Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:51:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc  (Đọc 431920 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #40 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 09:00:10 am »

Sau gần một tháng ở nhà dân và xây dựng doanh trại cho D28, tụi tôi bắt đầu được phân về các trung đoàn và sư bộ. Sư đoàn 320 tại thời điểm đó tôi nhớ có 4 trung đoàn:
- 03 trung đoàn bộ binh gồm: E 48, E 52, E 64.
- 01 trung đoàn pháo: E 54 ( tuy nhiên thời gian gần đây khi online để đọc thông tin về sư đoàn 320, tôi không thấy thông tin về trung đoàn 54, nhưng tôi nhớ chắc rằng trong giai đoạn 79 - 83 sư 320 có trung đoàn pháo 54 và đồng hương chúng tôi - lính Tiền Giang và lính Đồng Tháp - có rất nhiều người được bổ sung về đó, ai biết thông tin tại sao lại như vậy hoặc E 54 chuyển về đâu báo cho tôi biết với...)
Tôi được chuyển về C9, D3, trung đoàn 48, trung đoàn còn có tên trung đoàn Thăng Long...trung đoàn sinh ra và trưởng thành từ đất Thăng Long và là trung đoàn 2 lần anh hùng với lịch sử ghi đậm rất nhiều chiến công ...nhưng tôi nhớ nhất là đại đội 11 anh hùng thuộc D3 gắn liền với chiến công diệt Mỹ trên bãi biển Cửa Việt năm 1973.
Đơn vị tôi nằm sát tuyến đường từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang qua ngả Đèo Khế, án ngữ tuyến đường này còn có trung đoàn 52 đóng gần đèo Khế hơn. Trung đoàn 64 thì đóng quân sát sư đoàn bộ.
Khi chúng tôi được bổ sung về đơn vị, miền Bắc đã lập đông, đây là mùa đông đầu tiên của cánh lính nam bộ trên đất bắc, những người chỉ biết mùa đông, cái giá rét qua sách vở, phim ảnh...tất nhiên ngoại trừ đám lính Nam sinh ra trên đất Bắc như chúng tôi. Thật sự ngay cả đối với tôi cái giá rét lạnh thấu sương của mùa đông đất bắc luôn là điều khủng khiếp...rét như cắt da cắt thịt, tay chân nứt nẻ...hàng tuần không thể tắm gôi...đó là những gì mà cái giá rét của mùa đông Hà  Nội còn lưu lại trong tôi từ thời thơ ấu. Tuy vậy nó vẫn chưa là gì đối với cái rét nơi chúng tôi đóng quân ngày ấy, và tôi nghĩ rằng càng ngược lên phía Bắc độ kinh khủng của nó càng tăng lên...Tôi nhớ anh bạn đồng hương tên Sinh cứ sù sụ, co ro cóng róng trong đống quần, áo khắn khố phủ từ đầu đến chân, tôi có cảm giác rằng có bao nhiêu thứ gọi là quần áo Sinh đầu ấn hết vào người để chống rét.    
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 12:40:01 pm »

Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc sao có trung đoàn Thủ đô rồi lại còn có trung đoàn Thăng Long  Huh Huh( trung đoàn 48 - sư đoàn 320 ) nữa ? tôi còn nhớ loáng thoáng và sau này nhờ công cụ mạng tôi biết rằng: Trung đoàn Thủ đô hay trung đoàn 102 sư đoàn 308 thành lập ngày 7.1.1947 còn Trung đoàn 48 sư đoàn 320 thành lập ngày 27 tháng 2 năm 1947 ở Ái Mỗ, Mậu Lương, Sơn Tây. Thành tích xuất sắc trong các trận đánh của Trung đoàn 48 ở các cửa ô thành Hà Nội đã được ghi nhận và Trung đoàn được Ban thường vụ Quốc hội tặng danh hiệu “Trung đoàn Thăng Long”. Trung đoàn 48 cũng là đơn vị tiền thân đầu tiên của Đại đoàn Đồng Bằng (sư 320) và là đơn vị chủ lực cấp trung đoàn thứ hai của Quân đội nhân dân Việt Nam ( có lẽ sau trung đoàn Thủ Đô). Tongue Tongue
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2011, 12:53:00 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #42 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 01:14:14 pm »

Bác thanhh63 à, e48 của bác năm 1973 hoàn toàn ở B3 vì nó thuộc f320A của cụ Kim Tuấn, còn e48 tham gia trận Cửa Việt đầu năm 1973 là e48 thuộc f320B (tức f390 quân đoàn 1 sau này) của cụ Sùng Lãm, sau này là tư lệnh đặc khu Quảng Ninh. Nhưng truyền thống là truyền thống chung, cán bộ chính trị nói bao giờ cũng đúng. E48 tham gia Cửa Việt là e của TTMT mới mất-thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên.

Theo sử sách thì tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 sư đoàn 320A có trận đánh quân Mỹ thuộc sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ vào năm 1968 trên bãi cát Gio Hà gần cảng Cửa Việt. Do bác thanhh63 lâu quá chắc nhớ nhầm năm ghi dấu truyền thống của đơn vị mình. Đây là trận ghi vào thành tích phong anh hùng của bác Hoạt trung tướng tư lệnh QKTĐ trước đây, c11 d3 được phong anh hùng chắc cũng với thành tích chủ yếu trong trận này. 
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2011, 02:57:12 pm gửi bởi qtdc » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 07:29:15 pm »

Bác thanhh63 à, e48 của bác năm 1973 hoàn toàn ở B3 vì nó thuộc f320A của cụ Kim Tuấn, còn e48 tham gia trận Cửa Việt đầu năm 1973 là e48 thuộc f320B (tức f390 quân đoàn 1 sau này) của cụ Sùng Lãm, sau này là tư lệnh đặc khu Quảng Ninh. Nhưng truyền thống là truyền thống chung, cán bộ chính trị nói bao giờ cũng đúng. E48 tham gia Cửa Việt là e của TTMT mới mất-thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên.

Theo sử sách thì tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 sư đoàn 320A có trận đánh quân Mỹ thuộc sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ vào năm 1968 trên bãi cát Gio Hà gần cảng Cửa Việt. Do bác thanhh63 lâu quá chắc nhớ nhầm năm ghi dấu truyền thống của đơn vị mình. Đây là trận ghi vào thành tích phong anh hùng của bác Hoạt trung tướng tư lệnh QKTĐ trước đây, c11 d3 được phong anh hùng chắc cũng với thành tích chủ yếu trong trận này. 
Cám ơn bác qtdc nhiều lắm, đúng là tôi nhớ lầm thời gian, còn chiến công cửa Việt của c11 d3 e 48 được ghi nhận = danh hiệu anh hùng cho C11. Một lần nữa cám ơn bác nhiều.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 08:57:18 am »

Tiếp tục chủ đề mùa đông đất Bắc đối với các chú lính Nam ... Tôi còn nhớ mãi những ngày đông đầu tiên khi đóng quân tại Đại từ, Bắc Thái chiếc áo trấn thủ bắt đầu được lôi ra khỏi ba lô sau hơn nửa năm chưa phải sử dụng ( do chúng tôi được cấp khi bắt đầu nhập ngũ 4.79, Nam bộ luôn là mùa nóng...), không ít chú lính tụi tôi khi đó phần vì đói ( cơm, thuốc...), phần vì nặng và chiếm chỗ trong ba lô ( mặc dù không nặng thêm bao nhiêu...), phần vì cho rằng đến mùa đông hẵng hay...đã tự ký "quyết định" cho chiếc áo trấn thủ nằm vĩnh viễn tại các quán gần trại lính và khi lập đông thì chỉ còn biết chùm mền chống rét và tự trách mình...
Tôi còn nhớ một câu thành ngữ nói về cái rét tại khu vực tôi đóng quân ( nếu có sai sót xin lượng thứ cho vì hồi ức sau hơn 30 năm mới viết...) đại thể: Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, rét từ Đèo Khế rét qua...Thật sự mùa đông đầu tiên trên đất bắc vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi. Đêm ngủ, ngoài việc mặc tất cả các thứ quần áo đang có, tụi tôi 2 đứa nằm úp thìa trên cái sạp tre 80 cm bề rộng ( không phải do thiếu sạp nằm ) mà nằm như vậy để cho ấm vì hơi ấm đồng đội tỏa ra, mặt khác chúng tôi có thể lồng 2 tấm mền sợi mỏng để tăng cường độ dày của mền mà chống rét. Tuy nhiên việc nằm chung sạp cũng có nhiều phiền phức...như phải thưởng thức tất cả mùi "thơm" của đồng đội, đặc biệt mùi chân tử sĩ, hay không thể thay đổi thế nằm do chỉ có thế úp thìa mới đủ diện tích cho 2 chú nằm...nên nhiều lúc mỏi nhừ cũng không dám cục cựa..hoặc chuyện đang đêm thấy hở lưng lạnh buốt là do chú nằm chung kéo hết cả mền...
Còn chuyện tắm rửa trong mùa đông cũng có nhiều điều để nhớ...Lính chúng ta rất thích tắm suối vì nước suối thường rất trong ( tôi không nói sạch vì chuyện ' trâu ở đầu suối anh cuối suối ' là chuyện thường tình...). Mùa đông, nước suối lạnh buốt, nhiều chú thắng được chính mình khi quyết định đi tắm, nhưng khi ra đến suối, nhúng chân xuống và quyết định ... đi về...NHiều chú quả cảm lắm mới có thể nhảy ùm xuống suối. Sau này chúng tôi rút được kinh nghiệm: nhảy ùm xuống để nhúng mình và leo lên bờ ngay, do lạnh đột ngột nên cơ thể tỏa nhiệt nóng bừng và lúc đó là thời điểm thích hợp nhất để kỳ cọ...và một lần ùm nữa là xong chuyện tắm rửa...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tecke
Thành viên
*
Bài viết: 78



« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 03:52:09 pm »

Cái rét đất Thái Nguyên có một đặc điểm không giống nơi nào, đó là càng về trưa càng rét. Vì đúng như câu "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, gió qua rừng đèo Khế gió sang", câu thơ chuẩn về địa lý.
Lính QĐ3 sau này còn tạo ra những khu riêng toàn lính + chị em địa phương, đến bây giờ vẫn còn.
Dân Đại Từ nói riêng và dân Thái Nguyên nói chung còn có câu: "Từ từ chân bước xuống nương, tay ôm quả bí mà lòng thương đồng bào"
Đúng không chú?  Grin
Logged
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 05:36:20 pm »

 Grin Grin đúng rồi!  "Thương nhau (xin) củ sắn lùi
                        Đồng bào chưa "gật"-Sắn còn trơ cây Grin
 - thương luôn cả con của "đồng bào".Có mấy chú Hà nội ôm cả con của "đồng bào" về Hà nội sống "đến đầu bạc răng long" Grin Grin Grin Grin
   còn chuyên tắm mùa đông đúng như bác 63 nói ,nhưng trước khi lao xuống suối nhớ phải hô 'Vì nhân dân - quên mình" 3 lần hô là xong lần tắm                   
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2011, 05:42:42 pm gửi bởi hungf10 » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 05:48:35 pm »

Bác Hung F10 ơi, liên quan chuyện tắm rửa không biết bên f10 có chuyện bội thu mẩu xà bông cục 702 khi thay mái doanh trại không Grin Grin Grin...quên nữa cám ơn bác tacke về câu thơ chính xác nhen...bắt đầu có triệu chứng lão hóa rồi... Undecided Undecided Undecided
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 07:33:18 am »

Các CCB thân mến  Grin Grin Grin, thật lòng tôi biết những điều tôi đã và sẽ tiếp tục chia sẻ với các bác không có gì là mới cả, vì đã là lính từ giai đoạn đó trở về trước chắc chắn mọi người đều trải qua thậm chí còn nhiều hơn và khủng khiếp hơn những gì đám lính Nam chúng tôi đã trải qua trên đất Bắc. ( tôi không dám phỏng đoán cuộc sống của người lính ở giai đoạn sau 83, vì lúc đó tụi tôi đã hoàn tục gần như hết rồi, mặc dù tôi đoán và luôn mong mỏi tình hình có thể từ từ khá lên nhưng đời lính mục ăn cơm cục uống nước đục là chuyện bình thường ). Tôi chỉ muốn cố hồi tưởng lại những gì chúng tôi đã cảm nhận trong giai đoạn đó và chia sẻ với mọi người với mong mỏi chúng ta sẽ cùng nhau nhớ về những ngày tháng gian nan, khổ cực, có xương máu của đồng đội nhưng cũng có những niềm vui, niềm hạnh phúc và trên hết có tình đồng đội vô cùng ấm áp còn đọng lại mãi đến tận bây giờ...phải không các bác???  Huh Huh Huh Huh   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tecke
Thành viên
*
Bài viết: 78



« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 02:00:02 am »

Bác Hung F10 ơi, liên quan chuyện tắm rửa không biết bên f10 có chuyện bội thu mẩu xà bông cục 702 khi thay mái doanh trại không Grin Grin Grin...quên nữa cám ơn bác tacke về câu thơ chính xác nhen...bắt đầu có triệu chứng lão hóa rồi... Undecided Undecided Undecided
Cháu xin phép nói luôn: Cháu chỉ đáng tuổi con cháu các bác, các chú. Lúc Bác Thanhh63 ở Đại Từ - Thái Nguyên thì cháu đang còn oe oe.
Những gì bác kể là đang nói về thời gian bác đóng quân trên quê hương cháu, hì hì  Grin.
"Lính mục, ăn cơm cục, uống nước đục, nhục" cái câu này cháu nghe ông già nói cho nghe từ hồi còn bé tí.
Ông già cháu vốn là hậu cần thuộc sư 304, sau giải phóng đóng quân ở Bắc Giang.
Trong cháu, hình ảnh về người lính những năm tháng đó chính là về cha cháu, những chuyện gian khổ, hi sinh ông ít khi kể cho cháu nghe. Nhưng cháu có ưu điểm nhớ dai, "thù lâu", nên những gì ông già cháu chỉ cần kể một lần là cháu nhớ mãi.

Chắc các chú, các bác cũng có lần giở những tấm ảnh cũ ra cho các con của mình ra xem, rồi chỉ: Thằng này... thằng này đang ở đâu, thằng này hi sinh khi vào đến cửa ngõ Sài Gòn, còn thằng này mãi chả sao, đến lúc ra bắc chuyển đơn vị rồi phải đi Lạng Sơn rồi thì... bao nhiêu những câu chuyện giống như thế về đồng đội, về tuổi trẻ của lớp cha ông.
Đúng đấy các chú, các bác ạ, những ký ức của các cụ có thể phai nhòa theo năm tháng, tuổi tác, nhưng chỉ cần một lần nhớ lại, hoặc lớp con cháu hóng chuyện các cụ lúc trà dư tửu hậu thì nó sẽ khắc sâu mãi vào tâm trí những đứa trẻ như cháu.
Rồi để hiểu rằng cha ông mình hy sinh mất mát để có mình hôm nay, tự thấy rằng chính mình, giả như có trong hoàn cảnh đó, hay lúc này lúc khác, khi tổ quốc cần thì sống sao cho xứng đáng với truyền thống cha ông mình.

"Rồi một ngày kia vì ngoài biên cương giặc tràn về
Bạn bè của anh như những ngày xưa khoác súng lên đường
Ôi bao yêu thương bài hát đồng ca
Tuổi trẻ dàn hàng gánh đất nước trên vai"
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM