Trong kho vũ khí của LX còn có khẩu súng trường Tokarev
M38 Tokarev Semi-Automatic Rifle
Calibre : 7,62mm
System of Operation : Gas.Semi-Automatic
Length:48,1 inches
Barrel length : 25 inches
Sights Front : hooded post
Sights Rear : Tangent
Weight : 8,70 pounds
Magazine Capacity : 10 rounds
Rate of Fire: 25 Round per minute
Loại này hình như không xuất hiện tại chiến trường VN phải không huyphúc1981?Xem tin thế giới thấy ở Kosovo có một vài anh chàng được trang bị loại này
Nói đến Fedor Vasilievich Tokarev thì ở Vịt thường nhắc nhiều đến súng ngắn. Mặc dù vậy, trước thế chiến 2 ông có 3 khẩu súng trường hạng nặng rất tốt, nó không phổ biến vì quá tốt. 3 kiểu đó là M1930, M1938 và M1940. Tớ không biết về M1930 Tokarev, đời 1938 và 1940 cũng không biết nhiều về cấu tạo.
2 Khẩu M1938 và M1940 rất gống nhau, hơi khác ở cấu tạo thân gỗ. Tuy nhiên, người ta thường goi chũng là SVT và SVT40 chứ không phải là M1938 Tokarev. Súng dùng đạn súng trường hạng nặng 7,62x54R của Mosin, cũng chọn chế độ bắn phát một và liên thanh.
Súng dùng ở Vịt thế nào thì đành phải hỏi đại ca Đoành thôi, tớ chịu. Hồi đọc các truyện ngắn về bắn tỉa, toàn thấy CKC(SKS).
Tuy nhiên, khác với các súng trường tấn công, SVT hoàn thiện tính năng chiến đấu đối kháng (như súng trường chiến đấu) và bắn tỉa. Nó ít hơn các súng khác vì giá cao, rất khó bắn (tất nhiên là trẻ con cũng ngắm bắn kéo cò được, nhưng rất khó tuyển học viên bắn tỉa, thường nữ đông hơn nam). Nó thiên về bắn phát một hơn là liên thanh. Bắn được liên thanh, nhưng chỉ 2 băng kéo liên thanh liền là giảm độ chính xác, bắn 50 viên liên thanh là nòng hỏng. Động năng đầu đạn rất lớn, nòng dài 650mm, động năng đầu đạn (840m/s-2756ft/s) lớn hơn các phiên bản Mosin kiểu 1938 và 1944 (các phiên bản Cạc bin của Mosin K44 và K38 có sơ tốc 808m/s, còn phiên bản súng trường hạng nặng Mosin nguyên thủy 860m/s, chỉ hơn SVT một chút, phiên bản Long Kỵ Binh sau này đo được sơ tốc 855m/s). Súng đã có đầu nòng giảm giật. Với tốc độ bắn phát một, nòng súng rất ổn định, dầy, bền. Tốc độ bắn cao hơn Mosin khi bắn phát một, đạt 20-25 phát/phút dĩ nhiên là như vậy, cũng tất nhiên khi bắn tỉa thì không tính tốc độ bắn rồi. Súng nhẹ hơn Mosin, với khối lượng như vậy, súng gọn nhẹ vào hàng nhất trong các súng liên thanh bắn đạn đạt động năng cỡ súng trường hạng nặng.
Chiến tranh đầu tiên mà SVT tham gia là chiến tranh Phần Lan. Ở đây, nó bộc lộ nhược điểm dễ tắc khi nhiệt độ thấp. SVT-1940 và những súng 1938 sau đó đã khắc phục. Có khoảng 50 ngàn khẩu SVT chuyên bắn tỉa trong số 1 triệu khẩu được sản xuất trước khi chiến tranh kết thúc. Súng là đời sau của Mosin, nhưng nó chưa kịp phổ biến thì đã xuất hiện súng trường tấn công, nên thời của nó quá ngắn. Tổng số có đến gần 6 triệu khẩu đã được sản xuất.
Không riêng gì Hồng Quân, Đức phát xít và Phần Lan cực khoái khẩu này. Sau chiến tranh, nhiều súng sản xuất ở phương Tây cũng khoái nhái những đặc điểm của nó. Trước khi có các súng bắn tỉa được gia công đặc biệt thoài hiện đại, thì đây xứng đáng là khẩu bắn tỉa tốt nhất quả đất.
Đó là một vài ý tớ về khả năng sử dụng. Tớ không biết nhiều về những khẩu này, đặc biệt mù tịt về kiểu 1930. đây có một số tham khảo, post ảnh lên coi cho đã.
http://www.tokarev.net/http://www.mosinnagant.net/USSR/SVTsection.asphttp://world.guns.ru/rifle/rfl06-e.htm
So sánh với thế giới.
Phương Tây trừ Đức ra thì chưa có khái niệm về súng trường tấn công hay súng trường chiến đấu bắn được liên thanh. Các khẩu selective fire của Phương Tây vẫn chủ yếu có cỡ cân nặng tương đương trung liên (8-10 cân), không thể sử dụng như khẩu súng trường.
Đức có khẩu FG-42. Khẩu này được thiết kế với ý tưởng bán đầu như là khẩu trung liên cho lính dù, cân nặng hơn 4,5 cân (kiểu 1) và 5 cân (kiểu 2). Súng bắn liên thanh tốt hơn SVT. Nhưng các yêu cầu về ổn định và giá thành vẫn không đạt được, chỉ có 6-7 ngàn khẩu được sản xuất, con số quá nhỏ bé so với SVT.
Trong chiến tranh, Đức nhận thấy tầm quan trọng của súng trường hạng nặng tự động, súng trường tấn công. Họ chế ra những khẩu súng trường tự động cỡ hơn 4kg. Như Gewehr 41, Gewehr 43. Nhưng những súng này không đạt tính năng như SVT (ví dụ, sơ tốc đầu đạn chỉ đạt 775m/s), không có khả năng bắn liên thanh. (những súng này xếp vào loại cạc bin hoặc giữa súng trường và cạc bin, không như SVT là súng trường chiến đấu hạng nặng, hạng ở đây chỉ sơ tốc đầu đạn, còn khối lượng và lực giật SVT vẫn hạ hơn). Số lượng sản xuất cũng cho thấy các G-41 và G-43 khó làm hơn, có cỡ nửa triệu các khẩu đó đã làm trong chiến tranh. Ngoài mặt trận thì lính Đức vớ được SVT quý như vàng.
Nhưng nếu không có G-41, G-43 thì Đức chỉ có các súng trường cổ lỗ kiểu 189x (tương đương thời Mosin, ví dụ Gewehr 1898 và cạc bin của nó K98). Người Đức cũng như phương Tây quá đề cao súng ngắn bắn nhanh (MP), điều đó làm họ quá thiếu trang bị những súng này, và không kịp bù đắp khi hiểu ra điều đó.
Cũng cần so với súng Mỹ cái

M1918 Browning Automatic Rifle nặng 8,8kg. Sau này, súng được cải tiến tăng độ bền nòng giảm khối lượng 7,2kg và trở thành trung liên, không còn là súng trường nữa.
Springfield thai nghén M1 Garand cùng thời với Fedorov, nhưng mãi đến năm 1936, súng qua nhiều lần cải tiến mới được chấp nhận. Sơ tốc đầu đạn cũng ngang SVT. Sũng cũng nặng hơn 4kg, chỉ hơn SVT chút. Súng đã có khóa nòng xoay nhưng vẫn dùng băng đạn cổ.
Năm 1942, Mỹ cũng chấp nhận trang bị M1 carbine. Súng này rất hiện đại, gọn nhẹ. Kiểu M2 cải tiến từ M1 năm 1944 đã có chọn chế độ bắn. Nhược điểm của những súng này là động năng đầu đạn quá thấp (tốc độ đầu đạn 600m/s), chúng dùng đạn súng ngắn 7,62x33mm. Điều này không đạt tính năng của một súng trường.
Như vậy, trước năm 1936 Mỹ thiếu Fedorov và từ sau thế chiến 2 đến khoảng 1970, thiếu hẳn súng trường như AK. Chỉ sau này, khi M16 có selective fire thì Mỹ mới thật sự có súng trường tấn công.
M1 Garand vẫn dùng kẹp đạn cổ lỗ kiểu thế kỷ 19.
