Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:25:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người sống và những người chết  (Đọc 17617 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #210 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:30:23 am »

Vừa lúc đó, tiểu đoàn trưởng Riáptrencô và Malinin đi đến chỗ Xintxốp. Do những ngày chiến đấu vừa qua, Malinin đã được đính một chiếc then thay thế cho ba hình khối và được chỉ định làm chính ủy tiểu đoàn.

— Chào cậu, — Malinin nói với Xintxốp  bằng cái giọng cau có hàng ngày của mình và, như lệ thường, ông gườm gườm nhìn Xintxốp tựa hồ như anh phạm lỗi gì đối với ông ta.— Trung đoàn trưởng báo tiểu đoàn trưởng rằng phòng tham mưu sư đoàn đã nhận được mệnh lệnh tặng huân chương «Sao đỏ» cho cậu và Baiukốp về trận đánh ở nhà máy gạch, thế thì mình xin chúc mừng cậu!

Malinin có một thói quen kỳ lạ: lời nói của ông càng gói ghém lòng trìu mến bao nhiêu thì ông càng nói với cải giọng cau có và thiếu niềm nở bấy nhiêu. Nếu có ai ngoài cuộc mà chỉ nghe giọng ông nói thì có thể tưởng rằng không phải ông đang chúc mừng Xintxốp được tặng huân chương mà đang cảnh cáo anh.

— Đúng, đúng, — tiểu đoàn trưởng Riáptrencỏ vui mừng xác nhận,—chính tôi nghe nói thế! Đồng chí Xintxốp, xin chúc mừng đồng chí.

Xintxốp liền nói: «Phục vụ Liên bang Xô viết» nhưng, thật đáng ngạc nhiên cho chính mình, anh hầu như không cám thấy vui mừng. Chắc là sau này nỗi vui mừng ấy sẽ đến, còn lúc đó thì chưa cảm thấy thực. Anh sực nhớ lại nhà máy gạch, sực nhớ lại Xirôta bị tàn tật và Baiukốp bị thương nặng, nhớ lại buổi sáng họ đã chôn cất những gì còn lại của các anh em khác, và nỗi vui mừng tắc nghẽn lại ở đâu đó nửa chừng giống như miếng bánh bích cốt nghẹn lại trong cổ họng.

— Báo cáo chính trị viên trưởng, thế có thể chúc mừng đồng chí được không? — nhân lúc Malinin vẫn chưa đi nơi khác, Xintxốp hỏi.

— Việc làm của tôi nhỏ bé lắm. — Malinin nói vẫn với cái giọng cau có ấy, khiến cho Xintxốp không hiểu là ông ta có được khen thưởng hay không.

Quả thực Malinin không được khen thưởng, bởi vì người ta quyết định đề nghị tặng ông không phải huân chương Sao đỏ mà là huân chương Cờ đỏ kia. nhưng huân chương này lại do mặt trận tặng mà trên mặt trận lại có người náo đó muốn rút bớt và không đi sâu vào chi tiết, cho nên đã gạch bò luôn cả tên chính tri viên Malinin trong số những người khác. Nhưng Malinin tứ thái độ thản nhiên đối với việc không được khen thưởng, một sự thản nhiên hiếm có ngay cả ở một ngườị không hiếu danh. Nguyên nhân của sự thản nhiên đó là thực tình ông cho rằng việc làm của mình là nhỏ bé, rằng vấn đề tuyệt nhiên không phải ở nơi ông, mà ở chỗ những người đã được giao phó cho ông làm ăn như thế nào. Ông lấy làm thỏa mãn hoàn toàn về chuyện là anh chàng Xintxốp  hiện nay ở đơn vị và anh chàng Buiukốp hiện dang nằm điều trị, cả hai người đều đã được khen thưởng đúng như lời ông đề nghị. Khi đề nghị điều gì cho ai, bao giờ ông cũng làm tựa hồ như miễn cưỡng, nhung sau đó lại khăng khăng giữ ý kiến mình và nếu bị từ chối thì ông cay cú lắm.

— Này, Xintxốp,— im lặng một lát, ông nói. — Cậu được phong quân hàm hạ sĩ, được tặng huân chương, tờ báo của sư đoàn đã viết về cậu. Mình cho là trước khi đánh những trận sắp tới, cậu nên nộp đơn đề nghị phục hồi đảng tịch. Cậu thấy việc này thế nào?

Xintxốp thấy việc này thế nào? Malinin biết rõ hơn ai hết rằng anh thấy thế nào rồi chứ.

— Theo mình thì hôm nay là ngày thích hợp nhất để viết đơn. — Malinin liếc mắt nhìn lên bầu trời đã bắt đầu đổ tuyết.

Trong giọng nói của ông nghe có cái vẻ trang trọng khác thường. Cũng giông như mọi người, ông dang hồi hộp trước những việc sẽ diễn ra trên Hồng trường.

Xinlxốp nhìn thẳng vào mắt Malinin: «Có lẽ bác nói về việc náy quá sớm đấy nhỉ? Thế thì chưa suy nghĩ đã nói ra để làm gì? Mà nếu không sớm thì hãy ủng hộ em đến cùng. Bởi vì nếu bác không ủng hộ em thì còn ai nữa?»

Malinin bắt gặp cái nhìn của Xintxốp và lặng lẽ nhìn lại vào mắt anh trong mấy giây. Trong những ngày sư đoàn được bổ sung và đóng ở gần Maxcơva, Malinin đã chính thức chất vấn về những điều cần thiết thông qua phòng chính trị của sư đoàn và đã nhận được trả lời. Phải, tấm phiếu lưu trữ mang lên đảng viên Xintxốp I.P. đang được bảo quản ở nơi đã quy định. Đảng tịch cua anh ta đã được hồ sơ xác nhận, nếu không thì ai xét đến vấn đề phục hồi nữa kia. Đó là bước đầu quan trọng và chính lúc này Malinin đang nghĩ về chuyện đó. Nhưng cứ căn cứ vào đôi mắt của ông thì khó mà nói được rằng trong giây phút ấy ông đang nghĩ về việc gì; nét mặt của ông có vẻ như ông chả suy nghĩ điều gì đặc biệt cả, mà chỉ có ý định nhìn kỹ Xintxốp lần nữa: «Ivan Xintxốp. nghĩa nghĩa là cậu như thế đấy! Thế đấy...»

Bỗng từ bên phải vẳng lại tiếng hô khẩu lệnh rền vang

— Ngh-i-ê-ê-êm!

Riáptrencô nhảy bật về phía trước như có lò so. Malinin lạch bạch bước theo sau, các hàng ngang trở nên ngay ngắn...

— Ơ kia, ơ kia... này trông kìa! — vừa gióng hàng ngang với Xintxốp, anh chàng chiến sĩ đeo tiểu liên, người đã nói rằng giá như mình thì đã không cho phép Xtalìn dự duyệt binh, vừa thì thầm vào sát tận tai anh. —Này trông kìa!

Xintxốp nhìn về đằng trước bên phải rồi giống như háng ngàn người đang đứng xếp hàng cùng anh trên quảng trường. qua màn tuyết trắng mỗi lúc một rơi xuống dày đặc hơn. anh trông thấy Xtalin mặc áo capốt đang đứng ở vị trị mọi khi của mình trên lễ đài của Lăng Lênin.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #211 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:31:42 am »

— Phải, — sau cuộc duyệt bình, khi cùng với Mácximốp đi xe tới Viện hàm lâm Timiriadép, nơi mà hiện nay quân y viện đang đóng, Xerpilin nói, — dù có đánh giá một cách tỉnh táo tình hình ngoài mặt trận, hôm nay vẫn còn khó mà hình dung được rằng ít nhất chúng ta cùng đang quay trở về nơi mà ta đã bắt đầu: hình như chúng ta chiến đấu ở trên biên giới nước ta. Nhưng hôm nay có một ý nghĩ đang an ủi tôi.

— Nhưng cụ thể là cái gì?

— Cụ thể là khi vượt sông Đniép ở gần Môghilép cùng với số quân còn lại của trung đoàn thì khó mà tự hình dung ra được rằng ngày mồng bảy tháng mười một sẽ có cuộc duyệt binh ở Hồng trường như thường lệ và tớ sẽ có mặt trong cuộc duyệt binh này. Không thể tưởng tượng nổi điều đó. Mặc dầu tớ đã cố tự chủ, nhưng trong thâm tâm vẫn có những ý nghĩ quá đen tối làm cho mình khó tự chủ. Hễ nhớ lại việc ấy thì tưởng chừng như trong lòng mình có hai con người. Một người nói: «Vui mừng là hãy còn sớm quá, sớm quá!» Còn người kia thì nói: «Sớm à? Nhưng phải thế!» Biết nói với câu thế nào nhỉ? Mặc dầu chúng dành được nhiều thắng lợi thật, tớ vẫn có cảm giác rằng giữa chúng ta và chúng nó có sự khác nhau có lợi cho ta, và không phải chỉ là sự khác nhau nói chung mả thậm chí là sự khác nhau thuần túy quản sự. Tớ không tin rằng chúng sẽ tổ chức duyệt binh ở Berlin nếu như chúng ta ở cách thảnh phố đó sáu mươi cây số. Tớ không tin đấy và chỉ có thể mặc dầu nói chung thì vấn đề không phải được giải quyết ở các cuộc duyệt binh mà ở ngoài mặt trận... Sao, họ hứa cho cậu ra viện vào thứ sáu tới à?

Không hiểu sao Mácximốp không trả lời. Anh ngồi bên cạnh Xerpilin và lặng lẽ nhìn vào một điểm. Sau đó, khi chiếc xe dừng lại và Xerpilin thận trọng bước xuống trước tiên, Mácximốp vẫn ngồi nguyên, chìa tay cho ông.

— Phêđô Phêđôrôvíts, chúc anh mọi điều may mắn! Chóng được ra viện!

— Thế cậu thì sao?

— Còn tôi thì cứ coi là bỏ trốn. Tôi sẽ đề nghị bằng được để ra mặt trận. Nói riêng giữa chúng mình với nhau thôi nhé, dù sao chăng nữa, tôi cũng chả bao giờ lành mạnh hẳn được đâu, mà một tuần lễ thì chẳng giải quyết được vấn đề gì. Hoặc họ sẽ giả tôi về một cách nhục nhã, hoặc ngay ngày mai họ sẽ giới thiệu tôi đi đâu đó.

Khi bước vào phòng bệnh nhân của mình, ông gặp bà vợ ở đó.

Nhân ngày lễ, bà Valenchina mặc tấm áo dài cũ bằng lụa đen. Tấm áo đó đã ghi vào trí nhớ ông từ lâu, và khi bà vừa mới lặng lẽ đứng dậy đón chồng với hai môi mím lại thì Xerpilin hiểu ngay rằng bà ngồi đây đã lâu và đã giận ông mấy giờ rồi.

— Vẫn cái cậu Mácximốp của mình, tôi biết mà, — vừa đi về phía chồng, bá vừa nói.  — Thế là cậu ấy đã biết thân biết phận rồi đây! Cậu ta đâu? Sợ không dám giáp mặt tôi à?

Bà hiểu rằng trong ngày lễ dù sao cũng phải tha thứ cho chồng và vì vậy bà mới nói trước.

— Có giới mà tìm cậu ấy! — Xerpilin nói. — Cậu quay xe lại ở ngoài sân và đi ra mặt trận rồi.

— Nhưng ai cho cậu ấy đi chứ? Đến thứ sáu tuần sau cậu ấy mới được ra viện cơ mà!

— Cậu ta nói là họ sẽ cho đi.

— Có lẽ cả mình cùng sửa soạn đi chứ gì?

— Sau này sẽ xem!.

— Tôi đã nghe được chương trình phát thanh. — Valechina nói. —chỉ có điều là tôi không hiểu ngay rằng đó là Xtalin đang nói. Tôi không hiểu vì sao mà rađiô vẫn mở nhưng lại truyền thanh ngay từ giữa bài nói chuyện...

Xerpilin ngạc nhiên nhún vai. Cả hai người đều không biết và không thể biết rằng thoạt tiên vi sợ máy bay Đức tấn công, nên đã quyết định là trước khi kết thúc cuộc duyệt binh không phát thanh cái gì cả. Rồi mãi đến phút cuối cùng, khi tới gần máy phóng thanh, Xtalin mới nhìn trời đang đổ tuyết dày đặc và ra lệnh mở tất cả các đài phát thanh. Nhưng trong lúc mệnh lệnh đó được truyền đạt và chấp hành thì lại mất thêm mấy phút nữa...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #212 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:34:51 am »

— Nhưng khi hiểu rằng đó là đồng chí ấy, thậm chí tôi đã khóc...

— Sao thế?

— Tôi chẳng biết vì sao nữa. Bỗng nhiên khóc... Mình có nằm không?

— Không. — Xerpilin nói.

Ông đang vô cùng xúc động nên không muốn nằm. Bà vợ hiểu thế và không nài ép.

— Thôi được. Chỉ cần là tháo đôi bốt ra.

— Bốt rộng lắm.

— Rộng lắm thì thôi vậy. Chân mình có đau không?

— Hết đau.

Xerpilin tháo bốt, đặt nó vào sát tủ áo rồi chỉ để bít tất mà đi ngang qua cả căn phòng bệnh nhân và ngồi vào chiếc ghế bành đặt xế chỗ bà vợ ngồi.

Valenchina không hề rời khỏi Maxcơva. Từ đầu chiến tranh, bà làm nữ y tá trong một quân y viện ở sát cạnh nhà, cũng ở đường phố Pirôgốpxkaia và khi Xerpilin được đưa về quân y viện «Timiriadepka», suốt trong năm tuần nay ngày nào bà cũng đi xe đến đây lúc thì buổi sáng, lúc thì buổi chiều tùy theo phiên trực của mình.

Không hiểu là tạí sao, tuy nhiên, có thể hiểu là tại sao: tại vì sau mấy năm xa cách, cuối cùng bà đã gặp lại chồng, nên suốt trong năm tuần đó Valenchina đã béo ra và tươi hẳn lên rồi từ một bà già bị nỗi lo âu dằn vặt, với hình dáng đã khiẽn ông sửng sốt trong lần gặp gỡ sau khi từ trại cải tạo trở về vào ngày đầu chiến tranh, bà lại biến thánh một người đàn bà tuy không trẻ nhưng vẫn xinh đẹp như mấy năm trước đây. Qua những năm xa cách ông, mái tóc bà đã bắt đầu đốm bạc, đặc biệt là ở hai thái dương, nhưng một hôm bà quyết định nhuộm tóc và đến thăm ông ở bệnh viện với mái tóc không có sợi bạc nào. Nhưng khi Xerpilin bắt đầu chế giễu bà thi bà đã nói với chồng, tuy không có ý giận dỗi nhưng với giọng trách móc, làm lòng ông đau nhói:

«Sao? Mình muốn nói rằng tôi cố công vô ích, để thế mình vẫn yêu chứ gì? Tôi biết. Giá mình thử không yêu xem! — Bà im lặng giây lát và nói: — Thế nào, xóa bó những năm ấy rồi à?.. Hay mình chỉ giả vờ thôi?»

«Xóa bó rồi», — Xerpilin nói và nói thực.

«Thế thì cả tôi cũng đã xóa bỏ rồi, — bà nói và mỉm cười không vui vẻ lắm, —Chả là vì cái này của tôi có phải do tự nhiên đâu, — bà sờ tóc. — Giá mà là do tự nhiên thì tôi đã không nhuộm đen trở lại...»

— Duyệt bính ra sao hả mình? —Valenchina hỏi khi Xcrpilin đã ngồi vào ghế bành.

Ông bèn kể cho bà nghe thoạt tiên về cuộc duyệt binh, sau đó về cuộc trao đổi của mình ở bộ dân ủy hôm kia. Cũng chính ngay hôm đó, ông đã gặp vợ. Nhưng lúc ấy, bà nổi giận tam bành vì việc óng đã dậy và đi ra ngoài viện sớm trước thời hạn cho nên chả buồn nghe gì cả. Căn cứ theo sắc diện của chồng, bà thấy hình như sau khi đi ra ngoài sớm trước thời hạn như vậy, ông lại cảm thấy khó ở, mà trong những trường hợp ấy thì chẳng có lý do gì thuyết phục được bà nữa.

«Giá mà mình nhận cả giấy tờ lẫn huân chương chậm đi một tuần nữa thì cũng chẳng sao đâu! Thì cùng đã chẳng xảy ra chuyện gì cả với mình và cả với những thứ đó!» — bà khăng khăng không muốn nghe lời chồng phân trần. Thậm chí hôm qua bà còn bỏ một hôm không đến thăm để tó ý phản đối.

Nhưng bây giờ, sau cuộc duyệt binh, bà đã không đủ sức để mè nheo chồng về việc hôm kia cũng như hôm nay.

Vào đầu câu chuyện, Xerpilin không bỏ qua cái việc mà giá người khác ở vào địa vị ông, khi nói chuyện với một người nào dó không phải là bà Valenchina chắc hẳn im lãng: ông kể cho vợ nghe cả ý kiến kết luận bi đát của bác sỹ và cả việc Ivan Alếchxâyevíts (đó là tên của ngươi bạn cũ) dọa rằng sau khi xuất viện sẽ không điều ông ra mặt trận mà điều về hậu phương để thành lập các đơn vị mới.

Ông kể lại tất cả những việc đó mà không hề sợ hãi. Vì biết rằng mặc dầu lo Iắng về sức khỏe của ông, bà vợ vẫn hiểu: không được ra mặt trận sau khi xuất viện lả một điều bất hạnh đối với ông, mà bà thì không muốn cho chồng gặp điều bất hạnh. Ngược lại, bà chỉ muốn rằng bản thân ông sẽ cầu được ước thấy trong mọi việc, dù cho bà phải chịu những nỗi lo âu mới. Chính vi vậy cho nên ông mới yêu và với một tình cảm lớn lao không hề già cỗi, một tình yêu mà không phải ngáy nào và dưới mái nhà nào số phận cùng ban cho con người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #213 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:35:16 am »

Ông kể lại tỉ mỉ cho vợ nghe cả cái phần khác của cuộc trò chuyện, phần này cũng đã khiến cho ông buồn phiền, tuy là buồn phiền theo một cách khác.

Đó là câu chuyện về sư đoàn 176 với số quân còn sống sót lại mà ông đã chỉ huy sau khi Daitricốp chết, về số hiệu và lá quân kỳ của sư đoàn đã được Smakốp đưa lên bộ tham mưu mặt trận.

Bãy giờ, sau khi ra viện, sau mọi việc đã xảy ra từ đó đến nay ở gàn Viadơma và gần Maxcơva, cố nhiên Xerpilin không nói đến cái việc mà đã có lúc ông định khăng khăng giữ ý kiến mình: việc giữ nguyên sư đoàn cũ, ông không phải là kẻ viển vông và biết rằng không thể làm như vậy được nhưng chính vì không thể được cho nên trong lòng ông còn lưu lại nỗi cay đắng, và ông đã một phần nào làm trái ngược với lẽ phải, bắt đầu căn vặn Ivan Alếchxâyevíts rằng lá cờ sư đoàn bây giờ ở đâu và nói là mặc dầu không thể thu thập người cũ được nữa, nhưng nếu thành lập sư đoàn mới trên cơ sở lá quân kỳ và số hiệu đó thì cũng tốt.

«Thôi được, chắc hẳn một sư đoàn như thế mang số hiệu đó đang được thành lập, — Ivan Alếchxâyevits thản nhiên đáp, không hề giấu giếm là mình coi việc đó ít có ý nghĩa

«Điều quan trọng là sư đoàn phải có truyền thống» — Xerpilin nói.

«Quan trọng thỉ quan trọng đấy, nhưng bây giờ ai sẽ làm việc này? Người ta định điều cậu đi, thế mà cậu lại không muốn thành lập đơn vị mới, chỉ muốn nhận một sư đoàn đã có sẵn tiếp thu quyền chỉ huy đế thay thế một người đã chết hay không đủ khả năng và thế là ra trận! vả lại, tớ cũng ngờ rằng nếu chỉ định cậu thì cậu sẽ không hỏi căn hỏi vặn, ở đó có cái gì và tình hình thế nào, mà lại sẽ hỏi là bao nhiêu người, bao nhiêu súng ống, đóng ở đâu rồi đi tiếp nhận. Hay cậu định đo chân mình bằng cái khuôn giày này còn chân người khác thì đo bằng cái khuôn khác?»

«Cứ giá thử là như vậy. Nhưng các đơn vị có lịch sử hay không, cậu nghĩ thế nào?»

«Có, — Ivan Alêchxâyevíts nói. — Nhưng nói đúng ra thì không nên bắt đầu lịch sử hôm nay từ ông Ađam và bà Eva, từ chỗ người ta đã chuồn như thế nào...»

«Chuồn đâu mà chuồn!»—Xerpilin cất cao giọng nói băm bổ.

«Tớ coi trọng những đau buồn của cậu. — Ivan Alếchxâyevíts nói.— Hơn nữa, không phải chỉ riêng của cậu... Nhưng sự thật vẫn là sự thật: hiện nay chưa có một sư đoàn nào có lịch sử kể lại cuộc tấn công đến tận Kênixbe hay tệ nhất cũng đến Vácxôvi. Có lịch sử nói về việc ta lùi tới tận Maxcơva. Phải bình tĩnh nhìn thẳng vào sự thật. Và trong lúc đang chiến tranh, — ông ta nói một cách gay gắt và Xerpilin cảm thấy rằng ông nói đúng,— và trong lúc dang chiến tranh, — ông nhắc lại, — thì chủng ta sẽ ghi chép lịch sử kể từ khi chiến thắng! Từ những cuộc ra quân tấn công đầu tiên. Trong lúc đang chiến tranh thi chúng ta phải nhớ lấy điều đó. Và phải giáo dục anh em như vậy. Còn hồi ký về tất cả mọi chuyện có đầu có đuôi thì chúng ta sẽ viết sau, vả lại cũng có nhiều điều không buồn nhớ lại nữa kia».

«Này, — Xerpilin vươn người qua bàn và nhìn thẳng vào mắt bạn. — Ngay trước hôm xảy ra chiến tranh, cậu đã ngồi đúng ở cương vị này. Cậu hãy nói cho tớ nghe: tai sao lại đến nông nỗi là chúng ta không biết? Mà nếu chúng ta biết thì tại sao các cậu không báo cáo? Mà nếu ông ấy không nghe thì tại sao không bảo vệ ý kiến của mình đến cùng ? Hãy nói cho tớ nghe đi. Tớ không thể yên tâm được, tớ nghĩ về việc này từ ngày đầu ở ngoài mặt trận. Tớ chưa hỏi ai cả, bây giờ hỏi cậu...»

«Cậu hãy hói cái gì dễ hơn ấy!» — Ivan Alêchxâyevíts đấm tay xuống bàn, hai mắt ông trở nên dữ tợn, đau khổ.

Xerpilin không bối rối trước cặp mắt ấy, ông muốn hỏi thêm nữa, nhưng Ivan Alếchxâyevíts đã ngăn ông lại, ấn tay ông xuống bàn vả nói giọng cương quyết gần như đe dọa:

«Im đi! Tớ không muốn nói dối, mà trả lời thì không thể được! — Và ông ta hít một hơi tựa hồ như bị thiếu không khí rồi hói với giọng khác hẳn: — Valenchina nhà cậu thế nào? Có khỏe không? Trông ra sao? Khi cậu đang bị bao vây, bà ấy đã đến gặp tớ ở đây. Trông bà ấy mất hết thần sắc...»

Chính Xerpilin đã truyền đạt lại cho vợ toàn bộ cuộc trò chuyện này với đủ mọi tình tiết, những tình tiết đã khiến ông phải tái mặt khi kể lại, còn bà thì phải tái mặt khi nghe kể.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #214 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:36:48 am »

— Tôi không hiểu, — Xerpilin cúi mình sát vào vợ và nhìn vào đôi mắt buồn bã của bà, khẽ nói.— Tôi không hiểu, tôi sẵn sàng đấm vào ngực mình vì tôi không hiểu: làm thế nào mà một người như Xtalin lại có thể không trông thấy trước những việc đã được chuẩn bị?! Tôi không tin là họ không báo cáo.

— Còn đồng chí Xtalin thì trông ra sao? — bà Valenchina hỏi, hoặc là muốn chuyển câu chuyện nặng nề này sang vấn đề khác, hoặc là buông mình xuôi theo dòng suy nghĩ riêng.

Xerpilin trầm ngâm suy nghĩ.

— Trông ra sao à? Theo tôi thì bình thường — ở trên quảng trường đó, không hiểu thế nào mà thậm chí ông không nghe kỹ lắm cái giọng ồ ồ mệt mỏi của Xtalin mà chỉ nhìn đồng chí ấy.

Xtalin đứng mà nói. Bọn Đức đang ở gần Maxcơva nhưng đồng chí ấy vẫn đứng trên Lăng Lênin mà nói. Nào quân đội đứng dưới Lăng, nào đây là cuộc duyệt binh ngày mồng bảy tháng mười một ở Maxcơva và chính sự việc này đã chứa đựng cái điều chủ yếu mà Xerpilin cảm thấy trong những giây phút đó. «Ừ, chắc cũng là tất cả những người khác nữa», ông nghĩ thầm.

Đồng chí ấy phải chịu đựng tất cả những điều đó thì thật là nặng nề! — bà Valenchina nói.

Xerpilin nhìn vợ và nghĩ rằng cuộc tranh cãi cũ giữa hai người vẫn tiếp tục. Bên nào cũng giữ ý kiến mình và không nói với nhau một lời nào, họ lặng lẽ tranh luận về điều đó cả khi ngồi với nhau và cả khi chỉ có một mình, họ đã tranh luận đến nay không phải là năm đầu tiên.

Xerpilin biết là vợ mình tin tưởng hết sức sâu sắc rằng tất cả những chuyện xấu trước đây và hiện nay đều diễn ra ngoài ý kiến của Xtalin, chỉ vì đồng chí ấy không biết chuyện đỏ hay người ta đã nói với đồng chí ấy điều gì không đúng về những chuyện đó, đến nỗi khiến cho đồng chí ấy đã làm không đúng như đáng lẽ phải làm; bà nghĩ vậy thậm chí trong cả những năm tháng mà người ta đã cướp mất chồng bà.

Bản thân Xerpiiin lại nghĩ khác.

Ông đã biết Xtalin từ lâu: từ hồi ở Xarixưn. Cho nên. ông không thể dễ dàng gì bắt mình hình dung được rằng thế nào mà một con người như vậy lại có thể bị lừa bịp, bị xỏ mũi, bị bắt buộc phải làm một việc gì trái với ý mình, mà bản thân không muốn làm. Xerpilin tưởng rằng ông hiểu rõ Xtalin là một người như thế nào và còn biết tất cả sự đánh giá của Xtalin đối với quân đội và tất cả những gì mà Xtalin đã làm cho quân đội, cho nên ông có cảm tưởng rằng mình không thể tưởng tượng nổi tại sao lại có thể xảy ra những chuyện như vậy với quân đội trong những năm ba mươi bảy và ba mươi tám. Ai cần những chuyện đó? Làm thế nào mả Xtalin lại có thể để đến nỗi xảy ra những chuyện đó?..

Còn tình hình ngày đầu chiến tranh? Vả lại, đó là sau khi Xtalin đã thấy trước vụ Muyních, sau khi đồng chí ấy đã ký kết bản hiệp ước với quân Đức năm ba mươi chín, để đừng cho bọn Anh — Pháp một lần nữa biến người Nga chúng ta thành bia thịt cho đại bác!... Rồi sau khi đã xảy ra mọi việc ấy bỗng nhiên chúng ta lại tiếp nhận chiến tranh một cách như vậy! Sao có thể xảy ra điều đó?

— Phải, im lặng một lát, Xerpilin nói. — Đồng chí ấy không sao cả đâu, trông không đến nỗi, trông không đến nỗi. — ông nhắc to lại lần nữa... —Chỉ phải cái hơi già đi..

Nói xong, ông nghĩ thầm rằng chẳng bao giờ và chẳng đối với ai mình lại đang có và chắc hẳn sẽ có những tình cảm trái ngược đau lòng đến thế đối với Xtalin. con người mà hôm nay lại vừa làm một việc mà ở địa vị đó chả mấy ai dám lám : mặc dù đang có tám chục sư đoàn quân Đức ở trước cửa ngõ Maxcơva, vẫn tổ chức cuộc duyệt binh này...

Đúng mười hai giờ, sau khi kết thúc cuộc duyệt binh và Hồng trường trở nên vắng ngắt, trung đoàn thứ 93 thuộc sư đoàn bộ binh thứ 31, đơn vị công tác của hạ sĩ Xintxốp, đã cho một tiểu đoàn tham gia vào trận chiến đấu ban đêm để chiếm làng Cudơkôvô ở cách Hồng trường đúng tám chục cây số về phía tây nam, tính theo đường chim bay. Theo dự định, trung đoàn bộ thuộc thê đội hai phải đóng đúng trong cái làng Cudơkôvô hậu cử này, nhưng trong thực tế mọi việc đã diễn ra khác đi.

Ngay từ sáng, khi cuộc duyệt binh đang được cử hành trên Hồng trường, bọn Đức đã cùng một lúc đánh vào mấy chỗ trên cái phòng tuyến rải mành mành bảo vệ khu vực mặt trận ấy của một sư đoàn đã mất mát vì những trận chiến đấu lâu dài. Thoạt tiên, chúng không làm nên trò trống gì: hỏa lực đã chặn chúng lại, nhưng chúng tung thêm quân ra, thọc nữa và rút cục đã chọc thủng mặt trận vá suốt một ngày đã tiến được năm cây số, chiếm được ba làng trong đó có cả Cudơkôvô. Trung đoàn này đã được diễu từ Maxcơva đến, vừa lúc trời sắp tối, và đã đệm lưng cho các đơn vị rút lui. Nó nhận được lệnh nội trong đêm đó phải khôi phục lại tình hình. Không chiếm lại được hai làng kia nhưng đến mười hai giờ đêm, để chấp hành mệnh lệnh. một tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 93 cùng một đại đội xe tăng thuộc lữ đoàn xe tăng thứ 17 của trung tá Klimôvíts đã đánh bật quân Đức ra khỏi làng Cudơkôvô.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #215 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:37:59 am »

Cudơkôvô là điểm cuối cùng trong cuộc tiến quân một ngày của bọn Đức. Mãi gần tối, chúng mới chiếm được làng và chưa kịp chuẩn bị công sự. Mệnh lệnh của bộ chỉ huy Đức không cho phép lùi một bước nghe cũng có vé cương quyết như mệnh lệnh của bộ tư lệnh quân ta yêu cầu dù thế nào cũng phải chiếm bằng được Cudơkôvô, nhưng thông thường khi hai mệnh lệnh như vậy được ban bố cùng một lúc và gặp nhau ở cùng một điểm trên mặt trận thì chỉ một trong hai lệnh đó sẽ được chấp hành. Chủ yếu là nhờ có xe tăng xuất hiện bất ngờ, cho nên đã chiếm được Cudưkôvô mà không bị thương vong nhiều. Bọn Đức cho rằng ở khu vực này của mặt trận chẳng có xe tăng và quả là buổi sáng chưa có thật.

Sau đợt bổ sung, từng tiểu đoàn trong sư đoàn đều thành lập một trung đội trang bị súng tiểu liên. Xintxốp  được phiên chế vào trung đội này lảm tiểu đội trưởng và anh đã cùng các chiến sĩ tiểu liên khác bám sát theo xe tăng tiến ngay vào làng Cudưkôvô. Các chiến sĩ xe tăng nhân đà tiến mà tràn thẳng vào Cudơkôvô; đêm ấy có trăng, đường làng ngập tuyết trắng xóa, và khi quân Đức bắt đầu lao ra khỏi nhà và tháo chạy thì phần lớn đã bị bắn gục.

Tiểu đoán vội vàng đào công sự ở trước làng Cudơkôvô, tiểu đoàn bộ đóng trong làng, còn các chiến sĩ tiểu liên thi được dành cho hai ngôi nhà gỗ cạnh sở chỉ huy. Hôm nay, họ đã làm nên chuyện và cùng với các chiến sĩ xe tăng họ cảm thấy mình là những người anh hùng của cái ngày hôm ấy. Còn việc họ được phép nghỉ và không phải đào công sự trong tuyết ngoài đông ngay đêm hôm ấy như những anh em khác càng làm cho họ phấn khởi thêm.

Ngôi nhà gỗ ở cạnh hai ngôi nhà của các chiến sĩ tiểu liên tạm trú đêm đó, đã bị dốt cháy từ khi quân Đức đến chiếm làng. Có mấy xác chết nằm dưới những khúc gỗ bị cháy. Ban đầu, khi thấy đống tro tàn, các chiến sĩ tiểu liên tưởng rằng quân Đức đã thiêu sống anh em tù binh Nhưng sau đó, họ lôi ở dưới những khúc gỗ ra ba khẩu súng trường bị cháy và một khẩu tiểu liên với cái báng đã bị thiêu thành than.

Trong làng không có dân; chỉ còn cách là đoán mò về những việc đã xảy ra ở đây lúc ban ngày.

Chắc rằng họ bắn trả lại. không muốn đầu hàng, nhưng quản Đức đã đốt ngôi nhà,—có người nói.

— Ừ, nếu đã có súng thì không phải là tù binh.

Một chiến sĩ tiểu liên lau chùi hồi lâu khẩu tiểu liên lôi trong đống tro tàn ra; lau đi chùi lại mãi và rút cục anh ta nhổ toẹt một cái, bực mình để nó sang bên.

— Sao? — anh em hỏi.

—Chả nhẽ cậu lau sạch được ngay à? Cả một lớp vảy sắt, chắc là nóng ghê lắm đây.

— Ừ, nóng ra trò! —có người định đùa, nhưng không được hưởng ứng.

Mặc dầu trận đánh ban đêm đã thắng lợi dễ dàng, đống tro tàn và xác những anh em bị thiêu sống ở bên cạnh họ dẫu sao vẫn khiến cho lòng mọi người đau nhói, ít nhiều tùy theo bản tính. Một số phận vô định giống hệt như thế cũng có thể đang chờ đợi cả chính họ trong trận chiến đấu khác: cũng có thể sẽ xảy ra trường hợp chỉ còn lại những xác chết với súng ống đã bị cháy và không ai có thể nói cho ai biết được việc ấy đã xảy ra như thế nào...

Ngọn lửa lờ mờ của những thanh củi tươi đang vừa cháy trong lò vừa sủi bọt xèo xèo, nổ lép bép, soi sáng ngôi nhà gỗ không người ở, chắc là đã bị bỏ hoang từ lâu. Mấy người đang nằm ngủ ở ven tường và dồn sát vào nhau cho ấm. Những người còn lại, trong đó có Xintxốp, thì đang ngồi bên bếp lửa. Người ta hồi tưởng lại buổi sáng. Hồng trường, khán đài đầy những người, Xtalin mặc capốt và từ trên Lăng Lênin nói... Tuy mọi việc đó có thực nhưng gần như không thể tin được rằng việc đó vừa mới diễn ra ngay buổi sáng hôm nay thôi.

— Tiếc rằng không tóm được thằng Phritx nào. — anh chàng chiến sĩ tiểu liên tên là Kômarốp nói. Khi duyệt binh, anh ta đã đứng cạnh Xintxốp, còn bây giờ thì cùng đang ngồi sát ngay bên anh.

— Thế giá mà vớ được nó thì cậu sẽ làm gì nó? Muỗi(1)? — người chiến sĩ đang lau khẩu tiểu liên cháy liền hỏi.

Đó là một người gày, cao, gân guốc, thể lực dồi dào, trông trạc hơn hai mươi. Họ anh ta rất đẹp: Lêônhiđốp. Năm hôm trước đây, khi Xintxốp mới quen anh, thì chính anh đã tự giới thiệu. «Còn họ tôi thi đẹp lắm: Lêônhiđốp», — và cười khẩy khiến người ta không hiểu rằng anh nói thật hay nói đùa.

— Sao thế. Muỗi, sao lại làm thinh? Giá thử bây giờ cậu bắt được một thằng Phritx thì cậu sẽ làm gì nó?

— Thì tớ sẽ giải thích cho hắn về cuộc duyệt binh; hõm nay chúng ta đã dự duyệt binh vả đồng chí Xtalin đã phát biểu.


(1) Tiếng Nga «komar» là muỗi. Ở đây Lêônhiđốp đã «chơi chữ», có ý nói về họ của anh chàng chiến sĩ Kômarốp đồng thời ám chi rằng tầm vóc anh ta là thấp bé.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #216 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:38:32 am »

— Thế cậu làm thế nào mà giải thích được ? Sao, cậu biết tiếng Đức à?

— Tớ sẽ có thông ngôn chứ.

— Thế thì được. Người ta sẽ cho cậu một thông ngôn và cậu sẽ giải thích. Nhưng sau đó thì sao nữa?

— Tớ sẽ thả nó ra.

— Sao-sao? Thả ra à ?

— Chứ sao nữa. Cho hắn về với bọn hắn và kể chuyện lại.

— Thế là cậu sẽ thả sống à?

— Chứ sao, cố nhiên là không thể chết.

— Ôi chà, hạ sĩ ạ. ông hạ hai thằng Đức ở cạnh nhà thờ cũng cừ đấy. Trong lúc băng đạn của mình trong đĩa đã hết, mình tưởng rằng chúng nó sẽ chạy khuất vào sau gò, nhưng ông đã hạ chúng ngay ở đó, — người chiến sĩ tiểu liên thứ ba, binh nhất Puđalốp, cắt đứt cuộc tranh cãi và quay sang nói với Xintxốp .

Xintxốp cũng biết anh ta đã ba, mà không, những bốn hôm rồi kia và đã kịp nhận xét thầm rằng cái anh chàng này tuy là một chiến sĩ cần cù nhưng không hiểu sao đôi khi bỗng cố công phục dịch cả một cấp thủ trưởng hạng xoàng như tiểu đội trưởng. Quả thực Xintxốp có dùng tiểu liên hạ tên Đức đang chạy ở bên nhà thờ đằng kia, nhưng cỉ một tên chứ không phải hai ; tên kia đã chạy thoát. Pađulốp cũng biết vậy, nhưng rõ ràng là anh ta cho rằng nịnh tiểu đội trưởng không phải là một điều xấu.

— Thằng thứ hai chuồn mất, — Xintxốp nói. — Tớ chỉ còn lại một ít đạn trong đĩa.

— Tiện đây xin nói là bọn Đức chạy trên xe tăng bán sống bán chết mà  mà chẳng rõ đầu cua tai nheo ra sao cả, — Lêônhiđốp nói. Trên bộ mặt gầy gò, bé quắt của anh ta thoáng mót nét cười nhếch mép tàn nhẫn. — Ái chà, chỉ cần nhiều xe tăng để cho mọi người có thể cúng ngồi vào xe và rồi cứ thế mà nghiền nát chúng. Pextrác, này Pextrác! — anh bắt đầu dúng cùi tay thúc vào người lính cao lớn ngồi bên cạnh đã thủ thiếp đi, cúi đầu mệt mỏi ngả váo tường

Gương mặt của người lính nom trẻ trung, sạch sẽ, đẹp giai. Nhưng ngay cả trong lúc đang ngủ, anh ta vẫn biểu lộ một vẻ mệt mỏi đến nỗi Xintxốp đâm ra thương hại: đánh thức Pextrác dậy làm gì?

— Cứ để cho cậu ấy ngủ, — anh nói.

— Khô-ô-ô-n-g, để cậu ấy kể cho mà nghe chuyện cạu ấy sợ chiếc xe tăng của ta như thế nào. Chiếc xe tăng vừa chạy ngang qua chúng tớ, thế mà cậu ấy té nhào ngay vào cồn tuyết và nằm sóng soài, không động đậy… Pextrác. này Pextrác!

Nhưng Pextrác cứ ngủ, còn cái vẻ mệt mỏi rã rời trên gương mặt anh ta thì không phải do anh mệt hơn những người khác mà trái lại anh còn trẻ và khỏe hơn nhiều người nữa kia, nghĩa là cái vẻ mệt nỏi trên gương mặt anh là do ảnh hưởng của tất cả những gì anh đã trải qua suốt ngàv hôm ấy. Tuy người ta chỉ lấy vào trung đội tiểu liên phần lớn những người đã tham gia chiến đấu, nhưng hôm nay Xintxốp hiểu rằng Pcxtrác mới chiến đấu lần đầu, mặc dầu được biên chế vào đơn vị, sau khi đã bị thương. Tuy nhiên, việc này có gì đáng ngạc nhiên. Chả nhẽ một người trước khi được tận mắt trông thấy quân thù lần đầu hay ít ra cũng được đứng ở xa mà bắn vào chúng lại ít khi bị thương hay sao.

Xintxốp ngồi bên lò sưởi, nhìn anh em trong tiểu đội mình đang ngủ và đang ngồi sưởi ở cạnh anh, và anh nghĩ rằng trong số anh em này mình biết Lêônhiđốp lâu hơn cả : những năm ngày, còn người mà anh biết ít nhất là Pextrác: vẻ vẻ mới hai hôm. Anh nhìn họ và  nghĩ rằng trong suốt đời mình, anh chưa hề có ngần ấy cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, ngần ấy tình đồng chí keo sơn, ngần ấy buổi chia ly vĩnh biệt với ngần ấy con người, như suốt trong trong năm tháng trời chiến tra vừa qua. Nào anh đại úy pháo binh trong khu rừng gần Bôrixốp; nào ông chính ủy tiểu đoàn biên phòng bị chết bom, nào ông đại tá ở Ocsa đã cùng anh tìm tàu đi Môghilép, nào người phi còng của chiếc máy bay ném bom; nào anh địa úy xe tăng mà mà anh đã gặp lần thứ hai ở gần Ennha và rồi lại mất hút; nào Khôrưsép mà anh đã làm chinh trị viên ở đại đội anh ta; nào Dôlôtarép đã cùng mình đi đến chỗ quân ta và nếu còn sống thì là người độc nhất trên đời này có thể xác nhận rằng Xintxốp chỉ nói toàn sự thật về mình từ đầu chi cuối... Còn Kôlia Baiukốp? Cậu ấy còn sống không, đang bình phục hay đã mãi mãi trở thành tàn tật? Và Baiukốp ở đâu, nên viết thư tới đâu cho cậu ấy để nói về chuyện cậu ấy được thưởng huân chương?

Mà làm thế nào bây giờ? Xung quanh luôn luôn có người biến đi, có kẻ khác đến, nếu không thì đã không phải là hỏa tuyến. Đã và sẽ cứ thế thôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #217 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 07:39:10 am »

— Sao nhỉ, các cậu ơi, liệu có ngủ không? — Để xua đuổi tất cả những ý nghĩ không đúng lúc dó. Xintxốp nói.

Anh em chiến sĩ tiểu liên bắt đầu đi nằm. Xintxốp cùng sắp sửa nằm thì cửa lớn bỗng mở ra và Malinin bước vào căn nhà gỗ.

— Tình hình thực phẩm thế nào?

Xintxốp nói là vẫn còn khẩu phần lương khô cho ngày mai.

— Mờ sáng chúng ta sẽ vận chuyển bếp đến,— Malínin nói. Nghỉ di. Làm àn tốt, lương tâm trong sạch, thế là có thể ngủ được

Malinin cởi chiếc móc trên cùng của tấm áo lông ngắn, thò tay vào dưới ngực áo và móc ra một tờ giấy kẻ ô vuông trong vở đã gấp làm tư.

— Cậu còn nhớ là chúng mình nói gì trên Hồng trường chứ?

— Nhớ chứ.

— Này. Mình vừa viết ở đây tho cậu đấy. Kèm vào lá đơn nhé.

— Cám ơn.

— Mình viết cho cậu không phải vì lời cám ơn. — Malinin nói, — mà vì mình tin cậu. Trong đại đội của chúng ta chỉ còn lại hai đứa mình. Cậu và mình. Ai có thể nghĩ rằng số phận lại như vậy!

Trong giây phút đó, đôi mắt ông có cái gì khiến Xintxốp phải nghĩ thầm : «Tất cả đều muốn sống. Cả Malinin cũng thế».

— Thôi được, tạm biệt nhé.

Xintxốp muốn tiễn chân ông ta, nhưng Malinin bực tức xua tay và đi ra.

Xintxốp ghé ngồi xuống bên lò sưởi và giờ tờ giấy xé trong cuốn vở ra, đọc những giòng chữ đầu tiên dưới thứ ánh sang yếu ớt đang tàn lụi: «Tôi, Malinin Alếcxây Đênixứts. Đảng viên đảng cộng sán toàn Nga (bônsêvich) từ năm 1919, xin phát biểu ở đây ý kiến của tôi…»

Xintxốp đọc đến cùng, đến những lời mà vào thời bình chắc khó mà chờ đợi được ở Malinin: «Tôi có thể nhân danh cá nhân xác nhận quá khứ của đống chí ấy chỉ kể từ tháng mười năm nay, nhưng tôi xin bảo lĩnh cho đồng chí ấy, như cho bản thân mình vậy». Anh lại gấp tờ giấy làm tư, nhét vào túi áo quân phục mùa nóng rồi chợt nghe tiếng xe tăng chạy ầm ầm trên đường phố, anh liền đi ra ngoài.

Trăng vằng vặc chiếu sáng con đường làng. Một chiếc «ba mươi tư» cạnh căn nhà; một chiến sĩ xe tăng dừng trong chòi súng đã mở cửa nắp.

— Nàv, lính bộ binh! Có gì hút không?

— Có. — Xintxốp trả lời và bước đến gần chiếc xe tăng, móc trong tui áo choàng lông ngắn ra một nửa bao Belômôra còn lại từ khi được phát, nhân dịp lễ duyệt binh ở Maxcơva.

— Phải đòi nợ các cậu, vi nếu không có linh tăng thì có lẽ quân Phritx trong cái làng Kudơkôvô này đã cho các cậu thấy ông bà ông vải! Một điếu cho thằng em nhe. Không phản đối chứ?

— Được. — Xintxốp đồng ý

Anh chiến sĩ xe tăng thụt vào trong cửa nắp, chắc là để đưa thuốc cho người thợ máy lái xe. Rồi anh ta lại hiện ra trong chói súng và trả bao thuốc cho Xintxốp

— Cám ơn.

— Sao, các cậu đi đấy ư? — Xintxốp  hỏi.

— Đi đây. Không có chúng tớ các cậu cũng không để mất làng này chứ'.’

— Chứ sao nữa, — Xintxốp nói.

— Mà nếu thấy yếu gân thì cứ trèo lên gác chuông và gõ ầm lên nhé! Chúng tớ sẽ nghe tiếng và kéo đến. — Và anh ta gợi to vào trong xe: — Pêchia, mở máy, đi thôi!

Xe tăng rú ga và chạy dọc theo đường làng sáng ánh trăng, để lại đằng sau hai vết hằn dài trên tuyết.

Xintxốp đứng dựa vào bức tường của căn nhà gỗ và trông theo hút chiếc xe cho tới khi nó khuất vào sau chỗ ngoặt, mà vẫn không biết rằng cái số phận tàn nhẫn và éo le của thời chiến suýt nữa đã cho anh gặp lại một con người mà anh đang hết sức cần gặp đó là Dôlôtarép, người lái chiếc xe tăng vừa mới rồi, đó chính là người mà một phút trước đây anh chàng lính tăng kia đã gọi: «Pêchia, mở máy, đi thôi!»
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #218 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 07:14:10 am »

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

Dinh cơ cũ của một tên địa chủ dựng trên một ngọn đồi nhỏ, thấp, nhưng dễ trông thấy, còn khu công viên cũ thì đổ xuống theo hai sườn núi: về phía sau, về hậu tuyến quân ta, và về phía trước, tới chỗ quân Đức. Làng Dubrôvixư bị quân Đức chiếm mấy hôm trước đây nằm sau dòng suối đóng băng, lượn khúc ngoằn ngoèo trong thung lũng nhỏ.

Bao nhiêu ngày đêm liền ngọn đồi nhỏ bị bom và đạn đại bác làm rung chuyển, một nửa cây cối trong khu công viên bị gãy gục như những que diêm, tòa nhà có lầu các đã bị sụp đổ tan tành, vì bom rơi thẳng vào đó; gác chuông trên ngôi nhà thờ trong khu dinh cơ này bị đạn đại bác cắt ngang đến tầng thứ nhất. Nhưng dù cho quân Đức có lay chuyển, có đào xới mảnh đất này thế nào đi nữa, sau mấy cuộc rút lui bất đắc dĩ, tựa hồ như phát khùng lên cả với mình lẫn với đơn vị láng giềng, sư đoàn vẫn cứ bám chắc và cắn chặt răng vào cái quả đồi nhỏ có tòa nhà cũ của địa chú kia và hình như lại càng nghiến chặt hai hàm răng hơn. Đã mười lăm ngày đêm, kể lừ sáng 15 tháng mười một, quân Đức dốc toàn lực tiến về phía Maxcơva, cố sức bao vây lấy nó đồng thời cả từ hướng bắc lẫn hướng nam, và ở nhiều nơi, càng ngày chúng càng thọc sâu về phía thủ đô ngay tại các khu vực trung tâm của mặt trận. Sau hai tuần tấn công, chúng đã chiếm được Klin, Ixtra, Iakhrôma, Xônnhesnôgôrxk, Venhép, Stalinôgôrxk, Bôgôrôđitxk, Mikhailốp. Ở hướng tây — bắc, chúng chỉ còn cách Maxcơva vẻn vẹn hai mươi lăm cây số...

Mặc dầu sau cuộc duyệt binh ở Hồng trường, sư đoàn đã ra quân với mệnh lệnh trực tiếp không được lùi một bước, rốt cuộc nó vẫn đành cứ phải rút lui nữa, và không phải chỉ một lần.

Quả thực, quân bưu ngày càng đưa tới đây nhiều tin tức hơn, những tin tức từ hậu phương nói rằng sau lưng họ có các đơn vị của thê đội hai và xa hơn nữa hình như có cả thê đội ba.

Những người đang chiến đấu ngoài hỏa tuyến bắt đầu cảm thấy rằng hiện nay đằng sau lưng họ, sau cái phòng tuyến rải mành mảnh của họ, người ta đang dành dụm một cái gì đó để phòng xa. Họ đã không còn bất giác cảm thấy lạnh gáy nữa, một cảm giác thường sinh ra, khi người ta biết rằng sau lưng mình chẳng có ai hết và nếu mình ngã xuống thì kẻ địch sẽ bước qua và tiếp tục tiến,..

Nghe nói quân Đức đang dốc hết sức lực cuối cùng ra để tấn công và những trận đánh vừa qua tựa hồ như đã xác nhận điều này. Nhưng ai biết rõ chúng, liệu chúng còn bao nhiêu cái «sức lực cuối cùng» đó nữa? Hôm qua, ai nấy đều mừng rỡ là ở mặt trận phía nam, ta đã lấy lại Rôxtốp, tuy rằng vỉ có tin ấy nên mới biết được là trước đây ta đã để mất Rôxtốp, còn hôm nay thì bán thông cáo chiến sự buổi sáng ghi theo đài phát thanh lại nói rẳng cách đây mấy hôm, quân ta đã rút khỏi Chikhvin. Có lẽ sau này ta sẽ chiếm lại như Rôxtốp nhưng bây giờ thì đã mất…

Giữa lúc ấy, trong căn hầm ngầm của các chiến sĩ tiểu liên đang có cuộc tranh cãi về Rôxtốp và Chikhvin. Hầm nay được che bằng hai lớp gỗ khúc tròn lót dầm của cái phòng ươm cây bằng gạch cũ kỹ. Từ nơi này đến sở chỉ huy tiểu đoàn, trong hầm tòa nhà địa chủ và đến hỏa tuyến chạy qua ngay đây, ở phía dưới, chỗ rìa công viên, chỉ cách nhau trong tầm tay với. Lêônhiđốp và Kômarốp đang tranh cãi với nhau. Anh chàng Lêônhiđốp nóng tính công kích bản thông cáo chiến sự của Cục thông tin, còn anh chàng Kômarốp chín chắn thì bảo vệ bản thông cáo chiến sự kia.

— Muỗi, thôi đi, — Lêônhiđốp chọc tức anh ta. —Cậu thì bao giờ cùng đúng tất. Thế thì đúng ở cái chỗ nào, khi người ta báo tớ rằng chúng mình đã chiếm được Rôxtốp của quân Đức, còn tớ thì dụi mắt: cha mẹ ơi! Chiếm thì chiếm được đấy, nhưng đã bỏ mất từ lúc nào nhỉ? Chả nhẽ tớ đã ngủ một giấc và vừa tỉnh dậy à? Tình hình Chikhvin cũng vậy. Thế là xảy ra tai họa, bỏ mất rồi. Mà cứ nói là bỏ mất, nhưng cái «cách đây mấy hôm» lại có thể là đã một thảng nay chưa biết chừng.

— Thế thì ngốc thật! — Kômarốp nói. — Giá mà cậu biết trước được một tuần thì cậu sẽ được thêm cái gì?

— Giá có bị giảm đi cũng được, nhưng tớ muốn biết.

— Nhưng có lẽ là không nên báo tin đó. Có lẽ không nên cho quân Đức biết điều đó!

— Tại sao?—thậm chí Lêônhiđốp nhảy phắt dậy.—Thế là bọn Đức không biết rằng chúng đã chiếm được cái gì à? Chiếm được và không đoán ra! Khi chiếm Cudơkôvô chúng ta cũng giấu đi như thế à? Ai lại thế bao giờ! Trung đoàn trưởng suýt nữa thì gọi điện thẳng từ tiểu đoàn chúng ta lên tập đoàn quân, chinh tớ nghe mà. Thế mà khi rút lui, thì ngay ở đây, cố nhiên là cùng không buồn kèn trống gì cả... Cậu thì nói gì cũng đúng! Cậu không phải là muỗi mà là con bọ dừa.

— Nhưng cậu dừng làm om lên thế, — Kômarốp bình tĩnh đáp lại. — Cậu biết nhiều quá... Người này đối với cậu là con bọ, người kia là con sâu. Còn chính cậu thì kêu vù vù như con ong đất ấy: chỉ be ầm lên mà chả rõ đầu cua tai nheo gì cả.

— Nhưng lũ sẻ còn kêu nữa! — Lêônhiđốp nói và bộ mặt của anh ta từ chỗ dữ tợn trở thành buồn bã.—Tớ thương hại cho Chikhvin! Chính tớ quê ở Kaivakxa, có thể nói là người Chikhvin, Thế mà Chikhvin bị chiếm mà tớ không biết.

— Cậu quê ở Vakxa(1) nào ở vùng ấy nhỉ? —Kỏmarốp vốn tính hòa nhã liền trêu chọc cái thói hay cà khịa của Lêônhiđốp, — Vakxa nào thế nhỉ?

— Không phải là Vakxa mà là Kaivakxa, ở gần Chikhvin có một địa phương tên là như vậy! — Lêônhiđốp bực mình đáp.


(1) «Vakxa» là xi đánh giày
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #219 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 07:14:44 am »

Nhưng Kômarốp đã không muốn bỏ lỡ cơ hội chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận này.

— Ê, cậu này! Chính quê thì ở Vakxa mà dám phán đến tận trời! Không có cậu thì người ta không biết cách viết bản thông cáo chiến sự!

— Hạ sĩ ơi, này nhé, — Lêônhiđốp nói với Xintxốp đang ngồi bên chiếc bàn vốn là một cảnh cửa kê trên những mánh gạch vỡ và viết thư cho vợ.—Theo ý ông thì người ta có cái đầu để làm gì: để nói «có» hay để nói «không»?

— Để có óc ở trong đầu, — Kômarốp đáp trước khi Xintxốp ngẩng đầu lên.

— Thế óc ở trong đầu để làm gì? Để nói «có» hay đế nói «không»?—Lêônhiđốp chẳng chịu yên.

Xintxốp ngửng đầu lên. Trong hầm ấm áp và khô ráo, mà hôm nay lại thêm vẻ yên tĩnh nữa.

Lần đầu tiên trong suốt thời gian đó, ở khu vực này im tiếng súng tử sáng. Ngày đầu tiên, trước mắt họ không có ai bị giết và bị thương, và chỉ có tiếng đại bác ở đằng xa, phía bên phải, ở sư đoàn bên cạnh, là nhắc nhở đến cái chết: chắc hẳn đằng ấy đang diễn ra một trận chiến đấu ác liệt. Nhưng lúc này, chưa ai nói đến chuyện tăng viện, một sự tăng viện mà người ta có thể đòi hỏi ở họ vào bất cứ lúc nào, ban ngày và ban đêm. Xintxốp cùng như mọi người khác đều lấy làm mừng vì hôm nay quân Đức không dồn ép họ mà dồn ép đơn vị láng giềng. Nếu thiếu một chút bệnh ích kỷ đó của con nhà lính thì nói chung bạn không sống nổi ở ngoài hỏa tuyến.

Sau nửa tháng chiến đấu, trong số bảy người của tiểu đội Xintxốp chỉ còn lại bốn, kể cả bản thân mình. Anh chàng binh nhất Pudalốp thường hay phục dịch cấp trên những việc lặt vặt, nhưng trong giây phút quyết định, đã hy sinh tính mạng mình để phục vụ đồng chí, anh ta đã chết trong khi lôi một thương binh ra khỏi bãi chiến trường; hai người khác đã bị thương và được đưa về đội điều trị; còn một người bị thương nữa là Pextrác, nhưng anh này không muốn rời khói đơn vị và nhờ sức vóc lực sĩ nên ở lại đơn vị với vết thương rách toạc trên vai. Bây giờ anh đang đi lĩnh bữa ăn trưa, và trừ anh ta ra thì trong hầm có đầy đủ quân số hiện diện của tiểu đội: Xintxốp vả hai anh chàng chiến sĩ tiểu liên thường xuyên cãi lộn nhau tức là Lêônhiđốp và Kômarốp, người đã được gắn cái biệt hiệu Kômarơ đến nỗi cả trung úy trung đội trưởng Karaulốp cũng gọi như vậy.

— Các cậu giỏi kiếm chuyện để cãi vã nhỉ! — Xintxốp nói. — Khi mà trong đầu chỉ có chữ «có» hay «không» thì chả nhẽ đó là cái đầu được à? Đó là một bản tự khai.

Xintxốp thừa hiểu là Lêônhiđốp có ngụ ý gì trong hai chữ «có» hay «không» của mình: anh ta có ý nói rằng người thông minh là người, mà nếu cần thì biết nói cả chữ «không» nữa. Anh ta là người chiến đấu gan dạ nhưng tính tình ngang ngược và anh điên tiết lên trước cái vẻ bình tĩnh của Kômarốp là người thường cho rằng bất cứ việc gì xảy ra đều đúng tất. Giá đây là cuộc tranh cãi khác thì có lẽ Xintxốp đã ủng hộ Lêônhiđốp, nhưng lúc này, vì đang ở trong tâm trạng thiếu phấn khởi, cho nên Lêônhiđốp cứ xoi móc bản thông cáo chiến sự mà đó là một việc không nên làm. Theo quy định thì ở ngoài mặt trận không được tỏ ý hoài nghi bán thông cáo chiến sự. Hơn nữa, lại nói toạc ra miệng. «Vả lại, khi thông báo cụ thể rằng Chikhvin đã bị mất hôm nay hay cách dây ba hôm thì có ý nghĩa gì nhỉ? — Xintxốp nghĩ thẩm. — Có lẽ mọi người hy vọng sẽ đánh bật được quân Đức đi nên không thông báo ngay, chẳng khác gì chúng ta khi bị đánh bật ra khỏi Cudơkôvô thì suốt cả đêm chưa báo cáo lên tập đoàn quân vì mọi người đều nghĩ rằng mình sẽ chiếm lại? Nhưng sau đó, đến sáng, rút cục dù muốn hay không vẫn phải báo cáo...»

— Hạ sĩ, ông viết thư cho ai đấy? — sau một lát im lặng, Lêônhiđốp hỏi.

— Cho vợ.

— Nhưng mình lại nhận thấy rằng ông đã viết cho chị ấy lần thứ hai rồi, nếu không phải là lần thứ ba, thế mà chả nhận được thư trả lời.

— Chả nhận.

— Chúng mình có thể khiếu nại, nếu sự tình đã như vậy,— Lêônhiđốp nói. Trong lời nói của anh ta vừa có ý chẽ giễu vừa có cả ý thông cảm.

— Nhưng cậu khiếu nại ở đâu chứ? Y như nói với người điếc ấy, chả thấy trả lời.

— Thì chính mình bây giờ cũng chẳng được thư trả lời gì cá, — Lêônhiđốp nói. — Hôm qua mình tưởng là sẽ biết được tí gì nhưng hóa ra không. Cứ tưởng là quân Đức ở gần Vônkhốp, thế mà hôm nay té ra là chủng đã ở bên kia Chikhvin, y như sét đánh ngang tai! Mình lại có gia đình ở đó. Mình nghĩ rằng ngộ nhỡ ra không phải chỉ mình do cái kiểu ăn gian ngày tháng mà vui mừng là quân Đức ở Chikhvin mà cả ở đó cùng bị bất ngờ như nước lạnh dội xuống đầu? Sáng nay là quân ta mà đến chiểu đã là quân Đức à? Mà bố mình lại là thương binh từ hồi nội chiến. Nếu không báo trước thì ông cụ không đi xa đâu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM