Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:27:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 722151 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #170 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2008, 07:57:59 pm »

ổ đạn của Lebel chỉ có 3 viên thôi chứ bác

Chỗ đấy lười nên đi tra wiki Grin Tuy nhiên tôi xem lại vài chỗ thì thấy nói ổ đạn của Lebel có 8 viên.
http://gunsworld.com/french/bert_leb/lebel_data_us.html
http://forum.axishistory.com/viewtopic.php?t=90020
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #171 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2008, 09:05:33 pm »

Cheesy, em nhầm, mỗi kẹp đạn có 3 viên, còn ổ đạn của nó có thể chứa nhiều hơn. Lebel ko chri chứa đạn trong ổ mà còn chứa trong một cái ống đặt ở dưới nòng, nằm trong phần ốp gỗ, chắc đây là nguyên nhân mà Lebel có loại ổ đạn 8 viên và ổ đạn 10 viên
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #172 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2008, 09:55:33 pm »

II. VŨ KHÍ CỘNG ĐỒNG

1. Đại liên

a) Đại liên Hotchkiss M1914 (Pháp)



Cỡ đạn : 8x50mm/11x59mm
Dài : 1390mm
Nặng : 24,4kg
Băng đạn 24 viên hoặc dây đạn 250 viên

Đại liên Hotchkiss kiểu 1914 (M1914) là phiên bản sau cùng trong loạt súng đại liên do công ty Hotchkiss phát triển từ 1897-1914. M1914 là đại liên tiêu chuẩn của quân đội Pháp trong CTTG 1 và 2, sử dụng 2 cỡ đạn 8x50mm Lebel và 11x59mm Gras (cho lính thuộc địa). Một số phiên bản khác cũng được các nước Mỹ, Nhật.... sản xuất và sử dụng.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp tiếp tục dùng đại liên M1914 trong các đồn bốt phòng ngự hoặc gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền.... Một số đã được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


b) Đại liên Reibel M1931 (Pháp)



Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1030mm
Nặng : 10,8kg
Băng đạn : 150 viên

Đại liên Reibel kiểu 1931 là đại liên gắn trên xe cơ giới của Pháp và cũng được dùng trong cả phòng ngự. QĐNDVN cũng sử dụng một số đại liên Reibel, chủ yếu tháo gỡ từ các xe địch bị tiêu diệt.


c) Đại liên Hotchkiss 13,2mm/Kiểu 93 (Pháp/Nhật)



Cỡ đạn : 13,2x96mm
Dài : 1670mm
Nặng : 37,5kg riêng súng
Băng đạn : 30 viên

Đại liên Hotchkiss 13,2mm do công ty Hotchkiss thiết kế và sản xuất từ cuối thập niên 20, được quân đội Pháp sử dụng trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trong lô cốt, trên xe cơ giới, tàu hải quân.... Nhật sản xuất mẫu súng này với tên gọi Kiểu 93.

Đại liên 13,2mm là đại liên có cỡ nòng lớn nhất trên chiến trường Đông Dương. QĐNDVN tịch thu một số súng 13,2mm từ quân đội Pháp, Nhật và sử dụng chúng cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Đại liên Kiểu 24 (TQ)



Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : ?
Nặng : 62kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Kiểu 24 do TQ-QDĐ sản xuất dựa trên mẫu đại liên MG08 Maxim của quân đội Đức trong CTTG 1. Kiểu 24 là đại liên tiêu chuẩn của quân đội TQ-QDĐ trong CT Trung-Nhật, CTTG 2 và nội chiến TQ.

QĐNDVN sử dụng khá nhiều đại liên Kiểu 24 với tên gọi "Maxim", có được nhờ mua hoặc lấy của quân TQ-QDĐ và được TQ-CS viện trợ năm 1950.


f) Đại liên Maxim M1910 (Nga/LX)



Cỡ đạn: 7,62x54mm
Dài: 1067mm
Nặng: 64,3kg
Dây đạn: 250 viên

Đại liên Maxim kiểu 1910 dựa trên mẫu đại liên MG08 của Đức, được thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1910-1945, là 1 trong những đại liên chủ lực trang bị cho quân đội Nga (và sau đó là Hồng quân LX) cũng như quân đội một số nước CS, sử dụng trong CTTG 1 và 2, nội chiến Nga, nội chiến TQ, chiến tranh Triều Tiên...

Năm 1950, một số đại liên Maxim M1910 được TQ-CS viện trợ trang bị cho QĐNDVN.


g) Đại liên DShK M1938 (LX)



Cỡ đạn : 12,7x109mm
Dài : 1625mm
Nặng : 34kg riêng súng
Băng đạn : 50 viên

Đại liên Degtyarov - Shpagin kiểu 1938 (DShK M1938) do Shpagin phát triển dựa trên mẫu đại liên DK của Degtyarov, được chấp nhận đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1938. DShK được quân đội LX sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền....

Năm 1950, đại liên DShk phiên bản phòng không được TQ viện trợ cho VN và trở thành hoả lực phòng không chính trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập QĐNDVN.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2008, 10:30:00 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #173 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2008, 03:48:09 pm »

h) Đại liên Lewis (Mỹ/Anh)



Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 965mm
Nặng : 12,7kg
Băng đạn : 47 viên

Đại liên Lewis do I.N Lewis thiết kế năm 1911 nhưng không được quân đội Mỹ chấp nhận đưa vào biên chế. Đến năm 1913 Bỉ chấp nhận sử dụng Lewis. Năm 1914 nhà máy vũ khí Birmingham mua bản quyền sản xuất hàng loạt súng Lewis để trang bị cho quân đội Anh. Đại liên Lewis được Anh sử dụng rộng rãi trong CTTG 1 và 2 với các phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, máy bay....

QĐNDVN sử dụng một số đại liên Lewis (chủ yếu là ở Nam Bộ) lấy được từ quân Pháp (do Anh trang bị).


i) Đại liên Browning M1917 (Mỹ)



Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : ?
Nặng : 47kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Browning kiểu 1917 do J.M Browning thiết kế và phát triển từ 1901, năm 1917 được quân đội Mỹ chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt. Đại liên M1917 đã được Mỹ sử dụng trong CTTG 1 và 2, CT Triều Tiên....

QĐNDVN cũng sử dụng một số đại liên Browning M1917 thu được từ quân Pháp (do Mỹ trang bị).


j) Đại liên Browning M1919 (Mỹ)



Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1219-1346mm
Nặng : 14kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Browning kiểu 1919 do J.M Browning thiết kế năm 1919, được sản xuất hàng loạt và trở thành 1 trong những đại liên chính trong biên chế quân đội Mỹ với nhiều phiên bản. Đại liên M1919 được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 và CT Triều Tiên.

Đại liên Browning M1919 được Mỹ trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay.... Một số lớn đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.


k) Đại liên Browning M2 (Mỹ)



Cỡ đạn : .50 (12,7x99mm)
Dài : 1650m
Nặng : 38+20kg
Dây đạn : 110 viên

Đại liên Browning M2 do J.M Browning thiết kế năm 1918 và được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 1923, được cải tiến nhiều lần và sản xuất hàng loạt, trở thành đại liên tiêu chuẩn của quân đội Mỹ với nhiều phiên bản.

Đại liên Browning M2 được Mỹ trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương với các phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay..... rất nhiều khẩu đã nhanh chóng rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.


k) Đại liên Vickers (Anh)



Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 1100mm
Nặng : 18,1+22kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Vickers do công ty Vickers thiết kế và sản xuất năm 1912 dựa trên khẩu đại liên Maxim của Mỹ. Đại liên Vickers là đại liên chính của quân đội Anh trong CTTG1 và 2, CT Triều Tiên.... với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay....

Đại liên Vickers được Anh trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương, một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


l) Đại liên Kiểu 3/Kiểu 92 (Nhật)



Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 1198/1156mm
Nặng : 55/55,3kg
Băng đạn : 30 viên

Đại liên Kiểu 3 do Kijiro Nambu thiết kế năm 1914 dựa trên đại liên Hotchkiss M1914 của Pháp. Năm 1932 có thêm phiên bản Kiểu 92 dùng đạn 7,7x58mm được đưa vào biên chế chính thức của quân đội Nhật, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN lấy được một số đại liên từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.
 
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2008, 10:20:35 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #174 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 05:01:50 pm »

2. Súng chống tăng

a) Súng chống tăng PIAT (Anh)



Dài : 990mm
Nặng : 14,4+1,25kg
Tầm bắn tối đa : 320m
Tầm bắn hiệu quả : 100m
Sức xuyên thép : 102mm ở góc 90o

Súng chống tăng PIAT (Projector, Infantry, Anti Tank) do M.R Jefferis thiết kế năm 1941 và trở thành súng chống tăng chính của bộ binh Anh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ đầu cũng sử dụng súng PIAT do Anh trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka (Mỹ)



Cỡ nòng : 60mm
Dài : 1370mm
Nặng : 6,8+1,59kg
Tầm bắn tối đa : 365m
Tầm bắn hiệu quả : 135m
Sức xuyên thép : 100mm

Súng phóng hoả tiễn Bazooka M1 sử dụng đầu đạn lõm chống tăng, là súng chống tăng chủ lực của bộ binh Mỹ trong CTTG 2, được đưa vào biên chế và tham chiến cuối năm 1942.

Năm 1945 QĐNDVN được OSS cung cấp những khẩu Bazooka M1 đầu tiên, nhưng số lượng sử dụng chủ yếu vẫn là thu được từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị) trong chiến đấu. Quân giới QĐNDVN cũng dựa trên mẫu súng này để sản xuất hàng loạt bazooka 60mm trong thời gian 1946-1950.


c) Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka (Mỹ)



Cỡ nòng : 89mm
Dài : 1524mm
Nặng : 6,4+4kg
Tầm bắn tối đa : 800m
Tầm bắn hiệu quả : 150m
Sức xuyên thép : 200mm

Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka chế tạo sau CTTG 2 sau khi quân đội Mỹ quan sát hiệu quả của súng chống tăng Panzerschreck 88mm của Đức (chế tạo dựa trên M1 Bazooka). M20 Super Bazooka được đưa vào biên chế quân đội Mỹ và tham chiến trong CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng một số M20 Super Bazooka với tên gọi "ba-dô-ca 90 ly", một số là chiến lợi phẩm từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị), một số do TQ viện trợ (QGP TQ thu của quân đội Mỹ trong CT Triều Tiên).


d) Súng phóng hoả tiễn Bazooka 60mm và 75mm (VN)



Súng Bazooka do quân giới VN sản xuất gồm 2 kiểu :

Bazooka 60mm, dựa trên mẫu súng M1 Bazooka của Mỹ, là loại được QĐNDVN sử dụng phổ biến nhất và được các công binh xưởng ở cả 3 miền sản xuất. Bazooka 60mm VN được sử dụng lần đầu tiên trong trận Chùa Trầm (Hà Đông) ngày 3/3/1947.

Bazooka 75mm, cũng dựa trên mẫu M1 Bazooka (Mỹ) và Bazooka 60mm (VN) nhưng chế tạo với thông số khác (lí do chủ yếu là do nguyên vật liệu). Súng được quân giới khu 3 và quân giới Nam Bộ chế tạo độc lập.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #175 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 05:43:34 pm »

e) Súng không giật SKZ (VN)



Ảnh của bác rongcoithit

Cỡ nòng : 60/120mm
Dài (SKZ 60) : 1280-1300mm
Nặng : 26+9kg

Súng không giật SKZ được Nha nghiên cứu kỹ thuật, Cục quân giới nghiên cứu phát triển từ năm 1947, chế tạo và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1949. Loạt đầu tiên sản xuất SKZ 60mm, được sử dụng lần đầu trong trận Phố Lu (Lào Cai) ngày 8/2/1950. SKZ còn được nghiên cứu chế tạo với nhiều cỡ nòng khác như 51mm, 81mm, 120mm, 175mm nhưng phổ biến nhất là 2 cỡ nòng 60mm và 120mm.

SKZ được trang bị rộng rãi cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở chiến trường Bắc Bộ giai đoạn 1950-1951, để chống phương tiện cơ giới và công sự (là chính) của địch. Các đơn vị chủ lực sau đó dần được thay thế SKZ bằng ĐKZ M18 57mm (Mỹ). SKZ cũng được chế tạo và sử dụng ở chiến trường khu 5 và Nam Bộ nhưng chỉ với quy mô rất hạn chế.


f) Súng không giật SS (VN)



Ảnh của bác rongcoithit

Súng không giật SS do quân giới Nam Bộ nghiên cứu chế tạo từ năm 1949, tham khảo thiết kế SKZ và đi vào sản xuất từ năm 1950. SS được chế tạo với khá nhiều phiên bản gồm 2 nhóm :

Nhóm đánh tàu và tháp canh : SSA-66, SSB-73, SSB-81, SSB-88.

Nhóm đánh xe cơ giới : SSAT-32, SSAT-50.

Súng SS được sản xuất hàng loạt trang bị cho các đơn vị QĐNDVN ở Nam Bộ và được sử dụng chống xe cơ giới, tàu thuyền, công sự... của quân đội Pháp rất hiệu quả.


g) Súng không giật M18 57mm (Mỹ)



Cỡ nòng : 57mm
Dài : ~1500mm
Nặng : 20+2,5kg
Tầm bắn : 4000m

Súng không giật M18 57mm được quân đội Mỹ sử dụng trong giai đoạn cuối CTTG 2 và trong CT Triều Tiên. M18 cũng được trang bị rộng rãi cho các đơn vị quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương.

Trong giai đoạn sau của KCCP, M18 được trang bị cho các đại đội trợ chiến của tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh chủ lực của QĐNDVN với tên gọi "ĐKZ (Đại bác không giật) 57 ly". Một số thu được từ quân Pháp nhưng chủ yếu do TQ viện trợ.


h) Súng không giật M20 75mm (Mỹ)



Cỡ nòng : 75mm
Dài : 2083mm
Nặng : 51,5+10kg
Tầm bắn : 6000m

Súng không giật M20 75mm được quân đội Mỹ sử dụng trong CT Triều Tiên và trang bị cho một số đơn vị Pháp trên chiến trường Đông Dương (chủ yếu là lính dù).

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ M20 75mm và chỉ giới hạn trang bị trong một số đơn vị (như đại đoàn 308).
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2008, 10:50:11 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #176 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 05:53:35 pm »

Hình như chú chiangshan liệt kê thiếu khẩu Maxim kiểu SPM/M1910 nguyên gốc của Nga thì phải! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #177 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 06:48:32 pm »

Hình như chú chiangshan liệt kê thiếu khẩu Maxim kiểu SPM/M1910 nguyên gốc của Nga thì phải! Grin

Em nghĩ là không có khẩu Maxim Nga. Vì súng bộ binh TQ viện trợ mình lúc đấy đa số là tận dụng đồ của Tàu Tưởng theo chuẩn Đức hoặc Mỹ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #178 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 06:53:43 pm »

À, cũng có thể! Nhưng trong nội chiến Quốc-Cộng bên TQ, phía Bát Lộ Quân cũng  như phía Tưởng đều được nhận kha khá đồ viện trợ của LX đấy! Và khó có thể nói một cách chắc chắn nó có "lạc" sang VN hay không!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #179 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2008, 06:08:36 pm »

3. Súng cối và phóng bom

a) Súng cối 50,8mm kiểu 1937 Brandt (Pháp/VN)



Dài : 415mm
Nặng : 3,65+0,435kg
Tầm bắn : 700m
Tốc độ bắn : 20-25 phát/phút

Súng cối 50,8mm M1937 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, thường trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.
 

b) Súng cối 60mm kiểu 1935 Brandt (Pháp/VN)



Dài : 725mm
Nặng : 19,7+1,33kg
Tầm bắn : 100-1000m
Tốc độ bắn : 20-25 phát/phút

Súng cối 60mm M1935 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, thường trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.


c) Súng cối 81mm kiểu 1927/31 Brandt (Pháp/VN)



Dài : 1265mm
Nặng : 58,5kg; đạn 3,31kg (HE M1924), 6,845kg (HE M1935)
Tốc độ bắn : 20 phát/phút
Tầm bắn : 2850m (HE M1924), 1200m (HE M1935)

Súng cối 81mm M1927/31 Brandt là súng cối trang bị cho cấp tiểu đoàn của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.


d) Súng cối 120mm kiểu 1945 Brandt (Pháp/VN)

Súng cối 120mm được trang bị cho cấp trung đoàn của Pháp, ở Đông Dương thường biên chế trong các đại đội cối hạng nặng độc lập (như đại đội cối hạng nặng lê dương số 1 ở ĐBP).

QĐNDVN sử dụng một số súng cối loại này do thu của Pháp và tự chế, trang bị trong các đại đội pháo binh độc lập.


e) Súng cối 60mm kiểu M2 (Mỹ/VN)



Dài : 726,44mm
Nặng : 18,9+1,67kg
Tầm bắn : 1800m
Tốc độ bắn : 18 phát/phút

Súng cối 60mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp đại đội, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng cối M2 thu của Pháp (được Mỹ trang bị) và tự sản xuất, trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.


f) Súng cối 81mm kiểu M1 (Mỹ/VN)



Dài : 1263,4mm
Nặng : 61,7kg, đạn 3,08-6,81kg
Tầm bắn : 1200-3000m
Tốc độ bắn : 18 phát/phút

Súng cối 81mm kiểu M1 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp tiểu đoàn, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng cối M1 thu của Pháp (được Mỹ trang bị) và tự sản xuất, trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.


g) Súng cối 106,7mm kiểu M2 (Mỹ)



Dài : 1219,2mm
Nặng : 151,2+11,35kg
Tầm bắn : 500-4000m

Súng cối 106,7mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp trung đoàn, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên. Ở Đông Dương, cối M2 do Mỹ cung cấp cho Pháp thường được trang bị trong các đại đội cối hạng nặng độc lập.

QĐNDVN sử dụng một số súng cối M2 thu của Pháp (do Mỹ trang bị) nhưng số lượng không nhiều.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2008, 10:30:41 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM