Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:47:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến sĩ trinh sát  (Đọc 7530 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2021, 07:43:35 am »

Sáng ngày 3 tháng 3 năm 1971, khi mọi người đang ngủ. Địch lại nã lên điểm cao 723. Pháo nổ liên hồi quãng 20 phút, tiếp đó là tiếng rít của máy bay địch bổ nhào và tiếng hú của bom rơi, rồi những tiếng nổ rung chuyển đất đá, cây cối gãy đổ ào ào. Ngày còn đi học cấp II, năm 1966, máy bay Mỹ thả bom vào xã, nằm ngoài cánh đồng lúa, nhìn thấy rõ những trái bom từ bụng máy bay rơi ra lao vun vút xuống mặt đất, tiếng hú và tiếng nổ của bom trong trận ấy tôi đã được tận mắt chứng kiến, thấy sức công phá của nó. Nay ngồi trong hầm nhưng tôi cũng nhận được tiếng kêu của tử thần, bom địch giội xuống đỉnh đầu. Như anh Phải nói thì đây là công tác "dọn bãi". Chúng sẽ đổ xuống sau khi dọn bãi xong. Tiếng nổ chát chúa tứ phía của bom đạn, đạn rốc-két, tiếng va chạm của đất đá tung lên và cây cối đổ tạo nên một thứ âm thanh hổ lốn. Dần dần, không phân biệt được gì, chỉ thấy ù ù. Bỗng nhiên tôi thấy bị nhấc bổng lên rồi rơi xuồng nền đá. Khi đang quờ quạng để chui ra khỏi đống tre gỗ lẫn đất đá thì có tiếng anh Phải:

- Chiến ơi! Chiến ơi! - Tiếng anh gọi nhỏ tý y như nói thầm.

Chưa kịp trả lời thì anh Phải đã kéo tôi ra. Anh lầu bầu:

- Hầm bị trúng bom! Không chết... bị thương nhẹ, may rồi. Sang hầm tao, tao băng cho.

Khi đang băng cho tôi, vết thương phần mềm ở bụng, anh Tý chạy vào nói gì với anh Phải, tôi nghe không được. Hai anh trao đổi một lúc, sau đó anh Phải nói với tôi là phải rút khỏi đài. Lúc này trên bầu trời điểm cao 723 chỉ còn tiếng máy bay trực thăng phành phạch, quần đảo, liên tục phóng xuống hàng loạt rốc-két, loại đạn bắn phụt khói về phía sau, tiếng nổ không đanh nhưng rất uy hiếp.


Chúng cứ vòng đi, vòng lại phóng rốc-két, bắn M79 và trọng liên xuống chốt của anh em Tiểu đoàn 15. Trận chiến đấu giữa trực thăng địch và chiến sĩ chốt Tiểu đoàn 15 đã bắt đầu. Anh Phải nói: Ta phải rút nhanh, chỉ lúc nữa chúng đổ quân xuống sẽ không thể đi được. Tôi không biết gì nêu ý kiến thắc mắc: Sao không ở lại đánh nhau như anh em Tiểu đoàn 15. Anh Phải nói rất kiên quyết không hề có ý định giải thích: Chúng ta không có nhiệm vụ giữ chốt.


Chúng tôi thu dọn hành lý. Anh Tý vai đeo máy K-63, tay cầm khẩu AK đi trước. Anh Phải dẫn tôi theo sau. Anh mang hai khẩu súng và đeo trên lưng cái gùi nhỏ nhét tất cả mọi thứ vào đó. Khi ra khỏi hang đá, tôi mới thấy sức phá hoại ghê gớm của bom đạn. Những cây cổ thụ bị trúng bom bật gốc, bị mảnh văng gãy gục hoặc bị xé tước ra. Cây cối đổ ngổn ngang, khói bụi đen kịt, trông cảnh đầy chết chóc tang thương. Nhìn sang khu vực đài, những đoạn hào chưa hoàn chỉnh còn nông choèn, những căn hầm chiến đấu làm vội đơn sơ, ngại cho anh em mình quá. Tôi cứ ngoái nhìn lại khi thấy máy bay địch không bắn nữa và có nhiều chiếc trực thăng bay đến điểm cao hơn. Anh Phải kéo tôi đi khẽ nói: "Nó đổ quân đấy".


Chúng tôi nhìn thấy những chiếc UH1A, UH1C chở quân bắt đầu xuống điểm cao, khi chiếc máy bay còn cách đất dưới hai mét thì những tên lính quần áo bó chẽn tay người, đầu đội mũ sắt nhảy ào xuống. Chúng nhanh chóng lợi dụng vật che đỡ nổ súng từng loạt về phía trước không tiếc đạn. Những trực thăng đã trút hết quân vội vã bốc lên bay thẳng về phía đông. Tiểu đoàn 15 chiến đấu ngoan cường, đã bắn vài chiếc trực thăng bốc cháy. Một số tên địch bị tiêu diệt, lực lượng ta bị thương vong khá lớn ngay từ khi địch dùng hỏa lực "dọn bãi". Cuộc chiến đấu không cân sức, những tên lính mũ sắt thuộc trung đoàn 1 - sư đoàn 1 ngụy đã chiếm được nhiều đoạn hào ở nhiều vị trí trên trận địa...


Quãng 9 giờ 30, anh Phải hướng dẫn tôi cách tránh máy bay địch để không bị phát hiện. Những chiếc "tầu gầy" lúc này mở rộng vòng bay ra xa cao điểm 723 hơn. Trên trời lúc nào cũng có hai chiếc vòng lượn. Chúng bắn rốc-két và đại liên xuống bất kỳ chỗ nào nghi ngờ. Chúng tôi đi xuống yên ngựa phía tây để sang điểm cao 748. Đến một bãi đá trống trải, lúc anh Tý đang vượt đến giữa bãi thì một chiếc "tầu gầy" từ phía điểm cao 723 lao đến. Anh Phải kéo tôi nấp vào hòn đá ở bìa rừng rồi thét lớn: "Nằm xuống... Tý... Nằm xuống...". Tiếng anh chìm đi trong tiếng nổ toang toác của súng máy và hai phát rốc-két từ "tầu gầy" bắn xuống. Những chớp lửa và đất đá tung lên phía sau anh Tý. Anh Tý đã chạy vào trong rừng trước khi loạt đạn thứ hai bắn xuống, chiếc trực thăng mất mục tiêu đã vòng về phía điểm cao 723. Anh Phải kéo tôi đi theo hướng anh Tý vừa chạy. Chúng tôi mất liên lạc với anh Tý từ đó.


Hai anh em lang thang trong rừng già hoang vắng. Sự im lặng quá mức sau cái ồn ã inh tai, nhức óc kéo dài làm tôi thấy cô đơn, lẻ loi quá giữa cái mênh mông tĩnh lặng, trong rừng già tôi thấy mình nhỏ bé yếu đuối kỳ lạ. Ngồi đã khá lâu, anh Phải mới khẽ hỏi "Có mệt, đói không?".


Đến lúc này tôi mới thấy đau ở bụng, không rõ có mảnh bom, đạn gì trong ổ bụng không... còn người thì thấy rã rời. Nhìn anh Phải nét mặt rất căng thẳng mệt mỏi, không là anh Phải mọi ngày nữa. Tôi có cảm giác mình đang sắp khóc, cảm giác ấy không phải vì sợ hãi mà vì cô đơn quá, thương anh Phải và thương mình, thương anh em D15 không biết họ thế nào? Còn anh Tý chạy đi đâu? Có bị gì không? Tối đó, anh Phải đưa tôi đến một căn hầm kèo có rất nhiều bí đỏ. Đây chắc là nơi đóng quân của một đơn vị nào đó không rõ bộ đội ta hay bạn Lào, có vài cái tip đựng xôi thì có vẻ là chỗ ở của dân Lào. Nơi này không có một ai cả. Anh Phải đi đâu đó nấu cháo. Tối đó tôi ăn một bát cháo, còn anh Phải không thấy ăn uống gì. Anh lại xách súng đi đâu đó, sáng sau khi tỉnh dậy tôi thấy anh Phải ngồi đăm chiêu lúc sau anh nói:

- Tớ đưa cậu đến phẫu của 559. Họ sẽ điều trị cho cậu, khi nào khỏi đơn vị đến đón. Tý lạc mất rồi, tìm mãi không thấy. Không có người, không có máy liên lạc, tớ phải về đơn vị, không lập đài ở điểm cao 748 như dự kiến được, ta đi thôi.


Thường ngày anh Phải vui vẻ là thế, ai cũng nghĩ anh không thể kiên quyết để làm một cái gì, thế mà giờ anh đã già dặn, nghiêm nghị như một người khác. Trên đường đi đến phẫu 559 chúng tôi gặp một người tên là Vĩnh. Vĩnh kể khi chúng tôi hỏi về D15:

- Đến 11 giờ ngày hôm qua (3.3.1971), chốt của ta đã bị địch chiếm.

Anh Phải hỏi:

- Anh em mình thì sao?

- Hầu hết hy sinh và bị thương! - Anh Vĩnh yên lặng một lúc rồi kể tiếp: Trực thăng đổ quân xuồng mỏm phía đông. Những tên ngụy chiếm chiến hào, cùng sự hỗ trở của trực thăng chúng mở rộng phạm vi chiếm giữ. Anh em mình chốt ở đó hy sinh cả. Từ phía đông chúng phát triển sang phía tây nơi bọn mình chốt. Tổ mình có ba người, tớ là lính cũ còn lại hai chiến sĩ mới, khi bọn địch tấn công bọn mình, chúng nó bắn như vãi đạn. Trực thăng vũ trang bay thấp bắn xối xả, hỏa lực nó bắn xuống uy hiếp kinh khủng, bọn tớ đánh không lại. Thằng Tiến cầm khẩu B-40 lóng ngóng không phụt được, bị thằng ngụy trước mặt bắn chết bằng nhiều phát đại liên. Thằng Hùng bị trúng M-79 hy sinh. Còn mình bị trúng một viên đại liên có lẽ quá gần nên đường đạn từ phía trước ra sau hông. Từ hôm qua đến nay vẫn đái ỉa được, chắc không thủng bọng đái. Sau khi bị thương, mình bò xuống sườn phía nam, khu có nhiều hang đá, không còn bộ đội nữa đành ra đây để tìm đến nơi có trạm phẫu...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2021, 07:44:35 am »

Như vậy đến 11 giờ ngày 3 tháng 3 địch đã chiếm được điểm cao 723. Vừa đi vừa nghỉ nên mãi đến 19 giờ chúng tôi mới đến trạm phẫu. Anh Phải làm xong thủ tục nhập viện cho tôi rồi vội vã đi ngay trong đêm ấy. Từ sau bữa tối ngày mùng 2 đến nay tôi chưa thấy anh ấy ăn uống gì.


Đêm đó, những anh em diện trung thương được chuyển về bệnh viện. Trời về khuya, ánh sao yếu ớt nhìn phía trước mờ mịt, xe chạy được cũng tài vì xe không bật đèn. Ngồi trên xe, nhìn ra bên đường thấy hố bom dày đặc. Những gốc cây trơ trọi. Một vài chỗ địch vừa đánh bom xăng và lân tinh cồn cháy sém trên các cành cây. Thỉnh thoảng lại thấy một xác chiếc xe tải bị cháy rụi. 


Dọc đường xe phải tắt máy dừng lại nhiều lần, vì trên trời xuất hiện máy bay C-130. Một anh thương binh có lẽ lính 559 vẻ thông thạo:

- Loại C-130 này có trang bị máy tia hồng ngoại dò nhiệt, khi xe chạy nó phát hiện ra ngay. Khi phát hiện nó bắn viên đạn 40ly chính xác khủng khiếp. Cánh tài nói: "Xin thùng" ngay (bắn trúng thùng xe). Còn súng máy thì kéo hàng tràng dài như bò đái. Lính xe ớn nhất loại C-130 này. Lúc đi lúc đứng như vậy đến sáng chúng tôi cũng đến bệnh viện.


Tôi được đưa vào bàn phẫu để xử lý vết thương. Các bác sĩ nói: "Không có thuốc tê, mê gì đâu, đau đấy, cố chịu nhé". Tôi nằm sấp trên bàn, nghe rõ tiếng nói và tiếng kêu lách cách của các dụng cụ phẫu thuật. Lưỡi kéo nhân ái đưa đẩy cắt các phần mô bị hư, lượn đến đâu biết đến đó, nhói lên tận óc. Mồ hôi vã ra như tắm. Tôi đã cố gắng để không kêu rên "nằm yên như cây chuối" - Mấy cô phụ mổ nói thế. Trường hợp của anh Vĩnh thì cũng được gọi là "cóc tía". Một y tá nói với bạn:

- Anh Vĩnh quân giải phóng, vết thương xuyên từ bụng ra phía sau nhưng cũng may không bị thủng bàng quang, khi rửa vết thương xuyên thấu phải dùng thuốn sắt quấn miếng gạc tẩm cồn vào đầu rồi kéo qua kéo lại, ấy thế mà cũng chẳng buồn xuýt xoa gì.

Hai chúng tôi được liệt vào hạng ưu ái, được chăm sóc tử tế, được quan tâm hơn. Điều trị quãng mười lăm ngày thì anh Vinh được xuất viện về đơn vị tiếp tục công tác. Mọi liên hệ với đơn vị và tin tức về chiến dịch tôi không được biết gì thêm nữa. Một buổi sáng thay băng, bác sĩ bảo tôi: "Vết thương sắp khô rồi, tuần tới có thể ra viện được". Tôi băn khoăn không biết về đơn vị bằng cách nào.


Tôi đang ngồi chơi bên bờ suối thì anh Phải và Phú đến. Anh Phải nói: "Chiến dịch kết thúc ngày 23 tháng 3, ta thắng lớn lắm". Anh chỉ thông báo có vậy rồi giục chúng tôi hành quân. Chúng tôi theo đường dây trần về đơn vị.

Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 6 trung đoàn, 1 lữ đoàn, 13 tiểu đoàn với 21.102 tên địch. Thu và phá gần 1.000 xe quân sự, có 538 xe tăng và xe bọc thép; hơn 100 khẩu pháo, 505 máy bay lên thẳng, 49 tầu xuồng.


Lúc nghỉ giải lao gần một bộ phận chiến sĩ đang cắt cỏ tranh, hỏi chuyện tôi được biết các anh là lính cao xạ 57ly, chủ yếu là dân Hà Nội và Hải Dương. Tôi hỏi những người Hải Dương thì một anh kể rất nhiều tên trong đó anh Tháu, cậu Tiếp. Anh Tháu và Tiếp là anh em họ với tôi. Anh Tháu đi bộ dội từ khi đang học cấp II, năm 1966, đến nay tôi chưa một lần gặp. Trong số anh em đi cùng đợt với anh có nhiều bạn học cấp I, cấp II với tôi, nay ai còn, ai mất? Ngày ở nhà mới biết ba người đã hy sinh đó là: Tuân, Tân và Dung... số còn lại đi vào chiến trường như anh Tháu, suốt từ năm 1968 đến lúc tôi đi bộ đội không ai có tin tức gì về nhà. Anh Phải đã muốn đi rồi. Tôi dặn mấy anh pháo thủ:

- Em ở K300, lúc nào rảnh các anh đến chơi, nói hộ với anh Tháu là thằng Chiến vẫn khỏe.

Sau giải phóng miền Nam anh Tháu mới ra Bắc. Gặp tôi anh nói, hôm đó anh chạy đuổi theo tôi mãi đến bờ sông không thấy mới đành quay lại. Nhiều lần anh đi tìm tôi nhưng cũng không gặp được.

Anh Phải ít nói hẳn đi, anh không nói gì thêm về chiến dịch. Có lẽ anh buồn vì trong chiến dịch này tổ đài do anh chỉ huy đã không hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí Phú nói với tôi điều đó. Phú kể sơ bộ kết quả sinh hoạt đơn vị, đánh giá rút kinh nghiệm chiến dịch:

- Các tổ đài quan sát hầu hết hoàn thành nhiệm vụ. Tổ đồng chí Hòe phục vụ Trung đoàn 1 đánh điểm cao 660 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí Hòe lúc về báo cáo tình hình, một mình gặp địch đang rút chạy, đồng chí đã bình tĩnh lừa địch, làm cho cả toán địch tưởng đã bị bao vây nên bỏ súng xin hàng. Đồng chí Hòe đã lần lượt thu từng khẩu súng của địch, bắt tên nọ trói tên kia sau đó dẫn hơn chục tên địch giao cho Ban chính trị E1 rồi tiếp tục làm nhiệm vụ của mình.

- Còn tổ đài của chúng tôi? - Tôi khẽ hỏi. Phú nói:

- Đồng chí Tý bị thương vào tay, bỏ mất khẩu súng bị kỷ luật cảnh cáo.

- Đồng chí Phải cũng bị cảnh cáo, tuy rằng do khách quan chứ không phải ý chí chủ quan. Ngừng một lúc Phú lại nói: Tuy thế, theo báo cáo của đồng chí Phải, đồng chí Chiến có nêu câu hỏi: "Sao không ở lại chiến đấu?" nên cậu được Chi ủy và chỉ huy đại đội khen ngợi.


Trên đường đi và lúc nghỉ Phú nói với tôi rất nhiều chuyện. Cũng xin nói về anh một chút. Trước anh là chiến sĩ thông tin Tiểu đoàn 17. Tuy đã hơn 20 tuổi rồi nhưng coi còn như trẻ con vì anh thuộc dạng sài đẹn, còi cọc. Mà đúng thôi, khi mới sinh ra chưa đầy một tuổi, ba má anh đã bị chết trong một lần chạy càn ở Quê Sơn. Anh được bà con đùm bọc, nuôi nấng. Dân vùng ấp chiến lược, giáp ranh nghèo túng chỉ ăn khoai, sắn, lấy chất thô cho no bụng, có mấy người to khỏe đâu. Anh là dạng ăn cơm cóp, bú chực thì còi là phải, khổ quá nên anh đi bộ đội sớm lắm, từ năm 1965-1966 gì đó. Ngày anh được gọi là bộ đội còn con nít. Đi theo chỉ vướng chân bộ đội chứ làm được trò trống gì. Theo đơn vị chiến đấu được ít ngày, họ gửi anh vào trường quân chính quân khu. Mãi năm 1968 anh mới được làm chiến sĩ thông tin ở D17. Anh làm liên lạc cho đại đội truyền đạt (thông tin chạy chân). Trước khi vào chiến dịch Nam Lào Phú mới được điều về đại đội trinh sát, ở Trung đội 3, do vậy tôi không biết anh. Phú vui tính, nói rất khó nghe, hình như cái lưỡi hơi bị to và dày, thì phải, cho nên khi nói hay bị anh em chọc ghẹo pha trò. Khi nói chuyện có nội dung nghiêm túc một chút, anh cứ một hai "đồng chí" nên anh em đặt cho biệt hiệu ”ông đồng chí". Sau hôm về đơn vị vài ngày, anh phải gặp tôi nói:

- Tớ và Tý là đảng viên bị chi bộ cảnh cáo, bọn mình không phàn nàn gì chỉ tự trách không quan tâm đến ý kiến của cậu, nếu cân nhắc một chút ở lại cùng phối hợp chiến đấu giữ chốt để tiếp tục làm nhiệm vụ mới đúng. Trường hợp không giữ được chốt thì rút cùng D15 mới phải. Thực ra lúc ấy mình không phải sợ mà quyết định rút đâu.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2021, 07:45:28 am »

Đơn vị về K300 để củng cố, huấn luyện. Chiến dịch Nam Lào đã có những đồng chí ra đi mãi mãi, đó là các anh: Thu, Mười, É, Lan, Thể, May, Thành, Đan.

Anh Quý B trưởng B3 và anh Luận A phó A2 bị thương nặng phải ra Bắc điều trị, tôi và anh Viện bị thương nhẹ vẫn còn ở lại đơn vị. Anh Xuyên, anh Vũ, anh Dự, anh Vượng ra Bắc điều trị và học tập.

Tháng 5 năm 1971, đại đội được bổ sung 10 đồng chí là cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 19 về gồm các anh: Phan Đẳng Tứ, Lương Thanh Xương, Đỗ Xuân Xem, Lê Tiến Huỳnh, Nguyễn Gia Viện, Nguyễn Văn Đình, Huỳnh Văn Liêm, Kiều Văn Rĩ, Nguyễn Văn Chấn, Trần Văn Chiến. Đại đội có sự thay đổi cán bộ khá lớn.


Anh Nguyễn Đình Trụ - Đại đội trưởng; anh Phan Đăng Tứ - Chính trị viên; Trần Ngọc Pha - Trung đội phó.

B1 - anh Phan Văn Rị - Trung đội trưởng, Ngô Tấn Đê - Trung đội phó; B2 - anh Huỳnh Trung Khoa - Trung đội trưởng, Nguyễn Văn Phải - Trung đội phó; B3 - anh Nguyễn Văn Đổng - Trung đội trưởng, Lương Văn Tịnh - Trung đội phó.

Trung đội 1 các anh A trưởng là: Xương, Quân, Dũng.

Ở hậu cứ. Khoảng trung tuần tháng 5 năm 1971 đơn vị được lệnh lên đường đi chiến dịch. Một số anh em sốt rét, mới bị thương ở lại quản lý hậu cứ trong đó có tôi. Bộ phận ở lại do anh Đổng, trung đội trưởng Trung đội 3 phụ trách. Sau khi đơn vị hành quân được một tuần chúng tôi cũng chuyển đến nơi đóng quân mới. Nơi đóng quân của đại đội nằm bên bờ một con suối quanh năm có nước, cách đường mòn của trạm giao liên chỉ mấy phút đi bộ. Việc lấy gạo, thực phẩm rất gần, không xa xôi, qua sông như ở K300. Ở lại hậu cứ có các anh Trương Vũ Sáng, Nguyễn Văn Trường, Lê Như Tao thuộc Trung đội 3; B2 có anh Nguyễn Văn Vọng, Nguyễn Văn Thuần. Anh Đang tổ chức làm hậu cứ theo chỉ đạo của trên. Hàng ngày, chúng tôi đi vào rừng chọn gỗ để làm nhà, tre vầu để làm sạp (giường) nằm, bàn ghế để ăn cơm, uống nước. Một vài anh sửa lại những căn hầm bò cũ của một đơn vị đường dây nào đó để lại. Theo kế hoạch, chúng tôi lần lượt làm xong những căn nhà cho từng bộ phận. Từ nhà xê Bộ đến nhà của các tiểu đội, nhà của bộ phận nuôi quân và thông tin, tất cả là 12 căn nhà hầm bò, hầm chữ A và bàn ghế, sạp nằm ngủ. Công việc làm hậu cứ đẵn gỗ, đào đất, cõng gạo,... đối với những người ốm yếu này quả thật vất vả vô cùng. Tôi thấy rõ tình trạng ấy qua anh Sáng. Anh Trương Vũ Sáng quê ở Nam Hà, nhập ngũ năm 1968. Do bị sốt nhiều nên gầy guộc, xanh bủng, đi đứng nói năng đều chậm chạp. Những ngày làm hậu cứ đào hầm, cõng gạo, việc gì anh cũng phải cố gắng hết sức. Trong các lần cõng gạo anh đều mang bằng mọi người. Tuy nhiên bao giờ cũng đến đích chậm nhất. Anh kể chuyện gia đình:

- Vợ mình là giáo viên cấp II, mới rồi nhận được thư cô ấy viết "Anh ơi! Ngày anh ra đi con gái chúng mình còn ẵm ngửa, bây giờ nó đã lớn và hóm lắm, hàng ngày vẫn bồng chiếc gối giả làm em...". Anh nói rồi cười, cái cười chỉ nhìn mới thấy, mọi người cũng cười theo; song tôi thấy cay nơi khóe mắt, nhìn anh thương cảm vô cùng. Có lẽ chỉ khi thực sự thông cảm mới hiểu được cái nghị lực vô cùng to lớn trong anh để vượt lên tất cả, để chiến thắng, để đi cùng đồng đội trong cuộc chiến ác liệt này.


Tôi một lần biết đến sốt rét, thế mà khi leo dốc tai đánh trống thùng thùng, mắt hoa, chân cuồng, xuống dốc thì run rẩy chỉ chực khuỵu xuống, ăn cái gì cũng đắng ngăn ngắt. Vậy các anh như anh Sáng sốt như thế, thân thể, da dẻ thế kia mà làm sao không mệt mỏi được. Những ngày ở hậu cứ, anh Sáng hay nói chuyện với tôi, hỏi về gia đình, quê hương, việc học hành, việc đi bộ đội... mãi sau này khi anh hỏi về "bản chất giai cấp công nhân" tôi mới hiểu chi bộ đã phân công anh giúp đỡ tôi phấn đấu để trở thành đảng viên. Trong những ngày ở hậu cứ, thỉnh thoảng tôi lại lên cơn sốt, lính mới sốt không ăn uống được gì, ngửi thấy mùi thịt hộp là nôn thốc nôn tháo ra cái thứ nước xanh xanh vàng vàng, miệng đắng nghét như ngậm viên ký ninh. Tuy nhiên, trong số anh em ở cứ tôi vẫn là người còn khỏe hơn nên cũng không ngại việc gì. Trong năm 1971, đơn vị bình xét khen thưởng cũng chẳng rõ vì sao tôi vẫn được đơn vị bình bầu bằng khen. Tôi cảm giác có một sự chiếu cố nào đó thì phải, vì lẽ đầu năm đi chiến dịch tổ đài không hoàn thành nhiệm vụ, bản thân bị thương ngay từ đầu chiến dịch phải vào bệnh viện nằm cho đến khi chiến dịch kết thúc. Còn khi đơn vị chuẩn bị đi chiến dịch Tây Lào thì lăn ra sốt phải ở nhà làm hậu cứ, nghĩ vậy thấy áy náy vô cùng.


Tháng 8 năm 1971 chiến dịch Tây Lào đã kết thúc, anh em đi chiến đấu đã trở về. Đơn vị tổ chức bình báo công rút kinh nghiệm. Tôi được nghe các báo cáo, biết đại đội phục vụ chiến đấu trên hai hướng: hướng thứ nhất tác chiến trên cao nguyên Pô-lô-ven giải phóng thị trấn Bắc Goòng mở rộng vùng giải phóng Lào đến sát thị xã Pắc Xế bên bờ sông Mê Kông. Hướng thứ hai giải phóng Mường Pha-lan, Đồng Hến. Đối tượng tác chiến là lực lượng Phu-mi. Chiến dịch đại đội hy sinh ba đồng chí đó là các anh Chấn, Thành và Tỉnh. Các tổ công tác đều hoàn thành nhiệm vụ. Các anh đi chiến dịch kể:

- Đánh bọn ngụy Lào rất khó tiêu diệt, thấy ta mạnh chúng bỏ chạy ngay. Khi rút thường gài các loại mìn úp, mìn lá. Bộ đội ta truy kích đạp mìn bị mất nửa bàn chân, cứ một thương binh là mất luôn hai người cáng thương về sau, nên lực lượng truy kích nhanh chóng bị giảm sút. Các anh còn nói dân tộc Lào ít người, nên không muốn có sát thương (có lẽ hầu hết dân đi tu theo đạo Phật, không muốn sát sinh thì đúng hơn). Quân đội Phumi cấp trên cho binh sĩ có quyền bỏ chạy khi yếu thế để bảo toàn lực lượng. Sau khi lánh ngũ nếu tự tìm về đơn vị vẫn được dung nạp và được hưởng mọi quyền lợi. Nhân dân vùng tranh chấp Lào có thái độ bao dung đến nỗi gần như không có sự phân biệt rõ ràng lắm giữa bộ đội Pa-thét với Phu-mi và Tahánnưa (Tahángàyưa là bộ đội miền Bắc Việt Nam). Có một bà mẹ nói: "Con nào mẹ cũng thương hết, các con đừng giết nhau". Đối với bộ đội Việt Nam, các "Phòme", "ảiưởi, nọng cũng có thái độ dung hòa quý trọng, thương cảm vì phải xa nhà, phải thiếu thốn.


Sau bình báo công, đơn vị tiếp tục củng cố doanh trại và làm công tác chuẩn bị huấn luyện, đơn vị tập trung khá đông đủ. Buổi trưa hôm đó, đơn vị đang chuẩn bị ăn trưa thì B-52 địch ném bom xuống khu vực doanh trại. Vệt bom B-52 trúng vào khu vực B3 và nhà bếp theo bên phải con suối về phía đường giao liên. Anh Đổng hy sinh vì khi đó đang từ nhà bếp đi về hầm của A9. Khu vực bếp ăn bị nặng nhất. Bom rơi trúng hầm ngủ của anh nuôi bay hết đồ vật cá nhân. Các anh Toan, Tăng, Bờ đang chia cơm ở bếp đều bị thương, chỉ có cậu Thực ra suối rửa chân là không việc gì. Cơm trưa hôm ấy bom Mỹ xơi hết. Đại đội cử bộ phận mai táng anh Đổng, còn toàn bộ hành quân di chuyển về nơi đóng quân mới. Thế là công việc làm hậu cứ lại bắt đầu. Lần này lực lượng đông đảo nên chưa đến một tuần lễ việc nhà cửa, bếp núc đã xong. Đơn vị bắt tay vào huấn luyện.


Đầu tháng 11 năm 1971 anh Nguyễn Đức Mạnh được bổ sung về làm đại đội phó, anh Trần Văn Minh trung đội trưởng B3. Hai anh trước đều là chiến sĩ của sư đoàn, đều quê ở Quảng Ngãi, tốt nghiệp Trường Sĩ quan lục quân 1 vừa trở lại chiến trường. Các anh được giao huấn luyện các khoa mục, cách đánh đặc công: mật tập, cường tập; thục luyện võ thuật, đánh bắt tù binh; bắn súng AK tao ngộ chiến. Đợt huấn luyện này do anh Mạnh trực tiếp tổ chức và chỉ đạo. Suốt mấy tháng huấn luyện có báo động chiến đấu tại chỗ theo phương án, báo động hành quân di chuyển... Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được tiến hành tích cực, chấm điểm thi đua hàng ngày. Toàn đơn vị sôi nổi hẳn lên. Anh em bảo anh Mạnh làm theo kiểu "chính quy". Mấy cậu chuyên đi đặt biệt hiệu cho người, gán cho anh Mạnh là "ông chính quy".

Trong thời gian này tôi được anh Sáng và anh Xem giúp đỡ có nhận xét (nhận xét của chi bộ chi ủy C-B-A):

- Kết quả huấn luyện loại giỏi.

- Có trách nhiệm trong mọi công việc.

- Khi giao việc chỉ huy yên tâm.

- Có hiểu biết về Đảng sâu sắc.

- Cần chú ý thân mật hơn nữa với chiến sĩ mới.


Chả là các cậu Giới, Thuần, Liên mới được bổ sang vào thấy "anh Chiến ít nói cứ lụi hụi làm, thỉnh thoảng mới nói, nên bọn em thấy ngại". Các anh hướng dẫn tôi làm lý lịch và viết đơn ’'xin gia nhập Đảng nhân dân cách mạng" lúc ấy là tháng 12 năm 1971.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2021, 08:11:23 pm »

4

Ăn Tết trên đường hành quân đi chiến dịch.

Sắp đến Tết Nguyên đán, năm con lợn chuyển sang năm con chuột. Đúng ngày 25 tháng Chạp đơn vị lại được lệnh hành quân. Chẳng rõ tình hình cụ thể nhưng cũng được biết hướng hành quân sẽ đi về vùng ngã ba biên giới Việt - Miên - Lào. Đội hình hành quân cả sư đoàn, Đại đội trinh sát đi đầu.


Lần hành quân này mang rất nặng: tiêu chuẩn hai tháng gạo, thực phẩm, toàn bộ súng đạn, cuốc xẻng tư trang... ước tính xấp xỉ 40kg. Đường hành quân dài và tương đối khẩn trương. Những ngày đầu tuy còn khỏe nhưng lương thực, thực phẩm chưa bị tiêu hao, đeo nặng quá ai cũng mệt. Đại đội chỉ đạo cho dùng trước gạo của những anh em ngày đầu "bết quá". Đường hành quân sao mà dốc thế, có chỗ không phải đường mòn giao liên, con đường mới khai phá. Nhiều đoạn do địa hình không cho phép dừng chân phải đi cố, có những anh em đã phát khóc vì mệt quá rồi mà đại đội trưởng chưa cho nghỉ, kêu nhiều nhất là chàng Viện. Sau ba bốn ngày hành quân, cái mệt mỏi quen đi cũng đến lúc chúng tôi đến bờ sông Nậm Bạc. Đó là một bãi khách khá bằng phẳng. Chúng tôi đón giao thừa tại đây. Quả thật, từ hôm hành quân đến nay không ai nghĩ và nói gì về Tết. Chiều 30 Tết đơn vị vẫn nấu ăn như mọi ngày nhưng trong bữa Tất niên ấy có một chi tiết đặc biệt, tôi nhớ mãi. Số là "ông già Toan" đang cẩn thận chăm chút cho nồi canh chua cá bứa có đến hai hộp thịt loại 1kg. Nồi canh này xem ra là món chủ lực "quá tiêu chuẩn" nhằm cải thiện cho cả một đại đội cơ mà. Khi anh Toan đang khuấy chiếc đũa để cho các tảng thịt trong nồi vỡ ra thì ’’thằng cu Lập" chẳng biết nô đùa với ai vừa cười vừa chạy dưới sông lên chắc mắt nhắm tít lại vấp một cái chí tử, hắn lộn tùng phèo mấy vòng, nếu vậy thì mặc xác hắn chẳng kể làm gì, đằng này cái dép cao su lốp ô tô từ chân hắn bay đến rơi tõm vào nồi canh đang sôi sùng sục của anh Toan mới chết chứ. Thằng cu Lập ngừng cười tựa như bị ai cắt cổ. Mặt nó đực ra như ngỗng ỉa, chẳng mở được miệng. Anh Toan thì cáu lắm nhưng rất hoang mang không biết xử trí thế nào? Chắc anh đang lo, bỏ nồi canh này thì nguy hiểm, hà lạm tiêu chuẩn anh em mà ăn thì mất vệ sinh. Tôi vội cầm đôi đũa từ tay anh Toan vót ngay chiếc dép trong nồi canh ra rồi khẽ nói với anh Toan:

- Dép của nó cũng sạch thôi, chắc chỉ bị sạn chút xíu anh ạ, nếu làm thế nào để không có sạn thì vẫn ăn được.

Có lẽ khỏi lo bị ai tố cáo về việc "canh dép” nên anh Toan mới linh hoạt trở lại, anh dọa cu Lập:

- Đại đội mà biết thì bỏ tù mày đấy, cút đi, ranh con ạ.

Bữa cơm giao thừa có "canh dép" đó chúng tôi ăn ngon lành. Mà cũng tài, chẳng thấy một hạt sạn nào? Sáng mùng một Tết đơn vị vẫn hành quân, đi qua nhiều cánh rừng của đất bạn Lào, có đoạn đường cả ngày không gặp một dòng sông hay khe suối, không gặp dân hoặc bộ đội đường dây 559. Sau khi vượt sông Xê Ka Máng chúng tôi đi về địa phận Tây Nguyên của Tổ quốc. Dừng chân hai ngày, có lẽ là một binh trạm nào đấy, trên vách ta luy sừng sững do bộ đội ta vạt núi làm đường tạo thành khắc vào những khẩu hiệu màu trắng.

"Trường Sơn chuyển mình, Pô Cô dậy sóng”.
"Quyết tâm đánh thắng giặc Mỷ xâm lược”.
"Giải phóng Tây Nguyên".

Chúng tôi nhận lương thực, thực phẩm bổ sung. Gạo Cam-pu-chia rất ít, phải nhận đậu nành thay gạo. Thực phẩm có cá hộp và thuốc rê. Chiến trường B3 nổi tiếng là thiếu lương thực, vũ khí vì xa miên Bắc, đồng bằng Trung Bộ, Nam Bộ chi viện rất khó. Chính vì vậy, chúng tôi phải mang vác đến hai tháng lương thực là phải rồi. Rừng núi Tây Nguyên trùng điệp, núi đồi dân địa phương gọi là Ngọc (Ngọc Rinh Rua, Ngọc Tụ... Sông gọi là "Đắk" (Đắk Si, Đắk Bà Nà...). Núi đồi san sát như bát úp, rất nhiều ngọn, tạo ra nhiều khe khung và dốc. Đất ẩm ướt, vắt muỗi nhiều vô kể.


Các đơn vị bộ đội Tây Nguyên đói kinh niên phải tự túc lương thực để chiến đấu. Khẩu phần ăn chính là sắn, chuối, rau rừng, còn gạo và thực phẩm khác là phụ. Việc lấy gạo phải đi xuống đồng bằng ven biển Quảng Ngãi xa và qua vùng địch kiểm soát, vất vả và hy sinh. Đi hàng tháng trời rưỡi lấy được gạo muối. Dù có cõng 40kg đi nữa, nếu trót lọt thì trừ ăn chỉ còn lại vài chục ký, nếu không trót lọt thì có khi chẳng còn hạt nào mang về đơn vị. Có lần, có đoạn bị phục kích tổn thất nặng nề. Do vậy ở Tây Nguyên có phong trào nương sắn cách mạng, chính nhờ nó đã góp phần nuôi quân đánh thắng. Nhận thực phẩm xong, chúng tôi hành quân về nơi tập kết, chuẩn bị bước vào chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân 1972.


Nơi dừng chân của đại đội trinh sát là một quả đồi trong rừng già, bếp ăn được đặt gần một khe núi có nước chảy. Chiến sĩ đào hầm chữ A để trú ẩn khi có phi pháo, không làm hầm bò như ở hậu cứ. Đại đội quy định không đẵn cây, bẻ cành, đại tiện hố mèo, nấu không khói, nói không tiếng. Tuy nhiên, sau 10 ngày dừng chân chúng tôi bắt đầu đói cơm, nhạt muối. Các tổ đi công tác đầu tiên còn được anh Thái quản lý cấp cho mấy lon gạo, các tổ đi sau này thì không còn gạo nữa, anh em phải dựa vào nương sắn cách mạng và khai thác tài nguyên rừng.


Chúng tôi bắt đầu bị cái đói hành hạ, đói lương thực, đói muối, do đói sinh ra thèm đủ thứ, lúc đó mới hiểu thêm một ít về câu nói của ông bà: "Đói thì thèm thịt, thèm xôi. Đã no cơm tẻ thì thôi mọi bề". Đói làm suy nhược cơ thể và tinh thần của con người, để khắc phục nó quả gian khổ vô cùng.


Ở đại đội, mỗi hôm anh Mạnh cử bốn chiến sĩ đi khai thác lương thực, chủ yếu là "chặt cây đót, lấy đọt mà ăn”. Cây đót, loại cây thân to vỏ cứng như cây dừa, cao 4 đến 5 mét, thường mọc cheo leo bên sườn các vách khe núi. Có lẽ càng hiểm hóc thì dễ tìm thấy nó. Các chiến sĩ ta gầy yếu, tay chân run lẩy bẩy, tìm được một cây hai người thay nhau chặt cả buổi chỉ đổ được một cây là cùng. Khi chặt đứt gần hết cả thân nó mới chịu đổ. Khi đổ, cây lao từ trên dốc xuống tận dưới khe sâu. Lính ta bò xuống đó ngồi lên thân cây đót chặt cho đứt rời ra, nếu ước lượng chính xác thì chặt một lần đúng tầm có đọt để lột vỏ cứng lấy đọt ra. Nếu không chính xác chặt sâu quá chưa đến đọt phải chặt lại, nếu chặt cao lên quá thì lại không lấy được phần dưới của đọt sẽ lãng phí, được ít rồi cũng phải chặt lại lần nữa. Mỗi cây đót loại lớn thì cũng được 3 đến 4kg đọt. Ăn sống cho đỡ đói thì nhớt và ngứa. Tuy có hơi ngọt một tý, xào chín ngọt như su hào. Ngày nào chúng tôi cũng được đánh chén món đót này.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2021, 08:12:34 pm »

Ăn sắn và đót, gạo, muối gần như không có, đường không một hạt, cơ thể đã thiếu dinh dưỡng nay càng suy sụp nhanh hơn. Mấy đứa chúng tôi có lúc thèm của ngọt quá bèn lấy những viên thuốc sốt bọc đường của Mỹ ngậm để thưởng thức cái vị ngọt đến khi thấy đắng là nuốt chửng viên thuốc. Ấy thế mà cũng phần nào thỏa mãn được nhu cầu về đường. Gần nơi đóng quân, chúng tôi phát hiện ra rẫy cà phê chín trông nó đỏ, đen, xanh như quả vối thế là rủ nhau tuốt ăn, ăn vừa ngọt, vừa chát, những lúc đó hình như cái gì ăn không chết người đều ngon. Tổ đi lập đài quan sát, anh Phong là tổ trưởng, tổ viên có Đặng Văn Rít, Lê Như Tao và tôi là trinh sát, Cõi và Viền là hai chiến sĩ thông tin 2 oát. Tổ đài phục vụ trực tiếp cho chỉ huy sư đoàn nên có đường dây điện thoại, vị trí đài là một mỏm đồi trên một dãy núi cây cối thưa thớt, bên dưới là một cái rẫy cũ. Từ đây nhìn sang phía đông là quận lỵ Đắk Tô, quốc lộ 14 ở phía nam chạy từ Tân Cảnh lên, xe các loại đang hoạt động bình thường, một số ấp hai bên đường và đi sâu vào trong rừng có dân sinh sống. Hầu hết nhà cửa nhỏ thấp, mái lợp bằng tôn trắng lốp. Thỉnh thoảng có những đám rừng già bị dân đốn đi để làm rẫy. Những rẫy mới được tỉa bắp, bầu, bí, mầm non chưa phủ kín mặt đất đỏ. Đài chúng tôi có nhiệm vụ theo dõi lịch hoạt động khu vực từ Tân Cảnh lên Đắk Tô. Theo dõi trục đường số 14 khu vực Ngọc Tụ và các cao điểm xung quanh quận lỵ Đắk Tô. Nói chung ngồi đài như đi xem phong cảnh, không có gì vất vả trừ đói. Tổ có anh Tao là người Thanh Hóa, vào Nam cuối năm 1969, anh gầy yếu, lúc nào cũng đờ đẫn chậm chạp. Tính anh hiền lành, chân thật, cái chân thật đến mức "quá" nên nhiều lúc cũng có điều vui hoặc phiền toái. Thấy anh da vàng, có một vài anh nói "Chắc mi bị dập mật rồi, phải đi điều trị ở bệnh viện ngay không thì chết đấy!". Thế mà anh tưởng thật nằn nì với anh Tuế quân y sĩ muốn đi bệnh viện điều trị. Anh Tuế phải tốn nhiều công sức để xóa đi cái nỗi lo "dập mật" của Tao. Một hôm, máy điện thoại chuông reo, Tao ngồi gần đấy nhấc ống nghe nói vào ống phôn:

- Tao đây! Tao! Tao...

Thấy anh cứ hét to dần, tôi cầm lấy ống nghe từ tay anh, thấy đầu dây đằng kia, một thủ trưởng nào đó đang hét toáng lên: Lính tráng gì mà hỗn quá, cứ xưng tao hoài với mình. Mình hét to nó còn hét to hơn cứ "Tao! Tao" mãi, đồng chí xem ai phải chấn chỉnh ngay. Tôi đã hiểu cái lý do phát cáu của anh bộ đội, tôi giải thích: "Thưa thủ trưởng, đồng chí vừa nghe máy đó tên là "Tao đấy ạ!" đồng chí là Lê Như Tao, chiến sĩ của tổ đài"... Đầu dây bên kia có tiếng à à rồi yêu cầu gặp tổ trưởng. Anh Phong đến nghe máy. Tôi quay sang hỏi anh Tao:

- Sao anh hét vào máy to thế?

- Mình đã xưng tên nhưng ông ấy cứ hỏi "ai" mãi, khi thấy ông nói to tớ tưởng mình nói nhỏ ông không nghe rõ, nên phải hét lên như thế.

Tôi cười: Khổ quá, thủ trưởng đâu có biết anh tên là Tao, do vậy hiểu lầm rằng anh hỗn láo dám xưng "tao” với cấp trên. Lần sau, khi nói điện thoại anh phải nói có đầu, có đuôi rằng: Thưa đồng chí tôi tên là Lê Như Tao thì mới tránh được hiểu lầm. Anh gật đầu vẻ tâm đắc. Sau nghe chuyện này, anh em pha trò diễn lại cuộc đối thoại nói trên và đặt cho anh Tao cái biệt hiệu "người hỗn láo". Tao ốm yếu, chậm chạp như vậy, nhưng đã sống, chiến đấu cùng đồng đội cho đến khi tôi ra Bắc để đi học (tháng 3 năm 1975) anh vẫn là chiến sĩ đại đội trinh sát sư đoàn.


Đối diện với tổ đài chúng tôi, ở phía nam - tây nam quận Đắk Tô là tổ đài của anh Phải. Đài anh Phải phụ trách đặt ngay trên Ngọc Tụ, một dãy núi địch thường xuyên đánh phá bằng phi pháo rất ác liệt. Ngoài việc quan sát, tổ đài này còn phải bám, đánh bọn biệt kích thám báo làm nhiệm vụ an ninh cho các điểm tập kết, các đơn vị bộ binh của sư đoàn. Bên cạnh một số tổ đài ở các khu vực bắc - đông - tây quận Đắk Tô, đại đội còn có nhiều toán, tổ trinh sát bám nắm, điều tra các căn cứ địch phục vụ cho sư đoàn chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho các trung đoàn. Sau 10 ngày ngồi đài quan sát tôi được đi công tác, tổ công tác có 8 người do anh Quân làm tổ trưởng. Tôi nhớ một dãy tên người liên vần: Chiến, Trường, Quân, Minh, Tao và các anh Khoát, Triện, Sáng. Nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường trên giao cho tổ trưởng, tổ viên không được biết cụ thể. Chúng tôi được lệnh mang toàn bộ tư trang hành lý, lương thực. Nói thế thôi chứ có gì mà hành lý với lương thực. Anh Thái "Thái điếc", "ông vấn đề" quản lý đơn vị đong cho anh Quân vài lon gạo, ít muối thế là cả tổ lên đường. Chúng tôi hành quân theo những sườn núi mà hầu như không có người đi, nhiều cánh rừng xuyên sơn vòng về phía đông quận Đắk Tô rồi nhằm hướng nam đi tiếp. Trên đường đi anh Quân quy định đủ thứ:

- Phải đi cách nhau 5 mét, phải quan sát sẵn sàng chiến đấu, đề phòng biệt kích thám báo, tránh gặp dân...

Đêm dừng chân chúng tôi không chặt cây, bẻ cành. Mỗi người được anh Quân chỉ nằm một chỗ không nói chuyện với nhau được. Rừng ở đây sao mà lắm vắt thế, vắt khủng khiếp. Loại vắt xanh thường nằm trên các cành cây lúp xúp, thấy hơi người nó cất hầu hết thân phía trước lên, vươn ra, sẵn sàng búng bám vào người, loại này chích vào người thì biết ngay, đau nhói, khi rứt hắn ra thì máu cứ chảy mãi không cầm lại được. Còn loại vắt nâu, đen bò dưới đất, trên lá cây mục, chúng đo nhoáng nhoàng trên mặt đất theo chân người, cứ từng đàn coi phát kinh, loại này hút máu êm ngọt, làm cho người bị hút máu không hề biết. Chỉ đến khi thấy lành lạnh, ngứa ngứa sờ sò vào đã thấy con vắt tròn ủng đã no nê không còn cử động được nữa, nó rời ra khỏi cơ thể con người một cách dễ dàng, vết cắn cũng cứ tiếp tục chảy máu. Để chống muỗi và vắt, chúng tôi phải xoa dầu vắt vào mặt, tay, chân. Loại dầu này vắt kinh không dám tiếp xúc. Do vắt nhiều như thế chúng tôi đành phải treo võng lên mà nằm, súng ống, ba lô cũng đưa vào trong võng luôn. Nằm như thế rất không an toàn vì nếu có bom pháo thì dễ bị sát thương hơn nằm dưới mặt đất.


Khi nấu ăn, chúng tôi dùng hai chiếc ăng gô nấu cơm, hai chiếc khác nấu canh, và nấu mắm nếu có cá... hay gì đó. Thứ mắm chủ yếu là muối ấy cực kỳ quan trọng, một vài ăng gô khác nấu nước uống. 8 người ăn hai ăng gô Trung Quốc cơm, cộng với rau, măng hay củ sắn, quả chuối thì cũng tạm yên cái bụng. Khi hành quân phải xóa hết dấu vết, ngụy trang lại, cũng có một vài anh phàn nàn rằng: "Anh Quân quan trọng hóa vấn đề”. Điểm dừng chân của tổ ở một quả đồi trong rừng già nằm ở phía đông Tân Cảnh. Tôi được anh Quân phân công ở lại lập đài quan sát địch khu vực Tân Cảnh, tổ đài do anh Khoát chỉ huy, còn anh Quân dẫn các anh Sáng, Triện, Trường và Minh đi công tác vào buổi chiều ngày hôm đó. Tôi cũng hiểu được các anh sẽ đột nhập vào Tân Cảnh. Đó là căn cứ đóng quân của sư đoàn 22 ngụy trong đó có sở chỉ huy của sư đoàn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2021, 08:15:24 pm »

Đúng 9 giờ ngày 24 tháng 4 năm 1972 chúng tôi được thông báo quân ta đã giải phóng hoàn toàn quận lỵ Đắk Tô và sau đó mấy ngày thì căn cứ Tân Cảnh cũng bị ta tấn công và làm chủ. Như vậy sư đoàn 22 ngụy ở Tây Nguyên đã bị tiêu diệt. Ta bắt nhiều tù hàng binh, thu toàn bộ vũ khí trang bị của địch. Sau một đêm Tân Cảnh được giải phóng, tổ trinh sát của anh Hòe hoàn thành công tác đảm bảo cho E1 đánh Tân Cảnh cũng nhập về với tổ chúng tôi. Anh Hòe tổ chức lực lượng vào Tân Cảnh để thu thập tài liệu và chiến lợi phẩm. Căn cứ Tân Cảnh hầu hết nhà cửa, hầm hố chiến đấu của địch bị phá hủy. Lần đầu tiên tôi thấy sư đoàn sử dụng tên lửa B-72 diệt tăng địch rất hiệu quả. Những chiếc xe tăng bị cháy, những xác lính ngụy chưa được chôn nằm sõng soài dưới nắng đã căng sình trong bộ đồ lính, có mùi hôi, bu đầy ruồi nhặng. Cả khu vực im ắng đến ghê người. Chúng tôi len lỏi trong đổ nát, khu chỉ huy đã được lục soát tung lên rồi. Anh Hòe gom mấy mảnh bản đồ lồng trong giấy bóng kính còn đánh dấu chi chít các chấm xanh, đỏ, đen và mũi tên. Anh bỏ vào trong túi đựng đồ treo ở thắt lưng rồi dẫn chúng tôi sang khu kho hậu cần. Chúng tôi nhặt một số hộp sữa còn rơi lại, các bao gạo sấy. Loại gạo đóng sẵn trong các túi nilông có chỉ dẫn cách sử dụng rất tiện lợi, nếu đổ nước nóng vào sẽ có cơm nóng, nước nguội thành cơm nguội, ăn một túi ấy là no. Chúng tôi kiếm được một vài thùng đồ hộp cá, thịt và một ít lon bia, một số thùng các tông trong đựng khẩu phần ăn đủ cho một tên lính Mỹ, chắc nay để cho bọn biệt kích đây; trong hộp gồm có: hai hộp thịt xay loại 100g, hai hộp bánh quy ngọt và mặn khoảng 200g, hai hộp trái cây, hai hộp canh phở, hai cái tăm một đầu nhọn, một đầu bẹt, giấy lau miệng, giấy đi đại tiện và bao thuốc Salem loại 4 điếu, các túi nhỏ cà phê, sữa và đường trắng, một con ba ba cao su để đựng nước chứa khoảng 6 lít.


Hôm đó chúng tôi ăn sữa ông Thọ thỏa thích. Tôi lần đầu tiên được ăn sữa ông Thọ, mút một lúc hết hai hộp. Ăn sữa đặc vô địch là anh Hòe, chỉ một loáng anh đã hút hết 4 hộp mà không thấy nhức đầu tý nào? Anh nhìn chúng tôi ăn sữa, cái miệng rộng của anh nhành ra cười vẻ đắc chí, hai núm đồng tiền kiểu dấu phẩy của anh sâu hoắm vào trong khuôn mặt hơi to bản một chút, trông rất khôi hài. Cái cười khùng khục của anh như muốn nói "Thỏa mãn bần cố nhé!". Nói về cái khoản ăn của Hòe thì khỏi phải nói, các anh cựu binh kể rằng một lần đi công tác ở Quảng Ngãi, lính ta thèm của ngọt nhưng tiền không có, khi ngồi uống nước ở quán. Hòe tặc lưõi chê: "Tảng đường ở đây bé tẹo, cỡ này tớ phải chén hết 4 cặp". Chị bán hàng vui vẻ thách luôn:

- Nếu anh ăn hết xin biếu, không lấy tiền. Anh Hòe nhai đường phên rau ráu.

Đến tảng thứ ba thì chị chủ quán cười nói:

- Em thua! Anh không phải xài nữa, em xin tặng nốt số đường còn lại.

Chắc là chị chàng sợ anh Hòe cố, nhỡ chết lăn ra đó thì phải vạ nên thua non vậy thôi, chứ bố ai ăn được 8 tảng đường. Còn tài ăn thịt mỡ của Hòe ai cũng phải gọi là siêu hạng. Trong những ngày liên hoan Tết năm 1971 ở K300 miệng anh Hòe cứ bóng nhẫy lên. Ai cũng trêu đùa nói anh là người: "Có tâm hồn ăn uống" nhưng anh chỉ nhành miệng ra cười, cấm tự ái bao giờ. Có lẽ vậy mà anh rất khỏe mạnh, chẳng thấy đau ốm gì. Tối đó, hai tổ liên hoan mừng sự hội ngộ sau chiến thắng rất to lớn vừa qua. Anh Khoát nói với tôi là anh Sáng đã hy sinh do một quả pháo vu vơ nổ gặn chỗ mấy anh em treo võng. Nghe tiếng pháo rít, anh Sáng có lao vào hầm nhưng không kịp. Anh bị trúng mảnh hy sinh. Anh mất trước hôm giải phóng Tân Cảnh vài ngày, đó là ngày 20 tháng 4 năm 1972.    Tổ chúng tôi được tăng cường thêm một số đồng chí nữa gồm: Viện, Điển, Thuần "còm”, Lập, Giới. Nhiệm vụ của tổ là bám nắm địch, đảm bảo an ninh đường hành quân cho sư đoàn chuẩn bị vượt sông Pô Cô tiến về thị xã Kon Tum. Cùng làm nhiệm vụ với chúng tôi có một trung đội đặc công của T-10. Nhóm T-10 chủ yếu chốt giữ khu vực gần bến vượt. Chúng tôi khu trú trên một dãy núi phía tây sông Pô Cô sau lưng các tổ chốt của T-10. Ở đây rừng già xen lẫn rừng thưa lau lách, tre trúc, thỉnh thoảng có những bãi cỏ tranh nằm ven những khe suối nhỏ. Hàng ngày, anh Quân phân công nhiều tổ đi lùng sục hai bên con đường mòn mà sư đoàn sẽ hành quân qua. Trước hai đêm sư đoàn hành quân, có một chiến sĩ của T-10 bị mất tích. Tổ trinh sát của chúng tôi cùng anh em T-10 đi tìm kiếm, lúc đầu cứ nghĩ là có thể đồng chí bị địch bắt cóc nhưng đến mờ sáng thấy có dấu chân cọp thì chúng tôi nghĩ có thể đồng chí bị cọp vồ. Quả nhiên, chúng tôi tìm thấy xác đồng chí này bị giấu trong bụi rậm. Con cọp đã ăn một phần mông và đùi của đồng chí. Chúng tôi mai táng người đồng chí xấu số rồi lại tiếp tục công việc của mình. Không còn thời gian để phục kích tiêu diệt con cọp dữ được nữa. Ngay đêm đầu hành quân, đội hình sư đoàn bị pháo bắn, đoạn dừng lại để chuẩn bị vượt sông, cách các tổ chốt của T- 10 vài trăm mét. Anh Quân dẫn vài đồng chí ra nắm tình hình, thấy không ai bị thương vong. Sáng sớm hôm sau, anh Quân dẫn một tổ, anh Khoát một tổ đi lùng sục. Theo anh Quân thì có biệt kích đột nhập vào khu vực đường hành quân khoảng giữa các tổ chốt T-10 và nơi tập kết của trinh sát. Anh Quân dặn tôi ở lại hậu cứ, phải chú ý sẵn sàng tiêu diệt bọn biệt kích nếu chúng đi qua đây. Quãng 10 giờ thấy một chiếc trực thăng lượn quanh khu vực sau đó hạ xuống một cái rẫy cũ phía đông bắc chỗ chúng tôi chốt. Tôi không nhìn được máy bay khi nó hạ xuống quá thấp bị khuất bởi cây cối rậm rạp. Tôi phụ trách tổ vượt sang bờ bên kia sông Pô Cô. Đoạn này khá rộng. Tuy không phải là mùa lũ nhưng nước chảy rất xiết, vượt sông bằng đò, không lội bộ được. Tôi ở bến này đến ngày thứ hai, quãng 11 giờ Thuần "còm" dẫn một người béo lùn, đen bóng bước vào lán. Tôi nhận ra ngay đó là Trung, người bạn học "tẩm ngẩm tầm ngầm" tốt bụng đã cùng tôi vui chơi, học tập và lao động ở quê nhà suốt từ vỡ lòng đến lớp 6. Trung lao động giỏi, cắt cỏ nhanh, bao giờ cũng đầy gánh trước rồi cắt hộ tôi đến khi đủ gánh để hai đứa cùng về. Hai đứa cùng tổ hợp tác xã, khi đi nhổ mạ tôi chỉ làm bằng 2 phần 3 Trung là cùng. Còn gánh phân, cuốc ruộng, đắp bờ vùng bờ thửa thì mấy đứa bạn bọn tôi không ai sánh được với Trung. Là bạn học, chúng tôi hay đánh cờ tướng. Tôi thua là chủ yếu, ấy thế mà có vẻ hắn không thấy chán bao giờ. Đặc biệt không khi nào có ý định chấp quân với tôi. Trung vào Nam, giữa năm 1967 có gửi cho tôi một lá thư, rồi bặt tin từ sau đó. Trung cười khi nhìn tôi vẫn kiểu cười không thành tiếng như xưa. Hai đứa tôi cùng ít lời nên cuộc gặp bất ngờ này có vẻ tẻ nhạt quá, hình như không biết bắt đầu từ chuyện gì? Mãi sau Trung nói:

- Mình ở T-10, ở nhà thế nào?

Cái câu hỏi hắn nêu ra khái lược quá. Tôi đáp:

- Thầy mẹ và bu cậu vẫn khỏe (bố Trung hai vợ).

Hắn gật gật cái đầu rồi hỏi:

- Đi bao giờ?
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2021, 08:16:32 pm »

Tôi hiểu hắn muốn hỏi tôi vào chiến trường bao giờ, tôi bảo:

- Tớ đi tháng 4, vào sư đoàn 11 năm 70.

- Biết cậu ở đại đội ấy từ lâu rồi - Vừa nói Trung vừa đi ra khỏi lán. Tôi nắm tay Trung, hai đứa đi ra đến đường mòn, không nói thêm câu nào nữa. Tôi nhìn Trung nhập vào tốp bộ đội đang hối hả hành quân. Tôi tần ngần nhìn theo bạn và cũng không thể ngờ được đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Mãi đến tháng 9 năm 1972, trong lần chuẩn bị chiến trường ở quận Mộ Đức anh Xẻ đại đội phó đơn vị Trung tìm gặp tôi báo tin: Vũ Tuyết Trung đã hy sinh ở thị xã Kon Tum tháng 6 năm 1972, khi đơn vị làm nhiệm vụ chốt giữ đánh xe tăng địch tái chiếm biệt khu 24. Anh Xẻ nói: Trung có kể chuyện hồi đi học có yêu cô Mền là bạn người cùng làng, quan hệ hai người rất bí mật, hai gia đình và bè bạn không ai biết. Tôi chợt nghĩ, có thể hôm gặp nhau ở sông Pô Cô, Trung muốn hỏi thăm tình hình Mền chăng? Mền là em gái họ tôi, là diện hoa khôi của lớp, hoa đồng nội. Mền được xem là cô gái nhút nhát, nhưng đôi mắt luôn mở to nhìn thẳng và miệng tươi cười với người đối thoại thì lại phủ định cái rụt rè nhỏ nhẹ của cô. Theo tôi biết thì hồi đi học có ba bạn trai đặc biệt quan tâm tới Mền, đó là Tuyến, Thắng và Thư. Cả ba anh chàng họ Nguyễn Đình đều say mê một người, còn Trung thì tôi không hề ngờ tới. Khi chưa giải phóng miền Nam, tháng 4 năm 1975 về làng, Mền đến thăm, tôi đã thông báo câu chuyện anh Xẻ kể cho Mền, tôi nói:

- Trung yêu em?

Cô gật đầu rồi lặng lẽ ra về, vì đông khách tôi không nói được câu nào với cô ấy nữa. Sau ngày giải phóng, Thư thì hy sinh không trở về, còn Thắng và Tuyến cũng có đặt vấn đề nhưng lúc đó Mền chưa nhận lời. Đầu năm 1976, Tuyến và Thắng đã lấy vợ, còn Mền vẫn chưa lấy chồng. Cuối năm 1976, xã mới đưa giấy báo tử của Trung về gia đình...


Tổ tôi nhập vào đội hình hành quân cuối cùng của sư đoàn. Trên đường hành quân, anh em sôi nổi nói chuyện về chiến thắng oai hùng của sư đoàn, chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh vang dội. Những người lính chúng tôi nói về sư đoàn anh hùng của mình với lòng tự hào, kiêu hãnh. Chuyện vui quên mệt, đường dài. Chúng tôi được lệnh dừng lại ở một khu rẫy cũ nằm ở phía tây sông Đắk Bà Nà, phía đông qua sông là thị xã Kon Tum. Bộ phận trinh sát lập một tổ đài cách sông 2km. Đêm đó đào hầm trú ẩn ngay trên rẫy, đào miết đến sáng xong hầm, anh Quân đốc thúc mọi người ngụy trang khẩn trương lên các nóc hầm. Theo anh còn lô đất đỏ quá, dễ bị máy bay nhìn thấy. Công việc ngụy trang chưa hoàn tất thì đột ngột xuất hiện một tốp máy bay trực thăng từ phía Kon Turn bay đến. Anh Quân la lớn: "Tất cả nằm im". Anh nằm soài trên nóc hầm như cố che đi phần đất đỏ. Một chiếc cán gáo loại máy bay có thân hình tròn ủng hầu như thân trên bằng mi ca trong suốt. Nó bay sát sạt nhìn thấy tên phi công quan sát xuống đất bằng mắt thường. Trông nó bay rất lộn tiết, chỉ muốn cho một tràng, bắn chắc hắn phải rơi ngay thôi nhưng vì bí mật không ai được phép làm như vậy. Trên cao hơn là hai chiếc tầu gầy phành phạch, nhâng nháo vòng lượn, nó bắn vài loạt rốc-két vào bìa rừng cách chúng tôi vài trăm mét rồi bốc lên cao cút thẳng. Chiều hôm đó bộ phận chính của anh Quân cùng một bộ phận lớn của đại đội dẫn Bộ tư lệnh nhẹ của sư đoàn tiến vào thị xã Kon Tum. Đồng chí Bá Lợi, Sư đoàn phó đứng ở chỗ đài quan sát nhìn vào thị xã Kon Tum nói một mình:

- Ồ ở đây chỉ huy có lẽ tốt hơn đấy! Tại sao lại vào đấy nhỉ? - Nói vậy nhưng đồng chí lại bước chân xuống núi theo sau nhóm trinh sát và đoàn cán bộ qua sông vào thị xã Kon Tum. Đài quan sát còn Lập, Thuần, chúng tôi lại đơn lẻ làm nhiệm vụ ở quả đồi gần như trọc lốc này. Gần đài quan sát còn một trạm thông tin hữu tuyến, có hai đồng chí. Người phụ trách tên là Quang. Hầm các anh về phía sau đài quan sát vài trăm mét.


Thị xã Kon Tum bị tấn công gần một tuần nay, những ngày đầu E1 và T-10 - D15 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm biệt khu 24, kiểm soát toàn bộ sân bay Kon Tum. Lực lượng địch gồm sư đoàn 23 và địa phương quân co cụm vào khu tỉnh đường. Sư đoàn 820 tấn công từ hướng nam vào thị xã gặp khó khăn hỏa lực của mặt trận không còn đủ đạn dược để chi viện cho hướng tấn công. Hỏa lực trong biên chế của các đơn vị cũng không còn đạn để chiến đấu. Đạn bộ binh cũng bắt đầu cạn, phải sử dụng tiết kiệm. Ta không thể phát triển thêm được nữa. Trên đài quan sát nhìn qua sông, qua cánh đồng trống trải, nhìn rõ trong thị xã Kon Tum. Phía nam thị xã qua cầu Đắk Bà Nà là biệt khu lôi hổ trung tâm huấn luyện biệt kích. Khu vực nam thị xã, tỉnh đường địch vẫn làm chủ. Các cuộc phản kích của địch đều xuất phát từ khu vực tỉnh đường. Địch dùng xe tăng đánh vào phía đông sân bay, đang từng bước hòng chiếm lại biệt khu 24. Khu vực bắc tây tỉnh đường ta và địch nổ súng giành giật từng dãy phố, rất quyết liệt.


Cuối tháng 5 năm 1972, tôi nhìn thấy một cánh quân cỡ tiểu đoàn địch đang di chuyển từ tây bắc men theo tây thị xã tiến về phía cầu Đắk Bà Nà. Có thể chúng hội quân co cụm về tỉnh đường để tổ chức phản kích. Tôi báo cáo sự việc trên và nêu nhận định của mình. Anh Mạnh C phó ở trong thị xã lệnh cho tôi: "Xuất kích đánh vào đội hình địch". Tôi cử Thuần "còm" ở lại đài, dặn khi có lệnh mới của đại đội thì báo hiệu báng cách bắn súng, một phát, hai phát, ba phát áp dụng cho các tình huống. Hai chúng tôi theo đường mòn vận động xuống bờ sông, không có trắc trở gì. Bên kia sông, đội hình địch vẫn đang di chuyển. Chúng đi thành hàng dọc, pháo yểm trợ thỉnh thoảng mới có một quả rơi xuống cách bờ sông bên kia vài trăm mét. Trên trời có mấy chiếc trực thăng bảo vệ đội hình vòng đi vòng lại sát tận bờ sông. Chúng để ý đến sườn tây của đội hình. Tôi bảo Lập ngồi cảnh giới để sang sông, đoạn này lội được, chỉ ướt quần áo. Tôi đang đi xuống sông thì trên đài có 8 phát súng nổ, đó là lệnh thu quân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2021, 08:17:22 pm »

Tôi nghĩ chắc anh Mạnh đã hình dung ra việc rất khó khăn trong vận động tấn công địch ban ngày, với lực lượng quá ít và địa hình cách trở, trống trải, nên ra lệnh rút đây. Tôi và Lập nhanh chóng quay trở lại đài thấy Thuần và Quang đang canh giữ hai người đàn ông. Họ mặc quần áo dân sự, chân không có dép. Mỗi người đeo một chiếc gùi vải nhỏ tý ở sau lưng. Anh Quang nói: "Thấy hai người lom khom cách hầm bọn mình mấy chục mét. Họ đi về phía rừng. Mình nghi ngờ dẫn về đây". Thuần còn nói: "Em báo cáo anh Mạnh về hai người này. Anh Mạnh bảo gọi anh về và tổ chức dẫn họ giao cho Ban địch vận đang ở trong rừng phía sau đài quan sát của ta mấy cây số.

Tôi hỏi hai người lạ:

- Các anh thuộc sắc lính nào?

- Không! Em là học sinh ạ? - Một tên nói vậy.

- Quen đi giầy, nay bỏ ra đau quá phải quấn vải vào chứ gì?

Tôi nói khẳng định hắn là lính. Cuối cùng thì chúng cũng nói thật:

- Bọn em lính bảo an chi khu, bị bắt quân dịch năm 1971.

- Em trung sĩ, thằng này binh nhất..

Hắn nói lý do bỏ ngũ:

- Sư đoàn 23 cộng hòa có căn cứ vững chắc, súng đạn nhiều, đông quân, hỏa lực trên chi viện xuống tối đa, thế mà cũng bị "cộng quân" đánh bật khỏi biệt khu. Em nghĩ, bọn em không chịu nổi, lợi dụng đơn vị di chuyển từ Ấp Bắc thị xã tăng cường cho tỉnh đường, em sợ sẽ chết mất, nên đêm qua bỏ đồ lính chạy qua sông, định tìm vào một bản nào đó lánh nạn mong được sống. Trong lúc đang lúng túng tìm đường thì bị các anh bắt. Hắn liên tục phân bua: "Từ khi đi lính em chỉ cầu an, luôn tìm cách ở nhà, không bắn giết ai, xin các anh thương giùm". Tôi giải thích: Các anh là tù binh được hưởng chính sách của mặt trận. Quân giải phóng không bao giờ giết hại binh sĩ đối phương đã thực sự đầu hàng. Bây giờ chúng tôi đưa các anh về phía sau. ở đấy các anh sẽ được học tập để có thể trở thành người lương thiện.

Chiều đó anh Mạnh điện đến tôi:

- Tối nay đồng chí dẫn tổ Dũng, trinh sát ấp bên phải đài quan sát.

Đến 17 giờ anh Dũng cùng các anh Viện, Hòe, Giáp lên đài quan sát. Chúng tôi chờ cho trời tối hẳn mới bắt đầu xuống núi. Tổ trinh sát do tôi dẫn đầu cứ men theo bờ sông, ngược dòng nước tiến về phía ấp.

Quá trình hành tiến phải dò mìn nên tốc độ không nhanh lắm. Dưới chân tôi là ruộng dân mới làm đất, có chỗ cây ngô con đã mọc. Đi đến cách ấp 500m anh Dũng cho tổ dừng lại, mỗi người tìm một chỗ có thể che đỡ đề phòng địch phản ứng. Sau khi đã ổn định, anh Dũng lệnh cho Hòe bắn hai loạt đạn AK, ấp vẫn im lặng như tờ, chờ chừng 5 phút chúng tôi tiếp tục tiến đến tận hàng rào. Hàng rào ấp làm bằng tre nứa loại lớn bổ đôi, một đầu chôn xuống đất, đầu trên vạt nhọn hoắt. Các đoạn tre dài 2,5 mét chôn sít nhau 10cm. Tre tạo thành hàng rào kiểu mái nhà chạy xung quanh ấp. Cách rào 2 mét về phía trong là giao thông hào. Anh Dũng bò lên sát tôi, hai anh em quan sát qua hàng rào vào bên trong. Đêm cuối tháng 5, trời tối nhìn không rõ lắm, chỉ nhìn thấy những khối đen trong chiến hào, nằm lâu theo dõi mới phát hiện đó là người khi chúng đập muỗi. Tôi và anh Dũng lết men theo hàng rào một đoạn nữa thì thấy có lính đứng dưới hào. Chúng tôi rút ra theo đường cũ. Anh Dũng nói:

- Thì ra khi nghe tiếng súng, địch triển khai sẵn sàng chiến đấu, chứ không phản ứng bằng cách nổ súng loạn xạ, vì đoạn tiếp cận của mình xa, thời gian đến hàng rào hơi lâu, nên bọn chúng thấy yên lặng, nhiều đứa lăn ra ngủ. Tôi xen vào: Thì hàng tháng nay bọn chúng ngủ nghê gì được. Ngủ gà, ngủ gật là phải.

- Xem cái kiểu trinh sát vũ trang để nắm địch là không ăn thua gì rồi. - Anh Dũng nói vậy khi chúng tôi về đến chỗ mấy anh em đang ngồi chờ. Sau này tâp huấn công tác điều tra nắm địch cũng nêu ra bài học trong việc áp dụng hình thức ’’trinh sát vũ trang". Nếu chỉ dựa vào kết quả phản ứng của địch sau khi ta nổ súng, thấy im lặng mà cho rằng không có địch thì rất sai lầm và nguy hiểm. Do vậy, yêu cầu trinh sát nhất thiết phải: "Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, chân đi tới, tay sờ vào" chứ không thể đoán, cả năm 1972 và năm 1973, rất nhiều trận đánh của bộ đội đặc công vào các cụm đóng quân dã ngoại lâm thời của ngụy cho thấy, khi ta đụng địch ở đâu thì ở đó đánh lại, còn chỗ khác chúng nằm im, làm ta rất khó phát hiện.


Trở lại đài quan sát, tôi tiếp tục theo dõi diễn biến của địch ở thị xã Kon Tum. Địch đã co cụm về phía nam thị xã và liên tục tổ chức các cuộc phản công vào các vị trí mà quân ta đang chốt giữ. Chúng tái chiếm một số mục tiêu ở phía đông sân bay, sức công của ta không còn. Các đơn vị Sư đoàn 2 đã hoàn thành đánh chiếm các mục tiêu nhưng thương vong lớn, đạn và lương thực, thuốc men đã cạn kiệt. Các đơn vị hỏa lực không còn đạn, phải chuyển sang làm nhiệm vụ vận tải, các đơn vị bộ binh đã thiếu đạn, tình trạng chiến sĩ lấy trộm đạn của nhau đã xuất hiện. Tình hình trên đã làm cho sức đề kháng đánh địch phản công kém hiệu quả. Các mục tiêu ta đã chiếm đang bị địch tấn công thu lại từng ngày.


Tấn công tái chiếm biệt khu 24 là công việc chủ yếu hàng ngày của sư đoàn 23 ngụy. Chúng có trực thăng và xe tăng yểm trợ, tấn công liên tục cả ngày. Trời Kon Tum mưa dầm rả rích, đất nhão ra, đường sá lầy lội, trơn như đổ mỡ, Sư đoàn 320 hoạt động ở vùng này trước Sư đoàn 2 gần một tháng, nên sinh lực, vật lực suy giảm nhiều, không thực hiện được nhiệm vụ đánh một số mục tiêu trong thị xã Kon Tum để cùng Sư đoàn 2 giải phóng hoàn toàn thị xã. Sư đoàn 320 cũng lâm vào khó khăn chung như các đơn vị khác đang tham chiến trong chiến dịch.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 08:29:06 pm »

Ngày 2 tháng 6 năm 1972, tôi được lệnh cùng các toán trinh sát khác của sư đoàn đưa đơn vị bộ binh vào trong thị xã Kon Tum. Đó là Tiểu đoàn bộ binh số 6 Trung đoàn 141. Anh Bôn chỉ huy vượt sông Đắk Bà Nà lúc 20 giờ, đến biệt khu 24 quãng 23 giờ. Đơn vị anh Bôn được triển khai vào các vị trí của T-10 đang làm nhiệm vụ chốt chặn địch lấn chiếm từ mấy đêm nay. Chúng tôi được lệnh đào hầm để tránh bom pháo. Theo lệnh của sư đoàn phải hạn chế sử dụng lô cốt và hầm của địch, nhưng do không hiểu hết ý nghĩa của mệnh lệnh đó, lại vốn là lính trinh sát chỉ quen làm công tác phục vụ chiến đấu, ít am hiểu về tính chất ác liệt của nhiệm vụ chốt giữ trận địa, nên anh Mạnh C phó không đôn đốc anh em tích cực đào hầm mới, hầu hết các nhóm trinh sát đều sử dụng lô cốt cũ của địch để sẵn sàng chiến đấu và tránh phi pháo. Từ 23 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau chúng tôi được yên ổn, tuy nhiên sức khỏe thì suy giảm nghiêm trọng vì vài tuần rồi tổ đài chúng tôi không có muối ăn thiếu chất, lại bị đi kiết, ai cũng mệt mỏi lả đi. Quãng 6 giờ 30 ngày 3 tháng 6, trong lô cốt chúng tôi gồm: anh Quân, Triện, Thoại, Huỳnh con, Thực và tôi đang thu xếp lại hành lý, thấy phía sân bay địch đã bố trí xe tăng dàn hàng ngang. Anh Quân báo cáo anh Mạnh tình hình trên và nói với anh em:

- Xe tăng nó sẽ bắn ĐK đấy!

Ở lô cốt phía sau chúng tôi là nhóm của anh Mạnh, Khoát, Hòe, Phong, Tuế, Vọng, Thể. Anh Khoát tranh thủ lúc yên lặng đã cùng Thể, Vọng bắt được một con heo mọi cỡ 10kg, anh Khoát tuyên bố:

- Tớ sẽ đánh tiết canh.

Mấy hôm nay các anh ở đây phải hứng nước mưa phùn để ăn uống, tắm giặt thì miễn rồi. Không biết anh Khoát làm thịt heo thế nào? Địch đã làm xong công tác chuẩn bị, đúng 8 giờ thì cuộc tấn công bắt đầu. Xe tăng địch đứng cách chúng tôi khoảng 800 mét, giữa xe tăng địch và lô cốt chúng tôi còn có đại đội đặc công của T-10. Anh em làm thành một phòng tuyến ngăn chặn không cho địch tấn công vào biệt khu 24. Các chiến sĩ T-10 đào giao thông hào, hố chiến đấu và ụ súng phía ngoài những căn nhà cấp bốn bị đổ sập, cách tăng địch trên 600 mét, địa hình nhìn ra phía địch trống trải bằng phẳng (đường bay) không có vật che khuất. Xe tăng địch đứng ngoài tầm bắn hiệu quả của B-41. Ngoài B-41 ta không còn loại súng chống tăng nào khác, ĐKZ đã hết đạn từ lâu. Từ xe tăng, bọn địch quan sát và nã từng phát ĐK100 vào từng căn hầm, ụ súng của anh em T-10, lần lượt các mục tiêu của ta bị địch phát hiện tiêu diệt. Một vài tổ từ phòng tuyến xuất kích nhưng chưa kịp phụt B-41 thì bị đại liên địch bắn hy sinh. Bộ phận chúng tôi đang theo dõi, lo cho anh em T- 10, chưa biết làm gì để hỗ trợ thì "rầm" tiếng nổ đến ù tai, khói bụi mù mịt trong lô cốt, làm mọi người sặc sụa. Anh Triện và Thực chui ra cửa trước, chạy đến khu chốt của bộ binh, còn lại trong lô cốt nghe anh Quân hô lớn:

- Thoát ra lối cửa sau. Nhanh lên!

- Nó bắn nữa đấy.

Huỳnh, Thoại đến tôi nhảy ra ngoài. Khi tôi vừa ra khỏi cửa thì một trái ĐK nữa nổ "rầm" ngay nóc lô cốt, chỗ cửa thoát ra của chúng tôi. Anh Quân thì không kịp nữa. Khi ba chúng tôi vào hầm anh Mạnh không thấy anh Quân theo. Tôi nói với anh Mạnh:

- Lô cốt chúng em bị trúng hai quả ĐK, một quả ở phía cửa trước, một quả ở phía cửa sau. Không rõ anh Quân...

- Các cậu sang chỗ Quân đi - Anh Mạnh nói vậy và cho mọi người phân tán sang các hầm khác. Tôi và anh Tuế y tá chạy lại lô cốt thì thấy anh Quân nằm ngay cửa, một vết thương xuyên từ trán ra sau gáy, một cánh tay bị gãy. Anh không nói được, tôi nâng đầu anh đặt vào đùi, thấy môi anh giật giật mấy cái. Anh Tuế kiểm tra tim và hơi thở khẽ nói:

- Đồng chí Quân hy sinh rồi!

Tôi ngồi lại một mình, lúc sau giở ba lô anh Quân, lấy ra một bộ quần áo ga ba đin mới, có lẽ bộ quần áo này anh để dành... Chưa mặc lần nào thì phải. Anh là người cẩn thận và hay nghĩ xa lắm... Tôi buồn bã thay cho anh bộ quần áo mới, nước mắt ứa ra. Quả thực, không có nước để lau chùi cho anh, bụi bặm quá. Mặc xong quần áo cho anh thì đồng chí Đăng sang giúp. Tôi đặt anh vào chiếc võng ni lông anh vẫn dùng. Gói bọc anh cẩn thận, sau đó bọc tiếp một chiếc tăng dùng dây võng buộc lại cẩn thận. Lúc này trên đầu, trực thăng quần đảo rất mạnh. Những chiếc tầu gầy bắn đại liên "toang toác", thỉnh thoảng lại chúi đầu xuống phóng mấy loạt rốc-két, tức đến điên người, nhưng chả làm gì chúng được. Xe tăng địch thì cứ tiến dần vào phòng tuyến của ta, chúng bắn dữ dội hơn. Mấy chiếc xe tải ở gần hầm anh Mạnh bị trúng đạn bốc cháy, khói mù mịt. Có lẽ tuyến phòng thủ của T-10 đã bị phá vỡ. Chúng tăng cường hỏa lực để xua bộ binh lên.


Trong lúc gói bọc anh Quân, tôi thấy xót thương anh quá. Quả thực, lần đầu tiên ôm, vuốt mắt cho người chết trong hoàn cảnh rất đột ngột này, nhưng tôi không có cảm giác sợ hãi nào.

Anh Quân là A trưởng ở A2 bên cạnh A1 của tôi. Tuy không cùng tiểu đội nhưng anh là người anh, người đồng chí, người bạn. Anh là đảng viên luôn gần gũi chăm sóc giúp đỡ mọi người, nhất là các chiến sĩ mới. Anh kể chuyện quê anh:

- Mình ở xã Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương. Bố là liệt sĩ chống Pháp. Mình lớn lên không biết mặt cha. Khi mẹ đi lấy chồng, thì theo mẹ ở cùng chú dượng. Nhà nghèo túng quá, học dở lớp bốn mình xin đi bộ đội, lúc đó còn nhỏ tý. Phải bỏ đá giấu trong người mới đủ cân. Năm 1967 vào miền Nam, ở đơn vị này cho đến nay.


Anh Quân ở chiến trường lâu, đã miễn dịch sốt rét, da nom hồng hào hơn mọi người. Anh ít nói, chậm chạp, làm việc gì cũng cân nhắc kỹ càng. Nhiều người cảm tưởng rằng anh hay quan trọng hóa các vấn đề. Những ngày huấn luyện ở Lào, anh hay tổ chức cải thiện cho tiểu đội. Một số anh em mới bổ sung từ Bắc vào, khi sốt rét được anh chăm sóc, cả mấy anh em ở A khác trong B cũng vậy.


Anh nuôi mấy con gà mái thường lấy trứng nấu cháo cho người ốm. Khi đơn vị hành quân đi chiến dịch, mấy chú gà được hóa kiếp để B1 của chúng tôi liên hoan. Là chiến sĩ trinh sát lâu năm, anh luôn hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc báo cáo tình hình địch một cách chính xác và trung thực. Việc đó giúp cho trên nhận định đánh giá đúng tình hình, góp phần xây dựng quyết tâm chiến đấu đúng đắn nhự thế nào. Có lẽ tính cách ấy trở thành thói quen nổi bật (bệnh nghề nghiệp). Anh Quân luôn muốn truyền cho lính trẻ chúng tôi những đức tính, thói quen đó. Anh tâm sự: "Mình học hành ít, chậm hiểu hơn các cậu, nếu hay nói đi nói lại, nhắc đi nhắc lại các cậu cũng đừng bực mình".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 08:30:28 pm »

Tôi đặt anh Quân trong chiếc lô cốt đã bị hai quả ĐK làm toác mảng tường phía trước và nóc cửa phía sau, rồi qua hầm anh Mạnh C phó. Anh Khoát và cậu Thể đang lo làm thịt con heo mới bắt được. Anh Khoát kể đến nghề tay dao thớt thì cừ thật. Anh là lính vệ binh bổ sung về đại đội trinh sát từ tháng 12 năm năm 1970. Anh là đảng viên, quê ở Hà Nam, nhập ngũ từ năm 1966 hiện là tiểu đội phó.


Chỉ có một thùng đạn đại liên nước mưa, một con dao găm Liên Xô thế mà anh cũng làm thịt xong một con heo với đầy đủ các món cả lòng, dồi nữa. Phía trước địch vẫn bắn dữ dội về phía phòng tuyến của ta. Anh Mạnh bảo Hòe và tôi:

- Chiến dùng AK yểm trợ cho Hòe.

- Hòe dùng B-41, các cậu tìm cách làm sao bắn một chiếc xe tăng cho chúng khiếp và lập công nhé.

Anh Mạnh nhìn Hòe nói tiếp:

- Hòe bình tĩnh nhé, phải thật bình tĩnh. Tôi xách súng ra khỏi lô cốt, Hòe theo sau. Chúng tôi men theo những bức tương của các căn nhà cấp bốn để đi về hướng xe tăng. Đạn đại liên trong tầm bắn căng nên những bức tường hiểm không đủ cứng để chặn đạn. Những mảng tường bị đạn xuyên thủng, bùng bục, thấy ớn. Chúng tôi đã ra đến căn nhà cuối cùng tiếp giáp với bãi trống thì dừng lại. Tôi nấp vào đống gạch tường để quan sát, thấy xe tăng địch vẫn còn rất xa. Chúng cứ đứng ỳ ra mà nã đạn, không chịu tiến đến một bước nào. Các ụ súng bằng bao cát của T-10 hầu như đã bị hủy hết. Địch không bắn ĐK vào đó nữa nhưng không thấy bộ binh địch vượt lên trước xe tăng. Có lẽ chúng đã được khoán công việc trong ngày hôm nay chỉ làm đến ngần ấy thì phải. Tôi nhìn sang phải thấy Hòe đang loay hoay tìm địa thế ngắm bắn, tôi nói:

- Đứng đó vướng tường phía sau không bắn được.

Hòe không nói gì, anh nấp một lúc lâu... Địch không tiến lên tý nào, còn tôi và Hòe không thể xông ra bãi trống được. Có lẽ địch chỉ dừng lại bắn lai rai chờ tối sẽ lui về vị trí tập kết để ngày mai mới có kế hoạch tấn công tiếp. Hòe và tôi về chỗ anh Mạnh. Hòe băn khoăn nhìn quả đạn B-41. Tôi chợt hiểu nếu vừa rồi mình không nhắc "không bắn được" thì có thể Hòe đã phụt nó đi rồi cũng nên, vào lô cốt Hòe không nói tiếng nào. Tôi nói với anh Mạnh:

- Tăng địch đứng xa lắm. Anh em T-10 bắn cũng không tới. Bọn em nằm mãi mà chẳng thấy súng của ta nổ, chờ tối, mình có thể tập kích vào bãi xe.

Anh Mạnh không nói gì đến xe tăng nữa. Đã xế chiều, chúng tôi không đợi nhưng khi anh Khoát giục ăn cơm thì ăn chứ không ngon lành gì.

Quãng 19 giờ, không gian yên lặng, các nhóm trinh sát về báo cáo anh Mạnh. Anh Mạnh thông báo Đào Tất Triện sau khi sang hầm chốt của bộ binh, hầm này cũng bị một quả ĐK. Triện cũng hy sinh tại đó. Đơn vị bộ binh đã mai táng đồng chí Triện. Đơn vị chúng tôi lần lượt rời vị trí. Tôi và Đăng ở lại chuẩn bị đưa thi hài anh Quân đi theo. Lúc 17 giờ 30 ngày 3 tháng 6 năm 1972, trời lại bắt đầu mưa nhẹ hạt, có hai đồng chí của T-10 ghé vào hầm. Hai anh rất mệt mỏi. Chúng tôi chào nhau bằng ánh mắt. Hai người lấy từ trong ba lô ra những bao gạo sấy có dính bùn và máu đỏ. Một anh nói:

- Không biết còn ai ngoài ấy không?

Anh kia nhỏ nhẹ:

- Có lẽ còn, vận tải sẽ mang về, cả tử sĩ nữa.

Tôi không hỏi nhưng đã hiểu rằng phòng tuyến do T-10 đảm nhiệm đã bị phá vỡ từ chiều. Lệnh rút vừa rồi chính do ta không còn đủ sức cản địch nữa. Tôi và Đăng cáng anh Quân đi theo đơn vị về phía tây. Đến nơi dừng lại, chúng tôi được lệnh làm hầm trú ẩn, mai táng anh Quân ở một bãi đất trống gần hàng rào trong cùng của hướng bắc biệt khu 24. Chôn anh Quân xong có vẽ sơ đồ mộ chí, đánh dấu tọa độ trên bản đồ, ghi cách cây độc lập 10 mét về phía nam. Căn hầm chữ A, chúng tôi vừa đào vừa múc nước, quãng quá nửa đêm thì xong. Mưa vẫn rơi dầm dề, phải lấy những hòm đạn kê xuống đáy hầm làm chỗ ngồi. Cả đêm cứ thay nhau múc nước đổ ra ngoài, tôi hiểu rằng đêm nay đại bộ phận sư đoàn rút khỏi thị xã Kon Tum. Chúng tôi ở đây để chốt giữ cái cửa để đội hình ra an toàn. Ngày hôm sau, cả ngày không ai được lên mặt đất vì hầm chúng tôi đào hẳn ra bãi đất trống. Trên bầu trời, mấy chiếc OV10, L19 i ỉ kêu không lúc nào ngớt. Thỉnh thoảng lại phun ra những tiếng nói của bọn chiêu hồi được ghi âm lại. Chúng ra rả nói:

- Sư đoàn bộ binh số 2 của các bạn đã bị bao vây. Trung đoàn 66 không đủ sức để bôn tập đến chi viện cho các bạn, Sư đoàn 320 đã mất sức chiến đấu, sư đoàn 23 thiện chiến đã được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân giao nhiệm vụ giữ vững cánh cửa sắt của Tây Nguyên. Nay các chiến binh rất hứng khởi, hỏa lực dồi dào. Nếu các binh sĩ cộng quân không mau hồi chánh thì sẽ bị tiêu diệt...

Chúng tôi vẫn im lặng, nhưng dưới mặt đất, mọi hoạt động vẫn diễn ra, những quả mìn Clây mo treo trên hàng rào của địch được tháo gỡ để lấy thuốc làm chất đốt, loại thuốc C-4 màu trắng dẻo kẹo cháy nhiệt độ cao mà không có khói, cũng may có mưa nên có nước để nấu ăn. Đồ ăn thì từ khi vào thị xã được cải thiện một chút, có gạo sấy, bột đậu xanh, đường, sữa, thịt, cá hộp do anh em bộ binh thu được tặng cho. Trong mấy ngày vào thị xã, tôi thấy tinh thần chiến đấu của bộ đội không có vấn đề gì lớn nhưng điều kiện đảm bảo cho chiến đấu thì rất khó khăn. Đạn bộ binh thiếu nghiêm trọng. Tử sĩ và thương binh chuyển đi không kịp cứ tăng dần lên hàng ngày. Tối đó, chúng tôi được lệnh rút ra ngoài và có nhiệm vụ cử hai đồng chí cáng một thương binh. Đó là đêm 4 tháng 6 năm 1972.


Tôi và Đăng vào một căn nhà đổ nát, nhiều thương binh đang nằm ngồi ở đó. Tôi bảo Đăng kiếm một thương binh nặng để cáng đi. Mỗi chúng tôi kiếm một đoạn gỗ dài hơn 1 mét làm gậy, súng ba lô đeo gọn vào người, dép lột ra đeo vào thắt lưng. Đoàn người khiêng vác trật tự đi qua một cửa mở ra khỏi căn cứ. Đêm vẫn mưa, không gian im lặng như tờ, chỉ nghe tiếng thở phì phò, tiếng chân bước lép nhép dưới bùn. Đòn khiêng của chúng tôi là một đoạn đòn tay gỗ hình vuông tỳ vào vai day đi, day lại làm hai vai sưng tấy lên đau điếng. Đến sáng thì chúng tôi cũng đến chân một quả đồi, thấy nhiều cáng thương đang dừng lại nghỉ. Đồng chí thương binh mà chúng tôi cáng bị sọ não, băng kín mít đầu, không nói gì được, hầu như hôn mê, thỉnh thoảng khẽ rên ú ớ không ra câu gì.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM