Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:15:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc  (Đọc 431688 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #110 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 02:40:10 pm »

Còn đây là tấm hình chụp duy nhất tại trường huấn luyện Khe Lang, Đức Tho, Nghệ Tĩnh tháng 11.1979, những ngày cuối cùng ở Khe Lang...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #111 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 08:40:14 pm »

Tôi xin được tiếp tục kể về chuyện ăn uống của lính trong thời kỳ đó ở đơn vị tôi:
Khi nhắc đến vấn đề này, chúng ta sẽ có rất nhiều kỷ niệm liên quan đến cơm cháy, bát B52, lính đi cứu, lệnh "cắt cơm" ...và nhiều chuyện khác nữa... Tôi biết nó không mới đối với các bác ở các đơn vị khác trong toàn quân tại thời điểm đó và tôi cũng đã đọc được những dòng tương tự trên chủ đề của lính F 302...tuy nhiên vẫn xin phép các bác được hồi tưởng và nếu như có tình tiết nào giông giống thì cũng xin lượng thứ cho, tôi xin thề trước cờ rằng không có tình tiết nào là copy cả...

Nhắc đến cơm cháy của lính, đến giờ này tôi vẫn còn thèm ( mặc dù răng cọ đã sệu sạo, không cho phép nhai tất cả mọi thứ như hồi trai trẻ...). Những mảng cơm cháy thành chảo vàng rộm, dòn tan...đặc biệt được róc khi cơm còn được ủ trên bếp cho chín, một nhát sẻng lướt vào thành chảo, một miếng cơm cháy lộ ra, phải chi thời đó có hải sản để tạo thành món cơm cháy hải sản - đặc sản tại các nhà hàng hiện nay - thì tuyệt. Nhưng thời đó, chỉ cần cơm cháy thôi cũng đã thèm nhỏ rãi rồi. Tất nhiên tôi đang nói đến đặc ân của B nhọ đít chúng tôi (cánh lính hay mắng là ăn trên ngồi chốc mà...) còn lính tráng thì làm gì có đặc ân đó. Ngày đó, cơm chia trên mâm cũng chỉ đủ 2 lưng chén cho mỗi chú là hết, lính đói nhìn đống cơm cháy để trong chảo sao không phát thèm, nhưng khổ nỗi cơm cháy theo lệnh trên để giành cho các chú ỉn, tổ chăn nuôi của bác Nhẫn già lính 78 Hải Phòng phải căng quân ( thực tế có 2 người ) để bảo vệ cơm cháy. Nhiều lúc cơm cháy quá nhiều ( do than cháy không đượm hoặc củi ướt nên phải đốt nhiều cho cơm chín, B anh nuôi bị tiểu đoàn chửi sối sả vì đã góp phần cắt giảm khẩu phần lính và những lúc đó cơm cháy thành chảo phải được chia thêm lên mâm, ngoại trừ cơm cháy đít chảo thường lắm sạn sẽ được để dành cho những chú ỉn. Nhiều lúc cả chỗ khẩu phần cho các chú ỉn lính ta cũng không tha, nên bác Nhẫn cũng không loại trừ biện pháp đổ nước gạo vào cơm cháy...

Còn chuyện liên quan đến bát B 52, chắc các chú lính trẻ bây giờ không thể biết sự tích của nó...chẳng là khi nói đến B 52 chúng ta thường liên tưởng đến một cái gì đó rất vĩ đại, to lớn, pháo đài bay mà, vậy là chiếc bát sắt của Trung Quốc trang bị cho lính ta trong KCCM được gán tên B52 vì độ khủng của nó...tôi đoán dung lượng của nó chắc cũng gấp rưỡi loại bát sắt của ta trang bị cho lính thời đó. Các chú lính sở hữu loại bát B52 này ngồi chung mâm nào, lính tráng mâm đó vãi linh hồn...các chú đánh thật nhanh chén đầu, sau đó lèn chén thứ hai, vậy là đủ tiêu chuẩn 2 chén...các chú khác chỉ còn cách lắc đầu thất vọng. Vậy là bắt đầu có các cuộc bài xích bát B52 ngấm ngầm trong lính ta, tất cả các bát B52 trên giá bát đều lần lượt biến mất, hoặc đập móp mép... Grin Grin Grin  
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2011, 08:46:31 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
lamhai_tientien
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #112 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:29:07 am »

mây oi! đh quá là hay, vẫn còn giữ được mấy tấm hình,còn tấm nào thì gởi lên hết đi,
Logged
lamhai_tientien
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #113 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:34:14 am »

4n như hả! mày không nhớ sao? tao va mày cuốc bộ mấy chục cây từ 48 qua 52 (yên lãng) thăm a khới, qua tới nơi a làm thịt 1 con gà đãi tao và mày, nhớ chưa?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #114 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:44:46 am »

Đối với lính ngày đó, công tác dân vận có thể nói luôn luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng không kém nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Tôi nói như vậy với cả 2 ý nghĩa vừa đen vừa bóng...quân với dân như cá với nước mà, hầu như ai cũng có một hậu phương nho nhỏ nơi đóng quân... phải công nhận dân mình tốt và rất yêu thương bộ đội, tình thương đó có lẽ bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và không ai, không gia đình nào không phải gánh chịu những mất mát về người thân nơi chiến trận hoặc đang sống trong cảnh nhớ con, em đang chắc tay súng nơi xa nào đó trên Tổ quốc ta...và có lẽ như vậy nên sử cảm thông yêu thương dành cho bộ đội luôn hiện diện trong họ một cách chân thành.
Những ngày chủ nhật hiếm hoi xả trại vô cùng ý nghĩa với anh em chúng tôi, tôi nhớ 2 tuần 1 lần chúng tôi được "tự do" 1 lần và đó là dịp mà tất cả mọi người đều muốn tỏa vào trong dân. Trong những ngày đó, không khí gia đình là cái mà chúng tôi cảm nhận sâu sắc nhất, những tiếng gọi bố mẹ, xưng con...không hề cảm thấy khách sáo, chúng tôi sống với họ cũng hết lòng, trải lòng mình rất chân thành và chúng tôi cũng cảm nhận được tình cảm mà họ dành cho chúng tôi. Cũng giống như bao gia đình khác thời chiến, trai tráng lên đường nhập ngũ...đàn ông trong làng ngoài những bậc cao niên, trung niên còn lại chỉ toàn lũ choai choai đang đi học và cánh đàn bà, con gái nghiễm nhiên trở thành lực lượng lao động chính trong gia đình..., mỗi dịp về thăm là một lần chúng tôi cố gắng giúp họ thật nhiều. Đối với những ngày chủ nhật tự do đó, lính tráng gọi đùa với nhau là ngày đi cứu...dân, cứu mình, lẫn cứu đồng đội. Những anh lính sui sẻo phải ở nhà trực đơn vị được "hưởng lợi" từ những bữa trưa no nê vì được thêm khẩu phần ăn của những chú đi cứu...
Còn chuyện "lệnh cắt cơm" cũng một phần gắn liền với các chú vì lý do nào đó không trở về đơn vị đúng giờ ăn...Thông thường, khi các chú có dịp ra ngoài đều nhờ bạn bè lấy dùm phần ăn cho mình (phòng hờ bất trắc mà...) và anh em đều ngầm hiểu với nhau nếu sau 12 giờ trưa hoặc 6 giờ chiều mà các chú đó không về kịp thì đều bị ... cắt cơm. Do đó có nhiều chú lính ta khi nhìn đồng hồ thấy gần đến giờ bị cắt cơm mà đang trên đường về là mặc dù bụng đói, mắt hoa cũng phải cố ba chân bốn cẳng phóng về thật nhanh để không bị cắt cơm, những lúc đó nếu may mắn chưa bị cắt cơm thì dẫu ăn song khẩu phần thì cũng như muối bỏ bể vì phần cơm lấy về thường ít và do phải chạy hộc tốc nên năng lương bị mất bù lại không đủ... Grin Grin Grin Grin Chắc không ít bác trên diễn đàn đã nếm cảm giác này không ít  Huh Huh Huh Huh      
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #115 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:51:40 am »

mây oi! đh quá là hay, vẫn còn giữ được mấy tấm hình,còn tấm nào thì gởi lên hết đi,
ha ha, của gia bảo đó, có tiền không mua lại được đâu em...nếu muốn, tớ chụp lại và gửi mail cho. Grin Grin Grin mà Nghé còn nhớ mấy bác trong hình không? nhưng anh Liêm B trưởng thì chắc chắn mi phải nhớ vì ngày đó anh Liêm thương mày nhiều nhất trong B, cái gì cũng thằng nghé, thằng nghé...còn ông Rô thủ kho nữa chứ, mình vẫn nhớ giọng õng ẹo của cha đó, và còn cái giọng nửa mái, nửa trống của thằng Long cầu tõm nữa  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
lamhai_tientien
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #116 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:52:41 am »

4n oi ! mày lộn rồi thằng đứng ngoài cùng là thằng thiệu chứ ko phải là lâm(a vợ mày)
Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #117 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:59:10 am »

Sao lại không nhớ, mày còn nhớ chuyện tao với mày  đi từ trong Tiểu đoàn 28 ra ngoài Hoàng Nông, dọc đường đi thấy bên lề đường có cái nón lá của ai để ngửa lên (bên trong tao nhớ là có đồ gì đó) hai thằng thắc mắc không biết của ai, sau một hồi ngó ngàng thì ra chủ nhân của nó là một cô gái ... đang ngồi trong bụi rậm cách đó không xa và đang... ị
Còn rất nhiều chuyện để mà tụi mình nhớ, từ từ đã, và phải kể từ Khe Lang mới ra tới Hoàng Nông chứ
Tấm hình tao gửi kèm đây là chụp trước ngày nhập ngũ (29/4/1979) trong hình là mấy bạn học chung lớp 10D3, có Tiến (Tư Thành)
Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #118 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 08:01:15 am »

Chào Nghé
Làm sao mà lộn được, hình chụp tao mà, mà  Dấm thì làm sao mà lùn thế
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #119 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 08:12:56 am »

Chào Nghé
Làm sao mà lộn được, hình chụp tao mà, mà  Dấm thì làm sao mà lùn thế
4N nói đúng đó, vì hình bị mờ nhìn loáng thoáng tớ cũng thấy giống Thiệu Vấm, nhưng sực nhớ Vấm cũng cao sấp sỉ Hải Tốt nên không thể là Vấm được, nên tin lời 4N. Mà sao tớ chưa thấy Sơn chợ lên diễn đàn vậy, nếu có thể được 4N giới thiệu cho anh em mình dưới đó biết đi, Minh thủy sản, Châu đề nữa, nếu có dịp liên hệ với các đồng hương ở các tỉnh khác để biết về chủ đề thì quá tốt. Cố lên nhen !!!
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM