Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:41:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ ... ( phần 8)  (Đọc 194995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiecxetang
Thành viên
*
Bài viết: 298


« Trả lời #230 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 10:32:38 pm »

-Khi mặt trời đã lên đến đỉnh điểm, rồi nó lặn xuống từ từ . con người ta cũng vậy nó như chiếc xe đang tuột dốc,làm cho ta cảm thấy thời gian còn lại như là rất ít rồi bỗng dưng ta chợt nhớ về quá khứ ,ôi thời gian trôi nhanh quá mới đây thôi nay đầu đà đả bạc, nhớ lại ngày nào đó chúng ta còn là những đứa trẻ học trò.Chiến tranh biên giới trời tây xảy ra rồi 10 năm làm NVQT.Những chàng trai tơ tuổi 18 đôi mươi chưa biết mùi đời,chẳn có 1 mối tình vắt vai làm hành trang cho chinh chiến.
Mấy mươi năm rồi ơi thời gian trôi đi qua nhanh quá, thốt nốt ơi tôi nhớ nhớ lắm,nhớ nhất là un dạy tôi mấy ngôn ngữ tình iêu.
-un  dây tha  xa-nê-ha  khơ- miên ph-rum-đeen , xa-nê-ha  ót miên   à-dụ so-nam .
 .... nói rằng   tình iêu   không có     biên giới     ,  ............ không có        tuổi        .

Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #231 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 10:58:07 am »

Lúc ở bển thì mong, đếm từng ngày được thoát khỏi hoàn cảnh để về với má, nhớ cảnh mấy tân binh nhớ nhà khóc sướt mướt làm mình muốn khóc theo luôn Grin.
Chừng thoát ra, hoàn hồn được rồi, nhứt là vào lứa tuổi chỉ còn biết nghĩ về quá khứ như mấy anh lính già, thì quá khứ hãi hùng đó lại thành điều đẹp đẽ, nhớ nhung, thương cảm, thậm chí còn muốn tái hiện lịch sử, được uống thốt nốt, mân mê me mai, chọc phá dân làng hoặc sống lại cảm giác của những trận đánh.
Vì biết chắc còn sống trở về cho nên nếu được du hành về quá khứ, có lẽ tui sẽ gan dạ hơn chớ không quíu như hồi đó, không biết mắc chứng gì, mỗi khi nổ súng tui hay bị căng thẳng, tỉa tót một hồi tự nhiên cổ họng thấy khô ran, dù suốt thời gian đó không có giọt nước nào trong người rớt ra. Nếu được trở lại cảnh cũ, có lẽ tui sẽ phản ứng tốt hơn, mấy thằng Pốt sẽ thịt nát xương tan với tui vì mình đã biết lúc đó nó núp chỗ nào Grin.
Bao giờ cho đến ngày xưa!
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #232 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 12:55:45 pm »

Lúc ở bển thì mong, đếm từng ngày được thoát khỏi hoàn cảnh để về với má, nhớ cảnh mấy tân binh nhớ nhà khóc sướt mướt làm mình muốn khóc theo luôn .


Đúng là lính ,nên mọi suy nghĩ của lính điều giao nhau một mong ước, một nỗi buồn khi xa xứ ,một nỗi nhớ nhà đến thốn con tim khi xuân về.
Đâu phải ai cũng cứng rắn ,có những người trước khi khoác chiếc áo lính ,ngoài xã hội họ đã già như trái cà. Có những gã tướng tá to con cỡ như Trịnh Tắc Sĩ vẫn bù lu bù loa ,nước mắt đầm đìa rồi bộc bạch hu hu... em nhớ vợ em quá ,hay hu hu... má ơi con nhớ má quá nghe mà không bị lây như lây ghẻ ngứa, đó mới là lạ Grin .

Chỉ những kí ức đó mới gợi nhớ trong thằng em. Còn hỏi em.. có nhớ cái mãnh đất đấy không ,thì em xin thưa: thôi đi tám ,tha cho em nhờ. Nếu có nhớ thì em chỉ nhớ những gian khó ,những trận đánh toé lửa những lần hành quân đêm ,tay người sau vịnh ba lô người đi trước lầm lủi cứ bước đi trong đêm. Hoặc những người lính như em đã ra đi mãi mãi trong những trận chiến đấu ,bị tập kích hay phục xe .

Nếu có cỗ máy thời gian để trở về quá khứ của DoReMon... thì cũng thôi đi tám.... Grin .
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #233 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 11:28:22 pm »

-Khi mặt trời đã lên đến đỉnh điểm, rồi nó lặn xuống từ từ . con người ta cũng vậy nó như chiếc xe đang tuột dốc,làm cho ta cảm thấy thời gian còn lại như là rất ít rồi bỗng dưng ta chợt nhớ về quá khứ ,ôi thời gian trôi nhanh quá mới đây thôi nay đầu đà đả bạc, nhớ lại ngày nào đó chúng ta còn là những đứa trẻ học trò.Chiến tranh biên giới trời tây xảy ra rồi 10 năm làm NVQT.Những chàng trai tơ tuổi 18 đôi mươi chưa biết mùi đời,chẳn có 1 mối tình vắt vai làm hành trang cho chinh chiến.
Mấy mươi năm rồi ơi thời gian trôi đi qua nhanh quá, thốt nốt ơi tôi nhớ nhớ lắm,nhớ nhất là un dạy tôi mấy ngôn ngữ tình iêu.
-un  dây tha  xa-nê-ha  khơ- miên ph-rum-đeen , xa-nê-ha  ót miên   à-dụ so-nam .
 .... nói rằng   tình iêu   không có     biên giới     ,  ............ không có        tuổi        .


  Ông mặt trời ổng lặng rồi sáng ổng lại ló dạng,con người ta khi tuổi già thì như chiếc xe tuột dốc không phanh,đừng mong gì sáng mai lại đứng trên đỉnh dốc.
Em cũng thuộc trai tơ,cũng đeo ba lô trên lưng ôm súng như ôm người yêu chỉ nghe mùi thuốc súng,chưa biết mùi vị của tình yêu là gì,mặn hay ngọt,đắng hay cay điều mù tịt.

Bác chiecxetang còn có cái để nhớ,nhớ ống thốt nốt nhớ nẹ memai: ôn salanh bòn tê,nức ôn chrờn....
Ôi ai như loc85c5,đêm đến gác tay lên trán...ngái khò khò Campuchia ơi một nỗi nhớ!  Wink
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #234 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 04:28:15 pm »

...
Nếu có cỗ máy thời gian để trở về quá khứ của DoReMon... thì cũng thôi đi tám.... Grin .
Mình đang nói chuyện giả tưởng miễn phí thì tiết kiệm làm chi bác Grin.
Nếu có chiếc xe quá khứ thiệt, với giò cẳng như bây giờ cũng chưa chắc leo lên nổi và có leo nổi thì mấy đứa nhỏ cũng đuổi xuống "Biết bố sung lắm, viết đơn bằng máu đòi đi, nhưng xin bố thương tụi con, ra đó bố không làm được gì mà phải lo cho bố thì càng khổ tụi con"
Mà thiệt vậy, nhậu cẳng gà nhiều quá tay chưn bị run, biết nó núp đó nhưng bắn hoài chưa chắc trúng, leo lên leo xuống công sự trặc giò, bong gân thì đúng là làm khổ tụi nhỏ thiệt. Tuy nhiên, đối với những nơi mình đã in dấu chưn, dấu ..., đã lưu dấu kỷ niệm, trong đó có những kỷ niệm khó phai, những trải nghiệm gian khổ, những lần thoát hiểm diệu kỳ, ... thì vẫn nhớ rõ và cũng có suy nghĩ muốn thử lại coi có làm tốt hơn không Tongue.
Đó là quãng thời gian quá đẹp.
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #235 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 08:03:46 pm »

Chào ông anh ! Không phải tự dưng mà tụi em thường có câu nói: khi nào tao trả nợ nhà nước xong ,về đến cửa khẩu Mộc Bài bước chân qua biên giới Việt Nam ,tao sẽ quay đầu lại xá 3 xá ...tao không qua nữa đâu ( em thì không nợ ông nhà nước ,em thuộc diện tạm hoãn)  Wink .

Nếu có nhớ ,nhớ đến tình đồng đồi đã chăm cho nhau những lúc bệnh họan ,nhớ anh em nào đó đã hi sinh đâu đó trên chiến trường.
Còn lại chỉ là sợ ,sợ uống nước đục trong những lần chiến dịch, hay nước đựng trong những xe tẹc chứa xăng mà vẫn phải uống. Rồi có lúc đi trong mưa suốt cả ngày ,băng rừng lội suối đi trong nước, làm kho gạo cho Sư mà cả ngày chỉ có suất cơm sáng ,trưa chiều điều nhịn vì cơn mưa suốt ngày .
Rồi sợ những lần "nhai thịt cọp" nghe cốp cốp muốn mẽ răng ,bực mình vì tiền còn nhiều trong sổ mà chẳng dám ghé quán hủ tíu quán cafe cho thỏa cơn thèm.

Nên với riêng cá nhân em ...thôi đi tám là vậy đó ông anh  Grin .


Đừng giỡn à nha ,tuy rằng tuổi tác không cho phép như xưa ,đành rằng mõi gối chân chùn và cũng đã trở thành "phế liệu", nhưng thiếu thiếu đem ra cho bóp cò cũng được mờ Cheesy .
Phim tài liệu VN đã cho ta thấy một cụ râu dài bạc phơ ,ôm cây mười hai li lết bắn máy bay là gì !!
Logged
c24giangthuyen
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #236 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 05:14:08 pm »

           cầu xe lửa,qua gác hằng đêm

             

                     chùa wat sampau chụp từ bên ngoài
                   
                       

               nhà ở của b3

                 

      hẻm đối diện,đường xuống sông săngke,bên phải lúc trước là vườn rau tăng gia


             

                 chùa wat sampau chụp trực diện

       

      ngả ba,mấy con bò của comtốp,sau 16h,anh Hoàng khỉ quên lùa về là nó nằm luôn giữa ngã ba

           
   nhà ban chỉ huy đại dội c21 đoàn 7704

                 
Logged
khau chỉa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 517


— - Ôi Biết Bao Tự Hào - đoàn ta năm trăm sáu bẩy


« Trả lời #237 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 09:38:57 pm »



      Chào bác  c24giangthuyen,  chào các bác đang xem trang nhà.

      Bác giangthuyen vừa đi du lịch campot thăm lại chiến trường hay sao mà có nhiều hình sinh động  thế....Huh?....

      Chúc các bác chiến binh chiến đấu nơi chiến trường xa Tổ Quốc luôn có dịp trở lại nơi mà không thể nào quên.





Logged

         
                  Toàn cảnh - Thị trấn Ngân Sơn - một thời Đoàn 567 đứng chân.
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #238 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2016, 02:22:53 pm »

Những tấm ảnh của bác giangthuyen,có gợi nhớ với bác chiecxetang chút nào không?
Trước đây bác đứng chân nơi đâu?ít nghe và cũng hình như chưa nghe bác lần nào nói về đánh đấm thì phải!!
Chẳng lẽ suốt khoảng thời gian tại ngũ bác làm chuyên gia Grin.

Tiếng Campuchia Ca Hom gọi là gì bác?em có thằng bạn cùng đơn vị kể một câu chuyện:Ca Hom té cây,mà em không hiểu mô tê. Cũng không hiểu Ca Hom là một cái tên dành cho ai,con người hay một con vật,nên câu chuyện hắn kể ra em chẳng hình dung được.
Nếu bác biết thì xin giải thích hộ em với nhé.
 
Logged
chiecxetang
Thành viên
*
Bài viết: 298


« Trả lời #239 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2016, 08:59:55 pm »

Những tấm ảnh của c24giangthuyen,nếu là mấy ngôi nhà làm bằng tre và lá thốt nốt thì tui chẳng những không nhớ mà còn rất rất nhớ kia.
Tui ở bên 979 thường thì đi bảo vệ cho cứ lính k xong rồi về ra phum chơi với dân k .MT sai đi đâu thì đi đó, đôi khi quần áo bận trên người ở xa trong giống lính k lại gần thì DUÔN một trăm trên một trăm,tiếng k thì nói như mèo 3 chân thôi .
Tiếng campudia ca hom gọi là gì bác, tiếng nầy tui chịu thua.Nếu cờ hom thì tui biết .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM