Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 03:12:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Facebook hôm nay  (Đọc 76585 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #160 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2014, 07:43:24 am »

Bé Châu là ai thế? Cheesy
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #161 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2014, 01:39:16 pm »

Bé Châu là ai thế? Cheesy


bé Châu Chấu ấy mà!
Logged
thanhlongdll
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #162 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2014, 07:36:08 pm »

Bé Châu là ai thế? Cheesy
bé Châu Chấu ấy mà!

Chào hai bác ! Có phải là Mỵ Châu ? Tác giả dường như đã hư + cấu quá đà Smiley
Logged

minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #163 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2014, 08:52:25 pm »

-Các bác vào đọc...
-Nguồn;http://diembao.biz/tq-am-muu-gi-khi-gay-han-o-bien-dong-truoc-chuyen-tham-cua-putin-3996.html
- Tác giả Dumitri Mosyakov đọc vị quái vật Hải Dương-981 TQ. Trung Quốc miệng rộng bành trướng chiến lược. Trung Quốc người đông, hành động ngang ngược. Trung Quốc xâm lấn cõi bờ hàng xóm để nhanh thành siêu cường thế giới, hoàn thành bá nghiệp " Giấc mơ trung hoa "... Embarrassed  Cheesy Bành trướng gặm nhấm Trung Quốc không bạn... Huh
- Hình thấy trên báo;

    



Việc TQ đưa giàn khoan trái phép đến vùng biển VN có thể hàm chứa một mưu đồ thứ hai sâu xa hơn, có liên quan tới cả cấu trúc quan hệ quốc tế tại khu vực.

 Bài viết của tác giả Dmitry Mosyakov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương, thuộc Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm KH Nga đăng trên tạp chí “Thế giới đa cực” cho thấy Trung Quốc có nhiều mưu đồ khi đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam.

 Dưới đây là tóm lược nội dung bài viết.

 Tình hình ở khu vực Hoàng Sa đang trở nên đáng lo ngại. Một số hình ảnh cho thấy, các tàu Trung Quốc đâm vào tàu của Việt Nam. Đã có khoảng 10 người bị thương xung quanh vụ việc.

 Bắc Kinh còn tuyên bố rằng tất cả khu mặt nước này thuộc về Trung Quốc và cấm bất kỳ tàu nước ngoài nào tiếp cận vào khu vực phạm vi 5 km xung quanh giàn khoan.

 Không còn nghi ngờ, hành động của TQ đang phá hoại nền hòa bình trong khu vực.

 Trong Hội nghị cấp cao ASEAN 24 diễn ra ngày 11/5 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng, các hành động của Trung Quốc tại biển Đông là cực kỳ nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.

 Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi kế hoạch triển khai (trái phép) giàn khoan Hải Dương 981 của TQ trong vùng biển của Việt Nam là đi ngược lại luật pháp quốc tế. Nhưng bất chấp những cảnh báo này, Trung Quốc tiếp tục làm nóng tình hình ở khu vực khi phô trương sức mạnh quân sự với việc liên tiếp cho máy bay không quân của mình bay trên các tàu của Việt Nam ở độ cao 800-900 m..

 Rõ ràng, Trung Quốc đang đe dọa lực lượng chấp pháp của Việt Nam bằng sức mạnh và khả năng quân sự để ép họ từ bỏ bảo vệ lãnh thổ quốc gia.

 Để biện minh cho chính sách của mình, Bắc Kinh tuyên bố rằng, “việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa cho Bắc Kinh quyền khai thác thềm lục địa của nó”. Ở đây, chính quyền Trung Quốc đã quên rằng, không một ai trên thế giới công nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo này vào tháng 1/1974 bằng xâm lược quân sự.

 Sự xuất hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa là sự tiếp tục của hành động xâm lược kiểu này.
 Khi phân tích tất cả những sự kiện, đặt ra câu hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc quyết định gây bất ổn tình hình một cách nghiêm trọng như vậy trong thời điểm này, và đặc biệt, họ đạt được những gì.


 Thoạt đầu, câu trả lời có vẻ rất rõ ràng – họ muốn đánh chiếm và hợp pháp hóa lãnh thổ Việt Nam trên biển Đông, họ hy vọng sẽ tìm kiếm được dầu ở đó để phục vụ cho lợi ích của mình.

 Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định ban đầu. Trong tất cả các sự kiện này đều hàm chứa một mưu đồ thứ hai  sâu xa hơn, có liên quan tới cả cấu trúc quan hệ quốc tế tại khu vực. Bắc Kinh đặt cược vào vấn đề này còn cao hơn, vì vậy họ chấp nhận nguy cơ bất lợi trong xung đột hiện nay. Bởi vì tại vị trí giàn khoan không có dầu và không biết liệu có hay không.

 Bản thân trong các vấn đề trên trường quốc tế, Trung Quốc đã làm nhiều việc để các nước ASEAN sẽ phản ứng có chừng mực xung quanh các sự kiện này. Một vài nhà quan sát cho rằng, những phản ứng (của ASEAN) đối với các hành động của Trung Quốc là không thật sự mạnh mẽ, trong đó kêu gọi hai bên kiềm chế và không để tình hình tiếp tục leo thang.

 Nhưng nếu quan sát những cuộc thảo luận trong Hội nghị cấp cao ASEAN vào ngày 11/5 vừa qua thì nhận thấy rằng, các nước ASEAN đã lên án chính sách của Trung Quốc và họ đứng về phía Việt Nam.

 Về phía Mỹ, các hành động mang tính xâm lược của Bắc Kinh có thể khiến các nước ASEAN sẽ ngày càng quan tâm tới sự hỗ trợ từ phía Mỹ.

 Chính vì vậy, vài ngày trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố, trong đó vấn đề trên biển Đông được diễn tả như “một sự kiện mang tính khiêu khích và đe dọa tới ổn định của toàn khu vực”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thông báo với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng, Washington quan ngại sâu sắc về sự phát triển các sự kiện và các hành động của phía Trung Quốc.

 Có thể thấy rõ là trong lúc vẫn chưa tìm được gì, thì Trung Quốc đã sa vào một tình thế phức tạp, khi mà hầu như khắp nơi trên thế giới đều có đánh giá tiêu cực về những hành động của họ. Liên quan đến điều này, nhiều nhà quan sát không loại trừ rằng, cơ sở cho những hành động của Trung Quốc nằm ở vấn đề chính sách đối nội.

 Ở khía cạnh khác, còn có những lý do giải thích cho những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc. Đặc biệt có khả năng rằng, cơ sở của những hành động này là một kế hoạch nhằm tạo ra tình hình xung đột Trung Quốc – Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin.
 Hiện Nga đang ở trong tình hình phức tạp trước các mối đe dọa phong tỏa và cấm vận từ phương Tây và việc Nga phải quan tâm phát triển quan hệ với Trung Quốc là rất rõ ràng. Lợi dụng tình hình này, hoàn toàn có khả năng các nhà chính trị Trung Quốc đang tính toán phá hoại quan hệ của Nga với người bạn cũ, đồng minh truyền thống là Việt Nam Nếu như vậy, kế hoạch này là rất nguy hiểm và không được phép để nó xảy ra.

Xem thêm [Video] 1.000 người tuần hành phản đối Trung Quốc ở Paris hát Quốc ca.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2014, 10:50:42 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
thanhlongdll
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #164 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2014, 12:09:13 am »

  • Tìm hiểu chứng khoán Tung kủa:

    Qua thông tin của bên diễn đàn về Khủng hoảng Ukraina, TL thấy có sự trao đổi qua lại về giá dầu khí giữa Nga với Tung kủa. Trong đó thông tin đáng chú ý là Nga bán dầu khí cho Tung kủa với giá thấp hơn giá bán cho EU trong năm 2013 => bán cho Tung: $350/mỗi 1.000 mét khối, bán cho EU (2013): $370-380. Tuy nhiên, nội dung trao đổi giữa các bên không được công khai cho thiên hạ biết:

    ...Sau 10 năm đàm phán, hôm thứ tư Nga đã ký một hợp đồng 30 năm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, hứa hẹn sẽ trợ cấp cho "những điều kiện đôi bên cùng có lợi". Hãng "Gazprom " có kế hoạch bán sang Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm - bằng gần một phần tư kim ngạch xuất khẩu của Nga hiện nay sang EU và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không nêu mức giá.

    Thứ sáu này, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak nói rằng giá là khoảng $ 350 cho mỗi 1.000 mét khối, trong khi giá trung bình cho châu Âu vào năm 2013 lên tới $ 370-380. Theo các nhà phân tích, bản thân hợp đồng được ký trên nền sự lãnh đạm với người tiêu dùng chính khí đốt của Nga là châu Âu, khó có thể coi là cực kỳ có lợi cho Nga...


    * Nhận xét:

    => Hôm trước nghe đài nvradio.co của bọn Hoa thịnh đốn, thấy bảo là mấy công ty của Tung kủa biết là sẽ có biến ở vùng Biển Đông từ lâu rồi, trước khi có vụ dàn khoan xảy ra, nên họ đã chuẩn bị cho giảm hoạt động kinh doanh ở vùng này. Cho nên kết hợp với thông tin ký kết giữa Ngố và Tung kủa như vừa qua, dù có giấu không cho thiên hạ biết thì thông qua các công ty của Tung kủa ít nhiều cũng sẽ thấy các biến chuyển.

    => Hiện nay, qua tìm hiểu về thị trường chứng khoán Tung kủa, chưa thấy có biến chuyển gì cả. Ở TTCK Thâm Quyến, qua các năm thì mấy năm vừa qua là è ạch nhất. Biểu đồ theo tháng của thị trường này trong các năm từ 2005 đến 2014 như sau:


    => Qua chỉ số này, TTCK Thâm Quyến đạt đỉnh điểm vào cuối 2007 đầu 2008. Từ đó cho đến nay thì liên tục giảm. Suốt 5 tháng đầu năm 2014, TTCK Thâm Quyến đã giảm đến mức thấp nhất từ 2009 đến nay.

    => Cách vẽ đồ thị chứng khoán của Tung kủa dường như ngược với thông lệ ở các nước. Người ta thường vẽ màu xanh biểu thị cho tăng / đỏ giảm, còn Tung kủa thì ngược lại. Như vậy thì chỉ có tháng 4/2014 thì chỉ số cuối tháng tăng hơn đầu tháng một tý xíu, còn các tháng 1,2,3,5 thì cuối mỗi tháng đều giảm so với đầu tháng.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2014, 05:25:48 am gửi bởi thanhlongdll » Logged

nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #165 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2014, 08:40:28 pm »

Theo bài viết thì mưu mô thứ 2 là rỏ ràng và nguy hiểm hơn cả, khai thác dầu chỉ là cái cớ độc chiếm biển đông là kế sách quan trọng hơn cả. Mong rằng chính phủ và nhà nước ta có những đối sách đập tan âm mưu của bè lủ bành trướng bắc kinh.
Logged
p900
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #166 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2014, 09:08:28 pm »

Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

http://tuoitre.vn/.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #167 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2014, 09:32:59 pm »

 Căm thù bọn bành trướng xâm lược . Bọn tao nuốt căm thù mà nhịn mầy !
Logged
p900
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #168 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2014, 11:09:32 pm »

Tình hình bắt đầu nóng lên. Có lẽ TQ thay đổi kế sách, chúng dùng tầu cá để gây hấn với tầu cá của ta. Các tầu chấp pháp của ta can thiệp giải cứu, che chắn. chúng sẽ tấn công. Sau đó chúng lu loa ăn vạ, bối xấu VN. Có đi biền mới thấy biển mênh mông trắc trở. Mà ngư dân mình trang bị chưa được đầy đủ, tấu nhỏ, công suất nhỏ. Bất lợi lón nhất là vỏ gỗ. Thua thiệt vô cùng trong các cú đâm va, tỳ, huých. Vậy lúc này có nên tạm thời rút tầu cá của ngư dân ra khỏi vùng nóng?
Logged
ATPLA
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #169 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2014, 11:32:06 pm »

-
 Hiện Nga đang ở trong tình hình phức tạp trước các mối đe dọa phong tỏa và cấm vận từ phương Tây và việc Nga phải quan tâm phát triển quan hệ với Trung Quốc là rất rõ ràng. Lợi dụng tình hình này, hoàn toàn có khả năng các nhà chính trị Trung Quốc đang tính toán phá hoại quan hệ của Nga với người bạn cũ, đồng minh truyền thống là Việt Nam Nếu như vậy, kế hoạch này là rất nguy hiểm và không được phép để nó xảy ra.

Xem thêm [Video] 1.000 người tuần hành phản đối Trung Quốc ở Paris hát Quốc ca.[/i]
Năm 1988 Trung Quốc chiếm Gạc Ma. Chẳng thấy đồng minh truyền thống ho he gìGrin. Nga không phải là Liên Xô vì thế nên càng không sợ mất đi cái ông bạn cũ gì cả. Grin
Theo tôi, những nước sợ chiến tranh xảy ra nhất lại là Việt Nam và Trung Quốc. Tất cả những nước khác dù là các cường quốc như Nga, Mỹ hoặc những nước lớn ở châu Á như Nhật, Ấn Độ thậm chí là những nước trong ASEAN họ lại rất muốn chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra. Lý do là : Nếu chiến tranh thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều sẽ thiệt haị. Các nước khác đều ở thế ngư ông đắc lợi. Mỹ, Nga nhảy vào bán súng, tạo ảnh hưởng. Nhật, Ấn nhân cơ hội đòi lại lãnh thổ. Các nước ASEAN có thêm thời gian để điều chỉnh quan hệ Quốc tế.  Grin Ai sợ Trung Quốc tấn công chứ theo tôi thì họ sẽ không gây chiến vào thời điểm này đâu. Tôi càng chẳng tin có cái " tình hữu nghị" gì cả. Bản chất là sự lợi dụng lẫn nhau thôi. Cứ có đánh nhau là có đầy " bạn". Cheesy
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2014, 11:37:47 pm gửi bởi ATPLA » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM