Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:37:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc  (Đọc 431682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #500 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 03:26:12 pm »

Có những lúc ngồi suy ngẫm thấy cuộc đời sao nhanh quá, nhớ thời kỳ những năm 1978 - 1979, lúc đó chiến tranh biên giới Tây Nam đang diễn ra ác liệt, tụi mình còn là những học sinh thấy những chú, những anh bộ đội đi ngoài đường rất nể phục
Mình nhớ có những lúc bộ đội ta bị thương ở biên giới Tây Nam về điều trị ở Quân y viện 120 ra Tp Mỹ Tho chơi và quậy phá...
Mình có quen một anh tên Thắng (quê ngoài Bắc), là lính f330, lúc đó căn cứ đóng tại Bình Đức, anh có về Mỹ Tho, anh kể cho mình nghe về sự ác liệt của chiến tranh, hai anh em đi ăn hủ tiếu ở ngay góc đường Lê Thị Hồng Gấm và Trần Hưng Đạo, sau đó anh qua chiến trường K, chỉ ít tuần sau mình hay tin anh đã hy sinh (lúc hy sinh anh là C trưởng) Anh hy sinh chỉ 2 ngày từ Mỹ Tho qua K....

Thế cậu có nhớ khoảng cuối năm 1978, trường NĐC có tổ chức buổi đón tiếp các CS BGTN nguyên lả cựu HS của trường về nói chuyện về chiến trường BGTN, hồi đó mình rất phục các đàn anh trong đó có anh tên Hùng hay Sang gì đó ( mình không nhớ chính xác )... bác ấy thương tật cùng mình, hết đợt này đến đợt khác, khi tình nguyện cũng lớp 10 như ae mình, mới lên BGTN có mấy tháng mà nhìn "hoành tráng" vô cùng...mình còn phục huống hồ các em nữ sinh cấp III áo dài trắng tha thướt...trong mắt các ẻm, lính ta đúng là người hùng  Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2011, 06:24:10 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #501 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 03:52:12 pm »

Tv nhà này vẫn xài tốt, nhưng có muốn bật TV lại là chuyện khác, không nhầm tọa độ đâu mà chính xác 100% đấy
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #502 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 07:29:20 am »

Xin được nói chút ít về các quyển lý lịch quân nhân của anh em chúng tôi hồi đó...Tôi không rõ các đơn vị khác trong E ra sao nhưng ở D tôi, anh em chúng tôi (gồm trợ lý quân lực D + các văn thư các C) hoàn toàn viết tay theo mẫu của cục quân lực theo mẫu năm 1976. Tất nhiên chúng tôi không viết toàn bộ cho tất cả SQ, CS trong D...mà chúng tôi chỉ có nhiệm vụ tạo khung quyển lý lịch quân nhân theo mẫu...còn thông tin chi tiết tất nhiên phải do chính các quân nhân điền vào. Nhưng nói thật 30 năm sau nhìn lại quyển lý lịch quân nhân...làm từ quyển vở học sinh, mình thấy thương vô cùng đời lính anh em mình những năm tháng đó... Sad
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #503 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 11:36:16 am »

Đây là lý lịch đoàn viên của tôi ( tự làm và viết ở chốt 800 Đông )








Còn đây là lý lịch quân nhân của tôi ( tự làm và viết )




Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #504 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 06:06:39 pm »

@thinhf346: Như vậy tình hình các bác bên đó cũng na ná như ở chỗ tụi tui, nhưng chỉ khác ở chỗ các bác có chốt để vác thanh bê tông lên chốt, còn anh em chúng tôi không có chốt để vác bê tông thì các bác chuẩn bị ra quân cũng có dành "ít" thời gian đóng góp cho các đơn vị tăng gia, khai thác, xẻ gỗ trong rừng sâu Đại Từ...nhìn chung cũng giống như các bác sau này, anh em chuẩn bị ra quân đều nhận được thông tin chính xác sẽ ra quân khi nào và trước khi ra quân được động viên để lại các "công trình kỷ niệm"  Grin Grin Grin...Tất nhiên các bác ấy cũng không có lựa chọn nào khác đành chấp nhận để được cầm tờ "quyết định đời đời ấm no"  Grin Grin Grin.
...Còn di vật của các bác giữ được nhiều phết  Grin, vậy là ở bên tôi ae còn được chúng tôi làm dùm cái form, ae điền thông tin, còn bên bác phải làm hết, nhiều khi nghĩ lại hồi đó ae mình "chính qui" thật bác nhỉ... Grin.   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #505 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 08:29:48 pm »

@thinhf346: Như vậy tình hình các bác bên đó cũng na ná như ở chỗ tụi tui, nhưng chỉ khác ở chỗ các bác có chốt để vác thanh bê tông lên chốt, còn anh em chúng tôi không có chốt để vác bê tông thì các bác chuẩn bị ra quân cũng có dành "ít" thời gian đóng góp cho các đơn vị tăng gia, khai thác, xẻ gỗ trong rừng sâu Đại Từ...nhìn chung cũng giống như các bác sau này, anh em chuẩn bị ra quân đều nhận được thông tin chính xác sẽ ra quân khi nào và trước khi ra quân được động viên để lại các "công trình kỷ niệm"  Grin Grin Grin...Tất nhiên các bác ấy cũng không có lựa chọn nào khác đành chấp nhận để được cầm tờ "quyết định đời đời ấm no"  Grin Grin Grin.
...Còn di vật của các bác giữ được nhiều phết  Grin, vậy là ở bên tôi ae còn được chúng tôi làm dùm cái form, ae điền thông tin, còn bên bác phải làm hết, nhiều khi nghĩ lại hồi đó ae mình "chính qui" thật bác nhỉ... Grin.   
.....Còn di vật các bác giữ được nhiều phết...?không phải di vật đâu bạn ạ...? mà là kỷ vật chứ ...mới đúng..! lâu quá ...không nhìn ra nó....nay mới khai quật ...ra được...? ...à ...khai phá chứ....he he..
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #506 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 07:42:55 am »

@thinhf346: Như vậy tình hình các bác bên đó cũng na ná như ở chỗ tụi tui, nhưng chỉ khác ở chỗ các bác có chốt để vác thanh bê tông lên chốt, còn anh em chúng tôi không có chốt để vác bê tông thì các bác chuẩn bị ra quân cũng có dành "ít" thời gian đóng góp cho các đơn vị tăng gia, khai thác, xẻ gỗ trong rừng sâu Đại Từ...nhìn chung cũng giống như các bác sau này, anh em chuẩn bị ra quân đều nhận được thông tin chính xác sẽ ra quân khi nào và trước khi ra quân được động viên để lại các "công trình kỷ niệm"  Grin Grin Grin...Tất nhiên các bác ấy cũng không có lựa chọn nào khác đành chấp nhận để được cầm tờ "quyết định đời đời ấm no"  Grin Grin Grin.
...Còn di vật của các bác giữ được nhiều phết  Grin, vậy là ở bên tôi ae còn được chúng tôi làm dùm cái form, ae điền thông tin, còn bên bác phải làm hết, nhiều khi nghĩ lại hồi đó ae mình "chính qui" thật bác nhỉ... Grin.    
.....Còn di vật các bác giữ được nhiều phết...?không phải di vật đâu bạn ạ...? mà là kỷ vật chứ ...mới đúng..! lâu quá ...không nhìn ra nó....nay mới khai quật ...ra được...? ...à ...khai phá chứ....he he..
Ờ tui hiểu ý bác rồi, nhưng bác cứ nghĩ 2, 3 chục năm nữa con cháu mình đọc thì kỷ thành di ngay mà, cái này phải nói à tui cầm đèn chạy trước xe lu (mượn nguyên câu của bác nào đã viết trên QSVN và xin phép "sử dụng bản quyền")...tếu táo một chút bác đừng giận hen Grin Grin Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #507 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 11:38:51 am »

Đây là lý lịch đoàn viên của tôi ( tự làm và viết ở chốt 800 Đông )

....

Bác Thịnh ơi, tui gọi tên bác luôn vì lỡ biết rồi  Grin. Nhìn quyển lý lịch đoàn viên của bác, tui thấy cứ xốn xốn, cuối cùng nhìn ra " ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM!" ... Đúng là của "hiếm" đấy...vì quyển lý lịch này chắc chắn có trước năm 1970 khi đó đoàn TNCSHCM vẫn mang tên đoàn thanh niên lao động VN...mà nếu là của bác  Grin thì khi đó bác mới chỉ 6, 7 tuổi gì đó...chưa vào đoàn được  Grin Grin Grin, ... hì hì tếu vui bác ạ, tui biết hồi đó chắc các bác bên đoàn ở đơn vị bác lôi đâu ra cái mẫu có từ trước 1970 để đưa bác copy...nên mới có chuyện vui như vậy  Grin.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, điều đó cho thấy họ thờ ơ cỡ nào với công tác đoàn trong bộ đội những năm đó ... phải không bác  Shocked, vì chúng ta khi đó đang khoác áo lính mà, nhiệm vụ chúng ta là bảo vệ Tổ quốc...nhưng khi đã ra quân, thì những nhận xét về "tinh thần đoàn viên" lại vô cùng quan trọng khi ai đó muốn vào cơ quan nhà nước ... hoặc "đi Tây"

...Tôi nhớ năm 1987 khi tôi chuẩn bị đi học ĐH ở Tiệp Khắc, tất cả mọi hồ sơ thủ tục về mặt "chính quyền" đã hoàn tất và chúng tôi đã tập kết ở trường ĐH ngoại ngữ Hà Nội để chuẩn bị đi, thì đùng một cái ... 1 tuần trước ngày đi tôi nhận lệnh phải "trả lời gấp" về sự không thống nhất năm sinh giữa thẻ Đảng (1962) và giấy khai sinh (1963). Chỉ còn 1 tuần, nếu không kịp là ở lại, tui lo sốt vó, điện về TG nhờ BTC Tỉnh ủy TG xác nhận lý do lệch vì khai tăng tuổi tình nguyện nhập ngũ khi có lệnh tổng động viên năm 1979...và rất may là họ đã xác nhận = điện thoại trước, công văn gửi sau và nhờ ông bác quen ở HN tác động thêm với HN nên cuối cùng không bị ở lại...Tất nhiên là lỗi tại mình, nhưng nói ra để thấy rằng những "chuyện nhỏ" nhưng khi đụng chuyện lại "to đùng" ... phải không bác  Grin Grin Grin       
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #508 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 11:59:41 am »

_Đúng là chuyện lực cười thật  Grin . Bay giờ bạn nói tôi mới để ý ,ngày đó họ đưa mẫu cho như thế nào thì mình làm y như thế. Bây giờ nhìn kĩ lại phần cuối trang bìa có dòng chữ và số " HN.17.2366/65-D". Mình liền suy ra cái mẫu này người ta in và phát hành từ năm 1965.  Grin. Thế mà mình giữ nó gần 30năm mà chả phát hiện ra.  Grin
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #509 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 05:29:41 pm »

Cuối cùng thì cái ngày cuối cùng của 3 tháng huấn luyện SQDB cũng kết thúc, chúng tôi làm thủ tục ra quân, trong những thứ giống như anh em chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ, chúng tôi lần đầu tiên được nhận 1 bộ đồ quân phục của SQ, loại 4 túi, cổ bẻ của SQ ngày đó. Không giống như anh em ở đơn vị cũ trước khi ra quân thường có công trình lưu niệm cho đơn vị cũ, tháng 6. 1983 chúng tôi dự lễ tốt nghiệp lớp SQDB do trường quân chính QĐ tổ chức và cũng coi như lễ ra quân cho anh em SQDB vừa tốt nghiệp. Bên cạnh những tấm hình đã chụp ở trường quân chính QĐ 3, kỷ vật đã theo tôi trong suốt 28 năm kể từ ngày ra quân là tấm chứng minh SQDB do QĐ 3 cấp ( nhiều lúc tôi cũng đã sử dụng nó như một tấm giấy tùy thân khi vô tình quên CMND) và cũng do theo tôi suốt 28 năm sau ngày xuất ngũ nên nó không bị thất lạc ( còn hầu hết giấy tờ ra quân, bằng khen BQP, trường quân chính...đã không cánh mà bay hết... Grin).

Và đây là những tấm chứng minh của thời kỳ đó:

Hơn 1 năm ngày nhập ngũ:



và những ngày cuối cùng tại QĐ 3 tháng 6.1983:

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM