Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 03:08:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nội chiến Hoa Kỳ  (Đọc 64620 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #80 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 12:14:52 pm »


Việc đoạt thành Vicksburg và pháo đài Hudson đã khơi thông toàn dòng chảy của sông Mississippi để các phương tiện giao thông cùng pháo hạm Liên bang tự do đi lại. Những mô tả đáng nhớ nhất của Tổng thống Lincoln “Thần sông lại thanh thản tiến về phía biển”. Quân Liên minh đã bị chia làm hai. Bị cô lập chính là cánh quân vượt sông Mississippi mà Tổng thống Davis đã giao quyền cho Kirby Smith chịu trách nhiệm về những vụ việc dân sự cũng như quân sự xảy ra ở đây. Lúc này ông ta cẩn thận theo dõi việc thực hiện những chính sách có tác dụng sâu rộng đến miền Đông. Tổng thống Davis giải thích với Hạ viện rằng việc này là cần thiết để cản trở con đường giao thông.

Trong lúc các chiến dịch Gettysburg và Vicksburg đang thực hiện, cuộc tấn công lớn thứ ba của Liên bang trong năm này, cuộc tấn công tại Tennessee, đã hoàn toàn lâm vào bế tắc. Phải tới cuối tháng 6 Tổng thống Lincoln (thông qua tướng Halleck) mới có thể thúc giục tướng Rosecrans hành động. Tổng thống thúc giục và nhắc tới tầm quan trọng trong việc giữ áp lực lên tướng Bragg vì có thể ngăn chặn việc chuyển quân tiếp viện từ Tennessee tới Mississippi. Cuối cùng một bức điện cưỡng bách buộc tướng Rosecrans phải tiến quân.

Tổng thống Lincoln và tướng Halleck đã đúng khi tin rằng lực lượng của tướng Bragg, lúc này đã yếu khi chuyển quân tới sáp nhập với Jonston, không thể đứng vững trước một đòn tấn công quyết định của quân Liên bang. Ngày 23 tháng 06, tướng Rosecrans bắt đầu tiến quân và tạo dựng một trong những chiến dịch thành công nhất về chiến lược chiến thuật của nội chiến.

Bằng cách trao nhiệm vụ cho một đội quân dưới quyền của tướng Gordon S. Granger di chuyển vòng sang cánh quân phía nam của Liên minh. Tướng Rosecrans khiến tướng Bragg chuyển đổi nhiều quân lính về phía nam và như vậy để lộ những khoảng trống trên đồng bằng Cumberland ngay phía trên căn cứ chiến lược của ông ta tại Tullahoma. Tướng Rosecrans ra lệnh cho đội quân chủ lực của mình tiến vào những khu vực trống này.


h. Trận chiến từ Murfreesboro đến Chickamauga, năm 1863.

Ý chí của tướng Bragg bị xói mòn bởi những lời buộc tội và sự không tin tưởng của các tướng chỉ huy dưới quyền ông, tướng Polk và Hardee. Thế nên đôi khi tướng Bragg không công bằng. Sau một cuộc tấn công thắng lợi, quân Liên bang đã phong tỏa được ga xe lửa sau vị trí đóng quân của Liên minh ở Tullahoma. Tướng Bragg ra lệnh cho một viên tướng rút lui vào buổi chiều ngày 30 tháng 06. Hai ngày sau ông rút toàn bộ quân đội khỏi căn cứ chính trong thành phố Chattanooga.

Chattanooga là cửa ngõ vào khu vực lãnh địa phía dưới của Liên minh. Nó nằm tại mũi đất Moccasin Point trên sông Tennessee. Tên của nó làm ta hình dung đến chiếc giày của người da đỏ. Tại điểm này, dòng sông băng ngang qua dãy núi Cumberland. Thành phố này là một trong những trung tâm đường sắt quan trọng nhất của miền Nam. Chính tại nơi đây, tuyến đường sắt Chattanooga hình thành một đường nối giữa Memphis và Charleston chạy thẳng về phía đông nam tới Atlanta, Charleston và Savannah. Nếu chạy về phía đông bắc nó sẽ tới Richmond. Việc Liên minh chiếm giữ Chattanooga sẽ khiến Georgia lâm vào thế bí bởi những nguồn lương thực và súng đạn đều theo đường sắt này để tới Georgia.

Tổng thống Lincoln nôn nóng muốn tướng Rosecrans di chuyển quân đánh trả Bragg trước khi ông ta có đủ thời gian tổ chức một tuyến phòng thủ. Nhưng tướng Rosecrans khăng khăng đòi tiến quân một cách cẩn trọng và sửa sang lại đường sắt ngay phía sau căn cứ của ông ta để có thể đảm bảo con đường tiếp tế lương thực đến từ Nashville. Ông ta cũng muốn chờ một chiến dịch hỗ trợ được chuẩn bị sẵn sẽ đe dọa vị trí cố thủ của tướng Bragg từ đằng sau. Tướng Burnside đang chuẩn bị dẫn đầu một đội quân 24 ngàn người của Ohio mới được công nhận, từ Lexington Kentucky tới phong tỏa Knoxville. Như vậy cánh quân này sẽ chia cắt con đường sắt của Liên minh tới Virginia và thực hiện hi vọng cháy bỏng của Tổng thống Lincoln là giải phóng miền Đông Tennessee khỏi quyền kiểm soát của Liên minh. Giữa tháng 8, một lần nữa dưới sự đe dọa sẽ bị tước quyền chỉ huy, tướng Rosecrans bắt đầu tiến quân. Tới lúc này, tướng Burnside cũng đang trên đường hành quân. Ngày 03 tháng 09, tướng Burnside chiếm Knoxville. Trong lúc đó hầu hết quân đồn trú ở đây dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Simon B. Buckner đã kết hợp với quân đội của tướng Bragg tại Chattanooga.

Với địa hình có núi và những cây cầu bao quanh, thành phố Chattanooga là một cứ điểm phòng thủ tuyệt vời. Tướng Bragg lại quan niệm khác. Rầu rĩ vì những mất mát tại trung tâm Tennessee, bực mình về sự không thống nhất trong mệnh lệnh của mình, và phần vì cơ thể mệt mỏi, ông ta coi những đỉnh núi kia như là những lá chắn cho những cuộc hành quân của quân Liên bang.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #81 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 12:16:00 pm »


Tướng Rosecrans lúc này di chuyển nhanh và tài tình, ông cử nhiều biệt đội đi về hướng Bắc Chattanooga khiến cho đối phương tưởng rằng ông có ý định đi ngang qua con sông Tennessee, tại địa điểm này có thể kết hợp với cánh quân của tướng Burnside. Thực ra tướng Rosecrans ra lệnh cho quân chủ lực tiến về hướng nam của thành phố để bao vây vị trí của tướng Bragg bằng cách phong tỏa và đe dọa đường sắt tới Atlanta. Đầu tháng 09 tướng Bragg bắt đầu biết về mối nguy hiểm. Sở dĩ ông ta biết được điều này khi dò được thông tin rằng các lực lượng lớn của Liên bang đang ở phía dưới khu vực sông Tennessee tại Bridgeport, Alabama, hai mươi dặm về phía Đông và chếch về phía Nam của Chattanooga. Ngày 8 tháng 9, tướng Bragg bỏ trống thành phố di chuyển về phía nam để có thể tránh bị bao vây.

Tướng Rosecrans giờ đây đã phạm một sai lầm. Sai lầm này hủy hoại thanh danh của ông và đổ thảm họa lên đầu quân đội dưới quyền ông. Tướng Rosecrans đưa một trong số ba quân đoàn của ông ta, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Thomas L. Critteden, chiếm Chattanooga trong lúc hai đội quân của tướng Thomas và tướng Alexander M. McCook hành quân băng ngang qua đỉnh núi Lookout về phía tây nam của thành phố và tấn công đường sắt. Quân triển khai cách nhau hơn bốn mươi dặm trên một địa thế gồ ghề chỉ với vài con đường nối kết, nhiều đơn vị ở cách xa các đơn vị bạn nên không thể tiếp ứng kịp thời.

Những tình thế như vậy đã cho tướng Bragg một cơ hội phản công từ những hướng chính. Hoàn cảnh chiến lượt chung cho phép các tướng Liên minh hỗ trợ cho cuộc phản công của tướng Bragg. Sau khi Vicksburg thất thủ, tướng Grant đề nghị di chuyển quân đội mình đối mặt với tướng Mobile nhưng tướng Halleck không chấp thuận và thay vào đó ra lệnh cho tướng Grant phải cử quân tiếp viện tới chỗ tướng Banks. Đội quân kết hợp này di chuyển tới vị trí quân Liên minh ở phía Tây Mississippi. Sau trận Gettysburg, tướng Meade không thể ép tướng Lee đến Virginia. Việc này khiến Tổng thống Lincoln nhận xét rằng chỉ cần một phần của quân đội Potomac ở vị trí phòng thủ. Như vậy giải phóng số quân còn lại chia đi mọi ngả. Trong một bức thư lạ lùng nhất gởi cho tướng Halleck, ông viết: “Nếu quân của tướng Meade là ba, quân tướng Lee chỉ có hai... Nếu 60 ngàn quân của đối phương đủ để khiến 90 ngàn quân chúng ta không đến được Richmond, tại sao không thể 40 ngàn quân của chúng ta giữ chân 60 ngàn quân đối phương khiến chúng không đến được Washington, sau đó mặc cho 50 ngàn lính của ta được sử dụng với mục đích khác?” Tuy nhiên một lần nữa Tổng thống Lincoln nhắc lại lời thuyết phục của ông rằng sự thất bại của quân đội tướng Lee chính là mục đích thực sự của tướng Meade.

Trước khi lời khuyên của Tổng thống Lincoln trở thành hiện thực, hai sư đoàn của tướng Jonhston tại Mississippi đã quay về với tướng Bragg. Lúc này tướng Lee chấp thuận một kế hoạch trước đây ông ta bác bỏ: phái quân của ông ta đi tiếp viện cho chiến trường phía tây. Tướng Longstreet với khoảng 12 ngàn quân đang đi chuyển bằng đường sắt để kết hợp với quân của tướng Bragg tại Georgia, ngay phía Nam Chattanooga, bởi Knoxville đang trong tay Liên bang. Như vậy quân Liên minh không thể sử dụng tuyến đường sắt chạy thẳng con đường nối hai quân đội của mình, quân đội này cùng với toàn bộ vũ khí đạn dược đã đi đường vòng qua Carolina và thủ phủ của Atlanta, con đường này kéo dài hơn 1 ngàn dặm.

Trong lúc chờ quân của tướng Longstreet tới, tướng Bragg nỗ lực nhưng không thành công để thực hiện một kế hoạch bẻ gãy sức tiến công của đối thủ. Tuy nhiên ông ta cũng thắng vài trận nhỏ. Biết rằng chỉ một sư đoàn duy nhất thuộc quân đoàn của tướng Thomas đang bị cô lập trên một đỉnh núi phía nam Chattanooga, tướng Bragg ra lệnh tấn công vào sư đoàn này bằng sư đoàn của ông ta dưới quyền chỉ huy của tướng Thomas C. Hindman. Sư đoàn này đã được tiếp viện bởi lính của trung tướng D. H. Hill. Khi tướng Hill chứng minh rằng không thể di chuyển, quân đoàn của tướng Buckner cũng từ chối tác vụ này. Nhưng tướng Hindman đã trì hoãn và không bao giờ thực hiện cuộc tấn công. Sau đó tướng Bragg cố tập trung đánh trả một sư đoàn dưới quyền chỉ huy của tướng Crittenden khi nó di chuyển về phía nam ra khỏi Chattanooga. Nhưng một lần nữa viên tướng Liên minh này không thể khiến đám sĩ quan dưới quyền động thủ. Tướng chỉ huy quân đoàn Leonidas Polk lờ đi mệnh lệnh của ông ta. Tướng Rosecrans lợi dụng những thất bại này để tập trung chỉnh đốn quân đội mình. Ngày 18 tháng 9 khi trời chập choạng tối, với chỉ một sư đoàn thuộc cánh quân dưới quyền chỉ huy của tướng Longstreet, hai đội quân (tướng Bragg có khoảng 62 ngàn người, tướng Rosecrans có khoảng 58 ngàn người) đụng độ khi băng ngang con suối nhỏ Chickamauga (dòng nước tử thần hay dòng nước lờ đờ) không lâu sau đã chuyển thành cái tên “Con sông thần chết”.

Sáng hôm sau, Liên minh tấn công. Trận chiến diễn ra ác liệt trong một ngày, tướng Bragg chỉ huy quân chủ lực đánh trả cánh quân bên sườn trái phía bắc quân Liên bang. Ông ta tìm cách bao vây cánh quân này và chặn đứng con đường tiếp viện của tướng Rosecrans, con đường rút lui về Chattanooga. Nhưng mệnh lệnh của tướng Bragg mơ hồ. Cuộc tấn công không phối hợp nhịp nhàng và kết quả chiến thuật trong ngày quá ít. Tướng Longstreet và một sư đoàn bổ sung đến trong đêm đó, quân tiếp viện đã được điều đi ở vị trí bên phải của tuyến phòng thủ Liên minh. Đưa tướng Longstreet vào vị trí chỉ huy cánh quân bên phải này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 12:17:06 pm »


Một lần nữa xích mích thời chiến lại xuất hiện. Mặc dù không biết thông tin và bối rối về lệnh nhận được vào sáng ngày 20 tháng 9, tướng Rosecrans chuyển một sư đoàn dưới quyền ông và vô tình đến độ để lộ một điểm yếu gần cánh quân giữa của mình. Sư đoàn này sẽ đến hỗ trợ cho nỗ lực chính của tướng Longstreet. Hầu như không gặp bất cứ thứ gì cản đường quân Liên minh tiến sâu vào khoảng trống này. Như vậy họ có cơ hội thâm nhập vào quân đối phương, cơ hội kinh điển đã giúp họ chia đôi phòng tuyến của Liên bang. Cánh quân bên phải của Liên bang bị đánh tan tác. Hai sư đoàn bắt đầu lui về Chattanooga. Quân rút lui mang theo viên tướng Rosecrans gặp quá nhiều rủi ro đi cùng họ. Từ thành phố này ông ta đánh điện về Washington “chúng tôi gặp thảm họa lớn rồi”.

Mọi chuyện hóa ra không đến nỗi nghiêm trọng như Rosecrans nghĩ. Tướng Longstreet với tài năng bao quát, đánh giá tình thế chỉ với một cái liếc mắt và ra lệnh cho quân của ông ta tiến lên như tướng Bragg lên kế hoạch từ trước, như vậy đã bao bọc được phần còn lại của tuyến phòng thủ Liên bang. Tướng Rosecrans giao quyền chỉ huy lại cho Thomas, cho ông ta cơ hội ghi danh muôn thuở. Cẩn thận và bài bản, khắp quân đội biết tới ông ta với cái tên mụ già chậm chạp, viên tướng ủng hộ Liên bang người Virginia này là một chiến binh bất khuất và một nhà chiến lược tài năng. Tập trung cánh quân bên trái của Liên bang vòng quanh địa hình phòng thủ vững chắc của đồi Snodgrass, ông được tiếp viện bởi quân dự phòng dưới quyền chỉ huy của tướng Granger (ông này không cần nghe lệnh, cứ hành quân về phía có tiếng súng), tướng Thomas đẩy lùi những cuộc tấn công của Liên minh. Sau khi trời tối, ông cho quân lui theo đội hình đội ngũ vào một vị trí phòng thủ ngay phía ngoài Chattanooga. Mãi về sau này người ta còn nhắc tới tên ông: hòn đá tảng của Chickamauga.

Mỉa mai thay, cao trào của trận chiến đấu trong lúc chiều diễn ra mà không hề có mệnh lệnh nào nơi chiến trường. Vào lúc xế chiều, tướng Bragg mệt mỏi nghỉ trong sở chỉ huy của mình và không hề nỗ lực chi viện cho tướng Longstreet để ông này tấn công mạnh mẽ hơn chống lại tướng Thomas hoặc truy sát sau khi tướng Thomas rút lui. Cấp dưới của tướng Bragg tức tối vì không nghe được những mệnh lệnh như vậy. Toàn bộ quân đội Liên minh trong tâm trạng tức giận và chán nản. “Vậy ông ta chiến đấu vì cái gì?” Tướng Forrest, một tay hiếu chiến, người thề sẽ không bao giờ chiến đấu dưới tay của tướng Bragg nữa, đã hỏi như vậy. Chẳng bao lâu sau ông ta được cử tới cánh quân Mississippi và Alabama.

Chickamauga là một chiến thắng chiến thuật làm nức lòng quân Liên minh. Nhưng trận đánh này cũng khiến Liên minh phải chịu con số thương vong 18 ngàn người. Liên minh không thể bù đắp được số thương vong này. Trong lúc ấy Liên bang chịu số thương vong 16 ngàn người nhưng hoàn toàn có thể bù đắp. Thành phố quan trọng Chattanooga vẫn dưới quyền kiểm soát của Liên bang tuy nhiên vào thời điểm đó quyền kiểm soát ấy cũng chưa chắc chắn. Về chiến thuật, trận Chickamauga là một trong những chiến thắng rỗng tuếch của miền Nam.

Giờ đây quyết định sẽ bao vây quân Liên bang chiến bại tại Chattanooga, tướng Bragg di chuyển và bố trí quân đội mình gần thành phố trong nỗ lực chặn đường tiếp viện quân Liên bang. Quân chủ lực của ông ta chiếm dãy đồi Missionary. Đồi này có dốc đứng lởm chởm đá nằm ở phía đông và nam của thành phố. Nó ở vị trí có thể chi phối đường sắt chạy tới Atlanta và Knoxville. Phòng tuyến tiền đồn được dựng lên tại Orchard Knob. Đây là một quả đồi chiếm 3/4 dặm nằm phía đầu của dải đồi Missionary. Tướng Bragg cũng phái một cánh quân tới bến phà Brown’s dọc theo khúc sông của con sông Tennessee đối diện với thành phố. Một cánh quân khác hạ trại tại một sườn đồi giữa ngọn núi ngất cao và con sông. Như vậy cánh quân này đã cản trở cả dòng sông lẫn con đường sắt đi về Knoxville và Chattanooga. Đây chính là con đường huyết mạch của Liên bang. Nhà ga chính ở Bridgeport, Alabama. Đây cũng là một căn cứ chính tại Nashville.

Quân của tướng Bragg hoạt động không hiệu quả nên không hoàn toàn bao vây được thành phố này. Quân đội Liên bang bị bao vây tại đây vẫn có thể hưởng đồ tiếp tế từ ga chính bằng cách theo một con đường mòn chạy vòng 60 dặm xuyên qua những ngọn núi, lúc này trống trải và có thể bị kỵ binh Liên minh tấn công bất cứ lúc nào. Ngày 03 tháng 10 tướng Joseph Wheeler cùng kỵ binh của ông ta đã bắt và triệt hạ một đội hộ tống lương thực tiếp tế cho Liên bang với một đoàn xe chất đầy hàng hóa gồm 500 toa. Chế độ ăn hàng ngày của lính miền Bắc tại Chattanooga bị giảm xuống một nửa khẩu phần ăn bình thường.

Hoàn cảnh của quân Liên bang chưa tuyệt vọng. Nhưng tình thế cực kỳ hiểm nghèo kéo dài hơn một tháng trời. Tổng thống Lincoln quyết định hóa giải tình thế ấy. Một đội quân 17 ngàn người từ Virginia dưới quyền chỉ huy của tướng Hooker chẳng bao lâu đến Bridgeport. Quan trọng hơn, Tổng thống Lincoln điều tướng Grant từ Mississippi đến chỉ huy quân đội tại Chattanooga bởi vì theo lời Tổng thống, tướng Rosecrans kể từ sau trận Chickamauga đã không còn sáng suốt. Tướng Grant khi tới đã ra lệnh thay Rosecrans bằng tướng Thomas và lệnh cho viên tướng chỉ huy mới phải cố thủ bằng bất cứ giá nào. Tướng Thomas, một chiến binh gan dạ đã đáp: “Dù phải chết đói chúng tôi cũng sẽ giữ thị trấn này”.

Sử dụng đường vòng từ Bridgeport, tướng Rosecrans đến Chattanooga vào ngày 23 tháng 10. Ngay lập tức ông chuẩn y kế hoạch mở một con đường tiếp tế lương thực tới ga trung tâm. Ông làm như vậy bằng cách chuyên chở một đội quân bằng thuyền đi dọc con sông vào ban đêm tới phà Brown’s và phái một cánh quân tới đó bằng cách đổ bộ vào khoảng đất hẹp hình thành bởi nhánh sông này. Phối hợp với những đội quân đánh lạc hướng quân Liên minh đang canh gác bến phà, sau đó xây dựng một cầu phao bắc ngang qua sông tại các vị trí mà nó hình thành nên mũi đất Moccasin. Binh lính gọi con đường tiếp tế mới là “con đường nứt rạn” (Cracker line). Lúc này tướng Grant đã ra lệnh cho Sherman đem quân từ Mississippi đến đây với 20 ngàn quân bổ sung. Rõ ràng ông ta đang chuẩn bị tấn công để phá vỡ vòng vây.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 12:18:32 pm »


Trong lúc đó, những sự kiện tại đội quân Tennessee và mệnh lệnh tối thượng của Liên minh cũng đã chuẩn bị cho cánh quân này lãnh thất bại không thể tránh khỏi. Một khi con đường tiếp tế của Liên bang được khai thông, vòng vây của Liên minh sẽ chỉ còn là trò trẻ con. Tướng Longstreet nói: “Chúng ta sẽ cố sức làm kẻ thù phải chết đói bằng cách bao vây chúng chỉ ở một bên sườn để chúng không thể có được lương thực tiếp tế”. Các chỉ huy quân đoàn đã thỉnh cầu Tổng thống Davis cách chức tướng Bragg. Tướng Longstreet quên mối bất hòa của mình với tướng Lee ở Gettysburg và viết thư cho bộ trưởng bộ chiến tranh như sau: “Tôi tin rằng ngoài bàn tay của Chúa trời, không ai có thể cứu được chúng ta hoặc giúp được chúng ta nếu như chúng ta vẫn giữ viên tướng chỉ huy hiện nay... Tại sao không cử tướng Lee chỉ huy chúng tôi? Quân đội tại Virginia chỉ phòng thủ trong lúc các chiến dịch ở đây phải là tấn công. Cho tới khi chúng tôi giành lại được Tennessee bằng mọi giá, chúng tôi cần một bộ óc xuất chúng như của tướng Lee để hoàn thành được việc này”.

Tổng thống Davis đáp trả những lời đề nghị này bằng cách đến thăm tướng Bragg và binh lính dưới quyền ông ta vào đầu tháng 10. Mặc cho mọi lời chỉ trích, ông ta vẫn để tướng Bragg chỉ huy và bác bỏ mọi lời chỉ trích nặng nề nhất. Tướng Polk nhận lệnh tới Mississippi. Tướng Hill từ chức với sự chấp thuận của Tổng thống Davis, tướng Bragg phái tướng Longstreet cầm đầu 15 ngàn quân tới chiếm lại Knoxville. Quân đội Liên bang tại Chattanooga chẳng bao lâu sau đã tăng tới con số 70 ngàn người, gấp 3 lần quân số đối phương. Như vậy các lực lượng Liên bang đã được tập trung tại một địa điểm quyết định dưới quyền ba vị tướng tài năng nhất của họ. Trong lúc đó quân đội Liên minh lại bị phân tán và phải chiến đấu dưới quyền những chỉ huy chiến trường thấp kém nhất.


h. Trận Chattanooga từ 24 đến 25 tháng 11 năm 1863

Cuối tháng 11 tướng Grant ra lệnh tổng tấn công. Tướng Sherman được lệnh dẫn đầu quân chủ lực băng ngang qua dòng sông phía Bắc thành phố để tấn công vào điểm cực Bắc của vòng tuyến quân Liên minh dãy đồi Missionary. Đồng thời tướng Hooker đánh bật lực lượng quân Liên minh khoảng 2700 người, chủ yếu thuộc quân của thiếu tướng Carter L. Stevenson và chỉ huy lữ đoàn tướng Edward C. Walthall giữ vị trí giữa núi Lookout và con sông ở đây để đối đầu với sườn Nam của vị trí quân Liên minh trên dãy đồi Missionary. Tướng Thomas bao vây Orchard Knob sau đó tấn công vào cánh quân giữa của tuyến phòng thủ Liên minh, để có thể chặn đứng tướng Bragg không tiếp viện cho cánh quân hai bên sườn đang hở. Ngày 23 tháng 11, quân tướng Thomas đã chiếm được Orchard Knob. Ngày hôm sau, tướng Hooker hoàn tất giai đoạn đầu tiên trong sứ mệnh của ông khá dễ dàng. Đêm đó, một biệt đội của ông ta chiếm được dải núi này, đánh bật một nhóm quân Liên minh ở đó và cắm cờ những sao cùng sọc trong sương mù trên đỉnh núi. Về sau toàn bộ chiến dịch được mang một cái tên rất lãng mạn: trận đánh trên những tầng mây.

Những cuộc tấn công liên tục của tướng Sherman nhắm vào cánh quân bên phải của Liên minh (quân đoàn của tướng Hardee) rất dữ dội nhưng phòng tuyến này vẫn cố thủ. Quân Liên minh, dưới quyền chỉ huy tướng Patrick Cleburne mà đồng sự gọi tên ông ta là “bức tường thành Jackson của miền Tây” chiến đấu ngoan cường. Tướng Hooker chậm trễ trong việc tiếp cận với cánh quân phía trái của quân Liên minh và chỉ tham gia chút ít trong cuộc tấn công cuối cùng. Hành động quyết định của ngày hôm ấy, một trong những hành động đáng chú ý của toàn cuộc chiến, được quân đội của tướng Thomas thể hiện tại cánh quân giữa chống lại quân đoàn của tướng Breckinridge. Sau khi tiến lên và bao vây tuyến phòng thủ của quân Liên minh với những lỗ châu mai dọc theo căn cứ ở đồi Missionary, cánh quân này đã chiến đấu với một tinh thần bất khuất, họ đã tiến lên phía sườn đồi dốc đứng.

Quân Liên minh với cánh quân giữa của vòng tuyến đóng ở một vị trí không thích hợp, ngay giữa những gian lược của dãy đồi này. Phòng tuyến này lại ở sườn đồi phía trước cho phép từ dưới có thể quan sát dễ dàng và bắn thẳng lên mà không gặp cản trở gì. Có lẽ hầu hết thiệt hại của quân Liên minh chính là sự nản lòng đã lan tràn trong binh lính và thiếu niềm tin vào lãnh đạo của họ. Trong khoảnh khắc kinh hoàng hỗn loạn giữa cuộc tấn công dồn dập của Liên bang. Cánh quân giữa của Liên minh đã bị chia nhỏ. Quân lính bỏ chạy tán loạn. Vòng quây Chattanooga đã tan rã.

Với lữ đoàn dưới quyền chỉ huy của tướng Cleburne chiến đấu dữ đội, tướng Bragg đã có thể rút lui đội quân đang lộn xộn của ông ta trở về vùng lân cận Dalton, Georgia, nằm ngay trên tuyến đường sắt cách thành phố này 25 dặm về phía bắc. Mất hết nhuệ khí và cảm thấy ô nhục, ông xin được giao lại quyền chỉ huy cho người khác. Ông viết thư cho Tổng thống Davis “... Thua trận là không thể bào chữa. Bản thân là tướng chỉ huy, tôi cảm thấy vô cùng nhục nhã. Và thật sai lầm nếu nghĩ còn giữ tôi lại trong lúc có quá nhiều người phản đối”. Theo lời khuyên của tướng Lee, Tổng thống Davis triệu hồi Joseph E. Johnston từ một vị trí lười hoạt động và đặt ông ta lên chiếc ghế chỉ huy quân đoàn Tennessee đang mất hết nhuệ khí.

Kết quả cuối cùng trong chiến dịch Chattanooga là điều đáng tự hào cho quân Liên bang. Nó là trận đánh cuối cùng của ba chiến dịch trong số bốn chiến dịch, chiến thuật lớn nhất của năm 1863. Với quân đội của tướng Lee, bị rút lui và đánh cho tơi tả tại chiến trường miền Đông, Vicksburg và thành Hudson đã chia lìa quân Liên minh tách khỏi sông Mississippi. Trận Chattanooga, cánh cổng tiến vào vùng lãnh thổ phía đông nam, lúc này nằm gọn trong tay Liên bang. Quân Liên minh đã bị thiệt hại nặng nề nếu không nói là không thể gượng lên được. Nhưng người ta vẫn nói: con hổ sẽ trở nên nguy hiểm nhất khi nó bị thương. Một trong những trận chiến đẫm máu nhất vẫn chưa xảy ra.

Tổng thống Lincoln đã sáng suốt nhận thấy rằng: còn rất nhiều việc phải làm mới có thể khiến cuộc chiến tranh này kết thúc trong thắng lợi mỹ mãn của quân Liên bang. Ông liên tục tìm nhiều phương pháp đề cao mục tiêu chiến tranh của Liên bang. Đoàn kết miền Bắc hỗ trợ cho chính quyền của ông để theo đuổi mục đích ấy, rèn luyện ý chí sắt thép cho nhân dân để họ nỗ lực cao nhất hầu giành được chiến thắng như mong muốn. Mùa thu năm 1863, ngày 19 tháng 11, ông lợi dụng cơ hội khi đọc diễn văn cho lễ xây dựng nghĩa trang và tượng đài kỷ niệm trận đánh Gettysburg, đứng giữa hàng ngàn ngôi mộ mới xây, ông đã chỉ rõ sự nghiệp của Liên bang, nguyên nhân tham chiến chính là tự do, sự công bằng, là một chính thể dân chủ cho toàn nhân loại. Ông đã chuyển từ mục tiêu chiến tranh của mình thành những lý tưởng chung.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #84 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 11:33:39 pm »


IX
Thí thố tài năng dành sự ưu tiên của châu Âu
---------------X---------------


Những quốc gia chính tại châu Âu, nhận thấy tầm quan trọng của cuộc nội chiến tại Mỹ đối với sự cân bằng về thế lực trong tương lai. Và các nhà lãnh đạo Liên bang và Liên minh đều biết rằng: thái độ và hành vi của các nước châu Âu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả cuộc chiến này. Các nhà lãnh đạo miền Nam, lưu tâm tới những người đồng minh Pháp đã từng bảo trợ cho chiến thắng của Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập chống lại người Anh, hy vọng sẽ có được sự hỗ trợ tương tự của châu Âu trong cuộc chiến của Liên minh giành độc lập chống lại Liên bang. Nỗ lực của Liên minh thông qua ngoại giao nhằm có được sự trợ giúp về tài chính, sự hòa giải, được công nhận chính thức và có thể cả sự can thiệp bằng quân sự của Vương quốc Anh và Pháp. Liên bang nỗ lực giữ những mối quan hệ thân thiện với các nước hùng mạnh tại châu Âu. Ít nhất, Liên minh cũng muốn họ giữ thế trung lập.

Những cảm xúc của người Anh đối với cuộc chiến là một sự pha trộn, những nhân vật lãnh đạo trong chính phủ chia rẽ với những cảm tình khác nhau. Nữ hoàng Victoria, chịu ảnh hưởng. của chồng là Hoàng gia Consort Albert, thiên vị Liên bang. Huân tước John Russell, Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Huân tước Richard Lyons, viên công sứ Anh tại Hoa Kỳ cũng trong tình trạng tương tự. Thủ tướng Henry Palmerston, và ông William E. Gladstone Bộ trưởng Bộ tài chính nghiêng về phía Liên minh. Một số khá đông tầng lớp quý tộc nghiêng về Liên minh. Nhiều quý tộc có đất đai cho thấy họ có hoàn cảnh sống giống cảnh sống tại miền Nam. Những nhà sản xuất vải sợi Anh, một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của quốc gia này, dựa dẫm khá nhiều vào miền Nam bởi miền Nam cung cấp bông cho họ. Những nhà tư bản công nghiệp khác háo hức chờ đón viễn cảnh một thị trường được tự do thương mại với miền Nam sẽ là nơi lý tưởng để tiêu thụ hàng hóa của họ.

Nhiều nhà quan sát thấy được mối lợi đối với Anh quốc nếu như chia rẽ quốc gia thống nhất Hoa Kỳ. Công sứ Nga tại Mỹ, ông Edouard de Stoeckl, tiên đoán rằng nước Anh sẽ có lợi rất nhiều từ một kết cục như vậy. Ông viết cho chính phủ mình: “Nội các ở Luân Đôn chú ý quan sát mối bất hòa nội bộ của Mỹ và chờ đợi kết quả với sự nôn nóng”. Công sứ Mỹ tại Nga, ông Cassius M.Clay khuyên Tổng thống Lincoln: “Tôi thấy ngay được cảm xúc của người Anh lúc này. Họ hy vọng chúng ta suy vong! Họ ganh tị với sức mạnh của chúng ta. Họ chẳng thèm quan tâm tới miền Nam hay miền Bắc. Họ căm ghét cả hai”. Một chủ bút Anh quốc cũng cho thấy quan điểm ấy khi giải thích: “Chúng tôi không thấy lý do tại sao phải chia làm ba hay bốn chế độ cộng hòa độc lập. Sẽ không có câu trả lời nào tốt hơn là một chế độ thống trị áp đảo và có ảnh hưởng sâu rộng”. Một chế độ mà theo ý kiến của ông ta sẽ tạo ra “một sức mạnh vô biên và sự vĩ đại không gì sánh kịp giờ đây đang thổi căng lồng ngực, quấy rối bộ não và hủy hoại những nguyên tắc của gần như hầu hết người dân Mỹ”.

Tầng lớp lao động có những thái độ khác nhau về kết quả của cuộc nội chiến. Nhiều công nhân ủng hộ Liên bang và vỗ tay hoan hô những bài diễn văn của những người mang đầu óc đổi mới, tự do như ông John Bright, Richard Cobden, W. E. Forster... Ông Bright gọi nỗ lực của Liên minh “là đáng ghê tởm và báng bổ”. Ông cũng cho thấy một niềm hy vọng một quốc gia Mỹ tái thống nhất sẽ trở thành “niềm hy vọng của tự do, nơi nương náu cho mọi sắc tộc ở khắp mọi miền đang bị áp bức”. Nhưng viễn cảnh về việc đóng cửa những nhà máy sợi bông đang thiếu sợi từ miền Nam, theo sau với sự đóng cửa của rất nhiều các nhà máy khác tạo ra sợ hãi căn bệnh thất nghiệp và đói kém trong số công nhân. Hầu hết những người Anh thuộc mọi tầng lớp đều phản đối chế độ sở hữu nô lệ. Nhưng chính sách của chính quyền Lincoln đầu cuộc chiến thuyết phục họ rằng thể chế này sẽ không bị ảnh hưởng gì dù cho quân Liên bang có thắng.

Liên minh khẩn cầu sự chấp thuận của công chúng Anh thông qua những bài báo có tình cảm với họ như là tờ Times của Luân Đôn và tờ Người quan sát của Manchester. Những tờ báo này đăng tải thông tin về các chiến dịch quân sự và thổi phồng chiến thắng của miền Nam, giảm thiểu thành công miền Bắc. Năm 1862, quân Liên minh thuê một đặc vụ người Anh, ông James Spence, viết một cuốn sách mang tựa đề Liên bang Mỹ. Sách này xác định tính hợp pháp của việc li khai và cho thấy một hình ảnh văn hóa miền Nam ưu tú nổi bật hơn văn hóa miền Bắc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #85 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 11:34:26 pm »


Một trong những nhân vật tổ chức phong trào sắc xảo của Liên minh là ông Henry Hotze, một người Thụy Sỹ di cư tới Mỹ. Trước chiến tranh, ông ta là nhân viên của tờ Mobile Register. Được bộ trưởng bộ nội vụ Liên minh giao nhiệm vụ năm 1862, ông Henry Hotze định cư tại Luân Đôn và bắt đầu viết những bài báo về cuộc nội chiến cho những tờ báo hàng đầu tại Anh quốc. Ông ta cũng gây dựng cho mình một tờ báo riêng là tờ Index và khôn ngoan biến nhiều nhà văn Anh thành những người quảng bá thế lực cho Liên minh bằng cách mời họ đóng góp các bài báo cho tờ báo của ông ta. Ông cũng gởi cho chính phủ Liên minh những quan sát khôn ngoan về chính kiến, về công luận Anh. Cuối cuộc chiến, ông di cư tới Pháp. Ở đây ông ta thực hiện công việc được giao với một tài năng sắc xảo không kém. Chính phủ Pháp giữ thái độ nước đôi đối với cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Lúc bắt đầu, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp Edouard Thouvenel công bố rất lấy làm tiếc về sự chia cắt của Liên bang Mỹ và nói rằng: việc tái thiết lập sự hòa hợp tại Mỹ sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho quốc gia ông ta. Nhưng những lời nói như vậy chỉ nhằm che dấu nước cờ chính trị của chính phủ ông ta mà thôi. Công sứ Liên bang tại Pháp, William L. Dayton giải thích về tính hai mặt của người Pháp đối với miền Bắc, sau này ông viết có phần cường điệu: “Các ông cũng biết, trung thực không phải là đường lối ngoại giao của Pháp... Chẳng có ai ngoại trừ người Pháp mới suy nghĩ thấu đáo về lời nhận xét dí dỏm nổi tiếng của Talleyrand: mục đích của ngôn ngữ là che đậy suy nghĩ”. Chiến tranh đã cho vua Napoleon đệ tam của Pháp một cơ hội được thực hiện một tham vọng của mình: biến Mehico thành quốc gia dưới sự bảo hộ của Pháp. Năm 1863, ông ta hỗ trợ cho hoàng tử nước áo lên làm vua ở Mehico.

Vua Napoleon thiên vị Liên minh bởi vì một nước Mỹ thống nhất chống lại việc châu Âu tiến sâu vào khu vực phía Tây, sẽ ngăn cản bước tiến của ông ta. Đồng thời, nền công nghiệp giấy của Pháp cũng giống như của Anh dựa dẫm rất nhiều vào bông của miền Nam. Ngay từ đầu, vua Pháp sẵn sàng can thiệp, hỗ trợ cho phe Liên minh, nhưng động thái này là quá mạo hiểm nếu không có sự hợp tác của các hạm đội Anh quốc. Như vậy thái độ của cả hai thế lực quân sự và kinh tế lớn tại châu Âu dựa cả vào quyết định của Anh.

Bên cạnh Tổng thống Lincoln, nhân vật chính chỉ đạo công việc ngoại giao của Liên bang là Bộ trưởng Bộ nội vụ Seward. Lúc đầu ông này đáng tin cậy đặc biệt trong việc đối phó với người Anh. Ông Seward có thái độ thù nghịch không cần che giấu với Anh quốc. Sau này người ta nhắc lại lời nói cường điệu của ông rằng, ông muốn véo tai con sư tử Anh quốc. Công sứ Mỹ tại Anh, ông Charles Fransis Adams nói rằng ở Anh người ta coi ông Seward như là “một con yêu tinh sẵn sàng ăn tươi nuốt sống người dân Anh”.

Huân tước Lyons từ Washington đã biết Seward có thể là: “một Bộ trưởng Bộ ngoại giao nguy hiểm”.

Nhưng cuối cùng thái độ của ông Seward lại là vốn quý đối với đường lối ngoại giao của Liên bang. Ông và Tổng thống Lincoln cùng đồng tình với một quan điểm: nước Mỹ sẽ hủy bỏ quan hệ ngoại giao với bất cứ quốc gia nào công nhận Liên minh. Ông Seward kiên quyết bác bỏ mọi lời đề nghị hòa giải của các cường quốc châu Âu và bác bỏ mọi lời gợi ý rằng: quân nổi loạn sẽ thành công.

Sau thất bại từ chiến dịch của tướng McClellan tại vịnh Virginia, công sứ Pháp tại Washington, bá tước Henri Mercier gợi ý chiến thắng của Liên bang là không thể. Ông Seward nói: “đừng bao giờ tin dù chỉ trong giây lát rằng hoặc Hạ viện Liên bang, hoặc bản thân tôi, hoặc bất cứ ai có gắn bó với chính phủ này sẽ tham gia vào bất cứ vụ việc nào liên quan tới việc đề xuất, hoặc gợi ý, hoặc sắp xếp, hoặc hòa giải, hoặc điều đình, dù có hoặc không có dựa trên cơ sở một động thái đầu hàng của Liên bang”. Khi nghe nhiều nhà ngoại giao châu Âu nói rằng Hoa Kỳ quá lớn để là một quốc gia duy nhất. Ông Seward đáp lại rằng nó quá nhỏ đối với hai quốc gia tồn tại song song. Ông viết cho ông Adams “những ai thiên vị hoặc ủng hộ cho quân nổi dậy, dù với bất cứ lý do gì, tấn công quốc gia này trong giờ khắc của hiểm nguy, họ sẽ không được coi là bạn bè của Liên bang Mỹ nữa”. Những chính trị gia của châu Âu cũng không dám mạnh tay, mạnh miệng trước một nhân vật đầy đe dọa như vậy.

May thay cho Liên bang, ông Adams là một lựa chọn lý tưởng cho vị trí công sứ tới Anh quốc. Ông Adams là con trai một Tổng thống Mỹ và là cháu nội của một vị Tổng thống Mỹ khác nữa, bản thân ông là một nhà báo tài năng và một chính trị gia sắc xảo. Ông Adams đã chứng minh mình là một nhân vật ngoại giao tuyệt hảo. Có đôi khi ông xoa dịu thứ ngôn ngữ làm người khác nản lòng của ông Seward. Ông Adams đại diện cho phía Liên bang với tài năng khéo léo tột bậc và thu về nhiều thắng lợi. Nhưng nước Anh là quốc gia quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Mỹ thời nội chiến. Và ông Adams là một nhân vật hàng đầu hoạt động nước ngoài cho mục đích ngoại giao ấy. Các nhà sử học Jamess G. Randall và Davis Herbert Donald kết luận rằng khả năng và tính cách của ông Adams đáng quý đối với sự nghiệp của Liên bang, chẳng khác nào những chiến thắng quân sự của quân đội miền Bắc. Sự kết hợp giữa sự cứng rắn của ông Seward với hành động tế nhị của ông Adams đây chính là đường lối ngoại giao của Liên bang đang cần.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #86 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 11:35:01 pm »


Phía Tổng thống Davis và Bộ trưởng Bộ nội vụ Toombs của Liên minh cũng lạc quan không kém khi vào tháng 3 năm 1861 họ cử ba phái viên: ông William L. Yacey của bang Alabama, ông Pierre Rost của bang Louisiana, ông A. Dudley Mann của bang Georgia, đến thăm các thủ đô lớn của châu Âu. Không may cho Liên minh, mặc dù những ông này nổi tiếng về luật pháp và chính trị trong nước, nhưng họ lại thiếu sự lịch thiệp và cái nhìn bao quát để có thể thực hiện tốt những công việc ngoại giao.

Ông Toombs hướng dẫn những phái viên này trình bày với nước Anh trường hợp li khai của Liên minh là một quyền hợp pháp đã được phê chuẩn bởi chính quyền miền Bắc hiếu chiến. Đồng thời nhấn mạnh tới thuế bảo hộ như là một đóng góp của miền Nam đối với nền thương mại Anh quốc hiện có với Hoa Kì. Họ nhấn mạnh vào vai trò của mặt hàng chủ lực lớn của miền Nam là sợi bông đối với nền kinh tế thế giới với “một lời bóng gió tế nhị” tới sự phụ thuộc của nền kinh tế phát triển thịnh cường của Anh trong việc buôn bán bông, và những kết quả thảm họa có thể xảy ra từ cuộc chiến tranh kéo dài giữa miền Bắc và miền Nam.

Việc nhắc tới bông không phải là lời đe dọa không có căn cứ. Nó xuất phát từ một trong những niềm tin vững chắc nhất của miền Nam, một niềm tin rằng bông là một thế lực kinh tế thống trị đối với thế giới phương Tây. Thượng nghị sĩ Jamess Henry Hammond của miền Nam Carolina Chancellorsville, ca ngợi toàn bộ vùng đất do ông đại diện. Vào 1858 ông cường điệu rằng: “Không ai dám mở cuộc chiến tranh bông vải. Bông chính là vua”. Năm 1861, một tờ báo được khắp miền Nam yêu thích, tờ Times của ông William Howard Russell nói rằng: người miền Nam coi nước Anh chỉ là một phần phụ thuộc vào vương quốc bông vải của họ. Ông trích lời một người miền Nam đã từng nói với ông rằng: “chúng tôi chỉ cần ngưng cung cấp bông khoảng vài tuần có thể tạo ra cả một cuộc hỗn loạn tại Anh quốc. Có 4 triệu người của ông sống dựa vào chúng tôi để kiếm miếng ăn, chưa nói tới hàng triệu đôla lời lãi từ quan hệ với chúng tôi! Không đâu, thưa ngài, chúng tôi biết rằng nước Anh nhất định phải công nhận chúng tôi thôi”.

Vì tin tưởng như vậy nên người miền Nam, trong đường lối ngoại giao, đã ép buộc thay vì thuyết phục. Vào mùa thu 1861, rất nhiều chính trị gia thúc giục chính quyền hãy cấm vận không cho vận chuyển bông ra khỏi miền Nam. Mặc dù các nhà chức trách Liên minh quyết định rằng một cuộc cấm vận chính thức sẽ là không khôn ngoan về mặt chính trị, nhưng họ lại khuyến khích người dân tự nguyện thực hiện cuộc cấm vận này. Người miền Nam hưởng ứng bằng cách giữ lại lượng bông thu hoạch rất lớn vào năm đó không tung ra thị trường. Thế nên bông không thể đến được châu Âu.

Một đường lối ngoại giao như vậy, dù trong bất cứ điều kiện gì, cũng sẽ gây rắc rối trầm trọng. Huống hồ điều kiện lúc này lại không thích hợp đường lối ngoại giao ấy. Với những mùa bội thu bông ở cuối thập niên 50 của thế kỷ XIX, các nhà kho tại Anh quốc chất đầy loại sợi này. Nhất thời các nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động chứ không phải thiếu nguồn cung cấp và các chính trị gia có thể vẫn tiếp tục kiên nhẫn. Đầu tháng 05, huân tước Russell cho phép những viên công sứ của Liên minh được lên tiếng trước công luận Anh. Ông ta làm thế với sự thận trọng, luôn canh chừng bộ trưởng bộ nội vụ của Liên bang. Ông Russell đã viết cho ông Lyons: “Nếu việc này là có lợi thì ông Seward cũng không cho phép chúng ta được bàn cãi. Tôi đã thấy mấy người miền Nam này khi họ đến đây nhưng tôi vẫn tiếp đón họ một cách không chính thức và giữ họ ở một tầm xa nhất định”. Ông ta đã làm như vậy mà không hề lên tiếng thay mặt nước Anh công nhận Liên minh.

Tức tối vì các phái viên của Liên minh được tiếp đón dù không chính thức, ông Seward thảo một bức thư đe dọa cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Anh quốc nếu chuyện này còn tái diễn. Tổng thống Lincoln xoa dịu lời lẽ trong bức thư này. Ông Adams nối tiếp thông điệp của nó bằng từ ngữ của chính ông. Ông nói rằng bất cứ cuộc gặp gỡ nào sau này với những sứ thần giả tạo của Liên minh cũng sẽ được coi là hành động thù nghịch đối với Liên bang Mỹ. Ông Russell sau này không gặp người Liên minh nữa. Chẳng bao lâu sau ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc tranh đấu tại Mỹ dù bất cứ hình thức nào. Vì Chúa, nếu có thể, chúng tôi sẽ tránh xa cuộc chiến này”.

Thất bại của Liên minh trong việc được Anh quốc công nhận ngay nền độc lập của mình phần nào được bù đắp bằng những lợi thế ngoại giao ít quan trọng hơn. Khi Tổng thống Lincoln tuyên bố phong tỏa để chống lại Liên minh, chính quyền của nữ hoàng Victoria đã lờ đi những lời tuyên bố của Mỹ và phản ứng bằng một lời tuyên bố trung lập và coi Liên minh như một thế lực nổi dậy. Như vậy bà đã bật đèn xanh cho thương nhân Anh quốc bán vũ khí và quân trang quân dụng cho cả miền Nam cũng như miền Bắc. Chính phủ Pháp lập tức đi theo đường lối tương tự.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #87 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 11:35:35 pm »


Mùa thu năm 1861, Tổng thống Davis thay thế những phái viên mở đường là những đặc sứ của Liên minh tới Anh quốc và Pháp. Ông chọn hai nhân vật chính trị gia nổi bật của miền Nam, cả hai đều là cựu thượng nghị sĩ Hoa Kì, ông Jamess M. Mason của Virginia đại diện cho Liên minh tại Anh, ông John Slidell đại diện tại Pháp. Ông Mason là một quý tộc và chủ đồn điền. Ông này là cháu của George Mason, tác giả Bản tuyên ngôn về quyền của Virginia. Nhưng trong tâm trí người Anh, những mối liên hệ này đã bị lu mờ bởi họ biết ông ta là người soạn ra điều luật nô lệ bỏ trốn năm 1850, một vết nhơ muôn thuở. Ông Slidell là người gốc New York. Là một nhân vật nổi trội trên sân khấu chính trị của đảng Dân chủ ở phạm vi bang và toàn quốc.

Ông Mason và ông Slidell gần như đã hoàn thành sứ mệnh của mình trước khi họ đến châu Âu. Trên đường tới Anh trên con tàu Trent chở thư từ của Anh quốc. Ngày 8 tháng 11, ngày thứ hai trên biển, con tàu này đã bị một tàu chiến của Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Charles Wilkes lục soát. Ông này đã bắt giữ hai chính trị gia Liên minh và đưa họ tới Boston để tống giam. Dân chúng miền Bắc hoan nghênh thuyền trưởng Wilkes. Thủ tướng Anh hiếu chiến tức giận phản đối. Lúc đầu ông này đã phô trương các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Bộ trưởng bộ ngoại giao Adams trình bày nỗi buồn sâu sắc đối với sự kiện này. Người viết nhật kí ở New York ông George Templeton Strong ghi lại nỗi sợ hãi của ông rằng những con tàu bọc sắt Anh quốc sớm sẽ lên đường tới những cửa biển hẹp của New York và bắn thẳng đạn pháo vào quảng trường lớn của thành phố này.

Tổng thống Lincoln vẫn sáng suốt và cảnh báo ông Seward “giải quyết lần lượt từng cuộc chiến”. Cả ông Seward và bộ trưởng Adams đều đảm bảo với chính quyền Anh rằng ông Wilkes đã hành động mà không hề nhận được lệnh của cấp trên. Chính quyền Lincoln khôn ngoan quyết định trả tự do cho hai viên sứ thần người Liên minh để có thể tránh khả năng có cuộc chiến tranh xảy ra với người Anh. Ông Seward viết thư cho huân tước Lyons nói rằng họ sẽ “được hân hoan phóng thích”. Đồng thời, ông Seward bày tỏ một tình cảm của mình trong bức thư này. Sau đó ông đọc thư này công khai, xoa dịu tính nhạy cảm của người Mỹ bằng cách nhấn mạnh rằng: hai phái viên người Liên minh sẽ được bị giữ nếu làm như vậy để Liên bang có được sự an toàn. Còn không hai người này được trả tự do ngay và mối nguy hiểm phải đối mặt với Anh quốc sẽ không còn nữa.

Hai phái viên được Liên bang trả tự do đến châu Âu tháng 01 năm 1862 và được tiếp đón thân mật. Ông Mason được hưởng lòng mến khách của rất nhiều thương gia, chủ tàu và thành viên Hạ viện của Anh quốc. Họ là những người ủng hộ cho sự nghiệp miền Nam. Ông Slidell thậm chí còn được chào đón nồng nhiệt hơn ở Pháp và được chính nhà vua tiếp kiến. Cả hai phái viên này đã trò chuyện với bộ trưởng bộ ngoại giao của các quốc gia Anh và Pháp.

Nhưng mục tiêu của Liên minh trong việc ngoại giao và được châu Âu can thiệp để chiến thắng quân Liên bang vẫn bị lảng tránh. Được những lời hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên minh ông R. M. T. Hunter, các phái viên Liên minh đã trình bày những hạn chế của Liên bang tại miền Nam và coi đó như một cuộc phong tỏa trên giấy tờ và như vậy đã vi phạm công ước quốc tế. Nhưng khi được hỏi tại sao cho đến giờ này bông không đến được châu Âu, họ lại nói nước đôi bởi vì họ không dám thú nhận có sự tồn tại của lệnh cấm vận do chính quyền miền Nam đưa ra.

Những người thông cảm với miền Nam tại Hạ viện Anh vào tháng 03 đã thúc giục chính phủ hành động chống lại lệnh phong tỏa vì cho rằng nó không hợp pháp và không thực tế. Nhưng những quan chức lại lần lữa trong việc thú nhận một nguyên tắc rằng: điều này có thể sẽ mang lại kết quả ngược với mong đợi và bản thân người Anh sẽ phải tham gia vào những cuộc chiến tranh để bảo vệ chính mình trong tương lai. Huân tước Russell đã tuyên bố rằng lệnh phong tỏa của Liên bang tương đương với việc cản trở lối vào các cảng của Liên minh. Ông ta khẳng định rằng việc phong tỏa là thực tế và hợp pháp. Động thái can thiệp vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn tại Mỹ của người Anh như vậy đã sụp đổ.

Vào mùa xuân năm 1862, việc chỉ định ông Judah P. Benjamin vào chức bộ trưởng bộ nội vụ đã khiến các vụ việc ngoại giao của Liên minh được kiểm soát dưới sự thông minh sắc xảo hiếm có. Nhưng người châu Âu cần bông của người miền Nam sẽ vẫn là nền tảng cho chính sách ngoại giao của Liên minh. Việc cho rằng động thái phong tỏa của Liên bang là bất hợp pháp vẫn là lý lẽ ngoại giao chính của Liên minh.

Hoàn cảnh gay go vì thiếu bông tại nền công nghiệp dệt của Pháp kết hợp với mối quan tâm của Napoleon đệ tam vào Mexico đã khiến ông ta thiên về hướng điều đình. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mercier trong thực tế đã có lời đề nghị như vậy với ông Seward chỉ để nhận được lời chỉ trích nặng nề về việc Pháp công nhận quân phiến loạn Liên minh. Theo ông Seward, việc công nhận ấy chỉ có tác dụng kéo dài thêm cuộc chiến. Cách nhanh nhất để có được bông cho các nhà máy của Pháp (ông ta khuyên) là kết thúc niềm hy vọng như vậy của miền Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #88 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 11:36:56 pm »


Khi nỗ lực của nhóm người có tình cảm với Liên minh tại Hạ viện Anh thất bại, đồng thời với sự ra đời của một đề nghị hòa giải của cả Anh và Pháp kết hợp, ông Benjamin tạm thời tập trung công sức nhằm giành được động thái can thiệp của chỉ riêng nước Pháp với hy vọng rằng Anh quốc cũng sẽ tiếp bước theo sau. Ông Slidell được ủy quyền đệ trình lên vua Pháp một bản hòa ước về tự do thương mại với chính quyền Liên minh, cộng thêm món quà tặng 100 ngàn kiện bông. Hải quân Pháp sẽ phá vòng phong toả, hộ tống cho những tàu buôn chất đầy vũ khí và đồ tiếp tế khác cho miền Nam, sau đó cũng sẽ đồng hành với những con tàu này chất đầy bông chở về Pháp. Ông Benjamin gợi ý rằng cuộc vận chuyển bông như vậy giữa hai quốc gia sẽ có thể chuyên chở được cả triệu kiện bông.

Vài ngày sau, hạ viện Liên minh ủy nhiệm cho Tổng thống Davis thảo những hòa ước thương mại, trong đó có nhiều điều khoản nhượng bộ về thương mại với Anh quốc, Pháp và Tây Ban Nha. Rõ ràng, chính sách của Liên minh trong việc phá bỏ ép buộc về mặt ngoại giao và cấm vận bằng cung cấp hàng hóa. Ông Slidell đệ trình lời đề nghị của ông Benjamin đến tận tay vua Napoleon. Ông này tỏ ra quan tâm nhưng vẫn rất thận trọng trong từng động thái khi không có sự hợp tác của nước Anh.

Những thuận lợi nhất thời trong quan hệ ngoại giao thời chiến với Liên bang đến trong lúc Liên minh đang phản công vào mùa thu năm 1862. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mercier của Pháp, người đến thăm Richmond và nói chuyện với ông Benjamin cùng với những lãnh đạo miền Nam khác, đã bị thuyết phục về sự bất khả chiến bại của quân Liên minh. Khi trở về, ông này đã thúc giục chính phủ mình can thiệp vào cuộc chiến. Vua Napoleon bị thuyết phục nên đã thảo một đề nghị chính thức với nội dung cả ba bên Anh, Pháp, Nga đều can thiệp vào cuộc nội chiến Hoa Kỳ.

Ông Palmerston và đồng sự của ông ta thực sự đã lên kế hoạch bám sát từng suy nghĩ của Napoleon. Những thành công về mặt quân sự của Liên minh trong mùa hè năm 1862 đã khiến cho tờ Times thúc giục thêm để động thái can thiệp này diễn ra nhanh chóng hơn. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Adams viết: “Không hề nghi ngờ rằng ý tưởng ở đây là: dù mạnh tới đâu, chúng ta cũng phải thất bại. Trừ khi chỉ trong vài tuần, ta phải cho thấy một kết quả lớn về mặt quân sự mới có thể rút chân khỏi bãi lầy này”. Ông tin rằng chỉ một chiến thắng quyết định của Liên bang trên chiến trường cũng có thể chặn đứng hành động của châu Âu.

Khi tướng Lee hành quân tới Maryland, nội các Anh quyết định nếu ông thắng thêm một chiến thắng nổi bật nữa, hoặc chiếm cứ được một thành phố lớn của miền Bắc, một cuộc đàm phán sẽ được tổ chức cho hai bên tham chiến yêu cầu họ thôi không thù nghịch và cùng đồng thuận chia cắt với sự tham gia của Anh và Pháp (có thể cả Nga) với vai trò người hòa giải. Nếu miền Bắc vẫn tiếp tục bác bỏ lời đề nghị này và miền Nam chấp nhận nó, các bên ở châu Âu sẽ nhìn nhận nền độc lập của Liên minh. Nếu các lực lượng Liên bang thắng thế, ông Palmerston nói “chúng ta sẽ chờ xem chuyện gì sẽ đến sau đó”.

Ngày 07 tháng 10, ông Gladstonre, người sau này trở thành một trong những Thủ tướng Anh xuất sắc, tuyên bố thiếu chín chắn trước công luận, cho rằng Tổng thống Davis và những lãnh đạo khác của miền Nam đã có quân đội, đang thành lập hải quân và “hơn tất cả hai điều trên, họ đang gây dựng một quốc gia..., chúng ta có thể đoán trước với sự chắc chắn thành công của các bang miền Nam trong việc li khai khỏi miền Bắc”. Lúc này ông Russell đã chính thức đề nghị một sự đình chiến.

Nhưng ông Palmerston, dù bất đồng trong lời nói, lại rất thận trọng trong hành động. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Adams lặng lẽ đưa ra lời đe dọa, ông tiết lộ việc mình đang chuẩn bị hành lý lên đường và nói rõ rằng Tổng thống Lincoln cùng chính quyền của ông sẽ không chấp nhận hòa giải trong cuộc chiến này. Thất bại của tướng Lee tại chiến địch Maryland tiếp theo sau những lời tuyên bố chuẩn bị giải phóng nô lệ khiến ông Palmerston phải suy nghĩ. Ngay sau khi nhận được thông tin về kết quả trận Antietam, lúc đó ông nói rằng thời gian cho hành động của người Anh chưa chín muồi: “mười ngày hoặc nửa tháng có thể mang tới cho chúng ta ánh sáng của viễn cảnh tương lai”. Ngày 22 tháng 01, ông viết thư cho ông Russell: “Chúng ta nhất định phải tiếp tục là người ngoài cuộc cho tới khi chiến tranh có được một bước ngoặt quyết định hơn”.

Quyết định của nước Anh đến từ cuộc họp nội các ngày 11 tháng 11. Cùng với những nghi ngờ của ông Palmerston là người Anh đã bị ảnh hưởng bởi thái độ của người Nga. Tới đây Liên bang đã có một đồng minh nhưng có thể chưa chắc chắn. Trước đây chính phủ Nga vẫn coi Hoa Kỳ là một đối tượng quan trọng đối với cường quốc Anh. Nước này lại được coi là mối đe dọa lớn đối với nền an ninh của Nga. Người ta nói rằng Nga hoàng Nicholas đệ I đã từng nói: “Chúng ta (Nga và Mỹ) không chỉ có mối quan tâm giống nhau, kẻ thù của chúng ta cũng là kẻ thù chung”.

Từ đầu cuộc nội chiến, chính sách Nga bộc lộ sự đồng tình mạnh mẽ với Liên bang bởi vì nó mang tới lợi ích cho cả hai quốc gia. Chính phủ Nga đã từ chối lời đề nghị của Pháp sẽ can thiệp vào cuộc chiến. Chính phủ Anh giờ đây cũng làm tương tự. Cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất của Liên bang đã kết thúc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #89 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 11:37:49 pm »


Rất có thể Anh và Pháp sẽ công nhận chính phủ Liên minh nếu chiến dịch của tướng Lee thắng lợi. Những hậu quả của hành động này sẽ trở nên vô cùng rắc rối. Nhà sử học E. D. Adams viết rằng: việc hòa giải và nhìn nhận Liên minh của người Anh sẽ là hành động khiêu chiến với Liên bang. Như vậy nền độc lập của Liên minh có thể sẽ được khẳng định. Nhưng ông Palmerston đã cho thấy rõ rằng: việc nhìn nhận về mặt ngoại giao sẽ không ảnh hưởng đến đường lối trung lập của Anh trong trận chiến này. Không có sự can thiệp bằng vũ trang, kết cục của cuộc chiến có lẽ sẽ vẫn không thay đổi. Chỉ khi chính phủ Liên bang vẫn khăng khăng tuyên chiến với các cường quốc châu Âu, một tình huống Tổng thống Lincoln cẩn thận tránh né, việc công nhận Liên minh sẽ đảm bảo nền độc lập cho chính phủ này.

Lý do thứ hai, việc đe dọa can thiệp như là một nguồn cơn của mối bất hòa giữa Anh và Liên bang sẽ là hành động của các chủ xưởng đóng tàu tư nhân Anh trong việc cung cấp cho Liên minh tàu chiến và sự chậm trễ của chính phủ Anh trong việc ngăn chặn hành động này. Đại úy Jamess Bulloch, một đại diện cho hải quân Liên minh đã đặt hàng với người Anh thuê họ đóng những con tàu chiến đặc biệt. Những con tàu này sẽ di chuyển dưới những cái tên tạm thời (chưa trang bị vũ trang) đến một điểm hẹn ngoài bờ biển Azores hoặc tại miền Tây Indies của Anh. Nơi đây, những con tàu này sẽ được tranh bị vũ khí rồi trao lại cho những sĩ quan Liên minh và chính thức nhận những cái tên do Liên minh đặt. Sau đó chúng sẽ được sử dụng như những con tàu chiến tấn công các xưởng tàu của Liên bang. Con tàu nổi tiếng nhất là Enrika. Sau này được đổi tên là Alabama. Dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng (sau được phong là tư lệnh) Raphael Semmes, nó đã trở thành một tai họa trên biển. Đã tấn công tàu Florida khiến tàu này biến thành một đống sắt vụn.

Về lâu về dài, những kế hoạch của ông Bulloch là kí hợp đồng với những xưởng đóng tàu tại Anh và Pháp để thiết kế một hạm đội bọc thép có mũi nhọn có thể làm hư hỏng hoặc hủy diệt những con tàu bằng gỗ trên tuyến phong tỏa của Liên bang. Vào mùa thu năm 1863, hai trong số những con tàu vững chãi này đã đóng gần xong tại công ty Laird của Birkenhead, Anh quốc. Thông qua những người đưa tin và những điệp viên, lãnh sự Mỹ tại Liverpool, ông Thomas H. Dudley biết được sự tồn tại của những con tàu chiến nước Anh này và đã chuyển thông tin đó cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao Adams. Ông này liên tục gởi cho huân tước Russell những lời cảnh báo tế nhị về một cuộc chiến tranh sẽ xảy ra nếu như những con tàu kia được trao vào tay quân Liên minh. Những lời cảnh báo này nhất quán với chính sách của Bộ trưởng Bộ nội vụ Seward. Ông này tin nước Anh có động cơ đe dọa gây ra một cuộc chiến tranh. Ông chỉ đạo cho Adams thông báo tới ông Russell rằng thái độ của chính phủ ông Russell về điều này gây khó khăn cho mối quan hệ của hai quốc gia cũng như gây khó dễ cho việc bảo tồn tình hữu hảo giữa Liên bang và Anh quốc.

Ông Bulloch lẩn tránh bằng cách có ý định bán những con tàu này cho một công ty của Pháp để công ty này bán lại cho một Tổng chấn Ai Cập. Bước đầu chính phủ Anh quốc chưa có thái độ chống lại Liên bang. Nhưng những lời phản đối dai dẳng của ông Adams cuối cùng cũng có hiệu quả. Cũng như việc sớm thông qua một đạo luật của Hạ viện Hoa Kỳ ủy nhiệm cho các tàu tư nhân củng cố thêm vòng phong tỏa của Liên bang. Ngày 05 tháng 09 ông Adams gởi một bức thư tới ông Russell. Đoạn kết của thư như sau: “Sẽ là thừa nếu tôi chỉ cho quý ngài thấy rằng đây là một cuộc chiến thực sự”. Lúc này chính phủ Anh đã quyết định giữ những con tàu kia. Tàu được giữ lại vào đúng ngày sau khi nhận được bức thư báo của ông Adams và sau đó đã được trao cho hải quân Anh. Không có một chiếc tàu mũi nhọn nào do châu Âu đóng và thiết kế đến được Liên minh. Một lần nữa các chính khách Anh hành động kiên quyết nhằm tránh nguy cơ sau này nước Mỹ chống lại chính nước Anh.

Rất nhiều mối căng thẳng ngoại giao ở mức độ thấp hơn còn tồn tại. Những căng thẳng ấy có thể gây ra những rắc rối lớn. Cuộc phong tỏa tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ giữa Liên bang với châu Âu đặc biệt là với Anh quốc. Những con tàu của hải quân Liên bang (từ năm 1863) đã bắt giữ những tàu thương mại của các quốc gia trung lập nếu như tàu này chạy tới Cu Ba, miền Tây Indies của Anh quốc, Matamoros, Mehico, với hàng hóa dự định sẽ được trung chuyển sang những con tàu phá vòng phong tỏa của Liên bang hoặc bán cho những đại lý của Liên minh đang hoạt động ở Rio Grande. Tòa án Liên bang phán quyết việc tịch thu này là hợp pháp vì lý do những hàng hóa kia sẽ được cung cấp cho đối phương sử dụng. Mặc dù chính phủ Liên minh cực lực phản đối và những tàu buôn Anh cùng với báo chí ủng hộ Liên minh của người Anh kêu gọi hãy trả đũa, nhưng chính phủ Anh quốc nhất định không động thủ. Ông Palmerston và ông Russell đoán trước được những hình thức phong tỏa quá mức như vậy sẽ là hữu dụng cho quốc gia của họ.

Chính sách ngoại giao của Liên minh bao gồm những nỗ lực đảm bảo nguồn viện trợ tài chính của nước ngoài cũng như việc nhìn nhận về ngoại giao và sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc chiến. Nhiều triệu đôla đã được quyên góp thông qua việc bán trái phiếu của Liên minh cho những cá nhân ở nước ngoài, đặc biệt là cho những người bạn Anh của Liên minh. Nhưng hành động mạo hiểm lớn nhất của Liên minh trong lãnh vực tài chính nước ngoài, khoản vay Erlanger Loan, lại xuất hiện tại Pháp. Một công ty dịch vụ ngân hàng nổi tiếng của Pháp là Emile Erlanger đã đồng ý tung ra thị trường 25 triệu cổ phiếu để thu lời 8%. Chuyện xảy ra vào mùa xuân năm 1863. Số cổ phiếu này có thể đổi được bông của Liên minh với giá cố định và rẻ. Ông Benjamin kiềm chế ở cả hai mức hoa hồng cao (23%) và lãi suất cao nhưng đã cho ông Slidell tin rằng: khoản vay này sẽ tác động đến vua Napoleon đệ tam, ông Palmerston chấp nhận sự sắp xếp này. Kết quả chẳng được là bao. Giá cổ phiếu tụt xuống thê thảm. Những cuộc rút lui của quân đội Liên minh trong mùa hè đã khiến cố phiếu giảm giá nhanh chóng. Từ vụ giao dịch này, Liên minh nhận được chưa tới 3 triệu đôla. Cuối cùng những người buôn bán loại cổ phiếu này đã phải phá sản.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM