Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:38:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nội chiến Hoa Kỳ  (Đọc 64562 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 09:39:12 pm »

Những nhân vật cực đoan cũng kiên quyết theo đuổi chiến tranh của Liên bang. Họ có thể chi phối ủy ban đặc biệt của hạ viện với mục đích chỉ đạo chiến tranh. Nhờ chức năng của mình, ủy ban đã gian lận trong các hợp đồng và các vụ mua bán phục vụ quân đội, đồng thời hoạt động không hiệu quả trong các chiến dịch chiến lược cũng như chiến thuật. Về nhiều mặt, ủy ban này bắt chước các hoạt động của các cao ủy trong quân đội cách mạng Pháp, nỗ lực ca ngợi cho các tướng thuộc đảng Cộng hòa theo đuổi đường lối cực đoan, chỉ trích và quấy rối những tướng thuộc đảng Dân chủ tin vào mục tiêu duy nhất của chiến tranh.

Tướng McClellan và nhiều sĩ quan khác dưới quyền ông ta là mục tiêu chính của ủy ban này. Sau khi quân Liên bang thất bại tại Ball'Bluff, ủy ban đã tìm được một người giơ đầu chịu phỉ báng là tướng Charles P. Stone và liên tục quấy nhiễu, đòi ông ta phải từ chức. Quan điểm và hành vi của ủy ban tạo căng thẳng giữa những người cực đoan, cả những người chủ trương ôn hòa thuộc đảng Cộng hòa lẫn những người theo đảng Dân chủ tại hạ viện, đồng thời gây căng thẳng giữa phe cực đoan và Tổng thống. Mối liên quan chính giữa những kẻ cực đoan trong hạ viện và chính quyền Lincoln chính là Bộ trưởng Bộ tài chính Chase và Bộ trưởng Bộ chiến tranh Stanton. Tháng 01 năm 1862 ông Stanton thay thế ông Simon Cameron sau khi ông này có những biểu lộ tham nhũng và bất tài trên cương vị của mình. Ông Stanton hỗ trợ mạnh mẽ trong việc ngược đãi tướng Stone và trong việc chỉ trích tướng McClellan không đủ khả năng trên cương vị một vị tướng mặc dù hầu hết những học giả nghiên cứu về cuộc chiến này đều cho rằng chính tướng McClellan đã mang tới ngày tàn cho mình.

Phe cực đoan lập luận rằng: tham chiến với nguyên nhân là chế độ sở hữu nô lệ thật phi lí, nếu không lấy bãi bỏ chế độ nô lệ là mục tiêu của cuộc chiến. Cụ thể hơn, họ chỉ ra rằng: người Liên minh sử dụng nô lệ với số lượng lớn để hỗ trợ cho cuộc chiến của họ. Như vậy, giải phóng nô lệ là một biện pháp thời chiến hợp pháp của Liên bang. Những lý lẽ như vậy đã có tác dụng. Tháng 08 năm 1861, Hạ viện thông qua một điều luật kém hiệu quả là chiếm lấy mọi của cải đã được dùng để hỗ trợ cho quân nổi loạn. Gần một năm sau, 17 tháng 07 năm 1862 với phạm vi và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng, hạ viện đã ban hành điều luật sung công thứ hai, một biện pháp có tác dụng sâu rộng chống lại những kẻ nổi loạn chống đối Liên bang và rõ ràng ủng hộ cho việc giải phóng nô lệ.

Mặc dù Tổng thống Lincoln ký hai điều luật trên, ông vẫn tin rằng điều luật thứ hai là không hợp với hiến pháp. Ông cũng không tán thành việc cho rằng điều luật này là có hiệu lực bởi vì ông biết: tại thời điểm đó số đông dân miền Bắc đặc biệt là những người thuộc đảng Dân chủ không coi giải phóng nô lệ là một mục tiêu của cuộc chiến. Tổng thống và chánh án tối cao pháp viện không hào hứng với việc đưa các điều luật này vào thực tế. Khi vài tướng của Liên bang (tướng Fremont ở Missouri vào tháng 08 năm 1861 và tướng David Hunter phụ trách việc thỏa hiệp của khu vực duyên hải của Georgia, Nam Carolina và Florida vào tháng 05 năm 1862) ra lệnh giải phóng nô lệ, Tổng thống Lincoln đã bác bỏ lệnh của họ. Bằng cả lời nói và việc làm, rõ ràng Tổng thống nêu rõ ý định của mình là kiểm soát tiến trình của một rắc rối có thể gây thảm họa.

Chính quyền Lincoln và hạ viện cùng chung tay thực hiện những biện pháp khác có tầm quan trọng về lâu về dài cho tương lai của nước Mỹ. Khi các dân biểu miền Nam rời khỏi tòa nhà quốc hội, Hạ viện giờ đây ban hành một loạt biện pháp khiến cho miền Nam phản đối dai dẳng trong đó có luật thuế bảo hộ cho một số hàng hóa xuất xưởng, việc miễn thuế đất như các khoản trợ cấp cho việc xây dựng đường sắt xuyên lục địa dọc theo tuyến đường ở miền Bắc, luật đất đai cấp cho dân định cư 160 mẫu đất từ quỹ đất của cả nước và điều luật Morrill nhằm hỗ trợ cho những vùng đất được cấp thuộc Liên bang để thành lập những trường đại học nông nghiệp và cơ khí của các bang. Như vậy toàn quốc gia không chỉ đoàn kết lại. Nó còn được tổ chức lại theo thiết kế về mặt văn hóa, xã hội và kinh tế của người miền Bắc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #51 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 10:50:01 pm »


Trong lúc đó chiến sự ngày càng ác liệt. Tổng thống Lincoln tìm biện pháp đảm bảo chiến thắng trong thời gian ngắn nhất và ít thương vong nhất. Thông thường, ông phớt lờ Hạ viện và tòa án trong lúc mải lo tìm các biện pháp hữu hiệu. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong việc ông đối mặt với những người mang tên “rắn hổ mang”, những người ở miền Bắc chỉ trích những điều luật của miền Bắc là hỗ trợ cho chính quyền Liên minh miền Nam hoặc phản bội lại Liên bang. Có nhiều công dân miền Bắc xuất thân ở miền Nam hoặc có quan hệ máu mủ tình cảm sâu sắc, đặc biệt là ở các bang Ohio, Indiana, và Illinois. Quân đội Liên minh có hàng ngàn quân nhân là người thuộc các bang này. Những người chống phân biệt chủng tộc hoạt động mạnh mẽ trên khắp miền Bắc, đặc biệt họ có ảnh hưởng lớn với những người miền Bắc nhưng gốc gác miền Nam. Nhiều công dân ở khắp nơi bất mãn cuộc chiến vì mục đích bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ. Đồng thời, nhiều nông dân thuộc vùng Trung Tây tức tối về chương trình kinh tế của đảng Cộng hòa bởi vì họ cho rằng nó thỏa mãn quyền lợi về thương mại và công nghiệp của người miền Đông Bắc mà không hề màng đến quyền lợi của nông dân miền Trung Tây.

Từ những bất bình như vậy và với sự kích động của các điệp viên Liên minh, những tổ chức bí mật đã thành lập. Họ tự gọi mình là hiệp sĩ của nhóm vàng (Knights of the Golden Circle), hoặc tổ chức của các hiệp sĩ Mỹ (Order of American Knights) hoặc tổ chức những người con của tự do (Sons of Liberty). Mục tiêu trước mắt của họ, cũng giống như của rất nhiều đảng viên đảng Dân chủ ở miền Trung Tây, là chi phối chính phủ các bang miền Bắc và kết thúc chiến tranh. Trong đó vấn đề nổi cộm nhất là thỏa mãn quyền đòi độc lập của Liên minh miền Nam. Đây là điều những người miền Bắc bất mãi muốn có nhất. Nhưng đại đa số họ đều tin hòa bình sẽ được thiết lập thông qua đàm phán, như vậy Liên bang vẫn được bảo toàn mà chế độ nô lệ vẫn được phép tiếp tục tồn tại. Hành động chống đối với các biện pháp thời chiến của Tổng thống Lincoln gồm đủ loại từ việc can gián người dân tòng quân, sau này chống đối lại chế độ quân dịch cho tới các hành động như tiếp tay cho những kẻ tấn công miền Bắc thuộc Liên minh, âm mưu phóng thích tù binh chiến tranh của Liên minh và phóng hỏa các thành phố miền Bắc.

Tổng thống Lincoln đối mặt ngay tức khắc với những kẻ bị buộc tội thực hiện những việc làm và âm mưu như vậy. Ông cho phép bắt giam những kẻ tình nghi mà không cần tới tòa án. Tháng 09 năm 1862, ông tuyên bố rằng: bởi cuộc chiến còn kéo dài, bất cứ ai cản trở người khác ghi tên tòng quân hoặc có những hành động phản quốc khác sẽ bị bắt và bị đưa ra tòa án binh hoặc ủy ban của quân đội xét xử.

Hơn 13 ngàn người đã bị bắt và giam giữ theo cách này. Có người phóng đại con số lên đến 38 ngàn người. Bên cạnh đó, một số các tờ báo cũng bị từ chối quyền được gởi thư thông qua hệ thống phục vụ bưu chính của Mỹ. Trong số đó có cả các tờ báo miền Bắc như New York World, New York Journal of Commerce, và Philadelphia Evening Journal. Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng hầu hết những người bị bắt, cầm tù, và các cuộc đàn áp ngôn luận xuất hiện tại các bang có sở hữu nô lệ nằm ở vùng biên giới hoặc những vùng thuộc các bang miền Nam nhưng dưới sự kiểm soát của Liên bang, các khu vực bất an vì có nhiều phe ủng hộ cho hai miền xung đột lẫn nhau. Nhưng có rất nhiều hành động của chính phủ gây tranh cãi xảy ra ở khắp nơi cho thấy: Tổng thống Lincoln sẵn sàng chấp nhận các phương pháp ngoại lệ mỗi khi ông thấy cần thiết để thắng cuộc nội chiến này.

Những hành động này làm dấy lên sự thù oán mãnh liệt trong một số người miền Bắc, dù đa số cho rằng chúng cần thiết. Những hành động ấy đã bị thách thức tại tòa án nhưng không có kết quả. Tháng 05 năm 1861, khi một quân nhân chủ trương li khai tại Mariland tên là John Merryman bị bắt vì vi phạm luật nhà binh, quan tòa Taney nỗ lực viện đến lệnh đình quyền giam giữ để đưa ông ta về tòa án dân sự. Viên sĩ quan chỉ huy của quân nhân ấy đã phản đối việc làm này. Tổng thống Lincoln ủng hộ viên sĩ quan ấy. Quan tòa Taney sau đó đưa ra ý kiến rằng chỉ có hạ viện mới có quyền này. Tổng thống Lincoln tiếp tục viện đến luật nhà binh để giải quyết vụ việc. Trong thư ngỏ, ông bảo vệ cho biện pháp này, coi đó là hợp pháp bằng cách viện đến tính nghiêm trọng của vấn đề. Để đáp trả nhóm người phản đối, ông nói: “Tại sao tôi phải bắn chết một tân binh chất phác đào ngũ, trong lúc tôi không thể chạm đến sợi tóc của kẻ kích động đã xui khiến người tân binh kia đào ngũ?”.

Ví dụ nối tiếng nhất và cũng thuyết phục nhất trong một vụ bắt giữ người vì mục đích quân sự đã được xử đi xử lại nhiều lần chính là vụ việc của Clement L. Vallandigham dân biểu đại diện cho bang Ohio. Ông này bị bắt vào tháng 05 năm 1863 vì bất tuân lệnh tướng Burnside. Sau đó bất tuân mệnh lệnh tướng chỉ huy quân đội vùng Ohio. Lệnh này cấm phát biểu công khai tình cảm đối với kẻ thù. Một ủy ban quân đội đã tìm cách kết tội dân biểu Vallandigham và tuyên án ông phải ở tù cho tới khi nào chấm dứt chiến tranh. Biết về mối nguy hiểm của việc khuấy động làn sóng bất bình sâu rộng trong dân chúng. Tổng thống Lincoln đã khôn ngoan thay đổi án tù ấy bằng một lệnh trục xuất đến các bang thuộc Liên minh miền Nam. Sau này, khi dân biểu Vallandigham theo đường Canada trở về Liên bang trong chiến tranh và tham gia chiến trường miền Bắc, Tổng thống Lincoln đã khôn ngoan lờ đi cho ông ta.

Vấn đề quyền hạn của quân đội xử lý dân thường trong thời chiến vẫn không được yên ổn cho tới tận sau cuộc nội chiến. Tối cao pháp viện Hoa Kỳ năm 1866, đã bác bỏ bản án của nhiều người tại Indiana. Những người này trong năm cuối của cuộc chiến đã bị buộc tội và tuyên án tử hình vì đã âm mưu phóng thích tù nhân chiến tranh người Liên minh. Pháp viện tối cao tuyên phạt rằng: “luật nhà binh là hợp pháp trong trường hợp có nổi dậy hoặc xâm chiếm”. Quyết định này cứu được mạng sống của các cá nhân đã bị buộc tội. Nhưng như vậy rõ ràng nó không ảnh hưởng gì tới việc thực hành luật nhà binh trong thời chiến.

Công việc chính trong thời chiến là gây dựng, duy trì và quản lý một số lượng quân khổng lồ trên khắp nước Mỹ. Lực lượng lớn nhất, quân đội Liên bang, đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm quân đội thường trực, các tổ chức dân quân của các bang, các đơn vị tình nguyện của các bang. Đại đa số quân nhân đều là những người tình nguyện phục vụ ba năm trong quân đội, đăng kí từ các bang riêng biệt. Nhưng lòng nhiệt tình đã bị nguội lạnh sau những thất bại của quân Liên bang tại Virginia trong mùa hè năm 1862 buộc chính quyền phải viện tới lệnh bắt quân dịch, kêu gọi 300 ngàn dân quân tại các bang bổ sung cho quân đội. Thời gian phục vụ của họ là chín tháng. Trong nhiều trường hợp, quân số tăng lên nhờ chế độ cưỡng bách toàn quân thực hiện tại các bang.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 10:51:08 pm »


Cuối cùng tháng 03 năm 1863, Hạ viện đã thông qua điều luật quân dịch yêu cầu tất cả đàn ông trai tráng lành lặn tuổi từ 20 đến 45 đều là đối tượng thực hiện chế độ quân dịch. Luật này được thành lập để khuyến khích người tình nguyện. Bởi thông thường dân chúng thấy xấu hổ nếu bị cưỡng bách tòng quân. Điều luật này cũng cho người dân nhiều con đường tránh phải đi quân dịch bằng cách thuê một người thay thế hoặc chi một khoản lệ phí là 300 đôla để không phải đi lính. Chế độ cưỡng bách tòng quân đã gặp sự phản đối lớn, đôi khi bạo động. Đầu tháng 07 năm 1863, các cuộc nổi loạn chống chế độ quân dịch tại thành phố New York City trở nên nghiêm trọng khiến quân đội Liên bang từ Gettysburg được điều đến để đàn áp quân phiến loạn.

Ngoài tinh thần yêu nước được cổ vũ, sự khích lệ đối với lính tình nguyện là khoản tiền thưởng nhập ngũ 300 đôla. Ngoài ra chính quyền địa phương ở nhiều bang còn bổ sung thêm tiền thưởng với mục đích chiêu mộ nhiều tân binh.

Cách thức tuyển mộ và tổ chức các đơn vị tình nguyện chứng tỏ sức mạnh còn rơi rớt lại của học thuyết chính trị về quyền các bang miền Bắc, mặc dù học thuyết này không gây rắc rối cho chính phủ Liên bang như nó đã từng gây rắc rối cho chính phủ Liên minh (sẽ được làm rõ ở phần sau) và dù học thuyết này không phải lúc nào cũng được gọi đúng tên tại miền Bắc. Cách tổ chức quân đội Liên bang trong các đơn vị đều được nhận biết bằng bang xuất sứ của đơn vị ấy (ví dụ quân đoàn bộ binh New York số 95) và dưới quyền của các sĩ quan được chỉ định bởi thống đốc các bang. Từ đầu thời kỳ chiến tranh, nguyên tắc về quyền các bang nhắc nhở các thống đốc cử đại diện thương mại của bang tìm nguồn cung cấp quân trang quân dụng của họ. Sau đó hạ viện sẽ trả lại những khoản chi phí ấy. Trong suốt cuộc chiến, chính quyền các bang đã hỗ trợ rất nhiều để bảo đảm lương thực và quân trang cho quân đội của bang mình và đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực tham chiến. Trong số những thống đốc tận tuy và nhiệt tình nhất có ông John Andrew của bang Massachusetts. Thống đốc bang Andrew Gregg Curtin của Pennsylvania, thống đốc Richard Yates bang Illinois và thống đốc Oliver Morton bang Indiana. Tất cả đều là thành viên đảng Cộng hòa.

Thế nhưng có nhiều người miền Bắc ủng hộ quyền các bang, phản đối một số biện pháp của Tổng thống Lincoln khi tiến hành chiến tranh, đặc biệt là sự cắt xén lệnh đình quyền giam giữ, quyền quân đội được bắt giam và xử án, và chế độ quân dịch. Thống đốc Horatio Seymour thuộc đảng Cộng hòa của thành phố New York, một trong những người nhiệt tình đóng góp vào nỗ lực tham chiến, từng cố gắng để tuyển mộ tân binh cho đủ với chỉ tiêu của bang, lại là một người chuyên chỉ trích cách hành xử của Tổng thống Lincoln. Có lẽ ông Seymour chống đối lệnh cưỡng bách tòng quân không kém bất cứ thống đốc Liên minh miền Nam nào. Khi miền Bắc, cũng như miền Nam, là mục tiêu của mối de dọa bị xâm chiếm và đã thật sự bị xâm chiếm bởi cuộc sống gian khổ và biết bao khó khăn chồng chất, mối bất hòa giữa nhà cầm quyền các bang miền Bắc với giới chức trách Liên bang rõ ràng càng lúc càng gay gắt hơn dù nó không đến nỗi quá gay gắt như những bất đồng tương tự tại chính phủ Liên minh miền Nam. Trước bối cảnh như vậy, Tổng thống Lincoln đã kêu gọi tinh thần dân tộc tiềm tàng của miền Bắc và biến nó thành nguồn sức mạnh của Liên bang.

Cuối cùng, quân đội Liên bang cũng ghi được mức kỉ lục: 2,9 triệu người nhập ngũ. Nhiều cá nhân đăng kí nhập ngũ rất nhiều lần, con số binh lính thực sự phục vụ quân ngũ đúng theo quy định trở nên khó tính toán. Con số ước đoán là từ 1,5 triệu cho tới trên 2 triệu. Quân đội Liên bang đã tới đỉnh cao của sức mạnh vào mùa xuân năm 1865 với quân số 1 triệu người. Nhân vật quan trọng trong việc quản lý và duy trì một quân đội lớn như vậy chính là Bộ trưởng Bộ chiến tranh Stanton. Vốn là một luật sư, cựu đảng viên đảng Dân chủ và là một người thích châm chọc Tổng thống Lincoln. Ông Stanton là người liêm chính, nghị lực không bao giờ cạn với những phương pháp thực thi độc tài. Khả năng làm việc hiệu quả và không nương tay đã khiến ông trở thành “nhà tổ chức để làm ra chiến thắng” trong cuộc nội chiến Hoa Kì.

Ông Stanton tập hợp những sĩ quan hàng đầu biết cách tự quản từng nhiệm vụ trong quân đội (tướng phụ trách tiểu đoàn, tướng chủ nhiệm tổng cục hậu cần, trưởng ban quân nhu, trưởng ban kĩ thuật dưới quyền là các kĩ sư và tổng quản các kho lương thực quân đội) thành một ban tham mưu trực tiếp dưới quyền giám sát của ông. Ông thuyết phục các ban ngành thương mại bên dân sự thuộc các thành phố miền Bắc thành lập những ủy viên tham mưu để hỗ trợ cho công việc cung cấp quân trang quân dụng cho những người lính trực tiếp chiến đấu. Như vậy Stanton tận dụng được sự hỗ trợ các nguồn lực thời chiến từ những nguồn cung cấp tri thức và kĩ năng tổ chức, quản lý kĩ thuật và máy móc siêu đẳng nhất trong thời kỳ bấy giờ tại xã hội công nghiệp và thương mại hiện đại của miền Bắc.

Không ở đâu sự hỗ trợ này rõ ràng và quan trọng hơn công việc của Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần Montgomery C. Meigs. Là chủ thầu tại khu District of Columbia, xây dựng các công trình dẫn nước và cầu cống trên sông Potomac tại thành phố Washington (một công trình cầu cống dài nhất trên thế giới) và là chủ thầu xây dựng những dãy nhà phụ của tòa nhà quốc hội Mỹ. Ông Meigs có nhiều kinh nghiệm trong việc đàm phán với các nhà thầu và nhà cung cấp tư nhân. Ông đã phát triển và giám sát hệ thống cung cấp quân trang quân dụng cho quân đội Liên bang với đồng phục, lều trại, các toa xe hàng, ngựa và vô số hàng hóa khác trực tiếp từ những nhà sản xuất và những người buôn bán chợ đen tại nước Mỹ. Ông cũng sử dụng lợi thế của mình để thuyết phục những công ty đường sắt miền Bắc chấp nhận tiêu chuẩn chung. Như vậy ông đã góp phần làm tăng hiệu quả đáng kể của hệ thống vận chuyển của miền Bắc.

Giáo sư Rusell Weigley nói về ông Meigs: “Ông ta là một người cấp tiến của một nước Mỹ trong những ngày đầu phát triển khoa học, máy móc, vật liệu trong nửa sau của một thế kỷ công nghiệp và có những thay đổi lớn về mặt kĩ thuật”. Theo lời của tướng Hattaway và tướng Jones: ông Meigs biến quân nhân thời đó thành chiến binh được trang bị tốt nhất trong lịch sử của Liên bang.

Công việc của những phòng ban khác cũng hiệu quả không kém tổng cục hậu cần, dù ít nổi bật hơn. Dù có những lời phàn nàn của quân nhân về thứ rau sấy khô và thịt bò ướp. Tướng Hattaway và tướng Jones kết luận rằng: quân nhân Liên bang được hưởng lượng thực phẩm gấp đôi lượng thực phẩm của quân nhân dưới quyền Napoleon cách đó nửa thế kỷ. Nói cách khác, quân nhân Liên bang có lẽ cũng là chiến binh được ăn uống đầy đủ nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Đáng buồn thay, chế độ ăn này vẫn mất cân bằng đối với sức khoẻ của chiến sĩ, thậm chí một khẩu phần ăn tốt nhất và được chăm sóc đầy đủ nhất ngày ấy cũng còn lâu mới đáp ứng nhu cầu để quân nhân có sức khoẻ phù hợp với công việc. Lính Liên bang chết (vì thiếu ăn, không đủ quần áo ấm và không được chăm sóc y tế đầy đủ ) gấp đôi (250 ngàn) số lính chết vì bị thương trên chiến trường (11 ngàn). Con số này lên tới gần 12% quân số của toàn quân đội (theo những ước tính lớn hơn của Liên bang), hoặc tương đương với 16,6% (theo những ước tính cho con số ít hơn) quân số của Liên bang.

Mọi thực phẩm và dịch vụ cung cấp trong thời chiến của Liên bang đều dựa cả vào nền tảng tài chính. Người chịu trách nhiệm trực tiếp là Bộ trưởng Bộ tài chính Chase. Giống những thành viên khác của chính quyền Lincoln, nghề nghiệp của ông Chase không hề chuẩn bị cho ông lãnh một trách nhiệm quá to lớn như vậy. Chính phủ Liên bang cũng nhận ra cần phải có gần 4 tỉ đôla Mỹ để theo đuổi cuộc chiến. Một con số khiến người ta phải choáng váng vào thời điểm ấy. Lập tức, Chase tìm cách vay mượn tiền thông qua việc bán những trái phiếu dài hạn có tỉ lệ lãi hấp dẫn (6%). Khoản tiền thu được từ trái phiếu là nguồn tài chính chủ lực hỗ trợ cho Liên bang. Ngoài ra Hạ viện in trái phiếu ngắn hạn và được phát hành nhiều lần với mức lãi xuất hấp dẫn cũng thu về hàng trăm triệu đôla. Cùng lúc hai khoản trái phiếu này đã mang lại số tiền 2,7 tỉ đôla để chi dùng trong suốt cuộc chiến: 66% chi phí về tiền bạc cho những nỗ lực Liên bang.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #53 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 10:51:52 pm »


Vào mùa hè năm 1862, khi việc bán trái phiếu chậm lại bởi viễn cảnh không mấy sáng sủa của quân đội Liên bang, ông Chase đã nhờ tới một tay buôn trái phiếu sắc sảo người Philadelphia, ông Cooke, bán trái phiếu hộ ông. Vì được hưởng hoa hồng hậu hĩ cho công việc của mình, ông Cooke thành lập một tòa báo, đồng thời tổ chức một chiến dịch gõ cửa từng nhà để kết hợp tinh thần yêu nước với động cơ vì lợi nhuận. Người ta nói rằng ông đã khiến cho những trái phiếu này “đập vào mắt bất cứ người dân nào trong bất cứ hộ gia đình nào có mặt trong vùng lãnh địa từ Maine tới Califomia”. Mặc dù hầu hết trái phiếu ấy thực sự được các ngân hàng và các cá nhân giàu có mua, coi đó là khoản đầu tư đầy hứa hẹn, phương pháp của ông Cooke cũng đã hấp dẫn được hàng trăm ngàn người mua trái phiếu thuộc tầng lớp dân thường. Như vậy ông đã để họ được đặt cược cho chiến thắng của Liên bang, khiến họ được góp phần tài chính và cả biểu hiện của lòng yêu nước. Ông Chase đã bị chỉ trích nhiều khi cho phép một đại lý tư nhân đại diện cho chính phủ và đồng thời kiếm chác cả núi tiền từ hệ thống đó. Nhưng hệ thống đó thật hiệu quả. Giống như Robert Morris, người được nhớ đến như là “chuyên gia tài chính của cách mạng Mỹ”, ông Cooke được nhớ đến như là “chuyên gia tài chính của nội chiến Hoa Kì”.

Một biện pháp nữa được ông Chase đánh giá cao: thành lập các ngân hàng nhà nước để kích thích cho tiến trình bán cổ phiếu cũng như cung cấp nguồn tiền mặt ổn định. Hạ viện phê chuẩn cho tính hợp pháp của những ngân hàng này vào tháng 02 năm 1863. Tháng 6 năm 1864 Mỹ thành lập một hệ thống nhờ đó những ngân hàng hợp pháp được yêu cầu phải đầu tư ít nhất 1/3 số vốn của họ vào trái phiếu của chính phủ. Đổi lại, họ sẽ được phép phát hành “giấy bạc quốc gia” có thể đổi ra vàng với giá trị lên tới 90% giá trị của trái phiếu. Khi mọi ngân hàng các bang vẫn muốn được độc lập và tiếp tục phát hành giấy bạc của riêng mình, tháng 03 năm 1865 Hạ viện đã đánh thuế lên những tờ giấy bạc đó và như vậy buộc hầu hết các ngân hàng của bang phải gia nhập hệ thống ngân hàng quốc gia.

Việc bán trái phiếu không đủ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào đầu cuộc chiến, khi niềm tin của dân chúng ngày càng bị hạ thấp bởi nỗi sợ hãi rằng nước Anh sẽ can thiệp vào vụ hải quân Liên bang chiếm một con tàu của Anh: tàu Trent. Ai cũng biết tàu này chở những nhà ngoại giao Liên minh. Tháng 12 năm 1861, quỹ của kho bạc gần cạn kiệt. Đồng thời mọi ngân hàng đình chỉ việc trả tiền kim loại, việc mua lại tiền giấy bằng vàng hoặc bạc. Hạ viện, với sự chuẩn y đầy do dự của ông Chase, được quyền phát hành giấy bạc do kho bạc phát hành không lãi với tổng số 150 triệu đôla. Loại giấy bạc này không thể đổi được ra vàng hoặc bạc nhưng được tuyên bố là “hợp pháp” và có thể được chấp nhận khi thanh toán thuế và trả các khoản nợ tư nhân cũng như nhà nước.

Hầu hết đảng viên đảng Dân chủ và một vài đảng viên đảng Cộng hòa cực lực phản đối về tính bất hợp pháp của tờ bạc này. Chúng bị chê bai và gọi là thứ giấy bạc xanh vô giá trị. Mặc dù chúng được lưu hành trong nền kinh tế với một khoản chiết khấu, sự thay đổi bắt nguồn trong viễn cảnh của quân đội Liên bang, đã có lúc giấy bạc xanh chỉ bằng 1/3 giá trị của đồng đôla có thể đổi ra vàng, nhưng chúng vẫn thực hiện được mục tiêu khẩn cấp trong việc hỗ trợ cho chính phủ chi những khoản tiền phải có ngay. Cuối cùng, có tổng số 447 triệu đôla Mỹ loại tiền giấy này đã được in ra và lưu hành.

Cách thứ ba để chính phủ có đủ tiền phục vụ chiến tranh là áp đặt những khoản thuế đặc biệt. Chúng bao gồm thuế trực tiếp đánh vào các bang dựa theo chỉ tiêu của dân số bang ấy, thuế thu nhập cá nhân của một người có bằng cấp sẽ lên tới con số tối đa là 10% nếu thu nhập của họ vượt quá 10 ngàn đôla một năm. Và một loạt các loại thuế đánh vào một số mặt hàng được sản xuất, bán hoặc dùng trong nội địa cùng với phí cho các loại giấy phép của các mặt hàng sinh lời hoặc những người có chuyên môn với thu nhập cao. Các loại thuế đã mang lại cho chính phủ 667 triệu đôla (hay 21% số tiền dành cho quân đội Liên bang). Những khoản tiền thuế thu được cũng có tác động quan trọng đến việc hỗ trợ giá trị cho loại giấy bạc xanh và hạn chế khả năng xảy ra một cuộc lạm phát nghiêm trọng.

Cùng với các biện pháp nhằm gây dựng vốn tài chính của Liên bang, ông Chase đã thành công trong việc cung cấp nguồn tài chính cho các nỗ lực chiến tranh mà không gây ra việc phải viện đến chế độ phân phối hay kiềm chế về giá cả, hạn chế thiếu thốn về nhiều mặt và hạn chế lạm phát gây một thảm họa cũng như ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ. Nền kinh tế đa dạng của miền Bắc nhất là về công nghiệp và nông nghiệp cùng với một tổ chức công phu gây dựng trong thương mại và ngân hàng, được chỉ đạo chung bởi những chính sách thời chiến thận trọng và khôn ngoan của chính phủ, đã cho thấy rằng: nó đủ sức thực thi nhiệm vụ mỗi khi có yêu cầu. Theo lời của ông James M. McPherson, “ở một mức đáng kể, nó đã có thể cho ta cả súng đạn lẫn bơ sữa”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 10:53:37 pm »


Một việc làm quan trọng và cấp tiến nhất của chính quyền Lincoln: việc giải phóng nô lệ. Nó làm thay đổi toàn bộ mặt của nước Mỹ. Nhưng với nhiều lý do, lúc đầu giải phóng nô lệ là một phần của mục đích tham chiến do Tổng thống Lincoln đề ra. Ông nhạy cảm với ác cảm của dân chúng chống lại chủ nghĩa bài nô và lời buộc tội rằng bài nô chính là mục tiêu của chiến tranh. Ông biết cảm xúc ấy là một gánh nặng chính trị các thành viên cộng hòa trong kỳ bầu cử dân biểu sắp tới.

Ở một mức độ nhất định, Tổng thống Lincoln cũng có ác cảm với hành động bài nô được thực hiện bởi chính phủ Liên bang. Ông tin không hề có một sự chứng thực hợp pháp nào cho hành vi bài nô. Thực tế nước Mỹ trước đây đã từng tổ chức một cuộc giải phóng nô lệ và phóng đại quyền tham chiến dưới luật của thời chiến. Lời tuyên được Bộ trưởng nội vụ John Quincy Adams phát biểu. Ông này về sau trở thành người ủng hộ hoạt động giải phóng nô lệ của quân đội dưới một số điều kiện nhất định. Tổng thống Lincoln cũng biết rằng: chấp nhận mục tiêu giải phóng nô lệ là làm cho sự kháng cự của người miền Nam càng thêm mạnh mẽ. Ông nói ông hy vọng sẽ tránh biến cuộc chiến thành “một cuộc đấu tranh cách mạng tàn nhẫn và đầy bạo lực”. Ngược lại, ông muốn “giữ tính liêm chính của sức mạnh Liên bang và coi đó là mục tiêu chính của cuộc chiến”. Khi chiến tranh gần kết thúc hướng tới việc ép buộc giải phóng nô lệ, Tổng thống Lincoln đã tìm nhiều cách để đối phó với rắc rối này. Ông đề ra một kế hoạch có thể đáp ứng những mục tiêu hợp pháp của ông trong việc can thiệp của chính quyền Liên bang. Lời đề xuất của ông nhằm tìm kiếm cách giảm các bang trung thành với chế độ sở hữu nô lệ chấp nhận chương trình của riêng họ trong việc giải phóng nô lệ dần từng bước. Đề nghị Liên bang bồi thường đồng thời giúp người da đen tình nguyện tái định cư tại miền Trung Mỹ hoặc Caribbe. Tháng 03 năm 1862, ông thuyết phục Hạ viện ban hành một biện pháp đề nghị một khoảng bồi thường cho những bang chấp nhận động thái này. Ông nói với các đại biểu đến từ các bang trung thành với chế độ chiếm hữu nô lệ rằng: chế độ chiếm hữu nô lệ đến hồi diệt vong vì “những bất hòa và mỏi mòn” do chiến tranh mang lại. Ông thúc giục họ nhiều lần nên tránh cách giải phóng nô lệ theo kiểu cực đoan. Hãy chấp nhận kế hoạch của ông. Những lời đề nghị như vậy đã vấp phải sự lãnh đạm khiến người ta thất vọng.

Vấn đề giải phóng nô lệ tại các bang trung thành với chế độ chiếm hữu nô lệ đã không được giải quyết cho tới khi chiến tranh kết thúc. Tới lúc đó, bằng cách chấp nhận điều khoản bổ sung thứ 13 của hiến pháp bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ, vấn đề đã được giải quyết tại các bang thuộc Liên minh cũ. Người ta coi đây là một sự việc do chiến tranh đưa lại. Vào mùa hè năm 1862, Tổng thống Lincoln đã thắng trong cuộc tranh cãi rằng việc giải phóng nô lệ tại các bang nổi loạn là một biện pháp thời chiến hợp lý và khả thi. Sau đó, ông giải thích: theo tôi những biện pháp này nếu không trái với luật pháp thì là hợp pháp bởi chúng là biện pháp không thể thiếu để bảo toàn hiến pháp Hoa Kỳ và như vậy bảo toàn lãnh thổ nước Mỹ”.

Ông tin rằng tâm trạng của những cử tri miền Bắc đã thay đổi khiến họ chấp nhận sự rủi ro về mặt chính trị này. Nhưng ông cho rằng thời gian cho động thái ấy vẫn chưa chín muồi. Nếu ông tuyên bố chế độ nô lệ được bãi bỏ trong những vùng ngoài tầm kiểm soát của ông, sẽ bị thiên hạ cho là một việc làm vô vọng.

Tháng 08, chủ báo New York Tribune, một người nổi tiếng ủng hộ bài nô là ông Horace Greeley, đăng tải lời yêu cầu khẩn thiết đòi giải phóng nô lệ. Tổng thống Lincoln đáp lại bằng một bức thư ngỏ cũng đăng trên báo này: “Mục đích tối thượng của tôi trong cuộc chiến này là bảo toàn Liên bang chứ không phải gìn giữ hay phá hoại chủ nghĩa chiếm hữu nô lệ. Nếu tôi có thể bảo toàn Liên bang Mỹ mà không giải phóng bất cứ nô lệ nào, tôi cũng sẽ làm. Nếu tôi có thể bảo toàn Liên bang bằng cách giải phóng mọi nô lệ ở Mỹ tôi cũng sẽ làm. Và nếu tôi có thể bảo toàn Liên bang bằng cách giải phóng một số nô lệ, mặc kệ số còn lại tôi cũng sẽ làm”. Sau đó Tổng thống Lincoln nói thêm rằng: lời tuyên bố của ông đại diện cho một chính sách chính thức, nó không phải biện hộ cho mơ ước của riêng ông, một ước mơ làm sao để mọi người dân ở bất cứ đâu đều được quyền tự do.

Mặc dù không có lý do để thắc mắc về sự chân thành trong văn bản phúc đáp của Tổng thống Lincoln gửi cho Greeley, ông thực sự đã quyết định rằng việc tuyên bố giải phóng nô lệ trên mọi lãnh thổ các bang nổi loạn sẽ là tùy cơ ứng biến (nếu không nói là yếu tố khước từ) để bảo toàn Liên bang. Lời tuyên bố này đã được viết sẵn và luôn thường trực trong ngăn kéo bàn làm việc của ông. Nhưng vì bị thuyết phục (mà người thuyết phục có lẽ là ông Seward) nó đã không được tuyên bố giữa những lần nghe tin chiến thắng của quân Liên minh vào mùa hè năm ấy. “Ta không thể lùi thêm nữa”, Tổng thống Lincoln nóng lòng chờ đợi sự thay đổi của dòng chảy chiến sự.

Sự thay đổi ấy đến vào tháng 09 trên những chiến trường đẫm máu ở Antietam. Ít nhất dòng chảy ấy cũng đủ thuyết phục Tổng thống Lincoln rằng: đây là thời gian thuận lợi cho lời tuyên bố của ông. Ngày 22 tháng 09, ông đưa ra lời tuyên bố sơ bộ về việc giải phóng nô lệ với nội dung rằng: nô lệ tại các bang nổi loạn từ ngày mùng một tháng 01 năm 1863 trở đi sẽ được tự do vĩnh viễn. Hy vọng hạn chế sự phản đối của dân chúng càng nhiều càng tốt, ông giải thích bước tiến này như là một biện pháp cần thiết cho quân sự. Ông xác nhận các cựu nô lệ sẽ trở thành dân thuộc địa Hoa Kỳ trên tinh thần tự nguyện. Một lần nữa ông kêu gọi các bang trung thành với chế độ nô lệ hãy chấp thuận việc giải phóng nô lệ được tiến hành dần dần từng bước một.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 10:54:28 pm »


Đến mùa thu, trong các cuộc bầu cử dân biểu, thành viên đảng Dân chủ đã tận dụng lời tuyên bố này giúp dành về từ tay đảng Cộng hòa 32 ghế tại Hạ viện cộng với các ghế thống đốc bang của New York và New Jersey. Đồng thời họ giành quyền kiểm soát các cơ quan lập pháp tại bang Illinois và bang Indiana. Có lẽ bởi chính những thắng lợi này của đảng Dân chủ, ngày 01 tháng 12 Tổng thống Lincoln đệ trình lên Hạ viện một điều khoản bổ sung cho hiến pháp. Điều khoản này đề nghị việc giải phóng nô lệ dần dần và có bồi hoàn tại tất cả các bang trước đây có chế độ nô lệ tồn tại. Điều khoản bổ sung này cũng chuẩn y cho những nô lệ được giải phóng tình nguyện trở thành cư dân thuộc vùng lãnh địa ngoài Liên bang. Có thể coi vùng lãnh địa này bao gồm bất cứ bang nào thuộc Liên minh hạ vũ khí quy hàng và tái bày tỏ lòng trung thành của họ với Liên bang trước khi việc giải phóng này thực sự xảy ra.

Thêm vào đó, trong bài diễn văn đọc vào tháng 12 của ông trước hạ viện, Tổng thống Lincoln tìm cách làm giảm nỗi lo sợ của rất nhiều người miền Bắc rằng: họ sắp sửa bị một làn sóng cựu nô lệ nhấn chìm. Ông chỉ ra rằng: hầu hết những người được giải phóng có lẽ vẫn sẽ ở lại miền Nam một khi chế độ chiếm hữu nô lệ không còn. Rằng thậm chí nếu tất cả bọn họ phân bổ đều trên khắp các bang thuộc nước Mỹ, thì tỉ lệ dân cư cũng chỉ là “một da đen, bảy da trắng”. Cuối cùng ông cũng nói rõ rằng: miền Bắc cũng có quyền quyết định có nên chấp nhận họ hay không. Lời đảm bảo này rõ ràng ám chỉ một chính sách đã có hiệu lực khi miền Bắc đề ra rất nhiều luật đuổi người da đen ra khỏi nhiều bang tại miền Bắc, bao gồm cả bang quê hương của Tổng thống là Illinois.

Nhưng Tổng thống Lincoln cũng nói rõ: ông không có ý định hoãn thời hạn hiệu lực của lời tuyên bố này. Ngày 01 tháng 01 năm 1863, ông đưa ra lời tuyên bố cuối cùng giải phóng toàn bộ nô lệ trong tất cả những khu vực thuộc Liên minh hiện vẫn đang nổi loạn chống lại Liên bang. Một lần nữa ông biện hộ cho động thái này là do sự cần thiết về mặt quân sự, nhằm khôi phục chủ nghĩa hợp nhất trung thành với Liên bang tại những nơi thuộc Liên minh đang trong vòng kiểm soát về mặt quân sự của Liên bang (bang Tennessee, nhiều khu vực rộng lớn tại Bắc Virginia và Nam Louisiana) ông miễn cho họ không phải công nhận tính hiệu lực của lời tuyên bố này. Để đối mặt với lời buộc tội ông nỗ lực khuyến khích nô lệ nổi dậy, Tổng thống Lincoln tuyên bố những người được giải phóng không được sử dụng bạo lực ngoại trừ trong trường hợp tự vệ.

Như nhiều người khác trong đó có cả ông Seward đã vạch rõ lúc ấy, lời tuyên bố này chẳng có tác dụng trực tiếp gì lên chế độ chiếm hữu nô lệ. Nó chẳng giải phóng nô lệ nào trên lãnh thổ Tổng thống Lincoln có quyền lực giải phóng cho họ. Và nó cũng không giải phóng cho nô lệ ở khu vực Tổng thống Lincoln không có quyền lực. Tuy nhiên, nó có một tác động tức thời và quan trọng đến tư tưởng và tình cảm của những người dân miền Bắc.

Bằng cách đưa tiêu chí giải phóng nô lệ vào mục tiêu cuộc chiến, Tổng thống Lincoln phần nào đã làm lắng dịu những lời chỉ trích của giới cực đoan dành cho chương trình của ông. Đồng thời ông đã thực hiện một biện pháp đoàn kết những người thuộc chính quyền của ông. Tất nhiên, ông đã khiến nhiều người dân miền Bắc xa lánh mình hơn nữa. Chủ yếu họ là thành viên đảng Dân chủ. Nhưng đổi lại, ông làm vững mạnh hơn sự hỗ trợ ông đối với dân chúng Mỹ nói chung, mặc dù động thái hỗ trợ này cũng rất thận trọng. Vấn đề giải phóng nô lệ vẫn còn đủ sức gây họa cho ông về sau này. Dù những lời bào chữa của ông cho đây là hành động cấp thiết về mặt quân sự, ông đã bổ sung trực tiếp một yếu tố đạo lý vào mục tiêu chiến đấu của Liên bang, một yếu tố vượt quá mục tiêu chính trị là bảo toàn Liên bang và giúp nhen nhóm lại lòng nhiệt huyết lớn lao cho vô số quân nhân và nhân dân miền Bắc. Cuối cùng, hành động của Tổng thống Lincoln đã giải phóng hàng ngàn nô lệ trong lúc những đội quân của Liên bang hoàn tất cuộc chiến tranh chinh phục miền Nam.

Giải phóng nô lệ và tiếp nhận người da đen vào phục vụ quân ngũ là cặp bài trùng. Một số ít nô lệ da đen đã được các tướng Liên bang thu phục đầu cuộc chiến. Tháng 08 năm 1862, ông Stanton phê chuẩn việc tuyển mộ 5 ngàn lính da đen tại Nam Carolina. Nhưng hành động này (như chính hành động giải phóng nô lệ) đã bị dân thường và các chính trị gia phản đối kịch liệt. Đã có lần Tổng thống Lincoln tin rằng “việc giải phóng nô lệ sẽ gây họa nhiều hơn là phúc”. Khi tâm trạng của dân chúng cả nước về vấn đề này thay đổi, ông cũng thay đổi theo. Năm 1863, ông đã là một người ủng hộ (dù chưa rõ ràng) cho ý tưởng này. Tháng 03, ông viết hăng hái có phần cường điệu “chỉ riêng cảnh 50 ngàn binh sĩ da đen được huấn luyện đầy đủ và được trang bị đến tận răng trên bờ sông Mississippi cũng đủ chấm dứt cuộc nổi loạn ngay lập tức”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 10:54:59 pm »


Lời tuyên bố giải phóng nô lệ cuối cùng và kế sách cưỡng bách tòng quân đã tháo bỏ mọi rào cản đối với những quân nhân da đen. Việc tuyển mộ da đen trong đó có cựu nô lệ giờ đã diễn ra sâu rộng. Hầu hết cựu nô lệ đều sẵn lòng đăng lính. Nhưng có lẽ những đơn vị tuyển mộ của quân đội đã sử dụng những phương pháp không hợp lòng người. Họ thường ruồng bắt và ấn vào quân đội những nô lệ được tự do sống trong các trại hoặc khi họ đang làm việc trên cánh đồng. Đôi khi họ không có cơ hội nói lời tạm biệt với vợ con. Cuối cùng, khoảng 179 ngàn người da đen, phần đông trong số họ là cựu nô lệ, trở thành quân nhân của quân đội Liên bang và khoảng 20 ngàn người phục vụ trong binh chủng hải quân.

Quân nhân đa đen phải chịu sự kỳ thị nặng nề, ngay cả phải chịu mức lương thấp hơn người da trắng. Như một luật lệ, họ thường được giao những công việc mang tính chất phục dịch. Lúc đầu, quân nhân da trắng chấp nhận đồng nghiệp da đen để phục vụ. Nhưng rồi càng lúc càng có nhiều người da trắng tôn trọng người da đen bởi hiệu quả chiến đấu của họ. Nếu bị quân Liên minh bắt, quân nhân da đen không được coi là tù binh chiến tranh. Ngược lại, họ bị xếp vào loại nô lệ bị bắt với vũ khí trong tay và như vậy họ có khả năng bị hành quyết. Nhưng những nhà chức trách Liên minh không ủng hộ cho việc thực hiện chính sách này bởi lời đe doạ: tù binh Liên minh trong tay quân Liên bang cũng sẽ phải chết với số lượng tương tự. Cho tới khi chiến tranh gần kết thúc, Liên minh mới đồng ý trao trả tù nhân chiến tranh người da đen.

Quân nhân da đen được phái tới những mặt trận quyết liệt. Nổi bậc nhất là đợt bao vây cảng Hudson, Louisiana, tấn công tuyến phòng thủ Charleston ở giai đoạn sau của cuộc chiến, cuộc tấn công vào tuyến phong tỏa của Liên minh tại Pertersburg, Virginia và cuộc tấn công của Liên bang trong trận Nashville. Nỗi sợ bị bắt cũng như hi vọng được tự do đã mang lại nguồn cảm hứng chiến đấu cho người da đen. Họ giao chiến với sự hăng hái và kiên cường ít ai bì kịp. Một thời gian sau khi những quân nhân da đen tham gia chiến đấu, tại Bend thuộc Milliken phía trên Vicksburg, Mississippi, một cô gái sống trong đồn điền đã viết trong nhật ký cô như sau: “Người ta bảo các quân đoàn da đen chiến đấu như những con qủy điên khùng, nhưng chúng tôi không sao tin được điều ấy”. Tướng Grant nói rằng người da đen “cư xử tốt” trong nội chiến. Có lẽ trang sử hào hùng người da đen trong chiến đấu được thể hiện tại cuộc tấn công đầy quả cảm nhưng thất bại và phải trả giá quá cao vào tháng 03 năm 1863 khi quân đoàn bộ binh tình nguyện số 54 thuộc bang Massachusetts tấn công Battery Wagner ở Charleston.

Sự có mặt của quân nhân da đen dường như khiến cho quân Liên minh chiến đấu với tinh thần hăng hái và kiên cường chưa từng thấy. Tại trận Bend thuộc Milliken, lính Liên minh và lính da đen tử trận bên nhau. Người ta thấy nhiều cặp xác chết như vậy với mỗi người bị lưỡi lê của đối phương đâm xuyên qua mình. Tức giận vì đối phương sử dụng cựu nô lệ da đen chống lại mình, bị vây hãm trong cuộc chiến ngày càng trở nên quyết liệt, lính Liên minh trên chiến trường thường không để cho lính da đen được đầu hàng. Nếu có sau đó họ cũng tìm cách giết chết. Những bi kịch như vậy chủ yếu bộc lộ cơn giận dữ bùng phát tự nhiên trong một phần quân số của Liên minh.

Cuộc thảm sát khủng khiếp được nhiều người biết đến nhất xuất hiện vào tháng tư năm 1864. Hôm ấy một đơn vị kỵ binh dưới quyền tướng Forrest chiếm giữ pháo đài Pillow tại Tennessee. Gần 200 lính da đen bị tàn sát tại đây. Rất nhiều người xin tha mạng. Một số ít bị giết chết đúng theo kiểu giết người trong cuộc bao vây thành Petersburg. Cả hai lần, các vụ thảm sát đều được chặn lại bởi sự can thiệp cá nhân của các sĩ quan chỉ huy, mặc dù tướng Forrest bị buộc tội chính ông ta là người đầu tiên ra lệnh cho binh lính tại pháo đài Pillow thực hiện cuộc thảm sát này.

Lính thủy và lính bộ da đen (dù tham gia chiến đấu hay làm công việc lao dịch) đều phải hy sinh nhiều. 20% số thương vong là người da đen. Có người chết vì bị thương nhưng cũng có người chết vì bệnh tật. Hiệu quả thực thi nhiệm vụ của quân nhân da đen cũng giống như quân nhân da trắng, rất đa dạng. Lữ đoàn trưởng tướng Charles Francis Adams nói về người da đen trong sự kiện Petersburg: “Họ hành xử cũng như bao người khác, có tốt có xấu nhưng những gì họ phải chịu đựng là đau khổ hơn và nặng nề hơn rất nhiều”. Những chiến binh da đen đóng góp đáng kể vào nỗ lực tham chiến của quân Liên bang và như vậy họ cũng đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp giải phóng đồng bào mình khỏi chế độ nô lệ.

Trong các biện pháp thời chiến, chính quyền Lincoln thực hiện chủ yếu dựa vào tính thực dụng. Nước Mỹ chưa bao giờ phải chịu sự căng thẳng như thời nội chiến. Có rất ít thủ tục hoặc tiền lệ để đáp ứng những đòi hỏi của cuộc chiến này. Nó tạo ra hoàn cảnh khiến người ta chỉ áp dụng được hiến pháp Hoa Kỳ khi hiểu theo nghĩa rộng. Nó thách thức rất nhiều nguyên tắc bất khả xâm phạm của chính phủ Cộng hòa. Nó đòi hỏi cả quyết định đầy quyền uy lẫn sự thỏa hiệp thận trọng. Lòng trung thành gần như trở thành huyền thoại của Tổng thống Lincoln với mục tiêu phải bảo toàn cho được Liên bang Mỹ được toàn bộ người dân miền Bắc ủng hộ dù họ thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Lòng trung thành với Liên bang kết hợp với tài lãnh đạo của cá nhân ông đã phát triển một chương trình giúp mài giũa những nguồn lực vượt trội của Liên bang thành thanh kiếm giành chiến thắng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #57 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 10:38:25 pm »


VI
Chính phủ Liên minh và bộ máy hành chính miền Nam
---------------X---------------


Ngay từ đầu chính quyền Davis đã bị nhận chìm trong những đòi hỏi của chiến tranh. Rắc rối về việc gây dựng, nuôi dưỡng, luyện tập và quản lý lực lượng quân sự lớn chưa từng có trước đây, cung cấp đủ nhu cầu cho một lượng cư dân đang lúng túng trước những tình thế khó khăn của chiến tranh và điều hành những công việc hàng ngày của một chính phủ dân sự trong một quốc gia đang đấu tranh đòi được công nhận, đã trở thành gánh nặng đè nặng chính phủ miền Nam. Tổng thống Davis và nội các của ông ta đã không đánh giá đầy đủ nhiệm vụ đặt ra cho mình. Nhưng họ tận tụy với toàn bộ nghị lực, sự quyết tâm và tài khéo léo. Ông Emory Thomas gọi nỗ lực tham chiến của quân Liên minh là “một trải nghiệm cách mạng”.

Nhiệm vụ cấp thiết nhất là duy trì sức mạnh quân đội. Những thất bại quân sự trong mùa đông năm 1861 và mùa xuân năm 1862 (đặc biệt là trận chiến đẫm máu ở Shiloh) kết hợp với sự khắc nghiệt của cuộc sống trong doanh trại và chiến trường cũng như nỗi khó khăn thiếu thốn của gia đình ở hậu phương đã làm giảm lòng nhiệt huyết của những người muốn tình nguyện tham chiến. Nhiệt tình tham gia quân đội cũng không thể được nhen nhóm lại với đề nghị 50 đôla tiền thưởng cộng 60 ngày phép tặng cho những ai tái ngũ thời hạn ba năm hoặc cho tới khi chiến tranh kết thúc.

Bị tướng Robert E. Lee và nhiều tướng khác thúc giục, Tổng thống Davis đệ trình và Hạ viện Liên minh ban hành vào giữa tháng tư biện pháp cưỡng chế quân dịch trên toàn quốc, một biện pháp lần đầu tiên xuất hiện trong cộng đồng dân cư nói tiếng Anh. Mọi cư dân còn lành lặn tuổi từ 18 đến 35 (với một số trường hợp ngoại lệ) sẽ bị cưỡng bức tòng quân vào quân đội Liên minh thời hạn ba năm trừ khi chiến tranh kết thúc sớm hơn. Còn quan trọng hơn cả lệnh cưỡng bức tòng quân, điều luật này cũng tăng thêm thời hạn phục vụ quân ngũ của những quân nhân hiện đang phục vụ trong quân đội thêm kỳ hạn một năm. Cuối cùng, giới hạn về tuổi được nới rộng: từ 17 tới 50. Trong đó những ai dưới 18 và trên 45 sẽ đứng trong hàng ngũ quân dự bị của Liên minh. Lính nghĩa vụ hoặc người đi thay thế cho họ lên tới 20% quân nhân của Liên minh.

Các điều luật cưỡng chế quân dịch của Liên minh là các biện pháp có ảnh hưởng sâu rộng và cực đoan. Vì không hề có điều khoản nào miễn giảm do phải nuôi người phụ thuộc, những điều luật này đã gây cảnh sống cực kỳ khó khăn cho vô số gia đình dân thường. Bởi các điều luật này đối lập với những tiền lệ đã tồn tại lâu dài trước đó và đối lập với các đặc quyền của các bang nên nhiều người miền Nam chống đối. Lệnh cưỡng bức quân dịch bị lên án là sai lầm và bất hợp pháp. Thống đốc bang Georgia nhận xét về nó như sau: “Tôi không đồng tình để bang tôi thực hiện một chính sách mà theo sự nhận xét của tôi là phá vỡ chủ quyền của bang, phá vỡ mọi nguyên tắc nhằm hỗ trợ cho bang Georgia tham gia vào cuộc cách mạng này”. Thư ông viết cho Phó tổng thống Stephens có đoạn như sau: “những điều luật này là sự chiếm đoạt quyền của các bang, một hành động nguy hiểm và táo tợn”.

Các đạo luật cưỡng chế quân dịch cho phép cá nhân không phải phục vụ quân ngũ bằng cách thuê người thay thế hoặc bằng cách làm những nghề dân sự được coi là không thể thiếu đối với Liên minh hay chính quyền hành chính tại các bang. Trường hợp được miễn gây nhiều tranh cãi nhất chính là việc quân dịch sẽ miễn đối với một người da trắng có đồn điền và có khoảng 20 nô lệ trở lên. Mặc dù chính sách này là thiết thực để duy trì trật tự và sản lượng hàng hóa của các đồn điền, rất nhiều người không sở hữu nô lệ cho đây là sự thiên vị về mặt đấng cấp. Họ nói luật liên quan tới 20 nô lệ biến thành cuộc đấu tranh “mang quyền lợi về cho người giàu và khiến người nghèo phải đổ máu trên chiến trường”. Sau này hạ viện của Liên minh phải giải tỏa những bất bình này bằng cách không cho phép thuê người thay thế. Cắt bớt những trường hợp được miễn giảm. Xoa dịu những chủ nô nhỏ hơn bằng cách giảm con số nô lệ đòi hỏi cần phải có cho một chủ nô được ở nhà từ 20 xuống 15 người.

Người tình nguyện và lệnh cưỡng bức tòng quân đóng góp phần lớn nhân lực cho miền Nam. Từ dân số da trắng khoảng 5,5 triệu người, Liên minh đã tập trung từ 800 ngàn tới 1 triệu người phục vụ quân ngũ trong vòng bốn năm chiến tranh. Vào thời kỳ cao điểm, quân Liên minh có khoảng từ 400 ngàn tới nửa triệu người.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 10:39:38 pm »


Tài chính là một vấn đề nghiêm trọng đối với Liên minh nếu không nói là còn nghiêm trọng hơn cả sự cần thiết về nguồn nhân lực. Trên vai Bộ trưởng Bộ tài chính Memminger là gánh nặng khó lòng cáng đáng nổi: quyên góp tiền từ một xã hội sống nhờ vào nông nghiệp và vay mượn một số tiền lớn để đủ cung cấp cho một cuộc chiến. Để có món tiền ủng hộ chiến tranh, ông hy vọng sẽ quyên góp bằng thuế. Với sự thúc giục của ông, Hạ viện đã ban hành một hình thức thuế đánh trực tiếp lên các bang vào tháng 08 năm 1861 (với khoản này chỉ thu được 17,5 triệu đôla Mỹ) và một lượng lớn giấy bạc tiền giấy. Việc phản đối của dân chúng đối với thuế trong những vùng nông thôn bảo thủ đã buộc ông Memminger phải quay sang mượn tiền thông qua việc bán trái phiếu với lãi suất hấp dẫn. Bởi vì những người quản lý đồn điền thường chỉ có một lượng ít tiền mặt nên ông cho phép họ mua trái phiếu bằng tín dụng và bằng cách thế chấp nông sản sắp thu hoạch, như vậy đã thúc đẩy hình thức cho vay lấy sản phẩm phát triển. Ông hy vọng sử dụng lượng bông cần có theo cách này như một nguồn bảo đảm một khoản tiền mặt cho vay lớn hơn từ các chủ ngân hàng châu Âu.

Chính phủ Liên minh phải nỗ lực trong việc tăng thuế và vay tiền trong suốt thời kỳ chiến tranh. Tháng 04 năm 1863, Hạ viện ban hành một điều luật tham vọng: áp đặt 8% thuế hàng nội địa lên một danh sách dài đủ loại sản phẩm. Một loại thuế cấp phép đa dạng lên nhiều loại hình nghề nghiệp ngoại trừ nghề nông và một loại thuế thu nhập áp dụng cho các đối tượng có thu nhập 10 ngàn đôla trở lên là 15%. Điều luật này cũng bao gồm một loại thuế được nhiều người biết đến, khá khéo léo nhưng không thể nào thu được: đòi nông dân và chủ đồn điền phải nộp 1/10 sản phẩm của họ. Nhiều lần phát hành trái phiếu đã được chuẩn y và những nỗ lực sáng tạo để bán chúng ra thị trường, ở Liên minh lẫn châu Âu. Đợt bán trái phiếu được nhiều người biết đến tại châu Âu do một chuyên gia tài chính người Pháp Emile Erlanger thực hiện. Nhân vật này bán số trái phiếu được bảo đảm bằng bông lên tới 25 triệu đôla Mỹ và được trích 23% tiền hoa hồng.

Tiền thu được từ thuế và tiền vay không thấm tháp gì so với nhu cầu của Liên minh. Người ta ước tính chỉ có 1% tiền thu được của Liên mình là từ tăng thuế và 39% nhờ bán trái phiếu. Số 60% còn lại, ông Memminger chỉ còn một chọn lựa: phát hành trái phiếu kho bạc. Bắt đầu từ năm 1861 với đợt phát hành 119 triệu đôla Mỹ của kế sách tạm thời, nhiều lần ông đệ trình và Hạ viện cũng nhiều lần chuẩn y để tăng số lượng của hình thức tiền tệ này.

Cuối cùng, tổng trị giá của trái phiếu kho bạc Liên minh đã vượt quá 1,5 tỷ đôla Mỹ. Cùng với sự tràn ngập của loại tiền này là một số lượng lớn trái phiếu kho bạc của các bang cộng với những loại trái phiếu hứa hẹn sẽ được phát hành bởi những nhà băng, các công ty bảo hiểm lẫn các công ty đường sắt. Hạ viện từ chối việc công nhận trái phiếu kho bạc ấy là hợp pháp. Sự tồn tại một số lượng lớn tiền giấy không thể đổi thành vàng, việc thiếu thốn hàng hóa trầm trọng tại miền Nam rõ ràng đã gây ra lạm phát đầy tai họa. Tháng 06 năm 1864, ông Memminger từ chức trong tuyệt vọng. Tổng thống Davis bổ nhiệm ông George Trenholm, một chủ ngân hàng nổi tiếng người Charleston vào vị trí này. Ông Trenholm nỗ lực với những biện pháp tăng thuế táo bạo. Ông kêu gọi và nhận được một lượng tài sản ủng hộ từ dân chúng hết sức to lớn với đủ loại châu báu. Bản thân ông cũng hy sinh nhiều nhằm nỗ lực giải quyết các hậu quả của lạm phát. Nhưng mọi hoạt động của ông đều vô vọng. Đầu năm 1865, một đôla tiền giấy của Liên minh giá trị không bằng 2 cent đồng đôla đổi được ra vàng. Nó trở thành một món quà kỷ niệm của cuộc chiến tranh vô nghĩa.

Trong việc tìm kiếm và phân phát quân trang quân dụng, chính quyền Davis cho thấy họ vừa có tài xoay xở, lại vừa thiển cận. Tài xoay xở thể hiện ở chỗ ông Raimondo Luraghi đã thu hút được sự chú ý với một thử nghiệm hấp dẫn trong chính sách xã hội của các bang: thành lập tại miền Nam rộng lớn và không có nền công nghiệp một hệ thống khổng lồ những nhà máy được bao cấp hoặc thuộc sở hữu nhà nước nhằm sản xuất tàu chiến, đạn dược, quân phục, giày cao cổ cùng với rất nhiều loại quân trang quân dụng đa dạng cho chiến tranh.

Một trong những người tổ chức quan trọng nhất của các nhà máy thuộc sở hữu chính phủ là trưởng ban quân nhu, tướng Josiah Gorgas, một người xuất thân từ bang Pennsylvania, tốt nghiệp Học viện quân sự Hoa Kỳ. Ông là một “thầy phù thủy” trong ngành công nghiệp. Vì kết hôn với một phụ nữ Alabama nên ông cùng chia sẻ số phận với miền Nam trong vòng hai năm cuối của cuộc chiến. Những nhà máy của ông đổ ra chiến trường một lượng lớn súng đạn. Khi cuộc chiến tranh lên tới cao điểm, ông từng huênh hoang: tại nơi cách đây ba năm chưa làm ra được một khẩu súng trường, súng ngắn hoặc một cây kiếm, không có đạn thường cũng như đạn đại bác (ngoại trừ ở xưởng Tredegar), không có đến một kg thuốc súng. Vậy mà giờ đây chúng ta đã có được tất cả những thứ ấy với số lượng lớn đủ để đáp ứng đòi hỏi của quân đội hùng hậu của ta”. Giáo sư Frank E. Vandiver đã viết về thành tích này như sau: “Thế giới hiếm khi chứng chiến một sự chuyển đổi kỳ diệu: biến lưỡi cày thành kiếm sắc”.

Một anh hùng nữa của nền sản xuất nông nghiệp ở Liên minh là tướng Joseph R. Anderson, chủ nhân của xưởng thép Tredegar Tron Works tại Richmond. Với tiền trợ cấp tài chính của chính phủ và với lượng lao động có từ quân đội, cùng với hàng trăm nô lệ và một số lượng tương đương tù nhân từ các nhà tù giam giữ tội phạm ở các bang, ông Anderson đã biến phân xưởng của ông thành một nhà máy sản xuất đạn dược chính cho Liên minh. Ông phát triển các mỏ sắt để có được lượng quặng cần thiết. Đinh các loại, dây thép gai và thép thanh nuôi sống công nhân của ông. Ông xây dựng và điều hành một xưởng thuộc da, một nhà máy sản xuất giày. Ông còn cho người ra nước ngoài lấy bông đổi các mặt hàng thiết yếu khác. Xưởng Tredegar sản xuất đại bác, sắt tấm để đóng tàu cho binh chủng hải quân, máy móc cho các nhà máy khác, từng cho xuất xưởng một tàu ngầm và các loại ngư lôi sử dụng để đánh đắm các tàu chiến của Liên bang. Chỉ khi quân Liên bang tràn vào Richmond và chiếm lấy xưởng này, các lò đúc của ông Anderson mới ngưng đỏ lửa. Một trong những lý do Liên minh chiến đấu ngoan cường và dai dẳng nhằm giữ lấy Richmond chính là họ muốn giữ lấy xưởng Tredegar.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 10:40:26 pm »


Tổng thống Davis may mắn chọn được ông Gorgas là thành viên trong chính quyền của mình. Chủ nhiệm tổng cục hậu cần Liên minh, tướng Abraham C. Myers nỗ lực thực hiện một chương trình có thể so sánh được với một chương trình của ông Gorgas về cách thực hiện rất thông minh. Ông Myers dựa vào các nhà máy do chính phủ xây dựng để cung cấp đồng phục và giày cho binh lính. Đồng thời còn mua được đủ số ngựa từ những người chăn nuôi và nhà cung cấp trong dân chúng. Ông Abraham C. Myers là một nhà quản lý kém nên ông bị nhận chìm giữa những công việc bàn giấy ngổn ngang, phần bởi những thiếu thốn không thể tránh khỏi trong nền kinh tế miền Nam, ông đã không thành công bằng Gorgas. Quân đội miền Nam thường thiếu thốn các mặt.

Sĩ quan quân nhu của Liên minh, tướng Lucius B. Northrop không thành công bằng ông Myers trong việc đáp ứng nhu cầu của quân đội. Lính Liên minh thường xuyên phải chịu đói. Trong năm cuối cùng của cuộc chiến, nhiều người trong số họ chết đói hoặc gầy mòn vì thiếu ăn. Đôi khi gục ngã vì bệnh co rút. Những nghiên cứu mới đây về hành vi của binh lính đã chỉ ra rằng: suy dinh dưỡng đã làm giảm sút không chỉ sức lực thể chất của người lính mà còn làm giảm sút đạo đức và sự kiên định của họ, thậm chí làm giảm sút nhuệ khí chiến đấu của từng cá nhân. Rõ ràng, lính Liên minh phải chịu một căn bệnh suy nhược ghê gớm đặc biệt là những năm cuối của cuộc chiến. Những con thú nuôi của Liên minh thậm chí còn thiếu ăn nghiêm trọng hơn cả con người.

Tướng Northrop đã làm việc không hiệu quả. Thậm chí tướng Lee kiên nhẫn là thế cũng phải chỉ trích ông gay gắt. Tướng Northrop nổi tiếng là hay gây sự và gây bất đồng. Ông đã làm dấy lên cơn giận dữ trong số những nông dân bởi thái độ xấc xược của quân dưới quyền ông khiến cho họ còn nhớ mãi: chiếm đoạt lương thực và trả cho họ những chứng từ lẫn văn kiện ghi nợ thực sự chẳng có giá trị gì. Ông Northrop trước chiến tranh đã là bạn của Davis. Vị Tổng thống này giữ ông tại chức cho tới những tuần cuối cùng của cuộc chiến: trong con mắt nhiều người miền Nam, đây là một trường hợp thiên vị bạn thân.

Dù ông Northrop phần nào phải chịu trách nhiệm về những rắc rối của mình, những rắc rối đó xuất phát từ những điều kiện ngoài tầm kiểm soát của ông. Người viết nhật ký xuất xứ từ lãnh địa Liên minh là Mary Boykin Chesnut đã thông cảm với ông như sau: “Nếu tôi được chọn người bị lạm dụng nhất ở Richmond, tôi sẽ nói đó là Bộ trưởng Bộ quân nhu, ông Northrop. Ông là một trong những người bị nguyền rủa và phỉ báng nhiều nhất. Hễ có chuyện gì bất ổn xảy ra trong quân đội, người ta lại nhắc đến ông”. Binh lính Liên minh không đói bởi thiếu thực phẩm ở miền Nam. Những nông trại đồn điền của miền Nam nằm ngoài tầm với của quân đội Liên bang và sản xuất đầy đủ hoa màu trong suốt cuộc chiến. Bị thúc giục bởi lời tuyên bố của Tổng thống và những giải pháp của Hạ viện, những chủ đất đã không trồng những sản phẩm mang lợi ích thương mại: bông thuốc lá và cây cho đường. Ngược lại, họ trồng và thu hoạch được một số lượng lớn ngô và lúa mì, rau quả.

Nhưng ông Northrop buộc phải dựa dẫm rất nhiều vào phương tiện giao thông của Liên minh, vì những miền quê có quân đội chiếm đóng không thể một mình đảm đương việc cung cấp số lượng lớn lương thực cần phải có. Phần lớn trong số này được chở đến những khu vực khác ở miền Nam. Đường sắt là phương tiện vận chuyển chính. Mặc dù các công ty đường sắt cố gắng duy trì nỗ lực của Liên minh trong suốt bốn năm, họ cũng khó đáp ứng đủ nhu cầu thực sự. Nền công nghiệp miền Nam không thể thay thế những đầu máy xe lửa và đường sắt đã xuống cấp bởi lượng giao thông lớn chưa từng thấy. Máy móc và các toa xe trở nên yếu ớt khi phải chậm chạp trên những khoảng đường ray cũ kỹ. Đường ray của hai loại đường sắt khác nhau không thể kết hợp được với nhau trong một thành phố. Vì thế, việc chuyển hàng hóa tốn rất nhiều thời gian là điều không thể tránh khỏi mỗi khi tàu cập bến vào một ga bất kì.

Có lẽ vấn đề nghiêm trọng về đường sắt của Liên minh thiếu đồng bộ với nhiều loại đường sắt khác nhau. Biết được vai trò và sự thiếu đồng bộ của đường sắt, Tổng thống Davis nỗ lực giảm thiểu khó khăn bằng cách tìm sự đồng thuận tình nguyện giữa các công ty đường sắt. Ông chỉ định những điều phối viên giỏi nghề. Lúc đầu là William Wadley, sau đó là đại úy Frederick W. Sims. Cả hai đều thực hiện nhiều kế hoạch để quyên góp máy móc và các toa xe, thiết lập được những quy tắc ưu tiên cho nhu cầu quân sự, đề ra lịch trình của các chuyến hàng.

Khi các bản thỏa thuận tình nguyện không hiệu quả, tháng 05 năm 1863 Hạ viện của Liên minh ban hành một biện pháp tăng thêm quyền lực cho Tổng thống trong việc trưng dụng chiếm giữ những đoạn đường sắt không đồng bộ. Tổng thống Davis không dám thực thi điều luật này, bởi ông sợ làm như vậy sẽ cung cấp một bằng chứng thêm vào những bằng chứng khác từng khiến người dân gọi ông là một tên độc tài. Giáo sư Robert C. Black nói rõ Tổng thống Davis đã “ray rứt bởi sự do dự chết người này”. Cuối cùng tháng 02 năm 1865, Hạ viện đã đồng ý đưa vào thực tế một điều luật có tác dụng sâu rộng: quân đội được phép trưng dụng các công chức và người làm công của tất cả các công ty đường sắt tại những vị trí trọng yếu về mặt quân sự. Nhưng cho đến lúc đó, theo lời ông Black “thậm chí ngay cả một Pharaon hùng mạnh nhất của Ai Cập cổ đại cũng không thể cứu nổi Liên minh nữa rồi...”.

Chính bởi những bất lợi trong vận chuyển nên trong lúc các ga và nhà kho của Liên minh thông thường đầy ắp thực phẩm dự trữ, lính tráng và gia súc ngoài chiến trường lại chịu đói. Việc thiếu nguồn cung cấp lương thực và dịch vụ đủ loại vì nhiều lý do đã gây ra thiệt hại to lớn. Hơn 60% số lính chết trên chiến trường. Con số này lên tới 16% tổng sức mạnh của toàn quân đội hoặc hơn 20% (nếu theo ước tính thấp về sức mạnh chung được chấp nhận) đều xuất phát từ những nguyên nhân không phải do chiến đấu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM