Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:46:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc  (Đọc 431916 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #30 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2011, 12:31:40 pm »

Chào bác thanhh63 ! Em ở Bà Triệu , có chỗ tiếp giáp với Trần Hưng Đạo  . Em thử nhớ lại , bác xem có chính xác không nhé ! Nếu bác tên là Hải thì sẽ có biẹt hiệu là Hải "đù" , hồi ấy thường là con em MN tập kết hay được gán cái biệt hiệu ấy . Em có thằng bạn tên Hiếu , hiện chức khá to ở CATPHCM , nó cũng có cái biệt hiệu ấy .
  Về lính MN ở bắc thì thường được ưu đãi hơn , đấy là chuyện BT .  Em từng dược tiếp xúc với mấy anh lính Đà Nẵng năm 80 ở E533 công binh đóng ở LS nên em biết rõ về sự ưu đãi này . Nói chung thời trước (những năm 8X) thì dân HN bọn em cứ nghe giọng Nam là kiểu gì các bác cũng được "ưu tiên" hơn . Về chuyện quần ga áo bay thì sau này nó biến tướng (bác hung f10 đã nói rồi) . Thời em đi lính (9/83) thì ăn mặc như bác nói ở HÀ thành ngườu ta gọi là "Quân Khu" đấy ... Tức là thuộc loại" anh chị" . Em còn có 1 KN về cái kiểu ăn mặc này nhưng không còn TG nữa , hôm khác em sẽ xin kể lại .

Chào bạn, tôi không lấy làm lạ cái tên đó mặc dù nó khg phải biệt danh của tôi vì dân Nam bộ ở đất Bắc được gọi là dân miền đù mà...Nói thật hồi đó tôi khg có cảm giác gì về mình là người có quê trong Nam vì trong khu tập thể 42c nhiều người tập kết ra bắc năm 54 lắm và chúng tôi cũng khg được học ở những trường dành cho học sinh miền nam.
Còn về đám lính Nam trên đất Bắc, thật sự tôi cũng khg biết sự ưu tiên đó có khách quan khg? như tôi cảm nhận dân ta thường có cách hành sử đó mà...dân Nam bộ thường rất thương các chú lính Bắc đóng quân trong Nam cũng chỉ vì 1 lý do, các chú sống xa nhà, khg có điều kiện thường xuyên về thăm nhà...chắc suy nghĩ đó cũng đúng trong trường hợp của chúng tôi...vả lại từ xưa đền giờ dân ta chỉ Nam tiến, còn Bắc tiến thì hiếm lắm, nên có lẽ của hiếm là của quí mà...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2011, 06:41:35 am »

Đối với lính Nam chúng tôi tại Khe Lang sau này gặp nhau hồi tưởng lại mọi người đều nhắc đến những chuyến ngược sông Lam, sông Ngàn phố lên huyện Hương sơn để bè củi, gỗ, nứa về xây dựng doanh trại và phục vụ công tác huấn luyện ( may ghê thời đó đi "phá rừng" chưa bị kiểm soát gắt gao). Tôi còn nhớ chú nào ở Khe lang cũng sẽ tối thiểu được 1 lần đi bè...Từ khe Lang ( Đức thọ ) chúng tôi hành quân bộ là chủ yếu lên tận huyện vùng cao Hương Sơn đường đi tôi không còn nhớ dài bao nhiêu nhưng chúng tôi đi cũng hơn ngày...ở Hương sơn chúng tôi có nhiệm vụ vào rừng chặt nứa, gỗ sau đó kéo ra bìa rừng đến nơi tập kết và giao cho cán bộ khung đi cùng. Rừng Hương sơn khi đó còn rất rậm rạp, rừng nứa nên vắt rất nhiều và loại này nhảy và bám vào người rất tài. Có những chú do định vị kém nên lạc trong rừng, sau này chúng tôi phải phân nhóm để giúp đỡ lẫn nhau. Nứa, gỗ được đóng bè để chuẩn bị chờ mưa là suôi về suôi. Tôi nhớ có những đợt mưa quá lâu, thành lũ quá lớn, bao nhiêu gỗ nứa chưa kịp đóng bè để trên bờ suối bị trôi sạch sẽ, vậy là lính ta lại phải làm....khổ nỗi lương thực mang theo đã được dự tính theo kế hoạch, nay ở lại nên thiếu...vậy là chúng tôi phải mang số lương thực ít ỏi còn lại đổi khoai mì của dân cho nhiều để ăn và cũng từ khó khăn đó chúng tôi sáng chế món khoai mì luộc song đem giã nhuyễn như dả giò ăn như bánh dày cũng vui...
Đến ngày về suôi nhiều chú chưa có kinh nghiệm là háo hức nhất, và cũng chính những chú đó dễ gặp chuyện nhất khi bị chống sào vào vách đá không kịp hoặc bị sào hất xuống suối, hoặc do bè cột quá lỏng và bị va đập nhiều lần nên bè bị vỡ, lúc này chỉ biết phó thác cho suối thôi nếu gần ra đến sông thì khỏe còn lại cầm chắc mất bè và các bè sau phải lo cứu hộ các chú bị bè tan...giai đoạn đi trong suối để ra sông là khó khăn nhất, chúng tôi cứ 02 chú 1 bè lèo lái để đưa bè ra sông an toàn. Ra đến sông Ngàn phố chúng tôi lại phải gia cố bè lại một lần nữa do phần ớn bè đơn đã bị xộc xệch vì va chạm với bờ suối, đá ngầm và vách đá trong quá trình ra sông, sau đó kết bè đơn lại với nhau thành 1 hoặc 2 bè lớn và theo dòng chảy suôi về bến Linh Cảm. Cái thú của các chú lính chúng tôi là được ngắm cảnh xóm làng yên bình, những ruộng mía , ruộng ngô xanh ngắt hai bên bờ sông, đến đêm nằm dài trên bè ngắm trăng sao...ấy nhưng cũng không hoàn toàn yên ả đâu nhất là khi bè qua các cầu...do nước dâng cao nên đã có chú bị vỡ cả đầu vì đụng vào cầu...
Về đến Đức thọ chúng tôi lại phải giã bè và vác gỗ, nứa về đơn vị...đây mới thật sự là giai đoạn cám cảnh nhất vì phần mệt, phần gỗ nứa ngâm trong nước nên rất nặng, khi bó chúng tôi chỉ bó từ 25 - 30 kg 1 bó nhưng khi vác về doanh trại bó nào bó nấy vượt 40 kg là bình thường...và chúng tôi cứ phải cần mẫn tha từng bó trên đoạn đường 4km từ kênh đức thọ về đến đơn vị.   
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2011, 07:19:22 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 07:28:58 am »

Một kỷ niệm nữa của lính Nam tại Nghệ tĩnh gắn liền với lũ chuột trên nương khoai mì phía sau các doanh trại... Ngày ấy không nói chắc các bạn cũng vẫn nhớ đất nước mình khổ cỡ nào, đói kém, mất mùa từ Nam ra tới Bắc...Dân khổ thiếu ăn, thiếu mặc, thì bộ đội làm sao no...nên bên cạnh khẩu phần ăn quy định, các đơn vị đều phải tăng gia, tự túc, trồng rau, trồng khoai mì, chăn nuôi lợn gà...cũng là phần không thể thiếu của đời bộ đội không chỉ thời đó mà ngay cả bây giờ cũng vậy.
Để khắc phục lượng protit thiếu hụt quá nhiều do lính thời đó chủ yếu phải "ăn chay trường", cánh lính nam bộ phát hiện ra các nương sắn sau doanh trại rất nhiều chuột "nương"...tất nhiên vì nó sống ở nương sắn nên chúng tôi cứ tạm coi là an toàn giống như chuột đồng Cao lãnh - Đồng tháp vậy...còn khi nào nó chui vào những nơi bẩn thỉu thì khuất mắt không thấy coi như an toàn...Vậy là buổi trưa các nương sắn lại vang tiếng hò reo đuổi chuột của cánh lính nghe cũng vui tai, dân địa phương cứ tròn xoe mắt nhìn các chú đuổi chuột vì họ không ăn chuột này...Chuột bắt được thui và làm ngay tại bờ hồ Khe lang, chậu đựng cơm biến thành chảo chiên, mỡ chuột chiến chuột...thơm lừng cả đơn vị...đến bây giờ nhắc lại tôi vẫn thấy thèm...   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 11:52:57 am »

Bác thanhh63 à, chuột các bác thịt là chuột đồng: vô tư.Dân địa phương lạ cũng phải. Nhưng ở một số vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ người ta cũng ăn chuột đồng thì lại bình thường. Bác nào đi sơ tán vào ngày mùa đi hun chuột đồng thì chắc còn nhớ. Thời bao cấp dân Hà Nội cũng xơi thịt chuột mà chưa chắc đã biết. Còn để thịt chuột là đặc sản thì phải là miền tây, nhưng có lẽ chủ yếu là An Giang, Đồng Tháp, mà có quý người ta mới mời nhé, thịt chuột Cao Lãnh - Đồng Tháp, thương hiệu hẳn hoi đấy. Bây giờ môi trường ô nhiễm quá rồi nên thấy cái gì cũng ngại. Hồi xưa, một con sông nhỏ ở quê, bơi qua không hề hấn gì, bây giờ bơi xong lên da ngứa ran, thế mới biết ô nhiễm ghê thật.
Logged
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:51:25 pm »

Bác Hải thân,viết tiếp hồi ức về đơn vị của bác tiếp đi.Viết nhỏ giọt quá,đọc ấm ức lắm Grin Grin Grin.Từng ở 42C THĐ mà có can đảm chén thịt chuột,bất kể là chuột đồng hay chuột nương... là bác máu lạnh đấy.Bây giờ mà em nhớ lại những con chuột cống già trụi hết lông,nhìn thấy mình nó không chạy mà còn khừ nữa Roll Eyes,rùng mình.
 Em tên là Dương bác ạ.Nhà em ở dưới gốc cây hoa lan mà đồn là có ông tây chôn ở dưới.Em không nhớ bác theo tên nữa đâu.Bác vào Nam chắc vào năm 75-76.Mà 73 anh em mình mới đi sơ tán vế.Em chắc kém bác 2 t.(Thanh 63).Ngõ nhà mình em có nhiều kỷ niệm lắm.Nào là trèo sấu,me,bắn bòm,sô vê,đánh thành ở góc tòa nhà ủy ban khoa học nhà nước.Rồi bôi nhọ nồi vào vào điếu cày nhà bác Hảo rồi cả hội ngồi xem.Quán nhà bác Dương thì em đã bảo kê từ bé Grin.Hồi 73 có ông chú từ bình trị thiên khói lửa ra công tác,em vác K.59 ra dọa trẻ con làm bác Dương sợ xanh mắt.Xuýt bị nát mông Grin.
 Sau 75 khu tập thể 42c,rồi bên 40(tập thể ngoai giao đoàn),bên 46 nhà xuất bản ngoại văn trẻ con vắng hẳn vì các gia đình có bố mẹ tập kết chuyển vào Nam hết.Nhà bác Hảo cũng vào nhưng 2 năm lại ra,trừ bác Xê.
 Em chuyển nhà từ năm 80,và xa Hà nội cũng gần 30 năm rồi.Lâu lắm mới về một lần.Nhưng lần nào cũng về thăm lại ngõ cũ.
 Còn bác Linh moi nhà Bà triệu thì  phía khu tt của trung ương đoàn hay o phía bên kia ngã tư.Em ngày xưa xin được  rất nhiều họa báo nước ngoài của mấy ông Ấn độ,bác có biết cái mánh xin đểu đấy không?Nhận đồng hương xa nhé Grin(Hà nội mà cũng có đồng hương,thật là lạ Grin)
 Thôi bác Thanhh 63 tiếp tục hồi ký lính Nam bộ ra bắc nhé,không là anh em mình sai nội quy diễn đàn đấy.
Xin lỗi ban quản trị,vì gặp cảnh cũ,người xưa.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 08:47:17 pm »

Thân gửi bạn Dương...Bạn nhắc lại nhiều kỷ niệm của lũ trẻ khu mình quá!!! bạn biết không cuối năm 79 đầu 80 gì đó tôi có dịp từ đơn vị về Hà nội...đó là lần đầu tiên tôi trở về nơi tôi đã sinh ra, lớn lên và gắn bó với nó suốt 12 năm trời. Một người con trở về thăm "mái nhà xưa" trong màu áo lính bạc màu quân trường, tôi đã bồi hồi, tha thẩn, đi trên từng bước đoạn đường THĐ ngắn ngủi giữa Hàng Bài và Ngô Quyền, lặng nhìn 2 cái góc của tòa nhà ủy ban khoa học nhà nước nơi mà lũ nhỏ chúng ta đã từng bám trên những cái gờ nhỏ để chơi chiếm thành, đoạn đường mà thỉnh thoảng mỗi buổi tối khuya hoặc sáng sớm lũ trẻ lại chia hai phe đá banh, tôi rất nhớ anh Dũng Bé, anh Phát...những hạt nhân nòng cốt của mỗi bên ( cũng sống trong khu 40 - con ông Tuyên cà phê trên gác nhà 40), hoặc nhớ lại những buổi lượm sấu rơi sau mỗi trận mưa to...cám ơn bạn rất nhiều vì những kỷ niệm của tuổi thơ.
Cảm xúc đó không chỉ có trong tôi mà hầu hết những chú lính Thăng Long quê Đàng trong đều có, họ mong mỏi sẽ có dịp được trở lại nơi sinh thành, nơi gắn liền với ký ức của tuổi thơ, trong đơn vị tôi những anh lính như vậy nhiều lắm, họ sinh ra tại Ba vì, Phú thọ, Lạng sơn, Hà nội, thanh hóa...và đây cũng là lần đầu tiên trở lại đất Bắc sau một thời gian dài đi xa...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 03:14:40 pm »

Khe Lang những ngày huấn luyện cuối cùng...Những ngày cuối tháng 11. 1979, chúng tôi hầu như đã hoàn tất chương trình huấn luyện tại Khe Lang và bắt đầu chờ đợi ngày về đơn vị mới...Đâu đó trong trường huấn luyện các tiểu đoàn đã rục rịch chuyển quân, chúng tôi cũng nghe lõm bõm thông qua cán bộ khung huấn luyện thông tin về đơn vị mới mà chúng tôi sẽ được bổ sung: Quân đoàn 3, 1 trong 4 quân đoàn chủ lực của bộ mới vừa rút từ chiến trường K về nhận nhiệm vụ phòng thủ biên giới phía Bắc...
Rồi những điều chờ đợi cũng đã đến , tiểu đoàn 6 Tiền Giang cũng lên đường, chúng tôi lại hành quân ra ga Đức lạc nơi mà 5 tháng trước chúng tôi lần đầu tiên đặt chân đến đất Nghệ Tĩnh...nhưng lần này với một tâm trạng hoàn toàn khác hẳn: chúng tôi đã thật sự bước vào cuộc, thực sự đối mặt với những gì mà trước đây chỉ là suy đoán hoặc nghe qua lời kể của các cựu binh...
Tàu rời ga Đức Lạc tiếp tục hướng về phía Bắc, tạm biệt Khe Lang, nơi có lẽ chúng tôi sẽ ít có dịp quay lại, không biết mọi người suy nghĩ ra sao nhưng riêng tôi tôi có cảm giác mình lại mới rời một ngôi trường vỡ lòng của lính để tiếp tục " học" lên cao hơn trong môi trường quân đội.
Tàu dừng tại ga Hàng Cỏ trong khoảng thời gian ngắn ngủi để tránh tàu...Chắc các chú lính Thăng Long quê Đàng trong như tôi không khỏi bùi ngùi khi tàu dừng lại ga Hàng Cỏ ...Đây là lần đầu tiên chúng tôi về lại Thủ đô sau hơn 4 năm trời sống ở phương Nam, lòng chúng tôi ngẹn lại và thầm mong sẽ có ngày được về thăm lại nơi sinh ra và lớn lên của mình ( thật lòng cảm giác đó còn đọng mãi trong tôi cho đến tận bây giờ khiến mắt tôi nhòe đi vì xúc động- khi viết lại những dòng hồi ức này)...Còn các chú lính Nam khác, qua cảnh mọi người nhốn nháo khi biết tàu dừng tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội...tôi cũng đoán chừng họ cũng đang rất xúc động vì đã được đặt chân đến Thủ Đô yêu dấu...
Tàu tiếp tục chuyển bánh...chừng vài tiếng sau chúng tôi đã đến ga Quán Triều, ga cuối cùng của hành trình...nhìn xuống sân ga chúng tôi thấy rất nhiều vệ binh, xe tải quân sự...vậy là chúng tôi sẽ chuyển sang hành quân bằng xe tại quân sự. sau các thủ tục điểm danh, kiểm tra quân số, chúng tôi lại tiếp tục hành trình, môi người không ai nói chuyện với ai, chắc có lẽ vì mệt hoặc khung cảnh lạ...cố căng mắt nhìn vào màn đêm mờ mịt đề...suy tư...
Sau hơn 1 giờ chuyển quân, tất cả các xe dừng lại trên một bãi đất trống...và lại điểm danh, bàn giao, tại đây chúng tôi được biết mình được về sư 320 anh hùng sau một bài "diễn văn chào đón" ngắn của cán bộ đại diện sư đoàn và nơi chúng tôi đang đứng chân là xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái...sau đó chúng tôi hành quân bộ về đơn vị tiều đoàn 28 huấn luyện...Một trang mới của đời quân ngũ của những chiến sĩ Nam bộ được lật sang trang...
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Ba, 2011, 03:20:04 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #37 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 08:48:25 pm »

D28 - tiểu đoàn huấn luyện trực thuộc sư bộ 320 lần đầu tiên đón tiếp tân binh về sư đoàn. Chúng tôi hình như là lớp tân binh đầu tiên khi sư đoàn chuyển ra bắc tháng 6.1979. Toàn bộ cơ sở vật chất, doanh trại của D28 đang dở dang ( có lẽ khi có thâng tin sẽ nhận lính mới doanh trại mới bắt đầu được xây dựng, mà cũng đúng thôi sư đoàn chiến đấu chứ đâu phải sư huấn luyện - sau này khi về các đơn vị chúng tôi mới biết rằng toàn sư đoàn đang trong giai đoạn xây dựng doanh trại...).
Do chưa có nơi tá túc chính qui, chúng tôi được phân về ở nhờ dân trong khi xây dựng doanh trại. Dân xã Hoàng Nông, huyện Đại từ chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, và Mán đỏ ở sát trong núi Hoàng Nông, cũng có dân tộc Kinh lên khai hoang và định cư nhưng số lượng rất khiêm tốn...đa số người Kinh sống dọc theo các tuyến lộ chính như từ phố huyện Đại từ lên Tuyên Quang. Tôi và một anh bạn may mắn được sống ở nhà một người Kinh quê Hưng yên lên khai hoang từ những năm 60. Thật sự lúc đầu mới đến trong thâm tâm chúng tôi rất sợ sống với người dân tộc, có lẽ một phần do khác phong tục tập quán, nhưng cái chính là do các câu chuyện bùa ngải thần bí được kể truyền miệng mà chúng tôi đã được biết trước khi nhập ngũ. Thêm nữa do công tác dân vận khi sống với người dân tộc được các cán bộ nhấn mạnh quá mức khiến chúng tôi thật sự lo lắng.
Nhưng toàn bộ lo lắng của chúng tôi đều nhanh chóng tan biến khi tiếp xúc với bà con. Người dân tộc thẳng tính, xởi lởi có gì nói nấy không để bụng giống như dân Nam bộ nên chúng tôi rất dễ dàng hòa nhập, vả lại khi biết chúng tôi từ các tỉnh cực Nam của Tổ Quốc nay lại có mặt ở biên giới phía Bắc khiến bà con càng thương hơn. Nhưng có lẽ một điều mà các gia đình từng có người thân đi chiến đấu tại chiến trường miền Nam mong muốn được yêu thương chúng tôi thật lòng vì họ muốn trả nghĩa khi người thân của họ được yêu thương, che chở và đùm bọc bởi các bà má Nam bộ trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt trong chiến trường miền Nam, rất nhiều người đã nói với chúng tôi như vậy khi đoán biết được sự bỡ ngỡ của chúng tôi nơi miền đất lạ này, và tình cảm chân thành của họ khiến chúng tôi nhanh chóng cản nhận sự gần gũi và hòa nhập...
     
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 08:01:14 am »

 Grin Grin Grin Liệu đã có thành phẩm với "noọng" nào ở Đại từ chưa?bác 63.Lính F10 bên này có mấy chú người Hà nội làm rể  và "rước nàng về dinh" lên chức "bà và ông"cả rồi
  "Mình thương  bộ đôi nhiều nhiều mà để trong bụng thôi vơ"  Grin Grin Grin Grin
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 10:58:03 am »

 Grin Grin Grin, bác Hùng f10 nói chí phải, tôi định kể ở phần sau nhưng bác đã hỏi thì xin bật mí: quân với dân như "cá với nước mà", cá phải cần có nước nên cũng có vài chú cá Nam bộ "bơi" mãi trong hồ đại từ đến tận bây giờ, còn đa số lại bơi về Nam Grin Grin Grin Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM