượt xa ta nhiều lần. Nhưng với một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, một cơ sở nông nghiệp còn nghèo nàn mới bắt đầu được xây dựng sau 10 năm hoà bình ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vấn đề làm chủ, khai thác các vũ khí trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại có trong trang bị của lục quân, phòng không-không quân và hải quân đối với chúng ta là một thử thách, khó khăn phức tạp về khoa học và công nghệ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần sáng tạo, hy sinh và lao động quên mình của toàn dân ta, của lực lượng vũ trang nhân dân, chúng ta lại một lần nữa vượt qua được thử thách đó, đồng thời thu được nhiều bài học quý báu. Để có được chiến công đó trước hết cần nhận thấy rằng trong những năm 1954 đến 1964, nhờ những thành tựu bước đầu, tuy chưa nhiều trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ to lớn về vật chất-kỹ thuật, về đào tạo huấn luyện cán bộ chiến sĩ, công nhân kỹ thuật quốc phòng của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác, chúng ta đã tạo lập được một tiềm lực khoa học và công nghệ nói chung, tiềm lực khoa học và công nghệ quân sự nói riêng. Tiềm lực đó tuy còn ở mức độ rất thấp nhưng là cơ sở cần thiết cho hoạt động làm chủ, khai thác số vũ khí trang bị kỹ thuật được viện trợ, cải biên cải tiến chúng phù hợp với điều kiện cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam, đồng thời đưa truyền thống tự chế tạo và công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật được kế thừa phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp lên một bước mới, cao hơn.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/KQNDVN20MiG-17a3.jpg)
Sửa chữa máy bay MiG-17


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Mười Một, 2007, 08:33:07 pm
Theo báo cáo tổng quan của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường), thời kỳ những năm 1954 đến năm 1964, trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật và giáo dục chỉ tính riêng kế hoạch 3 năm xoá nạn mù chữ 1956-1958 đã đưa tổng số nhân dân miền Bắc biết đọc, biết viết lên 93,4%. Nhiều trường chuyên nghiệp được thành lập để bồi dưỡng cán bộ trẻ và thanh niên có thành tích chung trong chiến đấu và sản xuất, chuẩn bị cho họ bước vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Năm 1956, thực hiện cải cách giáo dục lần thứ hai chúng ta đã xoá bỏ hệ thống giáo dục trong vùng tạm chiếm cũ, xác lập hệ thống giáo dục phổ thông mới 10 năm. Sự nghiệp đào tạo đại học và chuyên nghiệp phát triển nhanh, từ 4 trường đại học cao đẳng với 1.191 sinh viên, 8 trường trung học chuyên nghiệp với 2.800 học sinh năm 1955 đã phát triển lên 23 trường đại học, cao đẳng với 34.210 sinh viên và 162 trường trung học chuyên nghiệp với 60.000 học sinh năm 1965. Nhiều trường lớp dạy nghề được tổ chức trực thuộc các bộ, các ngành và một số địa phương. Nhiều khoá nghiên cứu sinh, sinh viên đại học, thực tập sinh và học sinh chuyên nghiệp (trong đó có cả cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam) được gửi đi đào tạo ở các nước, nhiều nhất ở Liên Xô và Trung Quốc. Những nỗ lực tập trung đó trong công tác giáo dục đào tạo đã đảm bảo tương đối kịp thời nhu cầu rất lớn về cán bộ và nhân viên kỹ thuật cho sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế xã hội và chiến đấu chống Mỹ cứu nước về sau này. Trong thời kỳ đó, chúng ta đã khôi phục và mở rộng các nhà máy điện cũ, xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện mới, đẩy mạnh xây dựng hàng loạt xí nghiệp mới về cơ khí, luyện kim, hóa chất, hình thành một số khu công nghiệp mới ở Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên… Trong đó có các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/2_3_2d.jpg)
THỎI GANG của mẻ gang đầu tiên do Nhà máy Gang thép Thái Nguyên sản xuất, ngày 29-11-1963.
Sự nghiệp xây dựng kinh tế-xã hội càng phát triển, khoa học và kỹ thuật càng đóng vai trò quan trọng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (khoá II) của Đảng đã chỉ rõ khoa học và kỹ thuật là một điều kiện không thể thiếy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 3 khẳng định cần tích cực xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật, gắn liền khoa học và kỹ thuật với sản xuất, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh đồng thời phục vụ quốc phòng. Công cuộc xây dựng và phát triển khoa học và kỹ thuật của ta lúc bấy giờ được tiến hành theo hai phương thức: đẩy mạnh các phong trào quần chúng cải tiến kỹ thuật, sáng kiến, sáng chế có sự tham gia thúc đẩy của cán bộ khoa học và kỹ thuật để bồi dường nâng cao, xác minh đánh giá và phổ biến rộng rãi cho nhân dân. Đồng thời nhanh chóng hình thành một số các cơ quan nghiên cứu để tiếp thu những thành tựu của thế giới thích nghi vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, tạo ra những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất và quốc phòng. Năm 1960 có tất cả 11 viện, đến năm 1965 có 16 viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Ngày 4 tháng 3 năm 1959 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban khoa học nhà nước làm chức năng tham mưu và quản lý các hoạt động khoa học trong phạm vi cả nước, bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển tuy còn ở những bước xây dựng ban đầu nhưng đã có những đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng.
Trong công nghiệp, các hoạt động nghiên cứu và phát triển đã thu được những kết quả ban đầu trong việc bảo quản máy móc thiết bị trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, phục hồi sản xuất phụ tùng thay thế, cải biên cải tiến kỹ thuật, giải quyết được nhiều nhu cầu về vật liệu xây dựng, thiết kế xây dựng các công trình công nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu và phát triển trong thời kỳ này chưa nhiều, nhưng là một điều kiện không thể thiết được trong công cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng thể hiện ở sự phối hợp hoạt động của các hệ thống các viện nghiên cứu chuyên ngành, hệ thống các trường đại học vừa làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sự ra đời của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước, một cơ quan thành viên của Hội đồng Chính phủ làm chức năng tham mưu và quản lý công tác khoa học và kỹ thuật trong cả nước.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Mười Một, 2007, 07:44:11 pm
Bước sang giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975), Đảng ta ra nghị quyết về tăng cường công tác khoa học và kỹ thuật trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ, khoa học và kỹ thuật của ta đứng trước hai nhiệm vụ lớn là phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật trong thời chiến và tích cực chuẩn bị để phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật trên quy mô lớn với trình độ cao.
Theo tình thần đó, công tác giáo dục đào tạo đã được triển khai rộng rãi với một quyết tâm rất cao nhằm bảo đảm nhu cầu cán bộ ngày càng lớn của chiến tranh. Số trường đại học, cao đẳng tăng từ 23 trường năm 1965 lên 57 trường năm 1975, trường trung học chuyên nghiệp từ 162 lên 186 trường, trường dạy nghề từ 30 lên 185. Các viện nghiên cứu cũng phát triển mạnh tròn thời kỳ này từ con số 16 năm 1965 lên 39 năm 1970, và 53 năm 1975. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng thu được nhiều kết quả thiết thực. Trong quân đội, nhiều nhà máy, xí nghiệp quốc phòng, viện nghiên cứu được thành lập đáp ứng các yêu cầu tự chế tạo sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật; cải tiến, cải biên vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với điều kiện chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và chiến tranh giải phóng ở miền Nam, khai thác tối đa tính năng vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại được các nước bạn viện trợ hoặc thu được của địch.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Caitienvukhi.jpg)

Trong công nghiệp, trình độ công nghệ của ta đã đạt được mức thiết kế, chế tạo một số loại máy móc thiết bị phục vụ cho kinh tế và quốc phòng. Đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong gia công cơ khí, phục hồi và sản xuất phụ tùng, bảo quản, nhiệt đới hóa các máy móc thiết bị. Trong lĩnh vực vật liệu đã giải quyết một phần các nhu cầu của sản xuất và quốc phòng như hợp kim chuyên dụng, hợp kim màu phục vụ cho hoạt động sửa chữa vũ khí, đạn dược của bộ binh. Đã làm chủ được một số quy trình công nghệ xử lý, gia công biến tính vật liệu như ủ nhiệt, thấm cacbon, thấm nitơ, v.v… Nhưng chưa có được cơ sở để hình thành công nghệ vật liệu dựa trên nền tảng khoa học vững chắc.
Về vật liệu thuốc phóng thuốc nổ, một loại vật liệu đặc biệt quan trọng trong công nghiệp chế tạo vũ khí-ta vẫn chưa có nền sản xuất quy mô công nghiệp, chỉ mới sản xuất được thuốc nổ fuminat thuỷ ngân ở quy mô nhỏ dùng cho các chi tiết hoả thuật như hạt lửa, ống nổ. Nhu cầu lượng thuốc này không lớn. Theo quy trình công nghệ các nước bạn giúp, với hệ thống thiết bị do ta tự thiết kế chế tạo đã xây dựng được dây chuyền sản xuất thuốc đen dùng cho dây cháy chậm làm liều phóng đạn và các chi tiết hoả thuật khác cho vũ khí bộ binh. Nói chung, ta đã có khả năng thoả mãn nhu cầu thuốc đen cho các lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Mười Một, 2007, 03:52:51 pm
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng hoà bình ngắn ngủi và trước yêu cầu to lớn và cấp bách của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quân sự chúng ta đã triển khai các hướng hoạt động chủ yếu nhằm khai thác tận dụng tối đa tính năng chiến-kỹ thuật của vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại và tương đối hiện đại phục vụ thiết thục cho hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trên chiến trường miền Nam và trong cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn bằng không quân và hải quân của Mỹ. Nghiên cứu đề ra các biện pháp kỹ thuật và kỹ-chiến thuật đương đầu với cuộc “chiến tranh kỹ thuật” không cân sức của Mỹ. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với khả năng khoa học và công nghệ trong nước, bảo đảm trang bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên quy mô cả nước, đặc biệt là chi viện cho hoạt động chiến đấu trên chiến trường miền Nam.
Trong hoạt động khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật chúng ta đã triển khai thực hiện có kết quả cao đối với tất cả các kiểu loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới như máy bay, tên lửa, pháo phản lực, xe tăng, đến các loại pháo cũ tích luỹ được từ cuộc kháng chiến chống Pháp thông qua các hoạt động cải tiến, cải biên, phục hồi, bảo quản, bảo dưỡng đa dạng và phong phú. Không chỉ khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật được các nước bạn viện trợ mà cả vũ khí trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại thu được của địch sau mỗi trận chiến đấu và chiến dịch thắng lợi.
Hoạt động khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật mới chuẩn bị đương đầu với thách thức mới đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ trung ương và Bộ Quốc phòng đặt ra ngay từ ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc. Trước hết, chúng ta đã tiến hành phục hồi các sân bay và quân cảng lớn để chuẩn bị tiếp nhận các loại khí cụ mới. Đây là công việc hoàn toàn mới mẻ, phải giải quyết nhiều nội dung, khoa học và công nghệ ở trình độ cao và phức tạp. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các sân bay cũ do Pháp xây dựng trước đây đã sẵn sàng hoạt động. Ngày 3 tháng 3 năm 1955, Ban nghiên cứu sân bay được thành lập theo quyết định 15/QĐA của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đến ngày 20 tháng 6 năm 1955, chuyến bay đầu tiên do ta chỉ huy hạ cánh an toàn xuống sân bay Cát Bi. Các sân bay Lạng Sơn, Vinh, Lào Cai… cũng được khôi phục hành quân trở lại, hình thành hệ thống sân bay trên các hướng, các đầu mối quan trọng mà trung tâm là sân bay Gia Lâm.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Tiepquan.jpg)
Tiếp quản sân bay Gia Lâm.
Các sân bay cũ xây dựng từ thời Pháp chỉ đỗ được các máy bay AN-2, Li-2, IL-14. Từ năm 1965, chúng ta đã tiến hành khối lượng công việc kỹ thuật to lớn, phức tạp để cải tạo các sân bay Kép, Gia Lâm, Kiến An, Vinh nhằm tạo điều kiện tiếp nhận và sử dụng hàng loạt máy bay được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Mười Một, 2007, 07:31:41 pm
Đầu những năm 60, trong trang bị của ta có các máy bay vận tải do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ. Chúng ta đã triển khai chủ trương cải tiến một số máy bay đó thành máy bay quân sự. Để có thể sử dụng máy bay vận tải làm máy bay chiến đấu, cần nghiên cứu cải biên lắp bom, đạn, súng vào máy bay, tập chỉ huy, bảo đảm mặt đất, tập bay khoa mục chiến đấu. Đây là vấn đề kỹ thuật hoàn toàn mới mẻ, trình độ cao đối với không quân ta. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, lắp và thử nghiệm, cán bộ chiến sĩ trung đoàn 919 không quân đã cải biên thành công máy bay IL-14, Li-2, AN-2, v.v… thành máy bay có khả năng không kích các mục tiêu trên mặt nước, mặt đất. Khi cải biên máy bay AN-2, ta không có giáo trình và bài tập huấn luyện chiến đấu. Cán bộ và chiến sĩ không quân phải tự soạn và vạch kế hoạch bay tập trong thực địa. Đầu năm 1965, ta đã có các tổ bay AN-2 sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu. Chiếc máy bay AN-2 mang số hiệu 02103 được cải tiến lắp rocket, bom, đạn đã hai lần xuất kích tham chiến đành chìm tàu biệt kích của Mỹ và đánh hỏng một căn cứ rada dẫn đường của không quân Mỹ trên đất Lào. Trong khi chưa có máy bay tiêm kích, vấn đề cải biên máy bay vận tải thành máy bay chiến đấu thể hiện tinh thần sáng tạo khoa học, dám nghĩ dám làm, quyết tâm đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí trang bị kỹ thuật có trong tay của Không quân nhân dân Việt Nam.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/an2.jpg)
An-2 cường kích của Không quân Việt Nam
Vấn đề cải biên phục hồi chiếc máy bay khu trục T-28 của Mỹ do một phi công hàng binh nguỵ quân Lào lái sang ta năm 1963 cũng thể hiện ý chí sáng tạo vượt bậc của cán bộ chiến sĩ không quân. Phải làm chủ, khai thác một kiểu máy bay không có “hồ sơ lý lịch”, chưa có kinh nghiệm tiếp cận, đội ngũ kỹ thuật hàng không và phi công của ta đã phải giải quyết nhiều vấn đề công nghệ phức tạp. Cán bộ và thợ kỹ thuật của ta đã tiến hành tháo toàn bộ động cơ máy bay, kiểm tra từng chiếc xilanh, vòng găng, nến điện, vòi phun xăng, máy nén, vẽ sơ đồ kiểm tra lại mạng đại của máy bay. Chỉ sau một thời gian ngắn, ta đã đưa máy bay trở lại hoạt động bình thường và đưa máy bay T-28 vào trang bị cho tổ lái phiên hiệu 963 của không quân. Chính chiếc máy bay do ta làm chủ đã bắn rơi chiếc máy bay C-123 chở biệt kích của quân nguỵ Sài Gòn ra hoạt động ở máy bay ngày 16 tháng 2 năm 1964. Đây là chiếc máy bay địch đầu tiên bị không quân ta bắn rơi trên không trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: thoky trong 06 Tháng Mười Một, 2007, 05:45:50 pm
Em có đọc đâu đó viết là thời chống Pháp, ta vẫn dùng súng khai hậu.
Bác nào biết chi tiết về loại súng này có thể mô tả được không ạ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Mười Một, 2007, 08:06:41 pm
Em có đọc đâu đó viết là thời chống Pháp, ta vẫn dùng súng khai hậu.
Bác nào biết chi tiết về loại súng này có thể mô tả được không ạ ?

Theo mô tả trong sách báo thì súng khai hậu nạp rời từng viên một. Vậy có thể là 1 trong mấy khẩu này (hoặc là tất cả, vì đều dùng chung 1 kiểu đạn) :

Mousqueton Gras Mle1874/80

(http://armesfrancaises.free.fr/Mousq%20d%27art%20GRAS%20Mle%201874-VD-WEB.JPG)

mousqueton d'artillerie modèle 1866-74 ou modèle 1866-74 M80

(http://armesfrancaises.free.fr/Mousq%20d%27art%20GRAS%20Mle%201874%20M80-VD2.jpg)

mousqueton d'artillerie modèle 1874 ou modèle 1874 M80

Type : Bolt action carbine
Total length : 990 mm
Weight (empty) : 3.26 kg
Barrel Length : 702 mm
Caliber : 11x59R mm
Magazine : 1 round
V° : 440 m/s



Carabine Gras Mle 1874/80

(http://armesfrancaises.free.fr/Car%20de%20gend%20%E0%20pied%20GRAS%20Mle%201874%20M80-VD-WEB.JPG)

Type : Bolt action carbine
Total length : 1175 mm
Weight (empty) : 3.59 kg
Barrel Length : 702 mm
Caliber : 11x59R mm
Magazine : 1 round
V° : 440 m/s



Fusil Chassepot Mle 1866

(http://armesfrancaises.free.fr/Fusil%20Chassepot%20Mle%201866-WEB.jpg)

Type : Bolt action rifle
Total length : 1310 mm
Weight (empty) : 4.26 kg
Barrel Length : 797 mm
Caliber : 11x59 mm
Magazine : 1 round
V° : 450 m/s



Fusil Gras Mle 1874/80

(http://armesfrancaises.free.fr/Fusil%20GRAS%20Mle%201866-74%20M80-St-Etienne-VD-AP.JPG)

fusil GRAS mle 1866-74 ou mle 1866-74 M80

(http://armesfrancaises.free.fr/Fusil%20GRAS%20Mle%201874-VD-WEB.JPG)

fusil GRAS mle 1874 ou mle 1874 M80

Type : Bolt action rifle
Total length : 1305 mm
Weight (empty) : 4.20 kg
Barrel Length : 820 mm
Caliber : 11x59R mm
Magazine : 1 round
V° : 460 m/s

Xem thêm tại : http://armesfrancaises.free.fr

p/s : chả hiểu bọn Pháp này kiểu gì mà tìm thông tin vũ khí của chúng nó khó khủng khiếp, nhất là mấy loại từ 1945 trở về trước.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười Một, 2007, 08:33:15 pm
 Thấy trong bảo tàng họ ghi thì khẩu súng bên trái hình là khẩu "khai hậu" đấy:

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/6d.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười Một, 2007, 09:03:40 pm
Về sau, trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc, cán bộ và chiến sĩ không quân đã chủ động, sáng tạo cải tiến máy bay tiêm kích MiG-17 thành máy bay cường kích, cải tiến lắp hệ thống dù hãm để máy bay có thể hạ cánh trên các sân bay dã chiến có đường băng ngắn nhằm sử dụng vào chiến thuật đánh du kích bằng không quân. Chúng ta cũng có các công trình cải tiến máy bay lên thẳng Mi-6 để sử dụng vào các hoạt động cẩu tải đưa các máy bay MiG đi sơ tán trong các trận đánh ác liệt của không quân Mỹ.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Caumig.jpg)
Trong hoạt động khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật mới, không thể không kể đến hoạt động cải tiến kỹ thuật của Quân chủng phòng không-Không quân đã góp phần đem lại hiệu quả cao cho các biện pháp chống lại chiến tranh điện tử của Mỹ. Bộ đội phòng không-không quân đã tiến hành nhiều công trình cải tiến kỹ thuật để giảm khả năng bị nhiễu cho các đài rada phòng không. Đối tượng được cải tiến nhiều nhất là rada điều khiển tên lửa PK SA-75M. Từ khi tên lửa này xuất trận đến cuối cuộc chiến tranh phá hoại (năm 1973), rada được cải tiến qua 4 giai đoạn với 40 nội dung kỹ thuật nhằm nâng cao độ chính xác, bảo đảm an toàn trong sử dụng chiến đấu; tăng khả năng đối phó với các thủ đoạn cơ động của máy bay Mỹ đối phó các thủ đoạn gây nhiễu và sử dụng tên lửa chống rada. Đáng kể nhất trong các công trình cải tiến đó là nghiên cứu chống nhiễu rãnh đạn cho tên lửa PK SA-75M. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của Liên Xô, từ cuối năm 1968 đến kết thúc chiến tranh phá hoại, kể cả trong chiến đấu chống máy bay B-52, đạn tên lửa phòng không của ta được điều khiển tốt, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
Trong hoạt động chống chiến tranh điện tử, có trường hợp ta đã cải tiến và đưa kính ngắm quang học vào hệ thống điều khiển tên lửa phòng không đề phòng rada bị chế áp điện tử mạnh. Công trình cải tiến này đã phục vụ có hiệu quả cao cho tên lửa phòng không bắn máy bay Mỹ khi địch sử dụng ồ ạt các phương tiện gây nhiễu và tên lửa chống rada.
Cải tiến các phương tiện rada phòng không, cán bộ kỹ thuật quân đội ta bước đầu nhanh chóng tiếp cận, làm chủ và khai thác một lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao. Đó là công nghệ chiến tranh điện tử. Kinh nghiệm thu được trong lĩnh vực này góp phần tạo cơ sở dù là bước đầu nhưng rất quan trọng để các lực lượng vũ trang nhân dân ta xây dựng và phát triển về sau này, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật mới với hàm lượng công nghệ điện tử ngày một lớn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Mười Một, 2007, 08:35:55 pm
Đầu những năm 60, sau ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (ngày 20 tháng 12 năm 1960), lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam phát triển mạnh, như cầu về trang bị vũ khí rất lớn. Vì vậy, phải tạo nguồn cung cấp vũ khí ổn định bằng cách nghiên cứu tận dụng nguồn vũ khí thu được của địch và một số vũ khí viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa để đưa vào chiến trường. Thực hiện chủ trương đó chúng ta tiến hành nhiều công trình phục hồi, cải biên, cải tiến, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật.
Nghiên cứu phục hồi đạn Mas là một trong những hoạt động nổi bật trong việc tận dụng các loại vũ khí chiến lợi phẩm từ thời kháng chiến chống Pháp đưa vào chiến trường. Sau năm 1954 ta có tới hàng triệu viên để trong kho quá lâu đã xuống cấp. Muốn sử dụng được nhiều phải tiến hành phục hồi sửa chữa. Đầu năm 1961, công tác nghiên cứu và tổ chức dây chuyền phục hồi toàn bộ số đạn Mas hiện có trong kho ở miền Bắc đã được triển khai. Để sửa chữa, phục hồi, ta đã lập quy trình để tổ chức được một dây chuyền. Hàng chục cuộc bắn thử với hàng nghìn viên đạn Mas vừa được sửa chữa khẳng định đạn đạt chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật đề ra. Trong 3 năm 1962-1964, hàng triệu viên đạn súng trường Mas đã được sửa chữa để gửi cho chiến trường.
Để tận dụng tiểu liên Tulle (của Pháp) và K50 của Trung Quốc ta đã tiến hành thay nòng 9mm của tiểu liên Tulle bằng nòng tiểu liêu K50 (7,62mm), làm lại đầu ngắm, cải biên băng đạn Tulle để có thể bắn được đạn K50. Để giải quyết việc cải biên đó, phải trải qua một quá trình thử nghiệm công phu, phải thiết kế các bộ gá chuyên dụng. Nhưng khó khăn nhất là vấn đề lắp ghép. Lúc đầu, nòng súng không có độ chắc cần thiết. Sau đó, qua tham khảo tài liệu kỹ thuật về súng CKC ta đã chuyển sang chế độ lắp ghép mới đạt yêu cầu kỹ thuật. Vấn đề băng đạn cũng không kém phần phức tạp. Làm mới hoàn toàn ta không đủ khả năng, chỉ còn cách cải biên băng cũ vì lúc đó ta có nhiều. Trong 2 năm 1962-1963, Cục Quân giới đã tiến hành cải biên thành công và gửi vào chiến trường hàng nghìn khẩu tiểu liên Tulle bắn đạn K50 (7,62mm). Cũng năm 1962, để giữ bí mật việc cung cấp vũ khí cho miền Nam và giải quyết khó khăn về nguồn cung cấp đạn con, cùng với việc cải biên súng tiểu liên Tulle, ta đã cải biên súng tiểu liên K50 để tạo hình dáng bên ngoài giống tiểu liên Tulle của Pháp để đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang giải phóng. Nội dung cải biên khác phức tạp, phải tháo bỏ vỏ bọc ngoài nòng súng K50 và chế tạo vỏ bọc mới giống như súng Tulle, có kết cấu chắc chắn để không thể dễ dàng phá ra; bỏ báng gỗ, thay bằng khung thép, có thể kéo ra khi bắn và xếp vào khi hành quân như súng Tulle; sản xuất băng đạn mới theo đúng như băng đạn Tulle để lắp cho súng bảo đảm khi chuyển động không hóc tắc, nhất là khi bắn liên thanh. Đây là khâu rất phức tạp, phải tốn nhiều công sức nhất. Trong các năm 1962 đến năm 1968, ta đã cải biên được hàng nghìn khẩu.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/mat49_02.jpg)
 Tiểu liên Tulle - MAT 49 của Pháp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Mười Một, 2007, 09:14:07 pm
Vào đầu thập niên 60 quân đội ta đã thống nhất trang bị cối 82mm thay súng cối 81mm. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang miền Nam lại đang cần chi viện một số lượng lớn đạn cối 81mm. Để giải quyết nhu cầu đó, ta đã nghiên cứu cải biên đạn cối 81mm của Pháp và Mỹ. Lúc bấy giờ quân đội ta được trang bị hai loại đạn cối 82mm; loại đạn cối 82mm kiểu 53 dùng cho súng cối 82mm bệ vuông, bảng bắn tính bằng độ (hoàn chỉnh do Trung Quốc viện trợ); loại đạn cối 82mm kiểu 43-63 dùng cho súng cối 82mm kiểu 37 bệ tròn, bảng bắn tính bằng ly giác, loại này thiết kế theo kiểu 43 của Liên Xô. Trung Quốc đã cấp cho ta một số bán thành phẩm để tiến hành nhồi lắp thử.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/DSC00018.jpg)
 Quân Giải phóng với cối 81mm chiến lợi phẩm.
Hai loại đạn trên đây được bảo quản tốt, chất lượng bảo đảm. Sau khi nghiên cứu tài liệu về tính năng kỹ thuật của hai loại súng cối 81mm, 82mm; ba loại đạn cối 81mm, đạn cối 82mm K53, đạn cối 82mm 43-63 để so sánh ta đã cải biên để bắn với súng cối 81mm của Pháp và Mỹ bằng cách tiện bớt đai đạn và cánh đuôi đạn cối 82mm theo kích thước đạn cối của Mỹ, giữ nguyên thuốc nổ và liều phóng. Từ đó lập được quy trình công nghệ cải biên. Đến cuối tháng 4 năm 1968 ta đã cải biên được hàng vạn quả và gửi vào chiến trường.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Mười Một, 2007, 09:39:28 pm
Ngày 17 tháng 7 năm 1965, khi Johnson quyết định đưa 44 tiểu đoàn vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của Westmoreland, quyết định vượt qua ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á, cuộc chiến tranh của Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
Trong các cuộc hành quân càn quét, địch dùng nhiều xe tăng và xe bọc thép, nhưng vũ khí chống tăng của ta mới được trang bị rất hạn chế. Để đáp ứng một phần nhu cầu vũ khí nhẹ chống tăng trang bị cho du kích, đầu năm 196 ta đã nghiên cứu thiết kế cải tiến một loại súng sẵn có thành súng có thể bắn tiêu diệt được xe cơ giới, máy bay, canô…
Mô phỏng theo khẩu 14,5mm PERO-1947 chống xe cơ giới từ chiến tranh thế giới thứ hai, khai thác tiềm năng sẵn có ta đã cải tiến súng 12,7mm thành súng bắn phát một. Hồi đó nòng súng 12,7mm trong kho của ta còn nhiều. Cỡ nòng 12,7mm là phù hợp với khả năng mang vác và thao tác bắn của người Việt Nam. Trên cơ sở khẩu 12,7mm ta đã thiết kế mới hoàn toàn hộp khoá nòng, khoá nòng và cơ cấu tiếp đạn để phù hợp với súng 12,7mm bắn phát một. Thân súng cũng chế tạo mới theo kiểu 2 chạc của súng RPK. Toàn bộ khẩu súng nặng 11 kg. Năm 1966-1967, lô đầu tiên được cải tiến và cung cấp cho chiến trường.
Trong số vũ khí chống xe cơ giới và xe tăng, phải kể đến khẩu AT. Đây là loại vũ khí chống tăng được quân giới ta chế tạo từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là loại vũ khí chiến trường miền Nam rất cần. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt, đạn AT của ta sản xuất trước đây có nhiều nhược điểm: độ chính xác chưa cao, độ xuyên kém (phần lớn chỉ xuyên thép được từ 30 đến 40mm), chất lượng đạn không đồng đều… Để phát huy khả năng sẵn có, tạo vũ khí thích ứng với yêu cầu của chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, vấn đề cải tiến đạn AT được đặt ra và đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/NhoiAT.jpg)
Nhồi lắp đạn AT.
Sau khi nghiên cứu bản vẽ thiết kế và biên bản thử nghiệm đạn AT thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ta đã hiệu chỉnh thiết kế một số chi tiết và áp dụng nhiều biện pháp công nghệ (lựa chọn thép tấm, gia công cơ nhiệt…) nâng cao chất lượng đột dập các chi tiết cơ khí. Nhờ vậy, ống đuôi và nón đồng bảo đảm độ bền, kích thước, dung sai và độ đồng tâm nhằm khống chế độ đảo và tăng độ xuyên của đạn. Từ năm 1963 đến năm 1966, ta đã chế tạo được hàng vạn quả đạn AT và ống phóng AT đạt tính năng kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Mười Một, 2007, 08:56:33 pm
Đầu những năm 60, khi phong trào đấu tranh vị trí ở miền Nam phát triển mạnh, quân giới ta đã sản xuất ngòi nổ hẹn giờ để trang bị cho các lực lượng hoạt động bí mật trong nội thành Sài Gòn và một số thành phố khác ở miền Nam. Ngòi nổ chậm hóa học MY-8 sử dụng trong thời chống Pháp đã được chọn để phát triển. Trước đây, ngòi MY-8 có nhiều nhược điểm, kích thước lớn, quá dài (200mm), công nghệ chế tạo thô sơ, chất lượng thấp. Nhằm khắc phục các nhược điểm đó, ta đã cải tiến công nghệ và tổ chức sản xuất để bảo đảm chất lượng ngòi nổ tốt nhất. Năm 1962 bản vẽ thiết kế ngòi nổ hẹn giờ hoá học ký hiệu MY-8 được hoàn thành và chế thử.
Rút kinh nghiệm trong quá trình chế thử, ta đã tiến hành sửa đổi, bổ sung để lập bộ tài liệu thiết kế mới hoàn chỉnh. Ngòi MY-8 được thiết kế, sản xuất mới cơ ưu điểm gọn nhẹ, dễ cất giấu, vận chuyển, phù hợp với yêu cầu sử dụng trong mọi tình huống kể cả ban đêm, bảo đảm độ chính xác, tin cậy và an toàn cao. Chỉ tính từ năm 1968 đến năm 1973, bộ đội đặc công đã sử dụng 372 ngòi MY-8, đánh 14 trận, đốt cháy 351 triệu lít xăng, phá huỷ 56.130 tấn bom đạn, 73 xe quân sự, 13 máy bay lên thẳng, diệt 640 tên địch tại nhiều kho tàng, bến cảng, sân bay…
Lựu đạn cũng là vũ khí phổ biến của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam. Sau một thời gian tham quan thực tập sản xuất lựu đạn ở Trung Quốc, cán bộ kỹ thuật của ta đã xây dựng đề án cải tiến lựu đạn nhằm nâng cao độ an toàn trong sử dụng, cất giữ, vận chuyển, chống rung xóc và chấn động; cất giữ được lâu dài, tăng thời gian sử dụng. Trước hết và chủ yếu là cải tiến bộ lửa của lựu đạn để có thể vừa dùng được cho miền Bắc, vừa tạo điều kiện cho miền Nam sản xuất lựu đạn tại chỗ. Từ năm 1965 mẫu lựu đạn kiểu lửa nụ xoè đã từng bước ổn định.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sanxuatluudan.jpg)
Sản xuất lựu đạn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười Một, 2007, 08:37:47 pm
Nghiên cứu cải tiến làm gọn nhẹ vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với chiến trường của ta là một hoạt động khai thác rất quan trọng. Súng cối 160mm là loại vũ khí có sức phá huỷ lớn, hoả lực bắn cầu vồng có khả năng tiêu diệt và chế áp sinh lực và hoả lực của địch, được sử dụng chủ yếu đánh công sự. Tuy vậy, cối 160mm quá nặng, cồng kềnh, hạn chế sức cơ động của bộ đội trên chiến trường, đặc biệt là ở chiến trường nhiều sông ngòi, đầm lầy như miền Nam. Tháng 11 năm 1971 ta đã nghên cứu cải tiến nhằm giảm nhẹ bệ cối bằng cách thiết kế tách ra từng phần để có thể mang vác đến địa điểm cần thiết và lắp ghép dễ dàng; cắt bớt một phần nòng súng, nhưng phải bảo đảm cự ly bắn xa 2.000m trở lên; giảm bớt thiết bị lắp đạn. Sau khi cải tiến, trọng lượng toàn bộ khẩu cối chỉ nặng từ 300 kg đến 350 kg. Năm 1971, bản vẽ thiết kế giảm nhẹ cối 160mm đã được hoàn thành, phê duyệt. Hai khẩu cối 160mm đầu tiên được cải tiến và thử nghiệm. Việc sử dụng súng sau khi cải tiến cũng đơn giản hơn.
Từ những năm 60 quân đội ta được trang bị súng cối 120mm của Liên Xô và Trung Quốc. Toàn bộ khẩu súng nặng 300 kg, khi hành quân di chuyển phải dùng xe cơ giới, do đó ta khó có thể đưa súng vào chiến trường. Vì vậy, cần cải tiến giảm nhẹ kiểu súng cối này để bộ đội có thể mang vác được. Phương án cải tiến được chọn là bỏ toàn bộ giá súng ở thế hành quân gồm bánh xe, trục và càng kéo; bệ cối được chia làm hai nửa (mỗi nửa nặng 27 kg), khi bắn chỉ việc ghép lại bằng những móc cài; nòng súng cối được tiện bớt đi (chấp nhận tầm bắn giảm từ 9,5 km xuồng còn 4 km), lắp thêm hai đai để bảo đảm độ bền cho nòng; giá súng (chân súng) được tháo rời để dễ mang vác. Kết quả, khẩu cối 120mm chỉ còn nặng 180 kg (giảm được 40% trọng lượng). Tính đến cuối năm 1968, ta đã cải tiến hàng trăm khẩu để gửi vào chiến trường.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/120mm38_01.jpg)
Cối 120mm kiểu M38 của Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 08:33:10 pm
Trong hoạt động sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, ngay từ năm 1956 ta đã sửa chữa được vũ khí hạng nhẹ (súng ngắn, súng trường, tiểu liên, trung liên, đại liên, súng máy phòng không); vũ khí hạng nặng (súng cối 82mm, 120mm, các loại pháo); khí tài quang học có kính ngắm, máy ngắm súng cối, ống nhòm, máy chỉ huy, phương tiện đo các loại. Thời kỳ đầu những năm 60, pháo binh ta được trang bị nhiều loại pháo từ nhiều nguồn cung cấp, chủ yếu là lấy được của địch và do các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ. Phần lớn số súng pháo này được sản xuất từ những năm chiến tranh thế giới thứ hai nên nhu cầu sửa chữa vừa, sửa chữa lớn là rất lớn và phải bảo dưỡng thường xuyên. Năm 1966, ta thành lập xưởng sửa chữa pháo để sửa chữa lớn pháo phòng không các loại trên cơ sở lấy pháo 37mm làm đơn vị tiêu chuẩn; sửa chữa nặng pháo mặt đất lấy lựu pháo 122 làm đơn vị tiêu chuẩn và các loại khác; sửa chữa các cụm chi tiết khó do các trạm, xưởng quân khu, quân binh chủng gửi về; sửa chữa các loại máy công cụ đặt trên xe công trình và sản xuất các chi tiết bộ phận thay thế.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Suachuacaoxa.jpg)
Sửa chữa lớn pháo cao xạ tại xưởng sửa chữa/Cục Quân khí.
Đầu năm 1967, để chuẩn bị đạn phục vụ trận đánh Cồn Tiên-Dốc Miếu, ta đã khẩn trương tổ chức sửa chữa đạn pháo 105mm (Mỹ) chiến lợi phẩm từ thời kháng chiến chống Pháp bằng cách dùng thuốc pháo của đạn pháo 122mm (Trung Quốc) thay thế thuốc pháo của Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã sửa chữa được hàng ngàn quả, kịp thời đưa vào sử dụng.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ở chiến trường địch sử dụng hầu hết quân chủ lực và quân địa phương thực hành phản kích chiếm lại các vùng ta mới giải phóng, lấn chiếm các vùng tranh chấp, các căn cứ lớn và vùng giải phóng. Để cung cấp đủ vũ khí cho lực lượng vũ trang đánh bại các cuộc lấn chiếm, bình định của địch và chuẩn bị cho tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô ngày càng lớn, cần có các loại đạn cỡ lớn. Dựa vào kinh nghiệm sửa chữa đạn pháo 105mm trước đó, chúng ta đã tiến hành sửa chữa đạn pháo 105mm thu được của Mỹ bằng cách tháo bỏ thuốc phóng cũ đã bị hỏng để thay thuốc phóng mới của Liên Xô với yêu cầu đảm bảo không thay đổi bảng bắn. Muốn vậy, trước hết phải bắn thử đạn với loại thuốc phóng mới để thu thập số liệu làm cơ sở nghiên cứu. Tiếp đó, trong điều kiện chưa có máy tính và các phương tiện đo đạc cần thiết, các cán bộ ta mày mò tính toán so ánh tính năng giữa hai loại thuốc phóng cũ và mới và nhiều lần bắn thử đo sơ tốc, đo áp suất lớn nhất để xác định lượng thuốc cần thiết. Với nỗ lực khắc phục khó khăn, chỉ sau chưa đầy hai tháng, ta đã hoàn thành kế hoạch đột xuất sửa chữa hàng ngàn quả đan 105mm kịp chuyển vào chiến trường.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Mười Một, 2007, 07:46:22 pm
Trong thời kỳ chiến tranh, do hoàn cảnh sơ tán chống chiến tranh phá hoại, việc vận chuyển và bảo quản vũ khí và đạn dược có nơi có lúc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cần thiết, nên mặc dù đã được chú ý giữ gìn, bảo quản, đạn pháo cất giữ trong kho vẫn bị ẩm mốc, xuống cấp, trong đó có đạn pháo 130mm do Liên Xô viện trợ. Đây là loại đạn chiến trường đang có nhu cầu rất lớn. Cuối năm 1974, cùng với phương án tổ chức nghiên cứu sản xuất đạn pháo 130mm, đạn cối 160mm, ta đã tổ chức sửa chữa đột xuất đạn pháo 130mm. Các yêu cầu sửa chữa như tháo đạn, đánh gỉ, xác định trọng lượng và nhồi thuốc pháo… được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật. Hàng ngàn quả đạn pháo 130mm được sửa chữa hoàn chỉnh và chuyển vào chiến trường phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Phuchoidan.jpg)
Sửa chữa, phục hồi đạn hỏa lực.
Để khai thác, tận dụng lâu dài số vũ khí trang bị kỹ thuật được viện trợ và tự chế tạo, chúng ta đã chú ý nghiên cứu bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật từ trước những năm 60. Để triển khai hoạt động quan trọng này, chúng ta đã tổ chức thăm dò khảo sát các kho tàng, đơn vị nhiều nơi trên miền Bắc nhằm xác định đặc điểm khí hậu khu vực (tiểu khí hậu và vi khí hậu) và ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đối với tình trạng vũ khí trang bị kỹ thuật, bước đầu xác định trọng tâm của công tác bảo quản là nghiên cứu về môi trường và biện pháp kỹ thuật nhiệt đới hóa như bố trí sắp xếp kho tàng để nâng cao hiệu quả thông gió tự nhiên nhằm giảm độ ẩm và nhiệt độ trong kho và các hiện tượng mốc gỉ. Để có vật liệu bảo quản, chúng ta đã nghiên cứu chế tạo được nhiều loại sơn và áp dụng quy trình tẩm phủ thích hợp, kể cả quy trình tẩm trong chân không để bảo quản các linh kiện và kết cấu điện tử dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố nóng ẩm. Các biện pháp này được áp dụng khá rộng rãi tại các xưởng sửa chữa quân giới, quân y, thông tin, phòng không, không quân. Để chống ăn mòn kim loại, chúng ta đã nghiên cứu điều chế được các chất ức chế bảo quản, kéo dài thời gian bảo quản, điều chế mỡ chịu nhiệt độ cao dùng cho các pháo ở các trận địa trực chiến đấu. Quy trình tẩy gỉ bằng phương pháp hóa học kết hợp với bảo quản bằng dầu mỡ có chất ức chế được dùng để bảo quản hàng ngàn tấn phụ tùng bị gỉ nặng. Nghiên cứu sơn chống hà cho vũ khí trang bị kỹ thuật hải quân cũng đã thu được kết quả bước đầu.
Trong nghiên cứu chống nấm mốc mối mọt đã điều chế được các chất chống nấm mốc cho khí tài quang học, thời gian bảo quản 12 đến 15 tháng không ảnh hưởng đến kính quang học và màng sơn, trong đó sơn SCM 72 chống mối mọt đã được sử dụng rộng rãi tại các kho tàng, bệnh viện và một số doanh trại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Mười Một, 2007, 07:15:04 pm
Ngoài ra, công nghệ hóa học quân sự đã thu được nhiều kết quả tốt phục vụ cho công tác bảo đảm kỹ thuật như nghiên cứu thành công quy trình mạ (đặc biệt là quy trình mạ thép nguội) để phục hồi các phụ tùng thay thế được áp dụng khá rộng rãi tại các xưởng sửa chữa, các quy trình phục hồi acquy axit và acquy kiềm, quy trình hoàn nguyên chì từ các bản điện cực, thu hồi chì đạt tiêu chuẩn chất lượng để chế tạo acquy. Nhưng có ý nghĩa hơn cả là các đề tài nghiên cứu keo dán phục vụ cho công tác sửa chữa. Keo dán trên cơ sở nhựa epoxy đã được vận dụng để gắn các chi tiết khi sửa chữa khí tài điện tử, các phụ tùng ô tô, các thiết bị xăng dầu, dán bịt các lỗ thủng trên các khí tài do bom bi gây ra, dán nhiều loại vật liệu khác nhau trong vũ khí trang bị kỹ thuật.
Hoạt động nghiên cứu khoa học-kỹ thuật cơ bản về vũ khí trang bị kỹ thuật có trong trang bị của quân đội ta là biện pháp quan trọng nhằm trước hết khai thác tận dụng tối đa tính năng chiến kỹ thuật của các phương tiện chiến tranh hiện đại ta chưa sản xuất được để phục vụ chiến đấu. Đồng thời, tìm hiểu về các thành tựu khoa học và công nghệ tiềm ẩn trong đó để suy nghĩ về xu hướng phát triển công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của ta về sau này. Với mục đích đó, cán bộ khoa học-kỹ thuật thuộc tất cả các quân binh chủng, đặc biệt tại các viện nghiên cứu về công nghệ hàng không, tên lửa, bom, mìn, thuỷ lôi, rada, hoá học, công binh, các loại vật liệu và thiết bị đặc thù quân sự. Hoạt động nghiên cứu cơ bản này vẫn được tiếp tục đẩy mạnh sau ngày chiến tranh kết thúc, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động bảo đảm trang bị và bảo đảm kỹ thuật của quân đội ta hiện nay.
Nghiên cứu đối phó với vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất của địch là một nhiệm vụ cấp bách và cực kỳ quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu có ý nghĩa sống còn trong thực tiễn chiến đấu.
Truớc hết, phải kể đến hoạt động chống phá các loại bom đạn của Mỹ, trong đó có bom từ trường. Việc đầu tiên là phải xác định đầu nổ làm việc theo nguyên lý nào vì lúc đó có nhiều giả thiết khác nhau: từ trường, âm thanh hay chấn động? Sau khi xác minh đầu nổ làm việc theo nguyên lý từ trường, để tạm thời phục vụ việc rà phá, ta đã áp dụng phương pháp xác định mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra một cách định tính, chưa đi vào mổ xẻ phân tích đầu nổ. Qua nghiên cứu bước đầu ta đã phá được ba quả bom bằng cách kéo qua hố bom một tấm tôn thép diện tích khoảng 1m2. Như vậy, nguyên tắc hoạt động của bom và nguyên lý phá bom đã được khẳng định trong thực tế. Về sau, cán bộ nghiên cứu của ta đã chế tạo các phương tiện rà-phá khác nhau như các cuộn từ đặt trên xe ô tô, xe bọc thép, trên canô hoặc dùng dây cuốn quanh thân xe làm lõi từ để phá bom từ trường và thuỷ lôi từ trường ở cự ly hàng trăm mét.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Xephongtu.jpg)
Xe bọc thép BTR-40 phóng từ.
Có những phương tiện rà phá đơn giản, nhưng rất có hiệu quả như chỉ cần mấy chục mét dây đồng và hai chiếc pin đèn cũng có thể phá được bom từ trường của Mỹ ở bất kỳ vị trí phức tạp nào. Chỉ riêng năm 1968 ta đã phá được hơn 4.000 quả bom. Từ khung dây, một sáng kiến độc đáo được đề xuất trên cơ sở vận dụng quy luật tiếp thu tín hiệu của đầu nổ, có thể khống chế bom, làm cho đầu nổ không hoạt động được bằng một tín hiệu đủ mạnh và biến thiên theo một tần số đủ nhanh. Sáng kiến này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn rà phá bom từ trường. Thí dụ: phương pháp khống chế nổ được sử dụng để không gây nổ một quả bom từ trường rơi vào khu vực kho của ta nhằm cứu một kho chứa 900 quả rocket ĐKB. Sau khi khống chế để chuyển hết đạn ra khỏi kho, quả bom mới được kích nổ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Mười Một, 2007, 07:24:35 pm
Ngoài bom từ trường, chúng ta đã nghiên cứu đối phó có kết quả nhiều loại bom hiện đại khác của Mỹ. Bom bi là một loại bom gây khá nhiều tổn thất cho người và vũ khí trang bị kỹ thuật của ta. Chúng ta đã tiến hành khảo sát cơ bản, trên cơ sở đó thiết kế chế tạo phương tiện kích nổ, xác định tính năng các loại vật liệu và kết cấu có khả năng bảo vệ chống lại bom bi. Bom vướng nổ có kết cấu đơn giản nhưng khá nguy hiểm vì nó tạo ra ra một diện rộng bị phong toả và thường được sử dụng kết hợp với bom từ trường để sát thương lực lượng đến phá bom. Ngòi nổ của bom có mạch nổ tổ hợp lần đầu tiên chúng ta gặp. Với nỗ lực của cán bộ nghiên cứu trong và ngoài quân đội, ta đã mổ xẻ mạch tổ hợp đó, chụp ảnh trên kính hiển vi, phân tích kết cấu mạch điện để xác định nguyên lý gây nổ của bom và kiến nghị biện pháp đối phó. Về sau, ta lại nghiên cứu bom chùm CBU chứa khoảng 600 bom bi nổ ngay. (CBU-24), bom bi nổ chậm (CBU-59) hoặc bom vướng nổ. (CBU-34/42), có loại CBU chứa khoảng vài trăm bom chống tăng có lượng nổ lõm MK-118. Kết quả nghiên cứu đó đều được kịp thời phổ biến cho các đơn vị trong toàn quân.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Phabomtutruong.jpg)
Phá bom từ trường.
Việc đối phó bom điều khiển bằng vô tuyến truyền hình (bom Walleye) và bom điều khiển bằng laser (LGB) là một bước trưởng thành về khoa học và công công nghệ của quân đội ta. Theo đánh giá của quân đội Mỹ thì bán kính vòng tròn sai số xác suất CEP (Circular error probility) của bom thông thường là 120m đến 125m, còn của bom LGB chỉ là 4m. Vừa sử dụng các tài liệu thông tin, vừa khảo sát thực tế, chúng ta khẳng định được địch sử dụng bom LGB ở đường 559 và đã nghiên cứu các biện pháp đối phó như dùng màn khói, trước khi chúng sử dụng loại bom đó ở miền Bắc.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười Một, 2007, 09:51:01 pm
Các bác có biết đây là loại gì không ạ, thấy chú thích ghi là súng K56.

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/PB060081.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 08:40:19 pm
Để chống lại hàng rào ngăn chặn của Mỹ trên đường 559, chúng ta đã nghiên cứu các khí cụ trinh sát tự động của địch từ cuối năm 1967. Qua khảo sát sơ bộ ta thấy đó là khí cụ trinh sát chấn động, khí cụ trinh sát âm thanh. Đối với các loại khí cụ đó, chúng ta đã tiến hành “giải phẫu” để lập sơ đồ mạch điện, đo đạc phân tích để xác định nguyên lý hoạt động, phạm vi trinh sát, tần số hoạt động, công suất tín hiệu, thời gian hoạt động, cơ chế tự huỷ, v.v… Các kết quả nghiên cứu này đều được làm thành tài liệu thông báo cho các đơn vị trên tuyến vận tải 559 để có cách đối phó thích hợp với điều kiện hoạt động của từng đơn vị.
Máy bay AC-130 là một phương tiện hoả lực lợi hại của Mỹ trên tuyến 559 cũng được nghiên cứu đối phó. Trong hệ thống trinh sát của máy bay AC-130, có những loại khí cụ dựa vào nguyên lý mới và có độ nhậy rất cao như máy trinh sát khuếch đại ánh sáng mờ, máy trinh sát hồng ngoại, v.v… Hoả lực của AC-130 gồm súng máy, pháo 20mm, pháo 40mm, có máy đo xa laser và được điều khiển bằng máy tính nên có độ chính xác rất cao. Thời gian bay trên vùng mục tiêu từ 4 đến 6 giờ. Chúng ta chưa có hiện vật để nghiên cứu trực tiếp, chỉ biết tình hình đó qua các tài liệu thông tin khoa học kỹ thuật. Nhưng vì lúc đó máy bay AC-130 thực sự đã là một mối nguy hiểm đối với các đoàn xe cơ giới của ta nên chúng ta cũng phải cố gắng tìm cách đối phó dựa vào các thông tin đó: bắn pháo sáng để làm nhiễu loạn khí tài hồng ngoại và khí tài khuếch đại ánh sáng mờ, đồng thời chiếu sáng mục tiêu cho pháo phòng không của ta nhằm bắn; tạo mục tiêu giả để đánh lừa, v.v… Cuối năm 1972, một đơn vị pháo phòng không 57mm của ta bắn rơi máy bay AC-130, thu được tài liệu của địch khẳng định thông tin khoa học do ta xử lý trước đó cơ bản là đúng.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/AC130.jpg)
AC-130 của Mỹ đang bắn phá trên đường Trường Sơn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 11:38:44 am
Các bác có biết đây là loại gì không ạ, thấy chú thích ghi là súng K56.

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/PB060081.jpg)

Nghe tên cứ tưởng hàng hiếm của Tàu, hoá ra là khẩu Vz.61 của Tiệp. Chả hiểu thế nào mà lại thành K56.

http://world.guns.ru/smg/smg26-e.htm

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/sa61-1.jpg)

Cỡ đạn : 7.65x17mm (.32ACP)
Trọng lượng rỗng : 1.28 kg
Dài (báng gập/mở): 270 / 517 mm
Nòng dài : 115 mm
Tốc độ bắn : 850 viên/phút
Băng đạn  :10 hoặc 20 viên
Tầm bắn hiệu quả : 25m.

Thứ này chắc là dùng cho đặc công hoặc trinh sát.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:33:47 pm
Đặc công VN trong KCCM còn được trang bị loại loại tiểu liên P-63, không biết là loại gì nhỉ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 09:23:02 pm
Học tập kinh nghiệm của Liên Xô sử dụng bóng thám không phòng thủ thành phố Moscow trong chiến tranh thế giới thứ hai, để đối phó với các thủ đoạn chiến-kỹ thuật mới của địch trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, chúng ta đã nghiên cứu hàng rào bóng khinh khí để chống chiến thuật bay thấp của máy bay địch. Đề tài được cán bộ nghiên cứu khoa học trong và ngoài quân đội tiến hành tương đối cơ bản và đồng bộ từ việc thiết kế và chế tạo bóng đến việc chọn vật liệu để có thể gây sát thương cho máy bay.
Trong số các hoạt động chiến-kỹ thuật nguy hiểm nhất của địch phải kể đến một loại hình hoạt động đặc biệt của không quân Mỹ chống lại các lực lượng phòng không hiện đại của ta. Đó là thủ đoạn chiến tranh điện tử. Trong thủ đoạn này, không quân Mỹ dùng hai phương tiện chủ yếu: tên lửa chống rada (thí dụ: tên lửa Shrike AGM-45A) và nhiễu.
Hoạt động chống tên lửa Shrike và chống nhiễu thành công là nỗ lực nghiên cứu khoa học và công nghệ rất quan trọng, kết hợp với nhiều yếu tố lý luận và thực tiễn, kỹ thuật với chiến thuật, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự với các quân binh chủng, đặc biệt là Quân chủng Phòng không-Không quân nhằm khai thác tận dụng tối đa khả năng công nghệ sẵn có, chứng tỏ sự tiến bộ vược bậc về khoa học và công nghệ của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/Vachnhieutimthu.jpg)
Vạch nhiễu tìm thù.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Mười Một, 2007, 09:46:12 pm
Trong lĩnh vực thiết kế chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật, với kinh nghiệm thu được tỏng cuộc kháng chiến chống Pháp, với cơ sở vật chất-kỹ thuật và con người có được trong những năm bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã hoàn thành nhiều công trình có giá trị về mặt công nghệ, thể hiện sự trưởng thành một bước lớn của đội ngội cán bộ khoa học và kỹ thuật quân sự của quân đội ta. Đội ngũ đó vừa được đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn cao hơn, lại đã trải qua kinh nghiệm chiến đấu trước đây, và được tập trung tại các viện nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quân sự lớn của quân đội. Ngoài ra, chúng ta có được nhiều thông tin công nghệ hơn (thông tin do các nước bạn cung cấp, thông tin do ta khai thác được từ các nguồn khác nhau). Từ đó, chúng ta đã nhanh chóng hình thành ý tưởng thiết kế các kiểu vũ khí trang bị kỹ thuật hoặc cải tiến các kiểu hiện có để đáp ứng các yêu cầu chiến thuật mới của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhìn chung, có thể rút ra mấy nhận xét sau đây.
Về thiết kế, các ý tưởng vẫn dựa vào hoặc tham khảo các mẫu vũ khí quân đội ta nhận được từ các nước bạn viện trợ hoặc mẫu vũ khí thu được của Mỹ, kết hợp với vốn kinh nghiệm thiết kế phong phú trong kháng chiến chống Pháp.
Tư tưởng thiết kế phải nhằm đối phó với một đối phương có nhiều loại phương tiện chiến tranh hơn, hiện đại hơn, tinh vi hơn mà việc sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật được viện trợ không thể đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu chiến đấu đa dạng, phong phú và bao giờ cũng để lộ ra những khoảng trống nhất định về kỹ thuật và chiến thuật. Vấn đề tự thiết kế chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có một chức năng rất quan trọng là khắc phục các khoảng trống tất yếu đó.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/NghiencuuTOW.jpg)
Nghiên cứu tên lửa TOW thu được của địch - năm 1972


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Một, 2007, 01:23:32 pm
Đặc công VN trong KCCM còn được trang bị loại loại tiểu liên P-63, không biết là loại gì nhỉ?

Chắc hẳn là khẩu này : http://world.guns.ru/smg/smg41-e.htm

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/pm63_1.jpg)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/pm63_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười Một, 2007, 08:51:20 pm
Về chế tạo, sản xuất, so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhờ có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, chúng ta đã có nhiều cơ sở sản xuất và sửa chữa quốc phòng, có khả năng sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị kỹ thuật căn bản có trình độ chuẩn hóa và chất lượng cao hơn so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Về phương diện này có thể kể đến một số các công trình sau đây:
Thiết kế chế tạo bệ phóng đơn giản, gọn nhẹ, có thể mang vác được để phóng đạn phản lực từng quả một từ giàn phóng rocket nhiều nòng BM-14 đặt trên xe GAZ-63 của Liên Xô trang bị cho quân đội ta đầu những năm 60. Bệ phóng này được đặt tên là A-12 đã mở ra một thời kỳ bắn rocket “bằng phương pháp ứng dụng”. Đây là một công trình thiết kế chế tạo với sự phối hợp nỗ lực của nhiều cơ quan nghiên cứu, chế tạo trong và ngoài quân đội, được binh chủng pháo binh đánh giá là một sáng kiến lớn trong khai thác có hiệu quả vũ khí viện trợ của nước ngoài.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/A-12Khesanh.jpg)
A-12 tham gia chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968.
Trên cơ sở công trình A-12, ta đề nghị Liên Xô sản xuất hàng loạt rocket mang vác gọn nhẹ để chi viện cho miền Nam. Đó là ĐKB. Khi địch mở rộng chiều sâu bảo vệ căn cứ của chúng, chúng ta triển khai nghiên cứu nối tầng rocket để tăng cự ly phóng và chọn rocket ĐKB để nối tầng. Đó là đề tài ĐKB nối tầng. Các vấn đề kỹ thuật phải giải quyết khá phức tạp. Bệ phóng phải gọn nhẹ, có thể lắp ghép tại chỗ nhưng phải đủ độ chắc chắn để có thể đặt và phóng ĐKB ghép 2 động cơ. Đầu năm 1970 ta đưa vào sản xuất ĐKB nối tầng và gửi chi viện cho chiến trường miền Nam. Năm 1970 được sử dụng để tập kích một căn cứ nguỵ ở Sa Đéc. Ở Liên khu 5 sử dụng ĐKB nối tầng tập kích vào cảng Nam Thọ (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) ngày 9 tháng 6 năm 1972 gây cho quân Mỹ nhiều thiệt hại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Mười Một, 2007, 07:39:38 pm
Trên chiến trường miền Nam, sông ngòi là một tuyến giao thông đặc biệt quan trọng, vì vậy đánh tàu địch trên sông là một yêu cầu chiến đấu rất lớn và cấp bách. Quân đội ta được bạn trang bị nhiều loại thuỷ lôi khác nhau. Thuỷ lôi chạm nổ K5, thuỷ lôi đáy âm thanh hoặc từ tính AMĐ1, AMĐ2, nhưng không thể đưa vào chiến đấu trên chiến trường miền Nam vì quá to, nặng, khó sử dụng theo cách đánh đặc công của ta. Vì vậy, phải có một kiểu thuỷ lôi khác gọn nhẹ. Về thân thuỷ lôi, có quan niệm cho rằng thuốc nổ bị ẩm sẽ không nổ nên lượng nổ của thuỷ lôi phải đặt trong một vỏ kim loại bịt kín rất nặng. Nhưng qua một tài liệu khoa học về thuốc nổ lúc bấy giờ ta biết tính năng nổ của thuốc nổ không bị ảnh hưởng nếu lượng ẩm thấp thâm nhập dưới một tỉ lệ nào đó. Cán bộ nghiên cứu của ta tiến hành thí nghiệm với các bánh thuốc ép TNT đã đi đến kết luận có thể dùng các bánh TNT ép gói vào vải nylon để làm thân thuỷ lôi. Giả thuyết này đã nhiều lần được xác minh trên hiện trường.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/dacconghq.jpg)
Đặc công Hải quân chuẩn bị thủy lôi đi chiến đấu.
Nghiên cứu ngòi nổ là vấn đề phức tạp. Ta đã chọn ngòi áp suất nhưng gặp khó khăn lớn là không có mẫu vật để tham khảo, ngay đến các phương pháp tính toán thiết kế và bản vẽ hình dáng bên ngoài của một ngòi nổ áp suất cũng không có, chỉ có một tin ngắn rất sơ lược trong một tài liệu phổ biến khoa học của Liên Xô. Ngòi âm thanh từ tính thì có sẵn nhưng khả năng công nghệ của ta lúc đó không giải quyết được. Khi thiết kế, ta đã chú ý sử dụng các loại vật liệu sẵn có trong nước để chế thử nhanh và sản xuất nhanh. Mẫu định hình APS hết sức đơn giản, gọn nhẹ, đã được chế thử đưa đi thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm mỹ mãn. Đầu năm 1968, APS đã được một đơn vị đặc công nước của hải quân đưa vào chiến đấu, đánh chìm một tàu LCT 360 tấn của Mỹ trên sông Cửa Việt. Sau đó, Bộ tư lệnh hải quân tiếp tục hoàn thiện và đưa vào chiến tranh như một vũ khí chủ yếu của lực lượng đặc công nước. Theo thông báo của hải quân, tính đến tháng 11 năm 1971, APS đã đánh chìm 201 tàu chiến đấu của Mỹ từ sông cửa Việt trở vào.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Mười Một, 2007, 09:31:01 pm
Vũ khí trang bị kỹ thuật dùng cho tác chiến đặc công là một yêu cầu rất lớn trong chiến tranh. Thủ pháo mảnh là một trong những phương tiện đó được ta chế thử thành công. Thủ pháo mảnh của ta nặng từ 200 đến 300 gam, khi nổ tạo ra từ 1.000 đến 2.000 mảnh nhỏ, đạt yêu cầu của chiến thuật đặc công là có khả năng sát thương lớn ở cự ly gần, nhưng lại bảo đảm an toàn cho người sử dụng để có thể triển khai nhanh trong quá trình chiến đấu. Ngoài thủ pháo mảnh, ta còn chế tạo mìn đặc công MĐK, có 3 núm nhựa để gắn mìn nhanh chóng vào máy bay có ngòi nổ hẹn giờ bằng chốt chì, có cơ cấu chống tháo bảo đảm gây nổ ngay lập tức khi mìn bị gỡ ra khỏi máy bay hoặc rơi khỏi máy bay.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/daccong.jpg)
Đặc công rừng Sác.
Sự lớn mạnh của quân giải phóng miền Nam ngày càng có khả năng uy hiếp các căn cứ của Mỹ, vì vậy, chúng đặc biệt chú trọng tăng cường các hệ thống chướng ngại ngoại vi bằng các kiểu dây thép dai bố trí nhiều tầng, nhiều lớp sâu đến hàng trăm mét, có nơi đến hai trăm mét. Dưới hàng rào và giữa các lớp rào có bố trí các loại mìn chống bộ binh, chống tăng và mìn pháo sáng. Dây kẽm gai làm bằng các loại thép cứng khó cắt, các móc trên dây cũng được cải tiến để gây trở ngại cho việc chui luồn. Bản thân hệ thống chướng ngại dày 100m đến 200m này lại được một hệ thống đèn chiếu và hoả lực mạnh bảo vệ. Trước những hệ thống chướng ngại như vậy không thể sử dụng các phương pháp cũ như bộc phá hoặc chui luồn dưới các hàng rào đặt các ống bộc phá liên kết với nhau và thực hiện “bộc phá đồng loạt”. Bằng cách đó 9 quả mìn định hướng liên kết cũng chỉ phá được 30m đến 40m hàng rào nhưng khong phá được mìn. Cần phải có một phương pháp khác, một kiểu vũ khí khác để phá rào và các bãi mìn trên toàn bộ chiều sâu 100m đến 200m trong thời gian ngắn nhất, sao cho đèn chiếu và hoả lực của địch không phản ứng kịp, mở cửa rộng 3m đến 5m cho bộ binh và cơ giới vượt qua.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Mười Một, 2007, 08:18:18 pm
Chúng ta đã có những thông tin sơ lược về vũ khí phá rào UZE 3 của Liên Xô, tên lửa kéo lượng nổ phá mìn của Ba Lan. Nhưng những vũ khí ấy không phù hợp với khả năng công nghệ và yêu cầu chiến thuật của ta. Năm 1969 chúng ta bắt đầu thiết kế định hình một hệ thống vũ khí phá rào (FRA) có thể phá được 100m rào và bãi mìn dùng động cơ ĐKB làm động lực kéo. Nhiều lần cải tiến thiết kế, chế thử và thử nghiệm thực địa rất công phu chứng tỏ FRA có thể phá được 200m rào và bãi mìn dùng động cơ một kiểu tên lửa sẵn có làm động lực kéo. Giai đoạn thử nghiệm diễn ra trong suốt năm 1972, vừa đưa vào chiến đấu, vừa tiếp tục nghiên cứu đặt FRA trên xe tăng. Đầu năm 1972, ta cử một đoàn cán bộ vào chiến trường Bắc Quảng Trị hướng dẫn bộ đội sử dụng FRA trong chiến đấu. Ngày 30 tháng 3 năm 1972 phát FRA đầu tiên đã mở đường qua toàn bộ chiều sâu hệ thống chướng ngại bảo vệ cao điểm 544, mở màn cho chiến dịch. Sau đó, 2 phát FRA đã được sử dụng để đánh vào Ái Tử. Tuy có sơ suất trong việc bố trí đội hình nhưng cả 2 phát đều bay đúng hướng, phá sạch chướng ngại, mở cửa rộng 4m và bộ binh đã xung phong qua cửa mở.
Để chống lại chiến thuật trực thăng vận của Mỹ ở miền Nam chúng ta cũng nghiên cứu thiết kế chế tạo ngòi chống máy bay lên thẳng NTT. Để có số liệu cơ sở thiết kế, chúng ta tiến hành khảo sát, đo đạc tốc độ gió và áp lực tạo ra trên mặt đất khi máy bay lên thẳng Mi-4 của ta hạ độ cao để tiếp đất. Trên cơ sở đó ngòi NTT đã được chế tạo để làm mìn bẫy và đưa và sử dụng trên chiến trường miền Nam.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Mindanhtructhang.jpg)
Mìn chống "Trực thăng vận".


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Mười Hai, 2007, 08:12:17 pm
Nghiên cứu thiết kế chế tạo vũ khí chống tăng trên cơ sở khai thác số liệu kỹ thuật của súng chống tăng B40 của Liên Xô, kết hợp với kinh nghiệm chế tạo súng SKZ thời chống Pháp đã được quân giới ta chú ý từ đầu những năm 60, trong đó có súng chống tăng CT2. Để hoàn thành công trình này, các cơ quan nghiên cứu của ta đã giải quyết sáng tạo vấn đề như chọn cỡ đạn lõm để tăng độ xuyên giáp (trên 300mm), xuyên bê tông (600mm); dùng gỗ nghiến thay thép quý mà ta không có để làm đuôi đạn; thiết kế ngòi đạn mới để đảm bảo an toàn khi bắn và khi vận chuyển. Về sau, công trình thiết kế chế tạo súng chống tăng CT62 được áp dụng kết hợp với số liệu kỹ thuật về các súng chống tăng của Liên Xô và Trung Quốc viện trợ để chế tạo các súng chống tăng B40 và B41 phù hợp với điều kiện sử dụng trên chiến trường miền Nam.
Thiết kế chế tạo mìn lõm lớn để đánh phá các mục tiêu như công sự kiên cố, xe tăng và xe bọc thép, các công trình quân sự có vỏ thép hoặc bê tông dày. Loại mìn này có uy lực lớn hơn nhiều so với mìn lõm thời chống Pháp và được sử dụng rộng rãi, hiệu quả cao trên khắp chiến trường miền Nam.
Thiết kế chế tạo mìn phóng trên cơ sở sử dụng một bánh thuốc phóng định hướng để phóng mìn đi xa. Với một liều phóng có thể phóng một lúc hàng chục quả mìn. Loại mìn phóng này đã được các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam áp dụng để chế tạo mìn phóng trong điều kiện chiến trường.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/minphong.jpg)
Thiết kế chế tạo lựu đạn phóng trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm các loại lựu phóng của ta sản xuất trong thời kỳ chống Pháp và các số liệu về lựu đạn phóng của các nước ngoài. Lựu đạn được phóng đến tầm xa nhất 240m, tầm gần nhất 50m, được lắp ngòi chạm nổ đơn giản, có chốt an toàn trong quá trình vận chuyển. Về sau, trên cơ sở lựu đạn phóng, quân giới ta chế tạo được lựu đạn phóng tạo mảnh có thể dùng súng trường phóng xa 150m đến 200m. Mỗi quả khi nổ tạo thành hàng trăm mảnh sát thương trong vòng bán kính hàng chục mét.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Mười Hai, 2007, 08:21:54 pm
Thiết kế chế tạo mìn định hướng trên cơ sở tham khảo tài liệu khảo sát kỹ thuật về mìn định hướng của Liên Xô và mìn định hướng Claymor của Mỹ. Kiểu mìn định hướng của ta đã được các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam sử dụng sáng tạo, phổ cập, trong nhiều tình huống chiến thuật phong phú trên chiến trường miền Nam.
Thiết kế chế tạo lựu đạn hình cầu dựa theo mẫu một loại lựu đạn của Liên Xô viện trợ cho ta. Lựu đạn hình cầu được chế tạo từ vật liệu dễ kiếm, vỏ bằng tôn, phía trong có khía được bộ đội đặc công sử dụng hiệu quả lớn trong nhiều trận tập kích vào các căn cứ Mỹ-nguỵ.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sanxuatminDH10.jpg)
Sản xuất mìn định hướng ĐH10.
Thiết kế chế tạo súng cối 60mm nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng với hiệu quả chiến đấu cao trên chiến trường miền Nam. Hồi đó, các nước bạn của ta đã ngừng sản xuất loại súng này nên ta không thể trông chờ vào viện trợ. Cuối năm 1965, Bộ Quốc phòng đặt vấn đề nghiên cứu thiết kế sản xuất súng cối 60mm nhằm tạo ra một kiểu súng cối phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cán bộ quân giới của ta vừa tham khảo mẫu súng cối của nước ngoài, vừa sáng tạo cải tiến một số chi tiết. Kết quả, súng cối do ta sản xuất đạt yêu cầu về độ bền, chắc và độ chính xác. Trọng lượng toàn bộ 13kg, giảm 35% so với súng cối 60mm tương tự của Pháp và Mỹ.
Thiết kế chế tạo súng cối 160mm dựa theo mẫu súng cối M160 của Liên Xô là một công trình được tiến hành vào thời điểm đầu những năm 70 khi cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân đứng trước những khó khăn lớn về bảo đảm trang bị. Ngành quân giới đã phải vượt qua nhiều khó khăn tự lực giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Không có máy tiện dài, cán bộ ta đã có sáng kiến ghép nối hai máy tiện để tạo ra băng máy đủ kích thước cần thiết, tự thiết kế chế tạo các bộ gá lắp, dụng cụ cắt gọt, dụng cụ gia công lỗ sâu để gia công nòng súng. Công việc gia công bệ cối đã được giải quyết thành công bằng phương pháp dập nòng. Để chế tạo nòng súng cối 160mm, cán bộ quân giới tận dụng nòng pháo cũ để gia công. Ngày 20 tháng 12 năm 1974, súng cối 160mm do ta sản xuất được bắn thử thành công tại trường thử quốc gia.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Mười Hai, 2007, 06:56:32 pm
Trong lĩnh vực tự thiết kế chế tạo, không thể không tính đến hoạt động tự tạo vũ khí đánh giặc trên chiến trường miền Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống quân giới thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được sự chi viện lớn từ hậu phương miền Bắc, công nghệ vũ khí tự tạo (hồi chiến tranh ta gọi là vũ khí địa phương) ở miền Nam có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo được sử dụng phổ biến không chỉ để trang bị cho lực lượng vũ trang địa phương (nhất là dân quân du kích), mà cả các lực lượng chủ lực (nhất là các lực lượng đặc công). Cũng như trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vũ khí tựt ạo trong kháng chiến chống Mỹ đa dạng và phong phú về kiểu loại, phương tiện, phương pháp chế tạo cũng như đối tượng và môi trường sử dụng. Tuy nhiên, khác với những vũ khí trang bị kỹ thuật sản xuất công nghiệp, trong cũng như ngoài nước, vũ khí tự tạo thường là những vũ khí không tiêu chuẩn hóa, phần lớn được chế tạo theo kiểu thủ công, trong nhiều trường hợp được chế tạo đơn chiếc.
Trong kháng chiến chống Mỹ, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo có sự phát triển vược bậc so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp vì nhiều lẽ.
Thứ nhất, trước đối tượng tác chiến mới được trang bị vừa nhiều, vừa hiện đại, tất yếu phải có những vũ khí mới đa dạng để chống lại các mục tiêu mới. Thí dụ, hố phóng lựu đạn cho nổ trên cao vừa để chống máy bay lên thẳng, vừa để tiêu diệt quân đổ bộ đường không. Đây là loai vũ khí chưa từng có thời chống Pháp.
Thứ hai, các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ do ta thu được trên chiến trường và từ các máy bay Mỹ bị bắn rơi là một nguồn cung cấp dồi dào các vật liệu linh kiện mà ta có thể khai thác tận dụng để chế tạo vũ khí đánh lại Mỹ.
Thứ ba, nhờ có hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nơi cung cấp từ các vật tư cơ bản, chủ yếu là thuốc nổ, tới các bộ phận thiết yếu (kíp nổ, dây cháy chậm); từ những giải pháp kỹ thuật, bản thiết kế tới nhân lực kỹ thuật và công nghệ được đào tạo cơ bản, có trình độ khoa học và kỹ thuật cao.
Về đại thể, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo được hai làm hai loại chính:
-Không có chất nổ, hay vũ khí lạnh.
-Có chất nổ, hay vũ khí nóng.
Vũ khí lạnh thời đánh Mỹ có các vũ khí cổ truyền (và những dụng cụ được dùng làm vũ khí) như các loại bẫy đá, cung, nỏ và các loại chông. Về mặt động lực, vũ khí lạnh chủ yếu dùng năng lượng cơ bắp để tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp (qua một hệ thống năng lượng đơn giản) tới mục tiêu. Công nghệ chế tạo vũ khí lạnh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống cũng như kinh nghiệm sống hàng ngày. Vật liệu kết cấu thường rất đơn giản, dễ kiếm. Vũ khí lạnh có phạm vi sát thương không lớn, thường dùng để tự vệ và tạo vật cản.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/bayda.jpg)
Vũ khí tự tạo có chất nổ có mấy dạng chủ yếu là bẫy đạn (ống đạp đạn, dàn bắn đạn), lượng nổ (mìn, lựu đạn, thủ pháo, các lượng nổ phóng) và các phương tiện phóng (phóng đạn, phóng lượng nổ và vật sát thương). Ngoài ra, trong thời kỳ đầu, khi chưa bảo đảm được sự chi viện vũ khí từ miền Bắc các cơ sở quân giới địa phương còn tự chế được một số loại súng thô sơ (như tiểu liên) theo mẫu nước ngoài. Trong vũ khí nóng, năng lượng hóa học của thuốc nổ được dùng để sát thương hoặc phá hoại theo kiểu trực tiếp, để đưa đầu đạn hoặc các phương tiện sát thương tới mục tiêu. Công nghệ chế tạo loại vũ khí nóng đòi hỏi những kiến thức kỹ thuật và tay nghề nhất định, vật liệu và các cấu kiện tiêu chuẩn công nghiệp ở mức độ nhất định. Với phạm vi tác dụng rất rộng, từ sát thương sinh lực cá nhân tới phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật trên quy mô lớn, vũ khí nóng tự tạo đã được sử dụng cả trong phòng thủ và tấn công, cả ở cấp chiến thuật tới cấp chiến dịch, chiến lược.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Mười Hai, 2007, 08:56:42 pm
Nhìn chung, có thể rút ra một số nhận xét sau đây về công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo. Trước hết, cần nhận thấy rằng, ngoài những bản thiết kế có tính quy chuẩn cao do hậu phương miền Bắc cung cấp, việc thiết kế vũ khí tự tạo thường dựa trên kinh nghiệm truyền thống, hoặc các thành phần cơ bản sẵn có để tạo thành một vũ khí hoàn chỉnh, theo nguyên tắc càng ít lệ thuộc vào các công cụ chuyên dùng và kỹ năng chuyên sâu càng tốt. Theo nguyên tắc này, thiết kế thường chỉ dựa vào một sơ đồ khối mang tính nguyên lý, đơn chiếc, không quy chuẩn, trong nhiều trường hợp chỉ được chế tạo một lần, dùng cho một mục đích cụ thể. Việc hình thành ý đồ thiết kế thường xuất phát từ tính năng kỹ chiến thuật cần đạt tới, từ mục đích sử dụng, từ ứng dụng khả dĩ của một loại vật liệu chiến tranh sẵn có. Thí dụ, chế tạo đạp lôi từ đạn súng trường, súng máy; cải tiến pháo thu được của địch để làm mìn, v.v…
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/daploi.jpg)
Đạp lôi - vũ khí lợi hại của chiến tranh nhân dân.
Nguyên vật liệu sử dụng để chế tạo vũ khí tự tạo mang tính tận dụng từ hai nguồn chính là vật liệu tại chỗ và vật liệu từ trên cung cấp như kíp nổ, dây cháy chậm, thuốc nổ quân dụng, v.v… Vật liệu tại chỗ vừa là vật liệu dân dụng, vừa là vật liệu quân dụng thu được của địch. Do nguồn gốc vật liệu và cách thiết kế chế tạo như vậy, nên vũ khí tự tạo thường không đồng nhất về hình dạng, kích thước, cũng như đặc tính kỹ thuật. Với mỗi loại vật liệu, quy trình chế tạo vũ khí cũng không giống nhau, đòi hỏi những quy phạm khác nhau.
Công cụ chế tạo vũ khí tự tạo chủ yếu là những công cụ phổ thông, sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, loại công cụ lao động của các cơ sở sản xuất nhỏ như gò, hàn, rèn, nguội. Công cụ chuyên dùng như nồi hai đáy nấu thuốc, khuôn máy ép thuốc nổ… chiếm tỉ trọng không lớn và hoàn toàn có thể chế tạo thủ công. Những công cụ như vậy rất dễ kiếm nhưng năng suất không cao.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười Hai, 2007, 08:00:14 pm
Về nhân lực, ngoài nhân lực kỹ thuật của ngành quân giới tăng cường, phần lớn nhân lực trong chế tạo vũ khí tự tạo là nhân lực không chuyên và bán chuyên, nhưng có được những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật chế tạo vũ khí. Do đó, trình độ công nghệ của vũ khí tự tạo có nhiều cấp độ khác nhau.
Nhin chung, vũ khí tự tạo là sản phẩm sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân. Xét về mặt công nghệ, trình độ của loai vũ khí này thấp hơn nhiều so với vũ khí chính quy của địch cũng như của ta. Tuy nhiên, do tính thô sơ, dễ chế tạo, thích ứng với từng cách đánh sáng tạo trong từng trận cụ thể, nên vũ khí tự tạo trên chiến trường miền Nam cho phép thực hiện những đòn tiến công bất ngờ, hiệu quả vào những mục tiêu mang ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch và cả chiến lược. Ngoài ra, trong chiến tranh, không phải bao giờ và ở đâu các vũ khí sản xuất hàng loạt cũng đáp ứng được mọi nhu cầu tác chiến. Chính khoảng trống đó là đất dụng võ cho vũ khí tự tạo. Trong trường hợp này, chỉ bằng cách tự tạo mới có được thứ vũ khí đáp ứng nhu cầu chiến đấu cụ thể. Vì thế, không thể coi vũ khí tự tạo là một vũ khí loại hai, mà là sự bổ sung cần thiết và hợp lý cho những vũ khí sản xuất hàng loạt. Hơn nữa, chính những cải biên, cải tiến và những sáng tạo lẻ tẻ ban đầu trong lĩnh vực vũ khí tự tạo là một trong những nguồn dẫn đến những thay đổi trong vũ khí sản xuất hàng loạt, có thể dẫn đến vũ khí hoàn toàn mới. Thí dụ, các “sensor” nhậy cảm sức gió phát ra từ cánh quạt của máy bay lên thẳng đã từng được lắp cho các quả mìn bẫy trên chiến trường miền Nam thời chống Mỹ có thể là ý tưởng “trí năng hóa” các vũ khí truyền thống trong phòng chống chiến tranh công nghệ cao.
Mặc dù được coi là thô sơ, song trong vũ khí tự tạo vẫn có những bộ phận, những chi tiết được xếp vào loại có trình độ công nghệ hiện đại, khai thác từ các sản phẩm sản xuất hàng loạt, quân dụng cũng như dân dụng. Đặc biệt, trong chiến tranh, một trong những nguồn đáng kể cung cấp những chi tiết công nghệ cao ấy chính là vũ khí trang bị của địch do ta đánh chiếm được. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu vũ khí đối phương là một hoạt động quan trọng, không chỉ nhằm đối phó mà còn khai thác để tạo ra vũ khí đánh lại địch. Chính năng lực nghiên cứu khai thác vũ khí địch (cũng như nghiên cứu khai thác nói chung) là yếu tố quan trọng góp phần đáng kể tạo ra trình độ công nghệ của vũ khí tự tạo.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/cuabom.jpg)
Cưa bom địch lấy thuốc nổ.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Mười Hai, 2007, 06:52:05 pm
Như vậy, trong 30 năm (năm 1945 đến năm 1975) dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước giàhn lại độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc. Trong ba thập kỷ đó, ta đã chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Chiến thắng thực dân Pháp, nhân dân, các lực lượng vũ trang nhân dân ta từ những năm tháng bão táp sau Cách mạng tháng Tám bị bao vây cô lập bốn bề (năm 1945 đến năm 1950) đã tự lực tự cường, kết hợp với sự giúp đỡ của các nước anh em (năm 1950 đến năm 1954) đã giải quyết thành công vấn đề sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật lạc hậu, kém xa đối phương từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ văn minh công nghệ để chiến thắng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được sự viện trợ to lớn, hiệu quả và rất quan trọng của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, chúng ta lại phải đương đầu với một cuộc “chiến tranh công nghiệp” quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, một cuộc thể nghiệm quân sự thế kỷ và đã chiến thắng bằng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đụng đầu lịch sử lần này, trình độ công nghệ giữa ta và địch không còn cách xa như trong kháng chiến chống Pháp, được rút ngắn lại ở con số thập kỷ, thậm chí một số mặt có trình độ ngang nhau, nhưng lại diễn ra trên nhiều lĩnh vực mới, phức tạp, hoàn toàn xa lạ với văn minh công nghệ nước ta.
Nhưng hoà bình chưa được bao lâu, các lực lượng vũ trang nhân dân ta lại phải bước vào hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đó là chiến tranh giữ nước trên bộ đội Tây Nam, giúp đỡ nhân dân Campuchia chống lại tai họa diệt chủng do Pol Pot-Ieng Sary gây ra và chiến tranh biên giới phía Bắc. Đặc điểm chung của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đó trong lĩnh vực vũ khí trang bị kỹ thuật là trong một thời gian ngắn, chúng ta đã nhanh chóng làm chủ và khai thác kỹ thuật hiện đại của Mỹ do ta thu được sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong số vũ khí trang bị kỹ thuật đó có hàng trăm máy bay, tàu chiến, xe tăng, pháo, hàng ngàn tấn bom, đạn có trình độ công nghệ khác nhau thuộc hệ 2. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã thực hiện khối lượng rất lớn công tác thu gom, phân loại, phục hồi, cải biên, cải tiến, thích nghi, hoà nhập công nghệ các hệ thống vũ khí trang bị hệ 1 và hệ 2 để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chiến đấu. Ngoài ra, chúng ta còn tiếp nhận viện trợ từ phía Liên Xô những vũ khí trang bị kỹ thuật mới hiện đại cho các quân binh chủng lục quân, không quân, phòng không, hải quân, trong đó có cả những vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao, tạo cơ sở quan trọng cho chúng ta hình thành nền tảng vật chất-kỹ thuật của quân đội ta sau này.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/HQ-501.jpg)
Tàu HQ-501 (Mỹ sản xuất) chở BTR-50PK (Liên Xô sản xuất) của HQVN đổ bộ lên cảng Công-pông-chư-năng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Mười Hai, 2007, 08:22:06 pm
Bàn về đặc trưng công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trước hết cần nhận thấy rằng do đặc điểm của cuộc đụng đầu lịch sử lần thứ hai này quyết liệt hơn, cường độc cao hơn, trên biển, trên đất liền, nên công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta cũng có những đặc trưng mới. Những đặc trưng đó vừa mang đặc điểm của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ đó, vừa mang tính quy luật chung. Ngoài ra, cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ tiến hành chống nước ta là hình thái chiến tranh từ “thời đại công nghiệp” chuyển tiếp qua “thời đại thông tin”, thời đại chiến tranh công nghệ cao, nên việc nghiên cứu tổng kết những đặc trưng này vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa mang tính lý luận, thời sự cần thiết và quan trọng trong xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân ta nói chung, trong việc xây dựng một chiến lược công nghệ quân sự nói riêng. Ở đây, chỉ xin giới thiệu một vài ý kiến nhận xét có tính chất tổng kết bước đầu. Để có được những kết luận tổng quát hơn, sâu sắc hơn, cần tổ chức và hình thành các công trình nghiên cứu chuyên đề toàn diện về vấn đề này.

Đặc trưng thứ nhất: tính đan xen về công nghệ.

Theo các nhà lý luận quân sự nước ngoài, xét theo quan điểm tiến hóa công nghệ quân sự trong tiến trình lịch sử loài người, chiến tranh đã qua bốn thế hệ: thế hệ thứ nhất là chiến tranh bằng vũ khí lạnh, thế hệ thứ hai là chiến tranh bằng vũ khí nóng (hoả khí), thế hệ thứ ba là chiến tranh hạt nhân, thế hệ thứ tư là chiến tranh bằng vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao.

Ba thế hệ chiến tranh thể hiện sự tiến hóa về công nghệ quân sự nhằm tăng cường sức mạnh thể lực của con người nhờ sử dụng hiệu lực phản ứng chất nổ thông thường và nhiên liệu hạt nhân.
Trong những năm 50 của thế kỷ XX, công nghệ điện tử và máy tính ra đời, tiếp đến là công nghệ vi điện tử và vi xử lý những năm 60 đụng chạm đến một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ mà trong suốt hàng ngàn năm tiến hóa văn minh chưa có một cuộc cách mạng công nghệ nào đề cập đến. Đó là khả năng tư duy (hoặc trí năng) của con người. Công nghệ vi điện tử, vi xử lý góp phần rất quan trọng tăng cường khả năng tư duy, khắc phục các trở ngại của bộ não con người trong việc xử lý thông tin. Trở ngại đó thể hiện ở hai khía cạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quân sự.

Thứ nhất: cần xử lý thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, đa dạng hơn trong một thời gian ngắn hơn, được đo bằng giây, phần triệu giây và ngày nay là phần tỷ giây. Trở lại ngại này nằm ngoài khả năng tự nhiên của trí năng con người.

Thứ hai: cần phát hiện, thu thập những thông tin “vô hình” nằm ngoài khả năng các giác quan của con người. Trong khoa học, người ta gọi đó là “các sensor nhậy cảm”. Hệ thống sensor nhậy cảm của con người không thể nhận biết và xử lý được tín hiệu hồng ngoại cường độ thấp, tín hiệu siêu âm, hạ âm, tín hiệu rada, v.v…

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/radarHQ.jpg)
Radar đối hải cơ động CHAP-4 của HQVN trong KCCM.

Công nghệ vi điện tử, vi xử lý giúp con người khắc phục được hai trở ngại đó và tạo ra một cuộc cách mạng tự động hóa vĩ đại trong công nghiệp. Ngay từ khi mới ra đời, công nghệ vi điện tử và vi xử lý được ứng dụng ngay trong công nghệ quân sự, mở đầu quá trình “trí năng hóa” hoặc “thông tin hóa” các khí tài quân sự. Đương nhiên, trong thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, công nghệ vi điện tử và vi xử lý chưa thể tạo ra được các phương tiện chiến tranh “thay thế con người” như báo chí thời đó bình luận về cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Mười Hai, 2007, 09:41:00 pm
Nhưng công nghệ vi điện tử và vi xử lý là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định nội dung khái niệm “các phương tiện chiến tranh công nghệ cao”. Với quan niệm đó, cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là giai đoạn chuyển tiếp sang một loại hình chiến tranh mới-chiến tranh thế hệ thứ tư hoặc chiến tranh công nghệ cao. Quá trình điều khiển tên lửa chống rada Shrike và sử dụng các hệ thống chiến tranh điện tử của Mỹ cũng như quá trình điều khiển tên lửa phòng không SAM-2, v.v… thực chất là quá trình xử lý thông tin tín hiệu tốc độ nhanh, vượt quá khả năng trí tuệ của con người.

Đối phó thắng lợi chiến tranh xâm lược của Mỹ, các lực lượng vũ trang nhân dân ta tích luỹ được kinh nghiệm vô giá trong việc tổ chức và xây dựng lực lượng, trong đó có vấn đề vũ khí trang bị.

Đặc trưng đan xen công nghệ thể hiện ở chỗ vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang nhân dân gồm nhiều thế hệ (từ giáo mác, cung tên, mìn bẫy, đến pháo, xe tăng, tên lửa, máy bay, tàu chiến, v.v…), nhiều trình độ, trong đó có cả trình độ công nghệ cao (tên lửa phòng không điều khiển bằng rada, tên lửa điều khiển bằng hồng ngoại lắp trên máy bay, tên lửa chống tăng có điều khiển, ngư lôi tự dẫn, v.v…) có thể điều khiển bằng tay, bằng mắt, theo nguyên lý cơ khí, thuỷ lực, điện tử, hồng ngoại, v.v…

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/tauphongloi.jpg)
Tàu phóng lôi project 183 (Komar) của HQVN trong KCCM.

Đặc trưng đan xen công nghệ không chỉ thể hiện trên quy mô tổng thể vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta mà còn thể hiện rất rõ ngay cả trong mảng vũ khí tự tạo trên chiến trường miền Nam. Vũ khí tự tạo của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam vừa được chi viện về công nghệ từ hậu phương lớn miền Bắc, vừa khai thác công nghệ từ phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ do ta thu được sau từng trận đánh hoặc chiến dịch thắng lợi. Nhờ thế, trình độ công nghệ của vũ khí trang bị tự tạo của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương có nhiều cấp độ khác nhau-từ thô sơ đơn giản như quả đạp lôi, một khối nổ không vỏ, đến tinh vi, có trình độ công nghệ cao hơn như những quả mìn bẫy chứa thuốc nổ cực mạnh có ngòi nổ hẹn giờ điện tử, từ những dàn phóng lựu đạn bố trí dưới mặt đất đến những quả mìn định hướng vừa dùng để diệt sinh lực, vừa sát thương máy bay lên thẳng. Tính chất đan xen công nghệ muôn màu muôn vẻ đó trong vũ khí tự tạo cũng như trong vũ khí trang bị viện trợ được phát huy bằng đường lối chỉ đạo chiến tranh tài tình và sáng suốt của Đảng, với tài thao lược trong sử dụng sáng tạo vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta đã góp phần khắc phục các khoảng trống chiến lược, chiến dịch và chiến thuật trong tổ chức lực lượng và hoả lực, và tạo ra cuộc chiến tranh đặc biệt mà báo chí phương Tây gọi là “cuộc chiến tranh bằng ong vò vẽ” khiến cho cả lính Mỹ lẫn lính nguỵ đều lo sợ mỗi lần nghĩ đến cái chết đang chờ đợi họ trên mỗi bước bước chân hoặc trước mỗi phi vụ ở Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Mười Hai, 2007, 07:23:13 pm
Tính chất đan xem công nghệ đó đã tạo ra hệ thống hoả lực sát thương đan xen (đan xen về tầm cao trong chiến đấu phòng không, đan xen về tình huống chiến thuật, đan xen về cách bố trí và tổ chức lực lượng). Nhờ khai thác tận dụng tính chất đan xen đó chúng ta đã tạo ra hệ thống hoả lực phù hợp với thế trận chiến tranh nhân dân của ta, tạo ra một loại hình chiến tranh du kích mới độc đáo, rất Việt Nam-không chỉ chiến tranh du kích trên đồng lầy Nam Bộ, mà cả chiến tranh du kích trên không, trên biển, đưa nghệ thuật chiến tranh du kích Việt Nam phát triển đến đỉnh cao mới. Tờ “Thời báo” (Mỹ) số ra ngày 28 tháng 11 năm 1966 đã phải thú nhận: “Du kích Việt Nam trở thành những chuyên viên vĩ đại nhất, tài tình nhất trong lịch sử loài người”. Còn X.Pi-rốt, một nhà báo quân sự Pháp trong bài viết đăng trên tạp chí “Các lực lượng vũ trang” (Pháp) số ra ngày 30 tháng 4 năm 1975-đúng vào ngày ta hoàn toàn giải phóng miền Nam-cũng nhận xét: “Ở Bắc Việt Nam, trong hệ thống phòng không đan xen giữa pháo 23mm, 30mm, 37mm, 57mm,85mm và 100mm là tên lửa SAM-2, về sau là SAM-3. Trong hệ thống đó, SAM-2 đóng vai trò xua đuổi máy bay Mỹ từ độ cao lớn xuống độ cao thấp, ngang tầm với hoả lực phòng không tầm thấp rất nguy hiểm. Chỉnh thể hoả lực đó giáng cho không quân Mỹ đòn thiệt hại với tỷ lệ 30 máy bay bị bắn rơi trong số 10.000 lượt chiếc trong năm 1966 và năm 1967”.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/phuongan.jpg)
Lên phương án chiến đấu.

Bức tranh công nghệ vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một bức tranh hoành tráng lớn phản ánh nền văn minh công nghệ của nhiều thế kỷ từ công nghệ-kỹ xảo trước thế kỷ XV, đến công nghệ-khoa học trình độ cao nửa cuối thế kỷ XX. Khi nói rằng chúng ta thắng Mỹ bằng sức mạnh truyền thống của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước kết hợp với sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thời đại mới cũng bao hàm trong đó nền văn minh công nghệ đầy tài hoa của dân tộc kết hợp với các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của thời đại, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân.

Gần đây, khi bàn về xu hướng phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao, trong giới khoa học quân sự nước ngoài có ý kiến nhận định có thể chúng ta phải trở lại với chiến thuật chiến tranh du kích, vì thực chất của chiến tranh du kích là giấu kỹ mình, nhìn rõ người, tạo thế bất ngờ. Còn trong chiến tranh công nghệ cao, để đối phương trinh sát phát hiện ra mình gần như chắc chắn bị tiến công ngay tức khắc (Theo K.B.Smith. Trở lại với cuộc chiến tranh hầm hào. Tạp chí Tin quân sự Mỹ” số 8 năm 1990). Có ý kiến còn khẳng định, trong chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh du kích không những không mất hiệu lực mà còn có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, toàn diện hơn. Đó là phương thức chiến tranh du kích hiện đại cả trên không, trên biển, trên bộ. Vì thế, chiến tranh du kích của chiến tranh nhân dân Việt Nam dựa trên cơ sở đan xen công nghệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là bài học có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong quá khứ mà cả trong hiện tại và tương lai.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Mười Hai, 2007, 08:49:57 pm
Đặc trưng thứ hai: làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại vượt xa khả năng chế tạo trong nước, công nghệ sử dụng của các lực lượng vũ trang nhân dân ta đạt tới trình độ vược bậc trong chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại mới.

Theo quan niệm của khoa học và công nghệ hiện đại, vũ khí trang bị được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác viện trợ cho ta có thể được coi là một dạng chuyển giao công nghệ đặc biệt. Đó là công nghệ-sản phẩm.

Khi bàn về vấn đề chuyển giao công nghệ, yếu tố con người thường được đặt vào vị trí trung tâm và được hiểu là đội ngũ nhân lực được tổ chức tốt, có được thông tin và kỹ năng đầy đủ để khai thác có hiệu quả công nghệ-sản phẩm nhập.

Khi bước vào cuộc chiến tranh nhân dân chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (năm 1964), chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng hoà bình ở miền Bắc nói chung, trong xây dựng tiềm lực khoa học kỹ thuật nói riêng. Tuy tiềm lực đó chưa đủ để ta có thể tự sản xuất đủ được vũ khí trang bị cần thiết cho chiến tranh nhưng đã nâng cao một mức cơ bản trình độ dân trí, tạo tiền đề rất quan trọng cho chúng ta quản lý, khai thác nguồn vũ khí trang bị hiện đại nhập từ bên ngoài và tiến tới cải tiến, cải biên các phương tiện đó thích hợp với điều kiện và môi trường chiến tranh nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, tiềm lực đó còn góp phần quyết định trong việc nghiên cứu các ưu, nhược điểm trong vũ khí trang bị hiện đại của địch, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu nhằm giảm một phần đáng kể hiệu lực của các phương tiện đó.

Khai thác các phương tiện kỹ thuật nói chung, vũ khí trang bị nói riêng là một đề tài khoa học và công nghệ được đề cập đến với nhiều quan điểm khác nhau. Có loại ý kiến cho rằng khai thác cái của người khác là vấn đề khoa học và công nghệ “loại hai”, không giá trị bằng thiết kế chế tạo cái mới. Loại ý kiến này vừa thiếy tính khóa học, vừa phí kinh tế. Thực tế, ngay ở Liên Xô trước đây và các nước công nghiệp tiên tiến, vấn đề khai thác công nghệ được đánh giá rất cao. Ở các nước đó, nhiều nhà khoa học đã trưởng thành và lập công xuất sắc từ hoạt động này. Nhiều ý tưởng mới về khoa học và công nghệ nảy sinh từ quá trình khai thác công nghệ. Thêm nữa, để khai thác tốt, vừa cần có kiến thức khoa học đầy đủ, phải luôn luôn chủ động sáng tạo và vừa có kỹ năng nhất định. Máy bay MiG-21 của không quân ta rõ ràng tiên tiến hơn nhiều máy bay MiG-17 về công nghệ nhưng thời gian đầu MiG-21 nhiều lần xuất kích chưa bắn rơi máy bay Mỹ. Chỉ sau một thời gian cán bộ kỹ thuật và phi công ta thực sự làm chủ, khai thác tốt, MiG-21 mới thể hiện được ưu thế công nghệ cao hơn thế hệ trước đó. Trong khi đó, không quân ta đã biết khai thác một số ưu điểm kỹ-chiến thuật của máy bay MiG-17 như bán kính lượn vòng nhỏ, biến nó trở thành vũ khí bắn rơi nhiều máy bay nhất trong các trận không chiến với các máy bay siêu âm hiện đại của Mỹ.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/MiG-noibai.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười Hai, 2007, 09:33:12 pm
Nhận xét về khía cạnh này, giáo sư Shingo Shibata, chuyên viên nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Trường đại học tổng hợp Tokyo (Nhật Bản) cho rằng: “Không phải vũ khí mà con người là nhân tố quyết định kết quả chiến đấu. Như thế không có nghĩa xem nhẹ vũ khí. Người Việt Nam rất coi trọng vũ khí. Họ đã đưa vào sử dụng những vũ khí mới như máy bay chiến đấu phản lực, tên lửa, rada, súng phòng không… Đó là những vũ khí được viện trợ nhưng chúng ta phải nhớ rằng việc sử dụng những vũ khí đó do nhân dân Việt Nam đảm nhiệm. Khi đưa các thứ vũ khí này vào Việt Nam, trước hết người Việt Nam phải xây dựng hệ thống thuật ngữ chuyên môn kỹ thuật như điện tử, thuỷ khí động học, đạn đạo học, toán học cao cấp bằng ngôn ngữ Việt Nam. Sau đó, khắc phục những khó khăn khác, họ mới bắt đầu học những vấn đề cơ bản. Họ cương quyết duy trì đường lối tự lực cánh sinh. Họ đã độc lập sử dụng những vũ khí mới nhất. Kết quả cố gắng của họ thấy rõ trong việc bắn rơi máy bay hiện đại nhất, trong đó có máy bay B-52 và F-111. Người Việt Nam vẫn cương quyết tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó yếu tố quan trọng nhất là giáo dục. Người Việt Nam đã đạt được thành tựu phi thường. Họ coi giáo dục lý thuyết cơ bản là bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam buộc họ phải sử dụng tên lửa, rada, v.v… và nghiên cứu toán học, điện tử học. Chương trình giáo dục ở các trường đại học được mở rộng, công tác giáo dục ở các trường sơ cấp, trung cấp được sửa đổi theo hướng hiện đại hơn. Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam là một tổ chức lớn gồm 130.000 thành viên trong khi dân số miền Bắc chỉ có 17 triệu người. Như vậy rõ ràng tỷ lệ thành viên của Hội trong dân số là rất cao. Trình độ hiểu biết khoa học-kỹ thuật ở Việt Nam cũng cao bằng ở Nhật Bản và các nước tư bản khác”.
(Shingo Shibata, Chiến tranh Việt Nam và cách mạng khoa học kỹ thuật. Bản dịch của Viện khoa học quân sự (nay là Cục quản lý khoa học và công nghệ-Bộ Quốc phòng).

Rõ ràng, việc Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất với số lượng rất lớn và mức độ tập trung cao đã tạo cho họ sức mạnh hơn về hoả lực không quân và pháo binh; sức cơ động cao bằng đường không, đường bộ và đường thuỷ, khả năng vận chuyển lớn trong bảo đảm vật chất-kỹ thuật, v.v… Những mặt mạnh đó tạo ra tính chất ác liệt của chiến tranh, tình huống chiến đấu phát triển khẩn trương, sự chuyển hóa mau lẹ trong so sánh lực lượng, trong chiến dịch và chiến đấu. Với ưu thế về trang bị, vũ khí như vậy, nếu đối phương được tư do hành động theo cách đánh sở trường của họ thì chắc chắn vũ khí trang bị hiện đại sẽ phát huy tác dụng lớn và có thể tạo ra hiệu quả cao.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/napalm.jpg)
Mỹ dội bom napalm xuống thôn xóm Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Mười Hai, 2007, 09:40:53 pm
Trên cơ sở làm chủ khai thác tốt các vũ khí trang bị hiện đại có trong trang bị, nắm vững các chỗ mạnh và điểm yếu trong vũ khí trang bị của địch, chúng ta đã vận dụng kết hợp tất cả các loại vũ khí và trang bị từ thô sơ đến hiện đại, khéo dùng đúng lúc, đúng chỗ, tập trung đúng mức các phương tiện chiến đấu trong các tình huống chiến lược, chiến dịch và chiến thuật với phương châm dùng vũ khí hiện đại làm nòng cốt để phát huy tác dụng của các loại vũ khí khác.

Có trường hợp ta dùng vũ khí trang bị hiện đại là chính kết hợp với loại kém hiện đại và thô sơ. Trường hợp khác ta lại lấy loại kém hiện đại là chính kết hợp với loại hiện đại và thô sơ. Ví dụ, pháo phòng không các loại là phương tiện chiến đấu chủ yếu kết hợp với các phương tiện khác để đánh lực lượng không quân hiện đại ở tầm thấp và vừa. Khi đánh máy bay địch ở độ cao lớn, ta lại coi máy bay và tên lửa là phương tiện chiến đấu chủ yếu kết hợp với các phương tiện khác.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/KQNDVN20MiG-17a2.jpg)
  Không quân VN trú quân trong nhà lá - một biểu hiện của kết hợp giữa thô sơ với hiện đại.
Ta dùng cả súng bộ binh, mìn bẫy bố trí trên ngọn cây để bắn rơi máy bay và máy bay lên thẳng hiện đại của địch; dùng vật chướng ngại, mìn chống tăng để đối phó với xe tăng hiện đại của địch, v.v… Các phương tiện chiến đấu có tính năng tác dụng khác nhau đặt trên mặt đất, trên không và trên biển, có uy lực cũng như uy lực vừa và nhỏ, có tầm hoạt động xa cũng như gần, có điều khiển cũng như không điều khiển, tự động và nửa tự động, chuyên chở bằng những phương tiện cơ giới, tự hành hoặc thô sơ, v.v… đều được sử dụng phù hợp với tính năng tác dụng của chúng, kết hợp chặt chẽ với nhau. Sức đột kích, sức cơ động và sức mạnh hoả lực cần thiết của lực lượng vũ trang ta được tạo nên bởi tất cả các loại vũ khí có trình độ kỹ thuật và tính năng, tác dụng khác nhau.

Có lẽ trong công nghệ sử dụng các phương tiện vật chất nói chung, vũ khí trang bị nói riêng, không có cụm từ nào diễn đạt giản dị hơn, hay hơn, chính xác hơn từ “khéo dùng” mà chúng ta thường gặp trong các bài viết và nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác thường viết và nói “khéo vận động quần chúng”, “khéo tổ chức”, “khéo kết hợp”, v.v… Khéo sử dụng các phương tiện vật chất đã trở thành một đặc trưng văn hóa độc đáo của người Việt Nam. Các chiến sĩ trắc thủ rada của ta khéo sử dụng đến mức có thể phát hiện ra dấu vết của máy bay Mỹ, đặc biệt là máy bay B-52, trên màn hình có vô vàn tín hiệu nhiễu dày đặc để bám theo chúng và điều khiển hoả lực phòng không điêu luyện, mang đậm cốt cách văn hóa của người Việt Nam. Các nghệ sỹ của chúng ta thường kể lại câu chuyện cảm động về một nhạc sỹ Việt Nam trong buổi biểu diễn tốt nghiệp khóa học chỉ huy trước một dàn nhạc giao hưởng lớn ở nước ngoài. Trong buổi biểu diễn đó, một nhạc công đã được giáo sư nhạc viện trong ban giám khảo giao hẹn trước là phải chơi sai một vài nốt trong bản nhạc. Vị giáo sư nọ đã phải sửng sốt trước sự thính nhậy của nhạc sỹ trẻ Việt Nam khi anh dùng thước chỉ huy ra hiệu cho cả dàn nhạc ngừng biểu diễn đúng lúc phát ra các nốt nhạc “gây nhiễu”. Sự “khéo dùng” ở trong hai trường hợp chỉ là một, chỉ khác nhau ở chỗ nhạc sỹ trẻ Việt Nam trong buổi biểu diễn khả năng chỉ huy đã phát hiện ra “mục tiêu giả” (nốt nhạc sai) trong hàng ngàn “mục tiêu thật” (nốt nhạc đúng) bằng nhậy cảm đặc biệt của đôi tai.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Mười Hai, 2007, 09:51:26 pm
Khéo sử dụng mọi khả năng tiềm tàng để đánh địch, ta không chỉ hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu điểm yếu của địch, mà còn biết khai thác ngay những yếu tố công nghệ mạnh nhất của địch để đánh lại chúng. Trường hợp đánh máy bay B-52 là một thí dụ minh chứng. Gây nhiễu là một thủ đoạn của địch, nhưng bộ đội phòng không-không quân ta biết dùng nhiễu đặc trưng của B-52 để bám sát và bắn rơi chúng, từ đó sáng tạo ra một cách độc đáo, rất Việt Nam, trong cuộc đấu trí và đấu lực quyết liệt với tiềm lực không quân mạnh và hiện đại nhất của Mỹ. Đó là cách đánh trong môi trường bị gây nhiễu.
Một trong những bí quyết của công nghệ sử dụng vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong kháng chiến chống Mỹ là sự kết hợp tài tình, khôn khéo giữa kiến thức khoa học kỹ thuật cao với nghệ thuật quân sự độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Đặc trưng thứ ba: tính khả thi và hiệu quả lớn.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta phải đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô, mức độ sử dụng lực lượng và phương tiện của cả hai bên vượt xa thời kỳ chống Pháp, do đó tính khả thi và hiệu quả của công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.

Trước hết, đặc trưng công nghệ này thể hiện nổi bật trong mảng vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo trên chiến trường miền Nam-nơi đối đầu trực tiếp với hàng triệu quân Mỹ và đồng minh của họ. Với khả năng sáng tạo vô tận của nhân dân, kế tục truyền thống công nghệ vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống Pháp, trước nhu cầu bức thiết và đa dạng của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu nước, ta đã sáng tạo ra hàng trăm, hàng ngàn kiểu loại vũ khí từ thô sơ nhất như bẫy chông tre đến hiện đại như mìn bẫy có cơ cấu điều khiển bằng điện tử. Hiện đại ở đây được hiểu theo nghĩa hàm lượng khoa học, nguyên lý khoa học, còn thiết kế lại đơn giản, dễ chế tạo, có thể sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ hoặc khai thác từ các phương tiện của địch.

Thứ hai, tính khả thi và hiệu quả thể hiện ở chỗ chúng ta biết khai thác tối đa tính đan xen công nghệ trong bố trí lực lượng và phương tiện chiến đấu, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp. Con số máy bay Mỹ bị bắn rơi và phá huỷ trên cả hai miền Nam-Bắc bằng các phương tiện hoả lực khác nhau đã chứng tỏ điều đó. Tính từ năm 1965-1975, không quân ta bắn rơi 320 máy bay Mỹ các loại (trong đó có 2 chiếc B-52); tên lửa phòng không bắn rơi 800 máy bay (từ 1965-1972), riêng trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã bắn rơi 37 chiếc, trong đó có 32 chiếc B-52. Hải quân nhân dân Việt Nam bắn rơi 118 máy bay, bộ đội đặc công phá huỷ 6.000 máy bay các loại. Các lực lượng dân quân tự vệ và bộ đội địa phương bắn rơi hàng trăm chiếc khác, trong đó máy bay “cánh cụp cánh xoè” F-111 hiện đại nhất của Mỹ.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/phongkhongnhandan.jpg)
Thế trận phòng không nhân dân.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 16 Tháng Mười Hai, 2007, 09:27:25 pm
Thứ ba, thể hiện ở hiệu quả công nghệ cải tiến, cải biên vũ khí trang bị. Trong nhiều trường hợp, chỉ một cải tiến nhỏ cũng mang lại hiệu quả lớn. Đây là bài học quan trọng trong khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật cũ và mới.

Sau kháng chiến chống Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ, trong số vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta có nhiều chủng loại phương tiện hoả lực xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, (từ Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật, v.v…), không đồng bộ về chất lượng, về phương tiện mang và đạn dược. Chúng ta đã khéo cải biên và cải tiến các vũ khí trang bị đó để phục vụ yêu cầu bức thiết của chiến trường. Các hoạt động đó đã đạt được khả năng lắp lẫn, thay đổi chức năng và mục đích sử dụng, góp phần quan trọng tạo ra các phương tiện chiến đấu thuận tiện phù hợp với nhiều tình huống khác nhau, đáp ứng các yêu cầu chiến đấu đa dạng. Hoạt động cải biên và cải tiến đó góp phần gây cho địch nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần vì chúng khó tìm được hướng và cách đối phó.

Trong số các công trình khai thác vũ khí trang bị  tích luỹ đựoc từ cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể kể đến công trình cải tiến pháo phòng không 90mm do Mỹ sản xuất viện trợ cho Liên Xô theo hiệp ước đồng minh chống phát xít và Liên Xô lại viện trợ cho quân đội ta. Công trình này được tiến hành trong bối cảnh xúc tiến chuẩn bị đương đầu với thách thức chiến tranh xâm lược mới của Mỹ. Cán bộ và chiến sĩ pháo phòng không đã tìm tòi nghiên cứu khai thác các nguồn tư liệu thu thập được về loại pháo này, cải tiến thành công kính ngắm, lắp thêm bộ phận bắn đón máy bay bay thấp, bay bằng và bổ nhào. Đồng thời, rút ngắn thời gian thao tác bắn loại pháo này từ 17 phút theo lý thuyết thiết kế xuống còn 6 phút và sau đó là 4 phút. Về sau, trong trận chiến đấu ngày 5 tháng 8 năm 1964, đại đội 183 (trung đoàn 280) bộ đội phòng không bảo vệ thành phố Vinh đã bắn rơi tại chỗ máy bay phản lực Mỹ bằng chính pháo phòng không 90mm do cán bộ chiến sĩ pháo phòng không ta cải tiến. Đây là công trình cải tiến rất quan trọng trong những năm đầu xây dựng tiến lên chính quy hiện đại, thể hiện tinh thần chủ động sáng tạo dám nghĩ, dám làm trong khai thác vũ khí trang bị. Tinh thần đó về sau được phát huy với cường độ và hiệu quả cao hơn trong hoạt động làm chủ khai thác các vũ khí trang bị phòng không hiện đại như tên lửa có điều khiển, pháo phòng không điều khiển bằng rada, v.v…
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/phaopk90mm.jpg)
Pháo phòng không 90mm bảo vệ HN.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Mười Hai, 2007, 09:52:06 pm
Không thể không kể đến một thí dụ điển hình về mặt này là công trình cải tiến pháo phản lực mang vác A-12 trên cơ sở đó đề nghị Liên Xô sản xuất hàng loạt rocket ĐKB mang vác đã nhiều lần dội bão lửa xuống nhiều căn cứ quân sự, kho tàng, đơn vị đóng quân của địch. Trong đó có các căn cứ lớn, quan trọng tầm chiến lược nằm ngay cạnh cơ quan đầu não của địch. Hoảng sợ trước sự xuất hiện pháo “Cachiusa” mang vác của ta, địch rải truyền đơn kêu gọi ta thôi dùng loại vũ khí này để đổi lấy phương án chúng thôi dùng pháo đài bay B-52.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/A-12.jpg)
Bác Hồ xem bắn thử A-12.

Thứ tư, tính khả thi và hiệu quả lớn thể hiện nổi bật ở các biện pháp đối phó với vũ khí trang bị hiện đại của đối phương, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang ta. Để có được biện pháp đối phó hiệu quả cao, chúng ta đã phải tìm hiểu nghiên cứu, nắm chắc những chỗ mạnh và điểm yếu trong vũ khí trang bị của địch. Từ đó, đề ra các giải pháp kỹ thuật kết hợp với chiến thuật, có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Các biện pháp đó vừa có quy mô lớn, tầm chiến lược, trình độ công nghệ từ thấp đến cao như biện pháp đối phó thành công với các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ trong đó có máy bay ném bom chiến lược B-52 trong chiến dịch ném bom cuối năm 1972 vừa có quy mô lớn gồm nhiều trình độ công nghệ khác nhau như rà phá bom từ trường. Có biện pháp rà phá đơn giản như dùng khung dây dẫn phá bom từ trường nhưng có hiệu quả cao. Chỉ cần một cuộn dây điện với 2 quả pin nhỏ, bất kỳ tổ thanh niên xung phong nào cũng có thể phá được bom từ trường của Mỹ ở các địa điểm khác nhau. Nhưng cũng có những biện pháp phức tạp hơn như dùng cả một chiếc ô tô làm “lõi”, xung quanh được quấn các khung dây để làm phương tiện rà phá cơ động, v.v…

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/tauphongtu.jpg)
Lắp đặt tàu phóng từ rà phá thủy lôi.

Thứ năm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chiến thuật và kỹ thuật, giữa kỹ thuật và kinh tế, liên kết tất cả các khâu từ nghiên cứu thiết kế đến sản xuất, huấn luyện và đưa công nghệ mới vào chiến đấu nhằm đạt hiệu quả cao và kịp thời. Đó là một trong những phương châm hành động góp phần tạo nên thành công trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Mười Hai, 2007, 08:58:56 pm
Công tác khoa học và kỹ thuật quân sự phải luôn luôn nhằm giải quyết những nhiệm vụ chiến đấu cấp bách nhất của chiến trường và bảo đảm các yêu cầu của chiến thuật. Căn cứ vào đặc điểm chiến trường của ta và mối tương quan giữa ta và địch, yêu cầu chiến thuật nổi bật nhất lúc bấy giờ đối với vũ khí trang bị là bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu nhưng phải gọn nhẹ, dễ mang vác, dễ sử dụng, bí mật bất ngờ. Các cơ quan nghiên cứu của ta nói chung nắm vững các yêu cầu đó trong quá trình chọn đề tài, xác định chỉ tiêu chiến-lương thực của đề tài, lập phương án nghiên cứu và chọn lựa các giải pháp kỹ thuật. Nhờ nắm vững nhiệm vụ chiến đấu và các yêu cầu của chiến thuật, chúng ta đã khai thác và thích ứng được các vũ khí hiện đại nhập từ bên ngoài vào điều kiện chiến trường của ta để phát huy tác dụng của chúng trong thực tế chiến đấu như MiG-17 cải tiến, A-12, ĐKB nối tầng, mìn, thuỷ lôi ứng dụng thuốc nổ dẻo và bánh ép TNT, v.v… Những yêu cầu chiến thuật đó cũng được thể hiện trong các chỉ tiêu kỹ thuật của các vũ khí do ta nghiên cứu thiết kế và chế tạo như thuỷ lôi áp suất APS, thủ pháo mảnh, mìn đánh máy bay MĐK, tên lửa phá rào FRA, v.v…

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/DKBnoitang.jpg)
DKB nối tầng - DKF-20.

Nhờ thế, mặc dù chưa hoàn chỉnh, vẫn được các đơn vị đưa vào chiến đấu đạt hiệu quả cao. Trong lĩnh vực nghiên cứu đối phó với địch, sự kết hợp giữa chiến thuật và kỹ thuật còn mật thiết hơn nữa. Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này có khi được thể hiện bằng các phương tiện kỹ thuật như các phương tiện phá bom từ trường, nhưng nhiều trường hợp khác lại được thể hiện bằng sự phát triển của chiến thuật, lợi dụng các mặt hạn chế trong kỹ thuật hiện đại của địch để đối phó với chúng sao cho có hiệu quả. Ngay trong lĩnh vực nghiên cứu về bảo quản cũng chú ý đến các yêu cầu của chiến thuật để đề xuất các biện pháp lương thực thích hợp như mỡ chịu nhiệt cho pháo phòng không, dung dịch tẩy rửa nòng pháo, v.v…

Đương nhiên, quan hệ giữa kỹ thuật và chiến thuật phải là quan hệ hai chiều: nói chung kỹ thuật phải phục vụ cho chiến thuật, trong không ít trường hợp, yêu cầu chiến thuật thúc đẩy kỹ thuật phát triển. Khi đã có các phương tiện kỹ thuật, chiến thuật lại phải căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật hoặc công nghệ mới, vào đặc điểm của công tác kỹ thuật. Mối quan hệ này được thể hiện khá sinh động trong các hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu khác nhau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Mười Hai, 2007, 08:04:25 pm
Mối quan hệ giữa kỹ thuật và kinh tế cũng được xử lý đúng trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp công nghệ. Giải pháp đó phải vừa phù hợp với yêu cầu của chiến thuật, vừa có khả năng đưa vào sản xuất với một khối lượng sản phẩm nhất định để có tác dụng chiến thuật đáng kể. Vì trình độ công nghệ và khả năng công nghiệp của nước ta còn rất hạn chế nên tư tưởng chỉ đạo lúc bấy giờ trong công tác khoa học và công nghệ là ra sức vận dụng các lý luận khoa học đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng trong điều kiện nước ta.

Đó là tư tưởng chỉ đạo cơ bản cho sự tìm tòi sáng tạo khoa học và công nghệ, không phải chỉ thích hợp với giai đoạn khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh mà còn là một tư tưởng chỉ đạo cơ bản lâu dài cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Chỉ có như vậy công nghệ quân sự mới có thể góp phần phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân.

Theo hướng đó, chúng ta đã tạo ra được các loai trang bị kỹ thuật đơn giản nhưng có cơ sở khoa học và có hiệu quả chiến đấu khá cao. Đương nhiên, không phải mọi yêu cầu của chiến thuật trong chiến tranh hiện đại đều có thể giải quyết bằng kỹ thuật đơn giản. Trong trường hợp cần có những giải pháp công nghệ tương đối phức tạp, đương nhiên phải chấp nhận tính phức tạp của giải pháp công nghệ và tận dụng mọi khả năng công nghiệp trong nước để giải quyết.

Vấn đề kết hợp công nghệ với chiến thuật trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể gợi mở cho chúng ta những suy nghĩ cần được nghiên cứu tham khảo trong tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang về sau này.

Đặc trưng thứ tư: tiềm năng cải tiến, cải biên sáng tạo phát triển vượt bậc, đạt tới tầm cao mới.
Tiềm năng cải tiến, cải biên vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đạt được tầm cao mới và được thể hiện rất rõ trên nhiều mặt.

Thứ nhất, thể hiện ở số lượng các công trình cải tiến, cải biên vũ khí trang bị. Trong điều kiện chiến tranh diễn ra ác liệt, dồn dập, khẩn trương, quyết liệt, mỗi công trình đó có thể được ghi nhận như một chiến công thầm lặng.

Thứ hai, thể hiện ở trình độ và chất lượng công nghệ cải tiến, cải biên vũ khí trang bị không chỉ cải tiến các chi tiết nhỏ mà còn cải tiến cả hệ thống vũ khí trang bị lớn để phù hợp với điều kiện chiến tranh trong môi trường Việt Nam; không chỉ cải tiến các vũ khí trang bị có tính chất cơ khí là chủ yếu như súng cối mà còn cải tiến cả những vũ khí trang bị có trình độ công nghệ cao như tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu, vũ khí trang bị hải quân, pháo binh, công binh, hóa học, thông tin liên lạc, v.v…

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/DKB.jpg)
Bác Hồ nghe giới thiệu về DKB - loại pháo được LX chế tạo theo đề xuất của VN.

Ở đây cần đặc biệt lưu ý đến hai loại cải tiến. Loại thứ nhất do chúng ta tự xây dựng phương án thiết kế và thi công trong nước trọn vẹn, trong một số trường hợp có sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự nước bạn. Loại thứ hai chỉ là các ý tưởng thiết kế cải tiến nảy sinh trong quá trình sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật nhập từ bên ngoài nhưng ta không có đủ điều kiện vật chất kỹ thuật và kinh tế để thực thi trong thực tế.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Mười Hai, 2007, 09:51:20 pm
Thông qua các hoạt động nghiên cứu cải tiến, cải biên sáng tạo đó cán bộ khoa học và kỹ thuật quân sự của ta tiếp thu được những kiến thức và kinh nghiệm khoa học kỹ thuật hiếm có mà không được giảng dạy hoặc truyền thụ ở bất kỳ một học viên quân sự nào. Đó là một dạng bí quyết công nghệ, trong một số trường hợp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đổi mới và cải tiến vũ khí trang bị. Nhưng trong điều kiện chiến tranh, chúng ta không có khả năng thiết lập quy trình công nghệ, thiết bị công nghệ để thực thi những ý tưởng đó. Ngày nay, xét theo quan điểm khoa học và công nghệ, những ý đó là nguồn thông tin công nghệ có ý nghĩa đặc biệt. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, các công ty công nghệ quân sự trên thế giới ra sức săn lùng thông tin về nguyên nhân bất lực và sự thất bại của các phương tiện chiến tranh của Iraq trong cuộc đối đầu với Mỹ và liên quân. Nhưng phía Iraq dường như không đưa một tin nào về quá trình sử dụng vũ khí trang bị của họ. Lý do thật dễ hiểu vì đó là những bí mật công nghệ rất có giá trị để họ cải tiến vũ khí trang bị hiện có và chế tạo các vũ khí trang bị mới.

Thực tiễn trên đây chứng tỏ năng lực đổi mới, cải tiến công nghệ tiềm ẩn trong đặc trưng văn hóa của người Việt Nam một khi được tiếp nhận tri thức khoa học đã phát triển và thể hiện mạnh mẽ. Nhưng trong điều kiện chiến tranh, chúng ta không có khả năng nận và xây dựng quy trình công nghệ nên về sau phải chịu một hậu quả lâu dài là mất cân đối giữa khoa học và công nghệ. Thực tế là chúng ta thừa đội ngũ cán bộ và nhân viên khoa học, thiếu đội ngũ cán bộ và nhânviên công nghệ. Thực tế này có thể được xem như một sự “khủng hoảng thừa cán bộ khoa học kỹ thuật”. Đó cũng là một hiện tượng đã từng gặp tại một số nước đang phát triển, ở các nước bạn của chúng ta ở Đông Âu và đặc biệt là Liên Xô trước đây. Những năm 50-60, ở Nam Triều Tiên cũng xảy ra một cuộc khủng hoảng “thừa khoa học, thiếu công nghệ”. Sự khủng hoảng đó có thể vừa là kết quả, vừa là hậu quả của truyền thống Nho giáo, hiếu học của các dân tộc Á Đông tương tự. Nhưng trong những năm sau đó chiến lược chuyển giao và nhập khẩu công nghệ đã nhanh chóng thu hút đội ngũ những người lao động có chất xám đó và góp phần quan trọng đưa Nam Triều Tiên thành một cường quốc công nghệ có trình độ công nghệ thế giới đang thách thức cạnh tranh cả với Mỹ và Nhật Bản.

Đặc trưng thứ năm: Quá trình phát triển từ công nghệ-kinh nghiệm đến công nghệ-khoa học bắt đầu trong kháng chiến chống Pháp đã tiến một bước dài trong kháng chiến chống Mỹ và đạt đến trình độ cao hơn nữa.
Như đã giới thiệu ở chương hai, ở các nước phát triển, giai đoạn một trong tiến hoá công nghệ diễn ra trước thế kỷ XV là giai đoạn công nghệ kinh nghiệm, giai đoạn thứ hai trong tiến hoá công nghệ quân sự diễn ra ở thế kỷ XIX dựa trên một số cơ sở lý luận khoa học và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Sang giai đoạn thứ ba trong thế kỷ XX, tiến hoá công nghệ quân sự là một quá trình có tổ chức, có định hướng, dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc và một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Căn cứ vào cái “thang điểm” đó để đánh giá thì công nghệ quân sự của ta vừa có các yếu tố tiến hoá giai đoạn một, là giai đoạn đoạn công nghệ-kinh nghiệm, công nghệ-kỹ xảo, vừa có yếu tố của giai đoạn hai và ba. Đặc trưng đó có ý nghĩa quyết định tạo ra tính đan xen công nghệ trong vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta. Nhưng so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, công nghệ vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta có bước phát triển mới, cao hơn trong đó hàm lượng khoa học nhiều hơn trong công nghệ sử dụng, công nghệ chế tạo, thậm chí yếu tố khoa học trong công nghệ còn mạnh hơn yếu tố quy trình, dẫn đến sự mất cân đối trong hai vế đó. Còn công nghệ-tính năng của vũ khí trang bị nhập từ bên ngoài đã đạt tới trình độ vược bậc so với trước, trong đó một số vũ khí có tính năng đạt tới trình độ công nghệ cao.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/nghiencuuthuyloi.jpg)
Mổ xẻ thủy lôi Mỹ để tìm cách rà phá.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Mười Hai, 2007, 08:25:58 pm
Sự phát triển vừa vượt bậc, vừa không cân đối đó một mặt là do công nghệ vũ khí trang bị của ta hình thành theo quy luật không bình thường. Phần lớn số vũ trang hiện đại và tương đối hiện đại không do ta tự chế tạo ra mà thông qua quá trình chuyển giao công nghệ dặc biệt, đó là sự viện trợ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Mặt khác, sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm xây dựng hoà bình ở miền Bắc (năm 1954 đến 1964) và tiếp tục sau đó trong những năm cả nước có chiến tranh đã tạo ra đội ngũ nhân lực khoa học kỹ thuật hùng hậu (Năm 1970, miền Bắc có 4 triệu học sinh phổ thông, 8 vạn 7 ngàn học sinh đại học, 14 vạn 3 ngàn học sinh trung cấp và hơn 1 vạn lưu học sinh ở nước ngoài. Hàng chục vạn cán bộ kỹ thuật và hàng chục ngàn người chuyên nghiên cứu khoa học). Đội ngũ đó là cơ sở mạnh và vững chắc để ta làm chủ, khai thác các phương tiện chiến đấu có trong tay, đồng thời nắm chắc những thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Mỹ để kịp thời phát hiện các thủ đoạn chiến tranh tinh vi của họ.

Cuộc đấu trí thắng lợi của ta trong việc đương đầu với nhiều loại hình chiến tranh quy mô lớn của Mỹ chứng tỏ kiến thức khoa học kỹ thuật và khoa học quân sự cơ bản trình độ cao kết hợp khôn khéo với các phương tiện kỹ thuật có phần lạc hậu hơn địch về công nghệ vẫn tạo ra được cách đánh giá có hiệu quả lớn. Một số tri thức khoa học kỹ thuật quý báu thu thập được của cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự trong quá trình khai thác vũ khí trang bị của ta cũng như trong hoạt động tìm hiểu vũ khí trang bị của địch đã không có cơ sở công nghệ để áp dụng. Những tri thức đó được chuyển giao cho bạn để cải tiến vũ khí mới, vừa có lợi cho cả hai bên.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/huongdanthaothuyloi.jpg)
Hướng dẫn tháo thủy lôi.

Sự phát triển vược bậc về mặt khoa học đã đưa công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang ta tiến hoá đến trình độ khoa học ứng dụng (Applied Science). Có một số ý kiến gọi đó là “khoa học thực tiễn”. Thực chất của trình độ đó là đưa các ý tưởng khoa học trực tiếp phục vụ các yêu cầu của chiến tranh. Hoạt động chiến đấu và sản xuất vừa là đối tuợng phục vụ, vừa là nơi kiểm nghiệm tính chân lý của khoa học.

Có được trình độ công nghệ-khoa học,cán bộ, chiến sĩ ta đã đề xuất, tính toán và thực thi thành công nhiều đề tài khoa học thực tiễn đạt kết quả tốt.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười Hai, 2007, 07:43:23 pm
Đặc trưng thứ sáu: kết hợp tính khoa học và tính cách mạng.
Vào những năm 60, khi Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam nước ta và sau đó phát động cuộc leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, cả thế giới tiến bộ lo ấu và thông cảm với nhân dân ta trước sức mạnh kỹ thuật quân sự khủng khiếp của Mỹ, đặc biệt là trước chiến dịch ném bom chiến lược quy mô lớn bằng pháo đài bay vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Trong cuộc đối đầu không cân sức đó, thiếu một trong hai yếu tố “cách mạng” và “khoa học”, chúng ta không thể giành được thắng lợi. Đó là một thực tế đã được lịch sử ghi nhận. Trong lĩnh vực công nghệ, yếu tố con người là trung tâm. Trong công nghệ quân sự của ta, đó là những con người vừa có tinh thần tự giác hy sinh cách mạng rất cao, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật đủ sức nắm vững, làm chủ từ vũ khí trang bị thô sơ đến vũ khí trang bị công nghệ cao.

Trước hết, xuất phát từ quyết tâm dám đánh Mỹ và thắng Mỹ chúng ta mới phát hiện ra ưu thế công nghệ của Mỹ không đồng nhất với ưu thế quân sự của họ, rằng vũ khí trang bị của Mỹ dù hiện đại đến mấy cũng có những hạn chế và nhược điểm nhất định. Chính các nhà lý luận quân sự Mỹ cũng đưa ra ý kiến tổng kết rằng ưu thế công nghệ chỉ có thể tạo ra ưu thế quân sự trong hai điều kiện.

1.Ưu thế công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao được áp dụng để chế tạo các vũ khí trang bị thích hợp với chiến trường nhất định, nhằm vào đối tượng nhất định. Một quả bom, tên lửa thông minh ”sinh ra” để đánh một đối phương ở châu Âu, ở sa mạc Trung Đông có thể  “tỏ ra” rất “ngớ ngẩn” trươớ một đối phương trên chiến trường nhiệt đới, rừng rậm như ở Đông Dương, thậm chí không hữu hiệu bằng những vũ khí “ngu si”.

2.Ưu thế công nghệ phải kết hợp với các yếu tố khác như học thuyết quân sự, tinh thần, tâm lý và các yếu tố nhân văn khác mới trở thành ưu thế quân sự.

Bị thua trận ở Việt Nam và mang nặng “hội chứng Việt Nam” suốt hàng thập kỷ, đến chiến tranh Vùng Vịnh, Mỹ đã phải tính đến rất kỹ và khai thác tối đa yếu tố tinh thần và tâm lý trong cuộc đối đầu với Iraq. Thậm chí, trong các chương trình đào tạo sĩ quan trong học viện quân sự Mỹ, các tướng lĩnh Hoa Kỳ đã phải đưa nội dụng nghiên cứu tác phẩm của các nhà quân sự Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nhân dân vào chương trình nghiên cứu của họ.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/war14t.jpg)
Chiến thắng 30/4/1975 - Chiến thắng của tinh thần và trí tuệ Việt Nam.

Ngoài ra, trong thập kỷ 80, khi nghiên cứu về chiến tranh công nghệ cao, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng phải thừa nhận rằng “vũ khí thông minh” vẫn có những giới hạn nhất định. Một đối phương có tài thao lược trong công nghệ sử dụng vẫn có khả năng hạn chế các vũ khí đó bằng các biện pháp phòng thủ thích hợp.

Trong những năm tháng cách mạng sôi nổi, hào hùng những năm 60 và 70 sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã trở thành lý tưởng, thành lẽ sống của cán bộ, chiến sĩ nhân dân ta nói chung, của cán bộ khoa học kỹ thuật chúng ta nói riêng. Chiến lược chiến tranh nhân dân vừa là kim chỉ nam cho các hoạt động khoa học kỹ thuật vừa là nguồn lực vô tận để hỗ trựo cho công tác nghiên cứu, để biến kết quả nghiên cứu nhanh chóng thành sức mạnh chiến đấu to lớn trên các chiến trường.

Mọi cán bộ chiến sĩ ta đều khao khát thể hiện lý tưởng và ý chí chiến đấu của mình bằng hành động thực tế. Kết quả nghiên cứu phục vụ chiến đấu từ những ngày đầu dù chưa nhiều, cũng giúp cho mỗi cán bộ khoa học kỹ thuật tự khẳng định mình, tăng thêm lòng tự tin và lòng tin vào đồng đội, vào sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của chỉ huy các cấp trong một môi trường chính trị, tâm lý và khoa học lành mạnh, đồng cam cộng khổ, thực sự dân chủ và tin cậy trong khoa học và trong đời sống hàng ngày. Không có lý tưởng cao đẹp đó, không có lòng tự tin và lòng tin vào tập thể, vào lãnh đạo thì không thể có tinh thần hăng say nghiên cứu, không thể có sáng tạo cá nhân và sáng tạo tập thể. Các chuyến đi thực tế vào chiến trường để áp dụng kết quả nghiên cứu đồng thời cũng là một dịp bồi dưỡng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm chính trị và ý chí chiến đấu cho cán bộ ta, tiếp thêm xung lực mới cho sáng tạo khoa học. Đúng như F.Ăng-ghen nhận xét, thực tế cuộc sống đẩy nạnh sự phát triển khoa học kỹ thuật bằng hàng chục trường đại học.

Sự kết hợp giữa tính cách mạng và tính khoa học đã góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ý chí chiến đấu cao, năng động sáng tạo, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với nhiều khó khăn gian khổ. Một số cán bộ khoa học kỹ thuật đã hy sinh anh dũng trong quá trình công tác nghiên cứu cũng như trong quá trình tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Chính nhờ sự hy sinh quên mình của các chiến sĩ công binh, đặc công, chúng ta mới có được các mẫu bom từ trường và các mẫu bom đạn khí cụ khác để cán bộ khoa học kỹ thuật ta nghiên cứu chúng nhằm tìm ra bí quyết đối phó.

Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ chiến đấu bao gồm nhiều khâu nghiên cứu, thiết kế, chế thử sản xuất loại nhỏ, huấn luyện bộ đội, đưa kỹ thuật mới vào chiến đấu, khâu nào cũng đầy gian lao thử thách. Nội dung nghiên cứu và hoạt động của các khâu lại không thể hình dung được hết ngay từ đầu, nhiều khâu lại được tiến hành xa đơn vị, cơ quan nghiên cứu, giải pháp cho các vấn đề nảy sinh phụ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng khu vực chiến trường, từng tình huống và thường phải được quyết định tại chỗ. Trong hoàn cảnh đó, không có ý chí chiến đầu cao và tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ nghiên cứu và của tập thể thì dù kiến thức khoa học kỹ thuật có phong phú đến đâu, phương tiện nghiên cứu thí nghiệm hiện đại đến đâu cũng không dễ gì đạt được kết quả trong công tác nghiên cứu, càng không thể tạo ra được hiệu quả chiến đấu trên các chiến trường. Đó chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho mọi thắng lợi của chúng ta từ khâu quản lý, khai thác đến khâu thiết kế chế tạo vũ khí trang bị mới.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười Hai, 2007, 07:47:46 pm
Cuốn sách viết về đặc trưng vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ do Trung tướng, tiến sĩ khoa học Trương Khánh Châu chủ biên đến đây là hết.
Topic này đúng ra nên đóng lại, nhưng tôi có tham vọng liệt kê hình ảnh, tính năng, tác dụng các loại vũ khí, khí tài của QĐNDVN đã sử dụng trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh. Việc này, có lẽ sẽ quá sức với 1 người nhưng sẽ không khó với nhiều người. Hy vọng được các bạn ủng hộ để chúng ta có một bộ sưu tầm đầy đủ!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 01:45:12 pm
Súng trường bá đõ trong chiến tranh VN là K44 hay là CKC?Bạn nào biết trả lời hộ với


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 01:52:28 pm
Súng trường bá đõ trong chiến tranh VN là K44 hay là CKC?Bạn nào biết trả lời hộ với
--------------------------------------------------------------------------------------
 "Bá đỏ" là cách gọi của du kích và quân giải phóng miền Nam trong KCCM cho khẩu K-44, còn "bá đõ" thì chịu! ;-)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 03:38:53 pm
Gõ nhanh quá nên sai chính tả 1 ly ông cụ ấy mà


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 05:29:38 pm
Súng trường bá đõ trong chiến tranh VN là K44 hay là CKC?Bạn nào biết trả lời hộ với
--------------------------------------------------------------------------------------
 "Bá đỏ" là cách gọi của du kích và quân giải phóng miền Nam trong KCCM cho khẩu K-44, còn "bá đõ" thì chịu! ;-)


Bá cáo anh ạ, theo em hiểu "bá đỏ" là súng Garăng (M1 Garang) chứ không phải SKS đâu ạ. Đọc Hòn Đất đi bác :))


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 05:40:53 pm
Hì, việc gì phải đọc truyện? Khẩu K-44 vốn có báng gỗ màu nâu đỏ mà! Còn nếu đã lấy truyện làm vốn thì chú đọc "Người mẹ cầm súng" chửa? Có biết câu: Chị cạc-bin, anh bá đỏ không? Anh Út Tịch được giao khẩu K-44 nhá! ;-)
Mà anh bảo khẩu SKS là bá đỏ khi nào vậy?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 05:43:50 pm
Hì, việc gì phải đọc truyện? Khẩu K-44 vốn có báng gỗ màu nâu đỏ mà! Còn nếu đã lấy truyện làm vốn thì chú đọc "Người mẹ cầm súng" chửa? Có biết câu: Chị cạc-bin, anh bá đỏ không? Anh Út Tịch được giao khẩu K-44 nhá! ;-)

Anh ởi, M1 garăng cũng báng mầu đỏ vẹc ni đẹp lắm.
K44 vào chiến trường năm sáu mấy cơ mà, trong khi "bá đỏ" thì thời đồng khởi đã có khái niệm rồi ạ!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 05:48:05 pm
Ùi, để mai đến cơ quan tìm lại trong Bách khoa quân sự VN rồi về cãi nhau tiếp với chú! ;-)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 30 Tháng Mười Hai, 2007, 08:35:27 pm
K44 là súng trường của Nga tên đúng là Moissin Nagant,đa phần súng của Nga phần báng được đáng verni màu vàng hay nâu xậm.Garand báng màu xậm đen,còn màu vàng cam là chỉ có ở các đội danh dự dàn chào mà thôi


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 31 Tháng Mười Hai, 2007, 05:58:05 pm
Hì, chú ChienV làm mình mất công quá! Hôm nay phải đi nịnh nọt cô bé giữ thư viện để tìm cái này đây:

K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).

Trích dẫn nguyên văn từ Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, xuất bản năm 2004. Quả này chú ChienV mà còn không tin thì đành chịu vậy!;-))


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 02 Tháng Giêng, 2008, 08:04:06 pm
Trích dẫn
K44 là súng trường của Nga tên đúng là Moissin Nagant
Mosin chứ ko phải là Moissin bác ạ, tiếng Nga nó gọi là Vintovka Mosina ( súng trường Mosin)

Trích dẫn
K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).
súng trường không tự động =)), thuật ngữ này ngộ nghĩnh quá ha
lưỡi lê của nó dài tầm 40cm rôif, cả lê mới đc 1,033m thì khác nào súng nó chỉ dài 60cm, riêng báng tối thiểu là 25-30cm, trừ cơ cấu khóa nòng khoảng 20cm thì nòng súng dài hơn 10cm cũng gần bằng súng ngắn đấy nhỉ :)), bác xem lại hộ em cái
em nghĩ tốc độ bắn của nó phải lên đến 30-35 phát trên phút cơ bác ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Giêng, 2008, 09:21:18 pm
Hì, đấy là tớ chép nguyên xi trong Từ điển thôi! Chủ yếu lấy mỗi cái chữ đo đỏ để "cãi nhau" với chú ChienV mà!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 02 Tháng Giêng, 2008, 10:49:03 pm
Hì, chú ChienV làm mình mất công quá! Hôm nay phải đi nịnh nọt cô bé giữ thư viện để tìm cái này đây:

K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).

Trích dẫn nguyên văn từ Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, xuất bản năm 2004. Quả này chú ChienV mà còn không tin thì đành chịu vậy!;-))
Theo quyển Sử dụng vũ khí bộ binh của tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1979 thì thông số kỹ thuật của súng trường K44 lên đạn bằng tay như sau:
Súng trường k44 là loại súng bắn phát một lên đạn bằng tay
Súng có lắp lưỡi lê(Lưỡi lê 4 khía gập ở bên phải nòng)
Bộ phận khóa an toàn gắn liền với đuôi khoá nòng
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả: 400-600m
Hộp tiếp đạn: 5 viên
Trọng lượng súng : 5kg
Chiều dài súng : 1,24m (Không kể lưỡi lê)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 03 Tháng Giêng, 2008, 11:03:36 pm
Trích dẫn
Theo quyển Sử dụng vũ khí bộ binh của tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1979 thì thông số kỹ thuật của súng trường K44 lên đạn bằng tay như sau:
Súng trường k44 là loại súng bắn phát một lên đạn bằng tay
Súng có lắp lưỡi lê(Lưỡi lê 4 khía gập ở bên phải nòng)
Bộ phận khóa an toàn gắn liền với đuôi khoá nòng
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả: 400-600m
Hộp tiếp đạn: 5 viên
Trọng lượng súng : 5kg
Chiều dài súng : 1,24m (Không kể lưỡi lê
bác Ngocvancu xem lại đi, các thông số trên thì đúng hết, mỗi cái thông số cuối là sai : súng trường Mosin của Nga ( phiên bản 1891, 1891/10,1891/30) dài 1234mm, các phiên bản cacbin (1891/38/1891/44- K44; ko tính mãu cacbin năm 1907) đều dài 1020mm. K44 là cacbin thì chỉ dài có 1020mm thôi, nếu dài đến 1234mm thì du kích của ta vác sao nỗi :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Giêng, 2008, 11:22:44 pm
Đúng từng chữ từng con số anhlinhcuho ạ.Trong cuốn này còn có khẩu súng trường thiện xạ có cấu tạo và thông số tương tự như K44.Cụ thể như sau:
"Súng trường thiện xạ trang bị cho những người bắn giỏi để diệt địch ở những vị trí quan trọng và cự ly xa,hoặc diệt những tên địch di động ,ẩn hiện bất thường.
Súng này có kính ngắm quang học,nên ngắm bắn được chính xác hơn,ngắm bắn được cả khi trời mờ tối mờ sáng
Cấu tạo súng trường thiện xạ tương tự ngư súng trường K44.bắn cùng đạn với đạn súng trường K44.
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn trên thước ngắm : 2.000m
Tầm bắn hiệu quả thông thường : 800m
Tốc độ bắn thực tế : 10phát/phút
Hộp tiếp đạn : 5vịên
Trọng lượng súng có lắp kính ngắm : 5,5kg
Chiều dài súng (Không kể lưỡi lê) : 1,240m"
Trích dẫn từ trang 42 và 43 của Sách Sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai.Nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Trungsy1 trong 04 Tháng Giêng, 2008, 08:04:57 am
Súng trường K44 chính là cây "bá đỏ" của anh Tịch ( chồng anh hùng Nguyễn Thị Út) đấy ! Anh "bá đỏ" chị "cạc bin" mà - Đọc "Người mẹ cầm súng" - Nguyễn Thi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Giêng, 2008, 05:46:57 pm
Trích dẫn
K44 là súng trường của Nga tên đúng là Moissin Nagant
Mosin chứ ko phải là Moissin bác ạ, tiếng Nga nó gọi là Vintovka Mosina ( súng trường Mosin)

Trích dẫn
K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).
súng trường không tự động =)), thuật ngữ này ngộ nghĩnh quá ha
lưỡi lê của nó dài tầm 40cm rôif, cả lê mới đc 1,033m thì khác nào súng nó chỉ dài 60cm, riêng báng tối thiểu là 25-30cm, trừ cơ cấu khóa nòng khoảng 20cm thì nòng súng dài hơn 10cm cũng gần bằng súng ngắn đấy nhỉ :)), bác xem lại hộ em cái
em nghĩ tốc độ bắn của nó phải lên đến 30-35 phát trên phút cơ bác ạ
.....
bác Ngocvancu xem lại đi, các thông số trên thì đúng hết, mỗi cái thông số cuối là sai : súng trường Mosin của Nga ( phiên bản 1891, 1891/10,1891/30) dài 1234mm, các phiên bản cacbin (1891/38/1891/44- K44; ko tính mãu cacbin năm 1907) đều dài 1020mm. K44 là cacbin thì chỉ dài có 1020mm thôi, nếu dài đến 1234mm thì du kích của ta vác sao nỗi :

Thằng cha dốt đặc cán mai này ở đâu cũng thấy chọc ngoáy, rất dốt nhưng rất thích luyên thuyên.
K-44, hay M1891/44, hay Carvaly-1981/44 là súng cạc bin của Mosin. Súng cạc bin là súng trường nòng ngắn. Súng có chiều dài 1020mm, nòng dài 510mm, nặng 3,9kg. Sau này, K-44 mất dần vị trí là súng chiến đấu chính, thường dùng với vị trí súng trường nặng như bắn tỉa, nên chiều dài hơn chút do báng kéo dài ra. Súng có phiên bản hộp đạn tháo tược. Lê 4 cạnh gập, người ta nói cả lê vì đây là lê gập, thể hiện ưu thế. Các phiên bản lê tháo rời rất cồng kềnh, thường lính cắm lê luôn khi chiến đấu vì lắp lê lâu và đeo lê ở lưng phiền hơn là cho lên súng. Đây là ảnh của súng, phiên bản cạc bin 1944 đặt cạnh phiên bản súng trường hạng nặng 1989/30. Phiên bản 1989/38 cũng là cạc bin, rất giống phiên bản M44, nhưng lê tháo thay cho lê gập.
Mosin có các phiên bản.
M1891 ban đầu và M1891/10 Bộ Binh, dài 1300mm, 1738mm khi có lê (lê tháo), nòng dài 800mm nặng 4,2 cân, 4,6 cân cả lê.
M1891 và M1891/10 Long Bộ Binh (một thứ Bộ Binh tấn công), nhẹ hơn chút 1234mm và 1666mm có lê, nòng dài 730mm, nặng 4,9 cân và 4,3 cân có lê.
M1891/30 giống như súng Long Kỵ Binh trước đây, nhưng nhẹ hơn một lạng
M1891/38 là M1891/44 đều là cạc bin, chỉ khác nhau lê liền và lê rời.

súng trường Mosin của Nga ( phiên bản 1891, 1891/10,1891/30) dài 1234mm, các phiên bản cacbin (1891/38/1891/44- K44; ko tính mãu cacbin năm 1907) đều dài 1020mm. là nói láo. Nghe hơi nồi chõ kiểu như "đỗ thống phục nhân sâm", nhưng văng bừa lên láo toét. Chiều dài 1324mm là chiền dài phiên bản Long Bộ Binh, Bộ Binh tấn công của Mosin các đời 1891, 1910, 1930.

Súng trường không tự động, điều đó là dĩ nhiên, ngẩn ngơ kiện gì. Các súng nạp đạn tự động là súng tự động, súng không nạp đạn tự động là súng không tự động.
Tốc độ bắn của súng kéo cò tay đạt 30 viên/phút ???? Thằng cha dốt đặc này hết thuốc chữa.

Cả Mosin 1944 và CKC đều là cạc bin, nhưng SKS (CKC) là súng thế hệ sau, dùng đạn nỏ, súng nhỏ gọn.

Đây là Mosin nguyên bản năm 1891, trên là bộ binh thường, dưới là long bộ binh
(http://world.guns.ru/rifle/mosin91.jpg)

Phiên bản 1910, gần giống
(http://world.guns.ru/rifle/mosin91-10.jpg)

Phiên bản 1930, chỉ có phiên bản ngắn Long Bộ Binh.
(http://world.guns.ru/rifle/mosin91-30.jpg)

Phiên bản 1938, cạc bin
(http://world.guns.ru/rifle/mosin91-38a.jpg)

Đây là M44 lê gập
(http://world.guns.ru/rifle/mosin91-44a.jpg)

Lê tháo
(http://world.guns.ru/rifle/mosinbayo.jpg)

So sánh hai khẩu Mosin-30 và Mosin-44, khẩu cạc bin M-44 ngắn hơn chút.
(http://theboxotruth.com/images/e27-1.jpg)

Thấy bác đoành nói là Kiểu 53 Tầu, tìm ra, đúng là Mosin 1944. Tầu nó gọi cạc bin là bộ kỵ thương, 53 thức bộ kỵ thương 53式步骑枪, kỵ là carvaly, súng kỵ syữ, chỉ súng trường ngắn, cạc bin. Súng trường hạng nặng là Bộ thương. Mosin nói chung là khẩu súng trường không tự đọng thành công nhất thế giới, với 57 triệu khẩu đã được chế tạo chỉ riêng ở Liên Xô, những nước sản xuất nhiều nữa là Áo Hung, Mỹ, Pháp, Tầu...

53 thức bộ kỵ thương 53式步骑枪 Mosin M1989/44 tầu nhái đây
http://www.armsky.com/Article/yjzx/qingbingqi/Class89/200605/4840.html
http://product.news.sohu.com/ml/catalogs/012/0120010030012280.shtml
http://www.pladaily.com.cn/site1/gflt/2004-09/30/content_27259.htm

Còn CKC mó gọi là "56式半自动步枪", 56 thức bán tự động bộ thương.
http://baike.baidu.com/view/559379.htm

Cả hai khẩu này là cạc bin cả, mà nó phân biện thế nhẩy.

Còn đây, nó chụp hai khẩu không hiểu là những khẩu nào-dời hơn nhau một chút, ảnh này minh họa cho http://baike.baidu.com/view/656764.htm.

(http://baike.baidu.com/pic/66/11656288260839508.jpg)

Tạm dịch: Kiểu 53 phỏng theo Kiểu Liên Xô 1944, là khẩu súng đầu tiên trang bị cho quân đội mà ta chế. Súng bộ binh có máy súng thẳng, khóa nòng xoay, thủ công bắn phát một...

AK thì nó gọi là 56式冲锋枪, 56 thức xung phong thương, (súng trường tấn công kiểu 56).
http://www.gun-world.net/china/rifle/1956ar/1956.htm


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 04 Tháng Giêng, 2008, 08:09:52 pm
Trong kho vũ khí của LX còn có khẩu súng trường Tokarev
M38 Tokarev Semi-Automatic Rifle
Calibre : 7,62mm
System of Operation : Gas.Semi-Automatic
Length:48,1 inches
Barrel length : 25 inches
Sights Front : hooded post
Sights Rear : Tangent
Weight : 8,70 pounds
Magazine Capacity : 10 rounds
Rate of Fire: 25 Round per minute
Loại này hình như không xuất hiện tại chiến trường VN phải không huyphúc1981?Xem tin thế giới thấy ở Kosovo có một vài anh chàng được trang bị loại này


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 04 Tháng Giêng, 2008, 09:06:11 pm
có thể em dốt, ko bằng bác nhưng em chưa thấy loại súng nào tên là Moissin cả, và cũng chưa thấy khẩu súng trường nào lắp cả lê thì dài có 1033mm cả.
Về vấn đề chiều dài các phiên bản súng Mosin, em công nhận bác đúng vì em ko hiểu rõ lắm về những phiên bản đầu của nó.
về cái tên súng trường không tự động, em thấy lạ thì noí là lạ, có gì mà bác càu nhàu, chả lẽ bác cấm em ko được nói gì mình nghĩ à, như thế có quá đáng ko, bác ko có tư cách gì cả.
về việc tốc độ bắn 30 viên 1 phút, em đã nhìn thấy tận mắt nên mới dám nói thế. Còn nếu bác ko tin là như thế thì mặc bác, em chả còn gì để nói cả.
mà bác có thể giảng cho em về vũ khí của Nga được ko, em thấy cả Mosin và Ak47 của Nga đều là những khẩu súng đơn giản nhưng hiệu quả :|


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Giêng, 2008, 09:32:07 pm
về việc tốc độ bắn 30 viên 1 phút, em đã nhìn thấy tận mắt nên mới dám nói thế.
------------------------------------------------------------------------------------------
  Bạn có biết K-44 bắn như thế nào không? Nó là súng trường bắn phát một, nghĩa là sau khi bắn xong 1 viên, người bắn phải kéo qui lát để văng vỏ đạn ra, đẩy qui lát để tống viên đạn mới lên nòng rồi mới bắn tiếp được. Bạn thử tính xem, với 60 giây (1 phút) người bắn có thể làm liên tục bao nhiêu động tác như thế nhé!
  Cách dùng từ "không tự động" của Từ điển có vẻ như hơi lạ nhưng lại bắt nguồn từ thực tế là hầu hết các loại súng bây giờ đều tự động hoặc bán tự động nên người viết Từ điển cố tình dùng cụm từ "không tự động" để nêu bật sự khác nhau này thôi!

Nhắc nhở các bạn, đặc biệt là huyphuc trong tranh luận không được dùng từ mang tính chất nhạo báng, châm chọc người khác! Tranh luận thì ai chả muốn thắng nhưng thắng với tư cách "mã thượng" thì hay hơn rất nhiều! Đây là lần nhắc nhở cuối cùng, riêng với huyphuc thì chỉ cần vi phạm một lần nữa sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Giêng, 2008, 12:28:50 am
Trong kho vũ khí của LX còn có khẩu súng trường Tokarev
M38 Tokarev Semi-Automatic Rifle
Calibre : 7,62mm
System of Operation : Gas.Semi-Automatic
Length:48,1 inches
Barrel length : 25 inches
Sights Front : hooded post
Sights Rear : Tangent
Weight : 8,70 pounds
Magazine Capacity : 10 rounds
Rate of Fire: 25 Round per minute
Loại này hình như không xuất hiện tại chiến trường VN phải không huyphúc1981?Xem tin thế giới thấy ở Kosovo có một vài anh chàng được trang bị loại này

Nói đến Fedor Vasilievich Tokarev thì ở Vịt thường nhắc nhiều đến súng ngắn. Mặc dù vậy, trước thế chiến 2 ông có 3 khẩu súng trường hạng nặng rất tốt, nó không phổ biến vì quá tốt. 3 kiểu đó là M1930, M1938 và M1940. Tớ không biết về M1930 Tokarev, đời 1938 và 1940 cũng không biết nhiều về cấu tạo.
2 Khẩu M1938 và M1940 rất gống nhau, hơi khác ở cấu tạo thân gỗ. Tuy nhiên, người ta thường goi chũng là SVT và SVT40 chứ không phải là M1938 Tokarev. Súng dùng đạn súng trường hạng nặng 7,62x54R của Mosin, cũng chọn chế độ bắn phát một và liên thanh.

Súng dùng ở Vịt thế nào thì đành phải hỏi đại ca Đoành thôi, tớ chịu. Hồi đọc các truyện ngắn về bắn tỉa, toàn thấy CKC(SKS).

Tuy nhiên, khác với các súng trường tấn công, SVT hoàn thiện tính năng chiến đấu đối kháng (như súng trường chiến đấu) và bắn tỉa. Nó ít hơn các súng khác vì giá cao, rất khó bắn (tất nhiên là trẻ con cũng ngắm bắn kéo cò được, nhưng rất khó tuyển học viên bắn tỉa, thường nữ đông hơn nam). Nó thiên về bắn phát một hơn là liên thanh. Bắn được liên thanh, nhưng chỉ 2 băng kéo liên thanh liền là giảm độ chính xác, bắn 50 viên liên thanh là nòng hỏng. Động năng đầu đạn rất lớn, nòng dài 650mm, động năng đầu đạn (840m/s-2756ft/s) lớn hơn các phiên bản Mosin kiểu 1938 và 1944 (các phiên bản Cạc bin của Mosin K44 và K38 có sơ tốc 808m/s, còn phiên bản súng trường hạng nặng Mosin nguyên thủy 860m/s, chỉ hơn SVT một chút, phiên bản Long Kỵ Binh sau này đo được sơ tốc 855m/s).  Súng đã có đầu nòng giảm giật. Với tốc độ bắn phát một, nòng súng rất ổn định, dầy, bền. Tốc độ bắn cao hơn Mosin khi bắn phát một, đạt 20-25 phát/phút dĩ nhiên là như vậy, cũng tất nhiên khi bắn tỉa thì không tính tốc độ bắn rồi. Súng nhẹ hơn Mosin, với khối lượng như vậy, súng gọn nhẹ vào hàng nhất trong các súng liên thanh bắn đạn đạt động năng cỡ súng trường hạng nặng.
Chiến tranh đầu tiên mà SVT tham gia là chiến tranh Phần Lan. Ở đây, nó bộc lộ nhược điểm dễ tắc khi nhiệt độ thấp. SVT-1940 và những súng 1938 sau đó đã khắc phục. Có khoảng 50 ngàn khẩu SVT chuyên bắn tỉa trong số 1 triệu khẩu được sản xuất trước khi chiến tranh kết thúc. Súng là đời sau của Mosin, nhưng nó chưa kịp phổ biến thì đã xuất hiện súng trường tấn công, nên thời của nó quá ngắn. Tổng số có đến gần 6 triệu khẩu đã được sản xuất.

Không riêng gì Hồng Quân, Đức phát xít và Phần Lan cực khoái khẩu này. Sau chiến tranh, nhiều súng sản xuất ở phương Tây cũng khoái nhái những đặc điểm của nó. Trước khi có các súng bắn tỉa được gia công đặc biệt thoài hiện đại, thì đây xứng đáng là khẩu bắn tỉa tốt nhất quả đất.

Đó là một vài ý tớ về khả năng sử dụng. Tớ không biết nhiều về những khẩu này, đặc biệt mù tịt về kiểu 1930. đây có một số tham khảo, post ảnh lên coi cho đã.
http://www.tokarev.net/
http://www.mosinnagant.net/USSR/SVTsection.asp
http://world.guns.ru/rifle/rfl06-e.htm
(http://world.guns.ru/rifle/svt38r.jpg)

So sánh với thế giới.
Phương Tây trừ Đức ra thì chưa có khái niệm về súng trường tấn công hay súng trường chiến đấu bắn được liên thanh. Các khẩu selective fire của Phương Tây vẫn chủ yếu có cỡ cân nặng tương đương trung liên (8-10 cân), không thể sử dụng như khẩu súng trường.
Đức có khẩu FG-42. Khẩu này được thiết kế với ý tưởng bán đầu như là khẩu trung liên cho lính dù, cân nặng hơn 4,5 cân (kiểu 1) và 5 cân (kiểu 2). Súng bắn liên thanh tốt hơn SVT. Nhưng các yêu cầu về ổn định và giá thành vẫn không đạt được, chỉ có 6-7 ngàn khẩu được sản xuất, con số quá nhỏ bé so với SVT.
Trong chiến tranh, Đức nhận thấy tầm quan trọng của súng trường hạng nặng tự động, súng trường tấn công. Họ chế ra những khẩu súng trường tự động cỡ hơn 4kg. Như Gewehr 41, Gewehr 43. Nhưng những súng này không đạt tính năng như SVT (ví dụ, sơ tốc đầu đạn chỉ đạt 775m/s), không có khả năng bắn liên thanh. (những súng này xếp vào loại cạc bin hoặc giữa súng trường và cạc bin, không như SVT là súng trường chiến đấu hạng nặng, hạng ở đây chỉ sơ tốc đầu đạn, còn khối lượng và lực giật SVT vẫn hạ hơn). Số lượng sản xuất cũng cho thấy các G-41 và G-43 khó làm hơn, có cỡ nửa triệu các khẩu đó đã làm trong chiến tranh. Ngoài mặt trận thì lính Đức vớ được SVT quý như vàng.
Nhưng nếu không có G-41, G-43 thì Đức chỉ có các súng trường cổ lỗ kiểu 189x (tương đương thời Mosin, ví dụ Gewehr 1898 và cạc bin của nó K98). Người Đức cũng như phương Tây quá đề cao súng ngắn bắn nhanh (MP), điều đó làm họ quá thiếu trang bị những súng này, và không kịp bù đắp khi hiểu ra điều đó.

Cũng cần so với súng Mỹ cái ??? M1918 Browning Automatic Rifle nặng 8,8kg. Sau này, súng được cải tiến tăng độ bền nòng giảm khối lượng 7,2kg và trở thành trung liên, không còn là súng trường nữa.
Springfield thai nghén M1 Garand cùng thời với Fedorov, nhưng mãi đến năm 1936, súng qua nhiều lần cải tiến mới được chấp nhận. Sơ tốc đầu đạn cũng ngang SVT. Sũng cũng nặng hơn 4kg, chỉ hơn SVT chút. Súng đã có khóa nòng xoay nhưng vẫn dùng băng đạn cổ.
Năm 1942, Mỹ cũng chấp nhận trang bị M1 carbine. Súng này rất hiện đại, gọn nhẹ. Kiểu M2 cải tiến từ M1 năm 1944 đã có chọn chế độ bắn. Nhược điểm của những súng này là động năng đầu đạn quá thấp (tốc độ đầu đạn 600m/s), chúng dùng đạn súng ngắn 7,62x33mm. Điều này không đạt tính năng của một súng trường.
Như vậy, trước năm 1936 Mỹ thiếu Fedorov và từ sau thế chiến 2 đến khoảng 1970, thiếu hẳn súng trường như AK. Chỉ sau này, khi M16 có selective fire thì Mỹ mới thật sự có súng trường tấn công.
M1 Garand vẫn dùng kẹp đạn cổ lỗ kiểu thế kỷ 19.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linh_tinh/M1clip.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 05 Tháng Giêng, 2008, 04:22:20 pm
Cám ơn huyphúc1981 vế các trang web,world.guns.ru là trang ruột rồi hai trang kia nhờ huyphuc nên tôi mới được biết.Vừa đọc báo an ninh thế giới số ra hôm nay 5/1/2008 ở bài"Cuộc tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp Tết Mậu Thân 1968"có ảnh du kích Phong điền bắn rơi máy bay Mỹ,tôi thấy cóp 1 du kích cầm 1 khẩu giống Tokarev,nhưng lại ngờ ngợ giống M14 của tụi Mỹ.Huyphuc liếc mắt qua rồi cho ý kiến hộ nhé.Nhưng theo tôi nghĩ M14 thì có lẽ đúng hơn là Tokarev


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 05 Tháng Giêng, 2008, 09:00:41 pm
thưa bác dongadoan, tốc độ 30 này là em ko tính thời gian nạp đạn, anh ý kéo cò 1s 1 phát, ngắm bắn và bóp cò trong 1 giây  ( bia sõ 8, cách khoảng 100m ) có lẽ đây chỉ là một trường hợp cá thể :|, có gì các bác bỏ qua cho ạ

thưa bác huyphuc, các bàiviết của bác có chất lượng, song đôi chỗ vẫn mắc lỗi nhỏ
Trích dẫn
cũng chọn chế độ bắn phát một và liên thanh.

bên trên "semiautomatic" là bán tự động mà bác, làm sao liên thanh đc ạ

Trích dẫn
Động năng đầu đạn rất lớn, nòng dài 650mm, động năng đầu đạn (840m/s-2756ft/s) lớn hơn các phiên bản Mosin kiểu 1930 và 1944 (các phiên bản Cạc bin của Mosin K44 và K30 có sơ tốc 808m/s, còn phiên bản súng trường hạng nặng Mosin nguyên thủy 860m/s, chỉ hơn SVT một chút). 

chắc bác nhầm với kiểu 38, vì kiểu 30 là súng trường mà

Trích dẫn
Trong chiến tranh, Đức nhận thấy tầm quan trọng của súng trường hạng nặng tự động, súng trường tấn công. Họ chế ra những khẩu súng trường tự động cỡ hơn 4kg. Như Gewehr 41, Gewehr 43. Nhưng những súng này không đạt tính năng như SVT (ví dụ, sơ tốc đầu đạn chỉ đạt 775m/s), không có khả năng bắn liên thanh. (những súng này xếp vào loại cạc bin hoặc giữa súng trường và cạc bin, không như SVT là súng trường chiến đấu hạng nặng, hạng ở đây chỉ sơ tốc đầu đạn, còn khối lượng và lực giật SVT vẫn hạ hơn). Số lượng sản xuất cũng cho thấy các G-41 và G-43 khó làm hơn, có cỡ nửa triệu các khẩu đó đã làm trong chiến tranh. Ngoài mặt trận thì lính Đức vớ được SVT quý như vàng.
em xin bổ sung một chút, loại G41 của Đức là do hãng Walther sản xuất, số lượng ko nhiều lắm, và nó có nhiều hạn chế nên ko đc lính Đức ưa thích lắm; còn loại G43 là Đức chế theo CBT40 ( SVT40) của LX, sau CT vẫn đc dùng nhiều làm súng bắn tỉa. cả 2 loại này có thể xếp vào loại súng trường bán tự động

Trích dẫn
Nhưng nếu không có G-41, G-43 thì Đức chỉ có các súng trường cổ lỗ kiểu 189x (tương đương thời Mosin, ví dụ Gewehr 1898 và cạc bin của nó K98). Người Đức cũng như phương Tây quá đề cao súng ngắn bắn nhanh (MP), điều đó làm họ quá thiếu trang bị những súng này, và không kịp bù đắp khi hiểu ra điều đó
chữ K trong 98K ko phải là viết tắt chữ Karabiner ( cácbin) mà là chữ Kurz, nghĩa là ngắn, nghĩa là 98K ko phải là phiên bản cacbin mà chỉ là một phiên bản thu gọn của G98 thôi

mà bác có tài liệu gì về khẩu ABC36( AVS36) của  LX ko ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Giêng, 2008, 01:57:37 am
Tớ nghe lời cu Linh tớ mới viết baì này, không phải trả lời cậu mà che bớt rác xấu ở đây.

Tốc độ bắn: tớ chằng chặt khẩu súng vào giá, đặt súng nằm ngang trước mặt, một tay kéo khóa nòng, một tay bóp cò. Như thế tớ bắn cững được tầm 30 phat/phut.

SVT sơ mi: có những phiên bản đầu tiên chỉ có bán tự động, nhưng sau này có SVT là selective fire, còn gọi là AVT-40 hoặc SVT-automatic-rifle. Nhớ rằng, về cơ cấu cò thì bán tự động phức tạo hơn tự động toàn phần, chobnj được hai chế độ bắn đó (selective fire) là phúc tạp nhất. Tức là, cơ cấu cò tự động toàn phần đơn giản nhất. Cái phức tạp của tự động toàn phần nằm ở cái nòng và đạn, người ta phải thiết kế làm sao bắn nhanh bắn nhiều không nóng nòng đến mức bỏ. SVT lại không cần thiết kế điều đó, nó dùng nòng súng trường thường. SVT bắn liên thanh loạt ngắn khi cần, bắn nhiều thế nào trên đã nói.

K30-K38, tớ gõ nhầm, nhưng tớ đã nói rõ là phiên bản cạc bin

K98: là cạc bin kiểu 98, Karabiner 98. K98k là khẩu ngắn hơn chút, Karabiner 98 kurz (Kar98k hay K98K). Cậu nhai cái mớ hổ lốn trên wiki thì tẩu hỏa nhập ma đứt sớm thôi.
Mehrladegewehr Modell Mauser 98 (G98) (súng trường chiến đấu hạng nặng) có các phiên bản cạc bin khác như sau (không tính các thay đổi nhỏ).
Mehrladekarabiner Modell Mauser 98a (K98a), 1908 (Cạc bin-nhưng thực ra là súng trường hạng nặng, nòng như G98, thu ngắn đuôi)
Mehrladekarabiner Modell Mauser 98b (K98b), 1923 (cạc bin, thu ngắn nòng, thu ngắn đuôi)
Mehrladekarabiner Modell Mauser K98k (K98k), 1935 (cạc bin ngắn, nòng như bản a, nhưng thu ngắn đuôi).
K98k thuy gọi là ngắn nhưng dài bằng K98b, chỉ có chiều dài nòng giảm xuống 600mm.
http://mauser98k.internetdsl.pl/mod98ben.html
http://www.mausershooters.org/k98k/k98kframe.html
http://world.guns.ru/rifle/rfl02-e.htm

Long Bộ Binh, hay còn gọi là Long Kỵ Binh, là giáp binh hạng nặng, khi chiến đấu thường đứng di chuyển ít, nhưng khi di chuyển xa thì có ngựa, tương tự bộ binh cơ giới đi BMP. Khác kỵ binh ở chỗ kỵ binh chiến đấu trên lưang ngựa. Khác bộ binh ở chỗ bộ binh hành quân bộ. Còn gọi Long Bộ Binh là bộ binh nặng.

The first rifle is a World War I Gewehr 98 with a 29.1 inch barrel.
Secondly is the Karabiner 98b which still had the 29.1 inch barrel but has the turned down bolt and new rear sight.
Thirdly is the Karabiner 98a the first with a 23.6 inch barrel. However it still has the full handguard.
Fourth is the "Gewehr für Deutsche Reichpost" or rifle for the German postal service. It is very close to the K98k but has a short lower band retaining spring and single band retaining pin.
Last is the Karabiner 98k which was the last major rifle in this line.
Note that many of these rifles were later converted to the K98k pattern.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/TheK98kLineage.jpg)

K98, K98a, K98k
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/G98_mauser/CompareoffewdifferentmodelsofMauser.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 06 Tháng Giêng, 2008, 10:15:16 am
cám ơn bác về những thông tin về khẩu K98k
bác có anh khẩu AVT40 ko, cái này em chưa nghe nói bao giờ cả,
mà bác có thông tin gì về khẩu AVS36 ko ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 11 Tháng Giêng, 2008, 06:05:17 pm
cám ơn bác về những thông tin về khẩu K98k
bác có anh khẩu AVT40 ko, cái này em chưa nghe nói bao giờ cả,
mà bác có thông tin gì về khẩu AVS36 ko ạ.

Có cái clip này thấy bọn nó bảo là bắn thử AVT40, giật kinh người :)  http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4

Khẩu AVS36 mà bác hỏi đây :
Caliber: 7.62x54 mm R
Overall length: 1260 mm
Barrel length: 627 mm
Weight: 4.2 kg empty, w/o bayonet
Magazine capacity: 15 rounds
Rate of fire: 800 rounds per minute

Red Army conducted several trials for automatic rifles between 1928 and mid-1930s, but the first more or less practical self-loading / automatic rifle appeared only in 1936. This rifle was developed between 1931 and 1936 by the Sergey Simonov, and was adopted as "7.62mm Automaticheskaya Vintovka Simonova obraztsa 1936 goda" (Simonov automatic rifle, model of 1936), or AVS-36 in short. Service life of this weapon was relatively short, as it was too complicated and expensive to make and maintain, as well as not sufficiently reliable in harsh conditions. Something between 35 000 and 65 000 AVS-36 rifles were delivered to Red Army between 1936 and 1940, when it was officially replaced in service by the Tokarev SVT-40 self-loading rifle. The AVS-36 seen not much combat, but it was used during Winter War between USSR and Finland in 1940, as well as in early stages of Great Patriotic War of 1941-45. Since the basic design of the AVS-36 was far from being ideal, Simonov consequently dropped its locking system with vertically sliding lock, and turned to the more common and practical tilting block locking. Using this system, he later developed the famous 14.5mm PTRS-41 antitank rifle and 7.62mm SKS self-loading carbine.

The AVS-36 is a gas operated, selective fire rifle. Short stroke gas piston is located above the barrel (one of the first designs in the world to have such arrangement), and has its own return spring. The bolt is locked using vertically sliding locking block, which is located in the receiver, between the magazine and breech face. Because of this arrangement the receiver and bolt are relatively long and heavy. The cartridge feed path from magazine into chamber is long and steep, and this was the cause for numerous stoppages. Bolt group also was overly complicated, as it contained special anti-bouncing lock. AVS-36 had the fire mode selector at the right side of the receiver, which allowed for single shots and full automatic fire (rather ineffective with such a lightweight weapon and powerful cartridge). The barrel was equipped with large muzzle brake and bayonet mount. The bayonet could be attached to the barrel not only horizontally, but also vertically (down), to form some sort of monopod for firing from prone position. Open sights were marked up to 1500 meters. Cleaning rod was carried in a groove at the right side of the stock, along the barrel. Some AVS-36 rifles were issued as sniper weapons, thus being fitted with telescope sight. As the rifle ejected its empties to the top, the scope mount was offset to the left and was located at the left outer wall of the receiver.

http://world.guns.ru/rifle/rfl16-e.htm


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Giêng, 2008, 06:09:06 pm
@ ivanhoe1234 : 4rum của người Việt Nam nên mỗi khi post bài, bạn chịu khó dịch ra nhé! Không cần dịch cả, chỉ những đoạn cần thiết hoặc thú vị (theo cảm nhận của bạn) thôi!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 09:24:01 pm
Ơ kìa, đây là vũ khí Liên Xô trong Thế chiến 2 à. ?????

Cảm ơn bạn về cái này. Đây là mẫu súng rất hiếm, thằng cha nào may mắn bới được nhẩy. Nhìn nó bắn khiếp quá.
http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4

Để tớ trả ơn bạn bằng cách gõ lại đoạn này.
http://world.guns.ru/rifle/rfl16-e.htm

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AVS36/avs36-2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AVS36/avs36-1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AVS36/avs36-3.jpg)
Nguyên lý trình bầy máy súng AVS-36, khóa nòng là khối xanh. Khóa nòng khóa và móc viên tiếp theo.

Cỡ đạn: 7.62x54 mm R
Dài cả súng: 1260 mm
Nòng: 627 mm
Nặng: 4,2kg rỗng, không lê
Hộp đạn: 15 viên
Tốc độ bắn: 800phát/phút

Hồng Quân đã thử nghiệm một số mẫu súng trường từ những năm 1930, nhưng những mẫu súng tự động nạp đạn sớm nhất hoặc vẫn còn thiếu thực tế chỉ hoạt động từ năm 1936. Súng trường được phát triển từ năm 1931 đến năm 1936 bởi Sergey Simonov, được gọi bởi tên (Simonov automatic rifle model of 1936, súng trường tự động Simônôv 1936 7,62mm) hoặc là AVS-36. Thời của súng quá ngắn ngủi, nó phức tạp và đắt đỏ để chế tạo và bảo dưỡng, những lại không thật sự tin cậy trong những điều kiện khắc nhiệt. Đâu có khoảng 35 ngàn đến 65 ngàn khẩu đã được cấp cho Hồng Quân từ 1936 đến 1940. Sau đó vai trò của súng được thay bởi Tokarev SVT-40. Súng ít tham chiến, đã tham chiến ở chiến tranh Mùa Đồng Liên Xô-Phần Lan và giai đoạn đầu Chiến tranh Giữ nước Vĩ Đại. Thiết kế cơ bản của súng tiến xa hơn ý tưởng, ông dùng hệ thống khóa trượt đúng, trượt qua nhóm khối nghiêng, kiểu thiết kế này sau dùng co nhóm trọng liên 14,5mm PTRS-41 và CKC.


AVS-36 là một súng trích khí, chọn chế độ bắn. Piston hành trình ngắn đặt trên nòng (một trong những khẩu súng đầu tiên có thiết kế như vậy), một khối đẩy về. Súng được khóa bằng một khối truợt đứng, nó nằm giữa đáy nòng súng và băng, định vị bởi thành vỏ súng. Thiết kế này làm vỏ máy và khóa nòng dài và nặng. Đạn di chuyển từ băng đến buồng đốt quan đoạn dài và chia đoạn nên gây ra nhiều ngắt. Khối khóa nòng quá phức tạp, có khóa chống kẹt. Súng có chọn chế độ bắn ở sườn vỏ máy súng, chọn bắn phát một tự động hay liên thanh (nhưng đúng hơn liên thanh bị hạn chế tác dụng bởi yêu cầu súng nhẹ, hạn chế đạn). Đầu nòng to lắp lê. Lê có thể lắp vào súng theo chiều dọc và ngang thành giá một chân để bắn từ trong ổ bắn. Thước ngắm 1500 mét. Thông nòng mang trong một khe sườn phải báng, dọc theo nòng. Một số AVS-36 được chế tạo như súng bắn tỉa, được lắp kính ngắm xa. Do vướng nóc súng, kính ngắm lệch trái và lắp vào sườn trái vỏ máy súng.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 10:53:56 pm
Quay trở lại với Vũ khí Việt Nam quan 2 cuộc KC nhé, cái này thì Vũ khí Liên Xô hay Việt Nam đều được.


Самозарядный карабин Симонова (СКС-45) hay gọi là CKC (xê-ka-xê), đúng ra phải là SKS.  Tầu gọi là 56式半自動步槍 (56 thức bán tự động bộ thương, súng trường bán tự động kiểu 56). Nam Tư là M59 hay M59/66, Anbania là súng 10/7. Chính ra tên tầu là 56 thức bộ kỵ thương (56式步騎槍, súng cạc bin kiểu 56) mới giống tên Nga. Tầu còn có tên 半自動卡賓槍 bán tự động tạp tân thương, súng trường bán tự động tầm xa.

Thật ra không phải SKS là cạc bin như tên Nga của nó. Nó là súng trường nhỏ so với các súng trường khác dùng đạn cỡ lớn hơn, nên có tên cạc bin (như các súng dùng đạn chung với Mosin). Nhưng so với các súng cùng cỡ đạn (như AK), SKS có nòng dài, sơ tốc lớn, thuộc nhóm súng trường chiến đấu.
Cỡ đạn: 7,62x39 mm
Cơ cấu: trích khí khó nòng nghiêng
dài: 1022 mm
dài nòng: 520 mm
nặng rỗng: 3,86kg
Sơ tốc: 735m/s

Thật ra, khẩu súng trường đầu tiên sản xuất lớn sử dụng đạn nhỏ phải là khẩu này.
Trên góc nhìn khác, Simônôv đi trước với khẩu AVS-36, nhưng khẩu này nhiều nhược điểm, nhường nhanh chỗ nho SVT, nhưng rồi SVT cũng thọ chả lâu, Simônôv giành thắng lợi hoàn toàn với CKC.
Nhưng cũng chả thọ được lâu, AK nhanh chóng cho cả thế giới biết súng trường phải thế nào.

CKC và AK cùng một đạn, đây là một cuộc cách mạng về súng trường, một cuộc cách mạng dũng cảm. CKC vẫn còn nhiều hơi hướng súng trường cổ-súng trường chiến đấu, sau được dùng như súng trường chiến đấu ở thời đại mới, ví như bắn tỉa.

Súng dùng rất rộng rãi trên đất ta, nơi mà chiến tranh cổ vẫn còn nhiều đất sống, ví như du kích rất hiếm đạn. Nhưng công bằng mà nói, thời của súng không lâu.

Nói một cách khác, súng CKC là súng trường chiến đấu cuối cùng, khẩu súng trường trung gian, súng trường chiến đấu dùng đạn súng trường tấn công.

Cuộc cách mạng về súng trường đã bắt đầu từ trong Thế chiến. CHo đến lúc đó, vũ khí chính của bộ binh vẫn là súng trường chiến đấu. Đây là loại súng trường hạng nặng, dùng đạn cỡ lớn như Mosin hay Mauser. Tầm sát thương tối đa tới 2000 mét. Cả bắn tự động và thủ công đền gặp vấn đề với tốc độ bắn.

Kinh nghiệm Thế chiến 2 cho thấy những chiến lược thiết kế súng trường cũ nay không phù hợp. Một là súng quá dài, quá nặng, giật quá mạnh. Khả năng sát thương 2000 mét không cần thiết vì rất ít có điều kiện thể hiện, những tầm bắn cần thiết xa nhất là 600-800mét. Đó là chưa kể, đạn quá mạnh đưa đến nhiều vấn đề về tốc độ bắn, cân nặng vũ khí bộ binh phải đem, dẫn đến suy giảm hỏa lực bộ binh. Từ những điểm đó, người ta muốn chế tạo khẩu súng trường bắn cỡ đạn trung bình thôi, chỉ cần tầm bắn hiệu quả đạt 500-800 mét. Đạn nhẹ cho phép mang được nhiều đạn, bắn nhanh.
Ý tưởng đó đến cả hai bên Liên Xô và Đức. Ở Đức, ý tưởng đó thể hiện ở những xu hướng phát triển súng cạc bin liên thanh (MaschinenKarabiner). Sau này, người Đức chế tạo một loại đạn mới, dùng cho súng ngắn bắn nhanh, mạnh hơn đạn súng ngắn thường, như là súng bão (STG-44, STG-45), các ý tưởng đó thu bé súng trường hay phóng to súng ngắn bắn nhanh để đạt đến súng trường tấn công. Nhưng Đức không kịp thực hiện điều đó.

Đối lập với Đức, Liên Xô phát triển đạn M43 (trước khi Đức có STG-44) và phát triển nhiều vũ khí bộ binh xung quanh đạn đó. Bao gồm 4 loại chính: súng trường bắn thủ công (không có mẫu thử), súng trường tự động (Simonov SKS), súng chọn chế độ bắn (sau trở thành súng trường tấn công như Kalashnikov AK-47), súng đa năng súng trường chiến đấu-trung liên-súng trường tấn công sau này thành Degtyarov RPD.
SKS Simonov Self-loading Carbine được thiết kế bởi nhà chế súng đã thiết kế súng trường chống tăng PTRS và AVS-36. Một số súng đã được thử nghiệm thực tế ngoài chiến trường 1945. Sau đó, súng và đạn tiếp tục được thay đổi, năm 1949, súng được chấp nhận trang bị. SÚng được dùng rất nhiều hồi đầu chiến tranh lạnh, sau đó, AK rồi AKM phổ biến nên súng ít đi. SÚng vẫn còn được dùng ở một số đơn vị Nga đến 199x, sau đó chủ yếu được bán ra nước ngoài hay cho quân đội bán chuyên nghiệp như vệ sỹ.
License được cấp cho nhièu nước, như Tầu, Đức, Nam Tư, ANbania...Có một số thay đổi, như SKS tầu dùng lê ba cạnh. Nam Tư hay có mũ phóng lựu, kính ngắm phóng lựu và giảm áp khí.
Súng rẻ "kinh người", thậm chí còn rẻ nữa khi cắt giá đi, như bỏ lê. Vì vậy nên chợ đen vũ khí "nổi loạn" đầy ắp súng này. Chợ súng chơi dân sự (săn, hộ thân, chơi...) cũng không kém nhộm nhịp, đạn và súng đều rẻ, cũng như AK, rất nhiều hãng làm rất nhiều phụ tùng như báng, ngắm, đèn, băng đạn lớn...

SKS là súng trích khí, dùng kẹp đạn trong 10 viên (cổ lỗ), tự động nạp đạn. Piston quãng đường ngắn và lò xo đẩy về. Khóa nòng nghiêng, sau này có băng đạn rời.

Nhìn chung, SKS (CKC) là khẩu súng trường quá tốt, có điều thời của nó quá ngắn. Súng AK-47 nhanh chóng trở thành vũ khí chính. CÒn để bắn tỉa thì không lại với SVT.

SKS kiểu Nga
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/SKS/sks.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/SKS/sks_1.jpg)

Kiểu Tầu
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/SKS/sks_chin.jpg)

Kiểu Nam Tư, ống phóng lựu và kính ngắm phóng lựu.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/SKS/sks_yugo.jpg)

Nạp đạn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/SKS/sks_load.jpg)

http://yooperj.com/SKS.htm
http://www.murraysguns.com/download/batfe.pdf
http://www.hk94.com/sks-rifle.php


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 01:31:14 am
Đã nói qua về cái này ở trang trước rồi, nói kỹ thêm nhỉ.

Trước khi có Mosin, Nga sùng súng của hãng Colt Mỹ do Hiram Berdan  thiết kế, còn gọi là súng trường Berdan, dùng đạn 10,75mmx58mm vỏ giấy đầu chì. Có lẽ, người Nga có vẻ tụt hậu về súng ống so với Thổ, kẻ thù lớn của Nga trước khi vị trí đó chuyển cho Áo-Hung, Đức rồi Mỹ. Lúc này, trên thế gới đã có nhiều súng trường phục vụ vỏ đồng tiên tiến.

Đạn, đạn súng đã qua nhiều cải tiến. Lần cải tiến còn lưu hình dáng đạn này là 1898, cùng với đạn Mauser. Lúc đó, đạn mang đầu 210 grain (13,7g), đầu đạn cầu có vỏ mềm. Sau chiến tranh Nga Nhật, đầu 148 grain (9,7g) được thay thế có sơ tốc tốt hơn.
http://www.mosinnagant.net/i3tro4.asp
http://7.62x54r.net/MosinID/MosinCartridges.htm
http://www.conjay.com/Ammunition%20for%20Armor%20Testing%20East%207.62mm%20x%2054R.htm
http://www.stevespages.com/jpg/cd762x54rrussian.jpg
http://www.intermin.fi/intermin/images.nsf/files/B0E765375DA00143C2256FBE0032DD2A/$file/TABIIcal.pdf

Lúc đó, chế tạo khẩu súng mới phải thiết kế cả đạn và súng.
Người Nga làm theo cách truyền thống, họ tổ chức một hội đồng rồi cấp xiền cho những người có uy tín và có ý kiến đáng giá. Mosin là một đại úy trong quân Nga,  Leon Nagant là một nhà chế súng Bỉ. Hai người đã cùng nhau thiết kế phiên bản giành thắng lợi, cấu tạo cơ bản của Mosin, nhưng một số chi tiết móc đạn của Nagant, tiền bản quyền cái móc đạn trả cho  Leon Nagant còn Mosin giành thắng (hai mẫu súng 7,6 Mosin và 8mm Nagant đi vào chung kết, ban giám khảo đã chọn phương án này). Súng có thiết kế hết sức ưu việt. Mosin cùng với quân xưởng Sestroretsk thực hiện số súng đầu tiên.  Tuy vậy, đạn có nhược điểm là dùng gờ móc chứ không phải rãnh móc như của Mauser, tuy rằng cỡ đạn gần giống nhau . Kiểu đạn này có ưu điểm lớn nhất là dễ làm, công nghiệp Nga đang tồi, điều này giảm giá thành do không phải nhập máy móc mới. Kiểu đạn này cũng cho phép làm nhỏ buồng đạn mà vẫn mạnh, một ưu thế của súng sau này. Nhưng việc tụt hậu đạn súng cơ bản làm cho đến nay các súng như đại liên PK không thể chau chuốt hoàn hảo được do vẫn phải dùng kiểu đạn này (gờ móc thể hiện nhược điểm khi bắn tốc độ cao). Tuy vậy, đạn này cũng khá côn để thuận tiện di chuyển. Kiểu súng được chấp nhận là súng trường phục vụ của Nga từ đó có tên Mosin, hay còn gọi là M1891, phương Tây hay cho thêm Mosin-Nagant để nhấn mạnh công thiết kế cái tay móc đạn của họ.
Trong cái link này thì nhiều đoạn quên cả Mosin, còn mỗi Nagant. !!!!
http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/mosin-nagant.htm
3 Phiên bản đầu tiên na ná như nhau, đó là các phiên bản bộ bịnh, Cô-dắc và Long Bộ Binh. Phiên bản bộ binh dài nhất, phiên bản Cossack và Long Bộ Binh giống nhau, chỉ khác Cossack không lê. Năm 1894 có thêm ốp lót, rồi không thay đổi đến năm 1908, khi kiểu đạn mới được chấp nhận. Phải thay đổi một số đặc điểm cho hợp với đạn mới. Kiểu này được gọi là 1891/1910 ổn định đến 1923.

Về cơ bản, đây là các súng trường chiến đấu hạng nặng. Súng bắn đạn khoảng 10g sơ tốc trên 900m/s hoặc đầu đạn 12g sơ tốc 785m/s. Động năng đầu đạn thuộc loại lớn nhất ngày đó. Đường đạn của súng tốt hơn Mauser do động năng của đầu đạn và đạn sớm cải tiến. Đường đạn và sức mạnh đầu đạn hơn đứt súng Mỹ đương thời Winchester M1895 hay M1903 Springfield. Sau này, các phiên bản nòng ngắn hay súng SVD bắn 850m/s loại đạn này. Động năng đầu đạn của các phiên bản cạc bin sau này hạ xuống, sơ tốc ngang Mauser.

Súng trường hạng nặng khác với các súng trường tấn công sau này ở cách chiến đấu. Cuộc chiến ưu thế của nó là ở tầm xa, tầm sát thương đến 2000 mét, tầm thước ngắm đến hơn 1000 mét. Tầm bắn hiệu quả thì quan điểm ngày đó còn khác, ở 800 mét chẳng hạn, súng có thể tiêu diệt mục tiêu nhưng ngắm bắn rất khó-và không thể ngắm bắn nếu mục tiêu chuyển động, nhưng tiêu diệt được mục tiêu đứng yên hồi đó được coi là đạt hiệu quả ?????. Cuộc chiến giống như của hai xạ thủ đơn độc, ngắm bắn kỹ rồi bóp cò, chứ không phải một đội hình xung phong hay bắn áp chế sau này.

Mosin được chế tạo nhiều ban đầu ở nhà máy Chatelleraut Arms bên Pháp, tổng đơn đặt hàng khoảng 500 ngàn khẩu đến trước Thế chiến 1, nguyên nhân do công nghiệp Nga còn lạc hậu. Một lượng lớn súng cũng được đặt hàng tại các hãng Remington và Westinghouse tại Mỹ, năm 1916 và 1917. Sau cách mạng tháng 10, súng không được trả về mà được sử dụng để huấn luyện và sau đó để bán cho dấn sự. Nhóm súng này chủ yếu là M1891/10. Một nguồn súng ngoài Liên Xô nữa là Phần Lan, tách ra khỏi đế chế Nga sau Cách mạng tháng 10, ở đây súng có nhiều phiên bản cải tiến.
Sau Thế chiến 2, súng lại được chuyển giao công nghệ đến nhiều nước. Đồng thời, Mỹ cũng sản xuất khá nhiều súng và phụ tùng để bán cho dấn sự.
Súng nội điạ thay nhập khẩu khoàng 1894/1895, sản lượng súng ở các quân xưởng Izhevsk và Tula đã cao, ngoài ra còn một số quân xưởng khác tham gia làm súng.
http://7.62x54r.net/MosinID/MosinMarks.htm

Hồng Quân dừng bản Cossack và bộ binh, chỉ còn chế bản Long Bộ Binh. Đến năm 1930 thì Hồng Quân đưa vào thiết kế mới, M1891/1930. Kiểu 1930 đổi thước ngắm từ Ác-Sin (arshins) Nga cổ sang mét. Thêm lê ba cạnh, đổi ốp lót. Năm 1938 thì có bản cạc bin M1938 không có lê nhưng dùng thuận tiện. Đến năm 1944 có M1944, giống hệt M1938 nhưng có lê ba cạnh.

Mosin và Mauser là hai loại súng tốt nhất thế giới hồi đó. Chúng tốt về mọi mặt, cả độ tin cậy, giá thành và đường đạn. Mauser hoàn hảo trở thành hình mẫu súng trường hàng trăm năm sau, ưu thế ở thiết kế vỏ đạn. Nhưng Mosin lại thích hợp với người Nga, khỏe hơn, rẻ hơn, dễ sản xuất lớn. Một trong những điểm chứng minh về khả năng dễ sản xuất của Mosin, cho đến thời điểm chiến tranh Nga Nhật bắt đầu trong năm 1904, các số liệu thống kê cho thấy quân đội đã nhập kho 3,8 triệu khẩu. Hay ước tính 17 triệu khẩu kiểu M1891/30 đã được sản xuất trước khi nó được thay thế trong Thế chiến 2.

Trên cùng là vỏ đạn đồng thanh thủa sơ khai, dưới là các đạn có đầu đạn cầu có vỏ mềm, giữa là vỏ đạn sắt. Dưới là vỏ đạn đồng thau. Vỏ đạn và vỏ đầu đạn mềm làm nòng bền.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Mosin/dan/mosin_ammo.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Mosin/dan/800px-762_x_54_R.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Mosin/dan/cart762x54r.jpg)

Khóa nòng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Mosin/mosin-nagant-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 02:02:25 am
Có Mosin thì phải có Mauser. Không hiểu Mauser có mặt ở Việt Nam không ???? Theo tớ nghĩ thì là có, thời điểm đánh Pháp, không lý gì khẩu súng tốt như thế này lại không có ???? Cái này lại phải đi hỏi cụ Đoành.

Mauser là tên hãng súng danh tiếng. Đầu thế kỷ 20, háng này tách ra làm 2, Rheinmetall và Mauser. Phần vũ khí bộ binh của Rheinmetall sau lại được sát nhập trở lại với Mauser. Mauser giành quyền làm súng trường trang bị từ 1871 (kiểu 1871).  Gewehr 71, hay là Infanterie-Gewehr 71 (I.G.Mod.71). 
Model 1888 Commission Rifle là kiểu súng trường hiện đại đầu tiên của Đức, đạn và đầu đạn có bọc. Sau này được sửa là M1998. Súng cỡ 4kg, nòng dài 740mm. Sau này các phiên bản cạc bin dùng nòng 600mm. Commission để chỉ súng được một hội đồng nhà nước tổ chức ra yêu cầu, thiết kế, chọn phương án. Cách làm này giống như Mosin và các vũ khí Nga-Đức sau này, tạo ra ưu thế về kỹ thuật vũ khí của họ. Vào thời điểm cuối thế kỷ 19, cách làm này là tiến triển cao nhất của khái niệm "súng trường phục vụ".

Khóa an toàn đặt ngay trên kim hỏa rất nhỏ gọn. Súng mạnh mẽ và có độ tin cậy cao nhất trong các súng hồi đó. Phiên bản cạc bin sau này mạnh hơn của Mosin, mặc dù phiên bản nòng dài ban đầu yếu hơn. Nhìn chung, hai loại Mosin và Mauser tính năng bắn như nhau, Mauser tin cậy trơn tru hơn bời đạn khe móc.


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/400px-8_x_57_IS.jpg)

Ảnh dưới là kim hỏa có tai khóa an toàn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/mauser_k98_fpin.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/mauser_g98_ammo.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/mauser_k98_bolt_top.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/mauser_k98_bolt_open.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/mauser_k98_bolt.jpg)

Vị trí khóa nòng: khóa an toàn và khóa nòng, khóa an toàn và mở khóa nòng, sắn sàng bắn (mở khóa an toàn và đóng khóa nòng).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/mauser_k98_saft.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 02:13:50 am
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/mauser/Gew_88_Assembly.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 03:02:06 am
Thật ra, trung liên dùng phổ biến nhất trong đánh Mỹ là RPD. RPK mãi sau đánh Mỹ mới có.

Ручной пулемет Дегтярева (РПД) là trung liên năm 1944 .
Cỡ đạn 7,62x39 mm
nặng rỗng 7,4 kg
dài 1037 mm
dài nòng 520 mm
Tốc độ bắn 650 phát/phút
Tốc độ đầu nòng 735m/s

http://world.guns.ru/machine/mg14-e.htm
http://world.guns.ru/machine/mg34-e.htm
http://baike.baidu.com/view/416784.html

Đây là loại súng đầu tiên được thiết kế dùng đạn mới, 7,62x39mm Nga, đạn sẽ được dùng cho CKC và AK. Súng được thiết kế thay thế vai trò của trung liên, hỏa lực của tiểu đội bộ binh. Súng được trang bị rộng cùng và sau chút thời của CKC-từ những năm thập niên 1950 dang 1960, rồi được thay thế bởi RPK. Việc thay RPD bởi RPK có nhiều dư luận đánh giá là không tốt. RPK mạnh hơn, nhưng không thật sự đủ năng lực làm một súng trung liên. Súng được Trung Quốc sản xuất lớn với tên Type 56 LMG, súng trung liên kiểu 56, 56式轻机枪, 56 thức khinh cơ thương. Vì Trung Quốc không được chuyển giao RPK cho đến khi họ tự phát triển được kiểu gần giống năm 1981 nên RPD là trung liên chủ lực của họ trong 30 năm đó.
RPD có cấu tạo giống như trung liên Degtyarov, một bước tiến tiếp theo của DP-1927 LMG. Súng có piston hánh trình dài đi qua lỗi điều tiết khí nằm dudới nòng. Kiểu khóa nòng bằng ngạnh xòe ra hai bên, chống vào hai thành vỏ máy súng để khóa nòng. Súng chạy bằng băng, nhưng băng có thể cuốn trong cối băng kiểu trống, có chỗ lắp cối dưới súng. Không như các súng máy khác của Degtyarov , đẩy về lắp trong. Nòng rất nặng không thay dễ dàng ngoài dã chiến nhưng súng vấn bắn tốt ở tầm 800 mét.. Súng có hai càng dưới nòng và dây đeo, dây đeo để bắn khi đeo vai.

RPG Liên Xô
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPD/rpd.jpg)

Đồ tầu
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPD/rpd2.jpg)

Băng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPD/rpd1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 04:15:26 am
DP (Ручной пулемет, súng máy cầm tay) là trung liên.
DP được Degtyarev thiết kế sau cách mạng tháng 10, đây là một trong những súng đầu tiên Hồng Quân tự thiết kế. Súng DP được chấp nhận năm 1927. Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, đã có 795 ngàn khẩu được chế tạo, một con số khổng lồ với súng máy. Sau Thế chiến 2, súng được hoàn thiện với tên RP-46, được dùng như đại liên và trung liên ở các đơn vị tiền tiêu đến khi được thay thế bởi đại liên PK vào những năm 1960. Súng được xuất khẩu sang nhiều nước, tên tầu là kiểu 58, 58式7.62毫米连用机枪, 58 thức 7,62 hào mễ liên dụng cơ thương, súng máy 7,62mm dùng lẫn lộn kiểu 56.

Với học thuyết quân sự mới sau đó, Liên Xô tách ra súng máy cộng đồng và súng máy cá nhân, sản xuất nhiều đại liên PK đưa xuống các trung đội, song song với đó là sản xuất các súng máy tiểu đội như RPD và RPK. Sau này, RPK thay thế RPD, nhưng việc này gây nhiều dư luận phản đối. RPK giống nhiều súng trường tầm xa hơn là một súng máy, nó không thể bắn nhịp độ cao lâu được như RPD.

Tên súng DP và DPM, RP-46 
cỡ đạn:  7.62x54mm R  7.62x54mm R 
nặng:  8,4 kg rỗng; 11,3 kg có đạn 46 viên;  13rỗng; 21,3 kg đạn trong băng 
dài:  1266 mm  1272 mm 
chiều dài nòng:  605mm  605 mm 
Băng đạn băng đĩa hướng tâm 46 viên; băng đạn 200-250 viên-cũng dùng được đĩa.
Tốc độ bắn 600 phát/phút
sơ tốc 840 m/s

Một số súng được dùng như súng máy phòng không hoặc trên xe, tên như DT, DTM hay DA. Chúng thường có nòng nặng hơn, khác biệt về báng hay giá, băng đạn nhưng không khác nhiều với anh em "bộ binh".
DP là súng được thiết kế mang đặc phong cách Degtyarev. Súng dùng trích khí, ống piston dài dưới nòng có điều chỉnh lưu lượng khí qua đó điều chỉnh tốc độ bắn khi bảo dưỡng.
Súng có khóa nòng đặc trựng như RPD, khi lò xo đẩy về đẩy kim hỏa lên đến vị trí đóng khóa nòng, chiều dầy cả kim hỏa đẩu hai ngạnh khóa nòng chống ra hai bêb, vào thành vỏ súng, thực hiện khóa nòng và tiếp theo là nổ đạn. Sau đó, kim hỏa lại lùi về, kéo hai ngạnh khóa nòng về bệ khóa nòng rồi khóa nòng lùi lại. Súng dễ tháo nòng và thay thế nòng. Lò xo đẩy về nằm dưới nòng, dọc theo cán piston.
Một trở ngại khi thiết kế là quá nhiệt lò so này. Một trở ngại nữa là đĩa. Đạn có gờ móc không thuận tiện để kéo, nên Degtyarev dùng băng đĩa mỏng. Nhưng băng này vừa nặng vừa không an toàn, cũng không hiểu sao ông không chọn phương án băng trên cao như trung liên Anh đã dùng.

Kinh nghiệm chiến đấu được áp dụng để thiết kế lại DPM. Cải tiến quan trọng là thay đổi phần sau khóa nòng, đẩy về để chưa phần đệm. Băng đạn thay cho băng cổ nhưng không hiểu vì sao mãi đến năm 1946 mới được áp dụng. Bản 1946 (RP-46) được trang bị rộng rãi sau đó. Một số cải tiến quan trọng của RP-46 là nòng to và dễ thay thế, dễ điều chỉnh gas tăng tốc độ bắn, đệm lùi... để dễ dàng tăng tốc độ bắn thực tế nhưng lại dùng lại được phần lớn thiết kế cũ. Súng được thiết kế trong cuộc đua với các súng máy khác xuất hiện trên chiến trường, RP-46 đảm nhiệm vai trò súng của tiểu và trung đội, giữa trung và đại liên ngày nay.

DP-27
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/DP/dp.jpg)

DPM
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/DP/dpm.jpg)

RP-46
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/DP/rp46.jpg)

Khóa nòng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/DP/dp_bolt.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2008, 08:40:52 am
RPK được đánh giá là nhẹ (4,8kg), phù hợp với thể trạng người VN nên trong KCCM đã có dự án copy hàng loạt mẫu súng này với tên VN là TUL-1.

Đĩa 75 viên
(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/rpk_01.jpg)

Băng 45 viên
(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/rpk_02.jpg)

À mà không hiểu khẩu DP với đại liên MG34 Đức vào VN ta từ năm nào các bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 10:53:36 am
Việc súng vào Việt nam thời gian nào thì phải hỏi ông Đoành, nhưng hồi này mải tán gái ở đâu vậy.

Chúng ta đã thấy RPK được thiết kế như một súng đa năng của tiểu đội, bao gồm ba chức năng là súng trường tầm xa, súng trường tấn công và súng máy tiểu đội (trung liên, LMG). Nhưng, khi thay thế súng máy tiểu đội (LMG, Trung Liên) RPD bằng RPK có nhiều dư luận phản đối dó chức năng súng máy của RPK còn hạn chế. Như các súng máy nhẹ khác, súng RPK nhanh nóng nòng.

Nhược diểm trên chỉ được khắc phục khi sử dụng thế hệ đạn mới, các AK-74 và RPK-74 dùng đạn 5,45x39mm. Đạn này cho sơ tốc cao hơn, súng gọn hơn. Đạn có sức sát thương nhỏ hơn đạn cũ, nhưng sức sát thương được cải thiện nhờ cấu tạo đầu đạn tiên tiến và độ chính xác cao.
Nhược điểm vẫn còn tồn tại là băng hộp, không cho phép lắp liên tục 200-300 viên hay hơn nữa khi sử dụng như một súng máy, nhất là khi làm hỏa lực yểm trợ-bắn áp chế cho tiểu đội xung phong.
Súng dùng máy AK, cơ cấu trích khí xung.
Bán kính ngắm 555mm, sơ tốc cao... quá tốt cho một súng trường tầm xa.
RPK-74M có khe lắp kính ngắm, các bộ phận được thay bằng nhựa đen.

Cỡ đạn 5,45x39 mm
khối lượng 4,7 kg rỗng
dài cả súng 1060 mm
chiều dài nòng 590 mm, bằng RPK 7,62mm, dài hơn AK (cả AK-47 và 74 đều có chiều dài 415mm)
Băng đĩa 75 viên, băng dài 45 viên, chung băng với AK
Tốc độ bắn 600 phát/phút
Sơ tốc: 960 m/s, sơ với RPK-7,62mm là 745m/s, AK 7,62mm thường là  710 m/s (2,329 ft/s), AK-74 là 900 m/s (~2952 f/s). Sơ tốc này là ưu thế nổi trội của đạn mới.
Có mẫu 5,56x45 RPK-201 dùng đạn NATO.

Tầu phản lại anh cả đỏ khi chưa chuyển giao xong công nghệ AKM. Vì vậy, Tầu mãi đến thời đánh nhau với Việt Nam những năm 1980 chưa có khái niệm súng máy tiểu đội. Tầu lúc đó vẫn sản xuất và trang bị súng lái giữa đại liên và trung liên cho tiểu và trung đội dùng chung, súng đại liên cho đại đội. Type 67 machine gun, Type 88 general purpose machine gun (Chinese designation QJY 88)  là những súng như vậy. Sau khi va đập với Việt Nam, Tầu thảm bại, Đặng nhân cơ hội đó thực hiện 4 hiện đại hóa, trong đó có chương trình type 81, gồm AK và súng giống như RPK. Nhưng Type 81 không tồn tại lâu, sau đó Tầu sử dụng thiết kế lai căng FAMAS khóa nòng Tầu: Type 95 light machine gun (Chinese designation QBB-97) . Type 81 và Type 95 là những súng máy tiểu đội của Tầu.


Kiểu cơ bản 1974, bnăng đạn và phụ kiện bằng nhựa đỏ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/RPK74/rpk74_01.jpg)

Kiểu nay vẫn đang sản xuất, băng đạn và báng, ốp lót nhựa đen.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/RPK74/rpk74_02.jpg)

Kiểu RPK-74M, báng xếp và ray bên sườn để lắp kính ngắm.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/RPK74/rpk74m_1.jpg)

Xếp báng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/RPK74/rpk74m_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 12:09:58 pm
Đây là loại đạn mới dùng cho AK-74 và RPK-74.

Cũng như nhnững vũ khí ưu việt khác của Nga, phương Tây đưa đi đẩy lại nhiều tin đồn về nó, ví như nó có động năng thấp, nó kém này nọ, hay là nó được chế tạo lại từ một ý tưởng phương Tây.  Về cỡ đạn, trước đấy có thể đã có những cỡ đạn gần giống dùng trong súng nhỏ. Nhưng khác biệt của đạn này ở chỗ khác. Đây là đạn tiên tiến. Tiêu chuẩn đạn không chỉ bao gồm hình dáng bề ngoài, cân nặng đầu đạn và thuốc, loại thuốc, áp lực....

Một tiêu chuẩn đạn là đầu đạn. Nó vẫn được gọi là đạn cầu, xuất phát từ định nghĩa đạn cầu là đạn ổn định xáy. Nhưng về hình dáng thì không cầu chút nào. Không như những tiêu chuẩn đầu đạn khác chỉ chú ý đến những đặc điểm hình dáng bề ngoài, vỏ bọc mềm, khối lượng... Tiêu chuẩn đạn mới là một bản thiết kế đàng hoàn. Bản thiết kế này đem lại những lợi điểm:
+Đưa một vùng tỷ khối thấp lên trước bằng một đầu rỗng, điều này làm đường đạn tốt. Kết cấu khối rỗng này là một bí quyết của đường đạn, thông thường, đạn ổn định xoáy có tỷ lệ đường kính/chiều dài nhỏ (đạn ngắn), nhưng với kết cấu này, đạn 5,45x39mm phát triển chiều dài, giảm lực cản. Hệ số lực cản thấp hơn nhiều đạn 7,62mm cũ.
+đằng sau đầu rỗng là lớp đệm chì. Lớp này trước đây được những nghiên cứu của NATO miêu tả như lớp đệm để đạn không vỡ. Thực chất, lớp này di chuyển tỷ khối về trước bù vào đầu rỗng. Cũng có thể lớp này giúp đạn không lộn xoaý trong mục tiêu mềm ???? hay là ngược lại, nhưng người ta không dự tính như thế.
+đạn 5,45x39mm có sức xuyên lớn. Với cách thử bắn keo gielatin như phương Tây, đạn xuyên hơn 50cm ở tốc độ trên 900m/s.

A: vỏ mềm
B: lõi thép
C: khoang rỗng
D: lớp chì
E: thuốc phóng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/dan/305px-Cartridge_Kalashnikov_AK-74_s.png)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/dan/ket_qua_thu_dan_ak74.jpg)



 5.45mm x 40 Ball (5,45 PSGS) (Russia)
 5.45mm x 40 Ball (5.45 PS ú ST WZ.74) (Poland)
 5.45mm x 40 Tracer (5.45 T-74GS) (Romania)
 5.45mm x 40 High Pressure Test (5.45 DE SUPRAPRESIUNE) (Romania)
 5.45mm x 40 Blank (Bulgaria)
 5.45mm x 40 Blank (5.45 DE MANEVRA) (Romania)
 5.45mm x 40 Dummy (Romania)
 5.45mm x 40 Dummy (Poland)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/AK/74/dan/2005205_45mm20x204020Various.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Giêng, 2008, 01:36:17 pm
Theo cuốn Lịch sử ngành kỹ thuật QĐNDVN thì đầu năm 1958, trang bị cho các sư đoàn chủ lực của ta đã có AK, CKC và RPD (2/3 bộ binh trong sư đoàn được trang bị các loại này, 1/3 còn lại vẫn sử dụng ũ khí cũ như K-50).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 07:21:16 pm
Theo cuốn Lịch sử ngành kỹ thuật QĐNDVN thì đầu năm 1958, trang bị cho các sư đoàn chủ lực của ta đã có AK, CKC và RPD (2/3 bộ binh trong sư đoàn được trang bị các loại này, 1/3 còn lại vẫn sử dụng ũ khí cũ như K-50).

Thế B40 thì đến bao giờ bác ơi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 12 Tháng Giêng, 2008, 10:35:43 pm
Làm sao phân biệt được SKS của Tàu và SKS của Liên xô?Nhìn trong ảnh không làm sao phân biệt được.Súng Mauser được Pháp trang bị cho lực lượng Bảo chính đoàn từ sau 1946,nhưng cụ thể là loại nào(Kar 98k,hayMauser 98k carbines)thì cần phải tìm hiểu thêm nữa huyphúc 1981 ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2008, 11:03:13 pm
SKS LX dùng lê phẳng, TQ dùng lê 3 cạnh.

Khẩu Mauser 7,92 (Tàu Tưởng sản xuất) vào VN từ 9-45 theo chân lính Tưởng, đến năm 50 TQ CS viện trợ ta 1 loạt nữa, trở thành súng trường chủ lực trong các đại đoàn. Đợt viện trợ này có cả Mosin 7,62, nhưng chủ lực không thèm dùng, đưa hết cho địa phương để dùng Mauser với Mas Pháp.

Mosin cũng được dùng ngay từ 45-46, hồi trước có bác nào nói là Mosin nguyên bản đời 1891, Nhật thu được từ quân Nga thời chiến tranh 1904-1905.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 13 Tháng Giêng, 2008, 12:14:53 am
Chiangsan có biết khẩu Pạc-hoọc hay được các hồi ký kể chuyện là khẩu gì không ???? Khẩu này được mô tả là rất hay hóc và là súng Tầu Thưởng sản xuất, chẳng lẽ là ... Mauser.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 13 Tháng Giêng, 2008, 03:39:59 pm
Chiangsan có biết khẩu Pạc-hoọc hay được các hồi ký kể chuyện là khẩu gì không ???? Khẩu này được mô tả là rất hay hóc và là súng Tầu Thưởng sản xuất, chẳng lẽ là ... Mauser.
là khẩu mauser  automatic pistol model 1916 bao súng = gỗ.Loại này có nhiều phiên bản và nhiều nước sản xuất lắm huyphúc vào http://www.littlegun.be có đầy đủ chi tiết về loại này


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 19 Tháng Giêng, 2008, 08:37:10 pm
có ai biết khẩu anh-đô-si-noa là loại nào ko ạ, thấy bảo trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp quân ta dùng loại này rất nhiều


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Tám, 2007, 12:36:08 pm
Fusil de Tirailleur Indochinois Mle.1902 8x50mm. Đây là 1 trong mấy mẫu súng mà bọn Pháp thiết kế để phù hợp trang bị cho đám lính thuộc địa.

Từ trên xuống : Fusil de Tirailleur Indochinois Mle.1902, Fusil de Tirailleur Indochinois Mle.1902/16 (khố xanh khố đỏ), Fusil de Tirailleur Senegalais "Colonial" Mle.1907 (thuộc địa Bắc Phi).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Giêng, 2008, 10:48:58 pm
Chiangsan có biết khẩu Pạc-hoọc hay được các hồi ký kể chuyện là khẩu gì không ???? Khẩu này được mô tả là rất hay hóc và là súng Tầu Thưởng sản xuất, chẳng lẽ là ... Mauser.
là khẩu mauser  automatic pistol model 1916 bao súng = gỗ.Loại này có nhiều phiên bản và nhiều nước sản xuất lắm huyphúc vào http://www.littlegun.be có đầy đủ chi tiết về loại này

Vừa mở cửa sổ ra thì có dòng này:
Warning: Chủ đề này đã không có người tham gia ít nhất 120 ngày.
Bạn nên suy nghĩ tạo chủ đề mới.

????????????????????

To Ngocvancu.
Tìm từ Pạc-Họoc bằng hỏi ông Gúc thì thấy một trang hải ngoại dân chủ, có chiện, mục tiêu chắc là mô tả Cách Mạng ác ôn. Thấy Cách Mạng thịt hai ông lính lấy Pạc Họoc rất dã man (lính khác sĩ quan). Lính Tầu phù đeo mỗi thằng một khẩu ???? nên mới nghĩ Pạc Họoc là súng bộ binh, tức súng trường.
À, thế ra là pistol. Thế mới biết cái chiện công ty xuất nhập khẩu dân chủ này nó mô tả mỗi lính tầu phù đeo một pistol, oách nhất quả đất.

Bạn nói kỹ hơn được không. Mình tìm trong đó không thấy model 1916. Có model 1896 (C96) là giông giống súng trong phim tầu. Nhưng mình cũng không khẳng định cái súng hay đóng trong phim tầu cũng có phải là Pạc họoc không. ????
http://www.littlegun.be/arme%20allemande/mauser/a%20mauser%20c%2096%20gb.htm
-----------

Tìm được model 1916 rồi, viết thêm vào đây.
Mauser C-96 bản 1912 đúng là phiên bản súng ngắn của các cuộc cách mạng lớn. Ở Nga và Liên Xô nội chiến, có thể Hồng Quân nhập khẩu hoặc thu được, phổ biến dùng khẩu này. Trong Paven Cóosagin (???) thì đọc là Maode (phỏng đoán, không biết đúng không). Tầu họi Mauser là Mao Sắt (毛瑟军用手枪-mao sắt quân dụng thủ thương-Mauser Military Pistol).
Hồng Quân, Tầu Mao, Tầu Tưởng đều đánh giá cao súng này, hiện vưỡn còn khẩu súng của Chu Đức hồi mới khởi nghĩa trong bảo tàng. Tuy nhiên súng đến trước Thế chiến 2 đã được dánh giá là cổ: nặng, dài, chậm. Súng có kết cấu như súng trường, không báng và ốp lót tay. Cũng có phiên bản những thứ đó lắp thêm được vào, thành súng cạc bin. Súng có tính tin cậy cao, động năng đầu đạn tốt, tầm xa. Nhược điểm là tốc độ bắn chậm, rất nặng, khó cầm. (Lai súng trường súng ngắn).
Tuy vậy, hình như có đến 10-20 kiểu Mauser C96 do Đức thiết kế. Phiên bản thường nhìn thấy ổn định hình dáng từ 1912, nhưng có ít nhất 2 cỡ đạn: 7,63mm và 9mm. Cỡ đạn ngắn 9mm là giải pháp tiên tiến hồi đó, nhưng chưa được thể hiện nhiều ưu điểm (ưu thế của đạn cỡ lớn trong súng ngắn là nòng ngắn). Phiên bản này thường cũng bị nhầm thành Model 1916 do đến năm 1915, chính phủ Đức đặt hàng một số lượng lớn súng này trong năm sau. Mình không hiểu đó có phải là Model 1916 duy nhất không. Kiểu này được gọi là "Mauser C96 Red Nine" do tay cầm có số 9 đỏ, nó dùng đạn 9mm Luger thay cho bản 1912 dùng 7,63mm Mauser.


Đây
http://world.guns.ru/handguns/hg90-e.htm

Đây rồi. Đúng là bản Mauser C96. Tầu Tưởng cũnng biết đánh giá súng đấy nhỉ, cũng được gọi là "Tri". Tuy rằng làm thì hơi tồi.

Pạc-Họoc là đọc tiếng Quảng Đông từ Pháo Hộp, kể về cái bao đựng gỗ của China made version. Tiếng Tầu súng ngắn là 手枪-Thủ Thương-súng tay. Mauser C96 còn có tên là 砲盒, pháo hộp. Bọn tầu wiki nó viết là 炮盒, ở đây bọn nó nhầm chữ bào trong bào chế thuốc, nôm là sao (, có bộ hỏa) thành chữ pháo (có bộ thạch, nguyên bản là cái máy bắn đá). Nhầm thế thành ra là hộp bào chế ????
Một cách gọi trước đây của Mauser C96 tầu là 盒子砲, Hộp tử pháo, pháo trong hộp, cũng nghĩa như thế. Tất nhiên, một số dân tầu hay chữ cũng viết thành hộp tử bào, 盒子炮. CHuỵen sai này mình đã trình bày trong này.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=255.msg12034#msg12034

Mình search trên mạng thấy:
http://www.chinesefirearms.com/30206/articles/m96_g.htm
Súng được quân Bắc Dương mua theo một hợp đồng kí giữa chỉ huy lục quân Bắc Dương và Carlowitz&Co tháng 9/1912. 北洋政府陆军部-Bắc Dương chính phủ lực quân bộ, chính phủ đây không phải nội các của quốc gia, chỉ là bộ chỉ huy Lục quân Bắc Dương. Bắc Dương là đạo quân trang bị huấn luyện theo phương Tây, còn gọi là Tân Quân, có từ thời Từ Hy. Hợp đồng này mua 200 súng, mỗi súng có 500 đạn, giá 58 lạng bạc một súng. Hàng giao tại Thiên Tân, ngoài rào thuế quan.
Đây có thể là lần đầu tiên súng này được chính thức sử dụng trong quân tầu. Súng được dùng ngay từ những ngày tháng đầu tiên của Viêm Thế Khải và Dân Quốc. Sau đây sẽ thấy, súng được nhái ngay sau khi mua về.

Phiên bản Tầu do máy móc tồi, làm thủ công nhiều nên rất tồi, hay hóc, trái hẳn với nguyên bản. Ngoài các xưởng nhà nước-quân xưởng của Tầu Tưởng, các thủ công nghiệp cũng sản xuất và đưa vào thị trường một số lượng khá. Ngoài ra, các xưởng nhà nước cũng mông-má lại súng hỏng bán ra ngoài và trang bị chính thức. Song song với nguồn nội địa là súng xịn nhập từ Đức. Trong thời hỗn loạn này, đồ xịn cực hiếm, đồ tốt rất ít, Tầu phù chắc toàn súng "hồng công bên hông chợ lớn".
Bản này copy mẫu 1912 của C96, băng 10 viên, 7,63mm.

--------------

Không hiểu Pạc-Họoc ở Tầu thế nào. Ở Ta, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đã có Pạc-Họoc dùng và cũng đã có tiếng hay hóc. Sau này, dến 1944 và 1945, rồi 9 năm đánh Tây thế nào nhỉ, ai bít share với. Đánh mẽo thì chả cần.

Mauser C96 Red Nine. Model 1916. 9mm. Đức.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620schema20tech.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20p-7.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20p-6.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20p-5.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20p-4.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20p-3.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20p-2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20p-1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/mauser20c9620red20nine20roger20papk.jpg)

Không hiểu ở Tầu có những bản gì, nhưng ở đây nói nhiều đến 7,63mm . Theo tớ, Pạc-Họoc là Mauser C96 model 1912. 7,63mm. chứ không phải "chín đỏ".
http://www.chinesefirearms.com/30206/articles/m96_g.htm

海军大沽造船所, Hải quân Đại Cô tạo thuyền sở, Sở đóng thuyển hải quân Đại Cô, chế năm thứ nhất Dân Quốc. Có vẻ như sao lại bản sườn phẳng (flatside) của Đức. Xem lại bản flatside ở http://www.littlegun.be/arme%20allemande/mauser/a%20mauser%20c%2096%20gb.htm .
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/taku.jpg)


Quân xưởng Hán Dương, năm 16 Dân Quốc (bác nào nhớ cái năm Dân Sơ, khởi cái triều dân quốc ấy tra hộ rồi cộng với 16).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/han.jpg)

đồ
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/charger.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/allparts.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/loading.jpg)

Súng cạc bin, dùng chung các bộ phận với Pạc-Họoc, chỉ thay có nòng, thêm báng. (Thiết kế này nguyên của Đức).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/c96carbine.jpg)

Lính Tầu Tưởng (Quân trung ương, chứ Tầu phù chỉ là đám quân lảm nhảm ở đâu đó. Tầu phù có khi lại còn chính quy hơn đám "sứ quân" đại phương). Không biết ở nhà ta, tầu phùtầu vàng có giống nhau không ????
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/tau_pac_hooc/grouping.jpg)


Cái này không phải Pạc-Họoc, cũng chưa từng đến Vịt Ngan, cho vào đây tham khảo. Khẩu súng Đức sản xuất, hiệu Mauser, loại trang bị cho cảnh sát, 763mm. Băng 10 viên. Số súng 592032.
Khẩu này do Chu Đức sử dụng ngày mở màn khởi nghĩa Nam Xương, bắn phát súng đánh nhau đầu tiên của Quân đội Nhân Dân Tầu lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản.
Có thể, đây chính là mẫu khẩu Pạc Họoc, nhưng Huy Phúc chưa hiểu loại dùng cho cảnh sát là như thế nào. Ở đây, Tầu nó ghi vậy. Sau Thế chiến 1, súng này đã được đánh giá là cổ, nên được bán tống bán tháo, Tầu nhập về rất nhiều. Đến thập niên 1930 mà có sách nói đã trang bị 10 vạn khẩu ?????. Sách tầu lúc đó thì cũng như Pạc Họoc tầu, không thể tin được. Tổng số Mauser C96 Đức làm có lẽ chỉ hơn mười vạn khẩu, phần lớn kéo đến nội chiến Nga.
http://jczs.news.sina.com.cn/2004-07-29/1551213563.html
Trên súng có khắc 2 dòng chữ "南昌暴动纪念"-nam xương bạo động kỷ niệm và "朱德自用"-chu đức tự dụng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_ngan/mauser96/sung_chu_duc/U28P27T1D213563F3DT20040729155156.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 21 Tháng Giêng, 2008, 12:12:08 am
RPK được đánh giá là nhẹ (4,8kg), phù hợp với thể trạng người VN nên trong KCCM đã có dự án copy hàng loạt mẫu súng này với tên VN là TUL-1.

À mà không hiểu khẩu DP với đại liên MG34 Đức vào VN ta từ năm nào các bác nhỉ.


Bác Đoành đâu nhỉ ??? đợi lâu quá.

Ở trang trước, mình đã nói về cái khóa nòng của trung liên DP. Cái khóa đó khóa bằng đóng kim hỏa, khi kim hỏa lao lên trước, nó xiên vào giữa hai ngạnh, hai ngạnh này bị kim hỏa đẩy ra hai bên chống vào vỏ máy súng, ssúng chỗ có gờ hãm, nhờ thế khóa nòng không lui về được. Búa là búa dọc, chuyển động theo phương trục nòng súng. Súng bắn khi khóa nòng mở.
Cơ chế này của DP sau dược RPD thừa hưởng. Nhắc lại là, P là súng máy, RP là súng máy cầm tay trong tiếng Nga. Tương đương LMG (súng máy nhẹ) trong tiếng Anh, trung liên trong tiếng Việt. Cơ chế búa của DP và RPD trước tiên làm chúng không phải là một súng trường chiến đấu, thường bắn khi khóa nòng đóng. DP chuyển động mạng trước khi đạn nổ, lúc búa đập vào kim hỏa, búa của nó lớn và chuyển động nhiều để còn đóng khóa nòng. Khi sử dụng như một súng trường chiến đấu, điều này làm phát bắn như cách bắn tỉa ngày nay kém chính xác.

RPD phát triển tiếp theo DP, nó nhẹ hơn và khẳng định là súng máy do một người sử dụng (như tên của nó, súng máy xách tay), dùng ở tiểu đội (học thuyết quân sự mới của Liên Xô).
DP là súng máy được thiết kế thay nòng nhanh để bắn rất nhiều, dùng ở các các cấp trung đội và tiểu đội (ban đầu thì cả đại đội hay tiểu đoàn). Các vị trí từ trung đội trở lên sau đó được bàn giao cho đại liên PK. (Tớ cũng có lúc làm quan, chỉ huy khẩu đội PKMS, quan rất to, có hẳn một quân).

Tuy vậy, RPD có lẽ cùng bộ với CKC (SKS). Vì như thế mới đủ súng máy, súng trường chiến đấu. Không thì ta móm hẳn khi địch chơi đứng xa bắn tỉa. RPD và DP như đã nói trên, không thể làm một súng trường chiến đấu.
Đó là một lợi thế của RPK khi thay thế RPD trong ê-kíp mới. AK-47 nòng ngắn tất nhiên là kém chức năng súng trường chiến đấu, chức năng đó được bàn giao cho RPK, khẩu súng 3 trong 1: trung liên, súng trường tấn công và súng trước chiến đấu.

Ý kiến phản đối RPK tập trung vào việc nó quá nhanh nóng nòng. Điều này do nòng nó mỏng. Nhưng dể nhẹ thì phải vậy. Đối với quân ta, vác một khẩu 4 cân vượt Trường Sơn tất nhiên là vác RPD. Nhưng rõ ràng, RPK kém chức năng trung liên hơn.

To chiangshan, tớ đã được dùng TUL, nhưng là một khẩu AK, chỉ ghi chữ TUL chứ không ghi TUL mấy. Nòng to, súng nặng hơn AK thường một chút. Theo như những gì mình nhớ được, có thể là AK lẫn lộn một số giai đoạn công nghệ. Phần nòng và một phần lớn vỏ máy, máy súng là AK-47/1959 (AK-S, "AK thường" tớ nói trên là AK đơn vị tớ, AKM).  Mình chưa nhìn thấy TUL RPK.
Gần đây, thấy bảo được Ngố chuyển giao công nghệ và vật liệu chế đại liên PKMS, nhưng không được như ý. Cái kiểu dự án coi như bánh, băm ra chia đều như đánh đụng thì có mà làm được súng cao su.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 21 Tháng Giêng, 2008, 02:29:47 am
Em đọc truyện, thấy có vẻ thủ pháo hơi khác lựu đạn. Có phải là lự đạn chống tăng không hả bác Đoành. Nếu đúng thì nó là loại nào thế bác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Giêng, 2008, 07:03:24 pm
Bác Đoành đâu nhỉ  đợi lâu quá.

Em đọc truyện, thấy có vẻ thủ pháo hơi khác lựu đạn. Có phải là lự đạn chống tăng không hả bác Đoành. Nếu đúng thì nó là loại nào thế bác.

-------------------------------------------------------------------
  Bác đây! ;D Cái ở trên thì còn phải đi tìm tài liệu đã, ngay một lúc ai mà tra được?

  Cái ở dưới thì có thể tạm trả lời thế này: Thủ pháo không phải là lựu đạn, cũng không phải lựu đạn chống tăng. Nó là một loại lượng nổ được gói buộc tại chỗ, sát thương đối phương bằng sức ép và sóng xung kích chứ không phải bằng mảnh như lựu đạn vì vậy thường được đặc công sử dụng để đánh hầm ngầm. Trong KCCM, một số công binh xưởng cũng chế tạo hàng loạt thủ pháo cho đặc công. Thường có các loại 2, 4, 6 lạng TNT hoặc lớn hơn đến cỡ Kg.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sanxuatluudan.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 21 Tháng Giêng, 2008, 07:12:16 pm
Lựu đạn chống tăng khác lựu đạn thường ở chỗ nào vậy các bác ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Giêng, 2008, 06:52:47 pm
RPK được đánh giá là nhẹ (4,8kg), phù hợp với thể trạng người VN nên trong KCCM đã có dự án copy hàng loạt mẫu súng này với tên VN là TUL-1.
----------------------------------------
  Cung cấp thêm thông tin về khẩu TUL-1 này: Khẩu này được nghiên cứu để sản xuất từ 1969 (lúc này ngay cả ở LX khẩu RPK cũng vẫn là mới), khẩu này do VN nghiên cứu và tự chế tạo hoàn toàn. Trước đó nhà máy Z1 đã sản xuất AK, CKC theo mẫu của TQ và hầu như chỉ lắp ráp vì bán thành phẩm là do TQ viện trợ. Khẩu TUL-1 đầu tiên được hoàn thành vào ngày 22/12/1969.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 23 Tháng Giêng, 2008, 12:23:57 am
Theo em hiểu, TUL là tự lực. Như vậy là RPK đi trước AK. Nhưng không hiểu về sau kế hoạch sản xuất RPK thế nào nhẩy ???? Nếu mà TUL-1 ra đời năm 1969 thì buồn cho nó quá. Năm đấy là Lê Duẩn sơ niên, mở đầu thời kỳ "bao cấp", ăn xin mà ní nuận, dân khoa học-kỹ thuật chết lè.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 23 Tháng Giêng, 2008, 03:34:36 pm
Mauser của cảnh sát có thể là loại m1916 nhưng dùng đạn 8mm nạp đạn 8 viên huyphuc thử tìm hiểu xem sao


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 09:43:08 am
THỐNG KÊ VŨ KHÍ ĐƯỢC QĐNDVN SỬ DỤNG TRONG KCCP 1945-1954


I. VŨ KHÍ CÁ NHÂN

1. Tiểu liên

a) Tiểu liên MAS-38 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mas38_2.jpg)

Cỡ đạn : 7,65x20mm
Dài : 635mm
Nặng : 2,87/3,56kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

Tiểu liên MAS kiểu 1938 (MAS-38) do nhà máy vũ khí Saint-Etienne phát triển, năm 1938 được chấp nhận đưa vào biên chế và bắt đầu được sản xuất từ 1939. Năm 1940, quân đội Đức chiếm đóng Pháp đã tiếp tục sản xuất MAS-38 để trang bị cho mình và cho quân Pháp Vichy.

MAS-38 là 1 trong những kiểu tiểu liên chính được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng ở Đông Dương trong thời kỳ đầu của chiến tranh. QĐNDVN thu và sử dụng lại súng này với tên gọi "tiểu liên Mát".


b) Tiểu liên MAT-49 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mat49_01.jpg)

Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 404/660mm
Nặng : 3,6/4,17kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 100m

Tiểu liên MAT kiểu 1949 (MAT-49) do nhà máy vũ khí Tulle, được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1949 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ 1950.

MAT-49 là tiểu liên chính trong các đơn vị Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. Trong chiến đấu QĐNDVN tịch thu MAT-49 với số lượng lớn và sử dụng chúng làm 1 trong những tiểu liên chính của mình dưới tên gọi "tiểu liên Tuyn (Tulle)".

Bình luận ngoài lề : MAT-49 còn là tiểu liên chính của các ...đoàn làm phim VN khi làm về KCCP, kể cả bối cảnh là thời 1945-1948 ;D


c) Tiểu liên Sten (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/sten_mkII.jpg)

Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 900mm (MkII)
Nặng : 3,48kg (MkII)
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

Tiểu liên Sten do R.V.Shepard và H.J.Turpin thiết kế và phát triển ở nhà máy vũ khí Enfield năm 1940, bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1941 và được trang bị làm tiểu liên chính của quân đội Anh trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

Trong giai đoạn đầu chiến tranh ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Đối với QĐNDVN, một số ít Sten đầu tiên do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp. Nhiều xưởng quân giới VN cũng tự sản xuất Sten nhưng chỉ với số lượng hạn chế.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 10:29:53 am
d) Tiểu liên MP-40 (Đức)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mp40.jpg)

Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 630/833mm
Nặng : 4,03/4,7kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 100m

Tiểu liên kiểu 1940 (MP-40) do công ty Erma Werke sản xuất hàng loạt năm 1940, trang bị làm tiểu liên chính của quân đội Đức trong CTTG 2.

MP-40 chiến lợi phẩm được Pháp dùng để trang bị cho lính dù và biệt kích ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. Một số được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


e) Tiểu liên Thompson/Kiểu 36 (Mỹ/TQ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/tommy_m1928a1.jpg)

Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)
Dài : 852mm (M1928)
Nặng : 4,9kg (M1928)
Băng đạn : 20/30/50/100 viên.
Tầm bắn hiệu quả : 100-150m.

Tiểu liên Thompson do J.T. Thompson thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1921 với nhiều phiên bản. Thompson là tiểu liên chính của quân đội Mỹ trong CTTG 2, đồng thời cũng được trang bị cho nhiều nước đồng minh khác...

Ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng nhiều tiểu liên Thompson do Anh, Mỹ cung cấp trong giai đoạn đầu chiến tranh. Loại súng này cũng được Mỹ trang bị nhiều cho quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ dùng cho đến giai đoạn cuối. Khá nhiều tiểu liên Thompson được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại, nhất là các đơn vị ở Nam Bộ. Ngoài ra, một số phiên bản do TQ-QDĐ sản xuất với tên gọi Kiểu 36 cũng được CHNDTH viện trợ cho VN sau 1950.


f) Tiểu liên M3 Grease (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m3_gg2.jpg)

Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)
Dài : 570/745mm
Nặng : 3,7kg
Băng đạn : 30 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50m
 
Tiểu liên M3 do George Hyde và Frederick Sampson thiết kế năm 1942 và sản xuất hàng loạt năm 1943. Đây là loại tiểu liên rẻ tiền hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thời chiến của quân đội Mỹ trong CTTG 2.

Tiểu liên M3 được Mỹ trang bị cho quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN thu và sử dụng lại loại súng này với tên gọi "tiểu liên Ghít" (chủ yếu là các đơn vị ở Nam Bộ).


g) Tiểu liên PPSh-41/K-50 (LX/TQ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/ppsh41-2.jpg)

Cỡ đạn : 7,62x25mm
Dài : 843mm
Nặng : 3,63/4,3/5,45 kg.
Băng đạn : 35/71 viên

Tiểu liên Shpagin kiểu 1941 (PPSh-41) được Georgi Shpagin thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt năm 1941, được trang bị làm tiểu liên chính của Hồng quân LX trong CTTG 2. TQ sản xuất mẫu súng này với tên gọi Kiểu 50 (VN gọi tắt là K-50).

Tiểu liên PPSh-41/K-50 do TQ viện trợ cho VN từ sau năm 1950 và được trang bị làm 1 trong những tiểu liên chính trong các đơn vị chủ lực QĐNDVN. Băng đạn cong 35 viên được sử dụng phổ biến hơn do phù hợp với thể chất của người VN.


h) Tiểu liên Madsen M-50 (Đan Mạch)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/madsen_m50-1.jpg)

Cỡ đạn: 9x19mm
Dài: 530/800mm
Nặng: 3,17kg
Băng đạn: 32 viên
Tầm bắn hiệu quả: 100m

Tiểu liên Madsen kiểu 1950 do công ty Dansk Industri Syndikat (Đan Mạch) sản xuất, cải tiến dựa trên các phiên bản M-46, M-49, sản xuất từ 1950. Súng đã được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở chiến trường Đông Dương, tiểu liên Madsen M-50 được Pháp trang bị cho một số đơn vị biệt kích GCMA ở Lào, một số được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 12:23:14 pm
2. Súng trường

a) Súng trường Gras (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/FusilGRASMle1874-VD-WEB.jpg)

Cỡ đạn : 11x59mm
Dài : 1310mm
Nặng : 4,18kg
Ổ đạn : 1 viên

Súng trường Gras kiểu 1874 do Basile Gras thiết kế và là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1874-1886 với nhiều phiên bản. Súng trường Gras đã được quân đội Pháp sử dụng khi xâm lược VN cuối TK19 và một số được trang bị cho lính thuộc địa người Việt.

Do tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng nên trong giai đoạn đầu KCCP súng trường Gras vẫn được QĐNDVN tận dụng để chiến đấu. Súng nạp đạn rời từng viên từ đuôi nòng nên được gọi là "khai hậu".


b) Súng trường Lebel (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/lebel1886.jpg)

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 1300mm
Nặng : 4,18/4,41kg
Ổ đạn : 8 viên

Súng trường Lebel kiểu 1886 là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1886 cho đến tận giai đoạn đầu CTTG 2 1939-1940 với nhiều phiên bản.

Quân đội Pháp vẫn sử dụng một số Lebel ở Đông Dương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có phiên bản phóng lựu Lebel kiểu 1886/M93 thường được gọi là "súng trường tromblon".


c) Súng trường Berthier (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/berthier_1892.jpg)

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 950/1300mm
Nặng : ~3-4kg.
Ổ đạn : 3/5 viên

Súng trường Berthier được sử dụng trong quân đội Pháp từ 1892 đến giai đoạn đầu CTTG 2 1939-1940 với nhiều phiên bản.

Quân đội Pháp vẫn sử dụng một số Berthier ở Đông Dương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có các phiên bản carbine (mousqueton) thường được gọi là "dóp ba", "dóp năm" (tuỳ theo ổ đạn), "mút-cơ-tông" hay gọi tắt là "súng mút".


d) Súng trường thuộc địa Đông Dương kiểu 1902 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/anhdosinoa.jpg)

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : ~1120mm
Nặng : ?
Ổ đạn : 3/5 viên

Súng trường Đông Dương kiểu 1902 được thiết kế để trang bị cho lính thuộc địa người bản xứ. Sau 1945, súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại và thường được gọi là "súng trường Anh-đô-si-noa" (Indochinois).

* Các loại súng trường trên đều chỉ sử dụng được một thời gian, sau đó phải loại bỏ dần do thiếu đạn.


e) Súng trường MAS-36 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mas36-1.jpg)

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1020mm
Nặng : 3,7kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường MAS kiểu 1936 (MAS-36) do nhà máy vũ khí Saint-Etienne thiết kế, được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt từ 1936. MAS-36 được trang bị cho các đơn vị tuyến 1 của Pháp trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng MAS-36 với số lượng lớn ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại khá nhiều kiểu súng này.

Bình luận ngoài lề : trong phim "Dòng máu anh hùng", lính thuộc địa sử dụng MAS-36, mặc dù bối cảnh là năm 1922 ;D, và cho đến tận năm 1940, MAS-36 vẫn là thứ xa xỉ ngay cả với lính chính quốc.


f) Súng trường MAS-44 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mas44-6.jpg)

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : ?
Nặng : ?
Băng đạn : 5 viên

Súng trường bán tự động MAS kiểu 1944 do nhà máy vũ khí Saint-Etienne bí mật thiết kế và phát triển từ 1940-1944 ngay trong thời gian bị Đức chiếm đóng. Sau CTTG 2 chỉ có một số lượng nhỏ MAS-44 được sản xuất.

Năm 1946 quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị 1000 khẩu MAS-44 cho biệt kích của hải quân. Nhiều khẩu rất nhanh chóng đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 01:19:46 pm
g) Súng trường MAS-49 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mas49.jpg)

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1100mm
Nặng : 4,7kg
Băng đạn : 10 viên

Súng trường bán tự động MAS kiểu 1949 (MAS-49) do nhà máy St-Eitenne phát triển từ MAS-44 và được sản xuất hàng loạt từ 1951.

MAS-49 được trang bị làm súng trường chính của quân đội Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. QĐNDVN tịch thu MAS-49 với số lượng lớn và cũng sử dụng chúng làm 1 trong những súng trường chính của mình.


h) Súng trường Lee-Enfield (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/smle4mk1.jpg)

Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 1129-1260mm
Nặng : 3,96-4,19kg
Băng đạn : 5 viên

Súng trường Lee-Enfield được J.P.Lee và nhà máy RSAF Enfield thiết kế năm 1895. Các phiên bản nòng ngắn (SMLE) thiết kế năm 1903 và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1907, trở thành súng trường chính của quân đội Anh trong CTTG 1 và 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị nhiều Lee-Enfield do Anh cung cấp trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN cũng sử dụng Lee-Enfield mua được từ Thái Lan, Malaysia, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp trong chiến đấu.


i) Súng trường M1903 Springfield (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m1903-44l.jpg)

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1097mm
Nặng : 3,94kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường kiểu 1903 do nhà máy Springfield thiết kế và sản xuất hàng loạt từ 1903, trở thành súng trường chính cho quân đội Mỹ tới CTTG 1. Năm 1941, công ty Remington tiếp tục sản xuất phiên bản M1903A3 cung cấp cho quân đội Mỹ trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng M1903 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1903 chiến lợi phẩm được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1903" (Remington).


j) Súng trường M1917 Enfield (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/enfield_p17_2.jpg)

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1175mm
Nặng : 4,08kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường kiểu 1917 Enfield dựa trên khẩu Lee-Enfield của Anh được công ty Remington và Winchester sản xuất hàng loạt năm 1917 để cung cấp cho quân đội Mỹ trong CTTG 1. M1917 tiếp tục được sử dụng trong quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng M1917 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1917 chiến lợi phẩm hoặc do TQ viện trợ được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1917".


k) Súng trường M1 Garand (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m1gar_2.jpg)

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1103mm
Nặng : 4,32kg
Ổ đạn : 8 viên

Súng trường bán tự động M1 Garand do J.C Garand thiết kế năm 1932, được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1932 và trở thành súng trường tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong CTTG 2.

M1 Garand được sử dụng ở Đông Dương bởi quân đội Pháp (giai đoạn đầu), quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN tịch thu và sử dụng nhiều súng loại này.


l) Súng trường M1 Carbine (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m1car_r.jpg)

Cỡ đạn : .30 US (7,62x33mm)
Dài : 904mm
Nặng : 2,36kg
Băng đạn : 15 viên

Súng trường M1 Carbine được thiết kế từ 1938-1941, đi vào sản xuất hàng loạt năm 1942 để trang bị cho quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2.

Mỹ cung cấp số lượng lớn M1 Carbine cho quân đội Pháp ở Đông Dương (đặc biệt là lính dù), cho quân "QGVN" và giáo phái ở Nam Bộ. M1 Carbine cũng được QĐNDVN sử dụng khá nhiều, một số do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Pháp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 01:56:43 pm
m) Súng trường Arisaka Kiểu 38/Kiểu 99 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/arisaka-38-1.jpg)

Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 966-1275mm
Nặng : 3,3-4,12kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Arisaka Kiểu 38 do Nariake Arisaka đứng đầu việc thiết kế năm 1905, được sản xuất hàng loạt và trở thành 1 trong những súng trường chính của quân đội Nhật trong CTTG 2. Phiên bản dùng đạn 7,7x58mm mang tên Kiểu 99 được đưa vào biên chế năm 1940 để thay thế dần cho Kiểu 38.

Sau 1945, QĐNDVN thu được số lượng lớn súng Arisaka từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu (cả phiên bản nòng dài của bộ binh và carbine nòng ngắn của kỵ binh).


n) Súng trường Mosin (Nga)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mosin_1891.jpg)

Cỡ đạn : 7,62x54mm
Dài : 1020-1306mm
Nặng : 3,45-4,2kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Mosin do S.Mosin và L.Nagant thiết kế, được chấp nhận đưa vào biên chế chính thức năm 1891. Mosin được sản xuất hàng loạt và cải tiến nhiều lần, trở thành súng trường tiêu chuẩn của quân đội Nga trong CTTG 1 và Hồng quân LX trong CTTG 2.

Trong CT Nga-Nhật năm 1904-1905, quân đội Nhật thu được súng Mosin kiểu 1891 và trang bị cho các đơn vị đồn trú ở Đông Dương, số này bị QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại năm 1945. Năm 1950 TQ cũng viện trợ cho VN một số súng Mosin, sau đó được trang bị cho bộ đội địa phương.


o) Súng trường Hán Dương kiểu 88 (TQ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Hanyang_88.jpg)

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : 1245mm (?)
Nặng : 3,8kg (?)
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Hán Dương kiểu 88 do nhà máy Hán Dương sản xuất dựa trên súng trường kiểu 1888 của Đức, là 1 trong những súng trường tiêu chuẩn của quân đội TQ-QDĐ trong CT Trung-Nhật, CTTG 2 và nội chiến TQ.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng trường Hán Dương kiểu 88 với tên gọi "súng thất cửu" (7,9mm), do mua hoặc lấy của quân đội TQ-QDĐ năm 1945 và được TQ-CS viện trợ năm 1950.


p) Súng trường Mauser 98/Trung Chính (Đức/TQ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mauser_k98_l.jpg)

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : 1101-1250mm (?)
Nặng : 3,92-4,09kg (?)
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Mauser kiểu 98 do công ty Mauser thiết kế năm 1898, được sản xuất hàng loạt và cải tiến nhiều lần, trở thành súng trường tiêu chuẩn của quân đội Đức trong CTTG 1 và 2. Mauser cũng được sử dụng bởi quân đội TQ-QDĐ. Nhà máy Hán Dương của TQ copy hàng loạt mẫu súng này với tên gọi Trung Chính (hoặc Tưởng Giới Thạch, kiểu 24) làm 1 trong những súng trường tiêu chuẩn của quân đội TQ-QDĐ.

Mauser 98/Trung Chính trở thành 1 trong những súng trường chính của các đơn vị chủ lực QĐNDVN trong giai đoạn sau của chiến tranh, có được nhờ mua hoặc lấy của quân đội TQ-QDĐ hoặc do TQ-CS viện trợ. Ngoài ra, một số ít do lính Pháp và "QGVN" sử dụng và bị tịch thu.


q) Súng trường Phan Đình Phùng (VN)

Súng trường Phan Đình Phùng do công binh xưởng Phan Đình Phùng sản xuất và trang bị cho QĐNDVN trong thời gian 1945-1946. Do điều kiện khó khăn nên súng không có rãnh xoắn và cũng chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế.


r) Súng kíp (VN)

Bên cạnh các loại súng trên, các LLVT VN còn tự sản xuất các loại súng kíp theo kiểu thủ công. Ước tính có ít nhất trên 7000 khẩu súng kíp đã được sản xuất trong khoảng thời gian 1945-1950 và sử dụng trong dân quân du kích và bộ đội địa phương. Đây là một con số đáng kể nếu tính đến tình hình trang bị của QĐNDVN vào thời điểm đó.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 07 Tháng Ba, 2008, 02:09:56 pm
Chiangshan cho hỏi cậu lấy nguồn này ở đâu vậy?Khẩu MP38/40 của Đức thì tôi thấy hơi lạ,lần đầu tiên nghe thấy MP38/40 tham gia trong chiến tranh Pháp Việt.Súng trường thỉ còn thiếu Mauser trang bị cho Bảo Chính Đoàn ở phía Bắc(không rõ là Việt Binh Đoàn có được trang bị hay không nhưng chắc chắn là lực lượng Bảo Chính Đoàn được trang bị loại súng chiến lợi phẩm này)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 04:53:10 pm
Nguồn nói chung là tổng hợp từ nhiều chỗ, về khẩu MP-40 thì xin nhường lại cho mr banzua giải thích ;D

----------------------
3. Trung liên

a) Trung liên Chauchat M1915 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Chauchat.jpg)

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 1143mm
Nặng : 9,07kg
Băng đạn : 20 viên
Tầm bắn hiệu quả : 200m

Trung liên kiểu 1915 (Chauchat) được thiết kế năm 1908, được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt từ 1915, trang bị cho quân đội Pháp và nhiều nước khác trong CTTG 1 với nhiều phiên bản khác nhau.

Sau 1945, QĐNDVN thu được một số trung liên Chauchat và đã tận dụng để chiến đấu, tuy nhiên sau đó phải loại bỏ do thiếu đạn.


b) Trung liên M1924/29 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mac1924-29_1.jpg)

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1070mm
Nặng : 8,9kg
Băng đạn : 25 viên

Trung liên kiểu 1924 do nhà máy vũ khí Châtellerault thiết kế năm 1922, đến 1924 được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất. Năm 1929, phiên bản cải tiến sử dụng đạn 7,5x54mm được chấp nhận và sản xuất hàng loạt với tên gọi kiểu 1924/29.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp và "QGVN" tiếp tục sử dụng kiểu 1924/29 làm trung liên chính cấp tiểu đội. QĐNDVN tịch thu loại súng này với số lượng lớn nên cũng lấy kiểu 1924/29 làm 1 trong những trung liên chính của mình. Trung liên 1924/29 còn được gọi là "trung liên FM" (fusil-mitrailleur), "trung liên Vĩnh Cát" (vingt quatre = 24).


c) Trung liên Bren (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/bren_mk1-1.jpg)

Cỡ đạn : .303 (7,7x57mm)
Dài : 1090-1156mm
Nặng : 8,69-10,04kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Bren (Brno-Enfield) do nhà máy vũ khí hoàng gia Enfield thiết kế và sản xuất từ năm 1935 dựa trên mẫu trung liên ZB-26 của Tiệp Khắc. Bren được trang bị làm trung liên chính của quân đội Anh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương sử dụng rộng rãi trung liên Bren do Anh cung cấp. QĐNDVN cũng tịch thu khá nhiều loại súng này và sử dụng chúng làm 1 trong những trung liên chính của mình. Bren còn được gọi là "trung liên đầu bạc".


d) Trung liên BAR (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/bar1918a2.jpg)

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1214mm
Nặng : 8,8kg
Băng đạn : 20 viên

Trung liên M1918 BAR (tên gốc : Súng trường tự động Browning) được J.Brownings thiết kế và bắt đầu sản xuất hàng loạt năm 1917, trang bị làm trung liên chính của quân đội Mỹ trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

Trung liên M1918 BAR được Mỹ cung cấp cho quân đội Pháp và "QGVN" ở Đông Dương. Loại súng này cũng được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 05:20:47 pm
e) Trung liên Kiểu 11 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/t11lmgright.jpg)

Cỡ đạn : 6,5x50mm
Dài : 1100mm
Nặng : 10,2kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Kiểu 11 do Kijiro Nambu thiết kế và được sản xuất hàng loạt năm 1922, trang bị làm 1 trong những trung liên chính của quân đội Nhật trong CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN tịch thu một số trung liên Kiểu 11 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.


f) Trung liên Kiểu 96/Kiểu 99 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/type96.jpg)

Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 1070mm/1190mm
Nặng : 8,7kg/11,4kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Kiểu 96 được phát triển từ Kiểu 11 và được quân đội Nhật sử dụng từ năm 1936. Năm 1939, có thêm phiên bản Kiểu 99 dùng đạn 7,7x58mm dựa trên Kiểu 96 được thiết kế và đưa vào biên chế chính thức. Cả 2 phiên bản đều được sử dụng trong CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN tịch thu một số trung liên từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.


g) Trung liên ZB-26 (Tiệp/TQ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/zb26_1.jpg)

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : 1168mm
Nặng : 8,9kg
Băng đạn : 20 viên

Trung liên ZB kiểu 1926 (ZB-26) được thiết kế năm 1923 và được nhà máy vũ khí Brno sản xuất hàng loạt năm 1926, trở thành trung liên tiêu chuẩn của quân đội Tiệp. ZB-26 cũng được quân đội TQ-QDĐ sử dụng và copy sản xuất hàng loạt.

QĐNDVN dùng nhiều trung liên ZB-26 (TQ-QDĐ sản xuất) trong biên chế, có được do mua hoặc lấy từ quân TQ-QDĐ và được TQ viện trợ từ năm 1950. Trung liên ZB-26 còn được VN gọi là "trung liên Brơ-nô" (Brno), "trung liên Trung chính".


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 07 Tháng Ba, 2008, 07:10:36 pm
Trích dẫn
b) Súng trường Lebel (Pháp)



Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 1300mm
Nặng : 4,18/4,41kg
Ổ đạn : 10 viên

Súng trường Lebel kiểu 1886 là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1886 cho đến tận giai đoạn đầu CTTG 2 1939-1940 với nhiều phiên bản.

Quân đội Pháp vẫn sử dụng một số Lebel ở Đông Dương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có phiên bản phóng lựu Lebel kiểu 1886/M93 thường được gọi là "súng trường tromblon".
ổ đạn của Lebel chỉ có 3 viên thôi chứ bác


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Ba, 2008, 07:57:59 pm
ổ đạn của Lebel chỉ có 3 viên thôi chứ bác

Chỗ đấy lười nên đi tra wiki ;D Tuy nhiên tôi xem lại vài chỗ thì thấy nói ổ đạn của Lebel có 8 viên.
http://gunsworld.com/french/bert_leb/lebel_data_us.html
http://forum.axishistory.com/viewtopic.php?t=90020


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 08 Tháng Ba, 2008, 09:05:33 pm
:D, em nhầm, mỗi kẹp đạn có 3 viên, còn ổ đạn của nó có thể chứa nhiều hơn. Lebel ko chri chứa đạn trong ổ mà còn chứa trong một cái ống đặt ở dưới nòng, nằm trong phần ốp gỗ, chắc đây là nguyên nhân mà Lebel có loại ổ đạn 8 viên và ổ đạn 10 viên


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Ba, 2008, 09:55:33 pm
II. VŨ KHÍ CỘNG ĐỒNG

1. Đại liên

a) Đại liên Hotchkiss M1914 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/hotchkiss_m1914.jpg)

Cỡ đạn : 8x50mm/11x59mm
Dài : 1390mm
Nặng : 24,4kg
Băng đạn 24 viên hoặc dây đạn 250 viên

Đại liên Hotchkiss kiểu 1914 (M1914) là phiên bản sau cùng trong loạt súng đại liên do công ty Hotchkiss phát triển từ 1897-1914. M1914 là đại liên tiêu chuẩn của quân đội Pháp trong CTTG 1 và 2, sử dụng 2 cỡ đạn 8x50mm Lebel và 11x59mm Gras (cho lính thuộc địa). Một số phiên bản khác cũng được các nước Mỹ, Nhật.... sản xuất và sử dụng.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp tiếp tục dùng đại liên M1914 trong các đồn bốt phòng ngự hoặc gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền.... Một số đã được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


b) Đại liên Reibel M1931 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/reibel_mle_31.jpg)

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1030mm
Nặng : 10,8kg
Băng đạn : 150 viên

Đại liên Reibel kiểu 1931 là đại liên gắn trên xe cơ giới của Pháp và cũng được dùng trong cả phòng ngự. QĐNDVN cũng sử dụng một số đại liên Reibel, chủ yếu tháo gỡ từ các xe địch bị tiêu diệt.


c) Đại liên Hotchkiss 13,2mm/Kiểu 93 (Pháp/Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Hotchkiss-132.jpg)

Cỡ đạn : 13,2x96mm
Dài : 1670mm
Nặng : 37,5kg riêng súng
Băng đạn : 30 viên

Đại liên Hotchkiss 13,2mm do công ty Hotchkiss thiết kế và sản xuất từ cuối thập niên 20, được quân đội Pháp sử dụng trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trong lô cốt, trên xe cơ giới, tàu hải quân.... Nhật sản xuất mẫu súng này với tên gọi Kiểu 93.

Đại liên 13,2mm là đại liên có cỡ nòng lớn nhất trên chiến trường Đông Dương. QĐNDVN tịch thu một số súng 13,2mm từ quân đội Pháp, Nhật và sử dụng chúng cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Đại liên Kiểu 24 (TQ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/mg08.jpg)

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : ?
Nặng : 62kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Kiểu 24 do TQ-QDĐ sản xuất dựa trên mẫu đại liên MG08 Maxim của quân đội Đức trong CTTG 1. Kiểu 24 là đại liên tiêu chuẩn của quân đội TQ-QDĐ trong CT Trung-Nhật, CTTG 2 và nội chiến TQ.

QĐNDVN sử dụng khá nhiều đại liên Kiểu 24 với tên gọi "Maxim", có được nhờ mua hoặc lấy của quân TQ-QDĐ và được TQ-CS viện trợ năm 1950.


f) Đại liên Maxim M1910 (Nga/LX)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/maxim_1910.jpg)

Cỡ đạn: 7,62x54mm
Dài: 1067mm
Nặng: 64,3kg
Dây đạn: 250 viên

Đại liên Maxim kiểu 1910 dựa trên mẫu đại liên MG08 của Đức, được thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1910-1945, là 1 trong những đại liên chủ lực trang bị cho quân đội Nga (và sau đó là Hồng quân LX) cũng như quân đội một số nước CS, sử dụng trong CTTG 1 và 2, nội chiến Nga, nội chiến TQ, chiến tranh Triều Tiên...

Năm 1950, một số đại liên Maxim M1910 được TQ-CS viện trợ trang bị cho QĐNDVN.


g) Đại liên DShK M1938 (LX)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/dshkm_12.jpg)

Cỡ đạn : 12,7x109mm
Dài : 1625mm
Nặng : 34kg riêng súng
Băng đạn : 50 viên

Đại liên Degtyarov - Shpagin kiểu 1938 (DShK M1938) do Shpagin phát triển dựa trên mẫu đại liên DK của Degtyarov, được chấp nhận đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1938. DShK được quân đội LX sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền....

Năm 1950, đại liên DShk phiên bản phòng không được TQ viện trợ cho VN và trở thành hoả lực phòng không chính trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập QĐNDVN.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Ba, 2008, 03:48:09 pm
h) Đại liên Lewis (Mỹ/Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/lewis.jpg)

Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 965mm
Nặng : 12,7kg
Băng đạn : 47 viên

Đại liên Lewis do I.N Lewis thiết kế năm 1911 nhưng không được quân đội Mỹ chấp nhận đưa vào biên chế. Đến năm 1913 Bỉ chấp nhận sử dụng Lewis. Năm 1914 nhà máy vũ khí Birmingham mua bản quyền sản xuất hàng loạt súng Lewis để trang bị cho quân đội Anh. Đại liên Lewis được Anh sử dụng rộng rãi trong CTTG 1 và 2 với các phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, máy bay....

QĐNDVN sử dụng một số đại liên Lewis (chủ yếu là ở Nam Bộ) lấy được từ quân Pháp (do Anh trang bị).


i) Đại liên Browning M1917 (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Browning1917.jpg)

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : ?
Nặng : 47kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Browning kiểu 1917 do J.M Browning thiết kế và phát triển từ 1901, năm 1917 được quân đội Mỹ chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt. Đại liên M1917 đã được Mỹ sử dụng trong CTTG 1 và 2, CT Triều Tiên....

QĐNDVN cũng sử dụng một số đại liên Browning M1917 thu được từ quân Pháp (do Mỹ trang bị).


j) Đại liên Browning M1919 (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/browning_m1919.jpg)

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1219-1346mm
Nặng : 14kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Browning kiểu 1919 do J.M Browning thiết kế năm 1919, được sản xuất hàng loạt và trở thành 1 trong những đại liên chính trong biên chế quân đội Mỹ với nhiều phiên bản. Đại liên M1919 được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 và CT Triều Tiên.

Đại liên Browning M1919 được Mỹ trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay.... Một số lớn đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.


k) Đại liên Browning M2 (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/browning_m2.jpg)

Cỡ đạn : .50 (12,7x99mm)
Dài : 1650m
Nặng : 38+20kg
Dây đạn : 110 viên

Đại liên Browning M2 do J.M Browning thiết kế năm 1918 và được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 1923, được cải tiến nhiều lần và sản xuất hàng loạt, trở thành đại liên tiêu chuẩn của quân đội Mỹ với nhiều phiên bản.

Đại liên Browning M2 được Mỹ trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương với các phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay..... rất nhiều khẩu đã nhanh chóng rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.


k) Đại liên Vickers (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/vickers_1.jpg)

Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 1100mm
Nặng : 18,1+22kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Vickers do công ty Vickers thiết kế và sản xuất năm 1912 dựa trên khẩu đại liên Maxim của Mỹ. Đại liên Vickers là đại liên chính của quân đội Anh trong CTTG1 và 2, CT Triều Tiên.... với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay....

Đại liên Vickers được Anh trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương, một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


l) Đại liên Kiểu 3/Kiểu 92 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/t92hmgleft.jpg)

Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 1198/1156mm
Nặng : 55/55,3kg
Băng đạn : 30 viên

Đại liên Kiểu 3 do Kijiro Nambu thiết kế năm 1914 dựa trên đại liên Hotchkiss M1914 của Pháp. Năm 1932 có thêm phiên bản Kiểu 92 dùng đạn 7,7x58mm được đưa vào biên chế chính thức của quân đội Nhật, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN lấy được một số đại liên từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Ba, 2008, 05:01:50 pm
2. Súng chống tăng

a) Súng chống tăng PIAT (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/piat.jpg)

Dài : 990mm
Nặng : 14,4+1,25kg
Tầm bắn tối đa : 320m
Tầm bắn hiệu quả : 100m
Sức xuyên thép : 102mm ở góc 90o

Súng chống tăng PIAT (Projector, Infantry, Anti Tank) do M.R Jefferis thiết kế năm 1941 và trở thành súng chống tăng chính của bộ binh Anh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ đầu cũng sử dụng súng PIAT do Anh trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/bazooka.gif)

Cỡ nòng : 60mm
Dài : 1370mm
Nặng : 6,8+1,59kg
Tầm bắn tối đa : 365m
Tầm bắn hiệu quả : 135m
Sức xuyên thép : 100mm

Súng phóng hoả tiễn Bazooka M1 sử dụng đầu đạn lõm chống tăng, là súng chống tăng chủ lực của bộ binh Mỹ trong CTTG 2, được đưa vào biên chế và tham chiến cuối năm 1942.

Năm 1945 QĐNDVN được OSS cung cấp những khẩu Bazooka M1 đầu tiên, nhưng số lượng sử dụng chủ yếu vẫn là thu được từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị) trong chiến đấu. Quân giới QĐNDVN cũng dựa trên mẫu súng này để sản xuất hàng loạt bazooka 60mm trong thời gian 1946-1950.


c) Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m20_bazooka.jpg)

Cỡ nòng : 89mm
Dài : 1524mm
Nặng : 6,4+4kg
Tầm bắn tối đa : 800m
Tầm bắn hiệu quả : 150m
Sức xuyên thép : 200mm

Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka chế tạo sau CTTG 2 sau khi quân đội Mỹ quan sát hiệu quả của súng chống tăng Panzerschreck 88mm của Đức (chế tạo dựa trên M1 Bazooka). M20 Super Bazooka được đưa vào biên chế quân đội Mỹ và tham chiến trong CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng một số M20 Super Bazooka với tên gọi "ba-dô-ca 90 ly", một số là chiến lợi phẩm từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị), một số do TQ viện trợ (QGP TQ thu của quân đội Mỹ trong CT Triều Tiên).


d) Súng phóng hoả tiễn Bazooka 60mm và 75mm (VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/bazooka_60mm_vn.jpg)

Súng Bazooka do quân giới VN sản xuất gồm 2 kiểu :

Bazooka 60mm, dựa trên mẫu súng M1 Bazooka của Mỹ, là loại được QĐNDVN sử dụng phổ biến nhất và được các công binh xưởng ở cả 3 miền sản xuất. Bazooka 60mm VN được sử dụng lần đầu tiên trong trận Chùa Trầm (Hà Đông) ngày 3/3/1947.

Bazooka 75mm, cũng dựa trên mẫu M1 Bazooka (Mỹ) và Bazooka 60mm (VN) nhưng chế tạo với thông số khác (lí do chủ yếu là do nguyên vật liệu). Súng được quân giới khu 3 và quân giới Nam Bộ chế tạo độc lập.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Ba, 2008, 05:43:34 pm
e) Súng không giật SKZ (VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/SKZ_05.jpg)

Ảnh của bác rongcoithit

Cỡ nòng : 60/120mm
Dài (SKZ 60) : 1280-1300mm
Nặng : 26+9kg

Súng không giật SKZ được Nha nghiên cứu kỹ thuật, Cục quân giới nghiên cứu phát triển từ năm 1947, chế tạo và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1949. Loạt đầu tiên sản xuất SKZ 60mm, được sử dụng lần đầu trong trận Phố Lu (Lào Cai) ngày 8/2/1950. SKZ còn được nghiên cứu chế tạo với nhiều cỡ nòng khác như 51mm, 81mm, 120mm, 175mm nhưng phổ biến nhất là 2 cỡ nòng 60mm và 120mm.

SKZ được trang bị rộng rãi cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở chiến trường Bắc Bộ giai đoạn 1950-1951, để chống phương tiện cơ giới và công sự (là chính) của địch. Các đơn vị chủ lực sau đó dần được thay thế SKZ bằng ĐKZ M18 57mm (Mỹ). SKZ cũng được chế tạo và sử dụng ở chiến trường khu 5 và Nam Bộ nhưng chỉ với quy mô rất hạn chế.


f) Súng không giật SS (VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/SS_05.jpg)

Ảnh của bác rongcoithit

Súng không giật SS do quân giới Nam Bộ nghiên cứu chế tạo từ năm 1949, tham khảo thiết kế SKZ và đi vào sản xuất từ năm 1950. SS được chế tạo với khá nhiều phiên bản gồm 2 nhóm :

Nhóm đánh tàu và tháp canh : SSA-66, SSB-73, SSB-81, SSB-88.

Nhóm đánh xe cơ giới : SSAT-32, SSAT-50.

Súng SS được sản xuất hàng loạt trang bị cho các đơn vị QĐNDVN ở Nam Bộ và được sử dụng chống xe cơ giới, tàu thuyền, công sự... của quân đội Pháp rất hiệu quả.


g) Súng không giật M18 57mm (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/M18RCL.jpg)

Cỡ nòng : 57mm
Dài : ~1500mm
Nặng : 20+2,5kg
Tầm bắn : 4000m

Súng không giật M18 57mm được quân đội Mỹ sử dụng trong giai đoạn cuối CTTG 2 và trong CT Triều Tiên. M18 cũng được trang bị rộng rãi cho các đơn vị quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương.

Trong giai đoạn sau của KCCP, M18 được trang bị cho các đại đội trợ chiến của tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh chủ lực của QĐNDVN với tên gọi "ĐKZ (Đại bác không giật) 57 ly". Một số thu được từ quân Pháp nhưng chủ yếu do TQ viện trợ.


h) Súng không giật M20 75mm (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m20_75mm.jpg)

Cỡ nòng : 75mm
Dài : 2083mm
Nặng : 51,5+10kg
Tầm bắn : 6000m

Súng không giật M20 75mm được quân đội Mỹ sử dụng trong CT Triều Tiên và trang bị cho một số đơn vị Pháp trên chiến trường Đông Dương (chủ yếu là lính dù).

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ M20 75mm và chỉ giới hạn trang bị trong một số đơn vị (như đại đoàn 308).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Ba, 2008, 05:53:35 pm
Hình như chú chiangshan liệt kê thiếu khẩu Maxim kiểu SPM/M1910 nguyên gốc của Nga thì phải! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Ba, 2008, 06:48:32 pm
Hình như chú chiangshan liệt kê thiếu khẩu Maxim kiểu SPM/M1910 nguyên gốc của Nga thì phải! ;D

Em nghĩ là không có khẩu Maxim Nga. Vì súng bộ binh TQ viện trợ mình lúc đấy đa số là tận dụng đồ của Tàu Tưởng theo chuẩn Đức hoặc Mỹ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Ba, 2008, 06:53:43 pm
À, cũng có thể! Nhưng trong nội chiến Quốc-Cộng bên TQ, phía Bát Lộ Quân cũng  như phía Tưởng đều được nhận kha khá đồ viện trợ của LX đấy! Và khó có thể nói một cách chắc chắn nó có "lạc" sang VN hay không!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Ba, 2008, 06:08:36 pm
3. Súng cối và phóng bom

a) Súng cối 50,8mm kiểu 1937 Brandt (Pháp/VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/50mmMle1937mortar_l.jpg)

Dài : 415mm
Nặng : 3,65+0,435kg
Tầm bắn : 700m
Tốc độ bắn : 20-25 phát/phút

Súng cối 50,8mm M1937 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, thường trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.
 

b) Súng cối 60mm kiểu 1935 Brandt (Pháp/VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Brandt-60mm-Mle1935-mortar_l-1.jpg)

Dài : 725mm
Nặng : 19,7+1,33kg
Tầm bắn : 100-1000m
Tốc độ bắn : 20-25 phát/phút

Súng cối 60mm M1935 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, thường trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.


c) Súng cối 81mm kiểu 1927/31 Brandt (Pháp/VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Brandt-81mm-Mle1927-31_l-1.jpg)

Dài : 1265mm
Nặng : 58,5kg; đạn 3,31kg (HE M1924), 6,845kg (HE M1935)
Tốc độ bắn : 20 phát/phút
Tầm bắn : 2850m (HE M1924), 1200m (HE M1935)

Súng cối 81mm M1927/31 Brandt là súng cối trang bị cho cấp tiểu đoàn của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.


d) Súng cối 120mm kiểu 1945 Brandt (Pháp/VN)

Súng cối 120mm được trang bị cho cấp trung đoàn của Pháp, ở Đông Dương thường biên chế trong các đại đội cối hạng nặng độc lập (như đại đội cối hạng nặng lê dương số 1 ở ĐBP).

QĐNDVN sử dụng một số súng cối loại này do thu của Pháp và tự chế, trang bị trong các đại đội pháo binh độc lập.


e) Súng cối 60mm kiểu M2 (Mỹ/VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/60mm_m2.jpg)

Dài : 726,44mm
Nặng : 18,9+1,67kg
Tầm bắn : 1800m
Tốc độ bắn : 18 phát/phút

Súng cối 60mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp đại đội, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng cối M2 thu của Pháp (được Mỹ trang bị) và tự sản xuất, trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.


f) Súng cối 81mm kiểu M1 (Mỹ/VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/81mm_m1.jpg)

Dài : 1263,4mm
Nặng : 61,7kg, đạn 3,08-6,81kg
Tầm bắn : 1200-3000m
Tốc độ bắn : 18 phát/phút

Súng cối 81mm kiểu M1 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp tiểu đoàn, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng cối M1 thu của Pháp (được Mỹ trang bị) và tự sản xuất, trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.


g) Súng cối 106,7mm kiểu M2 (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/4pt2m2.jpg)

Dài : 1219,2mm
Nặng : 151,2+11,35kg
Tầm bắn : 500-4000m

Súng cối 106,7mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp trung đoàn, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên. Ở Đông Dương, cối M2 do Mỹ cung cấp cho Pháp thường được trang bị trong các đại đội cối hạng nặng độc lập.

QĐNDVN sử dụng một số súng cối M2 thu của Pháp (do Mỹ trang bị) nhưng số lượng không nhiều.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Ba, 2008, 06:28:40 pm
h) Súng cối 82mm kiểu 1937 (LX)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m1937_82mm.jpg)

Dài : 1320mm
Nặng : 45+3,4kg
Tầm bắn : 3100m

Súng cối 82mm kiểu 1937 do LX sản xuất dựa trên súng cối 81mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, trang bị cho cấp tiểu đoàn, sử dụng trong CTTG 2. Súng cối M1937 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước CS.

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ cối M1937, trang bị làm súng cối tiêu chuẩn trong các đại đoàn chủ lực.


i) Súng cối 120mm kiểu 1938 (LX)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/m1938_120mm.jpg)

Dài : 1862mm
Nặng : 280+16kg
Tầm bắn : 6000m

Súng cối 120mm kiểu 1938 do LX sản xuất dựa trên súng cối 120mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, trang bị cho cấp trung đoàn, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1950, QĐNDVN được TQ viện trợ một số súng cối M1938, trang bị cho các đại đội cối thuộc trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351.


j) Súng cối 50,8/60/81/120/187mm (VN)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Coi_187mm_va_dan.jpg)

Cối 187mm VN (Ảnh của bác rongcoithit)

Quân giới QĐNDVN trong KCCP đã sản xuất rất nhiều kiểu súng cối với nhiều cỡ nòng khác nhau, nhưng về cơ bản có 5 kiểu chính :

Súng cối 50,8mm, sản xuất dựa trên súng cối 50,8mm M1937 Pháp.

Súng cối 60mm, sản xuất dựa trên súng cối 60mm M1935 Pháp và M2 Mỹ.

Súng cối 81mm, sản xuất dựa trên súng cối 81mm M1927/31 Pháp và M1 Mỹ.

Súng cối 120mm, sản xuất dựa trên súng cối 120mm M1950/51 Pháp.

Súng cối 187mm, sản xuất bằng vỏ bình oxy, đạn nặng 30kg, tầm bắn 2000m, trang bị cho các trung hoặc đại đoàn bộ binh chủ lực.


k) Súng phóng bom và bom phóng

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/PB0602321.jpg)

Súng phóng bom và bom phóng được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng bé. Có nhiều cỡ súng được chế tạo như 60mm, 120mm, 185mm... nhưng phổ biến nhất là phóng bom bằng cối 60mm, tầm bắn khoảng 300m, sử dụng trong các trận công đồn.


l) Súng phóng lựu Kiểu 10/Kiểu 89 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/50mm_type89.jpg)

Cỡ nòng : 50mm
Dài : 508/610mm
Nặng : 2,5/4,7kg
Tầm bắn hiệu quả : 60/120m

Súng phóng lựu Kiểu 10/Kiểu 89 được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Nhật trong thập niên 20, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Sau 1945, một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


m) Súng cối 81mm Kiểu 97 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/81mm_type97.jpg)

Cỡ nòng : 81mm
Dài : ?
Nặng : 67+3kg
Tầm bắn : 2800m

Súng cối 81mm Kiểu 97 được đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1937 và sử dụng trong CTTG 2. Sau 1945 một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 19 Tháng Ba, 2008, 11:25:50 pm
Chiangshan cho thêm phần súng ngắn luôn thể nhá.Đang chờ đây.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Ba, 2008, 10:29:35 am
Chiangshan cho thêm phần súng ngắn luôn thể nhá.Đang chờ đây.

Chuyện này hoàn toàn bất khả thi ;D Không có cách gì để thống kê được.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 20 Tháng Ba, 2008, 01:40:59 pm
Thì được bi nhiêu hay bấy nhiêu,ổ quay,Colt,pạchooc...v...v....Cho nó yhêm phần phong phú cái chiangshan ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Ba, 2008, 04:19:37 pm
Nhưng khổ nỗi là em cũng không rành về súng ngắn của thời này. Hay là bác giúp em đi vậy ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 20 Tháng Ba, 2008, 10:32:02 pm
Mình sẽ cố gắng tìm đưa địa chỉ cho chiangshan rồi chiangshan dịch và đưa lên nhé.Kiến thức mình cũng chỉ có hạn thôi đừng cười nhen.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: banzua trong 21 Tháng Ba, 2008, 07:45:57 am
Chiangshan cho hỏi cậu lấy nguồn này ở đâu vậy?Khẩu MP38/40 của Đức thì tôi thấy hơi lạ,lần đầu tiên nghe thấy MP38/40 tham gia trong chiến tranh Pháp Việt.Súng trường thỉ còn thiếu Mauser trang bị cho Bảo Chính Đoàn ở phía Bắc(không rõ là Việt Binh Đoàn có được trang bị hay không nhưng chắc chắn là lực lượng Bảo Chính Đoàn được trang bị loại súng chiến lợi phẩm này)

 2 thằng lính lê dương mang MP40 thuộc trung đoàn 3 bộ binh lê dương đang hành quân gần Bắc Cạn vào năm 1949. Bọn này một số là người Đức, đã từng mặc quân phục phát xít, vì thói quen bọn nó vẫn khoái xài MP40 hơn MAT-49.
(http://i288.photobucket.com/albums/ll163/banzua/MP40.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: banzua trong 21 Tháng Ba, 2008, 08:06:50 am
Bọn lính dù thuộc tiểu đoàn Lê Dương dù số 1 bị tiêu diệt ở Cốc Xá trong chiến dịch Biên Giới cũng toàn được trang bị MP40. Vì thế chắc sau đó phía ta cũng thu được kha khá loại này.

Điều buồn cười là bọn này nguyên xử dụng tiểu liên MAS-38 dùng cỡ đạn 7,65. Nhưng ngay trước chiến dịch, vì sắp được phát MAT-49, cho nên bọn nó đã thay đổi lại tất cả bằng MP-40 để dùng quen loại đạn 9mm. Nào ngờ bọn hậu cần ko biết, đến khi bọn nó bị bao vây gần Cốc Xá, sắp hết đạn, bọn nó nhận được thả dù tiếp tế... toàn là đạn 7,65!  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 21 Tháng Ba, 2008, 01:57:06 pm
Giờ mới biết là MP38/40 có mặt ở chiến tranh Việt Pháp đấy banzua ạ.Nhưng loại này chắc là hiếm nên ít thấy được nhắc đến.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 21 Tháng Ba, 2008, 10:27:20 pm
Nhưng khổ nỗi là em cũng không rành về súng ngắn của thời này. Hay là bác giúp em đi vậy ;)
Tớ vừa tìm được trong www.littlegun.be mấy loại sau
Model 1892 của Pháp loại ổ quay còn gọi là St.Etienne
Nambu của Nhật
Mauser 1916 còn gọi là Pachoọc
Và cuối cùng là thằng Colt 1911 của Mỹ ta còn gọi là colt bát vì chứa được tám viên đạn(nhưng đúng chỉ có 7 viên trong băng đạn mà thôi.Chúc cậu tra cứu được nhiều hơn nữa nhá


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tư, 2008, 08:10:28 pm
Sau đây là thống kê về vũ khí binh chủng (pháo binh và phòng không) VN trong KCCP. Các bác đều biết là trong KCCP ta sử dụng rất nhiều cỡ pháo khác nhau, do nhiều quốc gia chế tạo. Tuy nhiên các tài liệu lại chỉ thống kê lại theo cỡ nòng và chủng loại (sơn pháo, dã pháo, thủy pháo...) và ngay cả cách ghi chủng loại đôi khi cũng không chính xác. Do đó thống kê này không tránh khỏi có nhiều sai sót, rất mong nhận được sự góp ý.


III. VŨ KHÍ BINH CHỦNG

1. Pháo binh

a) Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/20mm_m3.jpg)

Cỡ nòng: 37mm; cỡ đạn: 37x233mm
Nặng: 414kg
Tầm bắn tối đa: 7000m
Tốc độ bắn: 25 phát/phút

Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 được nghiên cứu phát triển từ năm 1937 và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1940-1942, trang bị rộng rãi cho quân đội Mỹ trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh hoặc gắn trên xe cơ giới.

Ở chiến trường Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng nhiều pháo M3 do Mỹ trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Pháo chống tăng 37mm kiểu 94 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/37mm_type94.jpg)

Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 327kg
Tầm bắn: 2900m

Pháo chống tăng 37mm kiểu 94  được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1936, sử dụng trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 94 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại.


c) Pháo chống tăng 57mm QF 6 pounder/M1 (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/57mm_qf6.jpg)

Cỡ nòng: 57mm; cỡ đạn: 57x244mm
Nặng: 1140kg
Tầm bắn tối đa: 4600m

Pháo chống tăng 57mm QF 6 được thiết kế năm 1940, sản xuất hàng loạt năm 1941 để trang bị cho quân đội Anh trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh và gắn trên xe cơ giới. Quân đội Mỹ cũng sử dụng rộng rãi loại pháo này với ký hiệu M1.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng một số pháo 57mm QF 6 do Mỹ trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


1.2. Bộ binh pháo

a) Bộ binh pháo 37mm kiểu 1916 TRP(Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/37mm_mle1916.jpg)

Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 160kg
Tầm bắn tối đa: 2400m

Bộ binh pháo bắn nhanh 37mm kiểu 1916 (M1916 TRP) do Pháp sản xuất, năm 1916 được đưa vào biên chế và được quân đội Pháp, Mỹ sử dụng trong CTTG 1.

Một số pháo M1916 được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương, sau 1945 bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/70mm_type92.jpg)

Cỡ nòng: 70mm
Nặng: 212kg
Tầm bắn: 2700m
Tốc độ bắn: 10 phát/phút

Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 do Nhật chế tạo, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế năm 1932, trang bị rộng rãi cho quân đội Nhật, sử dụng trong CT Trung - Nhật, CTTG 2. Pháo kiểu 92 cũng được quân đội TQ-QDĐ và TQ-CS thu sử dụng lại trong CT Trung - Nhật, nội chiến TQ, CT Triều Tiên...

QĐNDVN sử dụng nhiều pháo kiểu 92 do thu từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương năm 1945 hoặc do TQ-CS viện trợ năm 1950. Pháo kiểu 92 còn được gọi là "sơn pháo 70 ly".


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tư, 2008, 09:00:05 pm
1.3. Sơn pháo

a) Sơn pháo 65mm kiểu 1906 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/65mm_mle1906.jpg)

Cỡ nòng: 65mm
Nặng: 400kg
Tầm bắn: 6500m

Sơn pháo 65mm kiểu 1906 được đưa vào biên chế quân đội Pháp từ 1906, được sử dụng trong CTTG 1 và CTTG 2. Một số được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương, sau 1945 bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Sơn pháo 75mm kiểu 1928 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_m1928.jpg)

Cỡ nòng: 75mm; cỡ đạn: 75x190mm
Nặng: 660kg
Tầm bắn tối đa: 9000m
Tốc độ bắn tối đa: 28 phát/phút

Sơn pháo 75mm kiểu 1928 được sản xuất và xuất khẩu từ 1908, được đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1919, cải tiến và mang ký hiệu M1928. Pháo M1928 được quân Pháp sử dụng trong CTTG 2 và tiếp tục dùng ở chiến trường Đông Dương. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


c) Sơn pháo 75mm kiểu 41 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_type41.jpg)

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 540kg
Tầm bắn tối đa: 6300m

Sơn pháo 75mm kiểu 41 được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1908, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Pháo kiểu 41 cũng được quân TQ-QDĐ, TQ-CS sử dụng trong nội chiến TQ, CT Triều Tiên...

QĐNDVN sử dụng nhiều pháo kiểu 41, trang bị cho trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351; có được nhờ thu của các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương năm 1945 hoặc được TQ-CS viện trợ năm 1950.


d) Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/qf88mm.jpg)

Cỡ nòng: 94mm
Nặng: 731kg
Tầm bắn tối đa: 5400m

Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Anh năm 1916, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 1 và 2.

Ở chiến trường Đông Dương quân đội Pháp sử dụng pháo 94mm do Anh trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


1.4. Dã pháo

a) Dã pháo 75mm kiểu 38 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_type38.jpg)

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 947-1100kg
Tầm bắn: 8000-11000m

Dã pháo 75mm kiểu 38 được sản xuất và đưa vào biên chế năm 1905, cải tiến năm 1926, trở thành 1 trong những kiểu pháo tiêu chuẩn của quân đội Nhật, sử dụng trong CTTG 2.

Sau 1945, QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 38 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại.


b) Dã pháo 75mm kiểu 1897 (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_mle1897.jpg)

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 1190kg
Tầm bắn: 11000m
Tốc độ bắn: 15 phát/phút

Dã pháo 75mm kiểu 1897 được thiết kế từ 1891-1896, sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Pháp từ 1897 với nhiều phiên bản, được quân Pháp và một số nước khác sử dụng trong CTTG 1 và 2.

Pháo M1897 tiếp tục được quân Pháp dùng ở chiến trường Đông Dương, nhiều khẩu đã bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


c) Dã pháo 105mm kiểu 1936 Schneider (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/105mm_mle1936.jpg)

Cỡ nòng: 105mm
Nặng: 3920kg
Tầm bắn tối đa: 16000m

Dã pháo 105mm kiểu 1936 được đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1936, sử dụng trong CTTG 2 và tiếp tục dùng trên chiến trường Đông Dương. QĐNDVN tịch thu một số pháo M1936 nhưng sử dụng hết sức hạn chế do thiếu đạn và thiếu phương tiện vận chuyển.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tư, 2008, 10:14:21 pm
1.5. Lựu pháo

a) Lựu pháo 87,6mm QF 25 pounder (Anh)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/25pdr.jpg)

Cỡ nòng: 87,6mm
Nặng: 1800kg
Tầm bắn tối đa: 12000m

Lựu pháo 87,6mm QF 25 được sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Anh trong thập niên 30, được Anh và nhiều nước khác sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên....

Quân đội Pháp ở Đông Dương sử dụng pháo QF 25 do Anh trang bị, một số được QĐNDVN thu sử dụng lại và thường được gọi là "pháo 88 ly".


b) Lựu pháo 75mm kiểu M1/M116 (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_m1.jpg)

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 653kg
Tầm bắn: 8800m

Lựu pháo 75mm M1 được sản xuất hàng loạt năm 1940 và đưa vào biên chế quân đội Mỹ với nhiều phiên bản. Pháo M1 được Mỹ trang bị cho các đơn vị sơn cước, không vận, thuỷ quân lục chiến... sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng một số pháo M1 (thường gọi thành "sơn pháo") do thu của quân Pháp (được Mỹ trang bị) hoặc được TQ-CS viện trợ.


c) Lựu pháo 105mm kiểu M2/M101 (Mỹ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/105mm_m101.jpg)

Cỡ nòng: 105mm; cỡ đạn: 105x372mm
Nặng: 2260kg
Tầm bắn: 11700m

Lựu pháo 105mm kiểu M2 được sản xuất hàng loạt năm 1941, trở thành lựu pháo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên... Pháo M2 cũng là lựu pháo chính của quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương.

QĐNDVN thu được 4 khẩu pháo M2 trong chiến dịch Biên giới 1950 và Tây Bắc 1952, và được TQ-CS viện trợ 20 khẩu khác (QGP TQ thu từ TQ-QDĐ do Mỹ trang bị). Số pháo này được trang bị cho trung đoàn pháo binh nặng đầu tiên của QĐNDVN - trung đoàn 45, đại đoàn công pháo 351 thành lập năm 1953. Pháo M2 được QĐNDVN sử dụng lần đầu với quy mô hạn chế trong chiến dịch Hoà Bình 1952-1953, nhưng đáng kể nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.


1.6. Pháo phản lực

Pháo phản lực 75mm H-6 (TQ)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_H6.jpg)

Cỡ nòng: 75mm x6

QĐNDVN được TQ-CS viện trợ 1 tiểu đoàn 12 dàn H6 năm 1954, nằm trong đại đoàn công pháo 351. Tiểu đoàn này đã tham gia trong đợt tiến công thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.


1.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)

Năm 1945, QĐNDVN thu được một số pháo phòng thủ bờ biển (thường được gọi là "thuỷ pháo") của các đơn vị thuộc địa Pháp đồn trú ở Đông Dương. Đáng kể nhất có 3 khẩu pháo 138mm kiểu 1910 (?) ở pháo đài Cát Bà (Hải Phòng) đã được trung đội Ký Con sử dụng để đánh trả tàu chiến Pháp từ tháng 11/46 đến tháng 2/47 trước khi phải phá huỷ. Một số pháo cỡ nòng 75mm cũng được sử dụng lại trong chiến đấu.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tư, 2008, 11:03:19 pm
1.8. Pháo cao xạ

a) Pháo cao xạ 20mm Oerlikon

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Oerlikon-20mm.jpg)

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 480kg
Tầm bắn (cao): 2000m
Tốc độ bắn: 450 phát/phút

Pháo cao xạ Oerlikon 20mm do Reinhold Becker thiết kế trong thời gian CTTG 1, sau đó nhanh chóng được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế, được sử dụng rộng rãi với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới và tàu thuyền.

QĐNDVN thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


b) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/20mm_type98.jpg)

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 373kg
Tầm bắn: xa 5500m, cao 3500m
Tốc độ bắn: 120-300 phát/phút

Pháo cao xạ 20mm kiểu 98, dựa trên pháo Oerlikon, được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1938, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


c) Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_type88.jpg)

Cỡ nòng: 76,2mm
Nặng: 2450kg
Tầm bắn: xa 13800m, cao 9100m

Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 dựa trên pháo cao xạ Vickers của Anh, được đưa vào biên chế quân đội Nhật từ 1927, được sử dụng trong CTTG 2. Pháo kiểu 88 thường được gọi là 75mm, mặc dù cỡ nòng thực tế là 76,2mm.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và đã hoán cải thành pháo bắn mục tiêu mặt đất.


d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/25mm_type96.jpg)

Cỡ nòng: 25mm; cỡ đạn: 25x163mm
Nặng: 850kg
Tầm bắn tối đa: xa 7500m, cao 2500m
Tốc độ bắn: 250-300 phát/phút

Pháo cao xạ Hotchkiss 25mm được chọn đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1938 nhưng chỉ kịp sản xuất một số trước khi CTTG 2 nổ ra. Phiên bản do Nhật sản xuất mang tên kiểu 96 được trang bị năm 1936 và sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

QĐNDVN thu được một số pháo Hotchkiss/kiểu 96 và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Pháo cao xạ 75mm (Pháp)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_schneider.jpg)

Có nhiều phiên bản pháo cao xạ cỡ nòng 75mm được quân đội Pháp sử dụng trước và trong CTTG 2 (kiểu 1897, 1913, 1917, 1933, 1936...). Một số được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương trước CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN thu được nhiều khẩu pháo cao xạ 75mm của Pháp và đã hoán cải thành pháo bắn mục tiêu mặt đất. Trong đó có số pháo trang bị cho đại đội pháo binh Thủ đô - đơn vị pháo binh chính quy đầu tiên của QĐNDVN, thành lập tháng 6/46.


f) Pháo cao xạ 40mm Bofors

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/40mm_bofors_01.jpg)

Cỡ nòng: 40mm; cỡ đạn: 40x311mm
Nặng: 522kg
Tầm bắn tối đa: cao 7000m
Tốc độ bắn: 120 phát/phút

Pháo cao xạ 40mm Bofors do công ty Bofors phát triển từ cuối thập niên 1920, được hầu hết quân đội các nước Đồng minh sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho cả bộ binh và hải quân.

QĐNDVN thu được một số pháo Bofors phiên bản gắn trên tàu hoả bọc thép hoặc trong đồn bốt của quân Pháp và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tư, 2008, 11:27:39 pm
2. Phòng không

a) Pháo cao xạ 20mm Oerlikon

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/Oerlikon-20mm.jpg)

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 480kg
Tầm bắn (cao): 2000m
Tốc độ bắn: 450 phát/phút

Pháo cao xạ Oerlikon 20mm do Reinhold Becker thiết kế trong thời gian CTTG 1, sau đó nhanh chóng được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế, được sử dụng rộng rãi với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới và tàu thuyền.

QĐNDVN thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


b) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/20mm_type98.jpg)

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 373kg
Tầm bắn: xa 5500m, cao 3500m
Tốc độ bắn: 120-300 phát/phút

Pháo cao xạ 20mm kiểu 98, dựa trên pháo Oerlikon, được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1938, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/25mm_type96.jpg)

Cỡ nòng: 25mm; cỡ đạn: 25x163mm
Nặng: 850kg
Tầm bắn tối đa: xa 7500m, cao 2500m
Tốc độ bắn: 250-300 phát/phút

Pháo cao xạ Hotchkiss 25mm được chọn đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1938 nhưng chỉ kịp sản xuất một số trước khi CTTG 2 nổ ra. Phiên bản do Nhật sản xuất mang tên kiểu 96 được trang bị năm 1936 và sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

QĐNDVN thu được một số pháo Hotchkiss/kiểu 96 và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Đại liên DShK kiểu 1938 (LX)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/dshkm_12.jpg)

Cỡ đạn : 12,7x109mm
Dài : 1625mm
Nặng : 34kg riêng súng
Băng đạn : 50 viên

Đại liên Degtyarov - Shpagin kiểu 1938 (DShK M1938) do Shpagin phát triển dựa trên mẫu đại liên DK của Degtyarov, được chấp nhận đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1938. DShK được quân đội LX sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền....

Năm 1950, đại liên DShk phiên bản phòng không được TQ viện trợ cho VN và trở thành hoả lực phòng không chính trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập QĐNDVN.


f) Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 (LX)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/37mm_m1939.jpg)

Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 2100kg
Tốc độ bắn: 60 phát/phút

Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 được LX phát triển dựa trên pháo 25mm Bofors kiểu 1933, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1939, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Pháo M1939 cũng được sử dụng bởi một số quân đội các nước CS.

Năm 1953 QĐNDVN được LX viện trợ qua đường TQ 6 tiểu đoàn pháo M1939, biên chế thành trung đoàn cao xạ pháo đầu tiên - trung đoàn 367, đại đoàn 351. Đơn vị này tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

-------------------------

Thống kê vũ khí VN trong KCCP đến đây là hết, phần súng ngắn sẽ được bổ sung vào mục VK cá nhân. Xin nhường lại cho bác Đoàn với thống kê vũ khí VN trong KCCM ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 14 Tháng Tư, 2008, 02:16:44 pm
Như vậy là hai khẩu Pháo ở Pháo đài Láng nổ súng vào quân Pháp 12/1946 là Loại Pháo phòng không 75mm của Pháp phải 0 chiangshan?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Tư, 2008, 10:28:07 am
Vâng, mặc dù mấy khẩu pháo ở pháo đài Láng được ghi là của Đức nhưng phần nhiều khả năng là của Pháp.

Nhưng có cái này thú vị, đây là bức ảnh vẫn thường được chú thích là ở pháo đài Láng.

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_AA.jpg)

Thử so sánh:

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/phaodaiLang_z.jpg)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_type88.jpg)

Các bác thấy sao, em thì cho là cái ảnh đấy là 1 khẩu pháo Nhật.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Tư, 2008, 12:01:34 pm
Thống kê vũ khí VN trong KCCP đến đây là hết, phần súng ngắn sẽ được bổ sung vào mục VK cá nhân. Xin nhường lại cho bác Đoàn với thống kê vũ khí VN trong KCCM
---------------------------------------
 Phần pháo mặt đất còn thiếu khẩu này thì phải: ;D

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/phaomatdat37.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Tư, 2008, 12:18:32 pm
Vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ

 
CHƯƠNG 1: VŨ KHÍ BỘ BINH

 I, Vũ khí cá nhân:
1, Súng ngắn:

a, K-54:
  Lúc này vũ khí cá nhân đã được sử dụng thống nhất. Cán bộ sơ, trung cấp sử dụng súng Tokarev TT33, VN ta gọi là khẩu K-54 (theo TQ):

(http://world.guns.ru/handguns/tt33-l.jpg)
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm
- Nặng: 910 gr
- Dài nòng: 116 mm/196mm.
- Băng đạn: 8 viên.

b, K-59: 
  Cán bộ cao cấp hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt trang bị loại Makarov PM, PMM hay còn gọi là K-59 (TQ copy của Nga):

(http://www.makarych.ru/images/pm/pm.gif)

 Thông số chính :
- Cỡ nòng: 9 mm
- Nặng: 730 gr (PMM: 760 gr)
- Dài: 161 mm (PMM: 165 mm)
- Băng đạn: 8 viên (PMM: 12 viên)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Tư, 2008, 01:05:29 pm
Phần pháo mặt đất còn thiếu khẩu này thì phải: ;D

37mm sao trông to thế nhỉ. Ảnh ở BT Pháo binh đấy ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 15 Tháng Tư, 2008, 01:45:58 pm
Trích dẫn
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm
- Nặng: 910 gr
- Dài: 116 mm
- Băng đạn: 8 viên.
báo cáo bác dongadoan, cái 116mm chỉ là chiều dài nòng,còn cả khẩu súng dài 196mm
http://vi.wikipedia.org/wiki/K-54


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Tư, 2008, 05:23:25 pm
Hì, bác anhlinhcuHo nói phải đấy, tớ gõ thiếu! ;D

@ chiangshan: Khẩu pháo này trước để ở sân BTLPB, giờ chắc cũng chuyển về Bảo tàng PB rồi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 16 Tháng Tư, 2008, 08:21:32 pm
c, Cz-50:
Có thể coi đây là loại súng ngắn đầu tiên do Tiệp Khắc tự sản xuất. Nó được phát triển từ những năm 40 dựa trên nguyên mẫu khẩu Walther PP của Đức. Loại súng này được Tiệp viện trợ cho VN. Theo tài liệu của Tổng cục Binh khí và Tiếp vận/QLVNCH thì nó còn được gọi là kiểu M1950.

(http://world.guns.ru/handguns/cz50-1.jpg)

Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,65mm
- Nặng: 710gr
- Dài nòng/Dài: 96mm/167mm.
- Băng đạn: 8 viên.


d,Cz-52:
Đây là loại súng ngắn được đánh giá rất cao của Tiệp Khắc. Nó được sản xuất tại nhà máy CZ-Uhersky Brod (CZ-UB) từ năm 1947, đến 1952 thì chính thức được đưa vào biên chế của quân đội Tiệp Khắc và chỉ bị thay thế từ năm 1982 bởi loại Cz-82 hiện đại hơn dùng đạn 9mm. Loại súng ngắn này được Tiệp viện trợ cho VN trong KCCM. Theo một tài liệu của VNCH thì loại này còn có khi được gọi là M.52.

(http://world.guns.ru/handguns/cz52-1.jpg)

Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm
- Nặng: 950 gr
- Dài nòng/Dài: 120mm/209mm.
- Băng đạn: 8 viên.

e, Súng ngắn chiến lợi phẩm: Trong KCCM, nhất là khi chưa có tuyến đường HCM, quân dân miền Nam chủ yếu sử dụng vũ khí nói chung và súng ngắn chiến lợi phẩm nói riêng. Tất cả các loại súng ngắn đã từng được trang bị cho QLVNCH như Colt 1911, Colt 12, Rulo, Browning...khi vào tay bộ đội ta đều phát huy tốt tác dụng. Vì chủng loại rất nhiều và cũng không khó tìm kiếm thông tin nên riêng phần súng ngắn chiến lợi phẩm sẽ không liệt kê.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Tư, 2008, 10:02:00 am


2, Súng trường:

a, Khẩu Mosin Nagant model 1938: VN thường gọi là khẩu K-44 theo TQ. Loại súng trường này trong KCCM thường được sử dụng bởi dân quân, du kích và được biết đến nhiều hơn với cái tên "bá đỏ".

(http://www10.ttvnol.com/uploaded/dongadoan/bolt1.jpg)

Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62 mm
- Dài: 1020 mm (1530mm cả lưỡi lê).
- Nặng: 3,45kg.
- Hộp tiếp đạn : 5 viên.

b, Khẩu Simonov SKS carbin (Type 56 của TQ): Ở VN ta gọi là súng CKC. Đây là loại súng trường tiêu chuẩn trong biên chế của QĐNDVN hồi KCCM. Vào VN cùng thời điểm với súng AK-47 khoảng 1956 đến 1958, bắt đầu tham chiến tại miền Nam năm 1965 cùng với việc đưa gọn từng đơn vị chính quy vượt giới tuyến.

(http://world.guns.ru/rifle/sks.jpg)

Thông số chính:

- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Dài: 1022mm (1542mm cả lê).
- Nặng: 3,86 kg.
- Hộp tiếp đạn: 10 viên.




Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 19 Tháng Tư, 2008, 01:27:50 pm
bác dongadoan ơi, em tưởng khẩu trong ảnh là Mosin 1891/44 chứ, vì nó có chỗ lắp lê liền với nòng súng mà, khẩu 1891/38 làm gì có chỗ lắp lê đâu. Mà hình như TQ còn gọi khẩu này là K53 nữa hay sao ý


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Tư, 2008, 01:29:47 pm
Khẩu mode 1944 thì TQ copy thành type 53.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Tư, 2008, 04:55:29 pm
Trước năm 54 thì khẩu đại liên K53 đã vào VN chưa các bác nhỉ.

Hôm qua em xem 1 trận về KCCP thì thấy có ghi về chuẩn bị đạn K53 và K56. K56 tất nhiên là nhầm, chắc từ K50 vì đơn vị dự trận có trang bị nhiều tiểu liên K50.

Đạn K53 thì không hiểu là cho khẩu K53 hay khẩu Maxim M1910.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Năm, 2008, 04:08:01 pm
c, Khẩu Tokarev SVT-40: Loại súng trường bán tự động này có xuất hiện tại VN nhưng số lượng ít hơn nhiều so với CKC.

(http://world.guns.ru/rifle/svt40r.jpg)

Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Dài: 1226mm (nòng dài 625mm).
- Nặng: 3,85 kg.
- Hộp tiếp đạn: 10 viên.

d, Một số loại súng trường khác như: MAS 36 cỡ 7,5 ly của Pháp, Mauser cỡ 7,62 ly kiểu KAR.98K của Đức...và các loại súng trường chiến lợi phẩm như M1 Garand, M1 Carbine vì số lượng sử dụng ít và thông tin rất dễ tìm kiếm trên mạng nên tôi không thống kê vào đây.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Năm, 2008, 04:33:24 pm
3, Súng bắn tỉa: Đây là loại vũ khí rất lợi hại, cực kỳ phù hợp với kiểu chiến tranh du kích của ta trong KCCM. Trong tay người lính VN thì mọi loại súng đều có thể bắn tỉa được nếu hiểu theo nghĩa: một phát đạn - một mục tiêu. Tuy nhiên, nói về súng bắn tỉa chuyên dụng thì trong KCCM, VN sử dụng các loại sau:

a, Khẩu Mosin-Nagant M 1891-30: Đây là loại súng bắn tỉa chính của QĐNDVN trong KCCM.

(http://world.guns.ru/rifle/mosin91-30s.jpg)

Thông số chính: Xem phần súng trường.

Loại kính ngắm của khẩu Mosin - Nagant bắn tỉa là loại VP:

(http://www.russian-mosin-nagant.com/images/armour3.jpg)

hoặc PU:

(http://www.russian-mosin-nagant.com/images/armour5.jpg)

Có tầm bắn hiệu quả là 1.400m.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Năm, 2008, 07:59:21 pm
b, Khẩu Dragunov SVD: Loại súng này chắc chắn vào VN rất muộn trong KCCM, nó được sử dụng nhiều hơn trong các cuộc chiến tranh biên giới sau này. Có một tài liệu nhắc đến một phân đội chuyên bắn tỉa của VN hoạt động ở Khe Sanh năm 68, trang bị của phân đội này có SVD.

(http://world.guns.ru/sniper/svd_1.jpg)

Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Kiểu súng: Bán tự động.
- Nặng: 4,31kg (không có kính ngắm).
- Dài nòng/Dài: 620/1225mm.
- Hộp tiếp đạn: 10 viên.

SVD sử dụng loại kính ngắm PSO-1 có độ phóng 4X cho phép tầm bắn hiệu quả lên đến 1.300m. Loại kính ngắm này có cả bộ phận khuyếch đại hồng ngoại cho phép nó có thể sử dụng cả trong đêm tối.

c, Các loại súng bắn tỉa khác: Rải rác trong một số tài liệu của ta có nhắc đến khẩu "trường Hung' như một loại súng bắn tỉa. Một số tài liệu của VNCH có nhắc đến khẩu SVT-40 sử dụng kính ngắm PU. Nhưng những tài liệu này rất khó kiểm chứng, vì vậy tạm thời tôi để lại đây để tìm thêm tài liệu. Bạn nào có tài liệu về vấn đề này xin giúp đỡ nhé!



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Năm, 2008, 02:34:56 am
bác dongadoan ơi, em tưởng khẩu trong ảnh là Mosin 1891/44 chứ, vì nó có chỗ lắp lê liền với nòng súng mà, khẩu 1891/38 làm gì có chỗ lắp lê đâu. Mà hình như TQ còn gọi khẩu này là K53 nữa hay sao ý

Làn này thì bác đùng bác đoành thua.
Tuy nhiên, model 1944 không khác gì nhiều model 1938, đồ lắp lẫn. Sách vở thường nói là "thiết kế lại từ model 1938".
Mosin muôn năm. Khẩu súng thọ nhất quả đất, tuổi phục vụ hơn 1 thế kỷ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Năm, 2008, 07:42:30 pm
4, Súng tiểu liên: Trong KCCM, quân đội ta sử dụng khá nhiều loại tiểu liên (submachine gun), từ loại được viện trợ đến loại tận dụng từ KCCP, cả loại thu được của địch. Dưới đây xin giới thiệu một số loại chính:

a, Tiểu liên PPSh-41 (K-50 của TQ) - ППШ-41 (Shpagin model of 1941): Loại tiểu liên này được LX sản xuất và đưa vào sử dụng trong QĐ từ năm 1941. Sau khi LX công nhận VNDCCH vào năm 1953 thì một số nhỏ loại súng này được viện trợ cho VN thông qua TQ. Phần lớn loại súng này ở VN là loại K-50 TQ copy từ PPSh-41. Nó được biết đến nhiều hơn khi sử dụng loại băng cong 35 viên. Đến KCCM, PPSh-41 (K-50) ban đầu là loại vũ khí cá nhân chủ yếu của ta, nó đã từng "giả dạng" tiểu liên Tuyn để vào Nam. Đến 1964, nó bị thay thế bởi AK-47, được chuyển cho các lực lượng bán vũ trang như dân quân tự vệ và Công an vũ trang.

(http://world.guns.ru/smg/ppsh41-2.jpg)

Thông số chính:
- Cỡ nòng : 7,62mm.
- Dài : 843mm.
- Nặng : 4,3kg (băng đạn 35 viên), 5,45 kg (băng đạn 71 viên).
- Tốc độ bắn : 900 viên/phút.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Năm, 2008, 12:31:10 am
Ơ, hay quá
Đây chính là thai nghén của Súng trường tấn công.
Hồi Thế chiến II, súng trường chủ lực của bộ binh vẫn là các loại cạc bin. Ví như Liên Xô là Mosin các loại xuất phát từ Model 1930, Model này lại xuất phát từ phiên bản Long Binh cũ. Có thể coi là cạc bin của Mosin nguyên thuỷ. Nhưng khẩu này đã chứng minh rằng, "súng trường chiến đấu" đã hết thời ở nhiều tình huống. Đức tóm được kha khá, và cũng chế Submachine gun.
Tuy nhiên, theo em đọc tiếng Tầu thì tiểu liên là "liên thanh tiểu đội", không phải loại này. Nhưng dân mình rất phổ biến gọi Submachine gun là tiểu liên. ĐÚng nghĩa của từ này là "súng (gun) máy (machine) bắn đạn nhỏ (sub)", được định nghĩa là súng ngắn bắn nhanh. Còn "tiểu liên" bắn đạn súng trường. PPSh-41 không thể là vũ khí chủ lực, vì tầm hiệu quả rất thấp (những loại súng này thường ghi tầm hiệu quả 20 mét nhưng thực tế chỉ đạt 50-100 mét). Súng trường tấn công là kết hợp những ưu thế của súng này và súng trường. Ưu thế của Submachine gun hồi đầu Thế chiến là hoả lực tấn công rất mạnh mà không súng nào lúc đó có được, các súng máy khác đều nặng, mang ít đạn, bắn có giá...không hợp khi xung phong.

Không thể bắt bộ binh mang hai súng, PPSh-41 khi xung phong và Mosin khi đánh bình thường, nên mới có "Assault Rifle" là chú AK.

Nhưng không hiểu sao. Như bác nói súng này lại có dự định làm súng chủ lực ????? bác nói rõ hơn xem. Súng này mà làm súng chủ lực thì mỗi tổ phải có một khẩu trung liên kiêm súng trường tầm xa (trung liên có thể bắn phát một và bắn khi nòng đã khoá, RPD bắn khi nòng mở). Điều này thì không thể có được, kể cả trong dự định.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Năm, 2008, 05:20:39 pm
...Như bác nói súng này lại có dự định làm súng chủ lực Huh?? bác nói rõ hơn xem. Súng này mà làm súng chủ lực thì mỗi tổ phải có một khẩu trung liên kiêm súng trường tầm xa (trung liên có thể bắn phát một và bắn khi nòng đã khoá, RPD bắn khi nòng mở). Điều này thì không thể có được, kể cả trong dự định.
------------------------------------------------------
 Chú cứ không chịu bỏ cái thói quen đọc nháo nhào, chú tìm cho anh xem anh nói câu nào về "chủ lực" hả? Anh nói là trước 1964 nó là vũ khí cá nhân chủ yếu của nhà ta, nhá! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Năm, 2008, 07:48:44 pm
Vũ khí do lính Mỹ lấy từ QGP, rất nhiều thứ từ KCCP.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/ritter-18-vc-weapons-03-soc-trang-3.jpg)(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/ritter-19-vc-weapons-04-soc-trang-3.jpg)

Có 1 khẩu tiểu liên Madsen M-50 của Đan Mạch (http://world.guns.ru/smg/smg60-e.htm), nó đến VN bằng con đường nào nhỉ?

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/madsen-frank.jpg)

À ra rồi, loại này Pháp trang bị cho biệt kích GCMA ở Lào. Vậy là trong thống kê vũ khí KCCP lại có thêm 1 thứ chiến lợi phẩm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Năm, 2008, 12:22:14 pm
b, Tiểu liên PPS-43 (tiểu liên K-53 theo cách gọi TQ): Loại tiểu liên do Sudaev thiết kế năm 1942 này vốn dùng để trang bị cho lính dù, lính thủy đánh bộ và lính xe tăng của LX trong WW2 do nó nhỏ gọn hơn PPSh-41. Sau năm 1945, nó được xuất khẩu tới nhiều nước trong khối XHCN. TQ copy mẫu này thành tiểu liên type-53 hoặc K-53. loại được sử dụng tại VN là loại do TQ viện trợ. Nó có thể dùng chung hộp tiếp đạn và đạn với PPSh-41, trừ loại băng tròn 71 viên.

(http://world.guns.ru/smg/pps-43-1.jpg)

Thông số chính :
- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Dài: 615mm (khi gập báng) và 820 mm (kéo hết báng súng).
- Nặng: 3,67kg (cả hộp tiếp đạn).
- Băng đạn: 35 viên.
- Tốc độ bắn: 600 viên/phút.
- Tầm bắn hiệu quả: 200 m.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 17 Tháng Năm, 2008, 10:17:37 pm
b, Tiểu liên PPS-43 (tiểu liên K-53 theo cách gọi TQ): Loại tiểu liên do Sudaev thiết kế năm 1942 này vốn dùng để trang bị cho lính dù, lính thủy đánh bộ và lính xe tăng của LX trong WW2 do nó nhỏ gọn hơn PPSh-41. Sau năm 1945, nó được xuất khẩu tới nhiều nước trong khối XHCN. TQ copy mẫu này thành tiểu liên type-53 hoặc K-53. loại được sử dụng tại VN là loại do TQ viện trợ. Nó có thể dùng chung hộp tiếp đạn và đạn với PPSh-41, trừ loại băng tròn 71 viên.

(http://world.guns.ru/smg/pps-43-1.jpg)

Thông số chính :
- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Dài: 615mm (khi gập báng) và 820 mm (kéo hết báng súng).
- Nặng: 3,67kg (cả hộp tiếp đạn).
- Băng đạn: 35 viên.
- Tốc độ bắn: 600 viên/phút.
- Tầm bắn hiệu quả: 200 m.


Khẩu này còn được gọi là tiểu liên K44,chỉ bắn được liên thanh 0 bắn được phát 1.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Năm, 2008, 10:23:58 pm
Khẩu này còn được gọi là tiểu liên K44,chỉ bắn được liên thanh 0 bắn được phát 1.
----------------------------------------------------
 Nguồn, ông bác ơi! ;D Ở đâu, ai gọi nó là K-44 vậy?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 18 Tháng Năm, 2008, 12:09:16 pm
Trong cuốn sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản QĐND năm 1979,vụ này có thể nhờ Hoa Cúc lục tìm hộ được mà dongadoan.(Sách có 2 tập.Tập 1 vũ khí bộ binh,Tập 2 chất nổ lựu đạn và các loại mìn)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Năm, 2008, 12:11:44 pm
Trong cuốn sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản QĐND năm 1979,vụ này có thể nhờ Hoa Cúc lục tìm hộ được mà dongadoan.(Sách có 2 tập.Tập 1 vũ khí bộ binh,Tập 2 chất nổ lựu đạn và các loại mìn)
--------------------------------------------------------
 Ok, để em kiểm tra lại! Nhưng em cũng nói thật, cái kiểu in sách về kỹ thuật của nhà mình trước kia lởm khởm lắm, lỗi moras đầy ra, mỗi cuốn có cả trang đính chính ;D

 Ở đây tồn tại một nghi vấn thế này: K-xx là cách gọi của TQ mà khẩu PPS-43 đến năm 1943 mới được LX chấp nhận đưa vào trang bị, thì làm sao, bằng cách nào TQ đến năm 44 đã sản xuất hoặc copy được nó? Trong điều kiện lúc ấy họ còn chưa dành được chính quyền, chưa có bất cứ một cơ sở kỹ nghệ nào trong tay? ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 18 Tháng Năm, 2008, 12:39:42 pm
Theo tôi được biết PPs 43 được sản xuất tại các nhà máy ở Leningrat trong thời gian bị phong toả 900 ngày đêm dongadoan ạ.Thôi cứ nhờ cô Hoa Cúc xem sao.Cái vụ đính chính những năm đó bị hoài.Bằng chứng là trong cuốn này có 2 chi tiết sai là AK,M16 băng đạn đều là 25 viên nhưng thực tế 0 phải vậy nhưng không hề được đính chính.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Năm, 2008, 08:47:32 pm
c, Tiểu liên kiểu 36 của TQ: Đây là loại súng TQ (Quốc Dân Đảng) copy theo mẫu khẩu Thompson M28A1 của Mỹ. Loại súng này vốn được trang bị cho lính nhảy dù mỹ trong WW2, sau đó được Mỹ viện trợ cho TQ chống Nhật và được TQ copy lại thành K-36. Sau 1949, nó được TQ (CHND) viện trợ cho VN. Cùng với nguyên bản của nó là khẩu Thompson chiến lợi phẩm hồi KCCP, khẩu K-36 này những năm đầu chống Mỹ đã góp phần vào những trận thắng Vạn Tường, Tua Hai,...

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/38.jpg)


Thông số chính:
- Cỡ nòng: 11mm.
- Nặng: 4,78kg (không đạn).
- Dài nòng/ Dài: 267/811mm.
- Tốc độ bắn: 700 phát/phút.
- Hộp tiếp đạn: 30 viên.
- Tầm bắn hiệu quả: 100-150m.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 19 Tháng Năm, 2008, 01:31:27 am
Trong cuốn sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản QĐND năm 1979,vụ này có thể nhờ Hoa Cúc lục tìm hộ được mà dongadoan.(Sách có 2 tập.Tập 1 vũ khí bộ binh,Tập 2 chất nổ lựu đạn và các loại mìn)

Nám quyển ấy đi, nếu quyển ấy viết như thế thật thì người viết đã dốt đặc còn ẩu. Dốt đặc vì Tầu không có kiểu nào là K-44 hết, vì họ lập quốc năm 1949. Trước đó, Tầu Cộng cũng có làm súng, đều nhái lại của nhái, tức là nhái súng Tưởng, hiệu "bát nhất".

Cái nguồn gốc cái tên, nếu có của lờ bắc thờ mai, là:
前苏联PPS-43式7.62mm冲锋枪
Tiền Tô Liên PPS-43thức 7,62mm xung phong thương
http://www.hoodong.com/wiki/%E5%89%8D%E8%8B%8F%E8%81%94PPS-43%E5%BC%8F7.62mm%E5%86%B2%E9%94%8B%E6%9E%AA%0D%0A

冲锋枪 xung phong thương. PPS-43 là súng máy bắn đạn nhỏ (Sub machine gun), súng ngắn bắn nhanh (MP Machine Pistol), chứ không phải súng trường tấn công (Assault Rifle). Trước khi có súng trường tấn công, người ta phải dùng thứ này để tấn công. Nhưng nó không có tác dụng súng trường, tức là bắn mạnh tầm xa. Vậy nên mới lai súng trường với MP cho ra AK.  Tầu cúng khỏe dùng súng máy bắn đạn nhỏ, súng ngắn bắn nhanh lắm.

PPS-43式 là lấy tên zin Liên Xô, hơi cầu kỳ chút. Người ta thưởng dịch tên súng theo đúng phong tục người đặt, vì như tiếng Việt viết luôn là PPS-43, là của PPS, năm 43, hay M16, là model 16. Năm hay model không quan tâm.

Ở đây, thằng đầu tiên chắc rườm rà hơn cả bà nhà, viết là "kiểu PPS-43", "PPS-43 thức", "PPS-43式". Thằng sau lại tưởng là kiểu 43 do tầu đặt, cứ thế thành chính thức hóa.

Ít sai hơn ở trên nét là đây, "54 thức xung phong thương", đây là tên của phiên bản nhái PPS-43. Triều viết bằng chữ Triều, tiếng Tầu là "54式冲锋枪". Theo quy luật thì phiên bản Tầu sẽ được Vịt gọi là K54, có vẻ không hợp lý nhỉ. Hay là K43, hiếm quá. Còn K44 là phiên bản cạc bin của Mosin rồi.
http://baike.baidu.com/view/158678.htm


---------------------------
56 thức xung phong thương là AK, có hiện tượng là phiên bản PPS và AK đều có tên tầu là "xung phong thương".
Trong tiếng Nga, PPS là súng ngắn bắn nhanh (Пистолет-пулемёт Судаева), giống tiếng Đức là Maschinenpistole MP, tiếng Anh là sub machine gun, SMG. Còn AK là súng trường rifle, nhưng Tầu nhét vào một rọ. Súng ngắn bằng súng trường.

Súng trường, được định nghĩa là vũ khí chính của quân đội, cần nhiều yêu cầu khác. Ví dụ, bắn tầm xa, bắn tiết kiệm, bền, tin cậy. Còn MP và các Sub machine gun, dù cho bắn nhanh đến đâu thì vẫn là súng ngắn, súng dùng để thị uy, chứ không phải để giết nhau.

Tuy nhiên, trình độ lục quân của tầu cộng thì cũng chẳng hơn gì mỹ mấy. Một thằng thì giầu tiền, một thằng giầu người, đổ hai thứ đó xuống cống, cần gì tính toán nhức đầu. Theo tầu thì tướng giỏi là nhà bốc phét lừa người, Mỹ thì là nhà kế toán, hai thằng giỏi như nhau.  ;D ;D ;D ;D

Vậy nên cái quân tầu cộng mới gọi súng trường là súng ngắn. Hết trò.
Đúng ra, AK phải là "56 thức xung phong trường thương" "56式冲锋长枪". Hoặc
http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=%2256%E5%BC%8F%E5%86%B2%E9%94%8B%E9%95%BF%E6%9E%AA%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=

Hoặc là "56 thức xung phong bộ thương" "56式冲锋步枪"
http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=%2256%E5%BC%8F%E5%86%B2%E9%94%8B%E6%AD%A5%E6%9E%AA%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=

Tầu và Mỹ, tiếp cận từ caca quan điểm khác nhau nhưng đều không biết thế nào là súng trường tấn công. Mỹ thì 20 năm sau AK, cho ra con MP là M16, nhận vơ là súng trường. Tầu thì có súng trường trong tay lại bảo là súng ngắn. 

56式半自动步枪, 56 thức bán tự động bộ thương, là CKC SKS
56式步枪弹, 56 thức bộ thương đạn, là đạn 7,62 x 39 R. mịe nó, cô bi vào đây bé quá, hôm nay đọc mới thấy, sửa lại rùi.

Cái dốt thậm dốt tệ của thằng tầu không chỉ dừng ở đó đâu. Đạn AK có cấu trúc đặc biệt giống đạn AP.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg24188#msg24188

Người ta bố trí các vật liệu có tỷ khối khác nhau để đưa khối tâm về sau, viên đạn có chóp đầu dài tỷ khối nhỏ tăng hiệu ứng con quay. Năm 1967 Nam Tư thêm rỗng đầu để thêm phần nhẹ đầu.
Ông tầu đưa ra đạn lõi thép ngược lại, tỷ khối dàn đều. Mà không hiểu sao, chúng nó mẹ hát con khen đến tận năm 1979, vưỡn AK tầu là nhất.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: phuong nam trong 19 Tháng Năm, 2008, 11:04:34 am
bác dinh_van_thanh bớt nóng, dù sách cũ và có khi là chưa đúng, nhưng ít nhất nó cũng là sách gối đầu giường của lính ta được một nhà xuất bản uy tín phát hành, có kiểm duyệt hẳn hoi, trình độ lúc đó viết được như vậy là khá rồi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 20 Tháng Năm, 2008, 02:57:12 pm
50式冲锋枪, 50 thức xung phong thương, PPS-41 tầu copy.

SMG kiểu Blowback này dễ làm nhất quả đất. Không có chế độ bắn phát một, máy móc còn đơn giản hơn cả súng ngắn.
http://baike.baidu.com/view/327929.html
http://news.sohu.com/2004/06/11/20/news220482067.shtml


PPS-43, 54 thức xung phong thương, được dân .... coi là súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới.  ;D ;D ;D ;D
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg24317#msg24317


Đã nhắc nhở về cách sử dụng ngôn từ mà bác không chịu thay đổi. Xin mời nghỉ post bài 3 ngày!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: vo quoc tuan trong 21 Tháng Năm, 2008, 02:20:48 pm
Vâng, mặc dù mấy khẩu pháo ở pháo đài Láng được ghi là của Đức nhưng phần nhiều khả năng là của Pháp.

Nhưng có cái này thú vị, đây là bức ảnh vẫn thường được chú thích là ở pháo đài Láng.

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_AA.jpg)

Thử so sánh:

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/phaodaiLang_z.jpg)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_type88.jpg)

Các bác thấy sao, em thì cho là cái ảnh đấy là 1 khẩu pháo Nhật.
Cái ảnh trên theo em là ở pháo đài Xuân Tảo.
Khẩu ở pháo đài Láng có vẻ đúng là ... cái khẩu bác Giun xanh chụp. Trong cuốn Lịch sử Pháo binh có cái ảnh các cụ đứng trước khẩu pháo ở Láng, giống y khẩu trên.
Khẩu ở Thôn Đoài, bên kia sông Hồng, một trong những khẩu bắn vào thành HN đêm 19/12 cũng cùng loại với khẩu ở Láng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Năm, 2008, 03:21:46 pm
d, Các loại tiểu liên khác: Trong KCCM, ngoài các loại tiểu liên chủ yếu trên QĐ ta (đặc biệt là thời gian trước 1964) còn sử dụng nhiều loại tiểu liên có nguồn gốc rất khác nhau, từ súng của Pháp, của Đức đến súng Mỹ, súng TQ. Trong số đó có thể kể đến một số loại sau:

- MAT49 cỡ 9mm của Pháp.
(http://world.guns.ru/smg/mat49_01.jpg)

- Schmeisser cỡ 9 ly kiểu MP38/MP40 của Đức.
(http://world.guns.ru/smg/mp40-2.jpg)

- Cỡ 9 ly có ống giảm thanh kiểu 37 của TQ (Loại này không tìm thấy thông tin trên mạng).

- Grease M3 và M3A1 cỡ 9mm của Mỹ:
(http://world.guns.ru/smg/m3_gg1.jpg)

- Madsen m/50 cỡ 9mm của Denmark:
(http://world.guns.ru/smg/madsen-1.jpg)

- MP-34  Steyr - Solothurn S1-100 cỡ 9mm của Áo, Đức:
(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/vn-18.jpg)

- PM-63 cỡ 9mm của Poland dành cho đặc công biệt động:
(http://world.guns.ru/smg/pm63_1.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Năm, 2008, 03:37:18 pm
- MP-34  Steyr - Solothurn S1-100 cỡ 9mm của Áo, Đức:
(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/vn-18.jpg)

Khẩu trong ảnh này em thấy giống Sten hơn  :-\


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Năm, 2008, 04:26:20 pm
- Cỡ 9 ly có ống giảm thanh kiểu 37 của TQ (Loại này không tìm thấy thông tin trên mạng).
-----------------------------------------------------
 Chụp lại trong tài liệu của VNCH về loại súng này:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/K37.jpg)

Nhìn hình vẽ thì có vẻ nó giống hệt khẩu Grease M3 ở trên, trừ cái ống giảm thanh. Có lẽ TQ copy của Mỹ và cải tiến chăng?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: rongcoithit trong 27 Tháng Năm, 2008, 12:36:35 pm

Em đọc loạt bài của Thượng tướng Phùng Thế Tài “Về trận thắng lịch sử 5/8/1964” (http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2007/9/64202.cand), viết: “…trong số máy bay Mỹ bị bắn rơi lần này có những chiếc lại do chính những khẩu pháo cỡ 90 ly, của Mỹ sản xuất trong Đại chiến thế giới thứ II, bắn. (Mỹ viện trợ cho Liên Xô, sau đó Liên Xô viện trợ cho ta).” Có thể là loại 90mm M1 hoặc 90mm M2, nhưng em chưa thấy ảnh của nó ở VN. Bác dongadoan xem giúp nhé!

90mm M1:

(http://i270.photobucket.com/albums/jj99/rongcoithit2/90mm_M1_AAgun.jpg)

(http://i270.photobucket.com/albums/jj99/rongcoithit2/90mm_M1_AAgun_02.jpg)

90mm M2:

(http://i270.photobucket.com/albums/jj99/rongcoithit2/90mm_M1_AA.jpg)

(http://i270.photobucket.com/albums/jj99/rongcoithit2/90mm_M2.jpg)

(http://i270.photobucket.com/albums/jj99/rongcoithit2/90mm_M1_main.jpg)


http://www.palba.cz/viewtopic.php?t=2260

http://www.antiaircraft.org/90mm.htm


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Năm, 2008, 05:55:25 pm
Có thể là loại 90mm M1 hoặc 90mm M2, nhưng em chưa thấy ảnh của nó ở VN. Bác dongadoan xem giúp nhé!
------------------------------------------------------
 Nó đây bạn:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/IMG_0013-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 27 Tháng Năm, 2008, 10:06:42 pm
- Cỡ 9 ly có ống giảm thanh kiểu 37 của TQ (Loại này không tìm thấy thông tin trên mạng).
-----------------------------------------------------
 Chụp lại trong tài liệu của VNCH về loại súng này:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/K37.jpg)

Nhìn hình vẽ thì có vẻ nó giống hệt khẩu Grease M3 ở trên, trừ cái ống giảm thanh. Có lẽ TQ copy của Mỹ và cải tiến chăng?

Có thông tin trên mạng nhưng không đáng tin cậy.  Nếu là 37 thức thì vô lý. M3 Grease ra đời 194x, mà theo truyền thống Type-37, 37 thức, 37式 là năm 1937. TQ nhái Súng ngắn bắn nhanh từ rất sớm, cái kiểu Blowback này thì thợ sửa xe máy cũng làm được  ;D ;D ;D ;D ;D Nhưng theo em hiểu, sau Vạn Lũ Trường Chinh nó chả tội gì mà nhái súng phương tây cả cho hiếm đạn.

Nếu như 37式 không phải là năm 37 ???
Vả lại, súng ngắn bắn nhanh Liên Xô lúc đó trội hơn phương tây nhiều. Liên Xô sử dụng rộng rãi kiểu đạn nhỏ, ngon lành hơn nhiều kiểu 9mm với 11mm. (đính chính cho bác, M3 là 0.45 inch= 11,4mm). Tôi gì TQ nó nhái thứ súng vừa hiếm đạn lại vừa tồi ???? Khi mà thời điểm M3 ra đời thì TQ đã về miền Bắc, gần Liên Xô, đầy PPS.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Năm, 2008, 10:21:21 pm
Khi mà thời điểm M3 ra đời thì TQ đã về miền Bắc, gần Liên Xô, đầy PPS.
-----------------------------------------------------------
  Chỗ này cũng khó giải thích thật, có thể súng ấy do VN cải tiến nhưng VNCH không biết (có thể là coi thường kỹ nghệ quân giới của ta) mà gán cho TQ chăng?

 


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 27 Tháng Năm, 2008, 10:53:59 pm
he he he he he he he he he he he
Em tìm thấy rồi.

Như em đã nói đấy, nhiều cái vô lý quá, kiểu 37 mà khẩu M3 xuất hiện năm 42. Rồi tầu đi nhái súng Mỹ  ;D ;D ;D

Xuất phát ban đầu cũng chỉ là thấy khẩu M3 mà 9mm thôi. em buồn cười quá mới chú ý. Đây đúng là năm 37, nhưng không phải 1937, mà là "dân quốc tam thất niên" (民国三七年), 1948, những thời gian cuối cùng tầu tưởng ở đại lục. Khẩu súng được phát triển từ năm 36 (1947), có tên kiểu 37, tam thất thức xung phong thương (xung phong thương là MP hay SMG hay PPS), 三七式冲锋枪.

http://baike.baidu.com/view/1322099.html
Tạm dịch
SMG kiểu 37.
Năm 1947, Xưởng quân giới số 60 của Quốc Dân Đảng (兵工署第60厂, Binh công thự đệ 60 xưởng), tham khảo kiểu SMG M3A1 Mỹ làm ra một kiểu súng SMG, đặt tên "kiểu 3x" (三元式, tam nguyên thức). Kiểu máy tự động lùi tự do, chỉ bắn liên thanh. Súng bắn đạn 0.45 inch APC, băng cong 30 viên, có 4 rãnh xoắn, súng dài 757mm, nòng dài 203mm, đường ngắm dài 277mm, trọng lượng toàn bộ 3,54kg.
Kiểu SMG 9mm được cải tiến từ loại súng M1A1, chủ yếu là cải tiến chuyển sang bắn đạn 9mm, dài 751mm.


Như vậy, đây là khẩu súng Trung, nhưng không phải súng trung cộng, mà là trung hòa, trung quốc gia  ;D ;D ;D ;D ;D ;D Và dĩ nhiên là nếu có chiến lợi phẩm này thì do du kích chiếm được của việt hòa, việt quốc gia  ;D ;D ;D ;D Khẩu súng này hoàn toàn không có ở Trung Cộng, vì nó mới được sản xuất không đáng kể, rồi sau đó chuyển hết ra đài đảo. Súng cũng chưa từng được dùng chiến với trung cộng, chiến trường đầu tiên nó tham gia chính là nhà Vịt.
Phiên bản 9mm thì không thể cãi được rồi, là súng tầu hòa, tầu quốc gia 100%, các khẩu M3 khác dều là 11,4mm.

Bùn cừi bò ra.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 27 Tháng Năm, 2008, 11:10:10 pm
- Cỡ 9 ly có ống giảm thanh kiểu 37 của TQ (Loại này không tìm thấy thông tin trên mạng).
-----------------------------------------------------
 Chụp lại trong tài liệu của VNCH về loại súng này:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/K37.jpg)

Nhìn hình vẽ thì có vẻ nó giống hệt khẩu Grease M3 ở trên, trừ cái ống giảm thanh. Có lẽ TQ copy của Mỹ và cải tiến chăng?

Cái chú Tunguska  này, anh đang bùn cừi was nên thôi không cáu tiết đoạn này nhé. Chúng nó ngu si thì anh chửi chúng nó ngu si, thằng nào bịa ra cái ảnh này tinh khôn với ai ???? vả lại, NS không phải là nói bậy nhé.

So sánh với hình ảnh M3. Súng hơi nặng, nhưng hết sức đơn giản.
http://www.world.guns.ru/smg/smg32-e.htm

(http://www.world.guns.ru/smg/m3_gg1.jpg)
(http://www.world.guns.ru/smg/m3_gg3.jpg)

Giảm thanh
(http://www.world.guns.ru/smg/m3_gg5.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dinh_van_thanh trong 28 Tháng Năm, 2008, 12:09:05 am

1.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)

Năm 1945, QĐNDVN thu được một số pháo phòng thủ bờ biển (thường được gọi là "thuỷ pháo") của các đơn vị thuộc địa Pháp đồn trú ở Đông Dương. Đáng kể nhất có 3 khẩu pháo 138mm kiểu 1910 (?) ở pháo đài Cát Bà (Hải Phòng) đã được trung đội Ký Con sử dụng để đánh trả tàu chiến Pháp từ tháng 11/46 đến tháng 2/47 trước khi phải phá huỷ. Một số pháo cỡ nòng 75mm cũng được sử dụng lại trong chiến đấu.



Kiểu 1910 có hai loại, "138/55 Mod 1910 casemate" và "138/55 Mod 1910" (không hiểu tiếng Tây phú viết thế nào). Cỡ nòng 55.

Kiểu 1910 tìm không ra ảnh, đây là khẩu Naval 138,6mm kiểu 1927 này.
http://en.wikipedia.org/wiki/Image:138_mm_gun_model_1.jpg
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/08/138_mm_gun_model_1.jpg/800px-138_mm_gun_model_1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Năm, 2008, 08:14:24 am
Khẩu 1927 này là pháo dùng trên tàu chiến rồi.
Có lẽ phải nhờ bác nào đi Vũng Tàu chụp giúp em ảnh và kí hiệu mấy khẩu pháo ở đấy, chắc cùng loại với pháo đài Cát Bà.

Khẩu M3 giảm thanh kia thì cũng có khả năng là nhà ta thu được từ đám đặc vụ Tàu Tưởng, rồi trang bị lại cho đặc công.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Vù Cưỡng trong 28 Tháng Năm, 2008, 11:48:27 am
Kiểu 1927 này nòng ngắn hơn (L40), kiểu 1910 dài (L55), nhưng trông kiểu 1910 gù gù. Sơn à, pháo trên tầu và pháo pháo đài ven biển đều là Naval, rất giống nhau, may ra có thể khác cái đế (không thuộc về pháo, mà được thửa theo nơi đặt).

Trong Bảo Tàng Quân Đội có khẩu hải pháo gù lưng rất lớn, đặt ở bên phải sân ngoài, gần chân cột cờ. Bạn nào đi qua chụp lại cái. Không hiểu đó là khẩu gì, nhưng nhìn tỷ lệ nòng thì đây là khẩu rất cổ, thuộc về cuối Thế Kỷ 19.

Nhìn cấu tạo bộ hãm lùi đẩy về kia thấy trình độ pháo tây phú hồi này còi thật, thảo nào bắt đầu Thế CHiến II, Giáo Chủ Risơliơ bay mất nòng.  ;D Đây là bộ hãm lùi đẩy về hãm liên tục bằng piston và lỗ tiết lưu kích thước cố định. Kiểu này chỉ dùng cho lựu pháo, trong khi Naval canon cần mục tiêu chủ yếu là diệt mục tiêu di động (tầu). Nó lấy lựu pháo ra bắn mục tiêu di động,  ;D ;D. Trong khi đó, tỷ lệ chiều dài nòng lại rất khá, của pháo nòng dài bắn đạn xuyên.
Pháo bắn đạn xuyên cần bộ hãm lùi đạt hai yêu cầu lớn, một là lực hãm đồng đều bằng thay đổi lỗ tiết lưu, hai là không hãm khi đạn còn trong nòng (để nòng chuyển động tự do, tránh ảnh hưởng đến đường đạn). Người ta thường làm hai mãy hãm lùi và đẩy về riêng, trong đó mãy hãm có cần chỉnh tiết lưu khá phức tạp. Bộ hãm lùi, đẩy về điển hình như là Đ-44 75mm chống tăng. Bộ hãm lùi này rất khác bộ hãm-đẩy của lựu pháo thường dùng piston trôi nối hai máy làm một.

------------
Khẩu súng kia chắc chắn là từ VNCH. Vì Tầu Tưởng khi dùng đặc vụ đều tránh tiếng (cũng như ta ;D), và sau khi nó chạy ra đài quốc thì súng Mỹ rất nhiều, không tội gì mà phải dùng súng tự chế này cả. Khẩu này cũng được sản xuất rất ít, vì sau đó Mỹ viện trợ ồ ạt, nó được thiết kế vào năm cuối cùng tưởng còn ở đại lục mà.
Cũng không có khả năng ta thu được năm 1949-1950, vì lúc đó súng này còn cực kỳ ít, không lý gì đến được mấy thằng tầu vàng nửa thổ phỉ ở biên giới.
Có hai kiểu rất giống nhau, là Tam thất thức xung phong thương và tam lục thức... Không rõ số lượng sản xuất bao nhiêu. Nhưng hậu cần nhà tưởng đều ấn hành các tài liệu liên quan (huấn luyện, hậu cần...).

Mình không rõ đâu là 36, đâu là 37. Không hiểu có phải phân biện bằng 11 mm với 9 ly không ????
Đây có ảnh khẩu 36
http://www.chinesefirearms.com/30206/history/shenyang.htm


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Năm, 2008, 07:53:19 pm
VNCH mà được trang bị loại này thì họ phải biết rõ chứ nhỉ.
Đây là tài liệu kỹ thuật thuần tuý thì có thể bỏ qua yếu tố tuyên truyền.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2008, 09:17:47 pm
Cung cấp thông tin

 Kế hoạch CM, CM2 và CM3 trong 2 năm 1955, 1956 bổ sung trang bị, vũ khí cho toàn quân. Sau khi hoàn thành kế hoạch CM, tình hình vũ khí trang bị của toàn quân đã thay đổi như sau:

1, Đối với 6 sư đoàn bộ binh cũ:

- Được trang bị thống nhất súng trường 7,9mm, tiểu liên K-50, trung liên Bruno, đại liên Macxim và Griunov.

- Thống nhất trang bị súng cối 60, 82, 120mm.

- Thống nhất trang bị B90, DKZ-57, DKZ-75.

- Thống nhất trang bị bộ binh pháo 70mm (Nhật), sơn pháo 75mm của Nhật và Mỹ.

2, Đối với các sư đoàn mới thành lập:

- Được trang bị thống nhất súng tiểu liên K-50, còn súng trường dùng 2 loại (7,9mm của TQ và Mas 7,5mm), súng trung và đại liên vẫn dùng 2 loại Bruno và Macxim.

- Súng cối thống nhất trang bị các loại: 60, 82, 120mm.

- Vũ khí bắn thẳng: B90, DKZ-57, DKZ-75.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 29 Tháng Năm, 2008, 09:41:37 pm
1,
- Được trang bị thống nhất súng trường 7,9mm, tiểu liên K-50, trung liên Bruno, đại liên Macxim và Griunov.

Khẩu này còn gọi là trung liên Brơ-nô, tức khẩu ZB-26 Tiệp do Tàu Tưởng sản xuất. Tên được gọi theo nơi sản xuất là nhà máy vũ khí Brno (Đức gọi là Brunn).

Bác Đoàn có biết đại liên Maxim và K53 Nga vào VN từ năm nào không ạ ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Năm, 2008, 09:43:37 pm
Bác Đoàn có biết đại liên Maxim và K53 Nga vào VN từ năm nào không ạ
-----------------------------------------
 Để đi kiếm tài liệu đã, chú làm anh như Cục trưởng Cục Vũ khí không bằng ấy! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Vù Cưỡng trong 30 Tháng Năm, 2008, 06:50:53 am
1,
- Được trang bị thống nhất súng trường 7,9mm, tiểu liên K-50, trung liên Bruno, đại liên Macxim và Griunov.

Khẩu này còn gọi là trung liên Brơ-nô, tức khẩu ZB-26 Tiệp do Tàu Tưởng sản xuất. Tên được gọi theo nơi sản xuất là nhà máy vũ khí Brno (Đức gọi là Brunn).

Bác Đoàn có biết đại liên Maxim và K53 Nga vào VN từ năm nào không ạ ???

7,9mm rifle ?? Mauser ?? như thế là đến lúc này nó vẫn là vũ khí chính hả bác ??

À, em vừa đọc được một chút về 37 thức. Có thể là của tầu viện trợ thật.
Cái này hơi loằng ngoằng. 37 thức đang được chế tạo thử tại nhà máy Thẩm Dương, cục Đông Bắc năm 1948. Cộng quân đánh rất mạnh trong chiến dịch thẩm dương, bao vây và bắt toàn bộ nhà máy, 1 vạn mốt nhân viên. Sau này nhà máy trở thành nhà mãy vũ khí chủ lực của TQ (thuyền lông). Nó là tiền thân của Norinco hiện nay. Như vậy, có thể có một số bán thành phẩm hoặc thành phẩm có mặt ở đây. Số này rất ít ỏi và có lẽ thuyền lông chở hết sang Vịt.
Tuy nhiên, cái thằng làm tờ đó đần thộn thì vẫn vậy, vì súng này không phải do "giữa thêm"  sản xuất, mà do thuyền nghĩ, không phải thuyền lông.

Khẩu 11mm có sơ tốc cực thấp, 280m/s, tầm bắn hiệu quả 50 mét. Khẩu 9mm nhỉnh hơn một chút nhưng cũng rất tồi, trong khi súng nặng uỵch. Thuyền lông nó vứt sọt rác còn tiếc công đi vứt vì lúc này hết WW2, PPS nhiều như cỏ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Năm, 2008, 08:33:56 pm
Bác Đoàn có biết đại liên Maxim và K53 Nga vào VN từ năm nào không ạ
---------------------------------------------------------------
- Về đại liên Maxim (M1910) thì theo suy đóan là vào VN từ đợt viện trợ đầu tiên. Tài liệu hiện có trong tay viết thế này:

Chuyến hàng viện trợ đầu tiên được tiếp nhận vào ngày 13 tháng 4 năm 1950, gồm có: 1990 khẩu súng trường (Mỹ), 27 khẩu trung liên (Mỹ), 43 khẩu trung liên Bren (Anh), 29 khẩu trung liên Bruno 7,9mm, 24 khẩu đại liên 7,62mm, 8 khẩu cối 82mm (TQ), 4 khẩu sơn pháo 75mm (Nhật), 1982kg thuốc nổ TNT.

Cái chỗ đo đỏ ở trên nghi là Maxim vì cỡ đạn giống, năm 54 khi đánh ĐBP ta đã sử dụng Maxim một cách rộng rãi.

- Về đại liên Gorjunov SG-43 hay gọi theo kiểu TQ là K-53 thì có khả năng là vào VN trong đợt viện trợ đầu tiên sau hòa bình năm 1954, mật danh ZK, đợt 1 hoặc đợt 2 gì đó. Cả 2 đợt này thực hiện trong tháng 6, 7 năm 54. Trong đợt tiếp nhận này ngoài các loại vũ khí, khí tài khác có 400 khẩu đại liên. Từ đây cho đến 1958 không có đợt viện trợ lớn nào nữa, lẻ tẻ thì có mấy đợt "1 đổi 1", thế mà như bài trước đã post đến năm 1958 ta đã thống nhất trang bị đại liên Gorjunov cho 6 sư đoàn thành lập cũ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: minh_mai trong 31 Tháng Năm, 2008, 12:50:52 pm
Cụ cho hỏi, trước năm 1955 thì quân ta sử dụng chủ yếu trung liên và đại liên nào, cỡ đạn. Nếu cụ có con số càng chi tiết càng tốt. Ví dụ, toàn quân có bao nhieu khẩu loại gì là tốt vừa, dân quân du kích chính quy mỗi kiểu bao nhiêu khẩu gì tốt trên vừa. Còn như đơn vị nào bao nhiêu khẩu gì thì cực kỳ. Thanh bác cực kỳ nha.

Thế súng trường 7,9 mm bác nói có phải Mauser không hả bác, Mauser này nguồn ở đâu hả bác. Hơn nữa, đạn 7,9mm lúc đó là loại chính phải không bác, được thay lúc nào hả bác.

Thank bác nha.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Sáu, 2008, 09:14:51 pm
Cụ cho hỏi, trước năm 1955 thì quân ta sử dụng chủ yếu trung liên và đại liên nào, cỡ đạn. Nếu cụ có con số càng chi tiết càng tốt. Ví dụ, toàn quân có bao nhieu khẩu loại gì là tốt vừa, dân quân du kích chính quy mỗi kiểu bao nhiêu khẩu gì tốt trên vừa. Còn như đơn vị nào bao nhiêu khẩu gì thì cực kỳ. Thanh bác cực kỳ nha.
-----------------------------------------------
 Trước năm 1955? Tháng 6,7 năm 1954 nhận viện trợ đợt đầu thì đến tháng 11 năm 1954 đã trang bị cho 6 đại đoàn: 304, 308, 312, 316, 320, 325 như bài trước anh post rồi đấy thôi? ;D Năm 1958 thì chỉ thống nhất thêm các loại pháo và vũ khí bắn thẳng thôi. Con số cụ thể thì không có đâu, chú thừa biết là hồi đấy công tác thống kê của ta chưa tốt, mà thống kê được tí nào thì cũng thất lạc do lo đánh Mỹ rồi còn đâu. ;D

 Năm 1957 khi tổng kiểm tra vũ khí toàn quân thì vũ khí có đến 22 loại do 9 nước sản xuất, riêng súng trường đã có 12 loại. ;D

cThế súng trường 7,9 mm bác nói có phải Mauser không hả bác, Mauser này nguồn ở đâu hả bác. Hơn nữa, đạn 7,9mm lúc đó là loại chính phải không bác, được thay lúc nào hả bác.
-----------------------------------------------
  Trong tài liệu ghi là súng trường 7,9mm Trung Quốc. Đợt ZK ta nhận 400.000 khẩu, chả biết TQ có copy của Mauser không? Thời điểm bắt đầu thay thế súng trường 7,9mm thì có thể là sau năm 1957 vì năm 1957 ta tiếp nhận viện trợ 358 tấn súng bộ binh, chủ yếu là súng trường K-44 và đặc biệt có 5 khẩu RPG-2 (không có phụ tùng, thiết bị kèm theo ;D).

  Đợt thống nhất trang bị súng AK, CKC trong chủ lực là năm 1964. Bắt đầu từ đây các loại súng bộ binh dùng chung một cỡ đạn 7,62mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Sáu, 2008, 11:02:03 pm
he he he he. Thank cụ. Nhièu nhiều. Mời cụ một ... ôi cụ bảo mấy anh teck chế ra cái ly đê.

Em hỏi số lượng để đoán xem đại liên với súng trường hồi đó trang bị thế nào, sử dụng thế nào. Ví dụ như trang bị ở đại đội hay tiểu đoàn.
Có lẽ 7,9mm là Mauser. Sau 1949, Tầu kiếm được kha khá Mauser, mà lại có nhu cầu đổi ra AK, CKC. Như vậy là kế hoạch thống nhất vũ khí của ta chỉ đi sau tầu có một chút, xảy ra vào khoảng 57. Trước đó, các cụ nhận hàng loạt Mauser coi như là một bước đệm an toàn.

380 tấn , liệu đủ cho 20 vạn quân chưa nhỉ.

Không hiểu 5 B40 này ?? chắc là 5 khẩu đầu tiên bác nhỉ. Những mang về làm mẫu chắc, hay có ai gửi kèm hàng về ????

À, hồi nọ hỏi bác rồi nhưng bác cứ ỉm. Trước đây hồi 1950 hình như nhà ta có nhận về MP (SMG) với RPG của Tiệp, không biết thực hư thế nào hả bác.

thank bác nha.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 01 Tháng Sáu, 2008, 11:13:40 pm
20 vạn quân được trang bị vậy rồi số vũ khí này đi đâu khi ta trang bị AK...v...v.....Về Mat thì ta giúp bạn vậy còn Mauser và Maxim?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: danngoc trong 01 Tháng Sáu, 2008, 11:57:43 pm
Cái vụ B-40 năm 57 lạ ghê. Hàng viện trợ của TQ, vậy là chắc mình có đề nghị với họ (TQ) để nhận về vũ khí chống tăng mới, qua những kinh nghiệm cập nhật từ chiến trường Triều Tiên?! Nếu không có phụ kiện kèm theo thì chắc 5 khẩu này chỉ để làm giáo cụ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Sáu, 2008, 02:15:28 am
20 vạn quân được trang bị vậy rồi số vũ khí này đi đâu khi ta trang bị AK...v...v.....Về Mat thì ta giúp bạn vậy còn Mauser và Maxim?

À, bác đọc lịch sử Thái Nguyên nhé.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Sáu, 2008, 08:27:54 pm
Cái vụ B-40 năm 57 lạ ghê. Hàng viện trợ của TQ, vậy là chắc mình có đề nghị với họ (TQ) để nhận về vũ khí chống tăng mới, qua những kinh nghiệm cập nhật từ chiến trường Triều Tiên?! Nếu không có phụ kiện kèm theo thì chắc 5 khẩu này chỉ để làm giáo cụ ?
------------------------------------------------
 Hàng của LX chứ không phải TQ, năm 56 TQ mới sản xuất loạt loại này, chắc chưa kịp viện trợ cho VN!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: minh_mai trong 03 Tháng Sáu, 2008, 01:47:16 am
Cái vụ B-40 năm 57 lạ ghê. Hàng viện trợ của TQ, vậy là chắc mình có đề nghị với họ (TQ) để nhận về vũ khí chống tăng mới, qua những kinh nghiệm cập nhật từ chiến trường Triều Tiên?! Nếu không có phụ kiện kèm theo thì chắc 5 khẩu này chỉ để làm giáo cụ ?
------------------------------------------------
 Hàng của LX chứ không phải TQ, năm 56 TQ mới sản xuất loạt loại này, chắc chưa kịp viện trợ cho VN!

B40 ở Liên Xô vẫn là trang bị chính thức, đến năm 1959 mới có B41 đời đầu, bắn đạn PG-7, nắm 1960 61 gì đó mới có PG7V nhà mình dùng. B40 ở Liên Xô cũng mới được chấp nhận trang bị năm 1949.

Các bác nói phải, có lẽ mang sang làm dụng cụ giảng bài. Chắc là nhà mình chế CT62 từ giai đoạn này hả bác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Sáu, 2008, 10:16:39 pm
 Tớ scan được cuốn "Amor in Vietnam A Pictorial History" của Jim Mesko. Có bác nào hứng thú dịch các chú thích và post ảnh thì liên hệ nhá! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Sáu, 2008, 10:33:03 pm
Bác nào mắt tinh soi giúp em với, mấy khẩu AA này có phải là KPV 14,5 không nhỉ.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/quangtri72.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 07 Tháng Sáu, 2008, 10:48:10 pm
Nó đấy tiểu cao 14,5mm


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 13 Tháng Sáu, 2008, 01:33:48 am
Dưới là một đống mô hình AT-3 ?????
Ở đấu thế nhỉ ????


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: baoleo trong 13 Tháng Sáu, 2008, 03:48:07 pm
Dưới là một đống mô hình AT-3 ?????
Ở đấu thế nhỉ ????
Dự đoán là triển lãm vũ khí của .... bị phía bên kia cướp được trong KCCM.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Sáu, 2008, 05:41:33 pm
Topic này hiện đang "đóng băng" vì chủ topic đang đi kiểm tra lại tài liệu về các loại vũ khí, khí tài trong KCCM của ta. ;D

Nhân có mấy bác vốn lính PK (chuongxedap, OldBuff) ở đây, em khai thác tí! Cái loại radar 513K nhà ta dùng trong KCCM là loại gì nhỉ? Nó có tương đương P8, P10 không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Sáu, 2008, 06:31:00 pm
Topic này hiện đang "đóng băng" vì chủ topic đang đi kiểm tra lại tài liệu về các loại vũ khí, khí tài trong KCCM của ta. ;D

Nhân có mấy bác vốn lính PK (chuongxedap, OldBuff) ở đây, em khai thác tí! Cái loại radar 513K nhà ta dùng trong KCCM là loại gì nhỉ? Nó có tương đương P8, P10 không ạ?

Buff tôi chỉ nghe nói nhiều tới loại 517K phiên bản hải quân. Loại 513K là loại trang bị cho các trận địa Hồng Kỳ-1/SAM-2 do TQ sản xuất. 513K/517K là phiên bản P-8/P-10 do TQ sản xuất. Bộ khí tài này có được viện trợ cho VN trong KCCM hay ko Buff tôi ko rõ.

Dưới đây là mô hình trận địa Hồng Kỳ-1/SAM-2 (riêng radar có thừa gồm đài nhìn vòng P-12, máy hỏi NRZ-12, đài 1 513K/P8 gần xe chỉ huy/tính toán, đài 2 SNR-75, v.v):

(http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/diagram.gif)

Đài 513K/P-8:

(http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/china_gt_radar_01.jpg)

Có gì mời bác Chuông bổ sung thêm!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Sáu, 2008, 06:37:03 pm
Hừm, cái Hồng Kỳ sang ta sau 1965 (thời điểm ta có SAM2), nhưng tài liệu của em nhắc đến cái 513K thì từ hồi 1960 (thời điểm ta có P8) cơ ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Sáu, 2008, 07:09:54 pm
Hừm, cái Hồng Kỳ sang ta sau 1965 (thời điểm ta có SAM2), nhưng tài liệu của em nhắc đến cái 513K thì từ hồi 1960 (thời điểm ta có P8) cơ ;D

Bác xem thử trong tài liệu có nhắc tới đài 513K trang bị cho mấy đơn vị pháo cao xạ bắn phần tử ko??


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Sáu, 2008, 09:07:14 pm
Bác xem thử trong tài liệu có nhắc tới đài 513K trang bị cho mấy đơn vị pháo cao xạ bắn phần tử ko??
---------------------------------------------------
 Năm 1959, trong biên chế của Phòng Không đã có cao xạ 57mm bắn bằng máy chỉ huy và radar. Nhưng nó do Liên Xô viện trợ đồng bộ, chắc không thể dùng radar TQ được.

 Chả hiểu sao đến 1960 trong biên chế Binh chủng radar lại có 513K? Liệu có khả năng nó được dùng như P8 vào nhiệm vụ cảnh giới không nhỉ, bác Trâu?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 01 Tháng Bảy, 2008, 10:25:36 am
Năm 1959, trong biên chế của Phòng Không đã có cao xạ 57mm bắn bằng máy chỉ huy và radar. Nhưng nó do Liên Xô viện trợ đồng bộ, chắc không thể dùng radar TQ được.

 Chả hiểu sao đến 1960 trong biên chế Binh chủng radar lại có 513K? Liệu có khả năng nó được dùng như P8 vào nhiệm vụ cảnh giới không nhỉ, bác Trâu?

Khả năng đài 513K là P-8 LX viện trợ qua ngả TQ. Hồi này nước ta nhận vũ khí, khí tài do LX viện trợ nhưng được tráng men TQ và huấn luyện diễn ra ở TQ. TQ chỉ thực sự sản xuất phiên bản của P-8 là đài 517K đối hải. Bản thân TQ cũng hầu như ko nhắc tới việc nó có đài 513K tự sản xuất.

Đài P-8/513K dùng làm ra-đa cảnh giới cho các đơn vị thuộc Binh chủng ra-đa và đài 1 cho các đơn vị pháo trung cao. Sau khi Binh chủng Ra-đa bị giải thể, các sư PK tiếp nhận các e ra-đa. Ở đâu thì Buff ko biết nhưng tại H93 của B61 bây giờ hẳn là ko còn dùng loại đài này. Cái bảng bên phải bàn chỉ huy tác chiến (chỗ ông chủ nhiệm kỹ thuật nhà bác Chuông hay ngồi giao ban) có thể hiện biên chế và tình trạng khí tài của toàn B61 nhưng chỉ có nói P8/P10 trong kho dự trữ mà tuyệt nhiên ko có dòng nào nói về đài cùng loại 513K. Tất nhiên đó là thông tin Buff tôi có được sớm nhất tới cuối năm 1990. Bác Chuông có dịp lai vãng qua Chỉ huy sở K29 thì xem lại giúp nhá! Phần tôi cũng đã điện hỏi ông chú Trần Nhẫn nhưng cụ bảo "ko nhớ rõ. Khi nào vào trong ghé chơi tao kể chuyện đánh tên lửa!!"

Bác Đoành thử tới chỗ cô Cúc xem có tài liệu nào về Binh chủng ra-đa ko?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 10 Tháng Bảy, 2008, 01:11:42 pm
Trong một số tài liệu có nói đến súng chống tăng Tiệp nhận năm 1950-1951 j` đó, bác nào biết chuyện này không nhỉ.


Còn chuyện này nữa: "mút-cơ-tông giáp ba" và "mút-cơ-tông giáp năm" là j` vậy ????


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Bảy, 2008, 03:23:00 pm
Còn chuyện này nữa: "mút-cơ-tông giáp ba" và "mút-cơ-tông giáp năm" là j` vậy ????

Là mút-cơ-tông với ổ đạn 3 viên và ổ đạn 5 viên ;D Mút-cơ-tông (Mousqueton) có nghĩa là "carbine".


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Bảy, 2008, 10:32:43 pm
Trong một số tài liệu có nói đến súng chống tăng Tiệp nhận năm 1950-1951 j` đó, bác nào biết chuyện này không nhỉ.

---------------------------------------------
 Năm ấy thì Tiệp còn chưa biết ta là ai, lấy đâu ra súng Tiệp? ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 10 Tháng Bảy, 2008, 10:42:49 pm
Trong một số tài liệu có nói đến súng chống tăng Tiệp nhận năm 1950-1951 j` đó, bác nào biết chuyện này không nhỉ.

---------------------------------------------
 Năm ấy thì Tiệp còn chưa biết ta là ai, lấy đâu ra súng Tiệp? ;D

Em thấy hình như cái giè mà TỐT, NHẸ, và ĐẸP đều được gán cho chữ Tiệp hết trơn á! :D
Năm 50-51 thì chỉ có hàng của mấy ông anh cho thôi, bạn bè nào dám lê la cùng mâm với bọ đâu


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 11 Tháng Bảy, 2008, 04:08:02 pm
Không.
Tiệp công nhận ta gần như đầu tiên, sau đó trong chuyện ngoại giao có nói đến viện trọ cho ta súng, mà là nước đầu tiên viện trợ cho ta thì phải, nếu không cũng chỉ là thứ 2. Quan trọng hơn là trong số hàng đó có súng chống tăng.
Về đào tạo, Tiệp cũng là nước đầu tiên đào tạo cho ta từ trước khi công nhận, năm 1947-1948 đã có. Em đã đọc lý lịch của bố thằng bạn (đã qua nđèo rồi), đi học thông tin. Sau đó, tiệp cũng đào tạo phi công cho ta đầu tiên.

Các bác tra lại xem, số súng chống tăng này như thế nào. Theo em hiểu, nhìn hình dáng SKG thì trình độ làm súng của ta lúc đó khá cao, nói thẳng ra các nước xã hội chủ nghĩa anh em chưa có ai bằng TĐN cả. Khẩu súng có tuye, buồng đốt rộng đàng hoàng. Thiết kế này là một thử nghiệm từ trước Thế CHiến II, không hiểu sao lại đến được ta. Hay là cán bộ bảo tàng làm ẩu ??


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Bảy, 2008, 05:32:50 pm
Không.
Tiệp công nhận ta gần như đầu tiên, sau đó trong chuyện ngoại giao có nói đến viện trọ cho ta súng, mà là nước đầu tiên viện trợ cho ta thì phải, nếu không cũng chỉ là thứ 2. Quan trọng hơn là trong số hàng đó có súng chống tăng.
Về đào tạo, Tiệp cũng là nước đầu tiên đào tạo cho ta từ trước khi công nhận, năm 1947-1948 đã có. Em đã đọc lý lịch của bố thằng bạn (đã qua nđèo rồi), đi học thông tin. Sau đó, tiệp cũng đào tạo phi công cho ta đầu tiên.

--------------------------------------------------
 Năm 53, TQ, LX rồi sau đó mới đến các nước XHCN ở Đông Âu công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với ta. Vì vậy việc Tiệp trực tiếp viện trợ cho ta chắc chắn không có. Có chăng là qua đường TQ.

 Nhưng trong tất cả tài liệu về quân khí, quân giới, tài liệu của TCHC, TCKT mà anh đã đọc đều không thấy nhắc đến súng chống tăng Tiệp ??? Chú có thể nói tên tài liệu mà chú có không?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Bảy, 2008, 06:46:04 pm
Sau đó, tiệp cũng đào tạo phi công cho ta đầu tiên.
-------------------------------------------
 Cái này chú cũng sai nốt! ;D

Lớp phi công đầu tiên đi học tai TQ, học lái Aero-45 và Li-2 từ 12/1955. Sau đó đến 4/1956 là đoàn đi học IL-14, Li-2, An-2 tại Liên Xô. Mãi đến đầu 1957 mới có đoàn đi Tiệp học lái Trener và Aero-45.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhkhoi trong 11 Tháng Bảy, 2008, 10:48:51 pm
Sau đó, tiệp cũng đào tạo phi công cho ta đầu tiên.
-------------------------------------------
 Cái này chú cũng sai nốt! ;D

Lớp phi công đầu tiên đi học tai TQ, học lái Aero-45 và Li-2 từ 12/1955. Sau đó đến 4/1956 là đoàn đi học IL-14, Li-2, An-2 tại Liên Xô. Mãi đến đầu 1957 mới có đoàn đi Tiệp học lái Trener và Aero-45.

Các bác đều sai, Trung Quốc đào tạo phi công VN đầu tiên nhưng sớm hơn 1955.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Bảy, 2008, 09:46:42 am
Các bác đều sai, Trung Quốc đào tạo phi công VN đầu tiên nhưng sớm hơn 1955.
----------------------------------
 Thế hả bác? Năm nào và bao nhiêu phi công ạ? Bác có nguồn trên mạng hay sách giấy, nếu sách giấy thì bác chụp hộ cái đoạn đó cho anh em xem tí!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 12 Tháng Bảy, 2008, 11:18:48 am
À, về phi công nó như thế à. Em cũng không đủ nguồn về các chuyến đi học lái máy bay này.

Còn về đợt viện rợ 1950. LX, TQ công nhận ta, ngay sau đó là Tiệp. Nhưng viện trợ thì tài liệu bên ngoại giao có nói đến chuyến hàng đầu tiên năm 1950 có một số vũ khí do Tiệp sản xuất, em nhỡ là có súng chống tăng và SMG.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14000#msg14000 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14000#msg14000)

Có thể là chuyến hàng đó đã không bao h đến nơi, vì em cững chưa bao h đọc thấy ở đâu nói về việc sử dụng hay nghiên cứu P-27 cả. Nhưng việc viện trợ là có. Tiệp huấn luyện thông tin cho ta sớm nhất qủa đất, từ trước khi công nhận thì em đã đọc lý lịch của một bác (đã mất rùi), năm 1947. Em ngạc nhiên nhiều về chuyện này và vẫn thắc mắc.

Các bác thử lục tìm các nguồn tài liệu về ngoại giao sẽ thấy chuyến hàng này, rồi làm rõ xem nó đi đến đâu như thế nào. Quá lạ.



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhkhoi trong 12 Tháng Bảy, 2008, 11:24:12 am
Các bác đều sai, Trung Quốc đào tạo phi công VN đầu tiên nhưng sớm hơn 1955.
----------------------------------
 Thế hả bác? Năm nào và bao nhiêu phi công ạ? Bác có nguồn trên mạng hay sách giấy, nếu sách giấy thì bác chụp hộ cái đoạn đó cho anh em xem tí!

Hehe, em đùa tí cho vui thôi, nhưng bác nào học sử Đảng đều biết từ 1928 có một đồng chí sau này làm TBT của Đảng học lái máy bay tại TQ, sau đó qua LX học tiếp  ;D.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Bảy, 2008, 11:31:21 am
Hehe, em đùa tí cho vui thôi, nhưng bác nào học sử Đảng đều biết từ 1928 có một đồng chí sau này làm TBT của Đảng học lái máy bay tại TQ, sau đó qua LX học tiếp
------------------------------------------
 Nếu bác muốn nhắc đến cố TBT Lê Hồng Phong thì bác cũng vẫn sai, hồi ở TQ cụ học trường Hoàng Phố, sang Nga làm việc ở QTCS mới học phi công!

 Nhưng thôi, dừng chuyện này ở đây kẻo anh em ta lạc đề cả!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Bảy, 2008, 11:34:51 am
Còn về đợt viện rợ 1950. LX, TQ công nhận ta, ngay sau đó là Tiệp. Nhưng viện trợ thì tài liệu bên ngoại giao có nói đến chuyến hàng đầu tiên năm 1950 có một số vũ khí do Tiệp sản xuất, em nhỡ là có súng chống tăng và SMG.
------------------------------
 Tài liệu đâu? Đem tài liệu ra đây thì mới tra chéo, đối chứng được chứ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhkhoi trong 12 Tháng Bảy, 2008, 11:45:06 am
Hehe, em đùa tí cho vui thôi, nhưng bác nào học sử Đảng đều biết từ 1928 có một đồng chí sau này làm TBT của Đảng học lái máy bay tại TQ, sau đó qua LX học tiếp
------------------------------------------
 Nếu bác muốn nhắc đến cố TBT Lê Hồng Phong thì bác cũng vẫn sai, hồi ở TQ cụ học trường Hoàng Phố, sang Nga làm việc ở QTCS mới học phi công!

 Nhưng thôi, dừng chuyện này ở đây kẻo anh em ta lạc đề cả!

Bác cho em tiếp một hai câu rồi dừng cũng được mà  ;D
- Cụ LHP học trường Hàng không Quảng Châu rồi mới sang LX học (à thế là cụ học từ 1926 chứ nhỉ)
- Tại LX cụ đang học lái dở thì được cử đi học trường Phương Đông, lúc đấy mới chính thức dính vào QTCS
Em xin hết ạ  ;D

À quên, nguồn ở báo Đảng bác nhé

http://www.dangcongsan.vn/print_preview.asp?id=BT920662131 (http://www.dangcongsan.vn/print_preview.asp?id=BT920662131)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Bảy, 2008, 11:58:52 am
Ok, tớ sai! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Bảy, 2008, 12:39:37 pm
Còn về đợt viện rợ 1950. LX, TQ công nhận ta, ngay sau đó là Tiệp. Nhưng viện trợ thì tài liệu bên ngoại giao có nói đến chuyến hàng đầu tiên năm 1950 có một số vũ khí do Tiệp sản xuất, em nhỡ là có súng chống tăng và SMG.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14000#msg14000 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14000#msg14000)

Có thể là chuyến hàng đó đã không bao h đến nơi, vì em cững chưa bao h đọc thấy ở đâu nói về việc sử dụng hay nghiên cứu P-27 cả. Nhưng việc viện trợ là có. Tiệp huấn luyện thông tin cho ta sớm nhất qủa đất, từ trước khi công nhận thì em đã đọc lý lịch của một bác (đã mất rùi), năm 1947. Em ngạc nhiên nhiều về chuyện này và vẫn thắc mắc.

Các bác thử lục tìm các nguồn tài liệu về ngoại giao sẽ thấy chuyến hàng này, rồi làm rõ xem nó đi đến đâu như thế nào. Quá lạ.

Hàng Tiệp thì chắc là từ TQ thôi, lúc đấy Tầu Tưởng dùng khá nhiều trung liên Brơ-nô 1926 của Tiệp (cả chính hãng lẫn copy).

Súng chống tăng thì em chịu, không thấy khẩu nào tên là P-27.

p/s: bác Đoàn chịu thua sớm thế ::) Vào trường hàng không có thể là được đào tạo về nhiều cái khác chứ chưa chắc đã được học phi công ngay đ/c anhkhoi ạ. Cứ để ý các trường bác LHP đã học mà xem ::)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Bảy, 2008, 12:40:54 pm
Hì, để cho khỏi loãng topic thôi, ku em ạ! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 12 Tháng Bảy, 2008, 12:55:18 pm
Còn chuyện này nữa: "mút-cơ-tông giáp ba" và "mút-cơ-tông giáp năm" là j` vậy ????

Là mút-cơ-tông với ổ đạn 3 viên và ổ đạn 5 viên ;D Mút-cơ-tông (Mousqueton) có nghĩa là "carbine".


Mình không biết tiếng Tây, đi hỏi một bác thì bác ấy lại chỉ thạo về ngôn ngữ thôi. Bác ấy nói mút cơ tông Mousqueton là súng trường ngắn, từ này có từ thời hoả mai. Nhưng nó không phải là cạc bin. Theo mình hiểu thì trước đây có nhiều kiểu súng trường ngắn, sau này đều là cạc bin hết, ví dụ, Mosin 1890 có 3 bản, súng trường dài, kỵ binh và long binh là hai loại ngắn.

Như vậy, nghĩa ban đầu, Mousqueton không phải Carabine, nhưng sau này như nhau hết. Trong nhiều sách vở, đặc biệt là mấy ông cọng hành giỏi giang như con nuôi lấy sữa, thường nhầm "mút-cơ-tông" là phiên âm của súng hoả mai. Sang đến đầu Thế Kỷ 20 thì Mousqueton được coi là một loại súng trường thường Fusil .  Cũng giống như các phiaan bản nòng dài của Mosin và Mauser đều ngừng sản xuất, mà phiên bản ngắn tiếp tục, ví dụ, Mosin 1890/1930 là phiên bản ngắn.


Sơ qua về lịch sử súng Berthier. Mình đọc trên nét, thằng cha này viết tiếng Anh sai ngữ pháp linh tinh. Mình bốt lên đây để thấy sự phức tạp của các đời như thế nào. Bản thân Mút dùng 3-4 loại đạn, vì bản thân đạn 8mm cũng thay đổi mấy lần, còn với một lần dùng đạn 7,5mm, nhưng lần này ghi chữ MAS nên chắc các cụ gọi là mát.
đạn nguyên thuỷ (loại đạn cố định trục như M16 bih, chưa có mũi đạn đạo)
đạn D 1901 (cùng nòng khác thước ngắm)
đạn N1932 (khác nòng khác thước ngắm)


Chỉ tính riêng phiên bản Anh-Đô-Si-Noa có 3 loại đạn : đạn  D 1901, đạn N 1932 và đạn 7,5. Đạn 7,5 ghi chữ MAS rồi nên coi là MAS, nhưng D và N dùng nòng khác nhau, thước ngắm khác nhau.

Năm 1887, Hội Đồng Thiết Bị và Huấn Luyện L'Artillerie and L'Ecole Normale de Tir (E.N.T.) thiết kế một mẫu súng cạc bin trên cơ sở súng trường Fusil d'Infanterie Modèle 1886 "Lebel" nhưng thử nghiệm không đạt.
Mon. Berthier của Hệ Thông Đường Sắt An-giê trình bầy ý tưởng của mình trình trước hội đồng trên và Ban Kỹ Thuật Vũ Khí Section Technique de L'Armement (S.T.A.).

L'Artillerie không chỉ là pháo binh mà tất cả cả các binh chủng trang bị nặng, xe tăng và công binh chẳng hạn.

1888 ba khẩu mẫu gọi là "Berthier Boitiers" được chế tạo nhờ giúp đỡ của L'Atelier de Puteaux (APX), được thử nghiệm tại Mont Valérien (Mông Va-lê-riên) tháng 12 và được chấp nhận tiếp tục thử nghiệm.

1889: thử nghiệm được tiến hành đến 28/2 cuối cùng đạt được chứng nhận của hội đồng là súng sẽ được trang bị. Hàng loạt các cải tiến sau đó cho ra đời bản Cạc Bin của Kỵ Mã kiểu 1890 Carabine de Cavalerie Modèle 1890

1890, kiểu trên được chấp nhận trang bị với tên chính thức Modèle 1890 de Cavalerie, súng Kỵ Mã kiểu 1890, nòng dài 453mm, hai phiên bản thường (3 viên) và M16 (5 viên, cải tiến năm 1916). Ngoài ra còn 2 kiểu Carabine de Cuirassier Modèle 1890 (giáp kỵ, kỵ binh nặng) và Carabine de Gendarmerie Modèle 1890 (Hiến Binh) cùng được chấp nhận trang bị trong năm đó.

1892 Mousqueton d'Artillerie Modèle 1892 Súng trường ngắn kiểu 1892 được chấp nhận trang bị với nòng dài 453mm, cả súng 945mm.

1901: sửa lại thước ngắm cho kiểu đạn mới. Sau thước ngắm có chữ D (Désaleux) còn gọi là kiểu MD

1902 kiểu Fusil de Tirailleur Indochinois Modèle 1902 Anh-đô-si-noa 22/5/

1908 Fusil de Tirailleur Sénégalais "Colonial" Modèle 1907  19/7/1908
 
1910 22/5, thử nghiệm kiểu Long Binh Carabine de Dragons Modèle 1890 được bắt đầu. 10/1911, trung đoàng 16 Long Binh trang bị thử nghiệm, 26/7/1912 cải tiến, chó đến 1914 trang bị chính thức, nhưng chỉ có 400 khẩu.

1915, hai kiểu Carabine de Cavalerie Modèle 1890 và Cuirassiers Modèle 1890 sửa lại thành Mousqueton d'Artillerie Modèle 1892 (báng và lê)
Fusil de Infanterie Modèle 1907-1915 được chấp nhận trang bị 26/2/1915.

1916: cải tiến 5 viên thành 2 kiểu "Fusil de Infanterie Modèle M.16" và "d'Artillerie Modèle M.16" được chấp nhận trang bị 11/1916. Mousquetons được lắp ốp trên nhưng ít.

1928 hoán cải Carabine de Cuirassiers Modèle 1890 thành 5 viên và cho ra thước ngắm mới gọi là kiểu A.

1927 thành đổi nhỏ, chuyển vị trí thông nòng và hộp chổi thông nòng.

1932, thay đổi thước ngắm, buồng đạn cho đạn mới 32N "Cartouche à Balle Mle.1932 N". chữ N được ký hiệu trên nắp máy súng và nòng
http://www.armeetpassion.com/8%20lebel.html (http://www.armeetpassion.com/8%20lebel.html)

1934, 50 ngàn khẩu hoán cải sang dùng đạn  7,5x54mm (đạn của mát), gọi là "Fusil d'Infanterie Modèle 1907-1915 M.34".

1937 - Fusil de Tirailleur Indochinois Modèle 1902 hoán cải sang dùng đạn 7,5x54mm, súng được đóng nhãn "S.E. - MAS 1902 M.37". Không hiểu súng này các cụ gọi là mút hay mát ??? chắc là mát thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 12 Tháng Bảy, 2008, 10:03:15 pm
gọi là mút mát bác ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 14 Tháng Bảy, 2008, 11:19:51 am
gọi là mút mát bác ạ

Thật thế hả bác.
Vào khoảng 1898 ở châu Âu có cuộc cách mạng về đạn. Thật ra thì cuộc cách mạng đã bắt đầu từ 1888, nhưng đến thời điểm này mới hoàn tất. Vào khoảng 1888 Nga và Đức âp dụng các loại thuốc viên rắn cháy chậm và đưa ra vỏ đạn tiêu chuẩn của Mauser và Mosin. Trong khi đó, các nước còn lại vẫn sử dụng thuốc nổ cháy nhanh gốc thuốc nổ dẻo. Mỹ theo Anh-Pháp cũng dùng thuốc nổ cháy nhanh, mặc dù mấu súng của Đức (kiểu M1892).  Về vỏ đạn, chỉ Đức và một số nước thân cận như Thuỵ Điển dùng vỏ đạn hạng sang không gờ móc. Nga, Tây Âu và Mỹ do trình độ cơ khí còn còi nên dùng đạn có gờ móc, tuy súng Mỹ là bản sao của Mauser.
Về đầu đạn, phiên bản đạn khoảng 1888-1892 các nước đều dùng loại đạn trụ cố định trục, kiểu như M16 Mỹ bi h, loại đạn này lệch gió và tản mát ở tầm xa rất mạnh. (nhưng mấy thằng mọi yêu M16 thì vẫn tung hô đạn nó đến mây xanh, mặc dù vừa yếu vừa tản mát).

Đến khoảng 1898, Đức và Nga sử dụng loại đạn có "chóp đường đạn", chóp này như đinh quay, tương tác với không khí để trục đạn ngoáy quanh đường đạn trung bình, bù lệch gió và uốn trục đạn chúi xuống ở tầm xa. Việc tính toán đạn này rất khó, nhưng học theo mẫu đã tính sẵn thì dễ, cần tốc độ xoáy, sơ tốc và hình dáng đâù đạn. Mỹ học theo năm 1906 cho ra đạn 03-06, đạn 03 Mỹ (Mauser Mỹ, M1903) vẫn là đạn cố định trục. Một số nước Tây Âu đi sớm hơn Mỹ, 1902. Nga có cải tiến vài lần đạn cho Mosin, đi song song với Mauser, mặc dù Nga cơ khí tồi, nhưng toán lại tốt.

Cho đến sau Thế Chiến II Mỹ mới có phiên bản thuốc nổ viên rắn như một bản cordicte mới. Pháp là đạn "32 N".

Đạn có chóp đường đạn của "mút" là 1902, đạn có thuốc nổ viên rắn là 32N. Tuy nhiên, các phiên bản mút đều rất yếu nếu so với các loại súng trường ngắn của Mauser và Mosin như Mosin 1890/30 (rất giống K44 là Mosin 1892/30/44). Hay Mauser 193x (Tầu Tưởng sao lại thành Trung Chính 1937, Trung Chính là hiệu của Giới Thạch. Mosin 1890/30 và Trung Chính đều là các phiên bản súng trường ngắn. Súng trường ngắn ban đầu được hiểu là loại súng ngắn hơn model dài nhất, dùng cho các binh chủng kỹ thuật, pháo xe, Long Binh, Kỵ Binh. Ở Nga, Pháo binh của Bộ binh được sát nhập từ Lân binh dùng bản súng trường của Long binh. Ở Pháp, "Mút" được dùng cho kỵ binh nặng (giáp kỵ), kỹ thuật, pháo binh, hiến binh...

Các phiên bản súng trường ngắn này sau đều được gọi chung là cạc bin, súng kỵ mã, kỵ thương, bộ kỵ thương. Do tiến bộ chậm về đạn của mẫu quốc nên đạn của "mút" hơi bị phong phú, các cụ nhà ta lúc đó bí quá phải dùng.

M91, Russian 9 1/2 lbs.
4.3kg.
súng dài 51 1/2" 130.8 cm. (Lân Long binh ngắn hơn 5 phân)
nòng dài 31 1/2" 80.0 cm.

M24 9 1/2 lbs.
4.3kg. 51
1/2" 130.8 cm.
31 1/2" 80.0 cm.

M91/30, Soviet (4) 8 3/4 lbs.
4 kg. 48
1/2" 123.2 cm.
28 3/4"73 cm.

M38 7 1/2 lbs.
3.4 kg.
40"101.6 cm. (chung với 44)
20 1/4"51.4 cm.


Đạn Mosin, trên cùng là kiểu nguyên thuỷ 1890, dưới là các cải tiến 1898-1902. 210 grain (13,7 g) . Hai viên bên dưới là loại đạn có "Mũi đường đạn" tương đương các kiểu đạn 1902 của mút hay 03-06 Mỹ, viên bên trên là đạn trụ cố định trục, tương đương kiểu win 1903 Mỹ-đời trước của 03-06. Đến 1908, loại đạn 148-grain (9,7 g) được chấp nhận trang bị với mã tên M1908, sơ tốc trên 900 m/s với kiểu nòng dài, 800-900 m/s với các kiểu nòng ngắn và rất ngắn từ 800-900m/s, tường đương với đợt cải tiến "32 N" của mút. Kiểu 7N1, 7N14 là cải tiến kiểu 1908 cho SVD đường đạn như nhau nhưng thêm mũi mềm tăng xuyên, thuốc nổ viên mới, phương Tây không có (đây tính Đức là Đông, vì kỹ thuật súng đạn Nga Đức rất song song). Đưa ảnh này ra để so tiến bộ đạn của  Nga trội hơn thế nào. Phương Tây hầu như rất ít làm kiểu đạn phức tạo có mũi đường đạn rỗng nhẹ và đệm mềm bám.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Mosin/dan/mosin_ammo.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 18 Tháng Bảy, 2008, 12:11:59 am
Một điểm đáng chú ý là nhà ta chỉ phân biệt "mút giáp 3", "mút giáp 5" mà không thấy nói đến phân biệt 4 đời nòng và thước ngắm của mút cơ tông. Hoặc có thể nhà ta có phân biệt mà tớ chưa được bít, vậy ai bít thì cho xem cùng nhé.

Nếu như các cụ không phân biệt đạn thật thì chuối nhỉ. Thế là, trừ đời "mút" hoán cải sáng đạn 7,5mm, có 3 đời bắn đạn 8mm, khác nhau cả nòng và thước ngắm. Các cụ nhà ta chả nhẽ bắn chung đạn tuốt. Mút đã là loại súng yếu so với Mosin hay Mauser, trong khi kích thước na ná, nếu bắn chung đạn thì tầm tụt xuống, yếu xìu đến xỉu luôn.  ;D ;D ;D ;D
---------------------

Súng và Đạn của Mút có tiến trình phát triển tương đương với súng đạn các nước Anh-Mỹ-Pháp-Ý, đây là nhóm các nước có kinh tế, kỹ thuật tiên tiến nhưng kể từ cuối thế kỷ 19 tụt hậu trước Nga-Đức trong phát triển súng đạn. Có lẽ việc tụt hậu của họ vẫn kéo dài cho đến nay.
Vào khoảng những năm 188x, hàng loạt những phát triển thuốc nổ mới thay thế cho "Thuốc nổ đen" truyền thống. Ban đầu, yêu cầu đặt ra chỉ là thuốc nổ có năng lượng mạnh hơn và không có khói. Bông thuốc súng, nitro-cellulose và glycerine của Nobel được dùng. Ngày nay thấy lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc đẩy đạn từ nòng thì buồn cười, nhưng ngày đó như vậy, nười ta chỉ cần mạnh và không khói. Thực chất, thuật phóng vẫn cháy tức thời như của thuốc nổ đen. Thuạt phóng trong dùng viên rắn chỉ được Đức tính toán và áp dụng hoàn hảo vào pháo 1902-1903, cùng lúc với súng trường. Thuốc viên rắn dựa vào keo nitrocellulose ép đúc khuôn và TNT đúc. Sau đó, Nga áp dụng.

"Poudre N", Poudre Noire là thuốc nổ đen.

Poudre B (Tiếng Tây: Poudre Blanche), "thuốc nổ trắng", "Thuốc nổ Vieille" là những tên đặt cho loại thuốc nổ được nhà hóa học Pháp Paul Vieille phát triển từ 1884 và đăng ký 1886. Đây là những tiến bộ lớn trong việc sử dụng nitrocellulose, người ta dùng kiềm và rượt hòa tan chất này rồi ép thành loại nhựa trong, nhờ đó, thuốc nổ có dạng viên rắn và nhiệt độ cháy ổn định. Dạng viên rắn vì thuốc được hóa nhựa và đúc thành viên có độ bền cao. Cháy ổn định vì tẩy sạch các axit, nguyên nhân làm bay hơi NH3, nguyên nhân làm kích nổ ngoài mong muốn. Tuy có viên rắn, nhưng Poudre B không nắm được lý thuyết thuật phóng trong và hoàn toàn không muốn điều khiển sự cháy, Poudre B chỉ dùng phần tránh bay hơi NH3, thuốc là hỗn hợp của collodion và guncotton, với rượu ethanol và ether. Collodion chính là nitrocellulose được hòa tan vào kiềm hay rượu alcohol kèm dung môi ether hoặc acetone, rồi ép thành phim mỏng, sấy khô. Trong Poudre B, collodion được cắt thành miếng nhỏ mỏng, rất giống viên đạn Mosin hay AK, ngoại trừ hình dáng khá tự nhiên vì chưa biết tính. Guncotton, bông thuốc súng, là dạng nguyên thủy của nitrocellulose, được tạo thành bởi bông tự nhiên nitrat hóa, giữ nguyên hình dáng bông. Rượu ethanol và ether là dung môi gắn collodion vào guncotton, tiết kiệm collodion.
"Poudre B" là loại thuốc nổ dùng cho "mút" cho đến "32 N". Đây cũng là loại thuốc đã làm cho đức giáo chủ Ri-sơ-li-ơ rụng nòng ngay trong trận đánh đầu tiên.  ;D ;D ;D ;D

Bản thân Nobel cho ra "Ballistite". nó có 10% long não, còn lại là đều, 45% nitroglycerine và 45% collodion (nitrocellulose). Đây là thuốc súng được đáng kỹ năm 1887 và được dùng ở Ý (M1890 Vetterli), Anh, Thụy Điển, đối địch với Poudre B. Ballistite được sản xuất lớn ngay từ lúc mới ra đời ở Ý. (% là khối lượng).

Anh và sau đó là Mỹ cải tiến Ballistite thành cordite, bởi James Dewar, 1889 chứa 58% nitroglycerine, 37% guncotton và 5% vaseline (mỡ bò, mỡ nguồn gốc dầu mỏ). Dùng acetone hóa tan rồi ép hỗn hợp thành sợi như mỳ, sấy khô. Người ANh đã lập một "hội đồng thuốc súng" để tìm cách đối địch với Ballistite, Poudre B, liền nghiệm thu Cordite. Thuốc cũng có đặc tính viên nhưng không rắn và hình dáng viên không phù hợp, người ta làm ra viên với vaseline để bền hơn là bột có diện tích mặt ngoài lớn, chứ không phải để điều khiển tốc độ cháy. Cordite là thuốc nổ cơ bản của Anh-Mỹ cho đến hết Thế chiến II với một số bản cải tiến đối chút, tiếp thu kỹ thuật "thuật phóng trong", internal ballistic của Đức, mới làm tính chất này cho cordite, nhưng thời điểm đó đã thừa.


Nhìn chung, đó là 3 loại thuốc cơ bản của phương Tây, được dùng chung cho tất cả các loại súng pháo, súng pháo của phương Tây có thuật phóng trong tồi tệ cho đến hết Thế chiến II. Các loại thuốc trên có thể có dạng rắn bền chắc, nhưng người ta chưa biết tính hình dáng kích thước cho chúng. Trong khi ở Nga và Đức, các loại thuốc súng được thiết kế riêng cho mỗi loại đạn và do đó, thuốc súng là một dãy ký hiệu xấu xí. Đến 193x, đạn "32 N" của mút cũng dùng thuốc viên cầu, một sự bắt chước thiếu hiểu biết Mauser và Mosin.

Kẹp đạn 3 và 5
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/lameberthier.jpg)

Đạn nguyên thủy, đầu đạn xoáy có trục cố định, chưa có mũi đường đạn và chưa có cả vỏ mềm, 1886. Đạn ký hiệu "M".
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebel.jpg)

Đạn vẫn chưa có mũi đường đạn nhưng đã có vỏ mềm, 1897.  Đạn ký hiệu "M".
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8mmlebel0001.jpg)

Đạn D có mũi đường đạn, 1902, vỏ đạn dài 39,20 mm đầu đạn nặng 12,80 g. sơ tốc 701 m/s. Năm 1905 (bài trên viết nhầm là 1901). Tương đương đạn 03-06 của Mỹ về lớp kỹ thuật đầu đạn (nhưng vãn là gờ móc).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8mmlebel0002.jpg) 

32 N, đạn có thuốc nổ viên. 690 m/s. 15 g.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelballeN.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/C8lebel-lm-c-1-35.jpg)

Hộp đựng đạn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelablancmle1905-27.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelablancmle1905-271.jpg)


Bản vẽ tiêu chuẩn đạn


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 18 Tháng Bảy, 2008, 12:45:40 am
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8lebelballeN.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelballeN.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_C8lebel-lm-c-1-35.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/C8lebel-lm-c-1-35.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8mmlebelballe1886d.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8mmlebelballe1886d.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_C8lebel-sf-sf-2-30.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/C8lebel-sf-sf-2-30.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8lebelballedam.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelballedam.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_C8lebel-te-bs-1-17.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/C8lebel-te-bs-1-17.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8mmlebel0002.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8mmlebel0002.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8mmlebel0001.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8mmlebel0001.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8lebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebel.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_lameberthier.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/lameberthier.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8lebelablancmle1905-271.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelablancmle1905-271.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8lebelablancmle1905-27.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelablancmle1905-27.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8lebelablancmle18971.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelablancmle18971.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_8lebelablancmle1897.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/8lebelablancmle1897.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_scan18lebelablanc1905.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebelablanc1905.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_scan18lebelablanc1897.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebelablanc1897.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_scan18lebeltirreduit.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebeltirreduit.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_scan18lebeltronquee-1.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebeltronquee-1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_scan18lebeltronquee.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebeltronquee.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_scan18lebelfraisee.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebelfraisee.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_scan18lebelperfo.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/scan18lebelperfo.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/th_detail8lebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/Dan/detail8lebel.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 18 Tháng Bảy, 2008, 01:15:29 am
Kiểu 1902 "D"
Sử dụng đạn ký hiệu D, đưa thước ngắm từ 2000 lên 2400. Sơ tốc 700m/s

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/berthiermle1902.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_crosseberthier1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/crosseberthier1902.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_berthiermle1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/berthiermle1902.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_boitierberthier1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/boitierberthier1902.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_boitierberthier1902droite.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/boitierberthier1902droite.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_embouchoirberthier1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/embouchoirberthier1902.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_embouchoirberthier19021.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/embouchoirberthier19021.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_grenadiereberthier1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/grenadiereberthier1902.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_hausseberthier1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/hausseberthier1902.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_marquageberthier1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/marquageberthier1902.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/th_pontetberthier1902.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1902/pontetberthier1902.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 18 Tháng Bảy, 2008, 01:26:32 am
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/lebel8693.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_boitierlebel2.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/boitierlebel2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_lebel8693.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/lebel8693.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_boitierlebel1.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/boitierlebel1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_embouchoirlebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/embouchoirlebel.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_grenadierelebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/grenadierelebel.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_hausselebel1.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/hausselebel1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_hausselebel2.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/hausselebel2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_marquagelebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/marquagelebel.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_marquagelebel1.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/marquagelebel1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_marquagelebel2.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/marquagelebel2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_marquagelebel3.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/marquagelebel3.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_marquagelebel4.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/marquagelebel4.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_pontetlebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/pontetlebel.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_pontetlebel1.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/pontetlebel1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_tenonlebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/tenonlebel.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/th_trasporteurlebel.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1886_93/trasporteurlebel.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 18 Tháng Bảy, 2008, 01:39:36 am
Cải tiến từ kiểu 1893. Ổ đạn 5 viên, còn gọi là kiểu 1916.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung/Mut_co_ton/1917/rsc17.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 19 Tháng Bảy, 2008, 12:38:19 pm
bác vinh_coi xem thế nào chớ cái khẩu 1886 kia là súng trường Lebel mà, nó chứa đc 8-10 viên lận chứ có phải giáp 3 hay giáp 5 đâu.
Còn khẩu
Trích dẫn
Cải tiến từ kiểu 1893. Ổ đạn 5 viên, còn gọi là kiểu 1916.
có phải là khẩu RSC Model 1917 and 1918 semi-automatic rifle (France)  ko bác
tôi tìm thấy cái này cũng hay hay này, bác xem qua đi :D
http://world.guns.ru/rifle/rfl29-e.htm (http://world.guns.ru/rifle/rfl29-e.htm)



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: MEO trong 19 Tháng Bảy, 2008, 03:57:33 pm

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Sonphao_DKhe.jpg)
  Sơn pháo 75mm thu được của địch dự trận Đông Khê.



Hình như khẩu sơn pháo 75mm này là của bọn Nhật thì phải, bác Dongadoan???

Hình của bác Dongadoan


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: MEO trong 19 Tháng Bảy, 2008, 03:58:57 pm



c) Sơn pháo 75mm kiểu 41 (Nhật)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_type41.jpg)

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 540kg
Tầm bắn tối đa: 6300m

Sơn pháo 75mm kiểu 41 được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1908, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Pháo kiểu 41 cũng được quân TQ-QDĐ, TQ-CS sử dụng trong nội chiến TQ, CT Triều Tiên...

QĐNDVN sử dụng nhiều pháo kiểu 41, trang bị cho trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351; có được nhờ thu của các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương năm 1945 hoặc được TQ-CS viện trợ năm 1950.

Hình của chiangshan


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: MEO trong 19 Tháng Bảy, 2008, 04:02:39 pm
@Dongadoan: Em thấy 2 khẩu này rất giống nhau, có lẽ là 1. Như chú thích trong hình của Chiangshan thì pháo nhật cũng có cỡ 75ly  ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Bảy, 2008, 04:30:35 pm
Đúng rồi đấy, chú nó!

Sơn pháo của ta hồi đấy chủ yếu là của Nhật. Đây còn cái ảnh lễ xuất quân trận Đông Khê 1950, cũng có hình khẩu sơn pháo 75mm này:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/xuatquanDK.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Tám, 2008, 05:18:58 pm
cho hoi bac dongadoan ,theo toi biet thi may khau ban tia do la scopper Mosin-nagant (bac thu choi "call of duty" dam bao co mosin-nagant, mp44,mp40,thomson,M1 carbin,M1 garant,
--------------------------------------------------------------------
- Súng bắn tỉa trong KCCM có nhiều loại, tất nhiên có cả Mosin-Nagant. Ngoài loại này ra thì còn các loại khác đã được liệt kê ở trên. Ở đây có chỗ nói thêm thế này: Hôm nay vừa đọc một tài liệu về viện trợ súng SVD Dragunov, hồi KCCM ta nhận được cả Dragunov của Nga và phiên bản sản xuất tại Hungari, đây là lý do tại sao SVD ở VN ta thường gọi là "trường Hung".

 - Bạn không đem game giả lập ra để so sánh với thực tế chiến trận được, trí khôn của con người (đối phương) khác với AI của PC nhiều, thông tin đưa vào game cũng không thể đầy đủ như thực tế được. Từ giờ trở đi các bài viết lấy game ra để biện luận sẽ bị coi là spam!  Ngoài ra, tớ quá tuổi chơi game lâu rồi! ;D

 - Bạn phải viết tiếng Việt đủ dấu khi tham gia thảo luận. Bạn có 12h để tự sửa bài của mình!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Tám, 2008, 11:44:32 pm
Chưa biết để vào đâu, để tạm vào đây:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/PA00.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Tám, 2008, 12:43:35 am
Chưa biết để vào đâu, để tạm vào đây:

(http://i71.photobucket.com/albums/i152/bodoi_bucket/PA00.jpg)

Kính ngắm quang học ΠA-00 đồng bộ phần tử quang và điện dùng để điều khiển đạn SA-75 trong môi trường nhiễu tích cực. Cùnh với đài K-860 dẫn bắn cao xạ, kính ngắm ΠA-00 là hai ứng dụng quan trọng giúp bộ đội tên lửa chống nhiễu bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.

Các trạm trinh sát mắt phòng không cũng được trang bị ΠA-00 để quan trắc đêm bên cạnh kính TZK dùng ban ngày.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Tám, 2008, 07:24:54 pm
Thế kính này là kính gì hả bác Trâu? ;D

(http://i286.photobucket.com/albums/ll82/dongadoan2/kinhngam.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 25 Tháng Tám, 2008, 10:40:57 am
Thế kính này là kính gì hả bác Trâu? ;D

(http://i286.photobucket.com/albums/ll82/dongadoan2/kinhngam.jpg)

Cái kính bác đưa hình vẽ nhập nhèm quá, nom như "kính bao xe"  ;) chứ chẳng thấy quen tẹo nào! ;D Dù sao, dòng TZK như nhà ta quen gọi có tên đầy đủ là Kính ngắm chỉ huy phòng không/труба зенитная командира, là khí tài quan trắc được Liên Xô trang bị cho tất cả các đơn vị phòng không. Nó là thứ mà bác nêu trong hình minh hoạ và có khả năng quan trắc cả ngày lẫn đêm.

Kính ngắm này lắp lên xe thu phát PA/приемо-передающая кабина ПА thì nhảy phắt thành PA-00 dùng để đồng bộ phần tử bắn cả ngày và đêm cho SA-2. Ứng dụng khác của PA-00 là dùng để ngắm lái đạn oánh mục tiêu mặt đất, mặt biển trong các bài bắn tình huống bất đắc dĩ.

TZK được Việt Nam nhào nặn sau mấy thập niên. Tới nay, loại không dây nhợ chỉ ngắm được ban ngày là phổ biến trong cả QC PK-KQ và các đơn vị PK lục quân. TZK phiên bản ngắm đêm rất hiếm và được gọi đổ đồng là kính ngắm PA-00 do cái sự nổi tiếng và hút hàng của nó. Hồi Buff tôi ở đoàn H13 NB thì cả đơn vị cũng chỉ còn 2 chiếc TZK ngắm đêm (1 bỏ hòm chống ẩm chỉ dùng ngắm đón chuyên cơ cất/hạ/quá cảnh vào ban đêm, 1 hỏng không khắc phục), nhưng nhiều TZK thường trong kho. Vọng quan sát đỉnh đầu của B61 (trên nóc cái nhà 4 tầng sư bộ) ngày trước cũng chỉ có duy nhất 1 chiếc TZK trần truồng mới ghê! Muốn chiêm ngưỡng loại TZK ngắm đêm ở B61, chắc chắn phải sang kho Cổ Dương hay trèo lên mấy cái xe thu phát tại trận địa Dục Tú thì mới sẵn. Buff tôi có thằng em họ xa là thượng uý kỹ thuật ở H36, bác nào cần tham quan thì liên hệ mua vé trước nhá ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 25 Tháng Tám, 2008, 10:56:39 am
Chuyện về cái kính TZK "trần truồng" trên vọng quan sát đỉnh đầu và chiếc thứ 2 trong kho PTM của B61 cũng có nhiều kỷ niệm hay như bác Mig21-58 kể trong box kín. Hôm nào rảnh Buff tôi vào box đấy tám thêm tí chút. Ráng chờ nghen ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tuaans trong 25 Tháng Tám, 2008, 11:34:44 am
Cho em góp cái hình!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 25 Tháng Tám, 2008, 04:38:19 pm
Cho em góp cái hình!

Khà khà! Cái hình của đc Tuaans thế mới gọi là hình! Đúng là đồ Tây nét nào ra nét ấy!

Bên cạnh chiếc TZK là kính ngắm cự li BI. Bộ đội phòng không VN được trang bị một phiên bản của loại BI dùng cho PK là kính (còn được gọi là máy) đo xa ZĐN - ЗДН/Нерасстраивающийся Зенитный Дальномер từ thời Điện Biên Phủ. Máy đo xa ZĐN có hai loại: 1 trên bệ và 1 giá gá vai trinh sát. Các bác nhà ta trước đây chưa thạo tiếng Nga nên gọi loại máy đo xa ZĐN là 3ĐH hoặc A3Đ2 khiến CIA cũng bị botay.com.

Hiện nay, hai kính TZK và ZĐN là trang bị trinh sát cơ hữu trong các đơn vị phòng không 3 thứ quân, đặc biệt là lực lượng cao xạ.

(http://www.bacgiang.gov.vn:8080/BacGiang/Vietnamese/C1177/C1178/C1423/2006/12/N13113/tu%20ve%20tp%20luyen%20tap.jpg)
(nguồn: Web chíng quyền tỉnh Bắc Giang)

Trong chiến tranh phá hoại đường ko của Mỹ ở VN, mấy ông trắc thủ TZK/PA-00 và ZĐN thường chết đầu tiên trong các phi vụ chế áp phòng không/SEAD hoặc tấn công mục tiêu của không quân địch. Đối với bộ đội cao xạ đánh theo kiểu lùi sát vào chân mục tiêu bảo vệ “mục tiêu còn pháo còn, mục tiêu mất pháo mất” thì mấy đc đứng trên trận địa như khẩu đội trưởng, trinh sát (đo xa, tốc độ, phương vị) sẽ hy sinh trước vì dính bom bi, mảnh bom phá, đạn rốc-két và pháo đối không bắn nhanh của máy bay địch. Đối với bộ đội tên lửa thì ngoài những thứ trên còn có Sơ-rai AGM-45 Shrike và nguồn phát cao áp của xe PA là sát thủ chính của trắc thủ PA-00.

Hồi Buff tôi nằm viện PK cũng gặp mấy bác trắc thủ xe đài và PA-00 về điều trị di chứng. Nhìn các bác mỗi ngày lĩnh một vốc “nòng nọc tái tạo hoàn” ;D nhai rổn rảng rồi cuối tuần được phát 1 lọ pê-ni-xi-lin để tự xử … mà hãi! ;D Có điều các bác này toàn được nhà bếp cho ăn tăng cường giá đỗ, gan lợn và sô-cô-la trong khi lính quèn như Buff tôi chỉ được hưởng thịt nạc rang đều đều.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Tám, 2008, 05:38:27 pm
Hôm nay vừa tìm thấy một tài liệu có ghi về B-42, hóa ra ngoài B-40, B-41 ra trong KCCM ta còn xài cả loại B-42 này nữa! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: sukhoi30 trong 27 Tháng Tám, 2008, 08:41:05 pm
khẩu K-50M của mình có được cải tiến thêm chức năng gì so với K-50/PPSh-41 không dzậy các bác?
(http://world.guns.ru/smg/k50m.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Tám, 2008, 09:09:03 pm
khẩu K-50M của mình có được cải tiến thêm chức năng gì so với K-50/PPSh-41 không dzậy các bác?
----------------------------------------------------------
  K-50M chỉ cải tiến bên ngoài để phù hợp với cách đánh du kích ở miền Nam lúc ấy (trước 1964). Những cải tiến gồm:

 - Thay báng gỗ bằng báng xếp kiểu Tull.

 - Tháo bỏ bớt một phần và tóp "áo" nòng.

 


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Chín, 2008, 09:09:09 pm
Bên cạnh chiếc TZK là kính ngắm cự li BI. Bộ đội phòng không VN được trang bị một phiên bản của loại BI dùng cho PK là kính (còn được gọi là máy) đo xa ZĐN - ЗДН/Нерасстраивающийся Зенитный Дальномер từ thời Điện Biên Phủ. Máy đo xa ZĐN có hai loại: 1 trên bệ và 1 giá gá vai trinh sát. Các bác nhà ta trước đây chưa thạo tiếng Nga nên gọi loại máy đo xa ZĐN là 3ĐH hoặc A3Đ2 khiến CIA cũng bị botay.com.
-----------------------------------
 Máy đo xa đây:

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/doxa.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: lethaitho trong 05 Tháng Chín, 2008, 09:11:56 pm
Hôm nay vừa tìm thấy một tài liệu có ghi về B-42, hóa ra ngoài B-40, B-41 ra trong KCCM ta còn xài cả loại B-42 này nữa! ;D

Sao TL không phọt cái hình lên cho anh em thưởng thức?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Chín, 2008, 09:16:07 pm
Sao TL không phọt cái hình lên cho anh em thưởng thức?
--------------------------------
 Tài liệu em đọc không có hình bác ạ! :-\

 Nó chỉ ghi: đây là loại súng chống tăng P-27 của Tiệp Khắc, dùng đạn cỡ 80mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 06 Tháng Chín, 2008, 04:15:32 pm
Hôm nay vừa tìm thấy một tài liệu có ghi về B-42, hóa ra ngoài B-40, B-41 ra trong KCCM ta còn xài cả loại B-42 này nữa! ;D

Có chăng B-42 của bác Đoành là loại này:

(http://worldweapon.ru/images/strelok/rpg18/rpg18_02.jpg)

(http://worldweapon.ru/images/strelok/rpg18/rpg18_05.gif)

(http://worldweapon.ru/images/strelok/rpg18/rpg18_06.jpg)

(http://image2.sina.com.cn/jc/p/2005-12-12/U1335P27T1D337027F3DT20051212071026.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Chín, 2008, 04:49:23 pm
Theo ...wiki thì P-27 Pancerovoka là phiên bản RPG-2 của Tiệp.
Ngoài ra chả thấy chỗ nào có thông tin gì thêm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: trucdang trong 15 Tháng Mười, 2008, 10:02:13 am
... có hai loại: 1 trên bệ và 1 giá gá vai trinh sát...
----------
Không phải hai loại đâu ạ ! Nguyên hòm của nó có cái giá để gác vai, đo tĩnh thì gác giá, còn Trắc thủ sành điệu thì cất cái giá ấy vào trong hòm ạ !


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: trucdang trong 15 Tháng Mười, 2008, 10:11:58 am
...Trong chiến tranh phá hoại đường ko của Mỹ ở VN, mấy ông trắc thủ TZK/PA-00 và ZĐN thường chết đầu tiên ...
--------
Một chuyện buồn ở Quân khu Tây Bắc thời đó: một Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ bảo vệ cầu Tà Vài, vừa triển khai pháo 37ly xong, chưa kịp gài cái chốt "góc cấm bắn" thì chiếc RF-101 bay là sát trận địa. Đại đội trưởng hô bắn, viên đạn xuyên qua gáy trắc thủ, xuyên qua cả cái máy ZDN...


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Mười, 2008, 02:03:50 pm

Một chuyện buồn ở Quân khu Tây Bắc thời đó: một Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ bảo vệ cầu Tà Vài, vừa triển khai pháo 37ly xong, chưa kịp gài cái chốt "góc cấm bắn" thì chiếc RF-101 bay là sát trận địa. Đại đội trưởng hô bắn, viên đạn xuyên qua gáy trắc thủ, xuyên qua cả cái máy ZDN...


Vụ đấy ở đơn vị của bác hay bác nghe kể thế ah? Thời đó ở cầu Tà Vài dân quân Châu Yên đã nổi tiếng với chỉ 5 viên đạn K44 đã bắn rơi 1 máy bay F-105 của Mỹ. Chả nhẽ bộ đội chính quy lại mắc lỗi trọng cỡ vậy?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: trucdang trong 16 Tháng Mười, 2008, 10:34:24 am
...Vụ đấy ở đơn vị của bác..
-------
Hồi ấy QK Tây Bắc có các Tiểu đoàn cao xạ 14, 24, 34, 44, 54... Tiểu đoàn 24 có 24A và 24B. Vụ này ở 24A, ở ngoài Bắc, còn tớ ở 24B, vào chiến trường. Còn nhiều vụ "đau đớn" lắm, không muốn kể ra đây, chỉ khi nào họp "mày mày tao tao" mới nhắc đến.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười, 2008, 08:52:28 am
Bộ đội trong chiến dịch Trần Hưng Đạo, có thể thấy 2 khẩu MP-40 và 1 khẩu BAR.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Mười, 2008, 01:18:50 pm
Pháo tên lửa B72

(http://i522.photobucket.com/albums/w345/fanlong74/72AT3.jpg)
(nguồn fanlong74 sưu tầm)

Hồng tiễn 73 TQ
(http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/HJ-73-1.jpg)
(nguồn: fas.org)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Mười Một, 2008, 10:15:40 pm
Đại liên MG 34. Theo cái ảnh 2 thì có vẻ nó đã được cải tiến để dùng đạn 7,62?

Theo tài liệu VNCH thì ta còn dùng cả Sturmgewehr 44, không biết có thật không.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 01 Tháng Mười Một, 2008, 11:28:29 pm
Cái hình đầu sao giống MG 15 dùng nồi đạn quá.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 02 Tháng Mười Một, 2008, 12:11:25 am
các bạn ơi! súng trường "bá đỏ" đúng là K.44, có khi còn gọi là CKC (chứ không phải SKS). Súng này "bắn sẻ" thì tuyệt cú mèo nhá! Bảo đảm trăm phát trăm trúng! Ở quê mình, ngày trước hồi kháng chiến chống Mỹ, có một ông già nông dân sử dụng bá đỏ tài tình, bắn rơi máy bay đấy! Thêm một người nữa là anh hùng Huỳnh Ly - người Chợ Gạo - cũng dùng bá đỏ bắn rơi trực thăng, được phong danh hiệu "DŨNG SĨ DIỆT MÁY BAY" Nếu là con nhà lính với nhau thì nên dùng lời nhã nhặn hơn để trò chuyện trên diễn đàn. Không nên mạt sát nhau làm chi, nhé! Mình cũng là lính "cụ Hồ" đây!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 02 Tháng Mười Một, 2008, 12:41:08 am
Mình là Đinh Phạm Kiều, là bộ đội, trong kháng chiến chống Mỹ mình nằm trong đội "ám sát" của biệt động Mỹ Tho đấy. Sau này chuyển về trinh sát bộ binh. Xài toàn AK báng gấp và K.59...nên dốt về vũ khí lắm. Được có một cái là mình hay mày mò, học cách sử dụng nên hình như loại nào cũng có thể bắn được ( miễn là có...đạn) May mắn vào được diễn đàn này, gặp toàn lính cả, mừng quá đi! Thú thật, mình có một thời gian nằm ở quân khí. Nhưng chỉ biết vài chục loại súng bộ binh bình thường thôi, chứ không biết rõ từng tính năng như các bác! Khi được biên chế vào bộ đội chủ lực, thì mình lại "bị" chuyển qua văn công! Tối ngày cứ ca với hát thôi! Sau khi bị thương vào đầu, hình như bộ nhớ của mình có vấn đề hay sao ấy! Bây giờ, lúc nhớ, lúc quên...52 tuổi rồi còn gì! Mong được làm quen với tất cả các bác là lính cụ Hồ. Đia chỉ của mình: linhgiavuive1959@yahoo.com.vn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 02 Tháng Mười Một, 2008, 08:29:44 am
Hì, đấy là tớ chép nguyên xi trong Từ điển thôi! Chủ yếu lấy mỗi cái chữ đo đỏ để "cãi nhau" với chú ChienV mà!

Các bác ơi! Có bác nào rành về khẩu K.63 do Tiệp sản xuất không nhỉ? Loại tiểu liên cực nhanh, ngắn và có "cái muỗng" đằng trước nòng súng ý mà. Cho tớ xin tý tư liệu về nó, cảm ơn các bác nhiều. Gửi đến các bác lời chào Cựu chiến binh Việt Nam!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười Một, 2008, 09:00:55 am
Các bác ơi! Có bác nào rành về khẩu K.63 do Tiệp sản xuất không nhỉ? Loại tiểu liên cực nhanh, ngắn và có "cái muỗng" đằng trước nòng súng ý mà. Cho tớ xin tý tư liệu về nó, cảm ơn các bác nhiều. Gửi đến các bác lời chào Cựu chiến binh Việt Nam!

Có phải khẩu này không ạ, tên Tiệp của nó là Skorpion kiểu 1961, dùng đạn 7,65x17mm: http://world.guns.ru/smg/smg26-e.htm

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/sa61-2.jpg)

Hoặc khẩu này là PM.63 của Ba Lan, dùng chung đạn 9x18mm với K59: http://world.guns.ru/smg/smg41-e.htm

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/pm63_1.jpg)

p/s: Mong chú bớt chút thời gian qua box Máu và Hoa kể vài chuyện thời chống Mỹ của chú đi ạ ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Mười Một, 2008, 03:08:53 pm
các bạn ơi! súng trường "bá đỏ" đúng là K.44, có khi còn gọi là CKC (chứ không phải SKS).
----------------------------------
 Hì, K44 là K44 làm sao "có khi còn gọi là CKC" được ạ, còn CKC và SKS thì là một mà bác? ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 02 Tháng Mười Một, 2008, 03:19:26 pm
Khẩu K63 mà Đinh Phạm Kiều muốn tìm hiểu là khẩu PM63 của Ba lan,còn CKC là do phiên âm của SKS mà ra chứ 0 phải K44 là CKC đâu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 05 Tháng Mười Một, 2008, 11:04:08 pm
Đúng là khẩu PM.63 đó, cha chả là may! Cám ơn các bạn nhé! Bao giờ có thoiờ gian rảnh, tôi sẽ vào Máu và Hoa kể cho các đồng chí nghe một vài câu chuyện vui vui hồi chống Mỹ nhé! bây giờ mình phải viết bài ca cổ theo yêu cầu rồi. Có đồng chí nào thích ca cổ không nhỉ? Mình sáng tác nhiều bài lắm, có bài đã được đài truyền hình TP.HCM (HTV) thu hình rồi đấy! Bạn nào thích thì gửi tin cho mình, mình sẽ gửi cho các bạn ở mục Văn công nhé! Mình là lính văn công mà lỵ!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Mười Một, 2008, 11:27:14 pm
Cây này của Tiệp có vẻ ít thấy, không biết là đời SA.25 dùng đạn 9x19mm hay SA.26 dùng đạn 7,65x25mm.
http://world.guns.ru/smg/smg46-e.htm

Ảnh từ: http://www10.ttvnol.com/forum/gdqp/954733/trang-60.ttvn


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 09:45:16 pm
Trung liên ZB-26 (VN gọi là trung liên Brơnô - Brno) và đạn ĐKZ (?) do TQ viện trợ cho QĐNDVN. Theo phía Pháp thì trong cuộc hành quân "Con nhạn" tập kích Lạng Sơn ngày 17/7/1953, lính dù đã phát hiện trên 1000 khẩu trung liên Tiệp được cất giấu trong động Tam Thanh.

(http://www.ecpad.fr/ecpa/include/DrawImage.asp?f=TONK%2053-59%20R22.jpg)

Trung liên ZB-26 tiếp tục được trang bị cho DQTV bắn máy bay trong KCCM:

(http://visualrian.com/storage/PreviewWM/0307/69/030769.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 10:02:23 pm
Trong KCCP ta dùng cả 2 loại ZB-26 và ZB-30,ZB-26 hộp tiếp đạn 20 viên còn ZB-30 hộp tiếp đạn 30 viên.Không hiểu sao nguyên bản ZB dùng đạn 303 có nghĩa là 7,7mm nhưng trong Quyển Sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai nhà xuất bản QĐND năm 1979 lại ghi là ZB-26 dùng đạn 7,9mm còn ZB-30 dùng đạn 8mm. ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Mười Một, 2008, 12:56:21 pm
Rocket, không rõ là đầu đạn loại gì.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Mười Một, 2008, 06:05:44 pm
 Đây là đạn B-20 cải tiến từ DKB, mang thêm 20kg TNT, bọc lại chóp gió, hàn cố định cánh đuôi, bắn bằng giá ba chân và ray dẫn hướng. Sau này còn có loại đạn B-30, cả hai đều là cải tiến của quân giới khu 5.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: taupaypay trong 11 Tháng Mười Một, 2008, 01:34:55 pm
B50(100ly) và hình như có cả B20 (hay B30) ấy bác đoành nhỉ?

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2-2.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/1-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Mười Một, 2008, 05:23:01 pm
Không, đây là các cụ cựu quân khí khu 9 (nếu không nhớ nhầm) ngồi phục dựng và hồi tưởng lại thời tự chế B-40 trong KCCM.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Mười Một, 2008, 08:56:54 pm
B50(100ly) và hình như có cả B20 (hay B30) ấy bác đoành nhỉ?

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2-2.jpg)

Đạn to thế này B40 có bắn được không nhỉ.
2 quả bên trái nhìn giống B20, còn 2 quả bên phải hình như là đạn ĐKZ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Mười Một, 2008, 09:21:36 pm
B40 do quân giới khu 9 tự sản xuất có cỡ nòng 50mm, cỡ đạn (chỗ lớn nhất) đến 100mm, chuôi đạn được tiện bằng gỗ nghiến (theo kinh nghiệm sản xuất SKZ thời chống Pháp). Gọi là B40 nhưng thực ra súng này được chế theo mẫu CT-62.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: shmel trong 27 Tháng Mười Một, 2008, 08:45:31 pm
Topic này hiện đang "đóng băng" vì chủ topic đang đi kiểm tra lại tài liệu về các loại vũ khí, khí tài trong KCCM của ta. ;D

Đóng băng nửa năm rồi bác ôi ;D
Cho em hỏi là khẩu SPG9 vào VN năm nào ạ :P


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kachiusa trong 01 Tháng Mười Hai, 2008, 10:30:15 am
cho em hỏi hình như súng AK xuất hiện lần đầu ở chiến trường miền Nam là trong chiến dịch Bình Giã năm 1964 phải không ạ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: rongcoithit trong 17 Tháng Mười Hai, 2008, 05:55:32 pm
H12 sử dụng trong chiến dịch Nguyễn Huệ (1972).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: rongcoithit trong 25 Tháng Mười Hai, 2008, 05:32:43 pm
Đoàn 10 Rừng Sác dùng AT-3 đánh tàu trên sông Lòng Tàu, 1972.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Mười Hai, 2008, 06:30:46 pm
Hm, khẩu gì đây nhỉ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: phamquoclam trong 20 Tháng Giêng, 2009, 11:19:02 am
có Bác nào biết súng Hoa cải là gì không ?? Đọc báo thấy Xã hội đen toàn sử dụng súng này để thanh toán nhau .Một vụ ở quãng ninh .một vụ ở hải phòng !! Tôi chỉ rành sử dụng súng AK .CKC .B40.B41, RPD thôi !!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: rongxanh trong 20 Tháng Giêng, 2009, 11:54:27 am
có Bác nào biết súng Hoa cải là gì không ?? Đọc báo thấy Xã hội đen toàn sử dụng súng này để thanh toán nhau .Một vụ ở quãng ninh .một vụ ở hải phòng !! Tôi chỉ rành sử dụng súng AK .CKC .B40.B41, RPD thôi !!

Nó là khẩu 1.6 hay 1.8 trong trò Counter Strike 1.6 ấy  ;D
Bắn không cần nhắm, 1 phát chết ngay.
Thực ra nó là súng bắn đạn ria ấy mà bác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Hai, 2009, 11:28:31 am
bác vinh_coi xem thế nào chớ cái khẩu 1886 kia là súng trường Lebel mà, nó chứa đc 8-10 viên lận chứ có phải giáp 3 hay giáp 5 đâu.
Còn khẩu
Trích dẫn
Cải tiến từ kiểu 1893. Ổ đạn 5 viên, còn gọi là kiểu 1916.
có phải là khẩu RSC Model 1917 and 1918 semi-automatic rifle (France)  ko bác
tôi tìm thấy cái này cũng hay hay này, bác xem qua đi :D
http://world.guns.ru/rifle/rfl29-e.htm (http://world.guns.ru/rifle/rfl29-e.htm)



Nó là 1888 chứ, mình đã để cái ảnh gia tên hiệu nó mà. Post lên nhưng quên không gõ chữ.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=41.msg32837#msg32837


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 16 Tháng Hai, 2009, 12:23:51 pm
Xe tăng K1 là loại gì thế nhỉ?

Về tổ chức biên chế và trang bị của lữ đoàn thời gian này đã có những thay đổi. Sau khi bàn giao các đơn vị đủ biên chế và trang bị cho chiến trường, lực lượng của lữ đoàn chỉ còn lại đội ngũ cán bộ chủ chốt của 2 tiểu đoàn thiết giáp đang được đào tạo ở Bộ tư lệnh và 300 chiến sĩ mới. Trang bị của Lữ đoàn lúc này chỉ còn lại 40 xe thiết giáp K63, 7 xe tăng K1, 3 xe tăng K63-85, nhưng hệ số kỹ thuật thấp, cần phải củng cố, nâng cao chất lượng mới có thể chiến đấu được. Trước tình hình đó cuối tháng 4 năm 1975 Lữ đoàn đã được Bộ tư lệnh bổ sung hơn 300 chiến sĩ mới của Đoàn 305. Trên cơ sở lực lượng, trang bị hiện có, Lữ đoàn đã tổ chức các tiểu đoàn mang phiên hiệu tiểu đoàn 1, 2, 3, mỗi tiểu đoàn có 1 đại đội huấn luyện thành phần kíp xe riêng biệt. Tiểu đoàn 1 huấn luyện 60 trưởng xe. Tiểu đoàn 2 huấn truyện 60 pháo thủ. Tiểu đoàn 3 huấn luyện 60 lái xe và xạ thủ 12,7mm.

Lịch sử Lữ đoàn 215 xe tăng 1973 - 2003 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5341.msg78087#msg78087)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tuaans trong 16 Tháng Hai, 2009, 12:35:45 pm
Quân giới Nam Bộ gia công khương tuyến nòng súng ngắn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Lancelot trong 24 Tháng Ba, 2009, 11:17:02 pm
Trích dẫn
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=656.30
trong link này có bài bác chiangshan post 1 tấm hình đầy súng ngắn lên rồi bảo là ko tưởng tượng nổi người ta đánh giặc bằng thứ như thế này. Em nhìn mấy cây súng báng gỗ, và hình như nòng cũng gỗ rồi quấn lại với nhau như thế. Rốt cuộc súng ngắn đó có thể bắn được như súng ngắn hiện đại cùng thời không? ( nghĩa là có băng đạn hay nhét từng viên ạ?). Nhìn mà thật sự ko hiểu cây súng ấy bắn như thếnoa2o.

---------------------------------

chà , thấy các anh bàn tán về vũ khí hiện đại nhiều rồi. Súng, tank, máy bay, thuốc nổ,... vậy sao ta không cổ lỗ một chút, bàn luôn về những loại vũ khí " cổ điển" hơn nhưng có mặt trong 2 cuộc kháng chiến. Ý em nói đến đao kiếm, dao,lê... ấy mà ( hình như mấy cái này ta gọi là " vũ khí lạnh" thì phải")

ko biết thời chống Pháp, Pháp họ còn ai sử dụng kiếm không nhỉ?
Còn người Mỹ thì dao găm của họ chất lượng như thế nào so với dao thường? ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Ba, 2009, 04:48:36 pm
Nào thì vũ khí lạnh. Trước 1950, 70% bộ đội được vũ trang bằng cây mác búp đa như thế này (góc). Ảnh bác new.

(http://i84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/DaiBuc.jpg)

Còn cán bộ trung đội, đại đội thì kiếm Nhật như thế này:

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=3981.0;attach=1340;image)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: bactrp trong 04 Tháng Tư, 2009, 08:06:06 am
Các bác cho em hỏi súng gì.

Em nhớ hồi em khoảng 10 tuổi (gần 30 năm về trước) em thấy các anh dân quân ở gần nhà được trang bị một loại súng mà các anh gọi là K50, bây giờ đọc diễn đàn này mới biết cây K50 của các anh đó không phải là cây K50 được thảo luận ở đây.

Cây súng đó theo em là "lai" giữa AK & SKS, tức là có băng đạn cong cong như AK, nòng súng như AK nhưng lại không có tay cầm trước cò súng như AK mà lại thẳng đuột đến báng súng...Lâu quá rồi nên em chỉ nhớ mài mại như vậy thôi..

Và không hiểu cây này có được sử dụng trong KCCM không hay là chỉ để các anh dân quân cầm lấy le..






Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Tư, 2009, 09:34:43 am
TQ có sản xuất 1 số phiên bản SKS lắp được băng đạn AK (SKS-M, SKS-D,MC-5D), theo em đoán thì chắc bác đã gặp thằng SKS-M.

SKS-M

(http://serellan.3dretreat.com/guns/sks_m.jpg)

SKS-D

(http://serellan.3dretreat.com/guns/sks/sksd_01.jpg)

Nguồn ảnh: properties.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 04 Tháng Tư, 2009, 12:51:33 pm
Khẩu Chiangshan đưa lên là K63 băng đạn 20 viên vừa bắn liên thanh vừa bắn phát 1,nhưng trong ảnh lại lắp băng đạn 30 viên của Ak.Súng K50 là loại Hồng quân Liên xô vẫn dùng trong WW2 cóp hai loại hộp tiếp đạn,loại tròn và cong.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Tư, 2009, 08:43:56 pm
Em cũng không rõ. Nhưng đọc trên mấy trang của dân chơi súng SKS thì họ đều phân biệt SKS-M/D là phiên bản của SKS, và không phải K-63/Type-63.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 04 Tháng Tư, 2009, 09:10:15 pm
khẩu bác Chiangshan up lên là phiên bản khác của CKC, ko phải là K63. K63 so với CKC có những điểm khác biệt về bệ khóa nòng, khâu trích khí thuốc, và nhất là cơ cấu cò. Điểm dễ phân biệt nhất là cò của K63 có 3 nấc chọn cách bắn, còn cò của CKC chỉ có 2 nấc chọn cách bắn thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: bactrp trong 04 Tháng Tư, 2009, 09:59:08 pm
Nhìn thì đúng chú này rồi.  Hồi đó em còn nhỏ quá nên cũng không hiểu rõ lắm, nhưng nghe các anh dân quân nói là có thể bắn liên thanh.  Hồi đó dân quân (ở em gọi là "phường đội") toàn được trang bị súng này thôi, với lại vài khẩu M16 nữa.  Em nhớ hồi duyệt binh 1985 (trời, nhớ lại mà mê, hồi đó làm duyệt binh to lắm ở đường 30/4, nay là Lê Duẩn, hic, tên 30/4 hay & ý nghĩa vậy mà lại đổi), các cô du kích toàn đeo M16 thôi.




Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: angko krao trong 04 Tháng Tư, 2009, 10:58:40 pm
khẩu bác Chiangshan up lên là phiên bản khác của CKC, ko phải là K63. K63 so với CKC có những điểm khác biệt về bệ khóa nòng, khâu trích khí thuốc, và nhất là cơ cấu cò. Điểm dễ phân biệt nhất là cò của K63 có 3 nấc chọn cách bắn, còn cò của CKC chỉ có 2 nấc chọn cách bắn thôi.
Đ1ng là cả 2 khẩu trên không phải là K63 của Trung Quốc. Bộ phận trích khí của K63 khác với 2 hình này (nó có 1 núm nhọn lên song song với nòng về phía đầu ruồi).Khẩu dưới giống K63 hơn, nhưng không giống khẩu K63 mà tôi đã từng biết hồi ở K. Có thể là 1 type cải tiến của TQ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 05 Tháng Tư, 2009, 09:58:49 am
http://world.guns.ru/assault/as48-e.htm
Đây, cây này là K63, cải tiến từ CKC, thực ra mới nhìn thì nhiều người dễ nhầm K63 là CKC lắp hộp tiếp đạn rời (hơi ngơ ngơ nhưng mà có thật, kể cả với lính kĩ thuật như ở chỗ em =)) )
K63 sử dụng hộp tiếp đạn rời chứa đc 20 viên thay cho hộp tiếp đạn liền chỉ chứa dc 10 viên và phải dùng kẹp đạn nạp từ trên xuống của CKC,
súng có thể bắn cả phát 1 và liên thanh (ở phía đầu đai cò có cần chọn cách, bẻ về phía trước là khóa an toàn, bẻ xuống dưới là bắn phát 1, bẻ về phía sau là bắn liên thanh _ hơi giống M16 va K81. Về cơ cấu cò thì nó khác rất nhiều so với CKC, ko chỉ là thay đổi cơ cấu để có thể chọn chế độ bắn mà về công nghệ gia công cũng khác, nói một cách nôm na là CKC đc chế tạo với công nghệ giống AK còn K63 thì đc chế tạo với công nghệ giống AKM.
Về khâu trích khí thuốc, K63 cúng có khác so với CKC, cái này chắc bác huyphuc biết rõ hơn, bao giờ nhờ bác ý chỉ giáo vậy, em chỉ biết có thế thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Năm, 2009, 10:04:49 am
Trong 1 bức ảnh mà xuất hiện AK của 4 nước!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 05 Tháng Năm, 2009, 02:23:30 pm
Thử tính ra nhé: 1 khẩu AK Tiệp (trên cùng), 1 khẩu AK TQ có lê ba cạnh (giữa), 1 khẩu AK Hungary có tay nắm dọc (bên trái), khẩu còn lại bên phải ko đoán được có thể là AK LX?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Năm, 2009, 02:49:11 pm
Tôi thì lại cho rằng chỉ có 3 chủng AK:

Khẩu trên cùng là Vz-58P, khẩu bên phải là Vz-58V đều của Tiệp (Ak Tiệp). Khẩu bên trái là AMD-65 của Hung (Ak Hung). Khẩu giữa là K-56 của TQ (Ak Tàu).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Năm, 2009, 03:11:37 pm
Còn nữa: các bác này đang bám thùng tăng T-54B. Bác pháo thủ tăng đội mũ công tác ТШ4 đang ngoái lại phía sau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 05 Tháng Năm, 2009, 03:11:52 pm
Tôi thì lại cho rằng chỉ có 3 chủng AK:

Khẩu trên cùng là Vz-58P, khẩu bên phải là Vz-58V đều của Tiệp (Ak Tiệp). Khẩu bên trái là AMD-65 của Hung (Ak Hung). Khẩu giữa là K-56 của TQ (Ak Tàu).
Tôi đã download tấm hình về và view lại, phóng lên coi và thấy đúng là khẩu bên phải có đường trích khí ngắn hơn AK thông thường, nên nhận định của bác Trâu già nêu khẩu đó là AK Tiệp là đúng.
Vậy chỉ có 3 chủng AK thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Năm, 2009, 03:35:45 pm
Em lại nghĩ khẩu bên trái là của Rumani: http://kalashnikov.guns.ru/models/ka235.html

(http://kalashnikov.guns.ru/images/235-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Năm, 2009, 05:01:43 pm
Nhìn ốp lót tay trên thì có lẽ là đồ Rum, nhưng là bản AIM PM-63 dựa trên bản AKM dùng cho bộ binh cơ giới.

(http://kalashnikov.guns.ru/images/234.jpg)

Bản AIMS có tay cầm ốp lót dưới hơi vát về sau như của Chiangshan dùng cho lính dù.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Năm, 2009, 04:59:18 pm
Cám ơn bác New chụp giúp cái ảnh dàn H6, em đã mang đi hỏi và cuối cùng cũng có tung tích của nó. Pháo phản lực kiểu 506 (hay kiểu A3) được TQ nghiên cứu từ năm 1948, bắn thử nghiệm thành công tháng 9/1949. Đến tháng 4/1950 đã sản xuất 30.000 quả đạn để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Đài Loan nhưng sau đó chuyển sang chiến trường Triều Tiên và sau đó là Việt Nam.

Một chi tiết quan trọng: H6/kiểu 506 sử dụng đạn 102mm/4 inch (101,6mm), chứ không phải 75mm như các sách báo ta vẫn viết, lẽ ra phải bắt lão New lấy thước đo luôn >:(

H6 ở TQ (china-defense.com)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/post-8-1197739184.jpg)

Và ở VN

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/Vu%20khi%20KCCP/75mm_H6.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/DBP2009/IMG_1409.jpg)

Pháo phản lực kiểu 506 do nhà máy quân giới 724 Thẩm Dương chế tạo. Số hiệu 5327, xuất xưởng tháng 2/1953 (?)

(http://i84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/DBP2009/IMG_1410.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: sukhoi30 trong 19 Tháng Năm, 2009, 03:56:43 pm
 đây là loại Rocket gì vậy ạh

(http://i603.photobucket.com/albums/tt113/hinhnamxua/vung%20ro/vungro10.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 19 Tháng Năm, 2009, 04:16:55 pm
+ Trái đạn B40 có cánh đuôi, khi bắn phải lắp liều phóng, quấn xoắn đuôi lại và nhét vào đầu nòng súng B40, kéo cần giuơng cò súng, mở khóa an toàn và sẵng sàng bắn
+ Trái đạn DK75 nằm trong ống bảo quản bằng sắt, khi bắn lại mở khóa đuôi súng, lắp viên đạn cùng ca tut (phần lỗ) vào từ phía đuôi nòng súng, khóa đuôi súng, lên cò và bắn.
Cả 2 loại đạn này đều được gọi là đạn rocket!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: sukhoi30 trong 19 Tháng Năm, 2009, 04:25:13 pm
té ra là ống bảo quản àh, vậy mà em cứ tưởng là RPG dùng 1 lần :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 19 Tháng Năm, 2009, 04:31:21 pm
Bên Box Máu và Hoa, mấy bác quân mình đã tán là vào trận là mong bắn nhiều DK (cả 75 lẫn 82) đế lấy ống bảo quản đạn đổi đồ với dân K đó.  ;D
Đi đánh nhau, cứ 1 chú lính bộ binh là đeo 1-2 trái đạn DK đấy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Năm, 2009, 10:42:28 pm
Các bác cho em hỏi DK 75 có mấy loại đạn ạ? Hình như ngoài loại như hình trên còn 1 kiểu nữa liều phóng đựng trong túi vải bọc ngoài thân phải không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Năm, 2009, 11:00:43 pm
Đạn DKZ 75mm, ngoài loại xuyên lõm thì còn loại sát thương, loại xuyên lõm cũng có 2 loại: lõm quay và lõm có cánh đuôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Năm, 2009, 11:12:07 pm
Vũ khí QGP bị đối phương thu. Đáng chú ý là trong này có 1 lô Lebel từ thời đầu KCCP.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kt38138 trong 27 Tháng Bảy, 2009, 08:55:01 pm
Em từng được bắn 4 loại súng bộ binh cơ bản là: AKM, RPK-61, RPG-7V và M79. Sướng lắm !!!

Hồi bắn B-41 đám quân khí còn phát cho em một cái kính bảo vệ mắt trông như kính bơi và một đôi tai phôn hỏng ( Vì hỏng nên bắn xong vẫn ù tai như thường  ;D).

B-41 khi lắp đạn vào nhìn có vẻ mất cân bằng (Nặng đầu nhẹ đuôi) nhưng thực ra ngược lại, vì cach bố trí tay cầm và điểm tì vai rất hợp lý tạo ra độ cân bằng và độ đầm thích hợp cho xạ thủ.

Kính ngắm PGO-7 của B-41 thì quân đội mình có rất nhiều, tuy chưa thể trang bị cho toàn bộ xạ thủ B-41 toàn quân. Chỉ có điều chả mấy cái còn dùng hệ thống ngắm đêm IR được  >:(. Mà không biết quân mình có dự án nghiên cứu nào để phục hồi không.

So sánh GP-25/GP-30 và M-203, đạn lựu 40mm của Liên-xô/Nga và của Mỹ thì em thích loại không các-tút của Liên-xô/Nga hơn. Thử tưởng tượng công thức nạp đạn - bóp cò - nạp đạn - bóp cò - ... của Lx/N và đẩy nắp - nạp đạn - đóng nắp - bóp cò - đẩy nắp - tháo các-tút (có hay không?) - nạp đạn - đóng nắp - bóp cò - ... của Mỹ mà xem. Tất nhiên là hiếm khi thấy ai bắn kiểu công nghiệp như vậy nhưng trên chiến trường ác liệt phải tranh thủ từng giây từng phút mà phải loay hoay như thế thì vất vả quá  ;D.

Mà các bác xem em nói có gì sai không. Em củng chỉ thấy GP-XX và M-203 trên phim ảnh sách báo và internet thôi. Có một phim em xem có "trường đoạn" M-203 bắn từ phía trước nổ tan xe tăng T-72 có giáp phản ứng nổ ??? (Xạ thủ lạnh lùng quay mặt tiến bước không thèm nhìn lại). Có rất nhiều phim Hu-li-út trở thành phim quảng cáo súng make for NATO.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ChienV trong 09 Tháng Tám, 2009, 11:05:56 pm
Em từng được bắn 4 loại súng bộ binh cơ bản là: AKM, RPK-61, RPG-7V và M79. Sướng lắm !!!

Hồi bắn B-41 đám quân khí còn phát cho em một cái kính bảo vệ mắt trông như kính bơi và một đôi tai phôn hỏng ( Vì hỏng nên bắn xong vẫn ù tai như thường  ;D).

B-41 khi lắp đạn vào nhìn có vẻ mất cân bằng (Nặng đầu nhẹ đuôi) nhưng thực ra ngược lại, vì cach bố trí tay cầm và điểm tì vai rất hợp lý tạo ra độ cân bằng và độ đầm thích hợp cho xạ thủ.

Kính ngắm PGO-7 của B-41 thì quân đội mình có rất nhiều, tuy chưa thể trang bị cho toàn bộ xạ thủ B-41 toàn quân. Chỉ có điều chả mấy cái còn dùng hệ thống ngắm đêm IR được  >:(. Mà không biết quân mình có dự án nghiên cứu nào để phục hồi không.

So sánh GP-25/GP-30 và M-203, đạn lựu 40mm của Liên-xô/Nga và của Mỹ thì em thích loại không các-tút của Liên-xô/Nga hơn. Thử tưởng tượng công thức nạp đạn - bóp cò - nạp đạn - bóp cò - ... của Lx/N và đẩy nắp - nạp đạn - đóng nắp - bóp cò - đẩy nắp - tháo các-tút (có hay không?) - nạp đạn - đóng nắp - bóp cò - ... của Mỹ mà xem. Tất nhiên là hiếm khi thấy ai bắn kiểu công nghiệp như vậy nhưng trên chiến trường ác liệt phải tranh thủ từng giây từng phút mà phải loay hoay như thế thì vất vả quá  ;D.

Mà các bác xem em nói có gì sai không. Em củng chỉ thấy GP-XX và M-203 trên phim ảnh sách báo và internet thôi. Có một phim em xem có "trường đoạn" M-203 bắn từ phía trước nổ tan xe tăng T-72 có giáp phản ứng nổ ??? (Xạ thủ lạnh lùng quay mặt tiến bước không thèm nhìn lại). Có rất nhiều phim Hu-li-út trở thành phim quảng cáo súng make for NATO.

Lôm côm ghê quá bác ơi.

Thứ nhất, em vẫn tin rằng PGO-7 chưa bao giờ là kính ngắm hồng ngoại cả.

Thứ 2, em chưa hiểu bác có bắn GP-xx và M203 chưa!

Thứ 3 là bác đang sai chính tả và dùng tiếng tây ta lộn xộn, vi phạm chủ trương giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Mong bác không tiếp tục tung những thông tin không đúng sự thực và có cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng đắn. Nếu tái phạm bất kỳ một lỗi nào như trên, bác sẽ bị xử lý theo đúng nội quy diễn đàn.

Bác để ý có vài thông tin bác cần chứng minh trong thời hạn rất ngắn, ở topic khác. Nếu bác không đáp ứng yêu cầu ở topic đó thì lý do bác bị xử lý là ở đó chứ chưa phải là xuất phát từ lời cảnh báo này!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: sieunhan trong 14 Tháng Tám, 2009, 12:47:22 pm
 Máy bay Morane 406

Lần đầu tiên em đc chiêm ngưỡng . trông đẹp và oai thật !


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Tám, 2009, 05:32:53 pm
Bác nào giữ cái ảnh chiến sĩ ta sử dụng súng phun lửa không ạ, cho em xin.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Tám, 2009, 05:43:28 pm
Cái này ấy à? ;D

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/30-2-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Tám, 2009, 06:58:18 pm
Cám ơn TL, chính thị là nó rồi. Đây là khẩu LPO-50 thì phải.
Theo LS bộ đội hóa học thì trong KCCM ta sử dụng 2 loại súng phun lửa nặng và nhẹ, không rõ loại gì.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 18 Tháng Tám, 2009, 08:37:15 pm
Cám ơn TL, chính thị là nó rồi. Đây là khẩu LPO-50 thì phải.
Theo LS bộ đội hóa học thì trong KCCM ta sử dụng 2 loại súng phun lửa nặng và nhẹ, không rõ loại gì.
Cũng theo lịch sử của bộ đội hóa học trong quansuvn, binh chủng hóa học còn dùng bắn đạn cháy bằng cách sử dụng ống phóng M72 nhiều lần để bắn đạn cháy này, dùng ở chiến trường K và ở biên giới phía bắc.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kt38138 trong 20 Tháng Tám, 2009, 02:54:21 pm
Thế M72 ta dùng có nâng cấp thêm gì không hay vẫn giữ nguyên như cũ vậy các bác? Em thấy cái mác "dùng một lần" có vẻ không bền lắm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 20 Tháng Tám, 2009, 03:51:35 pm
Thế M72 ta dùng có nâng cấp thêm gì không hay vẫn giữ nguyên như cũ vậy các bác? Em thấy cái mác "dùng một lần" có vẻ không bền lắm.
Tôi đọc lướt qua, thấy nói là do kích thước quả đạn cháy của Mỹ trùng với kích thước đạn M72, còn ống phóng M72 chỉ dùng 2 loại đời sau (đời đầu không dùng được), có cải tiến chút ít, bắn nhiều lần không nói rõ là số lần bắn cụ thể. Và cuối cùng là loại súng bắn đạn cháy M72 này chỉ trang bị cho các đơn vị bộ đội binh chủng hóa học thôi, như ở mặt trận BGPB thì có 1 trung đội súng M72 tham gia chiến đấu, bắn đạn cháy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Katyusha trong 20 Tháng Chín, 2009, 11:18:15 am
Cháu có tấm này : :D

(http://i227.photobucket.com/albums/dd123/daihp/Bodoigiaiphong.jpg)

Cho cháu hỏi cây bên phải là gì ạ ?
Có phải là AKs-74u ?
Nếu không thì sao cái đầu ruồi của nó lại gần cái ống khí thế ạ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Chín, 2009, 12:09:01 pm
AMD-65 - Hungary, phiên bản cho lính dù. Khẩu này không có tay cầm trước.
http://kalashnikov.guns.ru/models/ka212.html
http://en.wikipedia.org/wiki/AMD_65


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Katyusha trong 20 Tháng Chín, 2009, 08:26:19 pm
Cám ơn chú chiangsan ạ !

Thế ra là đánh Quảng Trị ta có lính dù . ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tvm303 trong 19 Tháng Mười Một, 2009, 08:17:20 am
Ở ta thì đặc công sử dụng, mục đích thiết kế nói chung là gọn nhẹ cho lính Đổ bộ ĐK, lính đặc công(đặc nhiệm) và lính tăng,...


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 09:59:16 pm
Có 1 tay người Nga đang hỏi em về mấy cái ảnh này, vì sao lại có dòng chữ CHẾ TẠO TẠI LIÊN XÔ dập trên thân súng, bác nào biết không ạ?
 
(http://i43.photobucket.com/albums/e379/thanh_a15/pix720881171.jpg)

(http://i43.photobucket.com/albums/e379/thanh_a15/pix720881203.jpg)

(http://i43.photobucket.com/albums/e379/thanh_a15/pix720880921.jpg)

(http://i43.photobucket.com/albums/e379/thanh_a15/pix720880812.jpg)

(Hình như cái này hồi trước TTVNOL có bàn mà em quên mất rồi).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 10:08:39 pm
Sau khi Mỹ đổ quân vào Nam Việt Nam thì viện trợ vũ khí, khí tài quân sự của các nước XHCN cũng công khai đưa vào miền Bắc. Để tránh nhầm lẫn (liên quan đến lỗi kỹ thuật) Liên Xô theo đề xuất của ta đã ghi xuất xứ, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trên các loại vũ khí, khí tài quân sự  (chỉ với những loại mà các nước Đông Âu, TQ có thể sản xuất theo mẫu của Liên Xô). Sau này ta cũng đề xuất với TQ như vậy và TQ cũng chấp nhận.

Bạn nào sinh hồi 6x ở miền Bắc chắc vẫn nhớ hình ảnh những chiếc xe Zin-130 có hàng chữ "Chế tạo tại LX" to tướng trên cửa cabin! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Bui Huu Phuoc trong 05 Tháng Giêng, 2010, 03:07:43 am
Cám ơn chú chiangsan ạ !

Thế ra là đánh Quảng Trị ta có lính dù . ;D
Ta làm gì có dù!?Chỉ có địch là có dù thôi. >:( Súng thì lính nào cầm chả được. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: bonsevich trong 03 Tháng Hai, 2010, 10:25:28 am
Cám ơn chú chiangsan ạ !

Thế ra là đánh Quảng Trị ta có lính dù . ;D
Ta làm gì có dù!?Chỉ có địch là có dù thôi. >:( Súng thì lính nào cầm chả được. ;D

Lúc đầu ta cũng xây dựng lực lượng dù (Lữ 305) nhưng sau đó chuyển thành bộ đội đặc công do ta đánh giá lực lượng dù khi tác chiến không phù hợp với địa hình nước ta.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: KZViệt trong 04 Tháng Hai, 2010, 11:25:15 am
Quân đội mình có lính bắn tỉa không ? Hức ! đó giờ không thấy


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Hai, 2010, 12:57:23 pm
Quân đội mình có lính bắn tỉa không ? Hức ! đó giờ không thấy

Lính bắn tỉa mà để người ta thấy thì công sức luyện tập cho xuống sông hết à ;D Không có thì mấy khẩu bắn tỉa chuyên dụng để cho ai dùng?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: lonesome trong 05 Tháng Hai, 2010, 12:20:37 pm
Quân đội mình có lính bắn tỉa không ? Hức ! đó giờ không thấy

Lính bắn tỉa mà để người ta thấy thì công sức luyện tập cho xuống sông hết à ;D Không có thì mấy khẩu bắn tỉa chuyên dụng để cho ai dùng?

Hỏi bác BY, bác ấy kể cho


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: KZViệt trong 10 Tháng Hai, 2010, 10:10:42 am
bác BY nào bác ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: heavenshield92 trong 16 Tháng Hai, 2010, 06:48:58 am
Bình Yên 1960, bác có cái avar cô bốc lửa cầm AK ý  ;D
Hm, khẩu gì đây nhỉ?
(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=41.0;attach=2321;image)
Hình như giống Hotchkiss 1914 bác San ạ. Nhưng Hotchkiss thì đạn từ phải sang trái, khẩu này lại từ trái sang phải  ??? Bác xem có phải là Modello 1930
(http://world.guns.ru/machine/breda_m1930_1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: bao.nguyen trong 16 Tháng Hai, 2010, 05:03:57 pm
Đã xác định cây súng mà ổng gọi là cacbin ý là mosin k44 vì bây giờ nó được đánh vecni lại, sơn đen và đang ngự trên vách tường ;D
Không sai, Mosin K-44 là bản các-bin của súng Mosin. Phiên bản thu ngắn của các loại súng trường thường gọi là các-bin. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta, khi nhắc tới các-bin, người ta thường đề cập đến M1 Carbine  :). Mà nhắc chú bạn cẩn thận nhé, treo trên vách tường thế, có ngày chú công an nào thấy thì lại không hay, nhà mình ngày xưa có thể tạm gọi là kho súng mini, có 2 AK, 1 M-16, 1 K-54 và 1 Colt .45  (toàn kỉ niệm của 2 thế hệ đấy);D, sau bố mình thấy mình táy máy tháo ra lắp vào, cụ hoảng quá nên đem nộp tất (thế mà sao không bị truy tố tội tàng trữ vũ khí quân dụng nhỉ  ??? ??? ???)

Em có một thắc mắc trong các bức ảnh trắng đen của bác Đoàn Công Tĩnh, phim tư liệu chiến tranh 10 ngàn ngày và các phim tài liệu khác em thấy dân quân du kích sử dụng loại súng trường Nga thời WWII (không phải bản carbin 1944) như vậy là mình dùng loại Mosin-Nagant 1890 luôn phải không? Loại mà trong chiến dịch biên giới gọi là súng Nga Hoàng :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tankt90s trong 16 Tháng Hai, 2010, 06:32:10 pm
ui chao, sài từa lưa tùm lum hết biết đường nào mà lần,viện trợ cho bao nhiêu sài bấy nhiêu,cho cái nào sài cái nấy chứ làm sao mà chuẩn hết được :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: heavenshield92 trong 17 Tháng Hai, 2010, 04:04:58 am
Em có một thắc mắc trong các bức ảnh trắng đen của bác Đoàn Công Tĩnh, phim tư liệu chiến tranh 10 ngàn ngày và các phim tài liệu khác em thấy dân quân du kích sử dụng loại súng trường Nga thời WWII (không phải bản carbin 1944) như vậy là mình dùng loại Mosin-Nagant 1890 luôn phải không? Loại mà trong chiến dịch biên giới gọi là súng Nga Hoàng :)
Bạn cố chụp cái screenshot rồi đưa lên đây, đảm bảo có người nhận ra ngay  ;D
Mosin còn đỡ, lắm khi còn có các loại như thế này
(http://i26.tinypic.com/2s79h55.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 17 Tháng Hai, 2010, 11:54:51 am
Bình Yên 1960, bác có cái avar cô bốc lửa cầm AK ý  ;D
Hm, khẩu gì đây nhỉ?
(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=41.0;attach=2321;image)
Hình như giống Hotchkiss 1914 bác San ạ. Nhưng Hotchkiss thì đạn từ phải sang trái, khẩu này lại từ trái sang phải  ??? Bác xem có phải là Modello 1930
(http://world.guns.ru/machine/breda_m1930_1.jpg)

Chắc không phải Breda, khẩu này có rất ít lý do để có mặt ở VN.

1 giả thuyết là phim đã bị đảo trái phải ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: bao.nguyen trong 18 Tháng Hai, 2010, 01:14:35 am
Trong link này có nói về K44 dài 1m2 , còn carbine thì ngắn hơn chút.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=41.120

còn hình thì em tìm được 2 tấm - sẽ tìm thêm

(http://i12.photobucket.com/albums/a234/SKS-45/129830.jpg)
(http://i12.photobucket.com/albums/a234/SKS-45/B52.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: heavenshield92 trong 18 Tháng Hai, 2010, 02:52:43 am
Hy`, em xin góp thêm 1 khẩu hiếm
Súng ngắn M1911, được quân giới ta sửa lại, bắn đạn 7,62 TT hoặc 7,63 Mauser
(http://pics.gunbroker.com/GB/153159000/153159920/pix875638734.jpg)
Và súng Nambu kiểu Việt Nam, không có băng đạn, bắn 1 viên duy nhất  ;D
(http://www.nzhistory.net.nz/files/images/vc-pistol.jpg)
@Bác San: Bác xem có phải khẩu Be nét Méc xi ê không nhá, cái nhìn giống băng đạn có thể là cái kẹp đạn lắp ngược của Be nét Méc xi ê. Vì ngược với Hotchkiss nên kẹp đạn của Be nét Méc xi ê ở phía bên phải, giống như trên hình
Kẹp đạn khi lắp ngược, đạn nằm phía dưới nên nhìn rất giống như băng đạn, có thể thấy qua hình dưới (Breda 1937)
(http://world.guns.ru/machine/breda_m1937_2.jpg)
Còn đây là khẩu Be nét Méc xi ê, cái này quân Pháp có
(http://world.guns.ru/machine/benet-mercie_m1909_1.jpg)
Em cũng có 1 khẩu không biết tên giống giống của Bác San, không những thế còn có cái băng đạn trống gắn bên phải không biết lấy từ đâu ra  ;D
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/Sungmay.jpg)
Còn đây hình như là Kiểu 98 của Nhật hoặc MG-15 của Đức
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/Untitled-2-2.jpg)




Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Hai, 2010, 10:22:14 am
Trong link này có nói về K44 dài 1m2 , còn carbine thì ngắn hơn chút.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=41.120

còn hình thì em tìm được 2 tấm - sẽ tìm thêm

http://i12.photobucket.com/albums/a234/SKS-45/129830.jpg
http://i12.photobucket.com/albums/a234/SKS-45/B52.jpg

Hình dưới là cây Mauser K98 của Đức ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Hai, 2010, 10:50:39 am
Em cũng có 1 khẩu không biết tên giống giống của Bác San, không những thế còn có cái băng đạn trống gắn bên phải không biết lấy từ đâu ra  ;D
(http://i221.photobucket.com/albums/dd142/nhatmeo/Sungmay.jpg)

Khẩu này là Reibel 1931, cơ mà không hiểu băng đạn nó nằm bên nào vì ảnh trên mạng hơi lộn xộn ;D

Trái

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/df/Mitrailleuse_mle_31.jpg/800px-Mitrailleuse_mle_31.jpg)

(http://img381.imageshack.us/img381/8538/germancossackandfrenchrbb2.jpg)

Phải

(http://derela.republika.pl/R35-turret.jpg)

(http://img476.imageshack.us/img476/2397/reibelpl3.jpg)

Khẩu dưới là MG-34 được Đông Đức viện trợ khá nhiều trong KCCM.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: heavenshield92 trong 18 Tháng Hai, 2010, 11:38:43 am
Hy`, xem lại vị trí thước ngắm thì đúng là MG-34
Chẳng biết các bác còn giữ mấy khẩu này không, MG-15, MG-34 với MG-42 sản xuất thời Đức Quốc Xã các anh sưu tập mê lắm  ;D. Nhà nước mình còn giữ thì xuất khẩu  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: heavenshield92 trong 18 Tháng Hai, 2010, 11:41:46 am
Đích thị  ;D! Nhưng mà là K98K chứ bác San? Mà hình như còn có cả 1 khẩu Karabiner 98b nữa!

Có người bảo thời KCCM, du kích ta có khi còn dùng Mút ca tông, chẳng biết đúng sai thế nào


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Hai, 2010, 12:18:12 pm
Súng du kích thì khủng hoảng rồi ;D Lebel 1886 nhé 8)

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=41.0;attach=6038;image)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: mig21-58 trong 18 Tháng Hai, 2010, 06:26:47 pm
Em có một thắc mắc trong các bức ảnh trắng đen của bác Đoàn Công Tĩnh, phim tư liệu chiến tranh 10 ngàn ngày và các phim tài liệu khác em thấy dân quân du kích sử dụng loại súng trường Nga thời WWII (không phải bản carbin 1944) như vậy là mình dùng loại Mosin-Nagant 1890 luôn phải không? Loại mà trong chiến dịch biên giới gọi là súng Nga Hoàng :)
Bạn cố chụp cái screenshot rồi đưa lên đây, đảm bảo có người nhận ra ngay  ;D
Mosin còn đỡ, lắm khi còn có các loại như thế này
(http://i26.tinypic.com/2s79h55.jpg)
trong cái đống súng này có khẩu :súng trường thiện xạ đấy ,mờ trước thấy dân quân họ vẩn bẩu là súng trường hung ,bắn đạn k44 ,nhưng súng dài hơn k44


Tiêu đề: M-14
Gửi bởi: altus trong 13 Tháng Ba, 2010, 01:05:04 am
Có bác nào có cái ảnh nào chụp quân ta sử dụng M-14 không cho tôi xin với.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Ba, 2010, 09:10:40 am
Có bác nào có cái ảnh nào chụp quân ta sử dụng M-14 không cho tôi xin với.

Đây bác ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Ba, 2010, 05:41:25 pm
Đây bác ;D

Ơ thế là không có cái nào cả à?  :(


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: danngoc trong 17 Tháng Ba, 2010, 02:48:25 pm
Chùm ảnh Bảo tàng Không quân VN (và các nước bạn)

http://www.otofun.net/showthread.php?t=102232


Tiêu đề: Súng gì đây...
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Ba, 2010, 07:27:23 am
...hở các bác? Có phải M-14 không?

(http://img718.imageshack.us/img718/5694/66210819.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Ba, 2010, 09:47:03 am
Nom giống khẩu M1 Carbine hơn.


Tiêu đề: Re: Súng gì đây...
Gửi bởi: fanlong74 trong 30 Tháng Ba, 2010, 09:50:55 am
...hở các bác? Có phải M-14 không?

(http://img718.imageshack.us/img718/5694/66210819.jpg)
Vẫn là Carbin M1 bác ạ, hồi 2004-2005 em chới với mấy bạn "quân ta" sử dụng M14 khá nhiều nhưng tiếc là không có ý định chụp ảnh nên không có gì tặng bác. Hy vọng lần sau vậy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 30 Tháng Ba, 2010, 10:38:30 am
Các bác tìm mấy loại này phải không?

(http://i742.photobucket.com/albums/xx61/ongbom_f2/m1carbine_M1M1a1M2.jpg)

(http://i742.photobucket.com/albums/xx61/ongbom_f2/M14-large1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 04 Tháng Tư, 2010, 03:48:04 pm
Ngoaì M14 ra còn có loaị Mini M14,vaò trang www.world.guns.ru các bạn sẽ có nhiều tư liệu về khẩu M14 naỳ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Tư, 2010, 04:43:14 pm
Ngoaì M14 ra còn có loaị Mini M14,vaò trang www.world.guns.ru các bạn sẽ có nhiều tư liệu về khẩu M14 naỳ.

Bác biết chỗ nào có nhiều tư liệu về quân ta sử dụng khẩu M-14 này thì cố vấn cái nhá.  ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Tư, 2010, 09:57:34 pm
Theo LS bộ đội HQ và PB thì thời kỳ đầu hòa bình sau 1954 trong số các đơn vị phòng thủ bờ biển có 3 tiểu đoàn pháo 105mm nòng dài. Theo các bác đoán thì nó là gì ::)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ktscuong trong 11 Tháng Tư, 2010, 11:19:03 pm
Em thì đoán mò đó là pháo 105 mm của Đức LX thu được trong CTVQ rồi viện trợ lại cho ta. Sau năm 1954 ta cũng dùng nhiều vũ khí dạng này lắm như pháo Pak-75 mm, Flak-88 mm, MG-34


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Tư, 2010, 11:54:04 pm
Chắc là vậy bác ạ, có lẽ nó là khẩu sK18 này: http://en.wikipedia.org/wiki/10_cm_schwere_Kanone_18

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f6/Bundesarchiv_Bild_183-L00131%2C_Posen%2C_Vereidigung_von_Rekruten.jpg)

Bonus thêm vài cái ảnh:

Pak 40 75mm

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=4357.0;attach=1835;image)

Flak 30 20mm

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/19031965.jpg)

Vậy là trong thời kỳ đầu, vũ khí LX hạng nặng LX cung cấp cho ta đa số là từ Đức.

Những của đó ta không dùng nữa thì giờ ở đâu nhỉ ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ktscuong trong 12 Tháng Tư, 2010, 10:03:44 am
Trong cuốn LS sư đoàn PK 367 có nhắc đến sau 1954 SD nhận được hầu hết là vũ khí Đức: Flak-88, súng 20 mm, radar điều khiển. Những thứ này em nghĩ đến chừng 1960 là đã "rã" hết rồi vì không có phụ tùng thay thế. Mà LX cũng thật là...viện trợ hết vũ khí chiến lợi phẩm nên giờ đóng phim thiếu đạo cụ phải dùng vũ khí nhà chế lại ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: hasinhat trong 14 Tháng Tư, 2010, 04:31:13 pm


c, Các loại súng bắn tỉa khác: Rải rác trong một số tài liệu của ta có nhắc đến khẩu "trường Hung' như một loại súng bắn tỉa. Một số tài liệu của VNCH có nhắc đến khẩu SVT-40 sử dụng kính ngắm PU. Nhưng những tài liệu này rất khó kiểm chứng, vì vậy tạm thời tôi để lại đây để tìm thêm tài liệu. Bạn nào có tài liệu về vấn đề này xin giúp đỡ nhé!



Em đang đọc Hồi ký "Một thời Quảng trị" của tướng Nguyễn Huy Hiệu, trong trận vây căn cứ Cồn Tiên năm 68 có nói về súng bắn tỉa Hung.

Trích dẫn
Ngày 1 tháng 5 năm 1968, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 ra lệnh cho Trung đoàn 27 vây lại căn cứ Cồn Tiên. Ban chỉ huy đại đội sau khi cân nhắc đã quyết định chọn trung đội của tôi thực hiện nhiệm vụ vây ép Cồn Tiên. Anh Tiến - Đại đội trưởng nói:
- Ban chỉ huy đại đội đã chọn trung đội của cậu thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận B5 giao. Trung đội 25 người gồm cả tổ thông tin vô tuyến điện, thực hành vây ép Cồn Tiên. Sau khi xây dựng công sự, hầm hào chiến đấu thực hành vây ép, trên sẽ tăng cường một tổ bắn tỉa từ Hà Nội vào, ngày nào cũng phải nổ súng. Nhiệm vụ của trung đội là vừa đánh địch, gây tiếng nổ vừa bảo vệ tổ bắn tỉa được bố trí cách căn cứ Cồn Tiên khoảng 1 ki-lô-mét. Trước mắt cho anh em xây dựng công sự, nguy trang, cài thế xong thì báo cáo về tiểu đoàn để đưa lực lượng bắn tỉa vào chiến đấu. Giao nhiệm vụ xong, đại đội trưởng hỏi tôi:
- Thế nào, Hiệu thấy có gì khó khăn cứ mạnh dạn nói ra.
- Vây Cồn Tiên, trước đó các đơn vị đã vây ở hướng tây và bắc, bây giờ vào vây lại ở các hướng đã lộ là rất khó khăn. Tôi đề nghị cho thay đổi hướng vây.
- Theo cậu thì vây ở hướng nào? - Đại đội trưởng cắt ngang.
- Tôi sẽ đưa trung đội vào hướng nam và đông nam. Vào hướng này, đường đi lại và công tác bảo đảm rất khó khăn, nhưng là hướng mà quân địch không ngờ tới.
-Cậu đã tính toán kỹ chưa?
- Dạ! Tôi đã từng đi chuẩn bị địa hình ở hướng này. Hướng nam và đông nam có nhiều làng mạc. Yếu tố bí mật là quan trọng nhất. Sau khi đưa lực lượng vào vị trí tập kết tôi sẽ tổ chức cho anh em đào hầm hàm ếch trong hàng rào địch. Sẽ ngụy trang kỹ ban ngày nằm trong hầm, ban đêm thì đánh mìn, bộc phá phá rào ở các hướng khác. Tôi sẽ cho một tiểu đội bảo vệ tổ bắn tỉa. Ngày cơ động phát hiện những tên Mỹ ra khỏi công sự là bắn, tối về ở suối Lăng Gô cũng đào hầm hàm ếch dưới các bụi tre hóa.
- Xem ra Hiệu nắm chắc địa hình nhỉ. Tôi đồng ý đề xuất của cậu. Bây giờ cậu về lo tổ chức, động viên anh em bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị và chờ lệnh.
Đại đội trưởng tiễn tôi ra cửa lán dã chiến, anh nắm chặt tay tôi:

- Mình tin ở cậu!
- Em hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của đại đội và tiểu đoàn giao cho.
Cồn Tiên là cao điểm 158 mét so với mặt nước biển. Mặt đồi khá bằng phẳng. Đứng ở Cồn Tiên có thể quan sát một khu vực rộng lớn, thậm chí nhìn ra tận bắc sông Bến Hải. Do vị trí quan trọng của nó nên quân Mỹ đã xây dựng Cồn Tiên thành căn cứ quân sự mạnh, có lô cốt bê tông cốt thép xen lẫn hầm lát bằng những tấm ghi và xếp những bao cát. Trong căn cứ có một tiểu đoàn lính Mỹ và một đại đội pháo 105 ly. Quanh căn cứ chúng bố trí chín lớp hàng rào dây kẽm gai, với nhiều loại mìn giữa các lớp rào. Cồn Tiên đã bị quân ta vây gánh nhiều lần nên địch rất cảnh giác.
Tối ngày 8 tháng 5 năm 1968, Trung đội 3 do tôi làm trung đội trưởng được lệnh xuất kích. Trang bị ngoài súng đạn, gạo, lương khô, bông băng cá nhân, chúng tôi còn phải mang mìn định hướng, bộc phá ống, cuốc xẻng.
Tháng 5, không khí oi nồng. Hành quân mang vác nặng, mồ hôi chúng tôi vã ra như tắm. Tuy vậy anh em vẫn động viên nhau cố gắng. Gần sáng chúng tôi đến một làng, dân làng này đã bị địch dồn vào ấp chiến lược; làng có nhiều hố bom, hố pháo…

Do vị trí cực kỳ quan trọng của khu vực Bắc Quảng Trị đối với vùng chiến thuật 1 nên Mỹ - nguy tập trung đánh phá vùng này rất tàn khốc. Chúng bắt 2.000 gia đình ở hai huyện Cam Lộ và Gio Linh phải bỏ quê hương vào sống tập trung ở Bà Ria, biến vùng Gio Linh, Cam Lộ thành những vành đai trắng. Chúng bắn phá hủy diệt môi trường sống, hòng ngăn chặn từ xa những cuộc tiến công của quân ta. Tôi cho anh em vào nghỉ tạm trong mấy căn nhà hoang chờ đến tối đi tiếp. Người đi sau nguy trang kín đáo.
Một ngày nằm chờ sao mà lâu thế. Địch đi càn, nhưng chúng chỉ đi ngoài đường cái, trong làng hoang tàn, chúng cũng chẳng vào làm gì. Tối, chúng tôi lại hành quân, khoảng 21 giờ thì đến Cồn Tiên. Xung quanh căn cứ pháo phát quang dọn sát hang rào. Tôi phân công ba người đào một hầm khoét xuống lòng đất rồi đào hàm ếch vào sâu đủ khoảng rộng để nằm nghỉ trong đó. Riêng tiểu đội bảo vệ tổ bắn tỉa thì ra bờ suối Lăng Gô, cách hàng rào thứ nhất khoảng 1 ki-lô-mét, cũng đào hầm hàm ếch.
Cả ngày anh em chúng tôi nằm dưới hầm. Trời tối tôi dẫn hai chiến sĩ dùng mìn định hướng và bộc phá ống vòng lên phía tây căn cứ, dùng bộc phá ống phá rào để địch tưởng ta tiến công thật. Đánh xong, đợi im tiếng pháo anh em lại về hầm.
Máy bay trực thăng vũ trang, máy bay trinh sát OVIO, Li9 quần lượn suốt ngày, chỗ nào chúng nghi ngờ có quân ta là phóng rốc-két. Trực thăng địch còn bay thấp thả lựu đạn vào hầm, bắn đạn khói chỉ điểm cho máy bay phản lực đến ném bom, và pháo hạm ngoài biển bắn vào.
Sáng ngày 10 tháng 5 năm 1968, tôi điện báo cáo cho tiểu đoàn đưa tổ bắn tỉa vào chiến đấu. Tôi cử hai chiến sĩ hoạt bát ra đón tổ bắn tỉa. Tối hôm sau, năm chiến sĩ bắn tỉa với năm cây súng trường Hung-ga-ri đã vào vị trí ở suối Lăng Gô. Tôi nói với anh em:
-Xung quanh căn cứ địch không còn một cây cỏ, các cậu phải lợi dụng những bụi tre hóa đã bị bom cháy rụi đào công sự dưới đó, rồi nguy trang bằng than, tro để địch không phát hiện được. Phải chuẩn bị nhiều điểm bắn. Bắn xong phải di chuyển ngay.
Anh em có ý kiến gì không?
Mọi người đều nhất trí với ý kiến của tôi. Anh em tiểu đội bảo vệ và các chiến sĩ tổ bắn tỉa đã đào hầm dưới những bụi tre hóa, những chiếc hầm này thật vững chắc. Pháo bắn trúng cũng không thể phá được.
Ngày đầu tiên tổ bắn tỉa ra quân đã thu được thắng lợi. Gần chục tên Mỹ đã trúng đạn bắn tỉa. Bọn địch không biết đạn từ đâu bay đến làm gần chục tên lăn ra chết. Chúng rất hoang mang. Thế là chúng tập trung pháo cối bắn như vãi đạn (chúng tôi dạo đó gọi là cối liên thanh). Tổ bắn tỉa hoạt động có hiệu quả. Cứ tên địch nào ngóc đầu lên là anh em tiêu diệt. Các chốt vây ép của ta là chốt cơ động. Nếu ở cố định một chỗ thì trước sau gì địch cũng phát hiện ra.

Tìm trên net có thấy khẩu 1954 Mosin-Nagant M52 của Hung, nhái hệt Mosin. Có lẽ là khẩu này.
(http://mywarhistory.com/uploads/myWarPictures/595-Russian-sniper-rifle-Eldon-received-for-.jpg)
http://www.milsurps.com/showthread.php?t=323
http://forums.gunboards.com/showthread.php?33419-Viet-Nam-Capture-Sniper-Rifles

(http://photos.imageevent.com/badgerdog/hungarianservicerifles/1954mosinnagantm52hungariansniper/DSC00845dMedium.jpg)

Nếu ống PU 3.5x mà nhìn thế này thì khoảng cách 1000m bắn chỉ dọa nhau chứ chắc gì đã trúng! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 16 Tháng Tư, 2010, 08:53:01 am
Phải cảnh giác với kiểu đặt tên vũ khí của VC nhà ta ;D Khẩu M3 gắn giảm thanh được các bố ấy gọi là "tiểu liên Mã Lai" :o


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: babyphu trong 24 Tháng Tư, 2010, 06:07:03 pm
Cái này là đặc sản Việt Nam ý :o

(http://i299.photobucket.com/albums/mm295/babyphu_photos/07-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Hình ảnh về các loại vũ khí, khí tài chiến tranh trong các Bảo tàng ở Việt
Gửi bởi: trinhlenam_89 trong 06 Tháng Năm, 2010, 06:33:07 pm
Xin hỏi:
-Pháo 105 ta và Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ có phải là pháo 105mm M1 do Mĩ sản xuất phải không ạ.
-Pháo 155mm của Pháp là M114 155mm phải không ạ.
-DKZ 75mm và cối 82/120mm đều là do Liên Xô sản xuất viện trợ cho Trung Quốc và TQ viện trợ cho ta, hay là loại Trung Quốc sản xuất rồi viện trợ cho ta.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Năm, 2010, 06:48:53 pm
-Pháo 105 ta và Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ có phải là pháo 105mm M1 do Mĩ sản xuất phải không ạ.

US M2A1.

Trích dẫn
-Pháo 155mm của Pháp là M114 155mm phải không ạ.

US M1

Trích dẫn
-DKZ 75mm và cối 82/120mm đều là do Liên Xô sản xuất viện trợ cho Trung Quốc và TQ viện trợ cho ta, hay là loại Trung Quốc sản xuất rồi viện trợ cho ta.

ĐKZ 75mm: M20 của Mỹ, TQ có bản copy K-52 và K-56.
Cối 82mm: M1937 của LX, TQ có bản copy K-53.
Cối 120mm: M1938/43 của LX, TQ có bản copy K-55.

Ta dùng phiên bản nào thì chịu, nhưng ít nhất chắc chắn ở ĐBP cối 120mm của ta là của LX.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Năm, 2010, 06:56:50 pm
ĐKZ 75mm kiểu 52 mà TQ làm thực chất là mẫu copy khẩu M20 của Bắc Triều Tiên, ở ĐBP ta dùng súng của Triều Tiên là chính thì phải?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Năm, 2010, 07:03:43 pm
Hm, chẳng lẽ công nghiệp QP của BTT còn đi trước cả TQ cơ à?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Năm, 2010, 07:08:33 pm
Vấn đề là trước khi xảy ra chiến tranh Bắc-Nam thì BTT đã có công nghệ sản xuất vũ khí bộ binh từ LX. Cái vụ này là chính xác đấy, anh đã đoc nhưng giờ chưa nhớ ra là ở tài liệu nào. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 06 Tháng Năm, 2010, 07:52:37 pm
Hm, chẳng lẽ công nghiệp QP của BTT còn đi trước cả TQ cơ à?
Công nghiệp của cả Bắc TT và Nam TT thời kỳ sau 1945 thực chất là kỹ thuật công nghệ của Nhật để lại mà.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Năm, 2010, 08:04:51 pm
Sau khi TT được giải phóng và chia thành hai vùng Nam, Bắc thì LX đã đổ tiền, công nghệ vũ khí vào BTT rất lớn, họ biết trước sẽ không có thống nhất trong hòa bình! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chientruong_k trong 06 Tháng Năm, 2010, 08:12:22 pm
Trích dẫn
Sau khi TT được giải phóng và chia thành hai vùng Nam, Bắc thì LX đã đổ tiền, công nghệ vũ khí vào BTT rất lớn, họ biết trước sẽ không có thống nhất trong hòa bình!
Sao Bác dongadoan biết vậy !
Bác có gì chứng minh không hay chỉ "phân tích" ??????
Hiện tại ngoại trừ Trung Quốc là chưa đồng ý cấm vận BTT theo dự thảo của Mỹ . Còn Nga hay LX ngày xưa  :P thì đã ....! Em không muốn gộp LX vào Nga nhưng khó mà dẫn chứng được  :'(


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Năm, 2010, 08:25:43 pm
À, bạn có thể tìm đọc trên mạng về cuộc đối đầu LX-Mỹ thời Chiến tranh lạnh và chiến tranh Triều Tiên để hiểu thêm về vấn đề này!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: OldBuff trong 07 Tháng Năm, 2010, 11:03:50 am
Cái này là đặc sản Việt Nam ý :o

(http://i299.photobucket.com/albums/mm295/babyphu_photos/07-1.jpg)


Súng thun phóng lựu ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: lonesome trong 07 Tháng Năm, 2010, 10:11:54 pm
Giàn thun bác Buff ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Năm, 2010, 08:03:41 pm
1 khẩu đội cao xạ 75mm không rõ kiểu loại.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1413.jpg)

1 khẩu đội pháo 20mm không rõ kiểu loại.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1411.jpg)

Rất có thể là khẩu này:

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/tn_IMG_0423.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: _new trong 09 Tháng Năm, 2010, 01:39:26 pm
Còn cái khẩu lạ hoắc cũng chiến đấu ở ĐBP hiện ở BTCM, lão ChiangShan mang lên luôn xem đó là khẩu gì với.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kingpin trong 16 Tháng Sáu, 2010, 10:23:07 pm


1 khẩu đội pháo 20mm không rõ kiểu loại.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1411.jpg)


theo cháu đây là khẩu Oerlikon của Thụy sỹ ạ thường đc lắp trên tầu chiến đức
(http://www.pt103.com/images/20mm_Oerlikon_AA_Gun_Mark_4_Gridded.jpg)
(http://www.navsource.org/archives/01/041/014175j.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kingpin trong 16 Tháng Sáu, 2010, 10:26:53 pm
Trong cuốn LS sư đoàn PK 367 có nhắc đến sau 1954 SD nhận được hầu hết là vũ khí Đức: Flak-88, súng 20 mm, radar điều khiển. Những thứ này em nghĩ đến chừng 1960 là đã "rã" hết rồi vì không có phụ tùng thay thế. Mà LX cũng thật là...viện trợ hết vũ khí chiến lợi phẩm nên giờ đóng phim thiếu đạo cụ phải dùng vũ khí nhà chế lại ;D
em xin phép nói với bác là đến năm 1972 thì pháo 88 vẫn đc sử dụng ạ
sau trận 72 thì hết sạch đạn và chắc bảo dững nhiều quá nên bỏ hết
hầy sau vài chục năm mà quả đạn của đứuc vẫn bắn đc máy bay Mỹ
hoảng thật


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: heavenshield92 trong 18 Tháng Sáu, 2010, 06:36:51 am
Hehe, khẩu này không phải Oerlikon đâu bạn ạ, Oerlikon dùng máy lùi có làm chậm, cu này dùng trích khí cơ mà.
Nó là khẩu Hispano-Suiza HS.404. Nhưng nếu em đoán không nhầm thì hàng này là đồ độ chế, vì HS.404 thường được gắn trên máy bay là chủ yếu, phiên bản mặt đất thường là loại 2 nòng, súng đơn trên giá 3 chân thế kia thì quả thật là độc  ;D
Cấu hình phòng không 2 nòng của HS.404
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/72/TCM-20-hatzerim-2.jpg/800px-TCM-20-hatzerim-2.jpg)
Còn khẩu 75mm kia thì gần như chắc chắn là Skoda M37 (do hình dáng rất đặc trưng, nhìn giống lựu pháo). Còn tại sao nó tới được Việt Nam thì chịu, vì thứ này LX chỉ tịch thu được ít khẩu ở Đức. Số còn lại bị Đồng Minh phương Tây thu giữ ở Bắc Phi và Italy. Tên đầy đủ của nó là 7.5 cm kanon PL vz.37.
Hình của em nó đây
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c7/Skoda_75_mm_model_1937_anti-aircraft_cannon.right_side.JPG/800px-Skoda_75_mm_model_1937_anti-aircraft_cannon.right_side.JPG)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Sáu, 2010, 05:42:32 am
Còn khẩu 75mm kia thì gần như chắc chắn là Skoda M37 (do hình dáng rất đặc trưng, nhìn giống lựu pháo).

Liệu có thể là chú Japanese Type 88 75mm này không các bác?

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/d/dc/Japanese_Type_88_75mm_AA_Gun.jpg/628px-Japanese_Type_88_75mm_AA_Gun.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Sáu, 2010, 09:15:16 am
Xem kỹ lại thì rất có thể là khẩu Canon de 75 Modèle 1897 (http://fr.wikipedia.org/wiki/Canon_de_75_Mod%C3%A8le_1897) do Pháp sản xuất. Khẩu này nguyên bản là field gun, trong WW1 mấy anh Phú mang lắp lên bệ xoay, thế là thành cao xạ.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/96/MWP_wz_1897_Schneider_75_mm_gun.JPG)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/89/Model1897_75mm_gun_1.jpg/800px-Model1897_75mm_gun_1.jpg)

Phiên bản cao xạ:

(http://img241.imageshack.us/img241/9316/i6mcjmyz4.jpg)

(http://img147.imageshack.us/img147/129/a774ww3.jpg)

Nòng pháo tương tự đang được giữ ở BT cách mạng (HN):

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1873.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1874.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Sáu, 2010, 11:34:48 am
1 số thứ hơi hiếm gặp.

Khẩu này đoán là trung liên Hotchkiss M1922 (http://world.guns.ru/machine/mg74-e.htm), có thể là bản dùng dây đạn.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1912.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1915.jpg)

Đại liên Vicker K (VGO) (http://en.wikipedia.org/wiki/Vickers_K_machine_gun), chắc quân ta tháo từ xe hoặc máy bay và cải biên thành trung liên.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1910.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1911.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Sáu, 2010, 12:32:21 pm
Có đáp án cho cái ảnh này rồi ;D

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=41.0;attach=2321;image)

Đây đích thị là khẩu MAC 1931 Reibel (http://world.guns.ru/machine/mg96-e.htm).

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1907.jpg)

Băng đạn cong có thể là 1 cải biên của quân giới ta.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: hasinhat trong 01 Tháng Bảy, 2010, 11:57:45 am


1.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)

Năm 1945, QĐNDVN thu được một số pháo phòng thủ bờ biển (thường được gọi là "thuỷ pháo") của các đơn vị thuộc địa Pháp đồn trú ở Đông Dương. Đáng kể nhất có 3 khẩu pháo 138mm kiểu 1910 (?) ở pháo đài Cát Bà (Hải Phòng) đã được trung đội Ký Con sử dụng để đánh trả tàu chiến Pháp từ tháng 11/46 đến tháng 2/47 trước khi phải phá huỷ. Một số pháo cỡ nòng 75mm cũng được sử dụng lại trong chiến đấu.


Này thì cà nông 138 ly

(http://i40.photobucket.com/albums/e235/hasinhat/IMG_0796copy.jpg)

(http://i40.photobucket.com/albums/e235/hasinhat/IMG_0776-Copy.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Bảy, 2010, 09:50:51 pm


1.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)

Năm 1945, QĐNDVN thu được một số pháo phòng thủ bờ biển (thường được gọi là "thuỷ pháo") của các đơn vị thuộc địa Pháp đồn trú ở Đông Dương. Đáng kể nhất có 3 khẩu pháo 138mm kiểu 1910 (?) ở pháo đài Cát Bà (Hải Phòng) đã được trung đội Ký Con sử dụng để đánh trả tàu chiến Pháp từ tháng 11/46 đến tháng 2/47 trước khi phải phá huỷ. Một số pháo cỡ nòng 75mm cũng được sử dụng lại trong chiến đấu.


Này thì cà nông 138 ly

http://i40.photobucket.com/albums/e235/hasinhat/IMG_0796copy.jpg

http://i40.photobucket.com/albums/e235/hasinhat/IMG_0776-Copy.jpg

Ảnh bác chụp ở Cát Bà đấy ạ??


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: hasinhat trong 02 Tháng Bảy, 2010, 07:30:54 pm


1.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)

Năm 1945, QĐNDVN thu được một số pháo phòng thủ bờ biển (thường được gọi là "thuỷ pháo") của các đơn vị thuộc địa Pháp đồn trú ở Đông Dương. Đáng kể nhất có 3 khẩu pháo 138mm kiểu 1910 (?) ở pháo đài Cát Bà (Hải Phòng) đã được trung đội Ký Con sử dụng để đánh trả tàu chiến Pháp từ tháng 11/46 đến tháng 2/47 trước khi phải phá huỷ. Một số pháo cỡ nòng 75mm cũng được sử dụng lại trong chiến đấu.


Này thì cà nông 138 ly

http://i40.photobucket.com/albums/e235/hasinhat/IMG_0796copy.jpg

http://i40.photobucket.com/albums/e235/hasinhat/IMG_0776-Copy.jpg

Ảnh bác chụp ở Cát Bà đấy ạ??
Mình chụp ở Cát bà. Pháo đài thần công mới được khai thác cho du lịch. Tuy nhiên mới được 2 pháo đội. Còn 1 hố nữa chưa xong.
Vài tháng nữa có thêm mấy cái ống viễn vọng ở đài quan sát để soi ra biển.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: hn_man_7x trong 17 Tháng Chín, 2010, 03:08:37 pm

[/quote]

Này thì cà nông 138 ly


(http://i40.photobucket.com/albums/e235/hasinhat/IMG_0776-Copy.jpg)
[/quote]

Mô hình hay nhỉ, chụp ở góc này không hiểu anh lính có kính tiềm vọng thì ngắm cây cỏ à ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Lancelot trong 03 Tháng Mười, 2010, 02:06:25 pm
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/P1010952.jpg)

hồi bữa đi bảo tàng em chụp được đống chông này. Không hiểu nổi vì sao lại có loại chông dài đến độ ấy. So với loại chông trên bàn chông thường thấy ( dài khoảng 20 - 30 cm mỗi mũi chông) thì mấy cây chông này dài 1 met là ít. Các bác có biết chông dài thế là để làm gì ko>? :-\


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười, 2010, 02:57:57 pm
Chông dài thì thường để chống quân nhảy dù.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Mười, 2010, 10:13:10 am
Trong bài này (http://www.baophuyen.com.vn/Trangch%E1%BB%A7/Ph%C3%BAY%C3%AAn%C4%90%E1%BA%A5tNg%C6%B0%E1%BB%9Di/Ng%C6%B0%E1%BB%9DiPh%C3%BAY%C3%AAn/tabid/117/GId/117/itemIndex/-1/NId/34788/Default.aspx) nhiều lần nhắc đến khẩu "Ramler 2 nòng", có bác nào đoán được đây là loại gì không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Lancelot trong 21 Tháng Mười, 2010, 05:42:18 pm
tìm ra rồi các bác: mìn Xi Măng ( vỏ làm bằng xi măng), tuy hiện vật này lấy từ Đồng Khởi Bến Tre 1960 nhưng theo sách lịch sử quân sự VN với mấy sách mà các bác up thì nó có từ đầu thời đánh Pháp. Chắc cái lựu đạn vỏ xi măng mà sách nói cũng hao hao vầy:

(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020637.jpg)
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020639.jpg)

còn ba cái này là lựu đạn thời đánh Pháp ở Bến Tre:

(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020545.jpg)
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020546.jpg)

nòng súng kíp Bến Tre hồi đánh Pháp ( hình sao giống súng gì ấy :'(, ko rành súng ống nên ko nhớ rõ):

(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020533.jpg)


Mìn loại xịn, dùng thời đánh Pháp:
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020550.jpg)
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020549.jpg)
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/ResizeofP1020548.jpg)


luôn tiện, các bác có thể giải thích " súng ngựa trời" là gì ko? Dù cái này dùng thời đánh Mỹ thì phải:
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/P1020631.jpg)
(http://i174.photobucket.com/albums/w87/kohaku-sama/VN/P1020630.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Mười, 2010, 05:28:42 pm
1 số hình ảnh về cao xạ Flak 88mm trong QĐNDVN:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0451.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0450.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0449.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Mười, 2010, 05:30:05 pm
3 anh em nhà độ chế:

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0447.jpg)

p/s: 2 chiếc bên phải hình như dùng khung xe của SU-76?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 08:46:26 pm
Hôm trước tình cờ nhìn thấy tấm ảnh này, theo chú thích thì nó được chụp năm 1971 và loại vũ khí trên ảnh thuộc biên chế bộ đội pháo binh. Từ trước đến giờ chưa từng nghe tới chứ đừng nói là nhìn thấy loại vũ khí này. Có ai biết nó là loại gì không vậy?

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/phaola2.jpg)

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/phaola1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kisilangthang trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 09:24:13 pm
Hôm trước tình cờ nhìn thấy tấm ảnh này, theo chú thích thì nó được chụp năm 1971 và loại vũ khí trên ảnh thuộc biên chế bộ đội pháo binh. Từ trước đến giờ chưa từng nghe tới chứ đừng nói là nhìn thấy loại vũ khí này. Có ai biết nó là loại gì không vậy?

Hay là giá bắn đạn BM-21 nhà mình tách ra cho gọn nhẹ hả bác? đạn và giá phóng giống pháo phản lực lắm ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:28:33 pm
Quả đạn nhỏ thì chắc đúng ĐKB. Quả to thì hơi khó hiểu, hay là 1 dạng ĐKB nối tầng + đầu đạn cải tiến?

Mà góc phóng này thì giống để bắn mục tiêu trên không hơn là mặt đất.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: altus trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 02:13:21 am
Hồi trước có thấy cái ảnh này, đã bị crop, nói là cụ Duẩn đi xem biểu diễn tên lửa FR.

À, không phải, cái kia khác, nhưng vẫn cùng đoàn đấy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 03:49:40 pm
Theo ảnh trên thì loại vũ khí này dùng đạn rocket kiểu Grad-P (DKB) và bệ bắn có thể điều chỉnh góc tầm nhưng không điều chỉnh được góc hướng vì vậy nó khó có thể sử dụng như vũ khí phòng không được!

Cái lạ là với bệ phóng kiểu ấy thì nó có vẻ là loại vũ khí cố định hơn là loại mang vác, cơ động như Grad-P.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ThangLong69 trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:58:00 pm
Có thể đây là "pháo lủi" chăng ? Một loại đạn không đối đất được binh chủng pháo binh năm 1971 đã nghiên cứu sử dụng thành tên lửa đất đối đất với mục tiêu là xe tăng, BB cơ giới.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 08:08:49 pm
Không phải, bác ThangLong69 ạ! Pháo lủi là loại vũ khí cải tiến từ đầu đạn pháo 105 hoặc 155mm không nổ của Mỹ cơ. Hình ảnh của pháo lủi đây;

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/phaolui.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ThangLong69 trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 08:38:04 pm
Ơ... Chính cụ Doãn Tuế viết pháo lủi là đạn không đối đất được nghiên cứu cải tiến thành tên lửa đất đối đất trong cuốn " Kể về đồng đội". Tuy nhiên cuộc nghiên cứu không thành. Có thể ngoài "pháo lủi" tên lửa ở cấp binh chủng, có cả những người anh em của nó cải tiến từ đầu đạn pháo 105 hoặc 155mm không nổ của Mỹ nhưng sinh ra ngay tại chiến trường chăng ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 08:46:00 pm
Ồ, có thể cụ Doãn Tuế muốn nói đến loại rocket 70mm không đối đất của Mỹ đã được ta cải tiến thành loại bắn mục tiêu mặt đất chăng? Thông tin của em căn cứ vào cuốn sách tổng kết vũ khí thô sơ, tự tạo của ta trong KCCM đấy!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kisilangthang trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 09:26:44 pm
Theo ảnh trên thì loại vũ khí này dùng đạn rocket kiểu Grad-P (DKB) và bệ bắn có thể điều chỉnh góc tầm nhưng không điều chỉnh được góc hướng vì vậy nó khó có thể sử dụng như vũ khí phòng không được!

Cái lạ là với bệ phóng kiểu ấy thì nó có vẻ là loại vũ khí cố định hơn là loại mang vác, cơ động như Grad-P.
Nhìn ảnh thì hình như "pháo lạ" được biên chế đơn vị địa phương, bố trí trận địa ở vùng ven biển thuộc "hậu phương lớn" miền Bắc, mà đã không thể là vũ khí phòng không như bác Đoàn nói thì chắc chỉ có thể dùng phòng thủ cửa sông, cảng hay bờ biển chống tàu Mĩ bắn phá  ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 09:36:52 pm
Trường bắn thôi, có khi cái giá phóng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệm đạn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 08:33:49 pm
Đây là hình ảnh phục chế loại rocket 70mm bắn mục tiêu mặt đất mà có thể Trung tướng Doãn Tuế gọi là "pháo lủi":

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/rocket70.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: rangnanh trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 04:04:42 pm
Các bác cho em hỏi các loại pháo của Đức mà ta được viện trợ (như các khẩu Flak phòng không) thì đạn dược đảm bảo như thế nào nhỉ? Ai sản xuất?

Xem lịch sử WWII em thấy loại pháo Flak này rất lợi hại, vừa phòng không nhưng đồng thời chống bộ binh rất tốt, tốc độ bắn nhanh. Bác nào hiểu biết thì giúp em mở mang kiến thức với ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 10:11:33 pm
2 khẩu ngoài cùng có phải DKZ không nhỉ các bác?

(http://visualrian.com/storage2/PreviewWM/7386/68/738668.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 10:29:38 pm
ĐKZ 57mm của TQ ấy mà. ;D

(http://www.kmike.com/Enemy%20Weapons/jpg/162.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: kingpin trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 10:16:52 pm
Các bác cho em hỏi các loại pháo của Đức mà ta được viện trợ (như các khẩu Flak phòng không) thì đạn dược đảm bảo như thế nào nhỉ? Ai sản xuất?

Xem lịch sử WWII em thấy loại pháo Flak này rất lợi hại, vừa phòng không nhưng đồng thời chống bộ binh rất tốt, tốc độ bắn nhanh. Bác nào hiểu biết thì giúp em mở mang kiến thức với ạ
pháo 88 đc sử dụng đến tận năm 72 bác ạ
sau đợt này thì hết sạch đạn nên pháo 88 nghỉ hưu và vào trong bảo tàng luôn
đạn 88 hoàn toàn do viện trợ mà có chứ không tự sx đc ạ
ngẫm lại cũng kinh từ năm 45 đến năm 72 mà đạn pháo 88 vẫn xài đc


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 08:59:19 pm
Đại đội phòng không ở cửa khẩu Bằng Tường.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 17 Tháng Giêng, 2011, 05:25:10 pm
Pháo có lẽ là 20 hoặc 25mm, không rõ kiểu loại.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_0095.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Giêng, 2011, 05:35:27 pm
Chắc là "tiểu pháo 20mm", loại này được nhắc nhiều trong các cuốn sách về hồi đầu KCCP.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 19 Tháng Tư, 2011, 11:56:33 am
Pháo có lẽ là 20 hoặc 25mm, không rõ kiểu loại.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_0095.jpg)
Cái này hình như là đại niên 30 bắn đạn chạm nổ.Giống như của quân Đức trong thế chiến 2 từng sử dụng để nã vào quân Đồng minh.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Lancelot trong 04 Tháng Chín, 2011, 08:04:54 am
các bác ơi cho em hỏi 1 chút.

Có tư liệu nào nói thời đánh Pháp, Mỹ, bà con mình cầm cuốc, vồ, phảng, liềm để đánh giặc không mấy bác? Thường nghe vũ khí thô sơ đánh giặc thời này, em chỉ nghe cung, nỏ, dao, rựa, tầm vông, giáo mác và các loại bẫy thôi ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Chín, 2011, 03:25:25 pm
Có tư liệu nào nói thời đánh Pháp, Mỹ, bà con mình cầm cuốc, vồ, phảng, liềm để đánh giặc không mấy bác? Thường nghe vũ khí thô sơ đánh giặc thời này, em chỉ nghe cung, nỏ, dao, rựa, tầm vông, giáo mác và các loại bẫy thôi ???

"Giặc" thì không biết rõ nhưng theo một số nguồn thì năm 1945 có 02 quan đại thần phong kiến bị xử trí bằng cuốc đấy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tung677 trong 04 Tháng Chín, 2011, 03:35:39 pm
Có tư liệu nào nói thời đánh Pháp, Mỹ, bà con mình cầm cuốc, vồ, phảng, liềm để đánh giặc không mấy bác? Thường nghe vũ khí thô sơ đánh giặc thời này, em chỉ nghe cung, nỏ, dao, rựa, tầm vông, giáo mác và các loại bẫy thôi ???

"Giặc" thì không biết rõ nhưng theo một số nguồn thì năm 1945 có 02 quan đại thần phong kiến bị xử trí bằng cuốc đấy.
.....Chả biết bà con mình có sử dụng hay không?....nếu có sử dụng cuốc...thì thua xa thằng Năm Cam pốt (Pôn Pốt).... ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tuvidao2011 trong 14 Tháng Chín, 2011, 04:14:01 pm
(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0447.jpg)

Hình như đây là Type 63 hàng nhà chú Mao viện trợ nhỉ?

http://en.wikipedia.org/wiki/Type_63_SPAAG



Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: selene0802 trong 14 Tháng Chín, 2011, 11:26:57 pm
Có tư liệu nào nói thời đánh Pháp, Mỹ, bà con mình cầm cuốc, vồ, phảng, liềm để đánh giặc không mấy bác? Thường nghe vũ khí thô sơ đánh giặc thời này, em chỉ nghe cung, nỏ, dao, rựa, tầm vông, giáo mác và các loại bẫy thôi ???

"Giặc" thì không biết rõ nhưng theo một số nguồn thì năm 1945 có 02 quan đại thần phong kiến bị xử trí bằng cuốc đấy.
Bà nội em là du kích, vác đòn gánh bổ vào đầu thằng Tây  8)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: bodoi_e2 trong 27 Tháng Chín, 2011, 10:59:54 pm
Có tư liệu nào nói thời đánh Pháp, Mỹ, bà con mình cầm cuốc, vồ, phảng, liềm để đánh giặc không mấy bác? Thường nghe vũ khí thô sơ đánh giặc thời này, em chỉ nghe cung, nỏ, dao, rựa, tầm vông, giáo mác và các loại bẫy thôi ???

"Giặc" thì không biết rõ nhưng theo một số nguồn thì năm 1945 có 02 quan đại thần phong kiến bị xử trí bằng cuốc đấy.
Thời đấy các cụ có khẩu hiệu là :"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". E xem bộ phim về anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai cũng thấy cảnh các bà các chị cầm đòng gánh đánh giặc nữa ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: bodoi_e2 trong 27 Tháng Chín, 2011, 11:05:08 pm
(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0447.jpg)

Hình như đây là Type 63 hàng nhà chú Mao viện trợ nhỉ?

http://en.wikipedia.org/wiki/Type_63_SPAAG


Em thấy giống tank của Đức Quốc Xã trong WW2 hơn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tung677 trong 27 Tháng Chín, 2011, 11:29:08 pm
(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0447.jpg)

Hình như đây là Type 63 hàng nhà chú Mao viện trợ nhỉ?

http://en.wikipedia.org/wiki/Type_63_SPAAG


Em thấy giống tank của Đức Quốc Xã trong WW2 hơn!
Tất cả các khẩu pháo tự hành này gồm pháo 57mm,37mm,23mm..đều phát triển trên khung xe tăng T-34,có lẽ hàng này của anh TQ cải tiến từ thời Mao


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười, 2011, 07:54:41 pm
2 chiếc 37 và 23 dùng khung xe SU-76 bác ạ, so sánh cửa cho lái xe và bề rộng bản xích là thấy ngay. Theo chú thích của ảnh, đây là do VN cải tiến.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: tung677 trong 02 Tháng Mười, 2011, 09:32:31 pm
2 chiếc 37 và 23 dùng khung xe SU-76 bác ạ, so sánh cửa cho lái xe và bề rộng bản xích là thấy ngay. Theo chú thích của ảnh, đây là do VN cải tiến.
Ờ mình chỉ nhìn cái đầu tiên....bản xích thì mình chịu,thấy cửa của giặc lái giống nhau quá,nếu VN cải tiến ? thì có thấy sử dụng đâu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Mười, 2011, 07:06:50 pm
Có bác nào biết khẩu B này là loại gì không ạ?

(http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?pXUgNfYKzaBFqwgNrU781wyxTG6AHDioV9UOK7fDn9ymQVSi16hLRHy16kOdzQrc72LNi6b3VtaJ93423Fefdq0xeo@0j6qktfMlcho2uxs/va004741.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười, 2011, 08:03:54 pm
2 chiếc 37 và 23 dùng khung xe SU-76 bác ạ, so sánh cửa cho lái xe và bề rộng bản xích là thấy ngay. Theo chú thích của ảnh, đây là do VN cải tiến.
Ờ mình chỉ nhìn cái đầu tiên....bản xích thì mình chịu,thấy cửa của giặc lái giống nhau quá,nếu VN cải tiến ? thì có thấy sử dụng đâu.
Thông tin sử dụng thì em không có, còn của VN thì dựa trên phù hiệu của cái xe phòng không tự hành đấy bác ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Mười, 2011, 08:06:11 pm
Có bác nào biết khẩu B này là loại gì không ạ?

(http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?pXUgNfYKzaBFqwgNrU781wyxTG6AHDioV9UOK7fDn9ymQVSi16hLRHy16kOdzQrc72LNi6b3VtaJ93423Fefdq0xeo@0j6qktfMlcho2uxs/va004741.jpg)

Khẩu này là RPG-2N bắn đêm thủ trưởng ơi. Khẩu này được trang bị từ năm 1957 và còn thiếu bộ kính ngắm hồng ngoại chủ động NSP-2 và khối pin nguồn.

(http://russianguns.ru/wp-content/uploads/2009/09/rpg004.jpg)
(http://ptyr.narod.ru/rpg/1-3.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Mười, 2011, 12:58:20 pm
Cám ơn bác huyphongssi. Nhân thể nhờ bác xem hộ RPG-2 chính hãng có chủng đạn nào hình dạng như thế này không?

(http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?bdYgzQm4ArtIIBxr7voeJNIN6FzLa6wKC9EnXp3vl7XPG5rhdwWeSrgrzWoEsbON7RPsOHZlfdPPNauKwvUgCYfIrisml@KmoMuMql19sO4/va002826.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 06:07:38 pm
Đạn B-40 chỉ có 2 loại, xuyên lõm chống tăng và nổ chống bộ binh, loại trong ảnh có vẻ là cải tiến từ đầu đạn xuyên lõm thôi, chứ chính hãng ko có 6 cánh ổn định ở bên ngoài như vậy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Tám, 2012, 07:59:48 pm
Giả thuyết được chứng minh  ;)

Theo LS bộ đội HQ và PB thì thời kỳ đầu hòa bình sau 1954 trong số các đơn vị phòng thủ bờ biển có 3 tiểu đoàn pháo 105mm nòng dài. Theo các bác đoán thì nó là gì ::)

Em thì đoán mò đó là pháo 105 mm của Đức LX thu được trong CTVQ rồi viện trợ lại cho ta. Sau năm 1954 ta cũng dùng nhiều vũ khí dạng này lắm như pháo Pak-75 mm, Flak-88 mm, MG-34

Chắc là vậy bác ạ, có lẽ nó là khẩu sK18 này: http://en.wikipedia.org/wiki/10_cm_schwere_Kanone_18

(http://giaoduc.net.vn/Uploaded/xuanhung/2012_08_24/tham-bao-tang-phao-binh-viet-nam-15.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: VMH trong 26 Tháng Tám, 2012, 08:44:35 pm
Trên bảng có ghi cụ thể không hả chiangshan?


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 26 Tháng Tám, 2012, 08:58:57 pm
Có bác nào biết khẩu B này là loại gì không ạ?

(http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?pXUgNfYKzaBFqwgNrU781wyxTG6AHDioV9UOK7fDn9ymQVSi16hLRHy16kOdzQrc72LNi6b3VtaJ93423Fefdq0xeo@0j6qktfMlcho2uxs/va004741.jpg)

Khẩu này là RPG-2N bắn đêm thủ trưởng ơi. Khẩu này được trang bị từ năm 1957 và còn thiếu bộ kính ngắm hồng ngoại chủ động NSP-2 và khối pin nguồn.

(http://russianguns.ru/wp-content/uploads/2009/09/rpg004.jpg)
(http://ptyr.narod.ru/rpg/1-3.jpg)

Năm 1973 đơn vị tôi cũng được trang bị 1 khẩu như thế này thân súng có hàng chữ Nga. Loại này chúng tôi gọi là B40 Liên-xô để phân biệt loại của TQ và VN (Giải phóng). Miệng phụt lửa của loại này loe ra nên khi dựng súng giống như B41.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Tám, 2012, 12:12:30 am
Trên bảng có ghi cụ thể không hả chiangshan?


Ảnh này của vogiaoduc.net, theo chú thích nó viết là "pháo 105-119 của Liên Xô". Lúc nào có thời gian em sẽ trực tiếp kiểm tra lại ký hiệu trên pháo.


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Tám, 2012, 12:36:21 am
Cám ơn bác huyphongssi. Nhân thể nhờ bác xem hộ RPG-2 chính hãng có chủng đạn nào hình dạng như thế này không?

(http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfetch.exe?bdYgzQm4ArtIIBxr7voeJNIN6FzLa6wKC9EnXp3vl7XPG5rhdwWeSrgrzWoEsbON7RPsOHZlfdPPNauKwvUgCYfIrisml@KmoMuMql19sO4/va002826.jpg)

RPG-2 chính hãng đây:

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/UZQQc.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Thai Yen Binh trong 06 Tháng Giêng, 2013, 10:40:15 am
Các bác có ai biết về loại này không ạ? Em thấy một số tài liệu ghi là chống tăng B62 nhưng lại không có gì xác nhận. Cái này ngày trước đơn vị có một ống phóng. Sổ sách quản lý cũng ghi là ống phóng B62. Có bác nào từng sử dụng loại này chưa thì giải thích giúp em nhé. Cảm ơn các bác.
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: anmig21 trong 02 Tháng Bảy, 2013, 02:57:55 pm
Xem kỹ lại thì rất có thể là khẩu Canon de 75 Modèle 1897 (http://fr.wikipedia.org/wiki/Canon_de_75_Mod%C3%A8le_1897) do Pháp sản xuất. Khẩu này nguyên bản là field gun, trong WW1 mấy anh Phú mang lắp lên bệ xoay, thế là thành cao xạ.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/96/MWP_wz_1897_Schneider_75_mm_gun.JPG)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/89/Model1897_75mm_gun_1.jpg/800px-Model1897_75mm_gun_1.jpg)

Phiên bản cao xạ:
(http://img241.imageshack.us/img241/9316/i6mcjmyz4.jpg)

(http://img147.imageshack.us/img147/129/a774ww3.jpg)

Nòng pháo tương tự đang được giữ ở BT cách mạng (HN):

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1873.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1874.jpg)
Có 2 khẩu này đặt trên bệ ở bến bạch đằng tphcm đấy các bác ạ


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Lancelot trong 05 Tháng Bảy, 2013, 09:10:38 am
điều này có lẽ ghi vào mục hỏi đáp của box đánh Pháp. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nó thuộc về chủ đề vũ khí. Cuối cùng em quyết định post vào đây.


1/ Mấy bác có thể cho em biết, trong thời đánh Pháp thì lính Pháp/ Ngụy thường được trang bị bao nhiêu đạn khi bắt đầu một cuộc hành quân không?

2/ Thường thì chiến thuật bổ sung súng đạn bằng cách giết giặc và tịch thu súng thì có đem lại nguồn súng đạn dồi dào không. Đặc biệt là đạn, vì thường sau một trận bắn nhau như thế, giả sử ta thắng và thu được súng thì số đạn mà những tên địch chết còn để lại chưa kịp bắn nó có nhiều không, hay là cũng gần hết rồi? ( em hỏi trong trường hợp hai bên bắn nhau dữ dội, còn chuyện phục kích giết nhanh khi quân địch trở tay không kịp thì không nói).


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Thai Yen Binh trong 27 Tháng Tám, 2013, 08:31:16 pm
Hôm nay sưu tầm được hai quả đạn, sếp bảo cắt bổ làm đạn học tập nhưng mình không rõ lắm về loại này nên không dám. Tiếc là không có tài liệu nào cả


Tiêu đề: Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Gửi bởi: Lancelot trong 17 Tháng Chín, 2013, 03:22:02 pm
mấy bác ơi. Bạn em tính vẽ 1 truyện ngắn về đề tài biệt động quân của ta. Bạn ấy định vẽ 1 cảnh lính biệt động ta dùng súng trường bắn tỉa sĩ quan địch. Nhưng bạn ấy có thắc mắc là không rõ thời ấy trong số súng Liên Xô, TQ, Pháp, Mỹ, có loại súng trường nào có thể tháo ráp bỏ vào vali hay không?

Cá nhân em thì hoàn toàn chưa nghe chuyện tháo ráp mấy cây Mosin, SKS ra bỏ vào vali rồi đem đến chỗ khác ráp lại sử dụng bao giờ. Nghe hắn nói tự dưng em cũng thắc mắc điểm này. Không biết quân ta có từng làm thao tác này hay không? Nếu có thì ta thường chọn loại súng trường nào?