Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:40:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Facebook hôm nay  (Đọc 76546 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #260 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 10:33:21 am »

một bài viết của Karel Phùng.anh ta nói bùn đỏ vô hại.,các bác có thể xem trong"Hội những người ghét bọn phản động".lưu ý,bài viết này bị "ném đá" rất nhiều vì sự"hài hướt"của nó Wink
"BAUXIT LÀ TƯƠNG LAI CỦA 30 TỚI 50 NĂM SAU

Rồi đây những mỏ kim loại khác đang dần bị cạn kiệt hoặc phải khai thác ở độ sâu rất lớn mới có thì nhôm sẽ là kim loại không thể thiếu được trong tương lai.
Không quá 50 năm nữa, loài người sẽ phải loay hoay tìm ra những nguồn tài nguyên mới và chắc chắn nhôm không những là kim loại được biết đến rất muộn mà còn trữ lượng vô cùng lớn. Khi ấy nhôm sẽ thay thế nhiều kim loại khác nhằm đáp ứng cho nhu cầu của số người trên trái đất ngày càng tăng.
Dự tính mà các nhà khoa học châu Âu đưa ra cho Bauxit là giá của nó sẽ tăng rất mạnh trong 30 năm tới đây. Như vậy những nước có trữ lượng bauxit lớn như Việt Nam sẽ phải đứng trước hai lựa chọn:
- Hoặc lắp đặt hệ thống khai thác bauxit và xử lý chất thải nhằm đưa vào hoạt động hiệu quả trong 30 năm sau.
- Hoặc đợi khi nào bauxit được giá rồi xây dựng nhà máy và mua công nghệ sản xuất nhôm.
Với một con người, 30 năm là nửa cuộc đời nhưng với một đất nước, 30 năm chỉ là trong chớp mắt. Chính vì thế, khả năng thứ hai là con đường phụ thuộc lớn nhất trong tương lai khi mà nhôm được giá, máy móc công nghệ tất nhiên cũng trở thành món hàng xa xỉ, nếu đợi tới khi đó Việt Nam mới làm, sẽ tốn bao nhiêu tiền bạc? Hay là khi đó lại để cho nước ngoài khai thác và chúng ta chỉ là những kẻ làm công?

Chất thải từ Bauxit mà chúng ta quen gọi là bùn đỏ thực ra chứa chủ yếu ô xít sắt, ô xít titan và Silicat, 3 loại hoàn toàn không có bất cứ độc hại gì.
Duy nhất là sút NaOH hoà tan trong nước là có nguy cơ gây hại cho môi trường và nếu so sánh với các loại acid dùng cho tinh chế vàng (H2SO4), các chất sử dụng trong việc tinh chế bauxit còn thua xa.

Các nước công nghiệp như Mỹ, Đức, Pháp,.... thời xưa khi khai thác bauxit, bùn đỏ sẽ được thải trực tiếp ra sông, chưa bao giờ qua xử lý, ít nhất là cho tới khi người ta biết tới tính độc hại của loại sút NaOH. Tuy vậy loại sút NaOH là loại thông dụng không chỉ trong bùn đỏ mà còn trong hầu hết các ngành khác, thậm chí còn nhiều hơn cả trong bùn đỏ.

Ngày nay các nước công nghiệp gom bùn đỏ rồi trải một lớp đất lên và trồng cây. NaOH sẽ được lấy lại để tái sử dụng hoặc bị phân hủy trong tự nhiên, không gây ra bất cứ nguy hại gì tới môi trường. Như vậy tác hại từ bùn đỏ mà nhiều bloger Việt Nam phân tích là hoàn toàn bịa đặt!"

Hình: Thu hồi quặng sắt từ bùn đỏ. Ảnh: VGP/Nguyên Linh - Dự án sản xuất thép từ bùn đỏ
(NaOH, tiếng Đức gọi là Natronlauge còn được sử dụng trong ngành thực phẩm của Đức. Một trong những loại bánh không thể thiếu NaOH là Brezeln, xem hình: http://www.edna.de/WebRoot/EdnaDE/Shops/Edna/Products/1899/1899.jpg. Sở dĩ bánh có màu đỏ là nhờ nhúng bột mì vào dung dịch NaOH pha loãng, sau đó đem nướng trong lò, NaOH sẽ phân hủy thành muối và bánh có màu rất đẹp.)

-KP-
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM